BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
---------------------
NHOTKHAMMANI SOUPHANOUVONG
NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI
QUAN HỆ ĐẶC BIỆT LÀO – VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 - 2011
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 62310206
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Hà Nội – 2016
Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Ngoại giao
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Sơn Hải
Phản biện 1: PGS. TS Vũ Dƣơng Huân
Học viện Ngoại giao
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễ
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam từ năm 1986 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Thị Quế
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Ngoại giao
Vào hồi giờ .. ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam và Thƣ viện
Học viện Ngoại giao
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào và Việt Nam là hai nƣớc láng giềng cùng nằm trên bán đảo
Đông Dƣơng, cùng chung dòng sông Mê Kông, lại cùng dựa lƣng vào
dãy núi Trƣờng Sơn. Hai đất nƣớc đã có mối quan hệ truyền thống lịch
sử lâu đời, nhân dân hai nƣớc luôn quan hệ mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau
về nhiều mặt. Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xƣa tới nay, quan hệ đặc
biệt giữa Việt Nam và Lào là một điển hình, một tấm gƣơng mẫu mực,
hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả
giữa hai dân tộc cả trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc, vì tự
do và tiến bộ xã hội, cũng nhƣ trong tiến trình xây đựng và bảo vệ vững
chắc chủ quyền quốc gia-dân tộc hiện nay. Quan hệ đặc biệt giữa Việt
Nam và Lào phát triển từ nền tảng của mối quan hệ lịch sử truyền thống,
đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Ngƣời cùng
đồng chí Xuphanuvông, đồng chí Kayxỏn Phômvihản và các thế hệ lãnh
đạo hai Đảng, hai Nhà nƣớc, nhân dân hai nƣớc dày công vun đắp; trong
một thời kỳ dài, mối quan hệ đó đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Lịch sử của Lào và Việt Nam đã chứng minh sự cần thiết gắn bó
trong quan hệ giữa hai nƣớc là hai nƣớc, sự an nguy và thịnh vƣợng
của hai nƣớc luôn có mối quan hệ qua lại hết sức chặt chẽ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cả Lào và Việt Nam đều
đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế. Điều này có nghĩa, Lào và
Việt Nam sẽ có những đối tác mới, những lợi ích mới cần quan tâm, và
vì thế sự khác biệt là khó tránh khỏi. Làm thế nào để vừa đạt đƣợc
những lợi ích của mỗi nƣớc, vừa gìn giữ đƣợc mối quan hệ đặc biệt,
bởi dù trong hoàn cảnh mới thì sự đặc biệt trong quan hệ hai nƣớc vẫn
tiếp tục có vai trò quan trọng. Cũng vì thế mà việc phải tìm ra những
phƣơng thức mới, những nội dung mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ
đặc biệt Lào – Việt đang trở thành một trong nhiệm vụ cấp bách của
Lào và Việt Nam.
2
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Những nhân tố chi
phối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam từ năm 1986 - 2011” cho
luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Mối quan hệ Lào – Việt đƣợc hình thành từ rất sớm trong lịch sử
giữa hai nƣớc, đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà chính trị,
khoa học. Nghiên cứu về vấn đề này diễn ra theo dòng chảy thời gian
và có thể chia thành các nhóm công trình sau:
2.1. Nhóm công trình của các tác giả Lào
Trƣớc hết là các báo cáo đại hội, báo cáo cƣơng lĩnh chính trị, các
bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc CHDCNH
Lào. Tất cả đều nhấn mạnh tăng cƣờng tình đoàn kết chiến đấu Lào –
Việt.
Trong một số chuyên khảo về lịch sử, quan hệ Lào – Việt cũng
đƣợc nhắc đến để làm rõ tiến trình chung của lịch sử, nhƣng chƣa phải
là trọng tâm của cuốn sách nhƣ “Lịch sử Lào” của Mahả Xila
Viravông (Nxb. Bộ Giáo dục Viêng Chăn, 1957). Công trình này đƣợc
dịch sang tiếng Việt, đã trình bày tiến trình lịch sử của Lào từ thƣợng
cổ đến thế kỷ XIX, trong đó có đề cập đến quan hệ Việt – Lào thế kỷ
XVI nhƣng dung lƣợng còn ít, cũng là một trong những tƣ liệu quý
phản ánh lịch sử khá trung thực.
Thời gian gần đây có rất nhiều những công trình, luận án, luận
văn nghiên cứu về quan hệ Lào – Việt trên nhiều khía cạnh nhƣ lịch
sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục Có thể điểm một số công
trình sau: Luận án “Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cuộc kháng chiến
của nhân dân Lào 1945-1954” của Xỉng thoong Xinghapănnha
(1991), luận văn “Quan hệ hợp tác kinh tế Lào – Việt Nam giai đoạn
từ năm 2000 đến 2010” của tác giả Thatsanaphone Koulavongsa, luận
văn “Quan hệ hợp tác Lào – Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa – giáo
dục từ 1975 đến 2010” của tác giả Xayasane Bounsavang, luận văn
“Quan hệ đặc biệt Lào – Việt trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng từ
sau Chiến tranh Lạnh đến nay” của tác giả Soulixay Phichit.
Ngoài ra, có thể kể tới một số luận văn khác nhƣ “Vấn đề biên
giới lãnh thổ trong quan hệ Lào – Việt” của Silivanh Sonephomma;
3
“Vấn đề đầu tư trực tiếp trong quan hệ Lào – Việt từ năm 2001 đến
nay” của Chanthavilay Sengmany; “Ảnh hưởng của cộng đồng người
Việt tại Lào tới quan hệ Lào – Việt” của Sommaly Vongkhamsao
2.2. Nhóm công trình của các tác giả Việt Nam
Quan hệ Lào-Việt đã có từ lâu đời, đƣợc ghi chép ở một số văn
bản gốc do các nhà lịch sử ghi chép. Ví dụ nhƣ các bộ sử: Đại Việt sử
ký toàn thƣ, Đại Nam chính biên liệt chuyện, Đại Nam thực lục, Phủ
biên tạp lục, Đị Việt địa dƣ toàn biên Tuy những nguồn tƣ liệu này
không đƣợc nhiều nhƣng là những tƣ liệu quý giá giúp cho các nhà
nghiên cứu đi sau có căn cứ khoa học để dựng lại quá trình lịch sử
quan hệ giữa hai nƣớc.
Trong bài viết “Quan hệ Việt Nam – Lào trong thời cổ trung đại”
(Tìm hiểu lịch sử - văn hóa nƣớc Lào, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1978), tác giả Nguyễn Hào Hùng đã khắc họa có hệ thống quá trình
lịch sử quan hệ giữa hai nƣớc. Hay cuốn sách “Lược sử ngoại giao
Việt Nam các thời trước” (Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003)
tác giả Nguyễn Lƣơng Bích đã giới thiệu về hoạt động ngoại giao của
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có quan hệ Lào – Việt. Tuy
nhiên, phần ngoại giao thời hiện đại chƣa đƣợc tác giả bàn đến, hơn
nữa quan hệ Lào – Việt dƣới thời phong kiến mới chỉ đƣợc nhắc qua
và đặt trong bối cảnh khu vực.
Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam” (Nxb. Công an Nhân dân,
2004), tác giả Lƣu Văn Lợi đã phác họa ngoại giao truyền thống của
Việt Nam từ năm 1945-1995, trong đó có đề cập tới mối quan hệ Lào
– Việt trong tiến trình chung của quan hệ ngoại giao.
Trong các văn kiện Đại hội đảng, quan hệ hai nƣớc đƣợc đề cập
tới nhƣ một vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của hai
Đảng, hai nhà nƣớc nhƣ tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập (Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, từ 1995-1996), các bài phát biển của lãnh đạo hai
nƣớc, hai đảng. Tất các đều có chung nhận định là: Lào và Việt là hai
nƣớc anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc là rất mật thiết.
Đến thời kỳ cận-hiện đại, quan hệ này đƣợc đề cập đến nhƣ một
liên minh chiến đấu của 3 nƣớc Đông Dƣơng chống thực dân Pháp
xâm lƣợc, đế quốc Mỹ. Trong đó phải kể tới các tác phẩm: “Liên minh
4
đoàn kết chiến đấu Việt Nam-Lào-Campuchia” (Hoàng Văn Thái,
Nxb. Sự thật, 1983), “Về lịch sử, văn hóa ba nước Đông Dương”
(Phạm Nguyên Long, Đặng Bích Hà (Chủ biên). Viện Đông Nam Á
xuất bản, Hà Nội, 1983), “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp thắng lợi và bài học” , “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước thắng lợi và bài học”
Trong “Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam-Lào-
Campuchia”, tác giả Hoàng Văn Thái cho rằng liên minh ba nƣớc Việt
Nam - Lào - Campuchia là một tất yếu khách quan, là quy luật tồn tại,
phát triển của ba dân tộc và củng cố, tăng cƣờng liên minh là nhân tố
bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của ba nƣớc trong công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong “Về lịch sử, văn hóa ba nước Đông Dương”, nhóm tác giả
đã nhấn mạnh liên minh chiến đấu lâu dài của nhân dân ba nƣớc dƣới
sự chỉ đạo của chính đảng cộng sản đã trở thành nội dung chủ đạo của
lịch sử hiện đại Việt Nam – Lào – Campuchia.
Trong hai công trình tổng kết cuộc chiến tranh chống Pháp và
chống Mỹ, các tác giả đã khẳng định quá trình đoàn kết liên minh giữa
ba nƣớc Đông Dƣơng luôn kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi
ích liên minh, đã đem lại sự thành công cho cả ba nƣớc.
Quan hệ Lào – Việt cũng đƣợc nghiên cứu trong một số công
trình khác nhƣ: “Lịch sử nước Lào” (Phan Gia Bền, Đặng Bích Hà
chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978); “Lịch sử Lào” (Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á ấn hành, Nxb. Khoa học xã hội, 1997); Cả
hai công trình này đã dựng lại một cách khái quát về lịch sử Lào từ cổ
dại đến năm 1975. Bên cạnh đó còn đƣa ra một số tƣ liệu về lịch sử
quan hệ Lào – Việt từ cổ đại đến năm 1954.
Thời gian gần đây có các công trình nhƣ “Tam giác phát triển
Việt Nam – Lào – Campuchia từ lý thuyết đến thực tiễn” (Nguyễn Duy
Dũng chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, 2010); “Lịch sử quan hệ đặc
biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930-2007” của Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2012 Trong đó đáng chú ý là công trình do Nguyễn Duy
Dũng chủ biên. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, công trình đã đi
sâu bàn luận nhiều vấn đề lý luận về phát triển và quản lý phát triển,
5
kinh nghiệm của các nƣớc về xây dựng các tam giác phát triển Đặc
biệt bƣớc đầu phân tích và làm rõ thực trạng phát triển và quản lý phát
triển của Tam giác phát triển giữa ba nƣớc cũng nhƣ đi sâu vào một số
nội dung cụ thể nhƣ dân số, lao động, việc làm, quản lý cửa khấu. Với
cách tiếp cận mới và đa dạng từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, môi
trƣờng đã góp phần luận giải sâu sắc hơn nhiều nội dung liên quan
đến phát triển bền vững vùng Tam giác phát triển giữa ba nƣớc Việt
Nam – Lào – Campuchia.
Mối quan hệ giữa hai nƣớc còn đƣợc đề cập tới ở một số cuộc hội
thảo trong và ngoài nƣớc nhƣ: Hội thảo khoa học Liên minh ba nƣớc
Đông Dƣơng trong chiến đấu và xây dựng , Quan hệ Việt – Lào, Lào –
Việt , Tình đoàn kết đặc biệt Việt – Lào, 40 năm quan hệ Việt Nam –
Lào: Nhìn lại và triển vọng, Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến
đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Lào , Phát triển kinh tế
xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2100-2020 Từ các cuộc hội thảo
này có rất nhiều bài viết của các nhà khoa học, chính trị, giảng dạy đã
đƣợc tập hợp lại, nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế,
ngoại giao, lịch sử, an ninh-quân sự
Tại Việt Nam còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về mối
quan hệ này trong các giai đoạn khác nhau: luận án “Quan hệ Việt
Nam – Lào – Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-
1954)” của tác giả Đỗ Đình Hãng, luận án “Quan hệ Việt Nam - Lào
trong giai đoạn 1954-1975” của tác giả Lê Đình Chỉnh, luận án
“Quan hệ Việt Nam - Lào từ 1975 đến 2005” của tác giả Nguyễn Thị
Phƣơng Nam. Ngoài ra, còn có một số luận văn, bài viết về quan hệ
Lào – Việt theo các vấn đề hay ở từng lĩnh vực đƣợc nghiên cứu và
đăng tải trên các báo và tạp chí nhƣ: “Quan hệ đặc biệt Việt Nam –
Lào” của Phạm Đức Thành, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3-
2004; “Những nhân tố thuận lợi và khó khăn trong quan hệ đặc biệt
Việt Nam – Lào hiện nay” của Nguyễn Hào Hùng, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 3-2004; “Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào
trên lĩnh vực chính trị - an ninh và kinh tế thời kỳ 1991-2002” của
Nguyễn Hoàng Giáp, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4-2001;
2.3. Nhóm công trình của các tác giả người nước ngoài
6
Trƣớc đây, quan hệ Lào – Việt chƣa giành đƣợc sự chú ý của các
học giả nƣớc ngoài. Sau Thế chiến II, Đông Dƣơng nổi lên nhƣ một
điểm nóng của tình hình khu vực và thế giới trong kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ; vấn đề Campuchia do đó, quan hệ Lào – Việt bắt
đầu đƣợc giới nghiên cứu quan tâm và có một số công trình sau:
Có một số công trình viết về cuộc chiến tranh ở Đông Dƣơng nhƣ
“Lào: Chiến tranh và cách mạng” (Laos: War and Revolution) hay
“Người Đông Dương sẽ chiến thắng” (Indochinese the people will
win). Những công trình này chủ yếu nói lên thái độ của những ngƣời
nƣớc ngoài đối với cuộc chiến tranh ở Lào hay Đông Dƣơng, nhƣng
qua đó cũng đã nêu đƣợc mối quan hệ mật thiết của các nƣớc trong
khu vực Đông Dƣơng. Quan điểm này cũng khá thống nhất với quan
điểm của các nhà khoa học Lào và Việt Nam.
Trong công trình “Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt
Nam”, tác giả Uyn phrết Bớc sét đã trình bày chủ yếu về cuộc sống
của ngƣời dân Campuchia trong thời kỳ pôn pốt – Iêng Xary cũng nhƣ
mối quan hệ giữa Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam. Thông qua
đó thì mối quan hệ Lào – Việt Nam – Campuchia cũng đƣợc tác giả ít
nhiều đề cập đến.
Cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.H. Hall đã mô tả lịch sử
hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ thời tiền sử
đến những năm 1950, trong đó tác giả ít nhiều đã đề cập đến mối liên
quan giữa hai nƣớc Lào – Việt.
“Lịch sử Đông Nam Á hiện đại” của Clive J.Christie đã khái quát
tình hình các nƣớc trong khu vực sau khi lật đổ ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.
Hay một số tác phẩm nhƣ “Bắc Việt Nam và Pathét Lào. Đồng
minh trong cuộc chiến cho Lào”; “Lực lượng cách mạng mới: Phong
trào cộng sản ở Lào 1930-1985”; “Lào: phía sau cuộc cách mạng”
Các công trình này đềy cho rằng quan hệ Lào – Việt Nam là quan hệ
đối tác trong đấu tranh và là những ngƣời giành đƣợc chính quyền
theo đƣờng lối cộng sản.
7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Luận án hƣớng tới việc làm rõ những nhân tố chi phối
quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2011, từ đó đề
ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam
trong thời gian tới.
Nhiệm vụ: Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính nhƣ
sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ những cơ sở hình thành mối quan hệ
đặc biệt và tình hình Lào – Việt Nam kể từ khi Đảng cộng sản Đông
Dƣơng ra đời dẫn dắt cách mạng ba nƣớc Đông Dƣơng, đặc biệt là
trong giai đoạn 1945 đến trƣớc 1986 để làm nổi bật nền tảng vững
chắc của truyền thống quan hệ đặc biệt gắn bó mật thiết giữa hai nƣớc
trong thời kỳ chiến tranh chống kẻ thù chung giải phóng dân tộc cũng
nhƣ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, là phần trọng tâm của Luận án, đi sâu vào nghiên cứu
những nhân tố chi phối mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới, lấy mốc từ Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào và Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, nhằm giải
quyết một vấn đề sau: từ khi cả hai Đảng đã tiến hành chính sách đổi
mới toàn diện mà trƣớc hết là về kinh tế, đổi mới tƣ duy về quan hệ
đối ngoại thì mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam có nền tảng từ lâu
đời, nằm ở vị trí nào trong chính sách đối ngoại của hai nƣớc.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích những nội dung trên luận án sẽ đƣa
ra những dự báo về triển vọng cũng nhƣ một số biện pháp nhằm củng
cố, tăng cƣờng mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam và phƣơng
hƣớng phát triển quan hệ đặc biệt giữa hai nƣớc đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nhân tố chi phối quan
hệ đặc biệt giữa Lào và Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: luận án đánh giá những nhân tố chi phối
quan hệ đặc biệt Lào – Việt trong khoảng thời gian 25 năm đổi mới (từ
năm 1986 đến năm 2011). Mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt hình thành
trong quá trình đấu tranh giành độc lập, do đó tác giả buộc phải đặt
8
mối quan hệ trong 25 năm đổi mới trong không gian rộng lớn hơn để
có thể thấy tính kế thừa của mối quan hệ này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sẽ đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh. Đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của hai Đảng, hai Nhà
nƣớc đối với nhau đƣợc sử dụng nhƣ nguồn tài liệu cơ sở, nền tảng
trong quá trình phân tích, đánh giá trong luận án.
Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử
dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu nhƣ: phƣơng pháp lịch
sử, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp thống kê và so
sánh. Ngoài ra luận án còn sử dụng các phƣơng pháp liên ngành và đa
ngành, phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phƣơng pháp dự báo
và phỏng vấn v.v.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án góp phần làm rõ những nhân tố chi phối quan hệ đặc
biệt Lào – Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2011.
- Thông qua luận án, tác giả hy vọng sẽ góp phần cung cấp cho
các nhà làm chính sách của hai nƣớc Việt Nam và Lào những gợi ý
nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ đặc biệt Lào – Việt trong
bối cảnh đổi mới của hai nƣớc, trƣớc hết trong lĩnh vực đối ngoại.
- Tác giả cũng mong muốn, luận án sẽ đóng góp thêm vào kho tƣ
liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy, trƣớc hết đối với
các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo của Lào về mối quan hệ Lào –
Việt. Trên cơ sở đó, tác giả muốn đóng góp thêm những kiến thức
nhằm phục nâng cao hiểu biết cho nhân dân Lào về mối quan hệ song
phƣơng này, từ đó góp phần củng cố nhận thức trong xã hội Lào về
tính cần thiết phải tiếp tục duy trì và củng cố tình hữu nghị giữa hai
nƣớc Lào và Việt Nam.
- Luận án cũng sẽ đóng góp thêm những cơ sở lý luận cho công
cuộc đổi mới mối quan hệ Lào – Việt trong bối cảnh hai nƣớc đang
tăng cƣờng hội nhập quốc tế và khu vực.
9
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chƣơng chính
nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT LÀO –
VIỆT NAM
Trong chƣơng này, luận án tập trung giới thiệu về sự hình thành
và phát triển quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam, qua đó nêu rõ những
đặc điểm cơ bản của quan hệ hữu nghị đặc biệt này trong suốt quá
trình đấu tranh giành độc lập cũng nhƣ xây dựng và phát triển của hai
nƣớc trƣớc khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới.
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NHÂN TỐ CHÍNH CHI PHỐI QUAN
HỆ ĐẶC BIỆT LÀO – VIỆT NAM TỪ SAU 1986
Nhiệm vụ chính của chƣơng này là tập trung phân tích, đánh giá
những nhân tố chi phối mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt trong 25 năm
đổi mới, cụ thể gồm những nhân tố nhƣ: lịch sử, lợi ích quốc gia cũng
nhƣ nhân tố khu vực.
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẶC
BIỆT LÀO – VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG THAY ĐỔI CỦA CÁC
NHÂN TỐ CHI PHỐI
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng nhƣ thách thức đang
đặt ra đối với mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt, nội dung của chƣơng 3
sẽ đề cập đến khả năng thay đổi của các nhân tố chi phối quan hệ đặc
biệt Lào – Việt Nam sau thời điểm nghiên cứu, trên cơ sở đó luận án
sẽ đƣa ra một số khả năng phát triển của mối quan hệ song phƣơng
này, đồng thời cũng đƣa ra một số khuyến nghị chính sách cho các nhà
làm chính sách của Lào nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả mối quan
hệ hợp tác với Việt Nam.
10
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT LÀO-VIỆT NAM
1.1. Sự hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam
1.1.1. Khái niệm quan hệ “đặc biệt” Lào-Việt Nam
Thuật ngữ “quan hệ đặc biệt” đƣợc sử dụng rộng rãi và thƣờng
xuyên nhất có lẽ chỉ trong quan hệ Lào – Việt. Tiền thân của thuật ngữ
này đƣợc biết đến với tên thông dụng là “Quan hệ hữu nghị Việt-Lào”,
với hàm ý chỉ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam và Lào. Mối
quan hệ đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào cũng
nhƣ Nhà nƣớc 2 quốc gia coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò nhƣ
đồng minh chiến lƣợc của nhau nhƣng không có bất cứ bản cam kết
đồng minh nào.
Quan hệ đặc biệt Lào – Việt vừa có thể coi là mô hình quan hệ
liên minh (nhƣng không có văn bản pháp lý”), vừa có thể coi là mô
hình đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện (vì tầm quan trọng của nó đối
với hai nƣớc). Trên hết, đây vẫn là một mô hình hết sức đặc thù chỉ có
trong quan hệ Lào – Việt, xét trên cả phƣơng diện nội dung hợp tác, độ
tin cậy lẫn nhau, và đặc biệt nó luôn đƣợc nhân dân và lãnh đạo hai
nƣớc nuôi dƣỡng từ thế hệ này đến thế hệ khác.
1.1.2. Sự hình thành và vận động của quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam
1.1.2.1. Quá trình hình thành những nền tảng của quan hệ đặc biệt
Lào - Việt
Ngay từ thời phong kiến, mối quan hệ bang giao giữa Lào và Việt
Nam đƣợc hình thành; điều này đƣợc thể hiện qua thƣ tịch cổ Việt
Nam nhƣ các tên: Ai Lao, Lão Qua, Nam Chƣởng, Bồn Man, Thuỷ
Xá, Hoả Xá để gọi các cƣ dân láng giềng phía Tây của Đại Việt. Từ đó
về sau, các vƣơng triều phong kiến ở Việt Nam và Lào luôn gìn giữ và
vun đắp mối quan hệ láng giềng thân thiện.
Cuối thập niên 20 thế kỷ XX, do kết quả trực tiếp của quá trình
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc, cùng với sự phát triển của phong trào công nhân và
phong trào yêu nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc thành lập (ngày
3-2-1930), mở đầu những trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Lào-
11
Việt Nam. Tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc đổi tên
thành Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Đây là sự kiện lịch sử mở ra
tƣơng lai mới cho 3 nƣớc Đông Dƣơng, tạo cơ sở quan trọng để liên
minh đoàn kết chiến đấu vƣợt qua giai đoạn từ tự phát lên tự giác. Mối
quan hệ Lào-Việt Nam thời kỳ này đƣợc xây dựng trên cơ sở mới,
khác hẳn về chất so với giai đoạn trƣớc. Đó là lập trƣờng chủ nghĩa
Mác-Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa yêu nƣớc chân
chính. Nhƣ vậy, có thể nói cơ sở nền tảng của mối quan hệ đặc biệt
Lào-Việt từ thời điểm này đã bắt đầu hình thành.
1.1.2.2. Sự hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam
trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc (1945-1975)
- Hình thành Quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Sau khi giành đƣợc chính quyền, nhân dân hai nƣớc Việt Nam và
Lào đều mong muốn đƣợc sống trong hòa bình, tiếp tục hợp tác, cùng
nhau bảo vệ nền độc lập và xây dựng lại đất nƣớc. Chính phủ hai nƣớc
đã ký kết Hiệp ƣớc tƣơng trợ Lào - Việt (16-10-1945) và Hiệp định về
tổ chức liên quân Lào - Việt (30-10-1945). Đây cũng có thể coi là thời
mốc ra đời của mối quan hệ hợp tác đặc biệt Lào – Việt, một mô hình
quan hệ đặc biệt đã ra đời trong bối cảnh hai nƣớc cùng chung những
mục tiêu bảo về độc lập dân tộc và xây dựng đất nƣớc tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
- Sự phát triển của quan hệ đặc biệt Lào-Việt trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1954-1975)
Với sự giúp đỡ của toàn diện của Việt Nam, từ ngày 22-3 đến
ngày 6-4-1955, Hội nghị thành lập Đảng Nhân dân Lào đã đƣợc tổ
chức tại xã Sơn Thủy, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam).
Việc Đảng Nhân dân Lào ra đời đã tạo cơ sở vững chắc để tăng cƣờng
sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Lào, đồng thời là nhân tố
trọng yếu, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quan hệ đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau giữa cách mạng hai nƣớc.
1.1.2.3. Tiến trình vận động của quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam trong
giai đoạn bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc (từ 1976 đến nay)
- Quan hệ Lào-Việt Nam giai đoạn 1976-1986
12
Đây là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào đã
trở thành Đảng cầm quyền ở mỗi nƣớc, dẫn tới sự thay đổi về chất
trong nội dung, phƣơng thức và các nguyên tắc quan hệ giữa hai quốc
gia, nâng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nƣớc
lên tầm cao mới.
- Quan hệ Lào-Việt Nam giai đoạn 1986-2011
Từ giữa thập niên 1980, tình hình quốc tế và khu vực có những
biến đổi mạnh mẽ chƣa từng thấy, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa
tiếp tục tác động sâu sắc đến mọi quốc gia. Để hội nhập với khu vực
và quốc tế, Việt Nam và Lào đứng trƣớc yêu cầu tất yếu phải tiến hành
đổi mới, nhằm hoàn thiện chế độ xã hội của mình và từng bƣớc quá độ
tiến lên CNXH.
1.2. Đặc điểm quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam
Quan hệ đặc biệt Lào Việt Nam có những đặc điểm sau đây:
- Quan hệ truyền thống thân thiết của nhân dân hai nƣớc Việt
Nam - Lào đƣợc chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh chỉ
hƣớng, soi đƣờng đi tới độc lập, tự do, đã biến thành quan hệ đặc biệt
với sức mạnh vĩ đại, đƣa tới nhiều thắng lợi lịch sử của Việt Nam và
Lào trong đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ và tiến hành thành công sự nghiệp đổi mới, đƣa hai
nƣớc cùng phát triển theo định hƣớng XHCN.
- Quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây
dựng nền móng và chính Ngƣời cùng đồng chí Cayxỏn Phômvihản,
đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nƣớc
dày công vun đắp; đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Xây dựng, bảo vệ và phát huy quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam là
sự nghiệp của nhân dân Việt Nam và Lào.
- Quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam mang tính xuyên suốt, toàn
diện và bền vững. Trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài của hai dân tộc,
quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam là nhân tố xuyên suốt các chặng đƣờng
và bƣớc trƣớc chuẩn bị cho bƣớc sau nối tiếp phát triển.
13
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ NH N TỐ CH NH CHI PHỐI QU N HỆ
ĐẶC IỆT ÀO -VIỆT N M TỪ S U NĂM 1986
2.1. Nhân tố ịch - địa lý
2.1.1. Về mặt địa lý, lịch sử văn hóa - tộc người
Đƣờng biên giới tự nhiên Việt-Lào với dãy Trƣờng Sơn phân
chia hai nƣớc dài 2.067 km. Việt Nam có 10 tỉnh giáp với đất nƣớc
Lào (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Thừa thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum). Lào có 10/16
tỉnh giáp giới với Việt Nam. Chính địa lý gần gũi nhƣ vậy nên từ xa
xƣa trong lịch sử hai dân tộc đã có sự gắn bó thân thiết với nhau lâu
dài. Trong lịch sử ngƣời Việt Nam di cƣ sang sinh sống, làm ăn trên
đất Lào, hình thành nên cộng đồng ngƣời Việt đông đúc ở một số địa
phƣơng của Lào (ƣớc tính trƣớc năm 1945 có khoảng 10.000 ngƣời
Việt).
Trong quá trình phát triển của lịch sử, Lào và Việt Nam có tiếng
nói, văn tự không giống nhau, mô phỏng và xây đắp nên các nền văn
hóa, cũng nhƣ mô thức tổ chức chính trị-xã hội khác nhau: Lào chịu
tác động nhiều của văn hóa Phật giáo và Balamôn giáo Ấn Độ, trong
khi Việt Nam chịu ảnh hƣởng nhiều của văn hóa Khổng giáo Trung
Hoa. Đứng trên bình diện so sánh loại hình, ngƣời ta dễ dàng nhìn ra
những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa văn hóa Lào với văn hóa Việt
Nam. Tuy nhiên, về bản chất các nền văn hóa truyền thống của hai
nƣớc mang nhiều nét tƣơng đồng hơn, thích đề cao các giá trị cộng
đồng, tôn trọng luật tục và kính trọng ngƣời già Những tiền đề này
là nền tảng tự nhiên cho việc đúc kết, giữ gìn, củng cố và phát triển
các nhân tố lịch sử, góp phần xây dựng nên tình đoàn kết hữu nghị đặc
biệt Việt-Lào trên góc độ lịch sử.
2.1.2. Về quan hệ giữa các vương triều phong kiến
Từ chiều sâu của lịch sử, các vƣơng triều phong kiến ở Việt Nam
và Lào có mối quan hệ thân thiện. Hai nƣớc đã thƣờng xuyên giúp
nhau trong các cuộc kháng chiến của các triều đại phong kiến. Ngoài
quan hệ hôn nhân giữa các tầng lớp Vua Chúa và các thủ lĩnh địa
phƣơng hai nƣớc với nhau, quan hệ bang giao giữa các Nhà nƣớc
14
phong kiến Lào và Việt Nam trong mọi hoàn cảnh cũng luôn đƣợc duy
trì và đặt ở vị trí ƣu tiên. Nhiều quí tộc Việt Nam đã sang Lào để lánh
nạn khi đất nƣớc, hay triều đình bị lâm nguy.
2.1.3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, sau này là
Đảng Lao động Việt Nam, Liên minh mặt trận Đông Dƣơng và Đảng
Nhân dân Lào, nhân dân hai nƣớc Lào và Việt Nam đã phối hợp và
giúp đỡ lẫn nhau trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ. Đây không chỉ là những minh chứng lịch sử đầy thuyết
phục của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nƣớc mà còn trở thành cơ sở
nền tảng, là nhân tố chi phối chủ đạo đến mối quan hệ đoàn kết gắn bó
keo sơn, thủy chung son sắt giữa hai nƣớc trong giai đoạn tiến hành
Đổi mới xây dựng và bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia của cả Lào và
Việt Nam.
2.1.4. Vai trò lãnh tụ trong việc xây dựng và củng cố quan hệ Lào-Việt
Ngoài những nội dung trên, một nhân tố mang tính lịch sử khác
đã góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng và củng cố mối quan hệ đặc
biệt Việt-Lào đó là vai trò của các lãnh tụ Việt Nam và Lào. Các nhà
lãnh đạo luôn quan tâm đến việc tăng cƣờng, củng cố và làm sâu sắc
hơn sự hiệp đồng chiến đấu giữa hai dân tộc; trƣớc hết nổi bật lên là
vai trò của Chủ tịch Hồ chí Minh và Hoàng thân Xuphanuvông.
2.2. Nhân tố ợi ch uốc gia
2.2.1. Hệ tư tưởng và mục tiêu quốc gia thời kỳ đổi mới
Quan hệ đặc biệt hai nƣớc Lào – Việt Nam trong nhiều năm qua
đƣợc xây dựng trên nền tảng cùng ý thức hệ, cùng một chiến trƣờng,
cùng chung lý tƣởng cách mạng, luôn đồng cam chịu khổ, dành cho
nhau sự giúp đỡ chí tình bằng cả xƣơng máu để bảo vệ độc lập dân
tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nƣớc. Ngày nay, Lào và
Việt Nam là hai nƣớc có mục đích, lý tƣởng cao cả xây dựng đất nƣớc
theo đƣờng lối xã hội chủ nghĩa; có chế độ chính trị và nhà nƣớc giống
nhau, đang thực hiện sự nghiệp đổi mới và phát triển cơ sở kinh tế thị
trƣờng theo hƣớng xã hội chủ nghĩa. Mục đích trƣớc mắt là chuyển
sang công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam và Lào trong 10
15
năm tới và đƣa nƣớc Lào thoát khỏi từ nƣớc kém phát triển trong
những năm 2020.
2.2.2. Lợi ích an ninh và phát triển kinh tế
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, hai nƣớc
càng tiếp tục tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh,
bảo vệ an ninh biên giới. Cơ sở hợp tác an ninh giữa hai nƣớc là quan
điểm an ninh tƣơng hỗ. Sự ổn định an ninh của Lào là điều kiện quan
trọng đảm bảo an ninh của Việt Nam và ngƣợc lại. Do vậy, việc tăng
cƣờng hợp tác an ninh – quốc phòng giữa hai nƣớc luôn là vấn đề sống
còn của cả hai quốc gia Lào và Việt Nam.
Lợi ích kinh tế cũng là một điểm quan trọng đƣợc nhấn mạnh
trong quan hệ Lào-Việt. Việc hợp tác trƣớc đây thƣờng manh mún,
nhỏ lẻ theo dự án, theo yêu cầu đột xuất của nhau, nay đã chuyển hẳn
sang hình thức hợp tác theo kế hoạch ngắn và dài hạn, theo nguyên tắc
lấy hợp tác kinh tế làm nền tảng cơ bản để tăng cƣờng hơn nữa về
chính trị, quốc phòng – an ninh và trên cơ sở của nền kinh tế thị
trƣờng. Có nhƣ vậy, quan hệ Lào – Việt mới đảm bảo đƣợc nguyên tắc
hợp tác lâu dài, cùng có lợi, hợp tác để phát triển hội nhập với cộng
đồng thế giới tiến bộ.
2.3. Nhân tố uốc tế và hu vực
2.3.1. ối cảnh quốc tế và hu vực
Bối cảnh quốc tế và khu vực trong giai đoạn từ sau khi Chiến
tranh lạnh kết thúc đến nay đã trở thành nhân tố khách quan quan
trọng, có tác động mạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nhung_nhan_to_chi_phoi_quan_he_dac_biet_lao_viet_nam.pdf