Luận án Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong độ ngũ cán bộ công chức cấp xã của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

O V O T O ỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Ọ V ỆN O V TU N TRU ỀN TRẦN HẢI HÀ PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN ÓA” TRONG ĐỘ NGŨ N Ộ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ K OA ỌC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2020 O V O T O ỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Ọ V ỆN O V TU N TRU ỀN TRẦN HẢI HÀ PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN ÓA” TRONG ĐỘ NGŨ N Ộ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Ngành: Chính trị họ

pdf201 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong độ ngũ cán bộ công chức cấp xã của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Chuyên ngành: ông tác tƣ tƣởng Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ K OA ỌC CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. TRƢƠNG NGỌC NAM 2. TS. LƢƠNG NGỌ VĨN HÀ NỘI - 2020 i DAN MỤ Ữ V ẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦ ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Cán bộ, công chức CB, CC 2 Chủ nghĩa xã hội CNXH 3 “Diễn biến hòa bình” DBHB 4 Mặt trận Tổ quốc MTTQ 5 Ngân sách Nhà nước NSNN 6 Xã hội chủ nghĩa XHCN ii MỤC LỤC MỞ ẦU ........................................................................................................... 1 hương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU L ÊN QUAN ẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................... 8 1.1. ác công trình nghiên cứu về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức ................................................................................... 8 1.2. ác công trình nghiên cứu về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức ........................................................ 14 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần giải quyết .... 25 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 28 hương 2: N ỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐN “TỰ DIỄN BIỄN”,“TỰ CHUYỂN ÓA” TRON N Ũ N , CÔNG CHỨC CẤP XÃ .......................................................................................................... 29 2.1. Quan niệm, nguồn gốc và biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ............................................. 29 2.2. Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ......................................................................................... 45 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 55 hương 3: P ÕN , ỐN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN ÓA” TRON N Ũ N , CÔNG CHỨC CẤP XÃ THU C CÁC HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THỰC TR NG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN Ề ẶT RA ....................................................... 56 3.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc các huyện của Thành phố ồ hí Minh ....................................... 56 3.2. Thực trạng phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc các huyện của Thành phố ồ hí Minh ...... 64 3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố ồ hí Minh hiện nay ................................................................................. 93 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 103 iii hương 4: QUAN ỂM VÀ GIẢ P P TĂN ƯỜNG PHÒNG, CHỐN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN ÓA” TRON N Ũ CÁN B , CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .. 104 4.1. Một số quan điểm cơ bản về tăng cường phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Thành phố ồ Chí Minh ................................................................................................... 104 4.2. iải pháp tăng cường phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Thành phố ồ hí Minh ................. 113 Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 147 KẾT LUẬN ................................................................................................... 148 DANH M C CÔNG TRÌNH KHOA HỌ Ã ÔN Ố ........................ 151 DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 152 PH L C 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ hí Minh đã khẳng định: cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người vào quá trình lãnh đạo cách mạng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa V khẳng định: “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ” [42, tr.3]. ể phát huy vai trò của đội ngũ , vào sự nghiệp cách mạng của ảng trong tình hình mới, ại hội XI của ảng tiếp tục xác định: “Xây dựng đội ngũ CB, CC, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân” [44, tr.41]. Muốn xây dựng được đội ngũ , CC có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi phải tổ chức và tiến hành tốt các khâu, cách bước trong quy trình công tác cán bộ. Trong đó, một trong vấn đề đặc biệt quan trọng cần tập trung thực hiện là chủ động đấu tranh, phòng chống có hiệu quả các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, nhất là trong đội ngũ CB, CC trong bộ máy công quyền cấp cơ sở hiện nay. CB, CC cấp xã là những người giữ cương vị lãnh đạo quản lý trong các cơ quan của ảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn và tương đương. ây là lực lượng có vị trí, vai trò then chốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương của ảng, của tỉnh ủy, huyện, quận, thị ủy, chính sách pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. ể đội ngũ , CC cấp xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng với việc xây dựng đội ngũ này về số lượng, phải đặc biệt coi trọng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức mà quan trọng hàng đầu là đấu tranh phòng chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ này. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII đã ban hành Nghị quyết 2 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng ảng hiện nay”, trong đó, xác định phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là CB, CC lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là một trong ba vấn đề cấp bách nhất. Trong những năm qua, Thành ủy Thành phố ồ hí Minh và các quận, huyện ủy trực thuộc đã coi trọng phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã, xác định các chủ trương, giải pháp và chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả bước đầu. Nhờ đó, đại đa số CB, CC cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, nhiều CB, CC cấp xã là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống trong đội ngũ , và nhân dân ở các xã học tập và làm theo, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong đội ngũ CB, CC cấp xã của Thành phố ồ hí Minh hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nhận thức và hành động. Những CB, CC này đã được phát hiện và xử lý trong những năm trước đây, nhất là qua quá trình kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết ội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chính đốn ảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”. Ngoài số CB, CC đã được các cấp phát hiện và xử lý, trong một bộ phận đội ngũ CB, CC cấp xã vẫn còn những biểu hiện như: phai nhạt lý tưởng cách mạng; chưa thực sự tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi công cuộc đổi mới và chủ nghĩa xã hội; còn hoài nghi về sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin; chưa thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu trong học tập, công tác; chưa thống nhất giữa nói và làm; tham gia đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của ảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước; cổ suý cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan... ên cạnh đó là 3 những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống như: sống buông thả; lãng phí, ăn chơi sa đọa; quan hệ nam nữ bất chính; thái độ không đúng với nhân dân, cửa quyền, hách dịch... Một trong những nguyên nhân cơ bản là sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp thuộc Thành ủy Thành phố ồ hí Minh, trực tiếp là các huyện ủy, đảng ủy các xã đối với việc phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã còn những yếu kém, bất cập; chưa xác định rõ nội dung lãnh đạo; chủ trương, giải pháp chưa mạnh, chưa thường xuyên tập trung chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt; việc phối hợp giữa cấp ủy các cấp và các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, thường xuyên; chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công việc này... Nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục khuyết điểm, yếu kém nêu trên, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã của Thành phố ồ hí Minh góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ này, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao thực sự là vấn đề cần thiết và cấp bách. ể góp phần giải quyết thực trạng nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã ở các huyện của Thành phố ồ hí Minh, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã của Thành phố ồ hí Minh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án để từ đó xác định hướng nghiên cứu của luận án. 4 - Phân tích một số vấn đề lý luận về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã; nội dung phương thức phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã ở Việt Nam hiện nay. - Khảo sát đánh giá thực trạng phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh từ 2013 đến nay (qua khảo sát đội ngũ , cấp xã ở 5 huyện của thành phố Hồ Chí Minh). - ề xuất quan điểm và các giải pháp tăng cường phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã của Thành phố ồ hí Minh hiện nay với tư cách là một mặt công tác của cấp ủy, chính quyền các cấp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung của luận án: Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC giữ cương vị lãnh đạo, quản lý, công chức trong bộ máy lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể cấp xã ở các huyện của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay dưới góc độ của khoa học công tác tư tưởng. ối tượng và phạm vi khảo sát: ội ngũ CB, CC các xã thuộc 5 huyện của thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi). ây là đối tượng công tác ở các địa bàn nông thôn có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều biến động phức tạp. Luận án không nghiên cứu, khảo sát ở đội ngũ , ở các phường thuộc các quận của thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát: từ năm 2013 đến nay. 5 4. ơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận ơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng ồ hí Minh về cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; chủ trương, đường lối, chính sách của ảng ộng sản Việt Nam về cán bộ, công tác cán bộ, phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC; Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, tác giả có lựa chọn, kế thừa một số kết quả nghiên cứu lý luận của các công trình khoa học có liên quan về xây dựng đội ngũ cán bộ. 4.2. Cơ sở thực tiễn ơ sở thực tiễn của luận án là tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và phòng, chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã ở Thành phố ồ hí Minh từ năm 2013 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét, đánh giá về tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã hiện nay. Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu, phân tích các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của ảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước; văn bản của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; các tài liệu, bài báo, công trình khoa học trong nước và ngoài nước có liên quan đến luận án. Phương pháp lôgíc và lịch sử: Các công trình khoa học có liên quan được tiếp cận, khai thác và trình bày theo trật tự lịch sử để tìm ra tính hệ thống, tất yếu, bản chất, quy luật của các vấn đề, các tư tưởng, quan điểm về xây dựng đội ngũ , , đảng viên đặc biệt là công tác phòng chống các 6 biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” qua các giai đoạn lịch sử. Phương pháp thống kê, so sánh, quan sát: Luận án thống kê các số liệu đã được trình bày trong các văn bản, báo cáo của các cấp, ngành có liên quan đến đội ngũ , cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh để so sánh, đối chiếu với kết quả điều tra, quan sát thực tế để đảm bảo sự tin cậy của số liệu. Phương pháp tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tổng kết thực tiễn công tác cán bộ và hoạt động đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách với phòng chống các biểu hiện suy thoái trong đội ngũ , CC cấp xã và nghiên cứu các tài liệu lý luận có liên quan để xây dựng khung lý thuyết, các khái niệm công cụ, cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề ra quan điểm và giải pháp của luận án. Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bảng hỏi để điều tra đội ngũ , cấp xã và các đối tượng có liên quan về nhận thức đối với công tác phòng, chống biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , CC cấp xã; kết quả thu thập được phân tích, xử lý bằng các công cụ toán học để thu được các số liệu về định lượng làm cơ sở cho các nhận định, đánh giá. Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia: Tham khảo ý kiến của chuyên gia và người hướng dẫn khoa học để lập bảng hỏi, chọn mẫu đại diện để khảo sát; phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với những người làm trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý đội ngũ , cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh về các nội dung liên quan đến luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Góp phần hệ thống hóa lý luận về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã. Cụ thể hóa được các biểu hiện, nguyên nhân của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã. Góp phần tổng kết được các kinh nghiệm trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã của TP Hồ Chí Minh. 7 Góp phần luận giải hệ thống các giải pháp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ của khoa học công tác tư tưởng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp các luận cứ khoa học để cho cấp ủy các cấp thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn ảng, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nói chung và trong đội ngũ CB, CC cấp xã nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ CB, CC cấp xã của các tỉnh ủy, thành ủy và quá trình nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 8 hƣơng 1 TỔNG QUAN TÌN ÌN NG N ỨU L N QUAN ĐẾN LUẬN N Trong những năm vừa qua, vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC, đảng viên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhiều cơ quan lý luận. Rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo khoa học - thực tiễn đã được tiến hành. ưới các góc độ, từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu khoa học đã bước đầu nhận diện và đã phân tích làm rõ khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một số nhà khoa học đã tiếp cận, đánh giá tổng thể, hệ thống, đa diện, nhiều góc cạnh, nhận diện rõ những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý, đạo đức, thuộc các khu vực khác nhau, chỉ ra những hạn chế, những bất cập trong thực tiễn; kiến giải nhiều nguyên nhân của tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên. 1.1. ác công trình nghiên cứu về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Kể từ khi Liên Xô và các nước X N ông Âu sụp đổ, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết các bài học kinh nghiệm trong phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch đã áp dụng đối với các nước XHCN. Cuốn sách: “Bàn về vấn đề chống “diễn biến hòa bình” [115] của các tác giả Trung Quốc, do tác giả Nguyễn Huy Quý (dịch) đã bàn về “diễn biến hòa bình”, nêu ra những âm mưu thủ đoạn thâm độc của kẻ thù nhất là sau khi Liên Xô sụp đổ. Cuốn sách đã nêu rõ những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù chống lại Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch ông trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc ở Trung Quốc. Những âm mưu thủ đoạn mà các thế lực thù địch sử dụng được cuốn sách đề cập đến đó là: xuyên tạc, vu cáo ảng vi phạm các vấn đề dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân 9 tộc thiểu số, tôn giáo, thúc đẩy đội ngũ , , đảng viên mơ hồ, ảo tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhận thức và hành vi sai trái từ đó xa rời mục tiêu, lý tưởng của ảng... để can thiệp sâu vào công việc nội bộ của đất nước, vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của ảng Cộng sản. Cuốn “Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội: Bàn về chống “diễn biến hòa bình” của tác giả Cốc Văn Khang [81] đã đề cập đến vai trò lãnh đạo của ảng Cộng sản trong đấu tranh với các quan điểm trái chiều để xây dựng một xã hội trong sạch. Tác giả cuốn sách cũng đã phân tích và so sánh về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa trên lĩnh vực lãnh đạo về chính trị, kinh tế và chế độ xã hội. Sau những biến động ở Liên Xô và các nước X N ông Âu, phương Tây công khai tuyên bố chuyển hướng chiến lược “kiềm chế” sang chiến lược “mở rộng” với hai nội dung cơ bản: “dân chủ hoá về chính trị” và “tự do hoá về kinh tế”, “tự do báo chí, tự do tưởng”. Vấn đề “nhân quyền” và “dân chủ” được coi là vũ khí lợi hại mà các quốc gia này sử dụng để can thiệp vào các nước khác. Thực tiễn ở Liên Xô và ông Âu cho thấy các thể thù địch thông qua sự tấn công vào nền tảng tư tưởng đã làm cho không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người giữ chức vụ chủ chốt trong đảng, trong chính quyền hoài nghi, dao động, không tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, sự lãnh đạo của đảng cộng sản và đã chống lại đảng, chống lại chính quyền nhân dân. Cuốn sách “Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng - Nghiên cứu vấn đề diễn biến hòa bình” của tác giả Lưu ình (chủ biên) [1]. Cuốn sách đã phân tích làm rõ bản chất và quá trình hình thành cũng như các phương thức, thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc chống chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới. Trong đó, các tác giả chỉ ra một trong những thủ đoạn mà các thế lực thù địch tiến hành làm xói mòn và tan rã đảng cầm quyền đó là dùng các phương tiện truyền thông đại chúng để công kích, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm phủ định hệ tư tưởng Mácxít qua đó làm cho đội ngũ , , đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về chính 10 trị, tư tưởng. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đề xuất những biện pháp để chống lại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch mà tập trung vào ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , , đảng viên của bộ máy công quyền. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà cụ thể là sự tha hóa của đảng cầm quyền nói chung, của , , đảng viên nói riêng trong lực lượng vũ trang cũng là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận xuất hiện cụm từ “tự diễn biến” như một hệ quả của “diễn biến hòa bình”, một chiến lược chống phá cách mạng Việt Nam mới của các thế lực thù địch. Công trình “Một số vấn đề về “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa” [78] của tác giả Nguyễn Mạnh ưởng đã chỉ rõ: “Tự diễn biến là khái niệm chỉ sự vận động bên trong của mọi sự vật hiện tượng; ở đây chỉ trạng thái, quá trình tự tan rã của một sự vật (cá nhân, tổ chức), làm cho vật đó không còn là nó nữa mà trở thành một sự vật khác, không phải lên một trình độ cao hơn, tiến bộ hơn mà sự vật ấy khác hẳn về chất theo hướng tiêu cực”. Về nguyên nhân của “tự diễn biến”, tác giả Nguyễn Mạnh ưởng cũng chỉ ra cả những nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan; chủ yếu và quan trọng nhất là những nguyên nhân chủ quan cụ thể đó là: do hạn chế về trình độ trí tuệ, năng lực thực tiễn; do sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có chức có quyền trong hệ thống chính trị; do mất đoàn kết nội bộ dẫn tới kèn cựa, tranh giành địa vị, chủ nghĩa cá nhân hoành hành Tác giả cũng đã phân tích mối quan hệ giữa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên với âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận từ đó vạch rõ tính thù địch, phản động, phản khoa học của các quan điểm sai trái; phê phán quan điểm mơ hồ, mất cảnh giác, nhận 11 thức không đúng về vấn đề đó của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tác giả luận án sẽ kế thừa một số nội dung phân tích nguyên nhân chủ quan dẫn tới “tự diễn biến” của đội ngũ , cấp cơ sở xã phường, đồng thời nghiên cứu những nhiệm vụ của công tác quân sự, quốc phòng địa phương, tư duy của ảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong Báo cáo tổng quan những vấn đề được nghiên cứu của đề tài KX.01.03 thuộc hương trình khoa học công nghệ KX.01: “Đánh giá CNXH hiện thực hơn bảy thập kỷ qua - Nguồn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu” [73] do iáo sư Trần Nhâm làm chủ nhiệm đề tài, nhóm tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới sụp đổ của Liên Xô và các nước X N ông Âu. ên cạnh những nhân tố khách quan, nhóm tác giả khẳng định nhân tố chủ quan giữ vai trò quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và ông Âu, mà trong đó trực tiếp nhất là đội ngũ , đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về lý tưởng, đạo đức, lối sống. Năm 2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ hí Minh đã triển khai đề tài cấp bộ “Về nguy cơ thoái hóa của đảng cầm quyền - Vấn đề và giải pháp” [126] do PGS, TS Trần Thành làm chủ nhiệm đã chỉ ra nguy cơ tha hóa của quyền lực chính trị do tình trạng lạm dụng quyền lực mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc tha hóa tư tưởng, đạo đức và lối sống của những người cầm quyền. Nhóm tác giả đã chỉ ra các nguy cơ, những biểu hiện và thách thức đang đặt ra đối với việc giữ gìn bản chất của đảng cầm quyền; đề tài cũng đã đề xuất các giải pháp đấu tranh với nguy cơ tha hóa của đảng cầm quyền, trong đó có vấn đề ngăn chặn tình trạng “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” của đội ngũ cán bộ, công chức. Sự thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng là biểu hiện cụ thể nhất của quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên, đây là thách thức lớn trong công tác xây dựng đảng hiện nay. Cuốn sách “Tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” và vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay” [85], của tập 12 thể tác giả Học viên Chính trị Công an nhân dân biên soạn, Thiếu tướng, GS, TS Trương iang Long chủ biên là bức tranh thu nhỏ, khắc họa bước đầu về âm mưu, hoạt động tác động, thúc đẩy nguy cơ “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam nói chung, đối với thanh niên Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với những tác động đa dạng, phức tạp, nhiều chiều trước những khó khăn chúng ta đang phải đối mặt. Nội dung cuốn sách là lời cảnh báo chung về một nguy cơ, thách thức mới đối với vận mệnh đất nước, và là tiếng nói có trách nhiệm với ảng, Nhà nước, nhân dân của tập thể tách giả. ặc biệt các tác giả đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguy cơ “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong thế hệ trẻ hiện nay. Những kết quả nghiên cứu từ cuốn sách có giá trị to lớn đối với tác giả luận án khi nghiên cứu biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” của đội ngũ , xã mà trong đó có rất nhiều CB, CC trẻ. ề tài cấp ộ “Những yếu tố tác động đến “tự diễn diến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay” [23] do tác giả Tô Lâm làm chủ nhiệm cùng các các tác giả cộng sự, nhóm tác giả đã phân tích, chỉ ra các yếu tố tác động đến tự diễn biến, tự chuyển hoá. Nghiên cứu đã khái quát tình hình quốc tế, khu vực và trong nước đang tác động đến đời sống chính trị nước ta, chỉ ra những thách thức trong quá trình hội nhập; chỉ ra những vấn đề lý luận còn nhiều tranh cãi, chưa theo kịp thực tiễn, do đó có sự nhận thức lệch lạc về đường lối, chính sách và mô hình phát triển đất nước. ây là là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ ta. ề tài cũng chỉ ra một bộ phận , do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, đã thoái hoá biến chất, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng từ đó làm ảnh hưởng tới uy tín của ảng, Nhà nước. ây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho đảng viên và nhân dân hết sức bức xúc, gây mất ổn định tư tưởng là nguyên nhân trực tiếp và nguy hiểm nhất dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 13 ũng liên quan đến vấn đề này, nhóm tác giả ao Văn Thống (chủ biên) cùng Sa Thị ồng Lan và Phạm Văn ức sưu tầm và biên soạn cuốn “Nhận diện về tự diễn biến, tự chuyển hóa và giải pháp đấu tranh ngăn chặn” [142]. uốn sách đã làm sáng tỏ các biểu hiện (trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa...) và nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ việc nhận diện các biểu hiện, nhóm tác giả đã đề xuất 7 nhóm giải pháp về tư tưởng, tổ chức, sự phối hợp giữa các cơ quan làm công tác tư tưởng, phát huy vai trò của truyền thông, báo chí... trong việc đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. ây là những nội dung có giá trị mà tác giả luận án sẽ kế thừa khi nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân, thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã trên địa bàn Thành phố ồ hí Minh. Năm 2013, trên cơ sở biên soạn các bài viết từ các cuộc hội thảo, nghiên cứu của các tác giả, Nhà xuất bản hính trị quốc gia - Sự thật đã phát hành cuốn “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC hiện nay” [97]. uốn sách đã chỉ ra: “Tự diễn biến” được hiểu là quá trình đấu tranh giữa các mặt tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong nội tâm người , trước những tác động phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế; và “Tự chuyển hoá” là sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến”. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là sự suy thoái từ bên trong; là quá trình tự biến đổi về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của , theo chiều hướng tiêu cực, làm mất dần các chuẩn mực của người cộng sản, dẫn đến xa rời những nguyên tắc, quan điểm mácxít; suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng ồ hí Minh, chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. ến khi những yếu tố cách mạng, tích cực bị phai nhạt, triệt tiêu, tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa tăng dần, thắng thế, lúc đó sẽ dẫn đến sự “tự chuyển hoá” , từ người tốt trở thành phần tử chống đối ảng, Nhà nước. Theo các tác giả, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” về tư 14 tưởng chính trị là sự phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng ồ hí Minh; thiếu niềm tin, hoài nghi, thậm chí phủ nhận vai trò lãnh đạo của ảng; xa rời các nguyên lý xây dựng ảng, đòi ảng từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ để hướng theo tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; phê phán lịch sử thiếu khách quan; đòi xét lại con đường đi lên xã hội chủ nghĩa và thay bằng con đường phát triển tư bản chủ nghĩa; xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo ảng, Nhà nước... uốn sách cũng đã làm rõ nội dung của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa; rút ra bài học kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống và các giải pháp đấu tranh phòn...ghiên cứu. Vì vậy, để làm rõ quan niệm, cách hiểu, những nguyên nhân và biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã trên địa bàn Thành phố ồ hí Minh; từ đó đề xuất giải pháp cụ thể thì việc nghiên cứu đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã trên địa bàn thành phố ồ hí Minh, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu về “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” với mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục khuyết điểm, yếu kém trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã của Thành phố ồ hí Minh qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ này. 29 hƣơng 2 N ỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ P ÕNG, ỐNG “TỰ D ỄN ỄN”,“TỰ U ỂN ÓA” TRONG ĐỘ NGŨ CÁN Ộ, ÔNG Ứ ẤP XÃ 2.1. Quan niệm, nguồn gốc và biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 2.1.1. Quan niệm và nguồn gốc của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” 2.1.1.1. Khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” * Khái niệm “Tự diễn biến” Theo Từ điển tiếng Việt thì“diễn biến là diễn ra sự biến đổi theo chiều hướng nào đó. Ví dụ: diễn biến tư tưởng, tư tưởng có nhiều diễn biến phức tạp” [154, tr.256]. Theo nghĩa thông thường, khái niệm “tự diễn biến” dùng để chỉ quá trình tự vận động của sự vật, hiện tượng; là quá trình tự biến đổi bên trong của sự vật theo một chiều hướng nhất định. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ hí Minh, và trong văn kiện của ảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm “tự diễn biến” được sử dụng không theo nghĩa như vậy, mà theo nghĩa là sự suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, về đạo đức và lối sống của cán bộ và đảng viên. Thuật ngữ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được đề cập trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của ảng như là sự nhận diện về một trong những nguy cơ đối với sự tồn tại của ảng và chế độ chính trị ở nước ta. Nhận rõ tính chất nguy hiểm của yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong nhiều năm qua, ảng ta từng cảnh báo về tình trạng này. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là thuật ngữ chính trị - pháp lý đã được khẳng định trong Nghị quyết ại hội lần thứ XI của ảng: “Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” [44, tr.257]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) tiếp tục khẳng định tư tưởng chỉ đạo của ảng ta: Chủ 30 động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ ảng. ại hội XII của ảng ta tiếp tục chỉ rõ “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [49, tr.217]. Như vậy, có thể quan niệm: “Tự diễn biến” là quá trình diễn ra sự thay đổi từ nội bộ bên trong tổ chức hoặc cá nhân; là quá trình tự biến đổi về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống theo chiều hướng xấu, tiêu cực, đi ngược lại với chuẩn mực, giá trị của xã hội. “Tự diễn biến” là quá trình tự vận động, biến đổi từ bên trong của chủ thể. Quá trình này diễn ra có thể cho hai kết quả, tích cực hoặc tiêu cực. ối với đội ngũ cán bộ, đảng viên thì đây là quá trình biến đổi theo chiều hướng từ đúng sang sai, từ tốt sang xấu, từ tích cực sang tiêu cực, từ tiến bộ sang phản tiến bộ trong nhận thức, niềm tin và hành động. Biểu hiện rõ nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ngày càng xa rời mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xa rời đường lối của ảng. “Tự diễn biến” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên còn được hiểu là quá trình đấu tranh giữa các mặt tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong nội tâm mỗi cá nhân trước những tác động phức tạp của tình hình trong nước, quốc tế, chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong đó, yếu tố tiêu cực và tư tưởng tư bản chủ nghĩa dần dần tăng lên; yếu tố tích cực, cách mạng, tư tưởng xã hội chủ nghĩa phai nhạt dần. ây là quá trình biến đổi từ bên trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đến một thời điểm nhất định, sự biến đổi này sẽ chuyển hóa thành hành động của họ. Theo đó, khi yếu tố tiêu cực dần dần tăng lên; yếu tố tích cực, cách mạng phai nhạt dần thì sẽ diễn ra sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến” đó là “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. 31 * Khái niệm “tự chuyển hóa” Theo Từ điển Tiếng Việt thì “chuyển hóa là biến đổi sang dạng hoặc hình thái khác” [154, tr.188]. Theo nghĩa thông thường, khái niệm “tự chuyển hóa” dùng để chỉ quá trình tự biến đổi của sự vật, hiện tượng sang một cấu trúc, một dạng tồn tại, một chất mới. Trong văn kiện của ảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm “tự chuyển hóa” được sử dụng theo nghĩa là sự biến đổi về lập trường, quan điểm, tư tưởng, thái độ, hành vi, lối sống của cán bộ và đảng viên theo hướng đối lập với trạng thái ban đầu. Như vậy, từ cách tiếp cận trên có thể hiểu: “Tự chuyển hoá” là hệ quả tất yếu, sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến”, là quá trình biến đổi về chất các quan điểm, tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một tổ chức và cá nhân. “Tự chuyển hoá” chính là quá trình thay đổi về chất trong quan điểm, tư tưởng, phẩm chất và hành động của chủ thể. ây là cấp độ cao hơn của quá trình “tự diễn biến” biểu hiện sự thay đổi về chất của quan điểm chính trị, đạo đức, lối sống, khiến cho mỗi cá nhân không còn là chính mình nữa, chẳng những đánh mất vai trò tiên phong, gương mẫu mà có khi trở thành kẻ phản bội, chống lại ảng và Nhà nước ta, thậm chí chuyển sang hàng ngũ kẻ thù. “Tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” là quá trình thay đổi từ bên trong mỗi chủ thể theo chiều hướng xấu, từ đúng sang sai, từ tốt sang xấu, từ tích cực sang tiêu cực, từ tiến bộ sang phản tiến bộ, nếu không ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả sẽ dẫn đến tha hóa, biến chất. ối với đội ngũ cán bộ, đảng viên thì “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một quá trình tự vận động, thay đổi từ nhận thức đến hành động của chủ thể, từ lựa chọn chế độ XHCN đến lựa chọn chế độ tư bản chủ nghĩa. Quá trình này chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, song nhân tố chủ quan là chủ yếu. Quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đều dẫn đến các mục tiêu, kết quả như: phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ hí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phủ định vai trò lãnh đạo của ảng Cộng sản Việt Nam. 32 “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cá nhân nếu không được ngăn chặn kịp thời, triệt để sẽ dẫn đến tổ chức bị suy thoái, tự tan rã. Khi “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” diễn ra ở tầm vĩ mô sẽ dẫn đến sự chuyển hoá từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. 2.1.1.2. Biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên được biểu hiện rất phong phú, đa dạng ở cả thái độ và hành động. ó là “bệnh” cơ hội chính trị, thực dụng, thiếu trung thực, thái độ thờ ơ, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của ảng. ao hơn nữa là mơ hồ, mất cảnh giác, thoái hoá, biến chất, chạy chức, chạy quyền, tranh giành, kèn cựa địa vị, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân, vi phạm pháp luật và chuẩn mực văn hoá, đạo đức, lối sống. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn, năm 2016, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ươngkhóa X “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn ảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã xác định 09 biểu hiện cụ thể về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay [phụ lục 6]. 2.1.1.3. Mối quan hệ giữa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” “Tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” có quan hệ hữu cơ với nhau, làm điều kiện và tiền đề cho nhau. Tuy nhiên, hai cụm từ này không hoàn toàn đồng nhất. "Tự diễn biến" là quá trình thẩm thấu dần dần theo thời gian và trên từng mặt, từng hoạt động, từng con người cụ thể. Còn "tự chuyển hóa" là đích đến, là sự biến đổi về chất do "tự diễn biến" gây ra. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không phải là quá trình đột biến mà là một quá trình “tích lượng thành chất”, từ nhỏ đến lớn. Nếu như “tự diễn biến” trong mỗi cán bộ, đảng viên là quá trình dần dần tăng lên của các yếu tố tiêu cực đồng thời các yếu tố tích cực, cách mạng trong tư tưởng, đạo đức và hành vi xã hội thì “tự chuyển hóa” là một giai đoạn mới, là sự kế tiếp và là kết quả của quá trình “tự diễn 33 biến”. “Tự chuyển hóa” làm biến đổi về chất trong quan điểm chính trị, đạo đức, lối sống, khiến cho bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bộ máy đó không còn là chính mình nữa, đánh mất vai trò lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xa rời mục tiêu lãnh đạo của ảng, làm mất vai trò lãnh đạo của ảng. Lúc này bản thân các cán bộ, đảng viên... trở thành phần tử chống đối ảng, Nhà nước. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của đội ngũ cán bộ, đảng viên nếu không được ngăn chặn kịp thời, triệt để sẽ dẫn đến tổ chức bị suy thoái, tự tan rã. Khi “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” diễn ra ở tầm vĩ mô sẽ dẫn đến chế độ XHCN sẽ bị chệch hướng, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế có những biểu hiện “tự diễn biến” đã dẫn tới “tự chuyển hóa” nhưng cũng có những biểu hiện “tự diễn biến” đã không dẫn tới “tự chuyển hóa”. Ví dụ, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện lơ là, lười học tập nghị quyết, học tập lý luận chính trị có thể là khởi nguồn dẫn tới “tự chuyển hóa”, nhưng nếu họ được giáo dục, ngăn chặn kịp thời thì sẽ không dẫn tới “tự chuyển hóa”. Vì vậy, không nên coi mọi biểu hiện “tự diễn biến” đều tất yếu dẫn tới “tự chuyển hóa”. Tóm lại, giữa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên có mối quan hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. “Tự chuyển hóa” là hệ quả và là bước phát triển cao hơn của “tự diễn biến”, “tự diễn biến” tất yếu sẽ dẫn đến “tự chuyển hóa” nếu không được ngăn chặn kịp thời. ai bước này là sự đan xen, tác động qua lại: “Tự diễn biến” càng nhanh thì càng nhanh đến dẫn đến “tự chuyển hóa” và ngược lại một khi đã “tự chuyển hóa” thì lại càng thúc đẩy “tự diễn biến” sâu sắc hơn.“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên nếu không được phát hiện, phòng, chống kịp thời sẽ dẫn đến tổ chức bị suy thoái, tự tan rã. Khi “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” diễn ra ở tầm vĩ mô hoặc trong phần lớn cán bộ, đảng viên sẽ dẫn đến sự chuyển hoá từ chế độ XHCN sang 34 con đường tư bản chủ nghĩa. Như vậy,“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là hậu quả của DBHB và là giai đoạn nối tiếp của DBHB. Nó là hậu quả của DBHB, khi cán bộ, đảng viên ta không đủ bản lĩnh đề kháng chống lại khi bị tác động của DBHB, nhất là DBHB trên lĩnh vực tư tưởng. 2.1.1.4. Nguồn gốc hình thành “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” “Tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” ở mỗi tổ chức, các nhân có quá trình hình thành và phát triển. Quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở đội ngũ cán bộ, đảng viên có nguồn gốc sau: Thứ nhất, do những yếu kém, bất cập trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Sự nghiệp đổi mới do ảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định tính đúng đắn, khoa học của con đường xã hội chủ nghĩa mà ảng, ác ồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng thì ảng còn tồn tại những hạn chế, bất cập cả về phương diện đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện; tổ chức, hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội; cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động trong bộ máy đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực tế cho thấy từ khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và ông Âu sụp đổ, việc đổi mới tư duy, lựa chọn phương pháp luận đúng đắn thiếu kịp thời dẫn đến tình trạng quy kết cho rằng đó là sai lầm của hệ thống lý luận Mác - Lênin. Trong lúc đó thực tiễn luôn vận động và phát triển trong khi đó công tác nghiên cứu, phát triển lý luận của chúng ta chưa theo kịp được với sự vận động, phát triển này. Tình trạng giáo điều, rập khuôn cùng với hiện tượng phủ nhận hệ thống lý luận Mácxít của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị khiến cho lĩnh vực tư tưởng lý luận trở nên phức tạp; công tác tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận còn chậm, hiệu quả thấp. Mặt khác, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng ồ hí Minh cho cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế 35 về nội dung và phương pháp nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao, chưa đủ sức “đề kháng” trước những luồng tư tưởng độc hại, đây là nguyên nhân dẫn đến sự sa sút niềm tin, xuất hiện tâm lý tiêu cực. Mặt khác công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn có nhiều hạn chế. ó là, việc chưa phân định rõ ràng, rành mạch, trách nhiệm không rõ, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, còn cồng kềnh. Tinh thần thái độ trách nhiệm phục vụ của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức còn thấp. Tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí vẫn còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát và công tác cán bộ đang thực sự là vấn đề nóng bỏng tác động không nhỏ đến lòng tin của nhân dân vào ảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. iện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, cất nhắc cán bộ không đúng người đang tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên. Ngoài ra, chúng ta chưa huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào việc giám sát tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Thứ hai, do những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, tác động đến mọi mặt về kinh tế - xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. ối với nước ta, quá trình này bên cạnh những tác động tích cực thì còn chứa đựng những tác động tiêu cực, là nguyên nhân dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đó là việc truyền bá những giá trị dân chủ, nhân quyền, đạo đức, lối sống không phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể hiện nay của Việt Nam. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự bùng nổ thông tin qua Internet đã tác động trực tiếp đến nhận thức của mỗi người. ùng với sự lan tỏa những điều tốt đẹp trong xã hội đến từ các quốc gia trên thế giới còn có sự xâm nhập những lối sống thiếu lành mạnh, phản tiến bộ, hoặc là công cụ của 36 các thế lực thù địch. Và, những hoài nghi, dao động không được định hướng kịp thời được cộng hưởng bởi sự xuyên tạc của các thế lực thù địch thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” đã tác động tiêu cực đến một bộ phận cán bộ, đảng viên có lập trường không vững vàng, tự nguyện rời bỏ lý tưởng của ảng, công khai chỉ trích lý tưởng, con đường chủ nghĩa xã hội. úng như ảng ta đã nhận định trong văn kiện ại hội X đó là: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng” [44, tr.185]. Thứ ba, do âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong, ngoài nước. Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở ông Âu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự suy giảm lòng tin của một số cán bộ, đảng viên đối với chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù sự sụp đổ này đã diễn ra gần ba thập kỷ, tuy nhiên trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên đã và hiện có những người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, tính khoa học của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ngày nay, các nước tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội còn lại sau sự sụp đổ của Liên Xô và ông Âu trong đó có nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức mới, đó chính là sự phân hóa giàu nghèo, những cản trở từ chính quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đối mặt từ bên trong như: tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội, lối sống bị tha hóa, những cám dỗ vật chất tầm thường, lợi ích nhóm... Vì vậy, các thế lực thù địch đã lợi dụng để xuyên tạc, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế mà chúng ta đang dày công xây dựng trong tiến trình đổi mới đất nước. hiến lược DBHB của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn không ngừng thay đổi nội dung và phương thức hoạt động. Ngoài các chiêu bài cũ như: phổ biến tuyên truyền các giá trị “dân chủ”, nhân quyền, thể chế “tam quyền phân lập”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” hiện chúng đang sử dụng các phương thức mới như: tán dương, ủng hộ và dựa vào các đối tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để thực hiện ý đồ chuyển hóa chế độ xã hội ta. 37 Thứ tư, từ sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng bản thân mỗi cán bộ, đảng viên. Một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân dẫn đến có lối sống ích kỷ, cá nhân, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, tham nhũng, lãng phí. Phong cách làm việc quan liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Từ sự thực dụng, vụ lợi dẫn đến tham nhũng, lợi dụng chức vụ chiếm dụng tài sản nhà nước, làm trái quy định của pháp luật. Trong công việc thì có phong cách quan liêu, hách dịch độc đoán chuyên quyền, gia trưởng, mất dân chủ, ngại tiếp xúc với nhân dân, không lắng nghe ý kiến của nhân dân, thiếu tinh thần trách nhiệm. án bộ đảng viên thiếu sự tu dưỡng, không chấp hành nghiêm các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức. Nói không đi đôi với làm, vi phạm đạo đức lối sống, không tự giác trong công tác tự phê bình và phê bình. Nhiều tổ chức ảngthực hiện các nguyên tắc hoạt động của ảng có bị buông lỏng, công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức còn mang tính hình thức, chưa đủ sức động viên và nâng cao ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên từ công tác tổ chức cán bộ. Các khâu từ tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, đề bạt bổ nhiệm, sử dụng, quản lý, kiểm tra giám sát cán bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc xử lý cán bộ sai phạm chưa kịp thời, chưa nghiêm. ông tác chống tham nhũng, mặc dù đạt nhiều kết quả, song còn nhiều bất cập, nhất là thu hồi tài sản tham nhũng; tình trạng “tham nhũng vặt” diễn ra tràn lan Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội chưa được phát huy. 2.1.2. Quan niệm và biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 2.1.2.1. Quan niệm về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Từ cán bộ được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc và được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến, dùng để phân biệt với nhân dân. Thuật ngữ cán bộ tựu trung có hai nghĩa chủ yếu: Thứ nhất là cái khung, cái khuôn; nghĩa thứ hai là người nòng cốt, người chỉ huy. Trong một thời gian dài, ở nước ta từ cán bộ gần như được dùng thay thế cho từ công chức. 38 Trong Từ điển Tiếng Việt, khái niệm cán bộ được hiểu là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước, đảng và đoàn thể. Khoản 1 iều 4 của Luật Cán bộ, công chức quy định: “ án bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của ảng ộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của ảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ. Khái niệm công chức gắn liền với sự ra đời công chức ở các nước tư bản phương Tây. Từ nửa cuối thế kỷ X X, tại nhiều nước đã thực hiện chế độ công chức thời gian tương đối lâu, công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ NSNN. Mỗi quốc gia có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức: Ở nước Pháp, công chức được hiểu là: “ ông chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không kể đến các công chức địa phương thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý”. Ở Việt Nam, công chức là một thuật ngữ được dùng từ rất sớm trong quản lý nhà nước. Sắc lệnh số 76 SL ngày 20 5 1950 của hủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quy định về quy chế công chức Việt Nam. ể cụ thể hoá Pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26 02 1998, hính phủ ban hành Nghị định số 95 1998 N -CP, 39 ngày 17 11 1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo Nghị định này, công chức là “công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp; những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng”. Ngày 13 11 2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá X , đã thông qua Luật cán bộ, công chức. ây là một văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến nay và cắt nghĩa được rõ ràng hơn về các khái niệm . Tại Khoản 2, iều 4 của Luật cán bộ, công chức quy định: ông chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ảng ộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ảng ộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy, mỗi quốc gia đều có quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức, nhưng nhìn chung các quan niệm, định nghĩa đều cho rằng công chức của một quốc gia đều có những đặc trưng sau: Là công dân của quốc gia đó. Được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Được xếp vào ngạch. Được quản lý thống nhất và được điều chỉnh bằng những quy định của pháp luật. Thừa hành các quyền lực do nhà nước giao cho, chấp hành các công vụ của nhà nước và quản lý nhà nước. Theo khoản 3, điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: “ án bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực N , U N , í thư, 40 phó í thư ảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. iều 61, chương V, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: hức vụ, chức danh cấp xã: 1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 iều 4 của Luật Cán bộ, công chức bao gồm cán bộ cấp xã và công chức cấp xã. 2. Cán bộ cấp xã gồm có các chức danh:
 í thư, Phó í thư ảng uỷ; hủ tịch, Phó hủ tịch ội đồng nhân dân; hủ tịch, Phó hủ tịch Uỷ ban nhân dân; hủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; í thư oàn Thanh niên Cộng sản ồ hí Minh; hủ tịch ội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; hủ tịch ội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức ội Nông dân Việt Nam); - hủ tịch ội ựu chiến binh Việt Nam. Khái niệm công chức cấp xã: Theo khoản 3, điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008: “ ông chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBN cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ NSNN”. ông chức cấp xã gồm các chức danh sau đây: - Trưởng ông an; hỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng, thống kê; - ịa chính, xây dựng đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường (đối với xã); - Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. ông chức cấp xã do cấp huyện quản lý. Trong hệ thống , , đội ngũ , cấp xã có vị trí và vai trò rất quan trọng. ọ là những người gần dân nhất, trực tiếp đưa đường lối, chính sách của ảng và Nhà nước vào cuộc sống, trực tiếp phục vụ nhân dân. ản chất của ảng, của chế độ "của dân, do dân, vì dân" cũng được thể hiện trực tiếp qua đội ngũ cán bộ ở cơ sở. o đó chính sách của ảng và Nhà nước ta có đến được với dân, có tạo được sức mạnh từ đông đảo quần chúng nhân dân hay có duy trì được sự ổn định vững vàng để đổi mới phát triển từ mọi địa phương cơ sở hay không, phụ thuộc trực tiếp vào sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ này. 41 CB, cấp xã là những người sống và hoạt động thường xuyên, liên hệ mật thiết với nhân dân, cán bộ tốt hay không tốt đều có tác động trực tiếp đến phong trào. o vậy, người cán bộ một mặt phải được trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ và năng lực chuyên môn để chủ động, vững vàng trong quản lý điều hành, mặt khác người , cấp xã cần có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thành với mục tiêu lý tưởng của ảng, biết hy sinh, gương mẫu để lôi cuốn quần chúng nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
 2.1.2.2. Quan niệm và nguồn gốc của“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã * Quan niệm về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Từ khái niệm về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và quan niệm về đội ngũ , cấp xã có thể hiểu: “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong đội ngũ CB, CC cấp xã là sự suy thoái từ bên trong; là quá trình tự biến đổi về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của CB, CC cấp xã theo chiều hướng tiêu cực, đối lập, làm mất dần các chuẩn mực của người cộng sản, xa rời những nguyên tắc, quan điểm mácxít; suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã là suy thoái từ bên trong ở những người giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền cấp xã ở địa phương. Trong đó tập trung vào sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và trong quán triệt, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cả tập thể (tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị) và của từng con người. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , cấp xã quan hệ mật thiết với nhau. Trên thực tế, CB, CC cấp xã có biểu hiện “tự diễn biến” 42 thường đi liền với “tự chuyển hóa”, suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống của người cán bộ. Tuy nhiên, cũng có một số ít CB, CC có biểu hiện “tự diễn biến” những được phát hiện, ngăn chặn kịp thời chưa diễn ra quá trình “tự chuyển hóa”. * Nguồn gốc của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, công chức cấp xã Nguồn gốc ra đời “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ , CC cấp xã cũng tương tự như đội ngũ , nói chung nhưng cũng có một số đặc điểm riêng. Nguồn gốc bên trong của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ CB, CC cấp xã trước hết do thành phần xuất thân đa số từ nông dân, tiểu tư sản... Mặc dù đã được giáo dục, rèn luyện nhưng một bộ phận CB, CC vẫn bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng thực dụng, cơ hội, dao động... Mặt khác, do một bộ phận CB, CC thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí phấn đấu, sa vào chủ nghĩa cá nhân, lo vun vén lợi ích cá nhân mà bất chấp đạo lý, pháp luật, dư luận. Một số khác ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm mà quên đi trách nhiệm, bổn phận trước ảng, trước nhân dân cũng như nhiệm vụ của người cán bộ, đảng viên. Một số khác không giữ ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương của tổ chức. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng tham nhũng; một số CB, CC khi được trao quyền đã biến quyền đó thành lợi ích riêng của mình, của gia đình mình; thậm chí có trường hợp “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, tức là sẵn sàng đánh đổi tự do, danh dự, phẩm giá miễn sao đục khoét được của công. Tại Hội nghị CB, CC toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng ảng hiện nay” (tháng 2/2012), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó, là sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên trách nhiệm, bổn phận trước ảng, trước dân; ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm; bất chấp đạo lý, dư luận; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm của một bộ 43 phận cán bộ, đảng viên; nhất là CB, CC lãnh đạo, quản lý không gương mẫu Do vậy, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có nguồn gốc bên ngoài và bên trong, trong đó nguồn gốc...ằm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên 4. Thực hiện nghiêm túc, có nền nếp công tác tổ chức, cán bộ 5. Phát huy vai trò của tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, công chức, đảng viên tham gia phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 6. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật ảng 7. Sơ tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời thực tiễn phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 10. Để tăng cường đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần thực hiện nhóm giải pháp nào sau đây? 1. ổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của cấp ủy đảng các cấp 2. Phát huy tính chủ động, tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” PL-6 3. ẩy mạnh các hoạt động phòng, chống tham nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 4. Nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý của cấp ủy các cấp trong đảng bộ thành phố Hồ hí Minh đối với công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 5. Phát huy sức mạnh của chính quyền, nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội vào việc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Xin đồng chí cho biết một số thông tin sau: * Đồng chí là: 1. ảng viên 2. Không phải là đảng viên * Đồng chí hiện nay là: 1. Cán bộ 2. Công chức * Tuổi đời của đồng chí hiện nay: 1. 20 - 30 tuổi 2. 30 - 40 tuổi 3. 40 - 50 tuổi 4. Trên 50 tuổi * Thâm niên công tác của đồng chí : 1. 5 - 10 năm 2. 10 - 20 năm 3. Trên 30 năm Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! PL-7 Mẫu số 02 PHIẾU TRƢNG ẦU Ý KIẾN (Dùng cho đối tượng CB, CC các huyện và nhân viên cấp xã không phải là công chức) Đồng chí thân mến! ể phục vụ nghiên cứu đề tài “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề được nêu dưới đây. Xin hãy đọc kỹ câu hỏi và trả lời đúng quan điểm, suy nghĩ của mình. Xin chân thành cảm ơn! 1. Đồng chí cho biết tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào? 1. Rấtnghiêmtrọng, rấtphổbiến 2. Nghiêm trọng, phổ biến 3. ình thường 4. Không nghiêm trọng, không phổ biến 5. Ý kiến khác 2. Đồng chí cho biết tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở cơ quan đồng chí công tác như thế nào? 1. Rất nghiêm trọng, rất phổ biến 2. Nghiêm trọng, phổ biến 3. ình thường 4. Không nghiêm trọng, không phổ biến 5. Ý kiến khác 3. Đồng chí cho biết những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay? 1. Phai nhạt mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa 2. Thiếu niềm tin, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội PL-8 3. Thiếu niềm tin, hoài nghi, phủ nhận đường lối, quan điểmcủa ảng, chính sách, pháp luật của nhà nước 4. Nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc về lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo của ảng, Nhà nước 5. Nói và làm trái với Nghị quyết của ảng, pháp luật của Nhà nước 6. Xa rời nguyên tắc, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, du nhập, tuyên truyền tư tưởng, lý luận phi maxit 7. Thoái hóa, biến chất về chính trị, thường xuyên phê phán cực đoan, bày tỏ thái độ bất mãn 8. ó hành động chống phá ảng và chế độ xã hội chủ nghĩa 9. Thiếu niềm tin, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 10. Ca ngợi, tô hồng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đề cao kinh tế tư bản tư nhân 11. Phủ nhận các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sự phát triển và các thành tựu của đời sống văn hóa - xã hội 12. Phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền XHCN 13. Có thái độ cực đoan, bất mãn, bất đồng chính kiến 14. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, dân chủ để chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với ảng và Nhà nước 15. Thiếu tin tưởng vào khả năng, sức mạnh quốc phòng, an ninh của đất nước, đường lối đối ngoại của ảng, Nhà nước 16. Xuyên tạc đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước 17. Thiếu tin tưởng vào những giá trị đạo đức, lối sống của dân tộc 18. Có hành vi vi phạm đạo đức, lối sống theo chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, của xã hội, pháp luật của nhà nước 19. Tham gia tự in, tự phát hành nhiều loại tài liệu văn hoá phẩm độc hại, phản động 20. Cục bộ, địa phương, kéo bè, kéo cánh, nhóm lợi ích bất chính 21. Biểu hiện khác PL-9 4. Đồng chí cho biết việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có vai trò như thế nào? 1. Rất quan trọng 2. Quan trọng 3. ình thường 4. Ít quan trọng 5. Không quan trọng 5. Mức độ, thái độ của đồng chí khi tham gia hoạt động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương hiện nay như thế nào? 1. Thường xuyên, chủ động 2. ình thường 3. hưa thường xuyên, chưa chủ động 4. Ý kiến khác 6. Đồng chí đánh giá thế nào về công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay? 1. Tốt 2. ình thường 3. hưa tốt 4. Không biết 9. Đồng chí hãy cho biết những mục tiêu nào trong công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã được thực hiện? 1. Phát hiện, ngăn chặn những nguồn gốc, nguyên nhân và khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở mỗi cán bộ, công chức cấp xã 2. Củng cố nền tảng tư tưởng, nền tảng chính trị - xã hội của ảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở cơ sở PL-10 3. Xây dựng tổ chức ảng ở cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức 4. Nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cấp xã 5. Xây dựng bộ máy hành chính ở cơ sở trong sạch, thực sự của dân, do dân và vì dân 6. Xây dựng các cơ quan và các tổ chức quần chúng ở cơ sở vững mạnh toàn diện 8. Đồng chí hãy cho biết những nội dung nào trong công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã được thực hiện? 1. Phòng, chống việc hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin, phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hoài nghi, phủ nhận vai trò lãnh đạo, nguyên tắc tổ chức của ảng 2. Phòng, chống việc nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc về lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo của ảng, Nhà nước; nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 3. Phòng, chống các hành vi phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 4. Phòng, chốnghành vi lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ 5. Phòng chống hành vi phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6. Phòng, chống hành vi đề cao tuyệt đối kinh tế tư nhân, ca ngợi, tô hồng một chiều kinh tế tư bản chủ nghĩa 7. Phòng, chống việc tham gia tập hợp, kích động các tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ 8. Phòng, chống hành vi móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập PL-11 9. Phòng, chống việc phủ nhận vai trò lãnh đạo của ảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật 10. Phòng, chống việc sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của ảng, Nhà nước 9. Đồng chí hãy cho biết những phương thức nào trong công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã được thực hiện? 1. Lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, quy định để phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 2. Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã 3. Ban hành nghị quyết, chỉ thị nhằm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên 4. Thực hiện nghiêm túc, có nền nếp công tác tổ chức, cán bộ 5. Phát huy vai trò của tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, công chức, đảng viên tham gia phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 6. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật ảng 7. Sơ tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời thực tiễn phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 10. Để tăng cường đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cần thực hiện nhóm giải pháp nào sau đây? 1. ổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của cấp ủy đảng các cấp 2. Phát huy tính chủ động, tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” PL-12 3. ẩy mạnh các hoạt động phòng, chống tham nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 4. Nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý của cấp ủy các cấp trong đảng bộ thành phố Hồ hí Minh đối với công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 5. Phát huy sức mạnh của chính quyền, nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội vào việc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Xin đồng chí cho biết một số thông tin sau: * Đồng chí là: 1. ảng viên 2. Không phải là đảng viên * Đồng chí hiện nay là: 1. Cán bộ 2. Công chức * Tuổi đời của đồng chí hiện nay: 1. 20 - 30 tuổi 2. 30 - 40 tuổi 3. 40 - 50 tuổi 4. Trên 50 tuổi * Thâm niên công tác của đồng chí : 1. 5 - 10 năm 2. 10 - 20 năm 3. Trên 30 năm Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! PL-13 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ Đ ỀU TRA, KHẢO SÁT 1. Đánh giá về tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Rất nghiêm trọng, rất phổ biến 57 37,62 44 22,00 2. Nghiêm trọng, phổ biến 41 27,06 68 34,00 3. ình thường 31 20,46 60 30,00 4. Không nghiêm trọng, không phổ biến 21 14,86 28 14,00 5. Ý kiến khác 0 0,00 0 00,00 2. Đánh giá về tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp ở cơ quan đồng chí công tác. Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Rất nghiêm trọng, rất phổ biến 79 52,67 112 56,00 2. Nghiêm trọng, phổ biến 38 25,33 49 24,50 3. ình thường 33 22,00 39 19,50 4. Không nghiêm trọng, không phổ biến 0 0,00 0 00,00 5. Ý kiến khác 0 0,00 0 00,00 3. Đánh giá những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Phai nhạt mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa 91 60,66 129 64,50 2. Thiếu niềm tin, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội 92 60,72 121 60,50 PL-14 3. Thiếu niềm tin, hoài nghi, phủ nhận đường lối, quan điểmcủa ảng, chính sách, pháp luật của nhà nước 98 64,68 125 62,50 4. Nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc về lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo của ảng, Nhà nước 96 63,36 126 63,00 5. Nói và làm trái với Nghị quyết của ảng, pháp luật của Nhà nước 94 63,04 120 60,00 6. Xa rời nguyên tắc, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, du nhập, tuyên truyền tư tưởng, lý luận phi maxit 96 63,36 132 66,00 7. Thoái hóa, biến chất về chính trị, thường xuyên phê phán cực đoan, bày tỏ thái độ bất mãn 100 67,00 135 67,50 8. ó hành động chống phá ảng và chế độ xã hội chủ nghĩa 87 58,42 129 64,50 9. Thiếu niềm tin, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 83 55,78 122 61,00 10. Ca ngợi, tô hồng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đề cao kinh tế tư bản tư nhân 79 52,14 130 65,00 11. Phủ nhận các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sự phát triển và các thành tựu của đời sống VH-XH 84 55,44 126 63,00 12. Phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 96 63,36 117 58,50 13. ó thái độ cực đoan, bất mãn, bất đồng chính kiến 94 63,04 119 59,50 14. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, dân chủ để chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với ảng và Nhà nước 93 62,00 121 60,50 15. Thiếu tin tưởng vào khả năng, sức mạnh quốc phòng, an ninh của đất nước, đường lối đối ngoại của ảng, Nhà nước 90 59,40 118 59,00 16. Xuyên tạc đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước 88 59,08 119 59,50 PL-15 17. Thiếu tin tưởng vào những giá trị đạo đức, lối sống của dân tộc 89 59,33 125 62,50 18. Có hành vi vi phạm đạo đức, lối sống theo chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, của xã hội, pháp luật của nhà nước 95 63,33 127 63,50 19. Tham gia tự in, tự phát hành nhiều loại tài liệu văn hoá phẩm độc hại, phản động 87 58,42 124 62,00 20. Cục bộ, địa phương, kéo bè, kéo cánh, nhóm lợi ích bất chính 93 62,00 130 65,00 4. Đánh giá về vai trò của việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Rất quan trọng 49 32,66 65 32,50 2. Quan trọng 42 28,00 57 28,50 3. ình thường 35 23,33 44 22,00 4. Ít quan trọng 20 13,33 31 15,50 5. Không quan trọng 4 2,68 3 1,50 5. Đánh giá về mức độ, thái độ của bản than khi tham gia hoạt động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương hiện nay Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Thường xuyên, chủ động 72 48,46 45 22,50 2. ình thường 40 26,40 39 19,50 3. hưa thường xuyên, chưa chủ động 28 18,48 39 19,50 4. Ý kiến khác 10 6,60 77 38,50 PL-16 6. Đánh giá về công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Tốt 47 31,02 42 42.00 2. ình thường 45 29,70 31 31,00 3. hưa tốt 35 23,10 20 20,00 4. Không biết 23 16,18 7 7,00 7. Đánh giá về các mục tiêu phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã được thực hiện Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Phát hiện, ngăn chặn những nguồn gốc, nguyên nhân và khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở mỗi cán bộ, công chức cấp xã 78 52,48 123 61,50 2. Củng cố nền tảng tư tưởng, nền tảng chính trị - xã hội của ảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở cơ sở 70 46,20 121 60,50 3. Xây dựng tổ chức ảng ở cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức 82 54,12 118 59,00 4. Nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cấp xã 82 54,12 117 58,50 5. Xây dựng bộ máy hành chính ở cơ sở trong sạch, thực sự của dân, do dân và vì dân 96 63,36 110 55,00 6. Xây dựng các cơ quan và các tổ chức quần chúng ở cơ sở vững mạnh toàn diện 92 60,72 122 61,00 PL-17 8. Đánh giá về các nội dung của công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã được thực hiện Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Phòng, chống việc hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin, phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hoài nghi, phủ nhận vai trò lãnh đạo, nguyên tắc tổ chức của ảng 87 58,42 125 62,50 2. Phòng, chống việc nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc về lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo của ảng, Nhà nước; nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 84 55,44 117 58,50 3. Phòng, chống các hành vi phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 80 52,80 119 59,50 4. Phòng, chống hành vi lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ 88 59,08 114 57,00 5. Phòng chống hành vi phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 86 56,76 121 60,50 6. Phòng, chống hành vi đề cao tuyệt đối kinh tế tư nhân, ca ngợi, tô hồng một chiều kinh tế tư bản chủ nghĩa 85 56,10 120 60,00 7. Phòng, chống việc tham gia tập hợp, kích động các tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ 84 55,44 117 58,50 8. Phòng, chống hành vi móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập 80 52,80 119 59,50 PL-18 9. Phòng, chống việc phủ nhận vai trò lãnh đạo của ảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật 87 58,42 130 65,00 10. Phòng, chống việc sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của ảng, Nhà nước 85 56,10 106 53,00 9. Đánh giá về phương thức phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. Lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, quy định để phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 92 60,72 121 60,50 2. Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã 82 54,12 117 58,50 3. Ban hành nghị quyết, chỉ thị nhằm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên 96 63,36 126 63,00 4. Thực hiện nghiêm túc, có nền nếp công tác tổ chức, cán bộ 80 52,80 119 59,50 5. Phát huy vai trò của tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, công chức, đảng viên tham gia phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 85 56,10 120 60,00 6. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật ảng 70 46,20 121 60,50 7. Sơ tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời thực tiễn phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 98 64,68 125 62,50 PL-19 10. Đánh giá về nhóm giải pháp cần thực hiện để tăng cường đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Nội dung đánh giá Cán bộ, công chức cấp xã ối tượng khác SL % SL % 1. ổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của cấp ủy đảng các cấp 115 76,66 163 81,50 2. Phát huy tính chủ động, tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” 120 80,00 167 83,50 3. ẩy mạnh các hoạt động phòng, chống tham nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 123 82,00 159 79,50 4. Nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý của cấp ủy các cấp trong đảng bộ thành phố Hồ hí Minh đối với công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 126 84,00 169 84,50 5. Phát huy sức mạnh của chính quyền, nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội vào việc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 125 83,88 160 80,00 PL-20 PHỤ LỤC 3 BẢNG THỐNG KÊ ẤT LƢỢNG ĐỘ NGŨ N Ộ, ÔNG Ứ ẤP XÃ Ở U ỆN T UỘ T N P Ố Ồ M N N ỆM KỲ 2010 - 2015 uyện Số lượng Nam, nữ ộ tuổi (tuổi trung bình) Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị ân tộc th.số Nam Nữ ưới 40 40-50 Trên 50 Sau đại học ại học Cao ẳng Khác Cao cấp ử nhân Trung cấp Sơ cấp Nhà Bè 164 134 30 62 17 85 7 60 2 95 15 1 42 10 0 ủ hi 515 420 95 141 17 357 15 147 4 349 29 0 90 37 0 Bình Chánh 399 326 73 108 21 270 6 113 7 273 9 5 97 25 0 ần iờ 169 138 31 62 31 76 5 58 2 104 19 0 40 7 0 Hóc Môn 300 224 76 135 22 143 6 132 3 159 32 2 83 54 0 Nguồn: Ban Tổ chức các huyện ủy và Phòng Nội vụ các huyện PL-21 PHỤ LỤC 4 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở CÁC HUYỆN BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG NHIỆM KỲ 2010 - 2015 TT uyện Thời gian Tổng số ình thức kỷ luật Khiển trách ảnh cáo ách chức Khai trừ 1 Nhà Bè 2010 - 2015 50 28 17 05 2 ủ hi 2010 - 2015 111 62 31 04 14 3 Bình Chánh 2010 - 2015 168 97 63 03 05 4 ần iờ 2010 - 2015 75 53 15 01 06 5 Hóc Môn 2010 - 2015 86 47 24 02 13 Nguồn: Phụ lục số liệu của các ảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 PL-22 PHỤ LỤC 5 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG TIẾN HÀNH CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT Ở CÁC HUYỆN ỦY THUỘ ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHIỆM KỲ 2010 - 2015 STT Năm Kiểm tra ảng iám sát chuyên đề Ghi chú ảng viên Tổ chức ảng viên Tổ chức 1 2010 21 79 15 22 2 2011 19 51 22 42 3 2012 21 78 42 53 4 2013 46 141 51 79 5 2014 24 85 18 62 6 2015 32 120 30 83 7 Tổng 163 554 178 341 Nguồn: văn kiện đại hội đảng bộ huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn (huyện tính số lượt) PL-23 PHỤ LỤC 6 Stt Các biểu hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4- Khoá XII 1 Biểu hiện suy thoái tƣ tƣởng chính trị 1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của ảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái. 3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của ảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. 5) Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng. 6) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu. 7) uy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác. 8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí PL-24 Stt Các biểu hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4- Khoá XII còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh. 9) Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích. 2 Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống 1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình. 2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. 3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. 4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu". 5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân. 6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động. 7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. 8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy PL-25 Stt Các biểu hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4- Khoá XII luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. 9) ánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội. 3 Biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ 1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của ảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng". 2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. 3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của ảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo ảng, Nhà nước. 4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của ảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. 5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an. 6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá ảng và Nhà nước. PL-26 Stt Các biểu hiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4- Khoá XII 7) ưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của ảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước. 8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của ảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của ảng; cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của ảng. 9) ó tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với ảng và Nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phong_chong_tu_dien_bien_tu_chuyen_hoa_trong_do_ngu.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI TIẾNG ANH.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG VIỆT.pdf
Tài liệu liên quan