Luận án Những di tích khảo cổ học Cự thạch ở Đồng Nai trong khung cảnh Việt Nam và châu Á

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Phạm Đức Mạnh và PGS.TS Nguyễn Giang Hải. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2016 NCS. Nguyễn Hồng Ân 2 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ...................................................................................................... 1

pdf147 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Những di tích khảo cổ học Cự thạch ở Đồng Nai trong khung cảnh Việt Nam và châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5 Chƣơng một: TỔNG QUAN TƢ LIỆU ............................................................. 14 1. 1. Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái ................................................... 14 1. 2. Tình hình phát hiện nghiên cứu về Cự thạch Hàng Gòn ........................... 21 1. 3. Các di tích văn hóa sơ sử trên vùng đất đỏ bazan Đồng Nai ..................... 33 1. 4. Tiểu kết chƣơng một .................................................................................. 48 Chƣơng hai: CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CỰ THẠCH Ở ĐỒNG NAI .... 51 2. 1. Di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn I (7A) ...................................................... 51 2. 2. Di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II (7B) ........................... 55 2. 3. Đ c trƣng di tích ......................................................................................... 58 2. 4. Di vật khảo cổ học ...................................................................................... 66 2. 5. Niên đại và chủ nhân di tích ....................................................................... 83 2. 6. Tiểu kết chƣơng hai .................................................................................... 88 Chƣơng ba: QUẦN THỂ DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CỰ THẠCH ĐỒNG NAI TRONG KHUNG CẢNH VIỆT NAM VÀ CHÂU Á ....................................... 91 3. 1. Quần thể Di tích KCH Cự thạch Hàng Gòn trong bình diện văn hóa Cự thạch Việt Nam .................................................................................... 91 3. 2. Mối quan hệ với các trung tâm văn hóa Cự thạch miền Đông Bắc Á ....... 99 3. 3. Với các trung tâm văn hóa Cự thạch miền Tây Nam Á (Ấn Độ) .............. 105 3. 4. Với các trung tâm văn hóa Cự thạch miền Đông Nam Á .......................... 112 3. 5. Quần thể di tích khảo cổ học Cự thạch Hàng Gòn - trung tâm văn hóa tinh thần Đồng Nai thời kỳ tiền nhà nƣớc ................................................. 124 3. 6. Tiểu kết chƣơng ba ..................................................................................... 129 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 132 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................................. 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 137 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 148 3 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT AD - Anno Domini (Sau Công nguyên) BC - Before Christ (Trƣớc Công nguyên) BP - Before Present (Cách ngày nay, năm 1950) Cm - Centimét ĐHKHXH&NV - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn GS - Giáo sƣ KCH - Khảo cổ học KHXH - Khoa học xã hội Km - Kilômét LA - Luận án NPHM - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm Nxb. - Nhà xuất bản PGS - Phó giáo sƣ ThS - Thạc sĩ TP. - Thành phố Tr. - Trang TS - Tiến sĩ TT - Thứ tự VHTT - Văn hoá Thông tin 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 1.1. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở Hàng Gòn và các di tích Sơ sử vùng đất đỏ bazan 2.1. Thống kê hầm Cự thạch và trụ đá cùng mảnh vỡ 2.2. Thống kê phế liệu đá ở Hàng Gòn (2006-2007, 2010) 2.3. Thống kê phế liệu đá theo kích thƣớc - Hàng Gòn II (7B) 2.4. Thống kê phế liệu đá theo ô khai quật - Hàng Gòn II (7B) 2.5. Thống kê tổng thể hiện vật Hàng Gòn 1996-2010 2.6. Chất liệu nham thạch ở Hàng Gòn qua giám định thạch học dƣới kính hiển vi phân cực 2.7. Kết quả phân tích hoá học - quang phổ đồ gốm di tích Hàng Gòn 2.8. Kết quả phân tích rơn-ghen nhiễu xạ gốm cổ Long Khánh - Cẩm Mỹ (Đồng Nai) năm 2010 2.9. Phân tích thành phần hóa học di vật đồng ở Hàng Gòn II (7B) và ở Đông Nam bộ bằng các phƣơng pháp hóa học và quang phổ (định lƣợng và bán định lƣợng) 2.10. Niên đại các di tích khảo cổ học thời Sơ sử vùng đất đỏ bazan Xuân Lộc - Long Khánh (Đồng Nai): Xác định bằng các phƣơng pháp carbone 14 - ams và nhiệt phát quang (thermoluminescence) 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1. 1. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh ở Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc nói chung, tạo áp lực rất lớn, gây ảnh hƣởng đến sự tồn vong của nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có các di sản văn hóa Cự thạch. Cùng với công cuộc đổi mới đất nƣớc bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng lớn về văn hóa, trong đó Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá XI) về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc” đã đề cao vấn đề nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Vì vậy, yêu cầu khảo sát, giám định, nghiên cứu, bảo tồn hệ thống các quần thể di sản Cự thạch trong tình hình hiện nay là đ c biệt cấp thiết, không ch đối với những công trình đã xuất lộ dƣới ánh sáng khoa học đến hôm nay, mà càng đ c biệt đối với các di tích đang nằm trong quy hoạch xây dựng đô thị mới, những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dự trữ sinh thái và những thành phố mới, những dự án tầm cỡ quốc gia ở các đập thủy điện lớn, những mỏ khai thác đá lớn và cào đất không gian sinh thái của đá lớn cho bao công trình làm đƣờng và xây dựng cầu cống ở khắp mọi miền đất nƣớc. Những công trình đá lớn đang báo động vì nguy cơ xóa sổ giống các di sản ở Sa Pa, Lạn Kha, Côn Sơn, V Xá... cần có ngay quy hoạch để bảo tồn vĩnh cửu cho tƣơng lai, cần có riêng sổ đỏ để bảo vệ bằng mọi giá giá trị di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, giao lƣu văn hóa quốc tế. 1. 2. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về mộ Cự thạch Hàng Gòn đƣợc công bố trên tạp chí KCH; kỷ yếu Hội nghị N ng p t i n m i v H và các tạp chí khác... Những công trình này mới ch là những bài nghiên cứu lẻ, những báo cáo khai quật từng đợt hay báo cáo từng khía cạnh riêng, ít nhiều đề cập đến các di tích Cự thạch và chƣa có một công trình chuyên khảo một cách hệ thống, giải quyết các vấn đề đƣợc đ t ra từ thực tiễn nghiên cứu. Nghiên cứu sinh đã tập hợp, hệ thống, nghiên cứu và đánh giá giá trị lịch sử văn hóa của các loại di tích Cự 6 thạch Việt Nam, đ c biệt là di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn I (7A) và di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II (7B). Các di tích Cự thạch Hàng Gòn đƣợc chú ý giới thiệu rõ về vị trí, địa tầng, cấu tạo (quy mô hầm mộ, tấm đan, hình dáng, cột kiến trúc) tập trung giới thiệu các hiện vật khảo cổ ở Hàng Gòn qua các đợt điền dã, khai quật từ năm 1996-2010. LA là công trình đầu tiên tập hợp và hệ thống tƣơng đối toàn diện về các di tích Cự thạch ở Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung. 1. 3. Tác giả LA đã trực tiếp điều tra, phát hiện, khai quật di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II; đƣợc tham gia cùng các nhà khảo cổ trên các công trƣờng khai quật một số di tích thời kim khí khác ở Đồng Nai. Trong hoạt động điền dã, tác giả nhận ra rằng, việc nghiên cứu các di tích Cự thạch nói riêng và các di tích KCH thời Sơ sử nói chung là góp phần nghiên cứu các thành tựu hoạt động lao động sáng tạo của cƣ dân cổ; về vấn đề phân công lao động; con đƣờng giao lƣu tiếp biến văn hóa và đ c biệt là quá trình tạo dựng những yếu tố cho sự hình thành nhà nƣớc sơ khai trên chính mảnh đất này. Đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh chính là để đáp ứng yêu cầu thời sự cấp thiết này, góp phần quan trọng vào việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách về xử lý, bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa Cự thạch hiếm có của đất nƣớc, phục vụ chính cho việc quy hoạch xây dựng các khu dự trữ nghiên cứu khoa học, xã hội và nhân văn, các khu tham quan du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa của đất nƣớc nói chung và Đồng Nai nói riêng; đồng thời góp phần đào tạo sinh viên, học viên cao học nhiều chuyên ngành (Nhân học, Sử học, Văn hóa học, Đông Phƣơng học, Việt Nam học) của Nam Bộ và Việt Nam trong tƣơng lai. Trên đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của KCH Việt Nam nói chung và đ c biệt là KCH tại Đồng Nai, góp phần nghiên cứu làm tiền đề cho công tác điều tra phát hiện mới; xây dựng quy hoạch bảo vệ di tích... Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Những di tích khảo cổ học Cự thạch ở Đồng Nai trong khung cảnh Việt Nam và châu Á” làm LATS, chuyên ngành KCH. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 7 2. 1. Hệ thống hóa tƣ liệu điều tra, thám sát và khai quật các di tích KCH Cự thạch ở Việt Nam và châu Á; các công trình nghiên cứu KCH về đề tài này để cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, cập nhật và có hệ thống về các di tích KCH Cự thạch ở Việt Nam và châu Á giai đoạn hậu kỳ đồ Đồng - sơ kỳ Sắt. 2. 2. Nghiên cứu đ c trƣng, tính chất, niên đại của các di tích KCH Cự thạch ở Việt Nam và châu Á nhằm thiết lập những thông tin tƣ liệu KCH, giúp cho nhận thức đầy đủ về loại hình di tích đ c thù này ở Đồng Nai. 2. 3. Phân tích so sánh các các di tích KCH Cự thạch ở Đồng Nai với di tích KCH Cự thạch ở Việt Nam và với châu Á. Qua đó làm rõ vai trò, vị trí, tính chất của di tích KCH Cự thạch ở Đồng Nai trong bối cảnh rộng hơn; đồng thời bổ sung tƣ liệu cho việc quản lý, quy hoạch loại hình di tích đ c biệt này trong hệ thống di tích KCH ở Đồng Nai. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích giải quyết các câu hỏi nảy sinh trong quá trình nghiên cứu gồm: Điều kiện tự nhiên, nhân văn vùng đất đỏ bazan Đồng Nai (Việt Nam) và sự phân bố của các di tích khảo cổ thời Sơ sử trên vùng đất đỏ bazan Đồng Nai nhƣ thế nào? Tại sao Cự thạch Hàng Gòn đƣợc dựng lên? Tại sao nhiều cấu trúc trụ đá đa dạng đƣợc dựng cùng phòng mộ một cách đ c biệt nhƣ vậy? Tất cả những điều đó có ý nghĩa nhƣ thế nào? Vai trò của quần thể di tích Cự thạch Hàng Gòn trong bình diện văn minh Sơ sử Đồng Nai và văn hóa Cự thạch châu lục ra sao? Cự thạch Hàng Gòn có phải là trung tâm văn hóa tinh thần Đồng Nai thời tiền nhà nƣớc hay không? Niên đại và chủ nhân của quần thể di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn là ai? Họ đã xây dựng Hầm mộ Cự thạch nhƣ thế nào? Qua đó, có thể nhận biết đƣợc nguồn gốc bản địa của cộng đồng cƣ dân cổ ở Đồng Nai hay không? Nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng những giả thuyết nghiên cứu trên cơ sở điền dã, khai quật tại hiện trƣờng di tích Cự thạch Hàng Gòn; tổng hợp thông tin, tƣ liệu, so sánh với các di tích Cự thạch trong nƣớc và châu Á, nhằm giải quyết những vấn đề mà giả thuyết và kết quả nghiên cứu đã đề ra; khắc họa đời sống kinh tế - xã hội, tín ngƣỡng, tôn giáo của cƣ dân cổ Đồng Nai mà quần thể di tích Cự thạch đƣợc xem nhƣ đ nh điểm của văn hóa Kim khí Đông Nam bộ. 8 Tuyên bố của Hiệp hội Văn hóa Cự thạch thế giới mà Việt Nam là thành viên đã nêu rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu các di tích Cự thạch, đó là: “T ông qua vi c bảo tồn và ng iên cứu n ng Dolmen, Men ir và c c tượng đ có gi trị này, c úng ta sẽ n ằm vào sự iểu biết v bản c ất c ung của n ân loại mà tất cả c úng ta cùng c ia sẻ và lối sống trong sự òa đi u v i t iên n iên. T ông qua vi c tăng cường sự iểu biết v văn óa ự t ạc , c úng ta ư ng t i mục tiêu xây dựng một ngôi làng toàn cầu và một n n văn óa m i c o tương lai n ân loại” (Seoul, Korea, 07/12/1998). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3. : Đối tƣợng chính là các di tích KCH Sơ sử tiêu biểu trên vùng đất đỏ bazan thuộc thị xã Long Khánh và các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Thống Nhất của t nh Đồng Nai; trong đó đ c biệt tập trung nghiên cứu di tích KCH Cự thạch Hàng Gòn I (7A) và di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II (7B) thuộc xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, t nh Đồng Nai và tiếp cận nghiên cứu các địa bàn có di tích Cự thạch ở Việt Nam để so sánh với quần thể di tích Cự thạch Hàng Gòn. Nghiên cứu đ c trƣng của các loại hình di vật phát hiện từ các cuộc khai quật, thám sát tại di tích c ng nhƣ các vùng phụ cận có liên quan; đ c trƣng văn hóa Cự thạch Hàng Gòn trong khung cảnh Sơ sử Đông Nam bộ (Việt Nam); so sánh với các di tích Cự thạch ở Việt Nam và châu Á; nghiên cứu về cơ cấu kinh tế - xã hội, đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo của cộng đồng cƣ dân cổ Đồng Nai. 3. 2 P ạm v : Về không gian, bao gồm hệ thống di tích Cự thạch ở Đồng Nai; đồng thời mở rộng ra một số di tích Cự thạch ở Việt Nam và châu Á khi phân tích so sánh. Khung niên đại của các di tích đƣợc khảo sát nghiên cứu trong đề tài thuộc thời kỳ Sơ sử (khoảng trên 3.000BP đến 1.500BP). 3. N : Xác định đ c trƣng, tính chất, niên đại, giai đoạn phát triển của các di tích Cự thạch ở Đồng Nai; vị trí của hệ thống di tích Cự thạch này trong khung cảnh Việt Nam và châu Á. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 9 4. 1. LA sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống trong KCH nhƣ: Điều tra, thám sát, khai quật KCH; phƣơng pháp đo, v , chụp ảnh, miêu tả di tích và di vật điển hình; phƣơng pháp thống kê, phân loại di vật; phân tích so sánh kỹ thuật chế tác tạo dựng kiến trúc hầm mộ Cự thạch Hàng Gòn; làm rõ đ c trƣng di tích và di vật. 4. 2. LA sử dụng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành nhƣ: Địa lý nhân văn, dân tộc học so sánh và vận dụng kết quả phân tích mẫu của khoa học tự nhiên nhƣ: Niên đại tuyệt đối, bào tử phấn hoa, thành phần thạch học, quang phổ đồ gốm, thành phần kim hoại, phân tích C14 4. 3. LA vận dụng cơ sở lý luận, phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích các thông tin tƣ liệu thu thập đƣợc; sử liệu hóa các tƣ liệu KCH, phác thảo quy trình chế tác cự thạch, phân công lao động xã hội, vai trò của di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn trong các mối quan hệ về kinh tế - văn hóa - xã hội của những cộng đồng cƣ dân cổ ở Đồng Nai. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5. 1. Cự thạch (Megalith): Là các tảng đá lớn đƣợc sử dụng để xây dựng các kết cấu hay các di tích, ho c là đứng một mình ho c là cùng với các tảng đá khác. Từ megalith có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ megas nghĩa là l n và lithos nghĩa là đ . Các cấu trúc Cự thạch đƣợc đề cập đến trong đề tài nghiên cứu bao gồm: - Mộ đá (Dolmen): Là các hốc đứng độc lập bao gồm các tảng đá dựng đứng đƣợc che phủ bởi một tảng đá phía trên giống nhƣ cái nắp đậy, chúng đƣợc sử dụng để mai táng và đƣợc che phủ bởi các gò đất đá. - Cột đá (Menhir): Là tảng đá dài dựng thẳng đứng. - Phiến đá thẳng (Orthostat): Là các phiến đá đứng thẳng tạo thành một phần của các cấu trúc lớn hơn. 5. 2. Thời đại Kim khí: Ch giai đoạn tƣơng đƣơng với giai đoạn Đồng thau - Sắt sớm, với Thời đại đồ đồng và Thời đại đồ sắt trong phân kỳ của KCH; đề tài quan tâm đến những tín hiệu hơn là việc đề cập sâu về sự có m t của nhiều hay ít hiện vật đồng, sắt trong khi nghiên cứu về một nền văn hóa khảo cổ, không tách biệt 10 rạch ròi giữa Thời đại đồ đồng và Thời đại đồ sắt trong việc nghiên cứu văn hóa KCH Đông Nam bộ. 5. 3. Công xƣởng chế tác Cự thạch (thời Kim khí): Nơi mà các cƣ dân cổ thực hiện một chuỗi các công đoạn kỹ thuật có tính chuyên môn hóa nhằm chế tạo ra các tấm đá, trụ đá nhằm xây dựng mộ Cự thạch vá các kiến trúc liên quan, nhƣng không xuất hiện dấu vết cƣ trú của con ngƣời ho c dấu vết cƣ trú mờ nhạt và mang tính tạm thời. Sản phẩm làm ra từ công xƣởng chế tác Cự thạch chủ yếu ch để phục vụ cho nhu cầu xây dựng mộ Cự thạch và kiến trúc liên quan. Khi nghiên cứu loại hình di tích công xƣởng chế tác Cự thạch có thể nhận ra một số công đoạn của quy trình chế tác, trong đó có khâu khai thác nguyên liệu. 5. 4. Phân công lao động và phân công lao động xã hội là hai khái niệm khác nhau. Phân công lao động là khái niệm chung rộng, chẳng hạn nhƣ phân công theo tuổi tác, theo giới tính, theo ngành nghề Còn phân công lao động xã hội lại mang ý nghĩa chính trị - kinh tế học đƣợc Ph. Ăng ghen tổng kết bằng 3 cuộc phân công lao động xã hội lớn, gắn với các thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội loài ngƣời. Vì vậy, khái niệm phân công lao động xã hội mà LA sử dụng là theo nghĩa tƣơng đối; sự phân công ở đây là ch trong một nhóm ngƣời có đôi bàn tay khéo léo tách ra thành một bộ phận riêng chuyên chế tác các công cụ lao động ho c vật dụng nào khác nhằm phục vụ cho cộng đồng và giao lƣu trao đổi rộng hơn. Theo Ph. Ăng ghen đây là sự trao đổi ngẫu nhiên, là hiện tƣợng phân công lao động ngoại lệ. Nói cách khác, đây là sự phân công lao động “nhất thời” chƣa mang lại sự phân công lao động mang tính cách mạng trong xã hội. 5. 5. Cơ cấu kinh tế - xã hội sử dụng trong LA là khái niệm đƣợc dùng để nghiên cứu về cơ cấu kinh tế - xã hội thời Sơ sử. Có nghĩa, đó là sự tƣơng tác qua lại giữa các ngành nghề sản xuất trong xã hội giai đoạn Sơ sử. Khái niệm cơ cấu “kinh tế và xã hội” đối với KCH và cụ thể trong LA đƣợc phân định nhƣ sau: “cơ cấu kinh tế” ch dựa trên hai lĩnh vực: Kinh tế sản xuất và kinh tế khai thác; “cơ cấu xã hội” nghiên cứu chủ yếu các cơ cấu nghề nghiệp và tầng lớp. Sử dụng khái niệm “cơ cấu kinh tế và xã hội”, nghiên cứu sinh nhằm hƣớng đến mục đích tìm hiểu cơ 11 cấu chung của kinh tế - xã hội thời Sơ sử và sự tƣơng tác qua lại giữa các ngành nghề xuất hiện trong xã hội Sơ sử (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp), vấn đề phân công lao động, vấn đề chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất và tác động của nó đối với xã hội của cộng đồng cƣ dân thời đó. Bản chất, đây là cơ cấu về nền kinh tế nông nghiệp và các ngành nghề thủ công; các tầng lớp trong xã hội Sơ sử; vấn đề phân công lao động, sự chuyên môn hóa các ngành nghề thủ công trong xã hội và những tác động của nó đến cơ tầng xã hội thời Sơ sử. 5. 6. Văn hóa và văn minh: - Khái niệm văn hoá sử dụng trong LA là hệ thống các quy tắc ứng xử của con ngƣời với thiên nhiên, con ngƣời với xã hội và con ngƣời với con ngƣời; đƣợc cụ thể hóa bằng các sản phẩm hoạt động của con ngƣời. - Khái niệm văn minh thƣờng liên quan đến kỹ thuật, các hoạt động của con ngƣời tác động vào tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời. Trong KCH, chúng ta thƣờng bắt g p các khái niệm nhƣ: Văn minh đồ đá, văn minh đồ đồng, văn minh đồ sắt, văn minh lúa nƣớc... Văn hóa và văn minh là hai khái niệm khác nhau, nhƣng chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau; văn minh là thƣớc đo ch cho trình độ đạt đƣợc của văn hóa thể hiện trong từng giai đoạn nhất định trong lịch sử xã hội loài ngƣời. Trong LA, nghiên cứu sinh c ng dùng hai khái niệm này theo hàm nghĩa trên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án LA đã hệ thống hóa tƣơng đối đầy đủ kết quả điều tra, thám sát, khai quật, nghiên cứu về Cự thạch ở Đồng Nai từ năm 1927 đến nay, bao gồm những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc từ những nghiên cứu chuyên sâu đến những bài phổ biến kiến thức liên quan đến di tích Cự thạch Hàng Gòn I (7A) và di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II (7B) ở Đồng Nai. Phƣơng pháp tổng hợp, chọn lọc, đánh giá các nguồn tài liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc liên quan đến LA theo thời gian, theo tính chất. 12 6. 1. LA trình bày một số điều kiện tự nhiên và các dấu tích văn hóa Sơ sử Đồng Nai nhằm làm rõ những điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái, địa hình khí hậu của khu vực đất đỏ bazan Đồng Nai - nơi phân bố các di tích Cự thạch. 6. 2. LA trình bày nội dung cơ bản 2 nhóm di tích Cự thạch ở Đồng Nai: Di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn I (7A) và di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II (7B), cùng một số kết quả phân tích xét nghiệm mẫu liên quan đến di tích và di vật Cự thạch. Toàn bộ tƣ liệu nghiên cứu về di tích Cự thạch ở Đồng Nai đƣợc tập hợp, đ c biệt là kết quả khai quật của những đợt gần đây. Hệ thống di tích và di vật thu thập đƣợc giúp hình dung quá trình nghiên cứu và những kết quả đạt đƣợc c ng nhƣ những vấn đề đ t ra. 6. 3. Bằng phân tích và so sánh các di tích Cự thạch Hàng Gòn với một số di tích đồng đại điển hình ở Việt Nam, Đông Bắc Á, Tây Nam Á, Đông Nam Á, LA đã xác định thêm một số giá trị lịch sử văn hóa của di tích Cự thạch Đồng Nai, xem đây nhƣ là một trung tâm tinh thần của giai đoạn tiền nhà nƣớc ở khu vực Đồng Nai. 6. 4. LA đã kế thừa thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, dựa vào tài liệu KCH điền dã mới, sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu KCH và tiếp cận đa ngành, liên ngành để xác định đƣợc chức năng cơ bản loại hình Cự thạch Hàng Gòn, làm rõ giá trị lịch sử văn hóa của di tích Cự thạch trong khung cảnh Cự thạch Việt Nam và châu Á. Qua tìm hiểu hệ thống di tích Cự thạch ở Việt Nam và châu Á đƣa ra một vài nhận xét về mối quan hệ giữa Cự thạch Hàng Gòn với một số di tích Cự thạch cùng thời trong khu vực. Dựa trên những tài liệu thu thập đƣợc, LA phác hoạ những nét cơ bản về tổ chức xã hội, kinh tế, văn hoá... của những cộng đồng cƣ dân chủ nhân của những nhóm di tích hậu kỳ đồ đồng - sơ kỳ sắt trong đó có di tích Cự thạch và định vị vị thế của những di tích Cự thạch trong diễn trình lịch sử văn hoá Đồng Nai thời Kim khí. Làm rõ bối cảnh KCH thời kỳ sơ kỳ sắt khu vực đất đỏ bazan Đồng Nai nhƣ cơ sở nền tảng vật chất và tinh thần để hình thành và phát triển loại hình di tích Cự thạch mà tiêu biểu là Hàng Gòn I. Tác giả LA bằng các phƣơng pháp khoa học hệ thống hóa tƣ liệu, làm bằng chứng cho việc giải quyết một số vấn 13 đề cơ bản đ t ra, biết kế thừa ý kiến của những ngƣời đi trƣớc, tập trung giải quyết những vấn trọng tâm của LA và nêu lên các vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong tƣơng lai. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (9 trang) và Kết luận (4 trang). Nội dung LA có 116 trang đƣợc chia thành 3 chƣơng. - Chƣơng Một: Tổng quan tƣ liệu (36 trang). - Chƣơng Hai: Các di tích khảo cổ học Cự thạch ở Đồng Nai (40 trang). - Chƣơng Ba: Quần thể di tích khảo cổ học Cự thạch Đồng Nai trong khung cảnh Việt Nam và châu Á (40 trang). LA còn có các phần: Tài liệu tham khảo, mục lục, các bảng thống kê, tập phụ lục gồm bản đồ, bản v , bản ảnh; trong đó, Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến LA (10 bài báo); những trang đầu của LA có: Lời cam đoan, mục lục, bảng các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu trong LA (10 bảng). Trong phần phụ lục có Danh mục các minh hoạ gồm 13 bản đồ, 11 bản v và 134 ảnh. 14 Chương một TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. 1. Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái Đồng Nai là t nh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, phía bắc giáp t nh Lâm Đồng và t nh Bình Phƣớc, phía nam giáp t nh Bà Rịa - V ng Tàu, phía đông giáp t nh Bình Thuận, phía tây giáp t nh Bình Dƣơng và TP. Hồ Chí Minh, có diện tích 590,7 nghìn hecta (niên giám thống kê 2014), dân số 2.483.211 ngƣời (theo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009) gồm chủ yếu là ngƣời Kinh và 31 dân tộc anh em cùng sinh sống (Mạ, Stiêng, Chơro, Kơ Ho, Hoa, Tày, Nùng). Với nền địa hình nghiêng thoải theo hƣớng tây bắc - đông nam có đồi núi nhấp nhô (cao nhất là núi Chứa Chan: 858m/mực nƣớc biển) xen k các thung l ng bằng đất đỏ bazan phía bắc, đất phù sa cổ chính giữa và đất phù sa mới phía tây nam, toàn t nh nằm trong lƣu vực sông Đồng Nai và các chi lƣu lớn (sông La Ngà, sông Mã Đà, sông Buông). Miền Đông Nam bộ (độ vĩ Bắc: 12º 17’ Đắc Ơ, Phƣớc Long - 12º 20’ Núi Nhỏ, V ng Tàu; độ kinh Đông: 105º 49’ Hòa Hiệp, Tân Biên - 107º 35’ Bình Châu, Xuyên Mộc), có diện tích đất tự nhiên khoảng 23.000km², bao gồm toàn bộ địa phận các t nh Tây Ninh, Bình Phƣớc, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa - V ng Tàu, TP. Hồ Chí Minh và một phần các t nh Lâm Đồng, Bình Thuận và Long An, với số dân hơn 7,8 triệu ngƣời, mật độ trung bình 332 ngƣời/km², trong đó đông nhất là TP. Hồ Chí Minh (1.763 ngƣời/km²) và thƣa nhất ở Bình Phƣớc (78 ngƣời/km²). Đây là miền địa hình tƣơng đối bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu từ đất đỏ - vàng nâu (1.031.981 ha = 44%) và đất xám (744.652 ha = 31,75%), uốn nếp chuyển tiếp từ địa khối Đà Lạt - nam Tây Nguyên và cực nam Trung bộ xuống vùng sụt võng của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, chịu ảnh hƣởng của hệ thống sông Đồng Nai và các chi lƣu ở cả tả ngạn (sông Là Ngà) và hữu ngạn (sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông). Trên các bản đồ tự nhiên khu vực, miền Đông Nam bộ, ngoại trừ các núi sót nổi cao (Bà Đen, độ cao tuyệt đối 986m; Bà Rá 736m; Chứa Chan 858m; Cẩm 15 Tiêm 441m; Thị Vải 451m), thể hiện bề m t nghiên thoải từ bắc - đông bắc xuống phía nam của các phức hệ địa tầng xếp nếp thành 8 bậc: Từ địa hình cao nguyên bazan dạng vòm núi lửa cổ nhất, chuyển sang địa hình đồi liên kết đá phiến - bazan - phù sa cổ nâng cao và địa hình đồng bằng châu thổ thấp, các thềm sông và thềm biển trẻ ở tây nam và đông nam, có nguồn gốc và tuổi rất khác nhau. Cao độ trung bình của các thang bậc “t iên tạo” này cách mực nƣớc biển là 800-500m; 250-150m; 100-80m; 70-55m; 45-25m; 15-5m; 4-2m; 1-0m. Trong các bản đồ phân vùng địa mạo và cổ địa lý chung cho cả miền Đông Nam bộ, tiểu vùng đất đỏ bazan Xuân Lộc, Long Khánh, Cẩm Mỹ là tên 3 huyện, thị xã miền núi đồi phía đông bắc t nh Đồng Nai, với diện tích chung 1.446,82km², dân số 388.982 ngƣời, mật độ trung bình 269 ngƣời/km², có địa giới phía tây giáp huyện Thống Nhất và huyện Long Thành, phía bắc và phía đông giáp huyện Định Quán (Đồng Nai), huyện Hàm Tân và một phần của huyện Đức Linh (t nh Bình Thuận), phía nam giáp huyện Xuyên Mộc và huyện Châu Thành (t nh Bà Rịa - V ng Tàu). Tiểu vùng đất đỏ bazan này nằm trọn trong vùng cao nguyên đồi núi và đồng bằng bóc mòn cao, phân bố ở cực nam phụ miền cao nguyên bình sơn Lâm Viên (cao độ 800-100m), với lớp vỏ phong hóa 10-30m và lớp thổ nhƣỡng đỏ, vàng nâu, tím đỏ nối tiếp bề m t đồng bằng bóc mòn lƣợn sóng, có mạng lƣới thủy văn dạng tỏa tia, có tiềm năng về rừng, chứa các nguồn liệu đá phun trào, cát kết, phiến sừng, đá quý (saphir) và bán quý (opal, calcédoan) và các nguồn sét núi mà con ngƣời có thể khai thác để chế tạo công cụ, v khí và làm đồ gốm trong quá khứ. Ngoài các bề m t địa hình núi lửa, ở đây còn ghi nhận các bề m t bóc mòn san bằng từ các cao độ 300-250m đến 50-40m cắt vào bazan Xuân Lộc tuổi QII; các bậc thềm sông cổ từ bậc III (70-50m) ở phía nam Xuân Lộc tuổi QI và bậc II (35- 25m) tuổi QII-III, đến bậc I (15-10m) dọc đôi bờ sông suối hiện tại. Với nền khí hậu khá ổn định, có chế độ phân hóa hai mùa (mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4; mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 140-160 ngày = 90% tổng lƣợng mƣa), giàu nhiệt lƣợng (tổng nhiệt độ toàn năm 9.500-10.000ºC) và ẩm độ, không có bão tố và sƣơng muối, các thảm rừng nhiệt đới - á nhiệt đới hiện còn bảo tồn thế giới 16 động, thực vật giàu lƣợng loại, đa sinh cảnh (chim, thú, cá, tôm, nhuyễn thể). Nền cảnh môi trƣờng sinh thái vùng đất đỏ bazan phong hóa Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và cả Đồng Nai nói chung chính là nơi đất lành chim đậu có những điều kiện thiết yếu và phù hợp cho cuộc sống định cƣ, phát triển kinh tế, sáng tạo văn hóa, hội tụ văn minh của các cộng đồng ngƣời ở mọi thời kỳ lịch sử. Trong quá khứ gần, đây là miền đất “toàn là n ng đ m rừng oang vu dầy cỏ rậm, mỗi đ m rừng có c ỗ rộng ơn ng ìn dặm”, là vùng cƣ trú lâu đời của các sắc dân “sơn cư c” (montagnards) Mạ, Chơro và Kơ Ho thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á [104], [105]. Theo mô tả của Trịnh Hoài Đức trong Gia Địn t àn t ông chí, khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng mệnh chúa Nguyễn mở đất xứ Đàng Trong năm 1698, lấy đất Nông Nại đ t làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phƣớc Long, dựng dinh Trấn Biên, vùng Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ thuộc tổng Tân Chánh (Phƣớc Long) còn là vùng hiểm địa gò đồi trùng điệp, rừng rú liền dăng, cây cao lớn chọc trời, rậm rạp vài trăm d m, nằm bên vùng bình địa Lộc Động, Biên Hòa - Đồng Nai. Các hệ thống mẫu thổ nhƣỡng phân tích đƣợc thu thập ở các địa điểm Hàng Gòn (7A và 7B) đã góp thêm tƣ liệu tìm hiểu thành phần thực vật, cấu trúc địa tầng, phác thảo cảnh quan thiên nhiên và cổ môi trƣờng sống của cƣ dân miền cao Nam Bộ thời Sơ sử. Ở di tích Hàng Gòn (7A và 7B) có 10 mẫu đất trong cả 2 hố thám sát giám định và phân tích bào tử phấn hoa tại Viện KCH và Viện Địa chất thu thập lần lƣợt từ đáy sinh thổ trở lên bề m t (cách nhau từng phân lớp khoảng 20-30cm), với màu sắc trầm tích đƣợc nhận dạng bằng mắt thƣờng từ dƣới lên theo Bảng màu đất chuẩn (Standard Soil Color Charts). Các mẫu đều có kết cấu xốp nhẹ, mịn, màu nâu đỏ sẫm và đều bảo lƣu bào tử (20 hạt) và phấn hoa (65 hạt). Thành phần hạt phấn hoa và bào tử đƣợc bảo tồn tốt nhất trong trầm tích ở Hàng Gòn I (7A) với 56 hạt (65,9% tổng số hạt ở Hàng Gòn) bao gồm bào tử ngành dƣơng x (Polypodiophyta) có Polypodiaceae gen. indet (5 hạt) và Polypodium sp. (2 hạt); ngành thông đất (Licopodiophyta) có Lycopodium sp. (1 hạt) và Lygodium sp. (2 hạt); của thực vật thân gỗ hạt trần nhƣ Dicksonia sp. (2 hạt) và của Triletes 17 sp. (5 hạt). Phấn hoa của thực vật thân gỗ chủ yếu là các đại diện của hạt trần nhƣ: Quercus sp. (họ sồi dẻ) (1 hạt), Sequoia sp.n (chi bụt mọc) (1 hạt). Phấn hoa của thực vật thân thảo có Chenopodium sp. (1 hạt), Compositae gen. indet (họ cúc) (3 hạt), Pilea sp. (1 hạt), Poaceae gen. indet (họ hòa thảo) (22 hạt) và các loài nhƣ Carex sp. (1 hạt), Coniogramme sp. (1 hạt), Disitaria sp. (4 hạt), Flagellaria sp. (1 hạt), Ophiopogon sp. (1 hạt), Solanaceae gen. indet (1 hạt) và Umbelliferae gen. indet (1 hạt). Riêng các mẫu M4 (13 hạt) và M5 (33 hạt) bảo lƣu lƣợng bào tử và phấn hoa nhiều hơn, có thể điều kiện ẩm ƣớt ở đây giúp hạt phấn đƣợc bảo tồn tốt. Chúng đều là di tích của các loài thực vật nhiệt đới ƣa nóng ẩm và ôn đới ấm [5]. Ở trầm tích Hàng Gòn II (7B), số lƣợng hạt bào tử và phấn hoa bảo tồn ít hơn, với thành phần rất nghèo và kém đa dạng, trong đó: Bào tử ngành dƣơng x (Poly... nghiên cứu của các nhà KCH Việt Nam và những nghiên cứu của nghiên cứu sinh cùng các nhà khoa học về quần thể di tích Cự thạch Hàng Gòn; nhất là việc khám phá và khai quật kịp thời di tích Cự thạch Hàng Gòn II không ch cứu vãn nguyên vẹn tàn tích vật chất đá lớn nguyên thủy còn nằm tại chỗ, mà còn góp phần soi rọi nhiều vấn đề khoa học lớn còn tồn đọng suốt nhiều thập kỷ qua về khu mộ Cự thạch nổi danh nhƣng huyền bí này [3], [4], [6], [7], [8]. Đây chính là những bằng chứng, góp phần làm sáng tỏ tính chất KCH của toàn bộ cƣơng vực kiến thiết quần thể di tích Cự thạch độc đáo này. Đây c ng chính là một phần hình hài của một công xƣởng chế tác đồ đá hoàn ch nh với những mảnh tƣớc, mảnh tách, mảnh vỡ đã hiện diện từ lâu trƣớc cả sự hình thành các ý tƣởng tập kết nguyên liệu và khởi công xây dựng các công trình Cự thạch sau đó ở trung tâm Hàng Gòn - một công xƣởng chế tác đồ đá lớn tạo lập về sau chính trên nền công xƣởng Tiền sử truyền thống. Niên đại gần nhất của di ch - xƣởng Tiền sử này liên quan trực hệ với công xƣởng chế tác Đá lớn thời Sơ sử và với cả quần thể công trình kiến trúc hoa cƣơng và sa thạch hoàn ch nh sau đó vài thế kỷ. Kết luận này đƣợc chứng thực bằng nhiều niên đại C14 ở các tọa độ khác nhau trên bình đồ và thiết đồ di tích xƣởng này, ghi nhận sự hình thành và tồn tại của nó trong khoảng 2.670 đến 2.220 ± 50 BP. Hệ thống niên đại C14 của Hàng Gòn II (7B) quí giá này c ng là những niên đại tuyệt đối đầu tiên liên quan với các công trình và tàn tích Cự thạch ở Việt Nam và cả Đông Nam Á [4], [6], [58], [67], [68]. Trong hai thập kỷ gần đây, các nhà KCH khai quật khu mộ cổ Hàng Gòn, thu thập nhiều hiện vật bằng đá, gốm, đồng thau, than tro, phân tích bào tử phấn hoa, hóa học quang phổ định lƣợng, giám định thạch học, định tuổi Carbon phóng xạ C14, cung cấp những hiểu biết mới về Công xƣởng chế tác Cự thạch (Workshop- site) lần đầu tiên đƣợc biết tới ở Việt Nam và Châu Á. Sau ngày 30/4/1975 đến nay, đã có hàng trăm nhà khoa học khác từ nhiều quốc gia trên thế giới (Nga, Đức, Bungaria, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ) đến thăm Hàng Gòn và cùng thảo luận những vấn đề khoa học lớn liên hệ 32 với quần thể di tích Cự thạch đ c biệt này; đáng chú ý nhất là ý kiến của các học giả Nhật Bản. GS.TS Xumio Sakurai (University of Tokyo) rất quan tâm đến sự gần g i về điều kiện môi trƣờng sinh thái đồi gò đất đỏ bazan phong hóa vùng Hàng Gòn với các miền giàu Cự thạch trên cao nguyên Pasemah (Indonesia) mà ông đã tham quan vào năm 1995. GS Eiji Nitta (University of Kagoshima) thì tin rằng hầm mộ Cự thạch Hàng Gòn có thể liên hợp với sƣu tập qua đồng ở Long Giao. Theo ông, nhóm qua đồng tàng trữ trong kho Long Giao bao gồm các hình loại khác nhau, với rìa lƣỡi dày cứng, trang trí một phần mô típ xoáy ốc và rìa lƣỡi mỏng sắc, trang trí toàn bộ; niên đại có thể từ cuối thế kỷ 3 BC về sau. Chúng đƣợc ngƣời xƣa sƣu tập và dự trữ qua vài thế hệ, giống nhƣ các dạng biểu chƣơng của thủ lĩnh trong vùng này. Chúng đƣợc lƣu truyền qua các đời thủ lĩnh mà những ngƣời từng chiếm hữu qua đồng nhƣ các biểu chƣơng s đƣợc chôn cất trong hầm mộ Cự thạch Hàng Gòn. Nhận định của GS Eiji Nitta rất gần với ý tƣởng của H.Parmentier và rất đáng đƣợc quan tâm. Tuy vậy, khác với ông, tác giả LA tin rằng các thủ lĩnh đƣợc trang bị qua đồng Long Giao thuần túy là các thủ lĩnh quân sự nhƣ học giả Lý Tề từng gợi ý, còn những di tồn an ngh trong hầm mộ Cự thạch mới thực sự là ngƣời có quyền lực tối cao nhất cộng đồng. Bởi l , quần thể công trình Cự thạch Hàng Gòn chính là khu thánh địa của chủ nhân Hệ thống văn hóa vật chất Sơ sử ở toàn miền cao nguyên và đồng bằng châu thổ hạ lƣu sông Đồng Nai mà hiện biết đến ngày nay là độc nhất và là nguyên thủy nhất. C ng sau năm 1975, các nghiên cứu về loại hình di tích Cự thạch ở trên khắp Việt Nam đƣợc tiến hành với các nhà KCH ở Viện KCH và Bộ môn KCH ở các Trƣờng ĐHKHXH&NV Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tiêu biểu nhƣ các nhà khoa học PGS. TS Phạm Đức Mạnh, PGS.TS Trình Năng Chung, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung... Các nghiên cứu này đã giới thiệu các di tích dạng Cự thạch chủ yếu ở các t nh phía bắc nhƣ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Hầu hết các nghiên cứu ch dừng lại ở mức độ các phát hiện và đƣợc công bố qua các Hội nghị phát hiện mới về KCH 33 hàng năm mà chƣa đƣợc hệ thống, nghiên cứu chuyên sâu, nhất là so sánh với di tích Cự thạch Hàng Gòn [69], [100], [101]. Riêng đối với các di tích Cự thạch trong khu vực châu Á, các nghiên cứu thƣờng do ngƣời nƣớc ngoài, đ c biệt là các tác giả ở những nƣớc sở tại tiến hành nghiên cứu. Ở Ấn Độ điển hình là các học giả Gururaja. Rao. B.K, Childe. G và Sarkar. H.B, cùng Seneviratne, S. nghiên cứu ở vùng Sri Lanka; tại bán đảo Triều Tiên là học giả Kim B.M. và Sukendar. H; tại khu vục Đông Nam Á tiêu biểu là học giả Sutaba. I.M., Bellwood. P, Chandran. J, Dizon Eusebio. Các học giả nghiên cứu Cự thạch tại Việt Nam c ng đã có những nghiên cứu tiếp cận, chủ yếu qua tƣ liệu lƣu trữ, ch một số ít đƣợc tiếp cận thực địa một số di tích loại này và cơ bản các công trình nghiên cứu vẫn chƣa đ t trọng tâm trong so sánh với các di tích Cự thạch ở Hàng Gòn. 1. 3. Các di tích văn hóa Sơ sử trên vùng đất đỏ bazan Đồng Nai 1. 3. 1. Di tích S C ồ Di tích nằm trên sƣờn đồi đất đỏ bazan cao độ 120-140m ven bờ tây suối Háp, thuộc ấp Bảo Vinh B, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh. Di tích đƣợc phát hiện năm 1976 và khảo sát lại nhiều lần từ năm 1978-1979, những năm 1996-2000 các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu KCH thuộc Viện KHXH tại TP. Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử thuộc Trƣờng ĐHKHXH&NV - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Viện KCH, Bảo tàng Đồng Nai, cùng các nhà KCH Nhật Bản đã trở lại phúc tra; gần đây nhất vào năm 2015, di tích tiếp tục đƣợc Bảo tàng Đồng Nai đào thám sát. Những phát hiện từ năm 1976-1979, ngoài 3 rìu đồng nằm tập trung trong hố thám sát nhỏ trên lớp gốm, đá mỏng giống cấu trúc mộ đất kiểu Dốc Chùa, các nhà khai quật Suối Chồn sau đó còn khám phá thêm một khu cƣ trú cổ với lớp văn hóa sinh hoạt vật chất dày 0,3-1,4m và một khu nghĩa địa riêng biệt với 9 mộ chum vò chứa đồ tùy táng bên trong. Di vật thu đƣợc bao gồm các sƣu tập vật phẩm nội địa và ngoại nhập phong phú. Trong số đó, đồ đá có 81 cuốc hay rìu bôn, 5 đục, 14 bàn mài để mài công cụ lao động hay đồ trang sức, 6 dao g t, 1 chày nghiền, 1 bùa đeo 34 giống kiểu bùa ở Hàng Gòn 4 và Đồi Mít, 10 khuôn sa thạch dùng để đúc nhiều loại di vật khác nhau (rìu, giáo, dùi, hoa tai, lục lạc, chuông nhỏ), 13 mảnh vòng tay, 2 khuyên tai và nhiều hạt chuỗi; đồ đất nung có 14 dọi se sợi, 2 đạn, 2 quả cân, cùng 9 chum vò làm áo quan và 8 nồi tùy táng; đồ thủy tinh có 1 vòng tay và 2 khuyên tay có 3 mấu màu xanh lục; đồ kim loại có 5 kiếm, 1 liềm, 1 thuổng bằng sắt, 5 rìu đồng (1 mẫu rìu đồng đƣợc phân tích Hóa - Quang phổ ở Viện Địa chất tại Hà Nội cho biết thành phần hợp kim là Cu + Sn + Pb) [33], [35], [49], [70], (ảnh 1.1, ảnh 1.2, ảnh 1.3). Trong mùa điền dã năm 2010-2011, để kiểm chứng địa tầng lấy mẫu thổ nhƣỡng phân tích khả năng tàng trữ bào từ phấn hoa của địa hình bazan trẻ Long Khánh và phụ cận (Xuân Lộc, Cẩm Mỹ), ở di tích Suối Chồn, đoàn tiến hành khảo sát bề m t di ch , thu nh t khá nhiều gốm và đá vỡ các loại, tiến hành đào hố thám sát quy mô 2 x 1m = 2m² nằm dài theo hƣớng đông (lệch bắc 15º) tại địa điểm gần đ nh gò, cách bờ suối Háp khảng 12-14m, có tọa độ: 10º58’07.1” vĩ độ Bắc - 107º15’38.6” kinh độ Đông (ảnh 1.5, ảnh 1.6). Trong địa tầng hoàn ch nh của hố thám sát, ở lớp 2 (độ sâu cách bề m t giả định khoảng 15-18cm), phát hiện 1 mộ chum còn gần nhƣ nguyên dạng, đƣợc chôn ở tƣ thế đứng với nắp đậy là vò lớn úp ngƣợc (vành miệng vò làm nắp lọt và gãy vỡ nằm gọn trong lòng chum quan tài). Trong chum có chứa một số đồ đựng gốm bị đập nát ch còn rõ các vành miệng, 1 khoen sắt gần hình bán nguyệt, 1 mảnh tƣớc đá, 3 hòn cuội gần bầu dục và một số mảnh đá vỡ nhỏ, cùng một công cụ sắt còn nguyên vẹn. Kết quả cần lƣu ý nhất của đợt công tác này là đã phát hiện thêm một mộ chum trong tình trạng tại chỗ ở chính địa tầng di ch - mộ táng Suối Chồn thời sơ kỳ Sắt (khoảng 2.500-2.000 năm BP). Chum gốm (ảnh 1.4) chôn ở tƣ thế đứng, có nắp đậy là vò gốm úp ngƣợc; chất liệu làm từ sét pha cát hạt cỡ trung bình và lớn; nung cao nên cứng chắc, miệng loe đơn giản với vành miệng bẻ ra khá rộng (19cm) và dày (1,2-1,5cm), mép miệng vuốt thon nhỏ, phần giữa cổ và miệng vuốt tạo gờ viền, vai chum khum tròn đều, bụng nở, đáy tròn, viền quanh vai chum là băng hoa văn khắc vạch 4 đƣờng lƣợng song cách khá đều nhau trên nền chải mịn. Vò làm nắp 35 đậy làm từ sét pha cát mịn và bã thực vật, nhuyễn thể nghiền vụn màu trắng đục nhỏ li ti, xƣơng màu nâu nhạt dày trung bình 0,8-1cm, đƣờng kính miệng rộng khoảng 26cm; chum có miệng loe rộng, mép vuốt gần nhọn, giữa miệng và thân vuốt tạo gờ rõ, thân tròn để trơn màu nâu sẫm. Chum gốm Suối Chồn gần g i về hình dáng và kích thƣớc với các mộ chum cỡ lớn từng khai quật đƣợc ở Suối Chồn năm 1978 [33], [35], [49]. Ngoài nhóm đĩa gốm (ảnh từ 1.9 đến 1.14) gần giống các sƣu tập đĩa ở nghĩa địa chum Phú Hòa và công cụ sắt giống di vật Hàng Gòn 9 - Suối Đá mà E.Saurin gọi là “cuốc - thuổng nhỏ” [116], đáng lƣu ý trong nhóm tùy táng ở đây là di vật sắt gần giống khuyên hình con đ a, nhóm gốm tùy táng ghi nhận tục đập vỡ nát trƣớc khi cho vào trong chum - tục lệ từng thấy ở Suối Đá và nhiều mộ chum thuộc truyền thống văn hóa Sa Huỳnh ở ven biển Nam Trung bộ (ảnh 1.7, ảnh 1.8). Ngoài ra, các viên cuội tròn nằm chung nhóm tùy táng c ng là hiện tƣợng có trong các mộ chum Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ (Cần Giờ, Duyên Hải, TP. Hồ Chí Minh) mà những ngƣời phát hiện đầu tiên các nghĩa địa này gọi là “Đá thiêng” [47]. Di tích Suối Chồn, gồm cả khu di ch cƣ trú và khu mộ táng, đƣợc xác định tƣơng đƣơng với các Cánh đồng chum Phú Hòa, Dầu Giây, Suối Đá (Hàng Gòn 9), có niên đại vào khoảng nửa sau Thiên niên kỷ I BC. Tuy nhiên, làng cổ Suối Chồn, từ di ch cƣ trú đến mộ táng dƣờng nhƣ trong cùng một kết cấu địa tầng, cần đƣợc hiểu giống nhƣ là liên tục về thời gian, là nội sinh trong kết cấu văn hóa vật chất, mà chính trong nhiều khu vực ở quả đồi ven bờ suối Háp này, vết tích của những ngôi mộ đất truyền thống với đồ tuỳ táng từ 1-3 rìu đồng vẫn còn tồn tại trong chiều hƣớng xuất hiện và lấn át của mộ chum vò nhƣ kiểu mai táng đ c trƣng vùng duyên hải và các loại hình chất liệu trang sức tân kỳ (đá quý, mã não, thủy tinh màu) giống nhƣ là những sắc tố khác thƣờng gia nhập vào và góp phần cấu thành bản sắc văn hóa Sơ sử Đồng Nai thời sơ Sắt [50]. 1. 3. 2. Di tích Dầ G y Di tích nằm tiếp giáp giữa huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh, do nhân dân địa phƣơng phát hiện ngay từ năm 1964, khi đào đất trồng chuối ở ven Quốc lộ I, thuộc địa phận Đồn điền cao su Suzannah ở làng Hội Lộc (nay thuộc xã Hƣng 36 Lộc, huyện Thống Nhất), Saurin đã đến đây khảo sát từ năm 1965 và phát hiện 2 chum gốm còn nguyên vẹn. Sau đó, H.Fontaine đã khai quật và thu thêm 3 mộ chum nữa ở độ sâu 1-1,5m cách bề m t đồi. Theo các công bố về sau [103], [106], đây là một làng cổ gồm khu cƣ trú với tầng văn hóa mỏng (ch 10-20cm), nằm dƣới lớp phủ bazan (20-30cm) và nằm trên tầng đất đỏ (10-20cm) và lớp đất đồi laterite. Các mộ chum tìm thấy trong khu này có thể đã bị hủy hoại nhiều do việc phát quang rừng làm rẫy rất khẩn trƣơng khi đó; số còn nguyên và gần nguyên thƣờng không có nắp đậy, còn chứa ít xƣơng vụn, tro tàn và những mẩu than gỗ cháy dở, cùng các đồ tuỳ táng (gồm cả các bình gốm nguyên xếp ở ngoài bên cạnh mộ chum). Các di vật Dầu Giây đƣợc thống kê gồm 2 dao sắt với các rìa cạnh lƣỡi sắc; đồ đá với mảnh tƣớc, chày nghiền, con lăn, sỏi có dấu khắc và nhiều bàn mài rãnh, đ c biệt còn có 3 mảnh khuôn bằng sa thạch dùng để đúc rìu, bông tai và m i kim; đồ gốm gồm 3 dọi se ch còn nguyên và 3 bị vỡ nửa, 1 núm gốm dạng trái lê, bên cạnh các chum làm áo quan và đồ đựng tùy táng nguyên, các mảnh vỡ Dầu Giây thƣờng làm bằng sét pha cát, than ho c rơm băm nhỏ đốt thành than cùng nhiều khoáng vật nhƣ mica, quarto - feldspathique, nung cao, tạo hình và trang trí khá đẹp. Đó là mảnh của các loại nồi miệng loe, đáy cong; loại bình có vai hay có cổ loe; đĩa có đáy phẳng hơi lõm; lọ nhỏ và chum vò lớn bụng nở rộng, với trang trí các dạng văn thừng, văn khắc vạch tạo những vòng tròn khép kín, sóng nƣớc, khuông nhạc, răng sói hay răng cƣa, các chữ S nằm ngang hay lồng nhau, móc đầu nhau ho c xoáy ốc (ảnh 1.15, ảnh 1.16). Các hạt chuỗi ít thấy, với 4 hạt làm bằng thủy tinh xanh, 1 bằng cornaline, 1 bằng đá màu đỏ đục. Ngoài ra, ở di ch này còn ghi nhận vết tích của mạt sắt hay bọt sắt, các mảnh nhỏ của sa thạch hay thạch anh Nhìn chung, di tích Di tích Dầu Giây hàm chứa tƣ liệu địa tầng và sƣu tập di vật có giá trị làm sáng tỏ kết cấu văn hóa của giai đoạn hậu kỳ Đồng thau - sơ kỳ Sắt ở Đồng Nai và cùng với khu di ch cƣ trú, mộ địa - mộ chum vò Suối Chồn, 37 mang những đ c trƣng văn hóa bƣớc đầu cho giai đoạn phát triển cuối cùng và ở tầm cao nhất của xã hội Sơ sử Đồng Nai. 1. 3. 3. Di tích Phú Hòa Di tích gọi theo tên ấp c của xã Hiếu Kính (nay thuộc ấp Bảo Định, xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc), nơi có nghĩa địa quan tài chum gốm cổ chiếm gần trọn quả đồi đất đỏ bazan cao gần 200m so với mực nƣớc biển, nhìn xuống thung l ng hẹp đƣợc bao bọc bởi 2 nhánh phụ lƣu sông Ray (ảnh 1.17). Địa điểm này nằm cạnh giao lộ (Quốc lộ I và liên t nh lộ 2), đƣợc biết tới ngay từ đầu năm 1971, khi nhân dân địa phƣơng đào đất đụng phải 2 chum gốm lớn. Sau đó, trong khoảng thời gian từ năm 1971-1972, H.Fontaine cùng nhiều cộng sự (TS. Hoàng Thị Thân, GS. Nghiêm Thẩm, Nguyễn Ngọc Quynh, Nguyễn Thị Kim Anh, các giáo sƣ Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trƣờng Marie Curie: P.Langlet, Mr.Galan, Mr.Franck, linh mục Richard) đã tiến hành khảo sát và khai quật chữa cháy, xử lý tới 46 mộ chum Phú Hòa (ảnh từ 1.18 đến 1.22). Sau năm 1975, TS. Hoàng Thị Thân đã hƣớng dẫn cán bộ Trung tâm Nghiên cứu KCH và Bảo tàng Đồng Nai đã trở lại đây phúc tra; từ những năm 1977-1979, còn điều tra, đào thám sát và phát hiện thêm 1 vò nhỏ, 1 thẻ đeo bằng đá giống thẻ Hàng Gòn 4, cùng rất nhiều mảnh vỡ lớn của chum gốm xƣa [103], [106]. Thống kê tổng quát đồ tùy táng Phú Hòa cho biết có tới 1.973 di vật định hình, trong đó: Đồ Sắt có 9 cuốc, 2 rìu, 5 dao, 13 liềm, 11 kiếm (kiếm thƣờng có 2 rìa cạnh sắc và đƣợc phát hiện trong tình trạng m i kiếm đƣợc xếp cắm m i xuống đáy chum), 1 quả cân hình nón cụt có lỗ thủng giữa. Đồ gốm có 7 nồi đáy tròn có băng trang trí khắc vạch hình răng sói viền ngang bụng, 14 bình có cổ thắt với dáng thân tròn hay bầu dục (hình trứng), 46 đĩa đáy bằng hay hơi lõm cong (có chiếc đƣợc ngƣời xƣa trổ thủng 2 lỗ ở vành miệng có l để buộc dây treo), 4 cốc (ly hay bát nhỏ), 5 viên đạn tròn hay dẹt dùng cho ống thổi bắn chim (?), 9 dọi se ch hình nón ho c nón cụt, 3 núm gốm dạng trái lê giống núm ở Dầu Giây. Ngoài ra, còn nhiều mảnh vỡ của dụng cụ gốm hay đồ đựng các loại nhƣ ống ch (?) có lỗ xuyên dọc, chân đèn (?) giống hiện vật đã tìm thấy ở Sa Huỳnh, chân hỏa lò giống hình 38 sừng bò, chân đế bát bồng, với nhiều dạng hoa văn trang trí nhƣ in dấu vải, chấm dải, miết láng hay khắc vạch tạo các đồ án hình học nhƣ các đƣờng cong, gạch ngắn, răng sói, răng cƣa, chấm xiên nhỏ, hình chữ nhật, hình sóng lƣợn, chữ S nối nhau ho c móc đầu nhau (ảnh từ 1.23 đến 1.28). Điều cần lƣu ý thêm là các đồ gốm nhỏ xếp bên ngoài chum thƣờng lại đƣợc trang trí khắc vạch đẹp hơn văn cùng loại trên đồ gốm đ t trong chum, các đồ án khắc vạch c ng không hề giống hoa văn trên gốm Sa Huỳnh về chi tiết. Ví nhƣ, ở trên gốm Sa Huỳnh không có lối trang trí xoáy ốc hay tạo hình nhƣ báng súng giống Phú Hòa, mô típ hình quả trám đ c trƣng Sa Huỳnh ch g p ở 1 mảnh gốm Phú Hòa, mô típ hình tam giác Sa Huỳnh vô cùng phong phú với văn in chấm bên trong, song không nhiều ở đồ đựng Phú Hòa; các dạng khắc vạch hình tam giác ở Phú Hòa ch phổ biến các dải giống nhƣ hình răng cƣa Đồ trang sức Phú Hòa rất đa dạng, gồm 1 dây chuyền bạc, 22 vòng đeo tay (4 chiếc bằng đá mài bóng lộn, 2 chiếc là vòng thủy tinh màu xanh sẫm, 15 vòng đồng với 1 chiếc là loại vòng kép còn dấu vải mịn in trên bản vòng); 2 nhạc đồng thân hình cầu có văn xoáy ốc xẻ thân với hạt gõ bên trong; 19 vòng sắt cấu tạo từ 2 thanh tròn dính ch t nhau, 5 nhẫn sắt, 8 khuyên tai bằng đá ngọc nephrite màu trắng vân xanh, với 2 chiếc có hình 2 đầu thú mà H.Fontaine cho là thể hiện hình đầu lừa và 6 bông tai có 3 mấu giống trang sức mà thổ dân miền núi Philippines gọi là “Ling - ling O”. Hạt chuỗi và cƣờm nhỏ đếm đƣợc hơn 1.800 tiêu bản, trong đó ngoài 1 hạt bằng vàng, còn lại thuộc 2 nhóm: Gần 200 hạt có đƣờng kính hơn 0,5cm (30% hình cầu, 30% hình trụ tròn, 20% hình thoi, 1 hạt hình quả trám, số còn lại là ngọc dài với 6-7 diện tiếp xúc); loại có đƣờng kính nhỏ hơn 0,5cm thƣờng là thủy tinh nhân tạo có các màu đỏ, xanh, cam, vàng, lục ho c đá quý hay bán quý nhƣ agate, granat, cornaline(ảnh 1.26). Ngoài ra, còn có một số di vật thu nh t trên di tích nhƣ 12 mảnh đá vỡ của rìu bôn, chày nghiền, mảnh quả cân và vòng đá, một số cục thạch anh và khá nhiều mạt sắt. Theo H.Fontaine và Hoàng Thị Thân, di tích Phú Hòa, cùng với các di tích cùng tính chất văn hóa ở Dầu Giây và Hàng Gòn, có nguồn gốc từ văn hóa Sa 39 Huỳnh. Khu mộ táng Phú Hòa có tuổi tƣơng đƣơng với các nghĩa địa chum còn lại ở Long Khánh, Xuân Lộc, với kết quả C14 do bà G.Delibrias giám định tại Trung tâm Phóng xạ tính hỗn hợp (Centre des Faibles Radioactivités) ở Gif-sur-Yvette (Pháp) 1 mảnh gốm ở chum M8 và mẫu than gỗ trong các chum M11, M13, định tuổi tuyệt đối là 2.400 ± 140 (với than gỗ) và 2.590 ± 240 (với gốm pha than) năm BP”[103], [106]. 1. 3. 4. Di tích Hàng Gòn 9 ( ) Di tích trải dài trên sƣờn đồi đất đỏ bazan nằm ven bờ suối Gia Liêu, thuộc địa phận đồn điền cao su Hàng Gòn, (nay là xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh), cách mộ Cự thạch Hàng Gòn khoảng 1km về phía đông. Di tích đƣợc E.Saurin khám phá từ giữa năm 1963, tìm thấy 2 chum gốm mà bên trong còn có chứa cả khuyên tai 2 đầu thú (E.Saurin gọi là “đầu lừa”), 1 kiếm sắt và nhiều gốm vỡ. Sau đó, ông phát hiện thêm hơn 50 chum nữa, sắp xếp thành dãy dài trong diện tích khoảng 200 x 50m dọc hai bên bờ suối (ảnh 1.29). Chum Hàng Gòn 9 đƣợc ngƣời xƣa chôn trong tầng đất đỏ cùng cấu tạo với địa tầng Phú Hòa ở cách đó 4,5km về phía tây nam, với tƣ thế chôn đứng ở độ sâu 0,2-1,5m, cùng những nắp đậy khác nhau. Trong chum thƣờng không thấy xƣơng răng ngƣời và than tro (với những mảnh than củi nhỏ ghi nhận đƣợc, tác giả phỏng định có thể từ trên lọt vào chum khi bị vỡ nắp đậy). Những vật dụng kèm theo thông thƣờng bị những ngƣời mai táng xƣa cố ý đập vỡ, hay bẻ gãy trƣớc khi chôn. Phía ngoài mộ chum, đôi khi còn chôn kèm theo nhiều bình gốm, đồ sắt hay cả rìu đá còn nguyên vẹn. Chum làm quan tài gốm thƣờng cao 40-60cm, với miệng rộng khoảng 40cm và chứa nhiều đồ tuỳ táng. Dù trong các quan tài gốm chƣa thấy nhân cốt ho c tích tụ dày than tro, E.Saurin vẫn nghĩ rằng đây là “khu mộ chum đƣợc hỏa táng” giống nhƣ phong tục chung của cƣ dân Indonésien. Ông tin rằng nhiều mảnh than củi lọt vào các chum (khi nắp chum bể), cùng với than vụn và đất nung khám phá bên ngoài mộ đã gợi ý về sự hiện diện các giàn thiêu Tiền sử trong chính phạm vi nghĩa địa này. Ông cho rằng chủ nhân di tích Suối Đá còn có quan hệ với tục sử dụng quan tài bằng gốm ở Phú Khƣơng, Sa Huỳnh, Tăng Long, Cổ Giang (Nam 40 Trung bộ) hay Dầu Giây, Phú Hòa (Đồng Nai) và có thể quan hệ với tục mai táng trong “Klong” (hộp bằng kim loại đựng những mảnh sọ lấy lúc bắt đầu lễ hỏa táng đ t trong chum đất nung) của ngƣời Chăm Bà la môn ở Bình Thuận; riêng những đồ trang sức chôn trong các mộ chum Suối Đá c ng có nguồn gốc ngoại nhập từ nhiều trung tâm văn minh lớn của thế giới đƣơng thời [114], [115], [116]. Về di vật, đồ đá có 2 rìu nguyên và 1 mảnh rìu vỡ, 1 mảnh tƣớc lớn, nhiều mảnh bàn mài bằng sa thạch xanh lục với dấu sử dụng phẳng, lõm ho c có rãnh, những khối đá bazan bọt, đá quartz có dấu tr ng, những viên sỏi hay cuội nhỏ có dấu khắc giống di vật tƣơng tự ở Dầu Giây; đồ đồng có 1 chậu đồng hỏng, có thành mỏng, cao 15cm, đáy phẳng rộng 17cm, với miệng rộng 25cm có trang trí đƣờng ch viền dƣới mép miệng; 1 mảnh đồng lá mỏng dài 3cm; đồ sắt có 1 kiếm, 1 cuốc, 3 rìu lƣởi dẹt phẳng có họng ho c có chốt tra cán (ảnh 1.30, ảnh 1.31). Một số bọt sắt (scories) ghi nhận phía đông nam di tích mộ chum có thể do nung chảy từ qu ng chứa trong laterite địa phƣơng; tuy nhiên, E.Saurin cho rằng chúng không cùng nguồn qu ng với đồ tùy táng sắt thu trong chum gốm Suối Đá. Phân tích Quang phổ rìu sắt ở chum 1 do Mr.Pinta thực hiện, chứng tỏ sắt làm rìu ở đây gần nhƣ nguyên chất, với các nguyên tố dấu vết Chrome, Nickel, Bronze, Manganèse, Morybdène, Lithium, Barium, Strontium; mà theo tác giả các di vật này ở Hàng Gòn 9 và Dầu Giây là những chứng tích xƣa nhất của đồ sắt ở Đông Dƣơng. Đồ gốm Hàng Gòn 9 không kém phần đa dạng, với 2 dọi se sợi hình chóp cụt có trang trí khắc vạch dải răng sói quanh rìa; khoanh gốm hình ống giống nhƣ 1 quả cân bị bể (?); chân đèn, nắp đậy có trang trí khắc v những vòng tròn đồng tâm trên m t; đĩa nông lòng (có khi đƣợc xếp chồng nhau và đ t ở bên ngoài chum lớn); cốc miệng rộng có trang trí khắc v hoa văn hình sóng nƣớc hay kiểu khuông nhạc, ho c những vạch xiên chéo trên vành mép; bình với các kiểu dáng khác nhau nhƣ mép rộng thành cong, mép gập vào có trang trí văn chải thƣa, mép vuốt mỏng hông nhỏ đáy tr ng, miệng rộng đáy bằng Hoa văn trang trí đ c trƣng của gốm là văn khắc vạch tạo hình xoáy ốc nằm giữa các băng ngang hẹp, các băng vạch ngắn dọc, băng có văn răng lƣợc tạo bởi các hàng in chấm, văn vạch tạo hình giống nhƣ rẻ 41 quạt, những đƣờng cong có chấm trong, các hình bầu dục in đầy vạch chấm bên trong Gốm tùy táng Hàng Gòn 9 còn nguyên vẹn hay bị cố ý đập vỡ (có khi 12 bình, vò, ly, tách bị đập thành gần 5kg mảnh chôn vào 1 chum) là những vật phẩm thông dụng, một số đồ đun nấu còn mang vết nhọ nồi ở hông và đáy gốm (ảnh 1.29). Đồ trang sức Hàng Gòn 9 gồm: 1 hạt chuỗi bằng vàng hình chóp làm theo kỹ thuật dát, có dấu m i khoan thủng cao 8mm, đáy rộng 8mm đƣợc viền thành vành mỏng bằng cách lộn ngƣợc mép lá vàng đã dùng; 1 bông tai đồng mạ vàng hình tháp đ c có 2 đoạn uốn cong làm mấu đeo giống với hình trên khuôn đúc hoa tai ở Dầu Giây; 1 khuyên tai có hình 2 đầu thú dài 45mm, cao 36mm làm bằng đá pagodite. Các hạt chuỗi Hàng Gòn 9 gia công tinh xảo từ nhiều loại khoáng vật khác nhau: Thanh ngọc, hồng ngọc (spinelle), bạch mã não (calcédoine), hồng mã não (bằng cornaline màu đỏ hình tròn hay đa giác; bằng agate có hình ống hơi phồng giữa với các vân đá trắng) Hạt chuỗi pagodite có màu trắng dạng không đều, bằng zircon màu vàng nâu với lỗ xỏ dây, bằng olivine hay zircon bazan (titamomagnétite, ferropicotite) Hạt chuỗi bằng thủy tinh nhân tạo ít thấy ở Suối Đá, gồm những hạt hình ống ngắn màu xanh đậm (xanh 496-497 theo bảng Séguy), chuỗi thủy tinh màu đỏ - da cam hơi đục có hình ống với các cạnh cách tâm bằng những rãnh nhỏ, chuỗi kiểu La Mã hình ống không đều thƣờng có màu đỏ hơi đục (đỏ 146 theo bảng Séguy) giống các hạt đồng màu ở Sa Huỳnh và Óc Eo (ảnh 1.31). Ngoài ra, trong phạm vi nghĩa địa Hàng Gòn 9 còn thu đƣợc các di vật nhƣ: 2 viên nhựa (dài 5-6mm; thuộc họ cây Diptérocapée), 1 mảnh da (quy mô 2,2cm) có phết lớp dầu đen bóng tìm thấy trong chum I, 2 vỏ sò biển chƣa rõ chức năng dùng làm trang sức hay ma thuật (?) Di tích Hàng Gòn 9 có 2 mẫu than gỗ thu trong và ngoài chum gốm gửi D.J.Thomaret giám định tại Trung tâm Khoa học Monaco và 1 mẫu gốm của chum 2 làm từ sét chứa bã thực vật gửi bà G.Delibrias giám định tại Trung tâm Phóng xạ yếu ở Gif-sur-Yvette cho các kết quả niên đại C14 từ 2.300 ± 150 (than gỗ ngoài các chum 1-2); 2.190 ± 150 (than gỗ trong chum 1), đến 2.100 ± 150 BP (mảnh 42 gốm pha bã thực vật). Niên đại chung của khu nghĩa địa này, theo tác giả, tƣơng đồng với một phần của văn hóa Đông Sơn. Tác giả c ng ghi nhận những nét giống nhau về nghi thức trong các mộ mai táng bằng chum và trống đồng ở thung l ng sông Hồng với các chum gốm Hàng Gòn, cùng những hoa văn răng sói có vạch và vòng xoắn kép tìm thấy trên gốm Hàng Gòn và ở văn hóa Đông Sơn. Không chia xẻ ý kiến của V.Goloubew (1938) cho các mộ chum Sa Huỳnh thuộc thời kỳ khảo cổ Champa hơn là thời kỳ Tiền sử thuần túy, học giả E.Saurin nhận xét rằng vào thời đại các chum Hàng Gòn, ngƣời Chăm và nƣớc Champa chƣa đƣợc biết đến trong lịch sử và họ ch xuất hiện vào cuối thế kỷ 2 AD, tác giả cho những dân tộc này đã ở trong vùng, với những tục lệ còn tồn tại trong các thời kỳ lịch sử, trong đó ngƣời Chăm, c ng nhƣ ngƣời Phù Nam kế cận, tách biệt với những bộ lạc khác trong quá trình Ấn Độ hóa. Theo một số nhà KCH Việt Nam và với riêng nghiên cứu sinh, di tích nghĩa địa chum gốm Hàng Gòn 9, cùng các Cánh đồng chum tƣơng tự vùng Xuân Lộc, Long Khánh (Suối Chồn, Dầu Giây, Phú Hòa ), đã thực sự hình thành một cụm di tích mang đầy đủ tính chất văn hóa bản địa của giai đoạn phát triển cuối cùng thời Sơ sử ở Đồng Nai và ở toàn bộ địa vực hạ lƣu của hệ thống sông này. Bên cạnh cụm di tích mộ chum vò gốm Suối Chồn, Dầu Giây, Suối Đá, Phú Hòa và những làng nông nghiệp, thủ công, buôn bán đƣơng thời sơ kỳ Sắt, trong tiểu vùng đất đỏ bazan Xuân Lộc, Long Khánh còn hiện diện các công trình di tích văn hóa vật chất, tinh thần Đồng Nai đ c sắc khác. Ví nhƣ, quần thể di tích kiến trúc mộ Cự thạch Hàng Gòn (Hàng Gòn 7 theo E.Saurin), hay địa điểm chứa khối lƣợng lớn v khí, công cụ, tƣợng thú quý hiếm bằng đồng thau mang hình hài của một kho tàng trong họng núi lửa cổ Long Giao [50], [75], [116]. 1. 3 5 K o à ổ Lo G o (10º49’27”B-107º46’06”Đ) Di tích nằm cách mộ Cự thạch Hàng Gòn hơn 4km về phía đông nam. Di tích nằm trong sƣờn thoải của 1 nón núi lửa phủ đất đỏ bazan (có tên là Đồi 57), thuộc địa phận xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, do ông Trần Văn Xí, một ngƣời nông dân ở địa phƣơng phát hiện ngay từ năm 1982 (ảnh 1.32). Một phần cổ vật thu ở độ sâu khoảng 20cm cách m t đồi đã đƣợc Bảo tàng Đồng Nai và Trung tâm 43 Nghiên cứu KCH thu hồi lại, bao gồm 16 di vật đồng của thể loại v khí chém bổ lợi hại vào bậc nhất thời Tiền sử mà trong hệ bạch khí đƣợc gọi là qua (ko- halberds), 1 rìu đồng, 12 mảnh vỡ của đốc và lƣỡi qua, gốm cổ Vào tháng 5/1984, khi điều tra Châu Thành (Bà Rịa - V ng Tàu), tìm thêm đƣợc 3 lƣỡi qua đồng xuất xứ từ sƣu tập Long Giao lƣu lạc đến đây. Cho đến đầu thập kỷ 90, Nông trƣờng Cao su Cẩm Mỹ tiếp nhận nhiều di vật do các nông trƣờng viên đào đƣợc ở chính họng núi lửa Đồi 57. Đáng quan tâm nhất trong nhóm cổ vật này là 2 qua đồng, 2 rìu đồng, 3 rìu - bôn đá, 1 thẻ đeo có khoét lỗ xỏ dây đeo dạng bùa ở Hàng Gòn 4, Đồi Mít, Suối Chồn (ảnh 1.33); đ c biệt nhất là 2 tƣợng trút (hay tê tê) bằng đồng thau rất độc đáo. Một khối tƣợng thú ở Long Giao đƣợc bà Lê Thị Mác trao t ng cho Bảo tàng Đồng Nai trƣng bày còn nguyên vẹn. Tƣợng tả thực hình con trút (Manis Javanica) dài tới 37cm, bụng rộng 9,8cm, phần đầu thú miêu tả khá sinh động, với mõm dài nhọn, mắt gờ tròn, vành tai nổi, bụng và chóp đuôi để trơn thể hiện phần da mềm, duy ch có tứ chi không tạo 5 móng nhọn nhƣ vật thật. Đây chính là khối tƣợng lớn và n ng nhất (3,4kg), là tiêu bản duy nhất đƣợc biết thể hiện loài thú này trong tâm thức điêu khắc Tiền sử và nghệ thuật tạo hình tƣợng tròn Đông Nam bộ xƣa (ảnh 1.34) [5], [28], [30]. Trong mùa điền dã năm 2010-2011 để kiểm chứng địa tầng lấy mẫu thổ nhƣỡng phân tích khả năng tàng trữ bào tử phấn hoa của địa hình bazan trẻ Long Khánh và phụ cận (Xuân Lộc, Cẩm Mỹ), ở vùng Đồi 57, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, đoàn tiến hành khảo sát bề m t sƣờn đồi dọc các con suối nhánh của suối Răm, cách bờ khoảng gần 1km về phía đông bắc. Hiện tại, dọc bờ các nhánh suối có rất nhiều đá cục các loại. Phần lớn là đá phún xuất núi lửa xƣa, rất hiếm các loại nham thạch nhƣ bazane và đá sừng có thể làm công cụ và đá cát có thể làm bàn mài. Đoàn công tác ghi nhận thêm các thông tin nhân dân địa phƣơng đào thấy một số rìu bôn đá và gốm cổ ở địa phận rẫy cà phê và cây ăn trái của gia đình các ông: V Xuân Sự, Nguyễn Văn Bình, bà Lê Thị Thanh mẫu đất giám định bào tử phấn hoa đƣợc lấy ở hố đào trồng cây - nơi có mảnh phế liệu đá và bàn mài đá cát trong vƣờn nhà 44 ông V Xuân Sự ở địa điểm có tọa độ 10º48’44.8” vĩ độ Bắc - 107º45’10.1” kinh độ Đông). Riêng về sƣu tập 21 tiêu bản qua đồng hiện biết từng đƣợc PGS.TS Phạm Đức Mạnh chuyên khảo [50]; chúng bao gồm 4 loại, với nhiều kiểu khác nhau về cấu tạo dáng lƣỡi, kích thƣớc và trọng lƣợng rất đ c thù (ảnh 1.35). Hiện tƣợng cả sƣu tập qua đồng kỳ lạ về dáng lƣỡi, chƣa từng thấy về kích thƣớc, trọng lƣợng và tinh xảo về hoa văn trang trí hình học trên toàn bộ lƣỡi, đốc, chuôi, đƣợc dồn đống trong một khoảnh đất hạn hẹp ở sƣờn đồi Long Giao thật khó có thể là vết tích của mộ táng, m c dù đó là nơi yên ngh của nhân vật có thế lực nhất cộng đồng; mà, ch có thể hình dung giống nhƣ một kho tàng lƣu giữ v khí và tƣợng quý của ngƣời cổ Đồng Nai. Cùng với sự có m t của thể loại binh khí kiểu qua đào trong mộ địa Dốc Chùa (Bình Dƣơng), Gò Quéo (TP. Hồ Chí Minh), trong mộ chum Thái Hoà, Phú Túc và La Ngà ở Định Quán (Đồng Nai) hay Bàu Hòe (Bình Thuận), ho c đƣợc vớt lên dƣới lòng sông Đồng Nai [6], [32], [74] sƣu tập Long Giao cho thấy thứ v khí quen thuộc và đƣợc ƣa chuộng của con ngƣời ở miền đất trù ph...ệt đối đầu tiên liên quan với các công trình và tàn tích Cự thạch ở Việt Nam và cả Đông Nam Á. Quần thể di tích Cự thạch Hàng Gòn I (7A) và di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II (7B) mang tính độc nhất vô nhị, mà trong khung cảnh Cự thạch Việt Nam và Châu Á chƣa nơi nào tìm thấy. 131 Sự gắn kết kho tàng v khí ở Long Giao và mộ Cự thạch Hàng Gòn, trong đó qua đồng Long Giao đƣợc tích l y và dự trữ qua nhiều thế hệ làm nên biểu tƣợng thủ lĩnh của một cơ cấu quyền lực tối thƣợng cho cả cộng đồng đa tộc ngƣời trong vùng đất Đồng Nai xƣa đƣợc chôn cất chính trong vùng đất đỏ bazan của mộ Cự thạch ở Hàng Gòn. Diện mạo một trung tâm tinh thần Đông Nam bộ vào thời kỳ tiền nhà nƣớc nổi trội giữa các trung tâm kinh tế, văn hóa, thông thƣơng ở các lãnh địa khác là các khu vực tụ cƣ kiểu mật tập quanh những thị trấn hạt nhân và những tiền thị cảng đang manh nha nhờ sự tiếp tế cung ứng nông phẩm, thực phẩm và cả lâm, thủy sản làm thƣơng phẩm của các quần thể làng làm nông, chài lƣới, các lò gốm và xƣởng đá, các xƣởng đúc và lò rèn, lò nấu thủy tinh, các xƣởng dệt và xƣởng mộc, các nhóm chuyên đi săn và các nhà chuyên buôn bán. 132 KẾT LUẬN 1. LA trình bày những nét cơ bản nhất về các điều kiện tự nhiên ở tiểu vùng đất đỏ bazan Xuân Lộc, Long Khánh, Cẩm Mỹ này nằm trọn trong vùng cao nguyên đồi núi và đồng bằng bóc mòn cao với lớp đất phù sa cổ với bề m t đồng bằng bóc mòn lƣợn sóng; nền khí hậu khá ổn định, có các thảm rừng nhiệt đới, Á nhiệt đới giàu nguồn động, thực vật, các chi lƣu lớn (sông La Ngà, sông Mã Đà, sông Buông...) và mạng lƣới thủy văn dạng tỏa tia, có tiềm năng về rừng, chứa các nguồn liệu đá phun trào, cát kết, phiến sừng, đá quý (saphir) và bán quý (opal, calcédoan) và các nguồn sét núi mà con ngƣời có thể khai thác để chế tạo công cụ, v khí và đồ gốm các điều kiện tự nhiên này có mối tƣơng quan và tác động đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cộng đồng cƣ dân - chủ nhân của các di tích văn hóa, trong đó nổi bật nhất là mộ Cự thạch Hàng Gòn trên vùng đất Đồng Nai từ Sơ sử đến nay. Các di tích đồng đại xung quanh khu vực di tích Cự thạch Hàng Gòn nhƣ: Suối Chồn, Dầu Giây, Phú Hòa, Hàng Gòn 9 và kho tàng cổ Long Giao nhằm làm nổi bật mối quan hệ và tính chất đ c trƣng của di tích. Trong khung cảnh Đông Nam bộ thời Sơ sử, giữa các loại hình di tích có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó loại hình mộ chum mang những đ c trƣng văn hóa có giá trị làm sáng tỏ kết cấu văn hóa của giai đoạn hậu kỳ Đồng thau - sơ kỳ Sắt của xã hội Sơ sử Đông Nam bộ. Cùng với kho tàng Long Giao nằm trong địa bàn quy tụ những di tích tiêu biểu nhất cho toàn vùng Đông Nam bộ thời sơ Sắt, nhóm di tích mộ địa, mộ chum: Suối Chồn, Dầu Giây, Suối Đá, Phú Hòa quây quần quanh mộ Cự thạch Hàng Gòn tạo nên mối quan hệ huyết thống với nhau. 2. LA làm rõ tính chất của các di tích Cự thạch Hàng Gòn, đây là một kiến trúc Cự thạch với hầm mộ và kiến trúc mái dạng kiểu nhà mồ Tây Nguyên còn tồn tại đến ngày nay, việc thiết kế kiến trúc này đƣợc thực hiện bởi một công xƣởng chế tác Cự thạch ngay bên cạnh. Di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn I (7A), với 2 nhóm chính: Hầm mộ đá (với các tấm đan lớn xếp thành khối chữ nhật vuông là nắp trên hầm, nền hầm, vách bắc, vách nam, vách tây, vách đông) và các phụ kiện khác (chủ yếu là trụ - cột, đế lót chân cột). Kiến trúc Cự thạch nguyên thuỷ với hầm mộ và các 133 cột kiến trúc đứng xung quanh đỡ mái bên trên tạo nên quy mô to lớn và kiểu thức độc đáo. Di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II (7B) nằm cách di tích Cự thạch Hàng Gòn I (7A) khoảng 60m về phía đông nam với lớp đá phế liệu trong di tích phân bố dàn trải khoảng 12-14m. Lần đầu tiên KCH phát hiện và nghiên cứu về một công xƣởng chế tác Cự thạch, làm sáng tỏ đƣợc nhiều câu hỏi bí ẩn xung quanh mộ Cự thạch Hàng Gòn I (7A). Các hiện vật KCH thu thập ở Hàng Gòn qua các đợt điền dã, khai quật bao gồm các hiện vật đá kiến trúc gồm các tấm đan, các trụ cột đá, vật đeo có lỗ, bàn mài, và các hiện vật đồ đá nhỏ khác; tất cả các dạng đá này đều là trầm tích nguồn gốc núi lửa với các mỏ lộ thiên phổ biến ở Nam Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Đông Nam bộ. Di vật bằng đồng gồm có tù và, các mảnh đồng và cục đồng với thành phần hợp kim chủ yếu là đồng (Cu) và thiếc (Sn), tỷ lệ chì (Pb) và tỷ lệ k m (Zn) rất nhỏ giống với các nhóm mẫu từng đƣợc phân tích thu thập trong sƣu tập đồ đồng thau Dốc Chùa (Bình Dƣơng), Long Giao, Hiệp Hòa, Cái Vạn, Cầu Sắt (Đồng Nai) cho thấy đ c điểm chung của đồ đồng Hàng Gòn với đồ đồng trong văn hóa Đồng Nai. Di vật bằng gốm, chất liệu chung phần lớn là sét, vỏ nhuyễn thể và hạt laterite nghiền vụn; hầu hết các mẫu gốm đều cho thấy nhiệt độ nung có thể ch nằm trong khoảng 700oC; với các đồ gốm trong hầm mộ, chúng có khả năng là đồ tùy táng chôn theo trong mộ, còn những đồ gốm bên ngoài gần với hầm mộ có thể liên quan với việc tổ chức nghi lễ, thờ cúng tại đây. 3. LA làm rõ niên đại của di tích Cự thạch Hàng Gòn I (7A) đƣợc hình thành vào khoảng trên dƣới 2.000 năm đến một vài thế kỷ trƣớc Công nguyên; chủ nhân tạo dựng nên Cự thạch là những cƣ dân cổ sáng tạo nên văn hóa Đồng Nai đã tạo dựng hầm mộ dành tôn vinh ngƣời đứng đầu các cộng đồng nơi đây. Qua phân tích niên đại tuyệt đối bằng phƣơng pháp C14 cho thấy khung tuổi chung vào nửa sau Thiên niên kỷ I BC, dao động từ 2.720 ± 50BP đến 2.220 ± 55BP. Việc thiếu vắng tƣ liệu nhân chủng học trực tiếp ở các di tích Cự thạch Hàng Gòn không thể phủ lấp đƣợc rằng những kiến trúc này với một công xƣởng ngay tại chỗ phục vụ tạo dựng 134 di tích là do chính ngƣời cổ Đồng Nai sáng tạo nên dành an táng cho thủ lĩnh các cộng đồng trong khu vực. 4. Qua nghiên cứu tƣ liệu các di tích Cự thạch Việt Nam và khu vực châu Á, LA cho thấy thêm nét độc đáo của các di tích Cự thạch Hàng Gòn. Ở các di tích Cự thạch Việt Nam kiểu mộ đá (dolmen) với kiến trúc đơn giản cùng quy mô nhỏ, chúng thuộc truyền thống cổ mà một số địa điểm nhân dân địa phƣơng còn sử dụng thờ cúng đến nay. Các di tích Cự thạch Việt Nam có thể có 2 giai đoạn tạo hình và phát triển: Giai đoạn sớm thời Sơ sử liên kết với sự tạo hình thủ lĩnh và giai đoạn muộn về sau có thể liên hệ tới chế độ thủ lĩnh của các cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số. Sự hiện diện của những cấu trúc miền đông bắc Việt Nam có thể liên hệ với các nền văn hóa biển trong vòng cung Dolmen phía nam đƣợc nối qua Đài Loan đến Nhật Bản. Ở mối quan hệ với các trung tâm văn hóa Cự thạch miền Đông Bắc Á (tập trung các loại hình Cự thạch ở Bán đảo Triều Tiên, quần đảo Nhật Bản và Trung Quốc - Đài Loan), các loại hình bao gồm: Trụ đá dựng kiểu “Sondol” (Menhir) và ghép lắp thành vòm kiểu “Giondol” (Dolmen) ở Triều Tiên, Dolmen kiểu mái đá ở Nhật Bản, kiểu “mộ đá” dạng quan tài đá hình hộp chữ nhật ghép bằng các phiến đan đƣợc gọi là “Thạch bằng” ở Trung Quốc; khung niên đại manh nha từ thời đại Đá mới hay thời đại Đá mới muộn và dần biến mất vào cuối thời đại Đồng - sơ kỳ thời đại Sắt, với niên đại chung từ thế kỷ 8 BC đến thế kỷ 3 BC. Với các trung tâm văn hóa Cự thạch miền Tây Nam Á (Ấn Độ), có các loại hình di tích Cự thạch chủ yếu: Hoàn thạch, mộ đá ghép, Menhir... Loại hình mộ Cự thạch thƣờng có cấu trúc gồm phòng mộ và cửa mộ; tập trung trong các vùng chính: Bán đảo nam Ấn, miền bắc - tây bắc và miền đông bắc của Ấn Độ và Sri Lanka; khung niên đại từ 1.000 BC đến 300 AD liên quan tới là cƣ dân thời đại Sắt sớm của các nhóm tộc ngƣời “Aryan” di cƣ từ bắc Ấn vào thế kỷ 5 BC. Với các trung tâm văn hóa Cự thạch miền Đông Nam Á, phần lớn tập trung tại quần đảo Indonesia (Nam Dƣơng), Malaysia, tây Thái Lan và Thƣợng Lào; các loại hình di tích đƣợc xếp chung vào truyền thống văn hóa Cự thạch rất đa dạng và 135 phức tạp. Cự thạch Indonesia có 2 nhóm lớn là di tích mộ táng đƣợc kiến tạo tối thiểu từ 2 phiến tảng đá rộng ghép lại bên trong chứa quách đá và mộ đá và di tích liên hệ với thế giới tinh thần; ở Malaysia có 3 loại hình cơ bản là mộ đá ghép, dolmen, trụ đá dựng thẳng dạng menhir; trên đất Thái Lan, dấu tích Cự thạch là mộ đá phiến ghép; tại Lào phân bố trên cao nguyên là những cánh đồng chum đá và cụm di tích kiểu Menhir với các hầm mộ đậy bằng những đĩa đá lớn. Với một công xƣởng chế tác Cự thạch đƣợc khám phá tại chỗ, chúng ta đƣợc biết thêm một loại hình di tích mới trong lịch sử kiến trúc Cự thạch của các tộc ngƣời vùng nam Á nói chung; nhƣng trƣớc tiên, chúng khẳng định rằng bản thân hầm mộ Cự thạch đƣợc cộng đồng cƣ dân bản địa trực tiếp cộng lực khai thác, vận chuyển, tập kết nguyên liệu đá phiến, đá tảng lớn n ng nhiều tấn từ xa về và chế tác tại chỗ các phụ kiện để ghép lắp công trình hoàn ch nh. Trong bình diện văn hóa Cự thạch châu Á, quần thể kiến trúc và công xƣởng Cự thạch Hàng Gòn chính là hiện tƣợng lịch sử độc đáo và độc nhất vô nhị so với toàn bộ kiến trúc thuộc truyền thống Cự thạch nguyên thủy ở cả khu vực và châu Á. 5. Quần thể di tích Cự thạch Hàng Gòn I (7A) và di tích công xƣởng chế tác Cự thạch Hàng Gòn II (7B) là sự khởi đầu của một thời đoạn lịch sử hào hùng của văn hóa Sơ sử Đông Nam bộ (Việt Nam); giai đoạn hậu kỳ đồ Đồng - sơ kỳ đồ Sắt. Sự gắn kết kho tàng v khí ở Long Giao và mộ Cự thạch ở Hàng Gòn, trong đó qua đồng Long Giao đƣợc tích l y và dự trữ qua nhiều thế hệ làm nên biểu tƣợng thủ lĩnh của một cơ cấu quyền lực tối thƣợng cho cả cộng đồng đa tộc ngƣời trong vùng đất Đồng Nai xƣa đƣợc chôn cất chính trong vùng đất đỏ bazan của mộ Cự thạch Hàng Gòn. Có thể hình dung diện mạo một trung tâm tinh thần Đông Nam bộ vào thời kỳ tiền nhà nƣớc nổi trội giữa các trung tâm kinh tế, văn hóa, thông thƣơng ở các lãnh địa khác là các khu vực tụ cƣ kiểu mật tập quanh những thị trấn hạt nhân và những tiền thị cảng đang manh nha nhờ sự tiếp tế cung ứng nông phẩm, thực phẩm và cả lâm, thủy sản làm thƣơng phẩm của các quần thể làng làm nông, chài lƣới, các lò gốm và xƣởng đá, các xƣởng đúc và lò rèn, lò nấu thủy tinh, các xƣởng dệt và xƣởng mộc, các nhóm chuyên đi săn và các nhà chuyên buôn bán. 136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Hồng Ân (2008), Di tích khảo cổ học Cái Vạn (Nhơn Trạch - Đồng Nai), Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Hồng Ân (2008), “Quần thể mộ hợp chất ở Biên Hòa - Đồng Nai, thực trạng và giải pháp”, Một số vấn đề Khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, Khoa học Xã hội, tr. 485-491. 3. Nguyễn Hồng Ân (2009), “Một số kết quả nghiên cứu văn hóa Óc Eo ở Đồng Nai”, Hội thảo khoa học “Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích”, An Giang, tr. 169-180. 4. Nguyễn Hồng Ân (2011), “Cự thạch Hàng Gòn - đ nh điểm của phức hệ văn hóa kim khí Đồng Nai”, Thế giới Di sản, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, tr. 20- 21. 5. Nguyễn Hồng Ân (2015), “Quần thể di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai) trong bình diện văn hoá cự thạch Việt Nam và Châu lục”, Khảo cổ học, số 4, tr. 29-40. 6. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh (2011), “Mộ hợp chất cầu xéo (Long Thành, Đồng Nai)”, Khảo cổ học, số 6, tr. 44-62. 7. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh, Nguyễn Thị Mai Hƣơng (2012), “Thảm thực vật thời Tiền - Sơ sử Đông Nam bộ qua phân tích bào tử phấn hoa, Khảo cổ học, số 1, tr. 44-53. 8. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh (2013), “Quần thể di tích lịch sử quốc gia mộ Cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai) trong bình diện văn hoá cự thạch Việt Nam và Châu lục”, Hội thảo khoa học Quốc tế về “Vai trò của di sản văn hoá trong giáo dục và phát triển hoà bình”, Biên Hoà, Đồng Nai, Việt Nam, tr. 123-135. 9. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh (2015), “Di sản văn hoá cự thạch đ c sắc ở miền Đông bán đảo Đông Dƣơng”, Hội thảo khoa học Quốc tế về “Khảo cổ học Việt Nam - Lào - Campuchia trong tiểu vùng Mê Kông”, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Việt Nam, tr. 42-72. 10. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh (2015), “Di sản Cự thạch và tục “thờ đá lớn” - “Hằng số văn hoá tín ngƣỡng” Đông Nam Á thời kỳ tiền nhà nƣớc”, Hội thảo Quốc tế “Việt Nam và Đông Nam Á: Hội nhập và phát triển”, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam, tr. 57-59. 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Hồng Ân (2008), Di tíc k ảo c c i ạn (N ơn Trạc - Đồng Nai), Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Hồng Ân (2009), “Một số kết quả nghiên cứu văn hóa Óc Eo ở Đồng Nai”, Hội t ảo k oa c “ ăn óa Óc Eo - N ận t ức và giải p p bảo tồn, p t uy gi trị di tíc ”, An Giang, tr. 169-180. 3. Nguyễn Hồng Ân (2011), “Cự thạch Hàng Gòn - đ nh điểm của phức hệ văn hóa kim khí Đồng Nai”, T ế gi i Di sản, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, tr. 20- 21. 4. Nguyễn Hồng Ân (2015), “Quần thể di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai) trong bình diện văn hoá cự thạch Việt Nam và Châu lục”, ảo c c, số 4, tr. 29-40. 5. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh, Nguyễn Thị Mai Hƣơng (2012), “Thảm thực vật thời Tiền - Sơ sử Đông Nam bộ qua phân tích bào tử phấn hoa, ảo c c, số 1, tr. 44-53. 6. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh (2013), “Quần thể di tích lịch sử quốc gia mộ Cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai) trong bình diện văn hoá cự thạch Việt Nam và Châu lục”, Hội t ảo k oa c uốc tế v “ ai trò của di sản văn o trong gi o dục và p t triển oà bìn ”, Biên Hoà, Đồng Nai, Việt Nam, tr. 123-135. 7. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh (2015), “Di sản văn hoá cự thạch đ c sắc ở miền Đông bán đảo Đông Dƣơng”, Hội t ảo k oa c uốc tế v “ ảo c c i t Nam - Lào - ampuc ia trong tiểu vùng Mê ông”, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Việt Nam, tr. 42-72. 8. Nguyễn Hồng Ân, Phạm Đức Mạnh (2015), “Di sản Cự thạch và tục “thờ đá lớn” - “Hằng số văn hoá tín ngƣỡng” Đông Nam Á thời kỳ tiền nhà nƣớc”, Hội t ảo uốc tế “ i t Nam và Đông Nam Á Hội n ập và p t triển”, Tuy Hòa, Phú Yên,Việt Nam, tr. 57-59 138 9. Ngô Thế Bách (2004), “Có một Linh địa trên đ nh Mẫu Sơn (Lạng Sơn)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 734-736. 10. Ngô Thế Bách, Mai Khánh (2005), “Di tích Cự thạch ở xã Thanh Lƣu (Hà Nam)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 449-450. 11. Nguyễn Đình Bƣớng, Nguyễn Khắc Sử, Bùi Văn Mạnh (1999), “Xác minh bãi đá lớn, phát hiện di vật Tiền sử ở huyện Yên Châu, t nh Sơn La”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 78-80. 12. Hoàng Xuân Chinh (1984), "Đông Nam bộ - một trung tâm văn hoá thời đại kim khí", ăn óa Óc Eo và c c văn óa c ở đồng bằng sông ửu Long, tr. 93- 98. 13. Trình Năng Chung (2002), “Từ truyền thuyết dân gian đến di tích Cự thạch ở Cao Bằng, Hội ng ị k oa c văn óa dân gian, Hà Nội. 14. Trình Năng Chung (2007), “Những hình khắc cổ trên đá ở Xín Mần, Hà Giang”, ảo c c, số 5, tr. 76-84. 15. Trình Năng Chung (2009), “Phát hiện di tích Cự thạch ở chân núi Tam Đảo, t nh Vĩnh Phúc”, n nin T ế gi i, số 874 (15/7/2009), tr.24. 16. Trình Năng Chung, Nguyễn Gia Đối, Lƣ Thị Tiêu, Nông Thị Duyên (2001), “Phát hiện di tích Cự thạch (Dolmen) ở Cao Bằng”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 267-270. 17. Trình Năng Chung, Lê Hải Đăng, Mạc Văn Lung (2003), “Di tích Cự thạch ở Hà Quảng (Cao Bằng)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 166-167. 18. Trình Năng Chung, Đào Quý Cảnh, Đàm Thị Ninh (2004), “Di tích Cự thạch ở Hòa An (Cao Bằng)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 178-179. 19. Trình Năng Chung, Quan Văn D ng (2005), “Di tích Cự thạch ở Nà Hang (Tuyên Quang)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 247-248. 20. Trình Năng Chung, Âu Văn Hợp, Bùi Đức Tân (2005), “Phát hiện bãi đá có hình khắc v ở Xín Mần (Hà Giang)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 150-152. 139 21. Trình Năng Chung, Nguyễn Thị Minh Lý, Lù Văn Hiếu (2007), “Phát hiện di tích Cự thạch ở Hà Giang”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 151- 153. 22. Trình Năng Chung, Ma Thị Nhung, Nguyễn Quảng D ng, (2012), “Phát hiện mới di tích Cự thạch ở Tuân Lộ, Tuyên Quang”, N ng p t i n m i v k ảo c c. 23. Trình Năng Chung, Hoàng Văn Hạnh, Nông Văn Trƣờng (2014), “Phát hiện Cự thạch ở Pác N m, Bắc Kạn”, N ng p t i n m i v k ảo c c. 24. Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hoàng (1991), ảo c Đồng Nai t ời Ti n sử, Đồng Nai. 25. Lâm Thị Mỹ Dung (2004), “Về những thanh đá có kích thƣớc lớn ở Tả Van Giáy (Lào Cai)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 732-734. 26. Lê Trí D ng (chủ biên) (2011), Di tíc mộ ự t ạc Hàng Gòn, Đồng Nai. 27. Bùi Kim Đính (2005), “Phát hiện di tích Cự thạch Thái Lai (Hà Nội)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 447-449. 28. Đoàn khảo sát Lạng Sơn (2003) “Kết quả khảo sát vết tích Cự thạch ở Chóp Chài và Mẫu Sơn (Lạng Sơn)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 164- 165. 28. Nguyễn Giang Hải (1996), “Nghề luyện kim đồng ở miền Đông Nam bộ trong thời đại Đồng - Sắt sớm Việt Nam”, Luận n P ó Tiến sĩ oa c Lịc sử, Hà Nội. 29. Nguyễn Giang Hải (1996), “Phân tích hóa - quang phổ một số đồ đồng Đông Nam bộ”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 260-261. 30. Nguyễn Giang Hải, Phạm Đức Mạnh (1987), “Từ khuôn đúc đồ đồng Bƣng Bạc (Đồng Nai), suy nghĩ về khuôn đúc đồ đồng thời cổ ở Việt Nam”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 103-105. 31. Nguyễn Giang Hải, Phạm Đức Mạnh (1996), "Phân tích quang phổ một số đồ đồng ở Đông Nam bộ", N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 260-261. 140 32. Nguyễn Thị Hậu (1997), Di tíc mộ c um mi n Đông Nam bộ, n ng p t i n m i tại ần Giờ (t àn p ố Hồ í Min ), Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh. 33. V Quốc Hiền (1991), “Di ch Cái Vạn, Di ch Suối Chồn (Đồng Nai)”, T ông b o oa c Bảo tàng Lịc sử i t Nam, tr. 126-138. 34. V Quốc Hiền (2008), “Vài suy nghĩ về các di tích mộ chum ở Đông Nam bộ”, Thông báo Khoa c Bảo tàng Lịc sử i t Nam, tr. 116-128. 35. V Quốc Hiền, Phạm Quốc Quân, Lƣu Thành Mỹ (1978), “Khai quật di ch Suối Chồn lần II (Đồng Nai)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 132-133. 36. Hoàng Hiệp (2007), “Một vài nét về khảo cổ học giai đoạn Tiền - Sơ sử trên bán đảo Triều Tiên”, ảo c c, số 4, tr. 81-99. 37. Diệp Đình Hoa (1978), “Nền văn minh nông nghiệp của cƣ dân thời đại đồ Đồng và sơ kỳ đồ Sắt ở miền Đông Nam bộ”, Dân tộc c, số 3, tr. 1-13. 38. Vƣơng Văn Hòa, Trình Năng Chung (1978), “Nhóm di tích kiến trúc đá cổ ở Hà Bắc”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 347-349. 39. Bùi Chí Hoàng (1994), Giai đoạn ậu kỳ Đồng - sơ kỳ Sắt mi n Đông Nam bộ, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh. 40. Bùi Chí Hoàng, Nguyễn Văn Quốc, Nguyễn Khánh Trung Kiên (2010), ảo c c Bìn Dương từ Ti n sử đến Sơ sử, Khoa học Xã hội. 41. Bùi Chí Hoàng, Phạm Chí Thân, Nguyễn Khánh Trung Kiên (2012), ảo c c Bà Rịa - ũng Tàu, Khoa học Xã hội. 42. Phạm Hùng (1978), “Kết quả khảo sát địa chất - địa mạo các địa điểm khảo cổ học ở miền Đông Nam bộ”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 73-77. 43. Nguyễn Quốc Hùng (1999), “Thông báo kết quả cuộc họp thành lập Hội Cự thạch Thế giới tại Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 6 đến 9/12/1998”, Vòng quanh Đông Nam Á (số 1-2), tr. 71-72. 44. Nguyễn Quốc Hùng (1999), “Phát hiện mộ Cự thạch (Dolmen) trên núi Lạn Kha (Bắc Ninh)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 486-487. 141 45. Nguyễn Thị Hoài Hƣơng (2007), B o c o đồ gốm ở k u di tíc Hàng Gòn đợt k ai quật năm 2007, Tƣ liệu Ban Quản lý Di tích - Danh thắng t nh Đồng Nai. 46. Nguyễn Thị Mai Hƣơng, Phạm Đức Mạnh (2008), “Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở Hàng Gòn và vùng đất đỏ phụ cận Long Khánh (Đồng Nai)”, N ng p t i n m i v k ảo c c. 47. Lê Trung Khá (1987), “Sài Gòn thời Tiền sử”, Địa c í văn óa t àn p ố Hồ í Min , tập I: Lịch sử, tr. 13-77. 48. Nguyễn Văn Long (1997), Di tíc văn óa Óc Eo mi n Đông Nam bộ, n ng p t i n m i ở Đồng Nai, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh. 49. Nguyễn Mạnh Lợi, Đỗ Bá Nghiệp, Nguyễn Văn Long (1978), “Khai quật di tích Suối Chồn”, N ng p t i n k ảo c c ở mi n Nam, tr. 31-46. 50. Phạm Đức Mạnh (1985) “Qua đồng Long Giao (Đồng Nai)”, ảo c c, số 1, tr. 37-68. 51. Phạm Đức Mạnh (1994), “Giao lƣu và hội tụ - thành tố của bản sắc văn hóa cổ ở Việt Nam trong thời đại Kim khí”, ảo c c, số 4, tr. 17-27. 52. Phạm Đức Mạnh (1994), “Tiền sử Đông Nam bộ - một thế kỷ khám phá và thành quả”, Nghiên cứu Lịc sử (số 6), tr.12-20. 53. Phạm Đức Mạnh (1994), “Về sƣu tập công cụ lao động và v khí thời Tiền sử ở miền Đông Nam bộ”, oa c Xã ội (số 21), tr. 83-88. 54. Phạm Đức Mạnh (1995), “Sự triển nở của Phức hệ văn hóa cổ Đông Nam bộ trong thời gian và trong không gian”, oa c Xã ội (số 24), tr. 109-116. 55. Phạm Đức Mạnh (1997), “Tiền sử - Sơ sử Đông Nam bộ (Việt Nam), những nhận thức quá khứ và hiện đại”, Một số vấn đ k ảo c c ở mi n Nam i t Nam, tr. 242-292. 56. Phạm Đức Mạnh (1998) “Phức hệ di tích Kim khí Đồng Nai (Đông Nam bộ - Việt Nam) - liên hệ cội nguồn và bản sắc văn hóa”, Hội ng ị k oa c uốc tế v “ i t Nam c” lần I, Hà Nội. 142 57. Phạm Đức Mạnh (1999), “Những Trung tâm văn hóa Cự thạch ở Đông Nam Á hải đảo trong Thiên niên kỷ I trƣớc Công nguyên”, Hội ng ị k oa c i t Nam - Đông Nam Á, c c vấn đ văn óa, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 58. Phạm Đức Mạnh (2000), “Những dấu tích văn hóa Cự thạch cổ xƣa ở Nam Bộ (Việt Nam) trong khung cảnh Tiền sử - Sơ sử khu vực và châu lục”, ăn óa Nam Bộ trong k ông gian xã ội Đông Nam Á, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 15-53. 59. Phạm Đức Mạnh (2000), “Về các mẫu vật đá Hàng Gòn 7A-B (Đồng Nai) giám định dƣới kính hiển vi phân cực”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 242-244. 60. Phạm Đức Mạnh (2003), “Quần thể kiến trúc Cự thạch miền Đông Nam bộ - tƣ liệu và đôi điều nhận thức”, ảo c c, số 3, tr. 42-60. 61. Phạm Đức Mạnh (2004), “Văn hóa Cự thạch trên bán đảo Hàn Quốc - di sản Tiền sử “không thể thay thế đƣợc” trong đời sống hiện tại”, Hội t ảo k oa c uốc tế “Đô t ị óa ở t àn p ố Hồ í Min í Min và Seoul - n ng bài c kin ng i m và t c t ức”, thành phố Hồ Chí Minh. 62. Phạm Đức Mạnh (2006), “Văn hóa Cự thạch trên bán đảo Hàn Quốc, lịch sử khám phá và khảo cứu loại hình căn bản”, ảo c c, số 2, tr. 85-98. 63. Phạm Đức Mạnh (2006), Trống đồng kiểu Đông Sơn (Heger I) ở mi n Nam i t Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 64. Phạm Đức Mạnh (2008), “Nam Bộ (Việt Nam) thời Sơ sử”, Hội t ảo uốc tế i t Nam c lần III, Hà Nội. 65. Phạm Đức Mạnh (2008), “Di sản văn hóa vật thể “Tiền Óc Eo” ở Nam Bộ - hiện trạng và bản chất lịch sử”, ăn óa Óc Eo và vương quốc P ù Nam, Thế Giới, tr. 68-127. 66. Phạm Đức Mạnh (2009), ng dụng t ạc c ng iên cứu i n vật đ ở Nam Bộ và vùng p ụ cận, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 143 67. Phạm Đức Mạnh (2009), “Mộ Cự thạch Hàng Gòn - “Thạch Tự Tháp” của Thủ lĩnh tinh thần Nam Bộ thời Sơ sử”, Đại c uốc gia t àn p ố Hồ í Minh, số 117, tr. 29-33. 68. Phạm Đức Mạnh (2010), “Quần thể di tích văn hóa Cự thạch Hàng Gòn (Việt Nam) dƣới góc nhìn khảo cổ học cộng đồng”, Hội ng ị k oa c uốc tế v Communitive Archaeology, Thanh Hóa, Việt Nam. 69. Phạm Đức Mạnh (2011), “Tục thờ “Bàn đá” (Dolmen) thời Cổ đại ở Hà Nội trong bình diện Di sản văn hóa Cự thạch Việt Nam và Thế giới”, oa c Xã ội và N ân văn, Đại c uốc gia t àn p ố Hồ í Min , số 50-51, tr. 14-22. 70. Phạm Đức Mạnh, Bùi Chí Hoàng (1984), “Cụm di tích mộ vò ở miền Đông Nam Bộ”, ăn óa Óc Eo và c c văn óa c ở đồng bằng ửu Long, tr. 122- 135. 71. Phạm Đức Mạnh, Đỗ Bá Nghiệp (1995), B o c o sơ bộ kết quả k ảo s t di tíc ự t ạc vừa k m p cạn ầm mộ Hàng Gòn 7 vào t ng 12/1995, Tƣ liệu Bảo tàng Đồng Nai. 72. Phạm Đức Mạnh, Lƣu Văn Du (1996), “Khai quật di tích Cự thạch II ở Hàng Gòn (Long Khánh - Đồng Nai)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 234-236. 73. Phạm Đức Mạnh, Mariko Yamagata (2000), “Những nghĩa địa Sa Huỳnh (Nam Trung bộ) và Đồng Nai (Đông Nam bộ) có chứa gƣơng đồng thời Tây Hán”, ảo c c, số 2, tr. 26-42. 74. Phạm Đức Mạnh, Nguyễn Hồng Ân (2010), “Những phát hiện mới về thời Sơ sử trên miền đất đỏ bazan Long Khánh”, Đồng Nai, số 1889-13/11/2010, tr.10. 75. Đỗ Bá Nghiệp, Phạm Đức Mạnh (1984), “Về nhóm qua đồng mới phát hiện ở Long Giao (Đồng Nai)”, ăn óa Óc Eo và c c văn óa c ở đồng bằng ửu Long, tr. 142-152. 144 76. Ngô Thế Phong, Nguyễn Văn Đoàn, Đỗ Văn Chung (2003), “Phát hiện di tích Cự thạch Tả Van Giáy, Sa Pa, Lào Cai”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 103-104. 77. Tạ Hòa Phƣơng (2003), “Tình trạng xâm hại di tích Đá lớn ở Việt Nam”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 104-106. 78. Lê Xuân Quang (1989), “Một số tƣ liệu về tục thờ đá ở huyện Nam Ninh (Hà Nam Ninh)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 156-157. 79. V Công Quý (1994), “Di tích khảo cổ học Tiền sử và Sơ sử ở Malaysia: Di tích Cự thạch ở Malaysia”, Tìm iểu lịc sử văn óa Đông Nam Á ải đảo, Hà Nội, tr. 64-90. 80. V Công Quý (1994), “Những di tích khảo cổ học Tiền sử và Sơ sử ở Lào”, Tìm iểu lịc sử văn óa Lào, số 3, Khoa học Xã hội. 81. V Công Quý, Vƣơng Văn Hòa (1981), “Một vài nét về những di tích văn hóa Đá lớn ở miền Bắc nƣớc Lào”, Tìm iểu lịc sử văn óa Lào, số 1, Khoa học Xã hội, Hà Nội. 82. Phạm Quang Sơn (2006), B o c o đi u tra - đào t m s t di tíc Mộ ự t ạc Hàng Gòn (t ị xã Long n , tỉn Đồng Nai), tƣ liệu Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Đồng Nai. 83. Phạm Quang Sơn (2007), “Mộ Cự thạch Hàng Gòn, những phát hiện mới”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 157-162. 84. Phạm Quang Sơn, Nguyễn Thị Hoài Hƣơng (2007), B o c o k ai quật, t ăm dò Mộ ự t ạc Hàng Gòn năm 2007, tƣ liệu Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Đồng Nai. 85. Hà Văn Tấn (1982), “Các hệ sinh thái nhiệt đới với Tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á”, ảo c c, số 3, tr. 6-16. 86. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1983), k ảo c c Ti n sử Đông Nam Á, Hà Nội. 87. Hà Văn Tấn (1984), “Óc Eo, những yếu tối nội sinh và ngoại sinh”, ăn óa Óc Eo và c c văn óa c ở đồng bằng ửu Long, tr. 222-231. 145 88. Hà Văn Tấn (1985), “Miền Nam Việt Nam trong bối cảnh Tiền sử Đông Nam Á”, ảo c c, số 3, tr. 5-10. 89. Hà Văn Tấn (1994), “Giao lƣu kỹ thuật - vấn đề đáng quan tâm với Tiền - Sơ sử Việt Nam và khu vực”, ảo c c, số 3, tr. 23-29. 90. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1998), ảo c c i t Nam, tập I T ời đại Đ , Hà Nội. 91. Hà Văn Tấn (chủ biên) (1999), ảo c c i t Nam, Tập II T ời đại Kim khí, Hà Nội. 92. Hà Văn Tấn (chủ biên) (2002), ảo c c i t Nam, Tập III ảo c c Lịc sử, Hà Nội. 93. Đ ng Văn Thắng, V Quốc Hiền, Nguyễn Thị Hậu, Ngô Thế Phong, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Lân Cƣờng (1998), ảo c c Ti n sử và Sơ sử t àn p ố Hồ í Min , Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. 94. Trần Quang Toại (chủ biên) (2006), ăn óa k ảo c t ời đại im k í vùng đất ngập mặn ở Đồng Nai, Đồng Nai. 95. Lƣu Ánh Tuyết (1978), Di tíc kiến trúc c - Mộ ự t ạc Hàng Gòn (Xuân Lộc - Đồng Nai), Tƣ liệu Bảo tàng Đồng Nai. 96. Lƣu Ánh Tuyết (1982), “Mộ Cự thạch Hàng Gòn (Đồng Nai)”, N ng p t i n m i v k ảo c c, tr. 50-152. 97. Trần Quốc Vƣợng (1996) “Mô hình địa - văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á”, ăn óa c đại cương và cơ sở văn óa i t Nam, Hà Nội. 98. Trần Quốc Vƣợng (1996), T eo dòng lịc sử, n ng vùng đất, t ần và tâm t ức người i t, Hà Nội. 99. Trần Quốc Vƣợng (1998), “Về một dải văn hóa Nam Đảo”, Ng iên cứu Đông Nam Á, số 2. Tiếng nước ngoài 100. Trình Năng Chung (2012), Megalithic Relics of Vietnam: Discoveries and studies. In Heritage and Cultural Routes: An Anthology. Edited by Poonam Chaudhary. Shubhi Publications. India. (ISBN-10: 8182901413), pp 446- 462. 146 101. Lâm Thị Mỹ Dung (2009), “Studies on mergaliths in Vietnam” -19th IPPA Congress, Hanoi. 102. Bouchot, J. (1929), “Quelques notes en marge de la découverte de Xuan Loc”, BSEI, nouvelle série, 4(2), 4 pl. Sai Gon, 114-124. 103. Fontaine, H. (1971), “Renseiquements nouveaux sur la céramique du champ de jarres funéraires de Dau Giay”, BSEI, 46 (3), 5 pl, 323-328. 104. Fontaine, H. (1972), “Deuxième note sur le “Néolithique” du bassin inférieur du Dong Nai”, AGVN, 15, 123-129. 105. Fontaine, H. (1972), “Nouveau champ de jarre dans la province de Long Khanh”, BSEI, 47 (3), 10 pl, 397-446. 106. Fontaine, H. (1973), “Note sur la découverte de perles du site de Dau Giay”, BSEI, 48(4), 619-620. 107. Gaspardone, E. (1955), “The megalithic tomb of Xuan Loc (Cochinchina)”, JGIS, 4 (1), 26-35. 108. Gururaja, Rao, B.K., (1972), “The Megalithic Culture in South India” - Mysore, 234-253. 109. Kim, B.M. (1982), “A new interpretation of Megalithic Monument in Korea”, MCA,164-190. 110. Kim, B.M. (1982), “Megalithic Cultures in Asia”, Monograph, N.2. Hanyang University Press, Seoul, 133 Korea. 111. Kim, B.M. (2009), “Dolmen and Rice Cultivation in Korea”, IPPA 2009, Program and Abstracts, 19th IPPA Congress, November 29th - December 5th, 2009, Vietnam Academy of Social Sciences, Institute of Archaeology, Vass, Ha Noi, 176. 112. Parmentier, H. (1929), “Vestiges mégalithiques aứ Xuan Loc”, BEFEO, 28 (3-4), pl.16-17, 479-485. 113. Sarkar, H.B. (1982), “Megalithic Culture of India”, MCA, 127-163. 147 114. Saurin, E. (1963), “La station préhistorique de Hàng Gòn près Xuân Lộc (Vietnam)”, AP, (6), 1-2. 115. Saurin, E. (1963), “Station préhistorique aux Hàng Gòn près Xuân Lộc (Sud Vietnam)”, BEFEO, 51(2), 433-452. 116. Saurin, E. (1973), “Le champ de jarres de Hàng Gòn, près de Xuân Lộc (Sud Vietnam)”, BEFEO, 60, pl.XIX-XXIV. Paris, 329-357. 117. Seneviratne, S. (1999), “The Megaliths of South Asia with special reference to the Archaeology of Early Iron Age Megalith in Sri Lanka”, WMCIS, 1999, Seoul, Korea. 118. Sukendar, H. (1999), “Prehistoric Megalithic and living Megalithic Culture”, WMCISK 1999, Seoul. 119. Sundara, A. (1969-1970), “A new type of Neolithic burial in Terdal, Mysore State”, Puratattva, 3, 23-33. 120. Sutaba, I.M., (1976), “Megalithic tradition in Sembiran - North Bali” - Aspects of Indonesian Archaeology, 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhung_di_tich_khao_co_hoc_cu_thach_o_dong_nai_trong.pdf
Tài liệu liên quan