Luận án Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------- Nguyễn Thị Quỳnh Hoa NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- Nguyễn Thị Quỳnh Hoa NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ

pdf194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EM TRONG GIA ĐÌNH (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. ĐẶNG CẢNH KHANH HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa LỜI CẢM ƠN Luận án Tiến sĩ này được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Đặng Cảnh Khanh. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy về định hướng khoa học, sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận án này. Nghiên cứu sinh xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công trình công bố được trích dẫn trong luận án đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu, những thông tin có liên quan trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, PGS.TS Lê Ngọc Văn vì những ý kiến góp ý, chỉ dẫn về mặt khoa học để nghiên cứu sinh chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội, Lãnh đạo Khoa Xã hội học, Hội đồng khoa học của Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện để nghiên cứu sinh được thực hiện và hoàn thành chương trình nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ của Khoa Xã hội học, các nghiên cứu sinh khác vì sự hỗ trợ trên phương diện hành chính, hợp tác có hiệu quả trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học của mình. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Thanh niên và các đồng nghiệp, bạn bè thân hữu đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thực hiện thu thập dữ liệu, triển khai khảo sát thực địa. Cuối cùng là sự biết ơn tới gia đình và những người bạn thân thiết vì đã có sự động viên liên tục, kịp thời cũng như cảm thông, chia sẻ về thời gian, sức khỏe và các khía cạnh khác của cuộc sống trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa CỤM TỪ VIẾT TẮT BVCSGDTE Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em BVCSTE Bảo vệ, chăm sóc trẻ em THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UNICEF Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc UBND Ủy ban nhân dân CRC Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 7 5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 13 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ..................................................................... 13 7. Cơ cấu của luận án .................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH ...15 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................................................... 15 1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 43 2.1. Một số quan điểm về quyền, quyền trẻ em và cách tiếp cận phát triển dựa trên quyền .... 43 2.2. Một số lý thuyết tiếp cận nghiên cứu đề tài ........................................................................... 50 2.3. Một số khái niệm công cụ........................................................................................................ 62 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH .................................................................... 67 3.1. Một vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn khảo sát ............................................ 67 3.2. Thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình .. 73 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH ........................ 88 4.1. Nhóm yếu tố vĩ mô ................................................................................................................... 88 4.1.1. Biến đổi kinh tế - xã hội ................................................................................... 88 4.1.2. Luật pháp quốc tế và trong nước về quyền tham gia của trẻ em ...................... 92 4.1.3. Đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền thống ..................................... 100 4.2. Nhóm yếu tố vi mô ................................................................................................................. 103 4.2.1. Nhóm yếu tố liên quan đến trẻ em .................................................................. 104 4.2.2. Nhóm yếu tố liên quan đến gia đình của trẻ em ............................................. 112 4.2.3. Nhóm yếu tố liên quan đến nhận thức, thái độ của trẻ em và gia đình đối với sự tham gia của trẻ ........................................................................................................ 122 4.2.4. Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm môi trường cộng đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống ................................................................................................................... 136 4.2.5. Nhóm yếu tố liên quan đến công tác giáo dục, truyền thông về quyền tham gia của trẻ em ................................................................................................................. 139 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH ..................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 153 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các vấn đề học tập trẻ được trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ....................................................................................................................... 76 Bảng 3.2. Các vấn đề quan hệ xã hội trẻ được trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ................................................................................................................. 77 Bảng 3.3. Các vấn đề vui chơi giải trí trẻ được trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ................................................................................................................. 78 Bảng 3.4. Hình thức tham gia của trẻ vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình 79 Bảng 3.5. Hình thức trẻ trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình .... 80 Bảng 3.6. Những điều trẻ thường trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ...................................................................................................................................... 81 Bảng 3.7. Hình thức trẻ được tiếp nhận thông tin có liên quan đến bản thân ...................... 82 Bảng 3.8. Mức độ tham gia ý kiến của trẻ vào 4 nhóm vấn đề có liên quan đến bản thân.. 85 Bảng 4.1. Mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ................................................................................................ 104 Bảng 4.2. Sự tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến của trẻ em vào các nhóm vấn đề liên quan chia theo độ tuổi ................................................................................................................. 105 Bảng 4.3. Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ quyết định của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình ................................................................................................ 108 Bảng 4.4. Mối liên hệ giữa đặc điểm tính cách và mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ....................................................................... 110 Bảng 4.5. Mối liên hệ giữa số thế hệ trong gia đình và việc quyết định các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình ......................................................................................................... 113 Bảng 4.6. Mối liên hệ giữa số con trong gia đình và mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ....................................................................... 114 Bảng 4.7. Mối liên hệ giữa thu nhập của gia đình và mức độ cha mẹ tạo điều kiện để trẻ em tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình .................................................. 116 Bảng 4.8. Ý kiến của trẻ em về những yếu tố khuyến khích sự tham gia của trẻ vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ....................................................................... 121 Bảng 4.9. Hiểu biết của trẻ em và cha mẹ về nội dung quyền tham gia của trẻ em .......... 125 Bảng 4.10. Mối liên hệ giữa mức độ tiếp cận quyền tham gia của trẻ em và việc trẻ em quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân ................................................................... 127 Bảng 4.11. Ý kiến của trẻ em về những nguyên nhân khiến cho ý kiến của các em không được cha mẹ và người lớn trong gia đình chấp nhận ......................................................... 132 Bảng 4.12. Mối liên hệ giữa nhận thức về vai trò và năng lực tham gia của trẻ em với mức độ tham gia của trẻ em ....................................................................................................... 133 Bảng 4.13. Thái độ của cha mẹ và người lớn trong gia đình khi trẻ em tham gia bày tỏ ý kiến vào các vấn đề có liên quan ....................................................................................... 135 Bảng 4.14. Mối liên hệ giữa khu vực sinh sống và mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ....................................................................... 137 DANH MỤC BIỂU Biểu 3.1. Những vấn đề liên quan mà trẻ được cha mẹ trao đổi, hỏi ý kiến ........................ 74 Biểu 3.2. Các vấn đề sinh hoạt hàng ngày trẻ được trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ...................................................................................................... 75 Biểu 3.3. Cách thức trẻ thường làm khi ý kiến trao đổi, bày tỏ của trẻ bị cha mẹ và người lớn trong gia đình bỏ qua ..................................................................................................... 82 Biểu 3.4. Hình thức quyết định các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình ....................... 83 Biểu 3.5. Mức độ tham gia ý kiến của trẻ về các vấn đề có liên quan đến bản thân ........... 84 Biểu 3.6. Mức độ tiếp nhận thông tin của trẻ về các vấn đề có liên quan đến bản thân ...... 86 Biểu 4.1. Cách thức trẻ thường làm khi ý kiến trao đổi, bày tỏ của mình bị cha mẹ và người lớn trong gia đình bỏ qua chia theo độ tuổi ....................................................................... 106 Biểu 4.2. Mối liên hệ giữa giới tính và cách thức trẻ thường làm khi ý kiến trao đổi, bày tỏ của trẻ bị cha mẹ và người lớn trong gia đình bỏ qua........................................................ 108 Biểu 4.3. Mối liên hệ giữa đặc điểm văn hóa gia đình và mức độ tham gia ý kiến, mức độ tiếp cận thông tin thường xuyên của trẻ em về các vấn đề liên quan đến bản thân ........... 118 Biểu 4.4. Việc quyết định các vấn đề liên quan đến trẻ chia theo đặc điểm văn hóa gia đình ..................................................................................................................... 119 Biểu 4.5. Những điều khuyến khích và những điều cản trở trẻ em tham gia bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến bản thân trong gia đình .............................................................. 120 Biểu 4.6. Việc tiếp cận Luật BVCS&GDTE Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em của trẻ em và cha mẹ .................................................................................................... 123 Biểu 4.7. Mối liên hệ giữa mức độ tiếp cận quyền tham gia của trẻ em và mức độ trẻ tham gia ý kiến, tiếp nhận thông tin về các vấn đề có liên quan đến bản thân ........................... 127 Biểu 4.8. Mối liên hệ giữa mức độ tiếp cận quyền tham gia của trẻ em và cách thức trẻ em thường làm khi ý kiến bày tỏ của trẻ bị cha mẹ và người lớn trong gia đình bỏ qua ........ 128 Biểu 4.9. Ý kiến của cha mẹ và trẻ em về khả năng trẻ đưa ra quyết định về các vấn đề có liên quan trong gia đình ..................................................................................................... 130 Biểu 4.10. Những người thường ủng hộ, khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan ............................................................................................................................. 135 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Việc triển khai thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam còn thiếu cơ chế giám sát thực hiện quyền .................................................................................................................... 99 Hộp 4.2. Ảnh hưởng của quan niệm truyền thống đối với sự tham gia của trẻ em trong gia đình .................................................................................................................................... 101 Hộp 4.3. Việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân trẻ em theo lứa tuổi của trẻ 107 Hộp 4.4. Đặc điểm tâm lý, tính cách và sự tham gia của trẻ em trong gia đình ................ 111 Hộp 4.5. Sự khác biệt giữa khu vực nội thành và ngoại thành trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em ............................................................................................................ 138 Hộp 4.6. Tình hình giáo dục, truyền thông về quyền tham gia của trẻ em trong nhà trường .................................................................................................................. 140 Hộp 4.7. Tình hình tuyên truyền, giáo dục về quyền tham gia của trẻ em tại cộng đồng địa phương ............................................................................................................................... 141 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước bởi vậy sự phát triển của trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của mỗi quốc gia. Để có những công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ em phải được đảm bảo phát triển toàn diện và trong điều kiện tốt nhất. Một cách đầy đủ, sự phát triển toàn diện của trẻ em không chỉ bao gồm việc trẻ được đảm bảo quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ mà còn cả việc trẻ được khẳng định bản thân, khẳng định vai trò chủ động, tích cực tham gia vào các vấn đề của chính mình. Công ước quốc tế về quyền trẻ em tại điều 12, 13, 14, 15, 17 cũng như Luật BVCSGDTE nước ta tại điều 20 qui định: trẻ em có quyền được tham gia, có quyền được biết những thông tin phù hợp với sự phát triển của bản thân, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề liên quan đến các em không chỉ trong phạm vi gia đình, nhà trường mà cả ngoài xã hội. Quy định pháp luật này phản ánh thực tại khách quan nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ em trong thời kỳ mới. Thực hiện quyền được tham gia của trẻ em giúp cho mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em trong gia đình, xã hội được bình đẳng, dân chủ, lành mạnh, tạo điều kiện để trẻ em có vai trò chủ động, có tiếng nói và được lắng nghe. 1.2. Gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hoá truyền thống với nhiều giá trị quý báu được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong những giá trị đó, giá trị đạo đức của người con trong gia đình thường được thể hiện và đề cao ở đức hiếu thuận: cha mẹ dạy bảo thì con cái nghe theo và sự tuân theo đó thường diễn ra một chiều, cứng nhắc từ trên xuống dưới theo tôn ti trật tự của các thành viên trong gia đình. Trong mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn ở gia đình, trẻ em thường bị coi là "trẻ con" và việc trẻ em tham gia vào các công việc chung cũng như những việc có liên quan đến chính các em còn xa lạ. Người lớn thường coi nhẹ, bỏ qua ý kiến của trẻ em, áp đặt trẻ em tuân theo suy nghĩ và cách giải quyết của mình. Trẻ em thụ động trước những quyết định của người lớn. 2 Ở những giai đoạn khác nhau của lịch sử phát triển gia đình, các giá trị xã hội có sự thay đổi. Trong điều kiện xã hội Việt Nam đang phát triển và hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam bên cạnh việc lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống còn tiếp nhận các giá trị văn hoá mới, trong đó có giá trị xác định quyền của trẻ em trong gia đình. Tuy nhiên, một giá trị mới như vậy không phải đi vào cuộc sống một cách dễ dàng và được chấp nhận ở mọi gia đình. Khảo sát của Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Radda Barnen) năm 2006 tại Vĩnh Phúc cho thấy, so với các nhóm quyền khác (quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển), nhóm quyền tham gia của trẻ em được trẻ em đánh giá đạt hiệu quả thấp hơn. Mặc dù có 45,5% em được hỏi cho rằng ý kiến của trẻ em trong gia đình được cha mẹ lắng nghe và tôn trọng nhưng cũng có 50,3% nhận định tuy các em đã được cha mẹ hỏi ý kiến nhưng sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các em từ phía cha mẹ còn hạn chế, một số em (1,5%) cho rằng tiếng nói của trẻ em trong gia đình chưa được người lớn lắng nghe và tôn trọng. Thực tiễn cho thấy, không phải trong bất kỳ gia đình nào ý kiến của con cái cũng được cha mẹ lắng nghe, tôn trọng, không phải mối quan hệ ứng xử nào giữa trẻ em và cha mẹ trong gia đình cũng bình đẳng, dân chủ và không phải nhu cầu được tự khẳng định của trẻ em nào cũng được đáp ứng. Và mặc dù đã được luật hoá trong đời sống xã hội nước ta, nhưng trên thực tế qui định tại điều 20 của Luật BVCSGDTE về “Quyền tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội” của trẻ em vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, đặc biệt trong môi trường gia đình. 1.3. Mọi xã hội đều không ngừng vận động, biến đổi và biến đổi xã hội là nguồn gốc dẫn tới những biến đổi văn hóa, trong đó có văn hóa gia đình. Biến đổi văn hóa gia đình thể hiện trước hết ở sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình, từ đó dẫn tới biến đổi các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình. Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình chính là sự biến đổi các giá trị xác lập quyền con người, quyền trẻ em trong gia đình, từ đó dẫn tới sự thay 3 đổi khuôn mẫu ứng xử giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, cụ thể là thay đổi từ khuôn mẫu ứng xử theo tôn ti trật tự, một chiều cứng nhắc sang khuôn mẫu ứng xử qua lại hai chiều mang tính dân chủ, bình đẳng trong gia đình. Bên cạnh đó, sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình còn là sự biến đổi nhu cầu của con người từ bậc thấp lên bậc cao, từ nhu cầu bảo đảm sinh tồn, an ninh sang nhu cầu tự khẳng định, được tôn trọng.... Những nhu cầu cơ bản đảm bảo cho sự sinh tồn đã không còn là đòi hỏi cấp bách của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mà thay thế vào đó là nhu cầu được tự khẳng định bản thân, tự thỏa mãn cái tôi của mình. Nhu cầu này của trẻ nếu được đáp ứng thì sẽ giúp cho trẻ phát triển một cách tích cực, toàn diện và phù hợp với yêu cầu của thời đại. Gia đình Việt Nam đã và đang trong thời kỳ quá độ của sự biến đổi các giá trị, khuôn mẫu ứng xử trong gia đình cũng như trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ nhu cầu cơ bản của cá nhân sang nhu cầu được tự khẳng định mình. Tuy vậy, thực tiễn đang đặt ra những bất cập của quá trình chuyển đổi theo quy luật chung này. Điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả ở cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình là cần thiết nhằm lý giải một cách khoa học và đưa ra cách hiểu đầy đủ, đúng đắn về bản chất của hiện thực trên. 1.4. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về việc thực hiện quyền của trẻ em, trong đó có quyền tham gia của trẻ em. Do mức độ, phạm vi, tính chất và yêu cầu của các nghiên cứu đánh giá về quyền tham gia của trẻ em là khác nhau nên các kết quả nghiên cứu cũng được đưa ra ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhìn chung các nghiên cứu đều đề cập đến việc đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em qua từng giai đoạn và qua cả ba môi trường: gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội. Hướng nghiên cứu đi sâu vào việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, đặc biệt là nghiên cứu về bản chất quá trình tham gia của trẻ em vào các quyết định có liên quan tới trẻ trong gia đình còn thiếu hụt. Trong khi đó sự tham gia của trẻ em trong gia đình là vấn đề đã và đang 4 được dư luận xã hội quan tâm và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả từ yếu tố vĩ mô (bối cảnh kinh tế- xã hội, luật pháp, chính sách xã hội,..) và các yếu tố vi mô (bản thân trẻ, gia đình, cộng đồng xã hội...). Các kết quả nghiên cứu đã có chưa phản ánh được sâu sắc thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em trong gia đình, chưa mang lại sự hiểu biết một cách đầy đủ và có hệ thống về sự tham gia của trẻ em trong gia đình. 1.5. Hà Nội là thủ đô, đồng thời là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước. Một mặt, Hà Nội có cấu trúc xã hội đô thị với tốc độ phát triển nhanh và hội nhập sâu rộng, mặt khác Hà Nội cũng là địa bàn từng được mở rộng địa giới, sát nhập với các khu vực có nét đặc thù của nông thôn. Bởi vậy, Hà Nội có sự đa dạng, khác biệt về vùng và đối tượng dân cư sinh sống, trong đó phải kể đến sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành, khác biệt giữa các kiểu loại gia đình với các nét văn hóa đặc thù của khu vực sinh sống. Việc nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trong gia đình ở khu vực này là rất có ý nghĩa. Hơn nữa, nghiên cứu sự tham gia của trẻ em ở những vùng phát triển như thủ đô có thể là căn cứ để đối chiếu việc triển khai thực hiện quyền tham gia của trẻ em so với những vùng kém phát triển hơn trong cả nước, đồng thời cũng phản ánh phần nào mức độ thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam hiện nay. Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình” (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) là cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ bản chất của một giá trị xã hội mới về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, đồng thời góp phần xác định những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự hình thành một giá trị xã hội mới trong đời sống gia đình Việt Nam hiện đại. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào 5 các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý về chính sách nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài. - Điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình. - Mô tả thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu. - Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình. - Nhận định một số vấn đề đặt ra và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan tới trẻ trong gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ, điều kiện có hạn, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trên các khía cạnh: các vấn đề trẻ được tham gia quyết định; hình thức trẻ được tham gia; mức độ trẻ được tham gia. Về các vấn đề trẻ được tham gia, luận án tập trung tìm hiểu sự tham gia của trẻ vào một số vấn đề liên quan đến sự phát triển của các em bao gồm: vấn đề sinh hoạt hàng ngày trong gia đình; vấn đề học tập; vấn đề vui chơi giải trí; vấn đề quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội. Về hình thức trẻ được tham gia, luận án tập trung tìm hiểu việc trẻ được tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân theo hướng trẻ quyết định những vấn đề mà các em hoàn toàn có khả năng tự quyết định (như lựa chọn phương pháp học tập, học thêm các môn văn hóa, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng 6 ngày, trang phục ở nhà, trang phục đi học, hình thức vui chơi giải trí,) chứ không bao gồm những vấn đề vượt quá khả năng tự quyết định của trẻ, hay những vấn đề buộc phải có sự định hướng, tư vấn, hỗ trợ của cha mẹ (chẳng hạn như vấn đề nghỉ học, bỏ học; mua sắm những vật dụng đắt tiền;). 3.2.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của luận án gồm: - Trẻ em (dưới 18 tuổi) đang đi học và đang sinh sống cùng gia đình. Luận án sử dụng khái niệm trẻ em theo định nghĩa của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, tức là: Trẻ em là những công dân dưới 18 tuổi. Trong luận án, trẻ em được khảo sát có giới hạn tuổi từ 11- 17 (tương đương với trình độ học vấn THCS và THPT) và đang sinh sống cùng gia đình. Sở dĩ lựa chọn trẻ em trong độ tuổi 11- 17 là vì lứa tuổi này các em đã có nhận thức rõ ràng hơn so với các lứa tuổi trước đó. Hơn nữa, tâm lý lứa tuổi vị thành niên của các em là luôn muốn tự khẳng định bản thân mình, luôn muốn được làm những điều mình thích và cho là đúng, do đó ý thức về sự tham gia vào các vấn đề có liên quan đến bản thân là rất lớn và rõ nét. Đồng thời, trẻ em được khảo sát cũng là những em còn đang đi học. - Cha mẹ có con là trẻ em 11-17 tuổi và đang đi học. 3.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tiến hành thu thập thông tin trong 2 thời điểm: - Thời điểm 1: thu thập thông tin định lượng vào tháng 4, tháng 5 năm 2013. - Thời điểm 2: bổ sung thông tin định tính vào tháng 3, tháng 4 năm 2014. 3.2.4. Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án tiến hành khảo sát thực địa tại 2 địa bàn thuộc thành phố Hà Nội: 1 quận nội thành đặc trưng cho khu vực đô thị và 1 huyện ngoại thành đặc trưng cho khu vực nông thôn. Cụ thể: - Quận nội thành: quận Hai Bà Trưng - Huyện ngoại thành: huyện Phú Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Sở dĩ chọn hai địa bàn này là vì đây là hai khu vực chịu sự ảnh hưởng khác nhau của quá trình hội nhập. Hai Bà Trưng là quận có tốc độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội khá nhanh của thủ đô và có quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ thời gian qua. Trong khi đó, Phú Xuyên trước đây là một huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, được sát nhập vào Hà Nội từ ngày 1/8/2008. Đây là huyện ngoại 7 thành thuần nông, vốn chịu ảnh hưởng của các giá trị gia đình, giá trị xã hội truyền thống. Những năm gần đây, huyện Phú Xuyên đang có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp là chủ yếu sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, bởi vậy đây là khu vực đang dần chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, quá trình hội nhập. Chính vì thế, việc nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trong gia đình ở hai khu vực này là rất có ý nghĩa. 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận Mác xít làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Cụ thể là những lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là xem xét và giải thích các quá trình, các hiện tượng của đời sống xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có tính chất quy luật giữa chúng. Điều đó có nghĩa nghiên cứu sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình phải được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác như bối cảnh kinh tế - xã hội; đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán của đất nước và của địa phương nơi trẻ em sinh sống; hoàn cảnh, môi trường sống của gia đình trẻ, Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: cần phải nhận thức, giải quyết các hiện tượng xã hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Vì thế tìm hiểu sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình cần phải được nghiên cứu trong khoảng thời gian và không gian nhất định, từ đó có thể đưa ra được những gợi ý về giải pháp, chính sách kịp thời, phù hợp. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu - Trẻ em ở Hà Nội hiện nay được tham gia vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình như thế nào? - Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô nào? 4.3. Giả... gia của trẻ em được bắt đầu từ môi trường đầu tiên là gia đình. Nó diễn ra trong suốt thời kỳ đầu và giữa của tuổi thơ khi trẻ em có những trải nghiệm đầu tiên của mình về sự tham gia và sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Giai đoạn này phản ánh mối quan hệ chặt chẽ người lớn/trẻ em và các địa vị xã hội khác nhau (dựa trên tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm, quyền lực,...). Mặc dù khía cạnh này của sự tham gia thường khó đánh giá được nhưng nó lại là yếu tố quan trọng để trẻ em được trải nghiệm sự tham gia trong gia đình để từ đó có thể biến những trải nghiệm này sang các lĩnh vực khác của cuộc sống (Richter. R, Zartler U., 2011). Gia đình là một trong những môi trường học tập quan trọng nhất đối với trẻ em, nơi mà trẻ có thể có những trải nghiệm đầu tiên và quan trọng nhất liên quan tới quá trình tham gia, nơi trẻ có thể học được các nguyên tắc cơ bản của sự giao thiệp, thỏa thuận và đưa ra quyết định có tính dân chủ. Trẻ em phát triển được các kỹ năng khi tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình và tiếp nhận các khuôn mẫu ứng xử của bố mẹ và anh, chị. Do đó, sự tham gia của trẻ em trong gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành khả năng và sự sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực xã hội của trẻ em (Richter. R, Zartler U., 2011, trích dẫn từ Hurrelmann và Andresen, 2010; Schneekloth và Leven, 2007). Nếu sự tham gia diễn ra trong gia đình của trẻ, trẻ em (và bố mẹ của chúng) có thể phát triển kỹ năng và biến những kiến thức về sự tham gia của họ sang các lĩnh vực khác. Bằng cách này, sự tham gia có thể dần được thiết lập như một khuôn mẫu có hiệu quả trong xã hội (Richter. R, Zartler U., 2011). Theo Jaun (2001), sự tham gia của trẻ em trong gia đình nghĩa là trẻ em phải có khả năng ảnh hưởng đến các quá trình ra quyết định trong gia đình. Mức độ tham gia được xem xét bắt đầu từ việc hỏi ý kiến cho tới việc tích cực đưa ra quyết định. 24 Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định trong gia đình đòi hỏi khả năng đặc biệt từ cha mẹ (Knauer và Sturzenhecker, 2005): đầu tiên, cha mẹ phải quan tâm tới việc không đặt nặng yêu cầu tham gia ở trẻ. Thứ hai, quá trình trẻ tham gia vào các quyết định có thể dẫn tới việc trẻ có những quan điểm khác với cha mẹ. Khi đó, nhiệm vụ của cha mẹ là phải giải quyết được mâu thuẫn này. Richter. R và Zartler. U (2011) cho rằng thảo luận về sự tham gia của trẻ em trong gia đình cần được xem xét ở 2 cấp độ: Đầu tiên đó là vấn đề dân chủ hóa và cá nhân hóa. Gia đình được coi là nơi mà ở đó các quyết định được trao đổi, thỏa hiệp giữa các thành viên trong gia đình. Trẻ em ngày càng được coi như những chủ thể có sự tự tin, những cá nhân có mong ước, mục tiêu, nhận thức riêng của mình và có quyền có tiếng nói riêng của mình về các vấn đề của gia đình. Ở cấp độ thứ hai, năng lực về thể chất và tinh thần khi tham gia của trẻ em được tính đến. Do vậy, thảo luận về sự tham gia của trẻ em trong gia đình được xây dựng trên hai vấn đề trụ cột: sự tổ chức của gia đình và sự phát triển cá nhân của trẻ. Các hình thái gia đình và nhận thức về năng lực của trẻ là những vấn đề trung tâm trong sự tham gia của trẻ vào các vấn đề của gia đình. Tình hình tham gia của trẻ em trong gia đình: Một nghiên cứu được chính phủ Austria tiến hành năm 2004 (BMSGK, 2004) cho thấy trẻ em cho rằng mình chỉ được tham gia ở mức độ rất ít trong quá trình tham gia. Ngược lại, một nghiên cứu khác năm 2005 (Kromer và Hatwagner, 2005) lại cho thấy 3/4 trẻ em Austria trong độ tuổi 10-16 cảm thấy được tham gia thực sự, và 56% trẻ em trong nhóm tuổi 10-11 cảm nhận rằng các em có thể quyết định cuộc sống của mình. 2/3 trong số các em cảm thấy có thể tự do quyết định những gì mình muốn làm, tuy vậy 1/2 trong số trẻ em tham gia khảo sát cho rằng các em sẽ vui nếu có người nói những gì là tốt nhất cho các em (trích dẫn trong Richter. R, Zartler U., 2011). Nghiên cứu của UNICEF về tiếng nói của trẻ em tại Austria (“Young Voices”, 2002) cho biết 66% trẻ em Austria nhận thấy ý kiến của mình được quan tâm trong gia đình, 41% không muốn có sự thay đổi trong cách thức tổ chức gia 25 đình. Nhưng cha mẹ ở Austria dường như ít khuyến khích và đồng tình với sự tham gia của con cái họ: chỉ 45% trẻ em ở Austria so với 61% trẻ em thế giới cho rằng các em nhận được sự khuyến khích và đồng tình đầy đủ từ phía cha mẹ (Richter. R, Zartler U., 2011, trích dẫn từ Kränzl-Nagl, Beham, Bergmair, Bohonnek, and Melvyn, 2006). Nghiên cứu về trẻ em nghèo của UNICEF (2007) chỉ ra vấn đề liên quan đến giao tiếp giữa các thế hệ ở Austria. Hơn 1/2 trẻ em dưới 15 tuổi trả lời rằng cha mẹ có thời gian để nói chuyện với mình trong tuần. Vấn đề này xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi 11-15, đặc biệt các em gái cảm thấy nói chuyện với mẹ thoải mái hơn là với bố. Một số nghiên cứu ở Đức cũng cho thấy, trong vài thập kỉ trở lại đây, cha mẹ thường xuyên cho trẻ em tham gia vào các vấn đề của gia đình. Điều này dẫn tới mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn giữa cha mẹ và trẻ em (Richter. R, Zartler U., 2011, trích dẫn từ Alt, Teubner and Winkelhofer, 2005). Trẻ em được tham gia chủ yếu ở các vấn đề mà cha mẹ không quan tâm trực tiếp (Richter. R, Zartler U., 2011, trích dẫn từ Fatke and Schneider, 2005). Các lĩnh vực/vấn đề trẻ em được tham gia trong gia đình: Trong số các nghiên cứu quốc tế về sự tham gia của trẻ em trong gia đình thì nghiên cứu của Richter. R và Zartler U. (2011) về sự tham gia của trẻ em Austria vào các quyết định trong gia đình cho thấy, những em tham gia khảo sát cho rằng các em được tham gia và có khả năng tham gia vào các vấn đề riêng tư, liên quan đến bản thân như vấn đề ăn mặc; kiểu tóc; sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ; vấn đề vui chơi giải trí và các hoạt động cuối tuần; các khóa học mà các em muốn tham gia; việc lựa chọn trường lớp; các hoạt động giữa cha mẹ - con cái. Ngay cả những vấn đề được coi là vấn đề chung của gia đình thì trẻ em cũng được hỏi ý kiến, chẳng hạn như lịch thăm nom của các gia đình có cha mẹ ly hôn. Trẻ em tham gia khảo sát cho rằng các em ít được tham gia hoặc ít quan tâm hơn tới một số vấn đề như: việc ly thân của cha mẹ (đây là vấn đề trẻ thường coi là của cha mẹ); việc mua bán các vật dụng lớn như xe ô tô. 26 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em trong gia đình: Các nghiên cứu quốc tế cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em trong gia đình. Một số yếu tố được chỉ ra qua kết quả nghiên cứu như sau: - Năng lực cá nhân trẻ: Năng lực cá nhân của trẻ em là yếu tố được tính đến trong quá trình tham gia, yếu tố này diễn ra đồng thời với mức độ phát triển của trẻ em. Lansdown (2011) cho rằng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định có liên quan sẽ tăng lên theo tuổi tác và khả năng phát triển của trẻ. Khi trẻ lớn lên, năng lực và sự hiểu biết của các em được mở rộng và phát triển, trẻ có quyền được tham gia vào các vấn đề có ảnh hưởng đến bản thân từ cấp độ gia đình cho đến cấp độ quốc tế. Một số tác giả cho rằng trẻ em không nên cảm thấy bị đặt gánh nặng hoặc chịu áp lực phải tham gia (Krappmann, 2003; Sturzbecher and Hess, 2005), mà tốt nhất là nên tham gia thường xuyên vào các vấn đề của gia đình trong quá trình trẻ lớn dần. Sự kết hợp của việc cha mẹ đồng tình, khuyến khích và hỗ trợ có thể dẫn tới hiệu quả tốt nhất cho sự tham gia của trẻ em trong đời sống gia đình (Hurrelmann and Bründel, 2003). - Yếu tố giới: Kết quả nghiên cứu thực tế tại một số nước cho thấy, có sự khác biệt về giới khá rõ nét trong việc ra quyết định trong gia đình. Như trong nghiên cứu của Richter. R và Zartler U. (2011), ở hầu hết các gia đình, các ông bố thường chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thiết bị máy móc, kỹ thuật, các bà mẹ thường chịu trách nhiệm về việc học hành của con cái và việc nội trợ gia đình. Sự khác biệt giới cũng xuất hiện trong việc lựa chọn các vấn đề riêng tư của cá nhân chẳng hạn như việc lựa chọn trang phục. Các em gái thường tự lựa chọn trang phục của bản thân hơn trong khi các em trai sẵn sàng chấp nhận sựa lựa chọn của mẹ về trang phục của mình hơn. - Thái độ của cha mẹ: Các dữ liệu khảo sát cho thấy, mức độ tham gia của trẻ em trong gia đình phụ thuộc nhiều vào thái độ của cha mẹ trẻ (Richter. R và Zartler U., 2011). Các bậc cha mẹ dễ dãi (thường ở khu vực thành thị) coi sự tham gia của trẻ em vào các quyết định trong gia đình là những giá trị trung tâm và dành quyền tự 27 quyết cho con cái của họ. Họ coi trẻ em là những chủ thể tự tin, có thể ra quyết định. Tuy vậy, khả năng tham gia của trẻ em trong các gia đình này cũng bị giới hạn ở một số vấn đề, chẳng hạn như đối với vấn đề nghỉ lễ thì các bậc cha mẹ dễ dãi thường không để con tự quyết mà cố gắng trao đổi, thảo luận và tìm cách để con cái có thể hiểu được điều này, bởi lẽ họ chưa có trải nghiệm về vấn đề này khi còn nhỏ mà thường phải chấp nhận những quyết định độc đoán của bố mẹ mình thời thơ ấu. Đối với những bậc cha mẹ nghiêm khắc (thông thường là những bậc cha mẹ ở khu vực nông thôn) thì trẻ em cũng được tham gia vào các quyết định trong gia đình nhưng sự tham gia chỉ ở một số vấn đề và trong một phạm vi nhất định. Các bậc cha mẹ này đã tách biệt các vấn đề riêng tư của trẻ em mà cha mẹ không can thiệp vào và những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ (ví dụ như việc dàn xếp sau khi ly hôn hoặc việc lựa chọn trường lớp). Họ chỉ rõ nội dung cũng như các cách thức mà trẻ em có thể tham gia. Chẳng hạn, các bậc cha mẹ này chấp nhận sự tham gia hoàn toàn của trẻ em vào việc sắp xếp các đồ đạc trong phòng riêng của trẻ, họ chấp nhận một phần sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến các kỳ nghỉ lễ và không chấp nhận sự tham gia của trẻ vào các vấn đề liên quan đến việc thay đổi trong gia đình. Thỉnh thoảng họ có hỏi ý kiến con cái nhưng con cái họ không thể tham gia theo hướng được chủ động quyết định. Các bậc cha mẹ này cho rằng trẻ em tham gia nhiều có thể là bị quá sức, do vậy họ đặt ra các ranh giới, giới hạn và để con cái lựa chọn trong những giới hạn này. - Khu vực sinh sống: Sự tham gia của trẻ em trong gia đình có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Trong nghiên cứu của Richter. R và Zartler U. (2011), sự tham gia của trẻ em ở khu vực nông thôn vào các quyết định trong gia đình thấp hơn so với trẻ em khu vực thành thị. Ở khu vực thành thị, trẻ em chủ yếu tham gia ý kiến vào các hoạt động nghỉ cuối tuần và các hoạt động nghỉ lễ. Trẻ em không tham gia vào vấn đề tài chính trong các hoạt động rảnh rỗi của gia đình. Ở các gia đình có sự gắn kết với môi trường xung quanh thì quá trình ra quyết định bị ảnh hưởng bởi môi trường mà họ đang sống. Ví dụ như một ông bố 28 cho rằng việc con trai ông chơi bóng đá cuối tuần gây ra rất nhiều vấn đề tổ chức trong gia đình. Khi ông bố này phàn nàn với bà mẹ rằng việc chơi bóng đá cuối tuần làm ảnh hưởng đến ông, ảnh hưởng đến nhu cầu nghỉ ngơi và cuộc sống gia đình thì ông ta sẽ bị khước từ lời đề nghị không muốn con chơi bóng đá cuối tuần và phải chấp nhận điều đó vì con trai mình (Richter. R và Zartler U., 2011). Nghĩa là, trong trường hợp này, người bố không có quyền quyết định hoạt động vui chơi giải trí cuối tuần của con trai mình. - Loại hình gia đình: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, các loại hình gia đình khác nhau sẽ tạo ra những cơ hội tham gia khác nhau cho trẻ em (Richter. R và Zartler U., 2011). Trẻ em trong các gia đình hạt nhân cho rằng trẻ em trong các gia đình chỉ có bố hoặc mẹ ít được tham gia quyết định hơn trẻ em trong các gia đình khác. Cha mẹ trong các gia đình hạt nhân cho rằng khả năng tham gia của trẻ em trong các gia đình có cha mẹ đơn thân hoặc gia đình có cha mẹ đi bước nữa là khác nhau. Trong các gia đình cha mẹ đơn thân, trẻ em được tham gia nhiều hơn bởi cha/mẹ trong loại hình gia đình này đóng vai trò của người còn lại. Nếu cha mẹ đơn thân có mối quan hệ với người khác thì họ cũng không để người khác đó tham gia vào các quyết định liên quan đến đứa trẻ ngay cả khi người đó đảm nhận nghĩa vụ làm cha mẹ của đứa trẻ lâu dài. Ở chiều ngược lại, các cha mẹ đơn thân cho rằng trẻ em trong các gia đình hạt nhân ít được tham gia hơn. Họ cho rằng người bố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ra quyết định ở các gia đình này. Trong các gia đình có cha mẹ đi bước nữa, các quyết định trong gia đình thường không có sự tham gia của trẻ em do cấu trúc gia đình phức tạp hơn. Cha/mẹ trong loại gia đình này thường thỏa hiệp quyết định với người còn lại nếu mối quan hệ giữa họ là thiện chí. Trong các trường hợp quan hệ giữa họ thiếu thiện chí thì sự tham gia của trẻ em lại càng khó khăn hơn. Trẻ em sống trong các gia đình không ổn định, có sự thay đổi thì sự tham gia bị hạn chế hơn. Các gia đình có bố hoặc mẹ đi làm xa nhà (thường là bố) phải đối mặt với những thách thức đặc biệt. Trong suốt cả tuần, khi bố không ở nhà, mẹ và con cái được quyết định, đến cuối tuần, bố bắt đầu tham gia vào các vấn đề của gia 29 đình. Tình huống có thể tạo nên mâu thuẫn giữa bố mẹ hoặc giữa bố với con cái. Sự tham gia của trẻ em trong các gia đình ly hôn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cha và mẹ. Nếu mối quan hệ này tốt thì trẻ em sẽ có khả năng tham gia tốt hơn. Tuy vậy, những trẻ em này đôi khi sẽ bị áp lực bởi sự phán quyết của tòa án trong việc cha mẹ ly hôn có thể có những ảnh hưởng tiêu cực và không linh động cho sự tham gia đầy đủ của trẻ em trong cuộc sống hàng ngày. Còn nếu mối quan hệ giữa cha mẹ sau ly hôn căng thẳng, thông thường là do vấn đề gay gắt trong giao tiếp hay việc giữ khoảng cách quá chặt chẽ, sẽ không cho phép trẻ em tham gia vào việc ra quyết định. Trẻ em trong các gia đình di cư thường ít được thảo luận, trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan đến các em hơn so với trẻ em trong các gia đình khác. Các ông bố trong các gia đình di cư thường quyết định tất cả các vấn đề, trong khi đó trẻ em hầu như không có quyền quyết định. 1.1.4. Về phương pháp nghiên cứu sự tham gia của trẻ em và sự tham gia của trẻ em trong gia đình Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu quốc tế đã dựa trên hướng tiếp cận coi trẻ em là trung tâm, trẻ em là chủ thể hơn là đối tượng nghiên cứu và là những người có năng lực trong các lĩnh vực của đời sống cá nhân. Xuất phát từ hướng tiếp cận này, việc mời trẻ em tham gia vào trong nghiên cứu (Fitzerald, R.M., 2009; Richter. R và Zartler U., 2011) được sử dụng khá phổ biến. Một số tác giả khẳng định: trẻ em là những cộng tác viên tích cực và có vị trí quan trọng cho việc nghiên cứu (Richter. R và Zartler U., 2011, trích dẫn từ Christensen and James, 2008; Fraser, Lewis, Kellett and Robinson, 2004; Greig, Taylor and MacKay, 2007; Qvortrup, Corsaro and Honig, 2009). Một số tác giả đã sử dụng các hướng tiếp cận đặc thù để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình, chẳng hạn như Fitzerald (2009) đã dùng hướng tiếp cận khoa học chú giải văn bản cổ phê bình (Critical Hermeneutics) (sử dụng hình thức đối thoại, trao đổi để giải thích, làm sáng tỏ vấn đề) nhằm tìm hiểu sâu về cách thức trẻ em tham gia như thế nào và trẻ em đã tham gia ý kiến gì vào các quyết định liên 30 quan đến luật gia đình. Hay Fernandes (2006) sử dụng hướng tiếp cận nghiên cứu trường hợp (Case Study) để trả lời cho câu hỏi rằng liệu sự tham gia thực sự của trẻ em có mang lại kết quả tốt hơn cho các dự án. Về phương pháp thu thập thông tin cụ thể, các phương pháp thu thập thông tin tìm hiểu sự tham gia của trẻ em trong gia đình được sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm: (i) phỏng vấn bán cấu trúc; (ii) thu thập thông tin qua các bài luận dựa trên các chủ đề đã được định hướng trước (Richter. R và Zartler U., 2011; Scheibelhofer, 2008; Witzel, 2000); (iii) phân tích dữ liệu thứ cấp (Fitzerald, R.M., 2009); (iv) phỏng vấn sâu; (iv) thảo luận nhóm tập trung (Fernandes, P., 2006). Mẫu nghiên cứu được thiết kế theo hướng so sánh, đối chiếu dựa trên sự khác biệt đáng kể ở một số khía cạnh (như kinh tế- xã hội, dữ liệu thống kê về loại hình gia đình,) (Richter. R và Zartler U., 2011). Chẳng hạn mẫu nghiên cứu tính đến các yếu tố: khách thể nghiên cứu (trẻ em và cha mẹ); địa bàn nghiên cứu (khu vực thành thị và nông thôn); loại hình gia đình (gia đình đầy đủ cha mẹ; gia đình khuyết như gia đình đơn thân, gia đình ly hôn/ly thân; gia đình tái cấu trúc Từ việc tổng quan các vấn đề nghiên cứu về sự tham gia và việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trên thế giới như trên, có thể thấy: Các nghiên cứu quốc tế đã quan tâm tìm hiểu về khái niệm sự tham gia của trẻ em và sự tham gia của trẻ em trong gia đình với nội hàm khái niệm được thể hiện ở một số khía cạnh cần được kế thừa như: sự tham gia là quá trình trẻ em được thể hiện ý kiến, quan điểm và tham gia tích cực vào việc ra quyết định ở các cấp độ khác nhau về các vấn đề trẻ quan tâm. Sự tham gia nghĩa là đảm bảo tiếng nói của trẻ em phải được lắng nghe, nói cách khác tính dân chủ, công bằng được xây dựng thông qua sự tham gia của trẻ em. Để trẻ em có thể tham gia một cách đầy đủ và có ý nghĩa thì đòi hỏi phải có sự chia sẻ thông tin và trao đổi giữa trẻ em và người lớn. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đều khẳng định sự tham gia luôn phải gắn liền với bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội nơi trẻ em tồn tại. Mặc dù cách hiểu về sự tham gia của trẻ em còn nhiều tranh luận và còn tiếp tục được phát triển nhưng nhìn chung 31 các khái niệm được đưa ra đều có một điểm chung là hướng tới việc khẳng định giá trị và tiếng nói của trẻ em, khẳng định trẻ em có khả năng đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị, xã hội và có thể làm thay đổi cuộc sống của chính mình. Đây là hướng tiếp cận quan trọng mà luận án có thể kế thừa để xem xét, nhìn nhận và thao tác hóa khái niệm công cụ một cách phù hợp, chặt chẽ. Tuy nhiên, việc chỉ ra các nét đặc trưng cơ bản, các chỉ báo để có thể đánh giá sự tham gia của trẻ em, đặc biệt là sự tham gia trong môi trường gia đình chưa được thể hiện rõ nét, cụ thể trong các khái niệm của các nghiên cứu đi trước. Nhiệm vụ cần thiết của luận án là phải tiếp tục góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện khái niệm này. Các nghiên cứu cũng cố gắng đưa ra các mô hình khác nhau để đo mức độ tham gia của trẻ em. Tuy vậy, các mô hình này có xu hướng phản ánh mức độ tham gia của trẻ em vào các hoạt động trong cộng đồng, xã hội, các hoạt động dự án, chương trình liên quan đến việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em nhiều hơn. Trong khi việc đo mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định trong gia đình cần có các chỉ báo, các dấu hiệu đo một cách phù hợp hơn thì còn thiếu hụt. Chính vì vậy, việc quan tâm nghiên cứu các chỉ báo về mức độ tham gia của trẻ em trong phạm vi gia đình là cần thiết và thật sự có ý nghĩa đối với các nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình. Về mặt phương pháp, việc nhìn nhận sự tham gia của trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em trong gia đình trong mối tương quan với các yếu tố vĩ mô (bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội; chính sách, luật pháp;) và các yếu tố vi mô (cấu trúc, loại hình gia đình; năng lực của bản thân trẻ em; thái độ của cha mẹ và gia đình;) là cách tiếp cận đáng được xem xét và học hỏi. Cách tiếp cận thuần túy ở khía cạnh vi mô không thể giải thích đầy đủ các khía cạnh của sự tham gia của trẻ em. 1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam: Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào năm 1990. Hơn hai thập kỷ qua, được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ các 32 nước, cùng với sự nỗ lực của chính mình, Chính phủ, các bộ, ngành, các đoàn thể xã hội và các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy việc thực hiện quyền của trẻ em, trong đó có quyền tham gia của trẻ em. Cùng với đó, các công trình nghiên cứu, các bài viết, báo cáo khoa học, hội thảo hoa học về quyền trẻ em, về sự tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội cũng được thực hiện nhằm đánh giá kết quả thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam trong thực tiễn. Có thể nói, các nghiên cứu về sự tham gia và quyền tham gia của trẻ em đã tiếp cận vấn đề ở những góc độ khác nhau, trong đó tập trung theo các hướng: đánh giá việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em thông qua việc nêu lên những thành tựu và những hạn chế trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em qua các giai đoạn; tìm hiểu sự tham gia của trẻ em trong 3 môi trường: gia đình, nhà trường và cộng đồng; chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em; nghiên cứu các chính sách thực hiện quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền tham gia. Nhìn chung, các nghiên cứu đã có đều xem xét sự tham gia của trẻ em trong cả 3 môi trường: gia đình, nhà trường và cộng đồng. Các nghiên cứu chuyên biệt về sự tham gia của trẻ em trong gia đình là rất hiếm và thường được lồng ghép trong các nghiên cứu về gia đình và về thực hiện quyền trẻ em nói chung. Ở hướng nghiên cứu về quyền tham gia và sự tham gia của trẻ em trong môi trường gia đình, các nghiên cứu trong nước tập trung vào những vấn đề sau: 1.2.1. Về tình hình tham gia của trẻ em trong gia đình Đánh giá về sự tham gia của trẻ em trong gia đình, các nghiên cứu cho thấy, trước đây trong gia đình quan hệ cha mẹ – con cái thường được thừa nhận theo một chiều là con cái phục tùng cha mẹ. Ngày nay mối quan hệ này đã có thay đổi, vai trò và vị thế của con cái trong gia đình dần được xác lập trong cách nhìn nhận của cha mẹ, mặc dù không phải trong bất kỳ gia đình nào ý kiến của con cái cũng có giá trị (Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2004). Một số nghiên cứu cho thấy đang dần có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình. Mặc dù quy tắc truyền 33 thống “kính lão đắc thọ” vẫn hiện diện ở Việt Nam, nhưng các gia đình đang trở nên dân chủ hơn, thanh thiếu niên và cha mẹ cũng trao đổi với nhau nhiều hơn, ý kiến của trẻ em đã được gia đình lắng nghe, tôn trọng hơn. Những số liệu điều tra, khảo sát sau đây cho thấy rõ điều đó. Theo điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam năm 2003 (SAVY 1), có 64,0% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14-17 cho rằng gia đình có lắng nghe ý kiến của mình; khảo sát của Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Radda Barnen) tại Vĩnh Phúc năm 2006 cho thấy 45,5% em được hỏi cho rằng ý kiến của trẻ em trong gia đình đã được lắng nghe và tôn trọng, 50,3% khẳng định là có nhưng còn hạn chế, chỉ 1,5% cho rằng tiếng nói của trẻ em trong gia đình chưa được người lớn lắng nghe và tôn trọng. Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cho biết 32,0% em được cha mẹ hỏi ý kiến ít nhất một việc trong gia đình. Đáng lưu ý, thanh thiếu niên trong các gia đình khá giả thường có nhiều cơ hội (về phương diện kênh thông tin, các điều kiện vật chất và khả năng tiếp cận tìm kiếm thông tin) tham gia các hoạt động (bao gồm vui chơi giải trí, giáo dục và những hoạt động cộng đồng) một cách tự tin hơn so với những thanh thiếu niên trong các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn (SAVY 1, 2003). Những trẻ em có học lực tốt hơn thường có tiếng nói quyết định nhiều hơn những trẻ em có học lực kém. Một số cha mẹ cũng cho rằng họ thường nghe lời những đứa con học giỏi hơn là những đứa học yếu. Nói cách khác, mức độ tham gia/tiếng nói quyết định của trẻ em còn phụ thuộc vào kết quả học tập của các em (Hoàng Thị Huyền, Andy West, 2014). Tuy đã có những chuyển biến tích cực, song mức độ tham gia của trẻ em trong gia đình vẫn còn có những bất cập, hạn chế. Các cuộc điều tra cho thấy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ trẻ em chưa được tham gia vào các vấn đề trong gia đình (tỷ lệ là khoảng 1/3 thanh thiếu niên (SAVY 1) và khoảng 2/3 vị thành niên (Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam, 2006), nhất là ở những vấn đề chung của gia đình như công việc sản xuất kinh doanh, mua sắm đồ đạc đắt tiền, việc làm nhà/sửa nhà. Điều này cho thấy ở nhiều gia đình, ý kiến và suy 34 nghĩ của trẻ em vẫn thường bị cha mẹ bỏ qua. Nhiều bậc cha mẹ khẳng định sự độc đoán của mình đối với tiếng nói và sự tham gia của con cái, thậm chí còn cho rằng việc hỏi ý kiến con là việc chưa cần thiết vì trẻ còn ít tuổi nên không thể đưa ra ý kiến. Họ cho rằng mọi quyết định trong gia đình phải do cha mẹ quyết kể cả chuyện liên quan đến con cái vì vậy không cần phải hỏi ý kiến tham gia của trẻ (Hoàng Thị Huyền, Andy West, 2014). Một khía cạnh đáng lưu ý trong nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em trong gia đình đó là trong nhiều gia đình, việc ra quyết định ở một số vấn đề đã được cha mẹ khoán trắng cho trẻ, thậm chí ở những lĩnh vực mà trẻ chưa đủ thông tin cũng như năng lực để ra quyết định đúng chẳng hạn như quyết định việc nghỉ học (Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam, 2006). Trong nhiều trường hợp cha mẹ đã thiếu quan tâm đến con cái nên phó mặc cho trẻ tự tìm hiểu, tự quyết định những điều mà các em chưa đủ khả năng hiểu một cách thấu đáo. Điều đó đã dẫn đến một kết quả ngược lại là trẻ em có thể thực hiện những hành vi lệch chuẩn mà các em không ý thức được. 1.2.2. Về các vấn đề trẻ em được tham gia trong gia đình Các vấn đề trẻ được tham gia trong gia đình chủ yếu là những vấn đề liên quan trực tiếp đến trẻ như vấn đề học tập; vui chơi giải trí; quan hệ bạn bè, sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, trẻ em tham gia ý kiến vào vấn đề học tập là nhiều nhất, tiếp đến là vấn đề ăn uống, chăm sóc sức khỏe, thăm quan du lịch, đề xuất sáng kiến với bố mẹ. Cùng với việc được tham gia bày tỏ ý kiến là việc trẻ được tự quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân như: chọn trường lớp; thời gian học ở nhà; học thêm/học nghề; bỏ học; vấn đề việc làm; quan hệ bạn bè; đi tham quan du lịch (Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam, 2006), hay những việc đơn giản như: lựa chọn quần áo trước khi ra ngoài (85,9%); việc học (54,8%), quan hệ bạn bè (57,1%) (Đinh Thị Thoa, 2012). Các vấn đề trao đổi, thảo luận giữa cha mẹ và con cái còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, với trẻ lớn hơn, cha mẹ và con cái có thể trao đổi những chủ để khác như tình bạn, tình yêu tuổi mới lớn (Hoàng Thị Huyền, Andy West, 2014). Đối với các vấn đề khác trong gia đình, sự tham gia của trẻ em ở mức độ thấp 35 hơn. Cụ thể, sự tham gia ý kiến của trẻ em vào các hoạt động của gia đình như sản xuất kinh doanh hoặc công việc làm ăn; mua sắm những đồ đạc đắt tiền; sắm sửa những đồ dùng mà mình có thể mua trong gia đình; việc làm nhà/sửa nhà; phân chia tài sản, của cải (Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam, 2006). Với trẻ em ở nông thôn, một số công việc sản xuất liên quan đến việc đồng áng cũng được cha mẹ hỏi ý kiến. Đối với các em có ý kiến khác với cha mẹ thì đa số ý kiến các em đều được mọi người thảo luận trước khi ra quyết định. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy trẻ em đang dần có một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định đối với các công việc của gia đình, đồng thời cha mẹ đang ngày càng có thiện chí và có khả năng lắng nghe con cái hơn (Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam, 2006). 1.2.3. Về những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em Nhìn chung, các nghiên cứu đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em ở hai khía cạnh chính sau: 1.2.3.1. Những yếu tố cản trở việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em  Nhóm yếu tố về đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền thống Cũng giống như ở nhiều quốc gia khác, quyền tham gia của trẻ em ở Việt Nam là một cách nhìn nhận mới mẻ, mang tính đột phá về mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em. Không giống như một số nền văn hóa khác mà ở đó những người nói chuyện chỉ đơn thuần gọi nhau là ”tôi” (”I”),”chúng tôi” (’we’) và anh, các anh (‘you’), thì có rất nhiều các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt thể hiện thứ bậc phức tạp giữa những người nói chuyện. Trong khi nói chuyện, cần có ngôn ngữ và hành vi tôn trọng nếu người đối thoại lớn tuổi hơn và sử dụng đại từ nhân xưng tương ứng với mối quan hệ với người đó. Thứ bậc xưng hô trong khi nói chuyện cũng phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính và còn nhiều yếu tố khác. Nghi thức ngôn ngữ truyền thống một phần đã dẫn đến việc nhiều trẻ em còn miễn cưỡng trong việc bày tỏ ý kiến của mình một cách cởi mở, đặc biệt là khi những ý kiến của các em không giống với những ý kiến mà những người lớn tuổi hơn đã đưa ra trước đó. Nền văn 36 hóa Việt Nam với những quan điểm và thói quen truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, gây cản trở sự tham gia thực sự của trẻ. Mối quan hệ “vốn có” giữa người lớn và trẻ em dựa trên thứ bậc cao hơn của người lớn về mặt quyền lực, địa vị, độ tuổi, quan hệ họ hàng được duy trì trong suốt cuộc đời dưới những hình thức khác nhau (UNICEF, 2010). Trong quá trình thực hiện những vấn đề nêu trong Luật BVCSGD trẻ em, những cản trở về đạo đức, văn hoá truyền thống và lối sống phổ biến ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền trẻ em như: lối sống gia trưởng, nặng về tôn ti, thứ bậc trong gia đình, dòng họ, làng xã: “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “cá không ăn muối cá ươn, con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư”; tri thức được đánh giá chủ yếu qua tuổi tác, kinh nghiệm: “khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già”; phương pháp giáo dục trong trường học trong nhiều năm chủ yếu là truyền giảng và học trò học một cách thụ động, kết quả học tập đánh giá chủ yếu qua điểm số và các kỳ thi. Trong khi đó, trẻ em thường dễ chấp nhận sự áp đặt của người lớn, thiếu tự tin và thụ động trước quyết định của người lớn; thiếu kỹ năng bày tỏ ý kiến, kỹ năng hoà đồng và đối thoại với người lớn (Đỗ Thị Ngọc Phương, 2009). Cùng với quan điểm truyền thống cho rằng trẻ em ng...6. Trách mắng khi con có ý kiến 7. Ý kiến khác (ghi rõ):.. Câu 22. Những ai hay ủng hộ, khuyến khích em bày tỏ ý kiến về các vấn đề vui chơi giải trí? (chọn 1 ý) 1. Tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ, khuyến khích 2. Chỉ có cha hoặc mẹ thường ủng hộ, khuyến khích 3. Chỉ có ông hoặc bà thường ủng hộ, khuyến khích 4. Chỉ có anh hoặc chị thường ủng hộ, khuyến khích 5. Khác (ghi rõ)................................................................................ Câu 23. Em có thường xuyên trao đổi, bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến quan hệ xã hội của mình không? (chọn 1 ý) 1. Thường xuyên 3. Hiếm khi trao đổi 2. Có trao đổi nhưng không nhiều 4. Chưa bao giờ (chuyển sang câu 28) 171 Câu 24. Nếu có thì em thường trao đổi, bày tỏ ý kiến về những vấn đề gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Lựa chọn bạn cùng giới 2. Lựa chọn bạn khác giới 3. Cách thức giao tiếp, ứng xử với bạn cùng giới 4. Cách thức giao tiếp, ứng xử với bạn khác giới 5. Cách thức giao tiếp, ứng xử với người thân quen 6. Cách thức giao tiếp, ứng xử với người không thân quen 7. Khác (ghi rõ): Câu 25. Các vấn đề trên của em được trao đổi như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Em bộc lộ suy nghĩ, mong muốn, sở thích của mình về các vấn đề đó 2. Em được cha mẹ cung cấp thông tin cụ thể về các vấn đề đó 3. Em được quyết định các vấn đề đó và làm theo điều mình muốn 4. Khác (ghi rõ):.. Câu 26. Khi em bày tỏ ý kiến về các vấn đề quan hệ xã hội, thái độ của cha mẹ và người lớn trong gia đình thường như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Lắng nghe ý kiến của con 2. Khuyến khích con tham gia ý kiến 3. Quan tâm đáp ứng ý kiến của con 4. Không muốn nghe con nói 5. Coi con là trẻ con nên không quan tâm ý kiến của con 6. Trách mắng khi con có ý kiến 7. Ý kiến khác (ghi rõ):.. Câu 27. Những ai hay ủng hộ, khuyến khích em bày tỏ ý kiến về các vấn đề quan hệ xã hội? (chọn 1 ý) 1. Tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ, khuyến khích 2. Chỉ có cha hoặc mẹ thường ủng hộ, khuyến khích 3. Chỉ có ông hoặc bà thường ủng hộ, khuyến khích 4. Chỉ có anh hoặc chị thường ủng hộ, khuyến khích 5. Khác (ghi rõ).................................................................................... Câu 28. Nếu em được tham gia ý kiến vào các vấn đề liên quan đến mình thì em thấy như thế nào? (chọn 1 ý) 1. Tốt cho bản thân em 3. Làm khó cho cha mẹ 2. Tốt cho cả em và cha mẹ 4. Không có ý kiến gì Câu 29. Theo em, việc trẻ em tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến bản thân trong gia đình có cần thiết không? (chọn 1 ý) 1. Không cần thiết vì cha mẹ và người lớn quyết định sẽ tốt hơn cho trẻ em. 2. Tham gia cũng được mà không tham gia cũng được vì nếu trẻ em không quyết định được thì đã có cha mẹ, người lớn quyết định giúp. 3. Cần thiết vì như vậy sẽ mang lại lợi ích cho trẻ em nhiều hơn. 172 Câu 30. Em có nghĩ rằng trẻ em có thể quyết định các vấn đề của bản thân mình một cách phù hợp và đúng đắn không? (chọn 1 ý) 1. Trẻ em suy nghĩ còn hạn chế nên khó có thể đưa ra quyết định một cách phù hợp và đúng đắn như cha mẹ và người lớn trong gia đình. 2. Trẻ em có thể tự quyết định các vấn đề của mình một cách phù hợp và đúng đắn vì trẻ em hiểu bản thân mình muốn gì. 3. Cũng tùy từng vấn đề mà trẻ em có thể quyết định được một cách phù hợp. Câu 31. Khi cần quyết định một việc gì đó liên quan đến bản thân, trẻ em nên làm gì? (chọn 1 ý) 1. Trẻ em cần nghe lời cha mẹ và người lớn trong gia đình 2. Trẻ em cần thể hiện rõ chính kiến của mình và ra quyết định 3. Có lúc trẻ cần tự đưa ra quyết định, có lúc cần nghe theo cha mẹ và người lớn Câu 32. Ý kiến của em về việc trẻ em tham gia vào các vấn đề liên quan đến bản thân? (chọn 1 ý) 1. Đó là quyền của trẻ em 2. Trẻ em được khuyến khích tham gia chứ không có quyền. 3. Ý kiến khác (ghi rõ):........................................ Câu 33. Em thấy khi nàò em được khuyến khích bày tỏ, tham gia ý kiến? (có thể chọn nhiều ý) 1. Khi gia đình đầm ấm, hòa thuận 2. Khi cha mẹ hay người lớn tuổi trong gia đình vui vẻ, thoải mái, cởi mở 3. Khi cha mẹ có nhiều thời gian quan tâm đến con cái 4. Khi kinh tế gia đình dư giả 5. Bất cứ khi nào em có ý kiến 6. Khác (ghi rõ):................................. Câu 34. Em thấy điều gì khiến em khó có thể bày tỏ, tham gia ý kiến? (có thể chọn nhiều ý) 1. Khi gia đình mâu thuẫn, bất hòa 2. Khi cha mẹ bận bịu, mệt mỏi 3. Khi cha mẹ khó tính, áp đặt con cái 4. Khi kinh tế gia đình sút kém 5. Khác (ghi rõ):.................................................................................................................. Câu 35. Khi ý kiến bày tỏ của em bị cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình bỏ qua thì em thường làm gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Chấp nhận và nghe theo lời cha mẹ 2. Tìm cách để bộc lộ, bày tỏ ý kiến vào dịp khác 3. Nhờ người khác trao đổi lại ý kiến của mình với cha mẹ 4. Không biết phải làm gì 5. Khác (ghi rõ):..................................................................................................................... 173 Câu 36. Theo em, những nguyên nhân nào thường khiến ý kiến của trẻ em không được chấp nhận? (có thể chọn nhiều ý) 1. Do quan niệm của người lớn rằng trẻ em còn chưa hiểu biết nên không thể đưa ra ý kiến 2. Do trẻ em có trách nhiệm vâng lời người lớn 3. Do người lớn quyết định tốt hơn trẻ em 4. Do trẻ em không có kỹ năng thuyết phục người lớn lắng nghe ý kiến của mình 5. Do người lớn coi thường trẻ em 6. Do trẻ em chưa biết cách diễn đạt ý kiến của mình để người lớn hiểu 7. Do người lớn không có thói quen hỏi ý kiến trẻ em 8. Do ý kiến của trẻ em chưa thực sự hiệu quả 9. Ý kiến khác (ghi rõ):. Câu 37. Em tự nhận thấy mình là người như thế nào? (mỗi phần chọn 1 ý) a) 1. Rụt rè, nhút nhát, hay xấu hổ 2. Bạo dạn, sôi nổi, cá tính b) 1. Ngại bộc lộ và ít khi thể hiện bản thân mình 2. Thích trao đổi, tranh luận và có chính kiến c) 1. Thường làm những điều mình thích 2. Thường nghe lời cha mẹ, người lớn Câu 38. Em cho rằng gia đình mình là: (chọn 1 ý) 1. Gia đình cởi mở, các thành viên trong gia đình thường làm theo những điều mình thích 2. Gia đình nền nếp, con cái tôn trọng, nghe lời người lớn. Câu 39. Em đã bao giờ nghe nói, trao đổi hoặc học tập về Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam chưa? (chọn 1 ý) 1. Có nghe nói đến 2. Đã được đọc 3. Đã được học 4. Không biết/ không nhớ (chuyển sang câu 40) Nếu có thì em được biết qua nguồn thông tin nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Người thân trong gia đình 2. Bạn bè 3. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, sách, báo, đài, internet,) 4. Qua bài giảng (chính khóa, ngoại khóa) của nhà trường 5. Qua các buổi sinh hoạt, trao đổi, tập huấn tại địa phương 6. Khác (ghi rõ):. Câu 40. Em đã bao giờ nghe nói, trao đổi hoặc học tập về Công ước quốc tế về quyền trẻ em chưa? (chọn 1 ý) 1. Có nghe nói đến 3. Đã được học 2. Đã được đọc 4. Không biết/ không nhớ (chuyển sang câu 41) 174 Nếu có thì em được biết qua nguồn thông tin nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Người thân trong gia đình 2. Bạn bè 3. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, sách, báo, đài, internet,) 4. Qua bài giảng (chính khóa, ngoại khóa) của nhà trường 5. Qua các buổi sinh hoạt, trao đổi, tập huấn tại địa phương 6. Khác (ghi rõ):.. Câu 41. Em đã bao giờ nghe nói, trao đổi hoặc học tập về quyền tham gia của trẻ em chưa? (chọn 1 ý) 1. Có nghe nói đến 2. Đã được đọc 3. Đã được học 4. Không biết/ không nhớ (chuyển sang câu 42) Nếu có thì em được biết qua nguồn thông tin nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Người thân trong gia đình 2. Bạn bè 3. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, sách, báo, đài, internet,) 4. Qua bài giảng (chính khóa, ngoại khóa) của nhà trường 5. Qua các buổi sinh hoạt, trao đổi, tập huấn tại địa phương 6. Khác (ghi rõ):.. Nếu đã được nghe nói, trao đổi hoặc học tập về quyền tham gia của trẻ em thì theo em, quyền tham gia của trẻ em gồm những khía cạnh gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Quyền được bày tỏ ý kiến 2. Quyền được vui chơi giải trí 3. Quyền được tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân 4. Quyền được lắng nghe 5. Quyền được tôn trọng, hỏi ý kiến 6. Quyền được tham gia hoạt động xã hội 7. Quyền được tiếp cận thông tin 8. Khác (ghi rõ): Câu 42. Để trẻ em có thể tham gia vào những vấn đề liên quan đến mình trong gia đình một cách đầy đủ và thường xuyên, theo em cần làm gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Người lớn cần phải tôn trọng trẻ em 2. Người lớn phải lắng nghe trẻ em 3. Chính bản thân trẻ em cần phải tích cực, mạnh dạn hơn trong việc đưa ra ý kiến 4. Người lớn tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ em tham gia vào các vấn đề trong gia đình 5. Trẻ em không được tự ti 6. Người lớn phải hướng dẫn kiến thức, phương pháp, kỹ năng về quyền tham gia của trẻ em 7. Ý kiến khác (ghi rõ): 175 Em vui lòng cho biết thông tin chung về bản thân em Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Tuổi: 1. 11- 14 tuổi 2. 15-17 tuổi Hiện em đang là học sinh: 1. Lớp 6 3. Lớp 8 5. Lớp 10 7. Lớp 12 2. Lớp 7 4. Lớp 9 6. Lớp 11 Số thế hệ trong gia đình của em: 1. Gia đình 2 thế hệ (gồm cha mẹ, con cái) 2. Gia đình 3 thế hệ trở lên (ông bà, cha mẹ, con cái) Số anh chị em trong gia đình của em (tính cả bản thân em): 1. 1 người 2. 2 người 3. 3 người trở lên Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn em! 176 Phụ lục 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cha mẹ học sinh THCS và THPT) Anh, chị thân mến! Để tìm hiểu sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình, mời anh, chị tham gia cuộc trưng cầu ý kiến dưới đây. Anh, chị hãy vui lòng cung cấp thông tin thẳng thắn, trung thực để kết quả khảo sát được khách quan và sát thực. Cách trả lời: Khoanh tròn vào số thứ tự các ý kiến trả lời phù hợp với suy nghĩ của anh, chị. Xin chân thành cảm ơn anh, chị! Câu 1. Trong cuộc sống hàng ngày, anh, chị có thường hỏi ý kiến con cái về các việc có liên quan đến con cái không? (chọn 1 ý) 1. Thường xuyên trao đổi, hỏi ý kiến 2. Thỉnh thoảng trao đổi, hỏi ý kiến 3. Chỉ khi có việc nghiêm trọng mới hỏi ý kiến 4. Chưa bao giờ trao đổi, hỏi ý kiến (chuyển sang câu 4) Câu 2. Nếu có trao đổi, hỏi ý kiến thì đó thường là những vấn đề gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Các vấn đề sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, nghỉ ngơi, ăn mặc,...) 2. Các vấn đề liên quan đến học tập 3. Các vấn đề vui chơi giải trí 4. Các vấn đề về quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội 5. Khác (ghi rõ):.................................................................................................. Câu 3. Anh, chị thường trao đổi ý kiến với con cái bằng cách nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn với con cái 2. Viết thư (viết thư tay hoặc viết thư điện tử email) gửi cho con 3. Nói với người khác (người thân, bạn bè, thầy cô giáo,...) để họ trao đổi lại với con cái 4. Ý kiến khác (ghi rõ):............................................................................................ Câu 4. Anh, chị có thường tạo điều kiện để con cái tiếp nhận thông tin về các vấn đề liên quan đến bản thân không? (chọn 1 ý) 1. Thường xuyên 3. Hiếm khi 2. Thỉnh thoảng 4. Chưa bao giờ (chuyển sang câu 6) Câu 5. Nếu có thì anh, chị tạo điều kiện như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Cung cấp thông tin trực tiếp về các vấn đề liên quan đến con cái 2. Tạo điều kiện để con cái tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân, thầy cô giáo,... 3. Tạo điều kiện để con cái tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng (sách, báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet,...) 4. Khác (ghi rõ):.............................................................................................. 177 Câu 6. Những vấn đề liên quan đến con cái của anh, chị thường được quyết định như thế nào? (chọn 1 ý) 1. Cha mẹ thường tự quyết định 2. Cha mẹ quyết định dựa trên ý kiến của con cái 3. Cha mẹ cung cấp thông tin về các vấn đề để con cái quyết định 4. Con cái tự quyết định 5. Khác (ghi rõ):........................................................................................................ Câu 7. Anh, chị có thường xuyên trao đổi ý kiến với con cái về các vấn đề sinh hoạt hàng ngày của con cái không? (chọn 1 ý) 1. Thường xuyên 2. Có trao đổi nhưng không nhiều 3. Hiếm khi trao đổi 4. Chưa bao giờ (chuyển sang câu 12) Câu 8. Nếu có thì anh, chị thường trao đổi ý kiến về những vấn đề gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Chế độ ăn uống 5. Trang phục ở nhà 2. Chế độ nghỉ ngơi 6. Sử dụng thời gian rỗi 3. Trang phục đi học 7. Khác (ghi rõ):. 4. Trang phục đi chơi Câu 9. Các vấn đề trên được anh, chị trao đổi như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Cung cấp thông tin cụ thể để con cái biết rõ hơn về các vấn đề đó 2. Lắng nghe suy nghĩ, mong muốn, sở thích của con về các vấn đề đó 3. Tôn trọng những điều con muốn và để con quyết định 4. Khác (ghi rõ):............................ Câu 10. Khi con cái bày tỏ ý kiến về các vấn đề sinh hoạt hàng ngày, thái độ của anh, chị như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Lắng nghe ý kiến của con 2. Khuyến khích con tham gia ý kiến 3. Quan tâm đáp ứng ý kiến của con 4. Không muốn nghe con nói 5. Coi con là trẻ con nên không quan tâm ý kiến của con 6. Trách mắng khi con có ý kiến 7. Ý kiến khác (ghi rõ):........... Câu 11. Những ai trong gia đình anh, chị hay ủng hộ, khuyến khích con bày tỏ ý kiến về các vấn đề sinh hoạt? (chọn 1 ý) 1. Tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ, khuyến khích 2. Chỉ có cha hoặc mẹ thường ủng hộ, khuyến khích 3. Chỉ có ông hoặc bà thường ủng hộ, khuyến khích 4. Chỉ có anh hoặc chị thường ủng hộ, khuyến khích 5. Khác (ghi rõ).................................................................................... 178 Câu 12. Anh, chị có thường xuyên trao đổi ý kiến về các vấn đề học tập của con mình không? (chọn 1 ý) 1. Thường xuyên 2. Có trao đổi nhưng không nhiều 3. Hiếm khi trao đổi 4. Chưa bao giờ (chuyển sang câu 17) Câu 13. Nếu có, anh, chị thường trao đổi ý kiến về những vấn đề gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Lựa chọn trường, lớp 2. Lựa chọn phương pháp học ở nhà 3. Lựa chọn phương pháp học trên lớp 4. Lựa chọn môn văn hóa (toán, văn, ngoại ngữ,) học thêm 5. Lựa chọn môn năng khiếu (nhạc, họa, võ,) học thêm 6. Lựa chọn giáo viên học thêm 7. Lựa chọn sách, tài liệu tham khảo 8. Lựa chọn dụng cụ học tập 9. Sắp xếp góc học tập ở nhà 10. Lựa chọn phương tiện đi học 11. Lựa chọn việc học nghề 12. Định hướng việc học lên cao 13. Định hướng lựa chọn ngành học tương lai 14. Định hướng việc học kỹ năng mềm, kỹ năng sống 15. Khác (ghi rõ): Câu 14. Các vấn đề trên được anh, chị trao đổi như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Cung cấp thông tin cụ thể để con cái biết rõ hơn về các vấn đề đó 2. Lắng nghe suy nghĩ, mong muốn, sở thích của con về các vấn đề đó 3. Tôn trọng những điều con muốn và để con quyết định 4. Khác (ghi rõ): Câu 15. Khi con cái bày tỏ ý kiến về các vấn đề học tập, thái độ của anh, chị như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Lắng nghe ý kiến của con 2. Khuyến khích con tham gia ý kiến 3. Quan tâm đáp ứng ý kiến của con 4. Không muốn nghe con nói 5. Coi con là trẻ con nên không quan tâm ý kiến của con 6. Trách mắng khi con có ý kiến 7. Ý kiến khác (ghi rõ):.. Câu 16. Những ai trong gia đình anh, chị hay ủng hộ, khuyến khích con bày tỏ ý kiến về các vấn đề học tập? (chọn 1 ý) 1. Tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ, khuyến khích 2. Chỉ có cha hoặc mẹ thường ủng hộ, khuyến khích 3. Chỉ có ông hoặc bà thường ủng hộ, khuyến khích 4. Chỉ có anh hoặc chị thường ủng hộ, khuyến khích 5. Khác (ghi rõ).................................................................................... Câu 17. Anh, chị có thường xuyên trao đổi ý kiến với con cái về vấn đề vui chơi giải trí của con cái không? (chọn 1 ý) 1. Thường xuyên 2. Có trao đổi nhưng không nhiều 3. Hiếm khi trao đổi 4. Chưa bao giờ (chuyển sang câu 22) 179 Câu 18. Nếu có thì anh, chị thường trao đổi ý kiến về những vấn đề gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Hình thức vui chơi giải trí hàng ngày 2. Hình thức vui chơi giải trí cuối tuần 3. Hình thức vui chơi giải trí dịp nghỉ hè, nghỉ lễ 4. Thời gian đi chơi 5. Nơi vui chơi 6. Khác (ghi rõ):.. Câu 19. Các vấn đề trên được anh, chị trao đổi như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Cung cấp thông tin cụ thể để con cái biết rõ hơn về các vấn đề đó 2. Lắng nghe suy nghĩ, mong muốn, sở thích của con về các vấn đề đó 3. Tôn trọng những điều con muốn và để con quyết định 4. Khác (ghi rõ): Câu 20. Khi con cái bày tỏ ý kiến về các vấn đề vui chơi giải trí, thái độ của anh, chị như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Lắng nghe ý kiến của con 2. Khuyến khích con tham gia ý kiến 3. Quan tâm đáp ứng ý kiến của con 4. Không muốn nghe con nói 5. Coi con là trẻ con nên không quan tâm ý kiến của con 6. Trách mắng khi con có ý kiến 7. Ý kiến khác (ghi rõ):.. Câu 21. Những ai trong gia đình anh, chị hay ủng hộ, khuyến khích con bày tỏ ý kiến về các vấn đề vui chơi giải trí? (chọn 1 ý) 1. Tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ, khuyến khích 2. Chỉ có cha hoặc mẹ thường ủng hộ, khuyến khích 3. Chỉ có ông hoặc bà thường ủng hộ, khuyến khích 4. Chỉ có anh hoặc chị thường ủng hộ, khuyến khích 5. Khác (ghi rõ).................................................................................... Câu 22. Anh, chị có thường xuyên trao đổi ý kiến với con cái về các vấn đề liên quan đến quan hệ xã hội của con cái không? (chọn 1 ý) 1. Thường xuyên 3. Hiếm khi trao đổi 2. Có trao đổi nhưng không nhiều 4. Chưa bao giờ (chuyển sang câu 27) Câu 23. Nếu có thì anh, chị thường trao đổi ý kiến về những vấn đề gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Lựa chọn bạn cùng giới 2. Lựa chọn bạn khác giới 3. Cách thức giao tiếp, ứng xử với bạn cùng giới 4. Cách thức giao tiếp, ứng xử với bạn khác giới 5. Cách thức giao tiếp, ứng xử với người thân quen 6. Cách thức giao tiếp, ứng xử với người không thân quen 7. Khác (ghi rõ): 180 Câu 24. Các vấn đề trên được anh, chị trao đổi như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Cung cấp thông tin cụ thể để con cái biết rõ hơn về các vấn đề đó 2. Lắng nghe suy nghĩ, mong muốn, sở thích của con về các vấn đề đó 3. Tôn trọng những điều con muốn và để con quyết định 4. Khác (ghi rõ): Câu 25. Khi con cái bày tỏ ý kiến về các vấn đề quan hệ xã hội của mình, thái độ của anh, chị như thế nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Lắng nghe ý kiến của con 2. Khuyến khích con tham gia ý kiến 3. Quan tâm đáp ứng ý kiến của con 4. Không muốn nghe con nói 5. Coi con là trẻ con nên không quan tâm ý kiến của con 6. Trách mắng khi con có ý kiến 7. Ý kiến khác (ghi rõ):.. Câu 26. Những ai trong gia đình anh, chị hay ủng hộ, khuyến khích con bày tỏ ý kiến về các vấn đề quan hệ xã hội? (chọn 1 ý) 1. Tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ, khuyến khích 2. Chỉ có cha hoặc mẹ thường ủng hộ, khuyến khích 3. Chỉ có ông hoặc bà thường ủng hộ, khuyến khích 4. Chỉ có anh hoặc chị thường ủng hộ, khuyến khích 5. Khác (ghi rõ).................................................................................... Câu 27. Theo anh, chị, việc trẻ em tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến bản thân trong gia đình có cần thiết không? (chọn 1 ý) 1. Không cần thiết vì cha mẹ và người lớn quyết định sẽ tốt hơn cho trẻ em. 2. Tham gia cũng được mà không tham gia cũng được vì nếu trẻ em không quyết định được thì đã có cha mẹ, người lớn quyết định giúp. 3. Cần thiết vì như vậy sẽ mang lại lợi ích cho trẻ em nhiều hơn. Câu 28. Theo anh, chị, trẻ em có thể quyết định các vấn đề của bản thân mình một cách phù hợp và đúng đắn không? (chọn 1 ý) 1. Trẻ em suy nghĩ còn hạn chế nên khó có thể đưa ra quyết định một cách phù hợp và đúng đắn như cha mẹ và người lớn trong gia đình. 2. Trẻ em có thể tự quyết định các vấn đề của mình một cách phù hợp và đúng đắn vì trẻ em hiểu bản thân mình muốn gì. 3. Cũng tùy từng vấn đề mà trẻ em có thể quyết định được một cách phù hợp. Câu 29. Khi cần quyết định một việc gì đó liên quan đến bản thân, trẻ em nên làm gì? (chọn 1 ý) 1. Trẻ em cần nghe lời cha mẹ và người lớn trong gia đình 2. Trẻ em cần thể hiện rõ chính kiến của mình và ra quyết định 3. Có lúc trẻ cần tự đưa ra quyết định, có lúc cần nghe theo cha mẹ và người lớn 181 Câu 30. Ý kiến của anh, chị về việc trẻ em tham gia vào các vấn đề liên quan đến bản thân? (chọn 1 ý) 1. Đó là quyền của trẻ em 2. Trẻ em được khuyến khích tham gia chứ không có quyền. 3. Ý kiến khác (ghi rõ):........................................ Câu 31. Anh, chị cho rằng gia đình mình là: (chọn 1 ý) 1. Gia đình cởi mở, các thành viên trong gia đình thường làm theo những điều mình thích 2. Gia đình nền nếp, con cái tôn trọng, nghe lời người lớn. Câu 32. Anh, chị đã bao giờ nghe nói, trao đổi hoặc học tập về Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam chưa? (chọn 1 ý) 1. Có nghe nói đến 2. Đã được đọc 3. Đã được học 4. Không nhớ/ không biết (chuyển sang câu 33) Nếu có thì anh, chị được biết qua nguồn thông tin nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Người thân trong gia đình 2. Bạn bè 3. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, sách, báo, đài, internet,) 4. Qua bài giảng (chính khóa, ngoại khóa) của nhà trường 5. Qua các buổi sinh hoạt, trao đổi, tập huấn tại địa phương 6. Khác (ghi rõ): Câu 33. Anh, chị đã bao giờ nghe nói, trao đổi hoặc học tập về Công ước quốc tế về quyền trẻ em chưa? (chọn 1 ý) 1. Có nghe nói đến 2. Đã được đọc 3. Đã được học 4. Không nhớ/ không biết (chuyển sang câu 34) Nếu có thì anh, chị được biết qua nguồn thông tin nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Người thân trong gia đình 2. Bạn bè 3. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, sách, báo, đài, internet,) 4. Qua bài giảng (chính khóa, ngoại khóa) của nhà trường 5. Qua các buổi sinh hoạt, trao đổi, tập huấn tại địa phương 6. Khác (ghi rõ):.. Câu 34. Anh, chị đã bao giờ nghe nói, trao đổi hoặc học tập về quyền tham gia của trẻ em chưa? (chọn 1 ý) 1. Có nghe nói đến 3. Đã được học 2. Đã được đọc 4. Không nhớ/ không biết (chuyển sang phần hỏi thông tin chung) 182 Nếu có thì anh, chị được biết qua nguồn thông tin nào? (có thể chọn nhiều ý) 1. Người thân trong gia đình 2. Bạn bè 3. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, sách, báo, đài, internet,) 4. Qua bài giảng (chính khóa, ngoại khóa) của nhà trường 5. Qua các buổi sinh hoạt, trao đổi, tập huấn tại địa phương 6. Khác (ghi rõ):.. Nếu đã được nghe nói, trao đổi hoặc học tập về quyền tham gia của trẻ em thì theo anh, chị, quyền tham gia của trẻ em gồm những khía cạnh gì? (có thể chọn nhiều ý) 1. Quyền được bày tỏ ý kiến 2. Quyền được vui chơi giải trí 3. Quyền được tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân 4. Quyền được lắng nghe 5. Quyền được tham gia quyết định học tập, vui chơi giải trí 6. Quyền được tôn trọng, hỏi ý kiến 7. Quyền được tham gia hoạt động xã hội 8. Quyền được tiếp cận thông tin Anh, chị vui lòng cho biết những thông tin chung về bản thân Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Tuổi: 1. Dưới 20 tuổi 4. Từ 40-50 tuổi 2. Từ 20- 30 tuổi 5. Trên 50 tuổi 3. Từ 30- 40 tuổi Nghề nghiệp/công việc chủ yếu hiện nay của anh/chị: 1. Nông nghiệp 2. Lâm nghiệp 3. Công nhân 4. Cán bộ /viên chức nhà nước 5. Lực lượng vũ trang 6. Doanh nghiệp 7. Buôn bán/dịch vụ 8. Làm nghề tự do 9. Nội trợ/về hưu 10. Chưa có việc làm 11. Khác (ghi rõ): Thu nhập trung bình trong 1 tháng của gia đình: 1. Dưới 3 triệu đồng 2. Từ 3- 5 triệu đồng 3. Từ 5-10 triệu đồng 4. Trên 10 triệu đồng Số thế hệ trong gia đình của anh, chị: 1. Gia đình 2 thế hệ (gồm cha mẹ, con cái) 2. Gia đình 3 thế hệ trở lên (ông bà, cha mẹ, con cái) Số con của anh, chị : 1. 1 người 2. 2 người 3. 3 người trở lên Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn anh, chị! 183 Phụ lục 3 PHIẾU PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC (Dành cho trẻ em trong độ tuổi 11-17) I. Những thông tin chung: - Tên:.. - Trình độ học vấn:. - Tuổi: - Địa chỉ:.. II. Thông tin về sự tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình: 1. Em có biết trẻ em lứa tuổi 11-17 có những đặc điểm tâm sinh lý như thế nào không? Trẻ em lứa tuổi này có những nhu cầu gì? 2. Hàng ngày, cha mẹ hay người lớn trong gia đình có hỏi ý kiến em về các việc có liên quan đến em không? Đó là những việc gì? Cách thức em trao đổi, hỏi ý kiến bố mẹ như thế nào? 3. Em có được tiếp nhận thông tin về các vấn đề liên quan đến bản thân không? Nếu có thì cách thức em được tiếp nhận thông tin là gì? 4. Trong gia đình em, những vấn đề liên quan đến em thường được quyết định như thế nào? 5. Theo em, việc trẻ em tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến bản thân trong gia đình có cần thiết không? Vì sao? 6. Em có nghĩ rằng trẻ em có thể quyết định các vấn đề của bản thân mình một cách phù hợp và đúng đắn không? Vì sao? 7. Khi cần quyết định một việc gì đó liên quan đến bản thân, trẻ em nên làm gì? Vì sao? 8. Điều gì khiến em được khuyến khích bày tỏ, tham gia ý kiến và điều gì khiến em khó có thể bày tỏ, tham gia ý kiến? 9. Theo em, những nguyên nhân nào thường khiến ý kiến của trẻ em không được chấp nhận? 10. Em có nghe nói đến Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE không? Nếu có thì qua hình thức nào? 11. Em đã bao giờ nghe nói, trao đổi hoặc học tập về Công ước quốc tế về quyền trẻ em chưa? Nếu có thì qua hình thức nào? Và theo em, quyền tham gia của trẻ em là gì? 12. Để trẻ em có thể tham gia vào những vấn đề liên quan đến mình trong gia đình một cách đầy đủ và thường xuyên, theo em cần làm gì? 184 Phụ lục 4 PHIẾU PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC (Dành cho cha mẹ trẻ em trong độ tuổi 11-17) I. Những thông tin chung: - Tên: - Trình độ học vấn: - Số thế hệ trong gia đình : - Tuổi: - Nghề nghiệp: - Địa chỉ: - Số con: II. Thông tin về sự tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình 1. Trong cuộc sống thường ngày, anh (chị) hay người lớn tuổi trong gia đình có hỏi ý kiến con cái về các việc có liên quan đến các em không? Đó là những việc gì? Cách thức anh (chị) trao đổi, hỏi ý kiến con cái như thế nào? 2. Anh (chị) có thường xuyên cung cấp thông tin hoặc tạo điều kiện để con cái tiếp nhận thông tin về các vấn đề liên quan đến bản thân không? Nếu có thì cách thức anh (chị) cung cấp thông tin cho con cái là gì? 3. Trong gia đình anh (chị), những vấn đề liên quan đến con cái thường được quyết định như thế nào? 4. Khi con cái có mong muốn được trao đổi, bày tỏ ý kiến thì anh (chị) thấy như thế nào? 5. Khi con cái muốn được cha mẹ nghe và làm theo ý mình thì anh (chị) phản ứng như thế nào? 6. Theo anh (chị), việc trẻ em tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến bản thân trong gia đình có cần thiết không? Vì sao? 7. Anh (chị) có nghĩ rằng trẻ em có thể quyết định các vấn đề của bản thân mình một cách phù hợp và đúng đắn không? Vì sao? 8. Anh (chị) có nghe nói đến Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE không? Nếu có thì qua hình thức nào? 13. Anh (chị) đã bao giờ nghe nói, trao đổi hoặc học tập về Công ước quốc tế về quyền trẻ em chưa? Nếu có thì qua hình thức nào? Theo anh (chị), quyền tham gia của trẻ em là gì? 14. Anh (chị) có chủ động tìm kiếm thông tin về quyền của trẻ em nói chung và quyền tham gia của trẻ em nói riêng không? 15. Anh (chị) thấy cần được cung cấp những kiến thức về quyền tham gia của trẻ em không? Nếu cần thì anh (chị) thấy hình thức cung cấp thông tin nào thiết thực nhất, giúp ích nhất cho bản thân trong việc nâng cao kiến thức về vấn đề này? 16. Anh (chị) nhận xét ở địa phương mình, việc tuyên truyền- giáo dục về quyền trẻ em và quyền tham gia của trẻ em có được tiến hành thường xuyên và hiệu quả không? Công tác này cần góp ý những điểm gì? (VD chính quyền, đoàn thể, nhà trường, cộng đồng cần phải làm gì cụ thể để công tác này có hiệu quả tốt hơn?). 185 Phụ lục 5 DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG THCS VÀ THPT TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG VÀ HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI Stt Tên trường Loại hình Stt Tên trường Loại hình Quận Hai Bà Trưng Huyện Phú Xuyên Các trường THCS Các trường THCS 1 THCS Đoàn kết Công lập 1 THCS Phượng Dực Công lập 2 THCS Hà Huy Tập Công lập 2 THCS Hoàng Long Công lập 3 THCS Hai Bà Trưng Công lập 3 THCS Tri Thủy Công lập 4 THCS Lương Yên Công lập 4 THCS Hồng Minh Công lập 5 THCS Minh Khai Công lập 5 THCS Đại Xuyên Công lập 6 THCS Ngô Gia Tự Công lập 6 THCS Phú Túc Công lập 7 THCS Nguyễn Phong Sắc Công lập 7 THCS Bạch Hạ Công lập 8 THCS Tô Hoàng Công lập 8 THCS Quang Trung Công lập 9 THCS Trưng Nhị Công lập 9 THCS Nam Phong Công lập 10 THCS Vân Hồ Công lập 10 THCS Đại Thắng Công lập 11 THCS Vĩnh Tuy Công lập 11 THCS Quang Lãng Công lập 12 THCS Lê Ngọc Hân Công lập 12 THCS Minh Tân Công lập 13 THCS Ngô Quyền Công lập 13 THCS Chuyên Mỹ Công lập 14 THCS Quỳnh Mai Công lập 14 THCS Sơn Hà Công lập 15 THCS Tây Sơn Công lập 16 THCS Vinschool Ngoài công lập 17 THCS Hoàng Diệu Ngoài công lập 18 THCS Hồng Hà Ngoài công lập Các trường THPT Các trường THPT 1 THPT Đoàn Kết Công lập 1 THPT Đồng Quan Công lập 2 THPT Thăng Long Công lập 2 THPT Phú Xuyên A Công lập 3 THPT Trần Nhân Tông Công lập 3 THPT Phú Xuyên B Công lập 4 THPT Tạ Quang Bửu Ngoài công lập 4 THPT Tân Dân Công lập 5 THPT Đông Kinh Ngoài công lập 5 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Ngoài công lập 6 THPT Hoàng Diệu Ngoài công lập 7 THPT Hồng Hà Ngoài công lập 8 THPT Mai Hắc Đế Ngoài công lập 9 THPT Trần Quang Khải Ngoài công lập 186

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhung_yeu_to_anh_huong_den_su_tham_gia_cua_tre_em_va.pdf
Tài liệu liên quan