Luận án Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG HỮU NAM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG HỮU NAM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS

pdf176 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỊNH QUỐC TUẤN 2. TS. ĐINH KHẮC TUẤN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lương Hữu Nam MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí thức 5 1.2. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 16 1.3. Những giá trị của các công trình và vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 25 Chương 2: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28 2.1. Một số quan niệm cơ bản 28 2.2. Mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 39 2.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 54 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68 3.1. Thực trạng phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 68 3.2. Những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 104 Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 114 4.1. Những quan điểm cơ bản tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 114 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 163 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin DTTS Dân tộc thiểu số ĐNTT Đội ngũ trí thức GDĐT Giáo dục, đào tạo KHCN Khoa học và công nghệ KTTT Kinh tế tri thức KT-XH Kinh tế - xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu GDP vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 59 Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người ở Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 59 Bảng 3.1: Tỉ lệ người có trình độ đại học trở lên theo trình độ và so với dân số, lực lượng lao động 70 Bảng 3.2: Tỉ lệ trí thức dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 78 Bảng 3.3: Chi cho sự nghiệp khoa học của các tỉnh Tây Nguyên 97 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu 3.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên. 76 Biểu 3.2: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên phân theo trình độ học vấn 90 Biểu 3.3: Cơ sở vật chất phục vụ công việc cho đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 96 Biểu 3.4: Những khó khăn tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 98 Biểu 3.5: Đánh giá của trí thức ở Tây Nguyên về các chính sách đối với đội ngũ trí thức 102 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trí thức là vốn quý của dân tộc, là hiện thân trí tuệ của thời đại. Xã hội càng phát triển, vị trí, vai trò của trí thức càng được đề cao, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng KHCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự cạnh tranh về chất xám ngày càng tăng. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển [40, tr.81]. Bởi vậy, phát triển ĐNTT chính là nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của dân tộc, qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định “xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [42, tr.161]. Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác các yếu tố này đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do chưa tìm hiểu, đánh giá đầy đủ và thấu đáo dẫn đến sự hiểu biết về vùng đất, con người nơi đây còn nhiều hạn chế. Tư duy khai thác mang tính tận thu, tận diệt vẫn là chủ đạo ở nhiều cấp, nhiều ngành và người dân ở đây, chưa hình thành tư duy khai thác gắn với bảo tồn, phát triển. Hệ quả là rừng bị tàn phá, môi trường sinh thái xuống cấp nghiêm trọng; cơ cấu dân cư có nhiều thay đổi và xáo trộn không theo quy hoạch; nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đe doạ đến sự ổn định và phát triển Tây Nguyên, từ đó dễ tạo ra những lỗ hổng, kẽ hở cho các thế lực thù địch, phản động chống phá. 2 Thực tế trên cho thấy, để đảm bảo sự ổn định, phát triển nhanh và bền vững thì Tây Nguyên cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp chiều rộng với chiều sâu. Trong đó, cần phải xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao làm bước đột phá. Giải quyết bài toán này chính là gỡ nút thắt cho sự đi lên nơi đây. Song tìm ra lời giải cho bài toán không phải là việc dễ dàng mà hết sức khó khăn. Nhất là trong một thời gian dài Tây Nguyên là vùng trũng về GDĐT, kéo theo đó là nguồn nhân lực nói chung và ĐNTT nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Bên cạnh đó, trong những năm qua dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Tây Nguyên nhưng dưới góc độ triết học chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Điều đó cũng đặt ra sự cần thiết phải tìm hiểu về lĩnh vực này. Xuất phát từ những lý do trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để xác định quan điểm, giải pháp tiếp tục phát huy, phát triển đội ngũ này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, là một người con sinh sống, trưởng thành và công tác hơn 30 năm qua ở Tây Nguyên, với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển, coi như một sự tri ân đối với vùng đất và con người nơi đây đã nuôi dưỡng, đùm bọc mình, vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH Tây Nguyên. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án khái quát các công trình nghiên cứu về trí thức, phát triển ĐNTT nói chung và ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Đưa ra quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, những yếu tố tác động đến sự phát triển. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ này ở Tây Nguyên và chỉ rõ những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu ĐNTT và sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Cơ sở lý luận: Việc thực hiện luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về trí thức, phát triển ĐNTT. Luận án còn kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu lý luận của ngành khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến đề tài. - Cơ sở thực tiễn: Thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào quá trình nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Là những tài liệu thu thập được từ các nghị quyết, quyết định, báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố và các tài liệu khác liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng và sử dụng bảng hỏi để lấy ý kiến. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành xử lý và phân tích theo mục 4 đích, yêu cầu và nội dung nghiên cứu. Để đạt được mục đích, yêu cầu, nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát 5 tỉnh Tây Nguyên. Tổng số phiếu khảo sát là 750 phiếu. Đối tượng được khảo sát là những người có trình độ đại học trở lên, đang công tác và làm việc ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Sau khi lấy ý kiến, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm thống kê xã hội học (phần mềm SPSS) để xử lý và phân tích các dữ liệu thu được từ các phiếu khảo sát, trong đó có sự phân tích mối tương quan giữa các câu trả lời để làm cơ sở cho việc nhận định, đánh giá thực trạng. - Phương pháp trình bày nội dung luận án: Lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đưa ra quan niệm về ĐNTT, phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Mối quan hệ giữa phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên với đẩy mạnh CNH, HĐH và những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. - Cung cấp một cách nhìn về thực trạng ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đội ngũ này. - Đề xuất và đưa ra các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên trong những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung một số nội dung lý luận về ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để hoàn thiện thêm cơ sở cho việc xem xét, hoạch định chính sách đối với sự phát triển đội ngũ này. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên và những giải pháp tiếp tục phát triển đội ngũ này. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển nhanh chóng và ngày càng mạnh mẽ của KHCN, KTTT, những năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến các phương diện khác nhau của ĐNTT. Điều đó thể hiện vị trí, vai trò của đội ngũ này ngày càng quan trọng đối với sự phát triển. Liên quan đến vấn đề trên, có thể kể đến một số công trình khoa học tiêu biểu sau: 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức - Trí thức Việt Nam thời xưa, của Vũ Khiêu [59]: Khẳng định: Trí thức Việt Nam dù ngày xưa hay hôm nay đều chung một dòng chảy. Thời kỳ khác nhau có thể đem lại sự khác nhau giữa các thế hệ trí thức Việt Nam về hoàn cảnh xã hội, nhiệm vụ lịch sử, cách thức tư duy và hành động nhưng điều đó không làm lu mờ phẩm chất bền vững của họ từ xưa đến nay, đó là sự gắn bó máu thịt với dân tộc, cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng chảy lịch sử: Hưng thịnh hay suy vong; vinh quang hay tủi nhục; thành công hay thất bại. Từ đó tác giả khẳng định: Trí thức thời xưa vẫn còn gửi lại trí thức hôm nay những hoài bão chưa thực hiện được và những lo lắng khôn nguôi về vận mệnh của dân tộc, đất nước. - Bác Hồ với nhân sĩ trí thức, do Trần Đương (biên soạn) [44]: Cuốn sách là sự chắt lọc, hệ thống hoá các nguồn tư liệu thành những bài viết về mối quan hệ và ảnh hưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với nhân sĩ, trí thức Việt Nam thời kỳ đất nước mới giành được độc lập, đang rất cần những người có tâm, có tài để phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Người đã quy tụ được đông đảo nhân sĩ, trí thức rất nổi tiếng và tài năng, cả những người đã từng phục vụ trong chế độ cũ, các nhà khoa học đã thành danh ở nước ngoài trở về với dân tộc, cống hiến tài năng cho sự nghiệp cách mạng. 6 Qua cuốn sách cho ta thấy được những phẩm chất cao quý của trí thức chân chính đó là đức tính khiêm tốn, giản dị, tâm huyết với ngành, nghề của mình và luôn trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, thấy được tâm đức, nghệ thuật của Bác Hồ trong việc cảm hóa, thu hút và sử dụng trí thức, trong đó đầu tiên là việc phát hiện trí thức; sự chân thành, cầu thị và niềm tin của Người vào trí thức. - Về trí thức Nga, nhiều tác giả (Nga), do La Thành và Phạm Nguyên Trường dịch [78]: Nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức trong định nghĩa trí thức. Trí thức Nga được hiểu là một tầng lớp xã hội theo nghĩa một lớp người tương đối đông về số lượng và có sự liên kết nội tại mật thiết và thống nhất. Đặc điểm phân biệt họ với các tầng lớp xã hội khác là họ có trình độ cao hơn so với mặt bằng chung của xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định, luôn tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với toàn thể cộng đồng và có thái độ dấn thân để thực hiện sứ mệnh đem lại tương lai tươi sáng cho cộng đồng. Các tác giả nhấn mạnh phẩm chất, tính cách trí thức trước hết là tính độc lập trong tư duy, “những con người tự do trong đức tin của mình, những con người không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc về kinh tế, đảng phái, quyền chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng, mới thuộc giới trí thức” [78, tr.240]. - Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng, của Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) [58]: Từ phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành, cuốn sách đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam và xây dựng, phát huy nguồn lực trí tuệ; những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực này. Từ đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong đó nhấn mạnh ba giải pháp chủ yếu, đó là: Chống chảy máu chất xám; hoàn thiện chính sách bảo hộ tài sản trí tuệ; chú trọng xây dựng và phát huy nguồn lực trí thức nữ, DTTS và trí thức Việt kiều. 7 - Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, của Nguyễn Đắc Hưng [55]: Khái quát về trí thức và ĐNTT, phân tích nội hàm khái niệm trí thức, theo đó: Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn và chuyên môn cao, lao động bằng trí óc trên mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH mà còn phải có khả năng sáng tạo ra tri thức và vận dụng tri thức vào thực tiễn, làm ra của cải, phục vụ nhu cầu con người và phát triển xã hội. Tác giả cũng chỉ ra những thách thức mới đòi hỏi ĐNTT phải phát huy vai trò trong công tác dự báo và chủ động trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình trong nước và thế giới. Đồng thời, qua phân tích vai trò của GDĐT, cho thấy sự cần thiết của việc đổi mới công tác GDĐT và chính sách thu hút, sử dụng trí thức. - Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng, của Đỗ Thị Thạch [85]: Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lực lượng trí thức nữ. Tác giả đã có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn khi kiến giải tiềm năng cũng như vai trò to lớn của lực lượng trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát triển của đời sống xã hội. Xuất phát từ thái độ tôn trọng, tin vào khả năng đóng góp của lực lượng này, tác giả đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy tiềm năng, vai trò của lực lượng trí thức nữ trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong quá trình đổi mới đất nước. - Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, của Trịnh Quang Cảnh [16]: Nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội về trí thức DTTS ở Việt Nam với tư cách là một bộ phận trong tầng lớp trí thức Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng nguồn lực trí tuệ, trí thức người DTTS và tình hình ĐNTT DTTS, tác giả đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy, phát triển tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH vùng miền núi, DTTS. - Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, của Nguyễn Công Trí [97]: Từ cách tiếp cận tổng hợp, tác giả nêu lên những đặc trưng, tiêu chí cơ bản để xác định trí thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát triển 8 KTTT. Trí thức là người lao động trí óc và thường có trình độ học vấn cao, được đào tạo hoặc tự đào tạo. Giá trị quan trọng nhất của trí thức chân chính đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin và ngay thẳng, có lòng tự trọng, khả năng hành xử đúng mực. - Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Nguyễn Thị Thanh Hà [46]: Trình bày những quan niệm, đặc điểm và vai trò của ĐNTT giáo dục đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò ĐNTT giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. - Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay, của Lê Công Lương [70]: Khẳng định trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ của một quốc gia. Tác giả trình bày một số quan niệm về trí thức và công tác vận động trí thức. Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác vận động trí thức. Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. - Quan điểm và chính sách của V.I.Lênin đối với trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, của Trịnh Quốc Tuấn [101]: Bài nghiên cứu khẳng định trí thức có vai trò hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vì vậy cần phải phát huy tiềm năng trí tuệ, nếu không “thì cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành những thắng lợi rực rỡ sẽ ngừng lại bởi thiếu sự phát động khởi nguồn và xã hội khó tránh khỏi lâm vào khủng hoảng” [101, tr.8]. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh, V.I.Lênin đã từ bản thân mình là một trí thức để nhìn nhận tầng lớp trí thức, qua đó có chính sách đúng đắn đối 9 với trí thức. Tác giả khẳng định đặc trưng nổi bật nhất của trí thức là nhân cách sáng tạo. Và để phát huy vai trò ĐNTT cần phải tạo điều kiện cho họ được làm việc theo nguyện vọng, sở trường và tài năng; quan tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần để tạo điều kiện cho họ làm việc, cống hiến; có môi trường tự do cho lao động sáng tạo, có không khí dân chủ để giao lưu. - Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu, của Trần Phương Hoa [52]: Khẳng định lịch sử văn hoá, văn minh châu Âu là lịch sử của các dòng chảy tư tưởng, trong đó có sự đóng góp của trí thức. Đồng thời đưa ra những cách nhìn nhận về trí thức: Trước hết, người Anh dùng khái niệm “intellectual” để nói về văn hóa của họ, một nền văn hóa được đúc kết từ trí tuệ của con người. Sau sự kiện Dreyfus ở Pháp, nước Anh mới tập trung vào “intellectual” như là một giai tầng đặc biệt và vấn đề trách nhiệm của họ đối với xã hội. Trước thế kỷ XIX, khái niệm “intellectual” hoặc “intelligentsia” không được sử dụng để chỉ một “giai tầng”. Những người làm việc trí óc được mô tả qua các từ “clerisy” (trí thức), “man of letter”, “literary men” (kẻ sĩ), hoặc “cultivators of science” (người vun trồng khoa học). Sau những năm 1870, 1880 mới dùng các từ “intellectual” [52]. Bài nghiên cứu cũng đề cập đến việc các nhà nghiên cứu châu Âu phân biệt 5 nghĩa khác nhau của khái niệm trí thức: Trí thức là “học giả”; trí thức được dùng như tính từ có nghĩa là “trí tuệ”: Trí thức là người có trí tuệ, thường có nghĩa bổ sung là người có học thức cao, phân biệt với những người làm việc tay chân; trí thức là người có tư duy độc lập và có đầu óc phê phán; trí thức là người thực hiện các chức năng xã hội hoặc vì xã hội; trí thức, ngoài chức năng định hướng văn hóa còn có vai trò định hướng chính trị và xã hội, họ phải có vai trò can thiệp vào đời sống chính trị và có tiếng nói đối với nhà cầm quyền dựa trên quan điểm khoa học. 10 - Chính sách thu hút nhân tài của Singapore: Bài bản và chuyên nghiệp, của Hà Minh [71]: Nêu lên những kinh nghiệm trong việc thu hút nhân tài của Singapore, trong đó nhấn mạnh đến sự rõ ràng, bài bản và chuyên nghiệp trong chính sách; thực hiện mức lương tương xứng với giá trị chất xám; quan tâm đến giáo dục và có niềm tin mãnh liệt đối với nhân tài. Các Bộ trưởng Singapore cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tàu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ông nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng". Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia [71]. Qua một số công trình khoa học tiêu biểu nêu trên cho thấy, ĐNTT được các nhà nghiên cứu đề cập khá đầy đủ ở nhiều khía cạnh khác nhau từ khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm, phẩm chất đến thực trạng và giải pháp đối với đội ngũ này. Ngoài các nội dung thống nhất thì vẫn còn những quan niệm khác nhau khi đề cập đến trí thức và ĐNTT. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu đối tượng này đến nay vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ trí thức - Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên, Phạm Tất Dong chủ nhiệm [33]: Từ việc trình bày, phân tích một số quan niệm khác nhau về trí thức, qua đó nhấn mạnh 4 chức năng cơ bản của trí thức là: Chức năng sáng tạo văn hoá, sáng tạo và duy trì những giá trị cơ bản của xã hội: chân, thiện, mỹ; chức năng phê phán; chức năng đào tạo lớp trí thức mới và chức năng xã hội. Từ đó đề tài đi đến kết luận những dấu hiệu đặc trưng của trí thức là: Sáng tạo, phổ biến và vận dụng văn hoá; thể hiện được trình độ, trí tuệ của thời đại; trăn trở với thời cuộc, luôn hướng đến sự nghiệp xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bình 11 đẳng; có năng lực tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, sự say mê, tập trung cao độ, dũng cảm theo đuổi công việc. Công trình cũng đánh giá thực trạng, tình hình cũng như tâm trạng, nhu cầu và xu thế phát triển của ĐNTT, từ đó xác định những quan điểm và đề xuất một số chính sách đối với ĐNTT. Về quan điểm, tác giả nhấn mạnh: con người với trí tuệ thời đại là nhân tố quyết định sự phát triển KT-XH; đào tạo và xây dựng ĐNTT là một vòng đua tranh của thời đại; lao động trí tuệ là lao động phức tạp mang lại những giá trị đặc biệt và đầu tư cho việc xây dựng ĐNTT phải là một ưu tiên. Về chính sách: Thực hiện chính sách GDĐT; sử dụng và đãi ngộ trí thức; thực hiện đoàn kết và tập hợp rộng rãi ĐNTT. - Đào tạo nguồn nhân lực ở Nhật Bản, bài học cho Việt Nam, do Nguyễn Tiến Lực (chủ biên) [69]: Một trong những yếu tố đưa Nhật Bản vươn lên là sự tích cực trong tiếp thu văn minh, thành tựu của nhân loại, tham gia giao thương quốc tế, cử người đi du học nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài đến Nhật làm việc để học cái hay nhất, cái tốt nhất. Cuốn sách cũng cho thấy, con người là yếu tố quan trọng nhất để làm nên kỳ tích Nhật Bản. Nhật Bản lấy con người làm trung tâm, có cả một triết lý đào tạo và giáo dục con người. Nhật Bản rất coi trọng đào tạo nguồn nhân lực, có nền giáo dục đứng vào tốp đầu thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, Nhật Bản đã để lại những bài học quý báu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Những bài học này có giá trị tham khảo trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam. - Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, của Nguyễn An Ninh [79]: Hệ thống hoá những nội dung lý luận về tiềm năng của trí thức khoa học xã hội, cũng như những yếu tố quy định tiềm năng của trí thức khoa học xã hội. Theo tác giả: “Tiềm năng của con người là những khả năng, năng lực, phẩm chất, xu thế phát triển, hiện có trong con người song chưa có điều kiện bộc lộ ra hoặc chưa có điều kiện để thể hiện ra trọn vẹn” [79, tr.17]. Từ đó khẳng định việc khai thác tiềm năng của trí thức khoa học xã hội là xu thế tất yếu của thời đại. 12 Trên cơ sở lý luận, tác giả đi vào phân tích đặc điểm, tiềm năng và thực trạng phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội Việt Nam trong tiến trình cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới nhằm làm rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa tiềm năng của trí thức khoa học xã hội với nhu cầu phát triển đất nước. Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội ở nước ta. Trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học xã hội; tạo động lực cho quá trình phát huy tiềm năng; tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển tiềm năng trí thức khoa học xã hội và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước để phát huy tiềm năng của đội ngũ này ở nước ta. - Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, do Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (đồng chủ biên) [6]: Khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng ĐNTT, đồng thời đánh giá những đóng góp, hạn chế của đội ngũ này, trên cơ sở đó nêu lên những giải pháp xây dựng ĐNTT ở nước ta giai đoạn 2011- 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, của Đàm Đức Vượng [117]: Cuốn sách làm rõ hơn khái niệm trí thức, dẫn ra những khái niệm về trí thức ở một số nước trên thế giới. Trong đó nhấn mạnh, việc xác định đúng nội dung cơ bản của khái niệm trí thức là cơ sở phát hiện, khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ này. Nó còn liên quan đến công tác tổ chức, việc hoạch định các chính sách, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ĐNTT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh đó, tác giả phân tích những đặc trưng, chức năng cơ bản của trí thức nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng, qua đó làm rõ đặc trưng cơ bản của các thế hệ trí thức Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay. Về phẩm chất của trí thức Việt Nam, tác giả nhấn mạnh đến đức và tài, thể hiện ở tư cách của con người, chất lượng NCKH. Phẩm chất đặt ra cho trí thức là phải làm gì và làm như thế nào để góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. 13 Đã là trí thức thì ở nước nào cũng vậy, thời nào cũng vậy, đều phải có phẩm chất, tính cách chung là đề cao giá trị chân - thiện - mỹ. Để có được phẩm chất, bản thân người trí thức, trước hết phải có tinh thần độc lập trong tư duy, và chế độ xã hội phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để người trí thức được tự do sáng tạo. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có tính cách riêng, tầng lớp trí thức của mỗi dân tộc cũng có bản sắc riêng [117, tr.39]. - Chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam hiện nay, của Cao Văn Thông và Đỗ Xuân Tuất [87]: Đề cập đến các khái niệm tiềm năng, năng khiếu, năng lực, tài năng, nhân tài, thiên tài, trí thức cùng đặc điểm của nhân tài; những quan điểm của ông cha ta về hiền tài và việc chiêu hiền, đãi sĩ của các triều đại phong kiến Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và nhân tài; kinh nghiệm trong công tác đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài của Trung Quốc và một số vấn đề rút ra qua các công tác này; những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tài và một số kiến nghị đối với công tác đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài của Việt Nam hiện nay. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh đến việc đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng Chiến lược nhân tài quốc gia phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, cũng như trong công tác đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài. - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay, của Lê Văn Phục [81]: Đề cập đến nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của nó đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nguồn nhân lực này. Trên cơ sở đó nêu lên một số quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng. - Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, của Phan Thanh Khôi [61]: Nêu và phân tích những kiểu lao động sáng tạo của trí thức, đồng thời xác định và sơ đồ hoá hệ thống động lực của quá trình lao 14 động của trí thức; cách xác định lực lượng trí thức với tính cách là nguồn nhân lực trí tuệ của đất nước; những biểu hiện của tình trạng chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của trí thức Việt Nam. Tác giả còn nêu lên một cách có hệ thống các yếu tố động lực trực tiếp của trí thức như lý tưởng - tình cảm, trí tuệ - tinh thần và kinh tế - vật chất. - Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, của Bùi Thị Ngọc Lan [62]: Phân tích cấu trúc, đặc trưng và nội dung nguồn lực trí tu...g Mười Nga (1917). Ông đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm, tính chất của tầng lớp trí thức, từ đó thu hút, lôi kéo trí thức cũ và đào tạo trí thức mới cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga. V.I.Lênin viết: Tôi dùng chữ trí thức, giới trí thức, để dịch những danh từ Đức Literat, Literatentum là những danh từ có nghĩa bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao 29 động trí óc (tức là những người mà người Anh gọi là brain worker), khác với những đại biểu của lao động chân tay [112, tr.372]. Như vậy, trí thức trong quan niệm của V.I.Lênin không chỉ là những nhà tư tưởng vĩ đại (nhà trước tác), mà còn là những người có học thức và đại biểu lao động trí óc của các tầng lớp trong xã hội. V.I.Lênin không đồng nhất lao động trí óc với trí thức, mà chỉ có những người tiêu biểu trong hàng ngũ lao động trí óc mới được coi là trí thức. Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: Một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: Công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế [49, tr.235]. Theo cách tiếp cận này thì trí thức không chỉ là người hiểu biết, có tri thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải đem sự hiểu biết, tri thức đó vào thực tiễn đời sống. Đồng thời, một trong những tiêu chí cụ thể để có thể được coi là trí thức về mặt học vấn là từ tốt nghiệp đại học trở lên. Quan niệm này cũng cho thấy sự hình thành trí thức và chức năng, nhiệm vụ của trí thức. Trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định "Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [40, tr.82]. 30 Có thể nhận thấy quan niệm của Đảng về trí thức ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức cùng với thực tiễn vận động của đất nước và thực trạng ĐNTT nước ta. Theo cách tiếp cận này thì có 3 tiêu chí cơ bản để phân biệt trí thức với các bộ phận khác: Thứ nhất, về trình độ học vấn, trí thức phải là những người có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định. Lao động của trí thức mang tính sáng tạo, phức tạp và không tự nhiên hình thành mà chủ yếu thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một cách có hệ thống ở các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu. Kết quả của quá trình này được biểu hiện thông qua trình độ học vấn và sự công nhận về bằng cấp. Theo chúng tôi, nếu xét về bằng cấp cũng phải từ tốt nghiệp đại học trở lên, vì bắt đầu từ trình độ này, sự sáng tạo trong lao động mới bộc lộ tương đối rõ nét. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có trình độ học vấn cao đều là trí thức và những người không có trình độ học vấn cao (thể hiện qua bằng cấp) không phải là trí thức. Vì trong thực tế, có những người có trình độ học vấn cao nhưng lao động của họ mang ít tính sáng tạo thì không thể coi là trí thức và cũng có những người không được đào tạo, không có bằng cấp nhưng lao động sáng tạo, phức tạp thì họ là trí thức. Do đó, trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng để xem một cá nhân là trí thức hay không nhưng còn phải căn cứ vào các yếu tố khác mới có một quan niệm đầy đủ. Thứ hai, về phương thức lao động và chức năng. Trí thức lao động bằng trí óc, có năng lực độc lập trong tư duy, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức cho xã hội. Trí thức là người lao động trí óc nhưng không phải tất cả lao động trí óc đều là trí thức, mà phải là những người lao động trí óc sáng tạo và có tính độc lập trong tư duy. Họ không chỉ có chức năng sáng tạo mà còn truyền bá, phổ biến và làm giàu tri thức cho xã hội thông qua lao động của mình, làm cho sự hiểu biết của con người ngày càng đa dạng, phong phú, đi 31 sâu vào nhận thức bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Chúng tôi cho rằng, đây là tiêu chí quan trọng nhất để nhận biết trí thức. Thứ ba, sản phẩm lao động của trí thức là những giá trị tinh thần và vật chất. Thước đo đối với trí thức chính là sản phẩm mà họ tạo ra cho xã hội, sản phẩm là kết quả lao động sáng tạo của trí thức, do đó để sản phẩm càng có giá trị thì lao động của trí thức càng khó khăn, phức tạp. Không ít trí thức hy sinh cả cuộc đời của mình chỉ để theo đuổi niềm say mê khám phá, sáng tạo của mình và khi sản phẩm ra đời đã mang lại những giá trị hết sức to lớn đối với sự vận động và phát triển xã hội, qua đó ghi đậm dấu ấn sáng tạo của họ. Theo từ điển Triết học thì "Trí thức - tập đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người làm công tác khoa học, một bộ phận viên chức” [76, tr.598]. Từ điển Chủ nghĩa Cộng sản khoa học xác định: Trí thức - một nhóm xã hội bao gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó. Sự tồn tại của trí thức với tính cách là một nhóm xã hội đặc biệt gắn liền với việc phân công xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay [75, tr.360]. Từ điển Bách khoa Việt Nam khẳng định "Trí thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh” [77, tr.582]. Từ điển Tiếng Việt xác định "Trí thức là người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình” [114, tr.999]. Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về trí thức, thể hiện tính đa dạng cũng như phức tạp khi tiếp cận, nhìn nhận và đánh giá họ. Trong mỗi quan niệm đều có những nhân tố hợp lý và khoa học. Chúng tôi cho rằng, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức là sự phản ánh khá đầy 32 đủ, sâu sắc về trí thức, nhất là trí thức Việt Nam, là cơ sở, định hướng để nghiên cứu về trí thức và phát triển ĐNTT hiện nay. 2.1.1.2. Quan niệm về đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên Trên cơ sở quan niệm về trí thức nêu trên cùng với tính đặc thù của các điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hoá và dân tộc ở Tây Nguyên, chúng tôi cho rằng: ĐNTT ở Tây Nguyên là một bộ phận của ĐNTT Việt Nam, bao gồm những người lao động trí óc sáng tạo, có năng lực tư duy độc lập và trình độ hiểu biết, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm có giá trị cho xã hội, đang sinh sống, công tác ở các tỉnh Tây Nguyên. Từ quan niệm trên, có thể hiểu ĐNTT ở Tây Nguyên được xác định thông qua một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, ĐNTT ở Tây Nguyên là một bộ phận của ĐNTT Việt Nam, do đó nó mang trong mình những đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam, là bộ phận không thể tách rời và gắn bó với vận mệnh của đất nước, dân tộc. Thứ hai, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những người lao động trí óc sáng tạo, có năng lực tư duy độc lập và trình độ hiểu biết. Trong đó, trình độ hiểu biết có thể đo lường thông qua trình độ học vấn hoặc cũng có thể không. Nếu thông qua trình độ học vấn phải từ tốt nghiệp đại học trở lên. Thứ ba, chức năng chủ yếu của ĐNTT ở Tây Nguyên là truyền bá, làm giàu tri thức và tạo ra những sản phẩm có giá trị tinh thần, vật chất phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mà trực tiếp và trước hết là Tây Nguyên. Thứ tư, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những người có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị; tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến sự ổn định và phát triển Tây Nguyên. Thứ năm, ĐNTT ở Tây Nguyên gồm những trí thức đang sinh sống, công tác ở các tỉnh Tây Nguyên. Họ sinh ra, lớn lên ở đây và cũng có thể từ nơi khác tới đây sinh sống, lập nghiệp, hiện đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau ở Tây Nguyên, bao gồm những trí 33 thức công tác trong các cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Do đặc thù của Tây Nguyên, nhiều già làng là những người tiêu biểu về mặt trí tuệ của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Nếu như quan niệm trí thức là những người có trình độ học vấn cao thể hiện qua bằng cấp, thì các già làng ở Tây Nguyên không có, nhưng nói về sự am hiểu điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội, lịch sử và văn hoá truyền thống thì phải kể đến những người này. Họ không chỉ là người đại diện cho sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các dân tộc ở đây mà còn là hiện thân của trí tuệ, tinh hoa của DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Lao động của họ mang tính sáng tạo. Phần lớn già làng là những người có uy tín, là chỗ dựa tinh thần, là người hướng dẫn trong làm ăn, sản xuất, đồng thời trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Họ là kho kinh nghiệm và tri thức sản xuất, là pho sử thi sống, là thủ lĩnh của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Việc truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các tri thức mới tới cộng đồng các DTTS ở Tây Nguyên có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tiếng nói, việc làm của các già làng. Đồng thời, tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng các dân tộc ở đây cũng được thể hiện chủ yếu thông qua lực lượng này. Mặc dù, hiện nay vai trò của già làng so với trước đã có phần giảm sút nhưng chưa có lực lượng, cá nhân nào có thể đảm đương, thay thế được họ trong đời sống xã hội của cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên. Họ vẫn là đại diện cho tinh hoa, trí tuệ của DTTS tại chỗ nơi đây. Trong thực tế, đa số các già làng ở Tây Nguyên đã đảm nhiệm vai trò của trí thức và họ xứng đáng được xã hội và nhà nước tôn vinh là những trí thức theo một danh tính nào đó. 2.1.2. Quan niệm về phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên Phát triển là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khoa học, lĩnh vực khác nhau, vì vậy có nhiều cách hiểu không giống nhau. Dưới 34 góc độ triết học, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phát triển là sự vận động theo hướng đi lên cả về lượng và chất. Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Từ điển tiếng Việt xác định “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [115, tr.769]. Theo giáo trình triết học Mác-Lênin thì: “Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [53, tr.227]. Từ những lý giải nêu trên có thể thấy một số đặc điểm chủ yếu của phát triển như sau: Phát triển là quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo hướng ngày càng hoàn thiện. Là quá trình vận động từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển là kết quả tự thân của sự vật, hiện tượng do các yếu tố, mối liên hệ bên trong, cũng như bên ngoài quy định. Trong đó mối liên hệ bên trong mang tính tự thân vận động quyết định. Còn các yếu tố, mối liên hệ bên ngoài tác động, thâm nhập vào bên trong sự vật, hiện tượng. Nội dung của sự phát triển được thể hiện trên các mặt chủ yếu là số lượng, chất lượng và cơ cấu. Như vậy, sự phát triển là quá trình hoàn thiện về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển do chính các yếu tố nội tại bên trong sự vật, hiện tượng quyết định. Qua sự trình bày, phân tích về ĐNTT và quan niệm phát triển nêu trên, chúng tôi xác định: Phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên là quá trình vận động tăng lên về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu của ĐNTT ở Tây Nguyên, do sự tác động hợp quy luật của các chủ thể. Từ quan niệm này, có thể hiểu sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên bao gồm: Thứ nhất, nội dung phát triển: Phát triển về số lượng được thể hiện ở số lượng trí thức thời kỳ sau nhiều hơn thời kỳ trước và tỉ lệ này tăng lên trong cơ cấu dân số, phù hợp với 35 điều kiện, hoàn cảnh của Tây Nguyên. Đó là sự bảo đảm về số lượng đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi quá trình CNH, HĐH Tây Nguyên. Để đáp ứng được yêu cầu này phải phát triển KT-XH, nâng cao quy mô giáo dục, nhất là giáo dục đại học và khả năng thu hút trí thức từ các địa phương khác lên Tây Nguyên công tác. Phát triển về mặt chất lượng thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu về thể lực, trí lực và nhân cách, trong đó về mặt thể lực là sự gia tăng chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, sức khoẻ và sự dẻo dai, bền bỉ cơ bắp và thần kinh; về mặt trí lực bao gồm việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; sức sáng tạo, kinh nghiệm, kỹ năng lao động cũng như khả năng tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; về mặt nhân cách là sự nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống lành mạnh, tích cực, có tinh thần trách nhiệm. Để phát triển về chất lượng không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trong đó bao hàm cả tự đào tạo, đào tạo lại mà còn phải đẩy mạnh CNH, HĐH Tây Nguyên, đẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống, cũng như sử dụng đúng người, đúng việc để phát huy sức sáng tạo của trí thức. Sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên về mặt chất lượng còn thể hiện ở năng lực thực tiễn, đó là khả năng tổng kết thực tiễn, đúc rút thành lý luận cũng như khả năng “thực tiễn hoá” lý luận thông qua hoạt động sáng tạo của mình. Vì ĐNTT không chỉ nghiên cứu, khái quát các quá trình tự nhiên, xã hội thành các quy luật và được biểu hiện qua các sáng tạo, phát minh, sáng chế mà còn phải có năng lực đưa các tri thức trở lại thực tiễn để phục vụ sự phát triển. Phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên còn bao hàm việc hình thành cơ cấu ngày càng hợp lý, cân đối về thành phần xuất thân, trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi, ngành, nghề và thành phần dân tộc, v.v... Sự phát triển đội ngũ này còn bao gồm yếu tố nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý và sử dụng trí thức của các cơ quan, đơn vị. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể đối với ĐNTT. Phát triển ĐNTT ở 36 Tây Nguyên về mặt cơ cấu cần bám sát mục tiêu của chiến lược phát triển KT-XH trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Thứ hai, chủ thể phát triển: Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển là sự tác động hợp quy luật của các chủ thể. Trong đó, trước hết do yêu cầu nội tại trong chính bản thân của đội ngũ này, đó là quá trình tự thân vận động không ngừng của các yếu tố cấu thành ĐNTT, đồng thời là đòi hỏi khách quan của sự phát triển KT-XH và CNH, HĐH. Môi trường tự nhiên và xã hội là những điều kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển ĐNTT. Chủ thể phát triển ĐNTT còn là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có tác động hết sức to lớn đến sự phát triển, nhất là các chính sách đúng đắn, phù hợp, có tính khả thi cao. Thứ ba, phương thức phát triển: Phát triển ĐNTT có nhiều phương thức khác nhau, trong đó chủ yếu là: Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ làm cho số lượng tăng lên mà còn nâng cao chất lượng ĐNTT, qua đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH Tây Nguyên. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng bao gồm cả quá trình tự đào tạo, đào tạo lại với nhiều phương thức khác nhau như đào tạo chính quy tập trung, không chính quy, từ xa; qua trường lớp hoặc tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ. Sử dụng trí thức là việc đặt trí thức vào một vị trí, một công việc nhất định qua đó phát huy có hiệu quả năng lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo. Sử dụng trí thức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát huy vai trò của họ đối với sự phát triển. Sử dụng đúng người đúng việc sẽ là động lực để trí thức phát huy tốt khả năng, sự sáng tạo của mình. Môi trường, điều kiện công tác chính là không gian để trí thức tự do phát minh, sáng tạo cũng như thể hiện tư tưởng, chính kiến của mình mà không bị hiểu sai hoặc “chụp mũ”. Môi trường, điều kiện công tác bao gồm cả cơ sở vật chất cũng như quan hệ giữa người với người trong quá trình công 37 tác và sự hoàn thiện cơ chế, chính sách. Ngoài ra còn là trạng thái dân chủ, công bằng, bình đẳng để trí thức có thể cống hiến, phấn đấu và cạnh tranh lành mạnh để vươn lên. Đãi ngộ, thu hút trí thức. Đãi ngộ là một trong những hoạt động không kém phần quan trọng trong phát triển ĐNTT, là một yếu tố giúp họ yên tâm công tác và là động lực thúc đẩy sự cống hiến, sáng tạo. Vì vậy, cần đưa ra những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút trí thức giỏi, có phẩm chất, trình độ và năng lực về công tác. Đồng thời, có hình thức khen thưởng cả về vật chất và tinh thần thích đáng. Thu hút trí thức từ các địa phương khác về công tác tại Tây Nguyên cũng là một trong những phương thức bổ sung vào ĐNTT nơi đây. Trong đó, trước mắt cần thu hút những trí thức xuất thân hoặc có gia đình, người thân ở Tây Nguyên nhưng hiện đang công tác tại các địa phương khác trong nước, thậm chí cả ở nước ngoài. Thứ tư, mục tiêu phát triển: Phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó chủ yếu là nhằm khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng của vùng phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT-XH Tây Nguyên, cũng như góp phần xây dựng toàn diện con người. 2.1.3. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tây Nguyên Công nghiệp hoá là con đường phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới, là phương thức chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp với trình độ phát triển cao hơn cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Hiện đại hoá là quá trình đưa các tiến bộ KHCN vào quá trình quản lý, sản xuất tạo ra sự biến đổi về chất của nền sản xuất xã hội. Trong bối cảnh KTTT đang hình thành do sự phát triển nhanh chóng và tác động của KHCN thì công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá là một yêu cầu tất yếu để phát triển nhanh và bền vững. Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước cùng với thực tế quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: 38 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [39, tr.65]. Như vậy, quan niệm của Đảng về CNH, HĐH bao trùm các lĩnh vực của đời sống KT-XH, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong quản lý xã hội. CNH, HĐH trên cơ sở phát triển công nghiệp gắn kết chặt chẽ với các tiến bộ về KHCN. Đối với Tây Nguyên, CNH, HĐH là con đường tất yếu để đưa nơi đây từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của vùng, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế, xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững Tây Nguyên. Tây Nguyên trong một thời gian dài là vùng đất khá biệt lập so với các vùng khác trong cả nước, các hoạt động sản xuất chủ yếu khép kín, tự cung tự cấp với phương thức đốt, phát, chọc trỉa, dựa vào các lợi thế tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Phương thức trao đổi chủ yếu là vật đổi vật. Trình độ quản lý xã hội dựa trên hệ thống luật tục với vai trò quan trọng của già làng, trưởng buôn, thầy mo, thầy cúng,v.v... Khi cùng cả nước bước vào sự nghiệp đổi mới thì khoảng cách về trình độ phát triển của Tây Nguyên so với cả nước có sự cách biệt khá xa. Do đó, mục tiêu CNH, HĐH Tây Nguyên là khai thác các tiềm năng, thế mạnh của vùng phục vụ sự phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân và giảm dần khoảng cách phát triển so với cả nước, từng bước vươn lên, phát triển cùng đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tây Nguyên không chỉ là quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất, quản lý xã hội, áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống mà còn phải gắn với việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, đặc thù của vùng đất và con người nơi đây, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các tri thức sản xuất của cộng đồng DTTS tại 39 chỗ. Do đó, mục tiêu CNH, HĐH Tây Nguyên không chỉ nhằm khai thác các thế mạnh của vùng mà còn phải bảo tồn, phát huy các thế mạnh đó để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững nơi đây, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên, nhất là DTTS. Có như vậy, sự nghiệp CNH, HĐH Tây Nguyên mới đi đến thành công. So với cả nước trước khi tiến hành CNH, HĐH thì đã có những tiền đề, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá trước đây, còn Tây Nguyên đi vào con đường CNH, HĐH gần như bắt đầu từ con số không, ngoại trừ nguồn tài nguyên thiên nhiên, không vốn, không KHCN, không nguồn nhân lực được đào tạo, trình độ quản lý thấp kém, v.v. Do đó, quá trình CNH, HĐH Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn bởi điểm xuất phát thấp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tây Nguyên trước hết phải lấy lĩnh vực nông nghiệp làm khâu đột phá, gắn với thế mạnh các cây công nghiệp và sự màu mỡ, phì nhiêu của đất đỏ bazan. Như vậy, CNH, HĐH Tây Nguyên ngoài những đặc điểm chung còn có những điểm đặc thù, do đó cần có những phương thức, bước đi phù hợp với điều kiện, đặc điểm nơi đây. Có như vậy, CNH, HĐH Tây Nguyên mới đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. 2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN VỚI SỰ NGHIỆP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 2.2.1. Sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên là yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong mọi thời đại, con người luôn là trung tâm của sự phát triển. Thời đại ngày nay, con người và nguồn nhân lực nói chung, ĐNTT nói riêng lại càng quan trọng, họ vừa là nguồn lực cơ bản và chủ yếu, vừa là động lực và mục tiêu của sự phát triển. Không thể có sự phát triển nhanh và bền vững nếu không có một ĐNTT cao về phẩm chất, trí tuệ, năng lực và hợp lý về cơ cấu và số lượng. Đối với Tây Nguyên, sự phát triển ĐNTT đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nơi đây, bởi lẽ: 40 Thứ nhất, ĐNTT ở Tây Nguyên có vai trò quyết định trong việc tổng kết thực tiễn, sáng tạo tri thức mới góp phần quan trọng trong việc hoạch định đường lối CNH, HĐH Tây Nguyên. Những năm sau giải phóng, Tây Nguyên vẫn là vùng đất giàu tiềm năng “chưa được đánh thức”. Trong lĩnh vực kinh tế, công lao lớn đầu tiên của trí thức ở Tây Nguyên là đã cộng tác, phối hợp với những trí thức, chuyên gia thuộc các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương tiến hành những nghiên cứu, điều tra thực địa công phu cùng với tra cứu thư tịch được bảo tàng trong nước và nước ngoài lưu giữ để từng bước “phát lộ” tiềm năng đó. Dần dần tiềm năng đó được xác định trên tổng thể về quy mô, số lượng, chất lượng theo phương pháp đo đạc, ước tính dựa trên sự áp dụng tri thức khoa học và các phương tiện hiện đại. Thành quả của các phát hiện đó chính là cơ sở cho việc dự thảo các chiến lược phát triển kinh tế của Tây Nguyên, chiến lược tổng thể cho đến chiến lược từng lĩnh vực, từng ngành. Cơ cấu kinh tế Tây Nguyên được phác thảo và từng bước được chi tiết hoá, bổ sung, điều chỉnh trong đó xác định trọng điểm các ngành mũi nhọn và cả lộ trình khai thác, phát huy. Nhìn chung, suốt tiến trình đó trí thức ở Tây Nguyên đã góp phần đáng được ghi nhận để Đảng, Nhà nước khẳng định chiến lược phát triển kinh tế Tây Nguyên, rồi tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi tình hình trong nước, khu vực và thế giới trong các kỳ đại hội của Đảng. Tiếp thu đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trí thức ở Tây Nguyên đã đóng góp ý kiến và trực tiếp tham gia triển khai để đường lối, chủ trương đó được vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Tây Nguyên, nơi mà mặt bằng xuất phát về kinh tế còn thấp (có nơi rất thấp như ở một số khu vực DTTS) so với các vùng khác trong cả nước. Cũng như vậy, thực hiện CNH, HĐH là hướng đi tất yếu của cả nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội như Nghị quyết Đại hội Đảng đã khẳng định. Nhưng ở Tây Nguyên với nét đặc thù về trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém và tương ứng với nó là sự thấp kém của quan hệ sản xuất 41 thì việc vận dụng đường lối, chủ trương ấy đòi hỏi sự sáng tạo mà trong thực tế ĐNTT ở Tây Nguyên góp phần quan trọng. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật các tỉnh đã huy động nhiều nhà khoa học có trình độ, kinh nghiệm vào việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, phát triển các vùng chuyên canh, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phản biện đề án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; tham gia làm thành viên, dự các cuộc họp của hội đồng nghiệm thu các đề tài, đề án, dự án, công trình quan trọng có liên quan tới lĩnh vực kinh tế và môi trường như các công trình thủy điện, thủy lợi, du lịch, giao thông, xây dựng; khai thác tài nguyên, quy hoạch dân cư,v.v... Các hội thành viên của trí thức đã có nhiều hoạt động tư vấn, phản biện, giám định có hiệu quả, được các cơ quan quản lý đánh giá cao, như: Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp đã tư vấn xây dựng phương án giao đất, giao rừng ở vùng đệm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tư vấn điều phối thực hiện dự án hỗ trợ sau giao đất, giao rừng để xóa đói giảm nghèo. Hội Kiến trúc sư phản biện các công trình: khu công nghiệp, khu du lịch, quy hoạch trung tâm huyện; Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường phản biện các dự án tỉnh lộ 3, 8, 9; Hội Cơ khí tư vấn những giải pháp công nghệ, cung cấp thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất,v.v. Những đóng góp của ĐNTT vào sự phát triển KT-XH Tây Nguyên khó trình bày bằng những số liệu cụ thể, chi tiết trong khuôn khổ của một luận án, nhưng có một sự kiện, một số liệu - có thể là minh chứng sáng giá về thành tựu phát triển KT-XH của Tây nguyên như là kết quả sự nỗ lực của các cấp, các ngành và cộng đồng các dân tộc trong đó có phần đóng góp xứng đáng của trí thức. Sự kiện, số liệu đó là: Những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của Tây Nguyên luôn cao hơn mức bình quân của cả nước. Nhiều vùng đồng bào DTTS từ chỗ “bốn không” (Không đường, không điện, không trường, không trạm), đời sống hết sức khó khăn, đến nay về cơ bản các khoảng trống 42 “Bốn không” đó đã được lấp đầy, đời sống đồng bào có những thay đổi rõ rệt, nhiều người vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Thứ hai, ĐNTT ở Tây Nguyên đi đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH và áp dụng các thành tựu KHCN vào quá trình quản lý và sản xuất. Mục tiêu của GDĐT là xây dựng con người với đầy đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ và bản lĩnh, đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử. Thời kỳ nào cũng vậy, trọng trách này trước hết thuộc về ĐNTT. Ở Tây Nguyên, sau giải phóng và trước giai đoạn đổi mới, trí thức đã tư vấn, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cải tạo hệ thống giáo dục cũ (phục vụ sự cai trị, bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ) sang hệ thống giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, phục vụ sự phát triển Tây Nguyên. Trong thời kỳ đổi mới, ĐNTT tham gia thực hiện chính sách đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT theo tinh thần nghị quyết của Đảng. Tây Nguyên vốn là vùng trũng về GDĐT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Trước thực trạng đó và thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền cũng như với vai trò, trách nhiệm của mình, nhiều trí thức đã không quản ngại khó khăn, thiếu thốn về cơ sở tuyên truyền, vận động các gia đình cho con em tới trường học tập, nâng cao trình độ. Đồng thời, từng bước tham gia tạo lập, gây dựng hệ thống trường, lớp ở các cấp học, bậc học, qua đó mở rộng quy mô giáo dục. Hiện nay, toàn vùng có 20 trường đại học, cao đẳng. Trong đó đại học có 44 chuyên ngành đào tạo hệ chính quy và 08 chuyên ngành đào tạo sau đại học. Cao đẳng sư phạm có 19 chuyên ngành đào tạo chính quy và 19 chuyên ngành liên kết đào tạo đại học. Các trường cao đẳng chuyên ngành và cao đẳng nghề có 53 ngành, nghề đào tạo; ngoài ra các trường còn đào tạo liên thông, liên kết nhiều ngành, nghề khác [8]. Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng được nâng lên. Số cán bộ giảng dạy trong các trường đại học và phân hiệu đại học có 984 người, gồm: 14 phó giáo sư, 86 tiến sĩ, 510 thạc sĩ và 374 cử nhân. Các trường cao đẳng sư phạm có 434 cán bộ giảng dạy, gồm: 10 tiến sĩ, 235 43 thạc sĩ, 189 cử nhân. Các trường cao đẳng chuyên ngành và cao đẳng nghề có 895 giảng viên, gồm: 02 tiến sĩ, 223 thạc sĩ, 670 cử nhân [8]. Trí thức là cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục với sự hiểu biết và trách nhiệm tham gia xây dựng cơ...trong việc thực hiện chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc thành lập trung tâm không chỉ nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao, tránh lãng phí, sử dụng không hiệu quả, mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức, cũng như sự trân trọng, tôn vinh đối với trí thức. Trước mắt, trong khi chờ đợi thành lập trung tâm thì nhiệm vụ này được giao cho liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật. Thứ sáu, rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 "Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội" và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg, ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về "Quy định Hội có tính chất đặc thù" cho phù hợp với Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lương Hữu Nam (2016), “Thực trạng đội ngũ trí thức tỉnh Lâm Đồng và một số giải pháp phát triển phát huy vai trò của trí thức”, Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, (01), (134), tr.72-77. 2. Lương Hữu Nam (2016), “Nhận diện từ thực tiễn đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, (08), (141), tr.62-66. 3. Lương Hữu Nam (2017), “Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia năm 2016 về phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên, Nxb Nông nghiệp, tr.241-245. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Bách (2015), Báo cáo kết quả đề tài khoa học công nghệ: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn và sử dụng hiệu quả nhân lực trí thức DTTS tại chỗ tỉnh Đắk Lắk, Viện Khoa học Môi trường và Xã hội, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khoá IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011- 2020, Hà Nội. 4. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo tổng kết Nghị quyết 10- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 5. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (2014), Đào tạo Đại học - Cao đẳng ở Tây Nguyên: Sinh viên tốt nghiệp và thất nghiệp (bài 1), tại trang [truy cập ngày 30/8/2016]. 6. Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (2012), Xây dựng ĐNTT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên, Hà Nội. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông báo số 1394/TB-BGDĐT kết luận tại Hội nghị các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Tây Nguyên, Hà Nội. 153 9. Bộ Giao thông Vận tải (2010), Báo cáo số 4478/BC-BGTVT tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên, Hà Nội. 10. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 11. Bộ Nội vụ (2010), Báo cáo số 42/BC-BNV về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 12. Bộ Y tế (2010), Báo cáo số 667/BC-BYT về tình hình y tế Tây Nguyên, Hà Nội. 13. C.Mác, Ph.Ăngghen (1983), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.47. 14. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. C.Mác, Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Trịnh Quang Cảnh (2002), Trí thức người DTTS ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 17. Chính phủ (2003), Quyết định số 253/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010, Hà Nội. 18. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững, Hà Nội. 19. Chính phủ (2004), Chỉ thị số16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh xoá bỏ tổ chức phản động FULRO đang nhen nhóm phục hồi trên một số địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Hà Nội. 154 20. Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (2016), Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2011), Niên giám thống kê 2010, Đắk Lắk. 22. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2016), Niên giám thống kê 2015, Đắk Lắk. 23. Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (2011), Niên giám thống kê 2010, Đắk Nông. 24. Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (2016), Niên giám thống kê 2015, Đắk Nông. 25. Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2011), Niên giám thống kê 2010, Gia Lai. 26. Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2016), Niên giám thống kê 2015, Gia Lai. 27. Cục Thống kê tỉnh Kon Tum (2011), Niên giám thống kê 2010, Kon Tum. 28. Cục Thống kê tỉnh Kon Tum (2016), Niên giám thống kê 2015, Kon Tum. 29. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lâm Đồng 2009, Lâm Đồng. 30. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2011), Niên giám thống kê 2010, Lâm Đồng. 31. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2016), Niên giám thống kê 2015, Lâm Đồng. 32. Trương Xuân Cừ (2013), Phát triển đội ngũ trí thức vùng Tây Bắc - Cần quan tâm tới chính sách, địa chỉ truy cập baotintuc.vn, [truy cập ngày 25/5/2017]. 33. Phạm Tất Dong (1994), Luận cứ khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên, Chương trình KX04, Đề tài KX04-06, Hà Nội. 34. Trương Minh Dục (2014), "Xây dựng đội ngũ trí thức các tộc người ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới", Tạp chí Lịch sử Đảng, (10), tr.78-83. 35. Phạm Thị Thu Dung (2014), Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về xây dựng ĐNTT ở tỉnh Gia Lai, Thông tin Tuyên giáo Gia Lai, tại trang [truy cập ngày 17/10/2015]. 36. Nguyễn Thành Dũng (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 155 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 39. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Đảng uỷ Công an Trung ương (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Hà Nội. 44. Trần Đương (2007), Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 45. Đinh Ngọc Giang (2014), "Thu hút và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Lý luận Chính trị, (4). 46. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), ĐNTT giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 47. Trần Sơn Hải (2011), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội. 156 48. Trương Thị Hạnh (2016), “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng Tây Nguyên: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hội thảo Đào tạo đại học với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng Tây Nguyên hiện nay, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk, tr.204-210. 49. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Trần Phương Hoa (2016), Vài nét về vai trò trí thức - quan điểm từ châu Âu, tại trang [truy cập ngày 19/7/2016]. 53. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Trần Việt Hùng (2012), "Phát huy vai trò của cán bộ người DTTS trong phát triển KT-XH kết hợp với an ninh quốc phòng ở khu vực Tây Nguyên", Hội thảo Quốc tế: Cơ chế đảm bảo quyền con người cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và kinh nghiệm ở các nước khu vực Đông Nam Á. 55. Nguyễn Đắc Hưng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Nguyễn Thành Huy (2008), Xây dựng ĐNTT Việt Nam: Kinh nghiệm của Phần Lan, tại trang [truy cập ngày 15/10/2015]. 57. Jacques Dournes (2014), Pơ tao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jarai Đông Dương (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội. 58. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2012), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Vũ Khiêu (2014), Trí thức Việt Nam thời xưa, Nxb Thuận Hoá, Huế. 60. Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú (đồng chủ biên) (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên, Nxb Tri thức, Hà Nội. 157 61. Phan Thanh Khôi (1992), Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Triết học, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội. 62. Bùi Thị Ngọc Lan (2000), Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 63. Bùi Thị Ngọc Lan (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (01), tr.30-33. 64. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai (2012), Báo cáo đánh giá 5 năm triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Gia Lai. 65. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Gia Lai (2014), Thông tin về nguồn nhân lực trình độ cao ở tỉnh Gia Lai, Gia Lai. 66. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Kon Tum (2013), Báo cáo về nguồn nhân lực và chính sách khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, Kon Tum. 67. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm Đồng (2013), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng ĐNTT tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng. 68. Nguyễn Võ Linh (2010), Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Hà Nội. 69. Nguyễn Tiến Lực (2014), Đào tạo nguồn nhân lực ở Nhật Bản, bài học cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 70. Lê Công Lương (2016), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 158 71. Hà Minh (2008), Chính sách thu hút nhân tài của Singapore: Bài bản và chuyên nghiệp, tại trang [truy cập ngày 22/7/2016]. 72. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Nguyên Ngọc (2007), "Một lớp trí thức mới của Tây Nguyên, hoàn toàn là hiện thực", Tạp chí Tia Sáng, tại trang [truy cập ngày 17/10/2015]. 74. Nhà xuất bản Thuận Hoá (1998), Từ điển Tiếng Việt, Huế. 75. Nhà xuất bản Tiến bộ (1986), Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Mátxcơva. 76. Nhà xuất bản Tiến bộ (1986), Từ điển Triết học, Mátxcơva. 77. Nhà xuất bản Từ điển (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 4, Hà Nội. 78. Nhiều tác giả (2009), Về trí thức Nga, Nxb Tri thức, Hà Nội. 79. Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 80. Phùng Hữu Phú (2015), Xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tại trang [truy cập ngày 10/10/2015]. 81. Lê Văn Phục (2014), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Lê Quang Quý (2005), Xây dựng ĐNTT ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 83. Phạm S (2014), Nông nghiệp công nghệ cao tạo bước đột phát góp phần phát triển kinh tế - xã hội Lâm Đồng nhanh và bền vững, Thông tin khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng, (3), 2014. 159 84. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk (2016), “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng Tây Nguyên: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk tr.195-203. 85. Đỗ Thị Thạch (1999), Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 86. Bùi Tất Thắng (2016), “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng Tây Nguyên: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hội thảo Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực vùng Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk, tr.182-194. 87. Cao Văn Thông, Đỗ Xuân Tuất (2015), Chiến lược phát triển nhân tài của Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 88. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 579/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Hà Nội. 89. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1216 /QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 90. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 936/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên đến năm 2020, Hà Nội. 91. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, Hà Nội. 92. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 276/QĐ-TTG về việc Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khoá IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020, Hà Nội. 93. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2012), Báo cáo số 219-BC/TU tự kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đắk Lắk. 160 94. Tỉnh uỷ Lâm Đồng (2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Lâm Đồng. 95. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội. 96. Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 97. Nguyễn Công Trí (2012), Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 98. Nguyễn Tuấn Triết (2003), Tây Nguyên cuối thế kỷ XX vấn đề dân cư và nguồn nhân lực, Nxb Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh. 99. Phạm Thế Trịnh (2015), “Giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực trí thức tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020”, Hội thảo Những đóng góp của ĐNTT Đắk Lắk trong 30 năm đổi mới, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk, tr.20-31. 100. Trương Trổ (2013), Báo cáo kết quả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng ĐNTT tỉnh Lâm Đồng, đề tài khoa học cấp tỉnh, Lâm Đồng. 101. Trịnh Quốc Tuấn (1995), Quan điểm và chính sách của V.I.Lênin đối với trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Nghiên cứu Lý luận, (4), tr.7-10. 102. Trương Văn Tuấn (2014), Xây dựng đội ngũ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 103. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk. 161 104. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông (2011), Báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đắk Nông, Đắk Nông. 105. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông (2011), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2020, Đắk Nông. 106. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia Lai (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2020, Gia Lai. 107. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (2011), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum, Kon Tum. 108. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2012), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020, Lâm Đồng. 109. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2012), Quyết định 916/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, Lâm Đồng. 110. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2013), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng. 111. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 112. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 113. Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên (2016), Kỷ yếu hội thảo phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng Tây Nguyên: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đắk Lắk. 114. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 115. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 116. Đặng Văn Vũ (2011), Văn hoá và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 - 2000, Luận án Tiến sĩ văn học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 117. Đàm Đức Vượng (2014), Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 162 118. Cao Thị Thanh Xuân (2015), Phát triển đội ngũ hiệu trường trường trung học phổ thông các tỉnh bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 119. Trương Thị Bạch Yến (2014), Tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 120. Y Ghi Niê (2009), Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát huy trí tuệ của ĐNTT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đề tài khoa học cấp tỉnh, Đắk Lắk. 121. Y Ngông Niê Kđăm (2006), Cuộc đời và trong lòng bạn bè, đồng nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163 PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN Nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên, rất mong Ông/Bà cung cấp một số thông tin sau (bằng cách đánh dấu x vào một trong các ô cho sẵn): Giới tính:  Nam  Nữ Tuổi:..Dân tộc:. Trình độ học vấn:  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học  Thạc sĩ  Tiến sĩ  Khác Trình độ lý luận chính trị:  Sơ cấp  Trung cấp  Cao cấp  Cử nhân  Khác Lĩnh vực công tác:  Đảng  Chính quyền  Mặt trận-Đoàn thể  Đơn vị sự nghiệp  Doanh nghiệp  Khác 1. Ông/Bà có quan tâm đến chính sách đối với trí thức không?  Có  Không 2. Trình độ ngoại ngữ của Ông/Bà?  Chưa học  Trình độ A  Trình độ B  Trình độ C  Cử nhân  Khác:. 3. Mức độ sử dụng ngoại ngữ của Ông/Bà như thế nào?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ 4. Trình độ tin học của Ông/Bà?  Chưa học  Trình độ A  Trình độ B  Trình độ C  Cử nhân  Khác:. 5. Mức độ sử dụng tin học của Ông/Bà như thế nào?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ 6. Cơ sở vật chất phục vụ công việc của Ông/Bà như thế nào?  Rất tốt  Tốt  Bình thường  Nghèo nàn 7. Môi trường công tác của Ông/Bà như thế nào?  Rất tốt  Tốt  Bình thường  Khó phát triển 164 8. Khó khăn lớn nhất tác động tới sự phát triển của Ông/Bà là gì?  Lương thấp  Môi trường công tác  Cơ chế, chính sách  Cơ sở vật chất  Khác:.. 9. Công việc hiện tại có phù hợp với chuyên ngành đào tạo của Ông/Bà không?  Phù hợp  Tương đối  Không phù hợp 10. Ông/Bà đã bao giờ viết bài nghiên cứu cho các tạp chí, sách, báo, hội thảo, đề tài khoa học chưa?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ 11. Ông/Bà tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nào không?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ 12. Ông/Bà hài lòng với vị trí công việc hiện nay không?  Rất hài lòng  Hài lòng  Không hài lòng 13. Ông/Bà đã bao giờ tham gia tư vấn, phản biện, giám định các chương trình, đề tài, đề án nào chưa?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ 14. Ông/Bà có tham gia các hoạt động đào tạo, truyền bá kiến thức cho cộng đồng không?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ 15. Ông/Bà có muốn nâng cao trình độ, chuyên môn không?  Có  Không  Không cần thiết 16. Mức lương hiện nay làm cho Ông/Bà yên tâm công tác chưa?  Yên tâm  Chưa yên tâm 17. Vị trí công tác của Ông/Bà đã tương xứng với cống hiến chưa?  Rất tương xứng  Tương xứng  Chưa tương xứng  Khác 18. Theo Ông/Bà, đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương chưa?  Đã đáp ứng  Chưa đáp ứng  Không biết 19. Ông/Bà cho biết chính sách đối với đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay?  Rất tốt  Tốt  Bình thường  Chưa tốt  Không rõ Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà 165 Phụ lục 2 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN Tổng số phiếu: 750 phiếu, trong đó: Nam: 472; Nữ: 278. - Kon Tum: 134 phiếu. Nam: 85 Nữ: 49. - Gia Lai: 165 phiếu. Nam: 103 Nữ: 62. - Đắk Lắk: 159 phiếu. Nam: 98 Nữ: 61. - Đắk Nông: 120 phiếu. Nam: 75 Nữ: 45. - Lâm Đồng: 172 phiếu. Nam: 111 Nữ: 61. Stt Nội dung/Tỉnh Kon tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng Tây Nguyên 1 Độ tuổi Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Số phiếu Tỉ lệ % Dưới 30 15 11,2 8 4,8 9 5,7 37 30,8 12 7,0 81 10,8 Từ 30 đến dưới 40 74 55,2 68 41,2 62 39,0 48 40,0 74 43,0 326 43,5 Từ 40 đến dưới 50 42 31,3 79 47,9 68 42,8 21 17,5 70 40,7 280 37,3 Trên 50 3 2,2 10 6,1 20 12,6 14 11,7 16 9,3 63 8,4 2 Dân tộc Kinh 90 67,2 124 75,2 119 74,8 92 76,7 135 78,5 560 74,7 DTTS 44 32,8 41 24,8 40 25,2 28 23,3 37 21,5 190 25,3 166 3 Học vấn Đại học 108 80,6 124 75,2 117 73,6 97 80,8 123 71,5 569 75,9 Thạc sĩ 24 17,9 34 20,6 30 18,9 23 19,2 35 20,3 146 19,5 Tiến sĩ 2 1,5 7 4,2 12 7,5 0 0,0 14 8,1 35 4,7 4 Lý luận chính trị Sơ cấp 30 22,4 31 18,8 22 13,8 24 20,0 28 16,3 135 18,0 Trung cấp 53 39,6 62 37,6 64 40,3 47 39,2 79 45,9 305 40,7 Cao cấp 25 18,7 40 24,2 40 25,2 19 15,8 30 17,4 154 20,5 Cử nhân 7 5,2 15 9,1 18 11,3 9 7,5 18 10,5 67 8,9 Chưa học 19 14,2 17 10,3 15 9,4 21 17,5 17 9,9 89 11,9 5 Lĩnh vực công tác Đảng 11 8,2 18 10,9 28 17,6 49 40,8 29 16,9 135 18,0 Chính quyền 45 33,6 72 43,6 60 37,7 16 13,3 40 23,3 233 31,1 Mặt trận-Đoàn thể 18 13,4 28 17,0 21 13,2 20 16,7 17 9,9 104 13,9 Đơn vị sự nghiệp 55 41,0 38 23,0 36 22,6 29 24,2 73 42,4 231 30,8 Doanh nghiệp 4 3,0 6 3,6 10 6,3 6 5,0 9 5,2 35 4,7 Khác 1 0,7 3 1,8 4 2,5 0 0,0 4 2,3 12 1,6 6 Ông/Bà có quan tâm đến chính sách đối với trí thức không? Có 134 100,0 164 99,4 154 96,9 115 95,8 168 97,7 735 98,0 Không 0 0,0 1 0,6 5 3,1 5 4,2 4 2,3 15 2,0 7 Trình độ ngoại ngữ của Ông/Bà? Chưa học 15 11,2 6 3,6 2 1,3 4 3,3 2 1,2 29 3,9 A 50 37,3 44 26,7 40 25,2 23 19,2 29 16,9 186 24,8 B 54 40,3 95 57,6 84 52,8 79 65,8 117 68,0 429 57,2 C 3 2,2 9 5,5 12 7,5 7 5,8 9 5,2 40 5,3 Cử nhân 5 3,7 8 4,8 8 5,0 4 3,3 6 3,5 31 4,1 Khác 7 5,2 3 1,8 13 8,2 3 2,5 9 5,2 35 4,7 167 8 Mức độ sử dụng ngoại ngữ của Ông/Bà như thế nào? Thường xuyên 6 4,5 2 1,2 7 4,4 4 3,3 11 6,4 30 4,0 Thỉnh thoảng 82 61,2 128 77,6 117 73,6 86 71,7 118 68,6 531 70,8 Chưa bao giờ 46 34,3 35 21,2 35 22,0 30 25,0 43 25,0 189 25,2 9 Trình độ tin học của Ông/Bà? Chưa học 4 3,0 0 0,0 5 3,1 3 2,5 2 1,2 14 1,9 A 74 55,2 84 50,9 60 37,7 43 35,8 79 45,9 340 45,3 B 52 38,8 68 41,2 74 46,5 65 54,2 80 46,5 339 45,2 C 2 1,5 2 1,2 2 1,3 1 0,8 2 1,2 9 1,2 Cử nhân 0 0,0 4 2,4 4 2,5 6 5,0 4 2,3 18 2,4 Khác 2 1,5 7 4,2 14 8,8 2 1,7 5 2,9 30 4,0 10 Mức độ sử dụng tin học của Ông/Bà như thế nào? Thường xuyên 120 89,6 151 91,5 145 91,2 104 86,7 143 83,1 663 88,4 Thỉnh thoảng 13 9,7 14 8,5 13 8,2 12 10,0 27 15,7 79 10,5 Chưa bao giờ 1 0,7 0 0,0 1 0,6 4 3,3 2 1,2 8 1,1 11 Cơ sở vật chất phục vụ công việc của Ông/Bà như thế nào? Rất tốt 6 4,5 16 9,7 7 4,4 22 18,3 22 12,8 73 9,7 Tốt 57 42,5 72 43,6 82 51,6 56 46,7 96 55,8 363 48,4 Bình thường 66 49,3 70 42,4 67 42,1 39 32,5 54 31,4 296 39,5 Nghèo nàn 5 3,7 7 4,2 3 1,9 3 2,5 0 0,0 18 2,4 12 Môi trường làm việc của Ông/Bà như thế nào? Rất tốt 4 3,0 10 6,1 8 5,0 18 15,0 14 8,1 54 7,2 Tốt 64 47,8 74 44,8 73 45,9 65 54,2 94 54,7 370 49,3 Bình thường 58 43,3 71 43,0 61 38,4 29 24,2 59 34,3 278 37,1 Khó phát triển 8 6,0 10 6,1 17 10,7 8 6,7 5 2,9 48 6,4 168 13 Khó khăn lớn nhất tác động tới sự phát triển của Ông/Bà là gì? Lương thấp 55 41,0 55 33,3 60 37,7 50 41,7 80 46,5 300 40,0 Môi trường làm việc 32 23,9 26 15,8 22 13,8 13 10,8 29 16,9 122 16,3 Cơ chế chính sách 26 19,4 65 39,4 59 37,1 32 26,7 40 23,3 222 29,6 Cơ sở vật chất 13 9,7 8 4,8 6 3,8 4 3,3 6 3,5 37 4,9 Khác 8 6,0 11 6,7 12 7,5 21 17,5 17 9,9 69 9,2 14 Công việc hiện tại có phù hợp với chuyên ngành đào tạo của Ông/Bà không? Phù hợp 72 53,7 99 60,0 77 48,4 54 45,0 93 54,1 395 52,7 Tương đối 44 32,8 39 23,6 62 39,0 45 37,5 53 30,8 243 32,4 Không phù hợp 18 13,4 27 16,4 20 12,6 21 17,5 26 15,1 112 14,9 15 Ông/Bà đã bao giờ viết bài nghiên cứu cho các tạp chí, sách, báo, hội thảo, đề tài khoa học chưa? Thường xuyên 5 3,7 9 60,0 7 48,4 5 45,0 13 54,1 39 5,2 Thỉnh thoảng 50 37,3 54 23,6 61 39,0 47 37,5 64 30,8 276 36,8 Chưa bao giờ 79 59,0 102 16,4 91 12,6 68 17,5 95 15,1 435 58,0 16 Ông/Bà tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nào không? Thường xuyên 35 26,1 41 24,8 34 21,4 10 8,3 24 14,0 144 19,2 Thỉnh thoảng 98 73,1 124 75,2 122 76,7 101 84,2 138 80,2 583 77,7 Chưa bao giờ 1 0,7 0 0,0 3 1,9 9 7,5 10 5,8 23 3,1 17 Ông/Bà hài lòng với vị trí công việc hiện nay không? Rất hài lòng 14 10,4 19 11,5 16 10,1 11 9,2 18 10,5 78 10,4 Hài lòng 103 76,9 127 77,0 125 78,6 99 82,5 134 77,9 588 78,4 Không hài lòng 17 12,7 19 11,5 18 11,3 10 8,3 20 11,6 84 11,2 18 Ông/Bà đã bao giờ tham gia tư vấn, phản biện, giám định các chương trình, đề tài, đề án nào chưa? Thường xuyên 6 4,5 11 6,7 11 6,9 6 5,0 19 11,0 53 7,1 Thỉnh thoảng 40 29,9 60 36,4 79 49,7 35 29,2 74 43,0 288 38,4 Chưa bao giờ 88 65,7 94 57,0 69 43,4 79 65,8 79 45,9 409 54,5 169 19 Ông/Bà có tham gia các hoạt động đào tạo, truyền bá kiến thức cho cộng đồng không? Thường xuyên 18 13,4 9 5,5 17 10,7 10 8,3 17 9,9 71 9,5 Thỉnh thoảng 81 60,4 115 69,7 100,0 62,9 63 52,5 99 57,6 458 61,1 Chưa bao giờ 35 26,1 41 24,8 42,0 26,4 47 39,2 56 32,6 221 29,5 20 Ông/Bà có muốn nâng cao trình độ, chuyên môn không? Có 126 94,0 164 99,4 150,0 94,3 110 91,7 161 93,6 711 94,8 Không 4 3,0 0 0,0 8,0 5,0 5 4,2 6 3,5 23 3,1 Không cần thiết 4 3,0 1 0,6 1,0 0,6 5 4,2 5 2,9 16 2,1 21 Mức lương hiện nay làm cho Ông/Bà yên tâm công tác chưa? Yên tâm 43 32,1 42 25,5 34,0 21,4 41 34,2 44 25,6 204 27,2 Chưa yên tâm 91 67,9 123 74,5 125,0 78,6 79 65,8 128 74,4 546 72,8 22 Vị trí công tác của Ông/Bà đã tương xứng với cống hiến chưa? Rất tương xứng 2 1,5 4 2,4 5,0 3,1 7 5,8 5 2,9 23 3,1 Tương xứng 82 61,2 113 68,5 93,0 58,5 76 63,3 113 65,7 477 63,6 Chưa tương xứng 45 33,6 44 26,7 56,0 35,2 31 25,8 43 25,0 219 29,2 Khác 5 3,7 4 2,4 5,0 3,1 6 5,0 11 6,4 31 4,1 23 Theo Ông/Bà, đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương chưa? Đã đáp ứng 26 19,4 17 10,3 22,0 13,8 21 17,5 32 18,6 118 15,7 Chưa đáp ứng 96 71,6 135 81,8 132,0 83,0 82 68,3 122 70,9 567 75,6 Không biêt 12 9,0 13 7,9 5,0 3,1 17 14,2 18 10,5 65 8,7 24 Ông/Bà cho biết chính sách đối với đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay? Rất tốt 0 0,0 0 0,0 0,0 0,0 2 1,7 1 0,6 3 0,4 Tốt 22 16,4 16 9,7 3,0 1,9 16 13,3 20 11,6 77 10,3 Bình thường 54 40,3 96 58,2 80,0 50,3 73 60,8 90 52,3 393 52,4 Chưa tốt 51 38,1 47 28,5 71,0 44,7 17 14,2 47 27,3 233 31,1 Không rõ 7 5,2 6 3,6 5,0 3,1 12 10,0 14 8,1 44 5,9 170 Phụ lục 3 SỐ NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN Ở TÂY NGUYÊN. Đơn vị tính: Người. Tỉnh Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Kon Tum 11.452 10 269 11.173 Gia Lai 30.871 39 1.205 29.627 Đắk Lắk 33.136 143 1.003 31.990 Đắk Nông 5.435 02 85 5.348 Lâm Đồng 29.811 161 999 28.651 Tây Nguyên 110.705 355 3.561 106.789 Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở [64; 65; 66; 67; 68; 103; 104; 106; 107; 108; 110]. Phụ lục 4 BẢN ĐỒ 5 TỈNH TÂY NGUYÊN Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_doi_ngu_tri_thuc_o_tay_nguyen_thoi_ky_day.pdf
  • pdfTrang thong tin Luong Huu Nam.pdf
  • pdfTT _T.Anh_ _ Luong Huu Nam _nop QD.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ _ Luong Huu Nam _nop QD.pdf
Tài liệu liên quan