BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
PHẠM THỊ PHƢƠNG HUYỀN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM NGỮ VĂN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
PHẠM THỊ PHƢƠNG HUYỀN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM NGỮ VĂN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 62.14.01.11
226 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho sinh viên sư phạm Ngữ văn trường đại học Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. ĐỖ NGỌC THỐNG 2. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Phạm Thị Phƣơng Huyền
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống và
TS. Nguyễn Thị Hồng Vân đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các giảng viên, giáo viên,
học sinh phổ thông và sinh viên đã góp ý, nhận xét giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Khoa học giáo dục Việt Nam;
Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng; Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Tây Bắc; Ban
lãnh đạo khoa Ngữ văn; Gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều
kiện thuận lợi, động viên, hỗ trợ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.
Tác giả
Phạm Thị Phƣơng Huyền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CTĐT Chƣơng trình đào tạo
CT Chƣơng trình
CĐR Chuẩn đầu ra
CSĐT Cơ sở đào tạo
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐHTB Đại học Tây Bắc
ĐHSP Đại học sƣ phạm
ĐH Đọc hiểu
ĐHVB Đọc hiểu văn bản
GD& ĐT Giáo dục và đào tạo
GDPT Giáo dục phổ thông
GV Giáo viên
GgV Giảng viên
HS Học sinh
HP Học phần
KTĐG Kiểm tra, đánh giá
NL Năng lực
NVSP Nghiệp vụ sƣ phạm
SGK Sách giáo khoa
SV Sinh viên
TC Tín chỉ
THSC Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
VB Văn bản
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 24
4. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 24
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 25
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 25
7. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 26
8. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 26
9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 26
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM NGỮ VĂN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC............................................................................ 28
1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 28
1.1.1. Văn bản văn học .............................................................................................. 28
1.1.2. Yêu cầu của đọc hiểu văn bản văn học ........................................................... 34
1.1.3. Yêu cầu của dạy đọc hiểu văn bản văn học .................................................... 37
1.1.4. Sinh viên dân tộc thiểu số với vấn đề đọc hiểu văn bản văn học .................... 40
1.1.5. Mô hình đào tạo giáo viên và chuẩn đầu ra của sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn .. 42
1.2. Cơ sơ thực tiễn .................................................................................................. 51
1.2.1. Khảo sát thực trạng dạy ĐHVB của sinh viên Khoa Ngữ văn - Trường ĐHTB ........ 51
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................... 57
Tiểu kết chƣơng 1:................................................................................................... 66
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY ĐỌC HIỂU VĂN
BẢN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC . 67
2.1. Những giải pháp cơ bản ................................................................................... 67
2.1.1. Đổi mới chương trình đào tạo theo định hướng coi trọng phát triển năng lực
sư phạm cho sinh viên ............................................................................................... 67
2.1.2. Đổi mới KTĐG theo yêu cầu phát triển năng lực sinh viên ........................... 80
2.1.3. Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu và dạy đọc hiểu văn bản cho sinh viên .......... 86
2.2. Hƣớng vận dụng các giải pháp vào thực tiễn .............................................. 111
Tiểu kết chƣơng 2:................................................................................................. 117
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 118
3.1. Khảo nghiệm thăm dò .................................................................................... 118
3.1.1. Mục đích thăm dò .......................................................................................... 118
3.1.2. Phương pháp thăm dò ................................................................................... 118
3.1.3. Kết quả thăm dò ............................................................................................ 118
3.2. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 120
3.2.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................. 120
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 120
3.2.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ........................................................................ 121
3.2.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm ........................................................................ 122
3.2.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá ................................................. 146
3.2.6. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 150
3.2.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 151
3.3. Kết luận thực nghiệm ..................................................................................... 160
Tiểu kết chƣơng 3:................................................................................................. 161
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 162
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................... 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 166
PHỤ LỤC
DANH MUC BẢNG
Bảng 1.1. Mô tả thành tố của NL dạy học đọc hiểu VB ............................................ 48
Bảng 1.2. Chỉ số hành vi của NL dạy học đọc hiểu văn bản .................................... 49
Bảng 1.3. Tiêu chí chất lượng của các chỉ số hành vi NL dạy ĐHVB ...................... 49
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát nhận thức của SV về dạy đọc hiểu VB .......................... 52
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát năng lực lập kế hoạch bài học của SV.......................... 53
Bảng 1.6. Kết quả thực hiện giờ dạy đọc hiểu văn bản của SV ................................ 54
Bảng 1.7. Kết quả đánh giá năng lực đọc hiểu của HS ............................................ 56
Bảng 1.8. Thống kê các giáo trình về dạy đọc hiểu VB ............................................ 62
Bảng 1.9 Thống kê sách tham khảo về dạy đọc hiểu VB .......................................... 63
Bảng 1.10. Thống kê tỉ lệ SV là người dân tộc thiểu số ............................................ 64
Bảng 2.1. Chương trình khung hiện hành ................................................................. 68
Bảng 2.2. Chương trình khung theo đề xuất của tác giả .......................................... 69
Bảng 2.3. Tổng số tiết của một học phần trong CTĐT của ĐHTB ........................... 70
Bảng 2.4. Tổng số tiết của một học phần trong CTĐT của ĐHSP Hà Nội .............. 70
Bảng 2.5. Tổng số tiết của một học phần trong CTĐT của ĐHSP Hà Nội 2 ........... 71
Bảng 2.6. Tổng số tiết của một học phần trong CTĐT của ĐHSP Thái Nguyên ..... 71
Bảng 2.7. Thống kê số HP có nhiều TC trong CTĐT của ĐHTB ............................. 72
Bảng 2.8. Đề xuất điều chỉnh trọng số điểm thành phần của một HP ...................... 82
Bảng 2.9. Chuẩn đọc hiểu áp dụng cho HS phổ thông Việt Nam ........................... 104
Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá theo các mức độ nhận thức của tác giả Nguyễn Thị Hạnh .. 105
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính khả thi dành cho chuyên gia ................................ 119
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính hiệu quả dành cho chuyên gia ............................. 119
Bảng 3.3. Kết quả thực tập sư phạm của lớp TN và lớp ĐC .................................. 121
Bảng 3.4. Kết quả điểm HP Lí luận và phương pháp dạy học Văn của lớp TN và lớp ĐC .. 121
Bảng 3.5. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực lập kế hoạch bài học của SV ....... 147
Bảng 3.6. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện giờ dạy của SV ............ 148
Bảng 3.7. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thiết kế ma trận đề kiểm tra của SV .... 149
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá năng lực lập kế hoạch bài học của SV lớp TN ........... 155
Bảng 3.9. Kết quả xếp loại NL lập kế hoạch bài học của SV lớp TN và lớp ĐC .... 156
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá năng lực thực hiện giờ dạy đọc hiểu VB trên lớp của
SV lớp TN và ĐC ....................................................................................... 157
Bảng 3.11. Đánh giá xếp loại NL thực hiện giờ dạy đọc hiểu VB của SV lớp TH và
SV lớp ĐC .................................................................................................. 157
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá năng lực thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực ĐH
của SV lớp TN và ĐC ................................................................................ 158
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mô tả kết quả đánh giá năng lực lập kế hoạch bài học của SV lớp TN
và ĐC ...................................................................................................... 155
Biểu đồ 3.2: Mô tả kết quả xếp loại năng lực lập kế hoạch bài học của SV lớp TN và
lớp ĐC .................................................................................................... 156
Biểu đồ 3.3. Mô tả kết quả đánh giá năng lực thực hiện giờ dạy đọc hiểu VB trên
lớp của SV lớp TN và ĐC ....................................................................... 157
Biểu đồ 3.4. Mô tả kết quả xếp loại năng lực thực hiện giờ dạy trên lớp của SV lớp
TN và ĐC ................................................................................................ 158
Biểu đồ 3.5. Mô tả kết quả đánh giá năng lực thiết kế đề kiểm tra của SV lớp TN và
ĐC ........................................................................................................... 159
Biểu đồ 3.6: Kết quả xếp loại năng lực thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực của
SV lớp TN và ĐC .................................................................................... 160
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xu hƣớng chuẩn hóa và hội nhập quốc tế liên tục đặt ra những yêu cầu
mới cho ngành giáo dục nƣớc ta. Với mục tiêu hình thành cho học sinh phẩm chất
và năng lực của một công dân toàn cầu, ngành giáo dục đã và đang đổi mới đồng bộ
từ chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp dạy học đến vấn đề kiểm tra, đánh
giá... Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ không tập trung vào câu hỏi Học
sinh biết những gì? mà hƣớng vào câu hỏi: Học sinh biết làm gì trong những điều
đã học, đã biết? Và biết hành động thế nào cho phù hợp với những tình huống khác
nhau? Vì vậy, đội ngũ giáo viên đang trực tiếp đứng lớp hoặc những giáo viên
tƣơng lai đang còn ngồi trên các giảng đƣờng đại học cần phải sớm đƣợc tiếp cận
với những thay đổi để có thể đáp ứng những yêu cầu mới của ngành giáo dục.
1.2. Môn Ngữ văn trƣớc hết là môn học công cụ có nhiệm vụ hình thành và phát
triển cho HS năng lực giao tiếp. Đây là năng lực chuyên môn đồng thời cũng là năng
lực cốt lõi, chính yếu đƣợc chƣơng trình giáo dục phổ thông nhiều nƣớc xác định.
Năng lực giao tiếp đƣợc thể hiện qua những kĩ năng đọc - viết - nghe - nói. Càng học
lên cao kĩ năng đọc và đọc hiểu càng đƣợc chú ý hơn bởi lẽ đó chính là nền tảng và
chìa khoá để học suốt đời. Để học sinh có đƣợc năng lực đọc hiểu văn bản thì giáo
viên phổ thông phải có năng lực dạy đọc hiểu văn bản. Chính vì vậy, khoa Ngữ văn
của các trƣờng sƣ phạm (cỗ máy cái đào tạo ra các giáo viên tƣơng lai) phải quan tâm
đến vấn đề phát triển năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho sinh viên.
1.3. Sinh viên sƣ phạm Ngữ văn của Đại học Tây Bắc phần lớn thuộc thành
phần dân tộc thiểu số, năng lực đọc hiểu văn bản còn nhiều hạn chế. Sau khi tốt
nghiệp những sinh viên này lại ra công tác chủ yếu ở các vùng có nhiều học sinh
dân tộc, đối tƣợng này vốn khả năng tiếng Việt và văn hóa chung còn nhiều thiếu
hụt, nên việc dạy đọc hiểu cho những học sinh này sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế,
chƣơng trình đào tạo phải quan tâm hơn đến vấn đề phát triển năng lực đọc hiểu và
dạy đọc hiểu cho đối tƣợng sinh viên này.
1.4. Thực tế hiện nay, giáo trình chính thống, tài liệu nghiên cứu về phƣơng
pháp dạy đọc hiểu văn bản và biện pháp hình thành, phát triển năng lực dạy đọc
hiểu văn bản cho sinh viên ngành sƣ phạm Ngữ văn ở các cơ sở đào tạo giáo viên
chƣa nhiều, chƣa có tính hệ thống và chƣa cập nhật với sự thay đổi của chƣơng
2
trình giáo dục phổ thông. Do đó, sinh viên sƣ phạm và giáo viên phổ thông đang
thiếu những hƣớng dẫn cơ bản về cách thức dạy đọc hiểu văn bản trên lớp cũng nhƣ
các vấn đề liên quan khác nhƣ: thực hành đọc hiểu, kiểm tra, đánh giá năng lực đọc
hiểu của học sinh Vì vậy, cần có những công trình nghiên cứu và nguồn giáo
trình, tài liệu phong phú về phƣơng pháp dạy đọc hiểu văn bản để giáo viên và sinh
viên sƣ phạm Ngữ văn, nhất là các cơ sở đào tạo sƣ phạm có tính đặc thù đƣợc tiếp
cận, học tập và vận dụng nhằm nâng cao năng lực dạy đọc hiểu văn bản.
1.5. Chƣơng trình đào tạo sử nhân sƣ phạm Ngữ văn của Trƣờng Đại học Tây
Bắc chƣa có học phần nào cung cấp tri thức về đọc hiểu, cách thức dạy đọc hiểu văn
bản và hƣớng dẫn sinh viên kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học
sinh phổ thông. Mặt khác, học phần rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên
cũng chƣa có nội dung rèn kĩ năng dạy đọc hiểu văn bản cho sinh viên. Vì thế, rất
cần có một chƣơng trình đào tạo và những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn
của Khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Tây Bắc nhằm giúp sinh viên phát triển năng
lực dạy học, trƣớc hết là năng lực dạy đọc hiểu văn bản.
Với mong muốn giải quyết đƣợc phần nào những bất cập nêu trên, chúng tôi
đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề: Phát triển năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho sinh
viên sư phạm Ngữ văn trường Đại học Tây Bắc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề dạy đọc hiểu văn bản (ĐHVB) trong nhà trƣờng phổ thông đã đƣợc đặt
ra từ lâu, đặc biệt là từ những năm 2000 (ở chƣơng trình hiện hành). Vì vậy, đối với
ngƣời GV dạy Ngữ văn tƣơng lai, NL cần thiết phải đƣợc trang bị chính là NL dạy
đọc hiểu văn bản. Có đƣợc NL này, ngƣời giáo viên (GV) mới có thể tổ chức dạy
cho HS cách thức ĐHVB để từ đó hình thành năng lực ĐHVB cho HS phổ thông.
Để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài luận án, chúng tôi đã chú ý đến các
công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực:
- Nghiên cứu về năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên;
- Nghiên cứu vấn đề đọc hiểu văn bản;
- Nghiên cứu vấn đề dạy đọc hiểu văn bản;
2.1. Nghiên cứu về năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu lao động và những đòi hỏi của cuộc sống, mỗi công
dân của thế kỉ 21 cần đƣợc trang bị hai loại năng lực: năng lực chung, còn gọi là
3
năng lực then chốt/ cốt lõi (key competence) và năng lực chuyên biệt (specific
competence) do một môn học, ngành học, nghề nghiệp nào đó mang lại.
Đối với ngƣời GV, năng lực phải đƣợc biểu hiện ở tất cả các hình thức khác
nhau của công tác sƣ phạm nhƣng tập trung ở hai hoạt động cơ bản: hoạt động dạy
học và hoạt động giáo dục.
Dù thực hiện hoạt động nào thì ngƣời GV cũng phải hƣớng đến mục đích: xây
dựng nhân cách và NL cho HS. Do đó, ngƣời GV cần phải có NL để giải quyết tốt
mục tiêu đặt ra trong hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Vì thế, NL chuyên
biệt của ngƣời GV chính là NL sƣ phạm (pedagogical competence) trong đó năng
lực dạy học là thành tố cơ bản.
2.1.1. Thành tựu nghiên cứu ở nước ngoài
Ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu, từ những năm 60 của thể kỉ XX, các nhà
nghiên cứu: N.V Kuzmina, O.A.Aboullina, F.N Gonobolin đã quan tâm nghiên
cứu NL của ngƣời giáo viên. Kết quả nghiên cứu đều tập trung xác định cấu trúc
năng lực, những kĩ năng cần có của ngƣời GV và mối quan hệ giữa NL chuyên môn
với NL nghiệp vụ [136, tr.6].
Ở phƣơng Tây và các nƣớc phát triển nhƣ Mĩ, Canađa, Australia các nhà
nghiên cứu lại quan tâm nhiều đến việc tổ chức huấn luyện những kĩ năng thực
hành giảng dạy cho giáo sinh dựa trên thành tựu của tâm lí học hành vi và tâm lí
học chức năng, trong đó đề xuất thời lƣợng giờ thực hành cần đƣợc phân bổ nhiều
hơn so với giờ lí thuyết [136, tr.6].
Tổ chức liên bang về đánh giá và trợ giúp GV của Hoa Kì (INTASC) [133] đã
đề xuất tám tiêu chí đánh giá năng lực của ngƣời GV:
- Có hiểu biết về môn học và có khả năng tạo ra môi trƣờng sƣ phạm để truyền
đạt những hiểu biết của ngƣời GV cho HS;
- Có hiểu biết về khả năng nhận thức của HS để xây dựng phƣơng pháp giảng
dạy phù hợp;
- Có kiến thức về sự đa dạng của HS để xây dựng phƣơng pháp dạy học đối
với từng đối tƣợng HS;
- Có khả năng giao tiếp và tổ chức nhằm tạo ra môi trƣờng học tập lành mạnh;
- Phải xây dựng chƣơng trình học đi đôi với hành;
- Biết cách nhận xét đánh giá chính thống và không chính thống;
4
- Phải có trách nhiệm trong công việc luôn nâng cao trình độ nghề nghiệp;
- Có khả năng tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh, xã hội nhằm
nâng cao chất lƣợng học tập của HS.
Bên cạnh những nghiên cứu về NL của ngƣời GV, các nhà nghiên cứu cũng
dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề đánh giá NL sƣ phạm. Chẳng hạn, các học giả
Thụy Điển đã nêu lên ba yêu cầu:
- Có một định nghĩa về NL sƣ phạm với bằng chứng đánh giá rõ rệt;
- Các tiêu chí đánh giá có liên thông, kết nối với định nghĩa này;
- Hồ sơ dạy học với những tƣ liệu của GV chứng minh đƣợc kĩ năng sƣ phạm
dựa trên những đòi hỏi đối với công việc.
Từ các yêu cầu trên, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra mƣời một tiêu chí để đánh
giá: Có thái độ đề cao việc học; Luôn dựa vào nghiên cứu và có thái độ khoa học;
Có kiến thức rộng và thích hợp về môn học; Có tri thức về việc học tập của học
sinh; Có tri thức về việc dạy học của GV; Hiểu biết về mục tiêu và chương trình; Có
quan điểm chính thể luận (holistic); Có kĩ năng dạy học; Nỗ lực cải tiến liên tục;
Có khả năng lãnh đạo và tổ chức; Hợp tác với người khác và đối ngoại.
(Tiêu chí đánh giá NL sư phạm của các học giả Thụy Điển)
Tiêu chí Các chỉ số
1. Có thái độ
đề cao việc
học tập của HS
- Ứng dụng một triết lí dạy học với động cơ tích cực
- Có quan niệm rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của HS và GV
- Nói cho HS biết lí do mình quyết định dạy học
- Cố gắng cộng tác tốt với tất cả HS
- Tạo ra môi trƣờng dạy học lành mạnh
- Chính mình thấm nhuần về kiến thức và phẩm chất ƣu tiên của HS
- Lấy HS làm điểm xuất phát khi xây dựng kế hoạch dạy học
- Giúp HS phát triển thói quen tốt trong học tập
- Động viên HS học tập tích cực
- Lắng nghe HS
2. Có cách tiếp
cận khoa học
- Kế hoạch dạy học phù hợp với những gì đã nghiên cứu nhằm trợ
giúp tốt nhất cho việc học của HS
- Nối kết việc dạy học với nghiên cứu hiện hành để tìm ra các vấn
5
đề trong lĩnh vực môn học.
- Vận dụng với một thái độ có suy nghĩ và phê phán
- Giúp HS phát triển thái độ suy nghĩ và tƣ duy phê phán
3. Có tri thức
rộng và thích
hợp về môn
học
- Thành thạo trong lĩnh vực môn học
- Liên tục cập nhật, hiện đại hóa các tri thức của mình
- Tìm kiếm thông tin về môn học liên quan đến nghiên cứu qua báo
chí và các hội thảo khoa học
4. Có hiểu biết
về việc học của
HS
- Có kiến thức tốt về việc học
- Hiểu rõ và tỏ ra có suy nghĩ đối với các phong cách học tập khác nhau.
- Có hiểu biết về giáo dục học trong môn học mình dạy
- Phát triển liên tục những tri thức về môn học mình dạy
5. Có kiến thức
về việc dạy học
(của GV)
- Hiểu rõ những yêu cầu và sự liên quan giữa các phƣơng pháp dạy
học khác nhau
- Có kiến thức sâu sắc về các bƣớc khác nhau trong tiến trình dạy học
- Biết sử dụng các phƣơng pháp dạy học khác nhau
- Có hiểu biết tốt về phƣơng pháp kiếm tra và đánh giá
- Liên tục cập nhật các hiểu biết của mình về các khóa bồi dƣỡng
dạy học và các diễn đàn giáo dục
6. Có hiểu biết
về mục tiêu
GD và tổ chức
- Có kiến thức về mục tiêu chung và điều lệ giáo dục đại học
- Kiểm soát đƣợc việc dạy học của mình trong chƣơng trrình đã
quy định
- Có hiểu biết tốt về những đòi hỏi của cuộc sống lao động tƣơng lai
- Có kiến thức chuẩn xác về chƣơng trình giáo dục
- Có nội dung và PPDH phong phú phù hợp với các nguồn lực và
các tình huống khả thi
- Thảo luận mục tiêu và nội dung chƣơng trình với HS
7. Có quan
điểm chính thể
luận
- Có hiểu biết về các nhiệm vụ khác nhau của chƣơng trình hoặc
khóa học
- Giải thích cho HS khóa học sắp tới liên quan với việc giáo dục
của họ nhƣ thế nào
- Cố gắng đạt đƣợc sự phối hợp giữa các phần khác nhau của khóa
học với các giáo viên
- Dạy học linh hoạt thích ứng với chƣơng trình hiện hành.
6
8. Vận dụng kĩ
năng dạy học
- Thành thạo các PPDH khác nhau
- PPDH đa dạng phù hợp với yêu cầu của HS
- Cấu trúc các tƣ liệu trong dạy học có ích cho việc học tập của HS
- Cung cấp các thông tin rõ ràng đúng lúc
- Tạo đƣợc các phản hồi nhanh chóng
- Cung cấp tổng quan khóa học và nội dung lớp học
- Sử dụng đa dạng các phƣơng pháp kiểm tra
- Phát triển các hƣớng dẫn học tập và tƣ liệu bài giảng
- Tích cực làm việc với các cán bộ và GV khác
- HS đạt kết quả tốt
- Đƣợc đánh giá nhƣ một GV
9. Nỗ lực
nhằm liên tục
đổi mới
- Nhận xét trực tiếp và kiểm tra qua các sản phẩm của SV
- Thảo luận việc dạy của mình với ngƣời khác
- Phát triển khóa học và việc dạy học
- Tham gia trong phát triển GD
- Nắm đƣợc các khóa bồi dƣỡng GV
- Viết bài về dạy học cho tạp chí GD
- Trình bày kinh nghiệm dạy học ở các diễn đàn
10. Khả năng
lãnh đạo và tổ
chức
- Đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện gắn bổn phận của
mình với các kết quả tốt
- Đề cao sự cộng tác và tham gia của mọi ngƣời
- Cố gắng có những thông tin chính xác và giao tiếp hiệu quả
- Phát triển sƣ phạm và thảo luận về dạy học sôi nổi
- Là ngƣời lãnh đạo tốt về các hoạt động sƣ phạm
(Theo Đỗ Ngọc Thống- TLĐD - From Assessing Teaching Skills, UPI,
Uppsala University- 2010)
Nhƣ vậy, các học giả Thụy Điển đã phân giải rõ cấu trúc năng lực sƣ phạm của
ngƣời GV với những thành tố, yêu cầu và tiêu chí cụ thể. Quan điểm của các học
giả Thụy Điển sẽ là cơ sở để chúng tôi tham khảo trong quá trình phân giải cấu trúc
năng lực dạy đọc hiểu văn bản của sinh viên ngành sƣ phạm Ngữ văn.
7
1.2.2. Thành tựu nghiên cứu ở Việt Nam
Ở trong nƣớc, nghiên cứu về NL của GV cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm:
Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong bài báo cáo tại Hội thảo khoa học “Đánh giá
nhu cầu và thiết kế mô hình đào tạo theo năng lực - lí luận và thực tiễn” do trƣờng
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức, cho rằng: Cũng nhƣ các NL
khác, NL sƣ phạm có rất nhiều định nghĩa: “Năng lực sư phạm là khả năng và ý chí
của GV trong việc thường xuyên vận dụng thái độ, kiến thức và kĩ năng nhằm đẩy
mạnh việc học tập của HS. Điều đó sẽ giúp cho việc đạt được sự phù hợp giữa mục
tiêu đang hướng tới và chương trình dạy học hiện hành cũng như dự đoán được sự
phát triển tiếp theo của năng lực GV và việc thiết kế các khóa học” [126].
Cũng trong công trình này, tác giả khẳng định: “Năng lực sư phạm nhằm nói
đến việc một GV từ xác định rõ mục tiêu và nội dung dạy học đến việc phát triển
liên tục việc dạy và nghề dạy nhằm trợ giúp và dễ hóa việc học của HS bằng
phương pháp tốt nhất. NL sư phạm cũng phản ánh NL của GV trong việc quan tâm
hợp tác, nhìn nhận toàn diện và đóng góp cho sự phát triển của sư phạm - giáo dục
học bậc cao” [126]. Từ đây, tác giả đi đến kết luận: “GV của tất cả các cấp cần
đƣợc trang bị và phát triển NL sƣ phạm trên nền tảng các NL: giao tiếp, công nghệ
thông tin - truyền thông (ICT), thích ứng và hợp tác, tư duy phê phán, giải quyết
vấn đề và sáng tạo, tự học, học cách học, NL văn hóa chung; NL xúc cảm thẩm mĩ -
nhân văn” [130].
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài nhƣ V.A.
Kuchétki, L.E. Kharlamốp, N.X.Laaytex, N.D.Levitop nhóm tác giả Lê Văn
Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng [59, tr.191] đã chỉ rõ ba nhóm năng lực
chung của ngƣời GV là: Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực tổ chức
hoạt động sư phạm. Từ đây, các tác giả đƣa ra hệ thống năng lực dạy học của ngƣời
giáo viên, bao gồm năm loại:
- Năng lực hiểu trình độ học sinh trong dạy học và giáo dục;
- Tri thức và năng lực hiểu biết;
- Năng lực chế biến tài liệu học tập;
- Năng lực truyền đạt tài liệu (nắm vững kĩ thuật dạy học);
- Năng lực ngôn ngữ.
8
Thông tƣ 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ NL của GV cấp THCS và THPT, bao gồm: Năng
lực tìm hiểu môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lưc giáo dục; Năng lực
hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong đó, năng lực
dạy học đƣợc thể hiện bằng tám tiêu chí cụ thể, đó là:
- Xây dựng kế hoạch dạy học;
- Đảm bảo kiến thức môn học;
- Đảm bảo chƣơng trình môn học;
- Vận dụng các phƣơng pháp dạy học;
- Sử dụng các phƣơng tiện dạy học;
- Xây dựng môi trƣờng học tập;
- Quản lý hồ sơ dạy học;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Thông tƣ số 08/2012/TT-BGDDT ngày 05/03/2012 của Bộ trƣởng Bộ
GD&ĐT quy định về Chuẩn nghiệp vụ sƣ phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp
cũng đề cập đến chín tiêu chí: Lập kế hoạch dạy học; Lập kế hoạch bài dạy; Chuẩn
bị các điều kiện và phương tiện dạy học; Thực hiện kế hoạch dạy học; Vận dụng
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy
học; Xây dựng môi trường dạy học; Đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lí
hồ sơ dạy học.
Gần đây, tác giả Vũ Xuân Hùng đã công bố bài báo khoa học trên Tạp chí
khoa học dạy nghề số 30- Tháng 3/2016 với nhan đề “Về hệ thống năng lực dạy học
của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận năng lực thực
hiện”. Tác giả khẳng định rằng đã có nhiều nghiên cứu về NL dạy học của GV. Tuy
nhiên, từ việc phân tích nghề theo phƣơng pháp DACUM tác giả chỉ nhấn mạnh ba
NL cơ bản của nhà giáo gồm: NL sư phạm; NL chuyên môn nghề và NL xã hội. NL
dạy học là một trong hai thành phần của NL sƣ phạm và đƣợc biểu hiện cụ thể qua
bốn NL thành phần là: NL thiết kế dạy học; NL tiến hành dạy học, NL kiểm tra,
đánh giá và NL quản lí dạy học [61].
Một số luận án tiến sĩ và đề tài khoa học cũng trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên
cứu về NL dạy học, tiêu biểu nhƣ: “Hình thành và phát triển năng lực dạy học tích
hợp môn khoa học tự nhiên cho SV sƣ phạm ngành Lí, Hóa, Sinh đáp ứng yêu cầu
9
đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015” của Tác giả Nguyễn Thị Hà và nhóm
nghiên cứu [45]; “Tìm hiểu các năng lực dạy học của ngƣời giáo viên Tâm lí - Giáo
dục” của tác giả Lê Thị Nhật [97]; “Phát triển năng lực dạy học Toán cho SV các
trƣờng sƣ phạm” của tác giả Đỗ Thị Trinh...
Nhƣ vậy, hai thành tố quyết định để ngƣời GV có NL sƣ phạm chính là kiến
thức và cách thức. Kiến thức ở đây không chỉ là kiến thức chuyên môn (hẹp) mà
còn là kiến thức chung về ngành sƣ phạm nhƣ tâm lí học, giáo dục học, xã hội học,
nghệ thuật và những kinh nghiệm cá nhân... Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức thì
chƣa đủ, muốn có NL sƣ phạm cần phải có cách thức, phƣơng pháp giáo dục, dạy
học tốt. Phƣơng pháp tốt là phƣơng pháp phù hợp với đối tƣợng và đem lại hiệu quả
cao. Ngƣời có NL sƣ phạm là ngƣời biết vận dụng một cách thành thạo những kiến
thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm và những hiểu biết tổng hợp có đƣợc không chỉ
trong nhà trƣờng mà cả kinh nghiệm từ cuộc sống để giúp ngƣời học đạt đƣợc kết
quả học tập tốt nhất. Để dạy học có chất lƣợng và hiệu quả, trong mỗi môn học
ngƣời giáo viên cần đƣợc chuẩn bị thật tốt không chỉ tri thức chuyên sâu mà còn cả
những tri thức nền - những tri thức đƣợc coi là chung nhất, cơ bản và nền tảng đối
với mỗi con ngƣời.
2.2. Nghiên cứu vấn đề đọc hiểu văn bản
2.2.1. Thành tựu nghiên cứu ở nước ngoài
Từ thập niên 70 của thể kỉ XX, vấn đề đọc hiểu đã đƣợc các nhà nghiên cứu ở
Đức đƣa ra bàn luận. Tác giả A. Brown, A Pugh, M. Adams, K.Goodman nghiên
cứu về hoạt động đọc VB, phƣơng pháp đọc diễn cảm VB và các phản ứng tâm lí
của con ngƣời trong quá trình đọc VB. Cũng tại đây, vào những năm 80 rất nhiều
công trình nghiên cứu v...
trọng đến việc tiếp thu vận dụng kiến thức của HS cũng nhƣ việc chỉ ra cho HS một
con đƣờng tích cực, chủ động để thu nhận kiến thức” [83].
Tác giả Dƣơng Thành cũng nhận định: “Thói quen “định hƣớng cảm thụ” của
giáo viên khiến trò ỷ lại, dựa dẫm trong quá trình tiếp cận tác phẩm. Hầu hết các tác
phẩm văn học đều là những VB tiêu biểu về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Lâu nay,
trong quá trình dạy học, thay vì GV nên tổ chức cho HS tiếp nhận từ góc nhìn của
chính các em, phân tích các giá trị theo cảm thức của chính trái tim các em thì GV
thƣờng “nói hộ”, “cảm thụ giùm” cho HS” [112]. Theo đánh giá của tác giả, thực tế
dạy học văn hiện nay, rất ít GV có NL dạy học ĐH theo đúng bản chất của phƣơng
pháp này. Một phần vì thói quen giảng văn nhiều năm qua là giảng dạy theo phƣơng
pháp thuyết trình nên GV khó thay đổi, một phần vì việc đào tạo và bồi dƣỡng
phƣơng pháp dạy học ĐH cho GV chƣa bài bản, chƣa cập nhật và liên tục nên nhiều
GV còn bỡ ngỡ với phƣơng pháp dạy học này.
Theo tác giả Lê Ngọc Trà: “Nhìn lại tình hình dạy Văn ở phổ thông thời gian
qua, có thể thấy hai điểm nổi bật: thứ nhất là cách tiếp cận chủ yếu hƣớng vào tác
phẩm hay văn bản chứ không phải hƣớng vào ngƣời học; thứ hai là chú ý đến việc
nhận thức, hiểu biết về tác phẩm (bao gồm cả tri thức về tác phẩm và giá trị chứa
đựng trong đó) hơn là quá trình hình thành những NL và phẩm chất của HS khi tiếp
xúc đọc tác phẩm, trong khi đây chính là nhiệm vụ đặc trƣng của môn Văn, thể hiện
sức mạnh và hiệu quả riêng của dạy Văn và học Văn” [134, tr. 5].
Trong quá trình đọc tài liệu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi đã phát hiện
ra khoảng trống lớn trong nghiên cứu về dạy đọc hiểu văn bản đó là: Những hướng
dẫn cụ thể về cách thức dạy đọc hiểu văn bản cho giáo viên.
23
Thực tế, sách giáo viên Ngữ văn và một số chuyên đề của các chuyên gia
phƣơng pháp và đề tài luận án tiến sĩ cũng đã đề cập đến cách thức dạy đọc hiểu văn
bản nhƣ: “Phƣơng pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học” của tác giả Hoàng Hòa
Bình; “Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng theo loại thể trong nhà trƣờng Trung
học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thanh Bình; “Dạy học đọc hiểu kịch bản văn
học ở trƣờng Trung học theo đặc trƣng loại thể” của Nguyễn Thanh Lâm; “Dạy học
đọc hiểu văn bản nghị luận ở trƣờng Trung học phổ thông” của Lƣu Thị Trƣờng
Giang; “Phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho HS trung học phổ thông qua
hệ thống bài tập” của Nguyễn Thị Thanh Lâm Nhƣng những công trình đó vẫn
chƣa đủ để giúp giáo viên có đƣợc NL dạy đọc hiểu văn bản thực thụ. Ý kiến của
một giáo viên dạy Văn - Nguyễn Minh Phƣơng đƣợc đề cập đến trong bài viết “Dạy
học Văn ở trƣờng phổ thông, vấn đề căn bản vẫn là đổi mới phƣơng pháp” của tác
giả Phan Huy Dũng (Giảng viên Khoa Ngữ văn - ĐH Vinh) là một bằng chứng về
điều này: “Điều chúng tôi đang cần nhất hiện giờ là những chỉ dẫn cụ thể về cách
thức tổ chức HS hoạt động trong giờ văn sao cho có hiệu quả” [39] .
Tác giả Phan Huy Dũng cũng khẳng định: “Đúng là GV rất cần những chỉ dẫn
cụ thể nhƣ thế, nhƣng điều đó khó mà thực hiện nếu chƣa thông suốt về mặt lí luận,
nhất là những vấn đề đã có nhiều nhận thức mới so với mặt nền hiểu biết phổ thông
hiện nay. Chỉ một vấn đề nhƣ hoạt động trong giờ đọc Văn là gì, hƣớng vào cái gì,
nguyên tắc tổ chức ra sao cũng đã có lắm điều phải bàn dƣới góc độ lí luận, trƣớc
khi ta vô tƣ, hì hục... “hoạt động” [39].
Ý kiến của tác giả Phan Huy Dũng đã cho thấy một hạn chế trong CTĐT của
các trƣờng sƣ phạm hiện nay là chƣa thực sự bắt nhịp với quá trình thay đổi ở nhà
trƣờng phổ thông điều mà lẽ ra các cơ sở đào tạo giáo viên phải đi tiên phong.
Chính vì thế đã dẫn đến một thực trạng là chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy ở
các nhà trƣờng sƣ phạm thƣờng bị “lạc hậu” hơn nhiều so với phổ thông.
Nhƣ vậy, nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực dạy ĐHVB cho SV sư
phạm Ngữ văn hiện nay vẫn là một khoảng trống lớn cần phải đƣợc nghiên cứu
bổ sung để làm phong phú hơn cho kho giáo trình và tài liệu tham khảo ở các
nhà trƣờng sƣ phạm.
24
2.4. Nhận xét chung
Qua việc khảo sát các nguồn tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy:
Các tài liệu nghiên cứu về NL sƣ phạm của GV tƣơng đối phong phú. Những
nguồn tài liệu này giúp chúng tôi hình thành cơ sở lí thuyết về năng lực dạy ĐHVB
của GV ở nhà trƣờng phổ thông. Từ đó gợi ý cho chúng tôi trong việc đề xuất các
giải pháp phát triển NL dạy ĐHVB cho SV, đáp ứng yêu cầu dạy ĐHVB hiện nay.
Tuy nhiên, những tài liệu viết về năng lực dạy đọc hiểu văn bản, nhất là các
giáo trình về dạy đọc hiểu VB trong các cơ sở đào tạo sƣ phạm hầu nhƣ chƣa có. Vì
thế không tránh khỏi việc SV còn lúng túng trong quá trình thực tập dạy đọc hiểu ở
nhà trƣờng phổ thông và khi đã trở thành ngƣời giáo viên thực thụ.
Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về
vấn đề phát triển năng lực dạy ĐHVB cho SV sư phạm Ngữ văn. Đây chính là vấn
đề còn tồn tại nhiều khoảng trống chƣa đƣợc giải quyết.
Tóm lại, dạy ĐHVB rất quan trọng trong chƣơng trình Ngữ văn hiện hành.
Điều đó dẫn đến yêu cầu cấp bách của các nhà trƣờng sƣ phạm là phải thay đổi gấp
rút chƣơng trình đào tạo, trong đó cần phải coi trọng việc trang bị cách thức và
phƣơng pháp dạy đọc hiểu văn bản cho SV. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài này nhằm phục vụ trực tiếp cho mực đích phát triển năng lực dạy đọc hiểu
văn bản cho sinh viên khoa Ngữ văn trƣờng ĐHTB, cũng nhƣ bổ sung, hoàn thiện
thêm chƣơng trình lí luận và phƣơng pháp dạy học Ngữ văn ở các CSĐT giáo viên.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất những giải pháp nhằm phát triển
năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho SV sƣ phạm Ngữ văn Trƣờng Đại học Tây Bắc.
4. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu năng lực dạy đọc hiểu văn bản và các giải pháp để phát
triển NL dạy đọc hiểu văn bản cho sinh viên đại học sƣ phạm Ngữ văn trƣờng Đại
học Tây Bắc.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Xác định những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NL dạy ĐHVB;
25
Mô tả và phân tích thực trạng dạy ĐHVB của SV, từ đó tìm ra những yếu tố
ảnh hƣởng đến NL dạy học của SV;
Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển năng lực dạy ĐHVB cho SV sƣ
phạm Ngữ văn Trƣờng Đại học Tây Bắc;
Thực nghiệm kiểm chứng những giải pháp đã đƣợc luận án đề xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ đánh giá thực trạng và tìm kiếm giải pháp phát triển năng lực dạy
đọc hiểu văn bản văn học (còn gọi là văn bản văn chƣơng hay văn bản nghệ thuật)
cho sinh viên sƣ phạm Ngữ văn Trƣờng Đại học Tây Bắc. Sở dĩ chúng tôi chỉ chọn
loại VB này là vì so với các loại VB khác (VB thông tin, VB nhật dụng...) số lƣợng
VB văn học đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình chiếm tỉ lệ cao nhất. Mặt
khác, VB văn học do tính chất hƣ cấu nên luôn mang tính đa nghĩa. Từ một văn
bản, ngƣời đọc với những kinh nghiệm khác nhau có thể tiếp nhận theo nhiều
hƣớng khác nhau.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xem xét, lựa chọn, xác định một số cơ sở lí
luận: NL dạy học, NL đọc hiểu văn bản, lí luận về văn bản văn học, vấn đề mô hình
đào tạo giáo viên, chuẩn đầu ra của sinh viên ngành sƣ phạm Ngữ văn.
6.2. Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn sâu
Để đánh giá đúng thực trạng NL dạy ĐHVB của SV khoa Ngữ văn Trƣờng
ĐHTB hiện nay, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra về CTĐT,
hình thức rèn kĩ năng, nghiệp vụ sƣ phạm, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của SV.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phân tích kế hoạch bài học, trực tiếp dự giờ
tiết dạy ĐHVB của SV, phỏng vấn GgV đại học, GV và HS phổ thông nơi SV đến
rèn luyện NVSP để có thêm cơ sở đánh giá thực trạng NL dạy ĐHVB của SV và đề
xuất các giải pháp phát triển NL dạy ĐHVB cho SV.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phƣơng pháp này để gặp gỡ, phỏng vấn các chuyên gia về chƣơng
trình GDPT mới, CT đào tạo giáo viên môn Ngữ văn, về các biện pháp phát triển
26
năng lực dạy ĐHVB cho SV. Qua ý kiến chuyên gia, chúng tôi có thêm cơ sở để đề
xuất giải pháp phát triển NL dạy ĐHVB cho SV.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phƣơng pháp rất quan trọng của luận án. Trên cơ sở các giải pháp phát
triển năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho SV đã đƣợc đề xuất, chúng tôi tiến hành
thực nghiệm và đối chứng ở một số lớp SV trong Khoa nhằm kiểm chứng kết quả
của những tác động sƣ phạm mà luận án đề xuất.
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay năng lực dạy ĐHVB của sinh viên sƣ phạm Ngữ văn Trƣờng Đại học
Tây Bắc còn nhiều hạn chế. Trƣớc thực trạng đó, nếu xây dựng đƣợc một số giải
pháp để phát triển năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho sinh viên: từ Đổi mới chương
trình đào tạo theo định hướng coi trọng năng lực sư phạm đến Đổi mới kiểm tra,
đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực SV và Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu
và dạy đọc hiểu văn bản cho sinh viên thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo
cho Khoa Ngữ văn - Trƣờng Đại học Tây Bắc.
8. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã đánh giá đƣợc thực trạng năng lực dạy ĐHVB của SV sƣ phạm
Ngữ văn Trƣờng Đại học Tây Bắc. Qua đó, tác giả luận án đã phân tích và chỉ rõ
những nguyên nhân của thực trạng trên bao gồm cả nguyên nhân khách quan thuộc
về cơ sở đào tạo và nguyên nhân chủ quan thuộc về sinh viên nhƣ: Chƣơng trình
đào tạo; Vấn đề KTĐG; Vấn đề rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên;
Điểm trúng tuyển của SV...
Luận án đã đề xuất đƣợc một số giải pháp cơ bản để phát triển NL dạy ĐHVB
cho SV ngay trong quá trình đào tạo ở nhà trƣờng sƣ phạm.
Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích về cách thức dạy ĐHVB trong
nhà trƣờng phổ thông, đặc biệt là các GV thuộc địa bàn Tây Bắc.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm
03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của vấn đề phát triển năng lực dạy đọc hiểu văn
bản cho sinh viên sƣ phạm Ngữ văn Trƣờng Đại học Tây Bắc.
27
Chƣơng này trình bày các vấn đề lí luận về văn bản văn học; yêu cầu về ĐH và
dạy ĐHVB văn học; vấn đề mô hình đào tạo giáo viên và chuẩn đầu ra của SV
ngành sƣ phạm Ngữ văn; vấn đề tiếp nhận văn bản của SV dân tộc thiểu số. Trong
chƣơng này chúng tôi cũng khảo sát thực trạng dạy ĐHVB và chỉ ra những yếu tố
ảnh hƣởng đến năng lực dạy đọc hiểu văn bản của sinh viên.
Chƣơng 2: Những giải pháp phát triển năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho sinh
viên sƣ phạm Ngữ văn trƣờng Đại học Tây Bắc.
Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn đã trình bày ở chƣơng 1, chƣơng
này chúng tôi đề xuất ba giải pháp phát triển năng lực dạy ĐHVB cho SV: Một là,
đổi mới CTĐT theo định hƣớng coi trọng phát triển NL nghiệp vụ sƣ phạm cho SV;
Hai là, đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực sinh viên; Ba là,
tăng cƣờng rèn các kĩ năng ĐH và dạy ĐHVB cho sinh viên.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.
Ở chƣơng này chúng tôi tiến hành thực nghiệm một số nội dung trong các giải
pháp đã đề xuất ở chƣơng 2 nhằm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các
giải pháp này.
28
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM NGỮ VĂN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Văn bản văn học
1.1.1.1. Khái niệm văn bản văn học
Sự phân biệt khái niệm văn bản văn học với tác phẩm văn học ngày càng dành
đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu và giảng dạy văn học. Trong đời sống lí luận
văn học, tần số xuất hiện khái niệm “văn bản” có xu hƣớng tăng lên so với khái
niệm “tác phẩm”. Lí thuyết cấu trúc, kí hiệu và lí thuyết tiếp nhận đã đóng góp
nhiều tƣ tƣởng quan trọng trong việc phân biệt nội hàm khái niệm văn bản văn học
và tác phẩm văn học.
Ngƣời đầu tiên chủ trƣơng phân biệt văn bản và tác phẩm là R. Ingarden (nhà lí
luận ngƣời Ba Lan). Theo ông “tác phẩm thông thƣờng chỉ là một văn bản vốn là một
khách thể có chủ ý thuần tuý, là một thứ “lƣợc đồ” trong đó có nhiều tính không xác
định và yếu tố chƣa hoàn thành. Chỉ có thông qua sự “cụ thể hoá” các yếu tố đó thì
văn bản mới trở thành tác phẩm văn học trong thực tế” [DT, 107, tr. 18].
Năm 1972, Iu. Lotman đã đề nghị: “Cần phải dứt khoát từ bỏ quan niệm cho
rằng văn bản và tác phẩm là một. Văn bản chỉ là một thành tố của tác phẩm, hiệu
quả nghệ thuật nói chung nảy sinh từ sự đối chiếu văn bản với một phức hợp quan
niệm đời sống và tƣ tƣởng thẩm mĩ” [DT, 107, tr. 18].
Nhà cấu trúc chủ nghĩa Jan Mucaropski cũng cho rằng “văn bản là kí hiệu
bên ngoài và khách thể thẩm mĩ ở bên trong” [DT, 107, tr. 18]. Theo quan điểm
này thì tác phẩm văn học là sự thống nhất giữa văn bản nghệ thuật với khách thể
thẩm mĩ hình thành trong hoạt động tiếp nhận của ngƣời đọc. Đó là một thế giới
nghệ thuật sinh động mang giá trị nhận thức và tƣ tƣởng thẩm mĩ hình thành trong
hoạt động tiếp nhận của ngƣời đọc. Chính ngƣời đọc sẽ khám phá ra thế giới nghệ
thuật phong phú ấy.
Tác giả Paul Riceour (nhà ngữ học ngƣời Pháp) phân biệt văn bản và tác
phẩm: “Hình thức trần thuật của văn bản bao gồm một nội hàm thẩm mĩ độc lập và
các yếu tố nhƣ giọng điệu, tiết tấu, tình cảm, hình ảnh vật thể, điểm nhìn, không
29
gian, thời gian đều có chức năng biểu đạt ý nghĩa tức là tác phẩm theo nghĩa
truyền thống nhằm chỉ cái đƣợc biểu đạt một cách xác định, còn văn bản thì lấy cái
biểu đạt làm mục tiêu” [DT, 107, tr. 18].
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu đƣợc sự khác biệt giữa văn bản văn học
và tác phẩm văn học nhƣ sau:
Văn bản văn học là một tổ chức kí hiệu đƣợc sáng tạo ra cho ngƣời đọc, tồn tại
trƣớc khi có hoạt động đọc của ngƣời đọc. Văn bản là một chuỗi kí hiệu đƣợc in
trên giấy, là một cấu trúc có tính lƣợc đồ, có nhiều tầng bậc chƣa xác định. Văn bản
văn học không tự sản sinh ý nghĩa. Nếu không đƣợc đọc thì nó cũng chẳng khác nào
các từ trong từ điển.
Tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình tiếp nhận văn bản, nó tồn tại
trong ý thức ngƣời đọc. Tác phẩm do hai yếu tố tạo thành: văn bản (trong chất liệu)
và khách thể thẩm mĩ (trong tâm trí). Văn bản có thể tồn tại qua các thời đại còn tác
phẩm do ngƣời đọc cụ thể hoá, đồng sáng tạo nên luôn mang tính chất lịch sử, mỗi
thời một khác tuỳ theo cách tiếp nhận của xã hội, lịch sử của thời đó.
Sự phân biệt giữa văn bản và tác phẩm đã cho thấy rõ hơn vai trò sáng tạo của
nhà văn và sự đồng sáng tạo của ngƣời đọc. Từ một văn bản văn học mà ngƣời đọc
với năng lực, kinh nghiệm, thị hiếu thẩm mĩ khác nhau có thể tạo thành những tác
phẩm với những điểm nhấn khác nhau. Chẳng hạn cùng một văn bản Truyện Kiều,
ngƣời tài tình thì khai thác đề tài tạo vật đố tài, ngƣời theo thuyết phân tâm học thì
khai thác những ẩn ức bạc mệnh, ngƣời theo chủ nghĩa nhân đạo thì thấy lòng
thƣơng ngƣời
Nhƣ vậy, văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là đối tƣợng
thƣởng thức, tiếp nhận của ngƣời đọc. Văn bản văn học thƣờng đi sâu vào phản ánh
hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm và tƣ tƣởng, thoả mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con ngƣời. Văn bản văn học là sự kết tinh quá trình tƣ duy nghệ thuật
của tác giả, biến những biểu tƣợng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của tác giả thành một
sự thực văn hoá xã hội khách quan cho ngƣời đọc suy ngẫm.
1.1.1.2. Đặc trưng của văn bản văn học
a. Văn bản văn học là một sáng tác ngôn từ, một khối thống nhất, liên kết chặt
chẽ của các thành tố hợp thành. Tính chỉnh thể là đặc trƣng nổi bật của văn bản văn
học. Là một phẩm chất tự sinh, văn bản văn học luôn có tính tổ chức cao, các yếu tố
30
tạo nên chỉnh thể nghệ thuật liên hệ với nhau rất chặt chẽ, không có bộ phận thừa.
Chẳng hạn, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một chỉnh thể mà
trong kết cấu vững bền của nó, mực và đèn, đen và sáng hàm chứa những nội dung
ý nghĩa mà những chữ ấy thông thƣờng tách riêng ra không có đƣợc.
Tính chỉnh thể sở dĩ quan trọng đối với văn bản văn học là vì chỉ trong chỉnh
thể thì hình thức và nội dung đích thực của văn bản mới xuất hiện. Trong văn bản
thơ, các chữ phải kết hợp với nhau theo một cách nào đó mới tạo ra đƣợc hình thức
câu thơ lục bát hay câu thơ tự do có nhịp điệu và nhạc điệu riêng. Trong văn bản tự
sự, các yếu tố chi tiết, sự kiện phải đƣợc liên kết theo quy luật nào đó mới tạo ra
đƣợc hình thức chân dung, cốt truyện, phong cảnh, nhân vật Nhƣ vậy, tính chỉnh
thể là một đặc trƣng nổi bật của văn bản văn học.
b. Để chống lại sự trói buộc của ngôn ngữ giao tiếp thông thƣờng, từ xƣa đến
nay con ngƣời đã không ngừng mở rộng, sáng tạo thêm ngôn ngữ hình tƣợng để sử
dụng trong văn học. Vì vậy, văn học luôn có khả năng tái kí hiệu hoá, biểu tƣợng
hoá các ấn tƣợng, kinh nghiệm sống của con ngƣời. Tác giả Trần Đình Sử cho rằng:
Trƣớc đây khi nói tới hình tƣợng ngƣời ta chỉ hiểu đó là bức tranh phản ánh hiện
thực, hoặc là tái hiện đời sống nhƣ nó vốn có. Nhƣng dƣới góc độ kí hiệu học, hình
tƣợng cũng là một hệ thống kí hiệu, trong đó hoa, cỏ, gió, mây, sông, núi, làng mạc,
thành phố, đồ vật, màu sắc, nhân vật đều có thể là kí hiệu mang nội hàm tƣ tƣởng
và văn hoá” [DT, 107, tr. 20]. Chẳng hạn, hình ảnh “Đất” và “Nƣớc” trong bài thơ
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa gắn liền với những điều gần gũi, thân thuộc
“Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm” vừa mang tính huyền thoại,
thiêng liêng “Đất là nơi chim về/ Nước là nơi rồng ở”. Nhƣ vậy, văn bản ngôn từ
cùng với thế giới hình tƣợng đã hợp thành văn bản văn học.
c. Do tính hoàn thành mà ngôn từ trong văn bản có những phẩm chất khác hẳn
với ngôn từ giao tiếp thông thƣờng hằng ngày với mục đích thực dụng. Vì vậy,
ngôn từ trong văn bản văn học đƣợc trau chuốt, lựa chọn, đƣợc tổ chức đặc biệt với
nhiều phƣơng thức và biện pháp tu từ. Ngôn từ trong văn bản văn học luôn đƣợc “lạ
hoá”, tức là gọi tên sự vật bằng những cách gọi khác do nhà văn sáng tạo ra nhằm
đem đến một cách nhìn, cách cảm mới cho ngƣời đọc. Chẳng hạn, Chế Lan Viên
gọi Hồ Chí Minh là Người đi tìm hình của nước, Tố Hữu gọi chị Trần Thị Lí là
Người con gái Việt Nam. Trong Truyện Kiều, ngoài từ nƣớc mắt, Nguyễn Du còn
31
dung nhiều từ khác để thay thế nhƣ: lệ, giọt châu, giọt ngọc, giọt sƣơng, giọt hồng, giọt
tủi, dòng thu. Ngoài các thành ngữ, tục ngữ tác giả còn tạo ra những nhóm từ mới có
âm luật chặt chẽ nhƣ: Thảm lấp sầu vùi, nắng giữ mƣa gìn, ngọn hỏi ngành tra
Trong khổ thơ dƣới đây, Chế Lan Viên đã khiến ngƣời đọc không thể dửng
dƣng khi đọc nó bởi cách sử dụng ngôn từ mới mẻ “rộn rịp”, hình ảnh so sánh độc
đáo: tàu ví nhƣ ngƣời con gái, bờ biển nhƣ chàng trai:
Chở hạnh phúc có con tàu sắc biếc
Chở lòng vui con tàu sẽ sơn hồng
Một trăm con tàu như một trăm cô dâu mới
Bờ biển như lòng trai rộn rịp lế tơ hồng.
Nhƣ vậy, bên cạnh từ vựng và tổ hợp từ vốn có đã có rất nhiều từ ngữ và hình
ảnh mới mẻ do nhà văn sáng tạo ra để làm phong phú hơn cho ngôn ngữ văn học
của dân tộc.
d. Bên cạnh đó có thể thấy, tính chất tƣởng tƣợng, hƣ cấu cũng là đặc trƣng
quan trọng của văn bản văn học. Tính hƣ cấu nói lên mối quan hệ đặc biệt giữa văn
học và hiện thực. Nếu nhƣ trong giao tiếp đời thƣờng tác giả và chủ thể lời nói là
một và yếu tố quyết định là chủ thể lời nói: „Miệng kẻ sang có gang có thép”; “Vai
mang túi bạc kè kè/ Nói ấm nói ở người nghe ầm ầm”. Trong văn bản văn học, tác
giả thực luôn lánh đi nhƣờng lời cho chủ thể lời nói (ngƣời kể chuyện, nhân vật trữ
tình) nói hộ. Vì thế, không nên đồng nhất tác giả với chủ thể lời văn. Lời văn là lời
của một chủ thể hình tƣợng và sức mạnh của lời văn nằm ở tầm vóc khái quát của
chủ thể ấy. Khi lời anh vệ quốc nhớ bầm trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu cất lên
thì cái quan trọng là lời của anh vệ quốc chứ không phải lời của tác giả Tố Hữu.
Nhƣ vậy, tính hƣ cấu đánh dấu văn bản văn học là một loại khác so với văn
bản thực dụng, khẳng định quyền sáng tạo của nhà văn và tính độc lập, khép kín
tƣơng đối của văn bản văn học. Tính hƣ cấu gắn liền với thế giới hình tƣợng trong
tác phẩm, tạo thành ý nghĩa có tính thẩm mĩ.
1.1.1.3. Cấu trúc của văn bản văn học
Vấn đề cấu trúc của văn bản văn học đã đƣợc quan tâm từ lâu trong lịch sử lí
luận văn học. Tác giả Trần Đình Sử [107] đã tổng thuật lại một số quan niệm tiêu
biểu nhƣ:
32
Ngƣời Trung Quốc cổ đại đã có quan niệm xem sự biểu đạt phải gồm ba yếu
tố: ngôn (lời nói), tƣợng (hình ảnh), ý (tƣ tƣởng).
Các nhà lí luận văn học Nga, tiêu biểu là A. Potebnia thì quan niệm: cấu trúc
của thơ gồm ba lớp: hình thức bên ngoài (âm thanh), hình thức bên trong (hình ảnh)
và nội dung tư tưởng.
Nhà lí luận văn học Ba Lan là R. Ingarden phân tích cấu trúc của văn bản văn
học gồm bốn tầng:
- Âm chữ và cấu tạo ngữ âm;
- Các ý nghĩa thuộc các tầng bậc khác nhau;
- Tầng hình ảnh do các hình dáng, đƣờng nét phối hợp với nhau tạo thành;
- Tầng các khách thể đƣợc tái hiện và những biến đổi của chúng.
Ngoài ra từ tầng các khách thể còn có thêm tầng “siêu hình” hoặc tầng “quan
niệm”, gồm các yếu tố nhƣ cái cao cả, cái bi, cái đáng sợ, cái không thể hiểu, cái
thiêng liêng
Hai tác giả Wellek và Warren kế thừa quan điểm của Ingarden cũng đƣa ra cấu
trúc văn bản văn học gồm bốn tầng:
- Tầng âm thanh gồm vần, nhịp, cách luật;
- Tầng ý nghĩa gồm các quy tắc quy tắc, phong cách, thể văn;
- Tầng hình ảnh ẩn dụ, tức là hạt nhân của phong cách, thể văn;
- Tầng thế giới đặc thù của thơ. Ở đây hình ảnh ẩn dụ không chỉ là phép tu từ
mà là phƣơng thức tƣ duy, là thể hiện của ý nghĩa và chức năng của văn học.
Nhƣ vậy, mỗi quan niệm đều có những cách lí giải riêng về cấu trúc của văn
bản văn học nhƣng điểm thống nhất trong các quan niệm cho thấy văn bản văn học
là một cấu trúc, là một chỉnh thể do các yếu tố cấu thành để nhằm thể hiện nội dung
tƣ tƣởng và quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. Trong đó, ba yếu tố cơ bản của cấu
trúc văn bản văn học là:
a. Văn bản ngôn từ
Đó là văn bản cấu tạo bằng con chữ của một thứ chữ viết nhất định, theo quy
tắc chính tả nhất định, có tính hình tuyến, từ câu mở đầu liên tục cho đến kết thúc
với dấu chấm hết. Đây là yếu tố nền tảng của cấu trúc văn bản nghệ thuật đảm bảo
sự tồn tại ổn định và chất văn của nó.
33
Văn bản ngôn từ bao gồm các phƣơng diện ngữ âm, ngữ nghĩa và đặc sắc thẩm
mĩ của ngôn từ nghệ thuật (nhƣ vần nhịp điệu, sự trùng điệp) Tuỳ theo đặc trƣng
thể loại mà văn bản ngôn từ đƣợc tổ chức khác nhau và có những quy tắc riêng cho
mỗi loại (trữ tình, tự sự, kịch).
b. Hình tượng văn học
Xuyên qua văn bản ngôn từ là lớp hình tƣợng văn học đƣợc xây dựng bằng
chất liệu ngôn từ bao gồm các “hình ảnh ngôn từ” các “ý tƣởng” “biểu tƣợng” tạo
thành bởi các phép tu từ. Bên cạnh đó, hình tƣợng văn học còn bao gồm những cấu
tạo “siêu ngôn từ” đƣợc kể và miêu tả ra nhƣ sự kiện, nhân vật, môi trƣờng, hoàn
cảnh. Các sự kiện có mở đầu, kết thúc, nhân vật có tính cách, số phận Hình tƣợng
ở đây vẫn là những cấu tạo văn học, sáng tạo bằng tƣởng tƣợng, hƣ cấu có giá trị
nhƣ những hệ thống kí hiệu thẩm mĩ chứ không phải chỉ là sự phản ánh ngƣời thực,
việc thực cho dù nhà văn có dụng ý viết về ngƣời thật, việc thật đi chăng nữa.
c. Ý nghĩa
Là một yếu tố của cấu trúc văn bản nằm sâu ở bên trong văn bản. Ý nghĩa này
chính là đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng, cảm hứng, tình điệu thẩm mĩ đóng vai trò nhƣ
những hạt nhân liên kết các yếu tố cấu trúc cũng nhƣ các yếu tố nhỏ hơn trong nội
bộ mỗi yếu tố lại với nhau. Ý nghĩa này là một phức hợp ý nghĩa rất nhiều mặt, thể
hiện trong nhiều mạch liên kết của văn bản ngôn từ và hệ thống hình tƣợng. Sự
thống nhất của các lớp trên tạo thành phƣơng diện bản thể của văn bản văn học.
Tóm lại, trong văn bản văn học cả ba phƣơng diện trên đều khác biệt so với
các thể loại văn bản khác. Chẳng hạn, văn bản thơ ca có thể viết trồi ra thụt vào tùy
ý tác giả, có thể xuống dòng ngay ngắn nhƣ thơ cổ điển, có thể xuống dòng thụt vào
nhƣ thơ bậc thang, xuống dòng có thể không viết hoa. Hình thức bài thơ có thể có
hình quả trám, hình tam giác, trông rất lạ mắt. Trong văn xuôi, nội dung thông báo
có thể đầy đủ, có thể không, nhân vật có tên hoặc không có tên, đƣợc miêu tả chỉ
tiết hoặc không chi tiết, có thể có kết và không có kết hoặc có nhiều cái kết. Thông
báo trong các thể loại văn học rất khác nhau. Trong truyện có sự kiện, nhân vật, còn
trong thơ sự kiện chìm đi, chỉ đƣợc nhắc qua, không rõ nét. Văn bản kịch thì chú
trọng đến xung đột và hành động, văn bản kí lại quan tâm đến ngƣời thật, việc
thật Tuy nhiên, dù mỗi thể loại văn bản có những đặc điểm riêng nhƣng dù là thể
loại nào thì hình tƣợng văn học cũng là một văn bản mang nghĩa. Các chi tiết, nhân
34
vật, phong cảnh, đồ vật đều là kí hiệu biểu nghĩa. Ý nghĩa của văn bản văn học
thể hiện không chỉ trong cấu trúc hình tƣợng văn học, mà còn thể hiện trong quan
hệ văn bản ngôn từ đối với hình tƣợng.
Từ đặc trƣng của văn bản văn học sẽ đặt ra yêu cầu đọc hiểu và dạy đọc hiểu
văn bản, vì vậy, chúng tôi cần phải tiếp tục tìm hiểu những yêu cầu này để làm cơ
sở tìm kiếm những giải pháp phát triển năng lực dạy ĐHVB văn học cho SV.
1.1.2. Yêu cầu của đọc hiểu văn bản văn học
Dựa vào đặc trƣng, cấu trúc của văn bản văn học, nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa
ra quy trình đọc hiểu một văn bản văn học. Cụ thể nhƣ:
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng [67] đề xuất quy trình đọc hiểu VBVH bao gồm
ba nội dung chính:
- Đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng cấu trúc ngôn từ;
- Đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật;
- Đọc hiểu giá trị, ý nghĩa tầng cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh.
Tác giả Hoàng Hòa Bình xây dựng quy trình đọc hiểu VBVH gồm bốn cấp độ:
- Đọc vỡ (đọc để hiểu ngôn từ);
- Đọc sáng tạo (tái tạo hình tƣợng văn bản nghệ thuật);
- Đọc khám phá (tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm, tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả
hàm chứa trong các hình tƣợng nghệ thuật);
- Đọc sâu (tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm) [8, tr.169-186].
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân cũng đề xuất những yêu cầu đọc hiểu VBVH
qua việc phân giải cấu trúc năng lực đọc hiểu, bao gồm:
- Xác định các thông tin từ văn bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, cốt truyện,
ý tƣởng, thông điệp;
- Phân tích, kết nối các thông tin để xác định giá trị nội dung và giá trị nghệ
thuật của VB, từ VB;
- Phản hồi, đánh giá VB: Phản hồi, đánh giá thông tin thể hiện trong VB và
qua VB từ kinh nghiệm của ngƣời đọc;
- Vận dụng thông tin từ VB vào thực tiễn: Sử dụng thông tin từ VB để giải quyết
vấn đề trong VB hoặc để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống [147].
35
Trong Dự thảo Khung nội dung dạy học cốt lõi môn Ngữ văn (sau 2015), các
yêu cầu cần đạt về đọc hiểu đƣợc nhóm nghiên cứu Bùi Mạnh Hùng, Đỗ Ngọc
Thống, Nguyễn Minh Thuyết cụ thể hóa nhƣ sau:
- Hiểu các chi tiết, đề tài và chủ đề: Nắm đƣợc các chi tiết thuộc nội dung của
VB, xoay quanh những câu hỏi nhƣ: cái gì xảy ra, với ai, khi nào, ở đâu, vì sao? Từ
đó nhận biết, giải thích, phân tích, đánh giá đề tài của VB.
- Hiểu quan hệ liên nhân: Nhận biết, giải thích, phân tích, so sánh, đánh giá
quan hệ giữa tác giả và ngƣời tiếp nhận, quan hệ giữa các nhân vật, giữa những
ngƣời tham gia giao tiếp trong VB (xét từ phƣơng diện xã hội nhƣ vị thế, nghề
nghiệp, tuổi tác, giới tính,), quan hệ giữa tác giả và nhân vật). Ngoài ra, ngôi kể
trong VB cũng là một phần của quan hệ liên nhân. Quan hệ liên nhân thƣờng đƣợc
thể hiện qua: vai (ngƣời nói và ngƣời nghe, ngƣời đóng vai trò chi phối) và mục
đích giao tiếp (cung cấp thông tin, hỏi, yêu cầu, biểu lộ thái độ và tình cảm, thiết lập
và duy trì các quan hệ); thái độ, tình cảm, quan điểm; sự đánh giá hành vi con ngƣời
(xét về phƣơng diện xã hội, đạo đức, pháp lí), đặc điểm (chất lƣợng, giá trị thẩm mĩ)
của sự vật và hiện tƣợng. Mức độ của thái độ, tình cảm, sự đánh giá đƣợc thể hiện
cũng là một phần của quan hệ liên nhân.
- Đánh giá được phương thức thể hiện. Đối với VB văn học, đó là nghệ thuật
sử dụng ngôn ngữ, gồm: Phân tích, đánh giá sự phù hợp, nét đặc sắc trong cách
dùng từ ngữ, viết câu, vận dụng các biện pháp tu từ, tổ chức diễn ngôn; các yếu tố
thuộc ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại;
ngôn ngữ tự nhiên và các phƣơng tiện giao tiếp đa phƣơng thức. Đặc trƣng thể loại,
gồm: Nhận biết, miêu tả, phân tích, so sánh, đánh giá các yếu tố văn học nhƣ bối
cảnh, cốt truyện, xung đột truyện, nhân vật, tình tiết, vần, nhịp, dòng thơ, khổ thơ,
màn kịch... trong các VB thuộc các thể loại cơ bản trong nhà trƣờng nhƣ truyện,
thơ, kịch, kí,... Phân tích, đánh giá sự phù hợp của thể loại đƣợc lựa chọn đối với
mục đích và đối tƣợng tiếp nhận của văn bản
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đồng thời bám sát dự thảo
chƣơng trình Ngữ văn mới, chúng tôi khái quát về yêu cầu đọc hiểu một văn bản
văn học nhƣ sau:
- Khi đọc hiểu một văn bản, trƣớc hết ngƣời đọc phải nhận biết được các
thành phần bề nổi của văn bản đó là thể loại, đề tài, chủ đề và các tín hiệu thẩm mĩ
36
của văn bản nhƣ: chi tiết hình ảnh, âm thanh, ngôn từ Thành phần bề nổi của VB
còn là nội dung hiện thực đƣợc phản ánh trực tiếp trong cụ thể của văn bản. Nếu
văn bản thuộc thể loại tự sự, kịch thì phải tóm tắt đƣợc diễn biến của câu chuyện, vở
kịch. Nếu văn bản thuộc thể loại trữ tình thì phải nhận diện đƣợc nhân vật trữ tình,
mạch cảm xúc của bài thơ
- Tiếp đó, cần phải hiểu được nội dung và hình thức thể hiện của văn bản nhƣ:
Giải thích đƣợc ý nghĩa nhan đề văn bản và hiểu đƣợc chủ đề, tƣ tƣởng, quan niệm
nghệ thuật của nhà văn gửi gắm trong văn bản, ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ.
Hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (nét đặc sắc trong cách dùng từ ngữ, viết câu,
vận dụng các biện pháp tu từ, tổ chức diễn ngôn; các yếu tố thuộc ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết; ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối th...g sử dụng phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học
8 Kĩ năng tổ chức, hƣớng dẫn học sinh thảo luận nhóm
9 Kĩ năng thiết kế đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
10 Kĩ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
Câu 4:
a. Trong quá trình chuẩn bị giáo án dạy một giờ đọc hiểu văn bản, theo
thầy (cô) SV cần có những kĩ năng nào sau đây?
1 Kĩ năng tìm hiểu chƣơng trình
2 Kĩ năng nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
3 Kĩ năng xác định mục tiêu bài dạy
4 Kĩ năng tạo lập lời giới thiệu bài mới
5 Kĩ năng đặt câu hỏi
6 Kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học theo từng giai đoạn đọc hiểu
b. Thầy (cô) đã rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng nào?
1 Kĩ năng tìm hiểu chƣơng trình
2 Kĩ năng nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
3 Kĩ năng xác định mục tiêu bài học
4 Kĩ năng tạo lập lời giới thiệu bài mới
5 Kĩ năng đặt câu hỏi
6 Kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học theo từng giai đoạn đọc hiểu
Câu 5:
a. Trong quá trình thực hiện giờ dạy đọc hiểu văn bản, theo thầy (cô) SV
cần có những kĩ năng nào sau đây?
1 Kĩ năng khởi động bài mới
2 Kĩ năng đọc diễn cảm văn bản
3 Kĩ năng trình bày bảng
4 Kĩ năng thuyết trình có minh họa
5 Kĩ năng vấn đáp
6 Kĩ năng tổ chức thảo luận
7 Kĩ năng quản lí lớp học
8 Kĩ năng tổ chức và quản lí hoạt động nhóm
9 Kĩ năng sử dụng các phƣơng tiên dạy học hiện đại
10 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong lớp học
b. Thầy (cô) đã rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng nào?
1 Kĩ năng khởi động bài mới
2 Kĩ năng đọc diễn cảm văn bản
3 Kĩ năng trình bày bảng
4 Kĩ năng thuyết trình có minh họa
5 Kĩ năng vấn đáp
6 Kĩ năng tổ chức thảo luận
7 Kĩ năng quản lí lớp học
8 Kĩ năng tổ chức và quản lí hoạt động nhóm
9 Kĩ năng sử dụng các phƣơng tiên dạy học hiện đại
10 Kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong lớp học
Câu 6: Theo thầy (cô) trong CTĐT hiện hành, mức độ đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương
pháp rèn kĩ năng dạy học cho sinh viên như thế nào?
Rất đa dạng
Bình thƣờng
Không đa dạng
Câu 7: Theo thầy (cô) những đối tƣơng nào có nhiệm vụ rèn kĩ năng dạy học
cho sinh viên?
1 Giảng viên bộ môn Lí luận và phƣơng pháp dạy học
2 Giảng viên giảng dạy các học phần thuộc kiến thức GDĐC
3 Giảng viên giảng dạy các học phần thuộc kiến thức CSN
4 Giảng viên giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức CN
Câu 8: Thầy (cô) đánh giá về mức độ đạt đƣợc các kĩ năng dạy học của SV
trong Khoa nhƣ thế nào?
TT Các yếu tố
Mức độ ảnh hƣởng
Tốt Khá
Trung
bình
Chưa
đạt
1 Kĩ năng đọc đúng
2 Kĩ năng đọc hay
3 Kĩ năng đọc diễn cảm
4 Kĩ năng viết bảng
5 Kĩ năng giải nghĩa từ
6 Xác định mục tiêu của bài học
7 Kĩ năng đặt câu hỏi trong khi dạy
8 Kĩ năng lựa chọn phƣơng pháp DH
9 Kĩ năng lựa chọn phƣơng tiện DH
10 Kĩ năng xử lí tình huống SP
Câu 9: Theo thầy (cô) Khoa và Trƣờng cần có những biện pháp nào để rèn
luyện kĩ năng dạy học cho SV một cách hiệu quả nhất
Khoa
Trƣờng
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của thầy (cô)!
(Phụ lục số 7) PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho chuyên gia)
Nhằm phát triển năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho sinh viên sư phạm Ngữ
văn của trường Đại học Tây Bắc, xin thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về tính khả
thi và tính hiệu quả của các giải pháp sau.
Đánh dấu X vào phƣơng án mà thầy (cô) lựa chọn.
1. Tóm tắt nội dung giải pháp
Phát triển năng lực dạy đọc hiểu VB cho SV sƣ phạm Ngữ văn trƣờng Đại
học Tây Bắc tức là tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm tăng cƣờng khả năng tổ
chức hoạt động dạy đọc hiểu văn bản cho SV, giúp SV có nền tảng vững chắc về lí
thuyết cũng nhƣ thực hành dạy đọc hiểu văn bản để đáp ứng đƣợc những yêu cầu
dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông sau khi SV tốt nghiệp ra trƣờng.
Những giải pháp đƣợc chúng tôi đề xuất để phát triển năng lực dạy đọc
hiểu văn bản cho SV sƣ phạm Ngữ văn trƣờng Đại học Tây Bắc trong bối cảnh
hiện nay là:
Giải pháp 1: Đổi mới chương trình đào tạo theo định hướng coi trọng phát
triển năng lực sư phạm cho sinh viên
Chƣơng trình đào tạo hiện hành đƣợc xây dựng theo định hƣớng nội dung,
nên thiên về việc trang bị kiến thức lí thuyết, ít chú trọng vấn đề thực hành các kĩ
năng nghiệm vụ sƣ phạm. Lí thuyết đọc hiểu và phƣơng pháp dạy đọc hiểu VB chƣa
đƣợc đƣa vào chƣơng trình bắt buộc trong khi phƣơng pháp chủ đạo trong dạy học
Ngữ văn ở THPT hiện nay là phƣơng pháp đọc hiểu VB. Vì vậy, SV còn nhiều hạn
chế về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản.
Để khắc phục những hạn chế này cần phải đổi mới chƣơng trình đào tạo
theo định hƣớng coi trọng phát triển năng lực nghiệp vụ sƣ phạm cho SV, với
các nội dung:
- Cấu trúc lại chƣơng trình khung;
- Giảm tổng số tín chỉ phải tích lũy và nhân đôi só tiết bài tập, thực hành;
- Tăng thời lƣợng kiến thức nghiệp vụ sƣ phạm và thực tập chuyên môn;
- Bổ sung kiến thức lí luận về đọc hiểu và dạy đọc hiểu VB cho học phần Lí
luận và phƣơng pháp dạy học Ngữ văn;
- Tăng thời gian rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm ở trƣờng phổ thông;
Giải pháp 2: Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực
sinh viên
Để phát triển năng lực dạy ĐHVB cho SV trong Khoa Ngữ văn trƣờng Đại
học Tây Bắc, ngoài việc đổi mới chƣơng trình đào tạo, thì đổi mới kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của SV là một nhiệm vụ cần thiết. Vì vậy, cần đổi mới KTĐG
theo yêu cầu phát triển năng lực SV theo các nội dung nhƣ:
+ Chuyển từ KTĐG kiến thức sang KTĐG năng lực;
+ Vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp đánh giá
+ Vận dụng công nghệ thông tin trong KTĐG;
Giải pháp 3: Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu và dạy đọc hiểu văn bản
cho sinh viên
Hiện tại, chƣơng trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho SV chƣa dành nhiều
thời gian cho việc rèn kĩ năng đọc hiểu và dạy đọc hiểu văn bản nên nhiều SV vẫn
còn lúng túng khi tổ chức giờ dạy học đọc hiểu trƣớc lớp. Vì vậy, cần tăng cƣờng
rèn kĩ năng đọc hiểu và dạy đọc hiểu văn bản cho SV theo định hƣớng sau:
Thứ nhất: Cung cấp, giới thiệu, cập nhật các tài liệu và thành tựu nghiên cứu
về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu cho sinh viên
Thứ hai: Rèn kĩ năng năng đọc văn bản
Thứ ba: Rèn kĩ năng lập kế hoạch bài học
Thứ tƣ: Rèn kĩ năng thực hiện giờ dạy học đọc hiểu văn bản trƣớc lớp
Thứ năm: Kĩ năng thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của HS
phổ thông
2. Ý kiến của chuyên gia về tính khả thi
Giải pháp
Mức độ
Rất
khả thi
Ít khả
thi
Không
khả thi
Đổi mới chương trình đào tạo theo định hướng
phát triển năng lực sư phạm cho SV
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển
năng lực sinh viên
Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu và dạy đọc hiểu
văn bản cho sinh viên
3. Ý kiến của chuyên gia về tính hiệu quả
Giải pháp
Mức độ
Hiệu
quả
Ít hiệu
quả
Không
hiệu quả
Đổi mới chương trình đào tạo theo định hướng
phát triển năng lực sư phạm cho SV
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển
năng lực sinh viên
Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu và dạy đọc hiểu
văn bản cho sinh viên
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy (cô)!
(PHỤ LỤC 8) KHUNG CTĐT CỬ NHÂN SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
TT
Mã
học
phần
Tên học phần
Số
TC
Loại tiết tín chỉ
Môn
TQ
Lên lớp
TH
Tự
học LT BT TL
7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cƣơng 24
1 LNL0001
Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác
- Lê nin
5 65 20 150
2 LTU0001 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 2 25 10 60
LNL
0001
3 LDL0001
Đƣờng lối cách mạng
của Đảng Cộng Sản
Việt Nam
3 40 10 90
LTU
0001
4 LPL0001 Pháp luật đại cƣơng 2 25 10 60
5 NTA0001 Tiếng Anh 1 5 30 40 10 150
6 NTA0002 Tiếng Anh 2 5 30 40 10 150
7 TTH0001 Tin học 2 20 20 60
8 GDT0002 Giáo dục thể chất 1 1 5 20 90
9 GDT0003 Giáo dục thể chất 2 2 60 90
GDT
0002
10 GDQ0001 Giáo dục quốc phòng
7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
12
6
7.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành 22
Môn bắt buộc 15
11 TLG0001 Tâm lý học 3 37 8 90
12 TLG0002
Giáo dục học
4 55 3 4 120
NTA
0001
13 KHH0001
Phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học
2
24
6 60
NTA
0002
14 QLN0001
Quản lý hành chính
nhà nƣớc và Quản lý
ngành GD&ĐT
2 28 1 2 60
NVS
0001
15 VTV0002 Dẫn luận ngôn ngữ 2 22 8 60
16
VLL0001 Nguyên lí lí luận văn
học
2 26 4 60
Tự chọn 1 7 (chọn 1 trong số các học phần sau)
17 1
6
18 1
7
19 1
8
VTV0003 Làm văn 2 15 15 60
VVN0002
Cơ sở văn hóa Việt
Nam
2 24 6 60
STG0018
Lịch sử văn minh thế
giới
2
VVN0008
Thi pháp văn học dân
gian
3 37 8 90
VVN
0017
VLL0002 Đại cƣơng mĩ học 3 36 9 90
NTA0003 Tiếng Anh 3 5 30 40 10 150
7.2.2. Khối kiến thức chuyên ngành 88
Bắt buộc 78
20 VVN0017
Văn học dân gian Việt
Nam
4 47 13 120
21 VVN0014
Văn học Việt Nam thế
kỉ X - nửa đầu thế kỉ
XVIII
3 38 7 90
VVN
0017
22 VVN0019
Văn học Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XVIII – hết
thế kỉ XIX
4 49 11 120
VVN
0014
23 VVN0020
Văn học Việt Nam 1900
– 1945
5 62 13 150
VVN
0019
24 VVN0021
Văn học Việt Nam 1945
– 1975
5 62 13 150
VVN
0020
25 VVN0013
Văn học Việt Nam sau
1975 đến nay
3 30 15 90
VVN
0021
26 VVN0015 Chữ Hán 4 50 10 120
27 VVN0003 Chữ Nôm 2 20 10 60
VVN
0015
28 VLL0007
Tác phẩm văn học &
loại thể
3 36 9 90
VLL
0001
29 VLL0006
Quá trình văn học &
nghiên cứu văn học
3 36 9 90
VLL
0007
30 VNN0009 Văn học phƣơng Tây 5 60 15 150
31 VNN0005 Văn học Nga 2 24 6 60
VNN
0009
32 VNN0006 Văn học Trung Quốc 2 24 6 60
33 VNN0004
Văn học Ấn Độ - Nhật
Bản - Đông Nam Á
2 24 6 60
34 VTV0008 Tiếng Việt thực hành 2 15 15 60
35 VTV0009
Đại cƣơng Tiếng Việt
và ngữ âm Tiếng Việt
3 33 12 90
VTV
0002
36 VTV0016
Từ vựng ngữ nghĩa
tiếng Việt
3 35 10 90
VTV
0009
37 VTV0018
Ngữ pháp tiếng Việt và
văn bản
5 57 18 150
VTV
0016
38 VTV0013 Ngữ dụng học 3 35 10 90
VTV
0013
39 VTV0015 Phong cách học 3 38 7 90
VTV
0015
40 VPP0011
Lí luận và phƣơng
pháp dạy học Văn
5 34 41 150
VLL000
1
41 VPP0008
Lí luận và phƣơng
pháp dạy học tiếng
Việt - Làm văn
5 40 35 150
42 VVN0006 Thực tế học tập 2
Tự chọn 2,3 4 (chọn 2 trong số các học phần sau)
43
44
VVN0004
Kí và thành tựu cơ bản
của thể loại trong văn
học trung đại Việt
Nam
2 24 6 60
VVN
0019
VNN0001
Cảm thụ và giảng dạy
tác phẩm văn học nƣớc
ngoài trong nhà trƣờng
trung học phổ thông
2 24 6 60
VNN
0009
VNN
0006
VNN
0005
VNN
0004
VTV0005
Ngôn ngữ học tri nhận
- Từ lí thuyết đại
cƣơng đến thực tiễn
tiếng Việt
2 22 8 60
VTV0001
Cách thức xƣng hô
trong hoạt động giao
tiếp tiếng Thái
2 20 10 60
VTV
0013
VTV0004
Lí thuyết ba bình diện
và việc nghiên cứu câu
tiếng Việt
2 20 10 60
VPP0001
Rèn kĩ năng cảm thụ
tác phẩm văn học ở
Trung học phổ thông
2 10 20 60
VPP
0011
VPP0003
Sử dụng tình huống có
vấn đề vào dạy học
tiếng Việt ở trung học
phổ thông
2 13 17 60
Tự chọn 4,5 6 (chọn 2 trong số các học phần sau)
45
46
VVN0010
Văn bản chữ Hán trong
nhà trƣờng phổ thông
3 35 10 90
VVN
0015
VVN0007
Nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn
3 35 10 90
VVN
0019
VTV0011
Lịch sự trong giao tiếp
tiếng Việt
3 35 10 90
VTV0019
Một vài vấn đề về ngôn
ngữ và văn hóa các dân
tộc vùng Tây Bắc
3 35 10 90
VTV
0002
VTV0012 Ngôn ngữ với văn học 3 35 10 90
VPP0007
Thực hành soạn, giảng
tác phẩm văn học ở
Trung học phổ thông
3 10 35 90
VPP
0011
VPP0006
Sử dụng phƣơng pháp
Grap vào dạy học
Tiếng Việt ở Trung
học phổ thông
3 30 15 90
VPP0005
Hƣớng dẫn viết bài
sáng kiến kinh nghiệm
về phƣơng pháp dạy
học Văn ở Trung học
phổ thông
3 25 20 90
VPP
0011
7.2.3. NVSP và thực tập chuyên môn 9
47 NVS 0001
Rèn luyện nghiệp vụ
sƣ phạm thƣờng xuyên
2
48 NVS 0002 Kiến tập sƣ phạm 2
49 NVS 0004 Thực tập sƣ phạm 5
7.2.4. Khóa luận tốt nghiệp 7
50 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tự chọn 6, 7, 8
(SV không làm khóa luận chọn học 3 học phần
với tổng số 7 tín chỉ trong các học phần dƣới
đây)
51 5
0
52 5
1
53 5
2
VVN0001
Các nhà thơ trẻ thời kì
chống Mĩ cứu nƣớc 2
2
2
8 60
VVN
0021
VNN0003
Thi pháp thơ Đƣờng và
văn học hiện đại Trung
Quốc
2
2
4
6 60
VNN
0006
VNN0002
Đổi mới nghệ thuật
tiểu thuyết và kịch
phƣơng Tây hiện đại
2
2
4
6 60
VNN
0009
VTV0004
Lí thuyết ba bình diện
và việc nghiên cứu hƣ
từ tiếng Việt
2
2
0
10 60
VTV0007
Tiếng Việt ở Trung
học phổ thông
2
2
4
6 60
VPP0002
Sử dụng bản đồ tƣ duy
vào dạy học tiếng Việt
ở Trung học phổ thông
2
1
7
13 60
VVN0009
Thi pháp văn học trung
đại 3
3
5
10 90
VVN
0014
VLL0004
Khái quát về văn học
so sánh và thi pháp học 3
3
6
9 90
VLL
0006
VTV0010
Hàm ý trong truyện
cƣời dân gian Việt
Nam
3
2
5
20 90
VTV
0013
VPP0004 Hiểu văn dạy văn 3
1
0
35 90
VPP
0011
(Phụ lục số 9) ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN:
LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN Ở THPT
Tên bài,
số tiết
Nội dung lên lớp Nội dung SV tự học
Phần 1:
Những vấn đề
chung về
phƣơng pháp
dạy học văn ở
trung học phổ
thông(10 tiết)
Chƣơng 1:
Bộ môn
Phƣơng pháp
dạy học văn
là một khoa
học (2 tiết)
1. Bản chất của môn Phƣơng
pháp dạy học văn.
2. Nhiệm vụ của môn Phƣơng
pháp dạy học văn.
2.1. Với tƣ cách là một ngành
khoa học giáo dục.
2.2.Với tƣ cách là một môn học
ở trƣờng sƣ phạm.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học của bộ môn
3.1. Phƣơng pháp ứng dụng tự
nhiên
3.2. Phƣơng pháp trƣng cầu ý
kiến
3.3. Phƣơng pháp khảo sát giờ
học trên lớp.
4. Mối quan hệ liên bộ môn,
liên ngành nghệ thuật.
Sinh viên đọc giáo trình chính
[1.7-19] và trả lời các câu hỏi
sau:
1. Phƣơng pháp dạy học văn là
gì ?
2. Đối tƣợng của pp dạy học văn
ở trung học phổ thông ? Tại sao
nói quá trình dạy học văn là
một quá trình sư phạm - xã hội
- thẩm mỹ đặc thù?
3. Đọc giáo trình chính, viết thu
hoạch chƣơng I [1.7-20],
4. Nêu những nội dung chƣa
hiểu.
5. Tham khảo các tài liệu khác
liên quan.
Chƣơng 2:
Phân môn
Văn học ở
trung học phổ
thông (2 tiết)
1. Lịch sử bộ môn Văn trong
nhà trƣờng phổ thông
2. Đặc trƣng, vị trí và sức mạnh
của môn Văn trong nhà trƣờng
phổ thông
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của môn
Văn ở trƣờng THPT.
1. Đọc chƣơng 2 trong giáo trình
chính [ 1, 21 - 54]
2. Tóm tắt nội dung đã đọc với
các vấn đề sau:
- Văn học trong nhà trƣờng vừa
là môn nghệ thuật vừa là môn
học
4. Chƣơng trình và sách giáo
khoa môn Văn ở trƣờng THPT.
- Mục tiêu của môn Văn học ở
trung học phổ thông;
- Nhiệm vụ của môn Văn ở trung
học phổ thông
- Nội dung chƣơng trình môn
ngữ văn và phƣơng pháp dạy
học.
3. Nêu những nội dung chƣa
hiểu.
4. Tham khảo các tài liệu khác
liên quan.
Chƣơng 3:
Các nguyên
tắc và
phƣơng pháp
dạy học văn ở
trung học phổ
thông (4 tiết 3
LT& 1
BTTH)
1. Các nguyên tắc dạy học văn.
1.1. Dạy học văn theo đặc trƣng
bộ môn
1.2. Dạy - học văn gắn với đời
sống
1.3. Phát huy tính chủ động,
tích cực của chủ thể học sinh
trong dạy - học văn
1.4. Dạy học văn theo nguyên
tắc tích hợp
1.5. Phối hợp các phƣơng pháp
và các biện pháp trong dạy học
văn
2. Các phƣơng pháp dạy học
văn.
2.1. Phƣơng pháp đọc sáng tạo
2.2. Phƣơng pháp gợi tìm (gợi
mở)
1. Đọc chƣơng 2 trong giáo trình
chính [ 1, 69 - 103]
2. Tóm tắt nội dung đã đọc với
các vấn đề sau:
- Phân tích sức mạnh của môn
Văn trong nhà trƣờng.
- Phân tích các nhiệm vụ của
môn Văn ở trƣờng phổ thông
THPT.
- Nhận xét gì về cách cấu tạo của
chƣơng trình phần văn ở THPT ở
chƣơng trình từng lớp.
- Phân tích sách giáo khoa Ngữ
văn 10, Ngữ văn 11, Ngữ văn 12
(cấu trúc chung của sách và cấu
trúc từng bài) đánh giá chung về
bộ sách.
3. Khảo sát nội dung và cấu trúc
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4. Phƣơng pháp tái tạo
2.5. Nêu vấn đề trong dạy học
văn
3. Bài tập vận dụng các phƣơng
pháp dạy học văn
4. Xem băng hình tiết dạy, (tổ
chức cho sinh viên nhận xét về
việc vận dụng những nguyên
tắc và phƣơng pháp dạy học văn
trong các tiết dạy đó).
của chƣơng trình, sách giáo khoa
môn văn ở THPT, viết thành báo
cáo ngắn, nộp giáo viên bộ môn.
3. Nêu những nội dung chƣa
hiểu.
4. Tham khảo các tài liệu khác
liên quan.
Chƣơng 4:
Giáo viên và
học sinh
trong cơ chế
dạy học văn
(2 tiết 1 LT&
1 BTTH)
1. Quan niệm về cơ chế dạy học
văn
1.1. Các quan điểm phiến diện
của cơ chế dạy học văn
1.2. Quan niệm đúng về cơ chế
dạy học văn (theo hƣớng tích
cực)
2. Đổi mới cơ chế dạy học văn
– những điều kiện để thực hiện.
3. Những năng lực sƣ phạm của
ngƣời giáo viên Ngữ văn và con
đƣờng rèn luyện.
4. Bài tập thực hành: soạn bài
và tập giảng.
1. Đọc giáo trình chính [1, 55 -
68] và trả lời các câu hỏi sau:
- Bản chất của cơ chế dạy học
văn?
- Phân tích vai trò của các yếu tố
tham gia vào cơ chế? Làm rõ vai
trò của các yếu tố trong cơ chế?
2. Phân tích tinh thần đổi mới
dạy học Ngữ văn theo hƣớng
tích cực và tích hợp? Từ đó đặt
ra yêu cầu giảng dạy Ngữ văn
theo tinh thần đó.
3. Bài tập thực hành: thiết kế một
giáo án dạy học văn theo cơ chế
thứ ba và tập dạy ở tiết bài tập
thực hành trên lớp.
Phần2.
Phƣơng pháp
dạy học bộ
môn (65 tiết
32 LT & 33
BTTH)
chƣơng 5:
Đặc trƣng
nghệ thuật
của tác phẩm
văn học và
tác dụng hình
thành nhân
cách cho học
sinh trong
nhà trƣờng (5
tiết 3 LT& 2
BTTH)
1. Tác phẩm văn học và tác
phẩm văn học trong nhà trƣờng
2. Đặc trƣng nghệ thuật của tác
phẩm văn học
2.1.Tác phẩm văn học là một
thế giới đặc thù
2.2. Tác phẩm văn học là một
thế giới đa nghĩa
2.3. Hình thức tác phẩm cũng là
hình thức mang nghĩa
3. Đặc điểm tiếp nhận tác phẩm
văn học và tác dụng hình thành
nhân cách cho học sinh trong
nhà trƣờng trung học phổ thông
3.1. Đặc điểm tiếp nhận tác
phẩm văn học của học sinh
trong nhà trƣờng trung học phổ
thông
3.2. Tác dụng của tác phẩm vãn
học trong việc hình thành nhân
cách cho học sinh Trung học
phổ thông
4. Bài tập thực hành: phân tích
một tác phẩm văn học (tự chọn)
có trong Chƣơng trình Ngữ văn
THPT và tổ chức thảo luận theo
nhóm.
1. Đọc giáo trình chính [1, 104 -
123] và trả lời các câu hỏi sau:
- Thế nào là tác phẩm văn học?
Tác phẩm văn học trong nhà
trƣờng khác tác phẩm văn học
nói chung ngoài xã hội ở những
điểm nào?
- Phân tích những đặc trƣng nghệ
thuật của tác phẩm văn học?
- Đặc điểm tiếp nhận tác phẩm
văn học và tác dụng hình thành
nhân cách cho học sinh trong
nhà trƣờng trung học phổ thông?
2. Đọc giáo trình chính [1, 104 -
223] và các tài liệu liên quan,
viết thu hoạch nội dung chính
của chƣơng 5 và tổ chức thảo
luận tổ.
3. Bài tập thực hành: Hãy phân
tích một tác phẩm văn học (tự
chọn) có trong Chƣơng trình
Ngữ văn THPT và tổ chức thảo
luận theo nhóm ở tiết bài tập
thực hành trên lớp.
4. Nêu những nội dung chƣa
hiểu.
5. Tham khảo các tài liệu khác
liên quan.
Chƣơng 6:
Các nguyên
tắc và
phƣơng pháp
phân tích tác
phẩm văn học
ở trung học
phổ thông
(15 tiết 7
LT& 8
BTTH)
1. Các nguyên tắc phân tích tác
phẩm văn học trong nhà trƣờng
phổ thông
1.1. Bám sát và làm sáng tỏ chủ
đề tác phẩm.
1.2. Ðảm bảo tính chỉnh thể của
tác phẩm.
1.3. Kết hợp giữa phân tích
khoa học với cảm thụ thẩm mỹ.
1.4. Nguyên tắc lịch sử
1.5. Gắn phân tích tác phẩm với
đối tƣợng tiếp nhận
2. Phƣơng pháp phân tích tác
phẩm văn học ở trung học phổ
thông
2.1. Các bình diện phân tích tác
phẩm văn học
- Phân tích nội dung
- Phân tích hình thức
- Phân tích các hình tƣợng của
tác phẩm
- Phân tích ngôn ngữ
2.2. Những quan điểm tiếp cận
tác phẩm văn học trong nhà
trƣờng
- Quan điểm tiếp cận từ lịch sử
phát sinh và tiếp cận văn bản
- Tiếp cận tác phẩm văn học
theo đặc trƣng thể loại
1. Đọc giáo trình chính [ 1. 114 -
187]
2. Tóm tắt nội dung đã đọc về
các vấn đề sau:
- Bản chất của tác phẩm văn học
và tác phẩm văn học trong nhà
trƣờng.
- Những nguyên tắc và phƣơng
pháp hƣớng dẫn học sinh phân
tích tác phẩm văn học ở trung
học phổ thông.
- Những bình diện và quan điểm
tiếp cận tác phẩm văn học.
3. Viết thu hoạch nội dung
chính của các nguyên tắc và
phƣơng pháp phân tích tác phẩm
văn học và tổ chức thảo luận tổ.
4. Chọn một tác phẩm văn học
có trong chƣơng trình tung học
phổ thông để phân tích, làm
sáng tỏ thêm những điều đã học
trong phần lí thuyết về các
nguyên tắc - phƣơng pháp dạy
học văn.
5. Tìm hiểu các kiểu giáo án
phần văn ở các trƣờng THPT.
Bàn về bố cục, kết cấu, hình
thức trình bày một giáo án dạy -
học tác phẩm văn học.
- Tiếp cận tác phẩm văn học
theo khuynh hƣớng thi pháp
2.3. Phƣơng pháp phân tích tác
phẩm văn học ở THPT
2.3.1. Phƣơng pháp đọc diễn
cảm
2.3. 2. Phƣơng pháp so sánh.
2.3.3. Phƣơng pháp bình
giảng.
2.3.4. Phƣơng pháp gợi mở
2.3.5. Nêu vấn đề trong dạy
học văn
2.3.6. Tiến trình tổ chức dạy
học tác phẩm văn học trên lớp
3. Bài tập thực hành:
- Xem băng hình tiết dạy. (tổ
chức cho sinh viên nhận xét tiến
trình của các tiết dạy đó).
- Soạn bài và tập giảng.
* Kiểm tra: Lý thuyết.
- Mối quan hệ: kết cấu giáo án -
tiến trình bài dạy - học, đề cƣơng
ghi bảng.
- Viết thành bài hoặc đề cƣơng
để trao đổi, thảo luận:
+ Về tiến trình bài dạy
+ Về mối liên hệ giữa 3 chủ
thể: giáo viên – sách giáo khoa –
học sinh.
+ Về đề cƣơng trên bảng.
6. Mỗi sinh viên nghiên cứu thiết
kế “giáo án” bài dạy về một tác
phẩm (tự chọn), tổ chức trao đổi
trong tổ giáo án ấy. Sau đó lần
lƣợt lên lớp tại trƣờng thực hành,
cả tổ dự và trao đổi rút kinh
nghiệm ở tiết bài tập thực hành
trên lớp.
7. Nêu những nội dung chƣa
hiểu.
8. Tham khảo các tài liệu khác
liên quan.
Chương 7
Phương pháp
dạy học tác
phẩm văn
học theo loại
thể (22 tiết
10 LT& 10
1. Loại thể văn học và việc dạy
học tác phẩm văn học theo đặc
trƣng loại thể
1.1. Một số vấn đề về loại thể
văn học
1.2. Vấn đề dạy học tác phẩm
văn học theo loại thể
1. Đọc giáo trình chính [1, 104 -
187]
2. Tóm tắt nội dung đã đọc về
các vấn đề sau:
-.Tại sao nói việc nắm vững loại
thể của tác phẩm sẽ giúp ta rất
nhiều trong dạy - học tác phẩm?
BTTH - 2 KT)
2. Phƣơng pháp dạy học các
loại thể văn học
2.1. Phƣơng pháp dạy học loại
tác phẩm tự sự.
2.1.1.Tự sự dân gian
2.1.2. Tự sự trung đại
2.1.3 Tự sự hiện đại
2.2. Phƣơng pháp dạy học loại
tác phẩm trữ tình.
2.2.1.Trữ tình dân gian
2.2.2. Trữ tình trung đại
2.2.3. Trữ tình hiện đại
2.3. Phƣơng pháp dạy học kịch
bản văn học.
2.3.1.Kịch bản dân gian
2.3.2. Kịch bản trung đại
2.3.3. Kịch bản hiện đại
3. Phƣơng pháp dạy học các
cụm văn bản văn học
- Phƣơng pháp dạy học văn
nghị luận.
- Phƣơng pháp dạy học văn bản
nhật dụng.
4. Bài tập thực hành: soạn bài
và tập giảng theo các thể loại
trên.
* Kiểm tra: Lý thuyết.
- Đặc điểm cơ bản của văn học
trung đại Việt Nam, định hƣớng
phƣơng pháp dạy - học.
- Đặc điểm cơ bản của tác phẩm tự
sự và định hƣớng phƣơng pháp
dạy - học.
- Đặc điểm cơ bản của loại tác
phẩm trữ tình và định hƣớng
phƣơng pháp dạy - học.
- Đặc điểm cơ bản của kịch bản
văn học và định hƣớng phƣơng
pháp dạy - học.
- Viết đề cƣơng để thảo luận ở tổ
hoặc ở lớp các vấn đề: các
phƣơng hƣớng tiếp cận phẩm
văn học theo loại thể.
3. Soạn giáo án và tập giảng một
bài thuộc loại hình trữ tình, tự
sự, kịch, văn bản nhật dụng (có
trong chƣơng trình Ngữ văn
THPT) ở tiết bài tập thực hành
trên lớp.
4. Nêu những nội dung chƣa
hiểu.
5. Tham khảo các tài liệu khác
liên quan.
Chương 8
Phƣơng pháp
dạy văn học
sử ở trung
học phổ
thông (10 tiết
4 LT & 6
BTTH)
1. Khái niệm, tính chất của văn
học sử ở trung học phổ thông
2. Vị trí, nhiệm vụ của văn học
sử ở trƣờng trung học phổ thông
3. Chƣơng trình văn học sử ở
trung học phổ thông
4. Nguyên tắc dạy học văn học
sử
- Nguyên tắc kết hợp việc rèn
luyện năng lực phân tích và
năng lực tổng hợp cho học sinh
- Nguyên tắc quán triệt quan
điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử
- Nguyên tắc kết hợp tính Đảng,
tính khoa học và tính dân tộc
5. Phƣơng pháp dạy học các
kiểu bài văn học sử ở trƣờng
THPT
- Phƣơng pháp diễn giảng
- Phƣơng pháp đặt câu hỏi
- Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp trần thuật và kể
chuyện có nghệ thuật
- Phƣơng pháp trực quan
6. Các kiểu bài văn học sử ở
trƣờng THPT
- Bài Tổng quan văn học Việt
Nam.
1. Đọc giáo trình chính [1, 210 -
283]
2. Tóm tắt nội dung đã đọc về
các vấn đề sau:
- Vị trí tầm quan trọng của văn
học sử đối với học sinh trung
học trung học.
- Đặc điểm chƣơng trình văn học
sử ở phổ thông trung học.
- Phân tích các nguyên tắc,
phƣơng pháp chung dạy văn học
sử.
- Phƣơng pháp dạy các kiểu bài
văn học sử: Kiểu bài khái quát
về văn học; kiểu bài khái quát về
một thời kỳ; kiểu bài khái quát
về tác giả; kiểu bài khái quát về
tác phẩm.
- Nghiên cứu nội dung các bài
văn học sử trong chƣơng trình,
sách giáo khoa Ngữ văn ở THPT
hiện hành.
3. Tìm hiểu chƣơng trình sách
giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp
11, lớp 12 để thống kê, phân loại
các bài dạy văn học sử cho học
sinh trung học phổ thông.
4. Tìm hiểu đặc điểm kiểu bài
khái quát về văn học và phƣơng
- Bài khái quát thời kỳ văn học.
- Bài giới thiệu về tác gia văn
học.
- Bài khái quát về tác phẩm văn
học
7. Bài tập thực hành: soạn bài
và tập giảng các kiểu bài văn
học sử.
hƣớng giảng dạy. Thiết kế bốn
kiểu bài văn học sử cụ thể và
tiến hành tập giảng ở tiết bài tập
thực hành trên lớp
Chương 9:
Phương pháp
dạy lý luận
văn học ở
trung học
phổ thông
(6 tiết 3 LT&
3 BTTH )
1. Vai trò của kiến thức lý luận
văn học ở trung học phổ thông
2. Cơ sở khoa học của việc hình
thành khái niệm lý luận văn học
ở trung học phổ thông
3. Lý luận văn học với việc dạy
học văn ở trung học phổ thông
4. Nguyên tắc dạy học lý luận
văn học ở trung học phổ thông
- Hình thành khái niệm lý luận
văn học chủ yếu thông qua quá
trình dạy học văn học sử
- Thông qua hệ thống bài tập
ứng dụng, hình thành khái niệm
lý luận văn học
- Tận dụng vốn hiểu biết văn
học của học sinh làm cơ sở cho
việc dạy lý luận văn học ở
trƣờng phổ thông
5. Phƣơng pháp dạy học lý luận
văn học ở trung học phổ thông
1. Đọc giáo trình chính [1, 347 -
377]
2. Tóm tắt nội dung đã đọc về
các vấn đề sau:
- Phân tích vị trí tầm quan trọng
của lý luận văn học đối với việc
dạy và học văn ở trung học phổ
thông?
- Đặc điểm chƣơng trình lý luận
văn học ở trung học phổ thông.
- Các nguyên tắc, phƣơng pháp
chung dạy lý luận văn học.
3. Nghiên cứu nội dung các bài
lý luận văn học, các khái niệm lý
luận văn học trong chƣơng trình,
sách giáo khoa Ngữ văn ở THPT
hiện hành.
5. Tìm hiểu chƣơng trình sách
giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp
11, lớp 12 để thống kê, các khái
niệm lý luận cần cung cấp cho
- Phƣơng pháp thông tin trực
tiếp.
- Phƣơng pháp phân tích mẫu
để hình thành khái niệm.
- Dạy Lý luận văn học thông
qua việc phân tích tác phẩm.
- Dạy Lý luận văn học thông
qua kết hợp nhiều phƣơng pháp
dạy học.
6. Bài tập thực hành: soạn bài
và tập giảng.
học sinh trung học phổ thông.
6. Đọc nghiên cứu kỹ nội dung
các bài dạy lý luận văn học trong
chƣơng trình SGK Ngữ văn
THPT. Thiết kế một bài dạy cụ
thể và tiến hành tập giảng ở tiết
bài tập thực hành trên lớp.
7. Nêu những nội dung chƣa
hiểu.
8. Tham khảo các tài liệu khác
liên quan.
Chƣơng 10:
Ngoại khoá
văn học ở
trung học phổ
thông (7 tiết
2LT & 4
BTTH - KT)
1. Thế nào là ngoại khoá văn
học
2. Mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu
của ngoại khoá văn học ở trung
học phổ thông
3. Một số hình thức và cách
thức thực hiện ngoại khoá văn
học ở trung học phổ thông
- Hoạt động ngoại khoá thƣờng
xuyên
- Hoạt động ngoại khoá văn học
định kỳ
- Tổ chức thi năng khiếu rèn
luyện kỹ năng văn học
- Tổ chức các hoạt động tham
quan
- Tổ chức các câu lạc bộ phục
vụ cho việc dạy và học văn học
1. Đọc giáo trình chính [1, 378 -
390]
2. Tóm tắt nội dung đã đọc và
phân tích đƣợc các vấn đề sau:
- Hiểu thế nào là hoạt động ngoại
khóa văn học
- Phân tích mục đích, nhiệm vụ,
yêu cầu của hoạt động ngoại
khóa văn học đối với học sinh
trung học phổ thông?
- Các hình thức ngoại khoá văn
học thƣờng đƣợc tổ chức ở nhà
trƣờng TH PT
- Nội dung chƣơng trình bồi
dƣỡng học sinh giỏi môn văn ở
trƣờng PTTH?
- Phân tích mục đích, nhiệm vụ
nhiệm vụ của hoạt động ngoại
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa
theo chủ đề, chủ điểm của năm
học
4. Bài tập thực hành: thiết kế
hoạt động ngoại khóa theo chủ
đề, chủ điểm của năm học và
thử tổ chức.
* Kiểm tra: Lý thuyết.
khoá văn học ở THPT.
3. Dự một buổi hoạt động ngoại
khoá ở một trong các lớp
10,11,12.
- Họp rút kinh nghiệm của giờ đã
dự (một khối lớp hoặc toàn
trƣờng) đồng thời trao đổi với
một số GV có kinh nghiệm tổ
chức các hoạt động ngoại khoá,
thu hoạch thành văn bản, tổ chức
thảo luận ở lớp hoặc ở tổ (SV tự
liên hệ).
- Viết thu hoạch về một giờ
ngoại khóa VH đã đƣợc dự ở
trƣờng PT có nhận xét, đánh gía,
rút kinh nghiệm.
4. Mỗi sinh viên tự chọn soạn
một nội dung kế hoạch về một
hình thức hoạt động ngoại khoá
VH chi tiết cho một lớp hoặc
một khối lớp ở THPT. Tổ chức
trao đổi, rút kinh nghiệm về
những thiết kế đó.
5. Nghiên cứu kỹ nội dung một
số hình thức tổ chức hoạt động
ngoại khoá VH trong chƣơng
trình THPT. Thiết kế hoạt động
ngoại khóa theo chủ đề, chủ
điểm của năm học và thử tổ chức
ở tiết bài tập thực hành trên lớp.