BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ LIỄU
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
SƢ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ
PHẠM THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TÍCH HỢP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
******************
NGUYỄN THỊ LIỄU
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
SƢ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TÍCH HỢP
Chuyên ngành: Lí
221 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9140102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ TRỌNG RỸ
2. PGS.TS. NGUYỄN TUYẾT NGA
HÀ NỘI, 2020
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận án, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự hƣớng dẫn,
động viên, hỗ trợ từ thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn sinh viên. Đây
là nguồn động lực rất lớn giúp tôi vƣợt ra khó khăn trong quá trình nghiên cứu luận án.
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Vũ
Trọng Rỹ và cô PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga - hai ngƣời thầy đã tận tâm, nghiêm túc
hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân đã luôn cảm thông, chia sẻ, động viên để
tôi có thể yên tâm hoàn thành quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng
Quản lý khoa học Đào tạo và Hợp tác quốc tế, các thầy cô, các nhà khoa học của Viện.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Sƣ phạm Kĩ thuật Hƣng Yên và các
đồng nghiệp nơi tôi công tác đã ủng hộ, giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhân đây, tôi xin cảm ơn các nhà quản lý, thầy cô và sinh viên trƣờng Đại học
SPKT Hƣng Yên, trƣờng Đại học SPKT Thành phố Hồ Chí Minh, trƣờng Đại học
SPKT Nam Định nơi chúng tôi thực hiện các nội dung phục vụ luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng .. năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Liễu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bống trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Liễu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 3
8. Các luận điểm bảo vệ ..................................................................................................... 6
9. Những đóng góp mới của luận án ................................................................................. 6
10. Bố cục của luận án ........................................................................................................ 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH
VIÊN SƢ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TÍCH HỢP .............................................................. 8
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................... 8
1.2. Quan điểm sƣ phạm tích hợp ................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm tích hợp, sƣ phạm tích hợp ..................................................................... 18
1.2.2. Bản chất của sƣ phạm tích hợp ................................................................................. 21
1.2.3. Vận dụng quan điểm sƣ phạm tích hợp trong quá trình dạy học ............................. 22
1.3. Năng lực dạy học cần phát triển ở sinh viên sƣ phạm kĩ thuật ............................. 28
1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực dạy học ............................................................ 28
1.3.2. Đặc điểm lao động của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ........................................... 32
1.3.3. Cấu trúc và biểu hiện năng lực dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp .................. 33
1.4. Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sƣ phạm kĩ thuật qua rèn luyện
nghiệp vụ sƣ phạm theo quan điểm sƣ phạm tích hợp ........................................ 40
1.4.1. Phát triển năng lực dạy học ...................................................................................... 40
1.4.2. Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm .................................................................................. 41
1.4.3. Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên SPKT qua rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm
theo quan điểm sƣ phạm tích hợp .......................................................................................... 43
1.5. Các con đƣờng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sƣ phạm kĩ thuật ...... 46
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển năng lực dạy học quan rèn luyện nghiệp
vụ sƣ phạm theo quan điểm sƣ phạm tích hợp ..................................................... 47
Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................................. 50
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
SƢ PHẠM KĨ THUẬT QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SỰ PHẠM ..................... 51
2.1. Khái quát về điều tra, khảo sát thực tế ................................................................... 51
2.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................................ 56
2.2.1. Nhận thức của giảng viên về quan điểm sƣ phạm tích hợp ......................................... 56
2.2.2. Chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm tại trƣờng đại học sƣ phạm kĩ thuật ....... 57
2.2.3. Thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm ở các trƣờng đại học sƣ phạm kĩ thuật ........ 61
2.2.4. Thực trạng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sƣ phạm kĩ thuật qua rèn
luyện nghiệp vụ sƣ phạm .................................................................................................... 69
2.2.5. Thực trạng năng lực dạy học của sinh viên sƣ phạm kĩ thuật .................................. 73
2.2.6. Nhận định chung ....................................................................................................... 83
Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................................. 85
Chƣơng 3: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM
SƢ PHẠM TÍCH HỢP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
SINH VIÊN SƢ PHẠM KĨ THUẬT ........................................................................... 86
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm theo quan điểm
sƣ phạm tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sƣ phạm kĩ
thuật ........................................................................................................................... 86
3.2. Các biện pháp tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm theo quan điểm sƣ phạm
tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sƣ phạm kĩ thuật ....... 86
3.2.1. Tổ chức dạy học các học phần nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm
tích hợp nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ................. 86
3.2.1.1. Xây dựng khung năng lực dạy học tối thiểu cần đạt của sinh viên sƣ phạm kĩ thuật . 86
3.2.1.2. Phân tích năng lực dạy học thành các mục tiêu dạy học ....................................... 88
3.2.1.3. Thiết kế những tình huống tích hợp tƣơng ứng với từng năng lực dạy học .......... 89
3.2.1.4. Tổ chức dạy học nghiệp vụ sƣ phạm theo các tình huống tích hợp đã thiết kế .. 100
3.2.1.5. Đánh giá năng lực dạy học đạt đƣợc của sinh viên trong các học phần nghiệp
vụ sƣ phạm theo quan điểm sƣ phạm tích hợp ................................................................. 108
3.2.2. Tổ chức thực tập sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp nhằm phát triển
năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ........................................................... 116
3.2.2.1. Tổ chức thực tập sƣ phạm hƣớng vào thực hành các năng lực dạy học của sinh
viên sƣ phạm kĩ thuật ........................................................................................................ 117
3.2.2.2. Đánh giá năng lực dạy học đạt đƣợc của sinh viên trong thực tập sƣ phạm theo
quan điểm sƣ phạm tích hợp ............................................................................................. 119
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................ 124
Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................................... 125
4.1. Khái quát về thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 125
4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................... 130
4.2.1. Đánh giá định lƣợng về kết quả học tập trƣớc thực nghiệm của sinh viên nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm ...................................................................................... 130
4.2.2. Đánh giá định lƣợng về kết quả học tập sau thực nghiệm của sinh viên nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm ............................................................................................ 135
4.2.3. Phản hồi của sinh viên về hoạt động dạy học trong mô hình thực nghiệm ................ 140
4.2.4 Ý kiến của chuyên gia về những biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên
sƣ phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm theo quan điểm sƣ phạm tích hợp .......... 147
Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................................ 148
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................... 149
1. Kết luận ....................................................................................................................... 149
2. Khuyến nghị ................................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ .................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 152
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNDH Công nghệ dạy học
ĐC Đối chứng
GDHNN Giáo dục học nghề nghiệp
GDNN Giáo dục nghề nghiệp
GV Giảng viên
KN&PPDHKT Kĩ năng và phƣơng pháp dạy học kĩ thuật
NLDH Năng lực dạy học
NVSP Nghiệp vụ sƣ phạm
PPLNCKH Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học
PTCTGD Phát triển chƣơng trình giáo dục
SPKT Sƣ phạm kĩ thuật
SPTH Sƣ phạm tích hợp
SV Sinh viên
TN Thực nghiệm
TLHNN Tâm lý học nghề nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Năng lực dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ................................. 37
Bảng 2. 1: Thông tin về giảng viên đƣợc kháo sát . 53
Bảng 2. 2: Thông tin về sinh viên SPKT đƣợc khảo sát ............................................... 54
Bảng 2. 3: Ý kiến đánh giá về chƣơng trình rèn luyện NVSP ...................................... 59
Bảng 2. 4: Xác định mục tiêu bài học trong dạy học NVSP của GV ............................ 61
Bảng 2. 5: Lựa chọn nội dung trong dạy học NVSP ..................................................... 62
Bảng 2. 6: Tổ chức thực tập sƣ phạm ............................................................................ 68
Bảng 2. 7: Cách thức phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP ............... 69
Bảng 2. 8: Khó khăn trong phát triển NLDH cho SV SPKT ........................................ 71
Bảng 2. 9: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển NLDH của SV SPKT ................... 72
Bảng 2. 10: Năng lực kiểm tra đánh giá của SV SPKT qua đánh giá của GV ............. 80
Bảng 2. 11: Năng lực quản lý hồ sơ dạy học của SV SPKT qua đánh giá của GV .......... 80
Bảng 2. 12: Các NLDH của SV qua đánh giá của GV .................................................. 81
Bảng 2. 13: Các NLDH của SV SPKT do tự đánh giá .................................................. 82
Bảng 3. 1: Khung NLDH tối thiểu mà SV SPKT cần có .. 87
Bảng 3. 2: Tiêu chí đánh giá hồ sơ giảng dạy nội dung lý thuyết ............................... 110
Bảng 3. 3: Tiêu chí đánh giá bài dạy cấu tạo............................................................... 111
Bảng 3. 4: Tiêu chí đánh giá trong tình huống 5 ......................................................... 113
Bảng 3. 5: Tiêu chí đánh giá sử dụng trong Bài tập 1 ................................................. 114
Bảng 3. 6: Tiêu chí đánh giá hồ sơ bài giảng lý thuyết ............................................... 115
Bảng 3. 7: Tiêu chí đánh giá bài giảng lý thuyết ......................................................... 116
Bảng 3. 8: Phiếu đánh giá bài lý thuyết của SV trong thực tập sƣ phạm .................... 120
Bảng 3. 9: Phiếu đánh giá bài thực hành của SV trong thực tập sƣ phạm .................. 121
Bảng 3. 10: Phiếu đánh giá bài tích hợp của SV trong thực tập sƣ phạm ................... 122
Bảng 3. 11: Phiếu đánh giá năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV SPKT
trong thực tập sƣ phạm ................................................................................... 123
Bảng 4. 1: Mẫu thực nghiệm dạy học các học phần NVSP ... 125
Bảng 4. 2: Mẫu thực nghiệm tổ chức thực tập sƣ phạm .............................................. 125
Bảng 4. 3: Tần suất điểm thực nghiệm đầu vào đạt đƣợc của SV SPKT K12 ............ 131
Bảng 4. 4: Tần suất điểm thực nghiệm đầu vào đạt đƣợc của SV SPKT K13 ............ 133
Bảng 4. 5: Tần suất điểm đánh giá NLDH sau thực nghiệm thực tập sƣ phạm của SV
SPKT K12 ...................................................................................................... 135
Bảng 4. 6: Tần suất điểm đánh giá NLDH sau thực nghiệm dạy học NVSP của SV
SPKT K13 ...................................................................................................... 137
Bảng 4. 7: Kết quả ý kiến phản hồi của SV về hoạt động dạy học trong chƣơng trình
thực nghiệm .................................................................................................... 141
Bảng 4. 8: Giá trị trung bình ý kiến phản hồi của SV về hoạt động dạy học trong
chƣơng trình thực nghiệm .............................................................................. 143
Bảng 4. 9: Kết quả ý kiến phản hồi của SV về hoạt động thực tập sƣ phạm trong
chƣơng trình thực nghiệm .............................................................................. 145
Bảng 4. 10: Giá trị trung bình ý kiến phản hồi của SV về hoạt động thực tập sƣ phạm
trong chƣơng trình thực nghiệm ..................................................................... 146
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. 1: Cấu trúc năng lực dạy học của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp .................. 34
Biểu đồ 2. 1: Nhận thức của GV về quan điểm SPTH 56
Biểu đồ 2. 2: Những phƣơng pháp dạy học GV sử dụng trong dạy học NVSP ............ 63
Biểu đồ 2. 3: Những phƣơng tiện, điều kiện đƣợc sử dụng trong dạy học NVSP ........ 65
Biểu đồ 2. 4: Hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong dạy học NVSP ....................... 66
Biểu đồ 2. 5: Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập NVSP của SV ............................ 67
Biểu đồ 2. 6: Năng lực chuẩn bị dạy học của SV SPKT ............................................... 74
Biểu đồ 2. 7: Năng lực thực hiện hoạt động dạy học của SV SPKT ............................. 75
Biểu đồ 2. 8: Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV SPK ....................... 76
Biểu đồ 2. 9: Năng lực quản lý hồ sơ dạy học của SV SPKT ....................................... 77
Biểu đồ 2. 10: Năng lực chuẩn bị dạy học của SV SPKT qua đánh giá của GV .......... 78
Biểu đồ 4. 1: Tỉ lệ phần trăm các mức điểm của SV SPKT K12 trƣớc thực nghiệm thực
tập sƣ phạm 131
Biểu đồ 4. 2: Lũy tích điểm của SV SPKT K12 trƣớc thực nghiệm thực tập sƣ phạm .... 132
Biểu đồ 4. 3: Tỉ lệ phần trăm các mức điểm của SV SPKT K13 trƣớc thực nghiệm dạy
học các học phần NVSP ........................................................................ 133
Biểu đồ 4. 4: Lũy tích điểm của SV SPKT K13 trƣớc thực nghiệm dạy học các học
phần NVSP ............................................................................................ 134
Biểu đồ 4. 5: Tỉ lệ phần trăm các mức điểm đánh giá NLDH của SV SPKT K12 sau
thực nghiệm thực tập sƣ phạm ............................................................... 135
Biểu đồ 4. 6: Lũy tích điểm đánh giá NLDH của SV SPKT K12 sau thực nghiệm thực
tập sƣ phạm ............................................................................................ 136
Biểu đồ 4. 7: Tỉ lệ phần trăm các mức điểm đánh giá NLDH của SV SPKT K13 sau
thực nghiệm dạy học NVSP .................................................................. 138
Biểu đồ 4. 8: Lũy tích điểm đánh giá NLDH của SV SPKT K13 sau thực nghiệm dạy
học NVSP .............................................................................................. 138
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những yếu tố quyết định đến việc bảo đảm và nâng cao chất lƣợng
giáo dục, đào tạo là đội ngũ nhà giáo. Phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là “nâng
cao chất lƣợng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”, “chuẩn hóa đội ngũ
nhà giáo” là yêu cầu đặt ra đối với giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Trong
giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là
năng lực nghề nghiệp là một trong những biện pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp
ứng yêu cầu phát triển của một đất nƣớc đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế nhƣ nƣớc ta.
Do đặc thù, nhà giáo GDNN bao gồm: nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy
thực hành, nhà giáo dạy cả lý thuyết và thực hành với những tiêu chuẩn tuyển dụng
khác nhau nên nhìn chung chất lƣợng nhà giáo chƣa đồng đều, chƣa thực sự đáp ứng
yêu cầu của GDNN trong bối cảnh mới. Nâng cao chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng
đại học SPKT là một giải pháp phát triển năng lực, chất lƣợng đội ngũ nhà giáo
GDNN. Trong năng lực nghề nghiệp của nhà giáo, năng lực dạy học (NLDH) là năng
lực cơ bản nhất, do đó nâng cao chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng SPKT cần quan tâm
tới phát triển NLDH cho SV SPKT – đội ngũ nhà giáo GDNN tƣơng lai.
Phát triển NLDH cho SV SPKT ở các trƣờng SPKT đƣợc thực hiện bằng nhiều
con đƣờng khác nhau, trong đó phát triển NLDH qua rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm
(NVSP) là con đƣờng thuận lợi và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc dạy học các môn
NVSP nhìn chung vẫn mang tính hàn lâm, lý thuyết. Biểu hiện là mục tiêu dạy học
trong chƣơng trình đƣợc xác định một cách chung chung; việc quản lý chất lƣợng giáo
dục tập trung vào “điều khiển đầu vào”, nhất là nội dung dạy học. Chƣơng trình đào
tạo vẫn đƣợc thiết kế theo tiếp cận nội dung, theo logic nội dung môn học. Hoạt động
dạy học vẫn chú trọng việc truyền thụ tri thức khoa học đã đƣợc quy định trong
chƣơng trình, chƣa chú trọng đầy đủ đến năng lực “đầu ra” của ngƣời học cũng nhƣ
đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Tổ chức thực
tập sƣ phạm còn có những hạn chế nhất định.
Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay với quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ dẫn đến những thay đổi về yêu cầu đối với nguồn
nhân lực, trong đó có cả các nhà giáo GDNN và sản phẩm đào tạo của họ. Khi yêu cầu xã
hội đối với nguồn nhân lực thay đổi đòi hỏi giáo dục, đào tạo phải thay đổi theo. Ngƣời
lao động phải có hệ thống năng lực cần thiết, đa năng mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu
của thị trƣờng lao động. Để làm đƣợc điều đó, bản thân nhà giáo GDNN cần có hệ thống
năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo tại các cơ sở GDNN trong đó có NLDH.
2
Đào tạo theo năng lực đang là xu thế phổ biến trong giáo dục ở thế giới và Việt
Nam, trong mọi cấp học, trình độ đào tạo. Đào tạo theo năng lực hƣớng tới năng lực
ngƣời học đạt đƣợc sau quá trình đào tạo, hƣớng tới những gì họ có thể làm đƣợc chứ
không chỉ dừng lại những gì họ biết đƣợc. Tƣơng ứng, ngƣời dạy không chỉ quan tâm
dạy nội dung gì mà chú trọng tới dạy ngƣời học cách sử dụng những gì họ học đƣợc
vào giải quyết những nhiệm vụ với bối cảnh cụ thể, gắn với thực tiễn cuộc sống, nghề
nghiệp. Trong xu thế đó, hoạt động đào tạo ở các trƣờng đại học SPKT cần đổi mới
theo hƣớng hình thành và phát triển ở SV SPKT những năng lực cần thiết để họ đáp
ứng tốt yêu cầu của nghề nghiệp tƣơng lai. Vận dụng quan điểm sƣ phạm tích hợp
(SPTH) – một quan điểm sƣ phạm hƣớng tới sự phát triển năng lực của ngƣời học
trong đào tạo SV SPKT ở các trƣờng đại học SPKT là một phƣơng thức phù hợp để
phát triển năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có nhiều công trình
nghiên cứu về vận dụng SPTH trong dạy học nói chung và rèn luyện NVSP nói riêng,
lý luận về SPTH còn chung chung. Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu để hoàn
thiện lý luận về SPTH, để xác định con đƣờng, cách thức phát triển năng lực cho
ngƣời học qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH.
Vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn “Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên
sư phạm kĩ thuật qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo quan điểm sư phạm tích hợp”
làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn
luyện NVSP, trên cơ sở đó đề xuất đƣợc biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan
điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo SV SPKT ở các trƣờng đại học SPKT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình rèn luyện NVSP cho SV SPKT ở các trƣờng đại học SPKT.
4. Giả thuyết khoa học
Vận dụng quan điểm SPTH vào rèn luyện NVSP là phù hợp để phát triển
NLDH cho SV SPKT. Nếu vận dụng quan điểm SPTH trong rèn luyện NVSP bằng
cách thực hiện nhất quán sự tích hợp trong mục đích, nội dung, phƣơng pháp dạy học
và trong đánh giá kết quả học tập hƣớng vào những NLDH cần có ở sinh viên SPKT
thì sẽ nâng cao hiệu quả sự phát triển NLDH ở các em.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện
NVSP theo quan điểm SPTH.
- Khảo sát thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP.
- Đề xuất biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát
triển NLDH cho SV SPKT
- Thực nghiệm biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm
phát triển NLDH cho SV SPKTđã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về việc dạy học các học
phần NVSP (cụ thể : Tâm lý học nghề nghiệp (TLHNN), Giáo dục học nghề nghiệp
(GDHNN), Kĩ năng và phƣơng pháp dạy học kĩ thuật (KN&PPDHKT), Công nghệ
dạy học (CNDH) và tổ chức thực tập sƣ phạm theo quan điểm SPTH nhằm phát triển
NLDH cho SV đại học SPKT.
- Giới hạn về đối tƣợng khảo sát: chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng phát
triển NLDH cho SV đại học SPKT tại các trƣờng đại học SPKT sau: Đại học SPKT
Hƣng Yên, Đại học SPKT Nam Định, Đại học SPKT thành phố Hồ Chí Minh.
- Minh họa biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH nhằm
phát triển NLDH cho SV SPKT và thực nghiệm những biện pháp này trong phát triển
NLDH cho SV SPKT ở trƣờng Đại học SPKT Hƣng Yên.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Luận án đƣợc thực hiện với sự soi sáng của những tiếp cận sau:
- Tiếp cận tích hợp: tích hợp là bản chất và xu hƣớng trong phát triển nói chung.
Mọi sự vật hiện tƣợng không đƣợc tạo bởi một một vài thành phần rời rạc, biệt lập mà
luôn đƣợc tạo thành bởi nhiều đặc tính, bộ phận khác nhau theo một logic nhất định.
Vận dụng tiếp cận này trong nghiên cứu luận án, NLDH đƣợc xem xét dƣới góc
độ là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng
với nhau chứ không đơn giản là sự gộp lại của các thành phần đó. Đồng thời, để phát
triển NLDH cho SV SPKT cần tạo điều kiện cho SV có cơ hội vận dụng nhiều kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm khác nhau trong những tình huống cụ thể gắn với bối cảnh
nghề dạy học và đánh giá NLDH của họ thông qua sự vận dụng ấy chứ không chỉ đánh
giá riêng rẽ từng thành phần kiến thức, kĩ năng của NLDH.
4
- Tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Tiếp cận hệ thống – cấu trúc đòi hỏi xem xét
mọi sự vật hiện tƣợng với tƣ cách là một hệ thống gồm nhiều thành tố cấu trúc, mỗi
thành tố lại có một chức năng nhất định và có mối quan hệ với các thành tố còn lại, khi
tác động vào một thành tố sẽ ảnh hƣởng đến các thành tố khác trong hệ thống.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét quá trình rèn luyện NVSP là một hệ
thống và để phát triển NLDH cho SV SPKT cần quan tâm tới tất cả thành tố trong hệ
thống đó. Đồng thời dƣới cách tiếp cận này, chúng tôi coi NLDH là một thành tố trong
hệ thống năng lực sƣ phạm mà SV SPKT cần có nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp,
và NLDH cũng là một hệ thống gồm nhiều năng lực thành phần.
- Tiếp cận thực tiễn: đòi hỏi việc đƣa ra những nhận định, kết luận về mặt khoa
học phải xuất phát từ thực tiễn khách quan và kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Trong luận án việc đƣa ra những nhận định, những đề xuất mới trong phát triển
NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH phải xuất phát từ
thực tiễn rèn luyện NVSP cho SV SPKT ở các trƣờng đại học SPKT và những đề xuất
đó cần kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Có nghĩa là cần làm rõ thực trạng rèn luyện NVSP
cho SV SPKT, và kiểm nghiệm những biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP theo quan
điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT đã đề xuất.
- Tiếp cận phát triển năng lực: Phát triển năng lực cho ngƣời học là yêu cầu của
xã hội đối với tất cả các quá trình giáo dục, đào tạo. Phát triển NLDH cho SV SPKT
qua rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH là hƣớng vào phát triển ở SV những
NLDH đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp bằng cách chỉ
rõ những NLDH cần hình thành và đề xuất đƣợc biện pháp tổ chức rèn luyện NVSP
theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, hệ
thống hóa, mô hình hóa trong nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Cụ thể,
dựa trên những tài liệu trong và ngoài nƣớc về SPTH, về NLDH, về quá trình đào tạo
SV SPKT, về rèn luyện NVSP với việc sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu lý
thuyết trên để xác định bản chất các khái niệm tích hợp, SPTH, rèn luyện NVSP,
những NLDH cần có ở SV SPKT trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề
nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Để khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sau:
5
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây đƣợc coi là phƣơng pháp nghiên
cứu thực tiễn chủ đạo trong đề tài. Chúng tôi điều tra bằng bảng hỏi với GV giảng dạy
NVSP, SV SPKT đã hoàn thành chƣơng trình NVSP ở các trƣờng đại học SPKT để
tìm hiểu thực trạng phát triển NLDH thông qua rèn luyện NVSP ở các trƣờng này. Cụ
thể, phiếu hỏi tập trung làm rõ thực trạng rèn luyện NVSP cho SV SPKT, thực trạng
phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP, thực trạng mức độ NLDH đạt
đƣợc của SV SPKT sau khi hoàn thành chƣơng trình NVSP, tìm hiểu nhận thức của
GV về quan điểm SPTH, phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo
quan điểm SPTH, và những biện pháp cần có để vận dụng quan điểm SPTH trong rèn
luyện NVSP nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Chúng tôi nghiên cứu hồ
sơ giảng dạy (lịch giảng dạy, giáo án, đề cƣơng bài giảng) của GV và SV SPKT, phƣơng
tiện dạy học mà GV và SV SPKT ở trƣờng đại học SPKT sử dụng trong giảng dạy để
có thêm thông tin về quá trình rèn luyện NVSP của GV và NLDH của SV SPKT.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: ngoài điều tra bằng bảng hỏi với GV, SV, chúng tôi
còn phỏng vấn cán bộ quản lý của các khoa/viện sƣ phạm ở các trƣờng đại học SPKT về
chuẩn đầu ra trong đào tạo NVSP, về nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, phƣơng tiện
dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV SPKT; về những biện pháp và khó khăn
trong phát triển NLDH cho SV SPKT để có thêm thông tin về thực trạng đào tạo NVSP
cho SV SPKT và những nhận định về việc vận dụng quan điểm SPTH trong rèn luyện
NVSP để thêm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT.
- Phƣơng pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát, dự giờ các giờ dạy các
học phần NVSP của GV ở các trƣờng đại học SPKT, các giờ giảng của SV SPKT
trong thực tập sƣ phạm, trong test chuẩn đầu ra sƣ phạm để có thêm thông tin phục vụ
cho quá trình nghiên cứu.
- Phƣơng pháp đàm thoại: trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn trao đổi, trò
chuyện với GV giảng dạy NVSP, với SV SPKT để có thêm thông tin cụ thể, phong
phú về thực trạng phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: thực nghiệm những biện pháp tổ chức rèn luyện
NVSP theo quan điểm SPTH nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT mà chúng tôi đề
xuất để có thể kết luận về tính khả thi, hiệu quả của những những biện pháp trên. Cụ
thể, thực nghiệm biện pháp tổ chức dạy học các học phần NVSP theo quan điểm SPTH
nhằm phát triển NLDH cho SV SPKT đối với SV SPKT khoá 13 (K13) và biện pháp ...à những cách thức phát triển NLDH khác
nhau trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Rèn luyện NVSP cho SV là hƣớng nghiên cứu nhận đƣợc nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Trong đó, các tác giả tập trung nghiên cứu theo hƣớng làm rõ
thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng rèn luyện NVSP theo các quan
điểm, cách tiếp cận khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội.
- Lý luận về SPTH đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, các tác
giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh của SPTH nhƣ: định nghĩa SPTH, cơ sở giáo dục
học và mục tiêu của SPTH, những khái niệm nền tảng của SPTH, các cách thức tích
hợp, phƣơng hƣớng vận dụng SPTH trong xây dựng chƣơng trình, sách giáo khoa, đánh
giá kết quả học tập của ngƣời học, việc sử dụng tình huống tích hợp trong dạy học.
Các công trình nghiên cứu về SPTH ở Việt Nam tập trung theo hai hƣớng chính:
+ Vận dụng SPTH vào phát triển chƣơng trình giáo dục ở các mức độ khác nhau.
+ Vận dụng SPTH trong tiến hành tổ chức dạy học thông qua việc xây dựng các
chủ đề học tập.
Vận dụng quan điểm SPTH đƣợc các tác giả nghiên cứu các bậc học khác nhau:
giáo dục phổ thông, GDNN, giáo dục đại học nhƣng những nghiên cứu về tích hợp
trong giáo dục phổ thông là nhiều hơn cả.
Qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án, có thể
khẳng định đến thời điểm hiện tại chƣa có công trình nghiên cứu nào lấy vận dụng
SPTH trong rèn luyện NVSP cho SV SPKT làm đề tài nghiên cứu.
18
Việc nghiên cứu để phát triển năng lực cho ngƣời học tiếp tục đƣợc đặt ra. Vận
dụng SPTH để phát triển NLDH cho SV SPKT đặt ra những vấn đề cần đƣợc giải
quyết trong luận án:
- Bổ sung lý luận về SPTH: cụ thể hóa định nghĩa về SPTH, làm rõ bản chất
của SPTH, phân tích sự vận dụng quan điểm SPTH trong quá trình dạy học, chỉ rõ
cách thức tổ chức rèn luyện NVSP theo quan điểm SPTH.
- Đề xuất biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP theo
quan điểm SPTH.
1.2. Quan điểm sƣ phạm tích hợp
1.2.1. Khái niệm tích hợp, sư phạm tích hợp
1.2.1.1. Tích hợp
Tích hợp (Intergration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa xác lập lại cái
chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Tích hợp có
nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập.
Khái niệm tích hợp đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục,
khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ khai sáng (thế kỷ XVIII) dùng để chỉ một quan niệm
giáo dục toàn diện con ngƣời, chống lại hiện tƣợng làm cho con ngƣời phát triển thiếu hài
hòa, cân đối. Theo Từ điển Giáo dục học của Việt Nam: “Tích hợp là hành động liên
kết các đối tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh
vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học” [27]. Nhƣ vậy, đã nói đến tích hợp là
nói đến sự liên kết, kết hợp của nhiều thành tố, bộ phận khác nhau để tạo ra một cấu
trúc mới trong một chỉnh thể thống nhất chứ không phải là sự cộng gộp giản đơn các
yếu tố đó lại.
- Tích hợp có những đặc điểm sau:
+ Tính tất yếu: Theo quan điểm triết học, mọi sự vật hiện tƣợng đều tồn tại
trong mối quan hệ với hàng loạt các sự vật hiện tƣợng khác và là một thành tố trong
một hệ thống. Nhƣ vậy, khi xem xét một sự vật hiện tƣợng cần xem xét sự vật hiện
tƣợng ấy trong mối quan hệ với các sự vật hiện tƣợng khác và trong mối quan hệ giữa
cái bộ phận và cái tổng thể. Để nhận biết và giải quyết các sự vật hiện tƣợng ấy chúng
ta cần huy động tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nên
tích hợp đƣợc coi là tính tất yếu của hiện thực khách quan.
+ Tính liên kết: Tích hợp không phải là sự đặt cạnh nhau của các thành phần,
các bộ phận mà các thành phần ấy phải tƣơng thích với nhau để có thể liên kết với
nhau tạo thành một đối tƣợng với một cấu trúc mới.
19
+ Tính toàn vẹn: Đối tƣợng mới đƣợc tạo ra bằng tích hợp phải là đối tƣợng có
tính toàn vẹn trên cơ sở liên kết các bộ phận, các thành phần tạo thành một thể thống
nhất, hoàn chỉnh.
- Phân loại tích hợp trong dạy học
Trong dạy học, tích hợp có thể chia thành nhiều loại: tích hợp về mục tiêu dạy
học, tích hợp về nội dung dạy học, tích hợp về phƣơng pháp dạy học.
+ Tích hợp về mục tiêu dạy học: Thể hiện ở mục tiêu hình thành năng lực, phát
triển toàn diện nhân cách cho ngƣời học chứ không chỉ dừng lại ở trang bị kiến thức,
kĩ năng, thái độ đơn lẻ; tích hợp giữa phát triển năng lực chuyên môn và phát triển kĩ
năng cá nhân, kĩ năng xã hội.
+ Tích hợp về mặt nội dung dạy học: Căn cứ vào mức độ tích hợp các môn học,
tích hợp đƣợc chia thành 4 loại. Cụ thể:
1) Tích hợp trong nội bộ môn học (tích hợp nội môn), trong đó ƣu tiên các nội
dung của môn học.
2) Tích hợp đa môn, trong đó đề xuất những tình huống, những "đề tài" có thể
đƣợc nghiên cứu theo các quan điểm khác nhau (của những môn học khác nhau). Theo
quan điểm này, các môn học vẫn tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm
trong quá trình nghiên cứu các đề tài (không thực sự tích hợp).
3) Tích hợp liên môn, trong đó đề xuất những tình huống chỉ có thể đƣợc tiếp
cận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây có sự liên kết các môn
học để giải quyết một tình huống cho trƣớc.
4) Tích hợp xuyên môn, chủ yếu quan tâm phát triển những kỹ năng mà ngƣời
học có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Những kỹ
năng đó gọi là kỹ năng "xuyên môn". Có thể lĩnh hội những kỹ năng này trong từng môn
học hoặc trong những tình huống có những hoạt động chung cho nhiều môn học.
Hoặc, cách phân loại khác chia tích hợp thành: tích hợp ngang, tích hợp dọc [27].
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu Việt Nam chia tích hợp thành 2 loại: tích hợp tạo thành
các môn học mới và tích hợp không tạo thành các môn học mới [10], [76], [77], [78].
+ Tích hợp về phƣơng pháp dạy học
Tích hợp về mặt phƣơng pháp dạy học thể hiện qua việc sử dụng những phƣơng
pháp dạy học phức hợp, những phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tăng cƣờng trải
nghiệm sáng tạo cho ngƣời học. Những phƣơng pháp dạy học thể hiện đƣợc tƣ tƣởng
tích hợp nhƣ: dạy học dựa vào dự án, phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp, dạy học
dựa vào vấn đề, phƣơng pháp làm việc nhóm, phƣơng pháp vi mô Khi học tập theo
20
những phƣơng pháp dạy học này, ngƣời học đƣợc lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ
năng, phát triển những kĩ năng xã hội qua đó phát triển năng lực cho ngƣời học.
1.2.1.2. Sư phạm tích hợp
Quan điểm SPTH là “một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các
quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính
trƣớc những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập
tƣơng lai, hoặc hòa nhập vào cuộc sống lao động” [103].
Định nghĩa trên về SPTH đã nhấn mạnh đến mục đích, ý nghĩa của quan điểm
SPTH ở chỗ “hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trƣớc”, tức là
những năng lực cần thiết cho quá trình học tập tiếp theo, cho cuộc sống của các em.
Tuy nhiên, định nghĩa trên chƣa chỉ rõ cách thức đạt đƣợc mục đích ấy.
Năng lực của ngƣời học biểu hiện ở sự vận dụng kiến thức, kĩ năng và vốn kinh
nghiệm vào việc giải quyết một nhiệm vụ, tình huống cụ thể, mang tính thực tiễn. Để
giải quyết tình huống ấy, ngƣời học không thể dùng những kiến thức, kĩ năng rời rạc,
đơn lẻ mà cần phối hợp nhiều kiến thức, kĩ năng khác nhau. Và để ngƣời học có thể
vận dụng những kiến thức kĩ năng khác nhau, không chỉ cần cung cấp cho họ những
kiến thức, kĩ năng cần thiết mà phải tổ chức hoạt động dạy học thế nào để họ đƣợc vận
dụng, phối hợp những kiến thức, kĩ năng đó trong giải quyết nhiệm vụ cụ thể. Tức là
hình thành năng lực cho ngƣời học, không chỉ cần quan tâm tới tích hợp nội dung mà
còn phải chú ý tới yếu tố hoạt động, phƣơng pháp và cả những điều kiện khác đảm bảo
học sinh có thể vận dụng những điều đã học vào giải quyết hiệu quả những vấn đề
mang tính thực tiễn. Việc xây dựng nội dung, lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy
học chịu sự chi phối từ mục tiêu dạy học. Và khi tổ chức dạy học để hình thành năng
lực ở ngƣời học thì đòi hỏi khâu kiểm tra đánh giá cũng cần hƣớng vào đánh giá năng
lực đạt đƣợc ở họ. Nhƣ vậy, để hình thành và phát triển năng lực ở ngƣời học, cần tích
hợp không chỉ về mặt nội dung chƣơng trình mà còn cần quan tâm tới tất cả các yếu tố
khác của quá trình dạy học nhƣ: xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn và sử dụng
phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Do đó theo tác giả luận án, SPTH là một quan điểm dạy học hướng tới hình thành
và phát triển ở người học những năng lực cần thiết cho nghề nghiệp, cuộc sống của các em
bằng cách thực hiện sự tích hợp nhất quán trong toàn bộ quá trình dạy học từ mục tiêu, nội
dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập.
Đặc điểm của SPTH:
+ Tích hợp không chỉ hiểu theo một khía cạnh là tích hợp nội dung, mà còn là
tích hợp các yêu tố khác nhƣ: các phẩm chất, kinh nghiệm cá nhân, tích hợp trong sử
21
dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học, các điều kiện học tập trong những tình
huống dạy học nhất định. Tuy nhiên, để tạo ra những tình huống tích hợp nhƣ vậy,
trƣớc hết phải thiết kế các nội dung tích hợp.
+ Nội dung tích hợp là sự tích hợp giữa lý thuyết với thực hành; giữa kiến thức
các môn học, các lĩnh vực khác nhau dƣới dạng các chủ đề, dự án học tập, các tình
huống tích hợp.
+ Mục tiêu dạy học mang tính tích hợp thể hiện ở quá trình dạy học hƣớng đến
hình thành và phát triển năng lực cho ngƣời học chứ không chỉ là những mục tiêu kiến
thức, kĩ năng, thái độ riêng lẻ, rời rạc. Và mục tiêu dạy học không chỉ hƣớng tới phát
triển các năng lực chuyên môn theo môn học mà còn phát triển cả các kĩ năng xã hội,
kĩ năng mềm cho ngƣời học.
+ Sử dụng phƣơng pháp dạy học theo quan điểm SPTH là lựa chọn, phối hợp
các phƣơng pháp sao cho ngƣời học có cơ hội đƣợc thực hiện những nhiệm vụ phức
hợp trong đó họ đƣợc lĩnh hội những kiến thức cần thiết, phát triển những kĩ năng, huy
động kinh nghiệm sống và vận dụng chúng vào giải quyết các tính huống mang tính
thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Và để thực hiện đƣợc điều này, ngƣời học cần đƣợc
cung cấp những phƣơng tiện, điều kiện tƣơng ứng.
+ Để đánh giá mức độ năng lực đạt đƣợc của ngƣời học cần phải có công cụ,
phƣơng pháp đánh giá tƣơng ứng để đánh giá đƣợc khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng
của ngƣời học vào giải quyết các nhiệm vụ gắn với các tình huống cụ thể.
Trong quá trình dạy học theo quan điểm SPTH, phát triển năng lực là mục tiêu
và kết quả của quá trình dạy học, tích hợp nội dung và sử dụng phƣơng pháp dạy học,
phƣơng tiện và điều kiện dạy học phù hợp đƣợc coi là phƣơng tiện, cách thức để đạt
mục tiêu đó. Đánh giá kết quả học tập hƣớng vào đánh giá năng lực vận dụng kiến
thức, kĩ năng của ngƣời học trong tình huống cụ thể.
1.2.2. Bản chất của sư phạm tích hợp
SPTH hƣớng đến hình thành cho ngƣời học những năng lực mong đợi. Do vậy,
việc vận dụng quan điểm SPTH bắt đầu bằng việc thiết kế những năng lực mà ngƣời
học cần đạt đƣợc sau quá trình giáo dục, đào tạo – chính là chuẩn đầu ra (chuẩn đầu ra
của chƣơng trình giáo dục, của môn học) và trên cơ sở đó tổ chức quá trình dạy học để
đạt đƣợc chuẩn đầu ra đã đề ra.
Năng lực của ngƣời học biểu hiện ở việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng
khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ trong một tình huống cụ thể. Do đó, để phát triển
năng lực của ngƣời học cần thiết phải thiết kế những nhiệm vụ học tập gần gũi với
nghề nghiệp, cuộc sống, tình huống đó đòi hỏi sự vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng
22
khác nhau của ngƣời học để giải quyết. Nhiệm vụ nhƣ vậy đƣợc gọi là tình huống tích
hợp - tình huống trong đó ngƣời học đƣợc yêu cầu giải quyết trên cơ sở phối hợp nhiều
kiến thức, kĩ năng đã có trong vốn kinh nghiệm của ngƣời học. Để giải quyết tình
huống này ngƣời học cần đƣợc trang bị nhiều kiến thức, kĩ năng cần thiết. Những kiến
thức, kĩ năng này có thể là những kiến thức, kĩ năng mà trƣớc đó ngƣời học đã đƣợc
lĩnh hội một cách rời rạc hoặc những kiến thức, kĩ năng này đƣợc sắp xếp, tổ chức
thành một chủ đề học tập. Để việc phát triển năng lực cho ngƣời học một cách hiệu
quả cần sử dụng phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học, điều kiện dạy học phù
hợp. Phƣơng pháp dạy học phù hợp sẽ là những phƣơng pháp dạy học phức hợp, mang
tính trải nghiệm giúp ngƣời học lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, giải quyết
những vấn đề thực tế, tận dụng kinh nghiệm của họ và phát triển kĩ năng cá nhân, kĩ
năng xã hội. Kết quả của những điều này là ngƣời học có khả năng vận dụng kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm khác nhau để giải quyết nhiệm vụ trong tình huống cụ thể
giống với thực tế nghề nghiệp, cuộc sống. Trong quá trình thực hiện này, việc xây
dựng tình huống tích hợp gần gũi với nghề nghiệp, cuộc sống để ngƣời học vận dụng
kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và tƣơng tác để giải quyết đóng vai trò quan trọng.
Do vậy, để phát triển năng lực cho ngƣời học, giáo viên cần chú trọng tới việc
thiết kế và tổ chức giải quyết hệ thống các tình huống tích hợp gần gũi với cuộc sống/
nghề nghiệp, trong đó ngƣời học đƣợc tìm hiểu và giải quyết vấn đề bằng cách phối
hợp nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và đồng thời tƣơng tác với ngƣời khác, với
môi trƣờng qua đó phát triển năng lực..
Do đó, theo tác giả luận án, SPTH là quan điểm dạy học hƣớng đến phát triển
năng lực học ngƣời học bằng cách tích hợp nhất quán tất cả các yếu tố của quá trình
dạy học, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là thiết kế các hệ tình huống tích hợp tƣơng ứng
với những năng lực cần hình thành ở ngƣời học và tổ chức cho ngƣời học giải quyết
hiệu quả những tình huống đó qua đó phát triển năng lực.
1.2.3. Vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp trong quá trình dạy học
Sự vận dụng quan điểm SPTH trong quá trình dạy học đƣợc thể hiện ở các
thành tố cơ bản của quá trình dạy học nhƣ: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học.
Cụ thể, sự vận dụng này thể hiện ở: xác định mục tiêu dạy học theo quan điểm SPTH;
xây dựng nội dung chƣơng trình dạy học theo quan điểm SPTH; lựa chọn phƣơng
pháp dạy học theo quan điểm SPTH; đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH.
a) Xác định mục tiêu dạy học theo quan điểm SPTH
Theo quan điểm SPTH, “mọi quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh
những năng lực rõ ràng, có dự tính trƣớc những điều cần thiết cho học sinh, nhằm
phục vụ cho các quá trình học tập tƣơng lai, hoặc hòa nhập vào cuộc sống lao động”.
Mục tiêu dạy học theo quan điểm SPTH là hình thành năng lực cho ngƣời học, những
23
năng lực đó phải là những năng lực rõ ràng, cần thiết cho học tập, nghề nghiệp, cuộc
sống của họ. Do vậy, quá trình dạy học có đƣợc vận dụng theo quan điểm SPTH hay
không, trƣớc tiên căn cứ vào mục tiêu dạy học có đƣợc xác định dƣới dạng các năng
lực rõ ràng, hữu ích cho ngƣời học trong học tập, nghề nghiệp, cuộc sống không.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, để thích ứng với sự thay đổi của xã hội, của thị
trƣờng lao động, ngƣời học cần có một hệ thống những năng lực nghề nghiệp phù hợp
với từng ngành nghề cụ thể để họ có thể đối phó với những đòi hỏi, thay đổi của ngành
nghề đó. Bên cạnh đó, họ còn cần có những kĩ năng xã hội (kĩ năng mềm) để hòa nhập
với môi trƣờng xã hội, có ý thức trách nhiệm của công dân đối với sự phát triển của
cộng đồng.
Trong quá trình dạy học, việc xác định mục tiêu dạy học cần thiết phải căn cứ
vào đích cuối cùng của khóa học, năm học đó. Đối với giáo dục đại học, thì là căn cứ
vào chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo. Chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo sẽ đƣợc
cụ thể hóa trong mục tiêu của từng học phần, đồ án. Mục tiêu của từng bài học phải là
sự cụ thể hóa của mục tiêu của từng học phần, đồ án đó. Tức là mục tiêu của từng bài
học phải hƣớng đến thực hiện mục tiêu của cả chƣơng trình đào tạo – hƣớng đến hình
thành hệ thống năng lực cần thiết cho ngƣời học, đảm bảo cho họ thực hiện đƣợc công
việc đƣợc giao theo ngành nghề đào tạo.
b) Xây dựng nội dung chương trình dạy học theo quan điểm SPTH
Theo quan điểm SPTH, chƣơng trình giáo dục theo quan điểm SPTH là một
chƣơng trình đầy đủ. Tức là một chƣơng trình giáo dục có đủ thành phần cơ bản: 1)
chuẩn đầu ra của chƣơng trình (đích cuối cùng), những mục tiêu và năng lực cần
hình thành ở ngƣời học; 2) những nội dung dạy học; 3) những phƣơng pháp sƣ phạm;
4) các cách thức đánh giá... Một chƣơng trình đầy đủ đƣợc hiểu là “một kế hoạch
hành động sƣ phạm hơn là một chƣơng trình dạy học”, nó bao gồm không chỉ
chƣơng trình các môn học mà còn “định ra các mục tiêu cuối cùng” - thể hiện qua
chuẩn đầu ra, “nêu đặc điểm các hoạt động dạy và hoạt động học” mà nội dung
chƣơng trình đòi hỏi, “chỉ dẫn cách thức đánh giá việc dạy và việc học” [103].
Nội dung dạy học bên trong một chƣơng trình theo hƣớng tích hợp đƣợc tổ chức,
sắp xếp để vừa đảm bảo logic nội dung vừa phù hợp, thuận lợi cho việc hình thành các
năng lực. Nội dung sẽ đƣợc chọn lọc để đảm bảo những điều ngƣời học đƣợc học sẽ có
ích cho việc hình thành những năng lực. Đó có thể là những nội dung liên quan trực tiếp
đến hình thành năng lực, hoặc những nội dung không trực tiếp liên quan đến hình thành
năng lực theo chuẩn đầu ra nhƣng lại có ích cho các quá trình học tập khác, quá trình
học tập tiếp theo. Ở phổ thông, nội dung có thể tổ chức dƣới dạng các chủ đề học tập ở
các môn học [13]. “Chủ đề học tập là một hình thức thể hiện khác của nội dung môn
học, trong đó có sự chọn lọc và liên kết các khối kiến thức, kĩ năng thành một cấu trúc
tƣơng đối hoàn chỉnh mang tính khoa học và thực tiễn, thuận lợi cho việc giảng dạy –
học tập và đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học.”
24
Ở giáo dục đại học, nội dung có thể tổ chức dƣới dạng các chủ đề học tập, các dự
án học tập, các mô-đun mà lõi của những chủ đề, dự án, mô-đun là những năng lực nghề
nghiệp cần hình thành cho SV.
Trong trƣờng hợp vận dụng quan điểm SPTH vào một chƣơng trình hiện hành
chƣa đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp thì sự vận dụng này đƣợc thể hiện trong
những tình huống tích hợp - những nhiệm vụ phức gắn với một bối cảnh cụ thể đòi hỏi
ngƣời học vận dụng, phối hợp những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ đã học ở những quá
trình dạy học trƣớc đó để giải quyết.
c) Lựa chọn phương pháp dạy học theo quan điểm SPTH
- Tiêu chí lựa chọn phƣơng pháp dạy học theo quan điểm SPTH
“Phƣơng pháp là cách thức, con đƣờng để đạt mục tiêu”. Do vậy, để đạt mục
tiêu là hình thành cho ngƣời học những năng lực mong đợi, cần thiết thì phƣơng pháp
dạy học phải đƣợc lựa chọn tƣơng ứng với mục tiêu trên. Theo SPTH, ngoài “quá trình
học tập đơn lẻ cần thiết cho các năng lực đó”... còn có “những hoạt động tích hợp
trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng và
những động tác đã lĩnh hội một cách rời rạc”. Do đó, phƣơng pháp dạy học theo quan
điểm SPTH không những tạo điều kiện cho ngƣời học đạt đƣợc những kiến thức, kĩ
năng đơn lẻ cần thiết cho phát triển năng lực cụ thể “mà còn cho phép học sinh tích
hợp các kiến thức đã lĩnh hội đƣợc của mình”. Để tích hợp các kiến thức đã lĩnh hội,
cần phải nêu ra cho học sinh “những tình huống phức tạp trong đó các em đƣợc dẫn
dắt tới việc tích hợp các kiến thức đã lĩnh hội.”
Tuy nhiên, không chỉ cần các tình huống tích hợp mà còn cần có những phƣơng
pháp dạy học phù hợp để hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lực ở ngƣời học.
Phƣơng pháp dạy học phù hợp theo quan điểm SPTH là những phƣơng pháp dạy học
tạo điều kiện cho ngƣời học đƣợc trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp, thực tiễn cuộc
sống bằng cách vận dụng những điều đƣợc học vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể
của nghề nghiệp và cuộc sống qua đó ngƣời học đƣợc học cách phối hợp, vận dụng
kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm trong hoàn cảnh cụ thể.
Việc lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp dạy học theo quan điểm SPTH cần đảm
bảo những nguyên tắc sau: 1) Phù hợp với cơ chế nhận thức của ngƣời học; 2) Ngƣời
học đƣợc làm việc độc lập (ngay cả khi làm việc theo nhóm); 3) Ngƣời học cần trình
bày lập luận của bản thân (để tạo ra siêu nhận thức); 4) Tạo điều kiện tích hợp dần dần,
theo hƣớng tăng dần tính phức hợp; 5) Thừa nhận quyền có sai lầm và tránh áp đặt
một cách làm duy nhất, SPTH quan niệm “đòi hỏi về sản phẩm, nhƣng cho tự do về
quá trình”; năng lực cần hình thành là sợi dây dẫn đƣờng trong quá trình học tập của
ngƣời học; 6) Đồng thời, khi lựa chọn phƣơng pháp sƣ phạm cần tính đến “biểu tƣợng
25
và tính đa dạng trong phƣơng pháp tƣ duy của học sinh” hay chính là kinh nghiệm của
học sinh [103].
- Những phƣơng pháp dạy học phù hợp để phát triển năng lực theo quan điểm
SPTH. Với tiêu chí đã phân tích trên, theo quan điểm SPTH những phƣơng pháp dạy
học đƣợc khuyến khích sử dụng là những phƣơng pháp sau:
Dạy học dựa vào dự án là phƣơng pháp dạy học, trong đó dƣới sự chỉ đạo,
hƣớng dẫn của ngƣời dạy, ngƣời học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp
(có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, kết hợp giữa kiến thức kĩ năng và kinh
nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau) mang tính thực tiễn để tạo ra sản phẩm có thể
công bố đƣợc, trình bày đƣợc.
Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp là phƣơng pháp dạy học trong đó ngƣời
dạy thiết kế các trƣờng hợp cụ thể tƣơng ứng với nội dung dạy học, và tổ chức quá
trình học tập của ngƣời học nhƣ là quá trình nghiên cứu khoa học (nghiên cứu tình
huống đó) còn giáo viên là ngƣời hƣớng dẫn, cố vấn khoa học qua đó thực hiện mục
tiêu dạy học.
Dạy học dựa vào vấn đề là phƣơng pháp dạy học, trong đó giáo viên “tiến hành
dạy ngƣời học cách học tập thông qua quá trình giải quyết vấn đề” [37]. Cụ thể, giáo
viên tạo ra các tình huống dạy học và tổ chức, hƣớng dẫn ngƣời học giải quyết các vấn
đề học tập dựa vào các tình huống dạy học đó.
Dạy học vi mô là hình thức dạy học đƣợc sử dụng trong hoạt động đào tạo giáo
viên, trong đó mỗi SV sẽ tập trung vận dụng một hoặc một vài kỹ năng dạy học để
thực hiện một bài học vi mô (một phần của bài học theo chƣơng trình) trong khoảng
thời gian ngắn cho một nhóm nhỏ SV [105].
Phƣơng pháp làm việc theo nhóm là phƣơng pháp dạy học trong đó học sinh
đƣợc chia thành các nhóm để thực hiện những nhiệm vụ học tập trên cơ sở trao đổi,
hợp tác, tƣơng trợ lẫn nhau.
d) Đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH
- Khái niệm đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH
Theo De Ketele: “Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp
và có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa các tập hợp thông tin này
và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá
trình thu thập thông tin nhằm ra một quyết định” [dẫn theo 103].
Kiểm tra, đánh kết quả học tập của ngƣời học theo quan điểm SPTH có những
đặc điểm sau:
26
Hƣớng vào đánh giá những năng lực đạt đƣợc của ngƣời học. Tức là đánh giá
khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống, một bối cảnh cụ thể. Đó có
thể là một bối cảnh mô tả, hay một bối cảnh thực.
Đánh giá năng lực sẽ khách quan, chính xác nhất khi dựa vào một hệ thống tiêu
chí đánh giá. Tùy từng nội dung đánh giá khác nhau - năng lực khác nhau mà hệ thống
tiêu chí đánh giá đƣa ra khác nhau.
Đánh giá sử dụng công cụ là những tình huống tích hợp. Dù đánh giá quá trình
hay đánh giá kết thúc thì yêu cầu, nhiệm vụ đƣa ra nên xây dựng dƣới dạng một tình
huống tích hợp - một nhiệm vụ mà ở đó ngƣời học cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm khác nhau để giải quyết. Và nhiệm vụ đó nên tƣơng đƣơng với một
nhiệm vụ của họ trong hoạt động nghề nghiệp, cuộc sống sau này. Tùy theo hình thức,
thời điểm đánh giá mà độ rộng, phức tạp hay mức độ tích hợp của kiến thức, kĩ năng là
rộng, hẹp khác nhau. Những tình huống tích hợp trong đánh giá kết thúc thƣờng phức
tạp hơn, đòi hỏi vận dụng phối hợp nhiều kiến thức, kĩ năng khác nhau nhằm giải
quyết một nhiệm vụ tƣơng đối trọn vẹn.
- Các loại hình kiểm tra đánh giá
Dựa vào chức năng, đánh giá đƣợc chia thành 3 loại sau: đánh giá định hƣớng,
đánh giá uốn nắn (đánh giá quá trình) và đánh giá xác nhận (đánh giá kết thúc). Trong
3 loại đánh giá trên, mỗi loại đánh giá có đặc điểm, cách thức tiến hành khác nhau.
Trong đó, đánh giá xác nhận và đánh giá uốn nắn đƣợc sử dụng nhiều hơn.
Kiểm tra đánh giá xác nhận (kiểm tra đánh giá kết thúc)
Đánh giá xác nhận có chức năng xác nhận kết quả học tập của học sinh sau một
quá trình học tập để đƣa ra quyết định đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
Trong đánh giá xác nhận, phƣơng tiện đƣợc sử dụng là những tình huống tích
hợp - những nhiệm vụ, bài tập mà trong đó yêu cầu ngƣời học phải vận dụng nhiều
kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm khác nhau để giải quyết.
Trong đào tạo đại học, những tình huống tích hợp sử dụng trong đánh giá xác
nhận là những tình huống, những nhiệm vụ mang tính chất nghề nghiệp. Qua việc giải
quyết những nhiệm vụ trong tình huống đó ngƣời học bộc lộ khả năng vận dụng kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm bản thân để thực hiện nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể,
tức là bộc lộ năng lực của họ. Tùy theo tính chất môn học mà tình huống đó có thể là
tình huống giả định hay tình huống thực. Nhƣng dù là tình huống mô tả, tình huống dàn
dựng, tình huống thực thì phải đảm bảo yêu cầu: tính “phức” - phối hợp nhiều kiến thức,
27
kĩ năng khác nhau để giải quyết, tính “thực” - lấy chất liệu từ cuộc sống, là dạng tình
huống mà ngƣời học có thể đối mặt trong cuộc sống thực của họ.
Kiểm tra đánh giá uốn nắn (kiểm tra đánh giá quá trình)
Khác với đánh giá xác nhận, vấn đề cho điểm, xác nhận không đặt ra trong
đánh giá uốn nắn mà chỉ tập trung chẩn đoán những điểm mạnh, điểm yếu của ngƣời
học, mức độ lĩnh hội của ngƣời họ. Đồng thời, đánh giá uốn nắn cần quan tâm nhiều
tới biện pháp khắc phục khó khăn cho ngƣời học.
Trong đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH, có sự kết hợp của cả 2 loại
trên, mỗi loại sẽ có chức năng, cách thực hiện khác nhau nhƣng đều hƣớng đến việc
khuyến khích ngƣời học cố gắng vƣơn lên làm chủ các năng lực ở mức cao hơn. Dù
đánh giá uốn nắn đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học, đánh giá cả kiến thức, kĩ năng
bên cạnh đánh giá năng lực thì cần xác định rõ đó phải là những kiến thức, kĩ năng quan
trọng, là thành phần của một năng lực mong đợi nào đó cần hình thành qua môn học.
Nhƣ vậy, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quan điểm SPTH là đánh
giá dựa vào tiêu chí, kết hợp giữa đánh giá xác nhận và đánh giá uốn nắn, kết hợp đánh
giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
- Công cụ đánh giá kết quả học tập theo quan điểm SPTH
Đánh giá năng lực ngƣời học, đánh giá việc giải quyết các tình huống tích hợp,
ngƣời dạy cần sử dụng một hệ thống các tiêu chí đánh giá. Có thể chia thành nhiều loại
tiêu chí sau: tiêu chí tối thiểu, tiêu chí tuyệt đối, tiêu chí đề cao. Tiêu chí tối thiểu là
tập hợp những tiêu chí dựa trên đó chúng ta xác nhận đạt yêu cầu hay không đạt yêu
cầu khi đánh giá. Tiêu chí tuyệt đối là những tiêu chí nằm trong tiêu chí tối thiểu, đó là
những tiêu chí bắt buộc phải đạt đƣợc. Tiêu chí đề cao là những tiêu chí có chức năng
chính là dùng để phân loại năng lực ngƣời học. Để đạt yêu cầu trong đánh giá xác
nhận học sinh cần đạt đƣợc đầy đủ tiêu chí tuyệt đối và tiêu chí tối thiểu. Sau đó dựa
vào tiêu chí tối đa để phân hạng những học sinh đã đạt yêu cầu với nhau.
Cách lựa chọn các tiêu chí: Để có thể đánh giá năng lực của ngƣời học một cách
chính xác, cần quan tâm tới lựa chọn các tiêu chí phù hợp. Để lựa chọn những tiêu chí
phục vụ cho việc đánh giá cần dựa vào những nguyên tắc: sử dụng tiêu chí có giá trị và
tiêu chí độc lập. Tỉ lệ giữa các loại tiêu chí nên là khoảng ¾ tiêu chí tối thiểu, ¼ tiêu chí
tối đa. Trong đó, tiêu chí tối thiểu là những tiêu chí dựa trên đó để “xác nhận ngƣời học
đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu”. Tiêu chí đề cao là “những tiêu chí không dùng để
tuyên bố đạt yêu cầu mà dùng để phân loại ngƣời học” [103].
28
Trong đánh giá xác nhận, công cụ đƣợc sử dụng là các tình huống tích hợp và
hệ thống các tiêu chí đánh giá tƣơng ứng. Trong đánh giá uốn nắn, công cụ đánh giá
phong phú hơn, không chỉ có các tình huống đòi hỏi SV phối hợp vận dụng kiến thức,
kĩ năng để giải quyết mà còn có những bài tập, câu hỏi để kiểm tra mức lĩnh hội kiến
thức, kĩ năng của SV trong quá trình học tập. Tức là đánh giá uốn nắn không chỉ
hƣớng vào đánh giá năng lực đạt đƣợc của ngƣời học mà còn đánh giá cả những thành
phần cấu trúc của năng lực ấy. Biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của ngƣời học, sẽ có
biện pháp kích thích hứng thú, tính tích cực của SV đồng thời khắc phụ những khó
khăn, hạn chế mà các em gặp phải.
1.3. Năng lực dạy học cần phát triển ở sinh viên sƣ phạm kĩ thuật
1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực dạy học
- Năng lực
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực đƣợc trình bày trong các
tài liệu, các công trình nghiên cứu.
Theo Từ điển Tiếng Việt [63], năng lực đƣợc hiểu là: “1, Khả năng điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; 2, Phẩm chất tâm lí và sinh
lí tạo cho con ngƣời khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lƣợng
cao.” Còn trong tiếng Anh, thuật ngữ năng lực có thể đƣợc diễn đạt bằng các từ
“compentence”, “capacity”, “ability”, “capability”. Trong đó, “compentence” nghĩa là
năng lực hành động, khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể liên quan đến một
lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động.
Những tác giả khác nhau khi nghiên cứu về năng lực lại đƣa ra những cách định
nghĩa khác nhau. Chẳng hạn:
Năng lực là “tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành
có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [81].
“Năng lự...25), phôi thép C45 24x60, căn đệm dao, móc phoi,
chổi quét phoi, giẻ lau, kính bảo hộ, mũ bảo hộ.
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phần dẫn nhập, hƣớng dẫn ban đầu : Tập trung cả lớp
- Phần thực hành : Cá nhân (01SP/ 01HS / máy)
- Phần kết thúc : Tập trung cả lớp
I . ỔN ĐỊNH LỚP HỌC Thời gian: 1’
- Kiểm tra sĩ số lớp: .......................................................................................
- Nhắc nhở: thái độ học tập, tác phong công nghiệp
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC Thời gian: 44’
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
TÀI LIỆU 2
186
1 Dẫn nhập: 02’
Xƣởng cơ khí VOV có máy
tiện bị hỏng Chốt càng gạt tốc
độ và cần mua một chốt có
kích thƣớc bậc 20 0.02,
L=37 0.1, 16_0.2 L=25
0.1 và độ nhẵn bóng Rz40.
Chủ xƣởng ra cửa hàng mua
tuy nhiên ở các cửa hàng
không có cái trục nào có kích
thƣớc nhƣ trên vậy:
Em sẽ làm gì để giúp Xƣởng
Anh Tiến giải quyết vấn đề
này?
- Cho sinh viên quan sát chốt
càng gạt tốc độ máy tiện
200.02, L=370.1, 16-
_0.2 L=250.1
- Nêu vấn đề
- Dẫn dắt vào bài mới
- Lắng nghe, quan sát
2 Hƣớng dẫn ban đầu 42
Bài 5.2. Thực hành tiện trục
bậc ngắn bằng phƣơng pháp
phân tầng (Sản phẩm ứng
dụng: Chốt càng gạt tốc độ
máy tiện)
- Nêu tiêu đề và ghi tên bài
lên bảng
- Lắng nghe, quan sát
2’
Mục tiêu bài trình giảng - Thông báo mục tiêu cần đạt
đƣợc sau bài học
- Lắng nghe
1. Yêu cầu kỹ thuật của sản
phẩm
Đặt câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu yêu cầu
kỹ thuật của tiện trụ trơn?
- Chiếu Slide () yêu cầu kỹ
thuật của tiện trụ trơn
- Liên hệ kiến thức mới và
đƣa ra yêu cầu kỹ thuật của
tiện trục bậc
- Lắng nghe, quan sát
2’
2. Trình tự thực hiện
2.1.Điều kiện thực hiện
- Chiếu bản vẽ chi tiết, đàm
thoại
187
- Đọc bản vẽ Câu 2: Quan sát bản vẽ, đọc
thông số và nêu ý nghĩa của
các thông số trên bản vẽ?
- Nhận xét và bổ sung các
kích thƣớc và yêu cầu kỹ
thuật
- Lắng nghe, quan sát
2’
- Thiết bị, dụng cụ, vật tƣ - Giới thiệu thiết bị, dụng cụ,
vật tƣ để thực hiện bài tập
- Lắng nghe
- Chế độ cắt
+ Chiều sâu cắt t (mm)
+ Chiếu hình vẽ lƣợng dƣ
tiện trục bậc 200.02,
L2=370.1
+ Giải thích chọn chiều sâu
cắt khi tiện bậc200.02,
L2=370.1
+ Chiếu hình vẽ lƣợng dƣ
tiện trục bậc 16_0.2,
L1=250.1, đàm toại
Câu 3: Quan sát hình vẽ
lượng dư tiện trục bậc
16_0.2, L1=250.1, tính
toán chiều sâu cắt
+ Chỉ định 01 sinh viên trả
lời, nhận xét, kết luận
- Lắng nghe, quan sát
Trả lời câu hỏi
6’
+ Bước tiến S(mm/vg) + Chiếu bảng tra bƣớc tiến S
và giảng giải chọn S theo
máy
- Quan sát
+ Vận tốc cắt V(m/ph) + Chiếu bảng tra vận tốc cắt
V và giảng giải chọn tốc độ
quay trục chính n theo máy
- Quan sát
2.2. Trình tự thực hiện
Bƣớc 1: Gá phôi, gá dao
Bƣớc 2: Điều chỉnh chế độ
cắt, tiện mặt đầu
- Chiếu bảng trình tự thực
hiện tiện trục bậc
- Giải thích từng bƣớc công
việc, hình vẽ, mô phỏng tiện
- Lắng nghe, quan sát
6’
188
Bƣớc 3: Tiện bậc 20 0.02,
L2=37 0.1
Bƣớc 4: Tiện bậc 16 _ 0.2,
L2= 25 0.1
Bƣớc 5: Vát mép 2x450
Bƣớc 6: Kiểm tra hoàn thiện
sản phẩm
trục bậc, các thao tác và yêu
cầu kỹ thuật
- Giải thích nhấn mạnh từ
bƣớc 3 đến bƣớc 6
3. Thao tác mẫu
- Giáo viên thao tác mẫu
- Yêu cầu sinh viên đứng
đúng vị trí quan sát và đeo
kính bảo hộ lao động
- Thao tác mẫu từ bƣớc 1
đến bƣớc 6, thực hiện thao
tác mẫu tại máy, giải thích
theo bẳng trình tự các thao
tác tiện
- Gọi sinh viên thao tác, uốn
nắn
- Quan sát
- Quan sát
- Thực hiện thao tác
20’
4. Các dạng sai hỏng - nguyên
nhận và phòng ngừa
- Trình chiếu và giải thích
bảng một số sai hỏng thƣờng
gặp khi tiện trụ bậc
- Lắng nghe, quan sát
3’
5. Phân công luyện tập - Chiếu phiếu luyện tập và
hƣớng dẫn
- Thông báo vị trí luyện tập
- Phát phiếu luyện tập, phôi
- Lắng nghe, quan sát
- Nhận phiếu luyện
tập, phôi, và về vị trí
luyện tập
1’
3 Hƣớng dẫn thƣờng xuyên
Thực hiện theo đúng quy trình,
- Quan sát, nhắc nhở, uốn
nắn
- Hƣớng dẫn, giải quyết các
thắc mắc của các nhóm (nếu
có)
- Hƣớng dẫn các thao tác mà
280’
189
chú ý đến các sai hỏng và vấn
đề an toàn trong từng bƣớc
.
sinh viên chƣa làm đúng
- Hƣớng dẫn cho sinh viên
phát hiện các dạng sai hỏng,
tìm ra nguyên nhân và các
biện pháp khắc phục
- Tự luyện tập
4 Hƣớng dẫn kết thúc
- Kiểm tra và đánh giá kết
quả thực hiện công việc
- Nhắc nhở chuẩn bị bài thực
hành mới
- Thực hiện 5S
- Lắng nghe
- Kiểm tra vật tƣ và vệ
sinh xƣởng theo yêu
cầu
30’
5 Hƣớng dẫn tự rèn luyện - Phát bản vẽ
-Yêu cầu sinh viên chuẩn
bị tốt các tài liệu, điều
kiện tiện trục bậc ngắn
bằng phƣơng pháp phân
đoạn
- Nhận bản vẽ
- Đọc và thực hiện
đúng yêu cầu
05’
Tài liệu tham khảo - Kỹ thuật tiện – Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp Hà Nội, 1989
- Giáo trình tiện 2 nhà xuất bản lao động - 2009
III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
Nguyễn Thị Bình
Hưng Yên, ngày tháng năm 2018
SINH VIÊN
Nguyễn Hà Thành
190
MÔ ĐUN 22: TIỆN TRỤ NGẮN, TRỤ BẬC, TRỤ DÀI L ≈ 10D
GIÁO ÁN SỐ: 03
Thời gian thực hiện: 08 giờ
Tên bài học trƣớc: Tiện trụ trơn ngắn
Thực hiện ngày........tháng......năm...
GIÁO ÁN TÍCH HỢP
(quyết định 62- Tổng cục dạy nghề)
Tên bài: 5.1. Tiện trục bậc ngắn bằng phƣơng pháp phân tầng
MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Tiện đƣợc trục bậc ngắn gá trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm đúng qui trình qui
phạm đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian, đảm bảo an toàn cho ngƣời và máy
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo
trong học tập.
TRANG THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu đa năng
- Máy tiện vạn năng, sản phẩm mẫu, phôi liệu, dao tiện , thƣớc cặp 1/50, Panme (0-25)
- Bản vẽ chi tiết A4, bảng trình tự gia công A4, tài liệu học tập, phiếu luyện tập, phiếu
đánh giá, bảng một số dạng hỏng, hình vẽ minh họa, hình ảnh mô phỏng, đoạn phim trình tự
tiện trục bậc ngắn bằng phƣơng pháp phân tầng.
I . ỔN ĐỊNH LỚP HỌC Thời gian: 1’
- Kiểm tra sĩ số lớp: .......................................................................................
Số học sinh vắng: .................. Có lý do: ................. Không lý do: .............
- Nội dung nhắc nhở
+ Thái độ học tập
+ Tác phong công nghiệp
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC Thời gian: 59’
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
1 Dẫn nhập: 02’
- Giờ học trƣớc các em đƣợc
học phƣơng pháp tiện trụ trơn
ngắn, đặc điểm của trụ trơn
ngắn là có kích thƣớc đƣờng
- Đƣa ra hình ảnh chi tiết
trục bậc
- Quan sát hình ảnh
và chuẩn bị tâm thế
bài học mới
TÀI LIỆU 3
191
kính không đổi trên suốt
chiều dài. Vậy để tiện trụ bậc
có kích thƣớc đƣờng kính
thay đổi trên từng đoạn chiều
dài thì dùng phƣơng pháp
nào?
Để tạo ra sản phẩm nhƣ vậy,
ngƣời ta dùng, phƣơng pháp
gia công trụ bậc. Vậy phƣơng
pháp gia công trục bậc là nhƣ
thế nào, chúng ta cùng tìm
hiểu trong bài học hôm nay.
2 Giới thiệu chủ đề: 02’
Bài 5. Tiện trục bậc ngắn
- Giới thiệu tên bài
Lắng nghe
Mục tiêu của bài
Mục tiêu bài trình giảng
- Giới thiệu mục tiêu của bài Lắng nghe và ghi
nhớ
- Nội dung:
+ Tiểu kỹ năng 1: Tiện trục
bậc ngắn bằng phƣơng pháp
phân tầng
+ Tiểu kỹ năng 2: Tiện trục
bậc ngắn bằng phƣơng pháp
phân đoạn
Trình chiếu và nêu khái quát
nội dung bài học
Quan sát
3 Giải quyết vấn đề 52’
Tiểu kỹ năng 1: Tiện trục
bậc ngắn bằng phƣơng
pháp phân tầng
A. Lý thuyết liên quan
5’
1. Yêu cầu kỹ thuật của sản
phẩm
Đặt câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu yêu
cầu kỹ thuật của tiện trụ
trơn?
- Chiếu yêu cầu kỹ thuật
của tiện trụ trơn
- Trả lời câu hỏi
- Quan sát
- Lắng nghe, ghi nhớ
192
- Liên hệ kiến thức mới và
phân tích yêu cầu kỹ thuật
của tiện trục bậc
- Đƣa ra yêu cầu kỹ thuật
của tiện trục bậc
- Ghi nhớ
28’
2. Phương pháp gia công
- Trình chiếu chi tiết trục
bậc
- Chia nhóm, giao nhiệm
vụ
Câu 2: Hãy xác lập trình
tự tiện trục bậc nhƣ hình đã
cho?
- Nhận xét kết quả của
các nhóm và kết luận
- Phân tích và trình bày
tiện trục bậc ngắn bằng
phương pháp phân tầng
- Quan sát
- Thực hiện nhiệm vụ
- Lắng nghe
B.Trình tự thực hiện
1. Đọc bản vẽ
- Trình chiếu bản vẽ
Đặt câu hỏi
Câu 3: Hãy đọc bản vẽ -
Chốt càng tay gạt tốc độ
máy tiện
- Nhận xét và củng cố
- Quan sát
- Đọc bản vẽ
- Lắng nghe
2. Trình tự tiến hành
- Chuẩn bị
Trình chiếu thiếu bị, dụng cụ
Quan sát
1’
- Tiến hành tiện
- Kiểm tra
- Trình chiếu video tiện trục
bậc ngắn
-Trình chiếu quy trình thực
hiện
- Quan sát
- Quan sát và ghi nhớ
5’
3. Các dạng sai hỏng – nguyên
nhận và phòng ngừa
- Trình chiếu các dạng sai
hỏng
- Quan sát 2’
4. Thao tác mẫu
- Giáo viên vừa thao tác mẫu
và phân tích
- Gọi học sinh thao tác
- Quan sát
- Thực hiện nhiệm vụ
C. Thực hành
- Phân công luyện tập
- Phân công vị trí luyện tập
- Sinh viên nhận máy,
thiết bị, vật tƣ và thực
01’
193
hành theo đúng vị trí
đã đƣợc phân công
- Luyện tập độc lập
- Theo dõi, uốn nắn quá trình
luyện tập
- Luyện tập theo
phiếu hƣớng dẫn 21’
Tiểu kỹ năng 2: Tiện trục bậc
ngắn bằng phƣơng pháp phân
đoạn
A. Lý thuyết liên quan
B. Trình tự thực hiện
C. Thực hành
4 Kết thúc vấn đề 02’
- Vệ sinh công nghiệp
-Nhận xét, đánh giá quá
trình luyện tập
5 Hƣớng dẫn tự học - Phát bản vẽ
-Yêu cầu sinh viên thực hiện
nhiệm vụ
01’
Tài liệu tham khảo
III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
...
Giáo viên hƣớng dẫn
Nguyễn Thị Bình
Hưng Yên, ngày tháng năm 2018
Giáo sinh
Nguyễn Thị Lan
194
PHỤ LỤC 7
MỘT SỐ SLIDE TRONG BÀI GIẢNG CỦA CÔNG
Hiệu ứng phóng
Hiệu ứng nảy
Hiệu ứng xoáy
Hiệu ứng phóng
Hiệu ứng nảy Hiệu ứng phóng
Hiệu ứng phóng
195
Hiệu ứng xoáy
Hiệu ứng nảy
Hiệu ứng phóng
Hiệu ứng xoáy
Hiệu ứng bay
Hiệu ứng nảy
Hiệu ứng phóng
196
PHỤ LỤC 8
TRƢỜNG CĐ NGHỀ SỐ 1 - Bộ CT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018
THÔNG BÁO
(Tuyển giáo viên, giảng viên năm học 2018-2019)
Trƣờng Cao đẳng nghề số 1 cần tuyển giáo viên, cụ thể nhƣ sau:
1. Vị trí tuyển dụng
- Giáo viên dạy nghề Điện: 01 ngƣời
- Giáo viên dạy nghề Điện tử: 01 ngƣời
- Giáo viên dạy nghề Cơ khí: 02 ngƣời
- Giáo viên dạy nghề Công nghệ thông tin: 01 ngƣời
- Giáo viên dạy nghề Cơ khí động lực: 01 ngƣời
- Giáo viên dạy nghề May: 03 ngƣời
2. Yêu cầu
- Tuổi đời: không quá 30 tuổi
- Tốt nghiệp Đại học chính quy (trở lên)
- Sức khỏe: có đủ sức khỏe công tác theo quy định
- Tiêu chuẩn về chính trị: có lí lịch rõ ràng, không vi phạm pháp luật
- Ƣu tiên ngƣời có chứng chỉ tin học IC3, tiếng Anh TOEIC, TOEFL 350 trở lên
3. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
- Đơn xin việc; sơ yếu lý lịch; 4 ảnh 3x4
- Giấy chứng nhận sức khỏe
- Giấy xác nhận nhân sự
- Bản sao công chứng: Giấy CMTND, bằng tốt nghiệp chuyên môn, chứng chỉ tin học,
ngoại ngữ (nếu có).
4. Nội dung và hình thức thi tuyển
Khảo sát năng lực thông qua bài trình giảng: Chuẩn bị hồ sơ bài giảng cho 01 bài lý
thuyết, 01 bài thực hành, 01 bài tích hợp; trình giảng 01 trong 3 bài đó (bốc thăm ngẫu nhiên
trƣớc khi giảng).
5. Chế độ tiền lƣơng
Đƣợc hƣởng chế độ tiền lƣơng, thƣởng, tham gia đóng BHXH, BHYT theo quy định
chung của Nhà nƣớc.
6. Thời gian- địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển
- Ngày nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo của trƣờng hoặc qua đƣờng bƣu
điện trƣớc ngày 30/9/2018
- Ngày thi giảng: 15/10/2018 tại phòng A11, giảng đƣờng A của trƣờng.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)\
Nguyễn Hải Phong
197
PHỤ LỤC 9
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP KẾT THÚC MÔN KN&PPDHKT
1) Tiêu chí đánh giá hồ sơ giảng dạy bài thực hành
Bảng 9.1. Tiêu chí đánh giá hồ sơ bài dạy thực hành
Tiêu chí đánh giá Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
1. Đúng mẫu giáo án dành cho GDNN* (Mẫu số 6 theo Quyết
định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH)
1.0
2. Xác định rõ 3 mục tiêu ngƣời học đạt đƣợc sau bài học* 1.0
2. Mục tiêu đƣợc diễn đạt rõ ràng, cụ thể, có thể đo lƣờng đƣợc
*
1.0
3. Thiết kế rõ các hoạt động của ngƣời học phù hợp để hoàn
thành nhiệm vụ học tập*
2.0
4. Thiết kế hoạt động của giáo viên phù hợp với hoạt động học
tập của ngƣời học, với các giai đoạn hƣớng dẫn thực hành*
1.0
5. Xây dựng bản hƣớng dẫn thực hành * 1.0
6. Thiết kế các bài kiểm tra thực hiện (Quy trình/sản phẩm) 1.0
7. Xác định mức độ thức hiện trong các giai đoạn thực hành có
hƣớng dẫn, thực hành độc lập.
0.5
8. Thiết kế hoạt động trình diễn * 1.0
9. Đề cƣơng bài giảng đƣợc xây dựng khoa học, logic 0.5
Lƣu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (đƣợc đánh dấu *) đều phải
đánh dấu “có” và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên.
10 điểm ...
2) Tiêu chí đánh giá cho từng nội dung dạy học điển hình đƣợc thiết kế nhƣ sau:
Bảng 9.2. Tiêu chí đánh giá dạy quy trình
Tiêu chí đánh giá Có Không Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
1. Tìm ra và soạn bản hƣớng dẫn thực hiện*
1,0
2. Tìm ra và soạn tín hiệu thực hiện quy trình*
1,5
3. Viết mục tiêu cho các tín hiệu
1,0
4. Viết mục tiêu cho quy trình*
1,0
5. Phát cho mỗi ngƣời học một bản hƣớng dẫn
thực hiện*
1,5
6. Trình diễn quy trình theo bản hƣớng dẫn thực
hiện*
1,5
7. Tạo điều kiện thực hành đầy đủ để mỗi ngƣời
học đều thực hiện kĩ năng thành thạo*
1,5
198
8. Đánh giá kết quả học tập bằng kiểm tra tay
nghề hay kiểm tra thực hiện theo đúng môi
trƣờng công việc thực sự.
1,0
Lƣu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (đƣợc đánh dấu *) đều phải đánh
dấu “có” và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên thì đƣợc đánh giá là “đạt”.
10 điểm
Bảng 9.3. Tiêu chí đánh giá dạy khái niệm
Tiêu chí đánh giá Có Không Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
1. Đƣa ra định nghĩa* 1,0
2. Chỉ ra những đặc điểm quan trọng* 1,5
3. Cho ví dụ* 1,5
4. Thảo luận những đặc tính không quan trọng* 1,5
5. Cho phản ví dụ* 1,0
6. So sánh những cái tƣơng tự 1,0
7. Hoạt động thực hành để phân biệt* 1,5
8. Đánh giá kết quả một cách thực tế 1,0
Lƣu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (đƣợc đánh dấu *) đều phải
đánh dấu “có” và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên.
10 điểm
Bảng 9.4. Tiêu chí đánh giá dạy cấu tạo
Tiêu chí đánh giá Có Không Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
1. Chỉ ra tên của thiết bị, chi tiết* 1,0
2. Chỉ ra những đặc điểm quan trọng* 1,5
3. Tách các cụm chi tiết trong hệ thống cấu trúc* 1,5
4. Thảo luận những đặc tính quan trọng* 1,5
5. Nêu bật hình dáng, chức năng* 1,0
6. So sánh những cái tƣơng tự 1,0
7. Hoạt động thực hành để phân biệt* 1,5
8. Định hƣớng hoạt động cải tiến (nếu có) 1,0
Lƣu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (đƣợc đánh dấu *) đều phải
đánh dấu “có” và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên.
10 điểm
199
Bảng 9.5. Tiêu chí đánh giá dạy nguyên lý
Tiêu chí đánh giá Có Không Điểm
chuẩn
Điếm
đánh giá
1. Nêu nội dung nguyên lý hoặc nguyên tắc* 1,0
2. Minh họa các tình huống áp dụng nguyên lý đó* 1,5
3. Minh họa các tình huống không áp dụng
nguyên lý đó*
1,5
4. Đƣa ra trƣờng hợp tƣơng tự cho dễ hiểu 1,0
5. Cho ngƣời học xác định những trƣờng hợp
ứng dụng nguyên lý có hiệu quả*
1,5
6. Cho ngƣời học xác định những trƣờng hợp
ứng dụng nguyên lý không có hiệu quả*
1,5
7. Giao những vấn đề đòi hỏi ngƣời học phải áp
dụng các nguyên lý*
1,0
8. Giao những vấn đề đòi hỏi ngƣời học phải đƣa
ra những suy luận từ nguyên lý
1,0
Lƣu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (đƣợc đánh dấu *) đều phải
đánh dấu “có” và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên.
10 điểm
Bảng 9.6. Tiêu chí đánh giá dạy kĩ năng nghề
Tiêu chí đánh giá Có Không Điểm
chuẩn
Điếm
đánh giá
1. Nêu rõ kỹ năng cần trình diễn * 0.5
2. Phát bản hƣớng dẫn thực hiện kỹ năng * 0.5
3. Gắn kỹ năng đang học với kỹ năng học trƣớc 0.5
4. Đảm bảo tất cả mọi ngƣời đều nghe thấy và
nhìn thấy*
1.0
5. Nói với ngƣời học, không nói với thiết bị* 1.0
6. Thao tác với tốc độ phù hợp * 1.5
7. Mỗi lần chỉ trình bày một quy trình* 0.5
8. Trình diễn các bƣớc theo đúng trình tự * 1.5
9. Sử dụng giáo cụ trực quan để giải thích rõ
những bƣớc phức tạp
1.0
10. Nhấn mạnh những điểm phải kiểm tra an
toàn và những điểm quan trọng*
1.0
11. Thu hút ngƣời học bằng cách đặt câu hỏi
tổng hợp
0.5
12. Lập lại toàn bộ cuộc trình diễn, nếu cần 0.5
Lƣu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (đƣợc đánh dấu *) đều phải
đánh dấu “có” và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên.
10 điểm
200
PHỤ LỤC 10
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ BÀI GIẢNG, PHẦN TRÌNH GIẢNG
TRONG DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN KN&PPDHKT
1) Tiêu chí đánh giá hồ sơ bài giảng thực hành nhƣ sau:
Bảng 10.1. Tiêu chí đánh giá hồ sơ bài thực hành
Tiêu chí đánh giá Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
1. Lịch giảng dạy đúng mẫu, phân chia nội dung, thời gian, số
tiết phù hợp, công việc chuẩn bị cho từng bài học hợp lý *
0.5
2. Đề cƣơng bài giảng trình bày khoa học, chi tiết, chính xác, có
phiếu hƣớng dẫn *
0.5
3. Giáo án
3.1. Đúng mẫu giáo án dành cho GDNN* (Mẫu số 6 theo Quyết
định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH)
0.5
3.2. Xác định rõ, đủ 3 mục tiêu ngƣời học đạt đƣợc sau bài học * 1.5
3.3. Thiết kế rõ các hoạt động của ngƣời học phù hợp để hoàn
thành nhiệm vụ học tập*
2.0
3.4. Thiết kế hoạt động của giáo viên phù hợp với hoạt động học
tập của ngƣời học và các giai đoạn hƣớng dẫn thực hành *
1.0
3.5. Xây dựng bản hƣớng dẫn thực hành* 1.0
3.6. Soạn các bài kiểm tra thực hiện (Quy trình/sản phẩm) 1.0
3.7. Xác định mức độ thức hiện trong các giai đoạn thực hành
có hƣớng dẫn, thực hành độc lập
1.0
3.8. Thiết kế hoạt động trình diễn * 1.0
Lưu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (được đánh dấu *) đều phải
đạt điểm (0.5 trở lên) và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên thì
được đánh giá là “đạt”.
10 điểm ...
201
2) Tiêu chí đánh giá hồ sơ bài giảng tích hợp nhƣ sau:
Bảng 10.2. Tiêu chí đánh giá hồ sơ bài tích hợp
Tiêu chí đánh giá Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
1. Lịch giảng dạy đúng mẫu, phân chia nội dung, thời gian, số
tiết phù hợp, công việc chuẩn bị cho từng bài học hợp lý *
0.5
2. Đề cƣơng bài giảng trình bày khoa học, chi tiết, chính xác, có
phiếu hƣớng dẫn *
0.5
3. Giáo án
3. 1. Đúng mẫu giáo án dành cho GDNN * (Mẫu số 7 theo
Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH)
0.5
3. 2. Xác định rõ, đủ 3 mục tiêu ngƣời học đạt đƣợc sau bài
học*
1.5
3. 3. Thiết kế rõ các hoạt động của ngƣời học phù hợp để hoàn
thành nhiệm vụ học tập *
2.0
3.4. Xác định đúng mức độ kiến thức, kỹ năng ngƣời học cần
rèn luyện trong bài
1.0
3.5. Thiết kế hoạt động của giáo viên phù hợp với hoạt động
học tập của ngƣời học và nội dung bài học *
1.0
3.6. Xây dựng bản hƣớng dẫn thực hành * 1.0
3.7. Soạn các bài kiểm tra thực hiện (Quy trình/sản phẩm) 0.5
3.8. Xác định mức độ thực hiện trong các giai đoạn thực hành
có hƣớng dẫn, thực hành độc lập
0.5
3.9. Thiết kế hoạt động trình diễn * 1.0
Lưu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (được đánh dấu *) đều phải
đạt điểm (0.5 trở lên) và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên thì
được đánh giá là “đạt”.
10 điểm ...
202
3) Đánh giá phần trình giảng bài thực hành của SV bằng những tiêu chí đánh giá sau.
Bảng 10.3. Tiêu chí đánh giá bài giảng thực hành
Tiêu chí đánh giá Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
1. Ngôn ngữ to, rõ ràng, biểu cảm 1.0
2. Lựa chọn, phối hợp các phƣơng pháp dạy học một cách hợp lý,
hiệu quả *
1.0
3. Sử dụng phƣơng tiện, dụng cụ thực hành hợp lý, an toàn, hiệu
quả *
1.0
4. Trình diễn mẫu chuẩn xác * 1.0
5. Tổ chức luyện tập hợp lý, đảm bảo hình thành kĩ năng cho ngƣời
học *
1.0
6. Phân tích các sai hỏng thƣờng gặp, biện pháp xử lý và phòng
tránh *
1.0
7. Đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị, thực hiện tốt vệ sinh lao
động *
1.0
8. Chuẩn bị đƣợc công cụ đánh giá (phiếu học tập), có tiêu chí
đánh giá kết quả đạt đƣợc của ngƣời học rõ ràng, đầy đủ *
1.0
9. Phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của ngƣời học * 1.0
10. Thực hiện đúng, đủ các bƣớc lên lớp 01.0
Lưu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (được đánh dấu *) đều phải
đạt điểm (0.5 trở lên) và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên thì được
đánh giá là “đạt”.
10 điểm ........
4) Đánh giá phần trình giảng của SV với bài tích hợp với tiêu những tiêu chí đánh giá sau.
Bảng 10.4. Tiêu chí đánh giá bài giảng tích hợp
Tiêu chí đánh giá Điểm
chuẩn
Điểm
đánh giá
1. Ngôn ngữ to, rõ ràng, biểu cảm 1.0
2. Trình bày bảng/ power point khoa học 0.5
3. Kết hợp giữa sạy kiến thức và dạy kĩ năng hợp lý để thực hiện
mục tiêu bài giảng *
1.0
4. Nội dung kiến thức chuyên môn chính xác, hiện đại * 1.0
5. Tổ chức luyện tập hợp lý, đảm bảo hình thành kĩ năng cho
ngƣời học *
1.0
203
6. Trình tự các bƣớc thực hành đảm bảo logic, khoa học, sát với
thực tế *
1.0
7. Phân tích các sai hỏng thƣờng gặp, biện pháp xử lý và phòng
tránh
1.0
8. Đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị, thực hiện tốt vệ sinh
lao động *
1.0
9. Chuẩn bị đƣợc công cụ đánh giá (phiếu học tập), có tiêu chí
đánh giá kết quả đạt đƣợc của ngƣời học rõ ràng, đầy đủ *
1.0
10. Phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của ngƣời học * 1.0
11. Thực hiện đúng, đủ các bƣớc lên lớp 0.5
Lưu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (được đánh dấu *) đều phải
đạt điểm (0.5 trở lên) và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên thì được
đánh giá là “đạt”.
10 điểm ........
204
PHỤ LỤC 11
ĐỀ KIỂM TRA TRƢỚC THỰC NGHIỆM
(Thực nghiệm quy trình dạy học các học phần NVSP)
(Thời gian: 60 phút)
Anh (chị) hãy lựa chọn 01 bài học trong chƣơng trình môn học chuyên ngành
và thực hiện nhiệm vụ sau:
1) Phân tích cấu trúc, đặc điểm nội dung của bài học;
2) Xác định các hình thức học tập của ngƣời học để chiếm lĩnh nội dung học
tập đó một cách tối ƣu.
ĐỀ KIỂM TRA TRƢỚC THỰC NGHIỆM
(Thực nghiệm quy trình thực tập sƣ phạm)
(Thời gian: 60 phút)
Anh (chị) hãy chọn nội dung dạy học là một quy trình cụ thể thuộc môn học
chuyên ngành đƣợc đào tạo và thực hiện nhiệm vụ sau:
a. Vẽ sơ đồ và mô tả nội dung quy trình đó;
b. Vận dụng phƣơng pháp hƣớng dẫn quan sát và phƣơng pháp đàm thoại để
thiết kế hoạt động giảng dạy nội dung đó theo mẫu sau:
Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học
205
PHỤ LỤC 12
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
(Dành cho sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng)
Sau khi đã học xong “Phần 3. Thực hiện dạy học kĩ thuật” trong học phần
KN&PPDHKT, anh/chị vui lòng cho biết ý kiến bản thân về quá trình học tập nội
dung trên.
1. Anh/chị đồng ý ở mức độ nào với những nhận định dƣới đây về quá trình dạy
học “Phần 3. Thực hiện dạy học kĩ thuật”?
(Mỗi dòng có 5 ô, xin đánh dấu vào chỉ 1 ô)
TT Nội dung đánh giá
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Phân
vân
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
1 Nội dung bài học thiết thực, hữu ích
2 Phƣơng pháp dạy học phát huy đƣợc tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của SV
3
Phƣơng pháp dạy học tạo điều kiện cho
SV trải nghiệm trong tình huống nghề
nghiệp tƣơng lai – nghề dạy học
4 Phƣơng tiện, điều kiện dạy học hỗ trợ
hiệu quả cho hoạt động học tập của SV
5 Tài liệu học tập dễ hiểu, giúp ích hiệu quả
cho hoạt động học tập
6 GV tổ cức cho SV đƣợc tham gia hoạt động
nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập
7
GV đƣa ra nhiệm vụ học tập trong bài học
cần có sự phối hợp với kiến thức, kĩ năng
của các bài học khác, nội dung khác
8 GV khuyến khích SV bày tỏ quan điểm, ý
kiến riêng về các vấn đề bài học
9
GV quan tâm đến sự tiến bộ của sinh viên
và khuyến khích, động viên sinh viên
trong học tập
10 GV đánh giá kết quả học tập của sinh viên
đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản
ánh đúng năng lực của ngƣời học
11 GV luôn sẵn sàng tƣ vấn, uốn nắn cho SV
12 GV có tinh thần trách nhiệm cao trong
giảng dạy
206
13 GV có trình độ chuyên môn vững vàng
14 SV có cơ hội thể hiện và phát triển những kĩ
năng mềm cần thiết cho tƣơng lai
15 Bài học đã giúp tôi đạt đƣợc kiến thức, kĩ
năng cần thiết
16 Tôi thấy mình tích cực, hứng thú trong
học tập
17 Thông qua hoạt động giảng dạy tôi càng
đánh giá cao giá trị của bài học, môn học
2. Cảm nhận chung của anh chị về hiệu quả bài học (kéo dài 6 buổi học) ?
3. Anh/chị hãy chỉ ra những điểm tích cực, chƣa tích cực của bài học:
3.1. Tích cực:
.
3.2. Chƣa tích cực:
.
4. Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng dạy học, theo anh/chị cần phải làm gì?
Xin chân thành cảm ơn!
207
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƢ PHẠM
(Dành cho sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng)
Sau khi đã hoàn thành thực tập sƣ phạm, anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của
riêng mình về những nội dung đƣợc nêu ra dƣới đây.
1. Anh/chị đồng ý ở mức độ nào với những nhận định dƣới đây về quá trình
thực tập sƣ phạm?
(Mỗi dòng có 5 ô, xin đánh dấu vào chỉ 1 ô)
TT Nội dung đánh giá
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Phân
vân
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1 Tôi đƣợc thực tập những kĩ năng cơ
bản của ngƣời giáo viên kĩ thuật
2 Những nhiệm vụ, công việc thực hiện
trong đợt thực tập sƣ phạm là thiết
thực, hữu ích
3 Tiến trình tổ chức thực tập với các
nhiệm vụ đƣợc giao là phù hợp, ý
nghĩa cho quá trình rèn luyện NLDH
4 Những kiến thức, kĩ năng đã đƣợc học
ở các môn NVSP giúp tôi tự tin trong
thực tập sƣ phạm
5 GV luôn sẵn sàng hỗ trợ, tƣ vấn cho SV
6 GV luôn động viên, khuyến khích sự
nỗ lực, cố gắng ở SV
7 Kết quả đánh giá TTSP của sinh viên
đảm bảo tính khách quan, công bằng,
phản ánh đúng năng lực của SV
8 Qua đợt thực tập sƣ phạm, tôi cảm
nhận rõ sự tiến bộ của mình về kinh
nghiệm, kĩ năng dạy học
9 Tôi đánh giá cao giá trị của đợt thực
tập sƣ phạm với sự phát triển NLDH
của bản thân
208
2. Cảm nhận chung của anh chị về hiệu quả của đợt thực tập vừa qua?
3. Anh/chị hãy chỉ ra những điểm tích cực, chƣa tích cực của đợt thực tập sƣ phạm:
3.1. Tích cực:
..
3.2. Chƣa tích cực:
4. Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng thực tập sƣ phạm, theo anh/chị cần phải làm gì?
..
Xin chân thành cảm ơn!
209
PHỤ LỤC 13
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NLDH CHO SV SPKT QUA
RÈN LUYỆN NVSP THEO QUAN ĐIỂM SPTH
(Dành cho các chuyên gia)
Để đánh giá biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT qua rèn luyện NVSP
theo quan điểm SPTH, kính mời Ông/Bà đọc bản mô tả những biện pháp này (trong tài
liệu kèm theo) và cho biết đánh giá của Ông/Bà vào bảng dƣới đây.
(Xin đọc kĩ từng dòng và đánh giá là “Đạt” hoặc “Không đạt” vào ô trống)
1. Đánh giá biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT qua dạy học các học phần
NVSP theo quan điểm SPTH
TT Tiêu chí đánh giá Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
Mức
đánh
giá
1 Xây dựng khung
NLDH tối thiểu cần
đạt của SV SPKT
Khung NLDH phù hợp
với chuẩn đầu ra đào tạo
NVSP, đƣợc diễn đạt rõ
ràng, cụ thể.
Khung NLDH chƣa sát
với chuẩn đầu ra trong
đào tạo NVSP; diễn đạt
chƣa cụ thể, rõ ràng.
2 Phân tích NLDH thành
các mục tiêu dạy học
Phân tích từng NLDH
thành các mục tiêu dạy
học chi tiết, đầy đủ.
Phân chia thiếu hoặc
trùng lặp; mô tả mục
tiêu chƣa rõ ràng, cụ thể
3 Thiết kế những tình
huống tích hợp
tƣơng ứng với từng
NLDH
Tình huống đòi hỏi sinh
viên phối hợp nhiều
kiến thức, kĩ năng để
giải quyết; tiêu biểu và
gần gũi với thực tiễn
nghề dạy học kĩ thuật
Tình huống phục vụ cho
mục tiêu đơn lẻ, chƣa
tiêu biểu và chƣa gắn
với thực tiễn nghề dạy
học kĩ thuật
4 Tổ chức dạy học các
học phần NVSP theo
hƣớng phát triển
NLDH cho SV SPKT
Phƣơng pháp dạy học
phù hợp với mục tiêu
phát triển NLDH đã đề
xuất, đòi hỏi sự tƣơng
tác trong học tập.
Phƣơng pháp dạy học
chƣa phù hợp với mục
tiêu, nội dung dạy học,
chƣa hƣớng tới sự phát
triển NLDH của sinh
viên
5 Đánh giá NLDH đạt
đƣợc của SV
Đánh giá kết quả học
tập đảm bảo đánh giá
đƣợc sự phát triển NLDH
của sinh viên; kết hợp
đánh giá quá trình và
đánh giá tổng kết
Đánh giá kết quả học
tập chƣa phải là đánh
giá năng lực, chƣa có sự
kết hợp các hình thức
đánh giá.
6 Nhận xét chung về
biện pháp
- Biện pháp đảm bảo
cho sự phát triển NLDH
của SV SPKT.
- Biện pháp này hoàn
toàn khả thi.
- Biện pháp chƣa hợp
lý; khó đảm bảo cho sự
phát triển NLDH của
SV SPKT.
- Khó áp dụng biện
pháp này trong thực tiễn
210
2. Đánh giá biện pháp phát triển NLDH cho SV SPKT qua thực tập sƣ phạm theo
quan điểm SPTH
TT Tiêu chí đánh giá Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
Mức
đánh
giá
1 Tổ chức thực tập sƣ
phạm hƣớng vào thực
hành các NLDH của
SV SPKT
Cách thức tổ chức hợp
lý, giúp SV rèn luyện,
phát triển NLDH
Cách thức tổ chức
không hợp lý, khó thực
hiện
2 Đánh giá NLDH đạt
đƣợc của SV trong
thực tập sƣ phạm theo
quan điểm SPTH
Tiêu chí đánh giá cụ
thể, độc lập nhau, phù
hợp để đánh giá NLDH
của SV SPKT.
Khó sử dụng trong đánh
giá, tiêu chí không rõ
ràng.
3 Nhận xét chung về
biện pháp
- Biện pháp đảm bảo
cho sự phát triển NLDH
của SV SPKT trong
thực tập sƣ phạm.
- Biện pháp này hoàn
toàn khả thi.
- Biện pháp chƣa hợp
lý; ít mang lại hiệu quả
cho phát triển NLDH
của SV SPKT.
- Khó áp dụng biện
pháp này trong thực tiễn
Ngày ... tháng năm 2018
Ngƣời đánh giá