Luận án Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 1, 2 QUA SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC MÃ SỐ: 9 14 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 1, 2 QUA SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC

pdf263 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ SỐ: 9 14 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS NGUYỄN THỊ HẠNH 2. PGS.TS BÙI MINH ĐỨC HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hƣơng Giang LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh và PGS.TS Bùi Minh Đức. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các nhà giáo, các nhà khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của giáo viên và học sinh các trường tiểu học thuộc thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Kiên Giang. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường tiểu học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận án: Trường tiểu học Nghĩa Dũng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; trường tiểu học Cảnh Thụy, xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; trường tiểu học Đồng Việt, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; trường tiểu học Minh Quang, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tôi cũng xin cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của họa sĩ Phạm Thị Phương Ngọc ở thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hƣơng Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................................... 2 3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................................... 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 4 7. Những luận điểm khoa học phải bảo vệ ..................................................................................... 4 8. Những đóng góp của luận án ........................................................................................................ 5 9. Cấu trúc luận án ............................................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU . 6 VĂN BẢN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 1, 2 ......................................................... 6 QUA SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH ............................................................................................. 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực cho học sinh tiểu học .... 6 1.1.2. Những nghiên cứu về đọc hiểu và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh tiểu học ........................................................................................................................ 10 1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học qua sử dụng truyện tranh ....................................................................................................................................... 21 1.2. Văn bản có hình ảnh .................................................................................................................. 25 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................................................ 25 1.2.2. Đặc trưng của văn bản có hình ảnh .................................................................................... 30 1.3. Truyện tranh ................................................................................................................................ 36 1.3.1. Truyện ...................................................................................................................................... 36 1.3.2. Truyện tranh ........................................................................................................................... 37 1.4. Năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh ................................................................................ 39 1.4.1. Năng lực .................................................................................................................................. 39 1.4.2. Năng lực đọc hiểu .................................................................................................................. 40 1.4.3. Năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh ............................................................................. 42 1.5. Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh......................................................................................................................... 47 1.5.1. Mục tiêu dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 ....................................................................................................................................... 49 1.5.2. Nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 ........................................................................................................................................ 49 1.5.3. Phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh của học sinh lớp 1, 2 ................................................................................................................................ 49 1.5.4. Đánh giá kết quả phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh của học sinh lớp 1, 2 ....................................................................................................................................................... 51 1.6. Đặc điểm của học sinh lớp 1, 2 đối với việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh qua sử dụng truyện tranh .............................................................................................. 54 1.6.1. Trí tưởng tượng và sáng tạo của học sinh lớp 1, 2 ........................................................... 54 1.6.2. Tư duy trực quan của học sinh lớp 1, 2 .............................................................................. 55 Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................................................. 56 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU ........................ 57 VĂN BẢN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 1, 2 ....................................................... 57 QUA SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH ........................................................................................... 57 2.1. Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 ở một số nƣớc trên thế giới ....................................................................................................... 57 2.1.1. Mục tiêu dạy học .................................................................................................................... 57 2.1.2. Nội dung dạy học, phương pháp dạy học ........................................................................... 59 2.1.3. Đánh giá kết quả đọc hiểu .................................................................................................... 64 2.2. Thực trạng dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 ở Việt Nam qua khảo sát ................................................................................................... 65 2.2.1. Mục đích, phạm vi khảo sát .................................................................................................. 65 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................................................. 66 2.2.3. Phương pháp và kĩ thuật khảo sát ....................................................................................... 67 2.2.4. Kết quả khảo sát ..................................................................................................................... 67 2.2.5. Nhận định chung về thực trạng dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 ................................................................................................................. 71 Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................................................. 73 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU ............ 74 VĂN BẢN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 1, 2 ....................................................... 74 QUA SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH ........................................................................................... 74 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh ................................................................. 74 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 ................................................................................................................................ 74 3.1.2. Nguyên tắc chú trọng sự kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình của văn bản có hình ảnh trong dạy học .................................................................................................................... 74 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1, 2 ........................................ 75 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tế giáo dục ........................................................... 76 3.2. Các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh ............................................................................................................. 76 3.2.1. Xác định yêu cầu cần đạt về năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh của học sinh lớp 1, 2 ....................................................................................................................................................... 76 3.2.2. Lựa chọn, thiết kế truyện tranh để phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 ......................................................................................................................... 86 3.2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh ........................................................................... 95 3.2.4. Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh .............. 105 3.2.5. Tổ chức đọc rộng để tăng cường năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh ................................................................................................ 122 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................................ 129 CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................................ 132 4.1. Giới thiệu quá trình thực nghiệm ......................................................................................... 132 4.1.1. Mục đích, quy mô, đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................... 132 4.1.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................................... 132 4.1.3. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành ................................................................................... 133 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................................. 141 4.2.1. So sánh kết quả đọc hiểu văn bản có hình ảnh sau thực nghiệm giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ........................................................................................................... 141 4.2.2. Phân tích tương quan giữa kết quả đọc hiểu và các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh qua sử dụng truyện tranh ở lớp 1, 2 ............................................... 143 4.3. Đánh giá chung về thực nghiệm ........................................................................................... 148 4.3.1. Về sự phù hợp của các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh ......................................................................... 148 4.3.2. Về tác động của các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh qua sử dụng truyện tranh ở lớp 1, 2 ..................................................................................................... 149 Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................................................ 156 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 157 1. Kết luận .......................................................................................................................................... 157 2. Kiến nghị ........................................................................................................................................ 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................ 174 DANH MỤC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ ĐH Đọc hiểu GV Giáo viên HS Học sinh KN Kĩ năng NL Năng lực PTNL Phát triển năng lực TT Truyện tranh VB Văn bản DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các mức độ PTNL ĐH VB ........................................................................................... 53 Bảng 2.1. Các trƣờng tham gia khảo sát ...................................................................................... 66 Bảng 3.1. Mô tả các thành tố của NL ĐH VB có hình ảnh...................................................... 78 Bảng 3.2. Chỉ số hành vi của NL ĐH VB có hình ảnh .............................................................. 79 Bảng 3.3. Tiêu chí chất lƣợng của các chỉ số hành vi của NL ĐH VB có hình ảnh80 Bảng 3.4. Yêu cầu cần đạt về NL ĐH VB có hình ảnh của HS lớp 1 .................................... 85 Bảng 3.5. Yêu cầu cần đạt về NL ĐH VB có hình ảnh của HS lớp 2 .................................... 86 Bảng 3.6. Mẫu phiếu học tập KWL cho bài học “Sói và Sóc” ............................................. 108 Bảng 3.7. Mẫu phiếu học tập KWL cho bài học “Câu chuyện về giọt nƣớc” .................. 109 Bảng 3.8. Ma trận đề kiểm tra NL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 ........................... 120 Bảng 4.1. Thang đánh giá NL ĐH VB có hình ảnh của HS lớp 1, 2 ................................... 135 Bảng 4.2. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........................................................................... 137 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả khảo sát HS lớp 1 trƣớc thực nghiệm .................................... 138 Bảng 4.4. Mức độ NL của HS lớp 1 trƣớc thực nghiệm......................................................... 138 Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả khảo sát HS lớp 2 trƣớc thực nghiệm .................................... 139 Bảng 4.6. Mức độ NL của HS lớp 2 trƣớc thực nghiệm......................................................... 139 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả khảo sát HS lớp 1 sau thực nghiệm ........................................ 141 Bảng 4.8. Mức độ NL của HS lớp 1 sau thực nghiệm ............................................................. 142 Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả khảo sát HS lớp 2 sau thực nghiệm ........................................ 142 Bảng 4.10. Mức độ NL của HS lớp 2 sau thực nghiệm .......................................................... 143 Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả học tập của HS lớp 1 ................................................................ 150 Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả học tập của HS lớp 2 ................................................................ 151 Bảng 4.13. Tổng hợp mức PTNL của HS lớp 1 ........................................................................ 152 Bảng 4.14. Tổng hợp mức PTNL của HS lớp 2 ........................................................................ 154 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Văn bản có hình ảnh và bài làm của học sinh lớp 1 ở Australia .......................... 61 Hình 2.2. Văn bản có hình ảnh và bài làm của học sinh lớp 2 ở Australia .......................... 62 Hình 3.1. Các bƣớc thiết kế yêu cầu cần đạt của NL ĐH VB có hình ảnh .......................... 78 Hình 3.2. Cấu trúc NL ĐH VB có hình ảnh của HS tiểu học ................................................. 80 Hình 3.3. TT cho HS lớp 1: Bộ áo của Mèo Mƣớp ................................................................... 91 Hình 3.4. TT cho HS lớp 2: Câu chuyện về giọt nƣớc .............................................................. 93 Hình 3.5. Bài học đọc hiểu văn bản có hình ảnh ..................................................................... 111 Hình 3.6. HS thi vẽ sơ đồ theo nhóm và trƣng bày sản phẩm .............................................. 114 Hình 4. 1. Mức PTNL của HS lớp 1 trƣờng TH Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội trƣớc và sau TN. ................................................................................................................................................ 153 Hình 4.2. Mức PTNL của HS lớp 1 trƣờng TH Cảnh Thụy, Yên Dũng, Bắc Giang trƣớc và sau TN ............................................................................................................................................ 153 Hình 4. 3. Mức PTNL của HS lớp 2 trƣờng TH Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội trƣớc và sau TN. ................................................................................................................................................ 155 Hình 4.4. Mức PTNL của HS lớp 2 trƣờng TH Cảnh Thụy, Yên Dũng, Bắc Giang trƣớc và sau TN ............................................................................................................................................ 155 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Dạy học phát triển năng lực (PTNL) là xu thế chung của thế giới trong đó có Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ: mục tiêu của dạy học là chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực (NL) toàn diện cho học sinh (HS). Điều này thể hiện ở chỗ giáo dục giúp học sinh “làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”. [15] 1.2. Môn Ngữ văn (ở cấp tiểu học gọi là môn Tiếng Việt) cũng đổi mới mục tiêu dạy học từ truyền thụ kiến thức sang phát triển những phẩm chất chủ yếu, giúp học sinh bước đầu hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ (đọc, viết, nói và nghe) với mức độ căn bản. NL đọc, một trong những NL thành phần của NL ngôn ngữ rất quan trọng với HS phổ thông nói chung, HS tiểu học nói riêng vì nó là tiền đề để phát triển các NL khác. Mục đích chính của đọc chính là đọc hiểu (ĐH) văn bản (VB). Chương trình Ngữ văn ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 chỉ rõ ĐH VB không chỉ là ĐH các VB đơn phương thức (VB có một kênh biểu đạt, chủ yếu là kênh ngôn ngữ) mà còn ĐH các loại VB đa phương thức (VB có sự phối hợp chặt chẽ từ hai kênh biểu đạt trở lên bao gồm: kênh ngôn ngữ, kênh hình ảnh, kênh âm thanh, kênh video, kênh hoạt động, kênh đường dẫn-liên kết, kênh tương táctạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm đạt mục đích giao tiếp nhất định). Do đó, dạy học ĐH hiện nay đang hướng tới ĐH VB đa phương thức. 1.3. VB có hình ảnh chính là một dạng của VB đa phương thức, vì loại VB này có sự phối hợp của hai kênh biểu đạt là kênh ngôn ngữ và kênh hình ảnh. Kênh hình ảnh có thể là hình ảnh tĩnh (tranh vẽ, ảnh chụp), hoặc hình ảnh động (hình ảnh được tạo ra từ các phần mềm máy tính, chủ yếu có trong các văn bản điện tử) Truyện tranh (TT) theo đó cũng được xem là VB có hình ảnh, bởi ở TT có sự kết 2 hợp của kênh ngôn ngữ (phần lời) và kênh hình ảnh (phần tranh). Phần tranh và phần lời cùng kết hợp để tạo nghĩa cho VB. Do đó, TT dễ tiếp nhận hơn truyện chữ. Đôi khi chỉ cần nhìn tranh đã có thể hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Từ đặc điểm này, TT rất phù hợp để dạy học ĐH cho HS các lớp đầu cấp như HS lớp 1, lớp 2. 1.4. Thực tế cho thấy, chưa có những nghiên cứu về dạy học ĐH VB có hình ảnh ở tiểu học. Vì thế, nghiên cứu vấn đề dạy học ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 qua sử dụng TT có thể giúp cho việc đề xuất các biện pháp dạy học ĐH VB có hình ảnh, góp phần PTNL ĐH VB có hình ảnh ở HS lớp 1, 2 nói riêng và HS tiểu học nói chung, đáp ứng yêu cầu dạy học cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Từ nhận thức yêu cầu phát triển lí luận dạy học và bối cảnh thực tiễn đổi mới giáo dục như trên nên đề tài Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh được lựa chọn để làm đề tài luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các biện pháp PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 qua sử dụng TT ở môn Tiếng Việt, hướng tới giúp HS lớp 1, 2 PTNL ĐH VB có hình ảnh, góp phần hoàn thiện mục tiêu PTNL ĐH cho HS lớp 1, 2 nói riêng và HS tiểu học nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. 3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1, 2. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc dạy học PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1 và lớp 2 qua sử dụng TT trong dạy học Tiếng Việt. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - VB có hình ảnh có nhiều loại (VB ngôn từ kết hợp với hình ảnh tĩnh, VB ngôn từ kết hợp với hình ảnh động, VB ngôn từ kết hợp với hình ảnh và âm 3 thanh). Trong luận án, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu VB ngôn từ kết hợp với hình ảnh tĩnh, nghiên cứu việc dạy học ĐH VB có hình ảnh thông qua sử dụng TT trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1, lớp 2, những lớp đầu tiên sẽ triển khai việc dạy học ĐH VB đa phương thức. - Phạm vi khảo sát thực trạng giới hạn ở 6 trường tiểu học thuộc thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Kiên Giang. - Thực nghiệm khoa học được thực hiện tại trường tiểu học Nghĩa Dũng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; trường tiểu học Cảnh Thụy, xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; trường tiểu học Đồng Việt, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; trường tiểu học Minh Quang, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 4. Giả thuyết khoa học Để có thể giúp HS PTNL ĐH các VB đa phương thức trong đó có VB có hình ảnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới của môn Tiếng Việt hiện nay, cần có những nghiên cứu về dạy học ĐH loại VB này. Nếu có một nghiên cứu chỉ ra được các biện pháp dạy học ĐH VB có hình ảnh: xác định yêu cầu cần đạt của NLĐH văn bản có hình ảnh, xây dựng TT, hệ thống câu hỏi bài tập, vận dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, tổ chức đọc rộng nhằm PTNL ĐH văn bản có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 qua sử dụng TT thì sẽ đáp ứng được yêu cầu PTNL ĐH VB ở tiểu học nói chung và ở lớp 1, 2 nói riêng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận của việc PTNL ĐH VB có hình ảnh qua sử dụng TT ở lớp 1, 2. 5.2. Đánh giá thực trạng dạy học ĐH VB có hình ảnh ở lớp 1, 2 trong dạy học Tiếng Việt tại một số trường tiểu học. 5.3. Đề xuất các biện pháp PTNL ĐH VB có hình ảnh qua sử dụng TT trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, 2. 5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phân tích nguồn tài liệu liên quan đến dạy học PTNL, dạy học ĐH, dạy học ĐH VB có hình ảnh qua các tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa họcđể từ đó xây dựng khung lí luận cho đề tài. - Lựa chọn tài liệu liên quan đến dạy học ĐH, dạy học ĐH văn bản có hình ảnh ở cấp tiểu học, ở lớp 1, 2; Sắp xếp tài liệu theo quan điểm lịch đại để tổng quan những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn, dự giờ để đánh giá thực trạng dạy học ĐH VB có hình ảnh trong dạy học Tiếng Việt tại một số trường tiểu học. - Nghiên cứu trường hợp để phân tích cụ thể thành tựu của một số HS lớp 1, 2. - Thực nghiệm khoa học nhằm kiểm định độ tin cậy của các biện pháp đã đề ra trong đề tài. - Xử lí thông tin và số liệu: Sử dụng thống kê toán học để xử lí các tài liệu nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét, kết luận có giá trị khách quan. - Xin ý kiến của các chuyên gia về cơ sở khoa học, phương pháp nghiên cứu và cách thức áp dụng các biện pháp PTNL ĐH VB có hình ảnh qua sử dụng TT trong dạy học Tiếng Việt ở lớp 1, 2. 7. Những luận điểm khoa học phải bảo vệ 7.1. VB có hình ảnh là một loại VB đa phương thức, thể hiện nội dung, ý nghĩa qua hai kênh biểu đạt là kênh ngôn ngữ và kênh hình ảnh. TT là VB có hình ảnh phù hợp để PTNL ĐH cho HS lớp 1, 2 trong dạy học Tiếng Việt. 7.2. Luận án đề xuất một số biện pháp PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 qua sử dụng TT trong dạy học Tiếng Việt: Xác định yêu cầu cần đạt; Lựa chọn, thiết kế TT phù hợp; Xây dựng câu hỏi, bài tập để PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2; Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương pháp đánh giá NL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2; Tổ chức đọc rộng để tăng cường NL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 qua sử dụng TT. 5 7.3. PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 giúp nâng cao kết quả học tập, PT NL ĐH cho HS lớp 1, 2 nói riêng và HS tiểu học nói chung. 8. Những đóng góp của luận án - Luận án bước đầu hệ thống những kiến thức lí luận về NL, NL ĐH, VB có hình ảnh và PTNL ĐH VB có hình ảnh. - Luận án bước đầu tìm hiểu việc ĐH VB có hình ảnh qua hai kênh biểu đạt là kênh ngôn ngữ và kênh hình ảnh. - Luận án bước đầu tìm hiểu kinh nghiệm dạy học ĐH VB có hình ảnh ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. - Luận án đề xuất một số biện pháp PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 qua sử dụng TT trong dạy học Tiếng Việt: Xác định yêu cầu cần đạt; Lựa chọn, thiết kế TT phù hợp; Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập; Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương pháp đánh giá NL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2; Tổ chức đọc rộng để tăng cường NL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 qua sử dụng TT. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh Chương 3: Một số biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu văn bản có hình ảnh cho học sinh lớp 1, 2 qua sử dụng truyện tranh Chương 4: Thực nghiệm sư phạm 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CÓ HÌNH ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 1, 2 QUA SỬ DỤNG TRUYỆN TRANH 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực cho học sinh tiểu học 1.1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực Vấn đề NL được đề cập đến trong nhiều tài liệu nghiên cứu. NL là một khái niệm có từ rất lâu trong lịch sử, nhưng trở nên phổ biến và được nghiên cứu tập trung từ những năm 70 của thế kỉ XX. Trong các nghiên cứu, NL được tiếp cận và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Denyse Tremblay (2002) quan niệm: NL là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống [125]. NL còn là khả n...n NL đọc, KN đọc cần được coi là quan trọng nhất. Tác giả cũng phân chia các VB đọc thành nhiều tiểu thể loại. Với các VB tự chọn trong chương trình tiểu học, Bùi Mạnh Hùng đề xuất cho HS chọn thêm các TT, truyện đồng thoại để đọc và chia sẻ với các bạn trong nhóm hay trước cả lớp về kết quả đọc (cả nội dung: cốt truyện, nhân vật, tình tiết) và hình thức trình bày như tranh vẽ (đường nét, màu sắc). [176] Trong những nghiên cứu gần đây, hình ảnh được quan niệm là một nội dung dạy học. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này thể hiện trong bài viết của Nguyễn Thị Hạnh. Khi trình bày về các VB đọc và xem trong “Nội dung học tập cốt lõi để PTNL đọc và xem ở cấp tiểu học”, Nguyễn Thị Hạnh (2016) đã đề xuất: “VB học đọc ở tiểu học gồm VB dạng in được biểu đạt bằng kênh chữ và kênh hình, hoặc VB kĩ thuật số”, tác giả cũng nói rõ “nội dung VB được biểu đạt bằng cả kênh chữ và kênh hình (tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ...). 21 Tóm lại, những nghiên cứu về VB có hình ảnh chỉ rõ hình ảnh có thể hỗ trợ rất nhiều cho HS trong quá trình ĐH VB. Vì thế, điểm chung của các nghiên cứu là đều đề xuất việc đưa VB có hình ảnh vào dạy học, nhất là dạy học ĐH. Tuy nhiên tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ cách thức dạy học để PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS, nhất là HS lớp 1, 2. 1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học qua sử dụng truyện tranh 1.1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới Nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra những khái niệm khác nhau về TT, nhưng đều khẳng định vai trò của TT với việc dạy học, nhất là dạy các KN ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) cho những HS học tiếng mẹ đẻ và HS học ngoại ngữ. Khái niệm TT được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu. Khi viết về ảnh hưởng của TT với việc ĐH ngoại ngữ tiếng Anh, Năm 2013, Ali MERC đã tổng kết quan niệm về TT và những bài viết liên quan đến việc sử dụng TT trong dạy học [106]. Theo nghiên cứu trên, TT (comic strips) được định nghĩa là một chuỗi những bức tranh đặt bên trong khung để kể một câu chuyện. Amy Baker khẳng định TT là một phần của văn hóa phổ thông từ năm 1938 khi truyện Superman được giới thiệu. Theo Amy Baker, TT thường là những cuốn sách nhỏ, mỏng, được đóng đinh. TT thu hút trẻ em nhiều hơn các thể loại khác bởi tính trực quan của nó, TT cũng cung cấp rất nhiều cơ hội để nâng cao khả năng đọc viết, bởi ở TT có tất cả, nhưng lại đơn giản và dễ hiểu. Chính mối quan hệ giữa phần tranh và phần lời giúp trẻ hiểu sâu VB. [109] Hầu hết các nghiên cứu về TT khẳng định vai trò của TT trong việc nâng cao các KN ngôn ngữ cho HS. Năm 1994, Wright & Sherman đã gợi ý TT nên được dùng một cách hiệu quả để xây dựng KN đọc trong các lớp học ngôn ngữ. Vài năm sau, trong một nghiên cứu khác, Wright & Sherman giới thiệu một chiến lược dạy học sử dụng các TT để thúc đẩy tư duy bậc cao hơn cho HS tiểu học và trung học. Năm 1999, Wright & Sherman khuyên các GV thúc đẩy sự hiểu biết, tư duy bậc 22 cao, và KN viết của HS bằng cách khuyến khích các em kết hợp từ ngữ và tranh để tạo ra TT. [dẫn theo 109] Cũng nghiên cứu về việc sử dụng TT trong dạy học, Williams hướng tới cách TT được dùng như một tài liệu giảng dạy tiếng Anh cho những HS có trình độ tiếng Anh thấp và NL tương tác, khả năng nói hạn chế. Tiếp đó, trong nghiên cứu về “Ảnh hưởng của TT trong việc ĐH ngôn ngữ thứ hai”, Liu, J. khẳng định TT có một ảnh hưởng đặc biệt đối với việc ĐH ngôn ngữ thứ hai. Nghiên cứu của Winda Apriani, Machdalena Vianty, Bambang A.L về việc “sử dụng TT tiếng Anh trong việc dạy ĐH” chứng minh TT tiếng Anh (English comic book series) có thể được dùng như một tài liệu đọc để giúp HS ở Indonesia nâng cao khả năng ĐH.[166] Cũng theo Csabay, TT đáng tin cậy và sử dụng những tài liệu đáng tin cậy rất quan trọng trong việc dạy và học ngôn ngữ. Grant cho rằng TT có sức mạnh trong việc nâng cao khả năng đọc viết của trẻ em. Đồng tình với quan điểm này, Krashen cho rằng TT là một phần quan trọng của việc học đọc tại một trình độ giáo dục. Mic Vicker cũng có chung quan điểm đó. [dẫn theo 109] Trong những nghiên cứu về vai trò của TT với việc nâng cao các KN ngôn ngữ cho HS, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến nghiên cứu của Amy Baker. Bởi trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định TT không chỉ thu hút những độc giả miễn cưỡng, mà còn được sử dụng để dạy nâng cao cho họ về khả năng đọc viết. [109] Đồng quan điểm với Amy Baker, trong nghiên cứu về vấn đề TT có thể tăng khả năng ĐH trong các lớp học tiếng Anh (Can picture books in the English classroom lead to increased reading comprehension?), Victoria Grundvig dành hẳn một chương để bàn về TT (picture books): TT là gì; sự kết hợp giữa phần lời và phần hình ảnh; vai trò của TT trong việc học đọc; tiếp cận để dạy đọc; phát triển khả năng đọc viết thị giác - đọc tranh. Đáng chú ý trong nghiên cứu của Victoria Grundvig là những phân tích về sự tương tác giữa phần lời và phần hình ảnh trong TT. Tác giả khẳng định: Khi chúng ta đọc một quyển TT, chúng ta nhìn vào phần tranh và chúng ta đọc phần lời, mắt chúng ta di chuyển giữa hai phần này, chắp nối 23 hai phần để hiểu nghĩa của VB. Phần lời có thể kể cho chúng ta chính xác câu chuyện giống như chúng ta “đọc” từ phần tranh. Phần lời có thể lôi kéo sự chú ý của chúng ta đến những chi tiết trong tranh, và phần còn lại là để cho trí tưởng tượng của chúng ta. Tất cả phụ thuộc vào sự tương tác giữa phần tranh và phần lời. [170] Có thể thấy, điểm chung của những nghiên cứu về dạy học TT là đều khẳng định TT có thể gây chú ý và hứng thú cho HS hơn các thể loại khác, và nhờ đó mà nâng cao KN ngôn ngữ cho HS là bởi sự kết hợp giữa phần tranh và phần lời. Kết quả của những nghiên cứu liên quan đến TT là cơ sở cho chúng tôi lựa chọn TT như một VB có hình ảnh tiêu biểu vào dạy đọc ở lớp 1, 2 nhằm PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS các lớp này. 1.1.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề dạy học ĐH qua sử dụng TT chưa được nghiên cứu nhiều. Gần đây, các tác giả Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Thị Hạnh, Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Minh Thuyết đã đề cập đến việc sử dụng TT vào dạy đọc, nhất là dạy ĐH. Điểm chung trong các công trình nghiên cứu của các tác giả là đề xuất đưa TT vào dạy đọc ở bậc tiểu học, nhằm PTNL ĐH (trong đó có ĐH VB có hình ảnh) cho HS tiểu học. Một số bài viết gần đây cũng gợi ý tới việc sử dụng TT để PTNL đọc cho HS, chẳng hạn việc “cho HS chọn thêm các TT, truyện đồng thoại để đọc và chia sẻ với các bạn trong nhóm hay trước cả lớp về kết quả đọc cả nội dung (cốt truyện, nhân vật, tình tiết) và hình thức trình bày như tranh vẽ (đường nét, màu sắc)”, hình thức chia sẻ là “nói và viết” (hay “vẽ tranh, đóng kịch, làm phim, sáng tác nhạc” trong “Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng PTNL” của Bùi Mạnh Hùng ; Nguyễn Minh Thuyết khi đưa ra ví dụ cho dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học cũng nhấn mạnh đến hoạt động dạy học thông qua quan sát tranh, ảnh rồi đưa ra tình huống mới để giúp HS hình thành kiến thức mới; củng cố kiến thức mới bằng câu chuyện hoặc một trò chơi. Đỗ Ngọc Thống khi đề cập đến chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam có đề xuất việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học Ngữ văn bao gồm các VB văn học và các VB khác trong đó có TT. 24 Gần đây nhất, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh (2016) về NL đọc, khi đề xuất phần VB văn học trong các VB đọc và xem, tác giả có đề xuất nên đưa VB TT vào chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học... Tổng hợp những nghiên cứu liên quan đến hình ảnh và TT, chúng tôi thấy: Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới khẳng định TT với sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình có thể hỗ trợ và tăng KN ngôn ngữ, nhất là KN ĐH cho HS, đặc biệt là những bạn đọc nhỏ tuổi gặp khó khăn về đọc. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề TT hỗ trợ cho việc ĐH, mà chưa đi sâu vào vấn đề PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS qua sử dụng TT. Các nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ gợi ý về việc sử dụng TT vào dạy học, nhất là dạy học ở bậc tiểu học, chưa có nghiên cứu nào đặt ra vấn đề dạy học ĐH VB có hình ảnh cho HS tiểu học qua sử dụng TT. Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu tổng quan về NL, về ĐH và ĐH VB có hình ảnh, về TT và PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS tiểu học qua sử dụng TT có thể thấy một số vấn đề sau: NL và PTNL thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước, các nghiên cứu tập trung vào khái niệm, cấu trúc của NL, cũng như cách thiết kế chương trình dạy học, đưa ra các mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận NL. Vấn đề ĐH đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới, cũng như được các nhà nghiên cứu Việt Nam kế thừa. Khái niệm ĐH được hiểu trên nhiều góc độ, thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi của khái niệm VB, đối tượng tiếp nhận...Kéo theo nó là sự thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, cũng như công cụ đánh giá KN, NL ĐH. Việc nghiên cứu về TT và PTNL ĐH VB có hình ảnh qua sử dụng TT cũng đã được đề cập đến. Các nghiên cứu về TT trên thế giới và ở Việt Nam khẳng định rõ sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình trong TT giúp nâng cao KN ngôn ngữ, trong đó có KN ĐH. Kết quả của tất cả các nghiên cứu mà chúng tôi đã tổng thuật cho chúng tôi cái nhìn bao quát về NL, về ĐH, về ĐH VB có hình ảnh và về TT. Từ đây, chúng 25 tôi định hướng được những vấn đề mà luận án cần giải quyết: xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các biện pháp PTNL ĐH VB có hình ảnh cho HS lớp 1, 2 qua sử dụng TT. 1.2. Văn bản có hình ảnh 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Văn bản Có nhiều định nghĩa về VB, các định nghĩa này thay đổi theo thời gian. Xem VB với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học, I.R. Galperin cho rằng VB là tác phẩm của quá trình sáng tạo lời, mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu), hợp nhất lại bằng những loại hình liên hệ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một hướng nhất định và một mục tiêu thực dụng. [56, tr.38] Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa VB là: “Bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng” hay “Chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn” [178]. Ở định nghĩa này, tác giả cũng xem VB như là một sản phẩm của ngôn ngữ viết. Trần Ngọc Thêm mở rộng khái niệm VB và xem VB như là một đơn vị ngôn ngữ. Ông cho rằng: chỉ có VB - cái nằm ở cấp độ trên cùng của cấp hệ ngôn ngữ - là đơn vị duy nhất trực tiếp tham gia vào giao tiếp, có tính độc lập giao tiếp. VB và chỉ có VB, mới vừa là phương tiện giao tiếp vừa là chính đơn vị của giao tiếp. Từ đây, Trần Ngọc Thêm phân biệt “lời nói” và “VB”. Ông cho rằng: Sản phẩm ngôn ngữ của hành vi giao tiếp có hai loại – lời nói và VB. VB là sản phẩm ngôn ngữ hoàn chỉnh ở cả ba bình diện: hình thức, cấu trúc và nội dung; còn lời nói thì thiếu sự hoàn chỉnh ở cả ba bình diện ấy. Do vậy, dạng tồn tại điển hình của VB là dạng viết, của lời nói là dạng nói. VB là sản phẩm điển hình của ngôn ngữ viết, còn lời nói là sản phẩm điển hình của ngôn ngữ nói. Tuy vậy, vẫn có thể gặp VB ở những dạng không điển hình: dạng nói (ví dụ: báo cáo miệng) hoặc mang những đặc trưng của 26 ngôn ngữ nói (ví dụ: VB kịch), không phải VB là tất cả những gì được viết ra và nó chỉ tồn tại ở dạng viết. Như vậy, theo Trần Ngọc Thêm, VB không chỉ là sản phẩm của ngôn ngữ viết mà ở góc độ nào đó, nó còn là sản phẩm của ngôn ngữ nói. [88] Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, khái niệm VB dần mở rộng và thay đổi. Theo Nguyễn Thị Hồng Nam, thuật ngữ VB được dịch từ Tiếng Anh là “text”. “Text” có nguồn gốc từ tiếng Latin là “texere” có nghĩa là đan kết, dệt lại. Có lẽ vì thế mà khi nhắc đến VB người ta thường coi đó như một cấu trúc được tạo thành bởi sự đan kết các yếu tố từ ngữ và kí hiệu được tổ chức một cách có hệ thống nhằm mục đích nhất định phục vụ chủ ý của người tạo lập [66]. Khi nói VB được tạo thành bởi “sự đan kết các yếu tố từ ngữ và kí hiệu” là đã mở rộng phạm vi VB, hướng đến việc tìm hiểu những gì cấu thành VB không chỉ còn là “từ ngữ” mà còn là “sự đan kết của các kí hiệu”. Phạm vi VB được mở rộng. Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA đã hiểu quan niệm về VB theo nghĩa rộng hơn, xem VB là một tập hợp kí hiệu (hình thức) để biểu đạt một ý nghĩa, hàm chứa một thông điệp (nội dung). VB bao gồm tất cả những gì liên quan đến VB ngôn từ sử dụng các hình thức biểu tượng: viết tay, bản in, và dạng điện tử. Chúng cũng bao gồm cả các sản phẩm thị giác như biểu đồ, tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu, đồ thị và tranh hài hước châm biếm kèm theo ngôn ngữ viết. PISA phân loại VB (chủ yếu là VB in) thành các loại VB liên tục (continuous texts) và VB không liên tục (non - continuous texts). Các loại VB liên tục gồm có: VB miêu tả (description), VB tự sự (narration), văn lập luận (argumentation), VB giải thích (exposition), VB giới thiệu, hướng dẫn (instruction), VB tổng hợp tư liệu hoặc ghi chép (a document or record), siêu VB (hypertext). Các VB không liên tục là các dạng VB kết hợp nhiều hình thức, thể hiện nhiều kí hiệu khác nhau, được chia theo cấu trúc (danh sách đơn giản, danh sách kết hợp, danh sách giao nhau, danh sách lồng ghép), hay chia theo định dạng (các biểu mẫu, tờ thông tin, chứng từ, văn bằng, giấy chứng nhận, lời gọi và quảng cáo, biểu đồ và đồ thị, sơ đồ, bảng biểu và ma trận, bản đồ...). Đến năm 2009, PISA thêm vào VB 27 truyền thông điện tử bao gồm các VB qua các môi trường điện tử như: màn hình tinh thể lỏng, màn hình plasma, các trang web, màn hình máy tính, email và các môi trường điện tử sử dụng các VB viết như tin nhắn điện thoại di động và blog. [41]. Như vậy, theo cách phân loại này, VB liên tục thực chất là VB in truyền thống với kênh biểu đạt duy nhất là ngôn ngữ viết, những VB có hình ảnh (chẳng hạn TT) là VB không liên tục bởi ngoài kênh biểu đạt là ngôn ngữ viết, VB còn có một kênh biểu đạt khác nữa là kênh hình ảnh. Với quan niệm hiện đại về VB, chương trình giáo dục của Úc cũng xác định: VB là phương tiện giao tiếp. Những hình thức và quy ước của VB được phát triển để giúp chúng ta giao tiếp một cách hiệu quả với nhiều người khác nhau vì những mục đích khác nhau. VB có thể được viết, nói hay đa phương thức và có thể dưới dạng in hay dạng số hoặc trực tuyến (digital/online forms). VB đa phương thức có sự kết hợp của ngôn ngữ với những hệ thống giao tiếp khác như hình ảnh, âm thanh và ngôn từ như trong phim hay các phương tiện truyền thông và máy tính. [106] Theo đó, chương trình môn tiếng Anh của Úc chia VB làm 3 loại chính dù sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối và trong một số trường hợp một VB có thể thuộc vào nhiều hơn một loại. Thứ nhất là VB tưởng tượng (imaginative texts), bao gồm những VB có sử dụng các yếu tố hư cấu (tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, kịch, truyện cổ tích, TT, phim). Loại thứ hai là VB thông tin (informative texts) bao gồm những VB cung cấp thông tin (VB giải thích và mô tả những hiện tượng tự nhiên, kể lại những sự kiện, hướng dẫn và chỉ thị, quy tắc và luật lệ, các bản tin, thông báo...Loại thứ ba là VB thuyết phục (persuasive texts) đưa ra những quan điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe, người xem. Những VB này có ở cả dạng in và dạng kĩ thuật số (VB quảng cáo, tranh luận, thảo luận, bút chiến và những bài báo, bài luận mang tính thuyết phục...). [106] Nguyễn Thị Hồng Nam tổng hợp những vấn đề liên quan đến khái niệm VB như sau: có thể thấy xu hướng chung hiện nay là thiên về việc dùng thuật ngữ VB để chỉ những sản phẩm ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) và những sản phẩm kết hợp giữa ngôn ngữ và các loại kí hiệu khác. Về việc phân chia các VB, dù có sự 28 phức tạp và đôi khi ranh giới giữa các loại chỉ là tương đối nhưng nhìn chung vẫn có những loại VB chính được phân chia theo một số tiêu chí cơ bản như sau: Theo phương tiện thể hiện thì có hai loại chính là VB được in và VB không in (VB kĩ thuật số), theo phương diện cấu trúc thì ngoài loại VB viết liền mạch trên trang giấy còn có loại VB không liền mạch do có sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình (biểu đồ, tranh ảnh, công thức, đồ thị...). Theo phương diện nội dung thì gồm VB văn chương và VB thông tin. VB văn chương là loại VB sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật, có tính thẩm mĩ cao đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người. VB thông tin là thuật ngữ để chỉ các loại VB còn lại, dù có khi có những tên gọi khác nhau nhưng có chung đặc điểm là không sử dụng các yếu tố hư cấu, tưởng tượng và mục đích chính là cung cấp thông tin. Trong luận án, chúng tôi thống nhất với cách hiểu và cách phân chia các loại VB của Nguyễn Thị Hồng Nam, bởi cách hiểu thuật ngữ VB này đã thể hiện đầy đủ đặc điểm của VB hiện đại: VB là những sản phẩm ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) và những sản phẩm kết hợp giữa ngôn ngữ và các loại kí hiệu khác. 1.2.1.2. Hình ảnh Hình ảnh là một bức hình, tấm ảnh, là thứ ghi lại hay thể hiện/tái tạo được cảm nhận thị giác, tương tự với cảm nhận thị giác từ vật thể có thật, do đó mô tả được những vật thể đó. Hình ảnh có thể có hai chiều, như thể hiện trên tranh vẽ, trên mặt phẳng; hoặc ba chiều, như thể hiện trên tác phẩm điêu khắc hoặc hologram. Hình ảnh có thể được ghi lại bằng thiết bị quang học – như máy ảnh, gương, thấu kính, kính viễn vọng, kính hiển vi do con người tạo ra, hoặc bởi các cơ chế tự nhiên, như mắt người hay mặt nước. Hình ảnh có thể được dùng theo nghĩa rộng, thể hiện bản đồ, đồ thị, nghệ thuật trừu tượng. Với nghĩa này, hình ảnh có thể được tạo ra mới hoàn toàn, thay vì ghi chép lại, bằng cách vẽ, tạc tượng, in ấn hay xây dựng bằng đồ họa máy tính. Hình ảnh chuyển động còn là phim hoạt hình, video 29 Như vậy, phạm vi của hình ảnh ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Trong luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến hình ảnh tĩnh, gồm ảnh chụp, ảnh vẽ, hình minh họa, và các kiểu đồ họa hai chiều khác. Hình ảnh có một số đặc trưng sau: Theo Roland Barthes, đặc trưng đầu tiên của hình ảnh nằm ở chỗ nó có tính chất analog [157]. Điều này có nghĩa là mối liên hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa của nó dựa trên sự tương đồng có tính sao chép một đối một. Trong khi đó, ý nghĩa của từ ngữ lại hoàn toàn mang tính võ đoán, phụ thuộc vào những quy chuẩn xã hội. Vì hình ảnh có tính analog, nên nó chỉ tồn tại qua chính nó, tức là đường nét, hình khối, màu sắc. Tất cả là một thể liên tục không thể tách rời. Đặc trưng này quy định hình ảnh chỉ đơn thuần có nghĩa sở thị (denotative meaning), tức là nghĩa bậc một. Một bức ảnh không đem lại được sự hiểu gì rộng hơn chính hình thức của nó. Nghĩa liên tưởng (connotative meaning) của nó chỉ đạt được với sự hỗ trợ của quá trình phân tích các yếu tố bên ngoài, ví dụ góc chụp ảnh, cách sắp xếp các chi tiết trong hình...và rộng hơn là hệ thống biểu tượng và khuôn mẫu được xã hội công nhận. Đặc trưng thứ hai của hình ảnh theo Roland Barthes là “hình ảnh là những thông điệp không có bộ mã” [157]. Vì không có bộ mã, và không có bộ chuẩn ngữ pháp kèm theo, nên hình ảnh không có khả năng tạo ra các cú pháp trọn vẹn và mạch lạc. Do vậy, hình ảnh thường kết hợp với phần chữ (phần lời) để tạo ra cú pháp. Tuy nhiên, là những sao chép mang tính analog của hiện thực, hình ảnh có sức tác động mạnh mẽ trong việc gây ấn tượng về cảm xúc, hơn là tạo lập những lí lẽ duy lí. Tóm lại, nhờ những đặc trưng riêng biệt, hình ảnh gây một ấn tượng mạnh đến người đọc (người xem) nó, tác động trực tiếp đến thị giác cũng như cảm xúc, suy nghĩ của họ. 1.2.1.3. Quan niệm về văn bản có hình ảnh Chương trình giáo dục Úc định nghĩa VB đa phương thức là loại VB có sự kết hợp của ngôn ngữ với những hệ thống giao tiếp khác như hình ảnh, âm thanh trong phim hay các phương tiện truyền thông và máy tính [106]. Trên cơ sở đó, luận 30 án quan niệm: VB có hình ảnh là VB có sự phối hợp chặt chẽ của kênh hình (hình ảnh) và kênh chữ (phần ngôn ngữ) để tạo nghĩa cho VB trong quá trình tạo lập cũng như tiếp nhận VB. 1.2.2. Đặc trưng của văn bản có hình ảnh 1.2.2.1. Một số đặc điểm về tiếp nhận và tạo lập văn bản có hình ảnh VB có hình ảnh được tiếp cận theo cách phi tuyến tính, nhấn mạnh vai trò của yếu tố không gian. Điều này dẫn đến việc người đọc khi tiếp cận VB không nhất thiết phải tuân thủ cách tiếp cận tuyến tính như đối với VB chỉ có toàn kênh chữ (tuân thủ các quy tắc về âm, vần, nhịp điệu, cách đặt câutheo trình tự tuyến tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Đối với VB có hình ảnh, người đọc có thể lựa chọn và tìm kiếm phần mình có hứng thú thay vì phải tiếp cận lần lượt. Chẳng hạn, người đọc có thể xem tranh trước, đọc lời sau hay cũng có thể chỉ xem tranh mà không đọc lời. VB có hình ảnh chịu sự chi phối không chỉ bởi các thành phần của ngôn ngữ, mà còn bởi các thành phần của hình ảnh. Đó là đối tượng, đường nét, độ đậm nhạt, độ sáng tối, độ tương phản, góc cạnh, yếu tố xuất hiện hay không xuất hiện trong hình ảnh Do đó, khi tiếp nhận loại VB này, người đọc cần quan tâm đến cơ chế tạo nghĩa của các thành phần hình ảnh, cũng như sự kết hợp của các thành phần hình ảnh với các thành phần ngôn ngữ. VB có hình ảnh có đối tượng tiếp nhận, thời gian tiếp nhận linh hoạt hơn VB chỉ có phần ngôn từ. Về đối tượng tiếp nhận, VB có hình ảnh phù hợp với cả trẻ em chưa biết đọc hoặc mới bắt đầu học đọc như HS lớp 1, 2. Về thời gian tiếp nhận, VB có hình ảnh có thể được đọc, xem bởi nhiều người cùng lúc, chẳng hạn khi đọc, xem một truyện tranh khổ lớn trong lớp, phần hình ảnh và chữ to nhiều HS có thể cùng nhìn thấy. Ngoài ra, VB có hình ảnh có khả năng cụ thể hóa cao hơn so với VB chỉ có phần ngôn từ. Bởi khả năng xác định hình dáng, đường nét, màu sắc, sự sắp xếp khung hình đem lại cho người đọc những hình dung chính xác nhất về đối tượng. 31 Kênh hình ảnh giúp HS dễ hiểu hơn, do đó ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn so với kênh ngôn ngữ đơn thuần. Xét về cách thức tạo lập, VB có hình ảnh có cách thức tạo lập phức tạp hơn. Thay vì chỉ viết hoặc gõ chữ đơn thuần, còn phải đưa vào VB tranh vẽ hay ảnh chụp phù hợp. Do đó, VB có hình ảnh là sản phẩm kết hợp của nhiều tác giả, chẳng hạn phần lời của nhà văn, của soạn giả sách giáo khoa, phần tranh vẽ, ảnh chụp của nhiếp ảnh gia, họa sĩ Phần kênh chữ và kênh hình này phải phù hợp và kết hợp chặt chẽ để tạo ra ý nghĩa của VB. 1.2.2.2. Các thành phần nghĩa của văn bản có hình ảnh Khi nghiên cứu về VB có hình ảnh, Len Unsworth cho rằng sự kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ trong VB tạo ra một “siêu ngôn ngữ” (metalanguage) [142], do đó muốn tìm hiểu về VB có hình ảnh, cần hiểu được “siêu ngôn ngữ” này. Len Unsworth từng khẳng định: Việc sử dụng hình ảnh tích hợp với ngôn ngữ trong nhiều loại VB khác nhau (VB giấy và VB truyền thông điện tử) đã tạo ra một nhu cầu cấp thiết về nghiên cứu các loại VB đó. Cũng theo ông, muốn hiểu được loại VB này cần hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ và hình ảnh. Có thể sử dụng lí thuyết về ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday (chủ yếu là ngữ pháp lời nói) kết hợp ngữ pháp thiết kế trực quan của Kress và Van Leeuwen (chủ yếu là những mô tả kí hiệu học về ý nghĩa của hình ảnh) để hiểu VB có hình ảnh. Theo Halliday, có ba siêu chức năng (metafunctions) của ngôn ngữ là chức năng tạo ý (ideational), chức năng giao tiếp liên nhân (interpersonal) và chức năng tạo văn bản (textual). Kress và Van Leeuwen phát triển thêm lí thuyết mô tả ba loại nguồn tạo nghĩa cùng một lúc được thể hiện trong tất cả các hình ảnh. Đó là các nghĩa ý tưởng (nghĩa biểu hiện), nghĩa liên nhân và nghĩa bố cục (nghĩa thành phần). Từ đây, Len Unsworth tiếp tục nghiên cứu về sự kết hợp của ngôn ngữ và hình ảnh (image-language interaction) trong “siêu ngôn ngữ” (metalanguage). Theo đó, ông mô tả siêu chức năng của lời nói và hình ảnh về các mặt: biểu hiện, ban hành các quan hệ xã hội, tổ chức VB. Cụ thể là: Lời nói có chức năng biểu hiện ý tưởng, chức năng giao tiếp, chức năng tạo VB. Hình ảnh có chức năng đại diện 32 (hoặc trình diễn), chức năng tương tác (hoặc định hướng), chức năng bố cục (hoặc tổ chức). Sự tương tác giữa lời nói và hình ảnh trong VB tạo ra những ý nghĩa mới. Đó là ý nghĩa ý tưởng, ý nghĩa liên nhân, ý nghĩa bố cục. * Ý nghĩa ý tưởng Cơ sở của ý nghĩa mới này dựa trên quan hệ của các thành phần lời nói và hình ảnh. Đó là sự đồng thuận ý tưởng giữa lời nói và hình ảnh, sự bổ sung của hình ảnh cho lời nói, sự kết nối hình ảnh và lời nói. Trước hết, quan hệ giữa các thành phần lời nói và hình ảnh là sự tương hợp lí tưởng. Điều này được hiểu là hình ảnh có nghĩa tương đương với lời nói (VB), hình ảnh thể hiện đúng những gì phần lời mô tả. Chẳng hạn, hình ảnh một cô bé đang ngồi đọc sách sẽ tương đương với phần lời: Bạn ấy đang đọc sách. Ngoài ra, sự đồng thuận ý tưởng giữa phần lời và hình ảnh còn thể hiện ở chỗ phần lời (ngôn ngữ) truyền đạt tính chất thường xuyên của hoạt động, trong khi hình ảnh chỉ ra một ví dụ, thêm vào ý nghĩa của ngôn ngữ. Ví dụ, hình ảnh một người cha đang đi dọc phố với một chiếc cặp cung cấp một sự khởi tạo của phần lời: Cha tôi đã đi làm mỗi ngày. Hình ảnh rõ ràng đã gợi thêm ý nghĩa về những gì phần lời mô tả, chẳng hạn dáng điệu, cách ăn mặc của người cha trong ảnh có thể cho biết thêm ông làm nghề gì, nghề đó có vất vả không, ông có đi làm thường xuyên không... Quan hệ thứ hai giữa phần hình ảnh và phần lời là quan hệ bổ sung. Theo Kress và Lemke, các nguồn lực của ngôn ngữ phù hợp nhất với sự biểu hiện của các mối quan hệ tuần tự, tuyến tính, trong khi các nguồn lực của hình ảnh phù hợp nhất với việc thể hiện các quan hệ không gian. Chính vì thế, hình ảnh và ngôn ngữ có thể bổ sung cho nhau để tạo nên ý nghĩa lí tưởng của VB. Cụ thể là, với ưu thế về việc thể hiện các quan hệ không gian, hình ảnh có khả năng mở rộng ý nghĩa của VB. Chẳng hạn, lời giải thích về chu trình bốc hơi của nước từ đất và sự chuyển động của các đám mây rồi tạo thành mưa trong sách khoa học sẽ không rõ ràng như những hình ảnh về chu trình này. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, với ưu thế thể hiện không gian, hình ảnh còn có thể đứng một mình mà vẫn chuyển tải đầy đủ ý nghĩa. Đó là trường hợp của 33 các cuốn sách tranh dành cho trẻ em. Trong các sách này, phần hình ảnh có thể nhiều hơn phần lời. Có những trang sách chỉ toàn là hình ảnh. Ví dụ: Hình ảnh về cuộc sống hoang dã hay những cơn thịnh nộ của tự nhiên...Những hình ảnh này có thể dễ dàng được tiếp nhận mà không cần nhiều đến phần lời đi kèm. Tuy nhiên, theo Gill (2002), quan hệ bổ sung giữa phần hình ảnh và phần lời thể hiện rõ nhất trong việc tạo sự “phân bố”. Điều này được hiểu là hình ảnh có thể mô tả kết quả cuối cùng của một quá trình trong phần lời nói, hay lấp đầy khoảng trống trong luồng ý tưởng của phần lời nói. Chẳng hạn, để mô tả một cô bé sau chuỗi ngày đi phiêu lưu đã về đến nhà của mình, VB có thể cho biết: đã đến lúc phải về nhà. Nhưng hình ảnh thể hiện rõ cảnh ngôi nhà, cánh cổng và bãi cỏ trước sân, chứng tỏ cô bé đã về đến nhà. Như vậy, trong trường hợp này, hình ảnh đã lấp đầy khoảng trống mà phần lời để lại. Quan hệ thứ ba giữa phần hình ảnh và phần lời là quan hệ kết nối. Có hai loại kết nối giữa phần hình ảnh và phần lời. Loại kết nối thứ nhất được gọi là chiếu, bao gồm trích dẫn về lời nói hoặc suy nghĩ. Loại kết nối thứ hai liên quan đến mối quan hệ liên kết của thời gian, địa điểm và nguyên nhân. Ở loại kết nối thứ nhất (chiếu), hình ảnh được đặt cạnh phần lời trích dẫn, thể hiện rõ ràng nguồn gốc của trích dẫn. Ví dụ dễ thấy nhất là trong những VB quảng cáo, hình ảnh một người nào đó được đặt ở vị trí cận cảnh tạo ra mối quan hệ tương tác với người xem. Câu trích dẫn thường nằm ở bên cạnh (thường là ở phía trên của hình ảnh) nhằm tạo ra sự kết nối, thu hút người xem, gây ấn tượng mạnh với người xem. Ở loại kết nối thứ hai, hình ảnh kết nối với phần lời trong mối quan hệ nhân quả, thời gian và không gian. Chẳng hạn để hiểu được phần lời, cần phải xem hình ảnh ở bên cạnh. Hình ảnh lúc này thực sự là một nội dung cần phải hiểu, phải “đọc” được, kết hợp với phần lời để tạo ra ý nghĩa trọn vẹn của VB. Tóm lại, ý nghĩa ý tưởng của VB có hình ảnh dựa trên ba mối quan hệ giữa phần hình ảnh và phần lời: quan hệ đồng thuận, quan hệ bổ sung và quan hệ kết nối. 34 Đây là cơ sở cho việc tiếp nhận các VB có hình ảnh mà rộng ra là tiếp nhận các VB đa phương thức hiện đại. * Ý nghĩa liên nhân của văn bản có hình ảnh Ý nghĩa liên nhân theo quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday thường được giới hạn trong bình luận về sự thật, về những gì được thể hiện bằng ngôn ngữ học, chẳng hạn như mức độ chắc chắn và xác suất (có lẽ, dĩ nhiên, có thể, chắc chắn...) hay tần số (đôi khi, thường, luôn luôn...). Từ đây, Len Unsworth tìm hiểu ý nghĩa liên nhân của hình ảnh dựa trên ngữ pháp thiết kế trực quan của Kress và Van Leeuwen. Theo Len Unsworth, có ba bình diện chính của ý nghĩa liên nhân. Bình diện thứ nhất là sự giao tiếp giữa khán giả và những gì được thể hiện trong hình ảnh. Sự giao tiếp này có thể là khán giả tương tác trực tiếp với hình ảnh hoặc khán giả quan sát hình ảnh. Nếu ánh mắt của một hoặc nhiều nhân vật trong hình ảnh hướng về phía khán giả thì lúc đó sẽ có sự tương tác diễn ra, nhưng nếu ánh mắt không hướng vào khán giả thì khán giả đơn giản chỉ là người quan sát hình ảnh. Bình diện thứ hai là khoảng cách xã hội được thể hiện qua việc hình ảnh được thể hiện ở cự li gần, cự li trung bình, hay cự li xa. Điều này thể h...g lăng đã qua, không được thấy bằng lăng nở hoa - không được chứng kiến niềm vui của bạn mình. Vậy bé Thơ là người như thế nào? (yêu thiên nhiên, yêu hoa, hết lòng nghĩ cho bạn...) + Em thích nhân vật nào? Vì sao em thích nhân vật đó? Tổ chức cho các cá nhân tìm câu trả lời. - Cá nhân: + Xem tranh, đọc lại phần lời của truyện và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV. - Cả lớp: + Một số HS trình bày trước lớp. + Chọn bạn nói đúng và nói đủ ý theo yêu cầu của GV. GV ghi nhận một vài ý kiến, chẳng hạn: 50 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Em thích nhân vật Sẻ con vì biết quan tâm đến bạn, muốn làm cho bạn vui 2 Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo Hoạt động 8: Đọc lại cả bài. Tổ chức cho HS làm việc nhóm. HS đọc, chú ý cách đọc đúng, trôi chảy. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc bài - Nêu một việc em đã làm để bạn vui. BÀI “BỘ ÁO CỦA MÈO MƢỚP” I. Mục tiêu của bài Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: a. Về đọc đúng: - Học sinh đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định. Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài. Phát âm được một số từ khó đọc: lớn, sau, Khoang b. Về đọc hiểu: - Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu một số chi tiết quan trọng trong truyện: Mèo Mướp buồn vì nghĩ áo mình xấu nên không được đến nhà mới như các chị; mẹ mèo khuyên nhủ; mèo mướp chăm tập luyện - Hiểu nội dung toàn bài: Cần chăm chỉ, nỗ lực tập luyện như bạn mèo trong truyện, để mọi người thấy chúng ta sống có ích. 51 - Nói được nhân vật mình thích trong truyện và giải thích vì sao. Học sinh cũng có thể tự rút ra những bài học đơn giản cho bản thân về thái độ phấn đấu học tập và rèn luyện hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng nhóm, phiếu học tập.... - HS: Bài học, bảng nhóm, bút lông... III. Tổ chức dạy học Theo lớp/nhóm và cá nhân (1) Ổn định lớp học (2) Những hoạt động dạy học chủ yếu: TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG 1 Dẫn nhập Gợi mở trao đổi, tạo tâm thế tích cực cho người học Hoạt động 1: Chia sẻ Cho HS trao đổi chia sẻ về những cố gắng của em khi thực hiện một công việc nào đó. Trao đổi về những việc em đã làm. 2 Giới thiệu bài Hoạt động 2: GV giới thiệu bài đọc là một văn bản có hình ảnh (truyện tranh) về sự cố gắng chăm chỉ tập luyện của bạn mèo mướp để được đón về nhà mới. Cả lớp: Nghe GV giới thiệu KHÁM PHÁ 1 Hướng dẫn HS rèn luyện để Hoạt động 3: GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt Cá nhân: Nghe, đọc thầm theo GV 52 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS hình thành phát triển năng lực dựa trên sự gợi ý, dẫn dắt của GV. Nghe GV đọc mẫu: nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Luyện đọc trơn Hoạt động 4: Theo dõi mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài. Cá nhân: Luyện đọc từng đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. Tổ chức thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 4 nhóm: mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn. Nhóm: Tham gia thi đọc, tự cử bạn đọc của nhóm mình. + Tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau. + Nhận xét chung cả lớp. Cả lớp: + Nghe GV và các nhóm nhận xét HS của nhóm mình đọc. + Bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất. Luyện đọc hiểu: Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 1. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS quan sát tranh số 3 trong bài học (quan sát hành động của nhân vật trong tranh, đồ vật trong tranh): - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách xem tranh trong câu hỏi. (Quan sát tranh, tìm nhân vật trung tâm của bức tranh, nói về hành động của nhân vật trong tranh. - Cá nhân: Từng HS đọc thầm lại 53 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ví dụ: Nhân vật trung tâm trong tranh là chú mèo, chú đang chơi đuổi bắt chuột trước cửa nhà). bài và xem tranh trong bài để tìm câu trả lời. - Nhóm: + Xem tranh, đọc phần lời dưới tranh, thảo luận nhóm về việc làm của bạn Mèo Mướp ở câu hỏi. + Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhận xét một số câu trả lời của HS, chốt câu trả lời đúng. - Cả lớp: + Một số HS trả lời. + Nghe GV chốt câu trả lời đúng: Bạn Mèo Mướp đang đuổi bắt chuột. Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 2 Hoạt động 6: + Hướng dẫn HS quan sát tranh số 1 trong bài đọc: quan sát nhân vật trong tranh, hành động của nhân vật, vẻ mặt nhân vật. + Thi tìm chi tiết đúng với tranh vẽ: GV treo tranh và các băng giấy ghi tên các chi tiết, đại diện nhóm dán băng giấy dưới - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn - Nhóm : Từng nhóm xem tranh, đọc lời, tìm chi tiết đúng với nội dung tranh vẽ. 2 nhóm cử đại diện lên thi. Chọn nhóm thắng cuộc. 54 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS mỗi tranh, nhóm nào dán đúng và nhanh là nhóm thắng. Cho HS trình bày câu trả lời, GV chốt câu trả lời đúng. - Cả lớp: Nghe GV chốt ý trả lời đúng: Mẹ Mèo mướp đang khuyên nhủ con. Hình tay mèo mẹ đặt lên đầu mèo con cho thấy sự thân thiện, tình yêu thương của mèo mẹ dành cho mèo con. Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 3. Hoạt động 7: a1. Hướng dẫn HS quan sát tranh số 3 (sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhỏ câu hỏi): + Bạn Mèo Mướp nghĩ màu áo của mình xấu nên không được chuyển đến nhà mới, điều đó cho em biết điều gì về bạn Mèo Mướp? (đáng yêu, hồn nhiên) + Bạn Mèo chăm chỉ tập bắt chuột, tập đuổi theo quả bóng, tập vờn lá cây để mau lớn - Cả lớp: Nghe các câu hỏi hướng dẫn của GV và suy nghĩ: - Cặp: Từng cặp HS nói điều mình học được ở bạn Mèo Mướp từ những gợi ý của GV. - Cả lớp: 2-3 HS nói ý kiến trước lớp. GV ghi nhận một số ý kiến, ví dụ: Em học được ở bạn Mèo Mướp tính chăm chỉ, chịu khó rèn luyện 55 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS và tinh khôn, cho thấy bạn Mèo Mướp là nhân vật như thế nào? (chăm chỉ tập luyện, muốn làm nhiều việc tốt, nhiều việc có ích) + Em học được gì từ những điều đó của bạn Mèo? 2 Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo Hoạt động 8: Đọc lại cả bài. Tổ chức cho HS làm việc nhóm. HS đọc, chú ý cách đọc đúng, trôi chảy. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc bài - Nêu một việc em đã cố gắng làm được bố mẹ hoặc thầy cô giáo ghi nhận. BÀI “SÓI VÀ SÓC” I. Mục tiêu của bài Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: a. Về đọc đúng: - Học sinh đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định. Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài. Phát âm được một số từ khó đọc: sói, xin, hiền lành 56 b. Về đọc hiểu: - Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu một số chi tiết quan trọng trong truyện: Sóc ngã xuống người sói nên bị sói tóm được đòi ăn thịt; sóc bình tĩnh tìm cách thoát lên cành cây - Hiểu nội dung toàn bài: Sóc bị sói tình cờ tóm được nhưng nhờ thông minh, nhanh trí nên đã thoát lên cành cây, vui vẻ trả lời câu hỏi của sói. - Học sinh cũng có thể tự rút ra những bài học đơn giản cho bản thân về những việc nên làm trong những tình huống nguy hiểm, bất ngờ. II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng nhóm, phiếu học tập.... - HS: Bài học, bảng nhóm, bút lông... III. Tổ chức dạy học Theo lớp/nhóm và cá nhân (1)Ổn định lớp học (2) Những hoạt động dạy học chủ yếu: TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG 1 Dẫn nhập Gợi mở trao đổi, tạo tâm thế tích cực cho người học Hoạt động 1: Chia sẻ Cho HS trao đổi chia sẻ về những việc đã làm trong khi gặp tình huống bất ngờ. Trao đổi về những việc làm (bất ngờ đi đường gặp mưa, đến nhà bạn nhưng bạn đi vắng) 2 Giới thiệu bài Hoạt động 2: GV giới thiệu bài đọc là một văn bản có hình ảnh (truyện tranh) về bạn sóc nhanh nhẹn, thông minh nên đã Cả lớp: Nghe GV giới thiệu 57 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS thoát khỏi con sói hung dữ. KHÁM PHÁ 1 Hướng dẫn HS rèn luyện để hình thành phát triển năng lực dựa trên sự gợi ý, dẫn dắt của GV. Nghe GV đọc mẫu: Hoạt động 3: GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Cá nhân: Nghe, đọc thầm theo GV Luyện đọc trơn Hoạt động 4: Theo dõi mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài. Cá nhân: Luyện đọc từng đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. Tổ chức thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 3 nhóm: mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn. Nhóm: Tham gia thi đọc, tự cử bạn đọc của nhóm mình. + Tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau. + Nhận xét chung cả lớp. Cả lớp: + Nghe GV và các nhóm nhận xét HS của nhóm mình đọc. + Bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất. Luyện đọc hiểu: Hoạt động 5: Hướng dẫn HS quan - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn, HS đọc thầm đoạn 2 và xem tranh 58 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 1. sát tranh số 2 trong bài học (quan sát hành động của nhân vật trong tranh, vẻ mặt nhân vật trong tranh) số 2, tìm nhân vật Sói và Sóc trong tranh, kết hợp đọc phần lời (Sói tóm được Sóc và đòi ăn thịt, Sóc xin tha) để tìm từ thể hiện vẻ mặt nhân vật trong tranh (sợ hãi, lo lắng) - Nhóm: + Thảo luận nhóm về vẻ mặt của Sóc khi bị Sói bắt ở trong tranh số 2. + Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, VD: Vẻ mặt Sóc rất sợ hãi khi bị Sói bắt. Nhận xét một số câu trả lời của HS, chốt câu trả lời đúng. - Cả lớp: + Một số HS trả lời. + Nghe GV bổ sung: Sóc làm ra vẻ sợ hãi, nhưng nó rất bình tĩnh, tìm cách để thoát khỏi Sói. Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 2 Hoạt động 6: Hướng dẫn HS bằng KT đặt câu hỏi: + Sóc bị Sói bắt được nhưng vẫn bình tĩnh, tìm cách thoát khỏi Sói, điều đó cho em biết gì về nhân vật Sóc? (nhanh nhẹn, - Cả lớp: Nghe các câu hỏi hướng dẫn của GV. - Cặp: Từng cặp HS nói về nhân vật mình thích từ những gợi ý của GV. - Cả lớp: 2-3 HS nói ý kiến trước lớp. GV ghi nhận một số ý kiến, ví dụ: Em thích nhân vật Sóc vì bạn ấy rất nhanh nhẹn, thông 59 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS thông minh, bình tĩnh trong khi gặp nguy hiểm). + Sói muốn biết vì sao họ nhà Sóc luôn vui vẻ, còn mình thì buồn bã. Em nghĩ gì về Sói? + Em thích nhân vật nào trong truyện? minh... Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 3. Hoạt động 7: a1. Hướng dẫn HS quan sát tranh và lời trong truyện, tìm trình tự sắp xếp của tranh và lời. - Nhóm: + Nhìn phần tranh vẽ và phần chữ của truyện, xác định trình tự sắp xếp của tranh và lời (trong mỗi đoạn truyện, phần tranh được trình bày ở bên trái, phần lời được trình bày ở bên phải) + Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Cả lớp: Nghe GV chốt ý trả lời đúng: Trong mỗi đoạn truyện, phần tranh vẽ được trình bày theo trình tự từ trái sang phải. 2 Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách Hoạt động 8: Đọc lại cả bài. Tổ chức cho HS làm việc nhóm. HS đọc, chú ý cách đọc đúng, trôi chảy. 60 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc bài - Nêu một việc em đã làm được trong một tình huống bất ngờ. Lớp 2 BÀI “CÂU CHUYỆN VỀ GIỌT NƢỚC” I. Mục tiêu của bài Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: a. Về đọc đúng: - Học sinh đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định. Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài. Phát âm được một số từ khó đọc: sen, mặt trời b. Về đọc hiểu: - Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu một số chi tiết quan trọng trong truyện: một giọt nước nhỏ đọng trên lá sen; Gió, Mây, Mưa đi qua đều nhận là mình mang giọt nước đến; Bác Mặt trời lên tiếng giảng hòa giọt nước là của chung. - Hiểu nội dung toàn bài: Câu chuyện về giọt nước kể về vòng tuần hoàn của nước từ khi giọt nước bốc hơi lên trời đến khi rơi xuống lại thành giọt nước. - Học sinh cũng có thể tự rút ra những bài học đơn giản cho bản thân về việc bảo vệ, tiết kiệm nước. II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng nhóm, phiếu học tập...đủ cho số nhóm dự kiến thành lập. - HS: Bài học, bảng nhóm, bút lông... III. Tổ chức dạy học Theo lớp/nhóm và cá nhân 61 (1) Ổn định lớp học (2) Những hoạt động dạy học chủ yếu: TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG 1 Dẫn nhập Gợi mở trao đổi, tạo tâm thế tích cực cho người học Hoạt động 1: Chia sẻ Cho HS trao đổi chia sẻ về những việc đã làm để bảo vệ nguồn nước. Trao đổi về những việc đã làm. 2 Giới thiệu bài Hoạt động 2: GV giới thiệu bài đọc là một văn bản có hình ảnh (truyện tranh) về giọt nước và vòng tuần hoàn của nước. Cả lớp: Nghe GV giới thiệu KHÁM PHÁ 1 Hướng dẫn HS rèn luyện để hình thành phát triển năng lực dựa trên sự gợi ý, dẫn dắt của GV. Nghe GV đọc mẫu: Hoạt động 3: GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Cá nhân: Nghe, đọc thầm theo GV Luyện đọc trơn Hoạt động 4: Theo dõi mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp các Cá nhân: Luyện đọc từng đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. 62 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS đoạn đến hết bài. Tổ chức thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 3 nhóm: mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn. Nhóm: Tham gia thi đọc, tự cử bạn đọc của nhóm mình. + Tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau. + Nhận xét chung cả lớp. Cả lớp: + Nghe GV và các nhóm nhận xét HS của nhóm mình đọc. + Bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất. Luyện đọc hiểu: Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 1. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS quan sát tranh số 2 trong bài học (quan sát hành động của nhân vật trong tranh): Ví dụ: Trong tranh số 2 có nhân vật Chị Gió, Cô Mây Hồng, Cô Mưa. Các nhân vật này được thể hiện ở phần trên của bức tranh, phía bầu trời. Bên dưới bức tranh vẽ cảnh đầm sen, có lá sen, hoa sen hồng - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách xem tranh số 2 (quan sát tranh, tìm các nhân vật trung tâm của bức tranh, không gian trong tranh) - Cá nhân: Từng HS đọc thầm đoạn 2 và xem tranh số 2. Nhận xét một số câu - Cả lớp: 63 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS trả lời của HS, chốt câu trả lời đúng. + Một số HS trả lời. + Nghe GV chốt câu trả lời đúng: Chị Gió, Cô Mây Hồng, Cô Mưa đang trò chuyện trên đầm sen. Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 2 Hoạt động 6: Hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc lời trong truyện, tổ chức trò chơi. + GV giới thiệu mục đích của trò chơi là giúp HS hiểu được quá trình giọt nước được sinh ra. Tên trò chơi là “Thi vẽ sơ đồ nhanh”. - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách chơi như sau: Lớp chia nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS. Mỗi nhóm được phát một tờ giấy trắng khổ to, bút dạ, bút màu... Trong thời gian 15 phút, các nhóm thảo luận, vẽ sơ đồ về quá trình giọt nước được sinh ra dựa trên những gợi ý từ các vật: đám mây, mưa, giọt nước. Nhóm nào vẽ đúng, đẹp và nhanh là nhóm thắng cuộc. Tổ chức cho các nhóm quan sát tranh, đọc phần lời dưới tranh, thảo luận tìm câu trả lời. - Nhóm: + Các nhóm thực hiện chơi, HS được GV hỗ trợ khi cần. + Các nhóm treo các sản phẩm là sơ đồ đã vẽ của nhóm lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, đánh giá. GV củng cố kiến thức của bài học. Cho HS trình bày câu trả lời, GV chốt câu trả lời đúng. - Cả lớp: Nghe GV chốt câu trả lời đúng: Mặt trời chiếu hơi nóng xuống làm giọt nước tan biến 64 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS (bốc hơi) thành mây, nhờ gió mà mây bay đi khắp nơi, mây nặng tạo ra mưa rơi xuống đất lại thành giọt nước. Sơ đồ đúng là : hình mây - hình mưa - hình giọt nước. Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 3. Hoạt động 7: Hướng dẫn HS nhìn phần tranh vẽ và phần lời của truyện, xác định trình tự sắp xếp của tranh và lời - Nhóm: Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Cả lớp: Nghe GV chốt ý trả lời đúng: Phần tranh và phần lời trong truyện được sắp xếp theo trình tự từ trái sang phải. Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 4. Hoạt động 8: Tổ chức cho HS đóng vai chị Gió, cô Mây Hồng, cô Mưa, bác Mặt Trời nói lời giải thích của mình. + GV chia lớp thành 3 đến 4 nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm (một bạn đóng vai chị Gió, một bạn đóng vai cô Mây Hồng, một bạn đóng vai cô Mưa, một bạn đóng vai bác Mặt - Cả lớp: nghe GV hướng dẫn. - Nhóm: + Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai, các bạn trong nhóm tự nhận vai của mình, nhẩm “lời thoại” của nhân vật mà mình đảm nhận. Mỗi HS quan sát phần tranh và phần lời, sáng tạo và tự tập cho đúng câu từ, giọng điệu của từng nhân vật. Chẳng hạn: lời chị Gió xen lẫn tiếng “ào ào”, lời cô Mưa xen tiếng “lộp độp”, giọng cô Mây êm nhẹ, bác Mặt Trời có giọng ồm ồm. Bên cạnh đó, có thể chọn trang phục phù hợp với từng 65 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Trời, các bạn khác đóng vai những cô Sen Hồng). GV cũng quy định rõ thời gian đóng vai khoảng 5 đến 7 phút. vai. Chẳng hạn, chọn cho cô Mây Hồng áo choàng mỏng nhẹ màu hồng, chị Gió áo màu xanh, cô Mưa áo đen, bác Mặt Trời áo vàng. Sau khi chọn vai, tập vai, các vai sẽ kết hợp tập tình huống của bài. + Các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai của nhóm mình. HS trả lời câu hỏi về cách diễn vai chị Gió (cô Mây Hồng, cô Mưa, bác Mặt Trời). - Cả lớp: Nghe GV kết luận về các vai HS đã đóng và giúp HS hiểu ý nghĩa của việc đóng vai. 2 Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo Hoạt động 9: Đọc lại cả bài. Tổ chức cho HS làm việc nhóm. HS đọc, chú ý cách đọc đúng, trôi chảy. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc bài - Nêu một việc em đã làm để tiết kiệm nước. 66 BÀI “SỰ TÍCH HỒ GƢƠM” I. Mục tiêu của bài Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: a. Về đọc đúng: - Học sinh đọc trôi chảy toàn bài theo tốc độ đọc quy định. Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài. Phát âm được một số từ khó đọc: sự tích, Lê Lợi b. Về đọc hiểu: - Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu một số chi tiết quan trọng trong truyện: Lê Thận thấy một lưỡi gươm quý trong một lần kéo lưới; Lưỡi gươm vừa chuôi gươm của Lê Lợi; Lưỡi gươm giúp Lê Lợi thắng giặc và lên ngôi vua; Rồng vàng lấy lại lưỡi gươm. - Hiểu nội dung toàn bài: truyện giải thích tên gọi Hồ Gươm ngày nay. - Học sinh có thể tự nói về sự yêu quý đối với Hồ Gươm, tình cảm với quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng nhóm, phiếu học tập...đủ cho số nhóm dự kiến thành lập. - HS: Bài học, bảng nhóm, bút lông... III. Tổ chức dạy học Theo lớp/nhóm và cá nhân (1) Ổn định lớp học (2) Những hoạt động dạy học chủ yếu: TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHỞI ĐỘNG 1 Dẫn nhập Gợi mở trao đổi, tạo tâm thế tích cực cho người học Hoạt động 1: Chia sẻ Cho HS trao đổi chia sẻ về những cảnh đẹp của quê hương. Trao đổi. 67 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2 Giới thiệu bài Hoạt động 2: GV giới thiệu bài đọc là một văn bản có hình ảnh (truyện tranh) kể về nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm. Cả lớp: Nghe GV giới thiệu KHÁM PHÁ 1 Hướng dẫn HS rèn luyện để hình thành phát triển năng lực dựa trên sự gợi ý, dẫn dắt của GV. Nghe GV đọc mẫu: Hoạt động 3: GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Cá nhân: Nghe, đọc thầm theo GV Luyện đọc trơn Hoạt động 4: Theo dõi mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài. Cá nhân: Luyện đọc từng đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. Tổ chức thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 4 nhóm: mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn. Nhóm: Tham gia thi đọc, tự cử bạn đọc của nhóm mình. + Tổ chức cho HS nhận xét lẫn nhau. + Nhận xét chung cả Cả lớp: + Nghe GV và các nhóm nhận xét HS của nhóm mình đọc. 68 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS lớp. + Bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất. Luyện đọc hiểu: Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 1. Hoạt động 5: + Hướng dẫn HS quan sát tranh số 1 trong bài học (quan sát hành động của nhân vật trong tranh, đồ vật trong tranh) + Tổ chức cho HS thi tìm chi tiết đúng với tranh vẽ: GV treo tranh và các băng giấy ghi tên các chi tiết, đại diện nhóm dán băng giấy dưới mỗi tranh, nhóm nào dán đúng và nhanh là nhóm thắng. - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn: - Nhóm : Từng nhóm xem tranh, tìm chi tiết đúng với nội dung tranh vẽ. 2 nhóm cử đại diện lên thi. Chọn nhóm thắng cuộc. Nhận xét một số câu trả lời của HS, chốt câu trả lời đúng. - Cả lớp: Nghe GV chốt ý trả lời đúng. (Tranh vẽ một người đánh cá đang kéo lưới, trên lưới có một lưỡi gươm, lưỡi gươm tỏa ánh sáng rực trong lưới đánh cá. Do đó, ý trả lời đúng là: Lê Thận tìm thấy một lưỡi gươm) 69 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 2 Hoạt động 6: Hướng dẫn HS quan sát tranh và đọc lời: Các ý trong câu trả lời đều được nhắc đến trong bài, câu trả lời đúng là ý bao quát nội dung toàn bài, HS xem tranh kết hợp đọc lời để tìm ý đúng. - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn nói về từng ý trả lời. - Nhóm: Xem tranh vẽ, đọc lại phần lời của truyện và thảo luận tìm câu trả lời. - Cả lớp: Một số HS trình bày về ý trả lời đúng. Chọn bạn nói đúng nhất. GV chốt ý trả lời đúng: ý b (Truyện giải thích tên gọi của Hồ Gươm) Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 3. Hoạt động 7: Hướng dẫn quan sát các nhân vật trong tranh, tìm nhân vật yêu thích: Các nhân vật trong truyện đều có ý nghĩa đối với chiến thắng của dân ta: Long quân cho dân ta mượn gươm thần, Lê Thận tìm thấy gươm, Lê Lợi dùng gươm đánh thắng giặc, Rùa vàng nhận lại gươm để dân ta được sống yên bình...Em tự chọn - Cả lớp: Nghe GV gợi ý trả lời: - Cá nhân: Tự chọn nhân vật yêu thích, trình bày trước lớp lí do yêu thích. 70 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS một nhân vật mình thích và đưa ra lí do. Tổ chức cho HS đọc hiểu, trả lời câu hỏi số 4. Hoạt động 8: GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động: + Đóng vai Lê Lợi thể hiện câu nhà vua nói khi trao lại gươm cho Long vương và diễn tả vẻ mặt của nhà vua khi đó. + Lớp chia nhóm, mỗi nhóm chọn người đóng vai Lê Lợi, vai rùa vàng, vai các bá quan văn võ, thảo luận về câu nói của nhà vua với các bá quan sau khi trao gươm cho rùa vàng, tham khảo câu nói sau: “Đức Long vương cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai - Cả lớp: Nghe GV gợi ý: - Nhóm: Các nhóm quan sát kĩ phần tranh vẽ và phần lời (tranh vẽ cảnh nhà vua ngồi trên thuyền, tay cầm thanh gươm, quanh vua là các bá quan văn võ; bên cạnh thuyền rồng là một con rùa vàng to, đang nhô đầu lên khỏi mặt nước); thảo luận, phân vai, thực hiện đóng vai. - Cả lớp: Thi đóng vai Lê Lợi, nhóm nào có phần thể hiện tốt (câu nói của nhà vua hay, phù hợp; vẻ mặt diễn tả đúng thần thái của một vị vua) là nhóm thắng. 71 TT Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS rùa lấy lại.” 2 Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo Hoạt động 9: Đọc lại cả bài. Tổ chức cho HS làm việc nhóm. HS đọc, chú ý cách đọc đúng, trôi chảy. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc bài - Nói về một cảnh đẹp quê hương đất nước mà em thích. 72 PHỤ LỤC 10: BÀI HỌC VĂN BẢN CÓ HÌNH ẢNH 10.1. Bài học cho học sinh lớp 1 Đôi bạn 1. Linh và Trang cùng học lớp 1A. Hai bạn rất thân nhau. 2. Hôm ấy tới lớp, Linh chờ mãi không thấy Trang. Cô giáo nói Trang bị ốm phải nghỉ học. 3. Hôm sau là ngày thứ bảy, Linh xin phép mẹ sang thăm Trang. Linh mang quà đến cho bạn. 4. Trang vui hẳn lên. Em ôm món quà của bạn vào lòng. Cả hai cùng cười nói ríu rít bên nhau như đôi chim nhỏ. 1. Nhìn tranh số 1 và trả lời: Linh và Trang cùng nhau làm gì trong giờ ra chơi? 2. Nhìn tranh số 2, mỗi em nói giúp Linh điều bạn ấy cảm thấy khi biết Trang nghỉ học. 3. Nhìn tranh số 3, nói tên món quà Linh tặng Trang. Em học được điều gì tốt của bạn Linh? Tặng bạn con gấu này! Cảm ơn Trang! Tớ khỏe rồi này! 73 Bộ áo của Mèo Mướp 1. Các chị Mèo Khoang, Mèo Tam Thể được đón đến chỗ ở mới. Mèo Mướp buồn vì không được đến nhà mới. 2. Mèo Mướp hỏi mẹ vì sao nó không được đến nhà mới. 3. Từ hôm đó, Mèo Mướp rất chăm tập luyện. Chú tinh khôn hẳn lên. 4. Bác hàng xóm đón Mèo Mướp về nhà. Lúc này, chú mới hiểu: muốn về nhà mới phải biết bắt chuột. (Phỏng theo truyện cùng tên của Phong Thu) 1. Nói tên việc làm của bạn Mèo Mướp trong tranh. 2. Thảo luận trong nhóm: - Tìm chi tiết đúng với tranh vẽ. a. Mẹ Mèo Mướp khuyên nhủ con. b. Mèo Mướp đang đuổi theo quả bóng. c. Mèo Mướp đang ở nhà bác hàng xóm. - Hình tay mèo mẹ đặt lên đầu mèo con cho em biết tình cảm gì của mèo mẹ dành cho con? 3. Em học được gì từ bạn Mèo Mướp? Mẹ ơi, sao không ai đón con? Có phải vì áo con xấu không? Vì con chưa biết bắt chuột như các chị. 74 Chú sẻ con và bông hoa bằng lăng 1. Tổ sẻ con nằm trên cây bằng lăng. Năm nay, bằng lăng nở hoa mà không vui. Vì bé Thơ bị ốm phải đi bệnh viện. Bé Thơ là bạn của bằng lăng. 2. Sẻ mẹ nói chuyện với Sẻ con về bằng lăng và bé Thơ. 3. Hôm sau, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Bông hoa cao hơn cửa sổ của bé. . 4. Sẻ con rất thương bằng lăng và bé Thơ. Sẻ con đáp xuống cành hoa làm bông hoa chúc xuống. Bé Thơ nhìn thấy bông bằng lăng nên rất vui. (Theo Phạm Hổ) 1. Thảo luận nhóm: tìm chi tiết đúng với tranh. a. Sẻ mẹ và sẻ con trò chuyện b. Bé Thơ khỏi ốm. c. Cây bằng lăng nở bông hoa cuối cùng. 2. Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao em thích nhân vật đó? Bé Thơ không được xem bằng lăng nở hoa. Hết mùa hoa rồi! Đẹp quá! Bằng lăng đã giữ lại bông hoa cuối cùng. 75 Sói và Sóc 1. Sóc đang chuyền trên cành cây lỡ chân ngã xuống người Sói đang nằm ngủ dưới gốc cây. 2. Sói tóm được Sóc và đòi ăn thịt. Sóc xin tha. Sói nói: - Nếu mày nói cho tao biết vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui thì tao sẽ thả mày. 3. Sói thả Sóc ra. Sóc trèo tót lên cành cây rồi nói: - Ông lúc nào cũng buồn vì ông luôn độc ác. Cái độc ác làm ông buồn bực. Họ nhà Sóc vui vẻ vì chúng tôi hiền lành, yêu mến mọi người. Theo Li-ép Tôn-xtôi 1. Nhìn tranh số 2 và cho biết Sóc đang làm gì? 2. Em thích nhân vật nào trong truyện, vì sao? 3. Trong mỗi đoạn truyện, phần tranh và phần chữ được sắp xếp theo trình tự nào: a.Từ trên xuống dưới b. Từ trái sang phải Tao lúc nào cũng buồn rũ cả người. Họ nhà Sóc hiền lành. Ông thả cháu ra cháu sẽ nói Ôi!!! 76 10.2. Bài học cho học sinh lớp 2 Câu chuyện về giọt nước 1. Một giọt nước nhỏ đọng trên chiếc lá sen, gần chỗ cô Sen Hồng. 2. Chị Gió, Cô Mây Hồng và Cô Mưa đi qua, ai cũng nhận giọt nước là của mình. 3. Mọi người cãi nhau mãi. Bác Mặt Trời thấy vậy liền cười to: - Khi bác chiếu những tia nắng xuống thì giọt nước tan đi tạo thành mây, chị Gió đưa cô Mây đi khắp nơi, Mây nặng tạo ra Mưa rơi xuống đọng trên chiếc lá sen này. (theo Lê Tuyết Lê) 1.Nhìn tranh số 2 và cho biết: Chị Gió, cô Mây Hồng, cô Mưa đang trò chuyện ở đâu? 2. Chơi trò vẽ sơ đồ cho thấy quá trình giọt nước sinh ra từ những vật sau: 3. Phần tranh và phần lời của truyện được sắp xếp theo trình tự nào sau đây: a. Từ trên xuống dưới b. Từ trái sang phải 4. Đóng vai chị Gió, cô Mây Hồng, cô Mưa, bác Mặt Trời nói lời giải thích của mình. Tôi sinh ra giọt nước ấy! Tôi mang giọt nước đến đây. Giọt nước của tất cả chúng ta đấy! Giọt nước tới đây bằng cách nào nhỉ? Giọt nước của tôi đấy! 77 Sự tích Hồ Gươm 1. Thời ấy, giặc Minh đô hộ nước ta. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng lực lượng còn yếu. Long vương quyết định cho dân ta mượn gươm thần giết giặc. Lưỡi gươm được Lê Thận tìm thấy. 2. Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi đến nhà Thận và thấy lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi tìm thấy một chuôi gươm nạm ngọc vừa khớp lưỡi gươm này. 3. Với thanh gươm thần, Lê Lợi thắng giặc Minh nhiều trận. Sau đó, Lê Lợi lên ngôi vua. 4. Một lần, dạo quanh hồ Tả Vọng, một con rùa vàng đến đòi lại thanh gươm. Thanh gươm rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng, rùa mở miệng đỡ thanh gươm rồi lặn xuống. Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay còn gọi hồ Hoàn Kiếm. 1. Thảo luận nhóm: tìm chi tiết đúng với tranh vẽ. a. Lê Thận tìm thấy lưỡi gươm. b. Lê Lợi lên ngôi vua c. Lê Thận gia nhập nghĩa quân. 2. Nội dung chính của truyện là gì? a. Truyện kể về rùa vàng. b. Truyện giải thích tên gọi Hồ Gươm c. Truyện nói về người đánh cá tên Lê Thận. 3. Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao em thích nhân vật đó? 4. Đóng vai Lê Lợi, nói lời cảm ơn, diễn tả nét mặt, cử chỉ của nhà vua khi trả gươm cho Long vương. A! một lưỡI gươm Vừa khớp với chuôi gươm! Bệ hạ hoàn gươm cho Long vương! 78 PHỤ LỤC 11: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM 11.1. Hình ảnh thực nghiệm tại Hà Nội 79 11.2. Hình ảnh thực nghiệm tại Bắc Giang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nang_luc_doc_hieu_van_ban_co_hinh_anh_cho.pdf
  • pdfthông tin LA Giang, tiếng Anh, 22-6-2020.pdf
  • pdfThong tin LATS, Giang, 22-6-2020.pdf
  • pdfTóm tắt LA tiếng Anh, NCS Giang.pdf
  • pdfTóm tắt LA, NCS Giang.pdf
  • pdfTrích yếu LA, Giang, English.pdf
  • pdfTrich yeu luan an , Giang,.pdf
Tài liệu liên quan