Luận án Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH TÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH TÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN 2. GS,TS. CHU VĂN

pdf176 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤP HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Minh Tân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Đánh giá chung kết quả của các công trình đã công bố và những “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG 30 2.1. Những vấn đề chung về phát triển kinh tế du lịch và đảm bảo an ninh môi trường 30 2.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường 49 2.3. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường và bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình 62 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2019 74 3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình 74 3.2. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình 81 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030 116 4.1. Bối cảnh mới và định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 116 4.2. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 133 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 165 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANMT : An ninh môi trường BĐKH : Biến đổi khí hậu BVMT : Bảo vệ môi trường DLST : Du lịch sinh thái ĐBANMT : Đảm bảo an ninh môi trường GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KTDL : Kinh tế du lịch KT-XH : Kinh tế -xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước Nxb : Nhà xuất bản ONMT : Ô nhiễm môi trường PTBV : Phát triển bền vững PTDL : Phát triển du lịch PTKT : Phát triển kinh tế PTKTDL : Phát triển kinh tế du lịch UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1 : Cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018 83 Bảng 3.2 : Tổng hợp một số khoản thuế, phí liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bản tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 105 Bảng 3.3 : Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ cho ngành du lịch giai đoạn 2010 -2019 109 Bảng 3.4 : Thống kê số các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào tỉnh Ninh Bình từ năm 2010 -2017 115 DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 3.1 : Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2019 81 Biểu đồ 3.2 : Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2019 82 Biểu đồ 3.3 : Số lượng khách du lịch đến Quần thể danh thắng Tràng An giai đoạn từ năm 2014-2019 83 Biểu đồ 3.4 : Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018 84 Biểu đồ 3.5 : Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 103 Biểu đồ 3.6 : Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2019 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì hoạt động của ngành kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã coi kinh tế du lịch (KTDL) là ngành “công nghiệp không khói”, đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, góp phần quan trọng vào tạo việc làm và thu nhập, xóa đói giảm nghèo, là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, ... Sau 60 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2019 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt. Khách nội địa đạt 85 triệu lượt. Tổng thu đạt 755.000 tỷ đồng (trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng và khách nội địa đạt 334.000 tỷ đồng); đóng góp 9,2% vào GDP [127], giải quyết khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trong ngành du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động cả nước) [138]. Tuy nhiên, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và biến đổi khí hậu (BĐKH) ngành du lịch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là: ô nhiễm môi trường (ONMT) gia tăng, suy giảm đa dạng sinh học, thời tiết cực đoan ... Trong khi đó, các nguồn lực cần thiết cho hoạt động du lịch, như: vốn đầu tư cho hoạt động du lịch, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ đang ở mức thấp... đã làm cho hoạt động du lịch chưa hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước. Điều này đã hạn chế sự phát triển của ngành du lịch và an ninh môi trường (ANMT). Nhằm khắc phục tình trạng này, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững. Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tiêu biểu như: Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn 2 hóa và thiên nhiên thế giới; Khu Tam Cốc - Bích Động; Vườn Quốc gia Cúc Phương; Khu du lịch sinh thái (DLST) Thung Nham, ... Bên cạnh đó, Ninh Bình còn sở hữu nguồn tài nguyên du lịch lịch sử - văn hóa với 1.499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó phải kể đến một số di tích lịch sử văn hóa quan trọng, bao gồm: Cố đô Hoa Lư, Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền Thái Vy, Đền Trương Hán Siêu, Chùa Bái Đính, Chùa Bích Động. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện, giao thông đường bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL ở Ninh Bình phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch. Trong những năm qua, KTDL của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng du lịch đã có những đóng góp lớn vào phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, năm 2019 ngành du lịch đạt doanh thu 3.600 tỷ, tạo việc làm cho 21.500 lao động tại địa phương [73, tr.60-61]. Từng bước gắn bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững (PTBV). Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của ngành du lịch Ninh Bình chưa thật sự gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) nên cũng đã gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái, như: làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường; gây sức ép lên hệ sinh thái, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, v.v... Để góp phần giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận, thực tiễn và có phải có những phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp để ngành du lịch Ninh Bình PTBV. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình” làm luận án tiến sĩ kinh tế, ngành kinh tế chính trị. Nghiên cứu đề tài này nhằm trả lời các câu hỏi: - Phát triển kinh tế du lịch (PTKTDL) gắn với đảm bảo an ninh môi trường (ĐBANMT) là như thế nào? 3 - Thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình ra sao? - Giải pháp nào để PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ phát triển mới đến 2030? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 và đề xuất giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về PTKTDL gắn với ĐBANMT; - Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia, địa phương có những nét tương đồng với Ninh Bình trong PTKTDL gắn với ĐBANMT, từ đó rút ra bài học cho tỉnh Ninh Bình; - Phân tích, đánh giá thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng ở chương 2. - Đề xuất định hướng và các giải pháp PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là PTKTDL gắn với ĐBANMT dưới góc độ kinh tế chính trị. Tuy nhiên, đề tài luận án chỉ tập trung nghiên cứu PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa PTKTDL và ĐBANMT; Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn PTKTDL gắn với ĐBANMT. Về môi trường, luận án tập trung nghiên cứu ĐBANMT tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn chỉ được đề cập trong trường hợp cần thiết. - Về không gian: Luận án nghiên cứu PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 4 - Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019, đề xuất giải pháp PTKTDL gắn với ĐBANMT của tỉnh đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về PTKTDL gắn với ĐBANMT. Đồng thời, luận án kế thừa một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đến PTKTDL, môi trường, ĐBANMT và PTKTDL gắn với ĐBANMT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phương pháp này cho phép gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, hình thành những phạm trù, những quy luật phản ánh bản chất đó. - Phương pháp lôgic với lịch sử: Luận án sử dụng biện pháp nghiên cứu này, bởi cùng một đối tượng nghiên cứu, nhưng trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau ở các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác nhau. Việc nghiên cứu PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn tỉnh phải có tính động, gắn với quá trình phát triển qua các thời kỳ khác nhau, vừa tuân thủ những vấn đề lý luận chung, vừa phải tính đến tác động của yếu tố lịch sử cụ thể của Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, từ đó có những đề xuất phù hợp và khả thi. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình, trước hết là phân tích rõ nội dung PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn cấp tỉnh. Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong PTKTDL gắn với ĐBANMT để tổng hợp thành các bài học đối với tỉnh Ninh Bình. Luận án phân tích thực trạng PTKTDL 5 gắn với ĐBANMT, từ đó tổng hợp, đánh giá những thành tựu, hạn chế làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các thông tin thu thập được, tác giả luận án phân tích, xử lý thông tin, so sánh thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình với những yêu cầu mang tính lý thuyết, tham khảo kinh nghiệm, so sánh thực trạng hiện nay với các giai đoạn trước đây từ đó có những đề xuất phù hợp với lý luận, với thực tiễn tỉnh Ninh Bình, kế thừa được thành tựu của các quốc gia, tỉnh đã tham khảo kinh nghiệm. * Nguồn tài liệu nghiên cứu: Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; tài liệu của các cơ quan quản lý tỉnh Ninh Bình, như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư,. Sau khi thu thập số liệu từ các nguồn, để đưa vào các bảng, biểu đồ minh họa cho các luận giải, phân tích trong luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Đưa ra cơ sở lý luận về PTKTDL gắn với ĐBANMT ở địa bàn cấp tỉnh, với 3 nội dung quan trọng: Khái niệm và sự cần thiết phải PTKTDL gắn với ĐBANMT; Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến PTKTDL gắn với ĐBANMT. - Đánh giá một cách khách quan, trung thực thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019. Từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất những giải pháp mang tính toàn diện, khả thi nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Các công trình đã đạt được những kết quả nhất định, là cơ sở để định hướng cho nghiên cứu tiếp theo của luận án. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch Những công trình nghiên cứu lý luận về PTKTDL của các tác giả trong và ngoài nước đã hướng vào các vấn đề giải thích phạm trù phản ánh hoạt động liên quan đến kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, các hình thức dịch vụ du lịch, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó, tiêu biểu phải kể đến các công trình sau: Theo tác giả William Theobald trong cuốn“Global Tourism - The next decade” (Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới) [157]. Nội dung cuốn sách giới thiệu khái niệm và phân loại du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch PTDL. Trong cuốn“Leisure and Tourism” (Giải trí và Du lịch) của các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell [147]. Nội dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và giải trí được thực hiện thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch và giải trí. Tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006) trong cuốn “Giáo trình kinh tế du lịch” [39] đã đưa ra một số khái niệm như: du lịch, 7 khách du lịch, sản phẩm du lịch và tính đặc thù của du lịch; lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động của du lịch đến KT-XH, khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của du lịch thế giới; hệ thống hóa những xu hướng phát triển cơ bản của cầu và cung du lịch trên thế giới và phân tích các tác động về KT-XH của du lịch đối với một địa bàn PTDL (dưới góc độ một quốc gia). Cung cấp một số kiến thức về: cầu du lịch, loại hình du lịch và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện để PTDL; tính thời vụ trong du lịch; lao động trong du lịch; cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; chất lượng dịch vụ du lịch; hiệu quả KTDL; quy hoạch PTDL; tổ chức và quản lý ngành du lịch. Đặc biệt các tác giả đã đưa ra một số khái niệm liên quan đến KTDL như: Kinh doanh lữ hành, bao gồm: Kinh doanh lữ hành và kinh doanh đại lý lữ hành. Kinh doanh khách sạn; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh các dịch vụ khác. Ngoài ra, các tác giả nêu ra khái niệm hiệu quả KTDL, theo đó: Hiệu quả kinh tế du lịch thể hiện mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng lớn nhất các dịch vụ và hàng hóa có chất lượng cao nhất trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất đạt doanh thu cao nhất và thu lợi nhuận tối đa. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế du lịch phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất [39, tr.262]. Và đưa ra một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KTDL như: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đánh giá sự đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Tổng doanh thu xã hội từ du lịch; tổng doanh thu thuần túy bản thân ngành du lịch; tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của nền kinh tế quốc dân; doanh thu bình quân đầu người của ngành du lịch; Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch như: kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú; kinh doanh ăn uống; kinh doanh vận tải du lịch; các ngành dịch vụ du lịch khác [39, tr.266-267]. Trong cuốn “Kinh tế du lịch và du lịch học” của hai tác giả Trung Quốc là Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình [74]. Nội dung cuốn sách đề cập đến một số 8 vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và KTDL: khái niệm về du lịch, khái quát về KTDL, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, vai trò của KTDL, quy hoạch xây dựng khu du lịch, v.v... Trong cuốn “Kinh tế du lịch” của tác giả Robert Lanquar [88], đã khẳng định: KTDL là ngành công nghiệp, vì nó là toàn bộ những hoạt động nhằm khai thác các của cải du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Ngoài ra, tác giả cũng nêu ra những ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế. Yêu cầu về du lịch, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất cho du lịch, đầu tư du lịch. Những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế học du lịch và kinh doanh du lịch. Trong cuốn “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh” của tác giả Nguyễn Đình Sơn, thì Kinh tế du lịch là một phạm trù phản ánh bước tiến mới của lực lượng sản xuất trong quá trình tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch của đất nước thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cho du khách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển [100, tr.23]. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đảm bảo an ninh môi trường Trong cuốn “Giáo trình môi trường đại cương” của tác giả ThS Nguyễn Thị Phương Thảo [107] đã chỉ ra môi trường sống của con người theo chức năng, được chia thành 3 loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và nhân văn và môi trường nhân tạo. Và cho rằng trên thực tế, ba loại môi trường này đều cùng tồn tại, xen kẽ, tương tác lẫn nhau rất chặt chẽ. Trong cuốn “Tài nguyên thiên nhiên môi trường với sự tăng trưởng bền vững ở Việt Nam” của tác giả Trần Văn Chử [26] và Trần Thị Thanh Huyền trong bài “Chức năng cơ bản của môi trường” [59] đã chỉ ra môi trường có 5 chức năng cơ bản: Là không gian sống của con người và các loài sinh vật; Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống cũng như sản xuất của con người; Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải do con người 9 tạo ra trong quá trình sống và lao động sản xuất; Môi trường còn có chức năng lưu trữ và cung cấp nguồn thông tin cho con người; Môi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Năm 1972, lần đầu tiên vấn đề ANMT được đưa vào Chương trình Nghị sự quốc tế tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con người ở Stốckhôm Thụy Điển. Nhưng phải đến năm 1987, tại Đại hội Liên hợp quốc lần đầu tiên trong văn bản chính thức đề cập đến khái niệm về ANMT: “Quản lý nguồn tài nguyên không hợp lý, lãng phí đều uy hiếp đối với an ninh. Sự biến đổi tiêu cực của môi trường đang uy hiếp đối với sự phát triển ... trở thành nguyên nhân của các căng thẳng và tiêu cực xã hội, ảnh hưởng đến nhân loại như đói nghèo, mù chữ, dịch bệnh ...) [111]. Theo Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ANMT được hiểu là “sự khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm họa (môi trường) có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính tri, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh” [49, tr.27]. Theo Báo cáo Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên hiệp quốc, có thể hiểu, ANMT là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường (đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác) cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó. Giữ gìn ANMT là BVMT sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội loài người. An ninh môi trường không được đảm bảo thì xã hội không có sản xuất vật chất, không có đời sống tinh thần, không có sự tồn tại và phát triển. Dự án Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên hợp quốc xác định “ANMT là việc đảm bảo an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân trong nước hay xuyên quốc gia” [49, tr.27]. Theo Luật BVMT năm 2014, theo đó “An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia” [85, tr.11]. 10 Cuốn sách “Đảm bảo an ninh môi trường cho phát triển bền vững” do Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh biên soạn [48] đã cung cấp cho người đọc những khái niệm mới và và kiến thức hữu ích về vấn đề sống còn của môi trường trong sự PTBV. Trọng tâm của cuốn sách trình bày về vấn đề tranh chấp quốc gia và liên quan tới tài nguyên; nguy cơ mất an ninh do thảm họa thiên tai, sự cố môi trường. Đặc biệt, vấn đề ONMT xuyên quốc gia, tệ nạn môi trường, nhiễm loạn sinh thái ... đề xuất giải pháp ứng phó với các vấn đề ANMT nói chung và đối với từng vấn đề cụ thể đã từng xẩy ra tại Việt Nam nói riêng. Trong cuốn sách “An ninh môi trường” của tác giả Nguyễn Đức Khiển và Nguyễn Kim Hoàng [61], nội dung cuốn sách được kết cấu thành 7 chương, đề cập đến: An ninh môi trường; mất ANMT; những thách thức về môi trường trên thế giới; Hậu quả của sự cố và ONMT đến an ninh xã hội và sức khỏe cộng đồng; xóa đói giảm nghèo, biện pháp hữu hiệu để BVMT và PTBV và hậu quả của sự cố và ONMT đến an ninh xã hội và sức khỏe cộng đồng. 1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Khi bàn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên C.Mác quan niệm: Giới tự nhiên cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên” [70, tr.135]. và “Công nhân không thể tạo ra cái gì khác nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm” [70, tr.130]. 11 Với quan niệm “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”, C.Mác đã chỉ cho chúng ta thấy rằng: con người chỉ là một bộ phận trên cơ thể của giới tự nhiên mà thôi, giống như một bộ phận mắt, tai, mũi... trên cơ thể của con người. Vì vậy, con người không bao giờ có thể sống, tồn tại và phát triển khi bị tách khỏi giới tự nhiên, khỏi môi trường sống của mình, chừng nào mà con người còn tồn tại thì còn phải dựa vào giới tự nhiên, dựa vào môi trường. Khi cho rằng: “... con người là một bộ phận của giới tự nhiên”, C.Mác một lần nữa đã khẳng định con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, từ môi trường. Nói cách khác, môi trường tự nhiên là cái có trước con người và xã hội loài người. Con người sống và tồn tại được là do quá trình lao động của con người kết hợp với môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những thứ thiết yếu của cuộc sống (như không khí, ánh sáng, nước, không gian sống...) và những nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình lao động. - Trong chương “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” [70, tr.641] trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” được Ph.Ăngghen viết vào những năm 1873-1883, Ông đã nói rất rõ về mối quan hệ giữa con người - môi trường và tính tất yếu phải BVMT của loài người. Theo Ph.Ăngghen, con người là “một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh ra được” [70, tr.475], là sản phẩm cao nhất của sự tiến hóa trong nhiều triệu năm của vật chất. Và “bản thân con người, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát triển trong một môi trường nhất định và cùng với môi trường đó” [70, tr.55]. Để tiến hành lao động, con người không thể không nhờ đến môi trường tự nhiên “Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ” [70, tr.648]. Công cụ đầu tiên là công cụ săn bắt, đánh cá đến những công cụ hiện đại sau này cũng từ giới tự nhiên. Từ đó, con người ngày càng thống trị giới tự nhiên và “bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình”[70, tr.654] Ph.Ăngghen cho rằng việc cải tạo tự nhiên để phục vụ con người là một tiến bộ xã hội nhưng nếu không theo quy luật thì sẽ bị tự nhiên trả thù, gây những tác dụng phá hủy tất cả những kết quả ban đầu. Điều này cho thấy, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau “trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra 12 một cách đơn độc cả. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại” [70, tr.652]. Trong quá trình lao động sản xuất, con người tác động vào môi trường tự nhiên, làm thay đổi các yếu tố cấu thành môi trường, đáp ứng nhu cầu trước mắt của mình, thì sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống. Bởi, không phải chỉ có con người tác động, cải biến môi trường tự nhiên mà môi trường tự nhiên cũng tác động ngược trở lại một cách mạnh mẽ đối với con người. Sự tác động ngược trở lại này lại “không lường trước được”, nó có thể “phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên” mà con người đạt được như Ph.Ăngghen cảnh báo: chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên của đó [70, tr.654]. Và vì thế, chúng ta hoàn toàn không thể thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại chúng ta phải nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác. Bên cạnh, việc chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên, Ph.Ăngghen còn chỉ ra mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên được bắt nguồn từ mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn này, trước hết giải quyết xung đột giữa con người với con người để giải quyết xung đột giữa con người với tự nhiên và nhờ đó thực hiện hài hòa giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người. Theo Ông, “muốn tiến hành sự điều tiết ấy cho được tốt mà chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức thôi thì chưa đủ. Cần phải có sự chuyển biến hoàn toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay, và đồng thời, trong chế độ xã hội hiện tại” [70, tr.657]. Bởi, tất cả các phương thức sản xuất cũ chỉ nhằm đạt được những hiệu quả có ích gần nhất và trực tiếp nhất mà không chú ý đến những hậu quả xa, sau này mới xuất hiện. Điển hình là các 13 nhà tư bản riêng lẻ sản xuất và trao đổi chỉ để thu lợi nhuận trước mắt đã dẫn đến hậu quả làm cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng kinh tế sau này. Qua nghiên cứu quan điểm của C.Mác và PhĂngghen về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về mối quan hệ này, từ đó gợi mở những cách thức giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nói chung và PTKTDL gắn với ĐBANMT nói riêng: Một là, KTDL có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Doanh thu từ hoạt động du lịch có thể ngày một tăng nếu biết PTKTDL hài hòa với ĐBANMT. Hai là, con người là một thực thể của tự nhiên và giới tự nhiên là thành phần của môi trường đặc biệt quan trọng trong đời sống con người, nó bao quanh con người. Vì thế, chúng ta không nên đối lập giữa con người và môi trường tự nhiên. Ba là, trong quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, con người cần nắm vững quy luật tự nhiên để chinh phục nó một cách hài hòa nhất, đừng tác động vào tự nhiên một cách thô bạo. Con người phải biết bảo vệ giới tự nhiên; không vì lợi ích trước mắt mà tác động xấu đến giới tự nhiên, tất yếu sẽ bị giới tự nhiên tác động ngược trở lại, phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ sự “trả thù” của môi trường tự nhiên. Các công trình nghiên cứu về cơ sở phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường Công trình “The Economics of Leisure and Tourism” (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch) của tác giả John Tribe [148]. Nội dung công trình tâp trung vào một số vấn đề về: Tổ chức và quảng bá hoạt động Giải trí và Du lịch; Giải trí và Du lịch tương quan với môi trường quốc tế; Tác động của Giải tr...c làm Hội Liên hiệp phụ nữ xã thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, thu gom rác thải 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG “KHOẢNG TRỐNG” CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đánh giá chung Các công trình và bài viết được công bố trong và ngoài nước nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTKTDL gắn với ĐBANMT. Cụ thể: 27 - Hướng vào luận giải vấn đề PTKTDL gắn với ĐBANMT và đưa ra khái niệm liên quan từ nhu cầu thực tiễn và góc độ nghiên cứu khác nhau, như: Khái niệm du lịch; khái quát về KTDL, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, vai trò của KTDL, quy hoạch xây dựng khu du lịch, ĐBANMT,Một số công trình đã chỉ ra chức năng và vai trò của môi trường đối với sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật; mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong phát triển và chỉ ra mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên trong phát triển. Từ đó, các công trình có rằng để giải quyết mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên trong phát triển thì nhất thiết phải gắn PTKT với BVMT hay nói cách khác là phải phát triển hài hòa kinh tế và môi trường. - Chỉ ra những cơ sở hình thành sự PTKTDL gắn với ĐBANMT như: Tác động của du lịch đến môi trường; vai trò của nhà nước hiện đại đối với việc BVMT; sự nhận thức của nhà nước và cư dân, hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên; những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường và những nội dung cơ bản của quản lý môi trường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu; Xu hướng phát triển bền vững; ... - Nêu ra những hình thức thể hiện sự PTKTDL gắn với ĐBANMT: PTDL phù hợp với quy hoạch chiến lược đề ra; Kết hợp khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường và PTBV; Bảo đảm chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch; Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, thường xuyên tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT trong PTDL; Chỉ ra phát triển DLST - xu hướng tất yếu để BVMT. - Một số công trình nghiên cứu thực tiễn PTKTDL gắn với ĐBANMT ở một số nước và địa phương đã chỉ ra rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, các quốc gia đang phát triển phải chịu áp lực lớn trong PTDL về ONMT, suy giảm dạng sinh học, sức chứa điểm đếnTừ đó, các công trình đã đưa ra khuyến nghị, cần PTDL xanh, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, 28 - Một số công trình đưa ra giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT, như: Nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách BVMT; PTDL phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển KT- XH; Bảo vệ và khai thác hợp lý môi trường tự nhiên; Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học và BVMT; Hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường; Phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường: DLST, Du lịch bền vững, Du lịch thiên nhiên, Du lịch văn hóa, Du lịch khám phá; Đảm bảo việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; Nâng cao vai trò quản lý giám sát của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đối với các khu du lịch; Thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân đối với du lịch xanh. Những nghiên cứu này là gợi ý cho luận án khi đề xuất các giải pháp PTKTDL gắn với ĐBANMT ở địa bàn cấp tỉnh. Riêng về Ninh Bình, gần đây đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến PTKTDL gắn với ĐBANMT, như bài: Ninh Bình phát triển bền vững mô hình du lịch cộng đồng [77]; mô hình khách sạn xanh [46], mô hình kiến trúc xanh thân thiện môi trường ... Từ đó đề xuất một số giải pháp để ngành du lịch của Ninh Bình phát triển, như sự thích ứng với BĐKH trong hoạt động du lịch, như: Kiến trúc xanh, thân thiên môi trường; phát triển mô hình du lịch cộng đồng, du lịch thân thiên với môi trường, DLST, Những vấn đề thực tiễn trên là những gợi ý quý giá để luận án nghiên cứu về PTKTDL gắn với ĐBANMT ở Ninh Bình. Như vậy, các công trình tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn PTKTDL gắn với ĐBANMT. Những công trình nêu trên là nguồn tài liệu ban đầu vô cùng quý giá, giúp gợi mở cho nghiên cứu sinh định hướng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án. Tuy nhiên, các công trình này mới chủ yếu được trình bày dưới góc độ các lát cắt hoặc nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành kinh tế môi trường, kinh tế phát triển ....., vẫn còn “khoảng trống” trong một số vấn đề về PTKTDL gắn với ĐBANMT dưới góc độ kinh tế chính trị cụ thể như sau: - Về mặt lý luận: Chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về mặt lý luận PTKTDL gắn với ĐBANMT ở một địa bàn cấp tỉnh. 29 - Về mặt thực tiễn: Cho đến nay, còn ít công trình nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Việc tìm tòi, đề xuất các giải pháp chủ yếu PTKTDL gắn với ĐBANMT còn dư địa lớn. Vì vậy, đề tài luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn là cần thiết và không trùng lặp với các công trình, luận án đã công bố. 1.2.2. Những “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu Để góp phần lấp đầy “khoảng trống” trên và đẩy mạnh PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới, nghiên cứu sinh sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau: - Về mặt lý luận: Luận án xây dựng khung lý thuyết về PTKTDL gắn với ĐBANMT, tập trung vào làm rõ lý luận: + Khái niệm và sự cần thiết PTKTDL gắn với ĐBANMT. + Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến PTKTDL gắn với ĐBANMT - Về thực tiễn: + Luận án nghiên cứu kinh nghiệm PTKTDL gắn với ĐBANMT của một số nước và các địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Ninh Bình, từ đó rút ra bài học cho PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình; + Luận án phân tích, đánh giá thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019. Rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp toàn diện, hệ thống và có tính khả thi về PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình định hướng đến năm 2030. 30 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH VÀ ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Về du lịch và phát triển kinh tế du lịch 2.1.1.1. Du lịch * Khái niệm về du lịch: Tại Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 của Việt Nam nêu quan niệm: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp trong một khoảng thời gian pháp khác” [87, tr.6]. Hay: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiều và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó đem lại lợi ích kinh tế chính trị-xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [40, tr.19-20]. Du lịch được xem là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa, xã hội. Hoạt động du lịch đòi hỏi phải có dịch vụ du lịch: * Dịch vụ du lịch là một bộ phận của KTDL. Dịch vụ du lịch là hoạt động trong đó các đơn vị kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thu hút và phục vụ du khách theo mức giá, mức chi phí sản xuất và các biến số kinh tế khác trong một 31 thời gian nhất định. Có thể hiểu, dịch vụ du lịch là “việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [86, tr.10]. * Đặc điểm của dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch vừa có những đặc điểm chung mang tính chất truyền thống của dịch vụ như: không hiện hữu, không tồn tại dưới dạng vật thể; có tính không đồng nhất; sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời; không thể di chuyển và tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ. Đồng thời có tính đặc thù thể hiện như sau: Tính phi vật thể. Với đặc điểm này du khách không thể sử dụng thử trước khi trực tiếp tiêu dùng dịch vụ du lịch. Do đó, khi du khách chưa tiêu dùng dịch vụ du lịch thì nó vẫn là trừu tượng và khó đánh giá dịch vụ. Điều này đòi hỏi nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho du khách, đặc biệt phải nhấn mạnh được lợi ích của dịch vụ đối với du khách để họ thấy hài lòng và quyết định mua dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, công tác quảng bá du lịch phải có nhiều nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện quảng bá rộng rãi đến du khách để họ có thể định hình trước được những dịch vụ mà nhà cung ứng có để họ sẽ quyết định tiêu dùng những dịch vụ nào mà họ mong muốn; Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Với dịch vụ du lịch thì việc sản xuất và tiêu dùng thường trùng nhau về “không gian” và “thời gian”; dịch vụ du lịch không thể để lưu kho hay cất đi như các hàng hoá thông thường. Chẳng hạn, đối với các khu du lịch vùng ven biển vào mùa đông, số lượng phòng bỏ trống thường rất lớn, nhưng họ cũng không thể để dành phòng nghỉ đến lúc cao điểm vào mùa hè được. Chính đặc điểm này dẫn đến tình trạng cung cầu về dịch vụ mất cân đối, gây lãng phí cơ sở vật chất lúc trái vụ và chất lượng dịch vụ có nguy cơ giảm sút vào mùa cao điểm. Để khắc phục tình trạng trên, các doanh nghiệp thường có các chương trình khuyến mại đối với khách đi nghỉ trái vụ khi cầu giảm hoặc tổ chức quản lý tốt chất lượng dịch vụ khi cầu cao điểm; Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ. Đặc tính này cho thấy, ở một chừng mức nào đó du khách đã trở thành nội dung của quá trình sản xuất. Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch, nên ở đó khách hàng và người sản xuất gặp gỡ nhau. Giữa hai chủ thể này có sự gắn liền và phụ 32 thuộc lẫn nhau trong việc cung cấp và tiêu dùng dịch vụ. Do người tiêu dùng dịch vụ (khách du lịch) có sự đa dạng về yêu cầu, sở thích, trình độ cũng như khả năng cảm nhận và đánh giá của họ mà nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần sáng tạo trong quá trình sản xuất của mình để thoả mãn nhu cầu của du khách. Mức độ hài lòng của của du khách phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ, nghệ thuật ứng xử của người làm dịch vụ. Ở đây, người tiêu dùng không chỉ là người hưởng thụ những lợi ích do nhà cung ứng dịch vụ mang lại mà sự hợp tác cùng với những phản hồi của họ có tác động đến khả năng phục vụ và mức độ hoàn thiện của dịch vụ; họ trở thành người đồng sáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ du lịch; Tính không thể di chuyển: Do cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên nó không thể dịch chuyển được. Thực tế cho thấy, nhà cung ứng dịch vụ không thể cung cấp dịch vụ du lịch của mình đến tận tay du khách được mà du khách muốn tiêu dùng dịch vụ phải đến các cơ sở du lịch. Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch muốn thu hút du khách, cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng để PTKTDL; Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ. Khác với việc mua sản phẩm vật chất, người mua có quyền sở hữu đối với sản phẩm đó. Nhưng với dịch vụ du lịch thì không phải như vậy. Khi du khách mua dịch vụ du lịch thì sự tiêu dùng dịch vụ của họ song song với quá trình sản xuất của nhà cung ứng; do vậy, khách hàng chỉ đang mua quyền hưởng thụ dịch vụ do nhà cung ứng mang lại chứ không thể mua được quyền sở hữu dịch vụ đó của nhà cung ứng dịch vụ du lịch; Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch. Khác với các hoạt động dịch vụ khoa học - công nghệ, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống nhằm thoả mãn nhu cầu cho tất cả mọi người trong toàn xã hội. Dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ đời sống thoả mãn nhu cầu cho khách du lịch trong suốt thời gian đi du lịch như: nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu lịch sử, văn hoá và các nhu cầu khác. Mặt khác, do khách hàng rất muốn được chăm sóc như những con người riêng biệt nên dịch vụ du lịch thường bị cá nhân hoá và không đồng nhất. Với đặc tính này của du khách, doanh nghiệp du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm thoả mãn tất cả các khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì sự thoả mãn ấy phụ thuộc vào sự cảm 33 nhận của du khách; Tính không đồng đều về sản lượng. Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch nên sản lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của du khách. Mặt khác, nhu cầu của khách du lịch rất phong phú, đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh, thiên tai, dịch bệnh, v.v... Kết quả dẫn đến sự thay đổi về số lượng khách du lịch và sản lượng dịch vụ du lịch theo từng ngày trong tuần, từng tuần trong tháng, từng tháng trong năm và giữa năm này so với năm khác. * Các loại hình du lịch cơ bản Du lịch là một hoạt động có tính đa dạng và phong phú về loại hình và thể loại. Cùng với sự phát triển ngày càng cao về nhu cầu của con người dẫn đến sự xuất hiện nhiều loại hình du lịch. Theo Điều 3, Luật Du lịch năm 2017, có ba loại hình du lịch cơ bản sau đây [87, tr.8]: . Du lịch cộng đồng: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. . Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về BVMT. . Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. Từ 3 loại hình du lịch cơ bản có nhiều dạng hình du lịch tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay, đó là: . Du lịch tham quan: Du lịch tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh. Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam. . Du lịch văn hóa: Du lịch lễ hội, du lịch hoa. . Du lịch ẩm thực: Những bữa tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam, ... 34 . Du lịch xanh: Gần đây du lịch hướng về thiên nhiên trở thành một xu hướng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Hình thức du lịch này gần gũi, đồng thời có thể phát huy hết vai trò của yếu tố thiên nhiên, lợi thế tự nhiên của một quốc gia. Bao gồm: DLST, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. . Du lịch MICE: Loại hình du lịch này theo dạng, gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề ... Đây là dạng hình du lịch tập thể dành cho các công ty, doanh nghiệp. . Team building, Teambuiding tour: Kết hợp du lịch tham quan, nghỉ dưỡng với chương trình Team nhằm xây dựng, tăng cường tinh thần đoàn kết, tập thể. Đây là các hình thức du lịch phân theo mục đích di chuyển. 2.1.1.2. Phát triển kinh tế du lịch * Kinh tế du lịch - Khái niệm kinh tế du lịch Cho đến nay, đã có một số quan niệm khác nhau về KTDL tùy theo cách tiếp cận, song có điểm chung: KTDL là một loại hình kinh tế có tính đặc thù riêng biệt của dịch vụ. Đây là hoạt động kinh tế có vai trò khai thác các tài nguyên sẵn có của thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan. KTDL là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. KTDL là ngành công nghiệp không khói, ngành sản xuất phi vật chất nhưng mang lại những giá trị vật chất và tinh thần rất cao. Từ đó, tác giả luận án cho rằng: Kinh tế du lịch là một hệ thống quan hệ kinh tế trong lĩnh vực cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch, bao gồm: các quan hệ ngành, nghề là: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận tải khách du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp du lịch. 35 Điều này được thể hiện trong Luật Du lịch năm 2017 như sau: Kinh doanh du lịch, bao gồm: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch; Dịch vụ du lịch khác [87, tr.78-80]. Kinh tế du lịch bao gồm 2 loại: . Du lịch trong nước, là loại hình tổ chức và khai thác các địa điểm tham quan, du lịch dành cho khách du lịch trong nước hoặc những khách du lịch tới tham quan tại quốc gia đó. . Du lịch quốc tế, là loại hình du lịch mà khách của quốc gia nội tại có nhu cầu và thực hiện tham quan du lịch tại các quốc gia khác. - Loại hình kinh doanh du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, Kinh doanh du lịch bao gồm: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch; Dịch vụ du lịch khác [87, tr.78-80]. - Đặc điểm của kinh tế du lịch: + Tính tổng hợp, đa ngành, liên vùng . Tính tổng hợp: KTDL là ngành có tính tổng hợp cao, bởi vì trong quá trình du lịch, khách du lịch có nhu cầu về tham quan, giải trí, mua sắm ăn ở, đi lại ... Để đáp ứng các nhu cầu đó, nhà cung ứng du lịch cần cung cấp cho du khách các tuyến du lịch, phương tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách, ... Vì vậy, sản phẩm của KTDL là sản phẩm tổng hợp của nhiều bộ phận và được biểu hiện dưới nhiều loại dịch vụ khác nhau. . Tính liên ngành: Du lịch là hiện tượng KT-XH phức tạp. Do vậy, ngành du lịch sẽ không phát triển được khi thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành khác như: tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, văn hóa, ... Bởi vì, khách du lịch trong một chuyến đi của mình không chỉ sử dụng các dịch vụ và hàng hóa của các cơ sở du lịch, mà họ còn phải sử dụng một số dịch vụ và hàng hóa của các cơ sở thuộc các ngành khác như: hải quan, tài chính, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, v.v... Với lý do đó, hoạt động du lịch mang tính liên ngành cao. . Tính liên vùng: Được biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các 36 quốc gia với nhau. Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia. Vì vậy, bất cứ một khu vực, một quốc gia nào muốn PTKTDL cần phải đưa mình vào quỹ đạo chung của quốc tế và khu vực. KTDL ở một vùng, một quốc gia khó có thể phát triển được nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Thực tế hiện nay cho thấy, việc khai thác các sản phẩm du lịch của các địa phương, các doanh nghiệp du lịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm” dẫn đến hệ quả là các sản phẩm du lịch “trùng nhau” như sản phẩm du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng hoặc có những sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng thì lại “bưng bít”, “thiếu thông tin” đến với du khách đang ở vùng khác. Điều đó dẫn đến hiện tượng các du khách khi đến du lịch ở tỉnh này nhưng cũng không biết vùng khác đang diễn ra hoạt động văn hóa du lịch gì? Điều này làm thất thu một nguồn thu nhập lớn cho người làm du lịch, đồng thời không làm thõa mãn được nhu cầu lưu trú dài ngày của du khách. + Tính xã hội hóa cao: Do đặc điểm của ngành du lịch mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng cao, nên việc huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch liên quan đến nhiều ngành, địa phương, vùng ... Vì vậy, KTDL mang tính xã hội hóa cao. + Tính xanh và sạch: PTKTDL và BVMT có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, phát triển du lịch tạo tiền đề cho BVMT, nhưng cũng là nguyên nhân gây ONMT. Mặt khác, môi trường được bảo vệ tạo điều kiện cho du lịch phát triển. BVMT trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm hạn chế rác thải do hoạt động du lịch tạo ra, là gìn giữ môi trường sinh thái sạch và trong lành; duy trì cân bằng sinh thái trên cơ sở phát triển các loại hình du lịch xanh, thân thiện với môi trường vì sự phát triển bền vững. Với ý nghĩa đó PTKTDL có tính xanh và sạch. + Tính ích lợi và hiệu quả: Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế, mục tiêu hướng tới của hoạt động kinh doanh du lịch là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu đó, hoạt động kinh doanh du lịch phải sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch. Mặt khác, do đặc thù của ngành du lịch là hoạt động kinh doanh mang tính dịch vụ cao, phải thỏa mãn 37 được nhu cầu của du khách đến với khu, điểm du lịch khi tiêu dùng các sản phẩm du lịch và các dịch vụ, như: cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, .... nơi nào đáp ứng tốt được nhu cầu trên của du khách sẽ là nơi thu hút du khách đến thăm quan, du lịch. Với ý nghĩa đó hoạt động du lịch có tính ích lợi và hiệu quả. * Phát triển kinh tế du lịch - Khái niệm Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế; nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn thiện về cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Phát triển kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu, quy mô, chất lượng của nền kinh tế gắn với việc đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái. Có nhiều quan niệm khác nhau về PTKTDL, song tựu trung lại có thể hiểu PTKTDL là sự gia tăng về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. Từ đó cho thấy, nội hàm chủ yếu của PTKTDL, sẽ bao gồm: . Sự gia tăng về số lượng khách du lịch . Gia tăng về cung ứng sản phẩm du lịch, và là sự tăng trưởng doanh thu du lịch. . Là sự phát triển đa dạng các loại hình, các hình thức du lịch gắn với đa dạng các thị trường du lịch. . Là sự nâng chất lượng hoạt động du lịch đảm bảo sự PTBV ngành du lịch. Theo đó, PTKTDL tập trung vào các nội dung chính yếu dưới đây: Thứ nhất, phát triển các sản phẩm, hàng hóa du lịch và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch [87, tr.7]. Theo cách hiểu khác, sản phẩm du lịch là “các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất-kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [40, tr.131]. 38 Tài nguyên du lịch: Theo Điều 3, điểm 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam, năm 2017, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm dáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” [87, tr.6]. Thứ hai, phát triển thị trường du lịch Thị trường du lịch là một phận của thị trường hàng hóa, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện, phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và du lịch. Có thể phân loại thị trường du lịch như sau: + Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng . Thị trường du lịch thực tế là thị trường du lịch mà ở đó dịch vụ và hàng hóa thực hiện được. . Thị trường dịch vụ tiềm năng là thị trường mà ở đó chưa đủ điều kiện để thực hiện được dịch vụ và hàng hóa du lịch. Căn cứ vào quan hệ cung-cầu . Thị trường du lịch có cầu lớn hơn cung là thị trường mà ở đó người bán không thể thỏa mãn được nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa du lịch. . Thị trường có cung lớn hơn cầu là thị trường mà ở đó mọi nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa du lịch được thỏa mãn một cách đầy đủ, kể cả trong nước và quốc tế. + Phân loại căn cứ vào một số tiêu thức theo thông dụng: . Theo tiêu thức địa lý chính trị, có: Thị trường du lịch quốc tế là thị trường ở đó cung thuộc một quốc gia, còn cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trường này, các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu du lịch của công dân nước ngoài. Quan hệ tiền - hàng được hình thành và thực hiện vượt qua biên giới quốc gia; Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. 39 . Theo tiêu thức địa lý, chính trị theo cách nhìn toàn cục: Thị trường du lịch quốc gia là phần thị trường mà mỗi nước chiếm lĩnh được; Thị trường du lịch khu vực: Thị trường du lịch quốc tế của một số nước ở vùng địa lý nào đó, như thị trường du lịch Đông Âu, Tây Âu, ...; Thị trường du lịch thế giới: Là tổng thị trường du lịch của các quốc gia. Thứ ba, phát triển các loại hình kinh doanh du lịch Kinh doanh du lịch là một quan hệ kinh tế tổng hợp, bao gồm các hệ thống quan hệ ngành, nghề chủ yếu là kinh doanh: dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác [87]. + Kinh doanh lữ hành Theo nghĩa rộng, kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch. Ví dụ, sắp xếp để tiêu thụ hoặc bán các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, chương trình du lịch hoặc bất kỳ dịch vụ du lịch khác; tổ chức hoặc thực hiện các chương trình du lịch vào và ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia; trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia cho thuê dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch; trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia môi giới hỗ trợ các dịch vụ khác có liên quan đến các dịch vụ kể trên trong quá trình tiêu dùng của du khách. Theo nghĩa hẹp, kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện. Như vậy, theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp 40 và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch [68, tr.47]. + Kinh doanh vận tải khách du lịch Là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch. Có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này, như: ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay Trên thực tế ít có các doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận tải của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải. + Kinh doanh lưu trú du lịch Theo Điều 48, Luật Du lịch năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác [87, tr.45]. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch mới được xếp hạng, với các hạng: 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao, 05 sao. + Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm: đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Theo Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 thì: Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường” và “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch [86, tr.9-10]. 41 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch là điều kiện quan trọng không thể thiếu để phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách và đem lại hiệu quả KT-XH cho quốc gia hoặc vùng có tài nguyên du lịch. + Kinh doanh dịch vụ du lịch Bên cạnh các hoạt động kinh doanh du lịch nêu trên, trong các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ khác như: dịch vụ ăn uống; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thể thao; dịch vụ vui chơi, giải trí; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch. Việc kinh doanh các loại hình dịch vụ nói trên góp phần vào chuỗi các sản phẩm, dịch vụ du lịch nh... doanh hoạt động du lịch gây mất ANMT. Hiện nay, trong việc xử phạt gây ONMT vẫn chưa có cơ chế, chính sách, những quy định thống nhất nhiều hành vi vi phạm chưa được xử lý thỏa đáng, vì thế cần phải có chế tài xử lý, xử phạt những vi phạm mức gây ONMT theo hướng: mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm phải đủ mạnh mới không tái phạm và không dám vi phạm; kiên quyết thực thực hiện Điều 13.1, Luật BVMT năm 2005 về “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi 149 trường”. Đối với môi trường tự nhiên, đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thể hiện ở: chất lượng các yếu tố môi trường bị giảm sút; khai thác quá mức tài nguyên so với mức được khôi phục và thải vào môi trường quá nhiều. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích cá nhân, tổ chức do hậu quả việc giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Bốn là, cần phải có chính sách ưu đãi về tài chính cho doanh nghiệp, cá nhân có sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế Đây chính là sự khuyến khích đối với doanh nghiệp, cá nhân để thúc đẩy họ sáng tạo, đổi mới, tìm ra những sáng kiến phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế; hoặc có trách nhiệm đầy đủ với hoạt động BVMT và gây ONMT. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể PTBV, góp phần vào PTBV của tỉnh Ninh Bình nói riêng và của cả nước nói chung. 150 KẾT LUẬN Phát triển kinh tế du lịch gắn với ĐBANMT là sự phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững với giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch và ứng phó với BĐKH trong quá trình phát triển. Vì vậy, PTKTDL gắn với ĐBANMT là một nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đối với ngành du lịch cả nước nói chung và ngành du lịch tỉnh Ninh Bình nói riêng. Với đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình”, tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTKTDL gắn với ĐBANMT. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu của luận án: - Luận án đã đưa ra khái niệm PTKTDL gắn với ĐBANMT là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức mà các chủ thể tác động làm gia tăng số lượng, quy mô cung ứng và chất lượng các hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng đảm bảo an toàn trước các nguy hiểm của môi trường sinh thái nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể liên quan, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bững du lịch. - Luận án đã làm rõ sự cần thiết, những nội dung PTKTDL gắn với ĐBANMT, đó là: PTKTDL gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch và BVMT du lịch; Quy hoạch PTDL gắn kết chặt chẽ với quy hoạch BVMT sinh thái; Phát triển các loại hình du lịch bền vững; PTKTDL gắn với ứng phó với BĐKH. Và các nhân tố cả chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến PTKTDL gắn với ĐBANMT. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về PTKTDL gắn với ĐBANMT, từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Bình: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác BVMT; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và những sáng kiến làm sạch môi trường trong các hoạt động kinh doanh du lịch; Phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường; Nâng cao hiêu lực quản lý nhà nước về BVMT trong PTKTDL. 151 - Trên cơ sở lý luận đã được xây dựng, nội dung luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 trên bốn nội dung: Thực trạng PTKTDL gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch; Thực trạng gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch PTDL với quy hoạch BVMT sinh thái; Thực trạng phát triển các loại hình du lịch bền vững (du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường - du lịch xanh); Thực trạng PTKTDL gắn với ứng phó BĐKH. Chỉ ra những thành công và những hạn chế của PTKTDL gắn với ĐBANMT đó là: Tồn tại mâu thuẫn giữa PTKTDL với ĐBANMT; Nguồn lực và điều kiện để BVMT còn hạn chế; Suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường. Nguyên nhân của những hạn chế do: Nhận thức và ý thức của các chủ thể tham gia các chủ về PTKTDL gắn với ĐBANMT chưa đầy đủ; Quy hoạch giữa PTDL chưa thực sự gắn với quy hoạch BVMT sinh thái; Hiệu lực quản lý nhà nước và chính quyền địa phương; Tác động của BĐKH đến PTKTDL đến ĐBANMT còn hạn chế - Luận án đã chỉ ra bối cảnh mới tác động đến PTKTDL gắn với ĐBANMT; chỉ ra những cơ hội và thuận lợi cùng những thác thức, khó khăn đối với PTKTDL gắn với ĐBANMT của tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, đề xuất quan điểm, định hướng và 5 nhóm giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT đến năm 2030, có tính đồng bộ, toàn diện và khả thi, đó là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia PTKTDL gìn giữ ANMT; Hoàn thiện quy hoạch và cơ chế, chính sách PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình; Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng; Phát triển các loại hình du lịch bền vững thân thiện với môi trường; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc thực thi cơ chế, chính sách BVMT trong phát triển kinh tế nói chung, PTKTDL nói riêng. 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Minh Tân (2019), “Kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường của một số địa phương ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 12 (61), tr.75-79. 2. Nguyễn Thị Minh Tân (2020), “Bối cảnh mới trong phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 34/6, tr.33-37. 3. Nguyễn Thị Minh Tân (2020), “Gắn phát triển kinh tế du lịch với bảo đảm an ninh môi trường ở nước ta”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số 9, tr.91-95. 4. NGUYEN THI MINH TAN (2020), “Associating tourism economic development with environmental security in Vietnam”, Policical Theory, Vol.26-SEP. p.106-112. 5. Nguyễn Thị Minh Tân (2020), “Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường tại Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 8+9 (68), tr.85-93. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Duy An - (TBKTSG, 2018), Khách sạn xanh hơn để hút khách, https://ashui.com/mag/congnghe/xuhuong, [truy cập ngày 11/7]. 2. V.A (2020), Hệ lụy của Covid-19: Du lịch toàn cầu chưa thể cải thiện trong năm 2020, https://baoquocte.vn, [truy cập ngày 11/5]. 3. Lan Anh (2019), Quảng Nam hướng đến du lịch không rác thải nhựa, https://baotainguyenmoitruong.vn, [truy cập ngày 9/9]. 4. Hoàng Anh (2020), Liên tiếp xâm hại di sản Tràng An, Công ty Doanh Sinh vẫn được khen thưởng, https://taichinhdoanhnghiep.net.vn, [truy cập ngày 01/05]. 5. Thế Anh (2018), Huế: Tiếp nhận 20 thùng rác thông minh , biết nói lời “cảm ơn”, [truy cập ngày 25/12]. 6. Hải Âu, Hội VHNT Ninh Bình (2019), Ninh Bình tập trung trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, làm theo lời Bác, https://baoninhbinh.org.vn, [truy cập ngày 15/8]. 7. Ban Truyền thông (2018), Tăng cường công tác quản lý môi trường tại chùa Bái Đính mùa lễ hội, [truy cập ngày 8/3]. 8. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 9. Thái Bá (2019), Du khách không nên ở homestay trái phép trong di sản Tràng An https://dulich.dantri.com.vn/du-lich, [truy cập ngày 5/1]. 10. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Ninh Bình (2017), Nghị quyết số 12-NQ/BCĐ ngày 15/02/2017 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Bình. 11. Không rõ tác giả (2011), Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, [truy cập ngày 31/5]. 12. Không rõ tác giả (2017), Bảo vệ môi trường du lịch vì sự phát triển bền vững: Hiệu quả từ Ninh Bình, https://vietnamtourism.gov.vn, [truy cập ngày 04/08]. 154 13. Trần Thanh Bình (2006), Chủ động ứng phó với biến đổi đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Bộ chính trị (1998), Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội. 15. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004, về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội. 16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Các quy định pháp luật về môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” 19. Nguyễn Bá Bồng (CB, 2013), Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng phó với biến đổi khí hậu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Chu Văn Cấp (2012), "Phát triển xanh- phát triển bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, Giai đoạn 2011-2020". Tạp chí Phát triển và hội nhập, (4/14), tr.3-7. 21. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: nhìn từ khía cạnh chính sách phát triển". Tạp chí Kinh tế và Quản lý (8), tr.49-53. 22. Chu Văn Cấp, Nguyễn Đức Hà (2013), "Một số giải pháp giảm thiểu tác động của tăng trưởng kinh tế đến ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học chính trị, (6), tr.30-35. 23. Nguyễn Thế Chinh (2016), Kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, https://moitruong.net.vn, [truy cập ngày 06/07]. 24. Nguyễn Thế Chinh (2006), "Sử dụng công cụ kinh tế bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam (4), tr.32,51. 25. Nguyễn Thế Chinh (CB, 2013), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê, Hà Nội. 155 26. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên môi trường với tăng trưởng bền vững ở Việt Nam (STK), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đoàn Mạnh Cương (2019), Bảo vệ môi trường dưới góc nhìn sức chứa điểm đến du lịch - Bài học từ một số điểm đến du lịch, [truy cập ngày 13/5]. 28. Nguyễn Mạnh Cường (2016), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 29. Nguyễn Mạnh Cường (2015), "Ninh Bình phát triển du lịch bền vững", Tạp chí Du lịch, số (12), tr.20-21. 30. Không rõ tác giả (2019), Di sản thế giới chìm trong ngập lụt bị xói mòn rồi biến mất, https://dulich.tuoitre.vn, [truy cập ngày 25/11]. 31. Không rõ tác giả (2019), Du lịch Singapore tăng kỷ lục nhờ thượng đỉnh Mỹ - Triều, https://thanhnien.vn, [truy cập ngày 17/2]. 32. Không rõ tác giả (2019), Du lịch xanh- hướng phát triển bền vững của du lịch Việt Nam, https://www.thiennhien.net, [truy cập ngày 27/12]. 33. Trần Tiến Dũng (2006), “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 34. Phạm Dương (2019), Du lịch xanh xu hướng thế giới và tiềm năng phát triển ở Việt Nam, [truy cập ngày 27/3]. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,Hà Nội. 38. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao động, Hà Nội. 39. Quang Định (2018), Phát triển nóng và “chảy máu "di sản ở Hội An, https://tuoitre.vn, [truy cập ngày 11/7]. 40. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (ĐCB, 2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Khoa Du lịch và Khách sạn, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội. 156 41. Nguyễn Thế Đồng (2015), Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, [truy cập ngày 04/08]. 42. Không rõ tác giả (2018), Emeralda resort Ninh Bình dành giải “khu nghỉ xanh sang trọng” tại world luxury hotel awrds, https://dep.com.vn, [truy cập ngày 21/11]. 43. Thanh Giang (2019), Phát triển du lịch xanh: Bài 1: Giải pháp “hút” khách văn minh, chi tiêu cao, https://bnews.vn, [truy cập ngày 25/12]. 44. Thanh Giang (2019), Du lịch xanh: Xu hướng phát triển bền vững mang lại lợi ích cho đất nước, https://dantocmiennui.vn, [truy cập ngày 25/03]. 45. Lê Thị Thanh Hà (2013), Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội 46. Nguyệt Hà (2016), Du lịch đóng góp 6,6% GDP quốc gia, [truy cập ngày 13/5]. 47. Võ Thị Tuyết Hoa (2016, Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn với bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.102-104. 48. Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh (2010), Đảm bảo an ninh môi trường cho phát triển bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 49. Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh (2017), An ninh môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 50. Nguyễn Văn Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 51. Hội thảo khoa học (2012), Ninh Bình -20 năm đổi mới và phát triển, https://baoninhbinh.org.vn, [truy cập ngày 25/7]. 52. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình - Đoàn giám sát (2019), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2018 tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh, tháng 6. 53. Không rõ tác giả (2019), Huế phấn đấu đạt 4,7 triệu lượt khách trong năm 2019, https://baotainguyenmoitruong.vn, [truy cập ngày 15/1]. 54. Trần Văn Hùng (2012), Bối cảnh du lịch thế giới và xu thế phát triển, https://giaoducthoidai.vn, [truy cập ngày 01/7]. 157 55. Nguyễn Quốc Hùng (2010), Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 56. Hoàng Hương (2019), Chùa, du lịch tâm linh dưới góc nhìn kinh doanh, https://nguoidothi.net.vn, [truy cập ngày 16/8]. 57. Hoàng Thị Lan Hương (2011), “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 58. Thu Hương (2018), Quảng Ninh sẽ tạo sự phát triển đột phá cho du lịch địa phương và dấu ấn mới cho du lịch Việt Nam, [truy cập ngày 28/4]. 59. Trần Thị Thanh Huyền (2016), Chức năng cơ bản của môi trường, [truy cập ngày 6/12]. 60. Doãn Công Khánh (2013), "Bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần phát triển bền vững ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản (82), số 10, tr.12-16. 61. Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Kim Hoàng (2013), An ninh môi trường, Nxb Thông tin và Thuyền thông, Hà Nội. 62. Lê Văn Khoa (CB, 2010), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 63. Bảo Lan (2020), Ngành du lịch sẽ phục hồi nhanh nhất sau dịch Covid-19, https://baoquocte.vn, [truy cập ngày 14/5]. 64. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị -Hành chính quốc gia, Hà Nội. 65. Vĩnh Lộc (2019), Áp lực môi trường du lịch Hội An, [truy cập ngày 10/4]. 66. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Nhật (ĐCB, 2013), Giáo trình kinh tế mối trường, Nxb Tài chính, Hà Nội. 67. Nguyễn Phúc Lưu Đại học Kinh tế - Trường Đại học Quốc gia (2020), Giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa, https://www.quanlynhanuoc, [truy cập ngày 18/6]. 68. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 158 69. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 70. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội. 71. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.42, Nxb Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Bùi Văn Mạnh (2017), Vai trò và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quản lý, bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch, Kỷ yếu hội thảo BVMT tại các khu du lịch quốc gia, Ninh Bình, tr.25, 26. 73. Bùi Văn Mạnh (2020), Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch. Luận án ngành Văn hóa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 74. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình chủ biên (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Đại học Giao thông Thượng Hải, năm 2000, được Nxb Trẻ dịch ra Tiếng Việt vào năm 2001. 75. Những khái niệm cơ bản về môi trường và phát triển bền vững (2007), Một số vấn đề về môi trường thế giới, https://www.vinhphuc.gov.vn, [truy cập ngày 6/8]. 76. Nikkei Asian Review (2020), Dịch Covid 2019 khiến ngành du lịch Singapore thất thu lớn, tuan, [truy cập ngày 14/02]. 77. Không rõ tác giả (2019), Ninh Bình phát triển bền vững mô hình du lịch cộng đồng, [truy cập ngày 4/3]. 78. Lâm Quang Nghĩa (2014), Phát triển bền vững du lịch tâm linh Ninh Bình, [truy cập ngày 14/4]. 79. Thu Nguyên (2018), Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, [truy cập ngày 02/12]. 80. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 81. Hoàng Phê (CB, 2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, t.2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 159 82. Hà Phương (2019), Du lịch xanh và những chướng ngại khó vượt, [truy cập ngày 30/3]. 83. Ngọc Phương (2019), Thái Lan đón hơn 38 triệu khách du lịch trong năm 2018, https://vtv.vn/kinh-te, [truy cập ngày 30/1]. 84. Phương - Dung (2017), Ninh Bình phát triển du lịch gắn với bảo vệ sinh thái, [truy cập ngày 6/6]. 85. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 86. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 87. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 88. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 89. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới. 90. Robert Lanquar và Robert Hollier (1992), Marketing du lịch, Nxb Thế giới. 91. Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình-Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An: Báo cáo số 61/BC-BQLDATA, ngày 28/9/2018: Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình. 92. Sở Du lịch Ninh Bình (2010-2016), Báo cáo tổng kết công tác du lịch các năm từ năm 2010 đến năm 2016, Ninh Bình. 93. Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình (2017, 2018), Báo cáo tổng kết Tổng kết công tác du lịch năm 2017, 2018: Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 và 2019, Ninh Bình. 94. Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình (2019), Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm 2018: Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, Ninh Bình. 95. Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình (2016), Báo cáo tình hình giao thông vận tải tinh Ninh Nình 201, Ninh Bình. 96. Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình (2020), Tổng hợp một số khoản thuế, phí, vốn 160 đầu tư liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019, Ninh Bình. 97. Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình (2019), Xử lý chất thải rắn ở Ninh Bình: Nhiều gian nan!, https://baotainguyenmoitruong.vn, [truy cập ngày 21/3/ ]. 98. Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình (2019), Báo cáo về việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 99. Nguyễn Danh Sơn (2013), Một số vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Nguyễn Đình Sơn (2007), Phát triển Kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Quân sự, Hà Nội. 101. S.V.Kalesnik (1970), Các quy luật địa lý chung của trái đất, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 102. Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung, Đoàn Minh Huấn (ĐCB, 2015), An ninh phi truyền thống: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 103. Đình Tăng (2018), Quản lý bảo tồn và khai thác di sản câu chuyện từ Hội An, [truy cập ngày 25/8]. 104. Hà Huy Thanh, Lê Cao Đoàn (2011), Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 105. Không rõ tác giả (2019), Thái Lan áp dụng nhiều biện pháp kích thích tăng trưởng du lịch, [truy cập ngày 14/11]. 106. Nguyễn Thị Kim Thái (2003), Sinh thái học và bảo vệ môi trường, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 107. Nguyễn Thị Phương (2016), Giáo trình môi trường đại cương, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 108. Chiến Thắng (2019), Nghiên cứu trao đổi về du lịch xanh tại Việt Nam hiện nay - Bài học kinh nghiệm của Thái Lan và triển vọng trong tương lại, [truy cập ngày 29/03]. 109. Chiến Thắng (2019), Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch cộng đồng hướng tới phát triển du lịch bền vững - Bài học cho vùng tây Bắc mở rộng; [truy cập ngày 03/11]. 161 110. Theo VGP (2014), Đại lễ Phật đản 2014: Ninh Bình đã sẵn sàng đón hàng vạn lượt khách về dự, [truy cập ngày 4/5]. 111. Tạ Đình Thi - Phan Thị Kim Oanh - Tạ Văn Trung (2019), Đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam: Vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết, https://vietnamhoinhap.vn, [truy cập ngày 5/5]. 112. Mai Hoàng Thịnh (2017), Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế ở Việt Nam, [truy cập ngày 19/05]. 113. Quang Thọ (2017), Quảng Ninh hướng tới mục tiêu trung tâm du lịch hàng đầu khu vực, [truy cập ngày 13/11]. 114. Nguyễn Huy Thông (2020), Giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phước Bình, [truy cập ngày 22/4]. 115. Nguyễn Thị Thơm, An Như Hải (ĐCB, 2011), Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 116. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 247/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/2011 "Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Hà Nội. 117. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Hà Nội. 118. Nguyễn Hương Thủy (2019), Quảng Nam - Tiềm năng và phát triển, [truy cập ngày 01/9]. 119. Thu Thủy (2019), Đánh giá sức chịu tải môi trường của Vườn quốc gia Cúc Phương, [truy cập ngày 3/12]. 120. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ninh Bình. 121. Tỉnh ủy Ninh Bình (2017), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ninh Bình. 122. Tỉnh ủy Ninh Bình (2016), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An trong phát triển du lịch giai đoạn 2016- 2020, Ninh Bình. 162 123. Tỉnh ủy Ninh Bình (2017), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Ninh Bình. 124. Trần Quốc Toản (2013), Thực trạng và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. Tổng Cục thống kê: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2017), Số liệu thống kê kinh tế-xã hội Ninh Bình 25 năm (Ấn phẩm chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2017), Nxb Thống Kê, Hà Nội. 126. Anh Tuấn (2017), 4 nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bảo vệ môi trường, https://moitruong.com.vn, [truy cập ngày 15/8]. 127. Trung tâm Thông tin du lịch (2020), Tốc độ tăng trưởng khách cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, [truy cập ngày 09/07]. 128. ThS Đoàn Thu Trang (2016), Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, https://tapchitaichinh.vn, [truy cập ngày 22/9]. 129. Ngô Sĩ Trung và Lê Sơn Tùng (2018), Những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, [truy cập ngày 28/8]. 130. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội. 131. Nguyễn Minh Tuấn - Tống thị Thu Hòa - Đào Thị Thương - Nguyễn Thị Thanh Mai - Nguyễn Kiều Hoa (2019), Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Việt Nam, https://baovemoitruong.org.vn, [truy cập ngày 1/4]. 132. Thanh Tuấn (2019), Vụ xâm hại di sản Tràng An: Liên tục sai phạm, https://nld.com.vn/thoi-su, [truy cập ngày 20/12]. 133. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2009), Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ninh Bình. 134. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2018), Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 21/3/2018, Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018- 2020, Ninh Bình. 163 135. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2019), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển du lịch từ năm 2010 đến năm 2018 tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh, tháng 6, Ninh Bình. 136. Trà Vân (2020), Khai thác du lịch, lợi thế của tỉnh Ninh Bình, https://thanhtra.com.vn, [truy cập ngày 24/05]. 137. Viện Đại học Mở Hà Nội (2009), Giáo trình Luật môi trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 138. Vietnam Journey/Thông tấn xã Việt Nam (2019), Du lịch góp phần giải quyết việc làm tại Việt Nam, https://vietnamtourism.gov.vn, [truy cập ngày 27/9]. 139. Mai Anh Vũ (2020), Mục tiêu cơ bản và các nguyên tắc phát triển bền vững trong du lịch, [truy cập ngày 31/3]. 140. Diệu Vũ - Thu Vân (2018), Du lịch Quảng Nam nói không với rác thải, [truy cập ngày 9/12]. 141. Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2017), "Một số vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam“, Tạp chí Khoa học, Đại học Văn Lang, (5), tr.21-32. 142. Thái Xuân, Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững trên vùng đất Cố đô, [truy cập (không ghi ngày)]. 143. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. B. Tài liệu nước ngoài 144. Hens L (1998), Tourism and Envirionment, Free University of Brussel, Bulgium. 145. Inskeep E (1991), Tourism planning: An Integrated and Sustaible Development Approach, Wiley. 146. Inskeep E (1991), National and Regional Tourism planning: Metholodogies and Case Studies, Routledge, London. 147. John Ward, Phil Higson và William Campbell (1994), Leisure and Tourism, Stanley Thornes Ltd. 148. John Tribe (1995), The Economics of Leisure and Tourism”, Butterworth - Heinemann Ltd. 149. Kreg Lindberg and Donald E.Hawkins, eds (1993), Environment Ecotourism: A Guide for Planners and Managers, North Bennington, 175p. 164 150. Mowforth M and I.Munt (1998), Tourism and Sustainability: New Tourism in the Third World, Routledge, London and New York. 151. Martin Oppermann và Kye - Sung Chon (1997), Tourism in Developing Countries, International Thomson Business Press. 152. S. Medlik (1995), Managing Tourism, Butterworth - Heinemann Ltd, 358p. 153. Te Fu Chen, Building a sustainable tourism development in international tourism destination. 154. TIES (The International Ecotourism Society) (2004), Definition and Ecotourism Principles, TIES. 155. United Nations Environment Programent (UNEP) and Word Tourism Organization (2012), Touris in the green economy - Background report, 167p, 156. Will G., J.Nelson và R.W.Buler (1993), Tourism and sustainable developoment: Monitoring, planning, mananging, department of geography, Uninersity of Waterloo, Waterloo, Ontario. 157. William Theobald (1994), “Global Tourism - The next decade”, Butterworth - Heinemann Ltd. 165 PHỤC LỤC 1 Một số hình ảnh phá vỡ cảnh quan môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Ninh Bình Toàn cảnh công trình sai phép, xâm hại vùng lõi Danh thắng Tràng An của Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại và Du lịch Tràng An - Ảnh Nguyễn Chung Cận cảnh cây cầu dài 1.115m với 2.234 bậc lên đỉnh núi Cái Hạ không phép xuyên lõi di sản Quần thể danh thắng Tràng An của Công ty Cổ phần du lịch Tràng An Resort, Homestay xâm hại Di sản Tràng An 166 PHỤ LỤC 2 Một số hình ảnh bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Ninh Bình Rừng Quốc gia Cúc Phương Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long ở huyện Gia Viễn, Ninh Bình Voọc chả vá nâu tại vườn Quốc gia Cúc Phương 167 Vườn chim Thung Nham là nơi trú ngụ, sinh sống lý tưởng cho hơn 40 loài chim, nhiều loại có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Hằng Hạc, Phượng Hoàng PHỤ LỤC 3 Một số điểm, khu, mô hình du lịch xanh, kiến trúc xanh thân thiện với môi trường Khu du lịch sinh thái Tràng An Khu du lịch Tam Cốc- Bích Động 168 Đạp xe trong Vườn Quốc gia Cúc Phương Ninh Bình: Sức hút từ trải nghiệm du lịch xanh 169 Kiến trúc xanh thân thiện với môi trường (Tam coc Rice Field Resrot - Ảnh: Thế Phi (TTTC) 170 PHỤC LỤC 4 Một số hoạt động bảo vệ môi trường Rừng Sú Vẹt tại xã Kim Đông (Kim Sơn) Hoạt động vớt rác, rong rêu BVMT tại Quần thể danh thắng Tràng An Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_kinh_te_du_lich_gan_voi_dam_bao_an_ninh_m.pdf
  • pdf1. Tên dè tài luân án Phát triên kinh té du lich gán vói dam bão an_d910c13af358b2bceff7b255b439912f.pdf
  • pdfTom tat T.Viet _da sua the thuc.pdf
Tài liệu liên quan