BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
---------------------
DƢƠNG THỊ THÚY HÀ
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
---------------------
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
-DƢƠNG THỊ THÚY HÀ
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
Chuyên ngành :
254 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên trường đại học sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số : 9 14 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Đức Minh
2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận
1. PGS. TS. Nguyễn Đức
2. PGS.TS
HÀ NỘI, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Dƣơng Thị Thúy Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai người Thầy đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam và các nhà khoa học giáo dục đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên các
trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học sư phạm Đà Nẵng đã tham gia và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra
và thực nghiệm luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn những người thân trong gia đình đã quan tâm,
ủng hộ để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4
4. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 5
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
8. Luận điểm bảo vệ của luận án ............................................................................ 8
9. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 8
10. Cấu trúc của luận án.......................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ....................... 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 10
1.1.1. Các nghiên cứu về đánh giá KQHT ........................................................ 10
1.1.2. Các nghiên cứu về tự đánh giá KQHT ................................................... 18
1.1.3. Các nghiên cứu về tự đánh giá KQHT của sinh viên đại học sư phạm ........ 22
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ............................................... 25
1.2.1. Đánh giá (Assessment) ........................................................................... 25
1.2.2. Đánh giá KQHT của sinh viên (Student Learning Outcome Assessment) .. 30
1.2.3. Tự đánh giá kết quả học tập (Learning Outcome Self-asessment) ......... 33
1.2.4. Kỹ năng (Skill) ....................................................................................... 34
1.2.5. Kỹ năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên đại học sư phạm (Learning
Outcome Self-Assessment Skill) ...................................................................... 39
1.2.6. Phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT (Improve Learning Outcome Self-
Assessment Skill) ............................................................................................. 41
1.3. Phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên ĐH sư phạm ............... 42
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên đại học sư phạm .................................... 42
1.3.2. Vai trò của kỹ năng TĐG giá kết quả học tập ........................................ 44
1.3.3. Mục tiêu, nội dung phát triển kỹ năng TĐG KQHT ............................... 45
iv
1.3.4. Con đường phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT ................................. 46
1.3.4.1. Phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT thông qua dạy học .............. 46
1.3.4.2. Phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT thông qua tổ chức các hoạt
động học tập ................................................................................................. 48
1.3.4.3. Phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT thông qua tự rèn luyện ....... 49
1.3.4.4. Hình thức tổ chức và phương tiện phát triển kỹ năng TĐG .......... 49
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT cho
sinh viên đại học sư phạm ..................................................................................... 51
1.4.1. Yếu tố chủ quan ...................................................................................... 51
1.4.2. Yếu tố khách quan .................................................................................. 52
Kết luận chƣơng 1. .................................................................................................. 54
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ................................. 56
2.1. Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát thực trạng ...................................... 56
2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 56
2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................... 56
2.1.3. Địa bàn khảo sát ..................................................................................... 56
2.1.4. Đối tượng, phương pháp và công cụ khảo sát ........................................ 56
2.1.5. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ...................................................................... 59
2.2. Thực trạng nhận thức và biểu hiện kỹ năng tự đánh giá KQHT của sinh viên đại
học sư phạm ........................................................................................................... 60
2.2.1. Quan niệm của sinh viên về kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập .......... 60
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập ........... 62
2.2.3. Biểu hiện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư
phạm ................................................................................................................. 64
2.2.4. Những hình thức giảng viên sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của sinh viên ............................................................................................... 68
2.3. Thực trạng phát triển kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên đại
học sư phạm .......................................................................................................... 70
2.3.1. Thực trạng sử dụng các con đường phát triển kỹ năng tự đánh giá kết quả
học tập cho sinh viên đại học sư phạm ............................................................. 70
2.3.2. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển kỹ năng tự đánh giá
v
kết quả học tập cho sinh viên ở trường đại học sư phạm .................................. 74
2.4. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................ 75
2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân .......................................................... 75
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 76
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 77
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VÀ THỰC NGHIỆM
SƢ PHẠM ................................................................................................................ 78
3.1. Các nguyên tắc xây dựng và đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng tự đánh giá
kết quả học tập cho sinh viên sư phạm ................................................................. 78
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo giáo viên ở trường đại học ......... 78
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ......................................................... 78
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể tích cực của sinh viên ..... 79
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và thực tiễn ........................................ 79
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ........................................................ 80
3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên đại học sư
phạm ...................................................................................................................... 80
3.2.1. Biện pháp 1. Đề xuất sử dụng quy trình phát triển kỹ năng tự đánh giá
KQHT cho sinh viên trường đại học sư phạm .................................................. 80
3.2.2. Biện pháp 2. Trang bị kiến thức tự đánh giá KQHT cho sinh viên đại học
sư phạm ............................................................................................................ 83
3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức các hoạt động để phát triển kỹ năng tự đánh giá
KQHT cho sinh viên trường đại học sư phạm .................................................. 86
3.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 113
3.3.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm ...................................................... 113
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................. 113
3.3.1.2. Nội dung thực nghiệm................................................................... 113
3.3.1.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ................................................... 113
3.3.1.4. Tiến trình thực nghiệm .................................................................. 114
3.3.1.5. Thang đo, tiêu chí đánh giá KQTN ............................................... 115
3.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................. 122
3.3.2.1. Kết quả định lượng ........................................................................ 122
vi
3.3.2.2. Kết quả định tính ........................................................................... 132
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 138
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 140
1. Kết luận ........................................................................................................... 140
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
ĐG Đánh giá
TĐG Tự đánh giá
ĐGKQHT Đánh giá kết quả học tập
TĐG KQHT Tự đánh giá kết quả học tập
KN TĐGKQHT Kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập
GDĐH Giáo dục đại học
GV Giảng viên
SV Sinh viên
MSSV Mã số sinh viên
SVTN Sinh viên tốt nghiệp
NVSP Nghiệp vụ sư phạm
KQHT Kết quả học tập
KT Kiểm tra
KN Kỹ năng
QTHT Quá trình học tập
KHHT Kế hoạch học tập
TNKQ Trắc nghiệm khách quan
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về vai trò của tự đánh giá KQHT của SV
Biểu đồ 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kỹ năng TĐG KQHT
cho SVSP
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ hiểu về KN TĐG KQHT của SVSP
Biểu đồ 3.2. Kỹ năng thu thập thông tin về KQHT của SVSP sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.3. Kỹ năng so sánh, đối chiếu KQHT của bản thân với mục tiêu, yêu cầu
học tập
Biểu đồ 3.4. Kỹ năng nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Biểu đồ 3.5. Kỹ năng thu thập thông tin về KQHT
Biểu đồ 3.6. Kỹ năng điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao KQHT
Biểu đồ 3.7. Kỹ năng TĐG KQHT
Biểu đồ 3.8. Đánh giá mức độ hiệu quả của khóa học
Biểu đồ 3.9. Đánh giá đáp ứng mong muốn của SV khi tham gia khóa học
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc kỹ năng TĐG KQHT
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ về quy trình rèn luyện kỹ năng TĐG KQH
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên luôn là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của giáo dục đại học Việt Nam. Nghị quyết số
14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/11/2005 về “Đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” đã chỉ rõ: “... phải tiến
hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương
pháp đánh giá kết quả học tập”. Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng
Chính phủ) một lần nữa nhấn mạnh "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo và năng lực tự học của người học".
- NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế đã được Hội nghị trung ương 8 Khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 chỉ rõ
ở phần nhiệm vụ và giải pháp (mục 3): “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp
thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách
quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo
các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công
nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ,
cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của
nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Điều này đòi hỏi có các nghiên
cứu, triển khai cụ thể đối với từng bậc học.
Để hội nhập quốc tế và khu vực, giáo dục đại học Việt Nam nói chung và
trường ĐHSP nói riêng đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Đào tạo theo hệ
thống tín chỉ đòi hỏi quá trình học là sự tích lũy kiến thức theo học phần (đơn vị đo
là tín chỉ), chương trình đào tạo mềm dẻo, có nhiều khả năng lựa chọn và đánh giá
kết quả mỗi học phần một cách thường xuyên và đánh giá theo năng lực. Trong học
chế tín chỉ, đánh giá kết quả học tập của sinh viên không chỉ bằng các bài kiểm tra
và bài thi cuối môn học mà còn bằng cách đánh giá: a/các hoạt động trên lớp (số
buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận); b/tự học ở nhà (qua nội dung
2
phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do
giảng viên giao); c/làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế và d/bài thi kết thúc
môn học.
Để đáp ứng những đòi hỏi của XH hiện đại và thực tiễn nhà trường đối với
người giáo viên, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành những cải cách quan trọng
trong đào tạo GV theo hướng chuyển trọng tâm trong đào tạo GV từ quan điểm
"truyền thống" sang quan điểm mới hướng vào người học để giảng dạy tốt hơn.
Chương trình cải cách trong đào tạo GV mở rộng nội dung đào tạo bao gồm các
kiến thức về phát triển, các lí thuyết học tập và sự nhận thức sâu sắc các yếu tố tác
động đến việc thúc đẩy và sự tham gia của HS vào quá trình học. Trong các chương
trình này, nội dung học tập dành cho SV sư phạm tập trung nhiều vào việc sử dụng
các thông tin về HS để tạo ra môi trường học tập có hiệu quả cho tất cả HS trong
lớp học. Và như vậy việc đào tạo GV quan tâm nhiều đến việc đánh giá những đặc
trưng của người học, đến việc giám sát quá trình học và sử dụng các minh chứng để
can thiệp có hiệu quả vào quá trình học của HS. Đây chính là những yêu cầu về kiến
thức chuyên môn, kĩ năng sư phạm chủ yếu cần đào tạo cho sinh viên sư phạm. Để
đánh giá việc đạt được mục tiêu đào tạo đó, cần phải quan tâm đến tất cả các mục
tiêu thành phần theo quy định của một chương trình đào tạo cụ thể, và quan trọng là
phải đánh giá được năng lực thực hiện, vận dụng những gì được học vào giải quyết
những yêu cầu của giáo dục phổ thông.
Hiện nay, chất lượng đào tạo và hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh
viên tại các trường sư phạm chưa hiệu quả. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp sư
phạm chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới ở giáo dục phổ thông. Các nghiên cứu
chỉ ra những điểm yếu ở sinh viên thực tập sư phạm cho thấy trách nhiệm thuộc về
công tác đào tạo ở trường sư phạm hiện nay, như: chưa nắm chắc chương trình giáo
dục phổ thông; còn lúng túng trong cách ra đề, cho điểm; chưa biết đặt câu hỏi để
khắc sâu kiến thức cơ bản; khả năng bao quát và quản lí lớp học yếu; lúng túng
trong tổ chức hoạt động cho học sinh; các kỹ năng chủ nhiệm lớp yếu (kỹ năng tiếp
cận, tìm hiểu học sinh); khả năng giao tiếp hạn chế; kỹ năng nghiên cứu KHGD
yếu[17]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên của sinh
viên tốt nghiệp đại học là hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nhược
3
điểm hiện nay, chương trình thường thiết kế dạy theo nội dung và đánh giá theo nội
dung môn học, kiểm tra kiến thức, không đo năng lực thực hiện. Vấn đề đặt ra đối
với trường sư phạm chính là mục tiêu đào tạo của nhà trường và sự đáp ứng đối với
nhu cầu của xã hội, trong đó yêu cầu tiến hành đánh giá KQHT của SV trong suốt quá
trình học là một điều kiện tốt để nâng cao năng lực nghề của sinh viên. Trường ĐHSP,
đã có chủ trương đổi mới phương pháp KTĐG kết quả học tập của người học song
song với đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tự đánh giá là một kỹ năng quan trọng cần hình thành và phát triển cho sinh
viên, vì khi ra trường sinh viên sư phạm sẽ đối mặt với việc dạy, hướng dẫn học
sinh phát triển các phẩm chất và kỹ năng, trong đó có kỹ năng tự đánh giá. Vì
vậy, trong dạy học ở Đại học, điều quan trọng là phát triển cho sinh viên những
phẩm chất, kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng tự đánh giá. Khi sinh viên có kỹ năng tự
đánh giá thì quá trình học tập mới thực sự diễn ra một cách tự giác, tích cực, chủ
động và hiệu quả.
Kỹ năng tự đánh giá cũng giúp cho sinh viên, trong quá trình rèn luyện, tu
dưỡng, phát triển ưu điểm, tự mình sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ. Tuy
nhiên, hiện nay kỹ năng tự đánh giá của SV chưa tốt, việc giáo dục phát triển kỹ
năng tự đánh giá cho SV chưa được chú trọng, chưa có những nghiên cứu tổng thể
về giáo dục phát triển kỹ năng tự đánh giá cho SV mà chỉ có những nghiên cứu
những khía cạnh riêng biệt, ví dụ như trong nghiên cứu của tác giả Đào Lan Hương.
"Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn Toán của sinh viên CĐSPHN" đã
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tự đánh giá thái độ học tập của sinh viên, kiểm
nghiệm và khẳng định con đường nâng cao khả năng tự đánh giá phù hợp về thái độ
học tập môn toán cho sinh viên. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong nghiên cứu
"Xây dựng, sử dụng câu trắc nghiệm khách quan và câu tự luận ngắn trong ĐG
KQHT môn GDH”. đã hệ thống các thuật ngữ, khái niệm, các nguyên tắc, phương
pháp, kỹ thuật, các nội dung đánh giá trong giáo dục. Trong phần thuật ngữ và khái
niệm đã đề cập đến tự đánh giá và xem nó như một hình thức đánh giá dự báo (chẩn
đoán) là một hình thức phổ biến của KT - ĐG quá trình
Như vậy, có thể thấy kỹ năng tự đánh giá là kỹ năng quan trọng cần hình
thành cho SV. Tuy nhiên, hiện nay kỹ năng tự đánh giá của SV chưa tốt, trong khi
4
đó chưa có những nghiên cứu tổng thể về giáo dục phát triển kỹ năng tự đánh giá
cho SV. Việc giáo dục phát triển kỹ năng tự đánh giá cho SV chưa được chú trọng.
Để làm tốt việc này thì ngay trong quá trình đào tạo, sinh viên sư phạm phải được
phát triển kỹ năng tự đánh giá.
Với các lý do trên, chúng tôi chọn “Phát triển kỹ năng tự đánh giá kết quả
học tập cho sinh viên trƣờng Đại học sƣ phạm” làm đề tài nghiên cứu của luận
án vì có tính cấp thiết cao và có ý nghĩa cả trong lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp sư phạm để phát triển kỹ năng tự đánh giá kết quả
học tập cho sinh viên trường Đại học sư phạm.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển kỹ năng TĐG của SV trường sư phạm
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phát triển KN tự đánh giá KQHT của
sinh viên trường Đại học Sư phạm.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, việc phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT của sinh viên sư phạm
chưa được quan tâm phát triển một cách đầy đủ, năng lực tự đánh giá KQHT của
SVSP hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Nếu có một số biện pháp sư phạm như:
Xây dựng quy trình phát triển kỹ năng TĐG KQHT; Hướng dẫn tổ chức dạy học
phát triển kỹ năng tự đánh giá của sinh viên cho đội ngũ giảng viên sư phạm; Trang
bị kiến thức TĐG KQHT cho sinh viên đại học sư phạm; Tổ chức các hoạt động để
giáo dục phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT thì có thể cải thiện, nâng cao kỹ
năng tự đánh giá KQHT cho SVSP.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT cho
sinh viên đại học sư phạm
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT
cho sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội.
5.3. Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển kỹ năng tự đánh giá
KQHT cho sinh viên đại học sư phạm.
5
5.4. Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp phát triển kỹ năng tự đánh giá
KQHT cho sinh viên đại học sư phạm.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của phát
triển kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm, đề xuất một số
biện pháp sư phạm nhằm phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên đại
học sư phạm.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên mẫu sinh viên năm thứ nhất, thứ hai và
thứ 3 các khoa cơ bản khoa Tâm lý giáo dục, Sinh học, Vật lý, Hóa học - Trường
Đại học sư phạm.
Về địa bàn nghiên cứu: Triển khai nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận biện chứng
Mọi sự vật, sự việc đều luôn luôn biến đổi và phát triển, trong đó có giáo
dục. Đánh giá giáo dục nói chung và tự đánh giá nói riêng cần được xem xét và
nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng giữa Tự đánh giá với các thành tố khác
của quá trình giáo dục (bao gồm cả tự giáo dục) và kết quả giáo dục. Khi mỗi thành
tố có sự thay đổi, đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp.
- Tiếp cận hệ thống
Xác định đánh giá giáo dục nói chung và tự đánh giá nói riêng là một thành
tố của quá trình giáo dục, có tác dụng như đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển giáo dục,
có mối quan hệ khăng khít với các thành tố khác trong quá trình giáo dục như mục
tiêu, chương trình, phương pháp, cơ sở vật chất, trang thiết bị...
- Tiếp cận từ thực tiễn đào tạo
Thực tiễn đào tạo hiện nay cho thấy tính linh hoạt và thích ứng cao; hướng
đến mục tiêu cá thể hoá hoạt động học tập của người học - giúp họ có thể học theo
năng lực và điều kiện của riêng mình. Điều này đòi hỏi trong quá trình đào tạo phải
phát huy được tính chủ động của người học, giúp người học biết cách học để có thể
6
tự học và tự đánh giá sự tiến bộ và phát triển về năng lực của mình trong quá trình
học tập. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống đào tạo này thì hoạt động
TĐG KQHT của sinh viên là cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực sinh viên.
- Tiếp cận cá nhân
Dạy học theo tiếp cận cá nhân là xu hướng sư phạm tiến bộ của xã hội hiện
đại, giúp người học thành công hơn trong học tập. Các năng lực nghề của sinh viên
đại học sư phạm được thể hiện thông qua các hoạt động học tập và nghiệp vụ, trong
quá trình học tập và rèn luyện SV cần biết tự đánh giá KQHT của mình. Do đó,
việc rèn luyện kỹ năng TĐG KQHT cho sinh viên sư phạm phải thông qua các hoạt
động cụ thể. Nghĩa là việc TĐG KQHT của sinh viên trong quá trình cho họ thực
hiện các nhiệm vụ, bài tập cụ thể, vì thế cần có sự tiếp cận cá nhân.
- Tiếp cận phát triển năng lực người học
Các năng lực nghề nghiệp cần hình thành và phát triển của sinh viên đại học
sư phạm phải gắn liền với các năng lực mà người giáo viên phổ thông thường thực
hiện. Nghĩa là, trong quá trình học tập và rèn luyện, SVSP phải thực hiện được các
thao tác, công việc đặc biệt là công việc dạy học, giáo dục thực tế của người giáo
viên tương lai. Do đó phát triển kỹ năng TĐG KQHT theo tiếp cận năng lực phải
nhằm đánh giá và phát triển các năng lực của sinh viên đáp ứng yêu cầu của ngành
sư phạm, góp phần đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội, của nhu cầu thực tiễn
nghề nghiệp trong tương lai.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu các kết quả nghiên cứu liên quan
nhằm xây dựng khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu, luận án đã bổ sung, làm mới
những vấn đề lý luận đã có.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp dùng phiếu hỏi (Anket)
+ Khảo sát bằng phiếu hỏi:
Chúng tôi khảo sát bằng phiếu hỏi với 2 đối tượng: GV và SV sư phạm.
7
Kết quả điều tra sẽ được xử lý và thống kê bằng phương pháp thống kê toán
học, phần mềm SPSS.
+ Khảo sát bằng phương pháp khác
Một số phương pháp được sử dụng hỗ trợ để tăng độ chính xác và độ tin cậy
của kết quả điều tra:
Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi phỏng vấn GV ở các khoa/Viện phụ
trách giảng dạy các môn cơ bản (Tâm lý học, giáo dục học...) về những nội dung
liên quan đến phát triển kỹ năng TĐG kết quả học tập cho sinh viên đại học sư
phạm.
Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ của các giảng viên để có thêm
những thông tin về quá trình dạy học, phát triển kỹ năng tự đánh giá KQHT cho
SVSP.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Nghiên cứu chương
trình đào tạo để đánh giá được mục tiêu, cấu trúc, nội dung, phương pháp dạy học,
quy định về kiểm tra, đánh giá trong chương trình. Nghiên cứu những văn bản chỉ
đạo liên quan đến quá trình đào tạo ở các trường sư phạm... Từ đó, có thêm thông
tin cho việc đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập cho
sinh viên đại học sư phạm.
Phương pháp đàm thoại: Cùng với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, còn
trò chuyện, trao đổi với GV, SVSP về thực trạng phát triển kỹ năng tự đánh giá
KQHT cho sinh viên đại học sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm biện pháp nhằm kiểm nghiệm sự cần thiết, tính khả thi
và giá trị của các biện pháp được đề xuất.
7.2.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia là các giảng viên sư phạm thông qua hình thức phiếu
hỏi về các vấn đề của thực trạng và sự cần thiết, tính khả thi của biện pháp.
- Phương pháp xử lý dữ liệu
Được dùng để xử lý, phân tích, đánh giá định lượng và định tính các kết quả
nghiên cứu về thực trạng và kết quả thử nghiệm để đảm bảo độ tin cậy và khách
8
quan, khoa học. Phần mềm được sử dụng là SPSS.
8. Luận điểm bảo vệ của luận án
8.1. Kỹ năng TĐG KQHT là kỹ năng quan trọng cần hình thành phát triển
cho sinh viên. Vì kỹ năng tự đánh giá KQHT của sinh viên có quan hệ chặt chẽ với
các kỹ năng học tập và với kết quả học tập của SVSP; Kỹ năng tự đánh giá TĐG
KQHT được hình thành phát triển trong quá trình học tập rèn luyện và chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố như chương trình đào tạo, nhận thức của sinh viên, nhận thức
của giảng viên, tổ chức thực hiện, điều kiện vật chất, trang thiết bị, thời lượng giảng
dạy học tập...
8.2. Nếu sinh viên được giáo dục, rèn luyện một cách bài bản bởi giảng viên,
chuyên gia giáo dục có kinh nghiệm thì sẽ phát triển được kỹ năng TĐG KQHT một
cách bài bản, chuyên nghiệp.
8.3. Kỹ năng tự đánh giá không tự hình thành mà cần phải qua giáo dục và
rèn luyện từ quá trình bắt đầu đào tạo trong trường sư phạm đến thời kỳ hoạt động
nghề nghiệp của giáo viên. Để phát triển được kỹ năng này, nhà trường có thể tổ
chức, hướng dẫn sinh viên rèn luyện trong các nhiệm vụ thực hành sư phạm và thực
hành bộ môn.
9. Đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và làm phong phú về lý
luận ĐG, TĐG, kỹ năng tự đánh giá KQHT,xác định cấu trúc của kỹ năng tự đánh
giá KQHT,... nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục phát triển kỹ năng tự đánh
giá KQHT cho sinh viên sư phạm. Luận án đã xây dựng được khung lý luận về phát
triển kỹ năng TĐG KQHT cho sinh viên sư phạm.
+ Luận án đã đề xuất quy trình phát triển kỹ năng TĐG KQHT của SVSP,
gồm 3 giai đoạn với các bước cụ thể có thể áp dụng vào thực tiễn đào tạo của trường
ĐHSP.
- Về thực tiễn:
- Đánh giá được thực trạng KN tự đánh giá KQHT, thực trạng việc phát
triển KN tự đánh giá KQHT cho SV đại học sư phạm hiện nay.
- Xây dựng quy trình rèn luyện và đề xuất các biện pháp phát triển KN tự
đánh giá KQHT cho SV phù hợp với các quan điểm giáo dục hiện đại, có tính khả
9
thi, tác động tích cực đến sự phát triển KN tự đánh giá KQHT cho SV.
- Góp phần hình thành, phát triển KN tự đánh giá KQHT cho SV nhằm
nâng cao chất...ngữ, khái niệm, các nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật, các nội dung đánh giá trong
giáo dục. Trong phần thuật ngữ và khái niệm tác giả đã đề cập đến tự đánh giá và
xem nó như một hình thức đánh giá dự báo (chẩn đoán) là một hình thức phổ biến
của KT - ĐG quá trình.
Tác giả Lê Sỹ Tiến [87] trong nghiên cứu của mình đã rút ra:
- Sự tự đánh giá phù hợp giữa sinh viên và tập thể có tác dụng gắn bó sinh
viên với tập thể, tạo ra một không khí hòa thuận giữa tập thể với cá nhân. Cá nhân
sẽ nhận thấy trách nhiệm khi nhận các nhiệm vụ của tập thể giao. Tích cực đề xuất ý
kiến riêng trong các hoạt động chung.
- Sự tự đánh giá phù hợp tạo điều kiện cho sinh viên điều khiển, điều chỉnh
hành động một cách độc lập sáng tạo. Sự tự đánh giá phù hợp các phẩm chất tâm lý
của bản thân là điều kiện tốt cho việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân đó.
- Nghiên cứu riêng về hoạt động tự đánh giá của sinh viên đối với thái độ tập
thể có tác dụng tốt trong công tác xây dựng tập thể, công tác lựa chọn và bồi dưỡng
đội ngũ lãnh đạo tập thể.
Trong nghiên cứu của mình tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ điều tra phát
hiện, xử lý số liệu và vận dụng lý luận để xử lý kết quả thu được, các kết luận mà
tác giả nêu ra chưa được nghiên cứu trên những đối tượng khác với mục đích kiểm
tra đối chứng. Mặc dù có những nhược điểm thì đề tài nghiên cứu của tác giả đã đạt
được những kết quả nhất định như:
- Đề tài đã điều tra một cách hệ thống trên số lượng lớn các sinh viên cao
đẳng sư phạm và đại học sư phạm về hiện trạng tự đánh giá. Chỉ ra được mức độ
tồn tại của sự tự đánh giá phù hợp đối với thái độ tập thể ở sinh viên sư phạm các
trường được nghiên cứu.
- Đề tài đã cố gắng lý giải được một số trường hợp khác nhau của sự tự đánh
giá phù hợp qua một số so sánh cụ thể.
Đinh Thị Tú [86] trong nghiên cứu của mình cho rằng:
- Tự đánh giá có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách, là điều
kiện bên trong điều khiển, điều chỉnh sự phát triển nhân cách. Tự đánh giá đúng
23
về thái độ đối với tập thể là điều kiện quan trọng thúc đẩy mỗi cá nhân tích cực
rèn luyện tinh thần tập thể và do đó góp phần xây dựng tập thể vững mạnh.
- Ở lứa tuổi càng lớn thì khả năng tự đánh giá phù hợp tốt hơn, tự đánh giá
mang khái quát hơn, ổn định hơn.
- Dựa trên lý luận phân tích, căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng tự đánh
giá về thái độ đối với tập thể của sinh viên sư phạm năm thứ ba khoa Toán, Lý, Hóa
ở ba trường cao đẳng và đại học, tác giả đã nhận thấy cần phải phát triển tự đánh giá
trong quá trình giảng dạy - giáo dục, tự đánh giá là một trong những yếu tố chủ
quan của quá trình tự giáo dục.
- Tự đánh giá được hình thành trong hoạt động của tập thể, tự đánh giá hợp
lý có liên quan chặt chẽ với khả năng tự xác định nhân cách trong nhóm với sự hình
thành thế giới quan lý tưởng đạo đức, chuẩn mực đạo đức và sự phát triển đúng đắn
về mặt định hướng giá trị trong tập thể sinh viên.
Đào Lan Hương [40] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tự đánh giá
thái độ học tập của sinh viên, kiểm nghiệm và khẳng định con đường nâng cao khả
năng tự đánh giá phù hợp về thái độ học tập môn toán cho sinh viên. Trong nghiên
cứu của mình tác giả nhận thấy sự khác biệt về khả năng tự đánh giá thái độ học
toán ở những sinh viên khác nhau về kết quả học tập, vị thế trong tập thể, hoạt động
nghề và môi trường học tập, đó là: sinh viên có kết quả học tập và thái độ học tập
tốt hơn tự đánh giá phù hợp hơn.
- Kết quả nghiên cứu của hai giai đoạn thử nghiệm và thực nghiệm kiểm
chứng tác giả đã rút ra kết luận: khả năng tự đánh giá phù hợp về thái độ học toán
của sinh viên có sự phát triển theo chiều hướng tích cực dưới ảnh hưởng của việc
nâng cao ý thức về tiêu chuẩn đánh giá như: giải thích nội dung và các mức độ của
tiêu chuẩn đánh giá; tổ chức cho sinh viên tự xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và thể
nghiệm tiêu chuẩn đó bằng hoạt động học tập của bản thân.
- Nâng cao ý thức của sinh viên về tiêu chuẩn đánh giá thái độ học tổ chức
cho sinh viên tự xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và thể nghiệm tiêu chuẩn đó bằng
hoạt động học tập của bản thân là hoàn toàn đứng đắn, hợp lý, phù hợp với tâm lý
sinh viên có ảnh hưởng to lớn đến khả năng tự đánh giá thái độ học tập của họ. Đó
24
là một biện pháp hiệu quả để phát triển khả năng tự đánh giá phù hợp của sinh viên
về thái độ học tập.
- Việc nâng cao khả năng tự đánh giá thái độ học tập của sinh viên có ảnh
hưởng tích cực đối với sự phát triển thái độ học tập.
Tóm lại, các nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến tự đánh giá
KQHT của sinh viên đại học sư phạm tập trung vào những nội dung sau:
- Tự đánh giá được xem như một hình thức đánh giá dự báo (chẩn đoán) và
là một hình thức phổ biến của KT - ĐG quá trình.
- Tự đánh giá có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách, là điều
kiện bên trong điều khiển, điều chỉnh sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.
- Việc nâng cao khả năng tự đánh giá thái độ học tập của sinh viên có ảnh
hưởng tích cực đối với sự phát triển thái độ học tập.
- Tự đánh giá tạo điều kiện cho sinh viên điều khiển, điều chỉnh hành động
một cách độc lập sáng tạo. Sự tự đánh giá phù hợp các phẩm chất tâm lý của bản
thân là điều kiện tốt cho việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân đó.
- Tự đánh giá phù hợp giữa sinh viên và tập thể có tác dụng gắn bó sinh viên
với tập thể, tạo ra một không khí hòa thuận giữa tập thể với cá nhân, do đó góp
phần xây dựng tập thể vững mạnh .
- Nghiên cứu riêng về hoạt động tự đánh giá của sinh viên đối với thái độ tập
thể có tác dụng tốt trong công tác xây dựng tập thể, công tác lựa chọn và bồi dưỡng
đội ngũ lãnh đạo tập thể.
Như vậy, vấn đề đánh giá, tự đánh giá trong giáo dục và dạy học đã được
nhiều tổ chức, nhiều nước và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã đề
cập tới những khía cạnh khác nhau của tự đánh giá như: tự đánh giá dưới dạng sự tự
phản ánh của người học, mô hình lý thuyết tự đánh giá, một số kỹ thuật để tự đánh giá,
các nguyên tắc chung nhất về đánh giá cũng như nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất
giữa đánh giá và tự đánh giá; vai trò của tự đánh giá trong giáo dục... và các đối
tượng nghiên cứu cũng đa dạng nhưng chưa có nghiên cứu nào về phát triển kỹ
năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên sư phạm.
25
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Đánh giá (Assessment)
Đánh giá (assessment) được nhiều tác giả đề cập ở các lĩnh vực khác nhau
trong đời sống xã hội.
Đánh giá giáo dục ra đời và phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây, vì
vậy các thuật ngữ nguyên bản thường được viết bằng tiếng Anh, sau này du nhập
và phát triển thêm ở các nước nói những ngôn ngữ khác.
B.H.Chopin đã có bài viết bàn về các thuật ngữ đánh giá: Evaluation,
Assessment, Testing và Measuarement trong cuốn “The international
Encyclopedia of Educational Evaluation”. Ông cho rằng: “Theo các nhà giáo dục
học, các thuật ngữ evaluation, testing và measurement dường như có thể dùng thay
thế cho nhau”. Ông cũng chỉ ra rằng: “Theo Ralph Tyler, người được xem như là
sáng lập ra thuật ngữ về đánh giá giáo dục, cho rằng thuật ngữ Evaluation,
Assessment và Measuarement đều có nghĩa chung là Testing. Trên thực tế, mỗi
thuật ngữ này đều sử dụng hình thức test (kiểm tra, bài kiểm tra) nhưng không từ
nào đồng nghĩa với Test (trắc nghiệm) cả, và các bài kiểm tra trong ba quy trình
này có thể khác nhau”
Anthony J.Nitko trong cuốn ”Educational Assessment of student” cho rằng:
“Người ta thường sử dụng các thuật ngữ Assessment, Test, Measuarement và
Evaluation thay thế cho nhau, nhưng quan trọng là phải biết phân biệt chúng” [123]
Ralph Tyler đưa ra định nghĩa: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác
định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục” [6]
Trong tài liệu “Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại” tác giả Ngô Cương cho
rằng: “Đến nay đánh giá giáo dục vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Có thể
cho rằng đánh giá giáo dục là quá trình phán đoán giá trị của giáo dục trên cơ sở thu
thập, chỉnh lý, xử lý các thông tin giáo dục một cách hệ thống, khoa học và toàn
diện. Mục đích là cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, có hai
cách nói đánh giá và đánh giá giáo dục, kì thực đều chỉ cùng một ý nghĩa, tạo nên
26
cách gọi khác nhau chủ yếu là do cách dịch khác nhau của từ Evalution trong tiếng
Anh”.[82]
Jean-Marie Deketele định nghĩa: “Đánh giá có nghĩa là:
+ Thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy;
+ Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu
chí phù hợp với các tiêu chí định ra ban đầu hay đã điều chỉnh trong quá trình điều
chỉnh thông tin;
+ Nhằm ra một quyết định”. [87]
Theo Robert F Mager (Pháp) thì “Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học
sinh và giáo viên để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ”. [6].
Theo Allen, đánh giá có liên quan đến việc sử dụng dữ liệu thực tế về học
tập của SV nhằm cải tiến chương trình và cải thiện hoạt động học tập của SV.
Theo Freed&Huba, đánh giá là quá trình tập hợp và xem xét những thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau để có được nhận thức sâu sắc hơn về những điều SV biết,
hiểu và hành động dựa trên tri thức được tích lũy trong quá trình giáo dục; quá trình
này trở nên tối ưu khi mà kết quả của đánh giá được dùng để cải tiến việc học tập
tiếp sau đó của SV.
Theo Erwin, đánh giá là một hệ thống cơ bản nhằm đưa ra những kết luận về
việc học tập và sự phát triển của SV. Đó là quá trình xác định, lựa chọn, thiết kế,
sưu tầm, phân tích, thể hiện và sử dụng thông tin tăng cường việc học tập.
Theo Palomba&Banta, đánh giá là quá trình thu thập, xem xét và sử dụng
thông tin một cách có hệ thống về chương trình giáo dục đã được thực hiện với
mục đích cải thiện việc học tập và phát triển của SV [137].
Như vậy, có thể cho rằng, “đánh giá trong dạy học đại học là quá trình tiến
hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của người học theo mục tiêu giáo
dục, qua đó có thể đưa ra các nhận định, phán đoán về mặt KQHTcủa SV và chất
lượng của sản phẩm đào tạo nói chung đồng thời góp phần cải tiến giảng dạy và học
tập tốt hơn”[69].
27
Trong cuốn “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học
sinh phổ thông”, tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc quan niệm: “Đánh giá
trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện
trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào
mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và
hành động giáo dục tiếp theo” [6].
Trong tài liệu “Đánh giá trong giáo dục”, Trần Bá Hoành đưa ra định nghĩa
“Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công
việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu,
tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực
trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [8, tr.5]
Trong tài liệu “Kiểm tra-đánh giá trong dạy học đại học”, tác giả Đặng Bá
Lãm cho rằng, “Đánh giá là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu thập, phân
tích, giải thích thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu
dạy học” [56]
Trong cuốn “Đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông-một số vấn đề
lý luận và thực tiễn”, tác giả Nguyễn Đức Minh cho rằng “Đánh giá là quá trình thu
thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin để tìm ra các chỉ số về lượng, giá trị hoặc
sự quan trọng của nó trong so sánh với các mục đích, mục tiêu đã đặt ra từ trước, từ
đó đưa ra ý kiến, phán xét, khuyến nghị nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng
công việc” [67]
Từ đó, chúng tôi xác định khái niệm đánh giá như sau: Đánh giá là quá trình
thu thập, phân tích các thông tin về vấn đề cần đánh giá một cách có hệ thống nhằm
xem xét mức độ đạt được so với hệ thống tiêu chí/chuẩn/mục tiêu đã được đề ra từ
trước để đưa ra ý kiến, phán xét, khuyến nghị nhằm giúp điều chỉnh và đạt được
mục tiêu đã đề ra.
- Đo lƣờng (Measurement)
Đo lường là sự so sánh một đại lượng này với một đại lượng cố định gọi là
đơn vị đo; là tiến trình đạt được sự mô tả bằng số lượng về mức độ mà cá nhân
28
làm được trong một lĩnh vực cụ thể [146]. Đo lường cũng là một cách lượng giá
trên cơ sở gán các con số thứ bậc theo một hệ thống quy tắc nào đó đối với đối
tượng đánh giá.
Tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc đưa ra cách hiểu về đo như sau:
“Khái niệm đo bắt nguồn từ khoa vật lý. Theo nghĩa vật lý học, đo là so sánh đại
lượng cần đo với một đại lượng được coi như đơn vị để đo. Trong phạm vi khoa học
xã hội, các thang bậc metric (hay hệ mét) lại không phải phổ biến mà là những
ngoại lệ. Đo (measurement) là khái niệm chung dùng để chỉ sự so sánh một vật hay
một hiện tượng với một thước đo hoặc một chuẩn mực và khả năng trình bày kết
quả về mặt định lượng”. [72]
Tác giả Lâm Quang Thiệp đưa ra quan niệm: “Đo lường là việc gán các con
số vào các cá thể theo một hệ thống quy tắc nào đó”. [83]
Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng đánh giá (assessment) và đo lường
(measurement) là hai khái niệm có nội hàm gần giống nhau, vì vậy thường được
dùng thay thế cho nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm khác. Theo ông, “đo lường
trong các khoa học xã hội là sử dụng những thủ pháp hay kỹ thuật nhằm lượng hóa
sự vật, hiện tượng phục vụ cho mục tiêu đánh giá (chẳng hạn đo lường sự hiểu biết,
kiến thức, kỹ năng, cấu trúc, thuộc tính hay phẩm chất”. [48]
Theo Nitko: “Đo lường được định nghĩa như một thủ tục đánh giá số
lượng (thường được gọi là điểm số) đối với một đặc tính hoặc đặc điểm cụ thể
của một người, bằng cách đó cho biết những con số miêu tả mức độ sở hữu của
mỗi người”. [123]
Đo lường vừa là hoạt động có tính chất độc lập tương đối vừa là một quá
trình bộ phận của kiểm tra, có một số cách hiểu về đo lường như: Là tiến trình đạt
được sự mô tả bằng số lượng về mức độ mà một cá nhân làm được trong một lĩnh
vực cụ thể.
Còn rất nhiều chuyên gia đánh giá trong và ngoài nước đưa ra định nghĩa về
đo lường, có thể cách diễn đạt khác nhau, nhưng họ thống nhất chung một cách
29
hiểu với chúng tôi: Đo lường là một phương pháp đánh giá định lượng trên các
thang đo cụ thể được lựa chọn theo mục đích nhất định.
Tóm lại, đo lường trong ĐGKQHT là quá trình lượng hóa mức độ đạt được
các mục tiêu hay tiêu chí trong quá trình học tập của SV.
Trong dạy học đại học, có thể hiểu hiểu đo lường là hoạt động lượng hóa
KQHT của SV từ thông tin thu được qua kiểm tra dưới dạng các số đo trên thang
đo nhất định.
- Lƣợng giá (Evaluation)
Evaluation có nghĩa là sự lượng giá, sự ước định [107]. Ở việt Nam có tài
liệu dịch là định giá, có tài liệu dịch là đánh giá.
Tác giả lâm Quang Thiệp và Nguyễn Đức Chính cùng cho rằng: “Evaluation
là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc đánh giá một
chương trình, một nhà trường, một chính sách. Đánh giá có thể là định lượng
(quantitative) [83], [12].
Trần Bá Hoành đưa ra quan niệm: trong học tập, lượng giá (evaluation) đòi
hỏi giáo viên phải đưa ra những nhận định, phán đoán về thực chất trình độ của một
học sinh trước vấn đề được kiểm tra, đồng thời đề xuất những định hướng bổ
khuyết sai sót hoặc phát huy kết quả. Tình hình phổ biến hiện nay là đa số giáo viên
khi chấm bài chỉ cho điểm chứ chưa phê những nhận xét để chỉ ra cho người học
những mặt mạnh, những mặt yếu và có hướng bổ cứu. Như vậy, giáo viên mới chỉ
ước lượng mà vẫn chưa đánh giá. Tình hình đó làm chậm sự tiến bộ của người học
trong học tập” [33].
Trong cuốn “Assessment Standards for School Mathematics” ở phần
Glossary của tài liệu tác giả đưa ra định nghĩa về Evaluation như sau: “Evaluation:
Quy trình xác định giá trị, hoặc gắn một giá trị cho một thứ gì đó trên cơ sở xem xét
và nhận định kỹ lưỡng. Khi được sử dụng trong tài liệu này, định giá là một cách sử
dụng thông tin đánh giá” [145]
Trong cuốn “Measurement and Evaluation in Teaching”, Norman
E.Gronlund đã phân biệt thuật ngữ định giá (Evaluation) và đo lường như sau:
30
“lượng giá là sự mô tả định tính hành vi của người học” (danh mục kiểm tra, thang
điểm) và “đo lường”, là sự mô tả định lượng” (các điểm số của bài kiểm tra). Theo
ông, định giá (Evaluation) có thể được định nghĩa là một quy trình có hệ thống để xác
định mức độ mà người học đạt được các mục tiêu giáo dục. Có hai khía cạnh quan
trọng trong định nghĩa này. Thứ nhất, lưu ý rằng định giá ngầm ý một quy trình có hệ
thống. Thứ hai, định giá luôn luôn giả định rằng các mục tiêu giáo dục đã được xác
định từ trước. Nếu không có những mục tiêu (mục đích) được xác định trước đó, rõ
ràng không thể định giá được tiến độ thực hiện. Định nghĩa này chỉ ra rằng định giá
(Evaluation) là một thuật ngữ toàn diện và bao trùm đo lường. Định giá bao gồm
những mô tả định lượng và định tính hành vi của người học cộng với những nhận
định giá trị liên quan đến sự mong muốn đối với hành vi đó.
Theo chúng tôi hiểu, lượng giá (evaluation) là một quy trình có hệ thống để
xác định mức độ mà người học đạt được các mục tiêu giáo dục được đề ra từ trước.
1.2.2. Đánh giá KQHT của sinh viên (Student Learning Outcome
Assessment)
Đề cập đến đánh giá kết quả học tập, trong tiếng Anh có hai thuật ngữ là
“evaluation” và “assessment”. Hai thuật ngữ này có điểm khác nhau:
Theo tác giả Trần Thị Bích Liễu [42] thì ở Mỹ người ta dùng “assessment” với
nghĩa là đánh giá nhỏ hay đánh giá bộ phận, ở phạm vi hẹp nằm trong đánh giá tổng
thể “evaluation”. Tác giả H. Stephen Straight [148] chỉ ra những điểm khác nhau
giữa hai thuật ngữ này như sau: “assessment” được sử dụng trong đánh giá quá
trình, còn “evaluation” được sử dụng cuối quá trình học tập với mục đích đưa ra
quyết định về sự thành công hay thất bại của người học.
Để giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực thì không thể chỉ hướng
đến đánh giá tổng kết, vì vậy trong luận án tác giả sử dụng khái niệm “đánh giá kết
quả học tập” diễn ra trong quá trình học tập, tương đương với khái niệm
“assessment” trong tiếng Anh.
Vấn đề đánh giá kết quả học tập đã được đề cập từ lâu trong giáo dục với
nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào mức độ, đối tượng, mục đích
31
của đánh giá. Song tựu chung lại có hai cách hiểu về đánh giá kết quả học tập dựa
trên hai cách hiểu khác nhau về đánh giá, đó là hiểu theo nghĩa hẹp và hiểu theo
nghĩa rộng.
Cách hiểu theo nghĩa hẹp chỉ đi vào một khía cạnh nào đó mà chưa bao quát
toàn bộ hoạt động đánh giá, chẳng hạn một số định nghĩa trong các từ điển [106],
hay định nghĩa của C.E. Beeby [73], [74], [54] Các tác giả này coi đánh giá
KQHT là “xác định mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, và thái độ của người
học so với mục tiêu của chương trình môn học” [54]. Như vậy, theo cách hiểu này
đánh giá KQHT là xác nhận thực trạng học tập của người học, xem họ đạt đến trình
độ nào của thang đánh giá. Hoạt động đánh giá được giới hạn trong việc đo lường
mà thôi.
Cách hiểu thứ hai theo nghĩa rộng coi đánh giá kết quả học tập là hoạt động
phức tạp bao gồm nhiều khâu. Các tác giả Trần Bá Hoành [33], Hoàng Đức Nhuận,
Lê Đức Phúc [72] và Trần Thị Tuyết Oanh [73] đã đưa ra các định nghĩa mô tả một
cách đầy đủ các khâu của quá trình đánh giá KQHT từ thu thập thông tin (kiểm tra),
so sánh, đối chiếu thông tin với tiêu chuẩn, tiêu chí (đo lường), đưa ra nhận định,
phê phán (đánh giá), và đưa ra quyết định (mục đích sử dụng đánh giá).
Trong luận án, tác giả sử dụng định nghĩa đánh giá kết quả học tập theo
nghĩa rộng. Đánh giá kết quả học tập là quá trình tập hợp và phân tích thông tin
nhằm đưa ra nhận định về mức độ đạt được các kết quả học tập của người học sau
quá trình học tập so với mục tiêu đã đề ra và sử dụng chúng để đưa ra các quyết
định phù hợp.
Như vậy, đánh giá KQHT là đánh giá về việc vận dụng tri thức, kĩ năng, thái
độ của người học sau một quá trình dạy học. Đánh giá KQHT không chỉ nhằm làm
rõ thực trạng học tập của người học mà còn qua đó cải biến thực trạng cho tốt hơn.
Giữa đánh giá KQHT và kiểm tra, đo lường có mối quan hệ với nhau:
- Kiểm tra là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của người
học bằng nhiều hình thức, công cụ, kỹ thuật khác nhau.
32
- Đo lường là hoạt động chỉ sự so sánh KQHT của người học thu được
qua kiểm tra với những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định.
Như vậy, đánh giá phải dựa trên cơ sở của kiểm tra và đo lường; còn kiểm
tra, đo lường là để phục vụ cho việc đánh giá. Kiểm tra và đo lường là các khâu
nằm trong quá trình đánh giá KQHT [89]
Kết quả mà người học đạt được trong quá trình dạy học là cơ sở quan trọng
nhất để đánh giá kết quả hoạt động dạy học. Kết quả học tập được thể hiện ở mức
độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định hay ở mức độ mà người
học đạt được trong tương quan chung với những người cùng học khác
Dù hiểu theo nghĩa nào thì đánh giá kết quả học tập cũng phản ánh kết quả
mà người học đạt được sau một giai đoạn học tập.
Như vậy, đánh giá kết quả học tập của người học là đánh giá mức độ hoàn thành
các mục tiêu đề ra cho người học sau một giai đoạn học tập, các mục tiêu này thể hiện ở
từng môn học cụ thể. Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức,
kĩ năng, kĩ xảo của người học so với yêu cầu của chương trình đề ra.
Đánh giá kết quả học tập bao gồm quá trình thu thập thông tin, quá trình xử lí
thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu đã xác định của người học nhằm
tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản
thân người học để giúp họ học tập tiến bộ hơn. Kết quả của việc đánh giá được thể
hiện chủ yếu bằng điểm số theo thang điểm đã được quy định, ngoài ra việc đánh giá
thể hiện bằng lời nhận xét của giáo viên. [71]
Kiểm tra và đánh giá là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiểm tra
là để đánh giá, đánh giá dựa trên cơ sở của kiểm tra.
Đánh giá KQHT của SV là quá trình giảng viên xác định mức độ nắm được
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của sinh viên đạt được sau một giai đoạn học tập so với
yêu cầu của chương trình đề ra bằng điểm số theo thang điểm đã được quy định,
ngoài ra việc đánh giá thể hiện bằng lời nhận xét của giảng viên nhằm tạo cơ sở cho
những quyết định sư phạm của giảng viên, cho nhà trường và cho bản thân người
học để giúp họ học tập tiến bộ hơn. Từ đó, giúp giảng viên điều chỉnh cách dạy và
sinh viên điều chỉnh cách học để cải thiện thành tích, giúp trường xem xét lại
chương trình và mục tiêu đào tạo.[71]
33
Đánh giá kết quả học tập là quá trình tập hợp và phân tích thông tin nhằm
đưa ra nhận định về mức độ đạt được các kết quả học tập của người học sau quá
trình học tập so với mục tiêu đã đề ra và sử dụng chúng để đưa ra các quyết định
phù hợp.
Như vậy, đánh giá KQHT là đánh giá về việc vận dụng tri thức, kỹ năng, thái
độ của người học sau một quá trình dạy học. Đánh giá KQHT không chỉ nhằm làm
rõ thực trạng học tập của người học mà còn qua đó cải biến thực trạng cho tốt hơn.
- Đánh giá phải dựa trên cơ sở của kiểm tra và đo lường; còn kiểm tra, đo
lường là để phục vụ cho việc đánh giá. Kiểm tra và đo lường là các khâu nằm trong
quá trình đánh giá KQHT. [89]
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm xác định mức độ đạt được
mục tiêu học tập thông qua thu thập thông tin minh chứng về KQHT của SV trong
quá trình học tập, qua đó có thể đưa ra những nhận định, phán đoán và quyết định
về thành quả học tập của SV. Đây là một mặt quan trọng của ĐG trong dạy học đại
học, ĐGKQHT của SV được hiểu như là hoạt động diễn ra trong quá trình dạy học
đại học. Việc đánh giá kết quả học tập được xét ở đây bao hàm trong đó cả hoạt
động kiểm tra, đo lường, và lượng giá để từ đó đưa ra các quyết định về thành quả
học tập của SV.
1.2.3. Tự đánh giá kết quả học tập (Learning Outcome Self-asessment)
Theo Patrick Griffin (1998) [8]. TĐG là một khâu quan trọng đối với việc
đánh giá cả quá trình học. Một khi người học có thể TĐG việc học và nền tảng kiến
thức của họ đang có thì có thể nhận ra những lỗ hổng trong kiến thức, nhờ đó quá
trình học đạt hiệu quả hơn, khuyến khích sự tiến bộ của người học, góp phần vào
việc tự điều chỉnh quá trình học.
TĐG là quá trình thu thập, phân tích các thông tin thích hợp về chủ thể, là quá
trình rất phức tạp. Người TĐG phải sử dụng phương pháp phân tích SWOT (Strengths-
điểm mạnh, Weaknesses-điểm yếu, Opportunities-cơ hội và Threats-nguy cơ) về chính
mình. Sử dụng phương pháp này thực chất là xác nhận sự nhận thức về những điểm
mạnh, điểm yếu của cá nhân, cố gắng nhìn thấy những cơ hội và thách thức trong việc
theo đuổi mục tiêu nào đó.
34
- TĐG là bộ phận của quá trình đánh giá và thuộc dạng đánh giá quá trình.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó mang tính chất đánh giá chẩn đoán hoặc
tổng kết.
- TĐG là một hoạt động tự phản ánh quá trình học của bản thân người học
về những vấn đề như: đã học được những gì, học như thế nào và cần phải làm gì để
học tốt .
Theo chúng tôi, TĐG kết quả học tập được xem xét trong mối quan hệ với
đánh giá và với hoạt động học tập/rèn luyện của người học, tức là vừa có tính chất
đánh giá để điều chỉnh quá trình học tập/rèn luyện, vừa có tính chất của việc học, tự
học. Như vậy, TĐG có thể diễn ra trong toàn bộ quá trình học tập của người học
khi có sự hướng dẫn của GV và không có sự hướng dẫn của GV.
Qua phân tích ở trên cho thấy, mặc dù TĐG đã được quan tâm, nghiên cứu
trong nhiều năm qua, tùy theo cách tiếp cận khác nhau để có cách nhìn khác nhau.
Song dù hiểu theo cách nào TĐG cũng bao gồm: thu thập, xử lí các thông tin về bản
thân; đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn do bản thân hoặc người khác đề ra; trên cơ
sở đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó theo đuổi và thực hiện
mục tiêu của mình.
Từ những quan niệm ở trên, chúng tôi xác định khái niệm TĐG kết quả học
tập của người học: Là quá trình chủ thể thu thập thông tin về kết quả học tập của
bản thân, đối chiếu và xem xét mức độ đạt được của bản thân so với hệ thống tiêu
chí/chuẩn/mục tiêu/bài học/môn học,... đã được đề ra từ trước.
Sau khi chủ thể đối chiếu và xem xét mức độ đạt được của bản thân so với hệ
thống tiêu chí/chuẩn/mục tiêu/bài học/môn học,... đã được đề ra từ trước thì tự mình
suy xét và có kế hoạch học tập, rèn luyện, bồi dưỡng,...để đạt được mục tiêu đã đề
ra cũng như tự điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình để vươn tới mức độ hoàn
thiện hơn.
1.2.4. Kỹ năng (Skill)
Cho đến nay trên thế giới và ở nước ta có nhiều quan niệm về kỹ năng và nó
được nhìn dưới những góc độ khác nhau. Kỹ năng là tri thức trong hành động, là
“khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nào đó vào thực
tế” [102]. Kỹ năng thể hiện khả năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ
35
sở những kiến thức có được đối với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra phù hợp
với mục tiêu và điều kiện cho phép.
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, tác giả Nguyễn Lân (2000): kỹ năng là
khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn.
Trong Tâm lý học, KN được nghiên cứu theo hai hướng chính:
Hướng thứ nhất, xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi
KN như một phương thức thực hiện hành động mà con người thực hiện. Đại diện
cho nhóm này, có các tác giả: A.G. Covaliốp, V.A. Krutetxki, Trần Trọng Thủy,
Trần Anh Tuấn ... Chẳng hạn, theo V.A. Krutetxki: KN là sự sử dụng phù hợp các
tri thức và hiểu biết đã có vào hoạt động [114]. Hướng nghiên cứu KN này giúp cho
quá trình tiếp cận một KN trở nên tường minh về mặt kỹ thuật, thao tác cấu thành
nên KN. Do đó, có thể định tính, định lượng quá trình tổ chức tập luyện và đánh giá
được kết quả hình thành KN đến từng thao tác; Nhưng cũng có những nhược điểm:
Với những KN phức hợp thường không dễ xác định được hệ thống thao tác và do
đó có xu hướng tách rời KN với NL hoạt động của con người và kết quả hành động.
Hướng thứ hai, quan niệm KN là khả năng, hoặc là biểu hiện NL của con
người trong hoạt động (Khả năng thể hiện ở kết quả của hành động). Đại diện cho
nhóm này gồm các tác giả: N.D. Levitov [115], K. K. Platonnov, G. G. Gulobev
[113], A. V. Petrovxki [116], Nguyễn Quang Uẩn [91], Trần Quốc Thành [80]...
Tác giả Đặng Thành Hưng [38] cho rằng: KN là hình thức biểu hiện của khả năng
hay NL, chứ tự nó không phải là khả năng hay NL. KN chính là hành động, chứ
không phải khả năng thực hiện hành động. Tuy nhiên, không phải hành động nào
cũng là KN. Vì vậy, tác giả quan niệm: KN là một dạng hành động được thực hiện
tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh
học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có KN đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính
tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc
mức độ thành công theo chuẩn hay qui định.
Có thể thấy rằng, mỗi quan niệm trên đều có những hạt nhân hợp lý. Theo
quan niệm thứ nhất, muốn thực hiện hành động, con người cần phải có tri thức về
hành động đó như tri thức về mục đích hành động, cách thức và điều kiện thực hiện
hành động. Khi con người nắm được các yếu tố đó và thực hiện hành động theo
36
đúng yêu cầu đặt ra thì có nghĩa là họ đã có KN. Tuy nhiên, nếu con người chỉ biết
vận dụng được tri thức, kinh nghiệm đã có theo đúng yêu cầu đặt ra thôi thì chưa đủ
để làm cho hành động có kết quả. Muốn hành động có kết quả, thì con người phải
biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện cho phép. Khi con
người đã biết hành động có kết quả trong điều kiện này, thì điều kiện khác cũng sẽ
cho kết quả tương tự. Như vậy, việc vận dụng những...7.1 7.1 8.2
Thỉnh 178 39.6 39.6 47.8
Valid
thoảng
Thường 235 52.2 52.2 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Giao bài tập về nhà
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 10 2.2 2.2 2.2
Valid giờ
Hiếm khi 38 8.4 8.4 10.7
P57
Thỉnh 194 43.1 43.1 53.8
thoảng
Thường 208 46.2 46.2 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Sinh viên tự đánh giá
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 157 34.9 34.9 34.9
giờ
Hiếm khi 200 44.4 44.4 79.3
Thỉnh 67 14.9 14.9 94.2
Valid
thoảng
Thường 26 5.8 5.8 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Giúp cho SV hiểu đƣợc yêu cầu và tầm quan trọng của tự đánh
giá kết quả học tập
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 194 43.1 43.1 43.1
giờ
Hiếm khi 176 39.1 39.1 82.2
Thỉnh 55 12.2 12.2 94.4
Valid
thoảng
Thường 25 5.6 5.6 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
P58
Trang bị kiến thức khoa học cơ bản về đánh giá, tự đánh giá cho
SV
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 194 43.1 43.1 43.1
giờ
Hiếm khi 168 37.3 37.3 80.4
Thỉnh 75 16.7 16.7 97.1
Valid
thoảng
Thường 13 2.9 2.9 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Trang bị những kiến thức về về đánh giá, tự đánh giá cho SV
hƣớng đến dạy ở phổ thông
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 263 58.4 58.4 58.4
giờ
Hiếm khi 158 35.1 35.1 93.6
Thỉnh 27 6.0 6.0 99.6
Valid
thoảng
Thường 2 .4 .4 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Nội dung hƣớng đến hình thành năng lực về đánh giá, tự đánh
giá cho SV để giáo dục học sinh
P59
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 204 45.3 45.3 45.3
giờ
Hiếm khi 169 37.6 37.6 82.9
Thỉnh 59 13.1 13.1 96.0
Valid
thoảng
Thường 18 4.0 4.0 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Nội dung hƣớng đến hình thành năng lực về đánh giá, tự đánh
giá cho SV trong dạy học
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 218 48.4 48.4 48.4
giờ
Hiếm khi 188 41.8 41.8 90.2
Thỉnh 39 8.7 8.7 98.9
thoảng
Thường 5 1.1 1.1 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Thực hành đánh giá thƣờng xuyên trên lớp
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 240 53.3 53.3 53.3
giờ
P60
Hiếm khi 172 38.2 38.2 91.6
Thỉnh 37 8.2 8.2 99.8
thoảng
Thường 1 .2 .2 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện KN TĐG cho ngƣời học thông qua việc xây dựng các
tình huống sƣ phạm điển hình
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 257 57.1 57.1 57.1
giờ
Hiếm khi 171 38.0 38.0 95.1
Thỉnh 22 4.9 4.9 100.0
thoảng
Total 450 100.0 100.0
Tăng cƣờng hƣớng dẫn SV đánh giá, tự đánh giá thông qua hệ
thống bài tập
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 248 55.1 55.1 55.1
giờ
Hiếm khi 171 38.0 38.0 93.1
Thỉnh 27 6.0 6.0 99.1
thoảng
Thường 4 .9 .9 100.0
xuyên
P61
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện cho ngƣời học biết TĐG trong toàn bộ quá trình
học/giờ học trên lớp
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 229 50.9 50.9 50.9
giờ
Hiếm khi 184 40.9 40.9 91.8
Thỉnh 35 7.8 7.8 99.6
thoảng
Thường 2 .4 .4 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện KN TĐG cho ngƣời học thông qua thảo luận, seminar
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 230 51.1 51.1 51.1
giờ
Hiếm khi 173 38.4 38.4 89.6
Thỉnh 41 9.1 9.1 98.7
thoảng
Thường 6 1.3 1.3 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện KN TĐG cho ngƣời học thông qua việc tái hiện các
kiến thức đã học
P62
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 234 52.0 52.0 52.0
giờ
Hiếm khi 174 38.7 38.7 90.7
Thỉnh 37 8.2 8.2 98.9
thoảng
Thường 5 1.1 1.1 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Hƣớng dẫn SV đánh giá, tự đánh giá thông qua hệ thống tiêu chí
tự đánh giá KQHT
Mức độ Số lượng Phần Gí trị Tổng
trăm
Chưa bao 244 54.2 54.2 54.2
giờ
Hiếm khi 160 35.6 35.6 89.8
Thỉnh 44 9.8 9.8 99.6
thoảng
Thường 2 .4 .4 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Hƣớng dẫn SV đánh giá, tự đánh giá thông qua phiếu hƣớng
dẫn tự đánh giá KQHT
Mức độ Số lượng Phần Gí trị Tổng
trăm
P63
Chưa bao 232 51.6 51.6 51.6
giờ
Hiếm khi 157 34.9 34.9 86.4
Thỉnh 52 11.6 11.6 98.0
thoảng
Thường 9 2.0 2.0 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện KN TĐG cho ngƣời học thông qua việc SV TĐG lẫn
nhau trong quá trình học tập/làm việc nhóm
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 219 48.7 48.7 48.7
giờ
Hiếm khi 163 36.2 36.2 84.9
Thỉnh 61 13.6 13.6 98.4
Valid
thoảng
Thường 7 1.6 1.6 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện KN TĐG cho ngƣời học thông qua việc phối hợp các
biện pháp đánh giá
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
P64
Chưa bao 221 49.1 49.1 49.1
giờ
Hiếm khi 161 35.8 35.8 84.9
Thỉnh 61 13.6 13.6 98.4
Valid
thoảng
Thường 7 1.6 1.6 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện cho SV các KN tự đánh giá kết quả học tập
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 254 56.4 56.4 56.4
giờ
Hiếm khi 149 33.1 33.1 89.6
Thỉnh 32 7.1 7.1 96.7
Valid
thoảng
Thường 15 3.3 3.3 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện cho ngƣời học cách xác định mục tiêu, nhiệm vụ học
tập để TĐG KQHT
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 260 57.8 57.8 57.8
giờ
Valid Hiếm khi 165 36.7 36.7 94.4
Thỉnh 17 3.8 3.8 98.2
thoảng
P65
Thường 8 1.8 1.8 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện cho ngƣời học kỹ năng/thao tác so sánh, phân tích,
tổng hợp để TĐG KQHT
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 248 55.1 55.1 55.1
giờ
Hiếm khi 168 37.3 37.3 92.4
Thỉnh 29 6.4 6.4 98.9
Valid
thoảng
Thường 5 1.1 1.1 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Rèn luyện cho ngƣời học biết cách thu thập thông tin để TĐG
KQHT
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 220 48.9 48.9 48.9
giờ
Hiếm khi 178 39.6 39.6 88.4
Thỉnh 46 10.2 10.2 98.7
Valid
thoảng
Thường 6 1.3 1.3 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
P66
Rèn luyện cho ngƣời học tự rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt
động học tập
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa bao 240 53.3 53.3 53.3
giờ
Hiếm khi 158 35.1 35.1 88.4
Thỉnh 40 8.9 8.9 97.3
Valid
thoảng
Thường 12 2.7 2.7 100.0
xuyên
Tổng 450 100.0 100.0
Kỹ năng thu thập thông tin về KQHT
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Yếu 9 2.0 2.0 2.0
Trung 80 17.8 17.8 19.8
bình
Valid
Khá 213 47.3 47.3 67.1
Tốt 148 32.9 32.9 100.0
Tổng 450 100.0 100.0
Kĩ năng so sánh, đối chiếu KQHT của bản thân với mục tiêu,
yêu cầu học tập
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Valid Yếu 10 2.2 2.2 2.2
P67
Trung 105 23.3 23.3 25.6
bình
Khá 265 58.9 58.9 84.4
Tốt 70 15.6 15.6 100.0
Tổng 450 100.0 100.0
KN nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Yếu 16 3.6 3.6 3.6
Trung 129 28.7 28.7 32.2
bình
Valid
Khá 216 48.0 48.0 80.2
Tốt 89 19.8 19.8 100.0
Tổng 450 100.0 100.0
KN điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao kết quả học
tập
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Yếu 22 4.9 4.9 4.9
Trung 145 32.2 32.2 37.1
bình
Valid
Khá 209 46.4 46.4 83.6
Tốt 74 16.4 16.4 100.0
Tổng 450 100.0 100.0
Đánh giá chung về Kỹ năng tự đánh giá KQHT
P68
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Yếu 52 11.6 11.6 11.6
Trung 222 49.3 49.3 60.9
bình
Valid
Khá 148 32.9 32.9 93.8
Tốt 28 6.2 6.2 100.0
Tổng 450 100.0 100.0
Đƣợc hƣớng dẫn
Mức độ Số lượng Phần Giá trị Tổng
trăm
Chưa được hướng 348 77.3 77.3 77.3
dẫn
Valid
Đã được hướng dẫn 102 22.7 22.7 100.0
Tổng 450 100.0 100.0
ANOVA
Sig.
Between Groups .133
Tạo động lực thúc đẩy tính tích cực
Within Groups
học tập của SV
Total
Between Groups .951
Cung cấp thông tin phản hồi về hiệu
Within Groups
quả giảng dạy của GV
Total
Between Groups .893
Đánh giá toàn diện quá trình học tập
Within Groups
của SV
Total
P69
Between Groups .503
Đánh giá đúng năng lực của SV Within Groups
Total
Between Groups .675
Điều chỉnh họat động học tập của SV Within Groups
Total
Between Groups .734
Đưa ra các quyết định về việc học tập
Within Groups
của SV
Total
Between Groups .066
Phát triển năng lực tự học, tự nghiên
Within Groups
cứu của SV
Total
Between Groups .638
Hình thành ở SV nhu cầu và kỹ năng
Within Groups
tự ĐGKQHT của bản thân
Total
Between Groups .431
Điều chỉnh mục đích học tập của SV Within Groups
Total
CÂU 3
N Mean Std. Std. 95% Confidence
Deviation Error Interval for Mean
Lower Upper
Bound Bound
1 168 1.80 .728 .056 1.69 1.91
Mục tiêu học tập 2 150 1.82 .646 .053 1.72 1.92
của tôi là gì? 3 132 1.78 .765 .067 1.65 1.91
Total 450 1.80 .712 .034 1.74 1.87
Tôi đang học như 1 168 1.82 .712 .055 1.71 1.93
thế nào? 2 150 1.79 .738 .060 1.67 1.91
P70
3 132 1.77 .719 .063 1.64 1.89
Total 450 1.79 .722 .034 1.73 1.86
Phương pháp học 1 168 2.12 .846 .065 1.99 2.25
của tôi đã là cách 2 150 2.04 .810 .066 1.91 2.17
tốt nhất/phù hợp 3 132 2.02 .833 .073 1.88 2.17
nhất đối với tôi 450 2.06 .830 .039 1.99 2.14
Total
chưa?
1 168 1.87 .714 .055 1.76 1.98
Tôi đang thực sự
2 150 1.77 .639 .052 1.66 1.87
quan tâm đến vấn
3 132 1.73 .640 .056 1.62 1.85
đề gì?
Total 450 1.80 .669 .032 1.73 1.86
1 168 1.73 .754 .058 1.62 1.85
Tôi có thể hiểu
2 150 1.82 .724 .059 1.70 1.94
và nhớ được vấn
3 132 1.77 .760 .066 1.63 1.90
đề gì?
Total 450 1.77 .745 .035 1.70 1.84
1 168 1.92 .678 .052 1.81 2.02
Tôi sẽ phải làm
2 150 1.92 .790 .065 1.79 2.05
gì để TĐG được
3 132 1.94 .789 .069 1.80 2.08
KQHT của mình?
Total 450 1.92 .748 .035 1.86 1.99
1 168 1.94 .880 .068 1.81 2.07
Điểm mạnh và
2 150 1.89 .778 .064 1.77 2.02
điểm yếu của tôi
3 132 1.77 .719 .063 1.64 1.89
là gì?
Total 450 1.87 .803 .038 1.80 1.95
Tôi sẽ thực hiện 1 168 1.67 .679 .052 1.57 1.78
việc cải thiện 2 150 1.59 .570 .047 1.49 1.68
việc học tập như 3 132 1.74 .625 .054 1.63 1.85
thế nào? Total 450 1.66 .630 .030 1.61 1.72
1 168 1.75 .860 .066 1.62 1.88
Tôi cần làm gì để 2 150 1.62 .791 .065 1.49 1.75
cải thiện KQHT? 3 132 1.70 .761 .066 1.57 1.83
Total 450 1.69 .809 .038 1.62 1.77
P71
ANOVA
Sig.
Between Groups .897
Mục tiêu học tập của tôi là gì? Within Groups
Total
Between Groups .792
Tôi đang học như thế nào? Within Groups
Total
Between Groups .552
Phương pháp học của tôi đã là cách tốt
Within Groups
nhất/phù hợp nhất đối với tôi chưa?
Total
Between Groups .184
Tôi đang thực sự quan tâm đến vấn đề
Within Groups
gì?
Total
Between Groups .574
Tôi có thể hiểu và nhớ được vấn đề
Within Groups
gì?
Total
Between Groups .963
Tôi sẽ phải làm gì để TĐG được
Within Groups
KQHT của mình?
Total
Between Groups .161
Điểm mạnh và điểm yếu của tôi là gì? Within Groups
Total
Between Groups .114
Tôi sẽ thực hiện việc cải thiện việc
Within Groups
học tập như thế nào?
Total
Between Groups .359
Tôi cần làm gì để cải thiện KQHT? Within Groups
Total
P72
CÂU 4
N Mean Std. Std. 95% Confidence Mini
Deviation Error Interval for Mean mum
Lower Upper
Bound Bound
1 168 2.40 .677 .052 2.30 2.51 1
Trao đổi với bạn
2 150 2.35 .743 .061 2.23 2.47 1
học về nội dung
3 132 2.39 .651 .057 2.28 2.51 1
bài học
Total 450 2.38 .691 .033 2.32 2.45 1
Trao đổi với 1 168 1.90 .939 .072 1.76 2.04 1
giảng viên, 2 150 1.93 .942 .077 1.77 2.08 1
chuyên gia về 3 132 1.95 .915 .080 1.80 2.11 1
nội dung bài học Total 450 1.92 .931 .044 1.84 2.01 1
Đọc lại vở ghi, 1 168 1.76 .686 .053 1.66 1.87 1
giáo trình để 2 150 1.69 .623 .051 1.59 1.79 1
hiểu rõ về một 3 132 1.68 .669 .058 1.57 1.80 1
nội dung nào đó Total 450 1.72 .660 .031 1.65 1.78 1
1 168 2.24 .806 .062 2.12 2.36 1
Đọc thêm tài liệu
2 150 2.18 .769 .063 2.06 2.30 1
tham khảo để bổ
3 132 2.12 .677 .059 2.00 2.24 1
sung kiến thức
Total 450 2.18 .758 .036 2.11 2.25 1
1 168 1.58 .633 .049 1.48 1.67 1
Tự học, tự làm 2 150 1.55 .597 .049 1.46 1.65 1
đề cương ôn tập 3 132 1.50 .586 .051 1.40 1.60 1
Total 450 1.55 .607 .029 1.49 1.60 1
Tái hiện bằng 1 168 1.99 .778 .060 1.88 2.11 1
văn bản. tóm tắt, 2 150 1.93 .808 .066 1.80 2.06 1
lập dàn y, nêu y 3 132 1.97 .730 .064 1.84 2.10 1
P73
chính, phát biểu 450 1.97 .773 .036 1.90 2.04 1
lại nội dung đã
Total
học (khái niệm,
quy luật...)
Diễn đạt bằng 1 168 2.25 .846 .065 2.12 2.38 1
hình ảnh minh 2 150 2.18 .828 .068 2.05 2.31 1
họa chi tiết hay 3 132 2.17 .875 .076 2.02 2.32 1
phác thảo các nét 450 2.20 .848 .040 2.12 2.28 1
chính nội dung Total
đã học
1 168 1.95 .749 .058 1.84 2.07 1
Diễn đat bằng sơ
2 150 1.99 .807 .066 1.86 2.12 1
đồ nội dung đã
3 132 1.92 .801 .070 1.78 2.05 1
học
Total 450 1.96 .783 .037 1.88 2.03 1
1 168 2.03 1.080 .083 1.87 2.19 1
Diễn đạt bằng
2 150 1.93 1.014 .083 1.77 2.10 1
bảng, ma trận nội
3 132 1.91 1.052 .092 1.73 2.09 1
dung đã học
Total 450 1.96 1.049 .049 1.87 2.06 1
1 168 1.95 .908 .070 1.81 2.09 1
Diễn đạt bằng đồ
2 150 1.93 .898 .073 1.78 2.07 1
thị nội dung đã
3 132 1.95 1.018 .089 1.78 2.13 1
học
Total 450 1.94 .936 .044 1.86 2.03 1
ANOVA
Sig.
Between Groups .790
Trao đổi với bạn học về nội dung bài
Within Groups
học
Total
Trao đổi với giảng viên, chuyên gia về Between Groups .876
nội dung bài học Within Groups
P74
Total
Between Groups .512
Đọc lại vở ghi, giáo trình để hiểu rõ về
Within Groups
một nội dung nào đó
Total
Between Groups .414
Đọc thêm tài liệu tham khảo để bổ
Within Groups
sung kiến thức
Total
Between Groups .542
Tự học, tự làm đề cương ôn tập Within Groups
Total
Tái hiện bằng văn bản. tóm tắt, lập Between Groups .783
dàn y, nêu y chính, phát biểu lại nội Within Groups
dung đã học (khái niệm, quy luật...) Total
Diễn đạt bằng hình ảnh minh họa chi Between Groups .649
tiết hay phác thảo các nét chính nội Within Groups
dung đã học Total
Between Groups .713
Diễn đat bằng sơ đồ nội dung đã học Within Groups
Total
Between Groups .564
Diễn đạt bằng bảng, ma trận nội dung
Within Groups
đã học
Total
Between Groups .960
Diễn đạt bằng đồ thị nội dung đã học Within Groups
Total
CÂU 5
P75
N Mean Std. Std. 95%
Deviation Error Confidence
Interval for
Mean
Lower
Bound
1 168 3.34 .780 .060 3.22
Đối chiếu bài làm của
2 150 3.38 .642 .052 3.28
mình với đáp án/bài
3 132 3.27 .782 .068 3.14
mẫu/giáo trình/tài liệu
Total 450 3.33 .737 .035 3.27
Tự kiểm tra để biết 1 168 2.81 .781 .060 2.69
được những kiến 2 150 2.94 .753 .061 2.82
thức, kỹ năng đã nắm 3 132 2.88 .762 .066 2.75
được và kiến thức, kỹ 450 2.87 .766 .036 2.80
năng gì chưa nắm Total
được
Đối chiếu kiến thức, 1 168 2.77 .796 .061 2.65
kỹ năng của mình với 2 150 2.73 .711 .058 2.62
mục tiêu, nhiệm vụ 3 132 2.72 .691 .060 2.60
học tập Total 450 2.74 .737 .035 2.67
1 168 2.73 .732 .056 2.61
Tự đánh giá qua bài
2 150 2.73 .694 .057 2.61
kiểm tra và nhận xét
3 132 2.80 .736 .064 2.68
của giảng viên
Total 450 2.75 .720 .034 2.68
Tự đề ra kế hoạch học 1 168 1.77 .860 .066 1.64
tập phù hợp để việc 2 150 1.73 .864 .071 1.59
học tập đạt hiệu quả 3 132 1.65 .829 .072 1.51
ngày càng cao Total 450 1.72 .852 .040 1.65
ANOVA
P76
Sig.
Between Groups .472
Đối chiếu bài làm của mình với đáp
Within Groups
án/bài mẫu/giáo trình/tài liệu
Total
Tự kiểm tra để biết được những kiến Between Groups .316
thức, kỹ năng đã nắm được và kiến Within Groups
thức, kỹ năng gì chưa nắm được Total
Between Groups .841
Đối chiếu kiến thức, kỹ năng của mình
Within Groups
với mục tiêu, nhiệm vụ học tập
Total
Between Groups .591
Tự đánh giá qua bài kiểm tra và nhận
Within Groups
xét của giảng viên
Total
Tự đề ra kế hoạch học tập phù hợp để Between Groups .462
việc học tập đạt hiệu quả ngày càng Within Groups
cao Total
CÂU 8
N Mean Std. Std. 95% Confidence MinimumMaximum
Deviation Error Interval for Mean
Lower Upper
Bound Bound
1 168 3.45 .664 .051 3.35 3.55 1 4
Kiểm tra
2 150 3.49 .663 .054 3.39 3.60 1 4
viết (tự
3 132 3.42 .700 .061 3.30 3.54 1 4
luận)
Total 450 3.46 .674 .032 3.40 3.52 1 4
Kiểm tra 1 168 3.07 .830 .064 2.94 3.20 1 4
viết (trắc 2 150 3.01 .851 .070 2.88 3.15 1 4
nghiệm 3 132 3.04 .805 .070 2.90 3.18 1 4
P77
khách quan- 450 3.04 .828 .039 2.97 3.12 1 4
Total
TNKQ)
Kiểm tra 1 168 3.01 .869 .067 2.88 3.14 1 4
viết kết hợp 2 150 2.95 .896 .073 2.80 3.09 1 4
giữa tự luận 3 132 2.90 .809 .070 2.76 3.04 1 4
và TNKQ Total 450 2.96 .860 .041 2.88 3.04 1 4
1 168 3.49 .734 .057 3.38 3.61 1 4
Đánh giá 2 150 3.47 .711 .058 3.35 3.58 1 4
chuyên cần 3 132 3.58 .699 .061 3.46 3.70 1 4
Total 450 3.51 .716 .034 3.44 3.58 1 4
Đánh giá 1 168 1.71 .676 .052 1.61 1.82 1 4
thái độ tham 2 150 1.67 .650 .053 1.57 1.78 1 4
gia thảo 3 132 1.66 .697 .061 1.54 1.78 1 4
luận Total 450 1.68 .673 .032 1.62 1.75 1 4
1 168 3.06 .817 .063 2.94 3.18 1 4
2 150 3.17 .792 .065 3.05 3.30 1 4
Vấn đáp
3 132 3.20 .776 .068 3.06 3.33 1 4
Total 450 3.14 .797 .038 3.06 3.21 1 4
1 168 3.30 .755 .058 3.18 3.41 1 4
2 150 3.29 .790 .065 3.17 3.42 1 4
Thực hành
3 132 3.33 .671 .058 3.21 3.44 1 4
Total 450 3.30 .742 .035 3.24 3.37 1 4
1 168 2.69 .868 .067 2.56 2.82 1 4
2 150 2.93 .836 .068 2.79 3.06 1 4
Tiểu luận
3 132 2.84 .818 .071 2.70 2.98 1 4
Total 450 2.81 .847 .040 2.73 2.89 1 4
1 168 3.39 .674 .052 3.28 3.49 1 4
Cho sinh
2 150 3.41 .637 .052 3.31 3.52 1 4
viên làm
3 132 3.50 .715 .062 3.38 3.62 1 4
việc nhóm
Total 450 3.43 .674 .032 3.37 3.49 1 4
Giao bài tập 1 168 3.35 .726 .056 3.23 3.46 1 4
P78
về nhà 2 150 3.31 .723 .059 3.19 3.42 1 4
3 132 3.35 .731 .064 3.22 3.47 1 4
Total 450 3.33 .725 .034 3.27 3.40 1 4
1 168 1.97 .878 .068 1.84 2.10 1 4
Sinh viên tự 2 150 1.93 .880 .072 1.79 2.08 1 4
đánh giá 3 132 1.83 .777 .068 1.69 1.96 1 4
Total 450 1.92 .851 .040 1.84 1.99 1 4
ANOVA
Sig.
Between Groups .686
Kiểm tra viết (tự luận) Within Groups
Total
Between Groups .822
Kiểm tra viết (trắc nghiệm khách
Within Groups
quan-TNKQ)
Total
Between Groups .535
Kiểm tra viết kết hợp giữa tự luận và
Within Groups
TNKQ
Total
Between Groups .366
Đánh giá chuyên cần Within Groups
Total
Between Groups .757
Đánh giá thái độ tham gia thảo luận Within Groups
Total
Between Groups .267
Vấn đáp Within Groups
Total
Between Groups .925
Thực hành
Within Groups
P79
Total
Between Groups .041
Tiểu luận Within Groups
Total
Between Groups .334
Cho sinh viên làm việc nhóm Within Groups
Total
Between Groups .859
Giao bài tập về nhà Within Groups
Total
Between Groups .328
Sinh viên tự đánh giá Within Groups
Total
CÂU 9
N Mean Std. Std. 95% Confidence MinimumMaximum
Deviation Error Interval for Mean
Lower Upper
Bound Bound
Giúp cho SV 1 168 1.73 .815 .063 1.61 1.86 1 4
hiểu được yêu 2 150 1.91 .929 .076 1.76 2.06 1 4
cầu và tầm 3 132 1.77 .825 .072 1.63 1.91 1 4
quan trọng của 450 1.80 .859 .040 1.72 1.88 1 4
tự đánh giá kết Total
quả học tập
Trang bị kiến 1 168 1.76 .821 .063 1.64 1.89 1 4
thức khoa học 2 150 1.73 .800 .065 1.60 1.86 1 4
cơ bản về đánh 3 132 1.90 .837 .073 1.76 2.05 1 4
giá, tự đánh 450 1.79 .820 .039 1.72 1.87 1 4
Total
giá cho SV
Trang bị 1 168 1.47 .637 .049 1.37 1.57 1 3
P80
những kiến 2 150 1.55 .651 .053 1.45 1.66 1 4
thức về về 3 132 1.42 .594 .052 1.32 1.53 1 4
đánh giá, tự 450 1.48 .630 .030 1.43 1.54 1 4
đánh giá cho
SV hướng đến Total
dạy ở phổ
thông
Nội dung 1 168 1.76 .851 .066 1.63 1.89 1 4
hướng đến 2 150 1.72 .770 .063 1.60 1.84 1 4
hình thành 3 132 1.80 .869 .076 1.65 1.95 1 4
năng lực về 450 1.76 .829 .039 1.68 1.83 1 4
đánh giá, tự
đánh giá cho Total
SV để giáo dục
học sinh
Nội dung 1 168 1.65 .735 .057 1.54 1.76 1 4
hướng đến 2 150 1.66 .684 .056 1.55 1.77 1 4
hình thành 3 132 1.55 .634 .055 1.44 1.66 1 4
năng lực về 450 1.62 .690 .033 1.56 1.69 1 4
đánh giá, tự
đánh giá cho Total
SV trong dạy
học
Thực hành 1 168 1.58 .704 .054 1.48 1.69 1 4
đánh giá 2 150 1.59 .647 .053 1.48 1.69 1 3
thường xuyên 3 132 1.48 .586 .051 1.38 1.58 1 3
trên lớp Total 450 1.55 .653 .031 1.49 1.61 1 4
Rèn luyện KN 1 168 1.51 .609 .047 1.42 1.60 1 3
TĐG cho 2 150 1.46 .598 .049 1.36 1.56 1 3
người học 3 132 1.45 .558 .049 1.36 1.55 1 3
P81
thông qua việc 450 1.48 .590 .028 1.42 1.53 1 3
xây dựng các
tình huống sư Total
phạm điển
hình
Tăng cường 1 168 1.58 .670 .052 1.48 1.68 1 4
hướng dẫn SV 2 150 1.53 .642 .052 1.43 1.64 1 4
đánh giá, tự 3 132 1.45 .634 .055 1.35 1.56 1 4
đánh giá thông 450 1.53 .651 .031 1.47 1.59 1 4
qua hệ thống Total
bài tập
Rèn luyện cho 1 168 1.65 .683 .053 1.55 1.76 1 4
người học biết 2 150 1.52 .642 .052 1.42 1.62 1 3
TĐG trong 3 132 1.55 .622 .054 1.44 1.65 1 3
toàn bộ quá 450 1.58 .654 .031 1.52 1.64 1 4
trình học/giờ Total
học trên lớp
Rèn luyện KN 1 168 1.67 .740 .057 1.55 1.78 1 4
TĐG cho 2 150 1.56 .670 .055 1.45 1.67 1 4
người học 3 132 1.58 .710 .062 1.46 1.71 1 4
thông qua thảo 450 1.61 .708 .033 1.54 1.67 1 4
Total
luận, seminar
Rèn luyện KN 1 168 1.57 .706 .054 1.46 1.67 1 4
TĐG cho 2 150 1.57 .669 .055 1.47 1.68 1 4
người học 3 132 1.62 .694 .060 1.50 1.74 1 4
thông qua việc 450 1.58 .689 .032 1.52 1.65 1 4
tái hiện các
Total
kiến thức đã
học
Hướng dẫn SV 1 168 1.61 .726 .056 1.50 1.72 1 4
đánh giá, tự 2 150 1.56 .650 .053 1.46 1.66 1 3
P82
đánh giá thông 3 132 1.52 .671 .058 1.40 1.63 1 3
qua hệ thống 450 1.56 .685 .032 1.50 1.63 1 4
tiêu chí tự
Total
đánh giá
KQHT
Hướng dẫn SV 1 168 1.74 .833 .064 1.62 1.87 1 4
đánh giá, tự 2 150 1.61 .722 .059 1.50 1.73 1 4
đánh giá thông 3 132 1.54 .703 .061 1.42 1.66 1 4
qua phiếu 450 1.64 .763 .036 1.57 1.71 1 4
hướng dẫn tự
Total
đánh giá
KQHT
Rèn luyện KN 1 168 1.71 .805 .062 1.59 1.84 1 4
TĐG cho 2 150 1.68 .754 .062 1.56 1.80 1 4
người học 3 132 1.64 .723 .063 1.51 1.76 1 4
thông qua việc 450 1.68 .764 .036 1.61 1.75 1 4
SV TĐG lẫn
nhau trong quá
Total
trình học
tập/làm việc
nhóm
Rèn luyện KN 1 168 1.74 .813 .063 1.61 1.86 1 4
TĐG cho 2 150 1.65 .723 .059 1.54 1.77 1 4
người học 3 132 1.62 .747 .065 1.49 1.75 1 4
thông qua việc 450 1.68 .765 .036 1.60 1.75 1 4
phối hợp các
Total
biện pháp đánh
giá
Rèn luyện cho 1 168 1.62 .803 .062 1.50 1.74 1 4
SV các KN tự 2 150 1.57 .763 .062 1.45 1.70 1 4
đánh giá kết 3 132 1.52 .726 .063 1.39 1.64 1 4
P83
quả học tập Total 450 1.57 .767 .036 1.50 1.64 1 4
Rèn luyện cho 1 168 1.52 .709 .055 1.41 1.63 1 4
người học cách 2 150 1.51 .621 .051 1.41 1.61 1 4
xác định mục 3 132 1.45 .634 .055 1.34 1.56 1 4
tiêu, nhiệm vụ 450 1.50 .658 .031 1.43 1.56 1 4
học tập để Total
TĐG KQHT
Rèn luyện cho 1 168 1.55 .690 .053 1.44 1.65 1 4
người học kỹ 2 150 1.52 .632 .052 1.42 1.62 1 4
năng/thao tác 3 132 1.54 .681 .059 1.42 1.66 1 4
so sánh, phân 450 1.54 .667 .031 1.47 1.60 1 4
tích, tổng hợp
Total
để TĐG
KQHT
Rèn luyện cho 1 168 1.64 .769 .059 1.52 1.75 1 4
người học biết 2 150 1.63 .670 .055 1.53 1.74 1 4
cách thu thập 3 132 1.65 .710 .062 1.53 1.77 1 4
thông tin để 450 1.64 .718 .034 1.57 1.71 1 4
Total
TĐG KQHT
Rèn luyện cho 1 168 1.60 .813 .063 1.47 1.72 1 4
người học tự 2 150 1.61 .740 .060 1.49 1.73 1 4
rút kinh 3 132 1.62 .715 .062 1.50 1.74 1 4
nghiệm và điều 450 1.61 .760 .036 1.54 1.68 1 4
chỉnh hoạt Total
động học tập
ANOVA
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Giúp cho SV hiểu Between 2.576 2 1.288 1.751 .175
được yêu cầu và Groups
P84
tầm quan trọng của Within 328.822 447 .736
tự đánh giá kết quả Groups
học tập Total 331.398 449
Between 2.251 2 1.125 1.679 .188
Trang bị kiến thức
Groups
khoa học cơ bản
Within 299.529 447 .670
về đánh giá, tự
Groups
đánh giá cho SV
Total 301.780 449
Trang bị những Between 1.224 2 .612 1.544 .215
kiến thức về về Groups
đánh giá, tự đánh Within 177.167 447 .396
giá cho SV hướng Groups
đến dạy ở phổ 178.391 449
Total
thông
Nội dung hướng Between .485 2 .242 .352 .704
đến hình thành Groups
năng lực về đánh Within 308.113 447 .689
giá, tự đánh giá Groups
cho SV để giáo 308.598 449
Total
dục học sinh
Nội dung hướng Between .963 2 .481 1.012 .364
đến hình thành Groups
năng lực về đánh Within 212.569 447 .476
giá, tự đánh giá Groups
cho SV trong dạy 213.531 449
Total
học
Between 1.082 2 .541 1.271 .281
Thực hành đánh Groups
giá thường xuyên Within 190.138 447 .425
trên lớp Groups
Total 191.220 449
P85
Rèn luyện KN Between .314 2 .157 .450 .638
TĐG cho người Groups
học thông qua việc Within 155.963 447 .349
xây dựng các tình Groups
huống sư phạm 156.278 449
Total
điển hình
Tăng cường hướng Between 1.125 2 .563 1.330 .265
dẫn SV đánh giá, Groups
tự đánh giá thông Within 189.055 447 .423
qua hệ thống bài Groups
tập Total 190.180 449
Rèn luyện cho Between 1.634 2 .817 1.921 .148
người học biết Groups
TĐG trong toàn bộ Within 190.143 447 .425
quá trình học/giờ Groups
học trên lớp Total 191.778 449
Between 1.003 2 .502 .999 .369
Rèn luyện KN
Groups
TĐG cho người
Within 224.377 447 .502
học thông qua thảo
Groups
luận, seminar
Total 225.380 449
Rèn luyện KN Between .257 2 .129 .270 .763
TĐG cho người Groups
học thông qua việc Within 213.034 447 .477
tái hiện các kiến Groups
thức đã học Total 213.291 449
Hướng dẫn SV Between .630 2 .315 .670 .512
đánh giá, tự đánh Groups
giá thông qua hệ Within 210.001 447 .470
thống tiêu chí tự Groups
đánh giá KQHT Total 210.631 449
P86
Hướng dẫn SV Between 3.302 2 1.651 2.856 .059
đánh giá, tự đánh Groups
giá thông qua Within 258.378 447 .578
phiếu hướng dẫn Groups
tự đánh giá KQHT Total 261.680 449
Rèn luyện KN Between .449 2 .224 .384 .682
TĐG cho người Groups
học thông qua việc Within 261.471 447 .585
SV TĐG lẫn nhau Groups
trong quá trình học 261.920 449
Total
tập/làm việc nhóm
Rèn luyện KN Between 1.121 2 .560 .958 .384
TĐG cho người Groups
học thông qua việc Within 261.510 447 .585
phối hợp các biện Groups
pháp đánh giá Total 262.631 449
Between .798 2 .399 .677 .508
Rèn luyện cho SV Groups
các KN tự đánh Within 263.282 447 .589
giá kết quả học tập Groups
Total 264.080 449
Rèn luyện cho Between .443 2 .221 .510 .601
người học cách Groups
xác định mục tiêu, Within 194.049 447 .434
nhiệm vụ học tập Groups
để TĐG KQHT Total 194.491 449
Rèn luyện cho Between .061 2 .031 .069 .934
người học kỹ Groups
năng/thao tác so Within 199.870 447 .447
sánh, phân tích, Groups
P87
tổng hợp để TĐG 199.931 449
Total
KQHT
Rèn luyện cho Between .026 2 .013 .025 .975
người học biết Groups
cách thu thập Within 231.654 447 .518
thông tin để TĐG Groups
KQHT Total 231.680 449
Rèn luyện cho Between .054 2 .027 .047 .954
người học tự rút Groups
kinh nghiệm và Within 259.110 447 .580
điều chỉnh hoạt Groups
động học tập Total 259.164 449
CÂU 11
N Mean Std. Std. 95%
Deviation Error Confidence
Interval for
Mean
Lower
Bound
1 168 3.01 .804 .062 2.89
Kỹ năng thu thập 2 150 3.16 .715 .058 3.04
thông tin về KQHT 3 132 3.18 .739 .064 3.05
Total 450 3.11 .759 .036 3.04
Kĩ năng so sánh, đối 1 168 2.86 .674 .052 2.76
chiếu KQHT của bản 2 150 2.92 .710 .058 2.81
thân với mục tiêu, yêu 3 132 2.85 .659 .057 2.73
cầu học tập Total 450 2.88 .681 .032 2.81
KN nhận dạng điểm 1 168 2.88 .765 .059 2.76
mạnh, điểm yếu của 2 150 2.83 .784 .064 2.70
P88
bản thân 3 132 2.80 .786 .068 2.67
Total 450 2.84 .776 .037 2.77
KN điều chỉnh kế 1 168 2.71 .792 .061 2.59
hoạch học tập nhằm 2 150 2.79 .765 .062 2.66
nâng cao kết quả học 3 132 2.74 .807 .070 2.60
tập Total 450 2.74 .786 .037 2.67
1 168 2.39 .758 .058 2.27
Đánh giá chung về
2 150 2.28 .770 .063 2.16
Kỹ năng tự đánh giá
3 132 2.34 .760 .066 2.21
KQHT
Total 450 2.34 .762 .036 2.27
Descriptives
95% Confidence Minimum Maximum
Interval for Mean
Upper Bound
1 3.13 1 4
Kỹ năng thu thập thông tin về 2 3.28 1 4
KQHT 3 3.31 1 4
Total 3.18 1 4
1 2.97 1 4
Kỹ năng so sánh, đối chiếu
2 3.03 1 4
KQHT của bản thân với mục
3 2.96 1 4
tiêu, yêu cầu học tập
Total 2.94 1 4
1 3.00 1 4
KN nhận dạng điểm mạnh, 2 2.95 1 4
điểm yếu của bản thân 3 2.94 1 4
Total 2.91 1 4
KN điều chỉnh kế hoạch học 1 2.83 1 4
tập nhằm nâng cao kết quả học 2 2.91 1 4
tập 3 2.88 1 4
P89
Total 2.82 1 4
1 2.50 1 4
Đánh giá chung về Kỹ năng tự 2 2.40 1 4
đánh giá KQHT 3 2.47 1 4
Total 2.41 1 4
ANOVA
Sig.
Between Groups .098
Kỹ năng thu thập thông tin về KQHT Within Groups
Total
Between Groups .639
Kỹ năng so sánh, đối chiếu KQHT của
Within Groups
bản thân với mục tiêu, yêu cầu học tập
Total
Between Groups .667
KN nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu của
Within Groups
bản thân
Total
Between Groups .675
KN điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm
Within Groups
nâng cao kết quả học tập
Total
Between Groups .459
Đánh giá chung về Kỹ năng tự đánh giá
Within Groups
KQHT
Total