Luận án Những yếu tố tâm ý – Xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------- TH THANH THỦY NHỮNG YẾU TỐ TÂM Ý – XÃ HỘI I N QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH Ngành, chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62 31 04 01 UẬN ÁN TIẾN SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc HÀ NỘI-2016 ỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết qủa nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công

pdf189 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Những yếu tố tâm ý – Xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của người nào khác. Tác giả luận án ê Thị Thanh Thủy ời cảm ơn Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc, thầy đã cho tôi những gợi ý ban đầu trong quá trình hình thành các ý tưởng nghiên cứu liên quan đến luận án. Thầy sẵn sàng trợ giúp tôi bất cứ khi nào tôi gặp vướng mắc về kiến thức chuyên môn. Có những thời điểm dù rất bận rộn nhưng thầy vẫn băn khoăn về vấn đề nghiên cứu của tôi, đây là tình cảm tôi vô cùng trân quý. Tôi nghĩ mình rất may mắn khi là sinh viên của thầy từ khi còn học đại học và tôi tiếp tục được là nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của thầy. Qua đây, cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy. Trong quá trình học tập, làm luận án của mình, tôi không thể không nhắc tới GS. TS. Trần Thị Minh Đức, người đã luôn gợi mở ý tưởng từ khi tôi còn chưa làm nghiên cứu sinh. Cô là “người thầy” lớn, đã động viên tôi rất nhiều, nếu không có sự định hướng của cô, chưa chắc thời điểm này tôi đã là nghiên cứu sinh. Cô là người đã luôn dẫn dắt tôi từ khi mới vào nghề. Những lời viết này không thể bày tỏ hết sự chân thành nhưng cũng qua trang viết này, cho tôi gửi lời cảm ơn tới cô. Tôi nhận được sự hỗ trợ đầy trách nhiệm của các cán bộ thuộc Khoa Tâm lý học - Học viện Khoa học Xã hội. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, tôi khó có thể thực hiện công việc của mình một cách trôi chảy và đúng thời hạn. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến với tất cả các thầy giáo, cô giáo của Khoa Tâm lý học - Học viện Khoa học xã hội. Có được thuận lợi trong quá trình làm luận án này, tôi không thể quên sự ủng hộ của Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - những người đã tạo điều kiện và luôn động viên tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp. Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của những người bạn ở các tỉnh, nơi mà tôi thực hiện khảo sát để lấy số liệu. Xin chân thành cảm ơn người bạn thân Hà Thị Huyền (Vĩnh Phúc), chị Đặng Thị Uyên (Hà Nội), chị Nguyễn Thị Loan (Sở Y tế quận Ngô Quyền, Hải Phòng) và một số em sinh viên đã giúp đỡ tôi khi thực hiện luận án. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mình, là hai con, chồng, bố mẹ hai bên và những thành viên trong gia đình. Họ luôn là động lực lớn để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng 6 năm 2016 Lê Thị Thanh Thủy MỤC ỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM Ý – XÃ HỘI I N QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH ........................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 7 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 20 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ý UẬN VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH .................. 28 2.1. Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh .............................................................................. 28 2.2. Yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh .................... 34 2.3. Cơ sở lý luận của liệu pháp tham vấn nhận thức hành vi và liên cá nhân đối với trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ...................................................................................... 49 CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ....................... 56 3.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 56 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 62 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHI N CỨU THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI I N QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH84 4.1. Mức độ và biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ............................................. 84 4.2. Yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ................... 94 4.3. Trường hợp điển hình về phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan ....................................................................................................... 121 KẾT UẬN VÀ KIẾN NGH .............................................................................. 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC I N QUAN ĐẾN UẬN ÁN .............................................................................. 136 TÀI IỆU THAM KHẢO .................................................................................... 137 PHỤ ỤC ............................................................................................................... 147 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Chữ viết đầy đủ CS : Cộng sự CTI : Thang đo bộ ba nhận thức CBT : Liệu pháp nhận thức hành vi DSM - 5 : Theo Sổ tay ch n đoán và phân lo i bệnh tâm thần của Hiệp hội tâm thần, tâm lý Hoa Kỳ ĐLC : Độ lệch chu n ĐTB : Điểm trung bình EPI : Thang đo nhân cách Eysenk HNg –OĐ : Hướng ngo i ổn định HNg – KOĐ : Hướng ngo i không ổn định HN –OĐ : Hướng nội ổn định HN – KOĐ : Hướng nội không ổn định IPT : Liệu pháp liên cá nhân NTV : Nhà tham vấn PNSS : Phụ nữ sau sinh TC : Trầm cảm TCSS : Trầm cảm sau sinh DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 57 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các thang đo khảo sát 73 Bảng 3.3. Hệ số tải và nhân tố của thang đo trầm cảm sau sinh 76 Bảng 3.4. Hệ số tải và nhân tố của thang đo nhận thức 78 Bảng 4.1: Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có biểu hiện nhận thức tiêu cực 87 Bảng 4.2: Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có biểu hiện cảm xúc tiêu cực/ 89 âm tính Bảng 4.3: Biểu hiện về mặt hành vi ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh 92 Bảng 4.4: Biểu hiện về mặt thực thể ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh 94 Bảng 4.5: Mô hình phân tích hồi quy kiểu nhận thức liên quan đến trầm cảm ở 96 phụ nữ sau sinh Bảng 4.6: Kiểm định độ phù hợp của giả thuyết Phân tích phương sai 97 (ANOVA)c Bảng 4.7: Vai trò của từng kiểu nhận thức đối với dự báo mức độ trầm cảm ở 97 phụ nữ sau sinh Bảng 4.8: Mức độ xuất hiện của những suy nghĩ tiêu cực ở các nhóm phụ nữ 98 có mức độ trầm cảm sau sinh khác nhau Bảng 4.9: Tương quan giữa đặc điểm nhân cách và biểu hiện của trầm cảm 104 sau sinh Bảng 4.10: Biểu hiện nhận thức tiêu cực của trầm cảm sau sinh ở các nhóm 105 phụ nữ có đặc điểm nhân cách khác nhau Bảng 4.11: Biểu hiện hành vi của trầm cảm sau sinh ở các nhóm phụ nữ có 108 đặc điểm nhân cách khác nhau Bảng 4.12: Sử dụng hồi quy tuyến tính để dự đoán mức độ nguy cơ trầm cảm 109 từ các đặc điểm nhân cách và yếu tố giao tiếp, sự kiện trước và sau sinh Bảng 4.13: Nhân tố thuộc mối quan hệ của người phụ nữ và chồng trong thời 111 gian mang thai và sau sinh Bảng 4.14: Tương quan giữa mối quan hệ tiêu cực của vợ chồng với mức độ 114 trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Bảng 4.15: Tương quan giữa mối quan hệ của người phụ nữ và người thân 115 trong gia đình với trầm cảm sau sinh Bảng 4.16: Dự báo của mối quan hệ đối với nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau 116 sinh Bảng 4.17: Tương quan giữa sự kiện sang chấn và mức độ trầm cảm 117 Bảng 4.18: Biểu hiện mối quan hệ tiêu cực với người thân ở các nhóm có trầm cảm sau sinh khác nhau 118 Bảng 4.19: Tương quan giữa tình tr ng của đứa trẻ và mức độ trầm cảm sau 120 sinh Bảng 4.20: So sánh mức độ trầm cảm ở các nhóm khách thể khác nhau 121 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Trang Biểu đồ 4.1: Mức độ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh 82 Biểu đồ 4.2: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và mức độ trầm cảm 103 Biểu đồ 4.3: So sánh biểu hiện cảm xúc của trầm cảm sau sinh ở các nhóm phụ 106 nữ có đặc điểm nhân cách khác nhau Biểu đồ 4.4: Sự khác biệt có ý nghĩa trong biểu hiện cảm xúc trầm cảm ở các 107 nhóm phụ nữ có đặc điểm nhân cách khác nhau Biểu đồ 4.5: So sánh mức độ hỗ trợ, chia sẻ của người chồng với người phụ nữ 112 ở các nhóm có mức độ trầm cảm sau sinh khác nhau Biểu đồ 4.6: So sánh một số biểu hiện mối quan hệ của người phụ nữ và chồng 113 với mức độ trầm cảm Biểu đồ 4.7: Mức độ trầm cảm ở các nhóm phụ nữ thuộc gia đình có thu nhập 118 khác nhau Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc nhận thức 38 Hình 3.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu 78 Hình 3.2: Mô tả về trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh 117 Hình 4.1: Tương quan giữa kiểu nhận thức với biểu hiện cảm xúc và hành vi 101 của trầm cảm sau sinh Hình 4.2: Mô tả về trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh 123 Hình 4.3: Mối quan hệ giữa nhận thức và các biểu hiện của trầm cảm 129 Hộp 1: Một số nội dung chia sẻ trên m ng xã hội của phụ nữ có biểu hiện trầm 86 cảm sau sinh MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trầm cảm là một d ng rối lo n cảm xúc phổ biến xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới (Ranga Krishnan, 2010). Những nghiên cứu về trầm cảm trên người trưởng thành ở 10 quốc gia (Brazil, Canada, Chile, Cộng h a Czech, Đức, Nhật, Mexico, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ) cho thấy tỉ lệ trầm cảm chủ yếu (major depression) tính theo đời người dao động từ 3% (ở Nhật Bản) cho đến 17% (ở Mỹ), với tỉ lệ phổ biến nhất là từ 8 đến 12% [49]. Xét về giới tính, các nghiên cứu đều cho thấy rằng trầm cảm xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu của Kessler, Chiu, WT, Demler, O và cộng sự cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ nữ giới bị trầm cảm là 8% đến 10% trong khi đó tỷ lệ ở nam giới là 3% đến 5%. Xét về thời gian, trầm cảm có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đo n nào trong cuộc đời, tuy nhiên ở nữ giới, trầm cảm xuất hiện sau khi sinh là khá phổ biến [50], [55]. Đối với người phụ nữ, mang thai, sinh con và làm mẹ được coi là sự kiện lớn trong cuộc đời, làm thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Chính sự kiện sinh đẻ cũng được coi là một sang chấn đối với người phụ nữ. Những thay đổi trong đời sống tâm lý của phụ nữ sau sinh đã được khảo sát t i nhiều quốc gia trên thế giới và những cuộc khảo cứu này chỉ ra rằng khoảng 80% số phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng buồn chán sau sinh (baby blues) vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 và đa số tự thuyên giảm vào ngày thứ 10 sau sinh mà không cần phải can thiệp [11]. Tuy vậy một số ít trường hợp không thể tự thuyên giảm và phát triển thành trầm cảm sau sinh. Theo khảo sát của bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, có khoảng 10 -15% số phụ nữ bị TCSS và 0,1% đến 0,2% bị chứng lo n thần sau sinh [4]. So với hội chứng buồn chán sau sinh, mức độ trầm buồn của những trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh cũng nặng hơn và thời gian xuất hiện các biểu hiện của trầm cảm cũng kéo dài hơn. Khi đó, người phụ nữ cần đến sự hỗ trợ của nhà tâm lý và can thiệp từ bác sĩ tâm thần. Những cảm xúc và hành vi tiêu cực ở người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đáng kể tới bản thân người phụ nữ mà còn ảnh 1 hưởng tiêu cực tới mối quan hệ hôn nhân, bầu không khí trong gia đình (Warner và cs.,1996), tác động tiêu cực đến sự phát triển tình cảm và xã hội của đứa trẻ mới sinh (Robinson & Stewart, 2001, Jacobsen.,1999) [51]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố liên quan tới TC ở PNSS, đó là yếu tố sinh học [38]; yếu tố thuộc sản khoa (sức kh e và tình tr ng bệnh thực thể khi mang thai, các tai biến sản khoa, hình thức sinh đẻ) [51], [85]; yếu tố tâm lý lâm sàng (bản thân hoặc người thân trong gia đình đã có tiền sử rối lo n tâm thần, rối lo n tâm thần trong thời kỳ mang thai) [39 ]; yếu tố tâm lý - xã hội như kiểu nhận thức tiêu cực hoặc đặc điểm tính khí của người phụ nữ [82]; đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và những người thân (căng thẳng trong các mối quan hệ, sự quan tâm hỗ trợ của người thân, một sang chấn tâm lý xảy ra trước lúc sinh) [51], [82] và một số yếu tố xã hội khác như tình tr ng hôn nhân (bà mẹ đơn thân, ly hôn, ly thân) [39]; tình tr ng kinh tế xã hội thấp [39], [36] và tiểu sử sức kh e của bản thân người phụ nữ và của đứa trẻ [51]. Tất cả các yếu tố trên đây kết hợp với các nguyên nhân tâm lý như căng thẳng, tình tr ng của đứa trẻ, tính cách và kiểu nhận thức của người phụ nữ cũng có thể là những yếu tố nguy cơ dẫn đến TC ở PNSS. Trong những năm gần đây, vấn đề TC ở PNSS đã bắt đầu được nghiên cứu ở Việt Nam. Một số bệnh viện phụ sản trong cả nước bước đầu đã có những cuộc khảo sát về chủ đề này. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu này l i được thực hiện dưới góc độ tâm thần học hoặc y tế cộng đồng. Trong khi đó c n rất ít những nghiên cứu tiếp cận từ góc độ tâm lý học. Trên thực tế, TC ở PNSS không thể tách rời các yếu tố tâm lý - xã hội. Hơn nữa, những liệu pháp hỗ trợ tâm lý đã được chứng minh là rất hữu ích đối với chứng trầm cảm sau sinh, đặc biệt những người trầm cảm ở mức độ nhẹ. Khi người phụ nữ hiểu rõ được các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, họ sẽ tự giúp bản thân có được những biện pháp ph ng ngừa hợp lý và giảm thiểu mức độ trầm cảm một cách hiệu quả. Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Những yếu tố tâm lý -xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh”. 2 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHI N CỨU CỦA UẬN ÁN 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những biểu hiện và mức độ liên quan của một số yếu tố tâm lý - xã hội với trầm cảm (TC) ở PNSS (phụ nữ sau sinh). Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội góp phần giúp PNSS ph ng ngừa và ứng phó tốt với TCSS. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Hệ thống hóa lý luận về những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS, cụ thể là mối liên quan giữa kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ của người PNSS với trầm cảm. b. Nhiệm vụ nghiên cứu thực ti n Phân tích được biểu hiện và mức độ liên quan giữa TC ở PNSS với những yếu tố tâm lý – xã hội, cụ thể là kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ. Mô tả trường hợp người PNSS bị TC có những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan, từ đó đề xuất một số biện pháp tham vấn cá nhân nhằm giúp người phụ nữ sau sinh giảm thiểu, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với TCSS. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHI N CỨU CỦA UẬN ÁN 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ liên quan của các yếu tố tâm lý – xã hội (kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ và một số đặc điểm xã hội khác của người phụ nữ) với TC ở PNSS. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Luận án không đi sâu điều tra, phân tích các biểu hiện của TCSS ở khía c nh sinh lý mà chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ liên quan của những yếu tố tâm lý – xã hội với TC ở PNSS. Cụ thể là kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ và một số yếu tố xã hội thuộc về đặc điểm nhân kh u của người phụ nữ tác động tới sự hình thành và phát triển TC ở PNSS. 3 b. Phạm vi về khách thể nghiên cứu - Khách thể được khảo sát trực tiếp bằng bảng h i: 366 phụ nữ có con từ 0-2 tuổi. - Khách thể được ph ng vấn sâu: 3 người (03 phụ nữ bị TCSS) c. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Luận án thực hiện khảo sát trên nhóm phụ nữ sinh sống trên địa bàn nội và ngo i thành của thành phố Hà Nội; Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Ph ng; Huyện Lập Th ch, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Nam Định và tỉnh Sơn La. Địa điểm chúng tôi lựa chọn khách thể là ph ng tiêm chủng và trường mầm non tư thục của các quận, huyện. Do vậy nghiên cứu chỉ thực hiện trên nhóm khách thể có con học mẫu giáo và tiêm chủng. Những khách thể có rối lo n đi kèm sẽ bị lo i trừ, không đưa vào nghiên cứu. 4. PHƢƠNG PHÁP UẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU CỦA UẬN ÁN 4.1. Phƣơng pháp luận Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của tâm lý học gồm nguyên tắc ho t động, nguyên tắc duy vật biện chứng lịch sử và nguyên tắc liên ngành. - Nguyên tắc ho t động: Tâm lý của con người được hình thành và biểu hiện trong quá trình ho t động. Thêm vào đó, hành vi của con người chịu sự chi phối của niềm tin, thái độ, do vậy khi nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của người phụ nữ bị TCSS cần phải xem xét đến cảm xúc, nhận thức, niềm tin chứa đựng trong các hành vi của họ. - Nguyên tắc duy vật biện chứng lịch sử: Nguyên tắc này đ i h i khi nghiên cứu các biểu hiện tâm lý, các yếu tố liên quan tới TCSS cần xem xét người phụ nữ trong các mối quan hệ, trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. - Nguyên tắc liên ngành: Trầm cảm ở PNSS có những biểu hiện trên các bình diện tâm lý, thần kinh, sinh lý và tâm thần. Để giải quyết triệt để vấn đề trầm cảm, các ngành như sinh lý học thần kinh, tâm thần học, tâm lý học, dược lý học, công tác xã hội cũng đều quan tâm, nghiên cứu, do vậy nghiên cứu tiếp cận theo hướng liên ngành là điều cần thiết. 4 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích văn bản và tài liệu - Phương pháp điều tra bằng phiếu h i - Phương pháp ph ng vấn sâu - Phương pháp trắc nghiệm: Trắc nghiệm đánh giá mức độ TC, kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách. - Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê phân tích số liệu spss - Phương pháp tác động thực nghiệm: Tham vấn cá nhân 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA UẬN ÁN 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào hệ thống lý luận về TC và TC ở PNSS, những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS. Sự đóng góp về mặt lý luận của luận án được biểu hiện cụ thể ở một số nội dung sau: Luận án nêu lên được những xu hướng nghiên cứu chính liên quan đến vấn đề TCSS và các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TCSS trên thế giới và ở Việt Nam. Các nghiên cứu tổng quan về TC ở PNSS tập trung vào các khía c nh như dịch tễ, yếu tố ảnh hưởng, cách thức can thiệp, từ đó cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề. Luận án xác định được các khái niệm cơ bản gồm: yếu tố tâm lý – xã hội, liên quan, TC ở phụ nữ sau sinh, những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS. Dựa trên các cách tiếp cận của tâm lý học, cụ thể là lý thuyết tâm lý học nhận thức, tâm lý học nhân cách, giao tiếp, luận án đưa ra những luận điểm về lý thuyết để chỉ ra các yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến TCSS. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn xác định được tỷ lệ và biểu hiện của phụ nữ bị TCSS ở các mức độ khác nhau. Bên c nh đó luận án cũng chỉ ra những biểu hiện đặc trưng của TC ở PNSS trên khía c nh sinh lý và tâm lý. Luận án góp phần làm sáng t mối liên hệ giữa những yếu tố tâm lý – xã hội gồm kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách và đặc điểm mối quan hệ và một số yếu tố 5 xã hội khác liên quan đến TC ở PNSS. Đây là hệ các biến số cá nhân và môi trường giúp xác định các yếu tố bảo vệ và nguy cơ TC ở PNSS. Qua ho t động thực nghiệm tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị TCSS, luận án chỉ ra tính phù hợp của liệu pháp tham vấn nhận thức hành vi và liệu pháp liên cá nhân với vấn đề TC ở PNSS. 6. Ý NGHĨA Ý UẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA UẬN ÁN 6.1. Ý nghĩa lý luận Trầm cảm và TCSS là một vấn đề rất phổ biến trong cả lĩnh vực Tâm lý học và Tâm thần học, luận án này làm phong phú hơn hệ thống lý thuyết về trầm cảm trong lĩnh vực Tâm lý học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các nhà nghiên cứu, thực hành trong lĩnh vực Tâm lý học, Tâm thần học, Công tác xã hội có thể sử dụng luận án như một tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu,can thiệp và ho ch định các chính sách cho nhóm phụ nữ. Luận án cũng có ý nghĩa như một ho t động truyền thông vấn đề TC ở PNSS để chính người phụ nữ và người thân của họ được tăng cường nhận thức về TCSS, từ đó có biện pháp ph ng ngừa và hỗ trợ. 7. CƠ CẤU CỦA UẬN ÁN Luận án gồm những phần sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận về những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về một số yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Kết luận và kiến nghị Danh mục công trình đã công bố của tác giả Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM Ý – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH Trầm cảm (TC) ở phụ nữ sau sinh (PNSS) là một trong những rối lo n tâm thần phổ biến, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người phụ nữ, tình tr ng hôn nhân và sự phát triển cảm xúc, xã hội, nhận thức và liên nhân cách của đứa trẻ [27],[30], [19], [24], [36], [43], 30], [46]. Nếu bệnh TC ở PNSS không được điều trị dứt điểm có thể sẽ tái diễn và phát triển thành mãn tính, để l i hậu quả lâu dài (Cooper & Murray,1995; Henshaw, Foreman & Cox, 2004; Philipps & O’Hara, 1991) [75]. Hiện nay vấn đề trầm cảm ở PNSS được nghiên cứu dưới góc độ khảo sát thực tr ng (mức độ phổ biến), các yếu tố nguy cơ và ph ng ngừa, can thiệp. Dưới đây chúng tôi sẽ khái quát các công trình được nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về lĩnh vực này. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về những yếu tố tâm lý - xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh 1.1.1. Hƣớng nghiên cứu dịch tễ học về trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Nghiên cứu về sự thay đổi khí sắc ở PNSS đã được ghi nhận từ thời Hippocrates (Miller, 2002) [36]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau sinh, đặc biệt trong tháng đầu tiên sau sinh là quãng thời gian mà người phụ nữ gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh tâm thần hơn bất kỳ thời điểm nào trong cả cuộc đời. Có khoảng từ 8 – 15% phụ nữ có thể bị TCSS [82]. Nghiên cứu của Boyce (2003), Mosack & Shore (2006) và St. Pierre (2007) cho thấy có từ 13-15% phụ nữ bị TCSS và 70% phụ nữ có những dấu hiệu liên quan đến TC (các triệu chứng chưa đáp ứng đủ tiêu chu n ch n đoán TC và vẫn được gọi là “baby blues”). Trong 2 năm 2008 và 2009, một vài nghiên cứu cho thấy rằng số lượng phụ nữ bị TC sau sinh dao động từ 15-25% [29]. So sánh về mức độ phụ nữ bị TCSS ở các vùng miền khác nhau, nghiên cứu của Kumar và Robson (1984), O’Hara Swain (1996) chỉ ra rằng, tỷ lệ sản phụ ở các nước phương Tây bị TCSS là 10-15%, có 12.5% số phụ nữ đã phải nhập viện tâm thần sau khi sinh (Duffy, 1983). Phụ nữ rập bị TCSS là 15.8%,16% phụ nữ ở 7 Zimbabwe, 34.7% phụ nữ Nam Phi, 11.2% phụ nữ ở Trung Quốc, 17% phụ nữ ở Nhật Bản và 23% phụ nữ Goan ở Ấn Độ [57]. Nhìn chung kết quả từ các nghiên cứu dịch tễ học về trầm cảm ở PNSS ở các nước cho thấy TCSS khá phổ biến với tỷ lệ khác nhau. Sự khác nhau này được lý giải là do thiếu sự đồng thuận của các tác giả khi lựa chọn thời gian đo mức độ trầm cảm kéo dài trong giai đo n sau sinh, do sự khác nhau trong việc đưa ra điểm ngư ng của trầm cảm và khác nhau về phương pháp đánh giá để xác định trầm cảm. 1.1.2. Hƣớng nghiên cứu về những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Tính đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra những nguyên nhân rõ ràng của TC ở PNSS. Tuy nhiên, ở người PNSS có những yếu tố liên quan được cho là nguy cơ dẫn đến trầm cảm, đó là: Yếu tố sinh học (gen, tăng/giảm hooc môn sinh sản, tăng/giảm lượng progesterone và estrogen, sự thay đổi của tuyến giáp, v.v), yếu tố thuộc sản khoa (sức kh e và tình tr ng bệnh thực thể khi mang thai, các tai biến sản khoa, hình thức sinh đẻ); yếu tố lâm sàng (bản thân người phụ nữ hoặc người thân trong gia đình đã có tiền sử rối lo n tâm thần, rối lo n tâm thần trong thời kỳ mang thai) và yếu tố tâm lý - xã hội như nhận thức tiêu cực của bà mẹ, tình tr ng bà mẹ đơn thân, mối quan hệ không tốt với chồng, tình tr ng kinh tế xã hội thấp (Gado, Kraemer,.2003; Kendler, Gardner, Prescott.,2006; Green, McLaughlin, Berglund và cs.,2010; Rosenquist, Fowler, Christakis,2010) [dẫn theo 36]. Những nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở PNSS được các tác giả nghiên cứu phân lo i theo 3 cách sau [49]: Cách 1: Nhóm yếu tố nguy cơ bên trong, nhóm yếu tố bên ngoài và các sự kiện gây bất lợi. Cách 2: Nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố tâm lý, nhóm yếu tố xã hội Cách 3: Nhóm yếu tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan Mặc dù được phân thành các nhóm khác nhau nhưng các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở PNSS về cơ bản vẫn thuộc yếu tố sinh học và tâm lý - xã hội. Trong ph m vi của luận án này, chúng tôi sẽ trình bày theo cách phân lo i thứ nhất, tuy nhiên, chúng tôi chỉ tổng quan một cách ngắn gọn về yếu tố sinh học và tập trung 8 nhiều hơn vào các công trình nghiên cứu về những yếu tố tâm lý- xã hội liên quan đến TC ở PNSS. 1.1.2.1. Yếu tố sinh học Từ góc độ sinh học, những nghiên cứu trên các cặp sinh đôi chỉ ra vai tr của yếu tố di truyền trong sự xuất hiện của vấn đề TC. Kết quả nghiên cứu của Nancy cho thấy bố mẹ, anh chị em ruột và con cái của những bệnh nhân TC nặng có nguy cơ bị rối lo n này lên đến 10-15% so với nguy cơ trong dân số không có người thân bị TC chỉ là 1-2%. Tỉ lệ cùng bị TC ở các cặp sinh đôi cùng trứng là 65% - 75%, trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng chỉ là 14% - 19% [8]. Một nghiên cứu cho thấy rằng tính di truyền có ý nghĩa, TC ở nữ nhiều hơn so với nam (42 so với 29%) [72]. Yếu tố di truyền đóng vai tr quan trọng trong TC ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Yếu tố thứ 2 được đề cập đến nghiên cứu về TC từ góc độ sinh học là các chất dẫn truyền thần kinh. Đó là các chất trung gian hóa học như Serotonin, dopamine, norepinephrine, epinephrin [102]. Tác dụng sinh lý của norepinephrine góp phần giải thích một vài triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân TC như mất năng lượng, mau mệt m i, giảm tập trung chú ý [87], [54]. Sự phóng chiếu của các tế bào thần kinh norepinephrine đến hệ thống viền như vùng h nh nhân, hồi cá ngựa (hippocampus) và vùng dưới đồi có liên quan đến các triệu chứng cảm xúc, nhận thức cũng như những thay đổi về sự ngon miệng, chức năng tình dục, nh y cảm với cảm giác đau ở bệnh nhân TC [7]. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân TC và những người đau buồn do mất người thân có bất thường về hệ miễn dịch, liên quan đến rối lo n điều hòa nồng độ cortisol của vùng h đồi [38] Yếu tố thứ 3 được cho là nguyên nhân gây nên TC sau sinh là sự tăng quá mức của lượng hoocmon khi người phụ nữ vừa mới sinh. Ở người phụ nữ sau sinh, yếu tố được xem xét như là nguyên nhân quan trọng dẫn đến TC là do sự thay đổi hooc môn sau khi sinh [dẫn theo 7]. Tiếp cận theo góc độ sinh học cho thấy các cá nhân bị TC thường bị xáo trộn đáng kể liên quan đến nội tiết (hormone), miễn dịch, và chức năng hệ thống chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, TC có thể làm cho một người dễ bị tổn thương phát 9 triển một lo t các rối lo n thể chất. Tương tự như vậy, một người có một rối lo n thể chất thường có khả năng phát triển TC. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các gen có thể ảnh hưởng đến di truyền TC từ thế hệ này sang thế hệ khác [18]. 1.1.2.2. Yếu tố tâm lý - xã hội Khi nghiên cứu về yếu tố nguy cơ gây TC ở PNSS, một số yếu tố tâm lý xã hội như kiểu nhận thức, tính không ổn định của hệ thần kinh, khí chất hướng nội và hướng ngo i (thuộc đặc điểm nhân cách), đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và người thân, khí sắc của bà mẹ trong quá trình mang thai, tiền sử bệnh TC, đặc điểm kinh tế gia đình được chỉ ra có tính tương quan với mức độ TC. a. Kiểu nhận thức Trong những năm cuối của thế kỷ 20, lĩnh vực tâm lý học nói chung và nghiên cứu về TC nói riêng bị chi phối m nh bởi những lý thuyết tập trung vào nhận thức hơn là hành vi bên ngoài. Những quan điểm của các tác giả thuộc trường phái Tâm lý học nhận thức đều xem xét các yếu tố nhận thức như là nguyên nhân của tình tr ng đau khổ và các triệu chứng TC. Lý thuyết nhận thức của Aron Beck và Clark khi nghiên cứu về TC được chấp nhận khá rộng rãi. Theo Beck và Clark thì các sự kiện tiêu cực chưa hẳn đã dẫn tới TC mà cần thông qua một “bộ lọc” và đó là những suy nghĩ méo mó, sai lệch [12], [33]. Kiểu quy kết nhận thức được xem là yếu tố dự đoán TC ở PNSS. Đây là nội dung được phản ánh trong lý thuyết tuyệt vọng (hopelessness theory) và lý thuyết cách thức phản ứng (response styles theory). Theo lý thuyết tuyệt vọng, cách suy nghĩ tiêu cực là những chỉ báo tin cậy dự đoán trầm cảm bởi sự quy kết trầm buồn thường diễn ra cùng với khí sắc trầm (Barnett và Gotlib,1988) [dẫn theo 69]. Kết quả nghiên cứu của O’Hara và Swan (1996) phân tích trên 13 nghiên cứu với hơn 1300 phụ nữ đã cho thấy cách suy nghĩ tiêu cực có liên quan với các triệu chứng của trầm cảm sau sinh ở mức độ cao [49]. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định và cập nhật vào năm 1989 trong nghiên cứu của Abramson và cộng sự [28]. 10 Theo lý thuyết sự tuyệt vọng của Seligman (1975), cá nhân có xu hướng TC nhận thức rằng môi trường sinh lý và xã hội nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Cá nhân thể hiện nỗi tuyệt vọng của mình bằng sự trì trệ, không cố gắng thay đổi hoàn cảnh, thiếu động cơ ho t động, bi quan và quá trình tiếp thu bị phá v . Lý thuyết Tuyệt vọng trầm cảm tiếp tục được phát triển bởi Abramson, Metalsky & Alloy (1989). Theo lý thuyết cách thức phản ứng (Nolen - Hoeksema, 1991), xu hướng phản ứng với cảm xúc tiêu cực bằng cách tự dằn vặt hoặc lặp đi lặp l i suy nghĩ về việc t i sao mình l i có cảm xúc trầm buồn (ví dụ t i sao mình l i buồn, t i sao mình l i không vui được như người khác.v.v..) có thể là yếu tố đóng góp vào sự phát triển và duy trì trầm cảm (Cutrona, 1983; O’Hara, Rehm, & Campbell, 1982) [dẫn theo 101] Hai tác giả (Hewitt & Flett, 2002) có đề cập đến lý thuyết hoàn hảo (chủ nghĩa cầu toàn) như là một kiểu nhận thức có liên quan đến TC ở PNSS. Cầu toàn là một cấu trúc đa chiều mà ở đó các cá nhân có những kỳ vọng thực hiện nó một cách hoàn mỹ ở nhi...rong nhóm sản phụ có mối quan hệ với chồng “tốt và trung bình”. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 001). 11,1% sản phụ phải tự chăm sóc bản thân bị TCSS so với 4,1% trong nhóm sản phụ có chồng hay người khác trợ giúp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 10,5% sản phụ phải tự chăm sóc bé về đêm bị TCSS so với 3,7% trong nhóm sản phụ có chồng hay 24 người khác giúp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 22,2% sản phụ không có ai để tâm sự bị TCSS so với 4,3% trong nhóm có chồng hay người khác để tâm sự. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 005) [4]. Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và Lê Minh Nguyệt (Đ i học Y Ph m Ngọc Th ch) đã thực hiện đề tài “Khảo sát tình tr ng TCSS ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến khám t i bệnh viện Từ Dũ từ tháng 6/2007 đến tháng 12/2008. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ TCSS ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao. Khách thể nghiên cứu là 259 sản phụ, trong đó có 132 sản phụ có thai kỳ nguy cơ về bệnh lý nội khoa như tim m ch, bệnh phổi như hen suyễn, lao, cường giáp, đái tháo đường, bệnh thận. Có 127 sản phụ có các yếu tố nguy cơ về bệnh lý sản khoa như sinh non, vết mổ cũ, ngôi thai bất thường, ối v non, song thai, khung chậu giới h n, thai suy dinh dư ng và các bệnh lý khác, tuy nhiên cuối cùng chỉ c n 305 sản phụ tiếp tục tham gia nghiên cứu cho đến khi kết thúc. Những sản phụ tham gia nghiên cứu sẽ được thực hiện bảng h i để ghi nhận những biến số nghiên cứu (do nhóm nghiên cứu thiết kế), sau đó được đánh giá TCSS bằng trắc nghiệm EPDS, điểm số ≥ 13 được ch n đoán ban đầu là có TCSS. Kết quả cho thấy có 21.6% (66 trường hợp) sản phụ bị TCSS. So sánh mối tương quan giữa bệnh lý nội khoa của sản phụ và TC trước sinh với TCSS cho thấy bệnh nội khoa không phải là yếu tố nguy cơ của TCSS (trong 27 sản phụ có bệnh lý nội khoa mắc TC trước sinh, chỉ có 7 trường hợp tiến triển thành TCSS). So sánh mối tương quan giữa những yếu tố nguy cơ về tình tr ng sản khoa bất thường với TCSS cho thấy không có mối quan hệ nhân quả (26 trường hợp có nguy cơ về tình tr ng sản khoa bị TC trước sinh nhưng chỉ có 8 trường hợp tiến triển thành TCSS) [8]. Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Tuấn và cs có đưa các yếu tố như tuổi của người phụ nữ, học vấn, tình tr ng phụ nữ bị b o lực gia đình, tình tr ng kinh tế, vấn đề của đứa trẻ mới sinh vào nhằm mục đích tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố này với TC, tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ có yếu tố tình tr ng kinh tế có liên quan tới mức độ TC ở PNSS (p<0.001), các yếu tố c n l i không có mối liên quan gì đến TC ở PNSS [103]. 25 1.2.3. Hƣớng nghiên cứu về can thiệp trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học, tâm thần học hay công tác xã hội trong những năm vừa qua chỉ ra rằng, ở Việt Nam vấn đề chăm sóc sức kh e tâm thần nói chung và bệnh trầm cảm nói riêng chỉ được biết đến khi bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện hoặc các ph ng khám (Tran Tuan và cs, 2005) [25]. Hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở Việt Nam nói về phương thức can thiệp/ điều trị cho phụ nữ bị TCSS. Những gợi ý về hướng can thiệp/ điều trị được các bác sĩ tâm thần đưa ra dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc dựa trên kế ho ch can thiệp chung của bệnh viện nơi họ làm. Phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày các hình thức can thiệp/điều trị trầm cảm cho PNSS dựa trên quan điểm cá nhân của các nhà thực hành và phương thức can thiệp được ứng dụng t i các tổ chức. Theo bác sĩ Nguyễn M nh Hoàn, bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương và bác sĩ Lê Thị Thu Hà (khoa khám bệnh, bệnh viện Từ Dũ) can thiệp/ điều trị cho phụ nữ bị TCSS tùy thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên TCSS vẫn được can thiệp bởi những phương thức điều trị phổ biến gồm: Điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý; tư vấn; hỗ trợ theo nhóm. Phụ nữ bị TCSS được dùng các thuốc chống TC và thường thì thuốc sẽ có hiệu quả khi sử dụng liên tục trong v ng 3,4 tuần. Tuy nhiên chỉ điều trị bằng thuốc thì việc điều trị chưa đ t hiệu quả toàn vẹn, cần phải kết hợp với các liệu pháp tâm lý. Tư vấn tâm lý để người phụ nữ thay đổi nhận thức, được thông cảm và nâng đ , được chia sẻ cảm xúc. Ngoài ra phụ nữ bị TCSS cũng cần có các hỗ trợ khác như bổ sung vitamin và khoáng chất, ăn uống bồi dư ng, xoa bóp, thư giãn. Ho t động tư vấn tâm lý sẽ giúp ích cho những phụ nữ bị TCSS ở cả mức độ nhẹ và nặng. Nếu TCSS ở mức độ nhẹ thì việc tư vấn đơn thuần của chuyên gia tâm lý cũng có thể giúp người phụ nữ tự vượt qua tình tr ng của mình. Nếu TCSS ở mức độ nặng thì người phụ nữ phải dùng thuốc, nhưng nhà tâm lý sẽ giúp họ nhận thức được vấn đề và hồi phục sớm hơn, giúp họ có những cách thức để xả stress và thư giãn phù hợp. [75]. Sự hỗ trợ của người thân, đặc biệt là người chồng có vai tr vô cùng quan trọng trong việc giúp sản phụ “lo i b ” TCSS. Vấn đề nổi bật nhất ở phụ nữ bị TCSS đó là sự mất ổn định về cảm xúc, do vậy người chồng và người thân sẽ giúp 26 người phụ nữ dễ dàng chia sẻ cảm xúc của mình. Ngoài ra, người phụ nữ cần được động viên, hỗ trợ trong việc chăm sóc con và công việc gia đình để họ có thể nghỉ ngơi phụ hồi sức sức kh e [73]. Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, ở Việt Nam, các nghiên cứu về trầm cảm ở PNSS phần lớn được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa hoặc y tế cộng đồng. Các hướng nghiên cứu tập trung vào điều tra dịch tễ, tìm hiểu các yếu tố liên quan tới TCSS thuộc về y khoa như tình tr ng bệnh của đứa trẻ mới sinh, các vấn đề sức kh e của bà mẹ trong quá trình mang thaiChưa có nghiên cứu nào đi sâu vào khai thác các biểu hiện ở khía c nh tâm lý của TCSS và các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy vấn đề TC ở PNSS và những yếu tố tâm lý - xã hội liên quan từ lâu đã được các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học, tâm thần học trên thế giới quan tâm. Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về yếu tố sinh học và cả yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến TC ở PNSS. Các yếu tố tâm lý – xã hội được biết đến gồm: Kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ và một số yếu tố xã hội khác như tình tr ng kinh tế xã hội, tiểu sử sức kh e của bản thân người PNSS, tình tr ng của đứa trẻ mới sinh. Các nhà nghiên cứu, thực hành trên thế giới cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu về liệu pháp tâm lý hỗ trợ cho người PNSS bị TC. Liệu pháp liên cá nhân và liệu pháp nhận thức hành vi được nhiều nghiên cứu chứng minh là khá phổ biến và có hiệu quả khi can thiệp cho TC ở PNSS. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS chủ yếu thuộc lĩnh vực tâm thần học và có ít công trình nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học. Các nghiên cứu cũng được thực hiện nhằm chỉ ra mức độ phổ biến của TCSS, các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh và nghiên cứu về can thiệp/ trợ giúp cho phụ nữ sau sinh. 27 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ý UẬN VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI I N QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH 2.1. Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh 2.1.1. Khái niệm trầm cảm TC được nghiên cứu nhiều nhất dưới góc độ tâm thần học và tâm lý học, do vậy thuật ngữ TC đã được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực và các trường phái lý thuyết. Trong phần này nghiên cứu sẽ tiếp cận khái niệm TC dưới hai góc độ là tâm thần học và tâm lý học. Vì TC thuộc lĩnh vực giao thoa rất lớn giữa tâm thần học và tâm lý học, do đó chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liên ngành. a. Khái niệm trầm cảm theo quan điểm của Tâm thần học Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO): Trầm cảm là d ng rối lo n tâm thần phổ biến được đặc trưng bởi sự buồn phiền, mất hứng thú và mất niềm vui, cảm giác mệt m i và tội lỗi kèm theo đó là sự suy giảm tập trung [71]. Theo định nghĩa của Viện Sức kh e Tâm thần Quốc gia – Hoa Kỳ: Trầm cảm là rối lo n tâm thần được đặc trưng bởi cảm giác buồn phiền và bất lực, mệt m i, vô vọng, không c n hứng thú trong các mối quan hệ và gặp khó khăn trong sinh ho t hàng ngày [72]. Theo Sách hướng dẫn ch n đoán và thống kê các rối lo n tâm thần lần thứ 5 (DSM-5) của Hội Tâm thần học Hoa Kì: Trầm cảm là d ng rối lo n tâm thần biểu hiện đặc trưng bởi ít nhất 5 trong số các dấu hiệu cơ bản, bao gồm: a). Khí sắc trầm; b). Mất quan tâm, thích thú; c) Có biểu hiện sụt cân khi không ăn kiêng hoặc tăng cân; d). Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều; e). Sự kích động tâm vận động hoặc chậm vận động; g). Mệt m i hoặc mất năng lượng; h). Cảm thấy không xứng đáng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp; i). Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khả năng ra quyết định; k). Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý tưởng và kế ho ch tự sát. Các biểu hiện trên xuất hiện trong khoảng thời gian 2 tuần và làm thay đổi đáng kể những chức năng trước đó. 28 b. Khái niệm trầm cảm theo quan điểm của Tâm lý học Từ điển Tâm lý học (Nxb Khoa học xã hội - 2000) định nghĩa "TC là tr ng thái cảm xúc xuất hiện trên cơ sở cảm xúc âm tính, thay đổi động cơ trí tuệ (gắn với nhận thức) và sự thụ động nói chung của hành vi [3]. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã sử dụng thuật ngữ "trầm nhược" để nói về bệnh trầm cảm: "Trầm là chìm xuống, bi quan. Nhược là suy yếu, mệt m i, uể oải, không muốn cử động, mặc dù không có bệnh tật rõ rệt". Cũng theo bác sĩ, trong cuộc sống hiện nay con người dễ vấp váp nhiều tình huống khó xử, dễ sinh trầm nhược, nặng hay nhẹ, ở tất cả các lứa tuổi, nhất là ở những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời: tuổi sơ sinh, dậy thì, thanh niên, sinh đẻ, về hưu, già [17]. Trong các khái niệm của các tổ chức nêu trên, tác giả luận án tiếp cận theo định nghĩa trầm cảm của Viện Sức kh e Tâm thần Quốc gia – Hoa Kỳ bởi chúng tôi nhận thấy định nghĩa của tổ chức này bao hàm cả 3 khía c nh của đời sống tâm lý người PNSS là cảm xúc, nhận thức và hành vi. 2.1.2. Khái niệm phụ nữ sau sinh Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, phụ nữ được hiểu là “người lớn thuộc nữ giới” [17]. Như vậy, phụ nữ sau sinh được coi là người phụ nữ đã trải qua quá trình sinh con. a. Một vài đặc điểm sinh lý ở người phụ nữ sau sinh Trong quá trình sinh đẻ, người phụ nữ biết đến những cơn co thắt d con, các cơn co hậu sản, cổ tử cung và âm đ o đã bị căng ra nhiều trong lúc chuyển d và sẽ bị mềm và giãn ra một thời gian. Nếu người phụ nữ sinh bằng phương pháp mổ đẻ thì vết mổ cũng là nơi gây đau rát nhiều ngày. Nhiều người phụ nữ cũng gặp bệnh táo bón do sự căng kéo quá mức các tĩnh m ch vùng đáy chậu trong lúc chuyển d và sinh. Có phụ nữ phải chịu sự đau đớn từ vết cắt của tầng sinh môn, ứ sữa hoặc nghẽn sữa [2]. Ngoài những đặc điểm cơ thể nói trên, sự biến đổi nội tiết tố c n dẫn đến một số biểu hiện ở người phụ nữ như rụng tóc; chàm da; những tai biến sản khoa như băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, hậu sản phát sốt, suy nhược hậu sản hay một nhóm các dấu hiệu bất thường như ngất hoặc bất tỉnh, sản dịch bất thường (biến màu, đóng cục...), sốt cao, đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên, nôn và tiêu chảy, 29 máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi khó chịu, đau, sưng, đ và có thể chảy dịch từ vết khâu, tiểu buốt, có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đ o, nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt m i, m ch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt. Tất cả những biểu hiện và đặc điểm sinh lý đó đều gây đau đớn thậm chí cả lo hãi đối với người phụ nữ, đặc biệt với những phụ nữ sinh con lần đầu hoặc ít kinh nghiệm cũng như thiếu thốn sự trợ giúp của người thân và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sau sinh [22]. Tuy nhiên, đây là những biểu hiện khá phổ biến ở hầu hết các phụ nữ sau khi sinh. Ở những người phụ nữ bị TCSS sẽ có những biểu hiện khác biệt về mặt sinh lý so với những người phụ nữ không trải qua TCSS. b. Một vài đặc điểm tâm lý ở người phụ nữ sau sinh Do sự thay đổi của sinh lý kết hợp với sự thay đổi từ cuộc sống gia đình, sự hiện diện của đứa con mới sinh khiến người phụ nữ có tâm lý đặc biệt. Họ “t m biệt” đứa con đã tưởng tượng trong quá trình mang thai để “làm quen” với đứa con bằng xương bằng thịt với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhiều phụ nữ cho thấy sau đẻ có một thời kì trầm nhược thông thường nhẹ, một tr ng thái u buồn sau đẻ (baby blues). Đó là một biểu hiện được coi là bình thường diễn ra trong thời gian ngắn (2 đến 48 giờ), xảy ra ở 50% phụ nữ mới sinh (30 đến 80%) theo các tiêu chu n được chấp nhận. Tâm lý buồn chán này ở người phụ nữ xuất hiện ngay sau khi đẻ, cao điểm vào ngày thứ ba hoặc ngày thứ sáu. Biểu hiện thường gặp nhất là căng thẳng kéo dài, mệt m i, hay cáu gắt, hay khóc lóc nhiều khi không rõ nguyên nhân, khả năng kiềm chế kém đi. Ở một số phụ nữ l i trở nên ủ rũ, chán chường, bi quan, hầu hết họ cảm thấy khó tập trung làm việc, trí nhớ giảm sút... Những ngày đầu, chia tay với đứa con tưởng tượng, ước mơ, các bà mẹ dễ dàng hoặc khó khăn đi tới chấp nhận đứa con thực, bằng xương bằng thịt, vượt qua khoảng cách với đứa con tưởng tượng để đầu tư cho đứa con thực. Những ngày sau đó, cùng với quá trình thích nghi dần hoàn cảnh mới – có một đứa con bên mình, các bà mẹ sẽ phải trải nghiệm vô vàn điều mới l , có nhiều điều khiến họ thấy khó khăn, quá tải và lo hãi thực sự. Bao nhiêu bận tâm của họ dồn cả vào đứa con, từ việc cho nó bú, thay tã, tắm rửa cho nó đến cách nó ngủ, nó chơi, nó khóc, nó cười. 30 Trách nhiệm làm cha, mẹ dễ làm nảy sinh stress ở cả hai giới, nhưng stress sau sinh thường xuất hiện có ở người phụ nữ. Làm mẹ gây ra những thay đổi lớn trong đời sống của người phụ nữ. Trên thực tế, không ít các bà mẹ tinh thần không ổn định trong suốt quá trình sinh đẻ và nuôi con nh . Như vậy, sau khi sinh con, tâm lý người phụ nữ có nhiều biến động, các nhà nghiên cứu gọi đó là sự tan rã nhất thời về nhân cách nhưng “không bệnh lí”. Đa số phụ nữ trải nghiệm một tình tr ng u buồn kéo dài trong khoảng một tuần, sau đó là niềm vui, niềm h nh phúc ngập tràn vì được làm mẹ. Số ít có thể có những biểu hiện bệnh lí sau cuộc vượt c n đó đáp ứng với tiêu chu n ch n đoán của TCSS hoặc lo n thần sau sinh. 2.1.3. Khái niệm trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Theo Sổ tay ch n đoán và phân lo i bệnh tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM - 5), TC ở PNSS không tồn t i như một rối lo n độc lập mà được xác định là giai đo n có thể ch n đoán được của TC chủ yếu, nếu các triệu chứng về mặt khí sắc xuất hiện diễn ra trong thời gian người phụ nữ mang thai hoặc trong khoảng 2 đến 4 tuần sau sinh. Khái niệm TCSS được hầu hết các tác giả nghiên cứu đồng ý với quan điểm sau: TC sau sinh là rối lo n TC có thể xảy ra sau khi sinh, thường khởi phát ở thời điểm 2 tuần sau khi sinh và có thể kết thúc sau 18 tháng (Johnson&Apgar 2001; Kennedy, Beck & Driscoll, 2002: Perfetti, Clark, Fillmore, 2004; Roux, Anderson &Roan, 2002; Wisner, Parry và Piontek, 2002) [51], [72]. Như vậy, TCSS được phân biệt với hiện tượng cơn buồn sau sinh bởi thời điểm khởi phát, mức độ nghiêm trọng và sự kéo dài. Dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khái niệm về TC ở phụ nữ sau sinh như sau: “Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh là trạng thái rối loạn tâm lý của người phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, được biểu hiện bởi 4 dấu hiệu ch nh là cảm xúc âm t nh như buồn phiền, mệt mỏi, mất hứng thú; nhận thức tiêu cực như bất lực, vô vọng, giảm sự tập trung, suy giảm vận động và có sự thay đổi về cơ thể. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 4 tuần sau sinh”. Phần dưới 31 đây chúng tôi sẽ trình bày những dấu hiệu cụ thể biểu hiện ở mặt c nh tâm lý và sinh lý của người phụ nữ sau sinh. 2.1.3.1. Biểu hiện tâm lý ở ngƣời phụ nữ bị trầm cảm sau sinh a. Biểu hiện cảm xúc âm tính Cảm xúc nổi bật nhất ở người phụ nữ bị TCSS là khí sắc trầm, buồn rầu, ủ rũ, trống rỗng, thất vọng và có thể có biểu hiện của lo âu. Ở một số trường hợp, người phụ nữ không có bộc lộ khí sắc trầm một cách rõ ràng mà thường than phiền về các triệu chứng cơ thể, dễ bị kích thích, hay cáu gắt, giảm giao tiếp. Người phụ nữ cảm thấy giảm hoặc mất hứng thú với mọi ho t động (ngay cả những ho t động họ từng rất yêu thích), không quan tâm đến bất kỳ thứ gì, bao gồm cả việc giảm hoặc mất hứng thú tình dục [51], [20], [11], [101] và không hài lòng với các ho t động trong cuộc sống hàng ngày. Ở mức nặng nề hơn, người phụ nữ có thể có cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ vì cho rằng mình không phải là bà mẹ đủ tốt hoặc tốt như họ mong đợi. Thêm vào đó, cảm giác mất an toàn, mất thích thú và chán nản, lo âu có thể đ y người phụ nữ tới ý tưởng tự sát [51]. Ở những người có biểu hiện TC nặng, khí sắc trong giai đo n trầm cảm chủ yếu thường được mô tả một cá nhân trầm buồn, thất vọng, suy sụp hoặc như “rơi xuống vực thẳm”. b. Biểu hiện nhận thức tiêu cực Một trong những biểu hiện điển hình nhất của bệnh TC là sự ức chế về tư duy. Người phụ nữ bộc lộ rõ sự chậm ch p trong suy nghĩ, liên tưởng khó khăn, Họ gặp khó khăn khi phải quyết định một vấn đề, ngay cả những vấn đề nh . Điều này xảy ra bởi khả năng phán đoán, phân tích giải quyết tình huống của họ bị giảm. [7], [12], [57], [101]. Người PNSS c n tự cho mình là hèn kém, mất tin tưởng vào bản thân, vô dụng, không có giá trị hoặc cảm thấy tội lỗi quá mức. Trong trường hợp nặng, họ có thể có hoang tưởng bị buộc tội hay tự buộc tội, ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước về hình ph t sẽ xảy đến với mình. Điều này có thể thúc đ y người TC xuất hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát [11]. 32 Một vấn đề xảy ra rất phổ biến đối với người PNSS là khả năng suy nghĩ hoặc/ và tập trung bị suy giảm. Họ thường than phiền bởi những câu nói quen thuộc như “như mất trí ấy” hoặc “hay quên lắm, chẳng nhớ được gì”. Khác với trẻ em là biểu hiện bằng rối lo n hành vi, ở người lớn, trí nhớ và độ tập trung gặp khó khăn có thể là những dấu hiệu của chứng TC. Khi giai đo n TC chủ yếu được điều trị thành công thì vấn đề trí nhớ hoàn toàn được cải thiện. Tóm l i, người phụ nữ bị TCSS thường nhìn nhận bản thân, những người xung quanh và tương lai bằng vẻ mặt ảm đ m và con mắt bi quan, tuyệt vọng. Họ có thể có những đánh giá tiêu cực không có thực của một người nào đó hoặc những mối bận tâm khiển trách, sự day dứt về những sai lầm đã diễn ra trong quá khứ. Ý nghĩ về sự vô dụng hoặc mặc cảm tội lỗi có thể là cân xứng với hoang tưởng (ví dụ, cá nhân tin rằng anh ta/ cô ta phải chịu trách nhiệm cá nhân về một thế giới nghèo nàn). c. Biểu hiện suy giảm hành vi Người phụ nữ bị TCSS có biểu hiện ức chế về mặt vận động, cụ thể là họ ít ho t động, ít nói, thường hay ngồi hoặc nằm lâu. Xét ở góc độ tâm lý, hành vi của người TC thường thể hiện ít trách nhiệm, ít có mục đích, ít chấp nhận bản thân và nhiều xung động. Khi gặp tình huống khó khăn, họ không bộc lộ hành vi hoặc ý muốn xoay sở để tháo g tình huống. Khi kết quả của hành động không được như mong muốn, người phụ nữ khó tha thứ cho bản thân và từ đó l i dẫn đến nhận thức tiêu cực. Một hành vi dễ nhận thấy ở người TC là “sự thu rút tâm lý”, các ho t động giao tiếp bị thu gọn l i. Trong quá trình giao tiếp, các hành vi ứng xử của người TC thể hiện sự lúng túng do họ khó khăn khi đưa ra các quyết định. Các hành vi mang tính nghề nghiệp hoặc hành vi xã hội cũng bị suy giảm. Cảm xúc buồn rầu và nhận thức tiêu cực, bi quan về mọi thứ có thể khiến cho người phụ nữ khóc mà không biết lý do mình khóc vì điều gì [61]. Thêm vào đó, họ cảm thấy lúng túng và khó tương tác với con [66]. Cảm xúc giận giữ của người phụ nữ có thể bộc lộ bằng lời nói (các cơn thịnh nộ bằng lời nói) và hành vi 33 gây hấn với người khác hoặc đập phá đồ đ c) mà không phù hợp với sự kéo dài hoặc cường độ của hoàn cảnh khiêu khích. Ở mức nhẹ, người phụ nữ thường sao nhãng những công việc lặt vặt, mọi ho t động có thể xuất hiện bình thường nhưng đ i h i phải có sự nỗ lực lớn. Các ho t động có thể chậm trễ (ví dụ chậm nói, suy nghĩ và vận động cơ thể; thường ngập ngừng khi trả lời; ngày càng nói nh ). 2.1.3.2. Biểu hiện sinh lý ở ngƣời phụ nữ bị trầm cảm sau sinh Thay đổi kh u vị: Khoảng 70% bệnh nhân TC than phiền về cảm giác không ngon miệng dẫn đến chán ăn và sụt cân. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp bệnh nhân l i ăn nhiều dẫn đến tăng cân. Rối lo n giấc ngủ: Khoảng 80% bệnh nhân TC có rối lo n giấc ngủ mà thường gặp nhất là mất ngủ. Trong TC có thể có nhiều lo i mất ngủ như mất ngủ đầu giấc, giữa giấc hoặc cuối giấc. Người phụ nữ thường mất ngủ ngay cả khi con đã ngủ ngon rồi hoặc thường dậy sớm hơn thường lệ từ 1-2 giờ. Tuy nhiên l i có những bệnh nhân ngủ quá nhiều. Mất sinh lực/ giảm năng lượng: Người bệnh cảm thấy mệt m i, c n kiệt sức lực, không còn sức mặc dù không làm gì nhiều. Một số bệnh nhân biểu hiện tình tr ng mất sinh lực nặng hơn vào sáng sớm sau đó giảm dần khi về chiều. Nhìn chung, những biểu hiện về cơ thể khiến cho người PNSS bị TC thường than phiền là họ cần thời gian nghỉ ngơi hơn, cần phải lấy l i sự cân bằng cho cơ thể. Người phụ nữ TCSS có thể liên tục than phiền là mệt mà không sử dụng sức lực gì, ngay cả một nhiệm vụ nh nhất dường như cũng đ i h i sự nỗ lực lớn. Hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ bị giảm ít nhiều, ví dụ cá nhân có thể phàn nàn nằn việc tắm rửa và phục trang vào buổi sáng làm họ kiệt sức. 2.2. Yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh 2.2.1. Khái niệm yếu tố tâm lý – xã hội Yếu tố được định nghĩa là: Bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng [17]. Nhân cách, nhận thức và giao tiếp (liên cá nhân) là những vấn đề lớn thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Tâm lý học. Dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu tổng quan từ các đề tài trong và ngoài nước đã được thực hiện, trong đề tài này, chúng tôi 34 nghiên cứu một số yếu tố tâm lý - xã hội liên quan đến TC ở PNSS, bao gồm: Kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và người thân, một số yếu tố xã hội khác thuộc về nhân kh u của khách thể như tình tr ng kinh tế, địa bàn sinh sống, số con, stress trước và sau sinh, sự kiện sang chấn Phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm của từng yếu tố. 2.2.1.1. Kiểu nhận thức liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Kiểu nhận thức liên quan đến trầm cảm đã được nhiều tác giả của trường phái tâm lý học nhận thức quan tâm. Một số lý thuyết nổi tiếng thuộc trường phái tâm lý học nhận thức như: Lý thuyết nhận thức sai lệch; lý thuyết hoàn hảo/ chủ nghĩa cầu toàn; lý thuyết tuyệt vọng đã chỉ ra vai trò của nhận thức trong sự hình thành và phát triển của trầm cảm. Phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về đặc điểm của các kiểu nhận thức này để làm rõ hơn mối liên quan của chúng đối với TC ở PNSS. a. Lý thuyết nhận thức sai lệch Lý thuyết nhận thức của Aron Beck và Clark ra đời và phát triển trong quá trình hai tác giả điều trị cho bệnh nhân TC. Đây là một trong những lý thuyết tâm lý được chấp nhận rộng rãi nhất khi nghiên cứu về TC. Luận điểm chính mà Beck đưa ra là: Quá trình nhận thức là yếu tố khởi nguồn của TC bởi cách nhận thức sự kiện chứ không phải bản thân sự kiện sẽ quyết định cảm xúc của con người. Những người có khuynh hướng lý giải các hiện tượng trong cuộc sống một cách tiêu cực, sai lệch thường có nguy cơ dẫn đến TC, Beck gọi đó là những suy nghĩ “méo mó, âm tính, sai lệch”. Ông tóm lược các kiểu nhận thức sai lầm, bao gồm: 1). Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hóa/ hoặc là tất cả hoặc không có gì. Đây là kiểu tư duy mà Beck gọi là cực đoan, đặt con người vào trải nghiệm ở tr ng thái đối lập nhau, theo quy luật “trắng hoặc đen”, “tất cả hoặc không”. Trên thực tế cuộc sống không phải mọi thứ đều có thể tuân theo quy luật này. 2). Khái quát hóa quá mức: Rút ra những suy luận bao quát chung chung, không có ngo i lệ từ những thí dụ đơn lẻ, ví dụ “mọi việc tôi làm đều trở nên sai lầm” hoặc “bất kỳ điều gì tôi chọn lựa đều thất b i”. 35 3). Vội đi tới những kết luận: Thay vì nhìn nhận vấn đề ở nhiều chiều c nh, người có kiểu suy nghĩ này thường chỉ tập trung vào một khía c nh không đầy đủ. 4). Tự vận vào mình điều không hề liên quan: Họ tin rằng mình biết cái người khác đang suy nghĩ, suy đoán được ý nghĩa của người khác nhưng l i thường liên quan đến mình, ví dụ “họ cho rằng tôi là người bất tài”. 5). Trầm trọng hóa, quan trọng hóa vấn đề: kiểu suy nghĩ này liên quan đến việc người nào đó nhìn nhận một thất b i không đáng kể như 1 tai họa, 1 tổn thất lớn, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội. Beck và các nhà tâm lý học theo trường phái nhận thức đã có những thực nghiệm chứng minh mô hình nhận thức tiêu cực và dễ bị tổn thương của cá nhân có thể dễ dẫn đến TC. Người bệnh có thể bị trầm cảm nặng hơn khi nhận thức tiêu cực và ngược l i họ có thể rối lo n nhận thức nặng hơn khi bị TC [12], [19]. Những mô hình nhận thức này liên quan đến việc tự đánh giá bản thân, thế giới và tương lai theo một cách thức rất tiêu cực, đây được gọi là bộ ba nhận thức, gồm: Nhận thức tiêu cực về bản thân: Ví dụ mọi việc đều tệ h i vì tôi là người xấu, tôi là người thất b i, tôi là một người ng u ngốc. Nhận thức tiêu cực về thế giới xung quanh: Diễn giải những sự kiện trải nghiệm và người khác một cách tiêu cực: Ví dụ mọi thứ đều luôn tệ h i, mọi người đều không tốt với tôi. Nhận thức tiêu cực về tương lai: Người phụ nữ nhìn về tương lai ảm đ m, mọi việc đều sẽ tệ h i, tương lai không có gì tốt đẹp. Bộ ba nhận thức này thường đi kèm với nhau và một người có bộ ba nhận thức này sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người khác. Mỗi cá nhân có các lo i niềm tin khác nhau về sự mong đợi, sự đánh giá, sự quy kết nhân quả và trách nhiệm của họ. Người có khuynh hướng TC thường có nhận thức với một niềm tin chắc chắn, như thể đó là sự thực chứ không phải chỉ là một khả năng hoặc giả thuyết. Theo Beck, những suy nghĩ của con người bị méo mó bởi các sơ đồ TC tiềm n, đó là những niềm tin về bản thân, về thế giới và tương lai có tác động đến suy nghĩ, nhận thức trong suốt tuổi thơ của họ. Các sự kiện tiêu cực trong tuổi thơ, chẳng h n như việc bị b n bè bắt n t, bị người khác 36 mắng nhiếc sẽ hình thành nên sơ đồ nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Tuy nhiên ở thời điểm đó, niềm tin và sơ đồ nhận thức chưa rõ ràng. Đến tuổi trưởng thành, khi những cá nhân phải đối mặt với các tình huống gây stress, những hình ảnh không vui trong quá khứ bị gợi l i (ly dị, chia tay, bị mắng nhiếc, bắt n t) thì những sơ đồ nhận thức tiêu cực l i được ho t hóa một cách bền bỉ. Sơ đồ nhận thức tiêu cực này sẽ hình thành nên niềm tin hoặc thái độ vô cùng cứng nhắc và không phù hợp về bản thân và thế giới như là những tiêu chu n không thực tế, tác động đến bề mặt và dẫn đến TC. Từ những triết lý nền tảng nêu trên mà Beck đặt ra liệu pháp can thiệp cho người TC là phải tập trung vào thay đổi nhận thức, niềm tin của thân chủ. Khi một sự kiện xuất hiện, người có niềm tin sai lệch có thể rơi vào tr ng thái lo lắng thái quá và dẫn đến TC, do vậy cần phải thay đổi nhận thức và niềm tin. Khi niềm tin đã được thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của cảm xúc và hành vi phản ứng cảm xúc. Như vậy, phản ứng rối lo n cảm xúc ở một người TC thường có cơ sở từ nhận thức. Với việc làm suy yếu cơ sở nhận thức, phản ứng cảm xúc sẽ lắng xuống. b. Lý thuyết tuyệt vọng Theo lý thuyết tuyệt vọng, cách suy nghĩ tiêu cực là những chỉ báo tin cậy dự đoán trầm cảm bởi sự quy kết trầm buồn thường diễn ra cùng với khí sắc trầm. Tính dễ tổn thương về nhận thức đối với trầm cảm được hiểu là cá nhân thường có xu hướng gán ghép những sự kiện tiêu cực thành những nguyên nhân tổng thể và ổn định từ đó suy luận ra những hệ quả tiêu cực đồng thời những đặc tính của cá nhân cũng xuất hiện sau các sự kiện tiêu cực đó [29]. c. Lý thuyết hoàn hảo/ chủ nghĩa cầu toàn Nội dung của lý thuyết hoàn hảo nói về kiểu nhận thức mà cá nhân tin rằng nó quan trọng với người khác và đ i h i bản thân mình cũng phải trở nên hoàn hảo. D ng cầu toàn này đã được nghiên cứu nhiều và chỉ ra rằng có mối liên quan mật thiết với TC, ở cả trẻ em và người lớn. Đối với người phụ nữ nhận thức theo kiểu cầu toàn có thể bộc lộ ở khía c nh lúc nào họ cũng cho rằng mình phải luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách hoàn hảo, đặc biệt là luôn bận tâm nhiều nhất đến việc chăm sóc con một cách hoàn hảo [91]. 37 Theo lý thuyết nhận thức, nguyên nhân dẫn đến TC hoặc các rối lo n tâm lý của con người có thể được minh họa bằng hình vẽ dưới đây. Hình 1: Sơ đồ cấu trúc nhận thức Nhìn chung, lý thuyết nhận thức nhấn m nh rằng xu hướng dẫn đến TC được phát triển từ nhận thức tiêu cực được hình thành từ thời quá khứ. Đến một thời điểm trong cuộc sống, khi các sự kiện tiêu cực xuất hiện thì các sơ đồ nhận thức và niềm tin tiêu cực sẽ ho t hóa và dẫn đến TC. Những d ng nhận thức méo mó như đ i h i sự hoàn hảo phi thực tế, suy nghĩ kiểu dằn vặt lặp l i hoặc đánh giá sự kiện theo kiểu tuyệt vọng là các yếu tố tác động trực tiếp vào sự hình thành TC. Dựa vào lý thuyết nhận thức, chúng tôi cho rằng: Kiểu nhận thức liên quan đến mức độ TC ở người PNSS là các d ng nhận thức tiêu cực và sai lệch về bản thân, về thế giới xung quanh và về tương lai của người phụ nữ. 2.2.1.2. Đặc điểm nhân cách liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh Vấn đề nhân cách từ lâu đã được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm, nghiên cứu, do vậy có nhiều khái niệm khác nhau. Chúng tôi xin trích dẫn hai khái niệm nhân cách của hai nhóm tác giả là Ph m Minh H c – Lê Đức Phúc và Nguyễn Ngọc Bích. 38 Theo nhóm tác giả Ph m Minh H c – Lê Đức Phúc thì “nhân cách là cấ...quyết định, nhận thức, thực hiện việc chăm sóc con, ho t động chăm sóc bản thân của chị có bị phụ thuộc vào điều gì hay phụ thuộc vào ai không? 156 B. Nhóm 2: Khai thác các yếu tố liên quan đến TC ở phụ nữ sau sinh Câu 1: (Yếu tố sinh lý): - Thay đổi sinh lý, cơn đau (vết đau) khi sinh đẻ ảnh hưởng như thế nào tới chị? - Từ khi sinh đẻ xong chị thấy cơ thể mình thay đổi như thế nào? Sự thay đổi nào khiến chị cảm thấy khó chịu nhất? Câu 2: (Nguyên nhân từ sự kiện sinh con) - Chị cảm thấy như thế nào khi thấy con chào đời và hàng ngày được chăm sóc con? - Cuộc sống của gia đình chị có những thay đổi gì từ khi xuất hiện “thành viên mới”? - Đứa con ảnh hưởng như thế nào tới mối quan hệ vợ chồng của chị? - Chị đã có những dự định gì cho con mình? Câu 3: Nguyên nhân từ điều kiện kinh tế - gia đình: - Chị đánh giá điều kiện kinh tế của gia đình chị trong điều kiện hiện t i như thế nào? - Việc con ra đời có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế gia đình chị? Câu 4: Yếu tố nhận thức liên quan - Sự thay đổi của cơ thể lúc căng thẳng khiến chị cảm thấy như thế nào? - Chị nghĩ rằng những giai đo n căng thẳng, khủng hoảng, lo lắng cũng là một cách để rèn luyện suy nghĩ, nhận thức tốt hơn hoặc kém đi? Chị giải thích kỹ hơn về điều này? - Chị nghĩ tương lai của mình sẽ như thế nào? Câu5: Yếu tố cảm xúc liên quan - Chị thấy sự kiên nhẫn, sức chịu đựng (chịu đựng công việc, chịu đựng những lời nói không vừa tai) của mình có kém đi so với trước không? - Chị có hứng thú như thế nào khi nghĩ về một ngày mới, khi nghĩ về tương lai? Câu 6: Phản ứng của PNSS đối với TC - Sau mỗi lúc căng thẳng kết quả các công việc chị làm như việc nội trợ, chăm sóc con cái, giải quyết công việc cơ quan thường như thế nào? - Sau mỗi lúc căng thẳng, cáu giận phản ứng của chị với những người xung quanh như thế nào? - Chị thường làm gì để giải t a mỗi khi căng thẳng? - Cách giải t a đó có tác dụng như thế nào với chị? - Những lúc căng thẳng như vậy chị mong được ai giúp đ ? 157 PHỤ ỤC 3 SỐ IỆU THỐNG K Muc do hieu biet ve mang thai va nuoi con Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Giá trị so sai 25 6.8 6.9 6.9 trung binh 222 60.7 61.0 67.9 tot 117 32.0 32.1 100.0 Tổng 364 99.5 100.0 Dữ liệu Hệ thống 2 .5 trống Tổng 366 100.0 Om nghen khi mang thai Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Hiệu lực khong bi 94 25.7 26.1 26.1 mot chut 190 51.9 52.8 78.9 om nhieu 76 20.8 21.1 100.0 Tổng 360 98.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 6 1.6 trống Tổng 366 100.0 Hinh thuc sinh Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiến Hiệu lực sinh thuong 190 51.9 53.8 53.8 sinh mo 162 44.3 45.9 99.7 3 1 .3 .3 100.0 Tổng 353 96.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 13 3.6 trống Tổng 366 100.0 158 Thuc hien che do kieng cu sau khi sinh Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Hiệu lực khong kieng 16 4.4 4.6 4.6 kieng mot chut 226 61.7 64.9 69.5 kieng rat nhieu 106 29.0 30.5 100.0 Tổng 348 95.1 100.0 Dữ liệu Hệ thống 18 4.9 trống Tổng 366 100.0 Kieng trong che do an uong Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Hiệu lực khong kieng 192 52.5 53.9 53.9 kieng mot chut 164 44.8 46.1 100.0 Tổng 356 97.3 100.0 Dữ liệu Hệ thống 10 2.7 trống Tổng 366 100.0 Kieng trong viec ve sinh ca nhan Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Hiệu lực khong kieng 129 35.2 36.2 36.2 kieng mot chut 227 62.0 63.8 100.0 Tổng 356 97.3 100.0 Dữ liệu Hệ thống 10 2.7 trống Tổng 366 100.0 Kieng giao tiep Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Hiệu lực khong kieng 32 8.7 9.0 9.0 kieng mot chut 323 88.3 91.0 100.0 Tổng 355 97.0 100.0 Dữ liệu Hệ thống 11 3.0 trống Tổng 366 100.0 159 Kieng su dung do cong nghe thong tin Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Hiệu lực khong kieng 41 11.2 11.5 11.5 kieng mot chut 314 85.8 88.5 100.0 Tổng 355 97.0 100.0 Dữ liệu Hệ thống 11 3.0 trống Tổng 366 100.0 Kieng tat ca Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Hiệu lực khong kieng 152 41.5 42.3 42.3 kieng mot chut 207 56.6 57.7 100.0 Tổng 359 98.1 100.0 Dữ liệu Hệ thống 7 1.9 trống Tổng 366 100.0 Khi kieng cu cam thay Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiễn Hiệu lực de chiu 28 7.7 8.3 8.3 binh thuong 195 53.3 58.0 66.4 kho chiu 113 30.9 33.6 100.0 Tổng 336 91.8 100.0 Dữ liệu Hệ thống 30 8.2 trống Tổng 366 100.0 Stress trước sinh Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Số lượng nhất nhất bình Độ lệch chuẩn 1. Mệt mỏi chuyện tiền bạc 355 0 3 1.14 .985 2. Áp lực do công việc nặng 357 0 3 1.23 .990 nề, bận rộn 3. Áp lực do công việc gia 349 0 3 1.03 .975 đình 3. Nơi ở không tốt (chật 348 0 3 .54 .915 chội, ô nhiễm.) 160 4. Vợ chồng căng thẳng, 353 0 3 .79 .883 mâu thuẫn 5. Căng thẳng trong mối 347 0 3 .64 .840 quan hệ với ai đó 6. Căng thẳng vì sức khỏe 344 0 3 1.08 1.014 của thai nhi 7. Căng thẳng vì người thân can thiệp quá sâu vào cách 351 0 3 .65 .862 chăm sóc con của chị 8. Căng thẳng vì người thân can thiệp quá sâu vào mối 349 0 3 .53 .790 quan hệ của vợ chồng chị 9. Không có thời gian dành 353 0 3 1.13 1.035 cho bản thân Hiệu lực N (listwise) 308 Stress sau sinh Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Số lượng nhất nhất bình Độ lệch chuẩn 1. Mệt mỏi chuyện tiền bạc 329 0 3 1.59 1.070 2. Áp lực do công việc nặng 335 0 3 1.64 1.080 nề, bận rộn 3. Áp lực do công việc gia 333 0 3 1.48 1.140 đình 3. Nơi ở không tốt (chật 328 0 3 .75 1.046 chội, ô nhiễm.) 4. Vợ chồng căng thẳng, 327 0 3 1.11 1.027 mâu thuẫn 5. Căng thẳng trong mối 324 0 3 .84 .952 quan hệ với ai đó 6. Căng thẳng vì sức khỏe 318 0 3 1.27 1.076 của thai nhi 7. Căng thẳng vì người thân can thiệp quá sâu vào cách 335 0 3 1.05 1.066 chăm sóc con của chị 8. Căng thẳng vì người thân can thiệp quá sâu vào mối 330 0 3 .78 1.007 quan hệ của vợ chồng chị 9. Không có thời gian dành 334 0 3 1.82 1.116 cho bản thân Hiệu lực N (listwise) 285 161 Mức độ PNSS đượ chỗ trợ chăm sóc con Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Số lượng nhất nhất bình Độ lệch chuẩn 1. Trông và chăm sóc con 364 1 3 2.55 .589 khi chị bận 2. Cho con ăn sữa bột vào 348 1 3 1.88 .778 ban đêm 3. Dỗ dành con nếu con 358 1 3 2.03 .729 khóc vào ban đêm 3. Cho con ăn, tắm, giặt cho 361 1 3 2.22 .700 con 4. Chăm sóc con, nếu con bị 360 1 3 2.35 .680 ốm 5. Chăm sóc con, nếu chị bị 360 1 3 2.39 .646 mệt/ ốm 6. Làm việc nhà 360 1 3 2.29 .678 7. Hỗ trợ về kinh tế lúc chị 355 1 3 2.20 .726 khó khăn 8. Giải quyết mâu thuẫn 287 1 3 2.08 .763 trong gia đình (nếu có) Hiệu lực N (listwise) 271 Mối quan hệ với chồng khi mang thai Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Số lượng nhất nhất bình Độ lệch chuẩn 1. Chồng hỏi han, quan tâm đến sức khỏe của chị và của 360 0 3 2.16 .771 con 2. Chồng chăm sóc chị và 358 0 3 2.00 .810 con 3. Chồng giúp chị các công 352 0 3 1.64 .917 việc nhà 3. Chồng vui mừng chào 341 0 3 2.40 .830 đón con Hai vợ chồng mâu thuẫn/ 349 0 3 .70 .798 xung đột D1MTmauthuan.nguoc 349 .00 3.00 2.3037 .79836 Chồng không thích giới tính 341 0 3 .32 .729 của con D1MTkhongthich.nguoc 341 .00 3.00 2.6774 .72865 162 6. Chồng chăm sóc con lớn 248 0 3 1.44 1.016 (nếu có) 7. Thỏa mãn với sinh hoạt 327 0 3 1.63 .814 vợ chồng 8. Hai vợ chồng chia sẻ với nhau mọi sự kiện trong cuộc 346 0 3 1.83 .879 sống hàng ngày 9. Chồng làm việc gì đó 350 0 3 .74 .745 khiến chị buồn D1MTchong.nguoc 350 .00 3.00 2.2629 .74522 Chồng có hành vi bạo lực 350 0 3 .20 .561 với chị D1MTbaoluc.nguoc 350 .00 3.00 2.8000 .56141 Chồng đi làm xa nhà 344 0 3 .62 .958 D1MTlamxanha.nguoc 344 .00 3.00 2.3779 .95812 Hiệu lực N (listwise) 191 Mối quan hệ với chồng sau khi sinh Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Số lượng nhất nhất bình Độ lệch chuẩn 1. Chồng hỏi han, quan tâm đến sức khỏe của chị và của 335 0 3 2.14 .835 con 2. Chồng chăm sóc chị và 333 0 3 2.03 .851 con 3. Chồng giúp chị các công 328 0 3 1.76 .933 việc nhà 3. Chồng vui mừng chào 321 0 3 2.45 .836 đón con Hai vợ chồng mâu thuẫn/ 323 0 3 .78 .822 xung đột D1SSmauthuan.nguoc 323 .00 3.00 2.2198 .82167 Chồng không thích giới tính 307 0 3 .43 .888 của con D1SSkhongthich.nguoc 307 .00 3.00 2.5733 .88764 6. Chồng chăm sóc con lớn 241 0 3 1.53 1.041 (nếu có) 7. Thỏa mãn với sinh hoạt 314 0 3 1.59 .842 vợ chồng 163 8. Hai vợ chồng chia sẻ với nhau mọi sự kiện trong cuộc 332 0 3 1.83 .909 sống hàng ngày 9. Chồng làm việc gì đó 326 0 3 .81 .842 khiến chị buồn D1SSchong.nguoc 326 .00 3.00 2.1902 .84163 Chồng có hành vi bạo lực 318 0 3 .25 .586 với chị D1SSbaoluc.nguoc 318 .00 3.00 2.7547 .58603 Chồng đi làm xa nhà 324 0 3 .72 .998 D1SSlamxanha.nguoc 324 .00 3.00 2.2840 .99826 Hiệu lực N (listwise) 176 Sự kiện sang chấn trong khi ngƣời phụ nữ mang thai và sau sinh Chị hoặc chồng thất nghiệp Phần trăm hiệu Tần suất Phần trăm lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực không 294 80.3 81.7 81.7 có 66 18.0 18.3 100.0 Tổng 360 98.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 6 1.6 trống Tổng 366 100.0 Vợ chồng chị ly hôn Phần trăm hiệu Tần suất Phần trăm lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực không 357 97.5 99.2 99.2 có 3 .8 .8 100.0 Tổng 360 98.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 6 1.6 trống Tổng 366 100.0 164 Vợ chồng chị ly thân Phần trăm hiệu Tần suất Phần trăm lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực không 348 95.1 96.7 96.7 có 12 3.3 3.3 100.0 Tổng 360 98.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 6 1.6 trống Tổng 366 100.0 Kinh tế gia đình sa sút Phần trăm hiệu Tần suất Phần trăm lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực không 315 86.1 87.5 87.5 có 45 12.3 12.5 100.0 Tổng 360 98.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 6 1.6 trống Tổng 366 100.0 Người thân bị đau ốm nặng Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực không 332 90.7 92.2 92.2 có 28 7.7 7.8 100.0 Tổng 360 98.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 6 1.6 trống Tổng 366 100.0 Chồng hoặc người thân của chị gặp vấn đề với pháp luật Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Lũy tiếnPhần trăm Hiệu lực không 357 97.5 99.2 99.2 có 3 .8 .8 100.0 Tổng 360 98.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 6 1.6 trống Tổng 366 100.0 165 Chị hoặc chồng bị đau ốm nặng Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Lũy tiếnPhần trăm Hiệu lực không 355 97.0 98.6 98.6 có 5 1.4 1.4 100.0 Tổng 360 98.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 6 1.6 trống Tổng 366 100.0 Người thân trong gia đình mất Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Lũy tiếnPhần trăm Hiệu lực không 335 91.5 93.8 93.8 có 22 6.0 6.2 100.0 Tổng 357 97.5 100.0 Dữ liệu Hệ thống 9 2.5 trống Tổng 366 100.0 iới t nh của ch u mới sinh có được như chị h v ng an đ u Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Lũy tiếnPhần trăm Hiệu lực có 279 76.2 78.2 78.2 không 78 21.3 21.8 100.0 Tổng 357 97.5 100.0 Dữ liệu Hệ thống 9 2.5 trống Tổng 366 100.0 S ra đời của có n m trong ế ho ch sinh con của anh chị Phần trăm hiệu Tần suất Phần trăm lực Lũy tiếnPhần trăm Hiệu lực có 290 79.2 81.7 81.7 không 65 17.8 18.3 100.0 Tổng 355 97.0 100.0 Dữ liệu Hệ thống 11 3.0 trống Tổng 366 100.0 166 Tình tr ng sức khỏe của bé Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Lũy tiếnPhần trăm Hiệu lực Khỏe mạnh 229 62.6 63.4 63.4 bình thường 125 34.2 34.6 98.1 có bệnh 7 1.9 1.9 100.0 Tổng 361 98.6 100.0 Dữ liệu Hệ thống 5 1.4 trống Tổng 366 100.0 Mức độ vất vả hi chăm sóc con Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Độ lệch Số lượng nhất nhất bình chuẩn Khó ngủ vào ban đêm 325 1 4 1.75 .767 Quấy khóc 320 1 4 1.76 .726 Nôn chớ 323 1 4 1.68 .760 Khó ăn 327 1 4 2.18 .916 Ốm 322 1 4 2.07 .753 Ốm phải đi khám/ đi Viện 325 1 4 1.78 .777 Không hoặc ít tăng cân 340 1 4 1.84 .697 Hiệu lực N (listwise) 272 S tha đổi trong cuộc sốngcuủa người phụ nữ lúc trước sinh Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Độ lệch Số lượng nhất nhất bình chuẩn 1.Mối quan hệ với chồng 356 1 5 3.96 .816 2.Mối quan hệ với bố/ mẹ 356 1 5 3.70 .858 chồng 3. Mối quan hệ với anh, em 355 1 5 3.70 .761 bên gia đình chồng 3.Mối quan hệ bạn bè 355 1 5 3.79 .705 4.Sở thích cá nhân 344 1 5 3.58 .857 5.Công việc 349 1 5 3.52 .863 6.Sự tự tin của chị 353 1 5 3.54 .865 7.Mức độ hài lòng về cuộc 351 1 5 3.53 .871 sống 8.Kinh tế gia đình 354 1 5 3.27 .801 9.Cảm nhận về giá trị bản 350 1 5 3.64 .788 thân Hiệu lực N (listwise) 327 167 S tha đổi trong cuộc sốngcuủa người phụ nữ lúc sau sinh Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Độ lệch Số lượng nhất nhất bình chuẩn 1.Mối quan hệ với chồng 340 1 5 3.86 .932 2.Mối quan hệ với bố/ mẹ 341 1 5 3.66 .869 chồng 3. Mối quan hệ với anh, em 341 1 5 3.70 .743 bên gia đình chồng 3.Mối quan hệ bạn bè 337 1 5 3.67 .716 4.Sở thích cá nhân 331 1 5 3.31 .862 5.Công việc 331 1 5 3.36 .935 6.Sự tự tin của chị 340 1 5 3.41 .893 7.Mức độ hài lòng về cuộc 339 1 5 3.46 .884 sống 8.Kinh tế gia đình 342 1 5 3.18 .831 9.Cảm nhận về giá trị bản 340 1 5 3.61 .836 thân Hiệu lực N (listwise) 306 Mucdotramcam Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiến Hiệu lực Muc do tram cam thap 172 47.0 54.4 54.4 Muc do tram cam trung binh 95 26.0 30.1 84.5 Muc do tram cam cao 49 13.4 15.5 100.0 Tổng 316 86.3 100.0 Dữ liệu Hệ thống 50 13.7 trống Tổng 366 100.0 Tram cam - bieu hien nhan thuc Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực 11 38 10.4 11.3 11.3 12 7 1.9 2.1 13.4 13 12 3.3 3.6 16.9 14 19 5.2 5.6 22.6 15 14 3.8 4.2 26.7 16 16 4.4 4.7 31.5 17 9 2.5 2.7 34.1 168 18 8 2.2 2.4 36.5 19 12 3.3 3.6 40.1 20 17 4.6 5.0 45.1 21 16 4.4 4.7 49.9 22 46 12.6 13.6 63.5 23 21 5.7 6.2 69.7 24 23 6.3 6.8 76.6 25 6 1.6 1.8 78.3 26 11 3.0 3.3 81.6 27 6 1.6 1.8 83.4 28 9 2.5 2.7 86.1 29 4 1.1 1.2 87.2 30 18 4.9 5.3 92.6 31 1 .3 .3 92.9 32 8 2.2 2.4 95.3 33 5 1.4 1.5 96.7 34 1 .3 .3 97.0 35 1 .3 .3 97.3 36 2 .5 .6 97.9 37 1 .3 .3 98.2 42 1 .3 .3 98.5 43 2 .5 .6 99.1 47 1 .3 .3 99.4 51 1 .3 .3 99.7 55 1 .3 .3 100.0 Tổng 337 92.1 100.0 Dữ liệu Hệ thống 29 7.9 trống Tổng 366 100.0 Tram cam - bieu hien cam xuc Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực 11 21 5.7 6.4 6.4 12 10 2.7 3.0 9.4 13 7 1.9 2.1 11.6 14 3 .8 .9 12.5 15 5 1.4 1.5 14.0 169 16 6 1.6 1.8 15.8 17 9 2.5 2.7 18.5 18 6 1.6 1.8 20.4 19 9 2.5 2.7 23.1 20 13 3.6 4.0 27.1 21 10 2.7 3.0 30.1 22 43 11.7 13.1 43.2 23 17 4.6 5.2 48.3 24 19 5.2 5.8 54.1 25 21 5.7 6.4 60.5 26 9 2.5 2.7 63.2 27 14 3.8 4.3 67.5 28 10 2.7 3.0 70.5 29 10 2.7 3.0 73.6 30 10 2.7 3.0 76.6 31 7 1.9 2.1 78.7 32 10 2.7 3.0 81.8 33 11 3.0 3.3 85.1 34 8 2.2 2.4 87.5 35 10 2.7 3.0 90.6 36 7 1.9 2.1 92.7 37 9 2.5 2.7 95.4 38 2 .5 .6 96.0 39 2 .5 .6 96.7 40 2 .5 .6 97.3 41 1 .3 .3 97.6 42 4 1.1 1.2 98.8 43 2 .5 .6 99.4 55 2 .5 .6 100.0 Tổng 329 89.9 100.0 Dữ liệu Hệ thống 37 10.1 trống Tổng 366 100.0 170 Tram cam - bieu hien hanh vi Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực 9 11 3.0 3.3 3.3 10 3 .8 .9 4.1 11 13 3.6 3.8 8.0 12 8 2.2 2.4 10.4 13 9 2.5 2.7 13.0 14 6 1.6 1.8 14.8 15 7 1.9 2.1 16.9 16 10 2.7 3.0 19.8 17 13 3.6 3.8 23.7 18 32 8.7 9.5 33.1 19 12 3.3 3.6 36.7 20 32 8.7 9.5 46.2 21 18 4.9 5.3 51.5 22 23 6.3 6.8 58.3 23 13 3.6 3.8 62.1 24 21 5.7 6.2 68.3 25 13 3.6 3.8 72.2 26 11 3.0 3.3 75.4 27 8 2.2 2.4 77.8 28 14 3.8 4.1 82.0 29 11 3.0 3.3 85.2 30 11 3.0 3.3 88.5 31 6 1.6 1.8 90.2 32 7 1.9 2.1 92.3 33 5 1.4 1.5 93.8 34 5 1.4 1.5 95.3 35 4 1.1 1.2 96.4 36 3 .8 .9 97.3 37 1 .3 .3 97.6 38 4 1.1 1.2 98.8 39 1 .3 .3 99.1 40 2 .5 .6 99.7 45 1 .3 .3 100.0 Tổng 338 92.3 100.0 Dữ liệu Hệ thống 28 7.7 trống Tổng 366 100.0 171 Eysenck huong ngoai (diem cang cao cang huong ngoai) Phần trăm hiệu Tần suất Phần trăm lực Phần trăm lũy tiến Hiệu lực 1.00 1 .3 .3 .3 3.00 1 .3 .3 .7 4.00 3 .8 1.0 1.7 5.00 11 3.0 3.7 5.3 6.00 8 2.2 2.7 8.0 7.00 13 3.6 4.3 12.3 8.00 23 6.3 7.6 19.9 9.00 22 6.0 7.3 27.2 10.00 34 9.3 11.3 38.5 11.00 47 12.8 15.6 54.2 12.00 34 9.3 11.3 65.4 13.00 23 6.3 7.6 73.1 14.00 23 6.3 7.6 80.7 15.00 23 6.3 7.6 88.4 16.00 19 5.2 6.3 94.7 17.00 5 1.4 1.7 96.3 18.00 6 1.6 2.0 98.3 19.00 2 .5 .7 99.0 20.00 3 .8 1.0 100.0 Tổng 301 82.2 100.0 Dữ liệu Hệ thống 65 17.8 trống Tổng 366 100.0 Eysenck khong on dinh (diem cang cao cang khong on dinh) Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm Phần trăm hiệu lực tiến Hiệu lực 1.00 1 .3 .3 .3 2.00 1 .3 .3 .6 4.00 2 .5 .6 1.3 5.00 3 .8 1.0 2.3 6.00 8 2.2 2.6 4.9 7.00 9 2.5 2.9 7.8 8.00 14 3.8 4.5 12.3 172 9.00 21 5.7 6.8 19.1 10.00 24 6.6 7.8 26.9 11.00 25 6.8 8.1 35.0 12.00 14 3.8 4.5 39.5 13.00 24 6.6 7.8 47.2 14.00 21 5.7 6.8 54.0 15.00 25 6.8 8.1 62.1 16.00 19 5.2 6.1 68.3 17.00 26 7.1 8.4 76.7 18.00 20 5.5 6.5 83.2 19.00 19 5.2 6.1 89.3 20.00 10 2.7 3.2 92.6 21.00 12 3.3 3.9 96.4 22.00 6 1.6 1.9 98.4 23.00 3 .8 1.0 99.4 24.00 2 .5 .6 100.0 Tổng 309 84.4 100.0 Dữ liệu Hệ thống 57 15.6 trống Tổng 366 100.0 Kieunhancach Phần trăm hiệu Phần trăm lũy Tần suất Phần trăm lực tiến Hiệu lực Huong ngoai - On dinh 31 8.5 11.0 11.0 Huong ngoai - Khong on 69 18.9 24.4 35.3 dinh Huong noi - On dinh 64 17.5 22.6 58.0 Huong noi - Khong on dinh 119 32.5 42.0 100.0 Tổng 283 77.3 100.0 Dữ liệu Hệ thống 83 22.7 trống Tổng 366 100.0 173 So sánh TC giữa cac nhóm ốm nghén và không ốm nghén Trung bình Tổng bình Mức độ bình Giá trị ý phương tự do phương F nghĩa Tram cam - bieu hien nhan Giữa các nhóm 14.292 2 7.146 .141 .869 thuc Trong nhóm 16726.030 329 50.839 Tổng 16740.322 331 Tram cam - bieu hien cam Giữa các nhóm 71.722 2 35.861 .566 .568 xuc Trong nhóm 20271.641 320 63.349 Tổng 20343.362 322 Tram cam - bieu hien hanh Giữa các nhóm 15.232 2 7.616 .160 .853 vi Trong nhóm 15753.579 330 47.738 Tổng 15768.811 332 Mô tả 95% Khoảng tin cậy Độ cho điểm trung bình Giá trị lệch Sai số Khoảng Khoảng nhỏ Giá trị Tổng chuẩn chuẩn dưới trên nhất lớn nhất Tram Huong ngoai - On 31 19.48 5.259 .945 17.55 21.41 11 30 cam - dinh bieu Huong ngoai - Khong 66 22.21 7.305 .899 20.42 24.01 11 55 hien on dinh nhan Huong noi - On dinh 62 19.23 6.372 .809 17.61 20.84 11 42 thuc Huong noi - Khong on 117 22.15 7.605 .703 20.76 23.55 11 51 dinh Tổng 276 21.21 7.133 .429 20.36 22.06 11 55 Tram Huong ngoai - On 30 22.23 6.263 1.143 19.89 24.57 11 38 cam - dinh bieu Huong ngoai - Khong 67 25.81 8.248 1.008 23.79 27.82 11 55 hien on dinh cam Huong noi - On dinh 59 22.58 7.042 .917 20.74 24.41 11 41 xuc Huong noi - Khong on 113 26.04 8.126 .764 24.52 27.55 11 55 dinh Tổng 269 24.80 7.877 .480 23.85 25.74 11 55 Tram Huong ngoai - On 30 19.67 5.208 .951 17.72 21.61 9 31 cam - dinh 174 bieu Huong ngoai - Khong 68 24.34 7.291 .884 22.57 26.10 9 45 hien on dinh hanh Huong noi - On dinh 62 18.90 5.813 .738 17.43 20.38 9 34 vi Huong noi - Khong on 116 23.14 6.856 .637 21.88 24.40 9 40 dinh Tổng 276 22.11 6.900 .415 21.29 22.92 9 45 Tongd Huong ngoai - On 29 60.72 12.209 2.267 56.08 65.37 31 83 iemtra dinh mcam Huong ngoai - Khong 63 71.38 19.253 2.426 66.53 76.23 31 155 on dinh Huong noi - On dinh 58 60.53 17.872 2.347 55.84 65.23 31 117 Huong noi - Khong on 111 70.92 20.008 1.899 67.16 74.68 31 141 dinh Tổng 261 67.59 19.194 1.188 65.25 69.93 31 155 So sánh s khác biệt TC giữa các nhóm Tổng bình Trung bình phương Mức độ tự do bình phương F P. Tram cam - bieu Giữa cá nhóm 506.970 3 168.990 3.409 .018 hien nhan thuc Trong nhóm 13484.842 272 49.577 Tổng 13991.812 275 Tram cam - bieu Giữa cá nhóm 729.645 3 243.215 4.054 .008 hien cam xuc Trong nhóm 15900.109 265 60.000 Tổng 16629.755 268 Tram cam - bieu Giữa cá nhóm 1276.853 3 425.618 9.798 .000 hien hanh vi Trong nhóm 11815.100 272 43.438 Tổng 13091.953 275 Tongdiemtramcam Giữa cá nhóm 6389.783 3 2129.928 6.123 .000 Trong nhóm 89399.352 257 347.857 Tổng 95789.134 260 175 Tương quan Eysenck huong Eysenck ngoai khong on Tram (diem dinh (diem cam - cang cao cang cao Tram cam bieu Tram cam - cang cang - bieu hien hien bieu hien Tongdiemt huong khong on Stress.truo Stress.sa nhan thuc cam xuc hanh vi ramcam ngoai) dinh) csinh usinh Tram cam - Hệ số tương bieu hien nhan quanCorrelati 1 .693** .685** .891** -.090 .246** .215** .277** thuc on p (2-tailed) .000 .000 .000 .127 .000 .000 .000 N 337 320 330 316 291 299 335 317 Tram cam - Hệ số tương bieu hien cam quanCorrelati .693** 1 .681** .905** -.122* .249** .223** .269** xuc on p (2-tailed) .000 .000 .000 .040 .000 .000 .000 N 320 329 323 316 283 293 327 310 Tram cam - Hệ số tương bieu hien hanh quanCorrelati .685** .681** 1 .882** -.031 .425** .304** .419** vi on P. (2-tailed) .000 .000 .000 .599 .000 .000 .000 N 330 323 338 316 292 299 337 319 Tongdiemtramc Hệ số tương am quanCorrelati .891** .905** .882** 1 -.100 .344** .288** .361** on p (2-tailed) .000 .000 .000 .100 .000 .000 .000 N 316 316 316 316 274 282 315 298 Eysenck huong Hệ số tương ngoai (diem quanCorrelati -.090 -.122* -.031 -.100 1 .080 -.011 -.008 cang cao cang on huong ngoai) p (2-tailed) .127 .040 .599 .100 .178 .856 .898 N 291 283 292 274 301 283 299 284 Eysenck khong Hệ số tương on dinh (diem quanCorrelati .246** .249** .425** .344** .080 1 .226** .255** cang cao cang on khong on dinh) p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .178 .000 .000 N 299 293 299 282 283 309 307 292 176 Stress.truocsin Hệ số tương h quanCorrelati .215** .223** .304** .288** -.011 .226** 1 .779** on p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .856 .000 .000 N 335 327 337 315 299 307 364 344 Stress.sausinh Hệ số tương quanCorrelati .277** .269** .419** .361** -.008 .255** .779** 1 on p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .898 .000 .000 N 317 310 319 298 284 292 344 344 **. Correlation is pnificant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is pnificant at the 0.05 level (2-tailed). Phân tích hồi quy tìm yếu tố dẫn đến TC Hệ số chuẩn Hệ số chưa chuẩn hóa hóa Model B Sai số chuẩn Beta t p 1 (Hằng số) 49.653 4.799 10.346 .000 Eysenck huong ngoai (diem -.642 .299 -.122 -2.149 .033 cang cao cang huong ngoai) Eysenck khong on dinh (diem cang cao cang khong .956 .244 .228 3.915 .000 on dinh) Stress.truocsinh .365 .249 .127 1.466 .144 Stress.sausinh .696 .241 .253 2.893 .004 a. Biến phụ thuộc: Tongdiemtramcam Phân tích hồi quy tìm yếu tố dẫn đến TC Hệ số chuẩn Hệ số chưa chuẩn hóa hóa Model B Sai số chuẩn Beta t p 1 (Hằng số) 70.558 8.125 8.684 .000 Eysenck huong ngoai (diem -.588 .290 -.115 -2.028 .044 cang cao cang huong ngoai) Eysenck khong on dinh (diem cang cao cang khong .870 .239 .211 3.634 .000 on dinh) Stress.truocsinh .241 .247 .086 .978 .329 177 Stress.sausinh .571 .247 .211 2.308 .022 MQHchong.mangthai -.358 .313 -.102 -1.143 .254 MQHchong.sausinh -.355 .291 -.106 -1.217 .225 a. Biến phụ thuộc: Tongdiemtramcam Phân tích hồi quy tìm yếu tố dẫn đến TC Hệ số chuẩn Hệ số chưa chuẩn hóa hóa Model B Sai số chuẩn Beta t p 1 (Hằng số) 76.665 8.886 8.627 .000 Eysenck huong ngoai (diem -.515 .292 -.101 -1.765 .079 cang cao cang huong ngoai) Eysenck khong on dinh (diem cang cao cang khong .802 .242 .195 3.313 .001 on dinh) Stress.truocsinh .247 .246 .089 1.006 .315 Stress.sausinh .511 .249 .189 2.052 .041 MQHchong.mangthai -.268 .317 -.076 -.844 .399 MQHchong.sausinh -.299 .292 -.089 -1.022 .308 Hotrocuagiadinh -.458 .275 -.111 -1.665 .097 a. Biến phụ thuộc: Tongdiemtramcam Phân tích hồi quy tìm yếu tố dẫn đến TC Hệ số chuẩn Hệ số chưa chuẩn hóa hóa Model B Sai số chuẩn Beta t p 1 (Hằng số) 74.003 8.912 8.304 .000 Eysenck huong ngoai (diem -.510 .289 -.100 -1.767 .079 cang cao cang huong ngoai) Eysenck khong on dinh (diem cang cao cang khong .791 .240 .193 3.303 .001 on dinh) Stress.truocsinh .273 .244 .098 1.116 .265 Stress.sausinh .477 .247 .177 1.931 .055 MQHchong.mangthai -.259 .314 -.074 -.825 .410 MQHchong.sausinh -.257 .290 -.077 -.886 .377 Hotrocuagiadinh -.431 .272 -.105 -1.583 .115 Tongsukiencuocsong 2.672 1.326 .115 2.015 .045 178 a. Biến phụ thuộc: Tongdiemtramcam Phân tích hồi quy tìm yếu tố dẫn đến TC Hệ số chuẩn Hệ số chưa chuẩn hóa hóa Mô hình B Sai số chuẩn Beta t p 1 (Hằng số) 62.858 10.479 5.998 .000 Kieunhancach -2.579 1.767 -.143 -1.459 .146 Eysenck huong ngoai (diem -1.252 .529 -.228 -2.365 .019 cang cao cang huong ngoai) Eysenck khong on dinh (diem cang cao cang khong 1.542 .275 .360 5.597 .000 on dinh) iới tính của cháu b mới sinh có được như chị hy 4.550 2.731 .098 1.666 .097 vọng ban đầu a. Biến phụ thuộc: Tongdiemtramcam Tương quan Tram Tram cam - cam - Tram bieu bieu cam - MQHc Stres hien hien bieu Tongdie hong. MQHc Hotroc s.tru Stress nhan cam hien mtramca mangt hong.s uagiad ocsin .sausi thuc xuc hanh vi m hai ausinh inh h nh Tram cam - Hệ số tương .215* 1 .693** .685** .891** -.243** -.304** -.286** .277** bieu hien quan * nhan thuc p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 337 320 330 316 336 315 336 335 317 Tram cam - Hệ số tương .223* .693** 1 .681** .905** -.231** -.264** -.248** .269** bieu hien cam quan * xuc p. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 320 329 323 316 328 309 328 327 310 Tram cam - Hệ số tương .304* .685** .681** 1 .882** -.247** -.267** -.250** .419** bieu hien quan * hanh vi p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 330 323 338 316 337 317 338 337 319 Tongdiemtra Hệ số tương .288* .891** .905** .882** 1 -.276** -.325** -.311** .361** mcam quan * 179 p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 316 316 316 316 315 296 316 315 298 MQHchong.m Hệ số tương - angthai quan -.243** -.231** -.247** -.276** 1 .748** .442** .257* -.343** * p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 336 328 337 315 364 343 363 362 342 MQHchong.s Hệ số tương - ausinh quan -.304** -.264** -.267** -.325** .748** 1 .451** .215* -.306** * p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 315 309 317 296 343 343 342 341 331 Hotrocuagiadi Hệ số tương - nh quan -.286** -.248** -.250** -.311** .442** .451** 1 .238* -.296** * p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 336 328 338 316 363 342 364 363 343 Stress.truocsi Hệ số tương .215** .223** .304** .288** -.257** -.215** -.238** 1 .779** nh quan p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 335 327 337 315 362 341 363 364 344 Stress.sausin Hệ số tương .779* .277** .269** .419** .361** -.343** -.306** -.296** 1 h quan * p (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Tổng 317 310 319 298 342 331 343 344 344 **. Correlation is pnificant at the 0.01 level (2-tailed). ANOVA Sum of Mean Squares df Square F P. Tôi mất cảm giác ngon miệng Giữa cá nhóm 8.820 3 2.940 2.572 .054 Trong nhóm 316.625 277 1.143 Tổng 325.445 280 Tôi cảm thấy quá tải Giữa cá nhóm 3.231 3 1.077 .857 .464 Trong nhóm 348.285 277 1.257 Tổng 351.516 280 Khi có vấn đề xảy ra, tôi rất khó Giữa cá nhóm 20.028 3 6.676 5.751 .001 phân tích và giải quyết Trong nhóm 320.369 276 1.161 Tổng 340.396 279 180 Tôi mất hứng thú quan hệ tình Giữa cá nhóm 5.398 3 1.799 1.656 .177 dục Trong nhóm 299.973 276 1.087 Tổng 305.371 279 Tôi mất hứng thú với các hoạt Giữa cá nhóm 13.831 3 4.610 5.138 .002 động hàng ngày Trong nhóm 245.881 274 .897 Tổng 259.712 277 Tôi trở nên lãnh đạm với mọi Giữa cá nhóm 7.592 3 2.531 2.790 .041 người và với chính mình Trong nhóm 250.351 276 .907 Tổng 257.943 279 Tôi mất hết hứng thú với những Giữa cá nhóm 9.941 3 3.314 3.578 .014 gì mình từng đam mê yêu thích Trong nhóm 254.668 275 .926 Tổng 264.609 278 Tôi cảm thấy mệt mỏi ngay cả Giữa cá nhóm 15.254 3 5.085 5.199 .002 sau một cố gắng nhỏ Trong nhóm 267.969 274 .978 Tổng 283.223 277 Cường độ hoạt động của tôi bị Giữa cá nhóm 5.851 3 1.950 1.458 .226 giảm Trong nhóm 370.562 277 1.338 Tổng 376.413 280 Tôi có biểu hiện chậm chạp trong Giữa cá nhóm 4.652 3 1.551 1.535 .206 giao tiếp Trong nhóm 278.720 276 1.010 Tổng 283.371 279 Tôi phản ứng với mọi việc rất Giữa cá nhóm 2.782 3 .927 .979 .403 chậm chạp Trong nhóm 261.489 276 .947 Tổng 264.271 279 Tôi ít nói và nói chậm hơn trước Giữa cá nhóm 4.378 3 1.459 1.369 .253 rât nhiều Trong nhóm 292.100 274 1.066 Tổng 296.478 277 Tôi giao tiếp với mọi người ít hơn Giữa cá nhóm 3.778 3 1.259 1.055 .369 Trong nhóm 330.706 277 1.194 Tổng 334.484 280 181

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhung_yeu_to_tam_y_xa_hoi_lien_quan_den_tram_cam_o_p.pdf
Tài liệu liên quan