VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THANH PHONG
PHÕNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ
Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Cao Thị Oanh
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Phòng ngừa tình hình tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉn
187 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Tây Nam Bộ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chƣa
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và
kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thanh Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 15
1.2 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 21
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu
1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 22
CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH 24
HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN
2.1 Khái niệm, chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời 24
chƣa thành niên thực hiện
2.2 Mục đích, ý nghĩa và các nguyên tắc của phòng ngừa tình 36
hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
2.3 Cơ sở và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm do 45
ngƣời chƣa thành niên thực hiện
CHƢƠNG 3 TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH 64
HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ
3.1 Tình hình phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời chƣa 64
thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ
3.2 Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời chƣa 69
thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ.
CHƢƠNG 4 DỰ BÁO VÀ TĂNG CƢỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH 96
HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ
4.1. Dự báo tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực 96
hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ trong thời gian tới
4.2. Các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội phạm do 105
ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây
Nam bộ
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CAND Công an nhân dân
CTN Chƣa thành niên
GS Giáo sƣ
HĐND Hội đồng nhân dân
NCS Nghiên cứu sinh
NCTN Ngƣời chƣa thành niên
Nxb Nhà xuất bản
PCTP Phòng chống tội phạm
PNTP Phòng ngừa tội phạm
TAND Tòa án nhân dân
THTP Tình hình tội phạm
TNB Tây Nam Bộ
TS Tiến sĩ
UBND Ủy ban nhân dân
UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ 2.1 Mô hình cơ chế tâm lý, xã hội của hành vi phạm tội cụ thể .......... 48
2. Sơ đồ 3.1 Sự phối hợp của các chủ thể trong công tác tuyên truyền phòng
chống tội phạm. .............................................................................................. 90
3. Sơ đồ 3.2 Sự phối hợp của các chủ thể trong phát hiện xử lý tội phạm. ....... 91
4. Sơ đồ 3.3:Sự phối hợp của các chủ thể trong công tác giúp đỡ đối tƣợng tái
hòa nhập cộng đồng. ..................................................................................... .92
5. Sơ đồ 3.4:Sự phối hợp giữa các chủ thể trong công tác đƣa đối tƣợng vào
trƣờng giáo dƣỡng. ........................................................................................ 93
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc thế hệ thanh, thiếu niên Việt
Nam luôn thể hiện đƣợc vai trò là lực lƣợng xung kích, đi đầu trong mọi phong trào
cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu đã khởi xƣớng và lãnh
đạo. Thực tiễn đã chứng minh lực lƣợng thanh, thiếu niên Việt Nam đã có những
đóng góp vô cùng to lớn vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất
tổ quốc và trong giai đoạn hiện nay đất nƣớc ta đang trong quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì đòi hỏi lực lƣợng thanh, thiếu niên cần phát
huy nhiều hơn nữa tinh thần yêu nƣớc, yêu quê hƣơng, dám nghĩ, dám làm sẵn sàng
cống hiến cho tổ quốc, cho đồng bào. Nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỳ vọng: “Non
sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài
vinh quang hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
[50, Tr.32].
Xác định vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên nên trong quá trình lãnh
đạo đất nƣớc Đảng ta luôn quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng cho thế hệ thanh
thiếu niên. Nhiều chủ trƣơng, nghị quyết đã đƣợc Đảng ta đề ra để chỉ đạo định
hƣớng về công tác thanh niên. Nghị quyết 25 của ban chấp hành Trung ƣơng Đảng,
khoá X khẳng định: “Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, một trong những nhân
tố quan trọng quyết định tƣơng lai, vận mệnh dân tộc; là lực lƣợng chủ yếu trên
nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hi sinh, gian khổ, sức khoẻ và
sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn
năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm
nên thanh niên cần sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trƣớc và toàn xã hội” [2,
tr.1].Tuy nhiên, bên cạnh đại đa số thanh, thiếu niên tích cực học tập, rèn luyện
phấn đấu vƣơn lên để trở thành ngƣời có ích cho xã hội, xứng đáng với vai trò, vị trí
và sự quan tâm của toàn xã hội thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên
1
thiếu tu dƣỡng rèn luyện, phai nhạt lý tƣởng, giảm sút niềm tin, sống thực dụng,
thích hƣởng thụ, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc, không chấp hành pháp luật
từ đó dẫn đến suy thoái về phẩm chất đạo đức, lệch chuẩn, hƣớng ngoại, dễ mắc các
tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí trở thành tội phạm. Theo thống kê của Bộ
công an, trong thời gian từ năm 2006-2010 tỷ lệ phạm pháp hình sự trong lứa tuổi
thanh, thiếu niên (từ 14 đến 30) ở nƣớc ta chiếm 80-85% bình quân 40 đến 50 ngàn
vụ một năm. Trong đó, đáng chú ý số đối tƣợng là NCTN ( từ 14 đến dƣới 18 tuổi)
chiếm 32,9% tổng số đối tƣợng phạm tội [14, tr.2]. Điều đó cho thấy sự “trẻ hoá”
của thành phần đối tƣợng phạm tội. Đặc biệt càng nguy hiểm hơn khi số đối tƣợng
CTN không chỉ gây ra những loại tội phạm ít nghiêm trọng mà đã gây ra những loại
tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Thực trạng đó đặt
ra nhiệm vụ cấp bách cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội phải tập trung nghiên
cứu, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kiềm chế, kéo giảm
THTP trong thanh, thiếu niên nói chung và NCTN nói riêng.
Qua tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết 09/NQ-CP và chƣơng trình quốc
gia PCTP (1998-2010) của ban chỉ đạo 138/CP, 5 năm thực hiện Chỉ thị 48/CT-TW
của Bộ chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong
tình hình mới (2010-2014), công tác PCTP ở nƣớc ta đã thu đƣợc nhiều kết quả
quan trọng, góp phần tích cực giữ gìn trật tự, kỷ cƣơng pháp luật, phục vụ công
cuộc phát triển đất nƣớc.Tuy nhiên, qua tổng kết vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại,
THTP vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều loại tội phạm chƣa đƣợc kiềm chế, xuất
hiện một số phƣơng thức thủ đoạn phạm tội mới, tội phạm xuyên quốc gia mà
đặc biệt là sự gia tăng tội phạm trong lứa tuổi CTN. Nguyên nhân của tình hình trên
một phần là do các yếu tố khách quan, nhƣ tác động của các vấn đề xã hội phức tạp
nảy sinh trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã
hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiềnnhƣng chủ yếu là do những hạn chế
yếu kém trong công tác đấu tranh PCTP, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp uỷ Đảng,
chính quyền, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức một số ngành, địa phƣơng chƣa thật
sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy nhiệm vụ
2
PCTP chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng,
nhà nƣớc. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách
hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan
bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng
lực tham mƣu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng nhƣ tinh thần trách nhiệm, thái độ
phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận
cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lƣợng chuyên trách còn hạn
chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu cần kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng,
chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế.Chính sách đãi ngộ đối với lực lƣợng
trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm còn chƣa phù hợp [105, tr.2]. Những
nguyên nhân tồn tại yếu kém đó đã làm hạn chế hiệu quả công tác PCTP nói chung,
tội phạm trong lứa tuổi CTN nói riêng.
Khu vực miền TNB (còn có tên gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) là một
trong những địa bàn chiến lƣợc của cả nƣớc, gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) với diện tích 40.553,1 Km2, dân
số 17.390.500 ngƣời (chiếm 19,58% dân số cả nƣớc), mật độ dân số gần gấp 2 lần
mật độ dân số trung bình của cả nƣớc (429 ngƣời/km2 so với 268 ngƣời/km2) [ 104,
Tr 61,62]. Đây là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nƣớc ta, rất thuận lợi cho việc
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, đời
sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Trong những năm qua THTP, tệ nạn xã hội
trên địa bàn các tỉnh TNB diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê của Bộ công
an, hàng năm tội phạm ở cụm Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông và miền TNB
xảy ra chiếm gần 40% tổng số vụ phạm tội của cả nƣớc, (riêng miền TNB chiếm
12% ). Trong đó NCTN chiếm tỉ lệ khá cao so với cả nƣớc. Thực tế này đã và đang
gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự, tác động trực tiếp
đến sự phát triển của miền TNB và cả nƣớc.
3
Thực tiễn trên đang đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ, cụ thể, rõ
ràng, có luận cứ khoa học, góp phần hoàn thiện về lý luận cũng nhƣ biện pháp công
tác nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác phòng ngừa THTP nói chung, tội phạm do
NCTN thực hiện nói riêng. Là một cán bộ tham mƣu và trực tiếp làm công tác trên
lĩnh vực phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long- một tỉnh
thuộc khu vực TNB, NCS luôn trăn trở và quan tâm nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện. Chính vì vậy, tác giả
chọn, nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ” làm luận án tiến sĩ luật học là rất cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là xây dựng các biện pháp nhằm tăng cƣờng phòng
ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
Nhiệm vụ của luận án
-Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nƣớc có
liên quan đến hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện; Đánh giá khái quát
phạm vi và mức độ nghiên cứu của những công trình này, xác định những kiến thức
đƣợc kế thừa và làm rõ những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
-Tổng hợp những vấn đề lý luận về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện,
từ đó xây dựng những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm, cụ thể là nhóm tội
phạm do NCTN thực hiện nhƣ khái niệm, các nguyên tắc phòng ngừa, các biện
pháp phòng ngừa và chủ thể phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.
-Đánh giá thực trạng phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các
tỉnh TNB, cụ thể là thực trạng về cơ sở chính trị pháp lý, thực trạng hệ thống lý
luận, thực trạng tổ chức lực lƣợng phòng ngừa và thực trạng áp dụng các biện pháp
phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.
4
-Dự báo hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các
tỉnh TNB trong thời gian tới.
-Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng phòng ngừa THTP do NCTN thực
hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt
động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Xét về nội dung, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt
động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trong phạm vi khoa học tội phạm học
thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Trong đó bao gồm
nhiều biện pháp nhƣ: biện pháp chính trị tƣ tƣởng, Văn hoá giáo dục, kinh tế, các
biện pháp chuyên ngành của lực lƣợng trực tiếp phòng chống tội phạm tại địa bàn
các tỉnh Tây Nam bộ. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu các chủ thể và hoạt động
phối hợp trong phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện của các chủ thể trực tiếp
tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn Tây
Nam Bộ.
Về thời gian nghiên cứu: luận án sử dụng số liệu nghiên cứu trong phạm vi
từ năm 2006 – 2017.
Về không gian: luận án nghiên cứu hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN
thực hiện trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố TNB. Bao gồm các tỉnh Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc
Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin;
các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt
5
Nam về phòng ngừa cũng nhƣ quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động
phòng ngừa THTP nói chung, THTP do NCTN thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp hệ thống: Phƣơng pháp hệ thống đƣợc sử dụng khi tác giả tổng
quan tình hình nghiên cứu tại chƣơng 1 và những vấn đề lý luận tại chƣơng 2.
Phƣơng pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc thống kê
số vụ phạm tội, số ngƣời phạm tội, thống kê một số đặc điểm về nhân thân của
NCTN phạm tội, thống kê các loại hình phạt đƣợc tòa án áp dụng tại Chƣơng 3 của
luận án, thống kê số NCTN bị đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng, thống kê thiệt hại do tội
phạm CTN gây ra đƣợc sử dụng ở Chƣơng 3 và Chƣơng 4.
Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình đƣợc
sử dụng khi nghiên cứu điển hình một số địa bàn tập trung nhiều các tội phạm do
NCTN thực hiện, điển hình về đặc điểm nhân thân của NCTN phạm tội ở Chƣơng 3
và Chƣơng 4.
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích đƣợc sử
dụng trong việc tổng hợp, phân tích kết quả từ các hoạt động phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện, các số liệu thống kê về THTP do NCTN thực hiện, các bản án có
hiệu lực của tòa án tại Chƣơng 3, Chƣơng 4, Phân tích thực trạng hoạt động phòng
ngừa tội phạm của các chủ thể phòng ngừa tại Chƣơng 3.
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử đƣợc sử
dụng khi đánh giá thực trạng phòng ngừa Tại Chƣơng 3, đề xuất các biện pháp tăng
cƣờng phòng ngừa tội phạm tại Chƣơng 4.
Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh: Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh đƣợc sử
dụng khi tác giả so sánh hệ số nguy hiểm của tội phạm ở một số địa phƣơng khu
vực TNB, so sánh mức độ, THTP do NCTN thực hiện ở các giai đoạn khác nhau.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc sử
dụng khi đánh giá cấp độ, tỷ lệ ẩn của tội phạm do NCTN thực hiện, dự báo một số
vấn đề của THTP do NCTN thực hiện tại Chƣơng 3.
6
Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng khi đánh
giá tội phạm ẩn, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, dự báo THTP do NCTN
thực hiện trong thời gian tới, các biện pháp phòng ngừa tội phạm tại Chƣơng 3.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu của tội phạm
học nhƣ phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp mô tả, phƣơng pháp
nghiên cứu hồ sơ vụ án trong nội dung chƣơng những vấn đề lý luận về phòng ngừa
THTP do NCTN thực hiện...
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, Làm rõ những lý luận về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện
trên địa bàn các tỉnh TNB giai đoạn hiện nay. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa
nhóm tội phạm trên một địa bàn cụ thể sẽ đƣợc tác giả luận án xây dựng làm cơ sở
cho hoạt động phòng ngừa nhóm tội phạm do NCTN thực hiện trên thực tế.
Thứ hai, Phản ánh thực trạng phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa
bàn các tỉnh TNB. Đánh giá những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế tồn tại trong
hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện của các chủ thể và tìm ra những
nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó.
Thứ ba, Cung cấp những thông số mới nhất và đánh giá phần ẩn của THTP
do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB thông qua việc đánh giá thực trạng
phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.
Thứ tư, Làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện của THTP do NCTN
thực hiện tại địa bàn các tỉnh TNB hiện nay thông qua việc đánh giá thực trạng
PCTP, đó là những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh THTP và những nguyên
nhân điều kiện làm phát sinh các tội phạm cụ thể trong đó có tội phạm do NCTN
thực hiện.
Thứ năm, Dự báo về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các
tỉnh TNB trong thời gian sắp tới, bao gồm dự báo về khách thể phòng ngừa là
THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB và dự báo về chủ thể phòng
ngừa.
7
Thứ sáu, Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cƣờng phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB, các biện pháp này bao gồm hoàn thiện
cơ sở chính trị pháp lý và hệ thống lý luận; hoàn thiện tổ chức lực lƣợng phòng
ngừa; tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa của các chủ thể trong việc ngăn ngừa
trƣớc không cho tội phạm xảy ra và tăng cƣờng phát hiện, xử lý sau khi tội phạm
xảy ra nhằm tiếp tục phòng chống tội phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: với việc tổng hợp, Xây dựng hệ thống lý luận về phòng
ngừa THTP do NCTN thực hiện, phòng ngừa nhóm tội phạm, quan điểm về NCTN,
NCTN phạm tội... Luận án là công trình nghiên cứu sẽ trang bị về mặt lý luận cho
hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện cũng nhƣ phòng ngừa tội phạm
nói chung. Những điểm mới của luận án sẽ góp phần hoàn thiện về mặt lý luận cho
hoạt động phòng ngừa không chỉ riêng ở tội phạm do NCTN thực hiện mà còn
mang tính tham khảo cho hoạt động phòng ngừa các tội phạm khác, phòng ngừa
THTP nói chung.
Về mặt thực tiễn: luận án là công trình nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng, tham
khảo trong hoạt động phòng ngừa một nhóm tội phạm và phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện tại địa bàn các tỉnh TNB trong giai đoạn hiện nay hoặc trong thời
gian sắp tới. Mặt khác, luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những ngƣời
nghiên cứu, học viên, sinh viên có quan tâm và những cán bộ đang làm việc trong
các cơ quan chuyên trách về phòng chống tội phạm.
7. Kết cấu của luận án: luận án bao gồm 4 chƣơng
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện.
Chương 3: Tình hình và thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện trên dịa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
Chương 4: Dự báo và giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội phạm
do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
8
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm đƣợc đề cập một cách tƣơng đối đầy
đủ trong một số giáo trình nghiên cứu, bao gồm các vấn đề về định nghĩa, nội dung,
nguyên tắc, biện pháp và chủ thể của hoạt động PNTP. Ở định nghĩa PNTP và nội
dung PNTP, nhìn chung các tác giả đều thống nhất trong việc xác định nội hàm của
khái niệm phòng ngừa, tức là việc sử dụng những biện pháp nhà nƣớc và xã hội tác
động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm hạn chế tiến tới loại trừ tội
phạm ra khỏi xã hội. Nội dung phòng ngừa đƣợc các tác giả thống nhất trong việc
xác định chung thông qua nội dung phòng ngừa bằng biện pháp nhà nƣớc và biện
pháp phòng ngừa mang tính xã hội. Cụ thể giáo trình đƣợc sử dụng trong giảng dạy
tại các trƣờng đại học nhƣ giáo trình tội phạm học của tập thể tác giả trƣờng Đại
học Luật Hà Nội, nhà xuất Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2000, giáo trình tội
phạm học, của tác giả Võ Khánh Vinh, Đại học Huế, Nxb Giáo dục 1999 [129],
giáo trình tội phạm học, Nxb Giáo dục Việt Nam 2010 do tác giả Dƣơng Tuyết
Miên chủ biên [60],
GS.TS Võ Khánh Vinh khi viết quyển Giáo trình tội phạm học của trƣờng
Đại học Huế năm 1999 có nội dung đáng chú ý là đề cập đến biện pháp Nhân chủng
học [129, tr.163], tức là biện pháp tác động đến quá trình di cƣ và thích nghi xã hội
của ngƣời di cƣ hay một số tiêu chí phân loại đáng chú ý nhƣ việc phân loại theo cơ
chế hoạt động hay các biện pháp phòng ngừa có thể đƣợc nhóm theo sự phát triển
của hoạt động phòng ngừa có mục đích nhƣ phòng ngừa ở giai đoạn sớm, ngăn chặn
tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chƣa đạt, các biện pháp phòng
ngừa tái phạm.
Giáo trình cảnh sát nhân dân làm việc với trẻ em làm trái pháp luật của
trường đại học cảnh sát nhân dân (nay là học viện Cảnh sát nhân dân)năm 2000 do
9
TS Đỗ Bá Cở chủ biên [32], đã trình bày khá đầy đủ các khái niệm về trẻ em và trẻ
em làm trái pháp luật; nhận thức về công tác quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp
luật; quy trình, kĩ năng làm việc với trẻ em làm trái pháp luật giáo trình đã giúp
cho nghiên cứu sinh nhận thức đƣợc nhiều lý luận trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Trí Dũng và Chữ Văn Chí đồng chủ biên quyển sách phòng
chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, các tác giả cho rằng "phòng
ngừa tội phạm là sử dụng các biện pháp, chiến thuật, phƣơng tiện nghiệp vụ cần
thiết, với sự tham gia của các lực lƣợng xã hội nhằm khắc phục mọi nguyên nhân và
điều kiện không để tội phạm phát sinh phát triển" [38, tr.18] và khái niệm phòng
ngừa này cần phân biệt với khái niệm PCTP, khái niệm đấu tranh chống tội phạm.
Những vấn đề lý luận về luật hình sự, tố tụng hình sự và tội phạm học của
Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội 1981
[120]; Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Nghiên
cứu nhà nƣớc và pháp luật, Nxb CAND, Hà Nội 2000 [124]; Tội phạm học hiện đại
và phòng ngừa tội phạm của tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Nxb CAND, Hà Nội 2001
[134]. Trong các công trình này, lý luận về PNTP đã đƣợc đề cập khá rõ và nhìn
chung không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, liên quan
đến định nghĩa phòng ngừa tội phạm, trong khi đa số tác giả thừa nhận PNTP là
hoạt động nhằm ngăn ngừa trƣớc và hoạt động chống sau khi tội phạm xảy ra thì TS
Nguyễn Mạnh Kháng tác giả phần phòng ngừa tội phạm trong quyển Tội phạm học
Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Nghiên cứu nhà nƣớc và pháp
luật Nxb CAND 2000 [52], lại cho rằng PNTP đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp: "PNTP
hiểu theo nguyên nghĩa của nó là ngăn ngừa tội phạm xảy ra, bảo vệ xã hội, Nhà
nƣớc và công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm" [52, tr 135,136]. Phòng ngừa
thanh thiếu niên phạm tội- trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội của
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nxb CAND năm 2004 [135]. Đây là một công trình
nghiên cứu ở mức độ tổng quan, toàn diện về phòng ngừa thanh thiếu niên phạm
tội- trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội dƣới góc độ lý luận và thực tiễn.
Theo nhận xét, đánh giá của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, cho rằng tội phạm trong
10
lứa tuổi thanh, thiếu niên trong thời gian qua tăng nhanh, diễn biến ngày càng phức
tạp, xâm nhập vào học đƣờng. Thực tế đó đặt ra cho Đảng, nhà nƣớc ta phải có
những chủ trƣơng, giải pháp, chính sách, pháp luật đối với NCTN phạm tội. Để
khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân, phải phát huy đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị mà nhất là
của gia đình, nhà trƣờng và toàn thể xã hội. Quyển sách này cũng đề cập đến những
vấn đề cơ bản nhƣ tình hình, kết quả đấu tranh, phƣơng hƣớng và các giải pháp
PCTP do NCTN gây ra, tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng. Có thể nói đây
là quyển sách có giá trị khoa học cao giúp tác giả định hƣớng trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Sách chuyên khảo “Tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn Hà Nội, thực
trạng và giải pháp” do tác giả Trịnh Quốc Toản chủ biên, Nxb CAND, năm 2007
[103]. Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự, về phòng
ngừa tội phạm CTN; tiến hành điều tra khảo sát THTP CTN trong trại giam, trƣờng
giáo dƣỡng và những trƣờng hợp thi hành án xong đã và đang tái hoà nhập cộng
đồng ở Hà Nội; thực trạng THTP, nguyên nhân , điều kiện và kết quả đấu tranh
phòng chống tội phạm CTN ở các quận nội thành Hà Nội; đồng thời tác giả cũng
đƣa ra dự báo THTP do NCTN thực hiện ở Hà Nội trong thời gian tới và hệ thống
các giải pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Phòng, tránh vi phạm pháp luật và tệ nạn ma tuý trong lứa tuổi thanh, thiếu
niên. PGS.TS Nguyễn Minh Đức chủ biên, Nxb Thông tin và truyền thông, năm
2012 [45]. Nội dung của quyển sách đã trình bày về phƣơng thức, thủ đoạn hoạt
động vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay; các giải pháp
phòng tránh, cũng nhƣ các quy định của pháp luật về xử lý NCTN vi phạm pháp
luật. Theo PGS.TS Nguyễn Minh Đức, các hành vi vi phạm pháp luật của thanh,
thiếu niên và học sinh, sinh viên hiện nay bên cạnh những nguyên nhân khách quan,
chủ quan khác nhau còn có nguyên nhân rất quan trọng là thiếu hiểu biết pháp luật,
thiếu kĩ năng sống, bồng bột, hiếu thắng và thiếu kinh nghiệm phòng tránh khi đối
mặt với nguy cơ và hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời khác. Đồng thời còn có
11
một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc thanh, thiếu niên phạm tội là do từ phía
nạn nhân [45, Tr.68].
Các vấn đề cần quan tâm ở tuổi vị thành niên do tác giả Hà Thƣơng biên
soạn- Nxb Lao Động, năm 2006 [98]. Đánh giá toàn diện về góc độ tâm lý lứa tuổi
NCTN, qua đó định hƣớng cho công tác giáo dục thanh, thiếu niên. Đây là tài liệu
rất hữu ích phục vụ cho tác giả luận án trong quá trình nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ luật học “Hoạt động của công an nhân dân trong phòng ngừa
người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện nay ở Việt Nam” do tác giả Đỗ
Bá Cở thực hiện năm 2000 [33]. Kết quả nghiên cứu đã nêu lên và giải quyết những
vấn đề lý luận cơ bản về NCTN phạm tội, xác định rỏ các chủ thể tham gia, mối
quan hệ phối hợp giữa các chủ thể và trách nhiệm của chủ thể trực tiếp, nòng cốt
của lực lƣợng CAND.; khảo sát thực trạng NCTN phạm tội và công tác phòng ngừa
NCTN phạm tội của lực lƣợng CAND; chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
NCTN phạm tội, đánh giá ƣu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân trong hoạt động
phòng ngừa NCTN phạm tội; dự báo xu hƣớng tội phạm CTN trong thời gian tới,
những vấn đề khách quan và chủ quan làm cho THTP ở lứa tuổi này diễn biến phức
tạp từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
ngừa NCTN phạm tội. [33, tr.18]
Luận án tiến sĩ luật học: “Những vấn đề lí luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng
đối với NCTN trong tố tụng Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Phƣợng- Đại học quốc
gia Hà Nội, năm 2008 [78]. Tác giả đã nghiên cứu, khảo sát THTP do NCTN gây ra
bị xét xử và các thủ tục tiến hành tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do đặc thù của NCTN nên
tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động tố tụng của toà án.
Luận án tiến sĩ Luật học “Hoạt động của toà án nhân dân trong phòng ngừa
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện” của tác giả Trần Hữu Quân, Học viện
cảnh sát nhân dân, năm 2014 [79]. Luận án cũng đã làm rõ đặc điểm tội phạm học
12
do NCTN thực hiện, phân tích thực trạng hoạt động PNTP do NCTN thực hiện của
ngành TAND; Dự báo tình hình do NCTN thực hiện và những yếu tố tác động đến
hoạt động PNTP do NCTN thực hiện của TAND trong thời gian tới. luận án đã tiến
hành thu thập, đối chiếu, so sánh THTP do NCTN thực hiện rất cụ thể, đây là tài
liệu giúp cho tác giả nhiều số liệu có giá trị.
Luận án tiến sĩ Luật học “hoạt động của lực lượng cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội trong phòng ngừa tội phạm do NCTN gây ra ở khu vực miền
Tây Nam Bộ” của tác giả Lê Tấn Tới, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2014 [105].
Luận án đã đi sâu nghiên cứu những qui định về NCTN phạm tội, đặc điểm tội
phạm học của NCTN phạm tội, dự báo tình hình NCTN phạm tội trong những năm
tới trên địa bàn các tỉnh TNB và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
phòng ngừa trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về hoạt
động phòng ngừa của lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, chƣa đề
cập đến hoạt động phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện của các lực lƣợng chức
năng khác, cũng nhƣ chƣa đánh giá đƣợc những hạn chế trong công tác phối hợp
của các lực lƣợng chức năng trong công tác phòng ngừa đối với loại tội phạm này.
Trong nhóm Các bài tạp chí viết về phòng ngừa tội phạm có các bài viết:
Vấn đề kiểm soát tội phạm của tác giả Đào Trí Úc, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số
6 năm 1999 [108], Về những xu hướng và nội dung cơ bản của chiến lược đấu tranh
với tình hình tội phạm của tác giả Võ Khánh Vinh, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số
10 năm 2004 [130], phòng ngừa tội phạm trong cộng đồng dân cư của tác giả Hồ
Trọng Ngũ, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp Luật số 6 năm 2005 [70], bài Phòng ngừa tội
phạm và tệ nạn xã hội bảo đảm phát triển con người bền vững của tác giả Phạm
Hồng Hải, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 5 năm 2005 [47], bài viết Phòng ngừa
tội phạm trong tội phạm học của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Luật học số 6
năm 2007 [49], bài viết Về các nguyên tắc cơ bản trong phòng ngừa tội phạm của
tác giả Trịnh Tiến Việt trên tạp chí kiểm sát số 9 năm 2008 [127], bài viết về Tội
phạm học Việt Nam và phòng ngừa tội phạm của tác giả Phạm Văn Tỉnh, ...c, trái pháp luật
hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử xã hội; đƣợc thể hiện ở
một tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời
gian nhất định.
Phòng ngừa THTP là việc áp dụng một cách tổng thể các biện pháp kinh tế,
chính trị, tƣ tƣởng, pháp luật do các cơ quan, các tổ chức và công dân tiến hành
dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều
kiện phạm tội; không để cho tội phạm xảy ra; làm giảm tội phạm và tiến tới loại trừ
hoàn toàn THTP ra khỏi đời sống xã hội.
Phòng ngừa THTP đòi hỏi phải thu hút sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các
cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Đồng thời phải sử
dụng tổng hợp nhiều biện pháp: Biện pháp kinh tế, biện pháp chính trị xã hội, biện
pháp văn hóa tƣ tƣởng, biện pháp hành chính, biện pháp pháp luật
Hiện nay quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam về định nghĩa phòng
ngừa THTP có hai quan điểm phổ biến nhất đó là: Quan điểm thứ nhất cho rằng
phòng ngừa THTP bao gồm cả hoạt động phòng và chống tội phạm; Quan điểm thứ
hai cho rằng phòng ngừa THTP chỉ là những hoạt động tác động những nguyên
nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, quan điểm này ít đƣợc sự đồng tình của
các nhà khoa học, và theo tác giả nó còn khiếm khuyết, chƣa toàn diện.
Từ những phân tích trên tác giả đƣa ra khái niệm về phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện nhƣ sau:
28
Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện là việc áp
dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, chính trị, hành chính, pháp luật, nghiệp vụ
chuyên ngành do các cơ quan, tổ chức và công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các
nguyên nhân, điều kiện phạm tội của người chưa thành niên; không để cho tội phạm
chưa thành niên xảy ra và tiến hành các biện pháp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý
tội phạm làm giảm tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn tình hình tội phạm trong
lứa tuổi chưa thành niên ra khỏi đời sống xã hội.
Từ khái niệm trên có thể rút ra một số nhận xét đặc trƣng của phòng ngừa tình
hình NCTN phạm tội:
- Đối tƣợng của hoạt động phòng ngừa tình hình NCTN phạm tội là những
nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm trong lứa tuổi CTN. Đó là tất
cả những yếu tố tiêu cực của môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng, xã hội tác động tới
các đối tƣợng là ngƣời ở lứa tuổi chƣa thành niên.
- Chủ thể tham gia phòng ngừa NCTN phạm tội ở nƣớc ta gồm những lực
lƣợng rộng rãi nhƣ: các cơ quan Đảng, nhà nƣớc, tổ chức xã hội và mọi công dân
đều phải có trách nhiệm thực hiện phòng ngừa, trong đó cơ quan CAND là chủ thể
trực tiếp, nòng cốt.
- Các biện pháp tiến hành trong hoạt động phòng ngừa NCTN phạm tội đƣợc
sử dụng phù hợp với lứa tuổi CTN. Đó là những biện pháp có tính giáo dục là chính
nhƣ: giáo dục văn hóa, giáo dục phẩm chất đạo đức, hƣớng nghiệp, dạy nghề về
bản chất đây là những biện pháp không mang tính cƣỡng chế bắt buột và đƣợc tiến
hành rộng rãi, tuân theo các nguyên tắc PNTP. Song song đó, là các biện pháp mang
tính cƣỡng chế của nhà nƣớc, đó chính là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử,
giáo dục, cải tạo bắt buộc
29
- Mục đích của phòng ngừa NCTN phạm tội nhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ
tình trạng phạm tội của lứa tuổi này, giáo dục để các em trở thành những con ngƣời
có ích cho xã hội.
2.1.3. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện.
Tội phạm do NCTN thực hiện là một hiện tƣợng xã hội nằm trong cơ cấu tội
phạm nói chung. Vì vậy đấu tranh với hiện tƣợng này cần huy động đƣợc lực lƣợng
đông đảo của toàn xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của các chủ thể. Trong quá
trình đó, các chủ thể này bao gồm chủ thể lãnh đạo, chủ thể tổ chức thực hiện có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
*Đảng cộng sản Việt Nam :
Điều 4 Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Đảng
cộng sản Việt Nam- đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, là lực
lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội” [81, tr.2]. Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể
lãnh đạo công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện. Đảng Cộng sản Việt Nam
chỉ đạo công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện thông qua việc hoạch định
và ban hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách bằng các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng. Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong hoạt động PNTP do
NCTN thực hiện còn thể hiện ở sự tiên phong, giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động
phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.
Với vai trò là lực lƣợng tổ chức và lãnh đạo toàn diện các mặt đời sống của nhân
dân Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn đƣợc ghi nhận là chủ thể quan
trọng của hoạt động phòng ngừa THTP nói chung và tội phạm trong lứa tuổi CTN
nói riêng.
30
* Quốc hội
“ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc và
giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nƣớc”. [82, tr.1] Quốc hội là chủ thể
phòng ngừa tội phạm có vai trò trong việc ban hành các luật điều chỉnh hoạt động
PNTP, trong đó có các tội phạm do NCTN thực hiện nhƣ ban hành Hiến pháp, Các
văn bản luật nhƣ Luật Trẻ em, BLHS, BLTTHS, ngoài ra Quốc hội còn có vai
trò trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, của cán
bộ nhằm phòng ngừa các hành vi phạm tội trong đó có các tội về NCTN, tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật liên quan đến
phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.
* Hội đồng nhân dân các cấp:
Hội đồng nhân dân các cấp có vai trò trong phòng ngừa THTP do NCTN thực
hiện thể hiện trong nhiệm kì hoạt động HĐND tham gia vào hoạt động phòng ngừa
THTP dƣới các hình thức sau: Tham gia vào chƣơng trình phòng ngừa THTP chung
của nhà nƣớc; Kịp thời ra những nghị quyết, quyết nghị tạo điều kiện cho các cơ
quan nhà nƣớc và tổ chức xã hội thực hiện vai trò phòng ngừa THTP; Thành lập các
tiểu ban chuyên trách về phòng ngừa THTP; Kiểm tra, giám sát hoạt động của các
tổ chức cá nhân nhằm phòng ngừa các hành vi phạm tội; Các đại biểu HĐND bằng
hoạt động cá nhân tham gia vào hoạt động phòng ngừa THTP; Chủ trì tổ chức các
hoạt động phòng ngừa THTP của các HĐND trên thực tế mang tính chất định
hƣớng chung, là loại hoạt động có tính chất thúc đẩy hoạt động phòng ngừa THTP
của các chủ thể khác. Tất nhiên, với tính chất là cơ quan đại diện quyền lực địa
phƣơng hoạt động phòng ngừa của các HĐND luôn luôn thu hút đƣợc sự tham gia
đông đảo của các thành phần xã hội và có giá trị thực tiễn rất tích cực.
31
*Chính phủ
Điều 20 luật tổ chức Chính phủ 2005, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của
Chính phủ trong việc quản lý về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; “Chính phủ
thống nhất quản lý nhà nƣớc về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hộiTổ chức
thực hiện các chính sách, pháp luật, xây dựng nền an ninh nhân dân, phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, phòng ngừa đấu tranh
chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”. Chính
phủ có vai trò trong phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện thông qua triển khai thi
hành các quy định của pháp luật, thông qua việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn
thực hiện pháp luật PNTP do Quốc hội ban hành. Triển khai các biện pháp mang
tính xã hội nhƣ xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, giáo
dục... trong toàn quốc nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân
nhằm PNTP. Bên cạnh đó, Chính phủ còn có vai trò lãnh đạo hoạt động PCTP do
NCTN thực hiện thông qua ban chỉ đạo quốc gia PCTP, xây dựng các chƣơng trình
quốc gia phòng chống tội phạm.
*Uỷ ban nhân dân các cấp:
UBND các cấp là cơ quan hành chính nhà nƣớc có nhiệm vụ triển khai các
chƣơng trình phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện của Chính phủ, triển khai thực
hiện các nghị quyết của HĐND các cấp về chƣơng trình PNTP do NCTN thực hiện
tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, UBND các cấp còn xây dựng và triển khai kế hoạch
phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục ở địa phƣơng nhằm nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của ngƣời dân có tác dụng PNTP. Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch
lãnh đạo hoạt động phòng ngừa các tội phạm do NCTN thực hiện ở địa phƣơng.
Ngoài ra, UBND các cấp có vai trò quan trọng trong việc phát động quần chúng
nhân dân tham gia PNTP, quản lý các đối tƣợng có tiền án, tiền sự, ngƣời có nhân
thân xấu, tham gia cùng với các cơ quan khác giám sát. giáo dục ngƣời phạm tội tại
địa phƣơng.
32
* Các cơ quan hành chính nhà nƣớc chuyên môn
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc bao gồm Bộ, cơ quan ngang bộ, Sở,
Phòng... từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Tùy vào chức năng nhiệm vụ của mình, các
chủ thể này tiến hành hoạt động triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện trong phạm vi toàn quốc hay trong từng địa phƣơng nhất định.
Hình thức hoạt động triển khai thi hành pháp luật về phòng ngừa THTP do NCTN
thực hiện thông qua việc hƣớng dẫn thi hành pháp luật liên quan đến NCTN, pháp
luật về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện hoặc thông qua việc xây dựng triển
khai các biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho ngƣời dân nhằm tạo cơ sở cho PNTP trên thực tế.
*Các cơ quan tiến hành tố tụng
Là những chủ thể trong đấu tranh chống tội phạm, giữ vai trò trọng yếu trong
tham mƣu, hƣớng dẫn và trực tiếp tổ chức hoạt động PNTP, trong đó có tội phạm là
NCTN. Những chủ thể này có nhiệm vụ trực tiếp phát hiện, điều tra làm rõ hành vi
phạm tội của NCTN để áp dụng các biện pháp cần thiết trong tố tụng, xét xử hoặc
đƣa vào các trƣờng giáo dƣỡng để cải tạo, giáo dục, rèn luyện, thể hiện các biện
pháp riêng có của mình để phòng ngừa chung và phòng ngừa cá biệt. Các cơ quan
tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án.
Công an là lực lƣợng nòng cốt trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an
toàn xã hội (điều 4, điều 5 luật công an nhân dân năm 2014). Lực lƣợng CAND bao
gồm lực lƣợng Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân và Công an xã. Lực lƣợng
công an có vai trò tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc trong việc hoạch định các
chƣơng trình PCTP trong đó có các tội phạm do NCTN thực hiện, trực tiếp tham gia
hoạt động phòng chống các loại tội phạm do NCTN thực hiện thông qua chức năng
nhiệm vụ của mình nhƣ phát hiện, điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can là chủ thể
giữ vai trò quan trọng trong việc hƣớng dẫn tạo điều kiện cho các chủ thể khác nhất
là quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động PCTP do NCTN thực hiện.
33
VKSND là cơ quan thực hành quyền Công Tố và kiểm sát các hoạt động tƣ
pháp. ( Điều 17,và điều 39 Luật Tổ chức VKSND năm 2014) Viện kiểm sát có vai
trò trong việc phối hợp với các chủ thể xây dựng triển khai các chƣơng trình PCTP
do NCTN thực hiện thực hiện việc tuyên truyền giáo dục pháp luật phòng chống tội
phạm do NCTN thực hiện và đƣa ra những kiến nghị về các biện pháp phòng ngừa
tội phạm [84, tr.10,17]. Bên cạnh đó VKSND còn có vai trò trực tiếp trong việc
kiểm soát hoạt động điều tra tội phạm do NCTN thực hiện, thực hiện chức năng
truy tố và buộc tội trong hoạt động xét xử các tội phạm do NCTN thực hiện.
VKSND áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của NCTN.
Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp đối với NCTN hoặc có liên
quan đến NCTN phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của NCTN. Thông qua công tác
kiểm sát của mình để phát hiện những trƣờng hợp NCTN phạm tội, những việc làm
oan sai, vi phạm pháp luật đối với NCTN, những trƣờng hợp dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc
NCTN vào con đƣờng phạm tội và những chủ thể không làm tròn trách nhiệm trong
việc giáo dục, chăm sóc trẻ em dẫn đến trẻ em phạm tội để có biện pháp xử lý trƣớc
pháp luật. Ngoài ra, khi thực hiện chức năng công tố của mình, cùng với Công an và
Tòa án làm rõ các hành vi phạm tội của NCTN, tìm ra nguyên nhân, điều kiện dẫn
đến hành vi phạm tội cụ thể đó, yêu cầu cơ quan có trách nhiệm khắc phục, tìm cách
giải quyết kịp thời. VKSND còn có nhiệm vụ cùng phối hợp với các ngành, các cơ
quan hữu quan tiến hành tuyên truyền rộng rãi pháp luật cho mọi ngƣời, đặc biệt là
pháp luật có liên quan đến phòng ngừa NCTN phạm tội để mọi ngƣời nhận thức
đƣợc vị trí, tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, từ đó tích cực, tự giác tham
gia vào công tác phòng ngừa NCTN phạm tội.
Toà án nhân dân, Theo điều 2 và điều 17, Luật tổ chức TAND năm 2014, quy
định: “ Bằng hoạt động của mình, TAND góp phần giáo dục công dân trung thành
với tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của
cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh PCTP, các vi phạm pháp luật khác” và “ TAND
phối hợp với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ trƣơng, chính sách,
pháp luật về phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia,
34
trật tự an toàn xã hội” [85, tr.1, 6]. TAND với chức năng xét xử có vai trò PNTP do
NCTN thực hiện thông qua hoạt động xét xử các tội phạm do NCTN thực hiện để
phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung cho toàn xã hội, giám sát hoạt động thi
hành án đối với NCTN phạm tội, ngoài ra, TAND các cấp còn có vai trò trong việc
tuyên truyền giáo dục pháp luậ,t phối hợp với các chủ thể khác xây dựng và triển
khai các kế hoạch PCTP trong đó có tội phạm do NCTN thực hiện. Trong quá trình
xét xử tội phạm do NCTN thực hiện, TAND áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện
quyền và nghĩa vụ cho NCTN, vì lợi ích tốt nhất của NCTN. Thông qua các hoạt
động xét xử TAND làm rõ các hành vi phạm tội của các bị cáo là NCTN, áp dụng
khung hình phạt đúng với nguyên tắc xét xử đƣợc quy định trong pháp luật. Những
vấn đề liên quan đến NCTN đƣợc làm rõ và hết sức thận trọng trong quá trình xét
xử vừa công khai, vừa mang tính giáo dục cao. Thông qua các hƣớng dẫn của mình,
TAND đƣa ra những kiến nghị với Nhà nƣớc về thực hiện các chính sách xã hội có
liên quan tới phòng ngừa NCTN phạm tội theo Chƣơng trình quốc gia phòng, chống
tội phạm.
*Các tổ chức và cá nhân trong xã hội:
Các tổ chức có vai trò phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện bao gồm các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế... Các tổ chức
này tham gia phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện thông qua việc giáo dục, kiểm
tra, giám sát cán bộ, nhân viên, đoàn viên, hội viên thuộc tổ chức đó thực hiện các
biện pháp phòng ngừa các tội phạm do NCTN thực hiện, cung cấp thông tin, tài liệu
có ý nghĩa PNTP nói chung, trong đó có tội phạm do NCTN thực hiện cho các cơ
quan chức năng phối hợp với các chủ thể khác thực hiện các chƣơng trình phòng
ngừa các tội phạm do NCTN thực hiện. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào chức năng của
mình các tổ chức này giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chƣơng trình,
kế hoạch phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa cho ngƣời dân những yếu tố
đảm bảo cho việc ngăn ngừa các cá nhân NCTN không phạm tội vì yếu tố vật chất
và hạn chế trong nhận thức pháp luật.
35
Các cá nhân công dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN
thực hiện thông qua việc phát hiện, tố giác tội phạm, giúp đỡ những ngƣời có tiền
án, tiền sự tại địa phƣơng cải tạo tái hòa nhập cộng đồng, tích cực hƣởng ứng các
chƣơng trình, kế hoạch PNTP do NCTN thực hiện đƣợc các cơ quan chức năng phổ
biến, triển khai, hƣớng dẫn tại địa bàn cơ sở, đặc biệt là có vai trò quan trọng trong
việc quản lý xây dựng khu dân cƣ, Ấp, Khóm, Khu phố, Thôn, Bảnan toàn về an
ninh trật tự, quản lý các thành viên trong gia đình không thực hiện các hành vi phạm
tội trong đó có ngƣời chƣa thành niên.
2.2. Mục đích, ý nghĩa và các nguyên tắc của phòng ngừa tình hình tội
phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
2.2.1 Mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện
* Mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện
Phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện là vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp.
Là biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm hiệu quả nhất ở các phƣơng diện
chính trị, kinh tế, xã hội Mục đích loại trừ THTP trong lứa tuổi CTN ra khỏi đời
sống xã hội, Nhà nƣớc cần coi công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện là
hoạt động thƣờng xuyên, có sự đảm bảo về vật chất cũng nhƣ các phƣơng tiện pháp
luật, cƣỡng bức, giáo dục
Mục đích của phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện là từng bƣớc loại bỏ
những nguyên nhân và điều kiện của THTP trong lứa tuổi CTN; thiết lập và phân
định chức năng phòng ngừa THTP cho các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, công
dân Nâng cao chất lƣợng hiệu quả các hình thức của hoạt động phòng ngừa
THTP trong lứa tuổi chƣa thành niên.
36
Từ những phân tích trên tác giả đƣa ra quan điểm nhƣ sau: Mục đích phòng
ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB là việc áp dụng tổng thể,
đồng bộ các biện pháp chính trị tƣ tƣởng, văn hóa, giáo dục, kinh tế, pháp luậtdo
các cơ quan, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và mọi công dân của khu vực
TNB tiến hành, nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện làm phát
sinh THTP do NCTN thực hiện ở địa bàn các tỉnh TNB. Tiến tới mục tiêu không để
cho tội phạm do NCTN thực hiện xảy ra, kéo giảm và từng bƣớc loại trừ tội phạm
do NCTN thực hiện ra khỏi đời sống xã hội. Để đạt đƣợc mục đích đó cần phải:
- Làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự phạm tội và các biện pháp,
phƣơng tiện phòng ngừa hiệu quả. Hoàn thiện đƣợc hệ thống các tổ chức phòng
ngừa THTP do NCTN thực hiện từ trung ƣơng đến cơ sở dƣới sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý điều hành của Nhà nƣớc.
- Phải thu hút đƣợc sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, các tổ chức
xã hội, các nhà hoạt động chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong công tác
phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.
- Phân công, phân cấp và nêu cao ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp
mà đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện.
* Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện
Hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện tập trung vào những giải
pháp nhằm xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội của lớp NCTN, nó có đặc thù
riêng và có sự khác nhau cơ bản giữa phòng ngừa NCTN phạm tội và PNTP nói
chung. Vì vậy, tiến hành PNTP do NCTN có ý nghĩa thiết thực:
Thứ Nhất: Phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện góp phần kéo giảm thiệt hại
về kinh tế do tội phạm gây ra và chi phí cho hoạt động phòng ngừa loại tội phạm
37
này. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Bởi vì, khi tiến hành hoạt
động phòng ngừa huy động đƣợc mọi lực lƣợng, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức
xã hội và mọi thành viên trong xã hội tham gia. Những hoạt động phòng ngừa này
đƣợc tiến hành từ cơ sở, nó gắn liền với cuộc sống, với lao động sản xuất, với sinh
hoạt hằng ngày nên rất sát thực và hiệu quả. Chẳng hạn, mỗi gia đình đều có trách
nhiệm với con em mình, với tất cả các thành viên trong gia đình, trong giáo dục
truyền thống, đạo đức, ý thức pháp luật cũng là hoạt động mang ý nghĩa phòng
ngừa sâu sắc. Mỗi tổ chức, cá nhân thấy rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội
trong đấu tranh chống tội phạm do NCTN thực hiện sẽ tạo nên những thuận lợi
trong phòng ngừa và góp phần làm giảm THTP. Nếu đem so sánh sức lực bỏ ra của
hoạt động phòng ngừa với công việc điều tra phát hiện, xử lý tội phạm đã xảy ra thì
rõ ràng phòng ngừa vẫn có hiệu quả hơn. Khi tội phạm xảy ra thì xã hội và con
ngƣời có những mất mát, thiệt thòi và sẽ chịu đựng những tác động xấu, chƣa nói
đến việc tác động đến cả thế hệ trẻ, tƣơng lai của đất nƣớc mà chúng ta đang cần
định hƣớng, giáo dục họ để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Thứ hai: Phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện góp phần thể hiện tính nhân
văn, nhân đạo sâu sắc của chế độ XHCN. Nếu nhƣ nói đến PNTP nói chung và
NCTN phạm tội nói riêng là việc ngăn chặn trƣớc khi hành vi phạm tội xảy ra thì có
thể thấy rằng, PNTP còn mang tính nhân đạo. Trong xã hội ta, phòng ngừa, ngăn
chặn những hành vi phạm tội không để nó xảy ra chính là chúng ta đã ngăn chặn
việc những đứa trẻ chƣa trƣởng thành sa vào con đƣờng phạm tội, không để họ đến
bƣớc đƣờng cùng, phải chịu xử lý của pháp luật, thoát khỏi sự chia lìa với gia đình,
thoát khỏi cảnh tù tội, mang vết xấu trong cuộc đời. Đối với NCTN đƣợc cả cộng
đồng giúp đỡ, giáo dục, mau chóng hòa nhập với cuộc sống, xóa đi những mặc cảm,
ấn tƣợng, thù oán, thành kiến và từ trong sâu thẳm những tâm hồn ấy sẽ có những
định hƣớng tƣơng lai cho một cuộc đời tốt đẹp hơn. Nhất là từ trong mỗi gia đình,
mỗi dòng họ, thôn xóm càng nhận thức rõ ràng và nâng cao trách nhiệm giáo dục,
dạy dỗ con em mình tránh đƣợc những sa ngã, mua chuộc, cám dỗ của tội phạm và
38
luôn luôn đấu tranh, ngăn chặn hành vi phạm tội, xây dựng môi trƣờng “sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Thứ ba: Phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện góp phần hổ trợ và nâng cao
hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tội phạm. Bởi vì phòng ngừa THTP lứa tuổi CTN
có hiệu quả sẽ làm giảm tình trạng phạm tội, thu hẹp đối tƣợng phạm tội, ngăn chặn
và phát hiện kịp thời những nảy sinh của loại tội phạm mới, không để tội phạm có
điều kiện len lỏi làm mọt ruỗng, phá hoại hạnh phúc từng gia đình và cả cộng đồng.
Đồng thời giúp cho cơ quan bảo vệ pháp luật nắm chắc tình hình, đẩy mạnh các
hoạt động nghiệp vụ, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu, điều tra,
phát hiện và xử lý tội phạm, bảo vệ bằng đƣợc các em ở lứa tuổi CTN. Đối với các
cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trƣờng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình, nâng cao ý
thức phối hợp với các cơ quan chức năng để hạn chế hành vi phạm tội ở các em với
mức độ thấp nhất, không để phát sinh các loại tội phạm này ở cơ sở, địa phƣơng
mình. Nhƣ vậy, trong đấu tranh chống tội phạm hình sự có hiệu quả thì không thể
không làm tốt công tác phòng ngừa tình hình NCTN phạm tội, vì đây là một mắc
xích, một bộ phận cấu thành của tội phạm. Sự tác động tăng, giảm, lên, xuống và
các phƣơng thức thủ đoạn mới của tội phạm ở NCTN đều có tác động đến các chiều
biến thiên của tội phạm, gây nên những phức tạp, rắc rối trong đấu tranh chống tội
phạm và làm ảnh hƣởng đến trật tự xã hội, nếp sống, kỷ luật, kỷ cƣơng của nền
pháp chế Xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư: Phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện góp phần tăng cƣờng pháp chế
XHCN, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Thông qua việc các loại tội phạm
do NCTN thực hiện đƣợc phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật,
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội, các quyền lợi hợp pháp của mọi
công dân đều đƣợc pháp luật bảo vệ, không để cho tội phạm xâm hại, góp phần xây
dựng xã hội theo hƣớng “Thƣợng tôn pháp luật”.
Thứ năm: Phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện cũng góp phần nâng cao vị
thế vai trò của Đảng, nhà nƣớc ta trong quan hệ đối nội, đối ngoại. Đảng cộng sản
39
Việt Nam với vai trò lãnh đạo đã đƣợc ghi nhận trong hiến pháp, Nhà nƣớc Cộng
hòa XHCN Việt Nam là cơ quan thể chế hóa đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng. Vì
vậy, công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện mang lại hiệu quả góp phần
ổn định xã hội, tạo môi trƣờng bình yên, tạo động lực thúc đẩy phát triển mọi mặt
đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc từng bƣớc xây dựng xã hội “ công
bằng, dân chủ, văn minh”. Đó sẽ là minh chứng cụ thể để mọi công dân Việt Nam
tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng và vị thế của Đảng, Nhà nƣớc ta ngày càng
đƣợc nâng lên trong cộng đồng thế giới.
Có thể khẳng định phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện có ý nghĩa rất quan
trọng trong công cuộc đấu tranh giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đây
là công tác mang tính chủ động phòng ngừa từ “nguồn cội” của tội phạm. Nó không
chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn tiết kiệm đƣợc nguồn nhân lực, vật lực cho xã
hội. Đồng thời nó mang tính nhân văn sâu sắc phù hợp với bản chất của chế độ
XHCN ở nƣớc ta.
2.2.2. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện
- Nguyên tắc pháp chế XHCN, hoạt động phòng ngừa và các biện pháp phòng
ngừa THTP do NCTN thực hiện phải hợp hiến và hợp pháp. Nguyên tắc pháp chế
trong hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện đƣợc hiểu là hoạt động
phòng ngừa phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Các quy định của pháp luật ở
đây là quy định của hiến pháp, các văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan đến hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện. Việc tuân
thủ các quy định của pháp luật trong phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện không
chỉ thể hiện trong việc áp dụng các biện pháp PNTP mà còn thể hiện ở các biện
pháp tuyên truyền giáo dục, cải tạo bắt buộc, đào tạo nghề, tạo điều kiện tái hòa
nhập cộng đồng cho những đối tƣợng là NCTN phạm tội. Xuất phát từ tính nguy
hiểm và hậu quả của loại tội phạm là NCTN để lại cho xã hội thì có thể thấy đƣợc
tâm lý từ phía các chủ thể của hoạt động phòng ngừa là muốn nhanh chóng hạn chế,
40
loại trừ, triệt tiêu tội phạm do NCTN thực hiện ra khỏi đời sống xã hội. Tâm lý này
của chủ thể PNTP do NCTN thực hiện có thể dẫn đến những nguy cơ vi phạm pháp
luật trong việc triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hoạt động điều tra,
xử lý tội phạm là NCTN. Do đó, tuân thủ các nguyên tắc pháp chế XHCN là yêu
cầu đầu tiên và quan trọng nhất trong phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những ngƣời có liên quan, đặc biệt là các quyền
nhân thân của NCTN. Để nguyên tắc pháp chế đƣợc tuân thủ trong hoạt động PNTP
do NCTN thực hiện thì yêu cầu các quy định của pháp luật về PNTP này phải đƣợc
hoàn thiện bên cạnh đó ý thức tuân thủ các quy định pháp luật từ các chủ thể PNTP
cũng giữ vai trò rất quan trọng. Các biện pháp phòng ngừa cũng nhƣ các chủ thể áp
dụng biện pháp phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện phải tuân thủ các quy định
của pháp luật nói chung, pháp luật về chính sách hình sự đối với NCTN, Luật trẻ
em, Các công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết...
Nhằm mục đích bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em và
những ngƣời có liên quan đến hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ là bảo đảm cho hoạt động phòng ngừa
THTP do NCTN thực hiện đạt hiệu quả.
- Nguyên tắc dân chủ XHCN cần lôi cuốn đông đảo quần chúng lao động vào
hoạt động phòng ngừa. Chú ý lôi cuốn các tổ chức đại diện của nhân dân vào hoạt
động phòng ngừa NCTN phạm tội. Nguyên tắc dân chủ trong hoạt động phòng ngừa
THTP do NCTN thực hiện đƣợc hiểu là hoạt động phòng ngừa phải có sự tham gia
của các tầng lớp, lực lƣợng trong xã hội đặc biệt là quần chúng nhân dân. Phòng
ngừa THTP do NCTN thực hiện thực chất là hoạt động quản lý xã hội. THTP do
NCTN thực hiện và những đối tƣợng CTN phạm tội có mối liên hệ mật thiết đến
đặc điểm tình hình dân cƣ, kinh tế, văn hóa của từng khu vực. Vì vậy, phòng ngừa
THTP do NCTN thực hiện phải đƣợc sự hƣởng ứng tham gia rộng rãi từ phía ngƣời
dân thì mới có thể đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Do đó, để nguyên tắc này
đƣợc áp dụng trong thực tế thì cần thiết phải có sự ghi nhận nội dung này trong các
quy định của pháp luật về phòng ngừa các tội do NCTN thực hiện. Bên cạnh đó, cần
41
phải nhận thức rằng các chủ thể PNTP là quần chúng nhân dân là lực lƣợng đông
đảo nhất không có công cụ, phƣơng tiện để đấu tranh trực tiếp với tội phạm CTN do
vậy, quần chúng nhân dân cần đƣợc sự hƣớng dẫn, tạo điều kiện từ các chủ thể
chuyên trách là cơ quan nhà nƣớc trực tiếp áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát
hiện, xử lý tội phạm do NCTN thực hiện. Sự hƣớng dẫn tạo điều kiện cho quần
chúng nhân dân tham gia PNTP do NCTN thực hiện thể hiện ở nhiều hình thức
khác nhau nhƣ xây dựng, triển khai các chƣơng trình PCTP huy động sự tham gia
của quần chúng nhân dân, tiếp nhận và xử lý có hiệu quả các tin báo, tố giác về tội
phạm từ quần chúng nhân dân, hƣớng dẫn huấn luyện, diễn tập cho các tổ chức
nhân dân tự quản các biện pháp cần thiết trong phát hiện, xử lý các hành vi có dấu
hiệu vi phạm pháp luật. Việc thực hiện tuân thủ nguyên tắc dân chủ trong hoạt động
phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện nhằm phát huy hết sức mạnh của các tầng
lớp nhân dân trong xã hội vào hoạt động phòng ngừa trƣớc không để cho tội phạm
xảy ra và kịp thời phát hiện tội phạm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
ngừa tội phạm.
- Nguyên tắc nhân đạo, các biện pháp phòng ngừa không hạ thấp danh dự
nhân phẩm NCTN, không làm tổn thƣơng sức khỏe, tinh thần của NCTN mà nhằm
giáo dục, cải tạo, hƣớng NCTN đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Cƣỡng bức là cần thiết
song là để NCTN trở về với cuộc sống lƣơng thiện (cƣỡng bức với tƣ cách tác động
khôi phục NCTN không thể đồng nghĩa với cƣỡng bức mang tính hành hạ NCTN).
Chính vì vậy, khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện,
các chủ thể phòng ngừa không đƣợc sử dụng các biện pháp nhằm gây tổn thƣơng
đến NCTN. Khi triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa THTP do NCTN thực
hiện các chủ thể phòng ngừa vì mục đích PNTP có thể áp dụng các biện pháp gây
tổn thƣơng đến NCTN phạm tội. Trong hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN
thực hiện các chủ thể phòng ngừa ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật,
thì một tiêu chí rất quan trọng nữa là phải cân nhắc xem các biện pháp đó có nguy
cơ gây tổn thƣơng đến NCTN hay không. Để nguyên tắc này đƣợc thực hiện trê... tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật
học
107. Lê Hoài Trung, (2001), Thực trạng và giải pháp phòng ngừa tội phạm
vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh.
108. Đào Trí Úc, (1999), Vấn đề kiểm soát tội phạm, Tạp chí Nhà nƣớc và
Pháp luật
109. UNICEF, (2012), Đánh giá các tương thích các điều khoản của Bộ luật
tố tụng hình sự về người vi phạm pháp luật hình sự, người bị hại, người làm chứng
là người chưa thành niên với các chuẩn mực quốc tế, Nxb Tƣ Pháp, Hà Nội.
155
110. UNICEF, (2012), Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành
pháp luật về xử lý chuyển hướng tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi
phạm pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
111. UNICEF, (2012), Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật hình sự
liên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành, Bộ Tƣ pháp, Nxb Tƣ
Pháp, Hà Nội.
112. UNICEF, (2010), Kết quả khảo sát về thực thi tố tụng hình sự với người
chưa thành niên tại Hà Nội, Hà Nội.
113. UNICEF-Viện khoa học pháp lý, (2005), Nghiên cứu đánh giá phân
tích tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt
Nam, (báo cáo tổng hợp), Hà Nội.
114. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, UNICEF, (2005), Giải quyết Vi
phạm pháp luật của người chưa thành niên, Tài liệu tập huấn.
115. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, (2005), Một số thuật ngữ và
nguyên tắc cơ bản về tư pháp người chưa thành niên, Tài liệu tập huấn.
116. Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, UNICEF, (2005), Người chưa
thành niên và công an, Tài liệu tập huấn.
117. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, UNICEF, (2005), Phục hồi và các
dịch vụ hỗ trợ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Tài liệu tập huấn.
118. Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, UNICEF, (2005), Sự phát triển của
trẻ em và hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, Tài liệu tập huấn.
119. Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, UNICEF, (2005), Tình hình người
chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam, Tài liệu tập huấn.
120. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, (1981), Những vấn đề lý luận về
luật hình sự, tố tụng hình sự và tội phạm học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
121. UNICEP (2007), Công tác điều tra thân thiện với trẻ em.
122. UNICEF Việt Nam- Viện khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao,
Báo cáo tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập tòa án
chuyên trách đối với người chưa thành niên ở Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
156
123. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ công an,
Bộ Tƣ Pháp, Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội (văn bản số 01/2011/TTLT-
VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, 2011), Thông tư liên tịch hướng dẫn thi
hành một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự Đối với người tham gia tố tụng là
người chưa thành niên, Hà Nội
124. Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và Pháp luật, (2000), Tội phạm học Việt
Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
125. Viện nghiên cứu pháp lý, Bộ tƣ pháp (2003), Nghiên cứu đánh giá phân
tích tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt
Nam, Hà Nội.
126. Viện nghiên cứu quyền con ngƣời, (2006), Tư pháp người chưa thành
niên, (phần phụ lục), Cục xuất bản, Hà Nội.
127. Trịnh Tiến Việt, (2008), Các nguyên tắc cơ bản trong phòng ngừa tội
phạm, Tạp chí Kiểm Sát, số 9/2008
128. Bùi Thới Vinh, (2013), Các tội chiếm đoạt tài sản do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng, chống, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam.
129. Võ Khánh Vinh, (1999), Giáo trình tội phạm học, Đại học Huế,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
. 130. Võ Khánh Vinh, (2004), Những xu hướng và nội dung cơ bản của
chiến lược đấu tranh với tình hình tội phạm, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật
131. Võ Khánh Vinh, (2011), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
132. Trƣơng Xuân Vinh, (2006), Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho
người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại trại giam và các trường giáo dưỡng-
Thực trạng và giải pháp, Tạp chí luật học, Số 4, Tr. 48-53
157
133. Vụ pháp luật hình sự-hành chính (Bộ Tƣ pháp) và UNICEF, (2010),
Báo cáo đánh giá kiến nghị về xử lý chuyển hướng tư pháp phục hồi đối với người
chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam, Hà Nội.
134. Nguyễn Xuân Yêm, (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội
phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
135. Nguyễn Xuân Yêm, (2004), Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội,
trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
136. Nguyễn Văn Xi (2006), Động lực tâm lý của trẻ em làm trái pháp luật,
Tạp chí của Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI
137. A.I. Đôn- Gô- Va (1987), Những khía cạnh tâm lý xã hội về tình trạng
phạm tội của người chưa thành niên, Lục Thanh Hải dịch, Nxb Tƣ Pháp, Hà Nội
138. Bob Ashford, (2007), Chiến lược phòng ngừa tội phạm trong thanh
thiếu niên, Vƣơng quốc Anh
139. Dean. J. Champion, Alida V. Merlo, Peter J. Benkos (2012), The
Juvenile justice System: Delinquency, Processing, and the Law ( Hệ thống tư pháp
hình sự trong vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội: Sự phạm pháp, quá trình tố tụng và
luật pháp)
140. Donald J. Shoemaker (2009), Juvenile Delinquency ( Trẻ vị thành niên
phạm tội)
141. Erik Erikson (1994), Thuyết xã hội – tâm lý người Đức, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
142. Franklin E Zimring, Margaret K. Rosenheim, David S. Tanenhaus,
Bernardine Dohrn (2002), A Century of Juvenile ( Vấn đề thực thi tư pháp đối với
trẻ vị thành niên trong một thế kỷ)
143. Freda Adler, (1991), Criminology ( Tội phạm học), Nxb Mcgraw- Hill,
New York
158
144. Frederik B. Susmann, A.B (1968), Luật về tội phạm người chưa thành
niên, New York, USA.
145. G.I.Xe-Tra-Rop (1977), Nghiên cứu phòng ngừa các tội phạm thân thể
Cộng hòa liên bang Xô Viết, Nxb Công an nhân dân.
146. G.I.Xe-Tra-Gop, (1977), Công trình nghiên cứu các tội phạm thân thể (
Khoa học nghiên cứu tội phạm, Viện khoa học Bộ công an)
147. James Burfeind, Dawn jeglum Bartusch (2010), Juvenile Delinquency:
An Integated Approach ( Trẻ thành niên phạm tội: một cách nhìn tổng quan)
148. Jumpon Phansumrit và Patchrang Ketkludyoo (2006), Hệ thống tư pháp
người chưa thành niên ở Thái Lan
149. Koichi Miyazawa, Setuo Miyazawa, (1995), Crime Prevention in Urban
Community (Phòng chống tội phạm trong cộng đồng đô thị)
150. Kristin A. Bastes, Richelle S. Swan (2013), Juvenile Delinquena
Diverse Society ( Hiện tượng trẻ vị thành niên phạm tội trong một xã hội đa màu)
151. Larry J. Siegel; Brandon C.Welsh, Joseph J. Senna (2014), Juvenile
Delinquency: Theory, Practice and Law ( Trẻ vị thành niên phạm tội: Học thuyết,
thực tế và luật pháp)
152. Larry J. Siegel; Brandon C.Welsh, (2010), Juvenile Delinquency: The
Core ( Bản chất và hiện tượng của trẻ vị thành niên phạm tội)
153. Lê Nin, (1952), Nhà nƣớc và cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội
154. Malkova, (2006), Giáo trình tội phạm học, Nxb Pháp lý, Hà Nội
155. Meda Chsney Lind, Randall G. Shelden (2014), Girls, Delinquency, and
juvenile justice ( Trẻ em gái phạm tội và vấn đề thực thi pháp luật)
156. N. Doubinine. I. Karpiets- V. Koudriavtsev (2003), Di truyền học, thái
độ ứng xử và tội phạm, Nxb Công an nhân dân
157. Richard Lawrence (2006), School Crime and juvenile justice ( Tội phạm
học đường và tư pháp hình sự đối với trẻ vị thành niên)
158. Robrt Agnew và Timothy Brezina (2011), Juvenile Delinquency:
Causes and control ( Trẻ vị thành niên phạm tội: nguyên nhân và cách kiểm soát)
159
159. Trung tâm nghiên cứu và cung cấp tƣ liệu, (1996), Crime Prevesion by
Early Intervention ( phòng ngừa tội phạm bằng cách can thiệp sớm), Nxb Kugler
160. Ueda Can (1994), Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại, Tài
liệu dịch, Nxb Công an nhân dân.
161. Ueda Can (1994), Nghiên cứu về bạo lực trong các trường phổ thông ở
Nhật Bản, Nxb Công an nhân dân.
162. Xetrarop.G.I (1977), Khoa học nghiên cứu tội phạm, Bản dịch tiếng
Việt của Viện Khoa học Công an, Hà Nội.
TÀI LIỆU TRÊN MẠNG INTERNET
163. Nguyễn Văn Cƣờng (2013), Giải pháp phát triển kinh tế- xã hội , tăng
thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí phát triển và hội nhập, số
11(21) tháng7,8/2013, tr85-90.
Truy cập
12/2017
164. Liên hợp quốc, (1985), Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp
quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên ( Quy tắc Bắc Kinh)
Nguồn:
toi-thieu-cua-lien-hop-quoc-ve-hoat-dong-tu-phap-doi-voi, truy cập 12/2017
165. Trần Minh Tơn, (2017), Quan điểm và giải pháp chiến lƣợc phòng
chống tội phạm thời kì Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản 2017
.https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Quan-diem-va-giai-phap-chien-
luoc-phong-chong-toi-pham-thoi-ky-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-6561/
Truy cập 8/2018
160
PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ
Bảng 3.1.
DIỆN T CH VÀ DÂN SỐ
CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỘ
Diện tích Dân số Mật độ
Phạm vi
(km2) ngƣời ngƣời km2)
Cả nƣớc 330.951,1 88.772,9 268
Miền Tây Nam Bộ 40.553,4 17.390,5 429
1 Long An 4.492,4 1.458,2 325
2 Tiền Giang 2.508,3 1.692,5 675
3 Bến Tre 2.357,7 1.258,5 534
4 Trà Vinh 2.341,2 1.015,3 434
5 Vĩnh Long 1.504,9 1.033,6 687
6 Đồng Tháp 3.377,0 1.676,3 496
7 An Giang 3.536,7 2.153,7 609
8 Kiên Giang 6.348,5 1.726,2 272
9 Cần Thơ 1.409,0 1.214,1 862
10 Hậu Giang 1.602,5 769,7 480
11 Sóc Trăng 3.311,6 1.301,9 393
12 Bạc Liêu 2.468,7 873,4 354
13 Cà Mau 5.294,9 1.217,1 230
Nguồn: Tổng cục Thống kê - Tính đến 31 tháng 12 năm 2012
Bảng 3.2.
TÌNH HÌNH PHẠM PHÁP HÌNH SỰ CẢ NƢỚC
VÀ KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ 2 6 - 2017)
CẢ NƢỚC MIỀN TÂY NAM BỘ
Đối
Số vụ
NĂM Số vụ tƣợng Số vụ Số vụ Đối tƣợng bị
khám
xảy ra bị bắt xảy ra khám phá bắt giữ
phá
giữ
2006 53.886 39.713 56.101 7.094 5.784 7.493
2007 50.878 37.752 45.996 7.323 5.860 7.422
2008 53.594 38.962 50.604 7.601 6.057 7.764
2009 50.963 36.847 48.496 6.891 5.490 7.289
161
2010 48.836 34.869 45.643 6.267 5.023 6.713
2011 49.393 35.315 50.663 6.620 5.255 7.200
2012 50.723 37.221 70.503 6.780 5.609 7.543
2013 59.111 44.033 88.259 7.142 5.937 8.514
2014 52.093 36.033 59.216 6.751 5.213 7.147
2015 52.253 40.145 54.851 7.177 6.039 7.837
2016 54.511 42.558 80.210 6.541 6.285 10.427
2017 48.489 39.040 77.241 5.818 5.766 10.041
82.005= 68.318=
CỘNG 624.730 462.488 727.783 95.390= 13%
13,13% 14,77%
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực
miền Tây Nam Bộ và C45 - Bộ Công an
Bảng 3.3.
THỐNG KÊ SỐ LƢ NG NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM
PHÁP LUẬT CẢ NƢỚC VÀ KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ
(2006 - 2017)
MIỀN TÂY NAM
CẢ NƢỚC TỶ LỆ
NĂM BỘ
Vụ Ngƣời Vụ Ngƣời Vụ Ngƣời
2006 10.468 16.446 2.066 2.774 19,73% 16,86%
2007 10.361 15.589 2.041 2.667 19,69% 17,10%
2008 10.702 16.687 2.240 2.902 20,93% 17,39%
2009 9.484 14.465 1.881 2.701 19,83% 18,67%
2010 843 12.878 1.695 2.254 20,10% 17,50%
2011 8.662 13.686 2.004 2.783 23,13% 19,39%
2012 8.892 13.289 2.055 2.534 20,81% 17,43%
2013 7.208 10.603 1.380 1.880 19,14% 17,43%
2014 9.017 13.749 1.797 2.405 19,9% 17,49%
2015 9.633 14.661 2.043 2.717 28,2% 18,53%
2016 10.625 16.875 2.197 3.062 20,67% 18,10%
2017 9.848 15.320 2.036 2.792 20,60% 28,35%
CỘNG 113.330 174.258 23.435 31.471 20,68% 18,06%
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực
miền Tây Nam Bộ và C45 - Bộ Công an
162
Bảng 3.4.
TÌNH HÌNH PHẠM PHÁP HÌNH SỰ VÀ
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
Ở KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ 2 6 - 2017)
NĂM PHẠM PHÁP NCTN VPPL TỶ LỆ
HÌNH SỰ
TS vụ TS đối TS vụ TS đối TS vụ KP TS đối tƣợng
KP tƣợng KP tƣợng
2006 5.784 7.493 2.066 2.774 35,71% 37,02%
2007 5.860 7.422 2.041 2.667 34,82% 35,93%
2008 6.057 7.764 2.240 2.902 36,98% 37,37%
2009 5.490 7.289 1.881 2.701 34,26% 37,05%
2010 5.023 6.713 1.695 2.254 33,74% 33,57%
2011 5.255 7.200 2.004 2.783 38,13% 38,65%
2012 5.609 7.543 2.055 2.534 33,63% 33,59%
2013 5.937 8.514 1.380 1.880 23,24% 22,08%
2014 5.213 7.147 1.797 2.405 27,54% 29,51%
2015 6.039 7.837 2.043 2.717 23,86% 25,94%
2016 6.285 10.427 2.197 3.062 34,95% 29,37%
2017 5.766 10.041 2.036 2.792 35,30% 27,80%
CỘNG 68.318 95.390 23.435 31.471 34,30% 32,99%
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ.
163
Bảng 3.5.
THỐNG KÊ SỐ LƢ NG NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI CẢ NƢỚC VÀ KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ
(2006 - 2017)
MIỀN TÂY NAM
CẢ NƢỚC TỶ LỆ
BỘ
NĂM
2006 3.929 419 10,66%
2007 4.115 531 12,90%
2008 4.254 640 15,04%
2009 3.973 615 15,47%
2010 3.978 506 12,71%
2011 3.440 709 20,61%
2012 3.559 722 20,28%
2013 4.513 572 12,67%
2014 4.318 492 11,39%
2015 4.575 537 11,73%
2016 4.218 615 14,60%
2017 3.996 567 14,20%
CỘNG 48.868 6.925 14,17%
Nguồn: Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ.
164
Bảng 3.6.
BẢNG THỐNG KÊ CƠ CẤU NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ 2 6 - 2017)
TỘI DANH
Mua
Cƣớp
Cƣỡng Gây Chống Môi bán,
TỔNG Giết Cƣớp Hiếp giật Trộm Cố ý Đánh Tội
NĂM đoạt rối ngƣời giới TT
SỐ ngƣời TS dâm tài cắp TS gây TT bạc khác
TS TTCC THCV MD ma
sản
túy
2006 419 24 50 8 62 28 166 35 4 0 0 1 5 36
2007 531 36 51 4 59 43 223 55 16 0 0 1 6 37
2008 640 47 70 6 52 45 262 55 32 2 0 8 1 60
2009 615 42 90 4 35 47 226 92 22 0 1 6 8 42
2010 506 29 45 8 35 51 160 85 36 0 0 5 4 48
2011 709 49 78 3 45 61 249 128 32 0 1 5 5 53
2012 722 39 66 14 53 70 241 128 55 6 6 6 16 22
2013 572 8 22 1 18 20 316 73 55 0 0 9 16 34
2014 492 28 39 5 58 49 140 77 46 0 0 13 6 31
2015 537 31 43 7 67 54 167 63 61 0 0 17 13 14
2016 615 35 59 6 52 50 230 53 38 1 0 8 9 74
2017 567 33 53 7 46 47 215 49 32 0 0 13 5 67
Cộng 6.925 401 656 73 582 565 2.595 893 429 9 8 92 94 518
Tỷ lệ 5,79% 9,47% 1,05% 8,40% 8,16% 37,47% 12,90% 6,20% 0,13% 0,12% 1,32% 1,35% 7,48%
Nguồn: Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ.
165
Bảng 3.7.
THỐNG KÊ GIỚI T NH NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT 2 6 - 2017)
Năm Tổng Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ
số
2006 2.774 2.678 96,54% 96 3,46%
2007 2.667 2.563 96,10% 104 3,90%
2008 2.902 2.819 97,14% 83 2,86%
2009 2.701 2.621 97,04% 80 2,96%
2010 2.254 2.175 96,50% 79 3,50%
2011 2.783 2.642 94,93% 141 5,07%
2012 2.534 2.448 96,61% 86 3,39%
2013 1.880 1.832 97,45% 48 2,55%
2014 2.405 2.349 97,67% 56 2,33%
2015 2.717 2.612 96,13% 105 3,87%
2016 3.062 2.966 96,89% 96 3,11%
2017 2.792 2.669 95,60% 123 4,40%
Cộng 31.471 30.366 96,49% 1097 3,51%
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực
miền Tây Nam bộ.
166
Bảng 3.8.
THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT 2 6 - 2017)
Tổng Mù Tiểu THCS
Năm Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
số chữ học trở lên
2006 2.774 581 20,94% 1.233 44,45% 960 34,61%
2007 2.667 480 18,00% 1.116 41,84% 1.071 40,16%
2008 2.902 510 17,57% 1.383 47,66% 1.009 34,77%
2009 2.701 344 12,74% 950 35,17% 1.407 52,09%
2010 2.254 329 14,60% 899 39,88% 1.026 45,52%
2011 2.783 340 12,22% 1.250 44,92% 1.193 42,87%
2012 2.534 414 16,34% 893 35,24% 1.227 48,42%
2013 1.880 138 7,34% 645 34,31% 1.097 58,35%
2014 2.405 315 13,09% 912 37,92% 1.178 48,98%
2015 2.717 428 15,75% 1.071 39,41% 1.218 44,82%
2016 3.062 480 15,68% 1.191 38,92% 1.391 45,43%
2017 2.792 411 14,75% 1.093 39,15% 1.288 46,13%
Cộng 31.471 4.770 15,16% 12.636 40,15% 14.065 44,69%
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ.
167
Bảng 3.9.
THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN BỎ HỌC VI
PHẠM PHÁP LUẬT 2 6 - 2017)
Tỉnh, thành phố Tổng số ngƣời
Số bỏ học VPPL Tỷ lệ
miền Tây Nam bộ CTN VPPL
Long An 2.809 1.073 38,20%
Tiền Giang 2.341 1.738 74,25%
Bến Tre 2.095 1.313 62,70%
Vĩnh Long 1.529 808 52,87%
Trà Vinh 1.975 1.408 71,32%
Đồng Tháp 4.669 1.926 41,25%
Cần Thơ 2.954 1.501 50,82%
An Giang 3.656 1.606 43,95%
Kiên Giang 2.523 1.271 50,38%
Hậu Giang 2.082 1.251 60,09%
Sóc Trăng 1.547 1.096 70,83%
Bạc Liêu 1.462 884 60,45%
Cà Mau 1.829 1.029 56,25%
Cộng 31.471 16.904 53,71%
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ.
168
Bảng 3.10.
THỐNG KÊ LỨA TUỔI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT 2 6 - 2017)
Dƣới
Tổng Đủ 14 - Đủ 16 -
Năm 14 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
số dƣới 16 dƣới 18
tuổi
2006 2.774 360 12,98% 1.036 37,35% 1.378 49,68%
2007 2.667 280 10,50% 901 33,78% 1.486 55,72%
2008 2.901 370 12,75% 852 29,37% 1.679 57,88%
2009 2.701 254 9,40% 836 30,95% 1.611 59,64%
2010 2.254 173 7,68% 724 32,12% 1.357 60,20%
2011 2.783 328 11,79% 913 32,81% 1.542 55,41%
2012 2.534 171 6,75% 896 35,36% 1.467 57,89%
2013 1.880 172 9,15% 424 22,55% 1.284 68,30%
2014 2.405 163 6,77% 695 28,89% 1.547 64,32%
2015 2.717 277 10,19% 846 31,13% 1.594 58,66%
2016 3.062 337 11,02% 1.006 32,86% 1.719 56,12%
2017 2.792 306 10,96% 886 31,74% 1.600 57,30%
Cộng 31.471 3.191 10,14% 10.015 31,18% 18.264 58,03%
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ.
169
Bảng 3.11.
THỐNG KÊ MỨC ĐỘ VI PHẠM CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VI PHẠM
PHÁP LUẬT 2 6 - 2017)
Tổng
Năm Lần 1 Tỷ lệ Lần 2 trở lên Tỷ lệ
số
2006 2.774 1.718 61,93% 1.056 38,07%
2007 2.667 1.733 64,98% 934 35,02%
2008 2.902 1.657 57,10% 1.245 42,90%
2009 2.701 1.700 62,94% 1.001 37,06%
2010 2.254 1.620 71,87% 634 28,13%
2011 2.783 1.991 71,54% 792 28,46%
2012 2.534 1.734 68,43% 800 31,57%
2013 1.880 1.458 77,55% 422 22,45%
2014 2.405 1.683 69,97% 722 30,03%
2015 2.717 1.996 73,46% 721 26,54%
2016 3.062 2.127 69,45% 935 30,55%
2017 2.792 2.061 73,82% 731 26,18%
Cộng 31.471 21.478 68,25% 9.993 31,75%
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ.
170
Bảng 3.12.
THỐNG KÊ VỀ ĐIỀU KIỆN GIA ĐÌNH NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI ĐANG BỊ TẠM GIAM TẠI CÔNG AN CÁC TỈNH
BẠC LIÊU, CÀ MAU, TRÀ VINH, HẬU GIANG, BẾN TRE
VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2 6 - 2017)
Năm Tổng số Điều kiện gia đình
đối Khó khăn Đủ ăn Khá giả
tƣợng
2006 94 29 36 29
2007 94 39 29 26
2008 97 35 28 34
2009 74 37 19 18
2010 66 23 26 17
2011 89 40 24 25
2012 119 71 32 16
2013 102 63 29 10
2014 118 71 34 13
2015 123 74 37 12
2016 142 71 43 28
2017 138 69 37 32
Tổng số 1.256 622 374 260
Tỷ lệ% 100% 49,52% 29,78% 20,70%
Nguồn: PC81B Công an các tỉnhBạc Liêu, Cà Mau,
Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre và thành phố Cần Thơ
171
Bảng 3.13.
THỐNG KÊ CÔNG TÁC TẤN CÔNG TRẤN ÁP TỘI PHẠM HÌNH SỰ
KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ 2 6 - 2017)
Triệt phá băng
ĐT XLTP Triệt phá TNXH
nhóm Đƣa Đƣa
ĐỊA BÀN Bắt TN
Số Đối CSGD TGD
Số vụ Đối tƣợng Số lƣợng Đối tƣợng
lƣợng tƣợng
Long An 5.670 7.089 230 1.161 921 5.634 341 723 273
Tiền Giang 2.943 4.806 206 1.794 741 4.209 498 787 400
Cần Thơ 3.437 4.338 157 700 583 3.816 194 565 245
Đồng Tháp 6.292 9.368 395 2.245 1.543 6.567 543 1.051 420
Bến Tre 1.849 2.590 153 1.102 1.028 4.264 242 654 197
Vĩnh Long 2.358 3.021 148 638 1.601 7.541 198 533 250
Sóc Trăng 2.401 3.406 184 766 2.267 9.345 539 529 177
Trà Vinh 3.651 5.190 296 1.663 3.756 11.871 542 772 360
An Giang 6.071 8.566 483 1.937 676 4.151 577 1.514 689
Kiên Giang 1.823 2.717 83 782 1.731 9.090 231 845 345
Hậu Giang 1.606 2.631 122 814 282 2.197 119 512 139
Bạc Liêu 2.618 3.740 211 1.085 1.774 6.502 415 506 207
Cà Mau 4.780 6.783 77 485 781 3.585 383 983 367
Cộng 45.499 64.245 2.745 15.172 17.684 78.772 4.822 9.974 4.069
Nguồn: PC45 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ.
172
Bảng 3.14
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ HÕA GIẢI NĂM 2 6-2017
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HÕA GIẢI
Số Số lƣợng báo cáo viên, tuyên truyền
Số lƣợt
cuộc viên pháp luật
ngƣời
tuyên Báo cáo viên Số
đƣợc Số
truyền Số tài thôn,
tuyên vụ,
PL liệu tổ dân Số tổ Số hòa Số vụ, việc
truyền PL việc
theo phát Tuyên phố hòa giải hòa giải
STT Tỉnh theo hình nhận
hình hành Cấp Cấp truyền Cộng và giải viên thành
thức hòa
thức (bộ) tỉnh huyện viên tƣơng
tuyên giải
tuyên đƣơng
truyền
truyền
miệng
miệng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)+(5)+(6) (8) (9) (10) (11) (12)
Long
1 14.717 492.130 105.406 80 324 1.826 2.230 1.113 1.053 6.831 5.755 4.254
An
Tiền
2 34.698 1.187.129 47.400 46 360 2.085 2.491 1.009 1.025 6.039 2.525 1.726
Giang
Cần
3 32.580 1.615.000 85.000 140 380 3.680 4.200 630 630 3.670 1.965 1.775
Thơ
Đồng
4 1.162 69.257 444.592 121 339 1.098 1.558 687 851 4.360 6.713 4.746
Tháp
Bến
5 24.597 332.023 16.029 71 163 2.169 2.403 852 852 6.208 2.859 2.042
Tre
Vĩnh
6 13.919 324.255 9.850 71 164 1.050 1.285 846 846 6.485 2.638 1.845
Long
Sóc
7 3.954 519.292 18.875 126 60 453 639 773 801 3.907 3.193 1.210
Trăng
Trà
8 128 2.640.818 110.000 40 150 1.248 1.438 783 2.333 11.248 2.131 125
Vinh
173
An
9 12.075 499.841 225.996 122 104 2.354 2.580 920 6.261 6.752 5.067
Giang
Kiên
10 17.935 539.739 118.512 54 424 1.593 2.071 920 928 6.282 3.180 2.445
Giang
Hậu
11 9.673 301.877 25.735 24 135 817 976 524 528 3.484 3.097 2.227
Giang
Bạc
12 2.470 35.190 83 71 218 574 863 442 538 3.785 2.560 1.479
Liêu
Cà
13 12.567 632.878 68.512 86 161 1.207 1.454 935 912 6.806 6.806 5.474
Mau
Nguồn: Cục Bổ trợ pháp lý - Bộ Tư pháp
174
Bảng 3.15
THỐNG KÊ LỰC LƢ NG CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
CÔNG AN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ MIỀN TÂY NAM BỘ
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2 17
TRÌNH ĐỘ
TỔNG QUÂN SỐ CHỨC DANH
Nghiệp vụ Lý luận chính trị
TỈNH, THÀNH Lãnh
CBCS Trên
PHỐ Cấp Cấp đạo Sơ Trung Đại Sơ Trung Cao TS ĐT
TS PC45 đại TM-HC
huyện phƣờng học học học cấp cấp cấp viên viên
học
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)
Long An 331 51 280 0 47 284 9 137 182 3 146 163 22 213 100 8
Tiền Giang 285 63 222 0 51 234 10 112 159 4 129 132 24 181 97 7
Cần Thơ 212 66 146 0 60 252 2 173 37 0 175 33 4 151 53 8
Đồng Tháp 310 50 260 0 41 269 12 126 170 2 138 154 18 199 103 8
Bến Tre 220 40 180 0 32 188 3 95 121 1 98 107 15 142 73 5
Vĩnh Long 205 45 160 0 29 176 7 58 112 1 92 97 16 131 68 6
Sóc Trăng 268 48 220 0 38 230 8 236 21 3 144 115 9 174 89 5
Trà Vinh 225 44 157 24 36 189 1 130 93 1 129 91 5 178 42 5
An Giang 240 53 187 0 69 171 9 168 63 0 164 56 20 160 75 5
Kiên Giang 269 42 227 0 53 216 4 181 84 0 185 65 19 198 65 6
Hậu Giang 197 36 137 24 47 150 12 113 71 1 107 77 13 140 49 8
Bạc Liêu 141 40 101 0 37 104 1 100 40 0 68 72 1 96 38 7
Cà Mau 196 38 158 0 57 139 9 57 128 2 95 84 17 104 84 8
Nguồn: PC45, PX13 Công an các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Tây Nam bộ
175
Bảng 3.16
THỐNG KÊ LỰC LƢ NG VIỆN KIỂM SÁT CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHU VỰC TÂY NAM BỘ
Tổng số Kiểm sát viên Trình độ
Chuyên môn Lý luận chính trị Ngoại ngữ Tin học
Kiểm Kiểm
Tỉnh, Kiểm sát sát Cử
TP sát viên viên viên Tiến Thạc Đại Cao Trung Sơ nhân, Trung Sơ Cử Cơ Cử Cơ
cao cấp trung sơ sĩ sĩ học đẳng học cấp Cao cấp cấp nhân sở nhân sở
cấp cấp cấp
Long
0 127 258 0 4 381 0 0 0 38 347 0 1 384 0 385
An
Tiền
0 113 237 0 2 347 0 0 0 27 323 0 0 350 0 350
Giang
Cần
0 156 283 0 6 433 0 0 0 32 407 0 2 437 1 438
Thơ
Đồng
0 139 275 0 3 411 0 0 0 35 379 0 0 314 0 314
Tháp
Bến
0 112 232 0 2 342 0 0 0 29 315 0 0 344 0 344
Tre
Vĩnh
0 132 249 0 3 378 0 0 0 39 342 0 0 381 0 381
Long
Sóc
0 115 279 0 0 394 0 0 0 17 377 0 1 393 1 393
Trăng
Trà
0 98 233 0 4 329 0 0 0 31 300 0 0 331 0 331
Vinh
An
0 142 267 0 4 405 0 0 0 37 372 0 0 409 1 408
Giang
Kiên
0 141 284 0 4 421 0 0 0 43 382 0 1 424 0 425
Giang
176
Hậu
0 122 241 0 0 363 0 0 0 28 335 0 0 363 0 363
Giang
Bạc
0 118 240 0 2 356 0 0 0 36 320 0 0 358 0 358
Liêu
Cà
0 136 276 0 3 409 0 0 0 39 373 0 0 412 1 411
Mau
Tổng
0 1.655 3.361 0 4.979 0 0 0 431 4.585 0 5 5.011 4 5.012
số
Nguồn: Vụ Tổ chức - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Bảng 3.17
THỐNG KÊ LỰC LƢ NG TÕA ÁN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHU VỰC TÂY NAM BỘ
Tổng số biên chế Trình độ
Thẩm Thẩm Thẩm Chuyên môn Lý luận chính trị Ngoại ngữ Tin học
Tỉnh, Đối
phán phán phán Cử
TP tƣợng Tiến Thạc Đại Cao Trung Sơ Trung Sơ Cử Cơ Cử Cơ
Cao Trung Sơ nhân,
khác sĩ sĩ học đẳng học cấp cấp cấp nhân sở nhân sở
cấp cấp cấp Cao cấp
Long An 1 1 31 259 0 22 256 3 9 4 37 31 231 0 214 2 221
Tiền
1 24 88 191 0 10 275 4 9 3 32 39 0 1 203 8 229
Giang
Cần Thơ 1 25 65 119 0 16 196 1 2 3 25 54 88 4 115 3 107
Đồng
1 35 89 174 0 22 270 3 3 2 57 117 0 3 270 10 274
Tháp
Bến Tre 1 16 81 121 0 4 200 0 9 2 43 7 0 0 124 1 125
Vĩnh
1 23 71 123 0 14 193 1 3 1 45 88 0 0 222 5 217
Long
Sóc
1 25 47 126 0 13 181 1 5 1 29 11 117 0 165 4 155
Trăng
177
Trà Vinh 0 16 58 110 0 2 173 1 2 6 34 20 76 0 157 2 159
An Giang 0 31 94 164 0 11 254 0 14 4 42 79 85 0 178 1 242
Kiên
0 31 85 151 0 6 252 3 14 1 40 56 93 2 126 3 148
Giang
Hậu
1 12 40 87 0 8 124 0 2 2 19 13 0 0 131 1 132
Giang
Bạc Liêu 1 13 39 97 0 1 148 20 1 2 19 7 0 0 124 1 125
Cà Mau 1 18 60 124 0 19 181 0 4 0 41 94 0 0 197 4 196
Tổng số 10 270 848 1.846 0 148 2.703 37 77 31 463 616 690 10 2.226 45 2.330
Nguồn: Vụ Tổ chức - Tòa án nhân dân tối cao
178
PHỤ LỤC 2: CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Phiếu số 3.1
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Về hoàn cảnh gia đình NCTN vi phạm pháp luật
- Mục đích: Phục vụ nghiên cứu luận án“Phòng ngừa tình hình tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ”.
- Ngƣời tiến hành điều tra: Nguyễn Thanh Phong - Tác giả của luận án.
- Đối tƣợng tiến hành điều tra: Cảnh sát khu vực và lãnh đạo Công an xã,
phƣờng, thị trấn thuộc tỉnh Vĩnh Long; số lƣợng là 165 ngƣời.
- Địa bàn và thời gian tiến hành điều tra: Công an 107 xã, phƣờng, thị trấn
thuộc 08 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Vĩnh Long, trong năm 2015.
- Hình thức điều tra: Lấy ý kiến trực tiếp qua Hội nghị tổng kết chuyên đề
“Phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2015”
do Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ ANTQ tỉnh Vĩnh Long tổ chức vào ngày 10 tháng 11 năm 2015.
- Nội dung tiến hành điều tra:
+ Tổng số ngƣời CTN (dƣới 18 tuổi) đồng chí đƣợc tiếp xúc làm việc là.. em.
+ Câu hỏi: Hoàn cảnh nào dẫn đến ngƣời CTN vi phạm pháp luật
+ Trả lời: Đánh số vào một trong những đáp án sau:
1. Do gia đình nghèo khổ thiếu thốn nên vi phạm pháp luật VPPL
2. Gia đình đủ ăn nhƣng vẫn vi phạm pháp luật
3. Gia đình khá giả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống nhƣng vẫn vi phạm pháp
luật
Xin chân thành cám ơn các đồng chí đã tham gia tiến hành thực hiện Phiếu
điều tra xã hội học này./.
Vĩnh Long, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Ngƣời tham gia
(kí tên, ghi tên và chức vụ)
179
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
- Tổng số NCTN (dƣới 18 tuổi) đƣợc tiếp xúc làm việc là 361 em.
- Hoàn cảnh dẫn đến NCTN vi phạm pháp luật là:
1. Do gia đình nghèo khổ thiếu thốn nên vi phạm pháp luật 249 em, chiếm
68,97%.
2. Gia đình đủ ăn nhƣng vẫn vi phạm pháp luật 42 em, chiếm 11,63%.
3. Gia đình khá giả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống nhƣng vẫn vi phạm pháp
luật 70 em, chiếm 19,39%.
-------------------------------------------
180
Phiếu số 3.2
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Về nguyên nhân và điều kiện NCTN vi phạm pháp luật
- Mục đích: Phục vụ nghiên cứu Luận án “Phòng ngừa tình hình tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ”.
- Ngƣời tiến hành điều tra: Nguyễn Thanh Phong - Tác giả của luận án.
- Đối tƣợng tiến hành điều tra: Trinh sát hình sự phụ trách địa bàn và Điều tra
viên của các đơn vị PC45, Công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Tổng số 59 đồng chí.
- Địa bàn và thời gian tiến hành điều tra: Tỉnh Vĩnh Long, năm 2015.
- Hình thức điều tra: Lấy ý kiến trực tiếp qua Hội nghị tổng kết chuyên đề
“Phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2015”
do Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ ANTQ tỉnh Vĩnh Long tổ chức vào ngày 10 tháng 11 năm 2015.
- Nội dung tiến hành điều tra:
+ Tổng số ngƣời CTN (dƣới 18 tuổi) đồng chí đƣợc tiếp xúc làm việc là.. em.
+ Câu hỏi: Nguyên nhân, điều kiện nào dẫn đến ngƣời CTN vi phạm pháp luật
+ Trả lời: Đánh số vào một trong những đáp án sau:
1. Nguyên nhân từ sự quản lý, giáo dục của gia đình
2. Nguyên nhân từ những sơ hở của nhà trƣờng
3. Nguyên nhân từ những thiếu xót của xã hội
4. Nguyên nhân từ bản thân của các em
Xin chân thành cám ơn các đồng chí đã tham gia tiến hành thực hiện Phiếu
điều tra xã hội học này./.
Vĩnh Long, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Ngƣời tham gia
(kí tên, ghi tên và chức vụ)
181
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
- Tổng số NCTN vi phạm pháp luật đƣợc Trinh sát hình sự và Điều tra viên
tiếp xúc làm việc là 402 em.
- Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến NCTN vi phạm pháp luật là:
1. Nguyên nhân từ sự quản lý, giáo dục của gia đình 259 em, chiếm 64,42%.
2. Nguyên nhân từ những sơ hở của nhà trƣờng 31 em, chiếm 7,71%.
3. Nguyên nhân từ những thiếu sót của xã hội 25 em, chiếm 6,21%.
4. Nguyên nhân từ bản thân của các em 87 em, chiếm 21,61%.
-------------------------------------------
182
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phong_ngua_tinh_hinh_toi_pham_do_nguoi_chua_thanh_ni.pdf
- Trichyeu_NguyenThanhPhong.pdf