Luận án Phát triển con người và một số vấn đề trong phát triển con người ở Thái nguyên hiện nay

i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------- TRỊNH THỊ NGHĨA PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2016 ii VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------- TRỊNH THỊ NGHĨA PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.03.02 LUẬN ÁN TIẾ

pdf191 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển con người và một số vấn đề trong phát triển con người ở Thái nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Hồ Sĩ Quý 2. TS.Vũ Thị Tùng Hoa Hà Nội - 2016 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Hồ Sĩ Quý và TS. Vũ Tùng Hoa. Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội năm 2016. Những kết quả nghiên cứu riêng và những kết luận của luận án, ngoài những bài báo khoa học của tôi đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành, chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn chính xác, một số số liệu là do tôi tự tính trên cơ sở số liệu của Cục Thống kê Thái Nguyên, của Tổng cục Thống kê và của UNDP. Tất cả những trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn rõ ràng. Hà Nội, Ngày 29/09/2016 Nghiên cứu sinh Trịnh Thị Nghĩa iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển con người .................................... 7 1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng phát triển con người ở Việt Nam và Thái Nguyên hiện nay ...................................................................................... 15 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 26 Chương 2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI .... 27 2.1. Quan điểm của triết học Mác về phát triển con người................................... 27 2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển con người ............... 36 2.3. Quan điểm của Chương trình phát triển Liên hợp quốc về phát triển con người ..................................................................................................................... 51 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 69 Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ........................................... 71 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến con người và phát triển con người Thái Nguyên .. 71 3.2. Thực trạng về phát triển con người ở Thái Nguyên hiện nay ........................ 76 3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với sự phát triển con người ở Thái Nguyên giai đoạn hiện nay ...................................................................................................... 104 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 120 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ............................................................................. 122 4.1. Nâng cao nhận thức của chính quyền, đoàn thể về phát triển con người .... 122 v 4.2. Chú trọng tạo việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo dựa vào những thế mạnh của tỉnh; mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, nhằm cải thiện chỉ số phát triển con người ............................................................................................ 125 4.3. Phân bổ lại nguồn lực cho y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hạn chế bất bình đẳng trong cung ứng dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ............................................................................................................ 135 4.4. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng đào tạo nghề và giáo dục sau phổ thông ....................................................................................................... 141 4.5. Phát huy các giá trị truyền thống, tạo môi trường văn hóa lành mạnh ........ 149 Tiểu kết chương 4................................................................................................... 150 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 152 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 156 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1. BHYT Bảo hiểm y tế 2. CSSK Chăm sóc sức khỏe 3. CNXH Chủ nghĩa xã hội 4. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 5. DTTS Dân tộc thiểu số 6. GDP/người Thu nhập bình quân đầu người 7. HDRO Văn phòng báo cáo phát triển con người 8. HDR Báo cáo phát triển con người toàn cầu 9. HDI Chỉ số phát triển con người 10. HPI Chỉ số nghèo khổ tổng hợp 11. KCB Khám chữa bệnh 12. LLSX Lực lượng sản xuất 13. MPI Chỉ số nghèo đa chiều 14. MDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 15. NHDR Báo cáo phát triển con người quốc gia 16. PTSX Phương thức sản xuất 17. PTCN Phát triển con người 18. QHSX Quan hệ sản xuất 19. TDMNPB Trung du miền núi phía bắc 20. UBND Ủy ban nhân dân 21. UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc 22. XHCN Xã hội chủ nghĩa 23. WB Ngân hàng thế giới vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe đạt được ở Thái Nguyên .............. 80 Bảng 2.2: Chỉ số HDI và mức độ đóng góp của các chỉ số thành phần vào chỉ số HDI năm 2008 của Thái Nguyên ............................................................................ 102 Bảng 2.3: Chỉ số HDI và mức độ đóng góp của các chỉ số thành phần vào chỉ số HDI năm 2012 của Thái Nguyên ............................................................................ 103 Bảng 2.4: Tỷ lệ số hộ là DTTS và tỷ lệ hộ nghèo là DTTS (%) ............................. 106 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề con người và phát triển con người được cộng đồng thế giới quan tâm nhiều hơn vào thập niên 80 của thế kỷ XX, khi tăng trưởng kinh tế nhiều nơi không thực sự tạo ra tiến bộ xã hội, những mặt trái của tăng trưởng kinh tế biểu hiện ngày càng nghiêm trọng, xung đột sắc tộc và tôn giáo bùng phát, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh không chỉ đe dọa sự phát triển bình thường của thế hệ hiện tại mà cả tương lai. Từ đầu những năm 90, khi Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khuyến khích chính phủ các nước coi con người là trung tâm của sự phát triển và thực hành đo đạc chỉ số PTCN (HDI) ở hàng trăm quốc gia, thì việc chú trọng đến PTCN đã thu hút sự quan tâm và đồng tình của tất cả các nước thuộc Liên Hợp Quốc. Ngày nay, các nước và các tổ chức xã hội đều xem PTCN là tiêu chí quan trọng để đo lường trình độ phát triển của các quốc gia. Hơn 20 năm qua, những thành tựu về PTCN trên thế giới được đánh giá là hết sức to lớn. Trẻ em được đến trường nhiều hơn, người dân ở nhiều quốc gia được chăm sóc sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người khu vực châu Á liên tục được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm xuống, mức sống dân cư được nâng cao và các cơ hội cho con người trong tiếp cận các dịch vụ xã hội có chất lượng được mở rộng. Tuy vậy, cộng đồng thế giới cũng cảnh báo, những tiến bộ về PTCN còn chưa đồng đều, tình trạng thiếu hụt của con người vẫn phổ biến và nhiều tiềm năng của con người chưa được giải phóng và tận dụng. Tổng quan HDR 2015 đã nhấn mạnh “một trong những thiếu hụt nghiêm trọng của con người là không được sử dụng, sử dụng sai cách hoặc sử dụng không triệt để tiềm năng của họ để phục vụ cho phát triển con người (). Việc khai mở tiềm năng con người càng trở nên quan trọng nếu xem xét đến những thách thức phát triển con người đang nổi lên” [149, tr.5]. Sự thật là, thế giới ngày càng giàu có hơn nhưng bất bình đẳng về thu nhập, tài sản và cơ hội cũng ngày càng lớn bên cạnh bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại dai dẳng; những cú sốc về kinh tế, tài chính, thiên tai và dịch bệnh vẫn đang đe dọa an ninh con người Trong khi những thành tựu văn hóa và văn minh đạt tới 2 trình độ cao hơn, thì không phải vì thế mà những vấn đề về PTCN sẽ dần mất đi hay bớt căng thẳng hơn. Mặc dù được giải quyết ngày càng căn bản, nhưng những vấn đề mới và cũ về PTCN cũng xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh chung đó, những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về PTCN vẫn đang tiếp tục được chú ý ở trình độ sâu sắc hơn, nhằm từng bước tháo gỡ, giải quyết những vấn đề về PTCN đang đặt ra trong thực tiễn ở phạm vi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Với triết học Mác, con người và PTCN là một trong những nội dung rất căn bản. Trong suốt thế kỷ XX và hiện nay, quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người và PTCN vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà hoạt động xã hội, bởi ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc của nó trong giải quyết những vấn đề mới của PTCN hiện đại. “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”, tư tưởng nổi tiếng của C.Mác và Ph.Ănghen nêu trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ngày nay vẫn là tư tưởng có ý nghĩa lý tưởng đối với mọi lý thuyết về PTCN. Ở Việt Nam, những kết quả đạt được trong PTCN gắn liền với những thành tựu của công cuộc đổi mới. Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với những chỉ dẫn tư tưởng về con người và PTCN, đã cụ thể hóa quan điểm PTCN bằng các chủ trương, đường lối và thực hiện quan điểm đó thông qua các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Sự du nhập các tư tưởng thời đại vào Việt Nam từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, đã ảnh hưởng tích cực đến tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trên thực tế, sự phát triển toàn diện con người Việt Nam cả về thể lực, trí lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa gắn liền với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sau hơn 30 năm đổi mới, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ về PTCN của UNDP và trên cơ sở các Báo cáo PTCN toàn cầu, Việt Nam đã xây dựng Báo cáo PTCN riêng và đã từng được UNDP trao giải thưởng năm 2001. Đặc biệt, 3 các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc đánh giá rất cao những thành tích của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu về PTCN như xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phổ cập giáo dục tiểu học Tuy nhiên, bên cạnh nhưng thành tựu to lớn đã đạt được, sự nghiệp PTCN ở Việt Nam vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đang phải giải quyết không ít vấn đề nan giải cả trong phạm vi trước mắt cũng như lâu dài. Là một tỉnh nằm trong khu vực nghèo nhất cả nước, Thái Nguyên đã đạt được nhiều tiến bộ về PTCN. So với trước đây, mức sống dân cư, công tác giáo dục – đào tạo và chăm sóc sức khỏe người dân được ưu tiên chú trọng; đời sống văn hóa tinh thần và các hoạt động an sinh xã hội được đẩy mạnh. Thái Nguyên nằm trong số các tỉnh có chỉ số HDI trung bình cao của cả nước. NHDR 2015 của Việt Nam đã đánh giá cao mức độ tăng trưởng HDI của tỉnh trong những năm qua. Nhiều chỉ số thành phần của PTCN ở Thái Nguyên cũng ở mức rất tích cực. Tuy thế, trong bối cảnh chung như NHDR 2015 đã đánh giá, Việt Nam sau khi đạt được những thành tựu lớn về PTCN từ đổi mới đến nay thì đang yếu dần trong thập kỷ vừa qua, và Thái Nguyên cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tăng trưởng thu nhập của Thái Nguyên giảm sút đã trực tiếp dẫn tới sự tiến bộ chậm lại trong các lĩnh vực phi thu nhập. Tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên chưa đạt tới trình độ “tăng trưởng bao trùm”. Mức độ chênh lệch vẫn còn sâu sắc giữa các địa phương, giữa các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, làm hạn chế sự PTCN. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, giảm nghèo chưa bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện chỉ số HDI. Chất lượng y tế không đồng đều và có sự chênh lệch đáng kể giữa thành phố với các địa phương khác; bất bình đẳng trong giáo dục vẫn còn cao, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được ứng yêu cầu của sự PTCN. Sự xuống cấp của văn hóa, đạo đức cùng các tệ nạn xã hội đang tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Sự đảm bảo về y tế, giáo dục, an sinh xã hội ở các huyện miền núi, vùng cao còn nhiều bất cập và hạn chế. 4 Thực tiễn PTCN ở Thái Nguyên cũng như ở cấp độ quốc gia trên thực tế đang đặt ra những vấn đề mới, bức xúc, đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu hơn cả về lý luận và thực tiễn, nhằm làm sáng tỏ vấn đề và đưa ra những giải pháp cụ thể, hữu hiệu cho sự nghiệp PTCN nói chung. Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Phát triển con người và một số vấn đề trong phát triển con người ở Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận về phát triển con người và thực trạng phát triển con người ở Thái Nguyên hiện nay. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Những tư tưởng cơ bản của triết học Mác về PTCN. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về PTCN trong thời kỳ đổi mới đất nước. Quan niệm về PTCN của UNDP thông qua qua các Báo cáo PTCN toàn cầu từ 1990 đến nay. Thực trạng PTCN ở Thái Nguyên từ năm 1999 đến nay. Những vấn đề đặt ra cho PTCN ở Thái Nguyên giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích quan niệm về PTCN của Mác và Ăngghen, của Đảng cộng sản Việt Nam và của UNDP, luận án vận dụng nghiên cứu thực trạng PTCN ở Thái Nguyên nhằm xác định những vấn đề đặt ra đối với PTCN trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự PTCN ở Thái Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, xác định những quan niệm cơ bản của triết học Mác, của UNDP và của Đảng cộng sản Việt Nam về PTCN. - Nghiên cứu thực trạng PTCN ở Thái Nguyên từ năm 1999 đến nay. Xác định và làm rõ những vấn đề đặt ra cho PTCN ở Thái Nguyên giai đoạn hiện nay. 5 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh PTCN ở Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Cơ sở lý luận của luận án là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Cơ sở phương pháp luận của luận án là Phép biện chứng duy vật. - Luận án được thực hiện trên cơ sở các chỉ dẫn lý luận và phương pháp luận về con người và PTCN của C.Mác - Ph.Ăngghen; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn kiện, Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam có liên quan trực tiếp đến PTCN. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phù hợp với phương pháp luận biện chứng duy vật, luận án sử dụng các phương pháp như logic - lịch sử; phân tích hệ thống; quy nạp - diễn dịch; tổng hợp - phân tích; so sánh - đối chiếu, thống kê, Luận án sử dụng các Báo cáo phát triển con người toàn cầu của UNDP từ 1990 đến nay; các Báo cáo phát triển con người của Việt Nam (Báo cáo quốc gia về phát triển con người từ 2001 đến nay); các báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên có liên quan đến PTCN như là các chỉ dẫn lý thuyết, cũng đồng thời là nguồn số liệu thực tiễn tin cậy để phân tích lý luận. - Luận án chú trọng kế thừa những kết quả của các nghiên cứu lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài của các tác giả đi trước. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã phân tích, hệ thống hóa và làm rõ logic của những quan niệm lý luận cơ bản về PTCN đi từ quan điểm của triết học Mác, của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh đến quan điểm của UNDP. - Trên cơ sở thừa nhận định nghĩa của UNDP, luận án đã đề xuất định nghĩa về Phát triển con người để làm nổi rõ khía cạnh triết học của sự PTCN. 6 - Luận án đã ứng dụng được lý luận và tính toán được số liệu để làm rõ thực trạng PTCN ở Thái Nguyên trong các mặt thể lực, trí lực, văn hóa và trong thực hiện công tác xóa đói giản nghèo. - Luận án đã xác định được 5 vấn đề đang đặt ra cấp thiết cho sự PTCN ở Thái Nguyên hiện nay. - Luận án đã đề xuất được 5 giải pháp nhằm thúc đẩy PTCN Thái Nguyên giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ các quan điểm lý luận về PTCN và vận dụng các quan điểm lý luận đó vào nghiên cứu thực trạng PTCN ở một tỉnh trung du miền núi là Thái Nguyên. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề triết học về con người, những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTCN. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề về PTCN của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện tại và tương lai. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm có 4 chương, 13 tiết. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Một số quan điểm cơ bản về phát triển con người Chương 3. Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Thái Nguyên hiện nay Chương 4. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển con người ở Thái Nguyên hiện nay 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển con người 1.1.1 Những công trình nghiên cứu quan điểm của triết học Mác về phát triển con người Nghiên cứu những tư tưởng về con người trong triết học Mác đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong giới hạn hiểu biết của mình, chúng tôi đã tiếp cận được một số công trình nghiên cứu sau: Tác giả Lê Công Sự trong bài Đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người trong triết học L.Phoiơbắc qua "Hệ tư tưởng Đức" [114] đã phân tích sự phê phán của C.Mác - Ph.Ăngghen về triết học của Phoiơbắc về con người, từ đó đưa ra những quan điểm duy vật lịch sử về con người, bản chất con người và những điều kiện cho sự tồn tại của con người, PTCN trong triết học Mác. Trong bài viết Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [20] tác giả Hoàng Đình Cúc đã luận giải nhằm làm rõ quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen về cơ sở hiện thực cho sự tồn tại của con người với tư cách là thực thể sinh học xã hội; về lao động với tư cách là điều kiện quyết định cho sự hình thành con người; về sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân và xã hội; về sự giải phóng con người, giải phóng xã hội. Trên cơ sở này, khi luận giải vấn đề xây dựng con người Việt Nam theo học thuyết Mác, tác giả đã phân tích và làm rõ phương hướng chung về PTCN mà Đảng ta đã xác định trong công cuộc đổi mới đất nước và đề xuất một số giải pháp để thực hiện phương hướng đó. Trong bài viết Học thuyết Mác về con người và giải phóng con người [122, tr.457 - 479], tác giả Đặng Hữu Toàn đã phân tích quan niệm duy vật lịch sử của triết học Mác về con người, bản chất con người, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội, vị trí và vai trò của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử 8 nhân loại và sự nghiệp giải phóng con người. Từ đó tác giả đi đến khẳng định các quan niệm này “có giá trị to lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn, trở thành cơ sở lý luận cho nhiều ngành khoa học nghiên cứu về con người, đồng thời nó cũng là cơ sở vững chắc cho lý luận giải phóng con người khỏi lao động bị tha hóa, khỏi ách áp bức bóc lột, bất công, trả lại giá trị đích thực của con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện” [122, tr.478]. Tiến trình con người hoạt động sản suất, sinh tồn và làm ra lịch sử của mình cũng gắn liền với quá trình con người tác động, khai thác giới tự nhiên. Con người từng bước nhận biết, khám phá, nắm bắt những quy luật của tự nhiên cũng đồng thời cải biến, phát triển chính bản thân mình. Tác giả Hoàng Chí Bảo khẳng định: “C.Mác - Ph.Ăngghen đã hình dung sự phát triển, hoàn thiện của con người đi qua mọi dích dắc lịch sử, từ văn minh trong dã man và dã man trong văn minh, với tha hóa và giải tha hóa rồi sẽ tiến đến con người tự do, phát triển và hoàn thiện nhân cách, trong thể liên hiệp cộng đồng những con người tự do của chủ nghĩa cộng sản văn minh” [9, tr.218]. Tác giả Đặng Hữu Toàn [122, tr.457-479] cho rằng, khi xem xét vị thế của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã đi đến quan niệm: khuynh hướng chung của tiến trình lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất, tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội. Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, còn là chủ thể của lịch sử. Con người vừa là diễn viên, vừa là tác giả của vở kịch do mình dàn dựng và hoàn cảnh chỉ có thể tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra chính hoàn cảnh ấy. Do vậy, theo các ông con người phải nhân đạo hóa hoàn cảnh, tạo ra hoàn cảnh hợp tính người để phát triển bản chất và hoàn thiện nhân cách của chính mình. Cùng quan điểm này, tác giả Cao Thu Hằng trong bài viết Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người, giải phóng con người trong Hệ tư tưởng Đức và sự vận dụng của Đảng ta [45, tr.17-21] đã trình bày những quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen về con người trên cơ sở phê phán triết học Hêghen và Phoiơbắc trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức. Từ đó, tác giả luận giải tư tưởng của các ông về giải phóng con người, về con đường, phương tiện và những 9 tiền đề vật chất cần thiết cho sự giải phóng con người, qua đó cho thấy sự vận dụng quan điểm này của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước. Theo tác giả, “quá trình giải phóng con người là quá trình tương tác biện chứng giữa con người và hoàn cảnh. Nếu hoàn cảnh càng tiến bộ, nhân văn bao nhiêu thì con người càng được giải phóng bấy nhiêu và ngược lại, con người muốn được giải phóng, được tự do phát triển năng lực của mình thì càng phải tạo ra một hoàn cảnh mang tính người sâu sắc và triệt để” [45, tr.19]. Tác giả Lưu Minh Văn trong bài viết Chủ nghĩa Mác không bỏ quên con người [108, tr.328-341] đã nhấn mạnh chú ý hai nghĩa sau của sự tác động của những yếu tố kinh tế đối với sự phát triển con người là: một là, con người với tư cách là lực lượng sản xuất cho nên mối quan hệ con người với quá trình sản xuất là quan hệ biện chứng. Con người vừa là thành tố của quá trình sản xuất, vừa là kết quả của quá trình ấy; hai là, nhân tố con người nhìn từ phương diện quan hệ sản xuất - theo tác giả - nội hàm của khái niệm quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất cần được hiểu rộng hơn “như một yếu tố thể chế của một nền sản xuất nhất định. Có như thế mới thấy hết tính năng động của nó và mối quan hệ hữu cơ của nó với lực lượng sản xuất” [108, tr.340]. Tác giả Hồ Sĩ Quý và Nguyễn Anh Tuấn trong bài viết Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người [108, tr.480-499] cho rằng, những tiện nghi của đời sống vật chất và những hiệu quả về kinh tế đang mang lại những biến đổi to lớn của cuộc sống con người, song nó vẫn chỉ được coi là những phương tiện và cơ sở để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, chứ chưa phải là mục đích của sự phát triển. “Việc tạo lập những điều kiện sống công bằng, cơ hội làm việc tốt nhất, khả năng phát triển hài hòa về mặt tinh thần đối với tất cả mọi người, là chiều hướng căn bản của sự phát triển xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng chân chính của con người” [108, tr.495]. Tóm lại, Các nhà nghiên cứu trên đã phân tích được giá trị khoa học, nhân văn trong quan niệm của triết học Mác về con người, giải phóng là điều kiện để PTCN toàn diện. Sự phát triển của lịch sử xã hội gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, song mức độ tiến bộ xã hội phải được đo bằng trình độ PTCN. 10 Chúng tôi sẽ kế thừa và phát triển những quan điểm này trong luận án của mình. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa không còn gì nghiên cứu về vấn đề con người trong triết học Mác. Sự vận động biến đổi và nảy sinh những vấn đề mới của đời sống xã hội đòi hỏi phải giải quyết, thì việc tiếp tục nghiên cứu những tư tưởng của triết học Mác về con người và PTCN thiết nghĩ luôn là vấn đề thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Những công trình trên sẽ là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi tiếp thu và bổ sung, phát triển trong nghiên cứu của mình. 1.1.2 Những công trình nghiên cứu về quan điểm của Chương trình phát triển liên hợp quốc về phát triển con người Tác giả Hồ Sĩ Quý trong bài viết Phát triển con người: Những điều cần làm rõ [106] và trong cuốn Con người và phát triển con người [110] đã phân tích nội hàm khái niệm phát triển con người trên cơ sở quan điểm của UNDP. PTCN không phải là phương tiện mà là mục tiêu của sự phát triển. Con người trong quan niệm này được coi là chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển, nghĩa là nó đóng vai trò quyết đinh cả đầu vào và đầu ra của sự PTCN. “Khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, được coi là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển, thì sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển nguồn lao động, cũng như sự phát triển các lĩnh vực khác của xã hộidẫu có ý nghĩa đến mấy cũng mới chỉ là phương tiện của sự phát triển” [110, tr.37]. Từ năm 1990, UNDP đưa ra chỉ số PTCN (HDI) bao gồm các yếu tố cơ bản: tuổi thọ bình quân, thành tựu giáo dục, mức thu nhập. Đó là những tiêu chí phản ánh những khía cạnh cơ bản của năng lực con người. Trong bài viết Phát triển con người Việt Nam qua các báo cáo thường niên về phát triển con người của UNDP [109] tác giả đã nhấn mạnh, “bộ công cụ HDI khá lý tưởng vì nó nhìn nhận vấn đề rất nhân văn và thúc đẩy mọi quốc gia phải có giải pháp cải thiện đời sống con người” [109, tr.24]. Tuy nhiên chỉ số HDI “có thể che giấu những những hạn chế trong phát triển kinh tế, những yếu kém trong chất lượng giáo dục, những tiêu cực trong thực trạng an toàn xã hội, những hiện tượng tham nhũng trong bộ máy công quyền” [109, tr.26]. 11 Tác giả Hyungkee Kim trong bài viết Một chính sách tri thức đoàn kết cho sự phát triển con người bền vững [65], [66] đã phân tích quan niệm phát PTCN bền vững của C.Mác và Amartya Sen và khẳng định, cả hai ông đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức đối với sự PTCN và chính sách tri thức đoàn kết mà tác giả đưa ra dựa trên cơ sở này. Bài viết đã phân tích và khẳng định tầm quan trọng của chính sách tri thức đoàn kết trong chiến lược PTCN bền vững trong thế kỷ XXI. Nó không chỉ hướng đến mục tiêu giảm bớt khoảng cách về kiến thức giữa các cá nhân mà còn nâng cao trình độ nhận thức của các cá nhân, chuyển những người lao động phổ thông thành những người lao động có trình độ. “Tri thức của người lao động mang lại cho họ cơ hội có được các công việc xứng đáng và giúp họ làm việc một cách nhân văn và dân chủ”. Sự kết nối tư tưởng của C.Mác và Amartya Sen trong bài viết này có ý nghĩa quan trọng. Nó cho thấy những tư tưởng kinh điển của C.Mác về PTCN không hề lỗi thời, cùng với tư tưởng hiện đại của Amartya Sen - “cha đẻ” của quan điểm PTCN sẽ là cơ sở để giải quyết những mâu thuẫn đang đặt ra trong quá trình thực hiện chiến lược PTCN ở mỗi quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp thu trong quá trình viết chương thứ 2 và thứ 4 của luận án. Tác giả Nguyễn Đình Tuấn [127] và Nguyễn Thị Lê [68] đã khái quát lại quan điểm PTCN của UNDP và việc xây dựng báo cáo PTCN toàn cầu từ 1990 đến nay, những thay đổi trong việc xem xét, bổ sung các tiêu chí, chỉ số về PTCN; đồng thời các quốc gia, khu vực cũng đã tiến hành xây dựng báo cáo PTCN cho riêng mình. Đặc biệt, tác giả Nguyễn Thị Lê chỉ ra sự thay đổi khái niệm này qua hai giai đoạn: Từ 1990 -2009: Khái niệm PTCN mà UNDP đưa ra là việc mở rộng sự lựa chọn cho con người để con người có cuộc sống thịnh vượng hơn. Từ 2010 đến nay: UNDP đưa ra quan niệm PTCN là sự mở rộng tự do của con người để cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh và sáng tạo gồm các yếu tố: sự thịnh vượng, trao quyền, tính chủ thể và công bằng. “Quan điểm này nhấn mạnh tới việc lấy con người làm trung tâm và sự tự do của con người” [68, tr.30]. Tác giả cũng bàn về chỉ số PTCN và những thay đổi trong cách tính, những ưu điểm và hạn chế của nó. 12 Tác giả Đào Thị Minh Hương [54] từ góc độ nhân học, đã phân tích hai nhân tố của quá trình thực hiện các dự án PTCN là Người đi phát triển và Người được phát triển. Đối với tham dự của người phát triển, tác giả chỉ ra những hạn chế thường mắc phải như thiên về hình thức tổ chức hơn là “quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của những người này” [54, tr.52] - người được phát triển. Các chuyên gia phát triển thường chưa vượt qua được những định kiến về văn hóa, do đó dễ mang tính áp đặt cho cộng đồng - nơi mà họ đến, không tính đến nét đặc thù của môi trường và đối tượng hưởng thụ, Từ đó tác giả đưa ra cách tiếp cận tham d...́p tương đối toàn diện nhằm phát huy nguồn nhân lực con người Thái Nguyên. Tuy nhiên, những luận giải chưa thực sự sâu sắc nhưng đây là cơ sở lý luận để chúng tôi kế thừa những giải pháp hợp lý và tiếp tục bỏ sung những giải pháp mới cũng như làm sâu sắc hơn nữa những phân tích của mình trong việc hướng sang nhóm giải pháp nhằm phát triển con người con người Thái Nguyên hiện nay. Hoàng Thị Mỹ Hạnh [43], từ việc đánh giá những tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên và những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội từ năm 1997 đến năm 2010, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu mà chưa đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh trong những thập niên sắp tới. Tác giả Vũ Vân Anh [7] chia các giải pháp về phát triển con người theo hai nhóm: Thứ nhất, các giải pháp chung. Thứ hai, các giải pháp mang tính đột phá. Trong nhóm thứ nhất, tác giả nêu năm giải pháp là: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững; hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị theo hướng hiện đại; phát triển văn hóa xã hội; tăng cường tính chủ thể của người dân; xây dựng các dự án, chương trình phát triển. Theo tác giả, các giải pháp đột phá là những giải pháp có tính địa phương, dựa vào thế mạnh riêng cần ưu tiên thực hiện từ đó nhằm nâng cao chỉ số PTCN toàn tỉnh. Từ đó tác giả đề xuất ba giải pháp mang tính đột phá là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nguồn nhân lực; phát triển các tiểu vùng với thế mạnh riêng. Có thể thấy tác giả đã đưa ra những giải pháp tương đối toàn diện nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào chỉ số HDI nên những giải pháp đưa ra chưa phản ánh hết những nội dung nhằm PTCN. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi kế thừa và bổ sung trong quá trình xây dựng hệ thống giải pháp của mình. 26 Tiểu kết chương 1 Nghiên cứu về PTCN đã thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà khoa học xã hội, các học giả trong nước và thế giới, đủ thấy tính cấp thiết cũng như sự hấp dẫn của đề tài này. Các công trình nghiên cứu nói trên, dưới nhiều góc độ khác nhau đã đưa lại một bức tranh về PTCN tương đối phong phú và đa dạng, phản ánh thực trạng PTCN trong thực tiễn. Mặc dù có hướng tiếp cận và cách đặt vấn đề khác nhau, song các tác giả đều có những điểm tương đồng khi phân tích quan điểm và nội hàm quan niệm của triết học Mác về con người, về bản chất con người và PTCN. Quan niệm của UNDP về PTCN đã được hầu hết các quốc gia thuộc LHQ thừa nhận và coi đó là cơ sở cho xây dựng Báo cáo PTCN của các quốc gia. Từ những năm 90 trở lại đây những nghiên cứu lý luận về PTCN theo quan điểm của UNDP đã gắn chặt với thực tế PTCN ở Việt Nam và từ đó đã có nhiều công trình khoa học, đề cập đến sự PTCN ở Việt Nam dưới nhiều chiều cạnh phong phú. Nói như vậy để thấy PTCN không phải là một chủ đề mới, song trên cơ sở tiếp cận các công trình này chúng tôi sẽ cố gắng hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm về PTCN theo một cách diễn đạt riêng, phù hợp hơn với thực tế và không trùng lắp với người đi trước. Các công trình nghiên cứu về vấn đề PTCN Thái Nguyên điểm chung cơ bản có thể thấy, các công trình đều thấy được tầm quan trọng của chiến lược PTCN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đều khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc PTCN toàn diện. Những thành tựu bước đầu về PTCN tỉnh Thái Nguyên từ những năm 90 trở lại đây được thể hiện thông qua chỉ số HDI và một số tiêu chí khác cho thấy chất lượng sống của người dân ngày càng được cải thiện, các mặt cơ bản của PTCN có tiến bộ rõ nét, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về PTCN Thái Nguyên còn rất ít, nhất là dưới góc độ triết học là chưa có. Do đó, với luận án của mình chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả đã có và tiếp tục bổ sung, phát triển những nội dung liên quan theo mục đích và nhiệm vụ của luận án. 27 Chương 2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI1 2.1. Quan điểm của triết học Mác về phát triển con người 2.1.1. Sự phát triển của những cá nhân hiện thực được quy định bởi hoạt động và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ Khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người, bản chất con người và PTCN. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, Mác - Ăngghen đã viết: “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống [74, tr.29]; “những cá nhân đúng như trong hiện thực, nghĩa là đúng như họ đang hành động, sản xuất một cách vật chất, tức là đúng như họ hành động trong những giới hạn, tiền đề và điều kiện vật chất nhất định, không hề phụ thuộc vào ý chí của họ” [74, tr.36]. Những cá nhân hiện thực – “những con người đang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy” [83, tr.22]. Theo C.Mác - Ph.Ăngghen, với tư cách là một cá nhân, mỗi người có cá tính riêng, có nhân cách riêng trong tính phong phú, đa dạng của nó. Chính sự phân công lao động xã hội trong lịch sử đã dẫn tới sự hình thành nhân cách của con người nói chung và cá tính của mỗi người nói riêng. Nó gắn liền với PTSX - yếu tố cơ bản quy định ý thức xã hội, quy định đời sống tinh thần của con người. “Sự chuyển hóa những lực lượng cá nhân (quan hệ) thông qua sự phân công lao động, thành những lực lượng vật chất” [74, tr.108]. Như thế, con người là sản phẩm của lịch sử, của hoạt động sản xuất của chính bản thân con 1 Trong chương này, luận án sẽ trình bày quan điểm của triết học Mác, của Đảng Cộng sản Việt Nam và của UNDP về PTCN. Thuật ngữ “quan điểm” trong trường hợp này bao gồm Hệ thống các quan niệm về PTCN. Trong các tài liệu tiếng Việt, hệ thống các quan niệm về PTCN của triết học Mác, của UNDP đôi khi cũng được gọi là lý thuyết hoặc lý luận (“Lý thuyết UNDP về PTCN”, “lý luận Mác-Lênin về PTCN”). Nhưng hệ thống các quan niệm về PTCN của Đảng ta lại thường được gọi là quan điểm, chứ ít được gọi là lý thuyết hoặc lý luận (“Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về PTCN”). 28 người trong mối quan hệ với các cá nhân khác. Sự PTCN theo Mác, không phải là sự phát triển của những con người trừu tượng, chung chung, phi hoàn cảnh nào đó, mà là sự phát triển của những con người hiện thực, con người xã hội, những cá nhân hiện thực, “tức là những con người được quy định bởi hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra” [74, tr.29]. Trong triết học Mác, nói đến con người là chỉ những cộng đồng người ở những thời đại khác nhau, thuộc về các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội khác nhau và “bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [74, tr.11]. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại và sự xuất hiện của những nhu cầu mới là cơ sở cho LLSX vận động và phát triển. Khi hoạt động và những điều kiện sinh hoạt vật chất của con người thay đổi thì tất yếu sự PTCN cũng có những biến đổi tương ứng. Con người đã tự phân biệt mình với các thực thể tự nhiên khác ở phương thức hoạt động, ở nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu của nó. Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động nguyên thủy đồng thời cũng là hoạt động bản chất của con người. Quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội nền tảng để nảy sinh và quy định tính chất toàn bộ những quan hệ xã hội còn lại. Thông qua quá trình lao động, sản xuất vật chất đã làm cho bản tính tự nhiên của con người, làm cho “năng khiếu”, “năng lực”, “thiên bẩm” của con người được cải biến, được phát triển, hòa quyện vào bản chất xã hội. Nói như C.Mác, lao động đã sáng tạo ra con người và xã hội loài người. Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của chính quá trình lịch sử đó. Vì vậy, xem xét sự PTCN theo Mác, không có cách nào khác phải xem xét trong hoạt động của con người, trong sự phát triển của điều kiện sinh hoạt vật chất của con người ở mỗi thời đại lịch sử, cụ thể: “Hoạt động sống của họ như thế nào thì họ như thế ấy. Do đó, họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách mà họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sản xuất của họ” [73, tr.30]. Sự thay thế 29 của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử, xét đến cùng được quy định bởi sự phát triển của LLSX xã hội - tức sự phát triển của trình độ người lao động và trình độ của công cụ lao động mà nó đã tạo ra. Bản thân LLSX xã hội có sự phát triển đã nói lên mức độ con người chiếm lĩnh và sử dụng các “đối tượng” tự nhiên với tư cách là tiền đề vật chất cho hoạt động sống của con người và quyết định quan hệ giữa người với người trong lao động. Sự phát triển của con người trong lĩnh vực hoạt động cơ bản của nó - hoạt động sản xuất vật chất - theo C.Mác - Ph.Ăngghen là cơ sở để PTCN trong các lĩnh vực hoạt động khác. Con người sống trong xã hội, thực hiện những giao tiếp xã hội và “hành động hiện thực”. Sự biến đổi, phát triển của đời sống xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người; “con người đã in dấu ấn sáng tạo của bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cải tạo đời sống xã hội và qua đó, phát triển và hoàn thiện chính bản thân mình” [122, tr.470]. Vì thế, con người phải nhân đạo hóa hoàn cảnh vì “nếu hoàn cảnh càng tiến bộ, nhân văn bao nhiêu thì con người càng được giải phóng bấy nhiêu và ngược lại, con người muốn được giải phóng, được tự do phát triển năng lực của mình thì càng phải tạo ra một hoàn cảnh mang tính người sâu sắc và triệt để” [45, tr.19]. Trong sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội, sản xuất vật chất - cụ thể là PTSX giữ vai trò quan trọng nhất. Những thành tựu mà con người đạt được trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội suy đến cùng bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng kinh tế. Sự chiếm lĩnh các lực lượng vật chất của con người biểu hiện sức mạnh và trình độ của con người ngày càng cao. “Con người với khả năng lao động và năng lực sáng tạo tiềm tàng, đã làm nên các cuộc cách mạng trong các thời đại văn minh của nó, từ nền văn minh cổ đại đến văn minh hiện đại” [122, tr.471]. Song “gốc rễ của con người là chính bản thân con người” [72, tr.580]. Sự phát triển không có mục đích tự thân, mà phát triển cho con người, vì con người. PTCN là giá trị cao nhất, là thước đo quan trọng nhất của tiến bộ xã hội. Như thế, xem xét sự PTCN theo Mác, không có cách nào khác phải xem xét trong hoạt động của con người, trong sự phát triển của điều kiện sinh hoạt vật chất của con người ở mỗi thời đại lịch sử, cụ thể. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ 30 của nền sản xuất hiện đại, khoa học công nghệ đang trở thành LLSX trực tiếp, tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế. Con người với tư cách vừa là mục đích, vừa là chủ thể, vừa là người tổ chức và thực hiện các quá trình phát triển, đòi hỏi nó phải có những thích ứng để đáp ứng được yêu cầu đó; trong đó trình độ, tay nghề, kỹ năng là những phẩm chất năng lực quan trọng nhất. Muốn làm được điều này đòi hỏi nỗ lực của các chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách về nguồn nhân lực và chiến lược PTCN quốc gia. Những cái mà con người sản xuất ra bao hàm trong nó hàm lượng tri thức ngày càng lớn, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của bản thân và xã hội. Nền sản xuất hiện đại đang tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng cho sự PTCN toàn diện. Con người không chỉ giữ vai trò chủ thể của quá trình đó mà còn là đối tượng thụ hưởng những thành quả mà nhân loại tạo ra. Ngày nay, cách mà con người sản xuất vật chất gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển của nền kinh tế không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia và được mở rộng và có mối liên hệ với nhiều nước và các tổ chức khu vực, quốc tế. Thị trường vốn, thị trường tiêu thụ và thị trường nhân lực có sự thay đổi sâu sắc so với các thập kỷ trước đây. Điều đó vừa mở ra cho con người nhiều cơ hội lựa chọn công việc có năng suất cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi tính năng động và năng lực thực tế của người lao động cần nâng lên tương ứng. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay, những lợi ích mà nó mang lại là hết sức to lớn song tính cạnh tranh khốc liệt giữa các nền kinh tế là có thật. Đối với các nước thì việc tăng cường sức mạnh thể chế và các tiềm lực quốc gia, thì sự PTCN hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để giải quyết những thách thức đặt ra trong thực tiễn. 2.1.2. Phát triển con người gắn liền với sự giải phóng con người mà trước hết là giải phóng con người khỏi mọi sự nô dịch và tha hóa Nghiên cứu lịch sử xã hội và con người, C.Mác - Ph.Ăngghen đã chỉ ra đời sống xã hội của con người từ khi hình thành cho đến nay luôn tồn tại dựa trên một nền sản xuất xã hội nhất định, với một kiểu QHSX mang tính đặc thù cho từng giai đoạn lịch sử “được chúng ta gọi là những quan hệ kinh tế” [85, tr.776]. Và bản thân 31 QHSX ấy có sự vận động biến đổi và chịu sự quy định của LLSX, và là cơ sở cho sự hình thành những quan hệ xã hội khác. Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử này của Mác, khi xem xét vấn đề PTCN phải đặt con người trong những PTSX nhất định với những quan hệ xã hội đặc thù, mới có thể lý giải được những vấn đề liên quan đến tồn tại người và những phẩm chất xã hội của nó. Con người chỉ có thể được tự do và phát triển mọi năng lực khi con người được giải phóng khỏi mọi sự nô dịch và tha hóa, để cuối cùng con người có thể “làm chủ tồn tại xã hội của chính mình thì cũng do đó mà làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do” [77, tr.333]. Và “Tự do là ở sự chi phối được chính bản thân mình và tự nhiên bên ngoài, một sự chi phối dựa trên sự nhận thức được những tất yếu của tự nhiêndo đó, tự do là sản phẩm tất yếu của sự phát triển lịch sử” [81, tr.164]. Trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác - Ph.Ăngghen đã viết, tự nhiên lúc đầu khi con người chưa nhận thức được là cái “đối lập với con người như một sức mạnh hoàn toàn xa lạ, vạn năng và không thể đụng tới được; tức là cái mà với nó, con người quan hệ một cách hoàn toàn động vật, cái mà trước nó con người phải khuất phục giống như con vật; do đó là ý thức hoàn toàn động vật về tự nhiên” [71, tr.38]. “Những con người vừa mới tách khỏi loài vật thì trong tất cả mọi mặt cơ bản cũng đều không có tự do, chẳng khác gì bản thân loài vật; nhưng mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa lại là một bước tiến tới tự do” [78, tr.164]. Thông qua lao động, con người đã thoát ra khỏi trạng thái đó, không chỉ bắt tự nhiên phục vụ cho mình mà còn “thống trị” giới tự nhiên – theo nghĩa “hiểu biết được quy luật của tự nhiên và có thể sử dụng được các quy luật đó một cách chính xác” [78, tr.655]. Trên cơ sở nắm bắt được những quy luật vận động nội tại của giới tự nhiên, con người với sức mạnh thể chất, tinh thần, tri thức và kinh nghiệm sẽ từng bước chinh phục tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của mình. Phát triển con người trong quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen phải được hiểu bắt đầu từ sự tự do và làm chủ của con người trước tự nhiên. Tha hóa là một phạm trù nền tảng của triết học Hêghen và được Mác kế thừa, phát triển, luận giải gắn liền với lao động của người công nhân dưới xã hội tư bản. 32 Từ đó, ông chỉ ra nguồn gốc của mọi chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử, của sự tha hóa bản chất người cũng như PTCN một cách toàn diện. Lao động là hoạt động có tính loài của con người, nhưng “trong điều kiện tha hóa lao động, tất cả những gì tốt nhất, thực sự con người bị hạ thấp xuống trình độ của phương tiện duy trì những điều kiện sống động vật của con người” [125, tr.353]. Lao động trở thành một cái gì đó xa lạ, không thuộc về bản chất của anh ta nữa; “lao động của anh ta không phải là tự nguyện mà là sự bắt buộc, đó là lao động cưỡng bức” [84, tr.133]. Ở đây có một sự đối lập giữa người lao động với chính sản phẩm mà họ làm ra; sản phẩm lao động của người công nhân không thuộc về anh ta mà lại trở thành một lực lượng đối lập với chính anh ta. “Anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt; vật do anh ta tạo dáng càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã man; lao động càng hùng mạnh thì người công nhân càng ốm yếu; công việc anh ta làm càng phức tạp thì bản thân anh ta càng trống rỗng về trí tuệ và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên” [85, tr.138-139]. Sự đối lập này càng gay gắt khi một bên là sự tăng lên giá trị của vật phẩm hàng hóa với một bên là sự giảm mạnh giá trị phẩm giá, nhân cách của con người. Đây là một nghịch lý của sự phát triển. Khi lao động bị tha hóa, nó đã tước đi đời sống có tính loài thực sự của con người và biến cái ưu thế hơn của con người so với con vật thành cái tiêu cực đối với con người, biến đời sống có tính loài của con người thành phương tiện duy trì sự tồn tại thể xác của con người, biến bản chất nhân loại của con người trở thành xa lạ với con người. Song, có lẽ nỗi bất hạnh lớn nhất của con người ở đây chính là con người bị tha hóa bản chất người của chính mình. Theo C.Mác: “Nói chung, luận điểm cho rằng bản chất có tính loài của con người bị tha hóa với con người có nghĩa là, một người này bị tha hóa với người khác và từng người trong số họ bị tha hóa với bản chất người” [85, tr.138-139]. Đối lập với tha hóa là tự do, là “sự trở lại với con người - trả thế giới con người về với bản thân con người”. Con người muốn được phát triển trước hết phải được giải phóng khỏi sự tha hóa về bản chất người - mà trước hết là tha hóa về lao 33 động. Sự tha hóa về tinh thần, về tôn giáo thực chất bắt nguồn từ sự tha hóa trong lao động và xét về bản chất thì nó cũng đã làm biến dạng con người dưới tác động của tha hóa lao động. “Động lực của những suy tư của Mác về tha hóa tựu trung là ở chỗ, sự bóc lột lao động nô lệ, nông nô và đặc biệt là vô sản bởi những kẻ có sở hữu dẫn đến sự phá hủy con người, đến việc phi người hóa” [125, tr.350]. Sở hữu tư nhân vừa là sản phẩm, là hậu quả của lao động bị tha hóa vừa là phương tiện làm cho lao động bị tha hóa, là sự thực hiện sự tha hóa ấy. Vì toàn bộ chế độ nô dịch loài người nói chung chỉ là những biến thể và kết quả của quan hệ sở hữu đó. Ngay cả “tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật v.v. chỉ là những hình thức đặc biệt của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất. Cho nên sự xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự khẳng định sinh hoạt của con người là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa” [84, tr.168 – 169]. Và “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người” [72, tr.557]. Phát triển con người được đặt trong điều kiện phải giải tha hóa con người trong lao động cũng như trong các hình thức sinh hoạt tinh thần của xã hội. 2.1.3. Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người Trong quá trình nghiên cứu lịch sử xã hội, C.Mác - Ph.Ăngghen đã chỉ ra sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, do sự tác động của các quy luật xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Khi một chế độ xã hội mới ra đời trên cơ sở sự vận động khách quan của lịch sử thì bao giờ nó cũng tiến bộ hơn so với xã hội cũ. Song sự phát triển của PTSX hay xã hội không có mục đích tự thân, không tách rời với con người; mà chính hoạt động thực tiễn của con người đã tạo ra sự biến đổi và phát triển đó, cũng chính vì thỏa mãn những nhu cầu, mục đích của chính mình mà con người tiến hành những hoạt động đó. Tức là chỉ con người mới có mục đích tự thân. Theo Mác, sự phát triển LLSX của loài người dẫn tới sự phát triển của xã hội nói chung có mục đích là “sự phát triển phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân” [82, 34 tr.168]. Và sự phát triển của LLSX sẽ đến lúc tạo ra bước nhảy cho con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do” [77, tr.330-331]. C.Mác cho rằng, “vương quốc của tự do chỉ bắt đầu ở nơi nào có sự chấm dứt thứ lao động do sự cần thiết vương quốc của tự do nằm ở bên kia lĩnh vực sản xuất vật chất” [81, tr.544]. Người nguyên thủy phải đấu tranh với tự nhiên để bảo tồn và tái sản xuất ra đời sống của họ và người văn minh cũng làm vậy trong tất cả các hình thái xã hội của mình. Cùng với sự phát triển của con người, thì vương quốc của sự tất yếu tự nhiên cũng được mở rộng do nhu cầu của con người ngày càng tăng, nhưng những LLSX mà con người tạo ra cũng ngày càng mạnh mẽ. Chỉ khi nào con người thực hiện những hoạt động lao động không bị thúc ép từ những nhu cầu sinh tồn mà được thôi thúc bởi sự yêu thích, bởi mong muốn “tự hoàn thiện mình trong lĩnh vực mình thích” [74, tr.47, tr.644] thì khi đó con người bước sang “vương quốc của tự do”. Đến đây luận điểm“Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” của C.Mác mới có điều kiện thực tiễn để thực hiện. Và điều kiện thực tiễn để thực hiện sự phát triển tự do của con người trong sự gắn bó với sự phát triển tự do của tất cả mọi người là sự phát triển mạnh mẽ của LLSX hiện đại. Chỉ có nhờ LLSX phát triển người ta mới không còn phải lo âu về phương tiện sinh sống cá nhân, cho phép phân phối lao động cho tất cả mọi thành viên trong xã hội; và lần đầu tiên mới có thể nói tới tự do thật sự của con người, tới một đời sống hài hòa với những quy luật tự nhiên đã nhận thức được. Ở đó, mỗi người được “làm theo năng lực, hưởng thụ theo nhu cầu”, được tự do lao động, sáng tạo, có điều kiện phát huy hết khả năng của bản thân, “có thể tự hoàn thiện mình trong lĩnh vực mình thích” [74, tr.47]. Khi lao động không bị thúc ép bởi những nhu cầu sinh tồn và sự cưỡng bức, khi lao động không còn là phương tiện để duy trì sự tồn tại của thể xác mà trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân thì lao động “trở thành một phương tiện để giải phóng con người, bằng cách đưa lại cho mỗi con người cái cơ hội để phát triển và vận dụng toàn bộ các năng lực thể chất và tinh thần của mình theo tất cả mọi hướng” [78, tr.406]. Khi đó con người được tự do – tự do trong lao động và tự do sáng tạo, tự do phát triển mọi năng lực mình có. 35 PTCN một cách toàn diện, theo C.Mác bên cạnh việc thông qua sản xuất vật chất còn thông qua vai trò của giáo dục. Mác đề cao việc kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất và nhấn mạnh đến giáo dục toàn diện, lý luận gắn với thực hành: “Giáo dục gồm 3 điều: Thứ nhất: giáo dục trí lực. Thứ hai: giáo dục thể lựcThứ ba: giáo dục kỹ thuật” [76, tr.264]. Các ông đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong việc hình thành kỹ năng và việc sáng tạo tri thức cho sự phát triển con người đối với những người lao động” [64, tr.48]. C.Mác chỉ ra, “điều kiện cơ bản là rút ngắn ngày lao động” [81, tr.545]. Việc giới hạn ngày lao động giúp cho người công nhân có thể “phục hồi sức khỏe và thể lực”, “có khả năng phát triển trí tuệ, giao tiếp thân mật với nhau, hoạt động xã hội và chính trị” [76, tr.260]. Trong thời Cổ đại, các nhà triết học Hy Lạp đã bàn tới điều này. Theo đó, người tự do là người có sự rảnh rỗi, đối lập với người nô lệ. Và những người tự do sử dụng thời gian rảnh rỗi ấy để tham gia vào đời sống chính trị của thành bang, để suy ngẫm và tranh luận triết học hay thảo luận về các vấn đề xã hội khác, để học tập hay trao đổi tin tức, Nhưng người tự do ở đây lại chỉ dành cho thiểu số và họ đặt lao động sản xuất đối lập với hoạt động tinh thần, coi nó là công việc của người nô lệ. Sự khác biệt trong quan niệm của Mác là ở chỗ, tất cả mọi người đều lao động trong lĩnh vực mà họ có khả năng và yêu thích; và thời gian lao động được rút ngắn lại - điều này hoàn toàn có thể thực hiện được với sự phát triển mạnh mẽ của LLSX - con người sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, có thời gian để hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, có thời gian để nâng cao trình độ, phát triển trí tuệ, năng lực. Điểm tương đồng trong quan điểm của Mác với các nhà triết học cổ đại theo chúng tôi là ở chỗ, thời gian rảnh rỗi ở đây là thời gian không bị bó buộc (các ngày nghỉ, các kỳ nghỉ,). Con người được tự do sử dụng thời gian đó để làm bất cứ những gì mình yêu thích hàng ngày mà không bị câu ép từ bất cứ điều gì. Sự phát triển mạnh mẽ của LLSX dẫn tới sự phát triển xã hội suy đến cùng là nhằm PTCN. Bởi “sự phát triển của lực lượng sản xuất hay sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội, bản thân chúng, tự thân chúng, không có ý nghĩa tiến bộ hay không tiến bộ. Sự phát triển hay thay thế ở đây vì con người, vì “sự phát triển phong phú 36 bản chất con người”. Chỉ con người mới có mục đích tự thân là vì sự tiến bộ của con người” [110, tr.101]. Con người vừa là chủ thể làm ra lịch sử của mình, vừa là sản phẩm của quá trình đó. “C.Mác - Ph.Ăngghen đã hình dung sự phát triển, hoàn thiện của con người đi qua mọi dích dắc lịch sử, từ văn minh trong dã man và dã man trong văn minh, với tha hóa và giải tha hóa rồi sẽ tiến đến con người tự do, phát triển và hoàn thiện nhân cách” [9, tr.218]. Chế độ xã hội tương lai mà nhân loại hướng tới không chỉ khác về bản chất so với tất cả các chế độ xã hội trước đó, mà nó còn tạo ra những tiền đề hiện thực, một nền tảng vững chắc cho sự PTCN với tư cách là cá nhân và cả cộng đồng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa những cá nhân với nhau trong một “liên hợp”. Trong “liên hợp” đó, tự do của mỗi người chẳng những không cản trở tự do của người khác mà ngược lại, còn trở thành điều kiện cho sự phát triển tự do của người khác. Trong “liên hợp” đó, con người có đầy đủ điều kiện và phương tiện hiện thực để “phát triển toàn diện những năng khiếu” của bản thân, để phát triển bản chất xã hội phong phú, để con người tồn tại đúng với ý nghĩa chân chính của từ này. Theo nghĩa đó, “quan niệm về “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” và tư tưởng về sự phát triển toàn diện “những cá nhân hiện thực” của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã, đang và sẽ còn được coi là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, là giá trị tuyệt đối và tự mục đích của sự phát triển và tiến bộ xã hội” [123, tr.13]. 2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển con người Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Vấn đề con người và PTCN Việt Nam được Người gắn chặt với đường lối cách mạng chiến lược do Người vạch ra, xoay quanh hai mục tiêu lớn là giải phóng và phát triển. Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội để đi đến giải phóng từng cá nhân, đưa con người Việt Nam lên địa vị người chủ - làm chủ xã hội do mình tạo lập, xây dựng và làm chủ chính bản thân, tự quyết định vận mệnh của mình. “Đó là phát triển con người toàn diện, với mọi năng lực sáng tạo của mình, thực hiện những quyền cơ bản thiêng liêng của con người – quyền được sống trong độc lập, tự do và mưu cầu hạnh 37 phúc” [10, tr.270]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về PTCN có thể tìm thấy những quan điểm tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển toàn diện của con người trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ. Người viết: “Thể dục: Để làm cho thân thể khỏe mạnh. Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm tri thức mới. Mỹ dục: Để phân biệt cái đẹp, cái gì không đẹp. Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu của công” [70, tr.75]. Trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới thì con người luôn đóng vai trò quyết định nhất, là chủ thể của mọi quá trình kiến tạo xã hội. Con người được phát triển toàn diện vừa là mục tiêu vừa là sản phẩm của sự phát triển. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến việc thể chế hóa các mục tiêu nhân văn bằng các chính sách xã hội, nhằm tạo ra những điều kiện cho sự PTCN trên thực tế. Thấm nhuần quan điểm của triết học Mác về PTCN, Hồ Chí Minh khi xem xét đến những tiền đề cho sự phát triển thì Người luôn nhấn mạnh đến việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của nhân dân, đó là: “1- Làm cho dân có ăn. 2- Làm cho dân có mặc. 3- Làm cho dân có chỗ ở. 4- Làm cho dân có học hành” [69, tr.152]. Coi con người là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa, của mọi chương trình kiến thiết, Hồ Chí Minh xác định, xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội sao cho đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày càng tốt, xã hội ngày một văn minh, tiến bộ; hướng tới giải phóng con người, làm cho con người phát triển mọi năng lực sáng tạo, hoàn thiện nhân tính trong sự phát triển hài hòa của xã hội. Những quan điểm có tính chất nền tảng của triết học Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những tư tưởng tiến bộ của thời đại về con người và PTCN, đã được Đảng cộng sản Việt Nam kế thừa và vận dụng sáng tạo trong quá... Minh Hương (2009), Lại bàn về tham dự trong phát triển con người, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 4, tr.52-58. 55. Đào Thị Minh Hương (2013), “Phát triển bền vững con người: Lịch sử vấn đề và sự cần thiết triển khai nghiên cứu tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 2, tr.3-14. 56. Đào Thị Minh Hương (2014), “Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người: một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam hiện nay (Phần I: Tăng trưởng kinh tế vầ bất bình đẳng thu nhập”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3 (72), tr.3 – 12. 57. Đào Minh Hương (2014) Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người: Một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam hiện nay (Phần II: Tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sinh kế và giảm nghèo), ?ItemID=10, 27/11/2014. 58. Đào Thị Minh Hương (2015), Phát triển con người từ góc độ chăm sóc sức khỏe: một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, D=125, 17/04/2015. 59. Đào Thị Minh Hương (2015), “Phát triển con người Việt Nam nhìn từ góc độ giáo dục giai đoạn năm 2001 – 2010”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 2 (77), tr.3-16. 60. Đào Thị Minh Hương (2015), “Phát triển con người Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ lao động, việc làm và năng suất lao động”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3 (78), tr.3-22. 161 61. Trần Đức Hiệp (2010), “Phân phối thu nhập ở Việt Nam: một số thách thức nhìn từ mục tiêu phát triển con người”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 12, tr.48-52. 62. K.N (2015), Ngành Y tế Thái Nguyên: Gắn việc học tập và làm theo lời Bác với phong trào thi đua yêu nước, viec-hoc-tap-va-lam-theo-loi-bac-voi-phong-trao-thi-dua-yeu-nuoc- 2015022514224078.htm, 4/3/2015. 63. Nguyễn Thế Kiệt (2008), “Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 06, tr.03-10. 64. Hyungkee Kim (2011), “Một chính sách tri thức đoàn kết cho sự phát triển con người bền vững”, Tạp chí Triết học, số 11, tr.44-50. 65. Hyungkee Kim (2011), “Một chính sách tri thức đoàn kết cho sự phát triển con người bền vững”, Tạp chí Triết học, số 12, tr.41-50. 66. Khoa Khoa học sự sống, Công bố liệu pháp mới trong điều trị tận gốc ung thư dạ dày, goc--ung-thu-da-day-635, đăng ngày 06/06/2016 67. Bùi Bá Linh (2001), Góp phần tìm hiểu quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người và giải phóng con người, LATS Triết học, Viện Triết học. 68. Nguyễn Thị Lê (2010), “Phát triển con người trên thế giới: Khái niệm và đo lường”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 1, tr.25-33. 69. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 70. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. C.Mác-Ph.Ăngghen (1977), Phoi ơ bắc sự đối lập giữa quan điểm duy vật chủ nghĩa và quan điểm duy tâm chủ nghĩa (Chương 1 của “Hệ tư tưởng Đức”), Nxb. Sự thật, Hà Nội. 72. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. C.Mác-Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 16, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 162 78. C.Mác-Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. C.Mác-Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 21, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 80. C.Mác-Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. C.Mác-Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. C.Mác-Ph.Ăngghen 1995), Toàn tập, tập 26, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 83. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 27, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 46, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. GS.TS Đỗ Hoài Nam (chủ biên, 2001), Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 - Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Mai Quỳnh Nam (2013), Các kết luận được rút ra từ chương trình nghiên cứu: “Một số vấn đề cơ bản về phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, in trong cuốn “Viện nghiên cứu con người - một số kết quả nghiên cứu” do Lương Đình Hải và Mai Quỳnh Nam đồng chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội. 88. C.Nam (2012), Giải pháp thu hút nguồn nhân lực y tế, 89. Đức Năm - Xuân Huy (2014), Thái Nguyên đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trước kế hoạch 1 năm, b+content/sites/ttsk/ttsk_thdct/dc64f38046ad8fba9ef59e9a09560503, 24/12/2014. 90. Phạm Thành Nghị (2006), “Phát triển con người bền vững và những thách thức trong quản lý”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, tr.91-100. 91. Trần Nhung (2014), Thái Nguyên: Sự bứt phá kỷ lục về tăng trưởng kinh tế, T=/web+content/sites/ttsk/ttsk_hddpdv/47b3bd00469db18798979a9a09560503, 19/12/2014. 92. Kim Ngân, Xã hội hóa công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, nan-xa-hoi-222626-85.html 93. Ngân hàng thế giới (2014), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2014 - Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam, 163 94. Trịnh Thị Kim Ngọc (2008), “Phát triển con người qua phân tích quan điểm “phát triển là quyền tự do” của Amartya Sen”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 5, tr 53-61. 95. Trịnh Thị Kim Ngọc (2014), Tiếp cận phát triển con người theo tiêu chí sắc tộc của UNDP – một sáng kiến thành công cần áp dụng tại Việt Nam, in trong cuốn “Viện nghiên cứu con người – một số kết quả nghiên cứu” do Lương Đình Hải và Mai Quỳnh Nam đồng chủ biên, Nxb KHXH. 96. Nhóm PV (2013), Trực tuyến: Giáo dục mầm non Thái Nguyên trên đường cán đích phổ cập trẻ 5 tuổi, Thai-Nguyen-tren-duong-can-dich-pho-cap-tre-5-tuoi/c/11754622.epi, 21/08/2013. 97. Nhóm PV (2014), Sai phạm tại BV quốc tế Thái Nguyên cần phải xử lý nghiêm, nghiem/c/13934241.epi, 29/05/2014. 98. Pratibha Mehta, Bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao về Đối ngoại Đa phương trong Thế kỷ 21 – Khuyến nghị cho Việt Nam, speech-by-ms-pratibha-mehta-un-resident-coordinator-and-undp-resident- representative-vietnam-at-high-level-conference-on-multilateral-diplomacy-in-the- 21st-century-recommendations-for-viet-nam.html 99. Pahe (2012), Công bằng sức khỏe ở Việt Nam: Góc nhìn xã hội dân sự, Nxb Lao động. 100. Quốc Phong - Minh Hoàng, Tạo sự gắn kết giữa hoạt động đào tạo với định hướng việc làm, dong-dao-tao-voi-dinh-huong-viec-lam-237101-85.html 101. Nguyễn Phú, Ngày hội tuyển dụng của Lilama 69-1 tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, lilama-69-1-tai-truong-dai-hoc-ky-thuat-cong-nghiep-thai-nguyen-c70005a933.html 102. Nguyễn Thế Phương (2015), Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Traodoi/2015/35539/Viet-Nam-thuc-hien-cac-muc-tieu-phat-trien-Thien-nien- ky.aspx, 8/10/2015. 164 103. Đặng Phước, Kiểm tra công tác tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng tại Thái Nguyên, nhung/201512/kiem-tra-cong-tac-tong-ket-10-nam-thuc-hien-luat-phong-chong- tham-nhung-tai-thai-nguyen-299611/ 104. Nguyễn Duy Quý (2002), “Văn hóa và sự phát triển con người”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 1, tr.22-25. 105. Nguyễn Duy Quý, Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2006, tr.121 106. Hồ Sĩ Quý (2000), “Phát triển con người: Những điều cần làm rõ”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 10. 107. Hồ Sỹ Quý (2002), “Con người là trung tâm: Sự khác biệt giữa hai quan điểm tiêu biểu”, Triết học, (11), tr.18-26. 108. Hồ Sĩ Quý (chủ biên, 2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 109. Hồ Sĩ Quý (2005), “Phát triển con người Việt Nam qua các báo cáo thường niên về phát triển con người của UNDP”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 4, tr.19-27. 110. Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb Giáo dục. 111. Hoàng Quý (2015), Đột phá trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, dai-hoi-dang-bo-tinh-lan-thu-xiii-nhung-thanh-tuu-noi-bat-dot-pha-trong-nang-cao- chat-luong-nguon-nhan-luc-y-te-2283244/, 14/09/2015 112. Nguyễn Văn Sơn (2013), Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. 113. Nguyễn Văn Sơn (2015), “Xây dựng con người phát triển toàn diện trong quan điểm phát triển bền vững của Đảng cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 10/2015, tr.3-8. 114. Lê Cộng Sự (2006), “Đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người trong triết học L.Phoiơbắc qua "Hệ tư tưởng Đức", Tạp chí Triết học, số 11, tr.13-21. 165 115. TTCNTT – TV, Ngày hội tuyển dụng vị trí Kỹ thuật viên của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, 116. Vũ Thị Thanh (2010), Cách tiếp cận và các chiều cạnh của phát triển con người, canh-cua-phat-trien-con-nguoi.htm 117. Lê Thi (2006), “Nâng cao chỉ số phát triển con người Việt Nam và công cuộc xóa đói giảm nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 2, 2006, tr.33-38. 118. Tập đoàn Samsung - Các hoạt động hợp tác giữa SEVT với trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật, Đại Học Thái Nguyên, 24/5/2016 119. Trần Hữu Tiến (1994), “Vấn đề con người, cá nhân và xã hội trong học thuyết Mác”, Tạp chí Cộng sản, số 01. 120. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Địa chí Thái Nguyên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 121. Lê Ngọc Tòng (1999), Quan niệm của C.Mác về con người và vấn đề phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, LATS Triết học, Viện Triết học. 122. Đặng Hữu Toàn (2003), Học thuyết Mác về con người và giải phóng con người, in trong cuốn Hồ Sĩ Quý (chủ biên, 2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 123. Đặng Hữu Toàn (2005), “Phát triển con người - thước đo nhân văn của tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6, tr.3-14. 124. Đặng Hữu Toàn (2015), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở đổi mới giáo dục – đào tạo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 12/2015, tr.3-13. 125. Nguyễn Anh Tuấn (2003), Tha hóa theo quan niệm của Mác, in trong cuốn Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen, (Hồ Sĩ Quý chủ biên, 2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 126. Nguyễn Đình Tuấn (2009), “Phát triển con người Việt Nam thời kỳ đổi mới từ quan điểm đến hành động”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 4. 166 127. Nguyễn Đình Tuấn (2014), “Nghiên cứu phát triển con người, xu hướng và những gợi mở”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 1, tr.11-24. 128. Minh Trang (dịch, 2013), Amartya Sen: Sự phát triển bị giam hãm, 129. Quỳnh Trang, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên bị bắt, bat-3086697.html, 30/9/2014 130. Ngọc Trâm (2014), Bàn giao thiết bị y tế do VietinBank tài trợ tại Thái Nguyên, https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/14/08/ban-giao-thiet-bi-y- te-do-vietinbank-tai-tro-tai-thai-nguyen.html?p=1, 7/8/2014. 131. Kiên Trung, 8 đời bí thư, chủ tịch tỉnh chưa xong 1,5km đường, 5km-duong.html, 04/01/2016 132. Sơn Trường (2015), Tăng trưởng kinh tế: “Về đích” ngoạn mục, 228354-108.html, 2/7/2015 133. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2000), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1996 – 1999, Nxb Thống kê Hà Nội. 134. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2010), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009, Thái Nguyên. 135. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả năm 2014 tỉnh Thái Nguyên. 136. Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Thái Nguyên (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014, Thái Nguyên. 137. Phạm Thị Ngọc Trầm (1992), “Những tư tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen V.I.Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên”, Tạp chí Triết học, số 1. 138. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1999), Phát triển con người - từ quan niệm đến chiến lược hành động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 139. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2001), Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 - Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 167 140. Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2014), Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế thế giới, nong-nghiep-trong-nen-kinh-te-the-gioi.html 141. Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2014), Kinh tế nông thôn ở Việt Nam: Vai trò và định hướng phát triển trong thời gian tới, te-nong-thon-o-Viet-Nam-Vai-tro-va-dinh-huong-phat-trien-trong-thoi-gian- toi.html 142. UNDP, Báo cáo phát triển con người qua các năm, 143. UNDP (2010), Tóm tắt Báo cáo phát triển con người 2010, Của cải thực sự của quốc gia: Đường đi tới phát triển con người, 144. UNDP (2011), Tóm tắt Báo cáo phát triển con người 2011, Bền vững và công bằng: Một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, 145. UNDP (2011), Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người, Báo cáo quốc gia về phát triển con người 2011, Hà Nội. 146. UNDP (2012), Ngoài GDP, UNDP đề xuất biện pháp phát triển con người bền vững, oing-beyond-gdp-undp-proposes-human-development-measure-of-sustainability/, 20-06-2012. 147. UNDP (2014), Tóm tắt Báo cáo phát triển con người 2014, Duy trì thành quả phát triển con người: Giảm thiểu nguy cơ tổn thương và tăng cường khả năng chống chịu, phục hồi, 148. UNDP (2016), Tăng trưởng vì mọi người – Báo cáo phát triển con người Việt Nam về tăng trưởng bao trùm, Nxb Khoa học xã hội. 149. UNDP (2016), Tổng quan Báo cáo phát triển con người năm 2015: Việc làm vì phát triển con người, Hà Nội. 150. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Đề án phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010, Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên. 168 151. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010, Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên. 152. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên. 153. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên, Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên. 154. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội hàng năm của UBND tỉnh từ 2009 đến 2015, lưu phòng văn thư UB tỉnh 155. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, Lưu tại Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên. 156. UBND Tỉnh Thái Nguyên (2014), Diễn biến tình hình hộ nghèo hàng năm giai đoạn 2009 – 2013, Lưu phòng văn thư, Sở lao động – TB&XH. 157. UBND Tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Lưu phòng văn thư. 158. UBND tỉnh Thái Nguyên (2015), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo cáo Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2014, Phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015 (Lưu phòng Văn thư Sở). 159. PV, Thái Nguyên: Nỗ lực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, 6/8/2015 160. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2006), Phát triển con người Việt Nam 1999 -2004 - Những thay đổi và xu hướng chủ yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 161. Viện KHXH Việt Nam, Viện Thông tin KHXH, Hồ Sĩ Quý (2011), Tiến bộ xã hội - Một số vấn đề về mô hình phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á, Nxb Tri Thức. 162. Worldbank, Tổng quan Báo cáo phát triển thế giới 2012: Bình đẳng giới và phát triển, ICEXT/EXTEAPREGTOPSOCDEV/0,,contentMDK:23068982~menuPK:502946~ pagePK:64215727~piPK:64215696~theSitePK:502940,00.html 169 163. Worldbank, Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: Tiến bộ ấn tượng, Thách thức mới nổi, in-vietnam-remarkable-progress-emerging-challenges 164. Biktimirovaz.z, An ninh trong quan niiệm phát triển con người, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, số TN 2003 -58, người dịch Thu Khanh. Tài liệu Tiếng Anh 165. Helen Clark (2012), Achieving Sustainable Human Development (Để đạt được phát triển con người bền vững), clark-achieving-sustainable-human-development-.html, 29/05/2012. 166. Selim Jahan, The Human Development Index – what it is and what it is not, 167. HDRO (2015), What is Human Development?, human-development PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Tỷ lệ xã/phường/thị trấn có bác sỹ phân theo huyện/thành/phố/thị xã Đơn vị: % 2000 2005 2008 2010 2012 2014 Toàn tỉnh 100.0 100.0 92.2 92.2 97.8 90.1 TP Thái Nguyên 100.0 100.0 84.6 92.9 92.9 85.7 Thị xã Sông Công 100.0 100.0 100.0 77.8 70.0 70.0 Huyện Định Hóa 100.0 100.0 9.5.8 100.0 100.0 100.0 Huyện Võ Nhai 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Huyện Phú Lương 100.0 100.0 87.5 87.5 87.5 75.0 Huyện Đồng Hỷ 100.0 100.0 95.0 100.0 100.0 100.0 Huyện Đại Từ 100.0 100.0 80.6 45.2 45.2 64.5 Huyện Phú Bình 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Huyện Phổ Yên 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014, tr.290 PHỤ LỤC 2 Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương năm 1999 Địa phương Chỉ số HDI Xếp hạng HDI Chỉ số tuổi thọ Chỉ số giáo dục Chỉ số GDP Thái Nguyên 0,640 26 0,75 0,83 0,34 Bắc Giang 0,620 37 0,76 0,82 0,28 Bắc Kạn 0,585 47 0,70 0,80 0,25 Cao Bằng 0,541 54 0,60 0,73 0,30 Hà Giang 0,477 59 0,58 0,61 0,24 Toàn quốc 0,651 0,721 0,803 0,430 TDMNPB 0,578 0,68 0,76 0,30 (Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011) PHỤ LỤC 3 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về giáo dục và chỉ số giáo dục tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương năm 1999 Địa phương Chỉ số HDI Xếp hạng HDI Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) Tỷ lệ đi học các cấp (%) Chỉ số giáo dục Xếp hạng chỉ số giáo dục Thái Nguyên 0,640 26 94,7 60,18 0.83 16 Bắc Giang 0,620 37 93,3 59,55 0,82 20 Bắc Kạn 0,585 47 85 69,76 0,80 32 Cao Bằng 0,541 54 75 67,57 0,73 53 Hà Giang 0,477 59 61 61,01 0,61 59 Toàn quốc 0,651 90,3 60,34 0,803 TDMNPB 0,578 83,05 61,52 0,76 (Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011) PHỤ LỤC 4 Tuổi thọ trung bình và chỉ số tuổi thọ tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương năm 1999 Địa phương Chỉ số HDI Chỉ số tuổi thọ Chênh lệch giữa chỉ số HDI và chỉ số tuổi thọ Giá trị Xếp hạng Tuổi thọ Chỉ số tuổi thọ Xếp hạng Thái Nguyên 0,640 26 70,06 0,75 23 -3 Bắc Giang 0,620 37 70,34 0,76 22 -15 Bắc Kạn 0,585 47 67,22 0,70 41 -4 Cao Bằng 0,541 54 60,99 0,60 55 1 Hà Giang 0,477 59 60,02 0,55 58 -1 Toàn quốc 0,651 68,26 0,721 TDMNPB 0,578 65,79 0,68 (Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 và tính toán của NCS) PHỤ LỤC 5 GDP/người và chỉ số GDP tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương năm 1999 Địa phương Chỉ số HDI Chỉ số GDP Chênh lệch giữa chỉ số HDI và chỉ số GDP Giá trị Xếp hạng GDP/ người PPP US$ Giá trị Xếp hạng Thái Nguyên 0,640 26 761,1 0,34 30 4 Bắc Giang 0,620 37 545,0 0,28 56 19 Bắc Kạn 0,585 47 453,7 0,25 59 12 Cao Bằng 0,541 54 594,3 0,30 48 -6 Hà Giang 0,477 59 417,2 0,24 60 1 Toàn quốc 0,651 1316,9 0,430 TDMNPB 0,578 595,8 0,30 (Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 và tính toán của NCS) PHỤ LỤC 6 Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương năm 2008 Địa phương HDI GDP (PPP US$) Chỉ số GDP Tuổi thọ (năm) Chỉ số tuổi thọ Thái Nguyên 0,709 1896,2 0,491 73,14 0,802 Bắc Giang 0,687 1295,9 0,428 72,18 0,786 Bắc Kạn 0,666 1074,6 0,396 71,25 0,771 Cao Bằng 0,658 1340,7 0,433 68,44 0,724 Hà Giang 0,570 801,0 0,347 65,99 0,64 Toàn quốc 0,728 2840,4 0,559 72,66 0,794 TDMNPB 0,660 1421,6 0,439 69,94 0,749 Địa phương HDI Xếp hạng HDI Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) Tỷ lệ nhập học các cấp (%) Chỉ số giáo dục Thái Nguyên 0,709 30 96,34 57,15 0,833 Bắc Giang 0,687 45 96,24 61,95 0,848 Bắc Kạn 0,666 54 91,32 66,56 0,831 Cao Bằng 0,658 55 83,81 77,11 0,816 Hà Giang 0,570 62 73,1 57,86 0,68 Toàn quốc 0,728 93,6 61,78 0,83 TDMNPB 0,660 88,03 62,02 0,794 (Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011) PHỤ LỤC 7 Chỉ số HDI và các chỉ số thành phần tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương năm 2012 Địa phương HDI GDP (PPP US$) Chỉ số GDP Tuổi thọ (năm) Chỉ số tuổi thọ Thái Nguyên 0,741 2547,11 0,540 73,08 0,800 Bắc Giang 0,711 1295,9 0,428 72,18 0,786 Bắc Kạn 0,685 1074,6 0,396 71,25 0,771 Cao Bằng 0,653 1340,7 0,433 68,44 0,724 Hà Giang 0,586 801,0 0,347 65,99 0,64 Toàn quốc 0,728 2840,4 0,559 72,66 0,794 TDMNPB 0,660 1421,6 0,439 69,94 0,749 Địa phương HDI Xếp hạng HDI Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) Tỷ lệ nhập học các cấp (%) Chỉ số giáo dục Thái Nguyên 0,741 26 97,7 69,02 0,88 Bắc Giang 0,711 47 96,24 61,95 0,848 Bắc Kạn 0,685 55 91,32 66,56 0,831 Cao Bằng 0,653 59 83,81 77,11 0,816 Hà Giang 0,586 62 73,1 57,86 0,68 Toàn quốc 0,728 93,6 61,78 0,83 TDMNPB 0,660 88,03 62,02 0,794 (Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2015) PHỤ LỤC 8 HDI tỉnh Thái Nguyên phân theo huyện, thị 1999 - 200932 Đơn vị Chỉ số giáo dục Chỉ số kinh tế Chỉ số y tế HDI 1999 2009 1999 2009 1999 2009 1999 2009 Cả nước 0,830 0,830 0,490 0,569 0,760 0,797 0,696 0,728 Toàn tỉnh 0,833 0,859 0,375 0,521 0,743 0,805 0,651 0,740 TPTN 0,897 0,924 0,482 0,604 0,768 0,832 0,716 0,787 S.Công 0,844 0,853 0,414 0,551 0,774 0,826 0,677 0,743 Phổ Yên 0,815 0,843 0,389 0,531 0,764 0,842 0,656 0,739 Đồng Hỷ 0,806 0,820 0,358 0,514 0,756 0,813 0,640 0,716 Đại Từ 0,814 0,836 0,338 0,478 0,753 0,809 0,635 0,708 Phú Lương 0,816 0,833 0,284 0,432 0,735 0,790 0,612 0,685 Võ Nhai 0,798 0,807 0,267 0,428 0,758 0,817 0,607 0,684 Định Hóa 0,836 0,839 0,269 0,431 0,725 0,779 0,610 0,683 Phú Bình 0,816 0,841 0,294 0,431 0,715 0,754 0,608 0,675 32 TS Vũ Vân Anh, Chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 – 2009, Nxb Đại học Thái Nguyên, tr.107. PHỤ LỤC 9 Chỉ tiêu GDP/người tỉnh Thái Nguyên theo huyện, thành phố, thị xã giai đoạn 1999-200933 Địa phương Năm 1999 Năm 2009 GDP/người (USD - PPP) IGDP GDP/người (USD - PPP) IGDP Toàn tỉnh 948 0,375 2261 0,521 TP TN 1791 0,482 3738 0,604 TX S.Công 1191 0,414 2714 0,551 Phổ Yên 1027 0,389 2403 0,531 Đồng Hỷ 853 0,358 2178 0,514 Đại Từ 758 0,338 1752 0,478 Phú Bình 582 0,294 1326 0,431 Phú Lương 549 0,284 1329 0,432 Định Hóa 501 0,269 1324 0,431 Võ Nhai 494 0,267 1301 0,428 33 Vũ Vân Anh (2012), Chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 -2009, Nxb Đại học Thái Nguyên, tr.90. PHỤ LỤC 10 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Thái Nguyên năm 2009 (%)34 Tỷ lệ dân số đã tốt nghiệp sơ cấp nghề Tỷ lệ dân số đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp Tỷ lệ dân số đã tốt nghiệp cao đẳng Tỷ lệ dân số đã tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 2,9 1,4 7,2 6,9 1,6 2,5 3,0 2,4 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 6,3 1,4 21,7 4,4 5,2 1,5 11,7 1,0 Dân tộc kinh Dân tộc khác Dân tộc kinh Dân tộc khác Dân tộc kinh Dân tộc khác Dân tộc kinh Dân tộc khác 4,6 1,2 14,4 4,0 4,7 1,0 6,8 1,0 34 Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Giáo dục ở Việt Nam: phân tích các chỉ số chủ yếu, Hà Nội, tr.147-153. PHỤ LỤC 11 Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Nguyên chia theo huyện/thành phố/ thị xã Địa phương 2006 2009 2012 2014 Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Toàn tỉnh 61 695 23,74 39 471 13,99 41 025 13,76 28,118 9,06 TP TN 3866 6,97 1764 2,86 2069 3,11 1239 1,76 Sông Công 1940 17,18 931 6,35 645 5,02 476 3,58 Định Hóa 8509 38,90 5424 23,21 6191 24,82 4838 18,94 Võ Nhai 6510 46,53 4170 25,20 5149 31,35 3633 21,98 Phú Lương 7303 28,96 5272 19,60 4054 13,89 2798 9,53 Đồng Hỷ 6473 23,65 4525 15,99 4574 16,18 3106 10,82 Đại Từ 11081 28,0 7690 17,59 9213 19,69 5894 12,28 Phú Bình 9228 28,12 6317 18,80 5764 16,07 3866 10,43 Phổ Yên 6785 21,14 3441 10,23 3366 9,03 2268 5,47 Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009, 2012, 2014. PHỤ LỤC 12 Chỉ số HDI và xếp hạng HDI tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương 1999 -2008 Địa phương Năm 1999 Năm 2008 Chênh lệch 2008 - 1999 Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Thái Nguyên 0,640 26 0,709 30 -4 Bắc Giang 0,620 37 0,687 45 -8 Bắc Kạn 0,585 47 0,666 54 -7 Cao Bằng 0,541 54 0,658 55 -1 Hà Giang 0,477 59 0,570 62 -3 (Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011) PHỤ LỤC 13 Chỉ số giáo dục và mức độ tăng trưởng chỉ số giáo dục tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương 1999 – 2008 Địa phương Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) Tỷ lệ nhập học chung (%) Chỉ số giáo dục So sánh 1999 – 2008 1999 2008 1999 2008 1999 2008 Về giá trị Về tỷ lệ Thái Nguyên 94,7 96,34 60,18 57,15 0,83 0,833 0,003 0,36 Bắc Giang 93,3 96,24 59,55 61,95 0,72 0,848 0,128 17,8 Bắc Kạn 85,0 91,32 69,76 66,56 0,80 0,831 0,031 3,88 Cao Bằng 75,0 83,81 67,57 77,11 0,73 0,816 0,086 11,8 Hà Giang 61,0 73,1 61,01 57,86 0,61 0,68 0,07 11,5 Sơn La 69,1 81,19 57,9 63,24 0,65 0,752 0,102 15,7 Lai Châu 53,4 61,59 49,16 58,65 0,52 0,606 0,086 16,53 Toàn quốc 90,3 93,6 60,34 61,78 0,803 0,83 0,027 3,36 TDMNPB 83,05 88,03 61,52 62,02 0,76 0,794 0,034 4,47 NHDR 2011 và tính toán của NCS PHỤ LỤC 14 Chỉ số giáo dục và mức độ tăng trưởng chỉ số giáo dục tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương 2008 – 2012 Địa phương Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) Tỷ lệ nhập học chung (%) Chỉ số giáo dục So sánh 2008 - 2012 2008 2012 2008 2012 2008 2012 Về giá trị Về tỷ lệ Thái Nguyên 96,34 97,70 57,15 69,02 0,833 0,88 0,047 5,64 Bắc Giang 96,24 96,9 61,95 59,39 0,848 0,82 -0,028 -3,33 Bắc Kạn 91,32 90,80 66,56 56,56 0,831 0,79 -0,041 -4,93 Cao Bằng 83,81 84,70 77,11 56,99 0,816 0,75 -0,066 -8,08 Hà Giang 73,1 73,10 57,86 52,61 0,68 0,65 -0,03 -4,41 Sơn La 81,19 74,90 63,24 52,20 0,752 0,67 -0,082 -10,9 Lai Châu 61,59 65,60 58,65 55,26 0,606 0,61 0,004 0,66 Toàn quốc 93,6 94,50 61,78 63,43 0,83 0,84 0,01 1,20 Tính toán của NCS dựa trên NHDR 2011, 2015 PHỤ LỤC 15 Chỉ số tuổi thọ và mức độ tăng trưởng chỉ số tuổi thọ tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương giai đoạn 1999 – 2008 Địa phương Tuổi thọ (năm) Chỉ số tuổi thọ So sánh 1999 – 2008 1999 2008 1999 2008 Về giá trị Về tỷ lệ (%) Thái Nguyên 70,06 73,14 0,75 0,802 0,052 6,9 Bắc Kạn 67,22 71,25 0,70 0,771 0,071 10,1 Cao Bằng 60,99 68,44 0,60 0,724 0,124 20,7 Hà Giang 60,02 65,99 0,55 0,64 0,09 16,4 Sơn La 63,4 68,8 0,64 0,73 0,09 14,1 Hòa Bình 62,23 71,25 0,62 0,771 0,151 24,4 Lạng Sơn 60,22 71,3 0,59 0,772 0,182 30,8 Toàn quốc 68,26 69,94 0,721 0,749 0,028 3,9 Tính toán của NCS dựa trên NHDR 2011 Chỉ số tuổi thọ và mức độ tăng trưởng chỉ số tuổi thọ tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương giai đoạn 2008 - 2012 Địa phương Tuổi thọ (năm) Chỉ số tuổi thọ So sánh 2008 - 2012 2008 2012 2008 2012 Về giá trị Về tỷ lệ (%) Thái Nguyên 73,14 73,08 0,802 0,80 -0,002 -0,24 Bắc Kạn 71,25 71,86 0,771 0,76 -0,0011 -1,42 Cao Bằng 68,44 69,75 0,724 0,74 0,016 2,20 Hà Giang 65,99 66,79 0,64 0,69 0,05 7,8 Sơn La 68,8 69,97 0,73 0,74 0,01 1,36 Hòa Bình 71,25 72,21 0,771 0,78 0,009 1,16 Lạng Sơn 71,3 71,57 0,772 0,77 -0,002 -0,25 Toàn quốc 69,94 73,05 0,749 0,80 0,051 6,8 Tính toán của NCS dựa trên NHDR 2011 và 2015 PHỤ LỤC 16 Chỉ số GDP và mức độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương 1999 - 2008 Địa phương GDP/người (PPP US$) Chỉ số GDP So sánh 1999 – 2008 1999 2008 1999 2008 Về giá trị Về tỷ lệ (%) Thái Nguyên 761,1 1896,2 0,34 0,491 0,151 44,4 Bắc Giang 545,0 1295,9 0,28 0,428 0,148 52,9 Bắc Kạn 453,7 1074,6 0,25 0,396 0,146 58,4 Cao Bằng 594,3 1340,7 0,30 0,433 0,133 44,3 Hà Giang 417,2 801,0 0,24 0,347 0,107 44,6 Toàn quốc 1.316,9 2840,4 0,43 0,559 0,129 30,0 TDMNPB 595,8 1421,6 0,30 0,439 0,139 46,3 Tính toán của NCS dựa trên NHDR 2011 và 2015 PHỤ LỤC 17 Chỉ số GDP và mức độ tăng trưởng GDP tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương 2008 - 2012 Địa phương GDP/người (PPP US$) Chỉ số GDP So sánh 2008 - 2012 2008 2012 2008 2012 Về giá trị Về tỷ lệ (%) Thái Nguyên 1896,2 2547,11 0,491 0,54 0,049 10,0 Bắc Giang 1295,9 1909,44 0,428 0,49 0,062 14,4 Bắc Kạn 1074,6 1766,68 0,396 0,48 0,084 21,2 Cao Bằn 1340,7 1564,27 0,433 0,46 0,027 6,2 Hà Giang 801,0 1083,72 0,347 0,39 0,043 12,4 Toàn quốc 2840,4 3979,28 0,559 0,61 0,051 9,1 Tính toán của NCS dựa trên NHDR 2011 và 2015 PHỤ LỤC 18 Chỉ số HDI và xếp hạng HDI tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương 2008 - 2012 Địa phương Năm 2008 Năm 2012 Chênh lệch 2008 2012 Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Thái Nguyên 0,709 30 0,741 26 4 Bắc Giang 0,687 45 0,711 47 2 Bắc Kạn 0,666 54 0,685 55 1 Cao Bằng 0,658 55 0,653 59 4 Hà Giang 0,570 62 0,586 62 0 (Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011, 2015)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_con_nguoi_va_mot_so_van_de_trong_phat_tri.pdf
Tài liệu liên quan