Luận án Phát triển nhân cách chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

BỘ QUỐC PHềNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀ ĐỨC LONG PHáT TRIểN NHÂN CáCH CHíNH TRị VIÊN TRONG QUÂN ĐộI NHÂN DÂN VIệT NAM HIệN NAY THEO TƯ TƯởNG Hồ CHí MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014 BỘ QUỐC PHềNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀ ĐỨC LONG PHáT TRIểN NHÂN CáCH CHíNH TRị VIÊN TRONG QUÂN ĐộI NHÂN DÂN VIệT NAM HIệN NAY THEO TƯ TƯởNG Hồ CHí MINH Chuyờn ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mó số : 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,

doc200 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển nhân cách chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS Nguyễn Vĩnh Thắng 2. PGS, TS Văn Đức Thanh HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Đức Long MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 25 1.1. Thực chất phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh 25 1.2. Những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh 59 Chương 2 THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 77 2.1. Thực trạng phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 77 2.2. Xu hướng và yêu cầu cơ bản phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 101 Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 119 3.1. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, rèn luyện chính trị viên nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 119 3.2. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của chính trị viên nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 135 3.3. Xây dựng môi trường công tác thuận lợi và tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 153 KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 172 182 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Chính trị viên CTV 02 Chính trị quốc gia CTQG 03 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 04 Hà Nội H 05 Hạ sĩ quan, chiến sĩ HSQ, CS 06 Học viên đào tạo chính trị viên HVĐTCTV 07 Nhà xuất bản Nxb 08 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 09 Tư tưởng Hồ Chí Minh TTHCM 10 Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài: “Phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Vấn đề nghiên cứu của đề tài được tác giả ấp ủ, say mª nghiên cứu từ nhiều năm nay, điều này được thể hiện từ các luận văn tốt nghiệp ở các bậc học đại học, cao học, cũng như nhiều bài báo khoa học tác giả đã công bố đều đề cập về TTHCM ở nhiều góc độ khác nhau, song điểm nhấn là TTHCM về xây dựng QĐNDVN vững mạnh về chính trị; về nhân cách và phát triển nhân cách đội ngũ cán bộ, đảng viên và người chính trị viên trong QĐNDVN. Nội dung đề tài tập trung làm rõ: thực chất và những nhân tố c¬ b¶n quy định quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM; đánh giá thực trạng, chỉ ra xu hướng và yêu cầu c¬ b¶n phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM; đề xuất hệ thống những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM. Đề tài là một công trình khoa học độc lập, míi mÎ, không cã sù trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 2. Lý do lựa chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản lý luận quí báu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, là ngọn cờ lý luận đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [11, tr.25]. TTHCM về chính trị viên và phát triển nhân cách chính trị viên là một nội dung quan trọng trong tư tưởng quân sự, chính trị của Người. Tư tưởng đó đã thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam, chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng đội ngũ chính trị viên trong QĐNDVN, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội trong mọi thời kỳ cách mạng. Hiện nay, TTHCM về chính trị viên và phát triển nhân cách chính trị viên đã được quán triệt vào trong Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Theo tinh thần của Nghị quyết, chính trị viên trong QĐNDVN được xác định: là người giữ cương vị chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động CTĐ, CTCT, đồng thời là bí thư tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị phân đội. Chính trị viên vừa là sĩ quan chính trị của quân đội, vừa là cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước được đào tạo chính quy để phục vụ lâu dài trong quân đội. Với cương vị, chức trách được giao, phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của chính trị viên có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến các mặt công tác của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thuộc quyền. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải đào tạo, bồi dưỡng chính trị viên có đủ phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX) và Nghị quyết 513/NQ-ĐUQSTW của Quân ủy Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực nhằm xây dựng đội ngũ chính trị viên đáp ứng yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Vì vậy, về cơ bản đại bộ phận chính trị viên đã có phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu thực tiễn thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trên thực tiễn phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của một bộ phận chính trị viên ở các đơn vị còn có có những hạn chế, khuyết điểm chưa thực sự ngang tầm với cương vị, chức trách, nhiệm vụ đảm nhiệm. Trong bối cảnh thời cơ và thách thức đan xen như hiện nay, sự nghiệp xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ mới, đòi hỏi rất cao về chất lượng toàn diện, trên cơ sở vững mạnh về chính trị đã và đang chịu sự tác động của nhiều nhân tố với cả thuận lợi và khó khăn, thách thức, nhiều mâu thuẫn đang đặt ra cần phải giải quyết. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ chính trị, đặc biệt là chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Mặt khác, từ khi có Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX), đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu khá sâu sắc về chính trị viên ở nhiều phương diện khác nhau. Nhưng việc làm rõ lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp một cách có hệ thống, toàn diện về phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM dưới góc độ triết học thì có rất ít công trình khoa học đề cập đến. Từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, làm đề tài nghiên cứu của luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Góp phần nâng cao hiệu quả phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM, đáp ứng yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên trong thời kỳ mới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát TTHCM về nhân cách, nhân cách chính trị viên và phát triển nhân cách chính trị viên. Từ đó, làm rõ hệ thống khái niệm công cụ của đề tài, tập trung phân tích luận giải phạm trù trung tâm đề tài của luận án là: phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM. Chỉ ra những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM. - Dựa vào khung lý luận đã xác định để khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, phân tích xu hướng và chỉ ra yêu cầu cơ bản phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM. - Trên cơ sở khung lý thuyết và thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu bản chất và những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM. * Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM ở các đơn vị chủ lực binh chủng hợp thành, số liệu khảo sát từ năm 2006 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, TTHCM về nhân cách và nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của người cán bộ, đảng viên nói chung, chính uỷ - chính trị viên trong QĐNDVN nói riêng. * Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa vào các báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT của các đơn vị cơ sở, kết quả điều tra, khảo sát và những vấn đề thực tế liên quan tới phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM, cũng như số liệu của các công trình khoa học đã công bố. * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài của luận án vận dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp tiếp cận giá trị nghiên cứu các vấn đề đặt ra. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như : phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống - cấu trúc, lô gích - lịch sử, điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, so sánh, phương pháp nghiên cứu các tài liệu và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM; đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra xu hướng và yêu cầu cơ bản phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM; đề xuất một số giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi nhằm phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận của luận án: Kết quả thu được của đề tài góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề về cơ sở lý luận của quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM. * Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập và bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ chính trị, trong đó có chính trị viên có đủ phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và người cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh Bàn về phát triển nhân cách con người mới XHCN theo TTHCM, đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu đề cập đến. Tiêu biểu như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết chuyên khảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và nội dung cơ bản”, trong bài viết đề cập về nội dung phát triển nhân cách con người mới XHCN theo TTHCM, Đại tướng chỉ rõ: “Con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng, bồi dưỡng phải là con người có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, lại phải có năng lực trí tuệ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước, thời đại” [22, tr.45]. TS Nguyễn Khắc Điều (chủ nhiệm), đề tài “Tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh - một số vấn đề lý luận và vận dụng vào quân sự hiện nay”, đã nghiên cứu tổng thể, rõ ràng nhiều nội dung về TTHCM. Trong đó đề cập về phát triển nhân cách con người mới theo TTHCM, đề tài nhận định: “Mô hình nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh khái quát tức là đức và tài (phẩm chất và năng lực)... Phẩm chất và năng lực con người mới gắn với nhiệm vụ cách mạng ở từng giai đoạn lịch sử” [19, tr.77]. TS Nguyễn Hữu Công với công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện”, đã làm rõ cơ sở lý luận, nội dung cơ bản của TTHCM về phát triển con người toàn diện. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh: Với quan niệm và cách nhìn nhận con người toàn diện như là một thể thống nhất, sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố, các mặt thể lực, trí tuệ, trình độ thẩm mỹ, đạo đức cách mạngHồ Chí Minh cho rằng phát triển con người toàn diện trước hết phải tập trung phát triển tất cả các bộ phận cấu thành nên chỉnh thể đó [4, tr.79]. Đề cập ở nội dung này, còn có các bài viết của: GS Đặng Xuân Kỳ “Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người”[30]; GS, TS Nguyễn Văn Tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người”[97]; GS, TS Phạm Minh Hạc “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và tâm lý học nhân cách” [24]; PGS, TS Lê Sĩ Thắng “Mấy vấn đề về “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh” [101]; PGS, TS Trịnh Doãn Chính “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” [3]; PGS, TS Hoàng Chí Bảo “Vài nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh” [2]; TS Đức Uy “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách” [114]; TS Vũ Kim Thanh “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân cách” [98]... Các tác giả đã có sự thống nhất phát triển nhân cách con người mới XHCN theo TTHCM, là con người phát triển toàn diện, với sự thống nhất chặt chẽ giữa đức và tài, lấy đức làm gốc và một trong yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách con người là con đường giáo dục và tự giáo dục, thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Trong đó, GS, TS Nguyễn Văn Tài nhận định theo TTHCM: “mục tiêu của giáo dục - đào tạo phải là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài trên cơ sở phát triển nhân cách con người Việt Nam vừa “hồng”, vừa “chuyên” [97, tr.14]. PGS, TS Lê Sĩ Thắng chỉ rõ: “Hồ Chí Minh đã không bàn luận dài dòng về vấn đề “tính người là thiện hay ác”. Điều mà Người quan tâm và nhấn mạnh là vai trò có tính chất quyết định của giáo dục đối với “tính người”. “Tính ấy”, phần nhiều do giáo dục mà nên và gắn liền với hoạt động của con người” [101, tr.33]. 1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh Quán triệt sâu sắc TTHCM, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Do đó, ở mọi giai đoạn cách mạng, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, luôn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có bài viết “Những vấn đề trọng yếu trong chiến lược cán bộ hiện nay”, đã chỉ rõ: “Trong giai đoạn cách mạng hiện nayChung quy lại, người cán bộ phải có phẩm chất và năng lực, có đức và tài, trong đó “đức là cái gốc của người cán bộ” như Bác Hồ từng nhấn mạnh” [85, tr. 4 -5]. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI”, đã làm rõ cơ sở quá trình hình thành TTHCM, khẳng định những đóng góp to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đồng thời, bàn về phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên theo TTHCM, tác giả chỉ rõ: Cán bộ, đảng viên của Đảng nhất định phấn đấu và phải phấn đấu để làm người và làm người cộng sản như Bác Hồ đã dạy: trung thành và kiên định với đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; gìn giữ phẩm chất và đạo đức cách mạng, đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, đi sát cơ sở, không tham nhũng, không bao che cho hiện tượng quan liêu, tham nhũng và tiêu cực; trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn, đủ sức đảm đương nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới [90, tr.34]. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài “Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI”, đã hết sức nhấn mạnh đến biện pháp để mỗi người cán bộ, đảng viên rèn luyện, phấn đấu phát triển nhân cách của mình, chính là sự nêu cao tinh thần thực hiện tự phê bình và phê bình, chủ động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để “mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng luôn thật lòng vì nước, vì dân, vì Đảng; thật sự là người cộng sản” [107, tr.16]. GS Đặng Xuân Kỳ với công trình nghiên cứu: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã đi vào phân tích thực trạng và những tác động trong đời sống xã hội nước ta hiện nay đến phát triển nhân cách, đạo đức của người cán bộ, đảng viên và khái quát những tiêu chí chuẩn mực nhân cách người cán bộ, đảng viên theo TTHCM được thể hiện ở 4 phẩm chất chủ yếu, đó là: “Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm liêm chính chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng” [31, tr.11]. Đề cập ở nội dung này, còn có các bài viết của: GS, TS Tô Huy Rứa “Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [94]; GS, TS Đỗ Nguyên Phương “Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay”[91]; PGS, TS Nguyễn Quang Uẩn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức nhân cách người cán bộ cách mạng” [113]... Các tác giả đã phân tích vị trí, vai trò người cán bộ, đảng viên và phát triển nhân cách của họ theo TTHCM trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Đồng thời, chỉ ra sự phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục thực hiện những yêu cầu, chuẩn mực nhân cách như: Trung với Đảng, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu trong lời nói và việc làm, nâng cao năng lực công tác, tác phong sâu sát, gần gũi với quần chúng, nêu cao tình thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, ham học hỏi, cầu thị tiến bộ. Tiếp tục đề cập về phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên của Đảng theo TTHCM, gần đây có các bài viết tiêu biểu như: PGS, TS Phạm Viện “Bàn về đạo đức và rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay” [115]; PGS, TS Nguyễn Văn Thế:“Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay” [103]... Các tác giả đã đi vào luận giải và chỉ ra những phẩm chất nhân cách của người cán bộ, đảng viên và sự cần thiết phải phát triển nhân cách của họ theo TTHCM. Đồng thời, chỉ rõ: theo TTHCM, cán bộ, đảng viên muốn có điều kiện làm việc và toàn tâm, toàn ý, nêu cao tình thần trách nhiệm phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân Dân, phụng sự Đảng, thì chỉ khi hội tụ đầy đủ phẩm chất “đức” và “tài” của người cán bộ cách mạng. TS Nguyễn Văn Thanh “Rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, đã chỉ ra sự cần thiết và những vấn đề cơ bản cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay theo TTHCM về “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” và đây cũng là điểm cốt lõi trong phát triển nhân cách cán bộ, đảng viên hiện nay. Tác giả nhận định: “Tư tưởng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh” là sự khái quát một giá trị với các yêu cầu, chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa to lớn đối với xây dựng Đảng ta và giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên.” [100, tr.17]. 2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân cách đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam và liên quan trực tiếp đến phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển nhân cách đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cập ở vấn đề này có rất nhiều các công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bài viết chuyên khảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta”, đã luận giải hết sức sâu sắc năm nội dung lớn của TTHCM đối với quá trình trưởng thành và chiến thắng của QĐNDVN. Bàn về xây dựng và phát triển nhân cách đội ngũ cán bộ QĐNDVN theo TTHCM, Đại tướng chỉ rõ: “Người coi việc đặt quân đội dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng là vấn đề nguyên tắc, việc chăm lo giáo dục đảng viên, cán bộ về phẩm chất cách mạng để phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, của đảng viên trong quân đội là nhân tố có ý nghĩa quyết định để đánh thắng kẻ thù” [23, tr.35]. TS Nguyễn Quang Phát (chủ biên), công trình “Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội”, đã đi vào làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đề ra giải pháp nhằm nâng cao đạo đức, phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay theo TTHCM. Công trình nhận định: “Người cán bộ tốt là người có phẩm chất toàn diện về mọi mặt, có phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, cả trình độ hiểu biết, chuyên môn, nghiệp vụ. Những phẩm chất nhân cách đó được Hồ Chí Minh khái quát ngắn gọn trong hai chữ “đức” và “tài” [88, tr.99]. PGS, TS Lại Ngọc Hải (chủ biên), công trình “Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra yêu cầu và giải pháp cơ bản định hướng giá trị nhân cách đội ngũ sĩ quan trẻ QĐNDVN hiện nay. Công trình nhấn mạnh: “Những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đội ngũ sĩ quan trẻ tiếp thu, kế thừa và phát triển trong giai đoạn cách mạng mới” [25, tr.77]. PGS, TS Phạm Xuân Hảo (chủ biên), công trình “Bồi dưỡng lối sống xã hội chủ nghĩa cho sĩ quan trẻ hiện nay”, đã nhận định: “Bồi dưỡng cho đội ngũ sĩ quan quân đội nói chung, đội ngũ sĩ quan trẻ nói riêng về phẩm chất và năng lực...giữ vai trò cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Lối sống là một yếu tố cấu thành phẩm chất chính trị, đạo đức, giữ vai trò quan trọng trong hành vi chính trị, đạo đức của sĩ quan trẻ” [27, tr.168]. TS Phạm Văn Nhuận (chủ biên), công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội”, đã tập trung làm rõ lý luận và thực tiễn TTHCM về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội và đề xuất phương hướng, nội dung nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay dưới ánh sáng TTHCM. Công trình nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh “luôn đòi hỏi ở mỗi cán bộ quân đội những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, có đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc” [86, tr.147]. PGS, TS Nguyễn Vĩnh Thắng (Chủ biên) công trình “Nghiên cứu giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới”, nay đã được xuất bản thành bộ sách gồm 7 tập: tập 1 đi vào phân tích, đánh giá luận giải “Những vấn đề cơ bản về giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới”; từ tập 2 đến tập 7 đề cập đến những nội dung cụ thể của việc: Giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới. Công trình thực sự có giá trị khoa học to lớn trong định hướng việc giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Trong tập 1 của công trình chỉ rõ: “Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là hệ thống giá trị văn hóa - chính trị - đạo đức tốt đẹp, bền vững, phản ánh bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam” [102, Tr.12]. 2.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan trực tiếp đến phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cập về nội dung này, đã có rất nhiều công trình khoa học bàn đến, tiêu biểu như: Đại tướng Chu Huy Mân (Chủ biên), công trình “Người chính ủy Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã làm rõ những vấn đề cơ bản về người chính ủy QĐNDVN, đồng thời, đăng tải kiến nghị của: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đề nghị với Bộ Chính trị khôi phục lại chế độ chính ủy, chính trị viên và một số bài viết của lãnh đạo, chỉ huy trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đề cập đến nhân cách người chính ủy, chính trị viên công trình chỉ rõ: “Vấn đề xây dựng người chính ủy, chính trị viên phải thực sự là những con người vừa có “Đức” vừa có “Tài” và hiện nay cần chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ về các mặt chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực và tác phong công tác, bám sát cuộc sống xã hội và hoạt động thực tiễn của quân đội, sâu sát đơn vị, dân chủ tập thể, đoàn kết đấu tranh tự phê bình và phê bình” [40, tr.63]. PGS,TS Lê Duy Chương và PGS,TS Bùi Quang Cường (đồng chủ biên), công trình “Quan điểm V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính ủy, chính trị viên”, đã hệ thống những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về chính ủy trong Hồng quân và TTHCM về chính ủy, chính trị viên trong QĐNDVN; chỉ ra vấn đề quán triệt quan điểm của V.I.Lênin và TTHCM trong xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên hiện nay. Công trình nhận định: Quan điểm của V.I.Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí, phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chính ủy, chính trị viên là cơ sở tư tưởng, lý luận, kim chỉ nam cho công tác xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên của quân đội ta theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị khóa IX [7, tr.151]. TS Nguyễn Quang Phát với công trình “Xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã đi vào luận giải từ cơ sở hình thành phát triển, những nội dung cơ bản và chỉ ra quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của QĐNDVN theo TTHCM qua các thời kỳ cách mạng; đồng thời đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ chủ trì về chính trị và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị hiện nay. Khi bàn về nhân cách đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong quân đội hiện nay theo TTHCM, tác giả chỉ rõ: “Theo Hồ Chí Minh, chính ủy, chính trị viên phải là người thật sự tiêu biểu về đạo đức cách mạng... năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy mọi mặt ở đơn vị... sự mẫu mực về phong cách, tác phong công tác, lời nói đi đôi với việc làm [89, tr.39 - 46]. TS Hoàng Văn Thanh (Chủ biên), công trình “Bồi dưỡng nhân cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay”, đã luận giải về lý luận, thực tiễn, chỉ ra yêu cầu và đề xuất giải pháp bồi dưỡng nhân cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay. Công trình nhận định: Bồi dưỡng nhân cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội là toàn bộ hoạt động của cấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị và các tổ chức trong đơn vị tác động vào hệ thống phẩm chất nhân cách người cán bộ chính trị cấp phân đội làm cho nó không ngừng phát triển, hoàn thiện đáp ứng, yêu cầu, nhiệm vụ, chức trách trên cương vị được giao [99, tr.30]. TS Nguyễn Tiến Quốc (Chủ biên), công trình “Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, đã luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn và chỉ ra yêu cầu, đề xuất giải pháp nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay. Công trình chỉ rõ: “Phẩm chất, năng lực của chính ủy, chính trị viên trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng và phát huy sức mạnh của tổ chức và con người trong đơn vị, đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao” [93, tr.5]. TS Tô Xuân Sinh (Chủ biên), công trình “Chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã làm rõ những vấn đề cơ bản và sự hình thành phát triển của chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội từ ngày thành lập đến nay; khái quát những bài học kinh nghiệm thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội ta. Từ đó, khẳng định: “Suy cho cùng chế độ chính ủy, chính trị viên chỉ được thực hiện có hiệu lực khi có một đội ngũ chính ủy, chính trị viên có phẩm chất, năng lực, phong cách công tác ngang tầm với vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của họ” [96, tr.146]. PGS, TS Đỗ Mạnh Tôn (Chủ biên), công trình “Uy tín của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã luận giải những vấn đề lý luận về uy tín của người lãnh đạo, quản lý và uy tín của chính trị viên trong quân đội, đồng thời làm rõ bản chất, nội dung, các yếu tố quy định, những biểu hiện, thực trạng và những con đường, biện pháp nâng cao uy tín của chính trị viên trong điều kiện hiện nay. Công trình nhận định: “Uy tín của chính trị viên được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa “đức” và “tài”; “hồng” và “chuyên”; “phẩm chất” và “năng lực”, đã trở thành nét đặc trưng của người cán bộ chính trị, cán bộ lãnh đạo của Đảng trong truyền thống của quân đội ta” [106, tr.63]. PGS, TS Phạm Văn Nhuận (Chủ biên), công trình “Phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã làm rõ phẩm chất đạo đức và phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong quân đội ta; đồng thời, định hướng giải pháp bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong thời kỳ mới. Công trình chỉ rõ: Phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong quân đội ta là một tiêu chí quan trọng hàng đầu trong nhân cách đức - tài của người cán bộ chủ trì về chính trị, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quân nhân cách mạng, có sức cảm hóa, thuyết phục, hướng dẫn nhận thức và hành động cách mạng của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, nhân dân giao phó [87, tr.39]. Tác giả Đào Huy Tín (Luận án t...n cách của chính trị viên được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, phát triển nhân cách của chính trị viên là tất yếu khách quan, là quá trình tiếp nhận và giải quyết mâu thuẫn giữa hiện trạng phẩm chất, năng lực và phong cách, tác phong công tác của mỗi chính trị viên, với yêu cầu cao về các chuẩn mực nhân cách đó của chính trị viên trong thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Riêng các chú chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc” và “Người chính trị viên tốt thì bộ đội ấy tốt, người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ thì bộ đội ấy không tốt”. Như vậy, tính khách quan của việc phát triển nhân cách chính trị viên được quy định từ chính nhiệm vụ của người chính trị viên đảm nhiệm. Người nhấn mạnh theo quy luật chung: “Sự hiểu biết phát sinh, phát triển cũng là vô cùng. Cứ tiến lên mãi, thì sự hiểu biết cũng sâu sắc thêm mãi. Sự biến đổi trong thế giới không bao giờ hết, cho nên sự hiểu biết trong thực hành cũng không bao giờ hết” [61, tr.248]. Với tinh thần đó, đặt ra yêu cầu người chính trị viên cần phải luôn luôn giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu rất cao về nhân cách của người lãnh đạo, chỉ huy, người anh, người chị, người bạn của đội viên với hiện trạng phẩm chất, năng lực và phong cách, tác phong công tác của mỗi chính trị viên. Chính giải quyết được mâu thuẫn này, đưa đến kết quả trong thực tiễn nhân cách chính trị viên ngày càng phát triển, củng cố vững chắc nâng lên nấc thang mới về nhân cách, đáp ứng chức trách, nhiệm vụ được giao. Thứ hai, phát triển nhân cách của chính trị viên là một quá trình tự giác, thông qua tác động tích cực của các chủ thể giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách và khả năng tự giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách ở mỗi chính trị viên nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và phong cách, tác phong công tác của họ, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Do đó, Người yêu cầu: Các cơ quan cần phải rất chú ý đến việc huấn luyện cán bộNhững người lãnh đạo cần tham gia việc dạyNhưng phải tùy theo hoàn cảnh mà bày vẽ cho họ về phương hướng công tác, cách thức công tác, để cho họ phát triển năng lực và sáng kiến của họ, đúng với đường lối của ĐảngLuôn luôn tìm cách cho họ học thêm lý luận và cách làm việc, làm cho tư tưởng, năng lực của họ ngày càng tiến bộ [55, tr. 275, 276]. Đồng thời, Người cũng chỉ ra: “Không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải tạo” [75, tr.284]. Với ý nghĩa đó, phát triển nhân cách chính trị viên không phải là tự phát mà là quá trình tự giác. Quá trình đó thể hiện ở sự tác động tích cực của các chủ thể giáo dục, rèn luyện nhân cách và khả năng tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nhân cách của từng chính trị viên nhằm phát triển, hoàn thiện các yếu tố cấu thành nhân cách theo các chuẩn mực nhân cách chung của người chính trị viên cần phải có. Vì vậy, Người đòi hỏi mỗi chính trị viên: Phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng, củng cố lập trường giai cấp công nhân, nâng cao trình độ chính trị và quân sự, phát huy truyền thống tốt đẹp của quân đội ta; Phải tuyệt đối chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ, hết sức gần gũi và đoàn kết chặt chẽ với chiến sĩ. Dù ở cương vị nào, các đồng chí phải luôn luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân [79, tr.275]. Thứ ba, phát triển nhân cách của chính trị viên là quá trình chuyển hóa phẩm chất, năng lực và phong cách, tác phong công tác của chính trị viên vào thực tiễn thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhân cách của chính trị viên phải được thể hiện ra ở kết quả công việc, sự tận tâm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ cụ thể của mỗi người trong mọi công việc, đặc biệt là trong chiến đấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học chính cương, chính sách rồi thì phải thực hiện. Nếu thuộc lầu mà không biết đánh giặc thì vô dụng [60, tr.318]. Như vậy, phát triển nhân cách chính trị viên không chỉ dừng lại ở vấn đề giải quyết mâu thuẫn, ở việc chủ thể giáo dục, rèn luyện nhân cách và khả năng tự giáo dục, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện phát triển nhân cách của từng chính trị viên, mà sự phát triển đó còn phải được thể hiện thông qua sự chuyển hóa các yếu tố cấu thành nhân cách chính trị viên vào thực tiễn thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thùc hµnh lµ kÝch th­íc cña sù thËt, lµ nÒn t¶ng cña hiÓu biÕt” [61, tr.254]. Từ đó cho thấy, quá trình chính trị viên chuyển hóa những giá trị nhân cách vào thực tiễn thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ thì phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của họ được thực tiễn kiểm chứng. Bản thân họ nhận thức được, thấy được cái tốt, cái xấu, cái phù hợp, cái không phù hợp, cái tiến bộ, cái lạc hậu trong nhân cách của mình và tự mình có sự điều chỉnh bổ sung những cái thiếu hụt, phát huy các mặt tích cực, tiến bộ trong nhân cách của mình, hiển nhiên nhân cách chính trị viên không ngừng phát triển. Từ các luận điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể hiểu: Phát triển nhân cách của chính trị viên là quá trình tự giác tiếp nhận giải quyết mâu thuẫn và chuyển hóa không ngừng, nâng lên một trình độ mới về phẩm chất năng lực và phong cách, tác phong công tác của người chính trị viên, thông qua sự tác động tích cực của các chủ thể giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách và tinh thần khả năng tự giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách của người chính trị viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. 1.1.2. Quan niệm chính trị viên và nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh * Quan niệm chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM Trong quá trình xây dựng QĐNDVN vững mạnh về chính trị, sự quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị nói chung, chính trị viên nói riêng. Do đó, Người đã có rất nhiều bài viết, bài nói chỉ đạo chuyên sâu đối với chính trị viên tiêu biểu như: “Cuốn sách của chính trị viên”, “Thư gửi hội nghị chính trị viên”, “Bài nói chuyện tại Trường Chính trị Trung cấp quân đội”... Nhưng, điều độc đáo Chủ tịch Hồ Chí Minh không đưa ra một quan niệm có tính kinh điển về chính trị viên trong QĐNDVN. Song, qua nghiên cứu các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính trị viên đã hàm chứa nhiều vấn đề sâu sắc, được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM là một bộ phận cán bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm đại biểu của Đảng bên cạnh người chỉ huy ở các đơn vị phân đội. Điều quan trọng hàng đầu của quân đội cách mạng là phải có con đường chính trị đúng, coi đó là điểm khác biệt về bản chất giữa quân đội cách mạng với quân đội của giai cấp bóc lột. Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, khái niệm “đại biểu Đảng” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định trong “Nghị quyết về đội tự vệ” tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3/1935) là: “Trong các ban chỉ huy tự vệ ở cấp trung đội và đại đội bên cạnh đội trưởng và phó đội trưởng có một đại biểu của Đảng” [10, tr.67]. Hội nghị lần thứ Tám của Trung ương Đảng (5/1941), do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã định ra “Điều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc”, trong đó nêu rõ: Mỗi trung đội, đại đội và liên đội tiểu tổ du kích có đội trưởng, đội phó chỉ huy quân sự, còn về mặt chính trị có một ủy viên chính trị chỉ huy. Cuối năm 1941, đội du kích tập trung đầu tiên được thành lập tại Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo xây dựng chi bộ, lựa chọn cấp ủy, lựa chọn đội trưởng và chính trị viên. Trong cuốn “Chiến thuật du kích”, Người chỉ rõ: “về mặt chính trị cấp nào cũng có một người chính trị phái viên do đoàn thể cách mạng chọn trong bộ đội ấy hoặc phái người ngoài đến làm” [46, tr.472]. Tháng 12 năm 1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội ta ngày nay được thành lập. Trong chỉ thị thành lập Đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “chính trị trọng hơn quân sự” và “tổ chức của đội phải lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo” [47, tr.507]. Trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của các đơn vị vũ trang, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Trung ương Đảng đã quyết định: “đặt chính trị viên trong quân đội”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp bồi dưỡng, biên soạn “Cuốn sách của chính trị viên” trong quân đội. Đây là tài liệu đầu tiên xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người chính trị viên trong QĐNDVN. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Đáp ứng với sự phát triển của cách mạng nước ta, ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 71/SL đổi tên Vệ quốc đoàn thành Quân đội quốc gia Việt Nam (nay là QĐNDVN). Trong sắc lệnh quy định: “Từ cấp trung đội trở lên, bên cạnh người chỉ huy quân sự, có chính trị viên” và chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính trị viên. Từ đó đến nay, ở các đơn vị trong quân đội (lúc đầu từ cấp trung đội, sau từ đại đội, tiểu đoàn và tương đương) bên cạnh người chỉ huy quân sự, bao giờ cũng có người cán bộ chính trị - người tiêu biểu cho đường lối chính trị, quân sự của Đảng, chịu trách nhiệm chủ yếu trước Đảng về bản chất cách mạng trong các đơn vị được phân công. Trong các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh cán bộ chính trị trong quân đội được gọi là “chính trị phái viên”, “chính trị chỉ đạo viên”, “chính trị ủy viên” và sau đó gọi là “chính trị viên”. Bởi theo Người, chính trị viên là một bộ phận cán bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực sự tiêu biểu cho ngọn cờ chính trị, tư tưởng của Đảng, vững vàng trên lập trường giai cấp công nhân, thấu suốt và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Họ là người đại biểu của Đảng bên cạnh người chỉ huy, hơn ai hết họ là người giữ nghiêm kỷ luật Đảng, nắm vững, thực hiện tốt các nguyên tắc của Đảng, thật sự tiêu biểu cho sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức đảng và trong toàn đơn vị. Thứ hai, chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM là người chủ trì về chính trị ở các đơn vị phân đội, có nhiệm vụ quan trọng trong giải quyết các mối quan hệ chính trị - xã hội với bộ đội, với nhân dân và với quân địch. Theo TTHCM “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” [60, tr.318]. Nội dung chính trị ở đây là sự giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, là thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản hoà quyện với bản sắc của con người Việt Nam, là đạo đức mới, là tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng của người quân nhân cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chính trị viên là linh hồn của đội. Công việc chính trị viên rất nhiều và nặng” [84, tr.52]. Ở các đơn vị đảm nhiệm, chính trị viên chịu trách nhiệm chủ yếu về công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị, xây dựng nhân tố chính trị tinh thần ở các đơn vị phụ trách bảo đảm cho mọi hoạt động của đơn vị theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng. Ở phạm vi lãnh đạo, quản lý của chính trị viên được xác định là ở các đơn vị phân đội, nhưng vai trò và nhiệm vụ của họ không chỉ khuôn lại trong giải quyết mối quan hệ với bộ đội, mà họ còn có chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong giải quyết mối quan hệ với nhân dân và với quân địch. Theo TTHCM “Vô luận ở cấp bậc nào, chính trị viên có ba nhiệm vụ chính: 1. Đối với bộ đội; 2. Đối với nhân dân; 3. Đối với quân địch”. Đối với bộ đội, Người đề cập: “Về mặt chính trị, việc chuẩn bị tinh thần là quan trọng nhất, phải chuẩn bị cho đội viên hiểu rõ nhiệm vụ của mình, phải đề cao tinh thần hy sinh chiến đấu” [84, tr.50]. Do đó, “Chính trị viên phải làm thế nào cho ý chí của mình thành ý chí của toàn đội, hành động của mình thành hành động của toàn đội và cả đội đoàn kết chung quanh mình như một người” [84, tr.56]. Vì vậy, đòi hỏi chính trị viên cần phải thường xuyên quan tâm chăm sóc bộ đội từ ăn, mặc, nghỉ, luyện tập, công tác, sức chiến đấu; nâng cao kỷ luật, nắm chắc số lượng, chất lượng của bộ đội mình; khen thưởng kịp thời người tốt, trừng phạt nghiêm khắc người xấu. Đặc biệt, Người nhấn mạnh chính trị viên: “Phải săn sóc họ, làm sao cho họ đủ ăn, đủ mặc phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên thuốc, một tấc vải, phải đi thẳng đến chiến sĩ” [65, tr.514], bảo đảm cho bộ đội ăn no, đánh thắng. Đối với nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn chính trị viên: “bao giờ cũng phải làm theo hai khẩu hiệu mà đó là cái đích của anh em; trung với nước, hiếu với dân” [50, tr.239]. Do đó, phải thực hành dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân. Trọng trách của “Chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội. Phải làm sao cho bộ đội được dân tin, dân phục, dân yêu”. Đối với quân địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục “chính trị viên phải biết cách tuyên truyền khôn khéo, thiết thực, để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta”, còn đối với địch hàng ta phải khoan dung độ lượng. Đó là, việc làm thể hiện rõ tính nhân đạo, nhân văn cao cả của người cách mạng và cũng là nhiệm vụ của chính trị viên. Cùng với ba nhiệm vụ chính, nhiệm vụ của chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM còn được xác định: “Người chính trị viên phải ở trước mặt trận để trông nom bộ đội thi hành đúng kế hoạch đã định... Trong lúc chiến đấu nếu không may người chỉ huy quân sự bị thiệt mạng thì người chính trị viên chỉ định người thay, hay tự mình đứng lên thay cũng được” [84, tr.56]. Như vậy, chính trị viên là những cán bộ lãnh đạo đồng thời là thành viên của bộ máy chỉ huy, họ có trách nhiệm tham gia công tác chỉ huy, quản lý, điều hành, duy trì kỷ luật, kiểm tra đôn đốc mọi hoạt động của đơn vị. Thứ ba, chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM không chỉ giữ vai trò là người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, mà còn là người anh, người chị và người bạn của đội viên. Hệ thống chỉ huy, cán bộ chỉ huy là một thành tố quan trọng cấu thành cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, một bộ phận rất quan trọng trong tổ chức của quân đội. Trong đó, chính trị viên tham gia công tác chỉ huy, quản lý chủ yếu và trước hết với tư cách người cán bộ Đảng, người chủ trì về chính trị, người đảm nhiệm công tác tư tưởng, công tác tổ chức của Đảng ở các đơn vị phân đội. Trên cương vị của mình, chính trị viên phải hướng dẫn mọi hoạt động của đơn vị đi đúng đường lối, quan điểm của Đảng, bảo đảm cho mọi người, mọi tổ chức trong đơn vị không ngừng trưởng thành vững mạnh, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài. Người chỉ rõ: “Trách nhiệm của người chỉ huy quân sự và người chính trị viên phải định rõ ràng. Chính trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc”. Với tinh thần đó, là thành viên của bộ máy chỉ huy, chính trị viên và người chỉ huy phải là hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết của các tổ chức đảng và đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ không có đội viên, lãnh tụ không có quần chúng thì không làm gì được” [63, tr.207], cán bộ dù ở cương vị nào “cũng chỉ là người đặt kế hoạch và điều khiển đánh trận. Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lô cốt đều do tay anh em đội viên làm” [60, tr.320]. Do đó, Người đòi hỏi chính trị viên phải quan tâm xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa cán bộ với chiến sĩ trong đơn vị mình đảm nhiệm, trên cơ sở ở sự thống nhất mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội. Người ví cán bộ như “đầu óc”, đội viên như “chân tay” trong một cơ thể thống nhất. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất, giữa cán bộ và chiến sĩ có điểm khác nhau: cán bộ là chủ thể lãnh đạo, quản lý, chỉ huy; chiến sĩ là đối tượng của sự lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đó. Vì vậy, trong mối quan hệ đó, đội ngũ cán bộ, nhất là chính trị viên có trách nhiệm chính và phải ý thức rõ vai trò to lớn của chiến sĩ. Hơn nữa, nước ta vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nên thói quen lạc hậu và tư tưởng gia trưởng còn ảnh hưởng nặng nề, nhất là trong môi trường quân sự càng dễ nảy sinh bệnh quan liêu, chuyên quyền, độc đoán, quân phiệt.., trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó, Người thường xuyên nhắc nhở: “Cán bộ phải thương yêu đội viên”; “Cán bộ có thân đội viên như chân tay, thì đội viên mới thân cán bộ như ruột thịt” với “người chính trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên. Chưa làm được như vậy là chưa hết nhiệm vụ [59, tr.109]. Là “người anh”, “người chị”, “người bạn” của đội viên, chính trị viên không chỉ thể hiện trách nhiệm cao của mình với đội viên thuộc quyền, mà còn mà còn biểu lộ thái độ, tình cảm chân tình, thân thiết như những người “máu mủ” trong cùng một gia đình. Từ các nội dung trên, bước đầu có thể quan niệm: Chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM là một bộ phận cán bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm đại biểu của Đảng bên cạnh người chỉ huy ở các đơn vị phân đội, giữ cương vị chủ trì về chính trị, có nhiệm vụ quan trọng trong giải quyết các mối quan hệ chính trị - xã hội với bộ đội, với nhân dân, với quân địch, họ không chỉ là người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, mà còn là người anh, người chị, người bạn của đội viên. Hiện nay, trên cơ sở Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX), xác định: “Ở mỗi cấp có chính ủy (hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quan chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị của đơn vị, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn của cấp ủy, cơ quan chính trị, chính ủy (hoặc chính trị viên) cấp trên và sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cùng cấp” [1, tr.3]. Chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay đã được chính thức ghi trong Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; là một chức danh cán bộ nhà nước được các cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo đúng pháp luật định. Trong quy định Luật Sĩ quan và các quy định, hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định: “Từ cấp đại đội và tương đương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên” [21, tr.71], những người được bổ nhiệm vào cương vị chính trị viên các cấp phải là những sĩ quan, sĩ quan chính trị được đào tạo, bồi dưỡng có đủ phẩm chất, năng lực và đáp ứng các điều kiện cần thiết. Trong “Từ điển Công tác đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam” viết: Chính trị viên là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước cấp trên, cấp ủy cấp mình về toàn bộ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam ở cấp trung đội (đến năm 1950), ở cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn (từ 10/1948 gọi là chính ủy) theo chức trách, nhiệm vụ; cùng người chỉ huy chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của đơn vị; cùng người chỉ huy tổ chức, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao [111, tr.73]. Theo tinh thần Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX); Quyết định số 85/QĐ-ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương). Tổng cục Chính trị đã ban hành Quyết định số 1723/QĐ-CT về chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay. Đồng thời, tại điều 27, Điều lệ Công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (2007), đã xác định rất cụ thể 3 nội dung chức trách và 13 nhiệm vụ của người chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay [21, tr.71 - 75]. Theo các văn bản trên chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay được xác định: Là những sĩ quan chính trị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ cương vị chính trị viên các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương phù hợp với quy định về tổ chức biên chế của các đơn vị; là người chủ trì về chính trị, đảm nhiệm toàn bộ hoạt động CTĐ, CTCT cùng người chỉ huy tổ chức thực hiện kế hoạch công tác chung của đơn vị; là một trong hai người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong đơn vị, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, cơ quan chính trị, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cấp trên và sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cùng cấp. Với sự xác định trên cho thấy, quan niệm về chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay đã thể hiện rõ sự nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển, hoàn thiện sâu sắc thêm TTHCM về chính trị viên và chính trị viên trong QĐNDVN, phù hợp quá trình xây dựng và chiến đấu của quân đội, xây dựng cán bộ chính trị, chính trị viên trong thời kỳ mới. * Quan niệm nhân cách của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo TTHCM Theo TTHCM một vấn đề mang tính tất yếu, để trở thành chính trị viên trong QĐNDVN, thì trước hết phải là những công dân ưu tú, được tổ chức, đoàn thể lựa chọn, huấn luyện, đào tạo và tự bản thân mỗi người phải tự phấn đấu, rèn luyện để trở thành cán bộ, đảng viên của Đảng hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Do đó, nội dung nhân cách của chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM có sự thống nhất với hai yếu tố cơ bản đức và tài (phẩm chất và năng lực) cấu thành nhân cách con người mới XHCN và hội tụ đầy đủ hệ thống phẩm chất, năng lực và phong cách, tác phong công tác người cán bộ, đảng viên của Đảng, người cán bộ của quân đội. Nhưng mang sắc thái nhân cách đặc thù người cán bộ chính trị của Đảng hoạt động trong quân đội. Vì vậy, nhân cách của chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM không chỉ phản ánh nhân cách của người giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy đơn vị mà còn thể hiện nhân cách của người anh, người chị, người bạn của đội viên. Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, đạo đức Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ phải hiểu phong triều thế giới” [42, tr.522]. Ở góc độ là nhà lãnh đạo chính trị, Người đòi hỏi phẩm chất nhân cách của chính trị viên trong QĐNDVN, trước hết là người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, sự kiên định vững vàng về lập trường, quan điểm. Bởi, “con đường chính trị là cái kim chỉ nam của đội, chính trị viên là người nắm cái kim chỉ nam ấy”, đòi hỏi chính trị viên phải đứng về mặt chính trị mà xem xét, đo lường cân nhắc lợi, hại trước khi làm. Họ phải hướng mọi hoạt động của bộ đội, của đơn vị đi đúng phương hướng, đường lối chính trị của Đảng và thật sự hiểu rõ, thấm nhuần mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, không ngại hy sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, Người nhấn mạnh trong chiến đấu, gặp bước gay go nguy hiểm đòi hỏi chính trị viên “phải hết sức ngăn cản sự hoảng hốt chán nản, nâng cao tinh thần và ý chí chiến đấu của bộ đội để chiến thắng quân thù” [84, tr.51]. Trong khoảnh khắc cam go, ác liệt đó, sự kiên định, vững vàng về lập trường, quan điểm của chính trị viên có ý nghĩa quyết định đến tinh thần, ý chí chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ của đơn vị. Vì thế, đòi hỏi điều chủ chốt nhất chính trị viên phải luôn nhận rõ phải, trái, giữ vững lập trường, tận trung với nước, tận hiếu với dân, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Theo TTHCM, chính trị viên trong QĐNDVN phải thực sự sự nêu gương sáng mẫu mực về đạo đức, lối sống. Người căn dặn: “Trước mặt quần chúng, không phải cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quí mến những người có tư cách đạo đức”. Theo đó, sự mẫu mực về đạo đức, lối sống là phẩm chất quan trọng hàng đầu trong nhân cách của chính trị viên trong QĐNDVN. Vì với họ, chỉ cần một “vết” nhỏ là có thể đã gây nên những băn khoăn, nghi ngờ của các quân nhân trong đơn vị, từ đó hiệu quả lãnh đạo đơn vị, giáo dục, cảm hóa bộ đội sẽ giảm đi. Người nhấn mạnh: “Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [41, tr.263]. Vì vậy, chính trị viên phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của người cán bộ, đảng viên của Đảng; về phẩm chất “trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung” của người cán bộ quân đội; trong cuộc sống không thu vén lợi ích cá nhân, lấy của công làm của tư, luôn chăm lo lợi ích cho bộ đội. Với tinh thần: Bộ đội chưa ăn cơm, chưa đủ áo mặc, chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình đói, mình rét, mình mệt. Phẩm chất nhân cách của chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM còn biểu hiện ở lòng yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa. Tình yêu thương con người của chính trị viên là phải có lòng tin vào sức mạnh của bộ đội, phải làm mọi việc để phát huy sức mạnh của mỗi quân nhân thuộc quyền. Bản thân chính trị viên phải luôn nghiêm khắc với mình, sống độ lượng, thực sự tiêu biểu là người sống có tình có nghĩa, tôn trọng và coi đội viên như chân tay của mình, đánh thức những gì tốt đẹp nhất trong mỗi người quân nhân, hướng mọi quân nhân tu dưỡng, rèn luyện đến cái chân, cái thiện và cái mỹ. Thứ hai, về năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” [71, tr.184]. Chính trị viên là người giữ vị trí, vai trò quan trọng trên các mặt công tác, trên nhiều lĩnh vực và hoạt động với nhiều đối tượng khác nhau. Đòi hỏi năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của họ phải ở trình độ trí tuệ cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt và trình độ tổ chức, giáo dục, chỉ huy bộ đội giỏi. Năng lực của chính trị viên trong thực hiện nhiệm vụ, được Người khái quát thành luận điểm kinh điển cho lớp lớp chính trị viên lấy đó làm tiêu chí , rèn luyện, phấn đấu đó là: “Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc. Học chính cương, chính sách rồi thì phải thực hiện. Nếu thuộc lầu mà không biết đánh giặc thì vô dụng”. Để chính trị được biểu hiện ra trong lúc đánh giặc đòi hỏi chính trị viên phải có sự hiểu biết những tri thức khoa học chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kĩ thuật và khả năng tổ chức chỉ huy các hoạt động quân sự v.v.. nhằm nâng cao trình độ của người chỉ huy, chứ không sẽ rơi vào lý luận chính trị suông, giáo điều, sách vở. Người nhấn mạnh: “Chính trị viên phải có nhiều năng lực lãnh đạo, năng lực này phải đủ mọi mặt quân sự lẫn chính trị, năng lực về tuyên truyền, tổ chức, sắp xếp kế hoạch, năng lực giải quyết vấn đề cấp bách cũng như vấn đề sinh hoạt hàng ngày về chính trị hay vật chất” [84, tr.22] và “Người chính trị viên phải ở trước mặt trận để trông nom bộ đội thi hành đúng kế hoạch đã định... Trong lúc chiến đấu nếu không may người chỉ huy quân sự bị thiệt mạng thì người chính trị viên chỉ định người thay, hay tự mình đứng lên thay cũng được”. Đó là tiêu chí phản ánh năng lực của chính trị viên trong công tác lãnh đạo, chỉ huy và hướng dẫn bộ đội hành động trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ. Theo TTHCM năng lực của chính trị viên còn được thể hiện ở việc xử lý tốt các mối quan hệ trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ của mình. Đó là, năng lực xử lý tốt các mối quan hệ; “Đối với bộ đội; Đối với nhân dân; Đối với quân địch”. Đây không chỉ xác định đúng chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên ở các đơn vị quân đội, mà còn là yêu cầu bắt buộc rất đặc biệt trong nhân cách chính trị viên cần phải có. Vì vậy, trong thiết lập, xử lý các mối quan hệ: Đối với bộ đội, chính trị viên không chỉ là cách ứng xử của người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy mà điều cốt yếu chính trị viên phải thể hiện cách ứng xử của người cùng “máu mủ”, “ruột thịt” đối với đội viên của mình - đó là sự cư xử của người anh, người chị và người bạn của đội viên; Đối với nhân dân, chính trị viên phải thể hiện cách ứng xử của người con đối với người cha, người mẹ của mình, vì “nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội” [49, tr.393]. Do đó, chính trị viên phải luôn gần gũi, quan hệ mật thiết với nhân dân, kính trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân, thực sự là tấm gương sáng trong quan hệ với nhân dân, để bộ đội noi theo học tập; Đối với quân địch, chính trị viên phải tỏ rõ phẩm chất khoan hồng, độ lượng với địch hàng; tuyên truyền, giác ngộ làm cho “địch” hiểu rõ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành, cảm hóa họ đi theo cách mạng. Thứ ba, về phương pháp, tác phong công tác Theo TTHCM, người chính trị viên trong QĐNDVN phải là người có phương pháp, tác phong công tác khoa học. Bởi vì, hoạt động chủ yếu của chính trị viên là hoạt động lãnh đạo, phương pháp công tác chủ yếu là giáo dục, thuyết phục, thông qua hoạt động trực tiếp hàng ngày mà tác động và xây dựng nhân cách quân nhân thuộc quyền, bảo đảm cho mỗi quân nhân và toàn thể đơn vị“đi đúng con đường chính trị”, hăng hái thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Người yêu cầu: “Chính trị viên lãnh đạo đội vũ trang hay đội du kích bằng lời nói chưa đủ, phải lãnh đạo bằng hành động nữa. Mình chủ trương cho đội làm việc gì thì mình phải làm trước, làm đúng, hết sức làm hơn ai hết.” [84, tr.57]. Vì vậy, chính trị viên phải là người luôn thấu triệt thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm, sâu sát cơ sở, cụ thể, tỉ mỉ; có trọng tâm, trọng điểm, không chung chung, dàn trải; biết lựa chọn phương pháp, cách thức hợp lý để tiến hành công việc, kế hoạch đã đề ra phải thực hiện nghiêm túc. Lối làm việc này hoàn toàn đối lập với tính luộm thuộm, được chăng hay chớ, thiếu tính chủ động, máy móc rập khuôn, xa rời thực tiễn, hay theo kiểu “đánh trống, bỏ dùi”, “đầu voi, đuôi chuột”. Phương pháp, tác phong công tác của người chính trị viên trong QĐNDVN theo TTHCM còn biểu hiện ở sự kết hợp chặt chẽ tính cách mạng và khoa học trong quá trình thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Theo TTHCM nhiệt tình cách mạng chỉ đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác khi nó kết hợp chặt chẽ với tri thức khoa học, tôn trọng và tuân theo quy luật khách quan. Do đó, yêu cầu chính trị viên phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, phải thực hành dân chủ rộng rãi, làm cho bầu không khí dân chủ trong đơn vị được giữ vững. Tuy nhiên, trong những thời điểm then chốt liên quan đến sự thành, bại của đơn vị, đòi hỏi chính trị viên phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Khác hẳn những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể không dám quyết đoán, không nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân. Người nhấn mạnh: Không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn.... 108, 109. 60. Hồ Chí Minh (1951), “Bài nói chuyện tại Trường Chính trị Trung cấp quân đội” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 318, 319, 320. 61. Hồ Chí Minh (1951), “Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 248, 253, 254, 255, 256. 62. Hồ Chí Minh (1951), “Phê bình” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 242. 63. Hồ Chí Minh (1951), “Bài nói tại hội nghị kiểm thảo chiến dịch đường số 18” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 207. 64. Hồ Chí Minh, (1951), “Tinh thần trách nhiệm”, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 346. 65. Hồ Chí Minh, (1952), “Bài nói tại hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất”, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 514. 66. Hồ Chí Minh, (1952), “Bài nói tại hội nghị cán bộ chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc”, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 560. 67. Hồ Chí Minh (1953), “Báo cáo trước Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II)” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 14. 68. Hồ Chí Minh (1953), “Bài nói chuyện ở lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 113. 69. Hồ Chí Minh (1953), “Bài nói tại lớp chỉnh Đảng trung ương khóa 2” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 61. 70. Hồ Chí Minh (1956), “Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học nhân dân Việt Nam” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 216, 430. 71. Hồ Chí Minh (1956), “Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 184. 72. Hồ Chí Minh (1957), “Hoa sen” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 140. 73. Hồ Chí Minh (1957), “Nói chuyện tại Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 2002, tr.138. 74. Hồ Chí Minh (1958), “Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 172. 75. Hồ Chí Minh (1958), “Đạo đức cách mạng” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 282, 283, 281, 284, 285, 291, 292, 293. 76. Hồ Chí Minh (1958), “10. 15. 20” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 264. 77. Hồ Chí Minh (1958), “Nói chuyện với học sinh và giáo viên Trường phổ thông cấp III Chu Văn An” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 296. 78. Hồ Chí Minh (1958), “Nói chuyện với anh chị em học viên, cán bộ, công nhân viên Trường Đại học nhân dân Việt Nam (khó III)” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 20. 79. Hồ Chí Minh (1958), “Lời phát biểu tại lễ phong quân hàm cho các cán bộ cao cấp trong quân đội” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 275. 80. Hồ Chí Minh (1961), “Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 465. 81. Hồ Chí Minh (1964), “Bài nói trong buổi chiêu đãi mừng quân đội ta 20 tuổi” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 349. 82. Hồ Chí Minh (1965), “Di chúc” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 504. 83. Hồ Chí Minh (1967), “Bài nói tại lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp huyện” Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 213. 84. Hồ Chí Minh, Về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân (Biên niên những sự kiện và tư liệu), Nxb QĐND, H, 1995, tr. 50, 51, 52, 55, 56, 57. 85. Đỗ Mười, (1997), “Những vấn đề trọng yếu trong chiến lược cán bộ hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 4, tr. 4. 86. Phạm Văn Nhuận (2004) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội”, Nxb QĐND, H, tr.147. 87. Phạm Văn Nhuận (2011) “Phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; Nxb QĐND, H, tr.39. 88. Nguyễn Quang Phát (2006), “Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội”, Nxb QĐND, H, tr.99. 89. Nguyễn Quang Phát (2006), “Xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb QĐND, H, tr.39 - 46. 90. Lê Khả Phiêu (2000), “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI”, Nxb CTQG, H, tr. 34 91. Đỗ Nguyên Phương (2004), “Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay”, Xây dựng quân đội về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới, Nxb QĐND, H, tr. 33 - 37. 92. Lê Hồng Quang (1996), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người chính trị viên - Lịch sử và hiện thực ”, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân, Nxb QĐND, H, tr. 233 - 236. 93. Nguyễn Tiến Quốc (2011), “Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” Nxb QĐND, H, tr. 5, 84, 202. 94.Tô Huy Rứa (2004), “Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Xây dựng quân đội về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới, Nxb QĐND, H, tr. 44 - 47. 95. Tô Xuân Sinh (2006), “Về vị trí, vai trò của chính uỷ, chính trị viên trong các đơn vị quân đội theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Số 2 (96), tr. 25 - 28. 96. Tô Xuân Sinh (2007), “Chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, Nxb QĐND, H, tr.146. 97. Nguyễn Văn Tài (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người” Triết học, Số 2, Hà Nội, tr. 13. 98. Vũ Kim Thanh (1995), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân cách” Hồ Chí Minh những vấn đề Tâm lý học nhân cách, H, tr. 52 - 57. 99. Hoàng Văn Thanh (2009), “Bồi dưỡng nhân cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay” Nxb QĐND, H, tr.30, 50. 100. Nguyễn Văn Thanh (2009),“Rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, Số 1 (113), tr. 17 - 20. 101. Lê Sĩ Thắng (1995), “Mấy vấn đề về “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Triết học, Số 2, tr. 33. 102. Nguyễn Vĩnh Thắng (2011), “Nghiên cứu, giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới”, Tập 1, Nxb QĐND, H, tr.12. 103. Nguyễn Văn Thế (2012), “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị , Số 3 (133), tr. 39 - 43. 104. Đào Huy Tín (2000), “Biện chứng của quá trình hình thành nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, H. 105. Phùng Văn Thiết (2013), “Thư Bác Hồ gửi Hội nghị chính trị viên và Tư cách chính trị viên của “Bộ đội Cụ Hồ”, “Thư gửi hội nghị chính trị viên” của Chủ tịch Hồ Chí Minh giá trị lịch sử và hiện thực”, Nxb QĐND, H, Tr.81. 106. Đỗ Mạnh Tôn (2011), “Uy tín của chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam”, Nxb QĐND, H, tr.63. 107. Nguyễn Phú Trọng (2012),“Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI”, Tạp chí Cộng Sản, Số 831, tr. 15 - 16. 108. Ngô Minh Tuấn (1998), “Nhân cách người cán bộ chính trị đơn vị cơ sở”, Tâm lý học Quân sự, Nxb QĐND, H, tr. 640 - 654. 109. Ngô Minh Tuấn (2004), “Những phẩm chất nhân cách cơ bản của người cán bộ chính trị, theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Xây dựng quân đội về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới, Nxb QĐND, H, tr. 200 - 203. 110. 104. Trường sĩ quan chính trị (2013), “Thư gửi hội nghị chính trị viên” của Chủ tịch Hồ Chí Minh giá trị lịch sử và hiện thực”, Kỷ yếu hội thảo, Nxb QĐND, H. 111. Từ điển Công tác đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, H. 2007, tr.73. 112. Từ điển Tiếng Việt (1997), Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, tr. 898, 1118. 113. Nguyễn Quang Uẩn (1995), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức nhân cách người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh những vấn đề tâm lý học nhân cách”, Hồ Chí Minh những vấn đề Tâm lý học nhân cách, H, tr. 95 - 99. 114. Đức Uy (1995), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách”, Hồ Chí Minh những vấn đề Tâm lý học nhân cách, H, tr. 41 - 50. 115. Phạm Viện (2012), “Bàn về đạo đức và rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trị , Số 4 (134), tr. 41 - 45. PHỤ LỤC TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC - Đơn vị điều tra: Quân đoàn 4; F3 - Quân khu I; Trường Sĩ quan Chính trị; Học viện Chính trị. - Đối tượng điều tra bao gồm: Chính trị viên; Đã qua cương vị Chính trị viên; Cán bộ quân sự; Học viên đào tạo Chính trị viên và Hạ sĩ quan, chiến sĩ. - Số lượng phiếu điều tra: 611 (phiếu) - Cụ thể: Chính trị viên (125 phiếu); Đã qua Chính trị viên (125 phiếu); Cán bộ quân sự (125 phiếu); Học viên đào tạo Chính trị viên (125 phiếu) và Hạ sĩ quan, chiến sĩ (111 phiếu). - Thời gian điều tra: Tháng 11/2012 và Tháng 8/2013. Phụ lục 1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ MỨC ĐỘ RÈN LUYỆN VÀ TRÌNH ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CHỦ THỂ VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QĐNDVN HIỆN NAY THEO TTHCM 1.1. Theo đồng chí chính trị viên ở các đơn vị hiện nay lấy mô hình nhân cách chính trị viên theo TTHCM đã xác định làm tiêu chí phấn đấu, rèn luyện phát triển nhân cách của mình như thế nào? Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HVĐT CTV HSQ,CS Bám sát mô hình 75,48 76,8 77,6 73,6 80,0 69,4 Chưa thực sự bám sát mô hình 16,62 16,0 15,2 16,8 14,4 20,7 Không lấy mô hình làm tiêu chí 6,42 5,6 6,4 7,2 4,8 8,1 Khó trả lời 1,48 1,6 0,8 2,4 0,8 1,8 1.2. Theo đồng chí nhận thức TTHCM về phương thức phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN của chính trị viên ở các đơn vị hiện nay như thế nào? * Về cơ chế phát triển: Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HVĐT CTV HSQ,CS Tuân thủ quy luật của sự phát triển 88,64 82,4 88,4 89,2 88,4 84,8 Không tuân theo quy luật của sự phát triển 9,86 16,8 11,6 8,4 10,0 12,5 Khó trả lời 1,50 0,8 0,0 2,4 1,6 2,7 * Về con đường phát triển: Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Phù hợp 87,2 86,0 90,0 88,4 86,8 84,8 Không phù hợp 11,48 12,4 9,2 10,0 12,4 13,4 Khó trả lời 1,32 1,6 0,8 1,6 0,8 1,8 * Về biện pháp thực hiện phát triển: Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Đa dạng, phong phú có tính chủ động 85,88 88,4 86,0 86,8 85,2 83,0 Chưa đa dạng, thiếu tính chủ động 13,46 11,6 13,2 12,4 14,0 16,1 Khó trả lời 0,66 0,0 0,8 0,8 0,8 0,9 1.3. Theo đồng chí những nhân tố cơ bản quy định quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? * Chất lượng giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng, rèn luyện: Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HVĐT CTV HSQ,CS Nhân tố cơ bản hàng đầu có ý nghĩa nền tảng, quyết định 83,36 85,6 85,2 81,2 83,6 81,2 Nhân tố cơ bản 13,80 12,8 14,0 14,8 14,0 13,4 Nhân tố không cơ bản 2,5 1,6 0,8 3,2 2,4 4,5 Khó trả lời 0,34 0,0 0,0 0,8 0,0 0,9 * Vai trò nhân tố chủ quan của chính trị viên Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Nhân tố quyết định trực tiếp 82,36 86,4 83,6 82,0 80,4 79,4 Nhân tố quan trọng 15,0 12,8 14,8 14,8 15,6 17,0 Nhân tố không quan trọng 2,48 0,8 1,6 3,2 3,2 3,6 Khó trả lời 0,16 0,0 0,0 0,0 0,8 0,0 * Tác động của môi trường công tác và cơ chế, chính sách: Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Có ảnh hưởng rất quan trọng 87,10 89,2 91,6 87,6 88,4 80,3 Có ảnh hưởng không quan trọng 9,56 10,0 6,8 9,2 8,4 13,4 Không ảnh hưởng 2,50 0,8 1,6 3,2 2,4 4,5 Khó trả lời 0,84 0,0 0,0 0,0 0,8 1,8 1.4. Theo đồng chí mức độ nhận thức TTHCM về phát triển nhân cách chính trị viên của các nhóm đối tượng chính trị viên ở các đơn vị phân đội hiện nay như thế nào? * Đối tượng CTV 2 năm đầu đảm nhiệm cương vị, chức trách, nhiệm vụ: Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 68,90 72,8 72,4 66,4 68,0 64,9 Khá 24,68 23,2 22,8 24,8 25,6 27,0 Trung bình 3,44 2,4 3,2 4,8 3,2 3,6 Yếu 1,8 0,8 1,6 3,2 1,6 1,8 Khó trả lời 1,18 0,8 0,0 0,8 1,6 2,7 * Đối tượng CTV đảm nhiệm cương vị, chức trách, nhiệm vụ 3 đến 5 năm: Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 73,82 77,6 76,8 72,0 71,2 71,5 Khá 22,40 19,2 20,8 23,2 24,8 24,0 Trung bình 2,12 2,4 1,6 3,2 1,6 1,8 Yếu 0,98 0,8 0,8 0,8 1,6 0,9 Khó trả lời 0,68 0,0 0,0 0,8 0,8 1,8 * Đối tượng CTV đảm nhiệm cương vị, chức trách, nhiệm vụ 5 năm trở lên Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 80,12 84,0 82,4 77,6 80,0 76,8 Khá 16,76 14,4 15,2 17,6 16,8 19,8 Trung bình 1,80 0,8 1,6 3,2 1,6 1,8 Yếu 0,98 0,8 0,8 1,6 0,8 0,9 Khó trả lời 0,34 0,0 0,0 0,0 0,8 0,9 1.5. Theo đồng chí nhận thức TTHCM về sự tương tác giữa chủ thể và chính trị viên về phát triển nhân cách chính trị viên ở các đơn vị hiện nay như thế nào? * Vai trò tác động của các chủ thể là cấp ủy đảng, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp, (nhất là cấp phân đội và cấp trên trực tiếp phân đội) đối với quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM? Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Có ý nghĩa quyết định 75,26 80,8 79,6 78,0 71,6 67,3 Quan trọng 16,14 13,6 16,4 14,8 18,0 17,9 Gián tiếp không quan trọng 7,92 5,6 4,0 7,2 8,8 14,0 Khó trả lời 0,68 0,0 0,0 0,0 1,6 1,8 * Vai trò của chủ thể chính trị viên tại các đơn vị đối với quá trình phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM ? Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HVĐT CTV HSQ,CS Quyết định trực tiếp 85,26 90,8 89,6 88,0 81,6 76,3 Quan trọng 13,14 8,6 10,4 11,8 16,0 17,9 không quan trọng 0,92 0,6 0,0 0,2 0,8 4,0 Khó trả lời 0,68 0,0 0,0 0,0 1,6 1,8 Phụ lục 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ CHUYỂN HÓA NHẬN THỨC CỦA CHỦ THỂ CHÍNH TRỊ VIÊN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QĐNDVN HIỆN NAY THEO TTHCM 2.1. Theo đồng chí động cơ, thái độ, tình cảm, và ý chí quyết tâm của chính trị viên thực hiện chuyển hóa nhận thức TTHCM về phát triển nhân cách chính trị viên thành nội dung, kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện của chính trị viên ở các đơn vị hiện nay như thế nào? * Về động cơ Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 78,50 78,8 78,0 74,8 77,0 83,9 Bình thường 14,76 14,8 16,4 18,0 14,8 9,8 Chưa tốt 5,86 6,4 5,6 7,2 5,6 4,5 Khó trả lời 0,68 0,0 0,0 0,0 1,6 1,8 * Về thái độ Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 80,74 83,6 89,6 77,2 81,2 82,1 Bình thường 13,34 11,6 14,8 16,4 13,2 10,7 Chưa tốt 5,58 4,8 5,6 6,4 4,8 6,3 Khó trả lời 0,34 0,0 0,0 0,0 0,8 0,9 * Về tình cảm Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HVĐT CTV HSQ,CS Tốt 82,68 84,4 82,8 81,2 82,0 83,0 Bình thường 11,88 10,8 11,6 14,8 12,4 9,8 Chưa tốt 4,92 4,8 5,6 4,0 4,8 5,4 Khó trả lời 0,52 0,0 0,0 0,0 0,8 1,8 * Về ý chí quyết tâm Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Cao 83,12 86,0 85,2 82,8 82,2 79,4 Chưa cao 12,28 10,0 11,6 12,4 13,2 15,2 Thiếu ý chí quyết tâm 4,60 4,0 3,2 4,8 5,6 5,4 Khó trả lời 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2.2. Theo đồng chí khâu nào là yếu nhất của bước chuyển từ nhận thức TTHCM về phát triển nhân cách chính trị viên đến hành động thực hiện nội dung kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện phát triển nhân cách của chính trị viên ở các đơn vị hiện nay? Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Hạn chế về nhận thức bản chất của TTHCM về phát triển nhân cách chính trị viên 25,08 28,8 21,6 22,4 26,4 26,2 Hạn chế về khả năng chuyển hóa nhận thức thành hành động thực hiện nội dung, kế hoạch rèn luyện 18,52 19,2 20,0 17,6 16,0 19,8 Hạn chế về năng lực xử lý các tình huống phát sinh 56,40 52,0 58,4 60,0 57,6 54,0 2.3. Theo đồng chí việc chuyển hóa nội dung, kế hoạch về phát triển nhân cách chính trị viên vào thực tiễn tự tu dưỡng, rèn luyện của chính trị viên tại các đơn vị hiện nay ở mức độ nào? Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 22,74 27,2 21,6 21,6 20,8 22,5 Khá 59,06 56,0 60,0 59,2 61,6 58,5 Trung bình 13,12 11,2 12,8 13,6 14,4 13,5 Yếu 4,24 4,8 5,6 4,0 3,2 3,6 Khó trả lời 0,84 0,8 0,0 1,6 0,0 1,8 2.4. Theo đồng chí việc chuyển hóa TTHCM về phát triển nhân cách chính trị viên thành nội dung kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện phát triển nhân cách và thực hiện nội dung kế hoạch đó giữa các đối tượng chính trị viên ở các đơn vị hiện nay như thế nào? * Đối tượng CTV 2 năm đầu đảm nhiệm cương vị, chức trách, nhiệm vụ: Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 36,92 39,2 41,6 34,4 35,2 34,2 Khá 47,68 49,6 44,0 45,6 48,8 50,4 Trung bình 11,80 9,6 11,2 13,6 12,8 11,7 Yếu 3,10 1,6 3,2 4,8 3,2 2,7 Khó trả lời 0,50 0,0 0,0 1,6 0,0 0,9 * Đối tượng CTV đảm nhiệm cương vị, chức trách, nhiệm vụ 3 đến 5 năm: Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 47,64 50,4 52,0 47,2 47,2 41,4 Khá 41,82 42,4 38,4 40,8 41,6 45,9 Trung bình 9,20 7,2 8,8 10,4 9,6 9,9 Yếu 1,00 0,0 0,8 0,8 1,6 1,8 Khó trả lời 0,34 0,0 0,0 0,8 0,0 0,9 * Đối tượng CTV đảm nhiệm cương vị, chức trách, nhiệm vụ 5 năm trở lên: Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 57,91 63,2 61,6 59,2 56,0 49,5 Khá 38,25 35,2 36,8 37,6 38,4 43,2 Trung bình 3,34 1,6 0,8 3,2 4,8 6,3 Yếu 0,50 0,0 0,8 0,0 0,8 0,9 Khó trả lời 0,00 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Phụ lục 3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ THỰC TRẠNG NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 3.1. Theo đồng chí phẩm chất của chính trị viên ở các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức độ nào? * Về phẩm chất chính trị - tư tưởng Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Thực sự vững vàng, kiên định 87,68 87,6 90,0 86,8 88,4 85,6 Thiếu sự nhạy bén 8,99 10,8 7,6 9,2 8,4 8,9 Có lúc còn dao động, hoài nghi 2,17 0,8 1,6 3,2 1,6 3,6 Khó trả lời 1,16 0,8 0,8 0,8 1,6 1,8 * Về phẩm chất đạo đức, lối sống Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Mẫu mực 89,12 94,0 92,4 86,0 87,6 85,6 Chưa thực sự mẫu mực về đạo đức 7,72 4,4 5,2 10,0 9,2 9,8 Vi phạm vào các chuẩn mực đạo đức 0,36 0,0 0,0 0,0 0,0 1,8 Khó trả lời 2,80 1,6 2,4 4,0 3,2 2,7 * Trong giải quyết các mối quan hệ Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Thái độ đúng mực 90,74 94,2 92,8 88,8 90,4 87,5 Có lúc còn chưa thực sự đúng mực 4,28 2,4 3,2 6,4 4,0 5,4 Vi phạm nguyên tắc quy định 2,64 2,6 3,2 1,6 2,4 3,4 Khó trả lời 2,34 0,8 0,8 3,2 3,2 3,6 3.2. Theo đồng chí năng lực của chính trị viên ở các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức độ nào? * Về năng lực chủ trì về chính trị của chính trị viên hiện nay Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 72,87 76,0 76,0 72,0 72,8 67,5 Khá 22,64 21,6 20,8 23,2 22,4 25,2 Trung bình 3,15 1,6 2,4 4,0 3,2 4,5 Yếu 0,98 0,8 0,8 0,8 1,6 0,9 Khó trả lời 0,36 0,0 0,0 0,0 0,0 1,8 * Về năng lực tổ chức tiến hành công tác đảng, công tác chính trị Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 68,84 71,2 69,6 67,2 69,6 66,6 Khá 23,72 24,8 25,6 22,4 22,4 23,4 Trung bình 4,45 2,4 3,2 6,4 4,8 5,4 Yếu 2,32 0,8 1,6 3,2 2,4 3,6 Khó trả lời 0,67 0,8 0,0 0,8 0,8 0,9 * Về năng lực chỉ huy, quản lý đơn vị Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 71,26 74,4 73,6 66,4 71,2 70,2 Khá 23,30 23,2 22,4 24,8 23,2 22,5 Trung bình 3,80 1,6 3,2 5,6 4,0 4,5 Yếu 1,64 0,8 0,8 3,2 1,6 1,8 Khó trả lời 0,00 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 * Về trình độ kiến thức nghiệp vụ của chính trị viên Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Giỏi 45,0 48,0 49,6 38,4 44,0 45,0 Khá 48,6 47,2 46,4 51,2 48,8 49,5 Trung bình 4,2 4,0 3,2 6,4 4,8 2,7 Yếu 1,7 0,8 0,8 3,2 1,6 1,8 Khó trả lời 0,5 0,0 0,0 0,8 0,8 0,9 3.3. Theo đồng chí phương pháp, tác phong công tác của chính trị viên ở các đơn vị trong QĐNDVN hiện nay như thế nào? Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Thực sự khoa học 89,15 90,4 91,2 88,0 90,4 85,7 Chưa khoa học 7,70 8,0 6,4 8,0 7,4 9,7 Khó trả lời 3,15 1,6 2,4 4,0 3,2 4,5 3.4. Theo đồng chí kết quả thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên tại các đơn vị phân đội hiện nay ở mức độ nào? Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Tốt 50,44 55,2 52,8 44,0 48,0 52,2 Khá 44,60 42,4 44,0 48,8 47,2 40,5 Trung bình 3,32 1,6 2,4 4,0 3,2 5,4 Yếu 1,64 0,8 0,8 3,2 1,6 1,8 Khó trả lời 0,00 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Phụ lục 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ XU HƯỚNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QĐNDVN HIỆN NAY THEO TTHCM 4.1. Theo đồng chí chính trị viên ở các đơn vị thực hiện phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở xu hướng nào? Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Đáp ứng với yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ của CTV trong thời kỳ mới là xu hướng chính, giữ vai trò chủ đạo 83,40 85,2 86,0 83,6 82,8 79,3 Chưa đáp ứng với yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ của CTV trong thời kỳ mới 12,84 12,8 10,4 11,2 13,6 16,2 Khó trả lời 3,76 2,0 3,6 5,2 3,6 4,5 4.2. Theo đồng chí vấn đề giữ vững định hướng phát triển nhân cách chính trị viên trong QĐNDVN hiện nay theo TTHCM ở mức độ nào? Mức độ đánh giá Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HVĐTCTV HSQ,CS Ngày càng có chiều sâu, vững chắc 85,03 86,0 88,4 84,4 85,2 81,1 Chưa vững chắc 11,85 10,4 9,6 12,0 12,8 14,4 Lệch định hướng phát triển nhân cách 2,44 2,8 2,0 3,6 1,2 2,6 Khó trả lời 0,68 0,8 0,0 0,0 0,8 1,8 Phụ lục 5 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TTHCM 5.1. Theo đồng chí những nguyên nhân nào sau đây làm hạn chế đến phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ? Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Do sự nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của đội ngũ CTV 74,28 72,0 72,8 74,4 78,4 76,5 Từ công tác, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện còn có mặt hạn chế 74,14 74,4 73,6 77,6 70,4 74,7 Do môi trường đơn vị và cơ chế, chính sách có mặt hạn chế, bất cập 73,62 73,6 76,8 72,8 72,0 72,9 Trình độ nhận thức, năng lực thực hiện nhiệm vụ của một số CTV còn hạn chế 75,08 78,4 74,4 77,6 70,4 75,6 Do ý thức, trách nhiệm kém của một bộ phận CTV đối với việc tự tu dưỡng, rèn luyện 84,20 83,6 80,4 86,8 82,8 87,4 Sự tác động mặt trái nền kinh tế thị trường. 75,42 78,4 73,6 72,8 70,4 81,9 Sự chống phá của các thế lực thù địch hiện nay 60,64 60,0 58,4 59,2 60,8 64,8 Do tâm lý, phong tục, tập quán... 61,38 56,8 58,4 60,8 61,6 69,3 5.2. Theo đồng chí để phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần thực hiện các giải pháp nào sau đây? Phương án trả lời Tổng số % Tỉ lệ đánh giá theo từng loại đối tượng % CTV Đã qua CTV Cán bộ quân sự HV ĐT CTV HSQ,CS Nâng cao nhận thức của các chủ thể 74,52 72,0 74,4 72,8 76,0 77,4 Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện 76,40 73,6 75,2 76,8 73,6 82,8 Phát huy tính tích cực, tự giác của CTV trong nâng cao chất lượng tự tu dưỡng, rèn luyện 76,48 73,6 76,8 77,6 75,2 79,2 Phát huy tính chủ động, sáng tạo của CTV trong nâng cao chất lượng thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ 74,86 74,4 76,0 72,0 73,6 78,3 Xây dựng môi trường công tác tốt. 75,44 76,8 74,4 73,6 76,8 75,6 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách. 74,7 75,2 76,8 72,0 78,4 71,1 Đầu tư kinh phí cơ sở vật chất. 75,22 78,4 77,6 72,8 74,4 72,9 Quan tâm đến lợi ích. 76,3 77,6 76,8 75,2 73,6 78,3 Phụ lục 6 KẾT QUẢ CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP 5 NĂM GẦN ĐÂY CỦA TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ ( Nguồn số liệu do phòng đào tạo Trường sĩ quan chính trị cung cấp Ngày 25 tháng 9 năm 2013) *Đối tượng học viên đào tạo cơ bản 5 năm Năm học Quân số học viên Tỉ lệ % Học viên đạt mức tốt nghiệp G K TBK TB 2008 - 2009 244 4 = 1,63 130 = 53,17 96 = 39,26 14 = 5,72 2009 - 2010 217 4 = 1,84 173 = 79,58 39 = 17,94 1 = 0,46 2010 - 2011 343 3 = 0,87 243 = 70,47 96 = 27,84 1 = 0,29 2011 - 2012 371 5 = 1,30 286 = 74,36 79 = 20,54 1 = 0,26 2012 - 2013 355 6 = 1,68 280 = 78,40 67 = 18,76 2 = 0,56 T. số 5 năm 1530 22 =1,43 1112=72,28 377=24,50 19= 1,23 * Đối tượng học viên đào tạo theo hình thức chuyển loại Năm học Quân số học viên Tỉ lệ % Học viên đạt mức tốt nghiệp G K TBK TB 2008 - 2009 0 0 0 0 0 2009 - 2010 128 0 70 = 54,60 53 = 41,34 5 = 3,90 2010 - 2011 157 0 77 = 48,97 70 = 44,52 10 = 6,36 2011 - 2012 132 0 69 = 52,23 59 = 44,66 4 = 3,02 2012 - 2013 149 0 74 = 49,65 65 = 43,55 10 = 6,70 T. số 4 năm 566 0 290=51,04 247=43,47 29= 4,26 * Đối tượng học viên đào tạo theo hình thức hoàn thiện Năm học Quân số học viên Tỉ lệ % Học viên đạt mức tốt nghiệp G K TBK TB 2012 - 2013 56 1 = 1,78 43 = 76,54 11 = 19,58 1 = 1,78 (Các năm trước: 2008 - 2012 nhà trường không đào tạo đối tượng này) * Đối tượng học viên đào tạo theo hình thức 801 Năm học Quân số học viên Tỉ lệ % Học viên đạt mức tốt nghiệp G K TBK TB 2008 - 2009 0 0 0 0 0 2009 - 2010 206 0 = 0,0 130 = 63,05 75 = 36,37 1 = 0,48 2010 - 2011 115 0 = 0,0 75 = 65,17 36 = 31,28 4 = 3,47 2011 - 2012 101 1 = 0,99 66 = 65,34 33 = 32,67 1 = 0,99 2012 - 2013 98 0 = 0,0 65 = 66,30 33 = 33,66 0 = 0,0 T. số 4 năm 520 1 =0,192 219 = 42,08 177= 33,98 6 = 1,15 *Đối tượng học viên đào tạo từ chuyên môn kỹ thuật Năm học Quân số học viên Tỉ lệ % Học viên đạt mức tốt nghiệp G K TBK TB 2008 - 2009 160 3 = 1,875 112 = 70,0 43 = 26,87 2 = 1,25 2009 - 2010 166 2 = 1,204 131 = 78,86 30 = 18,06 3 = 1,80 2010 - 2011 151 1 = 0,662 116= 76,79 31 = 20,52 3 = 1,98 2011 - 2012 131 0 = 0,0 110 = 83,93 21 = 16,02 0 = 0,0 2012 - 2013 0 0 0 0 0 T. số 4 năm 608 6 = 0,98 469 = 76,91 125 =20,50 8 =1,31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_nhan_cach_chinh_tri_vien_trong_quan_doi_n.doc
Tài liệu liên quan