BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỒ TRẦN NGỌC OANH
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỪ NGỮ CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC JRAI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Ninh
HÀ NỘI – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực,
đ
221 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu học Jrai trong dạy học Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công
bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Hồ Trần Ngọc Oanh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận án đã được sự hướng dẫn khoa
học trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Quang Ninh; cũng như nhận được sự góp ý, nhận
xét, giúp đỡ, quan tâm của các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong Tổ Bộ môn
LL& PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt, Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Với tấm lòng kính trọng sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các
cá nhân và tập thể trên đã tiếp sức cho chúng tôi hoàn thành luận án này. Cảm ơn
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị đồng môn đã luôn tạo điều kiện thuận
lợi, động viên giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quang Ninh,
người đã tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trân trọng!
Tác giả luận án
Hồ Trần Ngọc Oanh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 3
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
7. Đóng góp của luận án.......................................................................................... 6
8. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TỪ NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT ................................................... 7
1.1. Những nghiên cứu về phát triển năng lực ngôn ngữ .................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển năng lực .................................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ ................................................ 10
1.2. Những nghiên cứu về NL từ ngữ và phát triển NL từ ngữ cho HS............ 15
1.2.1. Những nghiên cứu về NL từ ngữ - một trong những thành tố cấu thành
NL NN ............................................................................................................. 15
1.2.2. Những nghiên cứu về chiến lược phát triển từ ngữ và kĩ năng giảng
dạy từ ngữ ........................................................................................................ 17
1.3. Những nghiên cứu về DH tiếng Việt nói chung và dạy học từ ngữ cho
HS dân tộc thiểu số như là NN thứ hai .............................................................. 21
1.3.1. Những nghiên cứu về dạy ngôn ngữ thứ hai nói chung ............................ 21
1.3.2. Những nghiên cứu về dạy học tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số ........... 23
1.3.3. Những nghiên cứu về DH từ ngữ tiếng Việt cho HS DTTS ..................... 27
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TỪ NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC JRAI
TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT .................................................................... 35
2.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 35
2.1.1. Đặc điểm từ ngữ tiếng Việt ..................................................................... 35
2.1.2. Khái quát điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Jrai với tiếng Việt ............. 40
2.1.3. Năng lực từ ngữ ...................................................................................... 46
2.1.4. Vấn đề dạy tiếng Việt như là NN thứ hai cho HS dân tộc thiểu số ........... 55
2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 68
2.2.1. Phân tích nội dung DH từ ngữ trong môn Tiếng Việt .............................. 68
2.2.2. Vài nét về văn hoá con người Jrai và đặc điểm của HS Jrai ....................... 70
2.2.3. Thực trạng dạy học Tiếng Việt nói chung và năng lực từ ngữ của
học sinh tiểu học Jrai tại huyện Ia Grai, Gia Lai................................................ 71
2.2.4. Những thành tố năng lực từ ngữ cần phát triển cho HS Jrai ............... 84
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 86
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỪ NGỮ CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC JRAI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT ........................................ 88
3.1. Một số định hướng DH Tiếng Việt cho HS tiểu học Jrai ................................... 88
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu DH Tiếng Việt theo định hướng đổi mới chương
trình giáo dục tổng thể ...................................................................................... 88
3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc và phương pháp DH tiếng Việt như là NN thứ 2 .... 88
3.2. Thiết kế nội dung DH Tiếng Việt dành riêng cho HS tiểu học Jrai ........... 91
3.2.1. Quan điểm và định hướng thiết kế nội dung DH Tiếng Việt dành riêng
cho HS Jrai ....................................................................................................... 91
3.2.2. Minh hoạ bài học Tiếng Việt nhằm nâng cao NL từ ngữ cho HS Jrai ............ 93
3.2.3. Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt nhằm nâng cao NL từ ngữ cho HS Jrai ...... 96
3.3. Tổ chức dạy học chương trình Tiếng Việt hiện hành nhằm phát triển
NL từ ngữ cho HS DTTS Jrai ............................................................................ 99
3.3.1. Tổ chức dạy học các bài Tập đọc ............................................................ 99
3.3.2. Tổ chức dạy các bài học Luyện từ và câu .............................................. 101
3.4. Xây dựng hệ thống BT phù hợp với NL từ ngữ của HS DTTS Jrai ........ 105
3.4.1. Nhóm BT sử dụng chính xác hình thức của từ ....................................... 105
3.4.2. Nhóm BT hiểu nghĩa từ......................................................................... 109
3.4.3. Nhóm BT mở rộng vốn từ ..................................................................... 110
3.4.4. Nhóm BT tích cực hoá vốn từ ............................................................... 113
3.4.5. Nhóm BT khắc phục lỗi do giao thoa NN Việt - Jrai ............................. 115
3.5. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ việc phát triển NL từ ngữ tiếng Việt
cho HS Jrai ........................................................................................................ 105
3.5.1. Xây dựng hệ thống ngữ liệu có nội dung gần gũi với đời sống HS Jrai ........ 119
3.5.2. Sơ đồ hoá các nội dung giảng dạy và trò chơi hoá các bài tập ............... 121
3.5.3. Xây dựng môi trường học tập tiếng Việt phù hợp với HS DTTS ........... 125
3.5.4. Đổi mới tiêu chí và cách thức đánh giá các hoạt động dạy học Tiếng
Việt dành riêng cho HS DTTS ........................................................................ 128
3.5.5. Nâng cao trình độ và kiến thức về tiếng Jrai cho GV ............................. 128
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 130
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỪ
NGỮ TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HS TIỂU HỌC JRAI .......... 131
4.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 131
4.2. Nội dung, yêu cầu thực nghiệm ................................................................. 131
4.2.1. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 131
4.2.2. Yêu cầu thực nghiệm ............................................................................ 133
4.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm .......................................................... 134
4.3.1. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm ........................................................ 134
4.3.2. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 135
4.4. Quy trình thực nghiệm .............................................................................. 135
4.4.1. Cách thức thực nghiệm ......................................................................... 135
4.4.2. Các bước tiến hành thực nghiệm ........................................................... 137
4.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................. 139
4.5.1. Tiêu chí đánh giá .................................................................................. 139
4.5.2. Hình thức đánh giá ................................................................................ 140
4.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................. 141
4.6. Kết luận chung về thực nghiệm và bài học kinh nghiệm ......................... 151
4.6.1. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................. 151
4.6.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 152
Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 153
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 154
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ .. 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 157
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT NGHĨA LÀ
1. BT Bài tập
2. CT Chương trình
3. DH Dạy học
4. DTTS Dân tộc thiểu số
5. ĐC Đối chứng
6. GDPT Giáo dục phổ thông
7. GV Giáo viên
8. HS Học sinh
9. HS TH Học sinh tiểu học
10. KHBD Kế hoạch bài dạy
11. LT&C Luyện từ và câu
12. NN Ngôn ngữ
13. NL Năng lực
14. PH Phụ huynh
15. PP Phương pháp
16. SGK Sách giáo khoa
17. SLA Lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai
18. TN Thực nghiệm
19. TMĐ Tiếng mẹ đẻ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mô hình nội dung kiến thức về từ .............................................................. 49
Bảng 2.2. Các thành tố và chỉ số hành vi của năng lực từ ngữ ..................................... 51
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá môn Tiếng Việt học kì 1 năm học 2015 – 2016 của HS
DTTS tại tỉnh Gia Lai ................................................................................ 80
Bảng 2.4. Mức độ đạt được về năng lực từ ngữ của HS ............................................... 82
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ đạt được các thành tố NL từ ngữ của HS Jrai lớp 5 ..... 84
Bảng 3.2. Đối chiếu ĐTNX trong tiếng Jrai với tiếng Việt ........................................ 122
Bảng 4.1. Thống kê điểm của lớp ĐC và TN ở các bài kiểm tra ................................ 143
Bảng 4.2. Tần số điểm của các nhóm ĐC và TN ở các bài kiểm tra........................... 144
Bảng 4.3. Bảng xếp loại HS lớp ĐC và lớp TN ........................................................... 145
Bảng 4.4. Tần số điểm của các nhóm ĐC và TN ở các bài kiểm tra TN đại trà .......... 147
Bảng 4.5. Bảng xếp loại HS lớp ĐC và lớp TN (giai đoạn TN đại trà) ........................ 148
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GV về NL từ ngữ và DH phát triển NL từ ngữ cho HS ...... 75
Biểu đồ 2.2. Thực trạng DH Tiếng Việt hiện nay cho HS Jrai ....................................... 76
Biểu đồ 2.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến chất lượng học tiếng
Việt của HS Jrai ....................................................................................... 77
Biểu đồ 2.4. Khó khăn GV thường gặp trong quá trình DH cho HS Jrai ....................... 78
Biểu đồ 2.5. Biện pháp, PP được GV sử dụng trong dạy học Tiếng Việt cho HS Jrai .... 79
Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ độ dài và nội dung bài làm học sinh ................................................... 81
Biểu đồ 2.7. Lỗi sai trong bài làm của học sinh ............................................................... 81
Biểu đồ 2.8. Quan điểm của phụ huynh về việc học NN của học sinh ................................. 83
Biểu đồ 2.9. Nhận xét của phụ huynh về môi trường sử dụng NN của HS ....................... 84
Biểu đồ 4.1. Tần số điểm của nhóm TN và nhóm ĐC ở bài kiểm tra số 1 ................... 144
Biểu đồ 4.2. Tần số điểm của nhóm TN và nhóm ĐC ở bài kiểm tra số 2 ................... 145
Biểu đồ 4.3. So sánh xếp loại HS của nhóm TN và nhóm ĐC (Kiểm tra số1) ............. 145
Biểu đồ 4.4. So sánh xếp loại HS của nhóm TN và nhóm ĐC (Kiểm tra số 2)............. 146
Biểu đồ 4.5. Tần số điểm của nhóm TN và nhóm ĐC ở bài kiểm tra số 1 (TN đại trà) 147
Biểu đồ 4.6. Tần số điểm của nhóm TN và nhóm ĐC ở bài kiểm tra số 2 (TN đại trà) 147
Biểu đồ 4.7. So sánh xếp loại HS của nhóm TN và nhóm ĐC (Bài kiểm tra số1) ........ 148
Biểu đồ 4.8. So sánh xếp loại HS của nhóm TN và nhóm ĐC (Bài kiểm tra số 2) ....... 148
Biểu đồ 4.9. Mức độ đạt được các tiêu chí NL từ ngữ tiếng Việt (KT 1) ..................... 150
Biểu đồ 4.10. Mức độ đạt được các tiêu chí NL từ ngữ tiếng Việt (KT 2) ..................... 151
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung NL NN theo quan niệm của Bachman ................................................. 13
Sơ đồ 1.2. Khung năng lực tiếng Việt theo quan điểm của Nguyễn Chí Hoà .................... 14
Sơ đồ 2.1. Mô hình NL từ ngữ......................................................................................... 50
Sơ đồ 3.1. Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho HS ...................................... 105
Sơ đồ 3.2. Nhóm bài tập sử dụng chính xác hình thức từ ............................................... 106
Sơ đồ 3.3. Nhóm bài tập hiểu nghĩa từ ........................................................................... 109
Sơ đồ 3.4. Nhóm bài tập mở rộng vốn từ ....................................................................... 110
Sơ đồ 3.5. Nhóm bài tập tích cực hoá vốn từ ................................................................. 113
Sơ đồ 3.6. Nhóm bài tập khắc phục lỗi giao thoa ngôn ngữ Việt – Jrai........................... 115
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vai trò của việc phát triển năng lực ngôn ngữ đối với học sinh
Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đã khẳng định đổi mới chương trình theo định hướng phát triển
năng lực (NL) và phẩm chất của người học; trong đó việc đổi mới giáo dục phổ
thông (GDPT) được xem là khâu quan trọng có tính chất đột phá. Nội dung căn bản,
toàn diện của GDPT theo định hướng đổi mới là “sự phát triển NL người học, nâng
cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước” [10].
Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ (TMĐ) của học sinh (HS) người Việt, là ngôn ngữ
(NN) thứ hai của HS dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam và là công cụ để giao tiếp tư
duy trong nhà trường. Do đó, ngoài việc đảm nhận chức năng trang bị kiến thức như
các môn học khác, Tiếng Việt còn đảm nhận thêm chức năng quan trọng nữa là trang bị
cho HS công cụ để giao tiếp, giúp HS lĩnh hội và diễn đạt các kiến thức khoa học được
giảng dạy trong các môn học khác. Trong thực tế, hiệu quả dạy học (DH) Tiếng Việt ở
nhà trường hiện nay chủ yếu dừng lại ở cung cấp lí thuyết tiếng Việt kèm theo hệ thống
bài tập (BT) thực hành mang tính minh họa hơn là hình thành NL nghe hiểu, đọc hiểu,
nói và viết lưu loát. Hệ quả là, HS có khả năng học lí thuyết tiếng Việt và vận dụng lí
thuyết để giải quyết BT rất tốt nhưng không phải bất cứ HS nào cũng có khả năng nghe
hiểu, đọc hiểu, nói và viết trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể một cách đúng và lưu
loát. Do đó, việc nâng cao NL NN và NL giao tiếp tiếng Việt cho HS là một điều hết
sức cần thiết. Giáo dục NN được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục,
trong đó môn Ngữ văn có vai trò chủ đạo. NL NN của HS được thể hiện qua các hoạt
động: nghe, nói, đọc, viết. Nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức NN học, tri thức
về hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động và sản phẩm trong hoạt động giao tiếp là
nhiệm vụ trọng tâm của môn Tiếng Việt ở tiểu học (TH) và phân môn Tiếng Việt ở
THCS, THPT.
Hiện nay, việc nâng cao chất lượng học tập cho HS DTTS góp phần giữ gìn
những giá trị văn hoá, đạo đức, lối sống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam là một
nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Điều này đã được Ban Chấp hành Trung
ương Đảng cụ thể hoá trong các mục tiêu, chương trình của Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 khoá XI (số 29-NQ/TW) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo: “Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt
khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối
tượng chính sách” [10]. Các tỉnh có nhiều đồng bào DTTS sinh sống nói chung và
các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng cũng đã và đang có nhiều chủ trương,
2
chính sách đặc biệt đối với công tác giáo dục HS DTTS. Chính vì vậy, việc tìm hiểu
thực trạng học tập cũng như việc tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng học
tập của HS DTTS hiện nay cũng gặp khá nhiều thuận lợi và đây là vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Đối với HS DTTS, những tri thức và kĩ năng tiếng Việt là hoàn toàn mới và
việc tiếp thu vận dụng những kiến thức, kĩ năng gặp nhiều khó khăn bởi TMĐ của
các em và tiếng Việt là hai NN khác nhau. Ngoài ra, do sự chi phối của nhiều yếu tố
khác nhau trong quá trình DH nên HS DTTS gặp nhiều khó khăn trong học tập và
chất lượng học tiếng Việt của các em chưa cao. Việc DH tiếng Việt nói chung và
nâng cao phát triển NL NN nói riêng cho HS DTTS vốn là bài toán cần tìm lời giải
trong cả một hành trình dài và mang tính cấp thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục
phổ thông Việt Nam hiện nay.
1.2. Ý nghĩa của năng lực từ ngữ đối với việc học tập và sử dụng tiếng Việt
NL từ ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp phương tiện để người
học có thể đạt được NL NN một cách hiệu quả. Đối với HS DTTS học tiếng Việt
như là NN thứ 2, từ ngữ đóng vai trò rất quan trọng để người học có thể nắm vững
và sử dụng được NN trong giao tiếp hằng ngày. Từ ngữ là một công cụ quan trọng
đối với người học NN thứ 2 bởi vì nếu từ ngữ hạn chế sẽ cản trở việc giao tiếp
thành công. Giữa kiến thức từ ngữ và khả năng sử dụng NN có mối quan hệ bổ
sung, hỗ trợ lẫn nhau: kiến thức về từ ngữ cho phép sử dụng thành thạo NN và
ngược lại, việc sử dụng NN sẽ dẫn đến sự gia tăng kiến thức từ ngữ. Hiện nay, các
nhà NN cũng như các nhà giáo dục đều nhận thấy vai trò của từ ngữ trong việc học
ngoại ngữ/ NN thứ hai và đang tìm cách để thúc đẩy vai trò của nó hiệu quả hơn. Để
phát triển NL sử dụng một NN nào đó, người học cần nắm bắt và vận dụng thành
thạo hệ thống từ vựng của NN ấy. Nếu không có một vốn từ ngữ đầy đủ thì chắc
chắn người học không thể sử dụng hiệu quả NN như một phương tiện giao tiếp và
tư duy.
Khi bắt đầu đi học ở bậc TH, HS Kinh đã có vốn từ vựng tự nhiên được tích
luỹ trong những năm đầu đời để có thể hiểu, diễn đạt các nội dung mà các em muốn
trình bày và có cơ hội để thực hành giao tiếp tiếng Việt mọi lúc mọi nơi. Trong khi
đó, trước khi bắt đầu học lớp một, HS DTTS có vốn từ vựng tiếng Việt rất hạn chế
và luôn bị chìm ở dạng tiềm năng vì HS không có cơ hội được thực hành giao tiếp.
Bên cạnh đó, HS DTTS được học cùng một chương trình sách giáo khoa (SGK),
cùng một phương pháp (PP) DH và được đánh giá cùng yêu cầu cần đạt như với HS
Kinh. Việc dạy những kiến thức về từ ngữ, quy tắc và cấu trúc tiếng Việt cho HS
Kinh đã khó thì việc dạy tiếng Việt để HS DTTS có thể sử dụng trong giao tiếp lại
3
càng khó khăn hơn. Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng về NL từ ngữ của HS DTTS ở
bậc TH và nghiên cứu tìm cách khắc phục nhằm nâng cao NL từ ngữ; từ đó tìm ra
các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng DH Tiếng Việt và khả năng giao tiếng
tiếng Việt tự nhiên cho HS DTTS là điều cần thiết.
1.3. Thực tế NL từ ngữ của HS Jrai
Jrai (còn được gọi và ghi là Gia Rai, Giơ rai) là tên của một dân tộc có số
dân đông nhất trong số các DTTS sống ở Tây Nguyên. Người Jrai cư trú trên một
địa bàn rộng lớn bao gồm các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đak Lăk và
miền Tây của tỉnh Phú Yên, biên giới Campuchia. Ia Grai là huyện phía Tây tỉnh Gia
Lai, án ngữ cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh qua biên giới Cam-pu-chia. Theo số liệu
thống kê ngày 31-12-2015, huyện có tổng dân số 78.731 người, trong đó có 37.268
người Kinh, 41.049 người Jrai, 28 người Bahnar và 416 người thuộc các dân tộc khác.
Theo khảo sát ban đầu của chúng tôi, hiện nay chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói
riêng và các môn học khác của HS DTTS Jrai kém hơn rất nhiều so với mặt bằng
chung của HS trong huyện. Trước khi bước vào trường TH, tuỳ vào môi trường sống
và điều kiện hoàn cảnh sống thực tế, nhiều HS DTTS Jrai đã được trang bị ít nhiều
vốn từ ngữ tiếng Việt từ môi trường giao tiếp khẩu ngữ hàng ngày; tuy nhiên cũng
có những HSTS chưa được tiếp xúc nhiều với tiếng Việt. Hơn nữa, trong quá trình
học tập và sử dụng tiếng Việt, HS DTTS Jrai luôn chịu ảnh hưởng bởi thói quen sử
dụng TMĐ; việc phát âm, dùng từ đặt câu tiếng Việt của các em còn bị chi phối rất
nhiều bởi TMĐ và gặp nhiều khó khăn bởi những “rào cản” do sự khác nhau về đặc
điểm giữa hai NN mang lại. Những điều này đã gây khó khăn cho các em khi học
tiếng Việt và dẫn đến quá trình tích luỹ nền tảng NN để lĩnh hội, tiếp thu kiến thức
của các môn học khác gặp nhiều cản trở.
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng hiện đang có nhu cầu đào tạo
sinh viên sư phạm về phục vụ tại các vùng dân tộc miền Trung và Tây Nguyên,
trong đó có vùng người dân Jrai sinh sống. Việc này đòi hỏi cán bộ giảng dạy cần
có những hiểu biết chuyên sâu về đặc điểm NN DTTS và PP DH tiếng Việt cho HS
DTTS như là NN thứ hai để hoạt động DH đạt hiệu quả hơn trong môi trường giáo
dục đặc thù. Chính vì những lẽ trên mà chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực
từ ngữ cho học sinh tiểu học Jrai trong dạy học Tiếng Việt” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Căn cứ kết quả khảo sát được về thực trạng DH Tiếng Việt và NL từ ngữ của
HS Jrai tại Ia Grai - Gia Lai, luận án được thực hiện với mục đích đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển NL từ ngữ của HS Jrai (thông qua các chủ đề DH, hệ thống
BT rèn luyện và những biện pháp hỗ trợ khác) từ đó nâng cao chất lượng học tập
4
môn Tiếng Việt và phát triển NL giao tiếp tiếng Việt cho HS tiểu học Jrai.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là NL từ ngữ tiếng Việt của HS TH Jrai.
3.2. Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu việc DH Tiếng Việt cho HS TH Jrai
tại một số trường TH (Trường TH Lý Tự Trọng, Trường TH Nguyễn Bá Ngọc,
Trường TH Ngô Mây, Trường TH Bùi Thị Xuân) ở huyện Ia Grai, Gia Lai.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tập trung nghiên cứu phát triển NL từ
ngữ tiếng Việt thông qua việc xây dựng các chủ đề DH và hệ thống BT rèn luyện để
phát triển NL từ ngữ cho HS TH Jrai. Trong giới hạn của luận án, chúng tôi tập
trung nghiên cứu phát triển NL từ ngữ tiếng Việt cho HS Jrai lớp 5.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các chủ đề DH, BT rèn luyện nâng cao NL từ ngữ cho HS DTTS được
xây dựng thành công; nếu luận án đề xuất được các giải pháp phát triển NL từ ngữ
HS phù hợp với đặc điểm của việc DH cho HS DTTS, phù hợp với đặc điểm tâm lí
lứa tuổi, đặc điểm vùng miền trong việc rèn luyện phát triển NL từ ngữ tiếng Việt
cho HS TH Jrai, thì chắc chắn việc hình thành và phát triển NL từ ngữ và NL sử
dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày của HS Jrai sẽ được rút ngắn thời gian,
chất lượng và hiệu quả giao tiếp tiếng Việt sẽ được nâng cao hơn từ đó có thể đáp
ứng được định hướng đổi mới tiếp cận NL HS đúng như tinh thần của Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
(1) Nghiên cứu các vấn đề lí luận về từ ngữ và lí luận DH Tiếng Việt như là
NN thứ hai cho HS DTTS;
(2) Khảo sát, đánh giá thực tiễn DH Tiếng Việt cho HS DTTS Jrai và đánh
giá NL từ ngữ tiếng Việt của HS TH Jrai ở Gia Lai hiện nay; lí giải nguyên nhân và
phân tích những khó khăn mà HS TH Jrai gặp phải trong quá trình học tiếng Việt;
(3) Tổ chức phát triển NL từ ngữ tiếng Việt thông qua việc xây dựng hệ
thống BT rèn luyện và chủ đề DH dành cho HS Jrai và đề xuất một số biện pháp hỗ
trợ khác cho HS TH Jrai để đáp ứng kịp nhu cầu đổi mới hiện nay và góp phần
chuẩn bị cho giáo viên (GV) đón nhận chương trình (CT) Tiếng Việt - Ngữ văn mới
một cách thuận tiện;
(4) Tổ chức thực nghiệm sư phạm để khẳng định chắc chắn các kết luận đã
được rút ra trước đó và có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với tình hình
giảng dạy thực tiễn.
5
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích luận án đề ra,
chúng tôi sử dụng một số PP chính trong quá trình triển khai luận án như sau:
6.1. PP phân tích - tổng hợp
PP này được chúng tôi sử dụng để phân tích, tổng hợp, hệ thống các vấn đề
có liên quan đến đề tài đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Đây là PP giúp chúng
tôi có cách nhìn tổng quan khi nghiên cứu phương diện lí thuyết và các văn bản tài
liệu có liên quan đến đề tài. Thông qua việc hồi cứu tài liệu là các công trình nghiên
cứu khoa học, sách báo, tạp chí, chúng tôi xây dựng và xác lập cơ sở lí luận về các
vấn đề cơ bản: (1) định hướng về phát triển NL NN; (2) định hướng về NL từ ngữ
và phát triển NL từ ngữ cho HS; (3) định hướng về DH Tiếng Việt và DH từ ngữ
cho HS DTTS như là NN thứ hai.
6.2. PP điều tra - khảo sát
PP này dùng để đánh giá thực trạng DH tiếng Việt và NL từ ngữ tiếng Việt
của HS TH Jrai. PP điều tra - khảo sát thực tiễn được thực hiện bằng các phiếu đo
(nhằm thăm dò thực trạng qua việc thu thập ý kiến GV, phụ huynh (PH) và HS Jrai
về việc DH Tiếng Việt ở trường TH hiện nay) và hệ thống các BT (nhằm đánh giá
NL từ ngữ của HS Jrai). Các số liệu và thông tin thu được là cơ sở đầu tiên và tiền
đề để chúng tôi xác định được định hướng nghiên cứu và là cơ sở thực tế để đề xuất
các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao NL từ ngữ cho HS.
6.3. PP đối chiếu ngôn ngữ
PP này được chúng tôi sử dụng để phát hiện và phân tích điểm tương đồng
và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Jrai về loại hình NN, ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, chữ viết. Từ đó, chúng tôi phân tích được những chuyển di tích cực và chuyển
di tiêu cực trong quá trình HS Jrai học tiếng Việt như là NN thứ hai. Kết quả thu
được từ PP đối chiếu NN giúp cho chúng tôi chẩn đoán được chính xác những khó
khăn mà HS Jrai gặp phải khi học tiếng Việt; trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất bổ
sung thêm tư liệu DH cũng như thiết kế các hoạt động DH, đề xuất các PP DH và
thiết kế các bài kiểm tra đánh giá phù hợp để phát triển NL cho HS Jrai.
6.4. PP thực nghiệm sư phạm
PP thực nghiệm sư phạm giúp chúng tôi xem xét, kiểm tra tính khả thi, đúng
đắn của những giải pháp mà luận án đã đề ra nhằm nâng cao NL từ ngữ tiếng Việt
cho HS Jrai. Chúng tôi tiến hành PP thực nghiệm sư phạm theo quy trình thực
nghiệm (TN) gồm: TN triển khai, TN đối chứng và kiểm tra đánh giá. TN đối
chứng để kiểm tra tính đúng đắn giả thiết khoa học của đề tài. Sau đó, chúng tôi đối
chiếu kết quả thu được và thái độ học tập của nhóm TN, nhóm đối chứng ở mỗi lớp,
6
mỗi trường và ở tất cả các trường TN. Sau khi có kết quả so sánh đối chiếu, chúng
tôi rút ra những kết luận sư phạm về việc tổ chức DH nhằm nâng cao NL từ ngữ
tiếng Việt cho HS DTTS Jrai trong môn Tiếng Việt.
6.5. PP thống kê, xử lí số liệu và phân loại
PP này được chúng tôi dùng để khảo sát số liệu trong giai đoạn đầu và giai
đoạn trong và sau TN. Chúng tôi thực hiện thống kê, xử lí số liệu sau khi thu thập
các phiếu điều tra học tập, phiếu điều tra NL từ ngữ tiếng Việt, phiếu điều tra hoạt
động DH của GV, phiếu điều tra về nhận thức và sự phối hợp của PH HS. Các kết
quả khảo sát được chúng tôi xử lí kĩ thuật bằng phần mềm SPSS, từ những kết quả
định lượng tin cậy sẽ rút ra những kết luận định tính khoa học.
7. Đóng góp của luận án
7.1. Đóng góp về lí luận
Tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá các quan điểm DH tiếng Việt như là NN
thứ hai; định nghĩa NL từ ngữ, xác định vị trí NL từ ngữ (một trong những NL
thành phần của NL NN) và xác định các NL thành phần của NL từ ngữ.
7.2. Đóng góp về thực tiễn
1) Nêu bật được thực tiễn DH tiếng Việt hiện nay ở môi trường giáo dục đặc
thù có HS DTTS; tìm ra được nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập Tiếng Việt
của HS Jrai chưa cao và phân tích, lí giải những khó khăn hiện nay của HS và GV ở
Gia Lai hiện nay.
2) Xây dựng hệ thống BT rèn luyện, thiết kế nội dung DH và đề xuất một số biện
pháp hỗ trợ việc phát triển NL từ ngữ cho HS theo định hướng đổi mới hiện nay.
3) Phân tích kết quả thực nghiệm với đối tượng HS lớp 5 người Jrai tại một
số trường TH tại Ia Grai, Gia Lai; đánh giá mức độ phù hợp của những giải pháp đã
đề xuất, điều chỉnh những điểm chưa hợp lí; từ đó vận dụng trong DH tiếng V... về nghĩa của từ (Cameron, 2001). Tuy nhiên, trong một số tình huống (xử lí từ
vựng ngẫu nhiên - Thornbury, 2002), kiểm tra hiểu biết của HS những điểm tương
19
đồng hoặc khác biệt giữa NN thứ nhất và NN thứ hai - Takač, 2008) thì dịch thuật
có hiệu quả nhất định đối với GV. Trong quá trình giảng dạy, luôn luôn có một số
từ cần được dịch và kĩ thuật này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Một số công trình cũng trình bày rất kĩ cách để thực hiện các kĩ thuật đã nêu
trên. Henrikson, 1999; Herrel (2008) đã gợi ý một số cách thức để hỗ trợ người học
đoán nghĩa từ, như: định nghĩa (sử dụng các từ, cụm từ, câu để định nghĩa một từ
nào đó); sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; sử dụng các từ ngữ liên quan để có
thể cung cấp manh mối về nghĩa của từ mới; xây dựng lược đồ các từ ngữ liên quan
trước khi người học đọc văn bản. Schmitt và McCarthy (1997), Murcia (2001) đã đề
xuất các chiến lược để học từ vựng như sau: (1) đoán từ ngữ cảnh, (2) sử dụng kĩ
thuật ghi nhớ để ghi nhớ các từ và (3) sử dụng thẻ từ vựng để ghi nhớ các cặp từ
[87]. Chiến lược đoán ý nghĩa từ bối cảnh chính là thông qua ngữ cảnh mà từ đó
xuất hiện để đoán nghĩa của từ đó. Chiến lược thứ hai là thông qua từ khoá để ghi
nhớ, khi nhìn hoặc nghe từ ngữ cần tiếp thu, người học được nhắc từ khóa. Chiến
lược thứ ba là sổ ghi chép từ vựng hay các thẻ từ vựng để ghi nhớ từ, điều này sẽ hỗ
trợ bộ nhớ trong việc học độc lập, giúp người học tiếp nhận tự nhiên và nhanh hơn.
Trong phạm vi lớp học, các GV đều nhận thấy học từ ngữ có thể không phải là
điều thú vị nhất đối với HS, nhưng bằng cách sử dụng những cách thú vị và hấp dẫn
để DH, GV có thể thu hút sự quan tâm của HS và giúp việc ghi nhớ và duy trì. Một
số kĩ thuật GV có thể xem xét khi dạy từ ngữ, đó là: vẽ (thuận lợi hơn khi dạy từ cho
trẻ em); sử dụng bảng từ; thông qua từ HS đã biết để giảng dạy từ mới; sử dụng trò
chơi (ô chữ, đóng vai); viết một câu chuyện, văn bản bằng cách kết hợp các từ vựng
cho sẵn vào văn bản đọc và viết, sử dụng từ ngữ chính xác trong ngữ cảnh.
Như vậy, để phát triển khả năng sử dụng từ ngữ, các nhà nghiên cứu đều
thống nhất: cách tốt nhất chính là tạo điều kiện cho người học được học trong bối
cảnh phong phú, người học có thể nhìn thấy từ ngữ cần học nhiều lần để ghi nhớ từ
ngữ đó trong kí ức dài hạn.
Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về DH tiếng Việt
và DH từ ngữ tiếng Việt ở TH. Có thể kể đến các công trình Dạy học ngữ pháp ở
tiểu học (Lê Phương Nga), PP dạy học Tiếng Việt ở tiểu học (Lê Phương Nga,
Nguyễn Trí), PP dạy học Tiếng Việt (Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga), Giáo trình
PP dạy học Tiếng Việt 2 (Lê Phương Nga, Nguyễn Trí), Dạy và học môn Tiếng Việt
ở tiểu học theo chương trình mới (Nguyễn Trí), Giáo trình PP dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học - tập 1, tập 2 (Nguyễn Quang Ninh), PP dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học
20
(Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Minh Thuyết)... Các tài liệu này cung cấp cho chúng tôi
những kinh nghiệm DH tiếng Việt và các vấn đề lí luận dạy tiếng cơ bản nhất. Tuy
có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tựu trung lại, các giáo trình đều thống nhất
trong việc xác định các nguyên tắc và PP DH tiếng Việt. Theo đó, DH tiếng Việt
phải tuân thủ các nguyên tắc gắn liền với việc rèn luyện phát triển tư duy cho HS,
gắn liền với hoạt động giao tiếp của HS và gắn với trình độ tiếng Việt vốn có của
HS. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất chính những nguyên tắc này là những tiền
đề lí luận cơ bản nhất để xác định nội dung DH, PP DH và những hoạt động khác
có liên quan đến DH Tiếng Việt. Nội dung DH Tiếng Việt không phải chú trọng lí
thuyết NN mà là rèn luyện cho HS NL NN.
Bên cạnh những công trình mang tính chất lí luận chung, Việt Nam hiện nay
có những công trình nghiên cứu DH từ ngữ được các nhà nghiên cứu khai thác ở
nhiều góc độ khác nhau và ứng dụng trong những thực tiễn cụ thể. Công trình “Hệ
thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu học” [61] đã đưa ra hệ
thống BT dạy từ cho HS TH, hầu hết các BT đều được phân tích về mục đích, ý
nghĩa, tác dụng, cơ chế tạo lập, nội dung, cấu trúc, các tiểu loại BT để từ đó giúp
GV có cơ sở để tổ chức dạy tốt, có hiệu quả các kiểu loại BT này. Tác giả Nguyễn
Thị Ly Kha trong công trình “Việc dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học - nhìn từ
SGK” đã bàn về việc hình thành khái niệm ngữ pháp, cung cấp và rèn luyện quy tắc
ngữ pháp cho HS TH, việc xây dựng một mô thức cho SGK Tiếng Việt bậc TH. Từ
đó, tác giả kết luận nội dung, cấu trúc SGK phải quán triệt quan điểm giao tiếp cùng
con đường quy nạp kết hợp một cách hài hoà với diễn dịch theo mô thức kết hợp
nghĩa, chức năng, cấu trúc và trình tự từ chức năng đến nghĩa tới cấu trúc [23]. Việc
DH Tiếng Việt ở nhà trường hiện nay đều nhằm mục đích giúp HS sử dụng tiếng
Việt có hiệu quả chứ không nhằm mục đích giúp HS nghiên cứu tiếng Việt. Ở bậc
TH, tính hành dụng lại càng cần được coi trọng. Vì vậy, những nguyên tắc mà SGK
cần đảm bảo đó là DH theo quan điểm giao tiếp và coi trọng tính hành dụng. Tác
giả Trần Thị Lan trong bài “Dạy - học mở rộng vốn từ lớp 5 bằng cách tích hợp”
[37] đã mạnh dạn đưa ra giải pháp thích hợp gây hứng thú cho HS, phát huy tính
tích cực hoạt động trong tiết học. Đó là tích hợp trong nội bộ phân môn Luyện từ và
câu; tích hợp với các phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn là một
trong những cách mở rộng vốn từ cho HS TH, giúp rèn luyện các kĩ năng NN. Nhờ
đó, khả năng sử dụng NN của HS TH ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, các công
trình như: “Dạy học thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học trong giờ Tiếng Việt
21
theo quan điểm giao tiếp” (Huỳnh Kim Tường Vi), “Xây dựng hệ thống bài tập
luyện câu cho học sinh lớp 4 theo định hướng giao tiếp” (Ngô Hiền Tuyên), “Dạy lí
thuyết về câu cho học sinh tiểu học theo quan điểm giao tiếp” (Trần Bích Thuỷ),
cũng đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều tư liệu quan trọng từ quan điểm lí thuyết
đến PP, biện pháp DH để nâng cao NL từ ngữ cho HS. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt
Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến các chiến lược phát triển
từ ngữ cụ thể nhằm nâng cao NL từ ngữ cho HS.
1.3. Những nghiên cứu về dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học từ
ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số như là NN thứ hai
1.3.1. Những nghiên cứu về dạy ngôn ngữ thứ hai nói chung
Hiện nay, thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy tiếng. Có
thể điểm qua các công trình sau: Những nguyên tắc dạy học tiếng Nga (1973-
Phedorenko), Teaching language as Communication (1978-Widdowson), The
Communicative Approach to Language Teaching (1979-Brumfit and K.Jonhson),
Approaches and Methods in Language Teaching (Jack C.Richards, Theodore S.
Rodgers), Research Methods for English Language Teachers (2014-Jo. McDonough,
Steven McDonough), The Linguistic Sciences and Language Teaching (1964 -
Halliday, MAK), Language Teaching Analysis (1967-Mackey, William F) Các công
trình kể trên đều cho chúng tôi những cách tiếp cận về PP DH tiếng có chú ý đến các lí
thuyết NN như lí thuyết giao tiếp NN, lí thuyết thụ đắc NN và PP phân tích NN.
Từ những năm 50 của thế kỉ trước, vấn đề thủ đắc NN thứ hai (Second
Language Acquisition - SLA) đã trở thành đối tượng khảo sát, nghiên cứu và phát
triển của ngành Ngôn ngữ học ứng dụng ở các quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ, (Corder,
Fries, Mackey, Lado, Rivers, Schumann, Long, Ellis). Cho đến nay, thế giới đã có
một lượng công trình đồ sộ nghiên cứu về SLA - mối liên hệ giữa quá trình lĩnh hội
NN với tư cách là NN thứ hai. Nổi trội nhất là các đóng góp của Tarone, Cohen &
Dumas (1976), Hatch (1978), Krashen (1983), Lightbown (1985), Long (1990),
Nunan (1991), Widdowson (2000), Larsen - Freeman (2000), Bygate (2004), Pica
(2008), Những học giả này xem SLA là một tiểu ngành của ngữ học ứng dụng và
ngày càng khẳng định mối quan hệ giữa SLA và sư phạm NN nói chung [dẫn theo
30, tr.15]. Hiện nay, SLA vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, có không
ít nhà nghiên cứu đã đi sâu vào đặc điểm riêng biệt của người học lẫn tính chất của
NN thứ hai và đặt vấn đề thủ đắc của người học ở tầm cao hơn, hẹp hơn đó là bình
diện thuộc tâm lí học tri nhận. Tuy nhiên, trong thực tế, SLA ra đời từ nhu cầu của
22
các GV trực tiếp đứng lớp, mong muốn nắm bắt các phương thức tiếp thu NN thứ hai
trong các bối cảnh khác nhau của người học hơn là chú tâm vào việc vận dụng các lí
thuyết để nâng cao hiệu quả giảng dạy, “mối liên hệ giữa lí luận, nghiên cứu về sự
thủ đắc NN, đặc biệt là SLA và sư phạm NN mang tính chất hữu cơ và nghiên về
bình diện ứng dụng hơn là ý nghĩa khoa học thuần tuý” [30, tr.14]. Vấn đề thụ đắc
NN thứ hai với những quá trình tâm lí của nó, đặc biệt trong mối liên hệ với quá trình
thụ đắc NN thứ nhất (TMĐ), đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu NN học.
Vấn đề này được tiếp cận đa dạng từ nhiều góc độ: NN học xã hội, NN học giáo dục,
NN học thần kinh, NN học tâm lí, NN học đối chiếu. Hai hệ thống NN được xem xét
là hệ thống NN nguồn - source language (thường là NN bản địa hay TMĐ) và hệ
thống NN đích - target language (tức NN được học).
Người đặt nền móng ban đầu cho ngành học thụ đắc NN thứ hai, người đồng
sáng lập PP Tiếp cận Tự nhiên (Natural Approach) và là người phát minh PP dạy
NN kết hợp với kiến thức (sheltered subject matter teaching) đó chính là Krashen.
Lí thuyết TĐNN được Krashen đề ra từ những năm 1970, trong đó Krashen kết luận
rằng con người có khả năng học NN bẩm sinh và không có khác biệt đáng kể nào
giữa cách chúng ta học TMĐ và cách chúng ta học ngoại ngữ. Krashen phân biệt
hai loại hoạt động học NN hoàn toàn khác nhau đó là thụ đắc trực tiếp (acquisition)
và học gián tiếp (learning. Nếu như “học gián tiếp (learning) là hoạt động có ý thức,
diễn ra khi ta học thuộc các kiến thức về ngoại ngữ như danh sách từ vựng, quy tắc
văn phạm, chú ý khi sử dụng, thì thụ đắc trực tiếp (acquisition) hay tích lũy tự
nhiên là hoạt động vô thức, diễn ra khi ta tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ nhằm mục
đích truyền thông, tương tự như quá trình trẻ em học TMĐ” [84].
Trong công trình nghiên cứu Child-Adult Differences in Second Language
Acquisition, Series on Issues in Second Language Research, Krashen và các tác giả đã
chỉ ra sự khác biệt về tuổi tác dẫn đến sự khác nhau về khả năng học NN thứ hai. Dựa
trên các nghiên cứu và kết quả thực nghiệm dạy NN thứ hai cho trẻ em và người
trưởng thành dưới những PP giảng dạy khác nhau, các tác giả đã chỉ ra sự khác biệt
tuổi tác ảnh hưởng đến việc người học sử dụng hệ thống ngữ âm, cú pháp, khả năng
phát âm chính xác và NL suy nghĩ bằng NN thứ hai. Các kết quả đã chỉ rằng người học
lớn tuổi tiến bộ nhanh hơn thông qua giai đoạn đầu của việc học NN thứ hai, nhưng trẻ
em là những người nhận được tiếp xúc một cách tự nhiên với NN thứ hai trong thời thơ
ấu thì đến cuối cùng sẽ đạt được trình độ cao hơn về NL sử dụng NN.
Ở Nga, vấn đề DH tiếng Nga trong nhà trường Liên Xô cũ cũng đã được
23
nghiên cứu như một quá trình đạt đến chất lượng đào sâu từ những phương hướng
khái quát đến những vấn đề hết sức cụ thể của DH. Trong công trình Cơ sở phương
pháp dạy tiếng Nga ở trường dân tộc, tác giả B.M. Sitchiakova đã đề cập một cách
toàn diện các vấn đề liên quan đến DH NN quốc gia ở các trường dân tộc Liên Xô.
Theo đó, tác giả khẳng định trong quá trình DH tiếng Nga cho HS DTTS cần chú ý
đến mối quan hệ giữa tiếng Nga và TMĐ, hệ thống văn tự của TMĐ tuy nhiên
“tiếng dân tộc chỉ giúp cho việc học tiếng Nga chứ không thể thay thế cho việc học
tiếng Nga” [dẫn theo 22, tr.17].
1.3.2. Những nghiên cứu về dạy học tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số
Ở Việt Nam, tiếng Việt chính là NN thứ hai của các HS DTTS và là NN phổ
thông mà HS DTTS sử dụng trong nhà trường. Tuy nhiên, nếu số lượng công trình
nghiên cứu lí thuyết SLA trên thế giới khá đồ sộ thì các công trình nghiên cứu giảng
dạy Việt ngữ cho HS DTTS như là NN thứ hai hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang
bị bỏ ngỏ. Như đã biết, mục tiêu cuối cùng của hầu hết các PP dạy NN thứ hai hiện
nay là người học có thể giao tiếp được bằng NN đó. Do vậy, cách dạy từ ngữ tiếng
Việt theo quan điểm giao tiếp (giúp người học có thể giao tiếp hiệu quả và tự nhiên
bằng NN đích) là một hướng đi đúng đắn. Với PP này, người học với một kiến thức
NN giới hạn vẫn có thể giao tiếp một cách thành công. Có thể thấy rằng việc dạy
những kiến thức về quy tắc và cấu trúc tiếng Việt cho HS TH đã khó thì việc dạy
tiếng Việt cho HS DTTS để sử dụng trong giao tiếp lại càng khó khăn hơn.
Trong tầm bao quát của chúng tôi, công trình đầu tiên có đề cập đến việc dạy
tiếng Việt như NN thứ hai có thể kể đến Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh
dân tộc (Phạm Toàn, Nguyễn Trường). Tuy nhiên, trong công trình này, các tác giả
chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu, giải thích, phân tích SGK. Đồng thời công trình
đưa ra những khảo sát sơ bộ về sự phát triển NN của trẻ em trước khi đến trường và
một số đặc điểm về giao thoa NN, tâm lí dân tộc trong việc học tiếng Việt, yếu tố xã
hội tác động vào việc học NN thứ hai [62].
Từ việc phân tích thực tiễn để thấy những thách thức và khó khăn (chủ quan
lẫn khách quan) của việc DH tiếng ở vùng có HS DTTS, tác giả Trương Dĩnh trong
công trình Dạy - học tiếng Việt ở trường học sinh dân tộc đã đưa ra những định
hướng về PP DH tiếng Việt ở các trường HS DTTS. Tác giả khẳng định: “Tiếng
Việt ở các trường dân tộc trước hết là tiếng Việt như một môn học phổ thông, sau
đó mới là Tiếng Việt như một môn học cho HS dân tộc. PP trực tiếp là PP chủ yếu
trong việc dạy Tiếng Việt cho HS DT” [22, tr.96]. “GV TH phải tìm cách nối một
24
sợi dây cáp qua vực thẳm để đưa trẻ em qua phía bên kia sông. Sợi dây này tượng
trưng cho việc sử dụng TMĐ, chiếc cầu NN này luôn là chiếc cầu văn hoá vì hầu
hết suy nghĩ và hành vi ứng xử của trẻ trong các lớp học đầu tiên của nhà trường
đều được chuyển tải một cách hiệu quả mô hình về một thế giới mang tính văn hoá
riêng của mình qua NN đầu tiên của nó” [dẫn theo 22, tr.114].
Bên cạnh việc tổng thuật một số ý kiến trái chiều về sự ảnh hưởng hay không
ảnh hưởng của NN thứ nhất đến việc học NN thứ hai, trong bài viết “Phương pháp
giúp học sinh học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai”, tác giả Nguyễn Văn Bôn đã đưa
ra một số gợi ý giúp các HS phát triển NL sử dụng tiếng Việt như là NN thứ 2 đó là:
việc vận dụng các PP DH cần phải linh hoạt, tuỳ thuộc vào đối tượng HS; môi trường
học tập tích cực có vai trò rất lớn trong việc học ngoại ngữ; cần liên kết nối NN những
thông tin mới với những thông tin sẵn có; và cần thông qua hệ thống BT để HS làm
quen với cấu trúc NN [18]. Tác giả khẳng định “môi trường học tập, PP giảng dạy và
thực hành là nhân tố quan trọng giúp HS học NN có hiệu quả” [18, tr.9].
Nguyễn Chí Hoà trong bài viết “Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và
con em Việt kiều: dạy ngôn ngữ thứ nhất hay là ngôn ngữ thứ hai?” đã đưa ra những
gợi dẫn lí thú về việc nhìn nhận vai trò của tiếng Việt là NN thứ nhất hay NN thứ hai
trong việc dạy tiếng Việt cho HS DTTS và con em Việt Kiều. Trong bài viết của mình,
tác giả đã đưa ra các mô hình dạy NN quốc gia cho HS các DTTS trên thế giới và ở
Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau. Tiếng Việt có đặc thù rất riêng vì không chỉ là
một môn học trong CT mà là một công cụ để DH; do đó, với tư cách là một môn học,
cái đích mà Tiếng Việt trong nhà trường dạy cho HS DTTS hướng tới là nâng cao NL
sử dụng tiếng Việt cho HS. Với tư cách là công cụ để giao tiếp, là công cụ để DH trong
nhà trường bao gồm giao tiếp chính thức giữa GV và HS và giao tiếp phi chính thức
(ngoài giờ lên lớp), thì cách nhìn nhận sẽ khác. Tác giả cũng khẳng định “đối với HS
DTTS, sống trong môi trường NN quốc gia nên không thể coi tiếng Việt là ngoại ngữ
đối với họ” [29, tr.1339], “Tiếng Việt là NN quốc gia nên chúng tôi cho rằng HS
DTTS học tiếng Việt là học bản ngữ 2 - còn tiếng DT mà các em đang sử dụng trong
gia đình và cộng đồng là bản ngữ 1” [29, tr.1338].
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo trong Dạy học Ngữ văn ở trường phổ
thông [12] đã cung cấp cho chúng tôi những khái niệm cơ bản về TMĐ, NN quốc
gia, NN thứ hai. Theo đó, tác giả khẳng định “đối với trẻ DTTS ở Việt Nam, NN
thứ hai là tiếng Việt” [12, tr.434]. Bên cạnh việc phân tích các yếu tố tâm lí, yếu tố
môi trường xã hội ảnh hưởng đến việc học NN thứ hai; tác giả đã đưa ra một số
25
nguyên tắc và PP DH NN thứ hai và đề xuất tiến trình học NN thứ hai có hiệu quả.
Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu việc học tiếng Việt đối với mỗi dân tộc cụ thể: “Vấn
đề ngôn ngữ của học sinh dân tộc thiểu số trong giáo dục phổ thông (trường hợp
học sinh người M’Nông, tỉnh Đăk Nông” (Nguyễn Công Đức), “Những khó khăn
của học sinh Khmer bậc trung học cơ sở khi tiếp nhận giáo dục bằng tiếng Việt”
(Hoàng Quốc), “Lỗi dùng từ tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm tỉnh An Giang”
(Phan Thái Bích Thuỷ), “Lỗi chính tả của học sinh tiểu học người Chăm trong môn
Tiếng Việt ở thành phố Hồ Chí Minh” (Trần Phương Nguyên), Tuy những công
trình này chỉ mới dừng lại ở bước tiếp cận ban đầu về những khó khăn cũng như
việc thống kê và phân tích lỗi của HS nhưng đây chính là những công trình giúp
chúng tôi nhận biết được những lỗi HS thường gặp, những khó khăn, thách thức và
một số biện pháp DH để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt của HS DTTS để từ đó
có những định hướng và giải pháp rõ ràng khi nghiên cứu việc dạy tiếng Việt trong
phạm vi một tộc người cụ thể.
Do xuất phát từ nhu cầu thực tế của cộng đồng người di dân gốc Việt, việc
giáo dục và giảng dạy Việt ngữ với tư cách ngoại ngữ và NN thứ hai được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến các công trình như: Sư phạm học Việt ngữ
với tư cách là ngôn ngữ thứ hai: Những thay đổi và thử thách (Thái Duy Bảo),
Chương trình giảng dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ cội nguồn (Hill Kim
Loan), Xuất phát từ mô hình thụ đắc NN của Krashen, tác giả Lưu Dinh trong bài
viết “Suy nghĩ về lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và việc giảng dạy tiếng Việt
như một ngoại ngữ” đã nhận định “con người có khả năng học ngôn ngữ bẩm sinh
và không có khác biệt nào đáng kể giữa cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ và cách
chúng ta học ngoại ngữ” [21, tr.1271]. Trạng thái tinh thần thoải mái sẽ giúp cho
người học tiếp nhận nội dung kiến thức nhanh chóng và việc thụ đắc trực tiếp diễn
ra hiệu quả. “Để kết quả thụ đắc trực tiếp biến thành NL NN thì quá trình tích luỹ
phải đủ dài và nội dung tiếp nhận phải đa dạng và đủ nhiều” [21]. Bên cạnh đó, tác
giả còn chỉ ra mối quan hệ giữa thụ đắc trực tiếp và học gián tiếp, hiện trạng của
việc giảng dạy tiếng Việt ở Trung Quốc và vận dụng lí thuyết thụ đắc NN để phân
tích những thuận lợi cũng như khó khăn và những việc cần quan tâm hoàn thiện để
nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt ở Trung Quốc.
Nhận thấy được những khó khăn, thách thức mà HS DTTS phải đối mặt về
phương diện NN vì HS học tiếng Việt với phần lớn GV người Kinh; nhận thấy được
vai trò của giáo dục song ngữ trên cơ sở TMĐ “sẽ đóng góp vào đời sống văn hoá
26
và xã hội của cộng đồng; cùng với Chính phủ thực hiện cam kết nâng cao chất
lượng giáo dục ở vùng dân tộc”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện “Nghiên cứu
Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ” với sự hỗ trợ của Unicef từ
năm 2008 tại ba tỉnh Trà Vinh, Lào Cai và Gia Lai. Tài liệu “Nghiên cứu Thực hành
Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: Cải thiện bình đẳng và chất lượng giáo
dục cho học sinh dân tộc ở Việt Nam” đã rút ra những bài học kinh nghiệm để góp
phần hoàn thiện các chính sách và thực hành tốt các NN sử dụng trong trường học
cho HS DT. Tài liệu “Hỗ trợ dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp
trung học cơ sở vùng khó khăn nhất” [60] được biên soạn để tập huấn cho 2900 GV
THCS đang công tác tại 17 tỉnh được hưởng thụ từ Dự án Giáo dục trung học cơ sở
vùng khó khăn nhất. Tài liệu đã chỉ ra những lỗi thường gặp và các biện pháp khắc
phục lỗi sử dụng tiếng Việt cho HS DTTS; đưa ra các biện pháp để rèn kĩ năng sử
dụng tiếng Việt, mở rộng vốn từ, DH ngữ pháp và đề xuất các hình thức nâng cao
NL tiếng Việt cho HS DTTS thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ những
hiểu biết và kinh nghiệm lâu năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS, với
hi vọng giúp GV linh hoạt trong việc áp dụng các PP để giúp HS hiểu và tham gia
tích cực vào bài học; tổ chức Cứu trợ trẻ em đã áp dụng các PP DH tiếng Việt như
NN thứ hai cho HS DTTS nhằm giúp các em đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng theo
chương trình giáo dục TH quốc gia. Các tài liệu “Dạy từ vựng cho học sinh dân tộc
thiểu số học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai”, “Những vấn đề cơ bản trong việc
dạy và học bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số”, đã nêu lên những khó
khăn mà HS DTTS gặp phải trong quá trình học tiếng Việt từ đó đề xuất các PP,
hình thức DH để các em học tập tốt hơn [63, 64]. Dự án Phát triển GV TH đã tổ
chức biên soạn các mô đun đào tạo theo CT Cao đẳng sư phạm và CT liên thông từ
Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các mô đun bồi dưỡng GV
nhằm nâng cao NL chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung,
PP DH, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục TH theo CT SGK mới, từ đó góp phần
đổi mới công tác bồi dưỡng, đào tạo GV. Tài liệu là viết thành các mô đun với các
hoạt động và sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in,
băng hình/ băng tiếng,...) nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, kích thích khả năng
giải quyết vấn đề , tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học và tạo
được hứng thú học tập.
Có thể thấy, tất cả các chương trình, các dự án của Bộ GD&ĐT cũng như các
tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam đều xác định điểm
27
mấu chốt ảnh hưởng lớn tới chất lượng học tập của HS DTTS nói chung là những
hạn chế trong giao tiếp tiếng Việt của HS DTTS. Nhằm giảm bớt những khó khăn
do rào cản NN đem lại, một hệ thống các giải pháp khá phong phú đã được nghiên
cứu thực hiện, chẳng hạn như: “Giải pháp chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu
số trước khi vào lớp 1” (năm 2003 - Dự án PEDC); “Giải pháp tăng thời lượng dạy
học môn Tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành 500 tiết; Giải pháp sử dụng Tiếng mẹ đẻ
như một phương pháp tiếp cận giúp học sinh dân tộc học tốt tiếng Việt” (Nghiên
cứu thử nghiệm về Giáo dục song ngữ dựa trên TMĐ, hợp tác giữa tổ chức Liên
Hợp quốc UNICEF và Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2007-2015); “Giải pháp Xây
dựng thư viện thân thiện; Giải pháp sử dụng trợ giảng người dân tộc thiểu số”;
Có thể thấy, các giải pháp trên đã có hiệu quả không nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng của HS DTTS ở những địa bàn được hưởng thụ dự án. Tuy nhiên, những giải
pháp này chỉ được thực hiện ở những địa bàn hẹp, chưa được nhân rộng; hơn nữa,
sau khi chương trình, dự án kết thúc thì những giải pháp ấy không được tiếp tục
phát huy đồng bộ mà chỉ được sử dụng rất hạn chế.
Ngoài ra cũng cần kể đến các tài liệu khác mà chúng tôi tham khảo để hoàn
thành đề tài này như: “Hợp tác để tăng tính khoa học và hiệu quả của việc dạy tiếng
Việt như ngôn ngữ thứ hai” (Bùi Khánh Thế), “Vấn đề dạy tiếng Việt cho học sinh dân
tộc ít người” (Bùi Khánh Thế), “Một số ý kiến về dạy học tiếng Việt ở miền núi”
(Nguyễn Kim Thản), “Từ thực tế dạy - học ở một vùng dân tộc không có chữ viết, góp
thêm một cái nhìn về dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người” (Nguyễn Văn
Khang), “Từ điển đối dịch với việc giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Việt
Nam” (Tạ Văn Thông), Tác giả Nguyễn Hữu Hoành trong công trình “Ngôn ngữ
chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” đưa cái nhìn toàn diện về bức tranh NN,
quan hệ cội nguồn và đặc điểm loại hình, chữ viết của các DTTS ở Việt Nam. Công
trình “Ngôn ngữ học xã hội” (Nguyễn Văn Khang) đưa ra hệ thống lí thuyết về tiếp
xúc NN, giao thoa NN, hệ quả của giao thoa NN cũng như những chuyển di tiêu cực và
chuyển di tích cực khi hai hoặc hơn hai NN tiếp xúc với nhau ở bình diện cá thể và
bình diện cộng đồng. Các tác giả đã trình bày những cách nhìn mang tính chất lí luận,
dù xuất phát điểm từ những mục đích khác nhau, song những công trình này đã cung
cấp cho chúng tôi những nền lí thuyết vững chắc để tham khảo hoàn thành luận án này.
1.3.3. Những nghiên cứu về DH từ ngữ tiếng Việt cho HS DTTS
1.3.3.1. Những hiểu biết từ ngữ được xem như một công cụ quan trọng đối
với những người học NN thứ hai để giúp cho việc giao tiếp thành công. Nhấn mạnh
28
tầm quan trọng của từ ngữ, Schmitt (2000) nhấn mạnh rằng “những hiểu biết về từ
vựng là trọng tâm của khả năng giao tiếp và sự tiếp thu NN thứ hai”. Các nhà
nghiên cứu như Laufer and Nation (1999), Maximo (2000), Read (2000), Gu
(2003), Marion (2008) và Nation (2011) cũng đã nhận ra rằng thụ đắc từ ngữ rất cần
thiết cho việc sử dụng NN thứ hai thành công và đóng một vai trò quan trọng trong
việc hình thành các văn bản nói và viết hoàn chỉnh. Hơn nữa, việc có được một
lượng từ vựng phù hợp là điều cần thiết cho việc sử dụng NN thứ hai thành công vì
không có từ vựng rộng rãi, chúng ta sẽ không thể sử dụng các cấu trúc và chức năng
mà chúng ta có thể học được để hiểu được thông tin liên lạc. Nation (2001) mô tả
thêm mối quan hệ giữa kiến thức từ ngữ và sử dụng NN như là bổ sung: kiến thức
về từ ngữ cho phép sử dụng NN và ngược lại, việc sử dụng NN sẽ dẫn đến sự gia
tăng vốn từ vựng. Những bài học về từ vựng đóng vai trò quan trọng đối với việc
phát triển các kĩ năng NN (nghe, nói, đọc, viết) [87].
Các nhà NN cũng phân tích những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc học từ và
làm cho việc tiếp thu từ ngữ trở nên khó khăn, đó là: khả năng phát âm (đặc điểm
âm vị học, ngữ âm); chính tả; độ dài, hình thái của từ; sự tương đồng của các dạng
từ vựng (từ đồng nghĩa, từ đồng âm); ngữ pháp, nghĩa là một phần của lời nói và
các đặc điểm ngữ nghĩa (tính trừu tượng, tính cụ thể, thành ngữ và hiện tượng nhiều
nghĩa) (Laufer, 1997) [98, tr.8].
1.3.3.2. Khi phân loại quá trình học tập từ ngữ, các chuyên gia (Harmer, 1991;
Hatch và Brown, 1995) đều thống nhất chia làm hai dạng, đó là tiếp nhận từ vựng
(receptive vocabulary) và tạo sinh từ vựng (productive vocabulary). Tiếp thụ từ vựng
là quá trình người học tiếp nhận kiến thức từ vựng và nhận thức kiến thức từ những gì
đã được đọc, được nghe và cố gắng để hiểu nó. Đây là nhóm từ ngữ HS được giảng
dạy; HS có thể hiểu các từ ngữ này khi nó được sử dụng trong ngữ cảnh nhưng không
sử dụng được nó trong việc nói và viết (Stuart Webb, 2009). Tạo sinh từ vựng thể
hiện ở việc người học tạo lập các hình thức NN (dạng nói và dạng viết) để truyền
thông điệp tới người khác. Đây là một quá trình tích cực, bởi vì người học có thể tạo
ra những từ để diễn tả suy nghĩ của mình cho người khác (Stuart Webb, 2005). Như
vậy, khi đánh giá NL sử dụng từ ngữ của HS, chúng ta cần phải có những thang đo,
tiêu chí cụ thể để đánh giá được cả quá trình tiếp thu và tạo sinh từ ngữ [87].
1.3.3.3. Chiến lược phát triển NL từ ngữ cho HS DTTS
Scott Thornbury trong How to teach vocabulary đã nhấn mạnh sự khác biệt
trong việc học từ ngữ của NN thứ nhất so với NN thứ hai thể hiện ở vốn từ ngữ mà
29
người học có thể tích luỹ được sau mỗi năm học. Một đứa trẻ 5 tuổi đã có thể tích
luỹ được 5000-6000 từ ngữ của TMĐ, số lượng từ ngữ này được tăng dần bình
quân 1000 từ/1 năm khi học trong nhà trường. Trong khi đó, hầu hết những người
học NN thứ hai sẽ tích luỹ được khoảng 5000 từ sau vài năm học. Tiến trình này
tương đối chậm bởi vì đầu vào của người học NN thứ hai tương đối nghèo nàn.
Người học NN thứ hai trong lớp sẽ trải nghiệm, tiếp xúc không giống như thụ đắc
NN đầu tiên nhận được cả số lượng và chất lượng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra
một người học trong lớp cần phải có hơn mười tám năm tiếp xúc trong lớp để tiếp
nhận cùng một lượng từ vựng được người học NN thứ nhất tiếp thu chỉ trong một
năm trong môi trường tự nhiên. Với sự chênh lệch vốn từ ngữ đã tích luỹ sẵn giữa
người học NN thứ nhất và NN thứ 2, việc sử dụng cùng một CT học, một bộ SGK
để dạy tiếng Việt cho HS DTTS ở Việt Nam như hiện nay rõ ràng là khiến cho việc
học tập của HS DTTS đã khó khăn lại chồng chất khó khăn.
Chiến lược phát triển từ ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc tích luỹ
vốn từ. Chiến lược học từ ngữ kích hoạt việc học đòi hỏi nhiều yếu tố, chẳng hạn
như sự nỗ lực có ý thức để chú ý các mục từ mới, tham dự có chọn lọc, suy luận
dựa trên ngữ cảnh và lưu trữ vào bộ nhớ dài hạn (Ellis, 1994). Tuy nhiên, không
nên bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác gây ra sự khác biệt của từng người học,
chẳng hạn như những yếu tố gây ảnh hưởng (động lực, thái độ đối với việc học từ
vựng, sợ thất bại) hoặc năng khiếu học NN. Scott Thornbury cũng khẳng định việc
người học NN thứ hai học được bao nhiêu từ ngữ trong một năm phụ thuộc nhiều
vào nhu cầu người học [95]. Mofareh cũng nhất trí rằng việc dạy kiến thức và cách
sử dụng từ ngữ có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, ham
muốn, nhu cầu từ ngữ của người học [87]. Một số tài liệu nghiên cứu về việc dạy
tiếng Việt như là NN thứ hai cũng nhấn mạnh của “lứa tuổi, tư duy, nhận thức, xúc
cảm, động cơ, đặc điểm cá nhân của người học, môi trường sống, có ảnh hưởng
rất nhiều đến quá trình học NN thứ 2” [12, tr.436]. Do đó, việc vận dụng các PP
DH, các chiến lược phát triển từ ngữ cũng cần phải tính đến các yếu tố trên.
Đề cập đến các chiến lược phát triển từ ngữ, nhiều nghiên cứu đượ c thực
hiện đã khẳng định người học sử dụng các chiến lược học tập trong việc học từ ngữ
thường xuyên hơn so với các hoạt động học NN khác (x. O BútMalley et al., 1885a)
[98]. Prashant Subhash Mothe đã khẳng định việc giảng dạy từ ngữ trong NN thứ
hai không chỉ... (Dành cho học sinh lớp 5)
1. Hãy nối từ ngữ cho sẵn với hình ảnh (2 điểm):
thác nước
bến cảng
thuỷ điện
núi non
dòng suối
hòn đảo
rừng nguyên sinh
cồng chiêng
đập nước
biển
2. Hãy lựa chọn từ ngữ cho sẵn để điền vào chỗ trống (2 điểm):
dòng sông nguồn nước núi non con rồng cỏ cây
Từ thuở ông bà chưa sinh ra người Xơ-đăng, Jrai, Kinh, rừng núi Tây Nguyên
còn mịt mù, hoang vắng. Bỗng có một con rồng lửa từ đâu bay lại miền này. Toàn thân
(1) bằng lửa. Con rồng bay đến đâu là (2) cháy trụi, đất đá bị nung
nóng đến khô đỏ, các (3)bị khô kiệt. Sau cùng rồng lửa bị kiệt sức rơi xuống đất.
Cả một vùng (4)bị đốt cháy trụi và hoá thành một thứ đất đỏ, xốp, Bây giờ,
các đầu rồng lửa kia vẫn còn, đó là hòn Hơdrung cạnh biển hồ trên cao nguyên Pleiku, còn
thân nó chính là (5)Ba đêm ngày cuộn chảy dọc Tây Nguyên.
3. Sắp xếp từ cho sẵn thành câu đúng (2 điểm):
a) tôi/ thần bí/ có /cảm giác/ thế giới/ mình /một/ lạc /vào /
..
b) chúng tôi/ ào ào /đi / chuyển động /đến đâu/ rừng/ đến đấy/
..
c) hai/ mới/ hôm sau/ đất liền/ tới/ bọn cướp/ về/
d) nước/ đầu nguồn/ suối/ trong/ rất/
PL28
4. Hãy chọn đáp án đúng (2 điểm):
a. Từ ngữ nào dưới đây miêu tả chiều sâu?
A. chót vót B. heo hút C. hun hút D. lèo tèo
b. Từ ngữ nào dưới đây miêu tả làn sóng nhẹ?
A. cuồn cuộn B. ầm ầm C. ầm ĩ D. lăn tăn
c. Trường hợp từ “mũi” nào sau đây mang nghĩa gốc?
A. mũi dao B. mũi giày C. mũi người D. mũi thuyền
d. Trường hợp từ “cổ” nào sau đây mang nghĩa gốc?
A. cổ chai B. cổ áo C. cổ tay D. cổ người
5. Dựa vào tranh, hãy viết viết một đoạn văn tả cảnh (5 – 7 câu):
(Thác Mơ – Ia Grai, Gia Lai)
PL29
PHỤ LỤC 9. BÀI KIỂM TRA SỐ 1 - TN đại trà
(Dành cho học sinh lớp 5)
1. Nghe và khoanh chọn đáp án đúng (1 điểm):
a. cong bằng cóng băng cong băng công bằng
b. anh hướng ảnh hưởng ạnh hượng ãnh hưỡng
c. vãn cảnh vạn cạnh váng cạnh vản cãnh
d. chật tự trất tư trật tự trật tư
2. Điền đúng thanh điệu vào những chỗ còn thiếu (1 điểm):
Lân khac, quan tơi van canh môt ngôi chua. Sư cu đon tiêp kinh cân, rôi nhơ tim hô
sô tiên cua nha chua bị mât. Quan noi su cu bien le cung Phat, rôi goi hêt su vai, ke ăn
ngươi ơ trong chua ra, giao cho môi ngươi câm môt năm thoc va bao.
3. Hãy nối từ ngữ cho sẵn với hình ảnh (2 điểm):
cảnh sát
bộ đội
bác sĩ
trọng tài
xe cấp cứu
làng chài
con thuyền
thương binh
ngôi chùa
đồng ruộng
2. Hãy đặt câu với những từ cho sẵn dưới đây (2 điểm):
a. gương mẫu
..
b. trách nhiệm
..
c. đồng bào
..
d. môi trường
.
PL30
4. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (2 điểm):
a. Các tai nạn giao thông xảy ra do thiết bị kém
A. toàn bộ B. yên ổn C. bình an D. an toàn
b. Vùng biển có nhiều tôm cá thuận tiện cho việc đánh bắt gọi là
A. làng biển B. ngư trường C. dân chài D. đánh cá
c..trời mưa to....rau dập hết.
A. vìnên B. tuy.nhưng C. nếu ..thì. D. nhờ ..mà
d. ..có nghĩa là “của nhà nước, của chung”.
A. công bằng B. công cộng C. công tâm D. công nhân
5. Kể một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học (2 điểm):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
PL31
PHỤ LỤC 10. BÀI KIỂM TRA SỐ 2 - TN đại trà
(Dành cho học sinh lớp 5)
1. Nghe và khoanh chọn đáp án đúng (1 điểm):
a. nhân chúng nhân chứng nhân chưng nhận chúng
b. đóng băng đống băng động bằng đồng bằng
c. đình làng định làm dình làng dân làng
d. chấc phát thuần thục thuần phác thuần hoá
2. Điền đúng thanh điệu vào những chỗ còn thiếu (1 điểm):
Phai yêu mên cuôc đơi trông trot, chăn nuôi lăm mơi khăc được nhưng tranh lơn
ray co nhưng khoay âm dương rât duyen, mơi ve được những đàn gà con tưng bưng như ca
mua bên ga mai mẹ.
3. Hãy nối từ ngữ cho sẵn với hình ảnh (2 điểm):
đình làng
cụ đồ
áo dài thâm
trống đồng
đền
lăng
bức hoành phi
quân phục
đồ gốm
ngọc phả
4. Hãy lựa chọn từ ngữ cho sẵn để điền vào chỗ trống (2 điểm):
đồng bào tinh thần giữ làng căm thù tên tuổi
Câu chuyện về anh hùng Núp có thể là một trong rất nhiều huyền thoại về
(1). bất khuất, quật cường bảo vệ Tổ quốc của đồng bào Tây Nguyên. Thuở nhỏ,
anh Núp đã nung nấu trong tim lòng (2).. thực dân Pháp sâu sắc và một quyết tâm
đánh giặc cao độ. Lớn lên, được Đảng giác ngộ, anh Núp càng thấy rõ một chân tướng là
phải đánh đuổi giặc Pháp để (3), giữ đất, xoá khổ cho dân làng. Anh hùng Núp
nay không còn nữa, nhưng (4).anh vẫn gắn mãi với bản trường ca “Đất nước
đứng lên” bất hủ của (5).Tây Nguyên.
PL32
5. Hãy chọn đáp án đúng (2 điểm):
a. Tiếng “truyền” nào sau đây có nghĩa “trao lại cho người khác”?
A. truyền bá B. truyền hình C. truyền thống D. truyền máu
b. Tiếng “truyền” nào sau đây có nghĩa “lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều
người biết”?
A.truyền thống B. truyền ngôi C. truyền máu D. truyền bá
c. Tiếng “truyền” nào sau đây có nghĩa “nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người”?
A. truyền máu B. truyền tin C. truyền nghề D. truyền hình
d. Từ nào dưới đây chỉ “người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự
an ninh”?
A. cảnh giác B. bảo vệ C. công an D. xét xử
6. Quan sát bức tranh, viết khoảng 5 câu để tả về đồ vật trong tranh (2 điểm):
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
PL33
PHỤ LỤC 13: BÀI HỌC TIẾNG VIỆT NÂNG CAO NĂNG LỰC TỪ NGỮ
CHO HS DTTS
Chủ đề 1: TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
Bài 1: NGÀY TẾT
XEM VIDEO (bài hát Ngày Tết quê em)
PHÁT ÂM
an khang giao thừa xuất hành hái lộc
pháo hoa chúc Tết ông bà chợ Tết lễ chùa
TỪ VỰNG
giao thừa xuất hành
hái lộc lì xì
lễ chùa pháo hoa
cây đa hoa đào
NGHE – HIỂU
XÔNG NHÀ
Lan: Bà ơi, sáng mai bà cháu mình đến nhà ai chúc tết ạ?
Bà ngoại: Sáng mai mùng Một Tết, không đến nhà ai cả cháu ạ. Sáng mai bà
làm cơm cúng rồi hai bà cháu đi chùa.
Lan: Sao lại thế ạ? Cháu muốn đi chúc tết cơ.
Bà ngoại: Ở nước mình có tục lệ xông nhà. Xông nhà là làm người đầu tiên
đến nhà ai đó trong năm mới. Người xông nhà có thể mang lại may mắn hoặc xui
xẻo cho nhà ấy. Nếu nhà ấy gặp may mắn thì không sao, nếu gặp phải xui xẻo thì
người ta giận người xông nhà lắm. Cho nên mọi người đều kiêng đến nhà người
PL34
khác sáng ngày mùng Một cháu ạ.
Lan: Lạ quá nhỉ! Nếu thế thì tốt nhất là chọn người xông nhà trước có phải
đỡ lo không, bà nhỉ.
Bà ngoại: Đúng thế đấy, cháu. Nhiều gia đình chọn người xông nhà cẩn thận
lắm. Nào là hợp tuổi này, tốt bụng này, nhanh nhẹn này,
1. Nghe đoạn hội thoại và chọn ý đúng:
a. Lan muốn làm gì vào sáng mùng Một?
Đi lễ chùa.
Đi chúc tết.
Ở nhà, làm cơm cúng.
b. Bà ngoại định sáng mùng Một làm gì trước, làm gì sau?
Đi chùa, làm cơm cúng.
Làm cơm cúng, đi chùa.
Đi chúc tết, làm cơm cúng.
c. Người ta thường chọn người xông nhà có những đặc điểm gì?
Là đàn ông, hợp tuổi, tốt bụng.
Là đàn ông, tốt bụng, tuổi Mão.
Là đàn ông hoặc đàn bà hợp tuổi.
2. Nối từ ngữ ở bên A với từ ngữ gần nghĩa ở bên B:
tục lệ không may mắn
xui xẻo tử tế
tốt bụng phong tục
đàn bà thận trọng
cẩn thận phụ nữ
ĐỌC –HIỂU
NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI JRAI
Người Jrai cũng như một số dân tộc thiểu số khác có ngày Tết Nguyên đán
truyền thống không trùng với Tết âm lịch của Việt Nam. Hàng năm, qua mùa khô
hanh, khi có hạt mưa đầu tiên rơi xuống, người Jrai coi đó là tháng Tết. Người Jrai
không có ngày Tết Nguyên đán cố định. Trong phạm vi tháng 4, mỗi làng sẽ lựa
PL35
chọn ngày Tết. Vì không có ngày đón Tết thống nhất chung cho cả cộng đồng nên
người Jrai không quan tâm đến đêm Giao thừa.
Theo phong tục Jrai, con vật nào định mổ để cầu cúng trong ngày Tết thì cần
có sự chăm sóc đặc biệt. Ngày Tết, người Jrai dùng nhiều rượu. Rượu uống ngày
Tết là rượu cần ủ sẵn trong ghè. Ngày Tết, người Jrai không làm bánh. Đồng bào
chỉ dùng cơm và chế biến thức ăn nhiều hơn ngày thường. Thay vì làm bánh, người
Jrai làm rất nhiều cơm lam. Cơm lam được nấu trong ống lồ ô to. Thức ăn ngày Tết
của người Jrai thường là món thịt nướng, món phèo, món canh bí nấu với xương.
Người Jrai ưa thích món thịt heo luộc thái miếng trộn với thính làm từ bột bắp rang.
Món ăn này người Jrai gọi là oái (uaih). Đồng bào còn ưa thích món ăn có tên là
nhăm tơ-pung, gần giống như món cháo. Gạo giã nhỏ như bột trộn với thịt và rau,
có nơi không có rau thì lấy xơ mít xé nhỏ rồi nấu nhuyễn. Ngày Tết, người Jrai
thường uống rượu rồi quây quần bên nhóm lửa đỏ rực, nắm tay nhau tạo thành một
vòng tròn cùng múa điệu xoang trong tiếng ngân vang của cồng chiêng.
Sau khi đón Tết Nguyên đán, người Jrai bước vào vụ mới. Trước khi lên rẫy,
tha pơ-lơi hay tha bôn (già làng) là người tổ chức lễ cúng để cầu mong mưa thuận,
gió hòa, mùa màng bội thu, con chuột, con chim không đến quấy phá.
1. Theo em, các ý kiến dưới đây đúng hay sai?
Đúng Sai
a. Tết Nguyên đán của người Jrai diễn ra vào tháng 1 âm lịch.
b. Ngày Tết, người Jrai thường uống rượu Cần.
c. Món ăn ngày Tết của người Jrai thường là
món thịt nướng, món phèo, món canh bí nấu với xương.
v v
d. “Giao thừa” là thời điểm từ năm cũ chuyển sang năm mới.
e. “Nhăm tơ-pung” là món món thịt heo luộc thái miếng trộn
với thính làm từ bột bắp rang.
2. Nối những từ ngữ trái nghĩa với nhau trong bảng sau
niềm vui may mắn ốm yếu
hợp tu ổi đầu năm mùa mưa xui xẻo
khắc tuổi
được mùa nỗi buồn cuối năm
mạnh khoẻ
mùa nắng mất mùa
PL36
3. Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau:
a. Quây quần là..
b. Cơm lam là
c. Mùa màng bội thu là
d. Mưa thuận gió hoà là..
e. Vụ mới là..
VIẾT: Sử dụng một số từ ngữ được gợi ý, hãy viết một đoạn
văn tả về ngày Tết của đồng bào Jrai.
giao thừa .
lễ bỏ mả .
cơm lam .
điệu xoang .
lễ tạ ơn .
tháng 4 .
cồng chiêng .
thần linh .
rượu cần .
tổ tiên .
mưa thuận .
gió hoà .
mùa màng .
bội thu .
.
PL37
Chủ đề 1: TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
Bài 2: LỄ HỘI
XEM VIDEO: Bài hát Em nhớ Tây Nguyên
PHÁT ÂM
quê hương đàn T’rưng anh hùng Tây Nguyên rộn ràng
đất rừng buôn làng tự hào bất khuất hiền hoà
TỪ VỰNG
lễ hội đặc sản Tây Nguyên
Tây Nguyên lễ bỏ mả
cồng chiêng ca múa
người bản địa lễ mừng cơm mới
đèn ông sao lồng đèn
múa lân mâm cỗ
PL38
NGHE – HIỂU
1. Nghe và chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống:
(ngoại khoá, cồng chiêng, nhạc cụ, trang phục, văn hoá, thành viên)
CÂU LẠC BỘ CỒNG CHIÊNG
Nhằm bảo tồn và phát huy không gian (1)..
cồng chiêng Tây Nguyên, Trường Tiểu học Nguyễn
Bá Ngọc huyện Ia Pa (Gia Lai) đã đưa cồng chiêng
vào các giờ ngoại khoá hàng tuần. Vào các buổi
chiều sau giờ học, các bạn học sinh được cùng nhau
sinh hoạt (2)..với tiếng cồng, tiếng chiêng.
Các bạn học sinh rất thích thú khi được học đánh
(3).và học múa xoang. Thầy giáo Nay
Nhất là người truyền dạy cách đánh các bài chiêng
và các điệu múa xoang cho các em. Lớp học được tổ
chức vào mỗi buổi chiều trong tuần, từ 1 đến 2 tiếng
đồng hồ. Đến nay, các (4)Câu lạc bộ Công
chiêng đã đánh thuần thục 5 bài và thường đ i biểu
diễn mỗi khi làng xã có sự kiện. Trong thời gian tới,
nhà trường sẽ tiếp tục “giữ lửa” truyền dạy cồng
chiêng cho các em khoá sau. Ngoài ra, Trường TH
Nguyễn Bá Ngọc còn tổ chức các cuộc thi như trình
diễn và thuyết trình về (5).truyền thống
của dân tộc mình, thi vẽ tranh và làm các
(6).dân tộc.
2. Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
a. Trường TH Nguyễn Bá Ngọc tổ chức cho các em học sinh học cồng chiêng để
làm gì?
b. Ai là người dạy các bạn học sinh đánh cồng chiêng và múa xoang?
c. Lớp học cồng chiêng được tổ chức vào thời gian nào?
d. Trường TH Nguyễn Bá Ngọc còn tổ chức các cuộc thi nào cho học sinh?
3. Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau:
a. Giờ học ngoại khoá là
b. Bảo tồn là
c. Nhạc cụ dân tộc là
d. “giữ lửa” là.
a. Thuần thục là
PL39
ĐỌC –HIỂU
NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Tết Nguyên đán của Người Việt Nam diễn ra vào tháng 1 âm lịch. Khi Tết
đến, em được về quê, được ăn cỗ và được lì xì. Tết đến khi mùa xuân đến. Mùa
xuân cho ta một không khí ấm áp. Mùa xuân cũng là điểm khởi đầu của một năm
mới. Xuân đến những nụ hoa dần hé nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Tết đến, người
ta đi chợ sắm Tết, chuẩn bị những cành mai đẹp, gói bánh chưng, bánh tét, trang
hoàng câu đối Tết... Trong ngày Tết, các cụ già được con cháu mừng thọ, các cháu
nhỏ thì nôn nóng được lì xì và mặc quần áo đẹp. Tết đến, em được cùng người thân
đi du xuân đón năm mới, được đón giao thừa trong đêm 30. Tết Nguyên Đán là dịp
nghỉ ngơi của mọi người sau một năm lao động mệt nhọc. Đây cũng là thời khắc
đón chào một năm mới với bao điều hạnh phúc và ước mơ. Ai ai trong chúng ta
cũng đều mong chờ ngày Tết đến. Chúc cho tất cả mọi người đón một năm mới thật
vui vẻ và hạnh phúc.
1. Theo em, các ý kiến dưới đây đúng hay sai?
Đúng Sai
a. Tết Nguyên đán của người Việt Nam được tính theo dương lịch.
b. “Mừng thọ” là chúc mừng các cụ, các ông bà sống lâu.
c. “lì xì” là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì để mừng tuổi trẻ em
v v
d. “Đêm giao thừa” được diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 1.
e. Mùa xuân là mùa cuối cùng trong năm.
2. Xác định từ láy trong những từ sau:
vạn vật vui vẻ sinh sôi
gặp gỡ
nảy nở rộn ràng phơi phới
thiên nhiên
mùa màng cây cối nôn nóng
nghỉ ngơi hào hùng hiền hoà
PL40
3. Nối từ ngữ ở bên A với từ ngữ trái nghĩa ở bên B:
ấm áp bất hạnh
hạnh phúc kết thúc
âm lịch năm cũ
khởi đầu dương lịch
năm mới lạnh lẽo
VIẾT
1. Nghe – Viết
Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung
Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông
Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này. Đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình
yêu thương với con trẻ. Đối với người Việt, đêm rằm tháng 8, đêm rằm Trung Thu mọi
người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trẻ con thường chơi các đồ chơi làm bằng giấy
với rất nhiều hình dạng như là voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm,
bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp,... Những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa,
bằng sắt... Sau khi phá cỗ, các em được nghe những câu chuyện về trăng và chơi đèn kéo
quân, rước đèn ông sao và xem múa lân.
2. Kể về một lễ hội mà em yêu thích
PL41
PHỤ LỤC 14: KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC NGHIỆM
TẬP ĐỌC: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC TIÊU
* Hiểu nội dung bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất
Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
* Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
* Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh Đền Hùng, tự hào về cội nguồn
chúng ta, ý thức cội nguồn.
* Ngoài những mục tiêu trên, bài học này phát triển cho HS những thành tố
năng lực từ ngữ sau:
- Năng lực sử dụng chính xác hình thức của từ
Phát âm đúng âm thanh của từ (1.1.a); Nhận ra từ khi nghe thấy từ đó
(1.1.b); Tạo sinh hình thức nói của từ để biểu thị ý nghĩa (1.1.c).
Tái hiện đúng hình thức viết của từ dựa vào hình ảnh quan sát (1.2.a); Tái hiện
hình thức viết của từ dựa vào âm thanh nghe được (1.2.b); Tái hiện được hình thức viết
của từ dựa vào nhớ lại từ đã đọc (1.2.c).
Nhận diện được tiếng (hình vị) có nghĩa (nghĩa từ vựng, nghĩa bổ sung) /
không rõ nghĩa trong từ phức (từ ghép, từ láy) (1.3.a); Ghi nhớ và hiểu được nghĩa
của những tiếng (hình vị) có tần số xuất hiện cao, xuất hiện nhiều trong từ (1.3.b).
- Năng lực nhận biết nghĩa của từ và sử dụng từ
Khôi phục được ý nghĩa khi nhìn / nghe hình thức từ (2.1.b)
Nắm được nghĩa của từ (2.2.a); Lựa chọn từ đúng với nghĩa trong ngữ cảnh,
vận dụng phù hợp với mọi hoàn cảnh giao tiếp (2.2.d).
Nhớ được các từ có quan hệ về nghĩa (cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa) và
các từ có quan hệ về âm (đồng âm) và vận dụng vào ngữ cảnh thích hợp (2.3.a);
Xác định được các từ ngữ phù hợp với nội dung biểu đạt vận dụng vào ngữ cảnh
thích hợp (2.3.b);
Học được từ mới dựa trên những từ đã biết (2.4.a); Phát triển từ vựng dựa
trên những từ khoá (2.4.b).
- Năng lực nắm vững cách dùng từ trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể (3)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học; Tranh, ảnh liên quan đến phong cảnh Đền
Hùng, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Video clip bài hát Nổi lửa lên các bạn
ơi; Bảng phụ hoặc slide trình chiếu; Phiếu học tập.
PL42
2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập; Hoàn thành Phiếu HT số 1 trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt Nội dung Hoạt động HS Thành Đánh giá
động/ tố NL
thời từ ngữ
gian
Khởi HĐ1: HS xem Video clip bài hát “Nổi HS xem, nghe câu hỏi và làm GV đánh giá
động lửa lên các bạn ơi” việc theo cặp để trả lời. câu trả lời của
- 1.1.b HS.
- Bài hát gợi các em nhớ đến nhân vật - Lạc Long Quân và Âu Cơ
nào? - 1.1.c Trả lời đ úng
- Xem tranh và nêu tên truyện hoặc - Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn - 1.2.c đáp án.
các nhân vật em đã được học? Tinh Thuỷ Tinh, Thành Gióng,
Sự tích Bánh chưng bánh dày
à Liên quan đến các vua Hùng
HĐ 2: Giới thiệu bài học HS lắng nghe 1.1.b
Chủ điểm: Nhớ nguồn HS mở SGK tr. 68 1.2.b
Bài học: Phong cảnh đền Hùng
Hình HĐ 3: Luyện phát âm đúng
thành - GV đọc mẫu toàn bài HS lắng nghe (chú ý những từ 1.1.b
kiến ngữ khó đọc) 1.2.b
thức - Yêu cầu 3 HS đọc lần lượt 3 đoạn. HS đọc. 1.1.a HS đọc to, rõ
2.1.b ràng, lưu loát
- Yêu cầu HS trao đổi Phiếu HT 1 HS làm việc theo cặp 1.1.c HS chỉ ra
1.2.c được những từ
ngữ mới/
không nhớ
- GV ghi từ ngữ mới / khó lên bảng nghĩa/ không
(hoặc trình chiếu slide), có thể lồng HS ghi từ vào vở: chót vót, 1.1.a biết cách đọc.
ghép hướng dẫn HS cách đọc đúng và khóm, đâm, dập dờn, uy nghiêm, 2.2.a HS có thể dùng
giải thích nghĩa từ (bằng hình ảnh/ đề, bức hoành phi, ẩn, đền, lăng, 2.3.a nhiều cách để
ngôn ngữ cử chỉ/ tiếng Việt hoặc tiếng vòi vọi, trấn giữ, sừng sững, 2.3.b ghi chú nghĩa
Jrai - đối với những từ ngữ khó hay cuồn cuộn, xâm lược, mải miết, 2.4.a từ.
PL43
thành ngữ, tục ngữ). đắp bồi, phù sa, gang, tấc, ngọc 2.4.b
tranh ảnh. phả, đô, dời đô, thề, lưng chừng,
giang sơn, đất Tổ,
- GV đọc mẫu từ ngữ mới; Yêu cầu HS
(điều chỉnh lại nếu HS phát âm chưa - HS lắng nghe đọc to, rõ
chính xác) ràng, chính
- Yêu cầu HS đọc từ ngữ mới/ khó xác các từ ngữ
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài. - HS thực hiện mới.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp. - HS làm việc theo cặp Yêu cầu HS
- Yêu cầu HS đọc toàn bài - HS thực hiện 1.1.a. chú ý phát âm,
(Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết (HS ghi từ vào vở: ngắt giọng,
hợp giải nghĩa từ. GV tiếp tục giải đâm: à mọc, nở nghỉ câu và
thích nghĩa từ ngữ chú ý nghĩa từ gắn à đâm (dao) ngữ điệu.
với từng ngữ cảnh cụ thể. Gạch chân đề: à ghi, viết 2.3.a Yêu cầu HS
và lưu ý những từ ngữ HS còn đọc 2.3.b đọc đúng, to
sai) 2.4.a và rõ ràng văn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn. 2.4.b bản (gọi nhiều
1.3.a HS đọc nối
HS thực hiện 1.3.b tiếp đến khi
hết văn bản).
HĐ 4: Tìm hiểu bài
- Bài văn gồm bao nhiêu đoạn? HS trả lời GV đánh giá
câu trả lời của
- Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi - Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên HS.
nào? nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, 2.1.a
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, 2.2.d Trả lời đ úng
nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên 2.3.b đáp án.
chung của dân tộc Việt Nam. 2.4.a
- Các vua Hùng là những người 2.4.b
- Hãy kể những điều em biết về các đầu tiên lập nước Văn Lang, 3
vua Hùng? đóng đô ở thành Phong Châu
vùng Phú Thọ, cách đây khoảng
4000 năm.
- Có những khóm Hải Đường
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp đâm bông rực đỏ, những cánh
của thiên nhiên nơi đền Hùng? bướm dập dờn bay lượn; bên trái
là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải
là dãy Tam Đảo như bức tường
xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc
Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc,
PL44
những cây đại, cây thông già,
giếng Ngọc trong xanh...
HĐ 5: Đọc diễn cảm HS thực hiện 1.1.a
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2
trong nhóm.
Luyện - Bài văn gợi cho em nhớ đến một số Cảnh núi Ba Vì vòi vọi gợi nhớ GV đánh giá
tập, truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ câu trả lời của
củng và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên Tinh. Núi Sóc Sơn gợi nhớ HS.
cố các truyền thuyết đó? truyền thuyết Thánh Gióng.
Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ Trả lời đúng
truyền thuyết về An Dương đáp án.
Vương.
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - HS thực hiện
- Thực hiện Phiếu học tập số 2 - HS làm việc theo nhóm 6 - Sơ đồ hoá
bức tranh Đền
Hùng
Vận Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? Câu ca dao gợi ra một truyền GV đánh giá
dụng, “Dù ai đi ngược về xuôi thống tốt đẹp của người dân Việt câu trả lời của
tìm tòi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ HS.
mở ba” về cội nguồn dân tộc./ Nhắc nhở,
rộng khuyên răn mọi người: Dù đi bất Trả lời đ úng
cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng đáp án.
không được quên ngày giỗ Tổ,
không được quên cội nguồn.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Đọc bài “Phong cảnh đền Hùng” (trang 68,69) và thực hiện theo yêu cầu:
Từ mới/ từ Trang Cách hiểu của em (có thể tra từ điển, Trao đổi với bạn/
khó đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh) trong lớp
chót vót 68 rất cao
.
.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?
A. Nghĩa Lĩnh.
B. Ba Vì.
C. Tam Đảo.
2. Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?
PL45
A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.
C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.
3. Từ nào đây đồng nghĩa với từ vòi vọi?
A. Vun vút
B. Vời vợi
C. Xa xa
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm
thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
PHIẾU HỌC TẬP 2. Sơ đồ hoá bức tranh đền Hùng
Đền Thượng
Đền Trung
Đền Hạ
PL46
PHỤ LỤC 15: KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC NGHIỆM TĂNG CƯỜNG
Chủ đề: TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
Bài 1: NGÀY TẾT (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
Ngoài những năng lực chung, năng lực chuyên biệt và phẩm chất có thể phát
triển cho HS, bài học này phát triển cho HS những thành tố năng lực từ ngữ sau:
- Năng lực sử dụng chính xác hình thức của từ
Phát âm đúng âm thanh của từ (1.1.a); Nhận ra từ khi nghe thấy từ đó
(1.1.b); Tạo sinh hình thức nói của từ để biểu thị ý nghĩa (1.1.c).
Tái hiện đúng hình thức viết của từ dựa vào hình ảnh quan sát (1.2.a); Tái hiện
hình thức viết của từ dựa vào âm thanh nghe được (1.2.b); Tái hiện được hình thức viết
của từ dựa vào nhớ lại từ đã đọc (1.2.c).
- Năng lực nhận biết nghĩa của từ và sử dụng từ
Nhớ lại được hình thức từ khi muốn biểu thị ý nghĩa (2.1.a); Khôi phục được
ý nghĩa khi nhìn / nghe hình thức từ (2.1.b).
Nắm được nghĩa của từ (2.2.a); Lựa chọn từ đúng với nghĩa trong ngữ cảnh,
vận dụng phù hợp với mọi hoàn cảnh giao tiếp (2.2.b).
Nhớ được các từ có quan hệ về nghĩa (cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa) và
các từ có quan hệ về âm (đồng âm) và vận dụng vào ngữ cảnh thích hợp (2.3.a);
Xác định được các từ ngữ phù hợp với nội dung biểu đạt vận dụng vào ngữ cảnh
thích hợp (2.3.b); Nhận diện và lựa chọn sử dụng từ ngữ phù hợp nhất với nội dung
biểu đạt trong các từ ngữ đã xác định (2.3.c).
Học được từ mới dựa trên những từ đã biết (2.4.a); Phát triển từ vựng dựa
trên những từ khoá (2.4.b); Vận dụng chiến lược mở rộng để bổ sung, phát triển từ
vựng một cách linh hoạt và phù hợp ngữ cảnh giao tiếp (2.4.c).
- Năng lực nắm vững cách dùng từ trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể (3)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Giáo viên:
+ Kế hoạch dạy học;
+ Tranh, ảnh liên quan đến ngày Tết; Video clip bài hát Ngày Tết quê em;
Bảng phụ hoặc slide trình chiếu; Phiếu học tập.
2.2. Học sinh:
+ Dụng cụ học tập;
PL47
+ Hoàn thành trước các phiếu học tập được giao.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt Nội dung Hoạt động của HS Thành Đánh giá
động/ tố NL
thời từ ngữ
gian
Khởi HĐ1: HS xem Video clip HS xem, nghe và ghi
động bài hát Ngày Tết quê em. Ghi được tối thiểu
- Yêu cầu HS ghi nhanh 10 từ ngữ có liên
những từ ngữ có thể nghe 1.2.b quan đến chủ điểm
được. 2.1.b Tết.
Hình HĐ2: Phát âm HS làm việc theo cặp. 1.1.a Phát âm chính xác
thành HS nghe và phát âm những Nhận xét 1.1.b từ ngữ cho sẵn
kiến từ ngữ cho sẵn (thanh điệu) trong
thức thời gian ngắn.
HĐ3: Giải thích
từ ngữ - HS hiểu được
- GV cho HS xem tranh HS chú ý lắng nghe, ghi 1.2.c. nghĩa của từ ngữ
ảnh, và ví dụ các ngữ cảnh chép 2.2.a. mới.
mà từ ngữ xuất hiện. 2.2.b. - HS đoán được
- Yêu cầu HS đoán nghĩa 2.4.a nghĩa của từ dựa
từ. 2.4.b trên từ khoá.
- HS giải thích nghĩa từ.
- GV đọc mẫu từ ngữ mới; - HS thực hiện
(điều chỉnh lại nếu HS phát
âm chưa chính xác)
- Yêu cầu HS đọc từ ngữ
mới/ khó
HĐ4: Nghe hiểu
- HS nghe đoạn hội thoại 1.2.b
giữa Lan và bà. 1.2.c
- HS thực hiện Nghe đoạn 1.1.b -HS chọn được
hội thoại và chọn ý đúng. 1.2.b đáp án đúng.
2.3.
- Yêu cầu HS tóm tắt được
nội dung bài hội thoại. 1.1.c -HS tóm tắt được
2.3.c. nội dung.
- Giải thích từ ngữ mới 3
/khó (tranh ảnh/
sử dụng từ gần nghĩa) 2.2.b. -HS hiểu nghĩa từ
GV đọc mẫu từ ngữ mới; 2.4.a và nội dung.
(điều chỉnh lại nếu HS phát 2.4.b
âm chưa chính xác) HS làm việc theo cặp
HS tự điều chỉnh
- Yêu cầu HS đọc từ ngữ
PL48
mới/ khó HS thực hiện và lựa chọn được
- HS tự kiểm tra bài tập đáp án đúng.
Nghe đoạn hội thoại và
chọn ý đúng. HS chọn được đáp
- HS thực hiện Nối từ ngữ 2.3.a án đúng.
ở bên A với từ ngữ gần HS làm BT cá nhân 2.3.b
nghĩa ở bên B
HĐ5: Đọc - hiểu
- Gọi 2-3 HS đọc văn bản 1.1.a HS đọc to, rõ ràng,
Phong tục ngày Tết. 2.1.a lưu loát
2.1.b
- Yêu cầu HS đánh dấu HS thực hiện
(gạch chân) vào những từ 1.2.c HS chỉ ra được
ngữ mới/ không nhớ nghĩa. 2.1.b những từ ngữ mới/
không nhớ
- Giải thích từ mới (tranh HS lắng nghe ghi chép.
ảnh/ sử dụng từ gần nghĩa /
sử dụng tiếng Jrai để giải 2.2.b. HS hiểu nghĩa từ
thích một số thành ngữ) 2.4.a và nội dung.
- GV đọc mẫu từ ngữ mới; 2.4.b
(điều chỉnh lại nếu HS phát
âm chưa chính xác)
HS thực hiện
- Yêu cầu HS đọc từ ngữ
mới/ khó
Luyện HĐ6: HS thực hiện các
tập, bài tập phần đọc hiểu
củng cố - HS chọn đáp án đúng / sai HS làm BT cá nhân
2.2 HS chọn được đáp
2.3. án đúng.
- HS thực hiện Giải thích HS làm việc theo cặp 2.4.
nghĩa của các từ ngữ
2.4. HS giải thích
- HS thực hiện Nối những HS làm việc nhóm 3. nghĩa các từ ngữ
từ ngữ trái nghĩa với nhau cho sẵn
2.3.a HS chọn được đáp
án đúng.
- HS lập bảng từ mới.
Vận HĐ 7. Viết
dụng, HS viết một đoạn văn tả về 2.2.b HS viết đoạn văn
tìm tòi ngày Tết của đồng bào Jrai 2.3.c từ 7 đến 10 câu về
mở (sử dụng một số từ ngữ ợc 2.4.c ngày Tết của
rộng gợi ý). 3 người Jrai, có sử
dụng từ ngữ gợi ý
sẵn. Đảm bảo bố
cục hình thức và
nội dung.
PL49
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_nang_luc_tu_ngu_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_jra.pdf