Luận án Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ HÀ PHƯƠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ HÀ PHƯƠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục Mã số: 9 14 01 02 LUẬN ÁN

pdf231 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Đức Minh 2. TS. Trần Văn Hùng HÀ NỘI - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày...tháng...năm 2021 Tác giả luận án Lê Hà Phương ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã được nhận rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ tình cảm quý trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đức Minh và TS. Trần Văn Hùng, những cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lí khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế; các nhà khoa học; các chuyên gia cố vấn của Nhật Bản và Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nghiên cứu sinh. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các lãnh đạo, giảng viên và sinh viên của trường Đại học Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và hợp tác trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa tiếng Nhật, Bộ môn Thực hành tiếng, cùng các thầy, cô và anh chị em đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc cũng như động viên tinh thần trong suốt quá trình viết luận án. Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người thân trong gia đình và những người bạn đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ để giúp tôi có thêm niềm tin, động lực để vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành luận án. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này! Hà Nội, ngày...tháng...năm 2021 Tác giả luận án Lê Hà Phương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ II MỤC LỤC ............................................................................................................. III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. VII DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .......................................................... X MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................3 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3 6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..............................................4 7. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................7 8. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................7 9. Cấu trúc của luận án. ............................................................................................8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ .........................................................................................................9 CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ ................9 VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI ...................................................................................9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................9 1.1.1. Một số nghiên cứu về Đọc hiểu và Năng lực đọc hiểu ................................9 1.1.2. Một số nghiên cứu về năng lực đọc hiểu ngoại ngữ .................................. 13 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ ............................ 15 1.1.4. Một số nhận định ..................................................................................... 16 1.2. Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài .............................................................................................. 18 1.2.1. Đặc điểm sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................................................................................................................. 18 1.2.2. Khái niệm năng lực đọc hiểu ngoại ngữ ................................................... 18 1.2.3. Khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................................................................. 20 iv 1.3. Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học Ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................................................................... 36 1.3.1. Khái niệm Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ .................................. 36 1.3.2. Mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học Ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài.............................................. 37 1.3.3. Nguyên tắc phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài.............................................. 38 1.3.4. Nội dung phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài.............................................. 39 1.3.5. Các con đường phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ....................................... 40 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ ........... 52 1.4.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 52 1.4.2. Yếu tố khách quan .................................................................................... 53 Kết luận chương 1 ................................................................................................ 55 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI ................................................................. 56 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ .. 56 2.1.1. Ngôn ngữ thuộc hệ Ấn-Âu ........................................................................ 56 2.1.2. Ngôn ngữ hệ Hán-Tạng ............................................................................ 59 2.1.3. Ngôn ngữ hệ Nhật Bản ............................................................................. 60 2.2. Thực trạng phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp đối với sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Nhật ....................................................... 61 2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng............................................................. 61 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ..................................................................... 68 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng .................................................................. 87 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 90 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................................................................................. 92 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 92 3.1.1. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của đại học chuyên ngữ ............ 92 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với chương trình đào tạo, chương trình môn học ........ 92 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi ............................................................ 92 v 3.1.4. Đảm bảo tính phát triển ........................................................................... 93 3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống ............................................................................. 93 3.2. Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài .............................................. 93 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................................. 93 3.2.2. Biện pháp 2: Thiết kế qui trình dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ..... 97 3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế hoạt động đọc đa dạng nhằm phát huy năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ............................................................................................................... 107 3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................ 111 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 129 3.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 130 3.3.1. Khảo nghiệm các biện pháp ................................................................... 130 3.3.2. Thực nghiệm các biện pháp ................................................................... 133 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 154 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ....................... 160 ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................... 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 161 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 173 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 BP Biện pháp 3 CBQL Cán bộ quản lí 4 CEFR Common European Framework of Reference for Languages - Khung tham chiếu chung Châu Âu 5 ĐC Đối chứng 6 ĐH Đại học 7 ĐHH Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế 8 ĐHNN Đại học ngoại ngữ 9 ĐHQGHN Đại học Quốc gia - Hà Nội 10 EJU Examination for Japanese University Admission Kì thi du học Nhật Bản 11 GV Giảng viên 12 JF Japan Foundation - Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản 13 JLPT Japan language proficiency test Kì thi năng lực tiếng Nhật 14 KNLNNVN Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam 15 NL Năng lực 16 NLĐH Năng lực đọc hiểu 17 NLĐHNN Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ 18 PP Phương pháp 19 PPDH Phương pháp dạy học 20 SV Sinh viên 21 TB Trung bình 22 TN Thực nghiệm 23 TT Thứ tự 24 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên các bảng Trang Bảng 1.1. Các cấp độ năng lực đọc hiểu theo CEFR 27 Bảng 1.2. Các hình thức đọc hiểu tiếng Nhật của JLPT 28 Bảng 1.3. Các thành tố của năng lực đọc hiểu theo EJU 30 Bảng 1.4. Đặc tả tổng quát cho kĩ năng đọc hiểu ngoại ngữ 31 Bảng 1.5. Phân loại theo chức năng/ nhiệm vụ của đọc hiểu ngoại ngữ 32 Bảng 2.1. Thống kê thông tin khảo sát giảng viên giảng dạy tiếng Nhật 66 Bảng 2.2. Thống kê đối tượng sinh viên khảo sát theo trường 67 Bảng 2.3. Thống kê số lượng sinh viên từng năm theo trường 68 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của GV và SV về vai trò của NLĐH tiếng Nhật 68 Bảng 2.5. Thực trạng mức độ cần thiết của NLĐH tiếng Nhật đối với SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật 70 Bảng 2.6. Thực trạng mức độ NLĐH tiếng Nhật của SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật 71 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ NLĐH tiếng Nhật của SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật (độ lệch chuẩn) 72 Bảng 2.8. Nhận thức của GV và SV về sự cần thiết phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật 74 Bảng 2.9. Nhận thức của GV và SV về bản chất của phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật 75 Bảng 2.10. Nhận thức của GV và SV về mục tiêu của phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật 76 Bảng 2.11. Thực trạng việc thực hiện các nội dung phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ 78 viii Tên các bảng Trang Nhật Bảng 2.12. Thực trạng việc sử dụng các con đường phát triển NLĐH tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật 80 Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện qui trình dạy học đọc hiểu tiếng Nhật để phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật 81 Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu tiếng Nhật 83 Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài 85 Bảng 3.1. Khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài 95 Bảng 3.2. Nội dung phát triển NLĐHNN trong giai đoạn thực hành tiếng 100 Bảng 3.3. Phân loại chiến lược đọc hiểu ngoại ngữ 104 Bảng 3.4. Các thành tố và tiêu chí đánh giá năng lực đọc hiểu ngoại ngữ 112 Bảng 3.5. Các mức dộ đánh giá đối với các tiêu chí 114 Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp phát triển NLĐH ngoại ngữ cho SV ĐH ngành NN, VH&VHNN 115 Bảng 3.7. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát triển NLĐH ngoại ngữ cho cho SV ĐH ngành NN, VH&VHNN 131 Bảng 3.8. Kết quả HSTQ giữa mức độ khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành NN, VH&VHNN 131 Bảng 3.9. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 135 Bảng 3.10. Tiến trình đánh giá NLĐH tiếng Nhật 137 ix Tên các bảng Trang Bảng 3.11. Kết quả kiểm định năng lực của lớp thực nghiệm (NB2) 142 Bảng 3.12. Kết quả phân tích Paired Samples T-Test của lớp thực nghiệm (NB2) 143 Bảng 3.13. Kết quả kiểm định năng lực của lớp đối chứng (NB1) 143 Bảng 3.14. Kết quả phân tích Paired Samples T-Test của lớp đối chứng (NB1) 144 Bảng 3.15. Điểm trung bình NLĐH tiếng Nhật của lớp ĐC và TN sau 2 vòng thực nghiệm 145 Bảng 3.16. Kết quả phân tích Independent Sample Test điểm đầu ra B1 và B2 145 Bảng 3.17 Bảng phân phối tần suất mức độ năng lực của lớp ĐC và lớp TN (B1) 146 Bảng 3.18 Bảng phân phối tần suất mức độ năng lực của lớp ĐC và lớp TN (B2) 146 Bảng 3.19. Thống kê số SV theo các mức NLĐH tiếng Nhật trước và sau TN 147 Bảng 3.20. Kết quả đánh giá của SV đối với các biện pháp sau thực nghiệm 149 x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Tên sơ đồ, hình vẽ Trang Hình 1.1. Mô hình năng lực đọc hiểu tiếng Nhật của Shinrai 23 Hình 1.2. Cấu trúc năng lực đọc hiểu ngoại ngữ 26 Hình 1.3. Mô hình tự đánh giá mức độ đọc hiểu tiếng Nhật JLPT-Can do 29 Sơ đồ 3.1. Qui trình dạy học đọc hiểu ngoại ngữ theo hướng phát triển năng lực 100 Hình 3.2. Mô hình dạy học đọc hiểu Process Reading kết hợp với Jigsaw Reading 103 Sơ đồ 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 129 Biểu đồ 3.4. Mức độ hứng thú của SV khi tham gia thực nghiệm các BP phát triển NLĐH tiếng Nhật 148 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội hơn để giao lưu quốc tế, mở cửa thị trường và đón nhận những thành tựu mới nhất. Vì thế, ngoại ngữ lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Việc hiểu biết ít nhất một ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) là điều cần thiết đối với tất cả những ai muốn tìm tòi, học hỏi kiến thức mới. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu biết một ngoại ngữ mà không sử dụng thành thạo được ngoại ngữ đó cũng sẽ dẫn đến những hạn chế, tồn tại nhất định. Việc sử dụng thành thạo một ngoại ngữ có thể giúp sinh viên tìm được một việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu khi trong các yêu cầu việc làm hiện nay nhất định phải có yếu tố ngoại ngữ. Vai trò của ngoại ngữ vì thế được đề cao, và trong các chính sách đào tạo và phát triển ngoại ngữ của Nhà nước luôn đề cập đến vấn đề này. Tại Việt Nam, ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ chính được đưa vào giảng dạy phổ thông bởi tính chất phổ biến toàn cầu của nó thì trong bối cảnh hiện nay việc biết thêm các ngoại ngữ mới khác đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, sau khi có chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bên cạnh các doanh nghiệp châu Âu, châu Mỹ... vốn đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư từ rất lâu thì các doanh nghiệp của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang triển khai mở rộng thị trường tại đây. Ngoài ra, các hiệp định và chính sách về giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng khiến số lượng người Việt Nam học tiếng Nhật, tiếng Hàn... cũng ngày một đông hơn. Điều này đã dẫn đến nhu cầu tăng cường về chất lượng nguồn nhân lực thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt là năng lực đọc hiểu ngoại ngữ và năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả và năng suất công việc. Để đánh giá năng lực ngoại ngữ nói chung thì cần phải xét trên nhiều yếu tố như Kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...); kiến thức văn hóa – xã hội; kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và thái độ (ý thức, động lực) của người học ngoại ngữ. Trong đó, đọc hiểu ngoại ngữ được đánh giá là kỹ năng rất quan trọng đối với người học bởi chịu sự ảnh hưởng khá nhiều từ cách thức đọc hiểu bằng tiếng mẹ kết hợp với quá trình xử lý ngôn ngữ thứ hai để có thể lí giải nội dung văn bản đọc hiểu. 2 Vì thế, có thể xem đọc hiểu ngoại ngữ là năng lực quan trọng, là yếu tố không thể thiếu để học ngoại ngữ tốt. Có thể chứng minh tầm quan trọng của đọc hiểu qua hàng loạt công trình nghiên cứu về hoạt động đọc đặc biệt trong giai đoạn từ những thập niên 70 của thế kỉ XX trở lại đây như K.Goodman (1967), Smith (1971), Anderson & Cziko (1978), Stanovich (1980), Block (1986), Barnett (1988)...(dẫn theo [91]). Các công trình nghiên cứu này đều quan tâm và khẳng định đọc là hoạt động quan trọng của con người. Đọc để tiếp thu tri thức, để phát triển con người cả về tâm hồn và thể chất. Tại Việt Nam, các vấn đề về “đọc hiểu” và “đọc hiểu văn bản” cũng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, nhất là khi coi chủ thể hoạt động trong dạy học là học sinh và hoạt động chủ đạo là đọc hiểu văn bản. Có thể kể tên những tác giả tiêu biểu cho nghiên cứu về vấn đề này như: Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Hạnh, Hoàng Hòa Bình... Tác giả Trần Đình Sử khẳng định “Trong các khâu đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất, nó bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu đúng thì mới nói chuyện hiểu sáng tạo. Muốn hiểu đúng đầu tiên phải tôn trọng tính chỉnh thể toàn vẹn, tính liên kết, đích của văn bản.”[35] Dạy học đọc hiểu ngoại ngữ so với dạy học đọc hiểu tiếng Việt cho người Việt Nam có sự khác biệt lớn về đặc trưng loại hình ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc bài đọc hiểu... và điều này cũng gây không ít khó khăn cho người Việt Nam trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, thực trạng dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ (NLĐHNN) hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Việc dạy học ngoại ngữ trình độ Đại học (ĐH) hiện nay vẫn mang nặng tính thông báo-tái hiện, duy trì cách dạy một chiều, áp đặt từ phía giảng viên (GV) đối với sinh viên (SV), không khí lớp học không sôi nổi và các hoạt động trong giờ đọc hiểu chủ yếu là hoạt động riêng lẻ từng cá nhân... Các điều kiện để SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài (gọi cách khác là những sinh viên chuyên ngữ) phát triển NLĐHNN chưa đảm bảo, chủ yếu vẫn còn lệ thuộc nhiều vào một số giáo trình cơ bản. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng như đội ngũ GV dạy ngoại ngữ chưa xây dựng được các biện pháp dạy học có hiệu quả nhằm phát triển NLĐHNN cho SV. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài” có tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận cũng như thực tiễn. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực ngoại ngữ của sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài 4. Giả thuyết khoa học Các trường đại học ngoại ngữ hiện nay đã bước đầu quan tâm đến mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho SV, tuy nhiên quá trình thực hiện lại cho thấy nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được biện pháp dạy học đọc hiểu ngoại ngữ theo các tiêu chí rõ ràng với qui trình hợp lý; kết hợp với sử dụng một số hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ được thiết kế đa dạng gắn với mục tiêu chương trình đào tạo và các đặc điểm của sinh viên thì sẽ phát triển được năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; góp phần phát triển lí luận dạy học ngoại ngữ và nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 5.1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của dạy học đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 5.1.3. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 5.1.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài và kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm khảo sát : Các trường Đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài gồm Trường Đại học Hà Nội, trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Huế. Số lượng khách thể khảo sát thực trạng : 283 SV năm thứ nhất và năm thứ hai ngành Ngôn ngữ Nhật ; 68 GV, cán bộ quản lý (CBQL) và các chuyên gia (Việt Nam và Nhật Bản). Địa điểm khảo nghiệm : Các khoa ngoại ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức và tiếng Nhật thuộc 3 trường ĐH gồm Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế. Giới hạn nội dung nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm : Luận án lựa chọn và tiến hành nghiên cứu trường hợp đối với ngành Ngôn ngữ Nhật. Địa điểm thực nghiệm tại Khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội với đối tượng SV năm thứ hai. 6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp tiếp cận 6.1.1. Tiếp cận hệ thống, tổng thể Đọc hiểu là một trong các phần không thể tách rời của học ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng gồm nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy nghiên cứu đọc hiểu cần xem xét trong mối tương quan với các nội dung khác của ngôn ngữ. Quá trình dạy học đọc hiểu ngoại ngữ tại các trường đại học là một hệ thống các thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau như : mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, GV, SV, môi trường và kết quả đào tạo. Do đó, dạy học phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài phải được tiếp cận trong hệ thống các mối quan hệ của cấu trúc quá trình đào tạo. 6.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic Nghiên cứu kế thừa những thành quả cũng như những hạn chế của các nghiên cứu đi trước về vấn đề đọc hiểu ngoại ngữ, dạy học phát triển NLĐHNN cho SV để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 6.1.3. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận theo những yêu cầu từ thực tiễn về NL ngoại ngữ của SV ĐH sau khi tốt nghiệp và thực tiễn dạy học nhằm phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn 5 ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. Thiết lập mối quan hệ gắn kết giữa thực tiễn dạy học phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài với yêu cầu của các cơ sở tiếp nhận SV sau khi tốt nghiệp. 6.1.4. Tiếp cận hoạt động Tiếp cận theo quan điểm dạy học hiện đại, cụ thể là lí luận dạy học phát triển NL. Nghiên cứu xác định hệ thống NL cần có ở mỗi SV, bám sát qui trình dạy học phát triển NLĐHNN, chú ý tới các giai đoạn dạy học để hình thành và phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 6.1.5. Tiếp cận liên ngành Phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm tâm lí, chuyên ngành đào tạo, phương pháp dạy và học ngoại ngữ, môi trường... Do vậy, luận án chọn lựa, kết hợp kiến thức, phương pháp của các ngành Giáo dục học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Văn hóa xã hội, Văn học để nghiên cứu vai trò của đọc hiểu trong việc hình thành và phát triển NLĐHNN. Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của các nghiên cứu đi trước, luận án sẽ đề xuất xây dựng các biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra đối với lao động giỏi ngoại ngữ. 6.1.6. Tiếp cận năng lực Phát triển năng lực cho người học là yêu cầu chung hiện nay của xã hội đối với quá trình giáo dục và đào tạo. Phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài là hướng vào phát triển ở SV những NLĐHNN đáp ứng yêu cầu về nghề nghiệp của SV sau khi tốt nghiệp bằng cách chỉ rõ những NLĐHNN cần hình thành và đề xuất được những biện pháp dạy học, tổ chức các hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ đa dạng... nhằm phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 6.2.1. Hồi cứu tư liệu Tìm, tập hợp và phân loại các tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích lịch sử - logic để tổng quan tư liệu lịch sử trong nghiên cứu về NLĐH, hệ thống hóa các quan điểm có liên quan đến NLĐHNN và phát triển NLĐHNN. 6 Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về dạy học phát triển NLĐHNN cũng như cách xây dựng khung NLĐHNN, khung đánh giá NLĐHNN, so sánh và chọn lọc những thành tựu lí luận và kinh nghiệm giáo dục phù hợp với tư tưởng của đề tài. 6.2.2. Khái quát hóa lí thuyết Xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đường lối phương pháp luận liên quan đến phát triển NLĐHNN. 6.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3.1. Sử dụng phiếu hỏi Xây dựng bộ phiếu hỏi để tiến hành khảo sát thực tế tại các trường có đào tạo ngoại ngữ nói chung và ngành Ngôn ngữ Nhật nói riêng với đối tượng là SV và GV. Mục đích của việc này là để tìm hiểu về thực trạng dạy học đọc hiểu ngoại ngữ và thực trạng phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài hiện nay. 6.3.2. Phương pháp chuyên gia Tổng hợp các ý kiến chuyên gia tâm lý, giáo dục, ngôn ngữ đặc biệt là liên quan đến giáo dục ngoại ngữ để xem xét, đánh giá, nhận định về tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng các biện pháp dạy học nhằm hướng tới phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 6.3.3. Phương pháp đàm thoại Tiến hành trao đổi trực tiếp với các GV, SV ở một số trường Đại học Ngoại ngữ để tìm hiểu về thực trạng tiến hành tổ chức dạy học đọc hiểu ngoại ngữ hiện nay và các biện pháp nhằm phát triển NLĐHNN cho SV. 6.3.4. Phương pháp quan sát sư phạm Dự giờ các tiết giảng, đặc biệt là giờ học đọc hiểu ngoại ngữ để quan sát và tìm hiểu thực trạng dạy học đọc hiểu ngoại ngữ tại các trường ĐH có đào tạo Ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài (nghiên cứu trường hợp đối với ngành Ngôn ngữ Nhật). 6.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khả thi và sự cần thiết của việc áp dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển NLĐHNN cho SV (nghiên cứu trường hợp đối với ngành Ngôn ngữ Nhật). 6.4. Sử dụng thống kê toán học Thu nhận thông tin và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. 7 7. Luận điểm bảo vệ 7.1. Cấu trúc năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài được xác định bởi bốn thành tố, đó là NL sử dụng kiến thức nền; NL sử dụng kiến thức ngoại ngữ; NL lí giải nội dung văn bản đọc hiểu và NL phản hồi. Mỗi thành tố lại được xác định bởi các tiêu ch...các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống cần đến đọc hiểu.”( Nguyễn Thị Hạnh, [17] , Tr. 89). “ Năng lực đọc hiểu là sự nhận thức và khả năng tổng hợp ý nghĩa của những điều mà tác giả trình bày trong văn bản thông qua các kí hiệu chữ viết” (Từ điển Giáo dục tiếng Nhật [106], Tr. 3). “Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ là sự kết hợp của năng lực ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, năng lực ngoại ngữ và năng lực siêu nhận thức (Motooka, [126], Tr. 32) “Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ là sự vận dụng kiến thức ngôn ngữ bao gồm từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc văn bản... và kiến thức phi ngôn ngữ như hiểu biết về văn hóa nước ngoài.” (Shimozaki, [??], 2005) Trên cơ sở này, nghiên cứu xác định khái niệm năng lực đọc hiểu ngoại ngữ là quá trình người đọc vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng đọc hiểu ngoại ngữ và thái độ của mình khi tiếp xúc trực tiếp với văn bản đọc hiểu được viết bằng tiếng nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ đọc hiểu ngoại ngữ một cách hiệu quả; đồng thời phát huy được năng lực này trong cuộc sống thực tiễn. 1.2.3. Khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài 1.2.3.1. Cơ sở khoa học để xây dựng Khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài Khung NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài được xây dựng trên cơ sở: (1) Chuẩn đầu ra đối với SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; (2) Xây dựng chuẩn đánh giá NL theo tiếp cận cấu trúc NL và (3) Kinh nghiệm xây dựng khung NLĐHNN. 21 (1) Chuẩn đầu ra đối với SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài “Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo” [6]. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài là sự cam kết của nhà trường về kiến thức, kĩ năng, thái độ, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp công tác sau khi tốt nghiệp của SV. Nội dung chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo SV ĐH “chuyên ngữ” có thể khác nhau ở các trường và các chuyên ngành (định hướng) nhưng thống nhất về mục tiêu và những năng lực cốt lõi mà SV tốt nghiệp phải đạt được, đảm bảo phù với yêu cầu của nhà tuyển dụng như biên phiên dịch; nghiên cứu; giảng dạy ngoại ngữ... Với cách tiếp cận này, SV trong quá trình học sẽ được trang bị đầy đủ 3 yếu tố là kiến thức, kĩ năng và NL tự chủ và trách nhiệm thông qua mỗi bài học, cụ thể: - Kiến thức: Gồm khối kiến thức chung (hệ thống tri thức khoa học, công nghệ thông tin, ngoại ngữ 2, thể dục thể thao, quân sự); khối kiến thức tiếng; kiến thức ngôn ngữ học; kiến thức theo nhóm ngành và theo định hướng ngành. - Kĩ năng: Gồm nhóm kĩ năng chuyên môn (kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng tổ chức...) và nhóm kĩ năng bổ trợ (kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, kĩ năng công nghệ thông tin, kĩ năng quản lí...) - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: SV thực hiện các công việc với tư duy, ý thức, tinh thần trách nhiệm, tự chủ, sáng tạo, tự định hướng và thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Cách tiếp cận theo chuẩn đầu ra này hướng đến việc phát triển các NL cần thiết để SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu công việc rút ngắn thời gian đào tạo tạo và tạo điều kiện để họ nhanh chóng hòa nhập với thực tế nghề nghiệp. (2) Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu ngoại ngữ theo tiếp cận cấu trúc năng lực Năng lực thường gắn liền với những hoạt động cụ thể khác nhau nên đã có nhiều quan điểm về việc mô tả cấu trúc của NL. Trong đó có mô hình NL xây dựng theo mục tiêu giáo dục của Unesco (gồm NL chuyên môn; NL phương pháp; NL xã hội và 22 NL cá thể) ([12], Tr. 69); mô hình NL theo OECD (gồm NL chung và NL chuyên môn. Trong đó NL chung bao gồm Khả năng hành động độc lập thành công; Khả năng sử dụng công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ; Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất. Còn NL chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt [13])... Mô hình cấu trúc NL mà luận án sử dụng là mô hình ASK của Benjamin Bloom (1956). Đây là mô hình được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá nhân sự, đánh giá năng lực của GV và SV... ASK là tên viết tắt của ba chữ cái đầu của các từ Attitude – Skill - Knowledge, trong đó: + Knowledge (Kiến thức): Thuộc về NL tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục - đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. + Skill (Kĩ năng): Thuộc về kĩ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. + Attitude (Thái độ): Thuộc về phạm trù cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc đang đảm nhận. Có thể thấy NL là sự kết hợp chặt chẽ của 3 yếu tố kiến thức, kĩ năng và thái độ. Vì vậy, không thể tách rời từng yếu tố ra được. Để hình thành và phát triển NL trong quá trình dạy và học, cụ thể trong luận án này là NLĐHNN, nghiên cứu nhận định NLĐHNN bao gồm nhiều NL thành phần tạo nên một hệ thống, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện tích hợp yếu tố đọc hiểu ngoại ngữ vào công việc một cách hiệu quả. Dựa vào kinh nghiệm xây dựng cấu trúc năng lực đọc hiểu của PISA, nhóm nghiên cứu của Iwamoto (2005) [69] đã tiến hành khảo sát NLĐH tiếng Anh - môn ngoại ngữ của học sinh phổ thông Nhật Bản và đã chỉ ra 4 NL cần có trong NLĐH tiếng Anh như sau: - Năng lực tiếp nhận thông tin cần thiết, khái lược nội dung và các điểm quan trọng sau khi đọc văn bản. - Năng lực phán đoán ý đồ, mục đích của người viết dựa vào những căn cứ lập luận trong văn bản, nắm được cấu trúc và bố cục văn bản, đồng thời biết đưa ra ý kiến hay cảm nghĩ của bản thân về những nội dung đó. 23 - Năng lực tóm tắt ý kiến, quan điểm của bản thân về nội dung thông tin trong văn bản, đồng thời biết cách thể hiện các thông tin muốn truyền đạt thông qua việc nói lại hoặc viết lại nội dung đó. - Năng lực dự đoán ý nghĩa các từ mới, cách triển khai của câu chuyện, vận dụng kiến thức nền và trình bày lại nội dung đã đọc. Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh vào việc cần chú trọng đến toàn bộ quá trình dạy học phát triển NLĐH chứ không chỉ quan tâm đến kết quả của việc lĩnh hội kiến thức đọc hiểu. Okiyama (1965) quan niệm “Đọc hiểu là khả năng đọc và hiểu được ý nghĩa nội hàm thông quan mối liên hệ giữa các câu trong văn bản”, và chỉ ra có hai NL thành phần tạo nên NLĐH, đó là: NL tóm tắt tổng thể văn bản đọc hiểu và NL tư duy mang tính lí luận thông qua đọc tổng thể văn bản ([74], Tr. 195-196). Shirai (1985) lại đưa ra quan điểm cấu trúc NLĐH tiếng Nhật được xây dựng bởi 4 NL thành phần gồm NL chữ viết và từ vựng; NL ngữ pháp; NL đọc thông tin và tóm tắt văn bản; NL phê phán (xem hình 1.1) Hình 1.1. Mô hình cấu trúc NLĐH theo Shirai (1965) Theo kết quả nghiên cứu của dự án SWANs tại bang Victoria, Australia [28] về năng lực đọc hiểu tiếng Anh trình độ cơ bản cho học sinh sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, cấu trúc năng lực đọc hiểu được xây dựng bởi 6 thành tố bao gồm: - Nhận thức/ kiến thức về kí hiệu hoặc chữ cái - Động lực - Kiến thức chữ và số - Kiến thức về âm vị học - Hiểu - Kiểm soát quá trình sản sinh văn bản 24 Đối với mỗi thành tố, nghiên cứu cũng xây dựng các chỉ số hành vi tương ứng cũng như tiêu chí chất lượng cho từng chỉ số hành vi để thuận tiện trong quá trình đánh giá năng lực đọc hiểu tiếng Anh và khái quát hóa thành đường phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Anh cơ bản gồm 6 mức độ từ dễ đến khó. Tại Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hồng Vân đã dành nhiều tâm sức để xây dựng cấu trúc NLĐH môn Ngữ văn. Mặc dù đây là cấu trúc NLĐH tiếng Việt và giới hạn trong môn học Ngữ văn phổ thông, tuy nhiên nghiên cứu nhận thấy có mối liên hệ giữa cấu trúc NLĐH này với cấu trúc NLĐHNN bởi trước khi tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai, SV Việt Nam đã có NLĐH nền sẵn có trong quá trình học phổ thông. Nguyễn Thị Hạnh (2014) cho rằng các yếu tố cấu thành NLĐH bao gồm: - Tri thức về văn bản, về chiến lược đọc hiểu. - Kĩ năng thực hiện các hành động, thao tác đọc hiểu. - Sự sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống cần đến đọc hiểu (nhiệm vụ trong từng tình huống cụ thể). Nguyễn Thị Hồng Vân (2014) nhận định NLĐH được hình thành bởi 4 thành tố là: - Xác định các thông tin từ văn bản - Phân tích, kết nối các thông tin - Phản hồi và đánh giá văn bản - Vận dụng thông tin từ văn bản vào thực tiễn Dựa vào những phân tích trên đây, nghiên cứu nhận định cấu trúc năng lực đọc hiểu ở ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ) có những đặc điểm chung về yếu tố tiếp nhận thông tin có sẵn trong văn bản, sau đó người đọc sẽ tiến hành xử lý văn bản này thông qua giải thích, cắt nghĩa... Tiếp đến là yếu tố phân tích, đánh giá và phản hồi lại văn bản đọc hiểu. Tuy nhiên, đối với đọc hiểu ngoại ngữ, người đọc sẽ tiếp nhận văn bản bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ (ngoại ngữ) nên việc lý giải văn bản sẽ phải thêm một bước về xử lý ngôn ngữ. Hay nói cách khác, người đọc phải có NL sử dụng kiến thức ngoại ngữ để xử lí việc hiểu văn bản đọc đó. Ngoài ra, trước khi tiếp xúc với văn bản đọc hiểu ngoại ngữ, người đọc đã có một số kiến thức nhất định liên quan đến chủ đề, nội dung của văn bản đó (lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán - những hiểu biết chung hay còn gọi là kiến thức nền). Những kiến thức này đóng vai trò không nhỏ để tạo nên NLĐH ngoại ngữ chung, 25 đặc biệt là hỗ trợ cho quá trình lý giải văn bản. Vì vậy, NLĐH ngoại ngữ lúc này cần có thêm một thành tố nữa là NL sử dụng kiến thức nền. Như vậy, NLĐH ngoại ngữ sẽ gồm bốn năng lực thành phần (thành tố) gồm: Năng lực sử dụng kiến thức nền; Năng lực sử dụng kiến thức ngoại ngữ; Năng lực lí giải nội dung đọc hiểu ngoại ngữ và Năng lực phản hồi văn bản đọc hiểu ngoại ngữ (xem Hình 1.2). Cụ thể như sau: - Năng lực sử dụng kiến thức nền: Việc tận dụng kiến thức nền trong quá trình đọc hiểu vẫn luôn được xem là một chiến lược đọc hiểu hiệu quả, được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh là hỗ trợ rất nhiều cho tiến trình lí giải nội dung của văn bản đọc hiểu. Ouka Junko (2007) cũng đã nhận định “Kiến thức nền kết hợp với hình thức đọc Topdown là giải pháp để nâng cao năng lực đọc hiểu tiếng Nhật đối với thể loại văn mô tả, văn giải thích và áp dụng cho đối tượng người học trình độ trung cấp trở lên” [9]. Nghiên cứu cũng đưa ra các biện pháp cụ thể để tăng cường kiến thức về cấu trúc văn bản, đó là giáo viên nên cung cấp các nội dung liên quan tới đa văn hóa; tăng cường sử dụng chiến lược đọc hiểu suy đoán nội dung thông qua tiêu đề bài đọc, nhìn tranh ảnh, biểu đồ... - Năng lực sử dụng kiến thức ngoại ngữ: Bao gồm sử dụng kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ liên quan đến chữ viết, từ vựng, các biểu hiện câu hay cấu trúc ngữ pháp... Mức độ hiểu biết về kiến thức ngôn ngữ có thể giúp giáo viên nhận diện được trình độ ngoại ngữ của người học và lựa chọn nội dung văn bản đọc hiểu phù hợp với mục tiêu dạy học đề ra. Ngoài ra, năng lực sử dụng ngoại ngữ còn bao gồm kiến thức về cấu trúc văn bản, đối với học ngoại ngữ việc nắm bắt, nhận diện được cấu trúc văn bản đọc hiểu của ngoại ngữ đó sẽ giúp cho người học thực hiện hoạt động đọc hiệu quả hơn. - Năng lực lí giải nội dung đọc hiểu: Đây là yếu tố liên quan trực tiếp với hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ. Nếu như năng lực sử dụng ngoại ngữ đặt ra vấn đề thông qua ngôn ngữ thứ hai, người học “Học cái gì? Hiểu được cái gì?...” thì năng lực lí giải nội dung đọc hiểu sẽ là câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để người đọc lĩnh hội văn bản đọc hiểu ngoại ngữ đó?”. Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở việc giải thích ý nghĩa nội dung văn bản đọc hiểu, mà còn cần phải chú trọng tới bối cảnh, ý đồ và mục đích của người viết dựa vào những lập luận có căn cứ trong văn bản. - Năng lực phản hồi: Biểu đạt lại các nội dung đã đọc là bước cuối cùng trong quá trình đọc hiểu. Năng lực biểu đạt thể hiện qua việc mô tả lại nội dung văn bản đọc hiểu 26 theo quan điểm hoặc ý kiến của bản thân thông qua các hình thức như viết lại, nói lại... Ngoài ra, NL phản hồi văn bản còn được thể hiện qua việc vận dụng những tri thức có được thông qua đọc hiểu ngoại ngữ để gải quyết các nhiệm vụ học tập cũng như thực tiễn cuộc sống. Hình 1.2. Cấu trúc năng lực đọc hiểu ngoại ngữ (3) Kinh nghiệm xây dựng khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ Nghiên cứu tiến hành tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng Khung tham chiếu chung Châu Âu CEFR (dùng cho ngôn ngữ Châu Âu); Khung đánh giá năng lực ngoại ngữ JF-Standard và EJU (dùng cho ngôn ngữ Nhật) và Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gọi tắt là KNLNNVN). Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (Common European Framework of Reference for Languages, gọi tắt là CEFR) được xây dựng bởi Hội đồng châu Âu trong thập niên 1990 trong một nỗ lực lớn hơn nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các giáo viên ngôn ngữ tại tất cả các quốc gia châu Âu. Hội đồng châu Âu cũng mong muốn hướng dẫn rõ ràng hơn cho các nhà tuyển dụng và tổ chức giáo dục có nhu cầu đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ của ứng viên. Khung tham chiếu được thiết kế để sử dụng trong cả giảng dạy và đánh giá (tham khảo Phụ lục 14). CEFR được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy ngôn ngữ ở châu Âu, cả trong lĩnh vực giáo dục công và trong các trường dạy ngôn ngữ tư nhân. Ở nhiều nước, nó đã thay thế các hệ thống phân cấp trước đây được sử dụng trong giảng dạy ngoại ngữ. Hầu hết các bộ giáo dục ở châu Âu có một mục tiêu rõ ràng dựa trên CEFR cho tất cả học sinh tốt nghiệp trung học, chẳng hạn đạt trình độ B2 ở ngoại ngữ đầu tiên, B1 ở ngoại ngữ thứ hai. Đối với 27 những người tìm việc, nhiều người trưởng thành tại châu Âu sử dụng điểm số của một kỳ thi được tiêu chuẩn hóa như TOEIC để mô tả trình độ tiếng Anh của mình. CEFR chia năng lực đọc hiểu thành 6 cấp độ từ thấp đến cao gồm A1, A2, B1, B2, C1, C2 như bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1. Các cấp độ năng lực đọc hiểu theo CEFR Năng lực Cấp độ Mô tả năng lực đọc hiểu Sử dụng thành thạo C2 Đọc hiểu dễ dàng hầu như tất cả các văn bản đọc hiểu. Tóm tắt thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và miêu tả thành một trình tự gắn kết. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác, phân lập các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình huống phức tạp. C1 Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý. Biểu hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp phải nhiều khó khăn. Vận dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công việc. Có khả năng hiểu các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp, sử dụng linh hoạt các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức năng. Sử dụng độc lập B2 Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể cũng như trừu tượng, bao gồm những thảo luận về các vấn đề kỹ thuật, văn xuôi đương đại hoặc về chuyên ngành của người học. B1 Có khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ thông qua các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học hay khu vui chơi Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản trong các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân. Có thể đọc hiểu các chủ đề liên quan đến sự kiện, các trải nghiệm, giấc mơ, ước ao hay tham vọng của mình và đưa ra những nguyên nhân, giải thích cho các ý kiến và dự định đó. Sử dụng A2 Có khả năng hiểu các văn bản ngắn, đơn giản để tìm thông tin cụ thể, dự đoán nội dung trong các văn bản như thông báo, thực đơn, thời gian biểu, thư cá nhân 28 Năng lực Cấp độ Mô tả năng lực đọc hiểu căn bản A1 Đọc và hiểu được các từ vựng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, các câu đơn giản trên các tờ rơi, thông báo, áp phích quảng cáo, danh mục sản phẩm Để tìm hiểu về Khung NLĐHNN đối với ngôn ngữ châu Á, thuộc hệ chữ tượng hình, nghiên cứu lựa chọn tiếng Nhật, một trong những ngôn ngữ nằm trong hệ thống các ngoại ngữ được sử dụng tại Việt Nam theo KNLNNVN để tìm hiểu về cách xác định NLĐH tiếng Nhật như một ngoại ngữ hiện nay gồm 2 khung NL là JF - Standard và EJU. Cụ thể như sau: * Năng lực đọc hiểu tiếng Nhật theo JF-Standard (JLPT) NLĐH tiếng Nhật với tư cách là đọc hiểu ngoại ngữ đã được tập trung nghiên cứu chính thức kể từ khi Kì thi năng lực tiếng Nhật (Japanese Language Proficiency Test, viết tắt là JLPT) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1984 với bốn cấp độ từ thấp đến cao 4 kyu, 3 kyu, 2 kyu, 1 kyu. Từ năm 2010 cho đến nay, kì thi đã thay đổi nội dung cấp độ và đề thi với hai tiêu chí là (1) kiểm tra kiến thức về ngôn ngữ tiếng Nhật bao gồm chữ Hán, từ vựng, ngữ pháp và (2) việc áp dụng các kiến thức về ngôn ngữ đó trong giao tiếp thực tế như thế nào. Kì thi này gồm ba phân môn thi nhỏ là kiến thức ngôn ngữ (chữ Hán, từ vựng, ngữ pháp); đọc hiểu và nghe hiểu. Quan niệm về NLĐH của JLPT được hình thành bởi ba yếu tố là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ; khả năng sử dụng chiến lược đọc hiểu; cách thức tiến hành và quản lí quá trình đọc hiểu. Đặc biệt, việc lựa chọn nội dung văn bản đọc hiểu cũng như các câu hỏi đọc hiểu của JLPT được tiến hành dựa trên các hình thức đọc hiểu (Reading model) của Urquhart & Weir (1998) [68] như bảng mô tả 1.2 dưới đây. Bảng 1.2. Các hình thức đọc hiểu tiếng Nhật của JLPT Tổng thể bài đọc Từng phần trong bài đọc Đọc nhanh/ đọc lướt A. Đọc nhanh, đọc lướt toàn bộ bài đọc hiểu B. Đọc nhanh, đọc lướt một phần nào đó của bài đọc hiểu Đọc kỹ C. Đọc kỹ toàn bộ bài đọc hiểu D. Đọc kỹ một phần nào đó của bài đọc hiểu 29 Ngoài ra, NLĐH tiếng Nhật còn được xác định theo mô hình tự đánh giá năng lực Can-do (xem Hình 1.3) Hình 1.3. Mô hình tự đánh giá mức độ đọc hiểu tiếng Nhật (JLPT-Can do) * Năng lực đọc hiểu tiếng Nhật theo EJU EJU là tên viết tắt của Examination for Japanese University Admission for International Students, dịch sang tiếng Việt là “kì thi du học Nhật Bản”. Đây là kì thi 30 do tổ chức hỗ trợ sinh viên trực thuộc Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản (Japan Student Services Organization, gọi tắt là JASSO) tiến hành lần đầu tiên vào năm 2002 trên cơ sở thay thế cho hai kì thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) và kì thi đầu vào của sinh viên theo học tự túc. Cho tới nay, kì thi đã được tổ chức tại 16 tỉnh thành của Nhật Bản và 17 tỉnh/thành phố của 14 quốc gia trên thế giới. Đây là kì thi có ý nghĩa rất quan trọng, được đánh giá là tương đương với các kì thi như TOEFL (Test of English as a Foreign Language) hay IELTS (International English Language Testing System) vì các trường Đại học của Nhật Bản sẽ dựa vào kết quả này để lựa chọn sinh viên nước ngoài vào học tập. Trong số các môn thi tổng hợp như Toán, Lý, khoa học xã hội...thì EJU có môn thi tiếng Nhật với thời gian thi dài nhất (125 phút) và chiếm tổng điểm nhiều nhất (450 điểm). Đây không phải là kì thi lấy thành tích (achivement test) mà là kì thi sát hạch trình độ thông thạo (proficiency test) tiếng Nhật, hay nói cách khác, đây là kì thi để đánh giá năng lực người học chứ không phải đánh giá kết quả học tập như trước đây. Môn thi tiếng Nhật của EJU được chia ra với các kĩ năng gồm: đọc hiểu, nghe hiểu, nghe đọc hiểu và viết (sakubun). NLĐH theo yêu của của EJU gồm có: NL lí giải trực tiếp; NL lí giải dựa vào các mối liên quan của văn bản đọc hiểu; NL sử dụng thông tin (xem Bảng 1.3) [91] Bảng 1.3. Các thành tố của năng lực đọc hiểu theo EJU Năng lực thành phần Mô tả chi tiết NL lí giải trực tiếp Là khả năng lí giải nội dung văn bản đọc hiểu trực tiếp thông qua việc đọc các kí hiệu ngôn ngữ trong văn bản đó. - Hiểu chính xác nội dung được thể hiện qua từng câu văn hoặc trong từng lời thoại. - Hiểu chính xác chủ đề hoặc đại ý của văn bản đọc hiểu văn xuôi hoặc đàm thoại. NL lí giải dựa vào các mối liên quan của văn bản đọc hiểu Là khả năng lí giải mối quan hệ gữa các thông tin trong bài đọc hiểu. - Phân biệt được những nội dung cần thiết, quan trọng với những nội dung không cần thiết, không quan trọng trong văn bản đọc hiểu. 31 Năng lực thành phần Mô tả chi tiết - Tìm được các thông tin có liên quan trong văn bản đọc hiểu. - So sánh, đối chiếu thông tin có trong văn bản đọc hiểu. NL sử dụng thông tin Là khả năng sử dụng thông tin đọc được để giải thích một cách logic. - Rút ra được kết luận hoặc bài học sau khi đọc hiểu nội dung văn bản. - Khái quát nội dung đọc hiểu. - Đưa ra ví dụ minh họa cụ thể cho các khái niệm chung. - Kết hợp, kết nối các thông tin đọc hiểu được trong văn bản để giải thích. Nội dung câu hỏi trong phần thi đọc hiểu tiếng Nhật của EJU gồm 20 câu và chia làm 2 dạng đọc hiểu chính là đọc hiểu văn bản và đọc hiểu văn bản kết hợp với số liệu. Chủ đề đọc hiểu thường xoay quanh các vấn đề như cuộc sống sinh viên; các vấn đề liên quan đến khoa/ chuyên ngành tại các trường đại học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tâm lý – giáo dục...); các hoạt động nghiên cứu khoa học, thí nghiệm... EJU xác định năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cần được hình thành và phát triển cho người học chính là NL lí giải và NL biểu đạt. Tại Việt Nam, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (viết tắt là KNLNNVN) được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc (Bậc 1 - Bậc 6, tương thích với các mức từ A1 đến C2 trong CEFR). Theo KNLNNVN, đọc hiểu ngoại ngữ được coi là 1 trong 4 kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết); được mô tả tổng quát từ bậc 1 đến bậc 6 (xem Bảng 1.4) và phân loại theo chức năng/ nhiệm vụ của đọc hiểu (xem Bảng 1.5) [5]. Bảng 1.4. Đặc tả tổng quát cho kĩ năng đọc hiểu ngoại ngữ Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè v.v 32 Bậc Đặc tả Bậc 2 - Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày. Bậc 3 - Có thể đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình. Bậc 4 - Có thể đọc một cách tương đối độc lập, có khả năng điều chỉnh cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản và mục đích đọc cũng như sử dụng các nguồn tham khảo phù hợp một cách có chọn lọc. Có một lượng lớn từ vựng chủ động phục vụ quá trình đọc nhưng có thể vẫn còn gặp khó khăn với các thành ngữ ít xuất hiện. Bậc 5 - Có thể hiểu chi tiết các văn bản dài, phức tạp, kể cả các văn bản không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó. Bậc 6 - Có thể hiểu, lựa chọn và sử dụng có phê phán hầu hết các thể loại văn bản, bao gồm các văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc, hay các tác phẩm văn học và phi văn học. - Có thể hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được những nét khác biệt nhỏ giữa các văn phong, giữa nghĩa đen và nghĩa bóng. Bảng 1.5. Phân loại theo chức năng/ nhiệm vụ của đọc hiểu ngoại ngữ STT CHỨC NĂNG/NHIỆM VỤ CỦA ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ 1 Đọc lấy thông tin và lập luận 2 Đọc tìm thông tin 3 Đọc văn bản giao dịch 4 Đọc xử lí văn bản Chi tiết về mức độ đọc hiểu từng bậc dựa trên cách phân loại theo chức năng/ nhiệm vụ của đọc hiểu ngoại ngữ được tổng hợp như sau: (1) Đọc lấy thông tin và lập luận Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu sơ bộ nội dung của các văn bản đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn mô tả ngắn, đặc biệt là khi có minh họa kèm theo. 33 Bậc Đặc tả Bậc 2 - Có thể xác định được thông tin cụ thể trong các văn bản đơn giản như thư từ, tờ thông tin và các bài báo ngắn mô tả sự kiện. Bậc 3 - Có thể xác định các kết luận chính trong các văn bản nghị luận có sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ rõ ràng. Có thể nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc, dù không nhất thiết phải thật chi tiết. Bậc 4 - Có thể hiểu các bài báo và các báo cáo liên quan đến các vấn đề thời sự, trong đó tác giả thể hiện lập trường hoặc quan điểm cụ thể. Bậc 5 - Có thể hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay học thuật, xác định được các chi tiết tinh tế như thái độ hay ý kiến ẩn ý hoặc rõ ràng. Bậc 6 - Như Bậc 5. (2) Đọc tìm thông tin Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể nhận diện các tên riêng, các từ quen thuộc, các cụm từ cơ bản nhất trên các ghi chú đơn giản, thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Bậc 2 - Có thể tìm được các thông tin cụ thể, dễ đoán trước trong các văn bản đơn giản thường gặp hằng ngày như quảng cáo, thực đơn, danh mục tham khảo và thời gian biểu. - Có thể định vị thông tin cụ thể trong các danh sách và tìm được thông tin mong muốn (ví dụ: sử dụng danh bạ điện thoại để tìm ra số điện thoại một loại hình dịch vụ nào đó). - Có thể hiểu được các biển báo, thông báo trong các tình huống hằng ngày ở nơi công cộng (trên đường phố, trong nhà hàng, ga tàu hỏa) hay ở nơi làm việc, ví dụ biển chỉ đường, biển hướng dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm. Bậc 3 - Có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công văn ngắn. 34 Bậc Đặc tả Bậc 4 - Có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài và phức tạp để định vị được các thông tin hữu ích. - Có thể nhanh chóng xác định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều loại chủ đề chuyên môn để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không. Bậc 5 - Như Bậc 4. Bậc 6 - Như Bậc 4. (3) Đọc văn bản giao dịch Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp. - Có thể đi theo các bản chỉ dẫn đường ngắn, đơn giản (ví dụ: đi từ X tới Y). Bậc 2 - Có thể hiểu các loại thư từ và văn bản điện tử cơ bản (thư hỏi đáp, đơn đặt hàng, thư xác nhận, v.v...) về các chủ đề quen thuộc. - Có thể hiểu các loại thư từ cá nhân ngắn gọn, đơn giản. - Có thể hiểu các quy định, ví dụ quy định về an toàn, khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản. - Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng đơn giản cho các thiết bị trong đời sống hằng ngày như điện thoại công cộng. Bậc 3 - Có thể hiểu các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc và lời chúc trong các thư từ cá nhân đủ để đáp lại cho người viết. - Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể. Bậc 4 - Có thể đọc thư từ liên quan đến sở thích của mình và dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cốt yếu. - Có thể hiểu các bản hướng dẫn dài, phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn của mình, bao gồm các chi tiết về điều kiện và cảnh báo, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó. Bậc 5 - Có thể hiểu các loại thư từ, tuy nhiên đôi lúc phải sử dụng từ điển. - Có thể hiểu tường tận các bản hướng dẫn dài, phức tạp về một loại máy móc hay quy trình mới, kể cả không liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình, tuy nhiên vẫn cần đọc lại các đoạn khó. Bậc 6 - Như Bậc 5. 35 (4) Đọc xử lí văn bản Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể viết lại các từ đơn và các văn bản ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn. Bậc 2 - Có thể nhận ra và tái hiện các từ và cụm từ hoặc các câu ngắn từ một văn bản. - Có thể sao chép các văn bản ngắn được trình bày dạng in hoặc viết tay. Bậc 3 - Có thể đối chiếu các đoạn thông tin ngắn từ một số nguồn và viết tóm tắt nội dung. - Có thể diễn đạt lại các đoạn văn bản ngắn theo cách đơn giản, sử dụng cách dùng từ và cấu trúc từ của văn bản gốc. Bậc 4 - Có thể tóm tắt nhiều loại văn bản thực tế và hư cấu, có thể đưa ra nhận định, thảo luận về các quan điểm đối lập và các chủ đề chính. - Có thể tóm tắt các đoạn trích từ báo chí, các đoạn phỏng vấn hoặc các loại tài liệu có bao hàm ý kiến, lập luận và thảo luận. Bậc 5 - Có thể tóm tắt các đoạn văn bản dài, khó. Bậc 6 - Có thể tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau, lập luận và dẫn chứng để trình bày lại vấn đề một cách mạch lạc. Những tìm hiểu và phân tích về một số khung NLĐHNN nêu trên rất hữu ích cho nghiên cứu trong quá trình xây dựng cấu trúc NLĐH ngoại ngữ cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 1.2.3.2. Nhận định chung về khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài Những phân tích trình bày trên đây là cơ sở để xác định hệ thống năng lực ĐHNN thành phần, yếu tố quan trọng của khung NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. Luận án xác định hệ thống NLĐHNN thành phần theo cấu trúc năng lực, cụ thể gồm 4 NL thành phần gồm: NL sử dụng kiến thức nền; NL sử dụng kiến thức ngoại ngữ; NL lí giải nội dung đọc hiểu ngoại ngữ và NL phản hồi văn bản đọc hiểu ngoại ngữ. Mỗi NL thành phần sẽ bao gồm có kiến thức, kĩ năng và thái độ. Trong đó các yếu tố về kiến thức và kĩ năng, thái độ sẽ được mô tả với mức độ chi 36 tiết khác nhau tùy từng trường hợp. Theo khung năng lực tổng quát này, mỗi NL sẽ được đo bằng các mức độ thực hiện từ thấp đến cao. 1.3. Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học Ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa n... luận có sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ rõ ràng. Có thể nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc, dù không nhất thiết phải thật chi tiết. 198 Bậc Đặc tả Bậc 4 - Có thể hiểu các bài báo và các báo cáo liên quan đến các vấn đề thời sự, trong đó tác giả thể hiện lập trường hoặc quan điểm cụ thể. Bậc 5 - Có thể hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay học thuật, xác định được các chi tiết tinh tế như thái độ hay ý kiến ẩn ý hoặc rõ ràng. Bậc 6 - Như Bậc 5. 2.3.3. Đọc tìm thông tin Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể nhận diện các tên riêng, các từ quen thuộc, các cụm từ cơ bản nhất trên các ghi chú đơn giản, thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Bậc 2 - Có thể tìm được các thông tin cụ thể, dễ đoán trước trong các văn bản đơn giản thường gặp hằng ngày như quảng cáo, thực đơn, danh mục tham khảo và thời gian biểu. - Có thể định vị thông tin cụ thể trong các danh sách và tìm được thông tin mong muốn (ví dụ: sử dụng danh bạ điện thoại để tìm ra số điện thoại một loại hình dịch vụ nào đó). - Có thể hiểu được các biển báo, thông báo trong các tình huống hằng ngày ở nơi công cộng (trên đường phố, trong nhà hàng, ga tàu hỏa) hay ở nơi làm việc, ví dụ biển chỉ đường, biển hướng dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm. Bậc 3 - Có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công văn ngắn. Bậc 4 - Có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài và phức tạp để định vị được các thông tin hữu ích. - Có thể nhanh chóng xác định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều loại chủ đề chuyên môn để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không. Bậc 5 - Như Bậc 4. Bậc 6 - Như Bậc 4. 199 2.3.4. Đọc văn bản giao dịch Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp. - Có thể đi theo các bản chỉ dẫn đường ngắn, đơn giản (ví dụ: đi từ X tới Y). Bậc 2 - Có thể hiểu các loại thư từ và văn bản điện tử cơ bản (thư hỏi đáp, đơn đặt hàng, thư xác nhận, v.v...) về các chủ đề quen thuộc. - Có thể hiểu các loại thư từ cá nhân ngắn gọn, đơn giản. - Có thể hiểu các quy định, ví dụ quy định về an toàn, khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản. - Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng đơn giản cho các thiết bị trong đời sống hằng ngày như điện thoại công cộng. Bậc 3 - Có thể hiểu các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc và lời chúc trong các thư từ cá nhân đủ để đáp lại cho người viết. - Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể. Bậc 4 - Có thể đọc thư từ liên quan đến sở thích của mình và dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa cốt yếu. - Có thể hiểu các bản hướng dẫn dài, phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn của mình, bao gồm các chi tiết về điều kiện và cảnh báo, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó. Bậc 5 - Có thể hiểu các loại thư từ, tuy nhiên đôi lúc phải sử dụng từ điển. - Có thể hiểu tường tận các bản hướng dẫn dài, phức tạp về một loại máy móc hay quy trình mới, kể cả không liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình, tuy nhiên vẫn cần đọc lại các đoạn khó. Bậc 6 - Như Bậc 5. 2.3.5. Đọc xử lý văn bản Bậc Đặc tả Bậc 1 - Có thể viết lại các từ đơn và các văn bản ngắn được trình bày ở dạng in chuẩn. Bậc 2 - Có thể nhận ra và tái hiện các từ và cụm từ hoặc các câu ngắn từ một văn bản. - Có thể sao chép các văn bản ngắn được trình bày dạng in hoặc viết tay. Bậc 3 - Có thể đối chiếu các đoạn thông tin ngắn từ một số nguồn và viết tóm tắt nội dung. 200 Bậc Đặc tả - Có thể diễn đạt lại các đoạn văn bản ngắn theo cách đơn giản, sử dụng cách dùng từ và cấu trúc từ của văn bản gốc. Bậc 4 - Có thể tóm tắt nhiều loại văn bản thực tế và hư cấu, có thể đưa ra nhận định, thảo luận về các quan điểm đối lập và các chủ đề chính. - Có thể tóm tắt các đoạn trích từ báo chí, các đoạn phỏng vấn hoặc các loại tài liệu có bao hàm ý kiến, lập luận và thảo luận. Bậc 5 - Có thể tóm tắt các đoạn văn bản dài, khó. Bậc 6 - Có thể tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau, lập luận và dẫn chứng để trình bày lại vấn đề một cách mạch lạc. 201 PHỤ LỤC 12 Common Reference Levels: global scale (Reading) 202 203 204 PHỤ LỤC 13 MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC PHẦN ĐỌC HIỂU TIẾNG NHẬT-GIAI ĐOẠN THT Tên bài: Giải thưởng Nobel Tài liệu sử dụng: 読解を始めるあなたへ・初級から中級への橋渡しシリーズ④、p.24-26 Đối tượng người học: SV năm hai, học phần B1.2 Thời gian học: 2 tiết, 100 phút MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Kiến thức: + Hiểu và trình bày được các thông tin cơ bản có liên quan đến lịch sử ra đời của giải thưởng Nobel, cơ cấu giải thưởng Nobel. + Liên hệ với Việt Nam, Nhật Bản và một số thông tin liên quan đến giải thưởng Nobel (VD: những điều thú vị, hi hữu trong giải thưởng Nobel, những thành tích Nobel lớn nhất...). - Kỹ năng: + Vận dụng các chiến lược đọc hiểu tiếng Nhật phù hợp với văn bản đọc hiểu vào quá trình lí giải nội dung bài đọc. + Phân tích được các nội dung cơ bản trong bài đọc và khái quát lại vấn đề. - Năng lực tự chủ va trách nhiệm: Thực hiện theo nhóm hoặc độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được giao trong quá trình đọc và xử lí câu hỏi đọc hiểu. ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Máy tính, máy chiếu, giáo án, đề cương bài giảng, tài liệu, phiếu trả lời câu hỏi, phiếu nhận xét cho cá nhân/nhóm, phiếu thông tin sau buổi học. - Giấy A1/ A2, bút màu HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: - Phần thực hành: Theo nhóm (tùy thuộc vào sĩ số lớp, trung bình 4SV/nhóm) - Các phần còn lại: Tập trung cả lớp I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 5 phút - Kiểm tra sĩ số - Nhắc nhở các thông tin liên quan đến buổi học II. THỰC HIỆN BÀI HỌC: 95 phút TT Nội dung Hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của SV A Trước khi đọc GV giải thích các bước thực hiện bài đọc hiểu trong buổi học ngày Sử dụng slide trình chiếu gồm Nghe, quan sát và ghi chép 5p 205 TT Nội dung Hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của SV hôm nay. các thông tin sau: - Chủ đề bài đọc - Giới thiệu mục tiêu bài học - Giới thiệu nội dung tổng quát của bài đọc - Các bước thực hiện B Trong khi đọc: 1 Khơi dậy kiến thức nền Trước khi vào đọc bài chính thức, GV đặt một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài đọc hiểu nhằm làm nóng bầu không khí học tập đầu giờ, đồng thời đánh giá được NL sử dụng kiến thức nền của SV. Đặt một số câu hỏi cho SV như: Em biết gì về Giải thưởng Nobel? Ai là cha đẻ của giải thưởng này? Giải thưởng Nobel có từ khi nào?... Nghe, trả lời câu hỏi, trao đổi, phản biện 10p 2 Cá nhân đọc bài Dựa vào các thông tin đã trao đổi trước khi đọc, GV cho SV tiến hành đọc cá nhân bài đọc hiểu. Yêu cầu SV đọc bài, phát kèm cho mỗi SV một phiếu câu hỏi liên quan đến bài đọc Đọc thầm, gạch chân chữ Hán, từ vựng, cấu trúc câu chưa biết nghĩa và ghi lại câu trả lời vào phiếu câu hỏi. 15p 3 Chia nhóm thực hành GV chia SV trong lớp thành các nhóm tùy theo số lượng SV trong một lớp, trung bình từ 4- Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm Thảo luận, phản biện 10p 206 TT Nội dung Hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của SV 6SV/nhóm. Các nhóm có nhiệm vụ thảo luận các nội dung đã đọc và thống nhất cho các câu trả lời. 4 Chữa bài tập GV tiến hành giải đáp thắc mắc của các nhóm sau khi đã thảo luận. Đồng thời chỉ ra các phương án đúng trong phiếu câu hỏi đã phát ở bước 2. -Lắng nghe ý kiến của SV và giải đáp thắc mắc. - Xác nhận đáp án cho phần câu hỏi Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ 10p C Sau khi đọc: 1 Bổ sung thông tin GV yêu cầu SV liên hệ nội dung bài đọc hiểu với tình tình thực tế tại Việt Nam, Nhật Bản và một số nước khác trên thế giới. Cung cấp nguồn tra cứu thông tin. SV tiến hành tìm và lựa chọn thông tin ngay trên lớp. Ghi chép các thông tin thu thập được. 5p 2 Tái hiện lại bài học GV áp dụng PP sư đồ tư duy (mind map) để SV tiến hành tái hiện lại bài học. Phát giấy, bút màu cho các nhóm và hướng dẫn thực hiện Sơ đồ tư duy cho bài đọc Lắng nghe, quan sát và thực hiện 15p 3 Thuyết trình Mỗi nhóm sẽ cử 01 đại diện hoặc cả nhóm phân công thành viên lên phát biểu trước lớp Lắng nghe SV thuyết trình và cho ý kiến nhận xét, góp ý hoàn thiện Thuyết trình, lắng nghe và rút kinh nghiệm 15p 4 Đánh giá Phát phiếu nhận Ghi nhận xét và 207 TT Nội dung Hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của SV GV phát phiếu nhận xét, đánh giá cho từng cá nhân (tự đánh giá), nhóm (SV đánh giá lẫn nhau) xét cho SV, hướng dẫn cách ghi nhận xét. nộp lại cho GV 5p D Hướng dẫn tự học - Tài liệu tham khảo: - Hướng dẫn tự rèn luyện - Giới thiệu tài liệu tham khảo - Giao nhiệm vụ về nhà - Nghe, ghi chép - Nghe, ghi chép 5p III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: ..................................... TRƯỞNG KHOA/TRƯỞNG BỘ MÔN Hà Nội, ngày.....tháng ........năm........ GIẢNG VIÊN Lê Hà Phương 208 PHỤ LỤC 14 PHIẾU THÔNG TIN CUỐI BUỔI HỌC CHỦ ĐỀ: GIẢI THƯỞNG NOBEL Ngày tháng: Họ tên: Lớp: Xin bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây: 1. Với chủ đề bài học hôm nay, bạn có sử dụng được vốn kiến thức nền để lí giải nội dung bài đọc không? Cụ thể là những kiến thức gì? ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 2. Bạn vận dụng được những kiến thức tiếng Nhật (chữ Hán, từ vựng, ngữ pháp...) nào trong bài đọc hiểu vừa rồi? ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 3. Bạn đã sử dụng những chiến lược đọc hiểu như thế nào để lí giải nội dung? ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 4. Bạn đánh giá thế nào về việc sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày lại nội dung đã đọc? ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. 5. Để giờ học đọc hiểu tiếng Nhật thêm hiệu quả, theo bạn cần có những yếu tố nào? .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... 209 PHỤ LỤC 15 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT Kiểm tra đầu ra B2 (Bản dịch sang tiếng Việt) Thời gian làm bài: 60 phút Số báo danh: Họ và tên: Phòng thi: Lớp: Mã số SV: Đọc các đoạn văn sau và lựa chọn một phương án thích hợp nhất trong số 4 phương án a, b, c, d đã cho. (1) Dưới đây là email của anh Yamashita gửi cho anh Kawakami. Người nhận:kawakami@iseisaku.co.jp Tiêu đề:V/v mời sử dụng thử sản phẩm mới Kính gửi Ông Kawakami, phòng Kinh doanh, công ty TNHH Chế tác Ikebukuro Lời đầu tiên, Doanh nghiệp chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành và hỗ trợ thường xuyên của Quý công ty! Chúng tôi vô cùng cảm kích về buổi ghé thăm doanh nghiệp và những ý kiến góp ý của Ông cho việc ra mắt sản phẩm mới của công ty chúng tôi. Hiện tại, chúng tôi đã hoàn thiện xong mẫu sản phẩm mới và rất muốn gửi sản phẩm này tới Quý công ty. Theo gợi ý của Ông, chúng tôi đã quyết định lựa chọn 2 màu sắc đen và hồng cho mẫu sản phẩm mới. Chúng tôi rất muốn được nghe đánh giá của Ông về sản phẩm lần này, vì vậy mong Ông cho biết thời điểm thích hợp trong tuần này để chúng tôi có thể mang mẫu sản phẩm đến ạ. Yamashita Ichiro Phòng Phát triển sản phẩm, Công ty TNHH Thương mại Shinjuku (Nguồn: 大野早苗・その他(2011)『U-CAN の日本語能力試験 N3 予想問題集』ユー キャン学び出版、p61) Câu 1. R-4-2-14 Mục đích anh Yamashita gửi email này cho anh Kawakami là gì? a. Để nhận góp ý cho sản phẩm mới. b. Để hỏi xem nên chọn màu sắc sản phẩm là màu đen hay màu hồng. c. Để nói lời cảm ơn vì buổi ghé thăm lần trước. d. Để hỏi xem lúc nào thì có thể mang mẫu sản phẩm đến cho anh Kawakami. (2) [Trích thông báo bảng tin] Do 2 lớp A và B đều có giờ học vào thứ Tư tuần sau nên các em sẽ tiến hành chuyển ghế tới các lớp như sau: Hạn đến trước ngày diễn ra buổi học, các em phải xin phép thầy Yamada cho di chuyển ghế từ lớp B sang lớp A. Sau khi được thầy giáo cho phép, các em sẽ dán tờ giấy có ghi chữ B vào sau lưng toàn bộ ghế của lớp học này. Vào buổi học sáng hôm đó, các em hãy mang toàn bộ số ghế của lớp B sang lớp A. Trân trọng thông báo! 210 (Nguồn: 凡人者編集部(2011)『短期マスタ日本語能力試験ドリル N3』にほん ごの凡人社、p21) Câu 2. R-6-4-24 Câu nào sau đây đúng với nội dung của thông báo trên? a. Xin phép thầy Yamada cho chuyển ghế vào ngày Thứ tư. b. Trong buổi sáng này thứ Ba, hãy chuyển ghế từ lớp A sang lớp B. c. Dán tờ giấy có ghi chữ B vào sau lưng ghế của lớp B. d. Sau khi giờ học của cả 2 lớp kết thúc, hãy mang ghế trả lại lớp học ban đầu. (3) Thông tin dành cho bệnh nhân khám lần đầu Trước hết, quý khách tới quầy dành cho bệnh nhân khám lần đầu và xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Sau đó, quý khách nhận thẻ khám bệnh tại đấy. Quý khách có thể sử dụng thẻ này để đăng kí khám bệnh qua hệ thống máy đăng ký tự động bằng cách nhét thẻ vào máy, tìm Khoa khám bệnh theo yêu cầu của quý khách và ấn vào nút chọn.Máy sẽ tự động in giúp quý khách phiếu thông tin có ghi số thứ tự. Quý khách cầm phiếu này đến trước cửa phòng khám theo yêu cầu và ngồi đợi. Khi được gọi tên và số thứ tự, quý khách sẽ vào phòng khám. Trong lúc đợi khám, quý khách sẽ được kiểm tra đo thân nhiệt. Sau khi khám xong, quý khách di chuyển đến quầy thu ngân để thực hiện thủ tục thanh toán chi phí khám chữa bệnh. (Nguồn: 西隈俊哉・その他(2010)『パターン別徹底ドリル日本語能力試験 N3』ア ルク、p189) Câu 3. R-6-3-24 Câu nào sau đây đúng với nội dung của thông báo trên? a. Nhận đăng kí khám chữa bệnh bằng cách nhét thẻ bảo hiểm vào máy tự động. b. Sau khi ấn nút, máy sẽ tự động in phiếu có ghi tên của khách hàng. c. Khách hàng sẽ được gọi tên sau khi ấn nút Khoa khám bệnh theo yêu cầu. d. Bác sĩ sẽ tiến hành khám chữa bệnh sau khi khách hàng đo thân nhiệt. (4) Bạn có biết ý nghĩa của từ “Gia huy” ? Đây được xem là dấu hiệu riêng của mỗi gia đình Nhật Bản. Gia huy được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng cuối năm 1500 và được vẽ trên các lá cờ trong chiến tranh. Sau đó, đến thời kỳ Edo (1603-1868), gia huy được sử dụng để in trên trang phục của võ sĩ đạo làm dấu hiệu riêng cho các gia đình này. Sau đó, gia huy được phổ biến rộng rãi hơn đến các tầng lớp khác như thương nhân bằng cách in lên trên áo Kimonovà mặc trong các dịp hiếu hỉ. Hiện tại, chúng ta vẫn có thể trông thấy hình ảnh của gia huy in trên áo Kimono vào các dịp cưới hỏi hoặc tang lễ... (Nguồn: 渡邉亜子・菊池民子(2010)『日本語能力試験問題集 N3 読解スピードマスタ ー』J リサーチ、p29) Câu 4. R-4-3-15 Câu nào sau đây đúng với nội dung đoạn văn trên? 211 a. Nhà của võ sĩ đạo có 2 loại gia huy. b. Gia huy được sử dụng trước thời kì Edo. c. Thương nhân là đối tượng sử dụng gia huy đầu tiên. d. Ngày xưa, gia huy chỉ được sử dụng trong lễ cưới và đám tang. (5) Bạn đã bao giờ có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên chưa? Các bạn hãy gửi cho chúng tôi bức ảnh ghi lại phong cảnh tự nhiên khiến bạn nhớ mãi trong một chuyến đi du lịch, hoặc một bức ảnh chụp cảnh đẹp tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày. Lưu ý chỉ gửi ảnh phong cảnh tự nhiên. Ảnh màu hoặc ảnh đen trắng đều được, nhưng không có người trong ảnh. Các bức ảnh được tuyển chọn sẽ được lồng khung ảnh và đem trưng bày tại sảnh của Trung tâm văn hóa. Sau khi buổi triển lãm ảnh kết thúc, chúng tôi sẽ tặng lại các khung ảnh này cho những bạn đã chụp. Chúng tôi sẽ gửi 01 cuốn catalog gồm toàn bộ những bức ảnh trong buổi triển lãm cho những bạn có nhu cầu với chi phí 700 Yên. Mỗi bạn đăng kí tham gia triển lãm gửi tối đa 03 tấm ảnh có kích cỡ L. Mặt sau mỗi tấm ảnh ghi Họ tên và địa chỉ người gửi, cho vào phong bì và gửi đến Trung tâm văn hóa. Chúng tôi rất mong nhận được những bức ảnh tuyệt vời từ các bạn! (Nguồn: 松本節子(2010)『実力アップ!日本語能力試験 N3 読む文章の文法・読解』 UNICOM、p108) Câu 5. R-5-2-18 Bức ảnh nào sau đây đủ điều kiện để gửi tới buổi triển lãm ảnh? a. Bức ảnh chụp một người đàn ông cưỡi ngựa trong khung cảnh mặt trời lặn phía sau núi. b. Bức ảnh chụp một bông hoa nhỏ không rõ tên đang nở trong vườn. c. Bức ảnh chụp bên trong chuyến tàu băng qua con sông đen lúc nửa đêm. d. Bức ảnh chụp một tòa nhà rất đẹp và hiện đại đang vươn mình tranh giành bầu trời xanh. Câu 6. R-1-4-04 Lưu ý khi gửi ảnh là gì? a. Trong phong bì gửi đi phải có 3 tấm ảnh. b. Phải để mỗi ảnh vào trong một phong bì riêng. c. Phía sau bức ảnh phải ghi Họ tên và địa chỉ của người gửi. d. Phía sau bức ảnh phải ghi ngày chụp và tên địa danh. Câu 7. R-1-3-03 Những người có ảnh được chọn có thể làm gì? a. Sẽ được mua khung ảnh và catalog với giá 700 Yên. b. Sẽ được miến phí nhận khung ảnh và catalog. 212 c. Được nhận khung ảnh, nhưng không được nhận catalog. d. Được mua khung ảnh với giá 700 Yên (6) Đang nấu ăn thì có điện thoại gọi đến và trong lúc nói chuyện thì làm cháy nồi thịt hoặc nồi cá. Đang học bài thì người nhà bắt chuyện và sau khi nói chuyện xong thì quên mất điều mà lúc trước mình đang nghĩ. Những hiện tượng này liên quan đến ký ức gọi là “working memory”. Theo cuốn “Khoa học về não và trái tim”, trong kí ức của não có chức năng vừa “duy trì” trạng thái lúc nào cũng có thể nhớ ra những thông tin liên quan đến suy nghĩ khi chúng ta đang nấu ăn hoặc đang học bài; vừa có chức năng “xử lý” thông tin khác như cuộc trò chuyện điện thoại hay nói chuyện với người nhà. “Working memory” có thể làm tốt cùng lúc 2 chức năng là “duy trì” và “xử lý”. Tuy nhiên, khả năng “duy trì” này chỉ có giới hạn, nếu vượt quá giới hạn này, chúng ta ẽ quên mất việc nấu ăn hay học bài. Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều người đến giờ mới nhận ra điều này bao gồm cả tôi. (Nguồn: 渡邉亜子・菊池民子(2010)『日本語能力試験問題集 N3 読解スピードマスタ ー』J リサーチ、p46) Câu 8. R-3-3-11 Trong câu chuyện về cuộc điện thoại và học bài ở trên, khi “Working memory” phát huy tác dụng, sẽ có tình huống cụ thể nào sau đây diễn ra? a. Dù chuông điện thoại có reo thì cũng không nghe máy. b. Có thể học bài nhanh hơn. c. Phát hiện ra ngay nồi thịt hoặc nồi cá bị cháy. d. Sau khi nói chuyện xong sẽ nhớ ra ngay những suy nghĩ khi học bài lúc trước. Câu 9. R-2-4-08 Câu nào sau đây đúng với nội dung giải thích về “Working Memory” a. Nó có chức năng khiến cho con người có thể nhớ ra ngay những điều đã xảy ra trong quá khứ. b. Nó có chức năng khiến cho con người có thể nhớ ra những thông tin có liên quan đến những điều xảy ra trước đó. c. Nó có chức năng sau khi kết thúc một sự việc có thể bắt đầu một sự việc mới ngay lập tức. d. Nó có chức năng vừa làm một công việc nào đó, vừa không quên chuyện khác. Câu 10. R-7-2-26 Sự việc nào sau đây có liên quan đến “Working Memory”? a. Không thể nhớ ra tên người bạn học cùng tiểu học sau 20 năm gặp lại. b. Rất nhớ chuyến đi chơi trượt tuyết ở Hokkaido vào năm ngoái. c. Vừa đun nước trong bếp, vừa nói chuyện với người bên cạnh. d. Có ký ức trong đầu về chuyện đã từng có lần mẹ đưa mình ra công viên chơi. 213 (7) Bây giờ, nếu đi dạo một vòng khu học xá của các trường đại học, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp sinh viên nước ngoài. Tùy theo từng khoa của mỗi trường, trong 4 năm học đại học, sinh viên có thể đăng kí đi du học một lần. Chính vì vậy, ①việc du học giờ đây không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, có không ít bạn trẻ lúng túng, không biết phải chuẩn bị những gì nên cuối cùng đã từ bỏ giấc mơ du học. Sau đây là câu chuyện tại “Phòng tư vấn du học”, nơi tiếp nhận những câu hỏi như “Em muốn đi du học nhưng không biết phải chuẩn bị các thủ tục như thế nào?” và tư vấn nhiệt tình cho các bạn sinh viên. Các bạn đặt rất nhiều câu hỏi khác nhau như “Em không biết cách đăng kí học bổng thế nào?”, “Em xác định được nước muốn đi nhưng chưa biết chọn trường đại học nào tốt ạ.” hay “Làm thế nào để có thể sống và sinh hoạt cùng với gia đình người bản xứ?”..., nhưng nhìn chung các câu hỏi đều giống nhau ở điểm “bất an”. 2 năm trước, Yuko cũng có tâm trạng lo lắng như vậy khi đến gõ cửa văn phòng tư vấn du học. Lúc đó, Yuko đa được nghe tư vấn viên chia sẻ những trải nghiệm về du học và biết rằng bất cứ ai trước khi đi du học cũng có tâm trạng như vậy nên cô cũng cảm thấy yên tâm một chút. Ngoài ra, Yuko cũng làm quen được với cô bạn Yoshiko có cùng nguyện vọng trường du học. Nhờ vậy, mà việc đi du học của Yuko đã diễn ra suôn sẻ và thực sự là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Yuko giờ đây đang làm thêm tại “Phòng tư vấn du học” của trường, cô chia sẻ mỗi khi nhìn thấy các bạn sinh viên tới đây với tâm trạng lo lắng, bất an, ②bất giác cô lại muốn nói với các bạn trẻ “hãy cố gắng lên”. (Nguồn: 松本節子(2010)『実力アップ!日本語能力試験 N3 読む文章の文法・読 解』UNICOM、p160) Câu 11. R-3-3-11 ①việc du học giờ đây không còn là chuyện hiếm có nghĩa là gì? a. Nghĩa là khi đi bộ trên phố, chúng ta bắt gặp rất nhiều người nước ngoài. b. Nghĩa là bây giờ là thời đại mà chỉ cần muốn đi du học là có thể đi ngay. c. Nghĩa là mỗi sinh viên đại học đều phải có nghĩa vụ đi du học một lần. d. Nghĩa là nhiều người muốn đi du học nhưng không biết phải làm những thủ tục gì. Câu 12. R-2-2-06 ②bất giác cô lại muốn nói với các bạn trẻ “hãy cố gắng lên” có nghĩa là gì? a. Vì cô cho rằng các bạn trẻ phân vân là một kinh nghiệm tốt. b. Vì cô cho rằng hô to từ “cố gắng lên” sẽ giúp các bạn thoải mái hơn. c. Vì cô thấy thật tốt khi tìm được việc làm thêm. d. Vì cô nghĩ du học làm một việc rất tốt. Câu 13. R-8-1-29 Điều nào sau đây giải thích đúng về “Phòng tư vấn du học” a. Là nơi trao đổi của các bạn sinh viên muốn đi nước ngoài. b. Là nơi sắp xếp tour du học cho sinh viên. 214 c. Là nơi trao đổi của các bạn sinh viên muốn đi du học. d. Là nơi tìm kiếm việc làm thêm giúp cho các sinh viên sau khi đi du học về. Câu 14. R-5-4-20 Điểm chung của các bạn sinh viên khi đến với “Phòng tư vấn du học”? a. Tất cả các bạn đều có một nỗi bất an, lo lắng. b. Các bạn đều lo lắng vì bị gia đình phản đối chuyện du học. c. Các bạn lo lắng rằng sẽ không hòa hợp được với gia đình homestay. d. Các bạn đều mong muốn tìm được bạn đi du học cùng mình. Câu 15. R-7-4-28 Điều mà tác giả muốn nói nhất là gì? a. Du học là một trải nghiệm tốt nên trong 4 năm học đại học phải đi một lần. b. Du học sinh nhất định phải đến Phòng tư vấn du học. c. Du học có những điểm tốt và cũng có những điểm bất an, lo lắng. d. Du học sinh nên đến Phòng tư vấn du học để nhận những lời khuyên hữu ích. Câu 16. R-8-4-32 Đối tượng nào sau đây nên đến phòng tư vấn do học? a. Yamaguchi vừa thấp vừa béo nên muốn giảm cân. b. Tanaka muốn tiết kiệm tiền mỗi tháng nhưng không biết phải làm thế nào. c. Ogawa muốn đi du học vào năm sau. d. Yamada muốn đăng kí tham gia tình nguyện vào mùa hè năm nay nhưng chưa biết cách đăng ký. Đáp án Bài kiểm tra NLĐH tiếng Nhật đầu ra B2 Câu 1 D Câu 5 B Câu 9 D Câu 13 C Câu 2 C Câu 6 C Câu 10 C Câu 14 A Câu 3 D Câu 7 C Câu 11 B Câu 15 C Câu 4 B Câu 8 D Câu 12 D Câu 16 D 215 PHỤ LỤC 16 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho sinh viên sau thực nghiệm) Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp. Câu 1: Bạn cảm thấy thế nào khi tham gia thực hiện các nội dung phát triển NLĐHNN? 5. □ Rất hứng thú 4. □ Hứng thú 3. □Tương đối hứng thú 2. □Ít thứng thú 1. □Không hứng thú Câu 2: Bạn đồng ý ở mức độ nào đối với những nhận định dưới đây về quá trình áp dụng các biện pháp Phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật? (5- Hoàn toàn đồng ý; 4-Đồng ý; 3- Phân vân; 2- Không đồng ý; 1- Hoàn toàn không đồng ý) TT Nội dung đánh giá Mức độ nhận định 5 4 3 2 1 Biện pháp 1. Xây dựng khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho SV ĐH ngành NN, VH&VHNN 1 Khung năng lực chi tiết, rõ ràng 2 Khung năng lực áp dụng dễ dàng cho từng học phần Biện pháp 2. Xây dựng qui trình dạy học đọc hiểu ngoại ngữ theo hướng phát triển NLĐHNN 3 Mục tiêu học tập rõ ràng, có ý nghĩa thực tiễn 4 Qui trình dạy học chi tiết, cụ thể giúp SV thực hiện đúng các nhiệm vụ đọc hiểu tiếng Nhật 5 PPDH tích cực giúp SV chủ động và hoạt động nhiều hơn trong giờ đọc hiểu tiếng Nhật. 6 Phương tiện, điều kiện dạy học hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động học tập của SV. 7 SV được vận dụng kiến thức nền đã có và lĩnh hội thêm nhiều tri thức mới thông qua các bài đọc hiểu tiếng Nhật 8 SV sử dụng được nhiều chiến lược đọc hiểu tiếng Nhật và vận dụng hiệu quả đối với các bài đọc hiểu tương tự. 9 SV vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đọc hiểu tiếng Nhật để rút ra những bài học cho bản thân trong quá trình học tập và cuộc sống thực tiễn. 10 GV đưa ra nhiệm vụ học tập có sự phối hợp của kiến thức, kĩ năng của các bài học trước đó. 11 GV luôn khuyến khích SV bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về các vấn đề liên quan đến bài đọc hiểu 216 Biện pháp 3. Thiết kế hoạt động đọc đa dạng nhằm phát huy NLĐHNN 12 Tài liệu đọc hiểu tiếng Nhật GV lựa chọn cho hoạt động đọc mở rộng rất phù hợp với trình độ của SV, thể loại đa dạng, nội dung thú vị. 13 Thông qua hình thức đọc mở rộng, SV có dịp giới thiệu những cuốn sách mình đã đọc và mong muốn được đọc. 14 Việc GV tổ chức hoạt động đọc mở rộng ngoài giờ lên lớp giúp SV phát triển NLĐH tiếng Nhật một cách tự nhiên và đọc hiểu trở thành niềm yêu thích. 15 SV tiến hành đọc hiểu tiếng Nhật với nhiều mục đích khác nhau chứ không chỉ là đọc để thực hiện nhiệm vụ học tập. Biện pháp 4. Đổi mới đánh giá kết quả đọc hiểu ngoại ngữ 16 Việc sử dụng Rubric để đánh giá và sự kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau giúp đánh giá kết quả đọc hiểu tiếng Nhật của SV chính xác hơn so với cách tính điểm thông thường. 17 Đánh giá theo NLĐHNN giúp SV nhận ra ưu, nhược điểm của bản thân trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, định hướng được cách sửa chữa và phát huy những điểm mạnh của bản thân. Câu 3: Khi thực hiện hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ theo tiếp cận năng lực, bạn thường gặp khó khăn nào sau đây? 1. Mất nhiều thời gian trong việc tự đánh giá sau mỗi buổi học 2. Mất nhiều thời gian để sửa lỗi sai cho bạn cùng học 3. Thiếu tích cực trong các hoạt động nhóm 4.Khác:__________________________________________________________ Câu 4: Bạn hãy cho biết thêm một vài ý kiến liên quan đến phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. _________________________________________________________________ _________________________________________________________________ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn! 217 PHỤ LỤC 17 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI (Dành cho các chuyên gia) Để đánh giá các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, trân trọng kính mời Thầy/cô đọc bản mô tả những biện pháp này (trong tài liệu đính kèm) và cho biết đánh giá của Thầy/ cô vào bảng dưới đây. Xin Thầy/ cô lựa chọn vào ô Đạt hoặc Không đạt đối với từng tiêu chí tương ứng bằng cách đánh dấu X. TT Tiêu chí đánh giá Đạt Không đạt 1 Xây dựng khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra đào tạo SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 2 Qui trình dạy học đáp ứng được mục tiêu phát triển NLĐHNN cho SV. 3 Tổ chức hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ đa dạng giúp hình thành văn hóa đọc ngoại ngữ và góp phần phát triển NLĐHNN cho SV. 4 Đánh giá kết quả đọc hiểu ngoại ngữ đảm bảo đánh giá được sự phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 5 Các biện pháp đảm bảo cho sự phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. Ngày...tháng...năm 2019 Người đánh giá 218 PHỤ LỤC 18 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM (1) Hoạt động chia nhóm trong giờ học đọc hiểu tiếng Nhật 219 (2) Hoạt động phản hồi văn bản đọc hiểu tiếng Nhật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nang_luc_doc_hieu_ngoai_ngu_cho_sinh_vien.pdf
  • docxTHÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LA.docx
  • pdfTóm tắt tiếng Anh.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng Việt.pdf