HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TÔ PHƢƠNG OANH
PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ XU HƢỚNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI – 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TÔ PHƢƠNG OANH
PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ XU HƢỚNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 03 01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐÌNH TẤN
HÀ NỘI – 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
201 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phân tầng xã hội ở thành phố Hải dương hiện nay - Thực trạng và xu hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong
luận án chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào
khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể Thầy cô của Viện
Xã hội học – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều
kiện để tôi hoàn thành Luận án Tiến sỹ một cách thuận lợi nhất.
Đặc biệt hơn nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS,TS Nguyễn
Đình Tấn – người hướng dẫn khoa học của tôi – Một người Thầy, một nhà
khoa học trách nhiệm, nghiêm túc, nhiệt huyết giúp tôi vững vàng trong suốt
thời gian thực hiện luận án vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ lãnh đạo và
nhân dân thành phố Hải Dương đã hỗ trợ và hợp tác trong việc cung cấp
thông tin điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh khích lệ, động viên để tôi có thể hoàn
thành luận án của mình.
Do hạn chế về thời gian và trình độ năng lực nên trong quá trình thực
hiện luận án, tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây tôi rất
mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các nhà khoa học để luận án
được hoàn thiện tốt nhất.
Xin được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và tri ân tới tất cả!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 201
Nghiên cứu sinh
Tô Phƣơng Oanh
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN
TẦNG XẪ HỘI
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
14
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 21
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
2.1. Khái niệm phân tầng xã hội
43
2.2. Những chỉ báo đo lường về phân tầng xã hội 49
2.3. Một số lý thuyết xã hội học áp dụng trong đề tài 56
2.4. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phân tầng xã hội và quan điểm của
Đảng ta về Phân tầng xã hội
61
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
HẢI DƢƠNG
3.1. Tình hình kinh tế xã hội và một vài nét về phân tầng xã hội hiện nay
76
3.2. Thực trạng phân tầng xã hội trên một số l nh vực tại địa bàn điều tra 86
Chƣơng 4: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƢỚNG PHÂN
TẦNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
4.1. Một số yếu tố tác động đến phân tầng xã hội trên địa bàn điều tra
123
4.2. Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương 137
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mặt tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực của phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hải Dương
154
KẾT LUẬN 166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
170
TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
PHỤ LỤC 182
iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
iểu 3.1: Loại nhà ở của người dân khu vực điều tra ....................................................... 86
iểu 3.2: Đất nhà khác 3 phường thuộc Thành phố Hải Dương ....................................... 88
iểu 3.3: Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo 5 nhóm ........................................... 92
iểu 3.4: Mức sống theo đánh giá của hộ gia đình ........................................................... 93
iểu 3.5: Số hộ nghèo theo các năm của thành phố Hải Dương ....................................... 95
iểu 3.6: Quản lý lãnh đạo trong các tổ chức ................................................................... 97
iểu 3.7: Đánh giá bộ máy lãnh đạo tại địa phương ....................................................... 107
iểu 3.8: Khi có ý kiến trao đổi đề xuất thì ông/bà thường ............................................ 111
iểu 3.9: Đánh giá ý kiến được tôn trọng/lắng nghe hay không ..................................... 112
iểu 3.10: Đồng ý với mệnh đề nào nhất giữa mối quan hệ 3 mặt ................................. 120
iểu 4.1: Giới tính tham gia đóng góp ý kiến ................................................................. 124
iểu 4.2: Nhóm tuổi tham gia đóng góp ý kiến ở địa phương ........................................ 128
iểu 4.3: Thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các nhóm theo năm ...................... 138
iểu 4.4: Mức sống của 3 phường so với 10 năm trước ................................................. 139
iểu 4.5: Hoạt động bộ máy lãnh đạo địa phương so với 5 năm trước ........................... 142
iểu 4.6: Hoạt động bộ máy lãnh đạo địa phương so với 10 năm trước ......................... 143
iểu 4.7: Xu hướng đánh giá về tiêu chí ưu tiên của người uy tín .................................. 147
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ảng 3.1: Loại nhà ở theo Phường thuộc thành phố Hải Dương ...................................... 87
ảng 3.2: Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền qua các năm (%) .................................................. 89
ảng 3.3: Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở Hải Dương ....................................... 911
ảng 3.4: Nguồn sống chính hộ gia đình 3 phường Hải Dương ....................................... 94
ảng 3.5: Đánh giá bản thân có quyền lực nào hay không? (%) ...................................... 98
ảng 3.6: Mức độ sử dụng các quyền lực (%) .................................................................. 99
ảng 3.7: Yếu tố cần thiết của người có quyền lực (%).................................................. 100
Bảng 3.8: Đánh giá lãnh đạo, quản lý địa phương có các hiện tượng (%) ...................... 103
Bảng 3.9: Người có uy tín thuộc đối tượng nào? ............................................................ 109
Bảng 3.10: Người có uy tín thuộc thành phần kinh tế nào? ............................................ 110
ảng 3.11: Tiêu chí ưu tiên của người có uy tín trong cộng đồng .................................. 110
ảng 3.12: Người dân tham gia đóng góp cho địa phương (%) ...................................... 113
Bảng 3.13: Những người nào được địa phương tôn trọng, kính nể ................................. 115
ảng 3.14: Mức sống và người có quyền ảnh hưởng đến người có uy tín...................... 118
ảng 3.15: Người có uy tín và quyền lực ảnh hưởng đến mức sống khá ....................... 119
ảng 3.16: Mức sống và người có uy tín ảnh hưởng đến người có quyền...................... 120
ảng 4.1: Mức sống phân theo giới khu vực điều tra ..................................................... 123
ảng 4.2: Đánh giá 2 giới về thực hiện quyền lực của bản thân ..................................... 124
ảng 4.3: Giới tính đánh giá người được tôn trọng/ kính nể .......................................... 125
ảng 4.4: Đánh giá mức sống gia đình theo nhóm tuổi .................................................. 126
Bảng 4.5: Nhóm tuổi với việc đánh giá bản thân có quyền lực ...................................... 127
ảng 4.6: Nhóm tuổi với tiêu chí ưu tiên người uy tín ................................................... 129
Bảng 4.7: Nhóm tuổi đánh giá người được tôn trọng/ kính nể ........................................ 130
ảng 4.8: Nghề nghiệp và mức sống hộ gia đình ............................................................ 131
ảng 4.9: Nghề nghiệp và tham gia phát biểu ý kiến cộng đồng .................................... 132
ảng 4.10: Nghề nghiệp với các nhóm đánh giá quyền lực ............................................ 133
Bảng 4.11: Nghề nghiệp với những người được tôn trọng, kính nể ................................ 134
ảng 4.12: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến người có uy tín ..................................... 136
ảng 4.13: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến người có quyền lực ............................... 137
ảng 4.14: Ý kiến về xu hướng khoảng cách giàu nghèo khu điều tra ........................... 138
ảng 4.15: Xu hướng chủ yếu về nguồn thu nhập của người dân .................................. 141
vi
ảng 4.16: Xu hướng những người ngày càng có quyền lực trong cộng đồng ........................ 145
ảng 4.17: Xu hướng người có quyền lực chủ yếu ......................................................... 146
ảng 4.18: Xu hướng chủ yếu của uy tín ........................................................................ 147
ảng 4.19: Những người giàu có, thành đạt ở địa phương ............................................. 149
ảng 4.20: Mức độ ủng hộ với những trường hợp .......................................................... 150
ảng 4.21: Xu hướng phân tầng nào là chủ yếu ............................................................. 152
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước đã trải qua 30 năm đổi mới, thực hiện chuyển
đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp, khép kín sang nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ ngh a, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế. Quá trình
đó, một mặt, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, góp phần cải thiện, nâng
cao mức sống của nhân dân, cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện có hiệu
quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo được thế giới ghi nhận và đánh giá cao,
đồng thời qua đó nâng cao vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế. Nhưng
mặt khác, cũng bộc lộ những mặt trái, những hệ quả xã hội không mong
muốn cần tập trung giải quyết. Một trong những hệ quả đó là vấn đề phân
tầng xã hội, gắn với nó là bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo và
những hiện tượng tiêu cực khác đe dọa sự ổn định xã hội, ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững của đất nước.
Chúng ta đều hiểu rằng, dù muốn hay không muốn phân tầng xã hội
đã tồn tại từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây trên phạm vi toàn thế giới, không
trừ một quốc gia nào và lẽ d nhiên Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Trước hết phải thừa nhận phân tầng xã hội nảy sinh là do có sự tồn tại của
hiện tượng bất bình đẳng tức là sự không ngang bằng nhau giữa các thành
viên trong xã hội về mặt năng lực, thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may, thêm
vào đó là sự phân công lao động xã hội về mặt nghề nghiệp và những vị thế
xã hội chiếm ưu thế. Chính sự tồn tại khách quan, tự nhiên, phổ biến của hai
hiện tượng xã hội đã luôn làm nảy sinh hiện tượng phân tầng xã hội. Đến
lượt nó, phân tầng xã hội lại tác động trở lại xã hội một cách tích cực hoặc
tiêu cực.
Việt Nam là một quốc gia có chế độ chính trị tiến bộ, hệ thống pháp
luật và các chính sách kinh tế xã hội không ngừng được quan tâm, đổi mới,
2
hoàn thiện. Việt Nam đang xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ ngh a dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của
một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Việt Nam đang hết sức
tích cực đổi mới thể chế chính sách, giảm thiểu các thủ tục hành chính, minh
bạch hóa nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta quyết tâm
thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo sự “phù hợp giữa vai trò thực tiễn của
cá nhân, nhóm, xã hội với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa quyền và
ngh a vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội
ác và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội” [103].
Trong thời gian qua, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội đã trở
thành những vấn đề xã hội bức thiết được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan
tâm giải quyết. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải hiểu và đánh
giá cho đúng về hiện tượng phân tầng xã hội, chúng ta cần nhìn nhận phân
tầng xã hội trên nhiều khía cạnh và hiểu được mối quan hệ đan cài của
những khía cạnh ấy. Phân tầng xã hội dựa trên ba nền tảng cơ bản là địa vị
kinh tế, địa vị chính trị và địa vị xã hội. Các loại địa vị này có quan hệ mật
thiết và chi phối ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên một tổng thể đa dạng khi phân
tích về hiện tượng phân tầng xã hội.
Phân tầng xã hội là tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, cần thiết cho
trật tự xã hội hay bất cập, phương hại đến sự phát triển của xã hội. Muốn
hiểu cho đúng, cho trúng cần phải bóc tách một cách rõ ràng khái niệm phân
tầng xã hội để từ đó phân tích và lý giải về hiện tượng này một cách thấu đạt
với mục đích hướng phân tầng xã hội gắn với công bằng xã hội, phát triển xã
hội. Với lý giải các chiều cạnh trong nghiên cứu về phân tầng xã hội, cần
bóc tách phân tầng xã hội thành hai khái niệm phân tầng xã hội hợp thức và
phân tầng xã hội không hợp thức. Với cách phân tích khá rõ ràng và cụ thể
này đã giúp cho phân tầng xã hội trở thành một hiện tượng được hiểu và
nhìn nhận đa chiều, sâu sắc. Lý giải tính hợp lý, tích cực của hiện tượng
3
phân tầng xã hội hợp thức trong sự vận động không ngừng của lịch sử; đồng
thời cũng khẳng định mặt bất ổn và tính phi lý của hiện tượng phân tầng xã
hội không hợp thức cần phải loại trừ khi muốn xây dựng sự ổn định của
quốc gia.
Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương nằm trên trục quốc lộ 5, trục
giao thông động lực quốc gia, cách Thủ đô Hà Nội 57 km và cách thành phố
Hải Phòng 45 km. Thành phố Hải Dương hiện có 17 phường và 4 xã, đây là
trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Khoa học kỹ thuật của tỉnh Hải
Dương, có vị trí trung độ của tỉnh nên càng có lợi thế trong việc phát huy
tính chất của một đô thị hành chính, kinh tế và là hạt nhân thúc đẩy quá trình
đô thị hóa của tỉnh Hải Dương. Thành phố Hải Dương nằm trong vùng đồng
bằng sông Hồng rộng lớn, vùng kinh tế trọng điểm ắc ộ. Vùng đất này
giàu về năng lượng và tiềm năng du lịch, nhiều khu vực phát triển năng động
với gia tốc lớn. Đây đang là vùng phát triển các ngành công nghiệp mũi
nhọn, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xuất khẩu (3 khu công
nghiệp Đại An, Nam Sách, Kenmark và 4 cụm công nghiệp Tây Ngô Quyền,
Việt Hòa, a Hàng, Cẩm Thượng), trung tâm thương mại, du lịch, y tế, đào
tạo tầm cỡ quốc gia. Thành phố Hải Dương đã triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010 - 2015) trong bối cảnh có nhiều
thuận lợi cũng không ít khó khăn. Song với sự quan tâm lãnh đạo của các
cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh cũng như sự giúp đỡ hỗ trợ của các sở,
ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, thành phố đã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ như kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật
tự an toàn xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
được nâng lên. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phân cấp thẩm quyền và
trách nhiệm của thành phố trong công tác quản lý đô thị và quản lý đầu tư
xây dựng chưa đầy đủ, thiếu cụ thể nguồn ngân sách của tỉnh đầu tư cho các
công trình, dự án phát triển đô thị còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền,
4
phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước còn hạn chế, chưa thật hiệu quả. Một số cấp ủy, chính quyền thiếu chủ
động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố đa số có quy mô nhỏ, nguồn lực yếu, chậm cải tiến cũng như
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đời sống người dân còn gặp
khó khăn và chưa bắt kịp với xu hướng hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Có thể thấy rằng, các chính sách kinh tế xã hội (KTXH) đổi mới tạo ra
nhiều vận hội, cơ may cho các cá nhân, gia đình song trong quá trình biến
chuyển, không phải mọi cá nhân, gia đình đều kịp thời nhận thức ra, cũng như
hội đủ các điều kiện để tiếp nhận và khai thác các vận hội và cơ may đó, thậm
chí còn đi chậm trễ và lạc hướng, chệch đường. Trong điều kiện tình hình thế
giới và trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, để thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước trong ổn định kinh tế v mô, bảo đảm an sinh xã hội, nâng
cao chất lượng tăng trưởng, thành phố Hải Dương cần tập trung đẩy nhanh
thực hiện 3 khâu đột phá, gắn với việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra, làm tiền đề
cho bước phát triển nhanh và vững chắc hơn cho giai đoạn sau. Đảng ủy, Hội
đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Dương cần
tích cực, chủ động tổ chức, lãnh đạo, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả những
mục tiêu, chương trình hành động cụ thể, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh địa
phương để tạo điều kiện cho phân tầng xã hội (PTXH) hợp thức phát triển và
hạn chế mặt tiêu cực của PTXH không hợp thức.
Những nghiên cứu trước đây về PTXH chỉ dừng lại nghiên cứu PTXH
trên khía cạnh kinh tế (phần lớn là phân tầng về mức sống); ở đây có sự né
tránh những khía cạnh khá nhạy cảm như PTXH về mặt quyền lực và PTXH
về mặt uy tín. Do vậy, còn có những hạn chế nhất định trong việc nhận diện
một cách đầy đủ trên tổng thể các mặt về PTXH. Nhằm lấp đầy những hạn
chế đó, tác giả đã khảo sát PTXH trên cả 3 l nh vực: kinh tế, quyền lực, uy tín,
5
cũng như sự tác động qua lại của 3 yếu tố này. Đây là một bước phát triển
nhằm đưa ra bức tranh đầy đủ, toàn diện về PTXH. Hơn nữa, phần lớn các
nghiên cứu trước đây chủ yếu chỉ nhấn mạnh, khảo cứu về PTXH nói chung,
chưa nghiên cứu và tìm hiểu tính chất, song hành cùng tồn tại của PTXH: mặt
hợp thức và mặt chưa hợp thức. Chính vì vậy nghiên cứu càng có ý ngh a
quan trọng trong việc đánh giá, vận dụng một cách đúng đắn lý thuyết PTXH
vào việc phân tích, kiến giải những biến đổi đang diễn ra ở nước ta; nó cũng
đồng thời đưa ra những luận giải có sức thuyết phục về PTXH hợp thức và
công bằng xã hội; coi PTXH hợp thức là phương thức và cơ sở tốt nhất để
thực hiện công bằng xã hội, ngược lại coi công bằng xã hội là nhân lõi cơ bản
của PTXH hợp thức. Những kiến giải đó có ý ngh a lý luận cấp bách, thiết
thực đối với công cuộc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta, góp phần phát triển
lý luận cũng như làm sáng rõ những luận điểm cơ bản trong nghị quyết đại
hội lần thứ XII của Đảng góp phần hoàn thiện các chính sách pháp luật của
đất nước.
Nghiên cứu PTXH ở thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương là rất
quan trọng và cần thiết để nắm bắt tình hình thực tế của đời sống dân cư, từ
sự phát triển các điều kiện kinh tế, xây dựng uy tín, vị trí của cá nhân trong
cộng đồng đến việc khẳng định vị thế quyền lực của cá nhân trong các tổ
chức và xã hội. Nghiên cứu này có thể nhận diện đầy đủ, nhiều chiều,
nhiều mặt PTXH ở thành phố Hải Dương nói riêng và bức tranh chung về
PTXH ở tỉnh Hải Dương trong thời kỳ tiếp tục phát triển kinh tế thị trường
(KTTT), hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc đi sâu phân tích PTXH nhằm
giúp chúng ta chỉ ra được những mặt mạnh cần phát huy, những mặt yếu
kém cần khắc phục, những nguy cơ thách thức cần lường trước để đối phó
và những cơ hội cần nắm bắt để có thể định hướng điều chỉnh, xây dựng
PTXH phù hợp đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì thế, tác
giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương
hiện nay - Thực trạng và xu hướng”.
6
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng phân tầng xã hội về kinh tế và cách nhìn nhận, đánh
giá của người dân thành phố Hải Dương đối với phân tầng xã hội về quyền
lực và phân tầng xã hội về uy tín. Xác định các yếu tố tác động đến phân tầng
xã hội trên địa bàn điều tra, từ đó chỉ ra xu hướng phân tầng xã hội ở thành
phố Hải Dương và tìm ra một vài nét về sự hợp thức và bất hợp thức trên các
mặt của phân tầng xã hội theo đánh giá của người dân khu vực điều tra.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ được cơ sở lý luận, căn cứ khoa học và các khái niệm cơ bản
về phân tầng xã hội.
- Tìm hiểu thực trạng phân tầng xã hội về kinh tế và phân tích thông
qua đánh giá của người dân thực trạng phân tầng xã hội về quyền lực và
phân tầng xã hội về uy tín trên địa bàn thành phố Hải Dương.
- Nghiên cứu sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau của 3 mặt: địa
vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín) trên địa
bàn điều tra nghiên cứu.
- Phân tích một số yếu tố của đặc điểm cá nhân tác động đến phân
tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hải Dương.
- Chỉ ra xu hướng phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương. Phân tích
vài nét về sự hợp thức và bất hợp thức trên các mặt của phân tầng xã hội
theo đánh giá của người dân khu vực điều tra.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương
hiện nay – Thực trạng và xu hướng.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Người dân thành phố Hải Dương.
7
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: 3 phường của thành phố Hải Dương (phường Trần Phú,
phường Việt Hòa, phường Ái Quốc)
- Thời gian: 2013 – 2015
- Nội dung: Nghiên cứu trên 3 khía cạnh của Phân tầng xã hội (Kinh
tế, quyền lực và uy tín).
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hải
Dương hiện nay được thể hiện như thế nào trên phương diện kinh tế? Người
dân thành phố Hải Dương cảm nhận và đánh giá như thế nào với hiện tượng
PTXH về mặt uy tín và PTXH về quyền lực?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào của đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến
thực trạng phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay?
Câu hỏi 3: Xu hướng biến đổi của hiện tượng PTXH diễn ra như thế
nào trong thời gian qua và dự báo cho thời gian tới theo đánh giá của người
dân thành phố Hải Dương? PTXH có tính hợp thức và không hợp thức diễn
ra thế nào ở khu vực này?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Thực trạng phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hải
Dương được thể hiện khá rõ trên phương diện kinh tế qua thang đo về mức
sống; người dân đánh giá về uy tín thông qua việc xác định bản thân đóng
góp ý kiến xây dựng cho cộng đồng và phân loại quyền lực dựa vào việc
thực thi các biện pháp.
- Giả thuyết 2: Đặc điểm cá nhân là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới hiện
tượng phân tầng xã hội tại thành phố Hải Dương. Trong đó yếu tố nhóm tuổi
và nghề nghiệp là những yếu tố có sự tác động mạnh mẽ và rõ ràng hơn cả
đến thực trạng PTXH ở khu vực này.
8
- Giả thuyết 3: Xu hướng biến đổi của hiện tượng PTXH diễn ra khá
mạnh mẽ trong thời gian qua và theo đánh giá của người dân nơi đây thì dự
báo thời gian tới sẽ tiếp tục có những thay đổi đặc biệt là về kinh tế và quyền
lực. PTXH hợp thức và PTXH không hợp thức đang song hành tồn tại ở
thành phố Hải Dương. PTXH hợp thức là khuynh hướng chủ đạo và có xu
hướng ngày càng khẳng định trong đời sống xã hội.
5. Khung phân tích và hệ các biến số
5.1. Khung phân tích
5.2. Hệ các biến số
*) Biến số độc lập
- Đặc trưng nhân khẩu – xã hội của cá nhân: tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
- Đặc điểm hộ gia đình: Thế hệ cùng sinh sống, nguồn gốc giai tầng.
BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI
HỆ
THỐNG
CHÍNH
SÁCH
PHÁP
LUẠT
CỦA
ĐẢNG
VÀ
NHÀ
NƢỚC
BIẾN PHỤ THUỘC BIẾN ĐỘC LẬP
PHÂN TẦNG KINH TẾ
- Loại nhà ở
- Đồ dùng sinh hoạt
- Mức sống
P. TẦNG QUYỀN LỰC
- Chức vụ
- Thực thi biện pháp
PHÂN
TẦNG XÃ
HỘI Ở
THÀNH
PHỐ HẢI
DƢƠNG
HIỆN
NAY –
THỰC
TRẠNG
VÀ XU
HƢỚNG
PHÂN TẦNG UY TÍN
- Tham gia ý kiến
- Đóng góp xây dựng
cộng đồng
ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH
- Thế hệ sinh sống
- Nguồn gốc giai tầng
ĐẶC TRƢNG CÁ NHÂN
- Tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
ĐẶC ĐIM CỘNG ĐỒNG
- Điều kiện địa lý
- Vùng kinh tế
- Truyền thống VH
9
- Đặc điểm cộng đồng: Điều kiện địa lý tự nhiên, vùng KTXH, truyền
thống văn hóa, phong tục tập quán.
*) Biến số phụ thuộc
Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương nhìn trên 3 khía cạnh: kinh
tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội.
- Về địa vị kinh tế: loại nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, mức sống, nguồn sống
- Về địa vị chính trị (quyền lực): Chức vụ (tổ chức trao quyền); Thực
thi biện pháp (Khen thưởng, xử phạt)
- Về địa vị xã hội (uy tín): Đóng góp ý kiến và các hoạt động khác cho
cộng đồng.
*) Biến số can thiệp
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách KTXH của Nhà nước,
của Tỉnh và thành phố Hải Dương bao gồm: Chính sách phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, giáo dục về đào tạo; chính sách đào tạo nghề và giải quyết
việc làm cho người lao động; chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách đối
với các giai tầng xã hội
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của cộng đồng dân cư
- Các yếu tố thuộc về thị trường như: Phát triển KTTT, quá trình CNH
HĐH và bối cảnh hội nhập khu vực, quốc tế.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ ngh a duy vật lịch sử đóng vai
trò nền tảng, cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Nguyên tắc lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện luôn được quan tâm vận
dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ. Vận dụng phương pháp luận trong đề tài
này đặt trong tiến trình ảnh hưởng của bối cảnh đất nước chuyển từ nền kinh
tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đến những biến đổi quy mô,
cấu trúc tầng bậc xã hội ở nước ta và tỉnh Hải Dương.
10
Phương pháp luận: Vận dụng phương pháp luận của chủ ngh a Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; Tiếp cận quan điểm của một số nhà XHH
trên thế giới và Việt Nam về PTXH, công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và
những vấn đề liên quan.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phân tích tài liệu: được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu, tuy nhiên sử dung nhiều nhất trong giai đoạn đầu khi tìm hiểu
tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu về cách tiếp cận của các nhà xã
hội học trong và ngoài nước về vấn đề PTXH; tìm hiểu đặc điểm tình hình
thông qua báo cáo, nghiên cứu của địa bàn điều tra từ đó giúp tác giả phân
tích và lựa chọn mẫu điều tra phù hợp.
Đề tài sử dụng tài liệu chính (các kết quả khảo sát, các bài viết trên
sách, báo và tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trước). Các
thông tin thu thập, được kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: nhằm thu thập thông tin
về PTXH của người dân ở thành phố Hải Dương. Những phỏng vấn sâu này sẽ
cung cấp những chứng cứ và lý lẽ sát thực cho việc giải thích kết quả các mối
quan hệ giữa các biến số thu được qua nghiên cứu định lượng, bổ sung, hoàn
thiện cho nghiên cứu định lượng. Các vấn đề không trực tiếp thu nhận được
trong phiếu trưng cầu ý kiến được đưa vào nội dung của các phỏng vấn sâu. 15
phỏng vấn sâu với người dân, 06 phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo quản lý, 03
phỏng vấn sâu đối với chuyên gia, nhà khoa học và 3 thảo luận nhóm.
Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi (điều tra Anket): Phương pháp này
thu thập thông tin định lượng để đo lường thực trạng và xu hướng PTXH
hiện nay ở thành phố Hải Dương. Toàn bộ cuộc khảo sát tiến hành điều tra
ngẫu nhiên trên 600 mẫu nghiên cứu. Số liệu của cuộc điều tra được phân
tích, xử lý bằng chương trình SPSS 16.0.
11
Cỡ mẫu: Xác định cỡ mẫu bằng công thức n = N.t2.p.(1-p) / (N.2 +
t
2
.p.(1-p)). Trong đó: n là dung lượng mẫu cần chọn; là sai số; t là hệ số tin
cậy; p là xác xuất lựa chọn câu trả lời trong câu hỏi nhị phân. N là tổng thể
(khối dân cư).
Chọn mẫu: Tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phân cụm kết
hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên. ước 1, chọn ngẫu nhiên 3 phường trong
danh sách 17 phường của thành phố Hải Dương bằng cách tính bước nhảy k
= 17/3= 6; chọn ngẫu nhiên 1 phường rồi cộng thêm bước nhảy k để tìm ra
phường thứ 2; tiếp theo cộng thêm bước nhảy k để tìm ra phường thứ 3.
ước 2, tác giả chọn ngẫu nhiên 2 cụm trong 1 phường (mỗi cụm 100
người), chọn 100 người trả lời trong mỗi cụm bằng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên theo danh sách các hộ gia đình do phường lựa chọn cung cấp.
Thành phố Hải Dương gồm 17 phường và 4 xã, mỗi phường xã có đặc
điểm kinh tế, sản xuất, kinh doanh, cơ cấu xã hội, lối sống, tâm lý xã hội khác
nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau. Theo cỡ
mẫu và phương pháp chọn mẫu đề tài chọn lựa điều tra từ người dân 3
phường: phường Trần Phú – phường lâu năm và là trung tâm của thành phố
Hải Dương; phường Việt Hòa – nằm ở phía tây bắc thành phố Hải Dương và
phường Ái Quốc - cách trung tâm thành phố Hải Dương 10 km về phía Đông
bắc, là ngoại ô thành phố Hải Dương.
Đặc điểm giới tính: Nữ giới chiếm 47,5% và nam giới chiếm
52,5%. Tỉ lệ nam giới tham gia khảo sát nhiều hơn nữ giới, tuy nhiên tỉ
lệ chênh lệch không đáng kể. Việc tham gia khảo sát phần nào đánh giá
được mức độ hợp tác và vai trò của 2 giới trong cuộc điều tra và cơ cấu
mẫu đảm bảo độ tin cậy.
Đặc điểm nhóm tu i: Nhóm tuổi dưới 25 chiếm 8,8%; nhóm tuổi từ 25
– 35 chiếm 28,3%; nhóm tuổi từ 35 – dưới 45 chiếm 28,2%; nhóm tuổi từ 45
– dưới 60 chiếm 23,3%; nhóm tuổi trên 60 chiếm 11,3%. Nhóm tuổi tham
12
gia trả lời cho thấy đã đủ chín chắn, từng trải để hiểu vấn đề nêu ra của cuộc
điều tra. Họ sẽ cung cấp những thông tin trách nhiệm và sát thực nhất với
tình hình thực tế tại địa phương nơi họ sinh sống.
Đặc điểm trình độ học vấn: Học vấn tiểu học 3,8%; Trung học cơ sở
có 31,7%; Trung học phổ thông có 38,7%; Trung cấp cao đẳng có 17%; Đại
học có 8,3%; Trên đại học 0,5%. Trình độ học vấn của người dân khu vực
điều tra đảm bảo yêu cầu của quá trình thu thập thông tin. Người dân tham
gia khảo sát có trình độ học vấn tương đối vì vậy sẽ nắm bắt câu hỏi và có
cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
Đặc điểm tình trạng hôn nhân: Tình trạng hôn nhân của người dân tham
gia khảo sát chủ yếu là người đã lập gia đình chiếm tỉ lệ 87%; có 7,7% chưa
từng kết hôn; 3,5% đã chết vợ/chồng và tỉ lệ ly hôn ly thân thấp chỉ chiếm
1,8%. Số liệu thu được cho thấy về cơ bản cuộc sống hôn nhân của người dân
khu vực điều tra khá ổn định khiến cho việc thu thập thông tin cũng cởi mở, dễ
dàng hơn đồng thời một số người dân cũng ở những hoàn cảnh hôn nhân không
được như mong muốn phần nào cho thấy những trải nghiệm khác nhau trong
tâm lý và thái độ, ứng xử với hoàn cảnh và thực tế của người dân khi điều tra
khảo sát.
Đặc điểm nghề nghiệp: Lãnh đạo quản lý chiếm 8,5%; Chuyên gia
trong các l nh vực chiếm 1,5%; Nhân viên, trợ lý văn phòng chiếm 9,2%;
Công nhân lao động kỹ thuật chiếm 22...à kinh nghiệm nghiên cứu về PTXH và CCXH” [74] tập trung làm rõ
lý thuyết PTXH của M.Weber cho rằng chính những quan hệ kinh tế đã hình
thành nên cơ sở của sự bất bình đẳng và tạo tiền đề, điều kiện cho sự phân
chia xã hội thành các giai cấp khác nhau song lại nhấn mạnh tầm quan trọng
của yếu tố thị trường như là cơ sở kinh tế cho giai cấp hơn là tài sản. Lý
thuyết PTXH của Emile Durkheim quan tâm nhiều hơn đến phân công lao
động xã hội và cho rằng trong xã hội hiện đại nó làm cho CCXH đa dạng
hơn song lại phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân do yêu cầu của phân công
lao động. Nhà XHH Pháp Pierre ourieu quan niệm các giai tầng xã hội tồn
tại 3 loại vốn là vốn kinh tế, vốn chính trị và vốn xã hội. a vốn này có thể
chuyển hóa lẫn nhau làm đa dạng cơ cấu giai tầng xã hội.
Đề tài “Xu hướng biến đ i cơ cấu xã hội Việt Nam” (KX.04.14/06-
10), do Tạ Ngọc Tấn chủ nhiệm, đã làm nổi bật sự biến đổi mạnh mẽ của cơ
cấu xã hội Việt Nam trong 25 năm đổi mới - Cùng với các nghiên cứu cơ
cấu xã hội - giai cấp là những nghiên cứu cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ
cấu xã hội - giai tầng xã hội và cơ cấu xã hội theo các l nh vực như kinh tế,
văn hóa, giáo dục, y tế và tham gia quản lý xã hội. Cuốn sách do tác giả Tạ
Ngọc Tấn chủ biên năm 2010 với tên gọi“Một số vấn đề về biến đ i cơ cấu
xã hội Việt Nam” [97], tập hợp các bài viết về biến đổi CCXH của các nhà
khoa học thuộc nhiều l nh vực khác nhau và được cấu trúc thành bốn phần:
Phần thứ nhất, gồm những bài viết về những vấn đề lý luận khi nghiên cứu
biến đổi CCXH; Phần thứ hai tập hợp những công trình nghiên cứu về
những tác động của biến đổi CCXH đến sự phát triển KTXH trong quá trình
đổi mới đất nước; Phần thứ ba gồm các bài viết nghiên cứu về xu hướng
biến đổi CCXH ở Việt Nam và những dự báo về sự biến đổi CCXH trong
thời gian tới; Phần thứ tư gồm các nghiên cứu về sự biến đổi CCXH ở một
số quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc thời kỳ mở cửa, hội nhập.
29
Những khảo sát định lượng quy mô và mang tính đại diện cho vùng
Nam ộ về cơ cấu xã hội và PTXH do Viện Khoa học xã hội vùng Nam ộ
thực hiện. Khảo sát năm 2008 ở Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Chương
trình Những vấn đề cơ bản trong sự phát triển của vùng Tây Nam Bộ (CT06-
22) ( ùi Thế Cường, 2011a; Lê Thanh Sang, 2009). Khảo sát năm 2010 ở
TPHCM thuộc Đề tài Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi của cư dân Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay ( ùi Thế Cường, 2013a). Khảo sát năm 2010 ở
Đông Nam ộ thuộc Chương trình Một số vấn đề cơ bản của sự phát triển
bền vững vùng Nam Bộ giai đoạn 2011-2020 (CT09-22) ( ùi Thế Cường,
2011b; Lê Thanh Sang, 2011). a khảo sát theo tiểu vùng nêu trên hợp thành
một bộ số liệu thống nhất cho vùng Nam ộ gồm 3.060 hộ gia đình sống tại
270 điểm dân cư thuộc 90 xã phường thị trấn. Thủ tục chọn mẫu đại diện
cho toàn vùng Nam ộ. ảng hỏi gồm hơn 40 câu hỏi tổng hợp (khoảng 200
câu hỏi chi tiết), bao quát sáu l nh vực chủ chốt liên quan đến cơ cấu xã hội,
phúc lợi và văn hóa của hộ gia đình.
Hoàng á Thịnh có bài viết về PTXH và sự hình thành tầng lớp trung
lưu [39], trong đó tác giả giải thích sự hình thành tầng lớp trung lưu cũ và
mới ở các nước trên thế giới, từ đó đưa ra các tiêu chí phân loại và xác định
tầng lớp trung lưu hiện nay ở Việt Nam. Tác giả chỉ ra sự hình thành tầng
lớp trung lưu ở Việt Nam từ những kết quả Khảo sát mức sống dân cư,
nghiên cứu giúp hình dung một cách tương đối về tầng lớp trung lưu mới ở
Việt Nam, trung lưu bậc thấp và trung lưu bậc cao. Trong công trình nghiên
cứu “Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước Việt Nam về PTXH
trong thời kỳ đổi mới” tác giả chỉ ra cơ cấu kinh tế chính là tác nhân vật
chất, là cái giá đỡ vật chất làm hình hình CCXH và nhận thức lý luận về
PTXH, CCXH thể hiện một phần tư duy XHH đó chính là triết học – xã
hội học về xã hội, đặt cơ sở lý luận cho xã hội học với tính cách là khoa học
trên con đường phát triển ở nước ta. Tác giả nhận định PTXH là dấu hiệu
30
của sự phát triển xã hội, là hệ quả hợp logic của sự phát triển KTXH và dân
chủ hóa đời sống xã hội. Sự PTXH một mặt dựa trên cơ cấu kinh tế và mặt
khác bị điều chỉnh bởi chính sách của nhà nước.
Lê Hữu Ngh a, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên): “Cơ cấu xã hội,
phân tầng xã hội trong điều kiện đ i mới ở Việt Nam” [80], được thực hiện
nhằm tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng và nguyên
nhân của sự biến đổi CCXH, PTXH với nhiều vấn đề phức tạp trong điều
kiện mới hiện nay để tìm ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển
xã hội và quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu tập trung mô tả, phân tích các loại hình CCXH và mối liên hệ
giữa CCXH và PTXH. Trong đó PTXH không chỉ được phân tích theo
chiều cạnh kinh tế, chính trị, uy tín xã hội mà còn được phân tích trên các
l nh vực của đời sống xã hội như phân tầng về giáo dục đào tạo, phân tầng
về lao động việc làm
Đề tài cấp bộ do Viện xã hội học (XHH) chủ trì, chủ nhiệm Đỗ
Thiên Kính với tên gọi “Một số vấn đề cơ bản về sự biến đ i cơ cấu xã
hội ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020” [50]. Đây là một nghiên
cứu có cách tiếp cận mới về PTXH. Từ thực tiễn xã hội đã và đang diễn
ra, tác giả đưa ra quan điểm tiếp cận: Phải dựa vào quyền kiểm soát với
tư liệu sản xuất (và quyền kiểm soát đối với các lực lượng khác) để
nghiên cứu những vấn đề thuộc về PTXH. Cũng từ thực tiễn nghiên cứu
tác giả lựa chọn tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp trong xã hội theo cách
tiếp cận phổ biến đo lường trên thế giới đó là tiêu chuẩn dựa vào địa vị
kinh tế xã hội để xác định các tầng lớp trong xã hội.
Phạm Xuân Hảo với “Tìm hiểu khái niệm: Bảo đảm cơ cấu giai tầng
xã hội, dân cư, ngành nghề hợp lý” [30], nghiên cứu chỉ ra để thực hiện
nhiệm vụ xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải bảo đảm cơ
31
cấu về giới tính, về độ tuổi hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sống, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh
con người. Phân tích sự biến đổi về cơ cấu xã hội là cơ sở cho việc quản lý
sự biến đổi cơ cấu xã hội, nhằm đảm bảo cơ cấu xã hội hợp lý, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ ngh a trong thời gian tới.
1.2.3. Nghiên cứu PTXH chiều cạnh kinh tế, phân hóa giàu nghèo
Tác giả Trịnh Duy Luân với nghiên cứu: “Sự phân tầng xã hội theo
mức sống tại thủ đô Hà Nội trong những năm đầu thực hiện đ i mới”, Tạp
chí Xã hội học số 4(40), năm 1992, đã chỉ ra tác động về KTXH trong công
cuộc đổi mới và được phản ánh trước hết trong việc nâng cao mức sống, sự
ổn định trong việc làm của người dân, đồng thời chỉ ra những nhân tố tác
động đến sự thay đổi mức sống. Nghiên cứu này đã chỉ ra hệ quả của PTXH
theo mức sống được đo bằng các chỉ báo về nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, thu
nhập và chi tiêu hàng tháng. Tác giả chỉ ra rằng, phát triển kinh tế thị trường
tất yếu dẫn đến phân hoá, phân cực giàu nghèo song phản ứng của người dân
Hà Nội trước hiện tượng này là khá bình t nh, tuy vẫn có sự phản ứng khác
nhau giữa người giàu và người nghèo, nhóm nghề nghiệp, nhóm cán bộ về
hưu, nhóm người già, Kết quả cũng cho thấy, chiều hướng và mức độ
PTXH ngày một gia tăng. Nghiên cứu này đã xây dựng bốn chỉ báo khách
quan như điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu, thu nhập và một chỉ
báo chủ quan là sự tự đánh giá mức sống để đánh giá sự phân tầng xã hội và
khoảng cách giàu nghèo của người dân ở Hà Nội. Tác giả Trịnh Duy Luân,
ùi Thế Cường với bài viết “Về phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở
nước ta hiện nay” đã làm rõ khái niệm PTXH và mô tả bức tranh về thực
trạng, ở nước ta năm 1993, 1998 và cuộc điều tra hộ gia đình đa mục tiêu
1994 – 1997. Các tác giả cho rằng PTXH ở nước ta thể hiện đặc trưng cho
thời kỳ đầu chuyển đổi từ nền kinh tế hoạch hóa tập trung sang nền KTTT,
32
mức chênh lệch giữa các tầng lớp chưa lớn, tốc độ chênh lệch chưa cao.
Đồng thời làm rõ các nguyên nhân dẫn tới sự PTXH trong đó đặc biệt chỉ rõ
các nguyên nhân KTXH như sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ
cấu nghề nghiệp, trình độ học vấn, vai trò của quyền lực, tính chất độc quyền
và có ưu thế của một ngành, l nh vực hoạt động. Trên cơ sở làm rõ thực
trạng và nguyên nhân của PTXH, các tác giả chỉ ra những tác động tích cực
và tiêu cực của PTXH trong bối cảnh chuyển sang nền KTTT từ đó đưa ra
quan điểm và giải pháp khắc phục. Tác giả Trịnh Duy Luân tiếp tục nghiên
cứu “Vấn đề PTXH Việt Nam hiện nay; Nhìn lại một số khía cạnh phương
pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học” [58] khẳng định rằng PTXH là một
trong những khái niệm cơ bản của XHH và nó được bắt đầu kiểm nghiệm
trong quá trình đổi mới. Tác giả làm rõ khái niệm PTXH theo thu nhập, mức
sống và cho rằng việc đo lường các khác biệt về kinh tế dễ hơn nhiều so với
hai l nh vực còn lại là quyền lực và uy tín. Theo tác giả để tiếp cận và phân
tích có cơ sở xã hội vững chắc về sự PTXH theo đúng ngh a của từ này cần
dựa trên nhiều thông tin và chỉ báo khác nữa cũng như cần có thêm những
cách tiếp cận thích hợp mang tính lý thuyết và v mô hơn. Đồng thời cần phải
tiến hành thường xuyên các cuộc điều tra, nghiên cứu quy mô lớn và định
hướng về sự phân hóa giàu nghèo, tương quan mức sống giữa các tầng lớp
dân cư để có cái nhìn tổng thể về xu hướng biến đổi các bất bình đẳng xã hội.
Với bài viết“Sự PTXH ở nông thôn miền Bắc” [34] cho thấy sự phân
tầng mức sống có dạng giống hình thoi, đỉnh trên cao là biểu thị sự giàu có,
đỉnh dưới đáy biểu thị sự nghèo khổ, ở giữa là đủ ăn. Theo tác giả, hệ thống
chỉ báo về phân tầng mức sống, ngoài sự đánh giá mức sống thì có 3 loại chỉ
báo có liên quan mật thiết với nhau là năng động nghề nghiệp, thu nhập và
tích lũy. Trong phân tích của mình, tác giả cho rằng phân tầng mức sống là
hệ quả tất yếu của đổi mới hệ thống kinh tế, trước hết là đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế theo hướng chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, Ngoài ra còn chịu
33
tác động của đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống văn hóa và đổi
mới hệ thống xã hội tổng thể. Các quá trình đổi mới đã tạo ra những nét mới
của phân tầng quyền lực và uy tín. Trên cơ sở phân tích khu vực nông thôn,
tác giả cho rằng, hiện thời có sự đan xen, lồng ghép 3 mô hình phân tầng uy
tín truyền thống, quá độ kiểu cũ và quá độ kiểu mới. Mặt tích cực của PTXH
là động lực của sự phát triển tiến bộ, là hệ quả tất yếu của phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, đồng thời là chỉ báo của sự phát triển tiến bộ, thoát
ra khỏi xu hướng cào bằng lợi ích trong thời bao cấp và ra khỏi chủ ngh a
bình quân. Mặt tiêu cực của PTXH là củng cố bất bình đẳng và trở thành
nguồn gốc của sự bất công bằng và xung đột xã hội. Do đó, cần phải phát huy
mặt tích cực và ngăn chặn mặt tiêu cực của PTXH trong quá trình đổi mới ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam Năm 1992 – 1993 do Tổng
cục thống kê thực hiện lần đầu tiên với sự hỗ trợ của UNDP và các chuyên
gia quốc tế được ghi nhận là cuộc nghiên cứu có tầm vóc. Đây là một cuộc
điều tra chọn mẫu với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, kết quả của cuộc
điều tra này đã cho thấy thực trạng phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng
xã hội trên các khía cạnh kinh tế, giáo dục, sức khoẻ của các nhóm hộ gia
đình và các nhóm dân cư Việt Nam. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu với quy
mô lớn trên phạm vi toàn quốc và được thực hiện lần thứ hai vào năm
1997-1998; trên cơ sở đó Tổng cục thống kê tiếp tục tiến hành cuộc điều
tra mức sống hộ gia đình vào năm 2002, 2004 và 2006. Kết quả của các
cuộc điều tra này đã cho thấy thực trạng phân hoá giàu nghèo và bất bình
đẳng xã hội trên các khía cạnh kinh tế, giáo dục, sức khoẻ của các nhóm hộ
gia đình và các nhóm dân cư Việt Nam. Theo hướng này đã có công trình
thống kê xoá đói giảm nghèo quy mô lớn của nhóm tác giả gồm Nguyễn
Hải Hữu và các đồng sự thực hiện với sự hỗ trợ của ộ Lao động - Thương
binh và xã hội và Chương trình hợp tác Việt - Đức về xoá đói giảm nghèo
và đã công bố thành sách vào năm 2004.
34
Đề tài “Khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội 4 quận nội thành Hà Nội”
vào năm 1992 và một số công trình nghiên cứu của Viện Xã hội học thuộc
chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX.04, trong đó lần đầu
tiên khái niệm phân tầng xã hội được sử dụng. Công trình nghiên cứu này đã
áp dụng lí luận về cơ cấu xã hội vào việc phân tích khái niệm “phân tầng xã
hội” và đo lường sự phân tầng xã hội về mặt mức sống.
Cuộc khảo sát XHH về PTXH do Viện XHH thực hiện năm 1992 –
1994 tiến hành trên địa bàn một số tỉnh thành phố dọc theo quốc lộ I từ Hà
Nội đến thành phố HCM. Đây là nghiên cứu đầu tiên nỗ lực sử dụng các chỉ
báo liên quan đến mức sống, học vấn và hưởng thụ văn hóa tinh thần của
cộng đồng dân cư. Kết quả nghiên cứu cho thấy đã có những dấu hiệu tương
đối rõ của PTXH theo mức sống mà trước tiên là theo tiêu chí địa bàn cư trú
đô thị/nông thôn, Trên cơ sở đó nhóm tác giả đề tài đã dự báo rằng trong
những năm tiếp theo khoảng cách về mức sống giữa các nhóm cư dân ở đô
thị, nông thôn sẽ dần dần lớn hơn, mang tính chủ đạo và sẽ tiếp tục được
khẳng định trong thời gian tiếp theo.
Tác giả Đỗ Nguyên Phương với bài viết “Về hiện tượng PTXH ở nước
ta hiện nay” [82] dựa theo kết quả nghiên cứu thuộc chương trình khoa học
cấp Nhà nước KX 07 – 05. Nghiên cứu cho rằng phân tầng là hiện tượng xã
hội phổ biến, một mặt gắn với sự bất bình đẳng xã hội, mặt khác gắn với sự
phân công lao động xã hội. Theo tác giả, có nhiều tiêu chí đánh giá giàu
nghèo như thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hưởng thụ
văn hóa song thu nhập kinh tế là tiêu chí đáng chú ý hơn cả. Trên cơ sở
phân tích về hiện tượng PTXH ở nước ta hiện nay, tác giả nhận thấy có
những dấu hiệu về sự hình thành và xuất hiện của một giai cấp tư sản dân tộc
vừa và nhỏ trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Mức thu
nhập và đời sống của giai cấp này cao hơn các tầng lớp dân cư khác. Sự hình
thành và hiện diện của giai cấp tư sản trong các ngành công, thương nghiệp
và dịch vụ là một thực tế khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Các
35
nghiên cứu này đã xuất phát từ quan điểm của chủ ngh a Mác-Lênin để nhấn
mạnh vai trò quyết định của phương thức sản xuất và trao đổi đối với cơ cấu
xã hội ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới kinh tế đã thúc đẩy sự biến đổi mới
cơ cấu xã hội và đặt ra yêu cầu nghiên cứu về thành phần và cơ cấu xã hội
đang đổi mới ở Việt Nam.
Công trình “Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng n ở Việt Nam” do
UNDP, GSO phối hợp thực hiện [86] đã sử dụng số liệu của hai cuộc điều
tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1992 – 1993 và năm 1997 – 1998 để
phân tích những thay đổi của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ số liệu
của cuộc điều tra nghiên cứu chỉ ra hang loạt các vấn đề như sự bất bình
đẳng và nghèo đói, sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, tình
hình suy dinh dưỡng ở trẻ em, thực trạng thu nhập và giáo dục ở Việt Nam,
phân tích yếu tố quyết định thu nhập từ lao động, nhận định những ngôi sao
đang lên và những tảng đá đang chìm xuống, thực trạng lao động và việc
làm, tình hình đi học và bỏ học của học sinh, y tế tín dụng và những đố i
tượng chịu thuế, phân tích mối tương quan về cuộc sống. Những phân tích
và lý giải mà nghiên cứu trình bày trong công trình nghiên cứu này được
coi là những cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đánh giá thực trạng mức
sống của các tầng lớp nhân dân.
Bài báo của các tác giả nghiên cứu trong đề tài KX - 04 – 02 “Cảm
nhận và bình luận từ những số liệu khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội”
khảo sát tại 05 thành phố đại diện cho khu vực đô thị (Hà Nội, Hải Dương,
Đà Nẵng, Cấn Thơ, TPHCM). Kết quả nghiên cứu của đề tài rút ra những
nhận xét tổng quát về diện mạo PTXH ở đô thị: sự phân tầng về tuổi tác là
một nét đặc trưng của xã hội nông nghiệp cổ truyền và tuổi tác không quyết
định vấn đề thu nhập. Học vấn và thu nhập có mối quan hệ và tác động đến
quá trình PTXH, song ở đô thị có trình độ phát triển cao thì khả năng tác
dụng của học vấn sẽ cao lên và là yếu tố tác động đến diện mạo PTXH. Đề
36
tài cũng chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa tính chất công việc và quyền lực có
ảnh hưởng nhất định đến thu nhập và sự PTXH.
Đề tài “Phân tầng xã hội và sự phát triển” của Phạm ích San đã tập
trung xem xét vấn đề PTXH từ các xu hướng: sự bình đẳng tuyệt đối, sự
khác biệt tuyệt đối giữa các tầng lớp xã hội. Tác giả trình bày kết quả nghiên
cứu về sự PTXH theo hai biến số phụ thuộc: sự tích tụ vật chất và đầu tư –
tiêu dung của các tầng lớp khác nhau và các biến số độc lập có sự ảnh hưởng
đến sự phân tầng như: nguồn gốc xuất thân, học vấn, nghề nghiệp, tham gia
chính trị, môi trường sinh sống. Trên cơ sở đó tác giả nên rõ tiến trình hình
thành nên những tầng lớp xã hội mới ở Việt Nam được bắt đầu với sự tan rã
của hệ thống tiền lương lao động theo định hướng bao cấp.
Cuốn sách “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến
nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” [49] dựa trên cơ sở phân tích
số liệu khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 1992-1993 và 1997-1998.
Nghiên cứu chỉ ra PTXH về mức sống ở Việt Nam có xu hướng phân hóa
khá rõ. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả chỉ ra sự tác động của yếu tố
học vấn đến việc nâng cao mức sống cho hộ gia đình và khẳng định đi cùng
với tiến trình phát triển của xã hội, ảnh hưởng của học vấn đến PTXH theo
mức sống ngày càng mạnh dần lên và rõ nét hơn. ên cạnh đó, sự tác động
của cơ cấu nghề nghiệp đến PTXH ở nông thôn đồng bằng song Hồng, đặc
biệt xu hướng phi nông nghiệp tác động đến PTXH cũng được tác giả phân tích
khá rõ.
Lưu Hồng Minh với luận án: “Thực trạng PTXH theo mức sống ở nông
thôn đồng bằng sông Hồng – Dự báo và những kiến nghị” [66] đã làm rõ một
số khái niệm PTXH theo mức sống và trình bày một số lý thuyết kiến giải về
PTXH. Tác giả đã xây dựng bộ chỉ báo tiêu chuẩn để nhận diện về PTXH
theo mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng cũng như đưa ra các cách
thức nhận diện về PTXH. Tác giả trình bày thực trạng PTXH theo mức sống ở
đây từ năm 1991 đến năm 1999 với chỉ báo tổng hợp về thu nhập, tài sản, chi
37
tiêu từ đó phân tích một số yếu tố tác động, dự báo xu hướng biến đổi cùng
một số mô hình về tháp PTXH theo mức sống ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng và nên lên một số giải pháp nhằm xây dựng nông thôn trong điều kiện
đổi mới.
Tác giả Nguyễn Thị Hằng, Lê Duy Đồng “Phân phối và phân hóa
giàu nghèo sau 20 năm đ i mới” [31] đã làm rõ những tác động của sự hình
thành và phát triển KTTT đến quan hệ phân phối thu nhập giữa các bộ phận,
tầng lớp xã hội ở nước ta. Từ đó phân tích và đánh giá về sự hình thành, phát
triển các loại thị trường, nền kinh tế nhiều thành phần, cũng như những tác
động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động đến thu nhập và đời sống của
người lao động. Nghiên cứu cũng trình bày thực trạng phân hóa giàu nghèo
ở nước ta và xác định những căn cứ để đánh giá hiện trạng sự phân hóa giàu
nghèo, sự khác biệt giữa hộ giàu và hộ nghèo. Các tác giả khái quát bức
tranh về thực trạng PTXH ở nước ta thông qua những tiêu chí về thu nhập và
mức sống cũng như sự phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về
PTXH. Cuốn sách đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết lao động việc
làm từ khi tiến hành đổi mới đất nước đến giai đoạn 2001- 2005, đồng thời
trình bày quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lao
động, việc làm cũng như mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công
bằng xã hội trong thời gian tới.
Tác giả Lê Ngọc Hùng “Chênh lệch giàu nghèo và PTXH ở HN hiện
nay” cho rằng sự chênh lệch giảu nghèo là quá trình tự nhiên, tất yếu của xã
hội loài người. Từ các số liệu điều tra, tác giả đã phác họa bức tranh về mức
thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo trong 25 năm thực hiện đường lối đổi mới đất
nước. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, mức sống của người dân
liên tục được cải thiện qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước đều
giảm mạnh, song sự chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng lên. Trên cơ sở
thực trạng sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng,
tác giả đã tổng kết và đưa ra xu hướng biến đổi của PTXH, phân hóa giàu nghèo.
38
Đỗ Thiên Kính (chủ nhiệm đề tài cấp ộ) “Bất bình đẳng mức sống ở
nông thôn Việt Nam qua sử dụng và quản lý đất đai hiện nay”, Viện Xã hội
học là cơ quan chủ trì. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng và xu
hướng biến đổi bất bình đẳng về mức sống ở khu vực nông thôn qua 20 năm
(1992 - 2012); Nghiên cứu sự quản lý và sử dụng nguồn lực đất đai của hộ gia
đình nông thôn có mối liên hệ hoặc ảnh hưởng đến mức sống và bất bình đẳng
về mức sống ở khu vực nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những
khuyến nghị và giải pháp nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu và nâng cao mức
sống ở nông thôn qua sử dụng và quản lý đất đai. Phương pháp chủ yếu
nghiên cứu nội dung này là phân tích và xử lý sâu các cuộc Điều tra mức sống
dân cư Việt Nam (VHLSS) từ năm 1992 đến năm 2012 ở khu vực nông thôn
cả nước.
Lê Văn Toàn với luận án: “PTXH ở Việt Nam trong quá trình chuyển
đ i sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” [103]. Nghiên cứu làm
rõ cơ sở lý luận về PTXH và nhận diện thực trạng PTXH ở Việt Nam trong
quá trình chuyển đổi sang nền KTTT. Đóng góp của tác giả là việc xây dựng
tổng hợp về các giai tầng xã hội Việt Nam phân theo nghề nghiệp, tác giả
khẳng định rằng trình độ học vấn, nghề nghiệp là hai yếu tố tác động mạnh
đến sự biến đổi địa vị xã hội của mỗi cá nhân, đồng thời đóng vai trò ngày
càng quan trọng trong việc nâng cao mức sống hộ gia đình. Trên cơ sở phân
tích lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của PTXH trong bối cảnh hội nhập khu vực và
quốc tế.
Nguyễn Thị Thùy Linh với luận án: “Nhận thức, thái độ, hành vi của
cán bộ lãnh đạo, quản lý về PTXH ở tỉnh Bắc Giang hiện nay” [55]. Nghiên
cứu tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của cán bộ lãnh đạo,
quản lý tỉnh ắc Giang về PTXH, những nhân tố tác động như yếu tố tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, khối công tác, cấp hành
chính có ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của cán bộ lãnh đạo
39
quản lý về PTXH và theo nghiên cứu thì cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh có
nhận thức đầy đủ hơn và tốt hơn về PTXH đối với lãnh đạo quản lý cấp
huyện. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp
phần nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi theo hướng tích cực về PTXH của
cán bộ lãnh đạo quản lý của tỉnh ắc Giang trong thời gian trước đây.
Trần Văn Thạch với luận án: “Biến đ i PTXH nghề nghiệp ở thành
phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010” [98]. Nghiên cứu chỉ ra từ sau năm
2000 đến nay sự PTXH nghề nghiệp ở thành phố Đà Nẵng diễn ra nhanh
hơn cả về quy mô, mức độ so với tình hình chung của cả nước, trong đó
nhóm xã hội nghề nghiệp nông dân chịu sự biến đổi nghề nghiệp nhiều nhất.
Các yếu tố tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa bàn sinh sống đã tác động
mạnh mẽ đến sự biến đổi PTXH nghề nghiệp nơi đây. Tác giả khẳng định
chủ trương đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa và chính sách ưu tiên phát triển
giáo dục đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi
PTXH nghề nghiệp ở thành phố Dà Nẵng.
Lê Hoàng Lan, Lê Ngọc Hùng năm 2014 với bài viết: “Phân tầng xã
hội về việc làm ở Việt Nam: một số đặc điểm và yếu tố tác động”, nghiên
cứu chỉ ra rằng so với một số nước khác, cấu trúc xã hội – việc làm của Việt
Nam vẫn nặng về lao động giản đơn với mức lương trung bình thấp kém.
Tuy nhiên, trong thời kỳ Đổi mới kinh tế xã hội ở Việt Nam vừa qua cấu
trúc xã hội việc làm đã phân hóa và phân tầng mạnh mẽ. Điều này thể hiện
đặc biệt rõ qua cấu trúc PTXH – việc làm về mức thu nhập, cụ thể là mức
tiền công, tiền lương. Sự PTXH – việc làm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trình
độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động và khu vực thành thị hay nông
thôn mà người đó làm việc. Quy luật chung ở đây là người lao động có trình
độ chuyên môn cao từ đại học trở lên mà không làm lao động giản đơn thì
thường có mức tiền lương cao nhất. Khuyến nghị thực tế rút ra trong nghiên
cứu là cần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật đến bậc đại học trở lên để
thực sự cải thiện mức lương của người lao động.
40
Lê Ngọc Hùng với nghiên cứu: “PTXH và công bằng xã hội trong
giáo dục” đã chỉ ra PTXH trong giáo dục thể hiện rất rõ qua sự phân hóa xã
hội đến mức bất bình đẳng xã hội về tỉ lệ đi học đúng tuổi mà nhiều người
kể cả những nhà quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục chưa biết rõ. Việc
tìm hiểu những nội dung đổi mới trong chính sách giáo dục và đào tạo cùng
với việc phân tích các số liệu điều tra liên quan cho thấy rõ các cơ hội giáo
dục ở tất cả các cấp, bậc giáo dục đều được mở rộng và tăng lên trong suốt
thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên khi xem xét kỹ có thể thấy
mặc dù Việt Nam đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000 và phổ cập
giáo dục trung học cơ sở năm 2010, nhưng không phải tất cả 100% trẻ em ở
thành thị và nông thôn, không phải tất cả 100% trẻ em đồng bào dân tộc kinh
và đồng bào dân tộc thiểu số đều được đến trường đúng độ tuổi. Do vậy,
việc thực hiện công bằng xã hội cần được triển khai theo hai cách một là
phân phối công bằng các cơ hội đến trường, tức là phân phối cho đều và hai
là mở rộng cơ hội đến trường, tức là làm cái bánh giáo dục to hơn.
Sách tham khảo do tác giả Nguyễn Đình Tấn chủ biên “Xu hướng
PTXH trong quá trình phát triển KTTT ở Việt Nam hiện nay” [95]. Từ sự
phân tích lý luận về PTXH, các tác giả khái quát bức tranh về thực trạng
PTXH ở Việt Nam qua kết quả các cuộc ĐTMS hộ gia đình và kết quả điều
tra tại Hà Nội, Quảng Nam, ình Dương. Trên cơ sở đó chỉ ra các yếu tố tác
động đến PTXH và dự báo xu hướng biến đổi của PTXH ở Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cuối cùng các tác giả đề xuất một số kiến
nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy xã hội nước ta hướng tới xây dựng một xã hội
dựa trên cơ sở của PTXH hợp thức. Năm 2013, Nguyễn Đình Tấn chủ nhiệm
đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu vận dụng t ng tích hợp các lý thuyết về
PTXH nhằm thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay” được Quỹ
phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ. Nghiên
cứu khảo sát 1200 người dân ở 5 tỉnh, thành phố phủ khắp trên cả nước (Đà
Nẵng, ình Phước, Hà Nội, Phú Thọ, Cần Thơ). Nhóm nghiên cứu đã đưa ra
41
một bức tranh hiện thực, sinh động về thực trạng và xu hướng biến đổi của
PTXH hợp thức và không hợp thức, xu hướng và triển vọng trong thời gian
tới. Đồng thời cũng đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm xây dựng một xã
hội trên cơ sở PTXH hợp thức, thực hiện những nguyên tắc của C XH, từng
bước ngăn chặn, đẩy lùi phạm vi và những tác hại của PTXH không hợp
thức. Năm 2015, Nguyễn Đình Tấn tiếp tục chủ biên cuốn sách chuyên khảo
“PTXH hợp thức và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay” [96]. Các tác
giả của cuốn sách đã khảo sát cả hai mặt hợp thức và không hợp thức của
PTXH và đưa ra những hàm ý về việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta
hiện nay. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu, chỉ ra mối quan hệ bản chất
của việc thực hiện C XH và PTXH hợp thức, coi C XH là tiêu chuẩn nhân
lõi để xây dựng PTXH hợp thức và coi PTXH hợp thức là phương thức tốt
nhất để thực hiện C XH. Cuốn sách đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm
xây dựng một xã hội trên cơ sở của PTXH hợp thức có ý ngh a cả về mặt lý
luận và thực tiễn.
Có thế thấy rằng các nghiên cứu và công trình kể trên là những đóng góp
nổi bật khi cứu về PTXH ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn. Các nghiên
cứu đã phân tích cụ thể quá trình biến đổi, phát triển PTXH ở Việt Nam, đặc
biệt từ khi đất nước đổi mới. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa đặt vào
nghiên cứu tổng thể và chưa gắn kết với nhau nhằm mang lại thông tin có tính
hệ thống ở các không gian và thời gian theo sự tập trung, sâu chuỗi, liên kết.
PTXH được các tác giả ở Việt Nam nghiên cứu từ những năm 1990
đến nay, luận án không thống kê hết các công trình của nhiều tác giả nữa
trong nghiên cứu này vì nói chung tất các các nghiên cứu đều chủ yếu tập
trung dựa trên mô hình lý thuyết phân tầng của chủ ngh a Mác – Lênin gắn
PTXH với sự luận giải sự phân hóa các nhóm xã hội, tầng lớp xã hội, sự
phân chia xã hội theo các giai cấp đối kháng và tập trung mô tả các loại hình
cơ cấu xã hội cùng mối liên hệ giữa cơ cấu xã hội với PTXH. Các nghiên
cứu phân tích theo các chiều cạnh kinh tế, uy tín, quyền lực gắn với l nh vực
42
của đời sống xã hội như phân tầng về giáo dục đào tạo, lao động việc làm
Tuy nhiên các tác giả khi nghiên cứu về hiện tượng PTXH đều tập trung chủ
yếu vào chiều cạnh kinh tế và thường dùng khái niệm phân tầng mức sống
hay phân hóa giàu nghèo khi nói về PTXH ở Việt Nam. Để tiếp cận và phân
tích có cơ sở khoa học vững chắc về PTXH theo đúng ngh a cần dựa trên
nhiều thông tin và chỉ báo khác nữa, cũng như cần có thêm những cách tiếp
cận thích hợp hơn. Nó ít nhiều sẽ mang tính lý thuyết và v mô hơn.
Tóm lại, những đóng góp nổi bật của các công trình nghiên cứu về
PTXH ở Việt Nam kể trên đã phân tích cụ thể quá trình biến đổi, phát triển
về PTXH ở Việt Nam, từng bước gắn lý thuyết nghiên cứu về PTXH với
thực tiễn sinh động, biến đổi không ngừng. Qua đó luận án có thể tiếp thu
được cả về mặt lý luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá về PTXH ở
Việt Nam hiện nay từ đó đi sâu phân tích, làm rõ hơn, phong phú hơn để
phát triển chủ thuyết này.
Trong chƣơng 1 tác giả đã phân tích và làm rõ tổng quan tình hình
nghiên cứu về phân tầng xã hội ở các nước phương Tây và các nước phương
Đông để nhìn ...21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997): Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, NXB CTQG-ST, H.2011.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
173
25. Nguyễn Cao Đức (2014), Bất n kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và
phát triển con người ở Việt Nam, Hội thảo Đề tài KX-03-08/2011-
2016, Hà Nội.
26. Edward Wadie Said (2003): Đông phương luận, Nxb Tri thức, HN, 2014.
27. Gunter Endruweit (Chủ biên 1999): Các lý thuyết xã hội học hiện đại,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
28. Harvard Kennedy School (2012), Cải cách cơ cấu vì mục tiêu tăng
trưởng, công bằng và chủ quyền quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Xuân Hảo (2005), Cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội, phân hóa
giàu nghèo ở nước ta hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân, 4/2005.
30. Phạm Xuân Hảo (2014), Tư tưởng của C.Mac về phân tầng xã hội, Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam, (12), Tr.52-61.
31. Nguyễn Thị Hằng, Lê Duy Đồng (2005), Phân phối và phân hóa giàu
nghèo sau 20 năm đ i mới, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc t
chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
33. Nguyễn Ngọc Hợi (2003), Nghiên cứu hành động cùng tham gia trong
giảm nghèo và phát triển nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
34. Tô Duy Hợp (1993), Sự phân tầng xã hội ở nông thôn miền Bắc, Tạp chí
Cộng sản (11).
35. Tô Duy Hợp (2003), Định hướng phát triển làng xã đồng bằng sông
Hồng ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Phùng Thị Huệ (2008), Biến đ i cơ cấu giai tầng ở Trung Quốc trong
thời kỳ cải cách mở cửa, Nxb. Khoa học xã hội.
37. Hà Việt Hùng (2015), Công nghiệp hóa, phân tầng xã hội và xu hướng
phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam, Tạp chí xã hội học, (3), Tr23-27
38. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, Nxb Lý luận chính trị, HN
174
39. Lê Ngọc Hùng (2010), Xã hội học về lãnh đạo quản lý, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
40. Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và Lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
41. Lê Ngọc Hùng (2014), Hệ thống cấu trúc và phân hóa xã hội, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
42. Vũ Tuấn Huy (2007), Một số vấn đề cơ bản của cơ cấu xã hội – giai cấp
ở nước ta hiện nay, Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện xã hội
học, Hà Nội.
43. Đào Thị Minh Hương (2012), Tiếp cận đất đai như quyền con người: cơ
sở pháp lý và thực tiễn ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Con
người, số 5,6.
44. ILSSA - Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Xu hướng lao động và xã
hội Việt Nam 2013 trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế,
Nxb. Lao động, Hà Nội.
45. IPSARD - Viện Chiến lược và Chính sách nông nghiệp, Phát triển nông
thôn, kích cầu nông nghiệp - đòn bẩy quan trọng thúc đẩy kinh tế, HN
46. Jonahan Pincus và John Sender, Định lượng nghèo ở Việt Nam: Ai được
tính, Journal of Vietnamese Studies, 3:1, 2008.
47. Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 20 năm tái lập (1997 – 2016), Nxb
Thống kê.
48. Đỗ Thiên Kính (1999), Tác động của chuyển đ i cơ cấu lao động nghề
nghiệp xã hội đến phân tầng mức sống, Nxb. Nông nghiệp,
H.1999.
49. Đỗ Thiên Kính (2003), Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn
đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam, Nxb Khoa học XH
50. Đỗ Thiên Kính (2012), Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay,
Nxb. Khoa học xã hội.
175
51. Tương Lai (1995), Khảo sát xã hội học về PTXH. Sách tham khảo nội
bộ. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
52. ùi Đức Lại (2007), Trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán
bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6/2007.
53. Nhị Lê (2004), Chung quanh vấn đề cán bộ lãnh đạo, quản lý sau luân
chuyển, Tạp chí Cộng sản, (21).
54. Ngô Văn Lệ (chủ biên 2003), Đồng tham gia trong giảm nghèo đô thị,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
55. Nguyễn Thị Thùy Linh (2012), Nhận thức thái độ và hành vi của cán bộ
lãnh đạo, quản lý về phân tầng xã hội ở tỉnh Bắc Giang hiện nay,
Luận án tiến s , Hà Nôi.
56. Hoàng Long (2014), Phân hóa giàu nghèo đang tăng nhanh, Trang
Doanh nhân Sài gòn online, ngày 21/7.
57. Vũ Mạnh Lợi, Trần Thị Minh Thi (2012), Những vấn đề cơ bản về các
giai tầng xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Đề tài khoa
học cấp ộ 2012, Hà Nội.
58. Trịnh Duy Luân (2004), Vấn đề phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay:
nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã
hội học, Tạp chí xã hội học, (3), tr 14 – 24.
59. Trịnh Duy Luân: Phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay - Phương
pháp tiếp cận và kết quả nghiên cứu , Tạp chí hoạt động
khoa học (tháng 7)
60. Trịnh Duy Luân (chủ biên 2002), Phát triển xã hội ở Việt Nam: Một t ng
quan xã hội học năm 2000. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), Nâng cao năng lực t chức thực hiện của
cán bộ chủ chốt cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Hồ Chí Minh: Vấn đề cán bộ, NX Sự thật, H.1973, tr. 26, 32.
63. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
176
64. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, t.5, t.6 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995.
65. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, t.9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009
66. Lưu Hồng Minh (2001), Thực trạng phân tầng xã hội theo mức sống ở
nông thôn đồng bằng song Hồng – Dự báo và những kiến nghị,
Luận án tiến sỹ XHH, Hà Nội.
67. Nguyễn Hữu Minh (2015), Điều kiện sống của cư dân Hà Nội thập niên
đầu thế kỷ 21: Một vài nét phác họa qua khảo sát dan cư Hà Nội
2011, Tạp chí xã hội học (3).
68. Macionis, Jonh, Xã hội học (1987), Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội.
69. Mc Caig. Benjiamin và Brandt (2009), Sự gia tăng bất bình đẳng thu
nhập ở Việt Nam 1993 - 2006, ài nghiên cứu, Đại học Quốc gia
Úc (NAU).
70. Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư
bản, Nxb. Tri thức, Hà Nội
71. Montesquieu (2005), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb. Lý luận chính trị,
Hà Nội.
72. Phạm Quý Mùi (2013): “Một số thành tựu của thành phố Hải Dương
trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ số 5/2013.
73. Đỗ Hoài Nam: Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam ( áo cáo đề dẫn tại Hội thảo Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ ngh a)
74. Phạm Xuân Nam (2009), Một số lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu về
PTXH và CCXH, Tạp chí Lý luận Chính trị số 1.
75. Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo phát triển Việt Nam.
76. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2015), Nxb thống kê 2016
177
77. Hải Ninh (2015), Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải
Dương giai đoạn 2010 – 2015, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số
5/2015.
78. Lục Học Nghệ (chủ biên 2002): Báo cáo nghiên cứu giai tầng xã hội
Trung Quốc đương đại. Nxb. Văn Hiến KHXH, ắc Kinh.
79. Lê Hữu Ngh a (2010): Một số vấn đề cần nghiên cứu về cơ cấu xã hội và
phân tầng xã hội ở nước ta trong điều kiện hiện nay. Tạp chí Lý
luận Chính trị 12.
80. Lê Hữu Ngh a, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên 2012), Cơ cấu xã hội,
Phân tầng xã hội trong điều kiện đ i mới ở Việt Nam, Nxb.
CTQG.
81. Mai Đức Ngọc (2007), Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
trong việc giữ vững n định chính trị xã hội ở nông thôn nước ta
hiện nay (qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng), Luận án tiến
sỹ, Học viện CTQGHCM.
82. Đỗ Nguyên Phương (1994), Về hiện tượng phân tầng xã hội ở nước ta
hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 5, Tr 30.
83. Đỗ Nguyên Phương, Nguyễn Xuân Kiên (Đồng chủ biên 2010), Cơ cấu
xã hội Việt Nam và những vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình
đ i mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
84. Vũ Hào Quang (2001), Xã hội học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, HN
85. ùi Ngọc Sơn, Học thuyết phân chia quyền lực – một cách tư duy về
quyền lực nhà nước, khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội.
86. TCTK – UNDP (2001), Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt
Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
87. TCTK (2010), T ng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các
kết quả chủ yếu, Hà Nội.
88. TCTK (2012), Điều tra mức sống hộ gia đình 2010, Hà Nội.
178
89. TCTK (2013), Điều tra mức sống hộ gia đình 2012, Hà Nội.
90. TCTK, Họp báo công bố số liệu thống kê KTXH Việt Nam năm 2013.
91. Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội.
92. Nguyễn Đình Tấn (2005), Nguyễn Chí Dũng, Giáo trình xã hội học quản
lý, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
93. Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
94. Nguyễn Đình Tấn, Lê Tiêu La (2008), Năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền phụ nữ ở VN, Nxb Hà Nội
95. Nguyễn Đình Tấn (2010), Xu hướng phân tầng xã hội trong quá trình phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.
96. Nguyễn Đình Tấn (2015), Sách chuyên khảo, Phân tầng xã hội hợp thức
và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị QG – Sự
thật, Hà Nội.
97. Tạ Ngọc Tấn (2010), Một số vấn đề về biến đ i cơ cấu xã hội Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Trần Văn Thạch (2014), Luận án tiến s , Biến đ i PTXH nghề nghiệp ở
thành phố Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2010, Học viện CTQGHCM.
99. Nguyễn Xuân Thắng (Chủ biên 2006): Chênh lệch phát triển và an sinh
kinh tế ở ASEAN, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
100. Hoàng á Thịnh (2010), Phân tầng xã hội và sự hình thành tầng lớp
trung lưu ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội, số 4.
101. Hoàng á Thịnh (2010): Xã hội học sức khỏe, Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
102. Hoàng á Thịnh (2008), Nông dân nghèo nhất trong những người
nghèo, Tạp chí Nông thôn mới, tháng 10.
179
103. Lê Văn Toàn (2012), Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình
chuyển đ i sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế,
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
104. Trung tâm năng suất Việt Nam (2011), Báo cáo năng suất Việt Nam
2010, Hà Nội.
105. Từ điển bách khoa Tri thức, M.1983, tr65
106. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời ký đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, HN
107. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth. Ken
Sheard và Andrew Webster (1993), Nhập môn xã hội học, Nxb
MacMillan, 1981. ản dịch tiếng Việt của Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
108. UNDP (2010), Báo cáo phát triển con người toàn cầu, New York.
109. UNDP (2011), Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người, HN.
110. Viện Quản lý kinh tế Trung ương và Học viện Năng lực cạnh tranh
châu Á (2011), Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010.
II. Tiếng Anh
111. A.Giddens: Sociology, Sixth Edition, Rivised and updated with Philip
W.Sutton polity, 2009, UK.
112. Caroline Hodges Persell: Social Straification, Class and Poverty. in:
Understanding society. An Introduction to sociology. Happer and
Row Publisher. N.Y. 1987.
113. David B. Grusky (1998), Social Stratification, Department of Socilogy and
Center for the Study of Inequality, Uris Hall, Cornell University, Ithaca.
114. DFID (Department for International Development) (2007): Linking
Poverty Reduction and Environmental Management: Policy
Challenges and Opportunities, Washington, DC: World Bank.
180
115. Domhoff, William G. (November 2006), The Power Elite 50 years
Later. Contempoary Sociology 35:547.
116. Doob, Christopher (2013), Social Inequality and Social Stratification in
US Society. Upper Saddle River, New Jersey: Pearson Education
Inc. pp. 39. ISBN 978-0-205-79241-2.
117. Frank Northen Magill, Delgado Hecstor L, Sica Alan, (1995),
international Encyclopedia of Sociology, London: Fitzroy
Dearborn.
118. Gary Becker (1960), Nhìn cuộc sống từ giác độ kinh tế
119. Gaurav Kumar, Gayettri Dixit: Changing theoretical aspects of border
studies: a politico – geographical investigation, Jouranal of Indian
research, vol.2, no.1, january – March 2014, pp 35 – 39.
120. Giddiens Anthony (1997), Sociology, Polity Press, London.
121. G.Ritzer: Contemporary Sociological Theory, Third Edition, McGraw –
Hill, Inc. New York.
122. H. Gerth and C. Wright Mills (1959), From Max Weber: Essasays in
Sociology. New York: Oxford University Press. Tr.181- 193
123. Keznets and Lewis (1969 – 1980), Các bài thuyết trình tại lễ trao giải
thưởng Nobel về khoa học kinh tế.
124. Macionis, J., and Gerber, L. (2010). Sociology, 7th edition.
125. Mark J.Penn and E.Kinney Zalesne: Micro Trend – the small Forces
behind tomorrow’s big changes, Grand Central Publishing, New
York, 2007.
126. Martin Ravallion (2009), The Developing World’s Bulging (But
Vulnerable) “Middle Class”, Policy Research, Group Director’s
Office, January.
127. Menon, Jayant (2013): Is Convergence Without Polarization Possible?
Narrowing the Development Divide in ASEAN, Asia Pacific
Economic Literature.
181
128. Nestor Rodriguez (1987), Classes in Comparative Perspective, New
York, Academic Press.
129. Peter Lindert (2007): Jonathan Pincus. Some Socical Policy Issues over
the Long Period. Paper presented at the workshop “Reforming
Social Security System in Vietnam”, Hanoi, August.
130. Peter Murphy and Eduardo de la Fuente. Aesthetic Capitalism, Leiden,
Boston, 2014.
131. Raymond Edward (1998), The logic of social hierarchies, London:
Hutchinson.
132. Richard Florida (2002), The rise of creative class, New York: Basic
Books,.
133. Ritzer, George (2000), Sociological Theory, Firth Edition, McGraw –
Hill International Editions, Sociological Series, New York.
134. R.Swedberg. Market and Social Structure
135. Scott, J. et al (2005), A dictionary of sociology, Third edition, Oxford:
Oxford university press, 639.
136. Stark, Rodney (2007), Sociology, Tenth Edition. Thompson
Wadsworth.
137. The Conference Board Total Economy Database, 2011.
138. T. Turner S.Bryan (2006), The Cambridge Dictionary of Sociology.
Cambridge, Cambridge University Press.
139. W.Pareto. Principles of Sociology; Max Weber. Society and Economy.
140. World bank,Word Development Report 2006; Justice and Development.
182
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
Phường/xã:....................................................................................
T /thôn:..........................................................................................
A. THÔNG TIN CHUNG
A1. Giới tính ngƣời trả lời: 1. Nam 2. Nữ
A2. Tuổi: ........................................... A3. Dân tộc: ......................................
A4. Tôn giáo:.....................................
A5. Trình độ học vấn
1. Mù chữ/chưa đi học
2. Tiểu học
3. Trung học cơ sở
4. Trung học phổ thông
5. Trung cấp, cao đẳng
6. Đại học
7. Trên đại học
A6. Nghề nghiệp
1. Lãnh đạo, quản lý
2. Chuyên gia trong các l nh vực
3. Nhân viên, trợ lý văn phòng
4. Công nhân, lao động kỹ thuật
5. uôn bán, dịch vụ
6. Tiểu thủ công nghiệp
7. Lao động giản đơn
8. Nông dân
9. Khác (ghi cụ thể).......................................................
A7. Tình trạng hôn nhân:
1. Chưa từng kết hôn
2. Hiện có vợ/chồng
3. Ly hôn
4. Góa
5. Ly thân
6. Sống chúng như vợ/chồng
A8. Gia đình Ông/bà hiện có mấy thế hệ đang cùng sinh sống
1. 1 thế hệ
2. 2 thế hệ
3. 3 thế hệ
4. 4 thế hệ trở lên
A9. Nguồn gốc gia đình
1. Nông dân
2. Công nhân
3. Trí thức
4. Thương nhân
5. Khác:
183
B. KINH TẾ
B1. Xin ông/bà cho biết nhà ở của ông/bà thuộc loại nào dƣới đây
1. Nhà kiên cố 3 tầng trở lên, biệt thự, nhà riêng
2. Nhà kiên cố, dưới 3 tầng, nhà riêng
3. Nhà kiên cố, dạng chung cư
4. Nhà bán kiên cố
5. Nhà tạm
6. Khác, ghi rõ: ..............................................................
B2. Ngoài căn nhà đang ở Ông/bà có đất, nhà nào khác?
1. Đất thổ cư
2. Nhà ở khác (nhà chung cư, nhà riêng, biệt thự )
3. Đất canh tác (trồng trọt, chăn nuôi)
4. Khác (ghi cụ thể)
B3. Hộ Ông/bà có những dồ dùng sau không?
Loại đồ dùng lâu bền Có Khôn
g
1. Ô tô
2. Xe máy
3. Máy điện thoại
4. Tủ lạnh, tủ đá
5. Đầu video
6. Tivi màu
7. Dàn nghe nhạc
8. Máy vi tính
9. Máy điều hòa nhiệt độ
10. Máy giặt, máy sấy quần áo
11. ình tắm nóng lạnh
B4. Nguồn sống chính của gia đình ông/bà hiện nay là gì
1. Lương/chế độ xã hội của nhà nước
2. Nguồn thu từ công nhân lao động
3. uôn bán hàng hóa nhỏ lẻ
4. Chăn nuôi, trồng trọt
5. Nguồn của cải được tích lũy từ trước
6. Khác (ghi rõ)................................................................
B5. Ông/bà tự đánh giá về mức sống của mình ở thời điểm hiện nay và
so với thời kỳ 5 năm và 10 năm trƣớc?
Mức sống hiện nay
(2015)
Thời kỳ 5 năm trƣớc
(2010 – nay)
Thời kỳ 10 năm trƣớc
(2005 - nay)
1. Giàu có 1. Tăng lên nhiều 1. Tăng lên nhiều
2. Khá giả 2. Tăng lên ít 2. Tăng lên ít
3. Trung bình 3. Không thay đổi 3. Không thay đổi
4. Nghèo 4. Giảm ít 4. Giảm ít
5. Rất nghèo 5. Giảm nhiều 5. Giảm nhiều
184
B6. Ý kiến của Ông/bà về khoảng cách giàu nghèo ở địa phƣơng mình
1. Tăng lên
2. Giảm đi
3. Vẫn như vậy
C. UY TÍN
C1. Với các công việc chung của địa phƣơng ông/bà có đóng góp ý kiến xây
dựng không
1. Có 2. Không
C2. Khi có ý kiến đối với các quy định, đề xuất, ông/bà thƣờng:
1. Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp
2. Viết thư bỏ vào hòm thư góp ý
3. Nói chuyện với hàng xóm/bạn bè đồng nghiệp/gia đình
4. Trao đổi qua báo/qua mạng
C3. Ông/bà đánh giá về ý kiến của mình đƣợc tôn trọng/lắng nghe thế
nào ở thời điểm hiện nay và so với thời kỳ 5 năm và 10 năm trƣớc?
Ý kiến bản thân hiện nay 5 năm trƣớc 10 năm trƣớc
1. Luôn được tôn trọng đề
cao
1. Được tôn trọng đề cao
hơn
1. Được tôn trọng đề cao
hơn
2. Thỉnh thoảng được tôn
trọng đề cao
2. Không được tôn trọng
đề cao bằng
2. Không được tôn trọng
đề cao bằng
3. Không bao giờ được tôn
trọng đề cao
3. Không bao giờ được
tôn trọng đề cao
3. Không bao giờ được
tôn trọng đề cao
4. Khó đánh giá 4. Khó đánh giá 4. Khó đánh giá
C4. Ông/bà tự đánh giá bản thân mình có phải là ngƣời có uy tín ở cộng
đồng không?
1. Có
2. Không
C5. Ông/bà tham gia đóng góp cho địa phƣơng thế nào
Đóng góp của ông/bà Có Không
1. Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
các quy định của địa phương
2. Gương mẫu phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng mô
hình làm kinh tế giỏi
3. Hướng dẫn, giúp đỡ gia đình khác cách làm ăn thoát nghèo
4. Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân tham gia các
hoạt động từ thiện, quyên góp ủng hộ giúp đỡ những đối
tượng khó khăn trong xã hội
5.Tích cực tham gia duy trì, kế tục, bảo tồn, phát huy các
ngành nghề truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa
phương, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư
6.Đấu tranh ngăn chặn kịp thời các luận điệu xuyên tạc, lừa
bịp, kích động của kẻ xấu; vận động nhân dân tích cực tham
gia phong trào đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ
nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn
185
7.Phối hợp với hòa giải viên cơ sở, tổ chức hòa giải các vụ
việc mâu thuẫn trong dòng họ, dòng tộc; các tranh chấp, khiếu
kiện trong nội bộ nhân dân
8.Cầu nối giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị
cơ sở với người dân, góp phần tích cực trong công tác vận
động quần chúng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
9.Khác:
C6. Theo ông/bà ngƣời có uy tín thƣờng thuộc đối tƣợng nào?
1. Lãnh đạo, quản lý
2. Trí thức
3. Công nhân
4. Nông dân
5. Nghỉ hưu
6. Khác (ghi cụ thể).....................................................................................
C7. Theo ông/bà ngƣời có uy tín thuộc thành phần kinh tế nào?
1. Giàu có
2. Khá giả
3. Trung bình
4. Nghèo
C9. Theo ông/bà những ngƣời có uy tín đƣợc nhìn nhận nhƣ thế nào
1. Được mọi người nể phục, tin tưởng, phục tùng.
2. Dư luận quần chúng luôn đánh giá tốt
3. Những người đối lập tỏ ra kính nể, run sợ/khâm phục.
4. Được xin ý kiến và tham gia đóng góp ý kiến
C10. Ngƣời nào đƣợc mọi ngƣời ở địa phƣơng tôn trọng, kính nể:
1. Những người có tài năng, có đóng góp với địa phương
2. Những người giàu lên, thành đạt lên vì nỗ lực của chính bản thân
3. Những người sống trong sạch, giản dị, lành mạnh
4. Những người có chức có quyền
5. Khác (ghi cụ thể)..................................................................................
C11. Ông/bà chọn tiêu chí ƣu tiên của ngƣời có uy tín theo thời kỳ
Hiện nay Thời kỳ 5 năm trƣớc Thời kỳ 10 năm
trƣớc
1. Trình độ, năng lực 1. Trình độ, năng lực 1. Trình độ, năng lực
2. Phẩm chất đạo đức 2. Phẩm chất đạo đức 2. Phẩm chất đạo đức
3. Cán bộ lãnh đạo 3. Cán bộ lãnh đạo 3. Cán bộ lãnh đạo
4. Làm ăn kinh tế giỏi 4. Làm ăn kinh tế giỏi 4. Làm ăn kinh tế giỏi
5. Người lớn tuổi 5. Người lớn tuổi 5. Người lớn tuổi
6. Gia đình Gia thế 6. Gia đình Gia thế 6. Gia đình Gia thế
186
D. QUYỀN LỰC
D1. Ông/bà đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nào không?
1. Có 2. Không
D2. Nếu có thì ở trong tổ chức nào dƣới đây
1. Cơ quan Đảng 2. Cơ quan chính quyền
3. Tổ chức đoàn thể chính trị xã hội 4. Doanh nghiệp
5. Khác (ghi cụ thể)........................
D3. Ông/bà có quyền lực nào sau hay không?
Đánh giá bản thân có quyền lực Có Không
1. Địa vị do tổ chức trao cho
2. Đề bạt/tăng lương/thưởng tiền/cơ hội/khen ngợi
người có công
3. Sa thải/kỷ luật/giảm lương/chỉ trích người có lỗi
4. Quan hệ với các nhà lãnh đạo
5. Chuyên môn/học vấn/kinh nghiệm
6. Cung cấp/chi phối/kiểm soát thông tin
7. Tư vấn/chia sẻ lời khuyên hữu ích
8. Thu hút/truyền cảm hứng cho mọi người
9. Liên kết, hợp tác với cá nhân/tổ chức
D4. Đánh giá mức độ sử dụng các quyền lực đó
Mức độ sử dụng các quyền lực Thƣờng
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
1. Địa vị do tổ chức trao cho
2. Đề bạt/tăng lương/thưởng tiền/cơ hội/khen
ngợi người có công
3. Sa thải/kỷ luật/trừ lương/chỉ trích người có lỗi
4. Quan hệ với các nhà lãnh đạo
5. Chuyên môn/học vấn/kinh nghiệm
6. Cung cấp/chi phối/kiểm soát thông tin
7. Tư vấn/chia sẻ lời khuyên hữu ích
8. Thu hút/truyền cảm hứng cho mọi người
9. Liên kết, hợp tác với cá nhân/tổ chức
D5. Ông/bà tự đánh giá bản thân mình thuộc nhóm ngƣời nào
1. Không có chức vụ quyền lực, không có tiếng nói
2. Không có chức vụ nhưng có tiếng nói trong cộng đồng
3. Có chức có quyền
187
D6. Yếu tố cần thiết của ngƣời có quyền lực
1. Trình độ hv/chuyên môn, nghiệp vụ/kinh nghiệm trong l nh vực quản lý
2. Tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng
3. Có năng lực tổ chức, lãnh đạo
4. Đoàn kết, hợp tác được mọi người
5. Kiểm soát tốt bản thân/nguồn lực
6. Khả năng sáng tạo, tầm nhìn xa
7. Luôn khiêm tốn, cầu thị, không ngừng học hỏi
8. Công bằng, chính trực, gương mẫu
9. Thân thiện, quan tâm, gần gũi mọi người
D7. Ở địa phƣơng ông bà lãnh đạo quản lý có hiện tƣợng sau không?
Hiện tượng Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm Không có
1. Không đủ trình độ năng lực
2. Lạm dụng chức quyền
3. Tham ô nhũng nhiễu
4. Mánh khóe, thủ đoạn
5. Liên tục tránh né xung đột
6. Cục bộ, lợi ích nhóm
7. Tô vẽ thành tích, đánh bóng
tên tuổi
D8. Bộ máy lãnh đạo tại địa phƣơng hoạt động thế nào ở thời điểm hiện
nay và so với thời kỳ 5 năm và 10 năm trƣớc?
Bộ máy lãnh đạo Thời kỳ 5 năm trƣớc Thời kỳ 10 năm
trƣớc
1. Hoạt động tốt 1. Hoạt động tốt hơn 1. Hoạt động tốt hơn
2. HĐ bình thường 2. HĐ vẫn như vậy 2. HĐ vấn như vậy
3. HĐ chưa tốt 3. HĐ không tốt bằng 3. HĐ không tốt bằng
4. Khó đánh giá 4. Khó đánh giá 4. Khó đánh giá
E. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ
E1. Ở địa phƣơng ông/bà có những hiện tƣợng xã hội nào sau đây
Hiện tƣợng xã hội Mức độ
1. Có 2. Không 3. Không rõ
1. Những người giàu đoàn kết với nhau
2. Những người nghèo đoàn kết với nhau
3. Người giàu tích cực tham gia và đóng
góp vào các hoạt động cộng đồng
4. Người giàu có ưu thế và ảnh hưởng
đến người khác trong cộng đồng
5. Khác (ghi cụ thể). ................
188
E2. Xin Ông/bà cho biết, những ngƣời giàu có và thành đạt trong thời
gian vừa qua ở xã/phƣờng mình chủ yếu là những ngƣời nào?
Các phƣơng án Mức độ
Nhiều Ít Không
có
Khó
đánh
giá
1. Những người có học vấn đại học trở lên
2. Những người có trình độ chuyên môn kỹ
thuật nghề nghiệp cao
3. Những người năng động, tháo vát
4. Những người chăm chỉ cần cù chịu khó
5. Những người giữ các chức vụ lãnh đạo,
quản lý cao
6. Những người có bố mẹ, vợ chồng/người
thân giữ các chức vụ cao trong xã hội
7. Những người gặp nhiều may mắn trong
cuộc sống
8. Buôn lậu, trốn/lậu thuế, làm ăn phi pháp
9. Những người chạy chức, chạy quyền
10. Những người có hành vi tham nhũng
(đã hoặc chưa bị phát hiện)
11. Những người giỏi sản xuất, kinh doanh
12. Những người có quan hệ xã hội rộng
13. Những người làm việc ở những cơ
quan, tổ chức nắm giữ nguồn lực kinh tế
14. Khác (ghi cụ thể)
E3. Ông/bà ủng hộ ở mức độ nào đối với những trƣờng hợp dƣới đây
( in ánh d u vào mức ủng h mà Ông/Bà chọn)
Các trƣờng hợp
Mức độ
1.Rất
ủng hộ
2.Ủng
hộ
3.Không
ủng hộ
4.Không
rõ
1. Những người vượt khó làm giàu
2. Những người nỗ lực, siêng
năng, sáng tạo
3. Những người thành đạt, thăng
tiến và giàu có nhờ uy tín, tài năng
đức độ và sự đóng góp thực tế cho
xã hội
4. Những người thành đạt, thăng
189
tiến, giàu có dựa trên những quan
hệ xã hội rộng rãi
5. Người làm ăn trái phép, trốn/lậu
thuế, làm hàng giả, hàng nhái
6. Người lợi dụng chức quyền
7. Những người biết nắm bắt cơ
hội thuận lợi trong cuộc sống
8. Khác (ghi cụ thể)........................
E4. Ông bà hiểu về phân tầng xã hội là thế nào
1. PTXH dựa trên sự khác biệt về tài năng, đức độ, sự đóng góp cống hiến
thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội
2. PTXH dựa trên sự khác biệt cơ bản giữa năng suất và hiệu quả lao động
3. PTXH phù hợp với đạo lý và pháp lý
4. PTXH được hiểu là công bằng xã hội
5. PTXH dựa trên những hành vi tham nhũng, làm ăn phi pháp, trốn thuế,
lậu thuế, luồn lọt xu nịnh, mánh khóe, thủ đoạn
E5. Xin ông/bà cho biết xu hƣớng nào là chủ yếu sau đây:
1. Người giàu có, thành đạt nhờ làm ăn hợp pháp, hợp thức, chính đáng
2. Người giàu lên nhờ làm ăn bất hợp pháp, không hợp thức, không chính đáng
3. Người giàu, thành đạt nhờ làm ăn chính đáng, hợp pháp, hợp thức nhiều hơn so
với người giàu lên, thành đạt lên nhờ làm ăn không hợp pháp, không hợp thức,
không chính đáng
4. Người giàu, thành đạt nhờ làm ăn không chính đáng, không hợp pháp, không
hợp thức nhiều hơn so với người giàu lên, thành đạt lên nhờ làm ăn hợp pháp, hợp
thức, chính đáng
5. Cả hai đều tăng lên như nhau
6. Khác (xin ghi thật rõ): ............................................................................
E6. Theo Ông/bà xu hƣớng nguồn sống của địa phƣơng là gì
1. Càng ngày người dân càng sống nhiều bằng nguồn thu nhập của Nhà nước
2. Càng ngày người dân càng sống nhiều bằng nguồn thu nhập của tư nhân
3. Càng ngày người dân sống nhiều bằng nguồn thu nhập liên doanh, cổ phần
E7. Xin ông/bà cho biết xu hƣớng nào là chủ yếu sau đây về uy tín?
1. Người có đạo đức tốt, hiền lành, chịu khó thì có uy tín cao hơn
2. Người có chức vụ càng cao thì càng có nhiều uy tín
3. Người tuổi tác càng cao, kinh nghiệm sống phong phú thì càng có uy tín
4. Người học vấn cao, dám ngh , dám làm, sáng tạo thì càng có nhiều uy tín
5. Người càng giàu có thì càng có nhiều uy tín
190
E8. Xu hƣớng những ngƣời sẽ ngày càng có quyền lực trong cộng đồng
1. Huyết thống với người có quyền lực sẽ ngày càng có quyền lực
2. Mối quan hệ với người có quyền lực sẽ ngày càng có quyền lực
3. Giàu có sẽ ngày càng có quyền lực
4. Trung thành và tin cậy với người có quyền lực sẽ ngày càng có quyền lực
5. Trí tuệ và phẩm chất sẽ ngày càng có quyền lực
E9. Xin ông/bà cho biết xu hƣớng nào là chủ yếu sau đây
1. Người có quyền lực ngày càng làm chủ và phân bổ nguồn lực con người
2. Người có quyền lực ngày càng thiết lập mối liên minh rộng khắp
3. Người có quyền lực ngày càng tăng sự phụ thuộc người khác vào mình
4. Người có quyền lực ngày càng nâng cao trình độ, phẩm chất, kỹ năng
5. Người có quyền lực càng ngày càng giàu có
E10. Ông/bà đồng ý với mệnh đề nào giữa các mối quan hệ sau?
1. Có kinh tế thì sẽ có quyền lực và uy tín
2. Có quyền lực sẽ có uy tín và kinh tế
3. Có uy tín sẽ có quyền lực và kinh tế
Xin chân thành cảm ơn ông/bà đã dành thời gian trao đổi
191
PHỎNG VẤN SÂU
1. Theo ông/bà người có uy tín là người đảm bảo những yếu tố nào? Theo
ông/bà yếu tố nào tạo uy tín của một người? Người nào được mọi người địa
phương tôn trọng, kính nể?
2. Theo Ông/bà người khác tin tưởng/tuân thủ ai đó vì những điều gì?
3. Theo Ông/bà người có quyền lực là người như thế nào?
4. Theo Ông/bà người lãnh đạo giỏi là người có đặc điểm gì?
5. ộ máy lãnh đạo tại địa phương hoạt động thế nào ở thời điểm hiện nay
và so với thời kỳ 10 năm trước?
6. Xin Ông/bà cho biết, những người giàu có và thành đạt trong thời gian
vừa qua ở địa phương mình chủ yếu là những người nào?
7. Theo Ông/bà xu hướng nguồn thu nhập chính của người dân địa phương
mình là gì?
8. Theo Ông/bà nguồn thu nhập; mức sống của người dân hiện nay như thế
nào so với 10 năm trước.
9. Quan điểm của Ông bà về việc: người có quyền lực là người có uy tín và
giàu có; người giàu có thì sẽ có uy tín và tạo quyền lực; người có uy tín thì
sẽ thiết lập quyền lực và tạo nên sự giàu có.
10. Ông bà hiểu thế nào là phân tầng xã hội? Công bằng xã hội?
11. Ông bà có đề xuất gì cho cộng đồng phát triển hơn?
i
ii
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phan_tang_xa_hoi_o_thanh_pho_hai_duong_hien_nay_thuc.pdf