ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THANH HÙNG
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ
LU N ÁN TIẾN S
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUẾ, NĂM 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THANH HÙNG
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ
CHUY N NGHÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 62 62 01 15
LU N ÁN TIẾN S
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢ NG D N: PGS TS HOÀNG H U H A
HUẾ, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế này
226 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn
trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án
Nguyễn Thanh Hùng
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả
tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban
Đào tạo Sau đại học – Đại học Huế, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế, Phòng
Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và phát triển, các phòng ban chức năng và tập
thể các nhà Khoa học của trường Đại học Kinh tế đã hỗ trợ, tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Hữu Hòa đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Sở NN & PTNT, Cục Thống kê tỉnh
Thừa Thiên Huế, Chi cục Thú y, Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Lâm - Ngư
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp và Phòng Thống kê thị xã Hương
Thủy, huyện Quảng Điền và Nam Đông và các hộ gia đình chăn nuôi lợn trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và thông
tin cần thiết để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án
Nguyễn Thanh Hùng
i
DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BCN Bán công nghiệp
CN Chăn nuôi
CN – XD Công nghiệp – Xây dựng
CP Cổ phần
DT Diện tích
DKQH Dự kiến quy hoạch
ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
ĐNB Đông Nam Bộ
ĐVT Đơn vị tính
GT Giá trị
GTSX Giá trị sản xuất
HQ Hiệu quả
HQKT Hiệu quả kinh tế
HTX Hợp tác xã
MC Móng Cái
NQ Nghị quyết
NLN Nông lâm nghiệp
NC Nghiên cứu
NN Nông nghiệp
NN & PTNT Nông nghệp và phát triển nông thôn
TĐPT BQ Tốc độ phát triển bình quân
SX Sản xuất
TACN Thức ăn chăn nuôi
TG Thời gian
TP Thành phố
TS Thủy sản
TT Truyền thống
TT.Huế Thừa Thiên Huế
TW Trung ương
TX Thị xã
UBND Ủy ban nhân dân
XD Xây dựng
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ................................................................................................... vi
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
3. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LU N VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI LỢN ................................................................................................................. 7
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn ............................................................ 7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 7
1.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn ................................................................ 10
1.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn ............................................................ 12
1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn ................................................ 16
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn ................................... 19
1.2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn ............................................ 24
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................ 24
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 28
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn ....................................................... 34
1.3.1. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn trên thế giới ................... 34
1.3.2. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn ở Việt Nam .................... 37
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển chăn nuôi lợn .................................. 41
iii
CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ..... 44
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội ở Thừa Thiên Huế ................................... 44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 44
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 48
2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................ 48
2.2.2. Khung phân tích .............................................................................................. 49
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 51
2.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý và tính toán tài liệu .......................................... 55
2.2.5. Phương pháp phân tích .................................................................................... 55
2.2.6. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 56
2.2.7. Phương pháp ma trận SWOT .......................................................................... 56
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn (Phụ lục 2) ................... 56
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở TỈNH
THỪA THI N HUẾ ............................................................................................... 57
3.1. Đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ........................... 57
3.1.1. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi lợn ................................................ 57
3.1.2. Mối quan hệ phát triển giữa CN lợn với ngành chăn nuôi và ngành NN ....... 67
3.1.3. Quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn ..................................... 70
3.1.4. Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm ....................................... 81
3.1.5. Hiệu quả chăn nuôi lợn ................................................................................... 88
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ......................................... 101
3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài ................................................................................. 101
3.2.2. Nhóm yếu tố bên trong .................................................................................. 108
3.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và vấn đề cần ưu tiên giải
quyết trong phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ................................. 114
3.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn ở
Thừa Thiên Huế ...................................................................................................... 114
iv
3.3.2. Những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa
Thiên Huế ................................................................................................................ 117
CHƢƠNG 4 ĐỊNH HƢ NG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
LỢN Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ .................................................................... 119
4.1. Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế ................................................................................................................ 119
4.1.1. Quan điểm ..................................................................................................... 119
4.1.2. Định hướng.................................................................................................... 120
4.1.3. Mục tiêu ........................................................................................................ 121
4.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ......... 123
4.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch ....................................................................... 123
4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 125
4.2.3. Nhóm giải pháp thị trường tiêu thụ ............................................................... 131
4.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách ...................................................................... 132
4.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ...................... 136
KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 139
1. Kết luận ............................................................................................................... 139
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 141
2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ................................................. 141
2.2. Đối với các cơ sở chăn nuôi ............................................................................. 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHI N CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LI N QUAN ĐẾN LU N ÁN ....................................................................... 151
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu mẫu khảo sát ........................................................ 54
Bảng 3.1. Quy mô và tăng trưởng đàn lợn tỉnh TT. Huế giai đoạn 2005-2015 .. 58
Bảng 3.2. Sản lượng và giá trị sản lượng thịt lợn tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2005-2015 ............................................................................ 60
Bảng 3.3. Năng suất chăn nuôi lợn thịt tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Bắc Trung bộ
và cả nước giai đoạn 2010-2015 ......................................................... 62
Bảng 3.4. Cơ cấu đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015 ................ 64
Bảng 3.5. Số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010-2015 ............................................................................ 65
Bảng 3.6. Số lượng và cơ cấu đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế theo v ng sinh thái
giai đoạn 2005-2015 ............................................................................ 67
Bảng 3.7. Quy mô và cơ cấu GO của ngành chăn nuôi lợn trong ngành nông
nghiệp và chăn nuôi T.T. Huế giai đoạn 2005-2015 ........................... 68
Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa chăn nuôi lợn và sản xuất lương thực .................... 70
Bảng 3.9. Tỷ lệ về số lượng đàn lợn thực tế so với dự kiến quy hoạch năm 2015
ở tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................ 71
Bảng 3.10. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010-2015 ............................................................................ 76
Bảng 3.11. Số lượng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2005-2015 ............................................................................ 77
Bảng 3.12. Tác động vốn đầu tư NN, LN TS đến tăng trưởng GTSX chăn nuôi
lợn ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015 ....................................... 80
Bảng 3.13. Nguồn cung giống lợn của các cơ sở điều tra ..................................... 81
Bảng 3.14. Nguồn cung thức ăn của các cơ sở điều tra trong chăn nuôi lợn ........ 82
Bảng 3.15. Tình hình nhập, xuất và giết mổ lợn thịt ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010- 2015 ........................................................................... 83
Bảng 3.16. Mức sản suất và tiêu d ng thịt lợn ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010 - 2015 .......................................................................... 84
vi
Bảng 3.17. Đóng góp của ngành chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015................................... 88
Bảng 3.18. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra
phân theo quy mô chăn nuôi .............................................................. 90
Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân
theo phương thức chăn nuôi ............................................................... 91
Bảng 3.20. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo quy mô .... 92
Bảng 3.21. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo phương thức
chăn nuôi ............................................................................................. 93
Bảng 3.22. Kết quả chăn nuôi nái sinh sản với các suất chiết khấu khác nhau ..... 94
Bảng 3.23. Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các cơ sở điều tra ........... 96
Bảng 3.24. Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế .................................... 97
Bảng 3.25. Quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở điều tra ........................ 99
Bảng 3.26. Kiểm định giả thuyết không có sự tồn tại phi hiệu quả kỹ thuật
trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên .................................................. 108
Bảng 3.27. Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-
Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật .............................................. 109
Bảng 3.28. Phân tổ mức hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt ...... 112
Bảng 3.29. Kết quả đánh giá xếp hạng khó khăn ................................................ 118
Bảng 4.1. Dự kiến chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Thừa Thiên Huế đến
năm 2020 ........................................................................................... 121
Bảng 4.2. Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2020 ........................................................................................... 122
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới năm 2010 – 2015 ............. 34
Biểu đồ 1.2. Thị phần các quốc gia xuất, nhập khẩu thịt lợn trên thế giới
năm 2015 ........................................................................................... 35
Biểu đồ 1.3. Số lượng và tốc độ phát triển số lượng lợn của Việt Nam
giai đoạn 2005-2015 .......................................................................... 37
Biểu đồ 1.4. Sản lượng và tốc độ phát triển sản lượng thịt lợn của Việt Nam
giai đoạn 2005-2015 .......................................................................... 38
Biểu đồ 1.5. Phân bố đàn lợn ở Việt Nam ............................................................. 38
Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2005-2015 .......................................................................... 48
Biểu đồ 3.1. Sản lượng thịt lợn hơi bình quân đầu người tỉnh Thừa Thiên Huế,
v ng Bắc Trung bộ và cả nước giai đoạn 2005-2015 ....................... 60
Biểu đồ 3.2. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2005-2015 .......................................................................... 61
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu sản lượng sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Thừa Thiên Huế . 69
Biểu đồ 3.4. Đội ng cán bộ thú ý tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 -2015 ... 73
Biểu đồ 3.5. Ý kiến đánh giá về mức độ xuất hiện và thiệt hại của các loại
dịch bệnh ở lợn .................................................................................. 75
Biểu đồ 3.6. Biến động giá thịt lợn hơi ở thị trường TT Huế qua các
năm 2011-2014................................................................................ 106
Biểu đồ 3.7. Phân phối tần suất chỉ số hiệu quả kỹ thuật .................................... 112
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế .......... 50
Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn con của các cơ sở điều tra ........................... 85
Sơ đồ 3.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt của các cơ sở điều tra ........................... 86
Sơ đồ 3.3. Tình hình xử lý và sử dụng chất thải CN lợn tại các cơ sở điều tra ........ 99
viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành sản
xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi. Hai ngành này luôn gắn bó mật thiết với nhau,
c ng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để có một nền nông nghiệp tiên
tiến, hiện đại cần phát triển đồng thời cả 2 ngành cân đối và bền vững. Trong cơ cấu
ngành nông nghiệp Việt Nam, giá trị sản xuất sản phẩm chăn nuôi chiếm trên 24,6%.
Đối với ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 72,4% tổng sản
lượng sản phẩm thịt [94].
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn
nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, trong chiến lược phát triển
chăn nuôi đến năm 2020 là: “Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất
hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu...” [7], trong đó nhấn mạnh mục tiêu “Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại
theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh
và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù
hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng” [7]. Bên cạnh đó Đề án
đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020 của Bộ NN PTNT, mục tiêu chung được
xác định là: “Phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với sự phát triển chăn nuôi các vật nuôi
khác trong tổng thể các hoạt động chăn nuôi ở nước ta, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về thịt lợn trong nước và hướng tới xuất khẩu; nâng cao hiệu quả chăn nuôi cùng
với năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm; phát triển chăn nuôi lợn
bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội” [8]. Đây là cơ sở pháp lý để Bộ NN PTNT, các Bộ ngành, Hội, Hiệp hội nghề
nghiệp liên quan, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm tổ chức
thực hiện, cụ thể hóa chiến lược, đề án cho ngành và địa phương mình.
Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển
chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn
gia súc như gạo, ngô, khoai, sắn và sản phẩm thủy sản rất lớn và đa dạng. Sản lượng
lương thực có hạt hàng năm đạt trên 30 vạn tấn, sản lượng cây có củ lấy bột trên 15
1
vạn tấn. Sản lượng lương thực tăng đã góp phần giải quyết nhu cầu lương thực của
người dân, đồng thời góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Sản lượng lương thực bình quân đầu người 285 kg, sản lượng thịt lợn hơi bình quân
đầu người là 17,7 kg, so với bình quân chung cả nước là 38,1 kg hơi/người/năm
[16][55]. Theo quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020 giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi đạt 40% giá trị sản phẩm ngành
nông nghiệp, tổng số đầu lợn đạt 296.000 con, tổng sản lượng thịt hơi là 31.986 tấn
[40]. Việc đẩy mạnh phát triển cả về số lượng c ng như chất lượng đàn lợn là vô
c ng quan trọng, vì thịt lợn chiếm trên 76,8% sản lượng thịt hơi hàng năm của tỉnh.
Tuy vậy, sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trên địa
bàn Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn như: qui mô sản xuất còn
nhỏ lẻ, số hộ có quy mô chăn nuôi dưới 10 con chiếm 94,52% [17], trình độ thâm
canh chăn nuôi còn thấp; nguồn lực đầu tư, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn
nuôi còn hạn chế; thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi không ổn định; sản
xuất gặp nhiều rủi ro; nguy cơ dịch bệnh đang tiềm ẩn; vấn đề ô nhiễm môi
trường,; thu nhập của hộ chăn nuôi lợn chưa cao.
Vì thế, việc phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà khoa học.
Trong những năm qua đã có các kết quả nghiên cứu về chăn nuôi lợn đã được công
bố như Lê Đình Ph ng [32], Ph ng Thăng Long [31], chủ yếu tập trung nghiên cứu
về kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nguyễn Thị Minh Hòa [23], đã nghiên cứu về nhận thức
của người tiêu d ng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt lợn. Nhìn chung,
các nghiên cứu này chỉ đề cập từng khía cạnh, tập trung nhiều là kỹ thuật chăn nuôi
lợn và an toàn thực phẩm, chưa có một nghiên cứu toàn diện và hệ thống về phát
triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.
Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi
lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ kinh tế.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn
nuôi lợn;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển
chăn nuôi lợn;
- Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh TT. Huế đến năm 2020.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Đề tài luận án này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Nội hàm lý luận về phát triển chăn nuôi lợn cần được xem xét trên các
phương diện nào?
- Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế ra sao?
- Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển chăn nuôi lợn
là gì?
- Giải pháp nào bảo đảm cho sự phát triển hiệu quả và bền vững chăn nuôi lợn
ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới?
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4 1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đối tượng khảo sát, điều tra:
+ Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn; các đơn vị (tổ chức, cá nhân) liên
quan đến đầu vào và đầu ra của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu
phân bố theo các v ng đại diện: đồi núi, đồng bằng, đầm phá ven biển;
+ Các cán bộ địa phương tham gia công tác quản lý phát triển chăn nuôi lợn
trên địa bàn (cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về nội dung
Phát triển chăn nuôi lợn là vấn đề có phạm vị nội dung rộng. Tuy nhiên,
phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
3
phát triển chăn nuôi lợn; đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn trên các khía cạnh: quy
mô, tăng trưởng và cơ cấu; mối quan hệ phát triển giữa chăn nuôi lợn với ngành chăn
nuôi và ngành nông nghiệp; quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi; thị trường
đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả chăn nuôi lợn về kinh tế, xã hội và môi trường;
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn (chủ yếu là các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt); làm
rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp phát triển chăn
nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Những vấn đề liên quan khác ngoài giới hạn phạm
vi nghiên cứu có thể xem như hạn chế khó tránh khỏi của luận án.
4.2.2. Về không gian
Đề tài được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên trong quá
trình nghiên cứu, ngoài những nội dung phản ánh tổng hợp chung của tỉnh, đề tài còn
khảo sát một số nội dung chuyên sâu tại 3 huyện, thị xã đại diện cho 3 vùng sinh thái là
huyện Nam Đông, thị xã Hương Thủy và huyện Quảng Điền.
4.2.3. Về thời gian
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2005-
2015 và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020. Số liệu thứ cấp được thu thập từ
năm 2005 đến năm 2015, số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2014.
Tóm tắt đối tượng, phạm vi, mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu
của đề tài luận án được trình bày ở sơ đồ 1, trong đó, phương pháp nghiên cứu được
trình bày chi tiết ở chương 2.
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển chăn nuôi lợn, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn. Trên
cơ sở đó xác định các nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn; lựa chọn cách
tiếp cận, xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ph hợp.
- Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015 về quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi
lợn trong tương quan với ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi, với v ng Bắc
4
Trung bộ và cả nước; quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn; thị
trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả chăn nuôi lợn trên các mặt kinh tế,
xã hội và môi trường.
- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn; lượng
hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt bằng hàm sản
xuất biên ngẫu nhiên, dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas và chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật đối với các hộ chăn nuôi và các gia trại trong phát
triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.
- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối
với phát triển chăn nuôi lợn; đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn và nhiều giải pháp cụ thể
mang tính hệ thống, đồng bộ, góp phần phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế
đến năm 2020.
5
Đối tƣợng và Mục tiêu Phƣơng pháp Nội dung
phạm vi NC nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu
Đối tượng NC: Làm rõ cơ sở lý - Hệ thống hóa, tổng - Tổng quan NC
Những vấn đề lý luận và thực tiễn hợp các kết quả NC - Nội dung phát
luận, thực tiễn và phát triển CN lợn liên quan triển chăn nuôi lợn
Phát giải pháp phát triển
triển CN lợn
- Thu thập thông tin
chăn Đánh giá thực - Thống kê mô tả; Phát triển chăn
trạng phát triển - Chuỗi dữ liệu TG; nuôi lợn ở TT.Huế
nuôi Phạm vi không gian chăn nuôi lợn - Hạch toán kinh tế; 2005-2015.
- Tỉnh TT Huế - Đầu tư dài hạn
lợn ở - Khảo sát chuyên - Chuỗi cung ứng
sâu 3 v ng sinh thái:
Đối núi, đồng bằng,
tỉnh Phân tích các yếu Các yếu tố bên
đầm phá ven biển - Hàm sản xuất biên
tố ảnh hưởng đến ngẫu nhiên: dạng trong và bên ngoài
Thừa phát triển CN lợn hàm sản xuất cobb- ảnh hưởng đến phát
douglas triển chăn nuôi lợn
Thiên
Phạm vi thời gian:
Huế - Phân tích đánh giá - Điểm mạnh, điểm
thực trạng: 2005- Đề xuất giải pháp - Ma trận SWOT; yếu, cơ hội, thách
2015 phát triển chăn - Chuyên gia; thức
- Giải pháp đề xuất nuôi lợn - Giải pháp phát
đến năm 2020 triển CN lợn
Sơ đồ 1 Tóm tắt đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu, phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài luận án
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LU N VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI LỢN
1 1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm tr triết học d ng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của
cái mới thay thế cái c . Quan điểm này c ng cho rằng, “Sự phát triển là kết quả của
quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra
theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng
ở cấp độ cao hơn” [30].
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất: Phát
triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất từ trình độ thấp đến
trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nó
cũng là sự gia tăng về số lượng, thay đổi về chất lượng và hoàn thiện về cơ cấu.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế
Mục tiêu của mỗi quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà tăng trưởng kinh
tế chỉ là một điều kiện quan trọng. Sự tiến bộ của quốc gia trong một giai đoạn nhất
định được xem xét trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. Sự
gia tăng về kinh tế được thay bằng thuật ngữ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh
tế tác động thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
là nội dung của phát triển kinh tế [28].
Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm những
thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn b...
20
* Hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006 và Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng c ng kèm
theo những thách thức không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các
ngành hàng. Đối với ngành hàng lợn ở những quốc gia phát triển, tổ chức ngành
hàng này đã ngày một hoàn thiện làm gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu và họ được
hưởng lợi lớn. Bên cạnh đó năng suất - chất lượng - hiệu quả trong tất cả các khâu
sản xuất - chế biến - tiêu thụ c ng vượt trội, kiểm soát VS TTP c ng thuận lợi hơn
rất nhiều so với các nước đang và chậm phát triển. Khi hàng rào thuế quan ở mức
thấp và dỡ bỏ thì sẽ xãy ra nguy cơ rất cao đối với sự phát triển của ngành chăn
nuôi lợn, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam có
sức cạnh tranh thấp, có đặc điểm nổi bật là: hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu,
phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài; tình trạng
bệnh tật còn phổ biến, khả năng và ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém. Những đặc điểm này khiến cho năng suất và
sản lượng của ngành chăn nuôi lợn thấp, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhập khẩu
từ các nước TPP, đặc biệt là Mỹ, c, New Zealand, Canada. Ngành chăn nuôi lợn
trong nước sẽ còn phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của hàng
ngoại nhập khi Việt Nam hội nhập sâu hơn kinh tế thế giới và khu vực và đặc biệt là
khi TPP có hiệu lực [67].
1.1.5.2. Nhóm yếu tố bên trong
* Kỹ thuật chăn nuôi lợn:
- Con giống: Con giống là điều kiện đầu tiên và tiên quyết ảnh hưởng đến sự
phát triển của chăn nuôi lợn. Có con giống tốt thì người chăn nuôi mới có cơ sở để
đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn. Việc nuôi lợn ngoại ở nước ta
c ng đạt kết quả rất tốt, chúng ta đã xây dựng được đàn lợn nái nền York Shire,
Landrace, Duroc, ở nhiều tỉnh, tổ chức nhân thuần và tạo điều kiện cho lai kinh tế
có con lai tỷ lệ và chất lượng cao. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình
21
đạt khoảng 60 kg trong khi đó lợn ngoại (York Shire, Landrace,) nuôi tại Việt
Nam có thể dạt 90-100 kg lúc 6 tháng tuổi [53].
- Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn: Lợn là loài phàm ăn và có khả
năng chuyển hoá thức ăn từ cây trồng thành thịt hiệu quả hơn các loại gia súc khác.
Thành phần dinh dưỡng chính cho nhu cầu của lợn bao gồm năng lượng, protein,
các loại vitamin và khoáng chất. Có cung cấp đủ thức ăn và dinh dưỡng cho lợn thì
đàn lợn mới phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Mức độ cho ăn cao sẽ làm tăng
tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt xẻ khi lợn đạt khối lượng 90 kg. Bên cạnh đó,
nhóm lợn ăn khối lượng khẩu phần bằng 70% định mức thì mức tăng khối
lượng/ngày giảm từ 638 xuống 513 gam, tiêu tốn thức ăn giảm 0,11 kg [53].
- Chuồng trại: Hệ thống chuồng trại và chế độ chăm sóc c ng ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của đàn lợn. Những yêu cầu cơ bản về một chuồng trại hiện
đại bao gồm thoáng mát về m a hè, ấm áp về m a đông, tránh gió l a, thích hợp với
sinh lý, sinh trưởng, sinh sản của lợn, có tường ngăn vững chắc, nền chuồng không
quá nhẵn nhưng c ng không quá nhám vừa dễ cọ rửa, vừa không làm cho lợn hay
trượt ngã. Số lượng trong một ngăn chuồng và diện tích mỗi ô chuồng không nên
vượt quá tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, chuồng trại phải dễ vệ sinh và thuận tiện cho việc
chăm sóc đàn lợn của người chăn nuôi [49].
- Dịch bệnh và công tác thú y: Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn ở
Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong
nước c ng như một phần phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây số
lượng lợn nuôi trong cả nước có xu hướng giảm hoặc tăng chậm do hậu quả của các
đợt dịch tai xanh và một số bệnh dịch khác xảy ra ở nhiều nơi trong toàn quốc khiến
cho nhiều cơ sở chăn nuôi phải tiêu hủy một phần hay cả đàn lợn [48]. Khi dịch
bệnh xảy ra sẽ gây tác hại và hậu quả nghiêm trọng không những cho ngành chăn
nuôi mà còn cho nền kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người. Để đảm bảo cho
đàn lợn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn mà vẫn đạt hiệu quả cao
cần giữ gìn tốt vệ sinh chuồng trại, thường xuyên theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng
theo đúng các quy trình kỹ thuật; công tác thú y, đặc biệt là việc tiêm ph òng và điều
22
trị các dịch bệnh cho lợn cần được tiến hành kịp thời và giám sát chặt chẽ nhằm
giảm thiểu rủi ro để người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô chăn nuôi.
* Nguồn lực sản xuất
- Vốn cho chăn nuôi lợn: Trong điều kiện chăn nuôi tận dụng của các hộ gia
đình thì vốn không phải là yếu tố ảnh hướng lớn đến tình hình phát triển chăn nuôi.
Tuy nhiên, khi chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, quy
mô lớn thì vốn lại là vấn đề hết sức cần thiết và nhiều khi có tính quyết định đối với
sản xuất. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung quy mô lớn đòi hỏi
cần một lượng vốn đầu tư lớn nên cần phải có chính sách ph hợp nhằm hỗ trợ, giải
quyết vốn cho phát triển chăn nuôi ở các địa phương hiện nay. Như vậy, vốn là yếu
tố rất cần thiết cho phát triển chăn nuôi lợn.
- Lao động: Đối tượng của ngành chăn nuôi là những sinh vật sống nên lao
động là một yếu tố hết sức quan trọng. Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn, theo
hướng công nghiệp đòi hỏi những người lao động phải có hiểu biết về kỹ thuật, kỹ
năng trong chăn nuôi, đặc biệt là khâu chăn nuôi lợn nái sinh sản, chăm sóc lợn
con, Trong điều kiện chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, người chăn nuôi
còn phải có kiến thức quản lý, hiểu biết về thị trường mới có khả năng đảm bảo thu
được hiệu quả cao trong chăn nuôi. Hiện nay, lao động nông nghiệp ở nông thôn
còn thiếu nhiều việc làm, song lực lượng lao động có trình độ tay nghề, có kỹ thuật
chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp lại ít. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi
trong tương lai cần phải đào tạo để có được một đội ng lao động có đủ kiến thức
về quản lý và kỹ thuật để phát triển chăn nuôi trong tình hình mới.
* Hình thức tổ chức chăn nuôi
Lựa chọn một hình thức tổ chức sản xuất hợp lý với một phương thức chăn
nuôi ph hợp sẽ tạo ra những điều kiện tốt cho chăn nuôi phát triển. Việc nuôi dưỡng
lợn theo các cách khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cả năng suất và phẩm chất thịt [49].
Hiện nay, về quy mô và phương thức chăn nuôi ở kinh tế hộ có những thay đổi đáng
kể, nhiều mô hình chăn nuôi trang trại với phương thức chăn nuôi công nghiệp đã ra
đời, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong những
23
điều kiện nhất định, việc định hình tổ chức sản xuất, áp dụng phương pháp chăn nuôi
tiên tiến có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển chăn nuôi. Như vậy, hình thức tổ
chức chăn nuôi vừa là nội dung vừa là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn
của một địa phương, một v ng và một quốc gia.
1 2 Tổng quan nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn là một trong những hoạt động sản xuất giữ một vị trí vô c ng
quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp của mỗi một quốc
gia. Do đó hoạt động kinh tế này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
khoa học trong nhiều năm vừa qua trên phương diện khoa học kỹ thuật và kinh tế.
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu luận án, chúng tôi hệ thống hóa các kết quả
nghiên cứu chủ yếu liên quan đến chủ đề lựa chọn.
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1.1. Nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn
- Năm 1996, Khem R. Sharma và cộng sự đã thực hiện đề tài “Hiệu quả chăn
nuôi lợn công nghiệp ở Hawaii, Hoa Kỳ” [82]. Mục tiêu chung của NC này nhằm
đánh giá hiệu quả CN lợn công nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả chăn nuôi lợn đối với các nhà chăn nuôi c ng như ngành chăn nuôi lợn
công nghiệp ở địa bàn nghiên cứu. Theo tác giả, chỉ số hiệu quả sản xuất có thể
được đo lường bằng cách ước lượng giới hạn khả năng sản xuất của một hãng hay
còn gọi là kỹ năng thực hành tốt (best – practice). Tác giả cho rằng, tính phi hiệu
quả của một nhà sản xuất được bắt nguồn nhiều nguyên nhân: (1) do không đạt tối
ưu đầu ra từ một mức đầu vào nhất định (phi hiệu quả kỹ thuật); (2) tỷ số giữa sản
phẩm biên của 2 yếu tố đầu vào nào đó không bằng với tỷ số giá cả giữa chúng (phi
hiệu quả phân bổ); (3) không đạt tối ưu quy mô sản xuất (phi hiệu quả theo quy
mô). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DE và
phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để tính toán chỉ số hiệu quả chăn nuôi
lợn trên cở sở bộ số liệu điều tra từ 60 cơ sở chăn nuôi lợn thương mại ở Hawaii
trong năm 1994. Kết quả nghiên cứu của Khem R. Sharma và cộng sự đã tính toán
đầy đủ cả 3 chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ
và hiệu quả kinh tế). Điểm mạnh của NC này chính là phương pháp ước lượng chỉ
24
số hiệu quả chăn nuôi. Tác giả sử dụng cả 2 phương pháp (phi tham số - DEA và
tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên) để ước lượng, đồng thời kết hợp kiểm định
NOV để xem xét và phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất
định, cụ thể là: tác giả chưa giải thích được lý do chọn dạng hàm sản xuất Cobb-
Douglas để xây dựng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng chỉ số
hiệu quả kỹ thuật; phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DE định hướng đầu
vào và đầu ra có thể nhạy cảm với phép đo lường đơn vị của biến đầu vào và đầu ra.
- C ng với hướng nghiên cứu này, Marina Petrovska (2011) đã thực hiện đề
tài: “Hiệu quả sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn ở Cộng hòa Macedonia”
[85]. Nội dung đề tài này tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật CN lợn của các trang
trại ở Cộng hòa Macedonia nhằm trả lời được 5 câu hỏi: (1) Hoạt động sản xuất của
các trang trại chăn nuôi lợn đạt ở mức hiệu quả nào? (2) Hiệu quả sử dụng đầu vào?
(3) Hiệu quả đầu ra? (4) Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn có đạt hiệu quả lớn
hơn so với các trang trại quy mô nhỏ? (5) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả?
Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DE (Data
Envelopment Analysis) theo hai mô hình DEACRS (không biến đổi theo quy mô) và
DEAVRS (biến đổi theo quy mô) để đo lường chỉ số hiệu quả kỹ thuật. Điểm nổi bật
của nghiên cứu này chính là việc tác giả đã phân tích mô hình màng bao dữ liệu
định hướng đầu vào và đầu ra với 2 giả thiết là biến đổi và không biến đổi theo quy
mô. Do đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được về mức đầu tư tối ưu các yếu tố đầu
vào hoặc ngược lại đạt được đầu ra tối đa với tập hợp đầu vào nhất định.
Bên cạnh những ưu điểm, đề tài của Marina Petrovska tồn tại một số hạn chế
nhất định: (1) quy mô mẫu điều tra nhỏ (21 trang trại) nên không phản ánh đầy đủ và
chính xác về tính hiệu quả của hoạt động chăn nuôi lợn ở Cộng hòa Macedonia; (2)
điểm yếu của phương pháp DE là giả định các trang trại có c ng điều kiện sản xuất
giống nhau, một giả thiết khó đạt được trong thực tế, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp; (3) Nghiên cứu này vẫn chưa đánh giá tác động của các yếu tố thuộc về
điều kiện kinh tế - xã hội của các chủ trang trại đến hiệu quả chăn nuôi lợn.
- Khác với cách tiếp cận phi tham số của Marina Petrovska, nghiên cứu của
25
Adetunji M. O và Adeyemo K. E (2012) với đề tài“Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở
bang Oyo, Nigeria: Tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên” [68]. Nghiên cứu này tập
trung phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở v ng Ogbomoso thuộc Bang Oyo,
Nigeria trên cơ sở bộ số liệu điều tra 110 hộ chăn nuôi lợn trong năm 2009, phương
pháp thống kê mô tả, phân tích lợi ích – chi phí và phân tích hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên được sử dụng trong nghiên cứu.
Theo quan điểm của Adetunji M. O và Adeyemo K. E có 2 phương pháp để
đo lường hiệu quả sản xuất, bao gồm phương pháp cổ điển (dựa vào tỷ số giữa đầu
ra và đầu vào sản xuất) và phương pháp giới hạn khả năng sản xuất (kinh tế lượng
và chương trình tuyến tính). Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây của Coelli
(1995, 1996), Inoni (2006), woniyi và Omonona (2006), tác giả nghiên cứu cho
rằng, hiệu quả kinh tế có thể được đo lường bằng cách sử dụng các biến giá trị đầu
ra và đầu vào trong mô hình hàm sản xuất.
So với nghiên cứu của Marina Petrovska, các tác giả đã tiếp cận phương pháp
hàm sản xuất (tham số) để ước lượng hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn. Vì
vậy, các kết quả ước lượng được kiểm định thống kê và có tính thuyết phục cao. Kết
quả nghiên cứu đã trả lời được 2 câu hỏi quan trọng, đó là: các yếu tố kinh tế - xã hội
của các nông hộ chăn nuôi lợn có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hay không? Những
yếu tố nguồn lực nào được các hộ chăn nuôi lợn sử dụng có hiệu quả?
Có thể cho rằng, các nghiên cứu kể trên là những tài liệu tham khảo quan trọng
đối với đề tài Luận án mà tôi đã lựa chọn. Hiệu quả sản xuất là một trong những chỉ
tiêu giải thích được một phần nội hàm của chủ đề nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn.
Chính vì thế, Luận án nghiên cứu của tôi sẽ sử dụng đồng thời cả phương pháp cổ điển
và phương pháp kinh tế lượng (theo cách biện luận của Adetunji M. O và Adeyemo
K. E) để giải quyết vấn đề nghiên cứu về khía cạnh hiệu quả chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế, Việt Nam đúng như mục tiêu đặt ra của Luận án.
1.2.1.2. Nghiên cứu tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn
- Công trình nghiên cứu được xuất bản vào năm 2012 của Simon Riedel và
cộng sự, với đề tài “Cơ hội và thách thức đối với hệ thống chăn nuôi lợn quy mô nhỏ
ở vùng núi Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc” [90]. Nghiên cứu này
26
được thực hiện nhằm phân tích những đặc trưng chung và cách thức quản lý sản xuất
của các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, từ đó đưa ra các chiến lược hỗ trợ phát triển
chăn nuôi bền vững về kinh tế và môi trường. Bằng việc sử dụng phương pháp phân
tích thành phần chính dạng danh mục C TPC (Categorical principal component
analysis) và phân tích cụm dữ liệu (Cluster nalysis), nghiên cứu đã xác định được 3
hệ thống chăn nuôi lợn kết hợp chủ yếu, bao gồm: (1) chăn nuôi lợn – trồng ngô; (2)
chăn nuôi lợn - cao su; (3) chăn nuôi lợn. Điểm mới trong nghiên cứu của Simon
Riedel và cộng sự đó chính là phân cụm các loại hình chăn nuôi lợn nhằm tìm ra
được những đặc trưng của hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ, trên cơ sở đó tác giả có
những kết luận khá thuyết phục về cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn
quy mô nhỏ ở v ng núi Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Một nghiên cứu gần đây được công bố trong năm 2013 của Liborio S.
Cabanilla và cộng sự với đề tài “Tăng trưởng năng suất của ngành chăn nuôi lợn
và gia cầm công nghiệp ở Philipin” [83]. Nghiên cứu này tập trung phân tích sự
tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (total factor productivity) trong
ngành lĩnh vực CN lợn và gia cầm công nghiệp. Đối với CN lợn, dựa trên bộ số liệu
điều tra ở tỉnh Batangas và Laguna trong năm 2003 và 2008, các nhà nghiên cứu đã
tiến hành đo lường sự tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp qua 2 bước: bước
1, sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng các tham số ảnh hưởng đến
kết quả sản xuất và chỉ số hiệu quả kỹ thuật; bước 2, sử dụng công thức tổng quát
do Kumbhakar và cộng sự đề xuất để đo lường và phân tích sự tăng trưởng TFP.
Như vậy, phương pháp NC của tác giả là rất thích hợp trong việc đánh giá thực
trạng và tiềm năng chăn nuôi lợn theo hướng tiếp cận kết quả đầu ra chăn nuôi.
Việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá năng suất CN lợn đã giúp tác giả
có các kết luận trong NC hoàn toàn có sức thuyết phục và đảm bảo độ tin cậy. Tuy
vậy, phương pháp này đòi hỏi nguồn số liệu điều tra phải chính xác, đảm bảo quy
mô mẫu đủ lớn và có tính đại diện thì kết quả NC mới có ý nghĩa về mặt thống kê.
1.2.1.3. Nghiên cứu về thị trường chăn nuôi lợn
- Năm 2014, Michael Levy đã công bố kết quả nghiên cứu với đề tài “Cơ hội và
thách thức trong sản xuất và phân phối lợn thịt của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở
27
Miền Tây Kenya” [86]. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt
động phân phối lợn thịt ở cấp độ thị trường địa phương và những thách thức đối với
các hộ kinh doanh thịt lợn và hộ chăn nuôi lợn ở các v ng nông thôn và ngoại ô của
Miền Tây Kenya.
Michael Levy đã khái quát được hệ thống marketing ngành chăn nuôi ở các
nước đang phát triển, từ đó làm cơ sở khoa học để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Thông
qua việc mô tả và phân tích các tác nhân trong chuỗi marketing chăn nuôi lợn, tác giả
đã chỉ ra được những cơ hội và thách thức đối với người chăn nuôi và các tác nhân
tham gia vào thị trường sản phẩm thịt lợn. Theo quan điểm chúng tôi, cách tiếp cận và
giải quyết vấn đề nghiên cứu của Michael Levy có thể được kế thừa để nghiên cứu về
nội dung phát triển chăn nuôi lợn, cụ thể là ở khía cạnh chuỗi giá trị sản phẩm lợn thịt.
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến ngành chăn nuôi lợn đã được tiến
hành trên quy mô toàn quốc hoặc trong phạm vi nhỏ hơn. Các nghiên cứu đã làm rõ
thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam về sản xuất, tiêu thụ và c ng đã đưa ra những
giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Có thể
kể ra một số công trình tiêu biểu sau:
1.2.2.1. Nghiên cứu về hiệu quả chăn nuôi lợn
- Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2006), “Nghiên cứu xác định mô hình chăn
nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu cực đồng bằng Sông
Hồng”. Nghiên cứu tập trung vào 2 tỉnh là Nam Định và Bắc Ninh nhằm xác định
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại; bằng phương
pháp phân tích hồi quy tương quan giữa một số thông số chi phí với tỷ suất lợi
nhuận/chi phí đã xác định yếu tố chi phí đầu tư như: con giống, thú y có tỷ lệ thuận,
chi phí thức ăn có tỷ lệ nghịch. Như vậy muốn phát triển chăn nuôi lợn thì cần phải
đầu tư con giống tốt và công tác thú y phải tốt đồng thời giảm chi phí thức ăn thì
mới có thể tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn [13].
- Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2014), “Hiệu quả kinh tế chăn
nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành tốt (VietGHAP) của hộ nông dân ngoại
thành Hà Nội”. Chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGHAP)
28
là phương thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng
yêu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hộ nông dân các huyện ngoại
thành Hà Nội đã và đang áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tập trung
theo tiêu chuẩn VietGH P. Tuy vậy, để ứng dụng rộng rãi phương thức chăn nuôi
này cần phải đánh giá một cách khoa học và phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo hướng VietGH P, làm cơ sở để các cơ quan
chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và người chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội lựa chọn và
phát triển chăn nuôi một cách bền vững [65].
- Võ Trọng Thành, V Đình Tôn (2006), “Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn
trong nông hộ vùng đồng bằng Sông Hồng”. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả
CN lợn c ng như những phương cách tự chủ của người CN lợn tại 4 huyện thuộc 4
tỉnh v ng ĐB Sông Hồng (Trực Đinh – Nam Định, Hoài Đức – Hà Tây, Văn Giang
– Hưng Yên, n Dương – Hải Phòng) trước những biến động thị trường. Tác giả đã
đặt sổ theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sử dụng phương pháp hạch toán
để đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn choai. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, mặc d giá thức ăn và giá sản phẩm thịt lợn trong nước có những biến động
mạnh nhưng năm 2004 người chăn nuôi lợn tại v ng ĐBSH đều có lãi. Chăn nuôi
lợn choai xuất khẩu đang có tiềm năng để phát triển nhờ có thị trường tiêu thụ [46].
1.2.2.2. Nghiên cứu về thị trường, chuỗi cung lợn thịt
- B i Văn Trịnh (2007), “Xác định và hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm lợn
thịt trên địa bàn tỉnh Cần Thơ”. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng kênh tiêu
thụ sản phẩm lợn thịt từ người CN lợn qua các thành viên trung gian tiêu thụ để đến
người tiêu d ng, sử dụng cách tiếp cận cấu trúc, điều hành và thực hiện để phân tích
kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt ở Cần Thơ. Tuy niên, NC chưa so sánh kết
quả kinh doanh giữa các tác nhân để thấy rõ hơn về lợi ích giữa các tác nhân [56].
- Nguyễn Thị Minh Hoà (2010), đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi
cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích
chuỗi cung thịt lợn ở tỉnh Nghệ n nhằm đưa ra giải pháp giúp người chăn nuôi
nâng cao thu nhập, cụ thể là nghiên cứu cấu trúc chuỗi cung lợn thịt, nghiên cứu chi
29
phí, doanh thu và lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung thịt lợn, các
mối quan hệ qua lại giữa các tác nhân trong chuỗi cung thịt lợn, đề xuất những giải
pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thịt lợn ở tỉnh Nghệ n [22].
- Lê Ngọc Hướng (2012), “Nghiên cứu ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên”. Luận án tập trung NC về sản xuất lợn thịt, cung ứng và tiêu dùng thịt lợn
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phân tích những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh
hưởng trong SX, chế biến, tiêu thụ lợn thịt, đi sâu phân tích tài chính, phân tích kinh
tế, kết quả và hiệu quả của các tác nhân tham gia vào ngành hàng lợn thịt và đề xuất
các giải pháp kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển ổn định ngành hàng. Tác giả
đã sử dụng 3 phương pháp: tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo chuỗi cung ứng và tiếp
cận có sự tham gia để phân tích ngành hàng. Tác giả đã sử dụng mô hình logic để NC
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, ứng xử của các tác nhân. Tuy nhiên NC chỉ
mới đề cập liên kết dọc, chưa đề cập đến liên kết ngang, chưa đề cập rõ về cầu ngành
hàng. Nghiên cứu chưa chỉ ra được tác nhân gây ảnh hưởng chính và thiệt hại lớn
nhất trong chuỗi ngành hàng để có giải pháp tác động vào từng tác nhân [27].
1.2.2.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn
- Akter. S, Jabbar M.A and Ehui S.K (2003) đã thực hiện nghiên cứu ở Việt
Nam với đề tài, “Cạnh tranh và hiệu quả chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn ở
Việt Nam” [70]. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh
và hiệu quả chăn nuôi gia cầm và lợn ở Việt Nam. Nhóm tác giả đã sử dụng phương
pháp phân tích ma trận chính sách (P M) ở cấp độ trang trại nhằm đánh giá khả
năng cạnh tranh của các con giống khác nhau trong sản xuất chăn nuôi gia cầm và
chăn nuôi lợn. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
để đo lường mức hiệu quả kỹ thuật và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật chăn nuôi lợn và gia cầm. Kết quả phân tích ma trận chính sách P M
cho thấy chăn nuôi ở quy mô nhỏ có tính cạnh tranh thấp nhất, đặc biệt là những hộ
chăn nuôi gia cầm giống địa phương (lấy thịt và sản xuất trứng) do năng suất thấp
và chi phí sản xuất cao. Nghiên cứu c ng chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh trong chăn nuôi lợn như chi phí thức
ăn, giống, lao động, quy mô chăn nuôi, khả năng tiếp cận dịch vụ thú y.
30
Nghiên cứu của Akter. S và cộng sự là công trình khoa học mang tính cấp
thiết, phản ánh đúng hiện trạng phát triển của ngành chăn nuôi lợn và gia cầm ở
Việt Nam. Đề tài nghiên cứu được thực hiện khá công phu, có ý nghĩa khoa học cao
được thể hiện qua bộ số liệu điều tra các cơ sở chăn nuôi với quy mô mẫu rất lớn
(1118 cơ sở chăn nuôi gà và 1962 cơ sở chăn nuôi lợn) và được thu thập trên không
gian rộng lớn, bao gồm các v ng sinh thái sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu của đề tài này sẽ được chúng tôi kế thừa và
vận dụng trong việc đề xuất, xây dựng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên nhằm
đo lường chỉ số hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Lê Ngọc Hướng [26], Phạm Xuân Thanh [44] đã sử dụng hàm Logit trong
nghiên cứu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định nuôi lợn. Nghiên cứu đã sử
dụng phương pháp thống kê để chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các nông hộ,
lựa chọn các tiêu thức so sánh và phân tích. Phương pháp PR để phỏng vấn người
dân và xếp hạng ma trận một số yếu tố. Phương pháp hàm logit, tác giả chạy hàm
logit bằng phần mềm LIMDEP 7.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ quyết định có
nuôi lợn hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên các yếu tố có ảnh
hưởng chủ yếu đến quyết định này là: có đủ tự tin về kỹ thuật nuôi lợn, thu nhập của
hộ, số năm đi học của chủ hộ, chuồng trại.
- Đinh Xuân T ng và cộng sự (2009), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt
Nam”. Đề tài đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật,
lợi thế so sánh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và xu
hướng đầu tư trong chăn nuôi lợn, c ng như một số chính sách chăn nuôi nói chung
và chăn nuôi lợn nói riêng. Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp phân tích kinh
tế, mô hình cực biên ngẫu nhiên, hàm logit, ma trận phân tích chính sách. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chăn nuôi lợn ở các v ng sinh thái đều mang lại thu nhập đáng
kể cho người chăn nuôi, tuy nhiên có sự khác nhau rõ rệt về hiệu quả kinh tế giữa
các vùng miền, giữa các quy mô sản xuất và giữa các hệ thống chăn nuôi khác nhau.
Đây là cở sở lý thuyết cơ bản làm căn cứ cho việc tính toán, phân tích hiệu quả kinh
tế - kỹ thuật, lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn ở nước ta [57].
31
1.2.2.4. Nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn
- Công trình nghiên cứu của Clem Tisdell (năm 2009), Trường Kinh tế - Đại
học Queensland, c với đề tài: “Khuynh hướng nguồn cung và đặc điểm cơ cấu
ngành hàng lợn ở Việt Nam”[74]. Nghiên cứu tập trung phân tích và dự báo khuynh
hướng nguồn cung thịt lợn thông qua các chỉ tiêu: số đầu lợn, sản lượng thịt lợn hơi
và số lượng trang trại và các loại hình chăn nuôi. Số liệu trong nghiên cứu này là số
liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp qua nhiều năm (1996-2006) từ Tổng Cục
Thống kê và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam. Bằng việc sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, tác giả Clem Tisdell đã làm rõ khuynh hướng
nguồn cung thịt lợn của Việt Nam, đồng thời chỉ ra được sự khác nhau về phát triển
chăn nuôi lợn giữa các v ng, miền ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu, các hộ
chăn nuôi lợn quy mô nhỏ là thành phần sản xuất quan trọng và đóng góp phần lớn
vào nguồn cung thịt lợn ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2006. Chăn nuôi quy mô
nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong khi chăn nuôi quy mô lớn phát triển chậm. Mặc d
năng suất chăn nuôi lợn đã được cải thiện từ những năm 1990, nhưng tốc độ tăng
trưởng sản lượng thịt vẫn còn chậm. C ng giống như nghiên cứu của Akter .S,
nghiên cứu của Clem Tisdell chỉ ra rằng tính cạnh tranh quốc tế của ngành chăn
nuôi lợn ở Việt Nam là không cao. Các sản phẩm thịt lợn của các nước Canada, Mỹ
vẫn được nhập khẩu với khối lượng ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Việt Nam
gia nhập WTO. Theo Clem Tisdell, các chính sách phát triển hiện tại của Chính phủ
Việt Nam vẫn chưa phát huy hiệu quả và không có tác động khuyến khích sự phát
triển của ngành chăn nuôi lợn.
Nghiên cứu của Clem Tisdell là tài liệu tham khảo hữu ích đối với luận án.
Các phương pháp thống kê, cách thức lập luận và tính toán số liệu thứ cấp ở trong
nghiên cứu sẽ được chúng tôi vận dụng để phân tích hiện trạng và xu hướng phát
triển ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc d số liệu trong nghiên cứu
này được thu thập trong giai đoạn 1996-2006, nhưng các kết luận của tác giả là
những thông tin quan trọng, cụ thể là cung cấp cơ sở thực tiễn khi nghiên cứu thực
trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế.
32
- Phạm Xuân Thanh và cộng sự (2014), “Phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa”. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên quá trình tổng hợp, phân
tích những số liệu thống kê từ các báo cáo chuyên ngành, số liệu thống kê đã được
công bố về tình hình CN lợn nói chung và CN lợn thịt nói riêng, qua đó nhằm đánh
giá đúng thực trạng và xác định những thuận lợi, khó khăn trong phát triển CN thịt
ở địa bàn nghiên cứu. Từ những đánh giá đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
phát triển CN lợn thịt trong thời gian tới. Tuy nhiên nghiên cứu còn mang tính chất
mô tả và phản ánh biến động các chỉ tiêu liên quan đến phát triển CN lợn thịt, chưa
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt [45].
- Nguyễn Ngọc Xuân (2015), “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy
trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội”. Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm
rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
VietG HP; đây là xu hướng phát triển tất yếu và bền vững, góp phần nâng cấp và
hoàn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Nghiên cứu đã phân tích,
đánh giá được thực trạng chăn nuôi lợn theo quy trình VietG HP tại thành phố Hà
Nội. Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của
người chăn nuôi có theo quy trình VietG HP hay không; sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố khám phá để chỉ ra những nội dung của quy trình VietG HP thực
sự ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietG HP vào trong chăn nuôi lợn.
Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
VietG HP; đề xuất được các nhóm giải pháp: kinh tế - tổ chức, kỹ thuật chăn nuôi
và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo quy
trình VietG HP tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới. Đây là tài liệu tham khảo
có giá trị cho Luận án đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn [66].
Tóm lại, trong thời gian qua đã có nhiều ...ó do đâu?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Số chƣơng trình/dự án/hoạt đồng đã và đang thực hiện nh m phát triển
chăn nuôi lợn ở địa phƣơng?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Theo Ông/Bà, với đặc thù riêng của địa phƣơng, việc phát triển chăn nuôi
lợn gặp phải những hó hăn nào?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Theo Ông/Bà, với đặc thù riêng của địa phƣơng, việc phát triển chăn nuôi
lợn có những thuận lợi gì?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Ông/bà có những yếu tố nào dƣới đây ảnh hƣởng đến việc phát triển chăn
nuôi lợn?
Mức độ tác động
Không
Các yếu tố Khá Bình
Rất lớn Lớn tác
lớn thường
động
Quy hoạch v ng chăn nuôi tập trung
Hạ tầng kinh tế xã hội
Chính sách của Nhà nước
Chính sách của địa phương (huyện/tỉnh)
Hình thức chăn nuôi
Trình độ của người chăn nuôi
Giá cả thức ăn chăn nuôi trên thị trường
Giá cả lợn thịt trên thị trường
Đối tượng thu mua
Điều kiện thời tiết, khí hậu
Vị trí địa lý
Vốn đầu tư cho chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi
Con giống
Dịch bệnh
Khác..
7. Có khoảng bao nhiêu % lƣợng lợn thịt đƣợc tiêu thụ ngay trên địa
bàn?...........%
8. Ông/bà nhận thấy những lợi ích nào dƣới đây của việc phát triển chăn nuôi
lợn ở địa phƣơng?
- Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn [ ]
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn [ ]
- Tăng thu nhập cho người dân nông thôn [ ]
- Giảm tỷ lệ nghèo đói [ ]
- Bảo đảm an sinh xã hội [ ]
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương [ ]
- Tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng cao [ ]
- Môi trường nông thôn được cải thiện [ ]
- Khác (nêu rõ) [ ]
9. Những vấn đề bất cập/không hợp lý trong việc phát triển chăn nuôi lợn ở địa
phƣơng hiện nay là gì?
- Chưa có định hướng [ ]
- Không phù hợp với điều kiện của địa phương [ ]
- Người dân chăn nuôi tràn lan, không có quy hoạch phát triển [ ]
- Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ [ ]
- Chưa quan tâm đến vấn đề môi trường [ ]
- Khác (nêu rõ)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.........
10. Theo ông/bà cần làm gì để việc phát triển chăn nuôi lợn ở địa phƣơng có
hiệu quả cao?
- Cần có quy hoạch phát triển chăn nuôi [ ]
- Tạo điều kiện cho người dân vay vốn [ ]
- Nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi cho người dân [ ]
- Tăng cường đội ng khuyến nông có trình độ cao [ ]
- Ổn định giá cả [ ]
- Tăng cường liên kết trong chăn nuôi lợn thịt [ ]
- Phát triển đa dạng các hình thức chăn nuôi lợn thịt (chăn nuôi gia công, trang trại,
hộ...) [ ]
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt [ ]
- Khác (nêu rõ)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
11. Xin Ông /Bà cho biết sự phù hợp của các chính sách, giải pháp có liên quan
đến phát triển chăn nuôi lợn hiện hành?
Mức độ phù hợp của chính sách
Rất Chưa Rất
Các chính sách có liên quan Phù Bình
phù phù không
hợp thường
hợp hợp phù hợp
Quy hoạch v ng chăn nuôi tập
trung
Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
Chuyển dịch cơ cấu đàn
Hỗ trợ vay vốn, tiếp cận nguồn
vốn
Khuyến khích phát triển khoa
học, kỹ thuật
Thu hút doanh nghiệp, trang trại
Đào tạo cán bộ kỹ thuật
Xây dựng hệ thống thị trường tiêu
thụ sản phẩm
Kiểm định và bảo đảm chất lượng
đầu vào (con giống, thức ăn chăn
nuôi, thuốc thú y...)
Phát triển công tác khuyến nông
trong chăn nuôi
Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho
nông dân
Thuê đất và cho thuê đất dài hạn
Khác (nêu rõ)......
12. Đ/c có đề xuất gì nh m phát triển chăn nuôi lợn ở địa phƣơng ?
12.1. Về nội dung
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
12.2. Về cách thức thực hiện
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngƣời trả lời Ngƣời phỏng vấn
(GIATRAI.TXT)
Output from the program FRONTIER (Version 4.1c)
instruction file = terminal
data file = Data2.txt
Tech. Eff. Effects Frontier (see B&C 1993)
The model is a production function
The dependent variable is logged
the ols estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.14077378E+01 0.71984644E+00 0.19556085E+01
beta 1 0.29718123E+00 0.69317166E-01 0.42872675E+01
beta 2 -0.17301409E+00 0.57559871E-01 -0.30058109E+01
beta 3 0.22904640E+00 0.12113862E+00 0.18907794E+01
beta 4 0.25401291E+00 0.54599877E-01 0.46522616E+01
beta 5 0.68209370E-01 0.50337725E-01 0.13550348E+01
sigma-squared 0.12719882E-01
log likelihood function = 0.41363633E+02
the estimates after the grid search were :
beta 0 0.15386169E+01
beta 1 0.29718123E+00
beta 2 -0.17301409E+00
beta 3 0.22904640E+00
beta 4 0.25401291E+00
beta 5 0.68209370E-01
delta 0 0.00000000E+00
delta 1 0.00000000E+00
delta 2 0.00000000E+00
delta 3 0.00000000E+00
delta 4 0.00000000E+00
delta 5 0.00000000E+00
delta 6 0.00000000E+00
sigma-squared 0.28322823E-01
gamma 0.95000000E+00
iteration = 0 func evals = 20 llf = 0.46687060E+02
0.15386169E+01 0.29718123E+00-0.17301409E+00 0.22904640E+00 0.25401291E+00
0.68209370E-01 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00
0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.28322823E-01 0.95000000E+00
gradient step
iteration = 5 func evals = 55 llf = 0.53278659E+02
0.15462560E+01 0.24497095E+00-0.15074956E+00 0.26472313E+00 0.23990875E+00
0.39040675E-01 0.22096878E-02 0.14634261E-01-0.11903905E-01-0.30178552E-01
-0.83596287E-01-0.52393613E-01-0.38367870E-01 0.40921847E-01 0.95990597E+00
iteration = 10 func evals = 74 llf = 0.56019438E+02
0.15814753E+01 0.16474902E+00-0.87057391E-01 0.25948877E+00 0.26914040E+00
0.38143599E-01 0.32067888E-01 0.12913967E-01 0.10733251E-01-0.34299308E-01
-0.60289284E-01-0.16544060E+00-0.12064661E+00 0.31201395E-01 0.96232989E+00
iteration = 15 func evals = 94 llf = 0.58876192E+02
0.25924325E+01 0.99496019E-01-0.39290885E-01 0.98449113E-01 0.29782166E+00
0.51255661E-02 0.48981975E+00 0.84765887E-02-0.13411772E-01-0.44915995E-01
-0.52950328E-01-0.21793254E+00-0.10935012E+00 0.29712494E-01 0.95558009E+00
iteration = 20 func evals = 160 llf = 0.62498199E+02
0.22806170E+01 0.16067641E+00-0.82082821E-01 0.12478457E+00 0.28902130E+00
0.32156728E-01 0.70257586E+00 0.63742252E-02-0.59085828E-02-0.58114830E-01
-0.65179685E-01-0.35341410E+00-0.27547069E+00 0.19363275E-01 0.88493388E+00
iteration = 25 func evals = 192 llf = 0.62513713E+02
0.22791167E+01 0.16077918E+00-0.82100740E-01 0.12495784E+00 0.28898990E+00
0.32203202E-01 0.70130337E+00 0.64286317E-02-0.57840351E-02-0.58285992E-01
-0.65129568E-01-0.35578755E+00-0.27694474E+00 0.19328828E-01 0.88446886E+00
the final mle estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.22791167E+01 0.44020744E+00 0.51773698E+01
beta 1 0.16077918E+00 0.49958713E-01 0.32182411E+01
beta 2 -0.82100740E-01 0.37828929E-01 -0.21703162E+01
beta 3 0.12495784E+00 0.72175924E-01 0.17312953E+01
beta 4 0.28898990E+00 0.26436277E-01 0.10931566E+02
beta 5 0.32203202E-01 0.32314790E-01 0.99654686E+00
delta 0 0.70130337E+00 0.41901890E+00 0.16736796E+01
delta 1 0.64286317E-02 0.10629232E-01 0.60480678E+00
delta 2 -0.57840351E-02 0.24315294E-01 -0.23787642E+00
delta 3 -0.58285992E-01 0.24148315E-01 -0.24136670E+01
delta 4 -0.65129568E-01 0.34441118E-01 -0.18910410E+01
delta 5 -0.35578755E+00 0.17766399E+00 -0.20025868E+01
delta 6 -0.27694474E+00 0.15659906E+00 -0.17684956E+01
sigma-squared 0.19328828E-01 0.66595747E-02 0.29024118E+01
gamma 0.88446886E+00 0.49979167E-01 0.17696751E+02
log likelihood function = 0.62513697E+02
LR test of the one-sided error = 0.42300127E+02
with number of restrictions = 8
[note that this statistic has a mixed chi-square distribution]
number of iterations = 25
(maximum number of iterations set at : 100)
number of cross-sections = 50
number of time periods = 1
total number of observations = 50
thus there are: 0 obsns not in the panel
covariance matrix :
0.19378259E+00 -0.99153892E-03 -0.69657401E-03 -0.29538337E-01 0.18664250E-02
-0.64121838E-02 0.34949650E-02 -0.19894815E-04 0.47298934E-03 -0.43253213E-03
-0.11957158E-03 0.54041187E-02 0.50032705E-02 0.35726627E-03 0.66838229E-02
-0.99153892E-03 0.24958730E-02 -0.15980614E-02 -0.52737615E-03 -0.45314308E-03
0.44072189E-03 -0.96934798E-04 0.92499084E-05 -0.61507030E-04 -0.73579318E-04
0.19269042E-03 0.24167141E-03 -0.11315924E-02 0.62528565E-04 -0.94498709E-05
-0.69657401E-03 -0.15980614E-02 0.14310279E-02 0.26564637E-03 0.36231724E-03
-0.42924806E-03 0.48258771E-03 -0.15001143E-04 0.35628925E-04 0.50944872E-04
-0.69558000E-04 -0.74128565E-03 0.67259447E-03 -0.61502142E-04 -0.52793725E-04
-0.29538337E-01 -0.52737615E-03 0.26564637E-03 0.52093640E-02 -0.39219467E-03
0.54778846E-03 0.13909319E-03 -0.62802316E-05 -0.19417923E-03 0.98905183E-04
-0.25867579E-04 0.21629701E-03 0.13028589E-03 -0.21814743E-04 -0.83113515E-03
0.18664250E-02 -0.45314308E-03 0.36231724E-03 -0.39219467E-03 0.69887675E-03
-0.79370829E-04 -0.78096043E-03 0.70922537E-05 0.94423498E-04 0.21004955E-04
-0.40795408E-04 -0.20713981E-03 0.23663434E-03 -0.22120759E-04 0.99152405E-04
-0.64121838E-02 0.44072189E-03 -0.42924806E-03 0.54778846E-03 -0.79370829E-04
0.10442456E-02 -0.17421702E-02 0.17051283E-04 0.16053916E-03 0.24385717E-04
-0.38970916E-04 -0.63155923E-03 -0.89700746E-03 -0.29985211E-04 -0.34852011E-03
0.34949650E-02 -0.96934798E-04 0.48258771E-03 0.13909319E-03 -0.78096043E-03
-0.17421702E-02 0.17557684E+00 -0.35572202E-02 -0.41331798E-02 0.17747076E-02
0.13561584E-04 -0.99030276E-02 0.55664089E-02 -0.34535934E-03 -0.38722241E-02
-0.19894815E-04 0.92499084E-05 -0.15001143E-04 -0.62802316E-05 0.70922537E-05
0.17051283E-04 -0.35572202E-02 0.11298058E-03 0.35685407E-04 -0.16149551E-03
-0.39680031E-04 -0.72301295E-04 -0.18981642E-03 0.20561405E-05 -0.79312211E-05
0.47298934E-03 -0.61507030E-04 0.35628925E-04 -0.19417923E-03 0.94423498E-04
0.16053916E-03 -0.41331798E-02 0.35685407E-04 0.59123353E-03 -0.78799348E-04
-0.18769501E-03 -0.23371329E-03 -0.15057731E-02 -0.76848633E-06 0.29913268E-06
-0.43253213E-03 -0.73579318E-04 0.50944872E-04 0.98905183E-04 0.21004955E-04
0.24385717E-04 0.17747076E-02 -0.16149551E-03 -0.78799348E-04 0.58314111E-03
-0.56916318E-04 0.13781667E-02 0.91553176E-03 0.16447758E-04 0.36726495E-03
-0.11957158E-03 0.19269042E-03 -0.69558000E-04 -0.25867579E-04 -0.40795408E-04
-0.38970916E-04 0.13561584E-04 -0.39680031E-04 -0.18769501E-03 -0.56916318E-04
0.11861906E-02 -0.69295305E-03 0.47852024E-03 -0.28130481E-04 -0.25832891E-04
0.54041187E-02 0.24167141E-03 -0.74128565E-03 0.21629701E-03 -0.20713981E-03
-0.63155923E-03 -0.99030276E-02 -0.72301295E-04 -0.23371329E-03 0.13781667E-02
-0.69295305E-03 0.31564493E-01 0.84638356E-02 0.21468985E-03 0.42033006E-02
0.50032705E-02 -0.11315924E-02 0.67259447E-03 0.13028589E-03 0.23663434E-03
-0.89700746E-03 0.55664089E-02 -0.18981642E-03 -0.15057731E-02 0.91553176E-03
0.47852024E-03 0.84638356E-02 0.24523265E-01 0.29502517E-03 0.40641035E-02
0.35726627E-03 0.62528565E-04 -0.61502142E-04 -0.21814743E-04 -0.22120759E-04
-0.29985211E-04 -0.34535934E-03 0.20561405E-05 -0.76848633E-06 0.16447758E-04
-0.28130481E-04 0.21468985E-03 0.29502517E-03 0.44349936E-04 0.22489376E-03
0.66838229E-02 -0.94498709E-05 -0.52793725E-04 -0.83113515E-03 0.99152405E-04
-0.34852011E-03 -0.38722241E-02 -0.79312211E-05 0.29913268E-06 0.36726495E-03
-0.25832891E-04 0.42033006E-02 0.40641035E-02 0.22489376E-03 0.24979171E-02
technical efficiency estimates :
firm year eff.-est.
1 1 0.92217655E+00
2 1 0.97248698E+00
3 1 0.97601331E+00
4 1 0.73004112E+00
5 1 0.97269905E+00
6 1 0.96487496E+00
7 1 0.93160300E+00
8 1 0.96231044E+00
9 1 0.94918119E+00
10 1 0.98317688E+00
11 1 0.94190717E+00
12 1 0.97884929E+00
13 1 0.93131167E+00
14 1 0.93997653E+00
15 1 0.98653443E+00
16 1 0.71789026E+00
17 1 0.98903789E+00
18 1 0.97790520E+00
19 1 0.91342930E+00
20 1 0.98028092E+00
21 1 0.91959760E+00
22 1 0.96440511E+00
23 1 0.94634370E+00
24 1 0.97861933E+00
25 1 0.98853570E+00
26 1 0.97895178E+00
27 1 0.97265476E+00
28 1 0.73029950E+00
29 1 0.98655387E+00
30 1 0.98084075E+00
31 1 0.86400885E+00
32 1 0.97702048E+00
33 1 0.94246852E+00
34 1 0.98057586E+00
35 1 0.92818998E+00
36 1 0.97345207E+00
37 1 0.98627846E+00
38 1 0.94373346E+00
39 1 0.97830109E+00
40 1 0.70173407E+00
41 1 0.65693054E+00
42 1 0.97372481E+00
43 1 0.93735133E+00
44 1 0.97071097E+00
45 1 0.94054347E+00
46 1 0.95555525E+00
47 1 0.94960696E+00
48 1 0.98351997E+00
49 1 0.98003083E+00
50 1 0.95106890E+00
mean efficiency = 0.93486588E+00
(HO.TXT)
Output from the program FRONTIER (Version 4.1c)
instruction file = terminal
data file = Data1.txt
Tech. Eff. Effects Frontier (see B&C 1993)
The model is a production function
The dependent variable is logged
the ols estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.15382191E+01 0.64151424E+00 0.23977941E+01
beta 1 -0.17635929E+00 0.71601567E-01 -0.24630647E+01
beta 2 -0.28790977E+00 0.43971063E-01 -0.65477101E+01
beta 3 0.41858256E+00 0.11651226E+00 0.35926052E+01
beta 4 0.31599414E+00 0.39571783E-01 0.79853401E+01
beta 5 0.12461203E-01 0.30414011E-01 0.40971916E+00
sigma-squared 0.38124561E-01
log likelihood function = 0.48519343E+02
the estimates after the grid search were :
beta 0 0.16794988E+01
beta 1 -0.17635929E+00
beta 2 -0.28790977E+00
beta 3 0.41858256E+00
beta 4 0.31599414E+00
beta 5 0.12461203E-01
delta 0 0.00000000E+00
delta 1 0.00000000E+00
delta 2 0.00000000E+00
delta 3 0.00000000E+00
delta 4 0.00000000E+00
delta 5 0.00000000E+00
delta 6 0.00000000E+00
sigma-squared 0.57005532E-01
gamma 0.55000000E+00
iteration = 0 func evals = 20 llf = 0.48932434E+02
0.16794988E+01-0.17635929E+00-0.28790977E+00 0.41858256E+00 0.31599414E+00
0.12461203E-01 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00
0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.57005532E-01 0.55000000E+00
gradient step
iteration = 5 func evals = 47 llf = 0.66190745E+02
0.16794658E+01-0.17438439E+00-0.28484211E+00 0.41782325E+00 0.31014877E+00
0.20025257E-01 0.11117088E-02 0.19875150E-01-0.42788678E-01-0.34551086E-01
-0.17095451E-01-0.17544435E-01-0.14567906E-01 0.56757668E-01 0.55128733E+00
iteration = 10 func evals = 68 llf = 0.71519384E+02
0.16696151E+01-0.55892365E-01-0.25912988E+00 0.31516619E+00 0.22551262E+00
0.26063360E-01 0.12601966E+00 0.21300217E-01-0.42324385E-01-0.42146672E-01
-0.17196442E-01-0.77528006E-01-0.73898123E-01 0.63556158E-01 0.78482733E+00
iteration = 15 func evals = 97 llf = 0.76716998E+02
0.23056007E+01-0.12901496E+00-0.26843344E+00 0.26384273E+00 0.27978853E+00
0.37564072E-01 0.42234964E+00 0.16939969E-01-0.47623318E-01-0.40535176E-01
-0.22430545E-01-0.10999025E+00-0.76340435E-01 0.49302553E-01 0.76746620E+00
iteration = 20 func evals = 181 llf = 0.87390886E+02
0.19325479E+01-0.83752792E-01-0.22308075E+00 0.28578443E+00 0.22081906E+00
0.23126476E-01 0.60635323E+00 0.63214821E-02-0.32960998E-01-0.14333140E-01
-0.14725249E-01-0.59325479E-01-0.74846454E-01 0.28499043E-01 0.80228560E+00
iteration = 25 func evals = 245 llf = 0.87762660E+02
0.19253673E+01-0.11627564E+00-0.19875451E+00 0.29756667E+00 0.22728668E+00
0.26740466E-01 0.64254433E+00 0.57101726E-02-0.32935742E-01-0.12501078E-01
-0.14891783E-01-0.58573848E-01-0.72276553E-01 0.28560538E-01 0.82538569E+00
iteration = 30 func evals = 352 llf = 0.87801689E+02
0.18987394E+01-0.11648229E+00-0.19758993E+00 0.30436034E+00 0.22789612E+00
0.24825590E-01 0.65705033E+00 0.55054751E-02-0.32868047E-01-0.12008936E-01
-0.15060874E-01-0.58153973E-01-0.73384207E-01 0.28698492E-01 0.87647654E+00
iteration = 35 func evals = 431 llf = 0.87801891E+02
0.18964051E+01-0.11614076E+00-0.19729107E+00 0.30437013E+00 0.22777130E+00
0.24832130E-01 0.65652196E+00 0.55169754E-02-0.32875821E-01-0.11976256E-01
-0.15085045E-01-0.58167616E-01-0.73300177E-01 0.28702302E-01 0.87757731E+00
iteration = 36 func evals = 434 llf = 0.87801891E+02
0.18964051E+01-0.11614076E+00-0.19729107E+00 0.30437013E+00 0.22777130E+00
0.24832130E-01 0.65652196E+00 0.55169754E-02-0.32875821E-01-0.11976256E-01
-0.15085045E-01-0.58167616E-01-0.73300177E-01 0.28702302E-01 0.87757731E+00
the final mle estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.18964051E+01 0.53354972E+00 0.35543176E+01
beta 1 -0.11614076E+00 0.60414369E-01 -0.19224030E+01
beta 2 -0.19729107E+00 0.39916109E-01 -0.49426428E+01
beta 3 0.30437013E+00 0.97407466E-01 0.31247105E+01
beta 4 0.22777130E+00 0.35680740E-01 0.63835924E+01
beta 5 0.24832130E-01 0.27810586E-01 0.89290205E+00
delta 0 0.65652196E+00 0.13637666E+00 0.48140345E+01
delta 1 0.55169754E-02 0.27177278E-02 0.20299956E+01
delta 2 -0.32875821E-01 0.64082777E-02 -0.51302117E+01
delta 3 -0.11976256E-01 0.44106047E-02 -0.27153319E+01
delta 4 -0.15085045E-01 0.83543761E-02 -0.18056458E+01
delta 5 -0.58167616E-01 0.27816155E-01 -0.20911451E+01
delta 6 -0.73300177E-01 0.29069427E-01 -0.25215556E+01
sigma-squared 0.28702302E-01 0.33777335E-02 0.84975034E+01
gamma 0.87757731E+00 0.14063882E+00 0.62399367E+01
log likelihood function = 0.87801891E+02
LR test of the one-sided error = 0.78565096E+02
with number of restrictions = 8
[note that this statistic has a mixed chi-square distribution]
number of iterations = 36
(maximum number of iterations set at : 100)
number of cross-sections = 212
number of time periods = 1
total number of observations = 212
thus there are: 0 obsns not in the panel
covariance matrix :
0.28467530E+00 -0.15143016E-02 -0.51508792E-02 -0.46226305E-01 -0.14073658E-02
-0.28422564E-03 0.93262455E-03 -0.40341750E-04 0.14126362E-03 -0.33022161E-04
0.17943354E-03 -0.13277008E-02 0.65958870E-03 -0.21503674E-03 -0.12675206E-01
-0.15143016E-02 0.36498960E-02 -0.93581752E-03 -0.18296639E-02 -0.10181626E-02
-0.77705781E-05 -0.45730953E-03 0.21811631E-04 -0.30937326E-04 -0.53367526E-04
0.12781916E-04 -0.25694147E-04 -0.88930027E-04 0.25911142E-04 0.71447214E-03
-0.51508792E-02 -0.93581752E-03 0.15932958E-02 0.53874390E-03 -0.69739417E-04
0.40195744E-04 0.54392199E-03 0.25519624E-05 -0.12833348E-04 0.16055202E-04
-0.39738895E-04 0.52479945E-05 -0.20750712E-03 -0.11228995E-04 0.43343280E-03
-0.46226305E-01 -0.18296639E-02 0.53874390E-03 0.94882145E-02 0.11328883E-02
-0.29613142E-03 0.59663364E-03 -0.27351685E-04 0.17448305E-04 0.66248529E-04
-0.11335572E-04 0.29513683E-03 0.10837781E-03 0.26297714E-04 0.24651262E-02
-0.14073658E-02 -0.10181626E-02 -0.69739417E-04 0.11328883E-02 0.12731152E-02
0.11520415E-04 -0.39058997E-03 -0.84873152E-05 0.52108110E-04 0.92916591E-05
0.11427395E-04 -0.33860175E-04 0.14492501E-03 0.48416274E-05 -0.15176491E-03
-0.28422564E-03 -0.77705781E-05 0.40195744E-04 -0.29613142E-03 0.11520415E-04
0.77342872E-03 -0.10063093E-02 0.26644838E-04 0.94298553E-05 -0.37301977E-04
0.69743399E-05 -0.36983952E-04 -0.77850554E-05 -0.41103218E-05 -0.53947990E-03
0.93262455E-03 -0.45730953E-03 0.54392199E-03 0.59663364E-03 -0.39058997E-03
-0.10063093E-02 0.18598594E-01 -0.30539141E-03 -0.28233964E-03 0.11962920E-03
-0.20459730E-03 -0.34160874E-04 0.30682750E-03 -0.90403595E-05 0.45106032E-02
-0.40341750E-04 0.21811631E-04 0.25519624E-05 -0.27351685E-04 -0.84873152E-05
0.26644838E-04 -0.30539141E-03 0.73860441E-05 0.49898816E-06 -0.60828105E-05
-0.21091555E-07 -0.23646754E-05 -0.80532368E-05 0.84639867E-06 -0.33538271E-04
0.14126362E-03 -0.30937326E-04 -0.12833348E-04 0.17448305E-04 0.52108110E-04
0.94298553E-05 -0.28233964E-03 0.49898816E-06 0.41066023E-04 0.44596882E-05
-0.85713551E-05 -0.34567588E-05 -0.35859646E-05 -0.31013766E-05 0.37691185E-05
-0.33022161E-04 -0.53367526E-04 0.16055202E-04 0.66248529E-04 0.92916591E-05
-0.37301977E-04 0.11962920E-03 -0.60828105E-05 0.44596882E-05 0.19453434E-04
-0.41262477E-07 0.81161037E-05 -0.14523167E-04 -0.22499604E-05 0.13612165E-03
0.17943354E-03 0.12781916E-04 -0.39738895E-04 -0.11335572E-04 0.11427395E-04
0.69743399E-05 -0.20459730E-03 -0.21091555E-07 -0.85713551E-05 -0.41262477E-07
0.69795601E-04 0.42946192E-05 0.53867041E-05 -0.12008439E-05 0.17398330E-04
-0.13277008E-02 -0.25694147E-04 0.52479945E-05 0.29513683E-03 -0.33860175E-04
-0.36983952E-04 -0.34160874E-04 -0.23646754E-05 -0.34567588E-05 0.81161037E-05
0.42946192E-05 0.77373848E-03 -0.20858412E-03 -0.52042636E-05 0.87764705E-04
0.65958870E-03 -0.88930027E-04 -0.20750712E-03 0.10837781E-03 0.14492501E-03
-0.77850554E-05 0.30682750E-03 -0.80532368E-05 -0.35859646E-05 -0.14523167E-04
0.53867041E-05 -0.20858412E-03 0.84503161E-03 -0.68374974E-05 -0.35708510E-03
-0.21503674E-03 0.25911142E-04 -0.11228995E-04 0.26297714E-04 0.48416274E-05
-0.41103218E-05 -0.90403595E-05 0.84639867E-06 -0.31013766E-05 -0.22499604E-05
-0.12008439E-05 -0.52042636E-05 -0.68374974E-05 0.11409084E-04 0.95650434E-04
-0.12675206E-01 0.71447214E-03 0.43343280E-03 0.24651262E-02 -0.15176491E-03
-0.53947990E-03 0.45106032E-02 -0.33538271E-04 0.37691185E-05 0.13612165E-03
0.17398330E-04 0.87764705E-04 -0.35708510E-03 0.95650434E-04 0.19779277E-01
technical efficiency estimates :
firm year eff.-est.
1 1 0.57139024E+00
2 1 0.65242932E+00
3 1 0.64934731E+00
4 1 0.49760618E+00
5 1 0.58994543E+00
6 1 0.62312150E+00
7 1 0.67349850E+00
8 1 0.63573087E+00
9 1 0.90536687E+00
10 1 0.74090388E+00
11 1 0.91046905E+00
12 1 0.78794070E+00
13 1 0.62541781E+00
14 1 0.60270042E+00
15 1 0.90701172E+00
16 1 0.70433221E+00
17 1 0.68977482E+00
18 1 0.72083134E+00
19 1 0.60136324E+00
20 1 0.83133528E+00
21 1 0.67796840E+00
22 1 0.56149922E+00
23 1 0.63667988E+00
24 1 0.89811618E+00
25 1 0.71115482E+00
26 1 0.73947021E+00
27 1 0.53039060E+00
28 1 0.70007306E+00
29 1 0.96024009E+00
30 1 0.68799541E+00
31 1 0.75199318E+00
32 1 0.56338729E+00
33 1 0.78141260E+00
34 1 0.78251077E+00
35 1 0.73275338E+00
36 1 0.67108840E+00
37 1 0.51690287E+00
38 1 0.60929443E+00
39 1 0.63975350E+00
40 1 0.66187034E+00
41 1 0.62880835E+00
42 1 0.57377985E+00
43 1 0.80271285E+00
44 1 0.53224220E+00
45 1 0.57379987E+00
46 1 0.64409470E+00
47 1 0.87325454E+00
48 1 0.74598901E+00
49 1 0.95128647E+00
50 1 0.89625397E+00
51 1 0.49387864E+00
52 1 0.81230082E+00
53 1 0.56480435E+00
54 1 0.64221330E+00
55 1 0.77667170E+00
56 1 0.58330269E+00
57 1 0.72902543E+00
58 1 0.51135215E+00
59 1 0.69284049E+00
60 1 0.75075488E+00
61 1 0.55025079E+00
62 1 0.52390154E+00
63 1 0.67334778E+00
64 1 0.83621299E+00
65 1 0.75339570E+00
66 1 0.53788887E+00
67 1 0.53343408E+00
68 1 0.63153436E+00
69 1 0.87987274E+00
70 1 0.87288174E+00
71 1 0.52107220E+00
72 1 0.45017315E+00
73 1 0.75645688E+00
74 1 0.89452900E+00
75 1 0.40889660E+00
76 1 0.58409582E+00
77 1 0.56567871E+00
78 1 0.89837489E+00
79 1 0.90718849E+00
80 1 0.66338640E+00
81 1 0.78616024E+00
82 1 0.74536019E+00
83 1 0.78951571E+00
84 1 0.90989757E+00
85 1 0.68307648E+00
86 1 0.64103485E+00
87 1 0.91293800E+00
88 1 0.74513344E+00
89 1 0.91354413E+00
90 1 0.79406488E+00
91 1 0.91682208E+00
92 1 0.60301274E+00
93 1 0.93810540E+00
94 1 0.81675515E+00
95 1 0.76865979E+00
96 1 0.97281623E+00
97 1 0.83710158E+00
98 1 0.86135451E+00
99 1 0.70589609E+00
100 1 0.56220557E+00
101 1 0.63776088E+00
102 1 0.68719923E+00
103 1 0.70202265E+00
104 1 0.73853963E+00
105 1 0.53420649E+00
106 1 0.72100199E+00
107 1 0.55847441E+00
108 1 0.66889943E+00
109 1 0.75559560E+00
110 1 0.55994159E+00
111 1 0.80245261E+00
112 1 0.79740364E+00
113 1 0.77139909E+00
114 1 0.70477542E+00
115 1 0.58728920E+00
116 1 0.62782498E+00
117 1 0.64184907E+00
118 1 0.68334489E+00
119 1 0.63990689E+00
120 1 0.58414616E+00
121 1 0.79206150E+00
122 1 0.54375189E+00
123 1 0.57084276E+00
124 1 0.90335213E+00
125 1 0.86402841E+00
126 1 0.72014502E+00
127 1 0.68326428E+00
128 1 0.68571524E+00
129 1 0.50389073E+00
130 1 0.82825649E+00
131 1 0.55956296E+00
132 1 0.63420763E+00
133 1 0.75379853E+00
134 1 0.58839028E+00
135 1 0.72865194E+00
136 1 0.52023117E+00
137 1 0.71139177E+00
138 1 0.75892513E+00
139 1 0.55972800E+00
140 1 0.53197289E+00
141 1 0.67537844E+00
142 1 0.81956356E+00
143 1 0.75965859E+00
144 1 0.55236864E+00
145 1 0.53559178E+00
146 1 0.63939808E+00
147 1 0.89090637E+00
148 1 0.88507686E+00
149 1 0.54346613E+00
150 1 0.46326875E+00
151 1 0.77452809E+00
152 1 0.90612508E+00
153 1 0.41704654E+00
154 1 0.57741353E+00
155 1 0.57496469E+00
156 1 0.90439860E+00
157 1 0.90712901E+00
158 1 0.65635204E+00
159 1 0.76098390E+00
160 1 0.72111670E+00
161 1 0.76676971E+00
162 1 0.89118302E+00
163 1 0.68204797E+00
164 1 0.62702963E+00
165 1 0.58391925E+00
166 1 0.71061467E+00
167 1 0.63217567E+00
168 1 0.77750133E+00
169 1 0.59412900E+00
170 1 0.59454536E+00
171 1 0.55695081E+00
172 1 0.78480973E+00
173 1 0.73637273E+00
174 1 0.56058596E+00
175 1 0.80904358E+00
176 1 0.64620596E+00
177 1 0.69739568E+00
178 1 0.55360328E+00
179 1 0.64556898E+00
180 1 0.89354705E+00
181 1 0.69896575E+00
182 1 0.73624896E+00
183 1 0.53960382E+00
184 1 0.69256738E+00
185 1 0.56231317E+00
186 1 0.65832170E+00
187 1 0.76388645E+00
188 1 0.56797332E+00
189 1 0.76366835E+00
190 1 0.77574227E+00
191 1 0.74161873E+00
192 1 0.69995156E+00
193 1 0.52422137E+00
194 1 0.61307595E+00
195 1 0.64661846E+00
196 1 0.66981381E+00
197 1 0.65008094E+00
198 1 0.58176401E+00
199 1 0.78172632E+00
200 1 0.58938500E+00
201 1 0.68732879E+00
202 1 0.54925372E+00
203 1 0.62568904E+00
204 1 0.73280727E+00
205 1 0.58699385E+00
206 1 0.58011944E+00
207 1 0.48184024E+00
208 1 0.56098577E+00
209 1 0.57779865E+00
210 1 0.65104802E+00
211 1 0.72381617E+00
212 1 0.60250500E+00
mean efficiency = 0.68883554E+00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_chan_nuoi_lon_o_tinh_thua_thien_hue.pdf