BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN ĐỨC GIANG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN ĐỨC GIANG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9 14 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯ
210 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Dục Quang
2. PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền
HÀ NỘI – 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận án Chuyên ngành Lí luận và lịch sử giáo dục “Phát triển năng lực
tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực” do tác
giả nghiên cứu và thực nghiệm. Các số liệu, những kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Nguyễn Đức Giang
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Dục Quang và
PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền đã hướng dẫn rất tận tình và chỉ bảo cặn kẽ
cho em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các em sinh viên và các thầy cô giáo tại
trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ đã tham gia khảo sát và
thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu.
Cảm ơn sự giúp đỡ, ủng hộ của các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Nguyễn Đức Giang
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 3
8. Luận điểm bảo vệ .......................................................................................... 5
9. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 5
10. Cấu trúc luận án .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ
HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN
DẠY HỌC TÍCH CỰC ................................................................................... 7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của đề tài .................................. 7
1.1.1 Trên thế giới .......................................................................................... 7
1.1.2. Trong nước ......................................................................................... 10
1.2. Năng lực tự học của sinh viên đại học sư phạm .................................. 14
1.2.1. Khái niệm Tự học và Năng lực tự học ............................................... 14
1.2.2. Đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ........................................... 18
1.2.3. Cấu trúc Năng lực tự học của sinh viên đại học sư phạm ................. 20
1.2.4. Đánh giá Năng lực tự học của sinh viên Đại học sư phạm ................ 25
1.3. Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm ................ 27
1.3.1. Phát triển năng lực tự học .................................................................. 27
iv
1.3.2. Các con đường phát triển Năng lực tự học cho sinh viên đại học
sư phạm ........................................................................................................ 28
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển Năng lực tự học cho sinh viên
Đại học sư phạm ........................................................................................... 31
1.4. Phát triển Năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo
tiếp cận dạy học tích cực ............................................................................... 36
1.4.1. Tiếp cận dạy học tích cực .................................................................. 37
1.4.2. Mối liên hệ giữa dạy học tích cực và sự phát triển năng lực tự học .. 40
1.4.3. Phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo
tiếp cận dạy học tích cực .............................................................................. 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 52
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY
HỌC TÍCH CỰC........................................................................................... 53
2.1. Khái quát về khảo sát ............................................................................ 53
2.1.1. Mục đích khảo sát .............................................................................. 53
2.1.2. Nội dung khảo sát .............................................................................. 53
2.1.3. Mô hình khảo sát ................................................................................ 53
2.1.4. Thời gian khảo sát và phương pháp khảo sát..................................... 53
2.1.5. Mẫu khảo sát ...................................................................................... 54
2.2. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 54
2.2.1. Thực trạng Năng lực tự học của sinh viên Đại học sư phạm ............. 54
2.2.2. Thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư
phạm theo tiếp cận dạy học tích cực ............................................................ 64
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học theo tiếp cận
dạy học tích cực ........................................................................................... 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 90
v
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY
HỌC TÍCH CỰC........................................................................................... 92
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tự học cho
sinh viên đại học sư phạm ............................................................................ 92
3.1.1. Quán triệt các nhiệm vụ nghiên cứu của môn học ............................. 92
3.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức của giảng viên và vai
trò tự học của sinh viên ................................................................................ 92
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................... 93
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi ...................................................... 94
3.1.5. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................... 94
3.2. Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm ...... 95
3.2.1. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học cho sinh viên đại học
sư phạm để xác định phương pháp, hình thức dạy học tích cực phù hợp.... 95
3.2.2. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm kích thích động cơ, tạo hứng
thú học tập nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư
phạm ............................................................................................................. 98
3.2.3. Tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư
phạm thông qua dạy học giải quyết vấn đề ................................................ 100
3.2.4. Tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư
phạm thông qua dạy học dựa vào dự án .................................................... 102
3.2.5. Vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào tổ chức giảng dạy
qua ứng dụng Elearning. ............................................................................ 105
3.2.6. Hướng dẫn SV phát triển các năng lực tự học thông qua các bài
tập bổ trợ .................................................................................................... 107
3.3. Thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh
viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực ............................... 109
vi
3.3.1. Thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học tích cực và sử dụng hệ thống
bài tập phát triển năng lực tự học qua ứng dụng E-learning cho sinh viên đại
học sư phạm ................................................................................................. 109
3.3.2. Thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học tích cực và sử dụng hệ
thống bài tập phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm ... 130
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
ĐH Đại học
ĐHSP Đại học sư phạm
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHSPHN Đại học sư phạm Hà Nội
DH Dạy học
DHDA Dạy học dự án
DHGQVĐ Dạy học giải quyết vấn đề
GQVĐ Giải quyết vấn đề
GD Giáo dục
GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo
GDH Giáo dục học
GV Giáo viên
KQ Kết quả
NL Năng lực
NLTH Năng lực tự học
NCKH Nghiên cứu khoa học
PTNLTH Phát triển năng lực tự học
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
DHTC Dạy học tích cực
SV Sinh viên
TLTK Tài liệu tham khảo
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
ĐLC Độ lệch chuẩn
GTTB Giá trị trung bình
SL Số lượng
NN Nhỏ nhất
LN Lớn nhất
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. SV tự đánh giá NLTH ........................................................................... 54
Bảng 2.2. SV tự đánh giá năng lực nhận thức ....................................................... 55
Bảng 2.3. SV tự đánh giá Năng lực siêu nhận thức ............................................... 56
Bảng 2.4. SV tự đánh giá năng lực tình cảm ......................................................... 59
Bảng 2.5. GV đánh giá về năng lực nhận thức của sinh viên ................................ 60
Bảng 2.6. GV đánh giá về năng lực siêu nhận thức của sinh viên ........................ 61
Bảng 2.7. GV đánh giá về năng lực tình cảm của sinh viên .................................. 63
Bảng 2.8. Khảo sát trên SV về tần suất GV vận dụng phương pháp, hình thức
DHTC nhằm PTNLTH .......................................................................... 64
Bảng 2.9. Khảo sát trên GV về tần suất vận dụng phương pháp, hình thức
DHTC nhằm PTNLTH cho SV ............................................................. 66
Bảng 2.10. Khảo sát trên SV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua
dạy học dự án ......................................................................................... 68
Bảng 2.11. Khảo sát trên GV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông
qua dạy học dự án .................................................................................. 69
Bảng 2.12. Khảo sát trên SV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua
dạy học nêu và giải quyết vấn đề .......................................................... 69
Bảng 2.13. Khảo sát trên GV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông
qua dạy học nêu và giải quyết vấn đề .................................................... 70
Bảng 2.14. Khảo sát trên SV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua
dạy học lớp học đảo ngược .................................................................... 71
Bảng 2.15. Khảo sát trên GV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông
qua dạy học lớp học đảo ngược ............................................................. 72
Bảng 2.16. Khảo sát trên SV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua
dạy học Elearning .................................................................................. 73
Bảng 2.17. Khảo sát trên GV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông
qua dạy học Elearning ........................................................................... 73
ix
Bảng 2.18. Khảo sát trên SV về tác động của các cách thức trong việc phát
triển năng lực tự học .............................................................................. 74
Bảng 2.19. Khảo sát trên SV về yếu tố môi trường vật lý ảnh hưởng tới
PTNLTH theo tiếp cận DHTC ............................................................. 81
Bảng 2.20. Khảo sát trên SV về vai trò của giảng viên ảnh hưởng tới PTNLTH
theo tiếp cận DHTC ............................................................................... 82
Bảng 2.21. Khảo sát trên SV về yếu tố bản thân người học ảnh hưởng tới
PTNLTH theo tiếp cận DHTC .............................................................. 83
Bảng 2.22. Khảo sát trên GV về anh hưởng của môi trường vật lý tới PTNLTH ... 85
Bảng 2.23. Khảo sát trên GV về vai trò của GV ảnh hưởng tới PTNLTH theo
tiếp cận DHTC ....................................................................................... 86
Bảng 2.24. Khảo sát trên GV về yếu tố bản thân SV ảnh hưởng tới PTNLTH ....... 88
Bảng 3.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của phiếu đánh giá NLTH ............... 114
Bảng 3.2. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho toàn bảng hỏi đánh giá NLTH .. 115
Bảng 3.3. Kiểm định Pair-sample T-Test đánh giá NLTH của nhóm thực
nghiệm trước và sau ............................................................................ 127
Bảng 3.4. So sánh sự phát triển NLTH giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng ... 141
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Khó khăn mà SV gặp phải khi vận dụng phương pháp, hình thức
DHTC phát triển NLTH ...................................................................... 78
Biểu đồ 2.2. Khó khăn mà GV gặp phải khi vận dụng phương pháp, hình thức
DHTC phát triển NLTH ...................................................................... 80
Biểu đồ 3.1. Đánh giá đầu vào NLTH của nhóm thực nghiệm và đối chứng ....... 116
Biểu đồ 3.2. Nhóm NL tập trung cải thiện nhằm phát triển NLTH cho SV .......... 118
Biểu đồ 3.3. Đánh giá NLTH của nhóm thực nghiệm trước và sau ...................... 120
Biểu đồ 3.4. Nhóm NL tập trung cải thiện nhằm phát triển NLTH cho SV .......... 122
Biểu đồ 3.5. So sánh NLTH giữa nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm ................... 124
Biểu đồ 3.6. Đánh giá đầu vào NLTH của SV nhóm ĐC và nhóm TN (Thực
nghiệm trong môn GDH) .................................................................. 139
Biểu đồ 3.7. Đánh giá đầu ra NLTH của SV nhóm ĐC và nhóm TN (Thực
nghiệm trong môn GDH) .................................................................. 140
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Biểu thị mối liên hệ giữa DHTC và sự phát triển NLTH .................... 41
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học được Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục
và đào tạo đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện trong nhiều nghị quyết của
Đảng, văn bản pháp lý của Nhà nước xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước.
Với bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, thế giới ngày nay đang thay đổi
rất nhanh chóng về mọi mặt, nhiều tri thức vừa ra đời chưa bao lâu đã nhanh chóng
trở nên lạc hậu và con người không ngừng tìm tòi, phát hiện ra những tri thức mới
để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Theo đó, lý luận dạy học hiện đại chỉ rõ thầy giáo
từ nhiệm vụ truyền thụ tri thức sang làm nhiệm vụ định hướng, tổ chức, dạy cách
học cho người học. Người học phải chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức. Vai trò
của tự học là rất quan trọng: Tự học là chìa khóa vàng càng cần được mài sáng
thêm trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta thế kỉ XXI. [20,26]
Trong lý luận dạy học đại học, giảng viên biết rằng giáo dục đại học cần
khuyến khích sinh viên thể hiện quan điểm cá nhân với môn học bất luận quan
điểm đó đúng hay sai nhưng thực tế người giảng viên lại thường áp đặt một đáp án
chuẩn với câu hỏi đặt ra cho sinh viên. Chính lẽ đó, giảng viên thường rơi vào tình
trạng tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn áp dụng phương pháp giảng dạy
truyền đạt hay hướng dẫn SV tự học vì khi SV học cùng một thứ theo phương
pháp giảng dạy truyền đạt sẽ dễ dàng hơn khi kiểm soát việc học và đánh giá kết
quả học của sinh viên.
Vào những thập niên 60 của thế kỷ XX đã có quan điểm của Carl Roger chỉ ra
rằng cần dạy cho người học cách thích ứng với thay đổi. Ông đã nhận ra không thể
cung cấp đủ kiến thức cho người học, phải hướng dẫn người học cách thức tìm kiếm
kiến thức mới giúp người học thỏa mãn. Hơn nữa, một trong những phương châm
của giáo dục đại học là đáp ứng tất cả các nhu cầu của người học theo hướng riêng
biệt. Cho phép sinh viên tự học, tự nghiên cứu theo chương trình giảng dạy. Điều
này đòi hỏi sinh viên phải chịu trách nhiệm cho việc học của mình, họ sử dụng
2
trường đại học như một bộ tài nguyên dưới sự kiểm soát của chính mình. Rất nhiều
giảng viên theo đuổi phương châm truyền cảm hứng cho sinh viên để họ tự nghiên
cứu, tự tìm tòi rồi chia sẻ trong cộng đồng lớp học. Tuy nhiên, để làm được việc này
đòi hỏi sinh viên cần có một số khả năng để trở thành những người học độc lập.
Giảng viên cần hướng dẫn hình thành năng lực học độc lập này như một mục tiêu
trọng yếu của chương trình.
Một trong những cách khả thi để cải thiện khả năng tự học của sinh viên là áp
dụng các cách thức dạy học tích cực nhằm thúc đẩy việc học độc lập. Cần nghiên
cứu thêm để xác định việc áp dụng cách thức dạy học nào trong thực tiễn sẽ phát
triển năng lực tự học của sinh viên. Các kết quả nghiên cứu sẽ rất quan trọng cải
thiện chất lượng giảng dạy và phát triển lí thuyết về các chiến lược giảng dạy nhằm
thúc đẩy năng lực tự học ở cả đại học cũng như các cấp học phổ thông.
Xuất phát từ những cơ sở nêu trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phát triển
năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực làm
đề tài luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về năng lực tự học và phát triển
năng lực tự học từ đó đề xuất các biện pháp triển năng lực tự học cho SV ĐHSP
theo tiếp cận dạy học tích cực.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ĐHSP.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên
ĐHSP theo tiếp cận dạy học tích cực.
4. Giả thuyết khoa học
Năng lực tự học ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học của sinh viên đại học sư
phạm. Thông qua các biện pháp PTNLTH theo tiếp cận dạy học tích cực, đi kèm
với các bài tập bổ trợ phát triển kĩ năng sẽ giúp sinh viên phát triển và hoàn thiện
năng lực tự học nhanh và bền vững hơn.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phát triển năng lực tự học cho sinh viên các
trường ĐHSP theo tiếp cận dạy học tích cực.
5.2. Khảo sát thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên trường ĐHSP
theo tiếp cận dạy học tích cực.
5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển NLTH cho SVĐHSP theo tiếp cận dạy
học tích cực và thực nghiệm sư phạm kiểm chứng các biện pháp này.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu các biện pháp phát
triển NLTH theo tiếp cận dạy học tích cực trong phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu gồm: dạy học dựa
vào dự án; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; dạy học theo Elearning; dạy học theo
mô hình lớp học đảo ngược.
Các biện pháp pháp phát triển NLTH cho SVĐHSP theo tiếp cận dạy học tích
cực sẽ thực hiện trong môn Giáo dục học đại cương và môn Quản lí hành chính nhà
nước và Quản lí ngành Giáo dục đào tạo.
Giới hạn về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sinh viên các trường sư phạm
gồm: Đại học sư phạm Hà Nội; ĐH Ngoại ngữ, ĐH QGHN.
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ 2014 tới 2020.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Tiếp cận cá nhân hóa
Tiếp cận này trao cơ hội cho sinh viên được phát triển NLTH theo những
hình thức đa dạng. Các biện pháp PTNLTH đáp ứng các trình độ khác nhau, đáp
ứng những nhu cầu và sở thích học tập của SV. Đề tài coi mỗi sinh viên là một cá
nhân khác biệt đang hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp, có khả
năng và nhu cầu khác nhau cần được phân hóa và đáp ứng khác nhau trong quá
trình giáo dục.
4
Tiếp cận hệ thống cấu trúc
Luận án được nghiên cứu theo quan điểm hệ thống cấu trúc, trong quá trình
nghiên cứu tác giả xem các biện pháp tổ chức giáo dục năng lực tự học là một hệ
thống toàn vẹn, thống nhất gồm nhiều hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau trong
quá trình đào tạo. Các khâu giáo dục năng lực tự học và hệ thống các biện pháp có
tính ổn định tương đối, nó luôn phát triển theo yêu cầu của xã hội, được cụ thể hóa
trong từng giai đoạn đào tạo.
Tiếp cận thực tiễn
Quan điểm này chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu luận án phải xuất phát từ
yêu cầu giáo dục đào tạo, luôn luôn bám sát theo nội dung, chương trình đào tạo
hiện hành, cũng như chủ trương đổi mới của ngành giáo dục nhằm đảm bảo tính
kế thừa và phát triển.
Các bước giáo dục năng lực tự học và biện pháp thực hiện không chỉ dừng lại
ở lý luận và trong điều kiện thực nghiệm mà phải có tính khả thi trong thực tiễn.
Tiếp cận năng lực
Luận án được nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận năng lực. Các biện pháp
phát triển NLTH dựa trên nghiên cứu phân tích các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng
và thái độ hình thành các mục tiêu tự học, từ đó xác định tiêu chuẩn, tiêu chí, điều
kiện, năng lực tự học.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các phương pháp Phân tích
- tổng hợp; Phân loại và hệ thống hóa; PP minh họa; PP mô hình hóa; PP xây
dựng giả thuyết, để xây dựng cơ sở lý thuyết về PTNLTH thông qua PPDHTC và
giải quyết các nhiệm vụ khác của đề tài.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát các hoạt động học của sinh
viên trong quá trình học tập. Đề tài sẽ xây dựng mẫu phiếu quan sát năng lực, dựa
vào tiêu chuẩn năng lực để đánh giá.
5
7.2.2.2. Phương pháp điều tra viết: Sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về
những vấn đề có liên quan đến hoạt động phát triển năng lực tự học.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng bảng hỏi phỏng vấn nhằm thu thập
các thông tin về nhận thức, thái độ của SV về năng lực tự học và thực trạng phát
triển năng lực tự học.
7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính
khả thi và hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực tự học, bộ tiêu chuẩn đánh
giá NLTH và các bước PTNLTH cho sinh viên trường ĐHSP.
7.2.2.5. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về
năng lực tự học và các biện pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên.
7.2.3. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS để đảm bảo
độ tin cậy.
8. Luận điểm bảo vệ
Có thể phát triển NLTH cho SV ĐHSP thông qua các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học gồm: dạy học dựa vào dự án; dạy học nêu và giải quyết vấn
đề; dạy học theo Elearning; dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
Để phát triển năng lực tự học cho SV ĐHSP nhanh chóng và bền vững cần
thúc đẩy các thuộc tính trí tuệ, các năng lực nhận thức và tạo động lực trong quá
trình vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Đóng góp về lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận về năng
lực tự học và phát triển NLTH theo tiếp cận dạy học tích cực. Hệ thống hóa lại một
số các thuộc tính cấu trúc của NLTH và các yếu tố bên ngoài của NLTH của SV
ĐHSP; Một số cách thức phát triển NLTH theo tiếp cận DHTC.
9.2. Đóng góp về thực tiễn
Luận án nghiên cứu đánh giá thực trạng NLTH và phát triển NLTH cho
SVĐHSP từ đó hoàn thiện hệ thống các biện pháp phát triển NLTH theo tiếp cận
DHTC, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường ĐHSP.
6
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư
phạm theo tiếp cận dạy học tích cực.
Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư
phạm theo tiếp cận dạy học tích cực.
Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm
theo tiếp cận dạy học tích cực.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của đề tài
1.1.1 Trên thế giới
Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tự học từ cổ đại tới hiện đại như: Không Tử
(551-479 TCN); Socrate (469-399 TCN); Comenxky; JJ.Rutxo (1712-1778),
Petstalozi (1746-1827), K.D Usinxki (1824-1890); Phần lớn các nghiên cứu tự học
này là một phần trong các tác phẩm của các nhà hiền triết và nhà giáo dục.
Từ cuối thể kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật
đã tạo ra áp lực đòi hỏi phải gia tăng năng suất lao động; cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tri thức của nhân loại không ngừng tăng lên
mạnh mẽ. Chính vì vậy việc giảng dạy theo kiểu thầy truyền đạt tri thức tới người
học không còn khả dụng. Thầy giáo bây giờ phải đóng vai người tổ chức, hướng
dẫn học sinh cách học hiệu quả. Điển hình cho nghiên cứu này là Raja Roy Singh
[25], ông đã nghiên cứu vai trò tự học của học sinh và đề cao vai trò chuyên gia cố
vấn của người học. Hay nói các khác, nhiệm vụ của nền giáo dục không phải là
trang bị cho người học thật nhiều tri thức mà cần hình thành và phát triển cho
người học có năng lực tự học, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong một xã hội
biến động không ngừng.
Thuật ngữ năng lực được ra đời cùng với xu hướng giáo dục – đào tạo theo
năng lực tại Mỹ vào thập niên 1970. Năng lực tự học tiếp tục được nghiên cứu, mô
tả cùng với sự ra đời Các mô hình năng lực (Khung năng lực) từ cuối thế kỉ XX đầu
thế kỉ XIX như: Anh và xứ Wales có Khung năng lực Hệ thống chất lượng quốc gia về
đào tạo nghề nghiệp (NVQs); New Zealand ban hành Khung năng lực chất lượng về
đào tạo nghề nghiệp (NQFs); Australia ban hành Tiêu chuẩn năng lực đào tạo ở
(NTB); Hội đồng thư kí Mỹ ban hành Những kỹ năng cần thiết phải đạt được
(SCANS) và Những tiêu chuẩn kĩ năng quốc gia (NSS, các bộ năng lực này được coi là
8
các bộ năng lực kinh điển [138], [139]. Nổi bật hơn cả là mô hình năng lực SCANS
của Hội đồng thư ký về những kỹ năng cần thiết phải đạt được (Mỹ). Ở đó, người ta
đưa ra 5 nhóm năng lực cần thiết mà người lao động thế kỷ 21 phải có và nhà trường
phải tạo ra chúng ở người học bao gồm: nguồn lực (gồm năng lực xác định, tổ chức,
lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực như thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và phương
tiện, nguồn nhân lực), hợp tác, khai thác và sử dụng thông tin, thông hiểu những mối
quan hệ nội tại, làm việc trong môi trường đa dạng về kỹ thuật. Để hình thành được 5
nhóm năng lực này nhất thiết phải đạt được 3 nhóm kỹ năng cơ bản là: các kỹ năng
cơ bản (đọc, viết, số học và toán học, nói nghe), kỹ năng tư duy (tư duy sáng tạo, ra
quyết định, giải quyết vấn đề, nhìn thấy trước vấn đề, biết cách học và có lý lẽ) và
phẩm chất cá nhân (trách nhiệm cá nhân, lòng tự trọng, hòa đồng, tự quản, chính
trực). Năng lực tự học được đề cập đến như một nguồn lực cần phải có ở mỗi người
học, người học phải thành thạo việc xác định, tổ chức, lên kế hoạch, phân bổ thời
gian và tiền bạc,Cùng với đó, năng lực tự học còn được đánh giá thông qua các kĩ
năng tư duy như: nhìn thấy trước vấn đề, biết cách học. [138], [139].
Các nghiên cứu về năng lực tự học của Rudolf Tippelt (2003) [125] ở Trường
Đại học Lugwig Maximilian, Munich (Đức) trong tác phẩm “Competency - based
training”, nghiên cứu sự thay đổi quan trọng đang diễn ra trong những năm gần đây
trong lĩnh vực đào tạo hướng nghiệp thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động và
hệ thống việc làm. Tác giả cũng chỉ rõ phải hình thành cho người học năng lực tự học
trước khi rời trường học để họ có thể học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi
của xã hội. Điều này phù hợp với bốn trụ cột giáo dục trong thế kỉ XXI mà UNESCO
đưa ra.
Nghiên cứu của Theodore C. Smith [136], muốn học từ xa thành công thì phải
hình thành được các năng lực tự học, tự nghiên cứu. Tác giả đưa ra đến 51 năng lực
được cho là có tầm quan trọng hàng đầu của trước, trong và sau khóa học dành cho
dạy và học từ xa. Các chương trình học lấy người học làm trung tâm và giảng viên
thực sự có năng lực dạy là hai chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công trong việc
GD ở đại học. Trong 51 năng lực có đề cập đến năng lực đáp ứng việc học suốt đời,
sinh viên phải hình thành và sử dụng chính xác kĩ thuật thích hợp trên cơ sở xác
9
định điểm mạnh của bản thân và sử dụng công nghệ thông tin trong học tập. Các
nghiên cứu về việc tối ưu hóa năng lực người học, năng lực đáp ứng với yêu cầu đào
tạo và nghề nghiệp đã có từ lâu. Các nghiên cứu về năng lực tự học chỉ là một phần
nhỏ trong các bộ tiêu chuẩn năng lực, trong các yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp của
xã hội đối với sinh viên.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển rất mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật và ứng dụng rất nhanh các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào
đời sống nói chung và GD nói riêng, các quan điểm tự học cũng bị chi phối. Công
nghệ DH ra đời đã làm thay đổi mạnh mẽ vai trò của người thầy. Người dạy từ việc
truyền đạt kiến thức, chuyển sang đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn cho
người học cách học đạt hiệu quả. Các nhà giáo dục đã tiến hành nghiên cứu về tự
học the... Activities)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể độc lập lên kế hoạch, hướng dẫn người
khác lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch mà không
cần sự trợ giúp từ thầy/cô
2.5
Sắp xếp nguồn lực học tập (Organising Resources)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi luôn mang đầy đủ dụng cụ, giáo trình và các
đồ dùng cần thiết khi đến lớp, dễ dàng tìm các đạo cụ phục vụ cho việc tập
giảng, thuyết trình, quay video bài giảng
2.6
Quản lí tài liệu học tập (Organising Files)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể tự mình sắp xếp các thông tin và tài
liệu một cách hệ thống để dễ dàng tìm lại sau này, hướng dẫn người khác cách
quản lý tài liệu học tập.
2.7
Điều chỉnh nhận thức (Revising Views)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể nhận thức rõ:
+ Khi SV gặp vấn đề không hiểu
+ Khi có những ý tưởng hoặc thông tin trái ngược với những gì SV biết, và sẵn
sàng đánh giá các thông tin đó, thay đổi nhận thức của mình khi cần thiết.
24
(3) Các năng lực tình cảm, tạo động lực là quan trọng nhất, thường được coi
là động lực đối với việc học độc lập (Bishop, 2006 [59]; Malone & Smith, 1996
[109]; Marcou & Philippou, 2005, [110]; Neber & Schommer-Aikins, 2002 [116]).
Chẳng hạn, Patterson (2012) đã kết luận rằng sinh viên sử dụng các năng lực nhận
thức và siêu nhận thức là không đủ để thực hiện học độc lập, họ cần động lực để
thúc đẩy học tập độc lập [121]. Những sinh viên có động lực sẽ cho thấy sự tiến bộ
lớn hơn so với những người không có động lực [110]; những sinh viên được thúc
đẩy bằng sự nỗ lực để học một nhiệm vụ khó khăn sẽ thể hiện mức độ thành thạo
cao hơn (Schunk & Hanson, 1985) [128]; những sinh viên có động lực, kiên trì có
nhiều khả năng tự học hơn so với các bạn không có động lực (Schunk, 1994) [129];
và những sinh viên có động lực cao trải nghiệm sự hài lòng cao hơn khi có cơ hội
học hỏi hơn những sinh viên ít động lực hơn (MacBeath [108], Young [107],
Lawson [106].
Nhóm các năng lực tình cảm, tạo động lực bao gồm:
Tiêu chuẩn: Năng lực tạo động lực
3.1
Ý thức và sự tập trung (Mindfulness & Concentration)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi luôn ý thức được những suy nghĩ cũng như sự
kết nối giữa bản thân với thế giới xung quanh thông qua các giác quan. SV
cũng có thể sử dụng ý thức để kiểm soát quá trình suy nghĩ và sự tập trung của
bản thân bất cứ khi nào em muốn. SV sư phạm đạt tới trình độ này ý thức rõ
ràng về sự tập trung trong giờ học cũng như khi giảng bài, không để những
cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến giờ giảng.
3.2
Tự tạo động lực (Self-motivation)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể chủ động và tích cực làm những việc
mà em không thực sự muốn làm.
3.3
Giải tỏa áp lực và căng thẳng (Dealing with Pressure & Stress)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể tự mình làm giảm những cảm giác
căng thẳng và lo lắng để đưa đầu óc ở lại trạng thái bình tĩnh mỗi khi em cần.
Xây dựng được những chiến lược tự giải tỏa căng thẳng khi gặp phải những
vấn đề rắc rối trong lớp học
25
Tiêu chuẩn: Năng lực tạo động lực
3.4
Thất bại tích cực (Failing Well)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi mỗi lần thất bại, SV đều có thể tự mình nhìn
nhận lại việc làm của bản thân, sửa đổi những sai lầm trong cách làm và làm lại
cho tới khi thành công.
3.5
Kiên trì (Perseverance)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể tự mình bắt đầu công việc khi cần (mặc
dù bản thân có thể không muốn) và có thể tập trung làm việc trong một khoảng
thời gian dài hoặc cho tới khi em hoàn thành công việc.
3.6
Óc tò mò (Curiosity)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi luôn thích học và ham muốn khám phá, học hỏi
những điều mới lạ. SV sư phạm đạt tới cấp độ này sẽ tìm cách được tiếp cận với
môi trường phổ thông để dự giờ, tham gia hoạt động dưới trường phổ thông
3.7
Sự bền bỉ (Resilience)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể vượt qua những khó khăn hay thay đổi
trong cuộc sống và nhanh chóng phục hồi trở lại trạng thái bình thường.
1.2.4. Đánh giá Năng lực tự học của sinh viên Đại học sư phạm
Đánh giá NLTH được hiểu là một quá trình đo lường, thu thập các chứng cứ
và đưa ra các phán xét về một NLTH nào đó đã đạt/chưa đạt tại một thời điểm. Vì
không thể quan sát trực tiếp NLTH nên cần có một số chỉ số gián tiếp để biểu hiện
NLTH. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực tự học được mô tả gồm 3 nhóm lớn là:
Tiêu chuẩn 1: Năng lực nhận thức (9 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 2: Năng lực siêu nhận thức (7 tiêu chí)
Tiêu chuẩn 3: Năng lực tạo động lực (7 tiêu chí)
(Xem thêm mục 1.2.3 Cấu trúc NLTH của SVĐHSP)
Các tiêu chí đánh giá NLTH chia theo 5 mức (level) được tham khảo dựa trên
công trình nghiên cứu của Lance G.King [104] về kĩ năng thế kỉ 21 : (1) Đang hình
thành; (2) Tiệm cận; (3) Đạt yêu cầu; (4) Thành Thạo; (5) Vượt trội (chuyên gia).
Mỗi một mức được thành 4 mức nhỏ để diễn giải về năng lực.
26
Diễn giải cho từng mức như sau:
Đang hình
thành
Starting
Tiệm cận
Approaching
Đạt yêu cầu
Proficient
Thành thạo
Got it
Vượt trội
(chuyên gia)
Expert share
SV bắt đầu tự
mình sử dụng
năng lực này.
SV tự mình sử
dụng năng lực
này trong
những tình
huống quen
thuộc.
SV ngày càng
tiến bộ khi sử
dụng năng lực
này trong
những tình
huống không
quen thuộc.
SV có thể sử
dụng năng lực
đã học bất kì
khi nào cần.
SV sử dụng
năng lực này
một cách tự
động không cần
nghĩ.
SV vẫn nhận
thức rõ về việc
sử dụng năng
lực này từng
bước 1.
SV bắt đầu gộp
các bước của
năng lực này
vào với nhau.
SV có thể
thường xuyên
sử dụng năng
lực mà không
cần nghĩ về
cách thực hiện
trong quá khứ.
SV có thể tự
tin thực hiện
năng lực này
mà không cần
nghĩ về cách
thực hiện trước
đây.
SV có thể dạy
cho các bạn
khác cách sử
dụng năng lực
này.
SV có thể sửa
lỗi của mình
với sự hỗ trợ.
SV có thể tự
sửa lỗi của
mình.
SV có thể
nhanh chóng tự
sửa sai khi mắc
bất kì lỗi nào.
SV có thể
thường xuyên
tự sửa sai một
cách tự động.
SV tự động sửa
sai bất kì lỗi nào
mắc phải.
SV đôi khi vẫn
cần giúp đỡ để
sử dụng năng
lực này.
SV không còn
cần sự trợ giúp
để sử dụng
năng lực này
trong những
tình huống
quen thuộc.
SV đôi khi vẫn
cần sự trợ giúp
để sử dụng
năng lực này
trong những
tình huống
không quen
thuộc.
SV hầu như
không cần giúp
đỡ để sử dụng
năng lực này
nữa
SV có thể sử
dụng năng lực
này trong những
tình huống
không quen
thuộc mà không
cần sự trợ giúp
từ bất kì ai.
27
Đánh giá NLTH của SV được thực hiện thông qua hai hình thức gồm: tự đánh
giá và đánh giá của GV
GV đánh giá NLTH
Trong thực tiễn người GV nên sử dụng kết hợp các dạng chứng cứ trực tiếp,
gián tiếp thu được từ các hoạt động sau:
(1) Quan sát sự thực hiện công việc tại chỗ hoặc trong những hoàn cảnh tương tự.
(2) Đo đạc các sản phẩm thu được trong thực tế.
(3) Quan sát, lượng giá các thái độ thể hiện.
(4) Kiểm tra trắc nghiệm kiến thức.
(5) Thu thập các chứng cứ phụ trợ bao gồm những thông tin về người học như:
hồ sơ, sổ sách giáo vụ, các báo cáo
Tự SV đánh giá NLTH
Tự đánh giá năng lực tự học dựa trên cơ sở tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá được
công bố, công khai cho người học. Từ đó, SV áp vào chuẩn đã được công bố để
đánh giá bản thân, xem bản thân đã làm được và cần điều chỉnh những gì để tự học
hiệu quả. Qua đó, hình thành năng lực tự đánh giá và đảm bảo tính khách quan cho
việc đánh giá. Việc tự đánh giá được sử dụng thường xuyên, khách quan đảm bảo
người học có năng lực tự học đáp ứng yêu cầu học tập.
1.3. Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm
1.3.1. Phát triển năng lực tự học
Phát triển năng lực tự học ngày càng có ý nghĩa trong giáo dục, đó là một
trong những yếu tố thiết yếu của việc cá nhân hóa trong giáo dục. Rất nhiều học giả,
và chính phủ các nước tin rằng sự phát triển năng lực tự học sẽ thúc đẩy học tập ở
các bậc lên cao và suốt đời [75]. Ví dụ nhiều trường học ở Anh và Wales xác định
phát triển các kỹ năng tự học là mục tiêu trong kế hoạch phát triển trường học [72].
Đặc biệt trong giáo dục đại học, hơn hai thập kỷ nay, đã có một phong trào rộng lớn
trên phạm vi quốc tế để thay đổi việc giảng dạy thông qua một loạt các đổi mới thúc
đẩy tự học và phát triển năng lực tự học [104].
28
Các nghiên cứu về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học gần đây đều
chỉ ra rằng: năng lực tự học được thúc đẩy bằng cách tạo cơ hội và khuyến khích
động lực, tạo sự tò mò, sự tự tin, tự lực của người học. Năng lực tự học được thúc
đẩy dựa trên vốn hiểu biết và đánh giá việc học vì lợi ích của chính người học. Do
đó, theo nghĩa này, trách nhiệm của các nhà giáo dục là tạo điều kiện, trao những cơ
hội cho người học tự trải nghiệm. Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng việc phát
triển năng lực tự học không đơn giản là việc mang lại cho người học sự độc lập hơn
trong học tập. Thay vào đó, các nhà giáo dục cần suy nghĩ và chỉ ra rõ ràng về kết
quả học tập và các giai đoạn học tập cho người học. Đồng thời, nhà giáo dục phải
tạo ra các môi trường cho phép dẫn đến các kết quả và các giai đoạn học tập [88].
Như vậy, phát triển năng lực tự học có thể hiểu là sự tác động của nhà giáo
dục hoặc của bản thân người học đến người học để họ đạt được mức độ năng lực tự
học cao hơn so với trước đó.
1.3.2. Các con đường phát triển Năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm
1.3.2.1. Tự học trên lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Ở trên lớp, SV học giáp mặt thầy sẽ có thuận lợi hơn trong việc tháo gỡ vướng
mắc, có gì không hiểu GV có thể hỗ trợ, giúp đỡ, định hướng nên việc lĩnh hơn tri
thức diễn ra nhanh hơn.
Tuy vậy, SV không ỷ lại vào sự giúp đỡ của GV mà các em có sự tự chủ rất lớn
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV giao cho. Ở bậc đại học, SV thường phải
tiếp nhận một khối lượng kiến thức lớn trong một buổi học, GV chỉ kịp đưa ra những
vấn đề chính và hướng dẫn SV cách “tiêu thụ” khối lượng kiến thức ấy. Vì vậy đòi
hỏi SV phải huy động toàn bộ trí tuệ, kinh nghiệm và vốn sống của mình để khai thác
và lĩnh hội kiến thức mới thông qua việc nghiên cứu giáo trình, trả lời câu hỏi của GV
và bạn bè.
Để tự học trên lớp đạt hiệu quả GV phải giúp SV hiểu rõ mục đích bài học,
môn học. Từ đó giúp SV có nhu cầu, hứng thú và động cơ học tập cao trong nỗ lực
học tập. Hơn nữa, GV phải thường xuyên tạo ra những tình huống DH phù hợp,
kích thích được tính tích cực, độc lập học tập của SV. Mặc dù học trên lớp có sự
29
hướng dẫn trực tiếp của GV nhưng SV phải cố gắng hết sức phát huy tính tích cực,
chủ động, tự lực lĩnh hội tri thức.
Như vậy, tự học trên lớp của SV là hình thức học tập SV chủ động, tích cực,
độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập do GV đưa ra ở trên lớp học.
1.3.2.2. Tự học ngoài giờ lên lớp không có sự hỗ trợ trực tiếp của giáo viên
Thời gian trên lớp không đủ để SV lĩnh hội sâu sắc khối lượng kiến thức lớn của
bài học, môn học. Vì vậy, ngoài giờ học ở lớp SV buộc phải có thời gian tự học mà
không có GV bên cạnh để củng cố lại kiến thức đã học ở lớp, nghiên cứu sâu và thực
hành vấn đề đang học để hiểu chúng một cách sâu sắc. Với SV đại học, có nhiều cách
tự học khác nhau nhưng theo chúng tôi, ba hình thức học tập sau đây là phổ biến hơn
cả: học ở nhà, học ở thư viện và học với bạn bè.
Tự học ở nhà
Học ở nhà của SV là hình thức tự học chuẩn bị hay tiếp tục của tự học trên lớp.
Chuẩn bị cho tự học trên lớp, SV phải đọc trước và nghiên cứu sơ bộ nội dung bài
học trong giáo trình, xác định mục tiêu bài học, nội dung nào cần tập trung, nội
dung nào cần ghi đầy đủ, nội dung nào cần ghi tóm tắt, các hoạt động tương ứng
cho mỗi phần kiến thức. Để làm được điều đó, SV cần xem lại bài cũ để tiếp thu bài
mới tốt hơn; nghiên cứu trước nội dung bài mới; đánh dấu những chỗ khó để khi
nghe giảng sẽ tập trung nhiều hơn vào phần đó và có thể hỏi thêm GV.
Sau giờ học ở lớp, SV phải có thời gian tự học ở nhà để củng cố, hệ thống hóa,
đào sâu và mở rộng nhưng tri thức đã lĩnh hội trên lớp để hoàn thiện kiến thức, kỹ
năng và kỹ xảo. Từ đó, hình thành thái độ và tình cảm nghề nghiệp tích cực, có ý
thức trách nhiệm đối với công việc và với cộng đồng.
Tự học ở nhà của SV khác với tự học ở trên lớp vì nó đòi hỏi bản thân SV phải
tự mình tổ chức học tập một cách độc lập, tự giác, không có sự dìu dắt, hướng dẫn
trực tiếp của GV.
Ngày nay, tự học ở nhà của SV được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin rất nhiều,
với các phần mềm trí tuệ nhân tạo hỗ trợ SV tự học. Muốn SV tự học ở nhà đạt hiệu
quả, GV phải là người tổ chức, hướng dẫn cách thức cho các em tự học độc lập. Tổ
30
chức tự học cho SV tự học bắt đầu từ việc hướng dẫn SV lập kế hoạch tự học cho đến
việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của chính các em.
Tự học ở thư viện
Thư viện là nơi lưu giữ những tinh hoa trí tuệ của nhân loại kết tinh lại trong các
tài liệu, sách, giáo trình, đề án, công trình nghiên cứu để các thế hệ tiếp sau kế thừa
và phát huy nguồn tri thức vốn có, đồng thời phát triển chúng để tìm ra cái mới đáp
ứng yêu cầu thời đại đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của nhân loại.
Ngày nay, khoa học công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực,
nguồn tài liệu điện tử khổng lồ, đa dạng được lưu giữ tại các thư viện là vô giá cho
mọi SV thực hiện nghiên cứu, tự học.
Học ở thư viện tức là học với tài liệu, không có thầy bên cạnh. Học ở thư viện
đòi hỏi SV phải cố gắng động não, huy động kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tra
cứu tài liệu, để khai thác thông tin nhằm giải quyết được vấn đề. Như vậy, tự học ở
thư viện có thể mất nhiều thời gian cho một vấn đề hơn so với tự học trên lớp nhưng
bù lại SV phải động não và quen dần tác phong làm việc độc lập với sách, đó là
năng lực cần thiết cho mọi SV để có thể học suốt đời.
Tự học với bạn bè
Đây là hình thức tự học thông qua các câu lạc bộ, hội, nhóm, ngoại khóa,
của SV. Ngoài việc lĩnh hội kiến thức trên lớp và tự học ở nhà của bản thân, SV cần
phải tham gia học với bạn bè để cùng hỗ trợ, động viên nhau vượt qua những khó
khăn. Bên cạnh đó, những kiến thức mà cá nhân SV đã tiếp nhận nhưng còn mơ hồ
hay chưa hiểu thì sẽ có cơ hội để làm sáng tỏ. Thông qua ý kiến trao đổi với bạn bè,
SV khách quan hóa kiến thức của mình và từ đó áp dụng vào thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là phương pháp có hiệu quả
phát triển NLTH và đào tạo chuyên gia có chất lượng ở đại học. Những hình thức
cơ bản để rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên là:
Thực hành các môn học (ví dụ: Các bản thu hoạch của sinh viên, qua hoạt
động thực hành, các hoạt động tìm hiểu tình hình thực tế hoặc thực hiện những dự
án nghiên cứu khoa học khác nhau.)
31
Thông qua kiến tập thực tập. Trong quá trình kiến tập, sinh viên vận dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học để thực hiện các nhiệm vụ được giao như là:
quan sát, đàm thoại, điều tra, đánh giá qua đó tập dượt vận dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học.
Thông qua hoàn thành các bài tập tiểu luận.
Thông qua khóa luận tốt nghiệp, đây là mức độ cao nhất, và là hình thức hiệu
quả nhất trong tập dượt nghiên cứu khoa học.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển Năng lực tự học cho sinh viên Đại học sư phạm
1.3.3.1. Giảng viên và bài giảng
GV được coi là tài nguyên là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển năng
lực tự học. Yếu tố này cho phép sự phát triển năng lực tự học nhanh hơn. Hơn nữa,
yếu tố tài nguyên cố vấn (GV) chỉ ra rằng việc tự học không xảy ra trong sự cô lập.
Mặc dù việc cung cấp một môi trường phù hợp, cần thiết là một yếu tố thiết
yếu của việc học độc lập, nhưng nó không đủ. Một yếu tố thiết yếu nữa của việc
phát triển năng lực tự học là mối quan hệ giữa người dạy và người học, dựa trên sự
tin tưởng và trách nhiệm đối với nhau trong việc học. Black (2007) [60], [61] cho
rằng niềm tin và trách nhiệm đối với nhau được thiết lập bởi các nhà giáo dục cung
cấp cho sinh viên những thông điệp rõ ràng về việc học. Tầm quan trọng của một
mối quan hệ giữa người dạy và người học đã được nhiều học giả nhấn mạnh
(Alexander et al., 1992 [46]; Bates & Wilson, 2002 [53]; Boekaerts, 1997 [62];
Gorman, 1998 [88]; Kesten, 1987 [98]; Williams, 2003 [147]). Mối quan hệ mới
giữa người dạy và người học nên dựa trên việc tạo ra một bầu không khí thân mật,
cởi mở. Việc giảng viên đáp ứng các lợi ích và nhu cầu học tập của sinh viên sẽ
đóng vai trò là động lực mạnh mẽ để sinh viên tham gia vào việc học, cho phép sinh
viên sáng tạo và linh hoạt hơn trong học tập.
Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng sinh viên sẽ không thể phát triển năng
lực tự học nếu họ không được học cách học. Những cách học hiệu quả sẽ được thúc
đẩy bởi các nhà giáo dục (Artelt, Baumert, Julius-McElvany & Peschar, 2003 [52];
Gorman, 1998 [88]; Paris & Paris, 2001 [120]; Van Grinsven & Tillema , 2006
32
[140]). Việc thúc đẩy NLTH đòi hỏi một vai trò mới đối với GV dựa trên việc dạy
lấy người học làm trung tâm, đảm bảo sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học
tập. Giảng viên sẽ thúc đẩy tự học bằng một loạt các chiến lược gồm:
(1) Cung cấp trước khung chương trình, mục tiêu cho từng chương, tập trung
hướng vào vùng phát triển gần nhất về của người học [61][88][143];
(2) Cung cấp cho sinh viên cơ hội tự giám sát [85]; đưa ra các mô hình hành vi
[63][112];
(3) Phát triển ngôn ngữ cho việc học và cung cấp phản hồi về bài tập về nhà [47].
- Ý tưởng này dựa trên lí thuyết của Vygotsky (1978) về vùng phát triển và
vùng phát triển gần nhất trong mỗi con người [143]. Giảng viên ban đầu hướng dẫn
sinh viên thực hành, mục tiêu trong quá trình thực hành này là chuyển giao trách
nhiệm dần dần từ giảng viên sang sinh viên. Điều quan trọng là việc giảm bớt phụ
thuộc vào giảng viên, chuyển từ hướng dẫn trực tiếp trong giai đoạn đầu sang tăng
tính độc lập trong các giai đoạn sau [63][112]. Black (2007) lưu ý rằng chiến lược
này tính đến việc học sinh khác nhau về kiến thức và kỹ năng hiện có, và việc học
của chúng tiến triển ở các mức độ khác nhau [61]. Wallace (2002) đề xuất rằng các
giảng viên có thể sử dụng phương pháp động não để xác định những gì sinh viên đã
biết và khuyến khích họ tiếp cận kiến thức trước đây của họ. Ngoài ra, Wallace đề
xuất sử dụng bản đồ tư duy để khuyến khích sinh viên liên kết thông tin mới với
những gì họ đã biết. Myhill và Warren (2005) [115] đề xuất rằng giảng viên có thể
loại bỏ dần sự hỗ trợ bằng cách phản hồi linh hoạt với các phản hồi của học sinh
thay vì đi theo con đường giảng dạy định trước. Đây là động lực cao cho sinh viên
dẫn đến tăng mức độ tham gia của học sinh và dần dần đưa họ đến sự độc lập hơn
trong học tập.
- Các học giả khác cho rằng việc học độc lập có thể được thúc đẩy bằng cách
cho phép sinh viên đồng hóa các bước thực hiện trong lập kế hoạch, kiểm soát thực
thi, phân phối tài nguyên nhận thức và phản ánh những gì đã được thực hiện [112].
Montalvo và Torres (2004) cũng đề xuất rằng ngoài việc quan sát giáo viên, học
sinh cũng có thể được khuyến khích quan sát các mô hình chuyên gia khác, chẳng
hạn như các đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn [112]. Những người khác đã đề xuất
33
rằng giáo viên nên cung cấp cho sinh viên cơ hội tự giám sát để thúc đẩy việc học
độc lập vì quá trình này là một yếu tố chính của sự tự điều chỉnh [107]. Các nhà
giáo dục nên cung cấp cho sinh viên thông tin đánh giá liên tục và cho họ cơ hội tự
đánh giá.
Allan và Lewis (2001) cũng nhấn mạnh sự phát triển của ngôn ngữ học tập.
Mục đích đằng sau sự phát triển của ngôn ngữ học tập này là giúp sinh viên nhận
thức rõ hơn về phong cách học tập của mình và thúc đẩy giao tiếp giữa sinh viên và
giảng viên [47]. Paris và Paris (2001) chỉ ra việc xác minh bằng lời nói trong quá
trình học giữa giảng viên - sinh viên, sinh viên - sinh viên giúp cải thiện hiệu suất
học tập, giúp cải tiến các chiến lược học theo từng giai đoạn khác nhau.
1.3.3.2. Yếu tố môi trường vật lý
Nghiên cứu của MacBeath (1993) [108], chỉ ra rằng nếu thiếu yếu tố này việc
phát triển năng lực tự học là không khả thi. Môi trường vật lý đề cập đến môi
trường diễn ra việc tự học chẳng hạn như: thư viện, tài liệu nghiên cứu như sách,
video, băng âm do GV cung cấp. Ngày nay, hầu hết các trường đại học đều có hệ
thống thư viện rất phát triển phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên
và giảng viên. Môi trường vật lí cũng có thể là thời gian học dưới sự kiểm soát bởi
giảng viên, nói cách khác chính là khoảng thời gian GV cho sinh viên làm các công
việc tự nghiên cứu (đọc sách, viết luận, ). Trong môi trường vật lí dưới sự kiểm
soát của giảng viên còn có chỉ tiêu, kì vọng của giảng viên với sinh viên, từ đó làm
tăng động lực hoặc giảm động lực học của sinh viên.
1.3.3.3. Các thuộc tính trí tuệ của Sinh viên Đại học sư phạm
* Lập luận khoa học (Scientific Reasoning)
Lập luận khoa học là những nhận định có tính nền tảng cho những logic trong
lập luận của chúng ta. Các nhà tâm lý học tiếp cận khả năng lập luận khoa học khá
phức tạp và thường coi lập luận khoa học là kĩ năng mà các nhà khoa học sử dụng
trong quá trình thực hiện các khám phá khoa học (Giere, 1979 [85]); (Garison [83],
[84]). Lập luận khoa học được mô hình hóa gồm các bước sau:
1) Xác định vấn đề đang được nghiên cứu - lập luận ở đây là gì?
34
2) Khái quát hóa về đối tượng nghiên cứu (có những mối liên hệ nào giữa các
nhân tố).
3) Dự đoán giả thuyết từ mô hình khái quát hóa về đối tượng, mô tả dữ liệu sẽ
như thế nào nếu mô hình khái quá hóa với thế giới thực.
4) Rút ra các kết luận
Do đó, bất kỳ tác động tích cực nào tác động đến khả năng khái quát hóa, dự
đoán và thu thập dữ liệu để so sánh với dự đoán của sinh viên có thể được coi là tác
động tích cực đến khả năng lập luận khoa học. Các nghiêm cứu của (Adey &
Shayer, 1990; Lawson, 1995; Marek & Cavallo, 1997) Adey và Shayer (1990) đã
chứng minh rằng sự gia tăng khả năng lập luận khoa học giúp cải thiện khả năng
học tập độc lập một cách lâu dài ở sinh viên [43]. Derry, Siegel và Stampen (2000)
đã sử dụng phương pháp dạy phát triển lập luận khoa học đã góp phần cải thiện
phương pháp tự học [74]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các sinh viên được giảng dạy
thông quá các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực tự học có
nhiều khả năng sử dụng lý luận dựa trên giả thuyết so với các sinh viên trong các
chương trình giảng dạy truyền thống. Sinh viên đã sử dụng lập luận khoa học sang
các vấn đề không liên quan và tạo ra những lời giải thích mạch lạc hơn so với
những sinh viên không có kinh nghiệm học tập độc lập [93][95].
* Tư duy sáng tạo (Creative Thinking)
Tư duy sáng tạo đề cập đến sinh viên có khả năng tìm kiếm nhiều ý tưởng đầu
vào theo nhiều quan điểm để tạo ra một giải pháp mới cho một vấn đề. Tư duy sáng
tạo phải dựa trên những kinh nghiệm kiến thức hiện có của người học (Rickards,
1990) [124].
Phát triển năng lực tự học đã được kiểm chứng sẽ đi cùng với việc cải thiện tư
duy sáng tạo. Đặc biệt thông qua các hoạt động nghiên cứu như: quan sát khoa học,
phân loại, đặt câu hỏi, hình thành các giả thuyết, lập kế hoạch thử nghiệm và
phương pháp đo lường [65]. Aksoy (2005) [44] phát hiện ra rằng một chiến lược
giảng dạy dựa trên quy trình phương pháp khoa học trong tư duy sáng tạo đã tăng
mức độ tư duy sáng tạo của các sinh viên tham gia, cải thiện năng lực trong học tập
35
và nâng cao thái độ của họ đối với các bài học. Tương tự, Korotov (1992) tuyên bố
rằng học tập độc lập cho phép người học trở nên tự giác và sáng tạo [102]. Ngoài
Korotov, nhiều học giả khác (Boekaerts, 1997 [62]; Anthony, 1994 [50];
Zimmerman và cộng sự, 1996 [130]; Zimmerman, 1998; Weiss, 2004 [145]) đã
trích dẫn suy nghĩ sáng tạo như một lợi ích bổ sung của phương pháp giảng dạy
thúc đẩy việc học độc lập. Allan và cộng sự (1996) đã nghiên cứu một số dự án về
phát triển học tập độc lập và tìm thấy một loạt các kết quả tích cực liên quan đến
việc trở thành một người học độc lập, bao gồm cả sinh viên có nhiều khả năng
nguyên bản và sáng tạo hơn [47].
Cheng (2006) và Hlu và Adey (2002) đã trình bày các chiến lược toàn diện để
cung cấp việc học sáng tạo trong giáo dục khoa học. Chiến lược này đều thúc đẩy
học tập độc lập vì nó liên quan đến các hoạt động như học tập dựa trên dự án hoặc
học tập dựa trên vấn đề [66][43]. Ngoài ra, Kind and Kind (2007) [100] cũng phát
hiện ra rằng học tập độc lập có thể đóng góp cho tư duy sáng tạo trong bối cảnh
giảng dạy khoa học. Hơn nữa, các nghiêm cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp giảng
dạy bao gồm các hoạt động cá nhân có thể rất có lợi cho việc cải thiện tư duy sáng
tạo vì người học chấp nhận rủi ro và thể hiện ý tưởng sáng tạo thay vì từ chối thể
hiện sự sáng tạo trong các nhóm đồng đẳng [133][137][49].
* Tự đánh giá (Self- Assessment)
Bước đầu tiên trong quy trình phát triển năng lực tự học là chẩn đoán nhu cầu
học tập mỗi sinh viên, cho phép hình thành các mục tiêu học tập phù hợp [132]. Do
đó, khả năng đánh giá chính xác điểm mạnh và điểm yếu là rất quan trọng đối với
học tập suốt đời (Gordon [87]). Vì vậy, để nâng cao phát triển năng lực tự học cần
có chiến lược hướng dẫn cải thiện khả năng tự đánh giá của người học.
Học tập độc lập có liên quan đến nhiều khái niệm liên quan đến tự đánh giá,
bao gồm tự chủ, động lực, chịu trách nhiệm, phản ánh, thiết lập mục tiêu, quản lý
thời gian, tự điều chỉnh, siêu nhận thức, tự nhận thức và tự định hướng
[81][122][146]. Các nghiên cứu tự đánh giá truyền thống tập trung vào khả năng cá
nhân để đánh giá (anh ấy/cô ấy) so với các sinh viên khác [144]. Tuy nhiên trong
36
một số nghiêm cứu gần đấy cho rằng tự đánh giá nên nhấn mạnh khả năng của mỗi
người học để tập trung vào mối quan hệ giữa điểm mạnh và điểm yếu của chính họ.
Gruppen et al. (1997, 2000), đã chỉ rõ tự đánh giá là một quá trình nội bộ cá nhân
[90][91]. Vì vậy, trong nghiêm cứu này cũng chỉ rõ tự đánh giá có tác động thúc
đẩy học tập độc lập dự trên từng sinh viên với Khả năng xác định điểm mạnh và
điểm yếu của chính họ (quá trình nội bộ cá nhân).
Malone và Smith (1996) cho biết tầm quan trọng của sinh viên khi có thể tự
đánh giá phản ánh thành tích của họ, theo dõi sự tiến bộ của họ và sử dụng tự đánh
giá cho việc học độc lập bởi vì điều này đảm bảo rằng sinh viên chịu trách nhiệm
cho việc học của chính họ [109]. Học tập độc lập kích thích sự tham gia tích cực
của người học vào quá trình học tập bằng cách sử dụng cả chiến lược nhận thức và
siêu nhận thức, nó cũng thúc đẩy khả năng tự đánh giá [67][148]. Hơn nữa, Davis
(2003), (Benson, 2007) chỉ ra rằng các hoạt động học tập độc lập thúc đẩy sự tự
đánh giá là một thành phần chính của siêu nhận thức [71][54].
1.4. Phát triển Năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận
dạy học tích cực
Dạy học tích cực là một xu hướng dạy học trong thời đại ngày nay. Dạy học
tích cực hướng vào việc tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo
của SV. Các hoạt động học tập được thực hiện và điều khiển, SV cần tự lực tìm ra
kiến thức bằng hành động của chính mình, SV học cách học, cách giải quyết các
vấn đề trên cơ sở hợp tác với GV. Muốn tích cực hóa SV người GV cần thực hiện
các phương pháp và hình thức dạy học kích thích được tính tự giác, tự lực ở SV.
GV trong DHTC là nhà tổ chức, hướng dẫn SV tự tìm hiểu, tự phát hiện và giải
quyết vấn đề, tạo cho họ khả năng và điều kiện chủ động sáng tạo trong hoạt động
học tập. GV vẫn giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của người GV đa dạng hơn, phức
tạp hơn, đòi hỏi GV cần có kiến thức sâu, rộng, có kĩ năng sư phạm. Chính vì vậy,
khi nói tới DHTC nhiều nhà nghiên cứu thường ám chỉ tới phương pháp và hình
thức dạy học tích cực.
37
1.4.1. Tiếp cận dạy học tích cực
1.4.1.1. Cách hiểu về dạy học tích cực
Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những phương pháp, hình thức giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong DHTC - tích cực được dùng với
nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không
dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. [3], [4]
Dạy học tích cực tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của
người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy
nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với
dạy theo phương pháp thụ động. [51]
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Vì
vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học
sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi
mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp
nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.
Như vậy ta cũng có thể hiểu DHTC là hệ thống những phương pháp, hình thức
DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Hoạt
động học tập được thực hiện trên cơ sở sự hợp tác và giao tiếp giữa SV-SV, SV-GV
ở mức độ cao. DHTC không phải một PPDH cụ thể, mà là một khái niệm rộng bao
gồm nhiều PP, hình thức, kĩ thuật cụ thể khác nhau.
1.4.1.2. Đặc trưng của tiếp cận dạy học tích cực
Dạy học tích cực luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn
đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học. Dạy học tích cực đề cao vai trò người
học bằng hoạt động cụ thể thông qua sự động não để tự chiếm lĩnh đỉnh cao tri
thức
38
Giáo viên luôn là người đứng ra tổ chức, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện
tốt nhất cho học...
mình, và chủ động tìm kiếm câu trả lời
cho các câu hỏi đó.
2.2 Suy ngẫm về mức độ thành thục kiến
thức, kĩ năng(Reflection on Skill
Proficiency)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi mỗi lần
18PL
Tiêu chuẩn: Năng lực nhận thức
Đang
hình
thành
Tiệm
cận
Đạt
yêu
cầu
Thành
thạo
Vượt
trội
(chuyên
gia)
học được một điều mới SV đều tự ý thức
được:
+ Tất cả các kĩ năng em cần sử dụng để
học kiến thức mới.
+ Mức độ thành thục của em đối với kĩ
năng.
+ Những kĩ năng em cần phải tiếp tục rèn
luyện.
2.3 Đặt mục tiêu(Setting Goals)SV đạt tới
cấp độ chuyên gia khi có thể viết ra mục
tiêu một cách thích hợp để luôn khuyến
khích SV hành động.
2.4 Lập kế hoạch tự học(Planning Activities)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể
độc lập lên kế hoạch và thực hiện các
hoạt động theo đúng kế hoạch mà không
cần sự trợ giúp từ thầy/cô
2.5 Sắp xếp nguồn lực học tập(Organising
Resources)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi luôn
mang đầy đủ dụng cụ, sách vở và các đồ
dùng học tập khi đến lớp.
2.6 Quản lí tài liệu học tập(Organising
Files)SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có
thể tự mình sắp xếp các thông tin và tài
liệu một cách hệ thống để dễ dàng tìm lại
sau này.
2.7 Điều chỉnh nhận thức(Revising Views)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể
nhận thức rõ:
+ Khi SV gặp vấn đề không hiểu
+ Khi có những ý tưởng hoặc thông tin
trái ngược với những gì SV biết, và sẵn
sàng đánh giá các thông tin đó, thay đổi
nhận thức của mình khi cần thiết.
Tiêu chuẩn: Năng lực tạo động lực
19PL
Tiêu chuẩn: Năng lực nhận thức
Đang
hình
thành
Tiệm
cận
Đạt
yêu
cầu
Thành
thạo
Vượt
trội
(chuyên
gia)
3.1 Ý thức và sự tập trung(Mindfulness &
Concentration)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi luôn ý
thức được những suy nghĩ cũng như sự
kết nối giữa bản thân với thế giới xung
quanh thông qua các giác quan. SV cũng
có thể sử dụng ý thức để kiểm soát quá
trình suy nghĩ và sự tập trung của bản
thân bất cứ khi nào em muốn.
3.2 Tự tạo động lực(Self-motivation)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể
chủ động và tích cực làm những việc mà
em không thực sự muốn làm.
3.3 Giải tỏa áp lực và căng thẳng(Dealing
with Pressure & Stress)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể tự
mình làm giảm những cảm giác căng
thẳng và lo lắng để đưa đầu óc ở lại trạng
thái bình tĩnh mỗi khi em cần.
3.4 Thất bại tích cực(Failing Well)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi mỗi lần
thất bại, SV đều có thể tự mình nhìn nhận
lại việc làm của bản thân, sửa đổi những
sai lầm trong cách làm và làm lại cho tới
khi thành công.
3.5 Kiên trì(Perseverance)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể tự
mình bắt đầu công việc khi cần (mặc dù
bản thân có thể không muốn) và có thể
tập trung làm việc trong một khoảng thời
gian dài hoặc cho tới khi em hoàn thành
công việc.
20PL
Tiêu chuẩn: Năng lực nhận thức
Đang
hình
thành
Tiệm
cận
Đạt
yêu
cầu
Thành
thạo
Vượt
trội
(chuyên
gia)
3.6 Óc tò mò(Curiosity)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi luôn
thích học và ham muốn khám phá, học
hỏi những điều mới lạ.
3.7 Sự bền bỉ (Resilience)
SV đạt tới cấp độ chuyên gia khi có thể
vượt qua những khó khăn hay thay đổi
trong cuộc sống và nhanh chóng phục hồi
trở lại trạng thái bình thường.
21PL
Phụ lục số 04
Bài tập phát triển năng lực tự học cho SV ĐHSP
Phát triển năng lực Phân tích và luận giải
Khi xử lý thông tin thu thập được từ nhiều phương tiện truyền thông khác
nhau SV luôn sử dụng một tập hợp nhiều kỹ năng khác nhau. Mục tiêu là phát triển
những kỹ năng cần thiết để phân tích thông tin thu thập được và xác định những
điểm mạnh, điểm yếu trong những lập luận được trình bày, kiểm tra tính hiệu lực
của dữ liệu, nhận ra những giả định bị thiếu sót hay những định kiến và tìm ra xu
hướng, mô thức hay những dự báo hợp lý.
Bài Tập 1– Nhiệm vụ và nhu cầu thông tin
Tìm một tin tức nổi bật về công tác quản lí giáo dục gần đây và xem xét cách
thể hiện tin tức đó trên 4 phương tiện truyền thông khác nhau. Lựa chọn một trang
báo mạng lớn ở Việt Nam làm nguồn đầu tiên; sau đó, chọn 3 nguồn khác. Ví dụ
một số trang báo: Vietnamnet.vn; Dantri.com.vn; tuoitre.vn; thanhnien.vn
Tìm hiểu từng nguồn truyền thông nói trên xem chúng đại diện cho ai – Ai sở
hữu những nguồn truyền thông này và khán giả mà học nhắm đến là ai?
Sau đó, sử dụng bảng dưới đây để phân tích nội dung tin tức.
Nguồn truyền thông lựa chọn: 1. 2. 3. 4.
Ai sở hữu nguồn truyền thông này?
Đối tượng khán giả của từng nguồn truyền thông?
Nội dung tin tức là gì?
Nhan đề bài viết ở từng nguồn là gì?
Từng nội dung chính của tin tức là gì?
Những bằng chứng nào được đưa ra?
Có kết luận hay dự báo nào được đưa ra?
Em có nhận thấy bất cứ định kiến hay giả
định nào trong bản tin?
Truyền thông có xem xét công bằng cả 2
mặt của sự kiện hoặc vấn đề?
Theo em, lập luận được trình bày có tính
hiệu lực đến mức nào?
Theo em, nguồn truyền thông nào trình bày
vấn đề công bằng và có cơ sở nhất?
22PL
Bài tập 2. Đánh giá và nhận định
Nhận định là những quan điểm có tính nền tảng cho những logic trong lập
luận của chúng ta, đó là những điều mà chúng ta cho là đương nhiên đúng. Nhận
định của chúng ta phụ thuộc vào quan điểm, hệ quy chiếu và văn hóa của chính
chúng ta. Vídụ, Canada là đỉnh hay là đáy của thế giới? Câu trả lời phụ thuộc vào vị
trí của chúng ta trên bản đồ trái đất. Nhận định được tạo bởi những tiền giả định –
những điều cần phải đúng để những lập luận của ta trở nên có ý nghĩa, tiên đề -
những điều được cá nhân coi là đúng một cách hiển nhiên, không cần phải chứng
minh, và những điều được coi là hiển nhiên – “cảm giác tự nhiên” hoặc những đự
đoán có cơ sở về hiện thực. Khá phá những nhận định đứng sau lập luận sẽ giúp
chúng ta xác định được hiệu lực của lập luận đó.
Bài Tập 3 - Phát hiện nhận định
Để hiểu các bộ phận cấu thành của 1 lập luận, hãy tìm 1 cuộc thảo luận liên
quan tới một sự kiện gây tranh cãi trong nước hoặc quốc tế, hay 1 bài xã luận trong
đó tác giả đưa ra những minh chứng cho 1 kết luận nhất định. Sau đó, sử dụng bảng
trang sau để thực hiện các phân tích dưới đây.
a) Xác định và phân loại các luận cứ, bằng chứng cho từng luận cứ và kết luận.
b) Phân tích riêng từng câu hay từng tuyên bố để tìm ra những nhận định:
i. tuyên bố chung – “Như chúng ta đều biết ”
ii. nhóm đồng hóa – “Tất cả những người có hiểu biết đều đồng ý rằng”
iii. khái quát hóa – “Hoàn toàn có thể cho rằng ”
c) Đồng thời, hãy tìm những ngầm ý hoặc những mối liên hệ ngầm định giữa các
tuyên bố hoặc ý tưởng, hãy tìm:
i. điều kiện cần – để điều kia đúng thì điều này cũng phải đúng
ii. điều kiện đủ – điều này luôn có nghĩa rằng
iii. mối quan hệ nhân quả – điều này dẫn đến điều kia
iv. mối liên hệ diễn tiến – nếu điều này xảy ra thì điều kia sẽ xảy ra sau đó
v. những ví dụ giả định – đây là ví dụ cho thấy điều đó
vi. quan điểm được phát biểu như sự kiện thực – “Tôi nghĩ, điều này rõ ràng
là ”
vii. định kiến hoặc một quan điểm cụ thể
viii.kế hoạch được che giấu nào đó.
d) Với mỗi luận cứ, hãy xem mình có thể nghĩ ra 1 điều gì đó trái ngược với
luận cứ đã tuyên bố, nếu điều đó đúng.
23PL
e) Hãy đánh giá mức độ chính xác và hiệu lực của từng luận cứ.
f) Em có thể đưa ra một kết luận khác phù hợp hơn với các dữ liệu (theo quan điểm
của em) so với kết luận đã tuyên bố của tác giả.
g) Em thấy những nhận định ngầm hoặc thành kiến của em có ảnh hưởng thế nào
tới những phân tích của em về các lập luận trên?
Kết luận của lập luận
Chuỗi các luận cứ dẫn
đến kết luận trên
Phân tích nhận định
Để luận cứ
đúng, điều gì
cần phải đúng?
Điều gì mà nếu đúng
sẽ phủ
định luận cứ này?
Theo em, từng luận
cứ này chính xác
và hiệu lực đến
mức nào?
1.
2.
3.
Từ những gì em thấy,
em có thể đưa ra kết
luận nào khác?
Em thấy kết luận được
đưa ra đúng và hợp lý
đến mức độ nào?
Em thấy quan điểm cá
nhận, những ngầm định
và thành kiến của bản
thân có ảnh hưởng thế
nào đến các phân tích
của em?
Bài tập 4-Kĩ thuật ghi nhớ
Trong thực nghiệm này đề tài hướng dẫn SV sử dụng phương pháp ghi nhớ
Loci. Các bước tiến hành phương pháp Loci như sau:
Bước 1: Trước hết, nghĩ về một nơi rất quen thuộc đến nỗi biết rõ từng ngóc
ngách, ví dụ như ngôi nhà đang sinh sống hằng ngày.
Bước 2: Hãy đi vòng quanh nơi rất quen thuộc đó và lần lượt ghi ra khoảng 10
vị trí, những vị trí này được sắp xếp một cách logic với suy nghĩ của em.
24PL
Bước 3: Hãy đặt các kiến thức cần nhớ vào các địa điểm (Ví dụ: em có thể ghi
ra một số mốc thời gian, nội dung sự kiện, hoặc nội dung luật giáo dục, vào giấy
màu và dán vào 10 vị trí em đã thực hiện ở bước 2.)
Bước 4: Khi muốn nhớ lại đơn giản chỉ cần hình dung lại khung địa điểm quen
thuộc, lặp lại việc đi từ vị trí này tới vị trí khác trong tâm trí của mình. Mỗi vật dụng
cần nhớ đã “đặt” ở các địa điểm nổi bật, sẽ tự động nhanh chóng nảy lên trong tâm
trí khi đang “đi” vòng quanh địa điểm trong tâm trí.
Bảng mô tả ví dụ về ghi nhớ theo Loci như sau:
Địa điểm Nội dung ghi nhớ
Cửa sau
Bàn
Ghế dài
Bếp
Bồn rửa tay
Công chức
Nguồn gốc nhà nước
Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam
Bộ máy nhà nước
Tổ chức nhà trường
* Bài tập nhằm thúc đẩy phát triển khả năng Tư duy sáng tạo (Creative
Thinking)
Bài tập 5-Điều chỉnh nhận thức
Kỹ năng này bắt đầu với việc nhận thức được những điều SV không biết, sau
đó điều chỉnh với những điều SV đã biết và hình thành nhận thức mới.
Điều chưa hiểu là:
Cần câu trả lời cho câu hỏi:
SV sẽ thử tìm câu trả lời từ:
-Một giáo viên
-Một người bạn
-Giáo trình
-Internet
Câu trả lời nhận được là:
Nhận thức mới của em là:
* Bài tập nhằm thúc đẩy phát triển khả năng Tự đánh giá (Self- Assessment)
Suy ngẫm về những điều đã học
25PL
Suy ngẫm là phương pháp hiệu quả nhất trong việc hình thành nhận thức mới trên
cơ sở phân tích những hiểu biết hiện tại. Nhận thức mới chỉ có thể hình thành nếu
SV biết rõ những điều mình hiểu, nhưng quan trọng hơn, SV cần biết những điều
mình chưa hiểu. Đay mới chính là điểm mấu chốt. Do đó, cần rèn cho SV các kĩ
năng đặt câu hỏi, để tìm ra được câu trả lời giúp SV hoàn thiện những lỗ hổng kiến
thức mà bản thân tự xác định được dựa trên nhận thức của bản thân.
Bài tập 6- suy ngẫm về các điều đã học
Nhớ lại một nhiệm vụ học tập SV vừa hoàn thành (một bài học, một chủ đề, một
khái niệm, ), sau đó trả lời các câu hỏi phù hợp:
1. Những nội dung bản thân đã hiểu là:
2. Tuy nhiên những từ/khái niệm mà bản thân chưa hiểu rõ là
3. Làm thế nào để có thể hiểu
4. Điều cần biết là gì
5. Hãy tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề chưa hiểu từ một người khác.
* Bài tập thúc đẩy phát triển nhóm kĩ năng tình cảm
Tự tạo động lực
Bài tập 7 – Mục đích học tập
Em có muốn học giỏi không? Vì sao? Lý do quan trọng nhất là gì?
Sắp xếp 12 ý dưới đây theo mức độ quan trọng đối với em.
□ Lý do nào quan trọng nhất, tiếp đến là gì?
□ Đánh số từ 1 đến 12 theo độ quan trọng giảm dần.
□ Để có công việc tốt và kiếm được nhiều tiền?
□ Để cảm thấy tự hào về bản thân?
□ Để cảm thấy mình đang tiến bộ?
□ Vì bố mẹ muốn em học tốt?
□ Để thử sức và xem khả năng của mình tới đâu?
□ Để chứng tỏ sự thông minh của bản thân?
□ Để có thêm kiến thức và kỹ năng hữu ích cho mình sau này?
□ Để có thể hoà đồng với những bạn thông minh, học giỏi?
□ Để phát triển trí tuệ của mình?
□ Để bố mẹ tự hào về mình?
□ Để rèn sự tập trung, kiên cường và nỗ lực?
26PL
Bài tập 8 - Thành công và thất bại
Nghĩ về lần mà em đã thành công, tức là đạt được mục tiêu của mình. Thành
công nào cũng được – một lần được điểm cao, chiến thắng trong một trận thi đấu
thể thao, nhớ kịch bản vở diễn em tham gia, đi ngủ đúng giờ
Nghĩ về một lần em thất bại, tức là không đạt được mục tiêu của mình.
Bây giờ, hãy viết ra những lý do em cho là nguyên nhân dẫn đến thành công
và thất bại đó của em.
Chuyện gì đã xảy ra? Nguyên nhân thành công
và thất bại?
Lần thành công của em – Em
đặt ra và đã đạt được mục tiêu
– Đó là ..
Lần em thất bại - Em đặt ra
mục tiệu, nhưng lại không đạt
được – Đó là
Trong số những nguyên nhân thành công và thất bại mà em đã viết, có thể có 2
loại yếu tố:
Các yếu tố chủ quan Các yếu tố khách quan
> Nỗ lực
> Cách quản lý thời gian
> Phương pháp học tập
> Sự tập trung
> Cách ứng phó với thất bại
> Thầy cô giáo
> Bố mẹ
> Nhà trường
> Sự may mắn
> Thời tiết
> Số phận
Bài tập 9– Dùng thất bại tích cực để học tập thành công
-Trước mỗi bài thi hoặc bài tập, hãy đặt mục tiêu cho chính mình (điều bản
thân muốn đạt)
-Mô tả cụ thể và rõ ràng mục tiêu của bản thân.
27PL
-Mô tả những việc bạn sẽ làm để đạt được mục tiêu.
-Mô tả kết quả đạt được sau khi hoàn thành, chỉ liệt kê thông số cụ thể, không
đưa ý kiến cá nhân.
-Em có đạt được mục tiêu không?
*Có – rất tốt, nhưng hãy đánh giá xem liệu mục tiêu có quá thấp không. Hãy
thử thách lại quá trình này với một mục tiêu học tập khác.
*Không – đây là một cơ hội tuyệt với để luyện tập “thất bại tích cực”. Hãy làm
các bước sau:
Xem lại những câu trả lời của em, nhận xét của thầy/cô. Dựa vào sách/vở để
sửa lại những câu sai.
Nhờ thầy cô hoặc bạn kiểm tra giúp những câu sai em đã sửa.
Tìm những câu tương tự với câu em đã làm sai trong sách giáo trình để luyện tập.
Nhờ GV kiểm tra kết quả những bài luyện tập đó.
Khi làm đúng những câu sai, em đã học được những điều trước đây chưa học
được, nhưng quan trọng hơn em đã học được cách thất bại tích cực. Học cách thất
bại tích cực chính là điều quan trọng nhất để em có thể thành công trong học tập.
28PL
PHỤ LỤC 05
SẢN PHẨM SINH VIÊN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC DỰ ÁN
Nhóm 3: Ninh Kiều, Lại Trang, Trần Liên, Bùi Linh, Thanh Ngọc
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI & PHÁT TRIỂN
Thuật ngữ project có nguồn gốc latinh, ngày nay được hiểu theo nghĩa là một
dự án, đề án hay một kế hoạch, trong đó đề án hay kế hoạch này cần được thực hiện
nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
Trên thế giới, khái niệm Project – dự án từ lâu đã được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau trong đó có giáo dục và đào tạo. Có nhiều giải thích khác nhau
về nguồn gốc của dạy học project. Những nghiên cứu mới đây chứng tỏ rằng khái
niệm Project được sử dụng đầu tiên trong các trường đào tạo nghề kiến trúc sư ở Ý
cuối thế kỉ XVI. Tiến trình lịch sử lâu dài và đặc trưng của nó có thể chia thành
năm giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên (1590- 1765): Trong các trường đào tạo nghề kiến trúc sư
ở Ý. Quan điểm dự án học tập bắt đầu từ các cuộc thi mang tính thách thức và giải
quyết một vấn đề tồn tại trong thực tiễn, cụ thể là đề thi yêu cầu HS phải thiết kế
nhà thờ, tượng đài, cung điện sau đó HS phải phản biện được kết quả bài làm của
mình. Đây thực ra là một bài tập lớn mà các nhà đào tạo mong muốn các sinh viên
của mình sau khi ra trường không phải là một người thợ xây mà trở thành một
người có tri thức về nghệ thuật, khoa học để họ thiết kế được những ngôi nhà đúng,
đẹp, hữu ích. Do nhu cầu về đào tạo con người để trở thành một người có kĩ năng
nghề nghiệp mà ý tưởng dạy học dự án ra đời.
Giai đoạn 2 (1765- 1880): Hình thức học tập theo dự án được thực hiện ở các
khối trường kĩ thuật và công nghệ có liên quan đến nghệ thuật. Trong quá trình áp
dụng DHTDA thì cơ sở lí luận về phương pháp này được nghiên cứu và hoàn thiện
dần. Cụ thể, bắt đầu từ năm 1879, phương pháp dự án được thực hiện ở các trường
đào tạo nghề mộc, cơ khí, công nghệ máy tính. Sau mỗi khóa học HS phải hoàn
thành một dự án học tập được minh chứng bằng một sản phẩm cụ thể do mình tự
29PL
làm ra và có thể sử dụng được. DHTDA đã được lan truyền từ giáo dục đại học đến
đào tạo nghề và kết thúc một dự án học tập không phải là một sản phẩm mang tính
giả thuyết nữa mà là một sản phẩm có thực và mang lại giá trị kinh tế nhất định.
Hình thức đào tạo này đã gắn kết được lí thuyết với thực hành phù hợp với nhu cầu
của người học và yêu cầu xã hội.
Giai đoạn 3 (1880- 1915): DHTDA bắt đầu được chuyển xuống cấp học phổ
thông, DHTDA cũng được áp dụng vào môn khoa học tự nhiên. DHTDA đến thời
điểm này được coi như là một trong những phương pháp dạy học tích cực và đã
triển khai đến giáo dục phổ thông thuộc phân môn Sinh học, đó là HS phải thực
hiện dự án trồng đậu, cà rốt ở trang trại của cha, mẹ sau đó ghi chép lại hoạt động
học tập thành một hồ sơ học tập rồi lưu lại ở phòng giáo dục Hoa Kì để làm tài liệu
nghiên cứu về giáo dục. Thông qua những nỗ lực này, GV của các môn học khác đã
trở nên quen thuộc với ý tưởng xây dựng và thực hiện một dự án học tập. DHTDA
đến thời điểm này được coi như là một trong những phương pháp dạy học tích cực
và đã triển khai đến giáo dục phổ thông. Tuy nhiên cơ sở lí luận của nó còn đang ở
mức sơ khai.
Giai đoạn 4: (1915- 1965): Đây là giai đoạn mà phương pháp dạy học tích
cực trong đó có DHTDA được nghiên cứu sâu sắc ở Mỹ và một số nước trên thế
giới. Vào cuối những năm 1960, ý tưởng dự án lan truyền nhanh chóng từ các
trường đại học đến các trường học và từ Tây Âu trên khắp thế giới; nhưng trung tâm
và trọng tâm của làn sóng thảo luận dự án lớn thứ ba này đã và vẫn ở Đức. Ngày
càng có nhiều GV bắt đầu xác định dự án rộng hơn và coi nó là một phương pháp
dạy học có tính khả thi cao.
Giai đoạn 5 (1965 – đến nay): Nửa cuối của thế kỉ XX lí thuyết
DHTDA được lặp đi lặp lại và đôi khi có sự phủ định một số nội dung trong phương
pháp này, tuy nhiên phương pháp này vẫn được coi là phương pháp dạy học tích
cực và đã được thảo luận, ứng dụng ở nhiều nước như: Canada, Argentina, Anh,
Đức, Ấn Độ và Úcphương pháp này được các nước sử dụng rộng rãi, ứng dụng ở
tất cả các cấp học - bậc học, từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến đào tạo
30PL
đại học, đào tạo nghề. Chẳng hạn ở Đan Mạch, trường đại học Roskilde dành trên
50% quỹ thời gian đào tạo cho dạy học theo dự án. Ở Thái Lan, trường phổ thông
Satri Si Sariyothai sử dụng dạy học theo dự án trong môn kinh tế gia đình vv...
Trường ĐH Potsdam, Cộng hòa liên bang Đức (năm 2004) trong chương trình kinh
tế, kĩ thuật đã dành 1 học phần với 5 tín chỉ hoặc 8 tín chỉ ở bậc cử nhân và một học
phần 7 tín chỉ ở bậc thạc sĩ là chương trình vận dụng dạy học theo dự án. Trường
đại học kĩ thuật Berlin (năm 2004) trong chương trình đào tạo cử nhân ngành lao
động kinh tế, kĩ thuật dành học phần bắt buộc “Những cơ sở thực hành kĩ thuật”
gồm 2-4 ĐVHT quy định dạy học theo định hướng dự án. Phần dạy học theo dự án
công việc dự án trong xưởng chiếm 5 tín chỉ.
Có 2 mô hình cơ bản của phương pháp dự án vẫn được sử dụng đến ngày nay
đã được phát triển từ thế kỉ XIX đó là:
Mô hình 1:
• HS tìm hiểu nội dung chương trình học
• GV giảng dạy những tri thức cần thiết
• HS áp dụng tri thức, kĩ năng đã học vào thực hiện một dự án
- Mô hình 2:
• GV bố cục lại nội dung các bài học để xây dựng một chủ đề hấp dẫn, thú vị,
gần với cuộc sống thực tế, phù hợp với tâm lí lứa tuổi
• Quá trình giảng dạy không đi trước dự án mà được tích hợp vào quá trình
cùng HS giải quyết vấn đề mà dự án đặt ra.
Như vậy, phương pháp DHTDA ban đầu chỉ là tập hợp các hoạt động để định
hướng người học rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp được tổ chức bởi GV thực dạy.
Trải qua nhiều thập kỉ ưu thế hoạt động học tập định hướng người học ngày càng
được phát huy. Sau đó hoạt động nghiên cứu dần được hình thành và hoàn thiện về
cơ sở lí luận. Nhờ có cơ sở lí luận mà phương pháp DHTDA được phổ biến rộng
rãi, nhanh chóng và được chứng minh là một trong những phương pháp dạy học tích
cực. Ngày nay phương pháp DHTDA vừa được triển khai ở các cấp học, ngành học,
vừa được nghiên cứu trong những bối cảnh cụ thể.
31PL
II. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC, CÁCH THỰC HIỆN
1. Khái niệm
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó
giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang
tính mở, tạo điều kiện cho học sinh cùng và tự quyết định trong tất cả các giai đoạn
học tập, đồng thời khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã
học trong quá trình thực hiện và kết quả là tạo ra được những sản phẩm nhất định.
2. Đặc điểm
a. Ưu điểm
- Từ kiến thức lý thuyết sang kiến thức thực tiễn gắn liền với cuộc sống xung
quanh của chúng ta.
- Kích thích động cơ và hứng thú cho người học.
- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp.
- Giúp học sinh từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có
định hướng.
- Từ phụ thuộc giáo viên sang hoạt động nhóm.
- Phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện bền bỉ, kiên nhẫn.
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm cao.
- Phát triển năng lực đánh giá.
Đặc biệt, ưu điểm nổi bật nhất của DHTDA là tập trung vào một câu hỏi lớn
hoặc một vấn đề quan trọng có thể có nhiều quan điểm liên quan tới nhiều bộ môn
khác nhau. Đây còn là cơ hội đưa ra sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động khác
nhau dựa trên các thông tin có thể tiếp cận được, đòi hỏi thực hiện trong một thời
gian nhất định nhằm phát huy sự hợp tác.
b. Nhược điểm
- Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp
- Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu
tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản
32PL
- Phải đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy dạy học dự án không thể thay thế cho
phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết
cho các phương pháp dạy học truyền thống
3. Cấu trúc
a. Người học
Người học là trung tâm của dạy học dự án, người học không hoạt động độc lập
mà làm việc theo nhóm, đóng vai là những người thuộc các lĩnh vực khác nhau, có
nhiệm vụ hoàn thành vai trò của mình theo mục tiêu đã đề ra.
Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, người học tự quyết định cách tiếp cận vấn
đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề.
Trong dạy học dự án người học cần hoàn thành dự án với những sản phẩm cụ
thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội.
b. Giáo viên
Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của giáo viên là định hướng, tổ chức, tư
vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thực hiện dự án và
thông qua đó phát triển các năng lực của bản thân.
Giáo viên tạo điều kiện cho người học lựa chọn và thể hiện vai trò phù hợp với
nội dung chủ đề học; hỗ trợ người học hoàn thành vai trò đó.
Tạo môi trường học tập, chỉ dẫn, gợi lên những nghi vấn và thúc đẩy sự hiểu
biết sâu hơn của người học.
Hướng dẫn người học tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể của dự án.
Cho phép và khuyến khích người học tự kiến tạo nên kiến thức của họ.
c. Nội dung dạy học
Nội dung dạy học được người học tiếp thu trong quá trình thực hiện dự án.
Nội dung dạy học cần theo sát chương trình học và có phạm vi kiến thức liên môn.
Khi thiết kế dự án, cần phải chọn những nội dung dạy học có mối liên hệ với cuộc
sống ở môi trường ngoài lớp học, hướng tới những vấn đề của thế giới thật.
33PL
d. Phương pháp dạy học
Trong dạy học dự án người tổ chức có thể phối hợp nhiều PPDH khác nhau:
thuyết trình, đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề, làm việc theo nhóm
Học tập trong dự án là học tập trong hành động. Vì vậy, người học không tiếp
thu thông tin một cách bị động mà là người tích cực giành lấy kiến thức. Như vậy,
mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với người học vì đó là những vấn đề có thật
trong đời sống.
e. Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học trong dạy học dự án là sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,
máy tính, internet, các phương tiện trình chiếu Người học cần được tạo điều kiện
sử dụng công nghệ thông tin khi sản xuất một ấn phẩm, khi trình bày vấn đề...
f. Môi trường và thời gian thực hiện dự án
Dự án có thể chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học và có độ dài khoảng 1-2 tiết,
hoặc có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học và kéo dài trong suốt năm học
4. Cách thức thực hiện (quy trình dạy học)
Quy trình dạy học còn gọi là tiến trình dạy học hay các bước dạy học.
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia cấu trúc của
Dạy học theo dự án làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Sau đây là một cách phân chia
dạy học theo dự án theo 5 giai đoạn.
a. Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án:
GV và SV cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án.
Giai đoạn này được K. Frey mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và
thảo luận sáng kiến.
Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm
vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và
đời sống.
Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. GV
có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học viên lựa chọn và cụ thể hoá. Trong
trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía SV.
34PL
b. Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này SV với sự hướng dẫn
của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc
xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật
liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
c. Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề
ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này, SV thực hiện các hoạt động trí tuệ và
hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn
nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua
thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.
d. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có thể
được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn Trong nhiều dự án, các sản
phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành.
Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc
biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội.
Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể
được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội.
e. Đánh giá dự án: GV và SV đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng
như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các
dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài.
Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc
dự án.
=>Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong
thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần
được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác
nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án.
35PL
III. ỨNG DỤNG VÀO MỘT BÀI GIẢNG NGOẠI NGỮ
English 11 - Unit 9: Cities of the Future
Work in groups. Discuss and decide on your ideal city of the future. You can
expand the ideas you brainstormed in the COMMUNICATION section. Include the
following points.
- The City’s name (Tên thành phố)
- Geographical features: location, area, population, weather conditions
- Infrastructures: means of transport, environmental conditions, energy
sources, treatment of waste
- People’s life and work: education, health care, working hours
Take notes of your group’s ideas and think about how to organize them. Then
design a poster to promote your ideal city. Add some pictures to illustrate it. You
can use the example below or your own ideas. (Ghi chép ý tưởng của nhóm bạn và
nghĩ cách tổ chức chúng. Sau đó thiết kế một tấm áp phíc cho thành phố lý tưởng
của bạn. Thêm một vài bức tranh để miêu tả. Bạn có thể sử dụng ví dụ dưới đây
hoặc ý tưởng của riêng bạn)
Tiến trình thực hiện:
1. Chọn đề tài
- Trong trường hợp này, giáo viên giao sẵn đề tài cho học sinh. Sản phẩm
được yêu cầu là poster, nhưng có thể chuyển dưới các dạng đồ họa khác cho sinh
động.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên lên kế hoạch về nội dung và thời
gian biểu.
- Hình thức trình bày: Slideshow + Prezi
- Phân công công việc: Do nhóm chỉ có 2 người
+ Hs 1: Lên kế hoạch về cấu trúc của thành phố + tạo prezi
+ Hs 2: Tìm hình ảnh minh họa, làm powerpoint
Mỗi học sinh tự viết lời thuyết minh cho phần của mình và ghép vào để sửa
36PL
- Thời gian biểu: 1 tuần
+ Ngày 1: Nhận đề tài, lên kế hoạch
+ Ngày 3: Từng học sinh nộp phần viết của mình để chỉnh sửa
+ Ngày 4: Hoàn thành chỉnh sửa nội dung và kịch bản nói, tiến hành thiết kế đồ
họa. Trong thời gian ngày 4-6, từng học sinh chủ động học thuộc phần nói của mình.
+ Ngày 6: Tập dượt lần cuối
+ Ngày 7: Trình bày sản phẩm trước cả lớp
3. Thực hiện dự án theo thời gian biểu đề ra
4. Công bố kết quả trên lớp
- Sản phẩm là file powerpoinT và link prezi đính kèm
https://bit.ly/31Xm2bz
5. Nhận đánh giá
Học sinh nghe nhận xét từ bạn học và giáo viên.
Giáo viên xây dựng tiêu chí đánh giá dự án của học sinh và chấm điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn, T.K.H. (2018). Bước đầu vận dụng dạy học theo dự án trong học
phần phương pháp dạy học lịch sử. Truy cập ngày 23 tháng 9, 2019 từ
https://bit.ly/2OtWtLh
Phạm, T. Dạy học dự án – Từ lý luận đến thực tiễn. Truy cập ngày 23 tháng 9,
2019 từ
day/day-hoc-theo-du-an/45-day-hoc-du-an-tu-li-luan-den-thuc-
tien.html?fbclid=IwAR0PQH6XkDf1nhIwyHIXBxX-eEiOG5NVIsk9Ah-
B1aLWznyo8b5fUaRVJ5k
Tổng quan nghiên cứu về dạy học theo dự án (2017). Truy cập ngày 24 tháng
9, 2019 từ https://vips.com.vn/tong-quan-nghien-cuu-ve-day-hoc-theo-du-an.html
Phương pháp dạy học theo dự án (n.d). Truy cập ngày 25 tháng 9, 2019 từ
https://bit.ly/2xJj0N7