Luận án Phê bình văn học Việt Nam 1945 - 1986 (nhìn từ phương diện chức năng)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----------™&˜--------- NGÔ VĂN TUẦN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----------™&˜--------- NGÔ VĂN TUẦN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng) Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 62.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Trần Đình Sử HÀ NỘI - 2

doc170 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phê bình văn học Việt Nam 1945 - 1986 (nhìn từ phương diện chức năng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 2 năm 2015 Tác giả luận án Ngô Văn Tuần MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với sự kiện lịch sử ấy, một nền văn học mới ra đời và phát triển trong hoàn cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân Việt Nam vừa tiến hành hai cuộc trường chinh để giải phóng dân tộc, vừa xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Văn hoá văn nghệ, theo đó, cũng được xem là một mặt trận, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực vào công cuộc chiến đấu và xây dựng ấy. Giai đoạn văn học từ năm 1945 đến trước thời kì đổi mới (1986) là một giai đoạn lớn trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Nó là đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, từ lịch sử văn học đến từng lĩnh vực như văn xuôi, thơ ca, nghiên cứu lí luận, phê bình văn học. 1.2. Phê bình văn học là một bộ phận không thể tách rời của đời sống văn học hiện đại nói chung, đặc biệt là của giai đoạn diễn ra những biến đổi to lớn của xã hội như giai đoạn 1945-1986. Phê bình văn học giai đoạn này có một địa vị quan trọng, vừa đóng vai trò là nhân tố tác động, tổ chức quá trình văn học từ 1945 đến trước thời kì đổi mới, lại vừa là sự tự ý thức của quá trình văn học ấy. Bởi vậy, để nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, toàn diện giai đoạn văn học 1945-1986, không thể không tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động phê bình văn học giai đoạn này. 1.3. Những nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Song, riêng về phê bình văn học giai đoạn này mới chỉ được đề cập lẻ tẻ, chưa có hệ thống trong một số bài báo hoặc trong một vài mục ở một số công trình nghiên cứu cả giai đoạn văn học. Nhìn tổng thể, phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống hoặc nếu có thì đều đặt chung trong công trình lí luận phê bình văn học mà chủ yếu thiên về nghiên cứu lí luận. 1.4. Phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 có nhiều sự kiện, gắn liền với các cuộc đấu tranh tư tưởng, với những cuộc tranh luận về quan điểm sáng tác, về cuộc đấu tranh chống tư tưởng xét lại, những cuộc phê bình sôi nổi, quyết liệt xung quanh những tác phẩm bị coi là thiếu tính đảng hay những tác phẩm được xem là có tư tưởng lệch lạc, đồi truỵ, Trong nghiên cứu văn học, các vấn đề trên đây của phê bình văn học giai đoạn này chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn e ngại, né tránh không muốn đề cập trở lại các vấn đề phức tạp này. Tuy nhiên, ngày nay, khi thời gian đã lùi xa gần 30 năm, nền văn học nước nhà cũng đã chuyển qua một giai đoạn khác thì nhu cầu nhìn nhận, đánh giá lại chặng đường đã qua để thúc đẩy nền văn học tự vượt lên chính mình, bước vào một chặng đường mới là một đòi hỏi cần thiết. Hoàn cảnh mới tạo cơ hội cho ta khả năng nhìn lại những giai đoạn, những hiện tượng văn học trước đây bằng những nhận thức mới. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu phê bình văn học giai đoạn 1945-1986, trong đó đặt trọng tâm nghiên cứu vào vấn đề chức năng của phê bình văn học. 1.5. Trong những năm gần đây, hoạt động phê bình văn học khá trầm lắng và tản mạn, chất lượng nhiều bài phê bình còn hạn chế. Điều này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới: “Hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật có biểu hiện tụt hậu so với yêu cầu, thực hiện chưa tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với sáng tác. Chất lượng khoa học và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình cảm tính, thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả và tác phẩm, văn hoá phê bình bị hạ thấp”. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu tổng kết những vấn đề phê bình văn học của các giai đoạn trước có thể giúp ích cho việc thúc đẩy hoạt động của phê bình văn học hiện nay. Về mặt thực tiễn, trong các khoa Văn học ở các trường Đại học, các bài giảng về lịch sử văn học Việt Nam thường chỉ lướt qua vài nét về tình hình phê bình văn học ở mỗi giai đoạn để tập trung trọng tâm vào tình hình sáng tác, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho mỗi giai đoạn văn học ấy. Công trình này trước hết có thể giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước thời kì đổi mới (1986), đồng thời là một phần quan trọng trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tài liệu này cũng có thể hữu ích và cần thiết cho việc học tập chuyên đề Phê bình văn học Việt Nam hiện đại trong các khoa Văn ở các trường Đại học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Luận án chọn phạm vi nghiên cứu là hoạt động phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 khu vực do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, không xét đến phê bình thuộc khu vực văn học vùng địch tạm chiếm (1945-1954) và sau này là phê bình văn học miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ (1954-1975). 2.2. Dù phê bình gắn với lí luận như một thực thể khó tách rời nhưng trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực phê bình văn học với phạm vi là những bài phê bình, những công trình phê bình những tác phẩm văn học cụ thể mà không đi vào những vấn đề lí luận dù có liên quan. Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận án là vấn đề chức năng của phê bình trong giai đoạn văn học 1945-1986. 2.3. Phê bình văn học gắn với báo chí, do đó mà phạm vi bao quát của nó rất rộng. Với mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi không chủ trương tập hợp đầy đủ những bài báo này mà chỉ chú trọng đến những vụ việc lớn, những cuộc phê bình gây được tiếng vang, để làm căn cứ triển khai các nội dung của luận án. Bởi các hiện tượng ấy thể hiện rõ nhất, tập trung nhất cho hoạt động chức năng của một nền phê bình văn học. 2.4. Phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 luôn được nhắc đến với một nét đặc thù: đó là một nền phê bình đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phê bình văn học được xem là một công cụ để thực hiện đường lối văn nghệ, thực hiện chức năng văn nghệ của Đảng. Từ nét đặc thù này, chúng tôi lựa chọn hai trọng điểm nghiên cứu của luận án, đó là: - Phê bình văn học trong chức năng xây dựng nền văn học cách mạng - Phê bình văn học trong chức năng đấu tranh tư tưởng Hai mặt xây và chống này gắn bó mật thiết với nhau. Nó nói lên tính chất phê bình văn học trong một giai đoạn của văn học Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đề tài nghiên cứu của luận án vừa có tính chất lịch sử văn học vừa có tính chất lí luận văn học. Theo đó, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 không chỉ thuần tuý được mô tả lại bằng các sự kiện, bằng những quan điểm phê bình vốn có của thời đại ấy mà còn phải được đánh giá, nhìn nhận bằng những quan điểm của thời đại hôm nay. Với tính chất này, luận án sử dụng những quan điểm lí luận của thời đại ấy, thể hiện qua các ý kiến chỉ đạo đương thời, đồng thời vận dụng quan điểm của thời đổi mới để nhìn nhận, đánh giá lại một chặng đường phê bình văn học trước đổi mới. 3.2. Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 hình thành và phát triển gắn liền với những biến cố của lịch sử dân tộc. Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng văn học trong quá khứ, vì vậy khi nghiên cứu không thể không có quan điểm lịch sử. Tìm hiểu phê bình văn học giai đoạn này, chúng tôi luôn chú trọng đặt nó trong bối cảnh lịch sử chính trị xã hội đương thời, nhận thức đối tượng, xét đối tượng trong quá trình hình thành và phát triển, trong những mối liên hệ với các điều kiện xã hội, lịch sử, văn hoá cụ thể. Vận dụng phương pháp lịch sử cụ thể, chúng tôi xem xét các vấn đề của phê bình văn học giai đoạn này trong từng thời điểm ra đời, gắn với các sự kiện cũng như ý nghĩa xã hội lịch sử nóng hổi của nó. Đồng thời, quan điểm lịch sử cũng cho phép chúng ta nhìn nhận đối tượng trong xu thế vận động, phát triển và đổi mới của nền lí luận, phê bình văn học nước nhà nói chung để có thể cho phép đánh giá một cách khách quan, công bằng những đóng góp và hạn chế của nó đối với sự phát triển của lịch sử văn học dân tộc. 3.3. Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 là một chỉnh thể gồm nhiều phương diện, nhiều yếu tố có mối liên hệ phức tạp. Hệ thống hoá các yếu tố cấu thành nên đối tượng nghiên cứu cũng như xem xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác của nền văn học đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc vận dụng phương pháp hệ thống. 3.4. Phê bình văn học là một phương diện của tiếp nhận văn học. Quá trình tiếp nhận các hiện tượng văn học nói chung (trong đó có các sáng tác và cả những tác phẩm phê bình) có sự thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, vấn đề đối sánh quan niệm của người đọc đương thời và của những giai đoạn sau này đối với các tác phẩm văn học và các tác phẩm phê bình của giai đoạn văn học 1945-1986 là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa đối với những kết luận của luận án. Với phương pháp so sánh, chúng ta có dịp kiểm nghiệm các quan niệm về phê bình văn học giai đoạn đó qua thực tiễn để từ đó thấy được đâu là những giá trị vững bền, đâu là vết chân trên cát của lịch sử. 3.5. Để làm sáng tỏ các luận điểm đề ra trong luận án, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp. Theo đó, chúng tôi tiến hành lựa chọn phân tích một số trường hợp phê bình cụ thể, thể hiện nổi bật những nét đặc trưng và chứa đựng những đặc điểm mang tính tổng quát của phê bình văn học giai đoạn này. Những trường hợp mà chúng tôi lựa chọn đóng vai trò như là những hiện tượng tiêu biểu, qua đó thể hiện tập trung nhất những tính chất chủ đạo của chức năng phê bình văn học giai đoạn mà chúng tôi nghiên cứu. 3.6. Nghiên cứu đề tài này, cũng không thể không sử dụng các phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, tư liệu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như phân tích, tổng hợp, 4. Nhiệm vụ và đóng góp của luận án Luận án đặt vấn đề nghiên cứu chức năng của một nền phê bình văn học cụ thể, trong đó nội dung trọng tâm là phân tích các chức năng cơ bản của nền phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 (khu vực do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo). Từ đó đưa ra những nhận xét về đặc điểm lịch sử của nền phê bình văn học giai đoạn này. Những đóng góp cụ thể mà luận án hướng tới là: - Nhận diện phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 từ phương diện chức năng của phê bình. - Mô tả và đánh giá vai trò của phê bình văn học trong việc đấu tranh và xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam. - Tường thuật lại những sự kiện phê bình văn học lớn, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của nó đối với văn học đương thời. - Những ý kiến mới, những đánh giá lại của những nhà nghiên cứu sau này về những hiện tượng phê bình trong quá khứ. - Bổ sung vào việc nghiên cứu toàn diện văn học giai đoạn 1945-1986, một giai đoạn lớn trong tiến trình văn học dân tộc thế kỉ XX. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu của luận án Chương 2. Chức năng phê bình như một vấn đề nghiên cứu Chương 3. Phê bình văn học trong chức năng xây dựng nền văn học cách mạng Chương 4. Phê bình văn học trong chức năng đấu tranh tư tưởng Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986, khu vực do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, không xét đến phê bình thuộc khu vực văn học vùng địch tạm chiếm và sau này là phê bình văn học miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986 là giai đoạn hình thành và phát triển nền văn học cách mạng Việt Nam; xây dựng lí luận, phê bình văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phê bình văn học cùng với lí luận văn học trở thành vũ khí chiến đấu đắc lực của Đảng nhằm chống lại văn học phi vô sản, khẳng định, xây dựng nền văn học cách mạng, xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới, đem văn học cách mạng đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Phê bình văn học trong một giai đoạn lịch sử cụ thể thường được tiếp cận theo các hướng: hoặc là, a) Nghiên cứu lịch sử phê bình; b) Nghiên cứu lí luận phê bình, phương pháp phê bình; c) Nghiên cứu chức năng của phê bình. Với hướng nghiên cứu lịch sử phê bình, các nhà nghiên cứu tiến hành mô tả tiến trình, phân chia các giai đoạn, giới thiệu đội ngũ tác giả, các tác phẩm phê bình tiêu biểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng phê bình. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu lí luận phê bình, phương pháp phê bình chia các hiện tượng phê bình thành các trường phái, tìm hiểu vấn đề phong cách, phương pháp phê bình của từng tác giả hay nhóm tác giả. Nghiên cứu chức năng của phê bình trong một giai đoạn văn học cụ thể là hướng nghiên cứu của luận án. Theo đó, đề tài của chúng tôi tập trung tìm hiểu vấn đề chức năng của phê bình văn học trong quan niệm chỉ đạo và trong hoạt động thực tiễn. Nghiên cứu việc thực hiện chức năng của phê bình theo quan điểm chỉ đạo của Đảng nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nền văn học cách mạng là hướng nghiên cứu mới. Nó gắn với đặc trưng của hoạt động phê bình, từ đó làm nổi bật đặc điểm của hoạt động phê bình, giúp ta hình dung vai trò tác động, nhân tố tổ chức tiến trình văn học của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986. 1.2. Tình hình nghiên cứu về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 Hoạt động phê bình văn học Việt Nam từ 1945 đến 1986 diễn ra với nhiều hình thức phong phú từ phê bình trên báo chí đến phê bình trong các hội nghị, diễn đàn, Hoạt động phê bình đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống văn học, của chính phê bình và cả những vấn đề về tư tưởng. Thế nên, khối lượng tài liệu phê bình của giai đoạn văn học này là hết sức lớn, đa dạng mà phần nhiều nằm rải rác trên các báo chí ở trung ương và địa phương. Về công tác sưu tầm tư liệu, đáng chú ý nhất phải kể đến bộ sách Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Quyển V, Lí luận - phê bình 1945-1975 của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thiện (Chủ biên), Nguyễn Đăng Điệp, Tôn Thảo Miên, Hà Công Tài, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trần Hoài Anh, Cao Kim Lan. Bộ sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2008 gồm 6 tập với gần 7000 trang in khổ lớn, tuyển chọn các tác phẩm lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học tiêu biểu của hàng trăm tác giả xuất hiện trong ba mươi năm từ năm 1945 đến năm 1975. Đây là công trình sưu tầm, tuyển chọn công phu, giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu lí luận, phê bình văn học, tất nhiên có cả tác giả của cuốn luận án này. Về nghiên cứu những vấn đề cụ thể, cho đến nay đã có một số công trình đề cập và giải quyết một số khía cạnh liên quan gần gũi đến vấn đề phê bình văn học Việt Nam trong giai đoạn 1945-1986. Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm lại những công trình đã bàn về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Sự phân loại và trình bày các công trình nghiên cứu theo mỗi nhóm như dưới đây chắc chắn có tính chất tương đối, bởi một công trình có thể lúc ở khu vực này, lúc khác lại sang khu vực khác. Chúng tôi cố gắng trình bày theo trật tự thời gian xuất hiện của các công trình đồng thời ít nhiều có sự khu biệt theo các nhóm để tiện cho việc hình dung vấn đề nghiên cứu của các công trình này. Từ đó, chúng tôi cũng muốn làm rõ hơn ý nghĩa của đề tài nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn. 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 trong các sách có tính chất văn học sử Những công trình mà chúng tôi lược thuật trong phần này nhìn chung đều là những công trình nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam theo các giai đoạn. Phần viết về phê bình văn học trong các công trình này về cơ bản có thể gọi là “điểm danh” để đảm bảo có đủ các thành phần cơ bản của một giai đoạn văn học cụ thể. Do yêu cầu của một công trình văn học sử, phải xét một giai đoạn văn học trong mọi biểu hiện của nó, thành thử ở đây phê bình văn học không được đề cập đến nhiều hoặc chủ yếu là những nhận xét có tính chất khái quát chung, không tách bạch, không có điều kiện đi sâu vào các phương diện, lĩnh vực cụ thể của phê bình văn học. Một trong những cuốn sách viết về lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1945 xuất hiện khá sớm là cuốn Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của nhóm tác giả Phong Lê (Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Vũ Đức Phúc, Phạm Xuân Nguyên in năm 1986. Trong cuốn sách này, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, còn có bốn phần: Lí luận phê bình văn học, Văn xuôi, Thơ ca, Các thể loại sân khấu. Dù được kết cấu thành một chương, nhưng có lẽ do mục đích và yêu cầu chung của cuốn sách nên chương Lí luận phê bình văn học mới chỉ phác thảo những nét lớn trên những đường hướng cơ bản của mười năm lí luận phê bình văn học kháng chiến chống Pháp. Diện mạo lí luận phê bình văn học được các tác giả dựng lại qua hai chặng đường. Chặng một, từ Cách mạng tháng Tám đến ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946. Chặng hai, lí luận văn học trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946-1954. Ở mỗi chặng, các tác giả đặc biệt quan tâm tổng kết các nhiệm vụ của lí luận, phê bình văn học. Theo đó, dù có những nhiệm vụ riêng, khác nhau nhưng ở cả hai chặng đường, lí luận phê bình nhất quán ở mục tiêu “góp phần xây dựng nền văn học mới, nền văn học độc lập của chế độ dân chủ nhân dân” [65; tr.22]. Theo chúng tôi, các khái quát của tác giả trong chương sách khá sơ lược, thiên nhiều về tổng kết lí luận, gần như chưa nêu được những nét đặc trưng của công tác phê bình văn học trong giai đoạn văn học này. Hơn nữa việc chia lí luận, phê bình thành hai chặng như trên cũng chưa có căn cứ xác đáng và thuyết phục. Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, trong sách Văn học Việt Nam (1945-1954), Mã Giang Lân lại chú trọng đưa ra những tổng kết, đánh giá về các đóng góp của lí luận, phê bình văn học vào công cuộc xây dựng nền văn nghệ mới trong giai đoạn “nhận đường” lần thứ nhất. Tác giả viết: “Công tác lí luận phê bình thực sự có tác dụng định hướng cho sáng tác (). Nhìn chung công tác lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học trong thời kỳ kháng chiến đã đạt được một số kết quả: các khuynh hướng tư tưởng phản động, tư sản trong văn nghệ ngày một bị đẩy lùi. Tư tưởng văn nghệ của Đảng ngày một mở rộng trở thành sức sống của nền văn nghệ mới. Và từ những kết quả chuyển biến về lập trường, tư tưởng, tình cảm của văn nghệ sĩ, văn học kháng chiến đã thu được một số thành tích tốt đẹp” [62; tr.23-24]. Dù đã khái quát một cách khá chính xác về tình hình chung của lí luận, phê bình văn học giai đoạn này nhưng cuốn sách thiên về tổng kết lí luận, chưa đi sâu vào các hiện tượng, các sự kiện và tác phẩm phê bình văn học cụ thể. Một công trình khác cũng ra đời trong khoảng thời gian này và bao quát một giai đoạn lịch sử văn học dài hơi hơn, đó là cuốn Văn học Việt Nam 1945-1975 của Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá in năm 1988. Cuốn sách bước đầu đưa ra những nhận định về tính chất, vai trò của lí luận, phê bình trong nền văn học mới và quá trình phát triển của nó từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Mục “Quá trình phát triển của lí luận, phê bình văn học” trong sách này trình bày một vài điểm khái quát về tình hình phê bình theo mỗi giai đoạn văn học. Sau khi điểm qua đội ngũ tác giả, những vấn đề của phê bình, thành tựu phê bình của từng giai đoạn, cuốn sách đi đến kết luận: “Nhìn chung không thể phủ nhận được thành tựu đáng kể của lí luận, phê bình mấy chục năm qua. Nó đã góp phần đấu tranh có hiệu quả bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của mĩ học Mác-Lênin và đường lối văn nghệ của Đảng. Nó đã nhiệt tình và nghiêm khắc phê phán những rơi rớt tiểu tư sản ở những cây bút ra đời trước cách mạng, đã đấu tranh quyết liệt chống những luận điệu của bọn Nhân văn – Giai phẩm. Nó đã kịp thời cổ vũ, biểu dương những thành tựu của nền văn học mới, phát huy tác dụng của nó đối với nhân dân” [81; tr.195]. Về nhược điểm của lí luận, phê bình văn học giai đoạn này, các tác giả khẳng định: “Trước hết, tính chiến đấu chưa cao, chưa thật nhạy cảm về chính trị, đề xuất chưa kịp thời và giải quyết chưa thấu đáo những vấn đề tư tưởng nảy sinh trong đời sống văn học nhất là khi cách mạng chuyển giai đoạn hay gặp khó khăn” [81; tr.196]. Thêm nữa, lí luận phê bình văn học giai đoạn này cũng “chưa khổ công nghiên cứu, nhiều bài viết quá dễ dãi, ý kiến không có trọng lượng, một số lỗi điểm sách đại khái. Một số sách vở khối lượng đồ sộ, tên gọi to tát, nhưng nội dung pha loãng, ý tứ văn chương trùng lặp, cẩu thả, mắc cả những lỗi về cú pháp và từ ngữ thông thường. Ngoài ra lí luận, phê bình còn nghèo nàn về bút pháp, về phong cách, về thể tài” [81; tr.198]. Trong công trình này, các tác giả cũng đã có công giới thiệu khái quát những văn kiện quan trọng của Đảng về văn hoá, văn nghệ và những tác phẩm phê bình đặc sắc, như: Tiếng thơ của Xuân Diệu, Nói chuyện thơ kháng chiến của Hoài Thanh. Kế thừa những tư tưởng đã được thể hiện trong cuốn sách trên, 20 năm sau, năm 2007, khi biên soạn cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh và Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên) đã bổ sung thêm những nhận định mới góp phần đánh giá chính xác hơn về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Các tác giả khẳng định: “Phê bình văn học xét về số lượng, thành tựu không nhỏ, nhưng chất lượng nói chung chưa cao. Có giá trị hơn cả là một số công trình thiên về bình văn, giảng văn hoặc phân tích, miêu tả phong cách nghệ thuật của nhà văn một cách tinh tế, tài hoa” [82; tr.64]. Tác giả cũng cho rằng do nhận thức ấu trĩ, do những quan niệm hời hợt và sự vận dụng máy móc phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa nên giới phê bình cũng đã làm “ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát huy cá tính sáng tạo và phong cách riêng của nhà văn”. Về phê bình văn học giai đoạn từ sau năm 1975, theo các tác giả: “nhiều tiêu chí đánh giá tác phẩm đã được bổ sung. Khuynh hướng xã hội học dung tục không tồn tại một cách ngang nhiên nữa Hệ thống các khái niệm được vận dụng trong nghiên cứu phê bình đã có sự điều chỉnh Nhiều khái niệm mới được giới thiệu và ngày càng được sử dụng rộng rãi, tạo cho nghiên cứu, phê bình một ngôn ngữ phong phú và hiện đại hơn” [82; tr.68]. Dưới góc độ của người nghiên cứu lịch sử văn học, các nhận định trên đây mới chỉ dừng lại ở mức khái quát chung. Phê bình văn học giai đoạn này chỉ được xem là một thành tố nằm trong một đối tượng nghiên cứu chung lớn hơn. Các sự kiện tiêu biểu và quan trọng của phê bình văn học giai đoạn này đều chưa được khảo sát và dẫn ra làm minh chứng. Có lẽ cũng vì cảm nhận được sự không đầy đủ này mà năm 2012, nhóm nghiên cứu do tác giả Nguyễn Văn Long chủ biên đã công bố một chuyên luận có chất lượng, đặt trọng tâm đối tượng nghiên cứu là phê bình văn học. Cuốn sách này chúng tôi sẽ giới thiệu kĩ hơn ở các nhóm tiếp theo. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 trong các công trình nghiên cứu lí luận phê bình hoặc phương pháp phê bình Những công trình mà chúng tôi sắp xếp vào nhóm này rất đa dạng, bao gồm những bài báo lẻ, các chuyên luận, luận án, trong đó gần gũi và có giá trị hơn cả với vấn đề nghiên cứu của luận án là những bài viết có tính chất tổng kết công tác lí luận, phê bình văn học theo mỗi giai đoạn. Những bài viết này, thông thường là những bài tham luận tại các hội nghị, hội thảo tổng kết các giai đoạn văn học. Dung lượng của các bài viết thường không đủ lớn để có thể đề cập chi tiết đến những hiện tượng phê bình cụ thể nhưng ở một số khía cạnh nhất định nó đảm bảo được tiêu chí khái quát chung. Các bài viết bổ khuyết cho nhau và góp phần đáng kể vào việc tìm hiểu những khía cạnh đa dạng, phức tạp của phê bình văn học giai đoạn 1945-1986. Năm 1960, nhà nghiên cứu Nam Mộc đăng bài viết Vài nét về công tác lí luận, phê bình văn học của chúng ta mười năm qua trên tạp chí Nghiên cứu văn học. Trong bài viết này, tác giả đã có những nhận định rất đúng về tình hình lí luận phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954. Ông cho rằng trong quá trình giải quyết vấn đề quan hệ giữa văn học và cách mạng, giữa văn học và quần chúng, giữa văn học và đời sống thực tế, vấn đề cách mạng hoá, tư tưởng hoá quần chúng hoá sinh hoạt là vấn đề trung tâm Trên thực tế, giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến năm 1954, phê bình về cơ bản thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng. Phê bình giai đoạn này chưa chú trọng và cũng chưa có điều kiện tập trung nhiều vào phê bình tác phẩm. Các hội nghị văn nghệ và nhất là các cuộc tranh luận sôi nổi được tổ chức ở nhiều nơi, nhìn chung đều nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến lập trường, tư tưởng, giải quyết những khúc mắc, những trăn trở về thế giới quan, về phương pháp sáng tác của hàng loạt nhà văn vốn trước đó thuộc tầng lớp tiểu tư sản, sáng tác tự do theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Cũng trong năm 1960, trên tạp chí Nghiên cứu văn học còn có hai bài viết rất đáng chú ý: bài Mười lăm năm văn học Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hoà của Hồ Tuấn Niêm và Vài nét về văn học cách mạng trong mười lăm năm qua của Lưu Quý Kỳ. Trong hai bài viết này, các tác giả đã nhìn lại hoạt động văn học và công tác lí luận phê bình văn học giai đoạn 1945-1960. Điểm chung trong những bài viết này là ở chỗ từ thực tiễn đời sống văn học mười lăm năm sau Cách mạng tháng Tám, các tác giả đánh giá những thành tựu và thiếu sót của công tác lí luận, phê bình, trong đó, trọng tâm chú ý vẫn là lí luận phê bình văn học 1945-1954. Nhận định một cách khái quát, hai tác giả đều thống nhất cho rằng công tác nghiên cứu, lí luận, phê bình trong kháng chiến nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của phong trào sáng tác văn học. Tiếp tục những công trình nghiên cứu lí luận, phê bình văn học giai đoạn 1945-1954 còn có thể kể đến luận án Tiến sĩ Ngữ văn Đời sống và sự vận động của lí luận, phê bình văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 của Nguyễn Khắc Hoá. Trong công trình này, tác giả so sánh: “Khác với giai đoạn trước, lí luận phê bình văn học 1945-1954, nhìn chung vận động dưới sự chi phối mạnh mẽ và xuyên suốt của ý thức văn nghệ mác xít. Lí luận phê bình văn học hoạt động theo những định hướng trực tiếp của Đảng, mà cụ thể là những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh thông qua những bức thư, những ý kiến phát biểu và nhất là Đại hội văn hoá văn nghệ 1943 (tác giả Nguyễn Khắc Hoá ghi nhầm: “Đề cương văn hoá 1943”, không phải “Đại hội văn hoá văn nghệ 1943”) và Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (1948)” [48; tr.191-192]. Năm 1965, một trong những cuốn chuyên luận có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống phê bình văn học giai đoạn này ra đời, đó là cuốn Mấy vấn đề lí luận và phê bình văn học của Hồng Chương. Cuốn sách tập hợp một số bài tiểu luận và phê bình của tác giả viết từ năm 1957 đến năm 1963, trong đó các bài viết: Một nền văn học phục vụ nhân dân và Nhiệm vụ của văn nghệ trong giai đoạn mới có điểm qua một số sự kiện phê bình văn học, qua đó cũng nêu ra những nhiệm vụ cho phê bình trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở nước ta. Trong bài: Nâng cao chất lượng phê bình văn học (tham luận tại Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 2, tháng 1-1963), Hồng Chương đánh giá: “Trong những năm qua, công tác phê bình cũng đã biểu dương tương đối kịp thời các tác phẩm tốt. Nó đã giới thiệu các tác phẩm tương đối đạt về mặt nội dung tư tưởng cũng như về mặt nghệ thuật với bạn đọc, làm cho nhiều người tìm đọc các tác phẩm đó. Việc biểu dương các tác phẩm tốt đã có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích đối với sự sáng tạo nghệ thuật” [19; tr.104]. Cũng trong bài viết, tác giả chỉ ra những nhược điểm của phê bình văn học giai đoạn này như: thái độ nể nang, e dè, gượng nhẹ xuê xoa trong phê bình; nhiều bài phê bình chỉ tóm tắt những nội dung tác phẩm mà không nêu được vấn đề gì, Khẳng định phê bình đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn học mới, tác giả đề xuất muốn nâng cao chất lượng phê bình văn học cần xây dựng được một đội ngũ phê bình chuyên nghiệp, nhà phê bình cần đi vào đời sống của quần chúng nhân dân để nâng cao những hiểu biết về thực tế cuộc sống, tránh được những bài phê bình nhạt nhẽo, có khi sai lầm. Nhìn chung các bài viết của Hồng Chương thường theo sát các chủ trương, chính sách, những chỉ đạo của Đảng về công tác văn nghệ. Các bài viết có xu hướng tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ văn nghệ của giới phê bình. Những công trình này tương đối gần gũi với vấn đề nghiên cứu của luận án. Trong cuốn Nhà văn Việt Nam (1945-1975), tập 1, in năm 1979, ngoài các chuyên mục tổng kết thành tựu của văn xuôi, thơ ca cách mạng, khái quát những chặng đường phát triển của sân khấu cách mạng, các tác giả Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức cũng dành hẳn một chuyên mục để viết về lí luận, phê bình văn học với tiêu đề: Về một nền lí luận, phê bình nghiên cứu văn học theo quan điểm mác xít ba mươi năm qua 1945-1975. Trong chuyên mục này, các tác giả trình bày quan điểm của Đảng về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của lí luận, phê bình văn học, thuyết minh về phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa trong phê bình văn học, sơ lược trình bày những thành tựu của lí luận, phê bình, nghiên cứu qua các thời kì đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá đồng thời cũng điểm qua một số vấn đề liên quan đến sự trưởng thành và những đóng góp của đội ngũ lí luận, phê bình và nghiên cứu trong sự nghiệp văn học nói chung của dân tộc. Nhìn chung bài viết bám sát các quan điểm của Đảng về đường lối văn nghệ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: Lí luận phê bình là một vũ khí đấu tranh tư tưởng, một vũ khí sắc bén để bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, bảo vệ sự trong sáng của mĩ học Marx-Lenin. Các tác giả khẳng định lí luận, phê bình văn học “phải giữ vững vai trò hướng dẫn cho sáng tác đi đúng đường lối văn nghệ của Đảng, phải góp phần vào việc chỉ đạo cụ thể cho sáng tác và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩ...ộng có tính lịch sử, là sản phẩm của lịch sử và biến đổi theo lịch sử. Phê bình văn học lúc đầu chỉ chú ý đến thể loại, tới chuẩn mực và phong cách ngôn ngữ, dần dần chú ý tới cá tính và phong cách của nhà văn. Tiếp đến là vấn đề tiểu sử, bối cảnh xã hội, nội dung lịch sử, xã hội, ý thức hệ của tác phẩm. Đến thế kỉ XX, phê bình quan tâm đến văn bản, cấu trúc của tác phẩm, thế giới nghệ thuật, thi pháp của tác phẩm,... Như vậy, tuy vẫn lấy tác phẩm làm đối tượng cơ bản, song đối tượng của phê bình văn học đã có sự chuyển dịch theo điểm nhìn của chủ thể phê bình. Ngày nay, câu chuyện đối tượng phê bình gắn liền với trường phái và phương pháp phê bình. Vậy nên, không thể xác định đối tượng của phê bình văn học chỉ bằng một cách duy nhất và một chiều như trước được. Về phạm vi, phê bình văn học có một phạm vi rộng. Từ lời nhận xét có tính chất chủ quan của một người đọc thông thường đến những công trình phê bình nặng tính chất học thuật của các nhà nghiên cứu, từ các hình thức phê bình miệng đến các hình thức của phê bình viết, tất cả đều thuộc phạm vi của hoạt động phê bình văn học. Nói một cách tổng quát, phê bình văn học gồm ba khu vực: phê bình của người đọc, phê bình chuyên nghiệp và phê bình nghệ sĩ. Trong số này, phê bình của người đọc là hình thức phổ biến, phổ thông nhất. Bất cứ ai đọc văn học đều có những phán đoán, những sự khen chê của riêng mình. Hình thức phổ biến nhất của bộ phận phê bình của người đọc là phê bình miệng. Ở giai đoạn sơ khai, nó là các ý kiến phát biểu trong các buổi sinh hoạt văn chương theo nhóm, sau được nâng lên thành các bài diễn thuyết, bài giảng văn học. Khi báo chí phát triển, các hình thức phê bình của người đọc cũng được mở rộng và trở nên phong phú hơn. Các bài đưa tin, điểm sách, phỏng vấn, toạ đàm, đều là những hình thức phát triển của phê bình người đọc. Ưu điểm của phê bình người đọc là sự nhanh, nhạy, sốt dẻo với những cách nhìn đa dạng và cũng không kém phần sinh động. Phê bình của người đọc nhiều khi phát hiện được những vấn đề hay, sắc sảo nhưng thường không phân tích, lí giải được một cách cụ thể, cặn kẽ. Phê bình của người đọc gắn với báo chí nên nhiều khi nó trở thành một thứ quyền lực rất mạnh mẽ. Nó có khả năng tạo ra dòng dư luận trong đánh giá các hiện tượng văn học, đưa các cuộc trao đổi đến các cuộc bút chiến trong văn học, có khi gây được sự chú ý trong toàn xã hội. Chính vì thế, muốn hiểu đời sống văn học trong xã hội người ta bắt buộc phải tìm đến phê bình của người đọc, đặc biệt là hoạt động phê bình văn học trên báo chí. Khu vực thứ hai là phê bình chuyên nghiệp. Đây là kiểu phê bình đề cao tính chất khoa học. Các nhà phê bình thuộc nhóm này thường là nhà nghiên cứu có hệ thống lí luận và phương pháp riêng. Phê bình chuyên nghiệp lấy tác phẩm văn học làm đối tượng nghiên cứu nhưng cũng đề cao những am hiểu về tác giả, thời đại, quá trình sáng tác và tiếp nhận. Hơn nữa, do áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nên loại phê bình này thường có được những phân tích thấu đáo, cung cấp những đánh giá chính xác, khoa học, toàn diện và thuyết phục. Loại thứ ba là phê bình nghệ sĩ, tức là phê bình của các cây bút là các nhà văn, nhà thơ lớn. Đặc điểm nổi bật của kiểu phê bình này là tính chất ngẫu hứng. Người phê bình thuộc nhóm này thường lựa chọn những tác giả, tác phẩm mà họ tâm đắc, các thủ pháp nghệ thuật mà họ yêu thích để đưa ra những phán đoán, những lời bình tán. Văn phong phê bình của họ thường cũng đậm đà tính nghệ thuật, thể hiện sự sắc sảo, tinh tế, hóm hỉnh và cô đúc. Tuy nhiên, loại phê bình này nhiều khi nặng về chi tiết, cảm tính và ít có hệ thống. Tất nhiên không phải nhà văn lớn nào cũng có thể trở thành nhà phê bình giỏi. Nhiều người là nhà văn, nhà thơ, nhưng cũng chỉ viết được kiểu phê bình báo chí mà thôi. Điều này cho thấy sự phân loại trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối. Đây không phải là sự phân loại các nhà phê bình mà chỉ là phân loại các bộ phận của một nền phê bình trong một thời kì văn học. Trong một nền phê bình văn học phát triển, ba loại phê bình trên đều có vị trí không thể thay thế. Muốn nghiên cứu toàn diện nền phê bình văn học thì phải sưu tập đầy đủ phê bình báo chí theo từng năm, từng thời kì và sưu tập các công trình phê bình của các nhà nghiên cứu, nhà văn lớn. Tuy nhiên, trong công trình này, với mục đích nghiên cứu như đã nói đến ở trên, chúng tôi dành sự quan tâm nhiều hơn đến khu vực phê bình báo chí, loại phê bình thể hiện tập trung nhất cho sự vận động của đời sống văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986. Đây cũng là khu vực mà chức năng điều tiết nền văn học của phê bình được thể hiện nổi bật hơn cả. 2.1.3. Tính chất của phê bình văn học Xét về từ nguyên, hai chữ phê bình trong tiếng nhiều nước châu Âu có nghĩa là phán đoán, tức là phán đoán giá trị. Là các phán đoán, phê bình muốn thuyết phục cần phải đưa được ra những dẫn chứng, những căn cứ xác thực. Những phán đoán dựa vào những bằng chứng không xác thực đều không có giá trị. Phê bình đòi hỏi phải có tư duy lô gích, phải vận dụng tư duy lô gích và khái niệm để phán đoán không bị rơi vào trực quan cảm tính. Phê bình văn học cũng đòi hỏi phải xuất phát từ một quan niệm lí luận nhất định. Người phê bình phải có tri thức, biết phân tích và giải thích mới làm sáng tỏ được vấn đề. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Phê bình là phán đoán, nhưng không nhất thiết là khoa học. Cả ngành nghiên cứu văn học từ lâu vẫn được coi là ngành khoa học, nhưng nên hiểu là nghiên cứu nhân văn” [129; tr.295]. Mikhail Bakhtin cho rằng “khoa học nhân văn là khoa nghiên cứu con người, chủ yếu là nghiên cứu đời sống tinh thần của con người, khác hẳn với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội là nghiên cứu đồ vật. Vì thế nếu tiêu chí của khoa học là chính xác, thì nghiên cứu nhân văn lấy chiều sâu am hiểu làm tiêu chí. Khám phá về tinh thần, về tâm lí, về giá trị nghệ thuật không thể là chính xác, mà chỉ có thể là sâu sắc” [129; tr.295]. Như vậy, có thể nói, tính khoa học của phê bình không nằm ở tính chính xác như khoa học tự nhiên, mà nằm ở lập luận lô gích. Phê bình đòi hỏi chính xác một cách hạn chế, ví dụ như lựa chọn văn bản, trích dẫn chính xác, có cơ sở lí thuyết. Còn bản thân sự phán đoán của phê bình không thể coi là khoa học. Mỗi phán đoán có thể kêu gọi các phán đoán khác, có thể có sự phản đối, không đồng tình, có ý kiến đối thoại. Mang tính khoa học, tuy nhiên, phê bình văn học không chỉ đòi hỏi tư duy lô gích. Phê bình văn học là khoa học về nghệ thuật, với những đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực tình cảm xã hội thẩm mĩ, nó đòi hỏi một tư duy có tính thẩm mĩ cao. Nói như nhà văn Lỗ Tấn: “Thơ ca không thể dựa vào triết học và trí tuệ mà nhận thức được, cho nên những nhà tư tưởng mà tình cảm đã lạnh giá rồi thì thường không hiểu được nhà thơ và do đó sẽ chế giễu hoặc phán đoán sai lầm” [75; tr.120]. Như thế, khi phê bình, nhà phê bình phải xem tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật có quy luật đặc thù, có sự sống riêng, được sáng tạo bằng tưởng tượng, phải xuất phát từ đó để đưa ra những phán đoán. Phê bình văn học quyết không được cắt xén, cô lập hoặc đối chiếu giản đơn những chuyện trong tác phẩm với nguyên mẫu ngoài thực tế. Phê bình văn học là một hoạt động tiếp nhận, khâu đầu tiên của nó là đọc và thưởng thức, sau đó mới đến khâu nghiền ngẫm và đưa ra các phán xét. Trong suốt cả quá trình ấy, nhà phê bình không thể loại bỏ tư duy hình tượng, không thể loại bỏ việc cảm thụ và tái tạo hình tượng nghệ thuật. Chính bởi vậy, nếu nhà phê bình không tuân theo các quy luật thẩm mĩ, không xem tác phẩm văn học là hiện tượng thẩm mĩ thì không thể thực hiện được hoạt động phê bình. Tất nhiên, lúc này, các phán đoán cũng không nằm trong phạm vi của phê bình văn học nữa mà chuyển thành các phán đoán mang tính chất khác. Là một hoạt động mang tính khoa học nhằm mục đích khái quát, giám định, phát hiện các giá trị, tính chất và quy luật của các hiện tượng văn học, phê bình văn học còn là một hoạt động mang tính nghệ thuật, xuyên thấm sự sáng tạo trong đó. Quách Mạt Nhược phân biệt: “Văn nghệ là sự nghiệp phát minh. Phê bình là sự nghiệp phát hiện. Văn nghệ là từ không sinh ra có. Phê bình là từ đãi cát tìm ra vàng” [75; tr.122]. Quan điểm này được rất nhiều nhà nghiên cứu tán thành, bởi nói cho đúng thì nếu sáng tác thiên về sáng tạo thì phê bình thiên về phát hiện. Puskin cho rằng phê bình là “phát hiện ra cái đẹp và thiếu sót của tác phẩm”, trong khi Dobroliubov khẳng định phê bình là “thuyết minh ý nghĩa tiềm ẩn bên trong sáng tác của nghệ sĩ”. Muốn vậy, người phê bình phải có một trình độ hiểu biết rộng về đời sống xã hội và về lĩnh vực văn chương, đặc biệt phải có năng khiếu cảm thụ nghệ thuật tốt. Người làm phê bình phải biết tưởng tượng, đồng cảm, phải có những rung cảm sâu sắc về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm thì mới có thể có được những kiến giải chắc chắn, sâu sắc và thuyết phục. Ngôn ngữ phê bình cũng vậy, không chỉ có khái niệm lô gích và khoa học, mà còn có hình ảnh, có tính khêu gợi như là những phán đoán giàu tính nghệ thuật. Ai cũng có thể đưa ra những lời khen chê về tác phẩm. Cảm thụ nghệ thuật của độc giả bình thường xuất phát từ nhu cầu và thị hiếu cá nhân, không bắt buộc phải đại diện cho ai hoặc nhân danh ai để bình giá văn thơ. Nhưng sự cảm nhận của nhà phê bình không đơn giản như thế. Tuy các phán đoán giá trị đưa ra vẫn là ý kiến cá nhân của nhà phê bình nhưng hoạt động phê bình luôn bắt nguồn từ nhu cầu xã hội bức thiết của chính bản thân văn học và đời sống cộng đồng. Nhà phê bình thường bao giờ cũng phát ngôn cho ý kiến, quan điểm của một lực lượng xã hội nhất định. Chỉ khi nào kết hợp được khoa học và nghệ thuật trong phê bình thì nhà phê bình mới có thể đồng cảm với nhà văn, hướng dẫn bạn đọc thâm nhập vào tác phẩm, khám phá giá trị văn chương, lại vừa có thể thay mặt cho độc giả tạo nên dư luận xã hội nhằm điều chỉnh, định hướng cho sáng tác và phát triển văn học. 2.1.4. Phương pháp phê bình văn học Phê bình văn học là một khoa học nên tất yếu có vấn đề phương pháp. Ai cũng có thể tham gia vào hoạt động phê bình văn học nên lẽ dĩ nhiên sẽ có nhiều cách vận dụng khác nhau. Xã hội càng phát triển, các thành tựu nghiên cứu của khoa học tự nhiên và xã hội càng nhiều thì các phương pháp phê bình văn học càng trở nên đa dạng. Tuy nhiên, tựu trung lại, có thể kể đến ba nhóm phương pháp phê bình văn học: Thứ nhất, phương pháp phê bình dựa trên kinh nghiệm. Với phương pháp phê bình này, nhà phê bình dựa nhiều vào “trực cảm”, dựa vào vốn sống, vốn hiểu biết về văn chương kết hợp với khả năng giải thích để giảng giải, bình chú, đưa ra những phán đoán về các hiện tượng văn học. Một số nhận định của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam và Nói chuyện thơ kháng chiến có thể xem là những minh chứng cho phương pháp phê bình này. Ngày nay, khi các lí thuyết phê bình đã trở nên hết sức quen thuộc thì phương pháp phê bình dựa trên kinh nghiệm vẫn tồn tại và vẫn có những đóng góp quan trọng trong đời sống phê bình văn học. Thứ hai, phương pháp phê bình dựa trên các quan niệm, tiêu biểu là phương pháp phê bình dựa trên các quan niệm về luân lí, đạo đức và phương pháp phê bình dựa trên các quan niệm về chính trị, xã hội, lịch sử. Phương pháp phê bình dựa trên các quan niệm về đạo đức, luân lí ra đời rất sớm từ khi con người quan tâm đến ý nghĩa giáo dục của văn chương, coi văn chương là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên và xã hội. Nó bị chi phối bởi các quan niệm “văn dĩ minh đạo”, “văn dĩ tải đạo” của Nho giáo phương Đông hay quan niệm “tác phẩm văn học phải có ích đến chúng ta” của Platon ở phương Tây. Phê bình đạo đức luân lí luôn tồn tại bởi bất kì một cộng đồng hay thể chế chính trị nào trong lịch sử nhân loại cũng đều có những quy định về đạo đức bên cạnh những quy định về pháp luật. Văn học có nguồn mạch từ cuộc sống nhân sinh đa dạng, phức tạp nên phê bình văn học không thể không có sự nhìn nhận từ góc độ luân lí, đạo đức của con người. Phương pháp phê bình dựa trên các quan niệm về chính trị, xã hội, lịch sử giải thích văn học trong mối quan hệ với đời sống lịch sử xã hội. Phương pháp này dựa trên quan niệm văn học phản ánh thực tại, tái hiện, tái tạo cuộc sống; văn học hình thành và phát triển theo những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Phê bình chính trị, xã hội, lịch sử xem giá trị chủ yếu của văn chương là tác dụng nhận thức xã hội, có khả năng cải tạo xã hội. Nguyên tắc phê bình của phương pháp này là đặt tác phẩm, tác giả và các hiện tượng khác của văn học vào mối quan hệ với đời sống và hoàn cảnh xã hội lịch sử đã sản sinh ra chúng để giải thích, phân tích và bình giá. Phương pháp phê bình này có nguồn mạch từ xa xưa. Ở phương Đông, thời Chiến quốc, Mạnh Tử từng viết: “Tụng kì thi, độc kì thư, bất tư kì nhân khả hồ? Thị dĩ luận kì thế dã” nghĩa là “Ngâm thơ, đọc sách của ai, há không thể biết được con người của họ sao? Chính là lấy những cái đó để bàn thời thế vậy” [127; tr.173]. Trong khi đó, ở phương Tây, phương pháp phê bình này hình thành trong sự dung hợp với phê bình đạo đức luân lí từ thời Hi Lạp - La Mã. Đến thế kỉ XVIII, Vicos Giambattixta (1688-1744) nhà triết học, xã hội học người Ý trong tác phẩm Những cơ sở của khoa học mới về bản chất chung của các dân tộc (1725) đã bắt đầu nêu ra phương pháp phê bình kết hợp giữa tác phẩm với bối cảnh lịch sử và thân thế tác giả. Phương pháp phê bình này được áp dụng rộng rãi ở thế kỉ XVIII, XIX và là phương pháp chủ đạo của phê bình Marxist với các tác giả nổi tiếng như: G.V.Plekhanov, P.Laphargue, F.Merring, A.V.Lunacharski, G.Lukacs,... Thứ ba, nhóm phê bình theo hướng học thuật, nghĩa là phương pháp phê bình văn học dựa trên các hệ thống lí thuyết và thao tác riêng. Từ thế kỉ XIX, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ của nhiều trường phái triết học và ngôn ngữ học đã tác động sâu sắc đến nghiên cứu phê bình văn học. Thi pháp học hiện đại từ chối thi pháp học truyền thống. Phê bình ngôn ngữ vận dụng các lí thuyết ngôn ngữ học vào giải thích, tiếp nhận văn học. Nó hướng đến giải thích, nhận xét văn học bằng hình thức cấu trúc ngôn ngữ văn học. Việc ra đời các lí thuyết văn học của chủ nghĩa Marx, phân tâm học, ngôn ngữ học, lí thuyết hệ thống, lí thuyết kí hiệu, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hiện sinh, triết học hiện tượng luận, giải thích học khiến cho phê bình văn học hình thành thêm nhiều trường phái khác nhau với những phương pháp hết sức đa dạng và phức tạp. Ví dụ, riêng các trường phái, khuynh hướng phê bình dựa vào văn bản tác phẩm, coi tác phẩm văn chương là một tổ hợp kí hiệu làm bằng ngôn ngữ đã có thể kể đến hàng loạt như: trường phái hình thức Nga với hai nhóm Moskva và Peterburg đứng đầu là R.Jakobson và V.Shklovski, trường phái “Phê bình mới” Anh - Mĩ đại biểu là I.A.Richards và T.S.Eliot, thi pháp học cấu trúc bắt đầu với nhóm ngôn ngữ học Praha dựa vào tư tưởng ngôn ngữ học của F. de Sausure,... Mỗi phương pháp phê bình theo hướng học thuật trên đây có một thế mạnh riêng nhưng không có phương pháp nào là tuyệt đối. Dù nghiên cứu cùng một đối tượng nhưng các kết luận trong nghiên cứu phê bình văn học cũng rất ít khi hoàn toàn gặp nhau hoặc trùng khít nhau. Điều đó cho thấy mọi phán đoán trong phê bình văn học bao giờ cũng có tính chân lí tương đối. 2.2. Chức năng của phê bình văn học Nói đến chức năng là nói đến lí do mà vì nó phê bình văn học đã xuất hiện, tồn tại và phát triển. Chức năng của phê bình, đó là vai trò mà phê bình đảm nhiệm trong đời sống của văn học và của xã hội. Chức năng phê bình văn học cổ xưa nhất là đánh giá về giá trị đạo đức của văn học. Khổng Tử sau khi san định Kinh thi đã nhận xét: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi: tư vô tà” (Thơ ba trăm bài, một lời khái quát rõ tư tưởng: không xằng bậy). Platon, trong cuốn Quốc gia lí tưởng, từng đòi đuổi thơ ra khỏi vương quốc lí tưởng của ông, vì có những sáng tác thơ ca đã nói đến khuyết điểm của các thần linh. Khi văn học đã phát triển, có nhiều vấn đề đặt ra cho phê bình và chức năng của phê bình cũng phong phú, đa dạng hơn. Từ thế kỉ XVIII, XIX, ở phương Tây, khuynh hướng phê bình xã hội lịch sử rất thịnh hành. Nguyên tắc cơ bản của khuynh hướng phê bình này là đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử xã hội nhất định, đồng thời còn liên hệ với cuộc sống nhà văn mà phân tích đánh giá. Từ nguyên tắc này, Sainte Beuve cho rằng chức năng của phê bình là phải “nghiên cứu và phát hiện cho được những sự việc xác thực liên quan đến nhà văn và lịch sử văn học” [75; tr.152]. Trong khi đó, nhà phê bình Nga Bielinxki thì cho rằng phê bình cũng là văn học, một bên là tư duy lôgic, một bên là tư duy hình tượng “cả hai đều là con đẻ tinh thần của thời đại, cả hai đều là sự nhận thức thời đại, khác nhau là ở chỗ, phê bình là nhận thức triết học, nghệ thuật là sự nhận thức trực tiếp” [90]. Đầu thế kỉ XX, các nhà chủ nghĩa hình thức Nga quan niệm đối tượng của phê bình văn học “không phải là tác phẩm văn học cụ thể, mà là tính văn học”, nên chức năng của phê bình văn học là phải hướng tới khám phá những vấn đề thuộc về hình thức thẩm mĩ của tác phẩm văn chương. Đến thế kỉ giữa XX, với việc xác định đối tượng của phê bình không phải là “thế giới”, mà là một diễn ngôn, diễn ngôn của một diễn ngôn khác, nhà lí luận phê bình tiêu biểu của chủ nghĩa cấu trúc R.Barthes cho rằng chức năng của phê bình không phải là “khám phá” trong nhà văn hay tác phẩm được nghiên cứu một cái gì đó “bị che khuất”, “sâu kín”, “bí mật” mà chỉ là làm sao gắn kết cái ngôn ngữ của thời đại chúng ta với hệ thống hình thức đã được tác giả tạo ra trước đó,... Có thể nói, có bao nhiêu trường phái thì có bấy nhiêu quan niệm về chức năng của phê bình. Tất nhiên, điều này cũng có liên quan đến việc chuyển dịch đối tượng của phê bình theo thời gian như đã nói đến ở trên. Tuy vậy, theo chúng tôi, phê bình văn học là sự thẩm định, bình giá, lí giải tác phẩm và các hiện tượng văn học trên cơ sở quan niệm văn học và thang bậc giá trị, qua đó tác động đến sự sáng tạo của nhà văn và tiếp nhận của công chúng và rộng hơn là cả tiến trình văn học. Đó là chức năng cơ bản, chung nhất và bền vững của phê bình văn học. Dưới đây, chúng tôi cụ thể hoá chức năng của phê bình văn học thành năm phương diện. 2.2.1. Chức năng nhận thức Phê bình văn học cũng là một loại tiếp nhận nhưng là một loại tiếp nhận đặc biệt. Phê bình vừa là sự “tự nhận thức của văn học” (Bielinxki), vừa là sự nhận thức thời đại qua hình tượng nghệ thuật. Vì thế, hoạt động cảm thụ nghệ thuật của nhà phê bình luôn xuất phát từ nhu cầu của đời sống xã hội và bản thân của văn học. Ta đều biết, tác phẩm văn học tồn tại trong xã hội qua một văn bản, được hiểu như một tổ chức kí hiệu chặt chẽ, liên tục phù hợp với cấu trúc ý nghĩa phức tạp và trọn vẹn. Nhà phê bình, trước hết với tư cách người thưởng thức, phải biết cảm nhận, biết phân tích, giải thích, cắt nghĩa để nắm bắt quan niệm và tư tưởng nghệ thuật chìm sâu trong các tầng vỉa của văn bản tác phẩm, biến nội dung của văn bản nghệ thuật thành một thế giới tinh thần tồn tại trong ý thức của cá nhân và xã hội. Nhà phê bình phải giúp người đọc phát hiện ra các vấn đề được đề cập trong tác phẩm, giúp họ hiểu thêm những mặt khác nhau của đời sống tự nhiên, xã hội, đời sống tâm hồn. Đó là lí do giải thích vì sao phê bình luôn quan tâm đến tính chân thực nghệ thuật của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Nhiệm vụ của phê bình là phát hiện ra cái đẹp trong các tác phẩm, biểu dương các giá trị mà nó mang lại cho xã hội. Phê bình cũng có trách nhiệm đấu tranh, phê phán những nhược điểm, những lệch lạc trong văn học, những hiện tượng văn học không có lợi cho sự phát triển. Nói chung, phê bình văn học không chỉ là hoạt động thưởng thức mà còn là sự khám phá các giá trị văn hoá của văn học. Giá trị văn hoá rộng hơn các giá trị đạo đức và giá trị chính trị, đem đến sự hiểu biết cho mọi người, cho các dân tộc. 2.2.2. Chức năng diễn giải tác phẩm văn học Hoạt động cảm thụ nghệ thuật của một người đọc bình thường là hoạt động thuần tuý mang tính cá nhân xuất phát từ những nhu cầu thiết thực đối với đời sống hàng ngày của họ. Về cơ bản, họ tìm đến văn học để thoả mãn nhu cầu giải trí. Lời khen chê của một người đọc thông thường về một tác phẩm văn học chỉ là những ý kiến của cá nhân. Họ không nhân danh ai, không đại diện cho ai để cảm thụ, bình giá tác phẩm văn học. Sự cảm thụ nghệ thuật của nhà phê bình không đơn giản như thế. Khi bình giá tác phẩm văn học, nhà phê bình bao giờ cũng phát ngôn cho tiếng nói của một lực lượng xã hội. “Nhà phê bình vừa đại diện cho nhà văn để dẫn dắt người đọc vào thế giới của những giá trị nghệ thuật, vừa đại diện cho người đọc tạo thành dư luận xã hội nhằm điều chỉnh, định hướng cho sự phát triển của văn học” [74; tr.337]. Muốn vậy, nhà phê bình phải đọc hết, đọc hiểu tác phẩm, có kiến thức và phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương, phải dựa vào sự tinh tế và sành sỏi để có thể phát hiện ra cái hay, cái đẹp ở những câu chữ, những chi tiết nghệ thuật mà độc giả bình thường không phát hiện ra. Nhưng chức năng của nhà phê bình không phải đơn giản chỉ là “thay mặt” nhà văn diễn giải ý nghĩa của tác phẩm. Nếu làm như vậy, sự phong phú của quá trình tiếp nhận sẽ bị thu hẹp đi nhiều. Phê bình văn học không dừng lại ở công đoạn giải thích, định giá, phẩm bình về sáng tác nghệ thuật. Nhà phê bình bao giờ cũng phải ý thức nhằm cố gắng tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là kết tinh sâu sắc của tư tưởng và tình cảm tác giả. Từ đó, đào sâu phân tích và giải thích các mối liên hệ bên trong và bên ngoài của tác phẩm để hiểu được sáng tác văn học trong lịch sử văn hoá tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật của dân tộc và nhân loại. Mục đích giải nghĩa tác phẩm của người đọc thông thường là thưởng thức nghệ thuật. Trong khi đó, đối với nhà phê bình, diễn giải tác phẩm, trước hết để hỗ trợ người đọc tiếp nhận tác phẩm nhưng cao hơn, nó hướng đến việc tiếp cận và khái quát những vấn đề mang tính bản chất và quy luật của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Diễn giải tác phẩm cũng là một thao tác quan trọng để nhà phê bình định giá và xếp hạng các hiện tượng nghệ thuật, nhằm đặt nó vào một vị trí xứng đáng trong dòng văn học. 2.2.3. Chức năng quy phạm hoá và xác lập kinh điển của văn học Về chức năng quy phạm hoá của phê bình văn học, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã có một bài viết trình bày khá tường minh và thuyết phục. Bài viết được chúng tôi nhắc đến trong mục Tài liệu tham khảo của luận án. Trong phần này, chúng tôi tiếp thu và kế thừa một số quan điểm chính của bài viết ấy. Có thể nói, nhiệm vụ của phê bình văn học là nhằm phát hiện ra cái hay, cái đẹp, cái bất ngờ, thú vị, độc đáo trong các sáng tác văn chương. Nhưng không chỉ thế, phê bình bao giờ cũng cố gắng quy phạm hoá những hiện tượng văn học đặc sắc, tức phê bình làm công việc đưa một số tác giả và tác phẩm nào đó lên thành những khuôn vàng thước ngọc của văn học. Qua việc tuyên dương một số tác phẩm nào đó, nhà phê bình, một cách tự giác hay tự phát, xem một vẻ đẹp nào đó cao hơn hẳn các vẻ đẹp khác, biến nó thành một thứ quy phạm, một kiểu mẫu của cái đẹp nói chung và xếp hạng giá trị các tác phẩm văn học được coi là kinh điển của một thời. Theo tác giả Nguyễn Hưng Quốc, điểm chung của những hiện tượng văn học này là: tính chất toàn bích và tính chất thẩm quyền. Tác phẩm được quy phạm hoá là “tác phẩm xứng đáng để được bảo tồn hơn những tác phẩm khác, hơn nữa, nó còn được xem như là mẫu mực của cái đẹp, và hơn cả thế nữa, nó trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá mọi cái đẹp khác như cái ý nghĩa tiềm ẩn trong từ nguyên của nó: một cái thước đo” [120]. Về phương diện văn hoá, những tác phẩm văn học được phê bình quy phạm hoá được xem là những đỉnh cao của triết học và văn học. Trong khi đó, về phương diện giáo dục, nó được đưa vào chương trình giảng dạy như là những thành tựu tiêu biểu nhất cho từng thể loại hoặc từng thời kỳ và là những khuôn mẫu để người ta học tập cũng như mô phỏng. Không có nền văn học nào lại không có các tác phẩm được nâng lên mức quy phạm hoá. Không có những tác phẩm loại này sẽ không có việc học tập, sẽ không có việc kế thừa, và do đó, sẽ không có sự phát triển. Qua việc phát hiện những cái hay trong những tác phẩm lớn, những tác giả lớn hoặc các trường phái lớn, có thể nói tham vọng lớn nhất của các nhà phê bình là nhằm góp phần tạo nên các điển phạm (khuôn mẫu, thước đo giá trị trong văn học). Khi phê bình phong trào Thơ mới, Hoài Thanh nhận định: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [135; tr.29]. Đến lượt mình, khi viết phê bình, Xuân Diệu đã không ngần ngại lập nên danh sách năm tên tuổi lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thuỷ cho đến năm 1945: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương và Ðoàn Thị Ðiểm. Hoạt động của Phạm Quỳnh trong thời của tạp chí Nam Phong có chức năng xác lập Truyện Kiều là kinh điển. Nhờ có hoạt động phê bình, nghiên cứu, mà từ sau 1945 hệ thống các tác gia kinh điển của văn học Việt Nam được hình thành. Các nhà phê bình cũng ra sức xác lập kinh điển mới. Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Tố Hữu trong phê bình văn học hiện nay được coi là kinh điển của văn học cách mạng. Rõ ràng, mục đích của phê bình là lập danh sách những tác giả lớn cũng như những tác phẩm được xem là đỉnh cao của văn học, tiêu biểu cho các phẩm chất nghệ thuật cao quý nhất của văn học. Những tác phẩm ấy hiện hữu không phải chỉ như những thành tựu hoàn hảo mà còn như những chuẩn mực để căn cứ vào đó người ta có thể hiểu, cảm thụ và đánh giá mọi hiện tượng văn học. Tất nhiên vị trí kinh điển của văn học không phải nhất thành bất biến. Một khi hệ giá trị có sự thay đổi thì vị trí kinh điển của các tác gia, tác phẩm văn học cũng thay đổi theo. Một điều đáng chú ý khác là không phải nhà phê bình nào cũng có khả năng phát hiện hay góp phần xây dựng được những quy phạm mới cho văn học. Phần lớn dừng lại ở việc phân tích ý nghĩa và sự biến dạng của các quy phạm, khám phá các quy ước về ngôn ngữ, về văn hoá và cả về chính trị làm nền tảng cho các quy phạm, qua đó, tạo điều kiện để văn học có thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc này khiến cho nhà phê bình rất dễ trở thành giáo điều và công việc phê bình nhiều khi rơi vào áp dụng công thức một cách máy móc, giản đơn. Khi một quy phạm đã trở thành giáo điều, nó không còn đóng vai trò gì tích cực trong việc thúc đẩy sáng tạo nữa. Ngược lại, nó chỉ ngăn cản và kìm hãm sự phát triển của văn học. Chính vì thế, sau khi phát hiện cái đẹp, cái hay trong các tác phẩm và quy phạm hoá nó, đến lúc các quy phạm trở thành giáo điều, nhà phê bình lại phải phủ định các quy phạm đã có và nếu được, cố gắng xây dựng những quy phạm mới dựa trên những điều kiện mới và những khám phá mới của văn học và mỹ học. Với chức năng này, phê bình giúp người đọc thoát khỏi tâm lý giáo điều; tạo cho giới sáng tác một môi trường thuận lợi trong đó cái mới được cổ vũ; bảo đảm văn học vẫn còn là một cuộc hành trình tìm tòi và thử nghiệm liên tục. Sức sống của văn học nằm ở nhịp hình thành và phủ định liên tục các quy phạm. Một nền văn học bị sự thống trị quá lâu của một quy phạm nào đó sẽ trở thành một nền văn học nghèo nàn, xơ cứng. Cứ như thế, khi phê bình thực hiện chức năng quy phạm hoá thì đồng thời nó cũng thực hiện cả chức năng phủ định những quy phạm đã có từ trước. Điều đáng nói là một quy phạm bị phủ định trong văn học sẽ không bị mất đi. Nó chỉ không duy trì được cái uy thế tuyệt đối, cái vị thế tiên phong của nó mà thôi. Khi bị phủ định, một quy phạm nào đó sẽ trở thành thứ yếu và bị xếp vào kho văn hoá của dân tộc hoặc của nhân loại như là một thứ kiến thức giúp làm phong phú thêm cho nội hàm khái niệm văn học đồng thời mở rộng tầm nhìn của chúng ta về văn học. Ðó là lý do tại sao ngày nay chúng ta vẫn còn đọc lại rất nhiều tác phẩm văn học và các tác phẩm phê bình trong quá khứ. 2.2.4. Chức năng xác lập trường phái Khi tập trung vào chức năng nhằm phát hiện cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật, phê bình thường có tính chất ấn tượng chủ nghĩa hoặc tính chất phân tích hoặc tính chất diễn dịch. Khi tập trung vào chức năng nhằm quy phạm hoá cái đẹp và những phạm trù hình thức của cái đẹp, phê bình có khuynh hướng trở thành lý thuyết. Trong khi đó, khi tập trung vào chức năng nhằm phủ định những quy phạm đang có, phê bình có xu hướng xác lập nên các trường phái sáng tác cũng như các trường phái phê bình mới. Thực ra đây là quá trình phủ định liên tục và lô gích. Mỗi một nỗ lực phát hiện hay xác lập một quy phạm mới đều hàm chứa trong nó ít nhiều tính chất phủ định đối với các quy phạm đã có trước đó. Xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 20, cả hình thức luận của Nga lẫn Phê bình mới của Anh, Mỹ đều là những hình thức phủ định các quy phạm đã được định hình và đóng vai trò thống trị trong sinh hoạt văn học thế kỷ 19. Tất nhiên, như đã nói đến ở trên, sự phủ định ở đây không phải là “phủ định sạch trơn” mà chủ yếu là nhằm khắc phục những cách tiếp cận và lí giải văn học một cách cực đoan, dọn đường cho sự ra đời của những quy phạm mới ứng với những phương pháp mới. Ðề cao tính tự trị của tác phẩm cũng như đề cao tính chất phi ngã trong văn học, các nhà hình thức luận và Phê bình mới phủ định quan niệm của chủ nghĩa hiện thực cho văn học là một sự phản ánh của hiện thực; của chủ nghĩa lãng mạn cho văn học là một sự biểu hiện của nội tâm. Ðề cao ngôn ngữ, các yếu tố hình thức hay “tính văn chương” của văn học, các nhà hình thức luận và Phê bình mới không những phủ định chủ nghĩa ấn tượng vốn nhấn mạnh một cách quá đáng vào tính chủ quan của người đọc mà còn phủ định cả chủ nghĩa thực chứng lẫn cơ giới luận vốn nhấn mạnh quá đáng vào các sự kiện. Từ thập niên 1960, chủ nghĩa cấu trúc, và sau đó, chủ nghĩa hậu...một nền phê bình cách mạng đã phát triển. Những thành tựu của phê bình văn học trong suốt 40 năm trên cả hai mặt xây và chống là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong hai chức năng này, chức năng xây dựng đóng vai trò quan yếu. Sự phát triển của nền văn nghệ mới luôn đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đó là một sự lãnh đạo toàn diện về chính trị, về tư tưởng, về đường lối chính sách, về quan điểm nghệ thuật, về tổ chức thực hiện. Phương pháp lãnh đạo của Đảng là thuyết phục, giúp cho mọi người hoạt động văn nghệ tự giác nhận thấy chân lí, quyết định lấy hướng đi, hình thức hoạt động thích hợp với mình, để mỗi người có thể tạo ra cho mình một phong cách riêng nhằm cống hiến được nhiều nhất cho cách mạng. Nhiệm vụ của lí luận, phê bình văn học là phải làm sáng tỏ những vấn đề trong đường lối văn nghệ ấy, phổ biến nó đến giới văn nghệ và hướng đạo họ làm theo. Phê bình phải kịp thời giới thiệu, quảng bá, nhân rộng những điển hình tích cực trong sáng tác. Đó là những nhiệm vụ cơ bản của một nền phê bình thực hiện chức năng chính trị trong văn nghệ. Với chức năng này, phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 đã không bỏ sót một thành tựu nào của nền văn học mới. Trong quá trình giới thiệu và quảng bá, nó cũng đã nhạy bén nhận ra và lựa chọn được các tác gia, tác phẩm kinh điển của nền văn học mới (tiêu biểu là những Hồ Chí Minh, Tố Hữu, các nhà thơ trẻ chống Mĩ,). Khẳng định phương hướng của dòng văn học này, phê bình đảm bảo cho nội dung ý thức hệ của văn học được thực hiện. Tuy nhiên nhược điểm của nó là do quá nhấn mạnh đến yếu tố chính trị, đến tính chất tuyên truyền, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, địch ta, nhấn mạnh tính chiến đấu nên nhiều vấn đề quan trọng khác thuộc về đặc trưng của nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm,... chưa được quan tâm đầy đủ. Một số bài bài phê bình nặng về suy diễn, gán ghép, có phần quy chụp dẫn đến những kết luận thiếu thuyết phục, gây ra không ít những thương tổn cho người sáng tác. Những hạt sạn đó đã ít nhiều làm giảm đi tính nhân văn trong phê bình. Đó là điều đáng tiếc. Phê bình giai đoạn này có tác dụng to lớn trong việc định hướng phát triển cho một nền văn học nhưng cũng để lại nhiều vấn đề còn tiếp tục cần nghiên cứu thêm. 4. Về nội dung phê bình, trong giai đoạn văn học này, phê bình văn học nghiêng nhiều về nội dung chính trị mà ít quan tâm đến hình thức nghệ thuật, chưa coi trọng cá tính sáng tạo của nhà văn, nhất là ở những giai đoạn đầu. Điều này tất nhiên cũng do những nguyên nhân lịch sử. Văn học Việt Nam từ 1945, do điều kiện lịch sử đã dần dần hình thành một dòng văn học chủ đạo là dòng văn học cách mạng. Nền văn học hình thành trong điều kiện cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xã hội chủ nghĩa với những yêu cầu chặt chẽ, tập trung cao độ của một nền văn học phục vụ chính trị, tự biến mình thành vũ khí tuyên truyền. Nó bị quy định về đề tài, chủ đề, phương pháp sáng tác, thế giới quan, vốn sống, thậm chí cả phong cách, hình thức. Yêu cầu về tính đảng, yêu cầu biểu hiện con người mới, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng những điển hình hoá về giai cấp, các quan điểm ấy trở thành các tiêu chí phê bình mà nếu vi phạm sẽ bị xem là đi chệch đường lối văn nghệ của Đảng. Nền văn học mới từ năm 1945 đến giữa những năm 50 tập trung vào việc cải tạo con người nghệ sĩ cũ đi theo cách mạng. Tiếp ngay sau đó là cuộc nhận đường lần thứ hai với cuộc đấu tranh chống những “tư tưởng lệch lạc” của nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Vì thế trong một thời gian dài, phê bình văn học cùng với lí luận phải tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến lập trường tư tưởng của nhà văn. Xu hướng phê bình văn học khi ấy, theo yêu cầu của lịch sử, như một lẽ tự nhiên chủ yếu nhằm vào nội dung chính trị, xã hội, nội dung tư tưởng. Những vấn đề liên quan đến hình thức, đặc trưng thẩm mĩ của văn học chưa có điều kiện được quan tâm đúng mức. Cũng trong giai đoạn này, do yêu cầu của tình hình thực tiễn, Đảng giao cho văn học nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến những cái mới, cái hay, cái có ích cho cách mạng. Tuy nhiên, một số cây bút phê bình do nhìn nội dung văn học tách rời hình thức, đồng nhất nghệ thuật với tuyên truyền, chính trị với văn học nên đã sa vào những quan điểm xã hội học dung tục, sơ lược, coi nhẹ vai trò chủ thể sáng tạo của người nghệ sĩ, phân tích tác phẩm theo lối suy diễn tuỳ tiện về ý nghĩa chính trị và tư tưởng, dẫn đến những kết luận cực đoan gây di hại không nhỏ cho sự phát triển của văn học trên nhiều phương diện. Tuy vậy, từ những năm 60 trở đi, tình hình đổi khác. Nhiệm vụ xây dựng nền văn học xã hội chủ nghĩa phong phú, toàn diện đòi hỏi phê bình cũng phải thay đổi để bắt kịp những nhiệm vụ cách mạng mới trong văn nghệ. Phê bình văn học ngày càng chú trọng hơn đến đặc trưng của tư duy nghệ thuật. Lối phê bình giản đơn, thiếu tinh tế dù gỡ bỏ một cách khá khó khăn nhưng cũng dần mất uy tín trong dư luận. Từ năm 1964, phê bình đã cố gắng sửa sai bằng việc kịp thời phát hiện những giá trị thơ mới, khẳng định những phong cách mới. Từ những năm 70 trở đi, các cây bút có xu hướng tìm tòi về tư tưởng nghệ thuật, bút pháp và phong cách của nhà văn ngày một nhiều. Đây cũng là quy luật trưởng thành của phê bình văn học nhằm theo kịp yêu cầu phát triển cao của nền văn học mới. 5. Phê bình văn học trong khi thực thi chức năng, nhiệm vụ có tính đặc thù cũng đã dần hình thành và tự xây dựng cho mình một hệ thống lí luận mới, một triết lí mới, một ngôn ngữ mới. Ngôn ngữ phê bình trong giai đoạn văn học này chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngôn ngữ thời chiến nên nó bị chính trị hoá, quân sự hoá cao độ. Các từ ngữ: mặt trận, chiến sĩ, đội ngũ, ra quân, vũ khí, chiến trường, được dùng phổ biến. Các thuật ngữ: tư tưởng, lập trường, quan điểm, thế giới quan, vô sản, tư sản, xét lại, trực chiến, “gác cổng”, cũng rất quen thuộc đối với giới phê bình, người sáng tác và bạn đọc. Trong phê bình văn học, người ta viện dẫn, giải thích và vận dụng nhiều các khái niệm như tính nhân dân, tính đảng, tính chiến đấu, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, Trong một thời gian dài, những khái niệm này không chỉ là tiêu chuẩn của sáng tác mà còn là tiêu chí để nhà phê bình định giá tác phẩm văn học. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, nội hàm của các khái niệm này chỉ phù hợp với văn học trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, khi toàn bộ nền văn học tập trung vào những nhiệm vụ thống nhất. Đến khi hoà bình trở lại, đất nước bước vào một giai đoạn mới, các khái niệm này trở nên công thức, giáo điều, dẫn đến sự suy thoái của phê bình và yêu cầu tất yếu phải đổi mới nền phê bình văn học. 6. Có thể nói, với hai chức năng đặc thù thích ứng với hoàn cảnh lịch sử và tâm lí xã hội của thời kì chiến tranh cũng như yêu cầu của cách mạng, phê bình văn học thời kỳ này đã hoàn thành sứ mệnh chính trị, lịch sử là góp phần khẳng định nền văn học cách mạng với những giá trị lịch sử và nghệ thuật mới mẻ của nó. Tuy nhiên, hoạt động phê bình cũng không tránh khỏi những sơ lược, một chiều để lại không ít những sai lầm và hạn chế. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN Ngô Văn Tuần (2013), Thực trạng phê bình văn học Việt Nam những năm 60 - thế kỉ XX (Qua trường hợp phê bình tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân), Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 58, số 6B, trang 58-66. Ngô Văn Tuần (2013), Diện mạo phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 783, trang 95-101. Ngô Văn Tuần (2014), Nét đặc thù của phê bình văn học 1945-1975, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 228, trang 15-19. Ngô Văn Tuần (2014), Vài nét về lịch sử phê bình và tiếp nhận Nhật ký trong tù, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 803, trang 89-93. Ngô Văn Tuần (2014), Vài nét về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1955, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 59, số 10, trang 30-35. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aristot, Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long, Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội. Lại Nguyên Ân biên soạn (2003), 150 thuật ngữ lí luận văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Lại Nguyên Ân (2005), Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hoá thông tin và thể thao – Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôtôiepxki, Trần Đình Sử dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. Nguyễn Bắc (1963), “Xã hội cũ trong tiểu thuyết “Đống rác cũ” của Nguyễn Công Hoan”, Tạp chí Văn học số 6. Lê Bích (1963), “Điểm sách: Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan”, Thủ đô Hà Nội số ra ngày 16/11/1963. Thanh Bình (1963), “Qua cuốn tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân, nói về những “nhếch nhác, lệch lạc” của thế giới quan tiểu tư sản”, Tiền phong số ra ngày 5/7/1963. Nguyễn Văn Bổng (1980), “Một cuốn tiểu thuyết chân thực”, Văn nghệ số 23. Nhị Ca (1962), “Đọc sách: Những người thợ mỏ - tiểu thuyết (quyển I) của Võ Huy Tâm”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 3. Nhị Ca (1963), “Đống rác cũ, một cuốn tiểu thuyết có hại”, Văn nghệ Quân đội số 12. Nhị Ca (1963), “Đọc sách: “Phá vây” – tiểu thuyết của Phù Thăng”, Nhân dân số ra ngày 10/08/1963. Xuân Cang (1963), “Tiểu thuyết “Vào đời” và trách nhiệm của nhà văn”, Văn nghệ số 12. Nguyễn Minh Châu (1978), Viết về chiến tranh, Văn nghệ Quân đội, số 11. Đăng Chính (1963), “Đống rác cũ không phản ảnh được đầy đủ bản chất của xã hội cũ”, Tiền phong số ra ngày 27/11/1963. Trương Chính (1960), “Nhân đọc cuốn “Trên đường học tập và nghiên cứu” của Đặng Thai Mai”, Văn học số 6. Hồng Chương (1963), “Đó là vấn đề tư tưởng hay là vấn đề nghệ thuật?”, Tạp chí Học tập số 8. Hồng Chương (1965), Mấy vấn đề lí luận và phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyễn Cương (1976), “Đọc cuốn “Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại - Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” của Hoàng Xuân Nhị”, Văn học số 5. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Văn Dân (1963), “Anh bộ đội trong “Vào đời” bị bóp méo, xuyên tạc”, Văn nghệ số 12. Xuân Diệu (1954), Tiếng thơ, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh (2001), Giáo trình lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Minh Dương (1959), “Qua một số truyện về hợp tác hoá nông nghiệp”, Văn học số 70 ra ngày 27/11/1959. Phan Cự Đệ (1963), “Phê bình Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan”, Tiền Phong số 29. Phan Cự Đệ (1976), “Về một đội ngũ lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học theo quan điểm Marxist ba mươi năm qua”, Văn học số 6. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam (1945-1975), tập 1, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội. Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Đăng Điệp tuyển chọn (2005), Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội. Ngô Đoài (1963), “Cần nhổ tận gốc tư tưởng tư sản phản động”, Độc lập số ra ngày 26/7/1963. Lê Đoan (1963), “Quan điểm của cuốn “Vào đời” đối với phụ nữ như thế nào?”, Phụ nữ số 119. Phạm Văn Đồng (1969), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb Văn học, Hà Nội. Trần Độ (1980), Văn nghệ, vũ khí cách mạng, Văn nghệ số ra ngày 12/12/1980. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Hà Minh Đức (1973), “Mấy suy nghĩ nhân đọc cuốn Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1954) của Vũ Đức Phúc”, Văn học số 2. Hà Minh Đức (1962), “Võ Huy Tâm và Những người thợ mỏ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4. Xuân Hải (1963), “Vào đời viết cho ai đọc và nhằm vào ai?”, Cứu quốc, số ngày 28/7/1963. Trần Hạnh (1963), “Vào đời xuyên tạc sự thật của chế độ ta”, Nhân dân số ra ngày 13/7/1963. Thanh Hao (1963), “Một cuốn sách cần phê phán thật nghiêm khắc”, Tổ quốc số 8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bùi Hiển (1959), “Chung quanh câu chuyện lão Am - Mấy ý nghĩ nhân đọc truyện Cái sân gạch của Đào Vũ”, Văn học số 68 ra ngày 13/11/1959. Hoàng Ngọc Hiến (1979), Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua, Văn nghệ, số ra ngày 9/6/1979. Nguyễn Thị Phương Hoa (1963), “Vào đời của Hà Minh Tuân chỉ là câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc sự thật mà thôi”, Tiền phong số ra ngày 11/7/1963. Đông Hoài (1963), “Đọc Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan”, Văn nghệ số 26. Tô Hoài (1959), “Đọc sách: Mùa hoa dẻ”, Văn học số 4. Nguyễn Khắc Hoá (1999), Đời sống và sự vận động của lí luận, phê bình văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học KHXH và NV Quốc gia, TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. Hội Nhà văn Việt Nam (2013), Biên niên hoạt động văn học Hội Nhà văn Việt Nam, tập I (1957-1975), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Dân Hồng (1963), “Trong “Vào đời” hình ảnh anh bộ đội đã bị bôi một vết nhơ”, Cứu quốc số ngày 14/7/1963. Hữu Hồng (1963), “Đọc Đống rác cũ (tập I) của Nguyễn Công Hoan”, Lao động số ra ngày 7/11/1963. Dương Minh Hùng, Tô Minh Trung, Đào Phương, Nguyễn Thanh Dân, Lương Sĩ Cầm (1963), “Ý kiến bạn đọc phê phán cuốn Vào đời”, báo Văn nghệ tập hợp số 13. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta với thời đại ta, Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyễn Khải (1958), Trách nhiệm người viết qua cuốn "Sắp cưới" của Vũ Bão, Văn nghệ Quân đội tháng 7/1958. Trọng Khiêm (1963), “Vào đời – tiểu thuyết của Hà Minh Tuân”, Thời mới số ra ngày 27/6/1963. Khrapchenko (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. Phùng Bảo Kim (1963), “Không! Chúng ta không vào đời như vậy”, Cứu quốc, số ngày 7/7/1963. Lưu Quý Kỳ (1960), “Vài nét về văn học cách mạng trong mười lăm năm qua”, Nghiên cứu văn học số 9. Lê Đình Kỵ, Phương Lựu (1983), Cơ sở lí luận văn học, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội. Tôn Phương Lan (1983), Đọc “Đứng trước biển”, Văn nghệ Quân đội số 11. Mã Giang Lân (1998), Văn học Việt Nam (1945-1954), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phong Lê (1962), “Mấy nhận xét về nội dung truyện Những người thợ mỏ”, Thủ đô Hà Nội Chủ nhật, số ra ngày 28/1/1962. Phong Lê (1985), “Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn – cuốn tiểu thuyết của dòng đời sôi sục”, Tạp chí Văn học số 4. Phong Lê (Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Vũ Đức Phúc, Phạm Xuân Nguyên (1986), Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Phong Lê (1999), Vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. Nguyễn Văn Long chủ biên (2012), Phê bình văn học Việt Nam 1975 – 2005, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Ngọc Lộc (1963), “Tiểu thuyết “Vào đời” đã bôi nhọ sự thật trong các nhà máy, công trường”, Lao động số ra ngày 6/7/1963. Nguyễn Lương (1963), “Vào đời đã xuyên tạc hết sức bỉ ổi bản chất tốt đẹp của các quân nhân phục viên, chuyển ngành”, Tiền phong số ra ngày 19/7/1963. Phan Lương (1963), “Vào đời – một cuốn truyện xuyên tạc sự thật”, Độc lập số ra ngày 12/7/1963. Phương Lựu (1989), Tinh hoa lí luận văn học cổ Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phương Lựu (1999), Nhìn lại nửa thế kỉ lí luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (1936-1986), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phương Lựu (2001), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb Văn học, Hà Nội. Phương Lựu chủ biên (2002), Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Phương Lựu (2011), Lí thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Thiếu Mai (1980), “Bản lĩnh dân tộc, bản lĩnh ngòi bút”, Văn nghệ quân đội số 6. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Nhìn lại 40 năm phát triển của phê bình văn học”, Văn học số 1. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Phê bình văn học trong tình hình mới”, Văn nghệ, số 35. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngô Thảo (1987), Một thời đại văn học mới, Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (1988), Văn học Việt Nam 1945-1975, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long đồng chủ biên (2007), Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Lê Hồng Mai (1963), “Một cuốn sách lạc hậu và nhiễm độc”, Thủ đô Hà Nội, số ra ngày 29/6/1963. Nam Mộc (1960), “Vài nét về công tác lí luận, phê bình văn học của chúng ta mười năm qua”, Nghiên cứu văn học số 10. Lê Ngải (1963), “Vài ý kiến sau khi đọc cuốn “Vào đời” của Hà Minh Tuân”, Lao động số ra ngày 13/6/1963. Trung Nghĩa (1963), “Nọc độc tư tưởng tư sản trong tiểu thuyết Vào đời”, Văn hoá số 90. Nguyễn Phan Ngọc (1963), “Vào đời, một quyển truyện đầy rẫy tư tưởng tư sản phản động, một khuynh hướng nghệ thuật suy đồi”, Tạp chí Văn học số 2. Nguyễn Phan Ngọc (1963), “Cách nhìn và vốn sống của Võ Huy Tâm trong Những người thợ mỏ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3. Trung Ngôn (1963), “Sai lầm của Hà Minh Tuân trong quyển Vào đời là sai lầm về lập trường tư tưởng”, Tạp chí Văn học số 2. Lã Nguyên (2004), “Phê bình văn học hay là vương quốc của cái tranh luận”, Tạp chí Văn học số 7. Lã Nguyên (1988), “Văn học Việt Nam trong bước ngoặt chuyển mình”, Văn nghệ số 45. Lã Nguyên (2012), Lí luận văn học những vấn đề hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Tâm Ngữ (1963), “Thế giới quan của tác giả và chất lượng của tác phẩm”, Nhân dân số ra ngày 30/11/1963. Vương Trí Nhàn (1997), “Những vốn quý không nên để phí phạm”, Tạp chí Văn học số 1. Phan Nhân (1960), “Cái sân gạch và vấn đề nhân vật lão Am”, Tạp chí Văn học số 4. Phan Nhân (1963), “Đọc “Phá vây” – tiểu thuyết của Phù Thăng”, Văn nghệ số 17. Đặng Quốc Nhật (1980), “Mấy nét về đề tài chiến tranh và tiểu thuyết Đất trắng”, Văn nghệ quân đội số 6. Hoàng Xuân Nhị (1963), “Đống rác cũ – Cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa”, Văn nghệ số 31. Hoàng Xuân Nhị (1970), “Những bài thơ hay nhất của Bác Hồ”, Tạp chí Văn học số 3. Hoàng Xuân Nhị (1971), “Tìm hiểu tính Đảng trong thơ Hồ Chủ tịch”, Tạp chí Văn học số 3. Hoàng Xuân Nhị (1975), Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại (Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân), Nxb Văn học, Hà Nội. Hoàng Xuân Nhị (1976), Tìm hiểu thơ Hồ Chủ tịch, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội. Hoàng Xuân Nhị (1977), “Tìm hiểu tính dân tộc qua thơ văn Hồ Chủ tịch”, Tạp chí Văn học số 1. Nhiều tác giả (1984), Về lí luận và phê bình văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. Nhiều tác giả (1986), 40 năm văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. Nhiều tác giả (2005), Lí luận và phê bình văn học, đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Hữu Nhuận (1999), Sưu tầm Văn nghệ 1948-1954, tập 2, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Hồ Tuấn Niêm (1960), “Mười lăm năm văn học Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hoà”, Nghiên cứu văn học số 9. Đỗ Thị Ngọc Oanh (1963), “Về cuốn Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan”, Văn nghệ số 30. Như Phong (1969), Bình luận văn học 1958-1963, Nxb Văn học, Hà Nội. Pospelop G.N (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Vũ Đức Phúc (1959), Đảng tính trong “Từ ấy” là nhân tố quyết định giá trị của tập thơ, Văn học số 75. Vũ Đức Phúc (1963), “Đọc “Những người thợ mỏ” của Võ Huy Tâm”, Văn nghệ số 186. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1954), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Vũ Đức Phúc (1986), “Tác phẩm lí luận Về văn hoá văn nghệ của đồng chí Trường Chinh”, Văn học số 1. Vũ Đức Phúc (1989), “Lí luận của đồng chí Trường Chinh về văn hoá văn nghệ”, Văn học số 2. Huỳnh Như Phương (1984), Đọc “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, Văn nghệ số 32. Vũ Hải Phương (1963), “Đọc “Phá vây” của Phù Thăng”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 9. L.Q (1963), “Võ Huy Tâm: Phải chú ý hơn nữa đến tính dân tộc”, Văn nghệ số 185. Nguyễn Hưng Quốc, Chức năng chính của phê bình trong thời điểm hiện nay, Hoàng Thiếu Sơn (1963), “Vào đời dưới ánh mắt nhà giáo chúng tôi”, Cứu quốc, số ngày 21/7/1963. Lê Bá Suý, Xuân Ngọc, Nguyễn Thanh Tùng (1963), “Ý kiến bạn đọc về cuốn Vào đời”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 8. Lê Bá Suý, Đinh Xuân Dũng (1976), Mấy suy nghĩ về đề tài chống Mĩ cứu nước và sáng tác văn học trong giai đoạn mới, Văn nghệ Quân đội số 4. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Đình Sử (2007), “Văn học như là tư duy về cái khả nhiên”, Văn nghệ, số 24. Trần Đình Sử chủ biên (2008), Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trần Đình Sử (2012), Một nền lí luận văn học hiện đại (nhìn qua thực tiễn Trung Quốc), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trần Đình Sử (2014), Trên đường biên của lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. Lê Tám (1963), “Đống rác cũ có ảnh hưởng xấu đối với thanh niên”, Tiền phong số ra ngày 27/11/1963. Nguyễn Anh Tài (1963), “Cần vạch ra thêm các loại tư tưởng xấu trắng trợn và cài ngầm trong cuốn Vào đời”, Lao động số ra ngày 25/7/1963. Tạp chí Học tập (1974), “Tăng cường tính đảng, đi sâu vào đời sống nhân dân, tạo một khí thế mới trong văn nghệ ta”, số 11. Lê Hồng Tâm, “Khác hẳn “trái tim méo xệch” của tác giả cuốn Vào đời, chúng tôi rất yêu đời và phấn khởi bước vào đời”, Lao động số ra ngày 23/7/1963. Huỳnh-Thái (1962), “Những người thợ mỏ đọc Những người thợ mỏ”, Văn nghệ số 208 ra ngày 20/7/1962. Hoài Thanh (1951), Nói chuyện thơ kháng chiến, Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội. Hoài Thanh, Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999 (bản in lần thứ 16). Trần Duy Thanh (1985), “Đọc tiểu thuyết Đất trắng”, Văn nghệ quân đội số 4. Ngô Thảo (1983), Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu, Văn nghệ số 32. Phù Thăng (1963), Phá vây, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Đình Thi (1963), “Cần phê bình rất nghiêm khắc quyển truyện Vào đời”, Văn nghệ số 10. Nguyễn Ngọc Thiện (2002), Tranh luận văn nghệ thế kỉ XX, Nxb Lao động, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – Phê bình 1945-1975), quyển năm, tập VII, Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – Phê bình 1945-1975), quyển năm, tập VIII, Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – Phê bình 1945-1975), quyển năm, tập IX, Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – Phê bình 1945-1975), quyển năm, tập X, Nxb Văn học, Hà Nội. Kim Thoa (1963), “Những bài báo phê bình cuốn “Vào đời” đã giúp tôi lấy lại lòng tin và hiểu rõ cuốn sách đó hoàn toàn xuyên tạc sự thật”, Tiền phong số ra ngày 11/7/1963. Hoàng Trung Thông (1963), “Tư tưởng sai lầm nguy hại của cuốn truyện Vào đời”, Văn nghệ số 11. Lộc Phương Thuỷ chủ biên (2007), Lí luận – phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tiền Phong (1963), “Cần vạch trần hệ tư tưởng tư sản phản động trong cuốn tiểu thuyết Vào đời”, số ra ngày 19/7/1963. Trần Dũng Tiến, “Sai lầm của Hà Minh Tuân chủ yếu là sai lầm về tư tưởng”, Lao động số ra ngày 27/7/1963. Lê Anh Trà (1960), “Nhân đọc “Mấy vấn đề văn học” và “Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay” của Nguyễn Đình Thi”, Văn học số 8. Lê Quang Trang (1984), “Đọc Đất trắng”, Nhân dân số16. Vân Trang, Ngô Hoàng, Bảo Hưng sưu tầm và biên soạn (1997), Văn học 1975-1985: Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Phạm Hữu Tùng (1963), “Vào đời của Hà Minh Tuân”, Thống nhất số 315. Nguyễn Thị Hồng Tuyến (1963), “Ông Hà Minh Tuân đã làm tổn thương đến danh dự chúng tôi”, Tiền phong số ra ngày 14/7/1963. Mạnh Phú Tư (1959), “Đọc Mùa hoa dẻ”, Văn học số 25 ra ngày 16/01/1959. Nguyễn Khắc Viện (1983), Đọc “Đứng trước biển”, Văn nghệ số 18 Viện Văn học (2005), Lí luận và phê bình văn học, đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. R.Wellek và A.Warren (2009), Lí luận văn học, Nguyễn Mạnh Cường dịch, Nxb Văn học, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các bài phê bình tiêu biểu trong cuộc phê bình tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân (sắp xếp theo trật tự thời gian xuất hiện trên từng báo, tạp chí) STT Tên tác giả Tên bài phê bình Tạp chí, Báo Số, ngày Nguyễn Đình Thi Cần phê bình rất nghiêm khắc quyển truyện “Vào đời” Văn nghệ 10-1963 Hoàng Trung Thông Tư tưởng sai lầm nguy hại của cuốn truyện “Vào đời” Văn nghệ 11-1963 Xuân Cang Tiểu thuyết “Vào đời” và trách nhiệm của nhà văn Văn nghệ 12-1963 Văn Dân Anh bộ đội trong “Vào đời” bị bóp méo, xuyên tạc Văn nghệ 12-1963 Dương Minh Hùng, Tô Minh Trung, Ý kiến bạn đọc phê phán cuốn “Vào đời” Văn nghệ 13-1963 Đông Hoài Cuốn truyện “Vào đời” đã chống chọi lại nhiều chủ trương, chính sách hiện nay của Đảng Văn nghệ 13-1963 Tổ phê bình báo Văn nghệ Qua cuộc đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm trong cuốn tiểu thuyết “Vào đời” Văn nghệ 16-1963 Phùng Bảo Kim Không! Chúng ta không vào đời như vậy Cứu quốc 7/7/1963 Dân Hồng Trong “Vào đời” hình ảnh anh bộ đội đã bị bôi một vết nhơ Cứu quốc 14/7/1963 Hoàng Thiếu Sơn “Vào đời” dưới ánh mắt nhà giáo chúng tôi Cứu quốc 21/7/1963 Xuân Hải “Vào đời” viết cho ai đọc và nhằm vào ai? Cứu quốc 28/7/1963 Thanh Bình Qua cuốn tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân, nói về những “nhếch nhác, lệch lạc” của thế giới quan tiểu tư sản Tiền phong 5/7/1963 Nguyễn Thị Phương Hoa Vào đời của Hà Minh Tuân chỉ là câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc sự thật mà thôi Tiền phong 11/7/1963 Kim Thoa Những bài báo phê bình cuốn “Vào đời” đã giúp tôi lấy lại lòng tin và hiểu rõ cuốn sách đó hoàn toàn xuyên tạc sự thật Tiền phong 11/7/1963 Nguyễn Thị Hồng Tuyến Ông Hà Minh Tuân đã làm tổn thương đến danh dự chúng tôi Tiền phong 14/7/1963 Toà soạn Cần vạch trần hệ tư tưởng tư sản phản động trong cuốn tiểu thuyết “Vào đời” Tiền phong 19/7/1963 Nguyễn Lương “Vào đời” đã xuyên tạc hết sức bỉ ổi bản chất tốt đẹp của các quân nhân phục viên, chuyển ngành, Tiền phong 19/7/1963 Lê Ngải Vài ý kiến sau khi đọc cuốn “Vào đời” của Hà Minh Tuân Lao động 13/6/1963 Ngọc Lộc Tiểu thuyết “Vào đời” đã bôi nhọ sự thật trong các nhà máy, công trường Lao động 6/7/1963 Lê Hồng Tâm Khác hẳn “trái tim méo xệch” của tác giả cuốn Vào đời, chúng tôi rất yêu đời và phấn khởi bước vào đời Lao động 23/7/1963 Nguyễn Anh Tài Cần vạch ra thêm các loại tư tưởng xấu trắng trợn và cài ngầm trong cuốn “Vào đời” Lao động 25/7/1963 Trần Dũng Tiến Sai lầm của Hà Minh Tuân chủ yếu là sai lầm về tư tưởng Lao động 27/7/1963 Phan Lương “Vào đời” – một cuốn truyện xuyên tạc sự thật Độc lập 12/7/1963 Ngô Đoài Cần nhổ tận gốc tư tưởng tư sản phản động Độc lập 26/7/1963 Nguyễn Phan Ngọc Vào đời, một quyển truyện đầy rẫy tư tưởng tư sản phản động, một khuynh hướng nghệ thuật suy đồi Văn học 2-1963 Trung Ngôn Sai lầm của Hà Minh Tuân trong quyển Vào đời là sai lầm về lập trường tư tưởng Văn học 2-1963 Lê Bá Suý, Xuân Ngọc, Nguyễn Thanh Tùng Ý kiến bạn đọc về cuốn “Vào đời” Văn nghệ Quân đội 8-1963 Trung Nghĩa Nọc độc tư tưởng tư sản trong tiểu thuyết Vào đời Văn hoá 90-1963 Thanh Hao Một cuốn sách cần phê phán thật nghiêm khắc Tổ quốc 8-1963 Lê Hồng Mai Một cuốn sách lạc hậu và nhiễm độc Thủ đô Hà Nội 29/6/1963 Phạm Hữu Tùng “Vào đời” của Hà Minh Tuân Thống nhất 315-1963 Trọng Khiêm Vào đời – tiểu thuyết của Hà Minh Tuân Thời mới 27/6/1963 Lê Đoan Quan điểm của cuốn “Vào đời” đối với phụ nữ như thế nào? Phụ nữ 119-1963 Trần Hạnh “Vào đời” xuyên tạc sự thật của chế độ ta Nhân dân 13/7/1963 Hồng Chương Đó là vấn đề tư tưởng hay là vấn đề nghệ thuật? Học tập 8-1963 Phụ lục 2: Các bài phê bình tiêu biểu trong cuộc phê bình tiểu thuyết Đống rác cũ (Quyển I) của Nguyễn Công Hoan (sắp xếp theo trật tự thời gian xuất hiện trên từng báo, tạp chí) STT Tên tác giả Tên bài phê bình Tạp chí, Báo Số, ngày Đông Hoài Đọc Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Văn nghệ 26-1963 Đỗ Thị Ngọc Oanh Về cuốn Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Văn nghệ 30-1963 Hoàng Xuân Nhị Đống rác cũ – Cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa Văn nghệ 31-1963 Lê Tám Đống rác cũ có ảnh hưởng xấu đối với thanh niên Tiền phong 27/11/1963 Đăng Chính Đống rác cũ không phản ảnh được đầy đủ bản chất của xã hội cũ Tiền phong 27/11/1963 Phan Cự Đệ Phê bình Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Tiền Phong 29/11/1963 Tâm Ngữ Thế giới quan của tác giả và chất lượng của tác phẩm Nhân dân 30/11/1963 Nguyễn Kim Thư bạn đọc Nhân dân 7/12/1963 Nguyễn Bắc Xã hội cũ trong tiểu thuyết “Đống rác cũ” của Nguyễn Công Hoan Văn học 6-1963 Hữu Hồng Đọc Đống rác cũ (tập I) của Nguyễn Công Hoan Lao động 7/11/1963 Lê Bích Điểm sách: Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Thủ đô Hà Nội 16/11/1963 Nhị Ca Đống rác cũ, một cuốn tiểu thuyết có hại Văn nghệ Quân đội 12-1963 Phụ lục 3: Các bài phê bình tiêu biểu trong cuộc phê bình tiểu thuyết Phá vây của Phù Thăng (sắp xếp theo trật tự thời gian xuất hiện trên từng báo, tạp chí) STT Tên tác giả Tên bài phê bình Tạp chí, Báo Số, ngày Phan Nhân Đọc “Phá vây” – tiểu thuyết của Phù Thăng Văn nghệ 17-1963 Vũ Hải Phương Đọc “Phá vây” của Phù Thăng Văn nghệ Quân đội 9-1963 Nhị Ca Đọc sách: “Phá vây” – tiểu thuyết của Phù Thăng Nhân dân 10/08/1963 Phụ lục 4: Các bài phê bình tiêu biểu trong cuộc phê bình tiểu thuyết Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm (sắp xếp theo trật tự thời gian xuất hiện trên từng báo, tạp chí) STT Tên tác giả Tên bài phê bình Tạp chí, Báo Số, ngày Phong Lê Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm Thủ đô 28/1/1962 Nhị Ca Đọc sách: Những người thợ mỏ - tiểu thuyết (quyển I) của Võ Huy Tâm Văn nghệ Quân đội 3-1962 Hà Minh Đức Võ Huy Tâm và “Những người thợ mỏ” Nghiên cứu văn học 4-1962 Nguyễn Phan Ngọc Cách nhìn và vốn sống của Võ Huy Tâm trong “Những người thợ mỏ” Nghiên cứu văn học 3-1963 Huỳnh Thái Những người thợ mỏ đọc “Những người thợ mỏ” Văn nghệ 208-1962 L.Q Võ Huy Tâm: “Phải chú ý hơn nữa đến tính dân tộc” Văn nghệ 185-1963 Vũ Đức Phúc Đọc “Những người thợ mỏ” của Võ Huy Tâm Văn nghệ 186-1963

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phe_binh_van_hoc_viet_nam_1945_1986_nhin_tu_phuong_d.doc
Tài liệu liên quan