Luận án Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO XUÂN THÀNH PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 9.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng đ

pdf170 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cam đoan Luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận án./. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đào Xuân Thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 8 1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam........................................................................ 15 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong luận án ........................................................................................................................... 24 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI ........................................................... 28 2.1. Nhận thức chung về các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội ................................... 28 2.2. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội .................................................................................................................. 37 2.3. Các nguyên tắc của phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội ...................... 45 2.4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội ........................................................................................................ 49 2.5. Chủ thể, nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội ...... 57 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ................................................................................................................................. 72 3.1 Tình hình, đặc điểm các tội tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ thời gian qua ......................................................................................... 72 3.2 Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Đông Nam bộ thời gian qua ................................................................ 89 3.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Đông Nam bộ thời gian qua .............................................................. 103 Chương 4. DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ................................................................................ 114 4.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới .............................................................. 114 4.2. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ .......................................................................... 123 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 11 BLHS Bộ luật Hình sự 22 CAND Công an nhân dân 33 XHCN Xã hội chủ nghĩa 44 CQĐT Cơ quan Điều tra 55 HĐND Hội đồng nhân dân 66 VKSND Viện Kiểm sát nhân dân 77 TAND Tòa án nhân dân 88 THTP Tình hình tội phạm 99 TTXH Trật tự xã hội 110 UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội và Nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm qua đó làm giảm và tiến tới loại bỏ tình hình tội phạm. Về mặt lý luận phòng ngừa tội phạm có thể được nghiên cứu ở các cấp độ và phạm vi khác nhau như: phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tội nhóm tội phạm, tội phạm cụ thể trên địa bàn cả nước hoặc trên những địa bàn của từng khu vực, địa phương khác nhau. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc quan trọng của phòng ngừa tội phạm là nguyên tắc cụ thể hóa các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phòng ngừa tội phạm phải gắn với những địa bàn với những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử riêng và với các tội phạm và nhóm tội phạm cụ thể thì cần có những giải pháp phòng ngừa phù hợp với những đặc điểm riêng đó. Vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23,6 nghìn km2), số dân vào loại trung bình (15 triệu người, năm 2014), nhưng lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội cùng với mặt trái của kinh tế thị trường cũng mang đến cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ không ít những nguy cơ, thách thức, đặc biệt là trong công tác giữ gìn trật tự xã hội trên địa bàn. Những năm qua, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ có diễn biến phức tạp, mức độ phạm tội ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, Công tác điều tra truy tố, xét xử các tội xâm phạm trật tự xã hội ở khu vực này chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt đối với một số loại tội phạm xảy ra phổ biến ở địa bàn thành phố, thị xã, công nghiệp như các tội vi phạm quy định về tham gia giao thông, đánh bạc và tổ chức đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, chứa và môi giới mại dâm Điều đó cho thấy, hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan chức năng vẫn chưa hiệu quả. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến 1 hoạt động phòng ngừa tội phạm đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm chưa khoa học và khả thi chưa tốt, chưa gắn với điều kiện đặc thù mang tính chất vùng miền và chưa cụ thể hóa các biện pháp phòng ngừa đối với những nhóm tội khác nhau trong phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong phòng ngừa tội phạm chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Có trường hợp do nhận thức cảm tính dẫn đến hoạt động phòng ngừa thiếu khoa học, thiếu đồng bộ và khách quan; nhiều cơ quan, ban ngành chưa xác định đúng vai trò, vị trí, tính chất, ý nghĩa, nội dung và mục đích của hoạt động phòng ngừa tội phạm nên đã tiến hành một cách hời hợt, qua loa, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến mắc phải những sai lầm, thiếu sót, gây ra những khó khăn, phức tạp cho hoạt động phòng ngừa tội phạm dẫn đến phát sinh tội phạm làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khác trong đời sống pháp lý, kinh tế, chính trị xã hội và gây ra những bức xúc trong đời sống nhân dân. Về lý luận, lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung đã và đang được nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, lý luận về phòng ngừa tội phạm cũng đang đòi hỏi cần cụ thể hóa lý luận phòng ngừa tội phạm nói chung vào những nhóm tội phạm, tội phạm cụ thể ở các địa bàn khác nhau đồn thời qua đó bổ sung, làm phong phú thêm lý luận về phòng ngừa tội phạm. Mặt khác, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn Vùng Đông Nam bộ nhằm cung cấp cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhóm tội phạm xâm phạm trật tự xã hội ở khu vực này. Từ yêu cầu về mặt lý luận và thực đó, đặt ra nhu cầu cần cụ thể hóa lý luận về phòng ngừa tội phạm vào đánh giá thực tiễn phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ. Đồng thời qua thực tiễn phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự xã hội Vùng Đông Nam bộ chỉ ra những yếu tố đặc thù của khu vực về tình hình tội phạm, đặc biệt là các yếu tố làm phát sinh nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội của khu vực này nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm về trật tự xã 2 hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm trật tự xã hội trên các tỉnh miền Đông Nam Bộ nói riêng, việc nghiên cứu đề tài: Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm về trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ” là có ý nghĩa về mặt lý luận, thực tiễn và có tính cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua lý luận về phòng ngừa tội phạm làm rõ thêm những vấn đề mặt lý luận và dánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn miền Đông Nam bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến công tác phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, phát triển trong luận án; Hai là, phân tích làm rõ thêm những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội dưới góc độ nghiên cứu của Tội phạm học. Ba là, trình bày và phân tích thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Bốn là, đưa ra các dự báo khoa học về tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ và đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lấy các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Các tội xâm phạm trật tự xã hội có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều nhóm tội, tuy nhiên luận án chỉ tập trung nghiên cứu các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng thuộc Chương XIX Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Về không gian, luận án khảo sát thực trạng công tác phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ; thời gian khảo sát từ năm 2007 - 2017. Về phạm vi chủ thể phòng ngừa luận án chỉ tập trung vào hệ thống các chủ thể phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTTXH trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ và tập trung vào các hoạt động phòng ngừa của chủ thể nòng cốt là lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH của Công an nhân dân. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống tội phạm. Ngoài phương pháp luận kể trên, để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của đề tài, luận án sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp hệ thống; Phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp hội thảo và phương pháp tọa đàm chuyên gia. Đối với từng nội dung cụ thể của luận án, để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả áp dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 4 (1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tài liệu thứ cấp; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu chủ yếu được áp dụng ở Chương I và Chương II của luận án. (2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua khảo sát thực tế; phỏng vấn, tiếp xúc trao đổi, tọa đàm với các nhà khoa học, các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội; phương pháp điều tra, thống kê để thu thập thực tiễn phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội. Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở Chương II, III của luận án. (3) Phương pháp so sánh được áp dụng ở Chương I nhằm phân tích, đánh giá, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam; phương pháp phân tích - dự báo khoa học được áp dụng ở chương III của luận án nhằm định hướng và kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội. 5. Điểm mới của luận án 5.1. Điểm mới về phương pháp nghiên cứu - Luận án có áp dụng phương pháp xác định hệ đặc điểm chuyên biệt để đánh giá mức độ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội đối với sáu đơn vị hành chính ở miền Đông Nam Bộ; đặc tả mức độ phạm tội theo các cấp độ khác nhau, để nhận thấy những đặc điểm tương đồng về kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước ở các địa phương, đã tác động vào người phạm tội gây ra tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội như hiện nay. - Luận án kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình luận giải tình hình tội phạm, nguyên nhân điều kiện, nhân thân người phạm tội và các giải pháp phòng ngừa tội xâm phạm trật tự xã hội. 5.2. Điểm mới về quan điểm tiếp cận Về vấn đề nguyên nhân của tội xâm phạm trật tự xã hội, về phòng ngừa tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội, luận án triển khai áp dụng quan điểm tiếp cận mới, có bản chất mác-xít như sau: - Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chính là việc nghiên cứu quy luật của sự phạm tội; Nguyên nhân và điều kiện của tìnhhình tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học; Nguyên nhân của tình hình tội 5 phạm là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm-sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con người trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định đã dẫn tới việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật hình sự quy định là tội phạm; Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm phải được thực hiện thông qua việc làm rõ các yếu tố làm phát sinh tình hình tội phạm ở môi trường sống và ở chính bản thân người phạm tội trong các tình huống khác nhau. - Luận án tiếp cận các biện pháp phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tội phạm học theo hai nội dung chính, bao gồm: Biện pháp loại trừ tội phạm và biện pháp ngăn chặn tội phạm.Theo đó, biện pháp loại trừ tội phạm là các biện pháp mà Đảng và Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội và mọi công dân tiến hành nhằm triệt tiêu các yếu tố làm phát sinh tội phạm trong xã hội, nhằm nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội và loại trừ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách của từng cá nhân. Còn biện pháp ngăn chặn tội phạm thì có các địa chỉ tác động rõ ràng, vốn đang tồn tại trong xã hội. 5.3. Điểm mới mang tính tổng thể Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu về tội phạm học của tội xâm phạm trật tự xã hội. Thứ hai, luận án được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ trương kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, áp dụng để giải quyết ba vấn đề lớn được đặt ra từ tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội ở Việt Nam. Đó là: - Áp dụng lý luận nhận thức Mác-xit để nhận diện và đánh giá thực trạng của tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua; - Vận dụng lý luận Mác-xít về nguyên nhân, điều kiện, tức là về quan hệ nhân- quả, để chỉ ra những yếu tố làm phát sinh tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội ở Việt Nam một cách triệt để, đồng bộ và hệ thống; - Kết hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam và lý luận tội phạm học Mác- xít về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, luận án đã kiến giải được hệ 6 thống các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội một cách đầy đủ và biện chứng. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, Luận án được kết cấu thành 04 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ Chương 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội Chương 3: Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ Chương 4: Các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu về tội phạm học nói chung và phòng ngừa tội phạm nói riêng, cũng như nghiên cứu về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới quan tâm. Hiện nay cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố về phòng ngừa tình hình các tội phạm cũng như phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm về trật tự xã hội. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Tội phạm học là khoa học ra đời khá muộn so với nhiều ngành khoa học xã hội khác như chính trị, triết học, kinh tế hay luật học. Trên thế giới hiện nay, các nhà tội phạm học đã đưa ra nhiều khái niệm về tội phạm thể hiện trong các trường phái tội phạm học khác nhau. Có trường phái coi tội phạm học như là một lính vực kiến thức về khía cạnh xã hội của tội phạm. Tiêu biểu cho trường phái này là các nhà tội phạm học Edwin H. Suntherlan, Donald R. Cressey, David F. Luckenbill. Edwin H. Suntherlan cho rằng: Tội phạm học là lĩnh vực tri thức tập trung vào các vấn đề xã hội của tội phạm. Tội phạm học tập trung vào 3 lĩnh vực cơ bản: xã hội học pháp luật, phân tích nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm [81]. Tiếp theo đó, quan điểm của Edwind H. Suntherlan đã được nhà tội phạm học Donald R.Cressey bổ sung: Tội phạm học lính vực kiến thức chủ yếu nghiên cứu về hành vi phạm tội và tội như một hiện tượng xã hội. Tội phạm học cũng nghiên cứu quá trình làm luật, vi phạm pháp luật và phản ứng đối với việc vi phạm pháp luật [82] Các tác giả Rob White và Fiona Haines nghiên cứu về ngành khoa học theo khía cạnh nguyên nhân của tội phạm, khía cạnh xã hội của vấn đề và viết: “Tội phạm học là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, có phạm vi nghiên cứu của tội phạm học rất rộng liên quan đến khía cạnh xã hội học pháp luật, nguyên nhân của tội phạm và sự phản ứng của xã hội đối với tội phạm với sự khảo sát sâu hơn về các thể chế của tư pháp hình sự [83]. Các nhà tội phạm học thời kỳ đó khi nghiên cứu không có chung phương pháp luận, do đó dẫn đến nhiều quan điểm, nhiều trường 8 phái, tự do. Tuy nhiên, sang thế kỷ 21, các nhà tội phạm học đã đưa ra được nhiều quan điểm chung về tội phạm học và các công trình nghiên cứu về tội phạm học đã toàn diện và sâu sắc hơn về đối tượng, đặc tính khoa học. Trường phái tội phạm học thứ hai cho rằng tội phạm học có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân của tội phạm. Tiêu biểu cho trường phái này là quan điểm của Genero F. Vito, Ronald M. Holmes, Calarence Ray Jeferry. Trường phái này cho rằng: Tội phạm học nghiên cứu 3 lĩnh vực: phát hiện tội phạm, xử lý tội phạm và giải thích về tội phạm cũng như hành vi phạm tội [84] Trường phái thứ ba về tội phạm học coi tội phạm học như là khoa học nghiên cứu về tội phạm với những đặc tính riêng biệt. Đại diện cho trường phái này là các nhà tội phạm học như Clemens Bartollas, Simon Diniz, Gegg Barak. Tác giả Gregg Barak cho rằng: Tội phạm học là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành với kiến thức đa dạng về nguyên nhân của tội phạm, hành vi của người phạm tội, thực tiễn phòng ngừa tội phạm và các chính sách phòng ngừa tội phạm.[85] Tiến sĩ Tom O’Connor làm việc tại Justice Studies Departement North Carolina Weslyeyan Colegge Roky Mount, Nc 27804 thì cho rằng: Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tỷ lệ tội phạm, nguyên nhân dẫn tới cá nhân hay nhóm ngươi phạm tội, phản ứng của cộng đồng xã hội đối với tội phạm [86] Về mặt phương pháp luận, công trình xác định tội phạm là một hiện tượng xã hội, phương hướng đấu tranh chống tội phạm cơ bản nhất là phòng ngừa tội phạm. Do đó, phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tội phạm và các biện pháp để loại trừ các nguyên nhân đó. Qua những phân tích ở trên cho thấy đây là một công trình nghiên cứu khoa học tương đối toàn diện, đã làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, cơ sở pháp lý chung của phòng ngừa tội phạm trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích phương pháp, đặc trưng, chủ thể chính, các chủ thể phối hợp, các đối tượng của hoạt động phòng ngừa tội phạm trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Tuy công trình nghiên cứu đã được thực hiện lâu nhưng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam, nó vẫn có giá trị tham khảo để nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn và làm rõ cơ sở pháp lý của các biện pháp phòng ngừa tội phạm, trong đó có các tội xâm phạm trật tự xã hội và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu 9 quả các biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm về trật tự xã hội của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Tội phạm học Xã hội chủ nghĩa cũng dành sự quan tâm lớn đối với việc nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tội phạm. Có thể kể một số công trình tiêu biểu củ tội phạm học xã hội chủ nghĩa như: - Shestakob D.A, “Tội phạm học”, Mátxcơva, Liên bang Nga, Nhà xuất bản “Trung tâm pháp lý, Prees”, năm 2006 [87]. Công trình đã chỉ rõ cơ sở lý luận của tội phạm học và những lĩnh vực mới của tội phạm học. Trong nội dung cơ sở lý luận của tội phạm, tác giả đã đề cập đến hành vi phạm tội phổ biến, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội trong xã hội. Bên cạnh đó, đối với nội dung những lĩnh vực mới của tội phạm học tác giả đã tập trung đề cập hai loại tội phạm mới đó là tội phạm gia đình và tội phạm chính trị. Tác giả đã chỉ ra biện pháp phòng ngừa tội phạm là tìm ra các nguyên nhân của tội phạm, từ đó làm triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu không đề cập đến hoạt động phòng ngừa tại một địa bàn cụ thể gắn với tính chất đặc thù liên quan đến các tội xâm phạm trật tự xã hội. Minkovskij G.M trong công trình Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm”.[88] đã nghiên cứu toàn diện, đã làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, cơ sở pháp lý chung của phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích phương pháp, đặc trưng, chủ thể chính, các chủ thể phối hợp, các đối tượng của các hoạt động phòng ngừa tội phạm trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Tuy công trình nêu trên nghiên cứu đã lâu nhưng trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nó vẫn có giá trị tham khảo hữu ích để nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn và làm rõ cơ sở pháp lý của các biện pháp phòng ngừa tội phạm; đề xuất các giải pháp phòng ngừa một nhóm tội phạm cụ thể hay phòng ngừa tội phạm ở một địa bàn cụ thể Tac giả Melinikova E.B trong công trình “Vì sao họ phạm tội? Tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội ở các nước tư bản chủ nghĩa” [88], chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu, như: sự thiếu thốn về vật chất của tội phạm, trong xã hội tư sản, hoàn cảnh vật chất ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân thân con người về cách xử sự của họ, sự ảnh hưởng này lại càng lớn đối với những người chưa thành niên, khi mà họ 10 chưa hoàn toàn được đặt vào trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, không có kinh nghiệm sống, không có nghề nghiệp, trình độ học vấn chưa vững chắc... Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa giàu và nghèo làm ảnh hưởng tới cách xử sự của thanh, thiếu niên trong các gia đình; trong đó, có hai trường hợp đối ngược nhau cùng xảy ra, trường hợp thứ nhất phát sinh từ kết quả của các điều kiện vật chất và điều kiện xã hội khó khăn của con người; trường hợp thứ hai, kết quả của những nhu cầu quá mức có thể thoả mãn được, phát sinh trong các tầng lớp giàu có trong xã hội. Quan trọng hơn, quan niệm về quyền tự do hành động mà không bị trừng phạt, khi người nghèo phạm tội thì thường xuyên bị đưa ra toà để làm gương cho người khác, trong khi người giàu phạm tội thì chỉ bị xem xét, giải quyết theo cách thức ngoài toà án. Tác giả đã chỉ ra những nguyên lý cơ bản và nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, từ những nguyên nhân đó, để nghiên cứu và đánh giá những giải pháp được đề xuất nhằm phòng ngừa các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa trong những thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là khoa học, kỹ thuật phát triển như hiện nay, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên được phân tích trong công trình nghiên cứu trên không còn phù hợp. Bên cạnh đó, công trình của tác giả Melinikova E.B cũng mới chỉ phân tích và làm rõ nguyên nhân phạm tội của một nhóm người là những người chưa thành niên. Tóm lại, nghiên cứu ở một số nước cho thấy, đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng, các công trình đã lập luận và biện giải những vấn đề cần thiết phải được hoàn thiện để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng. Có thể nói kết quả nghiên cứu của những công trình này giúp tác giả nhận thức đúng đắn hơn về công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng và được tiếp thu có chọn lọc trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu các công trình đã công bố ở một số nước nêu trên còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề, như: cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, tổ chức các mô hình phòng ngừa tội phạm có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và tội 11 phạm một số tội danh cụ về trật tự xã hội nói riêng, các kết quả này chưa nghiên cứu được về hoạt động phòng ngừa tội phạm của một nhóm các tội danh mà chỉ nghiên cứu ở một tội danh riêng lẻ. Nhiều vấn đề mới chỉ dừng lại ở mức độ thông tin, chưa đi vào vấn đề cụ thể mà luận án sẽ đề cập là phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội và gắn với địa bàn khảo sát trực tiếp là các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Việc tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu của các tác giả về vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu rất khó khăn. Do đây là hoạt động nghiệp vụ của lực lượng chuyên biệt nên không xuất bản, hòa nhập vào Việt Nam. 1.1.2. Nghiên cứu về phòng ngừa một số tội phạm cụ thể và các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội Các công trình nghiên cứu về phòng ngừa một số tội phạm cụ thể, trong đó có các tội thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: - Nghiên cứu và phòng ngừa các tội xâm phạm thân thể, Tác giả G.I. Xetraưrop, (Khoa học nghiên cứu tội phạm, Viện nghiên cứu khoa học Công an, Hà Nội 1975, Chương XVIII) [90]. Trong tác phẩm của mình tác giả G.I. Xeưtraưrop đã đưa ra các đặc điểm về tội phạm học đối với những vụ giết người và gây thương tích nặng, đó là: Những đặc điểm về mặt tội phạm học của tội giết người và tội cố ý gây thương tích nặng được xem xét chung, vì những nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm này thông thường có nguồn gốc giống nhau. Xét về động cơ các tội giết người và tội cố ý gây thương tích nặng cũng giống nhau. Các cuộc nghiên cứu điển hình cho thấy: Số lượng các vụ cố ý giết người có chiều hướng giảm dần. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giết người và cố ý gây thương tích được bắt nguồn từ những vấn đề sau: “Trước hết loại tội phạm này có liên quan đến trình độ văn hoá thấp, kết hợp trình độ văn hoá thấp với nghiện rượu của bị cáo đã dẫn họ đi đến gây ra tội phạm nặng”[90.Tr.65]. Thái độ bàng quan của quần chúng nhân dân là điều kiện để tội phạm giết người, gây thương tích có thể xảy ra, bên cạnh đó những điều kiện như những thiếu sót trong hoạt động tuần tra của Cảnh sát và các đội dân phòng; công tác quản lí vũ khí thô sơ không chặt chẽ cũng là những điều kiện của loại tội phạm này. 12 Để phòng ngừa tội phạm xâm phạm thân thể của con người trước hết cần áp dụng tốt các biện pháp phòng ngừa xã hội nói chung. Bên cạnh đó, cần chú ý áp dụng các biện pháp khác, như: Đối phó kịp thời và nhạy bén đối với bất cứ hành vi vi phạm xã hội nào; Tăng cường tuần tra kiểm soát, đảm bảo trật tự ở những nơi công cộng; Nâng cao tính tích cực của công dân trong đấu tranh với loại tội phạm này; Đấu tranh triệt để với những tình trạng đem vũ khí bất hợp pháp và tuyên truyền để nhân dân đem nộp vũ khí mà họ còn cất giữ; tuân thủ triệt để điều lệ về giám sát hành chính đối với những người được tha ra khỏi nhà tù và thiết lập sự kiểm tra của xã hội đối với những người này; nâng cao hiệu quả...i phạm nói chung và về công tác phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng, cũng như đã có những công trình phân tích, tiếp cận về công tác phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội theo những hướng khác nhau. Các kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội ở nước ta hiện nay, bước đầu xác định nhu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống lý luận về tội xâm phạm trật tự xã hội và các biện pháp trong phòng ngừa với nhóm các tội danh này... Các phân tích, đánh giá từ các công trình nghiên cứu trong 25 nước sẽ tiếp tục được tác giả luận án đánh giá, bình luận và đưa ra nhận định riêng của bản thân về áp dụng biện pháp phòng ngừa theo chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể có trách nhiệm ở nước ta hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Trên cơ sở khảo cứu, hệ thống hoá các công trình khoa học đi trước có liên quan đến đề tài luận án, tác giả kế thừa có chọn lọc các tri thức và phát triển các ý tưởng khoa học, từ đó xác định những vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu như sau: - Về cơ sở lý luận: Từ việc khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả của luận án nhận thấy còn một số vấn đề còn tồn tại chưa được làm rõ như: Quan niệm về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng vẫn còn chưa được hiểu một cách thống nhất. Có tác giả cho rằng các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần được phân chia theo mức độ, nhân thân người phạm tội, kết hợp các biện pháp tác động chung, tác động theo nhóm và tác động cá nhân. Tuy nhiên, có không ít những chuyên gia cho rằng, các biện pháp phòng ngừa tội phạm rất đa dạng, phong phú nhưng cũng chung quy trong hai nhóm biện pháp là phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ Mặt khác, kết quả nghiên cứu của các công trình này phần lớn tập trung vào việc nghiên cứu về công tác phòng ngừa tội phạm nói chung hoặc phòng ngừa đối với một tội phạm riêng lẻ chứ không đi sâu vào phân tích đặc điểm, biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với một nhóm các tội danh như tội phạm xâm phạm trật tự xã hội. - Về thực tiễn: Cho đến nay, vẫn chưa có được những nghiên cứu thật sự thuyết phục khi tìm cách giải quyết những vướng mắc đang tồn tại trong phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội gắn với địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ là địa bàn có số lượng vụ phạm tội ở mức cao so với cả nước... Thực tiễn cho thấy, công tác phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội của những chủ thể có trách nhiệm ở miền Đông Nam bộ còn rất hạn chế, do đó, các nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng, chưa luận giải một cách hệ thống, sâu sắc, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác phòng ngừa tội phạm ở địa 26 bàn này, để từ đó, đề xuất những phương hướng, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm này trong tình hình hiện nay. Kết Luận chương 1 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài trong thời gian qua đã góp phần củng cố thêm cơ sở lý luận về công tác phòng ngừa tội phạm. Đã có những công trình nghiên cứu rất đồ sộ và chi tiết về công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và về công tác phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng, cũng như đã có những công trình phân tích, tiếp cận về công tác phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội theo những hướng khác nhau. Các kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa tội phạm về trật tự xã hội ở nước ta hiện nay, bước đầu xác định nhu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống lý luận về tội xâm phạm trật tự xã hội và các biện pháp trong phòng ngừa với nhóm các tội danh này... Các phân tích, đánh giá từ các công trình nghiên cứu trong nước sẽ tiếp tục được tác giả luận án đánh giá, bình luận và đưa ra nhận định riêng của bản thân về áp dụng biện pháp phòng ngừa theo chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể có trách nhiệm ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay về mặt thực tiễn, vẫn chưa có được những nghiên cứu thật sự thuyết phục khi tìm cách giải quyết những vướng mắc đang tồn tại trong phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội gắn với địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ là địa bàn có số lượng vụ phạm tội ở mức cao so với cả nước... Thực tiễn cho thấy, công tác phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội của những chủ thể có trách nhiệm ở miền Đông Nam bộ còn rất hạn chế, do đó, các nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự xã hội nói riêng, chưa luận giải một cách hệ thống, sâu sắc, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác phòng ngừa tội phạm ở địa bàn này, để từ đó, đề xuất những phương hướng, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm này trong tình hình hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu về đề tài “Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ” là công trình khoa học mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thời sự và có giá trị thực tiễn cao, nhất là trong bối cảnh tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội diễn biến phức tạp. 27 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ XÃ HỘI 2.1. Nhận thức chung về các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội 2.1.1. Khái niệm các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội Đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải kể đến luật hình sự với tư cách là một ngành luật duy nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và hình phạt, các biện pháp pháp lý hình sự khác cần áp dụng đối với những người đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội đó. Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã xác định các khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ đó là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Trong các khách thể đó trật tự, an toàn xã hội là một khách thể quan trọng, có ý nghĩa nền tảng, gắn chặt với sự phát triển ổn định chung của xã hội, là thước đo, tiêu chí để đánh giá sức mạnh của cơ quan bảo vệ pháp luật, văn minh pháp lý của công dân. Thuật ngữ “tội phạm xâm phạm trật tự xã hội” không được sử dụng trong Bộ luật Hình sự, trong khi đó lại có rất ít công trình khoa học có đề cập đến thuật ngữ này, do đó có nhiều cách phân loại khác nhau về “tội phạm xâm phạm trật tự xã hội” xuất phát từ những hướng tiếp cận khác nhau. Căn cứ theo thẩm quyền điều tra được quy định tại Thông tư số 07/VBHN – BCA thì hệ thống các cơ quan thuộc lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XIV, XV, XVI, XVII, XXI, XXII và XXIV của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan An ninh điều tra, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu. Theo Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2018: “Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh 28 quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”. Theo quy định này thì có thể thấy các tội phạm thuộc chức năng đấu tranh phòng, chống của lực lượng Công an nhân dân bao gồm: các tội phạm về an ninh quốc gia và các tội phạm về trật tự, an toàn xã hội. Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, các tội phạm được chia thành các nhóm tội: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội phạm về chức vụ, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Như vậy, các tội phạm trong Bộ luật Hình sự có thể chia thành: các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các nhóm tội khác. Do đó, các tội phạm xâm phạm trật tự xã hội bao gồm các nhóm tội khác. Đây là cách tiếp cận theo nghĩa rộng của các tội xâm phạm trật tự xã hội. Dù là tiếp cận theo hướng nào, có thể thấy các tội xâm phạm trật tự xã hội đều có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều nhóm tội, tuy nhiên như trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng thuộc Chương XIX Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xét riêng trong lĩnh vực chung của xã hội, an toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội tồn tại, phát triển và sử dụng tốt năng lực, cống hiến của mình để xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Cho nên dưới bất kỳ hình thức nào, bằng cách này hay cách khác, “việc giữ gìn và bảo vệ an toàn 29 công cộng, trật tự công cộng không những là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, mà đến lượt mình, Nhà nước lại đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải tuân thủ một cách nghiêm túc pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội xã hội chủ nghĩa[77.Tr. 321]. Cho nên, dưới góc độ pháp lý, tất cả các hành vi xâm phạm “an toàn công cộng, trật tự công cộng” đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống bình thường của công dân cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự. Khách thể trật tự, an toàn xã hội được quy định thành một chương riêng. Chương XXI - Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, có số lượng các điều luật tương đối lớn. Như vậy với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ, đòi hỏi chúng ta phải làm rõ phạm trù “trật tự công cộng”. Từ điển Luật học có giải thích cụ thể “trật tự công cộng” là: Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Những nơi phục vụ lợi ích công cộng như đường phố, quảng trường, công viên, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu bóng, bãi biển, khu nghỉ mát được tổ chức sắp xếp ngăn nắp, các quy ước chung được mọi người tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh. Quy tắc bắt buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, thể hiện toàn bộ yêu cầu cơ bản của xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ( ) Tóm lại, từ các phân tích trên, theo chúng tôi khái niệm đang nghiên cứu có thể được định nghĩa như sau: Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Tiếp theo cần nghiên cứu về khái niệm an toàn công cộng. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: - An toàn: yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại. An toàn công cộng là sự an toàn trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong lao động, an toàn ở những nơi đông người, an toàn trong xây dựng, quản lí vũ khí, phương tiện kĩ thuật, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, trong phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, trong các hoạt động về y tế, vệ sinh thực phẩm.() 30 An toàn công cộng, trật tự công cộng là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung, mà đòi hỏi mọi thành viên của xã hội phải tuân theo những quy định chung đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội. Xét riêng dưới góc độ khoa học, quan điểm về khái niệm “các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ” mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, song tập trung lại tổng hợp các quan điểm đó vẫn thống nhất trong việc nêu ra bản chất pháp lý của nhóm tội phạm này và gộp chung các tội xâm phạm an toàn công cộng với trật tự công cộng chứ không có định nghĩa riêng về các tội xâm phạm trật tự công cộng, do đó, chúng tôi phân tích chung cả “an toàn công cộng, trật tự công cộng ” để từ đó rút ra khái niệm đang nghiên cứu. Trước hết, có tác giả quan niệm: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hai nhóm quan hệ xã hội cùng loại liên hệ chặt chẽ với nhau và có những đặc điểm chung: các quan hệ xã hội trong lĩnh vực an toàn công cộng và trật tự công cộng [16.Tr.405]. Ngoài ra, theo GS.TS. Đỗ Ngọc Quang: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn, trật tự công cộng trong các lĩnh vực giao thông vận tải, phòng cháy chữa cháy, tin học, lao động sản xuất, quản lý vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, và trong những lĩnh vực khách của trật tự xã hội gây nên những thiệt hại về tính mạng, tổn hại đến sức khỏe, tài sản của Nhà nước và của công dân[41.Tr.479]. Với các quan điểm này có nhân tố hợp lý là đã phân loại đầy đủ và chi tiết từng nhóm tội xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau liên quan đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, nêu được mối liên hệ giữa hai nhóm có quan hệ chặt chẽ với nhau là trật tự công cộng và an toàn công cộng tuy nhiên lại chưa thấy nêu dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm này trong khái niệm đã nêu. Tuy nhiên, theo GS-TS. Võ Khánh Vinh trên cơ sở khái niệm tội phạm nói chung đã chỉ ra: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực 31 trách nhiệm hình sự (TNHS) thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng gây ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nhân dân, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và của cá nhân [74.Tr.74-401]. Cũng trên cơ sở khái niệm về tội phạm nói chung, trong cuốn “Tìm hiểu BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành" của GS.TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên) và tập thể tác giả đã khẳng định: Các tội xâm phạm an toàn, TTCC là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, TTCC, gây ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm đến hoạt động bình thường ở những nơi công cộng [34.Tr. 439]. Quan điểm này nêu tương đối đầy đủ nội dung, trong đó nhấn mạnh thêm việc các hành vi xâm phạm đến cả “hoạt động bình thường ở những nơi công cộng, nhưng trong dấu hiệu chủ hiệu chủ thể của nhóm tội phạm này còn chưa nêu” dấu hiệu “đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ”, vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn khác với dấu hiệu “có năng lực trách nhiệm hình sự ”;... Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý hoặc vô ý xâm hại an toàn, trật tự trong các lĩnh vực giao thông vận tải, lao động sản xuất, hoạt động xây dựng, quản lý chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, phòng cháy, vệ sinh thực phẩm, hoạt động y tế, bảo vệ môi trường, trật tự xã hội và trật tư pháp luật xã hội chủ nghĩa. Theo nghĩa rộng: Trật tự công cộng và an toàn công cộng là trật tự, an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân tại khu vực sinh hoạt đông người. 2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm trật tự xã hội Trước hết chúng ta cần phân nhóm các tội xâm phạm trật tự xã hội. * Nhóm các tội xâm phạm TTCC liên quan đến tệ nạn xã hội bao gồm 6 tội danh trong BLHS năm 2015, cụ thể là: Tội hành nghề mê tín, dị đoan; Tội đánh bạc; Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; Tội chứa mại dâm; Tội môi giới mại dâm; Tội mua dâm người chưa thành niên. 32 * Nhóm các tội khác xâm phạm trật tự xã hội bao gồm 6 tội danh trong BLHS năm 2015, cụ thể là: Tội gây rối trật tự công cộng; Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt; Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; tội rửa tiền; Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chưa chấp người chưa thành niên phạm pháp; Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. * Nhóm các trội phạm xâm phạm an toàn công cộng gồm: - Các tội xâm phạm an toàn giao thông như: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông; Tội cản trở giao thông đường bộ; Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông; Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Tội tổ chức đua xe trái phép; Tội đua xe trái phép; Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt; Tội cản trở giao thông đường sắt; Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn; Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt; Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt; Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy; Tội cản trở giao thông đường thủy; Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn; Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy; Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy; Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay; Tội cản trở giao thông đường không; Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn; Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thôngTội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nhóm các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mạng viễn thông gồm: Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để 33 sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông; Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng; Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông; Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh; Tội cố ý gây nhiễu có hại. - Nhóm các trội phạm khác về an toàn công cộng gồm: Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người; Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi; Tội cưỡng bức lao động; Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Tội khủng bố; Tội tài trợ khủng bố; Tội bắt cóc con tin; Tội cướp biển; Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự; Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân; Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân; Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân; Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độcTội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện; Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác; Tội phá thai trái phép; Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. 34 Khách thể loại của tội phạm. Hoạt động phạm tội là hoạt động có tính chất đặc biệt và cũng là một trong những dạng hoạt động của con người, hoạt động này bao giờ cũng nhằm vào những khách thể cụ thể, tồn tại ngoài ý thức cũng như độc lập với ý thức của con người - chủ thể của hoạt động và gây thiệt hại cho chính khách thể đó. Khách thể của tội phạm được xác định "là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại"[68.Tr.78]. Theo luật hình sự Việt Nam đó là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 8 BLHS năm 1999. Mặc dù khách thể của tội phạm có ý nghĩa gần như quyết định nội dung tính nguy hiểm khách quan của tội phạm, nhưng trong những cấu thành tội phạm khác nhau, mức độ phản ánh khách thể của tội phạm là khác nhau. Trong thực tiễn cũng như trên phương diện lý luận, có nhiều loại tội phạm có thể xâm hại trực tiếp nhiều quan hệ xã hội, tuy nhiên không phải tất cả những quan hệ xã hội bị xâm hại đó đều được coi là khách thể trực tiếp. Đối với trường hợp nhiều quan hệ xã hội cùng bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thì quan hệ xã hội được coi là khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội mà sự gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đó khi căn cứ vào tất cả các yếu tố khác nhau như: tính chất quan trọng của quan hệ xã hội, mức độ bị gây thiệt hại, mục đích chủ quan của người phạm tội thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Cùng với việc xâm phạm vào những qui định của Nhà nước về an toàn, trật tự công cộng, các tội phạm ở chương này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản của Nhà nước và công dân. Song đây không phải là khách thể trực tiếp của loại tội phạm này. Tùy theo từng tội mà khách thể trực tiếp của tội phạm là an toàn công cộng hay trật tự công cộng. Căn cứ vào khách thể bị xâm hại và đặc điểm pháp lý của các tội phạm quy định trong chương XIX, chúng ta có thể chia ra làm hai nhóm sau: Nhóm 1: Các tội xâm phạm an toàn công cộng. Nhóm 2: Các tội xâm phạm trật tự công cộng. Những quy định về an toàn công cộng rất đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm những quy định, điều lệ, nội quy (những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa) v.v ở những nơi công cộng trên lĩnh vực giao thông vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không), trong lao động sản 35 xuất, trong quản lý vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc v.v những quy định này nhằm đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước, của tổ chức, an toàn về tính mạng tài sản của công dân. Những quy định về trật tự công cộng được hiểu là những qui định (thành văn hoặc không thành văn) ở những nơi công cộng như nhà ga, bến tàu, đường phố đông người, công viên v.v những nơi tập trung đông người liên quan đến nếp sống văn minh, nếp sống xã hội chủ nghĩa được mọi người biết, thừa nhận và chấp hành. Mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan của các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể thực hiện bằng hình thức hành động hoặc không hành động phạm tội. Đa số các tội phạm được thực hiện bằng các hành động cụ thể như các tội xâm phạm vào các quy định về điều khiển phương tiện giao thông, tội tổ chức đua xe trái phép, tội đua xe trái phép, tội tạo ra lan truyền, phát tán các chương trình vi rút tin học v.v Tuy vậy, cũng có một số tội phạm được thực hiện bằng hình thức không hành động như tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng. v.v Hầu hết các tội trong chương này có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất, tức là cần có dấu hiệu hậu quả tác hại cho xã hội xảy ra, nếu chưa có dấu hiệu hậu quả thì xử lý hành chính. Bên cạnh đó cũng có một số tội danh trong cấu thành tội phạm cơ bản có giả định nếu hành vi đó tuy chưa gây ra hậu quả tác hại, nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về tội này chưa đucợ xóa án tích mà còn vi phạm thì xử lí hình sự. Mặt chủ quan của các tội phạm. Với các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng thì đa số các tội phạm có hình thức lỗi vô ý. Người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả xảy ra. Động cơ, mục đích phạm tội của các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. 36 Chủ thể của các tội phạm. Là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 BLHS. Có một số tội đòi hỏi người thực hiện tội phạm phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, ví dụ: người điều khiển phương tiện giao thông v.v Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm các tội xâm phạm trật tự xã hội như sau: Các tội xâm phạm trật tự xã hội là các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có đủ điều kiện trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý xâm phạm xâm phạm đến hoạt động bình thường của xã hội, gây ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân. 2.2 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội 2.2.1 Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội Phòng ngừa nói chung, theo từ điển bách khoa: “làm một cái gì đó trước khi sự việc, hiện tượng diễn ra nhằm ngăn chặn không để xảy ra hậu quả”. Quan điểm này thường được áp dụng đối với các hiện tượng xấu, phức tạp, ảnh hưởng tới cuộc sống con người và xã hội. Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, nên tương tự, tình hình tội phạm cần phải được phòng ngừa, ngăn chặn hay nói cách khác, phòng ngừa tình hình tội phạm là hoạt động mang tính tất yếu [58.Tr.382]. Phòng ngừa tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học và cũng là mục đích cuối cùng của tội phạm học. Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội... phát hiện quy luật phát sinh, tồn tại và vận động của tình hình tội phạm để tìm ra các biện pháp tác động vào các quy luật đó nhằm mục đích cuối cùng là không để tội phạm xảy ra. GS.TSKH. Đào Trí Úc đã viết “ Tội phạm học có mục đích đưa ra những kiến nghị về các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm”[73.Tr. 215]. Do đó, mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của ngành khoa học này là tìm ra được những biện pháp tác động vào quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm, đồng thời khắc phục được nguyên nhân và điều kiện phạm tội. 37 Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tội phạm phát sinh và tồn tại là do những nguyên nhân và điều kiện khác nhau, song “với bản chất tốt đẹp của mình, Nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn có khả năng tiến hành cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm có kết quả. Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải được coi là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp và trong cuộc đấu tranh đó, phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa tội phạm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Xét xử là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”. Câu nói này của Người đã thể hiện phương châm rất quan trọng trong đường lối xử lý của Nhà nước ta – lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, phòng ngừa tốt cũng chính là chống tội phạm tốt. Theo quan điểm khoa học và sách báo pháp lý một số nước: “Phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm” hay “không để cho tội phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, thủ tiêu nguyên nhân và kiểm soát được tội phạm, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cũng như có các biện pháp cải tạo, giáo dục người phạm t...Các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ là đầu tàu kinh tế cả nước cần tham mưu đề xuất cho Đảng, nhà nước ban hành nhiều chính sách đặc thù phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, tạo cho vùng thế chủ động tích cực trong thu hút đầu tư và phát triển sản xuất. Cho phép các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ thí điểm nhiều mô hình, cách làm mới trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, phát triển sản xuất - Tiến hành xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tăng cường liên kết giữa các tỉnh trong vùng và các địa phương trong cả nước. Xác định các chiến lược phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực Đông Nam Bộ và cả nước nhằm phát huy hiệu quả một cách toàn diện. Cần có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, tập trung, đạt tiêu chuẩn về chất lượng có giá trị xuất khẩu và tính cạnh tranh với các vùng miền trong nước và các nước trong khu vực. - Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, công nghiệp dệt, may, cơ khí... đi đôi với phát triển dịch vụ du lịch theo hướng hình thành các trung tâm thương mại lớn trong vùng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong vùng như: giải quyết việc làm, giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tăng nguồn thu nhập người dân và ngân sách nhà nước. - Đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đề ra nhiều cơ chế chính sách nhằm thu hút nhiều nguồn nhân lực đầu tư cho vùng. Đẩy mạnh cải cách hành chính 147 tạo môi trường đầu tư thông thoáng, chú trọng thu hút, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực giao thông, thủy lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh hợp tác với các vùng Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và các nước trong khu vực ASEAN. Có thể khẳng định các biện pháp phòng ngừa xã hội là những giải pháp căn cơ, bền vững để kéo giảm và tiến tới xóa bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Khi xã hội phát triển, trình độ dân trí được nâng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn, tình trạng thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng bất công trong xã hội sẽ bị thu hẹp thay vào đó là một môi trường xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc thì nhất định tội phạm nói chung, tội phạm sẽ được kiềm chế và kéo giảm. 148 KẾT LUẬN Nhận thức về phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trật tự an toàn xã hội nói riêng có vai trò qua trọng trong khoa học pháp lý và trong công tác phòng chống tội phạm trên thực tế. Nhận thức này không chỉ là nhận thức của đơn lẻ một người hay một nhóm mà là nhận thức của toàn xã hội, của toàn Đảng và hệ thống chính trị. Chỉ khi nhận thức được tính nguy hiểm của tội phạm và vai trò to lớn của phòng ngừa tội phạm thì lúc đó mới có thể hạn chế được tội phạm phát sinh, không bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội và đảm bảo trật tự xã hội, tạo điều kiện để con người và xã hội cùng phát triển. Công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về trật tự an toàn xã hội luôn được lãnh đạo tại địa bàn miền Đông Nam Bộ quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục và quyết liệt. Việc triển khai gắn kết đồng bộ các Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và ma túy; lồng ghép với các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, tăng hộ khá, xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và hàng năm sơ kết rút kinh nghiệm qua thực tiễn nên đã đề ra những giải pháp phù hợp, đột phá để giải quyết những vấn đề là nguyên nhân phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội. Tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội vẫn diễn biến phức tạp nhưng do chủ động dự báo đúng và tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời nắm bắt phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm nên đã triệt phá. Những điều này đều xuất phát từ nhận thức về tội phạm và ý thức phòng chống tội phạm của toàn dân và toàn xã hội. Chúng ta cần phải có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về tội phạm và phòng ngừa tội phạm, siết chặt hơn nữa công tác quản lý của Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh và trật tự xã hội. Liên quan đến thực trạng phòng ngừa, chúng tôi đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế về cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý, về tổ chức của lực lượng phòng ngừa tội phạm và thực trạng triển khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm về trật tự an toàn xã hội. Có thể nhận định rằng thực tiễn phòng ngừa nhóm tội phạm về trật tự an toàn xã hội tại địa bàn các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ đã đạt được kết quả bước đầu, Tuy nhiên, hoạt động này cũng tồn tại những hạn 149 chế nhất định Như đã trình bày trong phần nội dung của chương. Có thể khái quát những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trên là: - Mặc dù cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ đã có nhiều chủ trương, văn bản chỉ đạo hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung trong đó có tội phạm về trật tự an toàn xã hội, những hoạt động phòng ngừa các tội phạm này chưa được thực hiện bởi một cơ quan phòng ngừa tội phạm chuyên trách. Cũng chính vì lý do này mà hiện nay trên địa bàn các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ chưa có các nhà khoa học phòng ngừa tội phạm, sự khiếm khuyết về hệ thống lý luận phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm về trật tự an toàn xã hội nói riêng đã ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả phòng ngừa tội phạm trên thực tế. - Sự hạn chế đầu tư cho đội ngũ Phòng ngừa trước lẫn lực lượng phát hiện, xử lý tội phạm đặc biệt là sự thiếu thốn về máy móc, trang thiết bị phương tiện giao thông liên lạc, các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ... Cũng ảnh hưởng nhất định đến công tác phát hiện, xử lý tội phạm. Hoạt động phối hợp của các chủ thể phòng ngừa tội phạm chưa được tiến hành dựa trên cơ sở pháp lý, một quy chế cụ thể cho nên hoạt động này chưa được tiến hành thường xuyên và chưa đạt được những kết quả nổi bật. - Hoạt động phòng ngừa trước không cho tội phạm xảy ra mặc dù đã được nhận thức mang ý nghĩa rất quan trọng nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, các biện pháp về mặt xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vẫn còn mang nặng tính tình thế nhất thời, chưa đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, một số vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Đây là những khu vực có Tình hình tội phạm do về trật tự an toàn xã hội tăng cao hơn so với các khu vực khác. - Các cơ quan chức năng chưa có những giải pháp tốt nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tham gia tố giác tội phạm dẫn đến tình trạng tội phạm tệ nạn xã hội từng lúc từng nơi ở những địa bàn nông thôn, khu dân cư còn diễn biến phức tạp và tồn tại trong thời gian dài. Việc xác định được các nguyên nhân của các hạn chế này cùng với kết quả của dự báo khách thể phòng ngừa, chủ thể phòng ngừa trong thời gian tới tại địa bàn các 150 tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ là cơ sở để chúng tôi xây dựng các biện pháp nhằm tăng cường phòng chống tội phạm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Luận án đã đề xuất các biện pháp tăng cường này gồm những vấn đề chính: tăng cường về cơ sở lý luận, cơ sở chính trị pháp lý; tăng cường lực lượng phòng ngừa; tăng cường triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm về trật tự an toàn xã hội. Ba vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau, trong đó tăng cường hệ thống lý luận, cơ sở pháp lý có vai trò nền tảng định hướng cho hoạt động của các chủ thể trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa. Các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ phải dựa vào những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý chung để áp dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với đặc thù của địa phương, cần chủ động ban hành các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác phòng ngừa tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong đề xuất triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, chuyên đề tập trung vào hai nhóm giải pháp chính đó là: biện pháp phòng ngừa xã hội (như giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa xã hội, phát triển kinh tế nâng cao đời sống), biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan tư pháp, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm (như tuyên truyền giáo dục pháp luật, vận động phong trào phòng ngừa tố giác tội phạm, biện pháp quản lý hành chính, biện pháp phòng ngừa trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thi hành án hình sự). Trong những biện pháp trên thì biện pháp kinh tế - xã hội giữ vai trò tiên quyết trong việc xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội, là nền tảng để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thượng tôn pháp luật trong xã hội. Song song đó thì các biện pháp phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự cũng cần chú trọng đúng mức khi tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp trong giai đoạn hiện nay. Công tác phòng ngừa tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội phải được tiến hành đồng bộ bằng nhiều giải pháp với sự tham gia đông đảo của các ngành các cấp, các chủ thể phòng chống tội phạm nên đòi hỏi phải có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau và cùng hướng tới một mục tiêu chung là phòng ngừa nhằm kéo giảm tình hình tội phạm. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII), Chỉ thị số 09 - CT/TW ngày 04/9/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. 2. Nguyễn Ngọc Bình “Đấu tranh phòng, chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Bảo vệ tại Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 2010 3. Bình luận khoa học bộ luật hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 4. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 48 - CT/TW ngày 26/3/2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. 5. Bộ Chính trị, Kết luận số 86/KL-TW ngày 05/11/2010 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 14/10/2006 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới”. 6. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 20 - CT/TW ngày 05/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. 7. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 22 tháng 8 năm 2004 của Bộ chính trị về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Công an trong tình hình mới, Hà Nội; 8. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội; 9. Bộ Công an (2002), Từ điển Bách Khoa Công an Nhân dân Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; 10. Bộ Công an – Tổng Cục XDLL CAND (2010), Giáo trình Tội phạm học, Hà Nội; 11. Bộ Công an (2013), Chỉ thị 02/CT-BCA-C41 ngày 01/4/2013 về việc tập trung chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới. 152 12. Bộ Công an (2013), Thông tư 18/2013/TT-BCA ngày 01/4/2013 quy định về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân. 13. Bộ Công an (2013), Thông tư 19/2013/TT-BCA ngày 01/4/2013 quy định về công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân. 14. Bộ Công an (2013), Thông tư 20/2013/TT-BCA ngày 01/4/2013 quy định về công tác xác minh hiềm nghi của lực lượng Cảnh sát nhân dân. 15. Bộ Công an (2013), Thông tư 22/2013/TT-BCA ngày 01/4/2013 quy định về công tác xây dựng, sử dụng cộng tác viên bí mật của lực lượng Cảnh sát nhân dân. 16. Bộ Tư Pháp (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (2001), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. tr.4, tr.405 17. Bộ tư pháp (2005), Từ điển luật học, NXB. Tư pháp, Hà Nội 18. Nguyễn Hữu Cầu (2002), Đặc điểm tội phạm học tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện cảnh sát nhân dân, Hà Nội; 19. Can Veda (1994), Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; 20. Chính phủ (2014), Nghị định số 106/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/11/2014 quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Hà Nội; 21. Công an các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ, “Báo cáo tổng kết công tác phòng chống tội phạm 2006 đến 2017” 22. Nguyễn Cao Cường (2010), Hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Đồng Nai”, Đại học cảnh sát nhân dân, TP. Hồ Chí Minh; 23. Nguyễn Thành Danh (2012), Hoạt động phòng ngừa tội phạm về đánh bạc của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Đồng Nai, Đại học Cảnh sát nhân dân, TP. Hồ Chí Minh; 24. Nguyễn Thị Dung (2012), Hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người của lực lượng CSND Công an tỉnh Đắk Nông, Đại học Cảnh sát nhân dân, TP. Hồ Chí Minh; 153 25. Lê Hữu Du (2015) “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiên sĩ luật học bảo vệ tại Học viện KHXH năm 2015 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 28. Huỳnh Văn Em (2015) “Đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiên sĩ luật học 29. Nguyễn Ngọc Hòa (2007), “Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học”, Tạp chí Luật học, số (6) 30. Học viện Cảnh sát nhân dân (2002), Giáo trình tội phạm học, Hà Nội; 31. Nguyễn Vinh Huy Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người từ thực tiễn các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ luật học 32. Nguyễn Phùng Hồng, Hồ Trọng Ngũ (2002), “Phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới”, Đề tài cấp Nhà nước (giai đoạn 1996 – 2000), Khoa học xã hội 2007 - 2008, Hà Nội; 33. Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2010), Chương XIX – “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”, trong sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Lao động, Hà Nội 34. Nguyễn Mạnh Kháng (2002), “Phòng ngừa tội phạm” trong Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội; 35. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội , Hội thảo quốc tế Phòng chống buôn bán người: Viễn cảnh quốc tế, ASEAN và Việt Nam do tổ chức ngày 02 tháng 12 năm 2010 tại Hà Nội. 36. Melinikova E.B (1974), “Vì sao họ phạm tội?” Tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội ở các nước tư bản chủ nghĩa, Mat-xcơ-va, Molodaja gvardja; 37. Nxb. Công an nhân dân (2009) Các loại tội phạm xuyên quốc gia, , năm 2009 38. Nguyễn Quang Nghĩa (2009), Hoạt động PNTP của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 154 39. Tội phạm có tổ chức, lịch sử và vấn đề hôm nay, Nxb Công an nhân dân, năm 2007 của GS - TS Hồ Trọng Ngũ 40. Phạm Quang Phúc (2008), Hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; 41. Đỗ Ngọc Quang (1995), Giáo trình Tội phạm học (Biên soạn lần thứ hai có bổ sung), Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội; 42. Đỗ Ngọc Quang (2001), Chương XIX – “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), do GS. TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (tái bản năm 2003, 2007)., tr.479 43. Cao Bá Quảng (2008), Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ tác giả, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội; 44. Lê Ngọc Quảng, (2018) “Phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Luận án tiến sĩ luật học 45. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 46. Quốc hội (2014), Luật công an nhân dân, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 47. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 48. Reuters, Insurance Insight, Hiiraan (3/2012) 49. Serbakova Ekaterina Olegovn (2008), “Tội cướp giật tài sản người khác - những vấn đề điều chỉnh của pháp luật hình sự ở khu vực phía Nam Liên bang Nga”; 50. Shestakob D.A (2006), Tội phạm học, Mátxcơva, Nxb. Trung tâm pháp lý Prees, Liên bang Nga; 51. Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ, “các Báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ 2006 – 2017”. 52. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2005), “Đề án ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục từ năm 2005 đến năm 2010 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây Nam bộ”. 155 53. Trần Văn Tân (2009), “Hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp tài sản bằng thủ đoạn gây mê của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Long An”, Đại học Cảnh sát nhân dân, TP. Hồ Chí Minh; 54. Tập thể các nhà khoa học Xô viết (1975), Khoa học nghiên cứu tội phạm tập II (Tài liệu dịch), Viện nghiên cứu Khoa học Công an nhân dân, Tr.65 55. Nguyễn Thị Phương Thảo (2015) “Đấu tranh phòng chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học 56. Lê Thế Tiệm (1994), Tội phạm ở Việt Nam, thực trạng nguyên nhân và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 57. Trần Quang Tiệp (2005), “Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh phòng, chống người chưa thành niên phạm tội”, Nhà nước và Pháp luật, số 1, tr. 62-66 58. Phạm Văn Tỉnh, “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam”, NXB Công an Nhân dân năm 2007 59. Toà án nhân dân các tỉnh Đông Nam Bộ, “các báo cáo thống kê tình hình tội phạm từ 2006 đên 2017”. 60. Trịnh quốc Toản (2007), Sách chuyên khảo Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thực trạng và giải pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 61. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016) “Đấu tranh phòng chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học 62. Trần Minh Tơn, Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an – “Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. 63. Tổng cục xây dựng lực lượng công an nhân dân (2010), Giáo trình Tội phạm học, Hà Nội; 64. Tăng Thị Thu Trang (2010), Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học. 65. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.55 156 66. Trường Đại học CSND (2007), Giáo trình Tội phạm học (Đào tạo cao học - chuyên ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm), TP. Hồ Chí Minh; 67. Vũ Xuân Trường (2002), Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân ở cơ sở, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội; 68. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà nội., tr.78 69. Đỗ Kim Tuyến (2001)“Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ luật học 70. Phạm Văn Trung(2015) Tội cướp giật tài sản trên địa bàn miền Đông nam bộ: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, luận án Tiến sĩ luật học 71. Đào Trí Úc, Võ khánh Vinh (1994), Tội phạm học luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 72. Sổm Chai Vắc (2009), Sổ tay phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 73. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 74. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2001), Chương X – “các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”, trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Công an nhân dân, tr.74- tr.401 75. Đoàn Công Viên (2018) Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận án tiến sĩ luật học 76. Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội; 77. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Hà Nội; 78. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Đại Quang, chủ biên (2013) , Tội phạm học Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân. 79. Nguyễn Xuân Yêm (2005), Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội; 157 B. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 80. Bagrij Shakhmatov L.V “Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Moskva – Pháp lý năm 1976 81. Edwind H. Suntherlan,Crymnology, Philadelphia: J.B Lappicott, 1924 82. Fran Schamalleger, Criminology Today, The University of North Caronlina at Pembroke, Pretice Hall Publsher, H 2002, 83. Rob White, Fiona Haines, Crime and Criminology: An introduction (Second Edition), Oxford University Press, 2000. 84. F. Vito, Ronald M. Holmes, Criminology: Theory, Research and Policy, Belmont, CA: Wadsworth, 1994, page 3. 85. Gregg Barak, Intergrating Criminologies, Boston: Allyn and Bacon, 1998, tra 303 86. Tom O’Connor làm việc tại Justice Studies Departement North Carolina Weslyeyan Colegge Roky Mount, Nc 27804, The Crimenology Mega- Site ngày 14/5/2007 87. Shestakob D.A, “Tội phạm học”, Mátxcơva, Liên bang Nga, Nhà xuất bản “Trung tâm pháp lý, Prees”, H 2006. 88. Minkovskij G.M (1977), Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm” Nxb Sách pháp lý, Moskva, H 1977 89. Melinikova E.B, “Vì sao họ phạm tội? Tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội ở các nước tư bản chủ nghĩa”, Max-xcơ-va, Molodajai, năm 1974 (bản dịch của Viện Thông tin Khoa học xã hội, xuất bản năm 1982). 90. G.I. Xetraưrop, (Khoa học nghiên cứu tội phạm, Viện nghiên cứu khoa học Công an, Hà Nội 1975, Chương XVIII). 91. Canueda, Bạo lực trong các trường phổ thông, (Trích trong Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại, NXB CAND, năm 1994). 92. Sách tham khảo Bàn tay đen của Ngũ Minh Tâm biên soạn, dịch từ bản tiếng Trung, Nhà xuất bản Kim Thành, Bắc Kinh do Nguyễn Thị Nại dịch, được nhà xuất bản CAND phát hành năm 2004. 93. Dozicli Pheric Seli (2003), Criminology – Theoretical issues and practical, Oxford University, London. 94. Business Traveler (Tạp chí Thương mại du lịch) Washington Pots (Bưu điện OaưSinhưTơn) 95. Dozicli Pheric Seli (2003), Tội phạm học - những vấn đề lý luận và thực tiễn, London; 158 PHỤ LỤC Bảng 2. 1. Thống kê diện tích, dân số, mật độ dân của các tỉnh miền Đông Nam Bộ STT Tỉnh/Thành phố Diện tích Dân số Mật độ dân số (km2) (nghìn người) (người/km2) 1 TP.HCM 2095,6 7818,2 3731,0 2 Đồng Nai 5907,2 2768,7 469,0 3 Bình Dương 2694,4 1802,5 669,0 4 Bình Phước 6871,5 921,8 134,0 5 Tây Ninh 4032,6 1095,6 272,0 6 Bà Rịa - Vũng Tàu 1989,5 1052,8 529,0 Tổng cộng 23590,8 15459,6 655,0 Nguồn: Nguồn: Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15/05/20141 Bảng 2.2 Thống kê số lượng Khu Công nghiệp các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2017 STT Tỉnh/Thành phố Số Khu Công nghiệp 1 TP.HCM 41 2 Đồng Nai 63 3 Bình Dương 48 4 Bình Phước 13 5 Tây Ninh 19 6 Bà Rịa - Vũng Tàu 37 Tổng cộng 221 (Nguồn: www.techftc.com) 1 nam.html. 159 Bảng 2.3 Thống kê số vụ phạm tội và số người phạm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2007- 2017 Năm Số vụ phạm tội Số người phạm tội 2007 2294 3059 2008 2416 5216 2009 2886 3284 2010 3010 3397 2011 3257 3793 2012 3875 4021 2013 3961 4582 2014 4275 4841 2015 3869 4763 2016 3845 4698 2017 3662 3938 Tổng cộng 37. 350 45.592 Nguồn: Tổng Cục Cảnh sát nhân dân Bảng 3.3 Diễn biến tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội giai đoạn 2007- 2017 trên địa bàn cả nước 6000 5000 4000 Số vụ phạm tội 3000 Số người phạm tội Series 3 2000 1000 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 160 Bảng 2.4. Thống kê số lượng vụ phạm tội và người phạm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn Đông Nam Bộ giai đoạn 2007- 2017 Năm Số vụ phạm tội Số người phạm tội 2007 862 2.261 2008 854 2.671 2009 867 2647 2010 891 2559 2011 1043 2651 2012 1158 2566 2013 1251 2521 2014 1349 2731 2015 1298 2812 2016 1206 2679 2017 1228 2791 Tổng cộng 12.007 28.889 Nguồn: TAND các tỉnh Đông Nam bộ (2017) Bảng 2.5 . So sánh hệ số của tình hình tội xâm phạm trật tựu xã hội trên dân số của miền địa bàn miền Đông Nam bộ và trên toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2007 đếnnăm 2017 Miền Đông Nam Bộ Toàn quốc Năm Bị Dân số Hệ số tội phạm Bị Dân số Hệ số tội cáo (100.000 trên 100.000 cáo (100.000 phạm trên người) dân người) 100.000 dân 2007 2.261 141,795 3.12 3059 85155 2.60 2008 2.671 142,821 3.79 5216 86116 4.49 2009 2647 144,002 3.81 3284 85789 2.81 2010 2559 145,796 3.71 3397 86927 2.95 2011 2651 147,996 3.89 3793 87840 3.33 161 2012 2566 151,306 3.87 4021 88780 3.56 2013 2521 154,593 3.88 4582 90000 4.12 2014 2731 156,901 4.26 4841 90670 4.38 2015 2812 157,904 4.41 4763 92700 4.41 2016 2679 157,907 4.15 4698 94970 4.46 2017 2791 158,228 4.40 3938 95058 3.74 Hệ số 3.96 3.34 trung bình Bảng 2.6 Diễn biến tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn Đông Nam bộ (2007-2017). So sánh mức độ tăng, giảm của số vụ, số tội phạm, (lấy năm 2007 là năm làm gốc- 100%) Năm Số vụ Mức độ tăng giảm (%) Số người Mức độ tăng phạm tội giảm (%) 2007 862 100 2.261 100 2008 854 Giảm 0,93 2.671 Tăng 18. 6 2009 867 Tăng 0,58 2647 Tăng 17. 3 2010 891 Tăng 3.36 2559 Tăng 16.9 2011 1043 20.09 2651 Tăng 17.2 2012 1158 Tăng 34.3 2566 Tăng 13.4 2013 1251 Tăng 45.1 2521 Giảm 0.9 2014 1349 Tăng 56.49 2731 Tăng 20.7 2015 1298 Tăng 50.1 2812 Tăng 24.3 2016 1206 Tăng 39.9 2679 Tăng 18.4 2017 1228 Tăng 42.4 2791 Tăng 23% 162 Bảng 2.7. Thống kê cơ cấu tình hình tội phạm xâm phạm an toàn công công, trật tự công cộng trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ Giai đoạn 2007- 2018 theo nhóm tội Nhóm tội Số vụ Số bị cáo Giao thông 5.172 5.280 Công nghệ thông tin, mạng viễn thông 17 29 Vũ khí, vật liệu nổ 519 558 Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc 2.217 8.764 Gây rối trật tự cộng cộng 958 1.443 Mại dâm 1.046 3476 Các tội khác 2.068 4738 Tổng cộng 12.007 24288 Bảng 2. 8: Cơ cấu tình hình tội xâm phạm trật tự xã hội tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ theo đơn vị hành chính từ năm 2008 - năm 2017 Năm Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa – TP.HCM Vũng Tàu Số vụ Số bị Số vụ Số bị Số vụ Số bị Số vụ Số bị Số Số bị Số vụ Số bị cáo cáo cáo cáo vụ cáo cáo 2008 83 79 176 202 89 90 181 200 68 70 270 330 2009 104 102 133 145 85 110 211 223 40 49 271 318 2010 89 90 142 161 142 169 199 216 44 60 255 256 2011 126 151 125 153 147 193 249 284 72 79 314 291 2012 129 150 153 246 183 196 208 235 81 80 394 362 2013 129 148 179 282 208 227 387 455 97 100 441 414 2014 144 130 156 189 176 172 308 268 108 96 447 315 2015 125 124 134 168 151 163 270 271 101 102 407 303 2016 89 91 125 123 111 113 214 217 85 85 277 205 2017 71 76 129 145 82 117 178 182 75 84 245 268 Tổng 1089 1141 1452 1782 1374 1572 2405 2603 771 833 3321 3209 Nguồn: TAND các tỉnh Đông Nam bộ (2017) 163 Bảng 2. 9 . Cơ cấu theo đặc điểm độ tuổi của các bị cáo phạm tội X TTXH trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 - năm 2017 Dưới 18 Trên 45 Độ tuổi 18-30 tuổi 30-45 tuổi Tổng tuổi tuổi Số người phạm tội 63 597 344 57 1061 (Nguồn: 800 bản án Tòa các cấp tại các tỉnh miền ĐNB giai đoạn 2007 - 2017) Bảng 2.10 Cơ cấu nhân thân người phạm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ theo trình độ học vấn (Giai đoạn 2007- 2017) Trình độ Không biết Câp 1 Cấp 2 Cấp 3 Đại học học vấn chữ Số người 50 150 39 73 2 phạm tội Tỷ lệ 15,9% 47,7 % 12,4% 23,2% 0,6% Nguồn: 314 bản án của TAND các tỉnh Đông Nam bộ (2017) Bảng 2. 11 Cơ cấu nhân thân người phạm tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ theo nghề nghiệp (Giai đoạn 2007- 2017) Nghề nghiệp Không nghề nghiệp Có nghề nghiệp Học sinh, sinh và việc làm và việc làm viên Số người phạm tội 265 15 33 Tỷ lệ 84% 5% 11% Nguồn: 300 bản án TAND các tỉnh Đông Nam bộ (2017) Bảng 2.12 Cơ cấu tội phạm xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn Đông Nam bộ theo giới tính. Tổng số người phạm tội 28889 100 % Nam 28022 97% Nữ 867 3% Nguồn: TAND các tỉnh Đông Nam bộ (2017) 164 Bảng 2.13 Cơ cấu tội phạm xâm phạm trật tự xã hội theo địa bàn gây án Địa bàn gây án Số vụ phạm tội Tỷ lệ % Trong nhà 411 31 Đường phố 358 27 Tụ điểm công cộng 226 17 Nơi vắng vẻ 332 25 Tổng cộng 1.327 100 Sales Trong nhà Trên đường phố Nơi công cộng Nơi vắng vẻ Nguồn: TAND các tỉnh Đông Nam bộ (2017) Bảng 2. 14 Thống kê tình hình đội ngũ cán bộ làm công tác phòng ngừa tội phạm thuộc lực lượng công an Trình độ Sơ cấp Trung cấp Đại học Tổng cộng chuyên môn Số người 87 1.705 1.289 3009 Tỷ lệ % 2,80 55% 41,49% 100% Nguồn: Công an các tỉnh Đông Nam bộ (2017) 165 Bảng 2.15. Thống kê tình hình đội ngũ Thẩm phán tòa án thuộc ngành tòa án Chức danh tư Thẩm phán Thẩm phán Thẩm phán sơ Tổng cộng pháp cao cấp trung cấp cấp Số lượng 20 270 473 763 Tỷ lệ 1,7 21,2 78,77 10%% Nguồn: TAND các tỉnh Đông Nam bộ (2017) 166

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phong_ngua_tinh_hinh_cac_toi_xam_pham_trat_tu_xa_hoi.pdf
  • pdfTrichyeu_DaoXuanThanh.pdf
  • pdfTT DaoXuanThanh.pdf
  • pdfTT Eng DaoXuanThanh.pdf
Tài liệu liên quan