Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề tỉnh Phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN XUÂN THÀNH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN XUÂN THÀNH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Khánh Đức 2. GS

docx248 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề tỉnh Phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. TSKH Nguyễn Văn Hộ THÁI NGUYÊN - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Xuân Thành MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ 77 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về thực hiện các tiêu chí Năng lực chuyên môn 81 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về Năng lực sư phạm của giáo viên dạy nghề 87 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về Chuẩn bị dạy học của giáo viên dạy nghề 89 Bảng 2.5: Kết quả về Thực hiện giảng dạy của giáo viên dạy nghề 91 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 93 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về Quản lý hồ sơ dạy học của giáo viên 95 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về Xây dựng chương trình dạy học của giáo viên dạy nghề 96 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát Xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên dạy nghề 98 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về Quản lý học sinh của giáo viên dạy nghề 100 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về Hoạt động xã hội của giáo dục dạy nghề 101 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát vè học tập nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề 103 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về Phát triển năng lực người học cho người học 105 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về Năng lực nghiên cứu của giáo viên 106 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát nhận thức về mục đích, ý nghĩa của phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề 108 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát thực trạng quy hoạch phát triển ĐNGV các trường DN theo chuẩn nghề nghiệp 110 Bảng 2.17: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý và sử dụng ĐNGV các trường DN đảm bảo hợp lý, phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc của giáo viên 111 Bảng 2.18: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý, đánh giá ĐNGV các trường DN theo chuẩn NN 112 Bảng 2.19: Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp 113 Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất 173 Bảng 3.2: Đánh giá sự khả thi của các biện pháp đề xuất 175 Bảng 3.3: Tổng hợp khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi 177 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Mô hình Guest 42 Hình 1.2. Mô hình Leonard Nadle 44 Hình 1.3. Mô hình phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp 51 Hình 3.1. Sơ đồ các biện pháp được lựa chọn thử nghiệm 182 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 thì vai trò của giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng vô cùng quan trọng. Các nước phát triển trên thế giới đều đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. UNESCO đã coi vai trò của giáo dục, đào tạo như “là phát triển tiềm năng con người, là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để tiến vào tương lai”. Ở nước ta, Đảng và Chính phủ rất coi trọng vai trò của giáo dục& đào tạo nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Nghị quyết 29/TW-NQ về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, đào tạo nghề có vị trí cực kỳ quan trọng, tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu trước sự biến đổi cơ cấu kinh tế, khắc phục được những bất cập về lao động trong xã hội. Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 đã cụ thể hóa mục tiêu: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một một phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.”.” Đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động hiện đại; gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động, việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đội ngũ công nhân kỹ thuật trình độ cao.Trong quá trình đó, vai trò và vị trí của đội ngũ giáo viên dạy nghề ngày càng quan trọng. Về vai trò của đội ngũ giáo viên trong giáo dục, đào tạo, Nghị quyết 29/TW-NQ cũng đã chỉ rõ; “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”. Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 cũng đã khẳng định chính sách: “Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác. Để thực hiện được yêu cầu của Đảng và Nhà nước về chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, vấn đề chuẩn nghề nghiệp giáo viên nói chung, giáo viên dạy nghề trong Hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói riêng đã được quan tâm xây dựng và được coi là thước đo chất lượng giáo viên dạy nghề của tất cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theoThông tư 08/2017/TT-BLĐ-TB&XH ngày 10/3/2017 với nhiều nội dung mới đã được đặt ra. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt để phát triển đội ngũ giáo viên, đáp ứng các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho xã hội. Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã chú trọng chỉ đạo mở rộng cơ cấu ngành, nghề; phát triển quy mô đào tạo, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo nghề nghiệp, còn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề và yếu về chất lượng, kỹ năng sư phạm và năng lực hoạt động nghề nghiệp-xã hội của giáo viên dạy nghề còn hạn chế Do đó, việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp mới ban hành đã và đang là nhu cầu cấp bách. Đến nay, ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng. Các tác giả tiếp cận theo nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng đều đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên ở một ngành, một khu vực, địa phương hoặc một cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề của tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp mới ban hành. Nhận thức được vấn đề đó, trước đòi hỏi sự ngiệp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh Phú Thọ và của xã hội, đề tài nghiên cứu: “Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ về Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về phát triển giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề và qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Tỉnh Phú Thọ 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. 4. Giả thuyết khoa học Thời gian qua, các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ đã chú trọng xây dựng được đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu nguồn lao động của địa phương, nhưng đội ngũ giáo viên dạy nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp mới. Nếu đề xuất được các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo hướng chuẩn hóa dựa trên lý thuyết quản lý nguồn nhân lực thì sẽ khắc phục được những hạn chế, yếu kém hiện nay và xây dựng được đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt được các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Địa bàn nghiên cứu: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng và trung cấp nghề) trong Hệ thống giáo dục nghề nghiệp tỉnh Phú Thọ. 5.2. Khách thể điều tra, khảo sát: - Khách thể điều tra: Cán bộ, giáo viên các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi khảo sát: Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Phú Thọ. 5.3. Thời gian nghiên cứu: Luận án được sử dụng thông tin, dữ liệu tại các báo cáo về hoạt động dạy nghề của Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2018. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũgiáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp dựa trên khung lý thuyết quản lý nguồn nhân lực. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề Phú Thọ hiện nay theo chuẩn nghề nghiệp. 6.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. 6.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu được dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng và lịch sử; quán triệt các quan điểm cơ bản của Chủ ngjĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đội ngũ nhà giáo với các cách tiếp cận cơ bản sau: - Tiếp cận hệ thống Các trường dạy nghề là một bộ phận trong phân hệ giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề của hệ thống giáo dục quốc dân. Những vấn đề về đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề sẽ được xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa trường dạy nghề với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và các cơ sở sử dụng sản phẩm đào tạo. Đội ngũ giáo viên trường dạy nghề là chủ thể đào tạo của quá trình dạy-học của nhà trường, do đó, phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo nghề trong giai doạn hiện nay. Bản thân công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường dạy nghề cũng bao gồm trong nó một hệ thống nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biện chứng với nhau và với việc phát triển những hoạt động khác của đào tạo nghề. - Tiếp cận phức hợp Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề dựa vào nhiều cơ sở lý luận khác nhau như; khoa học quản lý giáo dục, lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, giáo dục học trong mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực khoa học để luận giải về mặt lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của các trường dạy nghề một cách khoa học, hiệu quả. - Tiếp cận phát triển Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề phải được đặt trong bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế-xã hội và của hệ thống giáo dục nói chung, hệ thống đào tạo nghề nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục với các đặc điểm và quy luật của quá trình phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề. - Tiếp cận chuẩn hóa Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên dạy nghề nói riêng phải được hướng đến yêu cầu chuẩn hóa nghề nghiệp để đảm bảo việc đào tạo-bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng theo đúng yêu cầu và quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay của nước ta. - Tiếp cận thực tiễn Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề phải được nghiên cứu trong phạm vi không gian, thời gian phù hợp hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn của địa phương tỉnh Phú Thọ và phù hợp chủ trương, chính sách của nhà nước về đào tạo nghề nghiệp. - Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề thực chất là quản lý phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sư phạm trong hoạt động đào tạo nghề của các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ theo các khâu, các thành tố căn bản của quá trình quản lý nguồn nhân lực. 7.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận Thực hiện hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề, nội dung lý luận trong các sách chuyên khảo, tài liệu, bài báo khoa học liên quan đến nội dung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra: Thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại các trường nghề tỉnh Phú Thọ bằng các phiếu thống kê và khảo sát để làm căn cứ xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. + Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn xin ý kiến các chuyên gia bằng hình thức tổ chức hội thảo, tổ chức gặp gỡ, trao đổi để xin ý kiến. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu, tìm hiểu thực tế thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy tại các trường nghề tỉnh Phú Thọ thông qua các báo cáo tổng kết thực tiễn của địa phương về công tác đào tạo nghề để đánh giá thực trạng. + Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tiến hành tổ chức khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi và thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất. - Phương pháp thống kê và xử lý thông tin Sử dụng thống kê toán học, phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và biểu diễn kết quả nghiên cứu khảo sát. 8. Các luận điểm bảo vệ 8.1. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu cấp thiết cần được các cấp lãnh đạo quan tâm nhằm tạo được đội ngũ nhân lực sư phạm đạt chuẩn, phù hợp với xu thế chuẩn hóa giáo viên trong giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta. 8.2. Tuy đã có những bước phát triển về số lượng và trình độ đào tạo cơ bản về chuyên môn-nghiệp vụ song đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề nói chung và ở Tỉnh Phú thọ nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập so với các yêu cầu mới theo chuẩn nghề nghiệp. 8.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề Tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp được đề xuất dựa trên lý thuyết quản lý nguồn nhân lực và phù hợp với thực tiễn ở địa phương có tính cần thiết và khả thi cao, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề Tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn mới. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận Luận án đã phân tích, tổng hợp và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp trước yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta trong giai đoạn mới. Đã phân tích một số mô hình nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực và lựa chọn được mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài 9.2. Về thực tiễn - Phân tích, đánh giá rõ thực trạng đội ngũ giáo viên của các trường nghề tỉnh Phú Thọ hiện nay theo yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp. - Các biện pháp đề xuất giúp cho việc phát triển đội ngũ giáo viên của các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp và qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu câu về lao động của địa phương. 9.3. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu đối với những người có quan tâm trong lĩnh vực giáo viên và giáo dục nghề nghiệp. 10. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường nghề tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường nghề tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề Với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, giáo viên luôn được coi là chủ thể quan trọng của quá trình giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Nâng cao chất lượng giáo viên là vấn đề được các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu riêng về phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề một cách rõ nét mà chỉ thể hiện trong một số nghiên cứu về đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung. Nghiên cứu về giáo viên, các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế châu Âu (OECD) đã đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên thế kỷ XXI là: Sáng tạo - hiệu quả. Cụ thể là: (1) Kiến thức phong phú; (2) Kỹ năng sư phạm, phương pháp dạy học tốt; (3) Có tư duy phản biện, năng lực tự phê; (4) Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người học; (5) Có năng lực quản lý, quản lý trong và ngoài lớp học. Hội thảo ASD Armidele do UNESCO tổ chức 1985, các báo cáo đều tập trung phân tích vai trò của giáo viên trong thời đại mới là người thiết kế, người tổ chức, người cổ vũ, người canh tân. Để đáp ứng được vai trò đó, cần phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như: (1) Các chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên cần triệt để sử dụng các thiết bị và phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến nhất; (2) Giáo viên phải được đào tạo để trở thành nhà giáo dục hơn là một chuyên gia truyền đạt kiến thức trên lớp; (3) Việc dạy học phải thích nghi, phù hợp với người học chứ không phải buộc người học tuân theo những qui định đặt ra của cơ sở giáo dục hay người thầy. Hội nghị UNESCO tổ chức tại Nê Pan vào năm 1998 về tổ chức quản lý nhà trường đã khẳng định: “Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục”. Hội thảo Cambridge đã đặt ra 5 yêu cầu cốt lõi đối với nhà giáo cho thế kỷ 21 là: Kiến thức, kỹ năng sư phạm, phẩm chất, thái độ và niềm tin. Trong những năm gần đây, việc xuất hiện các công nghệ mới đòi hỏi mới phải đối với đội ngũ giáo viên nhất là về phương pháp dạy học. Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên cần có hình thức, nội dung đa dạng, phong phú; kèm theo phương thức giảm giờ trên lớp, dạy gợi mở, khêu gợi trí tò mò và năng lực khám phá của học sinh. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn mực cũng được các nhà khoa học giáo dục trên thế giới quan tâm nghiên cứu. J.A. Kômenxki (1592- 1670), nhà nghiên cứu giáo dục người Séc rất đề cao vai trò của nhà trường trong việc hình thành, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách con người. Kômenxki đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên là phải mẫu mực, trong sáng về đạo đức và tác phong, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp, đây cũng là lương tâm, trách nhiệm, uy tín của giáo viên. Tuy nhiên, ông chưa chỉ rõ được cách thức để quản lý phát triển đội ngũ giáo viên. Các tác giả M.I. Kônđacốp và P.V. Khuđominxki (Liên Xô cũ) đã rất quan tâm tới việc giáo dục trong nhà trường. Các ông cho rằng chất lượng dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học phải có đội ngũ giáo viên có năng lực nghề nghiệp chuyên môn, do đó công tác quản lý bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng. Tác giả Richard I. Arends với công trình nghiên cứu “Học để dạy” đã đề cập đến vấn đề đổi mới cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm, do đó đòi hỏi giáo viên cần nâng cao năng lực nghề nghiệp cần phải có năng lực chuyên biệt vận dụng để dạy học [67]. Các tác giả Thomas Deissinger và Slilke Hellwing (Đức) đã đưa ra quan điểm về cấu trúc và chức năng của chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Đó là việc xác định các tính năng trong cấu trúc và chức năng của chương trình, mục tiêu đào tạo. Nó bao gồm kế hoạch xây dựng chương trình, phát triển chương trình và kiểm định chương trình trước khi thực hiện; xét đến sự khác biệt, ưu, nhược điểm của việc xây dựng cấu trúc, chức năng chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện với các lý thuyết xây dựng chương trình đào tạo nghề khác. Tác giả Leesa Wheelahan (Úc) đã đưa ra luận cứ quan trọng là sự hiểu biết (kiến thức) của người học phải được đặt vào vị trí trung tâm của chương trình đào tạo thay cho việc bắt đầu từ việc tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học chuyên sâu. Có thể có nhiều cách hiểu, nhưng năng lực thực hiện là tổ hợp của hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ. Vì vậy, đặt năng lực thực hiện vào vị trí trung tâm tức là quan tâm đến việc đặt kiến thức trong mối quan hệ mật thiết với kỹ năng và thái độ, đảm bảo gắn với thực tiễn lao động nghề nghiệp, khắc phục tính hàn lâm của giáo dục đào tạo. Tác giả cũng đã đề xuất cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trong các lý thuyết xây dựng chương trình đào tạo. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp Vấn đề chuẩn nghề nghiệp giáo viên được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm. Đây là nội dung mà các trường sư phạm phải tập trung đào tạo và mỗi giáo viên phải luôn phấn đấu hoàn thiện mình. Để chính xác hóa việc đánh giá và phân loại giáo viên, nhiều nước trên là xây dựng bộ Chuẩn nghề nghiệp cho người giáo viên, nó làm cho dạy học trở thành một nghề nghiệp và có ý nghĩa định hướng cho giáo viên rèn luyện, phấn đấu một cách hiệu quả. Tại Hoa Kỳ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên do Uỷ ban Quốc gia Chuẩn nghề dạy học (National Board for Professional Teacher Standards- NBPTS) ban hành năm 1987. Theo đó, 5 điểm cốt lõi là: (1) Giáo viên phải tận tâm với học sinh và việc học của họ; (2) Giáo viên phải làm chủ môn học, biết cách dạy môn học của mình; (3) Giáo viên phải có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn học sinh học tập; (4) Giáo viên phải suy nghĩ một cách hệ thống về thực tế hành nghề của họ và học tập qua trải nghiệm; (5) Giáo viên phải là thành viên của cộng đồng học. Giáo viên cần phải nắm được, tận dụng và hỗ trợ phát triển các mối quan hệ cộng đồng; phát triển văn hóa trường học để thực hiện, xử lí các thách thức về vai trò và các quan hệ trong giáo dục; có kế hoạch phát triển nghề nghiệp; thu hút sự tham vấn ý kiến của người học nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nghề nghiệp; phối hợp có hiệu quả với cha mẹ học sinh và cộng sự. Tại Anh, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được xây dựng gồm 3 phần: (1) Những đặc trưng nghề nghiệp; (2) Kiến thức và sự am hiểu nghề nghiệp; (3) Các kĩ năng nghề nghiệp. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được xác định cụ thể cho từng giai đoạn phát triển nghề của giáo viên từ khi mới vào nghề, chuẩn cho tất cả giáo viên và giáo viên có thang bậc lương cao, giáo viên giỏi, giáo viên có kĩ năng cấp cao... Họ quy định tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên rất cụ thể, toàn diện để đánh giá giáo viên chính xác, công bằng. Năng lực sư phạm tạo nên nhân cách toàn diện của giáo viên, căn cứ vào đó để xây dựng chương trình bồi dưỡng cho giáo viên. Tại Úc, Hội đồng giáo viên đã đề xuất hướng dẫn đánh giá năng lực giáo viên trên toàn quốc với 5 lĩnh vực cơ bản: (1) Sử dụng và phát triển sự hiểu biết và giá trị nghề nghiệp; (2) Kỹ năng giao tiếp và làm việc với HS và đồng nghiệp; (3) Lập kế hoạch và quản lý quá trình dạy và học; (4) Theo dõi và đánh giá việc học tập của HS và kết quả học tập; (5) Phản ánh, đánh giá việc lập kế hoạch cho việc phát triển nghề nghiệp. Tại Cộng hòa Liên bang Đức, người ta nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề và cho rằng phải đạt được 10 yêu cầu thuộc 4 nhóm là: (1) Năng lực dạy học; (2) Năng lực giáo dục; (3) Năng lực đánh giá; (4) Năng lực đổi mới. Giáo viên dạy nghề được đào tạo theo mô hình nhất định, giáo viên dạy lý thuyết và thực hành và được bồi dưỡng về nghiệp vụ khi tham gia giảng dạy và thi nâng bậc. Tại Singapore, Mô hình phát triển giáo viên thế kỉ XXI (2012) đưa ra yêu cầu: giáo viên cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng phù hợp để họ có thể giúp học sinh phát triển toàn diện. Đồng thời đặt ra 5 mục tiêu đối với người giáo viên trong thế kỉ XXI: (1) Giáo viên phải là nhà giáo dục có đạo đức; (2) Giáo viên phải là nhà chuyên môn; (3) là người học có khả năng cộng tác; (4) Nhà lãnh đạo có khả năng biến hóa; (5) Là thành viên tích cực xây dựng cộng đồng. Tại Trung Quốc, Chính phủ Trung xây dựng “Chương trình quốc gia về mạng lưới đào tạo giáo viên” nhằm hiện đại hóa việc đào tạo giáo viên, cải tiến chất lượng giảng dạy. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về dạy nghề năng lực giáo viên dạy nghề theo trình độ được đào tạo. Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc, các cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau phù hợp với cơ sở giáo dục trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định, cử giáo viên đi bồi dưỡng và nâng cấp theo từng đợt. Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp và thông tin cơ bản cho đội ngũ giáo viên. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông gồm 18 tiêu chuẩn trên 03 lĩnh vực, trong đó đề cập đến những tiêu chuẩn mà giáo viên cần phải đạt được: (1) tiêu chuẩn đối với chất lượng học sinh; (2) tiêu chuẩn đối với giảng dạy; (3) tiêu chuẩn đối với lãnh đạo và quản lí giáo dục. Ở Philippines, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên không tiến hành tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dưỡng thành từng khóa học trong thời gian học sinh nghỉ hè. Mô hình năng lực cho giáo viên dạy nghề gồm 24 tiêu chuẩn do chính phủ quy định. Như vậy, các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên dạy nghề nói riêng; qua các nghiên cứu cho thấy: 1. Chất lượng đội ngũ giáo viên luôn có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục và chất lượng học sinh. 2. Việc xây dựng, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ giáo viên được coi là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý nhà nước trong mọi thời đại, mọi chế độ xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình độ mọi mặt và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội mỗi quốc gia, trong đó nội dung quan trọng là thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. 3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các bậc học, bậc đào tạo được xác định làm căn cứ để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Giáo viên dạy nghề là giáo viên có trình đội chuyên môn và trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu học, thực hành cho người học; có khả năng vừa dạy học vừa tham gia vào quá trình sản xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. 4. Các quốc gia đều có nhiều chính sách phù hợp điều kiện của mình nhằm hỗ trợ cho giáo viên bổ sung nâng cao kiến thức cũng như việc tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên của các cơ sở giáo dục, đào tạo. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.2.1. Những nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề Ở nước ta trong những năm gần đây, nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên các trường dạy nghề nói riêng đã, đang được và áp dụng trong thực tiễn. Có thể điểm qua một số đề tài, đề án cụ thể như: Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005- 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng chính phủ); Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011- 2020 và Đề án đổi mới phát triển dạy nghề giai đoạn 2008- 2015 của Tổng cục Dạy nghề- Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội; Đề án quy hoạch mạng lưới trường nghề, trung tâm dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm của Công đoàn đến năm 2013 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 755/QĐ-TLĐ ngày 2/7/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với “Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo - hiệu quả” đã đề cập tính chất nghề nghiệp của người giáo viên. Tác giả đã nhấn mạnh đến động cơ của giáo viên là lý tưởng nghề nghiệp, đó là động lực của niềm đam mê sáng tạo của giáo viên, thúc đẩy giáo viên không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tác giả đề xuất xây dựng tập thể sư phạm theo mô hình “đồng thuận”, ở đó giáo viên quan hệ với nhau bằng sự chia sẻ “kinh nghiệm, bí quyết nhà nghề”. Đồng thời, tác giả đặt ra những yêu cầu về năng lực chuyên môn của người giáo viên của mô hình đào tạo giáo viên thế kỷ XXI là: Sáng tạo và Hiệu quả [36]. Tác giả Nguyễn Thanh Hoàn (2000) với “Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện chất lượng giáo viên” đã trình bày khái niệm chất lượng giáo viên trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu về chất lượng giáo viên của các nước thành viên OECD. Tác giả đưa ra những đặc điểm và năng lực đặc trưng của một giáo viên có năng lực qua 22 yếu tố cụ thể theo hướng tiếp cận năng lực giảng dạy và giáo dục; đề cập những chính sách cần cải thiện và duy trì để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên ở tầm vĩ mô và vi mô; nhấn mạnh đến ba vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên là: (1) Bản thân người giáo viên; (2) Nhà trường; (3) Môi trường chính sách bên ngoài [30]. Trong lĩnh vực quản lý đội ngũ giáo viên dạy nghề, có nhiều tác giả nghiên cứu về bồi dưỡng đào tạo đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đào tạo nguồn nhân lực trong ...yêu cầu về trình độ và năng lực chuyên môn khác nhau nhằm phù hợp nội dung, chương trình đào tạo nghề của hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước ta. 1.3.1.2. Đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên các trường dạy nghề a. Vị trí, chức năng của giáo viên dạy nghề - Vị trí của giáo viên dạy nghề: Hoạt động giáo dục nghề nghiệp là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt của các cơ sở đào tạo nghề nói chung, các trường dạy nghề nói riêng. Đội ngũ giáo viên dạy nghề có vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp hiện nay ở nước ta; có ý nghĩa quyết định chất lượng lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài xã hội. Do yêu cầu chất lượng cao cả về giảng dạy lý thuyết và hường dẫn tay nghề để tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao tạo ra sản phẩm của xã hội nên đội ngũ giáo viên dạy nghề giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với đào tạo nghề trong các trường dạy nghề, đòi hỏi yêu cầu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sư phạm cao. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề là góp phần phát triển nền giáo dục nước ta. Phát triển để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường dạy nghề chính là thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề và góp phần nâng cao đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện nước ta đang chủ động hội nhập quốc tế và sẵn sàng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. - Chức năng của giáo viên dạy nghề: Để hoàn thành sứ mệnh của mình, đội ngũ giáo viên dạy nghề đã phải vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, làm việc tận tuỵ để truyền thụ tri thức cho học sinh, sinh viên những kiến thức chung, hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự... truyền thụ kiến thức văn hoá, kỹ thuật cơ sở như hình hoạ, vẽ kỹ thuật, điện kỹ thuật... và chuyên môn nghề nghiệp như lý thuyết nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn có trách nhiệm lớn trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ và hành vi cho học sinh, sinh viên giúp đỡ họ trở thành người có nhân cách, biết đối nhân, xử thế, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và cộng đồng bằng kỹ năng nghề nghiệp của mình. Không những thế đội ngũ giáo viên dạy nghề còn dốc sức mình tạo cho học sinh, sinh viên tiềm năng tiếp tục phát triển và trang bị cho học sinh, sinh viên những tri thức vào đời ngay trên ghế nhà trường. Vì thế, học sinh sau, sinh viên khi học xong dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của đời sống xã hội... Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đa phần giáo viên dạy nghề hiện có đủ trình độ chuyên môn, trình độ kỹ năng nghề, khả năng hiểu biết thực tế, trình độ tin học, ngoại ngữ, sư phạm, khả năng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp giảng dạy mới vào quá trình đào tạo và ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. b. Đặc điểm lao động của giáo viên dạy nghề Những quan điểm về đào tạo nghề hiện đại đang đặt ra những yêu cầu gắt gao cả về mặt phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề. Để đào tạo được nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ văn hoá cao, có năng lực chuyên môn giỏi, có khả năng thích ứng linh hoạt và sáng tạo đối với các yêu cầu thay đổi của khoa học công nghệ và sản xuất dịch vụ,... đội ngũ người giáo viên dạy nghề có một số đặc điểm sau: Một là: Trình độ văn hoá tốt nghiệp THPT và trình độ đào tạo chuyên môn bậc đại học phải là trình độ tối thiểu của người giáo viên dạy nghề. Trong thời gian tới đây, phần đáng kể giáo viên dạy nghề có trình độ tối thiểu về chuyên môn phải là trình độ sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ). Đào tạo giáo viên dạy nghề là nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dục đại học (các trường ĐHSPKT và công nghệ) Hai là: Cơ cấu ngành nghề đào tạo ngày càng rộng để hình thành đội ngũ giáo viên dạy nghề theo các lĩnh vực khoa học - công nghệ chứ không theo các ngành nghề kinh tế. Giáo viên dạy nghề phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là công nghệ mới. Ba là: Kiến thức và năng lực sư phạm hiện đại có vai trò quyết định đến năng lực hoạt động của người giáo viên dạy nghề, trong đó việc hình thành nhân cách thái độ của con người, việc phát triển năng lực tư duy nhận thức trở nên quan trọng hơn việc hình thành kĩ năng kĩ xảo hoạt động lao động nghề nghiệp thuần tuý. Bốn là: Giáo viên dạy nghề phải sử dụng thành thạo công nghệ dạy học hiện đại. Các phương tiện thông tin (máy tính, đa phương tiện, mô hình ảo,...) là những phương tiện lao động hàng ngày của giáo viên. Quá trình người giáo viên vừa dạy - vừa học xen kẽ với nhau (học suốt đời). Năm là: Người giáo viên dạy nghề cần có năng lực tốt trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, thể hiện vừa mềm dẻo, linh hoạt nhưng khách quan, công bằng. Sử dụng và khai thác tốt các phương thức kiểm tra, đánh giá hiện đại, sử dụng máy tính Sáu là: Trình độ nhận thức xã hội, ngoại ngữ trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề. Ngoại ngữ trở thành chìa khóa mở cửa kho tàng tri thức nhân loại, giúp người giáo viên dạy nghề nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật công nghệ mới của thế giới. 1.3.2. Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề Yêu cầu chất lượng giáo viên dạy nghề theo chuẩn là đáp ứng các tiêu chí về trình độ chuyên môn, về năng lực sư phạm và năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 1.3.2.1. Yêu cầu về năng lực chuyên môn 1. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn a. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết: (1) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; (2) Nắm vững kiến thức ngành, nghề liên quan nhiệm vụ giảng dạy; (3) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy. b. Đối với nhà giáo dạy thực hành: (1) Có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy thực hành phù hợp trình độ đào tạo; (2) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy; (3) Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy; c. Đối với nhà giáo dạy tích hợp: (1) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và chứng chỉ kỹ năng nghề thực hành theo trình độ đào tạo; (2) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy; (3) Có kiến thức về môn học, mô-đun của ngành, nghề liên quan; (4) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy; (5) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy; (6) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy. 2. Tiêu chuẩn về Trình độ ngoại ngữ (1) Có trình độ ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Khung năng lực ngoại ngữ. (2) Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy; mô tả được một số công việc cơ bản của ngành, nghề được phân công giảng dạy. 3. Tiêu chuẩn về Trình độ tin học (1) Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông. (2) Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng, tài liệu giảng dạy. 1.3.2.2. Yêu cầu về năng lực sư phạm 1. Tiêu chuẩn về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy (1) Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phù hợp trình độ đào tạo. (2) Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng. 2. Tiêu chuẩn về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy (1) Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học. (2) Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học. (3) Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy. (4) Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết. (5) Tự làm một số thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy. (6) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy. 3. Tiêu chuẩn về Thực hiện hoạt động giảng dạy (1) Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung. (2) Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định. (3) Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập, rèn luyện năng lực tự học của người học. (4) Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp. 4. Tiêu chuẩn về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học (1) Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp. (2) Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 5. Tiêu chuẩn về Quản lý hồ sơ dạy học (1) Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học. (2) Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 6. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy (1) Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo. (2) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo. 7. Tiêu chuẩn về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục (1) Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác. (2) Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng. (3) Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học. (4). Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục. 8. Tiêu chuẩn về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập (1) Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học. (2) Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác. 9. Tiêu chuẩn về Hoạt động xã hội (1) Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học. (2) Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường, xây dựng quan hệ với doanh nghiệp nhằm phát triển nhà trường. 1.3.2.3. Yêu cầu về năng lực phát triển nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề 1. Tiêu chuẩn về Học tập, bồi dưỡng nâng cao (1) Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của nhà trường. (2) Tham gia hội giảng các cấp. (3) Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. (4) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp. 2. Tiêu chuẩn về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học (1) Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp. (2) Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi các cấp. 3. Tiêu chuẩn về Nghiên cứu khoa học (1) Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ. (2) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên. 1.3.3. Chuân nghề nghiệp giáo viên dạy nghề Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp thì giáo viên giáo trong các trường dạy nghề phải có các tiêu chuẩn sau: a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; d) Có lý lịch rõ ràng. 2) Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên dạy nghề: a) Giáo viên dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. b) Giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; giáo viên dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. c) Giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; giáo viên dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. d) Giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của giáo viên dạy lý thuyết và chuẩn của giáo viên dạy thực hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. e) Giáo viên không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. 1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp theo mô hình quản lý nguồn nhân lực 1.4.1. Một số mô hình quản lý nguồn nhân lực Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình quản lý và phát triển nguồn nhân lực được xây dựng theo hướng tiếp cận khác nhau. Để lựa chọn áp dụng mô hình làm cơ sở nghiên cứu trong đề tài này cần nghiên cứu một số mô hình để so sánh, cụ thể như sau: - Mô hình Martin Hilb (mô hình những người chịu trách nhiệm) Theo mô hình này, tác giả cho rằng về nghĩa rộng, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức trong những khoảng thời nào đó để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp cho người lao động, thậm chí chỉ trong vài ngày. Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực là cung cấp cho người lao động những tri thức, kỹ năng về yêu cầu cũng như mục tiêu công việc phải đảm nhận. Đồng thời, tạo điều kiện để người lao động có những đóng góp tích cực hơn cho tổ chức của mình [40]. Mô hình này được xây dựng với mục đích phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, tuy nhiên có thể tham khảo, vận dụng vai trò của nhóm những người quản lý trong các tổ chức, đơn vị khác theo điều kiện cụ thể mỗi quốc gia. - Mô hình Fombrun Theo mô hình của Fombrun, quản lý nguồn nhân lực được thực hiện theo quy trình nhân sự: Thực hiện công tác qua tuyển chọn nhân lực theo yêu cầu, vị trí việc làm; sử dụng nhân lực theo yêu cầu công việc, qua đó tiến hành đánh giá hiệu quả công việc, làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách khen thưởng và phát triển nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu cuối cùng đặt ra là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực phụ vụ nhiệm vụ chính của các nhà quản lý. Từ nhiệm vụ trọng tâm, vấn đề là cần xác định rõ các yêu cầu thực hiện công việc đặt ra yêu cầu với người đảm đương công việc đó, làm cơ sở cho việc tuyển chọn lao động phù hợp, đánh giá đúng kết quả làm việc để khen thưởng hợp lý đối với người lao động. Mô hình này coi việc tuyển chọn nhân lực là công việc đầu tiên trong quá trình phát triển nguồn nhân lực; việc bố trí, sử dụng nhân lực là mục tiêu cuối cùng của phát triển nguồn nhân lực. - Mô hình Havard Theo mô hình này, tác giả cho rằng khâu tuyển chọn nguồn nhân lực được thực hiện trên cơ sở hài hòa giữa lợi ích của các bên liên quan và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, của doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố tình huống là các điều kiện môi trường trong mỗi chế độ xã hội có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các tổ chức tiến hành thường xuyên chọn lọc đào tạo được đội ngũ những người phù hợp nhất để không ngừng phát triển nguồn nhân lực theo mục tiêu riêng đặt ra. - Mô hình Guest Guest đã xây dựng mô hình quản lý nguồn nhân lực của mình như hình sau: Quản lý nhân sự (hoạt động theo mệnh lệnh) Quản lý nguồn nhân lực (hoạt động theo cam kết) Bối cảnh tâm lý Làm đến đâu hưởng đến đó Cam kết lẫn nhau Trọng tâm kiểm soát Bên ngoài Bên trong Quan hệ lao động Đa cực Tập thể Tin cậy thấp Thống nhất Cá nhân hóa Tin cậy cao Nguyên tắc tổ chức Cơ học Chính thống vai trò Trên xuống Tập trung Hữu cơ Vai trò mềm dẻo Dưới lên Phi tập trung Mục tiêu chính sách Hiệu quả quản lý Thực hiện theo chuẩn mực Giảm thiểu chi phí Lực lượng lao động thích nghi Luôn cải tiến việc thực hiện Tối đa hóa việc sử dụng Hình 1.1. Mô hình Guest (Nguồn: [56]) Theo mô hình này, cho thấy tác giả chia công tác quản lý nhân lực thành 2 mảng hoạt động là quản lý cụ thể con người (quản lý nhân sự) và quản lý tập thể người lao động (quản lý nguồn nhân lực) với việc so sánh các điều kiện và yếu tố quản lý lao động. Từ đó, tác giả đã hình thành được những phương thức hoạt động đối với công tác quản lý lao động phù hợp, hiệu quả nhất. Đây là mô hình phát triển nguồn nhân lực mà trong đó nhấn mạnh điều kiện, chính sách, mối quan hệ, tâm lý và mục tiêu trọng tâm quản lý con người trong một tổ chức, một doanh nghiệp nhất định. - Mô hình Warwick Warwick đã quan niệm quản lý nguồn nhân lực gồm 5 thành tố chính: 1- Bối cảnh bên ngoài (kinh tế, chính trị, kỹ thuật). 2- Bối cảnh bên trong (văn hóa, cấu trúc, chính trị- lãnh đạo, nhiệm vụ- công nghệ, công việc). 3- Nội dung chiến lược hoạt động (mục tiêu, thị trường, chiến lược, chiến thuật). 4- Bối cảnh quản lý nguồn nhân lực (khái niệm, vai trò, tổ chức, đầu ra nguồn nhân lực). 5- Nội dung quản lý nguồn nhân lực (những dòng nguồn nhân lực, hệ thống làm việc, hệ thống thăng thưởng, quan hệ lao động) (Nguồn: [56]) Với mô hình này, tác giả đã đề cấp đến toàn diện các yếu tố ảnh hướng đến việc phát triển nguồn nhân lực thông qua cá thành tố của quản lý nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định vai trò ảnh hưởng của các thành tố còn có tính trừu tượng nên xác định trong thực tiễn khá khó khăn, khó cụ thể thành những tiêu chí để thực hiện. * Mô hình Leonard Nadle Leonard Nadle đề xuất mô hình quản lý nguồn nhân lực với 3 nội dung chính, gồm: Phát triển nguồn nhân lực; sử dụng nguồn nhân lực; tạo môi trường làm việc. Quản lý nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực Sử dụng nguồn nhân lực Tạo môi trường làm việc - Dinh dưỡng và sức khoe - Tuyển dụng - Mở rộng chủng loại việc làm - GD và Đào tạo - Sàng lọc - Mở rộng quy mô công việc - Dân số và kế hoạch hóa gia đình - Bố trí, sử dụng - Đánh giá - Phát triển tổ chức - Văn hóa và truyền thống dân tộc - Đãi ngộ - Việc làm và phân phối thu nhập - Kế hoạch hóa sức lao động Hình 1.2. Mô hình Leonard Nadle (Nguồn [70]) Trong 3 nội dung của mô hình này, cần chú trọng nhiều ở các khâu trong công tác nhân sự, coi đó là nhưng yếu tố có vai trò quyết định đến công tác quản lý nguồn nhân lực nói chung. Có thể nói, hoạt động phát triển nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực được tác giả mô hình coi là nội dung quan trọng hàng đầu trong quản lý nguồn nhân lực. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng cần tạo dựng môi trường làm việc mới phát huy khả năng của đội ngũ công chức trong hệ thống tổ chức của các cơ sở, đảm bảo để việc quản lý nguồn nhân lực tốt nhất. Nói chung, với mô hình này, tất cả các nội dung đều hướng tới con người và điều kiện hoạt của con người mà vấn đề giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, môi trường làm việc được đánh giá là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm việc của họ trong môi trường nhất định. Nhận xét chung, qua các mô hình quản lý trên có thể rút ra nhận xét: Mỗi mô hình đều có những đặc điểm riêng về nội dung, phương pháp do với cách tiếp cận khác nhau của từng tác giả về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hiện nay. Mỗi mô hình đều có những ưu điểm nhất định khi áp dụng trong từng điều kiện trong thực tiễn. Tuy nhiên, mô hình Leonard Nadle cho thấy cả 3 nội dung phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực là phù hợp nhất với hướng tiếp cận nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay ở nước ta. Mô hình này được lựa chọn để nghiên cứu theo mục tiêu đặt ra bởi các lý do sau: Một là: Nội dung phát triển nguồn nhân lực phù hợp đối tượng nghiên cứu của luận án đã được xác định là phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp với mục tiêu tìm ra các biện pháp để góp phân nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội trong điều kiện hội nhập. Hai là: Vấn đề tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực của mô hình này phù hợp nội dung nghiên cứu về công tác tuyển dụng, bố trí giáo viên dạy nghề trong các cơ sở đào tạo nghề của cả nước nước chung, của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Ba là: Môi trường phát triển giáo viên là các trường dạy nghề có tác động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập, bồi dưỡng của giáo viên dạy nghề trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học cũng như trong các hoạt động xã hội tại các nhà trường. Tóm lại, mô hình được lựa chọn là mô hình quản lý phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadle phục vụ để làm khung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề hướng đến mục tiêu đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định. Với mô hình Leonard, vai trò của nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu, cũng chính là vai trò của đội ngũ giáo viên trong các trường dạy nghề đã được khẳng định trong các phần trước. Vì vậy, nghiên cứu vận dụng các thành tố cơ bản theo mô hình Leonard Nadle có thể xem là phù hợp nhất trong các mô hình đã phân tích trên. 1.4.2. Mục đích và ý nghĩa của phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp - Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nhằm kiện toàn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề ngày càng tăng Đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực chính của các nhà trường dạy nghề, có vai trò chủ đạo trong việc quyết định chiến lược và chất lượng đào tạo nghề; đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu, tay nghề vững vàng, kỹ năng làm việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề được qui định và đánh giá theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Đây là văn bản qui định về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Phát triển nghề nghiệp theo chuẩn cho giáo viên chính là nhằm đáp ứng được yêu cầu chất lượng giảng dạy các trường dạy nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề và đáp ứng được chiến lược phát triển của các trường dạy nghề. Đối với dạy nghề, những đặc điểm của đối tượng, công cụ lao động trong lao động nghề nghiệp của giáo viên đã khẳng định quá trình phát triển, thay đổi sáng tạo trong quá trình dạy học cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, do đó phát triển nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp là nhiệm vụ cần thiết. Khi phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tức là chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao, chất lượng đào tạo nghề của cơ sở đào tạo, trường nghề đáp ứng cung cấp nguồn lao động có chất lượng theo nhu cầu của xã hội, của thị trường đồng nghĩa uy tín, thương hiệu và sự phát triển nhà trường được đảm bảo, lâu dài. - Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nhằm kết nối chặt chẽ giữa trường dạy nghề và các doanh nghiệp, các đơn vị về đào tạo lao động Thực tế đã chứng minh, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo của các trường dạy nghề được nâng cao sẽ đáp ứng yêu cầu của xã hội về lao động ngay đầu khi tốt nghiệp. Do vậy để làm thỏa mãn chất lượng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, nhà trường phải phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn để nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực. Từ đó xây dựng, mở rộng mối quan hệ phối hợp với các đơn vị dử dụng lao động để hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực hiện nay. Sự phối hợp của Nhà trường và các cơ sở sử dụng lao động có thể thực hiện theo định hướng như sau: + Đối với nhà trường: Trường dạy nghề cam kết thực hiện cung cấp nhân lực cho các cơ sở đáp ứng yêu cầu về chất lượng làm việc và đủ số lượng cho các đơn vị theo hợp đồng hàng năm hay theo thời điểm nhất định đã cam kết. Nhà trường thực hiện thường xuyên giúp doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động cập nhật các thông tin về kiến thức ngành nghề, các văn bản pháp quy cho doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt kịp thời chủ trương, chỉ đạo của nhà nước, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới vận dụng vào sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. + Đối với các cơ sở sử dụng lao động: Thực hiện tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng trong thực tiễn cho học sinh mới ra trường theo yêu cầu cụ thể của mình để đạt được sự hài lòng cao nhất về chuyên môn, năng lực hoạt động thực tiễn. Đó cũng là cơ sở để các trường nghề nghiên cứu cải tiến chương trình, nội dung đào tạo nhằm ngày càng không ngừng hoàn thiện hơn trong giai đoạn hiện nay của nước ta. Tạo điều kiện để nhà trường gửi giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế để có thể đáp ứng yêu cầu giảng dạy thực hành cho học sinh. Đồng thời, các cơ sở và các doanh nghiệp tham gia làm công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu của nhà trường trong xã hội, là nơi kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng đào tạo thông qua hiệu quả làm việc của người lao động. Thông qua đó, doanh nghiệp góp phần quan trọng vào việc giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp đối với thanh niên, học sinh thông qua lực lượng lao động của mình để công tác tuyển sinh của trường nghề đạt kết quả cao như mong muốn. Có thể nói, thực hiện liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong hoạt động đào tạo, tuyển sinh của trường dạy nghề là sát thực và đạt được hiệu quả cao. - Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nâng cao chất lượng đào tạo nghề là để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức sử dụng lao động Giáo viên là người có vai trò và chịu trách nhiệm chính về chất lượng đào tạo nghề của nhà trường, học sinh tốt nghiệp ra trường phải đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, của thị trường, tránh lãng phí cho nhà trường, người học, gia đình và xã hội do phải đào tạo lại. Nhà trường, cơ sở dạy nghề cần có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng lao động nắm được nhu cầu lao động trong từng giai đoạn, xem xét khả năng đáp ứng của mình về qui mô, số lượng tuyển sinh và chất lượng dạy học để hợp đồng đào tạo, cung ứng lao động theo yêu cầu phù hợp, đồng thời tạo môi trường cho học sinh thực hành, thực tập, rèn luyện kĩ năng thực hành nghề nghiệp ngay trong các doanh nghiệp. - Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường dạy nghề Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề chính là phải quản lý phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, nguồn nhân lực sư phạm (nguồn lực con người) trong nhà trường dạy nghề là tạo ra sự phát triển đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu có chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng các yêu cầu của phát triển nghề nghiệp. Phát triển nghề nghiệp giáo viên, tăng cường tính chuyên nghiệp trong lao động nghề nghiệp của giáo viên là vấn đề được các nhà nghiên cứu giáo dục và quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm phát triển bền vững nguồn lực tăng hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung cho sự phát triển của nhà trường. Có thể khẳng định đội ngũ giáo viên dạy nghề là nhân tố chủ đạo, đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nghề. Muốn có lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay thì cần phải có đội ngũ giáo viên dạy nghề thực sự có chất lượng, có trách nhiệm. Khi khẳng định được chất lượng đào tạo nghề, các cơ sở, nhà trường dạy nghề mới tạo ra sức hút đối với người học và giữ được uy tín trong đào tạo, xây dựng được thương hiệu nhà trường về đào tạo. Phát triển nghề nghiệp giáo viên dạy nghề cũng là mang lại sự thay đổi về năng lực cho giáo viên dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề. Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên dạy nghề là yêu cầu cần thiết đối với mỗi nhà trường/cơ sở đào tạo nghề góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp là thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp Trong thời kỳ đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến nay, được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, quá trình giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh về số lượng, chất lượng và qui mô đào tạo, đã cơ bản đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển của giáo dục đào tạo của khu vực và các nước trên thế giới đặt ra cho các trường phải xây dựng và thực thi một cách thường xuyên về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng sự thay đổi và phát triển không ngừng của xã hội. Vì vậy, nâng chuẩn trình độ cho đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên, liên tục của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, các trường dạy nghề nói riêng. Đồng thời, việc nâng chuẩn trình độ cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia cho đội ngũ giáo viên trong thời đại hội nhập và phát triển. - Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và nhu cầu học nghề của người dân Dạy nghề của các cơ sở đào tạo hay các trường nghề là trang bị cho người lao động những điều kiện cần thiết để họ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất trong thực tiễn v...sơ dạy học. 2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. B6. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy 1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ trung cấp. 2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ trung cấp. B7. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục 1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác. 2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng. 3. Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học. 4. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục. B8. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập 1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học. 2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác. B9. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội 1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học. 2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng. C. TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC C1. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao 1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp. 2. Tham gia hội giảng các cấp. 3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. 4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp. C2. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học 1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp. 2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp. C3. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học 1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ. 2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên. II. Đối với giáo viên dạy nghề bậc cao đẳng A. TIÊU CHÍ 1 VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN A1. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn 1. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy; c) Có kiến thức về ngành, nghề liên quan; d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy. 2. Đối với nhà giáo dạy thực hành a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương; b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy; c) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy; d) Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy. 3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hoặc đại học sư phạm chuyên ngành trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương; b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy; c) Có kiến thức về ngành, nghề liên quan; d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy; đ) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy; e) Tổ chức thành thạo các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy. A2. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ 1. Có trình độ ngoại ngữ Bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên. 2. Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy; mô tả được một số công việc cơ bản của ngành, nghề được phân công giảng dạy. A3. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học 1. Có trình độ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên. 2. Sử dụng thành thạo phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng, tài liệu giảng dạy. B. TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM B1. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy 1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương. 2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng. B2. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy 1. Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học. 2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học. 3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy. 4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết. 5. Tự làm các thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy. 6. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy. B3. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy 1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung. 2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định. 3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học. 4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp. B4. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học 1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy. 2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. B5. Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học 1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học. 2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. B6. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy 1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. 2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp. B7. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục 1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác. 2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng. 3. Vận dụng các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học. 4. Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục. B8. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập 1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học. 2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác. B9. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội 1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học; góp phần huy động các nguồn lực xã hội xây dựng, phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng; xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội. C. TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC C1. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao 1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của phòng, khoa, tổ bộ môn. 2. Tham gia hội giảng các cấp. 3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. 4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp. C2. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học 1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp. 2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi các cấp. C3. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học 1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ. 2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên. III. Tiêu chí chung về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống của giáo viên các trường dạy nghề A. Tiêu chuẩn 1 về phẩm chất chính trị a) Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; b) Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị; c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp; d) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. B. Tiêu chuẩn 2 về đạo đức nghề nghiệp a) Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu dạy nghề; thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học; b) Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành; c) Công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan trong đánh giá năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích; d) Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. C. Tiêu chuẩn 3 về lối sống, tác phong  a) Sống có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; b) Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ; c) Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo; d) Xây dựng gia đình văn hoá; biết quan tâm Phụ lục 2 TỈNH ĐOÀN PHÚ THỌ TRUNG TÂM HƯỚNG NGHIỆP, DN>VL THANH NIÊN ______________ Số: /CV-TĐPT V/v khảo sát trình độ giảng viên dạy nghề CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________________ Phú thọ, ngày tháng 3 năm 2017 Kính gửi: Đồng chí Nguyễn Xuân Thành- Phó Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và GTVL thanh niên, hiện đang thực hiện Đề tài “PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP”. Để tạo điều kiện cho đồng chí hoàn thành Đề tài, trân trọng đề nghị quý trường tạo điều kiện, trả lời các câu hỏi phỏng vấn theo phiếu điều tra gửi kèm và điền các thông tin vào các bảng biểu theo mẫu và gửi về Trung tâm Hướng nghiệp, dạy nghề & GTVL thanh niên- tỉnh đoàn phú Thọ (Khu II, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú thọ) trước ngày 02 tháng 2 năm 2017. Rất mong các đồng chí quan tâm giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn! THƯỜNG TRỰC TỈNH ĐOÀN PHÓ BÍ THƯ Phụ lục2 BIỂU MẪU THỐNG KÊ CỦA CÁC TRƯỜNG NGHỀ THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỀ Đơn vị trường:. TT Trường Tổng số Trình độ đào tạo Trung cấp, Thợ bậc cao Đại học Sau đại học Giáo viên đạt chuẩn Số người % Số người % Số người % Số người % I Các trường nghề 967 65 511 155 777 1 Cao đẳng nghề PT 153 7 90 35 150 2 Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm 124 7 69 33 124 3 Cao đẳng công thương 62 37 25 62 4 Cao đẳng nghề cơ điện 91 56 35 91 5 Trung cấp nghề công nghệ và vận tải 37 24 4 37 6 Trung cấp nghề dân tộc nội trú 21 1 15 2 19 7 Trung cấp nghề Hermann Gmeiner VT 28 4 15 6 26 8 Trung tâm GDNN-GDTX Việt Trì 23 14 6 23 9 Trung tâm GDNN-GDTX TX Phú Thọ 22 2 20 15 10 Trung tâm GDNN-GDTX Phù Ninh 30 28 2 26 11 Trung tâm GDNN-GDTX Thanh Ba 9 9 9 12 Trung tâm GDNN-GDTX Hạ Hòa 10 2 6 10 13 Trung tâm GDNN-GDTX Đoan Hùng 8 1 2 0 6 14 Trung tâm GDNN-GDTX Tân Sơn 32 5 13 10 15 Trung tâm GDNN-GDTX Thanh Sơn 19 18 18 16 Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lập 8 6 8 17 Trung tâm GDNN-GDTX Tam Nông 7 2 3 4 18 Trung tâm GDNN-GDTX Thanh Thủy 7 7 7 19 Trung tâm GDNN-GDTX Cẩm Khê 10 3 4 1 5 20 Trung tâm GDNN-GDTX Lâm Thao 8 7 7 21 TT dạy nghề và GTVL Phụ nữ 55 12 30 2 41 22 TT HN,DN và GTVL thanh niên 23 3 10 2 16 23 TT dạy nghề và HTVL nông dân 27 2 15 2 19 24 TT dạy nghề công đoàn 15 4 5 8 25 TT dạy nghề Thanh Thủy 38 10 8 36 26 TT dạy nghề và ĐTLX Việt Trì 100 II Các cơ sở có dạy nghề 1.137 34 567 432 1103 1 Cao đẳng công nghiệp hóa chất 74 39 35 74 2 Cao đẳng y dược 557 19 296 188 557 3 Cao đẳng công nghiệp quốc phòng 170 9 86 41 136 4 Cao đẳng công nghiệp thực phẩm 135 35 100 135 5 Cao đẳng kinh tế - kỹ nghệ thực hành 104 49 46 104 6 Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ sông Hồng 37 1 27 4 37 7 Trung cấp nông lâm nghiệp 60 5 35 18 60 Mẫu 2 THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ NGUỒN ĐÀO TẠO ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ Đơn vị trường:. Tổng Trình độ chuyên môn Nguồn đào tạo SĐH ĐH CĐ TC+khác ĐHSPKT ĐHSP CĐN ĐH chuyên ngành Mẫu 3 THỐNG KÊ CƠ CẤU ĐỘI NGŨ THEO CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ Đơn vị trường:. TT Dạy nghề Tổng số GV Khả năng dạy tích hợp Đạt chuẩn KNN Số người Tỷ lệ Số người tỷ lệ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Tổng số Mẫu 4 THỐNG KÊ ĐỘ TUỔI, GIỚI TÍNH CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ Đơn vị trường:. Tổng số Nữ Dân tộc thiểu số Độ tuổi Dưới 30 Từ 30 đến 45 Trên 45 2104 344 17 395 1552 157 Mẫu 6 THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ Đơn vị trường:. Tổng Trình độ ngoai ngữ Trình độ tin học Lý luận chính trị Quản lý nhà nước A B C khác A B Khác Trung cấp Cao cấp Cử nhân Mẫu 7 THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ NVSP CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ Đơn vị trường:. Tổng số Nghiệp vụ sư phạm Bậc 1 Bậc 2 SPDN SPKT Phụ lục 3 PHIẾU KHẢO SÁT Đề tài nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Đối tượng tìm hiểu: Cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường nghề tỉnh Phú Thọ) Kính gửi các đồng chí! Để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. Xin các đồng chí trả lời các câu hỏi theo các nội dung sau đây bằng cách đánh dấu "X" vào ô trống phù hợp với ý kiến của các đồng chí. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí! Ngày tháng năm 2018 Nội dung các câu hỏi: Câu 1: Thày (cô) cho ý kiến về về mức độ đạt được theo các Tiêu chí năng lực chuyên môn hiện nay như thế nào? STT Nội dung Điểm đánh giá Rất thấp Thấp Trung Bình Cao Rất cao Đối với giáo viên dạy lý thuyết Tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy Nắm vững kiến thức chuyên ngành, nghề được phân công giảng dạy Có kiến thức về các môn học, mô đun nghề liên quan Hiểu biết về thực tiễn nghề của ngành, nghề được phân công giảng dạy Thực hiện thành thạo kỹ năng nghề Biết tổ chức lao động sản xuất Đối với giáo viên dạy thực hành Có kỹ năng tay nghề phù hợp với ngành nghề giảng dạy để dạy thực hành nghề, chứng chỉ nghề quốc gia Thực hiện thành thạo các kỹ năng của các ngành nghề Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành nghề được phân công giảng dạy Nắm được kỹ thuật an toàn vệ sinh của ngành nghề Đối với giáo viên dạy tích hợp Tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy Có kỹ năng tay nghề phù hợp với ngành nghề giảng dạy để dạy thực hành nghề, chứng chỉ nghề quốc gia Nắm vững kiến thức chuyên ngành, nghề được phân công giảng dạy Nắm được kỹ thuật an toàn vệ sinh của ngành nghề Thực hiện thành thạo các kỹ năng của các ngành nghề Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành nghề được phân công giảng dạy Câu 2: Thày (cô) cho ý kiến về trình độ ngoại ngữ và tin học hiện nay đạt mức độ như thế nào? STT Nội dung Điểm đánh giá Rất thấp Thấp Bình thường cao Rất cao Về trình độ ngoại ngữ Có trình độ ngoại ngữ bậc A2 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT/BGD ngày 24/01/ 2014. Đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy; mô tả được một số công việc của ngành nghề được phân công Về trình độ tin học Có trình độ tin học theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT/BGD ngày 24/01/ 2014. Sử dụng được phần mềm dạy học chuyên ngành để thiết kế bài giảng Câu 3: Thày (cô) cho ý kiến về trình độ sư phạm dạy nghề của giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề hiện nay đạt mức độ như thế nào? STT Nội dung Điểm đánh giá Rất thấp Thấp Bình thường Cao Rất cao Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy Tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với cấp trình độ đào tạo hoặc tương đương Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng đối với giáo viên sơ cấp nghề Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng đối với giáo viên trung cấp nghề, giảng viên cao đẳng nghề Chuẩn bị hoạt động giảng dạy Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học Soạn được giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun thuộc nghề được phân công giảng dạy Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết; dạy học thông thường. Tự làm được các loại phương tiện dạy học Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của nghề phân công giảng dạy Thực hiện hoạt động giảng dạy Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học Thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung Biết vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy nghề để nâng cao hiệu quả giảng dạy Đảm bảo chất lượng dạy nghề Ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy Kiểm tra đánh giá đúng quy định theo phân phối chương trình môn học, mô-đun Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định Kiểm tra đánh giá đúng quy định theo phân phối chương trình môn học, mô-đun Đảm bảo sự công bằng trong kiểm tra Quản lý hồ sơ dạy học Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học Đảm bảo đủ hồ sơ của giáo viên Bảo quản, lưu trữ, hồ sơ dạy học theo quy định Sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng Có khả năng tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp chương trình bồi dưỡng nghề phù hợp với nguyên tắc xây dựng và mục tiêu của chương trình Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng. Câu 4: Thày (cô) cho ý kiến về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục của giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề hiện nay đạt mức độ như thế nào? STT Nội dung Điểm đánh giá Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất ao Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng Vận dụng được các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học ở cơ sở dạy nghề Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục Câu 5: Thày (cô) cho ý kiến về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập của giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề hiện nay đạt mức độ như thế nào? STT Nội dung Điểm đánh giá Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Quản lý được các thông tin liên quan đến người học Sử dụng hiệu quả các thông tin của người học vào giáo dục, dạy học, quản lý người học Sử dụng hiệu quả các thông tin vào dạy học, quản lý người học Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh Tạo điều kiện thuận lợi, dân chủ, hợp tác Câu 6: Thày (cô) cho ý kiến về hoạt động xã hội của giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề hiện nay đạt mức độ như thế nào? STT Nội dung Điểm đánh giá Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở dạy nghề, Xây dựng quan hệ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở dạy nghề, cộng đồng Xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội Câu 7: Thày (cô) cho ý kiến về học tập, bồi dưỡng nâng cao của giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề hiện nay đạt mức độ như thế nào? STT Nội dung Điểm đánh giá Rất thấp Thấp Trung Bình Cao Rất cao 1. Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện 2. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp 3. Tích cực tham gia hội giảng các cấp 4. Tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của khoa, tổ chuyên môn 5. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi 6. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp 7. Tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ 8. Cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của dạy nghề Câu 8: Thày (cô) cho ý kiến về Năng lực Nghiên cứu khoa học và năng lực phát triển nghề nghiệp cho người học của giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề hiện nay đạt mức độ như thế nào? STT Nội dung Điểm đánh giá Rất thấp Thấp Trung Bình Cao Rất cao Về năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên Có kiến thức về nghiên cứu khoa học Có kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ Tích cực tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên. Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên. Tham gia hướng dẫn sinh viên làm đề tài, nghiên cứu khoa học Về năng lực phát triển nghề nghiệp cho người học 1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp 2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi Câu 9: Cho biết ý kiến đánh giá của mình về mục đích, ý nghĩa của phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề? STT Nội dung Mức độ quan trọng Không quan trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nhằm kiện toàn đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề ngày càng tăng x Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nhằm kết nối chặt chẽ giữa trường dạy nghề và các doanh nghiệp, các đơn vị về đào tạo lao động Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nâng cao chất lượng đào tạo nghề là để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức sử dụng lao động Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường dạy nghề Phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp là thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và nhu cầu học nghề của người dân Câu 10: Cho biết ý kiến đánh giá của mình về nội dung, yêu cầu của phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề? STT Nội dung Mức độ đánh giá Rất thấp Thấp Trung Bình Cao Rất cao Đảm bảo phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng Đảm bảo phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng Đảm bảo phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo Tuyển dụng giáo viên dạy nghề theo chuẩn, đảm bảo chất lượng đầu vào để nâng cao hiệu quả đào tạo Quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên dạy nghề đảm bảo hợp lý, phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc của giáo viên Thực hiện đánh giá giáo viên dạy nghề để phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia học tập bồi dưỡng để đạt chuẩn và trên chuẩn Câu 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề theo chuẩn nghề Nội dung Mức độ ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tương đối ảnh hưởng Bình thường Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 1 Điều kiện chính trị, xã hội 2 Xu hướng phát triển của đào tạo nghề trong xã hội 3 Nhu cầu học nghề của người dân 4 Môi trường hoạt động nghề của nhà trường 5 Cơ sở vật chất và điều kiện trang, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học 6 Tác động của nền kinh tế thị trường Phụ lục 4 MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN (Dùng trong phỏng vấn CBQL và GV khi khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên theo chuaane nghề nghiệp) I. Thông tin về người được phỏng vấn Họ và tên người được phỏng vấn: CBQL o GV o Trường: Nội dung phỏng vấn (ghi tóm tắt câu hỏi và nội dung câu trả lời . . . . . ..... Nội dung cần lưu ý:. . . Phú Thọ, ngày ..... tháng ..... năm 20  Người phỏng vấn Phụ lục 5 PHIẾU KHẢO SÁT Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi đề xuất theo các bảng dưới đây bằng cách tích “X” vào các cột tương ứng của từng biện pháp. Xin cảm ơn các đồng chí! 1. Sự cần thiết của các biện pháp TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết của các giải pháp Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 1 Tổ chức hoạt động phổ biến, nghiên cứu học tập và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn 2 Xây dựng quy chế tuyển dụng và sử dụng giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp 3 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo Chuẩn nghề nghiệp 4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 5 Đảm bảo đủ các điều kiện để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp 6 Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn 2. Tính khả thi của các biện pháp TT Tên biện pháp Mức độ khả thi của các giải pháp Rất khả thi Khả thi ít khả thi Rất ít khả thi 1 Tổ chức hoạt động phổ biến, nghiên cứu học tập và tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn 2 Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn 3 Xây dựng quy chế tuyển dụng và sử dụng giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp 4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề theo Chuẩn nghề nghiệp 5 Chỉ đạo đổi mới phương pháp đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 6 Đảm bảo đủ các điều kiện để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_doi_ngu_giao_vien_cac_truong_day_nghe_tin.docx
  • docxNguyễn Xuân Thành_Tom tat luan an tieng Anh.docx
  • docxNguyễn Xuân Thành_Tom tat luan an tieng Viet.docx
  • docxNguyễn Xuân Thành_TRANG THONG TIN - ENGLISH.docx
  • docNguyễn Xuân Thành_TRANG THONG TIN - VIETNAMESE.doc
  • docNguyễn Xuân Thành_TRICH YEU LUAN AN.doc
Tài liệu liên quan