Luận án Những biến đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng người Kơho trong tiến trình đô thị hóa ở thị trấn Lạc dương tỉnh Lâm Đồng

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH CHIẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI KƠHO TRONG TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN LẠC DƢƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - năm 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH CHIẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI KƠHO TRONG TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN LẠC DƢƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành:

pdf209 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Những biến đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng người Kơho trong tiến trình đô thị hóa ở thị trấn Lạc dương tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Xã hội học Mã số: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN MINH HÕA HÀ NỘI - năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, xuất phát từ ý tƣởng và nhận định của tôi, không sao chép từ công trình nghiên cứu khác. Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là trung thực, chính xác, tôi là ngƣời trực tiếp xây dựng bảng hỏi và thực hiện phỏng vấn sâu. Các ý kiến khoa học nêu trong luận án đƣợc tác giả kế thừa và trích nguồn theo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án NCS. Lê Minh Chiến LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Minh Hòa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý cho luận án của tôi đƣợc hoàn thành. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Khoa Xã hội học, phòng Quản lý Đào tạo đã làm việc đầy trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Đà Lạt, nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin đƣợc cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học tham gia Hội đồng chấm các chuyên đề trong quá trình học tập; các chuyên gia xã hội học của Viện Xã hội học, các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (Viện nghiên cứu gia đình và giới, viện nghiên cứu và hổ trợ phát triển), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã có những chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hƣớng để công trình nghiên cứu của tôi đƣợc hoàn thiện. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả Lê Minh Chiến MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 11 1.1. Những nghiên cứu về đô thị hóa ................................................................................... 12 1.2. Nghiên cứu về hiện đại hóa .......................................................................................... 17 1.3. Nghiên cứu về biến đổi xã hội ...................................................................................... 19 1.4. Những nghiên cứu về biến đổi xã hội ở Tây Nguyên, Tp. Đà Lạt và cộng đồng ngƣời Kơho .......................................................................................................................... 22 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 34 2.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài .............................................................................................. 34 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài luận án ................................................................................. 54 CHƢƠNG 3. BIẾN ĐỔI VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI KƠHO Ở THỊ TRẤN LẠC DƢƠNG .................................................................................. 64 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu, những đặc trƣng cơ bản của tộc ngƣời và môi trƣờng cƣ trú ........................................................................................................................ 64 3.2. Tổ chức xã hội của tộc ngƣời Kơho .............................................................................. 75 3.3. Dòng họ, gia đình và hôn nhân ..................................................................................... 87 3.4. Biến đổi về luật tục . ..106 CHƢƠNG 4. ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI ......................................................................... 116 4.1. Biến đổi về tổ chức đời sống kinh tế .......................................................................... 116 4.2. Sự biến đổi về thể chế xã hội trong cộng đồng ........................................................... 124 4.3. Xu hƣớng biến đổi của đời sống xã hội ...................................................................... 127 4.4. Biến đổi về đời sống văn hóa của ngƣời Kơho ........................................................... 134 4.5. Tín ngƣỡng và tôn giáo ............................................................................................... 136 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 147 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 154 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐXH Biến đổi xã hội CCXH Cơ cấu xã hội CĐ Cộng đồng CNH Công nghiệp hóa ĐTH Đô thị hóa Km Ki-lô-mét KT-XH Kinh tế - Xã hội HĐH Hiện đại hóa Nxb. Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ STT Số thứ tự Tcxh Thiết chế xã hội TCXH Tổ chức xã hội ThS. Thạc sĩ TK Thế kỷ Tr. Trang Tp. Thành phố TS. Tiến sĩ UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 3.1. Số lƣợng ngƣời Kơho và ngƣời kinh tại thị trấn Lạc Dƣơng hiện nay .............. 79 Bảng 3.2. Cảm nhận về thời gian ngƣời Kinh đến sinh sống tại địa bàn ............................ 80 Bảng 3.3. Ngƣời có uy tín nhất trong cộng đồng ngƣời Kơho hiện nay ............................. 84 Bảng 3.4. Tầm quan trọng của dòng họ đối với ngƣời Kơho ............................................. 88 Bảng 3.5. Hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn/xung đột vợ - chồng ............................................. 89 Bảng 3.6. Hỗ trợ giải quyết xung đột anh em trong dòng họ ............................................. 90 Bảng 3.7. Vai trò của dòng họ trong cộng đồng ................................................................. 91 Bảng 3.8. Đánh giá về dòng họ ........................................................................................... 93 Bảng 3.9. Đánh giá về các mặt của dòng họ ngƣời Kơho .................................................. 93 Bảng 3.10. Sự phân biệt dòng họ của ngƣời Kơho tại thị trấn Lạc Dƣơng ........................ 94 Bảng 3.11. Số thế hệ trong gia đình ngƣời Kơho ............................................................... 97 Bảng 3.12. Số ngƣời trong gia đình ngƣời Kơho ................................................................ 97 Bảng 3.13. Quyền quyết định trong gia đình ngƣời Kơho trƣớc đây và hiện nay .............. 99 Bảng 3.14. Tổ chức lễ cƣới của ngƣời Kơho .................................................................... 105 Bảng 3.15. Xung đột và hòa giải cộng đồng của ngƣời Kơho ............................................ 111 Bảng 4.1. Nghề nghiệp của đồng bào Kơho ..................................................................... 117 Bảng 4.2. Thay đổi công việc của ngƣời Kơho ................................................................ 119 Bảng 4.3. Thay đổi về thu nhập của ngƣời Kơho ............................................................. 119 Bảng 4.4. Mức sống gia đình trong cộng đồng ngƣời Kơho ............................................ 120 Bảng 4.5. Nhà của đồng bào ngƣời Kơho hiện nay .......................................................... 121 Bảng 4.6. Xung đột và hòa giải cộng đồng của ngƣời Kơho .............................................. 130 Bảng 4.7. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai tại thị trấn Lạc Dƣơng ................... 131 Bảng 4.8. Mức độ và hình thức xung đột đất đai tại thị trấn Lạc Dƣơng hiện nay .......... 131 Bảng 4.9. Tình hình giáo dục ở thị trấn ............................................................................ 132 Bảng 4.10. Thờ cúng trong nhà của ngƣời Kơho hiện nay ............................................... 137 Bảng 4.11. Tôn giáo của ngƣời Kơho tại thị trấn Lạc Dƣơng .......................................... 138 Bảng 4.12. Thực hành nghi lễ tôn giáo của ngƣời Kơho .................................................. 139 Bảng 4.13. Lợi ích của tôn giáo đối với ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng .................... 140 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Vai trò già làng trong cộng đồng ngƣời Kơho ..................................................... 84 Hộp 3.2. Phỏng vấn sâu về luật tục................................................................................... 109 Hộp 4.1. Phỏng vấn sâu về biến đổi văn hóa .................................................................... 135 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc cùng sinh sống với nhau trong suốt tiến trình của lịch sử từ xa xƣa đến ngày hôm nay. Các dân tộc ít ngƣời chủ yếu sống ở những địa bàn vùng núi cao, cƣ trú xen kẽ nhau (ngoại trừ các đô thị lớn) trải dài về mặt địa lý từ Bắc đến Nam. Địa bàn cƣ trú của các tộc ngƣời thiểu số thƣờng có vị trí chiến lƣợc vô cùng quan trọng về an ninh - kinh tế - chính trị và môi trƣờng; các tộc ngƣời này cùng với ngƣời Kinh đã góp phần xây dựng nên quốc gia - dân tộc thống nhất có lịch sử hàng nghìn năm, do vậy họ có nhiều điểm chung cùng chia sẻ về kinh tế - văn hoá, xã hội. Mặt khác, mỗi tộc ngƣời có sắc thái văn hóa riêng, tạo nên tính đa dạng phong phú về văn hóa vật chất - tinh thần trong một nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết “Nƣớc ta là một nƣớc thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nƣớc Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Các dân tộc anh em trong nƣớc ta gắn bó ruột thịt với nhau trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùng nhau lao động và đấu tranh để xây dựng tổ quốc tƣơi đẹp” [39, tr.587]. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, chủ trƣơng đƣờng lối xuyên suốt trong chính sách của Việt Nam là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì sự nghiệp dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đặc biệt, với các cộng đồng dân tộc thiểu số còn gắn với vấn đề xóa nghèo đói, bình đẳng dân tộc, đoàn kết và phát triển hài hòa giữa các tộc ngƣời, giữa miền xuôi và miền ngƣợc là vấn đề có ý nghĩa khoa học, lý luận chính trị - xã hội sâu sắc. Trong báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 12 có chỉ rõ nhiệm vụ phải khắc phục tình trạng “Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hƣởng thụ văn hoá giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm đƣợc rút ngắn”. 1 Ngƣời Kơho sinh sống rải rác ở các tỉnh nhƣ Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh trong đó, hơn 90% tập trung ở Lâm Đồng, là một trong bốn dân tộc có dân số đông nhất trong 14 dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên và là “một hợp phần của văn hóa Tây Nguyên” nằm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhƣng trong khoảng 30 năm trở lại đây, cộng đồng ngƣời Kơho đã có rất nhiều sự thay đổi về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, cũng nhƣ về các phong tục tập quán. Một trong số những biến đổi mạnh mẽ đó là sự biến đổi trong tổ chức xã hội. Tổ chức của một cộng đồng cho dù là chính thức hay phi chính thức thì sự thay đổi của nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ đời sống xã hội của một cộng đồng ngƣời nói chung và của một nhóm xã hội nói riêng. Có thể nói, tổ chức xã hội chính là phần “cứng”, là bộ “khung ” của một xã hội. Nói nhƣ nhà xã hội học Donald Light trong cuốn giáo trình kinh điển “Sociology” thì “bất luận trong trƣờng hợp nào thì bạn và cuộc sống của bạn luôn là thành viên của một nhóm và một tổ chức xã hội” [20, tr.201]. Chính nhờ có hệ thống tổ chức xã hội mà nhờ đó “một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt đƣợc mục đích nhất định” [21, tr.161]. Do vậy, việc nghiên cứu những biến đổi trong tổ chức xã hội của ngƣời Kơho là hết sức cần thiết, đặc biệt là sự biến đổi tổ chức từ xã hội truyền thống sang xã hội có cấp độ phát triển cao hơn diễn ra trong tổ chức gia đình, tự quản cộng đồng, tổ chức sản xuất và trong tổ chức sinh hoạt văn hoá, xã hội. Một trong số các nhân tố tác động đến sự biến đổi xã hội, có biến đổi về tổ chức xã hội của ngƣời Kơho phải kể đến là quá trình công nghiệp hoá - đô thị hoá đang đƣợc tiến hành mạnh mẽ không chỉ trên phạm vi cả nƣớc mà còn ở cả tỉnh Lâm Đồng nơi mà đông đảo ngƣời Kơho cƣ trú. Những nguyên nhân tác động đến biến đổi xã hội có thể kể đến các nhân tố nhƣ: Công nghệ - kỹ thuật, dân số, môi trƣờng, truyền thông, thể chế chính trị [7, tr.175-186], nhƣng càng ngày ngƣời ta càng nhận ra rằng đô thị hoá trong những năm cuối TK XX và vào TK XXI là một nhân tố mang tính tổng hợp tác động một cách toàn diện đến sự biến đổi từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp, đô thị hiện đại. Bản thân đô 2 thị hoá chứa đựng trong nó các tác nhân kỹ thuật, kinh tế - xã hội dẫn đến biến đổi xã hội. Về điều này đã đƣợc rất nhiều các nhà khoa học đề cập đến: “Cuộc cách mạng công nghiệp - đô thị đã làm thay đổi bản chất của các cộng đồng địa phƣơng và các thể chế. Đi kèm theo đó là sự thay đổi về chính trị, đặc biệt đến cơ cấu, và chức năng” [59, tr.33]. Với những lý do trên, đề tài Luận án “Những biến đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho trong tiến trình đô thị hóa ở thị trấn Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng” là một đề tài quan trọng và có tính thời sự. Mặt khác, sự biến đổi tổ chức xã hội và các lĩnh vực đời sống xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho hiện nay đang tiếp tục thu hút các nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu, khảo sát làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu các cộng đồng thiểu số khác trên vùng đất Tây Nguyên để qua đó phác họa ra bức tranh chung về các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết và làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài và khái quát quá trình biến đổi xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho trong lịch sử; đề tài tập trung phân tích, làm rõ thực trạng sự biến đổi tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho trên địa bàn thị trấn Lạc Dƣơng, huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh quá trình đô thị hóa; những ảnh hƣởng của sự biến đổi tổ chức đến các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan về cộng đồng ngƣời Kơho ở Tây Nguyên nói chung và ở Lạc Dƣơng, Lâm Đồng nói riêng; - Sƣu tầm, kế thừa, nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý thuyết và làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu; - Phân tích, mô tả quá trình biến đổi tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho từ khi thị trấn Lạc Dƣơng đƣợc hình thành đến nay; 3 - Mô tả, phân tích các số liệu điều tra, làm rõ thực trạng về những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng ngƣời Kơho hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Biến đổi tổ chức xã hội; Tác động của đô thị hóa đến đời sống kinh tế-xã hội- văn hóa cộng đồng. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đƣợc làm rõ nhƣ sau: - Thứ nhất, nghiên cứu, xem xét cấu trúc, chức năng cơ bản của tổ chức xã hội truyền thống; - Thứ hai, sự biến đổi về tổ chức xã hội từ truyền thống sang hiện đại và sự đan xen thể chế xã hội chính thức với phi chính thức; - Thứ ba, làm rõ những ảnh hƣởng của nhân tố khách quan, chủ quan trong tiến trình đô thị hóa. - Thứ tƣ, ảnh hƣởng của biến đổi tổ chức xã hội lên các mặt kinh tế, văn hóa xã hội đến cộng đồng ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài luận án là nhóm cƣ dân ngƣời Kơho gốc Tây Nguyên tại thị trấn Lạc Dƣơng. Đề tài tập trung điều tra, khảo sát, nghiên cứu cộng đồng ngƣời Kơho tại thị trấn Lạc Dƣơng là nơi có tốc độ đô thị hóa và chịu ảnh hƣởng lớn của các đô thị lớn lân cận, nhất là thành phố Đà Lạt. Phạm vi nghiên cứu: Biến đổi tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho là một quá trình liên tục, diễn ra trong các thời kỳ lịch sử với những đặc điểm và kết quả khác nhau. Sau hơn 30 năm (tính từ 1986 khi Tp. Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng bắt đầu đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá), cộng đồng ngƣời Kơho đã có những biến đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khác nhau, nhƣng trong luận án này chỉ tập trung vào những biến đổi chính yếu nhất và nổi trội nhất là tổ chức xã hội bao gồm: Tổ chức buôn làng, tổ chức dòng họ; gia đình và hôn nhân; hệ thống quản lý xã hội và các định chế, luật tục truyền thống và những thay đổi của nó khi hội nhập vào xã hội mới nhất là khi có 4 đô thị hóa thâm nhập (năm 2004). Ngoài ra, xem xét ảnh hƣởng của yếu tố đô thị hóa đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội đối với cƣ dân bản địa. Đề tài nghiên cứu tại thị trấn Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến nay - kể từ khi chính thức thành lập thị trấn Lạc Dƣơng, tức là khi có sự chuyển đổi từ xã hội nông thôn - nông nghiệp cổ truyền sang xã hội đô thị thị dân hiện đại với tốc độ khá nhanh. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: - Tổ chức xã hội truyền thống của ngƣời Kơho bao gồm những thành tố nào? Và tổ chức xã hội của ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng biến đổi nhƣ thế nào trong những thập niên vừa qua? - Ảnh hƣởng của tổ chức xã hội lên đời sống cƣ dân Kơho khi tham gia đời sống thị dân nhƣ thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Các thành tố của tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng đã và đang có sự thay đổi theo hƣớng hiện đại hóa, đô thị hóa và trong quá trình phát triển, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại mối tƣơng tác giữa các thể chế chính thức và phi chính thức, trong đó thể chính thức đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức xã hội. - Biến đổi của tổ chức xã hội có ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, tôn giáo tín ngƣỡng. 4.3. Phƣơng pháp luận Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử), tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc ta về dân tộc, phát triển con ngƣời, cộng đồng và xã hội. 5 Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phƣơng pháp luận của khoa học chuyên ngành xã hội học đó là cách tiếp cận biến đổi xã hội; tổ chức xã hội; đô thị hóa và cách tiếp cận thể chế xã hội: Thể chế chính thức và thể chế phi chính thức trong nghiên cứu tổ chức xã hội. 4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài phối hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: Một là, phƣơng pháp phân tích tài liệu: Với cách tiếp cận liên ngành, đề tài sử dụng nhiều nguồn tƣ liệu trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau về những vấn đề liên quan đến biến đổi xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho. Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để phân tích, sử dụng các kết quả nghiên cứu về nhân học, lịch sử, văn hóa, lối sống của ngƣời Kơho để vận dụng trong nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt, việc phân tích các nguồn tài liệu nói trên còn đƣợc sử dụng trong so sánh với nguồn tƣ liệu điều tra, khảo sát thực tế của đề tài, để làm rõ sự biến đổi xã hội của cộng đồng. Hai là, các phƣơng pháp điều tra, nghiên cứu xã hội học: Phù hợp với cách tiếp cận chủ yếu của đề tài là tiếp cận từ góc độ xã hội học, đề tài vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học, phù hợp với đối tƣợng là tộc ngƣời thiểu số, bao gồm: - Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Đây là phƣơng pháp cơ bản trong nghiên cứu xã hội học nhằm thu thập và xử lý thông tin thực nghiệm tại địa bàn nghiên cứu bao gồm định tính và định lƣợng. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tập trung vào phỏng vấn sâu với những già làng, nhà quản lý, đồng thời tổ chức thảo luận phỏng vấn nhóm để bổ sung thông tin cho nghiên cứu. - Phƣơng pháp quan sát: Sử dụng các kỹ thuật của phƣơng pháp quan sát giúp bổ sung tƣ liệu cho luận án trên các vấn đề: Sự thích nghi văn hóa - lối sống đô thị, các quan hệ xã hội - cộng đồng, sự tác động của các nhân tố mới vào xã hội truyền thống cổ truyền (ma chay, cƣới xin, nhà ở, lối sống, hành vi sinh sản) 6 - Phƣơng pháp chọn mẫu và dung lƣợng mẫu: Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn tại 08 khu phố trên địa bàn nghiên cứu và thực hiện theo phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn giản tức là từ một danh sách thống kê tổng số khoảng 1050 hộ trên địa bàn chọn 280 ngƣời đại diện 280 hộ (26%), trong đó 145 nữ (52%) và 135 nam (48%), 100% là ngƣời dân tộc Kơho. Ngoài ra có sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu theo tỷ lệ nhằm đảm bảo cho cơ cấu mẫu phản ánh đầy đủ cơ cấu của tổng thể. Bên cạnh đó còn thực hiện 16 cuộc phỏng vấn sâu với 16 ngƣời là các cán bộ địa phƣơng và già làng hoặc những ngƣời am hiểu về cộng đồng (6 ngƣời Kinh, 10 ngƣời Kơho bao gồm cả 04 khu phố mới sáp nhập). Mẫu khảo sát bao gồm: + Về trình độ học vấn: Có các cấp độ từ không đi học (11,7%), tiểu học (29,7%), trung học cơ sở (28%), trung học phổ thông (19,3% ), trung cấp - cao đẳng (6,9%), đại học và trên đại học (4,1%). + Nghề nghiệp: Lao động tự do, thủ công và lao động khác (15%); sản xuất nông nghiệp theo hƣớng thị trƣờng và công nghệ cao, lao động dịch vụ thƣơng mại, du lịch (80%); cán bộ công chức - viên chức (5%). + Giới tính và độ tuổi: Nam - Nữ, độ tuổi gồm từ 18 – 30 (30%); 31- 45 (32%); 46 – 60 (31%) và trên 60 tuổi (7% ). + Tôn giáo: Đạo Tin lành và Công giáo. - Xử lý số liệu: Các số liệu định lƣợng thu thập đƣợc sẽ xử lý bằng công cụ phần mềm hỗ trợ SPSS; phân tích các biến số nhất là quan hệ giữa biến số độc lập với biến số phụ thuộc; sử dụng một số phép tính đo lƣờng thống kê kiểm định, hệ số tƣơng quan để phân tích đánh giá các sự kiện, dữ kiện thu thập đƣợc. - Về phân tích định tính, tập trung vào phân tích, lý giải các thông tin về các vấn đề xã hội, kết quả đó giúp nhận thức sâu hơn về những chuyển biến xã hội, các quá trình xã hội tác động đến cƣ dân trên địa bàn nghiên cứu. Ba là, phƣơng pháp so sánh: Đề tài sử dụng 2 nguồn tƣ liệu, dữ liệu chủ yếu, đƣợc tập hợp từ các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nhân học của các tác giả khác nhau và thu thập đƣợc 7 qua các cuộc điều tra, khảo sát thực tiễn của đề tài. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tƣ liệu, dữ liệu nói trên để làm rõ sự biến đổi về tổ chức xã hội cũng nhƣ về đời sống xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho. 4.5. Khung phân tích 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đổi mới ở Việt Nam trong những thập niên vừa qua đã có những tác động mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đến các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lâm Đồng là địa phƣơng có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên (khoảng 39% năm 2014) nhƣng vẫn còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu về Đô thị hóa gắn với biến đổi tổ chức xã hội. Luận án bƣớc đầu có thể giúp ích cho việc phát triển các lý thuyết về đô thị hóa và hiện đại hóa cũng nhƣ gợi ra các vấn đề thực tiễn cần quan tâm trong việc hoạch định các chính sách phù hợp với cuộc sống của ngƣời Kơho trong quá trình đô thị hóa hội nhập với xã hội hiện đại. Vì vậy, có thể coi đây là công trình tiếp cận nghiên cứu về ngƣời Kơho đầu tiên tham gia đời sống thị dân tại Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu sinh đã chỉ ra các phát hiện từ tổ chức xã hội theo kiểu công xã thị tộc mẫu hệ của ngƣời Kơho những năm 50 của thế kỷ 20 trở về trƣớc dần dần đƣợc thay thế bằng tổ chức buôn làng với cấu trúc dòng họ, hôn nhân - gia đình cùng với thiết chế luật tục khá chặt chẽ; khi tham gia đời sống thị dân, tính chất các quan hệ xã hội thay đổi cụ thể 8 nhƣ: Luật tục và “nền dân chủ Thƣợng” lấy tập quán pháp và luân lý làm nền tảng điều tiết xã hội đã đƣợc thay thế bằng vai trò chủ đạo của Luật pháp Quốc gia; tín ngƣỡng và niềm tin từ sơ khai chuyển qua các tổ chức Tôn giáo (Thiên Chúa, Tin Lành) với những giáo luật chặt chẽ hơn; tổ chức xã hội từ phi chính thức sang thể chế chính thức do Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo làm cho cộng đồng ngƣời Kơho thực sự đã tham gia vào đời sống văn minh: Sống trong môi trƣờng đô thị với cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đầy đủ, kinh tế theo hƣớng sản xuất hiện đại gắn với thị trƣờng thay thế cho cuộc sống du canh du cƣ gắn với rừng, kinh tế mang tính chất chiếm đoạt. Luận án cũng có những nghiên cứu sâu về các dấu vết, các giá trị xã hội cổ truyền còn tồn tại trong cộng đồng hiện nay, chỉ có một số ít có tác động xấu đến cộng đồng (hôn nhân cận huyết thống, một số hiện tƣợng tiêu cực), còn đa phần là có ảnh hƣởng tốt hoặc cũng không xung đột với các giá trị xã hội với thể chế chính thức. Cuối cùng, nghiên cứu sinh đã phân tích đƣợc ảnh hƣởng của tổ chức xã hội lên các mặt cơ bản của đời sống xã hội hiện nay của ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa về lý luận: - Với việc sƣu tầm, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý thuyết và làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ khái niệm biến đổi xã hội, khái niệm đô thị hóa, khái niệm tộc ngƣời và văn hóa tộc ngƣời,... Luận án đã có những đóng góp nhất định, làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu xã hội học về biến đổi xã hội của các cộng đồng dân cƣ. - Thông qua việc thao tác hóa các khái niệm dùng trong điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn và việc xử lý các thông tin thu thập đƣợc, Luận án cũng có những đóng góp nhất định, làm giàu thêm kinh nghiệm áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học vào trong các nghiên cứu xã hội học cụ thể về cộng đồng, nhất là các cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số. 9 Ý nghĩa về thực tiễn: Những nhận xét, kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu của đề tài cũng có ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý, chính quyền địa phƣơng trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội nhằm phát triển cộng đồng ngƣời Kơho nói riêng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu (10 tr.), kết luận (4 tr.), Luận án gồm 4 chƣơng (từ tr. 1 đến tr. 147): Chƣơng 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu (23 tr.): Tập trung vào xem xét đánh giá các công trình có liên quan nhằm kế thừa và phát huy các nguồn tƣ liệu thứ cấp giúp luận án có cái nhìn đầy đủ tránh trùng lặp không cần thiết, vận dụng các phƣơng pháp khoa học vào giải quyết vấn đề của luận án. Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn (30 tr.): Là hệ thống lý luận, lý thuyết khoa học, các khái niệm công cụ trở thành định hƣớng vận dụng cho phù hợp với luận án là một đòi hỏi cần thiết, giúp luận án không đi lệch hƣớng nghiên cứu. Chƣơng 3. Biến đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho ở thị trấn Lạc Dƣơng (52 tr.): Làm rõ các thành tố tổ chức xã hội truyền thống và sự biến đổi của nó qua các thời kỳ lịch sử nhất là khi có sự can thiệp của các yếu tố đô thị hóa. Chƣơng 4. Biến đổi trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội (26 tr.). Đo lƣờng và xem xét tác động qua lại giữa tổ chức xã hội với các mặt của đời sống xã hội, thông qua đó cho thấy sự thay đổi xã hội trong cộng đồng ngƣời dân ở thị trấn Lạc Dƣơng tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, trong luận án còn có các phần: Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến luận án (6 bài báo); tài liệu tham khảo (105) tài liệu. Những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, bảng các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu trong luận án (38 bảng). Trong phần phụ lục có: 3 phụ lục bảng hỏi và kết quả xử lý, 4 bản đồ và 8 ảnh. 10 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chƣơng này sẽ đề cập đến các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề biến đổi xã hội của cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số ở Tây nguyên nói chung và cộng đồng ngƣời Kơho nói riêng, bao gồm những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về các vấn đề: Đô thị và đô thị hóa, hiện đại hóa, biến đổi xã hội và nhất là các nghiên cứu chuyên khảo về địa bàn Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số và dân tộc Kơho ở Tây Nguyên. Nghiên cứu về các tộc ngƣời thiểu số từ lâu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, nhất là các nhà văn hóa học, sử học, dân tộc học, nhân học... Thực tế cho thấy, các nghiên cứu xã hội học về các tộc ngƣời thiểu số ở Miền Nam ít đƣợc chú ý và thƣờng đƣợc xem là một phần hay một chuyên ngành nằm trong các khoa học xã hội khác. Các nhà xã hội học, trong khi tập trung nghiên cứu và có nhiều công trình nghiên cứu về nông thôn, đô thị, văn hóa, lối sống và những vấn đề xã hội của ngƣời Kinh, chƣa đặt nhiều sự quan tâm đến những vấn đề xã hội của các dân tộc thiểu số. Do vậy, các công trình nghiên cứu xã hội học về cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung còn khá khiêm tốn và cộng đồng ngƣời Kơho vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu xã hội học nào điều tra một cách toàn diện. Trong khi đó, những tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ chủ nghĩa Thực dân cũ thời kỳ thuộc địa và chủ nghĩa Thực dân mới trƣớc năm 1975 ở Miền Nam cũng nhƣ những ảnh hƣởng về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của chế độ mới từ 1975 đến nay tới toàn bộ đời sống xã hội của ngƣời Kơho ngày càng lớn. Những tác động trên đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo văn hóa - xã hội truyền thống của ngƣời Kơho. Hàng loạt các nhân tố mới xuất hiện, một mặt, đời sống kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng theo hƣớng tích cực; mặt khác nhiều nhân tố văn h...hóm gia đình, thành phần tộc ngƣời, nhóm họ hàng tạo nên những thành tố của buôn làng; các quan hệ xã hội trong đó bao gồm sở hữu, sự phân hóa xã hội, các thiết chế cộng đồng và thiết chế tự quản; vấn đề ý thức cộng đồng trong sản xuất, trong quan hệ láng giềng hay sinh hoạt tín ngƣỡng. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy đối mặt với hiện đại con ngƣời vùng Trƣờng Sơn - Tây Nguyên phải thay đổi nhƣng làm sao giữ cho truyền thống khỏi đứt đoạn, hội nhập với thời đại mà không đánh mất mình. - Lê Văn Kỳ và đồng nghiệp (2007), Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên đã chỉ rõ phong tục tập quán cổ truyền là một mảng quan trọng trong văn hóa Tây Nguyên. Thông qua việc kế thừa những nghiên cứu đi trƣớc của Sabatier, J. Dourner, G. Condominas kết hợp với những điều đã khảo sát toàn diện, có hệ thống hóa và bổ sung thêm các phong tục tập quán của ngƣời Tây Nguyên bản địa. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá, chọn lọc những yếu tố cần thiết 25 trong phong tục tập quán cổ đối với cuộc sống buôn làng hiện tại và vận dụng nó trong xây dựng đời sống văn hóa ngày nay. - Dƣơng Thị Hƣơng và đồng nghiệp (2010), Một số vấn đề về văn hóa xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, nghiên cứu là một tập hợp các bài viết nhằm nhận diện những nhân tố văn hóa, xã hội đã đang và sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên trên cơ sở đó nêu một số giải pháp tham gia vào quá trình ổn định và phát triển Tây Nguyên. - Linh Nga Niê Kdam (2010), Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, đã mô tả những nghề nghiệp truyền thống gắn liền với nó là văn hóa vật thể và phi vật thể trong các cộng đồng thiểu số Tây Nguyên. - Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững. Nghiên cứu khẳng định rằng Tây Nguyên là một vùng đất có vai trò địa lý kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trƣờng - quốc phòng, an ninh trọng yếu của Tổ quốc. Bảo vệ môi trƣờng, ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế là nhu cầu cấp thiết không chỉ đối với Tây Nguyên mà còn của cả nƣớc. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và một số vấn đề khác, song ở Tây Nguyên cũng còn có những bất lợi hiện nay và điều kiện con ngƣời và xã hội trở thành những trở lực cho sự phát triển bền vững. - Nguyên Ngọc (2014), Các bạn tôi ở trên ấy. Đây là tập tiểu luận của nhà văn hoá nổi tiếng viết về các dân tộc Tây Nguyên. Là một trong số những ngƣời Việt hiểu Tây Nguyên nhất, tác giả đã chỉ ra những nỗi đau và mất mát trong văn hoá, phong tục tập quán của ngƣời dân Tây Nguyên khi mất rừng và suối, và cả những định kiến của ngƣời bên ngoài về vùng đất Tây Nguyên. Đô thị hoá và hiện đại hoá có chừng mực, có giới hạn là điều mà tác giả mong muốn nhằm giữ những gì còn lại của Tây Nguyên. Vì vậy, nghiên cứu đã khái quát về thực trạng phát triển kinh tế, phát triển xã hội, thực trạng đời sống văn hóa - tôn giáo - môi trƣờng của Tây Nguyên trên cơ sở đó đƣa ra quan điểm và giải pháp về vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên. 26 - Lê Văn Thanh (2007), Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Tây Nguyên. Luận án tập trung vào nghiên cứu đặc điểm, vai trò, thực trạng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tây Nguyên. Nêu lên thực trạng của nguồn nhân lực, những vấn đề cấp bách, quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho quá trình này trong đó nhấn mạnh phát triển gắn với vùng miền, với giáo dục đào tạo, gắn với đoàn kết dân tộc và bản sắc văn hóa, gắn với thế mạnh Tây Nguyên, phát triển khoa học công nghệ. - Ủy Ban Khoa học xã hội Việt Nam (1986), Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên và (1989) Tây Nguyên trên đường phát triển, đây là kết quả 02 công trình nghiên cứu trong chƣơng trình nghiên cứu Tây Nguyên I và Tây Nguyên II. Trong đó, xem xét và công bố các tác động kinh tế xã hội từ sau năm 1975 đến Tây Nguyên, xác định những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc ảnh hƣởng đến đời sống dân cƣ nhất là cƣ dân bản địa và đề xuất những giải pháp phát triển một cách có hiệu quả về kinh tế - xã hội cho Tây Nguyên lúc bấy giờ và những năm tiếp theo. - Nguyễn Tuấn Triết (2007), Tây Nguyên: Những chặng đường lịch sử - văn hoá. Bằng cách tiếp cận của Khoa học lịch sử, tác giả đã tổng kết các chặng đƣờng phát triển của Tây Nguyên qua các chặng đƣờng kể từ thời tiền sử đến ngày nay, những vấn đề nhƣ gia tăng dân số, biến đổi môi trƣờng sống tự nhiên, đa dạng văn hoá, văn học nghệ thuật đƣợc tác giả phân tích khá cặn kẽ. Tác phẩm mang lại cho ngƣời đọc một cái nhìn khá toàn diện về Tây Nguyên theo suốt chiều dài lịch sử phát triển. Trên đây chỉ là khái quát cơ bản những nghiên cứu về Tây Nguyên, còn hàng trăm công trình nghiên cứu khác về Tây Nguyên trên các tạp chí nghiên cứu khoa học xã hội ở các trƣờng đại học, Viện Khoa học Xã hội. Hàng trăm báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu ở mọi cấp độ nhất là khoảng từ mƣơi năm trở lại đây. Các nghiên cứu tập trung vào: Văn hóa, xã hội, kinh tế, chuyển biến tổ chức xã hội, lối sống, quan hệ cộng đồng, gia đình, chính sách dân tộc, Thông qua những nghiên cứu này cho thấy vai trò của Tây Nguyên, các mảng màu sắc đa diện về phƣơng diện văn hóa các tộc ngƣời bản địa trong đó có cƣ dân Kơho, cho phép đề 27 tài kế thừa các giá trị khoa học và làm cơ sở luận cứ cho các so sánh lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. 1.4.2. Những nghiên cứu lịch sử về sự biến đổi của Tp. Đà Lạt Những thay đổi ở Tp. Đà Lạt đƣợc quan tâm trong nghiên cứu này, vì khoảng cách địa lý giữa Đà Lạt và nơi cộng đồng Kơho cƣ trú không xa, khoảng 20km, do vậy những động thái của Đà Lạt tác động nhanh và trực tiếp đến nhiều mặt trong sự biến đổi về tổ chức xã hội và đô thị hóa. Những nghiên cứu dƣới đây đã phản ánh khá đầy đủ về vấn đề này: - UBND Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng, Đà Lạt thành phố cao nguyên (1993), nhân kỷ niệm 100 năm Đà Lạt hình thái và phát triển các nhà nghiên cứu ở địa phƣơng cho ra mắt cuốn sách đề cập đến toàn bộ lịch sử của thành phố từ một vùng đất hoang sơ không có ngƣời Việt cƣ trú mà chỉ có chủ nhân của nó là ngƣời Kơho đến một thành phố đƣợc đô thị hóa nhanh và sớm trở nên nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới. Nghiên cứu cho thấy tác động của đô thị Đà Lạt đến cộng đồng cƣ dân bản địa trên rất nhiều lĩnh vực của đời sống nhƣ: Địa bàn cƣ trú, giao lƣu văn hóa, lối sống, điều kiện kinh tế, - Nguyễn Hữu Tranh (2001), Đà Lạt xưa, thông qua những thƣ tịch và khảo sát thực tế, nhà Đà Lạt học đã mô tả quá trình khám phá, khảo sát hình thành qui hoạch đến phát triển đô thi Đà Lạt kể từ khi bác sĩ A.Yersin đặt chân lên cao nguyên Lang Biang (ngày 21/6/1893). Xuất phát từ những nhu cầu của chủ nghĩa thực dân cũng nhƣ những biến động về chính trị - quân sự do chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và sau này là chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở Đà Lạt. Quá trình này tác động mạnh mẽ đến cộng đồng cƣ dân bản địa là ngƣời Kơho trên cao nguyên Lang Biang: Mất đất canh tác, phải thay đổi chỗ ở từ đó đi đến định cƣ tập trung tại trung tâm Lạc Dƣơng nhƣ ngày nay. - UNND tỉnh Lâm Đồng (2003), Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Đà Lạt - Lâm Đồng. Đây là một tập hợp các tham luận của nhiều tác giả bàn về việc phát triển bền vững hệ sinh thái của Đà Lạt. Một trong số các quan điểm quan trọng 28 nhất đƣợc nhắc đến trong tài liệu này là các cộng đồng dân tộc sống quanh Tp. Đà Lạt và bản thân Tp. Đà Lạt chỉ tồn tại đƣợc khi mà hệ sinh thái tự nhiên đƣợc bảo tồn bền vững và hơn bất cứ nơi nào, hệ xã hội nhân văn và hệ sinh thái lại có mối quan hệ biện chứng, nhân - quả nhƣ ở Đà Lạt. - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và UBND Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng (2013), Mô hình phát triển đô thị hiện đại và bản sắc. Đây là một tổng tập các công trình nghiên cứu phản biện của các chuyên gia của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh về mô hình phát triển của Đà Lạt với tầm nhìn đến năm 2050 và cuối thế kỷ này. Tập tài liệu rất có giá trị đề cập một cách toàn diện đến các khía cạnh vật chất và xã hội của Đà Lạt ở thời điểm hiện tại và trong một tƣơng lai xa. Đặc biệt là những cảnh báo một khi đẩy quá nhanh tốc độ đô thị hoá và mở rộng không gian đô thị quá lớn vƣợt ra khỏi tầm kiểm soát thì nhất định sẽ làm cho Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung mất bản sắc của một thành phố cao nguyên, hơn thế nữa là làm mất các cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số theo cả hai nghĩa thực thể và văn hoá. 1.4.3. Những nghiên cứu về cộng đồng người Kơho Nghiên cứu về ngƣời Kơho ở Lâm Đồng đã có khá nhiều công trình từ trƣớc 1975 đến nay. Nhƣng tập trung những tài liệu có tính chuyên khảo về cộng đồng dân tộc Kơho chúng tôi nhận thấy: - Phan Ngọc Chiến (2005), Người Kơho ở Lâm Đồng, đã bàn đến các khía cạnh học thuật trong vấn đề: Xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam, thành phần dân tộc ở khu vực Trƣờng Sơn - Tây Nguyên theo quan điểm các học giả phƣơng Tây; nêu quan điểm lý thuyết trong nhân học về vấn đề dân tộc, từ đó xác định tộc danh của ngƣời Kơho. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tập thể các tác giả cũng giới thiệu một số điển cứu về những biến đổi kinh tế - xã hội, tôn giáo, tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣời Kơho “tại chỗ”. - Bùi Minh Đạo và đồng nghiệp (2003), Dân tộc Kơho ở Việt Nam, dƣới góc độ dân tộc học bằng những phƣơng pháp phân tích tƣ liệu kết hợp điền dã thực địa, nghiên cứu đã giới thiệu khá đầy đủ về đời sống ngƣời Kơho từ truyền thống đến hiện đại của những điều kiện tự nhiên và xã hội bao gồm các vấn đề lớn nhƣ: Môi 29 trƣờng cƣ trú, đặc điểm con ngƣời, các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa vật chất - tinh thần, truyền thống cách mạng và hội nhập xây dựng cuộc sống mới. - Linh Nga Niê Kdam (2011), Văn hóa dân gian truyền thống của người Kơho, đã cho thấy đây là lần đầu nhóm các trí thức ngƣời dân tộc thiểu số hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣng đã cùng nhau làm một nghiên cứu về văn hóa dân tộc ngƣời Kơho bao gồm: Đặc điểm văn hóa tộc ngƣời, phƣơng thức hoạt động kinh tế, văn hóa tâm linh, phong tục tập quán, văn hóa phi vật thể. - Krajan Plin (2010), Luật tục người Kơho Lạch, đây là nghiên cứu cho thấy trong các buôn làng Tây Nguyên nói chung, buôn làng Kơho nói riêng vẫn luôn luôn tồn tại, duy trì những “quy tắc ngầm” tức là những luật tục nhằm duy trì các giá trị truyền thống của tổ tiên họ. Vấn đề tìm hiểu và vận dụng những quy định ƣớc có trong luật tục sao cho phù hợp với điều kiện sống, tập quán của ngƣời dân tộc thiểu số thì có thể luật tục sẽ phát huy hiệu quả tích cực vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa hiện nay nhƣ về tinh thần đoàn kết, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, ngăn ngừa các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức gia đình, xã hội. Vì luật tục phản ánh các mối quan hệ hôn nhân, cộng đồng xã hội, con ngƣời với thế giới tự nhiên, vừa có tính giáo dục vừa có tính răn đe phòng ngừa - kỷ luật. - Hoàng Kim Ngọc và đồng nghiệp (2011), Văn hóa truyền thống Kơho, đề cập đến văn hóa vật chất, tinh thần, nếp sống xã hội và luật tục đã khái quát diện mạo văn hóa truyền thống Kơho: Sắc thái bản địa rõ nét, độc đáo, có tính sáng tạo, gắn liền với nhiều yếu tố của tự nhiên; nền văn hóa có nhiều điểm tƣơng đồng với các dân tộc thiểu số Trƣờng Sơn - Tây Nguyên, là “mẫu số chung” trong liên kết các tộc ngƣời trong một khu vực văn hóa thống nhất đƣợc gọi là “văn hóa Thƣợng” nằm trong cái gọi là nguyên lý phổ biến trong văn hóa - nguyên lý về sự thống nhất trong đa dạng. - Mạc Đƣờng và đồng nghiệp (1983), Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, dựa trên những khảo sát về các vấn đề dân cƣ, dân tộc, vấn đề kinh tế - xã hội, những đặc điểm xã hội, dòng họ và hôn nhân, loại hình cƣ trú, các đặc điểm nhân học, tổ chức xã hội của 03 dân tộc bản địa (Kơho, Mạ, Churu) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tập 30 thể các nhà khoa học đã cho thấy quá trình phát triển tộc ngƣời và những biến đổi xã hội ở Lâm Đồng trong lịch sử, từ đó đi đến kết luận rằng: Vùng đất Lâm Đồng xƣa và nay là vùng đất có những biến động xã hội sâu sắc và tập trung, nhiều hình thức xã hội và văn hóa của các dân tộc ít ngƣời đã bị biến dạng bởi những tác động của các xã bên ngoài. Tóm lại, việc hệ thống hóa một số công trình nghiên cứu trên đây đều có liên quan đến các vấn đề cần đề cập trong luận án. Các công trình đã giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tiếp thu, kế thừa bao gồm: Cơ sở lý luận, phƣơng pháp tiếp cận về những nghiên cứu liên quan đến đô thị và quá trình đô thị hóa, biến đổi xã hội; những quan điểm dân tộc học khi nghiên cứu tộc ngƣời nói chung và tộc ngƣời Kơho nói riêng. Tuy còn một số vấn đề trong từng loại công trình nghiên cứu còn chƣa thống nhất về mặt thuật ngữ, khái niệm hay còn có nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau, song hầu hết đều cho thấy là những nghiên cứu khoa học, nghiêm túc, là một quá trình tốn nhiều công sức, để qua đó giúp cho những ngƣời đi sau có nhãn quan đa dạng khi tiếp cận nguồn tƣ liệu và đối tƣợng nghiên cứu. Riêng về vấn đề biến đổi tổ chức xã hội của ngƣời Kơho trong tiến trình đô thị hóa ở thị trấn Lạc Dƣơng hiện đang còn chƣa có nghiên cứu cụ thể nào đề cập đến nhất là trên bình diện nghiên cứu về Xã hội học. Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 1 của luận án đã đề cập đến các công trình nghiên cứu liên quan đến biến đổi xã hội của cộng đồng ngƣời Kơho trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa, bao gồm các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về đô thị và đô thị hóa, về hiện đại hóa, về biến đổi, về nhân học tộc ngƣời và đặc biệt là các nghiên cứu về Tây Nguyên, Đà Lạt và cộng đồng ngƣời Kơho. Trên cơ sở hệ thống hóa các công trình nghiên cứu và các tác giả tiêu biểu, đề tài luận án đã đƣa ra những nhận xét, đánh giá giá trị lý thuyết và ứng dụng của chúng trên thực tế của quá trình nghiên cứu, đặc biệt là liên hệ với những nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài luận án. Qua đó, có thể rút ra các nhận xét quan trọng sau: 31 - Những nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa trên thế giới hết sức đa dạng, phong phú với nhiều quan điểm, cách tiếp cận và phƣơng pháp tiến hành khác nhau. Các nghiên cứu xã hội học về đô thị ở Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu, vận dụng các quan điểm, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của các nhà xã hội học thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc ghi nhận về xã hội. Tuy nhiên, những nghiên cứu xã hội học về các tộc ngƣời thiểu số thì còn hạn chế. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa giúp chúng ta nhận thức rằng đô thị hóa là một quá trình xã hội mang tính quy luật tất yếu, nó tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc cũng nhƣ đến với các tộc ngƣời. Nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế có ý nghĩa quan trọng đƣợc vận dụng trong luận án, làm định hƣớng cho những khảo sát sự biến đổi của cộng đồng tộc ngƣời Kơho trong tiến trình đô thị hóa bao gồm kinh tế, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, gia đình, dòng họ, ma chay, cƣới xin, cƣ trú, lối sống, các định chế xã hội, - Những nghiên cứu về biến đổi xã hội ở Việt Nam đƣợc đánh giá là thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung và các nhà xã hội học nói riêng. Tuy nhiên, các công trình này thƣờng nghiên cứu biến đổi xã hội Việt Nam nói chung, có tính tổng kết thực tiễn về sự tiến bộ, phát triển của Việt Nam qua các thời gian của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, ít có những công trình nghiên cứu về biến đổi xã hội gắn với một cộng đồng cụ thể, một địa bàn cụ thể trong một bối cảnh xã hội cụ thể. - Những nghiên cứu nhân học về tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng là khá phong phú, đa dạng, trong đó có những công trình nghiên cứu về cộng đồng ngƣời Kơho. Những nghiên cứu về cộng đồng ngƣời Kơho hầu hết là nghiên cứu về dân tộc, văn hóa dân tộc, ít có những nghiên cứu về xã hội, tổ chức xã hội cộng đồng. - Cũng trên cơ sở hệ thống hóa các công trình, có thể nói, cho đến nay, chƣa có một công trình nghiên cứu xã hội học nào về biến đổi của cộng đồng ngƣời Kơho, trong một không gian và thời gian cụ thể, dƣới tác động của các yếu tố xã hội khách quan và hành động xã hội chủ quan của con ngƣời. Các nghiên cứu của các 32 tác giả trong và ngoài nƣớc về các vấn đề nêu trên là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu của đề tài luận án. 33 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài 2.1.1. Những khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa Đô thị là khái niệm hiện nay vẫn chƣa có sự thống nhất hoàn toàn giữa các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Có ngƣời dựa trên các tiêu chí dân số, tính chất công nghiệp hóa; có ngƣời dựa trên tiêu chí chính trị - văn hóa; lại có ngƣời dựa trên các thành tố không gian vật thể - không gian kinh tế - không gian văn hóa xã hội [83, tr.67]. Tuy vậy, một cách chung nhất, có thể hiểu đô thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức cƣ trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con ngƣời, đƣợc đặc trƣng bởi các dấu hiệu sau: (i) Là nơi tập hợp một số lƣợng lớn dân cƣ trên một lãnh thổ hạn chế; (ii) Đại bộ phận dân cƣ sống ở đây làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp (công nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ, ); (iii) Là môi trƣờng trực tiếp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân; (iv) Giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn xung quanh và toàn xã hội nói chung [59, tr.26]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Đô thị là khu dân cƣ tập trung có những đặc điểm: Trình độ phát triển phải đạt đƣợc các tiêu chuẩn là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, hoặc một vùng lãnh thổ nhƣ vùng liên tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, vùng trong tỉnh, vùng trong huyện hay tiểu vùng trong huyện [67]. Cụ thể, đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải đạt tối thiểu 65% tổng số lao động. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động dân cƣ đạt tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn, quy mô dân số ít nhất là 4.000 ngƣời, mật độ tối thiểu 2.000 ngƣời/km2. Đối với vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo có thể thấp hơn (bằng 70% chuẩn chung và riêng nơi du lịch nghỉ mát bằng 50%). Ở Việt Nam, đô thị đƣợc phân thành 06 loại: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V, với các tiêu chuẩn cụ thể đƣợc quy định cho từng loại [67]. 34 Đô thị hóa là vấn đề thực tiễn sinh động, cũng là vấn đề khoa học phức tạp, đƣợc nhiều ngành khoa học ở hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Đô thị hóa đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, tùy theo các mục đích nghiên cứu và góc độ tiếp cận. - Trong Từ điển xã hội học (2002), khái niệm đô thị hóa đƣợc hiểu theo ba nghĩa khác nhau: i) Cho sự tăng trƣởng vƣợt mức trung bình số những ngƣời dân sống ở đô thị so với toàn bộ dân cƣ ở một nƣớc hay một lục địa; ii) Cho sự tăng trƣởng về dân cƣ hoặc diện tích của từng thành phố riêng; iii) Cho sự mở rộng văn hóa và lối sống thành thị [30, tr.151]. - Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội lịch sử mang tính quy luật, trên quy mô toàn cầu. Khái quát hơn, đô thị hóa đƣợc xem là quá trình tổ chức lại môi trƣờng cƣ trú của nhân loại. Hay đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cƣ trong xã hội mà còn chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời sống xã hội [59, tr.33]. - Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý - kinh tế, đô thị hóa đƣợc hiểu là sự di cƣ từ nông thôn vào thành thị; là sự tập trung ngày càng nhiều dân cƣ sống trong các vùng lãnh thổ đô thị. Mức độ đô thị hóa ở đây đo bằng tỷ lệ dân cƣ đô thị trong tổng số dân. - Về mặt xã hội, đô thị hóa đƣợc hiểu là quá trình tổ chức lại môi trƣờng cƣ trú của con ngƣời. Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cƣ và những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống xã hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn và toàn bộ xã hội. Ở đây, quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lƣợng nhƣ tăng trƣởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trƣởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lƣợng, nâng cao tiêu chuẩn sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu văn hóa và nhu cầu [85, tr.82]. - Đặc biệt, đô thị hóa đƣợc hiểu là quá trình biến đổi kinh tế - xã hội - văn hoá - không gian. Các quá trình này quan hệ mật thiết với nhau, trong đó diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển ngành nghề mới, tăng trƣởng dân cƣ, phát triển đời sống văn hoá, chuyển đổi lối sống,... đi liền với việc mở rộng không gian thành hệ thống đô thị và song song với việc tổ chức bộ máy hành chính và quân sự 35 [105, tr.25]. Theo cách hiểu này, đô thị hóa không chỉ làm thay đổi mức độ tập trung dân số hay tỷ trọng dân cƣ phi nông nghiệp, mặc dù chúng là tiêu chí đặc trƣng cho mức độ đô thị hóa; không chỉ là sự thay đổi môi trƣờng cƣ trú, thay đổi chất lƣợng sống hay làm phong phú thêm các khuôn mẫu văn hóa,... mà đó là sự tác động đa diện, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và không gian). Nhƣ vậy, đô thị hóa đƣợc biểu hiện qua các quá trình biến đổi cụ thể nhƣ chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển ngành nghề mới, sự tăng trƣởng dân cƣ, phát triển đời sống văn hóa, chuyển đổi lối sống, và việc tổ chức, quản lý xã hội. 2.1.1.2. Khái niệm biến đổi xã hội Biến đổi xã hội (social change) là khái niệm trung tâm của xã hội học, với nhiều quan niệm, định nghĩa và cách hiểu khác nhau, nhƣng nhìn chung trong xã hội học xem biến đổi xã hội nhƣ một quá trình đƣợc cấu trúc mà trong đó diễn ra một xu hƣớng thay đổi nhất định. - Theo tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa (1996), biến chuyển xã hội là sự thay đổi có tính cơ cấu trong những tổ chức, trong những lối suy nghĩ và lối ứng xử của xã hội qua thời gian [68, tr.185]. - Theo Từ điển Xã hội học (2002), biến đổi xã hội là một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của hệ thống xã hội. Những thay đổi đó có ý nghĩa về cơ cấu xã hội (đó là hành động và tƣơng tác xã hội), kể cả hậu quả và biểu thị của những cơ cấu biểu hiện của các chuẩn mực xã hội (nguyên tắc ứng xử), giá trị và các sản phẩm và tƣơng trƣng văn hóa [30, tr.26]. - Từ điển Xã hội học Oxford (2010), đã chỉ ra nhiều khái niệm biến đổi xã hội của các nhà kinh điển trong xã hội học [18]. Trong lý thuyết động học xã hội A. Comte phát biểu rằng các xã hội phát triển thông qua một loạt các giai đoạn mà ta có thể đoán trƣớc đƣợc dựa trên sự phát triển tri thức của nhân loại. 36 H. Spencer đƣa ra lý thuyết biến đổi mang tính tiến hóa dựa trên tăng trƣởng dân số. Hay nhƣ Edward. O. Winson cho rằng: Sinh tồn xã hội là vấn đề then chốt, nếu không nói là mục đích của biến đổi xã hội. K. Marx thì tin tƣởng rằng những biến đổi xã hội quan trọng nhất là có bản chất cách mạng, chúng diễn ra do tranh giành quyền tối thƣợng giữa các giai cấp kinh tế. Quan điểm của các nhà theo thuyết chức năng luận về biến đổi xã hội cho rằng: Nếu xã hội nhƣ một khuôn mẫu của các chức năng phức tạp và tƣơng liên, thì biến đổi có thể đƣợc giải thích nhƣ một hiện tƣợng phụ trong cuộc tìm kiếm thƣờng xuyên sự cân bằng. Những biến thể của bất kỳ biến đổi xã hội đặc thù nào là vô tận và không thể lƣờng trƣớc, nhƣng tất cả đều có thể đƣợc hiểu nhƣ những điều chỉnh xã hội trƣớc những gãy vỡ hay “rối loạn chức năng” bên trong cơ thể xã hội [18, tr.33-35]. Qua việc trình bày một số quan niệm khác nhau về biến đổi xã hội nhƣ trên, có thể hiểu biến đổi xã hội: i) Là một quá trình, trong đó diễn ra sự thay đổi của xã hội; ii) Bao gồm các thay đổi: Về cơ cấu xã hội, về khuôn mẫu hành vi, về văn hóa,...; iii) Kéo theo những thay đổi về giá trị, chuẩn mực xã hội và các phƣơng diện khác của xã hội; iv) Diễn ra theo các giai đoạn khác nhau, dƣới tác động của các quá trình xã hội khách quan và hành động chủ quan của con ngƣời; v) Cũng có thể biến đổi theo cách tích cực hay tiêu cực, tiến bộ hay cản trở và tất cả những vấn đề này tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh khách quan chủ quan cũng nhƣ nguồn lực của mỗi quốc gia mỗi dân tộc. 2.1.1.3. Tổ chức xã hội Tổ chức xã hội là một phạm trù cơ bản của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, quản lý trong đó có xã hội học. 37 Trong xã hội học, tổ chức đƣợc xem nhƣ là một thực thể xã hội hay nhóm ngƣời đƣợc xây dựng nên một cách có tính toán rõ ràng nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đặc thù, đƣợc đặc trƣng bởi sự phân công lao động, sự phân bố quyền lực và các trách nhiệm [18, tr.73]. Khái niệm tổ chức xã hội trong nghiên cứu xã hội học đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, là chỉ bất kể một tổ chức nào trong xã hội. Còn theo nghĩa hẹp thì tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó. Khái niệm tổ chức xã hội có thể đƣợc hiểu hoặc là một thành tố của cơ cấu xã hội, hoặc là một dạng hoạt động, hay là mức độ trật tự nội tại, sự hài hòa giữa các thành phần của một chỉnh thể [22, tr.166]. Tác giả Nguyễn Thế Phán, coi tổ chức xã hội là một thành tố của cấu trúc xã hội. Trên giác độ đó, tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để hoạt động xã hội, nhằm đạt một mục đích nhất định. Nhƣ vậy, khái niệm tổ chức xã hội của xã hội học nhấn mạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải dừng lại ở hình thức của một tập hợp các cá nhân nào đó và quan hệ ở đây là quan hệ xã hội. Ở góc độ nhóm, Tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp (nhóm cấp II) và nó đƣợc coi là tổ chức xã hội khi có năm dấu hiệu cơ bản là: Nhóm xã hội có mục tiêu, có chủ đích và có ý thức; có quan hệ quyền lực; là tập hợp các vị thế vai trò; các quy tắc xã hội điều chỉnh quan hệ vai trò; tổ chức xã hội phải là chính thức và công khai. Cuối cùng, tổ chức xã hội còn đƣợc xem xét nhƣ là một thể chế xã hội, một phƣơng thức quản lý hay nhƣ là một thuộc tính của xã hội [76, tr.70-71]. Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng: Để thực hiện đƣợc các mục tiêu chung trong cuộc sống, con ngƣời phải liên kết lại với nhau, hình thành nên các tổ chức. Khái niệm tổ chức xã hội nhằm chỉ tất cả các loại hình tập hợp, liên kết các cá nhân. Khi nghiên cứu về tổ chức xã hội, tác giả tập trung vào khái niệm nhóm xã hội (sơ cấp và thứ cấp) và trong đó nhấn mạnh: Về mặt tổ chức xã hội, cấp độ trung gian giữa nhóm sơ cấp và các định chế lớn hơn ở tầm quốc gia là các cộng đồng [69, tr.98-99]. 38 Các nhà nghiên cứu văn hóa học trong nƣớc và quốc tế thƣờng tiếp cận nghiên cứu tổ chức xã hội đƣợc đặt trong không gian văn hóa của các cộng đồng vì quan niệm rằng tất cả những gì có giá trị do con ngƣời sáng tạo nên và không thuộc tự nhiên thì đều là văn hóa. Các nhà nhân học, dân tộc học thì coi tổ chức xã hội thuộc nội hàm của cơ cấu xã hội hoặc nội hàm của thiết chế xã hội và phần lớn chú trọng khía cạnh quan hệ xã hội khi nghiên cứu lĩnh vực này. Hiểu theo nghĩa hẹp, tổ chức xã hội là những tổ chức cụ thể của tập hợp ngƣời có sự liên kết hay ràng buộc về lợi ích tập thể và có sự thống nhất từ trên xuống theo cấp bậc hay chức vị để cùng thực hiện một mục đích nào đó. Cụ thể, đó là tổ chức gia đình, dòng họ, và làng. Thực tế qua các nghiên cứu của Nguyễn Từ Chi, Đặng Nghiêm Vạn, Bùi Minh Đạo, Mạc Đƣờng, Ngô Văn Lệ, Phan Xuân Biên Cho thấy khi đề cập đến tổ chức xã hội đều hƣớng nghiên cứu của mình vào phân tích các yếu tố căn bản: Làng (ngƣời Việt) - Buôn (bon, bản của ngƣời dân tộc thiểu số) coi đây là đơn vị tổ chức xã hội cơ sở cao nhất và quan trọng nhất; sau đó là các cấp độ nhỏ hơn là hôn nhân, gia đình, dòng họ và các thiết chế xã hội khác nhƣ luật tục, cùng các chức sắc trong thể chế ấy [1, tr.14-17]. Việc trình bày và phân tích các cách hiểu khác nhau về tổ chức xã hội, có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau: Tổ chức xã hội có thể theo nhiều nghĩa rộng và nghĩa hẹp khác nhau. - Theo nghĩa hẹp “tổ chức xã hội” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức xã hội cụ thể: Một trƣờng học, một bệnh viện, một doanh nghiệp, hay một cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tổ chức xã hội trong khuôn khổ đề tài đƣợc sử dụng bao gồm đặc điểm, tính chất, hình thức tổ chức, mối quan hệ trong tổ chức xã hội của Bon (buôn làng); hôn nhân, gia đình và dòng họ; các thiết chế xã hội (định chế xã hội). Biến đổi về tổ chức xã hội là sự thay đổi về quy mô, cấu trúc, tính chất, hình thức và phƣơng thức vận hành của một tổ chức xã hội. Nội dung biến đổi tổ chức xã hội đƣợc sử dụng trong nghiên cứu sẽ đƣợc khoanh vùng giới hạn cụ thể là: Buôn làng (bon): Vị trí 39 chức năng, sự biến đổi về quy mô và hình thức tổ chức; hệ thống quản lý bao gồm cơ chế quản lý cộng đồng theo truyền thống và sự đan xen các loại hình tổ chức dân sự mới; tổ chức dòng họ, gia đình và hôn nhân trong đó, xác định sự khác biệt cũng nhƣ biến đổi của nó trong quá khứ với hiện tại; thiết chế xã hội sẽ bao hàm các yếu tố nhƣ luật tục và các tổ chức chính trị xã hội ngày nay 2.1.1.4. Khái niệm cộng đồng và cộng đồng xã hội Cộng đồng: Khái niệm cộng đồng cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. - Theo Từ điển xã hội học của G. Endruweit, cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc, hƣớng đến sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn, cộng đồng yêu thƣơng) đƣợc chính họ tìm kiếm và vì thế con ngƣời cảm thấy có tính cội nguồn [30, tr.98]. - Trong Từ điển xã hội học Oxford chỉ rõ đây là một cặp khái niệm, gồm “cộng đồng” và “hiệp hội” do nhà xã hội học Đức F. Tonnies đƣa ra dùng để chỉ: Cộng đồng là thế giới của những quan hệ gần gũi, tình cảm, mặt đối mặt, gắn chặt với nơi chốn, vị thế xã hội quy gán và một cộng đồng thuần nhất, đƣợc điều tiết. Xã hội (hay hiệp hội) thì gắn với đô thị, đời sống công nghiệp,... 20.8% Không biết 17 6.1% Tổng 279 100.0% Đánh giá về điều kiện học tập Lớn 29 10.4% Vừa 201 71.8% Nhỏ hơn (kém hơn) 37 13.2% Không biết 13 4.6% Tổng 280 100.0% Đánh giá về uy tín, tiếng nói, quyền lực Lớn 41 14.7% Vừa 181 64.9% Nhỏ hơn (kém hơn) 28 10.0% Không biết 29 10.4% Tổng 279 100.0% đánh giá chung nhất Lớn 20 7.2% Vừa 216 77.7% Nhỏ hơn (kém hơn) 26 9.4% Không biết 16 5.8% Tổng 278 100.0% Câu 8: Trong quan hệ xã hội hàng ngày ở cộng đồng người Kơho có sự phân biệt dòng họ lớn với nhỏ, giữa người Kơho và người Kinh không ? Sự phân biệt trong cộng đồng người Kơho Count Column N % Mức độ phân biệt giữa các dòng họ người Có phân biệt nhiều 8 2.9% Kơho Ít phân biệt 61 21.8% Hầu như không 205 73.2% Không biết 6 2.1% Tổng 280 100.0% Mức độ phân biệt giữa người Kơho và người Có phân biệt nhiều 71 25.4% Kinh Ít phân biệt 129 46.2% Hầu như không 67 24.0% Không biết 12 4.3% Tổng 279 100.0% Câu 9: Quan niệm của ông/ bà về vai trò của dòng họ đối với gia đình như thế nào trong trước đây cũng như hiện nay ? Count Column N % Quan niệm về vai trò của dòng họ đối với gia đình Rất quan trọng 77 27.6% trước đây ( 5 năm trước) Quan trọng 178 63.8% Không quan trọng 16 5.7% Không hề quan trọng 5 1.8% Không biết 3 1.1% Tổng 279 100.0% Quan niệm về vai trò của dòng họ đối với gia đình Rất quan trọng 31 11.1% hiện nay Quan trọng 189 67.7% Không quan trọng 47 16.8% Không hề quan trọng 11 3.9% Không biết 1 .4% Tổng 279 100.0% Câu 10: Xin ông/ bà chi biết một số thông tin sau về gia đình mình hiện nay: Số người trong gia đình và trong hộ khẩu Count Column N % Số người sống trong nhà Từ 1 đến 4 người 110 39.3% Trên 5 người 170 60.7% Tổng 280 100.0% Số người trong hộ khẩu Từ 1 đến 4 người 137 48.9% Trên 5 người 143 51.1% Tổng 280 100.0% Câu 10c: Số thế hệ trong gia đình: Count Column N % Số thế hệ trong gia Một thế hệ 14 5.0% đình Hai thế hệ 158 56.4% Ba thế hệ 102 36.4% Trên ba thế hệ 6 2.1% Tổng 280 100.0% Câu 11: Hôn nhân trong cộng đồng người Kơho hiện nay như thế nào Responses Percent of N Percent Cases Các biểu hiện trong Hôn nhân 1 vợ 1 chồng 277 16.5% 98.9% a Hôn nhân Kơho Con cái sinh ra lấy theo họ của mẹ 274 16.3% 97.9% Sau khi kết hôn, người đàn ông về ở nhà 269 16.0% 96.1% bên vợ (ở rể) Vợ - chồng đều bình đẳng về tài sản 229 13.6% 81.8% Sau khi kết hôn vợ chồng có thể ra ở riêng 234 13.9% 83.6% nếu có điều kiện Nhà trai thách cưới cao 85 5.1% 30.4% Còn tình trạng hôn nhân con chú – bác 23 1.4% 8.2% Có hôn nhân con cô - con cậu 46 2.7% 16.4% Khi góa vợ người chồng sẽ đi về nhà bố 31 1.8% 11.1% mẹ đẻ Còn tình trạng tảo hôn 67 4.0% 23.9% Hôn nhân với người đang sống ở nước 144 8.6% 51.4% ngoài Khác 2 .1% .7% Total 1681 100.0% 600.4% Câu 12: Gia đình ông bà, ai là người có ý kiến định nhất các vấn đề sau đây: Count Column N % Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "sinh con" Phụ nữ 28 10.0% trong gia đình TRƯỚC ĐÂY Nam giới 5 1.8% Cả hai 243 86.8% Người khác 0 .0% Không biết 4 1.4% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "cúng giỗ, Phụ nữ 62 22.1% cưới xin" trong gia đình TRƯỚC ĐÂY Nam giới 4 1.4% Cả hai 206 73.6% Người khác 2 .7% Không biết 6 2.1% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "chọn vợ, gả Phụ nữ 57 20.4% chồng" trong gia đình TRƯỚC ĐÂY Nam giới 5 1.8% Cả hai 208 74.3% Người khác 5 1.8% Không biết 5 1.8% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "quản lý tiền Phụ nữ 183 65.4% bạc" trong gia đình TRƯỚC ĐÂY Nam giới 4 1.4% Cả hai 89 31.8% Người khác 1 .4% Không biết 3 1.1% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "phân chia tài Phụ nữ 70 25.0% sản" trong gia đình TRƯỚC ĐÂY Nam giới 6 2.1% Cả hai 164 58.6% Người khác 1 .4% Không biết 39 13.9% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "tham gia các Phụ nữ 53 18.9% hoạt động cộng đồng" trong gia đình TRƯỚC ĐÂY Nam giới 22 7.9% Cả hai 203 72.5% Người khác 0 .0% Không biết 2 .7% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "tham gia các Phụ nữ 64 22.9% hoạt động xã hội" trong gia đình TRƯỚC ĐÂY Nam giới 85 30.5% Cả hai 127 45.5% Người khác 0 .0% Không biết 3 1.1% Tổng 279 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "khác" trong Phụ nữ 42 15.8% gia đình TRƯỚC ĐÂY Nam giới 34 12.8% Cả hai 166 62.4% Người khác 2 .8% Không biết 22 8.3% Tổng 266 100.0% Câu 12b: Người quyết định nhất trong gia đình hiện nay N % Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "sinh con" trong Phụ nữ 9 3.2% gia đình HIỆN NAY Nam giới 0 .0% Cả hai 269 96.1% Người khác 0 .0% Không biết 2 .7% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "cúng giỗ, cưới Phụ nữ 25 8.9% xin" trong gia đình HIỆN NAY Nam giới 3 1.1% Cả hai 244 87.1% Người khác 3 1.1% Không biết 5 1.8% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "chọn vợ, gả Phụ nữ 21 7.5% chồng" trong gia đình HIỆN NAY Nam giới 5 1.8% Cả hai 246 87.9% Người khác 4 1.4% Không biết 4 1.4% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "quản lý tiền Phụ nữ 135 48.2% bạc" trong gia đình HIỆN NAY Nam giới 4 1.4% Cả hai 139 49.6% Người khác 0 .0% Không biết 2 .7% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "phân chia tài Phụ nữ 31 11.1% sản" trong gia đình HIỆN NAY Nam giới 4 1.4% Cả hai 217 77.5% Người khác 0 .0% Không biết 28 10.0% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "tham gia các Phụ nữ 19 6.8% hoạt động cộng đồng" trong gia đình HIỆN NAY Nam giới 14 5.0% Cả hai 246 87.9% Người khác 0 .0% Không biết 1 .4% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "tham gia các Phụ nữ 25 8.9% hoạt động xã hội" trong gia đình HIỆN NAY Nam giới 57 20.4% Cả hai 196 70.0% Người khác 1 .4% Không biết 1 .4% Tổng 280 100.0% Người có tiếng nói quyết định nhất trong việc "khác" trong gia Phụ nữ 14 5.2% đình HIỆN NAY Nam giới 18 6.6% Cả hai 219 80.8% Người khác 2 .7% Không biết 18 6.6% Tổng 271 100.0% Câu 13: Xin ông bà chi biết một số thông tin sau về lễ cưới người Kơho Count Column N % Thực hiện theo các nghi lễ truyền thống trong lễ Còn nhiều 77 27.5% cưới Còn ít 168 60.0% Không còn 31 11.1% Không biết 4 1.4% Tổng 280 100.0% Việc tổ chức tiệc cưới QUAN TRỌNG NHÂT diễn ra Ở nhà 74 26.4% ở đâu Nhà thời 157 56.1% Ở nhà hàng 12 4.3% Tập thể cơ quan/ 0 .0% đơn vị Nơi khác 36 12.9% Không biết 1 .4% Tổng 280 100.0% Sử dụng âm nhạc truyền thống là cồng chiêng Sử dụng nhiều 40 14.3% trong lễ cưới Sử dụng ít 147 52.7% Không sử dụng 91 32.6% Không biết 1 .4% Tổng 279 100.0% Trang phục PHỔ BIẾN NHẤT của cô đâu, chứ rể Mặc quần áo như thế nào truyền thống dân 63 22.5% tộc Thuê áo cưới Âu 130 46.4% phục ở tiệm Mặc tự do 86 30.7% Không biết 1 .4% Tổng 280 100.0% Tình trạng ly hôn ở người dân tộc Kơho hiện nay Xảy ra thường 3 1.1% như thế nào xuyên Tỉnh thoảng 98 35.0% Hiếm khi 172 61.4% Không bao giờ 7 2.5% Không biết 0 .0% Tổng 280 100.0% Hôn nhân của người Kơho với các dân tộc khác như Không có 6 2.2% thế nào ? Có nhưng ít 182 65.7% Có nhiều, phổ 69 24.9% biến Không biết 20 7.2% Tổng 277 100.0% Câu 14: Những lễ vật nào được dùng trong đám cưới người Kơho trước đây và hiện nay Column Response % (Base: Responses Count) Lễ vật hôn nhân TRƯỚC ĐÂY Tiền 13 5% Vàng bạc - trang sức 16 6% Trâu bò 221 79% Cồng chiêng 6 2% Đất đai, nương rẫy 2 1% Trang phục - vải vóc 12 4% Khác 10 4% Tổng 280 100% Câu 14b: Những lễ vật trong đám cưới của người Kơho hiện nay Count Column Response % (Base: Count) Lễ vật hôn nhân hiện nay Tiền 251 89.6% Vàng bạc - trang sức 223 79.6% Trâu bò 57 20.4% Cồng chiêng 8 2.9% Đất đai, nương rẫy 48 17.1% Trang phục - vải vóc 45 16.1% Khác 0 .0% Tổng 280 225.7% Câu 15a: Ông bà đánh như thế nào về chất lượng hệ thống đường giao thông đã được trải nhựa/ bê tông tại địa phương mình Count Column N % Đánh già về chất lượng những con đường liên xã Rất tốt 9 3.2% tốt 137 48.9% Bình thường 73 26.1% kém 57 20.4% Rất kém 1 .4% Không biết 3 1.1% Tổng 280 100.0% Đánh già về chất lượng những con đường liên thôn Rất tốt 4 1.4% (ngõ) Tốt 101 36.1% Bình thường 99 35.4% Kém 66 23.6% Rất kém 10 3.6% Không biết 0 .0% Tổng 280 100.0% Câu 15b: Gia đình hiện đang sử dụng các nguồn nước nào: Count Column N % Gia đình hiện đang sử dụng các nguồn nước nào Nước máy 252 90.0% Nước giếng khoan 17 6.1% Nước/ hồ/ sông/ ao 8 2.9% nước giếng đào 2 .7% nước mưa 1 .4% Mua nước 0 .0% Tổng 280 100.0% Câu 16: Ông bà đánh giá như thế nào về giáo dục ở địa phương hiện nay Đánh giá về tình hình giáo dục tại địa phương Count Column N % Đánh già về việc "xây dựng trường, lớp" hiện Tốt hơn 255 91.1% nay Như cũ (không thay đổi 23 8.2% nhiều) Kém hơn 1 .4% Không biết/không đánh 1 .4% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "Trang thiết bị dạy học, sách Tốt hơn 222 79.3% vở" hiện nay Như cũ (không thay đổi 36 12.9% nhiều) Kém hơn 3 1.1% Không biết/không đánh 19 6.8% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "chất lượng giáo viên" hiện nay Tốt hơn 135 48.2% Như cũ (không thay đổi 82 29.3% nhiều) Kém hơn 4 1.4% Không biết/không đánh 59 21.1% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "kết quả học tập của học sinh" Tốt hơn 171 61.1% hiện nay Như cũ (không thay đổi 76 27.1% nhiều) Kém hơn 11 3.9% Không biết/không đánh 22 7.9% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "sự quan tâm của chính quyền Tốt hơn 133 47.5% địa phương" hiện nay Như cũ (không thay đổi 80 28.6% nhiều) Kém hơn 30 10.7% Không biết/không đánh 37 13.2% giá được Tổng 280 100.0% Câu 17: Ông bà đánh giá như thế nào về y tế ở địa phương hiện nay Đánh giá như về y tế ở địa phương hiện nay Count Column N % Đánh già về việc "việc xây dựng cơ sở y tế" hiện Tốt hơn 228 81.4% nay Như cũ (không thay đổi 41 14.6% nhiều) Kém hơn 6 2.1% Không biết/không đánh 5 1.8% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "trang thiết bị y tế" hiện nay Tốt hơn 186 66.4% Như cũ (không thay đổi 64 22.9% nhiều) Kém hơn 8 2.9% Không biết/không đánh 22 7.9% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "chất lương y bác sỹ" hiện nay Tốt hơn 107 38.2% Như cũ (không thay đổi 98 35.0% nhiều) Kém hơn 17 6.1% Không biết/không đánh 57 20.4% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "chất lượng khám chữa bệnh" Tốt hơn 131 46.8% hiện nay Như cũ (không thay đổi 102 36.4% nhiều) Kém hơn 24 8.6% Không biết/không đánh 23 8.2% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "sự quan tâm của chính quyền Tốt hơn 116 41.4% địa phương" hiện nay Như cũ (không thay đổi 92 32.9% nhiều) Kém hơn 37 13.2% Không biết/không đánh 35 12.5% giá được Tổng 280 100.0% Đánh già về việc "Thái độ của cán bộ y tế" hiện Tốt hơn 79 28.2% nay Như cũ (không thay đổi 103 36.8% nhiều) Kém hơn 89 31.8% Không biết/không đánh 9 3.2% giá được Tổng 280 100.0% Câu 18: Ông bà hài lòng như thế nào đối với một số cơ sở hạ tầng hiện nay tại địa phương Count Column N % Múc độ hài lòng về "đường giao thông" tại địa Rất hài lòng 14 5.0% phương Hài lòng 191 68.2% Không hài lòng 65 23.2% Rất không hài lòng 10 3.6% Không biết 0 .0% Múc độ hài lòng về "hệ thống nước" tại địa phương Rất hài lòng 19 6.8% Hài lòng 204 72.9% Không hài lòng 48 17.1% Rất không hài lòng 6 2.1% Không biết 3 1.1% Múc độ hài lòng về "tram y tế, bệnh viện" tại địa Rất hài lòng 7 2.5% phương Hài lòng 201 71.8% Không hài lòng 61 21.8% Rất không hài lòng 1 .4% Không biết 10 3.6% Múc độ hài lòng về "trường học" tại địa phương Rất hài lòng 30 10.7% Hài lòng 233 83.2% Không hài lòng 12 4.3% Rất không hài lòng 2 .7% Không biết 3 1.1% Múc độ hài lòng về "hệ thống thông tin liên lạc" tại Rất hài lòng 11 3.9% địa Hài lòng 200 71.4% Không hài lòng 49 17.5% Rất không hài lòng 3 1.1% Không biết 17 6.1% Múc độ hài lòng về "hệ thống chợ" tại địa phương Rất hài lòng 4 1.4% Hài lòng 193 68.9% Không hài lòng 72 25.7% Rất không hài lòng 6 2.1% Không biết 5 1.8% Tổng 280 100.0% Câu 19: Xin cho biết gia đình ông/ bà hiện đang làm những nghề nghiệp gì Nghề nghiệp chính và nghề nghiệp thu nhập cao nhất Count Column N % Nghề nghiệp chính Cán bộ viên chức nhà nước 10 3.6% Công nhân công ty tư nhân, doanh nghiệp 3 1.1% Buôn bán, dịch vụ 6 2.1% Làm nông nghiệp, chăn nuôi 220 78.6% nghề thủ công truyền thống 9 3.2% Nghề tự do 28 10.0% Thất nghiệp hay không có việc làm ổn định 2 .7% ở nhà, nội trợ, nuôi con nhỏ, già yếu 0 .0% Học sinh, sinh viên 0 .0% Nghề khác 2 .7% Tổng 280 100.0% Câu 20: Xin ông/ bà cho biết mức sống hiện nay của gia đình như thế nào ? Mức sống gia đình Count Column N % Đánh giá về mức sống của gia đình hiện nay Khấm khá, sung túc 2 .7% Khá 19 6.8% Tạm ổn 189 67.7% Khó khăn/thiếu thốn 69 24.7% Tổng 279 100.0% Chính quyền đánh giá gia đình thuộc loại Hộ giàu 2 .7% Hộ khá 21 7.5% Hộ trung bình 162 58.1% Dưới trung bình 66 23.7% Nghèo 28 10.0% Tổng 279 100.0% Tình hình kinh tế của địa phương (thị trấn Lạc Tăng lên nhanh 51 18.3% Dương) như thế nào chóng Tăng lên không 197 70.6% đáng kể Như trước đây 21 7.5% Giảm một phần 7 2.5% Giảm sút nhiều 3 1.1% Tổng 279 100.0% Câu 21: Ông bà thấy một số chính sách sau tại địa phương hiện nay thay đổi như thế nào? Đánh giá về sự thay đổi một số chính tại địa phương Count Column N % c21a Đánh giá về chính sách đất đai nhà ở tại địa Tốt hơn 83 29.6% phương Như cũ 158 56.4% Kém hơn 24 8.6% Không biết 15 5.4% Tổng 280 100.0% c21b Đánh giá về chính sách cho người dân tộc thiểu Tốt hơn 101 36.1% số tại địa phương Như cũ 143 51.1% Kém hơn 26 9.3% Không biết 10 3.6% Tổng 280 100.0% c21c Đánh giá về chính sách cho người dân tộc thiểu Tốt hơn 53 18.9% số tại địa phương Như cũ 197 70.4% Kém hơn 9 3.2% Không biết 21 7.5% Tổng 280 100.0% c21d Đánh giá về chính sách thuế tại địa phương Tốt hơn 110 39.3% Như cũ 149 53.2% Kém hơn 6 2.1% Không biết 14 5.0% Tổng 280 100.0% c21e Đánh giá về chính sách HỘ TỊCH, HỘ KHẨU tại Tốt hơn 84 30.0% địa phương Như cũ 126 45.0% Kém hơn 55 19.6% Không biết 15 5.4% Tổng 280 100.0% c21f Đánh giá về chính sách HỘ NGHÈO tại địa Tốt hơn 55 19.6% phương Như cũ 136 48.6% Kém hơn 44 15.7% Không biết 45 16.1% Tổng 280 100.0% c21g Đánh giá về chính sách CHÍNH SÁCH MÔI Tốt hơn 176 62.9% TRƯỜNG (RỪNG) tại địa phương Như cũ 66 23.6% Kém hơn 8 2.9% Không biết 30 10.7% Tổng 280 100.0% c21h Đánh giá về chính sách GIÁO DỤC tại địa Tốt hơn 152 54.3% phương Như cũ 82 29.3% Kém hơn 13 4.6% Không biết 33 11.8% Tổng 280 100.0% Câu 22a: Hộ gia đình ông/ bà hiện nay đang sở hữu mấy ngôi nhà: Hộ gia đình ông/ bà hiện nay đang sở hữu mấy ngôi nhà Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 257 91.8 93.5 93.5 2 9 3.2 3.3 96.7 3 6 2.1 2.2 98.9 5 3 1.1 1.1 100.0 Total 275 98.2 100.0 Missing System 5 1.8 Total 280 100.0 Câu 22b: Hiện nay ông/ bà đang sống trong ngôi nhà như thế nào? Nhà ở và nhà vệ sinh tương quan tự nhân kinh tế gia đình Count Column N % c22b Hiện nay ông/ bà đang sống trong ngôi Nhà xây 2 tầng trở lên 9 3.3% nhà như thế nào Nhà xây 1 tầng kiên cố 25 9.1% Nhà gỗ mái tôn 202 73.2% Nhà dài truyền thống 1 .4% Nhà xây cấp 4 39 14.1% Nhà tạm 0 .0% Không có 0 .0% Tổng 276 100.0% c24 Nhà vệ sinh hiện đang sử dụng Không có 7 2.5% Hầm tự hoại 237 84.6% Xây ngoài vườn 33 11.8% Khác 3 1.1% Tổng 280 100.0% Câu 23: Trong nhà ông/ bà có những vật dụng nào sau đây ? Column Response % Responses (Base: Count) c23 Những vật dụng trong gia Xe ô tô 3 1.1% đình Xe máy cày/ máy kéo 7 2.5% Xe máy 272 97.8% Ti vi 268 96.4% tủ lạnh 61 21.9% Điện thoại 245 88.1% Máy tính có lắp internet 22 7.9% Máy bơm nước 19 6.8% Khác 21 7.6% Tổng 918 330.2% Câu 25: Hiện nay ở thị trấn thường xuyên tổ chức các hoạt động sau đây không ? Mức độ tổ chức các hoạt động cộng đồng tại địa phương Count Column N % Mức độ tổ chức: Diễn văn nghệ quần chúng Thường xuyên 14 5.0% Thỉnh thoảng 173 61.8% Hiếm khi 77 27.5% Không có 16 5.7% Tổng 280 100.0% Mức độ tổ chức: Lễ hội truyền thống Thường xuyên 27 9.6% Thỉnh thoảng 137 48.9% Hiếm khi 96 34.3% Không có 20 7.1% Tổng 280 100.0% Mức độ tổ chức: Chiếu phim Thường xuyên 0 .0% Thỉnh thoảng 8 2.9% Hiếm khi 13 4.6% Không có 259 92.5% Tổng 280 100.0% Mức độ tổ chức: Hội thi thể thao Thường xuyên 31 11.2% Thỉnh thoảng 116 41.7% Hiếm khi 103 37.1% Không có 28 10.1% Tổng 278 100.0% Mức độ tổ chức: Khác Thường xuyên 4 4.1% Thỉnh thoảng 18 18.6% Hiếm khi 25 25.8% Không có 50 51.5% Tổng 97 100.0% Câu 26: Các sinh hoạt văn hóa văn nghệ thể thao ở địa phương thường diễn ra ở đâu ? Nơi các sinh hoạt văn hóa văn nghệ thể thao ở địa phương Column Response Responses % (Base: Count) Các sinh hoạt văn hóa văn nghệ thể Ở hội trường/ sân bãi của 190 68.3% thao ở địa phương thường diễn ra ở thị trấn đâu Sân bãi, hội trường khu phố 84 30.2% Ở nhà thờ 130 46.8% Ỏ các địa điểm di lịch 56 20.1% Ở trường học 91 32.7% Nơi khác 4 1.4% Tổng 555 199.6% Câu 27a: Hiện các đội cồng chiêng trong thị trấn có bao nhiêu đội ? Đội cồng chiêng trong thị trấn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 (không biết) 48 17.1 17.1 17.1 1 1 .4 .4 17.5 10 11 3.9 3.9 21.4 11 143 51.1 51.1 72.5 12 11 3.9 3.9 76.4 13 2 .7 .7 77.1 21 1 .4 .4 77.5 22 1 .4 .4 77.9 3 4 1.4 1.4 79.3 4 3 1.1 1.1 80.4 5 11 3.9 3.9 84.3 6 7 2.5 2.5 86.8 7 11 3.9 3.9 90.7 8 13 4.6 4.6 95.4 9 13 4.6 4.6 100.0 Total 280 100.0 100.0 Câu 27b) Do ai là người tổ chức? (CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN) Chủ thể tổ chức các đội công chiêng Column Response % Responses (Base: Count) Người tổ chức đội Do chính quyền tổ chức 15 5% cồng chiêng Do kinh doanh tự phát phục vụ du lịch 130 16% Do công ty di lịch 63 23% Do Đoàn hội/nhóm tổ chức 60 21% Khác 12 4% Tổng 280 100% Câu 28: Trong thị trấn hay trong tổ dân phố có những vấn đề xã hội nào xảy ra sau đây ? (CHỌN NHIỀU) Những vấn đề xã hội tại địa phương Responses Column Response % (Base: Count) Những vấn đề xã hội có Tệ nạn cờ bạc 102 36.6% tại địa phương Nghiện rượu 252 90.3% Nghiện ma túy 8 2.9% Mại dâm 4 1.4% Bạo lực băng nhóm 56 20.1% Khác 16 5.7% Tổng 438 157.0% Câu 29: Trong sinh hoạt cộng đồng ở địa phương thì tổ chức nào sau đây có ảnh hưởng đến gia đình nhiều nhất ? (Chọn một đáp án) Tổ chức ảnh hưởng mạnh nhất đến gia đình Count Column N % Trong sinh hoạt cộng đồng ở địa phương thì Đảng và chính quyền 118 42.1% tổ chức nào sau đây có ảnh hưởng đến gia Đoàn thanh niên 12 4.3% đình nhiều nhất Hội nông dân 3 1.1% Mặt trận tổ quốc 0 .0% Các hội phụ nữ, cựu chiến 6 2.1% binh Khu phố 8 2.9% Tổ chức tôn giáo 133 47.5% Tổng 280 100.0% Câu 30: Khi trong làng/ khu phố xảy ra tình trạng bạo lực gia đình hay nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp thì ông/ bà báo cho ai ?(CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN) Người được báo khi có bạo lực, vấn đề phức tạp Column Response % Responses (Base: Count) Những người sẽ được Đại diện khu phố, chính quyền, 215 77.3% báo tin khi có vấn đề Đại diện Các tổ chức đoàn thể xã hội 43 15.5% xảy ra Với già làng 91 32.7% Những người có uy tín trong dòng họ 92 33.1% Với các linh mục/ mục sư 61 21.9% Với hàng xóm xong quanh 30 10.8% Người khác 7 2.5% Tổng 539 193.9% Câu 31: So với trước đây thì, ông bà nhận thấy KHU VỰC MÌNH SINH SỐNG có những thay đổi như thế nào so với hiện nay ? Đánh giá sự thay đổi một số khía cạnh trong đời sống gia đình Count Column N % So sánh Mức sống của Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 79 28.2% người dân hiện nay và Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 21 7.5% trước đây Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 172 61.4% Không biết/khó đánh giá 8 2.9% Tổng 280 100.0% So sánh "trình độ dân trí" Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 62 22.1% Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 16 5.7% Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 191 68.2% Không biết/khó đánh giá 11 3.9% Tổng 280 100.0% So sánh "tình hình an Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 57 20.4% ninh trật tự" Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 145 51.8% Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 75 26.8% Không biết/khó đánh giá 3 1.1% Tổng 280 100.0% so sánh "điều kiện môi Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 55 19.6% trường" Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 191 68.2% Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 24 8.6% Không biết/khó đánh giá 10 3.6% Tổng 280 100.0% So sánh "tình trạng Thiếu Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 70 25.0% việc làm của người trẻ" Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 167 59.6% Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 20 7.1% Không biết/khó đánh giá 23 8.2% Tổng 280 100.0% So sánh "đời sống tâm Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 127 45.4% linh tôn giáo" Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 8 2.9% Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 141 50.4% Không biết/khó đánh giá 4 1.4% Tổng 280 100.0% So sánh "tình làng, nghĩa Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 166 59.3% xóm" Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 12 4.3% Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 99 35.4% Không biết/khó đánh giá 3 1.1% Tổng 280 100.0% So sánh "sự hòa thuận Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 142 50.7% trong gia đình" Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 4 1.4% Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 133 47.5% Không biết/khó đánh giá 1 .4% Tổng 280 100.0% So sánh "Phong tục Vẫn như cũ/không thay đổi nhiều 134 48.0% truyền thống trong cộng Thay đổi theo chiều hướng đi xuống (xấu đi) 72 25.8% đồng" Thay đổi theo chiều hướng đi lên (tốt hơn) 58 20.8% Không biết/ khó đánh giá 15 5.4% Câu 32: Những vị thần, nhân vật được thờ cúng trong nhà Column Response % Responses (Base: Count) Những vật thiêng Thờ cúng ông bà tổ tiên 66 23.2% được thờ cúng Thờ thần/cúng thổ địa (ông địa) 2 0.7% Thờ thần/cúng thần rừng (Giàng), thần sông, 1 0.4% thần núi Thờ cúng thượng đế (Chúa, Thánh) 277 97.5% Thờ cúng anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử 3 1.1% Không thờ cúng bất kỳ cái gì 1 0.4% Tổng 350 125.0% Câu 33: Ông/bà hiện nay có theo Tôn giáo nào không? (KHÔNG ĐỌC ĐÁP ÁN) Tôn giáo Count Column N % Ông/bà hiện nay có theo Không theo tôn giáo nào 1 .4% Tôn giáo nào không Phật giáo 0 .0% Công giáo 130 46.4% Tin lành 148 52.9% Phật giáo Hòa hảo 0 .0% Cao đài 0 .0% Hồi giáo 0 .0% Khác 1 .4% Tổng 280 100.0% Tôn giáo Count Column N % Ông/bà hiện nay có theo Không theo tôn giáo nào 1 .4% Tôn giáo nào không Phật giáo 0 .0% Công giáo 130 46.4% Tin lành 148 52.9% Phật giáo Hòa hảo 0 .0% Cao đài 0 .0% Hồi giáo 0 .0% Khác 1 .4% Tổng 280 100.0% Tông giáo 3 nhóm Công giáo/thiên chúa giáo 130 46.4% Tin lành 148 52.9% không theo + tôn giáo 2 .7% khác Câu 34: Ông/bà thường thực hiện các nghi lễ sau đây vào khoảng thời gian như thế nào? Thực hành ngi lễ tôn giáo Count Column N % Mức độ đi lễ Những lúc rảnh rỗi 24 8.6% Khi cần-khi có nhu cầu 7 2.5% Theo lịch cụ thể (Hàng ngày, hàng tuần....) 246 88.2% Không đi 2 .7% Tổng 279 100.0% Mức độ đọc kinh Những lúc rảnh rỗi 48 17.2% Khi cần-khi có nhu cầu 31 11.1% Theo lịch cụ thể (Hàng ngày, hàng tuần....) 190 68.1% Không đi 10 3.6% Tổng 279 100.0% Mức độ cầu nguyện Những lúc rảnh rỗi 37 13.3% Khi cần-khi có nhu cầu 47 16.8% Theo lịch cụ thể (Hàng ngày, hàng tuần....) 190 68.1% Không đi 5 1.8% Tổng 279 100.0% Mức độ xưng tội Những lúc rảnh rỗi 5 1.8% Khi cần-khi có nhu cầu 186 66.7% Theo lịch cụ thể (Hàng ngày, hàng tuần....) 25 9.0% Không đi 63 22.6% Tổng 279 100.0% Câu 35: Theo ông bà thì tôn giáo (đạo mà mình đang theo) giúp ích NHIỀU NHẤT cho gia đình mình trên khía cạnh nào ? Lợi ích và tương lai của niềm tin tôn giáo Column N Count % tôn giáo giúp ích NHIỀU NHẤT cho Đời sống kinh tế 7 2.5% gia đình mình trên khía cạnh nào Đời sống tinh thần,tâm linh 258 92.1% Đời sống văn hoá, văn nghệ, thể thao 0 .0% Đời sống hạnh phúc gia đình 10 3.6% Khác 2 .7% Không biết 3 1.1% Tổng 280 100.0% niền tin của mình đối với tôn giáo Ngày càng tăng lên 232 83.2% trong tương lai sẽ như thế nào Như cũ 3 1.1% Giảm đi 0 .0% Không biết trước được 38 13.6% Không đánh giá 6 2.2% Tổng 279 100.0% Câu 37: Xin ông bà chi biết vai trò của luật tục trước đây và hiện nay như thế nào ? Vai trò của luật tục trước đây và hiện nay Count Column N % Vai trò của Luật tục Luật tục có ảnh hưởng mạnh đến đời sống 177 63.2% trước đây gia đình và cộng đồng Luật tục ảnh hưởng ít 23 8.2% Luật tục không ảnh hưởng 35 12.5% Không biết 45 16.1% Tổng 280 100.0% Vai trò của Luật tục hiện Luật tục có ảnh hưởng mạnh đến đời sống 119 42.5% nay gia đình và cộng đồng Luật tục ảnh hưởng ít 32 11.4% Luật tục không ảnh hưởng 94 33.6% Không biết 35 12.5% Tổng 280 100.0% Câu 38: Khi giải quyết những tranh chấp/xung đột mà KHÔNG HÒA GIẢI được thì ông bà thường tìm đến ai nhiều nhất Người giải quyết nhưng xung đột Count Column N % Tìm đến ai khi giải quyết Nhờ chính quyền (cán bộ xã, thôn xóm, 59 21.1% những xung đột vợ-chồng công an...) Nhờ các đoàn thể 3 1.1% Nhờ các linh mục/ mục sư nhà thờ 4 1.4% Già làng/những người có uy tín tronng 23 8.2% làng Nhờ người có uy tín trong họ 132 47.3% Người khác 58 20.8% Tổng 279 100.0% Tìm đến ai khi giải quyết Nhờ chính quyền (cán bộ xã, thôn xóm, 58 20.8% những xung đột anh em công an...) tronmg họ hàng Nhờ các đoàn thể 6 2.2% Nhờ các linh mục/ mục sư nhà thờ 5 1.8% Già làng/những người có uy tín tronng 34 12.2% làng Nhờ người có uy tín trong họ 165 59.1% Người khác 11 3.9% Tổng 279 100.0% Tìm đến ai khi giải quyết Nhờ chính quyền (cán bộ xã, thôn xóm, 161 57.7% những xung đột giữa công an...) những người hàng xóm Nhờ các đoàn thể 1 .4% Nhờ các linh mục/ mục sư nhà thờ 5 1.8% Già làng/những người có uy tín tronng 68 24.4% làng Nhờ người có uy tín trong họ 36 12.9% Người khác 8 2.9% Tổng 279 100.0% Tìm đến ai khi giải quyết Nhờ chính quyền (cán bộ xã, thôn xóm, 234 85.1% những xung đột giữa người công an...) dân và chính quyền Nhờ các đoàn thể 4 1.5% Nhờ các linh mục/ mục sư nhà thờ 1 .4% Già làng/những người có uy tín tronng 2 .7% làng Nhờ người có uy tín trong họ 2 .7% Người khác 32 11.6% Tổng 275 100.0% Câu 39: Xin ông/ bà cho biết HIỆN NAY tại cộng đồng mình hiện nay luật tục của người Kơho được áp dụng để phân xử trong các trường hợp nào sau đây ? Những trường hợp có dùng luật tục phân xử Column Response % (Base: Responses Count) Luật tục được áp dụng Đánh nhau, xô xát 60 22.0% trong các trường hop Trộm cắp 103 37.7% Ly hôn 166 60.8% Ngoại tình 206 75.5% Bạo lực gia đình 112 41.0% Phân chia tài sản 69 25.3% Tranh chấp đất đai, nhà ở 55 20.1% Phá rừng, săn thú 7 2.6% Khác 31 11.4% Tổng 809 296.3% Câu 40: Trong buôn /làng (cộng đồng) của ông/bà thì ai là người có uy tín nhất hiện nay? Người có uy tín nhất trong cộng đồng Count Column N % Trong buôn /làng (cộng đồng) của ông/bà thì Người cao tuổi nhất 47 16.8% ai là người có uy tín nhất hiện nay Người có học vấn cao nhất 9 3.2% Già làng 72 25.7% Linh mục tôn giáo 104 37.1% người giàu có nhấtt 5 1.8% Người có chức vụ cao nhất 35 12.5% Người khác 0 .0% Không biết 8 2.9% Tổng 280 100.0% THÔNG TIN CÁ NHÂN Giới tính Nam Nữ Count Column N % Count Column N % Ông bà thuộc dân tộc Người lạch 93 69.4% 101 69.7% nào của Người Kơho Người Chil 41 30.6% 44 30.3% Tổng 134 100.0% 145 100.0% Trình độ học vấn Đại học và trên đại học 5 3.7% 6 4.1% Cao đẳng – Trung cấp 3 2.2% 10 6.9% Trung học phổ thông 25 18.5% 28 19.3% Trung học cơ sở 48 35.6% 41 28.3% Tiểu học 47 34.8% 43 29.7% Không đi học 7 5.2% 17 11.7% Tổng 135 100.0% 145 100.0% Cơ cấu tuổi theo 3 nhóm 35 tuổi trở xuống 43 31.9% 69 47.6% từ 36 đến 50 tuổi 51 37.8% 44 30.3% trên 50 tuổi 41 30.4% 32 22.1% Tổng 135 100.0% 145 100.0% tôn giáo Công giáo/thiên chúa 55 40.7% 75 51.7% giáo Tin lành 78 57.8% 70 48.3% không theo + tôn giáo 2 1.5% 0 .0% khác Tổng 135 100.0% 145 100.0% Hôn nhân Độc thân 16 11.9% 11 7.6% Đang có chồng/vợ 116 85.9% 129 89.0% Ly thân +ly hôn +góa 3 2.2% 5 3.4% Tổng 135 100.0% 145 100.0% Số người sống trong nhà Từ 1 đến 4 người 59 43.7% 51 35.2% Trên 5 người 76 56.3% 94 64.8% Tổng 135 100.0% 145 100.0% Số người trong hộ khẩu Từ 1 đến 4 người 65 48.1% 72 49.7% Trên 5 người 70 51.9% 73 50.3% Tổng 135 100.0% 145 100.0%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhung_bien_doi_ve_to_chuc_xa_hoi_cua_cong_dong_nguoi.pdf
Tài liệu liên quan