VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------
PHẠM THỊ CHUYỀN
PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ
QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội – 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------
PHẠM THỊ CHUYỀN
PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ
QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM
Ngành: Tôn giáo học
Mã số: 9 22 90 09
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Khắc Thuân
2. TS. Nguyễn Ngọc Qu
188 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỳnh
Hà Nội – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Khắc Thuân và TS.Nguyễn Ngọc Quỳnh. Các
tư liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Kết quả trình bày của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ chương trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Phạm Thị Chuyền
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành trước hết nhờ sự hướng dẫn
nhiệt tình của PGS.TS. Đinh Khắc Thuân và TS.Nguyễn Ngọc Quỳnh.
Đồng thời, luận án liên tục nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo
trong Hội đồng nhận xét các cấp như PGS.TS.Nguyễn Hồng Dương,
PGS.TS.Chu Văn Tuấn, TS.Lê Tâm Đắc, PGS.TS.Nguyễn Hùng Hậu,
PGS.TS.Nguyễn Thị Minh Ngọc, PGS.TS.Hoàng Thị Lan, .v.v.
Đặc biệt, luận án đã được PGS.TS.Phạm Thị Thùy Vinh góp những ý
kiến quý báu và kịp thời về tư liệu Hán Nôm và tư liệu nghiên cứu, TS.Hoàng
Văn Chung tư vấn thiết thực về phương pháp luận.
Sau cùng, do nhiều lý do NCS đã nhiều lần muốn bỏ cuộc giữa chừng.
Nhưng chính TS.Nguyễn Quốc Tuấn là người đã động viên kịp thời và tư vấn
nhiệt tình cho NCS về tri thức Sử học và Tôn giáo học từ buổi đầu thực hiện
Luận án cho tới những ngày cuối cùng Thầy nằm trên giường bệnh. Do đó,
luận án này được hoàn thành và sau này sẽ cố gắng in thành sách chuyên
khảo là món quà đặc biệt NCS tri ân vị Thầy tận tâm này.
Kính cảm ơn tất cả các Thầy, các Cô! Chúc các Thầy, các Cô thân
không bệnh tận, tâm không phiền não, ngày ngày an vui không gặp chướng
ngại!
Nghiên cứu sinh
Phạm Thị Chuyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ ................. 11
1.1. Nguồn tƣ liệu Hán Nôm sử dụng trong Luận án ........................................... 11
1.1.1. Tư liệu chính sử thời Lê sơ ....................................................................... 11
1.1.2. Tư liệu bi ký thời Lê sơ ............................................................................ 13
1.1.3. Tư liệu văn chương thời Lê sơ .................................................................. 17
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan tới Phật giáo thời
Lê sơ ........................................................................................................................................ 20
1.2.1. Các công trình liên quan tới bối cảnh Phật giáo hiện diện ở Đại Việt
thời Lê sơ ............................................................................................................ 20
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới sinh hoạt của Phật giáo thời Lê sơ ... 25
1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của Phật giáo trong
văn hóa Đại Việt thời Lê sơ ................................................................................ 29
1.3.Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 32
1.3.1.Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 32
1.3.2.Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 32
1.3.3.Cơ sở lý luận .............................................................................................. 32
1.4. Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án ...................................................... 38
Chương 2: BỐI CẢNH PHẬT GIÁO HIỆN DIỆN Ở ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ... 43
2.1. Đặc điểm Phật giáo ở Đại Việt trước thời Lê sơ ................................................ 43
2.1.1. Nền Phật giáo thống nhất và được quý tộc hóa thời Trần ........................ 44
2.1.2. Cơ sở thờ tự Phật giáo thời Trần .............................................................. 47
2.1.3. Mật tông trong dòng chảy Phật giáo thời Trần ......................................... 49
2.1.4. Phật giáo ở Đại Việt dưới thời thuộc Minh .............................................. 53
2.2. Bối cảnh xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) ........................................ 56
2.2.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Lê sơ .......................................... 57
2.2.2. Đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thời Lê sơ .................................. 60
Chƣơng 3: ĐỜI SỐNG PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ QUA TƢ LIỆU HÁN
NÔM ......................................................................................................................... 72
3.1. Niềm tin Phật giáo thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm ..................................... 72
3.2. Thực hành Phật giáo thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm ................................. 84
3.2.2. Tu tạo cơ sở thờ tự Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm ................ 93
3.2.3. Một số hoạt động khác của Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm ... 97
3.3. Cộng đồng Phật giáo thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm ................................. 99
3.3.1. Tu sĩ Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm ...................................... 99
3.3.2. Giới quý tộc thời Lê sơ với Phật giáo qua tư liệu Hán Nôm .................. 103
3.3.3. Giới quan lại và trí thức thời Lê sơ với Phật giáo qua tư liệu Hán Nôm 109
3.3.4 Thiện nam tín nữ Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm ................. 113
Chƣơng 4: ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA ĐẠI
VIỆT THỜI LÊ SƠ QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM ............................................... 117
4.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong văn hóa tƣ tƣởng thời Lê sơ qua tƣ liệu
Hán Nôm ................................................................................................................ 117
4.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong văn hóa kiến trúc qua tƣ liệu Hán Nôm 122
4.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong lối sống của ngƣời thời Lê sơ qua tƣ liệu
Hán Nôm ................................................................................................................ 127
4.4. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng thời Lê sơ
qua tƣ liệu Hán Nôm ............................................................................................. 133
4.4.1. Phật giáo trong đời sống tam giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm ............. 134
4.4.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng bản địa qua tư liệu Hán Nôm .. 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148
PHỤ LỤC 1: VĂN BIA LÊ SƠ, TUYỂN TẬP
PHỤ LỤC 2: VĂN BIA PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài “Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm” được triển khai nghiên cứu
trong phạm vi một Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học với những lý do sau:
Thứ nhất, Phật giáo trước khi du nhập vào Việt Nam được biết đến là một sản
phẩm của văn hóa Ấn Độ. Sau khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo nhanh chóng
trở thành một trong ba tôn giáo lớn, phát triển mạnh mẽ ở thời Lý – Trần, chi phối
hầu hết mọi phương diện của đời sống chính trị - văn hóa – xã hội. Cũng như ở
nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Hoa, Miến Điện, Hàn Quốc, .v.v., Phật
giáo ở Việt Nam không những tồn tại lâu dài mà còn tiếp nhận những yếu tố văn
hóa của người Việt, mang thêm cho mình những màu sắc khác biệt so với Phật giáo
ở những nơi khác và ngày càng bám rễ sâu vào tâm thức người Việt. Phật giáo thời
Lê sơ không nằm ngoài tình hình đó.
Thứ hai, xã hội thời Lê Sơ đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong tiến trình lịch
sử Việt Nam. Trong 100 năm từ năm 1428 đến năm 1527, nước Đại Việt bước vào
thời kỳ phát triển cực thịnh và được coi là một quốc gia thịnh trị của chế độ quân
chủ tập quyền. Theo nhận định của Nguyễn Hải Kế thì : “Không nghi ngờ gì thời Lê
Sơ mà tập trung là giai đoạn Lê Thánh Tông trị vì, chế độ phong kiến nhà nước
quan liêu đã đạt tới sự ổn định, kỷ cương và thịnh trị thường vẫn được coi vào bậc
nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam. Thế kỷ thứ XV như là thế kỷ cổ điển của
chế độ nhà nước quân chủ phong kiến quan liêu. Đương thời cũng như hậu thế, các
sử gia phong kiến hay hiện đại đều có chung một đánh giá về sự ổn định và thành
tựu của nhiều lĩnh vực trong giai đoạn Lê Thánh Tông” [19, Tr.25]. Do đó, việc
nghiên cứu tôn giáo thời Lê sơ nói chung, Phật giáo thời Lê sơ nói riêng là hết sức
cần thiết để làm rõ hơn những yếu tố hiện hữu trong xã hội tham góp vào sự ổn định
và thành tựu đó của thời Lê sơ
Thứ ba, kho tư liệu Hán Nôm có rất nhiều tài liệu cung cấp các thông tin giá
trị về Phật giáo giai đoạn Lê sơ nhưng hầu như chưa được khai thác một cách rộng
rãi, có hệ thống để làm rõ về tôn giáo này. Việc tìm hiểu những thông tin đó dưới
2
dạng ký tự Hán Nôm là một cản trở lớn đối với người nghiên cứu nếu không đọc
được loại chữ này. Đồng thời, các thông tin đó nằm rải rác ở nhiều loại văn bản
khác nhau. Việc tập hợp các tài liệu đó, xử lý chúng, và chắt lọc thành các báo cáo
tiếng Việt sẽ giúp ích cho những ai quan tâm tìm hiểu về Phật giáo giai đoạn này, từ đó
có thể triển khai các nghiên cứu khác nhau tùy theo mục đích và nhu cầu cụ thể. Do đó,
việc nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ từ việc khảo cứu trực tiếp tư liệu Hán Nôm là việc
làm hết sức cần thiết và tránh được những sai biệt từ bản dịch, do có thể đọc thông tin
trực tiếp từ tư liệu Hán mà không phụ thuộc vào bản dịch tiếng Việt.
Thứ tư, Mặc dù Phật giáo thời Lê Sơ đã được đề cập đến một số công trình
thuộc về ngành khoa học như: triết học, sử học, .v.v. mà chúng tôi sẽ trình bày trong
phần tổng quan tình hình nghiên cứu, nhưng Phật giáo thời Lê sơ chưa được nghiên
cứu như một công trình nghiên cứu độc lập trên nguồn tư liệu được hệ thống hóa,
đặc biệt là một nghiên cứu tiếp cận Tôn giáo học. Nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ
dưới cách tiếp cận của triết học hay tư tưởng cũng là những đóng góp quý báu. Tuy
nhiên, Phật giáo không chỉ có hệ thống triết thuyết mà trước hết nó là một tôn giáo,
nó cần thiết được diễn giải là một tôn giáo với những thành phần cấu thành, với
năng lực tồn tại và diễn tiến, với một diện mạo với những màu sắc đặc trưng của
từng thời kỳ và với những đóng góp thiết thực của nó trong xã hội. Phật giáo thời
Lê sơ cũng cần phải được hiểu và diễn giải theo cách đó.
Thứ năm, xuất phát từ nhu cầu nhận thức và tiếp thu các giá trị của lịch sử và
đương đại về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền vững trong giai đoạn hiện nay. Một
trong những cơ sở phát triển bền vững đất nước là phải hiểu thấu đáo những đặc
điểm truyền thống của dân tộc trong lịch sử, phải nắm chắc được những yếu tố
thuộc về sức mạnh nội sinh, trong đó có Phật giáo thời Lê sơ, phải thấy được những
điểm mạnh cũng như những hạn chế mà lịch sử để lại và tiếp tục gây ảnh hưởng
trong hiện tại nhằm hình thành một định hướng đúng để từ đó có nhận thức đúng
đắn và có những điều chỉnh phù hợp, vừa chứa đựng trong nó những di sản tốt đẹp
của truyền thống dân tộc, vừa mang giá trị của thời đại.
3
Như vậy, việc đi sâu nghiên cứu lịch sử tôn giáo, trước hết là tôn giáo tồn tại
trong các giai đoạn phát triển cực thịnh của đất nước, trong đó có Phật giáo thời Lê
sơ, là một việc làm cần thiết nhằm góp phần khẳng định những giá trị và chỉ ra
những hạn chế của tôn giáo Việt Nam trong lịch sử, một mặt, bổ sung cơ sở để nhận
thức đời sống Phật giáo trong quá khứ, mặt khác, quan trọng hơn, tiếp thu những
giá trị trong truyền thống Phật giáo của dân tộc nhằm củng cố thêm cơ sở khoa học
để có thêm những nhận thức và điều chỉnh cho công cuộc phát triển đất nước bền
vững hiện nay. Do vậy, từ góc độ của ngành Tôn giáo học, luận án tập trung giải
đáp câu hỏi nghiên cứu: Qua khảo cứu tư liệu Hán Nôm, đời sống và ảnh hưởng
của Phật giáo như thế nào?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo cứu các nguồn tư liệu Hán Nôm, luận án góp phần làm rõ đời
sống và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án trước hết cần tìm kiếm, khảo cứu, đối
chiếu, phân loại, hệ thống hóa các tư liệu Hán-Nôm liên quan đến Phật giáo thời Lê
sơ. Đồng thời đánh giá giá trị các văn bản thu thập được về các phương diện lịch sử
và tôn giáo. Tiếp đó, luận án thực hiện ba nhiệm vụ chính:
Xử lý và phân tích các tư liệu thu thập được nhằm làm rõ bối cảnh cho
sự hiện diện của Phật giáo thời Lê sơ;
Nhận diện đời sống Phật giáo thời Lê sơ bao gồm những thành tố cấu
thành nên Phật giáo với tư cách là một tôn giáo.
Làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Đại Việt thời Lê
sơ từ các tư liệu đã xử lý và đặt trong tương quan với Phật giáo giai
đoạn trước đó;
Ngoài ra, luận án còn gợi ý các hướng nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai
để tiếp tục làm sáng rõ hơn Phật giáo thời Lê sơ từ phương diện tư liệu Hán-Nôm.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là “Phật giáo thời Lê sơ”. Đó là một trong
ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) tồn tại trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428-
1527).. Trong đó, luận án đi sâu nghiên cứu những thành tố cơ bản bao gồm: cộng
đồng Phật giáo, đối tượng thờ, tư tưởng Phật học, thực hành Phật giáo và những cơ
sở vật chất. Tuy nhiên, Phật giáo thời Lê sơ không tồn tại độc lập, mà tồn tại trong
bối cảnh xã hội Đại Việt thời đó. Vì vậy, luận án còn nghiên cứu ảnh hưởng của
Phật giáo trong đời sống văn hóa Đại Việt thời Lê sơ, như: văn hóa tư tưởng, văn
hóa kiến trúc, lối sống và trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án trên cơ sở xử lý các nguồn tư liệu Hán
Nôm, đi sâu chủ yếu làm rõ 3 vấn đề chính:
Thứ nhất là bối cảnh đưa tới sự hiện diện của Phật giáo ở Đại Việt thời
Lê sơ.
Thứ hai là đời sống Phật giáo thời Lê sơ. Tư liệu Hán Nôm thời kỳ này cho
phép Luận án trình bày những phương diện tiêu biểu như: cộng đồng Phật
giáo, tư tưởng và đối tượng thờ và một số thực hành của Phật giáo.
Thứ ba là ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa Đại Việt
thời Lê sơ. Tư liệu Hán Nôm thời kỳ này cho phép Luận án trình bày về
ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa tư tưởng, văn hóa kiến trúc, lối
sống và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo thời Lê sơ.
Tuy nhiên, trong mỗi vấn đề nghiên cứu, luận án không chỉ mô tả tình hình
Phật giáo thời Lê sơ, mà còn chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt so với Phật
giáo ở Việt Nam trước đó.
Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
Về tư liệu Hán Nôm, luận án khảo cứu tư liệu Hán Nôm chứa sử liệu Phật giáo
thời Lê sơ chủ yếu trên ba nhóm: chính sử, bi ký và văn chương. Trong đó, Chính
sử là một nguồn thông tin chính thống, quan phương của chính quyền quản trị đất
5
nước, có độ tin cậy cao. Với nhóm tư liệu này, luận án có thể tìm thấy sử liệu Phật
giáo thời Lê sơ thông qua những diễn giải liên quan tới Phật giáo, đặc biệt là liên
quan tới hoạt động của Phật giáo cấp quốc gia và những quy định của nhà nước về
Phật giáo thời kỳ này. Bi ký là một nguồn thông tin chính thống của cộng đồng một
cơ sở tự viện Phật giáo, hoặc một nhân vật sở hữu niềm tin Phật giáo có sức ảnh
hưởng. Với nhóm tư liệu này, luận án có cơ hội tìm thấy sử liệu về niềm tin, thực
hành Phật giáo của một cộng đồng gần tương đương với một đạo tràng, một địa
phương sinh hoạt tại một ngôi tự viện Phật giáo nào đó, tức là một cấp cộng đồng
nhỏ hơn quốc gia, nhưng lớn hơn các gia đình. Văn chương là một nguồn diễn giải
niềm tin, quan điểm, tư tưởng, hành vi của cá nhân người sáng tác. Niềm tin Phật
giáo, tư tưởng Phật học, hành vi Phật giáo của cá nhân vì thế bộc lộ rõ nhất trong
nhóm tư liệu này. Với nhóm tư liệu này, luận án có thể tìm thấy sử liệu về niềm tin,
tình cảm và thực hành Phật giáo của những cá nhân. Đối với cá nhân sở hữu niềm
tin Phật giáo, văn chương là nơi cá nhân họ dễ dàng thể hiện tình cảm và niềm tin
tôn giáo của họ hơn trong không gian bi ký hay chính sử.
Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo những bản dịch sang tiếng Việt của các cá
nhân và tập thể dịch thuật, chú thích đã xuất bản thành sách, bài tạp chí. Tuy nhiên,
trong những tư liệu trích dẫn, chúng tôi đọc trực tiếp văn bản Hán Nôm và sử dụng
bản dịch có hiệu chỉnh theo tri thức tôn giáo học trong văn bản.
Với từng nhóm tư liệu, chúng ta khó có thể đi tới nghiên cứu cả diện mạo hay
ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ, có thể góp phần làm rõ từng mảng trong đời
sống và ảnh hưởng đó. Do vậy, tổng hợp cả 3 nhóm tư liệu này cho phép Luận án
có thể nghiên cứu đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ tương đối toàn
diện và rõ ràng hơn những công trình nghiên cứu liên quan trước.
Phạm vi về mặt thời gian: Thời Lê sơ, hay còn gọi là “Hậu Lê sơ kỳ” (theo
cách gọi của Lê Quý Đôn [107], phân biệt với thời Tiền Lê và thời Lê Trung Hưng),
bắt đầu từ năm 1428 khi Lê Lợi lên ngôi Thái Tổ Cao Hoàng đế nhà Hậu Lê [78,
q.10, tr.1a] đến ngày 11 tháng 6 năm 1527 (Đinh Hợi, niên hiệu Thống Nguyên 6)
khi Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai vào kinh thành ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi,
lập lên nhà Mạc [78, q.15, tr.67b].
6
4. Phƣơng pháp luận và Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Hướng tiếp cận của Luận án
Luận án tiếp cận Phật giáo thời Lê sơ từ tiếp cận liên ngành khoa học xã hội,
bao gồm Hán Nôm học, Sử học, Tôn giáo học.
Thứ nhất, tiếp cận Hán Nôm học được lựa chọn đầu tiên do Luận án nghiên cứu
đối tượng trên phạm vi tư liệu là tư liệu Hán Nôm thời kỳ này. Do vậy, tiếp cận văn bản
Hán Nôm trên các chất liệu là công việc đầu tiên. Mỗi loại hình văn bản Hán Nôm thể
hiện những phạm vi diễn giải khác nhau về sự kiện lịch sử, quan điểm và tâm thức của cá
nhân và cộng đồng. Các văn bản Hán Nôm tùy vào chất liệu và loại hình văn bản cũng
có tính lịch sử khác nhau. Chính sử thường được Nhà nước bảo lưu và quan tâm. Những
trước tác văn chương thường sao chép và biên tập nhiều hơn Sử.
Thứ hai, luận án tiếp cận Phật giáo thời Lê sơ theo hướng tiếp cận Sử học. Về
mặt lý thuyết, nghiên cứu lịch sử tôn giáo là một mối quan tâm của Tôn giáo học từ
sơ kỳ. Hướng tiếp cận này tập trung làm giàu tri thức về lịch sử tồn tại và diễn biến
mà tôn giáo đã trải qua và từ đó làm rõ nhận thức về nội tại cũng như vị trí và vai
trò của tôn giáo đó. Nhiệm vụ của ngành này được khái quát ngắn gọn là vạch ra
con đường phát triển của mỗi loại tôn giáo cụ thể. Ngành này có mối liên hệ chặt
chẽ với các ngành Sử học, Ngôn ngữ học và Khảo cổ học, do đó chú ý mô tả lịch sử,
khảo sát ngôn ngữ và khai thác các dữ liệu khảo cổ học [2, tr.221]. Từ tiếp cận này,
luận án đi tới những hướng khảo sát thông tin về Phật giáo thời Lê Sơ. Thời Lê sơ
(1428 – 1527) là thời kỳ đã lùi sâu vào quá khứ. Phật giáo thời Lê sơ vì thế chỉ còn
có thể tìm thấy qua những tài liệu lịch sử. Một phần rất đáng kể các nguồn sử liệu
về thời kỳ này có thể thấy trong các nguồn tư liệu Hán Nôm. Từ các nguồn tài liệu
Hán Nôm, luận án sẽ khảo cứu theo trình tự thời gian và hệ thống hóa những tư liệu
Phật giáo thời Lê sơ theo các nhóm vấn đề đời sống và ảnh hưởng. Tuy nhiên sự
kiện, hiện tượng liên quan đến diễn trình lịch sử của Phật giáo trong tài liệu Hán
Nôm luôn nằm dưới sự luận giải và trình bày của người tạo ra tư liệu đó, do vậy,
luận án cần sử dụng những thông tin liên quan tới người diễn giải để giải mã những
luận giải đó, lấy ra những thông tin có tính lịch sử gần với sự thực nhất.
7
Thứ ba, luận án sử dụng hướng tiếp cận Tôn giáo học. Tiếp cận Tôn giáo học
đề cao cách nhìn về tôn giáo với cốt lõi là tư tưởng tôn giáo hay niềm tin tôn giáo.
Tư tưởng tôn giáo sẽ thể hiện ra những hành vi tôn giáo hay còn gọi là thực hành
tôn giáo. Từ những người có tư tưởng tôn giáo, thực hiện những hành vi tôn giáo
hình thành nên cộng đồng tôn giáo. Trong điều kiện sống nhất định, con người với
niềm tin Phật giáo sẽ bộc lộ ra lời nói hoặc hành vi được chỉ đạo từ niềm tin đó.
Thực hành thuần túy Phật giáo hay thực hành hướng đích xã hội cũng được chỉ đạo
từ niềm tin đó. Phương diện vật chất hay phi vật chất liên quan tới Phật giáo cũng
được tạo ra nhằm thể hiện niềm tin và mong muốn của họ [45]. Vì thế, trong bất kỳ
vấn đề nội dung nào Luận án cũng đều diễn giải theo tiêu chí từ tư tưởng đến hành
vi, hay từ niềm tin đến thực hành.
Trong nhiệm vụ nhận diện Phật giáo thời Lê sơ, luận án tìm hiểu những tư
tưởng Phật học được đề cập đến trong tư liệu Hán Nôm thời Lê sơ không thể không
sử dụng tới tiếp cận Triết học. Trong đó, có giáo lý về thế giới quan: mọi hiện hữu
đều luôn thay đổi (vô thường), không có tự tính riêng biệt (vô ngã), mọi sự vật hiện
tượng đều do duyên mà có, do duyên mà mất (duyên khởi).v.v. , về nhân sinh quan
như tiếp xúc mọi sự vật hiện tượng với sự trong sáng hoặc không phản ứng (vô tâm),
ứng xử hòa hợp với cộng đồng (lục hòa), năm sức mạnh trong tu tập (còn gọi là ngũ
viên hoặc ngũ lực viên thông), điều tốt lành (thiện), ... phải được diễn giải theo logic
của Triết học. Tuy nhiên, tiếp cận này chỉ sử dụng trong một nội dung cụ thể liên
quan tới Tư tưởng Phật học.
Để làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong mối tương tác với các thiết chế xã
hội khác, luận án cần sử dụng tiếp cận xã hội học. Từ góc tiếp cận này, luận án thấy
ra những vấn đề về nền tảng lịch sử, những thực hành, ảnh hưởng của Phật giáo
trong xã hội. Ví dụ như vị trí của nghi lễ Phật giáo trong an ninh tinh thần, ảnh
hưởng của Phật giáo trong cố kết cộng đồng, hay ảnh hưởng của Phật giáo trong
quản trị xã hội.
Do đó, về bản chất, luận án là một nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội, bao
gồm: Hán Nôm học, Sử học, Tôn giáo học, Xã hội học và Triết học, trong đó tiếp
cận Tôn giáo học là trọng tâm.
8
4.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong Luận án
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng hai phương
pháp nghiên cứu chủ yếu là văn bản học và sử liệu học,
Thứ nhất, những phương pháp văn bản học luôn cần được sử dụng trong
những thao tác xác định đó. Đối với những tư liệu đã được xác định văn bản, dịch
và giới thiệu, chúng tôi kế thừa. Đối với những tư liệu sưu tầm, chúng tôi trực tiếp
sử dụng phương pháp văn bản học để xác định.
Thứ hai, vì Luận án nghiên cứu vấn đề trên cơ sở sử liệu hiện nay có thể tiếp
cận được, cho nên tác giả cần phải sử dụng phương pháp định bản để xác định niên
đại và độ chân xác của văn bản chứa sử liệu.
Ngoài ra, phương pháp tổng hợp và so sánh được sử dụng để xâu chuỗi những
sự kiện lịch sử được trình bày tản mạn ở các nguồn tư liệu thành một hệ thống,
đồng thời tổng hợp những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước về những
vấn đề liên quan tới đề tài, để từ đó phát hiện ra được những giá trị tích cực về đời
sống và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ. Phương pháp so sánh được sử dụng để
so sánh diện mạo Phật giáo thời Lê sơ với Phật giáo thời Lý Trần và Phật giáo thời
Mạc để làm nổi bật nên đặc trưng và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ.
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Luận án “Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm” là công trình nghiên cứu
Phật giáo thời Lê sơ chuyên ngành Tôn giáo học độc lập đầu tiên chỉ ra những điểm
mới như sau:
Thứ nhất, luận án nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ từ cách tiếp cận liên ngành
sử học - tôn giáo học và triết học.
Thứ hai, luận án nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ không chỉ trên cơ sở nguồn
sử liệu chính sử thời Lê sơ như một sống công trình nghiên cứu đi trước, mà trên cơ
sở khảo cứu và hệ thống hóa sử liệu từ những nguồn tư liệu Hán Nôm căn bản của
thời Lê sơ như: chính sử, bi ký và văn chương.
Thứ ba, luận án làm rõ sinh hoạt của Phật giáo thời Lê sơ ở những phương
diện rất cơ bản, như: Cộng đồng Phật giáo thời Lê sơ, tư tưởng và đối tượng thờ
Phật giáo thời Lê sơ, một số thực hành Phật giáo thời Lê sơ. Trong đó, luận án phân
9
tích và lý giải theo logic niềm tin là cốt lõi của Phật giáo và là yếu tố mang tính
quyết định thực hành Phật giáo, từ đó xác lập vai trò của niềm tin Phật giáo trong cá
nhân, thực hành và cộng đồng Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ.
Thứ tư, luận án làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê
sơ trên căn bản những gì đã được trình bày về diện mạo Phật giáo thời Lê sơ. Từ
những nguồn tư liệu Hán Nôm căn bản thời Lê sơ, luận án làm rõ ảnh hưởng của
Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo thời Lê sơ.
Tóm lại, luận án trên cơ sở khảo cứu những nguồn tư liệu Hán Nôm căn bản,
góp phần lý giải một số vấn đề còn thiếu thống nhất và chưa thỏa đáng trong không
ít các công trình nghiên cứu đi trước về Phật giáo thời Lê sơ, cho thấy một diện mạo
căn bản và ảnh hưởng của Phật giáo trong những lĩnh vực trọng yếu của Đại Việt
thời Lê sơ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm có những ý nghĩa lý luận sau:
Thứ nhất, mỗi nguồn sử liệu Hán Nôm có thể cho ta biết về một hoặc nhiều
phương diện của Phật giáo ở một thời kỳ nào đó trong lịch sử, nhưng để có cái nhìn
tương đối toàn diện thì cần khảo sát tổng hợp những nguồn sử liệu căn bản. Luận án
cho thấy, sử liệu từ tổng hợp những nguồn chính sử, bi ký và văn chương cho phép
nhận diện khái quát hơn, gần với sự thực hơn, chi tiết hơn về Phật giáo thời Lê sơ cũng
như nhận định rõ ràng hơn về ảnh hưởng của nó trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ.
Thứ hai, luận án cho thấy khi nghiên cứu tâm thức và thực hành Phật giáo từ
cấp độ cá nhân tới gia đình tới cộng đồng thời Lê sơ phụ thuộc rất nhiều vào cách
khảo cứu nguồn tư liệu khác nhau. Ở cấp độ cá nhân, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dấu
hiệu trong văn chương. Ở cấp độ gia đình, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dấu hiệu trong
văn chương và bi ký. Ở cấp độ cộng đồng, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dấu hiệu trong
bi ký và chính sử. Do đó, sự phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa thông tin để làm rõ
nội dung vấn đề nghiên cứu không chỉ đơn giản là định bản, đọc lấy thông tin, mà
còn cần thiết phải đối chiếu, phê phán sử liệu bên trong văn bản cũng như bên ngoài
văn bản và giữa các nguồn văn bản khác nhau.
10
Thứ ba, luận án không chỉ mô tả diện mạo, nhận định ảnh hưởng của Phật giáo
thời Lê sơ, mà còn so sánh với đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội
thời kỳ trước đó. Trong sự so sánh, những đặc điểm về đời sống và ảnh hưởng của
Phật giáo thời Lê sơ được nhấn mạnh, nhờ vậy chúng trở nên nổi bật hơn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm có những ý nghĩa thực tiễn sau:
Thứ nhất, luận án làm rõ thêm thời Lê sơ khi Phật giáo không được lựa chọn làm
nền tảng tư tưởng để quản trị đất nước, không nhận được sự hậu thuẫn của triều đình,
Phật giáo lặng lẽ đi vào dân chúng và hệ quả từ sự hòa nhập của Phật giáo vào dân gian
tạo ra mối liên hệ giữa Phật giáo với một số loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác.
Thứ hai, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cán bộ
làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học, các nghiên cứu sinh, học viên
cao học, sinh viên các học viện theo học các chuyên ngành tôn giáo học, sử học và
những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của Luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan nguồn tư liệu Hán Nôm, tình hình nghiên cứu những
vấn đề liên quan tới Phật giáo thời Lê sơ
Chương 2: Bối cảnh Phật giáo hiện diện ở Đại Việt thời Lê sơ
Chương 3: Đời sống Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm
Chương 4: Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa Đại Việt thời Lê sơ qua tư
liệu Hán Nôm
11
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ
1.1. Nguồn tƣ liệu Hán Nôm sử dụng trong Luận án
1.1.1. Tư liệu chính sử thời Lê sơ
Tư liệu chính sử ở đây được hiểu là những tư liệu do nhà nước chỉ đạo biên
soạn và ban hành, như các bộ sử và luật lệ. Tư liệu này khác biệt với các nguồn tư
liệu do cộng đồng ở địa phương hoặc cá nhân tạo ra hoặc biên soạn.
a) Tư liệu sử
Luận án khảo sát thông tin Phật giáo thời Lê sơ trong những bộ sử căn bản sau:
大 越 史 記 全 書(Đại Việt sử ký toàn thư) [78] là bộ chính sử lớn của nước ta,
do nhiều nhà chép sử (sử quan) nhiều đời, trong đó Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên và
Vũ Quỳnh là những người sống trong thời Lê sơ, vì thế Luận án quan tâm khảo cứu
bộ sử này trước tiên. Nội dung trình bày lịch sử nước ta từ khởi thủy đến hết đời Lê
Gia Tông Mỹ Hoàng Đế (1675), trong đó sự kiện lịch sử thời Lê sơ được chép từ
Quyển 10 đến Quyển 15. Hiện nay, tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm có
nhiều bản, luận án sử dụng bản ký hiệu A. 3/1-4 (2462 tr, khổ giấy 26 x 16) vì bản
này là bản đầy đủ nhất và được làm căn cứ cho các bản dịch sang tiếng Việt. Ngoài
ra, luận án tham khảo thêm bản dịch Việt của nhóm Phan Huy Lê [28].
藍 山 實 錄 (Lam sơn thực lục) do Lê Lợi, lấy hiệu là Lam Sơn Động Chủ (藍
山洞 主) đề tựa năm Thuận Thiên 4 (1431), được Hồ Sĩ Dương (胡 士 楊) đề tựa
cho lần trùng san năm Vĩnh Trị thứ nhất (1676). Đây là một bản ghi chép lại cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh: nguồn gốc, tiểu sử và sự nghiệp cứu
nước của Lê Lợi. Trong phần đầu có ghi chép về sự kiện Lê Lợi tiếp thu lời khuyên
của một tu sĩ Phật giáo. Luận án tham khảo bản dịch của Mạc Bảo Thần (1945)[57].
大越通史 (Đại Việt thông sử) [107] là bộ sử do Lê Quí Đôn (黎貴惇, 1726 -
1784) biên soạn theo lối kể chuyện (kỷ sự). Bài tựa viết năm Lê Cảnh Hưng 10
(1749). Hiện nay, tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm có nhiều bản, luận án
12
chọn bản ký hiệu A. 1389 (608 tr, 31 x 21...người Đại Việt đã có từ nhiều năm trước đó. Tới Lê sơ, cho dù Nho giáo có
sức phát triển tới đâu thì những khoảng trống mà Nho giáo không với tới được vẫn
là nơi Phật giáo và các tôn giáo khác tiếp tục tồn tại và diễn tiến. Khoảng trống đó
là nhu cầu tâm linh của người Đại Việt.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới sinh hoạt của Phật giáo thời Lê sơ
a) Liên quan tới cộng đồng Phật giáo thời Lê sơ
Về hoàng tộc thời Lê sơ với Phật giáo, có một số nhà nghiên cứu như Nguyễn
Tài Thư, Doãn Chính, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Hùng Hậu đã nghiên cứu. Các nhà
nghiên cứu này dựa vào tác phẩm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn tương truyền do
Lê Thánh Tông sáng tác để nói về quan điểm của ông về Phật giáo. Nguyễn Tài
Thư [41tr.279] cho rằng đây là một kết quả của yếu tố chủ quan là lòng nhân từ của
26
Lê Thánh Tông và tinh thần từ bi của đạo Phật, yếu tố khách quan là sự tồn tại của
“Khoa mông sơn thí thực khoa nghi” và yếu tố chính trị là những khó khăn của Phật
giáo lúc bấy giờ. Nguyễn Hùng Hậu [19, tr.245] lại có quan điểm khác, ông cho
rằng Lê Thánh Tông hoài nghi vấn đề tâm truyền và đốn ngộ của Thiền tông, và vì
thế ông vua này chủ trương độc tôn Nho giáo. Doãn Chính [4, tr.494] trong nghiên
cứu của mình chỉ ra rằng việc Lê Thánh Tông đau xót trước nỗi khổ của dân chúng
là do ảnh hưởng của triết lý Phật giáo, tuy nhiên ông vua này lại phê phán Phật giáo
và Đạo giáo trong việc cứu độ con người, về thiên đường và địa ngục. Như vậy,
trong các nghiên cứu trên chưa thấy có luận điểm nào nói về việc Lê Thánh Tông có
sở hữu niềm tin Phật giáo. Ngoài Lê Thánh Tông, hiện nay chưa thấy những nghiên
cứu đề cập tới những vị vua hay người trong hoàng tộc nhà Lê sơ sở hữu niềm tin
Phật giáo.
Trong tầng lớp quan lại (bao gồm cả Nho sĩ tiêu biểu) có sở hữu niềm tin Phật
giáo hay không? Đã có một số công trình đã đề cập tới. Viện Triết học [50, tr.246-
247] cho biết rằng, Lương Thế Vinh là một hiện tượng đặc biệt về một Nho sĩ tiêu
biểu biên soạn những sách chuyên về Phật giáo, thậm chí là những sách có tính phổ
biến và truyền bá Phật giáo như Thiền môn khoa giáo, Nam Tông tự pháp đồ.
Ngược lại, Trần Mạnh Quang [33] với bằng chứng được trích dẫn trong bài văn
sách đình đối của Lương Thế Vinh cho rằng, Lương Thế Vinh phê phán tệ lậu của
Phật giáo, làm mờ tối “thiên lý”.
Khác với Lương Thế Vinh, vấn đề Nguyễn Trãi với Phật giáo cũng đã có một
số nhà nghiên cứu, nhưng không có những nhận xét trái chiều nhau. Nguyễn Tài
Thư [41, tr.276] cũng với những quan sát trong Quốc âm thi tập cho rằng Nguyễn
Trãi viết về giáo lý Phật giáo hết sức căn bản và sâu sắc, tiếp thu lý bất nhị của
Thiền Đại Thừa, và chính cái ảnh hưởng Phật học đã làm cho tâm hồn thơ Nguyễn
Trãi phong phú hơn, đồng thời tâm từ bi đã hun đúc trong Nguyễn Trãi lòng yêu
nước thương dân. Đàm Văn Chí [3, tr.377] trên cơ sở tư liệu văn chương cho rằng
trong triết lý của Nguyễn Trãi có „ngẫu nhiên‟, vấn đề mệnh của Nguyễn Trãi còn
gần với Phật giáo trong một số phạm trù, ví dụ như „nghiệp‟. Nguyễn Hùng Hậu [19,
27
tr.240-244] cũng dựa vào một số tác phẩm thơ của Nguyễn Trãi như Thuật Hứng,
Hạ Nhật Mạn Thành, Lâm Cảng Dạ Bạc mà có luận điểm rằng: “yếu tố Phật giáo
trong tư tưởng Nguyễn Trãi còn thể hiện ở tư tưởng xem cuộc đời như ảo hóa”.
Doãn Chính [86, tr.472] cũng trên cơ sở khảo cứu Quốc âm thi tập đã đưa ra nhận
xét “Nguyễn Trãi còn thấm nhuần triết lý Phật giáo với đức hiếu sinh, khoan dung,
bác ái và từ bi”. Các tác giả này khai thác sử liệu về Nguyễn Trãi với Phật giáo chủ
yếu trên nguồn sử liệu trong tư liệu văn chương, không đề cập tới những nguồn sử
liệu khác.
Đánh giá chung về Nhà nho tiêu biểu thời Lê sơ với Phật giáo, Nguyễn Tài
Thư [41, tr.276] chỉ rõ: “Có những nhà Nho trong khi hăm hở tạo sự nghiệp thì bài
bác Phật giáo, nhưng đáo đầu lại trở về quy y cửa Phật như Trương Hán Siêu là một
trường hợp. Chính vì thế, mà các tác phẩm của giới bác học thời Lê sơ, ảnh hưởng
của Phật giáo trong sáng tác hết sức hạn chế. Tiêu biểu có thể kể trường hợp
Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh và Lê Thánh Tôn.” Sau này, Nguyễn Thừa Hỷ [24,
tr.301] đã có thêm một minh chứng về điều này, đó là “Một số cá nhân quan liêu
nho sĩ cũng vẫn xây dựng, trùng tu chùa chiền như các chùa Báo Thiên, Thanh Đàm,
Chiêu Độ. Bản thân trạng nguyên Lương Thế Vinh đã viết văn bia cho chùa, soạn
sách giáo khoa Phật giáo.” Đây là những luận điểm có bằng chứng rất thuyết phục,
tuy nhiên còn có thể tìm căn cứ trong những nguồn sử liệu khác về vấn đề này.
b) Liên quan tới tư tưởng Phật giáo thời Lê sơ
Về sự đa dạng trong niềm tin Phật giáo của con người thời quân chủ chuyên
chế ở Việt Nam, từ năm 1984, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu [23, tr.110] đã có
nhận định: “trong một số người – kể cả Nho sĩ và người dân, họ chịu chi phối của tư
tưởng Nho giáo, nhưng về mặt con người, về đạo đức, tính người, cách sống nhiều
khi họ chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo còn nhiều hơn.” G.Condominas
[114] phân tích cụ thể hơn nữa: “Một công dân hay một cá nhân, anh ta theo lời dạy
của Khổng Tử, nhưng khi đối diện với số phận, anh ta quay sang khái niệm của Đạo
giáo. Thậm chí nếu Phật giáo Đại Thừa đã có ảnh hưởng đến các mối quan hệ của
anh ta với thế giới khác, cách ứng xử cá nhân của anh ta sẽ còn thấm đậm chất Đạo
28
giáo. Thực tế này là chứng cứ cẩn trọng của anh ta nhằm tuân theo sự hài hòa của
vũ trụ để quan tâm đầy đủ đến nguồn gốc và dòng chảy năng lượng khắp trong vũ
trụ. Những mối quan tâm ở đây được khuyếch đại trong sự mong muốn của anh ta
lui về sống với thiên nhiên cũng như sự trông cậy của anh ta vào phép địa bốc và
các thủ tục bói toán đa dạng khác, thậm chí là phép thuật. Tuy nhiên, chủ yếu là
Khổng giáo và Phật giáo ảnh hưởng đến ứng xử luân lí của anh ta.” Trong trường
hợp Việt Nam thời Lê sơ, niềm tin Phật giáo hỗn dung với các niềm tin khác được
nghiên cứu với trường hợp Lê Thánh Tông. Mai Xuân Hải [16] khi nghiên cứu về
thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông đã có nhận định: “Lê Thánh Tông cũng tin vào
quỷ thần, cho rằng con người có thể "xin" quỷ thần tạo ra mây mưa giúp cuộc sống
con người. Trong tư tưởng triết học của mình, Lê Thánh Tông cũng ảnh hưởng quan
điểm của Lão giáo và Phật giáo. Ông cho rằng núi sông, thành quách là do quỷ thần
tạo ra. Trong quá trình trị vì, Lê Thánh Tông nhiều lần thực hiện cũng như sai các
quan cầu đảo, tế âm hồn.” Quan điểm này được Doãn Chính [4, tr.494] kế thừa trọn
vẹn. Doãn Chính nhấn mạnh Lê Thánh Tông lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống
trên phương diện chính trị, nhưng trên phương diện chính trị đạo đức, ông tiếp thu
ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo và Đạo giáo.
c) Liên quan tới một số thực hành Phật giáo thời Lê sơ
Về thực hành nghi lễ Phật giáo thời Lê sơ, hiện chưa có những công trình đề
cập cụ thể. Tuy nhiên, có hai nhà nghiên cứu là Nguyễn Tài Thư và Hà Văn Tấn đã
phát biểu một cách khái quát về nghi lễ Phật giáo của thời Trần, Lê, Nguyễn. Hà
Thúc Minh tổng hợp lại thành "Sinh hoạt tinh thần và văn hóa của Phật giáo suốt từ
thời độc tôn, qua sử liệu, phần lớn tập trung vào những việc đoán điềm, giải mộng,
cầu tự cho có con nối dõi, cầu sống lâu, đảo vũ cầu mưa, phù phép chữa bệnh.” Hà
Văn Tấn qua kết quả thám sát ở chùa Đậu và những minh chứng khác nhận định về
Phật giáo Trần, Lê, Nguyễn là đã có “một sơn môn riêng (sơn môn Dâu) mang đậm
sắc thái Việt Nam bao gồm Phật điện riêng (các tượng tứ Pháp và tượng Thạch
Cuông), một hệ thống kinh kệ riêng (kinh Tứ Pháp), một nghi thức cúng tế riêng
(nghi lễ rước các tượng Tứ Pháp cầu mưa)”. Đây là những luận điểm hữu ích cho
29
nghiên cứu Phật giáo thời quân chủ chuyên chế ở Việt Nam, tuy nhiên, với nghiên
cứu nghi lễ Phật giáo thời Lê sơ thì cần có những bằng chứng xác thực hơn và một
sự tìm hiểu chuyên sâu.
Về vấn đề xây dựng và trùng tu cơ sở thờ tự Phật giáo thời Lê sơ, Nguyễn Duy
Hinh và Lê Đức Hạnh [21, tr.532 - 580] đã có sự tổng kết trên cơ sở so sánh Phật
giáo thời Lê với Phật giáo thời Lý – Trần: “Thời Lê nói chung là thời Nho giáo.
Văn miếu, văn chỉ và bia tiến sĩ thay vì chùa tháp. Chùa tháp vẫn còn đó, thậm chí
xuất hiện chùa tháp mới trong dân gian nhưng không còn sôi động như thời Lý-
Trần”. Tuy nhiên, năm 2002, nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn [37, tr.218] đã có những
luận điểm khác với Nguyễn Tài Thư. Ông cho rằng: “Các công trình kiến trúc Phật
giáo của thời kỳ trước như Bối Khê, Chùa Thầy, Chùa Dâu không ngừng được tu bổ,
mở mang. Nhiều công trình Phật giáo có quy mô to lớn đã được xây dựng bằng tiền
của của vương hầu quý tộc và của thập phương như : chùa Bút Tháp (Bắc Ninh),
chùa Trăm Gian, chùa Mía (Hà Tây), chùa Keo (Thái Bình), chùa Keo Hành Thiện
(Nam Định), chùa Phẩm (Hải Dương)”. Vấn đề đặt ra là Nguyễn Tài Thư dựa
trên sử liệu của chính sử, Hà Văn Tấn dựa trên kết quả khảo sát cơ sở thờ tự, vậy
trên nguồn tư liệu khác như văn chương, bi ký có thể cho những luận điểm nào khác
không? Điều này đặt ra những vấn đề nghiên cứu của Luận án.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của Phật giáo trong
văn hóa Đại Việt thời Lê sơ
Vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ đã được đề cập trong những công
trình nghiên cứu của Nguyễn Tài Thư, Bùi Thanh Chương, Thiên Chí Từ, Chu
Quang Trứ, Nguyễn Thừa Hỷ, Đinh Khắc Thuân, Nguyễn Đức Sự, Phan Huy Lê và
Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Phan Đại Doãn, Lê Văn Quán, Trần Đình Hượu,
Bồ Đề Tân Thanh – Nguyễn Đại Đồng, Phạm Thị Thùy Vinh, Nguyễn Thanh Tuấn,
Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Lê Sáu. Những luận điểm khu biệt về hai nhóm. Nhóm
thứ nhất bàn tới vấn đề Phật giáo trong đời sống cá nhân. Nhóm thứ hai bàn luận
nhiều về vấn đề Phật giáo trong đời sống chính trị - xã hội.
30
Thứ nhất, bàn về Phật giáo trong đời sống cá nhân thời Lê sơ có hai tác giả là
Nguyễn Tài Thư và Bùi Thanh Chương. Nguyễn Tài Thư [41, tr.286] qua nghiên
cứu tác phẩm văn chương của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đã có nhận xét rằng,
một điều nữa được chứng tỏ là Phật giáo bị loại khỏi ảnh hưởng và vị trí xã hội thì
lại sống trong tâm tư tình cảm và thể hiện trong nhiều tác phẩm bác học cũng như
dân gian. Sau đó, Bùi Thanh Chương [8] nhấn mạnh, “nhiều nhà tư tưởng và chính
Lê Thánh Tông ngoài việc sử dụng Nho giáo như công cụ hữu hiệu để quản trị đất
nước trên phương diện chính trị đất nước, vẫn không bỏ qua đời sống tâm linh của
mình, của con người. Về phương diện này Phật giáo và Đạo giáo có ưu thế hơn cả”.
Hai tác giả này nhìn nhận Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhiều nhà tư tưởng khác
thời Lê sơ có hai phương diện đời sống của bản thân là con người chính trị và con
người cá nhân. Khi họ làm chính trị, họ cần những ưu điểm của Nho giáo, nhưng
khi lui về với đời sống cá nhân họ cần tới những ưu điểm của Phật giáo và Đạo giáo
mà Nho giáo không đáp ứng được.
Thứ hai, bàn về Phật giáo trong đời sống chính trị - xã hội thời Lê sơ gồm
những tác giả còn lại. Trong nhóm này đã phân thành hai quan điểm tương đối khác
nhau. Phân nhóm thứ nhất cho rằng Phật giáo thời Lê sơ không chỉ “vắng bóng trên
sân khấu tư tưởng của thời đại” (Nguyễn Đức Sự [36, tr.54] mà còn bị đả kích tới
mức phải trở về “nương náu và lan tỏa trong quần chúng bình dân” (Nguyễn Thừa
Hỷ [24, tr.300]), “ngày càng đi xuống, phân tán về những vùng nông thôn làng xã”
(Nguyễn Hùng Hậu [19, tr.233]), thậm chí “Phật giáo thời Lê sơ còn kém hơn Đạo
giáo Lê sơ” (Đinh Khắc Thuân [42, tr.52]). Về tăng sĩ Phật giáo thời Lê sơ, “thế lực
của nhà sư về mọi mặt – kinh tế, chính trị, văn hóa – bị sa sút hẳn” (Phan Huy Lê –
Trần Quốc Vượng [29, tr.173-174]), thậm chí “đã thành những tay sai đáng thương
hại của vua quan hoặc các nhà có tiền khi muốn cầu tự cầu tài, mặc dầu bề ngoài
như tưởng họ vẫn tôn kính” (Mật Thể [40, tr.174]). Cơ sở cho những luận điểm trên
là triều đình Lê sơ chủ trương “độc tôn” Nho giáo, hạn chế Phật giáo.
Phân nhóm thứ hai nghiêng về quan điểm cho rằng tự thân Phật giáo vẫn có
những ưu thế đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng và tình cảm của con người thời Lê
31
sơ. Bồ Đề Tân Thanh – Nguyễn Đại Đồng [15, tr.152-155] cho rằng “Phật giáo bị
thất sủng nơi cung đình, nhưng do tinh thần cởi mở, hòa hợp và từ bi của Phật giáo
cho nên dòng chảy Phật giáo dân gian thời Lê sơ vẫn không ngừng tuôn chảy”.
Trong khi đó, Lê Văn Quán [32, tr.222] thấy rằng “Phật giáo không được thịnh
hành như ở thời Lý Trần nữa, nhưng quần chúng nhân dân vẫn âm thầm đi theo
Phật giáo. Bởi vì, họ tin rằng Phật sẽ phù hộ, độ trì cho họ sống lâu, ấm nó và giàu
sang
”
. Từ nghiên cứu về văn bia, Phạm Thị Thùy Vinh [51, tr.33] nhận định “dù
triều đình Lê sơ khi ấy có ngăn cấm Phật giáo thì trong dân gian vẫn có một dòng
chảy âm thầm để nuôi dưỡng tâm Phật, dân chúng vẫn mộ đạo Phật và hướng về
đạo Phật”. Vì thế, Phật giáo thời Lê sơ tuy không làm nền tảng tư tưởng của xã hội,
nhưng “không mất đi vị trí của nó” (Hà Văn Tấn [37, tr.186]) cũng như Đạo giáo
“vẫn còn ảnh hưởng rộng rãi trong nhân dân” (Trần Đình Hượu [23, tr.108]) “vẫn
phát triển và gắn với dân” (Chu Quang Chứ [5, tr.461-463], Nguyễn Duy Hinh [20,
tr.333] nhấn mạnh hơn nữa “Phật giáo thế kỷ XV, XVI tiềm ẩn chứ không phải bị
tiêu diệt hay tiêu vong”. Nguyễn Thanh Tuấn [46, tr.60] thêm một vế nữa “Phật
giáo vẫn phát triển trong nhân dân và tồn tại như một lực lượng xã hội không nhỏ”.
Cuối cùng Nguyễn Thừa Hỷ [24, tr.301] tổng kết lại “Phật giáo thời Lê sơ tuy
đã bị hạn chế, tách khỏi nhà nước, mất đi tính quan phương trong hệ tư tưởng,
nhưng vẫn tiếp tục phát triển thầm lặng, trở thành một tôn giáo phi chính thống,
đậm tố chất dân gian”. Khác với phân nhóm thứ nhất, phân nhóm này dựa trên cơ
sở những ưu điểm của Phật giáo, ở khả năng Phật giáo có thể đáp ứng nhu cầu tâm
linh, tình cảm của người thời Lê sơ. Sự “suy thoái” trên phương diện chính trị hay
tư tưởng và sự “phát triển thầm lặng” trong dân gian của Phật giáo còn cần thêm
nữa những chứng cứ thuyết phục hơn.
Những vấn đề đặt ra đối với Luận án:
Thứ nhất, vấn đề Phật giáo còn tồn tại ở Đại Việt thời Lê sơ, nhiều nghiên cứu
đã khẳng định, nhưng những điều kiện cho sự tồn tại đó thì Luận án cần phải làm rõ.
Thứ hai, thời Lê sơ Phật giáo hiện diện ở Đại Việt như thế nào ít nhiều đã
được đề cập tới trong một số nghiên cứu dựa trên tư liệu sử và một số ít tư liệu văn
32
chương, nhưng sự hiện diện này trong các tầng lớp, trong từng lĩnh vực, phạm vi xã
hội ra sao thì chưa được làm rõ. Do vậy, luận án cần thiết nghiên cứu vấn đề này từ
phương diện con người, tư tưởng cho tới những thực hành và kết quả của những thực
hành ấy để lại dấu ấn trên văn hóa vật chất và tinh thần của Phật giáo thời kỳ này.
Thứ ba, một số nghiên cứu chỉ ra thời Lê sơ Phật giáo có vị trí nhất định, đặc
biệt là trong dân gian. Nhưng với vị trí đó, Phật giáo có ảnh hưởng như thế nào
trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo
chưa được làm rõ, và đây chính là nhiệm vụ Luận án cần phải làm rõ.
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung trả lời câu hỏi: Thông qua xử lý các nguồn tư liệu Hán Nôm,
chúng ta có thể nhận biết những gì về đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ?
Cụ thể Luận án thông qua xử lý các tư liệu Hán Nôm đi tới giải quyết những
vấn đề cụ thể sau:
a) Bối cảnh đưa tới sự hiện diện của Phật giáo thời Lê sơ?
b) Đời sống Phật giáo thời Lê sơ như thế nào?
c) Thời Lê sơ, Phật giáo có ảnh hưởng như thế nào trong văn hóa Đại Việt?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Thời Lê sơ, Phật giáo ở Đại Việt không suy vi mà biểu hiện ra một diện mạo
mới, có sự kế thừa truyền thống và có sự điều chỉnh về tâm thức cũng như hành vi
để phù hợp với bối cảnh mới. Điều này cũng có thể khiến cho ảnh hưởng của Phật
giáo đối với xã hội thời Lê sơ không còn giống như giai đoạn lịch sử trước đó nữa.
1.3.3. Cơ sở lý luận
a) Liên quan tới diện mạo Phật giáo thời Lê sơ
Nhìn vào các thành tố cơ bản hợp thành Phật giáo thời Lê sơ, chúng ta thấy có
yếu tố con người, yếu tố tư tưởng, yếu tố hành vi và yếu tố vật chất. Về yếu tố con
người, thời Lê sơ đặc biệt là giai đoạn đầu, trong lực lượng xã hội phần lớn là “con
người cũ” đã từng sống ở thời kỳ trước đó, mang theo vốn văn hóa, thói quen, lối
sống và tâm thức tới thời kỳ này. Do vậy, yếu tố đời sống tôn giáo tín ngưỡng trước
33
thời Lê sơ được đặc biệt chú ý nghiên cứu và phân tích như một tiền đề quan trọng
cho sự diện mạo và những diễn biến của Phật giáo thời Lê sơ.
Yếu tố tư tưởng Phật giáo có liên hệ mật thiết với yếu tố tư tưởng của Nhà
nước (cụ thể ở đây là triều đình Lê sơ). Yếu tố tư tưởng của Nhà nước luôn là yếu tố
trọng yếu, cần được quan tâm trước nhất cho sự ra đời của một Nhà nước độc lập tự
chủ. Nền kinh tế - chính trị Đại Việt thời Lê sơ là sự biểu hiện sống động của yếu tố tư
tưởng đó. Việc triều đình lựa chọn hay không lựa chọn triết lý Phật giáo làm tư tưởng
chủ đạo trong quản trị quốc gia có ý nghĩa quyết định cho một diện mạo mới của Phật
giáo, từ đó đưa tới mức độ ảnh hưởng cũng như phương thức ảnh hưởng của Phật giáo
trong đời sống xã hội. Tiền đề tư tưởng, kinh tế, chính trị vì thế được đặc biệt diễn giải
như một điều kiện cần cho sự diện mạo của Phật giáo ở Đại Việt thời Lê sơ.
Yếu tố hành vi mà cộng đồng thực hiện với niềm tin Phật giáo (còn gọi là thực
hành Phật giáo) trước hết phụ thuộc vào chính niềm tin Phật giáo đó. Đồng thời,
những hành vi đó ít nhiều bị ước thúc bởi chế độ, luật lệ của xã hội do tư tưởng Nhà
nước chỉ đạo. Bên cạnh đó, vị thế xã hội của cá nhân ảnh hưởng nhiều tới sự biểu
hiện của những hành vi này. Ví dụ: Một vị vua đang trị vì khi sở hữu niềm tin Phật
giáo thì hành vi Phật giáo có sự biểu hiện rõ nét và sức ảnh hưởng lớn; Một người
sở hữu niềm tin Phật giáo nhưng làm quan ở triều đình đang có chủ trương hạn chế
Phật giáo thì hành vi Phật giáo của người đó cũng bị ức thúc bởi chính chủ trương
đó, và ít công khai trên thư tịch hoặc để lộ ra trong phạm vi công cộng. Do vậy, tiền
đề tư tưởng, chính trị và cộng đồng Phật giáo (chủ thể hành vi Phật giáo) được diễn
giải như một điều kiện chỉ đạo hành vi Phật giáo trong đời sống Phật giáo ở Đại
Việt thời Lê sơ.
Yếu tố vật chất trong đời sống Phật giáo của một thời kỳ có liên quan tới rất
nhiều yếu tố: từ chính sách tôn giáo của Nhà nước, điều kiện kinh tế của đất nước
và cá nhân, nhu cầu sử dụng của cộng đồng cho đến niềm tin Phật giáo của chính cá
nhân và cộng đồng Phật giáo đó. Do vậy, tiền đề kinh tế, niềm tin Phật giáo cũng
được phân tích như một điều kiện cho sự xuất hiện những cơ sở thờ tự, những sản
phẩm phục vụ sinh hoạt và hoạt động Phật giáo thời kỳ này.
34
b) Liên quan tới ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa thời Lê sơ
Lý luận về “kết cấu bên trong của văn hóa”, nhà nghiên cứu Trác Tân Bình [2,
tr.63], văn hóa được chia thành ba cơ tầng: tầng diện vật chất, tầng diện kết cấu,
tầng diện tinh thần. Trong đó, ông xếp tín ngướng, tôn giáo vào tầng diện tinh thần.
Xét từ kết cấu bên trong và sự phát triển bên ngoài của văn hóa, tôn giáo và văn hóa
quả thực có mối liên hệ rất khác với các quan hệ bình thường khác. Về ý nghĩa bên
trong, bản thân tôn giáo thể hiện là một loại kết cấu văn hóa cực kỳ điển hình. Nếu
xét mối liên hệ giữa Phật giáo và văn hóa thời Lê sơ, thì quan niệm về thế giới và
nhân sinh với tư cách là hạt nhân của Phật giáo là thuộc về tinh thần và tâm lý của
văn hóa. Tư tưởng Phật giáo thuộc về tầng sâu nhất trong kết cấu của văn hóa. Cộng
đồng Phật giáo có quan hệ mật thiết với tầng bậc của kết cấu văn hóa, bởi vì nếu
một người có tư tưởng Phật giáo thì hành vi của người đó ít nhiều được định hướng
bởi tư tưởng Phật giáo đó. Những hoạt động Phật giáo như biên soạn kinh sách,
nghiên cứu trao đổi về giáo lý, thực hiện nghi lễ, triển khai các hoạt động tôn giáo,
đến các hoạt động từ thiện và phúc lợi xã hội cũng đều thuộc về thực tiễn văn hóa
thời Lê sơ. Như vậy, nội dung mà tôn giáo nói chung, Phật giáo thời Lê sơ nói riêng
thể hiện có chức năng văn hóa. [2, tr.74].
Nhìn một cách tổng thể, tôn giáo thuộc về lĩnh vực tinh thần của văn hóa. Tuy
nhiên, theo biện giải của nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Dương, nhìn một cách tổng
thể thì tôn giáo thuộc về lĩnh vực tinh thần của văn hóa. Tuy nhiên, là sản phẩm của
tinh thần, nhưng khi biểu hiện “bằng xương bằng thịt”, thì tôn giáo lại tỏ bày cả
dưới dạng vật thể và phi vật thể đến mức có dạng khó phân biệt đâu là chính đâu là
phụ [12, tr.27]. Vì thế, tuy niềm tin, thực hành, nghi lễ, nội dung kinh sách tôn giáo
là sản phẩm của tinh thần, nhưng những cơ sở thờ tự như tượng, chuông, chùa, bản
thân quyển kinh sách là hiện thân của văn hóa vật thể. Do vậy, tôn giáo ảnh hưởng
tới văn hóa cả hai phương diện: tinh thần và vật chất. Phật giáo lúc thoát thai chịu
ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại. Nho giáo và Đạo giáo là con đẻ của nền
văn hóa Hán. Nhưng khi Phật giáo vào Việt Nam, và sau này cùng đồng hành với
Nho giáo và Đạo giáo thì Phật giáo dần thoát ra khỏi nền văn hóa Ấn Độ, mang trên
35
mình màu sắc của nền văn hóa mới – văn hóa Việt. Phật giáo Việt Nam thời Lê sơ
là sản phẩm văn hóa kết hợp từ cơ tầng văn hóa truyền thống tiếp nối từ thời cuối
Trần và hoàn cảnh xã hội mới thời Lê sơ. Niềm tin, thực hành, nghi lễ, nội dung
kinh sách Phật giáo thời Lê sơ là sản phẩm tinh thần của những cộng đồng từ vua
quan, trí thức tới bình dân của Đại Việt. Đồng thời, sự hiện diện của nó lại tác động
tới đời sống tinh thần và đời sống vật chất ở nơi này.
Từ đó, luận án đi tới lý giải ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa Đại Việt
thời Lê sơ với một số luận điểm của trường phái Chức năng luận (functionalism) về
chức năng của tôn giáo. Trường phái này xem xã hội là một hệ thống tổng thể được
cấu thành từ những bộ phận có chức năng riêng biệt nhưng tương hỗ và ảnh hưởng
lẫn nhau. Tôn giáo được xem là một bộ phận trong xã hội, có chức năng riêng biệt, và
có ảnh hưởng tới hệ thống xã hội tổng thể, đồng thời ảnh hưởng tới các bộ phận khác
của xã hội như văn hóa, chính trị, giáo dục, luật pháp, v.v... Một xã hội muốn duy trì
được sự ổn định cần có sự vận hành nhịp nhàng của các bộ phận cấu thành nên nó
[113, p.473] (dẫn theo Hoàng Văn Chung [7, tr.78]). Theo lý thuyết này, Phật giáo
một khi còn tồn tại ở Đại Việt thời Lê sơ thì chắc chắn nó có những vai trò và đóng
góp cho sự ổn định và phát triển của tổng thể xã hội, đồng thời có những ảnh hưởng
nhất định đối với lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa và tôn giáo. Đây là một trong
các định hướng để chúng tôi tìm kiếm, khảo cứu và phân tích tư liệu.
Để lý giải ảnh hưởng của Phật giáo đối với chính trị đầu thời Lê sơ qua việc
Nhà nước sử dụng nghi lễ Phật giáo, luận án còn sử dụng luận điểm của
Bronislaw Malinowski cũng thuộc trường phái Chức năng luận khi ông nhìn tôn giáo
như là lực lượng có chức năng tăng cường các quy phạm và giá trị xã hội, đồng
thời thúc đẩy sự cố kết và trật tự xã hội. Malinowski nêu rõ một số lĩnh vực cụ thể mà
xã hội cần đến tôn giáo, đó là những tình huống căng thẳng về mặt cảm xúc vốn
đe dọa cố kết xã hội. Đặc biệt, ông lý luận rằng, các niềm tin tôn giáo có thể được sử
dụng như là những cách thức ứng phó với những "khủng hoảng của cuộc sống" vốn
nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Các nghi lễ tôn giáo được xem là một nỗ
lực tái hợp xã hội, giúp giảm thiểu đi lo lắng trước những khủng hoảng bằng cách
36
mang lại cho mọi người sự tự tin và cảm giác có được sự kiểm soát đối với tình
hình. Do vậy, nghi lễ được Malinowski xem như là các sự kiện xã hội tại đó các cá
nhân cùng gắn kết lại với nhau để ứng phó với những tình huống căng thẳng hay sự
khủng hoảng [113, p.474] (dẫn theo Hoàng Văn Chung [7, tr.79]). Do đó, đề tài cần
chú ý phân tích các nghi lễ Phật giáo được ghi chép trong tư liệu Hán Nôm, với sự tập
trung vào mục đích, ý nghĩa và cả kỳ vọng mà chính quyền và người dân thời Lê Sơ
dành cho những hoạt động này.
1.3.4. Khung phân tích
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là “Phật giáo thời Lê sơ”. Tuy nhiên, phạm
vi tư liệu nghiên cứu không phải là toàn bộ tư liệu lịch sử Phật giáo thời kỳ này, mà
chỉ trên cơ sở những tư liệu Hán Nôm có chứa sử liệu Phật giáo thời kỳ này. Do vậy,
luận án giải quyết vấn đề “Qua nguồn tư liệu Hán Nôm, Phật giáo thời Lê sơ có
diện mạo như thế nào và có ảnh hưởng ra sao?”. Phật giáo với tư cách là một tôn
giáo luôn có diện mạo ít nhất bao gồm những thành tố cơ bản: cộng đồng (sở hữu
niềm tin, thực hành), đối tượng thờ, tư tưởng (giáo lý), thực hành và những cơ sở
vật chất (cơ sở thờ tự, ruộng đất, vật thờ, biểu tượng, v.v...).
Tuy nhiên, những thành tố tạo nên Phật giáo thời Lê sơ xuất hiện và diễn biến
tùy thuộc vào những điều kiện mang tính tiền đề. Trước hết, Phật giáo thời Lê sơ có
thể xuất hiện theo xu hướng tiếp nối, kế thừa hoặc cũng có thể là phản ứng lại với
truyền thống Phật giáo đã hiện diện ở đây trước thời Lê sơ, cụ thể là Phật giáo từ
cuối Trần tính từ sau Huyền Quang tới khi Lê Lợi lập nên Nhà nước Lê sơ năm
1428. Phật giáo giai đoạn này đã có những biểu hiện đáng chú ý để đưa tới một
khúc quanh mới cho sự chuyển hướng của Phật giáo thời Lê sơ. Chính những biểu
hiện này là một trong những điều kiện quan trọng đưa tới sự lựa chọn xu hướng tư
tưởng cũng như sự điều chỉnh hoạt động tôn giáo của Nhà nước Lê sơ mà họ cho là
hợp lý.
Mặc dù Phật giáo thời Lê sơ có thể có sự kế thừa, hoặc phản ứng lại với truyền
thống Phật giáo trước đó thì nó vẫn chịu sự chi phối mật thiết với môi trường trực
tiếp sản sinh và nuôi dưỡng nó, đó là bối cảnh xã hội Đại Việt thời Lê sơ, bao gồm
37
cả bối cảnh kinh tế - chính trị và văn hóa – xã hội. Trong đó, Phật giáo còn chịu ảnh
hưởng và có ảnh hưởng trong không gian hẹp hơn và mật thiết hơn nữa, đó là đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Đại Việt thời kỳ này. Do vậy, luận án cần thiết phải
diễn giải về bối cảnh xã hội và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Đại Việt thời Lê sơ
như những điều kiện trọng yếu cho sự hình thành một diện mạo Phật giáo sống
động thời Lê sơ.
Khi Phật giáo thời Lê sơ được cấu thành bởi những thành tố cơ bản, hiện hữu
một cách sống động và như là một sự tồn tại tất yếu trong bối cảnh mới, nó có ảnh
hưởng nhất định trong chính môi trường sản sinh và bảo dưỡng nó. Với những tư
tưởng tích cực và tiến bộ, cùng những ưu thế về mặt phương tiện (điều kiện giúp đỡ
chúng sinh) Phật giáo ảnh hưởng ít nhiều tới những giải pháp của Nhà nước Lê sơ
trong lĩnh vực chính trị. Với cộng đồng Phật tử (đệ tử Phật, bao gồm cả người xuất
gia và tại gia) là một bộ phận của cộng đồng xã hội, Phật giáo ảnh hưởng rõ nét
trong đời sống văn hóa thời Lê sơ. Với tư cách là một trong những tôn giáo lớn, có
lịch sử tồn tại ở đây hơn một ngàn năm, Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ tới đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Đại Việt thời Lê sơ.
Khung phân tích của Luận án có thể được mô hình hóa như sau:
38
1.4. Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án
Tư tưởng Phật giáo: là những quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan
theo giáo lý Phật giáo. Theo lý giải về “tư tưởng tôn giáo” của Trác Tân Bình [2,
tr.22], thì tư tưởng tôn giáo thuộc về kết cấu tầng sâu của Phật giáo, nhưng nội hàm
của nó nhỏ hơn tôn giáo, ngoại diên lớn hơn tôn giáo. Từ đó, có thể hiểu rằng, tư
tưởng Phật giáo là cốt lõi của Phật giáo; một người là tín đồ Phật giáo trước hết là
người có tư tưởng Phật giáo, nhưng cũng có những người có tư tưởng Phật giáo
nhưng chưa hẳn người đó đã trở thành một tín đồ Phật giáo. “Tư tưởng Phật giáo”
cũng có thể được hiểu như khái niệm “niềm tin Phật giáo”, tức là niềm tin vào giáo
lý, phương pháp hoặc thế giới thiêng của Phật giáo.
Đối tượng thờ của Phật giáo: là vị Phật, Bồ Tát và Hiền Thánh Tăng (còn gọi
là “Tam bảo” – ba ngôi báu) được cộng đồng Phật tử, thiện nam tín nữ tôn kính, thờ
phụng và nguyện làm theo hạnh nguyện của các vị đó.
Phật: còn gọi là “Phật bảo”, là những vị đã tu hành theo Phật giáo, đạt tới trí
tuệ siêu việt, khả năng yêu thương rộng lớn, được giải thoát khỏi vòng quay của
sống chết, không còn sinh khởi lòng tham lam, sân hận và si mê. Với Phật giáo Bắc
truyền, Phật không chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni, mà còn chỉ cho các vị Phật trong
ba đời (quá khứ, hiện tại và tương lai). Do vậy, có Phật lịch sử là Thích Ca Mâu Ni
với thân thế, sự nghiệp và thành tựu tu hành của một con người cụ thể. Thứ hai là
Phật hóa thân, tức là sự hiện thân của những tâm niệm sáng suốt, toàn tri trong một
hình thể vật chất. Những hóa thân đó chính là các vị Phật với tuệ giác viên mãn có
khả năng thấu suốt mọi hiện tượng tồn tại. Các vị Phật thành tựu khả năng này nhờ
vào sự phát triển toàn diện năng lực trí tuệ và từ bi, từ đó đoạn trừ mọi phiền não.
Tương tự như vậy, nhiều vị đã giác ngộ trong Phật giáo có thể được nhìn nhận như
những hóa thân qua những tâm thức sáng suốt hoàn toàn. Ví dụ, Bồ-tát Quán Thế
Âm là hiện thân về lòng từ bi của chư Phật. Mặc dù bất kỳ một vị Phật nào cũng
đều đầy đủ từ bi và trí tuệ, nhưng sự xuất hiện đặc biệt của Bồ -tát Quán Thế Âm là
để nhấn mạnh về lòng từ bi. Thứ ba là Phật bản thể, đó là sự hiện thân của Phật tính
trong hình thái phát triển viên mãn trọn vẹn của mỗi người.
39
Pháp: Pháp trong tam bảo còn gọi là “Pháp bảo”, là quan niệm về thế giới, con
người và những phương thức thực hành của Phật giáo, do Thích Ca Mâu Ni và
những đệ tử của ông nhận thức, thể nghiệm và truyền bá. Phật giáo cho rằng thế
giới (trong đó có con người) vận hành theo quy luật duyên khởi (nhân duyên, nhân
quả). Mọi sự việc, mọi vật do đủ các điều kiện mà được tạo thành, và do điều kiện
mà thay đổi hoặc mất đi. Con người cũng chịu sự chi phối bởi những quy luật của
thế giới tự nhiên và cộng đồng mình đang sống. Từ nhận thức đó, Phật giáo đi tới
những sự thực tập mà cốt lõi là từ bỏ những ý nghĩ, lời nói và hành động tiêu cực,
tạo những ý nghĩ, ...ch Đức Thiện - Đinh Khắc Thuân (2017), Văn bia Phật giáo Việt Nam,
tập 3: Văn bia Phật giáo thời Lê sơ, Nxb.Khoa học Xã Hội, Hà Nội, tr.68.
71. Lê Thánh Tông (1467 - ), 題 浴 翠 山 (Đề Dục Thúy Sơn), bài thơ khắc ở núi
Dục Thúy, được ghi lại trong các sách 珠 璣 勝賞 (Châu Cơ thắng thưởng)
ký hiệu A.254 và 浴翠山靈濟塔記 (Dục Thúy Sơn Linh tế Tháp kí), A1351,
寧平全省地誌考瓣 (Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biện) A.922 và 大 南
一 统 誌 (Đại Nam nhất thống chí ) A.69/1, có bản dịch trong Thích Đức
Thiện - Đinh Khắc Thuân (2017), Văn bia Phật giáo Việt Nam, tập 3: Văn
bia chùa Phật thời Lê sơ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. tr. 71 - 74.
72. Lê Thánh Tông (1467 - Quang Thuận 8), 登 龍 隊 山 (Đăng Long Đọi sơn),
bi ký ở tháp Sùng Thiện Diên Linh, chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam có bản dịch trong Thích Đức Thiện - Đinh Khắc Thuân
(2017), Văn bia Phật giáo Việt Nam, tập 3: Văn bia Phật giáo thời Lê sơ,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. tr.75 - 77.
73. Vũ Quang Tuấn (1470 - Hồng Đức 1), 福 勝 寺 碑 (Phúc Thắng tự bi), văn
bia chùa Phúc Thắng, xã Thúy Lai, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, có thác
bản lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu No 18185-86, đã được giới
thiệu trong Nguyễn Quang Hồng (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. tr.255.
155
74. (Không ghi tác giả) (1476 - Hồng Đức 7), [VÔ ĐỀ], văn bia am Phúc Diên,
chùa Trà Sơn, xã Huề Trì, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, Hải Dương, có
thác bản lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm số No 12038 - 39.
75. Lê Thánh Tông (1477 - Hồng Đức 8), [VÔ ĐỀ], thơ đề chùa Bạch Ác xã
Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, có thác bản lưu kho Viện
Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu No.47323 có bản dịch trong Đinh Khắc Thuân
(2014), Văn bia Thanh Hóa thời Lê sơ, Nxb.Thanh Hóa, Thanh Hóa, tr.649-
654, Thanh Hóa.
76. (Không ghi người soạn) (1479 - Hồng Đức 10 ), 三 寶 田 (Tam Bảo điền),
văn bia Pháp Vân, xã Vân Lâm, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, có thác bản
lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu No.10324, có bản dịch trong
Nguyễn Quang Hồng (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội, tr. tr.525.
77. (Không ghi tác giả) (1479 - Hồng Đức 10), 延慶寺碑 (Diên Khánh tự bi), ký
hiệu kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm số No.4486, văn bia chùa Diên
Khánh thôn Môn Ái, xã Lãng Ngâm, nay là thôn Hương Vinh, xã Hương
Vinh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, có bản dịch trong Phạm Thùy Vinh
(2014), Văn bia thời Lê sơ tuyển tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.168-
178.
78. Ngô Sĩ Liên (1479 - Hồng Đức 10), 大 越 史 記 全 書 (Đại Việt sử ký toàn
thư), ký hiệu kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm No.A. 3/1-4, Ngô Sĩ Liên
viết tựa và soạn tờ biểu dâng sách năm Hồng Đức 10 (1479). Phạm Công
Trứ viết tựa năm Cảnh Trị 3 (1665). Lê Hỉ, Nguyễn Quí Đức viết tựa năm
Chính Hòa 18 (1697). Lê Tung viết Tổng luận. Nhiều bản do Quốc tử giám
đời Nguyễn khắc in theo bản in năm Chính Hòa 18 (1697)
79. (Không ghi tác giả) (1487 - Hồng Đức 18), 佛 (Phật), văn bia chùa Thiên
Phúc xã Thạch Lôi, huyện Tùng Thiện tỉnh Sơn Tây, nay thuộc huyện Thạch
Thất, Hà Nội, có thác bản lưu kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu
156
No.7208, có bản dịch tại Phạm Thùy Vinh (2014), Văn bia thời Lê Sơ tuyển
tập, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.246-251.
80. (Không ghi người soạn) (1490 - Hồng Đức 21), 佛 法 三 寶 (Phật pháp Tam
Bảo), văn bia chùa Đại Bi, xã Ngọc Xuyên, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh,
có thác bản lưu tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu No.4579 có
bản dịch của nhóm dịch thuật Đề tài cấp Bộ "Di văn Hán Nôm thời Lê sơ"
của Viện Nghiên cứu Tôn giáo, và được in trong Thích Đức Thiện - Đinh
Khắc Thuân (2017), Văn bia Phật giáo Việt Nam, tập 3 Văn bia Phật giáo
thời Lê sơ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. tr.103 - 109.
81. Giám sinh Quốc Tử Giám [mờ tên] (1491 - Hồng Đức 22), 皇圖鞏固 拙山
寺彌陀佛碑 (Hoàng đồ củng cố Chuyết Sơn tự Di Đà Phật bi)[No.9571],
chùa Chuyết Sơn xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, , xem bản dịch
tại Phạm Thùy Vinh (2014), Văn bia thời Lê sơ tuyển tập, Nxb.Khoa học xã
hội, Hà Nội, tr.246-251.
82. (Không ghi người soạn) (1494 - ), [VÔ ĐỀ], văn khắc trên bệ tượng chùa
Khám, xã Khám Lạng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Tư liệu do Đinh
Khắc Thuân sưu tầm và giới thiệu và dịch trong Thích Đức Thiện – Đinh
Khắc Thuân (2017), Văn bia Phật giáo Việt Nam, tập 3: Văn bia chùa Phật
thời Lê sơ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. tr.116 - 117.
83. Lê Thánh Tông (1497), 御 題 崑 山 寺 (Ngự đề Côn Sơn tự), được khắc tại
chùa Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được chép trong Công dư
tiệp ký, kí hiệu A.44, có bản dịch trong Mai Xuân Hải (2003), Thơ chữ Hán
Lê Thánh Tông, Nxb. Văn học, tr. 718-719, và trong Phạm Thị Thùy Vinh
(2014), Văn bia Lê sơ, tuyển tập, Nxb.KHXH, Hà Nội, tr.370-398.
84. Lê Thánh Tông (1497), 題 柴 山 寺 (Đề Sài Sơn tự), văn khắc tại chùa Thầy,
nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội, được chép trong sách Châu cơ thắng
thưởng thi tập, có bản dịch trong Mai Xuân Hải (2003), Thơ chữ Hán Lê
Thánh Tông, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 118.
157
85. Nguyễn Giản (1497 - Hồng Đức 28), 峨眉寺碑 (Nga Mi tự bi) [No.50702],
bi ký chùa Nga Mi, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội, xem
bản dịch trong Phạm Thùy vinh (2014), Văn bia thời Lê sơ tuyển tập, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.300-311.
86. Nguyễn Bảo (1498 - Cảnh Thống 1), 坤元至德之陵 (Khôn Nguyên chí đức
chi lăng), văn bia dựng hướng Tây, ở lăng Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc
Dao thuộc khu Di tích Lịch sử Lam Kinh, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hoá, có thác bản lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu
No.1919, 48224-25 có bản dịch trong Phạm Thị Thùy Vinh (chủ biên, 2017),
Văn bia Lê sơ, tuyển tập, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.370-398.
87. Nguyễn Bảo (1500 - Cảnh Thống 3), 顯瑞庵碑 (Hiển Thụy am bi), văn khắc
trên vách đá chùa Thày, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, có thác bản
lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu No.1223, có bản dịch tại Phạm
Thùy Vinh (2014), Văn bia thời Lê sơ tuyển tập, Nxb.Khoa học xã hội, Hà
Nội, tr. 447-464.
88. Lê Hiến Tông (1501 - Cảnh Thống 4), 御 製 題 白 鵶 洞 二 首 (Ngự chế đề
Bạch Ác động nhị thủ), lưu kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu thác
bản No.47321, văn bia được khắc trên vách đá động Bạch Ác, còn có tên là
Bạch Á, hay Bạch Nha, nay thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá, Xem bản dịch trong Đinh Khắc Thuân (2014), Văn bia Thanh Hóa thời
Lê sơ, Nxb.Thanh Hóa, Thanh Hóa, .
89. Lê Hiến Tông (1501 - Cảnh Thống 4), 御 製 题 綠 雲 洞 二 首 (Ngự chế đề
Lục Vân động nhị thủ), có bản dịch trong Thích Đức Thiện - Đinh Khắc
Thuân (2017), Văn bia Phật giáo Việt Nam, tập 3: Văn bia chùa Phật thời Lê
sơ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. tr.234-238.
90. Lê Ích Mộc (1502 - Cảnh Thống 2), 黎 朝 庭 對 文 (Lê triều Đình đối văn),
được chép trong 黎 朝 會 試 庭 對 策 文 (Lê triều Hội thí Đình đối sách văn)
158
là tài liệu tập hợp 17 bài văn sách thi Hội từ năm Lê Hồng Đức 6 (1475) đến
năm Lê Vĩnh Thọ 4 (1661).
91. Nguyễn Quang Bật (1505 - Đoan Khánh 1), 和樂寺碑 (Hòa Lạc tự bi), văn
bia chùa Hòa Lạc, xã Hành Lạc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, có thác
bản lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu No. 5304, có bản dịch tại
Phạm Thùy Vinh (2014), Văn bia thời Lê sơ tuyển tập, Nxb.Khoa học xã hội,
Hà Nội, tr. 528-531.
92. Lương Thế Vinh (1509 - Đoan Khánh 5), 三 寶 (Tam Bảo), văn bia chùa
làng Đông Tác, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, có thác bản lưu kho Viện
Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu No. 17324, có bản dịch trong Đinh Khắc
Thuân (2013), Văn bia Thanh Hóa thời Lê sơ, Nxb.Thanh Hóa, Thanh Hoá,
729-736
93. (Không ghi người soạn) (1510), 夏 寺 碑 (Hạ tự bi), lưu kho sách Viện
Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu thác bản No.24322, văn bia chùa Hạ, thôn
Thượng Khánh, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, có bản dịch Việt
của nhóm thực hiện Đề tài cấp Bộ "Di văn Hán Nôm thời Lê sơ" của Viện
Nghiên cứu Hán Nôm được in trong Thích Đức Thiện - Đinh Khắc Thuân
(2017), Văn bia Phật giáo Việt Nam, tập 3: Văn bia Phật giáo thời Lê sơ,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. tr.258-261.
94. (Không ghi tác giả) (1511 - Hồng Thuận 3), 御 製 金 甌 寺 并 敘 (Ngự chế
Kim Âu tự tính tự), ký hiệu kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm A.2060, văn
bia tại núi Kim Âu, thuộc thôn Trung xã Kim Âu, huyện Vĩnh Lộc (nay là
địa danh xã Hà Đông huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá), có bản dịch trong
Đinh Khắc Thuân (1983), Những phát hiện mới Khảo cổ học năm 1983,
Viện Khảo cổ học , Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội.
95. (Không ghi tác giả) (1511 - Hồng Thuận 3), 明慶大名藍碑 (Minh Khánh đại
danh lam bi), ký hiệu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm No. 11417, văn bia
chùa Minh Khánh, làng Hương Đại, xã Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh
159
Hải Dương, có bản dịch trong Phạm Thùy Vinh (2014), Văn bia thời Lê Sơ
tuyển tập, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.544-552.
96. Lê Tương Dực (1511 - Hồng Thuận 3), [Vô Đề] bia ma nhai tại núi Dục
Thúy, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình,, xem bản dịch tại Phạm Thị
Thuỳ Vinh (2014), Văn bia Lê sơ tuyển tập, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội,
tr.576-579
97. (Không ghi tác giả) (1515 - Hồng Thuận 7), 大悲寺 (Đại Bi tự), ký hiệu kho
sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm No.2102, văn bia tại chùa Đại Bi, xã Bối
Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (Hà Nội ngày nay), có bản dịch trong
Nguyễn Quang Hồng (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, tr.222.
98. Đỗ Toàn Nhân (1515 - Hồng Thuận 7), 無為寺碑 (Vô Vi tự bi) [No.1942],
văn bia chùa Vô Vi, xã Long Châu, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, nay thuộc
xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, có bản dịch tại Phạm Thùy
Vinh (2014), Văn bia thời Lê sơ tuyển tập, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội,
tr.544-552.
99. (Không ghi tác giả) (1516 - Quang Thiệu 1), 慧雲佛座碑記 (Huệ Vân Phật
tòa bi ký , văn bia tại chùa xã Phí Gia, huyện Kim Thành, phủ Kinh Môn,
Hải Dương, có thác bản lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu
No.11813, có bản dịch trong Đinh Khắc Thuân (2010), Văn bia thời Mạc,
Nxb.Hải Phòng, Hải Phòng, tr.117.
100. (Không ghi tác giả) (1522 - Quang Thiệu 7), 萬 壽 (Vạn Thọ) [No.2557], Bia
để tại đình thôn Thuần Thọ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, xem bản
dịch tại Phạm Thị Thùy Vinh (2014), Văn bia Lê sơ tuyển tập, Nxb. Khoa
học Xã hội, tr.594.
101. Hoàng Nam Kim (1525 - Thống Nguyên 4), 虬山渡記 (Cù Sơn độ ký), văn
bia bến đò, để tại đình xã Phượng Cách phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay
thuộc xã Hoàng Xá, huyện Quốc Oai, Hà Nội, có thác bản lưu kho Viện
160
Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu No20118; 1737, có bản dịch trong Phạm Thùy
Vinh (2014), Văn bia thời Lê sơ tuyển tập, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.
598-602.
102. Phạm Dương (1527 - Thống Nguyên 6), 崇 慶 寺 碑 (Sùng Khánh tự bi), văn
bia chùa Sùng Khánh (thôn Đồng Vũ), xã Thọ Ích, huyện Nam Xương (nay
thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, lưu kho sách Viện Nghiên cứu Hán
Nôm ký hiệu thác bản số No.8644, có bản dịch tóm tắt trong Nguyễn Quang
Hồng (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
tr.523 và bản dịch đầy đủ của nhóm dịch thuật Đề tài cấp Bộ "Di văn Hán
Nôm thời Lê sơ" của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, in trong Thích Đức Thiện -
Đinh Khắc Thuân (2017), Văn bia Phật giáo Việt Nam, tập 3: Văn bia chùa
Phật thời Lê sơ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. tr.320-324.
103. Lý Văn Phượng (李文鳳) (1540), 越嶠書 (Việt Kiệu Thư), (四庫全書存目
叢書·史部遺一六二. 齊魯出書社.1996 年).
104. (Không ghi người soạn) (1564 - Thuần Phúc 3), 新 造 佛 碑 (Tân tạo Phật
bi), lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu thác bản No.6272, bi ký
chùa xã Phí Gia, huyện Kim Thành, Kim Môn, Hải Dương, có bản dịch trong
Nguyễn Quang Hồng (1992), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, tr. tr.510.
105. Nguyễn Kiên (1572), 重 修興 福 寺 碑 (Trùng tu Hưng Phúc tự bi), văn bia
chùa Hưng Phúc, xã Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc
tỉnh Hưng Yên), có thác bản lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu
No.11883.
106. Cao Hùng Trưng (1700), 安南志原 (An Nam chí nguyên), lưu kho sách Viện
Nghiên cứu Hán Nôm mang ký hiệu AC.2739 có bản dịch trong Hoa Bằng
(2017), An Nam chí nguyên, Nxb.Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
161
107. Lê Quý Đôn (1749 - Lê Cảnh Hưng 10), 大越通史 (Đại Việt thông sử), lưu
kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A. 1389, có bản dịch trong Ngô
Thế Long (2013), Đại Việt thông sử, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
108. Lê Quý Đôn (1777), 見 聞 小 錄 (Kiến văn tiểu lục), có bản dịch Việt của
Nguyễn Trọng Điểm (Viện Sử học), Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí
Minh.
109. (Không ghi người biên tập) (in năm 1826), 金 剛 經 (Kinh Kim Cương), lưu
kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu AC131.
110. Phan Huy Chú (1782 - 1840), 歷 朝 憲 章 類 誌 (Lịch triều hiến chương loại
chí), lưu kho Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.1358/1-10, có bản dịch
tại Viện Sử học Việt Nam (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội. .
111. Quốc sử quán triều Nguyễn (1856/Tự Đức 9 -1881 Tự Đức 34), 欽定越史通
鑑綱目 (Khâm Định Việt sử thông giám cương mục), lưu kho Viện Nghiên
cứu Hán Nôm ký hiệu A.1/1-9, có bản dịch trong Viện Sử học (1998), Khâm
Định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, 2, 3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
112. Từ Di (1988), 佛光大辭典 (Phật Quang Đại từ điển), Phật Quang xuất bản
xã, Trung Quốc.
III. Tài liệu tham khảo tiếng Anh, có bản dịch Việt
113. Robert van Krieken, Philip Smith, Daphe Habibis, Kevin Mc Donald,
Michael Haralambos, Martin Holborn, (2000), Sociology: Themes and
Perspectives, Peason Education Australia
114. G.Condominas (2003), "Tôn giáo Việt Nam", Nghiên cứu Tôn giáo, số 2.
115. Thubten Chodron (2018), Tôi tự hỏi vì sao (I wonder why), Thích Nguyên
Hòa dịch Việt, Nxb.Hồng Đức, Hà Nội.
Pl.1
PHỤ LỤC 1: VĂN BIA LÊ SƠ, TUYỂN TẬP
Bi ký chứa sử liệu Phật giáo thời Lê sơ đã đƣợc giới thiệu trong “Văn bia Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà
Nội – 2014) do PGS.TS. Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ chức biên dịch và hiệu đính
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
1 [Vô đề] Chưa có 1449
Thái Hòa 7
lưng pho tượng Phật
Quan Thế Âm chùa
thôn Cung Kiệm, xã
Nhân Hòa, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh
Đã được giới thiệu trong Phạm
Thị Vinh (1993), “Văn bản chữ
Hán trên lưng pho tượng Phật thế
kỷ XV vừa mới phát hiện tại Hà
Bắc”, Tạp chí Hán Nôm số 4
năm 1993.
70-72
2 [bia đá chữ] Chưa có 1450
Thái Hòa 8
vách núi khu di tích
Tây Thiên, huyện
Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Đã được giới thiệu trong Nguyễn
Hữu Mùi (2012), “Bia ma nhai
mang niên đại Lê sơ ở khu di tích
Tây Thiên – Tam Đảo – Vĩnh
Phúc”, Tạp chí Hán Nôm số 5
(113)
95-97
3 [Vô đề] No.11766 1465 chùa Quang Khánh xã 119-
Pl.2
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Quang Thuận 6 Dưỡng Mông huyện
Kim Thành tỉnh Hải
Dương
122
4 [Vô đề] Chưa có 1467
Quang Thuận 8
núi Dục Thúy, thành
phố Ninh Bình, tỉnh
Ninh Bình.
Ảnh chụp do Đặng Công Nga
cung cấp cho Nguyễn Kim
Măng, nhóm tác giả sử dụng lại
ảnh của Nguyễn Kim Măng.
123-
127
5 Diên Khánh tự
bi ký
No.04486 1479
Hồng Đức 10
Đình thôn Môn Ải, xã
Lãng Ngâm, tổng
Đông Cứu, huyện Gia
Bình, nay là thôn
Hương Vinh, xã
Hương Vinh huyện
Gia Bình, Bắc Ninh
168-
178
6 Phật No.07208 1487
Hồng Đức 18
Chùa Thiên Phúc xã
Thạch Lôi, huyện
được giới thiệu lần đầu tiên trong
Phạm Thị Thùy Vinh (chủ biên,
246-
249
Pl.3
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Tùng Thiện tỉnh Sơn
Tây cũ (nay thuộc
huyện Thạch Thất, Hà
Nội)
2010), Tư liệu văn hiến Thắng
Long-Hà Nội, Tuyển tập văn
khắc Hán Nôm, Nxb.Hà Nội, Hà
Nội, tr.1185-1187.
7 Hoàng đồ củng
cố Chuyết Sơn
tự Di Đà Phật
Bi
No.09571 1491
Hồng Đức 22
Chùa Chuyết Sơn, xã
Cấp Tiến, huyện Tiên
Lãng, Hải Phòng
265-
270
8 Nga My tự bi No.50702 1497
Hồng Đức 28
Chùa Nga My,
phường Hoàng Văn
Thụ, quận Hoàng Mai,
Hà Nội.
đã được giới thiệu lần đầu tiên
trong Phạm Thị Thùy Vinh (chủ
biên, 2010), Tư liệu văn hiến
Thắng Long-Hà Nội, Tuyển tập
văn khắc Hán Nôm, Nxb.Hà Nội,
Hà Nội, tr.60-69.
300-
311
9 Khôn Nguyên
chí đức chi bi
No.01919 1498
Cảnh Thống 1
Xã Lam Sơn, huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh
370-
398
Pl.4
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Hóa
10 Hiển Thụy am
bi
No.01223 1500
Cảnh Thống 3
Xã Đa Phúc tổng Lật
Sài, phủ Quốc Oai,
Sơn Tây, nay là xã Sài
Sơn, huyện Quyết
Oai, thành phố Hà
Nội.
được giới thiệu lần đầu tiên trong
Phạm Thị Thùy Vinh (chủ biên,
2010), Tư liệu văn hiến Thắng
Long-Hà Nội, Tuyển tập văn
khắc Hán Nôm, Nxb.Hà Nội, Hà
Nội, tr.1188-1203,
447-
464
11 Ngự chế phiềm
Thần Phù hải
đăng Chích
Trợ sơn lƣu đề
nhất thủ
No.47304 1501
Cảnh Thống 4
Xã Nga Phú, huyện
Nga Sơn, Thanh Hóa
Vương Thị Hường (2003), “Phát
hiện dị bản một bài thơ của vua
Lê Hiến Tông đề ở núi Chính
Trợ” trong Thông báo Hán Nôm
học 2002, Nxb.Khoa học xã hội,
Hà Nội, tr.247-250.
Hồng Phi dịch và giới thiệu trong
Những bút tích Hán Nôm hiện
còn ở các hang động vách núi xứ
469-
472
Pl.5
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Thanh, Nxb.Giáo dục, Hà Nội,
2007.
12 Hòa Lạc tự bi No.05304 1505
Đoan Khánh 1
Chùa Hòa Lạc, xã
Hành Lạc, tổng Như
Quỳnh, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên
527-
531
13 Tam bảo No.17324 1509
Đoan Khánh 5
Chùa làng Đông Tác,
xã Đông Sơn, huyện
Đông Sơn, Thanh Hóa
536-
542
14 Minh Khánh
đại danh lam bi
No.11417 1511
Hồng Thuận 3
Chùa Minh Khánh, xã
Hương Đại, huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải
Dương
543-
552
15 Ngự chế Kim
Âu tự thi tính
tự
No.47102 1511
Hồng Thuận 3
Chùa Kim Âu, thôn
Kim Phát, xã Hà
Đông, huyện Hà
553-
558
Pl.6
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Trung, Thanh Hóa
16 [Vô đề] 1511
Hồng Thuận 3
Núi Dục Thúy, thành
phố Ninh Bình, tỉnh
Ninh Bình
575-
579
17 Vô Vi tự bi No.01942 1515
Hồng Thuận 7
Chùa Vô Vi, xã Long
Châu, Quốc Oai, Sơn
Tây, nay là xã Phụng
Châu, huyện Chương
Mĩ, Hà Nội
được giới thiệu lần đầu tiên trong
Phạm Thị Thùy Vinh (chủ biên,
2010), Tư liệu văn hiến Thắng
Long-Hà Nội, Tuyển tập văn
khắc Hán Nôm, Nxb.Hà Nội, Hà
Nội, tr.1223-1227.
588-
593
18 Vạn Thọ No.02557 1522
Quang Thiệu 7
Đình thôn Thuần Thọ,
tổng Ngọc Xuyết,
huyện Hoằng Hóa,
Thanh Hóa
594-
597
19 Cù Sơn độ ký No.01737 1525 Đình xã Phượng Cách,
tổng Hoàng Xá, phủ
được giới thiệu lần đầu tiên trong
Phạm Thị Thùy Vinh (chủ biên,
598-
602
Pl.7
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Thống Nguyên
4
Quốc Oai, Sơn Tây,
nay là thị trấn Hoàng
Xá, huyện Quốc Oai,
Hà Nội
2010), Tư liệu văn hiến Thắng
Long-Hà Nội, Tuyển tập văn
khắc Hán Nôm, Nxb.Hà Nội, Hà
Nội, tr.11228-1231.
Pl.8
PHỤ LỤC 2: VĂN BIA PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ
Bi ký chứa sử liệu Phật giáo thời Lê sơ đã đƣợc giới thiệu trong “Văn bia Phật giáo Việt Nam, tập 3, Văn bia Phật giáo
thời Lê sơ” (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội – 2017) do Thích Đức Thiện và Đinh Khắc Thuân đồng chủ biên
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
1 [Vô đề] Chưa có 1432
Thuận Thiên
5
Minh văn trên bệ tượng chùa
Khám xã Khám Lạng, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Tư liệu do Đinh Khắc Thuân sưu
tầm và giới thiệu
42-43
2 [Vô đề] No.17773 1434 [vô đề] soạn năm 1434, khắc
trên bệ Phật chùa xã Quảng
Nạp, huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hóa, ký hiệu thác bản
No.17773, lưu tại kho bia
Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
183 Đặng Tiến Đông, Hà Nội
43-44
3 Phật Chưa có 1445 Bia chùa Đại Bi, nay là chùa
Kim Liên, làng Nghi Tàm,
Tư liệu do Đinh Khắc Thuân sưu
tầm và giới thiệu
45-50
Pl.9
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Thái Hòa 3
phường Quảng An, quận Tây
Hồ, Hà Nội
4 [Vô đề] Chưa có 1449
Thái Hòa 7
lưng pho tượng Phật Quan
Thế Âm chùa thôn Cung
Kiệm, xã Nhân Hòa, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr.70-
72
52-53
5 [bia đá chữ] Chưa có 1450Thái Hòa
8
vách núi khu di tích Tây
Thiên, huyện Tam Đảo, Vĩnh
Phúc
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 95-
97
53-55
6 Bối Khê
thánh tích
No.02105-
06
1453
Thái Hòa 11
Bia chùa Bối Khê, xã Tam
Hưng, huyện Thanh Oai, Hà
56-67
Pl.10
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
bi ký Nội
7 [Vô đề] No.11766 1465
Quang Thuận
6
chùa Quang Khánh xã
Dưỡng Mông huyện Kim
Thành tỉnh Hải Dương
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr.119-
122
68-71
8 [Vô đề] Chưa có 1467
Quang Thuận
8
núi Dục Thúy, thành phố
Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 123-
127
71-75
9 Đăng Long
Đọi sơn
Chưa có 1467
Quang Thuận
8
Bia chùa Long Đọi, xã Đọi
Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam.
75-78
Pl.11
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
10 Ngự chế
Bạch Ác thi
No.47323 1477
Hồng Đức 8
Bài thơ khắc trước cửa động
Bạch Ác (còn gọi là Bạch Á)
thuộc xã Nga Thiện, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
89-91
11 Diên Khánh
tự bi ký
No.04486 1479
Hồng Đức 10
Đình thôn Môn Ải, xã Lãng
Ngâm, tổng Đông Cứu,
huyện Gia Bình, nay là thôn
Hương Vinh, xã Hương Vinh
huyện Gia Bình, Bắc Ninh
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 168-
178
78-88
12 Phật No.07208 1487
Hồng Đức 18
Chùa Thiên Phúc xã Thạch
Lôi, huyện Tùng Thiện tỉnh
Sơn Tây cũ (nay thuộc huyện
Thạch Thất, Hà Nội)
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 246-
249
99-102
Pl.12
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
13 Phật Pháp
Tam Bảo
No.4579 1490
Hồng Đức 21
Chùa Đại Bi, xã Ngọc
Xuyên, huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh
103-
109
14 Hoàng đồ
củng cố
Chuyết Sơn
tự Di Đà
Phật Bi
No.09571 1491
Hồng Đức 22
Chùa Chuyết Sơn, xã Cấp
Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải
Phòng
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 265-
270
110-
115
15 [Vô đề] Chưa có 1494
Hồng Đức 25
Minh văn trên bệ tượng Phật
chùa Khám, xã Khám Lạng,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang
Tư liệu do Đinh Khắc Thuân sưu
tầm và giới thiệu
116-
117
16 Nga My tự
bi
No.50702 1497
Hồng Đức 28
Chùa Nga My, phường
Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng
Mai, Hà Nội.
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
118-
129
Pl.13
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 300-
311
17 Đề Sài Sơn
tự
Hồng Đức Lê Thánh Tông soạn khi đến
vãn cảnh chùa Thày, nay
thuộc huyện Quốc Oai, Hà
Nội
Văn bản chép trong Châu cơ thắng
thưởng thi tập, Mai Xuân Hải dịch,
giới thiệu trong Thơ chữ Hán Lê
Thánh Tông, Nxb.Văn học, Hà Nội,
2003, tr.118-119
131-
133
18 Ngự đề Côn
Sơn tự
Hồng Đức Lê Thánh Tông soạn khi đến
thăm chùa Côn Sơn, huyện
Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Văn bản chép trong Công dư tiệp
ký, ký hiệu A.44, được giới thiệu
trong Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông,
Nxb.Văn học, Hà Nội, 2003, tr.718-
719
133-
134
19 Khôn
Nguyên chí
đức chi bi
No.01919 1498
Cảnh Thống 1
ở lăng thờ Hoàng Thái Hậu
Ngô Thị Ngọc Dao thuộc khu
di tích lịch sử Lam Kinh, xã
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
134-
167
Pl.14
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Xuân Lam, huyện Thọ xuân
Thanh Hóa
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 370-
398
20 Quang
Thục Chân
Huệ Khiêm
Tiết Hòa
Xung Nhân
Thánh
Hoàng Thái
Hậu vãn thi
No.1919 1498
Cảnh Thống 1
Thơ khắc sau bi ký Khôn
nguyên chí đức chi bi, ở lăng
thờ Hoàng Thái Hậu Ngô Thị
Ngọc Dao thuộc khu di tích
lịch sử Lam Kinh, xã Xuân
Lam, huyện Thọ xuân Thanh
Hóa
168-
199
21 Hiển Thụy
am bi
No.01223 1500
Cảnh Thống 3
Xã Đa Phúc tổng Lật Sài,
phủ Quốc Oai, Sơn Tây, nay
là xã Sài Sơn, huyện Quyết
Oai, thành phố Hà Nội.
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 447-
200-
217
Pl.15
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
464
22 Ngự chế
phiềm Thần
Phù hải
đăng Chích
Trợ sơn lƣu
đề nhất thủ
No.47304 1501
Cảnh Thống 4
Xã Nga Phú, huyện Nga Sơn,
Thanh Hóa
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 469-
472
231-
233
23 Hòa Lạc tự
bi
No.05304 1505
Đoan Khánh
1
Chùa Hòa Lạc, xã Hành Lạc,
tổng Như Quỳnh, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 527-
531
243-
247
24 Tam bảo No.17324 1509
Đoan Khánh
5
Chùa làng Đông Tác, xã
Đông Sơn, huyện Đông Sơn,
Thanh Hóa
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
251-
257
Pl.16
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 536-
542
25 Tam bảo 1509
Đoan Khánh
5
Khắc trên núi Tặng Sơn,
chùa Ngọc Châu, thuộc xã
Cẩm Sơn huyện Cẩm Thủy
tỉnh Thanh Hóa.
Đã được Hồng Phi giới thiệu trong
Những bút tích Hán Nôm hiện còn ở
các hang động, vách núi xứ Thanh,
Nxb.Giáo dục, 2007,
Đã được giới thiệu trong Văn bia
Thanh Hóa thời Lê sơ, Nxb.Thanh
Hóa, 2013
248-
251
26 Hạ tự bi No.24322 1510
Hồng Thuận 2
Bia chùa Hạ thôn Thượng
Khánh, xã Hợp Đồng, huyện
Chương Mỹ, Hà Nội.
Nhóm dịch thuật đề tài “Di văn Hán
Nôm thời Lê sơ” của Viện Nghiên
cứu Hán Nôm sưu tầm và dịch
thuật.
258-
262
27 Minh
Khánh đại
No.11417 1511 Chùa Minh Khánh, xã Hương
Đại, huyện Thanh Hà, tỉnh
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
266-
276
Pl.17
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
danh lam bi Hồng Thuận 3 Hải Dương Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 543-
552
28 Ngự chế
Kim Âu tự
thi tính tự
No.47102 1511
Hồng Thuận 3
Chùa Kim Âu, thôn Kim
Phát, xã Hà Đông, huyện Hà
Trung, Thanh Hóa
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 553-
558
277-
288
29 [Vô đề] 1511
Hồng Thuận 3
Núi Dục Thúy, thành phố
Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 575-
579
262-
265
Pl.18
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
30 Vô Vi tự bi No.01942 1515
Hồng Thuận 7
Chùa Vô Vi, xã Long Châu,
Quốc Oai, Sơn Tây, nay là xã
Phụng Châu, huyện Chương
Mĩ, Hà Nội
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 588-
593
300-
305
31 Đại Bi tự No.2013 1515
Hồng Thuận 7
Chùa Đại Bi, làng Bối Khê,
xã Tam Hưng, huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội
306-
312
32 Vạn Thọ No.02557 1522
Quang Thiệu
7
Đình thôn Thuần Thọ, tổng
Ngọc Xuyết, huyện Hoằng
Hóa, Thanh Hóa
Đã được giới thiệu trong “Văn bia
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 594-
597
313-
315
33 Cù Sơn độ No.01737 1525 Đình xã Phượng Cách, tổng Đã được giới thiệu trong “Văn bia 316-
Pl.19
STT TÊN BI KÝ Ký hiệu
thác bản
NĂM TẠO NƠI PHÁT HIỆN Chú thích Trang
ký Thống
Nguyên 4
Hoàng Xá, phủ Quốc Oai,
Sơn Tây, nay là thị trấn
Hoàng Xá, huyện Quốc Oai,
Hà Nội
Lê sơ, tuyển tập” (Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội – 2014) do PGS.TS.
Phạm Thị Thùy Vinh giới thiệu, tổ
chức biên dịch và hiệu đính, tr. 598-
602
319
34 Sùng
Khánh tự bi
No.8644 1527
Thống
Nguyên 6
Chùa Sùng Khánh, xã Thọ
Ích, tổng Vũ Điện, huyện
Nam Xương, phủ Lý Nhân,
nay là huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam
Nhóm dịch thuật Đề tài cấp Bộ “Di
văn Hán Nôm thời Lê sơ” sưu tầm
và dịch thuật.
320-
324
Pl.20
PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ KINH THÀNH THĂNG LONG CÓ VẼ THÁP BẢO
THIÊN TRONG QUẦN THỂ CHÙA BÁO THIÊN NĂM 1490 THỜI HỒNG ĐỨC
Pl.21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_giao_thoi_le_so_qua_tu_lieu_han_nom.pdf
- Trichyeu_PhamThiChuyen.pdf