BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO
TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO
TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 9140114
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
201 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Hải
2. TS. Vương Hồng Tâm
Hà Nội, 2021
PLi
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Nguyễn Xuân Hải và TS Vương Hồng Tâm đã tận tình chỉ bảo hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Viẹ ̂n Khoa học Giáo dục Viẹ ̂t Nam, các thầy cô và cán bộ Bộ phận Đào tạo -
Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viẹ ̂n Khoa học Giáo dục Viẹ ̂t
Nam đã tạo điều kiẹ ̂n thuạ ̂n lợi cho to ̂i học tạ ̂p, nghie ̂n cứu và bảo vẹ ̂ luạ ̂n án.
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, nơi tôi đang công
tác, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho to ̂i trong quá trình nghie ̂n cứu luạ ̂n án.
Cán bọ ̂ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, học sinh
khuyết tật tại các trường mầm non và tiểu học và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo
dục hoà nhập cấp tỉnh; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện và
nhiệt tình ủng hộ to ̂i trong suốt quá trình học tạ ̂p, nghie ̂n cứu để hoàn thành luạ ̂n án.
Tác giả luận án
Trần Thị Bích Ngọc
PLii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Bích Ngọc
PLiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lí
ĐNGV Đội ngũ giáo viên
GDHN Giáo dục hoà nhập
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDNKT Giáo dục người khuyết tật
GV Giáo viên
KHCN Khoa học công nghệ
KHGDCN Kế hoạch giáo dục cá nhân
LĐTBXH Lao động – Thương Binh - Xã hội
NNL Nguồn nhân lực
NVHT Nhân viên hỗ trợ
PTNNL Phát triển nguồn nhân lực
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
PLiv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên hỗ trợ và giáo viên trong lớp học
hòa nhập học sinh khuyết tật ................................................................. 31
Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 69
Bảng 2.2. Thâm niên công tác của CBQL ............................................................. 69
Bảng 2.3. Thâm niên công tác của NVHT ............................................................. 69
Bảng 2.4. Thực trạng chủ trương tăng số lượng NVHT giáo dục người khuyết
tật ........................................................................................................... 78
Bảng 2.5. Đánh giá tiêu chuẩn 1. Năng lực kiến thức nghề nghiệp hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật .............................................................................. 79
Bảng 2.6. Đánh giá tiêu chuẩn 2.Năng lực thực hành kĩ năng nghề nghiệp .......... 81
Bảng 2.7. Đánh giá tiêu chuẩn 3. Năng lực tư vấn, điều phối, hợp tác trong hỗ
trợ giáo dục người khuyết tật ................................................................ 83
Bảng 2.8. Đánh giá tiêu chuẩn 4: Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp .................. 84
Bảng 2.9. Mức độ tin cậy đánh giá theo thang đo Cronbach’s Alpha đối với
tất cả các tiêu chỉ ................................................................................... 85
Bảng 2.10. Mức độ tin cậy đánh giá theo thang đo Cronbach’s Alpha đối với
từng tiêu chí ........................................................................................... 85
Bảng 2.11. Thực trạng quy hoạch, phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp ...................................... 89
Bảng 2.12. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng ........... 91
Bảng 2.13. Thực trạng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết
tật để phát triển năng lực nghề nghiệp .................................................. 93
Bảng 2.14. Thực trạng của việc đánh giá NVHT theo tiếp cận năng lực
nghề nghiệp .......................................................................................... 94
Bảng 2.15. Thực trạng chính sách đãi ngộ đội ngũ NVHT nhằm phát triển năng
lực nghề nghiệp ..................................................................................... 96
Bảng 2.16. Thực trạng xây dựng mạng lưới NVHT giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp ....................................................... 97
Bảng 2.17. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội
ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề
nghiệp (CBQL) ...................................................................................... 99
Bảng 3.1. Khung năng lực dành cho NVHT giáo dục người khuyết tật .............. 109
PLv
Bảng 3.2. Phiếu đánh giá hiệu trưởng đối với Nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật ............................................................................................. 135
Bảng 3.3. Phiếu tự đánh giá của NVHT .............................................................. 136
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá NVHT của đội ngũ trường/trung tâm
nơi NVHT thực hiện hỗ trợ ................................................................. 139
Bảng 3.5. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp ............. 142
Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp ................ 143
Bảng 3.7. Hệ số thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi ................................. 144
Bảng 3.8. NVHT tự đánh giá – Trước và sau thử nghiệm ................................... 149
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đánh giá NVHT của đội ngũ các trường nơi
NVHT thực hiện hỗ trợ trực tiếp – Trước và sau thử nghiệm ............ 150
PLvi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Trình độ đào tạo của NVHT được khảo sát ........................................ 71
Biểu đồ 2.2. Trình độ đào tạo của CBQL được khảo sát ......................................... 71
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết của vị trí việc làm NVHT
trong giáo dục người khuyết tật .......................................................... 78
Biểu đồ 2.4. Ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ .................................................... 89
Biểu đồ 3.1. Tổng hợp mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí của 02 Nhân viên
hỗ trợ giáo dục người khuyết tật TTN và STN ................................. 150
Biểu đồ 3.2. Tổng hợp mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí của 02 Nhân viên
hỗ trợ TTN và STN ........................................................................... 152
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết mô hình hoạt động của NVHT giáo dục người
khuyết tật ............................................................................................... 27
Sơ đồ 3.1. Các bước lập kế hoạch phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp .................................... 116
Sơ đồ 3.2. Quy trình tuyển dụng, sử dụng và tạo động lực cho NVHT giáo dục
người khuyết tật phát triển năng lực nghề nghiệp ............................... 122
Sơ đồ 3.3. Mô hình mạng lưới liên kết NVHT giáo dục người khuyết tật ........... 133
Sơ đồ 3.4. So sánh mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp .......... 145
Hình
Hình 1.1. Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadler [64] ............. 41
PLvii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ......................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4
7. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu .......................................... 5
8. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................................... 8
9. Đóng góp mới của Luận án .................................................................................... 8
10. Cấu trúc của Luận án ............................................................................................ 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN
HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
NGHỀ NGHIỆP ........................................................................................................ 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 10
1.1.1.Nghiên cứu về nhân viên hỗ trợ người khuyết tật và nhu cầu sử dụng đội ngũ ...... 10
1.1.2. Nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật ................................................................................................................... 12
1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo
tiếp cận năng lực nghề nghiệp .................................................................................. 14
1.1.4. Đánh giá chung các xu hướng nghiên cứu ...................................................... 16
1.1.5. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .............................................. 17
1.2. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 18
1.2.1. Người khuyết tật ............................................................................................. 18
1.2.2. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ................................................... 20
1.2.3. Năng lực và năng lực nghề nghiệp ................................................................. 22
1.2.4. Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật ........... 25
1.3. Nội dung và đặc điểm hoạt động của NVHT giáo dục người khuyết tật ........... 26
PLviii
1.3.1. Nội dung hoạt động của NVHT giáo dục người khuyết tật ............................ 26
1.3.2. Đặc điểm hoạt động của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ............ 36
1.4. Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật .......................... 38
1.4.1. Lý luận phát triển nguồn nhân lực .................................................................. 38
1.4.2. Tiếp cận năng lực trong phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật ................................................................................................................... 41
1.4.3. Khung năng lực cho nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật .................. 44
1.5. Nội dung phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo
tiếp cận năng lực nghề nghiệp .................................................................................. 51
1.5.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết
tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp ......................................................................... 51
1.5.2. Tuyển dụng và sử dụng nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo
khung năng lực .......................................................................................................... 54
1.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật ........................................................................................................ 55
1.5.4. Đánh giá nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo khung năng lực .......... 56
1.5.5. Chính sách đãi ngộ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp
cận năng lực nghề nghiệp ......................................................................................... 58
1.5.6. Xây dựng mạng lưới liên kết nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
để phát triển năng lực nghề nghiệp ........................................................................... 59
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật ........................................................................................................ 60
1.6.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước .................................................................. 60
1.6.2. Số lượng người khuyết tật đông và sự đa dạng các dạng tật .......................... 60
1.6.3 Môi trường, cơ chế quản lý của các cơ sở giáo dục, các trung tâm hỗ trợ
phát triển GDHN ....................................................................................................... 61
1.6.4 Nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò, vị trí của nhân viên hỗ trợ đối với
công tác giáo dục cho người khuyết tật .................................................................... 61
1.6.5. Trình độ và phẩm chất của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ......... 61
1.6.6. Sự phối hợp của gia đình với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ............ 62
Kết luận chương 1. .................................................................................................... 63
PLix
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ
NGHIỆP .................................................................................................................... 64
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu thực trạng ........................................... 64
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................................... 68
2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 68
2.2.2. Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 68
2.2.3. Nội dung, công cụ ........................................................................................... 72
2.2.4. Cách tiến hành khảo sát .................................................................................. 75
2.2.5. Thời gian khảo sát ........................................................................................... 76
2.2.6. Phương pháp xử lí số liệu khảo sát ................................................................. 76
2.3. Thực trạng đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ........................ 77
2.3.1. Thực trạng nhận thức của NVHT và CBQL về vị trí NVHT và năng lực
nghề nghiệp của NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề
nghiệp ........................................................................................................................ 77
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp ........................................................................... 88
2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về việc phát triển đội ngũ NVHT giáo
dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp ........................................ 88
2.4.2. Thực trạng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ
giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp ................................. 89
2.4.3.Thực trạng tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực nhân viên hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật có đủ năng lực nghề nghiệp .................................................... 91
2.4.4. Thực trạng đào tạo bồi dưỡng NVHT giáo dục người khuyết tật để phát
triển năng lực nghề nghiệp ........................................................................................ 93
2.4.5. Thực hiện đánh giá NVHT theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp .................... 94
2.4.6. Thực trạng chính sách đãi ngộ đối với NVHT giáo dục người khuyết tật
nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp ...................................................................... 96
2.4.7. Thực trạng xây dựng mạng lưới liên kết nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật trong phát triển năng lực .......................................................................... 97
PLx
2.4.8. Thực trạng tác động của những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội
ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp ............. 99
2.5. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển đội ngũ NVHT
giáo dục người khuyết tật ........................................................................................ 100
2.5.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 100
2.5.2. Hạn chế ......................................................................................................... 101
2.5.3. Nguyên nhân ................................................................................................. 102
Kết luận chương 2. .................................................................................................. 103
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ
NGHIỆP .................................................................................................................. 105
3.1. Nguyên tắc phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ............ 105
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa .................................................................................... 105
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................................. 105
3.1.3. Đảm bảo tính pháp lý .................................................................................... 105
3.1.4. Đảm bảo tính phù hợp ................................................................................... 106
3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo
tiếp cận năng lực nghề nghiệp ................................................................................ 106
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vị trí, vai trò, trách
nhiệm của đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng
lực nghề nghiệp ....................................................................................................... 106
3.2.2. Nghiên cứu xây dựng và sử dụng khung năng lực nghề nghiệp của NVHT
giáo dục người khuyết tật ........................................................................................ 109
3.2.3. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết
tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp dựa trên nhu cầu hỗ trợ thực tiễn của
người khuyết tật ...................................................................................................... 114
3.2.4. Xây dựng quy trình tuyển dụng, sử dụng và tạo động lực cho nhân viên
hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phát triển năng lực nghề nghiệp ......................... 120
3.2.5. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên
hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ............................................................................. 127
PLxi
3.2.6. Xây dựng mạng lưới liên kết NVHT giáo dục cho người khuyết tật từ cấp
tỉnh tới cấp trường ................................................................................................... 132
3.2.7. Thực hiện đánh giá nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo khung
năng lực nghề nghiệp .............................................................................................. 134
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất ......... 141
3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm ........................................................... 141
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................... 142
3.4. Thử nghiệm một giải pháp phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết
tật theo tiếp cận năng lực đã đề xuất ....................................................................... 146
3.4.1. Mục đích thử nghiệm .................................................................................... 146
3.4.2. Giới hạn thử nghiệm ..................................................................................... 146
3.4.3. Công cụ, phương pháp và tiến trình thử nghiệm .......................................... 147
3.4.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm ........................................................................ 148
3.4.5. Kết quả thử nghiệm ....................................................................................... 149
Kết luận chương 3. .................................................................................................. 153
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 154
1. Kết luận ............................................................................................................... 154
2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 163
PHỤ LỤC
PL1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của kinh tế-xã hội của một quốc gia kéo theo sự quan tâm đến các đối
tượng có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội ngày càng lớn. Người khuyết tật nói chung
cũng như trẻ em khuyết tật luôn được coi là đối tượng thiệt thòi, khó khăn nhất trong số
các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, sự quan tâm, đầu tư của nhà nước đối
với các đối tượng này được coi là chỉ số quan trọng đánh giá sự tiến bộ của xã hội, của
một quốc gia nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
Báo cáo của UNICEF và Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, tỷ lệ khuyết tật
chung ở trẻ em từ 2-17 tuổi là 2,79% trong dân số [49]. Số lượng trẻ khuyết tật được
đi học tăng lên nhanh chóng từ 46.000 trẻ khuyết tật được đi học năm 1996, nhưng
đến năm 2016, đã có hơn 600.000 trẻ khuyết tật được đến trường tăng lên 10 lần qua
hơn 20 năm thực hiện giáo dục hòa nhập (GDHN) tại Việt Nam [1]. Nhu cầu được
tham gia giáo dục có chất lượng ngày càng tăng cũng đặt ra một nhu cầu thực tiễn là
Nhà nước cần có những giải pháp nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện giáo dục cho
người khuyết tật có hiệu quả. Chính vì vậy, một hành lang pháp lý đầy đủ nhằm thúc
đẩy giáo dục cho người khuyết tật đã được xây dựng như Luật Người khuyết tật
(2010), Luật Giáo dục (2019), các văn bản dưới Luật như các Nghị định số
28/2012/NĐ-CP, Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012, Thông tư liên tịch số
58/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC năm 2012, Thông tư số 42/2013/TTLT-
BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, Thông tư 03/2018/BGDĐT. Một giải pháp mà Nhà nước
ta thực hiện đó là xây dựng và phát triển một nguồn nhân lực hỗ trợ giáo dục phù hợp
và kịp thời đó là xây dựng đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật góp
phần đảm bảo một nền giáo dục công bằng có chất lượng.
Nhân viên hỗ trợ (NVHT) giáo dục người khuyết tật là một vị trí việc làm đã
được hình thành và tổ chức hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đội ngũ này
thường làm việc có tính chất lưu động, hỗ trợ cho trẻ khuyết tật, học sinh khuyết tật
cho các gia đình, nhà trường, giáo viên và các thành viên khác trong phát hiện, đánh
giá, can thiệp và giáo dục cho các em. Ở nước ta, NVHT giáo dục người khuyết tật
chức danh nghề nghiệp đã được nhắc đến trong Luật Người khuyết tật 2010 và vị trí
chức danh này đã được trực tiếp quy định tại Thông tư số 19/2016/TTLT-BGDĐT-
BNV quy định nhiệm vụ của NVHT đó là: a) Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ
trợ về giáo dục cho người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị; b) Tham
PL2
gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho mỗi người khuyết tật; c) Hỗ trợ người
khuyết tật trong học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả
năng và nhu cầu của họ; d) Hỗ trợ giáo viên các hoạt động chăm sóc, giáo dục người
khuyết tật; e) Tham gia huy động người khuyết tật đi học; f) Hỗ trợ, tư vấn cho gia
đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục cho
người khuyết tật [3]. Khác với vai trò của giáo viên dạy trẻ khuyết tật, vai trò của
NVHT giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập đó là hỗ trợ cho
GV thực hiện xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, hỗ trợ chăm sóc,
giáo dục cho học sinh khuyết tật trong lớp, tham gia huy động trẻ đi học và hỗ trợ tư
vấn cho cha mẹ và cộng đồng cách chăm sóc, hỗ trợ, giáo dục trẻ khuyết tật. Muốn
thực hiện được các nhiệm vụ trên, NVHT giáo dục người khuyết tật cần phải được
trang bị và có được những năng lực nghề nghiệp phù hợp về năng lực kiến thức, năng
lực thực hành, năng lực điều phối và phẩm chất đạo đức để việc hỗ trợ diễn ra có chất
lượng và hiệu quả.
Một số công trình nghiên cứu về đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật đã
được tiến hành như; Hoàng Thị Nho, Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Hoa (2016) về Sự
phối hợp của NVHT giáo dục người khuyết tật với các lực lượng khác [40]; Lê Thị
Thuý Hằng (2018) Xây dựng chương trình đào tạo NVHT giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực [21], Trần Thị Bích Ngọc (2018) tiêu chuẩn năng lực nghề
nghiệp của NVHT giáo dục người khuyết tật trong lớp học hoà nhập tại một số quốc
gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [41]; Nguyễn Hà My (2018) các chiến lược
hỗ trợ của NVHT giáo dục học sinh khuyết tật trong lớp học hoà nhập [37] thể hiện
rằng sự phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực là rất cần thiết. Những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải (2017) về mô hình
hoạt động của Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật ở Việt Nam [19]; Nguyễn
Xuân Hải (2018) Tiếp cận đảm bảo chất lượng trong phát triển dịch vụ hỗ trợ giáo
dục hoà nhập cho người khuyết tật ở Việt Nam cho thấy cần phải có sự quản lí phát
triển đội ngũ này từ cấp vĩ mô cho đến cấp trường học, nơi nhân viên hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật trực tiếp làm việc.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế hiện tại ở nước ta khi NVHT giáo dục người
khuyết tật mới được đề cập đến trong một số văn bản pháp quy và công bố nghiên
cứu của các nhà khoa học, việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
mới đang được thực hiện ở những bước đi đầu tiên cho nên còn gặp nhiều khó khăn,
PL3
đặc biệt các cán bộ quản lý của các nhà trường vẫn chưa có những nhận thức đúng
đắn cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển và quản lí đội ngũ này. Việc phát
triển đội ngũ cần phải đạt được mục tiêu là đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.
Cần phải làm rõ những vấn đề của việc phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ như quy
hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng, đánh giá và xây dựng các chính
sách tạo động lực cho đội ngũ phát triển trong trục xoay yêu cầu về năng lực nghề
nghiệp cần có của đội ngũ nhằm đảm bảo được yêu cầu đặt ra của người khuyết tật
tại các trường mầm non, phổ thông, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
và giúp cho quá trình giáo dục cho người khuyết tật ở Việt Nam hiệu quả và đảm bảo
tính bền vững. Do vậy, cần tiếp tục có thêm những nghiên cứu về đội ngũ và phát
triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu
cho quá trình này. Với những lí do nên trên, đề tài “Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ
trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp” được chúng tôi
lựa chọn làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp góp phần nâng
cao năng lực nghề nghiệp và chất lượng hoạt động hỗ trợ giáo dục của đội ngũ NVHT
người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng
lực nghề nghiệp.
4. Giả thuyết khoa học
NVHT giáo dục người khuyết tật là một vị trí cần thiết giúp giáo viên, cha mẹ
học sinh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non và
phổ thông, trung tâm phát triển hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật. Nếu đề
xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ NVHT người khuyết tật theo tiếp cận năng
lực nghề nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn với những đặc thù
trong lĩnh vực giáo dục cho người khuyết tật về lập kế hoạch phát triển đội ngũ theo
yêu cầu về năng lực, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ có đủ năng lực thực hiện nhiệm
PL4
vụ, đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực đội ngũ, đánh giá theo năng lực và tạo động
lực làm việc cho đội ngũ sẽ góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp và chất lượng
hoạt động hỗ trợ giáo dục của đội ngũ NVHT người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho...o dục người khuyết tật chuẩn bị đầy đủ
những kiến thức, kĩ năng, thái độ và trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình
nhằm hỗ trợ chăm sóc, giáo dục cho người khuyết tật một cách hiệu quả nhất.
Điều này cũng sẽ giúp các nhà tuyển dụng tạo điều kiện khuyến khích phát
triển và xây dựng đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật có chất lượng đáp
ứng yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà.
Trong các công trình nghiên cứu kể trên, một số các vấn đề liên quan đến việc
phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật chưa được đề cập đến hoặc làm
rõ đó là:
a) Mặc dù Thông tư liên tịch số 19/TT-BGD&ĐT-BTC-BNV tháng 6 năm 2016
của Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã Quy định tiêu chuẩn chức
danh của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhưng vẫn chưa xác định
được cụ thể: Nhiệm vụ, trách nhiệm của NVHT ở Trung tâm hỗ trợ giáo dục
hoà nhập và NVHT tại các nhà trường, từ đó xác định được những năng lực
nghề nghiệp đặc thù của vị trí việc làm. Do vậy, cần làm rõ mối quan hệ và
nhiệm vụ hỗ trợ cụ thể của NVHT đối với giáo viên, CBQL, phụ huynh và đội
ngũ chuyên gia, từ đó xây dựng khung năng lực dành cho đội ngũ này.
b) Số liệu thống kê về NVHT tại Việt Nam có rất ít do hiện tại còn ít những
nghiên cứu về đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật.
c) Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực bao
gồm việc quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng, sử dụng đội ngũ, đánh giá đội ngũ
cần phải được thực hiện như thế nào để phù hợp với bối cảnh giáo dục đổi mới
hiện tại ở nước ta.
1.1.5. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
(i) Giải quyết mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp, nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động hỗ trợ giáo dục và chất lượng giáo dục cho người khuyết tật tại
Việt Nam.
(ii) Giải quyết các nội dung nghiên cứu cụ thể
PL18
Xây dựng cơ sở lý luận cho việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp bao gồm khái niệm về NVHT giáo dục
người khuyết tật, tiếp cận năng lực nghề nghiệp với khung năng lực nghề nghiệp của
NVHT giáo dục người khuyết tật; nội dung phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật bao gồm việc lập kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh
giá, tạo động lực cho đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực
nghề nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật ở một số
trường mầm non, phổ thông và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp.
(iii) Giải quyết luận điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
Đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật có những đặc trưng riêng. Phát triển
đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp đáp ứng
nhu cầu lý luận và thực tiễn về hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật trong các nhà trường ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực
nghề nghiệp với việc xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí của NVHT giáo
dục người khuyết tật sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Người khuyết tật
Khung phân loại quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe (ICF) của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2001 đã định nghĩa rằng: Khuyết tật là một thuật ngữ
bao trùm đối với các vấn đề về khiếm khuyết chức năng cơ thể, bị hạn chế trong việc
thực hiện và tham gia các hoạt động. Điều này cũng có nghĩa rằng, khuyết tật là do
có những mối liên hệ không tích cực giữa điều kiện sức khỏe của cá nhân và các yếu
tố tác động từ môi trường đến cá nhân đó. Ví dụ, môi trường trường học là cản trở
đối với người bị khiếm khuyết chức năng vận động và phải ngồi xe lăn nếu trường
học đó không có đường lăn cho xe lăn lên hoặc không có thang máy cho người khuyết
tật, và như vậy môi trường đó là yếu tố tạo ra khuyết tật của một cá nhân.
Trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật năm 2006 đã
được Việt Nam ký cam kết năm 2007 và phê chuẩn thực hiện Công ước vào tháng 11
năm 2014, người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể
PL19
chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau
có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở
bình đẳng với những người khác. Điều 24 của Công ước về Giáo dục cho người
khuyết tật quy định: Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông
trên cơ sở sự khuyết tật và trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi giáo dục tiểu học bắt
buộc, hoặc giáo dục trung học, trên cơ sở sự khuyết tật; Người khuyết tật có thể tiếp
cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng tốt và miễn phí trên cơ sở bình
đẳng với những người khác trong cùng cộng đồng mà họ sinh sống; Tạo điều kiện
hợp lý cho người khuyết tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân; Người khuyết tật được nhận
sự trợ giúp cần thiết trong hệ thống giáo dục phổ thông để được giáo dục hiệu quả;
Cung cấp các biện pháp trợ giúp cá biệt hóa có hiệu quả, trong môi trường thể hiện
sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất, phù hợp với mục đích hoà nhập
trọn vẹn.
Theo Luật Người khuyết tật 2010 số 51 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc
bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt,
học tập gặp khó khăn. Điều 27. Giáo dục đối với người khuyết tật qui định: Nhà nước
tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của
người khuyết tật; Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi
quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm
một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không
thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác;
được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Người khuyết tật được
cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết;
người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn
được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.[35]
Luận án này sử dụng khái niệm người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một
hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng cơ thể khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
Các chức năng của cơ thể có thể bị khiếm khuyết đó là chức năng nhìn, chức
năng nghe – nói, chức năng trí tuệ, chức năng thần kinh, chức năng vận động, chức
năng cảm giác và các chức năng khác. Do những khiếm khuyết ở một chức năng
PL20
(khuyết tật) hoặc nhiều chức năng (đa tật) có ảnh hưởng và gây ra những khó khăn đến
việc học tập, sinh hoạt hàng ngày và việc làm của mỗi cá nhân.
Các dạng khuyết tật chính bao gồm: khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn,
khuyết tật vận động, khuyết tật tâm thần, khuyết tật trí tuệ, các dạng khuyết tật khác
(tự kỷ, đọc, viết, tính toán, tăng động giảm tập trung,)
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khái niệm học sinh khuyết tật được sử
dụng là học sinh đang theo học trong các cơ sở giáo dục có những khiếm khuyết về
chức năng, cấu trúc cơ thể bị hạn chế các khả năng hoạt động, khó khăn trong quá
trình sinh hoạt, học tập và vui chơi.
1.2.2. Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
NVHT giáo dục người khuyết tật là một khái niệm phổ quát để nói đến vị trí
chức danh nghề nghiệp để hỗ trợ và trợ giúp học tập cho học sinh khuyết tật tại các
lớp học và cơ sở giáo dục có người khuyết tật. Vị trí này đã được các quốc gia khác
nhau trên thế giới sử dụng phổ biến và rộng rãi và được gọi bằng tên gọi khác nhau
như ở Mỹ được gọi là paraprofessionals, para educator, tại Úc được gọi là integration
aide, teacher aide, tại Anh được gọi là teacher assistant, Châu Âu (Phần Lan, Đan
Mạch, Bỉ,...) được gọi là educational support worker (Giangreco, 2010, 2011, 2013,
2019) [60][61][62]. Nhiều quốc gia, việc sử dụng đội ngũ NVHT giáo dục người
khuyết tật được xem như là “giải pháp cho việc hòa nhập” (Rutherford, 2012, p. 760)
[73].
NVHT giáo dục người khuyết tật là một vị trí chức danh nghề nghiệp trong
trường học làm việc dưới sự giám sát của một thành viên đủ tiêu chuẩn hành nghề
nhằm hỗ trợ việc dạy học và các dịch vụ cho trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình của
các em (Trung tâm nguồn quốc gia về Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật,
New York Mỹ 1997- A.L. Pickett chỉnh sửa) [69].
Luật Giáo dục cho người khuyết tật của Mỹ (Individual with Disabilities
Education Acts - IDEA) định nghĩa rằng, NVHT là một vị trí trong trường học làm
việc dưới sự điều hành của một thành viên được cấp phép hành nghề (GV) nhằm hỗ
trợ và trợ giúp trong việc cung cấp các chương trình dạy học và dịch vụ cho trẻ khuyết
tật hoặc trẻ nhỏ đủ điều kiện. Việc hỗ trợ và trợ giúp bao gồm một kèm một hoặc theo
thực hiện các hoạt động hướng dẫn nhóm dưới sự kèm cặp của GV hoặc nhà QLGD
đủ tiêu chuẩn và thực hiện các kế hoạch hỗ trợ hành vi. Dịch vụ này có thể được thực
hiện trong một lớp học đặc biệt, lớp học hoà nhập hoặc các cơ sở giáo dục khác theo
PL21
kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh. NVHT giáo dục phải đáp ứng một trong
những yêu cầu sau và được áp dụng từ 1/7/2010 [55]:
1) Hoàn thành tối thiểu 2 năm học sau bậc học phổ thông.
2) Có bằng cử nhân hoặc sau đại học.
3) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn bằng bài kiểm tra do bang đưa ra.
Tại Việt Nam, NVHT giáo dục người khuyết tật được đề cập lần đầu tiên trong
Luật Người khuyết tật số 51 và là một vị trí chức danh nghề nghiệp được quy định
mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 19/2016/BGDĐT-BNV ngày
22 tháng 6 năm 2016. Đây là một vị trí hỗ trợ người khuyết tật trong các cơ sở giáo
dục công lập có dạy người khuyết tật gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục
phổ thông, cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN có người
khuyết tật tham gia học tập. Vị trí này có tiêu chuẩn hạng IV và có mã số chức danh
là: V.07.06.16.
Thông tư trên đã quy định những nhiệm vụ của NVHT bao gồm: a) Thực hiện
chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của
đơn vị; b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật; c) Hỗ
trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với
nhu cầu và khả năng của mình; d) Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc,
giáo dục người khuyết tật; đ) Tham gia vận động người khuyết tật đến trường học
tập; e) Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về giáo dục người
khuyết tật.
Hiện cũng chưa có một định nghĩa chính thức nào về NVHT giáo dục người
khuyết tật. Tuy nhiên, căn cứ vào những nghiên cứu về nhiệm vụ, vai trò và trách
nhiệm của đội ngũ này trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm này
trong Luận án đó là: Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là người đảm nhiệm
vai trò hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục, ở gia đình và cộng
đồng nhằm giúp người khuyết tật tham gia một cách đầy đủ nhất các hoạt động học
tập, phát triển tối đa khả năng và hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi tập trung vào phạm vi
hoạt động của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhằm hỗ trợ học sinh khuyết
tật trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và trung tâm hỗ trợ phát
triển giáo dục hoà nhập
PL22
1.2.3. Năng lực và năng lực nghề nghiệp
1.2.3.1. Năng lực
Thuật ngữ năng lực được định nghĩa bởi nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực
khác nhau và lưu ý là định nghĩa về “năng lực” được thay đổi theo nghề nghiệp và
thời gian.
Năng lực theo Liên Hiệp Quốc là sự kết hợp các kĩ năng, thuộc tính, hành vi có
liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thành công các công viêc [75].
Mô hình năng lực ARZESH (2018) cho rằng, đó là một loạt những kiến thức, khả
năng, kĩ năng, kinh nghiệm và hành vi dẫn đến việc thực hiện hoạt động hiệu quả của
mỗi cá nhân. Năng lực có thể đo được và phát triển được bằng việc giáo dục.
Theo Gupta (2008), năng lực là khả năng hoàn thành vai trò trong tình huống
thực tế của cuộc sống [51].
Theo Whiddett & Hollyforde (2004), năng lực là những hành vi mà cá nhân
thực hiện khi đảm nhiệm các nhiệm vụ có liên quan đến nghề nghiệp một cách có
hiệu quả trong bối cảnh tổ chức nhất định [77].
Năng lực, theo Earnest (2001) là một trạng thái miêu tả sự thực hiện tổng hợp
các kiên thức, kĩ năng và thái độ có thể quan sát và có thể đo đạc được cần thiết để
nhằm thực hiện công việc một cách độc lập ở một mức độ thành thạo
Howard Gardner trong Học thuyết đa năng lực (Multiple Intelligences) cho
rằng, mỗi con người không ai giống ai có nhiều trí thông minh khác nhau về ngôn
ngữ, toán/logic, hình ảnh/không gian, vận động, âm nhạc, tìm hiểu tự nhiên, giao tiếp,
nội tâm. Việc giáo dục cần phải đa dạng để đảm bảo phát triển được hết năng lực của
mỗi người [24].
Năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng, thái độ đòi hỏi đối với một người để
thực hiện hoạt động có kết quả ở một nhiệm vụ, công việc trong một nghề nhất định.
Tùy theo nội dung và tính chất của mỗi nghề nghiệp, trong đào tạo theo năng lực,
thường có hai dạng năng lực: Năng lực tâm vận động (Psymotogical Competency) và
năng lực trí tuệ (Intelligence Competency). Ngoài ra, năng lực còn được hiểu theo
nhiều cấp độ khác nhau như: Năng lực chung, năng lực chuyên biệt, năng lực nhận
thức, năng lực thực hiện và năng lực xúc cảm,...[24].
“Na ̆ng lực là khả na ̆ng vạ ̂n dụng những kiến thức, kinh nghiẹ ̂m, kỹ na ̆ng, thái
đọ ̂ và hứng thú để hành đọ ̂ng mọ ̂t cách phù hợp và có hiẹ ̂u quả trong các tình huống
phong phú của cuọ ̂c sống” (Québec- Ministère de l’Éducation, 2004); “Na ̆ng lực
PL23
thể hiẹ ̂n nhu ̛ mọ ̂t hẹ ̂ thống khả na ̆ng, sự thành thạo hoạ ̆c những kỹ na ̆ng thiết yếu,
có thể giúp con ngu ̛ời đủ điều kiẹ ̂n vu ̛o ̛n tới mọ ̂t mục đích cụ thể” (F.E Weinert,
OECD, 2001).
Na ̆ng lực bao gồm khả na ̆ng đáp ứng đu ̛ợc những đòi hỏi/ye ̂u cầu phức tạp qua
viẹ ̂c nỗ lực sử dụng tốt các kiến thức, kỹ na ̆ng và huy đọ ̂ng đu ̛ợc các nguồn thích hợp
nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể. Na ̆ng lực có thể đu ̛ợc xem nhu ̛ là khả na ̆ng tiếp
nhạ ̂n và vạ ̂n dụng tổng hợp, có hiẹ ̂u quả mọi tiềm na ̆ng của con ngu ̛ời (tri thức, kỹ
na ̆ng, thái đọ ̂, thể lực, niềm tin...) để thực hiẹ ̂n co ̂ng viẹ ̂c hoạ ̆c đối phó với mọ ̂t tình
huống, trạng thái nào đó trong cuọ ̂c sống và lao đọ ̂ng nghề nghiẹ ̂p trong các điều kiẹ ̂n
cụ thể và theo các chuẩn mực nhất định. Nói đến na ̆ng lực (Competency) là nói đến
khả na ̆ng thực hiẹ ̂n thành co ̂ng mọ ̂t hoạt đọ ̂ng nào đó. Na ̆ng lực mang tính cá nha ̂n
hóa đu ̛ợc hình thành và phát triển tho ̂ng qua đào tạo, bồi du ̛ỡng và tự trải nghiẹ ̂m qua
thực tiễn. Na ̆ng lực là “khả na ̆ng hành đọ ̂ng, đạt kết quả và phát triển cho phép thực
hiẹ ̂n mọ ̂t cách phù hợp các nhiẹ ̂m vụ, hoạt đọ ̂ng trong cuọ ̂c sống nghề nghiẹ ̂p hay
rie ̂ng tu ̛ và khả na ̆ng này dựa tre ̂n mọ ̂t tạ ̂p hợp tri thức có tổ chức: Kiến thức và kỹ
na ̆ng đa lĩnh vực, chiến lu ̛ợc, nhạ ̂n thức và thái đọ ̂” [50].
Sổ tay giảng vie ̂n POHE (Professional Oriented Higher Education), Dự án
GDĐH Viẹ ̂t Nam - Hà Lan định nghĩa: “Na ̆ng lực là khả na ̆ng sử dụng kiến thức, kỹ
na ̆ng và thái đọ ̂ trong mọ ̂t tình huống thực tế theo mọ ̂t cách thức phù hợp. Na ̆ng lực
thể hiẹ ̂n sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ na ̆ng và thái đọ ̂ nghề nghiẹ ̂p. Phát triển na ̆ng
lực là mục tie ̂u của các chu ̛o ̛ng trình đào tạo. Na ̆ng lực đu ̛ợc chia thành 2 nhóm: Na ̆ng
lực chung và na ̆ng lực rie ̂ng” [10].
Theo Phạm Minh Hạc, năng lực là đạ ̆c điểm ta ̂m lý cá nha ̂n đáp ứng đu ̛ợc những
đòi hỏi của hoạt đọ ̂ng nhất định nào đó và là điều kiẹ ̂n để thực hiẹ ̂n có kết quả hoạt
đọ ̂ng đó [12].
Nguyễn Đức Trí - Hồ Ngọc Vinh đã đu ̛a ra khái niẹ ̂m: Na ̆ng lực là khả na ̆ng
vạ ̂n dụng các kiến thức, kỹ na ̆ng và thái đọ ̂ vào thực hiẹ ̂n mọ ̂t co ̂ng viẹ ̂c có hiẹ ̂u quả
trong những điều kiẹ ̂n nhất định. Na ̆ng lực chính là khả na ̆ng mỗi cá nha ̂n có sự phù
hợp giữa mọ ̂t tổ hợp các thuọ ̂c tính ta ̂m lý với ye ̂u cầu của mọ ̂t hoạt đọ ̂ng nhất định
để hoạt đọ ̂ng có kết quả [46].
Theo Trần Kiểm [29], na ̆ng lực là tổ hợp các thuọ ̂c tính ta ̂m lý đọ ̂c đáo của cá
nha ̂n phù hợp với ye ̂u cầu của mọ ̂t hoạt đọ ̂ng nhất định, đảm bảo cho hoạt đọ ̂ng đó
nhanh chóng đạt hiẹ ̂u quả.
PL24
Trần Khánh Đức trong nghiên cứu nhu cầu và mô hình đào tạo theo năng lực
trong lĩnh vực giáo dục đã nêu rõ “Năng lực là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng
hợp có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, niềm tin,..)
để thực hiện những công việc hoặc đối phó với mọi tình huống, trạng thái nào đó
trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp” [9].
Theo Nguyễn Quang Uẩn, “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của
mỗi cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm
đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [48].
Năng lực có thể được chia thành 3 mức độ: (i) Mức độ 1: Năng lực là danh từ
chung nhất, chỉ mức độ thấp nhất của năng lực là hoàn thành có kết quả một hoạt
động nào đó; (ii) Mức độ 2: Tài năng chỉ mức độ cao hơn năng lực, người có tài năng
chính là người có khả năng giải quyết được các vấn đề lý luận và thực tiễn một cách
sáng tạo, tạo ra được những giá trị trong cuộc sống; (iii) Mức độ 3: Thiên tài là chỉ
mức độ cao nhất của năng lực. Người thiên tài biểu hiện sự hoàn thành một cách xuất
chúng một hoạt động nào đó, họ là những vĩ nhân trong lịch sử [24].
Trong phạm vi Luận án, năng lực được hiểu là khả năng đáp ứng những yêu
cầu của công việc bằng việc sử dụng và vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng và
phẩm chất đạo đức để mang lại hiệu quả cao nhất cho công việc đó.
1.2.3.2. Năng lực nghề nghiệp
F.N.Gonobolin xem na ̆ng lực là những thuọ ̂c tính ta ̂m lý rie ̂ng lẻ của cá nha ̂n.
Nhờ những thuọ ̂c tính này mà con ngu ̛ời hoàn thành tốt đẹp mọ ̂t hoạt đọ ̂ng nào đó.
Na ̆ng lực khác với tri thức, kỹ na ̆ng, kỹ xảo, kinh nghiẹ ̂m và trình đọ ̂ đào tạo. Tuy
nhie ̂n, na ̆ng lực, kiến thức, kỹ na ̆ng, kỹ xảo, kinh nghiẹ ̂m có quan hẹ ̂ chạ ̆t chẽ với
nhau, hỗ trợ nhau. Na ̆ng lực đu ̛ợc hình thành và phát triển tho ̂ng qua các hoạt đọ ̂ng
nghề nghiẹ ̂p, do vậy trong mỗi nghề nhất định, con ngu ̛ời cần phải có na ̆ng lực mới
làm tốt đu ̛ợc. Na ̆ng lực nghề nghiẹ ̂p của cá nha ̂n là điều kiẹ ̂n, phu ̛o ̛ng tiẹ ̂n để thực
hiẹ ̂n hóa xu hu ̛ớng nghề nghiẹ ̂p.
Công trình nghiên cứu của OECD đã chỉ ra rằng các phẩm chất cần có của một
giáo viên, đó là: Kiến thức phong phú về chương trình và nội dung môn học; Kỹ năng
sư phạm bao gồm các kiến thức và sử dụng phương pháp dạy học; Tư duy phản hồi và
năng lực tự đánh giá vấn đề
Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng, năng lực của giáo viên gồm có: năng lực dự
báo, năng lực điều chỉnh về chương trình giáo dục, môi trường, phương pháp, phương
PL25
tiện, đánh giá kết quả học tập của học sinh; năng lực khuyến khích tư duy sáng tạo cho
trẻ, năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn giáo dục dạy học [27].
Nguyễn Tiến Phúc (2015) đã đưa ra Khung năng lực của giáo viên PTTH theo
chuẩn nghề nghiệp gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp
vụ; cập nhật kiến thức mới về các lĩnh vưc khoa học giáo dục [42].
Nghiên cứu của Lê Văn Tạc (2006) và Nguyễn Xuân Hải (2010) đã đưa ra cách
tiếp cận xây dựng năng lực chung cho đội ngũ chuyên môn theo tiếp cận vị trí công
việc giáo dục người khuyết tật được xác định dựa trên 4 yếu tố năng lực: Thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn và đánh giá quá trình giáo dục người khuyết tật [19].
Lê Văn Tạc và Sijett Begmar (2006) đã đưa ra cách tiếp cận năng lực dành cho GV
dạy học hoà nhập học sinh khuyết tật là tiếp cận năng lực đáp ứng sự đòi hỏi của vị trí
công việc của người GV trong can thiệp sớm và GDHN. Mỗi công việc đòi hỏi mục tiêu
năng lực khác nhau được xác định với các chuẩn và tiêu chí cơ bản [44].
Tác giả Phan Văn Nhân cho rằng, năng lực (Competency) trong một lĩnh vực
nghề nghiệp nhất định, là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công
việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó [38]. Đây
chính là tiếp cận theo năng lực nghề nghiệp
Luận án này sử dụng khái niệm năng lực nghề nghiệp của Phan Văn Nhân.
1.2.4. Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
Theo tiếp cận trong giáo dục nghề nghiệp, mỗi vị trí công việc sẽ có tiêu chuẩn
riêng cho nghề nghiệp đó và được xây dựng thành khung chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn
nghề nghiệp thường gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí riêng cụ thể của nghề đó và có thể
dễ dàng trong đánh giá và kiểm định.
Úc đã xây dựng Khung quốc gia về chuẩn nghề nghiệp dạy học bao gồm 4 lĩnh
vực: Kiến thức nghề nghiệp, thực hành nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp và quan hệ
nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, các bang đã xây dựng chuẩn nghề nghiệp riêng của họ.
Riêng bang Queensland thì không theo cấu trúc này và bộ chuẩn nghề nghiệp dạy học
của họ bao gồm có 12 tiêu chuẩn và 47 tiêu chí thể hiện năng lực cần có của nghề dạy
học [56]
Ở Mĩ, trong Đạo luật “Không trẻ nào bị bỏ quên” (No Child Left Behind Act
2002) đã quy định rất rõ về mức độ chuyên môn tối thiểu của NVHT giáo dục người
khuyết tật (paraprofessionals) ở các trường công lập. Đó là những NVHT cần phải
hoàn thành hai năm học tại một học viện hoặc trường đại học; hoặc có thể vượt qua
PL26
một kì sát hạch kiến thức chính thức của bang hoặc địa phương đó, có kiến thức và
khả năng hỗ trợ các vấn đề về học vấn của HS như đọc, viết, tính toán và kĩ năng
giảng dạy [36].
Bàn về năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hòa nhập của GV, Nguyễn Xuân
Hải cho rằng: là khả năng thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết
tật theo các yêu cầu đặt ra với từng nội dung hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo
dục hòa nhập cho người khuyết tật trong trường phổ thông [20] và đây được coi là
năng lực chuyên biệt theo tiếp cận nghề nghiệp. Theo tác giả, năng lực nghề nghiệp
của NVHT giáo dục người khuyết tật gồm các tiêu chuẩn chung và các tiêu chí kiến
thức và hiểu biết về giáo dục ngươi khuyết tật, kĩ năng cụ thể thực hiện hỗ trợ cho
người khuyết tật, đạo đức và niềm tin với nghề, phối kết hợp với nhiều lực lượng giáo
dục khác.
Như vậy, có thể thấy, năng lực nghề nghiệp của vị trí NVHT giáo dục người
khuyết tật cần phải đảm bảo khả năng thực hiện các vấn đề thực tiễn trong việc chăm
sóc giáo dục người khuyết tật.
Trên cơ sở phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng, năng lực nghề nghiệp của đội
ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật là khả năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ
chăm sóc, giáo dục người khuyết tật theo các yêu cầu đặt ra đối với từng nội dung
hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và đảm bảo cho việc hoà nhập của người
khuyết tật trong và ngoài nhà trường.
1.3. Nội dung và đặc điểm hoạt động của NVHT giáo dục người khuyết tật
1.3.1. Nội dung hoạt động của NVHT giáo dục người khuyết tật
Theo nghiên cứu của Gianggreco, Webster & Blatchford [62] [76], ban đầu
nhiệm vụ của những NVHT là hỗ trợ hành chính cho giáo viên như chuẩn bị tài liệu
dạy học, giám sát HS khi ở sân chơi và chăm sóc cá nhân, hỗ trợ về quản lí hành vi
và hỗ trợ các vấn đề quan hệ xã hội cho trẻ, tuy nhiên càng ngày vai trò của họ trong
việc dạy học càng gia tăng. Các NVHT giáo dục người khuyết tật có thể được phân
công hỗ trợ một giáo viên và lớp học hoặc là chỉ hỗ trợ một cá nhân HS nào đó. Đối
với những HS có khuyết tật nặng hơn hoặc có nhiều những khó khăn về hành vi hơn
sẽ càng cần nhiều hỗ trợ hơn.
Tác giả Lê Thị Thúy Hằng (2011) với đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất mô hình hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật” [22]
cho rằng, hoạt động hỗ trợ giáo dục người khuyết tật xuất hiện ở các môi trường phát
PL27
triển khác nhau và các giai đoạn phát triển khác nhau của người khuyết tật. Theo đó,
hệ thống các thành tố hỗ trợ phải đảm bảo để người khuyết tật nhận được chương
trình hỗ trợ ngay từ giai đoạn can thiệp sớm ở tuổi mầm non đến giai đoạn người
khuyết tật tham gia các chương trình học tập trong trường phổ thông. Đồng thời, các
yếu tố của mô hình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đảm bảo thúc đẩy quá trình
học tập của người khuyết tật, huy động sự đóng góp và tham gia hiệu quả của các
nguồn lực khác nhau trong cộng đồng [22].
Về khung lí thuyết mô hình hoạt động của NVHT giáo dục người khuyết tật, tác
giả Nguyễn Xuân Hải cho rằng, mọi hoạt động hỗ trợ cần phải dựa vào việc giải quyết
các vấn đề có liên quan đến người khuyết tật. Có hai nhóm hỗ trợ đó là NVHT tại trường
học và NVHT tại trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN. Ba môi trường trụ cột của hỗ trợ
giáo dục người khuyết tật sẽ được thực hiện ở trường học, gia đình và trong cộng đồng
và 05 yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện hỗ trợ giáo dục người khuyết tật gồm có: 1)
chính sách giáo dục người khuyết tật; 2) hệ thống quản lí hỗ trợ giáo dục người khuyết
tật; 3) dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật; 4) sự phối hợp và tham gia của địa phương; 5)
nguồn nhân lực hỗ trợ giáo dục người khuyết tật [19].
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết mô hình hoạt động của NVHT giáo dục người
khuyết tật
Hỗ trợ GD NKT
trong trường
học và TTHT
PT GDHN
Hỗ trợ GD
NKT trong
cộng đồng
Hỗ trợ GD
NKT tại gia
đình
NKT
Giáo
viên
Cha mẹ
Cộng
đồng
Hỗ trợ
giáo dục
can thiệp
sớm
Hỗ trợ
GD NKT
Chính
sách về
GD NKT
Hệ thống
hỗ trợ quản
lý GD NKT
Dịch vụ hỗ
trợ GD
NKT
Sự phối
hợp và
tham gia
Nguồn
nhân lực
PL28
Nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Bích Ngọc (2018) đã đưa ra những nhiệm
vụ cần thiết của một NVHT giáo dục người khuyết tật trong lớp học hòa nhập, đó là:
hỗ trợ chăm sóc cá nhân, hỗ trợ kĩ năng xã hội và hỗ trợ giám sát hành vi, hỗ trợ chức
năng nhận thức cho học sinh khuyết tật [41].
Hoạt động của NVHT giáo dục người khuyết tật được thực hiện theo các nội
dung hỗ trợ chung và nội dung hỗ trợ cụ thể trong các môi trường giáo dục khác nhau
bao gồm môi trường nhà trường, trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN, gia đình và cộng
đồng.
Những nội dung hỗ trợ chung bao gồm: hỗ trợ can thiệp sớm cho học sinh
khuyết tật, hỗ trợ người khuyết tật trong học tập và hỗ trợ người khuyết tật phát triển
các kĩ năng đặc thù.
Hỗ trợ giáo dục can thiệp sớm: Với đặc điểm của can thiệp sớm và hỗ trợ người
khuyết tật tại trung tâm, việc hỗ trợ chú trọng đến can thiệp và phục hồi chức năng
và phát triển khả năng, hướng dẫn người khuyết tật biết sử dụng các kỹ năng đặc thù
cần có trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp. người khuyết tật tham gia chương trình này
cũng được chuẩn bị tâm lý và các kỹ năng học tập cần thiết để hòa nhập hoặc nhận
được những hỗ trợ cá nhân để đảm bảo có thể tham gia vào hoạt động học tập, sinh
hoạt cùng các người khuyết tật khác tích cực hơn.
Hỗ trợ người khuyết tật trong học tập: thông qua việc hỗ trợ GV thực hiện điều
chỉnh nội dung chương trình học tập, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, các
hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của người
khuyết tật đảm bảo cho người khuyết tật có những kỹ năng cơ bản để có thể tham gia
vào các hoạt động học tập và sinh hoạt phù hợp với đặc điểm khuyết tật của mình. Theo
đó, các nội dung hướng đến: 1) Kiến thức, kĩ năng văn hóa đạt trình độ phát triển tối đa
so với khả năng của người khuyết tật trong cùng thời gian và môi trường giáo dục phổ
thông; 2) Kỹ năng xã hội đặc thù và các kỹ năng khác; 3) Phục hồi chức năng để cải
thiện tình trạng suy giảm các chức năng do khuyết tật gây nên đồng thời phát huy tối đa
những chức năng còn lại; 4) Giáo dục tự phục vụ, lao động của người khuyết tật trong
các hoạt động sống, sinh hoạt, học tập hàng ngày.
Hỗ trợ phát triển kỹ năng đặc thù cho người khuyết tật: kỹ năng đặc thù cho
người khuyết tật được xây dựng và thể hiện cụ thể trong bản kế hoạch giáo dục cá
nhân. Đó là các kĩ năng xã hội cơ bản, cần thiết, phù hợp với người khuyết tật ở các
dạng khác nhau.
PL29
Ví dụ, đối với người khiếm thị, khi hỗ trợ cần chú chú ý tới phát triển giác quan,
kỹ năng định hướng di chuyển, kỹ năng đọc – viết chữ Braill; đối với người khuyết
tật khiếm thính, khi hỗ trợ cần chú ý tới phát triển kỹ năng giao tiếp tổng thể, ngôn
ngữ ký hiệu và hình thànhkhái niệm; đối với người khuyết tật trí tuệ, các kỹ năng
hướng tới hình thành biểu tượng, phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ, điều chỉnh hành
vi, kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tuân thủ, kỹ
năng sinh hoạt hàng ngày,...
Việc hỗ trợ phát triển kỹ năng đặc thù còn thể hiện cả ở việc phục hồi chức năng
hay nói cách khác là tận dụng những năng lực còn sót lại nhằm tránh được sự ảnh
hưởng của khuyết tật đối với chức năng hoạt động cơ thể cũng như nhận thức của
người khuyết tật như phục hồi chức năng trí tuệ (trí nhớ), chức năng vận động, định
hướng di chuyển, chức năng ngôn ngữ, chức năng thị giác, thính giác và các giác
quan khác của người khuyết tật.
Những nội dung hỗ trợ cụ thể trong các môi trường khác nhau bao gồm
a) Hỗ trợ cụ thể trong môi trường lớp học, trường học có học sinh khuyết tật
đang học tập
Hỗ trợ chăm sóc cá nhân: được NVHT thực hiện nhằm đáp ứng những nhu cầu
cá nhân của học sinh khuyết tật trong trường hợp trẻ chưa có đủ các kĩ năng tự phục vụ. Các
hoạt động cụ thể bao gồm: Chăm sóc học sinh khuyết tật: cho ăn, giúp trẻ mặc quần ...ỦA TÁC GIẢ
1. Trần Thị Bích Ngọc (9/2019), Các hoạt động hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ phát
triển GDHN góp phần thúc đẩy giáo dục hòa nhập bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi,
Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, HNUE Journal of Science, ISSN
, Volume . Issue .., tr-.
2. Nguyễn Minh Phượng, Nguyễn Hà My, Trần Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Hải Yến,
(2019) Các điều kiện đảm bảo sự thành công của giáo dục hoà nhập, Tạp chí
Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, HNUE Journal of Science, ISSN ,
Volume . Issue .., tr-.
3. Giang T. Pham, Sonja Pruitt-Lord, Catherine E. Snow, Yen Hoang Thi Nguyen,
Ben Phạm, Thuy Bich Thi Dao, Ngoc Bich Thi Tran, Linh Thuy Pham, Hien Thu
Hoang, and Quynh Diem Dama, (2019), Identifying Developmental Language
Disorder in Vietnamese Children, Journal of Speech, Language, and Hearing
Research, tr1452–1467
4. Roselynne Kyambi Webbo, Kihara Michael, Do Thi Thanh Thuy, Tran Thi Bich
Ngọc (2018), Challenges facing the implementation of inclusive education – A
Kenyan and Vietnamese Perspectives, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội,
HNUE Journal of Science, ISSN , Volume 63, Issue 9AB, tr147-155.
5. Trần Thị Bích Ngọc (2018), Tiêu chuẩn năng lực của nhân viên hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật trong các trường công lập và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, HNUE Journal of Science, ISSN
, Volume 63, Issue 9AB, tr385-392.
6. Trần Thị Bích Ngọc (2017), Những kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc sử dụng
đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục Người khuyết tật, Tạp chí Khoa học, Trường
ĐHSP Hà Nội, HNUE Journal of Science, Volume 62, 9AB, tr67-74.
7. Trần Thị Bích Ngọc (2017), Vai trò và trách nhiệm của nhân viên hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật đối với nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc
giáo dục học sinh khuyết tật, Tạp chí Giáo dục, số 420, tr...
8. Nguyễn Minh Phượng, Phạm Thị Hải Yến, Nguyễn Hà My, Trần Thị Bích Ngọc
(2017) Nghiên cứu mô hình SCERTS trong can thiệp điều tiết cảm xúc cho trẻ
rối loạn phổ tự kỷ, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, HNUE Journal of
Science, 62, 9AB, tr355-36.
PL1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU XIN Ý KIẾN
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ GIÁO DỤC
NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
(Dành cho Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật)
Kính gửi quí Thầy/Cô!
Để có những căn cứ khách quan, toàn diện cho việc xác định các biện pháp phát
triển dội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thực hiện theo chính sách
của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu của xã hội, đề nghị Thầy/Cô vui lòng cung cấp
thông tin và tham gia đóng góp ý kiến bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi nêu
ra dưới đây:
Chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô
1. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Tuổi: Nam/nữ:
2. Chức vụ:
3. Trình độ chuyên môn được đào tạo:
□ Trung cấp
□ Cao đẳng
□ Đại học
□ Sau đại học
4. Chuyên ngành đào tạo:..
5. Số năm kinh nghiệm:.năm
6. Địa chỉ nơi làm việc:
II/ THÔNG TIN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1. Thầy/Cô hãy cho biết thông tin về trường/đơn vị nơi mình công tác n?
2. Nhà trường có chủ trương tăng số lượng NVHT hay không?
□ Có
□ Không
□ Không biết
- Hãy cho biết lí do (nếu trả lời là có hoặc không)..........................
III. Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ NVHT GIÁO DỤC NKT
PL2
1. Thầy/cô hãy tự đánh giá năng lực hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của bản
thân mình theo các mức độ sau
STT Tiêu
chuẩn/Tiêu chí
Chỉ báo Tốt Khá TB Chưa
tốt
Tiêu chuẩn 1.
Kiến thức nghề
nghiệp
1
1a. Năng lực
hiểu về nhu cầu
và khả năng
của người
khuyết tật
Biết được Đặc điểm các
dạng tật
Biết về Quy trình chẩn
đoán đánh giá khuyết tật
Hiểu rằng mỗi cá nhân
khuyết tật có những nhu
cầu và khả năng riêng
2 1b. Năng lực
hiểu về nội dung
chương trình
giáo dục
người khuyết
tật
Hiểu được nội dung
chương trình can thiệp sớm
cho TKT
Nắm bắt được Chương
trình giáo dục phổ thông
Hiểu được các phương
thức giáo dục cho người
khuyết tật
3
1c. Năng hiểu
hiểu về các
phương pháp
giáo dục đăc thù
cho người KT
Nắm bắt được Phương
pháp giáo dục đặc thù cho
từng dạng tật
Nhận biết được Môi trường
giáo dục tích cực phù hợp
với NKT
4
1d. Năng lực
hiểu về các nội
dung hỗ trợ cho
NKT
nắm bắt được nội dung,
chương trình, kế hoạch hỗ
trợ NKT tại nhà trường
nắm bắt được nội dung,
chương trình, kế hoạch hỗ
trợ NKT tại gia đình
nắm bắt được nội dung,
chương trình, kế hoạch hỗ
trợ NKT tại cộng đồng
Tiêu chuẩn 2. Kĩ năng nghề nghiệp
PL3
5 2a. Đánh giá
được khả năng
và nhu cầu của
người
khuyết tật
Xác định được khả năng,
nhu cầu của mỗi người
khuyết tật cùng với nhóm
chuyên gia GDĐB
Thực hiện sàng lọc được 1
số dạng khuyết tật
bằng một số công cụ có
sẵn
6
2b. Xây dựng
được kế hoạch
hỗ trợ giáo dục
cho
người khuyết tật
Lên kế hoạch hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật cho cả
năm học, kỳ học
Hỗ trợ GV xây dựng kế
hoạch giáo dục cá nhân cho
NKT
7
2c. Năng lực hỗ
trợ dạy học cho
NKT
Thực hiện được một số kĩ
thuật dạy học đặc thù
cho một số các dạng tật
Hỗ trợ GV điều chỉnh
phương pháp dạy học phù
hợp với NKT
Hỗ trợ giáo viên quản lí hồ
sơ cho NKT
Hỗ trợ GV đánh giá sự tiến
bộ của NKT
8
2d. Năng lực hỗ
trợ giáo dục cho
người khuyết tật
Có khả năng tăng cường sự
tham gia của người học
Hỗ trợ GV tổ chức hoạt
động trải nghiệm, ngoại
khoá cho NKT
9
2e. Năng lực
quản lí hành vi
trong lớp học
Giải quyết các vấn đề hành
vi của NKT
Xác định các hành vi
không phù hợp trong lớp
học
10
2f. Năng lực hỗ
trợ các hoạt
động hàng ngày
Thực hiện xây dựng môi
trường vật chất và tâm
lý tích cực cho việc học
tập của NKT
PL4
của NKT trong
trương học
Thực hiện các hoạt động
trợ giúp vật lý như bê
vác,đi vệ sinh khi HS có
nhu cầu
Thực hiện các nhiệm vụ
hành chính như chuẩn bị
cho cuộc hợp phụ huynh,
sổ liên lạc, đọc đề bài cho
HSKT khi được GV yêu
cầu
11
2e. Năng lực
quản lí và sử
dụng đồ dùng
thiết bị đặc thù
cho NKT
Sử dụng được một số công
cụ đặc thù cho NKT
như AAC, sách chữ nổi,
sách ngôn ngữ kí hiệu.
Quản lí hiệu quả các đồ
dùng cho NKT
Tiêu chuẩn 3. Điều phối, Tư vấn và phối hợp
12 3a. Năng lực tổ
chức các hoạt
động phát triển
chuyên môn về
Giáo dục NKT
Thực hiện công tác chuẩn
bị cho các hoạt động
sinh hoạt chuyên đề
Thực hiện chuẩn bị các
hoạt động tập huấn
chuyên môn theo kế hoạch
đã xây dựng
13
3b. Năng lực tư
vấn nhằm hỗ trợ
giáo dục cho
NKT
tư vấn với nhà trường phân
bổ nguồn lực phù hợp cho
giáo dục NKT
tư vấn với gia đình NKT về
cách hỗ trợ giáo dục tại gia
đình
Huy động NKT đi học
Tư vấn hướng nghiệp
choNKT
14 3c. Năng lực
huy động cồng
tham gia Giáo
dục NKT
Huy động các lực lượng
tham gia giáo dục NKT
Tổ chức các hoạt động
nâng cao nhận thức cộng
đồng về Giáo dục NKT
PL5
15
3d. Năng lực
phối hợp trong
giáo dục NKT
Thực hiện giao tiếp hiệu
quả với NKT bằng nhiều
hình thức giao tiếp khác
nhau: bằng lời, cử chỉ, điệu
bộ, tranh ảnh,
Phối hợp tốt với GV trong
việc chăm sóc, dạy học và
giáo dục cho NKT
Phối hợp với Gia đình các
cách thức giáo dục NKT
Tiêu chuẩn 4. Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp
16
4a. Trách nhiệm
với công việc
Hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao
17 4b. Yêu thương
và tôn trọng
NKT
Có tình yêu thương, nhân
nại, vị tha với NKT
Tin tưởng NKT có thể
đóng góp cho xã hội
18 4c. Tuân thủ
những ứng xử
đảm bảo lợi ích
tốt nhất cho
NKT
Đảm bảo sự an toàn cho
NKT
bảo mật thông tin NKT
thực hiện hoạt động hỗ trợ
giáo dục tốt nhất
cho NKT
19
4d. Cam kết cải
thiện việc thực
hiện nghề
nghiệp
Có đầy đủ bằng cấp theo
yêu cầu
Thực hiện tự trau đồi
chuyên môn
Tự đánh giá và điều chỉnh
thực hiện
hỗ trợ giáo dục NKT
PL6
2. Nhà trường nơi Thầy/Cô công tác đã thực hiện các giải pháp nào đây để phát triển
đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
TT
Biện pháp
chính Nội dung thực hiện
Chưa
thực
hiện
Đã
thực
hiện
Mức độ thực hiện
TỐt Khá
TB
Yếu
1 Quy
hoạch,
phát
triển đội
ngũ
nhân viên
HT
giáo dục
NKT
Quy hoạch NVHT được xây
dựng cụ thể, chi tiết trong kế
hoạch phát triển tổng thể của
nhà trường
2
Nhà trường thực hiện các nội
dung quy hoạch phát triển nhân
viên hỗ trợ GDNKT như: xác
định nhu cầu nguồn lực, dự báo
nguồn lực hiện có và xác định
bổ sung thay thế để duy trì số
lượng và chất lượng của đội ngũ
3
Kiểm tra, giám sát thường
xuyên nhằm đảm bảo việc triển
khai thực hiện quy hoạch phát
triển đội ngũ NVHT
4
Tuyển
dụng và
sử dụng
nguồn
nhân lực
có chất
lượng
Rà soát nguồn nhân lực hỗ trợ
cho phù hợp với nhu cầu của
nhàtrường
5
Có kế hoạch tuyển mộ những
NVHT có kĩ năng và trình độ
6
Có tiêu chuẩn tuyển dụng phù
hợp với yêu cầu vị trí nghề
nghiệp đã được quy định trong
các văn bản pháp qui và các yêu
cầu phù hợp với điều kiện địa
phương
7
Tuyển dụng đủ số lượng NVHT
phù hợp với nhu cầu của đơn vị
8
Sắp xếp, bố trí sử dụng NVHT
vào vị trí phù hợp với năng lực,
trình độ chuyên môn của NVHT
PL7
9
Thực hiện tốt công tác quy
hoạch đội ngũ, đánh giá công
bằng, khách quan về năng lực
10
Đào tạo-
bồi dưỡng
đội ngũ
NVHT
Xác định công tác ĐT-BD là
vấn đề quan trọng trong công
tác GDĐT
11
Có kế hoạch cử NVHT đi đào
tạo nâng cao trình độ chuyên
môn và đi học bồi dưỡng
12
Thực hiện đầy đủ ưu tiên với
NVHT trong và sau khi tham
gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao
trình độ
13
Tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên môn, sinh hoạt chuyên
đề về hỗ trợ GD trẻ KT
14
Tạo động
lực
cho đội
ngũ
Xây dựng môi trường thân
thiện, dân chủ và công bằng,
NVHT được tôn trọng
15
Thực hiện các chế độ việc làm
và chính sách đãi ngộ đối với
NVHT
16
Các chương trình tôn vinh, cuộc
thi về NVHT hiệu quả và tích
cực được thực hiện
17
Có chế độ, chính sách thỏa đáng
cho NVHT
18
Đánh giá
Có kế hoạch kiểm tra đánh giá
đội ngũ NVHT định kì
19
Thực hiện hoạt động NVHT tự
đánh giá
20
Có các cuộc thi sáng kiến hoặc
NVHT giỏi
21
Đánh giá NVHT theo bộ tiêu chí
đề xuất hoặc khung năng lực
nghề nghiệp
PL8
22
Đánh giá NVHT được thực hiện
nghiêm túc, chất lượng, nhận
xét xây dựng và tích cực
3. Thầy/Cô đánh giá những ảnh hưởng đối với việc thực hiện việc phát triển đội ngũ
NVHT giáo dục người khuyết tật?
4. Thầy/cô có những mong muốn gì trong việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục
cho người khuyết tật?
□ Nhà trường tạo điều kiện và quan tâm cho việc hỗ trợ giáo dục cho người KT
□ Các thành viên trong nhà trường hợp tác và giúp đỡ
□ Mức lương phù hợp với công việc
□ Bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên
□ Được tham gia các sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về giáo dục cho NKT
□ Những mong muốn khác:.
-------Xin trân trọng cảm ơn!-----
PL9
Phụ lục 2
PHIẾU XIN Ý KIẾN
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ
NGHIỆP
(Dành cho CBQL các trường, cơ sở giáo dục có NKT theo học)
Kính gửi quí Ông/Bà!
Để có những căn cứ khách quan, toàn diện cho việc xác định các biện pháp phát
triển dội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thực hiện theo chính sách
của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu của xã hội, đề nghị Ông/Bà vui lòng cung cấp
thông tin và tham gia đóng góp ý kiến bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi nêu
ra dưới đây:
Chân thành cảm ơn quý Ông/Bà!
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Tuổi. Nam/Nữ
2. Trình độ đào tạo chuyên môn:
□ Trung cấp
□ Cao đẳng
□ Đại học
□ Sau đại học
3. Chuyên ngành đào tạo:..
4. Số năm kinh nghiệm:.năm
II/ THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1. Ông/Bà hãy cho biết thông tin về trường/đơn vị nơi mình công tác như thế nào?
2. Nhà trường có chủ trương tăng số lượng NVHT hay không?
□ Có
□ Không
□ Không biết
- Hãy cho biết lí do (nếu trả lời là có hoặc không)..........................
III/ ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ & PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
Câu 1: Theo Ông/Bà, trường/cơ sở giáo dục của Ông/bà có cần vị trí nhân viên hỗ trợ
giáo dục người khuyết tật hay không?
□ Rất cần thiết
□ Cần thiết
PL10
□ Không cần thiết
Tại sao lại cần thiết hoặc không cần thiết?...........................................................
Câu 2: Ông/Bà hãy cho biết việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
□ Đảm bảo sự tiếp cận công bằng về giáo dục cho người khuyết tật
□ Cải thiện chất lượng học tập của người khuyết tật
□ Giảm áp lực cho GV trong việc dạy học cho người khuyết tật
□ Xây dựng một mạng lưới nguồn lực cho công tác giáo dục cho người khuyết tật
□ Tạo ra một môi trường hỗ trợ tích cực trong giáo dục người khuyết tật
Câu 3: Ông/Bà hãy đánh giá về mức độ đáp ứng công việc của NVHT tại trường nơi
Ông/Bà công tác
ST
T
Tiêu chuẩn/
Tiêu chí
Chỉ báo Tốt Khá TB
Chưa
tốt
Tiêu chuẩn 1.
Kiến thức nghề
nghiệp
1
1a. Năng lực hiểu
về nhu cầu và khả
năng
của người khuyết
tật
Biết được Đặc điểm các
dạng tật
Biết về Quy trình chẩn
đoán đánh giá khuyết tật
Hiểu rằng mỗi cá nhân
khuyết tật có những nhu
cầu và khả năng riêng
2
1b. Năng lực hiểu
về nội dung
chương trình giáo
dục
người khuyết tật
Hiểu được nội dung
chương trình can thiệp
sớm cho TKT
Nắm bắt được Chương
trình giáo dục phổ thông
Hiểu được các phương
thức giáo dục cho người
khuyết tật
PL11
3
1c. Năng hiểu hiểu
về các phương
pháp giáo dục đăc
thù
cho người KT
Nắm bắt được Phương
pháp giáo dục đặc thù cho
từng dạng tật
Nhận biết được Môi
trường giáo dục tích cực
phù hợp với NKT
4
1d. Năng lực hiểu
về các nội dung hỗ
trợ cho NKT
nắm bắt được nội dung,
chương trình, kế hoạch
hỗ trợ NKT tại nhà
trường
nắm bắt được nội dung,
chương trình, kế hoạch
hỗ trợ NKT tại gia đình
nắm bắt được nội dung,
chương trình, kế hoạch
hỗ trợ NKT tại cộng đồng
Tiêu chuẩn 2. Kĩ
năng nghề nghiệp
5
2a. Đánh giá được
khả năng và nhu
cầu của người
khuyết tật
Xác định được khả năng,
nhu cầu của mỗi người
khuyết tật cùng với nhóm
chuyên gia GDĐB
Thực hiện sàng lọc được
1 số dạng khuyết tật
bằng một số công cụ có
sẵn
6 2b. Xây dựng được
kế hoạch hỗ trợ
giáo dục cho
người khuyết tật
Lên kế hoạch hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật cho
cả năm học, kỳ học
Hỗ trợ GV xây dựng kế
hoạch giáo dục cá nhân
cho NKT
PL12
7
2c. Năng lực hỗ trợ
dạy học cho NKT
Thực hiện được một số kĩ
thuật dạy học đặc thù cho
một số các dạng tật
Hỗ trợ GV điều chỉnh
phương pháp dạy học phù
hợp với NKT
Hỗ trợ giáo viên quản lí
hồ sơ cho NKT
Hỗ trợ GV đánh giá sự
tiến bộ của NKT
8
2d. Năng lực hỗ trợ
giáo dục cho người
khuyết tật
Có khả năng tăng cường
sự tham gia của người học
Hỗ trợ GV tổ chức hoạt
động trải nghiệm,
ngoại khoá cho NKT
9
2e. Năng lực quản
lí hành vi trong lớp
học
Giải quyết các vấn đề
hành vi của NKT
Xác định các hành vi
không phù hợp trong lớp
học
10
2f. Năng lực hỗ trợ
các hoạt động
hàng ngày
của NKT trong
trương học
Thực hiện xây dựng môi
trường vật chất và tâm
lý tích cực cho việc học
tập của NKT
Thực hiện các hoạt động
trợ giúp vật lý như bê
vác,đi vệ sinh khi HS
có nhu cầu
Thực hiện các nhiệm vụ
hành chính như chuẩn bị
cho cuộc hợp phụ huynh,
sổ liên lạc, đọc đề bài cho
PL13
HSKT khi được GV
yêu cầu
11
2e. Năng lực quản
lí và sử dụng đồ
dùng
thiết bị đặc thù cho
NKT
Sử dụng được một số
công cụ đặc thù cho NKT
như AAC, sách chữ nổi,
sách ngôn ngữ kí hiệu.
Quản lí hiệu quả các đồ
dùng cho NKT
Tiêu chuẩn 3.
Điều phối, Tư vấn
và phối hợp
12 3a. Năng lực tổ
chức các hoạt động
phát triển
chuyên môn về
Giáo dục NKT
Thực hiện công tác chuẩn
bị cho các hoạt động
sinh hoạt chuyên đề
Thực hiện chuẩn bị các
hoạt động tập huấn
chuyên môn theo kế
hoạch đã xây dựng
13
3b. Năng lực tư
vấn nhằm hỗ trợ
giáo dục cho NKT
tư vấn với nhà trường
phân bổ nguồn lực phù
hợp cho giáo dục NKT
tư vấn với gia đình NKT
về cách hỗ trợ giáo dục
tại gia đình
Huy động NKT đi học
Tư vấn hướng nghiệp cho
NKT
14
3c. Năng lực huy
động cồng tham
gia Giáo dục NKT
Huy động các lực lượng
tham gia giáo dục NKT
Tổ chức các hoạt động
nâng cao nhận thức cộng
đồng về Giáo dục NKT
PL14
15
3d. Năng lực phối
hợp trong giáo dục
NKT
Thực hiện giao tiếp hiệu
quả với NKT bằng nhiều
hình thức giao tiếp khác
nhau: bằng lời, cử chỉ,
điệu bộ, tranh ảnh,
Phối hợp tốt với GV trong
việc chăm sóc, dạy học
và giáo dục cho NKT
Phối hợp với Gia đình các
cách thức giáo dục NKT
Tiêu chuẩn 4.
Phẩm chất và đạo
đức nghề nghiệp
16
4a. Trách nhiệm
với công việc
Hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao
17
4b. Yêu thương và
tôn trọng NKT
Có tình yêu thương, nhân
nại, vị tha với NKT
Tin tưởng NKT có thể
đóng góp cho xã hội
18
4c. Tuân thủ những
ứng xử đảm bảo
lợi ích tốt nhất cho
NKT
Đảm bảo sự an toàn cho
NKT
bảo mật thông tin NKT
thực hiện hoạt động hỗ
trợ giáo dục tốt nhất
cho NKT
19
4d. Cam kết cải
thiện việc thực
hiện nghề nghiệp
Có đầy đủ bằng cấp theo
yêu cầu
Thực hiện tự trau đồi
chuyên môn
Tự đánh giá và điều chỉnh
thực hiện
hỗ trợ giáo dục NKT
PL15
Câu 4: Ông/Bà hãy đánh giá về thực trạng về quy hoạch, phát triển đội ngũ NVHT
giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp tại đơn vị của mình?
TT Nội dung thực hiện
Chưa
thực
hiện
Đã thực hiện
Mức độ thực hiện
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
1
Quy hoạch NVHT được xây
dựng cụ thể, chi tiết trong kế
hoạch phát triển tổng thể
của nhà trường
2
Nhà trường thực hiện các
nội dung quy hoạch phát
triển nhân viên hỗ trợ
GDNKT như: xác định nhu
cầu nguồn lực, dự báo
nguồn lực hiện có và xác
định bổ sung thay thế để duy
trì số lượng và chất lượng
của đội ngũ
3
Kiểm tra, giám sát thường
xuyên nhằm đảm bảo việc
triển khai thực hiện quy
hoạch phát triển đội ngũ
NVHT
- Những thuận lợi đối với giải pháp này là gì?
□ Nhà nước có chính sách đầy đủ dành cho việc phát triển đội ngũ NVHT
□ Sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo
□ Mọi thành viên nhà trường hiểu và ủng hộ
- Những khó khăn đối với giải pháp này là gì?
□ Thiếu hướng dẫn cụ thể cho việc phát triển đội ngũ NVHT
□ Chính sách của Nhà nước chưa đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ NVHT
□ Chưa có nguồn nhân lực cho việc phát triển đội ngũ NVHT
PL16
Câu 4: Ông/Bà hãy đánh giá thực trạng về tuyển dụng và sử dụng đội ngũ NVHT
giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp tại đơn vị của mình?
TT Nội dung thực hiện
Chưa
thực
hiện
Đã thực hiện
Mức độ thực hiện
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
1
Rà soát nguồn nhân lực hỗ
trợ cho phù hợp với nhu cầu
của nhà trường
2
Có kế hoạch tuyển mộ
những NVHT có kĩ năng và
trình độ
3
Có tiêu chuẩn tuyển dụng
phù hợp với yêu cầu vị trí
nghề nghiệp đã được quy
định trong các văn bản pháp
qui và các yêu cầu phù hợp
với điều kiện địa phương
4
Tuyển dụng đủ số lượng
NVHT phù hợp với nhu cầu
của đơn vị
5
Sắp xếp, bố trí sử dụng
NVHT vào vị trí phù hợp
với năng lực, trình độ
chuyên môn của NVHT
6
Thực hiện tốt công tác quy
hoạch đội ngũ, đánh giá
công bằng, khách quan về
năng lực
PL17
Câu 5: Ông/Bà hãy đánh giá thực trạng về Đào tạo- bồi dưỡng đội ngũ NVHT giáo
dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp tại đơn vị của mình?
TT Nội dung thực hiện
Chưa
thực
hiện
Đã thực hiện
Mức độ thực hiện
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
1
Xác định công tác ĐT-BD là
vấn đề quan trọng trong
công tác GDĐT
2
Có kế hoạch cử NVHT đi
đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn và đi học bồi
dưỡng
3
Thực hiện đầy đủ ưu tiên
với NVHT trong và sau khi
tham gia đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ
4
Tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên môn, sinh hoạt
chuyên đề về hỗ trợ GD trẻ
KT
Câu 6: Ông/Bà hãy đánh giá thực trạng về tạo động lực cho đội ngũ NVHT giáo dục
người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp tại đơn vị của mình?
TT Biện pháp
chính
Nội dung thực hiện
Chưa
thực
hiện
Đã
thực
hiện
Mức độ thực hiện
Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
1
Tạo động
lực
cho đội
ngũ
Xây dựng môi trường thân
thiện, dân chủ và công bằng,
NVHT được tôn trọng
2
Thực hiện các chế độ việc
làm và chính sách đãi ngộ
đối với NVHT
3
Các chương trình tôn vinh,
cuộc thi về NVHT hiệu quả
và tích cực được thực hiện
PL18
4
Có chế độ, chính sách thỏa
đáng cho NVHT
Câu7. Để thực hiện hiệu quả việc phát triển đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật
theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp, Ông/Bà hãy đánh giá về thực trạng xây dựng
mạng lưới NVHT giáo dục người khuyết tật theo bảng sau đây
TT Nội dung
Có
thực
hiện
Chưa
thực
hiện
Mức độ
Rất
tốt Tốt Khá
Trung
bình
1
Cấp quản lý ban hành các văn
bản về thực hiện hoặc xây dựng
mạng lưới hỗ trợ GDHN
2 TT hỗ trợ GDHN tỉnh cử NVHT xuống hỗ trợ nhà trường
3
NVHT/GVHT tại trường thường
xuyên phối kết hợp với NVHT
của Trung tâm hỗ trợ GDHN
tỉnh
4
Nhà trường xây dựng và thực
hiện phòng hỗ trợ GDHN tại
trường
5
KHGDCN cho HSKT được xây
dựng, thống nhất bởi nhóm
chuyên môn từ cấp trường đến
cấp tỉnh
Câu 8: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ tác dộng của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
đội ngũ NVHT giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lưc nghề nghiệp
TT Các yếu tố
Mức độ
Tác
động
lớn
Bình
thường
Ít
tác
động
Không
tác
động
Khách quan
1 Sự lãnh đạo, chỉ đạo các chủ trương chính
sách giáo dục cho trẻ Khuyết tật của Đảng,
Nhà nước từ TƯ đến địa phương
2 Số lượng TKT ngày càng tăng và nhu cầu
của gia đình
3 Môi trường, cơ chế quản lý của các trường
phổ thông, các trung tâm giáo dục TKT
Chủ quan
4 Lương tâm, đạo đức nghề nghiệp
PL19
5 Nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân
Say mê với nghề nghiệp
Ý kiến khác: .
---------Trân trọng cảm ơn!---------
Phụ lục 3.
PHIẾU PHỎNG VẤN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
NHÂN VIÊN HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Dành cho cán bộ quản lý/ GV/NVHT các trường có HS khuyết tật)
Để có thông tin sâu sắc, cụ thể hơn trong nội dung của Phiếu trưng cầu ý kiến
về công tác phát triển nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng
lực nghề nghiệp), xin Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau:
1. Vấn đề quy hoạch chiến lược phát triển nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật được triển khai như thế nào?
2. Đánh giá về công tác tổ chức và thực hiện việc ban hành các tiêu chuẩn, tiêu
chí cho vị trí nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật,
3. Đánh giá những kết quả đã đạt được và những thách thức cho việc tuyển
dụng và sử dụng nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong trường học có học
sinh khuyết tật?
4. Thầy/Cô biết được những khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân viên hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật nào hiện đang được triển khai? Những năng lực nào là cần thiết
và quan trọng nhất đổi với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật? Tại sao cần
phải đào tạo bồi dưỡng đội ngũ NVHT những năng lực này?
5. Theo Thầy/Cô, NVHT có cần thực sự cần thiết trở thành cầu nối trong việc
thực hiện phối kết hợp các lực lượng nhằm đảm bảo cho việc hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật có hiệu quả? Tại sao? NVHT cần phải làm điều đó như thế nào?
6. Những chính sách về đảm bảo các quyền lợi và môi trường làm việc tích
cực cho NVHT đã thực sự được thực hiện hay chưa? Tại sao lại như vậy? Có những
cách thức nào cần được thực hiện trong thời gian tới nhằm đảm bảo việc tạo động lực
thành công cho NVHT?
7. Những thuận lợi và thách thức trong việc phát triển đội ngũ nhân viên hỗ
trợ giáo dục người khuyết tật trong bối cảnh hiện nay là gì?
Trân trọng cảm ơn!
PL20
Phụ lục 4.
PHIẾU KHẢO NGHIỆM
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ GIÁO
DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ
NGHIỆP
(Dành cho cán bộ quản lý, GV/NVHT các trường có HS khuyết tật)
Để phục vụ cho nghiên cứu: “Phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật theo tiếp cận năng lực nghề nghiệp”, xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho
biết ý kiến của mình về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất để
phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo tiếp cận năng lực
nghề nghiệp)!
Xin đánh dấu “X” vào các nội dung tương ứng.
TT Các giải pháp đề xuất
Mức độ cấp thiết Tính khả thi
Rất
cấp
thiết
Ít
cấp
thiết
Không
cấp
thiết
Rất
khả
thi
Ít
khả
thi
Không
khả
thi
1
Tuyên truyền nâng cao nhận
thức của các bên liên quan về vai
trò, nhiệm vụ của NVHT giáo
dục người khuyết tật
2
Xây dựng/Phát triển khung năng
lực nghề nghiệp của NVHT giáo
dục người khuyết tật
3
Tổ chức xác định nhu cầu, xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển đội ngũ NVHT giáo dục
người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp
4
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát
triển đội ngũ NVHT giáo dục
người khuyết tật theo tiếp cận
năng lực nghề nghiệp
PL21
5
Thực hiện tuyển dụng, sử dụng
và quản lý đội ngũ NVHT giáo
dục người khuyết tật theo tiếp
cận năng lực nghề nghiệp
6
Tổ chức đánh giá đội ngũ theo
chuẩn năng lực
7
Xây dựng và tổ chức hoạt động
của mạng lưới đội ngũ NVHT
giáo dục cho người khuyết tật từ
cấp tỉnh tới cấp trường
8
Thực hiện chính sách, tạo động
lực và đảm bảo các điều kiện
môi trường, trang thiết bị làm
việc cho NVHT giáo dục người
khuyết tật
Xin Quý Thày/Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
- Học vị, chức danh khoa học: ..................................................................
- Số năm công tác ở trường đại học: ..................................................................
- Lĩnh vực chuyên môn: ..................................................................
- Vị trí công tác hiện tại: ..................................................................
- Trường đại học nơi Thày/ Cô công tác : ..................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác quý báu của Quý Thầy/Cô!
PL22
Phụ lục 5.
SỐ LIỆU THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HỖ TRỢ GIÁO DỤC
NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO CHUẨN
Phụ lục 5a. NVHT tự đánh giá – Trước thử nghiệm
Tiêu chuẩn Tiêu chí
NVHT 1 NVHT 2
Điểm
tiêu chí
Điểm
tiêu
chuẩn
Điểm
tiêu chí
Điểm tiêu
chuẩn
Tiêu chuẩn 1.
Kiến thức nghề
nghiệp
Tiêu chí 1 6
25
6
25
Tiêu chí 2 8 6
Tiêu chí 3 5 6
Tiêu chí 4 6 7
Tiêu chuẩn 2. Kĩ
năng nghề nghiệp
Tiêu chí 1 6
47
6
44
Tiêu chí 2 8 7
Tiêu chí 3 6 5
Tiêu chí 4 7 6
Tiêu chí 5 8 6
Tiêu chí 6 6 7
Tiêu chí 7 6 7
Tiêu chuẩn 3.
Điều phối, tư vấn
và phối hợp
Tiêu chí 1 6
25
6
25
Tiêu chí 2 6 6
Tiêu chí 3 6 5
Tiêu chí 4 7 8
Tiêu chuẩn 4.
Phẩm chất và đạo
đức nghề nghiệp
Tiêu chí 1 8
32
8
31
Tiêu chí 2 9 8
Tiêu chí 3 8 8
Tiêu chí 4 7 7
Tổng điểm 129 125
PL23
Phụ lục 5a. NVHT tự đánh giá – Sau thử nghiệm
Tiêu chuẩn Tiêu chí
NVHT 1 NVHT 2
Điểm
tiêu chí
Điểm
tiêu
chuẩn
Điểm
tiêu chí
Điểm tiêu
chuẩn
Tiêu chuẩn 1.
Kiến thức nghề
nghiệp
Tiêu chí 1 7
30
7
29
Tiêu chí 2 8 8
Tiêu chí 3 7 7
Tiêu chí 4 8 7
Tiêu chuẩn 2. Kĩ
năng nghề nghiệp
Tiêu chí 1 7
53
8
50
Tiêu chí 2 7 7
Tiêu chí 3 8 6
Tiêu chí 4 7 7
Tiêu chí 5 9 7
Tiêu chí 6 7 7
Tiêu chí 7 8 8
Tiêu chuẩn 3.
Điều phối, tư vấn
và phối hợp
Tiêu chí 1 6
28
8
30
Tiêu chí 2 8 8
Tiêu chí 3 7 6
Tiêu chí 4 7 8
Tiêu chuẩn 4.
Phẩm chất và
đạo đức nghề
nghiệp
Tiêu chí 1 9
35
8
32
Tiêu chí 2 9 8
Tiêu chí 3 9 8
Tiêu chí 4 8 8
Tổng điểm 146 141
PL24
Phụ lục 5c. Tổng hợp kết quả đánh giá NVHT của đội ngũ CBQL, NVHT tại nơi
công tác – Trước thử nghiệm
Tiêu chuẩn Tiêu chí
NVHT 1 NVHT 2
Điểm
tiêu chí
Điểm
tiêu
chuẩn
Điểm
tiêu chí
Điểm tiêu
chuẩn
Tiêu chuẩn 1.
Kiến thức nghề
nghiệp
Tiêu chí 1 6,0
25,3
6,6
26,1
Tiêu chí 2 7,3 6,6
Tiêu chí 3 6,0 5,9
Tiêu chí 4 6,1 7,0
Tiêu chuẩn 2. Kĩ
năng nghề nghiệp
Tiêu chí 1 6,6
48,9
5,9
45,2
Tiêu chí 2 7,7 7,0
Tiêu chí 3 5,9 5,4
Tiêu chí 4 7,3 5,7
Tiêu chí 5 7,8 6,5
Tiêu chí 6 7,3 7,3
Tiêu chí 7 6,3 7,4
Tiêu chuẩn 3.
Điều phối, tư vấn
và phối hợp
Tiêu chí 1 6,5
27,8
6,3
26,0
Tiêu chí 2 6,7 6,2
Tiêu chí 3 6,4 5,5
Tiêu chí 4 8,2 8,0
Tiêu chuẩn 4.
Phẩm chất và
đạo đức nghề
nghiệp
Tiêu chí 1 7,9
31,7
7,9
30,6
Tiêu chí 2 8,4 7,6
Tiêu chí 3 8,2 8,0
Tiêu chí 4 7,1 7,0
Tổng điểm 133,8 127,9
PL25
Phụ lục 5d. Tổng hợp kết quả đánh giá NVHT của đội ngũ CBQL, NVHT tại
nơi công tác – Sau thử nghiệm
Tiêu chuẩn Tiêu chí
NVHT 1 NVHT 2
Điểm
tiêu chí
Điểm
tiêu
chuẩn
Điểm
tiêu chí
Điểm tiêu
chuẩn
Tiêu chuẩn 1.
Kiến thức nghề
nghiệp
Tiêu chí 1 7,7
31,1
7,3
29,5
Tiêu chí 2 8,1 7,8
Tiêu chí 3 7,3 7,1
Tiêu chí 4 8,0 7,3
Tiêu chuẩn 2. Kĩ
năng nghề nghiệp
Tiêu chí 1 7,6
53,7
7,7
51,1
Tiêu chí 2 7,8 7,8
Tiêu chí 3 7,7 6,3
Tiêu chí 4 7,4 7,0
Tiêu chí 5 8,2 6,9
Tiêu chí 6 7,3 7,1
Tiêu chí 7 7,6 8,1
Tiêu chuẩn 3.
Điều phối, tư vấn
và phối hợp
Tiêu chí 1 7,0
30,5
8,0
29,8
Tiêu chí 2 7,9 7,7
Tiêu chí 3 7,1 6,1
Tiêu chí 4 8,5 8,1
Tiêu chuẩn 4.
Phẩm chất và
đạo đức nghề
nghiệp
Tiêu chí 1 8,0
32,1
7,9
31,5
Tiêu chí 2 8,5 8,1
Tiêu chí 3 8,3 8,0
Tiêu chí 4 7,4 7,5
Tổng điểm 147,4 141,9