VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN LAN ANH
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2016
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Lan Anh
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 62 22 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHO
176 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý - Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OA HỌC: PGS.TS HOÀNG THỊ THƠ
HÀ NỘI-2016
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
luận nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ một công trình khoa
học nào.
Người cam đoan
Nguyễn Lan Anh
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................ 1
NỘI DUNG........................ 7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................... 7
1.1. Nhóm tài liệu và công trình về nhân sinh quan Phật giáo, nhân sinh quan
Phật giáo Lý-Trần ................................................... 7
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời Lý-Trần............ 15
1.3. Nhóm tư liệu, công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan
Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần............................. 21
1.4. Những vấn đề được kế thừa và phát triển mới trong luận án............... 26
Chương 2: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT
GIÁO THỜI LÝ-TRẦN ............................................ 30
2.1. Nhân sinh quan Phật giáo......................................... 30
2.2. Nhân sinh quan Phật giáo thời Lý – Trần.......................... 48
Chương 3: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG................................................................ 71
3.1. Tư tưởng chính trị thời Lý – Trần .............. 71
3.2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần..... 92
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN TƯ
TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VĂN
HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY............................................. 110
4.1. Một số ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị
thời Lý-Trần............................. 111
4.2. Đánh giá về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư
tưởng chính trị thời Lý-Trần và ý nghĩ của nó trong việc xây dựng văn hóa
chính trị ở Việt Nam hiện nay..... 135
KẾT LUẬN.................................... 152
DANH M C CÁC C NG TR NH ĐÃ C NG Ố ..................... 155
DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO .......... 156
PH L C............... 166
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo ở hai triều đại Lý-Trần không thuần tuý chỉ là một bộ phận
của ý thức xã hội, nó không đứng độc lập bên ngoài chính trị, mà qua tinh
thần khoan dung, nhân đạo nó tác động không nhỏ đến nhiều chủ trương,
chính sách của triều đình và hoạt động xã hội của các nhà chính trị. Phật giáo
thực sự đã góp phần tạo nên một nền chính trị từ bi, nhân văn của thời Lý-
Trần. Có lẽ chính điều này đã khởi nguồn cho chính sách thân dân, dân chủ,
mà qua đó triều đình có thể tập hợp được sức người, sức của toàn dân phục
vụ cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Lập nên những
chiến công vang dội và mở ra một thời đại vàng son trong lịch sử. Vì vậy, dù
không phải là một học thuyết chính trị, nhưng vượt qua cả Nho giáo – hệ tư
tưởng chuyên bàn về chính trị-xã hội, nhân sinh quan Phật giáo ở thời Lý-
Trần đã phát huy được những ưu điểm và lợi thế của mình để trở thành sức
mạnh tinh thần hỗ trợ tích cựcđối với nền chính trị.
Có thể nói, việc chọn lựa tư tưởng nào làm chủ đạo ở mỗi thời kỳ đều
có nguyên do nhất định, mà nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất phải kể đến
là do yêu cầu của thực tiễn chính trị, xã hội. Ở Việt Nam giai đoạn thế kỷ X
đến XIV, dù Nho giáo đã xuất hiện và bắt đầu được tạo điều kiện phát triển,
nhưng nhiều vị vua trị vì thời kỳ này vẫnđề cao Phật giáo, trên cơ sở kết hợp
với Nho giáo nhằm nâng cao hiệu quả trị quốc của bộ máy nhà nước trung
ương tập quyềntronggiai đoạn lịch sử lúc đó.Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho
rằng, thành tích vĩ đại của thời Lý-Trần không phải là của Phật giáo mà là
của Nho giáo, bởi trong những hệ tư tưởng xuất hiện ở thời Lý-Trần(Nho-
Đạo-Phật) thì Nho giáo mới thực sự là hệ tư tưởng chuyên bàn về chính trị-
xã hội. Song lại có kiến khác cho rằng, trong “thời kỳ Đại Việt thứ nhất –
thời kỳ Lý-Trần – là thời kỳ tam giáo với tính trội thuộc về Phật giáo, tuy
Phật giáo không phải là quốc giáo”[35,9]. Như vậy, cần phải làm r hơn mối
5
quan hệ giữa nhân sinh quan Phật giáo và tư tưởng chính trị, từ đó chỉ ra vai
trò của Phật giáo với chính trị ở thời Lý-Trần.
Giống như các triều đại phong kiến khác, xã hội thời Lý-Trần cũng có
sự phân tầng tương đối rõ nét, tầng lớp cao quý nhất đồng thời nắm giữ
quyền lực chính trị, kinh tế, tôn giáo là vua chúa và quý tộc; tầng lớp thứ hai
là địa chủ, quan liêu – họ cũng giữ một số chức vụ nhất định trong bộ máy
chính quyền; tầng lớp thứ ba là người lao động bình dân và nô tỳ, họ bị coi
là tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội. Nhưng khi đất nước bị ngoại xâm đe
dọacác tầng lớp trong xã hội đều chung sức một lòng đánh giặc, giữ nước.
Phải chăng, do ảnh hưởng của nhân sinh quan Thiền Phật giáo, đã tạo ra một
xã hội thuận hòa, đoàn kết nhưng rất dũng mãnh, kiên cường xông pha trận
mạc, không nao núng ngay cả quân giặc rất mạnh. Bởi thế đã lần lượt chiến
đấu và chiến thắng bao kẻ thù hùng mạnh. Đây là bài học về nghệ thuật phát
huy sức mạnh tinh thần nhằm liên kết nhân tâm, thống nhất lực lượng, mà
đến nay vẫn còn giá trị đối với nền chính trị Việt Nam.
Phật giáo là một tư tưởng phổ biến trong thời Lý-Trần, từ nơi đô thành
đến chốn thôn quê, nơi đâu cũng tôn sùng và thực hành theo giáo lý từ bi, hỷ
xả, bình đẳng, vị tha của nhân sinh Phật giáo. Giai cấp thống trị cũng yêu
mến và tôn sùng tư tưởng mà nhân dân yêu mến, họ không chỉ tận dụng sức
mạnh của giáo lý Phật giáo trong việc trị nước, mà bản thân họ đã thực hành
đạo lý này và trở thành những phật tử thuần thành. Điều này đã tạo nên lối
sống nhân nghĩa, thuần từ, vị tha của vua – quan, hoàng tộc trong triều đình.
Triết lý nhân sinh Phật giáo, đã góp phần tạo nên những nhà chính trị lý
tưởng, được tôn vinh là Phật, Bồ Tát hay Thượng Sỹ khiến nhân dân hết
lòng yêu mến, ngưỡng mộ.Đây là một bài học qu giá để các nhà chính trị,
nhà quản lý xã hội đương thời tham khảo, để thấy được vai trò của việc tu
dưỡng đạo đức, nhân cách trong việc tạo nên uy tín chính trị trong dân, từ
đó, họ sẽ hết lòng ủng hộ các quyết sách của nhà nước, điều này chính là
ngọn nguồn cho mọi thắng lợi của nền chính trị và của cả đất nước.
6
Có thể nói, nền chính trị thời Lý-Trần đã kế thừa tư tưởng từ bi, hỷ xả,
bác ái, vị tha của Phật giáovà triển khai trong các chủ trương, đường lối
chính trị cụ thể của triều đại. Nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần xây
dựng một nền văn hóa chính trị tích cực trong triều đại Lý-Trần, khiến nhân
dân tin tưởng và yêu mến. Đó là l do mà thời Lý-Trần, từ vua chúa, quý tộc
đến tầng lớp bình dân đều say mê đạo Phật, nhưng dân tộc đánh giặc vẫn rất
giỏi, chính trị vẫn ổn định, kinh tế vẫn phát triển. Đây là bài học có giá trị
thực tiễn cho việc xây dựng một nền văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay
và định hướng đúng đắn cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong
tương lai. Bài học đó cho đến nay vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn, nhưng
vấn đề này chưa có công trình phân tích chuyên sâu, điều này cũng sẽ cần
được luận giải cụ thể.
Luận án chọn nghiên cứu cả hai triều đại Lý và Trần, bởi: Thứ nhất,
triều Lý và Trần đều là hai triều đại phát triển cực thịnh trong lịch sử phong
kiến Việt Nam. Đây cũng là thời đại hào hùng của lịch sử với nhiều lần đánh
bại những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất; Thứ hai, Tuy có sự chuyển
giao quyền lực giữa hai triều đại này, song cũng nhờ đóng góp tích cực của
Phật giáo mà nó được thực hiện trong hòa bình và không gây ra nhiều biến
động trong xã hội. Cũng vì vậy, chính sách cai trị ở hai triều đại này cũng
không có nhiều sự khác biệt; Thứ ba, Phật giáo ở cả hai triều đại này đều
được tôn sùng và thực sự có tiếng nói trên vũ đài tư tưởng và có ảnh hưởng
lớn trong đời sống chính trị. Chính vì có nhiều điểm tương đồng như vậy,
nên trên nhiều phương diện hai triều đại Lý-Trần đều có những điểm chung,
đặc biệt là trong các chủ trương, chính sách trị nước cũng có sự kế thừa và
thống nhất của triều đại sau với triều đại trước.
Ngày nay, Phật giáo vẫn được người Việt yêu mến và vẫn đồng hành
với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Vậy, đứng trước những cơ hội
và thử thách của thời kỳ mới - thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và toàn
cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, nhân sinh quan Phật giáo có thể đóng góp gì
7
cho nền chính trị trong kỷ nguyên mới? Luận án tiếp cận vấn đề từ việc
nghiên cứu những nội dung nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng đến tư
tưởng của các nhà chính trị thời Lý-Trần, từ đó rút ra nghĩa của nó cho
công cuộc xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay. Với những lý do
mang tính lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài Nhân sinh quan
Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trầnlàm
luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2. . c đ ch
Luận án làm rõ nội dung của nhân sinh quan Phật giáothời Lý-Trần,
sự phát triển của tư tưởng chính trị thời kỳ này và ảnh hưởng của nhân sinh
quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị Việt Nam thời Lý-Trần.
2. . Nhi m v
- Làm r nội dung nhân sinh quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật
giáo Lý-Trần.
- Phân tích sự phát triển của tư tưởng chính trị thời L -Trần và các
nhân tố ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị, từ đó chỉ rõ thời kỳ này, nhân sinh
quan Phật giáo là tư tưởng có ảnh hưởng hơn cả đến chính trị.
- Làm r ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính
trị thời Lý-Trần và nghĩa nó đối với nền chính trị Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần và ảnh hưởng của
nó đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: trong khuôn khổ của luận án,đề tài chỉ xin tập trung
làm r nhân sinh quan Phật giáo ở thời Lý-Trần, qua một số nội dung: quan
điểm về con người, đời người; quan điểm về giải thoát; quan điểm về đạo
đức, được thể hiện qua tư tưởng của thiền sư, phật tử thời Lý-Trần, mà theo
8
tác giả có ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị (Đường lối xây dựng thể chế
chính trị, ổn định xã hội; Đường lối bảo vệ thống nhất và toàn vẹn xã hội;
Đường lối trấn áp các thế lực chống đối, phát triển đất nước, giải quyết các
vấn đề xã hội) của thời Lý-Trần.
- Về tư liệu: luận án chủ yếu sử dụng các tư liệu lịch sử, công trình
nghiên cứu, sách, bài viết trên các tạp chí khoa học được dịch ra tiếng Việt
và đã được công bố rộng rãi.
- Về không gian và thời gian: nghiên cứu đời sống chính trị-xã hội
Việt Nam thời Lý-Trần, từ năm 1009 đến năm 1400.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4. . Cơ sở lý thuyết
Luận án thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về
tôn giáo, văn hóa, chính trị, đồng thời kế thừa thành tựu của các công trình đi
trước về nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo, tư tưởng chính trị, lịch sử tư
tưởng và lịch sử Phật giáo Việt Nam.
4. . Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của triết
học Mác-Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khác như phân
tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa và kết hợp sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành như: triết học, sử học, văn học, văn hóa
học, chính trị học.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Đóng góp mới của đề tài là tìm ra được những ảnh hưởng của nhân
sinh quan Phật giáo đến tư tưởng của các nhà chính trị thời Lý-Trần, nhằm
góp thêm một góc nhìn nhận, đánh giá khách quan về một thực tiễn lịch sử
đã từng diễn ra trong xã hội phong kiến Việt Nam, thế kỷ XI-XIV.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6. . Ý nghĩa lý luận
9
Trên cơ sở phân tích một số nội dung cơ bản và rút ra đặc điểm của
nhân sinh quan Phật giáo thời Lý-Trần,luận án đã l giải nguyên nhân Phật
giáo có mối quan hệ với chính trị, và từ việc phân tích tình hình kinh tế-xã
hội, văn hóa-tư tưởng của thời Lý-Trần luận án khẳng định, trong bối cảnh
và điều kiện ấy, nhân sinh quan Phật giáo chính là tư tưởng phù hợp hơn cả
cho nền chính trị của triều đại. Từ đó, tác giả đưa ra nhiều lập luận, dẫn
chứng để chứng minh rằng những tư tưởng chính trị cơ bản của thời kỳ này
(xây dựng thể chế chính trị, ổn định xã hội; bảo vệ độc lập dân tộc và toàn
vẹn lãnh thổ; trấn áp các thế lực chống đối, phát triển đất nước và giải quyết
các vấn đề xã hội) đều có ảnh hưởng của tư tưởng từ bi, hỷ xả, nhân ái, vị
tha của nhân sinh quan Phật giáo. Bởi vậy, Phật giáo thực sự đã xây dựng
một nền văn hóa chính trị tích cực cho triều đại Lý-Trần. Từ bài học này,
luận án đã khẳng định nghĩa của nhân sinh quan Phật giáo trong việc xây
dựng văn hóa chính trị ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm kế thừa
những giá trị tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh
quan Phật giáo với việc xây dựng văn hóa chính trị thời đại mới.
6. . Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy về triết học, tôn giáo nói chung; lịch sử triết học, Phật giáo, nhân
sinh quan Phật giáo nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn
giáo của Đảng và Nhà nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh
mục công trình đã công bố và Phụ lục, Nội dung chính của Luận án gồm 4
chương, 10 tiết.
10
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Dựa trên cơ sở xác định đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
“Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời
Lý-Trần”, tác giả đã tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan của
các nhà khoa học đi trước, kế thừa những thành tựu nghiên cứu từ nhiều tài
liệu, tư liệu về chủ đề nhân sinh quan Phật giáo nói chung, nhân sinh quan
Phật giáo thời L -Trần nói riêng và tài liệu, tư liệu nghiên cứu về lịch sử,
văn hóa, xã hội Việt Nam thời L -Trần trong đó đặc biệt là sự phát triển
của tư tưởng chính trị thời L -Trần, để đưa ra những dẫn chứng và phân tích
cụ thể về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính
trị thời L -Trần như thế nào. Vậy xin được tổng quan thành một số nhóm
vấn đề như sau:
1.1. Nhóm tài liệu và công trình về nhân sinh quan Phật giáo, nhân sinh
quan Phật giáo Lý-Trần
Nhóm tư liệu về khái niệm nhân sinh quanvà các khái niệm liên quan:
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999), Nxb. văn
hóa thông tin, Hà Nội, quan niệm: Nhân sinh quan là quan niệm về cuộc
đời, thành hệ thống bao gồm l tưởng, lẽ sống Trong Từ điển Bách khoa
Việt Namdo Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển ách khoa Việt
Nam(1995), Nxb. Trung tâm iên soạn Từ điển ách khoa Việt Nam, Hà
Nội, thì định nghĩa đầy đủ hơn:Nhân sinh quan là bộ phận của thế giới quan
(hiểu theo nghĩa rộng), gồm những quan niệm về cuộc sống của con người:
lẽ sống của con người là gì? mục đích, nghĩa, giá trị của cuộc sống con
người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? trả lời những câu hỏi đó là
vấn đề nhân sinh quan.
11
Đó là những định nghĩa khá cụ thể về nhân sinh quan, tác giả coi đây
là những khái niệm công cụ làm nền tảng, trên cơ sở đó có thể xây dựng
quan điểm nhân sinh quan riêng của bản thân và triển khai chi tiết hơn về nội
dung của nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo
Lý-Trần nói riêng.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu nhân sinh quan nói chung và nhân sinh
quan Phật giáo nói riêng cần phân biệt sự khác nhau giữa quan niệm của triết
học Châu Á và Châu Âu. Trong bài viết Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết
học Châu Á (2007), của Hồ Sĩ Qu trên trang web vanhoahoc.net, tác giả đã
chứng minh có một nền triết học Châu Á rất khác với triết học của Châu Âu.
Để luận giải cho vấn đề đó, tác giả có đề cập đến khái niệm nhân sinh quan
và cho rằng điểm khác biệt cơ bản của hai hệ thống triết học này là quan
điểm về nhân sinh. Triết học Châu Âu thường không nói nhiều về nhân sinh,
mà thường đặt nó trong thế giới quan hay bản thể luận, còn trọng tâm của
triết học Châu Á là quan điểm về nhân sinh, như Nho giáo, Phật giáo và Lão
giáo. Từ đó tác giả phân tích khá rõ khái niệm về nhân sinh quan và các nội
dung chủ yếu của nhân sinh quan trong triết học Châu Á.
Các tài liệu đi sâu nghiên cứu về Phật giáo thời Lý-Trần gồm có Kỷ
yếu Hội thảo khoa học về Tuệ Trung Thượng sĩ với thiền tông Việt Nam,
Nguyễn Thị Thanh Xuân (chủ biên, 1993) do trung tâm nghiên cứu Hán
Nôm biên soạn và xuất bản; tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1 của
Nguyễn Lang(1994), Nxb. Văn học, Hà Nội; cuốn Lược khảo tư tưởng Thiền
Trúc Lâm Việt Nam của tác giả Nguyễn Hùng Hậu (1997), Nxb. Khoa học
xã hội; Tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam của Trương Văn Chung (1998),
Nxb. Chính trị Quốc gia; Lịch sử đạo Phật Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh
(1999), Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bắc Khoa; Luận án Tiến sĩ ngữ văn
của Nguyễn Công Lý (2000)về Văn học Phật giáo thời Lý-Trần, diện mạo
và đặc điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (2 tập)
của Lê Mạnh Thát (2001), Nxb T.p Hồ Chí Minh
12
Trước hết phải kể đến tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của
Nguyễn Lang (1994)đã kết hợp giữa viết sử và bình luận lịch sử, trên cơ sở
những đại diện tiêu biểu và các trường phái Phật giáo chính yếu xuất hiện
trong lịch sử, các mốc lịch sử quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Tác phẩm
đã đưa ra những dữ liệu giá trị về thiên hướng phát triển của Phật giáo qua
các thời kỳ tương đối toàn vẹn và đầy đủ. Trong đó, tác giả đã giành nhiều
thời lượng để phân tích, làm r đặc điểm cơ bản của Phật giáo thời Lý và
Trần hay sự tồn tại và phát triển của các thiền phái giai đoạn nay như thế nào
và ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống ra sao qua các nhà tư
tưởng tiêu biểu.
Tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát (2001), dựa
trên những cứ liệu lịch sử phong phú, tác giả đã hệ thống về tiến trình hình
thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã đề cập khá
đậm nét về giai đoạn phát triển của Phật giáo Lý-Trần, đồng thời só sánh nó
với thời kỳ Phật giáo chấn hưng ở thế kỷ XX.
Kỷ yếu Tuệ Trung Thượng sĩ với thiền tông Việt Nam (1993), là tập
hợp các bài viết nghiên cứu hành trạng và tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ
– đại diện tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách sống của Thiền sư Đại Việt
thời Trần, của Thiền Tông Việt Nam. Các bài viết trong đó đều tập trung
phân tích tầm ảnh hưởng quan trọng của tư tưởng Phật giáo đến đời sống xã
hội thời Trần, đến các tầng lớp thống trị, tướng sĩ và nhân dân. Chình nhờ
ảnh hưởng đó mà tạo nên sức mạnh giúp Đại Việt 3 lần chiến thắng quân
Nguyên-Mông. Một số bài viết cũng chỉ ra hướng phát triển của Phật giáo
Việt Nam hiện nay và đóng góp của nó trong thời đại mới.
Cuốn Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam của Nguyễn
Hùng Hậu (1997) đã phân tích khía cạnh bản thể luận,nhân sinh quan của
các thiền sư, phật tử thời Trần như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ
Trung Thượng sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang. Họ là những đại diện tư tưởng
Phật giáo ở giai đoạn phát triển đỉnh cao của Phật giáo ở thời kỳ Nhà Trần.
13
Công trình này đã mang lại cái nhìn khái quát về nội dung nhân sinh quan
của Phật giáo thời Trần, làm cơ sở quan trọng để tác giả Luận án đưa ra
những nhận định, so sánh về tư tưởng nhân sinh của Phật giáo thời Lý và
Trần, qua đó rút ra những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với chính trị.
Tác phẩm Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần của
Trương Văn Chung (năm 1998) tập trung nghiên cứu những tiền đề về xã
hội, tôn giáo và tư tưởng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
Thiền phái Trúc Lâm. Trong đó tập trung phân tích ảnh hưởng tư tưởng của
Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ đến sự ra đời của phái thiền Trúc
Lâm mà sau này vua Trần Nhân Tông, là người sáng lập. Nội dung cơ bản
của thiền phái Trúc Lâm được khảo sát qua tư tưởng của tam tổ là: Trần
Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Tác phẩm cũng nêu lên những đặc
trưng cơ bản của phái Thiền này, trong đó nhấn mạnh tính chất nhập thế
nhằm mục đích chính trị và phụng sự dân tộc, bảo vệ quyền lợi quốc gia của
Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thời Trần.
Đề tài của Nguyễn Công Lý (2000) về Văn học Phật giáo thời Lý-
Trần, diện mạo và đặc điểm, dù nghiên cứu ở góc độ văn học nhưng công
trình đã có những phân tích khá chính xác về ảnh hưởng của tư tưởng Phật
giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng của thời đại Lý-Trần
tới các sáng tác văn học, tư duy nghệ thuật và cả đời sống văn hóa xã hội
thời kỳ này. Đề tài cũng đã khái quát được những đặc trưng của thời đại Lý-
Trần, từ đó phân tích sự tương tác giữa Phật giáo với con người Việt Nam
trong bối cảnh đất nước đang xây dựng và bảo vệ nền độc lập và hình thành
bản sắc văn hóa dân tộc đặc thù. Đề tài phân tích rất chi tiết về ảnh hưởng
của tư tưởng Phật giáo đến ý thức, tinh thần xã hội qua các tác phẩm văn
học. Đây là những nội dung quan trọng được luận án này đánh giá cao và
tiếp tục kế thừa, phát triển.
Nhóm công trình có liên quan tới vấn đề nhân sinh quan Phật giáo
nói chung và nhân sinh quan Phật giáo – Thiền, đây là loại hình Phật giáo
14
phổ biến ở Đại Việt thời Lý-Trần, gồm các công trình sau: Thiền học Việt
Nam của Nguyễn Đăng Thục (1966), Nxb. Thuận Hóa; Tìm hiểu nhân sinh
quan Phật giáo của Thích Tâm Thiện(1995), Nxb. Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ
Chí Minh; Nền tảng của đạo Phật của Peter D. Santina viết năm 1996, Thích
Tâm Quang dịch, đăng trên trang budsas.org; Đại cương triết học Phật giáo
Việt Nam, Tập 1: Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV, của Nguyễn Hùng
Hậu(2002), Nxb. Khoa học xã hội; Nhân sinh của Phật giáo trích từ cuốn
Thế giới tái sinh Duy Nguyễn dịch(1999), Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội;
Nhân sinh quan Phật giáo của Hòa thượng Thích Thanh Từ đăng trên trang
web: thuongchieu.net; Nhân sinh quan Phật giáo của Thích Thiện Hoa đăng
trên trangweb: tangthuphathoc.net; bài nghiên của Nguyễn Thị Thúy Hằng
(2014) Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam đăng trên
tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 2 (128), tr 25-34.
Tác phẩmThiền học Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục (1966), trình
bày tư tưởng của một số Thiền sư Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ XV
thông qua các tác phẩm tiêu biểu của họ. Trong đó có giành nhiều nội dung
phân tích sự tương tác giữa chính trị và tư tưởng thiền Phật giáo ở Việt Nam
thời kỳ này. Qua việc phân tích những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh
của thiền tác giả đã chỉ ra chính nhờ tính thực tiễn của nó đã làm cho tư tưởng
Phật giáo Việt Nam dễ hòa vào các triết l đương thời và có thể tìm thấy ở cả
tư tưởng chính trị.
Tác phẩm Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo của Thích Tâm Thiện
(1995) đã chỉ ra nguồn gốc của nhân sinh quan Phật giáo, và trình bày thuyết
Duyên sinh - Vô ngã qua các bộ kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng già.
Đồng thời, dưới góc độ nghiên cứu của triết học, tác giả khái quát những chỉ
dẫn của Phật giáo để trở thành con người l tưởng, hạnh phúc ngay trong cõi
đời này.
Trong cuốn Nền tảng của đạo Phật, tác giả trình bày 12 bài giảng về
lịch sử ra đời của đạo Phật và những phần giáo l căn bản nhất của đạo Phật
15
như: tứ diệu đế, l nhân duyên, nghiệp, ngũ uẩn...Tác phẩm đã mang lại
những góc nhìn mới,xuất phát từ quan niệm của một Phật tử ở phương Tây
và đã cố gắng làm r từng nội dung trong quan niệm nhân sinh của đạo Phật
nguyên thủy.
Nhân sinh Phật giáo trích từ cuốn Thế giới tái sinh của Chu Sở(1999)
đã chứng minh cho tính đúng đắn của các luận đề về nhân sinh của Phật giáo
như: thuyết luân hồi, thuyết định mệnh, thuyết nhân-quả, quan niệm về hạnh
phúc thực sự của loài người trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các học
thuyết, các triết lý của các nhà khoa học hay các học giả lỗi lạc trên thế giới
như Anhxtanh, Galilê, Côpecnich, Khổng Tử, Tôn Trung Sơn.
Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1: Từ khởi nguyên đến
thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu (2002) đã khái quát lịch sử Phật giáo Việt
Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV (thời Lý-Trần), đồng thời đi vào những
vấn đề cơ bản của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Trong đó, nội dung nhân sinh quan Phật giáo được tác giả khảo sát qua tư
tưởng của các thiền phái và các đại diện tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam
trong mỗi triều đại.
Bài viết Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam của
tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), sau khi trình bày khái quát quan
niệm nhân sinh Phật giáo về con người và so sánh sự khác nhau giữa nhân
sinh quan Phật giáo Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ, tác giả đã đưa ra
ba đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam là: 1. Nhân sinh quan
Phật giáo Việt Nam có sự hòa quyện với văn hóa và các hình thức thờ cúng
bản địa; 2. Sự tương đồng giữa nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam với quan
niệm nhân sinh của con người Việt Nam; 3. Tinh thần nhập thế của Phật giáo
Việt Nam. Đây là những đánh giá tương đối chính xác góp phần làm một
trong những tham khảo có giá trị cho tác giả luận án. Luận án đã có sự kế
thừa và phát triển từ những nội dung đã kể trên và đưa ra những đặc điểm cơ
bản của nhân sinh quan Phật giáo Lý-Trần, từ đó đi đến khẳng định, nhờ
16
những đặc điểm này mà nhân sinh quan Phật giáo đã có mối liên hệ chặt chẽ
với chính trị.
Nhóm công trình có liên quan đến những chiều cạnh cụ thể của nhân
sinh quan Phật giáo gồm: Bài Giá trị của triết học Phật giáo trong xã hội
hiện đại của Phương Lập Thiên (2004) đăng trên Tạp chítiếng Trung Các
trào lưu tư tưởng đương đại, số 4/2004 do Nguyễn Hải Hoành dịch trên
trang web khaidoan.com; Cuốn Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người
Việt Nam của Đặng Thị Lan (2006), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án
Tiến sĩ triết học với đề tài Giải thoát luận Phật giáo của Nguyễn Thị Toan
(2010), trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn Hà Nội; Lý thuyết
nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant
của Thái Kim Lan đăng trên trang web daophatngaynay.com; Bài nghiên
cứu của Hoàng Thị Thơ (2000) Vấn đề con người trong đạo Phật đăng trên
Tạp chí Triết học, số 6/2000, trang 41-44; Bài nghiên cứu Từ bi của Phật
giáo và đạo đức nhân loại của tác giả Hà Thúc Minh (2014) trên Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 2 (128), 2014, trang 116-125.
Trong đó, có thể kể đến những tài liệu, những vấn đề liên quan trực
tiếp đến đề tài của tác giả luận án, như:
Cuốn Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam của Đặng
Thị Lan (2006) đã nghiên cứu và đi vào phân tích một số nội dung cơ bản
của đạo đức Phật giáo như từ bi, ngũ giới, nhân quả, nghiệp báo, luân hồi và
ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến lối sống của con người Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, bao gồm cả những tích cực và hạn chế. Từ đó, tác
giả đã đưa ra các giải pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những
tiêu cực của đạo đức Phật giáo.
Luận án tiến sĩ Triết học Giải thoát luận Phật giáo của Nguyễn Thị
Toan (2010), trên cơ sở khái quát logic phát triển quan niệm về giải thoát
của Phật giáo qua các thời kỳ, đã khảo sát lịch sử quan niệm về giải thoát
trong lịch sử Phật giáo trong tư tưởng Việt Nam và đi sâu phân tích một số
17
biến đổi trong quan niệm giải thoát. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
quan niệm này đối với đời sống Việt Nam hiện nay.
Bài Giá trị của triết học Phật giáo trong xã hội hiện đại (2004) của
Phương Lập Thiên, bàn nhiều về giá trị nhân sinh của Phật giáo. Xuất phát
trên nền tảng những xung đột, mâu thuẫn cơ bản của xã hội loài người để nói
lên sự cần thiết phải quay trở lại với các triết l nhân sinh cơ bản của Phật
giáo như: thuyết duyên khởi, thuyết nhân – quả, trung đạo, bình đẳng, từ bi,
giải thoát và phân tích cụ thể ảnh hưởng tích cực của các triết lý này trong
việc giải quyết những vấn đề phức tạp của xã hội hiện đại.
Bài Vấn đề con người trong đạo Phật của tác giả Hoàng Thị Thơ
(2010) khẳng định cốt l i trong tư tưởng Phật giáo là nhân sinh quan, thể
hiện ngay trong bản thể luận, vũ trụ luận và nhận thức luận, bởi vì mục đích
cuối cùng của đạo Phật là “diệt khổ” giải thoát lên c i “niết bàn” của con
người. Bài viết đã phân tích nền tảng triết lý nhân sinh cơ bản của Phật giáo
và mục đích l tưởng của nó là “giải thoát”, đồng thời đưa ra những đánh giá
về những ưu điểm và hạn chế trong triết lý nhân sinh Phật giáo.
Bài viết Từ bi của Phật giáo và đạo đức nhân loại của tác giả Hà
Thúc Minh (2014 ), trên cơ sở trình bày khái niệm “từ bi”, “từ” và “bi” trong
các kinh điển của Phật giáo, tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về từ bi
và các giá trị liên quan để có được từ bi, như hỷ xả, vô ngã, nhân ái, bố thí,
trí Đồng thời, tác giả cũng phân tích điểm giống và khác nhau giữa từ bi
của Phật giáo với nhân ái của Nho giáo hay bác ái của Kitô giáo. Tác giả cho
rằng điểm giống nhau là đều hướng đến cuộc sống nhân văn, nhân đạo,
nhưng với Nho giáo đó là cuộc sống của con người nói chung – thiên nhân
hợp nhất, còn Kitô giáo với quan niệm “con người sinh ra để cai quản muôn
loài”, còn Phật giáo quan niệm đó phải là lòng nhân ái cho chúng sinh, muôn
loài. Tác giả luận án cũng thống nhất với quan điểm này và triển khai nó
trong nhiều nội dung của đề tài.
18
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời Lý-Trần
Nhóm công trình bàn về các khái niệm tư tưởng chính trị và các khái
niệm liên quan: Theo cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị do Dương Xuân Ngọc
(chủ biên, ...uận án, nhằm góp phần
đánh giá r hơn về Phật giáo thời Lý-Trần cũng nhưluận giải về sự phát triển
của tư tưởng chính trị thời Lý-Trần từ tiếp cận mối quan hệ nhân sinh quan
Phật giáo với tư tưởng chính trị.
Tiểu kết chương Như vậy, nhu cầu tìm hiểu lại những giá trị văn
hóa tinh thần của dân tộc ngày càng được quan tâm. Trong đó, phải kể đến
những nghiên cứu về chủ đề Phật giáo - một trong những thành tố quan
trọng góp phần định hình nên bản sắc văn hóa Việt, như, nhân sinh quan
Phật giáo; Phật giáo thời Lý-Trần; hay ảnh hưởng của Phật giáo đến đời
sống xã hội, đời sống tinh thần đều là vấn đề thu hút nhiều chuyên gia.
Tuy nhiên việc nghiên cứu về những ảnh hưởng cụ thể của nhân sinh quan
Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần vẫn chưa nhiều công trình đi
sâu tìm hiểu. Trên cơ sở ấy, tác giả luận án đã đưa ra một số hướng triển
khai mới, nhằm góp phần đánh giá r hơn về Phật giáo ở thời Lý-Trần cũng
như luận giải về sự phát triển của tư tưởng chính trị thời Lý-Trần từ những
ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo.
33
Chương 2
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SINH QUAN
PHẬT GIÁO THỜI LÝ-TRẦN
2.1. Nhân sinh quan Phật giáo
2.1.1. Nhân sinh quan Phật giáo và những khái ni m liên quan
Nhân sinh quan là: “Bộ phận của thế giới quan (hiểu theo nghĩa rộng),
gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: Lẽ sống của con người
là gì? Mục đích, nghĩa, giá trị cuộc sống của con người ra sao và sống như
thế nào cho xứng đáng? Trả lời những câu hỏi đó là vấn đề nhân sinh
quan”[38,235].Vậy, nhân sinh quan là quan niệm của con người về bản thân
vàcuộc sống của họ: con người là gì, con người từ đâu sinh ra, mẫu hình
người l tưởng phải như thế nào, bản chất của cuộc sống con người là gì,
mục đích của sống của họ như thế nào và con người phải sống thế nào cho
có nghĩa.
Quan niệm nhân sinh của con người sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý, tình
cảm và mọi hoạt động sống của con người. Ngược lại, con người cũng phát
huy những nhân sinh quan có giá trị trở lại định hướng sự tương tác của họ
với thế giới tự nhiên và với xã hội.Nếu nhân sinh quan mang màu sắc tôn
giáo, nghĩa là những quan niệm về đời người, giá trị sống, mục đích sống
của con người bị ảnh hưởng bởi những triết lý, quan niệm của một tôn giáo;
thì triết lý về cuộc sống của tôn giáo đó sẽảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức,
tình cảm và có thể chi phối, dẫn dắt mọi hoạt động sống của họ. ởi những
hệ tư tưởng tôn giáo tuy là yếu tố vô hình nhưng lại mang màu sắc thần bí,
siêu nhiên, nên nó có sức thu hút và dễ dàng đáp ứng được nhu cầu tâm linh
của con người. Việc đáp ứng nhu cầu tâm linh, sự an ủi về tinh thần luôn cần
thiết đối với cuộc sống của con người, cả trong thời kỳ khoa học chưa phát
triển, kinh tế-chính trị bất ổn và cả khi đời sống vật chất và tinh thần của con
người đã được nâng cao và khoa học kỹ thuật đã phát triển thì triết l của tôn
34
giáo vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, bởi nó giúp con
người tự cân bằng tâm l trước mọi biến động của cuộc sống. Trong lịch sử,
nhiều nhà nước, nhiều triều đại đã sử dụng tôn giáo (Thiên chúa giáo, Bà La
Môn giáo, Hồi giáo, Nho giáo. Lão giáo) làm công cụ tinh thần để thống
trị, duy trì ách áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Nếu nhân sinh quan tôn
giáo tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển của bản thân con người và xã hội.
Ngược lại, nhân sinh quan tôn giáo mang tính nhân văn, nhân đạo và tiến bộ
thì đem lại những đổi thay có tính cách mạng, cải cách trong tư tưởng xã hội.
Chẳng hạn, tính bình đẳng, vô thần trong nhân sinh quan Phật giáo có tác
dụng chống lại bất bình đẳng khắc nghiệt của Bà La Môn giáo thần quyền ở
Ấn Độ (thế kỷ 6-5 TCN) và nó đã đem đến sự lạc quan trong tâm lý, ý thức
và hoạt động sống của con người trong xã hội đương thời.
Phật giáo là một sản phẩm tiêu biểu của tư tưởng tôn giáo - triết học
phương Đông- với đặc trưng luôn lấy con người là trung tâm. Nhân sinh
quan là nội dung cơ bản và quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Phật giáo
và nó có sức ảnh hưởng rất rộng lớn và linh hoạt đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội trong đó phải kể đến cả ảnh hưởng đối với chính trị và tư tưởng
chính trị.
Phật giáo ra đời khi Ấn Độ đã có một nền tảng triết học và tôn giáo bề
thế với lịch sử hơn 1500 năm trước CN, trải qua hai giai đoạn lớn là Veda và
Upanishad. Phật giáo đại diện cho giai đoạn thứ ba, giai đoạn chuyển từ tư
duy thần quyền sang tư duy nhân bản, bàn nhiều về chủ đề nhân sinh, coi
trọng con người và vấn đề giải thoát cho con người là mục tiêu cao nhất của
các giáo l . “Đạo Phật lấy trọng tâm là vấn đề “diệt khổ”, “giải thoát”, mô
hình l tưởng là “Niết bàn” và phương pháp là “diệt dục” Tất cả các hệ
phạm trù, nguyên lý thể hiện trong giáo l đều nhằm một mục đích “diệt
khổ”, “giải thoát” con người với tinh thần bác ái, phi bạo lực”[101,41].
Nhân sinh quan Phật giáo cho rằng cuộc đời của con người là “bể
khổ”, từ đó đưa ra những cách thức nhằm giúp con người “diệt khổ” và “giải
35
thoát” nhằm đạt được trạng thái l tưởng, siêu thoát là “Niết bàn”. Phương
pháp cơ bản để lên được cõi Niết bàn của Phật giáo là “diệt dục”, quan điểm
này được hệ thống chủ yếu trong thuyết “Tứ diệu đế”, “ át chính đạo”,
“Thập nhị nhân duyên”...Những triết l nhân sinh của Phật giáo mang tính
nhân văn và biện chứng sâu sắc, trong đó nội dung cốt lõi là bàn về nỗi khổ
(Khổ Đế), phân tích nguyên nhân của nỗi khổ (Tập Đế), khả năng có thể giải
thoát (Diệt Đế), từ đó chỉ ra con đường thoát khổ (Đạo Đế). Ngoài ra nhân
sinh quan Phật giáo còn đưa ra quan niệm về con đường cách thức để giải
thoát bằng kết hợp tu dưỡng đạo đức (Giới), trí tuệ (Tuệ) và niềm tin (Định)
để có nhân tâm trong sạch, kết hợp rèn luyện tâm thức không vọng động,
không nhị kiến (còn gọi là át Chính Đạo). Tâm trong sáng, từ đó tuệ giác
sẽ nảy sinh. Như vậy, tu tâm dưỡng tính để đạt được nhân cáchthanh cao,
đạo đức sáng ngời cũng là cách thức và con đường đạt đến sự giải thoát.
Toàn bộ nhân sinh quan này của Phật giáo được tóm gọn trong Tứ Diệu Đế.
Giải thoát là một trong những nội dung của nhân sinh quan được Phật
giáo kế thừa từ truyền thống Veda, Upanishad. Song điểm mới và tiến bộ là
Phật giáo quan niệm tất cả chúng sinh đều có khả năng giải thoát. Quan niệm
này đã đáp ứng đúng khát vọng tự do, bình đẳng của người Ấn Độ đương
thời dưới chế độ thần quyền của Bà La Môn giáo với sự phân biệt đẳng cấp
hà khắc và bất bình đẳng về quyền tự do tín ngưỡng lúc đó.
Tứ diệu đế đã được đức Phật giảng ngay từ những buổi đầu mới sáng
lập Phật giáo (khoảng thế kỷ V TCN), đó cũng chính là tư tưởng nhân sinh
quan cơ bản của Phật giáo từ thời cổ đại, mà đến nay vẫn còn giá trị. Trong
điều kiện lịch sử xã hội Ấn Độ cổ đại, chủ trương về sự “bình đẳng giữa
chúng sinh”, chống lại sự hà khắc của thần quyền của à La Môn giáo, mở
đường “giải thoát” cho tất cả mọi người đã là một bước tiến bộ nếu so với
các tôn giáo thần quyền ở Ấn Độ. Tuy vậy, nhân sinh quan Phật giáo thời đó
không phải là một học thuyết đấu tranh cải tạo xã hội triệt để. Phật giáo
không chỉ ra nguyên nhân bất bình đẳng trong xã hội từ mâu thuẫn về lợi ích
36
giữa các giai cấp, mà chỉ dừng lại ở việc kêu gọi con người hãy diệt bỏ lòng
tham, sống trì giới, nhẫn nhục để đạt tới giải thoát.
2.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo kế thừa và phát triển từ các tư tưởng của
Ấn Độ c đại
Khi Phật giáo hình thành, ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường phái tôn
giáo - triết học, chúng đều dựa vào uy quyền của kinh Vê đa-Upanisad, đồng
thời kế thừa nội dung của nó. Trong bối cảnh đó, Phật giáo nói chung và
nhân sinh quan Phật giáo nói riêng cũng chịu ảnh hưởng của Vê đa-
Upanisad. Thời kỳ này, các lĩnh vực trong xã hội đang bị chi phối và ảnh
hưởng bởi sự thống trị của Bàlamôn giáo. Theo tư tưởng của Bàlamôn giáo
sự phân chia đẳng cấp trong xã hộiẤn Độ lúc đó tồn tại bốn đẳng cấp: 1.
Tăng lữ Bàlamôn (Barahmin) chuyên lo việc tôn giáo, tế tự, truyền bá kinh
Vêda; 2. Đẳng cấp vua chúa, quý tộc, tướng lĩnh, v sĩ (K’shatriya); 3. Đẳng
cấp thương nhân, điền chủ và thường dân hay những người bình dân, tự do
(Vaishya) lao động sản xuất, buôn bán, chăn nuôi tạo ra của cải vật chất nuôi
sống xã hội; 4. Đẳng cấp tiện dân, nô lệ (Shudra) có bổn phận phục dịch ba
đẳng cấp trên. Ngoài bốn đẳng cấp trên, còn có đẳng cấp Chiên đà la bị coi
là ngoài lề xã hội (untouchable). Đó là những người làm các nghề bị coi là
hạ cấp, thấp hèn (giặt quần áo, đồ tể).
Sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt thể hiện trong bộ luật Manu thành
những nguyên tắc xã hội: không được ăn cùng người khác đẳng cấp; không
được kết hôn với người thuộc đẳng cấp khác; người thuộc đẳng cấp dưới
phải tôn kính và phục tùng vô điều kiện đối với những người thuộc đẳng cấp
trên. Trong đó, đẳng cấp àlamôn được coi là đẳng cấp cao nhất, đẳng cấp
thần thánh, luôn được tôn trọng như một vị thần bởi họ được thượng đế ban
cho “tinh thần thiêng”, có thể làm chủ cả thế giới. Đẳng cấp nô lệ không phải
là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, họ thường làm đầy tớ cho các gia
đình giàu có thuộc đẳng cấp trên, và chỉ được coi như là một loại tài sản, và
lệ thuộc hoàn toàn vào người chủ, họ có thể bị đuổi, bị đánh đập hoặc bị giết
37
bất cứ lúc nào. Sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp trong xã hội là một trong
những nguyên nhân giải thích tại sao các tư tưởng tôn giáo triết học Ấn Độ
cổ đại lại trội về nhân sinh quan với các quan niệm về con người, đời người;
về sự hình thành, tồn tại, phát triển của con người; về lẽ sống-chết; về quan
niệm sống và mục đích sống của mỗi người.
Tiếp nối truyền thống đó,Phật giáo cũng bàn nhiều về triết lý nhân
sinh, với đặc trưng, luôn lấy vấn đề khổ và thoát khổ của con người là trung
tâm. Nhưng khác với triết thuyết trước đó, Phật giáo đưa ra quan điểm nhân
sinh tiến bộ hơn về sự giải thoát, đã phần nào khắc phục những bất bình
đẳng khắc nghiệt trong tư tưởng thần quyền của đạo à la môn đang chi
phối đời sống chính trị - xã hội Ấn Độ đương thời.Tư tưởng nhân sinh bình
đẳng của Phật giáo đã hướng đến sự bình đẳng, góp phần khắc phục và loại
bỏ áp bức, bất công trong xã hội. Vì vậy, dù giáo lý của Phật giáo không trực
tiếp đề cập đến mục đích chính trị - xã hội nhưng l tưởng từ bi bình đẳng vị
tha lại mở cánh cửa cho thái độ “nhập thế” vào đời sống chính trị - xã hội.
Tiếp thu từ các trường phái tôn giáo-triết học khác của Ấn Độ trong
thời kỳ cổ đại, nhân sinh quan của Phật giáo tập trung vào vấn đề giải thoát
cho con người. Trước Phật giáo, tư tưởng giải thoát vốn có từ kinh Veda - bộ
kinh cổ nhất của người Ấn Độ. Tuy nhiên, kinh Veda vẫn là thần quyền, số
phận con người hoàn toàn lệ thuộc vào sự ban phát của đăng cấp Bà La Môn,
đẳng cấp này được coi làthần thánh, trên cả đẳng cấp vua chúa. Tư tưởng
giải thoát thần quyền được hoàn thiện hơn trên cơ sở triết họcUpanisad cho
rằng linh hồn vũ trụ tối cao ( rahman) có trước, tồn tại vĩnh viễn và từ đó
mà sinh ra vạn vật, sinh ra linh hồn cá nhân (Atman) tồn tại trong mỗi con
người, nhưng con người không nhận thấy được giải thoát là sự trở về của
Atman/Tiểu ngã (tương đối) hòa nhập với Brahman/Đại ngã (tuyệt đối).
Upanisad còn cho rằng, linh hồn cá nhân tồn tại trong vỏ bọc thể xác, mà thể
xác lại chứa đựng những ham muốn, dục vọng, nên đã gây đau khổ cho linh
hồn cá nhân. Linh hồn con người bị giam hãm và các kiếp sống khác nhau,
38
gánh chịu hậu quả của kiếp sống trước, bị ràng buộc bởi thế giới ảo ảnh nên
không trở về với linh hồn vũ trụ. Giải thoát chính là giúp linh hồn cá nhân
vượt qua khỏi thế giới ảo ảnh, thoát khỏi vòng nghiệp báo luân hồi nhập vào
bản thể tuyệt đối của linh hồn vũ trụ.
Tư tưởng giải thoát trong Upanisad chỉ là sự vươn lên của linh hồn cá
nhân để hợp nhất với linh hồn vũ trụ tối cao. Các trường phái triết học
(dasanas) của Ấn Độ cổ đã phát triển tiếp vấn đề giải thoát theo nhiều
hướng.Chẳng hạn: Phái Samkhuya đề cập tới nỗi đau vĩnh cửu của các cá thể
sinh ra từ sự phối kết hợp giữa tự nhiên (prakriti) và linh hồn (purusha) và
đưa ra con đường giải thoát bằng tu luyện để thoát khỏi vòng luân hồi, nhờ
đó đưa cái tôi tâm l và cái tôi xã hội thoát khỏi thế giới sinh tử, hòa nhập
với Đại ngã; Phái oga tìm con đường giải thoát bằng cách thực hành yoga -
nguồn cội của thiền Phật giáo - để hủy bỏ đam mê và mọi quan tâm tới thế
giới bên ngoài, từ đó đi sâu vào thực thể bên trong để đạt tới trạng thái tinh
thần trong sáng, hòa nhập với Đại ngã; Phái Mimansa cho rằng phải thực
hiện nghiêm ngặt mọi luật lệ, quy tắc, nghi thức của thánh kinh Vêda và luật
lệ của xã hội đẳng cấp mới đạt tới giải thoát; Phái Vedanta thì đặc biệt chú
trọng đến việc phát triển trí tuệ, coi đó là phương tiện hữu hiệu để đạt tới
giác ngộ, giải thoát[tham khảo 137].
Phật giáo đã kế thừa có chọn lọc các tư tưởng giải thoát đương thời
trên tinh thần cách tân, phủ nhận Atman và rahman bằng thuyết “vô ngã”,
nhưng lại tiếp thu tư tưởng nhân quả, nghiệp báo luân hồi và cách tu dưỡng
hướng nội, đề cao đạo đức, niềm tin. Phật giáo cho rằng,
Thế giới nằm trong dòng chảy không ngừng (vô thường), nên không
có bản chất cố định (vô ngã). Song do mê muội (vô minh) không thấu hiểu
điều này nên con người tin rằng có một cái Ngã cố định (mắc vào hữu ngã),
từ đó đắm chìm trong dục vọng, để rồi phải gánh chịu những nghiệp quả ở
kiếp sau trong vòng luân hồi[31,269].
Vì vậy, Phật giáo chọn hướng giải thoát mới là diệt bỏ những u mê,
lầm lẫn đó qua việc tu luyện kết hợp niềm tin, trí tuệ và đạo đức.
39
Phật đã kế thừa các tư tưởng truyền thống của Ấn Độ cổ đại (kinh
Vêda, kinh Upanisad, kinh Yoga của đạo Bà La Môn) của các trường phái
triết học chính thống lúc bấy giờ (Samkhya, Yoga, Mimansa, Vedanta,
Vaisesika) để sáng lập một dòng tư tưởng mới, bình đẳng về niềm tin tôn
giáo, về con đường đến với sự giải thoát, khuyên con người hãy nhìn thẳng
vào nỗi khổ và tìm ra con đường tự giải thoát khỏi nỗi khổ từ sự nỗ lực của
chính bản thân mỗi người. Tư tưởng giải thoát (nhân sinh quan) tiến bộ của
Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến vua A Dục (Asoka, 304-232 TCN), vị vua vĩ
đại nhất lịch sử Ấn Độ và ông đã cải đạo từ à La Môn giáo sang Phật giáo
và lấy Phật giáo làm quốc giáo, từ đó làm thay đổi hoàn toàn đế chế Ấn Độ.
Vua A Dục là một thí dụ điển hình vận dụng thành công nhân sinh quan Phật
giáo vào đường lối trị quốc. ng đã:
... sống và thực hành tư tưởng nhân sinh Phật giáo cho tất cả mọi
người dân trong triều đại của ông. Ông còn quảng bá chính sách bất bạo
động đến các vương quốc lân cận và gửi sứ giả đi khắp nơi để truyền bá
thông điệp hòa bình và bất bạo động. Ông cổ vũ sự ứng dụng các nguyên
tắc đạo đức trong xã hội, như chân thật, từ bi, bác ái, bất bạo động, nhân từ,
không hoang phí, không chiếm đoạt, và không gây sát hại cho mọi loài
vật[149].
Tư tưởng nhân sinh tích cực này khi thay thế tư tưởng bất bình đẳng
của Bà La Môn giáo đã giúp cho Ấn Độ, thời vua A Dục đạt những bước
phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,
ngoại giao, và theo đó Phật giáo với tư cách quốc giáo cũng phát triển nhanh
chóng ra ngoài Ấn Độ, trở thành một tôn giáo của châu Á.
Sau khi Phật nhập diệt, những nội dung cơ bản do Phật thuyết giảng
lúc tại thế được tổng hợp và truyền tụng lại ngay trong cuộc kết tập lần thứ
nhất thành văn tự trongKinh tạng và Luật tạng: Trường A hàm, Trung A
hàm, Tạp A hàm và Tăng nhất A hàm. Khoảng 100 năm sau, trong cuộc kết
tập lần thứ hai, một bộ phận tỳ kheo trẻ thuộc Đại chúng bộ (Mahasanghika)
đã đưa ra 10 điều luật mới, nhưng các vị tỳ kheo lớn tuổi thuộc Thượng tọa
40
bộ (Sthaviravada) không chấp nhận, và coi đó là 10 điều phi pháp. Cuộc
tranh luận này đã dẫn tới sự phân hóa giáo đoàn Phật giáo thành hai phái:
Thượng tọa bộ với chủ trương giữ y giới luật như ngày Phật còn tại thế: tự
độ, tự tha; Đại chúng bộ với chủ trương hành đạo theo tinh thần “khế lý, khế
cơ” với chủ trương: kết hợp cả tự độ, tự giác và cả độ tha, giác tha. Tới đầu
công nguyên, Phật giáo Đại thừa (Mahayana) phát triển từ tư tưởng Đại
chúng bộ - phương tiện lớn - ra đời và từ đó Thượng tọa bộ bị một số đại
biểu của phái Đại thừa gọi là Phật giáo Tiểu thừa (Hinayana) - nghĩa là
phương tiện nhỏ. Nhưng từ Đại Hội Phật giáo thế giới năm 1956, Phật giáo
Tiểu thừa được gọi là Phật giáo Nguyên thủy.
Phật giáo Nguyên thủy chủ trương bảo tồn nguyên xi giáo lý và
phương pháp tu đạo mà Đức Thích Ca lúc đương thời thường thuyết giảng,
với mục đích giác ngộ và giải thoát cho riêng bản thân mình. Phật giáo
Nguyên thủy chấp nhận về mặt lý thuyết có nhiều vị Phật, nhưng thờ riêng
một đức Thích ca. Phật giáo Đại thừa chủ trương tự độ, tự giác (tự mình tu
tập để đạt giải thoát) và cả độ tha, giác tha (giác ngộ cho mình đồng thời giác
ngộ cho người khác), không cố chấp vào kinh điển. Phật giáo Đại thừa
không những thờ Đức Thích Ca mà còn thờ cả các Đức Phật khác: Đức A-
di-đà, ồ tát Di Lặc và nhiều vị Bồ tát.
Sự phân hóa thành các nhánh phái, bộ phái này diễn ra ngay trong nội
bộ Phật giáo, song nhân sinh quan Phật giáo vẫn là tư tưởng căn bản cho mọi
tông phái, chi phái Phật giáo dù thuộc Đại thừa hay nguyên thủy. Tuy nhiên,
trong quá trình du nhập, phương tiện để đạt tới giải thoát sẽ được bổ sung
tùy theo phong tục, tập quán mỗi nơi mà Phật giáo truyền bá tới. Do vậy cả
Phật giáo nguyên thủy và Đại thừa đều được phát triển ở nhiều nước và ngày
nay Phật giáo đang trở thành một trong ba tôn giáo lớn nhất của thế giới.
2.1.3. Một số nội ung cơ ản của nhân sinh quan Phật giáo
Mục đích cuối cùng của Phật giáo là tìm ra con đường đưa chúng sinh
thoát ra khỏi vòng luân hồi bất tận. Để thoát khổ, Phật giáo xây dựng con
41
đường tu luyện tâm bằng thiền định, trì giới, tích thiện... và xây dựng mô
hình Niết bàn l tưởng.
2.1.3.1. Quan niệm về con người và đời người
Phật giáo cho rằng, con người là loài hữu tình cao cấp, được tạo ra bởi
sự kết hợp tạm thời của hai thành phần chính vật chất (Sắc) và tinh thần
(Danh). Mỗi thành phần lại là sự kết hợp tạm thời của nhiều yếu tố nhỏ hơn.
1. Sắc gồm: đất, nước, lửa, khí, gọi là Tứ đại. 2. Danh gồm: Thụ (cảm giác),
Tưởng (ấn tượng), Hành (tư duy nói chung), Thức (ý thức). Cách phân chia
các yếu tố tạo thành con người nhìn theo cách khác thì gọi là Ngũ uẩn, tức
năm yếu tố: 1. Sắc, 2. Thụ, 3. Tưởng, 4. Hành, 5. Thức [tham khảo 31].
Ngoài ra còn có quan niệm chia sáu yếu tố, gọi là Lục đại: 1. Địa (đất, các
chất khoáng), 2. Thủy (nước, các chất lỏng), 3. Hỏa (lửa, nhiệt độ trong
người), 4. Phong (gió, không khí, hơi trong cơ thể), 5. Không (khoảng trống
trong cơ thế), 6. Thức (yếu tố tinh thức, tinh thần của con người). Năm yếu
tố đầu chính là Sắc, yếu tố thứ 6 chính là Danh.
Phật giáo tiếp thu thuyết Vô thường từ Veda-Upanishad, nhìn sự vật
luôn biến dịch, không có gì là thường trụ, là bất biến, nên khi nhìn vào cuộc
đời thì thấy bản chất của con người là vô ngã. Mọi thứ trên thế gian cũng chỉ
là phù du, ảo ảnh, nằm trong quy luật biến đổi không cùng của vũ trụ. Vạn
vật đều tuân theo quy luật: Sinh-trụ-dị-hoại-diệt và con người cũng không
phải là ngoại lệ, phải tuân theo quy luật: Sinh-lão-bệnh-tử. Sự kết hợp của
ngũ uẩn ở con người chỉ là tương đối, sắc thân (thể xác) tồn tại một thời gian
cũng sẽ bị hủy diệt, khi đó tinh thần (tâm) cũng bị hủy diệt. “Thân thể ta
luôn biến chuyển (vô thường) trong từng satna và có vô thường mới có sự
chuyển biến từ sơ sinh qua thời kỳ thiến niên, thanh niên, trung niên và già
lão”[4,75]. Do vậy, chết không phải là hết, mà đó là điều kiện cho một cái
sinh sắp tới, trong sự sống đã có sự chết, và trong sự chết đã có sự sống. Con
người tu hành luôn vươn tới, vượt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử, đến cõi Niết
bàn chính là cái đích cuối cùng của người tu Phật.
42
Con người sinh ra được là do sự tích hợp của nhân duyên với dòng
nghiệp thức cộng thêm tinh cha, huyết mẹ. Nếu có đầy đủ các nhân duyên
mà thiếu vắng dòng nghiệp thức thì con người không thể hình thành như một
con người biết tư duy, có tri giác, biết sáng tạo và có tình cảm. Nghiệp chính
là cái phận riêng của mỗi người do chính mỗi người tự tạo nên, nhưng vẫn
có thể thay đổi chứ không bất biến theo kiểu quyết định luận. Nghiệp gắn
liền với Kiếp, kiếp là quãng thời gian tồn tại của mỗi đời người, mang theo
cái nghiệp đó. Con người sống trên trần thế, đã tạo nghiệp – nhân thì phải
gánh chịu nghiệp – quả. Thuyết nhân quả này chỉ ra rằng, cuộc đời con
người là do chính nghiệp nhân của mình tạo thành. Con người có thể cải tạo
cuộc đời, thoát khỏi vòng sinh-tử bằng cách tu dưỡng, tạo những nghiệp
thiện, mang lại lợi ích cho quần sinh.
Phật giáo cho rằng Niết bàn là đích giải thoát, song để tới đó mỗi
người cần phải tự giác vượt qua Thất tình, Lục dục. Thất tình là bẩy khía
cạnh tình cảmthuộc thức, tâm l khẳng định cái Tôi (hữu ngã) của bản thân:
ái (yêu), ố (ghét), hỷ (vui sướng), nộ (phẫn nộ, tức giận), cụ (sợ sệt), mạn
(ngạo mạn), tập (thói quen xấu). Lục dục là sáu ham muốn, gồm: sắc (sắc
đẹp), thanh (đàn hát), hương (mùi thơm), vị (ăn ngon), xúc (tiếp xúc da thịt),
thức (ý muốn). Nếu không dứt khỏi Thất tình, Lục dục tức vẫn còn ham
muốn và đau khổ sẽ nảy sinh chính từ mâu thuẫn của lòng khao khát về cái
Tôi vô hạn, trường cửu trong khi đời người lại hữu hạn.
Để con người dứt khỏi những ham muốn của ý thức và tâm sinh lý, từ
đó chấm dứt đau khổ, Phật giáo đưa ra thuyết Tứ diệu đế - tức Bốn chân l
cao qu .
1. Khổ đế (Dukkha Satya): Chân l về nỗi khổ của con người. Có thể
chia cái khổ của con người thành tám loại (Bát khổ): Sinh, Lão, Bệnh, Tử là
bốn nỗi khổ vì sinh ra, thì già đi theo thời gian, nẩy sinh bệnh tật và phải tất
yếu phải chết; Ái biệt ly khổ: khổ vì xa cách người (vật) thân yêu; Cầu bất
43
đắc khổ: khổ vì muốn mà không được; Oán tăng hội khổ: khổ vì gặp phải vật
(người) oán gh t; Ngũ thụ uẩn khổ: khổ vì tồn tại thân xác và tinh thần.
Chữ “Khổ” (Dukhha) trong Tứ Diệu Đế còn có nghĩa là: vô thường,
hư giả”[3,118] chứ không chỉ theo nghĩa thông thường. Con người bị quy
định, ràng buộc tất yếu bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành và thức). Đó là sự
kết hợp tạm thời của các yếu tố tạm thời. Sự kết hợp tạm thời giữa những cái
vô thường lại càng vô thường. Bởi vậy, Phật giáo nhìn ngũ uẩn là khổ; con
người, cuộc đời con người là khổ. Sự hình thành con người là giả hợp của
ngũ uẩn, như ảo ảnh. Nếu con người cứ bám víu vào những khoái lạc, nhục
dục giả tạm thì con người sẽ càng dấn sâu trong vòng luân hồi khổ. Con
người chỉ tìm thấy hạnh phúc khi đạt được cái vui chân thật, thường còn,
thanh tịnh. Khi đó con người sẽ đạt được hạnh phúc thực sự, được tự do vĩnh
cửu nơi nội tâm chứ không phải ở tiền bạc, của cải hay danh vọng.
2. Tập đế (Sammudaya Satya): Chân l về nguồn gốc, nguyên nhân
sâu xa của khổ. Phật giáo cho rằng nguyên nhân của khổ nằm ngay trong bản
thân ta. Trước hết, là do Vô minh (avidyà), tức là không sáng suốt, không
nhận thức được thế giới, sự vật, hiện tượng vả cả cái tôi đều là ảo giả mà cứ
cho là thực. Vô minh đầu tiên là do có tưởng sai lạc về sự tồn tại của
“ngã”. Theo đó, sự vật trong thế giới chỉ là ảo giả nhưng cứ tưởng là thật rồi
từ đó mà nảy sinh dục vọng (tham, sân, si) nên tạo nghiệp và triền miên trôi
trong cảnh luân hồi. Vậy, dục vọng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau
khổ, còn nguyên nhân sâu sa là do vô minh.
Phật giáo mô hình hóa nỗi khổ của chúng sinh trong quan hệ nhân-quả
của 12vòng khâu và thường gọi là Thập nhị nhân duyên (mười hai nhân
duyên), mô tả cuộc sống qua những thời kỳ, kế tiếp nhau của cuộc đời
(kiếp), trong quan hệ thời gian luân hồi. Hệ thống mười hai nhân duyên đó
là: 1. Vô minh: tức là không sáng suốt, không nhận thức được rằng thế giới,
sự vật, hiện tượng đều là giả, là ảo mà cứ cho đó là thực; 2. Hành: hành là
hoạt động của ý thức, sự dao động của tâm, của khuynh hướng, đã có manh
44
nha của nghiệp; 3. Thức: tâm thức từ chỗ trong sáng, cân bằng trở nên ô
nhiễm, mất cân bằng. Cái tâm thức đó tùy theo nghiệp mà tìm đến các nhân
duyên khác để hiện hình, thành một cuộc đời khác; 4. Danh-Sắc: là sự hội
họp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Đối với loài hữu hình, sự phối hợp
của Danh và Sắc sinh ra Lục căn, tức cơ quan cảm giác (mắt, mũi, tai, lưỡi,
thân thể và ý thức); 5. Lục nhập: là quá trình tiếp xúc với thế giới khách
quan xung quanh. Lục căn tiếp xúc với Lục trần (thanh, sắc, hương, vị, xúc,
pháp); 6. Xúc: là sự tiếp xúc, phối hợp giữa lục căn, lục trần và thức; 7. Thụ:
thụ là cảm giác, cảm giác do tiếp xúc mà nảy sinh ra yêu – ghét, buồn –
vui; 8. Ái: ái là yêu thích, ở đây chỉ sự nảy sinh dục vọng; 9. Thủ: có “ái”
rồi thì có thủ, tức là đã yêu thích rồi thì muốn giữ lấy, chiếm lấy; 10. Hữu:
tiến tới xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta) thì phải tồn tại (hữu), tức đã có
hành động tạo nghiệp; 11. Sinh: đã có tạo nghiệp - nghiệp nhân thì ắt có
nghiệp quả, tức phải có sự sinh sôi; 12. Lão-Tử: đã có sinh ắt có già và chết.
Mười hai nhân duyên, đó là sự sinh sinh, hóa hóa liên tục của nhiều cái
khổ. Mười hai nhân duyên này cũng chính là một vòng tròn luân hồi, và như
vậy sẽ không còn cái gì là nguyên nhân đầu tiên. Quan niệm này mang tính
biện chứng, phản ánh quá trình vận động của cuộc đời theo quan hệ nhân-quả.
Theo đó, mọi hành động (thân, khẩu, ý) của con người gây ra sẽ tạo thành kết
quả về sau, đó gọi là nghiệp. Nếu tạo nghiệp thiện, con người sẽ được hưởng
hạnh phúc và ngược lại.
3. Diệt đế (Nirodha Satya): Chân l về con đường khả thi để thoát
khỏi đau khổ, khỏi tính liên tục của khổ nghiệp bằng cách chặt đứt để gỡ các
nhân duyên khác. Khi tìm ra được nguyên nhân của đau khổ, người ta sẽ tìm ra
con đường để diệt trừ nó. Con đường đó chính là đạo đế, giúp con người đi
ngược vòng thập nhị nhân duyên để diệt được vô minh, thoát được hữu ngã.
4. Đạo đế (Marga Satya): Chân l về con đường dẫn đến sự chấm dứt
của khổ. Phật giáo quan niệm, vượt qua vòng luân hồi sinh tử, lên cõi Niết
bàn mới đạt được hạnh phúc thực sự. Tuy nhiên, con đường để đạt được sự
45
giải thoát theo các trường phái triết học đương thời, thường chọn một trong
hai cách: 1. Tu hành khổ hạnh (tiêu biểu là đạo Jaina), 2. Hưởng thụ mọi
khoái lạc (tiêu biểu là phái Lokayata). Phật giáo chọn con đường trung đạo-
nghĩa là vượt qua hai thái cực đó.
2.1.3.2. Quan niệm về giải thoát
Trong Tứ diệu đế: hai đế cuối chỉ cho con người khả năng có thể thoát
khỏi “khổ” là Di t đế, và cách thức để có thể thoát khổ bằng việc tu luyện là
Đạo đế để tới c i “Niết bàn”. Trong mười hai nhân duyên của Phật giáo, cái
sau là kết quả của cái trước nhưng lại là nguyên nhân của cái tiếp theo, có
cái này nên có cái kia, cái này hết nên cái kia cũng hết. Mắt xích quan trọng
nhất để loại trừ Khổ là xóa bỏ vô minh (hiểu được lẽ vô thường, vô ngã, xóa
bỏ nhị kiến), từ đó sẽ buông bỏ tất cả những dục vọng, những ham muốn,
theo đó, các nguyên nhân dẫn đến khổ (ái, thủ, hữu) cũng sẽ bị diệt bỏ.
Đạo đế cho rằngđể được giải thoát thì con ngườiphải thực hành Bát
chính đạo (Tám con đường chân chính) gồm: 1. Chính kiến: hiểu biết đúng
đắn, am tường Tứ Diệu đế; 2. Chính tư duy: tư duy đúng đắn, không tham,
sân si, nhằm đạt tới chân lý và giác ngộ; 3. Chính ngữ: lời nói chân chính,
không nói những điều giả dối, ác độc, xấu xa, vu khống, không nói lời thêu
dệt, nhục mạ người khác; 4. Chính nghiệp: hành động đúng đắn, không làm
việc gian ác; 5. Chính mệnh: sống trung thực. nhân nghĩa, chính trực, không
tham lam, vụ lợi; 6. Chính tinh tiến: nỗ lực, sáng suốt, vươn lên một cách
đúng đắn; 7. Chính niệm: luôn tâm niệm về đạo l chân chính, đến điều tốt,
không nghĩ về những điều xấu xa; 8. Chính định: kiên định, tập trung tư
tưởng vào chân l , đạo l chân chính, đạt tới giác ngộ - Niết bàn. Niết bàn là
một trạng thái hoàn toàn sáng suốt, yên tĩnh, thoát khỏi vòng sinh - tử, luân
hồi. Giải thoát theo đạo Phật khẳng định để thoát ra khỏi mọi đau khổ là bắt
đầu ngay trong chính mỗi người, đó là diệt bỏ tham, sân, si, ái, ố, hỉ, nộ.
Tư tưởng giải thoát của Phật giáo có mặt tích cực, bởi nó đặt căn cứ
trên bản chất bình đẳng giữa người với người. Phật giáo là tôn giáo đầu tiên
46
của Ấn Độ thuyết giảng về sự bình đẳng giữa con người. Phật giáo khẳng
định: Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng
cấp trong giọt nước mắt cùng mặn: “Phật giáo đã khởi đầu một phong trào vị
nhân sinh, đưa tôn giáo trở về với con người phi thần thánh khi cho rằng mọi
người đều bình đẳng như nhau về nỗi khổ (bát khổ) và bình đẳng như nhau
về khả năng giải thoát khỏi khổ, không loại trừ, kể cả giai cấp Bà La Môn tự
cho là thần thánh”[104,43-51].
Triết lý của đạo Phật không phân biệt sang hèn, kẻ trí, người ngu, cho
rằng tất cả chúng sinh đều có thể tu tập và có khả năng tự giải thoát khỏi khổ
đau. Phật giáo không đặt niềm tin vào cầu nguyện, van xin, tế lễ để được cứu
vớt, mà tin ở chính con người tự giác hướng thiện. Mọi khổ đau và hạnh
phúc của con người đều do con người tự gây ra và cũng có thể tự giải quyết.
Luật nhân quả trong Phật giáo chỉ r : con người là kết quả của chính sự tạo
nghiệp bởi bản thân mình chứ không phảido đấng sáng tạo nào ban phát. Bát
chính đạo mà Phật giáo đưa ra là con đường tự lực, không dựa cầu tha lực.
Tuy nhiên, với tư cách một tôn giáo khi đi vào giới bình dân, nhiều yếu tố
tâm linh đã được phát triển nhanh chóng thành các hình thức thờ cúng lễ bái
như ta thấy nhiều hiện tượng cầu nguyện, van xin, tế lễ ở ngay các địa điểm
Phật giáo (chùa chiền), nên không còn giữ được tinh thần vô thần, bình đẳng
của Phật giáo nguyên thủy.
Giải thoát của đạo Phật có điểm khác biệt là hướng nội phá bỏ vọng
tâm, diệt trừ dục vọng. Phật giáo cho rằng, sự thỏa mãn khoái lạ... Triết lý nhân sinh của Phật giáo thời Lý-
Trần cũng đã tạo nên những nhà chính trị tài ba, trí tuệ và đầy bản lĩnh góp
phần tạo nên những thắng lợi quân sự vĩ đại của dân tộc thời kỳ này. 3. Nhân
sinh quan Phật giáo tác động cả trong tư tưởng, ý thức, thái độ, lối sống của
nhân dân trước các vấn đề chính trị. Điều đó giúp nhân sinh quan Phật giáo
dù chỉ tác động ở phương diện tinh thần, tư tưởng nhưng lại có sức ảnh
hưởng lớn không chỉ trên phương diện chính trị, mà cho cả sự phồn thịnh
của triều đại Lý-Trần.
2. Phật giáo thời L -Trần được cả triều đình và nhân dân yêu mến,
nhưng không vì thế mà Phật giáo lấn át chính trị, nó chỉ thể hiện sự hiện diện
trong chính trị thông qua đường lối, chủ trương của các nhà chính trị: xây
dựng thể chế chính trị, ổng định đất nước; Bảo vệ và củng cố nền độc lập,
giữ toàn vẹn lãnh thổ; Trấn áp các thế lực chống đối, phát triển đất nước,
giải quyết các vấn đề xã hội.Tuy nhân sinh quan Phật giáo có những ảnh
hưởng nhất định đối với triều đại nói chung và các nhà chính trị nói riêng,
nhưng trong thời Lý-Trần, nó không được coi là Quốc giáo, mà chỉ giữ vị trị
là tôn giáo truyền thống hay tôn giáo dân tộc. Bản thân Phật giáo lại không
154
là học thuyết chính trị vì vậy nó cần phải bổ sung học thuyết Nho và Đạo, để
trở nên phù hợp với nền chính trị hơn. Nhưng, nhân sinh quan Phật giáo
cũng đã có những ảnh hưởng tích cực đến nền chính trị qua việc trang bị cho
triều đại một đội ngũ lãnh đạo l tưởng và một nên đường lối “đức trị”,
mang đậm màu sắc từ bi, hỷ xả, nhân ái, vị tha của Phật giáo.
3. Có thể thấy nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần xây dựng văn
hóa chính trị tích cực thời Lý-Trần. Bài học rút ra cho việc xây dựng văn hóa
chính trị hiện nay là vận dụng, phát triển những tư tưởng nhân văn, nhân đạo
- hiện vẫn còn phù hợp với văn hóa chính trị Việt Nam và hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của nó. Ngoài ra, trong điều kiện thực tiễn hiện nay,
nhân sinh quan Phật giáo không còn là tư tưởng duy nhất phù hợp với nền
chính trị, các nhà chính trị có thể lựa chọn những tư tưởng khác theo tiêu
chí,phù hợp với thực tiễn chính trị và đáp ứng với nguyện vọng và chí của
người dân (hiện nay là chủ nghĩa Mác-Lênin). Quan trọng hơn cả là bản thân
giai cấp thống trị cũng cần phải hiểu đúng đắn để rồi có thể thực hành,vận
dụng tư tưởng ấy một cách hiệu quả, như thếmới phát huy tối đa khả năng và
ưu điểm của nó trong nền chính trị.
Đó là những nghĩa phương pháp luận có thể rút ra sau khi nghiên
cứu về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị
thời Lý-Trần và cách thức vận dụng nhân sinh quan Phật giáo vào việc trị
nước của nhà chính trị thời Lý-Trần.
155
KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy, thời Lý-Trần tồn tại cả Nho, Đạo và Phật giáo,
nhưng chỉ có Phật giáo là tư tưởng gắn bó chặt chẽ với với đời sốngtinh thần
của người dân, góp phần hình thành nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống,
tiếp thêm sức mạnh, nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc vượt qua bao biến cố của
thời đại. Triết lý từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, tinh thần bình đẳng của nhân
sinh quan Phật giáo đã bổ sung thêm cho người dân những quan niệm về
cuộc sống, tự do, hạnh phúc, giải thoát mà Nho và Đạo chưa đáp ứng được,
khiến người Việt yêu mến và đề cao giáo l Phật giáo, vì thế mà, nó dần xâm
nhập vào đời sống chính trị của triều đình. Thêm nữa, để phù hợp với thực
tiễn đất nước và nhân sinh quan của con người Việt Nam, Phật giáo đã ngày
càng mang tinh thần nhập thế tích cực. Đặc biệt thời Lý-Trần, nhân sinh
quan Phật giáo được phát triển lên một bước mới, bởixu hướng dung hợp với
các hệ tư tưởng đương thời, trên nền tảng văn hóa dân tộc,giúp nó ngày
càngđáp ứng đượcnhu cầu của thực tiễn chính trị. Cụ thể, tư tưởng về con
người, đời người; tư tưởng về đạo đức; và tư tưởng về giải thoát đã có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nền chính trị thời Lý-Trần, thông qua đại diện của mình
là các thiền sư giữ vai trò cố vấn (thời Lý) hay thẩm thấu trong chính tư
tưởng của những nhà chính trị mộ đạo (thời Trần).
Tuy nhiên, để xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước phong kiến
Đại Việt, các nhà chính trị Lý-Trần vẫn sử dụng học thuyết chính trị-xã hội
của Nho giáo trên cơ sở kết hợp với Phật giáo, nhằm bổ sung chỗ khiếm
khuyết của nhân sinh quan Phật giáo. Mặc dù, Nho giáo là tư tưởng bàn
nhiều đến vấn đề chính trị, trong triều đình, Nho giáo đã có ảnh hưởng ở
việc xây dựng thể chế chính trị, mô hình quan lại và thiết chế nhà nước
phong kiến tập quyền. Song, do đặc thù lịch sử du nhập Nho giáo ở Việt
Nam nên, thiện cảm dành cho Phật giáo vẫn rất lớn và việc sử dụng Nho
giáo vẫn bị hạn chế. Vì thế, trong nhân dân vẫn đang phổ biến tư tưởng nhân
156
sinh Phật giáo, trong triều các nhà Nho còn rất hiếm, tư tưởng Nho thường
được sử dụng qua các đại diện của Phật giáo. Các triều cũng đã tận dụng đội
ngũ các nhà sư trí thức giàu đạo hạnh với trình độ học vấn uyên bác, Phật
giáo vì vậy đã có mối quan hệ mật thiết với nền chính trị. Sang thời Lý-Trần,
các vua đã kế thừa truyền thống đó và phát triển nhân sinh quan Phật giáo
lên một trình độ cao hơn, để tận dụng tối đa sức mạnh của nó cho mục đích
chính trị.
Bản thân Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng
không có mục đích tự thân là làm chính trị. Mục đích cao cả nhất của Phật
giáo là giải thoát cho hết thảy chúng sinh, không phân biệt đẳng cấp, giới
tính Tuy nhiên, trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong công cuộc
mưu sinh đầy gian khó của dân tộc, đã khiến Phật giáo Việt Nam muốn tồn
tại và phát triển phải “nhập thế”, dù cũng nhằm hướng tới mục tiêu giải thoát
nhưng không xa rời cuộc sống, tu thiền những vẫn hướng đến những vấn đề
thiết thực của cuộc sống, phải “nhập thế hành đạo”. Bởi vậy, nhân sinh quan
Phật giáo thời Lý-Trần, luôn gắn với khát vọng độc lập dân tộc, tự do và
hạnh phúc của nhân dân trong tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển
đất nước. Do đó, những nhiệm vụ chính trị của triều đình đều có ảnh hưởng
hoặc bị chi phối bởi những triết lý của nhân sinh quan Phật giáo.
Nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần xây dựng một nền chính trị có
văn hóa. Một số đường lối chính trị cơ bản như, xây dựng thể chế nhà nước,
ổn định xã hội; bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ; trấn áp các thế
lực chống đối, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hộiđều có ảnh
hưởng bởi triết lý nhân sinh mang tính nhân văn, nhân đạo của Phật giáo.Có
thể nói, nhờ những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo,triều đình đã
thiết kế lên một nền đức trị mang màu sắc Phật giáo, và một đội ngũ lãnh
đạo có lối sống giản dị, gần gũi, chừng mực trong hưởng thụ, gây ảnh hưởng
tích cực trong dân. Chính vì vậy, nhân dân luôn mến mộ các nhà chính trị và
hết lòng ủng hộ các chính sách của triều đình. Điều này đã tạo ra cuộc chiến
157
“toàn dân, toàn diện”, góp phần quan trọng vào những thắng lợi liên tiếp
trước các kẻ xâm lược hùng mạnh ở cả triều Lý và Trần.
Có thể khẳng định, sự kết hợp tư tưởng của Nho và Đạo trong nhân
sinh quan Phật giáo, đã tạo nên sức mạnh và thành công của các nhà chính
trị và triều đại Lý-Trần. Tuy vậy, trong khuôn khổ của luận án, tác giả mới
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những đường lối, chính sách của triều đại bị
ảnh hưởng chủ yếu bởi nhân sinh quan Phật giáo. Nhưng để chỉ ra hay phân
biệt một cách chính xác trong đường lối, chủ trương nhất định nào đó, đâu là
ảnh hưởng của Nho, đâu là ảnh hưởng của Đạo và ảnh hưởng của Phật
chiếm liều lượng bao nhiêu thì luận án chưa có điều kiện phân tích. Thêm
nữa, trong mỗi giai đoạn lịch sử hay trong tư tưởng của từng nhà chính trị
cũng có sự ảnh hưởng và cách thức vận dụng khác nhau đối với tư tưởng
Nho, Đạo hay Phật trong nền chính trị. Việc chỉ ra sự ưu ái Nho, Đạo hay
Phật trong tư tưởng của từng nhà chính trị và trong từng giai đoạn của triều
đại Lý-Trần cũng chưa được làm rõ trong luận án, hy vọng vấn đề này sẽ
được làm rõ trong các nghiên cứu tiếp theo.
Ngày nay, xã hội Việt Nam hiện đại đã khác xa so với xã hội thời Lý-
Trần, tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo trên lĩnh vực tư tưởng vẫn còn khá
r n t. Đồng thời,tư tưởng từ bi, hỷ xả, vị tha, nhân văn của Phật giáo vẫn
ảnh hưởng nhất định trong suy nghĩ, tình cảm và lối ứng xử nhân dân, trước
những diễn biến chính trị đất nước. Điều này, cũng góp phần không nhỏ tạo
nên sức mạnh trên mặt trận quân sự - ngoại giao của Việt Nam. Đó là l do
ta nên tìm hiểu những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với chính
trị thời Lý-Trần, để kế thừa và đồng thời cũng để loại bỏ những yếu tố không
còn phù hợp, nhằm đưa nhân sinh quan Phật giáo góp phần tích cực vào việc
xây dựng văn hóa chính trị của Việt Nam trong thời kỳ mới.
158
ANH MỤC CÁC C NG TR NH ĐÃ C NG Ố
1. Nguyễn Lan Anh (2012), Phật giáo và tính cách con người Việt Nam,
Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường công an, số 21, trang 80-81.
2. Nguyễn Lan Anh (2012), Phật giáo thời Lý-Trần, Tạp chí Khoa học công
nghệ và môi trường công an, số 22, trang 77-78.
3. Nguyễn Lan Anh (2013), Sự phát triển của Phật giáo Việt Namthời Lý-
Trần, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 3, trang 44-52.
4. Nguyễn Lan Anh (2013), Giáo dục khoa cử thời Lý-Trần, Tạp chí Khoa
học giáo dục, số 89, trang 36-38.
5. Nguyễn Lan Anh (2015), Phật giáo với sự phát triển tư tưởng chính trị từ
khởi nguyên đến thời Lý-Trần, Tạp chí Giáo dục l luận, số 231, trang 76-81.
6. Nguyễn Lan Anh (2015), Triết lý nhân sinh của thiền Đại thừa thời Lý-
Trần, Tạp chí Khoa học ã hội Việt Nam, số 8(93), trang 41-49.
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Đào Duy Anh (2004), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
2. Huỳnh Công Bắc (2008), Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
3. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà
Nội và Châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Thông tin, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh ình (2007), Học thuyết chính trị Nho giáo và ảnh hưởng
của nó ở Việt Nam (từ đầu thế kỷ XI đến nửa đầu thể kỷ XIX), Nxb. Chính trị
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Thích Đồng Bổn(2006), Vai trò chính trị của các tăng sĩ Phật giáo ở thời
đại Lý - Trần, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
6. Đoàn Trung Còn (1967), Phật học từ điển, tập 2, Nxb. Phật học tòng thơ, Sài
Gòn.
7. Thích Minh Châu (chủ biên, 1995), Đạo đức Phật giáo, Viện nghiên cứu
Phật học Việt Nam ấn hành.
8. Thích Minh Châu (1999), Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh.
9. Minh Chi (1984), Về những dòng tư tưởng cơ bản ảnh hưởng tới sự hình
thành nền văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, Một số vấn đề lý luận về
lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội.
10. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn
giáo, Hà Nội.
11. Doãn Chính (1997), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội
12. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb. Sử học,
Hà Nội.
13. Phan Huy Chú (1962), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
160
14. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên, 2006) Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam,
tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Trương Văn Chung (1998), Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm
đời Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Trương Văn Chung, Doãn Chính (Đồng chủ biên, 2008), Tư tưởng Việt Nam
thời Lý-Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đại học Oxford, Từ điển chính trị diễn nghĩa (bản tiếng Nga, 2001), Nxb.
Toàn thế giới, Matxcơva.
18. Đại Việt sử k toàn thư (2011, tái bản), Nxb. Thời Đại, Hà Nội.
19. Đỗ Công Định (2003), Nét tương đồng giữa hạn từ bi của đạo Phật và tư
tưởng nhân đạo ở Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học (số 7), tr.45-51.
20. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb. Hà Nội.
21. Giáo hội Phật giáo ViệtNam (1990), Thiền Uyển tập anh (Ngô Đức Thọ và
Nguyễn Thúy Nga dịch), Phân viện nghiên cứu Phật học, Nxb. Văn học, Hà
Nội.
22. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Đạo pháp-dân tộc-chủ nghĩa ã hội và
hòa bình, Nxb. Tổng hợp, T.p Hồ Chí Minh.
23. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt nam từ thế kỷ XIX
đến cách mạng tháng Tám, tập 1, Nxb. T.p Hồ Chí Minh.
24. Trần Văn Giàu (1993), Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước
các nhiệm vụ lịch sử, Nxb. T.p Hồ Chí Minh.
25. Hoàng Xuân Hãn (1941), Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông giáo
triều Lý, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
26. Lê mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
27. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật
giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2 (128), Tr. 25-34.
28. Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo
Trần Thái Tông, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
161
29. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam
thời Lý-Trần, Viện nghiên cứu tôn giáo Hà Nội.
30. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời
Lý – Trần, Viện nghiên cứu tôn giáo Hà Nội.
31. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Phạm Thị Thu Hiền (2010), Triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởngcủa
nó đến đời sống tinh thần người Việt Nam, Kỷ yếu: Hội nghị Sinh viên
Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7, Đại học Đà Nẵng.
33. Nguyễn Duy Hinh (2005), Tuệ Trung, nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
34. Nguyễn Duy Hinh (2005), Triết học Phật giáoViệt Nam, Nxb. Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
35. Nguyễn Duy Hinh (2005), Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin và
Viện Văn hóa, Hà Nội.
36. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nxb. Tôn giáo và
Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
37. Thích Thiện Hoa (1994), Phật học Lý – Trần, Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
38. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển BKVN (1995), Từ điển Bách
khoa Việt Nam, Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
39. Nguyễn Mạnh Hùng (1993), Văn học Lý – Trần, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
40. Phan Văn Hùm (1958), Phật giáo Triết học, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn.
41. Trần Đình Hượu (1984), Về đặc điểm tư tưởng Việt Nam, Một số vấn đề lý
luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện triết học, Hà Nội.
42. Nguyễn Hải Kế (chủ biên, 2010), Ngàn năm lịch sử văn hóa Thăng Long –
Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Trần Trọng Kim (tái bản 2010), Việt Nam sử lược, Nxb. Thời đại, Hà Nội.
44. Vũ Ngọc Khánh (1986), Phật giáo và văn hóa dân gian, Mấy vấn đề Phật
giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện triết học, Hà Nội.
162
45. Đinh Gia Khánh (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, Nxb. Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
46. Phùng Văn Khai (2010), Danh tướng triều Trần, Nxb. Lao động, Hà Nội.
47. Phạm Trường Khang (2010), Các vua và Hoàng tộc triều Lý, Nxb. Hồng
Đức, Hà Nội.
48. Phạm Trường Khang (2010), Kể chuyện các vua và Hoàng tộc triều Trần,
Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
49. Vũ Khiêu (chủ biên, 1974), Đạo đức học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Khoa Triết học (2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý- Trần, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
51. Nguyễn Khương (biên tập 1993), Tuệ Trung Thượng sĩ với thiền tông Việt Nam,
Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trung tâm nghiên cứu Hán nôm, Tp Hồ Chí Minh.
52. Đặng Thị Lan (2003), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam,
Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb. Văn học, Hà Nội.
54. LêninToàn tập (1976), tập 23, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
55. Phan Ngọc Liên (2006), Giáo dục và thi cử ở Việt Nam, Nxb. Từ điển bách
khoa, Hà Nội.
56. Lưu Văn Lợi (2000), Ngoại giao Đại Việt, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
57. Lịch sử Việt Nam (1971), tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
58. Nguyễn Công Lý (2014), Từ Phật giáo nhất tông đời Trần suy nghĩ về Phật
giáo Việt Nam hiện nay, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 08, tr. 116-125.
59. Hà Thúc Minh (2014), Từ bi của đạo Phật và đạo đức nhân loại, Nghiên
cứu tôn giáo, số 2 (128), tr. 116-125.
60. Dương Xuân Ngọc (chủ biên, 2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
61. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
163
62. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên, 2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
63. Ngô Thì Nhậm (1978), Trúc Lâm tông chỉ Nguyên Thanh, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
64. Đức Nhuận (tái bản 2002), Phật học tinh hoa, Viện triết lý Việt Nam và triết
học thế giới, California.
65. Đức Nhuận (2009), Đạo Phật và dòng sử Việt, Nxb. Phương Đông, Đà Lạt.
66. ùi Thanh Phương (2000), Về mối quan hệ tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam từ thời Bắc thuộc đến thời Lý-Trần, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
67. Thích Thông Phương (2003), Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Nxb. Tôn giáo,
Hà Nội.
68. Lê Văn Quán (2008), Lịch sử tư tưởng chính trị-xã hội Việt Nam từ Bắc
thuộc đến thời kỳ Lý-Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
69. Hồ Sỹ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
70. Phạm Văn Sinh (1995), Về vai trò của Phật giáo Việt Nam (qua triều đại
Lý), Luận án tiến sĩ Triết học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
71. Lê Văn Siêu (2004), Văn minh Đại Việt, Nxb. Thanh Niên, Bến tre.
72. Sogyal Rinpoche (2009), Đạo Phật trong văn hóa (Thanh Long và Trường
Tâm dịch),Nxb. Phương Đông, Hà Nội.
73. Thích Phước Sơn (dịch và trú, 1995), Tam tổ thực lục, Nxb. Viện nghiên cứu
Phật học, Hà Nội.
74. Suzuki (2008), Tâm thiền nhập môn, Nxb. Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh.
75. Suzuki (1971), Cốt tủy của Đạo Phật, Trúc Thiên dịch, Nxb. An Tiêm, Hà
Nội.
76. Lê Đình Sỹ, Nguyễn Danh Phiệt (1994), Kế sách giữ nước thời Lý – Trần,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội .
164
78. Nguyễn Thị Tâm (2012), Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở
Việt Nam thời Lý-Trần, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, ĐH Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội.
79. Hà Văn Tấn (1978), Cuộc kháng chiến chống âm lược Nguyên Mông thế
kỷ XIII, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
80. Hà Văn Tấn (1998), Phật giáo đời Trần, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
81. Nguyễn Khánh Toàn (1992), Một số vấn đề của khoa học nhân văn, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
82. Nguyễn Thị Toan (2010),“Giải thoát luận Phật giáo”, Luận án tiến sĩ Triết
học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
83. Trần Thái Tông (1972), Khóa hư lục, Nxb. Khuông Việt, Sài Gòn.
84. Lê Hữu Tuấn (2000), Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo
trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học. Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
85. Thích Minh Tuệ (1993), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thành Hội Phật giáo
Tp. Hồ Chí Minh.
86. Thích Thanh Từ (1992), Phật giáo với dân tộc, Thành hội Phật giáo Tp Hồ
Chí Minh xuất bản.
87. Thích Thanh Từ (2001), Tại sao tôi lại chủ trương khôi phục Phật giáo thời
Trần, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
88. Thích Thanh Từ (2004), Thiền sư Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
89. Thích Thanh Từ (2007), Phật giáo trong lòng dân tộc, Nxb. Văn hóa-Thông
tin, Hà Nội.
90. Từ điển triết học (1978), Dịch từ bản tiềng Nga, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
91. Phùng Lô Tường (2010), Triết lý sinh tư Đông – Tây, Thích Hoằng Trí dịch,
Nxb. Phương Đông, Đà Lạt.
92. Nguyễn TrãiToàn tập (1976), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
165
93. Lê Mạnh Thát (1999), Nghiên cứu Thiền uyển tập anh, Nxb. Tp Hồ Chí
Minh.
94. Lê Mạnh Thát (tuyển chọn, 2000), Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb. Tp Hồ
Chí Minh.
95. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ Lý Nam Đế (544) đến
Lý Thái Tông (1054), tập 2, Nxb. Tp Hồ Chí Minh.
96. Hoàng Đức Thắng (Thích Minh Trí, 2012), Quan hệ giữa nhà nước quân chủ
Lý-Trần với Phật giáo, Luận án Tiến sĩ sử học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn Hà Nội.
97. Thích Mật Thể (2004), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
98. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
99. Thích Đức Thiện & Nguyễn Quốc Tuấn (đồng chủ biên, 2011), Kỷ yếu:
Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
100. Thích Tâm Thiện (1998), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb. TP Hồ
Chí Minh.
101. Hoàng Thị Thơ (2000), Vấn đề con người trong Đạo Phật,Tạp chí Triết học,
số 6, tr.41-44.
102. Hoàng Thị Thơ (2004), Sự hình thành tư tưởng Thiền Phật giáo, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.
103. Hoàng Thị Thơ (2005), Lịch sử tư tưởng thiền từ Vê đa Ấn Độ tới Thiền
Tông Trung Quốc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
104. Hoàng Thị Thơ (2014), Triết lý nhập thế của Phật giáo và “Cư trần lạc
đạo” của Trần Nhân Tông, Tạp chí Triết học, số 3, 43-51.
105. Nguyễn Đăng Thục (1996), Thiền học Trần Thái Tông, Nxb. Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
106. Nguyễn Đăng Thục (1997), Thiền học Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Long
An.
107. Nguyễn Khắc Thuần (2002), Nước Đại Việt thời Lý – Trần, Nxb. Hà Nội.
166
108. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi nguyên
đến thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
109. Lê Thị Thủy (1997), Tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân
Tông, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội.
110. Nguyễn Văn Trung (1993), Một số hiểu biết về tôn giáo ở Việt Nam, Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
111. Thượng sĩ Tuệ TrungNgữ lục (Trúc Thiên phiên dịch,1969), Nxb. Sài Gòn.
112. Nguyễn Tài Thư (tập hợp, 1986), Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng
Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
113. Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1992), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
114. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với
con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
115. Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.
116. Trần Trương (2010), Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Nxb. Văn hóa-Thông
tin, Hà Nội.
117. Trần Trương (2011), Chùa Yên Tử, Nxb. Văn hóa-Thông Tin, Hà Nội.
118. Trần Trương (2011), Danh nhân Yên Tử, Nxb. Văn hóa-Thông Tin, Hà Nội.
119. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (biên soạn, 1971), Lịch sử Việt Nam, tập
1, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
120. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý –
Trần, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
121. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý –
Trần, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
122. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý –
Trần, tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
123. Đặng nghiêm Vạn (1998), Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
167
124. Đặng nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
125. Viện khoa học xã hội (1993), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tuệ Trung Thượng
Sĩ với thiền tông Việt Nam, Trung Tâm nghiên cứu Hán Nôm, Tp Hồ Chí
Minh.
126. Viện Triết học (1986), Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởngViệt
Nam, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.
127. Viện Triết học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, văn tuyển tập 1, Nxb.
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
128. Viện Nghiên cứu Phật học (chủ biên, 1990), Thiền uyển tập anh, Nxb. Văn học,
Hà Nội.
129. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2010), Phật giáo đời Lý, Tủ sách Phật
giáo Dân tộc, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
130. Viện lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Kế sách giữ nước thời Lý-Trần,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
131. Viện nghiên cứu Lịch sử (1980), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
132. Viện sử học (1996), Phương thức sản xuất ở châu Á: Lý luận Mác - Lênin
và thực tiễn Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
133. Việt sử thông giám cương mục (1957), tập 3, Nxb Văn – Sử - Địa, Hà Nội.
134. Việt sử lược (1960), Nxb. Văn - Sử - Địa , Hà Nội.
135. Trần Thị Vinh(2010), Thể chế chính trị ở Việt Nam Thế kỷ XI-XIII thời Lý,
Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ III, chủ đề: “Việt Nam: Hội
nhập và Phát triển”.
136. Nguyễn Hữu Vui (1996), Mấy ý kiến góp phần tìm hiểu vai trò của đạo Phật
Việt Nam trong Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Viện
Triết học, Hà Nội.
137. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên, 2002), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
168
138. Trần Quốc Vượng (dịch và chú giải, 1960), Việt Nam sử lược, Nxb. Văn –
Sử - Địa, Hà Nội.
139. Trần Quốc Vượng (2005), Môi trường, con người và văn hóa, Nxb. Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
140. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
141. Walpola Rahula (1994),Lời Phật dạy, Nxb. Tp Hồ Chí Minh.
Trang Web:
142. Trọng Giáp, Báo Philippines ca ngợi Việt Nam truyền cảm hứng cho
ASEAN, trang web: vnexpress.net.
143. Nguyễn Thị Thu Hoan và Phạm Thị Huyền, Tìm hiểu thêm về anh hùng dân
tộc Lý Thường Kiệt qua hai tấm bia triều Lý trưng bày ở Bảo tàng lịch sử
quốc gia, trang web: baotanglichsu.vn.
144. Thái Kim Lan, Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học
thuyết siêu nghiệm của Kant, trang web: daophatngaynay.com.
145. Lịch sử Phật giáo, trang web: Wikipedia.ogr.
146. Huệ Minh, Phật giáo với văn hóa Việt Nam, trang web: thienlybuutoa.
147. Peter D. Santina, Nền tảng của đạo Phật (Thích Tâm Quang dịch), trang
web: budsas.org.
148. Hồ Sĩ Qu , Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á, trang web:
vanhoahoc.net.
149. Sri Dhammananda, Đạo Phật và chính trị, trang web: chuacaolinh.com.vn.
150. Nguyễn Tài Thư, Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việ Nam, đăng trên
trang web: tamnhin.net.
151. Nguyễn Khắc Thuần, Tăng ban trong bộ máy nhà nước thời Lý-Trần, trang
web: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
152. Thích Thanh Từ, Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần, trang
web: thuong-chieu.org.
169
PHỤ LỤC
Sơ đồ 3.1: Các đời vua thời Lý-Trần
L Thái Tổ (1010-1028)
Lý Thái Tông (1028-1054)
Lý Thánh Tông (1054-1072)- - - -Ỷ Lan
Sùng Hiền Hầu Lý Nhân Tông (1072-1127)
L Thần Tông (1128-1138)
Lý Anh Tông (1138-1175)
Lý Cao Tông (1176-1210)
L Huệ Tông (1211-1224)- - - - - - Trần Thị Dung- - - - - Trần Thủ Độ
Trần Thái Tông (1225-1258)- - - - - - Lý Chiêu Hoàng
Trần Thánh Tông (1258-1278)
Trần Nhân Tông (1279-1293)
Trần Anh Tông (1293-1314)
Trần Minh Tông (1314-1329)
Trần Nghệ Tông Trần Dụ Tông Trần Hiến TôngTrần Duệ Tông Trần Nguyên
(1370-1372) (1341-1369) (1329-1341)(1372-1377) Dục
Trần Thuận Tông Trần Ngạc Giả Định Đế Trần Phế Đế Dương Nhật Lễ
(1388-1398) (1407-1409) (1377-1388)
Trần Thiếu Đế Trùng Quang Đế
(1398-1400) (1409-1413)
170
Sơ đồ 2.2: Dòng Thiền Tỳ Ny Đa Lưu Chi
Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Pháp Hiền Pháp Đăng, Huệ Nghiêm
Nam Dương Thanh Biện
Định Không
Thông Thiện Phù Trì Bối Đa
La Quý Án Pháp Thuận Ma Ha
Vô Ngai
Thiên Ông Sùng Phạm Kiêu Trí Huyền
Pháp Bảo
Vạn Hạnh Định Huệ Đạo Hạnh Trì Bát Thuần Chân
Pháp Y Tịnh Hạnh, Pháp Nhãn
Huệ Sinh Thiên Nham Minh Không Bản Tịnh
(cùng Hạc Lâm Pháp Thống)
Quảng Phúc Khánh Hỷ
Giới Không Pháp Dung Thảo Nhất
Trí Thiền Chân Không Đạo Lâm
Diện Nhân Ni Sư Viên Học Tịnh Thiền (cùng Tịnh Không)
Viên Thông Pháp Ký
Sơn
171
Sơ đồ 2.3: òng Thiền Vô Ngôn Thông
Vô Ngôn Thông
Cảm Thành
Thiện Hội
Vân Phong
Đa ảo
Đinh Hương Thiên Lão
Viên Chiếu Cứu Chỉ ảo Tích Minh Tâm Quảng Trí Lý Thái Tông
(999-1090) (?-1034) (?-1034)
Thông iện Ngộ Ấn Mãn Giác
(?-1134) (1020-1088) (1052-1096)
Hà Trạch
Đạo Huệ iệt Tài Không Lộ ảo Giác ản Tịnh
(?-1173) (?-1119) (1100-1176)
Trường Đại Minh Tín Tịnh Tịnh Trí Tịnh Giác Nguyện
Nguyên Xả(11 Trí Học Không Lực ảo Giới Hải Học (?-
(1110- 20- (?- (?- (1091- (1112- (?- (?- 1181)
1165) 1180) 1196) 1190) 1170) 1175) 1190) 1207)
Quảng Nghiêm (1122-1190)
Thường Chiếu (?-1203)
Thần Nghi Cư sĩ Thông Sư (?-1228) (cùng Quách Thần Nghi) Trí Thông
Hiện Quang Tức Lự
Cư sĩ Ứng Vương
172
Sơ đồ 2.4: òng Thiền Thảo Đường
Thảo Đường
Lý Thánh Tông Bát Nhã Ngộ Xá
Ngô Tham Chính Ích Hoằng Minh Không Lộ Giác Hải
Thái phó Đỗ Anh Vũ Phạm Âm Lý Anh Tông Đỗ Đô
Trương Tam Tạng Chân Huyền Thái phó Đỗ Thường
Hải Tịnh Lý Cao Tông Nguyễn Thức Phạm Phụng Ngự
Sơ đồ 2.5: Sự thống nhất của các thiền phái đầu thời Trần
Vô Ngôn Thông Lâm Tế
Thường Chiếu
Hiện Quang Thông Thiền Thần Nghi
Đạo Viên Tức Lự Ẩn Không
Thái Tông Đại Đăng Ứng Thuận Thiên Phong
Thánh Tông Tiêu Diêu Nhất Tông Giới Minh
Tuệ Trung Huệ Tuệ
Tông Cảnh Trúc Lâm
Pháp Loa ảo Phác
Huyền Quang
173
Hình 3.1: Cổng tam quan chùa Nhất trụ
Hình 3. Cột kinh c nhất Vi t Nam nằm trong lầu tứ giác
Chùa Nhất Trụ (còn gọi là Chùa Một Cột) là ngôi chùa cổ có từ thế kỉ X,
nằm trong quần thể Khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).Chùa Nhất Trụ được
tạo lập năm 995, vua Lê Đại Hành đã cho dựng cột kinh (trụ đá) để khắc kinh
dâng nhà Phật. Chùa nằm ở vị trí trung tâm, là di tích quan trọng nhất, là nơi tu
hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỉ X như Pháp Thuận, Khuông Việt
và Vạn Hạnh.
174
Hình 3.3: Chiếu ời đô- ản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Hình 3.4: Bài Cư Trần Lạc Đạo phú bản chữ Nôm của Trần Nhân Tông
175
Hình 4.5: ia chùa Linh Xứng
Trong bia Linh Xứng, thiền sư Hải Chiếu đã ca ngợi L Thường Kiệt: “Tuy
thân vướng việc đời, mà lòng vẫn hướng về đạo Phật”, chính vì có tấm lòng và tư
tưởng hướng Phật ấy mà đã thôi thúc ông chuyên làm những điều thiện đối với
dân, với nước.
Hình 4.6: Hịch tướng sỹ
176
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nhan_sinh_quan_phat_giao_va_anh_huong_cua_no_den_tu.pdf