Luận án Phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM --------------------- NGUYỄN THỊ THU HÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội- 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM --------------------- NGUYỄN THỊ THU HÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên n

pdf226 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành: Quản lí giáo dục Mã số: 9.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đỗ Thị Bích Loan 2. TS. Tạ Đình Thi LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội- 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hà ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã luôn gần gũi, chia sẻ, cảm thông và động viên kịp thời để tôi có thể tập trung mọi nguồn lực cho việc hoàn thành chương trình học của mình. Tôi xin cảm ơn Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và các đồng nghiệp cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc, tài chính và khích lệ mạnh mẽ để tôi có động lực phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ hướng dẫn: 1. PGS. TS Đỗ Thị Bích Loan; 2. TS. Tạ Đình Thi và Ban lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng và các nhà khoa học tham gia đào tạo NCS khóa 2014-2018 đã dìu dắt, giúp đỡ tận tình, đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học, ứng dụng có hiệu quả các nghiên cứu khoa học vào thực tiễn công tác của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã nhiệt tình cộng tác, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu phục vụ luận án. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước đã nhiệt tình tiếp sức và tạo thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hà iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NL: Nhân lực NNL: Nguồn nhân lực NN: Nhà nước QL: Quản lí QLNN: Quản lí nhà nước TCBHDVN: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam TCNL: Tiếp cận năng lực iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ III DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... X DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... XII DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ XIII MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu:................................................................................ 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi khảo sát .............................................................................. 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 4 7.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống .................................................................. 4 7.2. Các phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 5 8. Những luận điểm bảo vệ ................................................................................. 6 9. Đóng góp mới của luận án .............................................................................. 6 10. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ............................................... 9 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 9 1.1.1. Phát triển nguồn nhân lực theo tiếp cận năng lực ................................... 9 * Các nghiên cứu nước ngoài: ....................................................................... 9 * Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 12 1.1.2. Phát triển công chức quản lý nhà nước ................................................. 13 v * Các công trình nghiên cứu nước ngoài: ................................................... 13 * Các công trình nghiên cứu trong nước: .................................................... 15 1.1.3. Nhận xét khái quát tình hình nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã có và phương hướng nghiên cứu của luận án ................................................. 21 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 22 1.2.1. Phát triển ............................................................................................... 22 1.2.2. Công chức ............................................................................................. 23 1.2.3. Đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo ..................... 26 1.2.4. Năng lực ................................................................................................ 27 1.2.5. Phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực ............................................................................................. 28 1.3. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và đặc trưng lao động của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực ............... 29 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo......................................................................................................... 29 1.3.2. Đặc trưng lao động của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo ............................................................................................................. 31 1.3.3. Đặc điểm đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo ..... 33 1.3.4. Yêu cầu về năng lực của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo trong bối cảnh hiện nay.................................................................. 34 1.3.4.1. Bối cảnh hiện nay ........................................................................... 34 1.3.4.2. Yêu cầu về năng lực với đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo ............................................................................................. 41 1.4. Phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực ................................................................................................ 43 1.4.1. Quan điểm tiếp cận ................................................................................ 43 1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực ............................................................................... 47 1.4.2.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ công chức QLNN về biển và hải đảo47 1.4.2.2. Tuyển dụng ..................................................................................... 50 vi 1.4.2.3. Sử dụng nhân lực ............................................................................ 52 1.4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng ......................................................................... 53 1.4.2.5. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ ......................................................... 56 1.4.2.6. Thực hiện chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc ........... 58 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo..................................................................................... 59 1.5.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 59 1.5.2. Yếu tố chủ quan..................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 66 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 67 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM CỦA TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ............................... 67 2.1. Khái quát về Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ................................. 67 2.1.1. Vị trí ...................................................................................................... 67 2.1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của Tổng cục ........................ 67 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam .................... 69 2.1.3.1. Trung tâm Đào tạo và Truyền thông biển, hải đảo ........................ 72 2.1.3.2. Vụ Tổ chức cán bộ ......................................................................... 73 2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng ................................................. 74 2.2.1. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 74 2.2.2. Mục tiêu ................................................................................................. 74 2.2.3. Nội dung khảo sát .................................................................................. 74 2.2.4. Quy mô và địa bản khảo sát .................................................................. 74 2.2.5. Công cụ khảo sát ................................................................................... 74 2.2.6. Thang điểm đánh giá ............................................................................. 75 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 77 2.3. Thực trạng đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ............................................................... 77 vii 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ........................................... 86 2.4.1. Thực trạng mức độ nhận thức về vai trò phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ................................................................ 86 2.4.2. Thực trạng đánh giá nguồn nhân lực trong quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo .............................................. 87 2.4.3. Thực trạng tuyển chọn đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ............................................................................................................. 89 2.4.4. Thực trạng bố trí nhân lực công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ................................................................................................................... 91 2.4.5. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ....................................... 93 2.4.5.1. Thực trạng nội dung Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ............................................................................... 93 2.4.5.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chuyên ngành về quản lý nhà nước về biển và hải đảo đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ............................................................................................. 96 2.4.5.3. Thực trạng hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ............................................................................. 100 2.4.6. Thực trạng đánh giá thực hiện nhiệm vụ hướng tới đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ....... 103 2.4.7. Thực trạng thực hiện chính sách nhằm tạo động lực làm việc cho công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ..................................................... 106 2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ............................................................................................ 108 2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ......... 111 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 117 viii CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 118 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .................................................................................. 118 3.1. Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và các yêu cầu đối với quản lý nhà nước về biển và hải đảo ........................................................................... 118 3.1.1. Quản lý nhà nước về biển và hải đảo trên cơ sở quy hoạch tổng thể và dài hạn ........................................................................................................... 119 3.1.2. Quản lý Nhà nước về biển đảo dựa trên sự phối hợp liên ngành ........ 121 3.1.3. Quản lý nhà nước về biển đảo dựa trên pháp luật ............................... 122 3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................................. 124 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ..................................................... 125 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..................................................... 125 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................ 125 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ...................................................... 126 3.3. Các giải pháp đề xuất ............................................................................... 126 3.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức quán triệt vai trò và sự cần thiêt phát triên đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực ....... 126 3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng bộ tiêu chuẩn năng lực công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo trong bối cảnh hiện nay .......................................... 128 3.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực .................................................................................... 136 3.3.4. Giải pháp 4: Quản lý và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức QLNN về biển và hải đảo .............................................................................. 145 3.3.5. Giải pháp 5: Cải tiến phương pháp đánh giá, xếp loại đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực ......................... 154 3.3.6. Giải pháp 6: Thực hiện chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho việc nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức ............................. 161 ix 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất ....... 165 3.5. Tổ chức thử nghiệm ................................................................................. 170 3.5.1. Khái quát chung về tổ chức thử nghiệm ............................................. 170 3.5.1.1. Mục đích thử nghiệm ................................................................... 170 3.5.1.2. Đối tượng thử nghiệm .................................................................. 171 3.5.1.3. Nội dung thử nghiệm ................................................................... 171 3.5.1.4. Cách thức tiến hành ...................................................................... 171 3.5.2. Kết quả thử nghiệm ............................................................................. 172 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 178 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 179 1. Kết luận ........................................................................................................ 179 1.1. Về lí luận ................................................................................................ 179 1.2. Về thực trạng .......................................................................................... 179 1.3. Về đề xuất giải pháp ............................................................................... 180 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 181 2.1. Đối với Chính phủ .................................................................................. 181 2.2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường .................................................. 181 2.3. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ ...................................................... 182 2.4. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................ 182 2.5. Đối với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo ............................................... 182 2.6. Đối với các tổ chức quốc tế .................................................................... 183 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 184 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 185 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 201 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 201 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 208 PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................... 210 x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ..... 78 Bảng 2.2: Thực trạng mức độ đáp ứng năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức QLNN về chuyên môn. ....................................................................... 83 Bảng 2.3: Mức độ nhận thức về vai trò phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ...................................................................................... 86 Bảng 2.4: Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ................................................................................................ 87 Bảng 2.5: Thực trạng tuyển chọn đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ................................................................................................................. 89 Bảng 2.6: Thực trạng bố trí nhân lực công chức QLNN về biển và hải đảo ...... 91 Bảng 2.7: Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện nội dung Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ......................... 94 Bảng 2.8: Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện nội dung Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chuyên ngành về Quản lý nhà nước về biển và hải đảo đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo .............................. 96 Bảng 2.9: Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức QLNN về biển và hải đảo ............ 100 Bảng 2.10: Thực trạng đánh giá thực hiện nhiệm vụ hướng tới đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo103 Bảng 2.11: Thực trạng chính sách nhằm tạo động lực làm việc cho công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ................................................................. 106 Bảng 2.12: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ............................................... 108 Bảng 3.1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ của công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo: ...................................................... 157 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất........ 166 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......... 167 xi Bảng 3.4: Thực trạng kiến thức chuyên môn của CCQL chuyên môn trước thử nghiệm ............................................................................................................... 173 Bảng 3.5: Thực trạng kỹ năng nghiệp vụ của CCQL chuyên môn ................... 173 trước thử nghiệm ............................................................................................... 173 Bảng 3.6: Kết quả kiến đạt được về kiến thức chuyên môn của CCQL chuyên môn sau thử nghiệm .......................................................................................... 175 Bảng 3.7: Kết quả về mức độ đạt được về kỹ năng nghiệp vụ của CCQL chuyên môn sau thử nghiệm .......................................................................................... 176 xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ...................................................................................... 89 Biểu đồ 2.2: Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ...................................................................................... 91 Biểu đồ 2.3: Thực trạng bố trí nhân lực công chức QLNN ................................ 93 Biểu đồ 2.4: Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện nội dung Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ......................... 96 Biểu đồ 2.5: Tương quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện nội dung Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chuyên ngành về Quản lý nhà nước về biển và hải đảo đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ......... 100 Biểu đồ 2.6: Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện hình thức đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức QLNN về biển và hải đảo ............ 103 Biểu đồ 2.7: Thực trạng đánh giá thực hiện nhiệm vụ hướng tới đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo106 Biểu đồ 2.8: Thực trạng chính sách nhằm tạo động lực làm việc cho công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo ................................................................. 108 Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất ............................................................................................... 170 xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình phát triển nguồn nhân lực theo Leonard Nadle (1980) ....... 44 Hình 1.2. Sơ đồ phương pháp quản lý phát triển NNL dựa vào năng lực .......... 45 Hình 3.1. Quy trình xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ công chức .......... 141 Hình 3.2. Quy trình tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức QLNN về biển và hải đảo của Tổng cục theo tiếp cận năng lực ................................................... 142 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tài nguyên và môi trường biển có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền với chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia, đặc quyền kinh tế và an ninh quốc phòng trên biển, là nền tảng vững chắc để tiến ra biển, là nguồn lực đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 Khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Trong đó Đảng ta khẳng định quyết tâm đến năm 2020 Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu trên biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Thực hiện chủ trương “Xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả” theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý ngành tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Đồng thời, Thủ tướng chính phủ đã quyết định việc thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là tiền đề quan trọng để trên cơ sở đó tiếp tục tăng cường năng lực một cách có hệ thống quản lý nhà nước về biển trong thời gian tới. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cấp, ngành, địa phương. Song thực tế hiện nay cho thấy, hệ thống quản lý nhà nước về biển ở nước ta hiện nay đang ở giai đoạn mới định hình. Công tác quản lý nhà nước về biển đảo mới chỉ được tiếp cận một cách riêng rẽ thông qua vai trò của một số ngành kinh tế biển như: Hàng hải, thủy sản, dầu khí hoặc các lực lượng vũ trang có vai trò kiểm soát an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên khu vực biển, hải đảo. Hệ thống 2 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biển, đảo chưa đầy đủ và còn chồng chéo về nội dung. Đội ngũ công chức QLNN về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt nam hiện nay còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu: đội ngũ công chức vừa thừa vừa thiếu cục bộ, không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, năng lực quản lý nhà nước của một số công chức chưa tương xứng với bằng cấp. Công tác phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo đã được chú trọng và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn chưa xây dựng được khung năng lực cụ thể của công chức, chưa chú trọng phát triển năng lực đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo, việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức còn chưa hiệu quả, việc cử công chức đi học tập nâng cao trình độ còn nhiều bất cập, chưa có chế tài phù hợp để quản lý công chức, đặc biệt là công chức có trình độ chuyên môn cao; việc kiểm tra, đánh giá công chức chưa được chú trọng, sức ép đối với công chức phải tự đào tạo, bồi dưỡng không cao, việc sàng lọc cán bộ thiếu cơ sở,... Do đó đội ngũ công chức ngày càng tăng nhưng sự thay đổi để nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ đó, có thể nhận thấy để đáp ứng được yêu cầu mới về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo ở nước ta mà Chiến lược Biển Việt Nam đề ra phụ thuộc một phần lớn vào năng lực, trí tuệ của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực biển. Tuy nhiên, lời giải cho bài toán phát triển đội ngũ này, đến nay dường như còn bỏ ngỏ. Có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo; đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào về phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam theo tiếp cận năng lực. Trên cơ sở lý thuyết các mô hình tiếp cận phát triển NNL và tiếp cận năng lực nhằm chuẩn hóa hệ thống các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo gắn với yêu cầu nhiệm vụ 3 cụ thể trước yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo phát triển bền vững gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án này. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam theo tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển bền vững tài nguyên biển và hải đảo gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam theo tiếp cận năng lực. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo tuy ..., quản lý giáo dục phù hợp với giáo dục Việt Nam để các trường có nhiệm vụ bồi dưỡng triển khai áp dụng [57]. Trong bài viết “Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” tác giả Đỗ Quang Trung (2009) cũng khẳng định: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ, công chức và trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng chính quy, hiện đại. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức [102]. Trong đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý công mới và hội nhập quốc tế” của tác giả Lại Đức Vượng (2009) đã cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn trong xây dựng các tiêu chí, nội dung nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ công chức hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý công mới và hội nhập quốc tế trong đó có đề cập về đội ngũ giảng viên, đào tạo bồi dưỡng [108]. Trong đề tài NCKH cấp Bộ năm 2012 “Cơ sở khoa học của việc ĐTBD theo vị trí việc làm đối với công chức ngành Nội vụ” của tác giả Vũ Thanh Xuân (2012) đã đưa ra cơ sở khoa học về ĐTBD công chức theo vị trí việc làm, thực trạng và giải pháp ĐTBD theo vị trí việc làm trong đó có giải pháp về phát triển 20 ĐNGV [111]. Có thể thấy giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức được các nhà nghiên cứu đề xuất khá toàn diện, thống nhất, kế thừa được kinh nghiệm phát triển đào tạo, bồi dưỡng và quản lý về giáo dục, đào tạo nước ta những giai đoạn trước, sát hợp với hoàn cảnh, điều kiện nước ta hiện nay; đồng thời tiếp cận được khoa học phát triển và quản lý đào tạo, bồi dưỡng hiện đại của thế giới. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo: Trước thực tiễn phát triển đất nước hiện nay, vấn đề xây dựng đội ngũ nhân lực phục vụ nhu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất biển đảo Việt Nam cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới. Hội thảo Đào tạo nhân lực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo theo nhu cầu ngành tài nguyên môi trường do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức. Trong hội thảo này, các nhà khoa học đã tập trung bàn luận rất nhiều khía cạnh liên quan đến chủ đề đào tạo nguồn nhân lực như: “Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về biển và hải đảo” của các tác giả Nguyễn Chu Hồi. Trong tham luận này, theo tác giả, nhìn lại tình hình khai thác sử dụng và quản lý biển, hải đảo ở nước ta vừa qua cho thấy mặc dù có nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu nhất định, nhưng về tổng thể, khai thác tiềm năng biển để phát triển kinh tế cho đến nay còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tụt hậu về quản lý biển. [56] Tác giả Đinh Văn Ưu trong nghiên cứu tham luận “Đánh giá hiện trạng năng lực và khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật về biển và hải đảo Việt Nam” cho rằng để từng bước phát triển và nâng cao năng lực khoa học kỹ thuật và quản lý biển, cần chú trọng đến các vấn đề như: trang bị các kiến thức cơ bản về sự hình thành và biến động của tài nguyên và môi trường biển; thiết lập và vận hành các quá trình quản lý bao gồm phân 21 tích chiến lược, chọn người đứng đầu vào cơ quan quản lý; mở rộng giáo dục và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của quần chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu và các công nghệ nghiên cứu khảo sát, giám sát biến động tài nguyên và môi trường biển [105]. Cùng quan điểm này về đào tạo nguồn nhân lực khoa học, tác giả Trần Bình trong bài Phát triển chuyên ngành khoa học biển – nhu cầu cấp thiết (Tạp chí biển Việt Nam) nhấn mạnh: để đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo hướng tới quốc gia và khu vực, cần xây dựng và triển khai các chương trình liên ngành, đặc biệt các chương trình quản lý và chính sách biển [7]. Về góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về biển nói chung, tác giả Nguyễn Văn Cư, Vũ Thanh Ca, Hứa Chiến Thắng trong nghiên cứu có tên gọi: “Phương hướng và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học (khoa học kỹ thuật và quản lý) về biển và hải đảo Việt Nam” đưa ra nhận định: tuy trong thời gian vừa qua đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều tiến bộ trong đào tạo nhân lực phục vụ nghiên cứu quản lý biển, đảo nhưng công tác đào tạo nhân lực phục vụ nghiên cứu, quản lý biển, hải đảo còn rất nhiều hạn chế. Đào tạo nhân lực biển đảo hiện nay tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, địa chất, địa vật lý, khoáng sản biển mà chưa có những chương trình riêng về đào tạo nguồn nhân lực. [24] Như vậy, từ các công trình của tác giả nếu trên có thể thấy, chủ đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Đáng chú ý trong đó là các công trình đề cập về nội dung vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ công chức trong quản lý đất nước và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.1.3. Nhận xét khái quát tình hình nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã có và phương hướng nghiên cứu của luận án Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên đã tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra cho công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung 22 và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói riêng. Những công trình khoa học này cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở lý luận, về kiến thức, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung để tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên vấn đề phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thì chưa được đề cập nhiều, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu. Định hướng nghiên cứu luận án: Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của luận án và tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả xác định phương hướng nghiên cứu như sau: - Tiếp thu có chọn lọc kết quả (về tài liệu tham khảo, nội dung phương pháp nghiên cứu) của các công trình nghiên cứu trước, vận dụng vào nghiên cứu đề tài và trình bày luận án của mình. - Tiến hành điều tra, khảo cứu, thu thập, sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau, bao gồm các tài liệu tham khảo về lý luận, thực trạng trong phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo để nghiên cứu hoàn thành luận án. - Trên cơ sở nguồn tài liệu tham khảo cần thiết, tin cậy luận án dựng lại một cách trung thực, tương đối đầy đủ về thực trạng phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Phát triển Có nhiều cách định nghĩa về phát triển, xuất phát từ những cấp độ xem xét khác nhau. Phát triển theo nghĩa triết học là sự biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Xu hướng và con đường phát triển theo hình xoáy trôn ốc, tạo thành xu thế phát triển từ thấp đến cao, từ 23 kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là quá trình nội tại, tạo ra sự hoàn thiện của tự nhiên và xã hội. Hiểu một cách đơn giản, phát triển là “mở rộng ra, làm cho mạnh hơn lên, tốt hơn lên”. Ở cấp độ “chung nhất”, “phát triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra biến đổi về chất”. Theo Nguyễn Văn Đạm, phát triển là lớn lên về mặt số lượng và chất lượng [21]. 1.2.2. Công chức Về mặt thuật ngữ, trong tiếng Anh, nội hàm khái niệm công chức có thể được diễn đạt dưới các cụm từ ghép và có thể được dùng thay thế nhau như: civil servant (người làm công tác dân sự); government official (quan chức làm việc trong chính phủ); government employee (người làm trong cơ quan chính phủ) để ám chỉ những người làm trong cơ quan thuộc nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách. Để phân biệt với các nhân viên làm việc ở khu vực công, trong tiếng Anh còn có cụm từ: public servant (người làm công việc công). Trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, khái niệm công chức được hiểu là cái chức làm việc công cộng như quan lại, nghị viện[1] Về mặt lịch sử, khái niệm công chức hình thành và được sử dụng phổ biến gắn liền với sự hình thành chế độ công chức ra đời của chế độ quản lý của nhà nước, trước hết, của các nước tư bản phát triển Tây Âu thế kỷ XIX. Ở đó, công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hoặc tại cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngoài, đã được xếp vào một ngạch lương từ ngân sách nhà nước. Về mặt thực tiễn, mỗi quốc gia lại có quan điểm chi tiết có chỗ khác nhau trong định nghĩa về công chức thể hiện trong luật công chức, hoặc luật công vụ của các quốc gia đó. Ở Việt Nam, ngày 26/12/1998, Pháp lệnh cán bộ, công chức đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/5/1999 [76]. Sự ra đời của Pháp lệnh cán bộ công chức 24 đã tạo cơ sở pháp lý cho chế độ công chức Nhà nước Việt Nam từng bước xây dựng, hoàn thiện và phát triển. Trước yêu cầu không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được sửa đổi, bổ sung hai lần. Lần thứ nhất vào ngày 28/4/2000, lần thứ hai vào ngày 29/4/2003. Trong Pháp lệnh này, khái niệm cán bộ, công chức quy định là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm: Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân; Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân dân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; Những người dó bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trục hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã. Với tinh thần không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu lực điều chỉnh và chất lượng đội ngũ công chức, Luật cán bộ công chức đã được Quốc hội nước công 25 hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 28-11-2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010. Theo đó, khái niệm công chức được hiểu: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyen nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [65]. Như vậy, theo cách tiếp cận của Luật cán bộ, công chức thì khái niệm công chức được phân biệt với khái niệm cán bộ. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tình, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [65]. Tựu chung lại, có nhiều cách tiếp cận trong nội hàm khái niệm công chức song, trong luận án này, nội hàm khái niệm công chức được hiểu theo góc độ khái niệm công chức của Luật cán bộ, công chức của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như đã được chỉ ra trên đây. Khái niệm công chức theo luật cán bộ, công chức có nội hàm rộng hơn khái niệm công chức hành chính. Công chức hành chính là công chức trong bộ máy nhà nước (state apparatus). Ngoài bộ máy nhà nước còn có các cơ quan sự nghiệp công lập (public organizations). Trong cơ quan sự nghiệp công lập lại có các viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng, bao gồm cả viên chức quản lý và 26 viên chức nghề nghiệp để phân biệt với công chức trong cơ quan sự nghiệp công lập. 1.2.3. Đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo Từ điển Bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng” [72] hoặc “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống” [72]. Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất chức năng của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để điều chỉnh, vận hành các lĩnh vực đời sống xã hội theo pháp luật để đạt được ý chí của nhà nước. Theo đó, công chức quản lý nhà nước là những công chức trong các cơ quan hành chính mà chức năng nghề nghiệp của họ là thực thi hoạt động quản lý nhà nước. Trên thực tế các công trình nghiên cứu lý thuyết hiện nay chưa có tác giả nào đưa ra khái niệm công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo. Ở đây căn cứ vào lôgic trình bày về nội hàm khái niệm về công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo như sau: Công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo là công chức quản lý nhà nước trực tiếp về lĩnh vực biển và hải đảo. Lĩnh vực biển và hải đảo là một bộ phận của tổng thể nền kinh tế xã hội liên quan đến biển và hải đảo với tư cách là một bộ phận của chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia. Quản lý nhà nước về biển và hải đảo có thể được quan niệm là quá trình thực thi chức năng mang tính quyền lực nhà nước về lĩnh vực biển, hải đảo nhằm thể hiện ý chí của nhà nước trong quá trình tổ chức và hoạch định các mục tiêu kinh tế xã hội liên quan trực tiếp đến lĩnh vực biển và hải đảo. Nội dung quản lý nhà nước về biển và hải đảo bao gồm rất nhiều khía cạnh, song về cơ bản gồm những nội dung cụ thể như: xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật gắn với hoạt động quản lý biển và hải đảo; xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển về biển và hải đảo; xây dựng kế hoạch về điều tra cơ 27 bản về biển, hải đảo; giám sát, kiểm tra, đánh giá vấn đề thực thi pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về biển và hải đảo. 1.2.4. Năng lực Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa về năng lực như: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong phú của cuộc sống” [157]; “Năng lực thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kỹ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể” [167]. Năng lực bao gồm khả năng đáp ứng được những đòi hỏi/yêu cầu phức tạp qua việc nỗ lực sử dụng tốt các kiến thức, kỹ năng và huy động được các nguồn thích hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể. Năng lực có thể được xem như là khả năng tiếp nhận và vận dụng tong hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kỹ năng, thái độ, thể lực, niềm tin,...) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp trong các điều kiện cụ thể và theo các chuẩn mực nhất định . Nói đến năng lực (Competency) là nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó. Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn. Năng lực là “khả năng hành động, đạt kết quả và phát triển ch o phép thực hiện một cách phù hợp các nhiệm vụ, hoạt động trong cuộc sống nghề nghiệp hay riêng tư và khả năng này dựa trên một tập hợp tri thức có tổ chức: Kiến thức và kỹ năng đa lĩnh vực, chiến lược, nhận thức và thái độ,...” Theo cuốn Công nghệ giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, năng lực là “một tập hợp thống nhất các kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép thực hiện thành công một hoạt động hay một tập hợp hoạt động như một nhiệm vụ hay một công việc”. sổ tay giáo viên POHE, Dự án giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan định nghĩa: “Năng lực là khả năng sử dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ trong một tình huống thực tế theo một cách thức phù hợp. Năng lực thể hiện sự kết hợp 28 giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Phát triển năng lực là mục tiêu của các chương trình đào tạo. Năng lực được chia thành 2 nhóm: năng lực chung và năng lực riêng” [7]. Theo tài liệu của Tổ chức lao động quốc tế và Tổ chức phát triển quốc tế trình bày M.E.S mô đun kĩ năng hành nghề: Năng lực là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và thái độ để thực hiện các nhiệm vụ theo tiêu chuan công nghiệp và thương mại dưới các điều kiện hiện hành. Theo Từ điển Giáo dục học: “Năng lực, khả năng hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ” [71]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Năng lực là đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó. Theo tác giả Nguyễn Đức Trí - Hồ Ngọc Vinh trong cuốn sách “Phương pháp dạy học trong đào tạo nghề” đưa ra khái niệm: Năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ vào thực hiện một công việc có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Năng lực chính là khả năng mỗi cá nhân có sự phù họp giữa một tổ hợp các thuộc tính tâm lý với yêu cầu của một hoạt động nhất định để hoạt động có kết quả” [81]. Trong phạm vi đề tài, khái niệm năng lực được hiểu: Năng lực là tổ hợp hữu cơ các thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện các hoạt động trong nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó. 1.2.5. Phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực Từ quan niệm và phân thích nêu trên, tác giả luận án cho rằng phát triển đội ngũ quản lý nhà nước về biển và hải đảo là xây dựng đội ngũ, sử dụng đội ngũ và phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý tổng hợp về biển và hải đảo, khai thác, sử 29 dụng và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường biển, đảm bảo an ninh quốc phòng. Phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước thực chất là phát triển nguồn nhân lực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đội ngũ công chức nhằm phát triển từng cá nhân và cả đội ngũ công chức QLNN về biển và hải đảo đáp ứng mục tiêu chiến lược biển đề ra, các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về biển trên tất cả các mặt: quy mô, chất lượng, hiệu quả. Phát triển đội ngũ quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng (có kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức), trên cơ sở đó, đội ngũ này thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và đặc trưng lao động của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo Theo Quyết định số 06/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý nhà nước giúp lãnh đạo đơn vị tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ [83]. Công chức giữ ngạch này phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau: Về chức năng: + Quản lý, tham mưu cho nhà nước về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo Với chức năng đặc thù của mình, đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo là lực lượng quan trọng trong việc tham mưu cho nhà nước 30 quốc gia về lĩnh vực biển và hải đảo. Đó là các khía cạnh như: xây dựng chính sách của nhà nước về biển và hải đảo để trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành; chủ trì, nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội biển đảo; quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên, lợi thế về biển đảo phục vụ công cuộc phát triển chung của quốc gia. Bên canh đó, công chức quản lý nhà nước về biển đảo của một quốc gia còn phải thực hiện xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế biển đảo; tham vấn, tư vấn các chiến lược ngành có liên quan đến vấn đề biển đảo. + Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý nhà nước về biển và hải đảo Hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực biển đảo là rất cần thiết, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển mà nền tảng về khoa học biển, khoa học quản lý tổng hợp về biển đảo chưa phát triển. Để khắc phục được sự tụt hậu về tri thức, kỹ năng nghiên cứu, quản lý tổng hợp về biển đảo, cách thức thực hiện có thể đem lại hiệu quả cao là tổ chức thực hiện hợp tác với các nước phát triển về vấn đề khoa học biển đảo. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo là chủ thể phù hợp hơn cả trong tổ chức thực hiện hoạt động. Trong đó đội ngũ nhân sự thực hiện không ai khác đó chính là công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo. + Hoạch định chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo của quốc gia Là cơ quan quản lý nhà nước chuyên về biển và hải đảo, đội ngũ công chức trong cơ quan này là những người nắm giữ nhiều thông tin về tĩnh hình biển, hải đảo. Các công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo phải thực hiện đưa ra các ý tưởng quản lý về lĩnh vực này do đó những thông tin tông hợp về tình hình biển đảo phải được cơ quan này xử lý rồi báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi được yêu cầu. Về nhiệm vụ: 31 + Xây dựng và đề xuất những phương án cơ chế quản lý một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế, định hướng đã có của cấp trên. + Xây dựng các phương án, các kế hoạch, các quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý. + Xây dựng các cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế. + Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để các quyết định trên được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. + Tổ chức xây dựng nề nếp quản lý (phương pháp thu thập thông tin thống kê, chế độ và phương pháp kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu trữ tư liệu, số liệu) nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc quản lý thống nhất nghiệp vụ chuyên môn. + Chủ động tổ chức, phối hợp và hướng dẫn giúp đỡ với đồng nghiệp, đơn vị liên quan trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với công việc liên đới. + Tổ chức việc tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của của cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ. 1.3.2. Đặc trưng lao động của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo Ngoài những đặc trưng chung của đội ngũ công chức như: lao động của côngchức quản lý nhà nước là lao động trí óc; lĩnh vực chuyên môn gắnvới bộ máy nhà nước theo các khía cạnh đời sống xã hội.. .So với công chức quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội, công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo có đặc trưng cơ bản như sau: Thứ nhất, lĩnh vực quản lý nhà nước là lĩnh vực biển và hải đảo mang tính liên ngành. Đây là lĩnh vực đặc thù so với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo là một chức năng 32 quản lý nhà nước riêng biệt, không phải là một chức năng quản lý nhà nước có tính chuyên ngành mà là một công tác quản lý nhà nước đặc thù, dựa trên sự tập hợp, kết nối nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của bộ hệ thống chính trị, các ngành, lĩnh vực kinh tế biển biển chủ lực để thực hiện mục tiêu chính trị đề ra. Ngoài ra, chịu sự chi phối bởi xu thế cạnh tranh mạnh mẽ, lại vừa sự hợp tác, chia sẻ lợi ích về sử dụng tài nguyên biển giữa nước ta với các nước, giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, cộng đồng ven biển với nhau nhưng không làm thay vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề khai thác, sử dụng biển, hải đảo và bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển. Thứ hai, hoạt động quản lý nhà nước của công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo là quản lý tổng hợp và thống nhất Tính tổng hợp: Lĩnh vực biển và hải đảo có đặc thù khác căn bản với các lĩnh vực khác của đòi sống xã hội. Về mặt không gian, lĩnh vực quản lý về biển và hải đảo liên quan đến các vùng chủ quyền lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng nội thuỷ, vùng thềm lục địa. Trong các vùng đó lại có hệ thống các hải đảo. Hơn thế, vùng biển và hải đảo không chỉ gồm mặt nước mà còn cả vùng trời trên biển, vừng đáy đại dưomg và những tài nguyên trong lòng biển cũng như trong đáy đại dương. Vì thế, lĩnh vực biển và hải đảo là một hệ phức họp các vấn đề kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong đó bao hàm cả việc quy hoạch, phân bố dân cư để thực thi lợi ích quốc gia về biển và hải đảo. Lĩnh vực biển và hải đảo không chỉ là tiềm năng hiện tại mà còn của tương lai phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, quản lý nhà nước về biển và hải đảo là quản lý tổng hợp. Do đó, công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo phải thực hiện chức năng quản lý tổng hợp thay vì chỉ mang tính đơn ngành. Quản lý tổng hợp sẽ đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng và phát triển toàn diện, bền vững tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Tính thống nhất quản lý nhà nước về biển và hải đảo là sự quản lý về mặt hành chính nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các thể chế pháp lý nhằm điều hòa, phối hợp tốt giữa các cơ quan nhà nước từ trung 33 ương đến địa phương trong việc tham gia vào quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng và khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển phù hợp với định hướng, yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 1.3.3. Đặc điểm đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo Về cơ cấu đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo, căn cứ vào nội hàm khái niệm công chức trong luận án này, công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo gồm: Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức trong cơ quan hành chính quản lý nhà nước về biển và hải đảo. Về mặt lý thuyết, tùy theo cách thức phân chia cấp hành chính và đơn vị hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà có đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo tương ứng. Với điều kiện Việt Nam, đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo gồm: Công chức tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, phân loại theo chức danh và ngạch công chức gồm có: + Công chức cấp lãnh đạo của Tổng cục: Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng + Công chức lãnh đạo cấp Cục, Vụ, Viện và tương đương + Công chức quản lý cấp Phòng, Ban và tương đương + Công chức là đội ngũ chuyên viên thực hiện chức năng của các Phòng, Ban của đơn vị quản lý nhà nước Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả chỉ tập trung vào đối tượng là công chức được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên thực hiện trực tiếp các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. 34 1.3.4. Yêu cầu về năng lực của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo trong bối cảnh hiện nay 1.3.4.1. Bối cảnh hiện nay Bước sang thế kỷ 21, “Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia không... xã hội. 63. Nguyễn Lộc (2010), Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 64. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai (2008), Quản lý nguồn nhân lực, NXB ĐHQG Hà Nội. 65. Luật cán bộ công chức, 2008. 66. Trần Minh Lực (2000), Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước tháng 9/2000. 67. Trần Thị Bạch Mai (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp tăng cường vai trò đội ngũ cán bộ nữ trong hoạt động quản lý nhà trường, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội. 68. Lương Hoài Nga (2012), Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý các Trường ĐH Y Việt Nam theo quan điểm bình đẳng giới, Luận án Tiến sỹ Quản lý giáo dục, Trường ĐH giáo dục, ĐHQG Hà Nội. 69. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 70. Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X, 2007. 71. Nghị định số 25/2009/NĐ/CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, Chính phủ ban hành ngày 6/3/2009. 191 72. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính Phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 73. Phạm Thành Nghị (Chủ biên-2007), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 74. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 75. Nguyễn Kiều Oanh (2013), Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học theo cách tiếp cận CDIO, Luận án TS giáo dục học. 76. Pháp lệnh cán bộ công chức, 2008. 77. Lê Du Phong (2006), Nguồn nhân lực và động lực phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb lý luận chính trị. 78. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị Quốc gia. 79. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 80. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia. 81. Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1987 đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 82. Đặng Xuân Phương, Nguyễn Lê Tuấn (2014), Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 192 83. Quyết định số 06/2018/QĐ-TTg quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. 84. Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011-2015. 85. Nguyễn Văn Sáu (2001), Đào tạo công chức nhà nước-kinh nghiệm Cộng hòa Pháp, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu các đoàn ra.Viện thông tin Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 86. Nguyễn Hữu Tám (2010), Xây dựng ĐNGV đào tạo bồi dưỡng CBCC đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Đề tài NCKH cấp Bộ. 87. Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia. 88. Nguyễn Khắc Thái, Nguyễn Trọng Điều (2010), Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, công chức năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia. 89. Nguyễn Ngọc Thanh (2012), Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3/2012. 90. Lưu Kiếm Thanh (2013), Vai trò của Chính phủ trong đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 206 (3/2013). 91. Trần Đức Thạnh (2012), nnk, Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kì quan địa chất, sinh thái tiêu biểu, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ 92. Hứa Chiến Thắng (2010), Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo phục vụ giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức cấp bách, Tham luận tại Hội thảo Đào tạo nhân lực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo theo nhu cầu ngành Tài nguyên 193 và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Hà Nội. 93. Văn Tất Thu (2009), Phân định cán bộ, công chức-vấn đề cơ bản của Luật cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5/2009. 94. Văn Tất Thu (2014), Những yêu cầu trong đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, Tạp chí Quản lý nhà nước số 222 (7/2014). 95. Lê Quang Thưởng (1999), Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống trường chính trị, trường đoàn thể ở trung ương hiện nay, Đề tài KH-BĐ, Ban tổ chức Trung ương. 96. Nguyễn Hữu Tiệp (2010), Giáo trình nguồn nhân lực, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội. 97. Phạm Đức Toàn (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đào tạo công vụ giai đoạn hiện nay, Tổ chức nhà nước số 11/2012. 98. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2012), Tài liệu tập huấn bồi dưỡng kiến thức về công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển (Vụ Tổ chức cán bộ), Nha Trang, tháng 8-2012. 99. Trung tâm Đào tạo và Truyền thông biển, hải đảo - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2013),Giải pháp kiểm soát, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại từ sự cố môi trường biển, Tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai, khắc phục sự cố môi trường biển, hải đảo, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 100. Trần Xuân Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội. 101. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia. 102. Đỗ Quang Trung (2009), Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Tạp chí 194 Tổ chức nhà nước số 11/2009. 103. Nguyễn Văn Trung (2009), Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước, Tạp chí Quản lý nhà nước số 157 (2/2009). 104. Nguyễn Văn Trung - Phương Xuân Thịnh (2009), Đào tạo và sử dụng công chức ở Austrailia, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 7/2009. 105. Đinh Văn Ưu (2010), Đánh giá hiện trạng năng lực và khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật về biển và hải đảo Việt Nam. 106. Nguyễn Ngọc Vân (2011), Đào tạo nguồn nhân lực dễ hay khó, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 7/2011. 107. Vy Văn Vũ (2005), Quy hoạch, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế của tỉnh Đồng Nai, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 108. Lại Đức Vượng (2009), Các giải pháp nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý công mới và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ. 109. Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng hợp: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách về tổ chức – sử dụng cán bộ điều tra cơ bản, quản lý tài nguyên môi trường, khí tượng thuỷ văn biển. 110. Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (2011), Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trườngbiển: Thực trạng, những tồn tại và các gợi ý chiến lược cho giai đoạn sắp tới (Báo cáo phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030), Hà Nội, tháng 10-2011. 111. Vũ Thanh Xuân (2012), Cơ sở khoa học của việc ĐTBD theo vị trí việc làm đối với công chức ngành Nội vụ, Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2012. 112. Giáp Thị Yến (2013), Một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng ngoại 195 ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 215 (12/2013). B. Tiếng Anh 113. A User-Friendly Guide to the Intergrated Coastal Managemriet Act of South Africa, Department Environment Affairs, SSI Company, 2009. 114. A handbook for Measuring the Progress and Outcomes of Intergrated Coastal and Ocean Management, IOC Manual and Guides, 46; ICAM Dossier 2, Paris 2, UNESCO, 2006. 115. Adalberto Vallega: SeaManagement - A theoretical approach, Elsevier Science Publishers, 1992. 116. Anderson, D.: Maritime boundaries and limits: some basic legal principles, 2001 ABLOS Conference: Accuracies and Uncertainties in Maritime Boundaries and Outer Limits. International Hydrographic Bureau, Principality of Monaco, 18-19 October 2001. 117. Arup Barman, Joythika Konwar, Competency Based Curriculum in Higher Education: A Necessity Grounded by Globalization, 2011. 118. Bartol, K. M., Durham, C. C., & Poon, J. M. L, Influence of performance evaluation rating segmentation on motivation and fairness perceptions. Journal of Applied Psychology, (2001). 119. Burke, L., E. Selig and M. Spalding: Reefs At Risk inSoutheast Asia, World Resources Institute, 2002. 120. Byrne, T., Hughes Clarke, J.E., Nichols, S., and Buzeta M.-L: The Delineation Of The Seaward Limits Of A Coastal Marine Protected Area Using Non-Terrestrial (Subsurface) Boundaries - The Musquash Estuary MPA, In Canadian Hydrographic Conference 2002, Toronto, pp. unpaginated CD-ROM 121. Canada Minister of Justice: Gully Marine Protected Area Regulations, 2008. 122. China State Oceanic Administration: China Framework for Sea Use 196 Management. 123. Cicin-Sain, B. and Knecht, Robert W.: Integrated Coastal and Ocean Management - Concepts and PracticesIsland Press, 1998. 124. Cimino, L. P, and Palmer, H.: Management of Global Maritime Limits and Boundaries Using Geographical Information Systems. Veridian: Chantilly, Virginia, USA. Appeared in Spring, 2000 issue of Integrated Coastal Zone Management, 2001. 125. Collier, P. A., Murphy, B. A, Mitchell, D. J. and F. J. Leahy: The automated delimitation of maritime boundaries - an Australian perspective, Marine Geodesy, April, 2000. 126. Coastal Zone Management Act of 1972, 16 U.S.C., as amended in 1976, 1980, 1986, 1990, 1996 and 2004. 127. Dasgupta, S. et. al.: The Impact of Seal level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis, World Bank Policy Research Working Paper 4136, February, 2007. 128. David D. Dubois, William J. Rothwell, Competency-Based Human Resource Management: Discover a New System for Unleashing the Productive Power of Exemplary Performers, 2014. 129. David L. VanderZwaag, Paul Macnab: Marine Protected Areas: Legal Framework for the Gully off the coast of Nova Scotia (Canada), IUCN - Environmental Law Programme, Publication No. 81. 130. David McClelland, The Two Faces of Power, 1970. 131. Day V, et al.: The Marine Planning Framework for South Australia: A new ecosystem-based zoning policy for marine management, Marine Policy, 2008. 132. Department of Environment and Natural Resources, Bureau of Fisheries and Aquatic Resources of the Department of Agriculture, and Department of the Interior and Local Government: Philippines Legal and Jurisdictional Frameword for CoastalManagement, Coastal 197 Resources Management Project of the Department of Environment and Natural Resources, Cebu City, Philippines, 2001. 133. FAO Legislative Study No. 93: Integrated Coastal Management Law - Establishing and strengthening national legal frameworks for integrated coastal management, Rome, Italia, 2006. 134. Foley, M.M. et ah: Guiding ecological principles for marine spatial planning. Marine Policy, 2010, doi: 10.1016/j.marpol. 2010.02.001. 135. IUCN, UNEP, WWF: World conservation Strategy: Living Resource Conservation for Sustainable Development, IUCN-UNEP-WWF, 1980. 136. IUCN, UNEP, WWF: Caring for the Earth: A strategy for sustainable living, Gland Switzerland, 1991. 137. GeorgyGogoberidze, Coastal Zone Delimitation. 138. Hiroshi Terashima, Executive Director: Ocean Policy Research Foundation, Governance and the Japanese Basic Act on Ocean Policy, Inaugural Asen - Pacific Alumi Meeting, 14_4_2009. 139. James Donnelly, James Gibson, John Ivancevich, Managing for performance: An introduction to the process of managing, 1986. 140. Kydd Lesley, Crawford Megan, Riches Colin, Professional Development For Educational Management, 1997. 141. Laura Hall, Derek Torrington, The human resource function: The dynamics of change and development, 1998. 142. Leonard Nadler, Corporate Human Resources Development: A Management Tool, 1980. 143. Leonard Nadler, Designing Training Programs: The Critical Events Model Building blocks of human potential series, Human Resource Development (USA), 2012. 144. Massachusetts Office of Coastal Zone Management (2011), Policy Guide. 145. Ministry of the Environment Sweden, 198 www.government.se/environment. 146. National Ocean Council: Executive Order 13547: Stewardship of the Ocean, Our Coasts, and the Great Lakes.Whitehouse.gov/the-press- office/executive-order-stewardship-ocean-our-coasts-and-great-lakes. 147. National Ocean Council: National ocean policyimplementation plan, whitehouse.gov/admirdstration/eop/oceans. 148. Nicholls, R.J., P.P. Wong, V.R. Burkett, J.O. Codignotto, J.E. Hay, R.F. McLean, S. Ragoonaden and C.D. Woodroffe: Coastal systems and low-lying areas. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, M.L. Parry, O.F. Canziani, J.P, Palutikof, P.J. van der Linden and C.E. Hanson, Eds., Cambridge University Press, Cambridge, UK, 2007. 149. Noordeen Gangani, Gary N. McLean, Richard A. Braden, A Competency-Based Human Resource Development Strategy, 2006. 150. Norse E.A.: A zoning approach to managing marine ecosystems. In: Proceedings of the workshop on improving regional ocean governance in the United States, 2002. 151. Nuno Sergio Marques Antunes: Towards the Conceptualisation of Maritime Delimitation: Legal and Technical Aspects of a Political Process, Martinus Nijhoff Publishers, 2003. 152. Patricia A. McLagan, Competencies: the next generation, 1997. 153. Powell, Neil, Maria Osbeck, Sinh Bach Tan, and Vu Canh Toan: World Resources Report Case Study: Mangrove Restoration and Rehabilitation for Climate Change Adaptation in Vietnam, World Resources Report 2010-2011, World Resources Institute, 2011. 154. Protocol on Intergated Coastal Zone Management in the Mediterranean, Official Journal of the European Union, L 34/19, 04-02- 2009. 199 155. UNEP: Seagrass in the South China Sea, UNEP/GEF/SCS Technical Publication No. 3, 200467. 156. Qinhua Fang, Ran Zhang, Luoping Zhang and Huasheng Hong: Marine Functionnal Zoning in China: Experience and Prospects, Coastal Management, 39:656-667, 2011. 157. G du Québec, État de la formation de base des adultes au Québec, Ministere de Peducation, 2004 158. Rajabifard A., Binns A., Williamson, I.: Administering the Marine Environment - the Spatial Dimension, Spatial Science, Vol. 50, No. 2, December 2005. 159. Ramsar (2007), Handbook 10 - Coastal Management. 160. RS Mansfield, Practical questions in building competency models, 2000. 161. Sam Ng’ang’a Macharia (2007), NSERC Research Fellow, Oceans and Habitat Branch, Fisheries and Oceans Canada (DFO): Boundary Delimitation in MPAs - A report on the boundaries session at the Sampa VI conferences, 21-26 May 2007, Acadia University Wolfville, Nova Scotia 162. Smith, H.D. & Lalwani, C.S.: The North sea: sea use management and planning, University of Wales, Institute of Science and Technology, Cardiff, 1984. 163. The Coastal Zone - defining the boundary. 164. The White House, Council on Environment Quality: Final recomendations of the Interagency Ocean Policy Task Force.www.whitehouse.gov/files/documents/OPTF_FinalRecs.pdf 165. Tullio Treves: 1958 Geneva Conventions on the Law of the Sea, United Nations Audiovisual Library of International Law, 2008. www.un.org/law/avl 200 166. Turner R.K. and Adger W.N.: Coastal zone resources assessment guidelines, LOICZ Reports & Studies No.4, 1995. 167. FE Weinert, Leistungsmessungen in schulen, OECD, 2001. 168. UNEP: Strategy for the Reduction of the Degradation of the Marine Environment from Land-based Sources of Pollution and Activities in Coastal Areas, Nairobi, 9-13 December 1991, UNEP (OCA)/WG.14/3. 169. UNESCO/IOC: Marine Spatial Planning, A Step-bystep Approach, ICAM Dossier No. 6., 2009. 170. Uted Nations, DIESA: Coastal Area Management and Development, Pergamon Press, Oxford, 1982. 171. United Nations Division for Sustainable Development, United Nations Conference on Environment & Development, Rio de Janerio, Brazil, 3 to 14 June 1992: Agenda 21. 172. U.S. Commission on Ocean Policy: Review of U.S. Ocean and Coastal Law-The Evolution of Ocean Governance Over Three Decades, Appendix 6 to An Ocean Blueprint for the 21st Century - Final Report, 2004. 173. US National Research Council: Oil in the sea Ill- inputs, fates, and effects, The National Academies Press 2003. 201 201 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lí nhà nước về biển và hải đảo) Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ công chức nhà nước về biển và hải đảo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn. Xin trân trọng cảm ơn anh/chị! Câu 1: Ý kiến của anh/chị về vai trò của phát triển đội ngũ công chức nhà nước về biển và hải đảo? Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Câu 2: Ý kiến đánh giá của anh/chị về thực trạng đánh giá nguồn nhân lực trong quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam? STT Nội dung Mức độ đáp ứng ĐƯ tốt ĐƯ một phần Chưa ĐƯ 1 Đánh giá về số lượng đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo 2 Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo + Kiến thức chuyên môn + Kỹ năng nghề nghiệp + Mức độ hoàn thành công việc 3 Đánh giá cơ cấu đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo + Cơ cấu trình độ đào tạo + Cơ cấu giới tính + Cơ cấu độ tuổi Khác :. 202 202 Câu 3: Ý kiến đánh giá của anh/ chị về thực trạng tuyển chọn công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam? STT Nội dung Mức độ đáp ứng ĐƯ tốt ĐƯ một phần Chưa ĐƯ 1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ 2. Thu hút người có nhu cầu làm việc cho tổ chức 3. Đánh giá quá trình tuyển mộ 4. Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch phát triển chung của tổ chức và kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực. 5. Tuyển chọn được những cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, kĩ năng và tâm huyết nghề nghiệp, trung thực, gắn bó với nghề 6. Các hình thức tuyển chọn : - phỏng vấn - nghiên cứu hồ sơ của ứng viên - trắc nghiệm tuyển chọn - thử việc 7. Khác :. Câu 4: Ý kiến đánh giá của anh/ chị về thực trạng bố trí nhân lực công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam? ST T Nội dung Mức độ đáp ứng ĐƯ tốt ĐƯ một phần Chưa ĐƯ 1. Hệ thống hóa lại khối lượng công việc đối với công chức QLNN về biển và hải đảo 2. Các hoạt động định hướng đối với đội ngũ công chức QLNN về biển và hải đảo khi bố trí họ vào vị trí việc làm mới 3. Sắp xếp, bố trí công chức QLNN về biển và hải đảo phù hợp với yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất của vị trí việc làm 4. Bố trí lại công chức QLNN về biển và hải đảo thông qua thuyên chuyển, đề bạt miễn nhiệm hoặc theo chế độ tinh giản biên chế. 5. Khác :. 203 203 Câu 5: Ý kiến đánh giá của anh/chị về thực trạng nội dung Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam? T T Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ kết quả Thường xuyên Thi thoảng Khôn g bao giờ Tốt Khá TB Yếu 1 Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành tài nguyên nước, biển và hải đảo 2 Bồi dưỡng trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản 3 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế cho công chức 4 Bồi dưỡng công tác thi đua, khen thưởng Khác :. Câu 6: Ý kiến đánh giá của anh/chị về thực trạngnội dung Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chuyên ngành về Quản lý nhà nước về biển và hải đảo đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam? STT Nội dung Mức độ thưc hiện Mức độ kết quả Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ Tốt Khá TB Yếu 1 Bồi dưỡng các chuyên gia về kỹ năng lập và phân tích, đánh giá, quy hoạch sử dụng biển, đảo, giải quyết các vấn đề về kinh tế, 204 204 xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển đảo. 2 Bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng thong tin dữ liệu tài nguyên môi trường bản đồ biển nói chung và công tác thiết lập, quản lý hồ sơ các vùng biển nhạy cảm, vùng bờ cần bảo vệ 3 Bồi dưỡng kỹ năng về lập, triển khai và đánh giá hiệu quả chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ 4 Bồi dưỡng kỹ năng về xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển 5 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động điều tra, nghiên cứu, tuyên truyền, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển 6 Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ biển, giải quyết các vấn đề có tầm vĩ mô về biển Khác :. 205 205 Câu 7: Ý kiến đánh giá của anh/ chị về thực trạng hình thức bồi dưỡng công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam? STT Nội dung Mức độ thưc hiện Mức độ kết quả Thường xuyên Thi thoảng Không bao giờ Tốt Khá TB Yếu 1. Tập huấn ngắn hạn theo chuyên đề 2. Bồi dưỡng ngắn hạn và chuyên sâu 3. Bồi dưỡng thông qua các hội thảo quốc tế ở nước ngoài 4. Bồi dưỡng thông qua các hội thảo ở trong nước 5. Bồi dưỡng thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu quốc tế 6. Bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài 7. Cử đi học tập nâng cao trình độ (Th.S, TS) 8. Khác :. Câu 8: Ý kiến đánh giá của anh/ chị về thực trạng đánh giá thực hiện nhiệm vụ của công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam? STT Nội dung Mức độ đáp ứng ĐƯ tốt ĐƯ một phần Chưa ĐƯ 1. Xây dựng tiêu chí đánh giáthực hiện nhiệm vụ hướng tới đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo 206 206 2. Lựa chọn phương pháp đánh giá 3. Lựa chọn và đào tạo người đánh giá 4. Xác định chu kì đánh giá 5. Phân tích kết quả đo lường 6. Điều chỉnh quá trình đánh giá 7. Khác :. Câu 9: Ý kiến đánh giá của anh/ chị về thực trạng chính sách nhằm tạo động lực làm việc cho công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo? STT Nội dung Mức độ đáp ứng ĐƯ tốt ĐƯ một phần Chưa ĐƯ 1. Chính sách tiền lương của công chức luôn được quan tâm đúng mức và thực hiện theo đúng quy định 2. Chế độ phụ cấp ngành được thực hiện đúng quy định 3. Chế độ phụ cấp thâm niên được thực hiện đúng quy định 4. Thực hiện đúng quy định về kinh phí cho nghiên cứu khoa học 5. Thực hiện đúng quy định về kinh phí cho việc cử đi học nâng cao trình độ 6. Chính sách khen thưởng (tặng bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương, huân huy chương...) 7. Chính sách thăng tiến (thăng chức) 8. Cơ chế chính sách sử dụng sau đào tạo bồi dưỡng đối với công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo 9. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho công chức quản lí nhà 207 207 nước về biển và hải đảo theo đúng quy định pháp luật. 10. Khác :. Câu 10: Ý kiến đánh giá của anh/chị về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam? STT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng K. ảnh hưởng 1 Điều kiện về biển và hải đảo của quốc gia 2 Trình độ phát triển của nền kinh tế 3 Trình độ phát triển về khoa học quản lý và khoa học công nghệ của lĩnh vực biển và hải đảo 4 Cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước về lĩnh vực biển, đảo 5 Trình độ đào tạo về chuyên môn nói chung và chuyên môn liên quan đến lĩnh vực biển và hải đảo của công chức 6 Năng lực trí tuệ của công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo 7 Môi trường làm việc của công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo 8 Khác:............................................... Câu 8: Mong muốn của anh/chị về các chính sách phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam hiện nay? .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin sau: Giới tính: Nam Nữ Số năm công tác: Trên 20 năm Trên 10 năm Trên 5 năm Đối tượng: công chức Lãnh đạo, quản lí Xin chân thành cảm ơn! 208 208 PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho chuyên gia) Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp pháp phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo bằng cách đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn. Xin trân trọng cảm ơn anh/chị! TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Tô chức quán triệt vai trò và sự cần thiêt phát triên đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực 2 Xây dựng bộ tiêu chuẩn năng lực công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo trong bối cảnh hiện nay 3 Cải tiến công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo theo tiếp cận năng lực 4 Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức QLNN về biển và hải đảo 209 209 5 Cải tiến phương pháp đánh giá, xếp loại đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo theo năng lực 6 Thực hiện chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho việc nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức Anh/ chị vui lòng cho biết một số thông tin sau: Giới tính: Nam Nữ Số năm công tác: Trên 20 năm Trên 10 năm Trên 5 năm Đối tượng: công chức Lãnh đạo, quản lí Xin chân thành cảm ơn! 210 210 PHỤ LỤC 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho công chức chuyên môn, nghiệp vụ tham gia thử nghiệm) Để khẳng định tính cần thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ đạt được về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ của mình về lĩnh vực quản lí nhà nước về biển và hải đảo bằng cách đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn. Xin trân trọng cảm ơn anh/chị! Câu 1: Đánh giá mức độ đạt được về kiến thức chuyên môn của CCQL chuyên môn của anh/chị? STT Tiêu chí Mức độ kết quả Tốt Khá TB Yếu 1 Hệ thống hóa các luật pháp về biển Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về biển và hải đảo 2 Hiểu và nắm vững kiến thức về luật pháp biển Việt Nam và quốc tế liên quan phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo 3 Hiểu rõ nội dung kiến thức về Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường biển và hải đảo 4 Hiểu được những văn bản, chính sách mới liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo 211 211 5 Định hướng trong công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia Câu 2: Đánh giá mức độ đạt được về kỹ năng nghiệp vụ của công chức QLNN về biển và hải đảo của anh/chị? STT Tiêu chí Mức độ kết quả Tốt Khá TB Yếu 1 Cập nhật kiến thức chuyên môn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và phương pháp thực hiện nhiệm vụ 2 Cập nhật và nắm vững những văn bản, chính sách mới liên quan kỹ năng nghiệp vụ trong nước và quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về biển và hải đảo 3 Thực hành kĩ năng về lập, triển khai và đánh giá hiệu quả chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ 4 Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về việc phát triển kinh tế xã hội bền vững theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp 5 Thực hành kỹ năng, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển 6 Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về công tác kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển và hải đảo bền vững Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_doi_ngu_cong_chuc_quan_ly_nha_nuoc_ve_bie.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docxTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.docx
Tài liệu liên quan