BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NHẠC VIỆN TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐINH LĂNG
PHONG CÁCH SÁNG TÁC KHÍ NHẠC CỦA 3 NHẠC SĨ:
QUANG HẢI, NGUYỄN VĂN NAM, CA LÊ THUẦN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NHẠC VIỆN TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐINH LĂNG
PHONG CÁCH SÁNG TÁC KHÍ NHẠC CỦA 3 NHẠC SĨ:
QUANG HẢI, NGUYỄN VĂN NAM, CA LÊ THUẦN
Ngành: Âm nhạc học
Mã số ngành: 62 21 02 01
Phản biện độc
199 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ: Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập 1:
Phản biện độc lập 2:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TẠ QUANG ĐÔNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ:
quang hải, nguyễn văn nam, ca lê thuần” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên
cứu khoa học của các tác giả khác.
Tác giả luận án
Trần Đinh Lăng
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC VÍ DỤ NHẠC ...................................................................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................................................................................. VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................................................................. IX
KÝ HIỆU ÂM NHẠC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ..................................................................................................... X
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................................................................................. 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................................................... 3
2.1. Những nghiên cứu theo hướng lịch sử âm nhạc ......................................................................................... 3
2.2. Những nghiên cứu theo hướng phân tích đặc điểm âm nhạc ............................................................... 5 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................................... 7 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 7 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 8 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................................. 9 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................................................................................... 9
1. CHƯƠNG 1 .................................................................................................................................................................. 12
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................................................................................ 12 1.1. PHONG CÁCH .............................................................................................................................................................. 12
1.1.1. Phong cách sống – làm việc ............................................................................................................................ 12
1.1.2. Phong cách nghệ thuật .................................................................................................................................... 12 1.2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM VỀ ÂM NHẠC ......................................................................................... 15
1.2.1. Âm nhạc .................................................................................................................................................................. 15
1.2.2. Khí nhạc, thanh nhạc ........................................................................................................................................ 19
1.2.3. Giai điệu chủ đề ................................................................................................................................................... 20
1.2.4. Âm nhạc nhiều bè ............................................................................................................................................... 23
1.2.5. Thời gian trong âm nhạc ................................................................................................................................ 25 1.3. ĐIỆU THỨC NGŨ CUNG VIỆT NAM .................................................................................................................... 31 1.4. SƠ LƯỢC VỀ DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG ........................................................................................................... 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................................................... 34
2. CHƯƠNG 2 .................................................................................................................................................................. 35
ĐẶC ĐIỂM TRONG XÂY DỰNG GIAI ĐIỆU CHỦ ĐỀ .............................................................................................. 35 2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA HOÀ ÂM VÀ CÁC ĐIỆU THỨC PHƯƠNG TÂY ........................................................... 35 2.2. XÂY DỰNG GIAI ĐIỆU TỪ ĐIỆU THỨC NGŨ CUNG VIỆT NAM ............................................................... 45
ii
2.2.1. Điệu thức ngũ cung thuần tuý ...................................................................................................................... 45
2.2.2. Điệu thức ngũ cung kết hợp với hoà âm phương Tây ........................................................................ 49 2.3. XÂY DỰNG GIAI ĐIỆU TỪ THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM RIÊNG KHÁC ...... 52 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................................................... 57
3. CHƯƠNG 3 .................................................................................................................................................................. 60
CÁC THỦ PHÁP KẾT HỢP NHIỀU BÈ ....................................................................................................................... 60 3.1. KẾT HỢP THEO LỐI CHỦ ĐIỆU ............................................................................................................................ 60
3.1.1. Kết hợp chiều dọc và các loại chồng âm, hợp âm ................................................................................. 60
3.1.2. Sử dụng chuyển điệu và các vòng kết ........................................................................................................ 73 3.2. KẾT HỢP THEO LỐI PHỨC ĐIỆU ........................................................................................................................ 80
3.2.1. Đối vị tương phản ............................................................................................................................................... 80
3.2.2. Đối vị mô phỏng ................................................................................................................................................... 86 3.3. KẾT HỢP ĐỒNG THỜI PHỨC ĐIỆU VÀ CHỦ ĐIỆU ....................................................................................... 92 3.4. SỬ DỤNG VÀ KẾT HỢP NHẠC CỤ ....................................................................................................................... 96
3.4.1. Biên chế dàn nhạc ............................................................................................................................................... 96
3.4.2. Kỹ thuật và phối hợp nhạc cụ ........................................................................................................................ 97 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................................... 106
4. CHƯƠNG 4 ............................................................................................................................................................... 109
TỔ CHỨC THỜI GIAN CỦA ÂM NHẠC ................................................................................................................... 109 4.1. NHỊP ĐỘ, LOẠI NHỊP, NHỊP BIẾN ĐỔI ........................................................................................................... 109 4.2. ĐẢO PHÁCH VÀ ĐA TẦNG NHỊP ĐIỆU ........................................................................................................... 115 4.3. CẤU TRÚC HÌNH THỨC VÀ THỂ LOẠI ........................................................................................................... 122 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ................................................................................................................................................... 131
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................................................... 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ....................................................................................................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................................................. 140
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................................................................... 153
TIỂU SỬ NHẠC SĨ ........................................................................................................................................................ 153 A. QUANG HẢI .............................................................................................................................................................. 153 B. NGUYỄN VĂN NAM ................................................................................................................................................. 155 C. CA LÊ THUẦN .......................................................................................................................................................... 157
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................................................................... 159
BẢNG THỐNG KÊ NHỊP ĐỘ, LOẠI NHỊP, THỜI LƯỢNG VÀ LỐI TRÌNH BÀY CỦA CÁC TÁC PHẨM ..... 159 A. QUANG HẢI ..................................................................................................................................................................... 159
iii
B. NGUYỄN VĂN NAM ........................................................................................................................................................ 164 C. CA LÊ THUẦN .................................................................................................................................................................. 168
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................................................................... 172
MỘT SỐ TRANG TỔNG PHỔ CỦA CÁC TÁC GIẢ ................................................................................................. 172 A. QUANG HẢI .............................................................................................................................................................. 172 B. NGUYỄN VĂN NAM ................................................................................................................................................. 176 C. CA LÊ THUẦN .......................................................................................................................................................... 182
iv
DANH MỤC CÁC VÍ DỤ NHẠC
Ví dụ 2.1: Johann Sebastian Bach - Invention II, in Cm ............................ 36
Ví dụ 2.2: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, Ch. II (nhịp 1 - 7) ................ 37
Ví dụ 2.3: Quang Hải - Chuỗi ngọc Biển Đông, Ch. IV (nhịp 17 - 33) ..... 38
Ví dụ 2.4: Quang Hải - TK Mưa rừng, Ch. I (nhịp 3 - 13) ......................... 38
Ví dụ 2.5: Quang Hải - Piano concerto 1, ch. III (nhịp 2 - 9) ..................... 39
Ví dụ 2.6: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 76 - 89) .......................... 40
Ví dụ 2.7: Frédéric Chopin - Prelude số 4 (nhịp 1 - 12) ............................. 40
Ví dụ 2.8: Ca Lê Thuần - Piano concertino (nhịp 26 - 31) ......................... 41
Ví dụ 2.9: Ca Lê Thuần - Người giữ cồn (nhịp 8 - 12) ............................... 42
Ví dụ 2.10: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, Ch. II (nhịp 5 - 10) ................ 42
Ví dụ 2.11: Cesar Franck - Violin Sonata, Ch. I (nhịp 5 - 12) ................... 42
Ví dụ 2.12: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 1 - 9) ................... 43
Ví dụ 2.13: Ca Lê Thuần – Dáng đứng Việt Nam (nhịp 25 – 28) .............. 44
Ví dụ 2.14: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 97 - 99) ............... 44
Ví dụ 2.15: Nguyễn Văn Nam – Symphony số 1, Ch. II (nhịp 4 - 15) ....... 46
Ví dụ 2.16: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, Ch. I (nhịp 1 - 8) ........... 47
Ví dụ 2.17: Nguyễn Văn Nam – Symphony số 6, Ch. I (nhịp 12 - 22) ...... 48
Ví dụ 2.18: Dân ca Quảng Trị - Lý hoài nam ............................................. 48
Ví dụ 2.19: Quang Hải - Đất và Hoa (nhịp 18 - 24) ................................... 49
Ví dụ 2.20: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, Ch. I (nhịp 16 - 21) ........... 50
Ví dụ 2.21: Ca Lê Thuần - Ballade giao hưởng (nhịp 16 - 30) ................... 51
Ví dụ 2.22: Ca Lê Thuần - Piano Concertino (nhịp 3 - 7) .......................... 51
Ví dụ 2.23: Franz Liszt - la vallee d'obermann (nhịp 1 - 9) ........................ 52
v
Ví dụ 2.24:Nguyễn Văn Nam – Symphony số 5, Ch. II (nhịp 5 - 10) ........ 53
Ví dụ 2.25: Nguyễn Văn Nam – Symphony số 7, Ch. I (17 - 20) .............. 53
Ví dụ 2.26: Nguyễn Văn Nam, Symphony số 8, Ch. I (nhịp 151 - 158) .... 54
Ví dụ 2.27: Lý chiều chiều - Dân ca nam Bộ ............................................. 54
Ví dụ 2.28: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 1 - 5) ............................ 54
Ví dụ 2.29: Franz Liszt - By the Cypresses of the Villa d’Este (nhịp 16 - 21)
.................................................................................................................... 55
Ví dụ 3.1: Quang Hải - Chuỗi ngọc Biển Đông, Ch. I (nhịp 16 - 20) ........ 62
Ví dụ 3.2: Quang Hải - Chuỗi ngọc Biển Đông, Ch. III (nhịp 153 - 160) .. 63
Ví dụ 3.3: Nguyễn Văn Nam – Symphony số 1, ch. I (nhịp 12 - 16) ......... 64
Ví dụ 3.4: Nguyễn Văn Nam – symphony số 3, ch. II (nhịp 8 - 13) .......... 65
Ví dụ 3.5: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. I (nhịp 236 - 238) ...... 66
Ví dụ 3.6: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. III (nhịp 161 - 164, trích
bộ dây) ........................................................................................................ 67
Ví dụ 3.7: Ca Lê Thuần - Mặt trời và niềm tin (nhịp 45 - 48) .................... 68
Ví dụ 3.8: Ca Lê Thần - Piano Concerto (nhịp 17 - 22) ............................. 69
Ví dụ 3.9: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 300 - 303) ............. 70
Ví dụ 3.10: Ca Lê Thuần - Ngọc trai đỏ (nhịp 1-9) .................................... 71
Ví dụ 3.11: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 73 - 76) ............... 72
Ví dụ 3.12: Igor travinsky - Rite of Spring (nhịp 59 - 61, trích bộ gỗ) ...... 72
Ví dụ 3.13: Quang Hải - Chuỗi ngọc Biển Đông, ch. III (nhịp 185 - 200, trích
bộ Dây và Gỗ) ............................................................................................. 73
Ví dụ 3.14: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. I (nhịp 74 - 79) ........ 74
Ví dụ 3.15: Nguyễn Văn Nam – Symphony số 1, ch. I (nhịp 83 - 85) ....... 74
vi
Ví dụ 3.16: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 321 - 329) ........... 75
Ví dụ 3.17: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. I (nhịp 69 - 73) ................ 77
Ví dụ 3.18: Ca Lê Thuần - Piano concerto, ch. I (nhịp 128 - 140) ............. 78
Ví dụ 3.19: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. III (nhịp 237 - 244) ......... 79
Ví dụ 3.20: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 198 - 202) .................... 79
Ví dụ 3.21: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, ch. IV (nhịp 132 - 138) ..... 81
Ví dụ 3.22: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, ch. II (nhịp 116 - 122) ....... 82
Ví dụ 3.23: Nguyễn Văn Nam, Symphony số 3, ch. I (nhịp 27 - 31) ......... 83
Ví dụ 3.24: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 197 - 199) ........... 84
Ví dụ 3.25: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 210 - 212) ........... 84
Ví dụ 3.26: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 222 - 225) ........... 85
Ví dụ 3.27: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 237 - 239) ........... 85
Ví dụ 3.28: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, Ch. II (nhịp 1 - 14) ............ 86
Ví dụ 3.29: Quang hải - Ký ức Hồ Chí Minh, ch. V (nhịp 6 - 18) ............. 87
Ví dụ 3.30: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, Ch I (nhịp 116 - 126) .... 87
Ví dụ 3.31: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. IV (nhịp 109 - 112) . 88
Ví dụ 3.32: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 6, ch. I (nhịp 26 - 35) ........ 89
Ví dụ 3.33: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 9, ch. III (nhịp 46 - 55) ..... 90
Ví dụ 3.34: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, Ch. II (nhịp 5 - 10) ................ 90
Ví dụ 3.35: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. II (nhịp 53 - 58) ............... 91
Ví dụ 3.36: Ca Lê Thuần - Piano Concertino (nhịp 194 - 201) .................. 91
Ví dụ 3.37: Ca Lê Thuần - Ngọc trai đỏ (nhịp 664 - 677) .......................... 92
Ví dụ 3.38: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 8 - 12) ................. 93
Ví dụ 3.39: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 1 - 7) ............................ 94
vii
Ví dụ 3.40: Ca Lê Thuần - Giai điệu quê hương (nhịp 80 - 84) ................. 94
ví dụ 3.41: Quang Hải – TK giao hưởng số 1, Chương IV (nhịp 1-7, trích bộ
Dây) ............................................................................................................ 98
ví dụ 3.42: Nguyễn Văn Nam – Giao hưởng số 8, Chương II (Nhịp 47-51)
.................................................................................................................... 99
ví dụ 3.43: Nguyễn Văn Nam - Giao hưởng số 3, Chương I (Nhịp 84-87,
trích bộ Dây) ............................................................................................... 99
ví dụ 3.44: Quang Hải – “Chuỗi ngọc Biển Đông”, Chương I (Nhịp 36-39)
.................................................................................................................. 101
ví dụ 3.45: Quang Hải – Piano Concerto, Chương I (Nhịp 25-31) ........... 102
ví dụ 3.46: Nguyễn Văn Nam – Giao hưởng số 5, Chương II (Nhịp 5-8) 103
ví dụ 3.47: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 5, ch. III (nhịp 3 - 7) ........ 104
ví dụ 3.48: Ca Lê Thuần - Người giữ cồn (nhịp 4 - 7) ............................. 105
ví dụ 3.49: Nguyễn Văn Nam – Giao hưởng số 7, Chương III (Nhịp 94-96)
.................................................................................................................. 106
Ví dụ 4.1: Ca Lê Thuần - Giai điệu quê hương (nhịp 115 - 119) ............. 110
Ví dụ 4.2: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 42 - 45) ........................ 111
Ví dụ 4.3: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 121 - 123) ........... 111
Ví dụ 4.4: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. I (nhịp 1- 11) ........... 112
Ví dụ 4.5: Ludwig Van Beethoven - Symphony số 1, ch. I (nhịp 1 - 19) . 113
Ví dụ 4.6: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. III (nhịp 7 - 14) ....... 113
Ví dụ 4.7: Đinh Lăng - viết lại chủ đề ...................................................... 114
Ví dụ 4.8: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. I (nhịp 1 - 8) ............ 115
Ví dụ 4.9: Béla Bartóck – Mikrokosmos, quyển 6, bài 151 (nhịp 1 – 4) .. 115
Ví dụ 4.10: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. III (nhịp 6 - 10) ..... 116
viii
Ví dụ 4.11: Ca Lê Thuần - Người giữ cồn (nhịp 9-12, Trích bộ Dây) ..... 116
Ví dụ 4.12: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. III (nhịp 83 - 91) ... 117
Ví dụ 4.13: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 25 - 30) ............. 117
Ví dụ 4.14: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 5, ch. II (nhịp 19 - 24) .... 117
Ví dụ 4.15: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 47 - 50) ...................... 118
Ví dụ 4.16: Quang Hải - Tổ khúc “Mưa rừng”, số 5 (nhịp 42 - 47) ......... 119
Ví dụ 4.17: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. II (nhịp 177 - 181, trích
bộ gỗ) ........................................................................................................ 120
Ví dụ 4.18: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. III (nhịp 175 - 178, trích
bộ gỗ, đồng, gõ) ........................................................................................ 121
Ví dụ 4.19: Quang Hải - Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng” (nhịp
1 - 6) .......................................................................................................... 123
Ví dụ 4.20: Quang Hải - Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng” (nhịp
80 - 85) ...................................................................................................... 123
Ví dụ 4.21: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 2 - 7) .......... 125
Ví dụ 4.22: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 73 - 80) ...... 125
Ví dụ 4.23: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 36 - 39) ...... 125
Ví dụ 4.24: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 108 - 112) .. 125
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Quang Hải – Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng” ()
.................................................................................................................. 122
Sơ đồ 4.2: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I () ........................... 124
Sơ đồ 4.3: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. I .............................. 126
Sơ đồ 4.4: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam ...................................... 128
ix
Sơ đồ 4.5: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. I () ................................... 129
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê nhịp độ của các giai điệu chủ đề ................................ 55
Bảng 2.2: Tổng kết một số ảnh hưởng từ điệu thức khi xây dựng giai điệu
chủ đề .......................................................................................................... 56
Bảng 3.1: Tổng kết các thủ pháp kết hợp nhiều bè ..................................... 95
Bảng 4.1: Quang Hải - Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng” ... 124
Bảng 4.2: Nguyễn Văn nam - Symphony số 1, ch. I ................................ 127
Bảng 4.3: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam ....................................... 129
Bảng 4.4: Tổng kết tổ chức thời gian trong các tác phẩm ........................ 130
x
KÝ HIỆU ÂM NHẠC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
1. C, c: Âm đô
2. D, d: Âm rê
3. E, e: Âm mi
4. F, f: Âm fa
5. G, g: Âm son
6. A, a: Âm la
7. H, h: Âm si
8. B, b: Âm si giáng
9. #, is: Dấu thăng (ví dụ C# hoặc do# hoặc cis là đô thăng)
10. b, es: Dấu giáng (ví dụ Cb hoặc dob hoặc ces là đô giáng)
11. Chữ in hoa, maj: Hợp âm trưởng (ví dụ C hoặc Cmaj là hợp âm đô
trưởng)
12. m, min: Hợp âm thứ (ví dụ Cm hoặc Cmin là hợp âm đô thứ)
13. aug: Hợp âm tăng (ví dụ Caug là hợp âm đô tăng)
14. dim: Hợp âm giảm (ví dụ Cdim là hợp âm đô giảm)
15. sus: Hợp âm không có âm 3, mà thay bằng âm 2 hay âm 4 (ví dụ
Csus4 bao gồm các nốt: c – f – g – c)
16. (/): Dấu gạch sau hợp âm để ký hiệu âm bass (ví dụ Cm/G là hợp
âm đô thứ có âm bass là nốt son)
17. (+): Tăng một âm (ví dụ C+5 là hợp âm đô tăng âm năm)
18. (-): Giảm một âm (ví dụ C-5 là hợp âm đô giảm âm năm)
19. dur: Giọng trưởng (ví dụ C-dur là giọng đô trưởng)
20. moll: Giọng thứ (ví dụ C-moll là giọng đô thứ)
21. T, S, D: chức năng Chủ, Hạ át, Át
22. K6/4: Hợp âm kết 6/4
v Tên các nhạc cụ sử dụng trong luận án đều dùng tiếng Ý
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền khí nhạc mới (Thính phòng - Giao hưởng) của Việt Nam được
xác định hình thành vào những năm 60 của thế kỷ XX, đến nay đã gần 60
năm [51: 11]. Chúng ta đã có nhiều nhạc sĩ được đào tạo cơ bản ở trong và
ngoài nước. Nhiều tác phẩm được công chúng đánh giá cao. Việc phân tích,
đánh giá tác phẩm của họ rất cần thiết cho sự kế thừa và phát huy những giá
trị của nền khí nhạc Việt Nam, là tiền đề và đặt nền móng vững chắc cho sự
phát triển dòng nhạc này theo đà hội nhập với thế giới.
Festival âm nhạc mới Á - Âu được tổ chức ở Việt Nam lần thứ nhất
năm 2014 và lần thứ hai năm 2016 cho thấy nền khí nhạc Việt Nam có phần
khởi sắc. PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch liên hoan đã nhận xét
các tác phẩm mới của Việt Nam tham gia liên hoan đều có chất lượng tốt,
cho thấy sự “ngang hàng” với các nước Á – Âu. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý
“cảnh báo về sự thiếu hụt lực lượng kế cận, thiếu nghệ sĩ, dàn nhạc trình độ
cao, thiếu tác phẩm mới để tiếp tục tham gia vào các liên hoan Á - Âu theo
hướng “dài hơi” [33: 16].
Theo nhận định của phần lớn các nhà hoạt động âm nhạc chuyên
nghiệp trong nước, “sự mất cân bằng giữa thanh nhạc và khí nhạc cũng như
chưa có quy chuẩn trong mô hình đào tạo đang là những vấn đề cản trở
ngành sáng tác ở Việt Nam” [116]. Đào tạo nhạc sĩ sáng tác khí nhạc nên đi
theo hướng tìm kiếm tài năng chứ không phải lấy theo số đông, cần nâng cao
hiểu biết về âm nhạc cổ truyền dân tộc để thể hiện bản sắc Việt Nam trong
các tác phẩm. PGS.TS. Nguyễn Thụy Loan nhận định: “Dấu ấn âm nhạc
phương Tây vẫn còn lộ rõ qua các phương tiện, kĩ thuật, thủ pháp sáng tác
và hình thức... tiếp thu của phương Tây – đặc biệt là trong lĩnh vực khí nhạc.
Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm nhạc mới chủ yếu chỉ được tạo bởi việc
sử dụng chất liệu âm nhạc và một số nhạc khí cổ truyền. Đã đến lúc cần tạo
2
sự đột phá để âm nhạc Việt Nam có thể đi vững chắc trên 2 chân – tinh hoa
dân tộc và tinh hoa thế giới” [116].
“Tinh hoa dân tộc và tinh hoa thế giới” mà PGS.TS. Nguyễn Thuỵ
Loan nhắc tới ở đây phải chăng là những tinh hoa từ tri thức, học vấn cùng
với cội nguồn dân tộc được đúc kết trong bản thân người nhạc sĩ, được thể
hiện trong những tác phẩm mà họ để lại. Đó cũng chính là điều chúng tôi
muốn nhấn mạnh và là mục đích nghiên cứu chính của luận án. Mỗi nhạc sĩ
thường có cách thể hiện khác nhau, chúng tôi muốn tìm ra những đặc điểm
riêng của mỗi cá nhân nhạc sĩ, những kết tinh tạo nên phong cách âm nhạc
của họ.
Thuộc lớp nhạc sĩ thế hệ đầu, đại diện cho khu vực phía Nam chính là
các nhạc sĩ Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần. Họ không chỉ nổi
danh là những nhà hoạt động nghệ thuật âm nhạc, các nhà giáo đáng kính
mà sáng tác của họ còn là những tác phẩm gặt hái nhiều thành công, để lại
dấu ấn tốt đẹp không chỉ đối với khán thính giả trong nước mà cả nước ngoài.
Mặc dù ba nhạc sĩ có độ tuổi gần bằng nhau, cùng sinh ra ở khu vực
miền tây Nam Bộ, sống trong cùng một thời điểm và có chung hoàn cảnh
lịch sử, đều được cử đi du học về âm nhạc chuyên nghiệp ở Nga (Liên Xô
cũ), rồi sau đó về Việt Nam và cùng sống, làm việc tại TP. Hồ Chí Minh
(xem phụ lục 1). Tuy nhiên, mỗi nhạc sĩ đều có một số phận khác nhau, cá
tính và phong cách sáng tác cũng khác nhau thể hiện qua những đặc điểm
riêng trong âm nhạc. Cả ba nhạc sĩ đều có những tác động và ảnh hưởng
không ít tới những thế hệ nhạc sĩ sau họ.
Tìm hiểu phong cách sáng tác của mỗi nhạc sĩ là để thấy rõ hơn chân
dung của từng tác giả, những giá trị nghệ thuật họ đã đạt được, từ đó phát
huy truyền thống và khuyến khích những sáng tạo mới, độc đáo cho thế hệ
trẻ, làm cho nền âm nhạc thính phòng - giao hưởng Việt Nam trở nên ngày
càng phong phú.
3
Chính những lý do đó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài luận án là:
“Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ: Quang Hải, Nguyễn Văn
Nam và Ca Lê Thuần”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước có liên quan đến sự hình thành và
phát triển khí nhạc Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu về đặc
điểm âm nhạc hoặc thủ pháp sáng tác khí nhạc của các nhạc sĩ.
2.1. Những nghiên cứu theo hướng lịch sử âm nhạc
Trước tiên phải kể đến là Âm nhạc mới Việt Nam - tiến trình và thành
tựu [47]. Đây là công trình đồ sộ gồm 3 phần, 28 chương, 1000 trang của
nhóm biên soạn gồm PGS.TS. Tú Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, TS.
Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên, do Viện âm nhạc xuất bản năm
2000. Cuốn sách là một công trình lý luận mang tính lịch sử, tổng kết toàn
bộ quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc mới Việt Nam. Trong
đó, âm nhạc thính phòng và giao hưởng được xác định hình thành vào
khoảng cuối những năm 50 của thế kỷ XX, trong giai đoạn xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước và trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Chương XIX của công trình
đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc thính phòng và
giao hưởng Việt Nam, giới thiệu một số tác phẩm và đặc trưng âm nhạc của
các tác phẩm khí nhạc Việt Nam giai đoạn 1945-1975; chương XXV khái
quát sự phát triển của âm nhạc thính phòng - giao hưởng trong giai đoạn
1975 đến nay, giới thiệu tác phẩm và đôi điều về ngôn ngữ âm nhạc: Hình
thức và thể loại, chủ đề nội dung, chất liệu chủ đề âm nhạc, hoà âm và phức
điệu, thủ pháp phối khí. ...
Những đặc điểm riêng về âm điệu, nhịp điệu và cấu trúc của các giai
điệu phản ánh những đặc điểm trong tư duy, tâm hồn của người nhạc sĩ sáng
tạo ra nó. Những giai điệu có cấu trúc chặt chẽ, cân đối thể hiện tư duy mạch
lạc, khúc chiết. Những giai điệu phóng khoáng, bay bổng thể hiện tâm hồn
lãng mạn rộng mở. Những giai điệu tự do, ngân nga mang tính kể lể, tự sự
Giai điệu chủ đề của một tác phẩm còn có thêm những điều kiện khác
như sự cô đọng, nét đặc trưng điển hình và nhân tố động lực cho sự phát triển
sau này của toàn bộ tác phẩm. “Mỗi chủ đề âm nhạc đều thể hiện sự độc đáo
của từng thời đại, từng phong cách cũng như từng thể loại nhất định nào
đó” [49: 24]. Giai điệu chủ đề của Johann Sebastian Bach – nhà soạn nhạc
vĩ đại người Đức, thường bình ổn và cho chúng ta cảm giác cảm xúc được
kiểm soát chặt chẽ. Nhưng cũng một nhà soạn nhạc vĩ đại khác người Đức
Ludwig Van Beethoven, thì âm nhạc lại thường mạnh mẽ và luôn có cảm
giác như vỡ oà ra. Sự khác nhau ấy không chỉ cho thấy cá tính nghệ thuật
của từng tác giả mà còn phản ánh thời đại cũng như bối cảnh xã hội mà các
nhạc sĩ đang sống. Ở thời của Bach, âm nhạc chủ yếu phục vụ cho nhà thờ
và các lễ nghi tôn giáo. Vì thế mà cảm xúc trong âm nhạc phải luôn được
kiểm soát ở mức quân bình, không được quá vui, quá buồn hay quá giận
dữ không được tạo những tương phản quá đột ngột hay những sự yên lặng
quá lâu. Beethoven sống trong thời kỳ của các cuộc cách mạnh đang diễn ra
khắp châu Âu, của các giá trị nhân văn đang biến đổi. Vì thế mà âm nhạc
của ông có phần nào đó nổi loạn, đồ sộ, mạnh mẽ, cảm xúc của ông không
phải bị kìm nén mà có thể vỡ oà bất cứ khi nào. Giai điệu của Beethoven
thường là những đường nét bứt phá, dứt khoát và bất ngờ không cần có chuẩn
bị trước; Bên cạnh đó cũng phải kể đến những khúc nhạc suy tư, sâu lắng
mở đầu cho một thời kỳ âm nhạc lãng mạn, đề cao diễn tả nội tâm, tình cảm
cá nhân kéo dài hơn 100 năm sau đó.
Giai điệu còn chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa lý, văn hoá của từng
vùng. Trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa
22
dạng về mặt thể loại và hình thức diễn xướng, mỗi vùng lại có những đặc
điểm khác nhau về tính chất giai điệu. Chỉ nói riêng về Hò trong dân ca Nam
Bộ, Nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã có những nhận xét:
“Hò Cần Thơ nghe mênh mông, duyên dáng, lạc quan yêu đời () Hò
Đồng Tháp nghe bao la bát ngát như cánh đồng tháp Mười mênh mông rừng
sậy () Hò Mỹ Tho không dài hơi dằng dặc, nhưng làn điệu trầm bổng gợi
lên tình cảm thắm thiết duyên dáng. Hò Bến Tre nghe rất khoẻ, biểu hiện sức
mạnh của nông dân đang phát rừng, khai núi, lao động cần cù” [61: 744].
Phó Giáo sư Mỹ học âm nhạc Dương Viết Á cũng có nhận định rằng
giai điệu được phát triển lên từ ngữ điệu của tiếng nói, và từ dó mà tạo nên
sự khác nhau về đặc điểm giai điệu trong âm nhạc dân gian của từng vùng
Bắc, Trung, Nam:
“Từ cao, thấp, trầm bổng của ngữ điệu mà nâng lên và sáng tạo
thành cao độ, giai điệu của âm nhạc; từ dài, ngắn, khoan, nhặt của ngữ
điệu mà nâng lên và sáng tạo thành trường độ của âm nhạc; từ mạnh, yếu
mà thành cường độ; từ nhanh, chậm mà thành nhịp độ” [1: 8].
Những giai điệu chủ đề trong các tác phẩm âm nhạc lớn của thời kỳ
Cổ điển và Lãng mạn phương Tây còn có chức năng như một sợi chỉ đỏ. Nó
được lặp lại, phát triển hoặc được gắn kết với các giai điệu khác trong tác
phẩm với nhiều mức độ từ sự biến thể của chính nó cho đến tương phản hoàn
toàn. Ví dụ như nhân tố “Định mệnh” trong chủ đề chính của chương I, giao
hưởng số 5 của Ludwig Van Beethoven đã xuất hiện trong suốt cả chương,
kể cả khu vực của chủ đề phụ mang tính chất tương phản mà nhân tố này vẫn
thấy thấp thoáng ở các bè khác trong dàn nhạc.
Cho đến thế kỷ XX, khi yếu tố chức năng hoà âm dần dần giảm đi
mức độ quan trọng của nó, làm cho sự liên kết về mặt hoà âm giữa các phần,
các giai đoạn của âm nhạc tự do hơn, hoà âm liên kết theo từng mảng màu,
thì chức năng liên kết của giai điệu chủ đề cũng giảm. Có thể xuất hiện nhiều
23
giai điệu khác nhau hơn trong một tác phẩm hay thậm chí không có chủ đề
nào là chính [92: 60].
Âm nhạc thính phòng giao hưởng phương Tây thế kỷ XX xuất hiện
những phong cách giai điệu mới như: Giai điệu bồng bềnh tự do của Claude
Debussy, Giai điệu hoa mỹ của Igor Stravinsky, Giai điệu gần với ngâm thơ
của trường phái Viên mới, Giai điệu uyển chuyển của Béla Bartók và cả
Paul Hindemith [92: 67]. Những giai điệu mới này nhìn chung đều có đặc
điểm khác ở chỗ nó được kết hợp khá tự do về âm điệu và nhịp điệu, không
còn bị chi phối bởi yếu tố hoà âm công năng trong hướng phát triển cũng
như sự cân phương được xác lập một cách chặt chẽ trong suốt 300 năm trước.
1.2.4. Âm nhạc nhiều bè
Âm nhạc nhiều bè là nghệ thuật của sự kết hợp nhiều đường nét giai
điệu với nhau, đã có từ hàng chục thế kỷ nay trong cả âm nhạc dân gian lẫn
chuyên nghiệp. Âm nhạc chuyên nghiệp phương Tây hay còn gọi là âm nhạc
Hàn lâm (Academic Music), hình thành từ âm nhạc nhà thờ ở một số nước
Châu Âu như: Anh, Italia, Hà lan sau đó đã phát triển mạnh mẽ qua nhiều
thời kỳ, lan rộng khắp toàn cầu. Mặc dù có nguồn gốc từ âm nhạc dân gian
nhưng đã thực sự bứt phá và đạt được những thành tựu vô cùng lớn lao,
không chỉ phản ánh tâm hồn, tình cảm mà còn cả tri thức khoa học, trí tuệ
của nhân loại.
Lý thuyết âm nhạc Hàn lâm phân chia âm nhạc nhiều bè thành bốn hình
thức trình bày: phức điệu, phân điệu, chủ điệu và hoà điệu [32: 8]. Nhưng
trong đó đáng chú ý nhất là phức điệu và chủ điệu, hai hình thức trình bày
có tổ chức chặt chẽ với những nguyên tắc thống nhất cao dựa trên những tiêu
chuẩn thẩm mỹ nhất định trong từng thời kỳ.
Phức điệu là hình thức trình bày âm nhạc nhiều bè có vị trí độc tôn trong
thời kỳ Phục hưng, cho đến đầu thế kỷ XVIII đã phát triển tới đỉnh cao của
tính nghệ thuật và bác học gắn với tên tuổi của nhạc sĩ vĩ đại người Đức
Johann Sebastian Bach. Phức điệu quan trọng chiều ngang, đề cao tính độc
24
lập trong từng bè. Các bè đối tỉ với nhau bằng những kết hợp quãng thuận,
nghịch chiều dọc theo quan điểm cổ điển, và bằng sự đa dạng trong tiết tấu
và hướng chuyển động của từng bè. Từ nửa sau thế kỷ XVIII âm nhạc chuyên
nghiệp thoát khỏi ảnh hưởng của nhạc nhà thờ, lối trình bày âm nhạc chủ
điệu phát triển mạnh, song song với nó là nền tảng về hệ thống hoà âm công
năng dựa trên hai điệu thức trưởng - thứ. Theo hệ thống này, các chức năng
chính - phụ được xác định, các âm trong điệu thức, sự biến đổi âm, sắc thái
màu sắc đều được sắp xếp theo trật tự có liên quan với nhau.
Khác với nhạc phức điệu coi trọng tính độc lập trong mỗi bè, nhạc chủ
điệu lại thường có một bè chính, nét giai điệu thể hiện hình tượng chính của
tác phẩm, còn lại là các bè khác hoạ theo hoặc củng cố cho bè chính về mặt
hoà âm. Âm nhạc rất chú trọng sự kết hợp chiều dọc, hợp âm xây dựng theo
nguyên tắc kết hợp quãng ba, sự tương phản thấy rõ trong hai màu sắc trưởng
- thứ. Kết quả là âm nhạc thời kỳ này đã mang nhiều sắc thái cá nhân hơn,
phong phú hơn về cảm xúc và đặc biệt là những hình tượng âm nhạc được
khắc hoạ rõ nét hơn, bề dày âm thanh được tăng cường tạo nên sức mạnh
lớn. Và cứ như thế, hệ thống công năng hoà âm đã đóng một vai trò vô cùng
quan trọng, bao trùm và chi phối hết thảy các phương tiện biểu hiện khác của
âm nhạc như: giai điệu, nhịp điệu, màu sắc, cấu trúc Cho đến cuối thế kỷ
XIX, âm nhạc theo lối phức điệu vẫn giữ một vai trò quan trọng nhưng
thường chỉ là một phần trong cấu trúc lớn hơn và có mặt để tạo nên sự tương
phản nhất định về hình tượng, nội dung âm nhạc.
Đầu thế kỷ XX, các nhạc sĩ dần có xu hướng xem xét lại điệu tính và từ
bỏ công năng hoà âm. Bởi họ bắt đầu chú ý tới bản sắc độc đáo của nhiều
nền âm nhạc dân gian tồn tại hàng ngàn năm mà không dựa trên hệ thống
hoà âm công năng. Như vậy, các phương tiện biểu hiện khác của âm nhạc
được quan tâm đến nhiều hơn như: nhịp điệu, tiết tấu, màu sắc và cả giai
điệu với đặc trưng của bản thân mỗi âm điệu mà không bị chi phối của công
năng hoà âm. Tất nhiên, các điệu thức khác cũng được sử dụng theo đúng
25
tính chất nguyên thuỷ của nó như: điệu thức ngũ cung, điệu thức cổ, toàn
cung, bán cung, và các điệu thức nhân tạo
Cấu trúc âm nhạc được xây dựng và phát triển suốt thời kỳ Cổ điển cho
đến Lãng mạn, gắn liền với công năng hoà âm bị lung lay. Khởi đầu là trong
các tác phẩm của nhà soạn nhạc người Pháp Claude Debussy, cấu trúc âm
nhạc trở nên phức tạp không giống với truyền thống, bao gồm những mảng
màu được xây dựng từ các hệ thống điệu thức khác nhau. Nhiều nhà soạn
nhạc lúc này quay trở lại với những nguyên tắc phát triển giai điệu giống với
nguyên tắc của âm nhạc phức điệu, ví dụ như kỹ thuật Dodecaphony - được
sáng tạo bởi nhà soạn nhạc người Áo Arnold Schoenberg - đã ảnh hưởng lớn
đến các nhà soạn nhạc sau này. Trong đó, những kỹ thuật như đảo ảnh giai
điệu (inversion), đảo đầu (retrograde), vừa đảo ảnh vừa đảo đầu (retrograde
inversion) vv đều là những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong âm nhạc
phức điệu thời kỳ Phục hưng. Hình thức cấu trúc cao nhất của âm nhạc phức
điệu là Prelude và Fugue được tái xuất hiện trong tác phẩm của các nhà soạn
nhạc lớn như Dmitry Shostakovich, Rodion Shchedrin, tuyển tập viết cho
đàn piano Ludus Tonalis của Paul Hindemith - chứng minh cho lý thuyết
mới của ông về mối tương quan giữa các âm trong hệ thống bình quân - cũng
sử dụng lối trình bày phức điệu.
Có thể nói rằng âm nhạc hàn lâm thế kỷ XX với những cấu trúc âm nhạc
mới, tự do hơn đã cho thấy sự xoá nhoà ranh giới giữa hai lối trình bày âm
nhạc phức điệu và chủ điệu, không phải mất đi mà là hoà quyện vào nhau
khó phân biệt.
1.2.5. Thời gian trong âm nhạc
Chúng ta đều biết rằng âm nhạc là môn nghệ thuật sử dụng âm thanh.
Những âm thanh này được sắp xếp lần lượt hoặc chồng lên nhau, nối tiếp
vang lên theo thời gian. Yếu tố thời gian ảnh hướng rất lớn tới tính chất âm
nhạc, nội dung, hình tượng tác phẩm. Âm nhạc được trình bày và phát triển
26
qua những khoảng thời gian hợp lý để phản ánh những cấu trúc khác nhau,
tạo nên những hình thức âm nhạc khác nhau.
“Ba dạng thức cơ bản của sự tổ chức thời gian có thể phân biệt được.
Đó là Phách, Tiết nhịp, và Tiết tấu” (9) [95: 3]. Thông qua những dạng thức
cơ bản này, chúng ta có thể cảm giác được thời gian đang phân bổ như thế
nào trong tác phẩm âm nhạc. Tốc độ nhanh, chậm, dồn gấp hay khoan thai
cũng được thể hiện chủ yếu qua những yếu tố này, chúng ảnh hưởng lớn đến
việc thể hiện hình tượng, nội dung âm nhạc.
1.2.5.1. Phách, nhịp độ
Phách trong lý thuyết âm nhạc phương Tây được hiểu là những cột
mốc thời gian. “Sự nối tiếp các âm thanh với những phách bằng nhau về
thời gian tạo nên trong âm nhạc sự chuyển động nhịp nhàng” [62: 40]. Như
vậy, phách là một trong chuỗi những tín hiệu đều đặn, mà dựa vào đó ta xác
định được tương quan dài ngắn của các âm thanh (10).
Thời gian của mỗi phách được xác định cụ thể trong mỗi tác phẩm âm
nhạc. Ví dụ: phách = 60 bpm (beats per minute), cho biết có 60 phách trên 1
phút. Thời gian nhanh hay chậm của phách tạo nên tốc độ chuyển động của
âm thanh. Trong âm nhạc, tốc độ chuyển động này được gọi là Nhịp độ.
Nhịp độ được chia thành ba nhóm cơ bản: chậm, vừa và nhanh. Để chỉ
các loại nhịp độ, người ta thường sử dụng tiếng Ý.
Nhịp độ chậm:
9 “Three basic modes of temporal orgnization can be differentiated. Thay are pulse,
meter, and rhythm.”
10 Cũng có những thể loại âm nhạc phách không được thể hiện một cách rõ ràng ví dụ
như trong một số làn điệu Hò của dân ca Nam Bộ (Việt Nam), vì thời gian (trường độ)
của các âm thanh ở đây không cần đến sự phân chia chính xác, âm nhạc ngân nga một
cách tự do theo tình cảm.
27
- Larghissimo – rất, rất chậm (24 bpm, hoặc thấp hơn)
- Grave – rất chậm (25 - 45 bpm)
- Largo – chậm (40 - 60 bpm)
- Lento – chậm (45 - 60 bpm)
- Larghetto – nhanh hơn Largo (60 - 66 bpm)
- Adagio – chậm vừa (66 - 76 bpm)
Nhịp độ vừa:
- Andante – thanh thản, không vội (76 - 108 bpm)
- Andantino – nhanh hơn Andante (80 - 108 bpm)
- Andante moderato – giữa Andante và Moderato (92 - 112 bpm)
- Moderato – vừa phải (108 - 120 bpm)
- Allegretto – nhanh vừa (112 - 120 bpm)
- Allegro moderato – nhanh vừa (116 - 120 bpm)
Nhịp độ nhanh:
- Allegro – nhanh (120 - 156 bpm)
- Vivace – nhanh, sinh động (156 - 176 bpm)
- Allegro vivace – rất nhanh (172 - 176 bpm)
- Presto – rất, rất nhanh (168 - 200 bpm)
- Prestissimo – nhanh hơn Presto (200 Bpm hoặc hơn) [117] [62:
61]
1.2.5.2. Tiết nhịp, loại nhịp
Trong sự chuyển động nhịp nhàng của âm nhạc, các âm thanh của một
số phách nổi lên mạnh hơn. Ở đó người ta gọi là trọng âm hay phách mạnh.
Sự nối tiếp đều đặn theo một chu kỳ nhất định giữa các phách mạnh và nhẹ
gọi là tiết nhịp.
Phách của tiết nhịp có thể được thể hiện bằng các trường độ khác nhau.
“Sự thể hiện các phách của tiết nhịp bằng một trường độ nhất định được gọi
là loại nhịp” [62: 41]. Ví dụ: Loại nhịp 3/4 là tiết nhịp ba, mỗi phách có giá
trị bằng một nốt đen; nhịp 3/8 cũng là tiết nhịp ba nhưng mỗi phách có giá
trị bằng một móc đơn vv
Trong các tài liệu khác nhau, loại nhịp còn được gọi là tiết luật hay số
chỉ nhịp.
28
1.2.5.3. Tiết tấu, nhịp điệu
Các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng tiết tấu được sử dụng trong âm nhạc
từ rất sớm, chiếm vị trí quan trọng chủ yếu trong hệ thống những phương
pháp diễn tả của âm nhạc. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, vai trò của tiết
tấu có thể rút thành hai chức năng chính. Thứ nhất, tiết tấu là một trong
những nhân tố tích cực cho sự phát triển. khi cần tạo sự căng thẳng kịch tính
ta có thể sử dụng tiết tấu nhanh, phức tạp và biến đổi liên tục. Thứ hai, tiết
tấu là nhân tố tạo tính thống nhất. Đó là trong một số trường hợp, một đường
nét tiết tấu chính được sử dụng trong cả đoạn nhạc dài. Hoặc những âm hình
chủ đạo (Motive) được dùng làm nhân tố phát triển xuyên suốt trong cả tác
phẩm [49: 19, 20].
Vậy tiết tấu là gì?
PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung trong sách Hình thức âm nhạc đã định
nghĩa: “Theo nghĩa hẹp của từ, tiết tấu chỉ sự liên tục có tổ chức độ dài ngắn
của âm thanh. Còn theo nghĩa rộng, tiết tấu là mối tương quan về thời gian
giữa các phần của một tác phẩm âm nhạc” [49: 19]. Sách Nhạc lý cơ bản
của V.A. Vakhrameev - Vũ Tự Lân (dịch) thì viết: “Tiết tấu là tương quan
trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau” [62: 36].
Như vậy, theo nghĩa hẹp của từ tiết tấu chính là mối tương quan về thời
gian được hình thành từ một nhóm các âm. Nói cách khác, các âm kết hợp
với nhau thành nhóm không chỉ tương quan với nhau về cao độ mà còn về
thời gian dài ngắn - chính là cấu trúc thời gian được gọi là tiết tấu. Các nhóm
tiết tấu lặp lại giống nhau tạo thành nhịp điệu.
Trong công trình nghiên cứu về cấu trúc nhịp điệu The rhythmic structure
of music, hai tác giả Grosvenor Cooper và Leonard B. Meyer đã sử dụng
những nhóm tiết tấu cơ bản trong thơ ca truyền thống của các nước phương
Tây như: các chuỗi nhấn – không nhấn của thơ Anh; dài – ngắn trong thơ cổ
Latin và Hy lạp, để phân tích cấu trúc nhịp điệu và tiết tấu của âm nhạc [95].
29
Các ông sử dụng năm nhóm tiết tấu cơ bản sau:
• iamb
• anapest
• trochee
• dactyl
• amphibrach
* trong đó: là nhấn/dài; là không nhấn/ngắn
Theo đó, các nhóm tiết tấu cơ bản sẽ có:
Các nhóm tiết tấu khác ví dụ như: hay sẽ được coi là sự
kết hợp của các nhóm cơ bản với nhau như sau: và .
Như vậy, những nhóm tiết tấu trong âm nhạc được xác định riêng biệt rồi kết
hợp với nhau để trở thành quy mô lớn hơn như câu, đoạn, chương nhạc.
Các ông cũng chỉ ra rằng tiết tấu tồn tại độc lập với tiết nhịp, những âm
hình tiết tấu giống nhau có thể bắt gặp ở nhiều loại nhịp khác nhau, kể cả các
loại nhịp tự do không rõ luật nhịp. Tuy nhiên, tiết nhịp có ảnh hưởng lớn tới
tiết tấu, có thể làm cho tiết tấu trở nên phức tạp hơn bởi những âm nhấn mạnh
hoặc nhẹ của tiết nhịp.
Theo nghĩa rộng của từ, “tiết tấu là mối tương quan về thời gian giữa
các phần của một tác phẩm âm nhạc” (11), hay có thể nói tiết tấu thể hiện
trong cấu trúc từng phần của tác phẩm âm nhạc. Chúng ta thường nói một
bản nhạc hoặc một chương nhạc có cấu trúc AABA hoặc ABACADA phải
chăng chúng ta đang nói về một nhịp điệu?. Trong truyền thống của thể loại
Concerto 3 chương thường có tốc độ Nhanh – Chậm – Nhanh, phải chăng
chúng ta đang nói về sự tương quan thời gian giữa các phần của tác phẩm?.
“Alfred Lorenz, người đã đóng góp nhiều công cụ có giá trị để phân tích âm
11 Đã dẫn [49: 19]
30
nhạc, đã xác nhận rằng cấu trúc hình thức chính là tiết tấu ở mức độ rộng”
(12). [dẫn theo Grosvenor Cooper và Leonard B. Meyer, [95: 146]
1.2.5.4. Cấu trúc hình thức
Trên đã nói tiết tấu theo nghĩa rộng diễn tả cấu trúc từng phần, sự vang
lên từ đầu đến cuối của tác phẩm âm nhạc. Trong tác phẩm âm nhac, sự nối
tiếp nhau của những nhân tố, những câu, đoạn cho đến các chương nhạc đều
có sự liên hệ chặt chẽ và logic. Cấu trúc hình thức chính là muốn nói đến
mối tương quan giữa các phần ấy. Các hình thức lớn, nhỏ khác nhau phụ
thuộc vào nhu cầu cần thiết để thể hiện nội dung tác phẩm. Tác phẩm có hình
thức lớn, đồ sộ như một bản giao hưởng thường dùng để diễn đạt những vấn
đề phức tạp, thể hiện quan điểm, tư tưởng lớn. Ngược lại, những tiểu phẩm
ở nhình thức nhỏ thường diễn đạt những vấn đề nhỏ, những cảm xúc đơn
thuần hoặc thoáng qua.
Xu hướng thời đại cũng như các đặc điểm âm nhạc khác nhau cũng có
thể ảnh hưởng tới mối quan hệ cấu trúc từng phần của âm nhạc. Cấu trúc của
âm nhạc cổ điển và lãng mạn phương Tây dựa trên nền tảng của sự phát triển
giai điệu chủ đề cùng với hệ thống hoà âm công năng. Thế kỷ XX và các
trường phái âm nhạc Hiện đại có những thay đổi về quan niệm thuận nghịch,
các thay đổi về điệu thức, hoà âm dẫn đến những hình thức khác biệt, mối
quan hệ giữa các phần cũng theo những quan niệm khác.
Các cấu trúc hình thức phổ biến của âm nhạc Cổ điển và Lãng mạn
phương Tây có thể kể đến: hình thức một đoạn đơn, hình thức hai đoạn đơn,
hình thức ba đoạn đơn, hình thức ba đoạn phức, hình thức biến tấu, hình thức
rondo, hình thức sonate
12 Alfred Lorenz, who contributed more than one valuable tool for musical analysis,
maintained that form was macro-rhythm.
31
1.3. ĐIỆU THỨC NGŨ CUNG VIỆT NAM
Trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam, thuật ngữ Điệu thức hiểu theo nghĩa
là cấu trúc của một thang âm theo lý thuyết âm nhạc cổ điển phương Tây
không được sử dụng phổ biến. Thay vào đó, người ta dùng những thuật ngữ
khác: các bản, giọng, điệu, hơi Các thuật ngữ này có thể hiểu là một bài
bản hoặc một hệ thống bài bản có cùng tính chất âm nhạc. Nó nói lên quy
luật cấu tạo và vận hành của giai điệu thể hiện mối quan hệ chính - phụ, chủ
- khách của các bậc trong thang âm. Hơn thế nữa, nó còn được hiểu như một
quy ước về cách trang điểm các bậc trong thang âm bằng những kỹ thuật
rung, nhấn, mổ, vuốt.
Trong luận án nghiên cứu các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng
phương Tây, không sử dụng kỹ thuật rung nhấn cổ truyền của Việt Nam.
Mặc dù có sự tham gia của nhạc cụ Dân tộc trong các Concerto của nhạc sĩ
Quang Hải, nhưng nó không nằm trong hướng nghiên cứu của đề tài. Vì thế,
các điệu thức ngũ cung được sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho luận án chỉ
mang ý nghĩa về cấu trúc thang âm đặc trưng, không bao gồm kỹ thuật diễn
tấu.
Tổng hợp một số nghiên cứu về thang âm, điệu thức cổ truyền Việt Nam
của Hoàng Kiều, Lư Nhất Vũ, Nguyễn Thuỵ Loan, có 5 điệu thức ngũ
cung được sử dụng phổ biến. Trong đó, 4 điệu thức có cấu trúc quãng gần
giống với các điệu thức ngũ cung trong âm nhạc Trung Hoa: điệu Bắc (có
cấu trúc quãng giống điệu Chuỷ), điệu Ai hay Nam Ai (có cấu trúc quãng
giống điệu Vũ), điệu Xuân hay Nam Xuân (có cấu trúc quãng giống điệu
Thương), điệu Huỳnh (có cấu trúc quãng giống điệu Cung). Điệu thức thứ
năm là Oán - đây là điệu thức đặc trưng, xuất hiện sau này trong âm nhạc
Tài tử và Cải lương Nam Bộ. Điệu Oán mang những đặc điểm về cấu trúc
thang âm khác hẳn so với các điệu thức được biết đến trong âm nhạc Trung
Hoa, “nó là hệ quả của mối giao lưu văn hoá giữa âm nhạc Việt và Chăm
(rồi Tây nguyên và Khmer) trong tiến trình lịch sử” [63: 144].
32
Lấy nốt Đô trong cách ghi âm của âm nhạc phương Tây làm âm gốc
thì các điệu thức ngũ cung nói trên sẽ có cấu trúc thang âm tương ứng như
sau:
1. Điệu Bắc:
2. Điệu Ai/Nam Ai:
3. Điệu Xuân/Nam Xuân:
4. Điệu Huỳnh:
5. Điệu Oán:
1.4. SƠ LƯỢC VỀ DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG
Dàn nhạc giao hưởng được xác lập và hoàn thiện gồm 4 bộ: Dây, Gõ,
Đồng, Gỗ ở thời kỳ âm nhạc Cổ điển phương Tây, trong tác phẩm của các
nhạc sĩ lỗi lạc như: Christoph W. Gluck, Joseph Haydn, Wolfgang A. Mozart
và Ludwig V. Beethoven. Trong quá trình phát triển, biên chế dàn nhạc đã
không ngừng bổ xung và cải tiến. Sự thay đổi rõ ràng nhất của dàn nhạc thời
kỳ Cổ điển sang Lãng mạn đó là sự gia tăng về số lượng các nhạc cụ. Trong
mỗi bộ nhạc cụ cũng được mở rộng hơn về âm vực và thêm vào nhiều màu
sắc nhạc cụ mới như: Piccolo, Corno inglese, Clarinetto basso, Fagotto
basso, Saxofono, Wagner tuba, Celesta và rất nhiều các nhạc cụ gõ khác.
Các bậc thầy về kỹ thuật sử dụng dàn nhạc trong thời kỳ Lãng mạn có thể kể
33
đến là: Hector Berlioz, Richard Strauss và Gustav Mahler. Cũng trong thời
kỳ này, cuốn sách chuyên luận đầu tiên nói về nhạc cụ và dàn nhạc ra đời.
Đó là cuốn Traité d’instrumentation et d’orchestration modernes (1844;
Treatise on Instrumentation and Orchestration, 1856) của Hector Berlioz.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX xuất hiện trường phái âm nhạc Ấn
tượng với đại diện tiêu biểu là Claude Debussy, âm nhạc của ông chú ý miêu
tả cảnh trí và khơi gợi cảm xúc thông qua những bảng màu rộng của hoà âm
và âm sắc nhạc cụ. Cũng như Beethoven, ông sử dụng dàn hợp xướng nữ
cho chương cuối tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng Nocturnes (1899),
nhưng không có lời mà chỉ dùng xướng âm (vocalise) để diễn tả giọng hát
của các tiên nữ (sirenes). Giọng hát ở đây có thể hiểu là một nguồn âm sắc
mới trong dàn nhạc chứ không phải để chuyển tải lời ca. Nhiều màu sắc đặc
biệt khác của các nhạc cụ như bộ Dây, Gỗ được khai thác triệt để trong các
tác phẩm của Igor Stravinsky, Edgard Varèse. Tác phẩm Ionisation cho 13
nhạc công bộ Gõ của Varèse, đã đánh dấu sự phát triển ngang bằng về tầm
quan trọng của màu sắc và tiết tấu bộ Gõ so với các bộ khác trong dàn nhạc
giao hưởng. Tuy nhiên, đối nghịch với các dàn nhạc đồ sộ thời Lãng mạn,
trường phái Tân cổ điển với các đại diện là nhóm sáu người (Les Six) ở Pháp
thích sử dụng những dàn nhạc vừa và nhỏ, phù hợp với ý tưởng của họ hơn.
Ở đầu thế kỷ XX, âm sắc các nhạc cụ trong các dàn nhạc truyền thống
của nhiều dân tộc ngoài châu Âu đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhạc sĩ.
Tiêu biểu là các nhạc cụ của Ấn độ như: Tabla, Sitar, Tambura, Bamboo
flute và sheh’nai Các nhạc cự từ dàn nhạc Gamelan của Indonesia: Saron,
Gender metallophones, Gambang kayu, Tuned gongs Tác phẩm Sonatas
and Interludes cho đàn Prepared Piano của John Cage cho thấy sự ảnh hưởng
của màu sắc dàn nhạc Gamelan một cách sâu sắc.
Ngoài ra, những nguồn âm thanh từ các nhạc cụ điện tử cũng được sáng
chế và sử dụng trong các tác phẩm âm nhạc thử nghiệm từ nửa sau thế kỷ
XX. Những người mở đầu có thể kể đến là Karlheinz Stockhausen, Olivier
Messiaen, Pierre Boulez và Edgard Varèse.
34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các định nghĩa, khái niệm về phong cách sáng tác; âm nhạc và các thể
loại thanh nhạc, khí nhạc; cũng như tên gọi của các điệu thức ngũ cung Việt
Nam thông dụng được lựa trọn để làm cơ sở cho những nghiên cứu của luận
án.
Muốn tìm phong cách sáng tác âm nhạc của một nhạc sĩ trước tiên cần
phải tìm các đặc điểm của họ trong việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện
biểu hiện của âm nhạc. Các phương tiện biểu hiện của âm nhạc rất nhiều
nhưng nếu hệ thống theo trình tự của sự sáng tạo một tác phẩm khí nhạc,
trước hết phải kể đến giai điệu chủ đề. Chủ đề của một tác phẩm khí nhạc có
những yếu tố chính là âm điệu, nhịp điệu, nhịp độ. Bên cạnh đó còn các yếu
tố phụ giúp hoàn thiện nó là âm khu, âm sắc, cường độ và kỹ thuật diễn tấu.
Các yếu tố phụ có thể thay đổi khi tác phẩm được chuyển soạn cho các nhạc
cụ hoặc dàn nhạc khác nhau. Nhưng các yếu tố chính thì không bao giờ thay
đổi.
Chủ đề không chỉ thể hiện tình cảm của tác giả, hình tượng nội dung của
tác phẩm, mà trong nhiều trường hợp chủ đề sẽ quyết định lối trình bày (phức
điệu hay chủ điệu) của tác phẩm. Sự kết hợp bè theo lối nào đòi hỏi kiến
thức, học vấn của nhạc sĩ, thể hiện tư duy khoa học trong những kết hợp
chiều dọc hoặc ngang, chính là các thủ pháp hoà âm, đối vị. Nghệ thuật phối
khí bổ xung thêm màu sắc cho các bè dàn nhạc.
Phân tích nhịp điệu và tiết tấu đôi khi chưa được chú trọng. Tuy nhiên,
nó lại là yếu tố quyết định cấu trúc của tác phẩm âm nhạc, đôi lúc trở thành
động lực phát triển của âm nhạc. Ngoài ra, nó còn thể hiện tính chất âm nhạc,
ảnh hưởng đến tình cảm của giai điệu. Yếu tố thời gian trong tác phẩm âm
nhạc thể hiện đặc điểm của nhạc sĩ trong tư duy về nhịp điệu, mức độ ổn
định của trạng thái tình cảm trong quá trình sáng tạo.
35
2. CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TRONG XÂY DỰNG GIAI ĐIỆU CHỦ ĐỀ
Giai điệu có thể được xem là yếu tố đầu tiên quan trọng trong các ngôn
ngữ biểu hiện của âm nhạc. Giai điệu là phương tiện biểu hiện cảm xúc rõ
nhất. Trẻ em khi mới ra đời cũng có thể cảm nhận được tình cảm từ giai điệu
hát ru của mẹ. Chính vì thế nên giai điệu cũng có thể xuất hiện tức thời từ
cảm xúc của nhạc sĩ, mang tính chất bản năng và không cần sử dụng nhiều
học thuật. Tuy nhiên không ít những giai điệu thể hiện sự hoàn hảo cả về
tình cảm lẫn trí tuệ sâu sắc. Những giai điệu này thường xuất phát từ những
nhạc sĩ được đào tạo cẩn thận và có nền tảng học vấn vững vàng.
Giai điệu là tập hợp của các cao độ khác nhau của âm thanh được gọi
là âm điệu, các âm thanh dài ngắn luân phiên theo một trật tự tạo nên nhịp
điệu. Cao độ của các âm thanh được sắp xếp trong một giai điệu thường có
mối quan hệ với nhau theo một quy tắc nhất định gọi là điệu thức. Trong một
điệu thức nhất định sẽ có những âm ổn định và những âm không ổn định.
Mức độ ổn định hay không của các âm trong một giai điệu đóng góp phần
lớn trong việc hình thành tính chất của giai điệu. Như vậy cấu trúc giai điệu
dựa trên thành phần chính là các âm điệu, nhịp điệu và những loại điệu thức
tác động lên nó.
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA HOÀ ÂM VÀ CÁC ĐIỆU THỨC PHƯƠNG
TÂY
Rameau, vào thế kỷ XVIII, quan tâm đến giai điệu như một sản phẩm
của hòa âm; nhưng Rousseau tuyên bố ưu tiên cho giai điệu sự chủ động.
Hegel, vào đầu thế kỷ XIX, đã xem hòa âm và giai điệu “như một tổng thể
nhỏ gọn, sự thay đổi trong cái này nhất thiết liên quan đến những thay đổi
36
trong cái khác.” (13) [101: 364] Đó là thời kỳ mà hoà âm chiếm vị trí quan
trọng hàng đầu, chi phối toàn bộ các phương tiện diễn tả khác của âm nhạc,
bao gồm cả giai điệu.
Có thể thấy âm hưởng của hoà âm xuất hiện trong nét nhạc dưới đây
của Johann Sebastian Bach. Các âm nằm ở vị trí đầu hoặc 1/2 của phách hay
đầu và cuối của một làn sóng giai điệu đã cho thấy điều đó.
Ví dụ 2.1: Johann Sebastian Bach - Invention II, in Cm
Giai điệu kéo dài hai ô nhịp, gồm có tám phách có thể chia đều thành
bốn phần nhỏ. Hai phách đầu ở chức năng chủ T (Cm), hai phách tiếp theo
chuyển qua chức năng S (Fm), hai phách sau đó chuyển qua chức năng D
bậc bảy (Hdim), và hai phách cuối cùng có chức năng giống như K6/4 - D
(Cm - G). Cao trào của giai điệu cũng là đỉnh cao nhất của âm điệu nằm ở
phần thứ ba, vị trí 3/4 của giai điệu. Sự cân đối như thế đã trở thành chuẩn
mực của thời kỳ âm nhạc cổ điển và ảnh hưởng đến cả thời kỳ lãng mạn.
Nhạc sĩ Quang Hải là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của phong
cách này. Trong 12 tác phẩm viết cho dàn nhạc, các giai điệu do ông sáng
tác (trừ những giai điệu lấy nguyên từ ca khúc phổ biến hoặc từ làn điệu dân
ca) đều thấy biểu hiện của hợp âm ba trong giai điệu rất rõ. Chương II bản
giao hưởng “Ký ức Hồ Chí Minh” của ông có tiêu đề Những năm bôn ba,
chương này được trình bày theo lối phức điệu, nhưng các âm chính của giai
điệu chủ đề thể hiện màu sắc của gam Đô trưởng rất rõ ràng.
13 Rameau, in the 18th century, regarded melody as a product of harmony; but Rousseau
claimed priority for autonomous melody. Hegel, in the early 19th century, thought of
harmony and melody “as one compact whole, and a change in the one necessarily
involves a change in the other”
37
Ví dụ 2.2: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, Ch. II (nhịp 1 - 7)
Tiết tấu của giai điệu rất đều đặn, nhịp điệu rõ ràng. Âm điệu bắt đầu
từ nốt Đô (bậc I) ô nhịp một và hai, nốt Mi (bậc III) ở nhịp ba rồi tiến lên nốt
Son (bậc V) ở nhịp bốn. Tất cả đều là âm ổn định của điệu thức. Với tốc độ
vừa phải, điệu thức trưởng sáng sủa, giai điệu được nhấn mạnh vào các âm
ổn định ở mỗi phách mạnh cho chúng ta cảm giác chắc chắn, thoải mái. Nếu
như tiêu đề của chương là Những năm bôn ba thì âm nhạc ở đây cho ta liên
tưởng đến một khởi đầu khá thuận lợi.
Tổ khúc giao hưởng - hợp xướng “Chuỗi ngọc biển Đông” của nhạc
sĩ Quang Hải, là một tác phẩm gồm bốn chương. Trong đó chương IV là
chương trung tâm có tiêu đề giống với tiêu đề của tác phẩm, có sự tham gia
của dàn hợp xướng. Chương này mang tính chất hùng tráng, kiêu hãnh tự
hào. Chủ đề chính do giọng Alto và Baritone lĩnh xướng được xây dựng bằng
bước tiến đi lên trên những âm chính của hợp âm Si thứ. Sau đó mỗi bước đi
của giai điệu đều tương ứng với chuyển động của hợp âm ở phần đệm. Câu
nhạc thứ hai (ô nhịp 10 - 17) là sự lặp lại có phát triển của câu thứ nhất,
nhưng ngắn hơn một nhịp (do nốt Rê ở ô thứ...
57. Trần Ngọc Thêm Phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội -
nhân văn, - Giáo trình nội bộ, trường ĐH KHXH & NV - ĐHQG Tp.HCM,
86 trang.
58. Trinh Hoài Thu (2014), Ảnh hưởng của âm nhạc dân gian trong tác
phẩm khí nhạc mới Việt Nam thế kỷ XX, - Hà Nội: NXB Âm nhạc, 129 trang.
59. Trần Minh Thương (2017), Đặc điểm văn hoá sông nước miền Tây
Nam Bộ, - Hà Nội: NXB Mỹ Thuật.
60. Nguyễn Thế Tuân (2006), Nhạc giao hưởng Việt Nam - một tiến trình
lịch sử Luận án Tiến sĩ, Nhạc viện Hà Nội, trang.
146
61. Trần Kiết Tường (1974), Dân ca Nam Bộ. - Trong: "Hợp tuyển nghiên
cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX", Hà Nội: nxb Viện Âm
nhạc (2003), Tập 2a. 1299 Trang
62. V.A. Vakhrameep (2001), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, (Vũ Tự Lân
dịch), - Hà Nội: NXB Âm nhạc, 233 trang.
63. Lư Nhất Vũ (1993), Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống
một số dân tộc miền Nam Việt Nam, - Hồ Chí Minh: Viện VHNT-TPHCM.
64. Tô Vũ (1996), Sức sống của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, -
Hà Nội: NXB Âm nhạc, 363 trang.
65. Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, - Hà Nội:
NXB Viện âm nhạc, 490 trang.
66. Lev Vygotsky (1995), Tâm lý học nghệ thuật, (Hoài Lam & Kiên
Giang dịch), - Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 550 trang.
67. Nguyễn Như Ý (2011), Đại từ điển tiếng Việt., Tp. Hồ Chí Minh: Nxb
Đại học quốc gia.
B. Tiếng Anh
68. William W. Austin (1980), Music in the 20th century - from Debussy
through Stravinsky, - W. W. Norton & Company, 748 trang.
69. Marion Bauer (1933), 20th century music. How it developed. How to
listen to it, - G.P. Putnam'sons, 339 trang.
70. David Beach (2012), Analysis of 18th and 19th Century Musical
Works in the Classical Tradition, - Routledge, 384 trang.
71. Thomas Benjamin (2005), The craft of modal counterpoint, -
Routledge, 202 trang.
147
72. Ian Bent (1994), Music Analysis in the Nineteenth Century: Fugue,
Form and Style. Vol. 1. - Cambridge University Press, 391 trang.
73. Ian Bent (2005), Music analysis in the nineteenth century. Vol. 2. -
Cambridge University Press, 320 trang.
74. Leonard Bernstein (1970), The Infinite variety of music, - New
American Library.
75. Charles Burkhart (2011), Anthology for Musical Analysis, 7th-
Cengage Learning, 688 trang.
76. William Caplin (2013), Analyzing Classical Form: An Approach for
the Classroom, - Oxford University Press, 736 trang.
77. William E. Caplin (2000), Classical Form: A Theory of Formal
Functions for the Instrumental Music of Haydn, Mozart, and Beethoven, -
Oxford University Press, 320 trang.
78. David Cope (1997), Techniques of the Contemporary Composer, (1),
- Cengage Learning, 250 trang.
79. Leon Dallin (1974), Techniques of Twentieth Century Composition: A
Guide to the Materials of Modern Music -Wm. C. Brown Company
Publishers, 288 trang.
80. Ann Driver (1936), Music and Movement, - Oxford university Press.
81. Norton Dudeque (2016), Music theory and analysis in the writings of
Arnold Schoenberg -Routledge, 296 trang.
82. Joseph Auner & Walter Frisch (2013), Music in the Twentieth and
Twenty-First Centuries, - W. W. Norton & Company, 384 trang.
148
83. P.S. Hansen (1969), An introduction 20th century music (2nd edition)-
Allyn & Bacon Inc.
84. Mark Harrison (1999), Contemprary Music Theory. Vol. 1. - Hal
Leonard, 312 trang.
85. Mark Harrison (1999), Contemprary Music Theory. Vol. 2. - Hal
Leonard, 380 trang.
86. Paul Hindemith (1945), The Craft of Musical Composition:
Theoretical Part - Book 1 -Associated Music, New York, 160 trang.
87. D. J. Hoek (2007), Analyses of Nineteenth and Twentieth-Century
Music, 1940-2000, - Scarecrow Press, 374 trang.
88. Donald Jay Grout J. Peter Burkholder, Claude V. Palisca (2009), A
history of Western Music, 9th- W. W. Norton & Company, 1200 trang.
89. Kent Wheeler Kennan (1970), The Technique of Orchestration (2nd),
- Prentice Hall Inc.
90. David Kopp (2006), Chromatic Transformations in Nineteenth
Century Music, - Cambridge University Press, 292 trang.
91. Stefan Kostka và Dorothy Payne Tonal Harmony with an introduction
to 20th century music, 6th- McGraw-Hill Humanities, 341 trang.
92. Ton De Leeuw (2005), Music of the Twentieth Centrury - A study of
its Elements and Structure, (Translated to English by Stephen Taylor), -
Amsterdam University, 223 trang.
93. A. B. Marx (2006), Musical form in the age of Beethoven, - Cambridge
University Press, 216 trang.
149
94. Olivier Messiaen (1956), The technique of my Musical Language, -
ALPHONSE LEDUC Editions Musicales, 175, rue Saint-Honore, PARIS,
74 trang.
95. Grosvenor Cooper & Leonard B. Meyer (1960), The rhythmic
structure of music, - Chicago & Landon: The University of Chicago, 212
trang.
96. Stefan Kostka & Dorothy Payne (2003), Tonal Harmony with an
introduction to 20th century music, - McGraw-Hill Humanities/Social
Sciences/Languages, 688 trang.
97. Don Michael Randel (2002), The Harvard Concise Dictionary Of
Music And Musicians, - Belknap Press: An Imprint of Harvard University
Press, 768 trang.
98. Steve Reich (2004), Writings on music 1965-2000, - Oxford
University Press, 272 trang.
99. Charles Rosen (1995), The Romantic Generation, - Harvard
University Press, 744 trang.
100. Charles Rosen (2002), The Classical Style (Haydn, Mozart,
Beethoven), - W.W. Norton & company, 560 trang.
101. Sanley Sadie (2001), The new grove Dictionary of Music and
Musicians, (Second edition), Macmillan Publishers Limited, quyển 16.
102. Sanley Sadie (2001), The new grove Dictionary of Music and
Musicians, (Second edition), Macmillan Publishers Limited, quyển 17.
103. Sanley Sadie (2001), The new grove Dictionary of Music and
Musicians, (Second edition), Macmillan Publishers Limited, quyển 24.
150
104. Felix Salzer (1952), Structural Hearing: Tonal Coherence in Music.
Vol. 1 and 2. - Charles Boni 3 Grove Court, New York.
105. Arnold Schoenberg (1967), Fundamentals of musical composition, -
Faber and Faber Limited, 224 trang.
106. Arnold Schoenberg (1983), Structural functions of harmony, - Faber
and Faber Limited, 203 trang.
107. Larry Sitsky (2002), Music of the twentieth century Avant Garde, -
Greenwood, 640 trang.
108. Thomas Delio & Stuart Smith (1988), Twentieth Century Music
Scores, - Prentice Hall, 184 trang.
109. Joseph N. Straus (2004), Stravinsky's late music, - Cambridge
University Press, 280 trang.
110. Ralph Turek (1988), The Element of Music Concepts and
Applications. Vol. 2. - Alfred A.Knopf, 528 trang.
111. Mary.H. Wennerstrom (1982), Anthology for Musical Structure &
Style, - Prentice Hall Inc, 552 trang.
112. Arnold Whittall (2003), Exploring Twentieth Century Music:
Tradition and Innovation, - Cambridge University Press, 252 trang.
113. David Yearsley (2008), Bach and the meanings of counterpoint, -
Cambridge University Press, 276 trang.
C. Internet
114. John Cage (1991), an interview with Miroslav Sebestik,
https://en.wikipedia.org/wiki/John_Cage. Truy cập 23h, ngày 18/12/2016
151
115. Eduard Hanslick (1854), The Beautiful in Music,
https://en.wikipedia.org/wiki/Eduard_Hanslick. Truy cập 23h ngày
18/12/2016
116. Thanh Thanh (2014), Gian truân đào tạo thế hệ kế cận cho khí nhạc
Việt Nam, vov.vn https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/gian-truan-dao-tao-the-he-
ke-can-cho-khi-nhac-viet-nam-356639.vov. Truy cập 23h ngày 18/12/2016
117. Wikipedia, Tempo, https://en.m.wikipedia.org/wiki/Tempo. Truy cập
16h ngày 23/1/2020
114. T. Anh (2014), Chơi vơi khí nhạc, https://baotintuc.vn/doi-song-van-
hoa/choi-voi-khi-nhac-20141007151907897.htm Truy cập 15h ngày
1/6/2015
115. Phương Hà (2014), Để khí nhạc Việt Nam phát triển – Bài 1,
baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/van-hoa/de-khi-nhac-viet-nam-phat-trien-
bai-1-20141114001040022.htm Truy cập 11h ngày 28/9/2019
116. Phương Hà (2014), Để khí nhạc Việt Nam phát triển – Bài cuối,
baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/van-hoa/de-khi-nhac-viet-nam-phat-trien-
bai-cuoi-20141114233817908.htm Truy cập 11h ngày 28/9/2019
117. P. V (2014), Để khí nhạc có vị trí sứng đáng của mình, baotintuc.vn.
https://baotintuc.vn/van-hoa/de-khi-nhac-co-vi-tri-xung-dang-cua-minh-
20141008195409366.htm Truy cập 11h ngày 28/9/2019
118. Nguyễn Thị Minh Châu (2014), Khí nhạc Việt Nam: U60,
Truy cập 15h ngày
1/6/2015
119. Đức Huy (2014), Khí nhạc, thanh nhạc và vấn đề “màu cờ sắc áo”,
Hanoimoi.com.vn.
nhac-thanh-nhac-va-van-de-mau-co-sac-ao Truy cập 15h ngày 1/6/2015
152
120. P. V (2014), Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Khí nhạc Việt Nam đang toả
sáng, sggp online
Truy cập 15h ngày 1/6/2015
121. Vi Cầm (2014), Tiếp thêm sức bật cho khí nhạc Việt Nam,
baomoi.com.
Viet-Nam/71/15028277.epi Truy cập 15h ngày 1/6/2015
122. Cẩm Thơ (2014), Festival Âm nhạc mới Á – Âu": Cuộc biểu dương về
khí nhạc Việt Nam, Vietnamplus. https://www.vietnamplus.vn/festival-am-
nhac-moi-a-au-cuoc-bieu-duong-ve-khi-nhac-viet-nam/284076.vnp Truy
cập 15h ngày 1/6/2015
153
PHỤ LỤC 1
TIỂU SỬ NHẠC SĨ
A. Quang Hải
Sự nghiệp:
Nghệ sĩ nhân dân Quang Hải tên thật là Huỳnh Tấn Sĩ. Ông sinh
năm 1935 tại xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền
Giang).
Năm 1954, ông Tập kết ra Bắc. Năm 1956, ông được cử đi học tại Nhạc
viện Léningrad Liên Xô. Ông tốt nghiệp tiến sĩ Chỉ huy dàn nhạc và Lý luận
phê bình ở Nhạc viện Léningrad tại Sankt – Peterburg năm 1968.
Từ năm 1970 – 1975, ông làm Giám đốc Nhà hát Giao hưởng hợp xướng
nhạc vũ kịch Việt Nam ở Hà Nội. Sau đó ông về làm giám đốc Nhạc viện
Thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1998).
Từ năm 1982 đến 1999 Giáo sư Hải đã làm việc ở nhiều vị trí khác nhau
như: Ủy viên Hội đồng Âm nhạc quốc gia (thành viên của Hội đồng Âm
nhạc quốc tế), Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam
khóa III (1983 – 1989), Ủy viên Hội đồng Học hàm ngành văn hóa nghệ
thuật (1981 – 1999).
Năm 1998 Nghệ sĩ nhân dân Quang Hải về hưu, tuy nhiên ông vẫn tiếp
tục làm việc trong vai trò Ủy viên Hội đồng Khoa học của Nhạc viện Thành
phố Hồ Chí Minh, đồng thời vẫn liên tục tham gia công tác giảng dạy bậc cao
học cho đến khi sức khỏe yếu hẳn.
Ông từ trần 3 tháng 11 năm 2013, hưởng thọ 79 tuổi. Ông được an táng
tại nghĩa trang Hội tương tế Bến Tre ở Bình Dương.
Tác phẩm tiêu biểu:
154
- Concerto số 1 cho đàn Tranh và dàn nhạc giao hưởng “Quê tôi giải
phóng” (1985);
- Tổ khúc giao hưởng số 1 (1986);
- Tổ khúc giao hưởng số 2 “Mưa rừng”, trích từ nhạc khịch cùng tên
(1984);
- Concerto cho đàn Piano và dàn nhạc giao hưởng (1987);
- Concerto số 2 cho đàn Tranh và dàn nhạc giao hưởng “Đất và hoa”
(1994);
- Song tấu Tranh – Harpe và dàn nhạc, biên soạn theo dân ca Nam
Bộ “Lý qua cầu” (1997);
- Concerto cho đàn Nguyệt và dàn nhạc giao hưởng (1999);
- Concerto cho đàn T’rưng và dàn nhạc giao hưởng (2003);
- Giao hưởng – Hợp xướng “Chuỗi ngọc Biển Đông” (2003);
- Giao hưởng – Hợp xướng “Ký ức Hồ Chí Minh” (2005);
- Concerto cho đàn Sáo trúc và dàn nhạc giao hưởng “Thanh niên
làm theo lời Bác (2009);
- Biến tấu cho đàn Nguyệt và dàn nhạc giao hưởng “Hoa thơm bướm
lượn”
Vinh danh:
Năm 1991, Nghệ sĩ Quang Hải được phong hàm Giáo sư. Năm 1993,
Giáo sư Quang Hải được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Ông được
tặng: Huân chương Lao động hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ hạng ba; Huân chương Hữu nghị Hoàng gia Campuchia;
Huy chương kháng chiến hạng nhất; Huy chương Chiến sĩ văn hóa; Huy
chương Vì sự nghiệp giáo dục; Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ
thuật năm 2001.
155
B. Nguyễn Văn Nam
Sự nghiệp:
Giáo sư Nguyễn Văn Nam sinh ngày 14 tháng 7 năm 1936 tại Vĩnh
Kim, Châu Thành, Tiền Giang, Việt Nam.
Năm 1947, ông tham gia kháng chiến, hoạt động trong Ban tuyên truyền
tỉnh Mỹ Tho. Năm 1948, ông theo học trường Văn hóa kháng chiến Phan
Lương Trực tại Đồng Tháp Mười. Ông gia nhập bộ đội năm 1949 và công
tác tại Tổ Quân nhạc khu 8. Một thời gian sau, ông chuyển công tác sang
Đoàn Văn công Mặt trận Đồng Tháp Mười. Năm 1954, Nguyễn Văn
Nam tập kết ra Bắc và làm việc ở đó cho đến năm 1959. Ông được chuyển
ngành sang Bộ Văn hóa rồi được cử đi học sáng tác nhạc tại Trường Âm
nhạc Việt Nam (tiền thân của Nhạc viện Hà Nội sau này).
Nguyễn Văn Nam được cử đi học tại Nhạc viện Leningrad, nay là Nhạc
viện Sankt – Peterburg (Cộng hòa Liên bang Nga) vào năm 1966. Ông hoàn
tất chương trình học và tốt nghiệp vào năm 1973, sau đó về lại Việt Nam làm
việc. Năm 1974, ông lại được cử đi học nghiên cứu sinh tại Nhạc viện
Leningrad và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ hai ngành Sáng tác và Lý
luận. Nguyễn Văn Nam ở lại Nga làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học
nước Cộng hòa XHCN Xô viết Tự trị Kabardino – Bankar từ năm 1979. Ông
là hội viên chính thức của Hội Nhạc sĩ Liên Xô (nay là Cộng hòa Liên bang
Nga).
Năm 1991, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam về Việt Nam, ông tham gia công
tác giảng dạy bậc đại học và cao học chuyên ngành sáng tác, lý luận tại Nhạc
viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Giao hưởng số 1 – Tặng đồng bào miền Nam anh dũng (1972)
156
- Giao hưởng số 2 – “Uống nước nhớ nguồn” (những bài thơ trích từ
Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh), (1974 – Nhân kỷ niệm 30 năm
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam)
- Giao hưởng số 3 – Tặng những em bé mồ côi sau chiến tranh (1975)
- Giao hưởng số 4 – Giao hưởng Ađưks (1986)
- Giao hưởng số 5 – Mẹ Việt Nam (1994)
- Giao hưởng số 6 – Sài Gòn 300 năm (1998)
- Giao hưởng số 7 – Chuyện nàng Kiều (2000)
- Giao hưởng số 8 – Đất nước quê hương tôi (2003)
- Giao hưởng số 9 – Cửu Long dậy sóng (2012)
Vinh danh:
Ông được tặng: Huân chương Chiến thắng; Huy hiệu Thành đồng Tổ
quốc; Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam; Giải thưởng Nhà
nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007. Năm 1994, Giải thưởng cho thơ
giao hưởng “Tưởng nhớ” do Bộ trưởng Bộ quốc phòng ký. Năm 1995, Huy
chương Vàng Hội diễn ca nhạc toàn quốc với tác phẩm vũ kịch Huyền thoại
Mẹ. Năm 2005, Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho giao hưởng số 8
“Quê hương đất nước tôi”. Năm 2009, Giải thưởng cho giao hưởng “Nhật
ký trong tù” do Ban chấp hành TW Đảng tặng. Năm 2012, Giải thưởng cho
độc tấu sáo và dàn nhạc “Miền đất thiêng” do Chủ tịch UBND TP. HCM
tặng. Năm 2014, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tặng Giải thưởng Âm nhạc, giải đặc
biệt cho các tác giả, nhạc sĩ khu vực phía Nam.
Được phong hàm Giáo sư vào ngày 20 tháng 11 năm 2015 vì những đóng
góp cho nền âm nhạc của Việt Nam.
157
C. Ca Lê Thuần
Sự nghiệp:
Nhạc sĩ Ca Lê Thuần sinh ngày 1 tháng 4 năm 1938 tại Mỏ Cày, Bến Tre,
Việt Nam; trong một gia đình trí thức, bố mẹ đều là nhà giáo, anh chị em hầu
hết hoạt động văn hóa - nghệ thuật.
Năm 1954, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc. Năm 1957, ông theo học sáng
tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Năm 1959,
ông được cử đi học Sáng tác và Lý luận âm nhạc tại Nhạc viện Odessa (Liên
Xô cũ). Trở về nước năm 1964, Ca Lê Thuần làm công tác giảng dạy sáng
tác và lý luận tại Trường Âm nhạc Việt Nam, góp phần xây dựng các chương
trình, giáo trình các mô kiến thức âm nhạc cơ bản và chính quy, đồng thời
tiếp tục sáng tác. Năm 1972, Ca Lê Thuần trở lại Nhạc viện Odessa học tiếp,
hoàn thành một số tác phẩm khí nhạc. Sau ngày thống nhất đất nước, ông trở
về miền Nam công tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông là Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá IV (1989 – 1995). Từ
năm 1987 đến năm 1997, ông là đại biểu Quốc hội, là phó chủ nhiệm Ủy ban
Văn hóa – Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Năm 1989, ông nhận chức giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Thành phồ Hồ
Chí Minh. Năm 1997, Ông là giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
cho đến khi nghỉ hưu. Từ năm 2001, ông là tổng thư ký Hội Âm nhạc, kiêm
Chủ tịch hội liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Phó
Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt
Nam.
Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam” (1974)
- Concertino cho piano và dàn nhạc (1982)
- Hợp xướng và dàn nhạc “Việt Nam tiếng hát trái tim ta” (1985)
- Hợp xướng và dàn nhạc “Thành phố lên đường” (1985)
158
- Giao hưởng thơ cung Rê thứ (1994)
- Vũ kịch “Ngọc trai đỏ” (1997)
- Ballade giao hưởng (1999)
- Vũ kịch “Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga” (2000)
- Thơ giao hưởng “Mặt trời và niềm tin” (2001)
- Thơ giao hưởng “Giai điệu quê hương” (2004)
- Concerto 3 chương cho piano và dàn nhạc (2006)
- Nhạc kịch “Người giữ Cồn” (2009)
Vinh danh:
Nhạc sĩ Ca Lê Thuần được tặng: Huy chương “Chiến sĩ văn hoá” (1981);
Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì (1991); Huy chương “Vì sự
nghiệp văn hoá quần chúng” (1995); Huân chương lao động hạng nhất
(2000); Huy chương Vàng – tác giả âm nhạc xuất sắc liên hoan các tác phẩm
kịch múa Việt Nam lần thứ nhất – cho kịch múa “Ngọc trai đỏ” và “Lục Vân
Tiên – Kiều Nguyệt Nga” (2001); Huy chương “Vì sự nghiệp nghệ thuật
Múa Việt Nam”, Huy chương “Vì sự nghiệp Âm nhạc” (2002); Huy chương
“Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” (2004); Giải thưởng nhà nước
“Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật” (2007); Giải nhất lĩnh vực Âm nhạc, Giải
thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh lần thứ nhất – liên hiệp các hội
Văn học nghệ thuật TP. HCM – cho nhạc kịch “ Người giữ Cồn” (2012).
159
PHỤ LỤC 2
BẢNG THỐNG KÊ NHỊP ĐỘ, LOẠI NHỊP, THỜI LƯỢNG
VÀ LỐI TRÌNH BÀY CỦA CÁC TÁC PHẨM
A. Quang Hải
Tổ khúc giao hưởng số 1
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Chương I Allegro moderato 2/4 129 ~ 2’52” Chủ điệu
Chương II Andante con molto 3/4 77 ~ 3’18” Chủ điệu
Chương III Marcia 2/4 69 ~ 1’43” Chủ điệu
Chương IV Lento 2/4 98 ~ 4’21” Chủ điệu
Chương V Allegro moderato 2/4 143 ~ 3’31” Chủ điệu
Tổng thời gian ~15’45”
Tổ khúc giao hưởng số 2
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Chương I Allegro vivo 4/4 34 ~ 1’08” Chủ điệu
Chương II Moderato 2/4 65 ~ 1’27” Chủ điệu
Chương III Moderato 2/4 103 ~ 2’17” Chủ điệu
Chương IV Maestoso 2/4 73 ~1’37” Chủ điệu
Tổng thời gian ~6’29”
160
T’rưng concerto “Dốc sương mù”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Maestoso 2/4 446 ~6’ Chủ điệu
Tranh concerto số 1 “Quê tôi giải phóng”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Allegro non troppo 2/4, 3,4, 4/4 255 ~6’23” Chủ điệu
Tranh concerto số 2 “Đất và hoa”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Moderato 2/4 343 ~7’37” Chủ điệu
Sáo concerto “Thanh niên làm theo lời Bác”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Marcia 2/4 319 ~7’59” Chủ điệu
161
Nguyệt Concerto
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Andantino 2/4 516 ~11’54” Chủ điệu
Biến tấu Nguyệt & Dàn nhạc “Hoa thơm bướm lượn”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Thema Moderato 2/4 34 ~45” Chủ điệu
Var.1 Adlibitum 2/4 31(35-65) ~53” Chủ điệu
Var.2 Allegretto 2/4 26(66-91) ~29” Phức điệu
Var.3 Allegro vivace 2/4 82(92-173) ~1’06” Chủ điệu
Var.4 Tempo di marcia 2/4
113(174-
286)
~2’50” Chủ điệu
Var.5 Moderato 2/4
166(287-
452)
~3’42” Chủ điệu
Var.6 Tempo di valse 3/4
110(453-
562)
~2’45” Chủ điệu
Var.7 Moderato 2/4
116(563-
678)
~2’35” Chủ điệu
Tổng thời gian ~15’03”
162
Giao hưởng “Ký ức Hồ Chí Minh”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình bày
chính
Chương I Moderato 4/4 141 ~6’16” Chủ điệu
Chương II Moderato 2/4 146 ~3’15” Phức điệu
Chương III Moderato 4/4 136 ~6’03” Chủ điệu
Chương IV Allegro moderato 4/4 144 ~5’14” Chủ điệu
Chương V Allegro 4/4 79 ~2’38”
Phức điệu
Chủ điệu
Tổng thời gian ~23’26”
Piano concerto
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Chương I Andante 2/4 24 ~41” Chủ điệu
Moderato 2/4 315(25-339) ~7’ Chủ điệu
Chương II Andante 2/4 23 ~40” Chủ điệu
Moderato 2/4 112(24-135) ~2’30” Chủ điệu
Chương III Allegro 4/4 199 ~6’38” Chủ điệu
Tổng thời gian ~17’30”
163
Giao hưởng “Chuỗi ngọc biển Đông”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình bày
chính
Chương I Andante 3/4 81 ~4’42” Chủ điệu
Moderato 2/4 92(82-173) ~2’03” Chủ điệu
Moderato 3/4 48(174-221) ~1’36” Chủ điệu
Moderato 2/4 117(222-338) ~1’36” Chủ điệu
Andante 3/4 46(339-384) ~1’59” Chủ điệu
Chương II Allegro 2/4 160 ~2’40” Chủ điệu
Moderato 2/4 53(161-213) ~1’11” Chủ điệu
Allegro 2/4 123(214-337) ~2’03” Chủ điệu
Chương III Tempo di marcia 2/4 395 ~9’52”
Chủ điệu
Phức điệu
Chương IV Lento 3/4 167 ~11’08” Chủ điệu
Allegro 3/4 124(168-291) ~3’06” Chủ điệu
Lento 3/4 49(292-340) ~3’16” Chủ điệu
Tổng thời gian ~45’12”
Tranh - Arpa và dàn nhạc
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Andante 4/4 88 ~5’02” Chủ điệu
164
B. Nguyễn Văn Nam
Giao hưởng số 1
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Chương I Allegro con moderato
2/4 (3/4, 4/4, 5/4,
6/4) 246 ~ 8’26” Phức điệu
Chương II Allegro Scherzando 2/4 222 ~ 3’42” Phức điệu
Chương III Adagio 4/4 96 ~ 6’24” Phức điệu
Tổng thời gian ~ 17’38”
Giao hưởng số 2
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
I Moderato 4/4 67 ~ 2’40” Phức điệu
II Andante 4/4 46 ~ 2’18” Phức điệu
III Allegro moderato 2/4 52 ~ 1’2” Chủ điệu
IV Moderato 4/4 (3/4, 5/4) 40 ~ 1’36” Phức điệu
V Allegro 4/4 (3/4, 5/4) 39 ~ 1’18” Phức điệu
VI Andante 4/4 (3/4, 5/4, 6/4) 29 ~ 1’27” Phức điệu
VII Allegretto Scherzando 2/4 (3/4) 79 ~ 1’30” Phức điệu
VIII Andante cantabile 5/4 39 ~ 2’26” Phức điệu
IX Allegro non troppo 4/4 138 ~ 4’36” Phức điệu
Tổng thời gian ~ 18’53”
Giao hưởng số 3
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Chương I Largo 4/4 (5/4, 3/4, 64) 105 ~ 10’30” Phức điệu
Chương II Largo 4/4 22 ~ 2’12” Chủ điệu
Allegro 4/4 (2/4, 3/4, 5/4) 259 ~ 8’38” Phức điệu
Chương III Allegretto Scherzando 2/4 205 ~ 3’44” Phức điệu
Chương IV Allegro 4/4 198 ~ 6’36” Phức điệu
Tổng thời gian ~ 31’40”
165
Giao hưởng số 4
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Chương I Andante 4/4 (5/4, 6/4) 143 ~ 10’13” Phức điệu
Allegro 2/2 85 (144 - 228) ~ 1’25” Phức điệu
Andante 4/4 67 (229 - 295) ~ 3’50” Phức điệu
Chương II Moderato 4/4 (5/4, 3/4) 124 ~ 5’31” Phức điệu
Chương III Allegretto 6/8, 2/4 270 ~ 7’22” Phức điệu
Chương IV Allegro 4/4 155 ~ 5’10” Phức điệu
Tổng thời gian ~ 33’31”
Giao hưởng số 5
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Chương I Andante 4/4 (5/4) 237 ~ 14’02” Phức điệu
Chương II Lento 4/4 167 ~ 14’51” Phức điệu
Chương III Allegretto Scherzando 2/4 (3/4) 163 ~ 3’ Phức điệu
Chương IV Lento 4/4 311 ~ 27’39” Phức điệu
Tổng thời gian ~ 58’32”
Giao hưởng số 6
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Chương I Lento 4/4 108 ~ 9’56” Phức điệu
Allegro non
troppo 2/4
404 (109 -
512) ~ 6’44” Phức điệu
Lento 4/4 31 (513 - 543) ~ 2’45” Phức điệu
Chương II Andante 4/4 164 ~ 9’22” Phức điệu
Chương III Allegretto Scherzando 2/4 228 ~ 4’09” Phức điệu
Chương IV Lento 4/4 42 ~ 3’44” Phức điệu
Allegro non
troppo 2/4 349 (43 - 391) ~ 5’49” Phức điệu
Tổng thời gian ~42’29”
166
Giao hưởng số 7
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Chương I Andante 4/4 (5/4, 6/4) 234 ~ 16’40” Phức điệu
Chương II Allegro non toppo 2/4 340 ~ 5’40” Phức điệu
Adagio 2/4 137 (341 - 477) ~ 5’16” Phức điệu
Lento 2/4 18 (478 - 495) ~ 48” Phức điệu
Chương III Adagio 5/4 (4/4, 6/4) 97 ~ 8’05” Phức điệu
Chương IV Andante 2/4 264 ~ 7’33” Phức điệu
Allegro 2/4 67 (264 - 331) ~ 1’07” Phức điệu
Chương V Allegretto Scherzando 2/4 191 ~ 3’28” Phức điệu
Chương VI Adagio 4/4 37 ~ 2’28” Phức điệu
Allegro vivace 2/4 106 (38 - 143) ~ 1’46” Phức điệu
Allargando 4/4 101 (144 - 244) ~ 3’22” Phức điệu
Tổng thời gian ~ 56’13”
Giao hưởng số 8
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Chương I Allegro non troppo 4/4 (5/4, 6/4) 262 ~ 10’55” Phức điệu
Chương II Andante 4/4 208 ~ 11’53” Phức điệu
Chương III Allegretto Scherzando 2/4 339 ~ 6’10” Phức điệu
Chương IV Andante 4/4 39 ~ 2’14” Phức điệu
Allegro molto 4/4 369 (40 - 408) ~ 12’18” Phức điệu
Tổng thời gian ~ 43’30”
167
Giao hưởng số 9
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian
Lối trình
bày chính
Chương I Andante 4/4 350 ~ 20’ Phức điệu
Chương II Allegretto Scherzando 2/4 395 ~ 7’11” Phức điệu
Chương III Largo 4/4 82 ~ 8’12” Phức điệu
Allegro non toppo 4/4 65 (83 - 147) ~ 2’10” Phức điệu
Lento 4/4 67 (148 - 214) ~ 6’ Phức điệu
Chương IV Moderato 4/4 14 ~ 34” Phức điệu
Allegro 2/4 (3/4, 4/4) 310 (15 - 324) ~ 7’45” Phức điệu
Andante 2/4 (4/4) 560 (325 - 884) ~ 24’ Phức điệu
Tổng thời gian ~ 75’52”
168
C. Ca Lê Thuần
Thơ giao hưởng
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Andantino maestoso 4/4 12 ~32” Phức điệu
Allegretto 4/4 182 ~6’37” Chủ điệu
Andantino maestoso 4/4 8 ~21” Chủ điệu
Tổng thời gian ~7’30”
Piano concerto
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Chương I Andante con molto 4/4 13 ~39” Phức điệu
Allegro tranquillo 4/4 59 (14 - 72) ~1’58” Chủ điệu
Allegretto 4/4 68 (73 - 140) ~2’28” Chủ điệu
Allegretto 4/4 126 (141 - 266) ~4’35” Phức điệu
Chương II Adagio sostenuto 4/4 78 ~5’12” Phức điệu
Chương III Allegro con fuoco 2/4 272 ~4’32” Chủ điệu Phức điệu
Tổng thời gian ~19’24”
Ballade giao hưởng
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Andante 4/4 19 ~1’5” Chủ điệu
Allegretto 99 (20 - 118) ~3’36” Chủ điệu Phức điệu
Adagio 40 (119 - 158) ~2’40” Phức điệu
Allegro 120 (159-278) ~4’ Phức điệu
Andante 14 (279-292) ~48” Phức điệu
Tổng thời gian ~12’09”
169
Piano Concertino
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Allegro agitato 4/4 217 ~7’14” Chủ điệu Phức điệu
Giai điệu quê hương
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Moderato 4/4 15 ~40” Phức điệu
Allegretto 160 (16-175) ~5’49” Chủ điệu Phức điệu
Tổng thời gian ~6’29”
Mặt trời và niềm tin
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Andantino 4/4 42 ~2’06” Chủ điệu Phức điệu
Allegro 144 (43-184) ~4’48” Chủ điệu Phức điệu
Andantino 22 (185-206) ~1’06” Chủ điệu Phức điệu
Tổng thời gian ~8’
Thành phố lên đường
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
I Adagio 4/4 37 ~3’12” Phức điệu
II Allegro 4/4 25 ~50” Chủ điệu
2/4 30 (26-54) ~30” Chủ điệu
Tổng thời gian ~4’32”
170
Vũ kịch “Ngọc trai đỏ”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
1 Adagio (*=72) 4/4 56 ~3’44” Chủ điệu
2 Allegro (*=126) 4/4 98 (57-154) ~3’07” Chủ điệu Phức điệu
3 Adagio (*=72) 4/4 55 (155-209) ~3’40” Chủ điệu
4 Adagio (*=72) 4/4 24 (210-233) ~1’36” Chủ điệu
5 Allegro (*=126) 4/4 86 (234-319) ~2’44” Chủ điệu
6 Adagio (*=69) 4/4 47 (320-367) ~3’08” Chủ điệu
7 Adagio (*=72) 4/4 32 (368-399) ~2’08” Chủ điệu
8 Allegro moderato (*=116) 2/4 67 (400-466) ~1’09” Chủ điệu
9 Adagio (*=72) 4/4 135 (467-601) ~9’ Chủ điệu
10 Allegro (*=126) 2/4 62 (602-663) ~59” Chủ điệu
11 Adagio (*=72) 4/4 56 (664-719) ~3’44” Phức điệu
12 Allegro (*=126) 2/4 56 (720-775) ~53” Chủ điệu
13 Adagio (*=60) 4/4 58 (776-833) ~3’52” Phức điệu
14 Adagio (*=72) 4/4 72 (834-905) ~4’48” Chủ điệu Phức điệu
Tổng thời gian ~44’32”
Tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Adagio 4/4 22 ~1’19” Phức điệu
Allegro non troppo 4/4 76 (23-98) ~2’19” Phức điệu
Andante 4/4 39 (99-137) ~2’03” Phức điệu
Allegro non troppo 4/4 59 (138-196) ~1’47” Phức điệu
Allegro non troppo 4/4 60 (197-256) ~1’59” Phức điệu
Allegro 4/4 44 (257-299) ~1’08” Phức điệu
Andante 4/4 38 (300-337) ~1’13” Chủ điệu
Tổng thời gian ~11’48”
171
Nhạc kịch “Người giữ cồn”
Tốc độ Loại nhịp Số nhịp Thời gian Lối trình bày chính
Andantino 5/4 30 ~1’53” Chủ điệu Phức điệu
Andantino 4/4 61 (31-91) ~3’03” Chủ điệu
Andantino 6/8 29 (92-120) ~1’5” Chủ điệu
Andantino 4/4 38 (121-158) ~1’54” Chủ điệu
Moderato 4/4 62 (159-220) ~2’35” Chủ điệu
Andantino 5/4 15 (221-235) ~56” Chủ điệu
Andantino 6/8 19 (236-254) ~43” Chủ điệu
Allegretto 2/4 49 (255-303) ~53” Chủ điệu
Andantino 6/8 30 (304-333) ~1’08” Chủ điệu
Allegretto 4/4 40 (334-373) ~1’27” Chủ điệu
Andantino 4/4 32 (374-405) ~1’36” Chủ điệu
Allegretto 6/8 43 (406-448) ~1’10” Chủ điệu
Allegretto 4/4 48 (449-496) ~1’44” Chủ điệu
Andantino 4/4 32 (497-528) ~1’36” Chủ điệu
Moderato 4/4 41 (529-569) ~1’49” Chủ điệu
Andantino 4/4 35 (570-604) ~1’45” Chủ điệu
Allegretto 4/4 127 (605-731) ~4’37” Chủ điệu
Tổng thời gian ~30’
172
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ TRANG TỔNG PHỔ CỦA CÁC TÁC GIẢ
A. Quang Hải
1. Tổ khúc giao hưởng số 1. Chương I – Chủ đề 1 (nhịp 3 - 9)
173
2. Tổ khúc giao hưởng số 1. Chương III – Chủ đề 1 (nhịp 1 - 8)
174
3. Concerto cho Sáo trúc và dàn nhạc giao hưởng. Chủ đề 1 (nhịp 3 - 8)
175
4. Ký ức Hồ Chí Minh. Chương II (nhịp 114 - 119)
176
B. Nguyễn Văn Nam
1. Symphony số 3. Chương II – Chủ đề 2 (nhịp 82 - 84)
177
2. Symphony số 5. Chương I – Chủ đề 1 (nhịp 1 – 5)
178
3. Symphony số 6. Chương II – Chủ đề 2 (nhịp 61 - 66)
179
4. Giao hưởng số 7. Chương V (nhịp 1 - 8)
180
5. Giao hưởng số 8. Chương III (nhịp 1 - 7)
181
6. Giao hưởng số 2. Chương VII (nhịp 1 - 10)
182
C. Ca Lê Thuần
1. Mặt trời và niềm tin. Chủ đề 1 (nhịp 4 - 5)
183
2. Concerto Piano. Chương I – Chủ đề 1 (nhịp 3 - 6)
184
3. Giai điệu quê hương. (nhịp 169 - 175)
185
4. Mặt trời và niềm tin. (nhịp 201 - 206)
186
5. Piano Concerto. Chương II (nhịp 25 - 30)