BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------
NGUYỄN MINH PHƯỢNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ
KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------
NGUYỄN MINH PHƯỢNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ
KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI
Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử Giáo dục
Mã số: 9.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn
210 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển kỹ năng nghe – Nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
2. TS. VƯƠNG HỒNG TÂM
Hà Nội, 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2021
Tác giả luận án
Nguyễn Minh Phượng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tác giả đã nhận
được sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô giáo, các nhà khoa
học, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới tập thể giáo
viên hướng dẫn là GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS. Vương Hồng Tâm lời cảm
ơn chân thành vì những định hướng khoa học, sự hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, các Quý thầy cô, các nhà
khoa học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Phòng Tổ chức Cán bộ, Khoa Giáo dục Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi trong thời
gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, giáo viên,
cha mẹ trẻ khiếm thính ở các trường mầm non hòa nhập mà tôi đã tiến hành khảo
sát thực trạng và thực nghiệm.
Tôi xin tri ân sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện Luận án.
Do một số hạn chế nhất định, chắc chắn Luận án còn những thiếu sót. Tác
giả Luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện và
nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận án
Nguyễn Minh Phượng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 5
8. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 7
9. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 8
10. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE –
NÓI CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI ............................................................ 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 9
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính ......................................... 9
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ................. 11
1.2. Một số vấn đề cơ bản về trẻ khiếm thính ........................................................... 20
1.2.1. Khái niệm trẻ khiếm thính............................................................................... 20
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .............................................. 22
1.3. Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ............................................ 26
1.3.1. Khái niệm kỹ năng nghe – nói ........................................................................ 26
1.3.2. Đặc điểm kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ......................... 28
1.4. Phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu
giáo hòa nhập ............................................................................................................ 31
1.4.1. Khái niệm phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi............... 31
1.4.2. Đặc điểm của lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ khiếm thính ............................... 32
iv
1.4.3. Vận dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong việc phát
triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ........................................................... 34
1.4.4. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển kỹ năng nghe –
nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập .................................... 38
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi .......................................................................................................... 48
1.5.1. Các yếu tố có liên quan đến khuyết tật của trẻ................................................ 49
1.5.2. Năng lực của giáo viên .................................................................................... 50
1.5.3. Sự hỗ trợ thính học cho trẻ khiếm thính ......................................................... 50
1.5.4. Can thiệp sớm .................................................................................................. 51
1.5.5. Sự tham gia, hỗ trợ của cha mẹ trẻ khiếm thính ............................................. 52
1.5.6. Sự hỗ trợ của các trẻ cùng độ tuổi ................................................................... 52
1.5.7. Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận giao tiếp cho trẻ khiếm thính ............... 53
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 54
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO
TRẺ KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI Ở CÁC LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP ........... 55
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................... 55
2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 55
2.1.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................ 55
2.1.3. Địa bàn và khách thể khảo sát ......................................................................... 56
2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát ................................................................... 58
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................ 61
2.2.1. Thực trạng kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ....................... 61
2.2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
ở lớp mẫu giáo hòa nhập ........................................................................................... 72
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ......................................................................... 87
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 92
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE – NÓI CHO TRẺ
KHIẾM THÍNH 3 – 6 TUỔI ....................................................................................... 93
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi .......................................................................................................... 93
v
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non và
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ......................................................... 93
3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện, tính phát triển, tính hệ thống ................................... 93
3.1.3. Đảm bảo tính cá biệt hóa ................................................................................. 94
3.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ.............................................. 94
3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi .................. 95
3.2.1. Nhóm biện pháp điều kiện trong phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi ............................................................................................... 96
3.2.2. Nhóm biện pháp phát triển KNNN trong các hoạt động trong chế độ
sinh hoạt hằng ngày ở lớp mẫu giáo hòa nhập ........................................................ 109
3.2.3. Nhóm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong
hoạt động hỗ trợ cá nhân ......................................................................................... 117
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 122
3.4. Thực nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính
3 – 6 tuổi .................................................................................................................. 123
3.4.1. Khái quát về tổ chức thực nghiệm ................................................................ 123
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 127
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 142
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................. 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 147
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BP Biện pháp
2 ĐTB Điểm trung bình
3 GDHN Giáo dục hòa nhập
4 GV Giáo viên
5 HS Học sinh
6 MGHN Mẫu giáo hòa nhập
7 KN Kĩ năng
8 KNNN Kĩ năng nghe nói
9 TTN Trước thực nghiệm
10 TKT Trẻ khiếm thính
11 STN Sau thực nghiệm
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kinh nghiệm dạy học của giáo viên ...................................................... 57
Bảng 2.2. Bảng hỏi đánh giá KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ..................... 58
Bảng 2.3. Thang đánh giá thực trạng KNNN cho TKT 3 – 6 tuổi ........................ 60
Bảng 2.4. Đánh giá chung mức KNNN của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ................. 61
Bảng 2.5. Phân bố mức kỹ năng nhận diện 6 âm Ling .......................................... 63
Bảng 2.6. Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu các từ chỉ sự vật, hành động, hiện
tượng quen thuộc, gần gũi ..................................................................... 63
Bảng 2.7. Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công
dụng và các từ biểu cảm ........................................................................ 64
Bảng 2.8. Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu và thực hiện từ 1 – 3 yêu cầu.................. 65
Bảng 2.9. Phân bố mức kỹ năng nghe hiểu nội dung câu chuyện/bài thơ .................. 65
Bảng 2.10. Phân bố mức kỹ năng phát âm các tiếng, từ, câu .................................. 67
Bảng 2.11. Phân bố mức kỹ năng sử dụng lời nói với các từ thông dụng chỉ sự vật,
hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi .......................................... 67
Bảng 2.12. Phân bố mức kỹ năng sử dụng lời nói với các từ chỉ đặc điểm, tính chất,
công dụng và các từ biểu cảm phù hợp với ngữ cảnh ........................... 68
Bảng 2.13. Phân bố mức độ về kỹ năng thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của
bản thân bằng lời nói ............................................................................. 68
Bảng 2.14. Phân bố mức kỹ năng kể lại được những sự việc đơn giản ................... 69
Bảng 2.15. Phân bố mức độ về kỹ năng kể lại được câu chuyện đơn giản ............. 69
Bảng 2.16. Mối tương quan giữa kỹ năng nghe - nói với các yếu tố khác .............. 70
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện các nội dung phát triển KNNN cho TKT ................. 75
Bảng 2.18. Các hình thức phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ............................ 81
Bảng 2.19. Các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính ...................... 77
Bảng 2.20. Đánh giá về hiệu quả của các phương pháp phát triển KNNN cho trẻ
khiếm thính ............................................................................................ 80
Bảng 2.21. Những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN
cho trẻ khiếm thính ................................................................................ 83
viii
Bảng 2.22. Những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển KNNN
cho trẻ khiếm thính ................................................................................ 84
Bảng 2.23. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển KNNN cho TKT ............ 86
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản về khách thể thực nghiệm ....................................... 124
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé Đ.B.N ............................ 127
Bảng 3.3. Mục tiêu và biện pháp phát triển KNNN cho bé Đ.B.N ..................... 128
Bảng 3.4. So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé Đ.B.N ....... 129
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé N.T.M ............................ 132
Bảng 3.6. Mục tiêu và biện pháp phát triển KNNN cho bé N.T.M ..................... 133
Bảng 3.7. So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé N.T.M ...... 134
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá trước thực nghiệm của bé P.M.K ............................ 136
Bảng 3.9. Kế hoạch phát triển KNNN cho bé P.M.K .......................................... 137
Bảng 3.10. So sánh kết quả KNNN trước và sau thực nghiệm của bé P.M.K ...... 138
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Trình độ đào tạo của GV ................................................................... 57
Biểu đồ 2.2. Mức kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ................... 62
Biểu đồ 2.3. Mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng nghe
của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ........................................................... 62
Biểu đồ 2.4. Mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần trong nhóm kỹ năng nói
của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ........................................................... 66
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của GV về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nghe
– nói cho trẻ khiếm thính .................................................................. 72
Biểu đồ 2.6. Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc phát triển kỹ năng nghe – nói
cho trẻ khiếm thính............................................................................ 73
Biểu đồ 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ
khiếm thính........................................................................................ 74
Biểu đồ 3.1. Mức KNNN của bé Đ.B.N trước và sau thực nghiệm .................... 130
Biểu đồ 3.2. Mức KNNN của bé N.T.M trước và sau thực nghiệm .................... 134
Biểu đồ 3.3. Mức KNNN của bé P.M.K trước và sau thực nghiệm .................... 139
Biểu đồ 3.4. So sánh điểm của 3 trẻ trước và sau thực nghiệm ........................... 140
Sơ đồ 1.1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .................................................. 35
Sơ đồ 3.1. Biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ............. 95
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghe - nói - đọc - viết là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc
sống của chúng ta. Trong bốn dạng hoạt động này, xét về tần số xuất hiện, thì cặp
hoạt động nghe - nói diễn ra liên tục, thường xuyên hơn. Cặp hoạt động này có hai
đặc tính nổi bật:
- Thứ nhất, nghe - nói là cặp hoạt động ngôn ngữ nói - dạng giao tiếp trực
tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động nghe - nói luôn luôn là
một phương tiện đắc lực song hành cùng con người, giúp con người nhận thức và
tìm hiểu thế giới xung quanh một cách có hiệu quả. Vì thuộc lĩnh vực âm thanh như
vậy, nên hoạt động nghe - nói có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, ít bị phụ thuộc vào
điều kiện xung quanh.
- Thứ hai, nghe - nói là cặp hoạt động mang cả đặc tính của việc tiếp nhận lời
nói lẫn việc tạo lập lời nói. Nếu như nghe là tiếp nhận lời người khác thì nói là tạo
lập lời nói của chính mình. Hai hoạt động này thường luân phiên, thay thế nhau
trong giao tiếp của con người.
Kỹ năng nghe - nói là kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học
tập, giao tiếp của trẻ em. Nghe - nói tốt sẽ giúp các em giao tiếp có hiệu quả và
cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong học tập. Bên cạnh đó, nghe - nói
còn là một phương tiện để trẻ tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh một cách
tích cực. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là kỹ năng nghe -
nói đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới
hiệu quả giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học
tập, năng lực tư duy, năng lực hợp tác. Đồng thời giúp trẻ tự mình tìm hiểu và khám
phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng. Muốn sử dụng kỹ năng nghe - nói một
cách có hiệu quả cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những nội dung cũng như các biện pháp phát
triển kỹ năng nghe - nói cho trẻ một cách hiệu quả là hết sức cần thiết.
Trẻ khiếm thính do hạn chế về khả năng nghe dẫn đến hạn chế phát triển
ngôn ngữ lời nói, cũng vì vậy mà khả năng tư duy của các em bị hạn chế, trẻ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên, đa số trẻ khiếm thính vẫn
còn lại một phần sức nghe. Rèn luyện và tận dụng khả năng này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc giáo dục trẻ khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc phát triển khả
2
năng tri giác âm thanh, là điều kiện tiên quyết của quá trình hình thành, phát triển
ngôn ngữ nói.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, con người phát minh
ra các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Sự ra đời của máy trợ thính, điện cực ốc tai có ý
nghĩa rất lớn đối với trẻ khiếm thính, giúp trẻ có thể nghe được âm thanh của môi
trường xung quanh và âm thanh tiếng nói. Tuy nhiên, những thiết bị trợ thính chỉ có
tác dụng khuếch đại âm thanh chứ không thể chữa được tật khiếm thính. Việc nghe
qua máy trợ thính hoặc nghe qua điện cực ốc tai có nhiều điểm khác biệt với âm
thanh nghe được qua tai bình thường. Nếu không được tập luyện, phục hồi và phát
triển kỹ năng nghe - nói phù hợp thì trẻ vẫn không thể nghe và nói được. Rèn luyện
và phát triển kỹ năng nghe - nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ
khiếm thính. Đó là cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngôn ngữ nói – phương
tiện giao tiếp, học tập chủ yếu trong môi trường giáo dục hòa nhập.
Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng
như tâm lí, là giai đoạn rất quan trọng vì những nền tảng đầu tiên cho cuộc sống
được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cơ hội cho đứa trẻ có một cuộc sống độc lập,
tự tin, hạnh phúc, nhiều ý nghĩa và để trở thành một thành viên hữu ích cho xã hội.
Đặc biệt, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn quyết định tới chất lượng ngôn ngữ
của trẻ. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này là một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) một
cách thành thạo trong hoạt động nhận thức thế giới xung quanh, trong giao tiếp với
mọi người, trong điều chỉnh hành vi về nhận thức, tình cảm, chuẩn bị cho trẻ
chuyển sang hoạt động học tập ở trường phổ thông. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết
tật nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng cũng được thực hiện chủ yếu và trọng tâm
trong 6 năm đầu tiên của cuộc đời mỗi trẻ, với hai mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ,
hướng dẫn phụ huynh (tập trung ở giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi) và tổ chức giáo dục hòa
nhập (tập trung ở giai đoạn từ 3 – 6 tuổi) [20][38]. Ở độ tuổi 3 - 6 tuổi, chương trình
can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính tập trung vào việc hỗ trợ trẻ hòa nhập vào lớp
học cùng với trẻ nghe và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhiều nghiên cứu đã khẳng
định, trong môi trường hòa nhập, với việc thực hiện các biện pháp tác động một
cách có hệ thống và những chiến lược hỗ trợ phù hợp, trẻ khiếm thính có thể đạt
được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ, giao tiếp trong đó có kỹ năng nghe – nói.
Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính và trẻ nghe cũng có nhiều cơ hội chơi và hoạt động
3
cùng nhau, giúp thúc đẩy sự phát triển kĩ năng xã hội cho cả hai nhóm trẻ, tạo điều
kiện để trẻ khiếm thính dễ dàng hòa nhập vào đời sống xã hội [19][45][81].
Thực tế hiện nay, trẻ khiếm thính ở Việt Nam đã được tiếp cận với các thiết
bị trợ thính hiện đại. Sau một thời gian được trang bị thiết bị trợ thính, trẻ đã tích
lũy được những kinh nghiệm nghe, nói ban đầu. Tuy nhiên, kỹ năng nghe – nói của
trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi vẫn còn nhiều hạn chế, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn khi
học ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Cụ thể, vốn từ hiểu và diễn đạt của trẻ còn ít, chủ yếu
là những từ gắn với sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể; trẻ cũng thường chỉ nghe
hiểu được các yêu cầu đơn giản, quen thuộc, một mệnh lệnh; độ rõ ràng trong lời
nói của trẻ khó đạt được mức độ như trẻ nghe, trẻ thường mắc các lỗi về phát âm
(sai phụ âm, thanh điệu, nói với ngữ điệu rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên xuống tùy
hứng); khó khăn trong việc tiếp thu các qui tắc ngữ pháp, thường mắc lỗi về trật tự
từ trong câu nói gây khó khăn cho người nghe [8][10] [19].
Bên cạnh đó, giáo viên dạy hòa nhập cũng gặp nhiều khó khăn trong quá
trình giáo dục trẻ khiếm thính. Phần lớn giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng
chuyên sâu về giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính, do đó chưa có kiến thức, kỹ năng
đầy đủ về hỗ trợ trẻ khiếm thính trong lớp hòa nhập, năng lực của giáo viên trong
việc tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính còn
nhiều hạn chế. Thêm vào đó, việc thiếu các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu về
kỹ năng nghe nói, biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ở lớp
mẫu giáo hòa nhập cũng gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình xây dựng kế
hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng nghe –
nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất
các biện pháp phù hợp để phát triển kỹ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm giúp trẻ giao tiếp, phát triển
ngôn ngữ theo độ tuổi và hòa nhập cùng các bạn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi.
4
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập và mức phát triển kỹ năng nghe –
nói của trẻ.
4. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi còn nhiều hạn chế mặc dù
đã được trang bị thiết bị trợ thính. Nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp
phát triển kỹ năng nghe – nói phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi, khai thác tốt các yếu tố lợi thế của môi trường giáo dục hòa
nhập, kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kỹ năng nghe – nói trong các hoạt động
trong chế độ sinh hoạt hàng ngày và hoạt động hỗ trợ cá nhân thì sẽ giúp trẻ khiếm
thính phát triển kỹ năng nghe – nói, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ giao tiếp và hòa
nhập cùng các bạn ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lí luận của phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kỹ năng nghe – nói của trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi và thực trạng phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
5.3. Đề xuất biện pháp và thực nghiệm biện pháp phát triển kỹ năng nghe –
nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, trong đó nhấn mạnh kỹ năng nghe
– nói trong hoạt động giao tiếp.
6.2. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm
thính 3 – 6 tuổi học lớp mẫu giáo hòa nhập theo tiếp cận nghe - nói, có sử dụng thiết
bị trợ thính (máy trợ thính, điện cực ốc tai) và có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị
trợ thính là dưới 50 dB trong khoảng tần số từ 250 – 4000 Hz để đảm bảo trẻ có thể
nghe được âm thanh lời nói [75][99]. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển kỹ
năng nghe – nói cho nhóm trẻ này ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
5
6.3. Về địa bàn và khách thể khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát 36 trẻ khiếm thính rải đều trong độ tuổi từ 3 – 6
tuổi đang học tại các lớp mẫu giáo hòa nhập, có sử dụng thiết bị trợ thính, có
ngưỡng nghe khi sử dụng thiết bị trợ thính là dưới 50dB và 127 giáo viên đã và
đang dạy các trẻ khiếm thính này ở các lớp mẫu giáo hòa nhập tại 15 trường mầm
non thuộc 05 địa bàn là Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ngãi.
Tổ chức thực nghiệm trên 03 trường hợp trẻ khiếm thính rải đều trong độ
tuổi từ 3 – 6 tuổi, có sử dụng thiết bị trợ thính và có ngưỡng nghe khi sử dụng thiết
bị trợ thính là dưới 50dB đang học tại các lớp mẫu giáo hòa nhập ở ba trường mầm
non trên địa bàn TP Hà Nội và TP Thái Nguyên.
7. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
Đề tài được thực hiện dựa trên các quan điểm tiếp cận cơ bản sau:
- Tiếp cận cá nhân hóa: Đây là quan điểm cơ bản, trọng yếu của giáo dục trẻ có
nhu cầu đặc biệt trong đó có trẻ khiếm thính. Mỗi trẻ là một cá nhân khác biệt đang hình
thành và phát triển, có những đặc điểm riêng biệt, có nhiều khả năng và nhu cầu khác
nhau cần được đáp ứng trong quá trình GD. Do vậy, việc đề xuất các biện pháp phát triển
KNNN phải phù hợp với đặc điểm riêng của trẻ khiếm thính, có sự điều chỉnh phù hợp
với từng cá nhân trẻ. Đồng thời, cần hài hòa với môi trường giáo dục ở lớp mẫu giáo hòa
nhập và không ảnh hưởng tới toàn thể trẻ trong lớp học.
- Tiếp cận hoạt động – giao tiếp: Xuất phát từ quan điểm chung của tâm lý
học khẳng định: Tâm lý, ý thức của con người được hình thành và phát triển trong
hoạt động và bằng hoạt động nhất là những hoạt động có ý thức. Nghe - nói là hoạt
động tinh thần, nhận thức, lĩnh hội. Hoạt động này chịu sự điều khiển, sự chi phối
theo đúng quy luật của tư duy trong quá trình tạo lập và tiếp nhận lời nói. Do đó,
phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính cần được nghiên cứu qua hoạt
động giao tiếp của trẻ khiếm thính trong các tình huống khác nhau.
- Tiếp cận giáo dục hòa nhập: GDHN xuất phát từ quan điểm cần tạo ra một
nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng cho mọi người bằng cách tìm ra những con
đường để nhà trường có khả năng đáp ứng nhu cầu của mọi trẻ em. Trong giáo dục
hòa nhập, giáo viên vừa phải đáp ứng nhu cầu chung của phần lớn trẻ em trong lớp
học, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu riêng của trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Do vậy,
các biện pháp phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp MGHN một
6
mặt cần dựa trên sự phù hợp với đặc điểm khuyết tật của trẻ, mặt khác không thể
tách rời hoạt động của các trẻ khác trong toàn bộ quá trình giáo dục, cần kết hợp
phát triển KNNN cho trẻ khiếm thính trong các hoạt động chung cho tất cả trẻ em
trong chế độ sinh hoạt hằng ngày và hoạt động hỗ trợ cá nhân.
- Tiếp cận tích hợp: Tiếp cận tích hợp để xem xét việc nghiên cứu phát triển
kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính trong mối quan hệ và liên hệ với nhiều
ngành khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học, xã hội học
Trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết và đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng
nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Ngoài ra, tiếp
cận tích hợp trong nghiên cứu phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 –
6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập còn được thể hiện ở khía cạnh tích hợp mục tiêu
giáo dục (giữa mục tiêu giáo dục chung với mục tiêu phát triển kỹ năng nghe – nói
cho trẻ khiếm thính); giữa các hoạt động giáo dục, hình thức giáo dục để đạt được
...c công nghệ và các phương tiện trợ
thính, trẻ khiếm thính đã có nhiều cơ hội để phục hồi khả năng nghe và phát triển
ngôn ngữ nói nếu được phát hiện sớm, trang bị phương tiện trợ thính phù hợp và
được can thiệp tích cực ngay sau khi phát hiện. Nhiều phương pháp phát triển kỹ
năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính đã được phát triển, mỗi phương pháp đều có
những hiệu quả riêng trong quá trình luyện nghe và phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ
khiếm thính.
Ở Việt Nam, một số nhà khoa học, nhà giáo dục đã quan tâm nghiên cứu vấn
đề phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ khiếm thính. Song, các nghiên cứu về vấn
đề này còn rất hạn chế, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau :
Tác giả Lê Văn Tạc (2000), nghiên cứu về khả năng giao tiếp của trẻ khiếm thính
đã khẳng định: 1) Khả năng giao tiếp của trẻ khiếm thính trong môi trường GDHN phụ
thuộc vào tính tích cực của bản thân trẻ, mức độ nắm bắt và sử dụng phương tiện giao tiếp
tổng hợp của giáo viên và trẻ nghe bình thường, sự đổi mới phương pháp dạy học tạo điều
kiện để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn; 2) Trong giao tiếp của trẻ khiếm thính, có mối
tương quan chặt chẽ giữa ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ cảm thụ. Tạo nhiều cơ hội để trẻ
chủ động giao tiếp là một tác động thuận chiều đối với sự gia tăng tiến bộ của cả hai yếu
tố: ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ cảm thụ [32].
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến (2002) trong luận án Tiến sĩ khoa học giáo
dục “Các biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập nhằm chuẩn bị cho trẻ khuyết tật
thính giác vào lớp 1” đã khẳng định: Giáo dục hòa nhập là xu thế giáo dục của thời
đại và là con đường tối ưu mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ khiếm thính. Giáo
dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính chỉ thực sự phát huy tối đa khả năng của trẻ trên
cơ sở thực hiện đồng bộ các biện pháp can thiệp sớm, tiếp cận cá biệt, xây dựng hệ
thống hỗ trợ, tạo môi trường giáo dục thích hợp. Tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh
rằng môi trường ngôn ngữ bao quanh trẻ khiếm thính phải phù hợp với nhu cầu và
khả năng của trẻ và kết luận: Mấu chốt của sự thành công đối với việc giao tiếp
19
bằng nghe - nói là một môi trường giáo dục có thể đem đến cho trẻ khiếm thính
nhiều kinh nghiệm ngôn ngữ có chất lượng tốt [45].
Tác giả Vương Hồng Tâm (2009) cho rằng, sử dụng phương pháp tiếp cận ngôn
ngữ nghe – nói và những phương tiện giao tiếp thích hợp với nó là một trong những biện
pháp cơ bản nhất để phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ khiếm thính trong môi trường
giáo dục hòa nhập. Điều này đổi hỏi cần có sự tăng cường ngôn ngữ nói và coi ngôn ngữ
nói như là ngôn ngữ thứ nhất [35].
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Lâm (2012) thì khẳng định rằng thông qua
các hoạt động chơi sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển được ngôn ngữ trong môi
trường giáo dục hòa nhập. Các trò chơi có thể tác động toàn diện đến các kỹ năng
nghe hiểu ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cải thiện độ rõ ràng trong lời nói của trẻ cũng
như việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày [19].
Như vậy, cùng với sự phát triển của các thiết bị trợ thính (máy trợ thính, điện
cực ốc tai), giáo dục trẻ khiếm thính ở Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả
nhất định. Đã có một số nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ
khiếm thính nhưng số lượng còn rất hạn chế, đặc biệt chưa có những công trình
nghiên cứu sâu, cụ thể về vấn đề phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi trong
nước và nước ngoài một cách có chọn lọc, một số nhận định về những vấn đề
nghiên cứu được rút ra như sau:
- Phát triển kỹ năng nghe – nói có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ em
nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng, giúp các em biết cách sử dụng ngôn ngữ nói
để giao tiếp, học tập, hòa nhập cộng đồng.
- Can thiệp sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ khiếm thính nói
chung và trong việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính nói riêng.
- Hai yếu tố quan trọng để phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính
là sự hỗ trợ thính học và tạo môi trường phát triển kỹ năng nghe – nói.
- Có nhiều biện pháp khác nhau để phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính, tuy nhiên không nên sử dụng những biện pháp riêng lẻ hay có chủ định
trực tiếp để dạy ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính, nên tạo môi trường giao tiếp tự nhiên
và phong phú để phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính.
- Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu vắng những nghiên cứu sâu về
biện pháp phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
20
Vì vậy, đề tài xác định đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa
nhập, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ
năng nghe – nói trên cơ sở phát huy tối đa công dụng cùa thiết bị trợ thính.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về trẻ khiếm thính
1.2.1. Khái niệm trẻ khiếm thính
Trong tiếng Anh, các thuật ngữ liên quan đến khiếm thính là: hearing loss,
hearing impaired, deaf, hard of hearing. Có thể hiểu đây là những từ để chỉ cùng
một khái niệm nhưng ở các mức độ khác nhau. Việc sử dụng các thuật ngữ trên còn
tùy thuộc vào các hoạt động giao tiếp thông thường, hoạt động chuyên môn và cả
văn hóa của người khiếm thính [109] [110].
Trong những năm 70 và những năm 80 của thế kỷ XX, những nhà chuyên
môn trong giáo dục đặc biệt thường dùng thuật ngữ “khiếm thính” (hearing
impaired) để chỉ những người có khiếm khuyết về cơ quan phân tích thính giác dẫn
đến khả năng nghe bị suy giảm ở bất kỳ mức độ nào hoặc mất hẳn [81].
Bên cạnh đó, các thuật ngữ “Điếc” (deaf), “khó khăn về nghe” (hard of
heaing) cũng được dùng trong giới chuyên môn. “Điếc” (deaf) thường được dùng
để nói đến những trường hợp bị mất thính lực ở mức độ rất nặng trở lên, gần như
không có khả năng nghe. Còn “khó khăn về nghe” (hard of hearing) thường để nói
về những trường hợp còn khả năng nghe khi có thể sử dụng các thiết bị trợ thính để
xử lý âm thanh lời nói có hiệu quả [109].
Trong phân loại khuyết tật của ICF (the International Classification of
Functioning, Disability and Health ) có dùng thuật ngữ “khuyết tật thính giác”
(hearing disability) để chỉ những người bị mất sức nghe một phần hoặc hoàn
toàn [114].
Gần đây nhất, năm 2016, một cuộc điều tra qua internet của AARP
(American Association of Retired Persons – Hiệp hội những người đã nghỉ hưu Mỹ)
đã chỉ ra rất nhiều tranh luận trong việc sử dụng các thuật ngữ trên. Trong đó thuật
ngữ “khiếm thính” (hearing loss) cũng như “ người khiếm thính” (people with
hearing loss.) là thuật ngữ được chấp nhận bởi cả giới chuyên môn và cộng đồng
người Điếc như là một thuật ngữ tốt nhất để nói về vấn đề giảm hoặc mất hẳn chức
năng nghe của cơ quan phân tích thính giác hay những người giảm hoặc mất hẳn chức
năng nghe của cơ quan phân tích thính giác [111].
21
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), một người không thể nghe tốt như một
người có thính giác bình thường - ngưỡng nghe 25 dB hoặc tốt hơn ở cả hai tai - được
cho là bị mất thính lực (hearing loss). Mất thính lực có thể nhẹ, trung bình, nặng hoặc
sâu. Nó có thể ảnh hưởng đến một tai hoặc cả hai tai, và dẫn đến khó khăn trong việc
nghe lời nói hoặc âm thanh lớn. "Khó nghe" (Hard of hearing) chỉ những người bị mất
thính lực từ nhẹ đến nặng. Những người khó nghe thường giao tiếp qua ngôn ngữ nói
và có thể hưởng lợi từ máy trợ thính, ốc tai điện tử và các thiết bị trợ giúp khác cũng
như chú thích. Những người bị mất thính lực đáng kể hơn có thể được hưởng lợi từ cấy
ốc tai điện tử. 'Điếc' (Deaf) chỉ những người bị mất thính lực trầm trọng, ngụ ý rất ít
hoặc không nghe được. Họ thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp [112].
Trong tài liệu “Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính”, định nghĩa trẻ khiếm
thính nhằm chỉ những trẻ em dưới 16 tuổi bị mất hoặc giảm sút sức nghe ở những
mức độ khác nhau. Khái niệm này cũng được sử dụng tương đương với trẻ khuyết
tật thính giác hay trẻ điếc [46].
Trong “Tài liệu số 13 – Giao tiếp với trẻ em giảm thính lực (khiếm thính)”
hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng (PHCN) dựa vào cộng đồng
của Bộ Y tế, định nghĩa “trẻ có khó khăn về nghe (nghĩa là bị nghe kém hoặc điếc)
là trẻ bị giảm ít nhiều hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không nghe được ở khoảng
cách và với cường độ âm thanh bình thường” [6].
Trong phạm vi của đề tài luận án, chúng tôi dùng thuật ngữ khiếm thính vì
đây là thuật ngữ thường được sử dụng nhiều trong giáo dục trẻ khuyết tật và các văn
bản pháp quy. Theo đó, khiếm thính được hiểu là một thuật ngữ chuyên ngành mô
tả các mức độ mất thính lực khác nhau từ mức độ nhẹ đến mức độ sâu. Ngoài thuật
ngữ khiếm thính, trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt còn sử dụng các thuật ngữ khác
với ý nghĩa tương đương là điếc, khuyết tật thính giác.
Như vậy, trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ
khác nhau dẫn đến sự khó khăn trong tri giác âm thanh, trong đó có âm thanh
lời nói làm hạn chế khả năng giao tiếp bằng lời và ảnh hưởng đến quá trình
nhận thức của trẻ.
Có nhiều cách phân loại mức độ mất thính lực khác nhau xét theo độ suy
giảm thính lực ở các cường độ và tần số khác nhau.
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, Hiệp hội Ngôn ngữ - Nghe - Nói của Mỹ
(The American Speech-Language-Hearing Association (ASHA)) [113] đã đưa ra và
sử dụng cho đến nay sáu mức độ mất thính lực như sau:
22
- Mức 1. Rất nhẹ (slight): Ngưỡng nghe từ 16 dB đến 25 dB
- Mức 2. Nhẹ (Mild): Ngưỡng nghe từ 26 dB đến 40 dB
- Mức 3. Trung bình (Moderate): Ngưỡng nghe từ 41 dB đến 55 dB
- Mức 4. Trung bình nặng (Moderately severe): Ngưỡng nghe từ 56 dB đến
70 dB
- Mức 5. Nặng (Severe): Ngưỡng nghe từ 71 dB đến 90 dB
- Mức 6. Sâu (Profound): Ngưỡng nghe từ 91 dB
Luận án sử dụng cách phân loại phổ biến ở Việt Nam, theo đó có 4 mức độ giảm
thính lực [46]:
Mức độ Khả năng nghe
Mức 1: Điếc nhẹ
(ngưỡng nghe từ 21dB đến 40dB)
Nghe được những âm thanh có âm lượng to hơn
bình thường, không nghe được tiếng nói thầm.
Mức 2: Điếc vừa
(ngưỡng nghe từ 41dB đến 70dB)
Nghe được tiếng nói to nhưng không nghe được
tiếng nói chuyện bình thường.
Mức 3: Điếc nặng
(ngưỡng nghe từ 71dB đến 90dB)
Chỉ nghe được những tiếng nói to sát tai.
Mức 4: Điếc sâu
(ngưỡng nghe trên 90dB)
Hầu như không nghe được âm thanh, trừ một
số âm thật to như tiếng sấm, tiếng trống to.
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
Sự phát triển tâm lí của trẻ khiếm thính cũng mang những đặc điểm chung,
quy luật chung như mọi trẻ nghe bình thường. Đồng thời, ngoài những đặc điểm
chung đó, trẻ khiếm thính còn có những đặc trưng tâm lí riêng do khuyết tật thính
giác gây nên. Tật thính giác thường đưa đến những hậu quả rất đa dạng và phức tạp
trong tâm lí, nhân cách của trẻ khiếm thính. Bên cạnh đó, quy luật bù trừ nhiều khi
cũng đem lại cho trẻ khiếm thính những khả năng vượt trội hơn so với trẻ nghe bình
thường [31], [81].
1.2.2.1. Đặc điểm cảm giác, tri giác
Đối với trẻ khiếm thính, khả năng cảm giác và tri giác của các em cũng có
những đặc điểm chung, quy luật chung như mọi trẻ nghe bình thường. Trẻ vẫn
nhận thức được hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vịcủa sự vật, hiện tượng
xung quanh, thậm chí ở các em một số cảm giác, tri giác có những biểu hiện khá
tinh vi, nhạy bén. Trong khi đó, một số cảm giác, tri giác có hạn chế, thiếu
hụt.[46]
23
a. Cảm giác, tri giác nghe (thính giác) ở trẻ khiếm thính:
Trẻ khiếm thính do khiếm khuyết ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau ở cơ
quan Trung ương hay cơ quan thính giác nên mỗi trẻ còn lại một phần thính lực
khác nhau. Trong thực tế, rất ít trẻ bị khiếm thính hoàn toàn (điếc đặc). Đa số trẻ
khiếm thính còn tồn tại những phần thính lực còn lại. Tật thính giác dù ở mức độ
nào cũng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành và phát triển
ngôn ngữ nói của trẻ, ảnh hưởng đến các loại cảm giác và tri giác khác cũng như
quá trình nhận thức nói chung [31].
b. Cảm giác và tri giác nhìn (thị giác) ở trẻ khiếm thính:
Tri giác nhìn ở trẻ khiếm thính được phát triển mạnh để bù trừ cho thính giác.
Tri giác nhìn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nhận thức thế giới xung
quanh, trong việc tri giác, tiếp nhận, lĩnh hội ngôn ngữ nói và cử chỉ điệu bộ.
Cảm giác và tri giác thị giác ở trẻ khiếm thính không kém so với trẻ nghe bình
thường, thậm chí còn tích cực và tinh nhạy hơn. Bởi vậy, trẻ khiếm thính thường để
ý những chi tiết nhỏ của thế giới xunh quanh mà trẻ nghe bình thường không để ý
đến. Những bức tranh vẽ của trẻ khiếm thính có nội dung phong phú, tỉ mỉ hơn và
đặc biệt là khi vẽ người, trẻ khiếm thính thường thể hiện đầy đủ hơn những phần
quan trọng của cơ thể người và rất chú ý đến sự cân xứng trong việc mô tả chúng so
với trẻ nghe bình thường nhưng chúng lại thường gặp khó khăn đối với những bức
tranh biểu thị mối quan hệ không gian (Todman & Cowdy, 1993; Todman &
Seedhouse, 1994) [81].
Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính cũng có sự linh hoạt hơn trẻ nghe bình thường
trong di chuyển chú ý từ vị trí không gian này đến vị trí không gian khác, tốt hơn
trong phát hiện những chuyển động ngoài tầm nhìn, và khả năng nổi bật trong tiếp
nhận và ghi nhớ những ký hiệu thị giác phức tạp (Corina và cộng sự, 1992; Parasnis
& Samar, 1985) [31].
c. Cảm giác và tri giác vận động:
Cảm giác và tri giác vận động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ khiếm thính. Cảm giác vận động là phương thức giúp trẻ
khiếm thính tự kiểm tra sự phát âm dựa trên cảm giác rung nhận được từ bộ máy
phát âm. Khả năng đọc hình miệng và ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ điệu bộ của trẻ
khiếm thính cũng được hình thành trên cơ sở cảm giác vận động và tri giác nhìn.
Cảm giác rung và cảm giác vận động ở trẻ khiếm thính là cơ sở giúp trẻ cảm nhận
về thế giới xung quanh [81].
24
1.2.2.2. Đặc điểm trí nhớ
Trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi thể hiện ghi nhớ không chủ định về vị trí của các
đối tượng nhớ không thua kém trẻ nghe bình thường. Về khả năng ghi nhớ từ ngữ,
giữa trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường có sự khác nhau rất ít trong việc ghi
nhớ những từ trong phạm vi lĩnh hội bằng mắt, trẻ khiếm thính ghi nhớ tốt hơn
những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật tiếp nhận qua xúc giác. Song, trẻ
khiếm thính kém hơn nhiều so với trẻ nghe bình thường trong việc ghi nhớ những từ
biểu thị hiện tượng âm thanh [31].
Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính khó khăn trong việc tập trung chú ý trong một
thời gian dài, trẻ chóng mệt mỏi, nhất là khi phải nghe quá nhiều và quá lâu. Chính
vì vậy, trẻ cũng ghi nhớ kém những kiến thức có tính chất suy luận, khả năng ghi
nhớ có ý nghĩa không bền vững, kém phân biệt so với trẻ nghe bình thường.
[31][81].
1.2.2.3. Đặc điểm tư duy
Ở trẻ khiếm thính, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế trong hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tế. Tư duy trực quan hành động của trẻ khiếm thính có
liên hệ trực tiếp với hành động, với tri giác của nó và thể hiện trong quá trình thao
tác thực hành với vật thể khi trẻ chia cắt, lắp đặt các bộ phận của đối tượng được tri
giác [46].
Tư duy trực quan hình tượng là loại tư duy phụ thuộc vào tri giác, dựa vào
những hình ảnh trực quan cảm giác cụ thể, chính những hình ảnh này đã nảy sinh
phản ánh những nét cụ thể, đơn giản và cá biệt của sự vật, hiện tượng, con
ngườivà các mối quan hệ của chúng dưới dạng hình ảnh mà trẻ tiến hành các thao
tác tư duy thực hiện nhiệm vụ đơn giản. Ở trẻ khiếm thính, trước thời gian tiếp nhận
ngôn ngữ và trong cả quá trình thu nhận ngôn ngữ còn có một thời gian dài dừng lại
ở mức độ tư duy trực quan – hình tượng, nghĩa là chúng suy nghĩ không bằng lời
mà bằng những hình tượng, hình ảnh. Sự diễn đạt bằng hình tượng được trẻ khiếm
thính tri giác với nội dung sự vật theo nghĩa đen của nó. Cách diễn đạt đó đã khơi
dậy ở trẻ những biểu tượng cụ thể, những hình ảnh đơn nhất gây khó khăn cho việc
đi sâu vào ý nghĩa khái niệm của nó và cho việc nhận thức ý nghĩa khái quát của nó.
Trẻ khiếm thính chỉ thấy hình tượng dễ nảy sinh của vật thể, chỉ phản ánh có một
dấu hiệu của nó. Trẻ khiếm thính khó hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của ẩn dụ trong
những câu thành ngữ [31] [81].
25
Tư duy trừu tượng của trẻ khiếm thính cũng gặp một số khó khăn bởi nó liên
quan đến các khái niệm. Sự khiếm khuyết về ngôn ngữ và ngay cả việc tiếp nhận
ngôn ngữ muộn cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành khái niệm và do đó
đến cả tư duy trừu tượng [81].
1.2.2.4. Đặc điểm tưởng tượng
Đặc điểm tưởng tượng ở trẻ khiếm thính có sự thiếu hụt do sự hình thành
ngôn ngữ chậm và tư duy trừu tượng hạn chế gây nên. Mặc dù hình tượng thị giác
của trẻ khiếm thính đạt mức độ cao và sống động, nhưng sự hình thành tư duy bằng
khái niệm quá chậm, làm chúng rất khó thoát khỏi ý nghĩa cụ thể, nghĩa đen của từ,
điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới, ảnh hưởng đến khả năng
tưởng tượng của trẻ khiếm thính trong cả hai quá trình tái tạo và sáng tạo [31].
Tưởng tượng tái tạo chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động nhận thức của
trẻ khiếm thính. Tuy nhiên, do vốn biểu tượng hạn chế, cụ thể là các biểu tượng về
âm thanh ... là nguồn tư liệu cho việc xây dựng những biểu tượng mới, dẫn đến
tưởng tượng tái tạo khó hình thành và nghèo nàn [81].
Do hạn chế về giao tiếp và ngôn ngữ, trẻ khiếm thính khó có được lượng
thông tin cũng như vốn kinh nghiệm sống, gặp khó khăn trong việc sử dụng những
thủ thuật và cách thức tạo ra những biểu tượng mới, do đó trẻ khiếm thính gặp nhiều
khó khăn trong tưởng tượng sáng tạo [81].
1.2.2.5. Đặc điểm sự hình thành và phát triển ngôn ngữ
Ở trẻ khiếm thính, chẳng những cơ quan phân tích thính giác bị phá huỷ mà cả
ngôn ngữ cũng bị phá huỷ hết sức nghiêm trọng. Sự phá huỷ thành phần của ngôn
ngữ có thể biểu hiện ở những hình thức khác nhau. Trường hợp nặng nhất là hoàn
toàn không có khả năng tự chiếm lĩnh được từ (trường hợp khiếm thính mức độ
sâu). Trong những trường hợp khác thì có thể biểu hiện ở sự nghèo nàn và hạn chế
của từ vựng, sử dụng từ không đúng với ý nghĩa cơ bản của nó.
Theo tác giả Trịnh Đức Duy [10], một số vấn đề thường có về ngôn ngữ nói
của trẻ khiếm thính là:
Giọng: Phần lớn trẻ khiếm thính phát âm với giọng không bình thường, khó
nghe. Trẻ hay nói giọng mũi, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn... Chất lượng giọng
nói của trẻ khiếm thính phụ thuộc vào mức độ giảm thính lực (nếu trẻ không được
đeo máy trợ thính và can thiệp sớm).
Phát âm: Lỗi về phát âm của trẻ khiếm thính thường mắc trong giai đoạn
26
hình thành ngôn ngữ (2-3 tuổi). Ngoài ra trẻ còn phát âm không đúng, không phân
biệt những âm gần nhau (nghe gần giống nhau) như t/đ, b/m. Phần lớn trẻ phát âm
sai phụ âm.
Thanh điệu: Hầu hết trẻ khiếm thính nói khó đúng các thanh điệu của tiếng
Việt, thường trẻ chỉ sử dụng đựơc 2-3 thanh cơ bản, dễ (thanh không, sắc, huyền).
Ngữ điệu: Trẻ khiếm thính hay nói rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên xuống
tuỳ hứng.
Ngữ pháp: Trẻ khiếm thính thường nói không theo ngữ pháp tiếng Việt mà
thường nói theo tư duy của mình, theo ý hiểu của mình, trẻ thường mắc lỗi về trật tự
từ trong câu nói, gây khó khăn cho người nghe.
Từ vựng: vốn từ ngữ ở trẻ khiếm thính rất nghèo nàn, ít hơn nhiều so với trẻ
nghe bình thường cùng lứa tuổi.
Nguyên nhân của những hạn chế về ngôn ngữ nêu trên chủ yếu là do khiếm
khuyết về nghe, cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại bằng lời hạn chế. Sự hỗ trợ
của thiết bị trợ thính (máy trợ thính, điện cực ốc tai) sẽ giúp cho trẻ khiếm thính
khắc phục những khó khăn trong việc nghe. Trẻ càng được sử dụng thiết bị trợ thính
sớm và tham gia chương trình can thiệp, giáo dục sớm càng có lợi cho sự phát triển
ngôn ngữ [46].
1.3. Kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
1.3.1. Khái niệm kỹ năng nghe – nói
Thuật ngữ “kỹ năng” hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Khi muốn diễn đạt
tình trạng cá nhân biết cách thực hiện có kết quả một hành động, hoạt động, thậm
chí một lĩnh vực hoạt động xã hội, người ta dùng thuật ngữ “kỹ năng”. Bản chất kỹ
năng là gì đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đề cập ở các góc độ khác nhau:
Theo K.K. Platonov và G.G. Golubev, kỹ năng là năng lực của con người
thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện
mới và trong những khoảng thời gian tương ứng. Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang
Uẩn cho rằng kỹ năng là một năng lực của con người biết vận dụng các thao tác của
một hành động theo đúng quy trình [14] [42].
V.A. Krutexki, Trần Trọng Thủy [39] coi kỹ năng như kỹ thuật của hành
động, là phương thức hành động mà con người nắm vững. A.G. Covaliov [9] nhìn
nhận kỹ năng không chỉ đơn giản là kỹ thuật hành động mà còn tính đến tính mục
đích và các điều kiện để thực hiện hành động.
27
Theo N.Đ. Levitop [23], kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào
đó trong một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách
thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định. Người có kỹ năng là người
nắm vững và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm đạt được kết quả
mong muốn. Để hình thành kỹ năng, con người không chỉ nắm vững lí thuyết về
hành động mà phải vận dụng vào thực tế.
Theo quan điểm của Đặng Thành Hưng [16], kỹ năng là một dạng hành động
được thực hiện tự giác, có kỹ thuật, dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận
động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có kĩ năng đó)
như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục
đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui định.
Từ những phân tích trên, trong lĩnh vực nghiên cứu của luận án, kỹ năng được
hiểu là: khả năng thực hiện có kết quả một hoạt động nào đó trên cơ sở vận dụng những
kiến thức, kinh nghiệm, thái độ liên quan vào hoạt động thực tiễn trong điều kiện cụ thể.
Để sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào, bên cạnh việc có tri thức ngôn ngữ cần
phải có 4 loại kỹ năng căn bản nghe – nói – đọc – viết. Trong đó, kỹ năng nghe –
nói là kỹ năng cơ bản, được hình thành ngay từ ban đầu, làm cơ sở để trẻ hình thành
và phát triển tốt các kỹ năng còn lại. Trong thực tiễn, nghe - nói là cặp kỹ năng
tương tác lẫn nhau. Hai kỹ năng này có vai trò ngang nhau và có tác dụng bổ sung,
hỗ trợ cho nhau. Khẳng định mối quan hệ giữa kỹ năng nghe và nói, tác giả Đỗ Hữu
Châu cho rằng: kỹ năng nói không bao giờ tách rời khỏi kỹ năng nghe, phải nghe tốt
thì mới nói tốt, bởi trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, hoạt động nói và nghe luôn
song hành với nhau [7].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm kỹ năng nghe – nói được
hiểu như sau:
Kỹ năng nghe - nói là khả năng thực hiện có kết quả các hoạt động lĩnh hội,
tiếp nhận thông tin, xử lí âm thanh tác động đến thính giác của con người và
chuyển nội dung suy nghĩ, nội dung thông báo vốn thuộc lĩnh vực tinh thần sang
dạng vật chất, dạng mã hóa ngôn ngữ dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri
thức về ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói), những hiểu biết về văn hoá, xã hội
(liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng lời) và những điều kiện sinh học - tâm lí
của một cá nhân (nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân) nhằm đạt được
mục đích giao tiếp đặt ra.
28
Cụ thể, để nghe hiểu lời nói trong những tình huống đối diện trực tiếp, chúng
ta phải tách biệt từ ra khỏi tiếng ồn; phân tích, nhận dạng âm và từ trong chuỗi lời
nói (vì tất cả kết hợp với nhau trong chuỗi lời nói tự nhiên); lưu ý cách phát âm và
tâm trạng của người nói; nhận dạng cấu trúc câu; chú ý ngôn ngữ cơ thể; tìm hiểu lý
do cuộc trò chuyện; hiểu nghĩa của từ và câu; kiểm tra ý nghĩa của những gì đã và
đang được nói và đồng thời dự đoán những gì sẽ được nói tiếp theo và phải có dấu
hiệu phản hồi nếu hiểu được người nói. “Người nghe” phải làm nhiều việc khác
ngoài việc sử dụng đôi tai. Họ sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu ý nghĩa và
phải sử dụng não bộ để giải mã những gì được nghe nói. Mặc dù quá trình lĩnh hội
lời nói là một công việc phức tạp, thật thú vị là hầu hết trẻ nhỏ có thể hiểu được khá
nhiều lời nói khi được một tuổi (hoặc muộn hơn một chút) [81][105].
Trong khi nói, chúng ta cũng phải trải qua ít nhất năm bước khác nhau: (1)
chọn từ được lưu giữ trong bộ nhớ; (2) sắp xếp từ theo trật tự để người nghe có thể
hiểu được - người nghe phải có cùng ngôn ngữ và những quy tắc ngữ pháp bắt
nguồn từ kinh nghiệm; (3) vận hành bộ máy phát âm; (4) phát ra nhiều âm giọng
khác nhau là cơ sở của từ và câu; (5) lắng nghe lời nói của chính mình để đảm bảo
thể hiện đúng ý tưởng mình muốn nói; dự tính những câu nói tiếp theo trong khi
đang nói, đồng thời đánh giá hiệu quả câu nói qua thái độ của người nghe [81].
Đặc điểm về hệ thống thần kinh của con người thể hiện ở việc tiếp nhận và
diễn đạt lời nói, tuy phức tạp, phần lớn trẻ con lĩnh hội một cách tự nhiên và dần
dần thành thạo khi còn rất nhỏ. Chúng ta nhận thấy được điều này khi dạy trẻ khiếm
thính học nói. Việc phát triển thành công ngôn ngữ nói thường được nâng cao khi ta
thực hiện các bước cần thiết cho việc phát triển các kỹ năng nhận biết ngôn ngữ nói
thông qua việc giúp trẻ trở thành những người nghe tốt nhờ khắc phục khả năng
nghe còn lại hoặc thông qua các hình thức hỗ trợ giác quan khác cũng như khi trẻ
được hình thành đầy đủ những kinh nghiệm giao tiếp bằng ngôn ngữ nói.
1.3.2. Đặc điểm kỹ năng nghe – nói của trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
Đối với trẻ nghe bình thường, ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời,
trẻ đã được tiếp xúc với vô vàn những âm thanh khác nhau của cuộc sống xung quanh,
từ đó trẻ có được tập hợp các phản xạ khác nhau của âm thanh. Sự phát triển kỹ năng
nghe - nói của trẻ nghe bình thường dựa trên cơ sở thính giác, cơ sở giao tiếp bằng
ngôn ngữ, nhờ thính giác trẻ tiếp thu được lời nói của mọi người xung quanh, bắt
chước lời nói ấy, tự trẻ bắt đầu học nói [81].
29
Sự phát triển kỹ năng nghe – nói của trẻ nghe bình thường trải qua các giai
đoạn sau [105]:
- Giai đoạn 1: chưa có ý thức về kỹ năng, chúng thường hướng về phía phát ra
tiếng nói, lắng nghe ngôn ngữ nói (bắt đầu chú ý đến âm thanh lời nói).
- Giai đoạn 2: trẻ bắt đầu học các kỹ năng nghe - nói theo nhu cầu của trẻ
bằng ba cách là: bắt chước, đóng vai, độc thoại. Trẻ biết quan sát sự liên kết giữa
âm thanh của lời nói với sự vật, màu sắc (bắt đầu hiểu nghĩa của từ).
- Giai đoạn 3: Trẻ hình thành kỹ năng một cách có ý thức. Trẻ lắng nghe và
ghi nhớ tất cả các từ ngữ, câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần hằng ngày (bắt đầu
nhập tâm, thu nạp vốn từ).
- Giai đoạn 4: Là thời kỳ kỹ năng thuần thục trở thành kỹ xảo. Trẻ thực
hành nói bằng mô phỏng âm thanh lời nói nghe thấy (bắt đầu nói thụ động, nói
bắt chước).
- Giai đoạn 5: Là giai đoạn giao tiếp bằng tiếng nói trong cộng đồng ngôn
ngữ (nói chủ động).
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng khả năng ngôn ngữ của trẻ
phát triển mạnh nhất trong 6 năm đầu tiên của cuộc sống, đó là thời gian bộ não của
trẻ phát triển mạnh và đầy đủ nhất. Ngay từ một tuổi rưỡi đến hai tuổi trẻ em đã bắt
đầu tập nói. Kỹ năng nghe - nói của trẻ phát triển dần theo thời gian. Ở lứa tuổi mẫu
giáo (3 – 6 tuổi), do nhu cầu giao tiếp của trẻ ngày càng phát triển mạnh, phạm vi
giao tiếp được mở rộng cho nên trẻ trở nên độc lập hơn và bắt đầu giao lưu rộng rãi
hơn với những người khác, nhất là bạn cùng tuổi. Việc mở rộng phạm vi giao tiếp
và phức tạp của hoạt động đòi hỏi trẻ phải nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng nghe –
nói theo từng độ tuổi:
3 – 4 tuổi: Trẻ nghe hiểu và nói được khoảng 800 - 1200 từ trong đó phần
lớn là danh từ, động từ, còn các từ loại khác như tính từ, trạng từ, đại từ chiếm tỷ lệ
thấp; còn mắc nhiều lỗi trong phát âm, nhất là dấu thanh, âm đệm, âm cuối; nắm
được ngữ pháp cơ bản để diễn đạt khá chính xác các nhu cầu cơ bản hàng ngày song
còn chưa hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, có câu đúng, nhưng cũng có câu sai (câu
cụt/thiếu thành phần), các từ dùng trong câu chưa chính xác, chưa mạch lạc.
4 - 5 tuổi: Vốn từ của trẻ tăng từ 1300 - 2000 từ trong đó danh từ, động từ
vẫn chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác tuy đã xuất hiện trong ngôn ngữ của trẻ
nhưng còn ít và sử dụng chưa chính xác; trẻ nói rõ ràng hơn, dứt khoát hơn, song
30
vẫn hay sai thanh ngã, âm điệu, âm cuối; câu nói của trẻ dài hơn, ít câu cụt hơn, đã
sử dụng các câu phức hợp, các câu có liên từ.
5 - 6 tuổi: Vốn từ của trẻ khá phong phú, khoảng 2000 – 3000 từ trong đó
không chỉ chủ yếu là danh từ, động từ, mà còn cả tính từ và các từ loại khác chiếm
tỷ lệ cao hơn; hầu hết trẻ đã phát âm đúng, chuẩn xác các âm, kể cả các âm khó, biết
sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp, phù hợp nội dung câu chuyện trẻ
kể; lĩnh hội được những quy tắc chủ yếu trong ngữ pháp tiếng mẹ đẻ, và dùng được
quy tắc ấy trong ngôn ngữ của mình. [18][47][65].
Đối với trẻ khiếm thính, vì trẻ không nghe thấy âm thanh tiếng nói xung
quanh do đó không có khả năng bắt chước tiếng nói, trẻ không thể tự học nói được.
Sự hỗ trợ của thiết bị trợ thính sẽ giúp cho trẻ khắc phục được khó khăn trong việc
nghe với điều kiện thiết bị trợ thính phù hợp với trẻ. Nếu như trẻ nghe bình thường
được nghe thấy âm thanh và bắt đầu học nói từ khi trẻ sinh ra thì trẻ khiếm thính chỉ
được bắt đầu khi có sự hỗ trợ của thiết bị trợ thính, càng được trang bị thiết bị trợ
thính sớm càng có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ [52]. Như vậy đã có những
khoảng trống đầu tiên trong tiến trình phát triển kỹ năng nghe - nói của trẻ khiếm
thính khi trẻ chưa có sự hỗ tr...ưỡng, thầy/cô hãy trả lời câu hỏi 1.9; nếu chưa thì
không phải trả lời câu 1.7)
1.7. Hãy liệt kê những khóa học mà thầy/cô được đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục trẻ
khuyết tật: ..
PL12
Câu 2. Thầy/cô hiểu như thế nào về trẻ khiếm thính?
Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau dẫn
đến gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói và ảnh hưởng đến quá trình nhận
thức.
Trẻ khiếm thính là trẻ không thể nghe và nói được
Trẻ khiếm thính là trẻ không có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, thường
phải giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu
Câu 3. Thầy/cô đánh giá như thế nào về vai trò của việc phát triển kỹ năng
nghe – nói cho trẻ khiếm thính?
Rất quan trọng Quan trọng Tương đối quan trọng
Ít quan trọng Không quan trọng
Câu 4. Ý nghĩa cụ thể của việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm
thính?
Giúp trẻ khiếm thính hòa nhập vào các hoạt động của lớp
Giúp trẻ khiếm thính cơ hội tốt nhất để độc lập
Giúp trẻ có nhiều lựa chọn hơn trong nghề nghiệp, giáo dục, xã hội
Giúp trẻ tiếp thu, ghi nhớ các kiến thức dễ dàng hơn
Ý kiến khác (xin ghi rõ):
Câu 5. Thầy/cô có thường xuyên lập kế hoạch để phát triển kỹ năng nghe – nói
cho trẻ khiếm thính trong lớp của mình không?
Rất thường xuyên Thường xuyên Tương đối thường xuyên
Ít thường xuyên Không thường xuyên
PL13
Câu 6. Mức độ thực hiện các nội dung phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính trong lớp của thầy/cô như thế nào?
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Tương
đối
thường
xuyên
Ít
thường
xuyên
Không
thường
xuyên
1 Nhận diện được 6 âm Ling:
/m/; /a/; /u/; /i/; /s/; /x/
2 Nghe hiểu các từ chỉ người, đồ
vật, con vật, sự vật, hành động,
hiện tượng quen thuộc, gần gũi
3 Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm,
tính chất, công dụng và các từ
biểu cảm
4 Nghe hiểu và thực hiện được từ
1 – 3 yêu cầu
5 Nghe hiểu nội dung câu
chuyện, bài thơ
6 Phát âm các tiếng, từ, câu để
người nghe có thể hiểu được
7 Sử dụng lời nói với các từ thông
dụng chỉ người, đồ vật, con vật,
sự vật, hành động, hiện tượng
quen thuộc, gần gũi
8 Sử dụng lời nói với các từ chỉ
đặc điểm, tính chất, công dụng
và các từ biểu cảm phù hợp với
ngữ cảnh
9 Thể hiện nhu cầu, cảm xúc,
hiểu biết của bản thân bằng lời
nói
10 Kể lại những sự việc đơn giản
11 Kể lại câu chuyện đơn giản đã
nghe theo trình tự nhất định
PL14
Câu 7. Thầy/cô thường phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính
thông qua những hình thức nào?
TT Hình thức phát triển KNNN
Mức độ thực hiện
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Tương
đối
thường
xuyên
Ít
thường
xuyên
Không
thường
xuyên
1 Phát triển kỹ năng nghe – nói
cho trẻ khiếm thính 3 – 6 tuổi
trong các hoạt động ở lớp mẫu
giáo
2 Phát triển kỹ năng nghe – nói
cho trẻ khiếm thính 3- 6 tuổi
trong hoạt động hỗ trợ cá nhân
3 Phối hợp với gia đình để phát
triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ
khiếm thính trong các hoạt
động tại gia đình
4 Khác (xin ghi rõ):
........................
PL15
Câu 8. Thầy/cô thường sử dụng những phương pháp nào để phát triển kỹ năng
nghe – nói cho trẻ khiếm thính?
TT
Phương pháp phát triển
KNNN
Mức độ sử dụng
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Tương
đối
thường
xuyên
Ít
thường
xuyên
Không
thường
xuyên
1 Các PP tiếp cận theo PP tự nhiên
1.1 Nhóm PP dùng lời nói
1.2 Nhóm PP trực quan, minh họa
1.3 Nhóm PP thực hành, trải
nghiệm
1.4 Nhóm PP giáo dục bằng tình
cảm, khích lệ
1.5 Nhóm PP nêu gương, đánh giá
1.6 Sử dụng các kỹ thuật phát triển
ngôn ngữ tự nhiên như: Tạo
môi trường giàu kích thích
ngôn ngữ; Nói mẫu; Nhắc lại;
Mở rộng câu nói; Tạo tình
huống có vấn đề; Khuyến
khích trẻ tương tác
2. Các phương pháp tiếp cận theo phương pháp cấu trúc
2.1 Sử dụng các bài tập/trò chơi
luyện nghe cho TKT
2.2. Sử dụng các kỹ thuật đặc thù
để dạy và sửa lỗi phát âm cho
TKT
2.3 Sử dụng các bài tập can thiệp để
rèn luyện KN nghe – nói cho
TKT
3 Khác (xin ghi rõ):
PL16
Câu 9. Thầy/cô đánh giá như thế nào về hiệu quả của các phương pháp phát
triển KNNN cho trẻ khiếm thính?
TT Phương pháp phát triển KNNN
Mức độ hiệu quả
Rất
hiệu
quả
Hiệu
quả
Tương
đối
hiệu
quả
Ít
hiệu
quả
Không
hiệu
quả
1 Các PP tiếp cận theo PP tự nhiên
1.1 Nhóm PP dùng lời nói
1.2 Nhóm PP trực quan, minh họa
1.3 Nhóm PP thực hành, trải nghiệm
1.4 Nhóm PP giáo dục bằng tình cảm,
khích lệ
1.5 Nhóm PP nêu gương, đánh giá
1.6 Sử dụng các kỹ thuật phát triển
ngôn ngữ tự nhiên như: Tạo môi
trường giàu kích thích ngôn ngữ;
Nói mẫu; Nhắc lại; Mở rộng câu
nói; Tạo tình huống có vấn đề;
Khuyến khích trẻ tương tác
2. Các phương pháp tiếp cận theo phương pháp cấu trúc
2.1 Sử dụng các bài tập/trò chơi luyện
nghe cho TKT
2.2. Sử dụng các kỹ thuật đặc thù để
dạy và sửa lỗi phát âm cho TKT
2.3 Sử dụng các bài tập can thiệp để
rèn luyện KN nghe – nói cho TKT
3 Khác (xin ghi rõ): .
PL17
Câu 10. Những thuận lợi khi tổ chức các hoạt động phát triển KNNN cho trẻ
khiếm thính là gì?
TT Các thuận lợi
Mức độ thuận lợi
Rất
thuận
lợi
Thuận
lợi
Tương
đối
thuận
lợi
Ít
thuận
lợi
Không
thuận
lợi
1 Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường
lớp học (điều kiện âm thanh, ánh
sáng, không gian, đồ dung, đồ chơi)
2 Môi trường tâm lý trong lớp MGHN
3 Bản thân trẻ khiếm thính
4 Sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban
giám hiệu nhà trường
5 Sự quan tâm, phối hợp của cha mẹ trẻ
khiếm thính
6 Bản thân GV được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn về GDHN trẻ
khiếm thính
Câu 11. Thầy/cô gặp khó khăn nào khi tổ chức các hoạt động phát triển kỹ
năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính?
TT Các khó khăn
Mức độ khó khăn
Rất
khó
khăn
Khó
khăn
Tương
đối
khó
khăn
Ít
khó
khăn
Không
khó
khăn
1 Điều kiện, cơ sở vật chất, môi
trường lớp học (điều kiện âm thanh,
ánh sáng, không gian)
2 Thiếu trang thiết bị, đồ dung, đồ
chơi để phát triển KNNN cho trẻ
khiếm thính
3 Năng lực của giáo viên (kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm về phát triển
KNNN cho trẻ khiếm thính)
4 Tài liệu hướng dẫn về phát triển
KNNN cho trẻ khiếm thính
5 Thiếu sự phối hợp thống nhất giữa
nhà trường, GV và cha mẹ trẻ khiếm
thính
6 Khác (xin ghi rõ): ...
PL18
Câu 12. Theo thầy/cô những yếu tố sau đây ảnh hưởng như thế nào đến việc
phát triển kỹ năng nghe – nói cho trẻ khiếm thính?
TT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng
Rất
ảnh
hưởng
Ảnh
hưởng
Tương
đối ảnh
hưởng
Ít ảnh
hưởng
Không
ảnh
hưởng
1 Các yếu tố liên quan đến khuyết
tật của trẻ (mức độ suy giảm
thính lực, độ tuổi suy giảm
thính lực, khả năng nhận thức,
hứng thú và nhu cầu nghe – nói)
2 Năng lực của giáo viên
3 Sự hỗ trợ thính học
4 Can thiệp sớm
5 Sự tham gia, hỗ trợ của cha mẹ
TKT
6 Sự hỗ trợ từ bạn cùng trang lứa
7 Việc lựa chọn phương pháp tiếp
cận giao tiếp cho TKT
8 Khác (xin ghi rõ):
.
Câu 13. Theo thầy/cô, để nâng cao hiệu quả phát triển kỹ năng nghe - nói cho
trẻ khiếm thính, cần những điều gì?
Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của thầy/cô!
PL19
Phụ lục 4:
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
(Dành cho giáo viên dạy trẻ khiếm thính ở lớp MGHN)
Câu 1: Theo thầy (cô) trẻ khiếm thính có gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp không?
Nguyên nhân của những khó khăn đó?
Câu 2: Thầy (cô) đánh giá về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển KNNN
cho trẻ khiếm thính ở lớp MGHN như thế nào?
Câu 3: Thầy (cô) làm thế nào để đánh giá được mức độ KNNN cho trẻ khiếm thính
để từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ các em trong lớp hòa nhập?
Câu 4: Thầy (cô) đã/đang có hỗ trợ gì cho trẻ khiếm thính phát triển KNNN không?
Nếu có, xin thầy (cô) hãy chia sẻ các biện pháp, hình thức mà thầy (cô) đang áp
dụng?
Câu 5: Thầy (cô) chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi phát triển KNNN cho trẻ
khiếm thính ở lớp MGHN mà thầy (cô) đang công tác?
Câu 6: Thầy (cô) có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả phát triển KNNN cho trẻ
khiếm thính ở lớp MGHN?
PL20
Phụ lục 5
PHIẾU QUAN SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG Ở LỚP MGHN
Địa điểm:
Thời gian: ...............................
Họ tên trẻ: ...................
Lớp:. Trường: ....
1. Quan sát
Tên HĐ Nội dung HĐ Biểu hiện KNNN của trẻ
khiếm thính
2. Đánh giá
STT Kỹ năng Mức độ đạt được
1 2 3 4
Kỹ năng nghe
1 Nhận diện được 6 âm Lings: /m/; /a/; /u/; /i/; /s/; /x/
2 Nghe hiểu các từ chỉ người, đồ vật, con vật, sự vật,
hành động, hiện tượng quen thuộc, gần gũi
3 Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng
và các từ biểu cảm
4 Nghe hiểu và thực hiện được từ 1 – 3 yêu cầu
5 Nghe hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ
Kỹ năng nói
6 Phát âm các tiếng, từ, câu để người nghe có thể hiểu
được
PL21
7 Sử dụng lời nói với các từ thông dụng chỉ người, đồ
vật, con vật, sự vật, hành động, hiện tượng quen
thuộc, gần gũi
8 Sử dụng lời nói với các từ chỉ đặc điểm, tính chất,
công dụng và các từ biểu cảm phù hợp với ngữ cảnh
9 Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân
bằng lời nói
10 Kể lại những sự việc đơn giản
11 Kể lại câu chuyện đơn giản đã nghe theo trình tự nhất
định
PL22
Phụ lục 6:
DANH SÁCH TỪ VỰNG TRẺ EM
Phạm Thùy Giang, 2008
(Adapted from MacArthur-Bates Communicative Development Inventories)
Tên trẻ: .
Ngày sinh:
Âm thanh và
tiếng con vật
Chỉ
hiểu
Hiểu và
nói
Các loại xe
Chỉ
hiểu
Hiểu và
nói
bò (tiếng bò) máy bay
cạp cạp xe buýt
tu tu (tiếng xe lửa) xe cứu hỏa
gâu gâu xe đạp
meo meo (tiếng
mèo)
xe lửa/tàu hỏa
ò ó o (tiếng gà gáy) xe máy
ua chà xe ô tô
ù ù (tiếng xe) xe tải
Con vật (thật
hoặc đồ chơi)
Đồ chơi
con cú đồ chơi
chim cánh cụt bong bóng
chó con cái bút
con bò con búp bê
con bọ/ con sâu cuốn sách/quyển
sách
con bướm khối
con cá quả bóng
con chim Đồ ăn uống
con chó bánh bao
con chuột bánh mì
con cọp bánh ngọt
con cừu cá
PL23
con ếch cà phê
con gà củ cà rốt
con gấu đậu
con gấu bông đồ ăn
con lợn/heo kem
con khỉ kẹo
con lừa mì/bún
con mèo nước ép/nước hoa
quả
con nai nước uống
con ngỗng quả táo
con ngựa sữa
con ong thịt bò
con rùa thịt gà
con sư tử thịt lợn
con vịt quả cam
con voi quả chuối
động vật trứng
Câu hỏi Số lượng/tính từ
Ai giống nhau
Đâu khác nhau
Gì một ít
khi nào nữa/thêm
tại sao số không
thế nào tất cả
Quần áo Đồ dùng gia đình
Áo đĩa
Váy bàn chải
áo khoác bàn chải đánh răng
áo ấm bình sữa
áo len búa
bộ ngủ cốc/ly
cái yếm dãi cái chổi
PL24
dây chuyền cái kéo
Giày cái lược
khóa kéo cây
Mũ bát/chén
Cúc chìa khóa
quần dài đèn
quần đùi dĩa
tất điện thoại
Bộ phận cơ thể đồng hồ
bàn chân giấy
bàn tay gối
bụng hộp
cái đầu khăn tắm
cái rốn kính
cánh tay mặt kính
Chân chăn/mền
con mắt muỗng/thìa
đầu gối radio/đài
lỗ tai tấm hình/ảnh
lưỡi thùng rác
Má thuốc
mặt tiền
miệng xà phòng
Mũi Người
ngón chân anh, em trai
ngón tay bà
Răng bố/ba
Tóc chị, em gái
Đại từ chú, cậu, dượng
cái đó/đấy cô gái
của cô, dì
của tôi/của con con gái
Này con trai
PL25
tôi/con đàn ông
Thời gian đứa bé
bây giờ giáo viên/cô giáo
buổi sáng mẹ
Đêm người
hôm nay người giữ trẻ
Ngày tên cô giáo
ngày mai ông
Nội thất/phòng
nhà
Tính từ
bàn ăn to
Bô tốt
bồn nước trống
bồn tắm ướt
cái bếp vui
cái giường xanh da trời
cầu thang xấu
cửa đẹp
cửa sổ Trò chơi
ghế trò chơi ú òa
ghế cao Hành động/tính từ
ghế sa lông cứng
ghế xích đu cười
Lò đá
ngăn kéo đánh
nhà bếp đau
ga ra dễ thương
Nôi đem/bưng
phòng khách đi
phòng ngủ đi bộ
phòng tắm bẩn
ti vi đọc
tủ lạnh đói
PL26
Hành động dọn dẹp
Ăn đóng kín
bế đưa
ốm đụng
Bơi được
buồn ngủ gãy
Hát già
Nhìn giúp đỡ
cắn hết
cẩn thận hiền lành
chạy hôn/thơm
Cho hư
Chơi kéo
làm vui lòng khát
yên lặng khô
cảm ơn khóc
vâng, phải khoe
không, đừng lái
chờ đợi làm xong
muốn lạnh
Không lau
ngủ ngon lấy
tắm mềm
ăn sáng mệt
Chào mở
bữa cơm mỏng
bữa ăn trưa ném
ngủ trưa ngủ
Đồ ngoài trời và địa điểm ngừng lại
bờ biển nhanh chóng
bông hoa nhảy
cầu trượt nhìn
cái xẻng nhỏ
PL27
cái xích đu nói
Cây nóng
Chùa ôm
công viên rơi
hồ bơi sạch
mặt trăng sợ
mặt trời tắm rửa
Mưa thấy
ngôi sao thổi
Nhà thọc cù léc
nhà thờ uống
nhà trường viết
nước yêu thương
Sân
tiệc
tiệm/cửa hàng
trời
vườn
vườn thú
PL28
Phụ lục 7:
Bảng từ kiểm tra khả năng phát âm các âm vị
Từ Có
Không có hoặc sai
(Nếu phát âm sai thì ghi rõ phát
thành âm gì.)
Các phụ âm đầu
B bố, bà, bàn
P pin, pê-đan
Ph phở, phim, phố phường
V ve, vở, viết
M me, miệng, mặt
Th con thỏ, bài thơ, thác nước
T tủ, tỉ, tiền
Đ con đê, cây đa, đất đai
N cái nơ, quả na, nu na nu nống
X xe, xa xa, khúc xương
D da, dao, con dế
L quả lê, quả lựu, xe lu
Tr cây tre, cá trê, trăng trắng
S su su, chim sẻ, súng
R rễ, rổ rá, rì rào
Ch con chó, cái chổi, chim chích
bông
Nh nhà, chùm nho, nhường nhịn
C/K củ cải, thước kẻ, cán cân
Ng/Ngh Ngân hàng, nghé, củ nghệ
Kh khế, khăn, khoai lang
G/Gh gỗ, gốc, gồ ghề
H ho, hát, húng hắng
Các âm đệm
U, O hoa huệ, quà quê, môn toán
Các âm chính
I cái ví, hoa lí, lích kích
PL29
Ê quả lê, hạt kê, cà phê
E con ve, quả me, mét
Ư củ từ, lừ khừ, tức giận
Ơ cái nơ, quả mơ, lớp học
A cái ca, quả na, bàn là
U xe lu, đồng xu, nu na nu nống
Ô cái ô, xích lô, cơn lốc
O lò xo, con cóc, con sóc
IÊ cây mía, tiền, tiếp tuyến
ƯƠ cơn mưa, tươi cười, điểm mười
UÔ mua bán, cuốn sách, tuốt lúa
Ă con rắn, nhắn nhủ, chắc chắn
 cây, cân, vân vân
E ngắn xanh, quả chanh, hãm phanh
O ngắn con sóc, búi tóc, học tập
Âm cuối
I núi, củi, túi
U rìu, diều, gió hiu hiu
M tôm, cam, cơm
N con lươn
Ng kẻng, xóm làng, công nông
P ấm áp, gác xép, mắt híp
T con vẹt, bó lạt, lũ lụt, tất bật
C cái cốc, con cóc, sợi tóc
Các thanh điệu
Không ba, la, ca
Huyền bà, là, cà
Ngã mũ, lũ, cũ
Hỏi mỏ, cỏ, đỏ
Sắc má, cá, lá
Nặng mạ, lạ, tạ
PL30
Phụ lục 8
THÍNH LỰC ĐỒ CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP THỰC NGHIỆM
1. Thính lực đồ của bé Đ.B.N
2. Thính lực đồ của bé N.T.M
PL31
3. Thính lực đồ của bé P.M.K
PL32
Phụ lục 9
MINH HỌA TRÒ CHƠI LUYỆN NGHE CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
Trò chơi 1: Ai đoán giỏi
• Mục đích: Giúp trẻ phân biệt được các cụm từ, câu có độ dài ngắn khác
nhau.
• Chuẩn bị: Các câu hát/câu nói có độ dài ngắn khác nhau, giống nhau. (VD:
Một con vịt – Một con vịt xòe ra hai cái cánh; Bé đang tắm – Mẹ đang nấu cơm; Mẹ
đi làm – Từ sáng sớm...); 2 Bảng ghép hình giống nhau (có khoảng 4-6 miếng
ghép).
• Cách tiến hành:
- GV kiểm tra máy trợ thính của trẻ, chia lớp thành 2 đội chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi: Hai đội cùng chơi, GV sẽ lần lượt nói/hát các câu
có độ dài ngắn giống nhau hoặc khác nhau. Các đội sẽ lắng nghe và trả lời. Đội nào trả
lời đúng được tặng 1 miếng ghép để ghép vào bảng ghép hình. Kết thúc trò chơi, đội
nào hoàn thành miếng ghép trước là đội chiến thắng.
- GV làm mẫu cách chơi cho trẻ.
- GV cho các đội chơi.
- Kết thúc trò chơi, đội nào hoàn thành bảng ghép hình trước là đội chiến
thắng.
Trò chơi 2: Hãy lắng nghe
• Mục đích: Giúp trẻ xác định âm thanh tiếng nói và âm thanh không phải tiếng
nói (VD: Tiếng kêu các con vật, Âm thanh của các dụng cụ âm nhạc...)
• Chuẩn bị: Máy ghi âm những âm thanh không phải tiếng nói; Mỗi trẻ 1 bộ
tranh lô tô (Mỗi bộ có 1 Tranh lô tô hình người và tranh lô tô các con vật, đồ vật tạo
ra âm thanh khác).
• Cách tiến hành:
- GV kiểm tra máy trợ thính của trẻ, cho trẻ ngồi theo hình vòng cung.
- GV hướng dẫn cách chơi: GV sẽ lần lượt tạo ra các âm thanh. Trẻ sẽ phải
lắng nghe và lựa chọn tranh lô tô tương ứng. Mỗi trẻ trả lời đúng sẽ được thưởng 1
ngôi sao (vẽ bên cạnh tên trẻ ghi trên bảng). Kết thúc trò chơi, bạn nào nhận được
nhiều sao nhất sẽ được phần thưởng.
PL33
- GV làm mẫu cách chơi cho trẻ.
- GV cho các đội chơi.
- Kết thúc trò chơi, GV khen thưởng bạn chơi tốt nhất, động viên, khuyến
khích các trẻ khác.
Trò chơi 3: Tôi và bạn
• Mục đích: Giúp trẻ nghe và nhận biết tên các bạn trong lớp
• Chuẩn bị: Các băng giấy ghi tên các thành viên trong lớp
• Cách tiến hành:
- GV kiểm tra máy trợ thính của trẻ, cho trẻ ngồi theo hình vòng cung.
- GV hướng dẫn cách chơi: GV sẽ nói tên 1 bạn trong lớp, các trẻ sẽ lắng nghe
và chỉ vào bạn mà cô nói tên. Bạn đó sẽ lên lấy băng giấy ghi tên mình.
- GV làm mẫu cách chơi cho trẻ: GV chỉ vào 1 bạn và nói tên bạn đó cho các
trẻ cùng nghe. VD: Bạn Lan. GV lấy băng giấy có ghi tên bạn Lan giơ lên cho các
trẻ nhìn.
- GV cho các trẻ chơi: GV gọi tên lần lượt từng bạn trong lớp, trẻ lắng nghe
và chỉ vào bạn được gọi tên. Sau đó, GV giơ băng giấy có ghi tên bạn đó cho các trẻ
nhìn và đưa lại băng giấy cho trẻ đó.
- Kết thúc trò chơi, GV khen thưởng các bạn chơi tốt, động viên, khuyến
khích các trẻ khác.
Trò chơi 4: Em đi chợ
• Mục đích: Giúp trẻ nghe và nhận biết tên các loại quả quen thuộc: táo, vải,
can, bưởi, mít, dưa hấu...
• Chuẩn bị: Các loại quả bằng nhựa; Rổ đựng đồ
• Cách tiến hành:
- GV kê 2 bàn bày các loại quả ở góc phòng.
- GV kiểm tra máy trợ thính của trẻ, chia trẻ thành 2 đội chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi: GV nói tên một loại quả, lần lượt các trẻ trong
mỗi đội chơi sẽ phải đi chợ và chọn đúng loại quả mà cô nói tên. Nếu trẻ lấy đúng,
được bỏ vào rổ của đội mình, lấy sai phải trả lại. Kết thúc trò chơi, đội nào lấy được
nhiều quả hơn là đội chiến thắng.
- GV làm mẫu cách chơi cho trẻ.
PL34
- GV cho 2 đội cùng chơi.
- Kết thúc trò chơi, đội nào lấy được nhiều quả trong rổ hơn là đội chiến
thắng.
Trò chơi 5: Mua hoa tặng mẹ
• Mục đích: Giúp trẻ nghe và nhận biết tên mình và tên các loại hoa: hoa
hồng, hoa lay ăn, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa lay ơn...
• Chuẩn bị: Các loại hoa tươi hoặc hoa nhựa
• Cách tiến hành:
- GV kiểm tra máy trợ thính của trẻ, GV cho trẻ ngồi theo hình vòng cung.
- GV hướng dẫn cách chơi: GV nói tên trẻ và nói tên loại hoa mà mẹ của
mỗi trẻ thích (VD: Mẹ Lan thích hoa hồng) (Chú ý khi nói GV nhấn giọng vào tên
trẻ và tên loại hoa). Trẻ được gọi tên sẽ phải lên và chọn đúng loại hoa để mang về
tặng mẹ.
- GV làm mẫu và cho các trẻ cùng chơi.
- Kết thúc trò chơi, GV khen ngợi những trẻ làm tốt và động viên, khuyến
khích những trẻ thực hiện chưa tốt.
PL35
Phụ lục 10
MINH HỌA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN PHÁT ÂM
CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
PHỤ ÂM B /b/
1. Mô tả:
❖ Phụ âm tắc - hữu thanh B /b/
- /b/ là phụ âm tắc – hữu thanh. Âm /b/ có đặc
điểm cấu âm như sau:
+ Môi: Hai môi chạm vào nhau, sau đó mở ra,
hơi thóat nhẹ ra ngoài.
+ Lưỡi: Phụ thuộc vào nguyên âm đứng sau.
+ Dây thanh: Khép và rung.
2. Hướng dẫn trẻ phát âm /b/
- Nghe: Là âm có tần số trầm.
- Nhìn: Hai môi chạm vào nhau.
- Sờ: Rung ở hầu, Hơi ấm, nhẹ thoát ra từ miệng.
3. Các từ chứa âm “B”
3.1. Những âm thanh ban đầu chứa âm /b/:
- Tiếng kêu của con bò: “bòbò”
- Tiếng kêu của con dê: “bebe”
- Tiếng xe máy: “brừm brừm”;
“bíp bíp”
PL36
3.2. Những từ phát triển trước
Ba ba
Bò
Bà
Bé
Bi Bí
PL37
3.3. Những tư phát triển sau
Bóng
Bóng bay
Bánh
Bim bim
Bún
Bèo
Búp bê
Bươm bướm
Bãi biển
4. Bài thơ, bài hát chứa âm “b”:
Bài hát: Cháu yêu bà
Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm
Tóc bà trắng màu trắng như mây
Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay
Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui...
PL38
Bài hát: Bé bé bằng bông
Bé bé bồng bông
Hai má hồng hồng
Bé đi sơ tán
Bế em đi cùng.
Mẹ mua xe gỗ
Cho bé ngồi trong
Bao giờ chiến thắng
Cho bé về phố đông.
Bài hát: Búp bê bằng bông
Búp bê bằng bông biết bay bay bay
Búp bê biết bò biết bắt biết bơi
Búp bê bằng bông bên bạn bươm bướm
Bươm bướm bềnh bồng bỏ bạn bay bay.
Bươm bướm nay, bươm bướm bay
Bỏ bạn bỏ bè bỏ búp bê
Bươm bướm bay, bươm bướm bay
Búp bê buồn buồn biền biệt bay bay.
Bươm bướm nay, bươm bướm bay
Bỏ bạn bỏ bè bỏ búp bê
Bươm bướm bay, bươm bướm bay
Búp bê buồn buồn biền biệt bay bay.
5. Gợi ý một số hoạt động có thể lồng ghép để luyện phát âm âm /b/
- Chơi trò chơi để luyện tập phát âm âm /b/: bập môi gọi gà; phát âm tiếng kêu
con bò, con dê, tiếng xe máy.
- Chơi các trò chơi với bóng như đá bóng hoặc thổi bong bóng, gắn với phát
âm có âm “b”: bóng
- Chơi búp bê với trẻ, cho búp bê ăn các đồ ăn có âm /b/ như: bim bim, bánh,
bún
- Cho trẻ chơi với các con vật bằng nhựa và trò chuyện về các con vật đó: bò,
baba, bươm bướm
- Hát cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ hát nối các từ có âm /b/ (có thể sử dụng
các bài hát ở bên trên).
PL39
Phụ lục 11
CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM
Họ tên trẻ: Đ.B.N
Ngày sinh: 19/03/2015
Giáo viên thực hiện: N.T.C
Thời gian: Thực nghiệm trong 06 tháng (từ 01/12/2018 đến 31/05/2019), được đánh
giá theo 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Đánh giá sau 3 tháng (Từ 01/12/2018 đến 28/02/2019)
+ Giai đoạn 2: Đánh giá sau 6 tháng (Từ 01/03/2019 đến 31/05/2019)
1. Đánh giá mức độ hiện tại (Nội dung mục 3.4.2.1 của luận án)
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Giúp Đ.B.N nghe hiểu được thông tin, nội dung giao tiếp và sử dụng được
lời nói trong giao tiếp để bày tỏ nhu cầu, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân một cách
rõ ràng, dễ hiểu, kể lại được những sự việc đơn giản.
2.2. Mục tiêu cụ thể
STT
Mục
tiêu
chung
Mục tiêu cụ thể Cách tiến hành
Đánh giá kết
quả
(theo 4 mức độ)
1 2 3 4
1
Phát
triển
kỹ năng
nghe
hiểu lời
nói
Nghe hiểu các từ chỉ
sự vật, hành động,
hiện tượng và các từ
chỉ đặc điểm, tính
chất, công dụng, các
từ biểu cảm
- Lồng ghép phát triển
KN nghe hiểu trong
các hoạt động vui chơi,
hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học,
hoạt động góc, hoạt
động ngoài trời
- Sử dụng các trò chơi
để rèn luyện KN nghe
cho trẻ khiếm thính
Thực hiện được các
yêu cầu đơn giản
gồm 2 - 3 hành động
Hiểu được trọn vẹn
nội dung câu
chuyện, bài thơ và
trả lời được các câu
hỏi có liên quan đến
nội dung câu
chuyện, bài thơ
PL40
3. Nhận xét, đánh giá
3.1. Sau 3 tháng:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3.2. Sau 6 tháng:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Người thực hiện chương trình
Ban giám hiệu Phụ huynh Giáo viên
2
Phát
triển
kỹ năng
sử dụng
lời nói
Phát âm rõ ràng các
tiếng, từ, câu trong
giao tiếp
- Lồng ghép phát triển
KN sử dụng lời nói
trong các hoạt động
vui chơi, làm quen với
tác phẩm văn học, hoạt
động làm quen với môi
trường xung quanh,
hoạt động góc, hoạt
động ngoài trời
- Tạo ra các tình huống
có vấn đề để khuyến
khích trẻ sử dụng lời
nói.
- Sử dụng các kỹ thuật
phát triển KNNN cho
trẻ như: chờ đợi, sử
dụng lời nói mẫu
- Rèn luyện khả năng
phát âm và khả năng
diễn đạt lời nói trôi
chảy cho trẻ
Nói được câu 5 – 6
tiếng có các từ thông
dụng chỉ sự vật,
hành động, đặc
điểm, tính chất,
công dụng quen
thuộc
Bày tỏ được các nhu
cầu, cảm xúc của
bản thân bằng lời
nói một cách rõ ràng
Kể lại được những
sự việc đơn giản đã
xảy ra một cách rõ
ràng
Kể lại được nội
dung câu chuyện
đơn giản đã được
nghe theo đúng trình
tự
PL41
CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM
Họ tên trẻ: N.T.M
Ngày sinh: 16/08/2014
Giáo viên thực hiện: V.T.T.P
Thời gian: Thực nghiệm trong 06 tháng (từ 01/12/2018 đến 31/05/2019), được đánh
giá theo 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Đánh giá sau 3 tháng (Từ 01/12/2018 đến 28/02/2019)
+ Giai đoạn 2: Đánh giá sau 6 tháng (Từ 01/03/2019 đến 31/05/2019)
1. Đánh giá mức độ hiện tại (Nội dung mục 3.4.2.2 của luận án)
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Giúp N.T.M nghe hiểu được thông tin, nội dung giao tiếp đơn giản, gần gũi
và sử dụng được lời nói trong giao tiếp để bày tỏ nhu cầu, cảm xúc cơ bản của bản
thân bằng cách phát âm đúng, rõ các tiếng, từ, câu trong giao tiếp để người nghe có
thể hiểu được.
2.2. Mục tiêu cụ thể
STT
Mục
tiêu
chung
Mục tiêu cụ thể Cách tiến hành
Đánh giá kết
quả
(theo 4 mức độ)
1 2 3 4
1
Phát
triển
kỹ năng
nghe
hiểu lời
nói
Nghe hiểu các từ
chỉ sự vật, hành
động, hiện tượng
quen thuộc, gần gũi
- Lồng ghép các nội
dung phát triển KNNN
cho trẻ trong các hoạt
động như: hoạt động vui
chơi, hoạt động làm
quen với tác phẩm văn
học, hoạt động làm
quen với môi trường
xung quanh, hoạt động
góc, hoạt động ngoài
trời
- Giao nhiệm vụ cho trẻ
trong các hoạt động
hằng ngày
Nghe hiểu các từ
chỉ đặc điểm, tính
chất, công dụng,
các từ biểu cảm
Thực hiện được các
yêu cầu đơn giản
gồm 2 – 3 hành
động
Hiểu được nội
dung chính của câu
chuyện/bài thơ và
trả lời được các câu
hỏi đơn giản về nội
dung của tác phẩm
PL42
3. Nhận xét, đánh giá
3.1. Sau 3 tháng: ............................................................................................
...
3.2. Sau 6 tháng: ...........................................................................................
.
Người thực hiện chương trình
Ban giám hiệu Phụ huynh Giáo viên
(Ai? Cái gì? Làm
gì?)
- Sử dụng các trò chơi
để rèn luyện KN nghe
cho trẻ khiếm thính
2
Phát
triển
kỹ năng
sử dụng
lời nói
Phát âm đúng, rõ
các tiếng, từ, câu
trong giao tiếp để
người nghe có thể
hiểu được
- Lồng ghép các nội
dung phát triển KN sử
dụng lời nói trong các
hoạt động vui chơi, làm
quen với tác phẩm văn
học, hoạt động làm
quen với môi trường
xung quanh, hoạt động
góc, hoạt động ngoài
trời
- Tạo tình huống có vấn
đề cho trẻ thực hành,
rèn luyện KNNN
- Sử dụng các kỹ thuật
phát triển KNNN cho
trẻ như: chờ đợi, sử
dụng lời nói mẫu
- Rèn luyện khả năng
phát âm và khả năng
diễn đạt lời nói trôi chảy
cho trẻ
Nói được câu 4 – 5
tiếng có các từ
thông dụng chỉ sự
vật, hành động,
hiện tượng, đặc
điểm, công dụng
quen thuộc, gần gũi
Sử dụng lời nói để
bày tỏ nhu cầu,
cảm xúc cơ bản của
bản thân
Kể lại được những
nội dung chính của
sự việc đơn giản đã
xảy ra
Kể lại được một số
tình tiết chính của
câu chuyện đơn
giản đã được nghe
PL43
CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM
Họ tên trẻ: P.M.K
Ngày sinh: 08/08/2013
Giáo viên thực hiện: T.M.L
Thời gian: Thực nghiệm trong 06 tháng (từ 01/12/2018 đến 31/05/2019), được đánh
giá theo 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Đánh giá sau 3 tháng (Từ 01/12/2018 đến 28/02/2019)
+ Giai đoạn 2: Đánh giá sau 6 tháng (Từ 01/03/2019 đến 31/05/2019)
1. Đánh giá mức độ hiện tại (Nội dung mục 3.4.2.3 của luận án)
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Giúp P.M.K nghe được cả 6 âm Ling, nghe hiểu được thông tin, nội dung
giao tiếp cơ bản, quen thuộc, gần gũi và sử dụng được lời nói để bày tỏ nhu cầu cơ
bản của bản thân, phát âm đúng các tiếng, từ trong câu để người nghe có thể hiểu
được, nói được câu 3 – 4 từ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
STT
Mục
tiêu
chung
Mục tiêu cụ thể Cách tiến hành
Đánh giá kết
quả
(theo 4 mức độ)
1 2 3 4
1
Phát
triển
kỹ năng
nghe
hiểu lời
nói
Nhận diện được 2 âm
Ling: /s/, /x/
- Sử dụng các trò
chơi để rèn luyện KN
nghe cho trẻ khiếm
thính
- Lồng ghép phát
triển KN nghe hiểu
trong các hoạt động
vui chơi, hoạt động
làm quen với tác
phẩm văn học, hoạt
động làm quen với
môi trường xung
quanh, hoạt động
góc, hoạt động ngoài
trời
- Giao nhiệm vụ
trong các hoạt động
trong chế độ sinh
Nghe hiểu các từ chỉ
sự vật, hành động,
hiện tượng quen
thuộc, gần gũi
Nghe hiểu được các
từ chỉ đặc điểm, tính
chất, công dụng và
các từ biểu cảm cơ
bản
Thực hiện được các
yêu cầu đơn giản gồm
1-3 nhiệm vụ mà
không cần trợ giúp
Trả lời được các câu
hỏi đơn giản như Ai?
Cái gì? Làm gì theo
PL44
3. Nhận xét, đánh giá
3.1. Sau 3 tháng:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
3.2. Sau 6 tháng:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Người thực hiện
Ban giám hiệu Phụ huynh Giáo viên
nội dung câu
chuyện/bài thơ đã
nghe
hoạt hằng ngày.
2
Phát
triển
kỹ năng
sử dụng
lời nói
Phát âm đúng các
tiếng, từ trong câu để
người nghe có thể
hiểu được
- Rèn luyện khả năng
phát âm cho trẻ thông
qua các hoạt động
luyện hơi, luyện
giọng, luyện vận
động cơ quan cấu âm,
luyện phát âm các âm
vị, các tiếng, từ, câu.
- Lồng ghép phát
triển KN sử dụng lời
nói trong các hoạt
động vui chơi, làm
quen với tác phẩm
văn học, hoạt động
làm quen với môi
trường xung quanh,
hoạt động góc, hoạt
động ngoài trời
- Sử dụng các kỹ
thuật phát triển
KNNN cho trẻ như:
chờ đợi, sử dụng lời
nói mẫu
Nói được câu với 3 –
4 từ thông dụng chỉ
sự vật, hành động, đặc
điểm, công dụng quen
thuộc, gần gũi
Sử dụng được lời nói
để bày tỏ nhu cầu cơ
bản của bản thân
Kể lại được những sự
việc đơn giản đã xảy
ra
Nhắc lại một số tình
tiết chính trong câu
chuyện với sự hướng
dẫn của GV