VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VĂN THÀNH
(THÍCH QUẢNG HỢP)
NGUYÊN LÝ TÍNH KHÔNG TRONG
TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
U N N TI N SĨ TRI T HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VĂN THÀNH
(THÍCH QUẢNG HỢP)
NGUYÊN LÝ TÍNH KHÔNG TRONG
TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
Chuyên ngành: Lịch sử Triết học
Mã số: 62 22 03 01
173 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nguyên lý tính không trong Trung quán luận của Bồ tát long thọ và ý nghĩa của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U N N TI N SĨ TRI T HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ THƠ
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Trần Văn Thành
(Thích Quảng Hợp)
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong Khoa Triết học – ọc
viện khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện giảng dạy trang bị kiến thức, hỗ trợ tôi
trong suốt qu trình nghiên cứu và hoàn thành uận án này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành tri ân sâu sắc tới PGS. TS. Hoàng Thị Thơ đã
tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng tri ân các thầy cô trong c c hội đồng khoa học đã tận
tình góp ý kiến hướng dẫn giúp cho luận n được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin tri ân tới Tam Bảo, thầy Tổ gia đình Phật tử, bạn bè
đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận n
Tác giả luận án
Trần Văn Thành
(Thích Quảng Hợp)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN Đ N
LU N ÁN .............................................................................................................. 6
1.1. Tư liệu về bối cảnh Ấn Độ trước Bồ Tát Long Thọ ....................................... 6
1.2. Tư liệu về nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ 12
1.3. Tư liệu về ý nghĩa nguyên lý Tính Không của Bồ tát Long Thọ trong Trung
Quán Luận ............................................................................................................ 22
1.4. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án ................................................. 28
1.5. Những nội dung kế thừa và triển khai mới trong Luận án ............................ 30
Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ, NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NGUYÊN LÝ TÍNH
KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ ................ 31
2.1. Những tiền đề khách quan ...................................................................................... 31
2.2. Nhân tố chủ quan và giới thiệu tác phẩm Trung Quán Luận ........................... 58
Chương 3: NGUYÊN LÝ TÍNH KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN
CỦA BỒ TÁT LONG THỌ ...................................................................................... 78
3.1. Nội dung cơ bản của nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận .......... 80
3.2. Cấu trúc của nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận ......................... 95
3.3. Đặc điểm cơ bản của nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận ........ 100
Chương 4: Ý NGHĨA NGUYÊN Ý TÍNH KHÔNG TRONG TRUNG
QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ .................................................... 105
4.1. Ý nghĩa nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận đối với Phật giáo
nói chung .......................................................................................................................... 105
4.2. Ý nghĩa nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận đối với Phật giáo
Việt Nam .......................................................................................................................... 117
4.3. Ý nghĩa nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận đối với con người
Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 133
K T LU N ....................................................................................................... 145
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 149
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay,
đang đặt ra những yêu cầu phát triển toàn diện về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa, tư tưởng triết học, tôn giáo. Ngoài việc nghiên cứu tri thức lý luận,
nhận thức luận đúng đắn về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn
phải quan tâm nghiên cứu các trào lưu tư tưởng triết học truyền thống cũng như
tư tưởng ngoại lai. Bởi vì chúng cũng là một phần trong lịch sử phát triển tri thức,
nhận thức của dân tộc và nhân loại.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công Nguyên, song nói tới
Phật giáo Việt Nam người ta thường hay nhắc tới thời vàng son lịch sử Phật giáo
thời Lý – Trần, thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử đã hợp nhất ba dòng thiền (Tỳ Ni
Đa Lưu Chi, Thảo Đường, Vô Ngôn Thông) thành một dòng thiền mang đậm
triết lý Tính Không được thể hiện thành tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt
Nam, từ vua quan đến thứ dân, sống tỉnh thức, không kẹt chấp trong cuộc sống
tu hành và cuộc sống đời thường.
Tư tưởng của người Việt Nam chịu ảnh hưởng không ít từ triết học của
Phật giáo, mà nền tảng tư tưởng của các tông phái Phật giáo Đại thừa như Thiền
tông, Tịnh độ tông, Mật tông đều trực tiếp từ tư tưởng Tính Không của Bồ Tát
Long Thọ. Mặc dù, không tránh khỏi những bất cập nhất định có tính lịch sử cụ
thể, nhưng Tính Không như một nguyên lý Phật giáo Đại thừa từng làm thay đổi
cả một khuynh hướng phát triển của Phật giáo.
Trong tiến trình lịch sử, đã có sự hòa quyện, giao thoa giữa Phật giáo với
nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng Phật giáo vẫn giữ được nét độc đáo riêng. Phật
giáo gắn bó, đồng hành với nhiều dân tộc trên thế giới và có ảnh hưởng to lớn, sâu
rộng đến đời sống tinh thần của tín đồ trên nhiều phương diện và trong các tôn giáo.
Trong các tôn giáo, Phật giáo là một học thuyết thể hiện tính triết lý sâu
sắc, mà Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna, khoảng 150-250
2
CN) là sự kế thừa và phát triển tinh thần “Không”, “Vô”, “Bất”, “Phi” vốn có từ
nguồn gốc Phật giáo Nguyên thủy, được thể hiện trong Kinh Kim Cương B t
Nhã thành hệ thống tư tưởng của Phật giáo Đại thừa.
Từ thực tế đó trở về nghiên cứu hệ thống tư tưởng triết học cơ bản nguyên
lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ là việc làm cần
thiết, có ý nghĩa lý luận đối với triết học Phật giáo. Tính Không trong Phật giáo
nói chung, trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ nói riêng là vấn đề cốt
lõi, thuộc bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận của triết học Phật giáo. Nó
là tiền đề lý luận quan trọng để nắm bắt được mắt xích của toàn bộ các triết
thuyết độc đáo của Phật giáo nói chung và của Thiền tông Đại thừa nói riêng. Từ
đó có thể hiểu và giải thích được toàn bộ sự phát triển của các tông phái Phật
giáo và các hình thức đa dạng của nó.
Tuy nhiên, đến nay vẫn c n một số ý kiến chưa thống nhất về vấn đề Tính
Không của Phật giáo Đại thừa nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Ch ng
hạn, có người nhầm hiểu Tính Không là trơ lì, trống rỗng, không tác dụng, không
phải Niết bàn, và từ đó sinh hoài nghi cả Phật giáo. Nghiên cứu vấn đề nguyên lý
Tính Không của Phật giáo nói chung và của Trung Quán Luận nói riêng, không có
nghĩa là đoạn tuyệt nền triết học cũ, mà ngược lại, đó là xu hướng kết hợp biện
chứng giữa triết học hiện đại với yếu tố hợp lý của triết học truyền thống.
Là một vị tu sỹ Phật giáo, bản thân tôi cần phải tu học, nghiên cứu nghiêm
túc nắm vững giáo lý Phật giáo, triết học Phật giáo nói chung và về nguyên lý
Tính Không trong Trung Quán Luận nói riêng để có thể giải thích những thắc
mắc của Phật tử về triết lý Phật giáo, cũng như để hiểu ảnh hưởng của triết lý
nguyên lý Tính Không trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Việc thảo luận về
nguyên lý Tính Không vẫn chưa bao giờ kết thúc, song thực tế ở nước ta dường
như lại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này.
Thêm nữa, Bồ Tát Long Thọ cũng đã từng kh ng định nguyên lý Tính
Không diệt trừ những luận điểm siêu hình trong tâm thức tư tưởng cá nhân. Nó
3
không chỉ là nội dung tư tưởng căn bản đối với Phật giáo Đại thừa nói chung, mà
còn có vị trí quan trọng đối với tư tưởng Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam.
Với một số lý do trên, tác giả luận án này lựa chọn đề tài Nguyên lý Tính
Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và ý nghĩa của nó làm
đề tài nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành lịch sử triết học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
+ Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ nguyên lý Tính Không trong
Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và làm rõ ý nghĩa của nó.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:
- Khái quát tiền đề, nhân tố cá nhân đối với sự hình thành nguyên lý Tính
Không trong Trung Quán Luận của Bồ tát Long Thọ.
- Phân tích nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát
Long Thọ từ tiếp cận triết học.
- Làm rõ ý nghĩa nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ
Tát Long Thọ đối với Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam, con người
Việt Nam nói riêng.
3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận về duy vật biện chứng - duy vật
lịch sử và các quy luật phát triển của lịch sử tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Các giá trị tư tưởng của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng; Ngoài ra luận án
còn dựa trên các thành tựu lý luận về triết học Phật giáo nói chung, triết học Phật
giáo Việt Nam nói riêng và một số bản dịch Trung Quán Luận bằng tiếng Việt.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận án vận
dụng các phương pháp lịch sử – logic, phân tích – tổng hợp, so sánh - đối chiếu
và kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành: triết học, sử học, văn học,
Phật học, Thiền học, Tôn giáo học, đạo đức học
4
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài luận án lấy đối tượng nghiên cứu là nội
dung nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và
phân tích ý nghĩa của nó đối với Phật giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam và con
người Việt Nam nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu của Luận án: về mặt khoa học là nguyên lý Tính
Không trong Trung Quán Luận theo tiếp cận triết học; về tài liệu gốc luận án dựa
vào hai bản Việt dịch có uy tín là: Trung Quán Luận (2001) của Chánh Tấn Tuệ
và Trung Luận (2008) của Thích Thanh Từ. Ngoài ra, luận án còn tham khảo
một số kinh Phật để minh chứng cho các luận điểm cần thiết trong đề tài. Về thời
gian và không gian gắn liền với thời đại Long Thọ và Phật giáo Đại thừa Ấn Độ,
Trung Quốc và liên hệ với lịch sử Phật giáo Việt Nam, trên các vấn đề có liên
quan từ góc độ một tu sĩ Phật giáo Đại thừa.
5. Đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở tiếp thu các đề tài đi trước, luận án tập trung đóng góp một số ý sau:
- Làm rõ hơn tiền đề tư tưởng nguyên lý Tính Không trong Ấn Độ cổ và
tư tưởng của Đức Phật trong kinh điển Nguyên thủy Phật giáo.
- Khái quát và đánh giá nội dung nguyên lý Tính Không trong Trung
Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ từ tiếp cận triết học.
- Chỉ ra một số ảnh hưởng của nguyên lý Tính Không trong Trung Quán
Luận đến lịch sử phát triển Phật giáo Đại thừa và việc hình thành một số đặc
điểm nổi bật của tư tưởng nhập thế của Phật giáo Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần hệ thống, phân tích và đánh giá tư
tưởng nguyên lý Tính Không của Phật giáo Đại thừa qua tác phẩm Trung Quán
Luận của Long Thọ - một đại diện tiêu biểu nhất của Phật giáo Đại thừa từ góc
độ triết học. Đề tài hy vọng sẽ bổ sung thêm cho lý luận về triết học Phật giáo
nói riêng và triết học phương Đông nói chung.
5
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu,
giảng dạy và học tập về tư tưởng triết học Phật giáo nói chung và Phật giáo Đại
thừa trong tác phẩm Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục
các công trình đã công bố, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU IÊN QUAN Đ N LU N ÁN
Nghiên cứu về tư tưởng triết học Phật giáo Đại thừa cũng như tư tưởng
triết học nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ tát Long Thọ1,
từ lâu đã được các triết gia, các nhà Phật học trong và ngoài nước quan tâm vì
Trung u n uận là một tác phẩm triết học độc đáo, không thể bỏ qua khi nói về
Phật giáo Đại thừa hay nói về tư tưởng triết học phương Đông. Căn cứ vào nội
dung cũng như cách tiếp cận của các tư liệu nghiên cứu, Trong đề tài luận án này
tác giả luận án tạm chia thành các nhóm tư liệu cơ bản sau:
1.1. Tư liệu về bối cảnh Ấn Độ trước Bồ Tát Long Thọ
Để xác định lại tư liệu sử học, đem lại cái nhìn tổng quan về bối cảnh lịch
sử Phật giáo Ấn Độ qua các thời kỳ, ảnh hưởng tới tư tưởng Tính Không ở Đức
Phật và Phật giáo trước Long Thọ, tác giả đã tham khảo các tư liệu sau:
Thích Thanh Kiểm (1971), ược sử Phật giáo Ấn Độ, Quê Hương (tái bản
lần thứ nhất); Doãn Chính (1999), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Thanh
Niên, Hà Nội; Thích Nữ Trí Hải (dịch), Minh Châu (giới thiệu) (1974), Tư tưởng
Phật học, Nxb Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh; Minh Chi - Hà Thúc Minh (1993),
Đại cương triết học phương Đông Nxb Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh;
Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu,
Nxb Văn học; Thích Thiện Siêu (dịch) (1997), Luận đại trí độ, Tập I, Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh; Thích Tâm Thiện (1998),
Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb TP. Hồ Chí Minh; Kimura Taiken
(1998), Nguyên thuỷ Phật gi o tư tưởng luận, Thích Quảng Độ dịch, Nxb Thành
Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành; Kimura Taiken (1998), Tiểu thừa Phật
gi o tư tưởng luận, Thích Quảng Độ dịch, Nxb Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí
Minh ấn hành; Kimura Taiken (1998), Đại thừa Phật gi o tư tưởng luận, Thích
1 Bồ Tát Long Thọ có khi gọi tắt là Long Thọ
7
Quảng Độ dịch, Nxb Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành; Nalinaksha
Dutt (1999), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa (HT Thích Minh Châu dịch),
Nxb TP.Hồ Chí Minh; Doãn Chính (1999), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn
Độ, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội; Thích Trí Quảng (2001), Tư tưởng Phật giáo tập II,
Nxb Tôn Giáo; Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo, Nxb
khoa học xã hội, Hà Nội; Pháp Hiền dịch (2003), Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa
của Andre Bareau, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Thích Hạnh Bình (2007), Tìm hiểu
giáo lý Phật giáo Nguyên thủy của Thích Hạnh Bình, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ
Chí Minh; Conze (2007), Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Hạnh Viên dịch, Nxb.
Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Hữu Vui (chủ biên - 2007), Lịch sử
Triết học, Nxb chính trị quốc gia; Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (2008) của Pháp Sư
Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí dịch, Nxb Phương Đông; Thích Thiện Hoa (2008),
Phật học phổ thông, Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành; Tuệ Sĩ dịch
(2008), Tinh hoa triết học Phật giáo, Nxb Phương Đông; Bộ giáo dục và Đào tạo
(2008), Giáo trình triết học Mác Lênin, NXB. Chính trị quốc gia; T.R.V. Murti,
(2012), Tính Không cốt tủy của triết học Phật giáo, Huỳnh Ngọc Chiến dịch, Nxb
Hồng Đức; Hoang Phong (dịch, 2013), Khái niệm Tánh Không trong Phật giáo,
Nxb, Hồng Đức. Trong đó đáng chú ý là các tác phẩm sau:
Cuốn Triết học Ấn Độ (2002) của Hà Thúc Minh, nhà xuất bản thành phố
Hồ Chí Minh đã khái quát hóa triết học Phật giáo từ thời Thích Ca tới Long Thọ,
trong đó đã nêu bật được sự hình thành Tam tạng kinh điển với những nội dung
căn bản của Phật giáo như: Vô thường (trang 204), Tứ Đế (trang 189), Ngũ uẩn
(trang 191), Giới – Định - Tuệ (trang 216- 220), quá trình hình thành phân chia
bộ phái và hai nhánh triết học Đại thừa (Trung quán, Du già). Từ đó Hà Thúc
Minh khái lược quan niệm về Không, Trung đạo của Long Thọ: “... về vấn đề
bản thể (tồn tại, pháp), đã tránh được pháp hữu và pháp vô. Long Thọ không
đứng về bên nào cả”. Về phương pháp tiếp cận, ông cho rằng trong Trung u n
uận Long Thọ đã tập trung loại trừ phương pháp tư duy duy lý và kh ng định
8
để tìm ra chân lý của pháp phải dựa vào “phủ định pháp”, trên cơ sở cho rằng
Không thuộc về bản thể, nó không thể giải thích được bằng tư duy logic. Hà
Thúc Minh đã nhận định “Không của Long Thọ gắn liền với quan niệm duyên
khởi” của Phật khi giác ngộ thấy pháp Duyên khởi [104, tr. 251-266].
Cuốn Lịch sử Triết học (2008) của Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), chương 2
(trang 109) đã khái quát sự hình thành lịch sử Phật giáo Ấn Độ Cổ - Trung đại,
đồng thời đã nêu bật được nhân sinh quan của Phật giáo với tư tưởng “Vô ngã”,
“Vô thường”. Nhân sinh quan Phật giáo bác bỏ ý nghĩa thần thánh của Đại ngã
(Braman) và Tiểu Ngã ( tman), nhưng tiếp thu nhân sinh quan biện chứng về
luân hồi (samsara) và nghiệp (karma) của Bà La Môn giáo. Đức Phật kh ng định
mục đích giáo pháp của Người là tìm ra con đường giải thoát, và giúp chúng sinh
thoát ly sinh tử. Tác phẩm cũng nêu bật được tư tưởng của phái Trung luận
(Madhyamika) là tư tưởng về “Không” của Long Thọ khi cho rằng thế giới vật
chất và ý thức vốn là Không, do vô minh mà nó hiện tượng như chúng ta đang
thấy. Sự vật hiện tượng chỉ là giả, ảo. Để nhận thức được như thật, đó là nhờ
pháp Trung đạo. Có được Trung đạo cần phải tu tập, có được trí tuệ Bát nhã sẽ
có thể thấy vạn sự như Không, Chân như [187, tr.133-141].
Cuốn Giáo trình triết học Mác – Lênin (2008) của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, do Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui chủ biên đã khái quát được về
triết học, lịch sử triết học, đặc biệt cuốn sách này ở chương 2 (trang 25) đã có
phần khái quát hoàn cảnh ra đời triết học và đặc điểm của triết học Ấn Độ Cổ -
Trung đại. Khi bàn tới vấn đề bản thể luận, một số học phái thường tập trung bàn
tới vấn đề Tính Không, lấy không để đối với có, quy cái có về cái không, chứng
tỏ có một tư duy khái quát cao vào thời đó [7, tr. 25 – 27].
Cuốn Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (2008) của Thánh Nghiêm, do Thích Tâm
Trí dịch, nhà xuất bản phương Đông, đã khái quát về Ấn Độ trên các phương
diện lịch sử, tôn giáo, tư tưởng, đời sống, khoa học, nghệ thuật, như Ấn Độ
như một đại lục hình tam giác khổng lồ, có nhiều loại chủng tộc chung sống tạo
9
ra nhiều văn hóa khác nhau, có khi đồng có khi dị, như nền văn hóa ở khu vực
Bàng Giá Phổ (Ngũ Hà), và Tín Đức. Ở Ấn Độ, người ta nhận thấy nơi này phát
xuất ra nhiều mô hình tôn giáo của Thế giới. Nếu lấy tôn giáo của người Aryan
làm chính thống thì Veda là nhất quán cả về tôn giáo - tư tưởng. Xã hội Ấn Độ
phân chia làm bốn giai cấp rõ rệt: giai cấp Bà La Môn, giai cấp Sát Đế Lợi, giai
cấp Phệ Xá (thương gia), và giai cấp Thủ Đà La (nô lệ tiện dân). Bốn giai cấp
này phân biệt hà khắc, không có bình đ ng về sinh hoạt trong cuộc sống. Về tín
ngưỡng của người Aryan chia vũ trụ làm ba cõi: Thiên – không – đại. Mỗi cõi
chứa 11 vị thần. Tổng cộng ba cõi có 33 vị thần cai quản. Một số vị thần như:
Thái dương thần, Thiên Thần, vũ thần, không khí thần, hỏa thần..., Triết học Ấn
Độ chia thành bốn thời kỳ, đó là thời kỳ Veda, Sử thi, thời kỳ Kinh điển, thời kỳ
Chú sớ. Một khi sáu phái triết học ra đời, phái nào cũng muốn luận tranh để tồn
tại. Việc chấp hữu chấp vô là lẽ không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày.
Mặt khác, do thiếu sự nhận thức rõ ràng về thế giới vũ trụ như thực là không thể,
đ i hỏi cần có một tư tưởng, cái nhìn mới về vũ trụ như thực. Thế là một con
người ra đời tu tập giác ngộ, đó là Thích Ca Mâu Ni. Người tiếp tục kế thừa và
phát triển tư tưởng Không chính là Bồ Tát Long Thọ, khi đưa ra triết thuyết
nguyên lý Tính Không nhằm phá tan chấp hữu – vô của ngoại đạo và của tư duy
thông thường. Ngoài ra, chương IV c n ghi tóm tắt tiểu sử Long Thọ, trước thuật
tư tưởng giáo hóa độ sinh, tư tưởng Tính Không của ông. Tác giả có nhận định
rằng Long Thọ chịu ảnh hưởng từ Kinh Bát Nhã và Kinh Hoa Nghiêm nhưng vẫn
lấy kinh Bát Nhã làm chính cho tư tưởng nguyên lý Tính Không của mình [108,
tr.360]. Luận án sẽ bàn tiếp theo thêm ở phần chương 2. Đặc biệt Thánh Nghiêm
đã chú ý tới một số tranh luận liên quan tới nguyên lý Tính Không ở góc độ bản
thể luận, nhận thức luận giữa hai khuynh hướng Tiểu thừa và Đại thừa như
“Không” và “Hữu”. Từ đó ông kh ng định vị trí quan trọng của Tính Không trên
những vấn đề triết học đối với khuynh hướng Đại thừa của Phật giáo Ấn Độ.
10
Trên đây là một số thành quả nghiên cứu có liên quan đến nguyên lý Tính
Không Phật giáo Ấn Độ trước thời Bồ Tát Long Thọ. Tác giả căn cứ vào tài liệu
đó để khảo cứu tư tưởng nguyên lý Tính Không trong Phật giáo Ấn Độ qua từng
giai đoạn lịch sử của đất nước.
Cuốn Đại cương triết học Trung Quán của Tác giả Jaidev Singh, dịch giả
Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản đăng
tải trên trang web Thư Viện Hoa Sen năm 2010 đã trình bày cấu trúc của cuốn
sách này gồm có 5 chương, trong đó tác giả và dịch giả đã phác thảo toàn cảnh
về triết học Trung Quán Luận, mà Tính Không làm chủ đạo, cụ thể : Ở chương 1,
Jaidev Singh đã khảo cứu về vấn đề Nguyên thủy Phật giáo Đại thừa. Về Triết
học Đại thừa (Mahayàna) gồm có hai phái: Triết học Trung Quán (Madhyamaka)
hay Không Luận (Sùnyavàda) và Du Dà Hành phái (Yogàcàra) hoặc Duy Thức
Luận (Vijnànavàda). Tiếp theo tác giả luận về phần Trung Quán Luận: Cuộc đời
của Long Thọ và Đề Bà (Thánh Thiên); Trung Quán Luận (Madhyamaka-sastra)
của Long Thọ (Nàgàrjuna) được khái lược chỉ gồm hơn 400 tụng tán ca, được
chia thành 27 chương. Tuy nhiên ở đây tác giả đã giải thích về hai Long Thọ
khác nhau về thời gian; một Long Thọ ta đang nghiên cứu, hai là Dược sư Long
Thọ Mật Giáo (Tràtrica Nàgàrjuna) người đã sống khoảng thế kỷ thứ VII CN.
Theo người Tây Tạng thì Bồ Tát Long Thọ đã sáng tác được khoảng 122
bộ luận, nhưng dường như chỉ còn một số luận. Theo tác giả thì khởi nguyên của
Phật giáo Đại thừa có thể truy cứu từ thời sơ khởi của Đại Chúng Bộ
(Mahàsamghika) và thời sơ khởi của văn điển Đại thừa (Mahàyana sùtras). Đặc
biệt tác giả khái quát sự tranh luận về Tính Không trong giáo lý Phật giáo Tiểu
thừa và Phật giáo Đại thừa qua vấn đề Vô ngã và Vô pháp. Theo Thượng Tọa Bộ
(Sthaviras) thì tự ngã của con người vốn không có tự tính, còn các pháp là có tự
tính (ngã không pháp hữu). C n Đại Chúng Bộ thì cho rằng ngã pháp đều không.
Chương 2, tác giả đã liệt kê được những trước tác của Long Thọ đã được
dịch sang tiếng Tây Tạng và tiếng Hoa. Ngoài ra tác giả còn luận giải về biện
chứng pháp của Trung Quán.
11
Chương 3, tác giả nói về sự khác biệt giữa Nguyên thủy và Đại thừa. Theo
tác giả, sự khác biệt giữa Nguyên thủy và Đại thừa phải dựa vào nhiều yếu tố:
Thông qua lý “Duyên khởi”, theo Nguyên thủy thì Niết bàn là có thể thụ đắc (đạt
được), còn theo Trung Quán thì Niết bàn không thể thụ đắc. Về lý tưởng giải
thoát, Nguyên thủy lấy mục đích là đạt tới giác ngộ cá nhân, c n Đại thừa là giác
ngộ cho tất cả mọi người.
Chương 4, tác giả đã khái quát những đặc điểm chính của Triết học Trung
Quán. Đó là Không và Tính Không. Có lẽ theo ý nghĩa lý luận về tồn hữu thì
“sunya” là một loại “không” mà đồng thời cũng “chứa đầy”. Vì nó không phải là
một thứ đặc biệt nào, nên nó dễ có thể trở thành mọi thứ. Nó được xem như đồng
nhất với Niết bàn, với Tuyệt đối, với Thực tại tối thượng, với Thực tại. Không là
đặc tính của thực tại. Còn Không Tính (sunyata) là danh từ trừu tượng bắt nguồn
từ chữ “sunya” (không). Tính Không có ý nghĩa là sự tước đoạt, và còn có hàm ý
là viên mãn. Vì nó thoát ra ngoài ngôn ngữ. Ngoài ra tác giả còn giải thích về
tam thân Phật theo lý tính không tự tính, pháp thân là tự tính từ bi và trí tuệ, ứng
dụng hóa thân vào đời [198].
Chương 5, tác giả đã trình bày về triết lý của sự tương quan theo quan
niệm Trung đạo, Tuyệt đối và Hiện tượng, Biểu hiện của thực tại (Tục đế) và
thực tại tuyệt đối (Thắng nghĩa đế).
Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu, cung cấp nhiều thông tin
rất rõ ràng. Tuy nhiên việc phân tích nội dung chỉ mang tính giáo trình, chưa đi
sâu phân tích các luận điểm triết học của Tính Không.
Cuốn Lịch sử Tư tưởng triết học Ấn Độ cổ Đại của Doãn Chính năm 2010,
gồm hai phần: Phần thứ nhất bàn về những tiền đề hình thành và phát triển của
triết học tôn giáo Ấn Độ thời cổ Đại, như điều kiện lịch sử và đặc điểm kinh tế,
chính trị xã hội Ấn Độ cổ đại. Phần thứ hai trực tiếp đi vào phân tích lý giải rõ
quá trình hình thành và phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại về tư tưởng
triết học Ấn Độ trong thời kỳ Veda và sử thi. Tiếp theo là triết học Ấn Độ thời
12
kỳ Phật giáo và Bà La Môn giáo. Trong đó đã kh ng định sự ra đời triết lý Vô
ngã vô thần đối nghịch lại một số tôn giáo hữu thần, thần quyền khác. Đến giai
đoạn Phật giáo Đại Chúng Bộ chủ đã có luận thuyết về vô, tức là Không luận.
Đó là lúc manh nha phân chia làm hai hệ phái Đại thừa và Tiểu thừa. Tiểu thừa
dùng kinh điển tiếng Pali và ảnh hưởng tới các nước phía Nam như Srilanka, Lào,
Thái Lan nên được gọi là Phật giáo Nam tông. C n Đại thừa dùng kinh điển
tiếng Sanscrit, phát triển ra các nước phía Bắc như Nê pan, Tây Tạng, Trung
Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, nên gọi là Phật giáo Bắc Tông [16, tr.330 - 337].
Như vậy tư tưởng Không đã có từ Phật giáo Nguyên thủy và nguyên lý Tính
Không đã có ảnh hưởng từ thời kỳ Phật giáo Bộ phái ở Ấn Độ và tiếp tục phát
triển theo Phật giáo Bắc tông.
1.2. Tư liệu về nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát
Long Thọ
1.2.1. Tư liệu về nguyên lý Tính Không nói chung của Phật giáo
Trường Bộ Kinh do Thích Minh Châu dịch (1967), Nxb Viện Đại học Vạn
Hạnh; Đại Tạng Kinh Việt Nam (1991), Kinh Tương Ưng Bộ, Tập III, Viện
nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành; Kinh Kim Cương, Thích Trí Quang dịch
và chú giải (1994), Nxb TP. Hồ Chí Minh; Đại Tạng Kinh Việt Nam (1999), Kinh
Tiểu Bộ, Tập I, Nxb. TP. Hồ Chí Minh; Kinh Trung Bộ (trọn bộ 3 tập), dịch giả
Thích Minh Châu, tóm tắt và chú giải Thích Nữ Trí Hải, (2002), Nxb Tôn Giáo;
Chư Kinh Nhật Tụng, Phạm Gia Thoan biên tập (2005), Nxb Tôn Giáo; Kinh Mi
Tiên Vấn Đ p, Thích Giới Nghiêm dịch (2005), Nxb Tôn Giáo; Kinh Chánh Pháp,
Hồng Như chuyển Việt ngữ (2006), Nxb Tôn Giáo; Kinh Đại Bảo Tích, Thích Trí
Tịnh dịch (2009), Nxb Tôn Giáo; Thích Thanh Kiểm (1995) ược sử Phật giáo
Ấn Độ, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành; Hoang Phong (2013), Khái
niệm Tánh Không trong Phật giáo, Nxb Hồng Đức...là những kinh sách có thông
tin cho thấy tư tưởng nguyên lý Tính Không đã có trong kinh điển Phật giáo
Nguyên thủy với những khái niệm liên quan trực tiếp và gián tiếp như giáo lý Vô
thường, Vô ngã, Không của vạn pháp, quy luật vô thường.
13
Trong Kinh Phật Tự Thuyết (Udana), thuộc Tiểu Bộ Kinh I, Đức Phật đúc
kết nguyên lý Duyên khởi: “Nếu như cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này
không có mặt thì cái kia cũng không có mặt, cái này hay cái kia sinh ra được là
do nương duyên vào nhau mà hiện khởi” [40, tr. 291].
Đặc biệt, trong Kinh Tương Ưng III, Đức Phật giảng về quán sắc - không
qua hình ảnh đám bọt nước đang trôi giữa dòng sông Hằng. Bọt nước và ráng
mặt trời đều “trống không, hiện rõ ra là rỗng không” không có tướng cố định [37,
tr.252-253]. Qua đoạn kinh trên thuyết minh pháp duyên sinh khi phân tích các
hình ảnh nương gá vào nhau h a hợp mà có các pháp, nên chúng không có thực
thể, chỉ là trống không, và tự tính không, nên tính là Không. Trong kỳ kết tập
Kinh điển lần thứ ba sau Phật nhập diệt (khoảng ba trăm năm), giải thích nguyên
lý Tính Không của Phật đã được ghi vào Tương Ưng Bộ Kinh. Đây cũng là cách
nhìn mới về nguyên lý Tính Không của Phật học hậu thế.
Kinh Phạm Võng được coi là chuyên luận về giới Bồ Tát, dành cho chúng
Phật tử tại gia khi thụ giới Bồ Tát, có đoạn nói về thực tướng Không của vạn
pháp. Điểm này tương đồng với tư tưởng “Bát bất” trong Trung Quán Luận của
Long Thọ [142, tr. 331].
Trong Kinh Kim Cương, Đức Phật còn thuyết giảng về “ngã không và
pháp không” và nhiều khi còn nhấn mạnh rằng tâm con người ta qua ba thời
cũng đều là vô ngã, không thể có, tức Không: “tâm quá khứ không thể có, tâm
hiện tại không thể có, tâm vị lai không thể có” [88, tr.751]. Với giáo lý của Phật
từng dạy rằng hiểu biết về pháp Không đồng nghĩa với đạt được mục tiêu của sự
tu tập giác ngộ và giải thoát. Ngài nhấn mạnh nên hiểu cuộc đời mọi pháp do
nhân duyên hòa hợp, pháp pháp đều vô tướng, vô ngã tức Không. Phải chăng tư
tưởng nguyên lý Tính Không có được ở Phật giáo là sự kế thừa và phát triển từ
Không trong Nguyên thủy Phật giáo. Những tài liệu trên, phong phú, công phu
và nghiêm túc, là nguồn tài liệu gốc để tác giả tìm hiểu tiền đề tư tưởng nguyên
lý Tính Không của Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ.
14
1.2.2. Tài liệu về nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận
* Tài liệu liên quan đ nh gi nguyên lý Tính Không trong Trung u n uận
Thích Tâm Thiện (1999), Lịch sử tư tưởng và triết học Tánh Không, Nxb
Tp. Hồ Chí Minh; Thích Hạnh Bình (2007), Triết học Có và Không, Nxb
Phương Đông, Hà Nội; Tuệ Hạnh (dịch) (2007), Tăng Triệu và Tánh Không học
Đông phương, Nxb Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh; Thích Nữ Giới Hương
(2007), Bồ Tát và Tánh Không trong Kinh tạng Pali và Đại thừa, Nxb Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh; Đoàn Trung C n (2008), Phật Học Từ Điển, Nxb Tổng Hợp,
TP. Hồ Chí Minh;Tưởng Duy Kiều, Tưởng Duy Kiều (1958), Đại cương triết
học Phật giáo, Thích Đạo Quang dịch, Nxb Huyền Trang, Sài gòn; O. O.
Rozenberg (1990), Phật giáo- những vấn đề triết học, Trung tâm Tư liệu Phật
học xuất bản, Hà Nội; Sự phân nhánh Tiểu thừa và Đại thừa Phật giáo của
Hoàng Thị Thơ, tạp chí Triết học, số 4 năm 1993; Thích Chơn Thiện (1997),
Phật học khái luận, Nxb TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Tài Thư (chủ biên;1998),
Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội; Thích Mật Thể
(2004), Thế giới quan Phật giáo, Nxb ...
P.I.- U- Đin xuất bản năm 1986 trình bày: Nguyên lý là khái niệm trung tâm, là
29
cơ sở có tính hệ thống, khái quát của một luận điểm căn bản có tính trừu tượng
cao định hướng cho cả hệ thống lý luận [101, tr.391].
- Tính Không (Sunyata) theo Từ Điển Phật học Hán Việt của Phân viện
nghiên cứu Phật học xuất bản năm 2004, “Tính Không là một trong 18 Không”.
Không này ý chỉ là không tự tính, không sự tướng của sự vật và hiện tượng trong
Kinh Bát Nhã như đã giải thích [116, tr.1251].
- Nguyên lý Tính Không (Principle of Sunyata) là cơ sở căn bản cho học
thuyết không tự tính của vạn vật, kéo theo đó là hệ thống nhất nhận thức luận
Bát nhã, giải thoát luận hướng nội bình đ ng vô thần.
- Trung Quán (Madhyamaka) là một phương pháp tư duy được Long Thọ
dùng để giúp nhận thức tránh kẹt vào chấp Hữu hoặc chấp Vô (tránh cả hai thái
cực) để thấy được các pháp đều do vô vàn nhân duyên hòa hợp và vận động,
biến đổi liên tục nên không có “Hữu” và “Vô” c n gọi là vô tướng.
- Trung Quán Luận (Madhyamaka sastra) là một tác phẩm quan trọng của
Long Thọ, và là một trong ba bộ luận căn bản của Tam luận Tông ở Trung Quốc.
Đó là lý luận về sự quán sát sự vật theo lý Duyên khởi Trung đạo, siêu việt các
tướng, không vướng vào nhị biên (có – không).
- Vô thường (Anitya) là quy luật về sự thay đổi không dừng chi phối toàn
bộ vũ trụ, con người và vạn vật. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường
trụ, bất biến, thường còn.
- Vô ngã (Anatman) là không có cái Ta. Theo luật vô thường thì không có cái
Ta trường tồn, vĩnh cữu. Mà cái Ta nó biến đổi không ngừng, từng giờ, từng sát na.
- Ngũ ấm (Skandha) là năm yếu tố cơ bản tạo nên con người gồm: sắc, thọ,
tưởng, hành, thức.
- Chân như (Bhuta Tathata) có nghĩa là chân thực.
- Hữu Vô (Bhava Negtive) là cặp phạm trù lớn nhất mà Trung Quán Luận
cố gắng xử lý qua phương pháp Trung đạo. Theo giáo lý nhà Phật thì các pháp
do nhân duyên sinh khởi như huyễn như hóa. Khi nhân duyên h a hợp thì là có,
khi nhân duyên ly tán thì là không.
30
- Pháp (Dhamrma) là chỉ hết thảy vạn vật, hữu hình vô hình, chúng sinh,
thế giới vạn pháp không tính.
1.5. Những nội dung kế thừa và triển khai mới trong Luận án
Một cách khái quát, những công trình nghiên cứu đi trước đều trực tiếp
hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, đã đề cập đến nguyên lý
Tính Không như là một tư tưởng triết học chủ đạo và cốt lõi của toàn bộ giáo lý
Phật giáo, đồng thời đều thừa nhận ảnh hưởng của nó đối với các thời kỳ Phật giáo.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về nguyên lý Tính Không từ góc độ
triết học c n quá ít. Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
nguyên lý Tính Không một cách cụ thể chi tiết và có hệ thống, cũng như ý phân
tích nghĩa nguyên lý Tính Không đối với Phật giáo và con người Việt Nam.
Trên cơ sở tiếp thu kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,
luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu một số vấn đề sau đây:
- Phân tích làm rõ tiền đề, cơ sở hình thành nguyên lý Tính Không trong
Trung Quán Luận của Bồ tát Long Thọ (ở chương 2 của Luận Án).
- Phân tích, luận giải nội dung nguyên lý Tính Không trong Trung Quán
Luận của Bồ Tát Long Thọ từ tiếp cận triết học (ở chương 3 của LA).
- Phân tích ý nghĩa của nguyên lý Tính Không đối với Phật giáo nói chung
(ở tiết 4.1), đối với Phật giáo Việt Nam (ở tiết 4.2) và đối với con người Việt
Nam ngày nay (ở tiết 4.3) trong chương 4 của Luận án.
31
Chương 2
NHỮNG TIỀN ĐỀ, NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NGUYÊN LÝ TÍNH
KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN LUẬN CỦA BỒ TÁT LONG THỌ
2.1. Những tiền đề khách quan
2.1.1. Tiền đề xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo
Long Thọ (Nagarjuna) sinh vào khoảng thế kỷ thứ II-III sau CN, khi xã
hội Ấn Độ đang có những biến đổi lớn. Vương triều Maurya và vương triều
Kushan là hai triều đại phồn thịnh nhất của Ấn Độ cổ đại, kéo dài khoảng từ thế
kỷ III TCN (Trước Công nguyên) tới thế kỷ II sau CN. Đây là giai đoạn gắn liền
với tên tuổi hai vị vua nổi tiếng, soka ( Dục, 304-232 TCN) và Kanishka (Ca
Nhị Sắc Ca, 127-163 CN). Phật giáo phát triển thịnh vượng nhờ công hộ pháp
của các vị vua ở hai triều đại này. Hai Đại hội kết tập kinh điển (lần thứ 3 vào
thế kỷ III TCN và lần thứ 4 thế kỷ II sau CN) đã hoàn thiện Tam tạng kinh
(Tripitaka) của nhà Phật.
Asoka là vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya, do Chandragupta
Maurya sáng lập thế kỷ thứ IV TCN. Ấn Độ lúc này thực sự trở thành một đế
quốc hùng mạnh, thống trị cả một vùng lãnh thổ rộng lớn, chiếm hầu hết tiểu lục
địa Ấn Độ. Biên giới phía Bắc được mở rộng tới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, bao
gồm cả Kashmir và Nepal ngày nay. Will Durant có nhận định rằng: “ soka đã
làm chủ một đế quốc rộng lớn nhất từ trước chưa hề có ở Ấn Độ, vì đế quốc đó
gồm cả A Phú Hãn (Afghanistan), và toàn thể Ấn Độ ngày nay, trừ Tamilakam,
tức xứ của người Tamil ở cực Nam bán đảo” [188, tr.118]. soka xuất thân từ
Bà La Môn qua quá trình chinh phạt thấy sự chết chóc quá nhiều nên nảy sinh
lòng từ bi, gần gũi Tăng già tu học Phật pháp khuyên quan dân cùng tu tâm làm
thiện, sẵn sàng ủng hộ, bảo trợ Phật giáo. Có thể nói Asoka là vị quân vương kiệt
xuất ủng hộ Phật giáo. ng đã lập nhiều bia đá, trên đó khắc pháp dụ răn mọi
người sống có đạo đức, niềm tin, làm ăn lương thiện. ng c n đặt các chức quan
Phật như “Chính pháp Đại thần” để giúp nhà vua cai quản các tôn giáo trên toàn
32
vương quốc, truyền bá giáo lý của Phật giáo tới các nước lân cận, làm tiền đề tốt
đẹp cho Phật giáo phát triển thành tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới sau này.
Qua cuộc chiến tranh xâm lược ở Kalingan, Asoka thấy cảnh chết chóc
đau thương hơn 100.000 người, ông đã quán chiếu về sự đau khổ và chết chóc dã
man đó và ông đã từ từ thay đổi tư tưởng cai trị đất nước Ấn Độ theo tinh thần
nhân văn, khoan dung, lấy Phật giáo yêu chuộng hòa bình làm quốc giáo. Vua
soka đã tạo dựng được đời sống, chính trị, xã hội thịnh trị trên khắp đất nước
Ấn Độ và mở rộng bang giao với các nước láng giềng. Người dân ấm no, không
bị cảnh chiến tranh, không có cảnh mê tín loạn tâm, các tôn giáo cùng song song
phát triển với Phật giáo. Cuốn Lịch sử triết học Ấn Độ của Thích Mãn Giác mô
tả cuộc sống xã hội hưng vượng thời đó:
Thóc thì nhiều, vải thì lắm, không một ngành công kỹ nào là không
phát đạt. Đường cái rộng thênh thanh, từng đoàn xe chuyển vận hàng
hoá từ Tây qua Đông và ngược lại, lai vãng tối ngày. Dưới sông, ngoài
bể, thuyền bè của các thương nhân, xuất nhập ngược xuôi, tấp nập
không kém [54, tr.122-123].
Asoka (A Dục Vương) c n sắc lệnh cho các “chính ph p đại thần” đẩy
mạng công việc hoằng hoá Phật giáo ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ, tới các nước
phương Tây, phương Đông. Điển hình là thái tử Mahendra, con trai của chính
vua soka, là người có công lớn trong việc truyền bá Phật giáo tới Tích Lan
(Srilanka). Asoka kêu gọi toàn dân, cùng Bà La Môn giáo sống hoà hợp, tăng
trưởng đạo hạnh, không được tìm mọi cách đề cao tôn giáo mình, bài xích tôn
giáo khác. Ông còn cho xây nhiều tự viện, chùa tháp, cung cấp các buổi cúng
dàng chư tăng [86, tr.88 -109]. Vào năm 232 TCN, soka mất, sau đó đế chế
Maurya cũng suy vong dần, song Phật giáo đã phát triển như một tôn giáo Ấn
Độ và tôn giáo khu vực châu .
Phật giáo thời đại vua soka được xem là thời kỳ thịnh vượng nhất ở Ấn
Độ, nó đã phát triển ra các nước lân cận như: Sri Lanka, Kasmir, Syria, Egypt,
33
Epirus dưới thời đại lexander II. Sau khi vua soka băng hà, Bà La Môn giáo
bắt đầu phục hưng ở Ấn Độ nên Phật giáo có lúc bị đàn áp, vì thiếu sự bảo trợ
của các quân vương. Đến nay Phật giáo dường như bị ngưng trệ ở Ấn Độ.
Vương triều mới mang tên Shunga (185 TCN), do vua Pusyamitra trị vì, trở
lại lấy Bà La Môn giáo làm quốc giáo nên Phật giáo cũng theo đó suy vong dần ở
Ấn Độ. Triều đại Shunga tồn tại trong khoảng 100 năm (từ 185-78 TCN). Thời kỳ
này tình hình chính trị, xã hội Ấn Độ có nhiều biến động, các xung đột tôn giáo
diễn ra dưới triều đại này rất khốc liệt. Vua Pusyamitra đã cho thực thi một chính
sách độc tôn Bà La Môn giáo và đàn áp Phật giáo mạnh mẽ. Nhiều tu viện, trung
tâm Phật giáo bị tàn phá, tu sĩ bị sát hại trong thời gian này [86, tr.155-157].
Khoảng năm 180 TCN với danh nghĩa vì Phật giáo, các tiểu bang thuộc đế
chế Hy Lạp ở phía Bắc Ấn Độ đã dấy binh đánh chiếm Ấn Độ, lập ra triều đại
Ấn – Hy, tồn tại khoảng 100 năm. Thời điểm này diễn ra sự giao lưu văn hoá
Đông Tây khá mạnh mẽ. Dưới triều vua Milinda (173-130 TCN) trị vì vương
quốc Bactria thuộc Tây Bắc Ấn (nay thuộc lãnh thổ của Afghanistan và
Pakistan), tuy xuất thân là một vị vua dòng dõi Bà La Môn anh minh, yên bác,
hùng biện giỏi nhưng khi gặp và tranh biện về Phật pháp thì lại bị khuất phục với
Tỳ kheo Na Tiên (Nagasena) và trở thành người sùng Phật giáo, bảo hộ cho Phật
giáo. Cuộc hội ngộ tranh luận của hai người đã dệt thành cuốn kinh Mi Tiên Vấn
đ p (Milindapana) ghi lại cuộc đàm đạo và phản ánh mối liên hệ giữa hai nền
văn minh Hy - Ấn. Ông có công lớn trong việc bảo vệ Phật giáo trước các âm
mưu tấn công Bà La Môn giáo. Xứ Gandhara thuộc nước Bactria là mảnh đất
ươm mầm cho sự chấn hưng Phật giáo và hưng khởi tư tưởng Đại thừa sau này.
Nhà vua đã nhường ngôi cho con trai, đi xuất gia. Ông mất vào năm 130 TCN,
vương triều dần dần bị suy yếu, và suy tàn khi bị thế lực người Nguyệt Chi
(Kushan) thôn tính vào đầu Công nguyên [86, tr.164-165].
Dưới triều đại Gupta vào thế kỷ I CN, Phật giáo bị phân hoá, sự truyền bá
bị rời rạc, phân tán, mỗi phái đều tìm một hướng riêng, tới mức tụ tập nhiều phái
34
theo địa phương cách riêng nhau. Tuy nhiên, Phật giáo nơi khác thì vẫn phát
triển, ví dụ như: Sri Lanka ở phía Nam và Kasmir ở phía Bắc Ấn Độ, cùng ba
phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivadi), Thượng Toạ Bộ (Theravada) và Đại
Chúng Bộ (Mahasanghika) đã tiến hành truyền bá Phật giáo [146, tr.34-35].
Theo cuốn Lịch sử Triết học Ấn Độ của Thích Mãn Giác (1967), khoảng
đầu CN, chủng tộc Kushan từ vùng Tây Bắc Ấn Độ đã dần mạnh lên thành một
thế lực và thôn tính triều đại Hy - Ấn, lập ra triều đại Kushan2, thống lĩnh cả một
vùng rộng lớn từ Tajikistan tới biển Caspian, từ Afghanistan cho tới thung lũng
sông Hằng. Vị hoàng đế vĩ đại nhất của triều đại này là vua Kanishka. Ông thực
sự kiểm soát được con đường tơ lụa đi qua vương quốc Kushan như là điểm giao
lưu giữa hai nền văn minh phương Đông - Tây, nối liền Trung Quốc với La Mã.
Sự gặp gỡ văn hoá phương Đông - Tây mở ra giao lưu cả tri thức khoa học, triết
học giữa phương Tây với phương Đông, giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Hy
Lạp, tạo ra một nền văn minh Gandhara hết sức rực rỡ. Nền kinh tế, thương
nghiệp phát triển, xã hội Ấn Độ phồn thịnh đã làm xuất hiện các tầng lớp quý tộc,
quan lại, thương gia mới giàu có ủng hộ Phật pháp. Họ đã xây dựng tự viện, tăng
xá, đúc tượng, cung ứng nhu yếu phẩm cho chư tăng. Ch ng hạn, có người còn
“bỏ tiền ra xây dựng cả một khu vực rộng lớn của tự viện, hay làm ngôi chùa to
lớn với bên trong rộng rãi đủ để thờ cả hàng chục pho tượng”[54, tr.250].
Ngay sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, có nhiều biến động về kinh tế,
chính trị, xã hội ở Ấn Độ và trong nội bộ Phật giáo bắt đầu có bất đồng ý kiến về
Phật pháp, làm xuất hiện nhu cầu kết tập kinh điển để thống nhất lại tinh thần
của giáo lý gốc. Kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất của Phật giáo diễn ra tại
Rajagraha dưới sự chủ trì Tôn Giả Ca Diếp (Mahakasyapa), với 500 vị hoà
thượng tham dự nhằm sưu tập và xác thực những lời Phật dạy [86, tr. 50].
Song, sự phân chia bộ phái trong nội bộ Tăng đoàn Phật giáo vào thời kỳ
kết tập kinh điển lần thứ hai, diễn ra khoảng 100 năm sau Đức Phật nhập Niết
2 C n gọi là Đế Quốc Quý Sương ( khoảng thế kỷ I– III SCN)
35
bàn bắt đầu xuất hiện vào khoảng 380 năm TCN. Kết tập kinh điển lần thứ hai
này tại Vaisali (Tỳ-Xá-Li) với mục đích là giải quyết sự bất đồng quan điểm về
giới luật. Đó là về 10 điều luật bổ sung, gọi là “thập phi pháp sự”, do nhóm tỳ
kheo Bạt Kỳ chủ trương. Sau lần kết tập này, Tăng đoàn phân ra làm hai:
Thượng Toạ Bộ (Arya sthavira - nikaya) và Đại Chúng Bộ (Mahasanghika). Sự
bất đồng quan điểm lần này chủ yếu về những vấn đề liên quan tới giới luật chứ
chưa có sự tranh luận về giáo pháp. Tuy đã có sự phân chia bộ phái nhưng về
giáo nghĩa và giáo đoàn vẫn chưa xẩy ra hiện tượng phân lập nổi bật nào. Đây là
tiền đề chuẩn bị Đại hội kết tập lần thứ ba [146, tr.22 - 23].
Cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba vào thế kỷ III TCN, khoảng 200 năm
sau Phật nhập Niết bàn, dưới sự bảo trợ của vua Asoka [86, tr.89-97]. Lần kết
tập này, không chỉ bàn luận về giới luật mà cả về giáo pháp. Ngài Mục Liên Tu
Đế (Moggaliputta Tissa), người chủ tọa Đại hội đã biên soạn cuốn Những điểm
dị biệt trên lập trường của phái Thượng Toạ Bộ nhằm bảo vệ giáo lý gốc, bác bỏ
một số luận thuyết cho rằng giáo pháp gốc không còn thích hợp, và Đại hội đã
chấp thuận quan điểm của ông. Luận tạng ( bhidhamma), được Hán dịch là A
Tỳ Đàm hay gọi là Vi Diệu Pháp, cũng được kết tập trong Đại hội lần này. Về
nguyên nhân của Đại hội kết tập này là do Phật giáo Nam tông và Bắc tông
không nhất trí với nhau. Nam tông cho rằng Đại hội được tổ chức nhằm giải
quyết tranh tụng của tăng sĩ theo nhóm giả làm Tỳ Kheo (tặc trú tỷ khiêu) trà
trộn vào tăng đoàn sửa đổi giới luật, kinh tạng, phá giáo đoàn. Bắc tông thì cho
rằng nguyên nhân chính của cuộc tranh luận là về “ngũ sự” 3, năm điều về phẩm
chất của vị A-La-Hán [104, tr.224-225].
Cuộc kết tập lần thứ tư tổ chức tại Tích Lan, khoảng 600 năm sau khi Phật
nhập Niết bàn. Mục đích lần này nhằm thống nhất giáo nghĩa của các bộ phái trên
tinh thần Thượng Tọa Bộ. Tại Đại hội này, lần đầu tiên Tam tạng kinh được biên
soạn bằng tiếng Pali, và một số bộ luận nổi tiếng đã trở thành kinh điển cốt yếu
3 “Ngũ sự” là về 5 phẩm chất của vị -la-hán: c n xuất tinh, vô tri, c n do dự, nhờ người khác để tu đạo, nhờ
tiếng khổ mới thấy được đạo. Các nhược điểm này cần phải tu tập mới có thể giác ngộ hoàn toàn như Phật.
36
của Phật giáo. Đại hội lần này tiếp tục phân phái trong nội bộ thành các bộ phái
Phật giáo, song lần này sự phân chia thành Đại Chúng Bộ và Thượng Toạ Bộ là
tiền đề trực tiếp cho sự hình thành hai nhánh Đại thừa (Bắc truyền) và Tiểu thừa
(Nam truyền) Phật giáo. Số bộ phái, theo Nam truyền gồm 24 bộ, theo Bắc truyền
có 2 quan điểm: 18 bộ, hoặc 20 bộ, và tên gọi có sự sai khác giữa Nam truyền và
Bắc truyền. Căn cứ theo “Dị Bộ Tôn Luân Luận” của Tiểu thừa Phật giáo thì
gồm các bộ phái là:
Thượng Toạ Bộ (Arya sthavira- nikaya) gồm:
- Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Saivastivadah)
- Độc tử bộ (Vatsiputriyah)
- Tuyết sơn bộ (Haima-vatah)
- Hoá địa bộ (Mahisasakah)
- Pháp Tạng bộ (Dharmaguptakah)
- Ẩm quang bộ (Kasyapiyah)
- Kinh lượng bộ (Sautrantikah)
- Pháp thượng bộ (Dharmottariyah)
- Hiền trụ bộ (Dhadryaniyaha)
- Chính lượng bộ (Sammitiyah)
- Mật lâm sơn bộ (Sandagirikah)
Đại Chúng Bộ (Mahasanghika) gồm:
- Đại Chúng Bộ (Mahasamghikah)
- Nhất Thiết Hữu Bộ (Ekavyavaharikah)
- Xuất thế bộ (Lokottaravadinah)
- Kê dật bộ (Kaukkutikah)
- Đa văn bộ ( Bahusrutiyah)
- Thuyết giả bộ (Prajnaptivadinah)
- Chế đa sơn bộ (Caityasailah)
- Tây sơn trụ bộ (Aparasailah)
- Bắc sơn trụ bộ (Uttarasailah) [86, tr.115-123].
37
Long Thọ tiếp tục kế thừa tư tưởng của phái Đại Chúng Bộ, đả phá các tư
tưởng bảo thủ, chấp vào Kinh và Luật, cho vấn đề “chấp thủ” chính là nguyên
nhân dẫn tới không giác ngộ tư tưởng giải thoát đích thực của Đức Phật.
Vào đầu thế kỷ thứ II CN, dưới triều đại Kanishka, phong trào Đại thừa
phật giáo đã phát triển mạnh cả về tổ chức Tăng đoàn và cả giáo lý. Đức vua
Kanishka vốn xuất thân đạo Bà La Môn, sau lại quy y Phật và trở thành nhà vua
Phật tử bảo trợ Phật giáo rất mạnh. Ông noi theo vua Asoka thỉnh các Trưởng lão,
Đại đức để tổ chức cuộc kết tập kinh điển lần IV tại Jalandhara ở Punjab
(Kashmir). Tam tạng kinh lần này được in khắc bằng tiếng Prakrit của xứ
Gandhara trên bản đồng. Sau này nó đã được dịch sang tiếng Sanskrit và truyền
theo con đường tơ lụa tới nhiều nước khác.
Dưới triều Kushan (khoảng thế kỷ I – III SCN) đã có sự thay đổi về mặt tư
tưởng, hệ thống kinh điển Đại thừa ngày càng nhiều, như kinh Bát Nhã, Pháp hoa,
ăng nghiêm ăng Già Tuy nhiên, theo Stcherbasky thì Đại thừa Phật giáo đã
manh nha từ tư tưởng của ngài Mã Minh (Asvaghosa) (thế kỷ thứ I) với tác phẩm
Đại thừa Khởi Tín Luận, triển khai thuyết A Lại Gia duyên khởi, và Nhị môn
(Chân như môn và sinh diệt môn). Vì thế, Mã Minh Bồ Tát được coi là sơ tổ Đại
thừa, người bắt nhịp Từ Tiểu thừa khơi ng i cho Đại thừa [146, tr.35-36].
Thời Bồ Tát Long Thọ, xã hội Ấn Độ đã phát triển hơn, song sự phân biệt
bốn đ ng cấp theo quy định của Bà La Môn giáo ngày một trở lại rõ hơn. Theo
bộ luật Manu của Bà La Môn giáo, xã hội phân chia bốn đ ng cấp: 1. Đ ng cấp
Tăng lữ, Bà La Môn chuyên lo việc lễ bái, truyền bá kinh Veda chăm lo đời sống
tinh thần; 2. Đ ng cấp Sát Đế Lị là dòng dõi vua quan, tể tướng chuyên việc bảo
vệ xây dựng đất nước, chính quyền; 3. Đ ng cấp Phệ Xá là người theo nghề
thương mại, nông nghiệp, công nghệ; 4. Đ ng cấp Thủ Đà La là giống người
Dravidian (Đạt la duy gia) người sống trên đất Ấn Độ rất sớm, sau này bị người
Arya thống trị trở thành người nô lệ, tiện dân. Ba đ ng cấp trên cao nhất có
quyền được tụng niệm kinh Veda và có thể chứng pháp, được sinh về Phạm
38
Thiên (bản thể của vũ trụ), do đó cả ba được gọi là “tái sinh tộc” (đ ng cấp được
tái sinh lại nhân thế). Đ ng cấp Thủ Đà La chỉ được sinh một lần, không được
tụng niệm kinh Veda, cũng không được hy vọng tái sinh về kiếp sau [108, tr.24-
29]. Sự phân biệt đ ng cấp dẫn tới nghề nghiệp của người cùng đ ng cấp đều
mang tính truyền thừa, nên sự phân chia đ ng cấp xã hội chi phối sâu sắc tới đời
sống nhân dân Ấn Độ lúc đó. Tuy nhiên, kinh tế thời Bồ Tát Long Thọ cũng có
sự đột phá. Tương truyền rằng Ngài cùng Bà Đa Bà Từ kiến tạo chùa ở núi Tạc
Sơn khi làm hết ngân khố (tiền kho), Ngài đã biết nghề dược liệu chữa bệnh cho
người, và đãi đá lấy vàng xây chùa, giúp đỡ người khác làm ăn, nhiều người giúp
nhau, có tiền tệ kích thích trao đổi hàng hóa khiến năng xuất cao hơn.
Vua Kanishka lên ngôi năm 120 CN, sùng mộ Phật giáo cho đúc tiền để
trao đổi hàng hóa. Có thể nói thời Bồ Tát Long Thọ: “Nền kinh tế thương nghiệp
cũng đã thoát thai từ trong lòng chiếm hữu nô lệ. Đồng tiền tạo thế lực cho các
thương gia cho vay nặng lãi, len lỏi khắp thôn cùng ngõ xóm vắng, rồi cuối cùng
biến đổi quan hệ công xã trì trệ thành quan hệ sản xuất phong kiến mới”. Qua đó,
ta có thể biết quan hệ sản xuất chế độ công xã nông thôn vẫn tồn tại, ruộng đất
vẫn thuộc sở hữu vua chúa. Nhờ sự bảo trợ cao của vua Kanishka đối với Phật
giáo, nên Phật giáo phát triển cùng sự ổn định kinh tế, ngoại thương buôn bán
với các nước láng giềng, hình thành con đường tơ lụa [104, tr.244 - 245].
Về tôn giáo, người Ấn Độ quan niệm hơi thở, như là cánh cửa khai mở
tâm thức. Nếu không có hơi thở thì con người sẽ chết, nếu không có tôn giáo thì
tâm thức con người bị bất an. Ấn Độ được coi là nơi tôn giáo xuất hiện sớm nhất
cuả nhân loại, tôn giáo đầu tiên ở đây là Veda giáo, sau chuyển thành Bà La Môn
giáo rồi Hidu giáo dần dần hình thành ra nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Jaina
giáo, Sikh giáo, Islam giáo, đạo Ba Tư. Nhưng trong thời Bồ Tát Long Thọ thì
Bà La Môn giáo và Phật giáo là nổi trội nhất. Vua Kanishka thời đó xuất thân từ
Bà La Môn nhưng ủng hộ Phật giáo, góp phần vào việc bảo hộ kết tập kinh điển
và hoằng dương Phật giáo Đại thừa.
39
Thời Long Thọ, Phật giáo Ấn Độ gặp nhiều vấn nạn về giáo lý, với những
nhầm lẫn, lạm dụng, giải thích tùy tiện, giản đơn hóa, làm nảy sinh nhu cầu cần
phải trở lại làm sáng tỏ hơn nữa một cách hệ thống nền tảng triết học của những
học thuyết cơ bản Phật giáo (như Duyên khởi, Nhân quả, Nghiệp báo, Giác ngộ,
Giải thoát, Niết bàn). Hiện nay có nhiều kinh điển Nguyên thủy có tư tưởng
Tính Không, Kinh Bát Nhã là kinh điển có từ Nguyên thủy (như Kinh A hàm) và
được hoàn thiện trong một thời gian dài. Trong đó Kinh Bát Nhã đã tập trung rõ
nhất các vấn đề tư tưởng Không, Chân như, Bát nhã. Tới thời, Long Thọ đã khai
thác tư tưởng nguyên lý Tính Không vốn có trong Phật giáo Nguyên thủy và hệ
thống Kinh Bát Nhã để giải thích lại nhiều vấn đề đang tranh luận gây phân chia
sâu sắc trong nội bộ Phật giáo Ấn Độ thời kỳ Bộ Phái, từ đó làm tiền đề cho
khuynh hướng mới, vượt qua cả tật chấp kiến “có” và “không” để có được quan
niệm giải thoát phổ quát nhất của Phật giáo.
Điều có thể xác nhận là Phật giáo Đại thừa đã xuất hiện trong thế kỷ thứ II,
dưới thời Vua Kanishka, mà lúc đó Long Thọ đã sáng tác bộ Đại Trí Độ Luận,
Trung Quán Luận. Trung Quán Luận được coi là tác phẩm xuất sắc nhất với
thuyết Tính Không (Sunyata) căn bản của Phật giáo Đại thừa: phi hữu, phi vô và
diệc hữu diệc vô [146, tr.34-36].
Trên đây là khái quát bối cảnh xã hội và tôn giáo Ấn Độ nói chung, Phật
giáo Ấn Độ nói riêng đã ảnh hưởng tới sự hình thành nguyên lý Tính Không
trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ.
2.1.2. Tiền đề tư tưởng
2.1.2.1. Tư tưởng Tính Không trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ trước Phật giáo
Đất nước Ấn Độ xưa là một quốc gia đa thần giáo, có người thờ thần lửa
có người thờ thần nước, có người tin theo thờ thần gió những niềm tin ấy giúp
họ lý giải nhiều hiện tượng về thiên nhiên, con người mặc dù chúng đều mang
lớp vỏ ngôn ngữ thần thánh. Phật giáo xuất hiện khi Ấn Độ cổ đã có một nền tư
tưởng triết học và tôn giáo trên 1500 năm TCN [54, tr.31 - 32]. Đó là các tôn
40
giáo thần quyền, chúng chiếm vị trí chính thống và cao nhất. Theo đó các tư
tưởng triết học của tôn giáo thần quyền cũng phản ánh quyền lực tối cao của tôn
giáo trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Khái niệm về Không hay Tính Không trong tư
duy Ấn Độ cổ trước Phật giáo đã có ngay trong giai đoạn Thần quyền, song nội
dung của nó cũng chưa thoát ra khỏi ý nghĩa của Thần quyền.
Tư tưởng Veda được coi là cổ nhất của Ấn Độ, xuất hiện khoảng 2000 năm
TCN. Tư tưởng này được thể hiện qua các bài phú vịnh, hay sấm ca của dân tộc
Aryan từ phương Bắc di cư vào Ấn Độ và của người Dravidan bản địa. Thời đại
Veda -Upanishad là thời đại trước Phật giáo, thuần túy thần khải, thần linh, song
chúng là sự khởi đầu, khai mở tư tưởng triết học Ấn Độ cổ và là tiền đề cho tất cả
các trào lưu tư tưởng sau này phát triển. Thời đại Bà La Môn do tộc người Aryan
chiếm lĩnh khu vực sông Hằng, đặt ra chức tước, bắt người dân bản địa Ấn Độ làm
nô lệ, và chia xã hội thành 4 giai cấp như đã nói ở trên. Sự bất bình đ ng về tự do
tín ngưỡng thời kỳ đó chính là mầm mống nảy sinh tư tưởng Phật giáo.
Tư tưởng triết học của Bà La Môn giáo (Brahmanism) có thể chia thành
ba giai đoạn: - Giai đoạn một coi Sinh Sản (Prajapati) là thần tối cao, là chúa tể
sáng tạo ra vũ trụ, tạo ra trời đất, thái dương thần, phong thần. Giai đoạn này bàn
về về quan niệm sáng tạo: - Giai đoạn hai lấy Brahman (Phạm Thiên hoặc Đại
ngã, bản thể vũ trụ) làm trung tâm. Brahman thay thế Sinh Sản (Prajapati) chi
phối các vị thần, phương diện, duy trì bản chất bất biến của nó và hoạt động theo
Nama (danh) và Rupa (Sắc) để triển khai sự vật, hiện tượng. - Giai đoạn ba lấy
Atman (Tiểu ngã) làm trung tâm. Tư tưởng Ấn Độ chuyển từ đa thần giáo sang
nhất thần giáo [146, tr.11-12]. Sự chuyển biến đó kéo theo sự phân chia giai cấp
ngày càng khắc nghiệt, làm phân biệt chấp thủ với nhau. Sự chuyển biến tư
tưởng từ đa thần giáo sang nhất thần giáo cũng là bối cảnh tư tưởng thuận lợi cho
sự hình thành tư tưởng Phật giáo lúc đó và tư tưởng Không của Phật giáo được
hình thành trong bối cảnh đó.
41
Trong kinh Upanisad (khoảng thế kỷ VIII - VI TCN) đã từng nhắc tới:
“tinh thần vũ trụ tối cao” (Brahman), được định nghĩa là thực thể duy nhất, có
trước, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái mà từ đó tất cả thế giới đều nảy sinh ra và
nhập về nó sau khi chết. Linh hồn của con người (Atman) chỉ là sự biểu hiện của
một bộ phận của “tinh thần tối cao”. Cái linh hồn vũ trụ tối cao đó, nó là cái bản
thể của vũ trụ. Tinh thần vũ trụ tối cao, thực thể duy nhất, bất diệt ấy, được Đức
Phật kế thừa để quán sát sự vật, hiện tượng và phát triển lý Duyên sinh, Vô ngã.
Phật đã dùng phép quán “như thị kiến” và đã thấy được bản chất không ở Vô ngã,
Vô thường, Duyên khởi [15, tr.588].
Thời đại Upanishads ( o Nghĩa Thư; 奧義書) đánh dấu một sự trưởng
thành của tư tưởng về Brahman và tman. Upanishads là một tập hợp nhiều
kinh điển chứa đựng nhiều tư tưởng triết học cổ của Ấn Độ, gồm 108 kinh, trong
đó 10 kinh là có chứa nội dung triết học quan trọng. Upanishads nghĩa là được
"bề trên khai mở cho thấy" hay nghĩa là “đệ tử ngồi bên cạnh thầy” và tiếp thu
trực tiếp tư tưởng Ấn Độ giáo về sự vật hiện tượng của cuộc sống. Đó cũng là sự
hoàn thiện thánh kinh Veda, (Phệ-Đà; 吠檀多), nên còn gọi là Vedanta, tức
"phần kết thúc (anta) của Phệ-Đà". Vì Upanishads diễn đạt tư tưởng, hay triết lý
hóa tư tưởng Veda, khai màn sự tìm tòi về nguồn gốc của vũ trụ nhân sinh, cái gì
là thật tuyệt đối, con người sinh ra từ đâu, sống như thế nào, chết đi về
đâu.v.v[146, tr.12].
Hai tư tưởng gia, Sankara và Ramanuja là những người đầu tiên chú giải
Upanishads và Vedanta, trong đó kh ng định đấng sáng tạo vũ trụ đầu tiên là
Phạm Thiên (Brahman). Việc chuyển hóa từ quan niệm thần khải thuần túy với
nội dung về nghi lễ tín ngưỡng qua quan niệm có tính triết lý về nhân sinh vũ trụ
cũng là sự chuyển hướng tư tưởng từ Veda tới Upalishad, từ tôn giáo đến triết
học của tư tưởng Ấn Độ cổ. Một số nội dung trong Veda trở thành đối tượng
tranh luận sôi nổi về nhiều vấn đề có tính triết học như: Phạm Thiên (Brahman),
thần ngã (Atman), thể chất (Purusa), tự tính (Prakrti), nguồn gốc nhân sinh vũ
42
trụ.v.v. Kết quả, sáu phái chính thống tách ra là: Vedanta, Mimamsa, Sakhya,
Yoga, Nyaya và Vaisesika. Trong sáu phái này, có hai phái Vedanta, Mimamsa
theo xu hướng cực đoan, bảo thủ trung thành tuyệt đối với tư tưởng của Vê Đa
và tin vào Phạm Thiên và Thần ngã. Bốn phái còn lại có tư tưởng tương đối độc
lập với Vê Đa. Tuy nhiên “sáu phái vẫn chưa lột được cái vỏ thần quyền huyền
thoại sáng tạo” vốn sẵn có từ nhiều thế kỷ trước nên chúng vẫn được liệt vào
truyền thống Vê Đa [146, tr.13-14].
Bà La Môn giáo có quan niệm muốn giải thoát cần phải đi tìm giải thoát
trong mình, không tìm bên ngoài. Tương đồng với đó là mối tương quan giữa
Tiểu ngã ( tman) và Đại ngã (Brahman), luân hồi (Samsāra) và nghiệp (Karma)
đều gắn liền với thuyết “phạm ngã đồng nhất”. Nhân (điều kiện) của giải thoát là
tự giác (tuệ) và nhân của luân hồi là bất giác (không có trí). Để không còn luân
hồi cần phải tự giác an trụ bản tính, bồi dưỡng trí tuệ. Muốn có tuệ cần thực hành
phép tu Du Già (Yoga). Khi tu dần dần Atman hòa nhập trở lại với Brahman, tức
là giải thoát, chấm dứt luân hồi [146, tr.28-35].
Nếu như tư tưởng triết học của sáu phái chính thống nói trên chủ trương
Brahman là tuyệt đối, chúa tể vĩnh viễn, Atman là thần ngã bất sinh, bất diệt.
Ngược với nó, có ba phái phi chính thống (Jaina, Chacravaka và Phật giáo) đưa
ra một luận cứ đối nghịch hoàn toàn, phủ nhận triết thuyết Veda.
Về văn hóa xã hội, Phật giáo đã làm cuộc cách mạng đảo lộn tinh thần tín
ngưỡng thần quyền của Bà La Môn giáo. Đức Phật đưa ra triết thuyết mới “tự
giác, tự ngộ, tự tác, tự thọ” để loại bỏ tư tưởng thần quyền bên ngoài của thần
linh ban phúc giáng họa, đồng thời loại bỏ tập tục tin vào quyền năng của Phạm
Thiên sáng tạo ra nhân sinh vũ trụ. Thay vào đấy, Phật đưa ra thuyết Duyên khởi,
Vô thường quán chiếu th ng vào cuộc đời đau khổ về tinh thần và thể xác của
sinh, lão, bệnh, tử mà không ai thoát khỏi.
Đức Phật c n đưa ra thuyết từ bi, bình đ ng nhằm khắc phục sự phân biệt
giai cấp xã hội thần quyền bất bình đ ng của Bà La Môn giáo thời đó. Đức Phật
43
từng tuyên bố: “Tài sải chân thật là chân lý siêu việt cao quý, bất luận người
thuộc giai cấp nào trong xã hội, cũng có thể hưởng thụ, thực thi và triển khai tư
tưởng từ bi, bình đ ng giải thoát cảnh nghèo khổ đau thương”[146, tr.15-16].
Bởi vì tất cả mọi người trên thế gian này đều cùng một d ng máu màu đỏ, vậy
nên con người phải có quyền bình đ ng như nhau.
Theo cuốn Veda Upanishad – Những bộ kinh triết lí tôn giáo cổ Ấn Độ
của Doãn Chính chủ biên xuất bản năm 2011 cho biết trong Upanishad định
nghĩa Brahman:
Brahman là cái ở đằng trước, cái ở đằng sau, cái ở bên phải, bên trái.
Brahman ở chót vót trên cao và ở tận cùng đáy sâu. Brahman là cái vĩ đại nhất.
Brahman không lớn không nhỏ, không ngắn, không dài, không rực rỡ, không tối
tăm, không mùi, không vị, không mắt, không tai, không tiếng nói, không hơi thở,
không trong, không ngoài, không bị tiêu hủy. Brahman là cái vô hình và không
thể nắm bắt, và không màu sắc, lại không mắt không tai, không Chân nhưng
hằng hữu, như cái không có chỗ nào không thấu khắp cả và là cái không thể sờ
đụng, cái không ở đâu không có nónhư tử cung sinh vạn vật [17, tr.94-95].
Đoạn trên phân tích về Brahman đã hàm chứa cái thấy theo không tự
tướng, cái ở đằng sau cũng theo vô tướng, rất gần với Không của Phật giáo.
Phương pháp phủ định, dùng từ “không” này đã được Đức Phật, cũng như Bồ
Tát Long Thọ kế thừa khi đưa ra các luận thuyết về Không và Tính Không.
Thuật ngữ Brahman với nghĩa về bản thể tối cao của vũ trụ trong nội dung tôn
giáo đó đã được Đức Phật thay bằng nội hàm bản thể của Duyên khởi (hàm chứa
Không và Tính Không) có ý nghĩa giảm/ giải thần quyền và bình đ ng. Tư tưởng
bản thể siêu vượt về Brahman, Atman trong Bà La Môn giáo chính là cội nguồn
tiền Phật giáo mà đức Phật đã phát triển làm nền tảng triết học cơ bản c...ông và từ đó đưa ra phương pháp Bát Bất để khắc phục
lỗi tư duy thông thường (thuộc Tục đế) một cách thuyết phục và hợp lý.
Nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận đã được Long Thọ phát
hiện có một số đặc điểm triết học cơ bản như: Tính khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng. Tính phổ biến biểu hiện ở bất kỳ của sự vật hiện tượng, ở toàn thể
hay cá thể. Tính thực tiễn của nguyên lý Tính Không nó có thể giúp cho nhận
thức luận, bản thể luận vượt qua hiện tượng đến với bản chất vốn có của tồn tại.
Tính siêu vượt ngôn ngữ, hiện tượng là tính chất đích thực của sự vật hiện tượng,
nó không có tự tính cố định. Tính Khó nhận biết bởi nó siêu vượt mọi hiện tượng,
hình tướng và ngoài ngôn ngữ. Mọi cái nói về Tính Không đều chỉ là tạm mượn
để diễn đạt về nó một cách tương đối mà thôi.
Nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận chính là cơ sở triết học
đầy đủ cho sự hình thành phát triển Phật giáo Đại thừa. Tịnh Độ tông, Thiền
tông và Mật tông đều là những hình thức đa dạng của Phật giáo Đại thừa và đều
phát triển trên cơ sở nguyên lý Tính Không.
Ở Việt Nam, Trung Quán Luận được truyền vào từ Trung Quốc qua Phật
giáo bác học. Thời kỳ Phật giáo Việt Nam hưng thịnh, các nhà tư tưởng Phật
giáo cũng như Phật học đều không bỏ qua tư tưởng cơ bản này của Phật giáo Đại
thừa. Ch ng hạn, vua Trần Thái Tông với tác phẩm Kho ư ục đã hệ thống lại
Phật học và triển khai một số nội dung liên quan đến Tính Không; vua Phật Trần
Nhân Tông khai sáng thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam trên cơ sở đã
liễu ngộ nguyên lý Tính Không, đã vượt ngoài mọi sự chấp và thể hiện sinh động
thành tinh thần đạo – đời, đời – đạo trong bài “Cư Trần Lạc Đạo Phú”. Ngoài ra,
147
ở Việt Nam còn thiền sư cư sĩ Tuệ Trung Thượng Sĩ nổi tiếng am hiểu nguyên lý
Tính Không và vận dụng tính độc đáo của nó trong đời thường một cách sinh
động. Trong tiến trình phát triển Phật giáo Việt Nam, các vị thiền sư tiếp thu và
vận dụng nguyên lý Tính Không , vừa chứng đạo giải thoát, giác ngộ, vừa hộ
quốc an dân, hóa độ chúng sinh.
Có thể nói, giá trị tư tưởng Phật giáo nói chung, nguyên lý Tính Không
trong Trung Quán Luận nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ tới lịch sử Phật giáo
Việt Nam. Tuy nhiên nếu không nắm vững tính biện chứng phủ định của nguyên
lý này, sẽ dễ sa vào thái cực tuyệt đối hóa Tính Không, hoặc chủ nghĩa hư vô,
hoặc hoài nghi tất cả, tức là đối cực với tuyệt đối hóa Hữu (có). Ngược lại, nếu
vận dụng được nguyên lý Tính Không như các Thiền sư, các vua Phật thời Lý –
Trần, thì hôm nay, khi Phật giáo đang rất thịnh vượng và cũng được sự yêu
chuộng của đông đảo dân chúng và cả các cấp chính quyền, Phật giáo sẽ có khả
năng mở rộng vô tận khả năng đóng góp (kết hợp đạo với đời, đời với đạo) một
cách sinh động vào các công cuộc của đất nước như: đổi mới tư duy, xây dựng
đạo đức môi trường, xây dựng tinh thần chống tham nhũng, đổi mới ý thức tham
gia giao thông... Như vậy, với giá trị của nguyên lý Tính Không, tư duy biện
chứng của Phật giáo có thể góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam việc nghiên cứu về nguyên lý Tính Không
trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ cũng mới bắt đầu được nhiều giới
chuyên môn quan tâm, tuy nhiên đầu tư cho việc nghiên cứu này chưa được
tương xứng với vị thế của nó. Song những kết quả nghiên cứu bước đầu đã, đang
và sẽ đưa thêm nhận thức luận độc đáo về Tính Không vào nhận thức về Phật
giáo và cả về cuộc sống. Từ đó góp phần củng cố, phổ biến, phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống, tinh hoa của triết học Phật giáo nói chung và Phật giáo
Việt Nam ngày một thêm phong phú.
148
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Trần Văn Thành (2013), “Nguồn gốc tư tưởng Trung Quán Luận của Bồ Tát
Long Thọ”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 2, tr. 32 – 37.
2. Lê Thị Thu Dung – Trần Văn Thành (2013), “Tính Không trong Trung Quán
Luận với việc tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên
cứu Ấn Độ và Châu Á, số 9, tr. 68 – 77.
3. Thích Quảng Hợp (Trần Văn Thành) (2014), “Tìm hiểu đôi nét ảnh hưởng
của Trung Quán Luận trong lịch sử phát triển Phật giáo”, Tạp chí Nghiên
cứu Ấn Độ và Châu Á, số 1, tr. 68 – 77.
4. Trần Văn Thành (Thích Quảng Hợp) (2015), “Trung Quán Luận trong lịch
sử phát triển Phật giáo”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3, tr.26- 38.
5. Thích Quảng Hợp (Trần Văn Thành) (6/2015), “Duyên khởi trong Trung
Quán Luận và ảnh hưởng của nó tới Thiền Phật giáo thời Lý Trần”, Tạp chí
giáo dục lý luận, số 230, tr.156 – 160.
149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TI NG VIỆT
1. Đoàn Văn n (2011), “Tư tưởng triết học trong Kinh Kim Cương”, Luận án
tiến sĩ”, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
2. Đoàn Văn n, (01/2011), “Quan niệm về Tính Không trong kinh Kim
Cương”, Tạp chí Triết học, số 1(236), Hà Nội.
3. Andre Barau (2003), Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa, Pháp Hiền dịch, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội
4. Bankei (2002), Tâm bất sinh, Trí Hải dịch, Nxb TP Hồ Chí Minh.
5. Thích Hạnh Bình (2007), Tìm hiểu giáo lý Phật giáo Nguyên thủy, Nxb
Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.
6. Thích Hạnh Bình (2007), Triết học có và không, Nxb Phương Đông, Hà Nội.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình triết học Mác Lênin, Nxb Chính
trị quốc gia.
8. Minh Châu (1974), Tư tưởng Phật học, Thích Nữ Trí Hải dịch, Nxb Tu Thư
Đại Học Vạn Hạnh.
9. Thích Minh Châu (1992), Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Tu viện Kim
Sơn ấn hành.
10. Thích Minh Châu, Thích Thanh Từ, Thích Phước Sơn, Minh Chi (1994),
Thiền nguyên thuỷ và Thiền phát triển, Ban Phật Giáo VN và Ban Phật giáo
chuyên môn.
11. Minh Chi - Hà Thúc Minh (1993), Đại cương triết học phương Đông Nxb.
Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
12. Minh Chi (1999), Giáo trình triết học Ấn Độ, Học viện Phật giáo Việt Nam,
TP Hồ Chí Minh.
13. Doãn Chính (1999), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
14. Doãn Chính (1999), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
15. Doãn Chính (2002), Lịch sử triết học Ấn Độ- Kinh văn của c c trường phái
Triết học Ấn Độ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
150
16. Doãn Chính (2010), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Chính trị
quốc gia.
17. Doãn Chính (chủ biên 2011), Veda Upanishad – Những bộ kinh triết lí tôn
giáo cổ Ấn Độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên 1998), Quan niệm của Hêghen về bản chất
của Triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đoàn Trung C n (2008), Phật học Từ điển, Nxb Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh.
20. Đoàn Trung C n (2004), Triết lý nhà Phật, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
21. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (1999), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên,
Hà Nội.
22. Daisetz Teitaro Suzuki (2007), Thiền và Bát nhã,Tuệ Sỹ dịch, Nxb Phương
Đông, TP Hồ Chí Minh.
23. Daisacu Ikeda (1996), Phật giáo một ngàn năm đầu, Nxb Chính Trị Quốc
Gia, Hà Nội.
24. D.T.Suzuki (1971), Cốt tuỷ của đạo Phật, TrúcThiên dịch. Nxb An Tiêm, Sài Gòn.
25. D.T. Suzuki (1993), Thiền Luận, Tập I, II, III, Trúc Thiên và Tuệ Sỹ dịch,
Nxb TP. Hồ Chí Minh.
26. D.T.Suzuki (2000), Thiền, Thuần Bạch dịch, Nxb TP Hồ Chí Minh.
27. Giác Dũng (2003), Phật giáo Việt Nam dân tộc Việt Nam, Nxb Tôn Giáo.
28. Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (1993), Thích Duy Lực dịch, Nxb Từ Ân Thiền Đường.
29. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai (2001), Tìm hiểu Trung Luận nhận thức và
Không tính, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
30. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai (2003), Luận giải Trung Luận Tánh khởi và
Duyên khởi, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
31. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai (2011), Nhân quả đồng thời, Nxb Phương Đông.
32. Lê Minh Dương (1929), Kim Cang kinh chơn giải, Nxb Lưu Đức Phương, Sài G n.
33. Đại Việt sử ký toàn thư (1993), tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1991), Kinh Tăng Chi Bộ, Tập I, Viện nghiên cứu
Phật học Việt Nam ấn hành.
151
35. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1991), Kinh Tương Ưng Bộ, tập I, Viện nghiên
cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
36. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1991), Kinh Tương Ưng Bộ, Tập II, Viện Nghiên
Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành.
37. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1991), Kinh Tương Ưng Bộ, Tập III, Viện Nghiên
Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành.
38. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1992), Kinh Trường A hàm, Tập I, Viện nghiên
cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
39. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1992), Kinh Trung A hàm, Tập II, Viện nghiên
cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
40. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1999), Kinh Tiểu Bộ, Tập I, Nxb TP Hồ Chí Minh.
41. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1999), Kinh Tiểu Bộ, Tập II, Nxb TP Hồ Chí Minh.
42. Đại Tạng Kinh Việt Nam (1999), Kinh Tiểu Bộ, Tập III, Nxb TP Hồ Chí Minh.
43. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2001), Kinh Tạp A Hàm, Tập II, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V, ban chấp
hành Trung Ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
46. Thích Tuệ Đăng (2013), Khai thị luận Kinh Đại Nhật, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
47. Nguyễn Tấn Đắc (2000), Văn hóa Ấn Độ, Nxb TP Hồ Chí Minh.
48. Thích Như Điển (2006), Thiền Lâm Tế Nhật Bản, Nxb Phương Đông.
49. Thích Kiên Định (biên soạn 2007), Từ điển Phạn- Anh- Việt, Nxb Thuận Hoá, Huế.
50. Thích Quảng Độ (soạn dịch 2000), Phật uang đại từ điển, Hội văn hoá
giáo dục Linh Sơn, Đài Bắc Xuất Bản, Đài Loan.
51. Edward Conze (2007), Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Hạnh Viên dịch, Nxb
Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.
52. Fritjof Capra (1999), Đạo của Vật lý, Nxb Trẻ.
53. Garmac.C.C.Chang (2005), Triết học Phật giáo hoa nghiêm tông, Thích
Thiện Sáng dịch, Nxb Tôn giáo.
152
54. Thích Mãn Giác (1967), Lịch sử Triết học Ấn Độ, Ban tu thư Viện Đại học
Vạn Hạnh, Sài Gòn.
55. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (2005), Chư Kinh nhật tụng, Nxb Tôn Giáo.
56. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (1997), Chư Kinh nhật tụng, Nxb TP Hồ Chí Minh.
57. Heinrich Zimmer (2006), Triết học Ấn Độ một cách tiếp cận mới, Lưu Văn
Hy dịch. Nxb Văn hóa thông tin.
58. Đỗ Thu Hà (2012), “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó tới lối
sống người Việt Nam trong hội nhập toàn cầu hóa hiện nay“, Luận văn thạc
sĩ triết học, Viện Triết học và Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền.
59. Thích Trí Hải (1983), Tư tưởng Phật học, Phật Học Viện Quốc tế.
60. Thích Nữ Trí Hải (2000) Đức Phật đã dạy những gì (con đường thoát khổ),
Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
61. Nhất Hạnh (1965), Những vấn đề nhận thức trong Duy thức học, Nxb Lá Bối,
Sài Gòn.
62. Nhất Hạnh (1971), Nẻo vào Thiền học, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.
63. Thích Nhất Hạnh (1985), Vấn đề nhận thức trong Duy thức học, Phật Học
Viện Quốc tế.
64. Nhất Hạnh (2005), Thiết lập Tịnh độ, Nxb Tôn Giáo.
65. Thích Nhất Hạnh (2009), Thiền sư Khương Tăng ội, Nxb Phương Đông, Hà Nội.
66. Tuệ Hạnh dịch (2007), Tăng Triệu và Tánh không học Đông Phương, Nxb
Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.
67. Nguyễn Hùng Hậu (1993), “Biện chứng pháp trong kinh Kim Cương” Nội
san nghiên cứu Phật học, số 9/ 1993, Hà Nội.
68. Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Triết học Phật giáo
Trần Thái Tông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
69. Nguyễn Hùng Hậu (1997), ược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
70. Nguyễn Hùng Hậu (Minh Không) (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
71. Thích Thiện Hoa (1992), Luận Ðại Thừa khởi tín, Phật Học Viện Quốc tế.
153
72. Thích Thiện Hoa (2008), Phật Học Phổ Thông, Thành Hội Phật Giáo TP Hồ
Chí Minh ấn hành.
73. Nguyễn Xuân Hồng (1996), Biện chứng giải tho t trong tư tưởng Ấn Độ,
Nxb Quan điểm, Sài Gòn.
74. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham
chiếu, Nxb Văn học.
75. Lâm Thanh Huyền (2007), Triết học và Thiền học Phương Đông, Nxb Lao Động.
76. Thái Huyền (2013), “Tinh thần Trung Quán với Thiền tông Trung Hoa“, Tạp
chí Nghiên cứu Phật học, số 1, tr. 22 – 24.
77. Thích Nữ Giới Hương (2007), Bồ Tát và Tánh Không trong kinh tạng Pali
Và Đại thừa, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
78. Jawaharlal Nehru (1990), Phát hiện Ấn Độ, Nxb Văn Học, Hà Nội.
79. Junjiro Takakusu (2008), Tinh hoa triết học Phật giáo, Tuệ Sỹ dịch, Nxb
phương Đông.
80. Karl Jaspers (2008), Chân lý và biểu tượng, Tuệ Hạnh dịch, Nxb Phương
Đông, TP Hồ Chí Minh.
81. Katupahana (2007), Nhân quả- triết lý trung tâm Phật giáo, Trần Nguyên
Trung dịch, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.
82. Kimura Taiken (1998), Nguyên thuỷ Phật gi o tư tưởng luận, Thích Quảng
Độ dịch, Nxb Thành Hội Phật giáo, TP Hồ Chí Minh.
83. Kimura Taiken (1998), Tiểu thừa Phật gi o tư tưởng luận, Thích Quảng Độ
dịch, Nxb Thành Hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh.
84. Kimura Taiken (1998), Đại thừa Phật gi o tư tưởng luận, Thích Quảng Độ
dịch, Nxb Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.
85. Thích Thanh Kiểm (1992), Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Thành hội Phật
giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành.
86. Thích Thanh Kiểm, ược sử Phật giáo Ấn Độ (1971), Quê Hương tái bản lần
thứ nhất.
87. Tưởng Duy Kiều (1958), Đại cương triết học Phật giáo, Thích Đạo Quang
dịch, Nxb Huyền Trang, Sài gòn.
154
88. Kinh Kim Cương (1994), Thích Trí Quang dịch và chú giải, Nxb TP Hồ Chí Minh.
89. Kinh Mi Tiên Vấn Đ p (2005), Thích Giới Nghiêm dịch, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
90. Kinh Đại Bảo Tích (2009), Thích Trí Tịnh dịch, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
91. Kinh thủ ăng Nghiêm (1998), Tâm Kinh – Lê Đình Thám dịch, Nxb TP Hồ
Chí Minh.
92. Kinh Chánh Pháp (2006), Hồng Như dịch, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
93. Kinh Trường A Hàm (1997), Thích Tuệ Sỹ dịch, Nxb TP Hồ Chí Minh.
94. Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (1996), Cao Hữu Đính dịch, Nxb Thuận Hoá, Huế.
95. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb Văn Học Hà Nội.
96. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Văn Học –
CTY Phát Hành Sách Hà Nội.
97. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb Văn Học –
CTY Phát Hành Sách Hà Nội.
98. Lê Thị Ỷ Lan - Sắc Không (1996), Văn học Lý Trần nhìn từ thể loại, Nxb Giáo Dục.
99. Thích Duy Lực, (1999), Vũ trụ quan thế kỷ XXI, Nxb Tôn Giáo.
100. M.M. Rô – Den – Tan (1979), Nguyên lý lô - gích biện chứng, Nguyễn
Thành Dương dịch, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
101. M.Rô – Den – Tan và P.I.- U- Đin chủ biên (1986), Từ điển triết học, Nxb
tiến bộ sự thật, Mascova.
102. Đạt Lai Lạt Ma (2008), Tu tuệ, Hoàng Phong dịch, Nxb Phương Đông, TP.
Hồ Chí Minh.
103. Bồ Tát Mã Minh (1996), Luận Đại Thừa Khởi Tín, Cao Hữu Đính dịch, Nxb
Thuận Hoá, Huế.
104. Hà Thúc Minh (2002), Triết học Ấn Độ, Nxb TP Hồ Chí Minh.
105. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106. N.Dut (1971), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, Thích Minh Châu dịch,
Nxb Tu thư Đại học Vạn Hạnh ấn hành, Sài Gòn.
107. Nalinaksha Dutt (1999), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, Thích Minh
Châu dịch, Nxb TP Hồ Chí Minh.
155
108. Pháp Sư Thánh Nghiêm (2008), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thích Tâm Trí
dịch, Nxb Phương Đông.
109. Lục Tổ Huệ Năng (1992), Pháp Bảo Đàn Kinh, Thích Duy Lực dịch và lược
giải, Từ Ân Thiền Đường, Santa Ana Xuất Bản.
110. Thích Đức Nghiệp (2002), Tam Luận toàn tập, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
111. Vũ Thế Ngọc (6/2013), “Long Thọ và Trung Luận”, Tạp chí Suối Nguồn, số 6, tr.72.
112. Vũ Thế Ngọc (5/2015), “Để đọc hồi tránh luận”, Tạp chí Suối Nguồn, số 17,
tr. 34 – 40.
113. O. O. Rozenberg (1990), Phật giáo - những vấn đề triết học, Trung tâm Tư
liệu Phật học xuất bản, Hà Nội.
114. Onoseishu (Tiểu Dã Thanh Tú) (2016), Triết học Phật giáo, Thích Trí Hải
dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
115. Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (2000), Kinh Chú Thường Tụng,
bài Kinh A Di Đà, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
116. Phân viện Nghiên cứu Phật học (2004), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
117. Hoang Phong (2013), Khái niệm Tánh không trong Phật giáo, Nxb Hồng Đức.
118. Thích Trí Quang (1998), Ph p oa lược giải, Nxb TP Hồ Chí Minh.
119. Thích Trí Quảng (2001), Tư tưởng Phật giáo, tập II, Nxb Tôn Giáo.
120. Thích Trí Quảng (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển, Nxb Tôn giáo.
121. Phạm Quỳnh (2014), Logic học Phật giáo, Nxb Chính trị quốc gia.
122. Thích Thiện Siêu (1997), Luận Thành Duy Thức, Phật Học Viện Quốc tế.
123. Thích thiện Siêu (2000), Lời Phật dạy, Nxb Tôn giáo, Hà Nội
124. Thích Thiện Siêu (2000), Vô ngã là Niết bàn. Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
125. Thích Thiện Siêu (1999), Ngũ uẩn Vô ngã, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
126. Tuệ Sỹ (1970), Triết học Tánh Không, Nxb An Tiêm, Sài Gòn.
127. Taisen Deshimaru (1992), Chân Thiền, Ngô Thành Nhân và Trần Đình Cáo
dịch, Nxb Văn Nghệ, TP Hồ Chí Minh.
128. Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật (1996), Thích Trí Thủ dịch giải, Phổ Hiền
Tùng Thư, TP Hồ Chí Minh.
156
129. Lưu Vô Tâm (2002), Phật học kh i lược, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
130. Chân Tâm (2006), Niết bàn khái luận, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
131. Lê Mạnh Thát (1999), Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Nxb TP Hồ Chí Minh.
132. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập I, Nxb. Thuận Hoá, Huế.
133. Lê Mạnh Thát (2000), Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb Thuận Hoá, Huế.
134. Lê Mạnh Thát (2001), Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, tập II, Nxb TP
Hồ Chí Minh.
135. Lê Mạnh Thát (2006), Triết học Thế Thân, Đạo Sinh dịch, Nxb Tổng Hợp,
TP Hồ Chí Minh.
136. Lý Thị Thảo (2016), “Triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối
với đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh hiện nay”, Luận văn thạc sĩ
triết học, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.
137. Thế Thân (2005). Duy thức học yếu luận, Thích Từ Thông dịch, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
138. Thích Mật Thể (2004), Thế giới quan Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
139. Thích Chân Thiện (1997), Phật học khái luận của Thích Chơn Thiện, Nxb
TP Hồ Chí Minh.
140. Thích Chân Thiện (2004), Tìm hiểu Trung Bộ Kinh I, Nxb Tôn Giáo
141. Thích Tâm Thiện (1998), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb TP
Hồ Chí Minh.
142. Thích Tâm Thiện (1999), Lịch sử tư tưởng và triết học Tánh Không, Nxb Tp
Hồ Chí Minh.
143. Bồ Tát Long Thọ (2011), Bức thư của Bồ tát Long Thọ gửi cho vua
Gautamiputra, Ban dịch thuật Thiện Tri Thức dịch, Nxb Phương Đông, TP
Hồ Chí Minh.
144. Bồ Tát Long Thọ (2001), Trung Luận, Thích Thiện Siêu dịch, Nxb TP
Hồ Chí Minh.
145. Bồ Tát Long Thọ (2001), Trung Quán Luận, Chánh Tấn Tuệ dịch và giải,
Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
157
146. Bồ Tát Long Thọ (2007) Trung Quán Luận, Thích Quảng Liên dịch và giải
thích, Nxb Tôn Giáo.
147. Bồ tát Long Thọ (2008), Trung Luận, Thích Thanh Từ giảng giải, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
148. Bồ Tát Long Thọ (1997), Luận Ðại Trí Độ, Thích Thiện Siêu dịch (Tập I),
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh.
149. Ngô Đức Thọ (1990), Thiền Uyển Tập Anh, Nguyễn Thúy Nga dịch. Phân
viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội
150. Phạm Gia Thoan (biên tập, 2005), Chư Kinh Nhật Tụng, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
151. Thơ Văn ý - Trần (1988), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 2, quyển thượng.
152. Hoàng Thị Thơ (1993), “Sự phân nhánh Tiểu thừa và Đại thừa Phật giáo“,
Tạp Chí Triết học, số 4 /1993.
153. Hoàng Thị Thơ (1997), “Kinh Bát Nhã - Bước quá độ từ Tiểu thừa Phật giáo
sang Đại thừa Phật giáo”, Tạp chí Triết học, số 1, tr. 34-36.
154. Hoàng Thị Thơ (2005), Lịch sử tư tưởng Thiền từ Vê Đa Ấn Độ tới Thiền
tông Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
155. Hoàng Thị Thơ (2009-2010), “Thuyết Tính Không của Long Thọ với sự phát triển
của Phật giáo”,Tạp Chí Phật học, số 6/2009, tr. 10-13; và số1/2010. tr. 27-30.
156. Hoàng Thị Thơ (2010), “Tư duy hướng nội của Phật giáo và Vai trò của nó
trong tư duy của người Việt”, Tạp chí Triết học, số 5.
157. Hoàng Thị Thơ (2013), “Nội quán (Vipassana) – Tri thức luận độc đáo của
Phật giáo phương Đông”. Kỷ yếu Hội thảo KH quốc tế “Triết học Đông –
Tây: Cách nghiên cứu tiếp cận so sánh”, Khoa triết – ĐHKHXH & NV ngày
12/12/2013.
158. Hoàng Thị Thơ (2016), “Phật giáo với đạo đức lối sống xanh”, Tọa đàm
khoa học “Đạo đức lối sống xanh”, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội,
21/08/2016.
159. Nguyễn Đăng Thục (2001), Triết học Phương Đông (Tập III), Nxb TP
Hồ Chí Minh.
158
160. Nguyễn Tài Thư (chủ biên,1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
161. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn gi o đối với
con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
162. Tiểu Bộ Kinh (1982), Thích Minh Châu dịch, Tu Thư Phật Học Vạn Hạnh,
Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
163. Nguyễn Thị Toan (2015), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
164. Trần Thái Tông (1997), Kho ư ục, Đào Duy nh dịch, Thành hội Phật
giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành.
165. Ngô Tất Tố (1960), Văn học đời Trần, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.
166. Thích Minh Tuệ, (1993), ược sử Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Thành Hội Phật Giáo TP Hồ Chí Minh.
167. Thích Diễn Tuệ (2013), “Lược thuật về Pháp giới duyên khởi của Tông Hoa
Nghiêm”, Quảng Lâm dịch. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 1 /2013.
168. Quảng Tuệ (8/2013), “Sự Thống nhất trong dị biệt giữa Thiền và Tịnh”, Tạp
Chí Khuông Việt, số 23, tr. 33-38.
169. Thanh Từ (1971), Sử 33 vị tổ Thiền tông Ấn Hoa, Nxb Tu Viện Chân Không,
Vũng Tàu.
170. Thanh Từ (1973), Thiền sư Việt Nam, Tu Viện Chân Không, Vũng Tàu.
171. Thích Thanh Từ (2001), Kinh Viên Giác giảng giải, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
172. Thích Thanh Từ (2012) Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20, Nxb Thành Hội
Phật Giáo, TP Hồ Chí Minh.
173. Thích Nhật Từ, Thích Đức Thiện (chủ biên, 2014), Phật giáo xây dựng hòa
bình thế giới, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
174. Thích Nhật Từ, Thích Đức Thiện (chủ biên, 2016), Phật giáo về phát triển
bền vững và thay đổi xã hội, Nxb Tôn giáo.
175. T.R.V.Murti (2012), Tính Không cốt tủy triết học Phật giáo, Huỳnh Ngọc
Chiến dịch, Nxb Hồng Đức.
176. Viên Trí (2006), Ấn Độ Phật giáo sử luận, Nxb Phương Đông, Hồ Chí Minh.
159
177. Nguyễn Phú Trọng (1/2014), “Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm thành
lập Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu
Á, số 1
178. Trường A Hàm tập 2(2000),Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
179. Trường Bộ Kinh tập 2 (2014), Thích Minh Châu dịch, Nxb Hồng Đức.
180. Trung Bộ Kinh (2002), Thích Minh Châu dịch, tóm tắt và chú giải Thích Nữ
Trí Hải, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
181. Trung Bộ Kinh tập 3 (2014), Thích Minh Châu dịch, Nxb Hồng Đức
182. V.I. Lê-Nin (1977), Bút ký triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội.
183. Hư Vân (2011), Phật tổ lịch sử truyền thừa đạo ảnh, Nguyên Huệ dịch, Nxb,
Phương Đông.
184. Viện Triết Học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển tập I, (Tư
tưởng Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thời Lý), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Hội.
185. Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô (1961), Nguyên lý triết học Mác xít, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
186. Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Triết Học, Giáo Hội Phật
giáo Việt Nam – Học Viện PGVN tại Hà Nội( 2013), Kỷ yếu Hội thảo Quốc
tế Phật giáo châu Á và Việt Nam trong tiến trình ph t huy văn hóa dân tộc.
187. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên 2008), Lịch sử triết học, Nxb Chính Trị Quốc
Gia, Hà Nội.
188. Will Durant (1996), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê dịch, Nxb
Văn Hoá, Hà Nội.
189. Hoàng Tâm Xuyên (1989), Lịch sử triết học Ấn Độ, Thương vụ Ấn thư quán,
Bắc Kinh.
190. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin.
TI NG HÁN
191. 金剛般若波羅密經. 鳩摩羅什譯. 大正新修大藏經. 第八册. N.236; 751
192. 印順講續明記,中觀今論,出版者印順,中華民國六十七年二月重三版
160
193. 印順講,妙欽記,性空學探源,出版印順中華民國六十二年二月重版.
194. 印順講,演培記,觀論頌講記,妙雲集上編之五,出版者正闻出版社,行政院,
新聞局局版臺業字弟二一四三號 ;一.
TI NG ANH
195. David J, Kalupahana (1996), Mulamadhyamakakatika of Nagajuna, Delhi.
TRANG WEB
196. Dã Trung Tử, Đạo ở Đâu, cập
nhật 2005.
197. Nguyễn Đức Diện, uan điểm về nhận thức trong triết học Phật giáo Việt
Nam cập nhật ngày/25/07/2013.
198. Tác giả Jaidev Singh, dịch giả Thích Viên Lý, Đại cương triết học Trung Quán,
thuvienhoasen.org/Dai cuong triet hoc Trung Quan, cập nhật18/7/2010.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thuật ngữ Pali và Sanskrit
Abhidharma = A Tỳ Đạt Ma
Abhidharma Pitaka = Luận tạng
Alaya – Vijnana = A lại gia thức (Tàng thức, thức thứ tám trong Bát thức)
natman = Vô ngã: không có tướng trạng
nitya = Vô thường, thay đổi
Arhant = A la hán
Arya – Saddharna – Lankavatara = Kinh Lăng Già (gọi đủ là Thánh Thiện
Pháp Nhập Lăng Già)
sanga = Vô Trước
Astangika – Marga = Bát chính đạo
Astasahsrika – Prajna Paramita = Tiểu phẩm Bát Nhã
Asvaghosa = Mã Minh
Atman = Ngã/ linh hồi
Avalokitesvara = Quán Thế Âm Bồ Tát
Avijja = Vô minh
Bhava = Hữu
Bodhidharma = Bồ Đề Đạt Ma
Bodhisattva = Bồ Tát
Brahma = Đại ngã
Brahman = Bà La Môn
Buddha = Đức Phật
Catvari – Ariyasatyani = Tứ diệu đế
Ch’an = Thiền tông
Citta = Thức/ Tâm thức
Dana = Bố thí: ý chỉ người trên cho người dưới
Darsana(s) = Trường phái
Dharma sunyata = Pháp không
Dhyana = Thiền: tư duy
Dukkha = Khổ đế (chỉ các khổ, sinh, lão, bệnh, tử)
Dvadasadvara – Sastra = Thập nhị môn luận
Gandha Vyuha Sutra = Kinh Hoa Nghiêm
Hinayana = Tiểu thừa
Jati = Sinh
Karma = Nghiệp (hành động tạo tác)
Kumarajiva = Cưu Ma La Thập
Lokasamvrthi – Satya = Tục đế
Madhyamakarika Sastra = Trung Quán Luận
Madhyama Pratipat = Trung đạo/ Trung Quán
Madhyamika = Tam Luận Tông
Maha Prajnaparamita – Sastra = Đại Trí Độ Luận
Mahasanghika = Đại chúng bộ
Mahayana = Đại thừa
Mahayana – Sraddhotpada – Sastra = Đại Thừa Khởi Tín Luận
Majjihima – Nikaya = Trung A Hàm
Nagarjuna = Long Thọ
Nirodha = Diệt đế/ tịch diệt/ tịnh không
Niradha Gamin Patipada = Đạo đế
Nirvana = Niết bàn
Patinispanna = Duyên sinh vô ngã
Prajapati = Bát Nhã:Trí tuệ siêu việt
Prakrta = Vật chất
Prajnaparamita – Sutra = Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa
Purusa = Tinh thần
Samadhiraya = Chính định
Samdaya = Tập đế
Samma Ditthi = Chính kiến
Samma Sati = Chính niệm
Sunya = Không
Sunyata = Tính Không
Stra Pitaka = Kinh tạng
Tanha = Ái: yêu không rời
Tathata = Chân như
Tripitakas = Tam Tạng Kinh
Upeksa = Xả
Vajrachedika – Prajnaparamita Sutra = Kinh Kim Cương Bát Nhã
Vipasayana = Quán: soi xét bằng trí tuệ tu tập
Yogi = Người tu luyện yoga
Zen = Thiền
Phụ lục 2: Thuật ngữ Hán
論藏: Luận tạng: một trong ba phần của Tam Tạng của Phật giáo
我: Ngã: cái tôi
阿赖耶識: A lại gia thức (Tàng thức, thức thứ tám trong tám thức)
無我: Vô ngã
無常: Vô thường
阿羅漢: A la hán
楞伽經: Lăng Già Kinh ( gọi đủ là Thánh Thiện Pháp Nhập Lăng Già)
無著: Vô Trước
八正道: Bát chính đạo
小品般若: Tiểu phẩm Bát Nhã
馬鳴菩薩: Mã Minh Bồ Tát
無明: Vô minh: Không có trí tuệ
有: Hữu: có
無: Vô: không
菩提達藦: Bồ Đề Đạt Ma: Tổ thứ 28 truyền sang Trung Quốc
菩薩 龍樹: Bồ Tát Long Thọ, tác giả của Trung Quán Luận
婆羅門: Bà La Môn: đ ng cấp cao nhất trong 4 đ ng cấp của xã hội Ấn Độ cổ
德佛: Đức Phật: người đã viên mãn trí tuệ và đạo đức
禪宗: Thiền tông
長派: Trường phái
法空: Pháp không: cũng là không pháp, không gì cả
十二門論: Thập nhị môn luận
華嚴經: Hoa Nghiêm Kinh
小乘: Tiểu thừa: một trong nhánh Phật giáo bên cạnh nhánh Đại thừa
生: Sinh (ra đời, xuất hiện, hình thành)
業: Nghiệp (hành động tạo tác)
鳩摩羅什: Cưu Ma La Thập
俗諦: Tục đế: chân lý của tương đối
真諦: Chân đế: chân lý tuyệt đối
中觀論: Trung Quán Luận
中道: Trung đạo: tư tưởng phương pháp luận của Trung Quán Luận
三論宗: Tam Luận Tông: Tông phái lập bởi ba bộ luận
大智度論: Đại Trí Độ Luận: bộ luận đại thừa của Long Thọ
大眾部: Đại chúng bộ: phe tăng sĩ cấp tiến
大乘: Đại thừa: một trong nhánh Phật giáo bên cạnh nhánh Tiểu thừa
大乘起信論: Đại Thừa Khởi Tín Luận: bộ luận của Mã Minh
中阿含: Trung A Hàm: một trong bốn bộ A Hàm
十二因緣: Thập nhị nhân duyên: chỉ giáo lý mười hai nhân duyên.
涅槃: Niết bàn: cảnh giới an vui thực sự
緣生無我: Duyên sinh vô ngã
般若: Bát Nhã:Trí tuệ siêu việt
般若波羅蜜多經: Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh
精神: Tinh thần
正定: Chính định: trạng thái tĩnh tâm chính đáng
正見: Chính kiến: nhìn nhận đúng đắn
正念: Chính niệm: nhớ một cách chính xác
空: Không: chân không diệu hữu
性空: Tính Không: chỉ không có tự tính cố định của các pháp
經藏: Kinh tạng: Kinh sách Phật giáo
爱: Ái: yêu không rời
真如: Chân như
捨: Xả:bỏ, buông không dính mắc
金鋼般若經: Kim Cương Bát Nhã Kinh
觀: Quán/ soi xét bằng trí tuệ tu tập
因緣: Nhân duyên
去來: Khứ Lai
六情: Lục tình
六種: Lục chủng:
三相: Tam tướng
作者作品: Tác giả tác phẩm
本住: Bản trụ
本際: Bản tế: cái gốc ban đầu của các pháp
苦: Khổ: chỉ sự đau khổ
行: Hành: tạo tác
合: Hợp: thành, tụ lại
有無: Hữu vô: có và không
縛解: Phược giải: trói buộc và giải trừ
業: Nghiệp: tạo tác hay hành động
法: Pháp: chỉ sự việc và hiện tượng trên vũ trụ này
時: Thời: thời gian
因果: Nhân quả: nguyên nhân và kết quả
成壞: Thành hoại
如來: Như Lai: ý chỉ Đức Phật
顛倒: Điên đảo: sự rối bời
四諦: Tứ đế: bốn chân lý (苦諦: Khổ đế: giáo lý căn bản nhất của Phật
giáo; 習諦: Tập đế: tập tạo ra khổ; 滅諦: Diệt đế / tịch diệt/ tịnh không; 道
諦: Đạo đế: con đường giác ngộ)
邪見: Tà kiến: cái nhìn sai lệch
空: Không, không chân thật
亦有亦無 : Diệc hữu diệc vô
空有空空 : không hữu không không
八不: Bát bất (bất sinh- bất diệt, bất thường- bất đoạn, bất nhất- bất dị, bất
lai- bất xuất).
Phụ lục 3: Hình ảnh Bồ Tát Long Thọ
Tượng Long Thọ tại Scotland
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nguyen_ly_tinh_khong_trong_trung_quan_luan_cua_bo_ta.pdf