Luận án Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệcp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUYÊN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ DUYÊN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục

pdf192 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệcp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Mã số: 9 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 2. TS. DƯƠNG QUANG NGỌC HÀ NỘI, 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Duyên ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS. Dương Quang Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ và khích lệ để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Phòng Quản lý khoa học đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các em sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đã hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày.....tháng......năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Duyên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................xi MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................................... 4 7.1. Phương pháp luận ......................................................................................................... 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................................. 5 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................... 5 7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ .................................................................................. 6 8. Những luận điểm cần bảo vệ ........................................................................................... 6 9. Những đóng góp mới của luận án .................................................................................... 7 10. Cấu trúc của luận án ...................................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌCNGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM ................................................................................. 8 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................... 8 1.1.1. Nghiên cứu về tham vấn nghề ................................................................................... 8 1.1.2. Nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm .................................................... 12 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển kĩ năng tham vấn nghề qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm .................................................................................................... 14 1.1.4. Nhận xét chung ........................................................................................................ 16 iv 1.2. Tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông ...................................................... 17 1.2.1. Khái niệm tham vấn nghề ........................................................................................ 17 1.2.1.1. Định nghĩa tham vấn nghề .................................................................................... 17 1.2.1.2. Phân biệt tham vấn nghề và tư vấn nghề .............................................................. 18 1.2.2. Mục tiêu của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông .................................... 19 1.2.3. Nội dung của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông ................................... 20 1.2.4. Các hình thức tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông .................................. 21 1.2.5. Quy trình tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông ......................................... 22 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông ............... 23 1.3. Kĩ năng tham vấn nghề ............................................................................................ 25 1.3.1. Định nghĩa kĩ năng và kĩ năng tham vấn nghề ........................................................ 25 1.3.2. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ................... 26 1.3.2.1. Cơ sở xác định hệ thống kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật 26 1.3.2.2. Kĩ năng tham vấn nghề cần có của sinh viên sư phạm kĩ thuật ........................... 30 1.3.3. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật . 34 1.4. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm...............................................................36 1.4.1. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề ............................................................................. 36 1.4.2. Dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ............................................ 37 1.4.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 37 1.4.2.2. Đặc điểm dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ......................... 39 1.4.3. Phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm .................................................................... 40 1.4.3.1. Khái niệm .............................................................................................................. 40 1.4.3.2. Mục tiêu ................................................................................................................ 40 1.4.3.3. Nguyên tắc ............................................................................................................ 40 1.4.3.4. Nội dung ................................................................................................................ 41 1.4.3.5. Phương pháp dạy học ............................................................................................ 42 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ................ 44 Kết luận chương 1 ............................................................................................................ 47 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM ............................................................................... 48 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................................ 48 v 2.1.1. Mục đích khảo sát .................................................................................................... 48 2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ................................................................................. 48 2.1.3. Nội dung và công cụ khảo sát .................................................................................. 48 2.1.4. Quy mô khảo sát ...................................................................................................... 48 2.1.5. Phương thức và thời gian tiến hành ......................................................................... 49 2.1.6. Kĩ thuật xử lí số liệu ................................................................................................. 49 2.1.7. Tiêu chí và thang điểm đánh giá .............................................................................. 50 2.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 58 2.2.1. Thực trạng kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm kĩ thuật ........................ 58 2.2.1.1. Thực trạng từng nhóm kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm kĩ thuật ... 58 2.2.1.2. Đánh giá chung về kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên sư phạm kĩ thuật ......... 62 2.2.2. Nhận thức về sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ................................................................................................................. 64 2.2.3. Thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật hiện nay tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật ...................................................................... 66 2.2.3.1. Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ....... 66 2.2.3.2. Mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật .................................................................................. 67 2.2.3.3. Mức độ cần thiết và sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học nghiệp vụ sư phạm để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ................. 69 2.2.3.4. Mức độ cần thiết và sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ............................................................................................................................... 72 2.2.4. Mức độ khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ....................................... 75 Kết luận chương 2 ............................................................................................................ 78 Chương 3. QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THAM VẤN NGHỀ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM KĨ THUẬT QUA DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM ............................................................................... 79 3.1. Quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ................................................. 79 3.2. Vận dụng quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm ........................... 83 3.2.1. Vận dụng quy trình đã đề xuất nhằm phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn .................................................................................................................... 83 vi 3.2.2. Vận dụng quy trình đã đề xuất nhằm phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn ..99 Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 110 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 111 4.1. Khái quát quá trình thực nghiệm sư phạm .......................................................... 111 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................... 111 4.1.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ........................................................................... 111 4.1.3. Nội dung thực nghiệm và công cụ đo lường kết quả ............................................. 111 4.1.3.1. Đối với thực nghiệm sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề. ................................................................................................................................. 111 4.1.3.2. Đối với thực nghiệm sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn nghề và sau quá trình tham vấn nghề. ....................................................................... 112 4.1.4. Công cụ xử lí số liệu .............................................................................................. 112 4.1.5. Tiến trình thực nghiệm........................................................................................... 112 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................................. 114 4.2.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ...................................................................... 114 4.2.2. Về sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề của sinh viên sư phạm kĩ thuật ............................................................................................................... 115 4.2.3. Về sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn ............................................................................................ 122 4.3. Ý kiến của chuyên gia về quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ............................................................................................ 135 4.3.1. Mục đích, số lượng và thành phần chuyên gia ...................................................... 135 4.3.2. Nội dung đánh giá .................................................................................................. 135 4.3.3. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành ........................................................................ 135 4.3.4. Kết quả đánh giá của chuyên gia ........................................................................... 136 4.3.4.1. Đánh giá về tính cần thiết của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật và vận dụng quy trình trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật ................................... 136 4.3.4.2. Đánh giá về tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật và vận dụng quy trình trong dạy học nghiệp vụ sư phạm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật........................................... 138 4.3.4.3. Đánh giá về đánh giá về chất lượng thiết kế các ví dụ minh họa trong chương 3 của luận án ....................................................................................................................... 140 Kết luận chương 4 .......................................................................................................... 142 vii KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 143 1. Kết luận ....................................................................................................................... 143 2. Khuyến nghị ............................................................................................................... 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................................ 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 147 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng ĐH Đại học ĐHSPKT Đại học Sư phạm Kĩ thuật GDHN Giáo dục hướng nghiệp GDHNN Giáo dục học nghề nghiệp GV Giáo viên KN Kĩ năng HS Học sinh ND Nội dung NVSP Nghiệp vụ sư phạm PPDHCN&KNDH Phương pháp dạy học chuyên ngành và kĩ năng dạy học PPLNCKH Phương pháp luận nghiên cứu khoa học SPKT Sư phạm Kĩ thuật SV Sinh viên TB Trung bình TLHNN Tâm lý học nghề nghiệp TN Thực nghiệm TTSP Thực tập sư phạm ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện công tác tham vấn nghề .............................. 26 Bảng 1.2: Những công việc giáo viên cần làm khi thực hiện công tác tham vấn nghề ..... 27 Bảng 1.3: Kĩ năng tham vấn nghề cần có của SV SPKT ................................................... 30 Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá kĩ năng tham vấn nghề ......................................................... 51 Bảng 2.2: Kiểm định Mann-Whitney về dữ liệu của mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT ............................................................................................................ 59 Bảng 2.3: Mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT ........................................ 60 Bảng 2.4: Kiểm định Mann-Whitney về dữ liệu của giảng viên và sinh viên cho đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên .................................................... 63 Bảng 2.5: Đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của SV SPKT ................... 63 Bảng 2.6: Kiểm định Mann-Whitney về dữ liệu của giảng viên và sinh viên cho dữ liệu về sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề ................................................ 64 Bảng 2.7: Nhận thức về sự cần thiết của việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT .......................................................................................................................... 65 Bảng 2.8: Kiểm định Mann-Whitney cho dữ liệu về các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ............................................................................................ 66 Bảng 2.9: Các con đường phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ..................... 66 Bảng 2.10: Kiểm định Mann-Whitney về dữ liệu của tần suất tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển kĩ năng tham vấn nghề ..................................................................... 68 Bảng 2.11: Mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ..................................................................................................................... 68 Bảng 2.12: Kiểm định Mann-Whitney cho dữ liệu về mức độ cần thiết và sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học NVSP để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên ..................................................................................................................................... 69 Bảng 2.13: Kiểm định Mann-Whitney cho dữ liệu về mức độ cần thiết và sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học nghiệp vụ sư phạm để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT ............................................................................................ 73 Bảng 2.14: Mức độ cần thiết và sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học NVSP để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ............................................... 74 Bảng 2.15: Kiểm định Mann-Whitney cho dữ liệu về khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm .................... 75 Bảng 2.16: Mức độ khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm .................................................................................. 76 Bảng 3.1: Các học phần trong chương trình NVSP tại trường ĐHSPKT Hưng Yên ........ 84 Bảng 3.2: Các chủ đề/ bài học NVSP phù hợp với dạy học theo tiếp cận trải nghiệm và có x tiềm năng lồng ghép nội dung tham vấn nghề theo chương trình NVSP ở trường ĐHSPKT Hưng Yên ........................................................................................................................... 86 Bảng 4.1: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu vào thực nghiệm ........................................................................................................ 114 Bảng 4.2: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm học tập về nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề ...................................................... 117 Bảng 4.3: Kết quả ý kiến phản hồi của SV về sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề của bản thân ............................................................................. 119 Bảng 4.4: Giá trị trung bình ý kiến tự đánh giá sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn của bản thân ...................................................................................... 120 Bảng 4.5: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm tự phản ánh về nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề .......................................... 121 Bảng 4.6: Kết quả giảng viên đánh giá sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của SV ..... 123 Bảng 4.7: Giá trị trung bình kết quả giảng viên đánh giá sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên ............................................................................................................ 125 Bảng 4.8: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm đánh giá bằng quan sát sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của SV SPKT .................................. 127 Bảng 4.9: Kết quả ý kiến phản hồi của SV về sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và sau tham vấn ......................................................................... 129 Bảng 4.10: Giá trị trung bình kết quả tự đánh giá của sinh viên về sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và sau tham vấn ........................................... 131 Bảng 4.11: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm tự đánh giá sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT ......................................... 133 Bảng 4.12: Ý kiến đánh giá của chuyên gia về sự cần thiết của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT. ............................................................ 136 Bảng 4.13: Ý kiến đánh giá của chuyên gia về tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT ............................................................. 138 Bảng 4.14: Ý kiến đánh giá của chuyên gia về giá về chất lượng thiết kế các ví dụ minh họa trong chương 3 của luận án ....................................................................................... 140 xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb .............................................................. 38 Hình 1.2: Nội dung tham vấn nghề cần giảng dạy cho sinh viên SPKT ........................... 42 Hình 2.1: Mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT ........................................ 61 Hình 2.2: Đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của SV SPKT ................... 64 Hình 2.3: Đánh giá sự cần thiết của việc phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT ... 65 Hình 2.4: Biểu đồ về mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT ................................................................................... 69 Hình 2.5: Mức độ cần thiết và mức độ sử dụng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT .......................................... 71 Hình 2.6: Mức độ khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm .................................................................................. 77 Hình 3.1. Quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm ........................................................................................ 80 Hình 4.1: Kết quả khảo sát đầu vào của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ................... 114 Hình 4.2: Kết quả đánh giá sự thực hiện nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn nghề .................................................................................................................................. 116 Hình 4.3: Đồ thị tần suất kết quả đầu ra bài “Khí chất – tính cách”................................ 116 Hình 4.4: Đồ thị tần suất hội tụ tiến kết quả đầu ra bài “Khí chất – tính cách” .............. 117 Hình 4.5: Biểu đồ mô tả kết quả tự đánh giá sự phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn của sinh viên ............................................................................................ 120 Hình 4.6: Biểu đồ mô tả kết quả đánh giá thông qua quan sát về sự thực hiện kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên ............................................................................................ 126 Hình 4.7: Biểu đồ mô tả kết quả tự đánh giá của sinh viên về sự phát triển nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và sau tham vấn .................................................... 132 Hình 4.8: Biểu đồ đánh giá tính cần thiết của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT. .................................................................................................. 137 Hình 4.9: Biểu đồ đánh giá tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng ..... 139 Hình 4.10: Biểu đồ đánh giá về chất lượng thiết kế các ví dụ minh họa ......................... 141 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, cung cấp và hướng dẫn học sinh cách tìm những thông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, giúp học sinh có thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Ở trường phổ thông việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện thông qua các con đường cơ bản sau: 1/ Thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản; 2/ Thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp chính khóa; 3/ Thông qua hoạt động ngoại khóa; 4/ Thông qua việc dạy học môn công nghệ; 5/ Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp. Các con đường GDHN này chú trọng đến việc cung cấp những kiến thức về các ngành nghề, các cơ sở đào tạo, nhu cầu thị trường lao động nhưng chưa đi sâu giải quyết những thắc mắc, băn khoăn, lo lắng của học sinh khi các em lựa chọn nghề nghiệp. Hơn nữa, các em còn có những căng thẳng, áp lực trong quá trình học tập và trong cuộc sống nên khó có thể tự mình giải quyết hiệu quả được tất cả những vấn đề nảy sinh. Những vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua một con đường giáo dục hướng nghiệp khác – thông qua tham vấn nghề. Lúc này, thầy cô bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò của người giáo viên còn cần phải là những nhà tham vấn để giúp đỡ học sinh giải tỏa những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng cũng là vấn đề đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành: Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 126- CP. Trong đó đã quy định mục đích, nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp.và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phối hợp với ngành giáo dục thực hiện [90]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương khóa 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”,“bảo đảm cho học sinh có trình độ t...hị Hương (2012) [61] về “Từ lí thuyết kiến tạo đến mô hình học tập trải nghiệm và khả năng ứng dụng trong dạy học môn Giáo dục học; Nguyễn Văn Bảy (2015) [5] về “Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn”; Hoàng Mai Lê & Nguyễn Văn Minh (2012) [68] về “Dạy học Phép cộng các số 14 trong phạm vi 10.000 ở lớp 3 theo hướng tổ chức cho học sinh trải nghiệm, khám phá”; Phan Duy Nghĩa (2014) [79] về “Dạy học buổi 2 theo hướng trải nghiệm, khám phá bài "Luyện tập về phép chia cho số có 2 chữ số”; PhanThị Phương Thảo (2014) [92] về “Dạy học môn Toán ở trường phổ thông trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát hiện để học sinh tự lực tiếp cận kiến thức; Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Văn Hạnh (2014) [48] về “Dạy học tích hợp dựa vào lý thuyết học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề”; Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Văn Hạnh (2015) về “Các chiến lược dạy học nghiệp vụ sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực” [49]; Nguyễn Văn Hạnh (2015) [33] về “Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lý thuyết học tập dựa vào trải nghiệm”; Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thị Duyên, Hoàng Thị Ngọc (2015) về “Thiết kế bài học theo lý thuyết học tập dựa trên kinh nghiệm” [35] Hướng nghiên cứu về giáo dục dựa vào trải nghiệm có các tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (2008) [6] “Giáo dục kĩ năng sống dựa vào học tập trải nghiệm”, Võ Trung Minh (2015) [76] “Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học”, Nguyễn Minh Nguyệt (2012)[80]“Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ thông - hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống”. Ở cả hai hướng này, các tác giả đã có những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm, về vận dụng học tập trải nghiệm giáo dục cho từng lĩnh vực cụ thể. Các tác giả đã chỉ rõ đặc điểm, bản chất của học tập trải nghiệm, của dạy học và giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm và đề xuất mô hình, biện pháp dạy học, biện pháp giáo dục cụ thể cho từng lĩnh vực. 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển kĩ năng tham vấn nghề qua dạy học nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận trải nghiệm * Nghiên cứu về dạy học NVSP Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về NVSP và dạy học NVSP với các tác giả điển hình như John Dewey với các tác phẩm “Dân chủ và giáo dục” (1916), “John Dewey kinh nghiệm về giáo dục” (1938), “John Dewey về giáo dục” (1974) và các tác giả khác như OECD [149], Thomas Olsson, Katarina Martensson, Torgny Roxa [156], Linda Darling-Hammond [135], Mardia Hi.Rahman [138] Các tác giả đã bàn đến vai trò của đào tạo giáo viên, những năng lực nghề nghiệp cần có của người giáo viên. Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu quan tâm đến việc dạy học NVSP cụ thể: Tác giả Nguyễn Văn Hạnh [36] trên cơ sở vận dụng và phát triển mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, tư tưởng phát triển KNDH của Thomas Olsson, Katarina Mårtensson, Torgny Roxå (2010) [156] và tư tưởng giáo dục theo tiếp cận năng lực của Đặng Thành Hưng (2012) đã đưa ra mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học NVSP 15 gồm 4 giai đoạn và để thực hiện được các giai đoạn đó tác giả chỉ ra 4 hoạt động học tập cơ bản mà sinh viên phải trải qua: 1/ Các hoạt động tìm tòi - phát hiện; 2/ Các hoạt động biến đổi - xử lý- phát triển sự kiện, vấn đề; 3/ Các hoạt động ứng dụng - củng cố; 4/ Các hoạt động đánh giá - điều chỉnh. Từ đó tác giả đã đề xuất các biện pháp dạy học NVSP dựa vào học tập trải nghiệm cho SV đại học ngành SPKT. Ngoài ra còn có nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Trường Giang [32], Nguyễn Thị Tím Huế [50], Vũ Xuân Hùng [51], Đỗ Thế Hưng [58], Lê Thùy Linh [69], Trần Hùng Lượng [73], Nguyễn Đăng Trung [104]. Các tác giả đều đánh giá cao vai trò của dạy và học NVSP trong phát triển năng lực người giáo viên. Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến NVSP từ việc thiết kế chương trình, nội dung dạy học NVSP đến việc thiết kế các hoạt động dạy học NVSP, hoạt động quản lý dạy học NVSP và việc đánh giá kết quả dạy học NVSPtheo các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy học NVSP. * Nghiên cứu về phát triển kĩ năng qua dạy học NVSP Ngoài việc nghiên cứu về dạy học NVSP, nhiều tác giả còn đi sâu nghiên cứu đến phát triển các kĩ năng khác nhau qua dạy học NVSP cho các đối tượng khác nhau, chằng hạn như: - Nghiên cứu về phát triển kĩ năng dạy học cho SV SPKT có các tác giả Nguyễn Trường Giang (2012) [32], Vũ Thị Lan (2012) [67]. - Một số tác giả đi sâu nghiên cứu về phát triển các kĩ năng khác như: Nghiên cứu về phát triển kĩ năng khác như: về phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên trong dạy học kĩ thuật của tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng (2017) [47], nghiên cứu về kĩ năng quản lý lớp học cho SV sư phạm của Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Định (2011)[37], nghiên cứu về kĩ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật của giáo viên mầm non của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011) [54], nghiên cứu về phát triển kĩ năng tự học toán cho học sinh trung học cơ sở của tác giả Võ Thành Phước (2009) [88]. Như vậy, các tác giả còn quan tâm nghiên cứu đến việc phát triển các kĩ năng cho các đối tượng khác nhau như kĩ năng dạy học, kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng quản lý lớp học, kĩ năng phát triển chương trình, kĩ năng tự học Với mỗi hướng nghiên cứu các giả lại đưa ra biện pháp, cách thức khác nhau nhưng đều hướng tới phát triển kĩ năng cho từng đối tượng cụ thể trong nghiên cứu. * Nghiên cứu về phát triển kĩ năng tham vấn nghề theo tiếp cận trải nghiệm Nghiên cứu về tư vấn nghề, tham vấn nghề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như: Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009) [53]; Lê Thị Thanh Hương (2010) [60]; Đặng Danh Ánh (2010) [4]; Dương Thị Diệu Hoa (2012) [38]; Phan Văn Nhân (2012) 16 [81]; Phạm Ngọc Linh (2013) [70]; Mai Thị Việt Thắng (2008) [93]; Trương Thị Hoa (2014), ( 2015) [39], [40], [41], [42], [43]. các tác khái quát lại những lý thuyết về tư vấn nghề và tham vấn nghề, chỉ ra vai trò, nhu cầu và thực trạng tư vấn nghề, tham vấn nghề, quy trình tham vấn nghề ở trường phổ thông.Ngoài ra, có tác giả Hà Thị Thư (2008) [95] trong nghiên cứu đã đưa ra những kĩ năng cơ bản của cán bộ xã hội trong hoạt động nghề nghiệp của mình như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham vấn Tác giả Hoàng Anh Phước [87] trong nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề lý luận về kĩ năng tham vấn. Tác giả cũng chỉ ra hệ thống kĩ năng cần có của nhà tham vấn học đường và được sắp xếp vào hai nhóm: Nhóm kĩ năng tham vấn cơ bản và nhóm kĩ năng tham vấn chuyên biệt. Trong những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kĩ năng tư vấn nghề, tham vấn nghề đã đề cập, các tác giả quan tâm nhiều đến những vấn đề lý luận về tư vấn, tham vấn nói chung và tham vấn nghề nói riêng, đến việc đưa ra hệ thống những kĩ năng cần có của nhà tư vấn, tham vấnVà cho đến thời điểm hiện tại, trong tất cả các nghiên cứu trên,chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. Vì vậy, nếu đề xuất được quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm sẽ góp phần làm phong phú thêm kiến thức lý luận và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên kĩ thuật ở các trường đại học. 1.1.4. Nhận xét chung Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Có nhiều công trình nghiên cứu về tư vấn nghề và tham vấn nghề của các tác giả trong và ngoài nước. Các tác giả không những đã khái quát lại những lý thuyết về tư vấn nghề và tham vấn nghề mà còn chỉ ra vai trò, nhu cầu và thực trạng tư vấn nghề, tham vấn nghề, quy trình tham vấn nghề cho các đối tượng khác nhau. - Dạy học NVSP cũng là hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến NVSP từ việc thiết kế chương trình, nội dung dạy học NVSP đến việc thiết kế các hoạt động dạy học NVSP, hoạt động quản lý dạy học NVSP và việc đánh giá kết quả dạy học NVSP theo các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy học NVSP. - Ngoài việc nghiên cứu về dạy học NVSP, nhiều tác giả còn đi sâu nghiên cứu đến phát triển các kĩ năng phát triển kĩ năng qua dạy học NVSP cho các đối tượng khác nhau, chằng hạn như: kĩ năng dạy học, kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng quản lý lớp học, kĩ năng phát triển chương trình, kĩ năng tự học Với mỗi hướng nghiên cứu các giả lại đưa ra, cách thức khác nhau nhưng đều hướng tới phát triển kĩ năng cho từng đối 17 tượng cụ thể trong nghiên cứu. - Lý luận dạy học theo tiếp cận trải nghiệm đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm như: đặc điểm, bản chất của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm, đề xuất mô hình, quy trình, biện pháp dạy học dạy học theo tiếp cận trải nghiệm. Như vậy, qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án, có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm. Việc nghiên cứu để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu, phát triển. Và việc phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm sẽ nâng cao chất lượng các hoạt động trong lớp học của giảng viên và sinh viên, nâng cao chất lượng dạy học NVSP, đồng thời rèn luyện được kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT, giúp thực hiện được mục tiêu kép trong đào tạo giáo viên kĩ thuật. 1.2. Tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông 1.2.1. Khái niệm tham vấn nghề 1.2.1.1. Định nghĩa tham vấn nghề Có rất nhiều quan niệm khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước về tham vấn nghề, điển hình: F.Parsons cho rằng “Tham vấn nghề là việc trợ giúp một cá nhân lựa chọn một nghề” [112]. Herr, E. L., & Cramer, S. H. (1996) quan niệm: “Tham vấn nghề là một tiến trình tương tác bằng lời thông qua đó nhà tham vấn và người được tham vấn có mối quan hệ thúc đẩy và hợp tác, tập trung vào xác định và hành động theo các mục tiêu của người được tham vấn, trong đó nhà tham vấn thực hiện hàng loạt các kĩ năng và tiến trình tham vấn để giúp người được tham vấn tự hiểu biết, hiểu được các hành vi lựa chọn và tự ra quyết định, người được tham vấn có trách nhiệm với hành động của chính mình” [119;tr.5]. Mary J. Heppner and P. Paul Heppner (2004) cho rằng: “Tham vấn nghề là sự tương tác trực tiếp của những người được đào tạo chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ mọi người trong việc hiểu rõ về bản thân (ví dụ: hứng thú, kĩ năng, giá trị, đặc điểm tính cách) và bức tranh của thế giới công việc để họ có những sự lựa chọn hài lòng” [142;tr.9]. Jennifer M Kidd (2006): “Tham vấn nghề là sự tương tác cởi mở giữa tham vấn viên và khách hàng trong đó tham vấn viên vận dụng các thuyết tâm lí và các kĩ năng giao tiếp nhằm giúp khách hàng đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan tới nghề nghiệp” [127;tr.1]. 18 Howard Figler & Richard Nelson Bolles (2009): “Tham vấn nghề được coi là sự nỗ lực của nhà tham vấn để chia sẻ với thân chủ về những “công cụ” như hiểu biết, kiến thức, thông tin bằng cách trợ giúp họ ứng dụng những công cụ đó trong lĩnh vực công việc và cuộc sống” [121;tr.11]. Vũ Mộng Đóa đã quan niệm như sau: “Tham vấn nghề nghiệp là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, cùng nhau chia sẻ, thảo luận để giúp thân chủ khám phá bản thân về các khía cạnh cơ bản: sự hứng thú, năng lực, kiến thức và các nguồn lực hỗ trợ (gia đình và những người thân); khám phá thế giới nghề nghiệp và khám phá về nhu cầu xã hội để từ đó giúp thân chủ ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp” [28]. Tác giả Trương Thị Hoa cho rằng: “Tham vấn nghề là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong đó nhà tham vấn vận dụng các kiến thức và kĩ năng của bản thân để trợ giúp thân chủ nhằm giúp họ nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề tương lai” [41]. Như vậy, các tác giả đều cho rằng tham vấn nghề là sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, giúp các thân chủ giải quyết được khó khăn và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp. Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi cho rằng: Tham vấn nghề là việc trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học. 1.2.1.2. Phân biệt tham vấn nghề và tư vấn nghề Ở Việt Nam, việc cung cấp thông tin, cho lời khuyên, trợ giúp những khó khăn tâm lý, chỉ bảo hay hướng dẫn cho một cá nhân hoặc một tổ chức, khi họ có nhu cầu thường gọi là tư vấn nhưng cũng có khi được gọi là tham vấn. Một số tác giả đã chỉ ra sự giống và khác nhau giữa tham vấn (Counseling) và tư vấn (Consulation) như Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Xuân Mai, Trương Thị Hoa [29],[74],[41]. Trên cơ sở đó, chúng tôi khái quát sự giống và khác nhau giữa tư vấn nghề và tham vấn nghề như sau: - Giống nhau: Đều là sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ để trợ giúp thân chủ giải quyết những khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp - Khác nhau Tiêu chí Tham vấn nghề Tư vấn nghề 1.Mục tiêu Nhà tham vấn trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết khó Nhà tư vấn đưa ra lời khuyên về việc chọn nghề cho thân chủ. 19 khăn trong quá trình chọn nghề. 2.Tiến trình Có thể diễn ra trong thời gian dài, gồm nhiều buổi nói chuyện, gặp gỡ liên tục giữa nhà tham vấn với cá nhân hay nhóm nhỏ. Thường diễn ra trong thời gian ngắn hoặc trong một lần gặp gỡ, giải quyết vấn đề tức thời (Tư vấn nghề thường được tổ chức dưới dạng các buổi giao lưu tư vấn toàn trường hay nhóm ngành). 3. Cách thức tương tác Quá trình tham vấn có sự tương tác chặt chẽ giữa nhà tham vấn và thân chủ. Nhà tham vấn giữ vai trò trợ giúp, còn thân chủ là trọng tâm và làm chủ cuộc nói chuyện. - Cung cấp thông tin và lời khuyên từ nhà tư vấn với những kiến thức chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn - Nhà tư vấn là chuyên gia, là người chủ động, tích cực, còn thân chủ thì thụ động nghe theo sự phân tích và khuyên bảo của nhà tư vấn. 4. Kết quả Sự thành công của quá trình tham vấn phụ thuộc vào kĩ năng tương tác của nhà tham vấn để thân chủ tự nhận thức bản thân và những điều kiện hoàn cảnh của mình để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp cho sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Sự thành công của quá trình tư vấn phụ thuộc vào sự hiểu biết của nhà tư vấn về lĩnh vực nghề mà thân chủ đang cần tư vấn. 1.2.2. Mục tiêu của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông Tác giả Schmidt,J.J, (1996) [128]; Roger D. Herring (1998) [152]; Vernon G.Zunker (2001) [158] đã chỉ ra mục tiêu của tham vấn nghề trong trường phổ thông bao gồm: giúp đỡ học sinh trong việc tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, về năng lực, tính cách, sở thích của bản thân và đưa ra lời khuyên giúp học sinh có thể lựa chọn được nghề phù hợp nhất với bản thân. Tác giả Trương Thị Hoa [41] đã chỉ ra mục tiêu tham vấn nghề trong GDHN ở trường trung học phổ thông như sau: 20 - Học sinh giải quyết được những khó khăn trong quá trình chọn nghề - Đạt được mục tiêu của GDHN, cụ thể: + Học sinh có năng lực tự khám phá bản thân: Năng lực, tính cách, sở thích, giá trị, mong muốn, nguyện vọng của bản thân. + Học sinh có hiểu biết đầy đủ về ngành nghề, trường thi. + Học sinh có năng lực lựa chọn ngành nghề phù hợp. 1.2.3. Nội dung của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông Tác giả Schmidt,J.J (1996) trong cuốn “Counseling in school: Essential services and comprehensive programs” [153] và “Handbook on career counseling” của Unesco (2002) [157] đã chỉ ra nội dung của tham vấn nghề trong trường phổ thông bao gồm: Cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp, kết nối học sinh với các nguồn lực; giúp các em nhận thức về sở thích, giá trị, khả năng và cá tính của bản thân; động viên khuyến khích, thúc đẩy và đưa ra lời khuyên cho các em để có thể chọn con đường sự nghiệp phù hợp; giúp học sinh chủ động quản lý con đường sự nghiệp của mình cũng như trở thành người học suốt đời. Tác giả Trương Thị Hoa [41] đã chỉ ra nội dung của tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông như sau: * Trợ giúp học sinh trung học phổ thông tự nhận thức về bản thân - Tự nhận thức bản thân tức là tự đánh giá được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân mình về năng lực, sở thích, kĩ năng của từng cá nhân. Tự nhận thức về bản thân là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Vì vậy, trong quá trình tham vấn nghề, giáo viên cần trợ giúp học sinh “tự nhận thức” bản thân mình ở những khía cạnh cơ bản sau: + Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu về thể lực, sức khỏe và hình thức của bản thân có ảnh hưởng đến nghề nghiệp trong tương lai. + Trợ giúp học sinh tự nhận thức những điều kiện, hoàn cảnh của gia đình có tác động đến nghề nghiệp trong tương lai. + Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về tính cách, khí chất của bản thân và những ngành nghề phù hợp với kiểu khí chất, tính cách đó. + Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về sở thích, hứng thú, nhu cầu, về xu hướng nghề, về động cơ lựa chọn nghề của bản thân + Trợ giúp học sinh tự tìm hiểu về năng lực của bản thân. * Trợ giúp học sinh trung học phổ thông tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu xã hội Nhà tham vấn cần trợ giúp học sinh trong việc tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp, giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu và những chống chỉ định của nghề 21 mà mình chọn lựa. Ngoài ra, nhà tham vấn còn trợ giúp học sinh trong việc tìm hiểu về hệ thống các trường cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề từ trung ương đến địa phương có đào tạo ngành, nghề đó. Hơn nữa, nhà tham vấn sẽ trợ giúp học sinh tìm hiểu về nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động đối với ngành, nghề đó không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. * Trợ giúp học sinh ra quyết định chọn nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học và giải quyết được khó khăn trong quá trình chọn nghề Muốn chọn được nghề phù hợp với bản thân mình thì bản thân học sinh ngoài việc tự nhận thức đúng về năng lực, sở thích, tính cách của bản thân thì cần đối chiếu những đặc điểm kể trên với đặc điểm, yêu cầu, những chống chỉ định của nghề và nhu cầu nhân lực của xã hội không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. Nói cách khác, khi trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp, học sinh phải trả lời ba câu hỏi: - Tôi thích nghề gì? - Tôi có thể làm được nghề gì? - Nghề đó xã hội có cần không? Việc trả lời ba câu hỏi này cũng chính là sự kết hợp giữa ba yếu tố đã nêu trên trong quá trình lựa chọn nghề, giúp học sinh có thể lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học. Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, ngoài những khó khăn đã chỉ ra ở trên, học sinh sẽ gặp phải những khó khăn khác nữa như sự mâu thuẫn quan điểm với cha mẹ trong sự lựa chọn nghề, mâu thuẫn giữa năng lực và sở thích của bản thân trong chọn nghề hay sự băn khoăn, sự bực bội, chán nản, lo lắngkhi không biết chọn nghề gì. Vì vậy, giáo viên trong quá trình tham vấn nghề luôn phải chú ý đến trạng thái tâm lý của học sinh để trợ giúp các em giải tỏa những khó khăn tâm lý. Trạng thái tâm lý bên trên của học sinh luôn tỷ lệ thuận với với mức độ giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề. Vì thế, dưới sự trợ giúp của giáo viên, học sinh tự nhận thức về bản thân, về các ngành, nghề, về yêu cầu xã hội và lựa chọn được ngành nghề cho bản thân mình. Từ đó, học sinh sẽ không còn tâm trạng chán nản, băn khoăn, lo lắngvà giúp các em tự tin vào bản thân và sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. 1.2.4. Các hình thức tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông * Tham vấn nghề cho cá nhân học sinh Đây là hình thức tham vấn được tiến hành giữa giáo viên (nhà tham vấn) với cá nhân học sinh (nam, nữ) có nhu cầu để giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết được những khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề từ đó có thể lựa chọn được nghề 22 nghiệp phù hợp với bản thân, gia đình và nhu cầu xã hội. Trong quá trình tham vấn cho cá nhân học sinh, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, kinh nghiệm về tâm lý và tham vấn, có hiểu biết về đối tượng tham vấn và có khả năng sư phạm. Nói cách khác, để giúp cho quá trình tham vấn đạt được hiệu quả, giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc trong tham vấn nghề và phải có những kĩ năng tham vấn cơ bản và chuyên biệt trong tham vấn nghề để trợ giúp học sinh giải quyết được những khó khăn và lựa chọn được ngành, nghề phù hợp. Giáo viên có thể tham vấn trực tiếp cho học sinh hoặc có thể tham vấn gián tiếp thông qua điện thoại, email, facebook * Tham vấn nghề cho nhóm học sinh Đây là hình thức tham vấn được tiến hành giữa giáo viên (nhà tham vấn) với nhóm học sinh (nam, nữ) có thể cùng lớp hoặc cùng khối trong cùng thời gian và không gian nhất định. Tùy vào điều kiện của cơ sở giáo dục mà nhà tham vấn có thể tổ chức tham vấn nghề cho nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ nhằm nâng cao năng lực giải quyết khó khăn cho từng học sinh trong nhóm đồng thời giải quyết được khó khăn chung cho cả nhóm. Trong quá trình tham vấn nghề, dưới sự trợ giúp của giáo viên các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận, trao đổi, chia sẻ các vấn đề và hỗ trợ lẫn nhau để giúp mỗi học sinh đưa ra cách giải quyết phù hợp cho vấn đề chọn nghề. 1.2.5. Quy trình tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông Tác giả Jennifer M Kidd (2006) [127] đã đưa ra quy trình tham vấn nghề gồm 4 giai đoạn: 1/ Xây dựng mối quan hệ; 2/ Giúp thân chủ tự nhận thức; 3/ Khám phá tìm ra những quan điểm mới; 4/ Hình thành chiến lược và kế hoạch. Nhóm tác giả Norman C. Gysbers, Mary J. Heppner, Joseph A. Johnston (2009) [148,tr.64-68] đã đưa ra 5 giai đoạn của quy trình tham vấn nghề như sau: 1/ Nhận dạng mục tiêu và vấn đề của thân chủ; 2/ Thu thập thông tin về thân chủ; 3/ Đưa ra những giả thuyết về hành vi của thân chủ; 4/ Giúp thân chủ giải quyết khó khăn và đạt được mục tiêu; 5/ Đánh giá kết quả và kết thúc mối quan hệ. Nhóm tác giả cũng đã chỉ rõ nội dung và cách thức thực hiện từng giai đoạn và nhà tham vấn đã phần nào thực hiện vai trò trợ giúp thân chủ để họ nhận thức và giải quyết được vấn đề của bản thân. Tác giả Trương Thị Hoa [41] đã xây dựng quy trình tham vấn nghề gồm 03 giai đoạn với 11 bước như sau: Giai đoạn 1: Khảo sát tìm hiểu đặc điểm HS. Giai đoạn này gồm 05 bước: 1/ Chuẩn bị; 2/ Điều tra, khảo sát sơ bộ về HS; 3/ Tổ chức cho HS làm trắc nghiệm; 4/ Phân loại nhóm và xác định vấn đề của HS; 5/ Lập kế hoạch tham vấn nghề. Giai đoạn 2: Tham vấn nghề cho HS. Giai đoạn này gồm 04 bước: 1/ Thiết lập mối 23 quan hệ và xác định mục tiêu, cách thức thực hiện tham vấn nghề; 2/ Trợ giúp HS nhận thức vấn đề; 3/ Trợ giúp HS giải quyết vấn đề; 4/ Trợ giúp HS ra quyết định. Giai đoạn 3: Tổng kết, đánh giá quá trình tham vấn: Giai đoạn này gồm có 02 bước: 1/ Tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm sau quá trình tham vấn nghề; 2/ Rút ra những kết luận, đề xuất những giải pháp nâng cao GDHN. 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn nghề ở trường trung học phổ thông Quá trình tham vấn nghề ở trường phổ thông chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó, có các yếu tố thuộc về nhà trường, yếu tố thuộc về nhà tham vấn (Giáo viên), các yếu tố thuộc về học sinh như sau: * Yếu tố thuộc về nhà trường - Cơ sở vật chất Để thực hiện có hiệu quả việc tham vấn nghề cho học sinh phổ thông thì cần có những điều kiện tối thiểu như: Phòng tham vấn, tài liệu phục vụ tham vấn. Trong đó: Phòng tham vấn phải có đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, công cụ phù hợp cho làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong quá trình tham vấn nghề. Tài liệu phục vụ cho tham vấn nghề phải phong phú và được cập nhật thường xuyên. Tài liệu bao gồm các trắc nghiệm tâm lý, nghề nghiệp; các tài liệu về các ngành nghề; thông tin về thị trường lao động; những tình huống tham vấn nghề trong thực tiễn - Sự quan tâm của các cấp quản lý Sự quan tâm được thể hiện ở việc nhận thức đúng về vai trò và ý nghĩa của tham vấn nghề trong việc lựa chọn nghề của học sinh phổ thông và xây dựng được lực lượng chuyên trách làm công tác tham vấn nghề, lực lượng này phải được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên về chuyên môn. Sự quan tâm còn được thể hiện ở việc động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện cho giáo viên khi họ thực hiện công tác tham vấn nghề ở trường phổ thông. * Yếu tố thuộc về nhà tham vấn (Giáo viên) - Hiểu biết của giáo viên về lĩnh vực tham vấn nghề Trong quá trình thực hiện tham vấn nghề, nhà tham vấn cần có hiểu biết bài bản và có hệ thống về lĩnh vực tham vấn tâm lý, đặc biệt là hiểu biết về lĩnh vực tham vấn nghề. Đó là những hiểu biết về những lý thuyết và trắc nghiệm dùng trong tham vấn nghề, về tìm hiểu đặc điểm của học sinh, về đặc điểm và yêu cầu của các ngành nghề trong xã hội, về nhu cầu của thị trường lao động, về quy trình tham vấn nghề cho học sinh phổ thông. - Kĩ năng tham vấn nghề của giáo viên Jennifer M Kidd [127]; Lynda Ali and Barbara Graham [136], Norman C. 24 Gysbers, Mary J. Heppner, Joseph A. Johnston [148]; Trần Thị Minh Đức [30] thì nhà tham vấn nghề cần có kĩ năng của một nhà tham vấn, đó là: Kĩ năng thiết lập mối quan hệ; Kĩ năng lắng nghe; Kĩ năng thấu hiểu; Kĩ năng chia sẻ; Kĩ năng quan sát; Kĩ năng phản hồi; Kĩ năng khai thác thông tin; Kĩ năng phân tích, đánh giá thông tin; Kĩ năng quản lí thời gian Tuy nhiên, những kĩ năng nói trên mà các tác giả đưa ra chỉ là những kĩ năng tham vấn cơ bản. Để thực hiện có hiệu quả công tác tham vấn nghề ở trường phổ thông thì nhà tham vấn cần có những kĩ năng tham vấn chuyên biệt như: Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh; Kĩ năng tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù hợp với học sinh; Kĩ năng thu thập và phân tích thông tin về HS; Kĩ năng thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/ nhóm HS; Kĩ năng thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động; Kĩ năng thiết kế hoạt động tham vấn nghề; Kĩ năng nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS; Kĩ năng hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân; Kĩ năng hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành nghề, trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực; Kĩ năng hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có liên quan trong quá trình chọn nghề; Kĩ năng hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa học; Kĩ năng phân tích thông tin của HS/ nhóm HS sau quá trình tham vấn; Kĩ năng điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp theo. - Sự nhiệt tình, yêu thích và trách nhiệm đối với công việc của nhà tham vấn Mark Pope, Ed.D trong “History and Development of Career Counseling in the USA” [139] đã chỉ ra tham vấn nghề là một nghề bình thường và nhàm chán. Vì vậy, khi thực hiện công tác tham vấn nghề ở trường phổ thông thì nhà tham vấn cần dành thời gian, sự nhiệt tình, yêu thích và trách nhiệm đối với công việc thì mới mang lại hiệu quả cao. * Yếu tố thuộc về học sinh - Học sinh ý thức được vai trò, sự cần thiết của việc đánh giá bản thân Trong quá trình tham vấn nghề, HS phải xác định được vai trò và sự cần thiết của đánh giá bản thân và thực hiện tự đánh giá bản thân ở các khía cạnh trình độ, năng lực, tính cách, sở thíchTrên cơ sở tự đánh giá bản thân, học sinh sẽ đối chiếu, so sánh với yêu cầu của nghề để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội. - Sự chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm các thông tin nghề nghiệp Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông, sự chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm những thông tin nghề nghiệp là rất quan trọng, giúp các em nhanh chóng tìm được các thông tin cần thiết về ngành nghề, về nơi đào tạo nghề, về nhu 25 cầu của thị trường lao động của nghề đó không chỉ ở hiện tại mà cả tương lai. Từ đó, giúp các có cơ sở để lựa chọn nghề một cách khoa học. - Sự chủ động, tích cực trong việc trao đổi những khó khăn khi lựa chọn nghề của bản thân học sinh với nhà tham vấn Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, học sinh sẽ gặp phải nhiều khó khăn nên học sinh càng chủ động, tích cực, vượt qua được những e ngại để gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những khó khăn vướng mắc với nhà tham vấn thì nhà tham vấn sẽ trợ giúp để các em tìm ra được những hướng giải quyết hiệu quả cho việc chọn nghề. Ngoài những yếu tố đã nêu trên thì còn có những yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tham vấn nghề ở trường phổ thông như: Mối quan hệ giữa nhà tham vấn (giáo viên) với học sinh, thời gian, thời lượng dành cho tham vấn nghề, các yếu tố thuộc về văn hóa và gia đình học sinh 1.3. Kĩ năng tham vấn nghề cần phát triển cho sinh viên sư phạm kĩ thuật 1.3.1. Định nghĩa kĩ năng và kĩ năng tham vấn nghề * Khái niệm kĩ năng Theo các nghiên cứu của tâm lý học thì có quan niệm xem xét kĩ năng nghiêng về mặt thao tác của hành động, hoạt động với các đại diện điển hình như A.G. Covaliov, V.A. Cruchetxki, A.V. Petroxki, Trần Trọng Thủy. Quan niệm thứ hai xem xét kĩ năng không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người, gắn kĩ năng với năng lực. Quan điểm này có các tác giả điển hình như K.K. Platônov, N.Đ. Lêvitov, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Khôi. Tác giả Vũ Dũng cho rằng “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [26]. Theo cách tiếp cận thực tế, các tác giả cho rằng KN là hành động có thật chứ không phải khả năng, càng không phải thuộc tính t...w directions, In R. Sternberg & L. Zhang (Eds.), Perspectives on cognitive learning, and thinking styles: 228-247. Mahwah, NJ: Erlbaum. [132]. Kolb, A. Y., Kolb, D. A., Passarelli, A., & Sharma, G. (2014), “On Becoming an Experiential Educator The Educator Role Profile”, Simulation & Gaming, 45(2), 204-234. [133]. Krumboltz, J. D., Mitchell, A., & Gelatt, H. G. (1975), Applications of social learning theory of career selection, Focus on Guidance. [134]. Krumholtz, J. D., & Levin, A. S. Luck is No Accident (2004) Making the Most of Happenstance in Your Life and Career California, USA: Impact Publishers California. [135]. Linda Darling-Hammond (2010), Teacher Education and the American Future, Journal of Techer Education 61, p.35-37. [136]. Lynda Ali and Barbara Graham (1996), The counseling approach to careers guidance, Routledge. [137]. Maisarah Mohamed Saat (2014), Using Experiential Learning in Teaching Business Ethics Course, The Clute Institute International Academic Conference, Munich, Germany. [138]. Mardia Hi.Rahman (2014), “Professional Competence, Pedagogical Competence and the Performance of Junior High School of Science Teachers”, Journal of Education and Practive, Vol 5, No 9. [139]. Mark Pope, Ed.D (1997), History and Development of Career Counseling in the USA, University of Missouri – St. Louis. [140]. Mark Pope (2003), Career counseling in the twenty-first century: beyond cultural encapsulation, National Career Development Association. [141]. Mary Breunig (2005), “Turning Experiential Education and Critical Pedagogy Theory into Praxis”, Journal of Experiential Education, Volume 28, No.2, pp.106-122. [142]. Mary J. Heppner and P. Paul Heppner (2004), Career Counseling, University of Missouri, Columbia, Missouri, USA. [143]. McMahon, M., & Patton, W. (2006), Career Development and Systems Theory, The Netherlands: Sense Publishers. [144]. McMahon, M., & Patton, W. (2006), Career Counseling: Constructive Approaches, Routledge. [145]. Migel Jayasinghe (2001), Counseling in Careers Guidance, First Published 2001. [146]. Nathan,R.&Hill,L (2006), Career Counseling, London: Sage Publications. [147]. Norman C. Gysbers (2008), Career Guidance and Counseling in Primary and Secondary Educational Settings, Publisher: Springer Netherlands. [148]. Norman C. Gysbers, Mary J. Heppner, Joseph A. Johnston (2009), Career counseling: contexts, processes, and techniques, American Counseling Association. 156 [149]. OECD (2014), Modeling teachers’frofessional competence as a multi dimensional construct, Brussels, 22p. [150]. Ramesh Chatuverdi (2007), Education and Vocation Guidance and Counseling, New Delhi, Crescent Publication. [151]. Robert Lee Metcalf (1999), The function of vocational, occupational, and career counseling and guidance as perceiced by Washington state community college deans of student, vocational directors, and counselor, Doctor off Philosophy in education. [152]. Roger D. Herring (1998), Counseling In schools Multicultural and Development, American Counseling Association. [153]. Schmidt,J.J, (1996), Counseling in school: Essential services and comprehensive programs, Boston: Allyn & Bacon. [154]. Siegel, P.H., Khursheed, O., and Agraval, S.P. (1997). Video simulation of an audit: An experiment in experietinal learning theory. Accounting Education, p.217-230. [155]. Svinick, M.D.,&Dixon, N.M. (1987), “The Kolb Model modified for classroom activities”, College Teaching, Vol.35, No.4, pp141-146. [156]. Thomas Olsson, Katarina Mårtensson,Torgny Roxå (2010), Pedagogical Competence – A Development Perspective from Lund University, A Swedish perspective on Pedagogical competence, p 121-132, Swedish. [157]. Unesco (2002), Handbook on career counseling, Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. [158]. Vernon G.Zunker (2002), Career counseling: applied concepts of life planning, Pacific Grove, CA: Brooks/Cole. [159]. Wendy Patton and Mary Mc Mahon(2006), Career Development and Systems Theory, Sense Publishers Rotterdam/ Taipei. PHỤ LỤC 1 Phụ lục 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho sinh viên SPKT năm thứ tư) Để tìm hiểu về thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật, chúng tôi đưa ra những câu hỏi dưới đây. Xin bạn hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách tích dấu “X” vào những ô phù hợp. Xin chân thành cảm sự hợp tác của bạn! *** Câu 1: Theo bạn tham vấn nghề là: (Chọn 01 phương án trả lời) 1.1. Quá trình nhà tham vấn giải đáp các thắc mắc để thân chủ có định hướng lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. 1.2. Giáo viên cung cấp những thông tin cơ bản về từng nghề để học sinh lựa chọn cho phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích và điều kiện môi trường xã hội. 1.3. Quá trình giáo viên giúp cho học sinh định hướng được nghề nghiệp một cách hợp lý. 1.4. Việc trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học. Ý kiến khác (nếu có): . Câu 2: Theo bạn kĩ năng tham vấn nghề là: (Chọn 01 phương án trả lời) 2.1. Cách giúp thân chủ lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp 2.2. Một dạng hành động được chủ thể thực hiện một cách tự giác, có kết quả dựa trên tri trức khoa học về hoạt động tham vấn nghề và những điều kiện sinh học, tâm lý, xã hội có liên quan nhằm trợ giúp một cá nhân lựa chọn được nghề nghiệp trên cơ sở khoa học 2.3. Hành động nhằm trợ giúp thân chủ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân 2.4. Quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học. Ý kiến khác (nếu có): . Câu 3: Bạn đánh giá kĩ năng tham vấn nghề của bản thân theo các mức độ nào dưới đây: Mức 1 (Chưa có kĩ năng): Hiểu được lý thuyết nhưng chưa thực hiện được hành động. Mức 2 (KN mức độ trung bình): Thực hiện được hành động nhưng chưa thành thạo các thao tác của kĩ năng Mức 3 (KN mức độ khá): Thực hiện đúng, đầy đủ và thành thạo các thao tác cơ bản của kĩ năng trong những điều kiện quen thuộc. Mức 4 (KN mức độ tốt): Thực hiện thành thạo, linh hoạt và sáng tạo các thao tác của kĩ năng trong mọi điều kiện. 2 TT Kĩ năng (KN) Mức độ 1 2 3 4 Nhóm 1: Nhóm kĩ năng chuẩn bị 3.1. KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh (HS) 3.2. KN tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù hợp với HS 3.3. KN thu thập và phân tích thông tin về HS 3.4. KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/nhóm HS 3.5. KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động 3.6. KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề Nhóm 2: Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn 3.7. KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS 3.8. KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân 3.9. KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực 3.10. KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có liên quan trong quá trình chọn nghề 3.11. KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa học Nhóm 3: Nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn 3.12. KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình tham vấn 3.13. KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS 3.14. KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn 3.15. KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp theo. Câu 4: Bạn hãy đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của bản thân: 4.1. Chưa có kĩ năng 4.2. KN mức độ trung bình 4.3. KN mức độ khá 4.4. KN mức độ tốt Câu 5: Theo bạn việc phát triển KN tham vấn nghề cho sinh viên SPKT là: 5.1. Cần thiết 5.2. Bình thường 5.3. Không cần thiết 3 Câu 6: Thầy/ Cô của bạn đã tổ chức phát triển KN tham vấn nghề cho các bạn thông qua: TT Các con đường Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 6.1. Thông qua dạy học các học phần nghiệp vụ sư phạm (NVSP) 6.2. Thông qua thực tập sư phạm 6.3. Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6.4. Thông qua hoạt động tự rèn luyện 6.5. Tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ hướng nghiệp 6.6. Con đường khác (nếu có):. Câu 7: Khi dạy học NVSP Thầy/Cô của bạn tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho các bạn ở mức độ: 7.1. Thường xuyên 7.2. Thỉnh thoảng 7.3. Chưa bao giờ Câu 8: Bạn hãy đánh giá về sự cần thiết và mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm của giảng viên trong quá trình dạy học NVSP nhằm phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT: Mức độ cần thiết Các hoạt động học tập Mức độ sử dụng Cần thiết Bình thường Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 8.1.Các hoạt động tìm tòi, phát hiện 8.2. Các hoạt động biến đổi, xử lý, phát triển sự kiện, vấn đề 8.3. Các hoạt động ứng dụng, củng cố 8.4. Các hoạt động đánh giá, điều chỉnh 4 Câu 9: Bạn hãy đánh giá về sự cần thiết và mức độ sử dụng các hoạt động dạy học của giảng viên trong dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm nhằm phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT: Mức độ cần thiết Các hoạt động dạy học Mức độ sử dụng Cần thiết Bình thường Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 9.1. Viết nhật ký học tập 9.2. Thảo luận nhóm 9.3. Động não 9.4. Nhắc lại kinh nghiệm của bản thân 9.5. Mô phỏng, đóng vai 9.6. Trải nghiệm thực tế 9.7. Bài tập về nhà 9.8. Bài tập dự án 9.9. Nghiên cứu tình huống 9.10. Thử nghiệm 9.11. Nghiên cứu bài báo có liên quan 9.12. Quan sát video 9.13. Ví dụ bài giảng 9.14. Nghiên cứu tài liệu, ghi chép 9.15. Xây dựng khái niệm, mô hình lý thuyết 9.16. Phát biểu bài giảng Câu 10: Bạn hãy đánh giá về sự cần thiết và mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá của giảng viên trong dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm nhằm phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT: Mức độ cần thiết Các hình thức kiểm tra đánh giá Mức độ sử dụng Cần thiết Bình thường Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 10.1. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi tự luận 10.2. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 10.3. Kiểm tra đánh giá dựa vào quy trình thực hiện 10.4. Kiểm tra đánh giá dựa vào sản phẩm và quy trình thực hện 10.5. Kiểm tra đánh giá dựa vào sản phẩm 5 Câu 11: Bạn hãy đánh giá về những khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm: TT Khó khăn Mức độ Khó khăn nhiều Khó khăn ít Không gặp khó khăn 1.1. SV chưa chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm 1.2. Xác định nội dung tham vấn nghề cần giảng dạy cho SV SPKT 1.3. Lựa chọn nội dung trong chương trình NVSP phù hợp để lồng ghép nội dung tham vấn nghề 1.4. Cách thức xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm nhằm phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT 1.5. Việc quản lý SV khi tổ chức hoạt động trải nghiệm 1.6. Sắp xếp thời gian để tiến hành hoạt động dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm 1.7. Điều kiện cơ sở vật chất: phòng học, phương tiện, kinh phí hỗ trợ. 1.8. Sự quan tâm, tạo điều kiện của các bên liên quan 1.9. Tài liệu tham khảo Khó khăn khác (nếu có): .......................................... .. Câu 12: Bạn có kiến nghị gì để giúp cho việc phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT đạt hiệu quả cao? * Đối với Nhà trường ....... ....... * Đối với Giảng viên ....... ....... * Đối với sinh viên ....... ....... 6 * Đối với các trường Phổ thông ....... ....... Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin sau: - Giới tính: Nam Nữ - Trung bình kết quả học tập: Yếu Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc - Chuyên ngành:...................................................................... - Khoa:..Trường: . Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của bạn! 7 Phụ lục 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giảng viên giảng dạy NVSP) Để tìm hiểu về thực trạng phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật, chúng tôi đưa ra những câu hỏi dưới đây. Kính mong Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình bằng cách tích dấu “X” vào những ô phù hợp. Những ý kiến đóng góp của Thầy/Cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu! *** Câu 1: Theo Thầy/Cô tham vấn nghề là: (Chọn 01 phương án trả lời) 1.1. Quá trình nhà tham vấn giải đáp các thắc mắc để thân chủ có định hướng lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. 1.2. Giáo viên cung cấp những thông tin cơ bản về từng nghề để học sinh lựa chọn cho phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích và điều kiện môi trường xã hội. 1.3. Quá trình giáo viên giúp cho học sinh định hướng được nghề nghiệp một cách hợp lý. 1.4. Việc trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học. Ý kiến khác (nếu có): ... ..... Câu 2: Theo Thầy/Cô kĩ năng tham vấn nghề là: (Chọn 01 phương án trả lời) 2.1. Cách giúp thân chủ lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp 2.2. Một dạng hành động được chủ thể thực hiện một cách tự giác, có kết quả dựa trên tri trức khoa học về hoạt động tham vấn nghề và những điều kiện sinh học, tâm lý, xã hội có liên quan nhằm trợ giúp một cá nhân lựa chọn được nghề nghiệp trên cơ sở khoa học 2.3. Hành động nhằm trợ giúp thân chủ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân 2.4. Quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm trợ giúp thân chủ nâng cao năng lực giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề và lựa chọn được nghề cho bản thân trên cơ sở khoa học. Ý kiến khác (nếu có): ... ..... Câu 3: Thầy/ Cô hãy đánh giá kĩ năng tham vấn nghề hiện có của sinh viên sư phạm kĩ thuật (SV SPKT) theo các mức độ dưới đây: Mức 1 (Chưa có kĩ năng): Hiểu được lý thuyết nhưng chưa thực hiện được hành động. Mức 2 (KN mức độ trung bình): Thực hiện được hành động nhưng chưa thành thạo các thao tác của kĩ năng Mức 3 (KN mức độ khá): Thực hiện đúng, đầy đủ và thành thạo các thao tác cơ bản của kĩ năng trong những điều kiện quen thuộc. Mức 4 (KN mức độ tốt): Thực hiện thành thạo, linh hoạt và sáng tạo các thao tác của kĩ năng trong mọi điều kiện. 8 TT Kĩ năng (KN) Mức độ 1 2 3 4 Nhóm 1: Nhóm kĩ năng chuẩn bị 3.1. KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh (HS) 3.2. KN tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù hợp với HS 3.3. KN thu thập và phân tích thông tin về HS 3.4. KN thiết lập hồ sơ tham vấn nghề cho từng HS/nhóm HS 3.5. KN thu thập, phân tích và duy trì cơ sở dữ liệu về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động 3.6. KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề Nhóm 2: Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn 3.7. KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS 3.8. KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân 3.9. KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực 3.10. KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có liên quan trong quá trình chọn nghề 3.11. KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa học Nhóm 3: Nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn 3.12. KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình tham vấn 3.13. KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS 3.14. KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn 3.15. KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp theo. Câu 4: Thầy/ Cô hãy đánh giá chung về mức độ kĩ năng tham vấn nghề của sinh viên SPKT: 4.1. Chưa có kĩ năng 4.2. KN mức độ trung bình 4.3. KN mức độ khá 4.4. KN mức độ tốt Câu 5: Theo Thầy/Cô việc phát triển KN tham vấn nghề cho sinh viên SPKT là: 5.1. Cần thiết 5.2. Bình thường 5.3. Không cần thiết 9 Câu 6: Thầy/ Cô đã tổ chức phát triển KN tham vấn nghề cho sinh viên SPKT thông qua: TT Các con đường Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 6.1. Thông qua dạy học các học phần nghiệp vụ sư phạm (NVSP) 6.2. Thông qua thực tập sư phạm 6.3. Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6.4. Thông qua hoạt động tự rèn luyện 6.5. Tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ hướng nghiệp 6.6. Con đường khác (nếu có):. .. Câu 7: Khi dạy học NVSP Thầy/Cô tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho sinh viên ở mức độ: 7.1. Thường xuyên 7.2. Thỉnh thoảng 7.3. Chưa bao giờ Câu 8: Thầy/Cô hãy đánh giá về sự cần thiết và mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm khi thiết kế dạy học NVSP nhằm phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT: Mức độ cần thiết Các hoạt động học tập Mức độ sử dụng Cần thiết Bình thường Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 8.1.Các hoạt động tìm tòi, phát hiện 8.2. Các hoạt động biến đổi, xử lý, phát triển sự kiện, vấn đề 8.3. Các hoạt động ứng dụng, củng cố 8.4. Các hoạt động đánh giá, điều chỉnh 10 Câu 9: Thầy/Cô hãy đánh giá về sự cần thiết và mức độ sử dụng các hoạt động dạy học của giảng viên trong dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm nhằm phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT: Mức độ cần thiết Các hoạt động dạy học Mức độ sử dụng Cần thiết Bình thường Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 9.1. Viết nhật ký học tập 9.2. Thảo luận nhóm 9.3. Động não 9.4. Nhắc lại kinh nghiệm của bản thân 9.5. Mô phỏng, đóng vai 9.6. Trải nghiệm thực tế 9.7. Bài tập về nhà 9.8. Bài tập dự án 9.9. Nghiên cứu tình huống 9.10. Thử nghiệm 9.11. Nghiên cứu bài báo có liên quan 9.12. Quan sát video 9.13. Ví dụ bài giảng 9.14. Nghiên cứu tài liệu, ghi chép 9.15. Xây dựng khái niệm, mô hình lý thuyết 9.16. Phát biểu bài giảng Câu 10: Thầy/Cô hãy đánh giá về sự cần thiết và mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm nhằm phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT: Mức độ cần thiết Các hình thức kiểm tra đánh giá Mức độ sử dụng Cần thiết Bình thường Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 10.1. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi tự luận 10.2. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 10.3. Kiểm tra đánh giá dựa vào quy trình thực hiện 10.4. Kiểm tra đánh giá dựa vào sản phẩm và quy trình thực hện 10.5. Kiểm tra đánh giá dựa vào sản phẩm 11 Câu 11: Thầy/Cô hãy đánh giá về những khó khăn khi phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm: TT Khó khăn Mức độ Khó khăn nhiều Khó khăn ít Không gặp khó khăn 1.1. SV chưa chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm 1.2. Xác định nội dung tham vấn nghề cần giảng dạy cho SV SPKT 1.3. Lựa chọn nội dung trong chương trình NVSP phù hợp để lồng ghép nội dung tham vấn nghề 1.4. Cách thức xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm nhằm phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT 1.5. Việc quản lý SV khi tổ chức hoạt động trải nghiệm 1.6. Sắp xếp thời gian để tiến hành hoạt động dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm 1.7. Điều kiện cơ sở vật chất: phòng học, phương tiện, kinh phí hỗ trợ. 1.8. Sự quan tâm, tạo điều kiện của các bên liên quan 1.9. Tài liệu tham khảo Khó khăn khác (nếu có): Câu 12: Thầy/Cô có kiến nghị gì để giúp cho việc phát triển KN tham vấn nghề cho SV SPKT đạt hiệu quả cao? * Đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo ....... ....... * Đối với Nhà trường ....... ....... * Đối với Giảng viên ....... ....... 12 * Đối với sinh viên ....... ....... * Đối với các trường Phổ thông ....... ....... Thầy/Cô vui lòng cho biết một số thông tin sau: - Số năm công tác:.Giới tính:. - Học hàm, học vị:.. - Chuyên môn ngành:............................................................................... - Đơn vị công tác: Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của quý Thầy/Cô! 13 Phụ lục 3: BÀI KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM Sau khi SV học xong bài: Xu hướng nhân cách và động cơ của nhân cách Câu 1: (3 điểm) Phân tích đặc điểm, vai trò của hứng thú. Đề xuất biện pháp phát triển hứng thú cho học sinh? Câu 2: (3 điểm) Phân tích động cơ học tập của bản thân. Đề xuất biện pháp hình thành động cơ học tập cho học sinh? Câu 3: (4 điểm) Bằng kiến thức tâm lí đã học, Anh/Chị hãy phân tích luận điểm của tâm lí học mácxít nói về sự hình thành và phát triển nhân cách qua các câu thơ sau của Hồ Chí Minh: “Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công” (“Nghe tiếng giã gạo” trong tác phẩm “Nhật kí trong tù”) Rút ra các kết luận sư phạm cần thiết cho hoạt động dạy học? 14 Phụ lục 4: Hồ sơ thực nghiệm bài học “Khí chất – Tính cách” Phụ lục 4.1: BÀI KIỂM TRA SAU KHI THỰC NGHIỆM Bài học: Khí chất – Tính cách Họvà tên: Lớp: Khoa: ĐỀ BÀI Một nhóm gồm 4 học sinh lớp 12 trường THPT Chu Văn An đang có băn khoăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Để có được những thông tin hữu ích cho việc tổ chức quá trình tham vấn nghề cho nhóm học sinh đó. Anh/Chị hãy: - Lựa chọn trắc nghiệm để tìm hiểu tính cách, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của nhóm học sinh đó. - Thực hiện trắc nghiệm đó trên đối tượng nhóm học sinh giả định và chỉ ra: Tính cách, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của nhóm học sinh đó; Những nghề nghiệp phù hợp với tính cách, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của nhóm học sinh đó? 15 Phụ lục 4.2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ Dùng để đánh giá nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn sau khi học chủ đề “Khí chất – Tính cách” (Dành cho SV lớp TN và lớp ĐC) Họ và tên SV: Lớp: Hướng dẫn: Dưới đây là bản mô tả đặc điểm của một số giáo viên khi thực hiện công tác tham vấn nghề cho học sinh. Bạn hãy suy nghĩ về mức độ giống hay không giống của mình với người được mô tả và chọn đáp án phù hợp. T T Kĩ năng Mức độ đánh giá Rất giống tôi Giống tôi Giống tôi phần nào Không giống tôi 1 Giáo viên ấy thực hiện được việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của HS một cách khoa học, sáng tạo và hiệu quả 2 Giáo viên ấy biết cách tìm kiếm và sử dụng những công cụ trắc nghiệm phù hợp với từng đối tượng HS 3 Giáo viên ấy biết cách thu thập và phân tích thông tin về HS một cách đầy đủ và chính xác 4 Giáo viên ấy biết cách tìm hiểu và đưa ra những ngành nghề phù hợp với từng HS 16 Phụ lục 4.3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Dùng để đánh giá nhóm kĩ năng chuẩn bị quá trình tham vấn sau khi học chủ đề “Khí chất – Tính cách” (Dành cho giảng viên đánh giá sau thực nghiệm) Nhóm:.. Lớp:.. Ngày đánh giá: Tiêu chí Điểm chuẩn Điểm đánh giá 1. Lựa chọn được các trắc nghiệm phù hợp tìm hiểu tính cách, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của nhóm HS * 2 2. Sử dụng được các trắc nghiệm để tìm hiểu tính cách, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của nhóm HS * 3 3. Thu thập và phân tích được những thông tin liên quan đến nhóm HS * 2 4. Chỉ ra được những nghề nghiệp phù hợp với tính cách, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của nhóm HS vừa thực hiện trắc nghiệm * 2 5. Đảm bảo về thời gian thực hiện 1 6. Sự hợp tác của các thành viên trong nhóm 1 Lưu ý: Tất cả các tiêu chí tối thiểu (được đánh dấu *) đều phải đạt điểm (1.0 trở lên) và tổng điểm đạt từ 5/10 trở lên thì được đánh giá là “đạt”. 10 điểm ------ 17 Phụ lục 5: Hồ sơ thực nghiệm bài học “Công tác hướng nghiệp” Phụ lục 5.1: BÀI KIỂM TRA SAU KHI THỰC NGHIỆM Bài học: Công tác hướng nghiệp Họ và tên: Lớp: Khoa: . ĐỀ BÀI Một học sinh lớp 12 đang gặp khó khăn trong quá trình chọn nghề. Để giúp đỡ em học sinh đó lựa chọn được nghề nghiệp cho mình một cách khoa học, Anh/Chị hãy: - Xây dựng hoàn cảnh giả định về bản thân và gia đình của HS. Từ đó, lập kế hoạch tổ chức buổi tư vấn nghề cho HS nói trên. - Thực hiện quá trình tham vấn nghề theo kế hoạch đã chuẩn bị với đối tượng giả định. 18 Phụ lục 5.2 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Dùng để đánh giá nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn sau khi học chủ đề “Công tác hướng nghiệp” (Dành cho giảng viên đánh giá sau thực nghiệm) Họ và tên SV: Lớp: Hướng dẫn: Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng với mức độ đạt được KN của SV 1/Chưa có kĩ năng: Hiểu được lý thuyết nhưng chưa thực hiện được hành động. 2/KN mức độ trung bình: Thực hiện được hành động nhưng chưa thành thạo các thao tác của kĩ năng. 3/KN mức độ khá: Thực hiện đúng, đầy đủ và thành thạo các thao tác cơ bản của kĩ năng trong những điều kiện quen thuộc. 4/KN mức độ tốt: Thực hiện thành thạo, linh hoạt và sáng tạo các thao tác của kĩ năng trong mọi điều kiện. TT Kĩ năng (KN) Mức độ đánh giá Chưa có KN KN mức độ trung bình KN mức độ khá KN mức độ tốt 1 KN thiết kế hoạt động tham vấn nghề 2 KN nhận diện các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS 3 KN hướng dẫn HS tự nhận thức và đánh giá bản thân 4 KN hướng dẫn HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo các nghề, nhu cầu nguồn nhân lực 5 KN hướng dẫn HS giải quyết những khó khăn tâm lý có liên quan trong quá trình chọn nghề 6 KN hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa học 7 KN phân tích thông tin của HS/nhóm HS sau quá trình tham vấn 8 KN lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/nhóm HS 9 KN đánh giá kết quả quá trình tham vấn 10 KN điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp theo 19 Phụ lục 5.3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ Dùng để đánh giá nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn sau khi học chủ đề “Công tác hướng nghiệp” (Dành cho SV lớp TN và lớp ĐC) Họ và tên SV: Lớp: Hướng dẫn: Dưới đây là bản mô tả đặc điểm của một số giáo viên khi thực hiện công tác tham vấn nghề cho học sinh. Bạn hãy suy nghĩ về mức độ giống hay không giống của mình với người được mô tả và chọn đáp án phù hợp. TT Kĩ năng Mức độ đánh giá Rất giống tôi Giống tôi Giống tôi phần nào Không giống tôi 1 Giáo viên ấy xây dựng được kế hoạch tổ chức buổi tham vấn nghề cho HS rất khoa học, mang tính khả thi và sáng tạo 2 Giáo viên ấy biết cách nhận diện đầy đủ các vấn đề liên quan đến chọn nghề của HS 3 Giáo viên ấy biết cách hướng dần HS tự nhận thức và đánh giá bản thân 4 Giáo viên ấy biết cách hướng dần HS tìm hiểu và đánh giá thông tin về ngành, nghề, trường đào tạo các nghề và nhu cầu nguồn nhân lực một cách hiệu quả, linh hoạt 5 Trong quá trình tham vấn nghề, giáo viên ấy luôn biết cách hướng dẫn HS giải quyết hiệu quả những khó khăn tâm lý có liên quan 6 Giáo viên ấy luôn biết cách hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn ngành, nghề phù hợp trên cơ sở khoa học 7 Sau quá trình tham vấn, giáo viên ấy luôn thực hiện tốt việc phân tích thông tin của HS/nhóm HS 20 8 Giáo viên ấy luôn thực hiện tốt việc lưu trữ hồ sơ tham vấn của HS/ nhóm HS 9 Giáo viên ấy biết cách đánh giá chính xác, đầy đủ kết quả của quá trình tham vấn 10 Sau quá trình tham vấn, giáo viên ấy luôn thực hiện tốt việc điều chỉnh và lên kế hoạch quá trình tham vấn tiếp theo 21 Phụ lục 6: Phiếu xin ý kiến chuyên gia PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA Đối với quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT I. Thông tin chung: 1. Họ và tên chuyên gia: 2. Đơn vị công tác: 3. Giới tính: 4. Trình độ chuyên môn: II. Ý kiến chuyên gia: Câu 1: Thầy/Cô hãy đánh giá về tính cần thiết của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT Nội dung đánh giá Mức độ Rất cần thiết Bình thường Không cần thiết 1. Quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm (gồm 7 bước) 2. Vận dụng quy nhằm phát triển nhóm KN chuẩn bị cho quá trình tham vấn trong chủ đề “Khí chất – Tính cách” 3. Vận dụng quy trình nhằm phát triển nhóm KN tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm KN sau quá trình tham vấn trong chủ đề “Công tác hướng nghiệp” Câu 2: Thầy/Cô hãy đánh giá về tính khả thi của quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT và vận dụng quy trình trong dạy học NVSP nhằm phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT: Nội dung đánh giá Mức độ Rất khả thi Bình thường Không khả thi 1. Quy trình phát triển kĩ năng tham vấn nghề cho SV SPKT qua dạy học NVSP theo tiếp cận trải nghiệm (gồm 7 bước) 2. Vận dụng quy nhằm phát triển nhóm KN chuẩn bị cho quá trình tham vấn trong chủ đề “Khí chất – Tính cách” 22 3. Vận dụng quy trình nhằm phát triển nhóm KN tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm KN sau quá trình tham vấn trong chủ đề “Công tác hướng nghiệp” Câu 3: Thầy/Cô hãy đánh giá về chất lượng thiết kế các ví dụ minh họa trong chương 3 của luận án Các ví dụ minh họa Mức độ Rất tốt Bình thường Không tốt 1. Bài tập thực hành NVSP dưới dạng dự án 2. Bài tập thực hành NVSP dưới dạng nghiên cứu trường hợp 3. Minh họa vận dụng quy trình nhằm phát triển nhóm kĩ năng chuẩn bị cho quá trình tham vấn trong chủ đề “Khí chất – Tính cách” 4. Minh họa vận dụng quy trình nhằm phát triển nhóm nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình tham vấn và nhóm kĩ năng sau quá trình tham vấn trong chủ đề “Công tác hướng nghiệp” Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_ki_nang_tham_van_nghe_cho_sinh_vien_su_ph.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docTRANG THONG TIN NHUNG DONG MOI CUA LUAN AN.doc
Tài liệu liên quan