HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM HUỲNH MINH HÙNG
PHÁT HUY VAI TRÕ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM HUỲNH MINH HÙNG
PHÁT HUY VAI TRÕ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số : 62 22 03 02
LUẬN ÁN
191 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu long hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN THỊ NGA
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.
Tác giả
Phạm Huỳnh Minh Hùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................... 6
1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến những
vấn đề lý luận chung về việc phát huy vai trò chủ thể của nông
dân trong xây dựng nông thôn mới ............................................. 6
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng phát huy vai trò chủ
thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng
sông Cửu Long .......................................................................... 20
1.3. Những công trình nghiên cứu về quan điểm, giải pháp phát huy
vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở
Đồng bằng sông Cửu Long ....................................................... 23
Chƣơng 2: PHÁT HUY VAI TRÕ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NƢỚC TA
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ........................ 30
2.1. Chủ thể nông dân và tầm quan trọng của việc phát huy vai trò chủ
thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ........................ 30
2.2. Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn
mới ở nước ta hiện nay - những nội dung cơ bản ....................... 52
2.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát huy vai trò chủ thể
của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ........................... 60
Chƣơng 3: PHÁT HUY VAI TRÕ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ........ 74
3.1. Khái lược về Đồng bằng sông Cửu Long và đặc điểm nông dân
Đồng bằng sông Cửu Long ....................................................... 74
3.2. Thực trạng phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng
nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long ........................... 83
3.3. Nguyên nhân của việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân
trong xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long
hiện nay ................................................................................... 111
Chƣơng 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ
BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÕ CHỦ THỂ CỦA
NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY ................ 124
4.1. Một số quan điểm định hướng nhằm phát huy vai trò chủ thể của
nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay ......................................................................... 124
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông
dân trong xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long
................................................................................................. 129
KẾT LUẬN .................................................................................................. 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 153
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 168
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CT - XH : Chính trị - xã hội
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
HTX : Hợp tác xã
KCN : Khu công nghiệp
KT - XH : Kinh tế - xã hội
NTM : Nông thôn mới
NXB : Nhà xuất bản
TNXH : Tệ nạn xã hội
UBND : Uỷ ban nhân dân
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
XDNTM : Xây dựng nông thôn mới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương của Đảng ta, có ý
nghĩa to lớn và tác động toàn diện đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với sự
tham gia của nhiều lực lượng khác nhau. Trong đó, nông dân được xác định
vừa là chủ thể trực tiếp tham gia vừa là chủ thể thụ hưởng những thành quả từ
phong trào này. Vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM là vô cùng to
lớn. Hiệu quả đạt được từ việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong
XDNTM đem lại lợi ích trên nhiều phương diện khác nhau. Với nông dân,
thông qua phong trào XDNTM là cơ hội để từng chủ thể nông dân khẳng định
quyền làm chủ, kiến tạo cuộc sống ngày càng ấm no, sung túc một cách bền
vững. Với xã hội, có phát huy tốt vai trò chủ thể của nông dân sẽ là nhân tố cơ
bản đem đến sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc
phòng an ninh trên địa bàn nông thôn.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), việc phát huy vai trò chủ thể
của nông dân gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Với truyền thống cách mạng, bằng sự năng động,
tích cực và sáng tạo đã giúp cho vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL được phát
huy mạnh mẽ trên tất cả các mặt, các tiêu chí trong phong trào XDNTM: từ việc
nhiệt tình, tích cực tham gia quy hoạch và thực hiện quy hoạch đến việc tự
nguyện, tự giác đóng góp tiền của, ngày công lao động xây dựng kết cấu hạ tầng
KT - XH; không những chủ động, sáng tạo trong tổ chức sản xuất, phát triển
kinh tế mà còn hăng hái tham gia các phong trào phát triển văn hóa, xã hội, giữ
gìn an ninh trật tự, Việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL trong
XDNTM trên thực tế đang thực sự đem lại một diện mạo nông thôn không
ngừng đổi thay theo hướng văn minh, hiện đại nhưng giàu bản sắc của vùng
2
đồng bằng sông nước; đồng thời bản thân nông dân ĐBSCL cũng đang có sự
thay đổi đáng kể từ nhận thức đến hành động ngày một tiến bộ hơn.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở
ĐBSCL hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập từ nhiều góc độ. Một mặt,
nông dân ĐBSCL luôn chống chọi với nhiều thách thức do tác động của các
nhân tố khách quan đó là thị trường đầu ra cho nông sản không ổn định, thường
gặp rủi ro; sự gắn kết, hỗ trợ, chia sẻ trong mối liên kết “Bốn nhà” chưa thực sự
bền chặt; tác động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên là nỗi lo lớn cho nông dân
trong suốt quá trình sản xuất; điều quan trọng hơn là hiện nay đang có biểu hiện
nóng vội chạy theo thành tích, của sự lạm dụng việc XDNTM để ép buộc nông
dân đóng góp quá mức làm cho đời sống của nhiều nông dân đã khó khăn, vất vả
lại càng khốn khó hơn. Đây là những vấn đề lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống sản xuất và sinh hoạt của người nông dân. Mặt khác, bản thân nông dân
ĐBSCL vẫn còn tồn tại những hạn chế nội sinh như trình độ học vấn, chuyên
môn, tay nghề thấp chưa được khắc phục; những nhược điểm trong tâm lý, tính
cách chưa được điều chỉnh, xóa bỏ. Những hạn chế này thực sự là rào cản,
“xiềng xích” mà các chủ thể nông dân đang tự trói buộc bản thân mình, làm cho
vai trò chủ thể ở từng nông dân chưa được phát huy tối đa, có hiệu quả.
Để quá trình XDNTM ở ĐBSCL đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt được
những thành tựu to lớn, đòi hỏi vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL với
những ưu điểm vốn có như sự chủ động, tự giác, năng động, sáng tạo phải
tiếp tục phát huy lên một tầm cao mới; đồng thời các chủ thể nông dân
ĐBSCL cần phấn đấu khắc phục những hạn chế, nhược điểm để ngày càng
tiến bộ. Sức mạnh của nông dân chỉ có thể nhân đôi và phát huy mạnh mẽ một
khi nông dân có quyết tâm, nghị lực và khát vọng vượt lên chính mình. Cùng
với đó, để phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL có
hiệu quả rất cần có sự quan tâm sâu sát, sự hỗ trợ kịp thời và thường xuyên
của các nhân tố bên ngoài nông dân.
3
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCLlà để
đem lại cho từng chủ thể nông dân có cuộc sống ngày càng tốt hơn, tiến bộ
hơn, nghĩa tình hơn đúng như mục đích, ý nghĩa, giá trị đích thực của một chủ
trương giàu tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, việc thống nhất
về quan điểm nhận thức, về việc xây dựng một hệ thống các giải pháp toàn
diện, đồng bộ, hiệu quả, khả thi để phát huy vai trò chủ thể của nông dân
trong XDNTM ở ĐBSCL là yêu cầu đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Từ những vấn đề trên cũng chính là lý do để nghiên cứu sinh chọn
hướng nghiên cứu "Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng
nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay" làm đề tài luận án
tiến sĩ triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực trạng phát huy vai trò chủ thể
của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL, luận án đề xuất một số quan điểm
định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của
nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Trình bày tổng quan về những công trình nghiên cứu có liên quan đến
vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM.
- Khái quát một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò chủ thể của nông
dân trong XDNTM ở nước ta hiện nay và những nhân tố cơ bản ảnh hưởng
đến phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM.
- Phân tích thực trạng của việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân
trong XDNTM ở ĐBSCL hiện nay và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
4
- Đề xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp
tục phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xác định giới hạn đối
tượng nghiên cứu là vai trò chủ thể của bản thân người nông dân trong
XDNTM ở ĐBSCL hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án nghiên cứu về việc phát huy vai trò chủ thể
của nông dân trong XDNTM tại 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.
- Về thời gian: Nghiên cứu việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân
trong XDNTM ở ĐBSCL với các thông tin khảo sát giới hạn từ năm 2009 đến
2016, các giải pháp từ nay đến 2020.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng nhân dân nói chung, về vai trò chủ
thể của nông dân nói riêng; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
XDNTM, cụ thể:
- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng đặc biệt là Nghị quyết 26-NQ/TW
của Hội nghị Trung ương Bảy khóa X năm 2008 về nông nghiệp, nông thôn
và nông dân.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ năm 2009 về việc
ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ năm 2010 về việc
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020.
5
- Quyết định số 340/QĐ-TTg Thủ tường Chính phủ năm 2013 về việc
Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ năm 2016 về
việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -
2020 (gọi tắt là Bộ tiêu chí xã).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử -
lôgíc; phương pháp so sánh, phương pháp thống kê trên cơ sở sử dụng tư liệu
thực tế của các công trình nghiên cứu đã có nhất là của các cơ quan ban ngành
các tỉnh, thành phố trong khu vực.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Phân tích làm rõ, có hệ thống về vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL
trong XDNTM.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân thành tựu, hạn chế trong việc
phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản để tiếp tục phát huy tốt
hơn vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL.
6. Ý nghĩa của luận án
- Công trình nghiên cứu góp phần khẳng định sự cần thiết, tính đúng
đắn về chủ trương XDNTM của Đảng và Nhà nước ta; chỉ rõ vai trò, sức
mạnh của quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân, là chủ thể quyết định sự
thành công của quá trình XDNTM.
- Công trình nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo để vận dụng vào
thực tế việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM tại các tỉnh
thành vùng ĐBSCL.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ
THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Vai trò chủ thể của nông dân Việt Nam luôn được khẳng định qua mọi
giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc. Đặc biệt, vai trò chủ thể của nông
dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến từ rất sớm thông qua các tác
phẩm, bài viết, bài nói chuyện của mình. Chẳng hạn, ngay từ những ngày đầu
lãnh đạo chính quyền cách mạng non trẻ, trong thư gửi điền chủ, nông gia
Việt Nam ngày 11/4/1946, Người viết: “Việt Nam là một nước sống về nông
nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây
dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông
nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh
thì nước ta thịnh” [70, tr.215]. Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao sức mạnh to
lớn, toàn diện của nông dân. Người cho rằng: “Nông dân ta chí khí rất anh
dũng, kinh nghiệm rất nhiều, lực lượng rất to. Điều đó đã tỏ rõ trong thời kỳ
cách mạng và kháng chiến. Nếu lãnh đạo tốt, thì khó khăn gì họ cũng khắc
phục được, việc gì to lớn mấy họ cũng làm được” [68, tr.196].
Vai trò, sức mạnh của nông dân không chỉ được phát huy trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mà ngày nay sức mạnh ấy một lần nữa được
Đảng ta tiếp tục khẳng định tại Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung
ương khóa X năm 2008 với Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông
thôn và nông dân khi cho rằng “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển”
[30, tr.124].
7
Trong những năm qua, vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn
gắn với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và XDNTM luôn tạo được sự
quan tâm, chú ý của nhiều cấp, bộ ngành và các nhà khoa học. Đến nay, đã có
nhiều công trình nghiên cứu của tập thể, của các nhà khoa học về nông
nghiệp, nông thôn và nông dân ở những góc độ khác nhau.
Cuốn sách Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới
đất nước. Vấn đề và kinh nghiệm của các tác giả Nguyễn Văn Sáu, Trần Xuân
Sầm và Lê Doãn Tá (đồng chủ biên) khẳng định rằng việc Đảng ta quan tâm
đến nông dân luôn là bài học kinh nghiệm không hề cũ đối với sự nghiệp cách
mạng “Hướng về nông thôn, nông nghiệp để nghiên cứu tìm cách nhân sức
mạnh của một lực lượng nông dân to lớn là một vấn đề có tầm chiến lược bao
quát và hết sức căn bản [87, tr.67].
Với tác giả Hoàng Ngọc Hòa trong sách Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng
đã chỉ rõ:
Nông dân vừa là chủ thể, vừa là động lực của phát triển nông
nghiệp. Do đó, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính
sách của Nhà nước về nông nghiệp phải đặt nông dân vào đúng vị
trí chủ thể của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội
nông thôn, phải làm sao khơi dậy, phát huy được sự cố gắng, nhiệt
tình, tích cực, năng động sáng tạo và các nguồn lực của nông dân
đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế - xã hội nông
thôn” [42, tr.46-47].
Vai trò, sức mạnh của nông dân trong mọi giai đoạn lịch sử luôn được
thực tiễn khẳng định. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, vì nhiều lý do khác
nhau, vai trò của nông dân chưa được phát huy đúng mức, đời sống của người
nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, vấn đề nông nghiệp và nông thôn vẫn còn
nhiều bất cập. Điều này được thể hiện trong sách Nông dân, Nông thôn và
8
Nông nghiệp: Những vấn đề đang đặt ra của các học giả nổi tiếng như giáo sư
Tương Lai, giáo sư Đào Thế Tuấn, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc,... Các tác
giả có điểm giống nhau đó là gắn bó, thiết tha với lĩnh vực nông nghiệp và địa
bàn nông thôn; xót xa với tình cảnh khó khăn, vất vả, thua thiệt của người
nông dân. Điều này được thể hiện qua việc các tác giả chỉ ra những hạn chế,
khiếm khuyết từ các chủ trương, chính sách vĩ mô và cho rằng đó là một trong
những nguyên nhân làm cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong tương
lai vận động theo hướng “Diện mạo nông thôn trong mươi, hai mươi năm tới
thật là ảm đạm: Nông thôn sẽ là nơi không ai muốn ở, nông nghiệp sẽ là
ngành không ai muốn đầu tư, nông dân muốn thoát khỏi nông thôn, nông
nghiệp!” [81, tr.110] là điều rất cần được suy ngẫm và kiểm chứng trong thực
tiễn. Từ đó, các học giả bằng sự tâm huyết của mình đề xuất một số quan
điểm, giải pháp theo góc nhìn tiếp cận cá nhân.
Cùng chung quan điểm trên, tác giả Đặng Kim Sơn và các cộng sự,
trong cuốn sách Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam: Bối cảnh, nhu
cầu và triển vọng cho rằng việc ban hành chính sách về nông nghiệp, nông
thôn trong thời gian qua là cần thiết và tạo cú hích quan trọng tạo đà cho nông
nghiệp Việt Nam cất cánh. Tuy nhiên, quá trình ban hành và thực hiện chính
sách còn có những bất cập, trong đó đáng chú ý là sự tham gia của chủ thể
nông dân chưa cao “Sự tham gia ý kiến của người dân trong công tác xây
dựng chính sách và phối hợp thực hiện chính sách còn rất hạn chế. Nông dân
nói chung không có tiếng nói, hầu như không tham gia vào công tác này, do
đó sự phản hồi chính sách rất yếu, thậm chí không có” [88, tr.132].
Cũng theo Đặng Kim Sơn, trong sách Kinh nghiệm quốc tế về nông
nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, từ việc nêu lên
hàng loạt những câu hỏi lớn, đáng chú ý như nông nghiệp, nông thôn, nông
dân ngày mai sẽ ra sao, tác giả dự đoán sẽ có sự biến đổi mạnh trong nông
dân với màu sắc khá ảm đạm:
9
Phần lớn cư dân nông thôn sẽ chuyển về đô thị vì thị trường
không hoàn chỉnh, đa số lao động không có tay nghề, quá trình di
cư diễn ra không suông sẻ. Hàng chục triệu người sẽ xung vào
đội quân “lao động không chính thức” thu nhập thấp, cuộc sống
bấp bênh, làm việc khó khăn, không được luật lệ và tổ chức
nghiệp đoàn bảo vệ. Số dân còn lại ở nông thôn còn rất đông, chủ
yếu là hộ tiểu nông sản xuất nhỏ, vừa sản xuất nông nghiệp, vừa
tìm việc làm thêm [142, tr.176].
Trong khi đó tình hình rủi ro của các hộ nông dân không những không
giảm đi mà còn có khuynh hướng gia tăng cũng được tác giả trình bày trong
cuốn sách Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai
sau. Nguyên nhân của các rủi ro có nhiều, chủ yếu là do ốm đau bệnh tật,
thiên tai thường xảy ra, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, tác động tiêu cực từ
các yếu tố của thị trường, [141, tr.145-149].
Mai Ngọc Anh trong sách Tách biệt xã hội về kinh tế đối với nông
dân Việt Nam cũng đã khẳng định: tình trạng tách biệt về kinh tế đối với
nông dân phụ thuộc vào tình trạng việc làm. Tuy nhiên, tình trạng việc làm
của nông dân đến lượt nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội sinh của nông
dân. Đó là tình trạng sức khỏe không tốt, khả năng và mức độ chăm sóc y
tế không cao; mặt bằng dân trí và trình độ học vấn thấp, thiếu chuyên môn
và tay nghề; [1, tr.154-158] là nguyên nhân làm cho đời sống kinh tế của
nông dân ngày càng có sự cách biệt so với mặt bằng chung của xã hội.
Cùng chung quan điểm trên, trong bài viết “Cơ cấu giai cấp nông dân -
một số biến đổi (chủ yếu từ năm 1996 đến nay)” của tác giả Mạch Quang Thắng
đã nêu lên thực trạng biến đổi cơ cấu giai cấp nông dân nước ta như: cơ cấu dân
cư nông thôn có sự chuyển dịch nơi cư trú và thay đổi môi trường làm việc,
chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị đặc biệt là đối tượng thanh niên
nông thôn; sự biến đổi cơ cấu kinh tế tác động mạnh mẽ tới sự biến đổi cơ cấu xã
10
hội - nghề nghiệp của nông dân kể cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó dẫn đến sự
biến đổi về điều kiện sản xuất, mức thu nhập, điều kiện sống,... Theo tác giả, sự
biến đổi tất yếu cơ cấu giai cấp nông dân có hai mặt: tích cực và không tích cực,
đáng chú ý “Chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp, điều này ảnh hưởng
không tốt đến sự biến đổi giai cấp nông dân Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm
trở lại đây. Trình độ học vấn và trình độ về mọi mặt của người lao động nông
thôn thấp làm cản trở đến việc tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học và
công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất” [94, tr.73].
Có thể nhận thấy, trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
thì nông dân vẫn luôn là lực lượng yếu thế. Sự hỗ trợ, giúp sức của các chủ
thể khác trên thực tế không nhiều, thậm chí có cả xung đột về lợi ích. Trong
sách Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề và giải
pháp do Lê Quốc Lý (Chủ biên), từ việc phân tích toàn diện các vấn đề có
liên quan đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề đặt ra qua
khảo sát thực tiễn tại các tỉnh chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc, quyển
sách cho rằng xung đột lợi ích giữa các chủ thể ngày càng nhiều bao gồm: 1)
Nông dân xung đột với các cơ quan công quyền; 2) Nông dân xung đột với
doanh nghiệp. Tác giả nhận định, mức độ xung đột lợi ích giữa nông dân với
các cơ quan công quyền, với doanh nghiệp có xu hướng tăng và diễn tiến theo
xu hướng mới, thậm chí có nguy cơ hình thành các điểm nóng, bất ổn chính
trị ở khu vực nông thôn [58, tr. 128-131].
Hiện nay, cuộc sống của đại bộ phận nông dân nước ta còn gặp nhiều
khó khăn, trong đó có một phần là từ những hạn chế của bản thân người nông
dân. Điều này được thể hiện rõ trong các sách như: Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020 do
Nguyễn Thị Tố Quyên (Chủ biên) [144, tr.207-212]; sách Tác động của hội
nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam do Nguyễn Từ
(Chủ biên) [123, tr.219-222]. Nhìn chung, cả hai cuốn sách đi tìm nguyên
11
nhân từ chính những hạn chế của bản thân người nông dân. Cho đến nay, đa
số nông dân vẫn mang lối sống và nếp nghĩ cũ của người tiểu nông: tư duy
manh mún, tầm nhìn hạn hẹp; tính thụ động, yên phận; không dám mạo hiểm,
sợ rủi ro; tác phong làm ăn tùy tiện, ý thức kỷ luật kém, ít sống theo luật pháp
mà chủ yếu theo văn hóa cộng đồng làng xã; tư tưởng bình quân chủ nghĩa;
Tất cả những nhược điểm, hạn chế trên làm cho nông dân ngày càng thua thiệt
trong quá trình CNH, HĐH. Có thể khẳng định, những vấn đề các sách phân
tích là rất sâu sắc, làm tiền đề để tác giả nghiên cứu sâu hơn trong phạm vi
hẹp về nông dân ở ĐBSCL.
Khi nghiên cứu về nông dân ở phạm vi khu vực, đáng chú ý có các
công trình như:
Sách Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 do Trần Thị Minh
Ngọc chủ biên [143]. Cuốn sách nêu lên thực trạng việc làm của nông dân
vùng ĐBSH dưới tác động của CNH, HĐH giai đoạn 2000 - 2007. Mặt
tích cực của CNH, HĐH đối với nông dân vùng ĐBSH tạo ra nhiều cơ hội
việc làm, thu hút lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Mặt
tiêu cực là nông dân bị thu hồi đất phải từ bỏ nghề nông trong khi chưa
được trang bị các điều kiện cần thiết để chuyển sang làm các nghề khác
dẫn đến gia tăng tình trạng thiếu việc làm do tác động của CNH và đô thị
hóa. Đây là một mâu thuẫn, nghịch lý của vùng ĐBSH. Điều này làm cho
mối quan hệ cung - cầu trong thị trường lao động ở ĐBSH có nhiều bất
cập: thừa lao động phổ thông, thiếu lao động qua đào tạo có trình độ
chuyên môn tay nghề cao. Quá trình CNH, HĐH đã tác động trực tiếp đến
thu nhập của nông dân vùng ĐBSH. Số liệu trong cuốn sách cho thấy thu
nhập của nông dân có được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm theo
tiến trình của sự phát triển. Tuy nhiên, thu nhập của nông dân khu vực
này nhìn chung vẫn còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của
12
vùng. Mặc dù cuốn sách chỉ đề cập đến đời sống của nông dân vùng
ĐBSH và giới hạn ở vấn đề việc làm, nhưng đây là tài liệu quan trọng làm
hệ quy chiếu trong so sánh khi nghiên cứu về vấn đề nông dân ở ĐBSCL.
Luận án tiến sĩ triết học của Đỗ Thị Thanh Mai nghiên cứu về vấn đề
“Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường - Đặc
trưng và xu hướng biến đổi” [63]. Luận án đi sâu nghiên cứu về đặc điểm tâm
lý của nông dân Đồng bằng Bắc bộ trong lịch sử và hiện tại. Đồng thời, tác
giả đưa ra những dự báo về sự biến đổi tâm lý của nông dân Đồng bằng Bắc
bộ trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực trong những năm tiếp theo khi đất nước
chuyển sang nền kinh tế thị trường sâu rộng. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm
vi và nội dung nghiên cứu, nên luận án không đi sâu tìm hiểu về tâm lý nông
dân ở các khu vực khác, nhưng đây là tài liệu khoa học quan trọng trong việc
so sánh đối chiếu với tâm lý nông dân ở các vùng miền khác nhất là tâm lý,
tính cách nông dân vùng ĐBSCL.
Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Ngọc Sơn “Nguồn nhân lực nông
thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta - Đặc điểm và
xu hướng phát triển” [89]. Luận án đi sâu nghiên cứu về chất lượng nguồn
nhân lực ở địa bàn nông thôn (thực chất là nông dân, đặc biệt là thanh niên)
của cả nước với những thuận lợi và khó khăn trong quá trình CNH, HĐH đất
nước. Qua đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp như về giáo dục và đào tạo,
KT - XH, chính trị, văn hóa nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên
địa bàn nông thôn đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
Riêng nông dân ĐBSCL với tư cách là một bộ phận quan trọng của
nông dân cả nước cũng là đối tượng được nhiều học giả nghiên cứu, đáng chú
ý có Sơn Nam với tư cách là nhà văn, nhà Nam bộ học đã đi sâu nghiên cứu
về lịch sử khai phá, phát triển vùng đất phương Nam, về con người Nam bộ
và đã xuất bản hơn 50 tác phẩm, tiêu biểu như: Nói về miền Nam, cá tính miền
Nam, thuần phong mỹ tục Việt Nam; Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh
13
hoạt xưa và văn minh miệt vườn; Lịch sử khẩn hoang miền Nam; Sài Gòn xưa
- Ấn tượng 300 năm và tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long [72], [73],
[74], [75]. Theo Sơn Nam, tính cách, tâm lý người dân Nam bộ luôn có sự
đan xen của cả hai yếu tố đối lập: hiền lành, đôn hậu nhưng cũng ngang tàng,
liều lĩnh; năng động, thích tìm tòi khám phá cái mới từ thực tiễn nhưng có
phần lười biếng, không quan tâm việc học từ sách vở, đi học là điều không
cần thiết; không văn chương hoa mỹ, nói ít làm nhiều, con người hành động
nhưng cũng dễ buông suôi, thiếu kiên nhẫn,... Bên cạnh đó, trong các sách của
mình, tác giả đồng thời trình bày về các phong tục, tập quán, về “văn minh
miệt vườn” của người dân vùng ĐBSCL. Các tác phẩm của Sơn Nam là kho
tài liệu đồ sộ, thực sự cần thiết để nghiên cứu tìm hiểu về những nét đặc trưng
văn hóa cũng như tâm lý, tính cách nông dân vùng ĐBSCL với tất cả những
ưu nhược điểm - yếu tố quan trọng có liên quan đến thực trạng phát huy vai
trò chủ thể của nông dân trong XDNTM hiện nay.
Cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ do Trần Ngọc Thêm
chủ biên và viết chính [96] là công trình khảo cứu rất đồ sộ, công phu gần 900
trang in với sự tham gia nghiên cứu và thẩm định của nhiều nhà khoa học, nhà
văn hóa học có sự am hiểu sâu sắc về Nam bộ nói chung và Tây Nam bộ nói
riêng. Xuyên suốt 8 chương của cuốn sách, các học giả đều xuất phát từ tồn
tại xã hội, nhất là căn cứ vào những nét đặc thù do điều kiện tự nhiên quy
định, làm cơ sở đối chiếu với các vùng miền khác trong cả nước, qua đó nhằm
làm rõ bên cạnh những điểm tương đồng thì người Việt ở Tây Nam bộ cũng
có những nét văn hóa độc đáo có tính khu biệt. Đặc biệt, ở chương V, công
trình tập trung nghiên cứu về các đặc trưng tính cách văn hóa của người Việt
vùng Tây Nam bộ, đó là: tính sông nước, tính trọng nghĩa, tính bộc trực, tính
bao dung, tính thiết thực và tính mở thoáng. Ở mỗi yếu tố trên lại chứa đựng
cả tích cực và tiêu cực, ưu điểm và nhược điểm. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra
kết luận:
14
Từ thiên nhiên, khí hậu cho đến con người, không có cái gì là bất
biến. Chất văn minh thì tăng lên, đời sống kinh tế thì có đi lên,
nhưng thiên nhiên và khí hậu và một số mặt của con người thì đang
có dấu hiệu đi xuống. Bởi vậy mà người Tây Nam Bộ không thể
ngủ yên; đối với Tây Nam Bộ, cả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
khí hậu và tài nguyên con người đều cần được nuôi dưỡng. Trong
đó, tài nguyên con người là quan trọng nhất; con người mà suy
thoái về đạo đức, thiếu hiểu biết về nhận thức và thiếu tầm nhìn về
năng lực thì chính họ sẽ tàn phá rất nhanh tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên khí hậu của mình, của mọi người và của muôn đời con
cháu về sau [96, tr.853].
Nhìn chung, các tác phẩm của Sơn Nam, hay Trần Ngọc Thêm tuy không
chủ đích bàn sâu về nông dân Nam bộ với tư cách là một giai tầng trong xã hội,
nhưng bối cảnh lịch sử mà các tác giả đề cập có liên quan đến cư dân Nam bộ
mà về thực chất và chủ yếu đó là nông dân. Vì vậy, sẽ là thiếu sót nếu nghiên
cứu về nông dân ĐBSCL mà lại không tìm hiểu nghiên cứu về những tác phẩm
này, bởi lịch sử là một dòng chảy liên tục. Một khi hiểu rõ về văn hóa, về đất và
người của vùng đất chín rồng là một trong những cơ sở quan trọng để hoạch định
chính sách phù hợp nhằm tiếp tục phát huy tốt hơn vai trò chủ thể của nông dân
trong XDNTM. Các sách này giúp cho tác giả luận án có nguồn tư liệu phong
phú làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về những ... và
những giải pháp cơ bản để làm gì và làm như thế nào nhằm tiếp tục phát huy
ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL trong
XDNTM hiện nay và trong những năm tiếp theo.
30
Chƣơng 2
PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. CHỦ THỂ NÔNG DÂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT HUY
VAI TRÕ CHỦ THỂ CỦA NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Chủ thể nông dân và đặc điểm cơ bản của chủ thể nông dân
Chủ thể là phạm trù thuộc lĩnh vực triết học. Ở mỗi giai đoạn lịch sử và
tùy vào từng trường phái triết học mà phạm trù chủ thể được nghiên cứu với
những góc nhìn khác nhau. Nhìn chung, các trường phái triết học khi đề cập
đến chủ thể cho rằng chủ thể là con người. Triết học Ấn Độ cổ đại cho rằng,
chủ thể nhận thức chính là Atman (linh hồn con người) nhưng Atman của con
người không phải tự hình thành, tồn tại và vận động theo những quy luật của
riêng nó. Mọi hoạt động của nó, suy cho cùng, là do Brahman (linh hồn vũ
trụ) tạo ra, quy định và chi phối. Tương tự, trong triết học Trung cổ Tây Âu,
do chịu sự quy định bởi tư tưởng thần quyền, phạm trù chủ thể được hiểu ở
hai góc độ: chủ thể nhận thức là con người, còn chủ thể chi phối là thượng đế,
chúa trời. Trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt với Immanuel Kant, khi đề
cập đến vấn đề con người thì chủ yếu bàn về con người với vai trò là chủ thể
nhận thức, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh đến tính năng động, sáng tạo của
hoạt động nhận thức. Tuy nhiên, I. Kant tách rời nhận thức ra khỏi hiện thực
khách quan, không coi nhận thức như là quá trình lịch sử dựa vào hoạt động
thực tiễn, không phải là nhận thức về “vật tự nó” mà là hiện tượng luận. Điều
này có nghĩa là chủ thể nhận thức chỉ nhận thức những gì do mình sáng tạo ra,
con người chỉ có tri thức về thế giới hiện tượng mà không thể có tri thức về
thế giới “vật tự nó”.
Với triết học Mác - Lênin, chủ thể là phạm trù được đề cập một cách
toàn diện nhất so với các trào lưu trước đây. Triết học Mác - Lênin khẳng
31
định chủ thể chỉ có thể là con người hiện thực và chủ thể là bản chất đặc trưng
của con người. Từ điển Triết học định nghĩa: “Chủ thể là con người hoạt động
tích cực và nhận thức, có ý thức và ý chí” [127, tr.93]. Như vậy, chủ thể -
trước hết phải là con người. Tác giả Dương Thị Liễu tiếp cận phạm trù chủ
thể trong mối quan hệ với khách thể, theo đó: “Chủ thể là con người với
những cấp độ tồn tại khác nhau của nó, đang thực hiện hoạt động nhằm tác
động vào khách thể” [67, tr.13].
Như vậy, khi khẳng định chủ thể là con người rõ ràng không phải con
người chung chung trừu tượng, mà là con người hiện thực đang tham gia vào
các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn gắn với những điều kiện xã hội
cụ thể có tác động tích cực vào khách thể, buộc khách thể bộc lộ những đặc
điểm, thuộc tính. Là chủ thể thì trước hết phải có năng lực nhận thức, trình độ,
kinh nghiệm, học vấn, riêng có, tạo nên sự đa dạng, phong phú. Như vậy,
một khi con người được xác định là chủ thể thì chủ thế ấy về cơ bản phải có
những thuộc tính như có ý thức, có tư duy, chủ động, tích cực, sáng tạo và có
mục đích, luôn phản ánh hiện thực khách quan và tác động vào thế giới xung
quanh từ đời sống tự nhiên đến đời sống xã hội thông qua hoạt động thực tiễn.
Thứ nhất, chủ thể có nhận thức, có tư duy. Đây là thuộc tính cơ bản đầu
tiên để phân biệt một con người cụ thể nào đó là chủ thể hay không là chủ thể.
Đối với từng chủ thể thì năng lực nhận thức, năng lực tư duy ở mỗi người là
khác nhau, rất đa dạng. Có người tư duy sắc sảo, nhạy bén, thông minh. Ngược
lại, có người năng lực nhận thức hạn chế, chậm chạp. Tuy nhiên, đã là con người
với tư cách là chủ thể thì bao giờ cũng phải có một năng lực nhận thức nhất định
để khám phá, chinh phục, cải tạo thế giới với những mức độ khác nhau.
Thứ hai, chủ thể tích cực, chủ động. Để sinh tồn, con người luôn biết
tìm mọi cách vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Đây là điều
khác biệt cơ bản giữa con người với con vật. Đối với con vật cũng có sự phản
ánh hiện thực khách quan, nhưng đó là sự phản ánh có tính thụ động và tiêu
32
cực. Theo đó, nếu hiện thực khách quan thuận lợi, sẽ tạo điều kiện cho con
vật tồn tại. Ngược lại, trong trường hợp hiện thực khách quan khó khăn, thậm
chí khắc nghiệt, thì bằng sự phản ánh thụ động chắc chắn con vật không thể
tồn tại, nguy hại hơn có thể đưa đến sự tiêu vong của giống nòi. Thế nhưng,
riêng con người ở góc độ là chủ thể thì lại khác. Bằng sự phản ánh mang tính
chủ động, tích cực, con người không ngừng tác động vào thế giới vật chất, bắt
thế giới vật chất bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật, của
nó ngày càng đầy đủ, rõ nét, sâu sắc hơn. Qua đó, từng bước làm cho năng lực
nhận thức của các chủ thể được nâng cao. Bằng sự phản ánh có tính tích cực,
chủ động giúp các chủ thể khắc phục, vượt qua những khó khăn, thách thức từ
cuộc sống để tồn tại và không ngừng phát triển.
Thứ ba, chủ thể sáng tạo. Sáng tạo là một trong những thuộc tính độc
đáo riêng có của con người với tư cách là chủ thể trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Điều cần nhấn mạnh là, sự sáng tạo ở đây không phải là sản
phẩm thuần túy trong tư duy. Tức là một sự sáng tạo hoàn toàn xa rời và tách
biệt với hiện thực khách quan, hay từ suy nghĩ chủ quan để quy định và thậm
chí tạo ra thế giới vật chất như cách tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với từng chủ thể nhận
thức, sáng tạo là sự phản ánh hiện thực khách quan, trên cơ sở của hiện thực
khách quan. Nhờ có sự sáng tạo, các chủ thể đã tạo nên một “Thiên nhiên thứ
hai” [56]. Nói cách khác, thế giới vật chất phải là thuộc tính thức nhất, là cái
có trước và là “chất liệu” sinh động cho sự phản ánh mang tính sáng tạo của
các chủ thể. Vì rằng, thông qua sự phản ánh đó, còn là quá trình mô phỏng,
bắt chước, làm theo những cái vốn có trong thế giới vật chất, giống như thế
nhưng không hoàn toàn là như thế và thường đạt đến một trình độ cao hơn.
Hơn nữa, nhờ có tính sáng tạo mà các chủ thể nhận thức còn có khả năng tạo
ra tri thức mới về các sự vật hiện tượng cũng như khả năng dự đoán, dự báo
các khuynh hướng vận động của thế giới vật chất trong tương lai.
33
Thứ tư, chủ thể có mục đích. Chính thuộc tính có mục đích đã làm cho
các chủ thể có sự khác biệt căn bản với thế giới loài vật. Theo C. Mác: “Con
nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt con ong
còn làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân
biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây những ngăn
tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình
rồi” [59, tr. 266-267]. Như vậy, rõ ràng đối với loài vật, hoạt động của chúng
thuần túy chỉ dừng lại ở bản năng, bẩm sinh di truyền vốn có của sự sinh tồn
theo kiểu “đói thì ăn, khát thì uống” hay sinh con đẻ cái duy trì nòi giống.
Trong khi đó, mọi hoạt động của con người chủ thể đều có mục đích, tức là
các hoạt động, hành vi, lời nói mà con người đang thực hiện hoặc sẽ thực hiện
đều phải thông qua hoạt động tư duy và đều phải đem lại một kết quả, một giá
trị hay một ý nghĩa nhất định nào đó. Cũng chính vì trong từng chủ thể nhận
thức và hành động có tính mục đích mà đảm bảo cho hoạt động của con người
có tính định hướng, để từ những mục đích ban đầu đã được định hình theo đó
từng chủ thể phấn đấu, vươn lên đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Dĩ nhiên, mỗi chủ thể trong hoạt động của mình bao giờ cũng có sự
tương tác với những khách thể cụ thể, nhất định. Những khách thể ấy đóng
vai trò là “nhân tố khách quan” với tư cách là tất cả những gì tồn tại bên ngoài
chủ thể, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể và tham gia trực tiếp
vào hoạt động của chủ thể. Đó là môi trường tự nhiên, là phương thức sản
xuất, những quan hệ xã hội, chính trị, tư tưởng, tồn tại với tư cách là khách
thể của hoạt động. Vì vậy, mọi hoạt động của chủ thể suy cho cùng cũng phải
trên cơ sở của khách thể, chịu sự quy định bởi nhân tố khách quan. Mọi mục
đích, dự định mà các chủ thể đặt ra phải lấy hiện thực khách quan làm căn cứ.
Như trên đã trình bày, ở góc độ triết học, khi đề cập đến khái niệm “chủ
thể” thì đó phải là con người với tất cả những đặc tính vốn có. Tuy nhiên, chủ
thể ở đây không chỉ dừng lại ở từng cá nhân riêng lẻ, mà tùy vào cấp độ và
34
qui mô tiếp cận, chủ thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Bởi lẽ, con
người trong quá trình tồn tại của mình luôn gắn chặt với các mối quan hệ xã
hội, chịu sự quy định bởi các thiết chế xã hội, vì như chủ nghĩa Mác khẳng
định: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối
quan hệ xã hội. Theo đó, trong xã hội, chủ thể còn được hiểu đó là các tổ
chức, tổ chức CT - XH, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Nói cách khác, chủ
thể còn là các nhóm người, đảng phái, giai cấp,... Chẳng hạn, trong khoa học
quản lý nhà nước, chủ thể được phân chia bao gồm “chủ thể quản lý” được
hiểu “là cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định buộc các đối tượng quản
lý phải tuân thủ các quy định do mình đề ra để đạt được những mục tiêu đã
định trước” [47, tr.7]. Ngoài ra, còn có “chủ thể quản lý nhà nước” được định
nghĩa “là các cơ quan nhà nước (cán bộ, công chức có thẩm quyền phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ được giao). Những chủ thể này tham gia vào quá
trình tổ chức quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp theo quy
định của pháp luật” [47, tr.8].
Đi sâu nghiên cứu về chủ thể nông dân, Từ điển tường giải và liên
tưởng tiếng Việt của Nguyễn Văn Đạm định nghĩa nông dân là “Người
chuyên sản xuất ra các loại lương thực, thực phẩm” [23, tr. 614]. Còn Từ điển
tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa nông dân là “Người lao động
sống bằng nghề làm ruộng” [148, tr. 717]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
định nghĩa về nông dân khá đầy đủ và toàn diện, theo đó: “Nông dân là những
người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân
sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản
xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân
có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông
dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội”.
Có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản của chủ thể nông dân nước ta:
35
Thứ nhất, chủ thể nông dân Việt Nam là những người lao động trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Bằng năng lực tư duy và tri thức kinh nghiệm
sản xuất gắn với một phương thức sản xuất đặc thù, chủ thể nông dân trực tiếp
lao động sản xuất trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, tạo ra khối lượng của cải lương thực thực phẩm nuôi sống con
người, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp và hàng xuất khẩu.
Thứ hai, chủ thể nông dân là lực lượng chiếm số đông trong cơ cấu dân
số của cả nước, có sự gắn bó lâu đời với cội nguồn dân tộc, với địa bàn nông
thôn. Trong tiến trình dựng nước và giữ nước, với lòng yêu nước nồng nàn,
tinh thần bất khuất, kiên cường, các chủ thể nông dân đã có nhiều công lao to
lớn đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời với năng
lực sáng tạo vô hạn xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, các chủ thể nông dân
còn là lực lượng trực tiếp xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ ba, các chủ thể nông dân nước ta có nhiều ưu điểm như cần cù
trong lao động, tinh thần yêu nước và tính cố kết cộng đồng bền chặt. Trong
xã hội cũ, các chủ thể nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nên có tinh thần
phản kháng, đấu tranh cao, nhưng đồng thời nông dân nước ta thiếu sự liên
kết chặt chẽ về kinh tế. Muốn được giải phóng khỏi sự áp bức và nô dịch, các
chủ thể nông dân phải chủ động tham gia vào khối liên minh công - nông - trí
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, bản thân chủ thể nông dân Việt
Nam cũng có những biến đổi cho phù hợp với các điều kiện khách quan.
Chẳng hạn, do tồn tại xã hội đang có sự chuyển biến đáng kể nhất là phương
thức sản xuất nông nghiệp ngày càng tiên tiến, do sự biến đổi của điều kiện tự
nhiên, đòi hỏi các chủ thể nông dân nước ta cũng phải có sự điều chỉnh
theo hướng ra sức phát huy tính năng động và sáng tạo, tinh thần tự lực và tự
cường, đức tính cần mẫn và chịu khó để thích ứng và tồn tại với điều kiện
hoàn cảnh mới.
36
2.1.2. Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông
thôn mới
Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn của Đảng ta nhưng cũng là
nhiệm vụ khó khăn. Thực hiện sự nghiệp cách mạng này đòi hỏi cần có sự
tham gia của nhiều lực lượng xã hội. Vì vậy, tiếp cận khái niệm “chủ thể”
trong trường hợp này cũng có phạm vi rộng hơn. Chủ thể không chỉ dừng lại
với ý nghĩa là con người cá nhân, mà chủ thể còn được hiểu là các tổ chức xã
hội rộng lớn. Về cơ bản, có ba nhóm chủ thể cùng tham gia XDNTM.
Một là, nông dân. Đây là lực lượng đông đảo, hùng hậu nhất. Nông
dân với tư cách là từng chủ thể cá nhân trực tiếp lao động sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp, gắn bó với địa bàn nông thôn, giàu kinh nghiệm sản
xuất, cần cù, năng động, sáng tạo đang là lực lượng chủ lực trực tiếp tham
gia XDNTM. Ngoài ra, chủ thể nông dân ở đây không chỉ dừng lại ở từng
người nông dân cụ thể mà còn bao gồm các tổ chức và các hình thức hợp tác
kinh tế như tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp, xí nghiệp, công
ty, của nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn nông
thôn [95, tr.5], [146, tr.294].
Hai là, HTCT bao gồm: Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến
binh, Công đoàn. Tất cả các tổ chức này đều được xác định là chủ thể, chẳng
hạn “Nhà nước luôn là chủ thể quản lý, chủ thể kinh tế lớn nhất của nền kinh
tế thị trường” [83, tr.137]. Tương tự, các tổ chức khác tiêu biểu như Hội Nông
dân là tổ chức CT - XH đại diện cho nông dân, không chỉ đại diện về mặt
chính trị mà còn đại diện cả về lĩnh vực kinh tế, xã hội. Về mặt pháp lý cũng
như trên thực tế, Hội Nông dân là cầu nối, là trung tâm, là đầu tàu trong các
phong trào nông dân trong XDNTM hiện nay.
Ba là, các lực lượng khác như các nhà khoa học, đội ngũ trí thức, đội
ngũ doanh nhân. Đây là những người có năng lực tốt, trình độ cao, giàu kinh
37
nghiệm thực tiễn, có nhiều tâm huyết, luôn muốn khẳng định và cống hiến
cho xã hội và quê hương và hiện nay ít nhiều cũng tham gia, góp sức vào
phong trào XDNTM.
Mỗi chủ thể có chức năng, vai trò khác nhau, nhưng có điểm giống
nhau là cùng góp phần chung tay XDNTM. Do đó, sự kết hợp, tương tác giữa
các chủ thể là yêu cầu khách quan để tác động, hỗ trợ, chia sẻ, cộng đồng
trách nhiệm hướng đến đối tượng là nông dân, vì nông dân để đạt mục tiêu cốt
lõi cuối cùng là giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông
thôn một cách bền vững, địa bàn nông thôn được phát triển hài hòa.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia XDNTM,
suy cho cùng, vai trò chủ thể của nông dân nổi lên hàng đầu và quan trọng
nhất. Đây cũng chính là vấn đề được tác giả luận án giới hạn đó là phát huy
vai trò chủ thể của bản thân người nông dân trong XDNTM cả nước nói
chung và ở ĐBSCL nói riêng như đã được xác định ở đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của luận án tại mục 3.1 và 3.2 ở trang 4.
Vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM thể hiện thông qua việc
nông dân trực tiếp tham gia vào tất cả các nội dung, tiêu chí của chương trình
XDNTM. Do đó, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM là
phát huy tất cả tâm lực, trí lực, tài lực của nông dân; là phát huy sức mạnh nội
sinh từ tinh thần cách mạng đến lòng yêu nước, từ đức tính cần cù đến sự
năng động, sáng tạo mà mục đích cuối cùng không gì khác hơn cũng chính là
đem lại lợi ích cho bản thân người nông dân.
Chủ thể nông dân, ngoài mối quan hệ với các chủ thể khác, còn có mối
quan hệ với các khách thể. Trước hết, cần phải đặt chủ thể nông dân trong
mối quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn, trong đó nông dân là yếu
tố trung tâm, cốt lõi của mối quan hệ này. Bởi lẽ, sẽ không có khái niệm nông
thôn nếu không chỉ rõ đây là không gian, địa bàn mà ở đó đang tồn tại những
cộng đồng người (chủ yếu là nông dân) tiến hành một hoạt động sống cơ bản
38
đó là sản xuất nông nghiệp. Còn nói đến nông nghiệp cũng có nghĩa là nói
đến quá trình nông dân tiến hành hoạt động sản xuất trên một địa bàn nông
thôn nhất định, cụ thể để tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn cho xã
hội và làm thay đổi diện mạo của nông thôn theo hướng ngày càng văn minh,
tiến bộ. Có thể thấy nông nghiệp là chức năng cơ bản của nông thôn thể hiện
thông qua quá trình lao động sản xuất của chủ thể nông dân.
Ngoài ra, trong XDNTM chủ thể nông dân cũng giữ vai trò quyết
định trong mối quan hệ với các yếu tố khách thể khác thông qua các nguồn
lực như vốn, khoa học công nghệ, điều kiện tự nhiên, Bởi vì, nếu không
có nông dân thể hiện vai trò chủ thể của mình, thì tất cả các nguồn lực trên
không thể được phát huy, luôn tồn tại ở dạng tiềm năng. Nói khác đi, tất cả
các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của từng vùng miền, từng địa bàn nông
thôn có được khơi dậy, phát huy một cách tối đa, triệt để cho XDNTM hay
không không đơn giản thuần túy xuất phát từ chính bản thân nội tại của nó
mà phải thông qua hoạt động của nông dân với tư cách là chủ thể bằng tất
cả sức mạnh, tiềm năng vốn có. Điều này cũng có có nghĩa là vai trò chủ
thể của nông dân phải được phát huy trước một bước, cũng như phải được
phát huy xuyên suốt trong quá trình XDNTM.
Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt định nghĩa “phát huy” đó là
“Đưa vào thế tạo ra lợi ích, có tác dụng tốt” [23, tr.636]. Còn theo Từ điển
Tiếng Việt, “phát huy” là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy
nở thêm” [147, tr.742]. Như vậy, tuy cách diễn đạt về thuật ngữ “phát huy” có
khác nhau, nhưng nhìn tổng thể đều có chung một nghĩa bao quát. Theo đó,
động từ “phát huy” tự bản thân nó luôn phải gắn chặt với những điều tốt đẹp,
tiến bộ, tích cực hay nói cách khác phát huy là phải gắn với những yếu tố
thuộc về chân, thiện, mỹ mà không phải ở những mặt ngược lại.
Xuất phát từ những giá trị mà nông dân Việt Nam đã dày công tạo dựng
xuyên suốt chiều dài lịch sử, nên khi nói đến phát huy vai trò chủ thể của
39
nông dân vào trong phong trào XDNTM hiện nay, theo tác giả, trước hết cần
được thể hiện thông qua hệ giá trị cốt lõi vốn dĩ là những yếu tố thấm đậm
trong tâm hồn và tính cách của từng chủ thể nông dân. Một khi phát huy tốt
các yếu tố này, đến lượt nó và chính nó là nền tảng, là bệ phóng cho việc phát
huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM gắn với từng nội dung, tiêu
chí cụ thể trong Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM. Những giá trị cốt lõi đó là:
Thứ nhất, phát huy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần cách mạng
của người nông dân vào trong XDNTM.
Lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần cách mạng của nhân dân ta
đặc biệt là lực lượng nông dân đã được hun đúc, kết tinh và phát huy xuyên
suốt qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc trong chống giặc ngoại xâm. Theo
giáo sư Vũ Khiêu: “Chống xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do, đó là điều kiện
đầu tiên để dân tộc tồn tại và phát triển. Yêu nước vì thế trở thành tình cảm
thiêng liêng và điều kiện thiết yếu để sống còn. Nó trở thành giá trị hàng đầu
chi phối toàn bộ hệ thống giá trị của dân tộc ta” [149, tr.65-66]. Đặc biệt,
trong những năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lòng yêu quê hương
đất nước của nông dân được thể hiện tột bậc bằng sự gan dạ, dũng cảm, bất
khuất, kiên cường, bám làng, bám đất bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng vì sự
nghiệp giành độc lập dân tộc. Ngày nay, lòng yêu quê hương đất nước, tinh
thần cách mạng tiến công của nông dân trong điều kiện hoàn cảnh mới đó là
ra sức phát triển KT - XH góp phần làm cho nước nhà ngày càng “đàng
hoàng hơn, to đẹp hơn” rất cần được tiếp tục phát huy. Vậy, phát huy lòng
yêu nước ở đây thực chất là phát huy về vấn đề gì? Trước hết, đó là sự tin
tưởng của nông dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi
mới, phát triển KT - XH của đất nước để nhận thức được rằng nếu trước đây
mất nước là quốc nhục thì ngày nay nghèo nàn, lạc hậu và có nguy cơ tụt
hậu xa hơn về kinh tế cũng là một cái nhục của dân tộc; phát huy sự đồng
thuận, đồng lòng, ủng hộ của nông dân đối với các chủ trương, quyết sách
40
của Đảng và Nhà nước về XDNTM để ra sức lao động sản xuất, quyết tâm
XĐGN, không ngừng vươn lên trong cuộc sống vì mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Những hành động cụ thể, thiết thực
của nông dân như thế tự nó đã là yêu nước, là cách mạng và không có bất kỳ
lý do gì để không tiếp tục duy trì và nâng lên một tầm cao mới trong một
thời đại mới. Như vậy, phát huy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần
cách mạng của chủ thể nông dân Việt Nam là xuất phát điểm, là nhân tố cơ
bản đem lại điều kiện thuận lợi đảm bảo cho chương trình mục tiêu quốc gia
về XDNTM sớm đạt được mục tiêu đề ra. Sức mạnh của quần chúng nhân
dân là vô cùng to lớn. Trong mọi hoàn cảnh, nếu có sự hậu thuẫn, giúp sức
của nhân dân nói chung, của nông dân nói riêng thì việc gì dù khó khăn mấy
cũng vượt qua vì “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong”.
Thứ hai, phát huy sự cần cù, chịu thương chịu khó và tính năng động,
sáng tạo, tự lực, tự cường của người nông dân vào trong XDNTM.
Ngày nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình
CNH, HĐH để phát triển KT - XH. Riêng đối với XDNTM, mặc dù trong
những năm qua có đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng chỉ mới là
kết quả bước đầu, chưa bền vững. Trên thực tế, nền nông nghiệp nước ta
vẫn còn nhiều hạn chế do khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa cao. Vì vậy, trong điều
kiện hiện nay, việc phát huy sự cần cù, siêng năng của từng chủ thể nông
dân là rất cần thiết để trước mắt bù đắp cho năng suất, chất lượng, hiệu quả
còn thấp. Về lâu dài, đức tính tốt đẹp đó vẫn cần tiếp tục duy trì và một khi
nó được kết hợp với trình độ tri thức ở người nông dân ngày càng nâng
cao, đồng thời nông dân có thêm tính năng động, sáng tạo, nhạy bén tiếp
thu cái mới trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, của sự phát triển
41
khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ giúp cho quá trình lao
động sản xuất, xây dựng quê hương của nông dân ngày càng thêm nhiều
khởi sắc.
Cùng với đó, khi tham gia vào các hoạt động thực tiễn phát triển KT -
XH từ phong trào XDNTM, nhất là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,
đang cho thấy việc phát huy tinh thần hăng say lao động cũng là sức mạnh
giúp các chủ thể nông dân “vượt lên chính mình” để tự lực cánh sinh trước
những vấn đề mới vô cùng khó khăn, nan giải do các yếu tố khách quan đem
lại có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất cũng như đời sống
sinh hoạt hằng ngày. Đó mới là con đường của sự phát triển có tính bền vững.
Đặc biệt, với tính năng động sáng tạo, nhất là trong sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, chế tạo máy, chuyển đổi mô hình sản xuất, một khi được phát huy tốt
sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho bản thân nông dân, góp phần quan
trọng cho sự phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
Thứ ba, phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của
người nông dân vào trong XDNTM.
Yếu tố này từ lâu vốn dĩ là một trong những giá trị truyền thống quý
báu của dân tộc ta. Trong lịch sử, chính tinh thần đoàn kết là chất keo kết dính
toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh vô địch làm cho dân tộc ta trường tồn. Ngày
nay, cũng với tinh thần đoàn kết đang tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả cộng
đồng để chung tay, góp sức phát triển KT - XH. Tinh thần đoàn kết, gắn bó
của nông dân, nhất là trong quá trình sản xuất nông nghiệp, được tiếp tục phát
huy thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các mô hình hợp tác
sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, hỗ trợ về vốn,... Cho nên,
chính sự đoàn kết, chung lưng đấu cật là yếu tố quan trọng cần được phát huy
để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân người nông dân và cho cả
cộng đồng. Bởi lẽ, đã là phong trào XDNTM thì không phải là việc của riêng
42
ai và không một ai có thể làm được. Riêng đối với địa bàn nông thôn, mọi
mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ dân cư nông thôn, trong khi bản thân nông
dân nước ta vốn dĩ là lực lượng luôn chịu nhiều thua thiệt, sẽ là nguyên nhân
quan trọng làm cho việc thực hiện sự nghiệp XDNTM khó có thể thành công.
Hơn nữa, một trong những mục tiêu của XDNTM là hướng đến làm cho tính
cố kết cộng đồng dân cư nông thôn ngày càng trở nên bền chặt hơn chứ không
phải lỏng lẻo đi. Đó cũng chính là bản sắc, là nét đẹp độc đáo, là tài sản tinh
thần vô giá của đời sống nông dân trên địa bàn nông thôn - một điểm khác
biệt cơ bản so với lối sống đô thị.
2.1.3. Tính tất yếu của việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân
trong xây dựng nông thôn mới
2.1.3.1. Nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay
Xuất phát từ vị trí, vai trò của nông thôn ngày nay được thể hiện trên
các mặt: là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng an ninh; là
địa bàn rộng lớn để bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống và bản
sắc văn hóa dân tộc; là địa bàn với gần 70% dân số thực sự là thị trường to
lớn cho việc tiêu thụ các sản phẩm quan trọng của các ngành công nghiệp
(nhất là công nghiệp cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp, công nghiệp
hóa chất, công nghiệp chế biến) càng cho thấy đây là nơi cần được quan tâm
đầu tư, xây dựng.
Tuy nhiên, nông thôn Việt Nam đang đối diện với vô vàn khó khăn,
thách thức. Nếu như ở thành thị có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
KT - XH bao nhiêu, thì ngược lại nông thôn là địa bàn gặp nhiều khó khăn
bấy nhiêu. Sự thật là, nông thôn xưa nay luôn gánh chịu nhiều thiệt hại do
thiên tai gây ra, hậu quả của chiến tranh để lại nặng nề (khối lượng bom
mìn còn sót lại, nạn nhân chất độc điôxin); nông thôn còn là địa bàn rộng
lớn, địa hình phức tạp, cách trở nên mức độ và khả năng huy động các
nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế. Điều này làm cho dân cư nông thôn
43
luôn chịu sự thiệt thòi trên mọi phương diện từ việc đi lại đến lao động sản
xuất và sinh hoạt hằng ngày; từ việc học tập đến nhu cầu vui chơi giải trí
và thụ hưởng các phúc lợi xã hội đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng biên
cương, hải đảo thì lại càng khó khăn gấp bội phần.
Vì vậy, XDNTM là xu thế tất yếu của quá trình tiếp tục đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng có tính định hướng cụ thể hơn,
từng bước đi vào chiều sâu, bảo đảm được sự thống nhất. Mục đích
XDNTM để thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, làm cho
nông thôn ngày một văn minh, hiện đại nhưng vẫn bảo đảm bản sắc văn
hóa đặc trưng và môi trường tự nhiên vốn có. Điều quan trọng hơn, thực
hiện phong trào XDNTM để phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của nông
dân, phát huy sức mạnh của 70% dân cư nông thôn về tính tự lực, tự cường
với tinh thần “Lấy sức ta giải phóng cho ta”, từng bước nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần và phúc lợi xã hội cho chính người dân nông thôn. Do
đó, đầu tư phát triển KT - XH trên địa bàn nông thôn - thông qua phong
trào XDNTM - là yêu cầu khách quan và thực sự có ý nghĩa mang tính
nhân văn sâu sắc.
Để đảm bảo được sự thống nhất trong thực hiện chương trình XDNTM,
Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc
ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đây là những căn cứ
pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở
đó, Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNN ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn tại điều 2, phần I (Quy định chung) hướng
dẫn: “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới là căn cứ để các địa phương chỉ
đạo việc xây dựng, phát triển nông thôn mới; là cơ sở để đánh giá công nhận
xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới” [11].
44
Trong Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM bao gồm 19 tiêu chí được bố
cục thành 5 phần [Phụ lục 1]:
- Phần I. Quy hoạch: với tiêu chí số 1 (Quy hoạch và thực hiện quy hoạch).
- Phần II. Hạ tầng KT - XH: với các tiêu chí số 2 (Giao thông), số 3
(Thủy lợi), số 4 (Điện), số 5 (Trường học), số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa), số 7
(Chợ nông thôn), số 8 (Bưu điện), số 9 (Nhà ở dân cư).
- Phần III. Kinh tế và tổ chức sản xuất: với các tiêu chí số 10 (Thu
nhập), số 11 (Hộ nghèo), số 12 (Cơ cấu lao động), số 13 (Hình thức tổ chức
sản xuất).
- Phần IV. Văn hóa - xã hội - môi trƣờng: với các tiêu chí số 14
(Giáo dục), số 15 (Y tế), số 16 (Văn hóa), số 17 (Môi trường).
- Phần V. Hệ thống chính trị: với các tiêu chí số 18 (Hệ thống tổ chức
chính trị xã hội vững mạnh), số 19 (An ninh, trật tự xã hội).
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
1980/QĐTTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -
2020 (gọi tắt là Bộ tiêu chí xã). Về cơ bản, Bộ tiêu chí này kế thừa Bộ tiêu
chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 491/QĐ-TTg). Tuy
nhiên, tên và nội dung một số tiêu chí có điều chỉnh, trong đó đáng chú ý
UBND cấp tỉnh được chủ động quyết định trong một số nội dung cụ thể. Sự
điều chỉnh này là cần thiết, kịp thời nhằm hướng đến sự phù hợp với tình
hình thực tế từng vùng miền, từng địa phương, cũng như phù hợp với
những diễn biến mới do tác động từ các nhân tố khách quan để việc triển
khai thực hiện phong trào XDNTM đạt hiệu quả tốt hơn [118], [Phụ lục 2].
Như vậy, Bộ tiêu chí...- 2010.
102. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về Chính
sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
103. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 102/QĐ-TTg về Chính sách
hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc diện hộ nghèo ở vùng khó khăn.
104. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí
Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
105. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 492/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
106. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1581/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
107. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt
đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
108. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2190/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
109. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020.
110. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 939/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2020.
163
111. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1397/QĐ-TTg Phê duyệt
quy hoạch thủy lợi xây dựng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi
khí hậu, nước biển dâng.
112. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg về một số
chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015.
113. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về Chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
114. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg về Sửa đổi một
số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
115. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 449/QĐ-TTg về Phê duyệt
chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
116. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế
biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.
117. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số
chính sách phát triển thủy sản.
118. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -
2020.
119. Ngô Huy Tiếp (Chủ biên) (2010), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
120. Tỉnh ủy Bến Tre, Báo cáo số 471-BC/TU ngày 03/8/2014, Sơ kết 4 năm
thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
164
121. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên) (2011), Về các mối quan hệ lớn cần được
giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, Nxb Chính trị Quốc - Sự thật, Hà Nội.
122. Nguyễn Văn Tuấn (Sưu tầm, tuyển chọn) (2009), Đảng, Bác Hồ với vấn
đề tam nông, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
123. Nguyễn Từ (Chủ biên) (2010), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
124. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội.
125. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Viện Kinh tế học,
Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (2003), Một số vấn đề công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
126. Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) (2014), Xây dựng câu
lạc bộ sinh kế cộng đồng - Góp phần xóa đói giảm nghèo, Nxb
Thông tin và Truyền thông.
127. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ Mát-Xcơ-va.
128. Hoàng Mạnh Tưởng (2015), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng
Tây Nam Bộ trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, Tạp chí Khoa học Chính trị, (7), tr.60-66.
129. Uỷ ban Kinh tế Quốc Hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Tỉnh ủy Bến Tre, Báo Sài Gòn giải phóng (2015), Tài liệu hội thảo
Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, Bến Tre.
130. Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang (2014), Báo cáo Sơ kết 3 năm (2011 - 2013)
thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang.
131. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
(2014), Báo cáo Sơ kết 03 năm (2011 - 2013) thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
132. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2013), Đề án số 6227/ĐA-UBND về Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
165
phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 - 2015 và hướng
đến năm 2020.
133. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
(2014), Báo cáo số 106/BC-BCĐ về Sơ kết 03 năm thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM.
134. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật
(2014), Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng xã nông thôn mới
theo bộ tiêu chí của tỉnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 -
2014, Đề tài khoa học cấp tỉnh.
135. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2014), Kiên Giang cơ hội đầu tư,
thương mại và du lịch năm 2014.
136. Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, Ban Chỉ đạo chương trình đầu tư xây dựng
và phát triển nông thôn mới (2013), Báo cáo số 1638/BC-BCĐ về Sơ
kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM.
137. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Quyết định 820/QĐHC-CTUBND về
việc phê duyệt dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp,
thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch trong sản xuất lúa trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015”.
138. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh số 34/2007/PL-
UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
139. Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ.
Trung tâm hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn
(1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
140. Viện Nghiên cứu con người, Hồ Sĩ Quý (chủ biên) (2003), Con người và
phát triển con người trong quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
166
141. Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặng
Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Hôm
nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
142. Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặng
Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội.
143. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Trần Thị Minh
Ngọc (Chủ biên) (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm
2020, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
144. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Nguyễn Thị
Tố Quyên (Chủ biên) (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
145. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đỗ Tiến
Sâm (Chủ biên) (2008), Vấn đề Tam nông ở Trung Quốc (Thực
trạng và giải pháp), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
146. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội,
Bùi Quang Dũng (2013), Nông dân những vần đề cơ bản và đương
đại (Sách chuyên khảo dành cho Chương trình đào tạo sau đại học
khoa học xã hội), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
147. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Trần
Minh Yến (Chủ biên) (2013), Xây dựng nông thôn mới. Khảo sát và
đanh giá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
148. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt,
Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
149. Vũ Khiêu (2002), Bàn về Văn hiến Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh.
167
150. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2012), Xây dựng nông thôn mới những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
151. Võ Tòng Xuân (2015), “Vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa
học và nông dân trong việc hình thành và phát triển các chuỗi giá trị
nông nghiệp”, Tài liệu hội thảo Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp
bền vững, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Tỉnh ủy Bến Tre, Báo Sài Gòn giải phóng, Bến Tre,
tr.120-129.
168
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI
A. XÃ NÔNG THÔN MỚI
I. QUY HOẠCH
TT
TÊN TIÊU
CHÍ
NỘI DUNG TIÊU CHÍ
CHỈ TIÊU
NTM
TỈNH
1
Quy hoạch
và thực hiện
quy hoạch
1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho
phát triển sản xuất hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ đến năm 2020, tầm nhìn 2025
Đạt 1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội -
môi trường theo chuẩn mới
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn
minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2 Giao thông
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ
Giao thông - vận tải
100%
2.2. Tỷ lệ km đường từ xã đến ấp và liên ấp được
cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao
thông - vận tải
50%
2.3. Tỷ lệ km đường từ ấp đến khu dân cư sạch và
không lầy lội vào mùa mưa
100%
(30% cứng
hóa)
2.4. Tỷ lệ km đường từ khu dân cư ra đồng ruộng
được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
50%
3 Thủy lợi
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất
và dân sinh
Đạt
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý chủ động
tưới tiêu
85%
4 Điện
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
ngành điện
Đạt
169
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ
các nguồn
98%
5 Trƣờng học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu
học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn
Quốc gia
70%
6
Cơ sở vật
chất văn hoá
6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Đạt
6.2. 100% ấp có nhà văn hóa và khu thể thao
ấp, trong đó có 50% nhà văn hóa và khu thể thao ấp
đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao
và Du lịch
Đạt
7
Chợ nông
thôn
Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định Đạt
8 Bƣu điện
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt
8.2. Có Internet đến ấp Đạt
9
Nhà ở
dân cƣ
9.1. Nhà tạm, dột nát Không
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng 70%
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10 Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người
khu vực nông thôn
(triệu đồng/người)
Năm 2012 20
Năm 2015 29
Năm 2020 49
11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo < 7%
12
Tỷ lệ LĐ có
việc làm
thƣờng
xuyên
Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao
động
≥ 90%
13
Hình thức tổ
chức sản SX
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Trong sản xuất không gây suy thoái đất
Có
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƢỜNG
14
Giáo dục
14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đạt
14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được
tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)
80%
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo > 20%
15 Y tế 15.1 Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế ≥ 70%
170
15.2 Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia Đạt
16 Văn hóa
Xã đạt văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa-Thể
thao và Du lịch
Đạt
17 Môi trƣờng
17.1 Có trên 75% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh, trong đó có ít nhất 50% hộ sử dụng nước
sạch theo quy chuẩn Quốc gia
Đạt
17.2 Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về
môi trường
Đạt
17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi
trường và có các hoạt động phát triển môi trường
xanh, sạch, đẹp
Đạt
17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Đạt
17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo
quy định
Đạt
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18
Hệ thống
tổ chức chính
trị
xã hội
vững mạnh
18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt
18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở
theo quy định
Đạt
18.3 Đảng bộ, Chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "Trong
sạch, vững mạnh"
Đạt
18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt
danh hiệu tiên tiến trở lên
Đạt
19
An ninh, trật
tự xã hội
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt
Nguồn: [104], [114].
171
PHỤ LỤC 2
BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(ÁP DỤNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)
I. QUY HOẠCH
TT
TÊN TIÊU
CHÍ
NỘI DUNG TIÊU CHÍ CHỈ TIÊU NTM TỈNH
1 Quy hoạch
1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã
(1) được phê duyệt và được công bố
công khai đúng thời hạn.
Đạt
1.2. Ban hành quy định quản lý quy
hoạch chung xây dựng xã và tổ chức
thực hiện theo quy hoạch
Quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với
ứng phó biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường
nông thôn
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2 Giao thông
2.1. Đường xã và đường từ trung tâm
xã đến đường huyện được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại
thuận tiện quanh năm
UBND cấp tỉnh quy định
cụ thể để phù hợp với quy
hoạch, điều kiện thực tế,
nhu cầu phát triển KT -
XH, đảm bảo tính kết nối
của hệ thống giao thông
trên địa bàn.
2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường
liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng
hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện
quanh năm
2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy
lội vào mùa mưa
2.4. Đường trục chính nội đồng đảm
bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện
quanh năm
172
3
Thủy lợi
3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông
nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động
đạt từ 80% trở lên
UBND cấp tỉnh quy định
cụ thể theo hướng đảm
bảo mục tiêu tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, thích
ứng với biến đổi khí hậu
và hình thành các vùng
SX nông sản hàng hóa
phát triển bền vững
3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu
cầu dân sinh và theo quy định phòng
chống thiên tai tại chỗ
Đạt
4 Điện
4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường
xuyên, an toàn từ các nguồn
≥98%
5 Trƣờng học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non,
mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt
chuẩn quốc gia
≥70%
6
Cơ sở vật
chất văn hóa
6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường
đa năng và sân thể thao phục vụ sinh
hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã
UBND cấp tỉnh quy định
cụ thể phù hợp với điều
kiện thực tế, nhu cầu của
cộng đồng và đặc điểm
văn hóa từng dân tộc
6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể
thao cho trẻ em và người cao tuổi theo
quy định. (Điểm vui chơi, giải trí và thể
thao cho trẻ em của xã phải đảm bảo
điều kiện và có nội dung hoạt động
chống đuối nước cho trẻ em)
6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa
hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao
phục vụ cộng đồng
100%
7
Cơ sở hạ
tầng thƣơng
mại nông
thôn
Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán,
trao đổi hàng hóa
UBND cấp tỉnh quy định
cụ thể để phù hợp với quy
hoạch, điều kiện thực tế,
nhu cầu phát triển KT -
XH và đặc điểm văn hóa
của từng dân tộc
173
8
Thông tin và
truyền thông
8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính
UBND cấp tỉnh quy định
cụ thể phù hợp với điều
kiện thực tế, nhu cầu của
các tổ chức và cộng đồng
từng xã
8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet
8.3. Xã có ứng dụng côgn nghệ thông
tin trong công tác quản lý, điều hành
9
Nhà ở
dân cƣ
9.1. Nhà tạm, dột nát Không
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn
theo quy định
≥70%
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10 Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người khu vực
nông thôn đến năm 2020 (triệu
đồng/người)
≥50
11 Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016
- 2020
≤4%
12
Lao động có
việc làm
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số
trong độ tuổi lao động có khả năng
tham gia lao động
Đạt
13
Tổ chức
sản xuất
13.1. Xã có HTX hoạt động theo đúng
quy định của Luật Hợp tác xã năm
2012
Đạt
13.2. Xã có mô hình liên kết SX gắn
với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo
bền vững
Đạt
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƢỜNG
14
Giáo dục và
Đào tạo
14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo
dục trung học cơ sở
Đạt
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung
học cơ sở được tiếp tục học trung học
(phổ thông, bổ túc, học nghề)
≥80%
14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào
tạo
≥25%
15 Y tế
15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm
y tế
Đạt
15.2. Xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế Đạt
15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy ≤20,5%
174
dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo
tuổi)
16 Văn hóa
Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn
hóa theo quy định
Đạt
17
Môi trƣờng
và an toàn
thực phẩm
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp
vệ sinh và nước sạch theo quy định
≥95%
(≥65% nước sạch)
17.2. Tỷ lệ cơ sở SX, kinh doanh, nuôi
trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy
định về bảo vệ môi trường
100%
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường
xanh, sạch, đẹp, an toàn
Đạt
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và
theo quy hoạch
UBND cấp tỉnh quy định
cụ thể để phù hợp với
điều kiện thực tế và đặc
điểm văn hóa từng dân
tộc
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và
nước thải dân cư tập trung, cơ sở SX-
kinh doanh được thu gom, xử lý theo
quy định
Đạt
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể
chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và
đảm bảo 3 sạch. (Sạch nhà, sạch bếp,
sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động
“Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”
do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam phát động)
≥70%
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại
chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
≥70%
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở SX,
kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy
định về đảm bảo an toàn thực phẩm
100%
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18
Hệ thống
chính trị
và tiếp cận
pháp luật
18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn Đạt
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở theo quy định
Đạt
18.3. Đảng bộ, Chính quyền xã đạt tiêu
chuẩn "Trong sạch, vững mạnh"
Đạt
175
18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã
đạt loại khá trở lên
100%
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
theo quy định
Đạt
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng
chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ
những người dễ bị tổn thương trong các
lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội
Đạt
19
Quốc phòng
và An ninh
19.1. Xây dựng lực lượng dân quân
“vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành
các chỉ tiêu quốc phòng
Đạt
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh,
trật tự xã hội và đảm bảo bình yên:
không có khiếu kiện đông người kéo dài;
không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ
nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,
nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục
so với các năm trước
Đạt
Nguồn: [118].
176
PHỤ LỤC 3
CON GÀ GÁNH 14 LOẠI PHÍ
Một con gà từ khi mở mắt đến khi xuất thịt bán ra thị trường, có thể
“cõng” 14 loại phí (chưa tính các phí kiểm tra định kỳ, lấy mẫu nước phân
chuồng trại kiểm tra hằng quý tại các trại nuôi gà):
1. Phí kiểm dịch trứng thương phẩm 4,5 đồng/quả.
2. Phí trứng giống 5,5 đồng/quả.
3. Trứng đã ấp 5,5 đồng/quả.
4. Phí con gà mới nở 100 đồng/con.
5. Phí cấp giấy kiểm dịch khi xuất gà con ra khỏi trang trại trong nội
tỉnh 5.000 đồng/tờ.
6. Phí xuất gà con ra khỏi trại ra khỏi tỉnh 40.000 đồng/tờ.
7. Giấy tiêu độc sát trùng cho xe vận chuyển gà con nội tỉnh 45.000
đồng/tờ.
8. Giấy tiêu độc sát trùng xe vận chuyển gà ngoại tỉnh 75.000 đồng/tờ.
9. Kiểm tra lâm sàng gà thịt nhập vào 100 đồng/con.
10. Phí niêm phong xe 1.500 đồng/dây.
11. Phí tiêu độc sát trùng 45.000 đồng/xe.
12. Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất gà nội tỉnh 5.000 đồng/điểm giao hàng.
13. Giấy kiểm dịch xuất gà ngoại tỉnh 30.000 đồng/điểm giao hàng.
14. Phí kiểm soát giết mổ 200 đồng/con.
Nguồn: [5].
177
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CẤP QUỐC GIA
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TT LOẠI HÌNH
NGHỆ THUẬT
ĐẶC ĐIỂM THỜI ĐIỂM
ĐƢỢC CÔNG
NHẬN
1 Đờn ca tài tử Nam
bộ.
Đây không chỉ là di sản VH phi vật thể
cấp quốc gia mà còn được UNESCO
công nhận là di sản VH phi vật thể đại
diện cho nhân loại. Đờn ca tài tử Nam
bộ phổ biến ở 21 tỉnh thành phố trong cả
nước nhất là ở ĐBSCL. Đờn ca tài tử
Nam bộ ra đời vào cuối TK XIX từ nhu
cầu của cộng đồng phản ánh suy nghĩ,
tâm tư, tình cảm của những người mở
đất phương Nam với lối sống cần cù,
phóng khoán, cởi mở, bình dị, nghĩa
hiệp, cang trường.
- DSVHPVT cấp
QG: 2012.
- DSVHPVT đại
diện của nhân
loại: 5/12/2013
2 Nghệ thuật sân khấu
Dù Kê của đồng bào
Khmer Nam bộ.
Dù kê là một loại hình nghệ thuật sân khấu
do ông Lý Cộng người Khmer, xã An
Ninh, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng sáng
lập. Dù Kê có hát, múa, đọc thơ theo
phong cách dân gian. Với đời sống cộng
cư, Dù Kê cũng chịu ảnh hưởng và giao
thoa với loại hình nghệ thuật cải lương của
người Việt, hát Hồ Quản của người Hoa ở
vùng đất này. Dù Kê phổ biến ở tỉnh Sóc
Trăng.
8/2014
3 Nghệ thuật Chầm
riêng Chà pây của
đồng bào Khmer
Nam bộ
Chầm riêng nghĩa là hát. Chà pây tức là
cây đàn Chà pây. Đây là một loại hình
nghệ thuật trình diễn dân gian có từ lâu
đời. Ở những vùng có đông đồng bào
24/4/2013
178
Khmer sinh sống thì nghệ thuật này khá
phổ biến.
4 Nghề dệt chiếu Định
Yên, huyện Lấp Vò,
tỉnh Đồng Tháp
Nghề truyền thống này đã có quá trình tồn
tại và phát triển hơn 100 năm. Nét độc đáo
của làng chiếu Định Yên chính là chợ
chiếu đêm còn gọi là “chợ ma”. Nguyên
nhân bởi ban ngày nông dân bận dệt chiếu
và thương lái cũng bận đi bán nên việc hợp
chợ để mua bán chỉ diễn ra vào ban đêm.
9/2013
5 Lễ hội nghinh Ông. Lễ hội nghinh ông phổ biến ở các tỉnh ven
biển ĐBSCL đặc biệt là ở Trà Vinh. Lễ hội
được tổ chức vào các ngày 10, 11, và 12
tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội gắn
với tín ngưỡng dân gian cầu mưa thuận gió
hòa
10/2013
6 Lễ hội Ok-Om-Bok
của đồng bào Khmer
Nam bộ.
Đây là Lễ hội cúng trăng rằm tháng 10
âm lịch. Ngoài ra còn có các hoạt động
chính yếu khác là hội thả đèn nước và
đua ghe Ngo truyền thống. Lễ hội phổ
biến ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng.
8/2014
7 Chợ nổi Cái Răng
Nơi chuyên trao đổi, mua bán nông sản,
các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm,
dịch vụ ăn uống. Mọi hoạt động diễn ra
trên sông bằng phương tiện ghe, xuồng.
Chợ thường hoạt động khá sớm, thường
từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ
thì vãn. Đây cũng là điểm tham quan
đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ.
Di sản VH phi
vật thể cấp QG
(3/2016).
Nguồn: [Tác giả tổng hợp, thống kê].
179
PHỤ LỤC 5
DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI
TẠI ĐBSCL TRONG 03 THẬP NIÊN TỚI
YẾU TỐ KHÍ HẬU XU THẾ KHU VỰC BỊ TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU
Nhiệt độ max, min, trung
bình trong mùa khô
Tăng An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần
Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang
Số ngày nắng nóng trên
35
0
C mùa khô
Tăng Các vùng giáp biên giới với Campuchia,
vùng Tây sông Hậu
Lượng mưa đầu mùa (tháng
5,6,7)
Giảm Toàn đồng bằng
Lượng mưa cuối mùa (tháng
8,9,10)
Tăng Các vùng ven biển ĐBSCL
Lốc xoáy, gió lớn, sét Tăng Các vùng ven biển, hải đảo ĐBSCL
Mưa lớn bất thường (>100
mm/ngày)
Tăng Các vùng ven biển bán đảo Cà Mau, vùng
giữa sông Tiền và sông Hậu
Lũ lụt (diện tích ngập, số
ngày ngập)
Tăng Vùng Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên,
vùng Đồng Tháp Mười, vùng giữa sông
Tiền và sông Hậu
Nước biển dâng, xâm nhập
mặn
Tăng Các tỉnh ven biển, vùng giữa sông Tiền và
sông Hậu
Sạt lở Tăng Toàn đồng bằng
Tác động của triều cường Tăng Toàn đồng bằng
Sự thay đổi mực nước ngầm Giảm Toàn đồng bằng
Nguồn: [4].
180
PHỤ LỤC 6
MỘT SỐ SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN KỸ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA
NÔNG DÂN ĐBSCL
TT HỌ VÀ TÊN QUÊ QUÁN SẢN PHẨM
GHI CHÚ
01 Nguyễn Văn Dũng
Xã Bình Thủy, huyện
Châu Phú, An Giang
Sáng chế 09 loại máy:
máy thu hoạch mè,
máy đánh rảnh thoát
nước, máy cắt lúa,
máy bắt rầy xanh trên
cây đậu bắp, máng
uống tự động cho gia
súc,
Trình độ học vấn
chưa hết lớp 9.
02
Dương Xuân Nhã
(Năm Nhã)
Xã Bình Đức, TP
Long Xuyên, An
Giang
Lò sấy lúa vĩ ngang
Trình độ học vấn lớp
9.
03
Trần Văn Nghĩa
(“Thần đèn” Tư
Nghĩa)
Xã Long Điền A, Chợ
Mới, An Giang
Di dời nhà
Có thể di dời nhà
nặng vài nghìn tấn (ở
ĐBSCL có đến hàng
chục “Thần đèn”).
04 Trần Thanh Tuấn
Xã Vĩnh Trạch, huyện
Thoại Sơn, An Giang
Máy (robot) phun
thuốc trừ sâu điền
khiển từ xa bằng
remote
Trình độ học vấn lớp
8. Máy điều khiển
trong bán kính
100m, trọng lượng
của máy 130kg, bình
chứa thuốc dung tích
120 lít, phun xa bán
kính 15m với 30 vòi
phun, công suất 10
ha/ngày, tương
đương 6 lao động
thủ công.
05 Nguyễn Văn Long
Xã An Hiệp, huyện
Châu Thành, Bến Tre
Máy dệt chiếu tự động
Công suất 15 chiếc
chiếu/ngày và chỉ
cần 1 người vận
hành. Chiếu đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu.
181
06 Trần Thanh Thành
Xã Bình Thới, huyện
Bình Đại, Bến Tre
Máy phát điện bằng
năng lượng mặt trời
Cục Sở hữu trí tuệ
cấp bằng sáng chế
(2014). Giải thưởng
Sáng tạo trẻ 2011
của TW Đoàn.
07 Cao Văn Tám
Xã Đông Thuận,
huyện Thới Lai, Cần
Thơ
Máy vét bùn đánh
rảnh trên ruộng lúa
(tiêu thoát nước trước
và sau khi sạ lúa)
Trình độ học vấn hết
lớp 2. Đã SX được
50 máy với giá từ
25-30 triệu đồng.
08
Phạm Hoàng
Thắng
Phường Mỹ Thới,
quận Thốt Nốt, Cần
Thơ
Máy phung thuốc,
máy gieo sạ lúa,
03 bằng sáng chế
của Cục Sở hữu trí
tuệ, 02 bằng sáng
chế của Tổ chức sở
hữu trí tuệ thế giới
KIPO, được Tổ chức
kỷ lục VN xác nhận
là người đạt nhiều
giải thưởng nhất về
thiết bị nông nghiệp.
Năm 2015, ông
chuyển giao công
nghệ cho đối tác với
giá trị 8,5 tỷ đồng.
09 Cao Phát Triển
Phường Thới Long,
quận Ô Môn, Cần Thơ
Mô hình hệ thống tưới
nước kết hợp phun
thuốc tự động
Điều khiển bằng
điện thoại di động.
10 Phạm Thanh Liêm
Xã Láng Biển, huyện
Tháp Mười, Đồng
Tháp
Máy gặt đập liên hơp,
máy sạ hàng, máy
đánh rảnh tiêu thụ
trong nước và xuất
khẩu
Trình độ học vấn lớp
6. Một doanh nghiệp
Thái Lan ngỏ ý mua
lại bằng sáng chế với
giá 2 triệu USD.
11
Huỳnh Thiện Liêm
và các cộng sự (đều
là nông dân)
Xã Trường Xuân,
huyện Tháp Mười,
Đồng Tháp
Xuồng chạy bằng
năng lượng mặt trời
Cải tiến động cơ bao
gồm số tiến, số lùi.
12
Võ Văn Phước
Xã Phú Đức, huyện
Tam Nông, Đồng
Tháp
Máy vét mương (đào
đất trên đồng ruộng)
tự động
Sau khi lập trình,
máy tự hoạt động
không cần người lái.
Năng suất 1000m
đất/1 giờ, tương
đương 30-40 lao
động đào đất bằng
thủ công.
182
13 Phan Tấn Bện
Xã Mỹ Đông, huyện
Tháp Mười, Đồng
Tháp
Máy cuốn rơm
Năng suất 120 cuộn
rơm/1 giờ, mỗi cuộn
rơm nặng 12-15 kg
rơm khô. Máy hoạt
động trên nhiều địa
hình.
14 Võ Văn Chung
Xã Lương Hòa Lạc,
huyện Chợ Gạo, Tiền
Giang
“Vua” các lúa giống
15 Trần Văn Dũng
Xã Ngũ Lạc, huyện
Duyên Hải, Trà Vinh
Máy hút bùn trên ao
tôm
Cục Sở hữu trí tuệ
cấp bằng độc quyền
sáng chế. Huân
chương Lao động
hạng Ba.
16 Quách Văn Hôm
Thị trấn Phú Lộc,
huyện Thạnh Trị, Sóc
Trăng
Máy xúc lúa
Máy di chuyển trên
nhiều địa hình: sân
xi măng, sân đất và
trên lò sấy. Công
suất xúc lúa vào bao
50 kg/10 giây. Cục
Sở hữu trí tuệ cấp
bằng sáng chế.
Nguồn: [Tác giả tổng hợp, thống kê].
183
CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 3.1: SỐ NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS VÀ SỐ NGƢỜI CHẾT
DO AIDS PHÂN THEO VÙNG
Đơn vị tính: Người
VÙNG
PHÁT HIỆN MỚI NĂM
2013
LŨY KẾ TÍNH ĐẾN
31/12/2013
SỐ NGƢỜI
CHẾT DO
AIDS NĂM
2013
Số ngƣời
nhiễm HIV
Số bệnh
nhân AIDS
Số ngƣời
nhiễm HIV
còn sống
Số bệnh
nhân AIDS
còn sống
Số ngƣời
chết do
AIDS năm
2013
ĐBSH 2043 808 50878 14642 302
ĐBSCL 2606 1358 32854 9361 561
Nguồn: [124].
184
Bảng 3.2: SỐ NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS VÀ SỐ NGƢỜI CHẾT
DO AIDS PHÂN THEO ĐỊA PHƢƠNG VÙNG ĐBSCL
Đơn vị tính: Người
PHÁT HIỆN MỚI NĂM
2013
LŨY KẾ TÍNH ĐẾN
31/12/2013
SỐ NGƢỜI
CHẾT DO
AIDS NĂM
2013
Số ngƣời
nhiễm HIV
Số bệnh
nhân AIDS
Số ngƣời
nhiễm HIV
còn sống
Số bệnh
nhân AIDS
còn sống
Số ngƣời chết
do AIDS năm
2013
ĐBSCL
2606 1358 32854 9361 561
Long An 211 48 1999 775 27
Tiền Giang 144 87 1299 482 46
Bến Tre 133 71 1584 422 43
Trà Vinh 100 72 889 346 20
Vĩnh Long 130 65 2150 601 16
Đồng Tháp 336 389 4283 1244 172
An Giang 236 159 5046 2047 84
Kiên Giang 297 128 3214 1112 56
Cần Thơ 339 91 4828 968 14
Hậu Giang 73 36 1092 167 17
Sóc Trăng 153 34 1963 281 26
Bạc Liêu 169 87 2281 507 32
Cà Mau 285 91 2226 409 9
Nguồn: [124].
185
Bảng 3.3: TỶ LỆ LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM
VIỆC TRONG NỀN KINH TẾ ĐÃ QUA ĐÀO TẠO
PHÂN THEO VÙNG
Đơn vị tính: %
KHU VỰC 2008 2010 2011 2012 2013
Đồng bằng sông Hồng 18,1 20,7 21,1 24,0 24,9
Đồng bằng sông Cửu Long 7,8 7,9 8,6 9,1 10,4
Nguồn: [124].
Bảng 3.4: TỶ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CỦA LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG
TRONG ĐỘ TUỔI Ở KHU VỰC NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG
Đơn vị tính: %
KHU VỰC 2009 2010 2011 2012 2013
Đồng bằng sông Hồng 6,57 4,23 3,90 3,09 3,20
Trung du và miền núi phía Bắc 3,50 2,18 1,95 2,09 1,75
Bắc Trung Bộ & duyên hải miền Trung 5,47 4,95 3,63 3,51 3,07
Tây Nguyên 6,00 3,83 3,44 2,89 2,54
Đông Nam Bộ 5,52 1,99 1,41 1,51 1,68
Đồng bằng sông Cửu Long 10,49 6,35 5,39 5,07 6,00
Nguồn: [124].
.