BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÙY YÊN
NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM
VỚI ASEAN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2016
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THÙY YÊN
NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM
VỚI ASEAN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62310640
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1, PGS.TS.
250 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Ngoại giao văn hóa Việt Nam với Asean trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Cương
2, PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các
kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thùy Yên
1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ....................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................2
MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ KHÁI
LƯỢC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI ASEAN...............................19
1.1. Cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa......................................................................19
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án ...................................................................................49
1.3. Khái lược về mối quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN ........................................55
Tiểu kết .........................................................................................................................62
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA
VIỆT NAM VỚI ASEAN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP...................................63
2.1. Những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN .............63
2.2. Các hình thức hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN ...................72
2.3. Đánh giá hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN .........................104
Tiểu kết .......................................................................................................................113
CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT
NAM VỚI ASEAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................................................115
3.1. Xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN ..................115
3.2. Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao văn
hóa Việt Nam với ASEAN .........................................................................................121
Tiểu kết .......................................................................................................................146
KẾT LUẬN ...............................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ..........................................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................152
PHỤ LỤC ..................................................................................................................162
2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
AC : Cộng đồng ASEAN
ARF : Diễn đàn khu vực ASEAN
ASA : Hiệp hội Đông Nam Á
ASCC : Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN - COCI : Ủy ban Văn hóa - Thông tin ASEAN
CLM : Campuchia, Lào, Mianma
CLMV : Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CSR : Trách nhiệm xã hội
HTQT : Hợp tác Quốc tế
NCKH : Nghiên cứu Khoa học
NCS : Nghiên cứu sinh
NGVH : Ngoại giao văn hóa
Nxb : Nhà xuất bản
PVS : Phỏng vấn sâu
SEAGAMES : Đại hội thể thao Đông Nam Á
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, bức tranh toàn cảnh về tình hình chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội... của thế giới có nhiều thay đổi. Xu hướng chủ đạo của thế
giới và khu vực là hòa bình, hợp tác và phát triển. Sự phát triển của mỗi quốc gia,
khu vực và cả thế giới đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng nhiều vào môi trường
quốc tế. Những thành tựu của khoa học công nghệ và thông tin đã thúc đẩy kinh tế -
xã hội phát triển nhanh. Các cuộc xung đột tôn giáo - sắc tộc, tranh chấp về lãnh
thổ... không chỉ ảnh hưởng đến một vài quốc gia mà còn lan rộng ra toàn khu vực,
ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị, kinh tế quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và khu
vực hóa trên tất cả các lĩnh vực là một xu hướng tất yếu. Vì vậy mỗi quốc gia muốn
tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thì phải chủ động xác định chiến lược hội nhập
và xác định “vị thế” của mình trong quan hệ quốc tế, đặc biệt các quốc gia ngày
càng chú trọng gia tăng sức mạnh mềm của mình trên trường quốc tế.
Sự vận động và phát triển của ASEAN trong những năm qua cũng nằm trong
quy luật đó và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy của khu vực và quốc tế.
Do vậy việc Việt Nam hội nhập ASEAN (1995) là phù hợp với xu thế của thời đại
và điều kiện hoàn cảnh riêng của đất nước. ASEAN mang lại cho đất nước ta nhiều
lợi ích quan trọng và thiết thực, tạo thuận lợi và hỗ trợ rất lớn trong việc triển khai
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động
hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Trong 20 năm tham gia
ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp
tác của hiệp hội ASEAN như kinh tế, quốc phòng - an ninh và đặc biệt trong lĩnh
vực hợp tác văn hóa. Tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam có điều kiện khai thác
tối đa những thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
phát triển đất nước. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là không chỉ tăng
cường sự hiểu biết, tin cậy nhau và sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần thiết, mà còn thúc
đẩy tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các nước ASEAN. Trong xu thế quốc tế hóa
4và toàn cầu hóa như hiện nay, văn hóa là chiếc cầu nối quan trọng trong quan hệ
quốc tế của mỗi nước.
Vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa nói chung và ngoại giao văn hóa nói
riêng đã được thừa nhận rộng rãi trong nghiên cứu và trong chính sách phát triển
chung trên toàn thế giới. Các quốc gia, ở mức độ khác nhau, đều sử dụng văn hóa
như một công cụ trong hoạt động ngoại giao. Vì đây là kênh ngoại giao hữu hiệu
làm gia tăng sức mạnh mềm, xây dựng lòng tin, quảng bá giá trị văn hóa ra thế giới,
tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu cho nền văn hóa đất nước. Từ đầu thế kỷ
XXI, khi toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, ngoại giao văn hóa càng được sử dụng
rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có vai trò quan trọng hơn trong nền ngoại
giao của mỗi quốc gia bởi sức lan toả mạnh mẽ của văn hóa có vai trò to lớn trong
việc xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn các mối
quan hệ chính trị và kinh tế. Nhân tố văn hóa có ảnh hưởng, tác động đến quan hệ
quốc tế và trong một số trường hợp mang tính quyết định. Do đó, việc vận dụng yếu
tố văn hóa để nâng cao hiệu quả triển khai đường lối đối ngoại được các quốc gia
ngày càng chú trọng. Sự trân trọng các giá trị văn hóa trong công tác ngoại giao trở
thành cầu nối để vượt qua những khác biệt, đưa các dân tộc xích lại gần nhau và
cùng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trong xu thế hòa bình, sự phân công
lao động trên thế giới ngày càng sâu sắc sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ nét và
xu thế hội nhập đang nắm giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế quốc tế thì
ngoại giao văn hóa ngày càng trở nên quan trọng và được quan tâm hơn bao giờ hết.
Như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam với sự kết hợp giữa nhận thức về
vai trò của văn hóa và nhận thức về sự cần thiết đẩy mạnh hội nhập quốc tế đã đưa
ngoại giao văn hóa thực sự trở thành một trong 3 trụ cột của nền ngoại giao Việt
Nam hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã nêu chủ trương: "Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại" [26, tr.235],
đồng thời đề cập trực tiếp đến vai trò của ngoại giao văn hóa: "Phối hợp chặt chẽ
hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa
ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa” [26, tr.238].
5Với vai trò ngày càng lớn của ngoại giao văn hóa, việc nghiên cứu những
khía cạnh khác nhau của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế, trước hết là
quan hệ với các nước trong khu vực rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Nghiên
cứu các hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN có ý
nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, giúp chúng ta nhận diện được tình hình
thực tế, đánh giá hoạt động ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam với các nước
ASEAN, nhận định xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam với
các nước ASEAN trong những năm tới, từ đó đưa ra những bàn luận nhằm thúc đẩy
công tác ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN để đáp ứng những yêu cầu thực
tiễn hiện nay.
Xuất phát từ tình hình đó, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài: “Ngoại giao
văn hóa Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ hội nhập” làm luận án Tiến sĩ chuyên
ngành Văn hóa học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về ngoại giao văn hóa
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
* Những luận điểm làm tiền đề cho lý luận ngoại giao văn hóa
- Thuyết xung đột văn minh
Thuyết xung đột văn minh do Samuel P.Huntington đề ra, ông cho rằng,
nhân tố văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng trong quan hệ giao lưu quốc và thế
giới đang tiến vào một thời kỳ lịch sử của “Xung đột giữa các nền văn minh”. Thời
kỳ sau chiến tranh lạnh, chính trị toàn cầu đang tiến hành tổ chức lại theo ranh giới
văn minh. Đặc tính chung và sự khác biệt của văn hóa ảnh hưởng tới các quốc gia,
những dân tộc và quốc gia có nền văn hóa tương tự đang tụ hợp lại, những dân tộc
và quốc gia có nền văn hóa khác đang chia tách ra.
Các tác phẩm của ông bao gồm: “Sự xung đột giữa các nền văn minh” và“Các
loại quy phạm của thế giới sau chiến tranh lạnh. Nếu như không phải là văn minh thì
sẽ là cái gì?” trên Tạp chí Ngoại giao, năm 1992; Năm 1996 ông xuất bản cuốn sách
“Xung đột của văn minh và việc xây dựng lại trật tự thế giới”; Năm 2003 ở Việt Nam
6cuốn “Sự va chạm của các nền văn minh” của Samuel P.Huntington đã được dịch ra
tiếng Việt do Nxb Lao động, Hà Nội xuất bản.
“Thuyết xung đột văn minh” của Huntington trong nhiều năm đã gây ra luận
chiến gay gắt trong giới học thuật quốc tế. Học giả người Đức Harald Miluer, người
đại diện thuyết chủ trương “Cùng tồn tại văn minh” với tác phẩm tiêu biểu “Cùng
tồn tại văn minh” đã phê phán thuyết xung đột văn minh của Huntington (2001), cho
rằng Huntington thổi phồng quá đáng sự xung đột giữa các nền văn hóa. Tuy nhiên
“Thuyết xung đột văn minh” cũng đã tác động đến mọi người về sự thay đổi của tình
hình thế giới từ góc nhìn văn hóa.
- Sức mạnh mềm
Những thảo luận về sức mạnh mềm đã xuất hiện khá sớm trong đời sống học
thuật phương Tây. Sau đó khái niệm này được Joseph Nye - Nhà nghiên cứu chính
trị học quốc tế Mỹ, giáo sư danh tiếng Đại học Havard định nghĩa và phát triển
thành một luận thuyết. Ông nêu quan điểm: cần chú ý đặc biệt khác nhau giữa“sức
mạnh cứng” (khả năng kinh tế, quân sự của một nước tiến hành mua chuộc và tập
hợp) và “sức mạnh mềm” (khả năng cảm hóa và kêu gọi hình thái ý thức văn hóa để
tiến hành thu hút) được thể hiện trong cuốn sách “Nước Mỹ định một mình làm bá
chủ thế giới chăng?” và luận văn “Xác định lại ranh giới lợi ích quốc gia”, (1990).
Một tác phẩm vận dụng lý luận “sức mạnh mềm”, phân tích tường tận tác
dụng của sức mạnh mềm là cuốn sách: “Sức mạnh mềm: Sự thống trị toàn cầu của
phim ảnh, nhạc thịnh hành, truyền hình và quán ăn nhanh của Mỹ” (2005) của
Matthen Fraser, học giả Canada. Trong cuốn sách đó, ông đã trình bày tường tận sự
khởi nguồn, phát triển của “sức mạnh mềm” của Mỹ và sự ảnh hưởng của nó trong
ngoại giao quốc tế từ bốn mặt: Phim ảnh, truyền hình, âm nhạc thịnh hành và quán
ăn nhanh.
Các nghiên cứu trên đã đi đến xác định: Sức hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng
chính trị và các chính sách quốc gia là ba nguồn lực chính tạo nên sức mạnh mềm.
- Văn hóa trong quan hệ quốc tế
7Vai trò văn hóa trong quan hệ quốc tế đã được các nhà nghiên cứu đề cập tới
rất nhiều và ngày càng đi vào chiều sâu. Đã có rất nhiều tác phẩm bàn luận về vấn
đề này tiêu biểu như: “Chính trị học toàn cầu” do Herano Kenichiro; “Thay đổi lớn
toàn cầu” do David Held, giáo sư Đại học Mở Anh quốc; “Quan hệ văn hóa quốc
tế” của học giả văn hóa Pháp Louis Doro; “Ngoại giao nhiều quỹ đạo” của hai học
giả nổi tiếng người Mỹ Louise Diamond và John Mc Donald; “Nhân tố văn hóa
trong quan hệ quốc tế Đông Tây” của Tư Trung Quân; “Lý luận văn hóa của chính
trị thế giới” và trong luận văn cùng tên đã trình bày luận điểm: “Văn hóa có quan
hệ với quan hệ quốc tế như thế nào?” của Tần Á Thanh; “Bàn về mối quan hệ giữa
văn hóa và ngoại giao” của Phùng Thiệu Lôi;...[61, tr.14-22].
Các tác phẩm trên đều đề cập tới vai trò của văn hóa trong quan hệ quốc tế từ
nhiều góc độ. Tiêu biểu là luận điểm của ông Herano Kenichiro, giáo sư trường Đại
học Tokyo, chuyên gia về vấn đề quốc tế nổi tiếng của Nhật trong cuốn sách
“Chính trị học toàn cầu” cho rằng, trong giao lưu giữa các nước ngoài quan hệ
chính trị, quan hệ kinh tế và quan hệ pháp luật ra còn có quan hệ văn hóa, hơn nữa
quan hệ văn hóa không chỉ gián tiếp mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống và lối
sống của mọi người. Ông đề xuất, văn hóa trong quan hệ quốc tế bao gồm 4 mặt
sau: (1), quan hệ giữa văn hóa và văn hóa lạ; (2), ý trực diện văn hóa trong quan hệ
quốc tế; (3), quan hệ văn hóa có tính quốc tế; (4), văn hóa quốc tế [61, tr.16].
Luận điểm của học giả văn hóa Pháp Louis Doro đã phân tích một cách hệ
thống quan hệ văn hóa quốc tế, nhấn mạnh vị trí, vai trò của giao lưu văn hóa quốc
tế trong ngoại giao tổng thể trong cuốn sách “Quan hệ văn hóa quốc tế”. Ông cho
rằng hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại ngày càng hướng tới trung tâm sân khấu
giao lưu quốc tế, lĩnh vực hoạt động ngoại giao nhà nước được mở rộng không còn
giới hạn ở lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự nữa mà đi sâu
vào lĩnh vực văn hóa. [61, tr.17]. Những nghiên cứu về văn hóa trong quan hệ quốc
tế ở trên sẽ là cơ sở cho nghiên cứu ngoại giao văn hóa sau này.
* Về ngoại giao văn hóa
8Việc nghiên cứu của giới học giả về ngoại giao văn hóa bắt đầu tương đối
muộn. Khái niệm mới “ngoại giao văn hóa” do nhà sử học ngoại giao người Mỹ
Ralph Tumer đưa ra sớm nhất từ những năm 40 của thế kỷ XX. Sau này, nhà sử học
ngoại giao Mỹ Frank Ninkovich đã trình bày và phát triển một cách hệ thống quan
niệm trên. Ninkovich cho rằng: “Nhà chính trị có kiến thức sâu rộng luôn luôn thừa
nhận ngoại giao cần suy tính kỹ quan niệm giá trị văn hóa, vì những quan niệm giá
trị này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành khả năng lập luận ngoại giao,
do đó mà càng có ý nghĩa hơn so với tín ngưỡng, hình thái ý thức hay quan niệm
trừu tượng của nó. Ở thế kỷ XX, hầu như tất cả các nhà chính trị quan trọng của Mỹ
đều cân nhắc coi nhân tố văn hóa là bộ phận để xử lý công việc ngoại giao của họ;
quả thật văn hóa có tác dụng rõ ràng trong công việc ngoại giao của họ, thường là
quyết định trong quyết sách đối ngoại của họ” [61, tr.21].
Bước vào thế kỷ XXI, mang lại sự thay đổi có “tính cách mạng” cho nghiên
cứu ngoại giao văn hóa phải kể đến cuốn sách “Ngoại giao nhiều quỹ đạo” của hai
học giả nổi tiếng người Mỹ Louise Diamond và John Mc Donald. Các tác giả chỉ ra
rằng, muốn tìm hiểu ngoại giao toàn diện thì phải tiến hành nghiên cứu và phân tích
ngoại giao từ những góc độ khác nhau. Các tác giả nhận xét: chính phủ, phi chính
phủ hay cơ quan chuyên môn, hoạt động thương vụ, cá nhân công dân, nghiên
cứu/đào tạo và giáo dục, tôn giáo, tài trợ, thông tin và truyền thông đều có thể trở
thành kênh quan trọng của trao đổi ngoại giao. Trong 9 “Quỹ đạo” ngoại giao mà
các tác giả nêu có 3 lĩnh vực (nghiên cứu/đào tạo và giáo dục, tôn giáo, truyền bá và
truyền thông) là thuộc về phạm trù ngoại giao văn hóa [61, tr.17].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ngày càng
được gia tăng cả chiều sâu lẫn chiều rộng, trong đó văn hóa trở thành một lĩnh vực
phát triển mạnh mẽ. Ngoại giao văn hóa là một đề tài rất quan trọng, nhưng các
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta còn chưa nhiều và đây là lĩnh vực
khá mới mẻ. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu chuyên sâu
9về ngoại giao văn hóa ở dạng đề tài cấp Bộ, luận văn, sách, giáo trình và các bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành, hay trong kỷ yếu của các hội thảo khoa học...
Về sách giáo trình có một số cuốn tiêu biểu như:“Giáo trình quan hệ công
chúng chính phủ trong văn hóa đối ngoại” (2011) do Lê Thanh Bình chủ biên;
“Ngoại giao và công tác ngoại giao” (2009) của Vũ Dương Huân. “Những vấn
đề quốc tế đương đại và quan hệ đối ngoại của Việt Nam” của Viện Quan hệ
Quốc tế (Học viện Ngoại giao);
Trong đó đáng chú ý là cuốn sách“Ngoại giao văn hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm
quốc tế và ứng dụng” (2012) của Phạm Thái Việt. Có thể khẳng định đây được xem là
một ấn phẩm đầu tiên của Việt Nam về ngoại giao văn hóa.
Cuốn sách chia thành 10 chương đề cập tới nhiều vấn đề nhưng dung lượng dành
cho ngoại giao văn hóa còn hạn chế, các vấn đề như vai trò, nội dung, hình thức của
ngoại giao văn hóa thì chưa được đề cập tới. Tuy nhiên, khái niệm văn hóa, ngoại giao,
đặc biệt về khái niệm ngoại giao văn hóa đã được tác giả nghiên cứu khá dày công.
Ngoài ra phải kể đến một số bài viết, bài phát biểu của các nhà ngoại giao, nhà
nghiên cứu ngoại giao văn hóa trình bày trong các Hội thảo:
Hội thảo quốc gia: "Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường
quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững" (2008) do Bộ Ngoại
giao tổ chức. Đáng chú ý là các bài viết của Nguyễn Mạnh Cầm, Vũ Khiêu, Phạm
Sanh Châu, Vũ Dương Huân, Trần Trọng Toàn... đã nêu nên những ý kiến về ngoại
giao văn hóa rất sâu sắc và bổ ích.
Hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa trong thế giới hội nhập” (2010) do Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức. Kỷ yếu Hội thảo có nhiều bài về ngoại giao văn hóa,
các tác giả đã đề cập tới quan niệm về ngoại giao văn hóa và vai trò của ngoại giao văn
hóa, sự khác nhau giữa ngoại giao văn hóa và giao lưu văn hóa
Hội thảo “Văn hóa đối ngoại trong thế giới hội nhập” (2011) do Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội tổ chức. Hội thảo bàn về những vấn đề lý luận và thực tiễn của
văn hóa đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, trong đó có nhiều bài viết về ngoại giao
10
tiêu biểu như các bài viết của Vũ Khoan, Phạm Sanh Châu, Lê Viết Duyên Đáng
chú ý là bài “Ngoại giao văn hóa Việt Nam: Lý luận và thực tiễn trong thời kỳ hội
nhập” của Nguyễn Thái Yên Hương. Tác giả cũng bàn luận về ngoại giao và đánh
giá thực trạng hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong thời gian qua. Từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ngoại giao văn hóa trong thời
gian tới.
Nghiên cứu chuyên sâu về ngoại giao văn hóa còn được thể hiện dưới dạng
đề tài. Đặc biệt phải kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Hoạt động ngoại
giao văn hóa Việt Nam trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI” (2009) chủ nhiệm đề tài
Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại, UNESCO. Đây là đề tài
nghiên cứu cấp Bộ chuyên sâu đầu tiên bàn về ngoại giao văn hóa. Một lợi thế thấy
rõ là nhóm tác giả chính là những người đang thực thi nhiệm vụ ngoại giao văn hóa
nên sẽ gặp rất nhiều thuận lợi trong việc triển khai nghiên cứu. Thành công của đề
tài là không chỉ đáp ứng được hiểu biết cơ bản ban đầu về ngoại giao văn hóa Việt
Nam mà còn hiểu biết được ngoại giao văn hóa trên thế giới hiện nay được tổ chức
như thế nào.
Tuy nhiên một số nội dung trong đề tài mới chỉ được nêu khái quát, chưa
phân tích kỹ, mới mang tính gợi mở như: Vai trò của ngoại giao văn hóa; nội dung
của ngoại giao văn hóa; thực trạng của công tác ngoại giao văn hóa Việt Nam. Các
tác giả cũng chưa đề cập tới khái niệm cần thiết như: ngoại giao, văn hóa ngoại
giao, xung đột văn hóa đây là sự gợi mở cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
Đáng chú ý là các bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành về ngoại giao
văn hóa như: “Thông tin truyền thông và đẩy mạnh ngoại giao văn hóa” của Đỗ Quí
Doãn, Tạp chí Cộng sản số 797, 3/2009; “ngoại giao văn hóa và truyền thông văn
hóa đối ngoại trong bối cảnh hội nhập của quốc tế” của Đặng Thị Thu Hương, Tạp
chí Nghiên cứu Quốc tế số 1, 3/2009; ngoại giao văn hóa qua Festival tại Việt Nam”
của Đỗ Thị Minh Thúy, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 335, 5/ 2012; “Quan hệ công
chúng và ngoại giao văn hóa” của Phạm Thái Việt, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3,
11
9/2009; “ngoại giao văn hóa trong thời kỳ hội nhập” của Cao Vũ Huyền, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật số 336, 6/2012; “Ngoại giao văn hóa trong chiến lược phát triển hòa
bình của Trung Quốc” của Phạm Hồng Yến, Tạp chí Quốc tế số 2, 6/2011; “Ngoại
giao văn hóa: Trung Quốc quảng bá quốc gia như thế nào?” của Thạch Hà, Tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế số 2, 6/2009; Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó
trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 8/2009.
Có thể nói chỉ trong giới hạn của những bài viết, các tác giả dưới những lăng
kính khác nhau đã khai thác, phân tích những vấn về liên quan đến ngoại giao văn
hóa rất sâu sắc và đầy mới mẻ về các vấn đề như:
- Vai trò của thông tin và truyền thông trong việc đẩy mạnh ngoại giao văn hóa
hiện nay.
- Sự tiến triển Quan hệ công chúng (PR), những nội dung cơ bản của PR và
khả năng ứng dụng PR trong ngoại giao văn hóa.
- Việc tổ chức festival ở Việt Nam chính là một hoạt động ngoại giao văn
hóa nhằm thúc đẩy sự quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới,
thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa thế giới tại Việt Nam.
- Muốn thực hiện thành công ngoại giao văn hóa, chúng ta phải chú trọng,
tăng cường “khai thông” nhận thức, tư tưởng cho toàn xã hội về vai trò to lớn của
ngoại giao văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
- Vai trò của việc tôn vinh các giá trị bản sắc dân tộc, đưa ra một số việc cần
làm ngay như: tổ chức lựa chọn Quốc phục, Quốc nhạc, Quốc tửu, các món ăn tiêu
biểu của Việt Nam
- Truyền thống ngoại giao văn hoá với những nét đẹp trong suốt thời kỳ lịch
sử với ba đặc trưng cơ bản đó là: ngoại giao gắn với chủ thể văn hóa; ngoại giao lấy
tinh thần khoan hòa văn hóa làm phương châm; ngoại giao thông qua con đường
văn học nghệ thuật...
12
2.2. Những nghiên cứu về mối quan hệ và ngoại giao văn hóa Việt Nam
với ASEAN
* Về lịch sử, chính trị, văn hóa Việt Nam với ASEAN
Các cuốn sách viết về lịch sử, chính trị, văn hóa của Việt Nam với ASEAN
khá nhiều, tiêu biểu như: cuốn “Việt Nam – Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa”
(1995) của Phạm Đức Thành, Ngô Văn Doanh, Trần Thị Lý...; “Các nước Đông
Nam Á” (2010) của các tác giả Nguyễn Quốc Lộc, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn
Thị Kim Yến, Đào Ngọc Tú; “Việt Nam- ASEAN” (1995) do Phạm Đức Thành (chủ
biên); “Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN” (2009) của Đinh Xuân Lý; “Ngoại
giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” (2011) của Bùi Văn
Hùng; “Một Đông Nam Á vận mệnh chung, tương lai chung” (2013) của
M.Rajaretnam và Thái Quang Trung; “Quốc hội Việt Nam với AIPA trong tiến trình
xây dựng cộng đồng ASEAN” của Ngô Đức Mạnh; “Xây dựng Cộng đồng văn hóa
xã hội ASEAN” (2013) do Đức Ninh chủ biên; “Hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN.
Bối cảnh tác động và những vấn đề đặt ra” (2013) do Trương Duy Hòa chủ biên;
“Đánh giá hiện thực các cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN” do Nguyễn Huy
Hoàng chủ biên...
Trong đó đáng chú ý là cuốn sách “Lịch sử Đông Nam Á tập VI: Đông Nam
Á trong thời kỳ hòa bình, phát triển và hội nhập (1991-2010)” (2012) do Nguyễn
Thu Mỹ, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á chủ biên.
Cuốn sách đã dựng lại quá trình phấn đấu vì hòa bình, an ninh, phát triển và
hội nhập của Đông Nam Á từ 1991- 2010, bàn về một số vấn đề khoa học và thực
tiễn trong lịch sử Đông Nam Á đương đại như các vấn đề đặt ra trong quá trình xây
dựng các giá trị văn hóa dân tộc, hiện đại và giữ gìn bản sắc khu vực trong bối cảnh
toàn cầu hóa như: các chính sách về văn hóa của các nước Đông Nam Á; các thành
tựu phát triển văn hóa, xã hội và những vấn đề đang đặt ra cho các nước Đông Nam
Á trong thời gian tới; tình hình xây dựng Cộng đồng ASEAN
13
* Về ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN
Có thể khẳng định là hiện chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu sâu
về NGVH Việt Nam với ASEAN. Những tài liệu chủ yếu bàn về vấn đề có liên quan
đến NGVH Việt Nam với ASEAN có thể kể đến:
Cuốn “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự gia
tăng quyền lực mềm” (2013) do Hoàng Minh Lợi chủ biên đã bàn về sự gia tăng
quyền lực mềm tại khu vực Đông Bắc Á và tác động của nó tới nhiều quốc gia (trong
đó có Việt Nam). Các tác giả đề xuất, Việt Nam cần phải có những đối sách thích hợp
để biến những lợi thế, sức mạnh trở thành “quyền lực mềm phục vụ hữu hiệu cho
việc xây dựng hình ảnh và vị thế quốc gia”; Cuốn "Sức mạnh mềm văn hóa Trung
Quốc - Tác động tới Việt Nam và một số nước Đông Á” (2015) do Nguyễn Thị Thu
Phương chủ biên nói về mức độ tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc
một số nước Đông Á và đặc biệt các tác giả nhận định Việt Nam cần tỉnh táo, thận
trọng trong việc tiếp nhận, hấp thu, tiếp biến có chọn lọc những tác động tích cực từ
sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, đồng thời tăng cường “nội lực” văn hóa nhằm
chống đỡ, hóa giải được những tác động nguy hại gây xói mòn các giá trị nền tảng,
làm giảm đi bản sắc văn hóa, chủ quyền văn hóa quốc gia. Từ đó xây dựng “chiến
lược nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam”.
Hội thảo khoa học quốc tế “ASEAN:40 năm nhìn lại và hướng tới”, (2007)
do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ
chức. Hội thảo đã nhìn nhận thực tế 40 năm tồn tại và phát triển đã chứng tỏ rằng
ASEAN đã tạo dựng được một bản sắc riêng, không hòa trộn, được các nước và
cộng đồng quốc tế thừa nhận như là một “phong cách ASEAN”. Sự hình thành bản
sắc hay phong cách đó gắn liền với cội nguồn văn hóa Đông Nam Á từ hàng nghìn
năm trước và trở thành tài sản chung của ASEAN hiện nay.
Ngoài ra còn một số bài viết liên quan đến NGVH Việt Nam với ASEAN
như: "Hợp tác văn hóa, thông tin và giáo dục trong ASEAN trong thế kỷ XXI”
(2009) của Đỗ Hương Giang, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á; “Quan hệ văn
14
hóa Việt Nam - ASEAN: một cách tiếp cận” của Lê Đình Tự; “Vài nét giao lưu văn
hóa ASEAN – Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực thư viện” (2012) của Phan
Thị Kim Dung, Tạp chí Thư viện Việt Nam...
Trong đó phải kể đến bài viết “Hợp tác văn hóa Việt Nam – ASEAN hướng
tới cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN” của Vũ Tuyết Loan, và bài “Tư duy đối
ngoại của Việt Nam về văn hóa trong hợp tác ASEAN” của Lê Viết Duyên. Theo
hai tác giả, hợp tác văn hoá giữa các nước ASEAN với nhau và giữa ASEAN với
các nước đối thoại là một nhu cầu tất yếu và rất được coi trọng. Các bài viết đã bàn
về hợp tác văn hoá Việt Nam - ASEAN trong những năm qua và triển vọng hợp tác
văn hoá Việt Nam - ASEAN trong những năm sắp tới. Tác giả nhận định văn hoá
đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đề cao hình ảnh của ASEAN, không thể xây
dựng một Cộng đồng ASEAN trong tương lai mà không gắn với việc giữ gìn và làm
phong phú hơn những đặc trưng của văn hoá các dân tộc ASEAN, của con người
ASEAN. Văn hoá giúp tạo dựng tinh thần ASEAN, từ đó khiến cho nếp nghĩ và
hành động của mỗi người dân trong từng quốc gia có tính khu vực hơn.
Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu cả trong và ngoài nước cho thấy,
đây là những tài liệu hữu ích để tham khảo về lý luận và thực tiễn của ngoại giao
văn hóa. Đóng góp của các công trình là đã tìm ra khái niệm ngoại giao văn hóa ở
nhiều góc độ khác nhau, tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc
tế. Nhiều công trình còn nghiên cứu và phân tích sâu về chính sách và thực tiễn
ngoại giao văn hóa của một số quốc gia cụ thể, hoặc làm rõ những nhân tố tác động,
những mục tiêu chiến lược mà chính sách ngoại giao văn hóa của quốc gia đó
hướng tới. Tuy nhiên, vẫn thiếu hụt các công trình nghiên cứu dưới góc độ văn hóa
học mà chủ yếu là dưới cách tiếp cận chính trị học, ngoại giao học.
Nhìn chung, do phần tư liệu tổng quan không phải là công trình nghiên cứu
chuyên biệt về chủ đề được lựa chọn nghiên cứu nên tính hệ thống và vấn đề nghiên
cứu liên quan trực tiếp đến đề tài chưa cao. Các công trình liên quan đến ngoại giao
văn hóa Việt Nam với ASEAN mới chỉ dừng lại ở các bài viết dưới dạng biểu hiện
của ngoại giao văn hóa như sức mạnh mềm văn hóa, hoạt động giao lưu, hợp tác về
15
văn hóa giữa Việt Nam với ASEAN Có thể thấy rằng hiện nay các công trình
nghiên cứu chuyên sâu về ngoại giao văn hóa của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là
ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ hội nhập đang còn hạn chế,
thiếu hụt.
Việc mô tả, phân tích tương đối rõ ràng mức độ thành công của các công trình
nghiên trong và ngoài nước và những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của
luận án đã đem đến nhiều gợi mở ở các cấp độ khác nhau như: quan điểm phân tích hệ
thống lý luận về ngoại giao văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa, vai trò của ngoại giao văn
hóa, những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa, hoạt động ngoại giao văn hóa giữa
Việt Nam với các nước ASEAN, xu hướng vận động của ngoại giao văn hóa trong quan
hệ quốc tế nói chung và Việt Nam với các nước ASEAN nói riêng.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
- Tại sao ngoại giao văn hóa lại được đề cao trong thời kỳ hội nhập quốc tế
và có vị trí ngang hàng với ngoại gi... văn hóa phải thông qua truyền bá văn hóa quốc tế để làm cho
văn hóa của quốc gia dân tộc hòa nhập vào trong kết cấu văn hóa chủ đạo của thế
giới, trở thành bộ phận cấu thành hữu cơ của toàn bộ hệ thống đó hoặc trực tiếp
lan rộng thành văn hóa chính thống thế giới, hay nói cách khác là thúc đẩy “tri
thức riêng” (quan niệm) của dân tộc lên thành “tri thức chung”, từ đó làm cho
nước mình được xã hội quốc tế và các nước khác tích cực đồng thuận. Đó chính là
tạo dựng môi trường dư luận quốc tế tốt đẹp, mà trong thời đại hiện nay việc xây
dựng hình ảnh quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Ngoại giao văn hóa là công cụ để thực hiện chính sách đối ngoại của đất
nước, bản chất là hình thức ngoại giao nhưng phương thức thực hiện lại khác về cơ
bản so với các hình thức ngoại giao khác. Phương thức hoạt động của NGVH kết
chặt chẽ với các hoạt động truyền bá, quảng bá giá trị văn hóa quốc gia (nước gửi
đi) ra thế giới, có thể đến một hoặc nhiều nước khác (nước tiếp nhận). Các giá trị
văn hóa của quốc gia, bao gồm các giá trị vật chất (giá trị tự nhiên, như phong cảnh,
32
tài nguyên, môi trường), giá trị tinh thần (giá trị nhân văn, đạo đức, tôn giáo,
ngôn ngữ, nghệ thuật, triển lãm, văn học, điện ảnh) và giá trị con người (phẩm
chất và năng lực của người dân, đặc biệt là vai trò của các vĩ nhân, anh hùng dân
tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước,). Những giá trị văn hóa này nếu
biết phát huy tốt sẽ tạo nên thương hiệu quốc gia, có sức mời gọi đối với thế giới .
Truyền bá và giải thích làm rõ những giá trị văn hóa dân tộc cho các nước tiếp
nhận; khuyến khích các loại hình hợp tác văn hóa giữa các chủ thể văn hóa của các
quốc gia với các nước tiếp nhận.
Thứ hai, đàm phán ký kết, hợp tác về văn hóa
Một trong những phương thức hoạt động khác cũng không kém phần quan
trọng của NGVH đó là đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác về văn
hóa giữa quốc gia với các nước, các tổ chức đa phương trên thế giới. Việc triển khai
thực hiện các hiệp định, thỏa thuận quốc tế này đặt ra một yêu cầu thực tế đó là
NGVH là một tiến trình hai chiều, có đi có lại. Nước gửi đi có trách nhiệm hỗ trợ
nước tiếp nhận trọng việc tổ chức các hoạt động NGVH của nước tiếp nhận trên
lãnh thổ của mình khi có yêu cầu.
Thứ ba, duy trì mối liên kết văn hóa
Ngoài ra, NGVH còn thông qua phương thức đó là hỗ trợ và duy trì mối liên
kết văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán giữa nước gửi đi với các kiều dân của
họ ở nước tiếp nhận, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng
đồng kiều dân của mình tại nước tiếp nhận.
Ngoại giao văn hóa là một tiến trình hai chiều giữa quốc gia gửi đi với quốc
gia tiếp nhận. Đây là nội hàm mang tính quy luật của NGVH mà các chủ thể phải
tôn trọng, quốc gia chủ thể vừa quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của dân
tộc ra thế giới, những đồng thời phải biết tôn trọng những giá trị văn hóa của dân
tộc khác. Ở chiều đi đó là nỗ lực của quốc gia gửi đi trong quảng bá hình ảnh đất
nước, những giá trị văn hóa của mình đến quốc gia tiếp nhận. Và chiều ngược lại đó
là hiểu sâu thêm về nền văn hóa, những giá trị văn hóa của quốc gia tiếp nhận để
33
tìm ra những không gian văn hóa chung mà hai bên có thể cùng hợp tác và chia sẻ.
Vì vậy thành công của NGVH phụ thuộc vào nhiều năng lực đối thoại liên văn hóa
và sự tôn trọng lẫn nhau của hai bên.
Thực chất của NGVH là một loại chính trị hình tượng, tức là một hành vi
quốc gia của một quốc gia thiết kế hình ảnh của mình trên vũ đài quốc tế, phô bày
rõ sức quyến rũ của bản thân, chinh phục “người tiếp nhận” nước ngoài, tăng thêm
sự kết nối
Thứ tư: Tiếp nhận, tiếp biến văn hóa nước ngoài
Là một bộ phận của văn hoá đối ngoại, NGVH còn tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hoá, tư tưởng nhân văn, giá trị đạo đức, tri thức, khoa học tiên tiến trên thế
giới để làm phong phú hơn, hiện đại hơn, giàu đẹp hơn nền văn hóa dân tộc. Bên
cạnh đó, NGVH cũng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiến tới định
hướng phát triển cho một nền văn hoá.
Với đặc tính của văn hóa là không tĩnh tại mà luôn tiếp biến, việc triển khai
ngoại giao văn hóa có thể có 2 tác dụng chủ yếu sau đây.
Một là, ngoại giao văn hóa có điều kiện phát hiện, phát huy và phát triển các
giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, mà nhiều giá trị trước đây còn là những “tài sản
ẩn” (hidden assets) nhưng có điều kiện “thăng hoa” trong quá trình giao lưu với các
nền văn hóa khác.
Hai là, ngoại giao văn hóa đóng vai trò là “bộ lọc”, “bánh lái” tạo định
hướng phát triển cho nền văn hóa quốc gia.
1.1.2.2. Hình thức của ngoại giao văn hóa
Thứ nhất: Tổ chức hoạt động truyền thông đối ngoại
Có thể coi NGVH như cách thức nhà nước sử dụng các hình thái giao lưu văn
hóa xuyên biên giới để thực hiện các mục tiêu chiến lược và chính sách đối ngoại.
Trong đó, phổ biến và nổi bật nhất là việc sử dụng các kênh “truyền thông đại chúng”
để truyền tải các giá trị văn hóa nội địa ra bên ngoài.
34
Hoạt động truyền thông đối ngoại thông qua các hoạt động như bày tỏ lập
trường trên các vấn đề quốc tế; giải thích cho dư luận hiểu về tình hình đất nước,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội và đối ngoại;
đấu tranh với những luận điệu sai trái; giải thích cho dư luận trong nước về những
diễn biến trên trường quốc tế và những hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Những hoạt động trên được thông qua các phương tiện như tuyên truyền miệng, trả
lời họp báo, phỏng vấn, bảng tin sách báo của trong nước xuất bản bằng tiếng
nước ngoài, Tuần báo quan hệ quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế
Điểm cần nhấn mạnh ở đây là: Khi tin tức và sự kiện ở bất cứ nước nào trên
thế giới đều rất nhanh chóng truyền tới nước khác, thì mọi quốc gia trên thế giới
đều phải đối mặt với các vấn đề thuộc lĩnh vực NGVH. Đứng trước thực trạng này,
hầu như tất cả các quốc gia phản ứng bằng cách ra sức truyền bá và phổ biến hình
ảnh của mình cho công chúng nước khác nhằm chiếm được sự chia sẻ, cảm tình và
lòng tin với hy vọng, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của
các đối tác bên ngoài theo hướng có lợi cho mình.
Thứ hai: Tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật
Hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các quốc gia hiện nay chủ yếu
thông qua loại hình nghệ thuật biểu diễn. Nghệ thuật biểu diễn là sử dụng không
gian của các loại hình sân khấu để thể hiện, truyền tải nội dung của các tác phẩm
phi vật thể đến với công chúng. Các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, ca múa nhạc
ngoài đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và giải trí đa dạng, nó còn góp
phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống của công chúng.
Khi tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các quốc gia cần
lưu ý một số điều kiện sau để có thể đảm bảo được người dân quốc gia đó chấp
nhận, và cao hơn là thực hành ứng dụng: (1) tính độc đáo, khác biệt nhưng thân
thiện, dễ gần, dễ chấp nhận; (2) đáp ứng sự kỳ vọng, sở thích và thị hiếu của một
nhóm người các quốc gia đó; (3) có đầy đủ các ấn phẩm các sản phẩm minh họa đi
kèm và bằng ngôn ngữ bản địa hoặc ít nhất cũng là thứ ngôn ngữ thông dụng của
các gia đó như sách, tạp chí, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, trang web để tra cứu; (4) có
35
cộng đồng người dân hoặc các nhà chuyên môn của bản thân quốc gia đó sẵn sàng
trao đổi, chia sẻ kiến thức, hiểu biết về giá trị văn hóa đó, thậm chí kể cả hỗ trợ, giúp
đỡ để họ có thể “thực hành” giá trị văn hóa đó. Tất nhiên, đây là cấp độ cao nhất mà
bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn khi truyền bá văn hóa ra nước ngoài. Trên thực
tế, không phải tất cả các giá trị văn hóa của một quốc gia đều có thể được “thực hành,
ứng dụng” ở nước ngoài, nhiều giá trị văn hóa chỉ dừng lại ở mức độ để người dân
nước khác biết về nó như một trải nghiệm.
Trên thực tế, một hoạt động NGVH cụ thể luôn xác định rõ thời gian, địa
điểm và nội dung. Tuy nhiên, điều cần quan tâm là khi hoạt động NGVH đó kết
thúc, dư âm và ấn tượng mà nó để lại vẫn sẽ tiếp tục tác động đến công chúng nước
tiếp nhận, thôi thúc họ tìm hiểu về nền văn hóa của quốc gia gửi đi. Toàn bộ quá
trình tìm hiểu sau sự kiện NGVH đó công chúng nước tiếp nhận sẽ góp phần thúc
đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước, qua đó nâng cao hiểu biết lẫn nhau, nuôi dưỡng
tình hữu nghị và thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực.
Thức ba: Tổ chức hoạt động triển lãm
Theo định nghĩa của Văn phòng triển lãm quốc tế - B.I.E: Triển lãm là một
cuộc trưng bày, cho dù với tên gì đi nữa đều có chung một chức năng chính là giáo
dục công dân, một cuộc triển lãm có thể giới thiệu những phương tiện theo chú ý
của con người để đáp ứng nhu cầu văn hóa hay giới thiệu tiến bộ đạt được của nhiều
ngành là kết quả của trí tuệ con người hay trưng bày những triển vọng cho tương
lai. Một triển lãm có tính quốc tế khi có nhiều hơn một nước có đại diện tham dự.
Triển lãm (tiếng Anh: exhibition) là việc tổ chức trưng bày vật phẩm, tranh
ảnh hoặc hàng hoá tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định nhằm
mục đích giới thiệu, quảng bá đến mọi người trong xã hội, cộng đồng.
Triển lãm có hai loại chính cần phân biệt rõ: triển lãm thương mại và triển
lãm phi thương mại. Trong luận án đề cập tới triển lãm phi thương mại.
Triển lãm phi thương mại: Là các triển lãm trưng bày, giới thiệu quảng bá,
vật phẩm, hình ảnh đến mọi người trong xã hội, cộng đồng, không vì mục đích xúc
36
tiến ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hoá hay trực tiếp tiêu thụ hàng hoá. Các triển lãm
phi thương mại thường vì mục tiêu tuyên truyền, quảng bá chính trị hoặc văn hoá
như triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân; triển lãm ảnh nghệ thuật, tranh cổ động...
Triển lãm thành tựu thường do các cơ quan, tổ chức của nhà nước đứng ra
thực hiện chủ yếu vì mục đích chính trị. Các triển lãm tranh ảnh, vì đặc thù của vật
phẩm trưng bày, thường được trưng bày như các phòng tranh, không tổ chức thành
các gian hàng.
Thứ tư: Tổ chức ngày/tuần/tháng/năm văn hóa tại nước ngoài
Mục tiêu của NGVH là quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa, truyền
thống, phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa nghệ thuật của đất nước; xây dựng
và quảng bá một hình ảnh tích cực của quốc gia trên thế giới; tạo điều và môi
trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư của đất nước với
nước ngoài.
Và những sự kiện như ngày/tuần/tháng/năm văn hóa tại nước ngoài được tổ
chức ngày càng nhiều những năm gần đây chính là để phục vụ cho mục tiêu ấy. Đây
không chỉ là dịp để cho bạn bè trên thế giới tìm hiểu về đất nước, con người và
truyền thống văn hóa của nước gửi đi mà còn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp
tác đối ngoại của quốc gia đó trên nhiều lĩnh vực với các nước bạn bè trên thế giới.
Không chỉ có vậy, thông qua “Những ngày Văn hóa tại nước ngoài”, du khách quốc
tế đã được biết đến nhiều hơn, có một cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về hình
ảnh quốc gia đó.Từ đó họ bắt đầu nảy sinh nhu cầu được tìm đến để được tận mắt
kiểm chứng và chiêm nghiệm những giá trị văn hóa đó, qua đó góp phần thúc đẩy
du lịch của quốc gia đó ngày càng phát triển. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng,
bên cạnh những ý nghĩa về mặt ngoại giao và chính trị, việc tổ chức những sự kiện
ngày/tuần/tháng/năm văn hóa tại nước ngoài đóng góp một phần không nhỏ vào
hoạt động xúc tiến, quảng bá của ngành du lịch quốc gia.
Thức năm: Hoạt động của Trung tâm Văn hóa ở nước ngoài
Một trong những công cụ được đánh giá hữu hiệu nhất để thực hiện các hoạt
động NGVH đó là các trung tâm văn hóa ở nước ngoài. Mặc dù Đại sứ quán ở nước
37
ngoài vẫn được các nước sử dụng để tổ chức các hoạt động NGVH, tuy nhiên do
tính đặc thù của trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, các trung tâm văn hóa ở nước
ngoài được đánh giá là hiệu quả, gần gũi và dễ tiếp cận hơn với công chúng nước sở
tại. Trung tâm văn hóa ở nước ngoài của các nước có sự khác nhau về quy mô, cách
thức tổ chức hoạt động, nguồn kinh phí bảo đảm, nhưng đều có nhiệm vụ chung
là quảng bá hình ảnh đất nước, phổ quát văn hóa, đặc biệt là dạy ngôn ngữ và giới
thiệu văn học, nghệ thuật của quốc gia đến chính giới và công chúng nước sở tại.
Ví dụ,Vương quốc Anh với các Hội đồng Anh (British Council) được thành
lập từ năm 1943 và hiện có văn phòng tại trên 100 nước, trong đó văn phòng tại
Việt Nam được thành lập vào năm 1993. Cộng hòa Liên bang Đức với mạng lưới
Viện Gớt (Goethe Institute) được thành lập năm 1951 và hiện có 154 phân viện ở 94
quốc gia trên thế giới, trong đó Viện Gớt tại Việt Nam năm 1997, là phân viện đầu
tiên của Viện Gớt tại Châu Á. Tiếp đó là sự gia tăng nhanh chóng số lượng các học
viện Khổng Tử của Trung Quốc trên thế giới. Kể từ sau khi học viện Khổng Tử đầu
tiên được xây dựng vào năm 2004 tại Hàn Quốc, đến nay đã có hơn 260 đơn vị tại
75 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là tổ chức giáo dục phi lợi nhuận và nhận được
sự tài trợ tích cực từ phía chính phủ Trung Quốc. Nó cũng khá giống với những
Viện Goethe của Đức, các Trung tâm văn hóa Pháp (Alliance France), hay các Hội
đồng Anh (British Council). Nhiệm vụ của chúng không phải để truyền bá những tư
tưởng Khổng giáo như tên gọi, mà chủ yếu để dạy ngôn ngữ, trao đổi nghiên cứu,
giáo dục, sách báo, phim ảnh, nói chung là quảng bá các sản phẩm văn hóa Trung
Quốc ra toàn cầu, với mục tiêu khuếch trương việc phát triển đa văn hóa và để xây
dựng một thế giới hài hòa theo tinh thần đoàn kết, giá trị đạo đức, tôn trọng quyền
lực, đề cao tầm quan trọng của các mối quan hệ tôn ty trật tự đang được tuyên
truyền rộng rãi chưa từng thấy ở Trung Quốc.
Những trung tâm này ngày càng mở rộng hoạt động và thu hút sự quan tâm,
khám phá, học hỏi, tham gia của đông đảo công chúng nhất là thanh thiếu niên và
sinh viên nước sở tại.
38
1.1.2.3. Chủ thể của ngoại giao văn hóa
Chủ thể quan trọng nhất của NGVH là nhà nước, nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong chỉ đạo, điều phối, triển khai thực hiện NGVH. Vai trò của nhà nước đối
với NGVH thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạch định, đề ra các chính sách, chiến lược, chương trình, kế
hoạch NGVH của đất nước.
Thứ hai, chỉ đạo điều phối, tổ chức triển khai thực hiện trong cả nước.
Thứ ba, bố trí và huy động nguồn lực, kể cả nguồn nhân lực và vật lực để
thực hiện.
Thứ tư, thực hiện công tác quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước việc triển
khai thực hiện chính sách NGVH, bao gồm cả công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn,
giám sát, thanh tra, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng
Thứ năm, cùng các nước, tổ chức quốc tế đánh giá kết quả thực hiện các
chương trình NGVH đã ký kết; đàm phán thiết lập, ký kết mở rộng quan hệ NGVH
với các nước, các tổ chức quốc tế khác trên thế giới.
Với những nội dung cơ bản nêu trên đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan nhà
nước, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về ngoại giao và về văn hóa phải có sự
phối hợp hết sức nhịp nhàng để có thể triển khai thắng lợi chính sách, chiến lược
NGVH của nhà nước.
Song, NGVH cũng là một phương diện của quan hệ quốc tế, vì lẽ đó sẽ chịu
tác động và ảnh hưởng của những thay đổi về chủ thể trong đời sống chính trị quốc
tế. Trong thời gian qua, bên cạnh chủ thể chính và quan trọng nhất của NGVH là
nhà nước thì ngày càng có sự tham gia rõ nét của một số chủ thể khác trong quan hệ
quốc tế, đặc biệt là tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn xuyên quốc gia, là một
thực tế không thể phủ nhận. Trong đó, điều đáng chú ý là mức độ ảnh hưởng, khả
năng tác động, quyền lực, tính hợp pháp và khả năng tạo dựng lòng tin của các chủ
thể này trong quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế như hiện nay, nhu cầu đa dạng hóa các nguồn lực cho NGVH ngày càng
39
trở nên cần thiết, và sự tham gia của các chủ thể phi nhà nước ngày càng trở nên quan
trọng và có tác động tích cực trong triển khai công tác NGVH của quốc gia.
Ngoài ra, một chủ thể đóng vai trò quan trọng trong NGVH nữa đó là nhân
dân, với đặc thù của văn hoá là sự giao lưu, hợp tác đan xen giữa nhân dân với nhân
dân. Hơn nữa, cùng với chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá,
nhân dân ngày càng trở thành chủ thể chính của nhiều hoạt động văn hoá, vừa là
người tổ chức thực hiện và người biểu diễn. Chắc chắn rằng, để thực hiện thắng lợi
NGVH, phải khai thác và vận dụng được sức mạnh tổng hợp của tất cả các chủ thể.
Ngoài các tiêu chí phân loại trên còn có các tiêu chí phân loại theo quan hệ:
song phương, đa phương; tiêu chí phân loại theo không gian: trong nước, ngoài nước.
1.1.3. Vai trò của ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại cùng với ngoại
giao chính trị, ngoại giao kinh tế thực hiện thắng lợi các mục tiêu của nhà nước.
Tuy nhiên, NGVH không phải là công cụ ngoại giao đơn thuần mà là công cụ liên
ngành, bởi nó có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với văn hóa, dùng văn hóa và qua văn
hóa để thực hiện những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại. Mục tiêu cao nhất của
NGVH là góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chính sách đối ngoại của
nhà nước, trong đó rõ nét nhất là mục tiêu tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng
các giá trị văn hóa của nhau, tạo nền tảng và cơ sở cho xây dựng lòng tin, qua đó
duy trì mối quan hệ ổn định và lâu bền giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, phân tích ở những góc độ cụ thể thì mục tiêu của NGVH tương
đối đa dạng, trong đó có thể nêu một số mục tiêu cơ bản như: (1) quảng bá, giới
thiệu một cách rõ nét những giá trị văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán, lối
sống, văn hóa nghệ thuậtcủa đất nước; (2) định vị đất nước trong đời sống chính
trị - văn hóa quốc tế; (3) làm nền tảng tinh thần cho nền ngoại giao mở rộng, tạo
điều kiện và môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư
của đất nước với nước ngoài; (4) thông qua giao lưu văn hóa tiếp thu những giá trị
tốt đẹp và tinh túy của văn hóa thế giới để làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
40
Bên cạnh đó, NGVH cũng là công cụ thực hiện chính sách văn hóa đối
ngoại, hay rộng hơn là chính văn hóa, các thỏa thuận, hiệp định, hợp tác quốc tế về
văn hóa của nhà nước và các công ước quốc tế về văn hóa mà nhà nước tham gia,
bởi nhiều hoạt động NGVH chính là sự cụ thể hóa các thỏa thuận, hiệp định hợp tác
giữa các nhà nước về văn hóa.
1.1.3.1. Ngoại giao văn hóa thúc đẩy ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế
Ngoại giao văn hóa là một bộ phận trong toàn bộ hoạt động ngoại giao, luôn
luôn gắn liền với chính trị và kinh tế. Ba lĩnh vực ấy đều liên quan mật thiết với
nhau, tác động lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Vấn đề văn hóa thâm nhập vào các
vấn đề chính trị và kinh tế. Mọi vấn đề kinh tế và chính trị được đặt ra trong ngoại
giao đều gắn liền với văn hóa. Sự tham gia của văn hóa là một điều kiện thành công
hay thất bại của cả ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Cách đây hơn 60 năm
khi Hồ Chủ tịch nói văn hóa nằm trong cả kinh tế và chính trị thì lời nói đó ngày
càng sáng tỏ như một chân lý, và càng chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa văn
hóa, chính trị và kinh tế trong mọi hoạt động ngoại giao.
Ngày nay, cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, NGVH tạo thành
sức mạnh tổng hợp cho ngoại giao hiện đại; trong đó NGVH tạo nên nền tảng tinh
thần, chất “kết dính” làm bền chặt quan hệ chính trị và kinh tế, đồng thời có lúc
đóng vai trò đi trước, mở đường cho ngoại giao chính trị và kinh tế. Trong quan hệ
quốc tế, sự lồng ghép, đan xen và tác động bổ trợ cho nhau giữa NGVH và ngoại
giao chính trị, ngoại giao kinh tế được thể hiện rất rõ nét.
Đối với ngoại giao chính trị: NGVH là một công cụ quan trọng để tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, là chất “keo dính” làm bền chặt quan hệ chính trị với các
nước. Cụ thể, NGVH ngày nay có 3 chức năng chính trị chủ yếu:
Một là: củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp với các nước đối tác, từ đó góp
phần vào hòa bình, ổn định và nâng cao vị thế của đất nước.
Hai là: quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa dân tộc, từ đó tranh
thủ thiện cảm của thế giới và đấu tranh chống lại những âm mưu chống phá của các
lực lượng cơ hội chính trị và thế lực thù địch.
41
Ba là: xây dựng nhịp cầu kết nối kiều bào ở nước ngoài hướng về quê hương
đất nước và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước, từ đó xây dựng
vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong hầu hết các chương trình nghị sự của các sự kiện chính trị quốc tế lớn
như các hội nghị thượng đỉnh, hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo của các tổ chức
hợp tác đa phương, hoặc trong chương trình nghị sự của các chuyến thăm cấp cao
của nguyên thủ các nước, luôn có một chương trình văn hóa, nghệ thuật do nước
chủ nhà tổ chức hoặc cùng giao lưu với nước đối tác. Những hoạt động NGVH này
là những điểm nhấn rất có ý nghĩa, góp phần vào sự thành công của các hoạt động
ngoại giao chính trị. Bên cạnh đó, khi quan hệ chính trị giữa hai quốc gia tốt đẹp sẽ
tạo điều kiện để các hoạt động NGVH nảy nở và phát triển.
Đối với ngoại giao kinh tế: NGVH cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế. Trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia hình ảnh, uy tín
quốc gia trên trường quốc tế được nâng cao sẽ giúp cho quốc gia đó được tin cậy, dễ
dàng thu hút đầu tư, sự hợp tác của các quốc gia khác. NGVH có tác động và ý
nghĩa hết sức đặc biệt, trực tiếp nhất là trong hỗ trợ thúc đẩy, mở rộng thị trường
xuất nhập khẩu các sản phẩm cộng nghiệp văn hóa. Và bởi lẽ trước hết bản thân văn
hóa cũng là một ngành công nghiệp quan trọng. Nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc,
Trung Quốc đã thu lợi hàng tỷ đô la nhờ việc khai thác các sản phẩm văn hóa
được quảng bá. Việc quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người của quốc gia
cũng góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài và du lịch phát triển.
Tuy nhiên, NGVH có thể có những cách thức đóng góp khác tuy thầm lặng
nhưng không kém phần hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Đó là thông qua các
mối quan hệ chính trị bền chặt với các đối tác quan trọng mà NGVH góp phần tạo
dựng, nhiều cơ hội hợp tác kinh tế có thể mở ra giữa quốc gia đó với các đối tác khác.
Ví dụ, tại Việt Nam trong những năm qua các hoạt động NGVH quảng bá
hình ảnh đất nước đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch và củng cố lòng tin
cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc lượng khách du lịch
42
tăng mạnh sau khi thành phố Đà Nẵng tổ chức thành công hội thi bắn pháo hoa
quốc tế nhiều năm nay hay tỉnh Khánh Hòa được công ty tổ chức Miss Universe của
Mỹ vào Nha Trang tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008.
Như vậy, NGVH đóng vai trò hết sức quan trọng cả trên khía cạnh chính trị,
kinh tế. NGVH đã và đang trở thành một cột trụ hữu hiệu của ngoại giao hiện đại
song hành cùng ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế trong mối quan hệ qua lại
hữu cơ.
Trong đó, NGVH tạo nền tảng tinh thần, chất “keo dính” làm bền chặt quan hệ
chính trị và kinh tế, đồng thời có lúc đóng vai trò “phá băng”, “mở đường” cho ngoại
giao chính trị và kinh tế. Ngoại giao kinh tế tạo cơ sở vật chất để củng cố và làm sâu
sắc NGVH và ngoại giao chính trị. Ba cột trụ này tạo ra sức mạnh cộng hưởng cho
ngoại giao hiện đại, góp phần tạo dựng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại theo
hướng ổn định, bền vững và hiệu quả.
Ngay tại Việt Nam cũng có rất nhiều ví dụ điển hình minh chứng cho luận
điểm trên. Ví dụ, năm 2000, trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thèng Mü ®Õn
ViÖt Nam, ng-êi Hµ Néi ®· ®-îc dÞp “giËt m×nh” khi nghe Bill Clinton trÝch th¬
NguyÔn Tr·i và lẩy Kiều:
“ Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
Phát biểu trước công chúng người Việt, vị Tổng thống đã nhắc tới Trần Hiếu
Ngân lúc đó vừa dành Huy chương bạc ở Olympic Sydney 2000, đến Lê Huỳnh Đức,
Hồng Sơn đang tham gia Tiger Cup 2000 ở Thái Lan. Những câu chuyện đã được
nhắc lại tạo không khí cởi mở hữu nghị cho hai nước trước đây đã từng là kẻ thù. Từ
những chuyện đậm chất văn hoá giúp Bill Clinton vượt qua được rào cản tâm lý từ
hai phía.
Tháng 4/2006, trong buổi tiếp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Dennis Hastest, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Văn An đã tặng ông Hastest món quà nhỏ là Bản Tuyên ngôn độc
lập in trên giấy dó với lời giải thích: “Khi viết Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Chủ
43
tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập 1766 của Mỹ về nguyên tắc “tự do,
bình đẳng, bác ái”, đó là điểm tương đồng quan trọng giữa hai bên”. Lời giới thiệu
mang tính văn hóa và nhân văn ấy của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã gây ấn
tượng cho Chủ tịch Hạ viện Mỹ, khiến cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên thân tình,
cởi mở hơn, hiệu quả hơn.
Một sự kiện NGVH đáng lưu ý, ngày 7/7/2015 Phó Tổng thống Mỹ Joe
Biden đã chủ trì buổi tiệc chiêu đãi trọng thể Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và
đoàn đại biểu Việt Nam sau cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Barack Obama và
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Ông Biden cho rằng, điều tuyệt vời
là ông được đứng bên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp hai nước kỷ niệm
20 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, với “không gì khác ngoài triển
vọng tương lai” trong mối mối quan hệ song phương giữa hai nước. Ngầm nhắc tới
tầm quan trọng của chuyến thăm Mỹ mang tính lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng, Ông Biden đã đọc hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi
hào Nguyễn Du để mô tả quan hệ Việt - Mỹ:
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”.
Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ lẩy thơ Kiều
khi nói chuyện với các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam.
Đặc biệt, sự kiện gần đây nhất là trưa ngày 24/5/2016 Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã đến thăm Việt Nam và có bài phát biểu trước hơn 2.000 trí thức, sinh
viên, doanh nhân trẻ... về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại Trung tâm Hội nghị
Quốc gia, Hà Nội.Trong bài phát biểu kéo dài hơn 30 phút của mình, ông Obama đã
sử dụng hàng loạt những câu thơ, lời bài hát, nhắc tên những nhân vật lịch sử nổi
tiếng của Việt Nam. Bài phát biểu đã khiến nhiều người bất ngờ vì sự am hiểu sâu
sắc lịch sử và văn hóa Việt Nam của Tổng thống Mỹ. Mở đầu bài phát biểu của
mình, Tổng thống Obama bày tỏ trân trọng quá khứ lịch sử, tinh thần bất khuất của
Việt Nam. Ông Obama đọc thuộc những câu thơ trong bài Sông núi nước Nam của
44
Lý Thường Kiệt thể hiện sự tôn trọng, khẳng định chủ quyền quốc gia, chủ quyền
dân tộc của Việt Nam:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”.
Ông Obama cũng nhắc tới những điểm chung trong bản Tuyên ngôn độc lập
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập của Tổng thống Thomas
Jefferson về “quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc” của con người. Khi
nói về những nỗ lực, thành quả hàn gắn vết thương chiến tranh, người dân hai nước
đã xích lại gần nhau, ông Obama dẫn lời bài hát Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn
Cao :“Từ đây người biết quê người, từ đây người biết thương người”. Trước khi rời
bục phát biểu, Tổng thống Obama khiến tất cả mọi người bất ngờ khi lẩy câu Kiều
(hai câu thơ hẹn thề của Thúy Kiều và Kim Trọng trong Truyện Kiều của đại thi
hào Nguyễn Du) để kết thúc bài phát biểu của mình:
“Rằng trăm năm cũng từ đây
Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Những ví dụ cho thấy NGVH nếu được vận dụng khéo léo, có thể làm nên
những điều kỳ diệu mà nhiều khi những cuộc đàm phán chính thức kéo dài và gay
cấn cũng khó lòng đạt được. Các cường quốc đặc biệt là Mỹ sử dụng NGVH như
một công cụ hữu hiệu trong hoạt động ngoại giao của mình. Rõ ràng NGVH thúc
đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.
1.1.3.2. Ngoại giao văn hóa tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc
gia đồng thời còn có vai trò làm dịu căng thẳng về chính trị (nếu có)
Ngoại giao văn hóa góp phần củng cố và làm sâu sắc mối quan hệ ngoại giao
giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tăng cường hiểu biết lẫn nhau, gia tăng sự
gắn kết và củng cố lòng tin.
Những năm đầu sau chiến tranh lạnh, mặc dù những rào cản vô hình giữa hai
phe đã được xóa bỏ nhưng vẫn tồn tại sự nghi kỵ, sự thiếu hiểu biết giữa người dân
các nước với nhau. Trong khi đó, yêu cầu giữ môi trường hòa bình, thúc đẩy hợp
tác, thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ thương mại, đẩy mạnh hợp tác liên kết khu vực
45
và quốc tế để tăng trưởng và phát triển trở thành xu thế chủ đạo, dẫn dắt quan hệ
quốc tế. Trong bối cảnh đó, các hoạt động NGVH mà các quốc gia triển khai đã góp
phần đưa các dân tộc xích lại gần nhau, biến mối hoài nghi trở thành sự hiểu biết lẫn
nhau, vun đắp tình hữu nghị, tạo động lực thúc đẩy sự hợp tác.
Ngoài ra, NGVH còn có vai trò làm dịu căng thẳng về chính trị (nếu có), làm
thân thiết mối quan hệ giữa các nước. Chúng ta hãy tưởng tượng hai đối tác có
những bất đồng về vấn đề chính trị nào đó. Khi gặp mặt, mỗi bên sẽ luôn tự nhủ
mình về điều bất đồng đó, luôn tâm niệm phải lưu ý, phải “phòng thủ” để không bị
sơ hở, cũng luôn phải giữ ý để không phạm vào quan điểm của phía bên kia và “dè
chừng” xem phía bên kia có hàm ý gì về quan điểm của mình hay không. Trong
điều kiện đó, cuộc gặp mặt sẽ diễn ra bầu không khí dè dặt, không cởi mở, thậm
chí căng thẳng. Và đương nhiên, kết quả sẽ khó đạt được như mong muốn. Những
nếu hoạt động ngoại giao được tiến hành thông qua văn hóa thì mọi chuyện lại
khác. Vì các hình thức nghệ thuật được biểu đạt bằng các biểu tượng - một thứ
ngôn ngữ chung được nhiều dân tộc chấp nhận - nên chúng ta có thể hiểu được mà
không cần phiên dịch, có thể đi vào lòng người với những rung cảm thẩm mỹ đầy
ấn tượng. Chúng làm cho mọi người đồng cảm với nhau, dễ dàng tìm được tiếng
nói chung, chia sẻ với nhau và vì thế mà gần gũi nhau hơn. Trong đó, không chỉ
những nước có bất đồng, mà ngay cả những nước cựu thù cũng có thể xích lại gần
nhau, hóa giải hận thù cũ, để trở thành đối tác vì mục đích hợp tác cùng có lợi.
Ví dụ điển hình trong lĩnh vực này là một sự kiện nổi tiếng, được thế giới đặt
biệt danh ...ồng sóng xanh bơi). 32
Giác lấy làm lạ, khi về đến sứ quán, làm thơ gửi tặng, trong đó có những câu:
Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,
Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu...
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu,
Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu.
(May gặp thời bình được giúp mưu,
Một mình hai lượt sứ Giao Châu...
Ngoài trời lại có trời soi nữa,
Sóng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu)33
32 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.224
33 (Đại Việt sử ký toàn thư, tập I. Sđd, tr.225.)
228
Sư Pháp Thuận đem bài thơ này dâng lên vua Lê. Vua cho gọi sư Khuông
Việt đến xem. Khuông Việt nói: “Thơ này tôn bệ hạ không khác gì vua Tống”. Vua
khen ý thơ, tặng cho rất hậu. Khi Lý Giác từ biệt ra về, vua sai sư Khuông Việt làm
bài Từ đưa tiễn, trong đó có câu rằng:
Nguyện tương thâm ý vị biên cương,
Phân minh tấu ngã hoàng.
(Xin đem thâm ý vì Nam cương,
Tâu vua tôi tỏ tường)34
Có thể nói, từ chỗ vua quan nhà Tống tự cho mình là nước văn minh có thiên
chức đi khai hóa cho các nước man di xung quanh đến chỗ họ phải nể trọng giá trị
văn hóa Việt, rõ ràng là một thắng lợi tinh thần to lớn của dân tộc ta thời bấy giờ.
Trên cơ sở thắng lợi ấy, nhà Tiền Lê đã chủ động chuyển từ đối đầu quân sự sang
đối thoại văn hóa với nhà Tống để củng cố quan hệ bang giao hòa bình giữa hai
nước. Và những cuộc xướng họa thơ văn của hai nhà sư Đại Cồ Việt thời Lê Đại
Hành với sứ giả Tống đã mở đầu cho một truyền thống ứng đối tao nhã, mềm mỏng
về ngôn từ, nhưng với hàm ý rất sâu xa trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.
Những tình tiết cụ thể của câu chuyện cũng như sự ra đời của các thi phẩm
này được sử gia họ Ngô cẩn thận ghi chép đem đến cho chúng ta nhiều suy ngẫm,
trước hết là bài học về kinh nghiệm bang giao. Điều mà chúng ta thấy thể hiện rõ
nhất trong câu chuyện này chính là một cốt cách Đại Việt tuy nhỏ bé mà tự trọng,
bản lĩnh mà thân thiện, lịch duyệt mà chân thành Cụ thể hơn đó là cốt cách của
một dân tộc có văn hóa, được chiếu rọi qua tâm hồn, trí tuệ và nhân cách của những
cá nhân cụ thể, những nhân vật văn hóa của thời đại và triều đại.
Trường hợp sứ thần Mạc Đĩnh Chi qua "Câu đối qua cửa ải” chuyện kể,
trong lần Mạc Đĩnh Chi đi sứ năm 1308, do đường xa, mưa gió nên sứ bộ đến cửa ải
Nam Quan chậm mất một ngày. Viên quan giữ cửa ải không cho mở cửa để sứ bộ
qua. Mạc Đĩnh Chi nói mãi chúng cũng không chịu cho qua. Sau đó họ ném từ trên
cửa ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được thì sẽ mở cửa cho qua, còn nếu chưa
đối được thì hãy ở tạm bên dưới qua đêm, đợi đến sáng hôm sau. Vế ra đối viết:
“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”. (Nghĩa là: Qua cửa
quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan)
34 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I. Sđd, tr.225. Ngô Đức Thọ dịch, Hà Văn Tấn hiệu đính).
229
Thật là một câu đối hiểm hóc, nội dung nói lên việc Mạc Đĩnh Chi đang cần
qua cửa quan để sang Yên Kinh. Song khó ở chỗ trong 11 chữ của vế đối mà có tới
bốn lần nhắc lại chữ quan. Mạc Đĩnh Chi nghĩ vế ra quả là rất khó đối lại nhưng nếu
im lặng thì mất thể diện. Ông ứng khẩu đọc lại vế đối : “Xuất đối dị, đối đối nan,
thỉnh tiên sinh tiên đố”.Vế đối cũng có bốn chữ đối (nghĩa là:Ra câu đối dễ, đối câu
đối khó, xin tiên sinh đối trước). Mọi người đều đang bí thì nghe Mạc Đĩnh Chi đọc
vế đối lại.Quân lính nhà Nguyên phải chịu và mở cửa ải để ông đi qua.
Mạc Đĩnh Chi có đặc biệt là "Đem chuông đi đánh nước người" mà đánh rất
kêu. Bằng trí thông minh và tài thi ca, ông đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc), đã
khiến vua quan nhà Nguyên phải tâm phục, khẩu phục, tấn phong làm Lưỡng quốc
Trạng nguyên. Trong cuộc giao du với sứ thần các nước ở Yên Kinh (nay là Bắc
Kinh), đặc biệt là với đoàn sứ giả Triều Tiên, Mạc Đĩnh Chi còn đem lại tình hữu
nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt - Triều. Theo truyền thuyết, Trạng nguyên Mạc
Đĩnh Chi được sứ thần Triều Tiên mến mộ về tài và đức qua các cuộc bút đàm, đã
mời sứ giả Việt Nam sang viếng thăm Triều Tiên. Lưu lại nước bạn 4 tháng, Trạng
Mạc đã kết duyên cùng phu nhân người nước Triều, để lại hậu duệ có nhiều người
thông minh, tài ba, có nhiều cống hiến ở nước bạn.
Qua một số ví dụ tiêu biểu ở trên, chúng ta thấy rõ sức mạnh hóa giải và kết
nối của thơ ca với các cá nhân đến từ những nền chính trị và văn hóa khác biệt.
Trong những thời khắc quan trọng và khó khăn nhất, các sứ thần bao giờ cũng tìm
đến thơ ca và nhận thấy ở đó những giá trị, hình thức và lợi thế văn hóa cần thiết
cho công việc ngoại giao của mình. Trong các thi tập sứ trình thời kỳ này, phần thơ
xướng họa chiếm số lượng đáng kể. Đó là những bài thơ viết để đáp, tặng quan lại
Trung Hoa và sứ thần các nước khi có dịp diện kiến. Đây là loại thơ mang tính xã
giao nghi lễ nhằm mục đích bang giao nên thường được viết theo qui cách, công
thức nhất định. Tuy nhiên do đặc điểm của đối tượng xướng họa (các sứ thần – văn
nhân) nên việc xướng họa thơ văn cũng là dịp để các sứ thần – văn nhân Việt Nam
khoe tài và bày tỏ tình cảm của mình với văn nhân các nước: niềm cảm mến tài
năng và nhân cách, ý thức về vẻ đẹp văn chương. Việc đối thoại dẫn đến hiểu biết,
cảm mến lẫn nhau của quan lại, sứ thần các nước thông qua con đường văn chương
phản ánh đặc điểm độc đáo của hoạt động bang giao truyền thống. Câu chuyện về
mối thâm giao giữa sứ thần Việt Nam :Nguyễn Kiều, Nguyễn Tông Khuê, Lê Quí
Đôn....với các sứ thần Trung Hoa và Triều Tiên như Trác Sơn Thị, Hồ Tú Tài, Doãn
230
Đông Thăng, Lý Huy Trung, Hồng Khải Hy.... đã chứng minh ý nghĩa to lớn của thi
ca bên cạnh những hình thức và lợi thế ngoại giao khác. Ngay cả trong thời hiện
đại, với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp, sự bùng nổ của các phương
tiện kỹ thuật và hình thức giao lưu nhằm mục đích tối đa hóa đối thoại giữa con
người với con người, thơ ca cũng chưa bao giờ đánh mất uy thế của một sứ giả văn
hóa trong sứ mệnh kéo gần khoảng cách giữa các dân tộc. Với ý nghĩa đó, câu
chuyện ngoại giao trong quá khứ dẫn ra trên đây vẫn luôn là bài học khiến chúng ta
phải suy ngẫm.
1.5. Dùng sức mạnh của ngôn từ thực hiện kế sách “tâm công”, chấm dứt
chiến tranh bằng giải pháp hòa bình
Một ví dụ tiêu biểu cho kế sách “tâm công” là Nguyễn Trãi trao cho thủ lĩnh
nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách, "hiến mưu chước lớn, không nói đến việc
đánh thành mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người”35tức là kế sách “tâm
công”. Lê Lợi xem Bình Ngô sách, khen là phải và luôn giữ Nguyễn Trãi ở bên
mình để bàn mưu tính kế đánh quân Minh. Nguyễn Trãi được Lê Lợi giao cho
nhiệm vụ thay mặt mình soạn thảo tất cả các thư từ giao thiệp với quân Minh.
Trên cơ sở của thắng lợi quân sự, ngòi bút của Nguyễn Trãi đã phát huy đến
mức cao nhất tác dụng “tâm công”, góp phần rất quan trọng vào việc làm suy sụp ý
chí xâm lược của kẻ thù.
Chỉ riêng trong hai năm 1426 và 1427, nhân danh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết
trên 50 bức thư gửi cho các tướng Minh như Phương Chính, Thái Phúc, Sơn Thọ,
Vương Thông, v.v.. Bằng sức mạnh của ngôn từ thể hiện trong những bức thư chiêu
dụ địch, Nguyễn Trãi đã buộc “mười một trên mười ba thành lớn của giặc phải cới
áo giáp ra hàng"36
Trong Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết “Ta mưu phạt tâm công, không
chiến cũng thắng”. Mưu phạt tâm công, một mặt, là nêu cao đại nghĩa của cuộc
kháng chiến chống Minh để kêu gọi những người lầm đường lạc lối theo giặc trở về
với hàng ngũ nhân dân. Nhưng mặt trọng yếu nhất của mưu phạt tâm công là giải
thích cho quan và quân Minh nhận ra tính chất phi nghĩa, phi đạo lý và sự thất bại
35 Bài Tựa Ức Trai di tập của Ngô Thế Vinh, In trong: Nguyễn Trãi, 1994. Ức Trai di tập, do Bùi Văn Nguyên biên khảo,
chú thích, giới thiệu. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.24.
36 Võ Nguyên Giáp, 1997. Nguyễn Trãi – nhà văn hóa lớn (Diễn văn tại lễ kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi 1380-
1980). In trong Nguyễn Trãi – thơ và đời, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.70
231
không tránh khỏi của cuộc xâm lược. Về mặt này, trong những bức thư chủ động
gửi đi hoặc trả lời thư của đối phương, ngòi bút của Nguyễn Trãi tỏ ra hết sức sắc
bén, đồng thời cũng rất uyển chuyển, đa dạng. Lời lẽ có cương có nhu, khi thắt khi
mở, lúc dọa lúc răn nhằm thực hiện có hiệu quả những mục đích khác nhau trong
từng thời điểm cụ thể của cuộc kháng chiến, có chú ý đến cả tính cách, tâm lý, tư
tưởng của mỗi đối tượng nhận thư.
Đối với những tên tướng hiếu chiến, hung bạo không đủ liêm sỉ để nghe lẽ
phải, Nguyễn Trãi kiên quyết vạch mặt chỉ tên, đả kích thẳng tay. Chẳng hạn, trong
một bức thư gửi Phương Chính, Nguyễn Trãi viết: “Bảo cho mày ngược tặc Phương
Chính: Kể đạo làm tướng, lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của. Nay bọn mày
chỉ chuộng lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót
thương. Việc ấy trời đất không dung, thần người đều giận, cho nên liền năm chinh
phạt, hằng đánh hằng thua”37. Nội dung bức thư hoàn toàn mang tính đấu tranh
không khoan nhượng.
Trong trường hợp đối với Vương Thông, thì "mưu phạt tâm công" của
Nguyễn Trãi lại được vận dụng theo một cách ứng xử khác vì Vương Thông là loại
tướng đã đọc Thi, Thư, thường hay nói tới đạo thánh hiền. Y có uy tín với triều đình
nhà Minh
Trước nay, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng những sự kiện vừa trình bày ở
trên phản ánh thắng lợi rực rỡ của hoạt động binh vận, của việc kết hợp đấu tranh
ngoại giao với đấu tranh quân sự trong quá trình kháng chiến chống Minh của dân
tộc ta. Điều đó là hoàn toàn chính xác.
Song ở đây, từ góc nhìn của chủ đề nghiên cứu nêu trên, chúng tôi còn nhận
thấy, về thực chất, hoạt động binh vận, hoạt động đấu tranh ngoại giao ấy hàm chứa
nội dung của cuộc đối thoại rất đặc sắc giữa văn hóa Đại Việt và văn hóa Trung
Hoa thông qua trao đổi thư từ giữa Nguyễn Trãi và nhiều tướng soái Minh, đặc biệt
là Vương Thông vào gần cuối những năm 20 của thế kỷ XV.
Nghệ thuật và bản lĩnh đối thoại văn hóa bậc thầy của Nguyễn Trãi thể hiện ở
chỗ: Trên cơ sở nắm vững Bắc sử, nắm vững kinh điển Nho gia, hiểu rõ cả nội tình
và tâm lý đối phương, Nguyễn Trãi đã đặt ra trước Vương Thông – tổng chỉ huy
đạo quân nam chinh của nhà Minh, người từng đọc Thi, Thư và binh pháp - hàng
37 Nguyễn Trãi. Toàn tập, Sđd, tr.105
232
loạt câu hỏi, buộc y phải tự vấn lương tâm khi đối chiếu hành vi của mình với chính
những lời dạy nổi tiếng của các nhà tư tưởng lớn Trung Hoa. Qua đó, ông dẫn dắt y
từ chỗ không thể bác bỏ những giá trị văn hóa của dân tộc mình đến chỗ phải thừa
nhận giá trị cốt lõi nhất, cơ bản nhất của văn hóa Đại Việt là độc lập và chủ quyền
quốc gia.
Cuối cùng, Vương Thông phải thề trước thần linh sông núi Việt, chấp nhận
chấm dứt chiến tranh, không chờ lệnh vua mà tự mình quyết định rút hết đạo quân
xâm lược về nước, trả lại non sông đất nước ta cho ta.
Đúng vào lúc đó, các tướng sĩ và người nước ta rất căm thù quân Minh, vốn là
những kẻ từng tàn sát cha con, thân thích của họ, liền rủ nhau đến đề nghị với Lê
Lợi giết bọn chúng đi. Nhưng với một tầm nhìn chiến lược và một lòng khoan dung
rộng lớn, Lê Lợi đã nói với các tướng sĩ và đông đảo dân chúng rằng: "Trả thù báo
oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc
nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn
bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết
kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh
cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?".38
Rõ ràng, đây là một cuộc đối thoại nội văn hóa rất đặc sắc trong lịch sử cuộc
kháng chiến chống Minh của dân tộc ta. Cuộc đối thoại nội văn hóa ấy đã đưa đến
kết quả là các tướng sĩ và người nước ta đều đồng thuận với chủ trương sáng suốt,
mang bản chất nhân đạo cao cả của Lê Lợi và Nguyễn Trãi:
“Nghĩ đến kế lâu dài của nước
Thả cho về mười vạn tù binh
Nối hai nước tình hoà hiếu
Tắt muôn đời lửa chiến tranh
Đất nước an toàn là thượng sách
Cốt sao cho dân được an ninh”39
Trên thực tế, sau sự kiện này, quan hệ bang giao hòa bình giữa nước ta với
nhà Minh rồi nhà Thanh đã duy trì được 360 năm (1428-1788).
38 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Sđd, tr.281.
39 Nguyễn Trãi. Toàn tập, Sđd, tr.87.
233
Như vậy khi tìm hiểu về NGVH của cha ông đã minh chứng sinh động cho
một sự thật là không phải chỉ trong bối cảnh hội nhập của thời hiện đại, khi sự giao
lưu và tiếp xúc giữa các dân tộc ngày càng rộng mở, đa dạng thì văn hóa đối ngoại,
trong đó có vấn đề NGVH mới được đề cập như là một trong những phương châm
nhằm thực hiện những lợi ích tối cao của dân tộc. Sự thật là ngay trong những thế
kỷ đầu tiên đặt nền móng xây dựng nền độc lập tự chủ thì văn hóa, với tất cả sức
mạnh và tính đại diện của nó đã được ông cha ta ưu tiên hàng đầu trong hoạt động
ngoại giao. Kết cục bất ngờ theo chiều hướng tốt đẹp của các câu chuyện bang giao
các triều đại thời Tiền Lê, Lý, Trần, Lê cũng là chứng thực ưu thế riêng của hoạt
động NGVH khi được lồng ghép nhằm phục vụ cho hoạt động ngoại giao chính trị.
Đó là sứ mệnh làm cho các dân tộc hiểu biết và chấp nhận văn hóa của nhau, từ đó
xích lại gần nhau hơn, xây dựng một nền hòa bình thế giới vững chắc, lâu dài và
quan hệ hữu nghị hợp tác cùng phát triển giữa các dân tộc.
2. Ngoại giao văn hóa qua các thời kỳ cách mạng
Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam hiện đại, có thể phân chia sự phát triển
của NGVH thành 2 giai đoạn chính:
2.1.Giai đoạn 1945-1954
Ngoại giao văn hóa phát huy vai trò như một “mặt trận” chủ yếu để tranh
thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và
thống nhất đất nước của Việt Nam.
Nói đến NGVH hiện đại, chúng ta có một tấm gương lớn đó là Chủ tịch Hồ
chí Minh vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà.Hoạt động của Hồ Chí Minh đã góp phần làm cho quan hệ văn hóa Việt -
Pháp được thay đổi theo hướng Việt Nam tiếp nhận tích cực, chủ động và biến đổi
các giá trị phương tây để phát triển, để giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc và vươn
ra thế giới.
Thời kỳ 1945-1954 là thời kỳ đầy cam go thử thách của cách mạng Việt
Nam. Chính quyền cách mạng vừa ra đời đã phải đối mặt với hàng loạt thử thách,
sự sống còn của Nhà nước cách mạng bị đe dọa nghiêm trọng bởi thù trong giặc
ngoài. Trước tình hình đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban Chấp hành Trung
ương Đảng hoạch định đường lối, chính sách và trực tiếp chỉ đạo thực hiện thành
công các nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Tuy chưa hình thành những
chính sách cụ thể về hoạt động NGVH trong thời kỳ cách mạng đầy khó khăn này,
234
Đảng và Nhà nước đã triển khai một số hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền
báo chí trong và ngoài nước, góp phần quan trọng bảo vệ thành quả của cách mạng
tháng Tám. Hoạt động NGVH được diễn ra dưới nhiều hình thức như giao lưu văn
hóa, tham gia các diễn đàn thanh niên, trả lời phỏng vấn báo chí, truyền hình, thư
gửi bạn bè quốc tế, các hoạt động nhân đạo như trao trả tù binh.
Một số ví dụ cụ thể ngày 1/11/1945, nhân danh Hội Văn hóa Việt Nam, Chủ
tịch Hồ chí Minh gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đưa ra sáng kiến mở đường
cho mối quan hệ hợp tác giữa nhân dân hai nước, trước hết trong trong lĩnh vực văn
hóa, giáo dục, trong lúc hai nước chưa có quan hệ ngoại giao chính thức. Người đề
nghị Chính phủ Mỹ để Việt Nam « được cử một phái đoàn khoảng năm mươi
thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn
hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu
về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác40 :
Trong thư gửi tù binh Pháp và kiều dân Pháp ở Việt Nam ngày 24/12/1946
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ thiện chí hòa bình, chính sách nhân đạo của Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đối với tù binh và kiều dân Pháp. Người hy vọng
"một ngày gần đây, dân chúng Pháp và dân chúng Việt Nam sẽ có thể cùng hợp tác
với nhau trong vòng hòa bình và thân ái để mưu cầu hạnh phúc chung cho cả hai
dân tộc".41
Vào thời điểm, tháng 10/1954, trong khi đạo binh Pháp đang rút quân khỏi
Hà Nội và miền Bắc Việt Nam theo Hiệp định Genève thì ông Sainteny lại trở vào
Hà Nội với tư cách là Tổng đại diện của Chính phủ Pháp. Ông rất hồi hộp khi được
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp kiến. Không biết cái gì đã diễn ra sau một cuộc chiến
tranh 9 năm và kết thúc bằng sự đại bại của nước Pháp ở Điện Biên Phủ. Người
chiến thắng sẽ tiếp kẻ bại trận ra sao. Thì rất bất ngờ ông đã thấy vị Chủ tịch nước
Việt Nam chiến thắng ra tận cửa với vòng tay dang rộng và một lời chào thân
thiện: "Chúng ta ôm hôn nhau chứ !" và vị Chủ tịch của chúng ta nói rằng thế nào
người Pháp cũng trở lại đây không phải với những đô đốc hay binh lính mà là
những kỹ sư, nhà kinh doanh hay các giáo sư để cùng nhau hợp tác trên tinh thần
hữu nghị và cùng có lợi.
40 Hồ Chí Minh :Toàn tập,t,4,tr.70-71,80
41 Hồ Chí Minh :Toàn tập,t,4,tr.489
235
Trong giai đoạn này với sự khéo léo, linh hoạt của Đảng và Nhà nước, sự
lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta ngày càng tranh thủ sự ủng hộ
giúp đỡ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, thế và lực của cuộc
kháng chiến không ngừng được tăng cường. Hoạt động NGVH được kết hợp với
ngoại giao chính trị, quân sự đã làm thay đổi sự tương quan lực lượng giữa ta và
địch theo hướng ngày càng có lợi cho ta. Ý chí xâm lược của kẻ thù từng bước bị
lung lay. Cuối cùng chúng buộc phải chấp nhận chấm dứt chiến tranh xâm lược
bằng đàm phán hòa bình
2.2. Giai đoạn 1954- 1975
Công tác NGVH giai đoạn 1954- 1975 đã góp phần to lớn vào chiến thắng
của công tác ngoại giao nói riêng cũng như chiến thắng quân sự và dành độc lập
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta nói chung. Trong giai đoạn này NGVH cũng được
xác định mục tiêu chung là "Xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước" . Từ hai mục tiêu này NGVH có hai nghiệm
vụ đó là(i),tuyên truyền về cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam, vận động sự
ủng hộ của phong trào quốc tế chống chiến tranh Việt Nam, vạch bộ mặt xâm lược
của đế quốc Mỹ ; (ii) Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế xây dựng Xã
hội Chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất đất nước.
Trong giai đoạn này, hình thức thể hiện của NGVH với tư cách là một công
cụ chính trị hữu hiệu được diễn ra rất đa dạng và linh hoạt, để tăng cường hiểu biết
lẫn nhau, là chất "keo dính" làm bền chặt quan hệ chính trị, tăng cường đoàn kết
với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa và phong trào yêu chuộng hòa bình; đồng
thời là kênh tuyên truyền với thế giới.
Nhà NGVH tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ viết thư, trả lời báo
chí, chuyến thăm cấp caovới bất kỳ hoạt động nào người cũng lồng ghép các hoạt
động văn hóa và thông tin mang tính văn hóa nhằm tuyên truyền về cuộc chiến
chống xâm lược của người Việt Nam và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Trong các
chuyến thăm các nước bên cạnh những hoạt động về chính trị, phát biểu tại các hội
nghị, hội thảoChủ Tịch Hồ Chí Minh luôn vận dụng yếu tố văn hóa trong tiếp xúc
và đối đãi với bạn bè quốc tế ví dụ chuyến thăm Vạn Lý Trường Thành (1955) ở
Trung Quốc, thăm bảo tàng ở Nga (1955), thăm các gia đình nông thôn ở Mông Cổ,
Hungari (1957), tham gia trại hè cùng các cháu thiếu niên nhi đồng các nước ở
236
Anbani (1957) khi tham dự các sự kiện này người đều mặc những bộ trang phục
truyền thống của các nước, nhảy những điệu nhảy của nhân dân các nước
NGVH được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua những bức thư gửi những
người đứng đầu các nước trong đó có cả Mỹ và Pháp. Ít có vị lãnh đạo nào trên thế
giới trong khi đang lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa để
bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc mình, lại luôn bày tỏ sự cảm thông với nhân
dân các nước phía bên kia chiến tuyến. Trong các bức thư gửi nhân dân Mỹ, Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn bày tỏ rằng : Người không lên án bản thân những người lính
Mỹ bị đưa sang Việt Nam, bởi họ cũng như các binh lính thuộc địa trước đây chẳng
qua là công cụ của nhà cầm quyền. Vì vậy, Người bày tỏ "Chẳng những chúng tôi
đau xót vì đồng bào Miền Nam chúng tôi phải gian khổ, hy sinh, mà chúng tôi cũng
thương xót cho các bà mẹ và các người vợ Mỹ đã phải mất con, mất chồng trong
cuộc chiến tranh phi nghĩa ở miền Nam Việt Nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến hành"
NGVH bao hàm cả văn hóa ngoại giao, trên bàn đàm phán trong suốt quá
trình đấy tranh giành độc lập, các nhà ngoại giao của Việt Nam đã thể hiện được
nét văn hóa ngoại giao chinh phục được tình cảm của dư luận báo chí và nhân dân
các nước.
Bên cạnh những hoạt động NGVH do Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà
ngoại giao chuyên nghiệp khác như Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy, Nguyễn Thị
Bình tiến hành trong giai đoạn 1954- 1975, còn có những hoạt động NGVH khác
thông qua các sản phẩm văn hóa văn nghệ như chiếu phim, biểu diễn văn nghệcó
nội dung ca ngợi cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam cũng được triển khai ở
trong và ngoài nước. Tại liên hoan phim Quốc tế Moskova năm 1973, bộ phim "Vĩ
tuyến 17 ngày và đêm" đã dành được giải của Hội đồng hòa bình thế giới và giải nữ
diễn viên xuất sắc giành cho nghệ sỹ Trà Giang.
Giai đoạn 1954- 1975 góp phần làm cho dư luận thế giới hiểu rõ Đảng, Nhà
nước và nhân dân Việt Nam tha thiết hòa bình và thống nhất đất nước. Trong thời
đại Hồ Chí Minh, chúng ta đã từng làm NGVH rất thành công. Hồ Chí Minh là lãnh
tụ Đảng, Nhà nước, nhà ngoại giao có kiến thức văn hóa dân tộc, văn hóa Đông Tây
kim cổ vô cùng sâu sắc. Người đã sử dụng tri thức văn hóa một cách lão luyện, tài
tình trong ngoại giao, tạo ra bản sắc ngoại giao Hồ Chí Minh.
Có thể nói, thành công của cách mạng tháng Tám, chiến thắng lẫy lừng của
Điện Biên Phủ và ngày toàn thắng của dân tộc tháng 4 năm 1975 là những sự kiện lịch
237
sử vẻ vang nhất, bắt nguồn từ sức mạnh của văn hóa Việt Nam, sức mạnh toát ra từ
nhận thức, từ tình cảm, từ ý chí của toàn Đảng, toàn dân.
3. Ngoại giao văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập
Nếu như trong thời kỳ đất nước bị bao vây, cô lập (1975- 1990), NGVH đã
đóng góp tích cực vào củng cố quan hệ với các nước XHCH anh em, đồng thời để
“phá băng”, “giữ cầu”, “mở đường” cho quá trình bình thường hóa quan hệ chính trị
với các đối tác khác. NGVH bắt đầu được thúc đẩy như một công cụ quan trọng
trong đường lối chính sách ngoại giao “thêm bạn, bớt thù”, “đa phương hóa, đa
dạng hóa” và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Giai đoạn Thập kỷ 90 Thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển của NGVH đặc biệt kể
từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đầu những năm 1990 và sự ra đời của Nghị quyết
TW 5 khóa VIII của Bộ Chính trị về Xây dựng và Phát triển nền Văn hóa Việt Nam
tiên tiến, Đậm đà Bản sắc dân tộc năm 1998 - một văn bản được coi là chiến lược
văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ mới. NGVH lúc này được coi là một nội dung
quan trọng gắn chặt với ngoại giao chính trị và kinh tế để phục vụ mục tiêu công
nghiệp hóa-hiện đại hóa, làm phong phú nền văn hóa dân tộc.
Qua các giai đoạn phát triển của NGVH Việt Nam, có thể khẳng định giai
đoạn này là thời kỳ thuận lợi nhất cho sự phát triển tăng tốc và đầy đủ của NGVH
do một số nhân tố sau:
Một là: Sau hơn 20 năm đổi mới và thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng,
đa phương hóa, đa dạng hóa, hoạt động đối ngoại đang phát triển từ chiều rộng sang
chiều sâu, ổn định, bền vững. Định hướng này không chỉ là vấn đề chính sách thuần
túy mà đòi hỏi phải chủ động bố trí và sử dụng mọi nguồn nhân lực và công cụ
ngoại giao phù hợp để triển khai thực hiện thắng lợi chính sách này. Do đó song
song với ngoại giao chính trị, việc đẩy mạnh ngoại giao kinh tế và văn hóa là một
bước đi logic tiếp theo.
Hai là: Môi trường quốc tế hiện nay mở rộng nhưng cạnh tranh khốc liệt.
Nền ngoại giao các nước nhất là các nước nhỏ, muốn phát huy hiệu quả phải huy
động sức mạnh tổng hợp trện các lĩnh vực, bao gồm cả sức mạnh vật chất và tinh
thần, trong đó có công cụ văn hóa.
238
Ba là: Trong bối cảnh toàn càu hóa và giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ, nền
văn hóa Việt Nam có thể dành được “chỗ đứng” nhất định trên thế giới
Bốn là: Dưới góc độ đối ngoại, chính sách văn hóa của Đảng ta hiện nay thể
hiện qua Nghị quyết TW 5 khóa VIII đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai
hoạt động NGVH, thể hiện ở 3 điểm :
+ Tính mở rộng: Ủng hộ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa
+ Tính cầu thị: Chấp nhận sự tiếp biến văn hóa, cải biến những khía cạnh lạc
hậu của văn hóa Việt Nam tiếp thu văn hóa tiên tiến bên ngoài trong qúa trình giao
thoa văn hóa
+Tính xây dựng: ủng hộ việc góp phần xây dựng kho tàng văn hóa thế giới,
coi văn hóa là một "mặt trận” hậu thuẫn cho các lĩnh vực khác
Thứ năm: NGVH là con đường hai chiều đang trở nên rộng mở và thông suốt.
Trong bối canh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát
triển như hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực thông tin viễn thông đã mở ra cơ hội chưa
từng có để các nước tranh thủ quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam
đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách dễ dàng hơn.
NGVH còn là kênh tác động đi vào lòng người trực tiếp nhất, hiệu quả nhất
vì chủ thể của hoạt động đối ngoại không chỉ đơn thuần là nhà nước mà còn cả nhân
dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác
Trong thời gian qua, nhất là những năm gần đây khi đất nước tăng cường hội
nhập quốc tế, công tác NGVH đã đạt được những bước tiến nhất định về định tính
cũng như định lượng, đóng góp vào thành tích chung của đất nước. Cùng với việc
mở rộng quan hệ đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, hàng loạt hoạt động ngoại
văn hóa với quy mô khác nhau đã được tổ chức ở khắp các châu lục. Nhiều
Ngày/Tuần/Tháng văn hóa Việt Nam, lễ hội Văn hóa - Du lịch, các hoạt động biểu
diễn nghệ thuật, tuần phim, triển lãm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, hội
thảo, xúc tiến, quảng bá du lịch... đã được tổ chức ở nhiều khu vực, nhiều nước trên
thế giới. Hoạt động NGVH được Bộ Ngoại giao, Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đối ngoại nhân dân tổ chức gây được
tiếng vang, để lại những dấu ấn tích cực trong lòng bè bạn quốc tế. Cùng với các
hoạt động được tổ chức ở nước ngoài, hoạt động NGVH còn tổ chức nhiều sự kiện,
hoạt động văn hóa quốc tế tại Việt Nam, từng bước tạo ra một diện mạo văn hóa
239
đương đại đa dạng. Việt Nam đã từng bước tiếp nhận những giá trị văn hóa và
phương thức thể hiện hiện đại của thế giới, làm phong phú và sâu sắc thêm những
giá trị văn hóa dân tộc.
Thành công của các hoạt động NGVH trên đã tạo ra sự nhìn nhận tích cực hơn
đối với Việt Nam. Đó là một đất nước tươi đẹp với truyền thống văn hoá lâu đời,
những danh lam thắng cảnh và di sản nổi tiếng. Những sự nhìn nhận tích cực này đã
mở rộng cánh cửa thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư trên thế giới tới Việt
Nam, từ đó làm tăng nhanh sự phát triển kinh tế và xã hội, phục vụ sự nghiệp CNH-
HĐH đất nước. Ngoài ra, sự nhìn nhận đúng đắn về Việt Nam đã tạo ra sự thấu hiểu
của bạn bè quốc tế. Từ đó, những khúc mắc trong quan hệ được giải toả, tạo điều
kiện cho hoạt động ngoại giao được rộng mở, đảm bảo cho an ninh quốc gia được
vững chắc.
Thông qua các hoạt động NGVH, Việt Nam cũng có thể tiếp thu tinh hoa văn
hoá của bạn bè quốc tế, làm giàu đẹp hơn cho nền văn hoá của mình. Các chương
trình văn hoá nước ngoài tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhiều loại hình nghệ
thuật khác du nhập, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Ngoài ra,
đó còn là sự tiếp nhận các công nghệ mới trên thế giới, đóng góp vào công cuộc
phát triển đất nước.
240
Phụ lục 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA
VIỆT NAM VỚI ASEAN
Ảnh 1: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ khánh thành tượng Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại công viên ASEAN, Intramros Manila, Philipines năm 2011
(Nguồn: www.sgn.edu.vn/index.php? Option =com- content&
view=artcle&id=2916 :tuong-bac-trang-nghiem-tren-khap-the-
gioi&catid=407 :chinh-tri-xa-hoi&temid=532)
Ảnh 2: Chương trình Duyên Dáng Việt Nam tại Singapore năm 2007
(Nguồn: motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/van-hoa/ duyen-dang-viet-nam-tại-
singapore-2007-cot-moc-duyen-dang-tu-hao-32306.html)
241
Ảnh 3: Triển lãm “Hội nghị Đa dạng Văn hóa ASEAN” tại Bangkok, Thái Lan
năm 2011
(Nguồn: www.vietnamplus/vn- du-hoi-nghi-da-dang-van-hoa-asean- tai-
bangkok/102378.vnp)
Ảnh 4: Lụa Vạn Phúc tham dự triễn lãm Di Sản Lụa ASEAN 2012 tại Thái Lan
(Nguồn :Luavanphuc.com/index.php ?option=comasean)
242
Ảnh 5: Triển lãm tranh Đồ họa ASEAN lần thứ nhất 2012
“Chiến tranh 1” của Đỗ Hữu Quyết (Việt Nam) – Giải ba
(Nguồn : content/images/2012/08/Duc-vua-van-tue/jpg)
Ảnh 6: Triển lãm tranh Đồ họa ASEAN lần thứ nhất 2012
“Đức vua vạn tuế” của Kraisak Chirachaisakul (Thái Lan) – Giải ba
(Nguồn: content/images/2012/08/Chien-tranh-1/jpg)
243
Ảnh 7: Liên hoan nghệ thuật các dân tộc ASEAN 2014 tại Campuchia
(Nguồn: htttp://img.vietnamplus.vn/t660/uploaded/jatmtb/2014-11-22/vnp-a8.jpg)
Ảnh 8: Triển lãm: “Không gian văn hoá ASEAN” tại Việt Nam năm 2014
(Nguồn: nlv.gov.vn/titucsukien/trien-lam-khong-gian-van-hoa-asean.html)
244
Ảnh 9: Liên hoan ẩm thực “Cộng đồng ASEAN với bạn bè quốc tế”
(Nguồn:
be-quoc-te)
Ảnh 10: Liên hoan âm nhạc truyền thống các nước ASEAN 2015
(Nguồn:w
thong-cac-nuoc-asean-2015P)
245
Ảnh 11: Huế vinh dự đón danh hiệu "Thành phố Văn hóa ASEAN" năm 2014
(Nguồn: www.nhandan.org.vn/22957602hue-don-nhan-danh-hieu “thanh-pho-van-
hoa-asean”.html.)
Ảnh 12: Cồng chiêng của đồng bào Bana tại triển lãm di sản văn hóa
ASEAN 2014 tại Việt Nam
(Nguồn:http//vov.vn/uploads/trongphu/2014-11-21www-PTIN.JPG)
246
Ảnh 13: Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2015
(Nguồn: 2015.comwp-content/uploads/2015/05/Anh-1.jpg)
Ảnh 14: Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào
(Nguồn: www.baomoi.com/ chuyen-chep-o-vieng-chan/122/3856008.epi)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ngoai_giao_van_hoa_viet_nam_voi_asean_trong_thoi_ky.pdf