BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÙI NGỌC LÂM
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÙI NGỌC LÂM
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
190 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguời hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Đức Trí
2. TS. Trần Anh Tuấn
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
Bùi Ngọc Lâm
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan.............................................................................................................i
Mục lục.....................................................................................................................ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt...................................................................ix
Danh mục bảng biểu.................................................................................................x
Danh mục các hình..................................................................................................xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP KẾ
HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ..................................................................................7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................................7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...........................................................................................11
1.2. Kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ..14
1.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ....................14
1.2.2. Kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ............................20
1.2.3. Kỹ năng lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ...............................30
1.3. Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào
tạo theo học chế tín chỉ........................................................................................... 39
1.3.1. Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC theo các tiếp cận
giáo dục hiện đại.........................................................................................................................39
1.3.2. Khái niệm, nội dung và con đường phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho
SV trong ĐTTC..........................................................................................................................43
1.3.3. Các mức độ phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập trong ĐTTC...........................45
1.3.4. Các giai đoạn của quá trình phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập trong ĐTTC..48
1.3.5. Những điều kiện rèn luyện và phát triển KN lập KHHT cho sinh viên
trong ĐTTC...............................................................................................................................51
iii
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................................................................57
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC
CHẾ TÍN CHỈ
2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng..........................................................60
2.2. Kết quả khảo sát ..............................................................................................63
2.2.1. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế
tín chỉ ...........................................................................................................................................63
2.2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC................75
2.2.3. Thực trạng những điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển KN lập KHHT
của SV trong ĐTTC...................................................................................................................85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................89
Chương 3. QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LẬP
KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ................................................................................91
3.1. Đề xuất quy trình phát triển kỹ năng lập KHHT cho sinh viên trong ĐTTC........91
3.1.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình phát triển kỹ năng lập KHHT cho sinh viên............91
3.1.2. Thiết kế quy trình phát triển kỹ năng lập KHHT cho SV trong ĐTTC ..............92
3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC .....99
3.2.1. Cung cấp tri thức cho SV về ĐTTC và về lập KHHT trong ĐTTC..........................99
3.2.2. Phát huy hiệu quả các hoạt động tư vấn cho SV lập KHHT của CVHT
trong ĐTTC.............................................................................................................................101
3.2.3. Tích hợp rèn luyện KN lập KHHT trong quá trình giảng dạy các môn học......107
3.2.4. Phát huy sự chủ động của SV và tác động của nhóm bạn trong quá trình rèn
luyện KN lập KHHT................................................................................................................109
3.2.5. Thiết kế các mẫu kế hoạch học tập trong ĐTTC và trợ giúp SV sử dụng các phần
mềm lập kế hoạch.....................................................................................................................112
iv
3.2.6. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và trợ giúp SV điều chỉnh KHHT.......................116
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp...................................................................................118
3.3. Thực nghiệm phát triển KN lập KHHT trong ĐTTC ...................................119
3.3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm..........................................................................119
3.3.2. Kết quả thực nghiệm của 2 lớp K57 SP- Văn và Lớp K57 SP- Sử..........................125
3.3.3. Kết quả thực nghiệm của lớp NHBH - K2012B (Nghiên cứu điển hình)...............131
3.3.4. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm tác động......................................................134
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................136
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................144
PHỤ LỤC........................................................................................................... - 1 -
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CVHT Cố vấn học tập
ĐC Đối chứng
ĐHGD – ĐHQGHN Đại học giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội
ĐHSP-ĐHTN Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
ĐTTC ĐTTC
GV Giảng viên
KH Kế hoạch
KHHT Kế hoạch học tập
KN Kĩ năng
KNHT Kĩ năng học tập
NL Năng lực
PĐT Phòng đào tạo
SV Sinh viên
TC Tín chỉ
TN Thực nghiệm
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mẫu khách thể điều tra là giảng viên ....................................................61
Bảng 2.2. Mẫu khách thể điều tra là sinh viên ......................................................62
Bảng 2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy Alpha của toàn bộ thang đo ...................63
Bảng 2.4. Kết quả nhận thức về vai, trò ý nghĩa của KHHT đối với SV trong ĐTTC ...64
Bảng 2.5. Kết quả nhận thức các nội dung cơ bản cần có của KHHT ..................65
Bảng 2.6. Mức độ khó khăn về KN lập KHHT của SV so với các KNHT khác
trong ĐTTC...........................................................................................67
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ các KN lập KHHT của SV trong ĐTTC......70
Bảng 2.8. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển KN lập KHHT cho SV....76
Bảng 2.9. Kết quả mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các công việc của
GV và SV (theo lát cắt nhóm khách thể).............................................81
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của GV và SV về các hoạt động nhằm phát triển
KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC...................................................84
Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của những điều kiện bên trong và các yếu tố
khách quan bên ngoài đến sự phát triển KN lập KHHT của SV...........86
Bảng 3.1. Sự thay đổi nhận thức về nội dung cơ bản của bản KHHT của SV
nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN ...........................................125
Bảng 3.2. Sự thay đổi KN lập KHHT của lớp TN K57 SP- Văn (n=56) so với
lớp ĐC là K57 Sp- Sử (n=47)SV trước và sau TN...........................128
Bảng 3.3. Sự thay đổi KN lập KHHT của SV lớp NHBH-K2012B trước và
sau TN (lần I, ngày 26/11.2012)........................................................132
Bảng 3.4. Sự thay đổi KN lập KHHT của SV lớp NHBH-K2012B trước và
sau TN (lần II, ngày 02/12.2012) ......................................................132
vii
ơ
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển KN lập KHHT cho SV đại học trong ĐTTC.... 50
Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá của GV và SV về tầm quan trọng của việc việc
phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC ................................... 76
Hình 2.2. Biểu đồ nhận thức về sự cần thiết phát triển KN lập KHHT
cho SV theo quy trình......................................................................... 79
Hình 2.3. Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của những điều kiện bên trong và
những yếu tố khách quan bên ngoài đến sự phát triển KN lập
KHHT của SV...................................................................................... 88
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình phát triển KN lập KHHT............................................ 92
Hình 3.2. Các tác nhân trợ giúp phát triển KN lập KHHT cho SV ..................... 99
Hình 3.3. Biểu đồ Mức độ thay đổi nhận thức về các nội dung cơ bản của
bản KHHT theo TC của SV nhóm ĐC và TN trước và sau TN........ 127
Hình 3.4. Biểu đồ Sự thay đổi KN lập KHHT của SV nhóm ĐC và TN sau TN... 130
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, ĐTTC đã được triển khai ở các cơ sở giáo dục đại học theo
quy định của Bộ GD&ĐT. Năm 2007, Bộ GD&ĐT đã ban hành “Quy chế Đào
tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (Ban hành kèm theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT). Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, năm 2011 là hạn cuối cùng để
các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này [7].
ĐTTC là phương thức đào tạo xuất phát từ người học và vì người học. Vai
trò chủ động của người học được coi là yếu tố quyết định toàn bộ tiến trình tích
lũy kiến thức. SV hoàn toàn quyết định KHHT khóa học, năm học và từng học
kỳ, ... cho phù hợp với năng lực học tập và hoàn cảnh cụ thể của mình. Do đó,
việc lập KHHT trước đây vốn xuất phát từ yêu cầu của khoa, của nhà trường
không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi người học phải tích cực, chủ động lập KHHT
của riêng mình. Hay nói một cách khác, để thích ứng trong ĐTTC, mỗi SV đại
học cần phải biết lập KHHT và như vậy họ cần được trang bị, rèn luyện để sớm
có được các KN lập KHHT.
Việc lập KHHT trong ĐTTC sẽ giúp SV xác định được các mục tiêu cụ thể
trong từng giai đoạn và các biện pháp, phương tiện để đạt được mục tiêu đó; Giúp
SV quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian của mình; Giúp SV thích ứng tốt
nhất với sự thay đổi trong mô hình đào tạo của nhà trường Nghiên cứu tại
trường Đại học Wyoming, Washington, D. C. (2009) đã chỉ ra rằng lập KHHT là
thiết yếu cho định hướng học tập tốt của SV [106]. Bên cạch đó, lập KH tốt sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám sát hiệu quả công việc. Như vậy,
việc lập KHHT đồng nghĩa với việc có được con đường đúng đắn để đạt được
mục tiêu học tập đã đề ra và quyết định đối với kết quả học tập của SV.
2
Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu về phát triển các
KNHT cho SV trong quá trình học ở đại học, cao đẳng [28], [36], [59], [66],
[76]... Trước những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đổi mới giáo dục đại học hiện
nay ở nước ta, cũng đã có một số nghiên cứu bước đầu chỉ ra các yêu cầu tích
cực của hệ thống TC đối với việc học tập của SV Tuy nhiên, vẫn chưa có công
trình nào nghiên cứu về vấn đề hình thành, phát triển KN lập KHHT cho SV.
Ở một phương diện khác, cho đến nay còn rất ít nghiên cứu ở Việt Nam
coi việc trang bị KN lập KHHT cho người học như là một loại kỹ năng sống
(Living Skills /Soft Skills), hoặc như là một phương thức học tập đỉnh cao (Peak
Learning).... Trong khi đó, theo R. Fisher [64] và Ronald Gross [65], lập KHHT
phải được nhấn mạnh không chỉ là một KN căn bản cho việc học tập mà còn là
KN sống cho cả cuộc đời của SV nói riêng, của con người nói chung. Phương
thức học tập đỉnh cao, theo Ronald Gross, đó là “cách thức tạo ra KHHT suốt
đời nhằm đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp” mà mỗi người cần
phải có để đảm bảo phát triển bản thân trong xã hội hiện đại.
Từ thực tiễn đào tạo cho thấy, trong những năm qua, ĐTTC ở Việt Nam
còn nhiều bất cập do có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật,
cách thức tổ chức, quản lý, đánh giá, đặc biệt là sự thích ứng của SV đối với
phương thức đào tạo mới này. Đa số SV tuy đã nhận thức được tầm quan trọng
của việc học tập, một số SV đã có những sắp xếp hay những hoạch định học tập
cho bản thân, nhưng vẫn còn những SV thiếu quan tâm và chưa có thói quen này
[93], [106]. Trong quá trình học tập, họ không biết phải bắt đầu từ đâu, phải
theo các bước như thế nào, hay thực hiện những hành động nào trước.... Điều đó
chứng tỏ rằng họ chưa có KN lập KHHT. Với một thực tế như vậy, các mục tiêu
và hiệu quả của ĐTTC chắc chắn sẽ không thể đạt được, nếu không muốn nói là
sẽ thất bại ngay từ khâu đầu tiên và ngay từ yếu tố người học – đối tượng giáo
dục và là “yếu tố trung tâm” của quá trình đào tạo đại học.
3
Vì vậy, hiện nay, phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC là vấn đề
có tính cấp thiết trong lý luận cũng như trong thực tiễn và nhận được sự quan
tâm từ nhiều phía, không chỉ đối với SV, mà cả đối với đội ngũ GV, CVHT đến
những người làm công tác quản lý giáo dục đại học của khoa, của trường
Với những lý do trên, chúng tôi chọn "Phát triển kỹ năng lập kế hoạch
học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ " làm đề tài
của Luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình rèn luyện và biện pháp phát triển KN lập KHHT cho
SV đại học trong ĐTTC.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục SV trong ĐTTC ở các trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động rèn luyện KN lập KHHT của SV đại học trong ĐTTC.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu quy trình và biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV đáp ứng
được những điều kiện bên trong của SV và tạo ra môi trường trải nghiệm, cơ hội
rèn luyện của chính SV, thì chúng sẽ tác động tích cực đến sự phát triển KN lập
KHHT của SV trong ĐTTC.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển KN lập
KHHT cho SV đại học trong ĐTTC.
5.2. Xây dựng quy trình rèn luyện và biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV
đại học trong ĐTTC.
5.3. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất và đánh giá mức độ phù
hợp, hiệu quả của các tác động.
4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển KN lập KHHT, chủ yếu ở các khâu: Thiết kế quy
trình và biện pháp rèn luyện KN lập KHHT cho SV đại học trong ĐTTC.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và TN được thực hiện tại các cơ sở giáo dục đại học:
Trường ĐHGD - ĐHQGHN, Trường ĐHSP- ĐHTN và Lớp NHBH - K2012B
của Dự án đào tạo Cử nhân thực hành chất lượng cao của Học viện Tài chính.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan các tài liệu lý luận, hệ thống hoá các khái niệm, các lý thuyết
có liên quan đến các KNHT, các KN tự học nói chung , quá trình hình thành, rèn
luyện KN lập KHHT nói riêng, cũng như các nghiên cứu lý luận về ĐTTC từ
đó đi đến xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề phát triển KN lập KHHT cho SV
đại học trong ĐTTC.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (An két): Điều tra GV và SV nhằm
tìm hiểu thực trạng KN lập KHHT, thực trạng việc phát triển KN lập KHHT cho
SV và thực trạng ảnh hưởng của những điều kiện bên trong của SV và các yếu tố
khách quan bên ngoài đến sự phát triển KN lập KHHT của SV trong ĐTTC.
7.2.2. Phương pháp chuyên gia: Thu thập các thông tin của các chuyên gia về
những vấn đề có liên quan đến phát triển KN lập KHHT cho SV các trường đại
học trong ĐTTC.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số GV,
SV nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung
thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case Study): Nhằm phân tích sâu và
minh họa cho kết quả nghiên cứu. Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu trên
5
nhóm SV năm thứ nhất, Học viện Tài chính, Dự án Ngân hàng – Bảo hiểm (Lớp
NHBH - 2012B (37 SV).
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu bản KHHT
của SV để đánh giá mức độ KN lập KHHTcủa họ.
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm định tính khả thi và tác
dụng của biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV các trường đại học trong
ĐTTC.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Các số liệu đã điều tra được xử lý bằng
chương trình SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) dùng trong môi
trường Window phiên bản 13.0.
8. Những đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm phong phú thêm lý luận về phát triển KN lập KHHT cho
SV trong phương thức ĐTTC, cụ thể:
- Làm rõ định nghĩa, vai trò và nội hàm khái niệm KHHT trong ĐTTC;
- Xác định các KN lập KHHT, xác định các tác nhân phát triển KN lập
KHHT cho SV trong ĐTTC.
8.2. Về mặt thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng KN lập KHHT, thực trạng việc phát triển KN
lập KHHT cho SV đại học trong ĐTTC hiện nay.
- Xây dựng quy trình rèn luyện và đề xuất các biện pháp phát triển KN lập
KHHT cho SV trong ĐTTC phù hợp với các quan điểm giáo dục hiện đại, có tính
khả thi, tác động tích cực đến sự phát triển KN lập KHHT của SV trong ĐTTC.
- Vận dụng lý luận “Học tập đỉnh cao” để xác định KN lập KHHT như là
một loại KNHT đỉnh cao cần trang bị cho SV đại học và quán triệt vào việc phát
triển KN lập KHHT cho người học trong ĐTTC.
- Góp phần hình thành, phát triển KN lập KHHT cho SV nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo của các trường đại học trong điều kiện của ĐTTC hiện nay.
6
Đồng thời góp phần hình thành, phát triển NL lập KH như một loại KN sống và
như một loại NL học tập đỉnh cao, NL học tập suốt đời.
- Luận án là một tài liệu tham khảo cần thiết cho công tác quản lý đào tạo
ở các trường đại học hiện nay.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo, Phụ lục, Luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho
sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ;
Chương 2. Thực trạng phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh
viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ;
Chương 3. Quy trình và biện pháp phát triển kỹ năng lập kế hoạch học
tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TRONG ĐÀO TẠOTHEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng học tập
Xuất phát từ quan niệm cho rằng người học chỉ có thể tham gia vào hoạt
động học khi họ có những KNHT cần thiết, KNHT đã được các nhà tâm lý học
và giáo dục học quan tâm từ lâu và với những hướng tiếp cận khác nhau.
Theo quan niệm về cấu trúc hoạt động nhận thức - học tập, các nhà khoa
học Elkcônin Đ. B., Đavưdov V. V., Markova A. K. đã nghiên cứu vấn đề
KNHT như một hệ thống KN, kỹ xảo hành động trí óc; Theo quan niệm về cấu
trúc quá trình học tập, các nhà khoa học Xcátkin M. N., Babanxki Iu. K.... đã
xem những KN, kĩ xảo học tập là cách thức tiến hành các công việc học tập, đọc
sách, lập biểu đồ tính toán, tra cứu tài liệu, KH hóa, tổ chức công việc.... [dẫn
theo 58; 73].
Như vậy, có những KNHT chung và có những KNHT môn học. Ở đề tài
này, chúng tôi chỉ đề cập đến các nghiên cứu về KHHT và lập KHHT như là một
loại KNHT đặc biệt.
- Nghiên cứu về KNHT, trước hết, phải kể đến những công trình nghiên
cứu về KN, KNHT của Lucônhin X. G., Exipôv B. P. [24], Xcátkin M. N [13].
Các tác giả cho rằng muốn tự học thành công nhất định người học phải rèn luyện
được KNHT cần thiết. Tác giả Pêtrôvxki A. V. [63] và Kharlamov I. F. [39]...
cho rằng, KNHT trước tiên phải là biết cách xây dựng và thực hiện KHHT .
- Tác giả Denise Chalmer và Richard Fuller [dẫn theo 71] cho rằng:
Người học muốn tham gia vào hoạt động học tập thành công thì phải có các
KNHT cần thiết, do đó các tác giả đã đưa ra một hệ thống các chiến lược cần dạy
8
cho SV và cách dạy các chiến lược đó. Các chiến lược được các tác giả đề xuất
gồm: Các chiến lược thu thập thông tin, các chiến lược xử lý thông tin, các chiến
lược xác nhận kết quả học tập và chiến lược quản lý cá nhân. Các tác giả cho
rằng, chính giáo viên là người chịu trách nhiệm về các chiến lược SV sử dụng
học tập và đồng thời chỉ ra phương hướng vận dụng cách dạy các chiến lược đó
để giáo viên có thể sử dụng phù hợp với nội dung môn học của mình.
- Tác giả Craig Rusbult đã đưa ra danh mục các KNHT mà SV cần luyện
tập và cách thực hiện từng KN cụ thể, đó là: Nhớ, tập trung tư tưởng, đọc và
nghe tích cực, chuẩn bị thi, sử dụng thời gian một cách có hiệu quả [89].
Có thể thấy rằng, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về KNHT và triển khai
sâu theo nhiều hướng khác nhau, đã làm rõ sự khác biệt giữa KN mang tính sư
phạm và KN lao động nghề nghiệp khác. Các tác giả tiêu biểu theo hướng nghiên
cứu này là: Catxchuc G. X., Menchinxcaia N. A., Kixegof X. I., Cudơmina N. V.,
.... Trong đó, Kixegof X. I. nhấn mạnh sự khác biệt giữa KN hoạt động sư phạm
và KN lao động sản xuất về quá trình hình thành, nhất là về đối tượng hoạt động.
Ông đã chia quá trình hình thành KN hoạt động sư phạm thành 5 giai đoạn: Giới
thiệu cho SV về những hoạt động sắp phải thực hiện như thế nào? Trình bày, diễn
đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những điều hiểu biết, nền tảng mà dựa
vào đó, KN, kỹ xảo được hình thành; Trình bày mẫu hành động; SV tiếp thu hành
động qua thực tiễn và Đưa ra hệ thống các bài tập độc lập [41].
1.1.1.2. Nghiên cứu về kỹ năng lập kế hoạch học tập của SV trong ĐTTC
Xuất phát từ đòi hỏi phải tổ chức quá trình đào tạo sao cho mỗi SV có thể
tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải giúp
họ nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc
sống, năm 1972, Viện Đại học Harward (Mỹ) đã thay thế hệ thống chương trình
đào tạo theo niên chế bằng hệ thống chương trình đào tạo mềm dẻo cấu thành
bởi các mođule mà mỗi SV có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Sự kiện này là
điểm mốc khai sinh “phương thức ĐTTC" .Từ đó bắt đầu có nhiều hơn các
9
nghiên cứu về KHHT và hình thành KN lập KHHT ở đại học. Về vấn đề lập
KHHT ở đại học, có thể kể đến các nghiên cứu nổi bật của các tác giả sau:
- Phòng Công tác SV thuộc Trung tâm tư vấn Trường Đại học
VirginiaTech khuyến cáo SV nên xây dựng KHHT với ba loại thời hạn. (i) KH
dài hạn: Xây dựng KH hoàn thành nhiệm vụ cho một năm học hay một kỳ học
dựa theo chương trình đào tạo, có bao gồm mục tiêu của từng tháng, tuần; (ii)
KH trung hạn: Là một danh sách ngắn gọn các sự kiện chính trong tuần và khối
lượng công việc phải hoàn thành, nhấn mạnh việc làm mới danh sách này hàng
tuần; (iii) KH ngắn hạn: Là một thẻ ghi nhớ những việc cụ thể quan trọng cần
làm trong ngày, nên luôn mang theo và gạch ngang khi hoàn thành mỗi việc. Thẻ
này nên được ghi chép vào mỗi sáng sớm hay tối muộn trước khi đi ngủ [112].
- Nghiên cứu của tác giả Norman G.R. và Schidmit đã cho thấy lập KHHT
có thể có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bản KH chuẩn, hoặc có thể chỉ là
việc ghi chép vào một tờ giấy, tấm thẻ, hay tự hoạch định trong đầu những công
việc sẽ làm trong ngày, trong tuần hay trong tháng tới...[ 105].
- Trong phái học thuyết nhận thức xã hội, nghiên cứu về hành vi “lập
KHHT” được nói tới nhiều trong vài thập kỷ gần đây và được gọi là “Học tập tự
điều tiết” (self – regulated learning - SRL).
Theo Monique Boekaerts [94], học tập tự điều tiết được định nghĩa như là
một quá trình tương tác phức hợp liên quan tới sự tự điều tiết cả về nhận thức và
động cơ [100]. Tác giả Barry J. Zimmerman và Dale H. Schunk cho rằng với
phương pháp này, SV phải tự điều tiết ở mức độ siêu thức (metacognitive – suy
nghĩ và tư duy tổng hợp) một cách có động cơ và chủ động tham gia tích cực vào
quá trình tự học. Đặc trưng của nó là SV sử dụng có ý thức những chiến lược,
qui trình học tập nhất định, tự định hướng và hình thành vòng phản hồi kiểm soát
trong suốt quá trình học tập.
- Xuất phát từ quan điểm “những người học thành công không chỉ giàu
kiến thức mà họ còn biết cách phải học thế nào”, R.Fisher đã giới thiệu công
10
trình nghiên cứu “10 chiến lược dạy học”, đó là: “Tư duy để học; Đặt câu hỏi;
Lập KH; Thảo luận; Vẽ sơ đồ nhận thức; Tư duy đa hướng; Học tập hợp tác;
Kèm cặp; Kiểm điểm; Tạo nên một cộng đồng học tập”. R.Fisher còn nhấn mạnh
rằng: Học cách lập KHHT là một KN then chốt cho việc học cách học tập. Lập
KH là quy trình then chốt đảm bảo học tập và giải quyết khó khăn một cách hiệu
quả. Trẻ cần phải được giúp đỡ trong việc sử dụng các hình thức và mức độ lập
KH. Khả năng lập KH, đặc biệt là KH chiến lược giúp kiểm soát quá trình học
tập. Các khía cạch quan trọng của quy trình lập KH bao gồm cả sự theo dõi và
đánh giá. Theo đó, việc lập KH cần phải trở thành một phần trong kinh nghiệm
hàng ngày của trẻ, lồng vào mọi lĩnh vực của quá trình. Việc dạy cách lập KH
cần phải được thiết kế sao cho nó chuyển từ cách lập KH xuất phát từ giáo viên
sang học sinh tham gia tích cực hơn vào việc lập KH của riêng mình. Theo tác
giả, các cấp độ của KH có thể tóm lược như sau: Lập KH một cách vô thức; Lập
KH cụ thể và Lập KH chiến lược[68].
- Để giúp SV phát triển các KNHT ở đại học, hai GV cao cấp Bob Smale
và Julie Fowlie của Trường Kinh doanh thuộc ĐH Tổng hợp Brighton viết cuốn
sách "Để thành công ở trường đại học". Tất cả các KN chủ chốt đều được đề cập
đến và đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của quá trình liên tục các KN phát
triển của cá nhân, cũng như mục tiêu lớn nhất của mỗi SV. Về lập KH cá nhân
như thế nào, các tác giả có đề cập đến: Tại sao cần lập KH phát triển cá nhân;
Nhận ra điểm mạnh của mình và những phẩm chất cần phát triển; Liên tục lập KH
phát triển cá nhân; Xem lại tiến độ và cập nhật KH [6].
- Nghiên cứu về lập KHHT, nhất thiết phải kể đến các luận điểm rất mới mẻ
về “Học tập đỉnh cao” (Peak learning) và “Học tập suốt đời” của Ronald Gross
[69]. Trong đó, tác giả đề cao vai trò của các KN lập KHHT, coi KN lập KHHT
như là một loại kỹ năng sống (KNS) của con người hiện đại thành đạt. Theo tác giả,
lập KHHT cần được xem như NL học tập đỉnh cao, NL học suốt đời
R.Gross đề xuất 10 bước cho việc thiết lập một KH học (xem chi tiết hơn
ở mục 1.3.1.2. của Luận án này): từ “Chọn mục tiêu”đến “Sử dụng phương
11
pháp riêng của bản thân”; Từ “Kiểm soát thời gian” đến “Đánh giá kết quả
theo cách thích hợp và hiệu quả nhất đối với bản thân”.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu khác gần đây về KNS và giáo dục KNS
cũng đề cao KN “quản lý thời gian”, KN “xác định mục tiêu và lập KH” [108],
[109], [112], [113], [115](xem nội dung mục1.3.1.4).
Những quan điểm của Fisher R. về Lập KH chiến lược, của Bob Smale và
Julie Fowlie về các KN “Lập KH phát triển cá nhân”, của Gross R. về “Lập KH
học tập sáng tạo” và là thành phần then chốt của “NL học tập đỉnh cao”, là “NL
học tập suốt đời”đã đề cập ở trên là những tư tưởng nền tảng của KN lập
KHHT trong ĐTTC.
Như vậy, từ các nghiên cứu ở nước ngoài về KNHT và KN lập KHHT, có
thể nhận xét rằng:
+ KNHT được các tác giả xem như là một điều kiện của hoạt động học
tập, có KN là có NL học tập ở mức độ nào đó. Trên cơ sở xem xét vai trò của
KNHT, các tác giả đã nghiên cứu làm rõ khái niệm, bản chất, phân loại, mô tả
các KN và vận dụng chúng để xây dựng quy trình hình thành hoặc các biện pháp
bồi dưỡng một số KNHT cụ thể.
+ KN lập KHHT có một số tác giả đề cập đến. Có tác giả coi lập KHHT là
KN then chốt đảm bảo cho hoạt động học tập và giải quyết khó khăn một cách
hiệu quả. Trên cơ sở đó, có tác giả đã đề cập đến các loại KHHT, các cấp độ của
KHHT, các hình thức của KHHT và đề xuất các bước để thiết lập KHHT.
Tuy nhiên, cần đặc biệt nhấn mạnh là cho đến nay còn chưa thấy có các
nghiên cứu chuyên sâu về KN lập KHHT nói chung và về KN lập KHHT trong
ĐTTC nói riêng.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về kỹ năng học tập
Ở Việt Nam, trong hai mươi năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục - dạy học, việc dạy cách học và việc hình thàn...quyết định và hành động của SV
Học tập là công việc quan trọng nhất đối với SV nhưng không phải tất cả
SV có ý thức được điều đó, hoặc có ý thức song không thể thực hiện với hiệu
quả mong muốn. KHHT giúp SV xác định được các mục tiêu học tập chính yếu
và giúp họ tập trung sự chú ý và sức lực vào các mục tiêu đó. Lập được KHHT
giúp SV tự xác lập một con đường tối ưu cho những lựa chọn và hành động phù
hợp. Như vậy, việc có KHHT đối với người học cũng giống như việc có bản đồ
trong tay, giúp SV có được cái nhìn tổng quan về khung chương trình đào tạo
của ngành học, giúp SV chủ động và tự tin với các quyết định đã lựa chọn trong
quá trình học tập để đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra.
Trên thực tế, đa số SV chưa có thói quen làm việc theo KH, thực hiện
nhiệm vụ học tập còn mang tính tùy tiện, thụ động theo thời khóa biểu chung.
SV thường có khuynh hướng chỉ tập trung học chỉ khi nhận thấy đã hạn nộp bài,
hoặc khi có lịch thi Bởi, có thể trong tiềm thức, SV này sẽ tự tạo ra những
“mục tiêu” ngụy biện, thậm chí là nguy hại. Ví dụ như khi bước vào một kỳ thi,
do không đủ thời gian ôn tập, nhiều SV xác định “chỉ cần qua là được”.
Chỉ bằng rèn luyện thói quen lập KH và kiên trì tập làm việc theo KHHT
thì SV mới có được các KN lập KHHT và ngược lại, chỉ bằng rèn luyện thói
quen lập KHHT mới có “tư duy KH hóa”, mới quản lý được bản thân và chủ
động trong học tập.
Thúc đẩy SV hành động và quản lý bản thân
KHHT là một cam kết học tập. Khi SV xác định được những mục tiêu,
viết ra được KHHT của mình và dán KH ở những nơi buộc mình phải nhìn thấy
hàng ngày, thì họ sẽ được nhắc nhở một cách vô thức hàng ngày về mục tiêu và
những việc phải thực hiện của mình. Từ đó, KHHT thúc đẩy SV và giúp họ tạo
được thói quen làm việc theo KH, thực hiện các hành động học tập tích cực,
vượt qua được các trở ngại, khó khăn để đạt các mục tiêu đã xác định.
28
Giúp SV chủ động quản lý thời gian của bản thân
Việc xây dựng một KHHT hợp lý sẽ giúp SVchủ động được thời gian của
bản thân. Thời gian mỗi SV có là như nhau (24 giờ mỗi ngày), nhưng có người
sử dụng quỹ thời gian hiệu quả, có người lại không làm được gì nhiều với
khoảng thời gian đó. KH nói chung và cụ thể KHHT sẽ giúp SV biết được những
việc cần ưu tiên làm trong một ngày, một tuần hay một tháng..., từ đó có thể tập
trung vào các công việc học tập và những thứ khác cần ưu tiên.
Trên thực tế, ngoài việc học ra, SVcòn có thể và cần có những khoảng
thời gian để tham gia nhiều hoạt động có ích khác, như hoạt động xã hội và đoàn
thể, làm thêm, giao tiếp bạn bè,... Do đó, hầu hết SV luôn cảm thấy “thiếu thời
gian” và thời gian học tập thường bị co kéo, cắt xén. Với việc lập KHHT, bằng
cách chú trọng lựa chọn, sắp xếp và bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ quan
trọng nhất, theo từng năm học, học kì, cho đến mỗi tuần, sẽ tránh được những
lúc căng thẳng vì nhiều công việc “chồng chéo”, từ đó thời gian của SV sẽ được
sử dụng một cách hiệu quả.
Là căn cứ cho việc theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của người học
Bản thân một KHHT khi được thiết lập, đã chứa đựng những tiêu chuẩn,
những “quy định”, các chỉ dẫn cần thực hiện. Nhờ đó, sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho SV tự kiểm tra và tự đánh giá bản thân về tiến độ, về kết quả và hiệu quả
của các hoạt động học tập, đồng thời cũng cho phép người SV luôn tự điều chỉnh
các hoạt động cá nhân, rèn luyện ý chí, nghị lực. Mặt khác, căn cứ vào KHHT,
các CVHT, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể kiểm tra và tư vấn, trợ giúp SV
một cách hiệu quả.
Kế hoạch học tập giúp đem lại kết quả cao trong học tập
Phần lớn SV có thói quen xấu là chỉ tập trung học và ôn tập khi sắp đến
ngày thi. Cách học này không đem lại kết quả cao. KHHT giúp mỗi SV tìm ra
cách tốt nhất để đạt được kết quả cao trong học tập mà không cần quá căng thẳng
trong các kỳ thi.
29
Một số nhà nghiên cứu cho rằng KHHT chính là biện pháp nhận thức
quan trọng nhất có thể dùng trong lớp học. KHHT giúp người học giải quyết
thông tin về bất kỳ môn học nào một cách có tổ chức và hệ thống. Lập KHHT có
thể được coi như quá trình hoạt động then chốt của bộ não khi thực hiện những
chức năng cao hơn và là then chốt thành công trong học tập của con người [66].
1.2.2.3. Các loại kế hoạch học tập trong ĐTTC
Theo thời gian học tập, có thể xác định các loại KHHT:
KHHT phát triển nghề nghiệp của bản thân
KHHT theo năm học
KHHT theo học kỳ
KHHT theo tháng, tuần
KHHT theo chủ đề
KHHT theo môn học
Theo tiến độ học tập cần đăng kí với nhà trường, có thể xác định các loại
KHHT:
KHHT đăng ký học vượt trước thời gian;
KHHT đăng ký học bổ xung ;
KHHT đăng ký học để cải thiện điểm số.
Theo phương thức và hình thức của KHHT, có thể phân biệt các loại:
KHHT theo mẫu thiết kế của nhà trường;
KHHT theo mẫu của các phần mềm sẵn có (.)
KHHT theo thói quen và sự sáng tạo của cá nhân
Trong thực tế, cần phân biệt:
Loại KHHT của mỗi SV thực hiện thường xuyên để đảm bảo thành công
trong quá trình học và tự học của bản thân;
Loại KHHT dùng để đăng ký tiến độ học tập của mỗi SV nộp cho bộ phận
quản lý đào tạo (bản KHHT đăng ký tiến độ năm học);
30
1.2.3. Kỹ năng lập kế hoạch học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ
1.2.3.1. Khái niệm lập kế hoạch và lập kế hoạch học tập trong ĐTTC
a. Khái niệm lập kế hoạch và lập kế hoạch học tập
KH là sản phẩm của công tác lập KH. Trong khoa học quản lý, “Lập
KH” (planning) là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán dự báo
và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho tổ
chức. Lập KH trong một tổ chức, hay cho một hoạt động công việc cá nhân cũng
bao gồm quá trình tạo lập, duy trì một KH và quá trình tư duy tâm lý về các hoạt
động cần thiết để đạt được mục tiêu mong muốn trong phạm vi nhất định.
Như vậy, có thể hiểu lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu,
huy động và sắp xếp các nguồn lực và lựa chọn các phương thức, biện pháp để
đạt được các mục tiêu đó.
Lập KH nhằm xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì? và phương
tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế nào? Tức là, lập KH bao gồm việc xác
định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được
các mục tiêu đã đặt ra và việc triển khai một hệ thống các KH để thống nhất và
phối hợp các hoạt động.
Theo Robert Fisher [68], các cấp độ của lập KH có thể tóm lược như sau: Lập
KH một cách vô thức; Lập KH cụ thể và Lập KH chiến lược.
Lập KH một cách vô thức: Trong một “KH vô thức”, con người làm
việc đó mà không nhận thấy đó là một KH, hay sự cần thiết phải có một KH.
Việc giải quyết vấn đề khi đó là hành động theo thói quen tư duy hơn là có
chủ đích. Những nhiệm vụ đòi hỏi hoạt động hài hòa như đi xe đạp, hay xếp
hình một tòa nhà, có thể không đòi hỏi phải có KH có ý thức.
Lập KH cụ thể: Lập KH cụ thể đòi hỏi một nỗ lực có ý thức nhằm xây
dựng KH cho một nhiệm vụ cụ thể. Một cá nhân hiểu rõ mục tiêu và tính toán
những bước đi nào đó nhằm đạt được mục tiêu đó. Người ta luôn dự định một
cách có hệ thống nhằm đạt tới một mục tiêu, nhưng có thể lại không nhận
31
thức được rằng còn những chiến lược, những cách tiếp cận khác nữa. Nhiều
khi, chỉ vì một trở ngại bất ngờ, một khó khăn xuất hiện và thế là KH đó có vẻ
không còn thích hợp nữa, thậm chí có thể đổ vỡ. Một khi việc lập KH quá cụ
thể, hạn hẹp thì có thể sẽ không có câu trả lời cho câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì nếu
bị bế tắc?” hoặc “Điều gì sẽ xảy ra nếu lại không đạt được mục tiêu”.
Lập KH chiến lược: Là hành động lập KH một cách chủ động, có tính toán,
xem xét đến cả những trở ngại và nhu cầu phải có sự linh hoạt trong việc sử
dụng các chiến lược. Để giải quyết một nhiệm vụ có thể có một số cách có thể
thay thế nhau. Để lập KH chiến lược được hiệu quả cần có yếu tố điều kiện như
được thể hiện ở câu hỏi: “ Điều gì sẽ xảy ra nếu...”.
Lập KH, nhất là với KH chiến lược, phải linh hoạt tính đến những thay đổi
trình tự do hoàn cảnh, điều kiện. Điều này xác định sự cần thiết phải có những
KH thay thế nếu sự kiện hay hoàn cảnh thay đổi.
Như vậy, lập KH mang đặc tính cơ bản của hành vi trí tuệ. Quá trình tư
duy này là thiết yếu cho việc thiết kế và cải tiến một KH hay kết hợp nó với các
KH khác. Người ta bắt đầu lập KH sau khi nhận thấy có một tình huống cần
được điều chỉnh hoặc cải thiện.
Từ cách hiểu chung về lập KH, luận án xác định:
Lập kế hoạch học tập là quá trình người học thiết kế một Chương trình
học tập được dự báo là tối ưu và khả thi, để hoàn thành một mục đích học tập
cho một thời gian học tập xác định, dựa trên cơ sở xác định đúng cả về số lượng
và chất lượng của các mục tiêu học tập và các nguồn lực và điều kiện sẵn có và
cần có, giúp lựa chọn các biện pháp phù hợp, đảm bảo đi đến kết quả học tập
cuối cùng một cách hiệu quả.
b. Khái niệm lập kế hoạch học tập trong ĐTTC
Theo phân tích ở mục 1.2.2.1 về các khái niệm KHHT và KHHT trong
ĐTTC cùng với khái niệm “Lập KH” ở trên, thì trong điều kiện ĐTTC, người
học vừa phải biết tạo lập và sử dụng KHHT một cách hiệu quả, vừa phải biết liên
32
tục tạo lập (hoặc liên tục điều chỉnh) những KH mới để đáp ứng sự thay đổi
trong quá trình học tập. Việc tạo lập KHHT trong điều kiện ĐTTC theo đúng
nghĩa của nó, là vấn đề liên quan tới công việc của quản lý chiến lược và NL chủ
động, NL tư duy sáng tạo của cá nhân.
Từ đó, có thể xác định:
Lập KHHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ là quá trình người học
chủ động thiết kế một kế hoạch học tập - với tư cách một chương trình hành
động cá nhân trên cơ sở phân tích, giải quyết vấn đề đa mục tiêu và ra quyết
định, xác lập được các mục tiêu học tập, nội dung các công việc học tập và các
biện pháp thực hiện phù hợp các nguồn lực, điều kiện của bản thân và các yêu
cầu của ĐTTC để đạt được mục tiêu học tập với hiệu quả khả dĩ nhất.
Đồng thời, đó cũng chính là quá trình học tập của SV, với các bước, khâu
tập luyện để hình thành từng KN thành tố của lập KHHT với tính tích cực, chủ
động ở mức cao (nhận diện bản thân/ xác định mục tiêu học tập/ phân tích mục
tiêu, nội dung chương trình đào tạo / thiết kế chương trình hành động) để đạt
được các mục tiêu học tập đáp ứng yêu cầu của hệ thống TC.
1.2.3.2. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng lập Kế hoạch học tập trong ĐTTC
a. Khái niệm kỹ năng
Trong Tâm lý học, KN được nghiên cứu theo hai hướng chính:
Hướng thứ nhất, xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi KN
như một phương thức thực hiện hành động mà con người thực hiện. Đại diện cho
nhóm này, có các tác giả: A.G. Covaliốp, V.A. Krutetxki, Trần Trọng Thủy,
Trần Anh Tuấn ... Chẳng hạn, theo V.A. Krutetxki: KN là sự sử dụng phù hợp
các tri thức và hiểu biết đã có vào hoạt động [45]. Hướng nghiên cứu KN này
giúp cho quá trình tiếp cận một KN trở nên tường minh về mặt kỹ thuật, thao tác
cấu thành nên KN. Do đó, có thể định tính, định lượng quá trình tổ chức tập
luyện và đánh giá được kết quả hình thành KN đến từng thao tác; Nhưng cũng có
những nhược điểm: Với những KN phức hợp thường không dễ xác định được hệ
33
thống thao tác và do đó có xu hướng tách rời KN với NL hoạt động của con
người và kết quả hành động.
Hướng thứ hai, quan niệm KN là khả năng, hoặc là biểu hiện NL của con
người trong hoạt động (Khả năng thể hiện ở kết quả của hành động). Đại diện
cho nhóm này gồm các tác giả: N. D. Lêvitov [47], K. K. Platônnôv, G. G.
Gulôbev [64], A. V. Petrôvxki [63], Nguyễn Quang Uẩn [85], Trần Quốc Thành
[74]... Tác giả Đặng Thành Hưng [37] cho rằng: KN là hình thức biểu hiện của
khả năng hay NL, chứ tự nó không phải là khả năng hay NL. KN chính là hành
động, chứ không phải khả năng thực hiện hành động. Tuy nhiên, không phải hành
động nào cũng là KN. Vì vậy, tác giả quan niệm: KN là một dạng hành động được
thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều
kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể có KN đó) như nhu cầu, tình cảm,
ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã
định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui định.
Chúng tôi cho rằng, mỗi quan niệm trên đều có những hạt nhân hợp lý.
Theo quan niệm thứ nhất, muốn thực hiện hành động, con người cần phải có tri
thức về hành động đó như tri thức về mục đích hành động, cách thức và điều kiện
thực hiện hành động. Khi con người nắm được các yếu tố đó và thực hiện hành
động theo đúng yêu cầu đặt ra thì có nghĩa là họ đã có KN. Tuy nhiên, nếu con
người chỉ biết vận dụng được tri thức, kinh nghiệm đã có theo đúng yêu cầu đặt ra
thôi thì chưa đủ để làm cho hành động có kết quả. Muốn hành động có kết quả, thì
con người phải biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện
cho phép. Khi con người đã biết hành động có kết quả trong điều kiện này, thì
điều kiện khác cũng sẽ cho kết quả tương tự. Như vậy, việc vận dụng những tri
thức, kinh nghiệm đã có vào hành động và thực hiện hành động có kết quả, thì
phần nào đó thể hiện NL của con người. Vì vậy, nếu cho rằng KN là một biểu hiện
của NL con người cũng là hoàn toàn hợp lý. “Nói về mặt thực hiện, KN phản ánh
NL làm, tri thức phản ánh NL nghĩ và thái độ phản ánh NL cảm nhận” [37].
34
Như vậy, để có KN nào đó, con người cần phải:
+ Có tri thức về hành động: Tri thức về đối tượng, mục đích, cách thức
hành động, điều kiện hành động;
+ Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu;
+ Đạt được kết quả phù hợp với mục đích;
+ Có thể hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau.
Kế thừa các quan niệm trên, trong đó có khái niệm KN của tác giả Đặng
Thành Hưng, luận án xác định:
Kĩ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác và có kết quả theo
mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo “chuẩn’, dựa trên
tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí
khác của cá nhân.
Là một dạng hành động, nên KN bao gồm hệ thống thao tác (các thành tố kĩ
thuật cấu thành hành động), trật tự tổ chức và thực hiện các thao tác đó, các hành
vi và quá trình thực hiện hành vi, nhịp độ và cơ cấu thời gian thực hiện hành
động. Tri thức không nằm trong KN mà là điều kiện chủ thể phải có để hình
thành và kiểm soát KN của mình. Kết quả hành động không nằm trong KN mà
nằm trong hiệu quả của KN [37].
Như vậy, có thể hiểu cấu trúc của KN gồm: Hệ thống thao tác được tổ
chức linh hoạt; Trình tự logic của quá trình thực hiện các thao tác (thay đổi theo
hoàn cảnh, điều kiện sử dụng KN của cá nhân); Các quá trình điều chỉnh hành
động; Nhịp độ thực hiện và phân bố thời gian.
Để đánh giá KN, hoặc chính xác hơn là đánh giá trình độ phát triển KN,
cần phải căn cứ vào những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nó như mức
độ đầy đủ của nội dung và cấu trúc, tính hợp lí của trình tự logic, mức độ thành
thạo của hành động, tính linh hoạt và phạm vi di chuyển được của KN, và tiêu chí
quan trọng nhất – tính hiệu quả của KN (kết quả, hiệu suất, lợi ích, tác dụng).
Trong Tâm lý học và giáo dục học, ở nhiều nghiên cứu các tác giả đã
khẳng định học tập là một hoạt động phức hợp bao gồm nhiều hành động và
35
để thực hiện các hành động học tập, người học phải có những KNHT. Chẳng
hạn, KNHT là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác
phức hợp của các hành động học tập bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức,
cách thức và quy trình đúng đắn [2].
Từ cách hiểu chung về KN, có thể hiểu, KNHT là sự thực hiện có kết
quả một hay một nhóm hành động học tập theo những mục đích đã được xác
định trước bằng cách dựa trên cơ sở của tri thức, của những điều kiện tâm
sinh lý và điều kiện xã hội phù hợp với nhiệm vụ học tập đã đặt ra [49].
Cũng nhiều nghiên cứu cho thấy, một trong những KNHT chính là KN lập
KHHT, hoặc tương tự là “KN tổ chức học tập”, “KN quản lý hoạt động học tập”
của bản thân”. Chẳng hạn, tác giả Đặng Thành Hưng đã phân chia thành 3 nhóm
KNHT cần hình thành cho người học: Nhóm KN nhận thức, nhóm KN giao tiếp
và quan hệ học tập, nhóm KN quản lý học tập [36].
Như vậy, KN lập KHHT nói chung, KN lập KHHT trong ĐTTC nói riêng
thuộc loại KNHT phức hợp và hoàn toàn có thể tập luyện theo quy luật hình
thành, phát triển và các quy trình tập luyện KN.
b. Khái niệm kỹ năng lập kế hoạch học tập của SV trong ĐTTC
Phân tích các quan điểm của các tác giả nghiên cứu về KN, về ĐTTC,
theo khái niệm lập KHHT trong ĐTTC (mục 1.2.3.1.), luận án xác định KN lập
KHHT trong ĐTTC như sau:
Kỹ năng lập kế hoạch học tập của SV trong ĐTTC là một dạng hành động
được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về lập KH, khả năng vận động và những
điều kiện sinh học - tâm lí khác của SV (như nhu cầu, tình cảm, ý chí, ) vào
thực hiện lập KHHT (Nhận diện bản thân, xác lập mục tiêu, nội dung các công
việc học tập, các biện pháp thực hiện phù hợp với nguồn lực, điều kiện của
bản thân) trong ĐTTC có kết quả theo mục đích đã định.
- KN lập KHHT của SV trong ĐTTC giống KN lập KHHT chung là:
+ Để có KN lập KHHT của mình, SV phải có tri thức về lập KHHT và
vận dụng những tri thức này vào lập KHHT và lập KHHT có kết quả.
36
+ Những tri thức này không có sẵn mà được hình thành trong cuộc sống
và hoạt động rèn luyện của SV. Càng nắm vững tri thức về bản thân hoạt động
lập KHHT, càng tích cực rèn luyện lập KHHT trong ĐTTC, thì quá trình hình
thành, phát triển KN của họ càng diễn ra dễ dàng.
+ Quá trình SV vận dụng tri thức để thực hiện có kết quả hoạt động lập
KHHT chịu sự chi phối của những điều kiện bên trong và những yếu tố khách
quan bên ngoài như: Tri thức về lập KHHT, thái độ, động cơ lập KHHT, tính
tích cực rèn luyện của SV, thói quen lập KHHT, cách thức tổ chức luyện tập,
kinh nghiệm hướng dẫn lập KHHT ... Việc xác định những điều kiện, những yếu
tố này có thể giúp quá trình hình thành, phát triển KN lập KHHT của SV diễn ra
nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
- Tuy nhiên, sự khác biệt là: KN lập KHHT của SV trong ĐTTC mang
tính chủ động cao của SV, thể hiện ở việc xác lập mục tiêu học tập cá nhân rõ
ràng, tính tự giác cao và tự quyết, sự phân tích NL bản thân và điều kiện, sự lựa
chọn các biện pháp thực hiện phù hợp với chương trình hành động cá nhân. Theo
đó, KN lập KHHT của SV trong ĐTTC một mặt giúp cho SV đảm bảo yêu cầu
chung của nhà trường; Mặt khác giúp phát huy cao độ tính chủ thể phù hợp với
NL và nhu cầu của bản thân SV.
1.2.3.3. Các kỹ năng lập kế hoạch học tập trong ĐTTC
Lập KHHT là một trong những KN quan trọng giúp SV quản lý quá trình
học tập, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian của mình, đem lại kết quả
cao trong học tập. Tuy nhiên, KN lập KHHT không phải là một KN giản đơn,
mà là một KN phức hợp gồm nhiều KN bộ phận cấu thành.
Luận án xác định các KN thành tố của KN lập KHHT của SV trong
ĐTTC gồm các KN cơ bản sau:
a. Kỹ năng nhận diện bản thân và các điều kiện học tập
Nhận diện bản thân và các điều kiện học tập là KN đầu tiên để lập KHHT.
Cụ thể, KN này gồm: Nhận diện điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses),
37
cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) của mình - SWOT và các điều kiện
của nhà trường trong ĐTTC. Trên cơ sở đó, SV xác định mục tiêu học tập, xác định
lộ trình, tiến độ học tập ... cho phù hợp với NL và nhu cầu học tập của mình.
b. Kỹ năng xác định mục tiêu học tập
Mục tiêu học tập là kết quả dự kiến mà người học đặt ra để phấn đấu và có
khả năng đạt được nó trong quá trình học tập của mình. Nói cách khác, mục tiêu
học tập là một tuyên bố ngắn gọn về khả năng hay NL mà người học mong muốn
đạt được.
Mục tiêu học tập thường được chia làm hai loại chính: Mục tiêu ngắn hạn
và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu mà người học muốn sớm đạt
được, ví dụ như việc hoàn thành bài tập về nhà hôm nay và làm tốt bài kiểm tra
vào sáng hôm sau. Còn mục tiêu dài hạn là những mục tiêu mà người học phải
ước tính mất một khoảng thời gian kha khá mới đạt được, ví dụ như việc hoàn
thành bài tập lớn và đạt điểm cao trong kỳ thi cuối kỳ.
Dù là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, SV phải biết rõ điều quan trọng mà
mình đề ra, cần nêu rõ những điều sẽ làm, khi nào thực hiện và phải chú ý các
phương diện sau đây:
- Thứ tự ưu tiên của các mục tiêu, xác định mức độ quan hệ giữa các mục
tiêu với nhau và thứ tự hoàn thành chúng.
- Mỗi mục tiêu mà người học đề ra cần đáp ứng được những yêu cầu
SMART: Cụ thể (Specific; Đo lường được (Measurable); Có khả năng đạt được
(Achievable); Thực tế (Realistics) và Có thời hạn (Timebound).
c. Kỹ năng xác định nội dung công việc học tập và lựa chọn biện pháp thực hiện
KN xác định các việc cần phải thực hiện và lựa chọn biện pháp thực hiện ở
Giai đoạn đăng ký khối lượng học phần gồm: Tìm hiểu các môn học sẽ đăng kí;
Đăng kí số lượng TC phù hợp với NL của bản thân.
KN xác định các việc cần phải thực hiện và lựa chọn biện pháp thực hiện ở
Giai đoạn quá trình học tập gồm: Cập nhật những môn học đã đăng kí và thời
38
gian đến lớp; Cập nhật những việc cần làm (học thêm, làm thêm, sinh hoạt
trong ngày); Mục tiêu mà bản thân muốn đạt được; Phân bổ cụ thể thời gian
cho từng môn học; Sắp xếp công việc vào thời gian hợp lý, xây dựng KHHT phù
hợp với mục tiêu đã đề ra; Xem xét kết quả đạt được, bổ sung, sửa đổi, điều cho
chỉnh hợp lý.
KN xác định các việc cần phải thực hiện và lựa chọn biện pháp thực hiện ở
Giai đoạn kiểm tra gồm: Cập nhật các môn phải kiểm tra; Xác định nội dung cần
học của các môn đó; Xác định thời gian sao cho phù hợp với khối lượng kiến
thức cần phải học.
KN xác định các việc cần phải thực hiện và lựa chọn biện pháp thực hiện ở
Giai đoạn thi kết thúc học phần gồm: Xác định các môn phải thi; Sắp xếp các
môn theo thứ tự thời gian thi và khối lượng bài học của môn học; Dự trù được
khoảng thời gian cần thiết cho mỗi môn thi.
d. Kỹ năng lập thời gian biểu học tập
Thời gian biểu là quy trình sắp xếp và sử dụng thời gian hiệu quả để giảm
thiểu căng thẳng, tăng cường hiệu quả làm việc. Đó cũng là một trong những
công cụ quản lý thời gian hiệu quả nhất để quản lý thời gian của mình. Lập thời
gian biểu là một quá trình gồm 5 bước:
Nhận diện tổng thời gian đang có,
Xác định những công việc phải làm,
Lập thời gian biểu theo ưu tiên gấp và các hoạt động thường nhật,
Dự tính thời gian dư để dự trữ cho các hoạt động,
Trong khoảng thời gian còn lại, lập KH cho những hành động gắn liền với
việc đạt được mục tiêu cá nhân và ưu tiên.
e. Kỹ năng viết ra kế hoạch học tập
Ngoài việc vẽ biểu đồ cho KH, còn nên viết ra đầy đủ. Bản KH này không
cần thật tỉ mỉ nhưng nên liệt kê tất cả mọi điều dự định làm, theo dạng nào thuận
39
tiện nhất. Ngoài ra, bản KH được viết ra sẽ là vật nhắc nhở và có thể là một bản
liệt kê để kiểm tra sau này.
h. Kỹ năng thực hiện kế hoạch học tập
Động lực tự thân là một phần sống còn để thực hiện KH. Có nhiều nhân tố
góp phần thúc đẩy thực hiện những việc cần làm. Có thể chia nhỏ mọi điều cần
làm thành những nhiệm vụ đơn giản. Khi được phân tích thành những dạng đơn
giản nhất, không có nhiệm vụ nào là khó khăn cả.
i. Kỹ năng theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch
Theo dõi, đánh giá nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện mục tiêu, phát hiện
những vấn đề có liên quan đến khả năng thực hiện mục tiêu đã đề ra để có những
điều chỉnh cho phù hợp. Việc theo dõi đánh giá này, sẽ giúp cho SV tránh được
những hạn chế của công tác phân tích, dự báo và giúp bản KH trở nên linh hoạt
trong một môi trường linh động.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu, phải thường xuyên giám sát NL cá nhân
của mình, những nguồn lực mà mình có và tính hợp lý của mục tiêu. Chỉnh sửa KH
khi hoàn cảnh thay đổi. Viết lại những thay đổi này trong bản KH của mình.
1.3. Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào
tạo theo học chế tín chỉ
1.3.1. Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho SV trong ĐTTC theo các
tiếp cận giáo dục hiện đại
1.3.1.1. Tiếp cận từ quan điểm về năng lực thực hiện
a. Nội dung quan điểm năng lực thực hiện
Bất cứ NL thực hiện nào cũng đều được coi như là sự tích hợp của kiến
thức – kỹ năng – thái độ. Không chỉ là KN tâm vận động hay là KN lao động tay
chân, những KN trí tuệ cũng là thành phần KN tạo nên NL thực hiện. Chẳng hạn
KN nhận biết, KN phán đoán, KN xử lý và giải quyết vấn đề, KN ra quyết định
.v.v. Tùy theo loại NL cần hình thành mà thành phần KN được nhận diện có thể
khác nhau. Trong NL thực hiện, người ta cũng phân biệt bốn loại KN chủ yếu sau:
40
- KN thực hiện công việc cụ thể, riêng biệt;
- KN quản lý các công việc;
- KN quản lý các sự cố;
- KN hoạt động trong môi trường làm việc;
b. Ứng dụng quan điểm “năng lực thực hiện” trong việc phát triển KN lập KHHT
Phát triển KN lập KHHT theo tiếp cận NL là xem NL lập KHHT là mục
tiêu cuối cùng của quá trình phát triển KN lập KHHT cho SV.
- Để SV có KN lập KHHT, cần tổ chức các hoạt động có khả năng hình
thành và hoàn thiện cả ba mặt: Kiến thức, KN và thái độ lập KHHT.
- KN lập KHHT là thành phần cơ bản để hình thành NL lập KHHT.
- Lập KHHT là quy trình then chốt đảm bảo cho học tập và giải quyết
khó khăn một cách hiệu quả [68]. SV cần phải được giúp đỡ trong việc sử
dụng các hình thức và mức độ lập KH. Khả năng lập KH, đặc biệt lập KH
chiến lược, giúp SV kiểm soát quá trình học tập. Các khâu quan trọng của
qui trình lập KH bao gồm cả xem xét và đánh giá. Việc lập KH là quan
trọng, nó cần phải trở thành một phần trong kinh nghiệm hàng ngày của SV,
lồng vào mọi lĩnh vực của quá trình.
- Xét nhu cầu thực tế cũng như lý luận, lập KH là NL cần được đưa vào
trong chương trình đào tạo như mục tiêu về kiến thức, KN, thái độ cần phải hình
thành cho SV, đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực hoạt động. Trong mục tiêu đào
tạo của nhà trường, KN lập KHHT phải được coi là KN then chốt cần hình thành
cho SV ngay từ năm thứ nhất.
- Trong quá trình đào tạo, từ trước đến nay, các trường có quan tâm,
hướng dẫn SV lập KH, nhưng chưa đầy đủ và không xem xét ở góc độ NL
thực hiện. SV thỉnh thoảng phải lập KH, nhưng lập những KH đơn giản, mục
tiêu ngắn hạn. Một số ngành, nghề trong quá trình đào tạo có nội dung lập
KH, như lập KH bài giảng, nhưng mãi đến năm thứ tư, SV mới lập KH. Nếu
lập KHHT được coi là mục tiêu như mục tiêu kiến thức, KN, thái độ chuyên
môn cần phải hình thành cho SV và hình thành ngay từ năm thứ nhất, thì
những năm học sau, việc lập KH của SV sẽ thuận lợi hơn.
41
- Như vậy, KN lập KHHT góp phần cơ bản để hình thành NL lập KHHT,
hoàn toàn phù hợp với các chuyên ngành, chuyên sâu trong từng lĩnh vực, không
những giúp SV học tập một cách có hiệu quả các môn học, mà còn tạo thói quen
tốt, có thể giúp họ phát triển KN và thói quen lập KH, rất cần cho công việc
tương lai sau khi ra trường.
1.3.1.2. Tiếp cận từ quan điểm học tập suốt đời và kỹ năng sống
a. Nội dung quan điểm học tập suốt đời
Lý thuyết Học tập đỉnh cao được Ronald Gross trình bày trong tác phẩm
“Học tập đỉnh cao”[69]. Trong cuốn sách này, tác giả không ngừng mở rộng và
cập nhật những phương thức vốn có, từ đó cung cấp cho chúng ta một phương
pháp học tập toàn diện và hiệu quả cao.
Phương pháp “học tập đỉnh cao” là công cụ cho những tiến bộ trong cuộc
sống mà con người mong muốn. Alvin Toeffler đã viết: “Những thay đổi chóng
mặt của cuộc sống hiện tại đòi hỏi tất cả chúng ta phải trở thành những người
học tập suốt đời” [69] và Ronald Gross chỉ ra các cách thức để trở thành một
người như vậy. Tác giả đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản của phương thức “học
tập đỉnh cao” và đặc biệt đề cao vai trò của các KN lập KHHT như là một loại kỹ
năng sống (KNS) của con người hiện đại thành đạt. Tác giả đã đề xuất “10 bước
cho việc thiết lập một KHHT” gồm:
1. Chọn mục tiêu; 6. Tìm lợi ích từ nhiều nguồn tài liệu
2. Sắp xếp theo thứ tự NL và sự nhiệt và cơ hội phong phú;
tình đầy đủ của mình; 7. Kiểm soát thời gian;
3. Tận dụng kiến thức, kinh nghiệm và 8. Sử dụng KN sáng tạo vào quá trình
thái độ trước đây đối với vấn đề đó; học tập trong đó nghiên cứu chủ động
4. Điều chỉnh từng chi tiết trong môi và theo phương pháp của cá nhân mình;
trường học tập để được học ở môi 9. Tìm lợi ích từ sự thay đổi, may mắn
trường tốt nhất, vào thời điểm tốt nhất, và trực giác;
trong điều kiện tốt nhất cho mình và 10. Đánh giá kết quả theo cách thích
cho vấn đề cụ thể này; hợp và hiệu quả nhất đối với bản thân.
5. Hãy sử dụng phương pháp riêng của
bản thân;
42
b. Lập kế hoạch và tổ chức công việc là một trong những kỹ năng sống
Theo Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) và Hiệp hội Đào
tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development)
[111], Hội đồng Kinh doanh Úc và Phòng thương mại và công nghiệp Úc [110],
Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và KN Canada [110], Cục phát triển lao động
WDA của Singapore [115], tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế
Việt Nam, tác giả Phan Quốc Việt và Nguyễn Huy [112] trong danh mục KNS,
đều thừa nhận trong đó có KN lập KH. Từ đó, có thể khẳng định: Lập KH và tổ
chức công việc là một trong những KNS cơ bản và thiết yếu của mỗi người nói
chung và của thanh, thiếu niên nói riêng, đồng thời có một số KNS khác có liên
quan mật thiết, hỗ trợ, bổ xung trực tiếp cho KN Lập KH như: KN lãnh đạo bản
thân (hoặc KN tự quản lý bản thân); KN giải quyết vấn đề và ra quyết định; KN
thích ứng; KN đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc
c. Ứng dụng quan điểm kỹ năng sống trong việc phát triển KN lập KHHT
Lập KH là KN không mang tính chuyên môn (KN cứng). Nó cần cho mỗi
người, cho mọi lĩnh vực và nói riêng ở lĩnh vực học tập. Nó không chỉ thuộc về
một môn học, hay chuyên ngành đào tạo nào, do vậy, lập KH là KN mềm (cũng
gọi là KNS). Vì thế, với người học, việc hình thành KN lập ...HHT trong ĐTTC có vai trò, ý nghĩa gì đối với SV?
Mức độ đồng ý
Stt Vai trò, ý nghĩa có thể có Đồng Phân Ít đồng
ý vân ý
1 Dẫn đường cho những quyết định và hành động của SV
2 Thúc đẩy SV hành động
3 Giúp SV chủ động được thời gian của bản thân
4 Là căn cứ cho việc theo dõi và đánh giá
5 Lập KHHT giúp đem lại kết quả cao trong học tập
- 6 -
Câu 3. Theo Thầy (Cô), các nội dung cơ bản của một bản KHHT gồm những gì?
Mức độ phải có
Stt Các nội dung
Phải Phân Không
có vân cần
Các mục tiêu cần đạt
1
Trình tự các công việc phải làm
2
Quỹ thời gian để thực hiện
3
Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện KH
4
Dự kiến các phương án thực hiện
5
Khả năng thay đổi, điều chỉnh KH
6
Sự cộng tác, phối hợp với bạn bè và giáo viên
7
Câu 4. Ý kiến của Thầy (Cô) về mức độ cần thiết và mức độ thể hiện các KN lập KHHT
của SV:
Mức độ cần thiết Mức độ thể hiện
Stt Các KN cơ bản Cần Bình Ít cần Thành Vừa Chưa
thiết thường thiết thạo phải thành
thạo
KN nhận diện bản thân (khả năng
1
và các điều kiện chủ quan)
2 KN xác định mục tiêu học tập
KN xác định các công việc phải
3 làm và chọn các phương án thực
hiện
KN lập thời gian biểu, lịch trình
4
công việc
5 KN viết ra KH
KN theo dõi, đánh giá, rút kinh
6
nghiệm và điều chỉnh KH
Câu 5. Theo Thầy (Cô), việc tổ chức rèn luyện KN lập KHHT cho SV có cần thiết không?
□ Cần thiết □ Ít cần thiết □ Không cần thiết
Câu 6. Theo Thầy (Cô), việc tổ chức phát triển KN lập KHHT cho SV có cần thiết phải
theo quy trình không?
□ Cần thiết □ Ít cần thiết □ Không cần thiết
- 7 -
Câu 7. Thầy (Cô) hãy cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực
hiện các công việc của GV trong quy trình rèn luyện KN lập KHHT cho SV:
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Stt Các công việc trong quy trình
Cần Bình Ít cần Bình Chưa
Tốt
thiết thường thiết thường tốt
Giới thiệu cho SV về mục đích,
1
ý nghĩa của lập KHHT theo TC
Giới thiệu mẫu chung về KHHT
2
theo TC
Hướng dẫn SV các bước lập
3
KHHT theo mẫu
Yêu cầu SV tự lập KHHT của
4
bản thân
Theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra SV
5
thực hiện KHHT đã lập
Giúp SV tự rút kinh nghiệm, tự
6
điều chỉnh KHHT cho phù hợp
Câu 8. Thầy (Cô) hãy cho biết ý kiến của mình về các hoạt động rèn luyện KN lập KHHT
cho SV trong ĐTTC ở trường mình
Mức độ Hiệu quả
STT Các hoạt động Chưa
Thường Đôi Bình Chưa
thực Tốt
xuyên khi thường tốt
hiện
Khóa học định hướng về
1
lập KHHT
Tư vấn lập KHHT của
2
CVHT
Tích hợp trong quá trình
3
giảng dạy các môn học
Triển khai chương trình
4
trò chuyện trực tuyến
Tổ chức sự kiện lớn về
5
chủ đề lập KHHT
- 8 -
Câu 9. Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của những điều kiện bên
trong và những yếu tố khách quan bên ngoài dưới đây đến sự phát triển KN lập KHHT của
SV trong ĐTTC?
Mức độ ảnh hưởng
Stt Các yếu tố ảnh hưởng
Nhiều Vừa ít
phải
I. Những điều kiện bên trong
1 Hiểu biết của SV về lập KHHT theo TC
2
Thái độ lập KHHT theo TC
3
Động cơ lập KHHT theo TC
4
Thói quen lập KHHT theo TC của SV
II. Các yếu tố khách quan bên ngoài
1
Cách thức tổ chức luyện tập KN lập KHHT
2
Kinh nghiệm hướng dẫn lập KHHT của CVHT
3 Thông tin và điều kiện đáp ứng của nhà trường trong đào
tạo theo TC
4
Hoàn cảnh kinh tế gia đình
5
Môi trường xã hội xung quanh
Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:
1. Giới tính: Nam □ Nữ □
2. GV bộ môn: .........................
3. Trình độ đào tạo: Tiến sỹ □ Thạc sỹ □ Cử nhân □
4. Thâm niên công tác:
- Dưới 5 năm □
- Từ trên 5 đến 10 năm □
- Từ trên 10 năm trở lên □
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy cô!
- 9 -
Phụ lục 3
BÀI TEST SỐ 1
(Dành cho SV)
1. Bạn là người có thói quen học tập theo KH không?
Có, thường xuyên Có, ít khi Không, chưa
2. Bạn đã lập KHHT theo loại KHHT nào dưới đây?
KHHT Năm/Học kì KHHT hàng tuần KH HT hàng ngày
KHHT cho môn học KHHT khác
Để minh chứng, bạn hãy mô tả một hoặc hai KHHT mà bạn đã sử dụng
- Mỗi bản KHHT thể hiện riêng trên 1 trang giấy A4;
- Thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố cần thiết của bản KHHT.
Xin bạn vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Năm thứ: Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm cuối
3. Khoa.. ........................, Trường...................
4. Học lực năm học vừa qua:
Giỏi □ Xuất sắc □ Khá □ Trung bình □ Yếu □
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của bạn. Thân chúc bạn thành công!
- 10 -
Phụ lục 4
BÀI TEST SỐ 2
(Dành cho SV)
1. Theo bạn, một KHHT gồm những nội dung gì?
2. Để lập KHHT có hiệu quả, theo bạn, SV cần phải có những KN nào?
3. Nêu một số khó khăn trong quá trình lập KHHT và xếp mức độ khó khăn bằng cách
đánh số 1, 2, 3, 4, 5 (1 là khó khăn nhất..., 5 ít khó khăn nhất).
Các khó khăn Mức Các khó khăn Mức
độ độ
4. Dựa trên mẫu KHHT đã cho, hãy vận dụng hiểu biết của mình để lập một trong những
KHHT (KHHT toàn khóa; KHHT năm học; KHHT môn học).
- Mỗi bản KHHT thể hiện riêng trên 1 trang giấy A4;
- Thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố cần thiết của bản KHHT.
Xin bạn vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:
1. Giới tính: Nam □ Nữ □
2. Năm thứ: Năm thứ nhất□ Năm thứ hai □ Năm thứ ba □ Năm cuối □
3. Khoa.. ........................, Trường...................
4. Học lực năm học vừa qua: Giỏi □ Xuất sắc □ Khá □ Trung bình □ Yếu □
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của bạn. Thân chúc bạn thành công!
- 11 -
Phụ lục 5
LỊCH TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC
(Theo tuần học)
Người xây dựng: TS.Trần Anh Tuấn
Với 5 module, 10 tuần học và 1 tuần dành cho thi hết môn
Hình
Th. gian, Nội dung chính Yêu cầu SV Ghi
thức
địa điểm (TUẦN 1) chuẩn bị chú
TCDH
Ch 1. GIÁO DỤC VÀ GDH
1 tiết 1.1. Giáo dục là một hoạt động cơ
LÍ Trên lớp. bản của xã hội Đọc Ch.1(mục
THUYẾT Phòng.... Bản chất của GD 1.1) trước khi
.......... Các tính chất của GD đến lớp
Khái quát lịch sử GD
XEMINA
Chủ đề 1:
I.B-3* Tại sao giáo dục ở mỗi thời - Chia 4 nhóm
kỳ lịch sử lại khác nhau? theo các hình
So sánh để chỉ ra sự khác biệt giữa thái kinh tế –
GD phong kiến và GD tư bản chủ xã hội
THẢO
1 tiết nghĩa?
LUẬN
(x 2) Chủ đề 2:
NHÓM
I.C-2* Tại sao nói giáo dục là một
trong những hoạt động cơ bản của xã - Chia 2 nhóm
hội? Lấy thực tiễn để chứng minh (X2)
vai trò của giáo dục đối với sự phát
triển xã hội và sự phát triển cá nhân.
Đọc thêm ở nhà:
- Chương 1, tập bài giảng GDH (Khoa
Sư phạm - ĐHQG HN{1}) - SV đọc (và
1 tiết - Giáo trình GDH (của Phạm Viết viết tóm tắt, 3-4
(x 3) Vượng- ĐHQG 1997{2}; của N.S.Huy, trang)
TỰ HỌC
N.V.Lê – GD 1997.
ở nhà, Chuẩn bị tuần sau:
thư viện Đọc trước mục 1.2 (ch.I): - SV đọc (và
- về PPNCGD viết tóm tắt, 3-4
- về Lịch sử tư tưởng GD trang)
Giới thiệu một số đề tài
HT KHÁC
cho SV chọn bài tập lớn
Kiểm tra Bài tập cá
KT- ĐG Mức độ hiểu bài của SV
(10’) nhân
Tư vấn
- 12 -
Hình
Th gian, Nội dung chính Yêu cầu Ghi
thức
địa điểm (TUẦN 2) SV chuẩn bị chú
TCDH
Ch 1. GIÁO DỤC VÀ GDH (tiếp)
1 tiết 1.2. Nhập môn GDH
LÍ
Đối tượng, nhiệm vụ của GDH
THUYẾT
Trên lớp. Khái quát lịch sử tư tưởng GD
Phòng.... Khái quát về PPNC.GDH .
Chủ đề 1:
0,5 tiết I.C-3* Dựa trên học thuyết các hình - Chia 4 nhóm
(x 2) thái kinh tế – xã hội của C. Marx để theo các hình
XEMINA
Trên lớp. trình bày khái quát lịch sử các giai thái kinh tế –
Phòng..... đoạn phát triểnvà phát triển giáo dục. xã hội
.........
Chủ đề 2:
THẢO 0,5 tiết Liên hệ thực tế GD ở trường PT Việt
- Chia 2 nhóm
LUẬN (x 2) Nam hiện nay để hiểu đúng các khái
(X2)
NHÓM Trên lớp. niệm GD cơ bản
Phòng....
2 tiết
Lịch sử GD thế giới. Giáo trình ĐHSP
(x 3)
GDH (TLTK {9})
SV đọc (và viết
TỰ HỌC Đọc và đối chiếu chương 1 trong các
ở nhà, tóm tắt,
thư viện sách GDH ở VN (các TLTK {2},{6},{7} 3-4 trang)
HT Giới thiệu một số đề tài
KHÁC cho SV chọn bài tập lớn
KT
Tại lớp
KT- ĐG Viết 10 -20 tuần1
(10%) Kiến thức phần đọc thêm
phút (lần 1)
Tư vấn
- 13 -
Hình
Th. gian, Nội dung chính Yêu cầu Ghi
thức
địa điểm (TUẦN 3) SV chuẩn bị chú
TCDH
Ch 2.
1 tiết
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN
Trên lớp. Đọc trước
2.1. Giáo dục và sự phát triển
Phòng.... Sách của J.Delor
LÍ xã hội
THUYẾT .......... {2}, R.Sing {6}.
Tính quy định của xã hội
Đường lối đổi mới
Ba chức năng của GD
GD ở VN (các định
Khái quát về các xu thế phát
hướng phát triển giáo
triển GD hiện nay
dục) trong {10}
Chủ đề 1:
1 tiết Các xu thế phát triển giáo dục - Chia 2 nhóm (x 2)
(x 2) (xã hội học tập, 4 trụ cột)
Trên lớp.
Chủ đề 2:
EMINA Phòng....
.......... Cơ sở GDH của chủ trương “giáo
dục là quốc sách” / “đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển.
THẢO
LUẬN
NHÓM
- Đọc thêm:
Chương 2, Giáo trình GDH
2 tiết {2},{6}. SV đọc (và viết tóm
(x 3) Sách của J.Delor {2}, R.Sing tắt, 3-4 trang)
{6}.
TỰ HỌC
ở nhà, Đường lối đổi mới GD ở VN
thư viện (các định hướng phát triển giáo SV đọc (và viết tóm
dục) trong các văn kiện ĐH tắt, 3-4 trang)
Đảng VII, VIII và TLTK {10}
Giới thiệu một số đề tài
HT KHÁC cho SV chọn bài tập lớn
KT
KT- ĐG Phần đọc, ghi chép của SV Bài tập cá nhán tuần)
lần 2
Tư vấn
- 14 -
Hình
Th gian, Nội dung chính Yêu cầu Ghi
thức
địa điểm (TUẦN 4) SV chuẩn bị chú
TCDH
Ch 2.(tiếp)
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT - Đọc trước Mục 2.2
1 tiết TRIỂN “GD và sự phát
2.2. Giáo dục và sự phát triển triển nhân cách”
LÍ
Trên lớp. cá nhân Tập bài giảng GDH
THUYẾT
Phòng.... K/n “Sự phát triển cá nhân” {1}
.......... Các yếu tố ảnh hưởng Chương 2, Giáo trình
GDH {2},{6}.
XEMINA
Chủ đề
0,5 tiết Hướng dẫn đọc, cách vận dụng
THẢO - Chia 4 nhóm theo
Trên lớp. (rút ra KLSP từ vai trò của các
LUẬN các yêú tố
Phòng.... yếu tố ảnh hưởng)
NHÓM
..........
Đọc thêm:
- Tập bài giảng GDH, {1}
- Chương 2. Giáo dục và sự phát
2 tiết
triển nhân cách {2},{6},{7}
(x 3) SV đọc (và viết tóm
TỰ HỌC
Chuẩn bị xemina: Các KLSP tắt, 3-4 trang)
ở nhà, rút ra sau khi nghiên cứu từng
thư viện yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển NC?
Giới thiệu một số đề tài
HT KHÁC
cho SV chọn bài tập lớn
KT
Tại lớp 1 mục tiêu I.B, 1 mục tiêu II.B
tháng
KT- ĐG (20%) hoặc mục tiêu III.B Viết 50 phút
(lần 1)
Tư vấn
- 15 -
Hình
thức Th gian, Nội dung chính Yêu cầu SV ch. Ghi
TCDH địa điểm (TUẦN 5) bị chú
Ch 2.(tiếp)
LÍ
0 tiết GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
THUYẾT
Các KLSP rút ra sau khi nghiên
cứu vai trò của Di truyền
- Của Môi trường xã hội/
- Của Hoạt động cá nhân
II.B-7* Phân tích, giải thích giáo
1Tiết(x2) - Chia 4 nhóm
dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự
XEMINA Trên lớp. theo các yếu tố ảnh
phát triển nhân cách học sinh?
Phòng.... hưởng
II.C-6* Nêu các kết luận sư phạm
..........
từ vai trò của giáo dục (GD nhà
trường và GD gia đình) đối với sự
hình thành, phát triển NC HS
15 phút
THẢO (x 2) - Chủ đề - Chia 2 nhóm
LUẬN Trên lớp. Tổng kết ôn tập chương 2 (X2)
NHÓM Phòng....
..........
- Làm đề cương ôn tập chương 1,2
2 tiết - Đọc trước chương 3 (mục đích...
SV đọc (và viết
(x 3) - Tập bài giảng GDH {1}, và trong
tóm tắt, 3-4 trang)
TỰ HỌC các giáo trình GDH khác (sđd
ở nhà, {2},{6}
thư viện - Lịch sử GD Việt Nam (trước và
SV đọc (và viết
sau 1945{1},{9}
tóm tắt, 3-4 trang)
Giới thiệu một số đề tài
HT KHÁC
cho SV chọn bài tập lớn
ở nhà Kiến thức Chương 1 , 2 và 3 (mục tiêu viết một chủ đề KT
KT- ĐG
(20%) I.C, hoặc II C, hoặc III C) (7- 8 trang) giữa kì
Tư vấn
- 16 -
Hình
Th. gian, Nội dung chính Yêu cầu Ghi
thức
địa điểm (TUẦN 6) SV chuẩn bị chú
TCDH
- Đọc trước chương
Chương 3. 3 (mục đích...
MỤC ĐÍCH VÀ HT GDQD - Tập bài giảng
3.1. Mục đích GD
GDH {1}, và trong
LÍ - Khái niệm
1 tiết các giáo trình GDH
THUYẾT -MĐGD Việt Nam hiện nay
3.2. Hệ thống GDQD khác (sđd {2},{6}
Hệ thống GDVN hiện nay. Khái quát - Lịch sử GD Việt
lịch sử GDVN. Nam (trước và sau
1945{1},{9}
Chủ đề 1:
III.B-2* Chỉ rõ cơ chế thực hiện mục
1Tiết đích giáo dục.
III.B-3* Phân tích vai trò của việc xác
(x2) - Chia 2 nhóm
định mục đích/ mục tiêu GD đối với
XEMINA Trên (x2) theo vấn đề
công tác giáo dục- dạy học của người
lớp. GV, với SV SP.
Phòng Chủ đề 3:
Khái quát Lịch sử GDVN trước và
sau1945
III.C-2* Dựa trên sơ đồ cơ cấu khung
của hệ thống giáo dục Việt Nam và các
THẢO định hướng phát triển hệ thống giáo dục
LUẬN Việt Nam hiện nay, hãy phân tích và
NHÓM chứng minh rằng: giáo dục Việt Nam
đã và đang cố gắng đổi mới để bắt kịp
các xu thế phát triển giáo dục thế giới?
Hướng dẫn đọc thêm:
. Một số khoá luận TN:- “Giá trị của SV đọc (và viết
2 tiết nền GD khoa bảng Việt Nam”- “Giá trị tóm tắt,
(x 3) đạo đức của nền GDPK” 3-4 trang)
. Hỏi đáp về GDVN (T1, T2). Lê Minh
HỌC
ở nhà, Quốc. NXB Trẻ. 2001{11}
thư Đường lối đổi mới GD ở VN (các định SV đọc (và viết
viện hướng phát triển giáo dục) trong văn tóm tắt,
kiện ĐH Đảng 3-4 trang)
VII, VIII, X
HT Giới thiệu một số đề tài
KHÁC cho SV chọn bài tập lớn
BÀI TậP KT
Tại lớp mức độ hoạt động và hiệu quả học
KT- ĐG NHÓM tuần
nhóm
Viết 10 phút (l. 3)
Tư vấn
- 17 -
Hình
Th. gian, Nội dung chính Yêu cầu Ghi
thức
địa điểm (TUẦN 7) SV chuẩn bị chú
TCDH
Chương 4.
QTQD TRONG NHÀ TRƯỜNG -Đọc trước ch. 4
PT
4.1. Một số vấn đề chung -Tập bài giảng
LÍ - Hệ thống mục tiêu GDPT GDH {1}, và
2 tiết
THUYẾT - Các nhiệm vụ, con đường GD trong các giáo
4.2. Bản chất của QTGD trong trình GDH khác
trường PT (sđd {2},{6}
- Bản chất, cấu trúc của QTGD
- Các nguyên tắc GD
XEMINA
Liên hệ thực tế GD Vịêt Nam
IV.B-1* Phân tích mối quan hệ
giữa mục tiêu giáo dục THPT với
THẢO mục tiêu của giáo dục phổ thông
LUẬN 0,5 tiết và với mục tiêu giáo dục THCS, Chia 4 nhóm
NHÓM (x2) mục tiêu giáo dục Tiểu học. cùng chủ đề
IV.B-2 Phân tích khái quát nội
hàm của các nhiệm vụ giáo dục cơ
bản của nhà trường phổ thông.
Hướng dẫn đọc thêm:
. Đọc bổ sung: Quy chế trường
2 tiết
trung học, Luật GD SV đọc (và viết
(x 3)
. chương IV Tập bài giảng GDH tóm tắt,3-4 trang)
TỰ
(Sđd),
HỌC ở nhà,
. Giáo trình GDH (Sđd) của Phạm
thư
Viết Vượng SV đọc (và viết
viện
. Chuẩn bị: Đọc chuẩn bị xemina: tóm tắt,3-4 trang)
(xem tuần 8)
HT Giới thiệu một số đề tài
KHÁC cho SV chọn bài tập lớn
Mức độ hoạt động và hiệu quả học KT tuần
KT- ĐG Tại lớp BÀI TẬP NHÓM
nhóm (l. 4)
Tư vấn
- 18 -
Hình thức Th. gian, Nội dung chính Yêu cầu Ghi
TCDH địa điểm (TUẦN 8) SV chuẩn bị chú
Chương 4 (tiếp)
QTQD TRONG NHÀ TRƯỜNG
- Đọc trước ch.4
LÍ PT (VIỆT NAM)
- Chuẩn bị nội
THUYẾT 4.1. Một số vấn đề chung
dung Xemina
4.2. Bản chất của QTGD trong
trường PT
Liên hệ thực tế GD Vịêt Nam
Chủ đề 1:
Ý nghĩa của việc GV phải nghiên
cứu nắm vững NTGD. Liên hệ
thực tiễn GD hiện nay.
Chủ đề 2:
XEMINA IV.C-2* Phân tích (và lấy ví dụ
1,5 tiết
minh hoạ) để làm sáng tỏ nhận
(x2) - Chia 3 nhóm
định: Thông qua tổ chức tốt việc
(x2)
dạy và học môn học của mình,
người GV bộ môn có thể góp phần
thực hiện các nhiệm vụ giáo dục
toàn diện học sinh?
THẢO
LUẬN
NHÓM
2 tiết Hướng dẫn đọc thêm:
(x 3) chương IV, trong các học liệu SV đọc (và viết
TỰ - Tập bài giảng GDH {1}, và (sđd tóm tắt,
HỌC ở nhà, {2}, {6} 3-4 trang)
thư - Đọc trước cho Chương 4 (mục
viện 4.3)
HT Giới thiệu một số đề tài
KHÁC cho SV chọn bài tập lớn
KT
Tại lớp Mức độ hoạt động và hiệu quả học tuần
KT- ĐG BÀI TẬ NHÓM
nhóm (lần
4)
Tư vấn
- 19 -
Hình
thức T. gian, Nội dung chính Yêu cầu Ghi
TCDH địa điểm (TUẦN 9) SV chuẩn bị chú
- Đọc trước
Chương 4(tiếp). mục 4.3
LÍ QTQD TRONG NHÀ TRƯỜNG PT Trong tập bài
THUYẾT 4.3. Khái quát về nội dung, PPGD giảng GDH {1},
1 tiết và các HTGD cơ bản ở trường PT và trong các giáo
trình GDH khác
(sđd {2},{6}
XEMINA
Liên hệ thực tế GD Vịêt Nam
- Đọc luật GD{3}
Đối chiếu, liên hệ thực tế GDPT
hiện nay (cải cách nội dung chương
trình, đổi mới PPDH)
IV.C-6* Giáo dục nhân cách HS
THẢO
0,5 tiết thông qua các hoạt động trong giờ
LUẬN Chia 4 nhóm
(x2) lên lớp và ngoài giờ lên lớp có
NHÓM cùng chủ đề
những đặc điểm khác nhau như thế
nao? những thuận lợi và hạn chế gì?
Từ đó, xác định các yêu cầu phẩm
chất và năng lực nghề nghiệp đối
với bản thân.
. Mục tiêu CCGD về nội dung
SV đọc (và viết
2 tiết chương trình phân ban (lớp 10, lớp
tóm tắt,3-4
(x 3) 11)
trang)
TỰ . Đọc trước các nội dung chương 5
HỌC ở nhà, và chương 6
thư . Đọc trước Luật GD, Điều lệ
SV đọc (và viết
viện trường PT (về quyền – nghĩa vụ
tóm tắt,3-4
GV, HS phổ thông).
trang)
HT Giới thiệu một số đề tài
KHÁC cho SV chọn BÀI TẬP LỚN
KT
Tại lớp
KT- ĐG Kiến thức Ch.4 viết 50 phút tháng
(lần 2)
Tư vấn
- 20 -
Hình
T. gian, Nội dung chính Yêu cầu Ghi
thức
địađiểm (TUẦN 10 + 11) SV chuẩn bị chú
TCDH
Chương 5 GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
và Chương 6 ĐÁNH GIÁ TRONG
GIÁO DỤC
- Đọc trước Ch.5,
- Giới thiệu về người GV vàHS
Ch.6
qua các thời đại)
Trong tập bài
LÍ - Những yêu cầu đặt ra với người
1 tiết giảng GDH {1}, và
THUYẾT GV hiệu nghiệm trong nền GD tiên
trong các giáo
tiến.
trình GDH khác
- Khái quát về vấn đề Kiểm tra
(sđd {2},{6}
đánh giá (các khái niệm cơ bản –
quy trình KTĐG).
Liên hệ thực tế GDPT
Chủ đề 1:
Những đặc điểm HS PTTH hiện
nay và yêu cầu đối với 1 giáo viên
XEMIN
0,5 tiết hiệu nghiệm.
A
(x2) Chủ đề 2:
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính
khách quan của việc kiểm tra –
đánh giá và giải pháp
THẢO
Hướng dẫn ôn tập Chia 4 nhóm
LUẬN
Chuẩn bị KT (thi) hết môn cùng chủ đề
NHÓM
2 tiết
TỰ (x 3) SV đọc (và viết tóm
Ôn tập toàn bộ ch. trình GDH
HỌC ở nhà, thư tắt đề cương ôn tập)
viện
HT Giới thiệu một số đề tài
KHÁC cho SV chọn BÀI TẬP LỚN
50 -90 phút
THI hết môn (tuần 11)
KT- Kiểm tra hết môn
Tự kiểm tra - 2 câu hỏi MT bậc 2
ĐG (40%)
- 1 câu hỏi MT bậc 3
Tư vấn
- 21 -
PHỤ LỤC 6
MỘT SỐ MẪU KẾ HOẠCH HỌC TẬP
I. Mẫu KHHT toàn khoá
KẾ HOẠCH HỌC TẬP TOÀN KHOÁ
LÀM CHỦ BẢN THÂN bằng
Tư duy khoa học & Ý chí kiên định
Trường ĐH .Khoa .Khoá.
Họ tên : TRẦN LÊ HỒNG HẠNH ..MSSV:QHS- 08.5218.
Mã số lớp: .. Ngành ĐT: .
1) Các mục tiêu chiến lược cần luôn ghi nhớ và hướng tới trong suốt khoá học
(Hãy liệt kê tất cả mục tiêu ra giấy nháp, sau đó chọn mục tiêu ưu tiên và sắp xếp thành 4 nhóm)
M1: Học theo TC, Tích luỹ KT và nghiệp vụ M2: Tự học & phát triển bản thân
chuyên môn: - Tiếng Anh IELTS 45 năm thứ 2,
- Phấn đấu học bổng ngay từ năm thứ nhất Apolo 2 buổi
- Đề tài tham gia NCKHSV từ năm thứ 2 (2013) - Lập các KHHT cá nhân và tuân
- Học chuyên ngành 2 từ HK4 thủ nghiêm ngặt
Mục tiêu khác cần ưu tiên 1 Một số chỉ tiêu qtrọng nhất
- Gia sư từ năm thứ 2, HK2 - Không thi lại, ko có điểm 6
- Nhóm CTác xã hội - XL Giỏi từ năm đầu, học kì 1
2) Xác định điểm mạnh, yếu (SWOT) của bản thân
Khó khăn, thách thức (Yếu):
a)........................................
b).........................................................................
Thuận lợi, thời cơ (Mạnh):
a)....
b).........................................................................
- 22 -
3) Lộ trình, biện pháp chính yếu và kết quả mong muốn
Mức Sản phẩm, Biện
Nhiệm vụ, Th.gian Th.gian H quả %
STT ưu Kết quả pháp chủ
mục tiêu bắt đầu hthành thực hiện
tiên cần đạt yếu
Mục tiêu Vượt Lập
1 HK6
Học TC 01 năm KHHT
Giỏi, Học
Học trên lớp A TKB TKB
bổng
1.1
Thời gian
Học ở nhà
biểu
Tích luỹ
1.2 Kiến thức
Chuẩn bị
ngh. vụ
1.3 Ch.môn
Mục tiêu
Tự học và
2
phát triển
bản thân
2.1
2.2
Các mục tiêu
3
khác
Giao lưu bạn
bè
Giải trí- Thể
thao
4) Các vấn đề khác trong cả khóa học
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ngày lập KHHT ..... tháng ........ năm 20.....
Người lập kế hoạch
- 23 -
5). Bản đăng ký KHHT TOÀN KHÓA (Bản nộp đăng ký tiến độ)
Ghi chú
Khối kiến thức
TT Bắt buộc Tự chọn Tự học, Học thêm (so với tiến độ
cần tích luỹ
chung)
1 Khối kiến thức Đại
cương
2 Khối kiến thức Cơ
sở ngành
3 Khối kiến thức
Chuyên ngành
4 Chuyên ngành 2
5
Tổng số TC:
TT Khối kiến thức Năm I Năm II Năm III Năm IV
cần tích luỹ
1 Khối kiến thức Đại
cương
2 Khối kiến thức Cơ
sở ngành
3 Khối kiến thức
Chuyên ngành
4 Chuyên ngành 2
5
Tổng số TC:
Ngày lập KHHTtháng năm 2012
Người lập kế hoạch
6) Các bản KHHT đăng kí (nộp PĐT)
PHIẾU ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN- Năm thứ nhất
Năm học 200 - 200
Học kỳ I Học kỳ II Học kỳ hè
Mã Mã Số Mã Số
Tên HP Số TC Điểm Tên HP Điểm Tên HP Đ.
HP HP TC HP TC
Tổng số TC Tổng số TC Tổng số TC
Ngày lập KHHT ..... tháng ........ năm 20.....
Người lập kế hoạch
- 24 -
II. Mẫu KHHT Năm/Học kỳ
KẾ HOẠCH HỌC TẬP NĂM HỌC LÀM CHỦ BẢN THÂN
bằng Tư duy khoa học
& Ý chí kiên định
Năm học thứ 1 từ 10 tháng 9/ 2012- đến 30 tháng 6/ 2013.
Họ tên : TRẦN LÊ HỒNG HẠNH .MSSV:QHS- 08.5218.
Mã số lớp: ..Ngành ĐT: Khoá: ..
1) Các mục tiêu trọng tâm và chỉ tiêu chính cần đạt được trong năm
(Hãy liệt kê tất cả mục tiêu ra giấy nháp, sau đó chọn các MT ưu tiên và sắp xếp thành 4
nhóm sau)
M.1: Tích luỹ KT, nghiệp vụ Chuyên môn M.2: Tự học & phát triển bản thân
- Ưu tiên: môn 1., môn 2. - Tiếng Anh B, Apolo 2 buổi
- Đề tài tham gia Hội nghị KHSV 2012 - Lập KHHTCĐ cá nhân
Mục tiêu khác cần ưu tiên 1 Một số chỉ tiêu quan trọng nhất
- Gia sư 2 buổi/ tuần - Không thi lại, ko có điểm 6
- Nhóm CTác xã hội - XL Giỏi HK2, cả năm Khá (trên 7.5)
2) Xác định điểm mạnh, yếu (SWOT) của bản thân
. Khó khăn, thách thức (Yếu):
a)........................................................
b).
c).
..
. Thuận lợi, thời cơ (Mạnh):
a)..................................
b)
c) ..........................................................................................................................................
.
- 25 -
3) Lộ trình thực hiện các mục tiêu trọng tâm (theo tháng/ thời điểm tuần).
Dùng trên EXCEL
Mục tiêu ưu tiên. Ưu Th 01 Kết
TT Th8 Th9 Th10 Th11 Th12
HK.I tiên Năm sau quả
Ch.bị/ Điều
1 Lập KHHT toàn khoá X
Đ.kí chỉnh
Từ 10/9- 26/11. Thi 2 tuần, từ 29/11-
2 Học theo TC X Ch.bị
6/12
3 Học tiếng Anh (B) Apolo Apolo Apolo Apolo Apolo
4
5 Gia sư Toán, lý 12 2 buổi/ tuần. Nghỉ 2 buổi
6
Tết
Mục tiêu ưu tiên. Ưu Kết
TT Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7
HK.II tiên quả
1 Lập KHHT Đ.kí
Từ 06/2- 26/4. Thi từ
2 Học theo TC HK hè: Triết, TLH
29/4- 06/5
3
K.sát,
ĐC,
Ch.bị/ viết Nộp
4 Đề tài KHSV TL,
Đ.ki lần 1, b.cáo
CSLL
sửa
Từ 3 buổi/ tuần. thứ 5 và
5 Giúp Hiền thi ĐH 4 buổi/ Thi ĐH
7Tết Th7,CN.
6 Nghỉ hè
- 26 -
4) Công việc, biện pháp và xác định nguồn lực
a) Học theo TC, tích luỹ kiến thức, nghiệp vụ Chuyên môn
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
b) Tự học và phát triển bản thân
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................
c) Công tác xã hội và công việc khác trong học kì/ năm
..................................................................................................................................................
..............................................................................................................
5) Các việc bổ xung và rút kinh nghiệm (tuần cuối hàng tháng, hoặc đột xuất)
Công việc chưa tốt Bổ xung, sửa chữa
.......................................................................... ........................................................
......................................................................... ........................................................
.......................................................................... ..........................................................
Ngày lập KHHT ..... tháng ........ năm 20.....
Người lập kế hoạch
6) Các bản KHHT đã đăng kí (nộp PĐT)
PHIẾU ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN- Năm thứ nhất
Năm học 200 - 200
Học kỳ I Học kỳ II Học kỳ hè
Mã Số Mã Số Mã Số
Tên HP Điểm Tên HP Điểm Tên HP Điểm
HP TC HP TC HP TC
Tổng số TC Tổng số TC Tổng số TC
Ngày lập KHHT ..... tháng ........ năm 20.....
Người lập kế hoạch
- 27 -
8. Thời khoá biểu cá nhân
THỜI KHÓA BIỂU CÁ NHÂN (Mẫu 1)
Học kì ...... năm học 20 ...... 20......
Buổi sáng từ tiết 1 – 5; Buổi chiều từ tiết 6 – 10; Buổi tối từ tiết 11 - 13
Tiết/ Thứ T. hai T. Ba T. Tư T. Năm T. Sáu T. Bảy C. Nhật
Sáng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chiều-
Tối
11
12
13
Kết quả
thực hiện
Ghi chú (Kết quả,
Công việc bổ xung Công việc chưa làm – Làm
hiệu quả thực hiện
chưa tốt
của tuần)
Mẫu này lập trên EXCEL; Có thể dùng phần mềm Project Plan (PP), Gantt charts
Template, M.Office Project 2003
Ngày lập KHHT ..... tháng ........ năm 20.....
Người lập kế
III. Mẫu KHHT Tuần/Ngày
78
Thời gian biểu: - Thức dạy 6h00
LÀM CHỦ BẢN THÂN Học từ 7h00 -11h30/ 13h30-17h00
bằng Tư duy khoa học KẾ HOẠCH HỌC TẬP (Tuần/ ngày) Tối: 19h30- 23h00-
& Ý chí kiên định
(Để trong máy tính- hoặc in ra giấy) Làm KH 20 ph- Tắt điện 23h30
Tuần từ ngày.... đến ngàytháng..năm 201 Ngủ đúng giờ, đủ 7h tối + 30ph trưa
Trước hết, cần liệt kê tất cả việc cần làm. Sau đó xếp sắp thứ tự ưu tiên và đưa vào KHHT sau:
Mục tiêu Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật
Các môn học
1. Học theo ưu tiên: XHH, GDH
PPGD PPGD
TC Ngoại ngữ
& Ch.bị Nghề Chuẩn bị bài - Đọc trước Triết
nghiệp học trên lớp (19h-20h30
Xemina, làm
XHH TCQL
việc nhóm
20h-22h30
20h-22h30
2.Tự học & Tự học đọc TLTK 20h-22h30 20h-22h30 20h-22h30
BT lớn GDH
Phát triển cá môn PPDH
nhân Thư viện 8h00-11h00 8h00-11h00
Học thêm tiếng
Anh
Thức dạy - Vệ
6h30 6h30 6h30 8h00 6h30 6h30 8h00
3. Sinh hoạt cá sinh CN
nhân & 16h30: Giặt
Giải trí chăn chiếu
Email- Internet 11h-11h20 11h-11h20 11h-11h20 11h-11h20
22h00-23h00 11h-11h20 22h00-23h00
(50ph) 22h30-23h00 22h30-23h00 22h30-23h00
1940: Phim
4.Giao tiếp 5h15 đón Hoa Avatar; 21h +
đi lại 30p Gặp H, Th.
Làm KHHT
5.Ưu tiên khác 22h30- 23h00
Công việc bổ xung, phát sinh Công việc chưa làm – chưa tốt. Chuyển tuần sau Đánh giá (tự thưởng, phạt)
* Kẻ bảng trên EXCEL, in Mẫu dùng hàng tuần, dùng thêm giấy màu, Stic dán thêm. Có thể dùng Ph.mềm miễn phí Weekly Planner Template
79
IV. KẾ HOẠCH MÔN HỌC & THI HỌC KÌ Năm học.Học kì..Tổng số TC.. LÀM CHỦ BẢN THÂN
Họ và tênMSSV.lớp..MS lớpngành ĐTKhoá bằng Tư duy khoa học
Biên soạn ngày.. . tháng năm .. Sửa đổi lần: . & Ý chí kiên định
Môn học Số Ưu Thời gian Tiết/ giờ KQ PP Học, Ôn tập và Thi từng môn Thay đổi,
TT
MSHP TC tiên T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN học Điểm Tgian Đ.cương Học Ôn Thi phát sinh
1 GDHĐC 2 1 CT: 9 Làm theo 24-25/6 -Viết 60
Ôn 6 câu hỏi -Học nhóm p
Lên lớp - - T3- Thư Vắng
ngày Chú ý với Kim, Hà; -Gọn,
(TKB) T5 viện 2h 20/9
12/9 câu 5,6 8 -Đọc ĐC, viết rõ
Ch.bị trước 19h- – có thêm lại ý lớn (2-3 -Chú ý
theo ĐC 20h30 23/9; TLTK lần); VD và
Học & BTập 19-20h30 Đạt: 8 - Ch.bị ví dụ, l.hệ
Nhóm, T10 Thi các l.hệ th.tế th.tế
Xemina 26 (60%)
Ôn thi X X
2 TC GD&QL 2 1
Lên lớp T8- CT: 8
(TKB) T9
Ch.bị trước 20h30 20h30
22h00 22h00
Học & BTập Đạt: 8
Nhóm,
Xemina
Ôn thi
3 PPGD 4 1 T1-T4 CT: 8
Lên lớp (TKB)
Ch.bị trước Đạt: 6.5
Học & BTập
Nhóm,
Xemina
Ôn thi
80
4
Lên lớp CT
(TKB)
Ch.bị trước
theo ĐC
Học & BTập Đạt
Nhóm,
Xemina
Ôn thi
5
Lên lớp CT
(TKB)
Ch.bị trước
Học & BTập
Đạt
Nhóm,
Xemina
Ôn thi
6
CT
Lên lớp (TKB)
Ch.bị trước
Học & BTập
Đạt
Nhóm,
Xemina
Ôn thi
Đánh giá: Điểm số: 7,28. Chưa đạt Khá. PPDH hiệu quả kém; Điểm thấp (6.5). Các môn khác đạt mục tiêu: ..
Rút kinh nghiệm, điều chỉnh: .
* Ghi chú: Bản KHHT này nên làm trên EXCEL. Trước hết, hãy liệt kê ra giấy nháp tất cả các môn học và việc cần làm. Tiếp đó chọn các môn và việc cần ưu tiên
cao về thời gian sắp xếp trước. Có thể dùng phần mềm Project Planner (PP), Gantt charts Template, M.Office Project 2003
Ngày Tháng. Năm .
Người lập kế hoạch