BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------- & ---------
NGUYỄN THÁI BÌNH
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------- & ---------
NGUYỄN THÁI BÌNH
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số : 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN
198 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS NGUYỄN TRỌNG KHANH
2. TS NGUYỄN TRẦN NGHĨA
HÀ NỘI – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thái Bình
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau đại học, Khoa Sư phạm kỹ thuật, Tập thể Tổ bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Trọng Khanh, TS. Nguyễn Trần Nghĩa là những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp tại khoa Điện tử, Trường Cao đẳng nghề Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi vừa hoàn thành luận án vừa đảm nhiệm được các nhiệm vụ công việc tại cơ quan. Trân trọng cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hỗ trợ quá trình thực nghiệm sư phạm và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình của mình và những người bạn thân thiết đã luôn cổ vũ tinh thần giúp tôi vượt qua khó khăn để có thể hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày .. tháng ..năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thái Bình
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CBQL
Cán bộ quản lý
CTĐT
Chương trình đào tạo
ĐC
Đối chứng
ĐĐNN
ĐTCN
Đạo đức nghề nghiệp
Điện tử công nghiệp
GV
NLN
Giáo viên
Năng lực nghề
PCN
Phẩm chất nghề
SV
Sinh viên
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TN
Thực nghiệm
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá PCN của người học 26
Bảng 1.2. Thang điểm đánh giá NLN và PCN trong dạy học thực hành “Lắp ráp mạch dao động phi ổn dùng IC NE555” của mô đun Kỹ thuật xung số 30
Bảng 1.3. Phiếu tự đánh giá học tập dành cho người học 36
Bảng 1.4. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm dành cho GV 37
Bảng 1.5. Phiếu đánh giá kết quả học tập mô đun của SV tại doanh nghiệp 39
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát GV và CBQL về giáo dục PCN cho SV 44
Bảng 1.7. Kết quả khảo sát sinh viên về giáo dục PCN 48
Bảng 2.1. Phiếu đánh giá kết quả học tập (NLN và PCN) bài thực hành “Lắp ráp mạch dao động phi ổn dùng IC NE555” 61
Bảng 2.2. Phiếu đánh giá nội dung thực hiện kiểm tra mạch in thiết kế 74
Bảng 2.3. Phiếu đánh giá nội dung thực hiện đo kiểm tra thông mạch và kiểm tra các mối hàn linh kiện 74
Bảng 2.4. Phiếu đánh giá nội dung thực hiện phân tích nguyên lý hoạt động, đo kiểm tra mạch điện để xác định linh kiện bị hỏng 75
Bảng 2.5. Phiếu đánh giá NLN và PCN của bài học thực hành “Lắp ráp mạch dao động phi ổn dùng Transistor” 87
Bảng 2.6. Phiếu tự đánh giá học tập dành cho người học trong bài học tích hợp Lắp ráp mạch dao động đa hài phi ổn dùng transistor 90
Bảng 2.7. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm dành cho GV trong dạy học bài học tích hợp Lắp ráp mạch dao động đa hài phi ổn dùng transistor 91
Bảng 2.8. Phiếu tự đánh giá học tập của SV tại doanh nghiệp 101
Bảng 2.9. Phiếu đánh giá quá trình học tập của SV tại doanh nghiệp 102
Bảng 2.10. Phiếu đánh giá kết quả học tập mô đun của SV tại doanh nghiệp 104
Bảng 3.1. Thông tin số lượng SV các lớp thực nghiệm và đối chứng 108
Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra 116
Bảng 3.3. Bảng tần suất fi( số % SV Fi đạt điểm Xi) 116
Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ biến thiên fa( số % SV Fi đạt điểm≥ Xi) 116
Bảng 3.5. Cơ sở tính toán phương sai nhóm ĐC 117
Bảng 3.6. Cơ sở tính toán phương sai nhóm TN 118
Bảng 3.7. Thống kê các tham số đặc trưng 118
Bảng 3.8. Thống kê kết quả kiểm tra 120
Bảng 3.9. Bảng tần suất fi( số % SV Fi đạt điểm Xi) 120
Bảng 3.10. Bảng tần suất hội tụ biến thiên fa( số % SV Fi đạt điểm≥ Xi) 120
Bảng 3.11. Cơ sở tính toán phương sai nhóm ĐC 121
Bảng 3.12. Cơ sở tính toán phương sai nhóm TN 121
Bảng 3.13. Thống kê các tham số đặc trưng 122
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ cần thiết của rèn luyện PCN cho người học 127
Bảng 3.15. Đánh giá quy trình hình thành và phát triển phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp 127
Bảng 3.16. Đánh giá các biện pháp đề xuất nhằm phát triển phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp 128
Bảng 3.17. Đánh giá chất lượng nội dung của các bài thí dụ vận dụng các biện pháp phát triển phẩm chất nghề trong dạy học 128
Bảng 3.18. Đánh giá chất lượng nội dung của các tình huống giáo dục đã xây dựng trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số 128
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mô hình cấu trúc của phẩm chất nghề 18
Hình 1.2. Quy trình xác định các nội dung học tập hình thành PCN cho người học 27
Hình 1.3. Quy trình triển khai các nội dung học tập hình thành PCN cho người học 28
Hình 2.1. Quy trình dạy học thực hành theo định hướng phát triển PCN cho người học trong mô đun Kỹ thuật xung số 60
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch dao động đa hài phi ổn dùng IC NE555 63
Hình 2.3. Sơ đồ mạch in lắp ráp linh kiện 63
Hình 2.4. Mạch lắp ráp hoàn chỉnh 63
Hình 2.5. Quy trình dạy học tích hợp theo định hướng phát triển PCN cho 76
Hình 3.1. Đường tần suất của hai lớp ĐC và lớp TN-1 119
Hình 3.2. Đường tần suất hội tụ biến thiên của hai lớp ĐC và lớp TN -1 119
Hình 3.3. Đường tần suất của hai lớp ĐC và lớp TN-2 122
Hình 3.4. Đường tần suất hội tụ biến thiên của hai lớp ĐC và lớp TN-2 123
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Nhu cầu đổi mới trong giáo dục và đào tạo
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với các nước trong khu vực và thế giới với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua đã chỉ rõ một trong 3 khâu đột phá chiến lược là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”.
Điều đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo nước ta nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là đào tạo một nguồn nhân lực có đầy đủ năng lực và phẩm chất để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đặt ra thì giáo dục và đào tạo cần phải có sự thay đổi một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cũng như các hình thức giáo dục, đào tạo.
Năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp để thay thế cho Luật Dạy nghề năm 2006. Tại Điều 4 của Luật Giáo dục nghề nghiệp đã chỉ rõ: “Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo có đạo đức, sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn” [49].
Trong Quyết định 630/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020” của Thủ tướng Chính phủ đã xác định tư tưởng chỉ đạo của chiến lược dạy nghề là tạo đột phá về chất lượng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam. Trong đó đã chỉ rõ: “ tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển dạy nghề, tập trung xây dựng các trường nghề đạt chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế” [13].
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết cũng đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”. Và một trong các giải pháp mà Nghị quyết nêu ra là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” [20]. Qua đó, ngoài việc trang bị cho người học các kiến thức khoa học và kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp thì các trường đào tạo nghề cần phải trang bị cho người học các phương pháp học tập, khả năng thích ứng với sự phát triển của xã hội, để giúp họ trở thành người có đủ năng lực lao động, sáng tạo và hướng đến việc học tập suốt đời.
1.2. Thực trạng về công tác đào tạo nghề ở nước ta
Đào tạo nghề Việt Nam có lịch sử phát triển khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển của các làng nghề, cơ sở sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, công tác đào tạo nghề ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các trường đào tạo nghề đã thực hiện phương châm đa dạng hóa các ngành nghề, hình thức, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng kể thì “hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, cơ cấu của nghề trong đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành”[18; tr14]. Đào tạo nghề tại Việt Nam hiện nay vẫn còn những tồn tại như: nội dung, chương trình đào tạo chưa đổi mới kịp thời tương ứng với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nội dung còn nặng về lý thuyết. Trong các buổi học thực hành, giáo viên thường chú trọng ưu tiên đến rèn luyện kỹ năng tay nghề mà coi nhẹ nhiệm vụ rèn luyện phẩm chất cho người học. Điều đó dẫn đến người học chưa có được một tác phong công nghiệp thực sự và chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Do vậy, năng lực và phẩm chất của người tốt nghiệp tại các trường nghề hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường lao động.
Trước những thực trạng nêu trên, có thể thấy rằng việc đổi mới phương pháp đào tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho người học như trong tình hình hiện nay là một vấn đề rất cần thiết và sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong đào tạo nghề Điện tử công nghiệp”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng các biện pháp phát triển phẩm chất nghề cho người học và vận dụng vào quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số trong chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở các trường cao đẳng nghề.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Lý thuyết phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên và vận dụng trong dạy học nghề Điện tử công nghiệp tại các trường cao đẳng nghề.
Quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số trong chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số trong chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở một số trường cao đẳng nghề khu vực phía Nam. Thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại khoa Điện tử của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức và trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được các biện pháp tác động vào việc phát triển phẩm chất người học và vận dụng các biện pháp này trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số sẽ đáp ứng được mục tiêu phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên. Qua đó, góp phần phát triển năng lực cho sinh viên trong dạy học mô đun nói riêng và chất lượng đào tạo nghề Điện tử công nghiệp nói chung.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong đào tạo nghề nói chung và trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số nói riêng.
5.2. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung đào tạo và khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số tại các trường cao đẳng nghề có đào tạo nghề Điện tử công nghiệp.
5.3. Đề xuất một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất nghề cho người học.
5.4. Vận dụng biện pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất nghề cho người học trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số.
5.5. Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả các biện pháp đề xuất.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, mô hình,
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm.
6.3. Phương pháp thống kê toán học.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
7.1. Phát triển lý luận về phẩm chất nghề và phát triển phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề như: khái niệm, cấu trúc của phẩm chất nghề, đánh giá phẩm chất nghề.
7.2. Phân tích thực trạng tình hình giáo dục phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề Điện tử công nghiệp tại các trường cao đẳng nghề.
7.3. Đề xuất các biện pháp phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề Điện tử công nghiệp nói riêng. Vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy học mô đun Kỹ thuật xung số nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với bối cảnh và điều kiện hiện nay của Việt Nam.
8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển phẩm chất nghề cho người học.
Chương 2: Phát triển phẩm chất nghề cho sinh viên trong dạy học mô đun Kỹ thuật xung số.
Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO NGƯỜI HỌC
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO NGƯỜI HỌC
Trong cuộc sống, phẩm chất nhân cách và đạo đức muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người. Phẩm chất là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Người mà thiếu phẩm chất nhân cách sẽ mất phương hướng khi lựa chọn con đường chính đáng cho mình trong cuộc sống cũng như trong lao động.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, của nền sản xuất hiện đại thì bản thân ở mỗi người lao động cũng cần phải có những thay đổi về chất để có thể đáp ứng được những đòi hỏi mới của công việc. Mỗi một ngành nghề, mỗi công việc sẽ có những yêu cầu riêng và đòi hỏi người thực hiện phải có những nguyên tắc cần phải thực hiện. Nói cách khác là người lao động cần phải thay đổi những phẩm chất của chính họ để thích ứng được với những thay đổi của xã hội. Do đó, việc định hình những phẩm chất nghề nghiệp của người lao động ở tại mỗi quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết nhằm tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, các loại hình nghề nghiệp đã dần mang tính chuyên môn hóa cao. Do đó, để xác định được những phẩm chất nghề (PCN) phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp của mỗi cá nhân thì cần phải tính đến những thiên hướng và năng lực của bản thân. Và khi đề cập đến vấn đề phải làm thế nào để phát triển PCN cho người lao động nhằm nâng cao hiệu quả năng suất lao động thì cũng đã có nhiều người nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều bình diện khác nhau.
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Arixtốt (384 – 322 TCN) là một nhà tư tưởng vĩ đại của triết học Hy Lạp cổ đại. Những tác phẩm của Arixtốt còn lại cho đến ngày nay có thể chia làm tám nhóm: triết học chung, logic học, vật lý học, sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học, chính trị và nghệ thuật học. Arixtốt đã xây dựng học thuyết về đạo đức dựa vào tâm lý học. Theo Ông quan niệm “đức hạnh là người biết định hướng, biết làm việc và có sự tìm tòi những điều hay trong xã hội”. Nó không phải được tự nhiên ban cho con người một cách tự động và chỉ cho con người khả năng có đức hạnh. Sự thông thái và trí tuệ của con người có thể có được là do học tập, còn đạo đức có được là do giáo dục. Ngoài ra, Arixtốt còn xem xét đạo đức không chỉ ở hành vi con người mà căn cứ cả vào quyền của nó nữa. Con người chỉ có thể được coi là có đầy đủ đức hạnh nếu họ có sự cố gắng, có khả năng thuyết phục và khuyên bảo người khác.
Tại Nhật bản, khi bước vào thời Minh Trị (1868-1912) thì xã hội Nhật Bản có sự chuyển biến sâu sắc từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản cận đại. Điều này làm nảy sinh một sự bất an, hỗn loạn về mặt tinh thần trong dân chúng. Cả nước Nhật Bản lúc bấy giờ phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, thách thức, vừa phải phục hồi nền kinh tế, phát triển nhanh để tránh nguy cơ bị biến thành thuộc địa, vừa phải bảo tồn được bản sắc văn hoá của dân tộc. Và sau này, triết lý của giáo dục sau chiến tranh được xác định bởi “Hiến pháp nước Nhật Bản” và “Luật giáo dục cơ bản” được ban hành vào tháng 03/1947. Triết lý của nền giáo dục mới, mà sau này người Nhật quen gọi là giáo dục dân chủ, được xây dựng dựa trên sự phản tỉnh sâu sắc về nền giáo dục trước chiến tranh và tiếp thu tinh hoa giáo dục của các nước phương Tây. Mục tiêu giáo dục giờ đây không phải là đào tạo nên những thần dân trung quân ái quốc mà là đào tạo người công dân có đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền [29]. Trải qua các thời kỳ phát triển nhưng Nhật Bản vẫn xây dựng một nền tảng giáo dục dựa trên những triết lý của thời sau chiến tranh, vẫn luôn quan tâm đến đào tạo một con người mới đầy đủ tri thức, năng lực và phẩm chất.
Trong lĩnh vực nghiên cứu phẩm chất của người lãnh đạo, nhà Tâm lý học R.M.Stogdill đã nghiên cứu sâu về những phẩm chất của người lãnh đạo và xác định người lãnh đạo cần có 5 đặc điểm về thể chất (chiều cao, ngoại hình, sức khỏe), 4 đặc điểm về tri thức, 16 đặc điểm về nhân cách, 9 đặc điểm về xã hội và 6 đặc điểm tính cách Ông cho rằng từng đặc điểm riêng lẻ có thể không có ý nghĩa, nhưng một nhóm đặc điểm thì liên quan rất chặt chẽ với sự thành công. Stogdill khẳng định rằng: “có một mối tương quan nhất định giữa các đặc điểm về sự thông minh, uyên bác, đáng tin cậy, trách nhiệm, sự tham gia xã hội, và địa vị kinh tế - xã hội của người lãnh đạo so với người không phải là lãnh đạo” [53; tr.11].
Tác giả Ph.N.Gônôbôlin với công trình “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã nêu lên các phẩm chất phù hợp với công việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Đó là các phẩm chất như: đạo đức, chí hướng, hứng thú, năng lực, quá trình nhận thức, hoạt động trí tuệ, tình cảm, phẩm chất ý chí [24].
Ở lĩnh vực kinh doanh, Ladvsta Mikhail (1994) trong công trình nghiên cứu về giới kinh doanh nước Mỹ, đã đưa ra những phẩm chất của nhà kinh doanh lý tưởng ở Mỹ; F. Taylor, H. Fayol, P. Pollet (1995). Ông đã công bố công trình “Khả năng tiềm tàng của con người trong lao động và phẩm chất của người lãnh đạo”, trong đó chỉ ra các phẩm chất của nhà lãnh đạo các doanh nghiệp phải vượt trội hơn người bình thường trong quản lý, lãnh đạo. J.F. Meyer (2011) trong bài báo “Phẩm chất của một nhà kinh doanh thành công” cho rằng nhà kinh doanh thành công thường có các phẩm chất đặc trưng như: có đầu óc nhạy bén, sắc sảo; có đầu óc mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro; tự tin vào năng lực của bản thân; đạo đức (chữ tín, lòng trung thực, lòng tin); không cam chịu số phận, không bằng lòng với hiện tại, chấp nhận thách thức với tương lai; thích sự cạnh tranh (dẫn theo L.Mikhai) [41; tr.48] .
Về lĩnh vực y học, M.A. Simpson (1972) cho rằng sinh viên ngành y cần có một số phẩm chất như: trí tuệ, ham nghiên cứu khoa học, có sức khỏe, quan tâm đến mọi người, khách quan, thông cảm với mọi người, ngoại hình dễ chịu, thích ứng tốt, bình tĩnh, thấu hiểu ẩn ý người khác [44;tr.27]. Ở đây, tác giả cũng quan niệm phẩm chất là bao gồm cả đặc điểm thể chất, ngoại hình, tâm lý, Tác giả N.Đ. Lacoxina và G.C. Usacov (1984) yêu cầu muốn hành nghề bác sĩ cần có các phẩm chất như: óc quan sát, khiêm tốn, trung thực, vô tư, quên mình, vị tha, đạo đức cao cả, uy tín [40; tr.9].
Về lĩnh vực hoạt động thiết kế, một số tác giả của trường Đại học Tổng hợp Lêningrat đã đưa ra phương án thử nghiệm 109 yêu cầu phẩm chất nhân cách người kỹ sư gồm: phẩm chất biểu hiện thái độ với công việc: yêu lao động, thái độ quan tâm đến công việc, sáng tạo, ham học hỏi, tìm tòi cái mới; phẩm chất đặc trưng cho phong cách hành vi: tính độc lập, tính chấp hành, tính năng động; phẩm chất trí tuệ: tính mềm dẻo, tính phê phán, độ sâu, bề rộng, khái quát; phẩm chất đặc trưng cho thái độ đối với con người: tính trung thực, thẳng thắn, độ lượng; phẩm chất đặc trưng đối với bản thân: khiêm tốn, tự tin, tự hoàn thiện, hòa đồng [2; tr.31].
Về lĩnh vực giáo dục, A.V. Petrovski cho rằng phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên thuộc xu hướng nhân cách; A.G.Kovalev khái quát các phẩm chất cần thiết của người thầy giáo theo 3 thành phần: xu hướng sư phạm, tính cách sư phạm, khí chất của người giáo viên bên cạnh năng lực sư phạm [42].
Tại Liên Xô (cũ), trong những năm 20 của thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nghiên cứu về các phẩm chất phục vụ cho việc tuyển chọn, tư vấn, đào tạo nghề. Đến năm 1921, phòng thí nghiệm tâm lý chuyên nghiên cứu về nhân cách của học sinh để hướng nghiệp được thành lập trong Viện nghiên cứu lao động trung ương và Viện nghiên cứu lao động toàn Ucraina. Và đến năm 1927, hội nghị toàn liên bang về tâm sinh lý lao động và tuyển chọn nghề được tổ chức ở Matxcova với sự tham gia của nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng như E.A. Climôv, V.I.Segurova, Nội dung của hội nghị là tập trung nghiên cứu các xu hướng, hứng thú nghề nghiệp như là phẩm chất quyết định hiệu quả hoạt động nghề [53; tr.52].
Như vậy, qua quá trình lao động cũng như sự phân công lao động trong xã hội đã giúp các nhà khoa học nhận ra được sự khác biệt về phẩm chất nghề của các cá nhân khi thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp. Tùy những đặc điểm của hoạt động, tùy từng yêu cầu của các công việc, mà đòi hỏi ở từng chủ thể phải có đầy đủ những phẩm chất để đáp ứng. Các hoạt động đó sẽ chính là tiền đề, là điều kiện để giúp chủ thể hình thành và phát triển những phẩm chất mà hoạt động đó đòi hỏi. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về phẩm chất nghề trong hoạt động nghề nghiệp nói chung đã cung cấp những cơ sở quan trọng giúp tác giả định hướng trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc định hình những PCN của người lao động lại càng quan trọng. Nó là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá mà đặc biệt là đối với ngành giáo dục nói chung và trong đào tạo nghề nói riêng. Ở Việt Nam, PCN từ lâu đã được nghiên cứu và các nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm đến việc xây dựng các hệ thống những tiêu chí xác định sự phù hợp của cá nhân với các đặc điểm nghề nghiệp. Do vậy, trong lĩnh vực đào tạo nghề, ngoài trang bị kiến thức, kỹ năng còn phải giáo dục về PCN và đó cũng chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể (người học), hướng mỗi chủ thể vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Trong lĩnh vực giáo dục, Nguyễn Thị Hoàng Anh đã phân tích về vai trò, vị trí của nghề dạy học trong xã hội. Qua đó, tác giả cũng đã đưa ra các nhận định, quan điểm về phẩm chất của nghề dạy học. Ngoài ra, để xác định đúng nhận thức về phẩm chất cần thiết của nhà giáo, tác giả đã tiến hành khảo sát 70 sinh viên và 50 cán bộ giảng dạy với 13 nội dung yêu cầu phẩm chất của nhà giáo cần phải phải có [1].
Trong công trình nghiên cứu về phẩm chất nhân cách của người hiệu trưởng trường tiểu học, tác giả Khăm Kẹo Vông Phi La cho rằng người hiệu trưởng tiểu học cần phải có ba nhóm phẩm chất: nhóm phẩm chất đạo đức, nhóm phẩm chất tư tưởng – chính trị, nhóm phẩm chất công việc. Trong đó, nhóm phẩm chất đạo đức giữ vị trí quan trọng hàng đầu [36].
Trong luận án tiến sĩ “Cơ sở tâm lý học của sự hình thành và phát triển nhân cách người thầy thuốc quân đội tương lai ”của mình, tác giả Nguyễn Sinh Phúc đưa ra mô hình các phẩm chất nhân cách của bác sỹ quân y gồm 15 phẩm chất sau: Năng lực tổ chức chỉ huy; Năng lực chuyên môn; Lòng nhân ái; Lập trường tư tưởng; Sẵn sàng nhận nhiệm vụ; Khả năng giao tiếp; Tinh thần trách nhiệm; Nhiệt tình công tác, Tính kỷ luật; Uy tín; Trung thực; Ham nghiên cứu khoa học, Khiêm tốn; Tính tập thể; Tính sáng tạo [46].
Ngoài ra, dưới góc độ tâm lý học quân y, trong đề tài “Nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Thanh Tịnh đã khái quát về y đức của người cán bộ quân y, những nguyên nhân, kinh nghiệm về giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của người cán bộ đó qua việc phân tích các công trình, bài báo. có liên quan đến đề tài. Qua đó, tác giả cũng đưa ra quan điểm của mình về việc nâng cao năng lực và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ quân y đó là phải đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ các hình thức, phương pháp giáo dục; phát huy tự giáo dục, tự bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác cán bộ v.v...
Ở một khía cạnh khác, tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tri thức có thể có được bằng cách luyện tập cấp tốc trong một thời gian ngắn nhưng phẩm chất nghề nghiệp thì không thể có được trong ngày một, ngày hai. Những phẩm chất đó muốn có được phải có tổ chức giáo dục chặt chẽ ngay từ khi sinh viên mới bước vào trường”[52]. Trong bài viết, tác giả nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức cho sinh viên (SV) sư phạm có được những phẩm chất nghề nghiệp là một công việc lâu dài, khó khăn và phức tạp Quan trọng nhất là chất lượng giảng dạy của giáo viên (GV), còn lại do các nhà quản lý đề ra chiến lược hỗ trợ GV thực hiện.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Phương (1996) trong “Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý - xã hội của giới doanh nghiệp trẻ Việt Nam” đã đưa ra 60 phẩm chất cụ thể, chia thành 3 nhóm: những khả năng; những kỹ năng và những phẩm chất đặc trưng hiện có của giới doanh nghiệp trẻ ở Việt Nam trong đó có 20 phẩm chất tâm lý [47;tr.25].
Như vậy, có thể thấy vấn đề phẩm chất nghề nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động chuyên môn từ lâu đã được các nhà nghiên cứu khoa học đã nhận ra có sự khác biệt. Qua đó, dẫn đến nảy sinh nghiên cứu các PCN của cá nhân đáp ứng cho nhu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn khác nhau là điều rất cần thiết. Do đó, với những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về PCN sẽ là một trong những cơ sở quan trọng giúp người nghiên cứu định hướng trong quá trình xây dựng cơ sở lý luận và các biện pháp phát triển PCN cho SV.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Phẩm chất
Phẩm chất không phải là một thuật ngữ xa lạ nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa phẩm chất. Có thể liệt kê ra một số phát biểu khác nhau về phẩm chất như sau:
Theo từ điển tiếng Việt “phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật” [39; tr.770]. Theo định nghĩa này, phẩm chất của một đối tượng nhất định là những thuộc tính, đặc điểm của đối tượng, căn cứ vào đó chúng ta có thể đánh giá, xác định giá trị của đối tượng.
Theo Đại từ điển tiếng Việt “phẩm chất là giá trị tốt đẹp của con người hay của vật gì” [7; tr.9].
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 - chương trình tổng thể: “Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng năng lực tạo nên nhân cách con người” [5].
Trong lĩnh vực sư phạm, V.A.Cruchetxki nhận định rằng “phẩm chất nghề sư phạm là những mặt biểu hiện của năng lực sư phạm, ví dụ, để hình thành năng lực giao tiếp thì cần phải có tình yêu thương, thái độ quan tâm đến học sinh, sự công bằng..; năng lực xây dựng uy tín cần có các phẩm chất ý chí như tính quả quyết, tính tự kiềm chế” [15].
Ngoài ra, dưới góc độ tâm lý h...uận lợi hơn cả là trong dạy học thực hành.
Bảng tiêu chí đánh giá có thể chia ra 2 nhóm: nhóm tiêu chí đánh giá “năng lực nghề” và nhóm tiêu chí đánh giá “PCN”. Mỗi tiêu chí được định trước số điểm tương ứng với vai trò, tầm quan trọng của tiêu chí đó. Tùy theo từng mục tiêu, nội dung dạy học mà điểm phân bố cho mỗi nhóm có tỉ lệ khác nhau. Bảng 1.2 dưới đây minh họa một ví dụ về bảng tiêu chí đánh giá kết quả học tập của SV.
Bảng 1.2. Thang điểm đánh giá NLN và PCN trong dạy học thực hành “Lắp ráp mạch dao động phi ổn dùng IC NE555” của mô đun Kỹ thuật xung số
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
TT
Tiêu chí đánh giá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Điểm
A
Năng lực nghề
70
1
Cắm linh kiện lên PCB
10
1.1
Các linh kiện trên sơ đồ nguyên lý được cắm đúng lên PCB
4
1.2
Sắp xếp thứ tự đọc giá trị các linh kiện điện trở theo quy ước: Trên xuống dưới, trái qua phải
2
1.3
Chân linh kiện được gấp vuông góc
2
1.4
Thân linh kiện không bị nghiêng, lệch
2
2
Chất lượng mối hàn
20
2.1
Chì hàn bám đầy Pad hàn
4
2.2
Mối hàn hình chóp
5
2.3
Mối hàn ngấu và bóng
5
2.4
Board mạch sạch sẽ
3
2.5
Không dính chì hàn lên các đường mạch in
3
3
Cân chỉnh mạch hoạt động đúng chức năng và đo các dạng sóng tín hiệu ra theo đúng dạng sóng tín hiệu của sơ đồ nguyên lý
40
3.1
Tín hiệu ngõ ra ở TP1 (Pin 2&6 IC NE555)
5
3.2
Tín hiệu ngõ ra ở TP2 (Pin 3 IC NE555)
5
3.3
Tính toán và lựa chọn biến trở thay đổi được tần số ở ngõ ra theo đúng yêu cầu.
5
3.4
Mạch hoạt động đúng theo yêu cầu.
20
3.5
Mạch đạt được chất lượng về tính thẫm mỹ
5
B
Phẩm chất
30
1
Kỷ luật
10
1.1
Tuân thủ quy định về đồng phục và tác phong CN
1
1.2
Không gây mất trật tự và đoàn kết
1
1.3
Chú ý lắng nghe GV giảng bài, không đùa giỡn trong giờ học
2
1.4
Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian đã quy định
4
1.5
Vệ sinh nơi làm việc sau buổi thực hành
1
1.6
Đảm bảo an toàn không gây ra tai nạn cháy nổ
1
2
Tính trung thực trong quá trình học
10
2.1
Thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn của GV
4
2.2
Không nhảy bước thực hiện trong quy trình lắp ráp hoặc nhờ người khác làm hộ thay
2
2.3
Thẳng thắn nhận khuyết điểm và sửa sai
2
2.4
Báo cáo trung thực kết quả thực hiện sản phẩm
2
3
Trách nhiệm trong công việc
5
3.1
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thực tập
1,5
3.2
Có ý thức tiết kiệm
1,5
3.3
Sắp xếp các dụng cụ thực hành ngăn nắp, đúng nơi quy định sau khi kết thúc buổi thực hành
2
4
Tinh thần hợp tác
5
4.1
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ
2
4.2
Sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ người khác trong quá trình học thực hành
3
Điểm tổng cộng = A + B
100
Điểm đánh giá = Điểm tổng cộng x 0,1 = điểm
(tính theo thang điểm 10)
Ý kiến phản hồi của GV: ..
Kết quả đánh giá và xếp loại mức độ NLN và PCN của người học đạt được dựa vào tổng số điểm đánh giá như sau:
Từ 90 – 100 điểm: Xuất sắc
Từ 80 – 90 điểm: Giỏi
Từ 70 – 80 điểm: Khá
Từ 60 – 70 điểm: Trung bình khá
Từ 50 – 60 điểm: Trung bình
Dưới 50 điểm: Yếu
Khi SV biết được các tiêu chí đánh giá trong phiếu này sẽ chú ý học tập, tu dưỡng, rèn luyện để thực hiện tốt các yêu cầu về cả NLN và PCN.
1.3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng các tình huống giáo dục nhằm thúc đẩy quá trình hình thành, rèn luyện phẩm chất nghề của người học
a) Mục tiêu: Tình huống giáo dục ở đây được hiểu là những tình huống mà người học dễ bộc lộ những ưu điểm và hạn chế về PCN của mình. Xây dựng và sử dụng tình huống giáo dục trong dạy học sẽ giúp GV dễ dàng nhận biết, đánh giá được thái độ, tác phong, tính cách của người học để qua đó giúp người học hình thành và phát triển nhân cách của mình. Đồng thời cũng biết được kết quả giáo dục phẩm chất của người học đã đạt đến mức nào để kịp thời điều chỉnh nội dung giảng dạy, phương pháp dạy học hoặc có ngay những biện pháp cụ thể nhằm chấn chỉnh, nhắc nhở kịp thời đối với người học và giúp người học dần hình thành các thói quen, hành vi tốt trong nghề nghiệp.
b) Mô tả biện pháp: Trong quá trình dạy học, GV có thể xây dựng những tình huống giáo dục sao cho người học thường mắc phải các vi phạm về thực hiện các quy trình kỹ thuật nhưng vẫn hoàn thành tốt sản phẩm như:
- Người học không thực hiện theo đúng các nội dung hướng dẫn của GV. Trong quá trình thực hiện đã bỏ qua một số công đoạn, thao tác có mục đích rèn luyện kỹ năng.
- Bỏ qua một số bước thực hành trong quy trình thực hiện công việc: người học làm tắt một số công đoạn, thao tác có mục đích rèn luyện kỹ năng.
- Làm việc không cẩn thận; không thực hiện an toàn lao động khi làm việc
Căn cứ vào các tình huống giáo dục đã đề ra, GV đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá và giáo dục những PCN cần thiết cho SV. Ngoài ra, khi thực hiện biện pháp này đòi hỏi người GV cần có sự hiểu rõ về tính cách, đặc điểm của người học để xây dựng những tính huống phù hợp nhằm phát triển PCN cho người học.
Ví dụ: Tình huống ngõ ra của mạch dao động không có xung vuông. GV yêu cầu SV thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra lại mạch in thiết kế so với sơ đồ nguyên lý: Trong trường hợp này, GV cần phải quan sát SV thực hiện công việc xem SV có kiểm tra lại các đường mạch in đã thiết kế so với sơ đồ nguyên lý của mạch điện. Thông thường, SV thường hay bỏ qua giai đoạn này mà tiến hành kiểm tra, thay thế những linh kiện nghi vấn bị hư hỏng. Với cách làm như thế, SV chưa thực hiện đúng quy trình sửa chữa và không tuân theo sự hướng dẫn của GV. Qua đó, GV xây dựng các tiêu chí chấm điểm cho nội dung trên nhằm đánh giá sự rèn luyện PCN của SV.
- Sử dụng đồng hồ VOM đo kiểm tra thông mạch của mạch in và kiểm tra các mối hàn linh kiện: Khi yêu cầu SV đo kiểm tra thông mạch và các mối hàn chân linh kiện thì đa số SV thường không sử dụng đồng hồ VOM hoặc kính lúp để kiểm tra mà chỉ kiểm tra bằng mắt thường nên sẽ rất khó phát hiện các đường mạch in bị lẹm hoặc bị đứt hoặc các mối hàn chưa thật sự ngấu. Với nội dung này, GV cần phải quan sát và theo dõi để uốn nắn SV làm việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình, đồng thời xây dựng các tiêu chí chấm điểm để đánh giá quá trình rèn luyện PCN của SV.
- Phân tích nguyên lý hoạt động, đo kiểm tra mạch điện và xác định các linh kiện bị hỏng cần thay thế: trường hợp này SV thường mắc lỗi rất nhiều khi đa số SV không chịu khó phân tích nguyên lý hoạt động của mạch để xác định các điểm cần đo trên board mạch nhằm xác định nguyên nhân gây ra hư hỏng mà thường tự suy đoán hoặc nhờ bạn làm hộ thay. Ngoài ra, SV cũng thường vi phạm các quy trình công nghệ khi thực hiện thay thế các linh kiện trên board mạch và kiểm tra các linh kiện xem còn tốt hay đã bị hỏng. Do đó, GV cần phải có sự quan sát để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn giúp SV thực hiện đúng quy trình, đồng thời xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá sự rèn luyện tác phong công nghiệp, PCN của SV.
1.3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức, hướng dẫn cho người học tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau
a) Mục tiêu: Người học tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau còn được gọi là đánh giá đồng đẳng mang lại nhiều ích lợi trong việc thực hiện mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất. Để đánh giá được bạn học, người học phải hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu học tập, biết được các tiêu chí đánh giá, biết được cái gì được, cái gì chưa được,... để đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan. Như vậy, chính bản thân người học cũng biết mình phải làm gì, như thế nào để đạt được các tiêu chí đó. Trong quá trình học tập, để có thể tự tin đánh giá bạn mình, người học cũng sẽ phải tự giác, tích cực, chủ động, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập cả về năng lực và phẩm chất. Người học có cơ hội để tự nhìn nhận lại bản thân, xem xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, tự khắc phục những hạn chế của bản thân. Nhờ vậy, mục tiêu phát triển toàn diện sẽ được thực hiện thuận lợi và có kết quả tốt hơn.
b) Mô tả biện pháp: Căn cứ vào mục tiêu của môn học/mô đun đang giảng dạy, GV xây dựng các thang điểm tiêu chí đánh giá của các thành viên trong nhóm (bảng 1.3) và phiếu đánh giá hoạt động nhóm của GV (bảng 1.4). Các thang điểm tiêu chí này phải được cung cấp trước cho SV để làm cơ sở cho các cá nhân trong nhóm tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau nhằm phát huy những phẩm chất tốt và rèn luyện những phẩm chất chưa đạt ở những buổi thực hành tiếp theo. Hoạt động này phải được diễn ra trong suốt quá trình thực hiện bài học của SV và GV có thể sử dụng kết quả này để tham khảo điều chỉnh phương pháp giảng dạy, nội dung bài học, các kỹ năng rèn luyện cho SV nếu như kết quả đạt được của SV chưa tốt.
Đồng thời, GV có thể dùng kết quả này để cộng vào điểm hoàn thành bài tập thực hành của mỗi cá nhân. Các bước thực hiện của biện pháp này như sau:
*Bước 1: Đầu giờ học, sau khi hướng dẫn chuyên môn, chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập,... GV phổ biến các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn người học cách tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
*Bước 2: Trong quá trình các nhóm hoạt động học tập, chẳng hạn hoạt động thực hành trong giai đoạn hướng dẫn thường xuyên, GV phải quan sát và đánh giá hoạt động của nhóm đạt được ở mức độ nào theo tiêu chí đánh giá đã cung cấp trước cho các nhóm.
Bảng 1.3. Phiếu tự đánh giá học tập dành cho người học
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP DÀNH CHO NGƯỜI HỌC
Tên mô đun: Kỹ thuật xung số
Tên bài thực hành:
Nhóm số: ..
Họ và tên người đánh giá: Ngàytháng ..năm..
Họ và tên của các thành viên trong nhóm
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Điểm tổng cộng
Tham gia đầy đủ và nhiệt tình hoạt động của nhóm trong giờ học
Luôn quan tâm, hỗ trợ bạn trong quá trình thực hành.
Tạo nên không khí học tập sinh động và sự hợp tác thân thiện
Thực hiện đúng các quy trình thực hành theo đúng yêu cầu của GV
Hoàn thành tốt nhiệm vụ và sản phẩm đạt hiệu quả theo yêu cầu của GV
A
B
C
D
E
*Bước 3: Sau khi kết thúc hoạt động học tập, GV tổ chức cho người học tự nhận xét, đánh giá bản thân và nhận xét, đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Sau đó, có thể đại diện các nhóm báo cáo kết quả học tập của nhóm mình, tự nhận xét, đánh giá nhóm mình về các mặt kiến thức, kỹ năng và PCN.
*Bước 4: GV phản hồi cho SV về những ưu điểm và hạn chế mà SV cần phải khắc phục và rèn luyện. Đồng thời SV cũng sẽ phản hồi ngược lại cho GV về những nội dung chưa hiểu rõ hoặc còn vướng mắc trong quá trình thực hiện bài học.
Bảng 1.4. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm dành cho GV
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM DÀNH CHO GV
Tên mô đun: Kỹ thuật xung số
Tên bài thực hành: Nhóm số:
Họ và tên GV đánh giá: Ngàytháng ..năm..
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Điểm thực tế đạt được
Ghi chú
1
Thành viên trong nhóm tham dự buổi học đầy đủ
2
Có ý thức tổ chức hoạt động học của nhóm theo yêu cầu của GV
3
Các thành viên tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm
4
Không khí làm việc của nhóm vui vẻ, đoàn kết, hợp tác và tích cực
5
Thực hiện tốt các quy trình thực hiện mà GV đã hướng dẫn
6
Vệ sinh sạch sẽ; sắp xếp dụng cụ, thiết bị ngăn nắp sau khi kết thúc buổi học
Tổng điểm
Sự tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau sẽ giúp người học tự định hướng hoạt động học tập của mình theo hướng tốt hơn, toàn diện hơn.
1.3.3.4. Biện pháp 4: Giáo dục phẩm chất nghề cho người học thông qua quá trình học tập tại các doanh nghiệp sản xuất
a) Mục tiêu: Qua quá trình học tập, tham quan, thực tế tại doanh nghiệp sản xuất, ngoài việc học tập, củng cố, mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng tay nghề còn giúp SV có điều kiện để rèn luyện PCN, nhận thức đúng đắn về những PCN cần thiết của nghề như: lòng yêu nghề; tinh thần trách nhiệm; ý thức chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động; tinh thần hợp tác và đoàn kết trong tập thể khi thực hiện nhiệm vụ; tính tự giác, tích cực trong làm việc... Qua đó, SV có ý thức tự rèn luyện cho bản thân và tác phong công nghiệp nhằm phát triển nghề nghiệp ngày càng tốt hơn.
b) Mô tả biện pháp: Với biện pháp này, SV sẽ được đào tạo nội dung lý thuyết của mô đun tại cơ sở đào tạo nghề, nội dung thực hành SV sẽ được rèn luyện các kỹ năng học tập tại doanh nghiệp. Do đó, để có thể thực hiện đạt hiệu quả tốt nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề và rèn luyện PCN cho SV thì cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể quá trình học tập và rèn luyện PCN của SV tại doanh nghiệp sản xuất. Các tiêu chí đó được thể hiện qua các phiếu đánh giá như sau:
- Phiếu tự đánh giá học tập của SV: nhằm giúp SV tự đánh giá những ưu điểm và hạn chế của chính mình về năng lực làm việc và rèn luyện PCN trong quá trình học tập và làm việc.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập mô đun của SV tại doanh nghiệp do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn (tại doanh nghiệp) và GV hướng dẫn thực tập (GV của trường) thống nhất đánh giá dựa trên cơ sở quá trình học tập của SV tại doanh nghiệp (bảng 1.5). Qua phiếu đánh giá này, sẽ giúp cho SV hiểu được mức độ đạt được về năng lực và PCN của mình để từ đó có hướng phấn đấu và rèn luyện. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để các trường tự kiểm tra lại và điều chỉnh CTĐT, phương pháp giảng dạy, trang thiết bị, điều kiện dạy học cho phù hợp với thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp.
Bảng 1.5. Phiếu đánh giá kết quả học tập mô đun của SV tại doanh nghiệp
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔ ĐUN
Họ và tên cán bộ hướng dẫn chuyên môn:
Tên Doanh nghiệp/Cơ sở sản xuất:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Email: Web:
Họ và tên SV:
Lớp: MSSV:
Mô đun học tập: Kỹ thuật xung số
Thời gian thực tập từ ngày: đến ngày: .
Ghi chú: đánh giá bằng cách đánh dấu (X) vào cột xếp loại đánh giá các nội dung trong bảng sau.
TT
Nội dung đánh giá
Xếp loại đánh giá
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
A
NĂNG LỰC
1
..
.
..
B
PHẨM CHẤT
1
Tính kỷ luật
1.1
Thực hiện nội quy của cơ quan
1.2
Chấp hành nội quy giờ giấc làm việc
1.3
Chấp hành quy định về trang bị bảo hộ lao động và an toàn lao động
1.4
Có ý thức bảo vệ của công
1.5
Thái độ giao tiếp của SV đối với CB-CNV tại nơi thực tập
2
Tinh thần trách nhiệm
2.1
Tích cực trong học tập và làm việc
2.2
Đáp ứng yêu cầu của công việc
2.3
Trách nhiệm với công việc
2.4
Thể hiện tính chủ động trong công việc được phân công
2.5
Hoàn thành đúng tiến độ công việc
2.6
Tinh thần học hỏi và năng động trong thực hiện công việc
3
Tính Trung thực
3.1
Tuân thủ các quy trình trong vận hành thiết bị và sản xuất
3.2
Quan tâm đến chất lượng sản phẩm
3.3
Khiêm tốn trong ứng xử với CB-CNV
3.4
Tính tập trung và cẩn thận trong thực hiện công việc
3.5
Tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ
4
Tinh thần hợp tác
4.1
Sự hợp tác và đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ công việc
4.2
Giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc
4.3
Thái độ khi thảo luận và cùng làm việc nhóm
Kết quả xếp loại hoàn thành học tập mô đun
Nhận xét chung của cán bộ hướng dẫn chuyên môn:
+ Ưu điểm:
+ Hạn chế:
., ngàytháng.năm .
Xác nhận của Doanh nghiệp Cán bộ hướng dẫn chuyên môn
(ký tên, đóng dấu) (ký và ghi rõ họ tên)
. .
Tuy nhiên, việc giáo dục PCN cho SV thông qua quá trình học tập tại các doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ có những ưu điểm và hạn chế như sau:
*Ưu điểm:
- Giúp SV cũng cố và mở rộng tri thức, kỹ năng nghề nghiệp đã được lĩnh hội. Đồng thời, hình thành và phát triển những tri thức mới và kỹ năng mới theo yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Qua đó, tạo nên sự hứng thú, tình cảm, lòng yêu nghề và có trách nhiệm đối với nghề mình đang theo học.
- Học tập tại doanh nghiệp sản xuất là một cơ hội thuận lợi để góp phần xây dựng những PCN cần thiết mà xã hội đang cần ở đội ngũ lao động kỹ thuật và là môi trường thực sự để giúp SV tự rèn luyện PCN cho chính bản thân mình.
* Hạn chế:
- Hiện nay, sự phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp về các nội dung triển khai học tập tại doanh nghiệp cho SV chưa được chặt chẽ và đồng bộ, thông thường doanh nghiệp chủ yếu rèn luyện kỹ năng nghề mà chưa có chú trọng đến việc rèn luyện PCN cho SV.
- Công cụ đánh giá quá trình học tập của SV tại doanh nghiệp vẫn còn tập trung đánh giá nhiều vào kỹ năng của SV mà chưa quan tâm đến các tiêu chí để đánh giá mức độ rèn luyện PCN của SV trong suốt quá trình học tập tại doanh nghiệp.
1.3.4. Đánh giá phẩm chất nghề của người học trong đào tạo nghề
Đánh giá người học bao gồm đánh giá các mặt: kiến thức, kỹ năng, nhân cách, quá trình rèn luyện
Thông thường, khi nói đến đánh giá người học, người ta chủ yếu quan tâm tới đánh giá kết quả học tập, đánh giá kiến thức, kỹ năng mà người học đạt được. Còn đánh giá thái độ, phẩm chất của người học chưa được chú trọng nhiều. Chính vì thế, phương pháp đánh giá phẩm chất người học, mà ở đây là đánh giá PCN chưa được đầu tư nghiên cứu và triển khai nhiều trong lĩnh vực đào tạo nghề. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về PCN, có thể thấy trong đào tạo nghề, đánh giá NLN và PCN của người học cần phải dựa trên cơ sở là kết quả học tập của người học và quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người học. Đánh giá cả năng lực và phẩm chất là một trong những khâu quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Khi đánh giá phẩm chất của người học, cần xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa theo cấu trúc phẩm chất nghề như trình bày trong mục 1.2 3. Đặc biệt là chú trong tới 4 thành tố: trung thực, trách nhiệm, hợp tác và kỷ luật lao động. Với mỗi thành tố đều có những tiêu chí cụ thể như trình bày trong bảng 1.1.
Ngoài ra, với mục đích đánh giá vì sự tiến bộ của người học, người GV cần phải có sự quan sát, nhắc nhở, uốn nắn người học trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, GV cần phải đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên các chuẩn mực, năng lực mà người học đạt được để từ đó hình thành nên PCN cho người học phù hợp với mỗi hình thức dạy học khác nhau (dạy học lý thuyết; dạy học thực hành; dạy học tích hợp) hoặc qua các buổi tham quan thực tế của người học. Việc đánh giá này chú trọng đến sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình học tập. Do đó, các tiêu chí đánh giá cần phải được công bố trước cho người học để giúp họ biết cách thực hiện các nhiệm vụ theo đúng tiêu chí để đạt được kết quả tốt. Sau mỗi bài học, GV cần có sự phản hồi cho người học về những kiến thức, kỹ năng và PCN mà người học cần phải xem xét, khắc phục và rèn luyện cho bài học của mình.
1.4. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NGHỀ TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp và phạm vi khảo sát
1.4.1.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng tình hình giáo dục PCN cho SV học nghề Điện tử công nghiệp (ĐTCN) tại các trường CĐN để làm cơ sở thực tiễn cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
1.4.1.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề sau đây:
- Nhận thức và đánh giá của GV dạy nghề ĐTCN và SV về tầm quan trọng của việc rèn luyện PCN trong dạy học, đặc biệt là trong các giờ học thực hành.
- GV có quan tâm đến việc rèn luyện phát triển phẩm chất cho SV trong các buổi học thực hành hay không? Phương pháp thực hiện như thế nào?
- Quan niệm của GV về phát triển PCN và xây dựng các biện pháp như thế nào để phát triển PCN cho SV học nghề ĐTCN..
- Ý kiến của SV về việc rèn luyện các PCN của chính bản thân mình thông qua các buổi học thực hành.
- Trong các buổi học thực hành, SV có tự giác thực hiện theo đúng các quy trình thực hiện mà GV đã hướng dẫn?
- SV có quan tâm đến các tiêu chí đánh giá NLN và PCN trong các buổi học thực hành?
1.4.1.3. Đối tượng khảo sát
Để có thể đưa ra những nhận định cơ bản về việc thực hiện các biện pháp phát triển PCN cho SV nghề ĐTCN, tác giả đã tiến hành khảo sát:
- 10 trường cao đẳng nghề trong toàn quốc (Phụ lục 2).
- Khảo sát 60 GV và cán bộ quản lý (CBQL) hiện đang công tác tại các trường cao đẳng có đào tạo nghề ĐTCN (Phụ lục 3).
- Khảo sát 250 SV hiện đang học nghề ĐTCN tại các trường cao đẳng nghề.
1.4.1.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: sử dụng các phiếu khảo sát thăm dò ý kiến được biên soạn theo nội dung liên quan đến các vấn đề về PCN của người học nghề ĐTCN.
- Phương pháp phỏng vấn: Người nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số GV đang tham gia giảng dạy nghề ĐTCN; trao đổi cùng GV về các vấn đề có liên quan đến nội dung cần khảo sát.
- Dự giờ thực tế một số buổi học thực hành tại một số trường có đào tạo nghề ĐTCN để trực tiếp quan sát theo dõi quá trình học tập của SV cũng như các hoạt động của GV.
- Phương pháp thống kê và tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích và xử lý các số liệu đánh giá thực trạng.
1.4.1.5. Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát là một số trường cao đẳng có đào tạo nghề ĐTCN ở trình độ cao đẳng trong toàn quốc.
1.4.2. Kết quả khảo sát
1.4.2.1. Kết quả khảo sát bằng phương pháp dùng phiếu hỏi
a) Kết quả tổng hợp theo phiếu điều tra dành cho GV và CBQL:
Tổng hợp kết quả 60 phiếu điều tra (Phụ lục 5) thu được kết quả như ở bảng 1.6.
b) Kết quả tổng hợp theo phiếu điều tra dành cho SV:
Tổng hợp kết quả thu được 245 phiếu trong tổng số 250 phiếu điều tra được phát ra (Phụ lục 6) với kết quả khảo sát như ở bảng 1.7.
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát GV và CBQL về giáo dục PCN cho SV
TT
Câu hỏi và Phương án chọn
Kết quả
Số phiếu
Tỉ lệ (%)
1
Theo Thầy/Cô, nhu cầu hiện nay của các doanh nghiệp cần nguồn lao động phải như thế nào?
A. Có kỹ năng tay nghề và nhanh nhẹn, tháo vát
29
48.3
B. Có kỹ năng nghề và phẩm chất nghề
14
23.3
C. Có khả năng thích ứng trong công việc tốt
7
11.7
D. Có năng lực chuyên môn giỏi
10
16.7
2
Theo Thầy/Cô, hiện nay các cơ sở sử dụng người lao động ở nước ngoài chưa hài lòng điều gì nhất ở người lao động Việt Nam?
A. Năng lực giải quyết vấn đề
13
21,7
B. Kỹ năng nghề
16
26,7
C. Phẩm chất nghề
8
18,3
D. Trình độ ngoại ngữ
23
38,3
3
Theo Thầy/Cô, việc rèn luyện phẩm chất cho người học ở các cơ sở đào tạo nghề hiện nay được coi là một nhiệm vụ
A. Rất quan trọng
15
25
B. Quan trọng
26
43.3
C. Ít quan trọng
19
31.7
D. Không quan trọng
0
0.0
4
Theo Thầy/Cô, để nâng cao chất lượng rèn luyện phẩm chất cho người học, nhà trường nên
A. Dành một tỉ lệ điểm PCN trong đánh giá kỹ năng nghề
25
41.7
B. Có chương trình riêng về rèn luyện PCN
10
16.7
C. Lồng nội dung rèn luyện PCN vào chương trình đào tạo
11
18.3
D. Dùng điểm rèn luyện PCN là một điều kiện để xét tốt nghiệp
14
23.3
5
Theo Thầy/Cô, để rèn luyện PCN cho người học, GV cần chú trọng tới việc nào nhất
A. Lồng ghép nội dung rèn luyện PCN trong bài dạy
26
43.3
B. Tuyên bố trước cho người học biết sẽ đánh giá cả PCN
12
20.0
C. Lặng lẽ quan sát rồi ghi chép về phẩm chất của từng người
7
11.7
D. Luôn nhắc người học về tác phong công nghiệp
15
25.0
6
Theo Thầy/Cô, trong quá trình giảng dạy chuyên môn, GV có cần thiết phải rèn luyện phẩm chất cho người học?
A. Rất cần thiết
17
28.3
B. Cần thiết
24
40.0
C. Ít cần thiết
12
20.0
D. Không cần thiết
7
11.7
7
Theo Thầy/Cô, khi học tập tại xưởng thực hành, người học thường
A. Thực hiện công việc đúng quy trình một cách cứng nhắc
14
23.33
B. Thực hiện công việc theo đúng hướng dẫn của GV
29
46.67
C. Nghiên cứu thay đổi quy trình và đề nghị GV cho điều chỉnh
1
1.67
D. Nghiên cứu thay đổi quy trình rồi lẳng lặng làm theo quy trình mới
17
28.33
8
Theo Thầy/Cô, để thực hiện tốt quá trình rèn luyện PCN cho người học thì GV cần phải tập trung thực hiện những nội dung quan trọng nào?
A. Trang bị các kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng cho người học
12
20.0
B. Chú trọng rèn luyện kỹ năng tay nghề cho người học
13
21.7
C. Rèn luyện tính tự giác, trung thực, nghiêm túc cho người học
26
43.3
D. Gắn nội dung dạy học với thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp
9
15.0
9
Theo Thầy/Cô, trong quá trình hướng dẫn thực tập mô đun chuyên môn nghề thì GV thường
A. Tập trung trang bị kiến thức chuyên môn
15
25.0
B. Tập trung rèn luyện thuần thục các kỹ năng thực hành
28
46.7
C. Quan sát và thường xuyên đánh giá cả tác phong làm việc
12
20.0
D. Chú trọng hướng dẫn các thao tác phức tạp
5
8.3
10
Trong đánh giá kết quả thực hành của người học, GV cần quan tâm nhất tới tiêu chí nào?
A. Quá trình học tập và sản phẩm đạt được
24
40.0
B. Tinh thần và thái độ học tập
9
15.0
C. Kiến thức và kỹ năng tay nghề
11
18.3
D. Sản phẩm cuối cùng đạt được
16
26.7
11
Theo Thầy/Cô, giữa rèn luyện kỹ năng nghề (năng lực) và rèn luyện PCN (phẩm chất) thì:
A. Rèn luyện kỹ năng nghề khó hơn
21
35.0
B. Rèn luyện phẩm chất nghề khó hơn
25
41.7
C. Rèn luyện cả hai khó như nhau
14
23.3
D. Cả ba phương án trên
0
0.0
Câu 12. Theo ý kiến riêng của Thầy/Cô, quá trình rèn luyện PCN cho người học trong quá trình đào tạo nghề có những thuận lợi và khó khăn gì?
Tổng hợp ý kiến của GV và CBQL, có thể rút ra một số điểm chính sau:
* Thuận lợi:
- Đa số SV vẫn thích học thực hành hơn là học lý thuyết.
- Dạy học mô đun Kỹ thuật xung số theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học phù hợp với nhu cầu thực tế các doanh nghiệp mong muốn khi mà hiện nay vẫn còn một lượng SV chưa có tác phong công nghiệp, chưa thể hiện được sự yêu nghề, sự cẩn thận trong thực hành nghề
* Khó khăn:
- Trong chương trình đào tạo, và yêu cầu trong biên soạn giáo án chưa đề cập, chú trọng đến yếu tố giáo dục PCN cho SV. Điều đó khiến GV gặp khó khăn, lúng túng trong việc rèn luyện và đánh giá PCN cho SV.
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ để đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các môn học/mô đun. Điều đó ảnh hưởng tới việc xây dựng các tình huống để rèn luyện và đánh giá PCN cho SV.
- Đội ngũ GV giảng dạy còn ít được bồi dưỡng về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học nên gặp khó khăn trong việc rèn luyện và đánh giá PCN trong quá trình dạy học.
* Nhận xét chung: Qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng đa số các GV và CBQL đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cần phải đổi mới phương pháp dạy học từ việc còn nặng nề trong truyền thụ kiến thức sang phương pháp dạy học theo định hướng hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho SV. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít các CBQL và GV vẫn còn xem đào tạo theo năng lực quan trọng hơn so với phẩm chất. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp; các cơ sở sản xuất chưa hài lòng với những tác phong kỷ luật và PCN của SV sau khi tốt nghiệp.
Bảng 1.7. Kết quả khảo sát sinh viên về giáo dục PCN
TT
Câu hỏi và Phương án chọn
Kết quả
Số phiếu
Tỉ lệ (%)
1
Theo hiểu biết của Anh/Chị, hiện nay các cơ sở sử dụng người lao động ở nước ngoài chưa hài lòng điều gì nhất ở người lao động Việt Nam?
A. Năng lực giải quyết vấn đề
17
6.94
B. Kỹ năng nghề
93
37.96
C. Phẩm chất nghề
12
4.90
D. Trình độ ngoại ngữ
123
50.20
2
Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến về mức độ cần thiết của giáo dục rèn luyện phẩm chất cho người học trong đào tạo nghề.
A. Rất cần thiết
17
6.94
B. Cần thiết
42
17.14
C. Ít cần thiết
115
46.94
D. Không cần thiết
71
28.98
3
Hình thành PCN cho sinh viên để thích ứng với công việc sau khi tốt nghiệp ra trường là trách nhiệm của:
A. Nhà trường
135
55.10
B. Gia đình
15
6.12
C. Xã hội
63
25.71
D. Bản thân
32
13.06
4
Trong các buổi học thực hành của các mô đun chuyên môn nghề, sinh viên cố gắng rèn luyện PCN nhằm:
A. Thực hiên theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
25
10.00
B. Để có tay nghề vững vàng
86
35.00
C. Để có tay nghề vững vàng và tác phong công nghiệp
127
52.00
D. Để có tác phon... Rèn luyện kỹ năng nghề khó hơn
B. Rèn luyện phẩm chất nghề khó hơn
C. Rèn luyện cả hai khó như nhau
D. Cả ba phương án trên
Câu 15. Theo Anh/Chị, để rèn luyện phẩm chất nghề cho sinh viên, các trường cao đẳng nghề cần có biện pháp:
A. Dành một tỉ lệ điểm phẩm chất nghề trong đánh giá kỹ năng nghề
B. Có chương trình riêng về rèn luyện phẩm chất nghề
C. Lồng nội dung rèn luyện phẩm chất nghề vào chương trình đào tạo
D. Dùng điểm rèn luyện phẩm chất nghề là một điều kiện để xét tốt nghiệp
Ý KIẾN KHÁC :
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!
PHỤ LỤC 7
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VỀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NGHỀ CHO NGƯỜI HỌC
Kính gửi:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó đã chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Qua khảo sát thực trạng quá trình đào tạo nghề cho thấy việc phát triển phẩm chất nghề cho người học chưa được làm tốt và còn gặp nhiều lúng túng. Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu lý luận về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất người học và vận dụng vào quá trình dạy học mô đun Lắp ráp mạch tạo xung trong chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp.
Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý của các Thầy/Cô. Xin Thầy/Cô vui lòng dành thời gian đọc tư liệu gửi kèm theo và trả lời các câu hỏi dưới đây. Ý kiến của các Thầy/Cô rất bổ ích đối với chúng tôi và không ảnh hưởng tới các Thầy/Cô.
Xin quý Thầy (Cô) vui lòng cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây:
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên:
Chức vụ:
Thâm niên công tác:
Đơn vị công tác:
Trình độ:
Điện thoại:
II. NỘI DUNG XIN Ý KIẾN
Câu 1. Theo Thầy/Cô, việc rèn luyện phẩm chất cho người học ở các cơ sở đào tạo nghề hiện nay được coi là một nhiệm vụ.
A. Rất cần thiết o B. Cần thiết o
C. Ít cần thiết o D. Không cần thiết o
Câu 2. Theo Thầy/Cô, trong quá trình giảng dạy chuyên môn GV có cần thiết phải rèn luyện phẩm chất cho người học?
A. Rất cần thiết o B. Cần thiết o
C. Ít cần thiết o D. Không cần thiết o
Câu 3. Về quy trình hình thành và phát triển phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp: Xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về những nội dung ghi trong phiếu này bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với mức đánh giá.
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Kém
Đánh giá tổng quát chung về quy trình hình thành và phát triển phẩm chất nghề cho người học
Đánh giá về việc xác định các tiêu chí cần thiết để đánh giá PCN của người học.
Đánh giá về việc xác định các nội dung các nội dung học tập hình thành nên PCN cho người học.
Đánh giá tính khả thi về việc triển khai các nội dung học tập trên lớp học
Đánh giá sự hợp lý (tính logic) của các bước trong quy trình
Đánh giá khả năng vận dụng của quy trình để triển khai các nội dung học tập hình thành PCN cho người học
Ý kiến khác về quy trình hình thành và phát triển phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp:
Câu 4. Về các biện pháp đề xuất nhằm phát triển phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp: Xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về những nội dung ghi trong phiếu này bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với mức đánh giá.
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Kém
Đánh giá về nội dung của các biện pháp đề xuất
Đánh giá về tính khoa học của các biện pháp
Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp khi vận dụng vào trong quá trình dạy học
Tác dụng của các biện pháp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Ý kiến khác về các biện pháp đề xuất nhằm phát triển phẩm chất nghề cho người học trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp:
Câu 5. Về chất lượng nội dung của các bài thí dụ vận dụng các biện pháp phát triển phẩm chất nghề trong dạy học của mô đun Kỹ thuật xung số: Xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về những nội dung ghi trong phiếu này bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với mức đánh giá.
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Kém
Tính khả thi của biện pháp khi vận dụng trong các bài dạy học thực hành và tích hợp
Tính chính xác về nội dung kỹ thuật, phương pháp dạy học
Tác dụng của biện pháp vận dụng trong việc nâng cao phẩm chất nghề cho người học
Ý kiến khác về chất lượng nội dung của các bài thí dụ vận dụng các biện pháp phát triển phẩm chất nghề trong dạy học của mô đun Kỹ thuật xung số:
Câu 6. Về chất lượng nội dung của tình huống giáo dục đã xây dựng trong dạy học của mô đun Kỹ thuật xung số: Xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về những nội dung của tình huống kể trên bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với mức đánh giá.
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Kém
Nội dung của các tình huống có phù hợp với thực tiễn trong quá trình giảng dạy của mô đun
Tính chính xác và dễ hiểu của các tình huống
Tính khả thi khi vận dụng các tình huống trên vào quá trình giảng dạy
Ý kiến khác về chất lượng nội dung của các tình huống phẩm chất đã xây dựng trong dạy học của mô đun Kỹ thuật xung số:
PHỤ LỤC 8
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Mô đun: LẮP RÁP MẠCH XUNG SỐ
Bài 2: LẮP RÁP MẠCH DAO ĐỘNG ĐA HÀI PHI ỔN DÙNG IC NE555
Số:
Lớp:
I. Mục tiêu của bài:
Sau khi học bài này xong, người học có khả năng:
1. Kiến thức:
- Trình bày được trình tự lắp ráp của mạch điện.
2. Kỹ năng:
- Lắp ráp được mạch điện theo trình tự
- Thực hiện đầy đủ các thao động tác để hình thành kỹ năng lắp ráp mạch điện.
- Nhận biết và khắc phục được các sai hỏng thường gặp.
3. Phẩm chất:
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, luôn chính xác và tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong công việc.
Biết tuân thủ nội quy kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần phấn đấu hoàn thành công việc.
Thực hiện đúng theo trình tự hướng dẫn của GV về các quy trình thực hiện lắp ráp board mạch.
Phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo.
Thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động trong giờ học thực hành.
Có tinh thần trách nhiệm và hỗ trợ hợp tác khi làm việc theo nhóm.
II. Phương tiện thiết bị thực hành
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Bộ nguồn DC
Cái
5
2
Đồng hồ VOM
Cái
5
3
Trạm hàn
Trạm
5
4
Hộp dụng cụ thực hành
Hộp
5
5
Bộ linh kiện thực hành
Bộ
5
6
Đế kẹp board
Cái
5
7
Bảng biểu
Bảng
8
Bộ dụng cụ học nhóm
Bộ
III. Nội dung:
Hướng dẫn ban đầu
1.1 Giai đoạn chuẩn bị
Sơ đồ nguyên lý mạch điện
TP2
TP1
Hình 1 : Sơ đồ nguyên lý mạch dao động đa hài phi ổn dùng IC NE555
Liên kết giữa sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp
Hình 2: Sơ đồ lắp ráp linh kiện
Hình 3: Sơ đồ lắp ráp mạch hoàn chỉnh
Quy trình lắp ráp mạch điện
Bước 1 : Xác định linh kiện
Xác định vị trí các linh kiện trên board mạch in được phát.
Xác định đúng chiều của IC NE555.
Xác định đúng cực tính của tụ điện và đèn LED.
Xác định đúng vị trí của biến trở.
Bước 2 : Kiểm tra linh kiện
Kiểm tra đủ số lượng và đúng loại linh kiện được phát theo danh sách.
Kiểm tra hoạt động của VR, Điện trở, LED và tụ điện.
Stt
Tên linh kiện
Số lượng
Đủ
Thiếu
Ghi chú
1
R= 10K
1
2
R= 330
2
3
VR= 100K
1
4
LED
2
5
IC NE555
1
6
C = 47uF/50V
1
7
Pin đơn
1
8
Jack nguồn
1
9
Đế IC 8 chân
1
Bước 3 : Làm sạch chân linh kiện
Dùng giấy nhám làm sạch các chân linh kiện sao cho chân linh kiện bóng, sạch để thuận lợi cho việc hàn thiếc dễ dàng.
Bước 4 : Lắp linh kiện
Lắp linh kiện theo thứ tự là các điện trở R1, R2, R3; sau đó là đế IC NE555 và biến trở VR. Tiếp theo là các pin đơn và jack nguồn. Cuối cùng là tụ và đèn LED.
Yêu cầu khi lắp linh kiện cần lắp sát mặt board. Đối với đế IC NE555 cần lắp đúng chiều của đế. Đối với tụ và đèn LED, cần lắp đúng chiều và đúng cực tính của linh kiện.
Bước 5 : Hàn chân linh kiện
Sử dụng mỏ hàn và thiếc đề hàn linh kiện.
Yêu cầu chú ý an toàn khi sử dụng mỏ hàn vì nhiệt độ mỏ hàn có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Yêu cầu kỹ thuật đối với hàn linh kiện là sau khi hàn xong, mối hàn phải ngấu, không bị lem vào các đường mạch.
Bước 6 : Cắt chân linh kiện
Sử dụng kiềm cắt để cắt chân linh kiện. Mỗi lần cắt chỉ cắt một chân linh kiện. Khi cắt cần úp mặt chứa chân linh kiện xuống để đảm bảo an toàn.
Yêu cầu kỹ thuật đối với cắt chân linh kiện là phải cắt sát với mặt board đồng, không làm mối hàn bị bong tróc khỏi đường mạch.
Bước 7 : Kiểm tra mạch điện
Kiểm tra nguội: Dùng đồng hồ VOM để đo kiểm tra thông mạch, lỗi ngắn mạch. Nếu có ngắn mạch cần kiểm tra và khắc phục lỗi ngắn mạch để board hoạt động trước khi cấp nguồn. Tránh trường hợp cấp nguồn cho board bị ngắn mạch.
Kiểm tra nóng: Kết nối với nguồn kiểm tra hoạt động của mạch theo đúng nguyên lý hoạt động ban đầu.
Yêu cầu kỹ thuật cần phải cấp nguồn đúng cực tính và đúng điện áp.
1.2 Giai đoạn thực hiện mạch mẫu
- Thực hiện làm mẫu không hướng dẫn lần 1.
- Thực hiện làm mẫu có hướng dẫn lần 2.
- Thực hiện làm mẫu giai đoạn khó lần 3.
2. Hướng dẫn thường xuyên
- Phân công vị trí luyện tập.
- Nhận linh kiện và dụng cụ.
- Lắp ráp linh kiện theo quy trình.
- Nộp bài từng cá nhân theo thứ tự.
3. Hướng dẫn kết thúc
- Đánh giá nhận xét về buổi học.
- Kiểm tra lại dụng cụ , thiết bị.
4. Ôn tập – Củng cố:
Câu hỏi : Khi cấp điện cho mạch hoạt động, đèn LED1 sáng, có dao động ngõ ra ở chân 3 của IC nhưng đèn LED2 không sáng. Lỗi của mạch có thể là gì ?
a. LED2 hỏng.
b. Điện trở R2 hỏng.
c. LED2 mắc ngược.
d. Cả 3 ý kiến a,b,c đều đúng.
e. Cả 3 ý kiến a,b,c đều sai.
Đáp án là d. Cả 3 ý kiến a,b,c đều đúng.
PHỤ LỤC 9
Bảng Quy Trình Lắp Ráp Mạch
DAO ĐỘNG ĐA HÀI PHI ỔN DÙNG IC NE555
Bước
Nội dung
Cách thực hiện
Tiêu chuẩn
1
Xác định linh kiện
- Xác định vị trí các linh kiện trên board mạch được cung cấp
- Đúng vị trí linh kiện
- Đúng chiều IC NE555
- Đúng cực tính của tụ và LED
2
Kiểm tra linh kiện
- Kiểm tra số lượng linh kiện
- Kiểm tra hoạt động của linh kiện
- Đúng và đủ giá trị linh kiện theo phiếu học tập
- Linh kiện phải còn hoạt động
3
Làm sạch chân linh kiện
- Dùng giấy nhám chà chân linh kiện
- Chân linh kiện bóng, sạch
4
Lắp linh kiện
- Lắp điện trở R1, R2, R3
- Lắp đế IC và biến trở VR
- Lắp jack nguồn và pin đơn
- Lắp tụ và LED
- Lắp đúng vị trí linh kiện và nằm sát board mạch
- Lắp đúng chiều của đế IC
- Lắp đúng cực tính và chiều của tụ và LED
5
Hàn chân linh kiện
- Hàn chân linh kiện bằng mỏ hàn và thiếc hàn
- Mối hàn ngấu
6
Cắt chân linh kiện
- Cắt chân linh kiện bằng kiềm cắt
- Cắt chân linh kiện sát mối hàn, mối hàn không bị bong khỏi đường mạch
7
Kiểm tra mạch điện
Dùng đồng hồ VOM kiểm tra lỗi ngắn mạch và chạm nguồn
Kết nối kiểm tra hoạt động theo đúng nguyên lý
- Không chạm nguồn và mass
- Cấp nguồn đúng cực tính và đúng điện áp.
PHỤ LỤC 10
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Tên mô đun: Kỹ thuật xung - số
Mã mô đun: MĐ 19
Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 85 giờ, Kiểm tra 5 giờ)
Vị trí, tính chất của mô đun:
Vị trí: Môn học được bố trí dạy sau khi học xong các môn cơ bản như điện tử nâng cao, điện tử tương tự, kỹ thuật cảm biến, có thể học song song với các môn cơ bản khác như điện tử công suất, kỹ thuật vi điều khiển 1.
Tính chất: Là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề điện tử công nghiệp
Mục tiêu mô đun:
Kiến thức:
Phát biểu được các khái niệm cơ bản về xung điện, các thông số cơ bản của xung điện, ý nghĩa của xung điện trong kỹ thuật điện tử.
Trình bày được cấu tạo các mạch dao động tạo xung và mạch xử lí dạng xung.
Phát biểu khái niệm về kỹ thuật số, các cổng logic cơ bản. Kí hiệu, nguyên lí hoạt động, bảng sự thật của các cổng lôgic.
Trình bày được cấu tao, nguyên lý các mạch số thông dụng như: Mạch đếm, mạch đóng ngắt, mạch chuyển đổi, mạch ghi dịch, mạch điều khiển.
Kỹ năng:
Lắp ráp, kiểm tra được các mạch tạo xung và xử lí dạng xung.
Lắp ráp, kiểm tra được các mạch số cơ bản trên panel và board mạch thực tế.
Thái độ
Thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và trong thực hiện công việc.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ đã được đào tạo.
Có khả năng tự định hướng trong giải quyết công việc và phát triển nghề nghiệp.
Có năng lực lập kế hoạch, điều phối và đánh giá các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ở quy mô hẹp.
Có năng lực đưa ra được kết luận và chịu trách nhiệm về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ không quá phức tạp
Nội dung mô đun:
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập
Kiểm tra
Phần 1: Kỹ thuật xung
27
6
20
1
1
Các khái niệm cơ bản
5
2
3
2
Mạch dao động đa hài
12
2
9
1
3
Mạch hạn chế biên độ và ghim áp
10
2
8
Phần 2: Kỹ thuật số
93
24
66
3
1
Đại cương
10
2
8
2
FLIP - FLOP
10
2
7
1
3
Mạch đếm và thanh ghi
19
4
14
1
4
Mạch logic MSI
16
4
12
5
Họ vi mạch TTL - CMOS
14
4
10
6
Bộ nhớ
12
4
7
1
7
Kỹ thuật ADC - DAC
12
4
7
1
Cộng
120
30
85
5
Phần 1: Kỹ thuật xung
Bài 1: Các khái niệm cơ bản
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm về xung điện, dãy xung
- Giải thích được sự tác động của các linh kiện thụ động đến dạng xung
- Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp
Nội dung: Thời gian: 5 giờ (LT:2 giờ; TH:3 giờ)
1. Định nghĩa xung điện, các tham số và dãy xung
1.1.Định nghĩa
1.2.Các thông số của xung điện và dãy xung
2. Tác dụng của R-C đối với các xung cơ bản
2.1. Tác dụng của mạch RC đối với các xung cơ bản
2.2. Tác dụng của mạch RL đối với các xung cơ bản
3. Tác dụng của mạch R.L.C đối với các xung cơ bản
4. Khảo sát dạng xung
Bài 2: Mạch dao động đa hài
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các mạch dao động đa hài
Nêu được các ứng dụng của mạch đa hài trong kỹ thuật
Lắp ráp, sửa chữa, đo kiểm được các mạch dao động đa hài đúng yêu cầu kỹ thuật
Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập
Nội dung: Thời gian: 12giờ (LT: 2 giờ; TH: 9 giờ)
1. Mạch dao động đa hài không ổn
1.1. Mạch dao động đa hài dùng Transistor
1.2. Mạch dao động đa hài dùng IC 555
1.3. Mạch dao động đa hài dùng cổng logic
2. Mạch đa hài đơn ổn
2.1. Mạch đa hài đơn ổn dùng Transistor
2.2. Mạch đa hài đơn ổn dùng IC 555
2.3. Mạch đa hài dùng cổng logic
3. Mạch đa hài lưỡng ổn
3.1. Mạch đa hài lưỡng ổn dùng Transistor
3.2. Mạch đa hài lưỡng ổn dùng IC 555
3.3. Mạch lưỡng ổn dùng cổng logic
4. Mạch schmitt - trigger
4.1. Mạch Schmitt-trigger dùng Transistor
4.2. Mạch Schmitt-trigger dùng cổng logic
Bài 3: Mạch hạn chế biên độ và ghim áp
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các mạch hạn chế biên độ và ghim áp.
Nêu được các ứng dụng của mạch hạn chế biên độ và ghim áp trong kỹ thuật
Lắp ráp, sửa chữa, đo kiểm được các mạch hạn chế biên độ và ghim áp đúng yêu cầu kỹ thuật
Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp
Nội dung: Thời gian: 10giờ (LT: 2 giờ;TH: 8 giờ)
1. Mạch hạn biên
1.1. Khái niệm
1.2. Mạch hạn biên dùng Điốt
1.3. Mạch hạn biên dùng Transistor
2. Mạch ghim áp
2.1. Mạch ghim áp dùng Điốt
2.2. Mạch ghim áp dùng transistor
Phần 2: Kỹ thuật số
Bài 1: Đại cương
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm cơ bản về mạch tương tự và mạch số.
- Trình bày được cấu trúc của hệ thống số và mã số.
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cổng logic cơ bản
- Trình bày được các định luật cơ bản về kỹ thuật số, các biểu thức toán học của số
- Chủ động, sáng tạo và đảm bảo trong quá trình học tập
Nội dung: Thời gian:10 giờ (LT:2 giờ; TH:8 giờ)
1. Tổng quan về mạch tương tự và mạch số
1.1. Định nghĩa
1.2. Ưu nhược điểm của kỹ thuật số so với kỹ thuật tương tự
2. Hệ thống số và mã số
2.1. Hệ thống số thập phân
2.2. Hệ thống số nhị phân
2.3. Hệ thống số bát phân
2.4. Hệ thống sô thập lục phân
2.5. Mã BCD
2.6. Mã ASCII
3. Các cổng logic cơ bản
3.1. Cổng AND
3.2. Cổng OR
3.3. Cổng NOT
3.4. Cổng NAND
3.5. Cổng NOR
3.6. Cổng EX - OR
3.7. Cổng EX - NOR
3.8. Cổng đệm (Buffer)
4. Biểu thức logic và mạch điện
4.1. Mạch điện biểu diễn biểu thức logic
4.2. Xây dựng biểu thức logic theo mạch điện cho trước
5. Đại số bool và định lý Demorgan
5.1. Hàm Bool một biến
5.2. Hàm nhiều biến
5.3. Định lý Demorgan
6. Đơn giản biểu thức logic
6.1. Đơn giản biểu thức logic bằng phương pháp đại số
6.2. Rút gọn biểu thức logic bằng biểu đồ Karnaugh
7. Giới thiệu một số IC số cơ bản
Bài 2: Flip - Flop
Mục tiêu:
Trình bày được cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của các Flip - Flop
Nêu được các ứng dụng của các Flip - Flop trong kỹ thuật
Lắp ráp, sửa chữa, đo kiểm được các các Flip - Flop đúng yêu cầu kỹ thuật
Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp
Nội dung: Thời gian:10 giờ (LT: 2giờ ; TH: 7 giờ)
1. Flip - Flop R-S
1.1.FF R-S sử dụng cổng NAND
1.2. FF R-S sử dụng cổng NOR
2. FF R-S tác động theo xung lệnh
3. Flip - Flop J -K
4. Flip - Flop T
5. Flip - Flop D
6. Flip - Flop M-S
7. Flip - Flop với ngõ vào Preset và Clear
8. Tính toán, lắp ráp một số mạch ứng dụng cơ bản
Bài 3: Mạch đếm và thanh ghi
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các mạch đếm và thanh ghi thông dụng.
Nêu được các ứng dụng của các mạch đếm và thanh ghi trong kỹ thuật
Lắp ráp, sửa chữa, đo kiểm được các các mạch đếm và thanh ghi đúng yêu cầu kỹ thuật.
Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Nội dung: Thời gian: 19 giờ (LT: 4 giờ; TH: 14 giờ)
1. Mạch đếm
1.1. Mạch đếm lên không đồng bộ
1.2. Mạch đếm xuống không đồng bộ
1.3. Mạch đếm lên, đếm xuống không đồng bộ
1.4. Mạch đếm không đồng bộ chia n tần số
1.5. Mạch đếm đồng bộ
1.6. Mạch đếm vòng
1.7. Mạch đếm vòng xoắn (Jonhson)
1.8. Mạch đếm với số đếm đặt trước
2. Thanh ghi
2.1.Thanh ghi vào nối tiếp ra song song dịch phải
2.2. Thanh ghi vào nối tiếp ra song song dịch trái
2.3. Thanh ghi vào song song ra song song
3. Giới thiệu một số IC đếm và thanh ghi thông dụng
4. Tính toán, lắp ráp một số mạch ứng dụng cơ bản
Bài 4: Mạch logic tổ hợp
Mục tiêu:
Trình bày được cấu trúc, nguyên lý của hệ thống mã hóa và giải mã.
Trình bày được các phép toán logic, tạo kiểm và các loại IC thông dụng.
Nêu được các ứng dụng của các mạch giải mã, mã hóa, ghép kênh và tách kênh trong kỹ thuật
Lắp ráp, sửa chữa, đo kiểm được các các mạch giải mã, mã hóa, ghép kênh và tách kênh đúng yêu cầu kỹ thuật
Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo và chủ động trong quá trình thực hành.
Nội dung: Thời gian: 16 giờ (LT: 4 giờ; TH: 12 giờ)
1. Mạch mã hóa
1.1. Sơ đồ khối tổng quát
1.2. Mạch mã hóa từ 4 sang 2
1.3. Mạch mã hóa từ 8 sang 3
1.4. Mạch mã hóa ưu tiên
2. Mạch giải mã
2.1.Đặc điểm chung
2.2. Mạch giải mã 2 sang 4
2.3. Mạch giải mã 3 sang 8
2.4. Mạch giải mã BCD sang thập phân
2.5. Mạch giải mã BCD sang Led 7 đoạn
2.6. Mạch giải mã BCD sang chỉ thị tinh thể lỏng
3. Mạch ghép kênh
3.1. Tổng quát
3.2. Mạch ghép 2 kênh sang 1
3.3. Mạch ghép 4 kênh sang 1
4. Mạch tách kênh
4.1. Tổng quát
4.2. Mạch tách kênh 1 sang 2
4.3. Mạch tách kênh 1 sang 4
5. Giới thiệu một số IC mã hóa và giải mã thông dụng
6. Tính toán, lắp ráp một số mạch ứng dụng cơ bản
Bài 5: Họ vi mạch TTL - CMOS
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu trúc, các đặc tính cơ bản của các loại IC số
- Trình bày được các thông số cơ bản của IC số
- Trình bày được các phương thức giao tiếp giữa các loại IC số.
- Lắp ráp, sửa chữa, đo kiểm được một số mạch ứng dụng cơ bản
- Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Nội dung: Thời gian: 14 giờ (LT: 4giờ ;TH: 10giờ)
1. Cấu trúc và thông số cơ bản của TTL
1.1. Cơ sở của việc hình thành cổng logic họ TTL
1.2. Cấu trúc cơ bản của TTL
1.3. Nhận dạng, đặc điểm, các thông số cơ bản
2. Cấu trúc và thông số cơ bản của CMOS
2.1. Đặc trưng của các vi mạch số họ CMOS
2.2. Cấu trúc CMOS của các cổng logic cơ bản
2.3. Các thông số cơ bản của các vi mạch số họ CMOS
3. Giao tiếp TTL và CMOS
3.1. TTL kích thích CMOS
3.2. CMOS kích thích TTL
4. Giao tiếp giữa mạch logic và tải công suất
4.1. Giao tiếp với tải DC
4.2. Giao tiếp với tải AC
4.3. Giao tiếp sử dụng nối quang
4.4. Giao tiếp sử dụng rơ le
5. Tính toán, lắp ráp một số mạch ứng dụng cơ bản
Bài 6: Bộ nhớ
Mục tiêu:
Trình bày được cấu trúc, hoạt động, phân loại và phạm vi ứng dụng các bộ nhớ.
Nêu được các ứng dụng của ROM, RAM trong kỹ thuật
Đo kiểm, xác định lỗi chính xác một loại bộ nhớ trong thực tế
Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Nội dung: Thời gian: 12 giờ (LT:4 giờ; TH: 7 giờ)
1. ROM
1.1. Cấu trúc ROM
1.2. Cấu trúc ma trận nhớ
1.3. Cấu trúc tế bào ROM
1.4. Cấu trúc tế bào PROM
1.5. EPROM
2. RAM
2.1. Cấu trúc RAM
2.2. Cấu trúc tế bào RAM
3. Mở rộng dung lượng bộ nhớ
3.1. Phương pháp mở rộng số đường địa chỉ
3.2. Phương pháp mở rông số đường dữ liệu
4. Giới thiệu IC
Bài 7: Kỹ thuật ADC - DAC
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi ứng dụng các bộ bộ chuyển đổi A/D và D/A.
Nêu được một số IC chuyển đổi thông dụng và ứng dụng của chúng
Đo kiểm, xác định lỗi chính xác một loại IC chuyển đổi thông dụng
Rèn luyện tính tư duy và tác phong công nghiệp
Nội dung: Thời gian:12 giờ (LT: 4 giờ; TH: 7 giờ)
1. Mạch chuyển đổi số - tương tự (DAC)
1.1. Tổng quá về chuyể đổi DAC
1.2. Thông số kỹ thuật của bộ chuyể đổi DAC
1.3. Mạch DAC dùng điện trở có trị số khác nhau
1.4. Mạch DAC sử dụng nguồn dòng
1.5. Mạch ADC dùng điện trở R và 2R
2. Mạch chuyển đổi tương tự - số (ADC)
2.1. Tổng quát về chuyển đổi ADC
2.2. Vấn đề lấy mẫu và giữ
2.3. Mạch ADC dùng điện áp tham chiếu nấc thang
2.4. Mạch ADC gần đúng lấy liên tiếp
2.5. Mạch ADC chuyển đổi song song
3. Giới thiệu IC
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng:
Được bố trí học và thực hành tại xưởng thực hành chuyên môn đảm bảo được mục tiêu của chương trình Kỹ thuật xung-số.
Trang thiết bị máy móc:
- Kit thực hành về kỹ thuật xung
- Đồng hồ VOM kim và số.
- Máy hiện sóng 2 tia.
- Dụng cụ tháo, ráp vi mạch.
- Kit thực tập về kỹ thuật số.
- Dụng cụ đo xác định chất lượng và loại IC số TTL và CMOS.
- PC, phần mềm chuyên dùng, Projector.
- Bút logic số.
Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Vi mạch số các loại
- Điện trở, tụ, rờ-le, led các loại.
- Mạch IC mẫu để học viên tập đo xác định chân IC và mức điện áp
- Giáo trình, tài liệu học tập.
- Bảng , phấn bàn, ghế học tập.
- Các sơ đồ mạch điện.
Các điều kiện khác
Sinh viên có thể tham khảo thêm các tài liệu về mô đun kỹ thuật xung số tại thư viện của trường .
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
Nội dung:
Kiến thức:
Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm theo các nội dung sau:
Tác dụng các loại mạch điện đối với các dạng xung.
Các dạng mạch dao động đa hài và các tham số cơ bản, ứng dụng.
Các mạch hạn chế biên độ và ghim áp: dạng mạch, các thông số cơ bản, ứng dụng.
Cấu tạo, đặc điểm họ TTL và CMOS .
Vẽ sơ đồ logic dùng NAND, NOR.
Vẽ sơ đồ các mạch điện được học
Giải thích được sơ đồ mạch
Kỹ năng:
Kiểm tra kỹ năng thực hành lắp ráp, mạch điện theo yêu cầu của bài được đánh giá theo các tiêu chuẩn:
Độ chính xác.
Tính thẩm mỹ.
Chất lượng làm việc
Thời gian thực hiện công việc
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực về chuyên môn trong việc thiết kế , lắp ráp sửa chữa các mạch số.
Có khả năng tự định hướng và giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung của mô đun đã được học.
Có năng lực đưa ra được kết luận và chịu trách nhiệm về các vấn đề chuyên môn liên quan đến các kiến thức và kỹ năng đã được lĩnh hội qua mô đun kỹ thuật xung số.
Phương pháp:
Hiểu rõ được cơ bản nội dung của mô đun.
Có tính chủ động và thái độ nghiêm túc trong học tập.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên quá trình học tập của người học.
VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:
Phạm vi áp dụng mô đun:
Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề tại khoa điện tử Trường Cao đẳng nghề Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
Đối với giáo viên, giảng viên:
Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị và tài liệu phát tay phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện bài giảng
Chọn lọc và áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vào mô đun giảng dạy như: Phương pháp truyền thống, phương pháp tích cực hóa người học nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của mô đun.
Căn cứ vào thực tế của đối tượng là người học, giảng viên có thể thay đổi nội dung nhưng vẫn phải đảm bảo số giờ theo qui định.
Đối với người học:
Trang bị cho mình một phương pháp và kế hoạch học tập tốt để có thể lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng của mô đun.
Chuẩn bị tốt các kiến thức đã được học trước đó có liên quan đến mô đun này.
Những trọng tâm cần chú ý
- Cần phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa các họ IC trong thực tế, nhất là các dạng mạch gần giống nhau.
- Cần chú ý các biện pháp an toàn về điện cho mạch điện, nhắc nhở học sinh thường xuyên trong khi học tập
Tài liệu tham khảo
[1] Đề cương môđun/môn học nghề Sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệp”, Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề (VTEP), Tổng cục Dạy Nghề, Hà Nội, 2003
[2] Mạch số - Nguyễn Hữu Phương. NXB khoa học kỹ thuật 2004
[3] Giáo trình kỹ thuật số - ĐH SPKT TP. HCM
[4] Sổ tay vi mạch số TTL và CMOS. Dương Minh Trí. nxb khoa học kỹ thuật 1989
[5] Kỹ thuật xung số - NXB Khoa học và Kỹ thuật 2004
PHỤ LỤC 11
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TP.HCM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số: /KH-CĐN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20
KẾ HOẠCH
HỌC TẬP THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP
Nghề: Điện tử công nghiệp Trình độ: cao đẳng
Lớp: Khóa học: 20.. – 20..
Nhằm trang bị cho sinh viên (SV) nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng có được kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp cũng như có cái nhìn khách quan tổng thể hơn về nghề nghiệp mình lựa chọn. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Khoa Điện tử xây dựng kế hoạch học tập thực tế cho sinh viên cho lớp tại Công Ty TNHH TM&DV Điều Khiển Thông Minh như sau:
Mục đích :
Giúp sinh viên tiếp cận thực tế tại doanh nghiệp, đồng thời tăng cường kỹ năng thực hành của SV sau khi học lý thuyết tại trường.
Nâng cao nhận thức của SV trong việc rèn luyện kiến thức chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất nghề của mình trong học tập và làm việc.
Giúp SV hoàn thiện về nhân cách, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, làm quen với công việc sản xuất tại cơ sở sản xuất.
Tạo mối quan hệ liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Đối tượng tham gia :
Đối tượng: SV nghề Điện tử công nghiệp, mã lớp: ..
Số lượng SV: ............SV (danh sách đính kèm).
Học kỳ áp dụng:..
Bao gồm các môn học/mô đun như sau:
STT
Tên môn học/mô đun
Tổng số giờ
Lý thuyết
Thực hành
Ghi chú
1
Kỹ thuật xung số
120
30
90
Lý thuyết học tại Trường
2
.
..
.
..
Thời gian và địa điểm học tập:
*Môn học/mô đun: Kỹ thuật xung số
+ Giai đoạn 1: Từ ngày..đến ngày:SV học lý thuyết tại Trường.
+ Giai đoạn 2: Từ ngày..đến ngày: SV học thực hành tại doanh nghiệp.
Địa điểm: tại Công ty TNHH TM&DV Điều Khiển Thông Minh
Địa chỉ: 50/2/3 Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp, TPHCM
Nội dung học tập thực hành tại doanh nghiệp:
Thực hành theo đúng nội dung chương trình đào tạo của các mô đun nêu trên.
Chấp hành tốt nội quy, quy định của đơn vị, doanh nghiệp, công ty nơi đến thực hành và các quy định liên quan.
Chấp hành tốt an toàn lao động.
Phân công nhiệm vụ:
Đối với Giáo viên hướng dẫn:
Hướng dẫn SV đi học tập tại doanh nghiệp theo thời gian và địa điểm như trên. Đảm bào đúng kế hoạch và an toàn.
Trực tiếp giám sát SV tại nơi học tập, thông báo về khoa các tình huống xảy ra và báo cáo định cuối tuần, hoặc đột xuất về khoa chuyên môn.
Hướng dẫn SV về nội quy, quy định tại nơi học tập và giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình SV học tập tại doanh nghiệp.
Kết hợp với cán bộ hướng dẫn tại doanh nghiệp để đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau khi kết thúc thời gian học tập.
Đối với sinh viên:
- Trong thời gian học tập tại doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của nhà trường, doanh nghiệp và giáo viên hướng dẫn.
- Kết thúc thời gian học tập thực tế, phải nộp phiếu đánh giá kết quả học tập do doanh nghiệp đánh giá, xác nhận để làm căn cứ đánh giá cho điểm kết thúc mô đun.
Đối với Phòng đào tạo:
Tạo điều kiện sắp xếp thời khóa biểu trong thời gian lớp đi học tập tại công ty như trên.
Đối với Khoa điện tử:
Thông tin phòng đào tạo để phối hợp sắp xếp thời khóa biểu, khi kết thúc thời gian học tập tại doanh nghiệp. Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ và báo cáo kịp thời tới các đơn vị liên quan khi cần thiết.
Nơi nhận:
- Hiệu trưởng;
- Phó Hiệu trưởng;
- Phòng, Khoa liên quan:
- GVHD;
- GVCN;
- Lưu: P.HCTC, P. ĐT, Khoa ĐTử
HIỆU TRƯỞNG
.