BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ THỊ DIỆP LAN
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ THỊ DIỆP LAN
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS.
185 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶNG KHẮC ÁNH
2. PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC CHÍNH
HÀ NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Ngô Thị Diệp Lan
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỐ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu ......................................................... 5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................. 5
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu ......................................... 7
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ........................................ 7
7. Kết cấu của luận án ............................................................................... 8
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 9
1.1. Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước .............. 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................... 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ......................................... 12
1.2. Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục .... 14
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ......................................... 14
1.2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ......................................... 17
1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án ..................................................................................................... 22
1.3.1. Những nội dung đã được nghiên cứu ........................................... 22
1.3.2. Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung ........... 23
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA PHÂN CẤP QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG .................................... 27
2.1. Quản lý và quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông .................... 27
2.1.1. Quản lý và quản lý nhà nước ........................................................ 27
2.1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ..................................... 29
2.2. Phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về giáo
dục phổ thông .......................................................................................... 33
2.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước ......................................... 33
2.2.2. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ...... 37
2.2.3. Tác động của phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông . 42
2.2.4. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ở Việt Nam qua
các thời kỳ ............................................................................................. 45
2.3. Nội dung, điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý
nhà nước về giáo dục phổ thông ............................................................. 47
2.3.1. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ........ 47
2.3.2. Điều kiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông ....... 51
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nướcvề giáo dục
phổ thông ............................................................................................... 52
2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phân cấp quản lý nhà nước
về giáo dục phổ thông và giá trị tham khảo cho Việt Nam ................... 56
2.4.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trong phân cấp quản lý nhà nước về
giáo dục phổ thông ................................................................................ 56
2.4.2. Những giá trị tham khảo cho Việt Nam ........................................ 62
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 64
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ....................................................................................................... 66
3.1. Khái quát về Thành phố Hà Nội và tình hình giáo dục phổ thông
trên địa bàn Thành phố Hà Nội ............................................................. 66
3.1.1. Khái quát về Thành phố Hà Nội .................................................. 66
3.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội .... 68
3.2. Phân tích thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ
thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................................................... 75
3.2.1. Khái quát tình hình phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ
thông trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................... 75
3.2.2. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo
dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội ....................................... 92
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 105
Chương 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................ 107
4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước
về giáo dục phổ thông ........................................................................... 107
4.1.1. Quan điểm tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục
phổ thông ............................................................................................ 107
4.1.2. Định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục
phổ thông ............................................................................................. 109
4.2. Giải pháp tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ
thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................................................. 111
4.2.1. Đổi mới tư duy về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ
thông ................................................................................................... 111
4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phân cấp quản lý
nhà nước về giáo dục phổ thông .......................................................... 113
4.2.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, viên chức quản lý giáo
dục phổ thông ...................................................................................... 124
4.2.4. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra đảm bảo hiệu quả phân cấp
quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông .............................................. 129
4.2.5. Các giải pháp bổ trợ ................................................................... 131
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 140
KẾT LUẬN ............................................................................................... 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................ 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 145
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................... 155
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................... 159
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................... 161
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................... 162
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
CCHC Cải cách hành chính
CNTT Công nghệ thông tin
ĐTBD Đào tạo bồi dưỡng
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDPT Giáo dục phổ thông
HCNN Hành chính nhà nước
HĐND Hội đồng nhân dân
KT-XH Kinh tế - xã hội
NXB Nhà xuất bản
QLNN Quản lý nhà nước
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTHC Thủ tục hành chính
UBND Uỷ ban nhân dân
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
©
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỐ
BẢNG:
Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng khi thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về
GDPT ........................................................................................................... 55
Bảng 3.1. Biểu thống kê quy mô giáo dục cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn
thành phố Hà Nội ......................................................................................... 68
Bảng 3.2. Thống kê công tác bổ nhiệm cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019 .............. 80
Bảng 3.3. Khảo sát đánh giá mức độ phân cấp về bộ máy, nhân sự trong
GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......................................................... 81
Bảng 3.4. Bảng thống kê cấp ngân sách các trường công lập trên địa bàn
Hà Nội .......................................................................................................... 85
Bảng 3.5. Khảo sát đánh giá mức độ phân cấp trong quản lý tài chính trong
GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......................................................... 87
Bảng 3.6. Mức độ tự chủ về chương trình, nhân sự và tài chính của các trường
phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội .................................................... 88
Bảng 3.7. Khảo sát đánh giá mức độ phân cấp trong kế hoạch phát triển
GDPT, xây dựng nội dung, chương trình GDPT ........................................... 91
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT ....................... 32
Sơ đồ 3.1. Phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT trên địa bàn Thành phố
Hà Nội .......................................................................................................... 76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới,
giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước. Trong các cấp học, GDPT bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục
trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông
(giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp) là giai đoạn cực kỳ quan trọng góp
phần cung cấp, định hướng năng lực và nhân cách người học. Cùng với GDPT,
QLNN đối với GDPT luôn luôn là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách
đặc biệt quan tâm bởi vì quản lý giáo dục từ bình diện quốc gia đến các cấp
quản lý giáo dục ở địa phương và các cơ sở giáo dục đều có ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách GDPT và nâng cao chất lượng GDPT.
Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng trong đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao và cung cấp nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, do sự
chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường theo định hướng XHCN nên các cơ chế, chính sách hiện hành về quản
lý nhà nước về giáo dục nói chung, quản lý nhà nước về GDPT nói riêng đang
còn nhiều hạn chế, bất cập; sự phân cấp quản lý đối với GDPT chưa rõ ràng,
chưa hợp lý; quyền hạn chưa đi đôi với trách nhiệm. Theo đánh giá của của
Chiến lược phát triển giáo dục 2010 -2020: “Quản lý giáo dục còn nhiều bất
cập, mang tính bao cấo, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm
và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản
lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách giáo dục thiếu
đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục với
các bộ, ngành địa phương chưa chặt chẽ”. Thay vì phải thực hiện cơ chế phân
cấp quản lý, Nhà nước đã “tập trung” quá mức trong quản lý nhà nước về giáo
dục. Hậu quả là cấp dưới bị hạn chế trong phân cấp quản lý, ít có quyền chủ
động, sáng tạo, chất lượng giáo dục thấp và đầu ra không đáp ứng được yêu
cầu của xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2
Để nâng cao hiệu quả QLNN về GDPT cần thực hiện nhiều giải pháp.
Một trong những giải pháp để phát triển GDPT ở nước ta là phải cải cách mạnh
mẽ hệ thống thể chế và phương thức quản lý nhà nước về GDPT theo hướng
đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước như kết luận của Hội nghị Trung ương 8
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Nghị quyết nhấn mạnh: “Thực
hiện phân cấp quản lý về giáo dục, phát huy tính chủ động, tự chịu tách nhiệm
của các cơ sở giáo dục, trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố và các quận,
huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục” [51, tr.37].
Như vậy, có thể khẳng định: Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ
thông là một trong nhữn yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về giáo dục phổ thông. Trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục nước
nhà thì vấn đề phân cấp quản lý về giáo dục nói chung, GDPT nói riêng đang trở
nên bức xúc và cần được nghiên cứu một cách toàn diện và nghiêm túc.
Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về
văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả
nước. Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, nhu cầu về đời sống tinh thần cao,
có điều kiện để tiếp thu nhanh chóng nền văn minh tiên tiến của nhân loại.
Trong những năm qua, giáo dục phổ thông của Thủ đô đã đạt được những kết
quả quan trọng, hệ thống các trường phổ thông phát triển đa dạng với nhiều
loại hình trường, lớp; cơ sở vật chất của các trường được xây dựng khang
trang hơn trước; nhiều trường đạt chuẩn quốc gia.
Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng chất lượng GDPT ở
nước ta nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng vẫn còn thấp
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những nguyên nhân
ảnh hưởng đến chất lượng GDPT là do phân cấp quản lý nhà nước về
GDPTcòn có nhiều hạn chế. Mô hình tổ chức quản lý nhà nước theo ngành
kết hợp theo lãnh thổ dẫn đến cùng một đối tượng quản lý là các cơ sở giáo
3
dục phổ thông nhưng chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước
khác nhau như Bộ, Sở, Phòng Giáo dục đào tạo quản lý theo chiều dọc về
chuyên môn; Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý theo chiều ngang về nhân sự,
hành chính.. Sự chồng chéo về chức năng, việc phân định nhiệm vụ, quyền
hạn chưa phù hợp dẫn đến chưa phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về giáo
dục; từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục phổ thông trên địa
bàn.Quá trình đổi mới phân cấp quản lý nhà nước về GDPT vẫn chưa đáp
ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn và còn nhiều hạn chế, bất hợp
lý; phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán,
cục bộ, chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những chức năng,
nhiệm vụ đã phân cấp cho địa phương. Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT
chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp chính
quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; chưa xác định rõ
trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những nhiệm vụ đã
được phân cấp; phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương
ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa
các ngành, các lĩnh vực có liên quan, chưa tạo điều kiện cho địa phương chủ
động cân đối các nguồn lực.
Đặc biệt với đặc thù là thủ đô của cả nước, bên cạnh các văn bản pháp
luật chuyên ngành về giáo dục, Hà Nội chịu sự điều chỉnh của Luật Thủ đô
với những cơ chế quản lý được áp dụng riêng trên địa bàn. Quy định trách
nhiệm quản lý nhà nước về GDPT của các cơ quan quản lý phải có những
điểm đặc thù để đáp ứng được các thách thức và nhu cầu thay đổi nhanh
chóng trong bối cảnh mở cửa hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi hệ thống
GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội; để thực hiện mục tiêu giáo dục là tạo
ra những công dân kiểu mới. Cải cách giáo dục phải đẩy mạnh phân cấp quản
lý, trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới, huy động các nguồn lực của địa
phương và tạo ra cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân.
4
Mặt khác, dưới góc độ khoa học quản lý công cho đến nay, chưa có công
trình nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về phân cấp quản lý nhà
nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Việc giải mã những vấn đề lý
luận của phân cấp quản lý về GDPT cũng như đánh giá thực tiễn phân cấp
quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó xác định
phương hướng và giải pháp phù hợp để tăng cường, đảm bảo phân cấp quản
lý nhà nước về GDPT trên địa bàn hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài: “Phân cấp quản lý
nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”làm đề tài
nghiên cứu Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công là hoàn toàn cấp thiết
về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Muc đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là luận giải, cung cấp những luận cứ
khoa học về lý luận và thực tiễn để tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về
GDPT trên địa bàn Thành phố hướng tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về GDPT.
2.2. Nhiêm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận án đề ra các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của phân cấp quản lý nhà nước
về GDPT, nội dung phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, các yếu tố ảnh
hưởng đến phân cấp quản lý nhà nước về GDPT cũng như kinh nghiệm phân
cấp QLNN về GDPT một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT,
tìm hiểu những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân
của những hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
5
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới và đẩy mạnh phân
cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những
năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động phân cấp quản lý nhà nước về GDPT.
3.2. Phạm vi nghiêncứu
- Về không gian: thành phố Hà Nội
- Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động phân cấp quản lý nhà
nước về GDPT công lập tại các cấp quản lý theo ngành (Bộ Giáo dục và Đào
tạo - Sở Giáo dục và Đào tạo - Phòng Giáo dục và Đào tạo) và phân cấp quản
lý theo lãnh thổ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (UBND các cấp) ở 3 lĩnh vực
chủ chốt: (i) bộ máy, nhân sự; (ii) cơ sở vật chất và tài chính; (iii) chuyên
môn (bao gồm lập kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông, xây dựng nội
dung, chương trình và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông).
- Về thời gian: từ năm 2010 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà
nước, phân cấp quản lý nhà nướcvề giáo dục. Phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được kết hợp nhất quán để nghiên
cứu và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp
phân tích - tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra xã hội học.
6
Một là, phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu lý luận và kinh nghiệm
liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận. Đồng
thời nghiên cứu các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ, Bộ GD&ĐT liên quan đến vấn đề nghiên cứu để phân tích cơ sở lý
luận của luận án.
Hai là, phương pháp phân tích - tổng hợp
Luận án sử dụng phương pháp phân tích để lý giải thính cấp thiết và ý
nghĩa mà đề tài nghiên cứu đặt ra trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT
trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng việc thực
hiện phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, phân tích nguyên nhân của những
bất cập, hạn chế tạo cơ sở cho đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm lược nội dung sau mỗi phần
phân tích, đánh giá. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát vấn đề, tóm
lược nội dung của từng mục và các kết luận của từng chương của luận án.
Ba là, phương pháp thống kê
Luận án sử dụng phương pháp thống kê để có số liệu cụ thể về thực trạng
phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Bốn là, phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi với 200 phiếu được phát ra cho đối
tượng là cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT và cán bộ quản lý
các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Số phiếu nghiên cứu
sinh phát ra cụ thể như sau:
- 80 phiếu cho cán bộ quản lý nhà nước về GDPT ở Sở Giáo dục và
Đào tạo Hà Nội và cán bộ quản lý ở các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận
Ba Đình; Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Long Biên, Nam Từ
Liêm, Bắc Từ Liêm và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Phúc Thọ.
- 120 phiếu cho cán bộ quản lý các trường Tiểu học, THCS và THPT.
Bảng điều tra này gồm có 2 phiếu:
7
- Phiếu 1: Thực trạng phân cấp QLNN về GDPT trên địa bàn Thành phố
Hà Nội;
- Phiếu 2: Ý kiến kiến nghị về tăng cườngphân cấp QLNN về GDPT trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
(1) Phân cấp QLNN về GDPT có ảnh hưởng lớn đến hoạt động QLNN
về GDPT cũng như đời sống kinh tế - xã hội.
(2). Phân cấp QLNN về GDPT ở nước ta nói chung, trên địa bàn Thành
phố Hà Nội nói riêng tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập....
(3). Tăng cường phân cấp QLNN về GDPT tại địa bàn Hà Nội trên cơ sở
phân định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp quản lý nhà nước về
GDPT, khắc phục chồng chéo và mẫu thuẫn giữa các cấp, các ngành góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu qủa QLNN về GDPT từ đó đẩy mạnh chất lượng GDPT
đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án cần trả lời thấu đáo các câu
hỏi sau đây:
- Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là gì? Có tác động như thế nào?
- Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành
phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Những kết quả đã đạt được và những hạn
chế trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố?
- Cần phải làm gì để đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT
trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới?
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận
Qua tham khảo các tài liệu về phân cấp quản lý và GD trong và ngoài
nước, nghiên cứu các xu hướng, mô hình phân cấp QLGD ở một số nước trên
8
thế giới, luận án góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về phân cấp quản
lý nhà nước về giáo dục nói chung và GDPT nói riêng ở nước ta.
Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu, nhận xét thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về
GDPTtrên địa bàn Thành phố, đánh giá những ưu điểm và những mặt hạn
chế, xác định những nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa
bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan của Đảng, nhà nước trong việc ban hành các cơ chế, chính sách
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở các
địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để chính quyền Thành phố Hà
Nội đổi mới quản lý đối với các trường phổ thông trên tinh thần đẩy mạnh
phân cấp quản lý, giáo quyền hợp lý cho các trường để xây dựng nền giáo dục
của Thành phố Hà Nội ngày càng phát triển.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước đối
với giáo dục phổ thông
Chương 3: Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chướng 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường phân cấp quản lý nhà
nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước ở trong nước
có thể kể đến là:
- Võ Kim Sơn (2004): “Phân cấp quản lý nhà nước – lý luận và thực
tiễn”, NXB Chính trị Quốc gia. Đây có lẽ là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên
ở nước ta về phân cấp quản lý nhà nước. Cuốn sách dày 483 trang, bao gồm 4
chương trình bày các vấn đề về cơ sở lý luận trong quản lý HCNN; các hình
thức phân cấp quản lý HCNN; phân cấp quản lý HCNN ở Việt Nam từ năm
1945 đến năm 2003. Chương 4 của cuốn sách tác giả lý giải sự cần thiết phải
đẩy mạnh phân cấp quản lý HCNN và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh
phân cấp quản lý HCNN ở Việt Nam [60].
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Viện nghiên cứu Khoa
học tổ chức, Bộ Nội vụ: “Tình hình phân cấp giữa Trung ương và địa
phương”, năm 2004. Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng phân cấp giữa
Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
Các tác giả đề tài đã phân tích các kết quả đã đạt được, những hạn chế của quá
trình phân cấp, nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất 6 nhóm
giải pháp để thực hiện phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương [7].
- Phạm Hồng Thái (2011): “Một số vấn đề nhận thức lý luận về tập quyền,
tản quyền, phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước”, bài viết trong cuốn
“Phân cấp quản lý nhà nước”, NXB Công an Nhân dân. Tác giải bài viết phân
tích làm rõ khái niệm phân cấp, tản quyền, phân quyền và đưa ra khái niệm
phân cấp như sau: “Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ,
quyền hạn cho từng cấp hành chính; nếu nhìn từ chế độ quản lý thì bản chất của
10
phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình
nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phương
thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc bằng cách chuyển cho cấp
dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể” [64].
Trong bài viết, tác giả đã phân tích thực trạng phân cấp quản lý giữa trung
ương và địa phương và đề xuất một số quan điểm, nguyên tắc phân cấp quản lý
ở nước ta hiện nay.
- Nguyễn Đăng Dung (2011): “Các hình thức phân cấp, phân quyền”, bài
trong cuốn “Phân cấp quản lý nhà nước”, NXB Công an Nhân dân. Tác giải
trình bày 06 hình thức phân cấp: hình thức phân cấp dựa vào các nguồn gốc
lịch sử; hình thức phân cấp bằng trật tự thứ bậc và chức năng; hình thức phân
cấp qua vấn đề được đề cập và các giá trị của nhà nghiên cứu; hình thức tập
trung vào các mẫu hình và chức năng hành chính; hình thức dựa trên kinh
nghiệm của một quốc gia; hình thức phân cấp trên cơ sở các mục đích: chính
trị, thị trường, không gian và quản lý.Trong bài viết tác giả phân tích 3 thể loại
về phân cấp hành chính: tản quyền, phân quyền và ủy quyền [64].
Một số tác giả đã có các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý đăng
trên các tạp chí chuyên ngành và trình bày tại các hội thảo khoa học:
- Nguyễn Minh Phương:“Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự
quản địa phương tại Việt Nam”, bài tham luận tại Hội thảo “Tổ chức chính
quyền địa phương ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Văn
phòng Quốc hội, Oxfam, Unicef phối hợp tổ chức tại Ninh Thuận ngày
06/4/2013. Bài tham luận đã trình bày các khái niệm phân cấp, phân quyền, tự
quản địa phương và những vấn đề đặt ra trong phân cấp, phân quyền, tự quản
địa phương ở nước ta hiện nay và đề xuất kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh
phân cấp, phân quyền, tự quản địa phương ở nước ta trong thời gian tới [55].
- Hoàng Mai: tham luận: “Thẩm quyền của các cấp chính quyền địa
phương trong phát triển bền vững - kết quả của quá trình phân cấp quản lý ở
11
Việt Nam” được trình bày tại Hội thảo quốc tế về quản trị địa phương (tháng
3/2009 trong chương trình Đại hội khối Pháp ngữ năm 2009 tổ chức tại Hà
Nội. Tác giả nhấn mạnh: Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN, xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, cải cách nền
HCNN và hội nhập quốc tế, thực hiện phân cấp, phân quyền ngày càng đầy
đủ, toàn diện hơn tiến đến tự quản địa phương là yêu cầu có tính quy luật,
không thể trì hoãn được [49].
- Hoàng Thị Ngân (2010): “Thực trạng và xu hướng phân cấp quản lý
giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam”, bài tham gia hội thảo của Khoa
Luật, Đại học Quốc gia. Bài tham luận đánh giá thực trạng phân cấp quản lý
giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam, những kết quả đã đạt được, những
hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và xu hướng phân cấp quản lý nhà
nước trong những năm tới. Bài tham luận nhấn mạnh: Việc phân cấp cho mỗi
cấp mỗi địa phương và ở mỗi thời kỳ đòi hỏi phải khác nhau. Tuy vậy, nó luôn
được coi là vấn đề tất yếu của nhà nước và phụ thuộc vào khả năng của chính
quyền địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển. Nếu phân cấp, giao nhiều
quyền quá có thể dẫn đến chính quyền địa phương sẽ quá tải, không thể thực
hiện hết được các chức năng, nhiệm vụ, nếu phân cấp, giao ít quyền quá thì sẽ
không phát huy được các thế mạnh của địa phương, hiệu quả hoạt động của
chính quyền địa phương sẽ không cao.
Ngoài ra, nhiều nhiều nhà khoa học và quản lý đã công bố các ...lại coi quản lý như một hoạt động thiết yếu bảo đảm
phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt tới mục tiêu của nhóm.
Theo Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động
của những người khác", [36]
Còn Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt
tới mục tiêu đã đề ra" [20]
Giáo trình Khoa học quản lý của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thì
quan niệm: "Quản lý là viẹ ̂c đạt tới mục đích của tổ chức mọ ̂t cách có kết quả
và hiẹ ̂u quả thông qua quá trình lạ ̂p kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
các nguồn lực của tổ chức" [71]
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng phổ quát hơn cả có thể
hiểu: quản lý là sự tác động có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới mục tiêu đề ra.
28
Quản lý bao gồm các yếu tố cấu thành sau: (1) Chủ thể quản lý là tác
nhân tạo ra các tác động; (2) đối tượng quản lý bị quản lý tiếp nhạ ̂n trực tiếp
các tác động của chủ thể quản lý; (3) Các khách thể quản lý là mục tiêu mà
chủ thể quản lý tác động để mong muốn đạt được.
Theo đối tượng quản lý, các hoạt động quản lý có thể phân chia thành 3
nhóm chủ yếu: quản lý giới vô sinh ( ví dụ như nhà xưởng, ruộng đất, tài
nguye ̂n, hầm mỏ, thiết bị máy móc, nguye ̂n vật liệu, sản phẩm.) , quản lý giới
sinh vật và quản lý xã hội. Quản lý xã hội với tư cách là quản lý các hoạt
động của con người, giữa con người với nhau trong xã hội là một bộ phận của
quản lý chung.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn
tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt
động gắn liền với hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, có tính chất
cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi
phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hoá, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.
Quản lý nhà nước thực hiện 3 quyền: 1) Quyền lập pháp do các cơ quan
lập pháp thực hiện. Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp
và luật, tức là quyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh các
quan hệ xã hội theo định hướng của nhà nước; 2) Quyền hành pháp là quyền
chấp hành và điều hành do hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.
Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là hoạt động chấp hành luật và
điều hành, quản lý các mặt của đời sống sống kinh tế - xã hội theo các quy định
của pháp luật; 3) Quyền tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện. Quyền tư
pháp là quyền bảo vệ pháp luật của các cơ quan tư pháp.
Trong quản lý xã hội có rất nhiều chủ thể tham gia: các đảng phái chính
trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các hội nghề
nghiệp..., trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng. Nhà nước là trung tâm
29
của hệ thống chính trị và là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội. So với
quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt:
1) Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước
được trao quyền; 2) Đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức
sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên
ngoài lãnh thổ quốc gia; 3) Quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng, ngoại giao...; 4) Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà
nước, sử dụng công cụ pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội; 5)
Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và
phát triển của toàn xã hội [28, 242].
Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể hiểu, quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp
luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các
mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện,
nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
2.1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông
Để làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông cần làm
sáng tỏ thuật ngữ: giáo dục phổ thông. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy
định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông;
tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục
phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực
từ 22/07/2017), thì: Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung
học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn
giáo dục định hướng nghề nghiệp).
Như vậy, thuật ngữ giáo dục phổ thông là thuật ngữ mang nội hàm
rộng bao gồm cả giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn
giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định
hướng nghề nghiệp).
30
Trên cơ sở phân tích trên có thể hiểu: quản lý nhà nước về giáo dục phổ
thông là một lĩnh vực của quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật, thực hiện sự tác động và điều chỉnh bằng
quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục phổ thông nhằm thực hiện
mục tiêu duy trì kỷ luật, kỷ cương, phát triển giáo dục phổ thông đáp ứng yêu
cầu phát triển đất nước.
Từ quan niệm trên có thể xác định các yếu tố cấu thành của QLNN
về GDPT ở Việt Nam hiện nay như sau:
Thứ nhất, chủ thể QLNN về GDPT là các cơ quan nhà nước. Cụ thể
trong phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước. Theo quy định của Luật Giáo dục hiện nay hệ thống các cơ quan
quản lý nhà nước về GDPT được quy định như sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về GDPT. Chính phủ trình
Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnhhưởng đến quyền
và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương
về cải cách nội dung chương trình của các bậc học phổ thông, hằng năm báo
cáo Quốc hội về kết quả hoạt động GDPT và việc thực hiện việc thu chi ngân
sách GDPT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc
thực hiện quản lý nhà nước về GDPT.
Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước
về GDPT quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của mỗi Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về GDPT. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, bồi
dưỡng hàng năm và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước
trình Thủ tương Chính phủ phê duyệt; chịu trách nhiệm về tính hợp lý, sự đáp
31
ứng nhu cầu thực tiễn và cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo. Bộ
Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên
quan lập dự toán, phân bổ, tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; xây dựng
các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính - ngân sách; bảo
đảm tài chính và thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách đối với
lĩnh vực GDPT theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nuớc và các văn bản
pháp luật có liên quan. Bộ Nội vụ có trách nhiệm thực hiện những quy định
về quản lý biên chế GDPT quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cáp thực
hiện quản lý nhà nước về GDPT ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
Ở cấp tỉnh có Sở Giáo dục và Đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về GDPT
trong phạm vi tỉnh, bao gồm các trường tiểu học, THCS, THPT. Một số Sở
Giáo dục và Đào tạo chỉ được quản lý chuyên môn và một vài mặt khác thuộc
quá trình GDPT. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp
THCS, THPT.
Cấp huyện có Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trưởng Phòng Giáo dục và
Đào tạo chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước
về GDPT trong phạm vi các quận, huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp
huyện quản lý các trường tiểu học, THCS. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào
tạo được cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.
32
Sơ đồ 2.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT
Ghi chú: Quan hệ trực thuộc về tổ chức
Quan hệ chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ
Thứ hai, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông.
Chủ thể QLNN sẽ tiến hành các hoạt động sau trong lĩnh vực GDPT:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục phổ thông;
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GDPT;
ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của
các cơ sở giáo dục phổ thông;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung GDPT; tiêu chuẩn nhà giáo;
tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in
và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng,
chứng chỉ;
- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất
lượng giáo dục phổ thông;
CHÍNH PHỦ
Phòng GD&ĐT UBND cấp xã
BộGD&ĐT UBND cấp tỉnh
Sở GD&ĐT UBND cấp huyện
33
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo
dục phổ thông;
- Tổ chức bộ máy quản lý về giáo dục phổ thông;
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục phổ thông;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục
phổ thông;
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục phổ thông;
- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục phổ thông;
- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối
với sự nghiệp giáo dục phổ thông;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GDPT; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GDPT.
Thứ ba, mục đích của QLNN về GDPT. Đó là hướng tới duy trì ổn định,
trật tự và đảm bảo sự phát triển của các quan hệ xã hội giữa các chủ thể tham
gia hoạt động GDPT.
2.2. Phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục
phổ thông
2.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước
Để làm rõ nội hàm thuật ngữ phân cấp quản lý nhà nước, trước hết cần
xuất phát từ thuật ngữ “phân cấp”. Hiện nay, có một số quan niệm khác nhau
xung quanh khái niệm “phân cấp”. Theo một số tác giả, phân cấp chính là phân
quyền giữa trung ương và địa phương; Phân cấp là phân ra, chia thành các cấp,
các hạng; Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để
thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối
lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ.
34
Có quan niệm khác cho rằng, phân cấp có thể theo hai hướng: một
hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc
của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc
công việc giữa các cấp khác nhau [70, 162].
Có ý kiến cho rằng, cần phân biệt “phân cấp quản lý” với một số khái
niệm gần với nó là phân công, phân nhiệm, phân quyền vì phân công và phân
nhiệm đều để chỉ sự xác định quyền hạn, trách nhiệm cả theo chiều ngang và
chiều dọc. Thông thường, người ta sử dụng khái niệm phân công để chỉ quan
hệ theo chiều ngang với dụng ý phân biệt nó với phân cấp. Nếu phân quyền
được hiểu là phân giao quyền hạn cho một cơ quan hoặc một cấp chính quyền
nào đấy thì thực ra sử dụng thuật ngữ phân công và phân cấp là đầy đủ và
chính xác hơn [43, tr.24-25].
Như vậy, cho đến nay, mặc dù được sử dụng một cách rộng rãi, song
cách hiểu về phân cấp còn chưa hoàn toàn thống nhất.
Dưới góc độ ngôn ngữ, “cấp” được hiểu là loại hạng trong một hệ thống
(xếp theo trình độ cao thấp, trên dưới). Từ đó, phân cấp quản lý được cắt
nghĩa là giao bớt một phần quyền quản lý cho cấp dưới, quy định nhiệm vụ và
quyền hạn cho mỗi cấp. Như vậy, ở đây có hai nội dung cần lưu ý là chuyển
giao thẩm quyền cho cấp dưới và xác định thẩm quyền của mỗi cấp trong đó.
Hiện nay, căn cứ vào cách phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ mà ở
Việt Nam hình thành các cấp chính quyền: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và
cấp xã. Phân cấp quản lý nhà nước, trước hết được hiểu là phân cấp giữa
trung ương với chính quyền cấp tỉnh; đồng thời, còn bao hàm cả phân cấp
giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
Phân cấp quản lý nhà nước bao gồm: 1) Phân cấp theo chức năng là các
cá nhân, tổ chức ở những vị trí xác định được giao thực hiện những nhiệm vụ
nhất định phù hợp với chức năng quản lý của mình; 2) phân cấp theo lãnh thổ
là mỗi cấp quản lý (chính quyền địa phương) được giao quản lý các đối tượng
35
trên một địa bàn xác định. Ở đó, bộ máy quản lý được chủ động quyết định
mục tiêu, kế hoạch, biện pháp và huy động sử dụng các nguồn lực trong địa
bàn theo quy định một cách tối ưu nhất; 3) phân cấp kỹ thuật là cấp quản lý
được giao quyền quyết định những tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế, tài
chính quy tắc và quy trình thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định
cho phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và tự nhiên của địa bàn; 4)
phân cấp lợi ích là cấp quản lý được chủ động kết quả đầu ra, lợi ích thực hiện
cùng những biện pháp tăng cường lợi ích của tập thể (hay địa bàn) và điều
hoà lợi ích giữa các bên theo quy định.
Hiện nay, thuật ngữ phân cấp không chỉ dùng trong quản lý mà còn dùng
phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Phân cấp là một
trong những nội dung quan trọng của cải các hành chính của các quốc gia bao
gồm 3 loại hình cơ bản hợp thành là tản quyền, phân quyền và uỷ quyền. Sự
phân định này phụ thuộc vào mối quan hệ quản lý giữa các cấp hành chính trong
hệ thống các cơ quan nhà nước. Tính phụ thuộc trên, dưới của hệ thống các cấp
hành chính là yếu tố chủ đạo và chi phối nghĩa vụ của từ phân cấp [68, tr.164].
Xét trên quan điểm khoa học quản lý, phân cấp quản lý nhà nước là thuật
ngữ chỉ sự phân định quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm bằng cách quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ để
vừa đảm hảo việc điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ đồng thời
phát huy dân chủ, nâng cao tính năng động của mỗi địa phương, cơ sở. Phân
cấp quản lỷ được hiểu là sự chuyển giao ổn định thẩm quyền, nhiệm vụ và
trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực thuộc nhằm đạt
mục tiêu chung một cách có hiệu quả nhất trong quá trình phân công quản lý
của cả hệ thống hành chính nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền được giao,
mỗi cấp có quyền hành động tự chủ nhất định để phát huy tính năng động
sáng tạo của mình [64, tr.385].
Về nguyên tắc, phân cấp quản lý không đơn thuần là phân chia quyền lực
giữa Trung ương và địa phương (theo cấp hành chính và đơn vị hành chính)
36
và cũng không phải là phân chia lợi ích giữa Trung ương và địa phương, giữa
cấp trên và cấp dưới, mà thực chất là phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền giữa
cấp trên và cấp dưới một cách hợp lý, tạo thuận lợi trong việc giải quyết các
công việc của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
Như vậy, có thể thấy phân cấp quản lý nhà nước là một quá trình liên thông từ
việc xác định chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp hành chính đến thẩm quyền
hành chính tương ứng ở mỗi cấp và các điều kiện thực hiện để đạt mục tiêu
quản lý của hệ thống một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình đó, mỗi cấp đều
phải chịu trách nhiệm với nhau và chịu trách nhiệm với nhân dân về kết quả
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp.
Nếu nhìn từ chế độ quản lý thì bản chất của phân cấp quản lý nhà nước
là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ quyền hạn do mình nắm giữ cho
cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phương thức ban
hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc bằng cách chuyển cho cấp dưới thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể.
Sản phẩm cuối cùng của phân cấp quản lý nhà nước là hệ thống quy định
pháp luật về phân định thẩm quyền quản lý nhà nước và cơ chế thực hiện
những thẩm quyền đó. Như vậy, phân cấp quản lý nhà nước bao gồm các nội
dung cụ thể sau: 1) Xác định những thẩm quyền đặc biệt của trung ương trong
quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực hoạt động cụ thể nhằm bảo đảm tính
thống nhất trong quản lý nhà nước; 2) xác định những thẩm quyền riêng của
từng cấp chính quyền theo tiêu chí “cấp tốt nhất”; 3) xác định thẩm quyền
chung của các cấp chính quyền và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thẩm
quyền chung; 4) quy định các điều kiện về tài chính, tổ chức, nhân sự để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp; 5) xác định cơ chế
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp.
Trên cơ sở những lập luận ở trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về
phân cấp quản lý nhà nước như sau: Phân cấp quản lý nhà nước là sự phân
37
định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm
sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện
thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của
hoạt động quản lý nhà nước.
2.2.2. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông
Thời gian đầu chính phủ các nước thường quản lý giáo dục phổ thông
theo mô hình tập trung. Ở mô hình này, việc ra quyết định quản lý và thực
hiện chức năng giám sát và đánh giá chủ yếu do Bộ Giáo dục hoặc các Vụ
chức năng của Bộ Giáo dục tiến hành. Chính quyền trung ương quy định mọi
mặt của hệ thống, bao gồm các vấn đề liên quan đến học sinh, giáo viên, tài
chính và trang thiết bị. Chính quyền trung ương còn xây dựng chính sách và
quản lý mọi hoạt động, như việc trả lương cho giáo viên, thực hiện đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Chính quyền địa
phương có trách nhiệm triển khai và thực hiện, nhà trường cũng được trao
một số quyền lực song vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của trung ương, do đó địa
phương và nhà trường có rất ít điều kiện để phát huy sự năng động, sáng tạo.
Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT được coi là mô hình quản lý thay thế và
khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lý tập trung.
Trên cơ sở những lý luận về phân cấp quản lý nhà nước nói chung đã phân
tích, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là việc chuyển giao quyền hạn, quyền ra
quyết định cho cấp dưới thông qua các tổ chức giáo dục. Ở Việt Nam có bốn cấp
được chuyển giao quyền hạn là: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Hiểu cụ thể hơn, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là chuyển trách
nhiệm lập kế hoạch, quản lý và phân bổ các nguồn lực từ chính phủ trung
ương tới các cơ quan chuyên ngành của chính phủ, các cơ quan cấp dưới, các
đơn vị công lập tự chủ một phần, các đơn vị vùng hay chức năng hoặc các tổ
chức tư nhân hay tình nguyện.
Các định nghĩa trên đã phản ánh được một mặt của phân cấp: phân công
lại hoặc trao thêm trách nhiệm và quyền quyết định phù hợp với các chức năng
38
hoặc thành phần cụ thể của chức năng cho cấp thấp hơn của chính phủ trung
ương. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ về phân cấp cần phải đề cập đến các mặt còn lại
của phân cấp, đó là tính chịu trách nhiệm của từng cấp và mối quan hệ công việc
giữa các cấp trong và ngoài hệ thống quản lý nhà nước về GDPT.
Một cách khái quát chúng ta có thể hiểu, phân cấp quản lý nhà nước về
GDPT là quá trình thiết kế lại hệ thống quy trình trách nhiệm, quyền hạn và
tính chịu trách nhiệm (theo các chức năng hoặc thành phần, của chức năng
quản lý nhà nước về GDPT) theo hướng dịch chuyển từ cấp trên xuống cấp
dưới, cũng như quy trình quan hệ công việc giữa các bên liên quan (trong và
ngoài hệ thống quản lý đối với GDPT), nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực
đạt tới mục tiêu đề ra.
Từ khái niệm trên, có thể xem xét các đặc điểm của phân cấp QLNN về
GDPT như sau:
Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT liên quan chặt chẽ với quản lý nhà
nước về GDPT. Về bản chất thì phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là một
hình thức cải cách trong quản lý nhà nước về GDPT theo hướng dịch chuyển
quyền ra quyết định cho các cấp thấp hơn để phù hợp với điều kiện thực tế và
đảm bảo sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu đề ra. Trong
đó, chủ yếu và chuyển giao một số thẩm quyền từ Chính phủ, các bộ (trong đó
phần lớn là nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và đào tạo), cho chính
quyền địa phương hay cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới bằng các văn
bản luật, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo... của các cơ quan,
đơn vị hành chính cấp dưới, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở Việt Nam dựa trên nguyên tắc
kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Ở địa phương, Sở Giáo dục và
Đào tạo vừa chịu sự quản lý của chính quyền địa phương cấp tỉnh (Hội đồng
nhân dân và UBND tỉnh), vừa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo vừa chịu sự quản lý của chính quyền địa
39
phương cấp huyện vừa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào
tạo. Phân cấp quản lý còn được thực hiện đối với những chức năng quản lý
GDPT khác nhau của ngành. Ví dụ, ngành giáo dục - đào tạo thực hiện quản
lý chuyên môn, nghiệp vụ, song tuỳ theo từng địa phương mà ngành có thể
chịu trách nhiệm các vấn đề khác như quản lý ngân sách, đội ngũ giáo viên,
nhân viên, tổ chức bộ máy, biên chế, xây dựng trường học. Đối với một số địa
phương, Sở Giáo đục và Đào tạo chỉ quản lý các hoạt động liên quan đến
chuyên môn, nghiệp vụ. Các vấn đề về ngân sách, tổ chức bộ máy, biên chế
chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý ngành và lĩnh vực khác.
Các mối quan hệ trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT được chia
thành hai loại khác chính: 1) Mối quan hệ theo chiều dọc là mối quan hệ theo
hệ thống thứ bậc, cấp dưới phục tùng cấp trên, chịu sự kiểm tra, giám sát của
cấp trên. Mối quan hệ này bao gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sở Giáo dục và
Đào tạo - Phòng Giáo dục và Đào tạo; 2) Mối quan hệ theo chiều ngang là
mối quan hệ phối hợp của các cơ quan trong cùng một cấp quản lý. Mối quan
hệ này bao gồm: Ở cấp tỉnh: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài
chính, Sở KH-ĐT...; Ở cấp huyện: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ,
Phòng Tài chính
Khi xét đến phân cấp quản lý nhà nước về GDPT người ta thường coi nó
nhự một yêu cầu để thực hiện chủ trương dân chủ hóa trong GDPT. Qua đó,
phân cấp quản lý nhà nước về GDPT tính đến phạm vi quản lý của các cấp
quản lý khác nhau của GDPT, bao hàm các nhiệm vụ quản lý, đối tượng quản
lý, điều kiện quản lý. Khi xét thấy phạm vi quản lý đó vượt quá khả năng của
một tổ chức thì thực hiện phân cấp, thường là sự phân cấp giữa cơ quan cấp
trên với cơ quan cấp dưới. Xu thế tổ chức và quản lý trong GDPT ngày càng
được coi trọng là phân cấp và phân quyền mạnh xuống cấp dưới, đặc biệt là
xuống cấp cơ sở, kết hợp với việc tăng cường trách nhiệm của cấp dưới.
40
Bên cạnh những đặc điểm trên khi nghiên cứu phân cấp QLNN về giáo
dục phổ thông cần phân định sự khác biệt giữa phân cấp QLNN về GDPT của
chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Sự khác biệt này xuất phát từ sự
khác biệt giữa đô thị và nông thôn dẫn đến tổ chức và hoạt động cũng như
phương thức quản lý của chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn khác
nhau và cuối cùng là tác động trực tiếp đến việc phân cấp cấp QLNN về GDPT
của chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.
Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị “là khu vực tập trung dân
cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi
nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một
vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành
phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn’’.
Như vậy, đô thị với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của một địa phương, vùng, miền,
của cả nước, là động lực cho sự phát triển đối với địa phương, vùng, miền đó
hoặc cả nước. Mặt khác đô thị là nơi tập trung dân cư, mật độ dân số cao.
Theo báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, trong 10 năm qua, quá
trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động
làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam
năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là
63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu
vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam
năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là
63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu
vực thành thị tăng 4,8 điểm phần tram [8].
Về kinh tế - xã hội, ở khu vực đô thị chủ yếu là phi nông nghiệp, đa
ngành, đa lĩnh vực, có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ sở hạ tầng phát triển;
41
có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi học tập tiếp cận các nền giáo dục hiện
đại.Chính vì thế trình độ dân trí, trình độ học vấn của người dân cũng cao hơn
so với khu vực nông thôn. Riêng đối với GDPT,cũng theo báo cáo kết quả
Tổng điều tra dân số năm 2019, tỉ lệ đi học chung của bậc tiểu học là 101,0%,
bậc THCS là 92,8%, bậc THPT là 72,3%. Ở cấp tiểu học, không có sự khác
biệt giữa thành thị và nông thôn về tỉ lệ đi học chung (100,9% so với
101,0%). Cấp học càng cao thì khoảng cách chênh lệch về tỉ lệ đi học chung
giữa thành thị và nông thôn càng lớn, cụ thể: ở cấp THCS, tỉ lệ đi học chung
của khu vực thành thị cao hơn tỉ lệ đi học chung của khu vực nông thôn là 3,4
điểm phần trăm; mức chênh lệch này ở cấp THPT là 13,0 điểm phần tram [8].
Điều đó đồng nghĩa với việc đô thị cũng là nơi được Nhà nước, xã hội
đầu tư mạnh cho sự phát triển giáo dục và cũng thu hút được sự quan tâm lớn
về giáo dục trong đó có GDPT. Trong khi ở địa bàn nông thôn chủ yếu là
nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch
vụ và thông tin chưa phát triển mạnh, ngân sách dành cho giáo dục hạn chế
hơn các lĩnh vực khác.
Với những điểm khác biệt trên dẫn đến khi tiến hành phân cấp QLNN
về GDPT không thể “cào bằng” giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông
thôn. Bởi lẽ phân cấp về bản chất là trao quyền nhưng khi và chỉ khi địa
phương có đủ khả năng, điều kiện để tiếp nhận quyền. Bởi vậy, với chính
quyền đô thị nguồn nhân lực, vật lực dành cho GDPT tốt hơn chính quyền
nông thôn vì vậy vừa là yêu cầu vừa là đòi hỏi việc phân cấp trong QLNN về
GDPT phải được đẩy mạnh hơn. Mặt khác, theo Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, cơ cấu tổ chức của chính quyền đô thị có điểm khác với chính
quyền nông thôn. Chính quyền địa phương có thể có đầy đủ Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân, có thể không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện ở
chính quyền nông thôn hoặc không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở
chính quyền đô thịKhi tổ chức bộ máy có sự khác biệt đương nhiên quy
định phân cấp QLNN về GDPT phải được điều chỉnh cho phù hợp.
42
2.2.3. Tác động của phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông
Xem xét tác động của phân cấp quản lý nhà nước về GDPT xuất phát từ
tác động của phân cấp quản lý nhà nước nói chung đối với các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Mặt khác, để có sự đánh giá toàn diện, cần xem xét tác động
cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.
Như vậy, có thể xem xét phân cấp quản lý nhà nước có những tác động
tích cực như sau:
Một là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT tạo ra cơ hội để có một
chính phủ có trách nhiệm hơn, công khai và minh bạch hơn khi người dân
tham gia vào quá trình ra quyết định, có thể dễ dàng giám sát và đánh giá việc
chính phủ tuân thủ các quyết định của mình. Phân cấp quản lý nhà nước về
GDPT làm giảm bớt các thủ tục hành chính quan liêu,phức tạp và làm tăng
tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trước những điều kiện và nhu
cầu của địa phương. Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT làm giảm bớt khối
lượng công việc sự vụ của những nhà lãnh đạo cấp cao ở trung ương để tập
trung nhiều hơn vào những công việc quan trọng và ban hành các cơ chế,
chính sách.
Hai là, phân cấp quản lý tạo điều kiện cho chính quyền địa phương các
cấp phát huy tính năng động, sáng tạo, sử dụng hợp lý các nguồn lực và lợi
thế của địa phương, làm giảm bớt các thủ tục hành chính quan liêuphức tạp và
giúp giảm bớt căng thẳng về tài chính đối với chính quyền trung ương khi
chính quyền địa phương có thêm quyền nhiều hơn trong việc huy động các
khoản ngân quỹ bằng cách thu phí và lệ phí đối với những dịch vụ mà chính
quyền địa phương cung cấp.
Ba là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT giúp việc cung ứng các dịch
vụ GDPT có hiệu quả hơn bởi các cấp chính quyền địa phương hiểu rõ hơn về
các điều kiện, đặc điểm và nhu cầu của người dân địa phương so với cấp
trung ương. Các nhà cung ứng dịch vụ giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người dân và của xã hội.
43
Bốn là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT tạo điều kiện cho người
dân có tiếng nói nhiều hơn về dịch vụ GDPT do đó nâng cao phúc lợi cho họ.
Khi các quyết định được ban hành càng gần với cấp thực hiện thì tiếng nói
của người dân càng lớn hơn, nhất là khi các quyết định được đưa ra từ chính
người thực hiện là các trường phổ thông. Khi người dân tham gia vào quá
trình ra quyết định cũng có nghĩa là họ sẽ thực hiện việc giám sát và đánh giá
việc thực hiện các quyết định chính xác và hiểu hơn.
Năm là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT giúp cấp dưới phân bổ
ngân sách phù hợp với các yếu tố đầu v...n lý giữa các cấp
chính quyền địa phương hiện nay, tạp chí Quản lý nhà nước, số 1/2007.
56. Hoàng Văn Sao, Phân cấp, phân quyền trong quản lý hành chính nhà
nước, tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 4/2002.
57. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2014 – 2015, phướng hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016.
58. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2016 – 2017, phướng hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 – 2018.
59. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm học
2018 – 2019, phướng hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019 – 2020
60. Võ Kim Sơn,Phân cấp quản lý nhà nước - lý luận và thực tiễn, NXB
Chính quốc gia, Hà Nội, 2004.
61. Nguyễn Thế Tài, Phân công, phân cấp trong quản lý hành chính nhà
nước, tạp chí Tổ chức nhà nước, số 11/2011.
62. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ
thông (từ thực tiễn tỉnh Bến Tre), Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2008.
63. Đặng Văn Thanh, Phân cấp quản lý tài chính nhà nước – Thực trạng và
giải pháp hoàn thiện, tạp chí Quản lý nhà nước, số 9/2004.
64. Phạm Hồng Thái - Nguyễn Đăng Dung (đồng chủ biên), Phân cấp quản
lý nhà nước, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội – 2011.
151
65. Trần Hồng Thắm, Một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà
nước về giáo dục phổ thông, tạp chí Khoa học, Đại học ư phạm TP Hồ
Chí Minh, số 34/2012.
66. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến
lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” ngày 13/6/2012, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội - 2012.
67. Nguyễn Xuân Tế (2008), Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở giáo dục,Website Trường cán bộ quản lý GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh.
68. Nguyễn Hồng Thuận, Đổi mới phân cấp quản lý trường trung học phổ
thông Việt Nam, đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học giáo dục, 2011.
69. Vũ Thư, Phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền và những vấn đề
đặt ra, tạp chí Quản lý nhà nước, số 7/2014.
70. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu học
tập, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục phổ thông, NXB Đại học luật,
TP Hồ Chí Minh - 2008.
71. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Khoa học quản lý, tập I,
Hà Nội 2001).
72. Hoàng Tụy (Chủ biên), Cải cách và chấn hưng giáo dục, NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
73. Trần Anh Tuấn, Đẩy mạnh phân cấp quản lý hành chính nhà nước đáp
ứng yêu cầu phát triển và hội nhập toàn cầu, tạp chí Quản lý nhà nước,
số 10/2004.
74. Đinh Thi Minh Tuyết, Về phân cấp quản lý giáo dục - đào tạo ở nước ta
hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 142 (11/2007).
75. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XII, XII của Đảng Cộng
sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2006, 2011, 2016
76. Viện Khoa học Giáo dục,Tuyển tập các công trình nghiên cứu vê Giáo
dục phổ thông của Nhà giáo nhân dân Phạm Văn Hoàn,NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2001.
152
77. Viện Khoa học giáo dục,Xã hội hóa giáo dục, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội, năm 2005
78. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục - Trung tâm nghiên cứu phát triển
nguồn nhân lực, Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát
triển nguôn nhân lực, NXB Giáo dục, năm 2002
79. Viện Khoa học Giáo dục,Tuyển tập các công trình nghiên cứu vê Giáo
dục phổ thông của Nhà giáo nhân
80. Phạm Viết Vượng (Chủ biên),Quản lý hành chính nhà nước và quản lý
giáo dục đào tạo,NXB Đại học sư phạm, năm 2003
81. Nguyễn Cửu Việt, Phân cấp quản lý trong mối quan hệ giữa Trung ương
và địa phương, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2005.
82. Nguyễn Cửu Việt, Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền, Tạp
chí Luật học, ĐH Quốc gia Hà Nội, số 26/2010.
83. Đào Văn Vy, Phân cấp quản lý giáo dục ở Việt Nam: Quan niệm, thực
tiễn và những vấn đề đặt ra về giáo dục phổ thông, tạp chí Khoa học
Giáo dục, số 37/2008.
84. Đào Văn Vỹ (1991), Từ điển Pháp - Việt, NXB TP.Hồ Chí Minh.
85. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Công văn số 2475/UBND-KT về
việc triển khai Nghị quyết số 21/2017/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà
nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
86. Website Thư viện pháp luật:
87. Hà Nguyên, Bất cập trong quản lý Nhà nước về giáo dục: Biến dạng
phân cấp quản lý, www.htp// giaoducthoidai.vn ngày 7/3/2019
88. Lê Hà, Cần khắc phục một số vấn đề trong vận hành tài chính cho giáo
dục, www.htp;//nhandanorg.vn ngày 29/10/2018
Tiếng Anh
89. Alfred de Grazia (1999),Decentralization - The element of Political
Science”, New Jersey.
153
90. Brian G. Knight &Nora Gordon (2006),The Effects of School District
Consolidation on Educational Cost and Quality, forthcoming, Public
Finance Review.
91. Clive A. J. Dimmock, School-based management and school
effectiveness, 1993.
92. Cheema, G. Shabbir and Rondineli (1993): “Decentralization and
development: Policy implementation in developing countries”, Sage,
Beverly Hills
93. Donal R. Winkler (1998): Decentralization in education: An Economic
Perspective,World bank
94. Harry Anthony Patrinos, David Lakshmanan Ariasingam
(1997),Decentralization of education: demand-side financing,World Bank,
Wash. D.c
95. Odden A, Busch C., Financing schools for high performance: strategies
for improving the use of educational resources, San Francisco: Jossey-
Bass,1988.
96. Jere R. Behrman, Anil B. Deolalikar, Lee-Ying Soon (2002),Conceptual
issues in the role of education decentralization in promoting effective
schooling in Asian developing countries,ADB, Manila.
97. Jacques Hallack (1990),Investing in the future. Setting
EductionalPriorities in the Developing world,UNDP.
98. Kanokpan Lao-Araya (2002),Effect of decentralization strategy on
macroeconomic stability in Thailand,ADB, Manila
99. Kaori Okano and Motonori Tsuchiya (1999),Education in contemporary
Japan: inequality and diversity,Cam. Univ. Pr
100. Lockheed, Marlaine (2004),“Decentralization of education: Eight
lessons for school effectiveness and improvement”,The word Bank,
Washington, D.C.
154
101. Nora Gordon & Brian Knight (2006),The Causes of Political
Integration: An Application to School Districts, NBER Working Papers
12047, National Bureau of Economic Research, Inc.
102. Rondineli D. và Nellis J. (1996),Assessing decentralization policies in
Developing countries: the case for cautious optimism, Delelopment
Policy Review 4.
103. Winkler R, Donald R. and Gershberg (2003), Effects on Quality of
Schooling,Word Bank, Washington D.C.
104. World Bank (1997),Decenfralization of education: legal issues,Wash. D.C.
105. World Bank (1998),Decentralization of education: teacher
management,Wash. D.C.
106. Washington D.C, USAID (2000),Decentralization and democratic Local
Governm.
155
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT
Lấy ý kiến cán bộ quản lý giáo dục phổ thông và giáo viên về phân cấp
quản lý nhà nuwóc đối với GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Xin vui lòng đọc và đánh dấu X vào ô bên cạnh nội dung đánh giá mà
anh/chị lựa chọn.
Nội dung khảo sát Mức độ đánh
giá
X
1. Theo anh/chị, mức độ đáp ứng của quản lý đối với
GDPT ở địa phương nơi anh/chị công tác trước các yêu
cầu phát triển KT-XH địa phương như thế nào?
Tốt
Khá
TB
2. Việc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp quy về phân cấp
quản lý nhà nước về GDPT có phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương?
Phù hợp
Khá phù hợp
Chưa phù hợp
3. Theo anh/chị các văn bản pháp quy về quản lý nhà
nước về GDPT có bao quát hết các mặt hoạt động
GDPT hiện nay không ?
Bao quát
Khá bao quát
Chưa bao quát
4. Các văn bản pháp quy liên quan đển quản lý nhà
nước về GDPT có nhất quán từ trung ương đến địa
phương?
Nhất quán
Khá nhất quán
Chưa nhất quán
5. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà
nước về GDPT ở địa phương có tương xứng với quyền
hạn?
Có
Không
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan quản
lý nhà nước về GDPT có được quy định rõ ràng, cụ thể?
Có
Không
156
7. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
quản lý nhà nước về GDPT có chồng chéo với các cơ
quan nhà nước khác không?
Có
Không
8. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về GDPT
ở TP Hà Nội có hợp lý không?
Có
Không
9. Mức độ linh hoạt trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý nhà nước về GDPT trên địa bàn TP Hà Nội trước
những thay đổi của tình hình thực tế?
Tốt
Khá
TB
10. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về GDPT
trên địa bàn TP Hà Nội có thống nhất và phù hợp
không?
Có
Không
11. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về GDPT
trên địa bàn TP Hà Nội có bao quát hết các mảng công
việc?
Có
Không
12. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về GDPT có rõ ràng,
phù hợp?
Có
Không
13. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nước về GDPT có được quy định rõ ràng, hiệu quả?
Có
Không
14. Công tác thông tin trong quản lý nhà nước về GDPT
trên địa bàn Thành phố có kịp thời và chính xác?
Có
Không
15. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về GDPT của
Thành phố có đáp ứng đủ về số lượng?
Đủ
Không đủ
16. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
về GDPT trên địa bàn Thành phố hiện nay như thế nào?
Tốt
Khá
TB
157
17. Đội ngũ cán bộ quản lý GDPT, giáo viên các
trường phổ thông có thường xuyên được đào tạo, bồi
dưỡng?
Có
Không có
18. Kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng có đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên không?
Có
Không
19. Quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố có
hợp lý trong tương quan với các cơ quan, tổ chức khác?
Có
Không
20. Mức độ hiệu quả trong cơ chế phối hợp hoạt động
giữa các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT và các
ban, ngành chức năng khác trên địa bàn Thành phố?
Tốt
Khá
TB
21. Tầm quan trọng của các văn bản hướng dẫn của
Trung ương về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản
lý nhà nước về GDPT và các cơ quan chức năng khác ở
địa phương?
Quan trọng
Khá q. trọng
Không q. trọng
22. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về
GDPT trong tương quan với các ban, ngành chức năng
khác trên địa bàn Thành phố?
Rất nổi bật
Khá nổi bật
Mờ nhạt
23. Theo anh/chị quản lý nhân sự trong ngành GDPT
nên giao cho Sở Nội vụ hay Sở Giáo dục và Đào tạo?
Sở Nội vụ
Sở GD-ĐT
24. Theo anh/chị quản lý tài chính, ngân sách của
GDPT nên giao cho Sở Tài chính hay Sở Giáo dục và
Đào tạo?
Sở Tài chính
SỞGD-ĐT
25. Các trường phổ thông hiện nay có quyền tự chủ
trong xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học?
Có
Không có
158
26. Anh/chị đánh giá mức độ tự chủ trong triển khai
thực hiện chương trình, kế hoach dạy học ở các trường
phổ thông?
Hoàn toàn
Một phần
Rất ít
27. Các trường phổ thông có quyền tự chủ về nhân sự,
bao gồm tự chủ trong tuyển chọn, đánh giá, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên?
Có
Không
28. Anh/chị đánh giá mức độ tự chủ trong sử dụng,
thuyên chuyển và thực hiện các chế độ, chính sách đối
với cán bộ, giáo viên?
Hoàn toàn
Một phần
Rất ít
29. Các trường phổ thông có quyền tự chủ về tài chính,
bao gồm huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài
chính và các tài sản phục vụ việc nâng cao chất lượng
GDPT?
Có
Không
30. Anh/chị đánh giá mức độ tự chủ trong thực hiện
quyền thu, chi tài chính trong các trường phổ thông trên
địa bàn Thành phố?
Hoàn toàn
Một phần
Rất ít
Đề nghị ghi lại những thông tin sau đây:
Chức vụ: ... (CB quảnlý, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,
Giáo viên)
Đơn vị công tác: .. (Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT, Trường Tiểu học,THCS, THPT).
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị!
159
PHỤ LỤC 2
Câu hỏi lấy ý kiến khuyến nghị về phân cấp quản lý nhà nước về GDPT
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Câu Nội dung
Chính sách và kế hoạch phát triển GDPT
1 Bộ GD&ĐT đã thực hiện tương đối tốt chức năng quản lý vĩ mô,
quản lý bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện
2 Bộ GD&ĐT còn ôm đồm, sự vụ trong việc thực hiện các chức năng
quản lý nhà nước về GDPT
3 Sự phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và địa phương trong việc xây dụng
chính sách phát triển GDPT đã được thực hiện tốt
4 Chưa có phân công trách nhiệm cụ thể giữa Bộ GD&ĐT và địa
phương trong việc xây dựng chính sách phát triển GDPT
5 Việc lập các chương trình, kế hoạch phát triển GDPT còn mang tính
hình thức
6 Quy trình lập kế hoạch phát triển GDPT được thực hiện từ cấp
Trường lên cấp Phòng và Sở GD&ĐT
7 Trách nhiệm thực hiện kế hoạch phát triển GDPT đã gắn liền với
quyền hạn về quản lý nhân sự
8 Trách nhiệm thực hiện kế hoạch phát triển GDPT đã gắn liền với quyền
hạn về tài chính, nội dung chương trình, SGK, tài liệu và thiết bị dạy
học và đánh giá kết quả dạy và học của các trường phổ thông
Nội dung, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị dạy học
và đánh giá
9 Việc xây dựng chương trình GDPT hiện nay đã thể hiện trách nhiệm
tham gia của cán bộ quản lý nhà nước về GDPT ở địa phương
160
10 Hiện chưa có cơ chế đảm bảo để cán bộ quản lý nhà nước về GDPT
ở địa phương có trách nhiệm tham gia xây dựng SGK.
11 Đã có sự quy định rõ ràng về trách nhiệm đánh giá chất lượng GDPT
giữa các cấp quản lý (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT).
12 Đã có quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cấp quản lý nhà
nước về GDPT (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) trong
vấn đề xây dựng danh mục, thẩm định mẫu, mua sắm, cung cấp, sử
dụng, quản lý trang thiết bị dạy học
13 Sự phân công trách nhiệm hiện nay giữa các cấp quản lý nhà nước về
GDPT trong việc ra đề thi, coi thi, chấm thi, phê duyệt kết quả thi là
hợp lý
Giáo viên
14 Hiện nay chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và
UBND các cấp trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
15 Trách nhiệm của UBND các cấp, Sở và Phòng GD&ĐT trong đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên đã được quy định rõ ràng
16 Quyền hạn của UBND các cấp, Sở và Phòng GD&ĐT trong bồi
dưỡng giáo viên đã được quy định rõ ràng
17 Các quy định hiện nay về trách nhiệm của các cấp trong việc tuyển
dụng giáo viên tại địa phương là hợp lý
Tài chính
18 Các quy định hiện nay về dự toán, phân bổ, cấp phát ngân sách gây
khó khăn cho Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và trường trong việc tổ
chức thực, hiện nhiệm vụ được giao
161
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂU HỎI
Phỏng vấn cán bộ quản lý giáo dục Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
1. Đánh giá chất lượng GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay
như thế nào?
2. Nêu những văn bản chỉ đạo về phân cấp quản lý nhà nước về GDPT
của UBND Thành phố đối với ngành giáo dục phổ thông?
3. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về
GDPTtrên địa bàn Thành phố Hà Nội? Những kết quả đạt được; những hạn
chế; nguyên nhân của những hạn chế?
4. Công tác cán bộ quản lý GDPT và giáo viên như thế nào?
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý GDPT và giáo viên?
- Quy trình thi tuyển giáo viên?
- Công tác thuyên chuyển giáo viên?
- Quy trình bổ nhiệm Giám đốc Sở GD&ĐT/Trưởng phòng GD&ĐT/
Hiệu trưởng các trường phổ thông?
5. Công tác quản lý tài chính GDPT như thế nào?
- Quy trình xây dựng và phê duyệt ngân sách GDPT?
- Quy trình cấp phát ngân sách GDPT?
6. Nhận xét về công tác thanh tra, kiểm tra trong phân cấp quản lý nhà
nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay?
7. Thông tin trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT giữa Sở
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà
Nội như thế nào?
162
PHỤ LỤC 4
Thu thập ý kiến khuyến nghị về phân cấp quản lý nhà nước
đối với GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Để góp phần đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, Luận án
“Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội” do
nghiên cứu sinh Ngô Thị Diệp Lan thực hiện, xin kính đề nghị anh/chị dành
thời gian trả lời vào Phiếu thu thập ý kiến khuyến nghị về phân cấp quản lý
nhà nước về GDPT dưới đây.
Quan điểm của anh/chị sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thành công của
Luận án. Xin trân trọng cảm ơn!
PHẦN 1: MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
Xin đề nghị anh/chị đánh dấu “x” vào một trong các ô hoặc điền thông
tin vào các khoảng trống thích hợp dưới đây:
Cơ quan công tác:
□ Bộ GD-ĐT □ Sở GD-ĐT □ Sở Nội vụ
□ Sở KH-ĐT □ Sở TC □ UBND các cấp
□ Hiệu trưởng, Hiệu phó trường phổ thông
Khác (ghi cụ thể):
..
PHẦN II: KHUYẾN NGHỊ VỂ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Xin đề nghị anh/chị cho ý kiến bằng cách khoanh tròn một trong các chữ
số trong cột "Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ" (với ý nghĩa: 1. Hoàn toàn đồng ý; 2. Phần
nào đồng ý; 3. Không có ý kiến; 4. Phần nào không đồng ý; 5. Hoàn toàn không
đồng ý), hoặc ghi các ý kiến vào các khoảng trống thích hợp dưới đây:
163
Nội dung chương trình GDPT
1. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng mục tiêu phát triển GDPT
1 2 3 4 5
80% 16% 0% 2% 2%
2. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng các chuẩn kiến thức về nội dung
GDPT
1 2 3 4 5
92% 8% 0% 0% 0%
3. Nội dung chương trình giáo dục cho GDPT cần được thiết kế theo phần
bắt buộc để đáp ứng yêu cầu phát triển phần mềm lựa chọn
1 2 3 4 5
56% 28% 0% 8% 8%
4. Bộ GD&ĐT ban hành phần cứng và hướng dẫn thực hiện phần mềm của
nội dungchương trình GDPT
1 2 3 4 5
72% 28% 5% 0% 0%
5. Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm phát triển và quy định phần mềm của nội dung
chương trình GDPT phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường
1 2 3 4 5
76% 24% 0% 0% 0%
6. Tăng cường sự tham dự của giáo viên trong quá trình phát triển chương
trình giáo dục phố thông
1 2 3 4 5
52% 32% 0% 8% 8%
Khác (ghi cụ thể):
............
164
Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
7. Bộ GD&ĐT ban hành một loại SGK chuẩn thống nhất trên toàn quốc và
hướng dẫn tài liệu tham khảo cho các trường phổ thông
1 2 3 4 5
55% 38% 0% 7% 0%
8. Bộ GD&ĐT ban hành nhiều loại SGK chuẩn khác nhau cho các trường phổ
thông để các Sở GD&ĐT lựa chọn phù hợp với điều kiện của địa phương
1 2 3 4 5
64% 36% 0% 0% 0%
9. Sở GD&ĐT quy định danh mục tài liệu tham khảo cho GDPT ở địa
phương cho phù hợp với điều kiện của địa phương và của nhà trường
1 2 3 4 5
68% 32% 0% 0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
Phương pháp giáo dục và thiết bị dạy học
10. Bộ GD&ĐT quy định danh mục bắt buộcvàlựa chọnphương pháp GD và
thiết bị dạy học theo nội dung chương trình GDPT và SGK đã ban hành
1 2 3 4 5
80% 16% 0% 2% 2%
11. Sở GD&ĐT quy định cụ thể danh mục lựa chọn về phương pháp GD và
thiết bị dạy học cho các trường phổ thông phù hợp với điều kiện của địa
phương và nhà trường
1 2 3 4 5
92% 8% 0% 0% 0%
165
Tổ chức
12. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng các chuẩn về tổ chức
nhà trường và mạng lưới trường phổ thông tại Thành phố
1 2 3 4 5
72% 24% 0% 4% 0%
13. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ quy định chức năng,nhiệm vụ và tổ
chức bộ máy của Sở và Phòng GD&ĐT
1 2 3 4 5
80%16% 0% 2%2%
14. UBND thành phố quyết định cụ thể bộ máy của Sở vàGD-ĐT tại địa
phương
1 2 3 4 5
72%28% 0% 0% 0%
15. UBND thành phố quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, giảithể, đình
chỉ hoạt động trường phổ thông
1 2 3 4 5
92% 8% 0% 0% 0%
16. Thử nghiệm mô hình HĐ trường PTnhằm nâng cao vai trò và trách
nhiệmCủa phụ huynh trong việc chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà trường
1 2 3 4 5
54% 30% 6% 0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
Công nhận trường phổ thông chuẩn quốc gia
17. Bộ GD&ĐT quy định chuẩn quốc gia cho nhà trường phổ thông
1 2 3 4 5
68% 32% 0% 0% 0%
166
18. Sở GD&ĐT trình UBND Thành phố quyết định công nhận trường phổ
thông đạt chuẩn
1 2 3 4 5 6
64% 36% 0% 0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
Kế hoạch, phân bổ và sử dụng nhânsự
19. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn các ngạch công
chức đối với nhà giáo, cán bộ quản lý GD, nhânviên và định mức biên chế
nhà trường phổ thông
1 2 3 4 5
72%28%0% 0% 0%
20. UBND thành phố quyết định cơ cấu và định mức biên chế choSở và
Phòng GD&ĐT
1 2 3 4 5
68% 32% 0% 0% 0%
21. Sở GD&ĐT chủ trì lập dự thảo kế hoạch phát triển nhân sự chongành
GDPT theo quy trình từ dưới lên (trường - Sở GD&ĐT);
1 2 3 4 5
76% 24% 0% 0%0%
22. Tiếp theo, Sở Nội vụ tổng hợp, điều chỉnh và trình UBNDThành phố phê
duyệt kế hoạch phất triển nhân sự của thành phố 1 2 3 4 5
80% 16% 0% 2% 2%
23. Sở GD&ĐT chủ trì phân bổ chỉ tiêu biên chế GDPT cho các trườngphổ
thông dưới sự giám sát của Sở Nội vụ
1 2 3 4 5
167
72% 12%0% 8%8%
24. Các trường PT được chủ động sử dụng số biên chế được phân bổ, và sắp
xếp, quản lý lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ 1
2 3 4 5
51%25%0%16% 8%
25. Các trường PT được thực hiện chế độ hợp đồng lao độngphù hợp với khối
lượng công việc và khả năng tài chính của mình
1 2 3 4 5
52% 32% 0% 6% 10%
Khác (ghi cụ thể):
.
Tuyển dụng,sa thải giáo viên
26. Sở GD&ĐT chủ trì và phối hợp với Sở Nội vụ tuyển dụng/sa thải GV và
phân cho các trường PT
1 2 3 4 5
54% 46% 0% 0% 0%
27. Sở GD&ĐT giới thiệu danh sách dự tuyển, lãnh đạo trườngcùng với hội
đồng trường PT phỏng vấn và trình Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ ra quyết định
1 2 3 4 5
55% 38% 0% 7% 0%
28. Lãnh đạo các trường PT tuyển dụng trực tiếp GV (theo chỉtiêu được phân
bổ) dưới sự giám sát của Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ ra quyết định tuyển
dụng
1 2 3 4 5
52% 32% 4% 8% 4%
168
29. Cấp ra quyết định tuyển dụng có quyết sa thải
1 2 3 4 5
80% 16% 0% 0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
..
Khen thưởng, kỷ luật giáo viên
30. Bộ GD&ĐTquy định và hướng dẫn về khen thưởng, kỷ luật GVphổ thông
theo các chuẩn đã ban hành
1 2 3 4 5
80% 16%0%; 4% 0%
31. Sở GD&ĐT quyết định việc khen thưởng, kỷ luật GV phổ thông trên cơ
sở đề nghị của trường phổ thông
1 2 3 4 5
67% 23% 0% 5% 5%
Khác (ghi cụ thể):
..
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
32. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng GV cho các trườngphổ
thông
1 2 3 4 5
56% 28% 0% 10% 6%
33. Bộ GD&ĐT ban hành và hướng dẫn các loại chương trình bồidưỡng giáo
viên
1 2 3 4 5
52% 24% 0% 12% 12%
169
34. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm bồi dưỡng GV theo chuyên đề và dài hạn
1 2 3 4 5
50% 28% 0% 14% 12%
35. Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm bồi dưỡng GV định kỳ
1 2 3 4 5
47% 34% 6% 8% 4%
36. Trường PT chịu trách nhiệm bồi dưỡng GV thường xuyên
1 2 3 4 5
52% 32% 4% 8% 4%
Khác (ghi cụ thể):
..
..
Bổ nhiệm Hiệu trưởng trưởng phổ thông
37. Sở GD&ĐT giới thiệu danh sách ứng cử viên hiệu trưởng đểHội đồng
trường phỏng vấn, sau đó Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ trình UBND thành phố ra
quyết định
1 2 3 4 5
54% 32% 4% 8% 2%
38. Hiệu trưởng trường PT được bầu bởi tập thể GV, cha mẹ học sinh và
các quan chức địaphương/cộng đồng liên quan
1 2 3 4 5
38% 42% 0%14% 6%
Khác (ghi cụ thể):
..
170
Tài chính GDPT
39. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các định mứcvề tài
chính GDPT, phân bổ ngân sách nhà nước chi cho GDPT
1 2 3 4 5
80% 15% 0% 5% 0%
40. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm báo cáo hàng năm về sử dụngngân sách
GDPT cho Chính phủ
1 2 3 4 5
75% 25% 0% 0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
..
Lập dự toán và phân bổ ngân sách
41. Trường PT căn cứ vào nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ hi tiêu tài
chính hiện hành, kế hoạch hoạt động tài chính củanăm trước liên kề, lập dự
toán thu, chi năm kế hoạch gửi SởGD-ĐT thẩm tra, điều chỉnh và tổng hợp
cho toàn ngành GDPT
(quy trình từ dưới lên: trường - Sở GD&ĐT)
1 2 3 4 5
68% 32% 0% 0% 0%
42. Tiếp theo, Sở TC và sở KH-ĐT thẩm tra, tổng hợp, điều chỉnh và trình
UBND thành phố phê duyệt kế hoạch ngân sáchtỉnh/t.p (trong đó có GDPT)
1 2 3 4 5
64% 36% 0% 0% 0%
43. Sở GD&ĐT chủ trì phân bổ chỉ tiêu ngân sách ngành GDPT (đãđược phê
duyệt) cho các trường PT
1 2 3 4 5
72% 12% 0% 8% 8%
171
44. Sau đó, Sờ TC cấp kinh phí trực tiếp cho các trường phổ thôngqua Kho
bạc nhà nước dưới sự giám sát của ngành GD
1 2 3 4 5
76% 24% 0% 0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
..
Sử dụng kinh phí và báo cáo
45. Các trường phổ thông chịu trách nhiệm chi kế toán, quyết toán theo các
dự toán được phê duyệt dưái sự kiểm soát của SởTC, Sở GD&ĐT và Kho bạc
nhà nước
1 2 3 4 5
52% 32%0%8% 8%
46. Các trường PT được chủ động tài chính và phân bổ kinh phí để thực hiện
nhiệm vụ phù hợp với nhu cầu và điều kiện của trường
1 2 3 4 5
47% 34% 63% 8% 4%
47. Các trường phổ thông được phép điều chỉnh dự toán thu, chi trongphạm vị
được phê duyệt cho phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà trường và phải gửi
Sở GD&ĐT, Sở TC và Kho bạcNhà nước để theo dõi, quản lý
1 2 3 4 5
57% 36%0%7% 0%
48. Các trường phổ thông được phép điều chỉnh tăng mức lương tốithiểu theo
quy định của Nhà nước cho cán bộ, giáo viên và nhân viênnhà trường tuỳ theo
khả năng tài chính của mình
1 2 3 4 5
48% 28% 0% 16% 8%
172
49. Các trường PT còn kinh phí ngân sách và các khoản thu sự nghiệp, cuối
năm chưa chi hết, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
1 2 3 4 5
50% 20% 0% 20% 10%
50. Các truờng phổ thông phải thực hiện chế độ công khai tài chínhtheo
nguyên tắc trả cao hơn cho người nào có hiệu xuất lao động cao,đóng góp
nhiều chọ việc tăng thu, tiết kiệm chi
1 2 3 4 5
72% 28% 0% 0%0%
51.Thực hiện các chính sách và chương trình làm cho các nguồn lực củanhà
trường phổ thông phụ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng- tiền gắn liền với
học sinh (ví dụ như chương trình trợ cấp để hỗ trợ học sinh nghèo đến trường,
khi đó học sinh nghèo đến trường càng đông thì trường càng nhận được
nhiều ngân sách hơn).
1 2 3 4 5
64% 36% 0% 0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
..
Thanh tra, đánh giá và thông tin GDPT
52. Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng dạy và
họcvà các hoạt động khác cùa nhà trường
1 2 3 4 5
76% 20% 0% 4% 0%
53. Thanh tra và đánh giá GD về thực hiện của địa phương vàtrường PT phải
dựa trên các chuẩn và tiêu chí đã ban hành 1 2
3 4 5
72% 28% 0% 0% 0%
173
54. Thanh tra và đánh giá GD phải đi đôi với khen thưởng/trừngphạt tuỳ theo
mức độ thực hiện của địa phương và nhà trường PT
1 2 3 4 5
68% 32% 0% 0% 0%
55. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện củacác địa
phương và nhà trường theo các chuẩn GDPT được ban hành
1 2 3 4 5
64% 20% 0% 10% 6%
56. Bộ GD&ĐT trịu trách nhiệm thanh tra và đánh giá toàn ngànhGD theo
chuyên đề
1 2 3 4 5
68% 32% 0% 0% 0%
57. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá và phân loạiGDPT theo
chuyên đề
1 2 3 4 5
72% 28% 0% 0% 0%
58. Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm thanh tra giáo dục tại cấp tỉnh/tptheo hướng
đảm bảo chất lượng
1 2 3 4 5
64% 36% 0% 0% 0%
59. Sở GD-ĐT thực hiện đánh giá và phân loại GDPT theo định kỳ
1 2 3 4 5
70% 25% 0% 5% 0%
60. Sở GD&ĐT thực hiện việc đánh giá, kiểm định chất lượng dạyvà học và
các hoạt động khác của nhà trường
1 2 3 4 5
64% 25% 0% 11%0%
174
61 Trường phổ thông thực hiện đánh giá và phân loại GDPT thườngxuyên
1 2 3 4 5
75%20% 0% 5%0%
62.Bộ GD&ĐT ban hành quy định về thu thập, xử lý, sử dụng và quản lýthông
tin GDPT
1 2 3 4 5
72% 28% 0% 0% 0%
63. Bộ GD&ĐT ban hành quy chế sử dụng hệ thống thông tín quản lýGDP
1 2 3 4 5
68% 32% 0% 0%0%
64. Bộ GD&ĐT quy định thống nhất chế độ báo cáo về GDPT theomẫu biểu,
tiêu chí, thời điểm trên địa bàn Thành phố
1 2 3 4 5
64% 36% 0% 0% 0%
65. Thông tin về thực hiện của nhà trường (qua kết quả thanh travà đánh giá
GDPT) cần được công khai
1 2 3 4 5
80%16%0% 2%2%
66. Cần có cơ chế đảm bảo cung cấp thông tin GDPT rõ ràng, minh bạch,
thường xuyên cho cho người dân
1 2 3 4 5
68% 32%0%0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
..
175
Xâydựng và bảo dưỡng nhà trường
67. Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn và định mức về cơ sở vật chất cho
cácTrường phổ thông 1 2 3 4 5
76% 24% 0% 0% 0%
68. Xây dựng trường thuộc phạm vi quản lý của địa phương và các chương
trình, dự án phát triển GDPT trên địa bàn Thành phố theo phân cấp quản
lýnhà nước đối với GDPT
1 2 3 4 5
72% 28% 0% 0% 0%
Khác (ghi cụ thể):
..
Chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển GDPT
69. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm dự thảo và thực hiện chiến lược và
chínhsách phát triển ngành GDPT sau khi được Chính phủ phê duyệt
1 2 3 4 5
92% 8% 0% 0% 0%
70. Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm dự thảo và thực hiện kế hoạch và chínhsách
phát triển GDPT Thành phố sau khi được UBND Thành phố phê duyệt
1 2 3 4 5
72% 28% 0% 0% 0%
71. Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng GDPT
1 2 3 4 5
64% 28% 0% 8% 0%72. Bộ GD&ĐT chịu trách nhỉệm đảm bảo chính sách
công bằng trongGDPT
1 2 3 4 5 80% 16% 0% 2%2%
176
73. Cần có quy định cụ thể về pháp lý, chính trị và kinh tế để người dântham
dự và nói ra yêu cầu của mình với Chính phủ trong quá trình xây dựng
chínhsách phát triển GDPT
1 2 3 4 5
55% 38% 0% 7% 0%
Khác (ghi cụ thể):
..
Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý GDPT và nhà trường phổ
thông
74. Bộ GD&ĐT cần tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt ở Sở,
cácPhòng GD&ĐT, các trường phổ thông về xây dựng kế hoạch, quản lý
nhân sự,tài chính, thanh tra và thông tin GDPT trong bối cảnh đẩy mạnh phân
quản lý
1 2 3 4 5
80% 16% 0% 2% 2%
75. Sở GD&ĐT cần tổ chức các lớp tập huấn riêng cho các đối tượng là cán
bộ quản lý GDPT và giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn
1 2 3 4 5
72% 24% 0% 0% 0%
76. Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn trên thông qua các dự ánhỗ trợ phát
triển GDPT và các dự án khác
1 2 3 4 5
72% 28% 0% 0% 0%
77. Tăng cường cơ sở vật chất và nguồn tài chính cho các trường phổ
thôngđáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh đẩy mạnh phân cấp quản lý
1 2 3 4 5
92% 8% 0% 0% 0%
177
78. Thử nghiệm mô hình Hội đồng cụm trường phổ thông để tận dụng vàchia
sẻ các nguồn lực của cụm trường phổ thông để nâng cao năng lực củatừng
trường
1 2 3 4 5
52% 32% 0% 6% 10%
Khác (ghi cụ thể):
..