BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
---------------------------------
ĐOÀN THỊ THÚY HẠNH
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã ngành : 9.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN ĐĂNG XUYỀN
Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Trần Đăng Xuyền. Các số liệu, kết
quả của luận án hoàn
173 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Luận án Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n toàn khách quan, trung thực. Các tài liệu tham khảo,
trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Tác giả
Đoàn Thị Thúy Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng
dẫn khoa học: GS.TS. Trần Đăng Xuyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo của Bộ môn Văn học Việt
Nam, Khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo sau Đại học; Ban giám hiệu Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và đồng nghiệp của Trung
tâm Phát triển bền vững chất lượng Giáo dục Phổ thông Quốc gia, Ban lãnh
đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam- nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện
về thời gian, công việc, giúp đỡ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Tác giả
Đoàn Thị Thúy Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 5
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................... 5
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 6
1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................... 6
1.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật và một số thuật ngữ liên quan .................................... 6
1.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi ................................................................ 10
1.1.3 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật. ........................................... 12
1.2 Tình hình nghiên cứu về Ngô Tất Tố và ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố .... 15
1.2.1 Nghiên cứu về Ngô Tất Tố ............................................................................... 15
1.2.2 Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố ....... 24
Tiểu kết ........................................................................................................................ 26
CHƢƠNG II: NHỮNG YẾU TỐ TIỀN ĐỀ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NGÔ TẤT TỐ........................................... 28
2.1 Những yếu tố tiền đề ........................................................................................... 28
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa và văn học ............................................. 28
2.1.2 Hoàn cảnh cá nhân của nhà văn .................................................................... 35
2.2 Nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Ngô Tất Tố .......... 43
2.2.1 Phê phán sâu sắc thực trạng xã hội đương thời và những cái lỗi thời cổ
hủ trên lập trường dân chủ và nhân đạo ................................................................. 43
2.2.2 Nguyên tắc đối lập trên cơ sở thái độ yêu, ghét phân minh ....................... 49
2.2.3 Mô tả chi tiết, tường tận, làm rõ bản chất đối tượng .................................... 59
Tiểu kết ......................................................................................................................... 67
CHƢƠNG III: NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN
NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ ... 69
3.1 Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ................................................................ 70
3.1.1 Điểm nhìn trần thuật ........................................................................................ 70
3.1.2 Giọng điệu trần thuật ....................................................................................... 75
3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật .......................................................................... 82
3.2.1 Ngôn ngữ uyên bác của nhà Nho .................................................................. 82
3.2.2 Ngôn ngữ của quần chúng nhân dân được “nâng lên mức nhuần nhị” . 91
3.2.3 Ngôn ngữ mang tính thời sự và giàu sức tố cáo ........................................... 96
3.3 Một số phương tiện nghệ thuật tiêu biểu 103
3.3.1 Từ láy .................................................................................................................103
3.3.2 Từ tượng thanh ................................................................................................105
3.3.3 So sánh ..............................................................................................................108
3.3.4 Nhân hóa .........................................................................................................109
3.3.5 Bút pháp tả cảnh đặc sắc ................................................................................110
Tiểu kết .......................................................................................................................113
CHƢƠNG IV: NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ
TẤT TỐ .....................................................................................................................114
4.1 Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................................117
4.1.1 Ngôn ngữ đối thoại vừa mang bản chất xã hội, vừa được cá thể hóa 118
4.1.2 Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính, góp phần làm nổi bật mâu thuẫn, xung
đột ...............................................................................................................................128
4.1.3 Ngôn ngữ đối thoại chủ yếu là ngôn ngữ đời thường ...............................135
4.1.4 Phương thức tổ chức ngôn ngữ đối thoại ....................................................138
4.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ............................................................................139
4.2.1 Độc thoại nội tâm theo dòng suy nghĩ đồng nhất ......................................141
4.2.2 Phương thức tổ chức ngôn ngữ độc thoại ...................................................144
Tiểu kết .......................................................................................................................149
KẾT LUẬN ...............................................................................................................150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................154
1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học
hiện thực phê phán và là một tác giả tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại nửa đầu thế kỉ XX. Trong mấy chục năm cầm bút ông đã để lại một
khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện kí
lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu phẩm, báo chíỞ thể loại nào ông cũng có
những đóng góp riêng. Sáng tác của Ngô Tất Tố góp phần không nhỏ tạo nên
sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của văn học nước nhà nửa đầu thế kỉ XX. Mặt
khác Ngô Tất Tố là một trong những tác giả có vị trí quan trọng trong văn học
nhà trường. Cuộc đời, sự nghiệp và các sáng tác đặc sắc của ông trở thành
những bài học, những chuyên đề nghiên cứu của văn học nhà trường từ bậc
phổ thông đến cao đẳng, đại học. Do vậy có thể khẳng định sự nghiệp văn học
của Ngô Tất Tố xứng đáng được nghiên cứu trên nhiều phương diện.
1.2 Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Điều làm nên sự khác biệt giữa nhà
văn với nhà tư tưởng, nhà chính trị... là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Do vậy
nghiên cứu về nhà văn không thể không nghiên cứu về cách sử dụng ngôn
ngữ nghệ thuật của họ. Ngôn ngữ nghệ thuật góp phần tạo nên chỗ đứng và
phong cách độc đáo cho từng nhà văn. Các công trình nghiên cứu về ngôn
ngữ nghệ thuật giúp định hình rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của từng nhà
văn và khẳng định vị trí của họ trên diễn đàn văn học. Qua đó cũng giúp
chúng ta tìm hiểu thêm về đặc điểm ngôn ngữ văn học của từng thời kì.
1.3 Ngô Tất Tố đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều
thể loại. Đến nay các nghiên cứu về ông không ít: hàng trăm bài viết, hàng chục
công trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời, sự
nghiệp, phong cách nhà văn,... Các nghiên cứu tập trung chủ yếu về nội dung tư
tưởng, phương diện nghệ thuật , còn ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố là khoảng
trống chưa được đề cập đến. Do vậy chúng tôi chọn vấn đề này nhằm nghiên
cứu một cách toàn diện, hệ thống về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.
2
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng
Luận án vận dụng lý thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật để khảo sát ngôn
ngữ nghệ thuật của nhà văn. Đối tượng nghiên cứu luận án là ngôn ngữ nghệ
thuật trong sáng tác tiêu biểu của Ngô Tất Tố.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Có thể nói ít có nhà văn nào dũng cảm thử sức viết của mình trên nhiều
lĩnh vực như Ngô Tất Tố. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà báo, nhà
khảo cứu, phê bình văn học... Ông viết nhiều thể loại khác nhau. Khối lượng
tác phẩm mà ông để lại khá đồ sộ, có thể kể đến như: gần 1500 bài báo, 2
cuốn tiểu thuyết (Tắt đèn, Lều chõng), 2 tập phóng sự (Việc làng, Tập án cái
đình), và rất nhiều các tác phẩm khác như truyện kí lịch sử, tác phẩm dịch
thuật thơ, truyện ngắn, truyện vừa... Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô
Tất Tố chúng tôi tập trung nghiên cứu những tác phẩm đặc sắc đã làm nên
phong cách nghệ thuật, khẳng định vị trí của nhà văn. Chúng tôi chọn khảo
sát, nghiên cứu và tập trung tìm hiểu phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô
Tất Tố trong các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự... của nhà văn
trước Cách mạng.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng tác của Ngô Tất Tố
nhằm chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, nêu bật những nét
riêng độc đáo tạo nên phong cách nghệ thuật của ông, đồng thời cũng xác
định rõ vị trí và những đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của
văn xuôi hiện đại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế
về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật : phân biệt khái
niệm ngôn ngữ nghệ thuật và một số khái niệm, thuật ngữ liên quan như:
3
ngôn từ nghệ thuật, lời văn nghệ thuật; đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật và các
thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi...
(2) Lược thuật tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật
trên thế giới và Việt Nam, tình hình nghiên cứu về Ngô Tất Tố và ngôn ngữ
nghệ thuật của nhà văn.
(3) Tìm hiểu các yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến sáng tác của Ngô Tất Tố
bao gồm các yếu tố về hoàn cảnh xã hội văn hóa, văn học đầu thế kỉ XX, hoàn
cảnh cá nhân nhà văn.
(4) Xác định nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố.
(5) Tìm hiểu, phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố ở các
phương diện: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và một số phương tiện
nghệ thuật đặc sắc khác...
(6) So sánh ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố với các nhà văn cùng
giai đoạn văn học. Từ đó, tìm ra những nét riêng và những đóng góp của tác
giả đối với tiến trình ngôn ngữ của văn xuôi Việt Nam.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của một tác giả cần phải đặt đối tượng
nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà
văn. Vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu này trong toàn bộ quá
trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tât Tố.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống
Ngôn ngữ có cấu trúc chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống cấu trúc
bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy tất cả các vấn đề
cụ thể được triển khai nghiên cứu sẽ phải đặt trong mối quan hệ hệ thống.
Trong luận án để làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố chúng
tôi đã tìm hiểu, đặt nó trong mối quan hệ logic chặt chẽ từ việc tìm hiểu hoàn
cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh cá nhân, quan điểm sáng tác, nguyên tắc tư
tưởng của tác giả, nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật ...
4
4.3 Phƣơng pháp thống kê phân loại
Vận dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân
loại các đối tượng nghiên cứu dựa trên các tác phẩm của nhà văn, giúp cho sự
phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực. Trong luận án chúng tôi đã khảo sát
các vấn đề sau: khảo sát các tác phẩm của Ngô Tất Tố về: ngôn ngữ đối thoại,
độc thoại, số lượng sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, từ láy, từ tượng thanh;
khảo sát các tác phẩm của các nhà văn hiện thực khác như Vũ Trọng Phụng,
Nguyên Hồng, Nam Cao Qua đó thu thập số liệu thống kê, phân tích các
đối tượng tương đồng nhằm thấy rõ những điểm chung và những điểm khác
biệt của nhà văn Ngô Tất Tố với các nhà văn khác.
4.4 Phƣơng pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng nhằm tìm ra nét riêng biệt, đặc điểm của ngôn
ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích từng
tác phẩm của Ngô Tất Tố, từng khía cạnh ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn,
chúng tôi luôn đặt trong sự so sánh, đối chiếu với các nhà văn khác, đặc biệt
các nhà văn cùng thời với Ngô Tất Tố nhằm tìm ra những nét riêng, độc đáo
của nhà văn về cách tổ chức lời văn nghệ thuật, về phong cách nhà văn.
4.5 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này dùng phân tích một cách kĩ lưỡng các tác phẩm của
Ngô Tất Tố, sau đó tổng hợp khái quát chỉ ra những đặc điểm riêng về ngôn
ngữ nghệ thuật của nhà văn. Phương pháp này được chúng tôi sử dụng thường
xuyên trong quá trình triển khai luận án.
4.6 Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành
Ngôn ngữ nghệ thuật có liên quan đến các lĩnh vực khác như: văn học,
ngôn ngữ học, văn hóa, thi pháp học, phong cách học... Do vậy chúng tôi vận
dụng phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học liên quan để bổ sung,
hỗ trợ làm rõ vấn đề nghiên cứu. Mỗi một đặc điểm, nhận định về ngôn ngữ
nghệ thuật của nhà văn đều được đặt trong trường liên tưởng về bối cảnh văn
hóa trước đó và hiện nay và được phân tích trong khung lý thuyết của khoa
học cơ bản như ngôn ngữ học, thi pháp học...
5
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1 Luận án là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô
Tất Tố một cách toàn diện và hệ thống.
Luận án tìm hiểu, đánh giá, tổng kết các nguyên tắc sáng tác và nguyên
tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Từ những nguyên tắc đó tiếp
tục nghiên cứu, phân tích, đối chiếu để đưa ra các nhận định về đặc điểm
ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn trên các bình diện cụ thể như: ngôn ngữ trần
thuật, ngôn ngữ nhân vật... Đồng thời luận án cũng đưa ra những lý giải về
thành công cũng như những hạn chế trong các sáng tác của Ngô Tất Tố.
Luận án góp phần nghiên cứu sâu hơn về phong cách nghệ thuật của Ngô
Tất Tố, khẳng định vị trí của nhà văn, bổ sung và làm dầy thêm các công trình
nghiên cứu về ông.
Qua đó, luận án góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm, tiến trình vận động
của ngôn ngữ nghệ thuật văn xuôi Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX.
5.2 Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên, học
sinh, sinh viên khi tìm hiểu, giảng dạy về Ngô Tất Tố.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài các phần: phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phần phụ lục; luận án gồm 4 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Những yếu tố tiền đề và nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ
thuật của Ngô Tất Tố
Chương 3: Ngôn ngữ trần thuật và một số phương tiện nghệ thuật tiêu
biểu trong sáng tác của Ngô Tất Tố
Chương 4: Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Ngô Tất Tố
6
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật và một số thuật ngữ liên quan
Ngôn ngữ nghệ thuật “là một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo
hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của
một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê,
ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ điện ảnh. Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật
của sáng tác văn học trên cấp độ đó” [154, tr187]. Thuật ngữ ngôn ngữ nghệ
thuật rất gần nghĩa với các thuật ngữ ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn từ
nghệ thuật, lời văn nghệ thuậtĐây là những thuật ngữ có nét nghĩa tương
đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau nên cần phân biệt.
Ngôn ngữ là gì? Có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về
ngôn ngữ hay ngôn ngữ tự nhiên. Ở đây chúng tôi hiểu theo quan niệm của
Lại Nguyên Ân trong cuốn “ 150 thuật ngữ văn học” (NXB Đại học Quốc
Gia, năm 1999). Theo đó, ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng
để liên lạc hay giao tiếp với nhau. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng
bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể. Ngôn ngữ là phương tiện để bảo lưu
và truyền thông tin, là một trong những phương tiện điều chỉnh hành vi con
người. Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng nói và dạng viết. Ngôn ngữ thường được
hiểu là ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ quốc gia. Ngôn ngữ dân tộc là phương
tiện giao tiếp bằng lời nói và chữ viết của một cộng đồng dân tộc. Ngôn ngữ
dân tộc là ngôn ngữ toàn dân, nó bao gồm toàn bộ các biến thức về phương
ngữ, ngôn ngữ thông tục, ngôn ngữ văn học; các biến thức này được thống
nhất bởi có chung một vốn từ cơ bản, một hệ thống ngữ pháp và (ở mức độ
nhất định) một hệ thống ngữ âm. Như vậy, ngôn ngữ mới chỉ là chất liệu của
7
tác phẩm văn học, để biến ngôn ngữ đó thành ngôn ngữ nghệ thuật cần một
quá trình lao động công phu, gian khổ của nhà văn.
Ngôn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để “chỉ một cách khái quát các hiện
tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản Nhà
nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hóa, văn học và khoa học”
[159, tr149]. Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ được dùng
trong các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình,
xuất bản phẩm), nhà trường, sân khấu, khoa học, văn học, giấy tờ quan
phương, sự vụ... Ngôn ngữ văn học đối lập với ngôn ngữ thông tục, các
phương ngữ khu vực, các phương ngữ xã hội. Các chuẩn mực ngôn ngữ văn
học là các chuẩn mực toàn dân, nhằm mục đích chính là để toàn dân hiểu
được. Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ được dùng trong các tác
phẩm văn học. Đó là ngôn ngữ đời sống được nhà văn chọn lọc, sử dụng
trong tác phẩm để xây dựng hình tượng nhân vật, phản ánh những vấn đề của
cuộc sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống, về con
người. Ngôn ngữ văn học là phương tiện thông tin của văn học. ( xem 150
thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân)
Ngôn từ nghệ thuật và lời văn nghệ thuật: Ngôn từ trong sáng tác văn
học là ngôn từ “có tính văn học, có cách tổ chức, kết hợp đặc biệt để gây chú
ý vào bản thân nó và do đó tăng cường hiệu quả biểu đạt nghệ thuật” [53, tr
105]. Còn ngôn từ nghệ thuật “là ngôn từ được sáng tạo nhằm mục đích
nghệ thuật, gắn liền với sáng tạo hình tượng nghệ thuật” [53, tr. 108]. Thuật
ngữ lời văn nghệ thuật được hiểu là “dạng phát ngôn được tổ chức một cách
nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức
ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [155, tr141].
Như vậy thuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật có phạm vi hẹp hơn các thuật
8
ngữ ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học nhưng rộng hơn so với thuật ngữ ngôn từ
nghệ thuật và lời văn nghệ thuật. Các thuật ngữ này có nét nghĩa trùng nhau
nên trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học hay tác
giả văn học, người ta thường đồng nhất chúng với nhau. Tuy nhiên cần khẳng
định thuật ngữ lời văn nghệ thuật chỉ dùng trong tác phẩm văn học, không
dùng trong các tác phẩm thuộc loại hình khác. Song việc cần phân biệt ở đây
là tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, giá trị thẩm mĩ, tính sáng tạo độc đáo của
ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm văn học chứ không phải ngôn ngữ
trong các hoạt động giao tiếp hay ngôn ngữ ở dạng chất liệu sáng tác nói
chung.
Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ được dùng để biểu đạt nội dung
hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (sáng tác lời truyền miệng và
văn học viết). Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác
phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu
cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn,
tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật- thẩm mĩ. “
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mẫu mực đã được chuẩn hóa phục vụ cho
tất cả các lĩnh vực giao tiếp giữa người với người, và giữ vai trò to lớn trong
việc hình thành và phát triển tư duy, phát triển tâm lý, trí tuệ và toàn bộ các
hoạt động tinh thần của con người” [155, tr172]. Xét về chất liệu, ngôn ngữ
nghệ thuật có thể sử dụng là ngôn ngữ toàn dân, hay kể cả các phương ngữ,
biệt ngữ, văn xuôi sự vụ, văn xuôi khoa học... Nhưng điểm khác biệt là ngôn
ngữ nghệ thuật mang cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhà văn có thể sử dụng
ngôn ngữ toàn dân làm chất liệu để dệt nên những tác phẩm văn học của
mình. Và qua lăng kính chủ quan của họ, đặt trong ý đồ sáng tạo các tác
phẩm nghệ thuật của họ, biến ngôn ngữ toàn dân đó trở nên sống động, đầy
thẩm mĩ và hướng tới chủ đích của nhà văn. M. Bakhtin cho rằng nghệ sĩ
9
không chỉ coi ngôn ngữ như là ngôn ngữ (đó là nhiệm vụ của các nhà ngôn
ngữ học), họ đã gia công ngôn ngữ, khắc phục ngôn ngữ như là ngôn ngữ để
biến nó thành phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Còn nhà phê bình cấu trúc
luận R.Barthes cho rằng, nó không giống như những viên gạch xây nhà, mà
chúng sinh sôi trong nhau, tạo sinh nghĩa mới trong trường ngữ nghĩa mà
chúng đi vào do sự lựa chọn và kết hợp của người sáng tạo. Nó không giống
các kí hiệu thông thường. Trần Đình Sử khẳng định dứt khoát: “Do vậy khi
nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, ta chỉ nói tới một loại hình của nghệ thuật
đó- tức là loại hình sử dụng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì
mục đích nghệ thuật.” [175, tr 98] Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ mang đậm
cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, nó còn bị chi phối bởi thể loại văn học,
khuynh hướng, trào lưu sáng tác.
Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật: Mỗi một nhà ngôn ngữ học khi bàn
về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật đều đưa ra quan điểm riêng và lý giải
quan điểm đó. Đinh Trọng Lạc chỉ ra 4 tính chất: tính cấu trúc, tính hình
tượng, tính cá thể hóa, tính cụ thể hóa (Phong cách ngôn ngữ Tiếng Việt,
1993). Một số khác bổ sung thêm tính biểu cảm, tính truyền cảm, tính thẩm
mĩ... Trong luận án này chúng tôi tạm thời phân tích kĩ 3 đặc trưng cơ bản của
ngôn ngữ nghệ thuật mà theo chúng tôi mang nét đặc trưng của ngôn ngữ
nghệ thuật và ngôn ngữ văn xuôi. Đó là: tính hình tượng, tính truyền cảm,
tính cá thể. Trong đó: tính hình tượng tạo nên sự khác biệt của ngôn ngữ nghệ
thuật văn học. Hình tượng trong văn học không thể nhìn một cách trực quan
mà thông qua kí hiệu ngôn từ, ý đồ sáng tạo của nhà văn và người đọc hình
dung, tưởng tượng. Ngôn ngữ có tính hình tượng không chỉ miêu tả sự vật,
hiện tượng mà còn gợi cho người nghe, người đọc những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú. Tính truyền cảm hay tính biểu cảm: ngôn ngữ văn học có
khả năng gây ấn tượng mạnh, truyền cảm xúc, lay động tình cảmvới người
10
nghe, người đọc. Tính cá thể là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi, lặp lại qua
nhiều trang viết, tạo nên phong cách nghệ thuật của tác giả. Tính cá thể hóa
của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói nhân vật của tác phẩm. Tính cá thể
giúp bạn đọc hình dung phong cách ngôn ngữ của từng nhà văn, từng tác
phẩm văn học. Mỗi nhà văn có phong cách ngôn ngữ riêng. Phong cách đó
tạo nên bởi nhiều yếu tố: vốn văn hóa, vốn sống, vốn hiểu biết, hoàn cảnh
sống, cá tính sáng tạo của từng nhà văn
1.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi
Phân biệt ngôn ngữ thơ và văn xuôi: Mỗi thể loại thơ và văn xuôi đều có
lối tổ chức ngôn từ nghệ thuật theo cách thức riêng, làm nên sự khác biệt.
Ngôn ngữ thơ tuân theo các lề luật, ngôn ngữ văn xuôi thể hiện một cấu trúc
ngữ pháp, gần với ngôn ngữ tự nhiên. Dòng ngôn từ trong thơ phân chia theo
ngữ đoạn, trong văn xuôi chia theo quy tắc cú pháp. Dòng ngôn từ văn xuôi
được chia thành những câu, đoạn vốn có trong lời nói thường ngày nhưng đã
được tu chỉnh, sắp xếp lại. Samuel Taylor Coleridge định nghĩa một cách
ngắn gọn: “ Văn xuôi là các từ được sắp xếp hay nhất. Thơ là các từ hay nhất
được sắp xếp theo cách hay nhất” ( Webster’s Unabridged Dictionary, 1913.
University of Chicago) .
Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi: M.M Bakhtin đã chỉ ra tính
chất đặc biệt của văn xuôi nghệ thuật khi ông tuyên bố rằng: “ Nhà tiểu thuyết
viết văn xuôi ( và nói chung, mọi người viết văn xuôi) không cần phải tẩy sạch
khỏi từ ngữ những ý chí và giọng điệu của người khác, không bóp chết những
mầm mống ngôn từ xã hội khác biệt tiềm ẩn trong chúng, không gạt bỏ những
gương mặt ngôn ngữ và cung cách nói năng ( những nhân vật kể chuyện tiềm
năng) lấp ló đằng sau các từ ngữ và hình thức ngôn ngữ, nhưng anh ta xếp
đặt tất cả những từ ngữ và hình thức ấy ở những khoảng cách khác nhau so
với cái hạt nhân hàm nghĩa cuối cùng của tác phẩm mình, cái trung tâm ý chí
11
của chính mình”. [ 13, tr111] Ngôn ngữ văn xuôi mang đậm hơi thở của cuộc
sống, của thời đại. Nhìn nhận lại chặng đường phát triển của văn học chúng ta
có thể nhận thấy đặc điểm riêng của ngôn ngữ văn xuôi nói riêng ( ngôn ngữ
văn học nói chung) từng thời kì. Văn học dân gian ngôn từ mang tính rập
khuôn, tính cộng đồng, đồng nhất phù hợp với chức năng truyền miệng, dễ
thuộc, dễ nhớ. Văn học trung đại là ngôn ngữ giàu tính ước lệ, tượng trưng,
ngôn ngữ hoa mĩ, sách vở Văn học hiện đại (đặc biệt dòng văn học hiện
thực phê phán) là ngôn ngữ đời sống: đa dạng, phong phú, phức tạp, gai góc,
tự nhiên như đời sống.
Ngôn ngữ nghệ thuật văn xuôi bao gồm các thành phần cơ bản: ngôn
ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm văn
học tự sự là lời của tác giả, của người trần thuật, hoặc của người kể chuyện,
tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của nhân vật.
Trần thuật bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong
thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh...; bàn luận;
lời nói bán trực tiếp của các nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật bao gồm: lời tả, lời
kể, lời trữ tình ngoại đề. Do vậy trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo
tác phẩm tự sự. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói, lời đối thoại trực tiếp của nhân
vật trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật phản ánh tính cách của nhân vật, nó
vừa mang tính cá thể hóa, vừa mang tính khái quát. Tính cá thể hóa thể hiện
trong ngôn ngữ, giọng điệu, lời nói riêng... của từng nhân vật tạo nên những
biểu hiện độc đáo, cá tính của nhân vật đó. Đồng thời ngôn ngữ nhân vật là
ngôn ngữ chung, ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ đời sống mà mỗi nhân vật đại
diện cho từng lớp người trong xã hội. Ngôn ngữ nhân vật cũng mang đậm cá
tính sáng tạo của nhà văn. Nhà văn không thể bê nguyên si các câu nói ngoài
cuộc đời vào văn học mà xây dựng hình tượng ngôn ngữ của từng nhân vật.
Mỗi nhân vật thường có một giọng điệu riêng, hay dùng một số từ ngữ riêng.
12
Trong đó ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ đối đáp trực tiếp của các nhân vật
trong tác phẩm. Nó gắn với các hành vi ngôn ngữ, tình huống giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. Đó
chính là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình
diễn biến tâm lý của nhân vật, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
1.1.3 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật.
Trên thế giới, trong những năm đại chiến thế giới lần thứ 1, trước Cách
mạng tháng Mười, nhóm nghiên cứu chuyên đề Puskin của giáo sư Vengerov
đã nghiên cứu ngôn ngữ thơ, nhịp điệu vần và cấu trúc thơ. Cùng thời gian đó
là sự ra đời của Opojaz, sau này là trường phái hình thức Nga vào đầu thế kỉ
XX với các tác phẩm nghiên cứu về ngôn ngữ như: Hợp tuyển các bài nghiên
cứu về lý luận ngôn ngữ thơ (1916 – 1917). Năm 1919, Opojaz xuất bản hợp
tuyển đầu tiên của loạt bài nghiên cứu mang tên Thi pháp. Hợp tuyển này cho
thấy quan điểm cơ bản của các nhà hình thức chủ nghĩa về thơ. Các tác giả đã
cố gắng xác định vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm như là yếu tố đặc biệt
tạo điều kiện cho sự tồn tại của tác phẩm văn học. Những thành tựu của ngôn
ngữ học hiện đại đã đóng vai trò to lớn trong việc hình thành lý luận văn học
của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga. Từ những năm 20 trở đi đã có sự thay
đổi cơ bản về phương pháp của trường phái này. Họ quan niệm tác phẩm văn
học là một chỉnh thể thống nhất, sinh động và có kết cấu. Với những luận
điểm đó, lý luận văn học của trường phái hình thức Nga đã đạt đến trình độ
mới trong quan niệm về tính nội tại của văn học. Sau này, những năm 90, xu
hướng nghiên cứ...hoàn cảnh lớn” tức là hoàn
cảnh lịch sử xã hội, văn hóa chung của thời đại, “ hoàn cảnh nhỏ” là hoàn
cảnh cá nhân nhà văn. “Hoàn cảnh lớn” thường có tác động đến tư tưởng, tình
cảm của nhiều nhà văn. Khi tìm hiểu về Ngô Tất Tố chúng tôi cũng đặt sự
nghiệp sáng tác của ông trong mối quan hệ với những hoàn cảnh đó.
2.1 Những yếu tố tiền đề
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa và văn học
2.1.1.1 Về hoàn cảnh lịch sử xã hội
Đêm 31/8/1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Từ đó Pháp thiết lập
sự thống trị, khai thác thuộc địa trên toàn đất nước. Xã hội Việt Nam biến đổi
nhanh chóng về mọi mặt:
Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông
Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân
chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia
nước ta thành 3 kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì
triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp dịa chủ làm công cụ tay sai để
áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ,
bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực.
Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương
lần thứ nhất (1897 – 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), trong đó
Việt Nam là trọng điểm. Tư bản Pháp bỏ vốn nhiếu nhất vào nông nghiệp ( lập
29
các đồn điền cao su, cà phê, chè), xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ,
đường sắt, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến; độc quyền ngoại thương.
Ngân hàng Đông Dương Pháp độc quyền về tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế,
tàn ác nhất là thuế thân; thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi. Kết quả là
nền kinh tế nước ta có sự phát triển ở mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa
nhưng là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp.
Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt
Nam có những biến đổi sâu sắc. Việt Nam từ một xã hội phong kiến trở thành
xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Giai cấp địa chủ đa số là tay sai, chỗ dựa của
thực dân Pháp, thực thi các chính sách bóc lột cho chúng. Giai cấp nông dân
chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, địa chủ phóng kiến bóc lột, cuộc sống khổ
cực nên rất tích cực chống đế quốc, phong kiến. Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời
trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp. Một bộ phận tư sản
mại bản có quyền lợi gắn với Pháp, trở thành tay sai cho chúng. Bộ phận tư sản
còn lại, thế lực kinh tế nhỏ bé, bị tư sản nước ngoài chèn ép nên có tinh thần dân
tộc, dân chủ, có thể đi với cách mạng. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914). Giai cấp
công nhân vừa lớn lên đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, rất kiên quyết cách
mạng và đã nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị độc lập. Công nhân Việt
Nam đa số xuất thân từ nông dân, bị bần cùng hóa nên có quan hệ gần gũi với
nông dân, rất thuận lợi cho liên minh công nông.
Xã hội Việt Nam nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể
dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
phong kiến. Hai mâu thuẫn này gắn bó, tác động lẫn nhau đòi hỏi đồng thời phải
giải quyết. Bên cạnh đó một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn
mọc lên ở nhiều nơi. Những giai cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện: tư sản, tiểu
tư sản, công nhân, dân nghèo thành thị Ở nông thôn, nạn đói, nạn sưu thuế trở
thành tại họa khủng khiếp đối với dân chúng. Người nông dân Việt Nam lầm
than, cực khổ, phải chịu hai ách thống trị: thực dân, phong kiến.
30
Ngô Tất Tố sinh ra khi đất nước đã ở trong hoàn cảnh lịch sử như vậy.
Tuổi thơ của ông cũng trải qua những năm tháng đói rách, nghèo khổ. Ông
lớn lên phải chứng kiến tất cả cảnh khốn cùng của người dân quê ông. Ông
cũng thấu hiểu nguyên nhân gây nên những nỗi thống khổ đó là do sự đàn áp
bóc lột của thực dân Pháp và tầng lớp phong kiến thống trị. Đó là những
nguồn tư liệu quý để ông đưa vào các tác phẩm của mình sau này.
2.1.1.2 Về tư tưởng văn hóa
Trước khi Pháp đô hộ, Việt Nam tồn tại và phát triển nền văn hóa nông
nghiệp với những nét đặc trưng của văn hóa phương Đông. Đó là nền văn hóa
lấy gia tộc làm gốc; lấy tình cảm làm trọng; trông vào con cháu duy trì nòi
giống và nối nghiệp tổ tiên; coi trọng tính trường tồn; ưa chuộng hòa bình, an
cư lạc nghiệp.
Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của
văn hóa phương Đông (văn hóa Trung Hoa), bắt đầu tiếp xúc với văn hóa
phương Tây (chủ yếu văn hóa Pháp). Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp
trí thức Tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức, tâm hồn của dân chúng. Với
cách tư duy mới, người Việt Nam đã tin “hoàn toàn có thể học hỏi để nắm bắt
tư duy Tây Âu, một khi có ý mệnh về văn hóa và văn học, nghệ thuật Pháp và
Tây Âu, người mình hoàn toàn có đủ năng lực để sáng tạo được một nền văn
học và một nền văn hóa dân tộc hiện đại”. [187, tr 76] Chữ Quốc ngữ đã dần
thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Chữ Quốc ngữ thành quốc tự - chữ viết phổ
thông của dân tộc. Việc du nhập thêm các chữ phiên âm tiếng nước ngoài để
diễn tả những khái niệm mới đã làm phong phú thêm tiếng Việt. Kho tàng
chữ Quốc ngữ ngày càng phong phú hơn bởi các trước tác của lực lượng
nghiên cứu và sáng tác mới những thập niên đầu thế kỉ XX. Người Việt coi:
“ Chữ Quốc ngữ là hồn của nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách Âu Mỹ, sách China
Chữ kia chữ nọ dịch ra cho tường”.
31
Nhờ chữ Quốc ngữ, Việt Nam đã xây dựng một nền văn chương đẹp đẽ,
độc đáo bằng tiếng mẹ đẻ gồm các thể loại báo chí, văn học (thơ mới, truyện
ngắn, tiểu thuyết, kịch nói).
Hệ giá trị thẩm mĩ mới dần thay thế giá trị thẩm mĩ cũ với tư tưởng giải
phóng cá nhân mạnh mẽ. Trước đây quan niệm về cái đẹp là con người phục
tùng, phục tùng gia đình, phục tùng xã hội với những giáo lý đè nặng, với giá
trị đạo đức phong kiến. Đến thời này, quan niệm đó thay đổi: coi trọng con
người bản năng, con người tự nhiên, tự do, con người cá thể. Cá nhân từ chỗ
bị chìm trong quan hệ gia tộc, làng xóm đã trở thành cá thể độc lập, là bản vị
của xã hội có nghĩa vụ và lợi ích độc lập. Cách nhìn nhận phong tục tập quán
đã khác trước. Một mặt tôn vinh bản sắc tinh tế của văn hóa dân tộc qua các lễ
hội, sinh hoạt gia đình, tình làng nghĩa xóm, đạo thầy trò, nghĩa cha con, vợ
chồng, đề cao sự khoáng đạt bao dung, thủy chung nhân hậu của văn hóa
truyền thống. Mặt khác phê phán nhẹ nhàng những hủ tục lạc hậu. Vừa thấy
cái hay, cái mạnh của Nho giáo, “ giúp con người tu dưỡng đạo đức cá nhân”,
vừa thấy cái yếu “ dễ nhu nhược”
Có thể nói Ngô Tất Tố sinh ra, lớn lên và dựng nghiệp trong hoàn cảnh
lịch sử đặc biệt của xã hội và đất nước những năm đầu thế kỉ trước. Hoàn
cảnh đó tác động mạnh đến nhà văn. Ngô Tất Tố nhạy cảm trước mọi biến
động xã hội, không ngần ngại phơi trần những vấn đề gai góc, những xung
đột nổi cộm trong đời sống tinh thần, văn hóa của xã hội Việt Nam nửa đầu
thế kỉ trước.
2.1.1.3 Về văn học nghệ thuật
Đây cũng là giai đoạn sôi động nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
Văn học chuyển mình theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa là yêu cầu
khách quan của thời đại, nhu cầu tự thân của nền văn học đáp ứng yêu cầu
mới của xã hội. Điều đó được chứng minh qua các vấn đề sau:
Những cách tân về thể loại: trước đây chủ yếu là thơ, với các thể thơ
Nôm Đường luật Nay là sự ra đời của nhiều thể loại mới: truyện ngắn, kịch
32
nói, thơ mới (thơ tự do), đặc biệt là sự ra đời của tiểu thuyết, phóng sự, phê
bình văn học Báo chí Tiếng Việt xuất hiện, tiêu biểu là các báo: Gia Định
báo ( 1865 – 1910), Nam Phong tạp chí (1917), Đông Dương tạp chí ( 1913),
Trung Bắc tân văn (1913), Công luận báo (1916), Thực nghiệp dân báo
(1920), Nam Kỳ kinh tế ( 1920), Thanh Niên (1925), Tiếng Dân (1927)Các
tạp chí, nhà xuất bản sách Tiếng Việt ra đời: Tạp chí Hữu Thanh, Nam Đồng
Thư xã, Cường học thư xã, Quan Hải tùng thư Các tác phẩm dịch thuật ra
đời: dịch truyện Pháp, Trung Quốc, từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ Sự ra
đời, xuất hiện của báo chí và các thể loại văn học mới đã ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển của văn học giai đoạn này. Nhiều nhà văn thành công từ làm
báo, trong đó có Ngô Tất Tố.
Lực lượng sáng tác tân học đã mô phỏng các tác phẩm nước ngoài để
sáng tác văn học hiện đại. Từ các bài tường thuật, phóng sự, du kí, kể chuyện,
họ đã viết truyện ngắn, tiểu thuyết đến sự bùng nổ của dòng thơ mới với
các nhà thơ nổi tiếng: Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Tú Mỡ
Bên cạnh đó vẫn có lực lượng sáng tác vốn là các nhà Nho, chịu ảnh hưởng
của văn hóa phương Đông, trong đó có Ngô Tất Tố. Họ cũng có những đóng
góp riêng cho sự phát triển của văn học thời kì này.
Sự thay đổi về quan niệm văn chương: thời kì trung đại nhiệm vụ chính
của văn học để truyền bá đạo lý, lẽ sống “ văn dĩ tải đạo”. Nay văn học như
một hoạt động nghệ thuật đi tìm và phản ánh cái đẹp. Từ văn chương răn đời
sang văn chương hiểu đời. Từ mang nặng đạo lý sang phản ánh mọi mặt đời
sống với khuynh hướng sáng tác hiện đại đáp ứng nhu cầu thị hiếu của đông
đảo độc giả. Văn học thời kì này tách ra hoạt động khác không hòa lẫn văn
sử triết như trước. Văn học thoát khỏi quan niệm thẩm mĩ của văn học trung
đại: tính chất ước lệ, quy phạm chặt chẽ, hoài cổ.
Quá trình hiện đại hóa văn học cũng dẫn tới sự thay đổi kiểu nhà văn: từ
các nhà nho sang kiểu nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp. Công chúng
thưởng thức văn học rộng rãi hơn: trước đây là các nho sĩ (người có học trong
33
xã hội phong kiến), nay là thị dân (dân chúng thành thị). Sự tiếp xúc văn hóa
phương Tây mang đến mẫu hình cho văn học: tinh thần thực dụng đã làm rạn
vỡ nền tảng ý thức hệ phật giáo, tấn công một loạt yếu tố thủ cựu Nho giáo:
giáo điều, quay lưng cực đoan với lợi ích vật chất, coi trọng đời sống tinh
thần.
Hiện đại hóa nội dung văn học: Hiện đại hóa về nội dung văn học bao
gồm tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ cách cảm về con người, về thời
đại. Nội dung tư tưởng tạo ra dấu ấn riêng của văn học thời kì này so với
thời trước đó.
Chẳng hạn nội dung yêu nước trong văn học trung đại và văn học thời kì
này xuất hiện những quan niệm hoàn toàn khác nhau. Trong văn học trung đại
yêu nước gắn với trung quân, chủ nghĩa tôn quân trở thành tư tưởng chung
của thời đại. Còn văn học thời kì này yêu nước gắn liền với dân Hình tượng
con người trong mỗi giai đoạn văn học được xây dựng cũng có sự khác biệt.
Văn học trung đại đề cao con người lý trí, con người bổn phận ( bổn phận
phải chuẩn mực với Nho giáo, thuần phong mĩ tục của dân tộc), sống là phải
làm tròn bổn phận. Nhân vật nàng Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du là
hình ảnh tiêu biểu cho lẽ sống đó . Đến văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến
1945, hình ảnh con người trong văn học mang giá trị thẩm mĩ, tư tưởng mới.
Đó là con người giải phóng với cái tôi cá nhân được đề cao, con người được
tự do bày tỏ quan điểm của mình, cảm xúc riêng tư, con người hướng tới tự
nhiên, bản ngã. Thơ Mới và tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn thể hiện rõ
chân dung con người trong thời đại mới.
Mặt khác sự ra đời của hai trào lưu văn học hiện thực và lãng mạn thời
kì này tạo nên sự đột phá mạnh mẽ cho văn học, đặc biệt là sự phong phú đa
dạng về nội dung phản ánh. Các nhà văn lãng mạn tập trung chú ý vào thế
giới bên trong, những khát vọng tinh thần của con người thì các nhà văn hiện
thực miêu tả đời sống con người với tất cả mọi biểu hiện phong phú, phức tạp
của nó. Đối với nhà văn hiện thực mọi nguyên lý giáo điều đều được xem xét
34
lại, mọi khuôn khổ đều rạn nứt, những luật lệ, quy phạm cứng nhắc, những
ước lệ sáo mòn đều bị phá sản trước sự thật phong phú sinh động, muôn màu,
muôn vẻ của đời sống. Chủ nghĩa hiện thực tái hiện đời sống như đúng bản
chất của nó. Đặc biệt thời kì Mặt trận dân chủ tạo cơ hội thuận lợi để trào lưu
văn học hiện thực phê phán nở rộ thành công với những cây bút già dặn như:
Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố... Đó là thời kì ( 1936- 1939) nổ
ra cuộc tranh luận lớn giữa hai phái “ nghệ thuật vị nghệ thuật’’ và “ nghệ
thuật vị nhân sinh” . Cuộc tranh luận đã mang lại thắng lợi cho phái nghệ
thuật vị nhân sinh. Trong thời kì Mặt trận dân chủ, Đảng rất chú trọng vấn đề
nông dân. Năm 1936, tác phẩm “ Vấn đề dân cày” của Qua Ninh, Vân Đình ra
đời đánh dấu một sự “ chuyển mình” về đề tài sáng tác. Tác phẩm có ảnh
hưởng nhất định đến các nhà văn đương thời, trong đó có Ngô Tất Tố. Ngoài
ra, báo chí của Đảng và các báo tiến bộ cũng rất chú ý vấn đề nông dân, nhất
là vấn đề sưu thuế và nạn cường hào tham nhũng. Các nhà văn hiện thực phê
phán chủ trương: văn học phải phản ánh sự thật, đó là sự thật trái chiều của
đời sống, sự thật ngang trái bất công. Văn học hướng tới những số phận con
người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột. Văn học góp phần làm thay đổi xã hội:
xóa nỗi bất công, bênh vực, đề cao những con người khốn khổ. Văn học phản
ánh đúng bản chất của đời sống.
Đổi mới hình thức nghệ thuật: Văn học thời kì này có sự đổi mới mạnh
mẽ về hình thức nghệ thuật với sự ra đời của nhiều thể loại văn học như: tiểu
thuyết, thơ tự do đã làm nên bức tranh đẹp với nhiều màu sắc đa dạng
phong phú về bút pháp, hình thức thể hiện. Về ngôn ngữ văn học: Từ những
tác phẩm văn học mang phong cách cổ điển, với tính ước lệ, quy phạm, ngôn
ngữ, từ ngôn ngữ mang tính ước lệ, quy phạm chuyển sang ngôn ngữ đa dạng,
gai góc như chính đời sống. Đổi mới hình thức nghệ thuật tác phẩm văn học
bao gồm cả việc phá bỏ ước lệ tượng trưng, bỏ dần lối văn biền ngẫu cũng
như thói quen sử dụng điển tích, điển cố của văn học trung đại, bắt đầu tiếp
cận hiện thực với xu hướng điển hình hóa nhân vật.
35
Sự phát triển mạnh mẽ của văn học thời kì này tạo nên mảnh đất màu
mỡ, chất xúc tác quan trọng ươm trồng nên những tài năng văn học trong đó
có Ngô Tất Tố. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy hoàn cảnh riêng của Ngô Tất
Tố, những chất riêng tạo nên nét khác biệt của nhà văn. Ngô Tất Tố sống và
học tập trong nôi văn hóa Nho học. Khi cầm bút viết văn là lúc nền văn học
nước nhà bước sang thời kì hiện đại hóa, ảnh hưởng lối viết của văn học
phương Tây. Cho nên ngòi bút sáng tác của ông thể hiện sự chuyển giao
mạnh mẽ giữa mới và cũ, sự hòa trộn giữa văn hóa Á đông và Tây Âu.
2.1.2 Hoàn cảnh cá nhân của nhà văn
2.1.2.1 Ngô Tất Tố am hiểu tường tận về cuộc sống thôn quê và người
nông dân Việt Nam
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 tại làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn,
Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Đây là
một trong những xóm làng ven sông Đuống. Bắc Ninh cũng là quê hương của
quan họ, là vùng đất có nhiều những câu chuyện thi vị. Dưới thời Pháp thuộc,
Phủ Từ Sơn là nơi có nhiều hủ tục lạc hậu. Làng Lộc Hà, quê hương của nhà
văn, người ta đã tranh giành nhau để chiếm một phần cỗ, “ một góc chiếu giữa
đình”. Chính những tư liệu sống phong phú này đã giúp nhà nhà văn có
những trang viết sinh động về hủ tục nông thôn Việt Nam trước Cách mạng
qua các truyện ngắn và phóng sự Việc làng sau này.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Nếu về Lộc Hà sẽ thấy
bên cạnh con đường lát gạch của làng, một ngôi nhà ngói ba gian, nhỏ hẹp,
tiều tụy, làm theo lối xưa, đó chính là nơi sinh trưởng nhà nho Ngô Tất Tố.
Dòng tâm sự của Đỗ Ngọc Toại về hoàn cảnh sống của Ngô Tất Tố có viết:
“Còn anh thì khác hẳn: nhà vốn không có ruộng, mỗi năm gia đình được lĩnh
canh vài ba mẫu ruộng công của làng. Ruộng làng anh là ruộng xấu lại hay
ngập lụt, cứ mười năm thì năm sáu năm lại mất mùa, nhà lại kém sức lao động ,
36
nên số thu hoạch không được bao nhiêu. Anh tuy có lương, nhưng việc làm rất
bấp bênh, khi có việc, khi không có việc, nên sự giúp đỡ cho gia đình không
được là mấy. Những khi cấp bách quá, anh phải “ lĩnh lương non” mấy tháng
trước rồi kéo cày trả nợ” .[98, tr22] Ông sống lâu ở nông thôn, ông cũng nghèo
như những người nông dân nên luôn thông cảm, hiểu cặn kẽ về họ.
Ngô Tất Tố có vốn hiểu biết sâu rộng về vùng thôn quê. Ông hiểu từ tổ
chức xã hội nông thôn, từ trường lý, kì hào... đến các hội đồng, nó làm gì,
mánh lới của nó ra sao. Ông am tường về đạo lý, lễ giáo của nông dân từ bao
nhiêu đời. Ông có thể say sưa giảng cho các bạn văn về nếp nhà cổ truyền: thế
nào là cái chái, cái rui, cái mè...Ông tường tận cả những công việc nhà nông
như đặt cái cày, bắc cái bừa...Có thể nói những hiểu biết của ông về cuộc
sống thôn quê rất sâu sắc khiến các nhà văn khác “hết sức thèm muốn” ( từ
dùng của nhà văn Kim Lân).
Ngô Tất Tố am hiểu tường tận về cuộc sống của con người vùng thôn
quê. Ông có thể kể vanh vách cuộc sống khốn khó của từng gia đình nông dân
nơi vùng quê mình: “nhà này ăn cháo mấy tháng nay, nhà này mấy hôm nay
phải ăn khoai trừ bữa, có nhà đã phải đi nơi khác...” Ông xót xa khi thấy dân
làng mình khổ quá. Ông buồn khi thấy công lao động của người nông dân quá
thấp. Một lần đến chơi nhà Đỗ Ngọc Toại hỏi cái chõng tre bao nhiêu tiền?
Khi biết giá tiền cái chõng, ông ngồi nhẩm tính thấy giá trị của nó quá rẻ so
với công người làm bỏ ra và kêu lên: “Thế thì người lao động lấy gì ăn cho đủ
sống”. Thương người nghèo, thông cảm với người nghèo nên ông căm ghét kẻ
áp bức bóc lột họ. Trong các câu chuyện tâm sự của ông với những bạn văn
của mình thường là những bức xúc về cách đối xử vô lý, độc ác của kẻ có tiền
với người lao động nghèo khổ. Lúc là câu chuyện về người kéo xe ở làng bên
cho viên tuần phủ về hưu. “Hắn có xe nhà, phải thuê một người kéo xe,
nhưng mỗi tháng chỉ trả công ba đồng bạc mà không nuôi cơm. Được ít lâu,
vợ người kéo xe ốm, hắn cho vay 10 đồng để thuốc thang và giao hẹn mỗi
37
tháng một đồng phải trả một hào lãi. Cuối cùng người vợ bác kéo xe chết,
hắn lại cho vay 20 đồng để lo việc ma chay. Cả hai số tiền ấy cộng lại thành
30 đồng, thế là bác kéo xe mỗi tháng phải trả 3 đồng bạc lãi, trừ vào tiền
công, thế là cả đời cứ cơm nhà đi kéo xe cho hắn mà không được một đồng
nào nữa” (hồi ức của Đỗ Ngọc Toại).[98, tr 25] Khi là câu chuyện về một
viên giáo thụ ở Từ Sơn kiêm chức hiệu trưởng trường Đình Bảng định đuổi
học một em học trò. Cha mẹ em bực bội, nói xấu viên giáo thụ. Tên này cậy
thế quan phủ, phát đơn kiện. Tòa án Từ Sơn yêu cầu cha mẹ học trò phải đền
danh dự cho giáo thụ bốn hào. Vài hôm sau, Ngô Tất Tố đăng bài báo nói về
việc này và kết luận rằng: “Thế là tòa án Từ Sơn đã đánh giá danh dự của
quan giáo thụ bằng hai cân thịt” (Lúc đó mỗi cân thịt giá hai hào). Những
câu chuyện trên cho thấy nhà văn luôn quan sát cặn kẽ, thấu cảm với cuộc
sống của người nghèo khổ, những người “thấp cổ bé họng”, bênh vực và cảm
thông với nỗi khổ của họ. Không chỉ vậy, ông thường giúp đỡ họ trong cuộc
sống. Nguyễn Đức Bính trong hồi kí “Ngô Tất Tố như tôi đã biết” kể rằng:
“Sống chung với tác giả, tôi đã nhiều lần được gặp những anh Dậu và chị
Dậu ở quê ra, người đến nhờ một ít chữ nghĩa văn chương trong các đơn từ
lên quan, người đến xin ý kiến về công việc làm, người ghé vào mượn tạm một
đồng hay năm ba hào để ra phố mua nốt mấy thứ đồ gia dụng. Có lần, ở phố
Sinh Từ, Ngô Tất Tố đã bỏ tiền túi và bỏ công ra để chạy cho một người bị
nhà đoan phạt tù rượu. Với mọi người nhà văn chúng ta đều có những lời nói
thấm thía, chân tình”. [98, tr 55]
Có thể nói Ngô Tất Tố có nhiều thuận lợi để viết về nông thôn bởi vốn
sống, vốn hiểu biết sâu sắc về nông thôn mà ông gắn bó gần như cả đời. Nhà
văn Vũ Bằng cho rằng :“Ngô Tất Tố quả là một nhà văn từ trong dân chúng
đi ra, sống với dân chúng và phục vụ trung thành dân chúng” [20] Chính
điều này đã “ khẳng định dứt khoát Ngô Tất Tố xứng đáng với danh hiệu nhà
văn của nông dân, xác định vị trí đầy vinh dự của ông trong lịch sử văn học
38
Việt Nam hiện đại” [181, tr77]. Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của nhà văn, đề tài
về đời sống nông thôn chiếm một vị trí quan trọng nhất. Có thể kể đến các tác
phẩm tiêu biểu có giá trị như phóng sự Tập án cái đình, Việc làng, tiểu thuyết
Tắt đèn. Hàng loạt các tiểu phẩm báo chí và những truyện ngắn khác như Bắc
Ninh cầu cứu, Mớ rau trong hòm, Cái bánh chưng, Làm no, Cái ăn trong
những ngày ngập nước...
Hai phóng sự Tập án cái đình, Việc làng đều viết về nông thôn Việt
Nam . Tập án cái đình đăng trên báo “ Con ong” ra ngày 18 – 10 – 1939, là
một tập “ hồ sơ về tội án cái đình”, phần lớn viết về những hủ tục kì quái, lạc
hậu, những nghi lễ phiền phức ở làng quê diễn ra ở chốn đình trung. Tiếp nối
liền mạch với phóng sự Tập án cái đình, phóng sự Việc làng tiếp tục phơi bày
“ những tục lệ quái gở, mọi rợ” và nạn cường hào ở nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng. Mỗi chương nói về một lệ làng, một mối tại họa làm điêu
đứng, khốn khổ người nông dân từ đời này sang đời khác. Đặc biệt tiểu thuyết
Tắt đèn, cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời khốn khổ, bần cùng của người phụ
nữ nông dân, qua đó nhà văn miêu tả chi tiết cuộc sống của người nông dân
Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, bức tranh nông thôn Việt Nam u ám, thê
thảm dưới sự áp bức của bọn cường hào địa chủ, phong kiến đã hiện lên rõ
mồn một qua từng trang tiểu thuyết.
2.1.2.2 Ngô Tất Tố là một nhà Nho có vốn Hán học sâu rộng
Ông sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Nho học. Thuở nhỏ, ông học
với cha ở các trường hàng tổng thuộc mấy huyện Lang Tài, Thuận Thành, đều
thuộc tỉnh Bắc Ninh. Làng Lộc Hà xưa kia vốn là làng khoa bảng. Riêng họ
Ngô, lúc bấy giờ có hai người đậu cử nhân: Ngô Văn Bỉnh và Ngô Ngọc Liên.
Ông nội Ngô Tất Tố ra công dùi mài đèn sách, lận đận bảy khóa thi hương,
cuối cùng chỉ đậu tú tài. Cha Ngô Tất Tố cũng cũng sáu lần “ lều chõng” ra đi
để rồi sáu lần “ lều chõng” trở về, tiếp tục kéo dài cuộc đời cái chức ông đồ ở
một làng nhỏ. Bản thân Ngô Tất Tố cũng hai lần đi thi, nhưng chưa lần nào
vào được tam trường. Năm 1912, Ngô Tất Tố tham gia kì thi hạch đệ nhất và
39
không đỗ. Năm 1915, ông đỗ đầu trong kì thi hạch đệ nhất của tỉnh Bắc Ninh
nên từ đó có tên gọi “đầu xứ Tố”. Sau đó ông tham gia kì thi đệ nhị- khoa thi
cuối cùng của chế độ khoa cử bằng chữ Hán, ông lại hỏng thi. Cuối cùng,
ông làm nghề dạy học và bốc thuốc ở quê.
Vốn Nho học ảnh hưởng đến phong cách sống của nhà văn. Ông là
người thâm trầm, kín đáo, “ít nói” ( từ dùng của Vũ Ngọc Phan), “ trong gia
đình và ngoài xã hội anh xử sự rất hòa nhã, theo đúng phong cách nhà nho.”
[161] Ngô Tất Tố tính tình hào hiệp, phóng khoáng, không chịu ràng buộc,
thích giao du, ham đời sống văn thơ đạo lý. Những lúc khó khăn túng ngặt
vẫn hết lòng vì bạn hữu, sẵn sàng giúp đỡ nếu anh em có “ thất cơ lỡ vận”. Đó
chính là phong thái ung dung, lịch sự, tấm lòng hào hiệp của một nhà nho.
Ông tìm hiểu kĩ và có quan điểm rất rõ về Nho giáo. Vào thời điểm
những năm 30 đầu thế kỉ XX khi nền giáo dục Hán học đã tàn lụi nhưng Ngô
Tất Tố vẫn cho rằng “ Hán tự dẫu hết mà Nho giáo vẫn còn”. Trên tờ báo “
Đông Pháp thời báo”, ông viết: “ Nho giáo tức là đạo “làm người”, nên kẻ
nào đã biết đạo làm người, thì không ra khỏi vòng Nho giáo, lắm kẻ suốt đời
làm tín đồ của Nho giáo mà tự mình vẫn không biết. Tới nay, thế vận khác
xưa, phong trào đổi mới, các nước Âu Mĩ vẫn công nhận những điều thích
hợp của đạo ấy, đủ biết rằng ta theo đạo của Khổng Tử cũng không phải sự
khờ dại, sai nhầm”. (Nho giáo ở nước ta từ nay trở về sau- Đông Pháp thời
báo, 1928) Ca ngợi Nho giáo, tìm thấy cái đáng học của đạo Khổng trong
việc “đào luyện” “kén chọn” “chế tạo ra những hạng người hữu dụng”
nhưng ông cũng tỉnh táo nhận ra những mặt trái của nó khi cho rằng : “Đạo
Nho “ làm cho đất nước có văn hóa, rồi chính nó lại đưa đất nước đến cõi
diệt vong” vì cái học tu thân của Hán học đã thay hình đổi dạng thành cái
học từ chương. “Lối khoa cử đã là một thứ hư văn vô dụng, đã làm hư
nhiều người tập về nghề ấy”.
Chính vốn Nho học vững chắc đã ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp sáng
tác của ông. Điểm lại khối lượng sáng tác của nhà văn có thể nhận thấy các
40
tác phẩm sử dụng chất liệu từ vốn Hán học khá nhiều. Đầu tiên phải kể đến
tác phẩm đầu tay, dịch từ Trung văn “ Cẩm hương đình”, in tại Tản Đà tu thư
cục ( năm 1923). Tiếp đó tác phẩm dịch “ Ngô Việt xuân thu”, truyện kí về 72
nhà Cách mạng Trung Quốc bị giết hại năm 1911: “ Hoàng Hoa Cương” (
năm 1929); dịch tiểu thuyết lịch sử “ Hoàng Lê nhất thống chí”, bản dịch thơ
Lý Trần... Ở điểm này cũng cần ghi nhận những đóng góp không nhỏ của ông
qua những tác phẩm dịch thuật. Nhận xét về các tác phẩm dịch thuật thơ Lý
Trần của Ngô Tất Tố, Trần Thị Băng Thanh cho rằng: “ Người đọc khó có thể
quên nét tài hoa, phóng khoáng của thi sĩ Tản Đà trong những bài dịch thơ
Đường luật. Song, Ngô Tất Tố lại thành công một cách khác, những bài dịch
của ông rất chân chất, mộc mạc, và có thể nói sát từng chữ... Ngô Tất Tố đã
diễn tả được một cách thanh thoát suôn sẻ tất cả những ý tứ vi diệu nhất của
con người từ nhận thức trí tuệ đến rung động tình cảm.” [98, tr 222]
Mặt khác, nhờ vốn Nho học vững chắc cũng tạo nên những nét riêng độc
đáo về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đọc văn Ngô Tất Tố người ta
nhận thấy những nét thâm trầm, kín đáo, sâu sắc của một nhà nho. Trang văn
của ông, cách dùng từ, cách diễn đạt, cách xây dựng cốt truyện của ông còn
ảnh hưởng của văn học trung đại. Mặt khác, chính những trải nghiệm thực tế
từ những lần đi thi của mình, của cha, của ông nội đã giúp ông có những hiểu
biết sâu sắc về chế độ khoa cử thối nát thời phong kiến và trở thành tư liệu
sống giúp ông xây dựng tác phẩm “ Lều chõng” và một số truyện ngắn sau
này. Chúng tôi sẽ phân tích kĩ yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến ngôn ngữ nghệ
của Ngô Tất Tố trong các tác phẩm văn học của ông như thế nào trong các
chương sau.
2.1.2.3 Ngô Tất Tố - một cây bút sắc sảo trong làng báo thời Pháp thuộc
Năm 1923, ông bắt đầu con đường hoạt động văn học với tác phẩm dịch
từ Trung văn Cẩm hương đình, in tại Tản Đà tư thư cục (do Tản Đà mở từ
năm 1922, tại 58, phố Hàng Bông). Năm 1926, ông được Tản Đà mời viết cho
An Nam tạp chí , ông chính thức bước vào nghề làm báo. An Nam tạp chí là tờ
41
báo có tiếng từ Nam ra Bắc thời đó. Nguyễn Khắc Hiếu là chủ bút tờ báo đó.
Báo viết nhiều bài đại luận, khảo cứu, bút chiến, phê bình, nhiều truyện lịch
sử rất có giá trị. Sau này Ngô Tất Tố tham gia viết cho nhiều tạp chí khác
như: Thần chung, Đông phương, Phổ thông, Công dân, Hải phòng tuần báo,
Tương lai, Thời vụ, Đông pháp, Hà Nội tân văn... Về lĩnh vực làm báo, Vũ
Trọng Phụng đánh giá về ông: “ Ngô Tất Tố là một nhà báo về phái Nho học,
và là một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà Nho. Làng báo Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ cũng như độc giả, hẳn không ai mà lại không biết danh
tiếng...” [44, tr 26] của ông.
Với tư cách là một nhà báo, ông đã dùng ngòi bút của mình thẳng thắn
phê phán những điều ngang trái, vô nghĩa lý trong xã hội như: chuyện mê
tín, dị đoan, phong trào phục cổ, thói hư tật xấu của mọi tầng lớp người
trong xã hội, đả kích quan lại phong kiến...Về nghệ thuật viết tiểu phẩm, ông
ít dùng phương pháp phóng đại, thường dùng bút pháp trào lộng đả kích. Về
ngôn ngữ ông sử dụng thứ ngôn ngữ chính xác, giàu tính chất luận lý và
hình tượng sinh động. Chính những năm tháng làm báo đã giúp ích cho Ngô
Tất Tố trong sự nghiệp viết văn. Tính chiến đấu mạnh mẽ, sự sắc sảo nhạy
bén của người làm báo đã tạo nên những trang văn khỏe khoắn, giàu tính
thời sự của ông sau này.
2.1.2.4 Ngô Tất Tố nhà Nho tiến bộ, có lòng yêu nước thiết tha, đi theo
Cách Mạng
Ngô Tất Tố là một nhà nho có nhiều tư tưởng mạnh dạn và tiến bộ. Khác
hẳn với các nhà nho đương thời, Ngô Tất Tố có đi vào công việc khảo cứu
nhưng không phải với tinh thần phục cổ. Ông thường nói với ông Phùng Bảo
Thạch, một người bạn làm báo: “Người ta cứ suy tôn Kinh Dịch, cho nó là
thần thánh, thực ra cũng chẳng có gì đâu, tôi dịch cho bác xem.” Ông nghiêm
khắc phê bình cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim và vạch ra rằng: “ Nếu như
những chỗ sai lầm của sách ấy không bị đính chính, thì với những người đẻ
sau vài chục năm nữa, Nho giáo sẽ là “Trần Trọng Kim giáo” chứ không
42
phải đạo giáo của Khổng Tử và tiên nho nữa”. Tuy là một nhà nho nhưng
Ngô Tất Tố không nệ cổ, ông luôn chống lối học giáo điều, mê tín cổ nhân.
Trong cuốn Văn học đời Trần, Ngô Tất Tố tỏ ra khâm phục Hồ Quý Ly là
người có óc sáng tạo, có nhiều tư tưởng mới mẻ: “Phải biết những điều ông ta
nói đó, chẳng những ở ta từ trước đến gần chưa ai nghĩ tới, mà đến ở Tàu,
trừ bọn Thanh nho sau Quý Ly ba bốn thế kỉ, cũng chưa ai dám nói. Như vậy
đủ biết ông ta thật là một người có tư tưởng độc lập, không chịu nhắm mắt
theo những thành kiến của cổ nhân.”[44, tr 16]
Ngô Tất Tố là một nhà Nho có lòng yêu nước thiết tha. Ông vốn là người
sống gần gũi với người lao động nghèo khổ, thấu hiểu nỗi khổ của họ. Ông
căm ghét sâu cay giai cấp, thống trị bóc lột hèn hạ. Ông cũng được chứng
kiến sự thối nát của giai cấp phong kiến đầu hàng Pháp. Những năm về sau
lòng yêu nước của Ngô Tất Tố đã phần nào được thể hiện trong cuốn “ Lịch
sử Đề Thám” và “ Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ”. Ngô Tất Tố
ca ngợi tấm lòng yêu nước của các nho sĩ Cần Vương và của nghĩa quân và
nhân dân. Thời kì mặt trận dân chủ, chịu ảnh hưởng của phong trào Cách
mạng trong nước và báo chí cộng sản, tư tưởng yêu nước của ông càng bộc
lộ rõ. Ông giao thiệp với một số chiến sĩ cộng sản và hoạt động báo chí công
khai: Trần Huy Liệu (Tin tức), Trịnh Văn Phú (Le Travail). Ông viết bài cho
báo Tương lai đả kích bọn thực dân, phong kiến. Đặc biệt tác phẩm Tắt đèn
thể hiện rõ nét quan điểm của ông: lên án, đả kích bọn địa chủ cường hào,
tay sai thực dân phong kiến, bênh vực, ca ngợi người nông dân Việt Nam.
Ông là một trong số hiếm những nhà nho đi ...Vân Hạc trước khi lấy Ngọc là câu hỏi tu
từ không lời đáp thể hiện tâm trạng của người bắt đầu yêu: “ Có lẽ vợ chồng
là duyên số thật? Ừ xưa kia mình tuy biết nàng, nhưng vẫn không hề nghĩ đến
nàng. Thế mà từ bữa nghe đồ Mẫn nói, nhất là từ bữa nghe cụ Bảng nói đến giờ,
không phút nào mà ta quên nàng. Cái đó mới lạ chứ? Không biết trong lúc này
nàng có nghĩ đến ta không? Chắc có! Ta nhớ nàng, tất nhiên nàng cũng nhớ ta,
nếu như cụ bảng đã ngỏ cho nàng biết cái ý định của cụ”[ 202, tr 89]. Thông
qua độc thoại nội tâm dưới dạng câu hỏi tu từ người đọc cũng cảm nhận tâm
trạng chán chường, trống rỗng của Vân Hạc khi hỏng thi: “ Đỗ để làm gì nhỉ?
Ngoài cái ý định làm cho sướng lòng người vợ thân yêu, chàng không nhận thấy
sự thi đỗ đối với đời ấy còn có ý nghĩa gì khác. Thế mà không hiểu vì sao chàng
chỉ nơm nớp sợ rằng thì không đỗ”. [202, tr 285]. Hỏi để hỏi mà không có lời
giải đáp, thể hiện sự bế tắc trong suy nghĩ của chàng.
Những câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng day dứt, trăn trở của Ngọc khi
chồng thi không đỗ: “ Anh chàng thi cử vất vả thế này, có lẽ cũng là tại số
mình. Bởi vì số mình không được làm bà, cho nên anh ta mới bị hỏng mãi. Có
đời nhà ai quyển thi “quán trường”, quan trường đã định lấy đỗ thủ khoa, rút
cục chỉ vì cái tuổi trẻ mà đến hỏng tuột? Nếu không vạ lây vì cái số phận của
mình, anh ta có đâu lại bị tai hại như thế.” [ 202, tr 275]
Sử dụng câu hỏi tu từ trong các đoạn độc thoại nội tâm, nhà văn dễ dàng
diễn tả một cách tinh tế, chính xác tâm trạng, cảm xúc phức tạp, đan xen lẫn
lộn của nhân vật.
149
Tiểu kết
1. Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Ngô Tất Tố là ngôn ngữ đời
sống, nó gắn bó máu thịt với cuộc sống của nhân dân lao động. Nó được khai
thác từ chất liệu cuộc sống thực nên nó thật tự nhiên, sinh động, Nó là thứ
ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ, phương ngữ của vùng nông thôn Bắc Bộ, là
tiếng nói hàng ngày của con người thôn quê. Vì vậy qua ngôn ngữ nhân vật
cũng có thể khắc họa phần nào cuộc sống, phong tục, bức tranh làng quê Việt
Nam trước đây.
2. Ngô Tất Tố nhìn con người trên bình diện xã hội, bình diện giai cấp. Do
vậy khi dựng hình tượng nhân vật ông nhất quán theo quan điểm này. Nhân vật
của ông mang bản chất xã hội, bản chất giai cấp, xấu tốt rõ ràng. Thông qua
ngôn ngữ nhân vật nhà văn muốn chuyển tải quan điểm, cách nhìn của mình về
con người trong xã hội. Điều này tạo ra giọng điệu riêng trong ngôn ngữ sáng tác
của ông, đó là: “ giọng yêu thương, thâm trầm mà quyết liệt” [ 184, tr 362]
3. Ngôn ngữ nhân vật của Ngô Tất Tố mang tính cá thể hóa cao độ, nhân
vật nào ngôn ngữ ấy. Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ nhân vật một cách hiệu quả
trong việc khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật. Trong thế giới nhân vật đó phân
thành hai tuyến rõ ràng: người nông dân mang tính cách tốt đẹp, bọn địa chủ
phong kiến xấu xa, tàn nhẫn. Một lần nữa thông qua ngôn ngữ nhân vật Ngô Tất
Tố khẳng định quan điểm và mục đích viết của ông. Đó là viết để ngợi ca, bênh
vực những con người thấp cổ bé họng trong xã hội và lên án sâu sắc những kẻ
thống trị độc ác. Những tác phẩm của ông trở thành bản án tố cáo xã hội thực
dân nửa phong kiến ở nước ta những năm đầu thế kỉ XX.
150
KẾT LUẬN
1. Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân, nông thôn Việt Nam. Sáng tác
của ông tràn đầy hơi thở cuộc sống vùng nông thôn Bắc Bộ những năm đầu
của thế kỉ trước. Văn của ông giàu tính hiện thực, mang tính tố cáo sâu sắc
nhưng thấm đẫm tinh thần nhân văn. Sáng tác của Ngô Tất Tố mô tả chi
tiết tường tận hiện thực phản ánh, phê phán sâu sắc xã hội đương thời và
những cái lỗi thời cổ hủ trên lập trường dân chủ và nhân đạo, biểu hiện thái
độ phân minh, rạch ròi, với lòng yêu thương tha thiết những người dân
nghèo khổ và nỗi căm giận khôn cùng bọn thống trị bóc lột chứng tỏ thái
độ dứt khoát của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.Tất cả những cách thức
trên đều được tác giả thể hiện chân thực, sống động qua từng trang viết.
Hiện thực đời sống được phơi trải một cách khách quan, tinh tế, đầy sức
thuyết phục như bản chất vốn có của nó.
2. Ngôn ngữ nghệ thuật góp phần quan trọng trong việc biểu đạt ý đồ
sáng tác và dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác
của Ngô Tất Tố có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Ngôn
ngữ truyền thống thể hiện trong cách diễn đạt, cách dùng từ ảnh hưởng của
văn học trung đại, vốn từ ngữ Hán học phong phú, sử dụng chất liệu của văn
học dân gian Ngôn ngữ hiện đại thể hiện trong cách sử dụng từ ngữ của
quần chúng nhân dân, ngôn ngữ giàu tính thời sự, tính chiến đấu Đây cũng
là những nét riêng về ngôn ngữ, ít nhà văn cùng thời khác có được. Mặt khác,
ta cũng thấy những điểm mới mẻ, tiến bộ, thích ứng nhanh của một nhà văn
mà vốn Nho học ăn sâu trong tiềm thức. Yếu tố truyền thống và hiện đại được
đan xen, hòa quyện trong các sáng tác của Ngô Tất Tố đem đến những đóng
góp nhất định cho giai đoạn văn học những năm 1930 – 1945, đánh dấu giai
đoạn chuyển giao giữa cái mới, cái cũ, giữa văn học phương Đông, văn học
phương Tây.
151
3. Cùng với ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật tạo nên bản hòa
âm hoàn hảo cho các sáng tác của nhà văn nói chung và Ngô Tất Tố nói
riêng. Ngô Tất Tố dùng hai giọng điệu cơ bản trong khi trần thuật: giọng
điệu xót xa, thương cảm và giọng điệu châm biếm, mỉa mai. Giọng điệu
trần thuật thể hiện cách nhìn, cách cảm, quan điểm của nhà văn về đối
tượng phản ánh. Đó là nỗi thương xót, đồng cảm với người nông dân, quần
chúng lao động và thái độ căm phẫn, phê phán với thế lực thống trị. Chính
điều này khiến cho các tác phẩm của ông có sức tố cáo mạnh mẽ nhưng
trên lập trường nhân đạo thiết tha.
4. Ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt ngôn ngữ đối thoại là thành tựu nổi bật
trong sáng tác của nhà văn. Ngô Tất Tố nhìn con người trên bình diện giai
cấp, với thái độ yêu ghét rạch ròi nên nhân vật trong các sáng tác nhà văn thể
hiện rõ quan điểm này. Ngôn ngữ nhân vật của nhà văn mang tính điển hình
hóa cao, vừa mang bản chất giai cấp đồng thời cũng có những nét riêng độc
đáo. Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính, góp phần làm nổi bật mâu thuẫn xung
đột hiện thực đời sống.
5. Mặt khác, việc sử dụng chính xác, phù hợp một số phương tiện nghệ
thuật đặc sắc như nghệ thuật sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ, bút pháp tả cảnh
độc đáo của nhà văn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm tạo nên giá trị nghệ
thuật cao cho mỗi tác phẩm. Ngôn ngữ trong các sáng tác của nhà văn trở nên
đẹp đẽ, phong phú, mang tính biểu cảm và gây sức hút với bạn đọc.
6. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng Ngô Tất Tố là một nhà Nho, mới tiếp
thu và ảnh hưởng của văn học phương Tây, khi chuyển sang sáng tác theo lối
hiện đại vẫn còn bỡ ngỡ, loay hoay giữa cũ và mới. Về nội dung, nhà văn lựa
chọn vấn đề phản ánh mang tính thời sự, hiện đại, mới mẻ. Nhưng về hình thức
nghệ thuật đây đó còn chưa “ theo kịp” hoặc chưa chuyển tải hết những vấn đề
vận mệnh to lớn mà nội dung đề cập đến. Đó là việc sử dụng lối văn biền ngẫu,
152
từ Hán cổ khiến câu văn tối nghĩa, khó hiểu. Đó là việc tổ chức sự kiện theo
trình tự thời gian gây đơn điệu, nhàm chán. Đó là bút pháp miêu tả nội tâm nhân
vật đôi khi còn đơn giản
Dù còn một vài hạn chế nhất định về ngôn ngữ, nhưng chúng ta cũng cần
khẳng định Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn
học hiện thực phê phán và là một tác giả tiểu biểu của nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại nửa đầu thế kỉ XX. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của
Ngô Tất Tố góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn và
đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
153
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2019), Ngôn ngữ đối thoại trong một số tác phẩm của
Ngô Tất Tố, Tạp chí khoa học, số 59 ( 02/ 2019), Trường ĐHSP Hà Nội 2
2. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2019), Giọng điệu trần thuật trong một số tác phẩm
của Ngô Tất Tố, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 60, tháng 4
năm 2019
3. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2020), Suy ngẫm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
của nhà văn Ngô Tất Tố, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 65,
tháng 2 năm 2020
4. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2020), Nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật
của nhà văn Ngô Tất Tố, Tạp chí lý luận phê bình văn học nghệ thuật,
tháng 04 năm 2020
154
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arnanudov M. (1978), Tâm lí học sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Aristore (2007), Nghệ thuật thơ ca, ( Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái
Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bái dịch), NXB Lao động, Hà Nội.
3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm
định, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Vũ Tuấn Anh- Bích Thu (2001), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam ( 2
tập), NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Vũ Tuấn Anh (chủ biên), Bích Thu, Vũ Văn Sỹ, Phan Diễm Hương, Nam
Cao con người và tác phẩm, (2000), NXB Hội nhà văn
6. Lê Hải Anh (2006), Ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác
trước cách mạng tháng Tám 1945, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học sư
phạm Hà Nội
7. Lê Hải Anh (2017), Ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao, NXB Văn học.
8. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới.
9. Lại Nguyên Ân (1992), Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỉ
XX, tạp chí văn học số 1
10. Lại Nguyên Ân (1995), Nhà văn chân dung tự họa, NXB Hội nhà văn.
11. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
12. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề về thi pháp của Đôxtoiepxki, (Trần Đình
Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội
13. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết,( Phạm Vĩnh Cư
tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
14. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn,
Hà Nội.
15. Diệp Quang Ban - Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
16. Diệp Quang Ban (1983), Cấu tạo của câu đơn Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
155
17. Diệp Quang Ban (1998), Một số vấn đề về câu tồn tại trong Tiếng Việt,
NXB Giáo dục.
18. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn, lí luận, tác gia và tác phẩm, tập 1,
NXB Giáo dục.
19. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận, NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
20. Vũ Bằng (1973), Về một truyện dài nổi tiếng nhất của Ngô Tất Tố:
truyện “ Tắt đèn”, Tạp chí văn học in ở Sài Gòn số 170.
21. Nguyễn Đức Bính, Ngô Tất Tố như tôi đã biết, Tạp chí văn nghệ số 61,
tháng 6/ 1962.
22. Các Mac – Ph Ăng ghen – V.I Lê Nin (1977), Về văn học và nghệ thuật,
NXB Sự thật.
23. Đình Cao ( 1998), Sáng tạo về ngôn từ, Báo văn nghệ trẻ
24. Nam Cao (1999), Sống mòn, NXB Văn học- Trung tâm văn hóa ngôn
ngữ Đông Tây Hà Nội.
25. Nam Cao (2003), Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội.
26. Nam Cao (2004), Nam Cao – tuyển tập, NXB Văn học, Hà Nội.
27. Nam Cao (2000), Nam Cao, con người và tác phẩm, NXB Hội nhà văn.
28. Trương Chính (1994), Lời giới thiệu, Tuyển tập Ngô Tất Tố, NXB Văn học.
29. Trương Chính (1993), Mũi dao nhọn, Phụ san Báo văn nghệ tháng 5. 1993.
30. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục.
31. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
32. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, NXB Đại
học Quốc gia.
33. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, (tập 2, Ngữ dụng học),
NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học Tiếng Việt, NXB Đại học
Quốc gia.
156
35. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi
Minh Toán ( 2015), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
36. Đào Đức Doãn (2016), Tiểu thuyết tâm lí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
(Những dạng cơ bản), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Trương Đăng Dung – Nguyễn Cương (chủ biên) (1990), Các vấn đề của
khoa học văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Trương Đăng Dung (2000), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB văn
học, Hà Nội.
40. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện
đại, NXB Giáo dục.
41. Đặng Anh Đào (2001), Tài năng và người thưởng thức, NXB văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh.
42. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề về văn học hiện thực phê phán
Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.
43. Nguyễn Đức Đàn (1974), Ngô Tất Tố và thời đại, Báo văn nghệ
5.4.1974
44. Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ (1999) , Bước đường phát triển tư tưởng
và nghệ thuật của Ngô Tất Tố, NXB Hội nhà văn.
45. Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung (1988), Văn học Việt
Nam ( 1930- 1945), tập 1, NXB ĐH và GD chuyên nghiệp, Hà Nội.
46. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,tập I, NXB
ĐH&THCN
47. Phan Cự Đệ (1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập II, NXB
ĐH&THCN
48. Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Hà Văn Đức (1992), Lịch sử văn học Việt
Nam 1930 – 1945 (2 tập), NXB ĐH&THCN
157
49. Phan Cự Đệ (1975), Ngô Tất Tố sống mãi trong lòng Cách mạng, Lời
giới thiệu Ngô Tất Tố tác phẩm, tập 1, NXB Văn học.
50. Phan Cự Đệ (1988), Ngô Tất Tố, in trong Văn học Việt Nam (1930 –
1945), tập 1, NXB ĐH và Giáo dục chuyên nghiệp.
51. Phan Cự Đệ (chủ biên), Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành
Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2001), Văn học Việt Nam (1900 –
1945), NXB Giáo dục, Hà Nội.
52. Nguyễn Đăng Điệp (2016), Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại,
NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội.
53. Hà Minh Đức (chủ biên), (1999), Lý luận văn học, Tái bản lần thứ 5
NXB Giáo dục, Hà Nội.
54. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
55. Hà Minh Đức (chủ biên), (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học.
56. Hà Minh Đức, (2001), Văn chương, tài năng và phong cách, NXB Khoa
học Xã hội.
57. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật- Nguyễn Minh Thuyết
( 2014), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Việt Nam
58. M. Gorki (1970), Gorki bàn về văn học ( 2 tập), NXB Văn học.
59. Cao Xuân Hạo, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm (
2003), Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt, câu trong Tiếng Việt, quyển 1,
NXB Giáo dục.
60. Cao Xuân Hạo (2017), Mấy vấn đề về ngữ âm – Ngữ pháp – Ngữ nghĩa
Tiếng Việt, ( Tái bản lần 1), NXB KHXH.
61. Trần Mạnh Hảo (2000), Văn học – phê bình nhận diện, NXB Văn học.
62. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết Lép- Tôn- xtôi, NXB Giáo dục
63. Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học (Vũ Hoàng
Địch, Trần Ngọc Vương dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
158
64. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
65. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy trong Tiếng Việt, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
66. Hoàng Văn Hành (1995), Từ láy trong Tiếng Việt, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
67. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999) , Lý luận văn học vấn để
và suy nghĩ, NXB Giáo dục.
68. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2001), Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài qua hồi
kí, luận văn thạc sĩ ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
69. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học
hiện thực phương Tây thế kỉ XIX, NXB Đại học và THCN thành phố Hồ
Chí Minh.
70. Đặng Thị Hạnh (1998), Tự thuật và tiểu thuyết ở Pháp thế kỉ XX, Tạp
chí văn học số 5.
71. Lê Thị Đức Hạnh (1983), Một nghệ thuật viết tiểu phẩm đặc sắc, Tạp
chí văn học số 6.
72. Hêghen (2005) (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), Mỹ học, NXB Văn học,
Hà Nội.
73. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
74. Hoàng Ngọc Hiến ( 2003), Nhập môn Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
75. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, NXB Giáo
dục, Hà Nội
76. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học Xã hội.
77. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
78. Nguyễn Thái Hòa (1997), Dẫn luận phong cách học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
159
79. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
80. Đinh Ngọc Hoa (2001), Những phương diện chủ yếu của thi pháp văn
xuôi tự sự Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, Luận án tiến sĩ Ngữ
văn, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
81. Tô Hoài (1987), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXB Văn học, Hà Nội.
82. Tô Hoài (1997), Những gương mặt, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
83. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, NXB Văn học, Hà Nội.
84. Nguyễn Công Hoan (2003), Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan, NXB
Thanh niên, Hà Nội.
85. Nguyễn Công Hoan (2004), Nguyễn Công Hoan – truyện ngắn chọn lọc,
NXB Văn học, Hà Nội.
86. Đỗ Kim Hồi (1990), Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tạp chí văn
học số 3.
87. Nguyên Hồng (1954), Ngô Tất Tố với chúng ta, Tạp chí văn nghệ tháng 8.
88. Nguyên Hồng (1954), Ngô Tất Tố “ nhà văn”, nhà tiểu thuyết lão thành,
Tạp chí văn nghệ số 54.
89. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn, NXB Văn học, Hà Nội.
90. Nguyên Hồng, Tuyển tập I, II, III, NXB Hà Nội in lần thứ 4
91. Bạch Văn Hợp (2002) , Giọng điệu trần thuật và cấu trúc lời văn của
Nguyên Hồng, Tạp chí ngôn ngữ đời sống.
92. Bạch Văn Hợp (2002) , Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên
Hồng, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.
93. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,
NXB Văn hóa Thể thao, Hà Nội.
94. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Ngân Hoa (2002), Phân tích phong cách ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học (Ngôn từ, tác giả, hình tượng), NXB ĐHSP
Hà Nội.
160
95. Phạm Mạnh Hùng (2001), Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô
Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, NXB Thanh niên.
96. Lê Quang Hưng (1995) , Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng
tác của Ngô Tất Tố, in trong kỉ yếu hội thảo 5 năm ngày mất của Ngô Tất
Tố, Hội văn nghệ Nghệ An.
97. Trịnh Lan Hương (1999), Độc thoại nội tâm trong sáng tác trước Cách
mạng tháng 8 – 1945 của Nam Cao, luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
98. Mai Hương biên soạn (1993) , Ngô Tất Tố với chúng ta, NXB Hội nhà văn.
99. Mai Hương (tuyển chọn biên soạn), (2001), Ngô Tất Tố tài năng và sáng
tạo nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin.
100. Mai Hương (tuyển chọn biên soạn), (2003), Ngô Tất Tố một tài năng lớn
đa dạng, NXB Văn hóa thông tin.
101. Mai Hương, Tôn Phương Lan ( tuyển chọn và giới thiệu), (2003) Ngô
Tất Tố về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.
102. Đỗ Văn Hỷ (1993) , Người xưa bàn về văn chương, NXB Khoa học xã hội.
103. Đinh Thị Khang (1992), Ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nôm, luận án
tiên sĩ ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.
104. Trần Đăng Khoa (1999), Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên.
105. M.B. Khrapchenko (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của
văn học ( Bản dịch Lê Sơn, Nguyễn Minh), NXB Tác phẩm mới.
106. M.B. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên
cứu văn học, (Trần Đình Sử dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
107. Lê Đình Kỵ (2000), Phê bình nghiên cứu văn học ( Tái bản lần thứ hai),
NXB Giáo dục.
108. Nguyễn Hoành Khung (1988), Văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập 1,
NXB ĐH và THCN, Hà Nội.
109. Nguyễn Hoành Khung (1999), Phân tích đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
( Hồ Sỹ Hiệp tuyển chọn), Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
161
110. Nguyễn Hoành Khung (1984), mục Ngô Tất Tố - Tắt đèn, Từ điển văn
học, tập 2, NXB KHXH.
111. Nguyễn Hoành Khung (2004), Một thời kì phát triển phong phú sôi
động của truyện ngắn, “ Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945”, NXB
Giáo dục.
112. Kim Lân (1997) , Tuyển tập Kim Lân – NXB Văn học, 1997
113. Kim Lân (1985), Đồi văn hóa, ấp cầu đen và bác Tố, trích “ Cách mạng
kháng chiến và đời sống văn học”, NXB Tác phẩm mới.
114. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB thành phố Hồ
Chí Minh.
115. Nhất Linh (1988), Đoạn tuyệt, NXB ĐH&THCN, Hà Nội
116. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
117. Đinh Trọng Lạc (1995) , 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt,
NXB Giáo dục
118. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục
119. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, NXB
Giáo dục.
120. Tôn Phương Lan ( 2005) (Phê bình và tiểu luận), Văn chương và cảm
nhận, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
121. Trần Thị Phương Lan (2012), Ngô Tất Tố một sự nghiệp lớn về văn học
và báo chí, NXB Hội nhà văn.
122. Phong Lê (1994) , Ngô Tất Tố một chân dung lớn, một sự nghiệp lớn,
Tạp chí văn học số 1.
123. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, NXB Đại học
Quốc gia.
124. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam
hiện đại, NXB Giáo dục
162
125. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại (những chân dung tiêu
biểu), NXB ĐH Quốc gia
126. I. U. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương,
Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
127. Hồ Giang Long (1998), Giọt nước mắt chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn,
Tạp chí Trung học phổ thông, số 23, tháng 9.
128. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau
Cách mạng tháng 8, NXB Giáo dục, Hà Nội.
129. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB
Giáo dục.
130. Nguyễn Văn Long (2012), Văn học Việt Nam hiện đại – Những vấn đề
nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục Việt Nam.
131. Phan Trọng Luận (2014), Phương pháp luận giải mã văn bản văn học,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
132. Phương Lựu (chủ biên) (2016), Lý luận văn học, tập 1, 2, 3, NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
133. Nguyễn Đăng Mạnh (1978), Ngô Tất Tố, trích sách Lịch sử Văn học Việt
Nam, tập V, 1930- 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.
134. Nguyễn Đăng Mạnh (1973), Tắt đèn của Ngô Tất Tố, trích sách Lịch sử
Văn học Việt Nam, tập V, 1930- 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội
135. Nguyễn Đăng Mạnh (1982), Tổng hợp văn học Việt Nam 30B, NXB
Khoa học xã hội.
136. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Văn học.
137. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, NXB Giáo dục.
138. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và
phong cách, NXB Văn học
163
139. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Những bài giảng về tác gia văn học Việt
Nam hiện đại, NXB ĐHSP Hà Nội.
140. T. Motuleva (1965), Độc thoại nội tâm và dòng ý thức, tạp chí nghiên
cứu Quốc tế, số 50, bản dịch Tiếng Việt, NXBKHXH, Hà Nội.
141. Lê Hồng My (2005), Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng, Luận án tiến
sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.
142. Lê Hồng My (2006), Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, NXB Giáo dục.
143. Thép Mới (1990), Ngô Tất Tố và người chủ nhiệm báo Thanh niên, báo
Nhân dân, ngày 14 tháng 10.
144. V.I.Lê nin, Bút kí triết học, tập 42.
145. Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hóa – văn học bằng ngôn ngữ học, NXB
Thanh niên Hà Nội.
146. Lã Nguyên (1988), Văn học Việt Nam trong bước ngoặt chuyển mình,
Tạp chí văn học số 4.
147. Lã Nguyên (Tuyển dịch, 2012), Lí luận văn học, những vấn đề hiện đại,
NXB ĐHSP Hà Nội.
148. Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử ( dịch), (2015), Kí hiệu học
văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
149. Lã Nguyên (2018), Phê bình kí hiệu học – Đọc văn như là hành trình tái
thiết ngôn ngữ, NXB Phụ nữ.
150. Vũ Thùy Nga (2015), Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài,
luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội
151. Vương Trí Nhàn (2001), Tìm hiểu khái niệm hiện đại trong văn học sử
Việt Nam, tạp chí văn học.
152. Phương Ngân (tuyển chọn và biên soạn)( 2000), Nguyễn Tuân – cây bút
tài hoa và độc đáo, NXB văn hóa thông tin
153. Nhiều tác giả (2000), Ngô Tất Tố - về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo
dục ( Mai Hương tuyển chọn và giới thiệu)
164
154. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội.
155. Nhiều tác giả (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB
Giáo dục
156. Nhiều tác giả, (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Giáo
dục, Đà Nẵng
157. Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
158. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học, NXB Thế giới, Hà Nội.
159. Nhiều tác giả (2002), (Nguyễn Như ý chủ biên) Từ điển giải thích thành
ngữ Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
160. Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lý thuyết lịch sử văn học và ngôn
ngữ, NXB Giáo dục Đà Nẵng.
161. Vũ Ngọc Phan(1987), Mấy nét về con người Ngô Tất Tố, trích hồi kí “
Những năm tháng ấy”, NXB Văn học.
162. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội.
163. Ngô Văn Phú (2000), Văn chương và người thưởng thức, NXB Hội nhà
văn, Hà Nội.
164. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung
tâm từ điển học.
165. Vũ Trọng Phụng (1998), “Tắt đèn của Ngô Tất Tố”, in trong Tuyển tập
Vũ Trọng Phụng, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.
166. Vũ Trọng Phụng (1999), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1,2, NXB Văn
học, Hà Nội
167. Vũ Trọng Phụng (2006), Tuyển tập Vũ Trọng, tập 1,2, NXB Văn học, Hà Nội
168. Nguyễn Văn Phượng (2002), Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng
trong phóng sự và tiểu thuyết, luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.
169. G.N. Pospelov (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch) (
1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
165
170. JP. Sartre (1999), Văn học là gì? NXB Hội nhà văn
171. Z.Sharris (2006), Những phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc, NXB
Khoa học xã hội.
172. Chu Văn Sơn (1988) , “Thơ của một nhà tiểu thuyết”, Nguyên Hồng,
con người và sự nghiệp, NXB Hải Phòng.
173. Trần Đình Sử (tuyển chọn) (2001), Giảng văn chọn lọc văn học Việt
Nam, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
174. Trần Đình Sử (1988), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
175. Trần Đình Sử (2003), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo Dục
Việt Nam
176. Trần Đình Sử (2017), Dẫn luận thi pháp học văn học, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
177. Trần Đình Sử (chủ biên) ( 2015), Tự sự học- một số vấn đề lý luận và
lịch sử, tập 2, NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội.
178. Trần Đình Sử (chủ biên), (2018), Tự sự học – Lý thuyết và ứng dụng,
NXB Giáo dục Việt Nam.
179. Trần Đăng Suyền (2011), Đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật Tô Hoài, Tạp chí
nghiên cứu Văn học số 12.
180. Trần Đăng Suyền (2016) , Lê Quang Hưng ( đồng chủ biên), Văn học
Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945, giáo trình, NXB ĐHSP HN.
181. Trần Đăng Suyền (2016), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng
tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.
182. Trần Đăng Suyền (2016) , Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác
phẩm văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
183. Trần Đăng Suyền (chủ biên), (2015), Giáo trình văn học Việt Nam hiện
đại, tập 1, NXB ĐH Sư phạm.
166
184. Trần Đăng Suyền (2013, tái bản), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học nửa
đầu thế kỉ XX, NXB Giáo dục Việt Nam.
185. Trần Đăng Suyền (2014, tái bản), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB
Giáo dục Việt Nam.
186. Trần Đăng Suyền (2019) , Tư tưởng và phong cách nhà văn, những vấn
đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHSP, Hà Nội.
187. Hồ Song (1994), Thư của Lương Trúc Đàm gửi toàn quyền Đông Dương
kháng nghị việc bắt Phan Chu Trinh. Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1
188. Hoài Thanh, Hoài Chân (2000), Thi nhân Việt Nam ( Tái bản), NXB Văn
học, Hà Nội.
189. Nguyễn Văn Tùng (2017), Nhà văn Việt Nam và thế giới, sự nghiệp và
phong cách ( các nhà văn trong chương trình giáo dục phổ thông), NXB
Giáo dục.
190. Lê Thanh ( 2002), Nghiên cứu và phê bình văn học, Lại Nguyên Ân sưu tầm
và biên soạn, NXB Hội nhà văn , trung tâm văn hóa ngôn ngữ đông tây
191. Vũ Duy Thanh (2006), Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ngô Tất
Tố, luận văn thạc sĩ ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.
192. Nguyễn Đình Thi (1964), Công việc của người viết tiểu thuyết, NXB
Văn học, Hà Nội.
193. Đỗ Lai Thúy (1992), Con mắt thơ, NXB Lao động.
194. Đỗ Lai Thúy (2005), Phong cách học và phê bình văn học, tạp chí nước
ngoài số 1(55), Hà Nội.
195. Đỗ Lai Thúy biên soạn và giới thiệu (2007), Phân tâm học và tính cách
dân tộc, NXB Tri thức, Hà Nội
196. Đỗ Lai Thúy biên soạn (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp – Lý thuyết
chủ nghĩa hình thức Nga, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
197. Ngô Tất Tố (1969), Tắt đèn, NXB Hội nhà văn.
167
198. Ngô Tất Tố (1996, 1997), toàn tập, NXB Văn học.
199. Ngô Tất Tố (2015), Việc làng, NXB Văn học
200. Ngô Tất Tố (2012), Ngô Tất Tố tuyển tập, NXB Văn Học.
201. Ngô Tất Tố (2016), Ngô Tất Tố tuyển tập, Cao Đắc Điểm, Ngô Thị
Thanh Lịch sưu tầm và biên soạn, NXB Văn học.
202. Ngô Tất Tố (2012), Lều chõng, NXB Văn Học.
203. Đỗ Ngọc Toại (1974), Nhớ người bạn đã khuất núi, Báo văn nghệ ngày 5
tháng tư.
204. Trần Văn Toàn (2010), Tả thực với hoạt động hiện đại hóa văn xuôi hư
cấu (fiction) giao thời (khảo sát trên chất liệu văn học công khai), Luận
án tiến sĩ Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
205. Bùi Minh Toán (2015), Ngôn ngữ với văn chương, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
206. Nguyễn Tuân (1960), Trước đèn, đọc đoản thiên Ngô Tất Tố, Tạp chí
văn nghệ, số 6.
207. Nguyễn Tuân (1981), “Tắt đèn” in trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 3,
NXB Văn học.
208. Nguyễn Tuân (1999), Bàn về văn học nghệ thuật, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
209. Võ Gia Trị (1999), Nghệ thuật văn chương và chân lý, NXB Văn học
210. Hoài Việt (1993) (sưu tầm và biên soạn), Ngô Tất Tố nhà văn hóa lớn,
NXB Văn hóa.
211. Chế Lan Viên (1962), Phê bình văn học, NXB Văn học.
212. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB
văn hóa dân tộc, tạp chí văn hóa nghệ thuật.
213. X.M.Pê tơ rôp (1986), Chủ nghĩa hiện thực phê phán, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
214. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc
Lệ (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.