VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------***-----------
MAI VŨ DŨNG
NHữNG THAY ĐổI TRONG TƯ TƯởNG ĐạO ĐứC
NHO GIáO VIệT NAM CUốI THế Kỷ XIX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------***-----------
MAI VŨ DŨNG
NHữNG THAY ĐổI TRONG TƯ TƯởNG ĐạO ĐứC
NHO GIáO VIệT NAM CUốI THế Kỷ XIX
Chuyờn ngành: Đạo đức học
Mó số: 62 22 03 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
160 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Những thay đổi trong tư tưởng đạo đức nho giáo Việt nam cuối thừ kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. VŨ TRỌNG DUNG
2. PGS, TS. NGUYỄN VĂN PHÚC
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Vũ Trọng Dung và
PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc. Những số liệu, cứ liệu đã nêu, trích dẫn
trong luận án được sưu tầm có nguồn gốc, trích lục rõ ràng, chính xác.
Những kết luận của luận án là trung thực.
Tác giả luận án
Mai Vũ Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 6
1.1. Các công trình nghiên cứu khái quát về Nho giáo và đạo đức Nho giáo ............ 6
1.2. Các công trình nghiên cứu về Nho giáo và đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối thế
kỷ XIX. ..................................................................................................................... 17
1.3. Một số công trình nghiên cứu về sự thay đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt
Nam và những vấn đề chính cần tiếp tục giải quyết, bổ sung trong luận án. ............ 24
Chương 2. TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA
SỰ THAY ĐỔI TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO CUỐI THẾ
KỶ XIX Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 32
2.1. Khái quát về Nho giáo và tư tuởng đạo đức Nho giáo ...................................... 32
2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tư tuởng đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối thế
kỷ XIX ...................................................................................................................... 48
Chương 3. SỰ THAY ĐỔI VỀ NỘI DUNG VÀ TÍNH CHẤT TƯ TƯỞNG
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ................................ 66
3.1. Nội dung cơ bản của sự thay đổi tư tưởng đạo đức trong Nho giáo Việt Nam
cuối thế kỷ XIX ........................................................................................................ 66
3.2. Sự thay đổi tính chất trong tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ
XIX ........................................................................................................................... 92
Chương 4. Ý NGHĨA CỦA SỰ THAY ĐỔI TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
NHO GIÁO VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ................................................. 121
4.1. Ý nghĩa của sự thay đổi đạo trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo đối với xã hội
Việt Nam cuối thế kỷ XIX ...................................................................................... 121
4.2. Ý nghĩa của sự thay đổi đạo trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo cuối thế kỷ XIX
đối với xã hội Việt Nam hiện nay. .................................................................... .133
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ........................................................... 150
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng đã, đang và sẽ là đề tài được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi vì, Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội
phong kiến. Ở Việt Nam chế độ phong kiến đã bị xoá bỏ từ lâu, nhưng nhiều yếu tố giá
trị và hạn chế của Nho giáo vẫn còn tồn tại. Các học giả ở cả phương Đông và phương
Tây đã để lại hàng kho sách nghiên cứu đánh giá về Nho giáo nói chung, tư tưởng đạo
đức của Nho giáo nói riêng. Vì vậy, đứng trước di sản khổng lồ ấy không thể bỏ qua ý
kiến của những người đi trước, nhưng cần phải có cái nhìn mới khi toàn bộ vấn đề
được đặt dưới ánh sáng của thế giới quan khoa học và tình hình thực tiễn của thời đại,
đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XIX với những biến động lớn của xã hội Việt Nam, đạo đức
Nho giáo đã có những thay đổi nhất định trên nhiều phương diện.
Ở Việt Nam, nghiên cứu Nho giáo là vấn đề rất rộng, phức tạp và khó khăn, nên
chúng tôi chỉ nghiên cứu một khía cạnh đó là những thay đổi trong tư tưởng đạo đức
Nho giáo Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của
nền kinh tế thị trường đã len vào mọi ngóc ngách của cuộc sống hiện đại, vấn đề suy
thoái đạo đức đã đến mức khá nghiêm trọng, khiến nhiều người phải giật mình, đòi hỏi
chúng ta phải nhìn lại để giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống. Đó là những giá trị
căn bản, trường tồn, trong đó có vai trò của đạo đức Nho giáo. Vì vậy, chúng ta phải
đánh giá một cách khách quan và chính xác nội dung đạo đức Nho giáo ở Việt Nam, để
đạo đức Nho giáo không những có giá trị lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Về mặt lý luận: Sự thay đổi tư tưởng đạo đức Nho giáo thời kỳ này chưa
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, với đề tài nghiên cứu này chúng tôi
muốn làm sáng tỏ nguyên nhân, tính chất và những nội dung thay đổi tư tưởng đạo
đức Nho giáo, đặc biệt là sự thay đổi trong quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa
của Nho giáo Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, góp phần nghiên cứu nhằm làm rõ
thêm lịch sử tư tưởng đạo đứcViệt Nam.
Về mặt thực tiễn: Qua nghiên cứu những nội dung thay đổi tư tưởng đạo đức
Nho giáo Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX góp phần rút ra ý nghĩa về sự thay đổi các
1
chuẩn mực đạo đức khi xã hội đã có những thay đổi lớn khác biệt so với nhiều thế
kỷ trước. Đặc biệt, với những biến động lớn của thời đại và của xã hội Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XIX, đạo đức Nho giáo trong đó chủ yếu là những thay đổi trong
quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa.
Vì vậy, nghiên cứu Nho giáo thời kỳ này để thấy những điểm tương đồng và
khác biệt về đạo trung - hiếu - nghĩa của các nhà Nho, tầng lớp trí thức đương thời.
Vẫn còn đó quan niệm trung - hiếu - nghĩa, nhưng vấn đề ở chỗ nó đã đó có những
thay đổi như thế nào? Có nhiều nhà Nho trong tư tưởng của mình đã có những thay
đổi trong quan niệm về đạo trung - nghĩa khi không chấp nhận sự lên ngôi của vua
Đồng Khánh, mà chỉ đi theo tiếng gọi yêu nước của vua Hàm Nghi. Vậy trung -
nghĩa ở đây cần được hiểu như thế nào? Có phải trong thời kỳ này quan niệm thời
thế thay đổi đang đặt ra những thách thức lớn đối với đạo đức truyền thống của Nho
giáo. Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX có những điểm khác biệt cơ bản so với
các thời kỳ phong kiến trước đó. Đây là thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta,
cách thức xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản là khác lạ so với sự xâm lược của
phong kiến phương Bắc hàng ngàn năm trước. Chính sự khác biệt này đã thu hút sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu từ trước tới nay về sự thay đổi trong tư tưởng đạo
đức Nho giáo thời Nguyễn. Việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Nho giáo để có
thể hiểu được những thay đổi trong quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa của nhiều
nhà Nho cùng thời. Nửa cuối thế kỷ XIX là một giai đoạn lịch sử không dài, chỉ
khoảng trên dưới 40 năm nhưng có nhiều biến động trong đời sống tư tưởng ở Việt
Nam, trong đó có một số thay đổi trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo có ý nghĩa
báo hiệu, chuẩn bị cho sự thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ hơn vào đầu thế kỷ sau.
Vì vậy, nghiên cứu những thay đổi tư tưởng đạo đức của Nho giáo nửa cuối thế kỷ
XIX có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Như vậy, việc tìm hiểu những thay đổi trong đạo đức Nho giáo Việt Nam
cuối thế kỷ XIX là cần thiết, nhất là sự ảnh hưởng của nó đối với các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm ra những
thay đổi trong quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa của đạo đức Nho giáo Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, đồng thời làm sáng tỏ thêm giá trị và ý nghĩa thực tiễn trong
2
lịch sử và thời đại ngày nay. Với lý do như trên, tôi chọn vấn đề "Những thay đổi
trong tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX" làm đề tài nghiên cứu
cho luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Từ việc hệ thống, phân tích, đánh giá và làm rõ những thay đổi trong tư
tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam mà chủ yếu trong quan niệm về đạo trung - hiếu
- nghĩa cuối thế kỷ XIX. Luận án, bước đầu đánh giá tính chất và nội dung những
thay đổi trong quan niệm trung - hiếu - nghĩa. Đồng thời rút ra ý nghĩa những thay
đổi quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa của đạo đức Nho giáo đối với xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XIX và giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây,
Thứ nhất, trình bày khái quát về đạo đức Nho giáo, đạo đức Nho giáo Việt
Nam và nguyên nhân những thay đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam
cuối thế kỷ XIX.
Thứ hai, trình bày, phân tích, đánh giá những thay đổi cơ bản tư tưởng đạo
đức Nho giáo mà tập trung chủ yếu trong sự thay đổi quan niệm về đạo trung - hiếu
- nghĩa qua một số nhà Nho tiêu biểu ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
Thứ ba, trình bày ý nghĩa những thay đổi quan niệm về đạo trung - hiếu -
nghĩa trong tư tưởng đạo đức Nho giáo đối với xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và
xã hội Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng đạo đức của Nho giáo nói chung và Nho giáo Việt Nam nói
riêng, bao gồm nhiều nội dung với nhiều phạm trù, nhiều quan điểm khác nhau
nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, quan niệm về đạo trung đạo
hiếu, đạo nghĩa, về trung - hiếu, trung - nghĩa, hiếu - nghĩa là những phạm trù
nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo
Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Mặt khác, do dung lượng của một luận án cho
3
phép, trong luận án này chúng tôi không thể trình bày tất cả những sự thay đổi về
nội dung, tính chất của đạo đức Nho giáo Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, mà chỉ
tập trung nhiều, chủ yếu là nghiên cứu và đánh giá những thay đổi trong quan
niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa qua nghiên cứu tư tưởng, quan điểm của một số
nhà Nho tiêu biểu ở giai đoạn đặc biệt trong khoảng thời gian 40 năm nửa cuối
thế kỉ XIX.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những thay đổi trong quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa của một số nhà
Nho tiêu biểu nửa cuối thế kỷ XIX trên đất nước Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án sử dụng các nguyên lý cơ bản của triết học Mác -Lênin như, tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội làm cơ sở lý
luận. Luận án cũng dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin về lịch sử triết
học, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử tư tưởng dân tộc, quan điểm về đạo
đức và giáo dục đạo đức cách mạng; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo
đức và giáo dục đạo đức làm cơ sở cho những lập luận của mình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tuỳ từng trường hợp, luận án sử dụng các phương pháp như, lôgíc, lịch sử,
phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong luận án.
5. Cái mới của luận án
Luận án hệ thống hoá và đưa ra cách lý giải những thay đổi trong quan niệm
về đạo trung - hiếu - nghĩa trong tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối
thế kỷ XIX.
Luận án bước đầu phân tích nội dung và tính chất những thay đổi trong quan
niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa của đạo đức Nho giáo Việt Nam qua một số nhà
Nho tiêu biểu thời kỳ này.
Luận án đánh giá ý nghĩa những thay đổi trong quan niệm về đạo trung - hiếu -
nghĩa của đạo đức Nho giáo đối với xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và hiện nay.
4
6. Ý nghĩa của luận án
Luận án góp phần tìm hiểu những thay đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo
cuối thế kỷ XIX ở triều Nguyễn và lịch sử tư tưởng đạo đức Việt Nam.
Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử tư tưởng triết học, đạo đức học Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án có 4 chương với 9 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu khái quát về Nho giáo và đạo đức
Nho giáo
Việc nghiên cứu đạo đức Nho giáo là một công việc quan trọng nên đòi hỏi
phải có sự công phu, bền bỉ. Cho đến nay vẫn còn có những ý kiến trái ngược nhau
về Nho giáo, nhưng phần lớn đều nhất trí khẳng định ảnh hưởng của Nho giáo đối
với đời sống đạo đức của người Việt là rất rõ nét.
Trải qua 25 thế kỷ phát triển, Nho giáo về sau đã khác nhiều so với lúc mới
xuất hiện, nhưng nó vẫn có một số nét chung. Trước hết, Nho giáo không chỉ là một
học thuyết triết học, mà chủ yếu là học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức của giai
cấp phong kiến Trung Quốc. Nho giáo chủ trương dùng “nhân trị”, “đức trị” để trị
dân trị nước và quản lý xã hội. Vì vậy, một trong những vấn đề cơ bản mà luận án
lấy làm nội dung nghiên cứu đó là những thay đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo
Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, để tìm hiểu và nghiên cứu những thay đổi
trong tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX được sâu hơn, chúng
tôi không chỉ khảo sát tình hình nghiên cứu trong phạm vi nhất định về Nho giáo
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã được công bố mà cố gắng vượt ra khỏi phạm vi đó
bằng việc khảo sát các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và Trung
Quốc mang tính hệ thống, khái quát, các giá trị, chuẩn mực đạo đức của Nho giáo.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu khái quát về Nho giáo và đạo đức Nho
giáo Việt Nam
Để nghiên cứu những thay đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo cuối thế kỷ
XIX, trước hết chúng tôi khảo sát các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt
Nam từ trước đến nay theo các xu hướng sau:
Một là, xu hướng nghiên cứu chung, có tính hệ thống thiên về khẳng định
các giá trị của Nho giáo. Trần Trọng Kim trước thực tế lúc bấy giờ Nho giáo đang
bị phê phán, bị lãng quên, trong cuốn “Nho giáo” cho rằng: “Nho giáo là một ngôi
nhà cổ rất đẹp, bị bỏ hoang cần phải tu sửa lại, bởi cái nhà cổ ấy tự nó là một bảo
6
vật vô giá, không lẽ để đổ nát đi, mà không tìm cách giữ lấy di tích” [48; tr.10].
Trong cuốn “Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam”, Đào
Duy Anh cho rằng: “Nho giáo đã ảnh hưởng đến ba vị anh hùng dân tộc như
Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh” [1, tr.26]. Nguyễn Đức Quỳ cũng
khẳng định “Nho giáo đã giải đáp được nhiều vấn đề của dân tộc trong thời kỳ đầu
dựng nước” [81; tr.388] v.v.. Các tác giả trong công trình “Đại cương triết học
Trung Quốc” do Doãn Chính chủ biên; “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện,
cuốn “Nho giáo tại Việt Nam” do Lê Sĩ Thắng chủ biên v.v khi bàn về vai trò
lịch sử của Nho giáo cũng đã đề cập đến vấn đề đạo đức Nho giáo, đánh giá cao vai
trò và nghĩa vụ của kẻ sĩ (nhà Nho) đối với xã hội, Nho giáo đã tạo cho kẻ sĩ có một
tinh thần trách nhiệm cao với xã hội.
Trong tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng tháng Tám của Trần Văn Giàu cho rằng: “Đối với Nho giáo, đạo đức là một
khái niệm có nghĩa rộng hơn là đạo đức ta thường nói hàng ngày tức là những
nguyên tắc, những quy phạm để đánh giá, nhận định xem đâu là tốt, xấu, đâu là
phải, trái, đâu là nên, chăng” [36; tr.20]. Khái niệm đạo đức của Nho giáo còn là sự
biểu hiện của “tính”, của “thiên tính”, của “đạo”, nó chẳng những là tính riêng của
con người mà cũng là tính chung cho cả trời đất. Nhà Nho và Nho giáo nhìn cái gì
cũng nhìn theo con mắt đạo đức, trời, người, lịch sử, không coi trọng tính khách
quan của sự vật. Hơn nữa “đạo đức trong Nho giáo lại là phương châm, cách thức
chính của việc trị nướcNho giáo không chú trọng nghiên cứu thiên nhiên. Nho
giáo chú trọng con người, đạo đức” [36; tr.21]. Khi khẳng định vấn đề cốt tủy của
Nho giáo là trung và hiếu, Trần Văn Giàu đã có một nhận định khái quát như sau:
“Sách Nho giáo về đạo đức nhiều hàng chục xe, cô đọng lại chỉ hai chữ luân thường
hay cương thường. Tuy luân thường hay cương thường không phải là tất cả đạo đức
Nho giáo song luân thường là cốt tủy của Nho giáo, là cái chung nhất của Nho giáo
dù là Nho giáo ở Trung Quốc hay Việt Nam, dù là Nho giáo thời Xuân Thu - Chiến
Quốc hay Nho giáo Hán Đường, hay Nho giáo Lê NguyễnNgũ luân là quan trọng
nhất trong Nho giáo, trung hiếu là quan trọng nhất trong ngũ luân” [36; tr.218-220].
Trong khi phân tích về đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung hiếu của Nho
7
giáo nói riêng, Trần Văn Giàu cũng đặt ra và giải quyết vấn đề quan hệ giữa hiếu và
trung. Ông chỉ ra rằng: “Sau đạo trung thì đạo hiếu là điều quan trọng đặc biệt của
ngũ luân. Lắm khi đạo hiếu được đặt trước cả đạo trung, đạo hiếu được xem là nền
của đạo trung” [36; tr.241]. Trần Văn Giàu khẳng định: “Trung hiếu là hai đức tính
cơ bản của con người mà luân lý Nho giáo đòi hỏi một cách nghiêm khắc. Đánh giá
con người, nhận xét hành vi, tất thảy đều lấy trung hiếu làm tiêu chuẩn” [36; tr.246].
Có thể thấy, trong khi đặt và giải quyết vấn đề đạo đức Nho giáo nói chung,
đạo trung hiếu của Nho giáo nói riêng đã được Trần Văn Giàu phân tích và có sự
so sánh nhất định giữa các thời kỳ của Nho giáo, sự vận dụng đa dạng của các nhà
Nho Việt Nam trong đó có sự thay đổi về đạo trung - hiếu - nghĩa ở một số nhà
Nho cuối thế kỷ XIX -một thời kỳ lịch sử đặc biệt có rất nhiều biến động ở nước
ta. Vì vậy, “cái chính yếu nhất của Nho giáo là đạo đức. Đạo đức Nho giáo cuối
cùng là nhằm phục vụ sự trị nước, trị quốc, bình thiên hạ là cái đích cao của sự
thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia. Như vậy mối quan hệ giữa đạo đức và trị đạo là
điều dễ thấy trong Nho giáo” [36; tr.112].
Tuy nhiên, do chỉ chiếm một thời lượng nhỏ trong tác phẩm nên đạo đức
trung, hiếu trong cuốn sách trên, tác giả mới chỉ đề cập ở những nội dung căn bản
mà chưa đi sâu vào chi tiết, đặc biệt là Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Mặc dù
vậy, quan điểm và những phân tích trong cuốn sách này của Trần Văn Giàu đã mở
ra cho chúng tôi một khả năng khai thác sâu rộng hơn nữa quan niệm về trung - hiếu
- nghĩa trên bình diện đạo đức trong Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
Hai là, xu hướng khẳng định các chuẩn mực đạo đức của Nho giáo. Đó là,
công trình “Nho giáo xưa và nay” do Vũ Khiêu chủ biên đã đánh giá Nho giáo theo
các khía cạnh, mức độ ảnh hưởng khác nhau, từ kinh tế, chính trị, đạo đức cho đến
việc giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc, v.v. Cũng trong cuốn “Những
vấn đề về Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Vũ Khiêu cũng cho rằng,
“chúng ta phải tiếp thu những nhân tố tích cực, hợp lý của Nho giáo” [52; tr.20]. Vũ
Khiêu trong bài viết “Về giá trị đương đại của Nho giáo ở Việt Nam” đã viết:
“Nhiều tiêu chuẩn tối thiểu của đạo đức đã bị coi thường ở một số tầng lớp. Thái độ
và hành vi đối xử với cha mẹ, cũng như quan hệ vợ chồng, con cái, anh em đang
8
diễn ra một cách tùy tiện và nhiều lúc rất đáng chê trách. Phải chăng đạo đức Nho
giáo có những điều tốt đẹp mà xã hội ta đã không giữ lại?” 51, tr.158.
Vũ Khiêu với các cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam và Nho giáo xưa và nay đã
đưa ra những nhận định rằng nhân tố tạo ra và góp phần làm phong phú, đa dạng
nền văn hoá Việt Nam là ở tinh thần tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực
trong Nho giáo của người Việt Nam. Vì vậy, ở vấn đề này, cá nhân nghiên cứu sinh
tán thành quan điểm của GS. Vũ Khiêu cho rằng: “Nho giáo từng đóng một vai trò
to lớn trong lịch sử Việt Nam và vẫn còn tiếp tục có tác dụng trong xã hội ngày nay.
Nếu không đặt vấn đề nghiên cứu Nho giáo một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ
buông trôi cho sự phục hồi những nhân tố tiêu cực của Nho giáo đồng thời cũng sẽ
lãng phí những nhân tố tích cực mà Nho giáo còn có thể đóng góp vào sự nghiệp
của chúng ta hôm nay” [52, tr.152].
Như vậy, về định hướng vấn đề của Vũ Khiêu thống nhất với cách đặt vấn đề
của đa số các học giả ở trên và nó đã trở thành mối quan tâm của giới trí thức từ lâu
trong lịch sử. Trách nhiệm đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống
trên tinh thần khoa học, khách quan để đánh giá những đóng góp cũng như hạn chế
của Nho giáo để từ đó có thể kế thừa, nâng tầm và vận dụng một cách có ý nghĩa
những giá trị của nó trong xã hội hiện đại.
Một số công trình đáng chú ý khác là cuốn “Các bài giảng về tư tưởng phương
Đông” của Trần Đình Hượu, v.v đã trình bày khái quát nguồn gốc hình thành, phát
triển của Nho giáo, những nội dung tư tưởng cơ bản và sự du nhập của Nho giáo vào
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Các công trình này có điểm chung ở chỗ, công nhận
Nho giáo là một học thuyết chính trị, đạo đức mà vận mệnh của nó là góp phần thiết
lập và củng cố trật tự của xã hội phong kiến.
Phan Đại Doãn với cuốn Một số vấn đề về Nho giáo tại Việt Nam đã phân
tích: “Ở Việt Nam, trên nền tảng Đông - Nam Á, gia đình nhỏ lấy vợ chồng làm mặt
ngang bằng, bình đẳng là chính, khi tiếp nhận luân lý Nho giáo đương nhiên phải
chuyển đổi, đó là quan niệm hiếu gắn liền với nghĩa. Nho giáo Việt Nam cũng bàn
luận nhiều về hiếu trung, nhưng tư tưởng trung của Việt Nam không phải là nét
chính yếu (như người Nhật)” [15; tr.98]. Theo Phan Đại Doãn:
9
Hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt
Nam hình thành từ rất xa xưa trong phong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ
tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm
sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội. Các nhà nước dưới
thời Lê - Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đìnhlấy hiếu làm chuẩn
mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách, lấy hiếu
để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt
được pháp luật hóa, chính sách hóa” [15; tr.144].
Phan Đại Doãn từ việc nhà nước phong kiến Việt Nam đã pháp luật hoá
những quan niệm hiếu nghĩa của Nho giáo để rút ra những nội dung cơ bản của đạo
hiếu ở Việt Nam, đồng thời khẳng định:
“Hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội
cao quý, là quan hệ đứng dọc trong gia đình và dòng họ, có ý nghĩa quan
trọng nhất trong các nguyên tắc ứng xử gia đình. Đạo hiếu thể hiện trước
hết ở việc con cháu phải nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ . Đây là yêu cầu tối
thiểu đối với mỗi thành viên trong gia đình [15; tr.156]. Không những thế,
theo Phan Đại Doãn, “hiếu không dừng ở đạo đức, mà xa hơn còn là phạm
trù tín ngưỡng, một tín ngưỡng thế tục, hiếu còn là điều luật xã hội mọi
người phải tuân thủ” [15; tr.175].
Quan điểm của Phan Đại Doãn như trên khá sâu sắc và mang tính gợi mở
cao. Vấn đề các triều đại đều có ý thức sử dụng pháp luật để pháp lý hóa tư tưởng
hiếu hay tông pháp hóa gia đình và dòng họ của Nho giáo là một thực tế lịch sử. Sự
tông pháp hóa đó ảnh hưởng đến tư duy, hành động và việc hình thành nhân cách
con người Việt Nam như thế nào cần có sự luận giải và minh chứng rõ hơn nữa.
Trần Nguyên Việt với bài viết: “Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại” đã
luận giải khái niệm hiếu, quan điểm hiếu đạo theo tiến trình phát triển lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Trần Nguyên Việt cho rằng: “Tinh thần trung hiếu thời Trần đã để
lại cho các triều đại phong kiến Việt Nam về sau một bài học sâu sắc mà triều đại nào
không biết phát huy nó đều gặp phải khó khăn trong việc điều hành đất nước và đặc
biệt, không thể thắng được kẻ thù xâm lược” 103; tr.36 và “chủ trương lấy hiếu trị
10
thiên hạ: “lấy trung làm hiếu” (Minh Mệnh chính yếu) đã làm cho đạo hiếu trở thành
cái chủ đạo trong lối sống của nhiều gia đình cũng như chuẩn mực đạo đức trong văn
hóa ứng xử xã hội mang tính luân lý người Việt. Trên cơ sở đó, Trần Nguyên Việt rút
ra một số đặc điểm trong đạo hiếu Việt Nam, đạo hiếu thiên về hoạt động thực tiễn
hơn là lập thuyết; đạo hiếu Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết triết học,
chính trị - đạo đức, tôn giáo và các yếu tố bản địa; thừa nhận đạo hiếu như một lẽ tự
nhiên, người Việt Nam chấp nhận và tuân thủ việc luật pháp hóa các hành vi đạo đức,
coi những quy phạm đạo hiếu đã được luật pháp hóa ấy như những chuẩn mực đạo
đức để điều chỉnh, định hướng hành vi đạo đức của mình; đạo hiếu Việt Nam có thể
nhìn theo hai chiều chính, chiều đứng dọc và chiều bằng ngang.
Tuy Trần Nguyên Việt đã rút ra những đặc điểm của đạo hiếu Việt Nam nhưng
trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu hẹp. Ông chưa có điều kiện để đề cập và khai
thác sâu các khía cạnh như, bổn phận, trách nhiệm của người làm con, tính thống nhất
và mâu thuẫn giữa hiếu và trung ở từng thời kỳ lịch sử cụ thể... Cho nên, nếu dùng hệ
chuẩn của kinh điển Nho giáo để soi dẫn tiến trình biến đổi của đạo đức trung hiếu theo
lịch đại có thể đem lại cách đánh giá vừa toàn diện vừa mang tính lịch sử cụ thể.
Sự tồn tại, hưng vong và những nội dung cơ bản của Nho giáo và đạo đức
Nho giáo đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo trong những năm gần
đây tăng nhanh về số lượng. Bản thân Nho giáo với tư cách là học thuyết chính trị,
đạo đức, luôn mang trong nó tính đa nghĩa, liên quan chặt chẽ giữa các phạm trù
đạo đức, không có sự tách biệt. Nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung vì thế
cũng không tách rời với việc nghiên cứu các nội dung khác Nho giáo. Trong tính
thống nhất tương đối đó, vấn đề đạo đức của Nho giáo nói chung và quan niệm về
đạo trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo nói riêng đã được khai thác ở những tầng bậc
khác nhau.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo nói chung và đạo
đức trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo nói riêng đã khai thác vấn đề ở nhiều chiều
cạnh khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do phạm vi
nghiên cứu, góc tiếp cận và nhiều yếu tố khác nên những phân tích, luận giải trên
11
bình diện triết học về vấn đề này còn ít và đôi khi bị che lấp nhiều bởi bình diện lịch
sử, văn học. Bên cạnh đó, chưa thấy có công trình chuyên biệt nghiên cứu trên
phương diện triết học quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo nói chung
và của Nho giáo Việt Nam nói riêng một cách hệ thống và chi tiết.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu khái quát về Nho giáo và đạo đức Nho
giáo Trung Quốc
Nho giáo thời Trung Quốc cổ đại, gắn bó với tên tuổi của người sáng lập
là Khổng Tử (551 - 479 TCN) thời Xuân Thu, tiếp theo được Mạnh Tử (372 -
289 TCN) và Tuân Tử (325 - 238 TCN) - những người đã kế thừa và làm phong
phú thêm học thuyết của Khổng Tử để đáp ứng đòi hỏi của xã hội Trung Hoa
thời Chiến Quốc. “Đặc điểm của nó là chưa thần bí hóa và chưa khắc nghiệt
nhiều, phù hợp với xã hội phong kiến phân quyền thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở
Trung Quốc” [93; tr.74]. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ Nho Tiên
Tần đến Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh các học thuyết thường được gộp chung
vào Nho giáo. Qua đó chúng ta có thể tìm thấy hướng nghiên cứu chung, có tính
chất hệ thống, khái quát, thiên về khẳng định các giá trị, chuẩn mực đạo đức của
Nho giáo.
Một là, một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả và các tác phẩm
Nho giáo. Ở Việt Nam, người giới thiệu các tác giả tiêu biểu của Trung Quốc
nhiều nhất là Nguyễn Hiến Lê, với các cuốn “Khổng Tử”, “Mạnh Tử”. Đây là
những cuốn sách rất có giá trị đối với việc nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của các
nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ cũng như những nội dung tư tưởng cơ bản của họ.
Nguyễn Hiến Lê ngay trang đầu của cuốn “Khổng Tử” cũng khẳng định: “Muốn
đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời đại của nó, xem nó giải quyết
được những vấn đề của thời đại đó không, coi đó là tiến bộ so với các thời trước,
một nguồn cảm hứng cho các thời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta
thấy nó vẫn còn làm cho đức trí của con người được nâng cao thì phải coi nó là
cống hiến to lớn của nhân loại rồi” 60; tr.5. Nguyễn Đăng Thục với tác phẩm
“Lịch sử triết học phương Đông” gồm 6 tập, trong đó các tập 1 và 2 đã tập trung
trình bày một số nội dung cơ bản về đạo đức Nho giáo.
12
Tác giả Quang Đạm khi bàn về đạo đức Nho giáo, trong “Nho giáo xưa và
nay” khẳng định:
Khổng Khâu và các đồ đệ trực tiếp hoặc gián tiếp của “Phu Tử” dành công
phu nhiều nhất vào sự giảng dạy trau dồi các đức hiếu, nhân và lễ chúng ta
sẽ cố gắng một mặt tìm hiểu chung tất cả các đức trên đâyNếu ta coi
đức Nhân là đức lớn tập trung tinh túy của tất cả các đức khác, thì chúng
ta có thể kết luận rằng, Khổng giáo coi hiếu đễ là gốc của tất cả mọi đức
nói chungHiếu đễ không phải chỉ là đức tốt của người làm con làm em
mà còn luyện cho con người trở thành hữu đạo, hữu đức trong nước trong
thiên hạ nữa [19; tr.130].
Ngoài ra, Quang Đạm cũng đề cập tới các mối quan hệ khác trong gia đình
và mối quan hệ quân thần được tác giả đề cập trong phần quan hệ trên dưới. Tuy
nhiên, trong mối quan hệ vua tôi, ít thấy tác giả đề cập tới đạo trung mà chủ yếu nói
về đường lối cai trị và cách xử thế của vua. Nhà nghiên cứu Quang Đạm đã từ nhiều
luận điểm trong Ngũ Kinh, Tứ Thưvà nhiều tài liệu diễn giải của những danh Nho
về sau để “nêu lên mấy nguyên lý lớn nhất của đạo hiếu, sự thân và thủ thân gắn
liền với nhau; suốt đời thiện kế, thiện thuật; dương danh hiển thân, cách báo hiếu tốt
nhất” [19; tr.178]. Điểm đáng lưu ý là trong cách tiếp cận, phân tích, chứng minh
của Quang Đạm, tính khách quan được quán triệt khá triệt để cho nên có thể thấy
được cả ưu điểm và nhược điểm của đạo đức Nho giáo đối với đời sống đạo đức
chung của xã hội.
Hai là, một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả và các tác phẩm
trong lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc như: Tác giả Vi Chính Thông trong “Nho gia
với Trung Quốc ngày nay” cũng góp một cách nhìn...sử Phan Huân đã nhen nhóm
ngọn lửa vừa chống đế quốc xâm lược vừa chống phong kiến đầu hàng của nhân
dân cả nước nói chung và nhân dân, sĩ phu Nghệ Tĩnh nói riêng. Trong lúc sĩ phu
và nhân dân Nghệ Tĩnh đang đấu tranh chống Pháp thì triều đình Nguyễn ký điều
ước Giáp Tuất (1874), cắt lục tỉnh Nam kỳ cho Pháp. Hành động đó của triều
Nguyễn như một mồi lửa làm cháy bùng lên không khí hừng hực căm phẫn trong
toàn dân và văn thân sĩ phu Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa đã nhanh
chóng thất bại vì do sự hạn chế về nhãn quan của lực lượng lãnh đạo phong trào.
Lý tưởng của họ không ngoài mục đích phế vua bán nước rồi lập lại một ông vua
có tinh thần dân tộc chống Pháp. Khẩu hiệu "Bình Tây sát tả" mà họ đưa ra chưa
thật hợp lý với tình hình xã hội nước ta lúc đó, khiến kẻ thù lợi dụng khẩu hiệu để
xuyên tạc nhằm chia rẽ khối đoàn kết lương giáo, gây tổn hại đến sức mạnh đoàn
kết của phong trào, làm cho cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
26
Tuy nhiên, đây là đề tài về khoa học lịch sử nên chủ yếu trình bày ảnh hưởng
của những hoạt động mà sĩ phu Nghệ Tĩnh khởi xướng đã làm cho phong trào yêu
nước và cách mạng ở Nghệ Tĩnh phát triển lên một bước mới. Sĩ phu Nghệ Tĩnh
trong bối cảnh nước mất, nhà tan, đã dựng lên ngọn cờ yêu nước, các sĩ phu yêu
nước thấy rằng không thể khư khư giữ tư tưởng "trung quân, ái quốc" cũ. Đây là
các sĩ phu yêu nước hoạt động khi phong trào Cần vương chưa bắt đầu. Tuy nhiên,
nội dung của đề tài cũng có liên quan một phần đến vấn đề mà chúng tôi nghiên
cứu nhưng trên phương diện lịch sử. Vì vậy, xét dưới góc độ triết học cần phải
nghiên cứu tiếp tục đó là những thay đổi trong đạo trung - hiếu - nghĩa của một số
nhà Nho Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
1.3.2. Sự thay đổi trong việc đánh giá về tư tưởng Nho giáo Việt Nam thế
kỷ XIX
Thứ nhất, khía cạnh phê phán, phủ định sạch trơn Nho giáo. Không ít người
coi Nho giáo chỉ là một thứ ung nhọt, họ phủ nhận hoàn toàn mọi giá trị của Nho
giáo, thậm chí mạt sát, coi Nho giáo kìm hãm sự phát triển xã hội. Theo chúng tôi,
đây là một quan điểm chưa khách quan và phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi
xem xét, đánh giá từng vấn đề của học thuyết này và hơn nữa phải tính đến cả các
ảnh hưởng cũng còn khá sâu rộng của Nho giáo đối với gia đình và xã hội chúng ta
ngày nay. Thực tế cần khẳng định rằng, sẽ không thể phủ định siêu hình đối với
Nho giáo. Trái lại, cũng như với bất cứ học thuyết nào khác, chúng ta phải đối xử
với Nho giáo một cách khoa học. Khai thác các giá trị của Nho giáo, nhất là Nho
giáo đã được Việt hóa qua các thời đại cũng như của các học thuyết khác của nhân
loại, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong bối cảnh nhân
loại đang bước vào nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa ngày hôm nay. Bởi vì thực
tế cho thấy rằng, suốt hơn hai ngàn năm du nhập vào nước ta, từng được độc tôn
dưới thời Lê Sơ và triều Nguyễn, các yếu tố tích cực của Nho giáo góp phần hình
thành nên giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, không dễ gì gạt bỏ được nó. Vũ
Khiêu nhận định “Trong khi triệt để thanh toán những tàn dư hủ bại của Nho giáo,
chúng ta nhất định tiếp thu những nhân tố tích cực, hợp lý của Nho giáo” [52; tr.46].
Hiện nay, chính xã hội ta vẫn đang cần đến những yếu tố tích cực của Nho giáo để
27
bảo tồn và giữ gìn các giá trị tốt đẹp của dân tộc. Điều này không chỉ dễ dàng nhận
thấy ở Việt Nam, mà còn được chứng minh ngay cả ở các nước trong khu vực chịu
ảnh hưởng của Nho giáo như Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, v.v.
Thứ hai, trở lại với Nho giáo thế kỷ XIX mà nhà Nguyễn chủ trương độc tôn,
hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Giai đoạn từ những năm 60 của thế kỷ XX đến khi có các cuộc hội thảo về
chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn tại Thanh Hoá năm 2008, hầu như quan điểm
của các nhà nghiên cứu chủ yếu nhìn nhận, đánh giá về việc độc tôn Nho giáo của
triều đại nhà Nguyễn mang nhiều yếu tố tiêu cực và bất hợp lý. Các nhà sử học nước
ta trước đây “đã từng có một khuynh hướng lên án gay gắt, đánh giá khá nặng nề và
gần như là phủ định sạch trơn thời ký các chúa Nguyễn và triều Nguyễn [62; tr.112].
Thậm chí, ông vua khai sáng triều Nguyễn là Gia Long còn bị đánh giá là “cõng rắn
cắn gà nhà” khi cầu cứu Pháp đưa quân và viện trợ vũ khí đánh nhà Tây SơnThì
giờ đây với cái nhìn mới, cùng với sự phân tích các sự kiện lịch sử một cách khoa
học, khách quan, như Đinh Xuân Lâm đã nhận xét: “Chúng ta có quyền nói là với
việc làm của các vua nhà Nguyễn, đặc biệt là ông vua khai sáng Gia Long, không thể
nói là có việc cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ” [58; tr.167].
Ngoài các bộ sử, hội thảo khoa học và các công trình nghiên cứu lịch sử Việt
Nam nói trên, còn có những công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực tư tưởng triết học,
cụ thể là Nho giáo dưới triều Nguyễn.
Tóm lại, các luận án, công trình đã khảo cứu ở trên đều có một điểm chung là
khi phân tích về chủ nghĩa yêu nước và sự kiên quyết đấu tranh chống Pháp của
phái chủ chiến, các tác giả đã liệt kê nhiều sự kiện lịch sử để làm sáng tỏ tình yêu
nước cháy bỏng của họ. Nhiều tư liệu, sự kiện quan trọng của triều Nguyễn cùng
trước tác của nhiều tác gia tiêu biểu như: Vũ Phạm Khải, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú
Thứ đã được phân tích. Các tác giả đã xử lý và phân tích các vấn đề để rút ra những
nhận xét chính xác về tư tưởng Nho giáo thời kỳ này có những điểm khác biệt cơ
bản với tư tưởng Nho giáo ở các thế kỷ trước. Theo chúng tôi, cách đánh giá, trình
bày như vậy là hợp lý đối với xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, là một thời kì
đặc biệt nhất trong lịch sử.
28
1.3.3. Những vấn đề chính cần tiếp tục giải quyết, bổ sung trong luận án.
Từ việc khảo sát và phân tích các công trình nghiên cứu đi trước về đạo đức
Nho giáo nói chung, những thay đổi trong đạo đức trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo
nói riêng, những thay đổi trong tư tưởng yêu nước trong phong trào Cần Vương nửa
cuối thế kỷ XIX, chúng tôi xác định những vấn đề chính của luận án, "Những thay
đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX" cần tiếp tục giải
quyết là:
Thứ nhất, khái quát về Nho giáo và tư tuởng đạo đức Nho giáo. Nội dung sự
thay đổi của đạo đức trung - hiếu - nghĩa trong từng giai đoạn cụ thể của lịch sử đặc
biệt là những thay đổi trong tư tuởng đạo đức Nho giáo nửa cuối thế kỷ XIX.
Thứ hai, phân tích sự thay đổi đạo đức trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo Việt
Nam thông qua tư tưởng các Nhà nho yêu nước tiêu biểu nửa cuối thế kỷ XIX.
Phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến dưới danh nghĩa Cần vương cuối
thế kỷ XIX đã tập hợp được đông đảo tầng lớp văn thân sĩ phu tham gia để thực
hiện lí tưởng cứu nước trong khuôn khổ, phép tắc của nhà Nho. Nên phong trào có
tính quần chúng rộng rãi, quy tụ được nhiều người con ưu tú đứng ở hàng đầu cuộc
chiến đấu với tấm lòng yêu nước sắt son, quên mình vì nghĩa lớn như Phan Đình
Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích.Họ sẵn sàng từ bỏ chức quan với
nhiều vinh hoa phú quý để lăn lộn với nghĩa quân, xây dựng căn cứ chống giặc.
Phong trào Cần vương, tư tưởng trung quân - vì vua dường như đã bị lu mờ để
nhường cho đạo trung - nghĩa vì nước, vì dân mà chiến đấu.
Các phạm trù đạo đức của Nho giáo trong đó có trung - hiếu - nghĩa cũng đã
được tiếp cận ở các mức độ nhất định của đạo đức Nho giáo đối với con người Việt
Nam. Sự thay đổi của bản thân đạo đức trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo theo diễn tiến
lịch sử khi vào Việt Nam và những biến đổi ở cuối thế kỷ XIX đã được khẳng định ở
những tầng bậc khác nhau. Tuy nhiên, việc tìm hiểu những thay đổi trong tư tưởng đạo
đức Nho giáo mà cốt lõi là trung - hiếu - nghĩa trên phương diện triết học để phân tích
nội hàm của trung - hiếu - nghĩa trong Nho giáo cuối thế kỷ XIX là cần thiết. Từ đó tìm
ra cơ sở tồn tại xã hội mà trên đó nó nảy sinh, phản ánh để khẳng định sự thay đổi của
đạo đức trung - hiếu - nghĩa trong Nho giáo Việt Nam thì chưa có công trình nghiên
29
cứu chuyên biệt nào công bố. Vì vậy, theo chúng tôi đây là một vấn đề hoàn toàn mới
mẻ, chưa có ai khai thác nên hướng nghiên cứu của luận án là cần phải giải quyết là chỉ
ra những thay đổi về đạo trung - hiếu - nghĩa trong Nho giáo cuối thế kỷ XIX.
Thứ ba, làm rõ mối quan hệ giữa đạo trung, hiếu, nghĩa với những thay đổi
trong tư tưởng yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Đạo trung - hiếu - nghĩa là lấy
ý thức trách nhiệm với dân, lấy cứu dân cứu nước làm động lực chiến đấu, chứ không
phải là lấy trung vua như các thế kỷ trước làm động lực chiến đấu. Đây là một điểm
khác biệt về những thay đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo nửa cuối thế kỷ XIX,
cũng như tư tưởng trung quân - ái quốc thời kỳ này cũng có nhiều thay đổi rất khác lạ
so với các thế kỷ trước. Từ đó, rút ra ý nghĩa của sự thay đổi đạo trung - nghĩa của Nho
giáo cuối thế kỷ XIX đối với xã hội đương thời và ý nghĩa của sự thay đổi đạo trung -
hiếu - nghĩa của Nho giáo cuối thế kỷ XIX đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Tinh thần
của Nho giáo nói chung và tinh thần đạo đức trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo nói
riêng, nếu gạt sang một bên những hạn chế của nó, chúng ta vẫn thấy ý nghĩa nhất định
của nó trong thời đại mới. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, rất nhiều người
đã sao nhãng, thậm chí quên đi trách nhiệm của người làm con đối với cha mẹ, anh với
em, thầy với trò, trách nhiệm của công dân với Tổ quốc. Rồi chuyện bạo hành học
đường, bạo hành trẻ em diễn ra với tần suất ngày càng lớn mà nguyên nhân của mọi
nguyên nhân là chúng ta để cho cái mầm ác bám rễ quá sâu trong cuộc sống. Khi các
giá trị đạo đức bị nhầm lẫn, cái sai làm quá lâu trở nên quen thuộc, chống lại cái sai trở
nên lạc lõng, các thang giá trị nhân bản bị đảo lộn thì đó chính là nguyên nhân khiến
cái ác phát sinh ngày càng nhiều và khủng khiếp hơn. Hiện nay, một bộ phận thanh
niên Việt Nam sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, chạy theo lối sống hưởng lạc, đề
cao giá trị đồng tiền. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mình mà không chú ý đến xã
hội cũng như tình hình đất nước.
Tiểu kết chương 1
1. Nho giáo và Nho giáo Việt Nam là mảng đề tài đã được nhiều nhà nghiên
cứu khai thác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Nho giáo nói chung và khía cạnh đạo đức
Nho giáo nói riêng vẫn còn là vấn đề mở nhiều ý tưởng cần phải có sự nghiên cứu
giải thích và làm rõ thêm một cách có hệ thống. Sau khi khảo cứu một số lượng tài
30
liệu nhất định về vấn đề này cho phép NCS tin tưởng rằng có thể kế thừa các thành
tựu của các nhà nghiên cứu đi trước để có thể tránh được những bước đi mò mẫm, sai
lầm. Từ đó, triển khai việc tìm hiểu những thay đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo
Việt Nam cuối thế kỷ XIX cho phù hợp với định hướng nghiên cứu của đề tài để qua
đó thấy được sự tiếp thu và biến đổi của nó ở Việt Nam là mới mẻ và cần thiết.
2. Chúng tôi cho rằng, ý tưởng và kết quả nghiên cứu của những luận án trên
về tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam mới chỉ là bước đầu. Các tư tưởng đạo đức
cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là sự thay đổi quan niệm về đạo trung
- hiếu - nghĩa của Nho giáo ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Nguyên nhân quan
trọng làm cho một số tư tưởng cơ bản của đạo đức Nho giáo thay đổi là do sự xâm
lược của thực dân Pháp làm thay đổi toàn bộ tồn tại xã hội ở Việt Nam, nên trong
quá trình tiếp biến với những giá trị văn hóa nước ngoài một số quan niệm về đạo
trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX bắt buộc phải có
những thay đổi. Tuy nhiên, theo chúng tôi những thay đổi này chỉ mang tính cải
lương, bởi vì trước sau các nhà Nho vẫn còn mang nặng tư tưởng quân chủ.
Như vậy, các công trình nói trên với cách tiếp cận Nho giáo ở những khía
cạnh khác nhau, tuy đề xuất các vấn đề về phương pháp nghiên cứu và kế thừa khác
nhau; song, theo chúng tôi, vấn đề đặt ra là cần nhìn nhận Nho giáo theo nguyên tắc
của lịch sử triết học, nguyên tắc lịch sử cụ thể. Mặt khác, thừa nhận những yếu tố
tích cực của đạo đức trung, hiếu của Nho giáo trong thời đại ngày nay. Vì vậy, việc
nghiên cứu: “Những thay đổi trong tư tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ
XIX” để thấy được nhưng thay đổi trong quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa
trong Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX chính là tâm nguyện mà tác giả của luận
án mong muốn.
31
Chương 2
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THAY
ĐỔI TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO CUỐI THẾ KỶ XIX
Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Nho giáo và tư tuởng đạo đức Nho giáo
2.1.1. Nho giáo và quá trình du nhập vào Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử hình thành Nho giáo
Vào khoảng cuối thời Tây Chu (thế kỷ VIII TCN), chế độ chiếm hữu nô lệ ở
Trung Quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn suy tàn với những dấu hiệu khủng hoảng
để chuẩn bị nhường chỗ cho chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên. Thời kỳ này xuất
hiện những thay đổi về công cụ lao động từ đồ đồng sang đồ sắt dẫn đến sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Kinh tế thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc có những thay
đổi mạnh mẽ, thương nghiệp bắt đầu phát triển, tiền tệ bằng kim loại ra đời làm cho
lưu thông hàng hóa dễ hơn. Tuy kinh tế đạt được nhiều thành tựu, song cùng với đó
là tình hình chính trị xã hội bất ổn. Trong khi xã hội Trung Hoa cổ đại loạn lạc triền
miên, các vua chúa chỉ lo hưởng thụ và chém giết lẫn nhau, nhân dân lại phải đối
mặt với thiên tai, nạn đói triền miên khiến cho xã hội rơi vào tình trạng rối loạn. Thời
Chiến Quốc tiếp nối cục diện chính trị xã hội phức tạp, rối ren của thời Xuân Thu với
các cuộc chiến tranh giữa các nước chư hầu với quy mô lớn hơn, tàn khốc hơn. Mục
đích của các cuộc chiến tranh là chiếm đất đai, xưng vương, xưng bá. Chiến tranh
làm cho các bên tham chiến đều kiệt quệ về sức người, sức của, cuộc sống của người
dân ngày càng trở nên khốn khổ hơn.
Trong thời Xuân Thu, sở hữu tư nhân mới bước đầu tạo ra sự dịch chuyển cơ
cấu xã hội giai cấp với sự phân tầng xã hội thì sang đến thời Chiến Quốc, chế độ công
xã nông thôn tan rã hoàn toàn, chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất trở thành quan
hệ sản xuất thống trị chi phối các quan hệ sản xuất khác. Tầng lớp thống trị tập hợp
ruộng đất vào tay mình, người nông dân bị bần cùng hóa, các quan hệ sản xuất đan
xen phức tạp đã tạo ra một sự tác động trái chiều đối với kiến trúc thượng tầng xã hội.
Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội không dừng ở sự phân biệt đẳng cấp nữa mà được
32
đẩy lên đỉnh điểm giữa những người dân sống trong đói nghèo, bị bóc lột thậm tệ lao
dịch nặng nề và một bên là vua chúa giàu có nhiều của cải đất đai. Trong thực tiễn xã
hội ấy tất yếu sẽ nổ những cuộc khởi nghĩa của nông dân. Theo thống kê, thời Xuân
Thu kéo dài khoảng 242 năm thì đã xảy ra tới 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Giai
cấp, tầng lớp thống trị cũng ý thức được tính chất mâu thuẫn ngày càng gia tăng của
xã hội nên cùng với việc vơ vét của cải, mở rộng phạm vi lãnh thổhọ cũng bắt tay
vào việc củng cố địa vị thống trị của mình bằng cách xây dựng hệ thống tư tưởng
riêng để mị dân, vừa dễ trị dân, đồng thời tận dụng sức dân để xâm chiếm nước khác.
Hiện thực khách quan đó đã tạo tiền đề cho một sự quá độ về kinh tế, chính trị, xã
hội, bước đầu tiếp cận thế giới quan khoa học triết học. Đây là một trong những
nguyên nhân khách quan tạo tiền đề để ra đời Nho giáo.
Đến thế kỷ VI, V tr.CN ở Trung Quốc cổ đại một học thuyết chính trị - xã hội ra
đời đó là Nho giáo. Người sáng lập học thuyết này là Khổng Tử (551 - 479 Tr.CN) tên
Khâu, tự Trọng Ni làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ người nước Lỗ [3; tr.139], nay
thuộc phủ Duyện Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Thời kỳ này, thể chế thống nhất
của quốc gia bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều chư hầu lớn, nhỏ. Học thuyết của Khổng Tử
ra đời dùng “đạo đức để dẫn dắt dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép” [60;
tr.175] để giữ trật tự xã hội cho bền vững. Đây là một trong những nguyên nhân chủ
quan tạo tiền đề cho sự ra đời Nho giáo. Bên cạnh đó có thể thấy rằng:
“Chỉ đến thời đại Xuân Thu - Chiến Quốc, do sự phát triển của lực lượng
sản xuất, sự triển khai của đấu tranh, sự xướng suất của khoa học kỹ thuật,
người ta mới bắt đầu thoát khỏi chế độ thị tộc huyết thống, nhạt với quan
niệm thiên thần, nắm được quy luật tự nhiên. Khi ý thức xã hội đã vượt qua
giai đoạn cảm tính để đạt được ngưỡng lý tính hóa, thì con người từ thế giới
quan thần thoại, sợ hãi quỷ thần, tôn thờ tự nhiên dần tiến đến sự chinh
phục tự nhiên, đồng thời đến gần hơn với các quan niệm khoa học và thay
cho sự sợ hãi và niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, nó tin tưởng hơn vào
sức mạnh của chính mình” [9; tr.41.
Trong thời kỳ này xuất hiện nhiều trường phái triết học khác nhau và Nho
giáo có một vị thế hết sức to lớn trong đời sống xã hội Trung Quốc qua nhiều thế
33
kỷ. Nho giáo như là một thành tố văn hóa góp phần làm phong phú văn hóa Trung
Quốc vốn được hình thành trên nền tảng của văn hóa Hán cùng với sự giao lưu tiếp
xúc văn hóa với các tộc người khác. Vì vậy:
“Chính trong thời đại lịch sử biến đổi toàn diện và sâu sắc đó đã đặt ra
những vấn đề triết học, chính trị, xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp
luật, quân sự, ngoại giaokích thích lòng người, khiến các bậc tài sĩ
đương thời quan tâm lý giải, để tìm ra các phương pháp giải quyết cứu
đời, cứu người, làm nảy sinh một loạt nhà tư tưởng nổi tiếng và các trường
phái triết học lớn. Các nhà tư tưởng, các môn phái triết học là đại diện cho
lợi ích các tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau, vừa kế thừa tư tưởng của
nhau, vừa đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt, tạo nên không khí sôi
động trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc cổ đại” 9; tr.42.
Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, Nho
giáo được nhìn nhận hết sức khác nhau, có những giai đoạn lịch sử, người ta đề cao
Nho giáo, coi đó như là chuẩn mực để xây dựng đời sống xã hội, nhưng đến đầu thế
kỷ XX người ta phê phán, bài bác, thậm chí phủ nhận Nho giáo. Đương nhiên, khi
đã coi Nho giáo như là một học thuyết thì việc xem xét, đánh giá khác nhau trong
các giai đoạn lịch sử cũng là việc làm bình thường.
Về nguyên tắc, mỗi một học thuyết, một trường phái, một ý thức hệ bao giờ
cũng là sản phẩm thực tiễn của thời đại. Vốn được nảy sinh từ thực tiễn ấy, ý thức
hệ không chỉ phản ánh, mà còn định hướng cho chính hoạt động thực tiễn của con
người. Con người trong Nho giáo vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể chịu
mọi trách nhiệm trước hành vi đạo đức của nó. Theo lý luận này, nghĩa vụ đạo đức
của nó không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm làm người. Cho nên, những khát
vọng vươn lên từ việc hoàn thành các trách nhiệm cá nhân, gia đình, xã hội để được
thừa nhận và lưu danh đời sau. Nho giáo cho rằng bậc quân vương phải quản lý tốt
đất nước, thường dân phải trung thành với quân vương. Mỗi người đều có nhiều
thân phận, có thể là con, có thể là cha, có thể là thần tử,... nhưng đều phải duy trì
ranh giới tôn ti nghiêm khắc, như vậy nhà nước mới thái bình, nhân dân mới có
được cuộc sống yên ổn.
34
Các hình thái khác nhau của đời sống tinh thần luôn là bức tranh muôn màu
phản ánh cục diện của thời đại và Nho giáo cũng không nằm ngoài quy luật khách
quan đó. Nho giáo là học thuyết thể hiện sự mong muốn xây dựng một xã hội thái
bình nên đã chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức con người để ổn định trật tự xã hội.
Nho giáo chủ trương đưa xã hội từ chỗ “vô đạo” trở về “hữu đạo”, hy vọng dùng
đạo đức để “ giáo hóa được dân thì dễ sai bảo, dễ trị công việc chính hình sẽ nhẹ đi
nhiều” [60; tr.169].
Khổng Tử đã hệ thống hóa những tri thức cũng như tư tưởng trước đây
thành học thuyết gọi là Nho giáo hay Nho giáo. Vốn xuất thân từ tầng lớp quý tộc bị
thất thế, Khổng Tử muốn đưa ra một học thuyết về quản lý xã hội, quản lý con
người nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội đang bị loạn lạc thời bấy giờ, mong
muốn xây dựng một xã hội thịnh trị với quyền lực tập trung và sự trung thành rộng
khắp. Nho giáo đã chú trọng vấn đề con người phải thấm nhuần tư tưởng chính
danh, gắn liền với định phận nên có lợi cho việc ổn định trật tự xã hội. Vì thế, trong
hệ thống lý luận của Nho giáo và đạo đức Nho giáo, quan niệm về đạo trung - hiếu -
nghĩa có một vị trí rất quan trọng, thậm chí mang tính quyết định cho sự tồn tại của
học thuyết này. Hơn thế nữa, tư tưởng Nho giáo tuy không thể tích hợp được vào hệ
giá trị của xã hội hiện đại, song nhìn nhận ở một góc độ khác thì có thể thấy, trong
bất cứ một xã hội nào, đạo đức trung - hiếu - nghĩa luôn hiện diện trong hệ chuẩn
mực căn bản của đạo đức Nho giáo để nhận diện và đánh giá con người.
Nho giáo có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài hằng mấy nghìn năm.
Học thuyết Nho giáo là một trong rất nhiều học thuyết thời cổ Trung Quốc, là hệ tư
tưởng chính trị, chứ không phải là một tôn giáo, và từ thời Hán trở đi nó được coi là tư
tưởng chính thống trong xã hội phong kiến hơn 2000 năm ở Trung Quốc. Nho giáo có
ảnh hưởng cả về bề sâu và bề rộng tới một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Việt Nam. Bề sâu là các giai đoạn phát triển ở giai đoạn sau thường phong phú hơn giai
đoạn trước. Nho giáo tùy từng thời kỳ phải thích nghi với điều kiện xã hội mới, phải đấu
tranh với các tư tưởng khác sinh ra từ nội địa hoặc nhập vào từ nước ngoài. Nho giáo là
một học thuyết nó không phải nhất thành bất biến, nó luôn luôn biến đổi và thể hiện khả
năng thích ứng mà vẫn giữ bản sắc là một đặc tính riêng biệt của Nho giáo.
35
Ở Việt Nam, sĩ phu đi học thì tự gọi là đến cửa Khổng sân Trình. Một thuở sĩ
phu Việt Nam xem Khổng - Mạnh, Hán Nho, Tống Nho là hình thái cao nhất của
Nho giáo. Nho giáo đã trở thành một thành tố tư tưởng văn hoá, in đậm dấu ấn của
mình trong suốt hai nghìn năm trăm năm. Cho đến tận hôm nay, dù tự giác hay
không tự giác, dù đậm hay nhạt, có khoảng một tỷ rưỡi người đang chịu ảnh hưởng
học thuyết Nho giáo. Học thuyết này đã trở thành cốt lõi của cái mà ta gọi là văn
hóa phương Đông. Dĩ nhiên, nó có những hạn chế nhất định do tính quy định, tác
động của thời đại, nhưng đóng góp về mặt tích cực của nó thật đáng trân trọng
2.1.1.2. Các thời kì phát triển của Nho giáo
Nho giáo là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ Nho gồm
từ nhân (người) đứng gần chữ Nhu (cần, đợi, chờ). Những người theo học và có tri
thức sâu rộng về Nho giáo được gọi là nhà Nho, người đọc và hiểu được sách thánh
hiền được thiên hạ trọng dụng.
Khổng Tử là một nhân vật có nhiều ảnh hưởng đối với nền văn hóa truyền
thống Trung Hoa trong thời đại phong kiến Trung Quốc. Bởi vì, tư tưởng đẳng cấp
và tư tưởng cải lương chính trị của ông phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, có
lợi cho sự ổn định trật tự của xã hội. Ở Trung Quốc, sự ảnh hưởng tư tưởng của
Khổng Tử là cơ bản vì mỗi người dân đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của học
thuyết này. Hơn hai nghìn năm qua, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đối với Trung
Quốc không chỉ về chính trị, văn hoá..., mà còn thể hiện trong hành vi và cách tư
duy của mỗi người Trung Quốc. Ngày nay, sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử
đã không còn giới hạn ở Trung Quốc và châu Á nữa mà nó đã có sự ảnh hưởng ở
nhiều nước trên thế giới.
Sách kinh điển Nho giáo gồm hai bộ: Ngũ kinh và Tứ thư. Ngũ kinh gồm
Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch. Tứ thư gồm có Luận
ngữ, Đại học, Trung dung và Mạnh tử. Các sách kinh điển hầu hết viết về xã hội, về
những kinh nghiệm lịch sử Trung Quốc cổ đại, ít viết về tự nhiên. “Khổng Tử đã
giành nhiều công phu thu thập tài liệu lịch sử và di sản tư tưởng của ngày trước.
Ông đã chép lại và soạn lại Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh
Dịch” [49; tr 18].
36
Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông đã ghi lại những lời dạy của Khổng
Tử thành sách Luận ngữ. Luận ngữ còn có nghĩa là các lời bình về những lời dạy,
câu nói của Khổng Tử. Luận ngữ là “sách ghi lại phong thái và lời bình luận của
Khổng Tử khi dạy học trò hoặc nói với người đương thời” [101; tr.291]. Học trò của
Khổng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Đại học là sách dạy phép làm
người để trở thành bậc quân tử.
Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp (còn gọi là Tử Tư) - học trò
của Tăng Tử viết ra cuốn Trung dung. Trung dung là sách dạy người ta cách sống
trung hòa, không thiên lệch. Trung là ý muốn nói cái tâm không lệch bên này hay bên
kia. Dung có nghĩa là không thái quá, không bất cập, giữ mãi mức như vậy.
Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử trên cơ sở tiếp thu và phát triển tư tưởng Khổng
Tử chép thành sách Mạnh tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo
nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo Tiên Tần (trước đời Tần), Nho giáo Khổng - Mạnh.
Học thuyết của Khổng Tử mới xuất hiện chưa trở thành tư tưởng chủ yếu của giai cấp
thống trị ngay lập tức. Cho nên, có Nho giáo của Khổng Tử và các môn đệ; Nho giáo
thời Hán thì tư tưởng của Khổng Tử mới có được vị trí độc tôn. Trung Quốc lúc đó đã
trở thành một nhà nước theo chế độ tập quyền trung ương lớn mạnh và thống nhất. Trải
qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các đại sĩ phu, do nhu cầu xây dựng nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền, vua nhà Hán nhận thấy rằng “chỉ có thể ngồi trên
yên ngựa mà giành thiên hạ, nhưng không thể ngồi trên yên ngựa mà giữ thiên hạ” [52;
tr.45], nên Lưu Bang đã thực hiện đường lối trị nước kết hợp đức trị với pháp trị, nhờ
đó Nho giáo được phục hồi. “Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ yếu cho nhà nước
phong kiến Trung Hoa” [72; tr.25]. Bởi vì: “tầng lớp thống trị từ Hán trở đi đã nhìn
thấy khả năng to lớn của Nho giáo trong việc bảo vệ triều đại mình” [49; tr.20]. Đổng
Trọng Thư (179 - 104 tr.CN), người được mệnh danh là Khổng Tử thời Hán, đã đưa
một số yếu tố tôn giáo thần bí vào nội dung đạo đức của Nho giáo để hình thành nên hệ
tư tưởng chính thống mang tính thần quyền của nhà nước phong kiến. Đổng Trọng Thư
phát triển Nho của Khổng - Mạnh theo hướng duy tâm thần bí và gia tăng tính chất
đẳng cấp nghiệt ngã, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, là công cụ chủ yếu
của giai cấp phong kiến để kiến tạo và bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt
37
2000 năm. “Với Hán Nho, Khổng Tử đã được tái sinh lần thứ nhất và Khổng Tử thời
này không còn là Khổng Tử đời Xuân thu nữa [49; tr.21]. Vì thế, Nho giáo thời kỳ này
còn được gọi là Hán Nho.
Đến thời Tống, nội dung tư tưởng của Nho giáo Khổng - Mạnh được bổ sung
thêm những yếu tố mới như lý, khí với các nhà Nho tiêu biểu như Chu Đôn Di, Trình
Hạo, Trình Di, Chu Hy. Chu Đôn Di (1017 - 1073) kết hợp Nho giáo truyền thống
với tư tưởng của Phật giáo thành Nho giáo mới, gọi là “Tống Nho” hay “Lý học”, với
hai phạm trù cơ bản là “lý” - “khí”. Trương Tái, hai anh em họ Trình là Trình Hạo và
Trình Di, “học thuyết của Khổng Tử đã được hồi sức bởi sự bổ sung thêm nhiều nhân
tố của Đạo Phật và Đạo Lão” [49; tr.21]. Thời Minh, Vương Dương Minh (1472 -
1528) phát triển thêm theo hướng duy tâm và xây dựng nên lý thuyết “tâm học”. Xã
hội phong kiến Trung Quốc vẫn tiếp tục kéo dài với tư tưởng Nho giáo thời Nguyên,
Nho giáo thời Minh rồi đến Nho giáo thời Thanh cùng tư tưởng của Khổng Tử ngày
càng trở nên già cỗi. “Học thuyết của ông chia sẻ sự suy tàn của xã hội phong kiến
Trung Hoa ngày càng trở nên lỗi thời và lạc hậu” [49; tr.21].
Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao và
ngày càng trở thành một nền kinh tế lớn mạnh, việc đề cao Khổng Tử và Nho giáo
trở thành thời thượng. Các học giả phương Tây nhận thấy dường như Trung Quốc
muốn củng cố những thiếu hụt và khoảng trống về ý thức hệ bằng tư tưởng Nho
giáo. Có những nghiên cứu còn cho rằng, Trung Quốc có ý đồ chuyển ý thức hệ từ
Mác sang Khổng. Ở trong nước, Trung Quốc chủ trương xây dựng một “xã hội hài
hòa”, đẩy mạnh tuyên truyền Nho giáo. Ở nước ngoài, Trung Quốc xúc tiến xây
dựng các “Học viện Khổng Tử”. Học viện kiểu này được xây dựng đầu tiên tại
Seoul vào năm 2004. Đến nay, đã có hơn 80 trụ sở xuất hiện và hoạt động ở gần 40
quốc gia. Tại Việt Nam, tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chủ
trương cho phép thí điểm thành lập Học viện Khổng Tử tại Việt Nam. Năm 2012,
Học viện Khổng Tử ở Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
2.1.1.3. Quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam
Về quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam, đa số các nhà nghiên cứu
đều thống nhất một điểm là “Nho giáo được du nhập vào nước ta từ lâu và đã có
38
vai trò đáng kể trong hoạt động tư tưởng và văn hóa của nhân dân” [49; tr.25].
Nho giáo từng bước được du nhập vào Việt Nam, ít nhất là từ thời kỳ đô hộ của
nhà Hán. Quá trình du nhập đó từ khoảng thế kỷ II trCN đến thế kỷ I sau CN. Vào
cuối đời Tây Hán và đầu đời Đông Hán, cùng với chính sách cai trị và "Hán hóa"
vùng đất cổ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân, văn hóa Hán bắt đầu
được truyền bá vào Việt Nam. Nho giáo đã được sử dụng vừa phục vụ cho nhu
cầu của quân xâm lược, vừa truyền bá với các sách kinh điển của Nho giáo như Tứ
thư, Ngũ kinh.
Từ thế kỷ II đến thế kỷ V Nho giáo được truyền vào Việt Nam thông qua
tầng lớp quan lại Hán và các Nho sĩ chạy xuống Giao Châu để lánh nạn và mở
trường dạy học. Giai đoạn này, Nho giáo đã gặp phải sự chống đối của người
Việt, nên việc du nhập Nho giáo vào nước ta không mang tính hệ thống và cũng
chưa có dấu ấn rõ nét. Từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX nhà Đường mở khoa thi Nho
giáo và cho phép sĩ tử người Việt tham gia dự thi nhưng hạn chế về số lượng
người dự thi. Nhìn chung, trong suốt gần 1000 năm Bắc thuộc, Nho giáo đã được
giới quan lại, sĩ phu người Hán ra sức truyền bá vào Việt Nam nhưng hiệu quả
chưa cao. "Thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ được coi là một trong những vũ khí lợi
hại, được nhà nước phong kiến Trung Quốc sử dụng để đồng hóa và nô dịch
nhân dân ta. Không ai phủ nhận rằng để có thể...cha ông, họ đã đứng lên vì trách nhiệm với non sông mà giữ nước.
Lịch sử đã ghi danh nhiều thanh niên ưu tú của đất nước như: Nguyễn Văn Thạc,
Đặng Thùy Trâm, nữ anh hùng Võ Thị Sáu họ đã chiến đấu và ngã xuống vì một lý
tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho đất nước. Lý Tự Trọng đã từng nói: Con
đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường
nào khác. Trong chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu
: Tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của đất nước. Thời kỳ này, thanh niên có nhiều
phong trào yêu nước được phổ biến rộng khắp đã có những đóng góp to lớn đối với
đất nước, thể hiện phẩm chất đạo đức và lý tưởng trung - nghĩa của thanh niên. Họ vì
trung - nghĩa đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân mười tám, đôi mươi vì độc lập tự do.
Lý tưởng của thời đại kết hợp với tinh thần không tiếc máu xương sẵn sàng hi sinh vì
Tổ quốc đã thể hiện phẩm chất đạo đức và lý tưởng trung - nghĩa của thanh niên. Lý
tưởng đó kết hợp với lòng tự hào và truyền thống dân tộc, nên mặc dù tuổi đời còn rất
trẻ, nhưng những việc họ làm được thì thật có ý nghĩa lớn lao.
Chúng ta không nghiên cứu lịch sử chỉ vì lịch sử. Mọi hứng thú tìm tòi về quá
khứ chỉ có ý nghĩa khi nó góp phần cải tạo hiện tại và xây dựng tương lai. Khi chiến
tranh đã đi qua đất nước độc lập, tự do thì cần phải có một lớp thanh niên ưu tú, vững
vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt để phục vụ thiết thực và mạnh mẽ cho sự
nghiệp của chúng ta. Thanh niên phải là những con người hội tụ nhiều phẩm chất,
vừa có "đức" lại vừa "tài", trong đó đạo đức luôn là cốt lõi trọng tâm, tinh thần trung -
nghĩa luôn là điểm nhấn quan trọng. Vì vậy, Chủ Tịch Hồ Chí Minh có lời dạy rất sâu
sắc: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó” [106, 90]. Như vậy, tài và đức luôn song hành với nhau, gắn bó mật
thiết với nhau và có ảnh hưởng qua lại với nhau.
Hai là, ý nghĩa của sự thay đổi đạo nghĩa của Nho giáo cuối thế kỷ XIX đối
với thực trạng đạo đức ở xã hội Việt Nam hiện nay.
Đạo nghĩa bao quát nhiều mối quan hệ như là nghĩa cha con, nghĩa chồng
vợ, nghĩa thầy trò, anh em cốt nhục rộng ra hơn nữa là nghĩa đồng bào. Mọi sự đều
phải có nghĩa thì mới thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với con người,
141
giữa người với đời và xã hội hiện tại. Sống có trách nhiệm với quê hương đất nước,
với gia đình, anh em bằng hữu cũng là nghĩa. Nghĩa là sống cho mọi người chứ
không chỉ sống cho bản thân mình. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều
may mắn trong cuộc sống - đó cũng là nghĩa.
Về đạo nghĩa thầy trò, cách đây hơn mười năm, vấn đề Nho giáo được khơi lên
từ hiện tượng trong nhà trường học sinh vô lễ với thầy, cô giáo, làm cho môi trường sư
phạm bị ảnh hưởng. Một số người nghĩ cần trở lại nền nếp “tôn sư trọng đạo”, cung
cách sư phạm như ngày xưa thì mới cứu được sự nghiệp giáo dục. Tiếp đó là trong xã
hội có cảnh mất trật tự, cảnh ngược đời “người lớn sợ trẻ con”, thanh niên nghênh
ngang bừa bãi, nói năng lấc cấc Nhiều người lại nghĩ đến cảnh “trên ra trên, dưới
ra dưới” như ngày xưa. Bên cạnh đó là cảnh xung khắc giữa hai thế hệ trong gia đình.
Giữa cha mẹ và con cái, “nhất là những cha mẹ là cán bộ cách mạng và con cái đi học
ở nước ngoài về thì thường xảy ra mâu thuẫn ý kiến về mọi vấn đề. Điều đó làm chán
nản, mệt mỏi cả hai phía” [78; tr.45]. Tất cả, đặt thành vấn đề đánh giá lại nếp sống
theo quan niệm Nho giáo ở trong nhà, dòng họ và với xóm giềng, làng nước.
Chúng tôi cho rằng, sự phát triển kinh tế và các phạm trù đạo đức không bao
giờ là những cặp phạm trù đối lập nhau. Thời gian gần đây, chúng ta có một quan
niệm dường như đã trở nên khá phổ biến cho rằng sự xuống cấp của văn hoá và đạo
đức được quy tội cho sự phát triển kinh tế. Thậm chí, không ít người còn nặng nề
hơn khi nói thẳng ra rằng sự xuống cấp về văn hoá đạo đức hiện nay là do cơ chế thị
trường. Chẳng lẽ, cơ chế thị trường và văn hoá đạo đức hiện nay lại là hai phạm trù
đối lập nhau theo kiểu có cái này thì không có cái kia. Theo chúng tôi, đó là quan
niệm sai lầm, mang tính đổ lỗi. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với công
bằng xã hội, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Nhân dân tự do làm
giàu và cả nước làm giàu. Bởi vì, kinh tế có phát triển thì chính là động lực cho văn
hóa và đạo đức hồi sinh. Chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là để tạo
điều kiện nhanh chóng tăng trưởng về kinh tế, để cho mọi cá nhân, gia đình ra sức
làm giàu. Nhân dân càng giàu có thì càng tôn trọng lễ nghĩa như cổ nhân đã từng
nói: “Phú quý sinh lễ nghĩa” cũng có hàm ý như vậy. Nhìn rộng ra thế giới, cũng
thấy một sự thật phổ biến rằng, những quốc gia có nền văn hóa, đạo đức và nghệ
thuật phát triển thì là những quốc gia giàu có và ngược lại.
142
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường
được gần 30 năm đã tạo ra những thay đổi tích cực về kinh tế, làm cho đời sống vật
chất ngày càng đầy đủ hơn. Nhưng tất cả mọi vấn đề đều có tính hai mặt, ngày nay
người ta quan tâm nhiều hơn đến những giá trị vật chất, còn giá trị tinh thần trong đó có
giá trị đạo đức đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài. Làm cho: “Một bộ phận lớp trẻ
hiện nay đang chuẩn bị vào đời đã tập nhiễm bởi những thói hư tật xấu sống buông thả
vô trách nhiệm với xã hội và chính bản thân mình” [78; tr.261]. Vì vậy, trong thời gian
gần đây, việc nghiên cứu những quan niệm đạo đức trở thành một yêu cầu thiết yếu của
tư tưởng văn hoá. Bởi vì, vấn đề suy thoái đạo đức đã đến mức khá nghiêm trọng,
khiến nhiều người phải giật mình, đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại để giữ gìn lấy những
giá trị đạo đức truyền thống. Nhưng đạo đức truyền thống không phải là đạo đức mang
tính bảo thủ, lạc hậu, mà là những giá trị căn bản, trường tồn như: Trung, hiếu, nhân,
nghĩa thì vai trò của Nho giáo là quan trọng. Vì vậy, đạo đức trong cơ chế thị trường
cần phải được đánh giá một cách khách quan và chính xác nội dung đạo đức Nho giáo
ở Việt Nam, để đạo trung, hiếu, nghĩa không những có giá trị lý luận, mà còn có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Nền đạo đức của Nho giáo đã được xây đắp mấy nghìn năm, ảnh hưởng đến
con người và xã hội Á Đông nhiều thế hệ. Lý tưởng của người quân tử trong đạo
đức Nho giáo là “tu thân”, rèn luyện đạo đức, trau dồi tri thức để đem tài năng ra thi
thố, giúp đời tạo nên sự nghiệp vẻ vang. Lý tưởng đó qua thời gian vẫn không hề lỗi
thời mà ngày nay vẫn còn ý nghĩa tích cực nhất định, tạo nên những giá trị tốt đẹp,
mà chúng ta cần lưu giữ lại. Áp dụng tư tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ” có rất nhiều điểm tương đồng với việc rèn luyện, học tập, tu dưỡng đạo đức và
đem trí tuệ để xây dựng đất nước của thanh niên hiện nay, góp phần ổn định xã
hội, hoàn thiện nhân cách cho con người cũng như phát triển đất nước giàu mạnh.
Nếu người quân tử xưa chú trọng việc “tu thân” nhằm phục vụ cho lý tưởng “tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ” thì thanh niên ngày nay cũng cần chăm lo học tập, tu dưỡng
đạo đức rồi đem hoài bão, khát khao đó cống hiến cho đất nước, phục vụ cho xã hội.
Khi xác định được mục tiêu thanh niên sẽ có động lực đúng đắn để từ đó ra sức học tập,
rèn luyện để “có ý thức cộng đồng, tinh thần xung phong tình nguyện, sẵn sàng xả thân
vì nghĩa lớn” [78; tr.235] nhằm thực hiện lý tưởng của cuộc đời mình. Trong đạo đức
143
của người quân tử, qua các giai đoạn lịch sử là tề gia, thì lối sống ngày nay cũng đòi hỏi
mỗi người thanh niên trước hết phải là một cá nhân tốt sống ở đời cần có một trách
nhiệm với đời. Thanh niên trước hết phải có tinh thần trách nhiệm với gia đình. Nếu lý
tưởng của người quân tử là đem tài năng của mình ra “trị quốc, bình thiên hạ”, tức là
đem sức mình ra trị nước, an dân. Thì đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên
đà phát triển, lý tưởng sống cho thế hệ trẻ lại càng rộng hơn, bao quát hơn, tất cả vì một
Việt Nam phát triển và hội nhập cũng là cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Thanh niên là
những người chủ tương lai của đất nước, là động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính
vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng cần phải sống có mục đích cao đẹp, cống hiến
trí tuệ để dân tộc Việt Nam có thể sớm sánh vai với các cường quốc năm châu.
Hiện nay, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, vô
cảm với những gì diễn ra xung quanh, được đến đâu hay đến đó. Vì vậy, “nếu không
giải quyết được tình trạng suy thoái đạo đức, rơi vào nguy cơ đánh mất cả một thế hệ
thì hậu quả xã hội sẽ là khôn lường với sự tồn tại và phát triển của cả một dân tộc” [78;
tr.117]. Mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là khẳng định được vị trí của mình
trong xã hội, kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất. Theo chúng tôi,
việc phát huy những giá trị tích cực của đạo đức trung - hiếu - nghĩa vào việc xây dựng
lý tưởng cho thanh niên Việt Nam hiện nay sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao
ý thức giúp đỡ gia đình, quê hương. Như vậy, sẽ hạn chế được thanh niên chạy theo lối
sống hưởng lạc, bởi vì “mất mát tiền của vật chất là to lớn, nhưng mất mát về đạo đức
và các giá trị tinh thần còn lớn hơn nhiều” [78; tr.12]. Trong khi rất nhiều người đang
cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp
hơn thì lại không ít người lại tỏ ra hờ hững với những gì đang diễn ra ở đất nước mình.
Khi sống thiếu lý tưởng, thiếu điểm tựa để mà phấn đấu, tầng lớp thanh niên ngày nay
rất dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội đang lan tràn như chơi game, hút chích ma túy,
thậm chí cướp giật. Điều này để lại một hệ lụy lớn, là “một vấn đề xã hội ảnh hưởng
nghiệm trọng đến nền tảng đạo đức tinh thần cho xã hội ta hiện nay” [78; tr.271].
Nho giáo hiện nay không còn ảnh hưởng nhiều trong đời sống như trước
nhưng chúng ta cố gắng tiếp thu, chắt lọc ra những cái tinh túy, tốt đẹp nhất, về
nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về xây dựng đạo đức cho con người.
Việc phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo trung - hiếu - nghĩa vào việc xây dựng
144
đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay sẽ góp phần xây dựng nên những con người
Việt Nam đủ đức tài, hết lòng phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân.
Tiểu kết chương 4
Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã có nhiều thay đổi lớn. Ý nghĩa của sự
thay đổi trong quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa được biểu hiện như sau:
Một là, ý nghĩa về đạo trung - nghĩa, yêu nước của các nhà Nho là một bản anh
hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống
thực dân Pháp. Về thay đổi đạo đức trung - nghĩa trong phong trào Cần vương đã được
thể hiện rõ nét ở việc giải quyết mối quan hệ giữa “trung” và “nghĩa”. Các bậc chân
Nho đã quyện chặt hai phẩm chất “trung - nghĩa” trong lối hành xử sáng suốt của
người quân tử. Đạo “trung” là nền tảng đạo lí cho đạo “nghĩa” tỏa sáng. Đạo “nghĩa”
như một trái núi đỡ tượng đài người anh hùng thời đại Cần vương lên cao vút, làm đẹp
con người, đất nước dân tộc Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử bi hùng mà vĩ đại. Tuy
nhiên, tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, từ khởi nghĩa của Trương Định, Phan
Đình Phùng, đến khởi nghĩa của Đăng Như Mai đã chứng tỏ sự cáo chung của hệ tư
tưởng phong kiến bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Thời thế đã thay đổi nên
rất cần một hệ tư tưởng mới đủ sức lãnh đạo cách mạng đã được các thế hệ sau mà
người tiêu biêu nhất là Hồ Chí Minh đã vận dụng thành công vào xã hội Việt Nam.
Hai là, chúng tôi có một vài ý kiến về vấn đề bảo lưu và phát huy những nhân tố
tích cực của tư tưởng đạo đức Nho giáo trong xã hội hiện nay. Trong xã hội hiện đại,
nhiều giá trị đạo đức truyền thống bị lung lay, ta mới thực sự nhớ về cội nguồn, nhớ về
tinh thần của Nho giáo nói chung và tinh thần đạo đức trung hiếu của Nho giáo nói
riêng. Nếu gạt sang một bên những hạn chế, chúng ta vẫn thấy ý nghĩa nhất định của nó
trong thời đại mới. Xã hội nếu không có đạo đức sẽ là một trở ngại lớn trong việc củng
cố, duy trì đạo làm người trong xã hội hiện đại. Khi đạo đức trong tầng lớp thanh niên
hiện nay có chiều hướng đi xuống làm chúng ta nhớ lại những giá trị tốt đẹp trong đạo
đức Nho giáo, đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự thay đổi trong định
hướng giá trị nhân cách của người Việt Nam. Vì vậy, nó càng đòi hỏi mỗi thanh niên
cần phải kế thừa và phát triển các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà chứa đựng
trong đó tinh thần trung - hiếu - nghĩa mới, năng động, phù hợp với thời đại ngày nay.
145
KẾT LUẬN
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức được hình thành từ thời cổ đại
ở Trung Quốc. Trong quá trình tồn tại, dưới tác động của nhiều yếu tố, Nho giáo cũng
có những thay đổi nhất định qua từng thời kỳ lịch sử. Song, dù có biến đổi thì học
thuyết này chủ yếu vẫn lấy nội dung đạo đức làm căn bản để trị nước an dân. Ở Việt
Nam, đạo đức Nho giáo hàm chứa nhiều nội dung, và dưới tác động của những yếu tố
khách quan và chủ quan, đạo đức Nho giáo nói chung và đạo đức trung - hiếu - nghĩa
nói riêng có nhiều biến đổi so với Nho giáo Trung Quốc. Đặc biệt, có không ít nhà
Nho Việt đã mở rộng và phát triển đạo đức trung - hiếu - nghĩa ra ngoài phạm vi kinh
điển của nó và nâng nó lên một tầm cao mới phù hợp với đạo lý của người Việt Nam.
Trung, hiếu, nghĩa trong Nho Việt đã thay đổi với tinh thần mới, trung là trung thành
với lợi ích của quốc gia dân tộc, hiếu là hiếu với nhân dân, nghĩa với đồng bào mình.
1. Trong lịch sử Việt Nam, đạo đức trung hiếu của Nho giáo thường được gắn
với nghĩa và được luật hóa để quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của con
người. Nho giáo đưa ra những chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch, với mục đích bảo
vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị, nhằm biến đạo đức Nho giáo thành
công cụ quản lý xã hội và giáo dục con người. Nửa cuối thế kỷ XIX, do sự xâm lược
của thực dân Pháp đã làm thay đổi cơ bản hình thái ý thức xã hội Việt Nam. Trong hệ
tư tưởng đạo đức Nho giáo thời kỳ này đã có sự thay đổi, chuyển biến trong quan
niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa của các sỹ phu yêu nước có ý nghĩa báo hiệu, chuẩn
bị cho sự thay đổi rộng lớn hơn vào đầu thế kỷ sau. Cuối thế kỷ XIX, sự tác động qua
lại giữa tồn tại xã hội ở Việt Nam đối với ý thức xã hội mà nền tảng kiến trúc thượng
tầng là hệ tư tưởng Nho giáo cũng có sự ảnh hưởng nhất định, nhưng không đủ mạnh
để làm thay đổi được thực trạng xã hội lúc đó, nên theo chúng tôi những thay đổi
trong tư tưởng đạo đức Nho giáo cuối thế kỷ XIX có tính chất cải lương.
2. Về những thay đổi trong đạo đức trung - nghĩa của các nhà Nho Cần
vương rất đáng được trân trọng. Đó là mẫu hình người anh hùng trong thời đại bi
hùng. Những con người nghĩa liệt thời Cần vương ấy chính là những vì tinh tú
luôn tỏa sáng bởi khí tiết cao cả, chứng tỏ sự trỗi dậy mãnh liệt của tinh thần trung
146
- nghĩa. Họ vì chính nghĩa mà đánh giặc xâm lăng, vì trung mà giữ từng tấc đất
quê hương, hết lòng chiến đấu vì có nghĩa với nước với dân đến hơi thở cuối cùng.
Ở thời kỳ này, đạo đức trung - nghĩa có nhiều thay đổi, biểu hiện ở nhiều trạng
thái khác nhau. Có người trung với ông vua yêu nước như Phan Đình Phùng, có
người không trung với vua chống lại chiếu chỉ của Tự Đức nhưng vẫn được đánh
giá là trung - nghĩa, được người đời ca ngợi như Trương Định. Có một trạng thái
nữa là có người lợi dụng trung vua, thậm chí trung quân mù quáng nhưng không
yêu nước, sợ hãi đầu hàng giặc như Phan Thanh Giản, Tôn Thọ Tường. Tuy nhiên,
những người trung - nghĩa yêu nước đó do sự bế tắc của thời đại, sự phản động
của giai cấp thống trị, sự lỗi thời của hình thái xã hội phong kiến đã khiến những
trái tim đầy nhiệt huyết ấy phải đớn đau, bi phẫn. Hoài bão cứu nước, cứu dân
không thành nhưng vẫn minh chứng rõ nét cho sự đổi thay đạo đức trung - nghĩa
của các nhà Nho yêu nước cuối thế kỷ XIX ở nước ta.
Về các giá trị đạo đức, chúng tôi khẳng định một lần nữa rằng, đạo đức là
vòng khâu trung gian kết nối các giá trị phẩm cách của con người. Truyền thống
dân tộc Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay vẫn xem đạo đức là cái gốc của con người.
Bởi vì, gốc có vững thì cành lá mới tốt tươi. Con người có đạo đức thì mới có thể
học tập, lao động và cống hiến cho đất nước, cho xã hội. Nội dung hiện đại của đạo
đức trung hiếu vẫn giữ nguyên giá trị với lời dạy mang tính tổng kết của Bác, trung
với nước, hiếu với nhân dân. Trong nội dung đạo đức trung - hiếu - nghĩa, giá trị cá
nhân, gia đình, xã hội nằm trong một khối thống nhất biện chứng không thể tuyệt
đối hóa một giá trị riêng biệt nào. Theo ý kiến của riêng tôi, sự trường tồn của một
dân tộc cũng không còn, một khi ân đức, tình nghĩa đối với các thế hệ cha ông trước
đây bị rơi vào lãng quên và nguy hiểm hơn là bị phủ định.
Chúng tôi cho rằng, ý tưởng và kết quả nghiên cứu những thay đổi trong tư
tưởng đạo đức Nho giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX mà luận án làm được chỉ là
bước đầu. Bởi vì, đạo đức Nho giáo bao gồm nhiều nội dung và nhiều quan điểm
khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, có mối liên hệ nội tại với nhau. Tuy nhiên,
quan niệm về đạo trung - hiếu, trung - nghĩa, hiếu - nghĩa là những phạm trù cơ
bản nhất trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo Việt Nam nửa
147
cuối thế kỷ XIX. Mặt khác, do dung lượng của một luận án không cho phép chúng
tôi trình bày tất cả phạm trù khác như: nhân, lễ, trí, dũngmà chỉ tập trung chủ
yếu nghiên cứu những thay đổi trong quan niệm về đạo trung - hiếu - nghĩa qua tư
tưởng và hoạt động thực tiễn của một số nhà Nho tiêu biểu ở giai đoạn này. Đạo
đức trung - hiếu - nghĩa cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, các vấn đề chưa
được làm rõ thì cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu khác nữa, đặc biệt là sự
thay đổi của nó ở Việt Nam trong quá trình tiếp biến với những giá trị văn hóa
nước ngoài từ trước tới nay.
148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Mai Vũ Dũng (2008): “Quan niệm của Nguyễn Đức Đạt về mối quan hệ giữa đạo
đức và pháp luật trong “Nam Sơn tùng thoại”, Tạp chí Triết học (6), tr.59 - 64.
2. Mai Vũ Dũng (2013): “Những thay đổi đạo về trung, hiếu, đức trị của Nguyễn
Đức Đạt qua “Nam Sơn tùng thoại”, Tạp chí Triết học (5), tr. 77 - 83.
3. Mai Vũ Dũng (2015), Một số thay đổi về nhận thức đạo của các nhà Nho Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Giáo dục lý luận (227), tr. 44- 46.
149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb. Văn
hoá Thông tin, Hà Nội.
2. Dương Thu Ái, Nguyễn Kim Hanh (2008), Đạo làm người, Nxb Công An Nhân
dân, Hà Nội.
3. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb.Thuận Hóa, Huế.
4. Đặng Duy Báu (2000), Lịch sử Hà Tĩnh,tập I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Tôn Thất Bình (2008), Kể chuyện các vua Nguyễn. Nxb. Văn hoá, Hà Nội
6. C.Mac và Ph. Ăngghen (2000) Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Cao Vọng Chi (2014), Đạo hiếu trong Nho gia, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên - 2002), Giá trị truyền
thống trước những thách thức toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Doãn Chính (chủ biên - 2002), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb.Thanh niên,
Hà Nội.
10. Doãn Chính (chủ biên - 2014), Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX,
Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Đình Chiểu (1980), Toàn tập, tập 1, Nxb. Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội.
12. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1994), Tuân Tử, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.
13. Đoàn Trung Còn (1950), Luận ngữ, Nxb.Trí Đức Tòng thơ, Sài Gòn.
14. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (1993), Các triều đại Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.
15. Phan Đại Doãn (chủ biên) (2003), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Cao Xuân Dục (2001), Quốc triều khoa bảng lục, Tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội.
17. Vũ Trọng Dung, (2008) “Giáo trình đạo đức học Mác -Lênin”, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
18. Tần Tại Đông (chủ biên) (2014), “Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại
ngày nay”Lê Tịnh lược dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
150
19. Quang Đạm (1998), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Đức Đạt (1980),Nam Sơn tùng thoại, Quyển 1, b.dịch, Thư viện, Viện
Triết học, H39.
22. Nguyễn Đức Đạt (1980),Nam Sơn tùng thoại, Quyển 2, b.dịch, Thư viện, Viện
Triết học, H39.
23. Nguyễn Đức Đạt (1980),Nam Sơn tùng thoại, Quyển 3, b.dịch, Thư viện, Viện
Triết học, H39.
24. Nguyễn Đức Đạt (1980),Nam Sơn tùng thoại, Quyển 4, b.dịch, Thư viện Viện
Triết học, H39.
25. Hoàng Thanh Đạm (2001), Nguyễn Trường Tộ, thời thế và tư duy cách tân,
Nxb. Văn nghệ, TP Hồ chí Minh.
26. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
(1999), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Đại Nam thực lục chính biên, Tập 28, Nxb. KHXH, Hà Nội. (1973).
28. Đại Nam thực lục chính biên, Tập 29, Nxb. KHXH, Hà Nội. (1974).
29. Đại Nam thực lục chính biên, Tập 30, Nxb. KHXH, Hà Nội. (1974),
30. Đại Nam thực lục chính biên, Tập 31, Nxb. KHXH, Hà Nội. (1974).
31. Đại Nam thực lục chính biên, Tập 32, Nxb. KHXH, Hà Nội. (1975).
32. Đại Nam thực lục chính biên, Tập 39, Nxb. KHXH, Hà Nội. (1975).
33. Tự Đức (1980), Tự Đức ngự chế thi tập, bản dịch, Thư viện, Viện Triết học, H43.
34. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Đức Sự (1960), Lịch sử cận đại Việt
Nam, Tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
35. Trần Văn Giàu, Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh Khôi (1970), Thơ văn
yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội.
36. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng tháng 8, Tập 1, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng tháng 8, Tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
151
38. Trần Văn Giàu (2001), Những vấn đề văn hoá xã hội thời Nguyễn, Nxb. Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
39. Trần Văn Giàu (2001), Chống xâm lăng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
40. Trần Văn Giàu (2006), Tổng tập, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
41. Đốt sách chôn Nho - tội đâu phải ở Tần Thủy Hoàng. Hy Văn dịch từ
China.com.htt,/www.vietims.vietnamnet.vn].
42. http//123doc.org/ document/2882165 - tư tưởng Nho giáo về đạo đức người
quân tử với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay.htm
43. Trần Đình Hượu (2002), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb. Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
44. Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, Chương trình khoa học - công
nghệ cấp Nhà nước KX 07, tr2.
45. Trần Thị Lan Hương, (2014) “Đạo đức trung, hiếu của Nho giáo và ý nghĩa
của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay”, Luận án
tiến sĩ triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội .
46. Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa
(1858- 1945), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
47. Vũ Phạm Khải, Bản dịch một số bài luận và bức thư, Tư liệu Viện triết học, Ký
hiệu 120 - H.
48. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo trọn bộ, Nxb. Văn học, Hà Nội.
49. Vũ Khiêu (1990), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
50. Vũ Khiêu (1995), Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
51. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
52. Vũ Khiêu (2002), Bàn về văn hiến Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
53. Lê Thị Lan (1992), Đặng Huy Trứ - Một trong những nhà cải cách đầu tiên, Tạp
chí triết học, số 4, tr 24 - 27.
54. Lê Thị Lan (2002), Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
152
55. Phùng Hữu Lan (2010), Lịch sử Triết học Trung Quốc, tập 1, 2, Nxb. Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
56. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Hồng (1998), Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt
Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
57. Đinh Xuân Lâm (2003), “Phan Thanh Giản - Khối mâu thuẫn lớn”, Tạp chí Lịch
sử số 6, tr 25- 31.
58. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam - Một số vấn đề cần
nghiên cứu, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
59. Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu (2014) Phan Đình Phùng cuộc đời và sự nghiệp,
Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
60. Nguyễn Hiến Lê (1991), Khổng Tử, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
61. Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập 1, Nxb. Thanh
niên, Hà Nội.
62. Phan Huy Lê (2014), Huế và triều Nguyễn, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà
Nội.
63. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên, Đinh Xuân Lâm (1965), Lịch sử
chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
64. Trần Trí Lương (1999), Đối thoại với tiên triết về văn hóa phương Đông thế kỷ
XXI, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
65. Nhóm Trà Lĩnh (1900), Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm, Nxb. TP Hồ Chí
Minh.
66. Đặng Thai Mai (1985), Việt Nam văn học sử, Thư viện Quân đội, Hà Nội.
67. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb. Giaó dục, Hà Nội
68. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập Tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
69. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
70. Minh Mệnh chính yếu, Tập 1, Nxb.Thuận Hóa, Huế
71. Minh Mệnh chính yếu, Tâp 2, Nxb.Thuận Hóa, Huế.
72. Lê Minh - Phạm Khang (2011), Tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, Nxb. Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
153
73. Lương Ninh (chủ biên) Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Ngọc Cơ, Trần Bá Đệ, Chương
Thâu (2005), Lịch sử Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
74. Đặng Việt Ngoạn (2001), Đặng Huy Trứ, tư tưởng và nhân cách, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
75. Ngô Văn Phú (2006), Truyện danh nhân Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội.
76. Tống Nhất Phu (2002), Nho giáo tinh hoa, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
77. Nguyễn Văn Phúc (2005), “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức Nguyễn Đức Đạt”, Tạp chí
Triết học số 10, tr 24 - 27.
78. Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
79. Phan Văn Quang - Lê Hữu Phước (2008), Khởi nghĩa Trương Định, Nxb Trẻ TP.
Hồ Chí Minh.
80. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên) (1998) : Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 1, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
81. Quốc triều chính biên toát yếu (1998), Tập 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
82. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tứ kỷ,
QXXVII, bản dịch tập 7, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
83. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Tập 3, Nxb. Thuận
Hoá Huế.
84. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Tập 4, Nxb. Thuận
Hoá Huế.
85. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Tập 5, Nxb. Thuận
Hoá Huế.
86. Chương Thâu (2007), Ghóp phần tìm hiểu Nho giáo, Nho sĩ, trí thức Việt Nam
trước năm 1945, Nxb. Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.
87. Nguyễn Nam Thắng (2004), Mối quan hệ giữa trung quân và ái quốc ở Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa học xã hội (7), tr.33- 39.
88. Lê Sĩ Thắng (chủ biên - 1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
89. Lê Sĩ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội Hà Nội.
154
90. Nguyễn Q. Thắng (2006), Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê, phần I Triết học, Nxb. Văn
học Hà Nội.
91. Nguyễn Thị Thọ (2011), “Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người”, Tạp chí
Triết học số 4, tr.33- 36.
92. Nguyễn Khánh Toàn (1985), Lịch sử Việt Nam, Tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
93. Nguyễn Tài Thư (2000), Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
94. Tố Am Nguyễn Toại (2002), Những phát hiện mới về triều Nguyễn, Nxb. Văn
nghệ, Hà Nội.
95. Vi Chính Thông (1996), Nho gia với Trung Quốc ngày nay, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
96. Nguyễn Khắc Thuần (2002), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, tập 3, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
97. Trần Dân Tiên (1994), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
98. Nguyễn Thị Vân Trang (2014), “Con người trung - nghĩa trong sáng tác của các
nhà Nho Cần vương cuối thế kỷ XIX”. Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
99. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (2000), Tổng tập văn học Việt
Nam (trọn bộ 42 tập) tập 17, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
100. Viện Nghiên cứu Hán nôm (2004), Tứ thư, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
101. Nguyễn Ước (2009), Đại cương triết học phương Đông, Nxb. Tri thức,Hà Nội.
102. Nguyễn Hoài Văn (2002), Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê
Thánh Tông đến Minh Mạng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
103. Trần Nguyên Việt (2012), “Đạo hiếu Việt Nam qua cái nhìn lịch đại”, Tạp chí
Triết học, số 7, tr. 32-41.
104. Trần Nguyên Việt, Đỗ Thị Hoà Hới, Lê Thị Lan, Hoàng Kim Kính (2002), Lịch
sử tư tưởng Việt Nam,Văn tuyển tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
105. Viện Triết học (1974), Tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX (Văn tuyển), Tập 1, Tài
liệu lưu hành nội bộ.
155
106. Viện Triết học (1991), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
107. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng của người cán bộ quân đội, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội.
108. Nguyễn Đắc Xuân (2015), Nam Bộ với triều Nguyễn và Huế xưa, Nxb. Hồng Đức.
109. Fukuzawa Yukichi (2008), Khuyến học hay những bài học về tinh thần thần độc
lập về tư tưởng của người Nhật Bản, Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
110. Fukuzawa Yukichi (2013), Khuyến học, luận và bình, (Chương Thâu dịch), Nxb.
Văn hóa - thông tin - Trung tâm Văn hóa - ngôn ngữ Đông Tây.
156
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nhung_thay_doi_trong_tu_tuong_dao_duc_nho_giao_viet.pdf