HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THƯƠNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THƯƠNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THANH KHÔI
184 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Phan Thanh Khôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Phạm Thị Thương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình tổng quan và những
vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 30
2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 30
2.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam 48
Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 71
3.1. Thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 71
3.2. Hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Đường sắt Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 92
3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 103
Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH ĐƯỜNG SẮT
VIỆT NAM HIỆN NAY 111
4.1. Quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 111
4.2. Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay 121
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 162
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trước tác động của toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức, đặc biệt khi
thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế
nước ta tất yếu phải chuyển từ kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên là chính sang
kinh tế tri thức mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Với
tốc độ thay đổi công nghệ đang diễn ra "thần tốc" như hiện nay, cần phải tiếp
cận nhanh hơn nữa với những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới. Vì vậy,
nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong
hệ thống chính sách liên quan đến nguồn lực phát triển, nguồn lực quyết định
sự tăng trưởng kinh tế. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định sự phồn vinh, thịnh vượng của
tất cả các quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) đã đề ra ba đột
phá chiến lược, đó là:
"Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách
hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao; tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực
với ứng dụng khoa học - công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng
bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao
thông và hạ tầng đô thị lớn"[17].
Như vậy, các khâu trong đột phá chiến lược này đều gắn liền với sự
phát triển của ngành đường sắt, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) một lần nữa
nhấn mạnh: Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng
2
trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực
hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vừa qua, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương
khóa XII (2018) xác định một trong những mục tiêu tập trung xây dựng đội
ngũ cán bộ là để: "đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện
đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh" [20, tr.57]. Để đạt được mục tiêu này, cần sự phối
hợp của nhiều ngành, trong đó có sự đóng góp của ngành giao thông vận tải
nói chung và ngành Đường sắt Việt Nam nói riêng.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, một trong những nhiệm vụ mà Đại hội
Đảng bộ Đường sắt Việt Nam lần thứ XI - nhiệm kì 2015 - 2020, đề ra là:
"Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ công
nhân viên trong Ngành về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp hội nhập quốc tế và yêu
cầu phát triển của Ngành"[11, tr.44].
Đường sắt Việt Nam là một ngành kinh tế, kỹ thuật đặc thù trong nền
kinh tế quốc dân có trình độ kỹ thuật cao. Với bề dày lịch sử gần 140 năm xây
dựng và phát triển, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ và trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành đường sắt đã có những đóng
góp cho sự phát triển của đất nước. Có mạng lưới 3143 km trải dài từ Đồng
Đăng tới Thành phố Hồ Chí Minh, Đường sắt Việt Nam đã và đang trở thành
"xương sống" trong hệ thống giao thông nước ta, vận tải đường sắt góp phần
hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Tuy nhiên, những năm gần đây, vận tải đường sắt đã bộc lộ nhiều hạn
chế, yếu kém, chưa cập nhật được với nhu cầu xã hội, chưa cạnh tranh được
với các loại hình vận tải khác như: đường bộ, đường thủy và hàng không giá
3
rẻ. Đồng thời, với yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới,
Đường sắt Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh của một ngành kinh tế
mũi nhọn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân
căn bản nhất là ngành đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy,
bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ngành đường sắt cần phải
phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tái cơ cấu Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam, luận án đề xuất
những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra trong
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu sự phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam ở các bộ phận chủ
yếu là: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, công
nghệ; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ công nhân lành nghề ngành Đường sắt
Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát số liệu thực tiễn
qua báo cáo ở một số đơn vị sản xuất - kinh doanh; Công ty Cổ phần xe lửa Gia
Lâm; Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội; điều tra xã hội học ở Trường
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Trường Cao đẳng Đường sắt Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận án từ 2003 đến nay,
đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đến
2030 (Năm 2003 là năm Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng
Công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo
quyết định số 34/2003 QĐ - TTg ngày 04 tháng 3 năm 2003).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách
của Nhà nước Việt Nam về con người, nguồn lực con người, phát triển nguồn
nhân lực, về phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải nói chung và
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt trong giai đoạn hiện nay và
những vấn đề liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, các phương pháp phân tích và tổng hợp; so sánh, khái quát hóa, thống nhất
lịch sử - lôgic; điều tra xã hội học, phương pháp điền dã (khảo sát thực địa,
trực quan) và phương pháp chuyên gia..., để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu.
5
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm rõ thêm quan niệm, đặc điểm, nội dung, các
nhân tố tác động và thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả của luận án có thể góp phần làm luận cứ khoa học cho các
cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan và tổ chức tham khảo xây dựng chính
sách, giải pháp đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao của
ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cá nhân, tổ chức trong
nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan đến đề tài luận án.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các công trình khoa học của
tác giả; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án được kết cấu 4
chương với 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân
lực chất lượng cao
1.1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về nguồn nhân lực và
nguồn nhân lực chất lượng cao
- Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực:
Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm trong công trình: "Phát triển nguồn nhân
lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta" [96] đã đề cập đến vai trò của
nguồn nhân lực trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển nguồn
nhân lực ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận
dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc phát triển nguồn nhân lực ở
nước ta sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyễn Hữu Dũng trong công trình: "Sử dụng hiệu quả nguồn lực con
người ở Việt Nam" [8] đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực
tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,t
tác giả đã đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; đồng
thời giới thiệu kinh nghiệm sử dụng nguồn lực con người ở một số nước như
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc; từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình
phát triển kinh tế nước ta đến năm 2010.
Đoàn Văn Khái trong công trình: "Nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [38] đã làm rõ một số vấn
7
đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới; nội dung, bản chất,
tính tất yếu và đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
hiện nay; đồng thời làm rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tác giả đã đánh giá thực
trạng và những vấn đề đặt ra về nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó, tác giả chỉ rõ phương hướng, quan điểm và những giải pháp
cơ bản phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Các tác giả trong công trình nghiên cứu: "Nâng cao hiệu quả quản lý
nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do
Phạm Thành Nghị chủ biên [58] đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản,
nhận thức mới và hiện đại về quản lý nguồn nhân lực như vấn đề về con người
và phát triển nguồn vốn con người; các mô hình quản lý nguồn nhân lực; các
yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực và các chính sách vĩ mô tác động
đến quản lý nguồn nhân lực; những kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ở
một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Thụy Điển, các nước Đông Á và
các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Các tác giả đã phân tích những nét đặc
thù trong quản lý nguồn nhân lực ở một số ngành và lĩnh vực như: các cơ
quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh
qua các số liệu điều tra xã hội học; đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ
bản quản lý nguồn nhân lực phù hợp, thay thế cho cách quản lý nguồn nhân lực
truyền thống trước đây.
"Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn
2011- 2020" của Bộ Kế hoạch và đầu tư [3] đã tập trung làm rõ các nội dung
quan trọng về: Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; phương hướng phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam đến năm 2020 và những vấn đề đặt ra; từ đó chỉ ra các giải pháp
chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai
8
đoạn 2011 - 2010; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020.
Đặng Tú Oanh trong công trình: "Phát huy nguồn lực thanh niên trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [63] đã làm rõ vai trò của
nguồn lực thanh niên trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở
phân tích đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên và đưa ra quan niệm về
nguồn lực thanh niên; đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế
nguồn lực thanh niên,; từ đó tác giả đề ra phương hướng, giải pháp chủ yếu để
phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng trong cuốn sách: "Phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế"
[64] đã đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển
nguồn nhân lực; những vấn đề lý luận chung về cách tiếp cận nguồn nhân lực,
từ lý luận đến thực tiễn phát triển nguồn nhân lực, những kinh nghiệm phát
triển nguồn nhân lực của một số ngành như Dầu khí, Ngân hàng ở Việt Nam
và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước và vùng lãnh thổ.
Cuốn sách phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân
lực ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Minh Thắng trong công trình: "Phát huy nguồn lực cán bộ
khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay" [79] đã đánh giá thực trạng, xác định xu hướng phát huy nguồn
lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
việc phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ. Qua đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ
thuật quân sự trẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong cuốn sách: "Từ
chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực" [92]
9
đã khẳng định rằng, muốn tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính
sách phát triển giáo dục, trong đó có chính sách đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực trước hết cần từng bước triển khai chiến lược phát triển giáo dục.
Cuốn sách là công trình có giá trị, kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và
quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học và kinh tế khác nhau nhằm góp phần phổ biến
và chia sẻ những thông tin về chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực.
- Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao
Bùi Thị Ngọc Lan trong cuốn sách: "Nguồn lực trí tuệ trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam" [42] đã làm rõ được tầm quan trọng và vai trò
của nguồn lực trí tuệ con người đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả chỉ
ra những đặc điểm cơ bản, thực trạng và xu hướng phát triển nguồn lực trí
tuệ Việt Nam; trên cơ sở đó đã đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải
pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ tinh hoa trong nguồn lực đất nước.
Đỗ Thị Thạch trong công trình: "Phát triển nguồn lực nữ trí thức Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [76] đã tập trung làm rõ
một số nội dung về trí thức, trí thức nữ; phân tích đặc điểm, luận giải vai trò
của đội ngũ trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước và những
vấn đề đặt ra. Đồng thời, tác giả đã đề ra một số phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. như: phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng chính
sách đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức nữ hợp lý; xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
Lê Thị Hồng Điệp trong công trình: "Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam" [21] đã góp phần
làm phong phú thêm những luận điểm mới về phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua sự phân tích nội dung,
tiêu chí và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển lực lượng này; thực
10
trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri
thức giai đoạn 2001 - 2007 gắn với những nội dung, tiêu chí và những yếu tố
tác động nêu trên; tác giả cũng đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương
lai. Những đề xuất đó, góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành lực lượng tiên
phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Trần Văn Tùng trong cuốn sách: "Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
nguồn nhân lực tài năng" [97] đã trình bày những kinh nghiệm phát hiện, đào
tạo và sử dụng tài năng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý
của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, châu Á. Tác giả cho rằng, một trong
những thành công của đào tạo tài năng khoa học và công nghệ ở Mỹ là việc
chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa
học trong các trường đại học; coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy;
khuyến khích phát triển tài năng khoa học và công nghệ bằng các hình thức
phong tặng chức danh khoa học và chế độ đãi ngộ hợp lý. Tác giả đã đưa ra
khuyến nghị, ở Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử
dụng nguồn tài năng hiện có.
Viện Chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, triển khai nghiên
cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề: "Nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện
trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường" [98]. Trong đề tài này,
các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về nguồn nhân lực chất lượng cao và
tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm nguồn nhân lực chất
lượng cao của nước ta và đề xuất những phương hướng, giải pháp để phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Công trình: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam" của
Nguyễn Văn Khánh [35] là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học
11
thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước
KX.03.22/06-10: "Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ
sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI". Các bài viết trong công
trình đã lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ; tổ chức và
phát huy nguồn lực trí tuệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước...
Trong công trình: "Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử
dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam" của Phạm Hồng Tung [94] đã chỉ ra
những mặt tích cực và hạn chế trong thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của
ông cha ta qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc
thuộc, thời kỳ đầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu
tiên sang đầu thế kỷ thứ X và đến những năm cuối của thế kỷ XIV, những
quan niệm về người hiền tài trong lịch sử trung đại của Việt Nam; bên cạnh
đó, là quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học. Tác giả cũng đã phân tích
một cách sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo, bồi
dưỡng người tài cho đất nước. Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích
góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược giáo
dục, đào tạo bồi dưỡng, phát hiện và sử dụng người tài trong sự nghiệp xây
dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay.
Công trình: "Chiến lược phát triển nhân tài của Trung Quốc từ 1978
đến nay" của Nguyễn Thị Thu Phương [66] đã chỉ ra những vấn đề thực tiễn
trong việc thu hút, đãi ngộ và sử dụng nhân tài của Trung Quốc, làm sáng tỏ
cơ sở hình thành chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
Thông qua quá trình thực tiễn đó, các tác giả đã có những đánh giá về thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong chiến lược nhân tài
của Trung Quốc, đồng thời các tác giả cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm
quý báu để có thể vận dụng vào chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
12
Các tác giả thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trong công trình:
"Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức" [98] đã phân tích chính sách
phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đối với xây dựng đội
ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam
Đề tài khoa học cấp cơ sở: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri
thức" của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ
nghĩa xã hội khoa học [32] đã làm rõ lý luận về nguồn nhân lực chất lượng
cao và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; tìm hiểu kinh
nghiệm thế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng
nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt
ra. Đề tài chỉ ra xu hướng nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất những giải
pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Dung trong cuốn sách: "Phong cách tư duy Hồ Chí
Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay"
[7] đã phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống về những nội dung cơ bản
của phong cách tư duy Hồ Chí Minh về cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thông qua
đó, tác giả đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay có phong cách tư duy của nhà lãnh đạo,
quản lý hiện đại.
Vũ Thị Phương Mai trong công trình: "Nguồn lực chất lượng cao trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay" [55] đã làm rõ
khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao và mối quan hệ giữa nguồn lực này
với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng nguồn nhân
lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những
vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay; từ đó, tác giả đề cập những quan điểm cơ
13
bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đỗ Văn Dạo trong cuốn sách: "Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội nhân dân Việt Nam" [6] đã
phân tích những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng
cao trong lịch sử dân tộc và ở một số nước, khái quát tình hình phát triển
nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở Việt Nam từ 1994 đến nay trên cơ
sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực
quân sự chất lượng cao; tác giả đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên
nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực quân sự chất
lượng cao; đồng thời dự báo xu hướng đến năm 2020 và đề xuất những quan
điểm, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao ở
Việt Nam đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phạm Văn Quý trong công trình: "Các giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa" [67] đã đánh giá thực trạng phát triển nhân lực khoa học và công
nghệ ở nước ta giai đoạn 1986 -2003, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển
nguồn lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2004 - 2010, tầm nhìn đến 2020
trên cơ sở luận giải quan niệm về nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở nước
ta hiện nay với bộ phận nòng cốt của nó là nhân lực có trình độ từ cao đẳng
trở lên, làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, giảng dạy các chuyên
ngành khoa học và công nghệ, và nhân lực được đào tạo để khai thác, sử dụng
công nghệ, thực hành chuyên môn kỹ thuật. Đóng góp có giá trị của tác giả là
các giải pháp có ý nghĩa đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở các ngành
khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay.
Ngoài ra còn một số bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu đó là:
Các tác giả Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn trong bài: "Xây dựng
đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất
14
nước" [41] đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của trí thức trong tình hình
mới, đây chính là lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bài viết, các
tác giả đã đề ra nội dung phương hướng phát triển và quan điểm mang tính
giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ lao động trí thức, đặc biệt là xây dựng
đội ngũ trí thức trên tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI đã thông qua.
Phan Thanh Khôi trong bài: "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ
trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế" [40] đã chỉ ra ý nghĩa của việc
phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc
tế của đất nước, đồng thời tác giả chỉ ra những luận cứ khoa học, bổ sung,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào quá
trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế của
Việt Nam, tác giả cũng đã kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò
của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Đỗ Thị Thạch trong bài viết: "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng" [75] đã phân tích làm rõ chiến lược phát
triển nguồn nhân lực trong văn kiện Đại hội XI của Đảng ta; những quan điểm
mới trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm rõ quan điểm của
Đảng về những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Phạm Quốc Trung, Trần Đăng Thịnh trong bài viết: "Một số giải pháp
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay" [91] đã chỉ ra
những bất cập trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chỉ ra nguyên
nhân khách quan, chủ quan của những bất cập đó, từ đó đề xuất năm giải pháp
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phạm Công Nhất trong bài: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế" [61] đã phân tích thực trạng nguồn
15
nhân lực nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó tác giả nhấn mạnh đến
những hạn chế, yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực nước ta, nguyên
nhân của những hạn chế, yếu kém, qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển nguồn nhân lực nước ta đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội
nhập quốc tế.
Văn Tất Thu trong bài: "Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử
dụng, trọng dụng nhân tài" [82] đã đưa ra phân tích và làm rõ những đặc
điểm của nhân tài, vị trí, vai trò của nhân tài trong việc phát triển đất nước
hiện nay. Tác giả cũng lưu ý một số vấn đề cơ bản trong thu hút và sử dụng
nhân tài, phát hiện nhân tài, có những chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài
và những vấn đề liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp
phát triển của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.
Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương trong bài: "Đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng"
[36] đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, bài
viết chỉ ra triển vọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một số
khuyến nghị để phát triển nguồn lực này phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguyễn Đình Bắc trong bài: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" [1] đã
chỉ rõ thực chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra
...trong sự phát triển. Đây là chủ đề được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu, đưa ra những tiêu chí và đặc trưng của nguồn nhân
lực là rất phong phú, mỗi ngành khoa học có quan niệm không giống nhau về
tính chất, đặc điểm, vai trò, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở mỗi giai đoạn
lịch sử, cụ thể. Thực tế đã có quan niệm bàn cả về nguồn nhân lực gắn với
dân số và chất lượng con người: "Nguồn lực con người là dân số và chất
lượng con người, bao gồm thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực,
phẩm chất đạo đức của người lao động... " [24]. Nguồn nhân lực là những con
người phải có đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và
tính sáng tạo trong sản xuất... Nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với sự phát
triển của mỗi cá nhân, của đất nước, là sản phẩm của nền giáo dục, đào tạo
của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử và được thể hiện ở mỗi ngành,
mỗi lĩnh vực cụ thể.
Nguồn nhân lực của một quốc gia có vai trò quan trọng đặc biệt so với
các nguồn lực khác trong quá trình thúc đẩy xã hội phát triển, được xác định
là nguồn "tài nguyên đặc biệt" và có thể đánh giá qua tiêu chí chất lượng, số
lượng, cơ cấu dân cư còn trong độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực có thể hiểu
thực chất là toàn bộ phẩm chất trình độ chuyên môn mà con người tích lũy
được, thể hiện thông qua hiệu quả lao động của nhóm dân cư trong một quốc
gia ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Kiến thức mà con người tích lũy
32
được thể hiện trong quá trình lao động sản xuất là mấu chốt, vì chính kiến
thức đó, giúp họ tạo ra của cải, tài sản cho cuộc sống hiện tại và tương lai của
chính mình.
Từ những sự phân tích trên, có thể khái quát: Nguồn nhân lực là một
khái niệm dùng để chỉ tổng hợp các yếu tố hiện hữu và khả năng tiềm ẩn của
người lao động bao gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động có thể được
huy động để tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho
xã hội trong hiện tại cũng như tương lai.
Nguồn nhân lực cũng có thể được xem xét ở nhiều cấp độ, như là một
trong những nguồn lực ở dạng dự trữ, tiềm năng, cả hiện hữu gắn với cá
nhân, tập thể, một ngành nghề, cộng đồng, hay quốc gia. Sự phát triển của
một quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử, cụ thể sẽ cần có tổng hòa những
nguồn lực khác nhau như tài nguyên, vốn, khoa học - công nghệ, nhưng
nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao giờ cũng giữ vai trò là nguồn
lực quan trọng nhất.
Nguồn nhân lực cung cấp sức lao động cho xã hội, đó là những con
người và những nhóm dân cư phát triển bình thường về trí lực, thể lực, có khả
năng lao động và trong độ tuổi lao động mà không bị khiếm khuyết hoặc bị dị
tật. Nguồn nhân lực thể hiện khả năng huy động sức lao động của xã hội, bảo
đảm thúc đẩy sự phát triển xã hội; nếu một quốc gia có nguồn nhân lực lao
động chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân cư thì được gọi là quốc gia có dân số
vàng, ngược lại sẽ đe dọa sự phát triển của quốc gia đó. Cho nên các quốc gia
đều quan tâm xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao, bởi nó được xác định là vấn đề chiến lược và là quốc sách của mọi
quốc gia. Đặc biệt, sự phát triển không ngừng số lượng, chất lượng nguồn
nhân lực trong tổng số lao động xã hội bảo đảm cho chuyển từ nền sản xuất
nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp là tất yếu khách quan. V.I.Lênin
đã khẳng định vị thế của nguồn nhân lực lao động đó là: "Lực lượng sản xuất
hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [45].
33
2.1.1.2. Về nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam
* Ngành Đường sắt Việt Nam
Ngành Đường sắt Việt Nam là một ngành công nghiệp lâu đời, với hệ
thống công nghiệp để sản xuất, quản lý, kinh doanh, kết cấu hạ tầng và dịch
vụ cho các quá trình đóng mới, sửa chữa, dịch vụ vận tải đường sắt.
Ngành Đường sắt là một trong những ngành vận tải quan trọng trong
sự phát triển của đất nước, có bề dày lịch sử gần 1,5 thế kỷ. Ngành Đường sắt
Việt Nam ra đời gắn liền với sự xâm chiếm, đô hộ và bóc lột của thực dân
Pháp, đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau luôn gắn liền với yêu
cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày
nay, trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, nhất là đứng trước thách thức của cơ
chế thị trường, ngành đường sắt đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và
đang đặt ra những đòi hỏi mới về nguồn nhân lực của ngành để sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Ngành có nhiều chức năng nhưng trọng tâm là sản xuất, kinh doanh, là
một loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do
Nhà nước làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức, hoạt động
riêng, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại
Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định
của pháp luật Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành Đường sắt Việt Nam,
quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án, đề án
quốc gia về phát triển giao thông vận tải đường sắt; quản lý, sử dụng đội ngũ cán
bộ, nhân viên của ngành; tổ chức hoạt động vận tải đường sắt. Tổ chức ứng dụng,
nghiên cứu khoa học, công nghệ; bảo vệ môi trường; tổ chức hợp tác quốc tế; tổ
chức thanh tra, kiểm tra giao thông đường sắt...
Về xu hướng phát triển những năm tới, Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam cần huy động mọi nguồn lực, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có,
34
các chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước; các nguồn
vốn ưu đãi, khoa học công nghệ tiên tiến, các tiềm năng mang lại từ chính
sách xã hội hóa hoạt động đường sắt và mở rộng hợp tác quốc tế với những
nước có ngành đường sắt phát triển, đặc biệt với Hàn Quốc... Ngành đang tập
trung cho quá trình cơ cấu lại sản xuất, triển khai phương châm kinh doanh
phục vụ khách hàng: "An toàn - Thuận tiện - Thân thiện - Đúng giờ - Hiệu
quả"; theo tiêu chí bốn xin và bốn luôn "Bốn xin: xin chào, xin cảm ơn, xin
lỗi và xin phép", "Bốn luôn: luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu
và luôn giúp đỡ", nhằm xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng tốt đẹp về ngành
Đường sắt Việt Nam trong nhân dân và hành khách đi tàuXu hướng mà
ngành Đường sắt Việt Nam đang đặt ra để phát triển, hiện đại hóa, hội nhập
cùng với khu vực và thế giới cần phải huy động nhiều nguồn lực; song nguồn
lực có ý nghĩa quyết định trực tiếp là phải phát triển nguồn nhân lực chất
lượng ngày càng cao.
* Quan niệm nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam
Nguồn nhân lực ngành Đường sắt được hình thành, phát triển qua các
giai đoạn lịch sử khác nhau và là chủ thể quan trọng nhất trong sản xuất,
kinh doanh của ngành. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt Nam hiện
nay, bao gồm cả lực lượng đang lao động và cả lực lượng dự trữ, tiềm
năng, được đào tạo, có trình độ học vấn, chuyên môn lành nghề, có kinh
nghiệm; có năng lực tiếp nhận, làm chủ, vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ
năng, thành tựu khoa học và công nghệ vào trong quá trình đóng mới, sửa
chữa các loại toa tàu và dịch vụ kinh doanh vận tải để phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Nguồn nhân lực ngành đường sắt là một bộ phận của nguồn nhân lực
quốc gia, thể hiện ở số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động được huy động,
khai thác, sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đem lại sự phát triển
của ngành góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước trong hiện tại cũng như tương lai. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt
35
Việt Nam là chỉ những người tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực hoạt động
sản xuất, kinh doanh của ngành đường sắt. Nguồn nhân lực ngành đường sắt
là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, sự
phát triển của ngành.
Như vậy, nguồn nhân lực ngành đường sắt được hiểu là một bộ phận
của nguồn nhân lực quốc gia, thể hiện tiềm năng, khả năng thực tế đảm bảo yêu
cầu, tiêu chí về số lượng, chất lượng và cơ cấu có thể huy động đưa vào khai
thác, sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ vận chuyển của ngành
đường sắt.
Nghiên cứu nguồn nhân lực ngành đường sắt cũng tiếp cận theo ba yếu
tố cấu thành là số lượng, chất lượng, cơ cấu, đó là một chỉnh thể và được thể
hiện nhất quán trong luận án; trong đó, "nguồn nhân lực" nói lên khả năng và
mức độ sẵn sàng của nhân lực quốc gia có thể huy động theo nhu cầu phát
triển của ngành. Khái niệm "nhân lực ngành đường sắt" là hẹp hơn "nguồn
nhân lực ngành đường sắt", vì nó dùng để chỉ những người đang trực tiếp hoạt
động trong ngành đường sắt. Tuy nhiên, khái niệm nguồn nhân lực ngành
đường sắt còn bao hàm cả nguồn lực hiện thực và cả ở tiềm năng, thông qua
cơ chế, chính sách để sử dụng, khai thác. Vì vậy, cần tiếp cận nguồn nhân lực
ngành Đường sắt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình phát triển nguồn
nhân lực và những cơ chế, chính sách để sử dụng, khai thác hiệu qủa nguồn
nhân lực này của ngành trong hiện tại, tương lai.
Vai trò của nguồn nhân lực ngành đường sắt là cung cấp sức lao động
cho ngành, đó là những con người đang ở tuổi lao động trí lực, thể lực, thông
qua tuyển chọn và được đào tạo. Là một bộ phận của nguồn lực xã hội, thể
hiện khả năng lao động của xã hội, bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của ngành
trong hiện tại cũng như tương lai.
Nguồn nhân lực ngành Đường sắt gắn liền với chiến lược phát triển
ngành vận tải quốc gia. Sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực ngành
Đường sắt Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế chính sách, yêu
36
cầu phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển ngành vận tải quốc gia.
Nguồn nhân lực ngành Đường sắt vừa là sản phẩm, vừa là bộ phận quan trọng
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên,
bước vào thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tri
thức và mở rộng hội nhập quốc tế, thì ngành Đường sắt là ngành gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Nguyên nhân phải phụ thuộc vào nhiều nguồn lực, cơ chế để
phát huy vai trò của các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người, nên sức
cạnh tranh vận tải đường sắt không cao so với một số ngành vận tải khác.
Nhân lực của ngành đường sắt là lao động công nghiệp đa dạng ngành
nghề và xã hội hóa cao. Lao động của ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay,
được biên chế ở nhiều bộ phận: Bộ phận ở cơ quan Tổng công ty có Ban Lãnh
đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Văn phòng Tổng Công ty Đường sắt
Việt Nam và các Ban tham mưu chuyên môn, nghiệp vụ; Công ty quản lý đường
sắt; Thông tin tín hiệu đường sắt; Vận tải hàng hóa đường sắt; công ty in đường
sắt; công ty Xe lửa; công ty con; công ty liên kết; với tổng quân số cán bộ, công
nhân, viên chức của ngành ở năm 2018 là 31.945.000 người. Tuổi trung bình
của người lao động trong toàn ngành là 70% ở độ tuổi 40 đến 45; so với một
ngành khác trẻ hóa đội ngũ hơn nhiều và đây là điều bất lợi cho ngành đường
sắt hiện nay [Phụ lục 9.4].
Nhân lực lao động của ngành Đường sắt Việt Nam thường ở phân tán,
trình độ học vấn và có thu nhập không cao. Nhân lực lao động của ngành
Đường sắt Việt Nam có số lượng đông so với một số ngành khác, nhưng ở
phân tán khắp các miền của đất nước, môi trường làm việc chịu sự ảnh hưởng
rất lớn của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nguồn nhân lực ngành Đường sắt Việt
Nam có cơ cấu, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật chưa cao và bố trí không
đều ở các bộ phận...
Lao động ngành Đường sắt Việt Nam có năng suất lao động và thu nhập
chưa cao. Bình quân thu nhập của người lao động năm 2018 là từ 8 triệu đến 8,4
triệu đồng trên tháng. Điều này do tình hình vận tải của ngành đường sắt
37
những năm gần đây có dấu hiệu giảm mạnh (năm 2006, khối lượng vận
chuyển hành khách đạt 0,85% so với ngành khác thì năm 2016 chí đạt
0,28%). Vận chuyển hàng hóa tuy có tăng hơn nhưng không đáng kể (năm
2006 chiểm 3,32% thì đến năm 2016 đạt 0,42%). Số liệu thống kê năm 2018,
những tháng đầu năm 1019, ngành đường sắt chỉ chiếm 1,7 thị phần so với
các phương tiện vận chuyển khác trong ngành giao thông vận tải. Vì thế, việc
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành đường sắt lao động những
năm gần đây không dễ dàng, cần nghiên cứu để đổi mới chính sách cho phù
hợp trong tình hình mới.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học, công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế,
càng chứng minh vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao, nên không
thể không chú trọng phát triển lực lượng này. Ở mỗi quốc gia khác nhau, các
ngành khác nhau đều quan tâm phát triển nguồn nhân lực của mình, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa ra quan niệm, tiêu chí cụ thể, ở mỗi
giai đoạn lịch sử khác nhau.
2.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành Đường sắt Việt Nam hiện nay
2.1.2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao
Ở thế kỷ XIX, đề cập đến vai trò của con người trong hệ thống sản xuất
xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, sự phát triển của sản xuất phụ
thuộc vào "...những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh
thông toàn bộ hệ thống sản xuất" [53, tr.474] và "Sức sản xuất của lao động
được quyết định bởi rất nhiều tình hình, trong đó có: trình độ khéo léo trung
bình của người công nhân " [54, tr.68-69]. C.Mác và Ph.Ăngghen, mặc dù
chưa sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao, song những tư tưởng
và nội hàm của vấn đề đã được các ông đề cập, đó là những đặc trưng tiêu
biểu phản ánh trình độ, kỹ năng và phẩm chất của người lao động ngày càng
cao trong hệ thống sản xuất xã hội. Quan điểm của C.Mác đến nay vẫn giữ
38
nguyên giá trị, khi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp và thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức.
Trong bối cảnh đó, việc quan tâm phát triển nguồn lực trí tuệ, nguồn nhân lực
chất lượng cao đã trở thành vấn đề sống còn đối với các quốc gia. Theo đó,
thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được hình thành và sử dụng
rộng rãi trên thế giới.
Tư tưởng về nguồn nhân lực chất lượng cao của C. Mác rõ nhất từ khi
ông cho rằng: "... nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể
và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn
diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất" [52, tr.474]. Như vậy,
C.Mác đã nhấn mạnh đến những đặc trưng tiêu biểu và vai trò của con người
có trình độ, kỹ năng và phẩm chất cao trong hệ thống sản xuất xã hội. Đây là
nguồn lực có ý nghĩa quyết định thúc đẩy xã hội phát triển. Tiếp đó, C.Mác đã
luận giải thành công mối quan hệ giữa "lao động phức tạp" với "lao động giản
đơn", và ông cho rằng "lao động phức tạp" là "bội số" của "lao động giản
đơn". Điều ấy có nghĩa là, trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động phức tạp
có khả năng tạo ra lượng giá trị của hàng hóa lớn hơn gấp nhiều lần so với lao
động giản đơn.
Còn V.I.Lênin đã đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi con người tham gia lao
động hay hoạt động xã hội nói chung, phải có tri thức và muốn có tri thức thì
phải học, học nữa, học mãi. Người khẳng định: "Người ta chỉ có thể trở thành
người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả
những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra" [47, tr.362]. Rộng hơn, V.I.
Lênin cho rằng, văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số
kiến thức mà loài người đã tích lũy được.
Giai đoạn hiện nay, khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao được
quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia, ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau để
chỉ một lực lượng lao động xã hội, nguồn nhân lực có trình độ cao trong cơ
cấu dân cư. Nó được biểu hiện là những người lao động có phẩm chất, thể
39
lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực, tính sáng tạo và đem lại hiệu quả
lao động sản xuất cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao có quan hệ chặt chẽ với sự
phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, của đất nước, là sản phẩm của nền giáo dục,
đào tạo của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử và được thể hiện ở mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực cụ thể.
Ở Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản
Việt Nam, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao đã được sử dụng: "Thông
qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam" [14, tr.34]. Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, đã được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong ba
đột phá chiến lược. Theo đó, thường xuyên đổi mới chính sách phù hợp với
điều kiện thực tế của đất nước, thể hiện sự trọng dụng nhân tài, các nhà khoa
học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và
công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học
công nghệ giỏi trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt định
cư ở nước ngoài
Hiện nay, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao được sử dụng nhiều
trong các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các nhà khoa học. Ngoài
thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao, trong một số công trình khoa học
còn sử dụng các thuật ngữ như: "nguồn nhân lực trình độ cao", "nguồn nhân
lực tài năng", "nguồn nhân lực chất xám", "nguồn nhân lực tri thức", "nguồn
lực trí tuệ" Dù cho tên gọi và cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, song các
thuật ngữ này đôi khi được sử dụng như những khái niệm đồng nghĩa.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì, được đặc trưng bởi những tiêu chí
nào? Trả lời câu hỏi này, đến nay đã có nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu
và đưa ra quan niệm khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu, lĩnh vực ngành
nghề, điều kiện lịch sử cụ thể mà có quan niệm khác nhau về vấn đề này.
Chẳng hạn có quan niệm cho rằng: "nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ
nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp cận chuyển
40
giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện
nước ta, là hạt nhân lĩnh vực của mình dẫn dắt những bộ phận nhân lực có
trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh" [25]; "nguồn nhân lực
chất lượng cao là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng lao
động giỏi, có phẩm chất tốt, đủ sức đáp ứng một cách tối ưu đòi hỏi ngày
càng cao của quá trình sản xuất, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
nhằm đạt tới sự phát triển nhanh và bền vững" [99, tr.273].
Thực tế chứng minh, nguồn nhân lực chất lượng cao còn được hiểu là
vốn quý của quốc gia, trong cộng đồng dân cư, ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản
xuất và ở mỗi con người. Kết quả của quá trình đầu tư vào phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao được đánh giá thông qua các tiêu chí, ở khả năng đào
tạo, tự đào tạo của các chủ thể làm thay đổi chất lượng nhân lực nhằm nâng
cao năng suất lao động của xã hội và của cá nhân, ở các ngành, các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã
hội có những tiêu chí khác nhau để chỉ bộ phận tinh hoa, tinh túy thể hiện sự
đóng góp vượt trội của cá nhân, được xem đó là nguồn nhân lực chất lượng
cao thông qua hệ thống các học vị đạt được như cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ...
hoặc danh hiệu, chức danh do Nhà nước trao tặng như Nhà giáo Nhân dân,
Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ Nhân
dân, Nghệ sĩ ưu tú hoặc phong Giáo sư, Phó giáo sư ; thông qua hệ
thống cấp bậc trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh như tướng lĩnh...;
trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao như Kiện tướng;
trong các ngành nghề truyền thống như Nghệ nhân.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả luận án quan
niệm rằng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận tinh hoa, ưu tú
nhất trong nguồn nhân lực của đất nước, là những người có đủ thể lực, trí
lực, tâm lực tốt, (có trình độ học vấn đại học, cao đẳng trở lên và chuyên môn
giỏi); làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, lao động sáng tạo, có khả năng
tạo ra giá trị vật chất, tinh thần với năng suất, chất lượng cao; có khả năng tổ
41
chức, dẫn dắt những người lao động khác trong quá trình hoạt động ở lĩnh
vực được đảm nhiệm.
Về định tính, có thể nhận biết nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ
phận của nguồn nhân lực đất nước, nhưng là bộ phận ưu tú, tinh túy nhất.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người phát triển cả về thể lực, trí lực
và tâm lực; là lực lượng đầu tàu, hạt nhân nòng cốt trong mọi hoạt động của
nguồn nhân lực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: "... là yếu tố quyết định
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm
bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững" [17, tr.130]. Tuy nhiên, với
mỗi tiêu chuẩn trên của nguồn nhân lực chất lượng cao, lại thay đổi theo
không gian và thời gian, tùy từng loại hình công việc, ngành nghề, lĩnh vực và
thời điểm lịch sử cụ thể.
Về định lượng, có thể nhận biết nguồn nhân lực chất lượng cao theo các
yếu tố hợp thành của nó: Theo Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn;
đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề" [17, tr.216]. Căn cứ vào quan
điểm này của Đảng và đặc biệt là tình hình nguồn nhân lực hiện nay, có thể
xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta gồm các bộ phận sau:
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là "... nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng" [12, tr.66], đến sự phát triển của đất nước, các ngành, các
cấp, đơn vị, tổ chức... Đội ngũ này, với tính cách là một nguồn nhân lực chất
lượng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực dự báo và định hướng
sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách,
pháp luật; thuyết phục và tổ chức quần chúng thực hiện. Có ý thức và khả
năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật
của Nhà nước. Gương mẫu về đạo đức. Có tác phong dân chủ, có khả năng
42
tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ. Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và
quản lý, lý luận chính trị và trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả...
Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ... là những trí thức - lao động trí
óc, "... nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia
trong chiến lược phát triển" [16, tr.8]. Đội ngũ này với tính cách là một nguồn
nhân lực chất lượng cao, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất
định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo
ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. Trong điều
kiện của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cần có ý thức hợp tác,
say mê trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ mới, bám sát đời
sống xã hội và tham gia tổng kết thực tiễn. Không ngừng nâng cao trình độ và
lao động sáng tạo để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc...
Đội ngũ doanh nhân là "... lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, bảo đảm tính độc
lập tự chủ của nền kinh tế" [19, tr.35]. Với tính cách là một nguồn nhân lực
chất lượng cao, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, góp phần tích
cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền
vững của nền kinh tế, để góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của
nền kinh tế thị trường. Có kiến thức toàn diện, nâng cao phẩm chất đạo đức, ý
thức công dân, trách nhiệm xã hội và tinh thần dân tộc. Có tinh thần yêu
nước, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh để lãnh đạo, quản lý tốt các
doanh nghiệp, hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao trong
điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng...
Đội ngũ lao động lành nghề, là lực lượng đông đảo, trực tiếp lao động
sản xuất, trước hết là công nhân tay nghề cao (từ bậc 5 trở lên). Công nhân tay
nghề cao nói riêng và giai cấp công nhân Việt Nam nói chung "...có sứ mệnh
lịch sử to lớn: "... lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng
43
sản Việt Nam; đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, đi đầu trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh; ...[15, tr. 196]. Với tính cách là một bộ phận nguồn
nhân lực chất lượng cao, ngày càng được trí thức hóa để trở thành "công nhân trí
thức". Có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng
tiếp cận và làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện kinh
tế tri thức. Thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong môi trường hội nhập
quốc tế ngày càng sâu, rộng để ngày càng nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm. Có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác
phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao xứng đáng là lực lượng nòng cốt
trong khối liên minh công - nông - trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động ở
nước ta hiện nay...
Các bộ phận nhân lực nêu trên của nguồn nhân lực chất lượng cao phù
hợp với quan điểm, phân loại của Tổ chức Lao động quốc tế về các nhóm nhân
lực nằm trong khái niệm "có tay nghề cao": nhóm chính 1: các nhà lập pháp,
quan chức cấp cao và quản lý; nhóm chính 2: các chuyên gia; nhóm chính 3: kỹ
thuật viên và các chuyên gia phụ, trong đó cũng bao gồm các nhà nghiên cứu.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam
hiện nay
Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt Việt Nam
hiện nay, cần tiếp cận những vấn đề chung về nguồn nhân lực chất lượng cao;
đồng thời thống nhất về nhận thức ở một số điểm sau:
Thứ nhất, thuật ngữ "chất lượng cao" và "trình độ cao" có những điểm
tương đồng song không hoàn toàn đồng nhất. Nói đến trình độ cao chủ yếu
nói đến yếu tố học vấn, bằng cấp được đào tạo của nguồn nhân lực. Trình độ
học vấn dù có vai trò rất quan trọng, song mới chỉ là một yếu tố cấu thành
chất lượng của nguồn nhân lực; còn chất lượng cao là nói đến tổng thể các
yếu tố chính trị, đạo đức, trình độ tri thức, năng lực chuyên môn, sức khỏe.
44
Thứ hai, cần xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt
trên cả hai mặt định tính và định lượng để xác định tiêu chí chung và tiêu chí
cụ thể của lực lượng này. Về định tính, đó là quan niệm dựa trên thước đo
chung về cơ cấu, số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tuy nhiên, trong điều kiện lao động đặc thù của ngành đường sắt, nếu những
tiêu chí đánh giá chưa được lượng hóa đầy đủ thì dựa vào cách tiếp cận này
sẽ rất khó trong việc đánh giá, phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao của
ngành đường sắt. Về mặt định lượng, dựa vào cấu trúc của các yếu tố, với
các nội dung cụ thể để đánh giá mức độ cao hay thấp của chất lượng nguồn
nhân lực chất lượng cao sẽ tường minh: tâm lực (phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp), trí lực (trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học), sức khỏe
và kết quả công việc được đảm nhiệm; gắn với mỗi lực lượng, phân theo
nhóm mà tác giả luận án xác định nghiên cứu là: đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; đội ngũ doanh nhân; đội ngũ
công nhân lành nghề.
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Nguồn nhân lực chất lượng
cao ngành đường sắt là một bộ phận thuộc nguồn nhân lực của ngành và là
một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, bao gồm những
người có phẩm chất tốt, được đào tạo ở trình độ cao, có sức khỏe tốt, có kỹ
năng nghề nghiệp và tinh thông nghiệp vụ, được sử dụng để thực hiện các
công việc đòi hỏi chất lượng, hiệu quả cao trong các lĩnh vực hoạt động của
ngành đường sắt.
Quan niệm trên cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường
sắt là những người thuộc đội ngũ lao động trong ngành. Tuy nhiên, không
phải tất cả người lao động của ngành đường sắt đều là nhân lực chất lượng
cao, mà phải là những người tiêu biểu và thể hiện ở các dấu hiệu, đặc trưng cơ
bản sau:
Về phẩm chất, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là lực lượng lao
động có bản lĩnh chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ tích cực và có
45
kỷ luật cao trong lao động. Bản lĩnh chính trị của nguồn nhân lực thể hiện ở
lập trường tư tưởng kiên định, có ý chí và tình cảm vì sự nghiệp cách mạng
của Đảng, vì nhân dân và vì sự phát triển của ngành đường sắt. Đạo đức
của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt thể hiện ở đức tính
cần, kiệm, liêm chính, trung thực, ý thức kỷ luật tự giác và nghiêm minh.
Nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt có thái độ sống, lao
động để cống hiến tài năng, công sức, có trách nhiệm cao trong công việc
được đảm nhiệm vì sự phát triển chung của xã hội, của ngành; có khả năng
hòa hợp với cộng đồng, đấu tranh với các tệ nạn xã hội để xây dựng lối
sống lành mạnh. Phẩm chất của nguồn nhân lực chất lượng cao ngành
đường sắt giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là cội nguồn sức mạnh, là cái gốc
để họ vượt qua thử thách, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đây là tiêu chí mang lại tính chất nền tảng, là nội dung quan trọng trong
quá trình đánh giá, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành.
Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, có 96% ý kiến được hỏi đã trả lời là
nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt phải tiêu biểu về phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống; có khả năng nghiên cứu khoa học, sáng
chế và dạy nghề tốt [Phụ lục 10].
Về tri thức (học vấn, tin học, ngoại ngữ...) Đây là tiêu chí không thể coi
nhẹ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành đường sắt, nếu không
có kiến thức văn hóa tương ứng, không có kiến thức nghề nghiệp, chuyên môn
giỏi và có kh... nguồn nhân lực ngành công nghiệp
đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa
xã hội khoa học (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
kinh tế tri thức, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa
học cấp cơ sở, Hà Nội.
154
33. Nguyễn Thị Hường (2012), Giai cấp công nhân - giai cấp tiên phong
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
34. Đặng Hữu (2000), Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt
Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt
ra đối với Việt Nam, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực
trí tuệ Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương (2010), "Đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng",
Tạp chí Nghiên cứu con người, (01).
37. Nguyễn Văn Khánh (2012), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam lịch sử, hiện
trạng và triển vọng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
39. Phan Thanh Khôi (Chủ biên) (2003), Ý thức chính trị của công nhân
trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
40. Phan Thanh Khôi (2008), "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ
trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính
trị, (03).
41. Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn (2011), "Xây dựng đội ngũ trí thức
lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước", Tạp
chí Tuyên giáo, (7).
42. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), "Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược
phát triển nguồn lực Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị, (02).
155
44. Bùi Thị Ngọc Lan (Chủ biên) (2015), Định hướng chính trị - xã hội cho sự
phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
45. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 12, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
46. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
47. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
48. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 47, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
49. Hồ Quang Long (2003), Sổ tay kỹ thuật đóng tàu, NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội.
50. Cao Văn Lượng (Chủ biên) (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự
phát triển giai cấp công nhân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Lương Công Lý (2014), Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học
viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
52. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
53. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia
Hà Nội.
54. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
55. Vũ Thị Phương Mai (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Trần Thị Kiều Nga (2014), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Lịch sử
Đảng, (3).
58. Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn
nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
156
59. Nhà xuất bản Tiến bộ (1975), Từ điển triết học, Mátxcơva.
60. Huỳnh Thị Nhân (2007), "Nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lao động & Xã hội,
(304+305), tr.1- 28.
61. Phạm Công Nhất (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế", Tạp chí Cộng sản, (786).
62. Nguyễn An Ninh (2007), Về xu hướng công nhân hóa ở nước ta hiện
nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Đặng Tú Oanh (1999), Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
64. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
65. Đỗ Văn Phức (2004), Cán bộ quản lý trong sản xuất công nghiệp, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
66. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược phát triển nhân tài của
Trung Quốc từ 1978 đến nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nhân lực
khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
68. Trần Thị Như Quỳnh (2011), Công nhân trí thức ở Thành phố Hồ Chí
Minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến
sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
69. Hàn Như Quỳnh, Các giải pháp ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ, hợp tác quốc tế để tăng năng lực, thị phần vận tải đường sắt,
góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh đường sắt quốc gia Việt
Nam, Tham luận tại Đại hội Đảng bộ, Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam khóa XI, Hà Nội.
157
70. J.Rothwell (2010), Chuyển hóa nguồn nhân lực, NXB Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
71. Lê Thị Sự (2016), "Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong kinh
tế tri thức hiện nay", Tạp chí Triết học, (06).
72. Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán
bộ nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Phạm Văn Tân (2017), Phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
74. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Duy Hưng, Đoàn Văn Kiển (Đồng chủ biên)
(2008), Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong
điều kiện hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Đỗ Thị Thạch (2011), "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn
kiện Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Lịch sử Đảng, (07).
76. Đỗ Thị Thạch (2005), Phát triển nguồn lực nữ trí thức Việt nam trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Nguyễn Đăng Thành (Chủ biên) (2008), Góp phần xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân Thành phố Hồ Chí
Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Nguyễn Minh Thắng (2006), Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ
thuật quân sự trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
80. Cao Văn Thống, Đỗ Xuân Tuất (2015), Chiến lược phát triển nhân tài
của Việt Nam hiện nay, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
81. Hồ Thu (2010), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Tổng Công ty
Đường sắt Việt Nam", Tạp chí Giao thông, (12).
158
82. Văn Tất Thu (2011), Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng,
trọng dụng nhân tài, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1468/QĐ -TTg của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
giao thông vận tải Đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030, Hà Nội.
84. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 198/QĐ -TTg của Thủ tướng
Chính phủ: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Đường sắt
Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015, Hà Nội.
85. Văn Tạo (2006), "Quan điểm mới về giai cấp công nhân Việt Nam của
Văn kiện Đại hội X của Đảng", Tạp chí Cộng sản, (05).
86. Văn Tạo (2008), Đổi mới tư duy về giai cấp công nhân - kinh tế tri thức
và công nhân tri thức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (2006), Lịch sử Đường sắt Việt Nam
(2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (2012), Đề án phát triển nguồn nhân
lực Đường sắt Việt Nam 2012- 2020, Hà Nội.
89. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (2018), Đề án cơ cấu lại Tổng Công
ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2017- 2020, Hà Nội.
90. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết công tác
ngành năm 2018, Hà Nội.
91. Phạm Quốc Trung, Trần Đăng Thịnh (2013), "Một số giải pháp phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí
Kinh tế và dự báo, (09).
92. Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (2002), Từ chiến lược
phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
93. Trường Cao đẳng nghề Đường sắt (2017), Báo cáo kết quả tự đánh giá
chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm 2017, Hà Nội.
159
94. Phạm Hồng Tung (Chủ biên) (2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát
hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Đặng Ngọc Tùng (Chủ biên) (2010), Xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam giai đoạn 2011-2020, NXB Lao động, Hà Nội.
96. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm
thế giới và thực tiễn ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực
tài năng - kinh nghiệm của thế giới, NXB Thế giới, Hà Nội.
98. Viện Chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Nguồn nhân lực
chất lượng cao: hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng
cường, Hà Nội.
99. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2014), Nhận thức về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội.
100. Viện Công nhân và công đoàn (2001), Xu hướng biến động giai cấp công
nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Lao động,
Hà Nội.
101. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm một số nước về
phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây
dựng đội ngũ trí thức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
102. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
103. Nguyễn Thị Xuân (2012), Vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy
tính tích cực của người lao động công nghiệp ở Việt Nam hiện nay,
Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu tiếng nước ngoài
104. Anastasia A. Katou (2008), The Impact of Human Resource
Development on Organisational Performance: Test of a Causal
Model, Journal of Behavioral and Applied Management
10·November 2008.
160
105. A. S. Hornby, Oxford advanced learner’s dictionary, new 7th edition,
Oxford University Press, London.
106. Collins Dictionary of Business David McGuire (2001), Framing Human
Resource Development: An Exploration Of Definitional
Perspectives Utilising Discourse Analysis, Presented at the Irish
Academy of Management Conference, University of Ulster,
September 2001.
107. Dave Ulrich, The Talent Trifecta,
talent-trifecta
108. Dave Ulrich, Human resource champions, Harvard Bussiness Review
Press.
109. David McGuire (2001), Framing Human Resource Development: An
Exploration Of Definitional Perspectives Utilising Discourse
Analysis, Presented at the Irish Academy of Management
Conference, University of Ulster.
110. Dimitrios Buhalis (2002), Tourism Management: Strategic use
ofinformation technologies in the tourism industry, Financial
Times/Prentice Hall.
111. Halsius, Fredric, Lochen, Christoffer (1997), Molecular technologiesfor
Biodiversity Evaluation: Oorturnities and Challenges, Nature
Biotechnology.
112. Oh Ji Taek (2015), Policy and Planning for Rail Development Lesson
Learnt from Korea for Vietnam, KRRI.
113. Majid Rasouli, Sohrab Ramezani Malabad (2014), Analysis of factors
impacting on the competition of Iran’s air transport industry based
on Porter’s Five Forces Model. ISSN (Paper) 2224-5766 ISSN
(Online) 2225-0484, Vol 4, No 21 (2014).
114. Malihe Mohamedi, Masoud Ghorbanhosseini (2011), Identifying and
Measuring Factors Affecting Human Capital Development in Social
Security Hospital of Saveh City, Journal of Applied Mathematics in
Engineering, Management and Technology
161
115. Niveen M. Al-Sayyed (2014), Critical Factors affecting Human
Resource Development in the Arab World, Life Science Journal
2014;11(4s)
116. Nnaemeka E. Ononiwu, Diana J. Mosquer (2008), Strategic Factors Affecting
the Transformation of Business, Harvard Business Review Press.
117. Russian Railway Joint Stock Company (2017), Development strategy of
Russian railways holding for the period until 2030 (general),
European Research Studies Journal Volume XX, Issue 4A.
118. Rupert Murdoch (2008), International strategic management,
International Sociology, Vol. 23.
119. Priyanka Rani, M. S. Khan (2009), Impact of Human Resource
Development on Organisational Performance, Journal of Behavioral
and Applied Management, 10·November 2008.
120. P.V.C. Okoye, Raymond A. Ezejiofor (2013), The Effect of Human
Resources Development on Organizational Productivity,
International Journal of Academic Research in Business and Social
Sciences, October 2013, Vol. 3, No. 10
121. Zhang, Jianping (2009), Intsarregtop Transport, worldbank.
162
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hợp cộng năm 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Công ty Mẹ
(đã trừ thu Quản lý Công nghiệp
TT Chỉ tiêu Tổng Công ty Vận tải
Điều hành KCHTĐS (Độc lập)
GTVT... )
Tổng giá trị sản lượng (qui đổi)
Thực hiện (tỷ đồng) 8 367 992.0 358 360.0 4 781 548.0 2 914 589.0 313 495.0
1
So với kế hoạch năm 94.7% 43.1% 102.8% 94.0% 124.9%
So với cùng kỳ 106.7% 73.6% 111.9% 108.6% 79.0%
Tổng doanh thu
Thực hiện (tỷ đồng) 8 260 965.0 358 360.0 4 781 548.0 2 653 231.0 467 826.0
2
So với kế hoạch năm 94.5% 43.1% 102.8% 94.7% 103.1%
So với cùng kỳ 101.9% 73.6% 111.9% 101.8% 63.3%
Thu nhập bình quân
Thực hiện ( nghìn đồng/người/tháng) 8,466.4 9,183.0 8,443.6 7,699.3 9,239.8
3
So với kế hoạch
So với cùng kỳ 103.0% 100.00% 105.41% 105.60% 90.30%
Ghi chú: Doanh thu là doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chưa loại trừ thu nội bộ của các Công ty con
Công ty Cổ phần công nghiệp độc lập: Xe lửa Gia Lâm, Xe lửa Dĩ An
Khối vận tải không gồm RATRACO
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
163
Phụ lục 2
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các Công ty Cổ phần liên kết năm 2018
Công ty liên kết
TT Chỉ tiêu
Dịch vụ Xây lắp
Tổng giá trị sản lượng
1 Thực hiện (tỷ đồng) 65.5 32.9
So với cùng kỳ 115.0% 110.0%
Tổng doanh thu
2 Thực hiện (tỷ đồng) 65.5 29.8
So với cùng kỳ 115.0% 109.8%
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
164
Phụ lục 3
Kết quả sản xuất vận tải năm 2018
Năm 2018 Tỉ lệ so với
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Cùng kỳ
Giá trị sản lượng Tỷ đồng
Tấn xếp hàng hóa 1000 Tấn 6 .114.9 5 676.2 92.83% 102.1%
Tấn Km hàng hóa 1000 T.Km 3. 932.2 3 986.8 101.39% 111.5%
Hành khách lên tàu 1000 người 10. 470.2 8 678.8 82.89% 91.2%
Hành khách Km 1000 HK.Km 4 .023.. 039.0 3 539 467.0 87.98% 96.8%
Tấn hành lý 1000 Tấn 62.2 49.9 80.23% 88.2%
Tấn Km hành lý 1000 T.Km 44.0 36.5 82.95% 83.5%
Tấn Km tính đổi 1000 T.Km 8. 017. 453.0 7. 576 .204.0 94.50% 103.90%
Doanh thu Tỷ đồng 4,286.90 4,336.00 101.15% 111.4%
Trong đó:
Thu hàng Tỷ đồng 1. 459.7 1 445.3 99.01% 108.9%
Thu khách Tỷ đồng 2 743.6 2 821.5 102.84% 113.1%
Thu hành lý Tỷ đồng 71.6 63.3 88.41% 97.2%
Thu khác Tỷ đồng 12.0 5.9 49.17% 53.9%
Ghi chú:
- Kế hoạch là kế hoạch xây dựng theo chỉ tiêu tăng trưởng bình quân chung theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên
- Doanh thu là doanh thu trực tiếp từ cước vận tải chưa tính dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Số liệu bao gồm cả RATRACO
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
165
Phụ lục 4
Tình hình An toàn giao thông vận tải đường sắt
(Số liệu tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2018)
Kỳ báo cáo So cùng kỳ năm trước
TT
Năm 2018 Năm 2017 Tuyệt đối Tỷ lệ %
I Tai nạn GTĐS Tổng số vụ: 260 344 -84 -24.4
Tai nạn chạy tàu 40 57 -17 -29.8
Tính chất
Tai nạn khác 220 287 -67 -23.3
ĐB nghiêm trọng 2 4 -2 100.0
Mức độ thiệt Rất nghiêm trọng 6 2 4 200.0
hại Nghiêm trọng 108 139 -31 -22.3
Ít nghiêm trọng 144 199 -55 -27.6
Tổng số 250 331 -81 -24.5
Đường ngang 53 57 -4 -7.0
Lối đi tự mở 94 139 -45 -32.4
Dọc đường 103 135 -32 -23.7
Khách quan
Thiên tai 0 0 0 -
Tổng số 10 13 -3 -23.1
Vận tải 2 4 -2
quan Đầu máy 0 1 -1
ủ
Ch Toa xe 3 1 2
Cầu đường 5 7 -2 -28.6
166
Công trình 0 0 0 -
TTTH 0 0 0 -
ĐHVT 0 0 0 -
Chưa rõ 0 0 0 -
Tổng số vụ 1305 1367 -62 -4.5
Tổng số 628 798 -170 -21.3
Ngoài ngành 495 638 -143 -22.4
quan
Khách Thiên tai 133 160 -27 -16.9
Tổng số 677 569 108 19.0
Vận tải 13 27 -14 -51.9
II Sự cố chạy tàu Đầu máy 235 200 35 17.5
Toa xe 361 270 91 33.7
quan Cầu đường 50 50 0 0.0
ủ
Ch Công trình 1 4 -3 -
TTTH 16 18 -2 -11.1
ĐHVT 1 0 1 -
Chưa rõ 0 0 0 -
Chết (người) 122 154 -32 -20.8
Bị thương (người) 182 220 -38 -17.3
Thời gian chậm tàu (h) 1 469.4 1445.8 23.6 1.6
III Thiệt hại Thời gian bế tắc CT(h) 454.9 585.3 -130.4 -22.3
Số mét ĐS bị hỏng 3 122. 405 2717 670.9
Số ĐM bị hỏng 20 10 10 100.0
SốTX bị hỏng 16 12 4 33.3
Số ÔTô, xe máy BH 156 200 -44 -22.0
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
167
Phụ lục 5
Tình hình thực hiện các nguồn vốn năm 2018
Khối lượng thực hiện Giá trị giải ngân
Kế hoạch tính đến 31/12/2018 đến 31/12/2018
TT Nội dung công việc năm So với kế So với kế Ghi chú
Giá trị So với Giá trị
(tỷ đồng) hoạch năm hoạch năm
(tỷ đồng) cùng kỳ (%) (tỷ đồng)
(%) (%)
Vốn đầu tư phát triển nguồn
1 190 140.000 73.68% 642.14% 140.00 73.68%
ngân sách nhà nước:
Ngày 03/12/2018, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư có văn bản số
8606/BKHĐT- KCHTĐT về
việc điều chỉnh kế hoạch vốn
Dự án "Cải tạo, nâng cấp tải đầu tư phát triển năm 2018
trọng các cầu yếu còn lại trên trong đó bổ sung cho dự án
- 190 140.000 73.68% 642.14% 140.000 73.68%
tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Cải tạo, nâng cấp tải trọng cầu
HCM" yếu ĐSTN là 50 tỷ đồng. Dự
kiến thanh toán khối lượng
của các gói thầu chuyển tiếp
hoàn thành giải ngân 100%
trước 25/01/2019.
Tổng cộng
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
168
Phụ lục 6
Lao động và thu nhập năm 2018
Đơn vị tính: 1.000 đồng/người/ tháng
Cùng kỳ năm trước Kỳ báo cáo Tỷ lệ
TT Chỉ tiêu
Lao động Thu nhập Lao động Thu nhập Lao động Thu nhập
A B 1 2 3 4 5=3/1 6=4/2
I CỘNG 1+ 2 + + 7 26,370 8,108.00 25,193 8,366.60 95.5% 103.19%
1 Công ty mẹ 7,463 9,183.00 7,129 9,183.00 95.5% 100.0%
2 Vận tải 6,919 8,010.00 6,434 8,443.60 93.0% 105.4%
3 Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng 11,022 7,291.00 10,751 7,699.30 97.5% 105.6%
4 Công nghiệp 628 10,232.00 560 9,239.80 89.2% 90.3%
5 Quản lý dự án 89 11,178.00 83 11,346.00 93.3% 101.5%
6 Sự nghiệp 249 7,555.00 236 8,797.00 94.8% 116.4%
II Chuyên trách Công đoàn 59 12,314.00 56 12,378.20 94.9% 100.5%
III Người quản lý (VCQL) 151 24,802.00 143 22,761.37 94.7% 91.8%
IV Trưởng ban kiểm soát (KSV) 26 21,979.00 24 17,835.52 92.3% 81.1%
V TOÀN NGÀNH (I+...+IV) 26,606 8,222.40 25,416 8,466.40 95.5% 102.97%
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
169
Phụ lục 7
Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2018
1. Toàn Tổng Công ty
Dự kiến TH Tỉ lệ so sánh (%)
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
2018 KH Cùng kỳ
1 Sản lượng Tỷ đồng 8.367,9 94,7 106,7
2 Doanh thu Tỷ đồng 8.260,9 94,5 101,9
3 Thu nhập bình quân Triệu đồng 8,46 93,6 102,9
2. Công ty Mẹ
Tỉ lệ so sánh
Dự kiến
TT Nội dung TH 2017 KH 2018 (%)
TH 2018
KH CK
I Sản lượng
1 Đoàn tàu KM (Triệu ĐTKm) 20,4 20,7 21,0 101,3 103,0
2 TKm Tổng trọng (Tỷ TKm tổng trọng) 11,8 12,7 12,5 98,6 105,6
II Tổng doanh thu (Tỷ đồng) Trong đó: 2.578,513 3.042,251 2.626,865 86,3 101,9
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.499,070 2.450,577 2.472,886 100,9 99,0
2 Doanh thu hoạt động tài chính 74,125 585,674 148,057 25,3 199,7
3 Thu nhập khác 5,318 6,000 5,922 98,70 111,4
III Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) 123,300 120,335 124,000 103,0 100,6
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
170
Phụ lục 8
Thực trạng trình độ chuyên môn đào tạo
Chưa
Cao đẳng, Nghề
TT Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học qua đào
Trung cấp Khác
tạo
1 Cơ quan Tổng Công ty 5 35 210 8 12
2 Các đơn vị phụ thuộc 3 88 2.640 2.870 10.528 1.545
3 Các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 2 26 1.955 2.068 12.464 1.092
4 Các Công ty Cổ phần 1 28 1.539 641 2.482 574
5 Tổng cộng 11 177 6.344 5.587 25.486 3.211
6 Tỷ lệ 0,03 0,43 15,54 13,69 62,44 7,87
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
171
Phụ lục 9
9.1.Trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước và lý luận chính trị nhân lực Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Cơ quan Tổng Các đơn vị phụ Các Công ty Các Công ty cổ
TT Trình độ Tổng
Công ty thuộc TNHH MTV phần
1 Ngoại ngữ 252 4661 1159 968 7040
Trình độ A,B,C 246 4632 1146 895 6919
Đại học, trên đại học 6 29 13 73 121
2 Tin học 252 4318 1139 1170 6879
Trình độ A,B,C 244 4303 1130 1165 6842
Đại học, trên đại học 08 15 9 5 37
3 Quản lý nhà nước 05 549 292 73 919
Trong đó cao cấp 05 17 5 10 37
4 Lý luận chính trị 105 3190 914 881 5090
Trong đó cao cấp 35 247 68 82 432
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
172
Bảng 9.2. Số lượng cán bộ khoa học, công nghệ
Đơn vị tính: người
TT Cơ quan, đơn vị Số lượng
1 Cơ quan Tổng Công ty 394
2 Các đơn vị phụ thuộc 3.238
2.1 Các đơn vị phụ thuộc không sản xuất kinh doanh vận tải 167
2.2 Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội, Sài Gòn 2751
2.3 Liên Hiệp sức kéo Đường sắt 188
2.4 Trung tâm Điều hành giao thông vận tải 132
3 Các Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1711
3.1 Công ty TNHHMTV Vận tải hàng hóa Đường sắt 531
3.2 Các Công ty TNHHMTV quản lý hạ tầng đường sắt 1145
3.3 CTTNHH MTV Dĩ An 16
3.4 CTTNHH MTV In đường sắt 19
4 Các Công ty Cổ phần 947
Tổng cộng 6290
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
173
Bảng 9.3: Thống kê số lượng công nhân viên ngành Đường sắt Việt Nam
Đơn vị tính: đơn vị
Lao động trực
TT Cơ quan đơn vị tiếp sản xuất và
phục vụ
1 Cơ quan Tổng Công ty 45
2 Các đơn vị phụ thuộc 13246
2.1 Các đơn vị phụ thuộc không sản xuất kinh doanh vận tải 65
2.2 Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội, Sài Gòn 9140
2.3 Liên Hiệp sức kéo Đường sắt 4035
2.4 Trung tâm Điều hành giao thông vận tải 6
3 Các Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 15116
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải hàng hóa
3.1 2399
Đường sắt
Các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý hạ tầng
3.2 12483
đường sắt
3.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dĩ An 163
3.4 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In đường sắt 71
4 Các Công ty Cổ phần 3538
Tổng cộng 31945
* Nguồn: Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam [90].
174
Phụ lục 10
Kết quả trưng cầu ý kiến tại cơ sở đào tạo của ngành đường sắt
Số lượng : 450 phiếu
Thời gian : Tháng 8 năm 2018
C1. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
Việt Nam.
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Giá trị Rất quan trọng 333 74.0 74.0 74.0
Quan trọng 111 24.7 24.7 98.7
Bình thường 6 1.3 1.3 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C2. Nguồn nhân lực chất lượng cao phải đạt tiêu chí
C2.1. Tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Có 432 96.0 96.0 96.0
Giá trị Không 18 4.0 4.0 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C2.2. Có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Có 228 50,7 50.7 50.7
Giá trị Không 222 49.3 49.3 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C2.3. Có trình độ học vấn từ thạc sỹ trở lên
175
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Giá trị Có 225 50.0 50.0 50.0
Không 222 49.3 49.3 99.3
Không rõ 3 0.7 0.7 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C2.4. Có năng lực nghiên cứu khoa học, sáng chế và dạy nghề tốt
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Có 426 94.7 94.7 94.7
Giá trị Không 24 5.3 5.3 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C2.5. Có năng lực xử lý các tình huống nghề nghiệp tốt
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Có 351 78.0 78.0 78.0
Giá trị Không 99 22.0 22.0 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C2.6. Có sức khỏe tốt phù hợp với độ tuổi
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Có 339 75.3 75.3 75.3
Giá trị Không 111 24.7 24.7 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Đường sắt
176
Việt Nam phụ thuộc các yếu tố
C3.1. Nhận thức của các chủ thể
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Giá trị Có 369 82.0 82.0 82.0
Không 78 17.3 17.3 99.3
Không rõ 3 0.7 0.7 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C3.2. Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Đường sắt
Việt Nam
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Giá trị Có 297 66.0 66.0 66.0
Không 150 33.3 33.3 99.3
Không rõ 3 7 7 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C3.3. Sử dụng, đãi ngộ, môi trường làm việc của ngành Đường sắt Việt
Nam hiện nay
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Giá trị Có 324 72.0 72.0 72.0
Không 123 27.3 27.3 99.3
Không rõ 3 0.7 0.7 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C3.4. Nỗ lực tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện của nguồn nhân lực chủ
177
nghĩa cao
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Giá trị Có 348 77.3 77.3 77.3
Không 99 22.0 22.0 99.3
Không trả lời 3 0.7 0.7 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C4. Mức độ quan tâm của cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Rất quan tâm 66 14.7 14.7 14.7
Quan tâm 291 64.7 64.7 79.3
Giá trị
Chưa quan tâm 87 19.3 19.3 98.7
Không rõ 6 1.3 1.3 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C5. Lãnh đạo, quản lý các cấp nhận thức về vị trí, vai trò của nguồn
nhân lực chất lượng cao
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Nhận thức đúng 316 70.2 70.2 70.2
Mới chỉ nhận thức
107 23.8 23.8 94.0
đúng một phần
Giá trị
Chưa nhận thức 24 5.3 5.3 99.3
đúng
Không rõ 3 0.7 0.7 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C6. Hiệu quả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
C6.1. Nội dung thực hiện
178
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Rất phù hợp 45 10.0 10.0 10.0
Phù hợp 288 64.0 64.0 74.0
Giá trị
Chưa phù hợp 60 13.3 13.3 87.3
Không rõ 57 12.7 12.7 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C6.2. Hình thức thực hiện
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Rất phù hợp 21 4.7 4.7 4.7
Phù hợp 249 55.3 55.3 60.0
Giá trị
Chưa phù hợp 108 24.0 24.0 84.0
Không rõ 72 16.0 16.0 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C6.3. Biện pháp thực hiện
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Rất phù hợp 12 2.7 2.7 2.7
Phù hợp 243 54.0 54.0 56.7
Giá trị
Chưa phù hợp 123 27.3 27.3 84.0
Không rõ 72 16.0 16.0 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C7. Môi trường, điều kiện làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao
179
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Ngày càng được cải thiện và
246 54.7 54.7 54.7
thuận lợi
Giá trị Mới chỉ được cải thiện một phần 189 42.0 42.0 96.7
Chưa đáp ứng cho việc cống hiến 6 1.3 1.3 98.0
Không rõ 9 2.0 2.0 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C8. Nguồn lực chất lượng cao của ngành đường sắt đã có sự phát triển...
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Có sự phát triển toàn diện 57 12.7 12.7 12.7
Mới chỉ được cải thiện
348 77.3 77.3 90.0
Giá trị một phần
Trình độ, chuyên môn 18 4.0 4.0 94.0
chưa đáp ứng
Khó trả lời 27 6.0 6.0 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C9. Số lượng cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
SL, cơ cấu hợp lý 72 16.0 16.0 16.0
SL, cơ cấu tạm thời hợp lý 237 52.7 52.7 68.7
Giá trị
SL, cơ cầu chưa hợp lý 99 22.0 22.0 90.7
Không rõ 42 9.3 9.3 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C10. Năng lực nghiên cứu khoa học của nguồn nhân lực chất lượng cao
180
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Rất tốt 24 5.3 5.3 5.3
Tốt 276 61.3 61.3 66.7
Giá trị
Khá tốt 108 24.0 24.0 90.7
Bình thường 12 2.7 2.7 92.4
Chưa tốt 3 0.7 0.7 94.0
Khó trả lời 27 6.0 6.0 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C11. Về trình độ tin học, ngoại ngữ của nguồn nhân lực chất lượng cao
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Tốt 180 40.0 40.0 40.0
Khá 158 35.1 35.1 75.1
Giá trị
Trung bình 112 24.9 24.9 100.0
Tổng cộng 450 100.0 100.0
C12. Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của nguồn nhân lực chất lượng cao
Cộng dồn
Tần suất % Giá trị %
%
Có sự nỗ lực,
phấn đấu vươn lên 123 27.3 27.3 27.3
rất cao
Có sự nỗ lực phấn
306 68.0 68.0 95.3
Giá trị đấu vươn lên
Chưa có sự nỗ lực 3 0.7 0.7 96.0
Một số tự thỏa 18 4.0 4.0 100.0
mãn
Tổng cộng 450 100.0 100.0
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án.