Luận án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Đông nam bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM NGỌC HẢI PHáT TRIểN ĐộI NGũ CáN Bộ QUảN Lý TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG CáC TỉNH ĐÔNG NAM Bộ TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM NGỌC HẢI PHáT TRIểN ĐộI NGũ CáN Bộ QUảN Lý TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG CáC TỉNH ĐÔNG NAM Bộ TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC Chuyờn ngành : Quản lý giỏo dục Mó số : 62.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌ

doc202 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh Đông nam bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS PHẠM KHẮC CHƯƠNG 2. PGS. TS PHAN MINH TIẾN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Ngọc Hải LỜI CẢM ƠN Với những tình cảm chân thành và tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn: PGS.TS. Phạm Khắc Chương và PGS.TS. Phan Minh Tiến, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Ban Giám hiệu; Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội. Khoa Quản lý Giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội. Quí Thầy giáo, Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu, quý Thầy giáo, Cô giáo các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học phổ thông trên địa bàn các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp các số liệu trong quá trình tôi thực hiện luận án. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Ngọc Hải MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BGH : Ban Giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục CNTT : Công nghệ thông tin CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSVN : Cộng sản Việt Nam ĐTB : Điểm trung bình GD : Giáo dục GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng KH-CN : Khoa học công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội PHT : Phó Hiệu trưởng QLGD : Quản lý giáo dục THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTCM : Tổ trưởng chuyên môn UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Ký hiệu Nội dung các bảng Trang Bảng 1.1. Trình độ và các điều kiện cần có của HT trường THPT 50 Bảng 2.1. Quy mô HS trường THPT (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước) giai đoạn 2008 -2013 62 Bảng 2.2. Số lượng và trình độ đào tạo của CBQL trường THPT 70 Bảng 2.3. Cơ cấu đội ngũ CBQL trường trung học phổ thông 72 Bảng 2.4. Mức độ đánh giá về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp 74 Bảng 2.5. Mức độ đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 76 Bảng 2.6. Mức độ đánh giá về năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL trường THPT 77 Bảng 2.7. Đánh giá chung về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT 79 Bảng 2.8. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng của đội ngũ CBQL trường THPT đối với yêu cầu đổi mới QLGD 80 Bảng 2.9. Đánh giá các nội dung đang thực hiện để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 83 Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá yếu tố thuận lợi ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 89 Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 90 Bảng 2.12. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 92 Bảng 2.13. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 93 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 136 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 137 Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 139 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá kiến thức về quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL trước và sau khi dự khóa bồi dưỡng 142 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Ký hiệu Nội dung các biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1. So sánh ĐTB mức độ đánh giá phẩm chât và năng lực của CBQL trường THPT 79 Biểu đồ 2.2. So sánh ĐTB mức độ đánh giá và mức độ đáp ứng của các phẩm chất, năng lực của CBQL trường THPT 82 Biểu đồ 2.3. So sánh ĐTB đánh giá của các nội dung phát triển CBQL trường THPT 84 Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp mới đề xuất 140 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự hội nhập và giao lưu quốc tế khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của GD-ĐT trong thời kỳ mới; GD-ĐT là nhân tố quyết định sự thành công quá trình CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa VIII lần II của Đảng CSVN chỉ rõ: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD là phải đặc biệt chăm lo đào tạo và tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV cũng như CBQLGD cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ”, “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý GD-ĐT” [30]. Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN (khóa IX) khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” [36]. Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã nêu rõ: “Mục tiêu của đổi mới chương trình GDPT là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp GD, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ GDPT ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới. ... Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác QLGD...” [79]. Mục tiêu phát triển GD đã xác định: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, CBQL, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập THCS, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp GD các cấp học, bậc học. Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng hiệu quả, đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển GD” [79]. Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung; phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và CBQLGD, đào tạo... Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi” [37]. Chiến lược phát triển GD 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 711 ngày 13-6-2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá tình hình GD Việt Nam giai đoạn 2001-2010 về đội ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQLGD: “Một bộ phận nhà giáo và CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ GD trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong GD đại học còn thấp; tỷ lệ sinh viên trên giảng viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển GD 2001-2010. Vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và CBQLGD có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín nhà giáo trong xã hội. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và CBQLGD còn thấp. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQLGD, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành GD, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới GD” [23]. Để thực hiện đổi mới GDPT, ngoài việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, tổ chức thi cử, đánh giá, chuẩn hóa trường sở... Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQLGD có vai trò quyết định. Trước những yêu cầu của xã hội đòi hỏi ngày càng cao, cần phải nâng cao năng lực cho CBQL để giúp họ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao ở nhà trường. Thực hiện Quyết định số 09/2005/TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010”, theo tinh thần Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; từ đó đến nay, ngành GD-ĐT đề ra nhiều biện pháp thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. THPT là một cấp học của hệ thống GD quốc dân, là cấp học rất quan trọng góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu của cấp học này: “GD THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Để các trường THPT hoàn thành được nhiệm vụ chính trị của mình trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng, trong bối cảnh đất nước tích cực đẩy nhanh quá trình hội nhập, toàn cầu hóa với thời đại kinh tế tri thức, đòi hỏi thanh niên trong độ tuổi phải có trình độ cao, nguồn lực lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, hiện nay, nhiều địa phương các tỉnh Đông Nam Bộ đã, đang thực hiện nhiệm vụ phổ cập GD THPT cho người dân trong độ tuổi; ngành GD đang thực hiện đổi mới GDPT về: nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá Thực hiện có hiệu quả các yêu cầu trên, rất cần sự chuẩn bị để có được đội ngũ CBQL các trường THPT đủ về số lượng, có phẩm chất và năng lực tốt để thực thi nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Trong tình hình hiện nay, chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng do ngành GD đặt ra, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình KT-XH trong thời kỳ mới. Một số địa phương chưa quan tâm, chưa thấy được vị trí, vai trò của đội ngũ này. Do đó, từ việc đề bạt, xây dựng đến việc phát triển đội ngũ CBQL vẫn còn tùy tiện, theo kinh nghiệm, chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy, chưa phát huy được vai trò của đội ngũ CBQL trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và GD. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao phó và đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020 của các tỉnh miền Đông Nam Bộ là vấn đề mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý đội ngũ CBQL trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD của khu vực và đất nước. Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, thực hiện GD-ĐT đội ngũ CBQL đạt đến sự chuẩn hóa, trên chuẩn, hiện đại hóa; thực hiện các chính sách, chế độ để đảm bảo sức khỏe (thể lực, trí lực, tâm lực) cho CBQL; tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để đội ngũ CBQL nâng cao hiệu quả làm việc; bố trí công việc một cách hợp lý, đồng bộ giữa các yếu tố chất lượng, số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL; thực hiện dân chủ hóa, giúp CBQL phát huy mọi tiềm năng cá nhân và phát triển bản thân thì có thể xây dựng được đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, có tâm, có tài, có bản lĩnh, góp phần giúp các trường THPT và ngành GD các tỉnh Đông Nam Bộ thực hiện thắng lợi chủ trương đổi mới sự nghiệp GDPT, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ. 5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nguyên tắc tiếp cận * Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Các trường THPT là một bộ phận trong phân hệ GDPT của hệ thống GD quốc dân. Những vấn đề về GD THPT được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa GD THPT với các bộ phận GD Tiểu học và GD THCS cũng như với hệ thống lớn là hệ thống GD quốc dân. Đội ngũ CBQL trường THPT là chủ thể của quá trình quản lý trường THPT, vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải gắn liền với việc thực hiện mục tiêu GD THPT, yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở trường THPT hiện nay. Mặt khác, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cũng là một hệ thống bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biện chứng với nhau và với việc phát triển các hoạt động khác của GD THPT nói riêng và GD-ĐT nói chung. * Nguyên tắc tiếp cận phức hợp Việc nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau như khoa học QLGD, lý thuyết phát triển nhân sự, GD học, tâm lý học trong sự tác động phức hợp giữa chúng để nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ này một cách có hiệu quả. * Nguyên tắc tiếp cận phát triển Việc chuẩn hóa đội ngũ CBQL trường THPT cần được đặt trong bối cảnh phát triển chung của nền KT-XH và của hệ thống GD cũng như trong quá trình phấn đấu đạt chuẩn và phát triển trên chuẩn HT trường THPT trong bối cảnh đổi mới GD. 6.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lý luận Thực hiện hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, bao gồm: - Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ - Ngành) về phát triển GD, xây dựng đội ngũ CBQLGD các cấp. - Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước (nước ngoài, các tổ chức quốc tế) về phát triển GD, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận án; tổ chức điều tra; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét, đánh giá chính xác về đội ngũ CBQL trường THPT thuộc khu vực Đông Nam Bộ. - Phương pháp chuyên gia: Thông qua hội thảo khoa học, thông qua hỏi ý kiến của các nhà khoa học, của CBQLGD các cấp có nhiều kinh nghiệm (bằng văn bản và phỏng vấn) để đánh giá tình hình đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ và các giải pháp đề xuất. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm của GD THPT, của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT ở địa bàn nghiên cứu và các địa phương để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: + Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn về các kết quả nghiên cứu, các giải pháp đã được luận án đề xuất. + Áp dụng thử vào thực tiễn một giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đã được đề xuất trong luận án để đánh giá hiệu quả của giải pháp trên thực tế. * Nhóm các phương pháp xử lý thông tin Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu; sử dụng phần mềm tin học và sử dụng các bảng biểu, mô hình, sơ đồ và đồ thị để phục vụ nghiên cứu và biểu đạt các kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về các yêu cầu của đội ngũ CBQL trường THPT theo Chuẩn HT trường THPT của Bộ GD - ĐT. - Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL và giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, bao gồm: tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. - Đối tượng CBQL trường THPT mà đề tài nghiên cứu là HT và PHT. - Chủ thể quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là UBND tỉnh và Sở GD-ĐT. 8. Những luận điểm bảo vệ - CBQL trường THPT (trong đó hiệu trưởng) là người đứng đầu nhà trường phải thực hiện tốt cả hai vai trò quản lý và lãnh đạo trường học. Mục tiêu là chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL (được thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường, trình độ ngoại ngữ, tin học...). - Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đạt chuẩn và trên chuẩn là quan điểm quan trọng trong lý luận phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của các tỉnh Đông Nam Bộ. - Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD trong bối cảnh hiện nay. - Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT chịu sự tác động của nhiều yếu tố về quản lý, kinh tế, môi trường xã hội và tâm lý cá nhân. Thông qua các yếu tố này có thể tác động đến quá trình phấn đấu của đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ. - Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ thực hiện có hiệu quả nếu có sự tham gia của các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị xã hội, các trường đại học ở địa phương và của đội ngũ CBQL trường THPT. 9. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển đội ngũ CBQL nhà trường nói chung, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới căn bản, toàn diện GD. - Đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, xác định những hạn chế, bất cập của đội ngũ CBQL trường THPT về năng lực quản lý, lãnh đạo, về số lượng và cơ cấu trước những yêu cầu của đổi mới GD, những bất cập trong các giải pháp đã thực hiện của các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương. - Đề xuất 6 giải pháp nhằm phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và của địa phương trong giai đoạn hiện nay. - Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng và cho các địa phương khác có điều kiện tương tự. 10. Cấu trúc của luận án * Phần mở đầu * Phần nội dung: Có 3 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. - Chương 2: Thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ. - Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới GD. * Phần kết luận và khuyến nghị * Tài liệu tham khảo * Phụ lục Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường trên thế giới Ở phương Đông cũng như phương Tây, từ thời kỳ cổ đại, con người đã biết quan tâm tổ chức, xây dựng những nhóm người làm công việc quản lý xã hội. Giữa thế kỉ thứ XVIII, ở phương Tây, các nhà khoa học Robert Owen (1771-1858), Charles Babbage (1792-1871) và Andrew Ure (1778-1875) đã đưa ra ý tưởng: muốn tăng năng suất lao động, cần tập trung giải quyết một số yếu tố chủ yếu là tạo ra phúc lợi công cộng tìm giải pháp giám sát công nhân, quan tâm đến mối quan hệ giữa người quản lý đối với người bị quản lý và nâng cao trình độ quản lý cho các nhà quản lý. Sau đó, Frederick Winslow Taylor (1856-1915) với tác phẩm “The Principles of Scientific Management” (Những nguyên tắc quản lý khoa học) xuất bản năm 1911 đã đưa ra bốn nguyên tắc quản lý khoa học xác định các phương pháp hoàn thành mỗi loại công việc, tuyển chọn và huấn luyện công nhân, sự hợp tác cần thiết của người quản lý với người bị quản lý, bổn phận của người quản lý. Tiếp đó, Henri Fayol (1841-1925) người Pháp, đã có công trình “Adiministration Industrielle et Generale” (Tổng quát về quản lý hành chính) xuất bản năm 1916, theo ông, nếu người quản lý có đủ phẩm chất và năng lực kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng, các quy tắc và nguyên tắc quản lý thì chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức sẽ được nâng cao. Phát triển đội ngũ CBQL trong nhà trường từ lâu đã được đề cập trong các nghiên cứu lý luận và được sử dụng rất sớm trong thực tiễn hoạt động GD ở các nước trên thế giới. Theo Nguyễn Mạnh Tường thì từ thế kỷ XVI ở Châu Âu, khi đề cập đến các biện pháp chấn hưng GD, người ta đã nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL. Các nội dung phát triển đội ngũ CBQL, cùng những biện pháp triển khai chúng dần được bổ sung, ngày càng phong phú thêm, nhưng yếu tố chất lượng đội ngũ luôn luôn được nhấn mạnh. Đến những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, khi mà các khái niệm “vốn con người” (Human capital) và “nguồn lực con người” (Human resources) xuất hiện ở Hoa Kỳ và sau đó thịnh hành trên thế giới (xuất hiện cuối thập niên 60 bởi nhà kinh tế học người Mỹ Theodor Schoultz), sau đó thịnh hành vào những năm 70, 80 với sự phát triển tiếp nối của nhà kinh tế người Mỹ nhận giải Nobel kinh tế 1992 Gary Backer, thì vấn đề phát triển đội ngũ GV và CBQLGD cũng được giải quyết với tư cách là phát triển nguồn nhân lực của một ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, nội dung và cách thức giải quyết vấn đề thì có sự khác nhau ở nhiều mức độ và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia và của mỗi giai đoạn lịch sử. Từ năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadle đã đưa ra sơ đồ quản lý nguồn nhân lực để diễn tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của công tác quản lý nguồn nhân lực. Theo ông, quản lý nguồn nhân lực gồm 3 nhiệm vụ chính: - Phát triển nguồn nhân lực (gồm GD, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, nghiên cứu, phục vụ); - Sử dụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động); - Môi trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại việc làm, mở rộng quy mô làm việc, phát triển tổ chức).           Kết quả nghiên cứu của Leonard Nadle đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Christian Batal (Pháp) trong bộ sách “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước” cũng đã khai thác theo hướng này và đưa ra một lý thuyết tổng thể về phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, ông đã sử dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học khác (GD học, dự báo, dân số học, toán học) để đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, bao gồm từ khâu kiểm kê, đánh giá đến nâng cao năng lực, hiệu lực của nguồn nhân lực. Các tác giả Brian E.Becker và Markv A.Huselid cũng có sự khai thác tương tự, nhưng để phục vụ cho quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp.             Khi đề cập đến phát triển đội ngũ CBQL, ngoài sự thống nhất về nội dung các nhiệm vụ với phát triển nguồn nhân lực, thời gian gần đây, các nghiên cứu đều đề cao việc thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng nhanh của mỗi CBQL và của cả đội ngũ. Trong đó, sự xuất hiện của các công nghệ dạy học mới, sự phát triển nhanh của thế giới ngày nay yêu cầu thay đổi vai trò và phương pháp của người thầy càng trở nên cấp thiết. Daniel R.Beerens chủ trương tạo ra một “nền văn hóa” của sự thúc đẩy có động lực và luôn học tập (Creatinga Cultureof Motivation and Learning) trong đội ngũ; coi đó là giá trị mới, chính yếu tạo nhà giáo. Ông cho rằng tính động trong tăng trưởng, luôn luôn mới là tiêu chí trung tâm của đội CBQLGD. CBQLGD vừa là nhà chuyên môn, chuyên nghiệp, người lãnh đạo được nhấn mạnh trong chuẩn nhà giáo và CBQLGD của Australia (theo dự thảo khung về tiêu chuẩn nhà giáo và CBQLGD), Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác. Công trình nghiên cứu của 3 tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Eeihrich với tác phẩm nổi tiếng: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” (NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1992) [49]. Công trình này đã đề cập nhiều hơn về các yêu cầu chất lượng của người quản lý. Gần đây, hai nhà khoa học Trung Quốc là Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần đã có công trình “Khoa học lãnh đạo hiện đại” (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000) [75]. Trong công trình này, các tác giả đã có một chương nêu lên vấn đề chất lượng của cán bộ lãnh đạo và quản lý.             Dưới góc độ nghiên cứu lý luận GD, hầu hết các công trình nghiên cứu của các tác giả Liên Xô (cũ) đã đề cập tới lực lượng GD; trong đó, đã xác định vai trò, vị trí, chức năng của CBQL nhà trường. Đó là các công trình tiêu biểu như Ilina. T.A. với tác phẩm “Giáo dục học - Những cơ sở của công tác Giáo dục”; Savin N.V với tác phẩm “Giáo dục học - Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà trường”. Năm 1991, tổ chức UNESCO đã cho xuất bản cuốn La Gestion administrative et Pesdagogique dé escoles “Quản lý hành chính và sư phạm trong các nhà trường tiểu học” của Jean Valérien. Thông qua việc giới thiệu một số modul về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người HT trường tiểu học; tác giả đã bày tỏ quan điểm về vai trò, trách nhiệm và yêu cầu chất lượng của người HT trường tiểu học.      Vào thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX, một trường phái tiếp cận về quản lý trên cơ sở xem xét những yếu tố văn hóa giữa con người với con người đã xuất hiện với công trình của William Ouchi (giáo sư trường đại học California, LosAngeles, Mỹ). Ông đã khẳng định tầm quan trọng của văn hóa trong quản lý và nêu ra bảy đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý gồm: Structure (cơ cấu), Strategy (chiến lược), Skills (các kỹ năng), Style (cách thức), System (hệ thống), Shared value (các giá trị chung) và đặc biệt là Staff (đội ngũ). Thông qua giới thiệu và phân tích các đặc điểm trên, cho thấy được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ người quản lý. Khi xã hội công nghiệp có dấu hiệu của sự bùng nổ thông tin và dần dần chuyển thành xã hội thông tin, các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý đã có các công trình nghiên cứu về quản lý trong môi trường luôn luôn biến đổi, quản lý theo quan điểm hệ thống, quản lý tình huống, vấn đề chất lượng của người quản lý thực sự đã được đề cập tới với những yêu cầu và cách thức nâng cao chất lượng đội ngũ đó. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường ở Việt Nam Ở Việt Nam, trước hết phải nói đến Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) về QLGD. Khi bàn về công tác cán bộ, Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong” [71]. Kế thừa các tư tưởng trước đó, ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực như “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” (Các tác giả: Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan), “Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực” (Phạm Minh Hạc), “Quản trị nhân sự” (Nguyễn Thanh Hội), “Toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam” (Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan) “Báo cáo phát triển con người Việt Nam” (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia), “Từ Chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực” (Nhiều tác giả) Mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng điểm chung có thể rút ra là: Khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển KT-XH; Thống nhất cơ bản với các nghiên cứu của thế giới về nội dung quản lý, phát triển nguồn nhân lực và đề xuất sự vận dụng, với những giải pháp rất sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Từ các cuộc cải cách GD 1950, 1956 đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã để lại những bài học quý báu về phát triển đội ngũ GV và CBQLGD như: nêu cao tinh thần “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, luôn luôn tìm ra những giải pháp tình thế để thích ứng tình hình; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và yêu cầu sự tự trau dồi của người GV và CBQLGD; biết dựa vào dân để phát triển đội ngũ GV và CBQLGD. Hội thảo khoa học “Chiến lược xây dựng đội ngũ QLGD phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH” năm 1998 đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong việc nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng phát triển đào tạo đội ngũ CBQLGD có phẩm chất, có tầm nhìn, có kỹ năng, có phong cách đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT. Có thể nói, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm công tác quy hoạch cán bộ. Nghị quyết TW 3 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” ghi rõ: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [31]. Thực tế sau khi có Nghị quyết TW3, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, trong đó có ngành GD đều đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, nhưng trên thực tế vẫn chưa có những giải pháp cụ thể, hiệu quả làm đòn bẩy để phát triển đội ngũ CBQL trong tình hình mới. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa IX, Bộ Chính trị đã đánh giá: “Nhiều cấp ủy địa phương, ngành, đơn vị chưa thật sự coi trọng, không chủ động làm quy hoạch cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, hoặc làm một cách qua loa, hình thức, chất lượng thấp” [33]. Triển khai các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về phát triển GD, trên lĩnh vực nghiên cứu lý luận ...ng sáng, có sức khỏe và có khả năng lao động với năng suất cao, có tính tích cực hoạt động chính trị - xã hội. Tóm lại, những đặc điểm thời đại (của thế giới và Việt Nam) đã tạo những thời cơ cho GD Việt Nam phát triển. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta, đều coi “GD là quốc sách hàng đầu” và đưa vào Luật GD. Đảng và nhà nước đã có những đầu tư cho GD rất lớn. Đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển GD. Sự đòi hỏi phải đổi mới của GD Việt Nam còn xuất phát từ những hạn chế, bất cập của ngành. Chiến lược phát triển GD Việt Nam năm 2011-2020 đã đánh giá GD Việt Nam có những hạn chế sau: - Hệ thống GD quốc dân thiếu tính thống nhất, thiếu liên thông giữa một số cấp học và một số trình độ đào tạo, chưa có khung trình độ quốc gia về GD. - Chất lượng GD còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền GD tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. - Quản lý GD vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính. Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD chưa được quy định đầy đủ, sát thực. - Một bộ phận nhà giáo và CBQL chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ GD trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQLGD, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành GD. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới GD. - Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu. - Nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học GD còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp các yêu cầu phát triển GD. Vì vậy, GD chưa đáp ứng được các yêu cầu xã hội nên cần phải đổi mới. Trong đó, trước hết đổi mới công tác quản lý là khâu quan trọng nhất, do đó, phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. 1.3.1.2. Xu thế đổi mới giáo dục hiện nay * Xu thế đổi mới nền GD - Đổi mới GD đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong GD, từ quan niệm về chất lượng GD, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống GD. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu KH-CN và ứng dụng, nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho GD từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển. Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của GD, đều phải đổi mới GD để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước. Trong đổi mới GD, GD cần phải định hướng lại quan niệm về các giá trị. Kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả GD, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực. - Sự đổi mới và phát triển GD đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội tốt để GD Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển. Nội dung, phương pháp học tập đang được dần dần cải tiến và điều chỉnh nhằm tăng cường tính thiết thực gắn liền kiến thức khoa học với đời sống. Như vậy, cần phải: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút sự viện trợ, đầu tư tiền vốn và thiết bị cho GD. Coi trọng việc trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển GD của các nước tiên tiến, trước hết là các nước trong khu vực; đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp của quá trình GD; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; xây dựng bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; tăng cường công tác quản lý, xã hội hóa GD, đa dạng hóa các loại hình GD. - Đổi mới GD nhằm đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện về GD. Vì vậy, cần phải: + Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng GD theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn GD Việt Nam. + Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực, KH-CN trình độ cao, CBQL, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. + Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình GD các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học; đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển GD. Tóm lại, đổi mới GD để phát huy những lợi thế, vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ xây dựng một nền GD tiên tiến, hiện đại, hướng tới một xã hội học tập, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn cầu của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đứng trước yêu cầu đổi mới nêu trên, xã hội đặt ra yêu cầu cao đối với năng lực và phẩm chất của người CBQLGD, trong đó đổi mới công tác QLGD là quan trọng nhất. Ngành GD-ĐT phải không ngừng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD để đáp ứng với những đặc điểm của thời đại ngày nay. * Xu thế đổi mới GD THPT - Đổi mới mục tiêu GDPT là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Đổi mới nội dung GD: nội dung GD THPT được thể hiện cụ thể trong chương trình GD và sách giáo khoa nhằm phản ánh yêu cầu mới về mục tiêu GD, về đổi mới phương pháp GD và các yêu cầu khác của sự phát triển KT-XH và KH-CN trong thời đại ngày nay. Xây dựng nội dung dạy học theo hai xu hướng: Xây dựng chương trình cốt lõi với các yêu cầu tối thiểu về tri thức và kỹ năng; tích hợp các môn học cổ truyền, hình thành các môn học mới như: Khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, khoa học phục vụ đời sống và gia đình. - Đổi mới phương pháp GD THPT. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: + Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tác động vào thái độ học; tăng cường khả năng làm việc độc lập; chủ động và khả năng tự học của HS. + Thử nghiệm các phương pháp dạy học hiện đại để xác định mức độ phù hợp với đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm xác định và điều chỉnh cách sử dụng cho có hiệu quả. + Tìm kiếm các phương pháp dạy học mới nhằm đáp ứng được mục tiêu dạy học và đổi mới nội dung dạy học hiện nay (hướng này nên phát huy khả năng nghiên cứu, tìm tòi của các GV đang trực tiếp giảng dạy ở các trường phổ thông). + Nghiên cứu ứng dụng CNTT vào những thành tựu của các khoa học khác vào việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Từ những yêu cầu đổi mới trên, người HT nhà trường THPT phải có đủ năng lực, tầm nhìn để quản lý sự thay đổi đó. 1.3.1.3. Vai trò của đội ngũ CBQL trong xu thế đổi mới giáo dục - Quan điểm mới về quản lý nhà trường là quan điểm hiện đại và phù hợp với thực tiễn phát triển KT-XH và phát triển GD trong thời đại hội nhập, kinh tế tri thức và phát triển KH-CN. - Mô hình mới thể hiện rõ hơn các vai trò của CBQL là tập trung vào lãnh đạo để phát triển nhà trường, quan tâm đến tầm nhìn sứ mạng, tạo giá trị, xây dựng và thực hiện các chương trình hành động phát triển nhà trường, phải tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội về các vấn đề cơ bản: tự xây dựng các mục tiêu kế hoạch, tổ chức và nhân sự, dạy học và GD, tài chính và tài sản, huy động cộng đồng với luồng thông tin đa chiều, nhiều luồng. - Trong quản lý trường phổ thông, để thực hiện hiệu quả các chức năng cơ bản của quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) thì người CBQL trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay phải thể hiện được các vai trò chủ yếu: + Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều lệ, quy chế GD và thực hiện các quy trình về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá chất lượng GDPT. + Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sư phạm và hỗ trợ quản lý cho đội ngũ nhân lực của nhà trường để mọi hoạt động của trường thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung, phương trình, phương pháp GD. + Người chủ chốt trong việc tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động GD và dạy học của nhà trường. + Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa GD nhà trường với GD gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường trong một môi trường lành mạnh; đồng thời tổ chức vận hành hệ thống thông tin quản lý GD (Educational Managament Information System - EMIS) và ứng dụng CNTT trong các hoạt động GD và QLGD của nhà trường. - Người CBQL cũng không thể thiếu được các vai trò lãnh đạo: + Chỉ đường và hoạch định: vạch ra tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trường (xây dựng chiến lược phát triển nhà trường); + Đề xướng sự thay đổi: chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để phát triển nhà trường theo đường lối và chính sách phát triển GD-ĐT của Đảng và Nhà nước. + Thu hút, dẫn dắt: tập hợp, thu hút, huy động và phát triển các nguồn lực để tạo ra sự thay đổi, lập kế hoạch chiến lược phát triển, phát triển đội ngũ, nhằm phát triển toàn diện HS. + Thúc đẩy phát triển: đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy thành tích, tạo các giá trị mới cho nhà trường. - Phải khẳng định rằng, người CBQL trường THPT có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý. Trong đó: Lãnh đạo để luôn có được sự thay đổi và phát triển bền vững; quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến vai trò lãnh đạo của người CBQL và tập trung vào lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường (những vấn đề then chốt trong đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường THPT bao gồm: lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông; lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường THPT; phát triển đội ngũ nhà trường THPT; xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường THPT; huy động nguồn lực GD; phát triển GD toàn diện HS). Từ đó cho thấy, ngoài vai trò là một nhà giáo, CBQL trường phổ thông trong giai đoạn đổi mới GD hiện nay có vai trò kép: nhà lãnh đạo và nhà quản lý! [15]. 1.3.2. Các quan điểm và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 1.3.2.1. Các quan điểm phát triển đội ngũ CBQL trường trung học phổ thông Có nhiều quan điểm về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, nhưng xét trên mục tiêu phát triển có thể quy lại thành 3 nhóm cơ bản: phát triển đội ngũ CBQL trường THPT lấy cá nhân HT và các PHT làm trọng tâm, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT lấy mục tiêu phát triển nhà trường làm trọng tâm và phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên cơ sở phối hợp hài hoà nhu cầu, lợi ích của CBQL và mục tiêu chung của nhà trường. - Quan điểm coi cá nhân HT và các PHT là trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT Theo quan điểm này, cá nhân HT và các PHT được xác định là trọng tâm của công tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường, nội dung chính của công tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường là tăng cường năng lực cho cá nhân HT trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu và khuyến khích sự phát triển của họ với tư cách là những nhà lãnh đạo, quản lý, đồng thời là những con người. Như vậy, trọng tâm của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là tạo ra sự chuyển biến tích cực của cá nhân các HT và các PHT. Để làm được điều này cần chú trọng đặc biệt đến nhu cầu, nguyện vọng và động cơ của đội ngũ CBQL trường THPT để khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp cũng như sự phát triển cá nhân của họ. - Quan điểm lấy mục tiêu phát triển nhà trường làm trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực của nhà trường, được coi như một tác động vào nội dung hoạt động của nhà trường nhằm thay đổi hiện trạng để nhà trường đạt được mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào mục tiêu phát triển của hệ thống các trường THPT để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Mục tiêu phát triển hệ thống các trường THPT là cơ sở cốt lõi cho việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Tuy nhiên, cũng phải chú trọng đến các yếu tố khác như truyền thống, giá trị văn hoá của nhà trường, nhu cầu và động cơ của CBQL để đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đạt được hiệu quả tốt. Phải phối hợp được nỗ lực của cá nhân HT và của nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hai phía. - Quan điểm phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên cơ sở phối hợp hài hoà nhu cầu, lợi ích của CBQL với mục tiêu chung của nhà trường. Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được xem như một quá trình mà trong đó các nhu cầu, lợi ích và mục tiêu của nhà trường và CBQL đồng thời được chú trọng thích hợp; nhu cầu của cả hai phía đều được cân nhắc, được hoà hợp cân bằng nhau đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT và phát triển nhà trường đều đạt hiệu quả cao. Để đạt được điều này, cần phải có sự đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo cân bằng các nhu cầu, mong muốn, tiềm năng của cá nhân HT với sự phát triển của nhà trường trong hiện tại và tương lai. Kế hoạch và chiến lược phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách đầy đủ nhu cầu, mục tiêu hiện tại và phát triển trong tương lai của nhà trường. 1.3.2.2. Yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường trung học phổ thông Theo quan điểm truyền thống, nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được quy tụ vào ba vấn đề chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu [27]. Do vậy, các nhiệm vụ chủ yếu của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cần tập trung vào việc đảm bảo cho đội ngũ CBQL đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi, kiến thức - kỹ năng quản lý vững vàng và thái độ nghề nghiệp tốt, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa đón đầu yêu cầu phát triển lâu dài của GD THPT. * Phát triển về số lượng Phát triển về số lượng là đảm bảo số lượng CBQL có chất lượng cho các trường THPT. Để thực hiện được điều này, cần phải thực hiện tốt các công tác trọng tâm sau: 1/ Làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn CBQL trường THPT; 2/ Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT; 3/ Bổ sung nhân sự kịp thời cho đội ngũ CBQL trường THPT khi có biến động về số lượng. * Phát triển về chất lượng Phát triển về chất lượng là đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt của đội ngũ CBQL trường THPT. Chất lượng của đội ngũ CBQL trường THPT thể hiện ở trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất ban đầu nhưng quan trọng hơn là trình độ, năng lực và phẩm chất ấy tiếp tục được nâng lên như thế nào trong quá trình quản lý đơn vị. Để phát triển chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT cần tiến hành: 1/ Đào tạo, định kỳ đào tạo lại và bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trường THPT theo yêu cầu đã đặt ra; 2/ Phát hiện được cá nhân có “tố chất quản lý” đưa vào diện quy hoạch nguồn CBQL và thực hiện đào tạo bồi dưỡng ban đầu có hệ thống về kiến thức quản lý; 3/ Thực hiện đánh giá, sàng lọc lại đội ngũ CBQL trường THPT để chỉ ra những tiêu chuẩn, tiêu chí đạt và chưa đạt để đào tạo, bồi dưỡng và thúc đẩy tự học, tự đào tạo đáp ứng yêu cầu. * Phát triển về cơ cấu Phát triển về cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT là làm cho cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT ngày càng hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý các trường THPT. Cơ cấu đội ngũ CBQL bao gồm tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo/bồi dưỡng (chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học), tỷ lệ nam/nữ, tỷ lệ theo độ tuổi, tỷ lệ dân tộc (người tại địa phương) trong đội ngũ CBQL trường THPT. Bắt nhịp với xu thế phát triển GD của các nước trên thế giới hiện nay, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là quá trình xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và mục tiêu quản lý trường học. Thực chất của phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là phát triển nguồn nhân lực quản lý trong lĩnh vực GD. Do vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là làm cho đội ngũ này đủ về số lượng, không ngừng tăng lên về chất lượng, từng cá nhân HT và các PHT được phát triển toàn diện trong tập thể sư phạm, trong môi trường GD của nhà trường, của ngành GD. Sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải bao gồm sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ, đồng thời mang lại sự thoả mãn của cá nhân HT, sự tận tụy cống hiến của họ với nhà trường, sự thăng tiến của cá nhân CBQL trong sự thành công của nhà trường. Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một quá trình liên tục nhằm thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ CBQL trường THPT, làm cho đội ngũ này ngày càng hoàn thiện về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý trường THPT trong điều kiện CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, từng bước tiếp cận với trình độ quản lý trường học phổ thông của các nước phát triển trên thế giới. Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là một quá trình kép, bao gồm sự tích cực tự vận động phát triển của người CBQL và sự thúc đẩy của môi trường (sự vận động phát triển của nhà trường, xã hội, đồng nghiệp) đối với CBQL, trong đó sự tích cực tự vận động phát triển của cá nhân HT và các PHT giữ vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự trưởng thành về nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, nhân cách của người CBQL trong mối liên hệ biện chứng với sự phát triển của nhà trường THPT nói riêng và sự phát triển của sự nghiệp GD-ĐT cũng như của KT-XH nói chung. Muốn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, các cấp QLGD phải xây dựng quy hoạch đi đôi với việc triển khai đào tạo và bồi dưỡng CBQL. Vận dụng chuẩn HT để chuẩn hoá đội ngũ HT tại địa phương mình. Có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ CBQL một cách hợp lý, đặc biệt là chính sách cho CBQL công tác tại vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Như vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT chính là tìm cách để đạt được hiệu suất cao nhất của 5 yếu tố phát triển nguồn nhân lực: 1/ Thực hiện GD-ĐT để toàn thể đội ngũ CBQL trường THPT đạt đến sự chuẩn hoá, hiện đại hoá; 2/ Thực hiện các chính sách, chế độ để đảm bảo sức khoẻ (thể lực, trí lực, tâm lực) cho đội ngũ CBQL trường THPT; 3/ Tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để đội ngũ CBQL trường THPT nâng cao hiệu quả làm việc; 4/ Bố trí công tác một cách hợp lý, đồng bộ với các yếu tố số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT; 5/ Thực hiện dân chủ hoá, tạo môi trường và động lực giúp CBQL trường THPT phát huy mọi tiềm năng cá nhân và tự phát triển bản thân. 1.3.3. Những yêu cầu đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.3.3.1. Những yêu cầu chung về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Trong bối cảnh đổi mới GD nói chung, GD THPT nói riêng đã đặt ra những yêu cầu cao đối với đội ngũ CBQL trường THPT. Những yêu cầu đó tập trung ở hai mặt: Đức và Tài của người CBQL với những đặc trưng cơ bản sau: Về mặt phẩm chất (Đức): Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ QLGD; có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể GV, nhân viên tín nhiệm. - Phẩm chất chính trị: + Có nhận thức, có quan điểm đúng đắn và niềm tin đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới; nắm vững chủ trương, đường lối về GD-ĐT, về lý luận chính trị; biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo và có hiệu quả vào địa phương, đơn vị công tác. + Có lập trường giai cấp, có bản lĩnh chính trị, vững vàng trước những tác động ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; tỉnh táo lựa chọn những yếu tố tích cực giúp cho sự phát triển trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng. - Phẩm chất đạo đức: Gương mẫu trong công tác, trong cuộc sống và trong giao tiếp; có thái độ đạo đức phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội; hết lòng phục vụ vì sự phát triển của ngành, của đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, viên chức; khiêm tốn học hỏi, xây dựng khối đoàn kết nội bộ trên tinh thần cùng tiến bộ. - Phẩm chất nghề nghiệp: Đối với công tác quản lý trường THPT đòi hỏi người làm công tác quản lý phải am hiểu hoạt động dạy - học một cách sâu sắc, kịp thời có những quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; có tinh thần năng động, sáng tạo, cải tiến liên tục, ủng hộ cái mới, gạt bỏ những bảo thủ trì trệ; phải là hạt nhân đoàn kết, khéo léo phối hợp giữa những cá thể với nhau, giữa cá thể với bộ phận và giữa các bộ phận với nhau. Mạnh dạn phân công và trao quyền lực đầy đủ cho cấp dưới để họ thực thi nhiệm vụ và biết tìm phần trách nhiệm của mình trong những thất bại của cấp dưới; hiểu biết bản thân, hiểu biết cán bộ dưới quyền và biết cách phối hợp với họ làm việc một cách tốt nhất; bình tĩnh, chủ động, hành động có kế hoạch, có nguyên tắc nhưng linh hoạt, mềm dẻo, công khai, dân chủ, là người trọng tài trong đơn vị. Về năng lực (Tài): Năng lực là khả năng để hoàn thành tốt một công việc. Nói đến năng lực là nói về tài năng của một con người cụ thể, bao gồm sự hiểu biết, có kiến thức quản lý và năng lực hoàn thành trách nhiệm người quản lý. Các tiêu chí khi đánh giá năng lực CBQL gồm: + Hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối cách mạng, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác GD-ĐT. + Có kiến thức văn hóa; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm; có kiến thức QLGD, quản lý trường THPT; có tâm lý trong công tác quản lý. + Có kiến thức về pháp luật nói chung, kiến thức pháp lý trên lĩnh vực GD và đào tạo. Nắm vững qui chế chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chiến lược phát triển GD trong từng giai đoạn và từng năm học. + Năng lực nhạy cảm với những thay đổi môi trường xung quanh, tiếp nhận và xử lý thông tin. + Năng lực xác định trách nhiệm, quyền hạn từng cá nhân, bộ phận, tổ chức trong đơn vị. + Năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ và sử dụng phương tiện CNTT trong công tác quản lý; khả năng học tập, trình độ sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. + Năng lực đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, ban ngành, địa phương. + Năng lực quản lý, sử dụng tài chính, tài sản trong đơn vị. + Năng lực kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh trong quản lý. Năng lực quản lý được được xem xét dưới các góc độ: Khả năng, tài năng. Năng lực quản lý phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ với con người, kỹ năng kỹ thuật, phương pháp quản lý. Phong cách lãnh đạo có quan hệ, tác động qua lại với phương pháp quản lý, tức là tổng thể các phương thức hoạt động trong phương thức quản lý. Phong cách người CBQL thể hiện phong cách cá nhân, mang nặng dấu ấn, tính cách của người lãnh đạo và đặc điểm tập thể mà họ là người đứng đầu. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo còn thể hiện như một nhân tố quan trọng của quản lý, trong đó không chỉ thể hiện mặt khoa học, tổ chức của quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của một con người. Có thể tóm tắt những phẩm chất năng lực của CBQL đáp ứng xu thế đổi mới GD trong thế kỷ XXI, đó là: Mối quan tâm hàng đầu của người CBQL là giá trị của sự tương tác giữa con người với nhau, phải xây dựng mạng lưới quan hệ, có giao tiếp tốt, phản hồi nhanh; người CBQL phải có khả năng xử lý thông tin; người CBQL phải biết thuyết phục hơn ra lệnh; người CBQL phải biết quyết đoán trên cơ sở thu hút nhiều người; người CBQL phải là người trung thực và liêm khiết; cuối cùng người CBQL phải biết tư duy sáng tạo và hành động hiệu quả. Quản lý sự thay đổi là thể hiện năng lực của CBQL trường phổ thông, có tính bắt buộc phải có và cần phải học tập để có trong thời kỳ kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế. Nhấn mạnh vào quản lý sự thay đổi là phẩm chất về người lãnh đạo không bao giờ hài lòng, thoả mãn với hiện trạng nhà trường. Tiêu chuẩn CBQL trường THPT phải có tầm nhìn chiến lược: “Tầm nhìn là khả năng hình dung về một trạng thái tốt hơn của tổ chức. Đương nhiên, để làm được việc này, người lãnh đạo phải biết được chiều hướng phát triển và tác động của hoàn cảnh lên tổ chức mình, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức mình, biết cách tác động để cho toàn tổ chức hoạt động vì mục tiêu chung xác định một tầm nhìn trong tương lai thực tế, đáng tin, biểu hiện mong muốn của tổ chức là trách nhiệm của người lãnh đạo”[54]. Tầm nhìn chiến lược của người CBQL thể hiện ở việc phải nhận thức được sự thay đổi của GD thế giới, đặc biệt là sự thay đổi trong nền GD của đất nước và trong nhà trường phổ thông: - Chuyển từ đáp ứng nguồn nhân lực cho thời kỳ bao cấp sang việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho kinh tế thị trường đa thành phần; - Chuyển từ việc chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước dành cho GD sang việc sử dụng các ngân sách khác; - Chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang phi tập trung ở cấp tỉnh, ngành; - Các nhà trường phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, đại chúng hoá, thị trường hoá, đa dạng hoá, quốc tế hoá. Lịch sử nhân loại đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng trong GD. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu phương Tây và Liên Xô đã đề cập đến cuộc Cách mạng GD mới gắn liền với cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX; từ những năm 80, cuộc Cách mạng này đã phát triển sang giai đoạn mới gắn liền với cuộc cách mạng KH-CN hiện đại và sự xuất hiện của kinh tế tri thức. Cách mạng GD ở các nước phát triển theo những hướng khác nhau, tuỳ theo chiến lược GD của mỗi nước. Nhưng nội dung cách mạng GD tập trung vào các hướng mà tầm nhìn chiến lược của người CBQL phải nhìn thấy trước, kiên trì lãnh đạo và quản lý nhà trường đi theo: - Cải tổ một cách cơ bản nội dung kiến thức ở bậc học THPT; - Tăng cường liên kết giữa nhà trường với các tổ chức KH-CN, sản xuất - kinh doanh; - Cải tổ, đổi mới phương pháp dạy và học; - Sử dụng tiến bộ của KH-CN, trước hết là CNTT vào dạy và học của nhà trường; Có thể mô tả về những yêu cầu đối với đội ngũ CBQL trường THPT bằng sơ đồ Những yêu cầu chung về phẩm chất và năng lực đối với CBQL trường THPT [Phụ lục 7]. 1.3.3.2. Những yêu cầu theo chuẩn hiệu trưởng trường THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định Chuẩn HT trường THCS, THPT và THPT có nhiều cấp học thì người HT trường THPT có các chuẩn sau: Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp: Phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống; tác phong làm việc; giao tiếp, ứng xử. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: Hiểu biết chương trình GDPT; trình độ chuyên môn; nghiệp vụ sư phạm; tự học và sáng tạo; năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT. Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường: Phân tích và dự báo; tầm nhìn chiến lược; thiết kế và định hướng triển khai; quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới; lập kế hoạch hoạt động; tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ; quản lý hoạt động dạy học; quản lý tài chính và tài sản nhà trường; phát triển môi trường GD; quản lý hành chính; quản lý công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng hệ thống thông tin; kiểm tra đánh giá. Các yêu cầu trên được thể hiện qua sơ đồ Yêu cầu theo chuẩn HT trường THPT của Bộ GD-ĐT [Phụ lục 8]. “Quy định chuẩn HT trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học” là văn bản mới có tính pháp lý để những người có trách nhiệm với thiết chế đó phấn đấu làm tròn trách nhiệm của mình. CBQL trường THPT cần phải hiểu được sứ mệnh, tầm nhìn đặt ra cho bản thân mình, là người Thầy, người kỹ sư tâm hồn. Với sứ mệnh cao cả này, lý thuyết quản lý GD đã nêu ra mười thông điệp cho sự tu dưỡng nhân cách HT trường THPT. 1) Người CQBL trường THPT phải chứng tỏ họ có thể xử lý thông tin tốt. Không có cách điều hành nào tránh khỏi tác động của internet. Internet cung cấp thông tin cho mọi người, nhưng thông tin chưa phải là kiến thức. Kiến thức là thông tin đã được xử lý, được chắt lọc, được liên hệ với những thông tin khác nhau để cho nó hữu dụng hơn với mục tiêu quản lý. Người CBQL trường THPT không chỉ biết chế biến thông tin thành kiến thức và còn phải biết áp dụng nó tốt hơn bất kỳ ai. 2) CBQL trường THPT phải biết giá trị tương tác giữa các con người luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong việc tạo ra sự đồng thuận của tập thể sư phạm. Do đó, CBQL trường THPT phải kiến thiết một mạng lưới giao tiếp tốt trong đời sống chung của cơ quan. 3) CBQL trường THPT phải là người biết phát hiện, phân biệt nhanh giải pháp tốt và giải pháp không tốt, phải biết thực hiện nhanh một giải pháp tốt, một khi đã xác định được nó. Khi có hai giải pháp tốt mà chỉ được chọn một giải pháp, phải chọn giải pháp tốt hơn, khi tình thế dồn vào hai giải pháp không tốt phải biết chọn cái nào tối ưu hơn. Nói chung, CQBL trường THPT phải luôn luôn biết cách tân và ủng hộ cho các đề xuất cách tân đối với quá trình GD-ĐT. 4) CBQL trường THPT phải biết huy động được cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường, đặc biệt huy động được nguồn lực tổng hợp của cộng đồng: tài lực, nhân lực, vật lực, thông tin 5) CBQL trường THPT vừa phải là người biết kiên nhẫn lắng nghe, biết dân chủ song đòi hỏi phải có sự quyết đoán. Nên ít thời gian cho các cuộc họp hình thức, phải chấp nhận mạo hiểm tức là ra quyết định dứt khoát và hành động nhanh. Để làm được việc đó cần thu hút được người có năng lực để cùng làm việc với họ, tham vấn họ. 6) CBQL trường THPT phải biết gợi ý người khác. Trong nhà trường phải ưu tiên cho mô hình quản lý “kiểu hàng n...quản lý nhà trường 3.1. Phân tích dự báo 3.2. Tầm nhìn chiến lược 3.3. Thiết kế và định hướng triển khai 3.4. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới 3.5. Lập kế hoạch hoạt động 3.6. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ 3.7. Quản lý hoạt động dạy học 3.8. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường 3.9. Phát triển môi trường GD 3.10. Quản lý hành chính 3.11. Quản lý công tác thi đua khen thưởng 3.12. Xây dựng hệ thống thông tin 3.13. Kiểm tra, đánh giá 3. Theo ông (bà), phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT hiện nay đã đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ở mức độ nào? (đánh dấu X vào ô thích hợp) Stt Các phẩm chất, năng lực của CBQL Mức độ đáp ứng Tốt Khá TB Chưa đáp ứng 1 Về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp 1.1. Phẩm chất chính trị 1.2. Đạo đức nghề nghiệp 1.3. Lối sống 1.4. Tác phong làm việc 1.5. Giao tiếp ứng xử 2 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm 2.1. Hiểu biết chương trình GDPT 2.2. Trình độ chuyên môn 2.3. Nghiệp vụ sư phạm 2.4. Tự học và sáng tạo 2.5. Năng lực ngoại ngữ, ứng dụng CNTT 3 Năng lực quản lý nhà trường 3.1. Phân tích dự báo 3.2. Tầm nhìn chiến lược 3.3. Thiết kế và định hướng triển khai 3.4. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới 3.5. Lập kế hoạch hoạt động 3.6. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ 3.7. Quản lý hoạt động dạy học 3.8. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường 3.9. Phát triển môi trường GD 3.10. Quản lý hành chính 3.11. Quản lý công tác thi đua khen thưởng 3.12. Xây dựng hệ thống thông tin 3.13. Kiểm tra, đánh giá II. Đánh giá của ông (bà) về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh nhà trong thời gian qua Stt Nội dung Hiệu quả thực hiện Mức độ đáp ứng Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Chưa đáp ứng 1 Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT 3 Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL các trường THPT 4 Vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL các trường THPT 5 Điều kiện làm việc của đội ngũ CBQL trường THPT 6 Sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương đối với việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT Chú thích: - Tốt: Rất thường xuyên. - Khá: Thường xuyên. - Không thường xuyên: TB - Không thực hiện - Yếu. III. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, ông (bà) có những đề nghị gì? IV. Ông (bà) vui lòng cho biết thêm thông tin về cá nhân - Họ và tên (phần này có thể không ghi): .. - Đơn vị công tác: .. Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý ông (bà)! Nếu quý ông (bà) có những góp ý thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: Phạm Ngọc Hải. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. email: phamngochai1967@gmail.com. Điện thoại: 0909758788. Phụ lục 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL TRƯỜNG THPT VỀ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THPT) Kính gửi: Quý thầy (cô) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT...................................................... Tỉnh:................................................... .................. Ngày 22/10/2009, Bộ GD - ĐT đã ban hành Thông tư số: 29/2009/TT-BGD ĐT quy định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học gồm 3 tiêu chuẩn và 23 tiêu chí. Để tìm hiểu về mức độ đạt chuẩn của đội ngũ Hiệu trưởng các trường THPT, xin ông/bà cho biết ý kiến tự đánh giá theo các nội dung sau đây: Câu hỏi 1: Ông/bà đã biết và nghiên cứu bộ chuẩn Hiệu trưởng trường THPT mà Bộ GD - ĐT đã ban hành chưa? 1. Đã biết Chưa biết: 2. Đã nghiên cứu Chưa nghiên cứu: Câu hỏi 2: Xin ông/bà tự đánh giá về mình theo các tiêu chí của chuẩn hiệu trưởng trường THPT bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống mà ông/bà cho là phù hợp nhất theo các mức độ: 1, 2, 3, 4. Trong đó, mức 1 là thấp nhất, mức 4 là cao nhất. 2.1. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp Tiêu chí Biểu hiện cụ thể Mức độ đạt được 1 2 3 4 1. Phẩm chất chính trị a. Yêu nước, yêu CNXH b. Chấp hành luật pháp và đường lối của Đảng c. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội d. Có ý chí vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ e. Động viên, khích lệ đồng nghiệp, HS, được nhà trường tín nhiệm a. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo b. Trung thực, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm c. Ngăn ngừa, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực d. Không lợi dụng chức vụ, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường 2. Đạo đức nghề nghiệp a. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo b. Trung thực, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm c. Ngăn ngừa, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực d. Không lợi dụng chức vụ, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường 3. Lối sống lành mạnh phù hợp bản sắc dân tộc trong xu thế hội nhập 4. Tác phong làm việc khoa học, sư phạm 5. Giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả 2.2. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Tiêu chí Mức độ đạt được 6. Hiểu biết chương trình GDPT: mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp GD 7. Trình độ chuyên môn a. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật GD b. Nắm vững môn đã hoặc đang đảm nhận, có hiểu biết về các môn khác đáp ứng yêu cầu quản lý c. Am hiểu lý luận, nghiệp vụ và QLGD 8. Nghiệp vụ sư phạm: có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và GD tích cực 9. Tự học và sáng tạo: ý thức và tinh thần tự học, xây dựng tập thể học tập sáng tạo 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT a. Sử dụng được 1 ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc b. Sử dụng được CNTT trong công việc 2.3. Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trường Tiêu chí Mức độ đạt được 11. Phân tích và dự báo a. Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương b. Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách, quy định của ngành GD c. Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường 12. Tầm nhìn chiến lược a. Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới phát triển toàn diện HS, nâng cao chất lượng GD b. Tuyên truyền, quảng bá giá trị của nhà trường, công khai mục tiêu, chương trình GD và kết quả đánh giá. 13. Thiết kế và định hướng triển khai a. Xác định mục tiêu ưu tiên b. Thiết kế, triển khai các chương trình hoạt động nhằm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường c. Hướng mọi hoạt động nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của HS d. Xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, HS tích cực” 14. Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới 15. Lập kế hoạch hoạt động phù hợp với tầm nhìn chiến lược của nhà trường 16. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ a. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động có hiệu quả b. Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với đội ngũ GV, cán bộ và nhân viên c. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, cán bộ và nhân viên d. Phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường, thực hành dân chủ và xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong toàn trường e. Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của đội ngũ GV, cán bộ, nhân viên 17. Quản lý hoạt động dạy học a. Tuyển sinh, tiếp nhận HS đúng quy định b. Thực hiện chương trình các môn học theo hướng phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của HS. c. Dạy học theo yêu cầu phát huy dân chủ, khuyến khích sáng tạo của GV d. Thực hiện GD toàn diện, phát triển tối đa tiềm năng của người học 18. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường a. Huy động, sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính b. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường 19. Phát triển môi trường giáo dục a. Xây dựng nếp sống văn hoá và môi trường sư phạm b. Trường học xanh, sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn và lành mạnh c. Duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình HS d. Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và hướng nghiệp cho HS 20. Quản lý hành chính a. Xây dựng và cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính của trường b. Quản lý hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định 21. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng a. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua b. Động viên, khích lệ, trân trọng và đánh giá đúng thành tích 22. Xây dựng hệ thống thông tin a. Phục vụ hiệu quả các hoạt động GD b. Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học c. Tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi d. Hợp tác, chia sẻ thông tin về kinh nghiệm quản lý với cá nhân và tổ chức khác e. Thông tin báo cáo các lĩnh vực hoạt động của nhà trường đầy đủ, chính xác, kịp thời 23. Kiểm tra, đánh giá a. Đánh giá khách quan, khoa học, công bằng kết quả của HS, GV, cán bộ và nhân viên b. Thực hiện tự đánh giá nhà trường, chấp hành kiểm định chất lượng GD theo quy định Câu hỏi 3: Xin ông/bà cho biết 5 tiêu chí khó đạt nhất và lý do vì sao? 1. Tiêu chí Lý do: 2. Tiêu chí Lý do: 3. Tiêu chí Lý do: 4. Tiêu chí Lý do: 5. Tiêu chí Lý do: Câu hỏi 4: Ông/bà hãy nêu 5 kiến nghị để nâng cao năng lực quản lý của mình theo yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng: 1. 2. 3. 4. 5. Câu hỏi 5: Đánh giá của ông (bà) về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh nhà trong thời gian qua Stt Nội dung Hiệu quả Mức độ đáp ứng Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Không đáp ứng 1 Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT 3 Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL các trường THPT 4 Vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL các trường THPT 5 Điều kiện làm việc của đội ngũ CBQL trường THPT 6 Sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương đối với việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT Chú thích: - Không thực hiện - Yếu. - Không thường xuyên - TB.. - Thường xuyên - Khá. - Rất thường xuyên - Tốt. Câu hỏi 6: Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, ông (bà) có những đề nghị gì? Câu hỏi 7: Xin ông (bà) cho biết một số thông tin cá nhân 1. Họ tên (có thể không ghi):.. 2. Trường THPT., Tỉnh 3. Chức vụ đảm nhiệm:.. 4. Tuổi: 5. Giới tính: Nam o Nữ o 6. Trình độ chuyên môn cao nhất của ông (bà) đạt được hiện nay: CĐSP o ĐHSP o Thạc sĩ o Tiến sĩ o 7. Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp o Trung cấp o Cao cấp o Cử nhân o 8. Trình độ nghiệp vụ quản lý: Bồi dưỡng ngắn hạn o Bồi dưỡng theo chuẩn o 9. Trình độ ngoại ngữ (ghi rõ): 10. Trình độ tin học (ghi rõ): . 11. Số năm vào nghề: 12. Số năm giữ chức vụ: Phó Hiệu trưởng:.. Hiệu trưởng: .. 13. Số năm đạt giáo viên giỏi: Cấp cơ sở:. Cấp tỉnh: . 14. Số năm đạt chiến sĩ thi đua: 15. Theo ông (bà), bản thân ông (bà) cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm trình độ về Chính trị o Chuyên môn o Nghiệp vụ quản lý giáo dục o Tin học o Ngoại ngữ o Nghiệp vụ quản lý nhà nước o Chân thành cảm ơn quý ông (bà)! Phụ lục 4 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA NHỮNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THPT (Dành cho cán bộ, chuyên viên Sở Giáo dục, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và giáo viên trường THPT) Kính gửi: - Ông (bà) là cán bộ, chuyên viên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh... - Cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT tỉnh. Để giúp cho Khoa Quản lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thêm tư liệu thực tế, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng, chúng tôi xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình đối với những nội dung dưới đây (trả lời hoặc đánh dấu X vào dòng hoặc ô tương ứng mà ông (bà) thấy phù hợp): I. Thông tin cá nhân Họ và tên (có thể không ghi dòng này): ... Điện thoại liên hệ................ Đơn vị công tác: Địa điểm trường: Thị xã /thị trấn o Nông thôn o Vùng sâu o Loại hình trường: Chuyên o Công lập o Dân lập/tư thục o Số năm ông (bà) là CBQL (nếu có): .năm. II. Các vấn đề tham khảo ý kiến 1. Xin ông (bà) cho biết ý kiến về tính hiệu quả và mức độ đáp ứng của những nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ đã và đang thực hiện trong giai đoạn hiện nay. (đánh dấu X vào ô thích hợp) TT Các nội dung Tính hiệu quả Mức độ đáp ứng Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 1 Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT 2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT 3 Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL các trường THPT 4 Vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL trường THPT 5 Điều kiện làm việc của đội ngũ CBQL trường THPT 6 Sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT Ngoài các nội dung nêu trên, theo ông (bà) cần có nội dung nào khác để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT: .. 2. Xin ông (bà) cho biết “có” hay “không” những thuận lợi và khó khăn sau đây, ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT (đánh dấu X vào ô thích hợp): TT Những thuận lợi và khó khăn Có Không 1. Thuận lợi Có chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư cho GD và phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Sự chỉ đạo, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, của xã hội đối với sự nghiệp GD. Điều kiện KT-XH được cải thiện, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu học tập và quan tâm đến GD ngày càng tốt hơn, vị thế của người thầy, trong đó có CBQL ngày càng được tôn vinh. Sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, nhu cầu tự khẳng định mình của chính đội ngũ CBQL. Thuận lợi khác (xin bổ sung):... ... 2. Khó khăn Hệ thống pháp luật về GD còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, hay thay đổi, không kịp thời, chưa sát thực tiễn. Cơ chế chính sách quản lý trường THPT chưa tạo được tính tự chủ, năng động, sáng tạo cho đội ngũ CBQL thực hiện nhiệm vụ được giao. Do lịch sử để lại nên đội ngũ CBQL đa số lớn tuổi, ít sáng tạo, khó tiếp thu sự đổi mới, đào tạo thiếu bày bản, chất lượng chưa cao. Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với GD và xu hướng thương mại hóa GD. Chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng; điều kiện phương tiện làm việc cho CBQL chưa đáp ứng yêu cầu. Khó khăn khác (xin bổ sung): .. ... 3. Xin ông (bà) đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan sau đây đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong tỉnh TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Nhiều Ít Không 1. Các yếu tố khách quan Phân cấp quản lý CBQL trường THPT Công tác quy hoạch CBQL trường THPT; quy trình bổ nhiệm, nhận xét, đánh giá cán bộ Nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với CBQL Nội dung, chương trình GD Các điều kiện, phương tiện kỹ thuật quản lý của nhà trường Số HS/lớp quá đông Số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ GV Mức độ thành thạo của đội ngũ cán bộ, nhân viên hành chính giúp việc trong trường Chính sách đãi ngộ đối với CBQL 2. Các yếu tố chủ quan Việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo Năng lực, trình độ chuyên môn Năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý Ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ của CBQL Sự tận tâm, trách nhiệm, gương mẫu của CBQL Tính năng động, sáng tạo của CBQL Việc tranh thủ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý ông (bà)! Nếu quý ông (bà) có những góp ý thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: Phạm Ngọc Hải. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Email: phamngochai1967@gmail.com. Điện thoại: 0909758788. Phụ lục 5 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THPT (Dành cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trường THPT, các chuyên gia) Kính gửi: Ông (bà) .... Để giúp cho Khoa Quản lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thêm tư liệu thực tế, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng, chúng tôi xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của những giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong thời gian tới bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng. TT Các giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao nhận thức và sự phối hợp giữa Sở GD-ĐT với cấp ủy địa phương về công tác phát triển CBQL trường THPT 2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu về số lượng, phù hợp về cơ cấu 3 Tổ chức đào tạo bồi dưỡng CBQL trường THPT theo hướng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 4 Nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân công, bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBQL trường THPT 5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với CBQL trường THPT 6 Thực hiện tốt chế độ chính sách, tạo điều kiện và động lực hoạt động cho đội ngũ CBQL trường THPT Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý ông (bà)! Nếu quý ông (bà) có những góp ý thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: Phạm Ngọc Hải. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. email: phamngochai1967@gmail.com. Điện thoại: 0909758788. Phụ lục 6 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT VỀ QUẢN LÝ (Dành cho lớp bồi dưỡng CBQL trường THPT) Ông/bà hãy khoanh tròn vào câu trả lời sau đây mà ông/bà cho là đúng. 1. Ra quyết định là một khoa học. A. Đúng. B. Sai. 2. Ra quyết định là một nghệ thuật. A. Đúng. B. Sai. 3. Quyền đưa ra quyết định phải tập trung về người có địa vị cao nhất trong nhà trường, luôn là một nguyên tắc đúng trong mọi tình huống. A. Đúng. B. Sai. 4. Nhà quản lý là những người có quyền ra lệnh và điều hành công việc của những người khác. A. Đúng. B. Sai. 5. Khi quyết định lựa chọn phương án cần phải chọn những phương án có chi phí thấp nhất. A. Đúng. B. Sai. 6. Trong mọi trường hợp đều cần dân chủ khi bàn bạc ra quyết định để đạt hiệu quả cao. A. Đúng. B. Sai. 7. Ra quyết định đúng là người hiệu trưởng đã giải quyết được vấn đề của mình. A. Đúng. B. Sai. 8. Thời gian của nhà quản lý cấp cao giành nhiều nhất cho chức năng hoạch định. A. Đúng. B. Sai. 9. Phong cách lãnh đạo dân chủ luôn mang lại hiệu quả trong mọi trường hợp. A. Đúng. B. Sai. 10. Không nên lãnh đạo GV, nhân viên theo phong cách độc đoán dù trong hoàn cảnh nào. A. Đúng. B. Sai. 11. Người HT có thể giữ GV giỏi bằng cách tạo cho họ có mức thu nhập cao. A. Đúng. B. Sai. 12. Nguồn gốc của động viên là nhu cầu của con người mong muốn được thoả mãn. A. Đúng. B. Sai. 13. Có thể động viên GV, nhân viên thông qua những điều mà họ kỳ vọng. A. Đúng. B. Sai. 14. Hoạch định là chức năng liên quan đến việc chọn mục tiêu và phương thức hoạt động. A. Đúng. B. Sai. 15. Hoạch định là chức năng mà nhà quản lý cấp cao phải làm. A. Đúng. B. Sai. 16. Ma trận SWOT là công cụ quan trọng cần áp dụng khi phân tích môi trường. A. Đúng. B. Sai. 17. Phân tích môi trường là công việc phải thực hiện khi xây dựng chiến lược. A. Đúng. B. Sai. 18. Phân tích môi trường là giúp cho người HT xác định được những thách thức của nhà trường để từ đó xây dựng chiến lược tương lai. A. Đúng. B. Sai. 19. Môi trường bên ngoài là môi trường vĩ mô tác động đến nhà trường. A. Đúng. B. Sai. 20. Môi trường giúp người HT nhận ra các thách thức đối với nhà trường. A. Đúng. B. Sai. 21. Kiểm tra là quá trình đối chiếu thực tế với kế hoạch để tìm ra các sai sót. A. Đúng. B. Sai. 22. Phân tích môi trường để A. cho việc ra quyết định. B. xác định cơ hội, nguy cơ. C. xác định điểm mạnh, điểm yếu. 23. Phân quyền có hiệu quả khi A. cho các GV, nhân viên cấp dưới tham gia vào quá trình phân quyền. B. gắn liền quyền hạn ví trách nhiệm. C. chỉ chú trọng đến kết quả. D. tất cả câu trên. 24. Lợi ích của phân quyền là A. tăng cường được thiện cảm cấp dưới. B. tránh được những sai lầm đáng kể. C. được gánh nặng về trách nhiệm. D. giảm được áp lực công việc nhờ đó mà quản trị tập trung vào những công việc lớn. 25. Xây dựng cơ cấu của tổ chức nhà trường là A. sự hình thành sơ đồ tổ chức. B. xác lập mối quan hệ hàng ngang giữa các đơn vị. C. xác lập mối quan hệ hàng dọc giữa các đơn vị. D. tất cả những câu trên. 26. Hoạch định là việc xây dựng kế hoạch dài hạn để A. xác định mục tiêu và tìm ra những biện pháp. B. xác định và xây dựng các kế hoạch. C. xây dựng kế hoạch cho toàn trường. 27. Kế hoạch đã được duyệt của nhà trường có vai trò A. là cơ sở cho sự phối hợp giữa các đơn vị. B. định hướng cho các hoạt động. C. là căn cứ cho các hoạt động kiểm soát. D. tất cả những câu trên. 28. Quản lý theo mục tiêu giúp A. động viên khuyến khích cấp dưới tốt hơn. B. góp phần đào tạo huấn luyện cấp dưới. C. nâng cao tính chủ động sáng tạo của cấp dưới. D. tất cả những câu trên. 29. Xác định mục tiêu trong các kế hoạch ở Việt Nam thường A. dựa vào ý chủ quan của cấp trên là chính. B. lấy kế hoạch năm trước cộng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định xác định. C. không lấy đầy đủ những ảnh hưởng của môi trường bên trong và bên ngoài. D. tất cả những câu trên. 30. Chức năng của lãnh đạo là A. động viên khuyến khích nhân viên. B. vạch ra mục tiêu phương hướng phát triển tổ chức. C. bố trí lực lượng thực hiện các mục tiêu. D. tất cả các câu trên đều đúng. 31. Người HT nên chọn phong cách lãnh đạo: A. Phong cách lãnh đạo tự do. B. Phong cách lãnh đạo dân chủ. C. Phong cách lãnh đạo độc đoán. D. Tất cả những lời khuyên trên đều không chính xác. 32. Khi chọn phong cách lãnh đạo cần tính đến: A. Nhà quản lý. B. Cấp dưới. C. Tình huống. D. Tất cả câu trên. 33. Động cơ hành động của con người xuất phát mạnh nhất từ: A. Nhu cầu chưa được thoả mãn. B. Những gì mà nhà quản lý hứa sẽ thưởng sau khi hoàn thành. C. Các nhu cầu của con người trong sơ đồ Maslow. D. Các nhu cầu bậc cao. 34. Để biện pháp động viên khuyến khích đạt hiệu quả cao nhà quản lý xuất phát từ: A. Nhu cầu nguyện vọng của cấp dưới. B. Tiềm lực của nhà trường. C. Phụ thuộc vào yếu tố của mình. D. Tất cả những câu trên. 35. Quá trình ra quyết định bao gồm A. nhiều bước khác nhau. B. xác định vấn đề và ra quyết định. C. chọn phương án tốt nhất và ra quyết định. D. thảo luận với những người khác và ra quyết định. 36. Chức năng của nhà quản lý bao gồm: A. Hoạch định, tổ chức. B. Điều khiển, kiểm soát. C. Cả 2 câu trên. 37. Phong cách lãnh đạo sau đây, phong cách nào mang hiệu quả? A. Dân chủ. B. Tự do. C. Độc đoán. D. Cả 3 câu trên đều đúng. 38. Nhà quản lý chỉ cần kiểm soát khi: A. Trong quá trình thực hiện kế hoạch đã giao. B. Trước khi thực hiện. C. Sau khi thực hiện. D. Tất cả các câu trên. 39. Trong công tác kiểm soát, nhà quản lý nên A. phân cấp công tác kiểm soát khuyến khích tự giác mỗi bộ phận. B. để mọi cái tự nhiên không cần kiểm soát. C. tự thực hiện trực tiếp. D. giao hoàn toàn cho cấp dưới. 40. Mối quan hệ giữa hoạch định và kiểm soát: A. Mục tiêu đề ra hoạch định là tiêu chuẩn để kiểm soát. B. Kiểm soát giúp điều khiển kế hoạch hợp lý. C. Kiểm soát phát hiện sai lệch giữa thực hiện và kế hoạch. D. Tất cả các câu trên. Đáp án: 1a, 2a, 3b, 4a, 5b, 6b, 7b, 8a, 9b, 10b, 11b, 12a, 13a, 14a, 15b, 16b, 17a, 18a, 19b, 20a, 21a, 22a, 23d, 24d, 25b, 26a, 27d, 28d, 29d, 30d, 31d, 32d, 33a, 34d, 35a, 36c, 37d, 38d, 39a, 40d. (Nguồn tham khảo từ các Hội thảo khoa học và các luận văn, luận án) Phụ lục 7 SƠ ĐỒ NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ĐỐI VỚI CBQL TRƯỜNG THPT CBQL TRƯỜNG THPT NĂNG LỰC (TÀI) PHẨM CHẤT (ĐỨC) Phẩm chất đạo đức Phẩm chất chính trị Phẩm chất nghề nghiệp Năng lực xác định trách nhiệm, quyền hạn Năng lực đối ngoại Nhạy cảm với môi trường xung quanh Sử dụng thiết bị, công nghệ, ngoại ngữ Năng lực quản lý, sử dụng tài chính Có kiến thức văn hóa, trình độ chuyên môn, quản lý Năng lực kiểm tra đánh giá Phụ lục 8 SƠ ĐỒ YÊU CẦU THEO CHUẨN HT TRƯỜNG THPT CỦA BỘ GD-ĐT HIỆU TRƯỞNG (CBQL) TRƯỜNG THPT Phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp Năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm Năng lực quản lý nhà trường Đạo đức nghề nghiệp Tác phong làm việc Giao tiếp ứng xử Lối sống Hiểu biết chương trình GDPT Trình độ chuyên môn Nghiệp vụ sư phạm Tự học và sáng tạo Năng lực ngoại ngữ, ứng dụng CNTT Phân tích dự báo Tầm nhìn chiến lược Thiết kế và định hướng triển khai Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới Lập kế hoạch hoạt động Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngữ Quản lý hoạt động dạy học Quản lý tài chính, tài sản nhà trường Phát triển môi trường GD Quản lý hành chính Quản lý công tác thi đua khen thưởng Xây dựng hệ thống thông tin Kiểm tra đánh giá Phẩm chất chính trị Phụ lục 9 BẢNG SỐ LƯỢNG CÁC TRƯỜNG, ĐƠN VỊ THAM GIA KHẢO SÁT TẠI CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ 1. Số lượng các trường, đơn vị tham gia khảo sát tại tỉnh Bình Dương Stt Tên đơn vị Tổng số người tham gia khảo sát Trong đó HT, PHT TTCM, GV 1 THPT Chuyên Hùng Vương 9 4 5 2 THPT Võ Minh Đức 7 4 3 3 THPT An Mỹ 7 3 4 4 THPT Bình Phú 8 4 4 5 THPT Nguyễn Đình Chiểu 6 3 3 6 THPT Trịnh Hoài Đức 7 4 3 7 THPT Nguyễn Trãi 10 4 6 8 THPT Trần Văn Ơn 7 3 4 9 THPT Dĩ An 8 4 4 10 THPT Nguyễn An Ninh 8 4 4 11 THPT Bình An 6 3 3 12 THPT Huỳnh Văn Nghệ 9 4 5 13 THPT Thường Tân 7 3 4 14 THPT Thái Hoà 7 3 4 15 THPT Tân Phước Khánh 7 3 4 16 THPT Tân Bình 7 3 4 17 THPT Lê Lợi 7 3 4 18 THPT Bến Cát 8 4 4 19 THPT Tây Nam 7 3 4 20 THPT Lai Uyên 6 3 3 21 THPT Dầu Tiếng 9 4 5 22 THPT Thanh Tuyền 7 3 4 23 THPT Phan Bội Châu 7 3 4 24 THPT Phước Vĩnh 8 4 4 25 THPT Tây Sơn 8 3 5 26 THPT Nguyễn Huệ 6 3 3 27 Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương 10 0 0 Tổng cộng 203 89 104 2. Số lượng các trường, đơn vị tham gia khảo sát tại tỉnh Bình Phước Stt Tên đơn vị Tổng số người tham gia khảo sát Trong đó HT, PHT TTCM, GV 1 THPT Quang Trung 7 3 4 2 THPT Đồng Xoài 8 4 4 3 THPT Nguyễn Du 7 4 3 4 THPT Hùng Vương 9 4 5 5 THPT Phước Bình 7 4 3 6 THPT Phú Riềng 6 3 3 7 THPT Phước Long 9 4 5 8 THPT Nguyễn Khuyến 8 3 5 9 THPT cấp 2-3 Đăk Ơ 8 4 4 10 THPT cấp 2-3 Đa Kia 7 3 4 11 THPT cấp 2-3 L Thế Vinh 6 3 3 12 THPT Thống Nhất 8 3 5 13 THPT Lê Quý Đôn 8 4 4 14 THPT Bù Đăng 8 4 4 15 THPT Nguyễn Hữu Cảnh 8 3 5 16 THPT Nguyễn Huệ 6 2 4 17 THPT Bình Long 6 3 3 18 THPT Chơn Thành 7 3 4 19 THPT Chu Văn An 7 3 4 20 THPT Lộc Thái 6 3 3 21 THPT Lộc Ninh 8 3 5 22 THPT Lộc Hiệp 6 2 4 23 THPT Đồng Phú 7 3 4 24 THPT Thanh Hòa 7 3 4 25 THPT Trần Phú 7 2 5 26 THPT cấp 2,3 Đồng Tiến 7 4 3 27 THPT cấp 2,3 Đăng Hà 7 3 4 28 THPT DTNT tỉnh 8 4 4 29 THPT cấp 2-3 Tân Tiến 7 3 4 30 THPT cấp 2-3 Võ Thị Sáu 6 3 3 31 THPT cấp 2-3 Nguyễn Bỉnh Khiêm 9 4 5 32 THPT Ngô Quyền 6 2 4 33 THPT Chuyên Bình Long 7 3 4 34 Sở GD-ĐT Bình Phước 10 0 0 Tổng 248 106 132 3. Số lượng các trường, đơn vị tham gia khảo sát tại tỉnh Tây Ninh Stt Tên đơn vị Tổng số người tham gia khảo sát Trong đó HT, PHT TTCM, GV 1 THPT Trần Đại Nghĩa 6 3 3 2 THPT Tây Ninh 8 3 5 3 THPT Chuyên Hoàng Lê Kha 5 2 3 4 THPT Lê Quý Đôn 7 2 5 5 THPT Dân tộc nội trú 7 4 3 6 THPT Lê Duẩn 6 2 4 7 THPT Nguyễn Chí Thanh 8 3 5 8 THPT Lý Thường Kiệt 8 3 5 9 THPT Nguyễn Trung Trực 6 3 3 10 THPT Quang Trung 8 3 5 11 THPT Trần Quốc Đại 6 3 3 12 THPT Ngô Gia Tự 8 3 5 13 THPT Nguyễn Văn Trỗi 6 3 3 14 THPT Nguyễn Trãi 8 3 5 15 THPT Trảng Bàng 6 3 3 16 THPT Lộc Hưng 9 3 6 17 THPT Bình Thạnh 6 3 3 18 THPT Nguyễn Huệ 8 4 4 19 THPT Huỳnh Thúc Kháng 6 2 4 20 THPT Dương Minh Châu 6 3 3 21 THPT Nguyễn Đình Chiểu 7 2 5 22 THPT Nguyễn Thái Bình 7 3 4 23 THPT Hoàng Văn Thụ 7 3 4 24 THPT Châu Thành 6 2 4 25 THPT Lê Hồng Phong 7 2 5 26 THPT Trần Phú 7 3 4 27 THPT Nguyễn An Ninh 6 2 4 28 THPT Lương Thế Vinh 5 2 3 29 THPT Tân Châu 7 3 4 30 THPT Tân Đông 5 2 3 31 THPT Tân Hưng 6 2 4 32 Sở GD-ĐT Tây Ninh 10 0 0 Tổng 218 84 124 Phụ lục 10 CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015 2020 Tốc độ tăng bình quân 2006-2010 2011-2015 2016- 2020 I Tổng GDP (giá 1994) Tỷ đồng 6.699 12.989 24.955 51.886 14,2 14,5 15,8 1 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 2.562 3.481 4.550 5.947 6,3 5,5 5,5 2 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 1.679 3.763 9.295 23.297 17,5 19,8 20,2 3 Dịch vụ Tỷ đồng 2.458 5.745 11.110 22.642 18,5 14,1 15,3 II Tổng GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 10.236 32.563 86.219 201.620 26,04 25,1 18,5 1 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 4.218 12.397 26.297 50.405 24,01 16,3 13,9 2 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 2.670 9.723 30.004 90.729 29,5 25,3 24,8 3 Dịch vụ Tỷ đồng 3.348 10.443 29.918 60.486 25,5 23,4 15,1 III Cơ cấu GDP (giá 194) % 100,0 100,0 100,0 100,0 1 Nông, lâm, thủy sản % 38,2 26,8 18,2 11,5 2 Công nghiệp - xây dựng % 25,1 29,0 37,2 44,9 3 Dịch vụ % 36,7 44,2 44,5 43,6 IV Cơ cấu GDP (giá thực tế) % 100,0 100,0 100,0 100,0 1 Nông, lâm, thủy sản % 41,2 38,0 30,5 25,0 2 Công nghiệp - xây dựng % 26,1 29,9 34,8 45,0 3 Dịch vụ % 32,7 32,1 34,7 30,0 V GDP bình quân đầu người Tr.đồng/người 1 Tính theo giá CĐ 94 Tr.đồng/người 6,45 12,08 22,29 44,32 2 Tính theo giá thực tế Tr.đồng/người 9,86 30,28 77,01 172,20 Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH các tỉnh Đông Nam Bộ đến năm 2020 Phụ lục 11 LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_doi_ngu_can_bo_quan_ly_truong_trung_hoc_p.doc
  • docket luan moi t.Anh.doc
  • docNHUNG KET LUAN MOI.DOC
  • docTT (T. Viet) _ Pham Ngoc Hai (cap Truong).doc
  • docTT (T.Anh ) _ Pham Ngoc Hai (cap Truong).doc
Tài liệu liên quan