HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
******************
NGUYỄN KIM TÔN
NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
******************
NGUYỄN KIM TÔN
NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
Người hướng dẫn
178 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nông dân đồng bằng sông Cửu long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học: 1) PGS. TS BÙI THỊ NGỌC LAN
2) TS TRẦN THANH NAM
HÀ NỘI - 2017
CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN KIM TÔN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 01
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
06
1.1. Các công trình nghiên cứu về nông dân, phát triển bền vững và
phát triển nông nghiệp bền vững
06
1.2. Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
vùng đồng bằng sông Cửu Long và phát triển nông nghiệp bền
vững ở vùng
14
1.3. Những giá trị tham khảo từ các công trình có liên quan và
những nội dung Luận án cần tập trung nghiên cứu
20
Chương 2: NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
29
2.1. Quan niệm về nông dân, phát triển bền vững và phát triển nông
nghiệp bền vững
29
2.2. Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững 44
2.3. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển nông
nghiệp bền vững – Đặc điểm và những yếu tố tác động
50
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÕ CỦA NÔNG
DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
65
3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của nông dân đồng bằng sông Cửu
Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay
65
3.2. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và những vấn đề
đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của nông dân đồng bằng
sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay
91
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI
TRÕ CỦA NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN
VỮNG HIỆN NAY
109
4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân đồng bằng
sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay
109
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nông dân đồng bằng
sông Cửu Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay
113
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BHYT : Bảo hiểm y tế
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
PTCS : Phổ thông cơ sở
PTTH : Phổ thông trung học
THCN : Trung học chuyên nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển nhanh
chóng ở cả bề rộng lẫn chiều sâu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sự
phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đến quá trình toàn cầu
hóa và sự phát triển kinh tế, văn hóa của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, nhiều vấn đề có tính toàn
cầu cấp bách đã nảy sinh như khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng
gia tăng; tình trạng bùng nổ dân số và di cư tự do; nguồn năng lượng ngày
càng khan hiếm, tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại;
tình trạng biến đổi khí hậu kèm theo những thiên tai khủng khiếp; an ninh
lương thực bị đe dọa; các dịch bệnh lớn, tội phạm xuyên quốc gia có chiều
hướng tăng. Những vấn đề này đã và đang đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn
vong của con người trên trái đất.
Đứng trước những nguy cơ có tính sống còn mà nhân loại đang phải đối
mặt, vấn đề cấp thiết đặt ra là làm sao sự phát triển của ngày hôm nay không làm
tổn hại tới sự phát triển của mai sau. Đây chính là nội dung cốt lõi của phát triển
bền vững. Phát triển bền vững không chỉ là nhu cầu mà còn là yêu cầu con người
phải hướng tới nếu như không muốn tự hủy hoại chính mình.
Với tầm quan trọng đó, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu và quyết
tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân ta. Quyết tâm này được thể hiện ở tất cả
các ngành kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Như Đảng ta đã khẳng định:
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững” [37, tr.123,124].
Hơn nữa, sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta tuy đã đạt được một số thành tựu quan
trọng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nền nông nghiệp
2
phát triển kém bền vững và đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn.
Những thách thức này đã và đang biểu hiện rõ nét tại đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) - vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.
Mặc dù đã đạt được những bước tiến lớn trong sản xuất nông nghiệp
nhưng phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL đang phải đối mặt với sự lạc hậu của
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, sự yếu kém trong quy hoạch sản xuất, trong trình
độ của người nông dân, những tác động tiêu cực của quá trình CNH, HĐH và
đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu. Điều này đang đe dọa nghiêm trọng tới
phát triển nông nghiệp và đời sống của nông dân ĐBSCL. Những rủi ro mà nông
dân trong vùng phải đối mặt ngày càng lớn. Nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn,
dịch bệnh, mất mùa, mất giá đã trở thành nỗi lo thường trực của mỗi người dân.
Trước những nguy cơ nghiêm trọng này, với tầm quan trọng là khu vực
sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, phát triển nông nghiệp bền vững đã trở
thành nhu cầu bức thiết không chỉ riêng tại ĐBSCL mà còn là nhu cầu chung của
nhân dân cả nước. Điều này đòi hỏi Đảng uỷ và chính quyền các cấp vùng
ĐBSCL phải nhận thức rõ và kịp thời đề ra được những giải pháp thích hợp.
Trong đó, phát huy vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp
bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi họ vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu,
là động lực trực tiếp của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Là chủ thể
bởi nông dân ĐBSCL là lực lượng lao động chủ yếu trực tiếp sản xuất nông
nghiệp; tham gia xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức; trực tiếp tham
gia giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới,
thúc đẩy sự phát triển xã hội ở nông thôn ĐBSCL; trực tiếp tham gia bảo vệ
nguồn tài nguyên nông nghiệp và môi trường sinh thái nông thôn.
Là mục tiêu, bởi nông dân ĐBSCL là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều
nhất từ những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp; bị tác động mạnh nhất
bởi mặt trái của quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá; dễ bị tổn thương nhất
trước tình trạng biến đổi khí hậu. Do vậy, mục tiêu của phát triển nông
nghiệp bền vững phải khắc phục được những hạn chế và rủi ro trên, loại bỏ
3
những ảnh hưởng xấu mà người nông dân phải đối mặt, đem đến những giá
trị tốt đẹp nhất cho nông dân trong vùng. Hơn thế nữa, phát triển nông
nghiệp bền vững thực chất là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của các chủ thể tham gia vào quá trình này một cách bền vững, trong đó
nông dân là chủ thể quan trọng nhất. Vì vậy, những thành quả của quá trình
phát triển nông nghiệp bền vững trước tiên phải hướng đến nông dân, phục
vụ cho chính nông dân ĐBSCL.
Từ lý do trên, việc nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm phát huy vai
trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa to
lớn, không chỉ cho chính nông dân ĐBSCL mà còn góp phần bảo đảm cho sự
phát triển bền vững chung của cả nước.
Trên tinh thần đó, tôi chọn vấn đề: “Nông dân đồng bằng sông Cửu
Long trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay” làm đề tài Luận án
tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện vai trò
của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững, Luận án đề xuất
những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của
nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về nông dân và vai trò của nông dân
đối với sự phát triển xã hội; về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp
bền vững; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng ĐBSCL và phát triển
nông nghiệp bền vững ở vùng.
- Luận giải những vấn đề lý luận chung về nông dân và vai trò của nông
dân trong phát triển nông nghiệp bền vững; làm rõ đặc điểm và những yếu tố
tác động đến nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững.
4
- Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện vai trò
của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của
nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nông dân ĐBSCL và vai trò của họ
trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay, coi trọng nghiên cứu vai trò của
nông dân dưới góc độ chính trị - xã hội trong phát triển nông nghiệp bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò chính trị - xã hội
của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững.
- Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tại ĐBSCL trên cơ sở
nghiên cứu chọn điểm tại 4 tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An và Trà
Vinh. Những tỉnh này đại diện cho những đặc trưng tiêu biểu trong phát triển
nông nghiệp của khu vực. Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn của sông Mê Kông
khi chảy vào Việt Nam, có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp. Kiên
Giang và Trà Vinh là 2 tỉnh giáp biển, thể hiện đặc trưng cho phát triển thuỷ -
hải sản và phản ánh những ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng tới phát
triển nông nghiệp bền vững. Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer, phản
ánh những đặc trưng của nông dân là các dân tộc thiểu số trong khu vực.
Long An là tỉnh giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh những tác động
mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH tới phát triển nông nghiệp bền vững.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ Đại hội X (2006) của
Đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay và định hướng cho nhiều thập kỷ tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
5
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như logic - lịch
sử; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đồng thời kế thừa
một cách có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu của các khoa học liên ngành
có liên quan đến luận án như kinh tế, nông nghiệp, môi trường, pháp luật
5. Đóng góp mới của Luận án
Luận án cung cấp những nhận thức mới về vai trò và thực trạng thực
hiện vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững
cùng với những giải pháp nhằm phát huy vai trò của họ trong phát triển nông
nghiệp bền vững hiện nay.
6. Ý nghĩa của Luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững và vai trò của nông
dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay.
- Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để các cơ quan
chức năng hoạch định chính sách giải quyết những vấn đề cụ thể về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn ở ĐBSCL, tạo cơ chế chính sách nhằm phát huy
hiệu quả vai trò của nông dân ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp bền vững.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu
tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến
nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng ĐBSCL.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài Luận án của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG DÂN, PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Vấn đề nông dân, phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền
vững là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cả
trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu của các tác giả được thể hiện qua
nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, dưới đây là những công trình tiêu biểu.
Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu về nông dân và vai trò
của nông dân đối với sự phát triển xã hội, tiêu biểu có:
- "Để nông dân vươn lên trong quá trình công nghiệp hoá, thực hiện
định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường", Đặng Kim Sơn [83].
Công trình đã khẳng định vai trò to lớn của nông dân đối với sự phát
triển xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước gặp khó khăn nhưng với hai trụ
cột kinh tế quan trọng là nông nghiệp và kinh tế nông thôn mà người nông
dân là lực lượng nòng cốt là nhân tố tạo sự bình ổn cho kinh tế - xã hội nước
ta. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nông dân đang phải đối mặt với nhiều
thách thức nảy sinh như nền kinh tế tiểu nông, sự cạnh tranh khốc liệt trong
thế giới toàn cầu hóa, sự khác biệt về các nhóm lợi ích, những diễn biến bất
lợi của tự nhiên. Từ các thách thức đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp để
nông dân tiếp tục là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- “Việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Bùi Thị Ngọc Lan [65].
Qua công trình này, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về việc
làm và giải quyết việc làm, kinh nghiệm giải quyết việc làm cho nông dân ở
một số nước. Từ những vấn đề lý luận, tác giả đi sâu phân tích những nét khái
quát về đồng bằng sông Hồng và những nhân tố tác động đến việc làm của
7
nông dân trong vùng. Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ thực trạng việc làm và
triển vọng giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng. Xuất
phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tác giả đưa ra những định
hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho nông
dân trong vùng.
- “Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tô Văn Sông [84].
Luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa nông dân và sự nghiệp CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, công trình đã làm rõ vai trò và những
vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông
Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
đồng thời đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát
huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu của quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- “Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Trần Thanh Giang [48].
Công trình đã làm rõ những vấn đề lý luận về nông dân và lợi ích kinh
tế của nông dân như làm rõ khái niệm nông dân và đặc điểm, vai trò của nông
dân Việt Nam trong lịch sử phát triển; làm rõ vấn đề lợi ích kinh tế của nông
dân và những yếu tố tác động đến lợi ích kinh tế của nông dân. Trên cơ sở
những vấn đề lý luận, tác giả đi sâu phân tích, làm rõ những tác động của quá
trình CNH, HĐH tới lợi ích kinh tế của nông dân hiện nay, đồng thời đưa ra
các quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân trong
thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.
- “Vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển”, Lê Cao
Đàm và Võ Thị Kim Thu [46].
Qua công trình, tác giả đã khẳng định và làm rõ sự thay đổi vai trò chủ
thể và trách nhiệm xã hội của nông dân trong quá trình phát triển trước tác
8
động của quá trình thị trường hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
Sự thay đổi này đã được tác giả nghiên cứu, làm rõ khi đặt nông dân trong
kinh tế hộ nông dân trước quá trình thị trường hóa, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đô thị hóa và hội nhập. Bên cạnh đó, các tác giả còn làm rõ quá trình xác
lập vai trò chủ thể của người nông dân và những cơ sở, điều kiện tăng cường
vai trò chủ thể và trách nhiệm của họ trong quá trình phát triển.
- "Quan điểm của V.I.Lênin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và sự
vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam", Bùi Thị Ngọc Lan [67].
Công trình đã phân tích những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp,
về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên cơ sở quan điểm này, tác
giả đã phân tích sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đó là việc thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước với những
chiến lược phát triển kinh tế thời kỳ mới, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển
nông nghiệp, nông dân và nông thôn vì đây là vấn đề có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp công nhân, nông dân và
đội ngũ trí thức Việt Nam”, Nguyễn Thế Thắng [86].
Qua công trình, tác giả đã phân tích làm rõ quan điểm của chủ tịch Hồ Chí
Minh về vai trò của liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng Việt Nam,
trong đó khẳng định nông dân chính là “đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp
công nhân”. Bên cạnh đó, tác giả phân tích tư tưởng của Người thông qua quá
trình Đảng Cộng sản xây dựng và lãnh đạo khối liên minh công - nông - trí,
thông qua vai trò của khối liên minh trong chính quyền dân chủ nhân dân và
khối đại đoàn kết dân tộc, thông qua vai trò và quá trình phát triển của khối liên
minh - công - nông - trí trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- "Chính sách quốc gia đối với nông dân", Cục hợp tác nông nghiệp, Bộ
Nông nghiệp Ấn Độ [106].
9
Công trình đã hệ thống hóa các chính sách cơ bản của Ấn Độ đối với
nông dân, bao gồm việc thay đổi sở hữu nhằm gia tăng quyền hạn cho nông
dân; các dịch vụ hỗ trợ nông dân. Bên cạnh đó, công trình đã phân tích các
chính sách đối với từng đối tượng nông dân, chính sách đối với các loại hình
canh tác, chính sách đối với nông dân tại các khu vực riêng biệt, đồng thời
giải quyết những vấn đề của nông dân trong tương lai, vấn đề thu hút thanh
niên và việc triển khai các chính sách này
- "Chương trình thương mại của nông dân ở Đông Nam Á", Hiệp hội
nông dân Châu Á [104].
Công trình nghiên cứu về các hoạt động thương mại của nông dân ở 5
quốc gia là Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, tập
trung vào những nội dung chủ yếu như: mô tả nông nghiệp ở các nước
ASEAN, vị trí quan trọng của ngành trong khu vực, đặc biệt là trong mục tiêu
kinh tế - xã hội cơ bản như an ninh lương thực và giảm nghèo, quan điểm và
kế hoạch của ASEAN về vấn đề này; phân tích thực trạng nông nghiệp trong
năm nước nghiên cứu; làm rõ chương trình nghị sự thương mại khu vực, và
xác định các khu vực mà nông dân cần phải tham gia trong ASEAN.
Thứ hai, đối với các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững
và phát triển nông nghiệp bền vững, tiêu biểu có:
- “Phát triển bền vững - từ quan niệm đến hành động”, Hà Huy Thành,
Nguyễn Ngọc Khánh [88].
Công trình đã đi sâu phân tích lịch sử hình thành quan niệm về phát
triển bền vững; tính tất yếu của phát triển bền vững; thể chế phát triển bền
vững; giới và bình đẳng giới trong phát triển bền vững; phát triển bền vững
trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, công trình đã phân tích những
khung khổ cơ bản của phát triển bền vững, bao gồm của Liên Hiệp Quốc,
cấp khu vực, cấp quốc gia và cấp địa phương, trên cơ sở đó, phân tích
những hành động vì sự phát triển bền vững. Đó là các hành động cấp khu
10
vực, kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển và phát triển
bền vững tại Việt Nam.
- “Không chỉ là tăng trưởng kinh tế: Nhập môn về phát triển bền vững”,
Tatyana P. Soubbotina [85].
Công trình gồm có 17 chương và các phụ lục số liệu dẫn chứng liên
quan, tập trung lý giải những vấn đề về phát triển bền vững toàn cầu. Công
trình đã lý giải vấn đề phát triển là gì, quan niệm về phát triển bền vững và so
sánh trình độ phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Từ khung khổ lý
thuyết về phát triển bền vững, tác giả phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng
đến phát triển bền vững, làm rõ các chỉ tiêu tổng hợp của sự phát triển, các chỉ
tiêu về tính bền vững của phát triển, đồng thời nhấn mạnh vai trò của chính
sách phát triển cũng như vai trò của chiến lược phát triển bền vững nhằm giải
quyết các vấn đề phát triển của mỗi quốc gia.
- “Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến
nghị.”, Ngô Ngọc Cát [17].
Qua công trình này, các tác giả khái quát những vấn đề chung về
phát triển bền vững, từ những khái niệm cơ bản, cách tiếp cận đến nguyên
tắc đo lường trong phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đánh
giá một cách khách quan và toàn diện hệ thống chính sách phát triển bền
vững quốc gia; phân tích các thành tựu và yếu kém khi thực hiện Luật Môi
trường (1993), Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg của Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam. Đồng thời, đề xuất các khuyến nghị thích hợp nhằm đổi
mới và tiếp tục hoàn thiện các chính sách thực thi Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam.
- "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn- Những vấn đề không thể thiếu
trong phát triển bền vững", tác giả Đào Thế Tuấn [90].
11
Qua công trình này, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của ba vấn đề
nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta hiện nay, khẳng định sự liên
quan mật thiết giữa phát triển nông nghiệp và tính bền vững của sự phát triển.
Tuy nhiên, ba vấn đề trên đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Từ
sự phân tích các thách thức, tác giả đã đề xuất các giải pháp như xây dựng và
thực hiện chính sách phát triển nông thôn toàn diện; tăng cường năng lực cho
các cộng đồng nông thôn, làm tăng vai trò của nông dân trong phát triển nông
thôn, tổ chức hợp tác xã kiểu mới...
- “Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
thế giới”, Trần Ngọc Ngoạn [74].
Nội dung cuốn sách đã tổng hợp những vấn đề lí luận về phát triển bền
vững và phát triển nông thôn bền vững; những khung khổ lý thuyết làm cơ sở
để phát triển nông thôn bền vững. Trong khung khổ lý thuyết, tác giả làm rõ
mối quan hệ giữa lý luận phát triển nông thôn bền vững và những lý thuyết
phát triển chung; làm rõ khung khổ lý thuyết cho một mô hình phát triển bền
vững nông thôn; làm rõ hệ tiêu chí phát triển và phát triển bền vững nông
thôn. Tác giả cũng đã giới thiệu một số kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng
dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn, đồng thời đưa ra
gợi ý tham khảo từ các hệ tiêu chí của các nước phát triển và một số nước
trong khu vực.
- “Nông nghiệp và nông dân Việt Nam trong công cuộc phát triển bền
vững”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [7].
Công trình đã phân tích và đánh giá vai trò của nông nghiệp và kinh tế
nông thôn trong nền kinh tế thị trường hiện đại; đánh giá vai trò của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, công
trình đã nêu lên 10 vấn đề lớn liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông
thôn cần phải được giải quyết. Đó là các vấn đề: Ruộng đất của nông dân;
12
quan hệ giữa nông thôn và thành thị; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn; việc làm của nông dân và dân cư nông thôn; thuế và các khoản đóng
góp của nông dân; giá nông sản và hàng công nghiệp; phát huy dân chủ ở
nông thôn; nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho dân cư nông thôn.
- “Giáo trình nguyên lý kinh tế nông nghiệp”, Đỗ Kim Chung [24].
Công trình đã phân tích khái quát vị trí, đặc điểm của nông nghiệp cũng
như đối tượng, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp nghiên cứu của môn học
Nguyên lý kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, công trình đã trình bày những
kiến thức cơ bản về các vấn đề kinh tế trong nông nghiệp. Đặc biệt, công trình
đã đi sâu phân tích những vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững, bao
gồm khái niệm, đặc trưng và những nhân tố để phát triển nông nghiệp bền
vững, những nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp bền vững, xu hướng
phát triển nông nghiệp bền vững của các nước trong khu vực, phương hướng
phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
- “Phát triển nông nghiệp bền vững”, Đường Hồng Dật [30].
Qua công trình này, tác giả đi sâu phân tích nội dung của nông nghiệp
bền vững; phân tích định nghĩa và những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp
bền vững. Từ đó tác giả khẳng định nông nghiệp bền vững là bước phát triển
mới của nông nghiệp hiện đại. Cùng với nhận định trên, tác giả phân tích
những căn cứ khoa học để xây dựng nền nông nghiệp bền vững; những quy
luật tồn tại và phát triển của các hệ thống sinh học. Từ đó, tác giả đề xuất
các giải pháp xây dựng nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, bao gồm các
giải pháp về nhận thức, quy hoạch sản xuất, đào tạo cán bộ, phát triển khoa
học và công nghệ.
- "Phát triển nông nghiệp bền vững: Lý luận và thực tiễn", Vũ Trọng
Bình [6].
Với cách tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã trình bày và làm rõ
khái niệm phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững, phân tích
13
các tiếp cận chiến lược trong phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời làm
rõ chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của một số quốc gia trên thế
giới. Từ những vấn đề lý luận đó, tác giả phân tích thực tiễn và chính sách
phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Về vấn đề thực tiễn, tác giả làm
rõ các yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Về vấn đề
chính sách, tác giả đã khái quát những thách thức cơ bản cùng với các chính
sách chủ yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam hiện nay.
- "Phát triển và mở rộng nông nghiệp bền vững: Cam kết mới của xã
hội", Charles A. Francis, George Bird, Raymond Poincelot [105].
Cuốn sách nghiên cứu những thách thức mà nông dân và chủ trang
trại đang phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay để cung cấp cơ sở thực tiễn
cho hoạch định chiến lược nhằm phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững
trong thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, công trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến nông nghiệp bền vững; phân tích quá trình thử nghiệm ý tưởng và
chuyển giao năng lực thông qua nghiên cứu mô hình mẫu tại bang Iowa;
phân tích khả năng tương lai cho nông nghiệp hữu cơ xét về khía cạnh đạo
đức và năng suất...
- "Hướng tới hệ thống nông nghiệp bền vững trong thế kỷ 21", Hội đồng
nghiên cứu quốc gia thuộc Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ [109].
Công trình nghiên cứu và đưa ra quan niệm về nông nghiệp bền vững,
phân tích các nguyên tắc cơ bản trong hệ thống canh tác có thể nâng cao tính
bền vững, nghiên cứu khía cạnh kinh tế và xã hội của tính bền vững trong
hoạt động của các trang trại và phương pháp tiếp cận. Trên cơ sở những quan
điểm chung về nông nghiệp bền vững, công trình đi sâu phân tích việc nâng
cao năng suất và bền vững môi trường trong các trang trại điển hình của Hoa
Kỳ, đồng thời nêu những bài học kinh nghiệm có thể được áp dụng cho nông
nghiệp trong các điều kiện khác nhau của khu vực và quốc tế, với trọng tâm là
khu vực cận Sahara của châu Phi.
14
- "Nông nghiệp bền vững và nguồn cung lương thực: Khoa học, kinh tế
và sự thay đổi chính sách", Kim Etingoff [108].
Công trình tập hợp bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về nông
nghiệp bền vững và nguồn cung lương thực ở các khía cạnh khoa học, kinh
tế và chính sách. Những vấn đề trên được thể hiện qua việc nghiên cứu và
đưa ra định nghĩa và nội dung về nông nghiệp bền vững, nghiên cứu tìm
hiểu mối quan hệ bền vững giữa sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ tại Anbani, Anh quốc và Nam Phi, tìm hiểu về lương thực
hữu cơ và yếu tố con người trong mối tương quan giữa nông dân và người
tiêu dùng, đồng thời khái quát về tương lai của nông nghiệp bền vững
thông qua việc khẳng định những việc cần làm nhằm bảo đảm sự bền vững
về môi trường trong sản xuất nông nghiệp và vai trò của công nghệ sinh
học trong phát triển nông nghiệp bền vững.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN,
NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VÙNG
Ở góc độ nghiên cứu này có các công trình tiêu biểu sau:
- "Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ
trong công cuộc đổi mới hiện nay", Trần Thanh Nam [72].
Công trình đi sâu phân tích những vấn đề lý luận về đời sống tinh thần
của xã hội. Từ những nội dung lý luận đó, tác giả phân tích tính đặc thù, thực
trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong đời sống tinh thần của
đồng bào Khmer Nam bộ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đời sống tinh thần của đồng bào
Khmer Nam Bộ, bao gồm các giải pháp về giáo dục, xóa đói giảm nghèo, bảo
tồn và phát huy các di sản văn hóa tinh thần, phát huy vai trò của văn hóa phật
giáo, nâng cao vai trò của hệ thống chính trị ở vùng có đông đồng bào dân tộc
Khmer ở Nam Bộ.
15
- "Tính duy lý của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp", Ngô Thị Phương Lan [68].
Qua công trình này, xuất phát từ thực trạng "được mùa rớt giá" trong
sản xuất nông nghiệp, nhất là tại khu vực ĐBSCL, tác giả đã nghiên cứu,
tìm hiểu nguyên nhân trên hai phương diện, đó là tính duy lý của người
nông dân và vai trò của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở ĐB...ng được nâng lên cùng với sự phát
triển của xã hội.
Tuy có sự giảm đi về số lượng cũng như tỷ lệ lao động trong các ngành
kinh tế, nhưng vai trò của giai cấp nông dân đối với sự phát triển xã hội không
hề suy giảm. Giai cấp nông dân vẫn là lực lượng quan trọng tham gia sản xuất
vật chất, tạo ra nguồn nông sản và thực phẩm nuôi sống toàn thể nhân loại.
Tại Việt Nam, không chỉ trực tiếp lao động sản xuất, những sáng kiến
của người nông dân trong nhiều năm qua là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta
thực hiện những chính sách đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ngay cả trong những thời điểm khó khăn, khi nền kinh tế đất nước suy giảm,
tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại thì nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã
trở thành trụ đỡ, tạo sự bình ổn cho sự phát triển đất nước. Điều này đã khẳng
định vai trò to lớn của nông dân Việt Nam hiện nay.
Vai trò của nông dân còn thể hiện như là lực lượng đông đảo tham gia
sáng tạo, truyền bá và gìn giữ các giá trị văn hóa tinh thần ở khu vực nông
thôn và của xã hội. Họ là lực lượng trực tiếp góp phần lưu truyền và gìn giữ
32
các làng nghề truyền thống, các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, các
phong tục, tập quán ở khu vực nông thôn. Trải qua quá trình phát triển, nhiều
giá trị văn hóa truyền thống được người nông dân sáng tạo và lưu truyền đã
trở thành những di sản văn hóa đặc sắc của đất nước.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, với truyền thống yêu nước và tinh
thần cách mạng cao đẹp, nông dân Việt Nam trên khắp mọi miền của đất
nước luôn một lòng theo Đảng; cần cù, sáng tạo, đoàn kết làm nên thắng lợi to
lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng nông thôn mới,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện
"Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020" nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong sự nghiệp to lớn này, một lần nữa vai trò của nông dân được
khẳng định. 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới sẽ không thể thực hiện
được nếu không có sự tham gia đóng góp trực tiếp, tích cực chủ động và sáng
tạo của nông dân.
Tóm lại, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, ở những góc nhìn khác
nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về giai cấp nông dân. Trong khuôn
khổ luận án này, giai cấp nông dân được hiểu là giai cấp của những người lao
động sản xuất vật chất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp... trực tiếp
sử dụng một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất,
rừng, biển để sản xuất ra nông sản.
2.1.2. Quan niệm về phát triển bền vững
Khát vọng và nhu cầu của con người là vô tận, trong đó, khát vọng và
nhu cầu vật chất là lớn nhất. Như C.Mác đã từng nói: “Trước hết con người
cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu
tranh để giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo,
triết học, v.v” [14, tr.322]. Để đáp ứng khát vọng và nhu cầu này, con người
33
đã tìm tòi, sáng tạo, tác động vào tự nhiên, khai thác và biến nó thành của cải
vật chất phục vụ cho chính mình.
Tuy nhiên, tự nhiên vốn dĩ có những quy luật vận động riêng. Tác động
tới tự nhiên không có nghĩa là con người bất chấp quy luật, phá vỡ hệ sinh
thái tự nhiên. Nếu tác động theo đúng quy luật, giới tự nhiên sẽ phục vụ con
người, còn nếu làm trái quy luật sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới giới tự nhiên,
con người với tư cách là một bộ phận trong đó cũng sẽ phải đối mặt với "mỗi
lần giới tự nhiên trả thù lại" [15, tr.654].
Trong thời gian qua, bằng những hoạt động của mình, con người đã gặt
hái được những thành tựu to lớn trong sản xuất vật chất, nghiên cứu khoa học.
Đằng sau những thành tựu đó, những tác hại mà con người gây ra không hề
nhỏ. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, hiện tượng biến đổi khí
hậu, sự bất bình đẳng trong đời sống xã hội đang ngày càng gia tăng
Từ những hậu quả đó, nhân loại tiến bộ đã và đang xem xét lại những
nhu cầu và những hoạt động đáp ứng nhu cầu của chính mình để loại bỏ
những nhu cầu và những hành động không thích hợp, hướng tới một nhu cầu
và hành động tiến bộ hơn. Do đó, từ mục tiêu “tăng trưởng kinh tế” tập trung
ở sự gia tăng quy mô về mặt lượng của nền kinh tế, loài người đã hướng tới
mục tiêu “phát triển kinh tế” dựa trên sự biến đổi tích cực cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu của nền kinh tế và ngày nay là mục tiêu “phát triển bền
vững”. Mục tiêu “phát triển bền vững” như là một nhu cầu tất yếu, đồng thời
là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển nhận thức và hành động của
con người. Nó đã thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong và
ngoài nước tham gia nghiên cứu. Dưới đây là một số quan điểm cụ thể về phát
triển bền vững.
2.1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển bền vững
Sinh thời, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không trực tiếp đưa
ra khái niệm phát triển bền vững, nhưng với một hệ thống học thuyết mang
34
tính khoa học, các ông đã nêu ra quan điểm tiến bộ, mang nhiều giá trị của
mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể như sau:
Một là, khẳng định tính thống nhất và mối quan hệ biện chứng giữa con
người và thế giới vật chất.
Trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội,
chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng bản chất của thế giới là vật chất,
thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều này cũng có nghĩa con người với tư
cách là một dạng của vật chất luôn nằm trong mối liên hệ và tác động qua lại
với thế giới vật chất. Vì vậy, bằng những hoạt động của mình, con người
vừa khai thác thế giới vật chất phục vụ cuộc sống, vừa phải bảo vệ nó để sao
cho mối liên hệ giữa con người và các bộ phận còn lại của thế giới vật chất
được giữ vững, bảo toàn và phát triển, bởi vì "mình với giới tự nhiên chỉ là
một" [15, tr.655].
Hai là, khẳng định tính quy luật trong sự vận động của thế giới tự nhiên
và xã hội. Tự do chính là sự nhận thức và hành động theo những quy luật đó.
Với tư cách là một bộ phận quan trọng nhất, tiến bộ nhất và hoàn thiện
nhất của thế giới vật chất, con người có tính độc lập tương đối. Chính vì vậy,
con người thông qua quá trình hoạt động thực tiễn đã sáng tạo ra một lịch sử
thứ hai không có sẵn trong tự nhiên - đó là lịch sử xã hội loài người, đồng thời
hình thành nên cấu trúc tổng thể biện chứng tự nhiên - con người - xã hội.
Hệ thống tự nhiên - con người - xã hội là một chỉnh thể trong đó những
yếu tố tự nhiên và những yếu tố xã hội tác động qua lại lẫn nhau, quy định sự
tồn tại và phát triển của nhau. Sự vận động và tác động qua lại của những yếu
tố đó luôn có tính quy luật. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định:
Trong tự nhiên (chừng nào chúng ta không xét đến ảnh
hưởng ngược trở lại của con người đối với tự nhiên) chỉ có những
nhân tố vô ý thức và mù quáng tác động lẫn nhau, và chính trong sự
tác động lẫn nhau ấy mà quy luật chung biểu hiện ra... Trái lại,
35
trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động hoàn toàn chỉ là những con
người có ý thức, hành động có suy nghĩ hay có nhiệt tình theo đuổi
những mục đích nhất định, thì không có gì xảy ra mà lại không có ý
định tự giác, không có mục đích mong muốn [16, tr.450, 451].
Nhưng dù là quy luật tự nhiên hay xã hội thì chúng đều mang tính
khách quan, vì đó là mối liên hệ bản chất, tất nhiên vốn có của các sự vật -
hiện tượng trong thế giới. Con người chỉ có thể nhận thức, phát hiện ra quy
luật, vận dụng quy luật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của mình. Nhận thức
đúng quy luật và làm theo quy luật thì con người được tự do. Ngược lại,
nhận thức sai quy luật, làm trái quy luật, thì con người trở thành nô lệ của
quy luật và phải chịu sự "trả thù của giới tự nhiên". Ph.Ănghen viết:
"Chúng ta không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với
giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là một lần giới
tự nhiên trả thù lại chúng ta" [15, tr.654].
Tự do trước các quy luật của tự nhiên cũng có nghĩa là con người
phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, khai thác hợp lý, sử dụng và tái tạo
các nguồn lực tự nhiên để đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - con
người - xã hội.
Như vậy, khẳng định tính thống nhất của thế giới vật chất, tính quy luật
trong quá trình vận động và phát triển của tự nhiên - con người - xã hội, các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng mối
quan hệ hợp lý, hài hòa giữa thế giới tự nhiên, con người và xã hội. Con
người tác động vào tự nhiên nhưng đồng thời phải bảo vệ tự nhiên.
Ba là, xác định mục tiêu hướng tới trong xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa là xóa bỏ sự bóc lột, tạo ra sự công bằng và một đời sống ấm no, tự do,
hạnh phúc.
Mục tiêu cao đẹp trong toàn bộ lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lênin xét cho cùng là hướng tới việc giải phóng nhân dân lao động và giải
36
phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội văn minh,
tiến bộ hơn xã hội tư bản chủ nghĩa - đó chính là xã hội xã hội chủ nghĩa. Để
xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, các ông đã vạch ra tính tất yếu và sự cần
thiết phải xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, thiết lập một chế độ
sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện phân phối dựa trên những
thành quả lao động là chủ yếu, tạo ra sự công bằng xã hội.
Việc tìm ra con đường nhằm thiết lập sự công bằng, bình đẳng trong xã
hội phần nào khẳng định những tư tưởng vượt trước của các ông trong mục
tiêu phát triển bền vững. Cùng với việc khẳng định tính thống nhất vật chất
của thế giới, tính quy luật và sự cần thiết phải nhận thức và làm theo quy luật
tự nhiên và xã hội của con người, chủ nghĩa Mác - Lênin đã xây dựng một
mục tiêu phát triển có tính tiến bộ nhất. Trong đó, các quy luật khách quan
được tôn trọng, kinh tế phát triển, xã hội công bằng, bình đẳngĐây đồng
thời là những bộ phận cấu thành nội hàm khái niệm phát triển bền vững mà
ngày nay nhân loại đang hướng tới.
2.1.2.2. Quan điểm của cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững
hiện nay
Những tư tưởng thể hiện mong muốn phát triển bền vững của nhân loại
đã có từ rất sớm. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm này được hoàn thiện đến đâu,
mong muốn phát triển bền vững của nhân loại mạnh mẽ ở mức độ nào lại tùy
thuộc vào những điều kiện lịch sử nhất định.
Năm 1951, UNESCO đã xuất bản tài liệu có tiêu đề "Thực trạng bảo vệ
môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50". Tài liệu này được bổ
sung vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của
"Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại
Stockholm (Thụy Điển), thu hút 113 nước tham gia. Hội nghị đã cảnh báo
tương lai của hành tinh và loài người đang bị đe dọa nếu tiếp tục duy trì nhịp
độ tăng trưởng kinh tế và dân số như hiện tại, đồng thời thông qua kế hoạch
37
hành động vì môi trường với 109 khuyến nghị về môi trường. Tại Hội nghị
này, ông Maurice Strong, tổng thư ký Hội nghị đã nhấn mạnh sự cần thiết làm
cho các nhu cầu của hiện tại phù hợp với các nhu cầu của các thế hệ tương lai
và đưa ra các mối quan tâm về môi trường.
Đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu
tiên xuất hiện trong ấn phẩm "Chiến lược bảo tồn thế giới" do Liên minh Bảo
tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) công bố. Tuy
nhiên, chỉ từ sau báo cáo Brundrland của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế
giới năm 1987, khái niệm này mới chính thức được phổ biến rộng rãi.
Theo báo cáo Brundtland: "Phát triển bền vững chính là cố gắng đáp
ứng nhu cầu của hôm nay mà không làm tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu
cầu của các thế hệ tương lai" [61, tr.27].
Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm
chìa khóa giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo
gỡ bế tắc trong các vấn đề về phát triển.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở
Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát
triển bền vững ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định cụ
thể hơn nội dung khái niệm này. Đây là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội
và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng
trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường sống.
2.1.2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển
bền vững
Tư tưởng phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam
quan tâm từ khá sớm. Năm 1960, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
38
quốc lần thứ III, Đảng ta đã khẳng định: “đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” [35, tr.922]. Với cụm từ “tiến
vững chắc”, tư tưởng phát triển bền vững đã được thể hiện mặc dù nó mới
chỉ ở mức độ sơ khai.
Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Chính phủ Việt Nam
đã cử các đoàn cấp cao tham gia hầu hết các diễn đàn quốc tế về môi
trường và phát triển. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 187-CP về việc triển khai
thực hiện "Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai
đoạn 1991-2000). Kế hoạch này là tiền đề quan trọng cho quá trình phát
triển bền vững ở Việt Nam.
Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Khóa VIII đã ban hành Chỉ thị số 36- CT/TW "Về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Trong Chỉ thị này, Đảng ta đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một nội
dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo
đảm phát triển bền vững” [40, tr237].
Năm 2001, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã thông qua chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 – 2010), trong đó khẳng định quan
điểm phát triển là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường” [34, tr.162].
Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt: “Định hướng chiến
lược phát triển bền vững ở Việt Nam”. Bản định hướng được xây dựng trên
cơ sở quan điểm phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và được cụ thể hóa
cho phù hợp với những nhu cầu và thực tiễn Việt Nam.
Năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
39
XI đã thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Lần đầu tiên khái niệm phát
triển bền vững đã được trình bày một cách đầy đủ dưới góc độ pháp lý. Theo
Luật này, "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường" [77, tr.09].
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định quan
điểm phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 là:
“Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu
cầu xuyên suốt trong Chiến lược” [38, tr.98].
Đến Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã cụ thể hóa quan điểm phát
triển bền vững trên từng lĩnh vực. Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng ta khẳng định:
"Kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng
phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên
cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ,
đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so
sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững" [41, tr.87].
Trên lĩnh vực chính trị - xã hội, việc phát triển văn hóa, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững môi trường
hòa bình là điều kiện cho sự phát triển bền vững. Trên lĩnh vực môi trường,
"Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển
bền vững" [41, tr.141].
Như vậy, dù là quan điểm có tính định hướng của Đảng hay những chính
sách cụ thể được thể chế thành luật pháp của Nhà nước thì phát triển bền vững là
nội dung nhất quán trong đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Mục tiêu của phát triển bền vững là: “Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự
giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận
của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên” [19, tr.11].
40
Quan điểm về phát triển bền vững do Đảng và Nhà nước ta xác định đã
và đang là những cơ sở quan trọng cho những hành động của toàn Đảng và
toàn dân trên con đường hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
2.1.2.4. Nội dung của phát triển bền vững
Cho đến nay, mặc dù có rất nhiều những khái niệm, định nghĩa khác
nhau về phát triển bền vững, nhưng tất cả đều có điểm chung, đó là coi phát
triển bền vững là sự phát triển của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến sự
phát triển của tương lai. Phát triển bền vững có các nội dung cơ bản sau:
Một là, kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất phù hợp. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Sản
xuất đáp ứng đủ nhu cầu vật chất ngày càng gia tăng của con người.
Hai là, xã hội phát triển. Phát triển văn hoá trên cơ sở kế thừa những
giá trị tích cực nội tại và tiếp thu những giá trị tiên tiến bên ngoài. Phát triển
toàn diện con người với cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Con người được
bình đẳng cả trong cơ hội, trong thu nhập và hưởng thụ những giá trị hiện có.
Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Các cá nhân trong xã hội luôn đoàn kết,
thống nhất. Nền chính trị ổn định, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu
cầu và lợi ích của nhân dân.
Ba là, xây dựng mối quan hệ hài hoà, hợp lý giữa con người và tự
nhiên, bảo vệ và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của tự nhiên, tạo sự cân
bằng giữa bảo vệ với khai thác các nguồn lực của tự nhiên. Duy trì mức độ
khai thác ở giới hạn cho phép để môi trường tự nhiên tiếp tục cung cấp các
nguồn sống an toàn và đầy đủ cho con người và các sinh vật sống trên trái đất
ở hiện tại và tương lai.
Ba nội dung trên là những thành tố cấu thành nội hàm của khái niệm
"Phát triển bền vững”. Nó bổ sung và hoàn thiện những lý luận về sự phát
triển của nhân loại, đồng thời dẫn dắt hành động của con người hướng đến
một xã hội lý tưởng mà con người hằng mơ ước.
41
2.1.3. Quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững
2.1.3.1. Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là nội dung lớn trong mục tiêu phát
triển bền vững nói chung, giúp bảo đảm an ninh lương thực, duy trì môi
trường sinh thái, giữ vững ổn định chính trị và môi trường xã hội nông thôn,
bảo đảm sự công bằng và tiến bộ xã hội. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đặc
biệt, phát triển nông nghiệp bền vững luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà khoa học, nhà quản lý. Richard R. Harwood, nhà nông nghiệp
học, nguyên là Giám đốc Viện phát triển nông nghiệp quốc tế Winrock khu
vực châu Á cho rằng:
Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp trong đó các
hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và
quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng
đến việc bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ
sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa lãng phí để sản xuất
một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại
môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập
cho dân cư nông nghiệp [64, tr.19].
Theo quan niệm trên, nội dung của nông nghiệp bền vững đề cập đến
ba khía cạnh: Kinh tế, tự nhiên và xã hội. Đối với tự nhiên, phát triển nông
nghiệp bền vững sẽ tác động hợp lý tới đất đai, nguồn nước, khí hậu nhằm
giảm thiểu tác hại tới môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trên lĩnh vực
kinh tế, phát triển nông nghiệp bền vững sẽ góp phần giảm thiểu chi phí đầu
vào, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho các tổ chức sản xuất nông
nghiệp trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu nông sản ngày càng cao của con
người cả về chất lượng và số lượng. Trên khía cạnh xã hội, nông nghiệp bền
vững xuất phát từ những lợi ích của dân cư nông nghiệp, của con người và
toàn xã hội.
42
Theo tổ chức nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO):
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng thay đổi công nghệ và thể
chế để đạt được sự phát triển trong nông nghiệp nhằm đáp ứng
được nhu cầu của con người ở hiện tại và tương lai. Sự phát triển đó
đi liền với bảo tồn đất, nước, thực vật và nguồn gen động vật, môi
trường không xuống cấp, phù hợp về mặt kỹ thuật, hiệu quả kinh tế
và sự đồng thuận xã hội [107].
Khái niệm này của FAO nhấn mạnh đến việc quản lý hiệu quả các
nguồn lực của tự nhiên dựa trên việc phát triển công nghệ và sự hoàn thiện thể
chế nhằm đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với nội dung là
kinh tế hiệu quả, kỹ thuật phù hợp, xã hội đồng thuận, tài nguyên nông nghiệp
và môi trường sống được bảo vệ.
Theo tác giả Đỗ Kim Chung và cộng sự: "Phát triển nông nghiệp bền
vững là quá trình đảm bảo hài hoà ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường, thoả mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của tương lai" [24, tr.120].
Quan niệm này của tác giả nhấn mạnh đến sự hài hòa giữa mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường; giữa nhu cầu hiện tại và tương lai. Theo tác giả,
đặc trưng của nông nghiệp bền vững là năng suất, hiệu quả, ổn định và công
bằng. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững là tăng năng suất nông
nghiệp một cách bền vững và ổn định; phân phối công bằng sản phẩm và tài
nguyên nông nghiệp; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; làm tăng sự công
bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống.
2.1.3.2. Những nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp bền vững
Dưới các góc nhìn khác nhau, mỗi nhà khoa học đã đưa ra những quan
điểm khác nhau về nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở quan điểm của các nhà
khoa học đi trước, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể định nghĩa
43
phát triển nông nghiệp bền vững như sau: Phát triển nông nghiệp bền vững
là sự quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên nông nghiệp,
giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông dân và các chủ thể có liên quan trong
quá trình phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đủ nhu
cầu ngày càng cao của con người, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nông dân và dân cư nông thôn, giữ vững sự ổn định chính
trị - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ các nguồn tài nguyên nông nghiệp và
môi trường nông thôn.
Theo định nghĩa trên đây, phát triển nông nghiệp bền vững gồm các nội
dung chính sau:
+ Bền vững về kinh tế. Duy trì tính hiệu quả và lợi nhuận của hệ thống
nông nghiệp theo thời gian, đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của con người
về các sản phẩm nông nghiệp.
+ Bền vững về xã hội. Đó là sự tác động tích cực của hệ thống nông
nghiệp tới cộng đồng xã hội trên các mặt như: giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập, tạo ra sự bình đẳng, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội cho nông dân và dân cư khu vực nông thôn.
+ Bền vững về môi trường. Nội dung này đánh giá sự ổn định về sinh
trưởng, phát triển và năng suất của sinh vật theo thời gian, duy trì năng suất
sinh vật theo thời gian khi phải đối mặt với những trở ngại sinh thái và áp
lực xã hội. Đó là bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên phục vụ
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên không tái tạo. Bên cạnh đó, cần bảo vệ môi trường khu vực nông
thôn trong sạch để nó vừa phục vụ phát triển nông nghiệp, vừa bảo vệ sức
khoẻ người dân.
Ba nội dung trên là những thành tố cấu thành nội hàm của khái niệm
"Phát triển nông nghiệp bền vững”. Nó dẫn dắt hành động của con người
hướng đến một nền nông nghiệp phát triển không chỉ cho hiện tại mà cho thế
hệ mai sau.
44
2.2. VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG
Phát triển nông nghiệp bền vững vừa là kết quả, vừa là bước tiến trong
các hoạt động của con người. Mỗi chủ thể khác nhau có vai trò và vị trí khác
nhau, trong đó nông dân là chủ thể có vai trò, vị trí quan trọng nhất và trực
tiếp nhất. Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững chính
là sự ảnh hưởng, những tác động và sự đóng góp của họ trên thực tế cũng như
khả năng trong tương lai đối với phát triển nông nghiệp bền vững. Vai trò này
được thể hiện trong cả 3 nội dung kinh tế, xã hội và môi trường trong phát
triển nông nghiệp bền vững.
2.2.1. Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững về
kinh tế
Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế được nhìn nhận dưới góc độ
kinh tế của quá trình phát triển. Nó hướng đến một nền nông nghiệp có năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao. Trên phương diện
này, vai trò của nông dân thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau:
- Là chủ thể tiếp nhận, ứng dụng và phát triển những thành tựu khoa
học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong phát triển
nông nghiệp bền vững.
Tiếp nhận, ứng dụng và phát triển những thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị
gia tăng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, với sự
phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, những
thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp xuất
hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc tiếp nhận, ứng dụng những thành tựu
này vào sản xuất là cả một quá trình, đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư, trình
độ tay nghề và tinh thần sáng tạo của nông dân - những người trực tiếp tham
gia sản xuất nông nghiệp.
Do vậy để đẩy nhanh quá trình tiếp nhận và ứng dụng này, vai trò của
45
nông dân là rất quan trọng. Nông dân vừa là chủ thể tiếp nhận, vừa là chủ thể
ứng dụng, biến những thành tựu khoa học và công nghệ thành những giá trị
thực tế trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong
phát triển nông nghiệp bền vững.
- Là chủ thể quan trọng trong liên kết sản xuất, nâng cao chuỗi giá trị
trong sản xuất nông nghiệp.
Với thực trạng phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL nói riêng và cả nước
nói chung, nhu cầu liên kết trong sản xuất ngày càng cấp thiết và trở nên đa
dạng hơn. Thực hiện hiệu quả liên kết trong sản xuất nông nghiệp vừa góp
phần nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất, vừa khắc phục hạn chế vốn có như
tình trạng manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn trong ứng dụng khoa học và công
nghệ, làm giảm sức cạnh tranh khi hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Sự liên kết hiện nay đòi hỏi phải có các hình thức đa dạng hơn ở cả chủ
thể liên kết và mô hình liên kết. Về chủ thể liên kết có thể bao gồm: Nông
dân, các nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và nhiều chủ
thể khác trực tiếp và gián tiếp tham gia vào chuỗi giá trị trong sản xuất nông
nghiệp. Về mô hình liên kết có liên kết trong các HTX, mô hình “cánh đồng
lớn”, mô hình liên kết “4 nhà” Dù thực hiện mô hình liên kết nào, các chủ
thể tham gia nhiều hay ít thì nông dân vẫn là trung tâm của các mối liên kết
trong sản xuất, là mắt khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị sản xuất nông
nghiệp. Họ vừa là chủ thể trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong liên kết sản
xuất, vừa là chủ thể hưởng thụ những giá trị mang lại của quá trình liên kết
này. Quá trình liên kết có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận
thức và hành động của nông dân.
- Là chủ thể trực tiếp lao động sản xuất trong nông nghiệp, tạo ra những
kết quả về kinh tế trong phát triển nông nghiệp bền vững.
Sản xuất nông nghiệp là một ngành đặc thù, gắn với thiên nhiên và cần
nhiều sức lao động. Nhờ những tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhiều
46
khâu của quá trình sản xuất đã được cơ giới hoá, tự động hoá nhưng nó vẫn
không thể thay thế được hoàn toàn sức lao động của nông dân. Nông dân là
lực lượng chủ yếu nhất, trực tiếp nhất tham gia sản xuất nông nghiệp. Với
kinh nghiệm sẵn có, với tinh thần sáng tạo, không ngừng học hỏi, nông dân
ĐBSCL nói riêng và nông dân cả nước nói chung đang ngày đêm lao động
sản xuất, tạo ra những giá trị kinh tế trong nông nghiệp, thúc đẩy nền nông
nghiệp phát triển bền vững. Dù là người lao động làm thuê, sử dụng tư liệu
sản xuất của người khác, hay là người lao động độc lập, sử dụng tư liệu sản
xuất của chính mình thì nông dân vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để tạo ra
những giá trị cao nhất, khẳng định vai trò không thể thay thế của họ trong sản
xuất nông nghiệp.
2.2.2. Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững về
xã hội
Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội xem xét hiệu quả của quá
trình phát triển nông nghiệp bền vững trên góc độ xã hội. Nó đòi hỏi quá
trình phát triển phải nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân và dân cư
nông thôn; tạo ra sự bình đẳng trong quá trình phát triển; thúc đẩy phát triển
văn hoá, giáo dục, y tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở khu vực nông
thôn. Để có được kết quả này, vai trò của nông dân được thể hiện trên các
nội dung chính như:
- Là một bộ phận trong chuỗi phân phối công bằng các thành quả của
phát triển nông nghiệp bền vững.
Phân phối công bằng các thành quả của phát triển nông nghiệp bền
vững vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực của quá trình phát triển. Phân phối
công bằng sẽ tạo ra mối quan hệ hợp lý về lợi ích giữa các chủ thể. Điều này
vừa đòi hỏi sự ... nông
nghiệp và thuỷ sản năm 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Ban thư ký Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
(2015), Thông cáo báo chí về tình hình Kinh tế - xã hội năm 2015,
tại trang [truy cập ngày 15-12-2015].
6. Vũ Trọng Bình (2013), "Phát triển nông nghiệp bền vững: Lý luận và thực
tiễn", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (196), tr.37- 45
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), “Nông nghiệp và nông dân Việt Nam trong
công cuộc phát triển bền vững”, Ấn phẩm thông tin số 07.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), “Đồng bằng sông Cửu Long gọi vốn đầu
tư”, tại trang [truy cập ngày 06-10-2016].
9. Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội (2005), “41 hộ dân Kiên Giang tự
nguyện hiến đất xây dựng trường học”, tại trang
[truy cập ngày 16-05-2005].
153
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Quyết định số 1384/QĐ-
BNN-KH ngày 18 tháng 06 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình hành
động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội.
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Quyết định số 639/QĐ-
BNN-KH ngày 02 tháng 04 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch nông
nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu, Hà Nội.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Nông nghiệp - nông dân
- nông thôn 5 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, tài liệu phục
vụ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5
tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
13. Phan Việt Châu (2016), “Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông
Cửu Long”, tại trang [truy cập ngày 11-4-2016].
14. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia
- Sự thật, Hà Nội.
15. C.Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia -
Sự thật, Hà Nội.
16. C. Mác và Ph. Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia
- Sự thật, Hà Nội.
17. Ngô Ngọc Cát (chủ biên) (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt
Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
18. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Quyết định số 80/2002/QĐ-
TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về chính
sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp
đồng, Hà Nội.
154
19. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Công báo số 33 + 34 ngày
27/8/2004, Hà Nội.
20. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-
TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.
21. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội.
22. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ phê Đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững, Hà Nội.
23. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Quyết định số 245/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng
điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030, Hà Nội.
24. Đỗ Kim Chung (chủ biên) (2009), Giáo trình nguyên lý kinh tế nông
nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2015), Niên giám thống kê 2014, tại trang
https://ctk.dongthap.gov.vn/wps/portal/cucthongke, [truy cập ngày
25-7-2016].
26. Cục Thống Thông kê tỉnh Kiên Giang (2015), Niên giám thống kê
2014, Kiên Giang.
27. Cục Thống Thông kê tỉnh Kiên Giang (2016), “Tổng kết 5 năm xây dựng nông
thôn mới”, tại trang
[truy cập ngày 25-7-2016].
155
28. Cục Thống kê tỉnh Long An (2015), Niên giám thống kê 2014, Nxb Thanh
niên, Long An.
29. Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (2015), Niên giám thống kê 2014, Trà Vinh.
30. Đường Hồng Dật (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
31. Khuynh Diệp (2016), Một số vấn đề nông dân và ruộng đất ở đồng bằng sông
Cửu Long sau năm 1975, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
32. Phạm Mỹ Duyên, “Giảm nghèo bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tại trang
[truy cập ngày 18-9-2014].
33. Nguyễn Quốc Dũng (chủ nhiệm) (2015), Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường của mô hình “Cánh đồng lớn” ở đồng bằng sông Cửu
Long, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị Khu vực IV chủ
trì, Cần Thơ.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn Quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày
20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng
vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 – 2010, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn Quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012
của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng
sông Cửu Long thời kỳ 2011 – 2020, Hà Nội.
156
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 57, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn Quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ X
Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2015-2020, Đồng Tháp.
43. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ X
Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2015-2020, Kiên Giang.
44. Đảng bộ tỉnh Long An (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ X Đảng
bộ tỉnh Long An nhiệm kỳ 2015-2020, Long An.
45. Đảng bộ tỉnh Trà Vinh (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ X Đảng
bộ tỉnh Trà Vinh nhiệm kỳ 2015-2020, Trà Vinh.
46. Lê Cao Đàm, Võ Thị Kim Thu (2015), “Vai trò chủ thể của nông dân trong
quá trình phát triển”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (6).
47. Minh Đức, “Đào tạo nghề đồng bằng Sông Cửu Long không đạt yêu cầu”,
tại trang [truy cập ngày 25-09-2015].
48. Trần Thanh Giang (2013), Vấn đề lợi ích kinh tế của nông dân trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án
tiến sĩ triết học, Đại học quốc gia Hà Nội.
49. Phạm Huỳnh Minh Hùng (2014), “Định hướng tâm lý, tính cách nông dân
đồng bằng sông Cửu Long trong vai trò chủ thể xây dựng nông
thôn mới”, Tạp chí Cộng sản (chuyên đề cơ sở), (94), tr.30-33.
50. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các Bộ môn
Khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình
Chủ nghĩa xã hội khoa học (Tái bản lần thứ hai có sửa chữa),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo cáo của Ban Chấp hành Hội
Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp khoá VII, trình Đại hội đại
biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013-2018, Đồng Tháp.
157
52. Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp (2015): Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực
hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam tỉnh
Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2013-2018, Đồng Tháp.
53. Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp (2015), Báo cáo Tổng kết công tác Hội và
phong trào nông dân năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ công tác
năm 2016, Đồng Tháp.
54. Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang (2013), Văn kiện Đại hội đại biểu Hội nông
dân tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2008-2013, Kiên Giang.
55. Hội nông dân tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo công tác Hội và phong
trào nông dân năm 2014, phương hướng nhiệm vụ công tác năm
2015, Kiên Giang.
56. Hội nông dân, Sở nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tỉnh Kiên Giang
(2015), Báo cáo tổng kết chương trình phối hợp giữa Hội nông
dân và Sở nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang
giai đoạn 2011-2015, Kiên Giang.
57. Hội Nông dân tỉnh Long An (2015), Báo cáo Sơ kết giữa nhiệm kỳ của
Ban chấp hành Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Long An Khóa VIII,
nhiệm kỳ 2013-2018, Long An.
58. Hội Nông dân tỉnh Long An (2013), Báo cáo của Ban Chấp hành Hội
Nông dân Việt Nam tỉnh Long An Khóa VII tại Đại hội Đại biểu
Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII, Nhiệm kỳ 2013-2018, Long An.
59. Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh (2013), Báo cáo của Ban Chấp Hành Hội
Nông dân tỉnh khóa VI tại Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh
khóa VII, Nhiệm kỳ 2013- 2018, Trà Vinh.
60. Hội nông dân tỉnh Trà Vinh (2015), Báo cáo Thực hiện nhiệm vụ công tác
Hội và phong trào nông dân năm 2015 và phương hướng, nhiệm
vụ công tác năm 2016, Trà Vinh.
61. Jean-Yves Martin (chủ biên) (2007), Phát triển bền vững học thuyết, thực
tiễn đánh giá, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
158
62. Nguyễn Khang (2016), “Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu phát triển bảo hiểm y tế”,
tại trang [truy cập ngày 22-08-2016].
63. K.V (2016), “Nguồn nước ngầm ở đồng bằng sông Cửu Long suy giảm nghiêm
trọng”, [truy cập ngày 06-05-2016].
64. Phạm Văn Khôi (2004) Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo
hướng nông nghiệp sinh thái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
65. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Việc làm của nông dân vùng đồng bằng sông
Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận
Chính trị, Hà Nội.
66. Bùi Thị Ngọc Lan (chủ nhiệm) (2015), Chính sách phát triển giáo dục - đào
tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ, đề
tài khoa học cấp Bộ trọng điểm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh chủ trì, Hà Nội.
67. Bùi Thị Ngọc Lan (2015), "Quan điểm của V.I.Lênin về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt
Nam", Tạp chí Lịch sử Đảng, (4).
68. Ngô Thị Phương Lan (2010), "Tính duy lý của nông dân đồng bằng sông
Cửu Long trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp", Tạp chí dân tộc học, (01), tr.25-32.
69. Huỳnh Lương (2014), “Trà Vinh: Trên 77% dân số tham gia bảo hiểm y tế”,
tại trang [truy cập ngày 27-07-2014].
70. Lâm Văn Mẫn (2007), Phát triển bền vững ngành thuỷ sản đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2015, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
71. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. Trần Thanh Nam (2002), Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc
Khmer Nam Bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ triết
học chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
159
73. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt
Nam 2012, Hà Nội.
74. Trần Ngọc Ngoạn (chủ biên) (2008), Phát triển nông thôn bền vững:
Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
75. Nguyễn Hữu Nguyên (2014), “Vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Cửu Long”, tại trang [truy cập
ngày 24-7-2014].
76. Nguyễn Phong Quang (2015), “Cơ cấu lại và phát triển bền vững nông
nghiệp đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở liên kết vùng”, tại
trang [truy cập ngày 8-7-2015].
77. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật bảo vệ môi trường, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật đất đai năm 2013, tại
trang [truy cập ngày 15-8-2014]
79. Võ Thị Kim Sa (2013), Sự liên kết của nông dân vùng Tây - Nam Bộ trong
các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa,
Luận án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
80. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang (2015), Báo cáo tổng
kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai kế hoạch
năm 2016, Kiên Giang.
81. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An (2015), Báo cáo Sơ
kết sản xuất cây trồng nông nghiệp năm 2015 và kế hoạch sản
xuất vụ đông xuân năm 2016, Long An.
82. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh (2016), Báo cáo Tổng
kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, Trà Vinh.
160
83. Đặng Kim Sơn (2009), "Để nông dân vươn lên trong quá trình công
nghiệp hoá, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế
thị trường", Tạp chí Cộng Sản, (800), tr. 34-38.
84. Tô Văn Sông (2012), Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận
án tiến sĩ triết học chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, Học
Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
85. Tatyana P. Soubbotina (Lê Kim Tiên dịch) (2005), Không chỉ là tăng
trưởng kinh tế: Nhập môn về phát triển bền vững, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
86. Nguyễn Thế Thắng (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp
công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam”, Tạp chí Lý
luận Chính trị, (6), tr.24-29.
87. Phạm Thắng (2013), “Quyết sách của Đảng về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, tại trang
[truy cập ngày 16-7-2013].
88. Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh (đồng chủ biên) (2009), Phát triển bền
vững - từ quan niệm đến hành động, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
89. Trần Thành (2009), "Tác động của phát triển nông nghiệp đồng bằng sông
Cửu Long đến nhiệm vụ quốc phòng - an ninh", Tạp chí Kinh tế và
dự báo, (7) (447), tr. 30-32.
90. Đào Thế Tuấn (2008), "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn- Những vấn đề không
thể thiếu trong phát triển bền vững", Tạp chí Cộng sản, (9), Tr.56-59.
91. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
và thuỷ sản năm 2011, Nxb Thông kê, Hà Nội.
92. Tổng cục thống kê (2014), Y tế Việt Nam qua tổng điều tra cơ sở kinh tế,
hành chính, sự nghiệp năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.
93. Tổng cục Thống kế (2015), Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm
1/4/2014: Các kết quả chủ yếu, Nxb Thống kê, Hà Nội.
161
94. Tổng cục Thống kế (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
95. Tổng cục Thống kế (2016), Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
năm 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội.
96. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm
2016, Hà Nội.
97. Trường Đại học Cần Thơ (2011), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử
dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của các hệ
thống canh tác trên nền lúa, Dự án CLUES, Cần Thơ.
98. Thanh Tú (2016), “Kết quả 03 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Hội Nông dân
tỉnh Trà Vinh nhiệm kỳ 2013-2018”, tại trang
[truy cập ngày 11-04-2016].
99. UBND tỉnh Đồng Tháp (2014), Kế hoạch Sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn theo định hướng tái cơ cấu nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2014 - 2015 và
2016 – 2020, Đồng Tháp.
100. UBND tỉnh Đồng Tháp (2016), Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015)
gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đồng Tháp.
101. UBND tỉnh Kiên Giang (2016), Công báo số 04+05 ngày 25-01-2016, Kiên Giang.
102. Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (2013),
Thực trạng áp dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp nhìn
từ phía người nông dân, Báo cáo phục vụ sơ kết Nghị quyết Trung
ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
103. Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2013), Thực trạng đời sống
văn hóa xã hội của cư dân nông thôn Việt Nam – các vấn đề và
giải pháp, Báo cáo phục vụ sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 khóa
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
162
Tiếng Anh
104. Asian Farmers' Association (2009), AFA Research Report: Farmers Trade
Agenda in ASEAN, tại trang www.asianfarmers.org, [truy cập ngày
26-5-2016].
105. Charles A. Francis, George Bird and Raymond Poincelot (2006),
"Developing and Extending Sustainable Agriculture: A New
Social Contract", Food Products Press, U.S.
106. Department of Agriculture & Cooperation, Ministry of Agriculture of India
(2007), National policy for famers, tại trang
[truy cập ngày 11-9-20016].
107. Food and Agriculture Organization of the United Nations (1995),
Dimensions of need - An atlas of food and agriculture, tại trang
[truy cập ngày 28-8-2016]
108. Kim Etingoff (2016), "Sustainable Agriculture and food supply:
scientific, economic, Policy Enhancements", Apple academic Press
and CRC Press, US
109. National research Council of The national Academies (2010), "Toward
SustainableAgricultural Systems in the 21st Century", The
national Academies Press, Washington, D.C
1
PHỤ LỤC
Bảng 1: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học, 2014. Đơn vị tính: %
STT Vùng kinh tế - xã hội
Chƣa từng
đi học
Đã thôi
học
Đang đi học
Chung
Giáo dục
phổ thông
Giáo dục
nghề nghiệp
và đại học
1 CẢ NƯỚC 4,4 72,9 22,6 18,1 2,5
2 Đồng bằng sông Hồng 1,6 75,5 23,0 17,7 3,2
3 Trung du và miền núi phía Bắc 9,0 67,6 23,0 19,3 1,4
4 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3,9 72,3 23,7 19,2 2,6
5 Tây Nguyên 7,8 65,7 26,5 22,9 1,2
6 Đông Nam Bộ 2,5 75,8 21,6 16,1 3,6
7 Đồng bằng sông Cửu Long 6,1 73,6 20,3 16,9 1,8
Nguồn: [93, tr46]
Bảng 2: Tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên, 2014
STT Vùng kinh tế - xã hội
Tổng số
(%)
Thành
thị (%)
Nông
Thôn (%)
Chênh lệch
thành thị - nông thôn (%)
1 CẢ NƯỚC 94,7 97,5 93,3 4,2
2 Đồng bằng sông Hồng 98,1 99,0 97,7 1,3
3 Trung du và miền núi phía Bắc 89,0 97,1 87,3 9,8
4 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 95,2 96,9 94,6 2,3
5 Tây Nguyên 90,3 97,2 87,3 9,9
6 Đông Nam Bộ 97,2 98,2 95,5 2,7
7 Đồng bằng sông Cửu Long 92,6 94,5 92,0 2,5
Nguồn: [93, tr52]
2
Bảng 3: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ tại đồng bằng sông Cửu Long qua các năm
Năm 2010 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ (%) 92,2 93,1 93,4 92,6 92,9
Nguồn: [94, tr128]
Bảng 4: Tỷ suất di cƣ trong 5 năm trƣớc điều tra 2009 và 2014. Đơn vị tính: (o/oo)
STT Vùng kinh tế - xã hội
Tỷ suất nhập cƣ 5 năm
trƣớc điều tra
Tỷ suất xuất cƣ 5 năm
trƣớc điều tra
Tỷ suất di cƣ thuần 5
năm trƣớc điều tra
2009 2014 2009 2014 2009 2014
1 CẢ NƯỚC 30,1 19,6 30,1 19,6 0 0
2 Đồng bằng sông Hồng 16,1 10,4 18,5 10,1 -2,3 0,3
3 Trung du và miền núi phía Bắc 9,1 6,2 27,0 14,3 -17,9 -8,1
4 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 6,4 10,0 44,8 24,9 -38,4 -15,0
5 Tây Nguyên 36,3 18,8 27,4 17,8 8,9 1,0
6 Đông Nam Bộ 126,7 70,8 9,7 13,9 117,0 56,9
7 Đồng bằng sông Cửu Long 4,4 4,5 46,5 34,3 -42,1 -29,7
Ghi chú:
- Năm 2009: trích từ Biểu A.5, trang 150, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam: Kết quả chủ yếu.
- Năm 2014: tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần được tính trên toàn bộ dân số.
Nguồn: [93, tr86]
3
Bảng 5: Cơ cấu lao động nông, lâm, thủy sản trong độ tuổi lao động năm 2011
STT Khu vực Tổng số (ngƣời)
Lao động
nông nghiệp (%)
Lao động
lâm nghiệp (%)
Lao động
thủy sản (%)
1 Cả nước 20.558.242 92,23 0,73 7,04
2 Đồng bằng sông Hồng 3.253.140 95,16 0,30 4,54
3 Trung du và miền núi phía Bắc 4.289.799 98,71 0,82 0,47
4 Bắc Trung Bộ & duyên hải miền Trung 4.677.479 90,03 1,73 8,24
5 Tây Nguyên 1.891.550 99,63 0,26 0,11
6 Đông Nam Bộ 1.244.962 95,51 0,47 4,02
7 Đồng bằng sông Cửu Long 5.201.312 83,55 0,25 16,20
Ghi chú: Lao động trong độ tuổi lao động bao gồm: Nam từ 15 đến dưới 60 tuổi; Nữ từ 15 đến dưới 55 tuổi.
Nguồn: [91, tr304-306]
Bảng 6: Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong độ tuổi lao động
chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và chia theo địa phƣơng năm 2011
STT Khu vực
Tổng số
(ngƣời)
Chưa qua đào tạo và
không có
bằng/chứng chỉ (%)
Sơ cấp, công
nhân kỹ thuật
(%)
Trung cấp
(%)
Cao đẳng
(%)
Đại học
trở lên
(%)
1 Cả nước 20.558.242 97,05 1,23 1,23 0,28 0,21
2 Đồng bằng sông Hồng 3.253.140 96,31 1,44 1,62 0,42 0,21
3 Trung du và miền núi phía Bắc 4.289.799 96,82 1,19 1,54 0,29 0,16
4 Bắc Trung Bộ & duyên hải miền Trung 4.677.479 96,87 1,33 1,33 0,29 0,18
5 Tây Nguyên 1.891.550 97,38 1,05 1,12 0,24 0,21
6 Đông Nam Bộ 1.244.962 94,75 3,42 1,21 0,28 0,34
7 Đồng bằng sông Cửu Long 5.201.312 98,29 0,57 0,69 0,21 0,24
Ghi chú: Lao động trong độ tuổi lao động bao gồm: Nam từ 15 đến dưới 60 tuổi; Nữ từ 15 đến dưới 55 tuổi. Nguồn: [91, tr307-309]
4
Bảng 7: Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động khu vực nông thôn năm 2016.
STT Khu vực Năm 2016 (%)
1 Cả nước 2,1
2 Đồng bằng sông Hồng 1,3
3 Trung du và miền núi phía Bắc 1,7
4 Bắc Trung Bộ & duyên hải miền Trung 2,4
5 Tây Nguyên 2,5
6 Đông Nam Bộ 0,6
7 Đồng bằng sông Cửu Long 3,6
Nguồn: [96, tr37]
Bảng 8: Tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long
STT Năm 2006 (đơn vị hộ) 2011 (đơn vị hộ) 2006 (%) 2011 (%) 2016 (%)
1 Tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.211.735 2.182.777 100 100 100
2 Hộ nông nghiệp 1.869.985 1.833.432 84,5 84 81,27
3 Hộ Lâm nghiệp 6.178 4.390 0,3 0,2 0,23
4 Hộ thủy sản 335.572 344.955 15,2 15,8 18,5
Nguồn: [91, tr230]; [4, tr106]
5
Bảng 9: Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản thu đƣợc trên một ha trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản chia
theo địa phƣơng (đơn vị tính: triệu đồng)
STT Khu vực 2008 2009 2010 2011
1 Cả nước 47,21 49,49 59,23 78,44
2 Đồng bằng sông Hồng 62,71 65,46 77,57 95,07
3 Trung du và miền núi phía Bắc 25,36 28,89 33,14 40,40
4 Bắc Trung Bộ & duyên hải miền Trung 38,74 41,76 49,22 61,04
5 Tây Nguyên 39,73 38,89 46,68 67,12
6 Đông Nam Bộ 45,35 47,39 64,00 86,21
7 Đồng bằng sông Cửu Long 59,69 62,87 75,22 103,20
Nguồn: [91, tr369-371]
Bảng 10: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Địa phƣơng 2010 2014
1 Đồng Tháp 21.709.648 32.556.998
2 Kiên Giang 21.976.665 35.976.027
3 Long An 18.788.960 27.121.590
4 Trà Vinh 14.975.517 22.367.784
Nguồn: [25]; [26, tr211]; [28, tr176]; [29, tr141]
6
Bảng 11: Kết quả sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long trên một số lĩnh vực.
STT Sản phẩm/Năm 2010 2012 2013 2014 2015
1 Tổng số trang trại 6306 (năm 2011) 6892 6766 7599 7347
2 Tổng sản lượng thủy sản (Tấn) 2.999.114 3.385.989 3.439.665 3.604.813 3.680.470
3 Sản lượng thủy sản nuôi trồng (Tấn) 1.986.556 2.256.889 2.258.874 2.403.331 2.450.275
4 Sản lượng thủy sản khai thác (Tấn) 1.012.558 1.129.101 1.180.792 1.201.482 1.230.195
5 Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 21.796,0 24.534,6 25.248,8 25.475,0 25.924,9
6 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người kg) 1.269,1 1.410,1 1.447,0 1.454,2 1.473,8
7 Số lượng gia cầm (nghìn con) 60.703 61.327 58.703 58.246 58.459
8 Năng suất lúa đông xuân (Tạ/ha) 65,7 68,6 68,4 71,6 71,2
Nguồn: [94]
Bảng 12: Kết quả xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2015 của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
STT NỘI DUNG TIÊU CHÍ
Long An Đồng Tháp Kiên Giang Trà Vinh
Số xã
đạt
Tỷ lệ
%/166 xã
Số xã
đạt
Tỷ lệ
%/119 xã
Số xã
đạt
Tỷ lệ
%/118 xã
Số xã
đạt
Tỷ lệ
%/85 xã
1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 166 100 119 100 118 100 85 100
2 Giao thông 50 30.1 64 53.8 67 56.8 45 52.9
3 Thủy lợi 158 95.2 117 98.3 0.0 82 96.5
4 Điện 160 96.4 112 94.1 82 69.5 63 74.1
5 Trường học 89 53.6 54 45.4 42 35.6 30 35.3
6 Cơ sở vật chất văn hóa 55 33.1 34 28.6 35 29.7 36 42.4
7
STT NỘI DUNG TIÊU CHÍ
Long An Đồng Tháp Kiên Giang Trà Vinh
Số xã
đạt
Tỷ lệ
%/166 xã
Số xã
đạt
Tỷ lệ
%/119 xã
Số xã
đạt
Tỷ lệ
%/118 xã
Số xã
đạt
Tỷ lệ
%/85 xã
7 Chợ nông thôn 103 62.0 88 73.9 71 60.2 63 74.1
8 Thông tin và Truyền thông 166 100.0 119 100.0 115 97.5 82 96.5
9 Nhà ở dân cư 120 72.3 75 63.0 63 53.4 38 44.7
10 Thu nhập 122 73.5 34 28.6 103 87.3 51 60.0
11 Hộ nghèo 148 89.2 105 88.2 102 86.4 37 43.5
12
Tỷ lệ lao động có việc làm thường
xuyên
150 90.4 104 87.4 113 95.8 80 94.1
13 Hình thức tổ chức sản xuất 150 90.4 109 91.6 106 89.8 76 89.4
14 Giáo dục 147 88.6 118 99.2 101 85.6 82 96.5
15 Y tế 4 2.4 79 66.4 69 58.5 72 84.7
16 Văn hóa 150 90.4 104 87.4 109 92.4 75 88.2
17 Môi trường 77 46.4 61 51.3 42 35.6 23 27.1
18
Hệ thống tổ chức CT-XH vững
mạnh
133 80.1 75 63.0 79 66.9 48 56.5
19 An ninh, trật tự xã hội 155 93.4 114 95.8 99 83.9 76 89.4
Nguồn: [2]; [3]; [27]; [100].
8
Bảng 13: Số liệu hội viên nông dân của một số tỉnh
STT
Địa
phƣơng
Số hội viên
hội Nông
dân
Tỷ lệ hội viên trên tổng
số
hộ nông nghiệp
1 Kiên Giang 180.171 74,9
2 Đồng Tháp 199.577 79,8
3 Long An 179.947 96,33
4 Trà Vinh 120.578 77,3%
Nguồn tác giả tổng hợp từ: [51]; [55]; [58]; [59]
Bảng 14: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tại đồng
bằng sông Cửu Long
Năm 2010 2012 2013 2014 2015
Tuổi thọ trung bình
(năm)
74,1 74,4 74,4 74,6 74,7
Nguồn: [94, tr125]
Bảng 15: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng(*)
STT Đơn vị tính: % 2010 2012 2014 2015
1 CẢ NƯỚC 14,2 11,1 8,4 7,0
2 Đồng bằng sông Hồng 8,3 6,0 4,0 3,2
3 Trung du và miền núi phía Bắc 29,4 23,8 18,4 16,0
4 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 20,4 16,1 11,8 9,8
5 Tây Nguyên 22,2 17,8 13,8 11,3
6 Đông Nam Bộ 2,3 1,3 1,0 0,7
7 Đồng bằng sông Cửu Long 12,6 10,1 7,9 6,5
Ghi chú: Tỷ lệ hộ nghèo được tính theo thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình. Nguồn: [94, tr787]
Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 được cập nhật theo chỉ số giá tiêu dùng như sau:
2010: 400 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng đối với khu vực thành thị.
2012: 530 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 660 nghìn đồng đối với khu vực thành thị.
2014: 605 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 750 nghìn đồng đối với khu vực thành thị.
2015: 615 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 760 nghìn đồng đối với khu vực thành thị.
9
Bảng 16: Tích luy/để dành bình quân của hộ nông nghiệp. Đơn vị tính: Nghìn đồng
STT Khu vực 2006 2011
1 CẢ NƯỚC 4.783,9 12503,9
2 Đồng bằng sông Hồng 5.184,4 15.456,8
3 Trung du và miền núi phía Bắc 2.879,0 6.461,1
4 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3.838,8 9.654,4
5 Tây Nguyên 4.298,2 13.647,3
6 Đông Nam Bộ 8.287,6 26.785,3
7 Đồng bằng sông Cửu Long 6.394,1 17.866,9
Nguồn: Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương (2011), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, Tr73.
Bảng 17: Số hộ có sử dụng các tiện nghi sinh hoạt chia theo các vùng kinh tế - xã hội ở nông thôn, 1/4/2014.
STT Vùng kinh tế - xã hội
Tổng
số hộ
Có sử dụng các tiện nghi sinh hoạt sau
Ti vi
Máy vi
tính
Kết nối
internet
Điện thoại
cố
định/Điện
thoại di
động
Tủ lạnh Máy giặt
Bình tắm
nóng lạnh
Điều
hòa
nhiệt độ
Mô tô/Xe
gắn máy
Ô tô
1 CẢ NƢỚC 16 092 415 15 044 074 2 246 518 1 584 160 13 054 261 8 028 896 3 004 814 2 570 319 751 135 13 167 945 289 760
2 Đồng bằng sông Hồng 3 923 221 3 783 993 655 149 498 304 3 220 150 2 560 848 1 179 259 1 452 603 325 340 3 090 327 83 814
3
Trung du và miền núi
phía Bắc
2 376 464 2 093 908 223 702 158 707 1 833 725 1 061 627 275 150 335 714 47 599 1 989 503 48 735
4
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung
3 773 595 3 513 092 464 489 314 226 2 959 304 1 572 089 429 617 416 647 86 167 3 008 738 56 257
5 Tây Nguyên 934 459 867 563 128 874 85 949 755 052 365 820 171 734 122 200 11 218 846 532 18 207
6 Đông Nam Bộ 1 604 6331 517 792 392 367 261 379 1 388 883 1 088 957 609 246 158 880 161 347 1 493 116 55 933
7
Đồng bằng sông Cửu
Long
3 480 0423 267 725 381 936 265 595 2 897 146 1 379 555 339 809 84 274 119 464 2 739 728 26 814
Nguồn: [93, tr437]
10
Bảng 18: Tỷ lệ hộ chia theo cách xử lý rác tại đồng bằng sông Cửu Long.
Đơn vị tính: %
STT Năm
Tỷ lệ
chung
Có ngƣời đến
lấy đi
Vứt xuống ao,
hồ, sông, suối
Vứt ở khu vực
gần nhà
Khác
1 2006 100,0 12,9 14,1 49,3 23,7
2 2008 100,0 12,4 13,0 28,6 46,0
3 2010 100,0 16,0 12,4 16,1 55,5
4 2012 100,0 17,4 8,5 11,8 62,3
5 2014 100,0 18,7 7,0 10,9 63,5
Nguồn: [95, tr563]
Bảng 19: Tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh tại nông thôn một số tỉnh
Đơn vị tính: %
STT Tên tỉnh
Tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sinh hoạt
hợp vệ sinh
Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí
hợp vệ sinh
2010 2012 2014 2010 2012 2014
1 Đồng Tháp 39,13 54,35 64,24 31,85 43,50 58,96
2 Long An 96,91 97,46 97,17 36,1 54,11 55,35
3 Kiên Giang 66,5 69,77 70,1 25,57 30,16 43,6
4 Trà Vinh 93,4 96,97 98,2 21,0 26,0 35,8
Nguồn: [25]; [26, tr458]; [28, tr346]; [29, tr323]
11
Bảng 20: Chi tiêu y tế và chăm sóc sức khoẻ bình quân 1 nhân khẩu/1 tháng tại đồng bằng sông Cửu Long.
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Thời gian
(Năm)
Chung
Số tiền chi cho
khám, chữa bệnh
Số tiền chi cho y tế
ngoài khám, chữa bệnh
2008 49,7 38,3 11,4
2010 61,8 48,1 13,8
2012 83,6 65,2 18,3
2014 96,0 71,6 24,4
Nguồn: [95, tr297]
Bảng 21: Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng tính theo giá hiện hành và tỷ lệ hộ nghèo tại
khu vực nông thôn một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long
STT Tên tỉnh
Thu nhập bình quân đầu
ngƣời một tháng
(nghìn đồng)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
2010 2012 2014 2011 2012 2014
1 Đồng Tháp 1.052,05 1.505,99 2.285,02 14,5 10,93 6,01
2 Long An 1.341,3 1.880 2.445,5 6,06 5,03 3,22
3 Kiên Giang 1.046 1.575 2.056 8,68 6,91 4,35
4 Trà Vinh 1.036,1 1.296,8 2.084,6 22,16 18,39 11,92
Nguồn: [25]; [26, tr453, 455]; [28, tr341]; [29, tr317-318]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nong_dan_dong_bang_song_cuu_long_trong_phat_trien_no.pdf