Luận án Ngoại giao đa phương trong chính sách châu Á – Thái bình dương của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh

5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ HOÀNG THỊ THANH NGA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ HOÀNG THỊ THANH NGA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH Chuy

pdf187 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ngoại giao đa phương trong chính sách châu Á – Thái bình dương của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 62 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án “Ngoại giao đa phương trong chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2017 Tác giả luận án Hoàng Thị Thanh Nga LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thái Yên Hương, người đã luôn động viên và tận tình hướng dẫn tôi phát triển ý tưởng, triển khai nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Luận án. Tôi cũng xin cảm ơn Học viện Ngoại giao, Khoa Sau Đại học, đặc biệt là TS. Đỗ Thị Thanh Bình và ThS. Hà Thị Huyền Trang đã luôn nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành các môn học, xây dựng chuyên đề và Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp ở Vụ Châu Mỹ, Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao đã luôn hợp tác tích cực, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và hoàn thành Luận án Tiến sĩ. Tôi rất biết ơn những cuộc thảo luận với các đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao về chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ Việt – Mỹ và về ngoại giao đa phương. Trên hết, lòng biết ơn sâu sắc của tôi xin dành cho những người thân trong gia đình, những người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn ở bên tôi và sẵn lòng là điểm tựa cho tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Tác giả Luận án Hoàng Thị Thanh Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 - NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ........................................................................................... 16 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG ................................. 16 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngoại giao đa phương ................... 16 1.1.2 Cách nhìn nhận của chủ nghĩa hiện thực về ngoại giao đa phương . 19 1.1.3 Một số cách tiếp cận khác về ngoại giao đa phương ....................... 24 1.2 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ TRONG LỊCH SỬ ............................................................................... 29 1.2.1 Giai đoạn trước năm 1945 .............................................................. 29 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 - 1991 ........................................................ 32 1.2.2.1 Mỹ và các thể chế đa phương toàn cầu ............................... 32 1.2.2.2 Mỹ và một số cơ chế đa phương ở Bắc Đại Tây Dương ..... 39 1.2.2.3 Mỹ và một số cơ chế đa phương ở Châu Á-Thái Bình Dương ... 44 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ SAU CHIẾN TRANH LẠNH .............................................. 47 1.3.1 Cấu trúc hệ thống quốc tế ............................................................... 47 1.3.2 Sự gia tăng các thách thức toàn cầu ................................................ 50 1.3.2.1 Chủ nghĩa khủng bố, cực đoan ........................................... 50 1.3.2.2 Nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ....................... 53 1.3.2.3 Tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu ........................ 54 TIỂU KẾT .................................................................................................... 55 CHƯƠNG 2 - THỰC TIỄN TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH ........................................................................ 57 2.1 CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH ....................................................................... 57 2.1.1 Vị trí của Châu Á – Thái Bình Dương trong tính toán chiến lược của Mỹ ................................................................................................. 58 2.1.1.1 Lợi ích kinh tế .................................................................... 58 2.1.1.2 Lợi ích an ninh, chiến lược ................................................ 61 2.1.1.3 Sự trỗi dậy của Trung Quốc ............................................... 63 2.1.2 Các ưu tiên trong chính sách của Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương – Vị trí của các cơ chế hợp tác khu vực .......................................... 65 2.1.2.1 Chính quyền George H.W. Bush ........................................ 67 2.1.2.2 Chính quyền Clinton .......................................................... 68 2.1.2.3 Chính quyền George W. Bush ............................................ 70 2.1.2.4 Chính quyền Obama .......................................................... 73 2.2 MỸ VỚI MỘT SỐ CƠ CHẾ ĐA PHƯƠNG Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH ............................................... 76 2.2.1 Mỹ với các cơ chế hợp tác do ASEAN chủ trì ................................ 77 2.2.1.1 Cơ chế hợp tác ASEAN - Mỹ ............................................. 77 2.2.1.2 Mỹ với Diễn đàn khu vực ASEAN..................................... 84 2.2.1.3 Mỹ với Hội nghị Cấp cao Đông Á ..................................... 88 2.2.2 Mỹ với một số cơ chế kinh tế khu vực............................................ 92 2.2.2.1 Mỹ với Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương .... 93 2.2.2.2 Mỹ với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương............ 97 2.3 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ..................................................... 102 2.3.1 Củng cố vị trí số một của Mỹ ở khu vực và toàn cầu .................... 102 2.3.2 Thúc đẩy tăng trưởng, khôi phục kinh tế Mỹ ................................ 105 2.3.3 Hỗ trợ ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ........................... 109 2.3.4 Một số hạn chế trong triển khai ngoại giao đa phương của Mỹ .... 112 TIỂU KẾT .................................................................................................. 114 CHƯƠNG 3 - TRIỂN VỌNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ QUAN HỆ VIỆT – MỸ TẠI CÁC CƠ CHẾ KHU VỰC ........................................................................................... 117 3.1 MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ Ở CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG TƯƠNG LAI ....................................................................... 117 3.1.1 Xu hướng liên kết khu vực ........................................................... 118 3.1.2 Sức mạnh Mỹ và mục tiêu chính sách khu vực của Mỹ ................ 120 3.2 CHIỀU HƯỚNG TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ Ở KHU VỰC .............................................................................. 124 3.2.1 Chiều hướng can dự của Mỹ vào các cơ chế an ninh khu vực....... 127 3.2.2 Chiều hướng can dự của Mỹ vào các cơ chế kinh tế ..................... 131 3.3 TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VIỆT – MỸ TẠI CÁC CƠ CHẾ KHU VỰC ..... 135 3.3.1 Tình hình hợp tác Việt – Mỹ tại một số cơ chế khu vực ............... 135 3.3.2 Tiềm năng hợp tác Việt – Mỹ tại các cơ chế khu vực và kiến nghị chính sách với Việt Nam .............................................................. 138 TIỂU KẾT .................................................................................................. 145 KẾT LUẬN ................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 152 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á AIIB Asian Infrastructure Investment Bank Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN The Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM The Asia–Europe Meeting Hội nghị Á – Âu BRICS Brazil, Russia, India, China, South Africa Nhóm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi CLMV Cambodia, Laos, Myanmar, Viet Nam Nhóm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông DOC Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở biển Đông EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á EU European Union Liên minh Châu Âu FAO Food and Agricultural Organization of the United Nations Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IAEA International Atomic Energy Agency Cơ quan Nguyên tử Quốc tế IBRD International Bank for Reconstruction and Development Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMO International Maritime Organization Tổ chức Hàng hải Quốc tế ITU Internatioanl Telecommunication Union Liên minh Viễn thông Quốc tế LHQ Liên hợp quốc LMI Lower Mekong Initiative Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công MECOSUR Southern Common Market Thị trường chung Nam Mỹ NAFTA North America Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương SEATO Southeast Asia Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á TPP Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TTIP Transatlantic Trade and Investment Partnership Agreement Hiệp định Đối tác Thương mại, Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương UNDP United Nations Development Programme Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNEP United Nations Environment Programme Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc UNFPA United Nations Population Fund Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNHCR United Nations High Commissioner for Refugees Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn UNICEF United Nations Children’s Fund Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNIDO United Nations Industrial Development Organization Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UPU Universal Postal Union Liên minh Bưu chính quốc tế WB World Bank Ngân hàng Thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới WFP World Food Programme Chương trình Lương thực Thế giới WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WIPO World Intellectual Property Organization Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WMO World Meteorological Organization Tổ chức Khí tượng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới TBCN Tư bản Chủ nghĩa XHCN Xã hội Chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ BẢNG BIỂU Bảng 1.1 - Tổng đóng góp của Mỹ cho các tổ chức quốc tế .............................. 35 Bảng 1.2 - Phân bổ viện trợ theo Kế hoạch Marshall 1948-1952 ...................... 40 Bảng 1.3 - So sánh lực lượng NATO và VARSAW năm 1984 ......................... 43 ĐỒ THỊ Hình 2.1 - Tỷ lệ GDP khu vực trên GDP toàn cầu 1990-2016 .......................... 59 Hình 2.2 - Thương mại hàng hóa giữa Mỹ với châu Á 1991 – 2016 ................. 60 Hình 2.3 - Xuất nhập khẩu của Mỹ và các khu vực năm 2016 .......................... 60 Hình 2.4 - Xuất khẩu của Mỹ sang APEC 1992-2016 ..................................... 106 Hình 2.5 - Xuất khẩu trong APEC .................................................................. 107 Hình 2.6 - Đầu tư vào APEC .......................................................................... 107 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngoại giao đa phương đã trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Tuy nhiên, mức độ cam kết với các cơ chế đa phương, cách thức Mỹ sử dụng công cụ đa phương trong chính sách đối ngoại không phải luôn luôn đồng nhất. Mỹ từng là quốc gia dẫn dắt quá trình ra đời của những cơ chế đa phương toàn cầu quan trọng nhất, song cũng không ít lần trong lịch sử, Mỹ giảm cam kết hoặc thậm chí rút khỏi các cơ chế đa phương. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế. Mỹ trở thành siêu cường số một toàn cầu nhưng cũng đã xuất hiện những cường quốc mới, đặc biệt là Trung Quốc với tham vọng và khả năng thách thức vị trí số một của Mỹ. Trật tự hai cực đã được thay thế bằng một trật tự mới, trong đó các quốc gia, kể cả các siêu cường, cũng gắn kết đan xen lợi ích, phụ thuộc lẫn nhau. Bên cạnh đó, tiến trình toàn cầu hóa, dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, sự gia tăng các thách thức toàn cầu đã đặt ra những yêu cầu khách quan với mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, cần tăng cường kết nối, đặc biệt thông qua các thể chế đa phương. Trong vài thập kỷ gần đây, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã nổi lên thành trung tâm kinh tế, chính trị mới của thế giới, là động lực của tăng trưởng toàn cầu, nhưng cũng là khu vực phản ánh sự gia tăng cọ xát, cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Trong bối cảnh đó, Mỹ đã có những điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một trong những khía cạnh đáng chú ý trong chính sách của Mỹ với khu vực, đó là sự can dự ngày càng sâu rộng của Mỹ vào các cơ chế đa phương ở châu Á – Thái Bình Dương. Xu hướng này cần được đánh giá kỹ lưỡng để hiểu rõ hơn về chính sách đối 2 ngoại của Mỹ nói chung và chính sách của Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương nói riêng, nhất là khi sự can dự của Mỹ vào các cơ chế khu vực đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành cấu trúc an ninh, kinh tế khu vực, cũng như việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực. Với Việt Nam, việc nghiên cứu về ngoại giao đa phương trong chính sách của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thứ nhất, nghiên cứu cho phép hiểu rõ hơn về cách thức sử dụng công cụ đa phương của Mỹ trên phạm vi toàn cầu, cũng như sự đấu tranh và hợp tác giữa các nước lớn tại các diễn đàn đa phương, để từ đó có sự chuẩn bị hiệu quả cho sự tham gia của Việt Nam ở các diễn đàn đa phương. Điều này có ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ “nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đối ngoại đa phương và tích cực đóng góp, xây dựng định hình các thể chế đa phương” và “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương” như Đại hội Đảng XII đề ra [13]. Thứ hai, là một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có nhu cầu và lợi ích trong việc hiểu thực chất những ưu tiên của Mỹ ở khu vực nói chung và với các cơ chế khu vực nói riêng. Đây là thành tố quan trọng để xem xét trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam với các nước lớn, các nước trong khu vực và các cơ chế khu vực. Cụ thể hơn, hiểu được ưu tiên, cách thức can dự của Mỹ với các cơ chế khu vực sẽ giúp Việt Nam tận dụng được vai trò của Mỹ ở khu vực, nắm bắt được cơ hội gia tăng hợp tác Mỹ - Việt tại các diễn đàn khu vực, phục vụ cho mục tiêu đối ngoại của Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu về việc Mỹ triển khai ngoại giao đa phương ở khu vực còn giúp hiểu rõ về những kết quả cũng như hạn chế trong chính sách của Mỹ, hỗ trợ việc dự báo về sự cọ xát giữa các nước lớn, thách thức đặt ra trong tương lai với các quốc gia vừa và nhỏ, trong đó có Việt Nam. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Ngoại giao đa phương trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh” làm Luận án Tiến sĩ ngành Quan hệ quốc tế. Do Đề tài nghiên cứu 3 của Luận án gắn liền với kinh nghiệm và lĩnh vực công tác của tác giả, kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác nghiên cứu, tham mưu hoạch định chính sách của tác giả trên thực tế. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn, công trình nghiên cứu sẽ đóng góp cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ và các cơ chế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh là nội dung được nhiều người quan tâm và khai thác ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, không có nhiều công trình nghiên cứu riêng biệt về ngoại giao đa phương trong chính sách của Mỹ với khu vực từ sau Chiến tranh Lạnh, nhất là từ cách tiếp cận của Việt Nam. Các công trình nghiên cứu cho đến nay tập trung vào một số cụm vấn đề sau: (i) Các công trình về ngoại giao đa phương, các thể chế đa phương; (ii) Các công trình về chính sách đối ngoại của Mỹ; (iii) Các công trình về ngoại giao đa phương của Mỹ; (iv) Các công trình về chính sách của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 2.1 Về ngoại giao đa phương, các thể chế đa phương Có nhiều nghiên cứu thuộc các trường phái lý thuyết khác nhau liên quan đến nội dung này. Các học giả theo trường phái hiện thực thể hiện quan điểm về ngoại giao đa phương trong một số cuốn sách tiêu biểu như “Politics among nations, the struggle for power and peace” của Hans Morgenthau (Nxb Alfred A Knopf năm 1948), “American Diplomacy” George Kennan (University of Chicago Press, tái bản năm 2012), “Diplomacy” của Henry Kissinger (Nxb Simon & Schuster, năm 1994), bài viết “Structural Realism after the Cold War” của Kenneth Watlz trên tạp chí International Security (2000). Các công trình này xem ngoại giao đa phương như một công cụ trong chính sách đối ngoại; cách thức, mức độ sử dụng công cụ này tùy thuộc vào các ưu tiên, sức mạnh và lợi ích 4 quốc gia. Các hiệp ước hòa bình đa phương, các cơ chế đa phương phản ánh việc phân chia quyền lực giữa các quốc gia, đồng thời bảo đảm cân bằng quyền lực giữa các cường quốc. Các quốc gia, trong đó có Mỹ, lựa chọn công cụ đa phương nhằm tối đa hóa sức mạnh của họ. Với sức mạnh vượt trội, Mỹ dẫn dắt phần lớn các cơ chế đa phương sau Chiến tranh thế giới thứ II, nhưng cũng sẵn sàng hành động đơn phương khi cần. Sự can dự của Mỹ vào các cơ chế đa phương không vì các giá trị mang tính phổ quát mà hoàn toàn dựa trên các tính toán lợi ích. Đáng chú ý, bài “Globalization and Governance” của Kenneth Waltz trên tạp chí Political Sciences and Politics (12/1999) và bài viết “The false promise of international institutions” của John Mearsheimer trên tạp chí International Security (mùa đông 1994/1995) đã chỉ ra rằng bản thân các cơ chế đa phương không tự đưa ra quyết định mà phải do các quốc gia thương lượng, trong đó các cường quốc luôn có vai trò chi phối. Các cường quốc vẫn quyết định luật lệ, hoạt động của các thể chế đa phương kể cả trong thế giới toàn cầu hóa, phụ thuộc lẫn nhau ngày nay. Cũng cần kể đến các nghiên cứu về ngoại giao đa phương thuộc trường phái tự do hoặc kiến tạo. Tiêu biểu cho trường phái tự do có bài viết “The Contingent Legitimacy of Multilateralism” của Robert Keohane trong cuốn sách “Multilateralism under challenge? Power, international order, and structural change” (UN University Press năm 2006). Nghiên cứu này cho rằng các cơ chế đa phương giúp giảm chi phí giao dịch, bảo đảm thông suốt về thông tin giữa các quốc gia, giúp tạo dựng hệ thống luật lệ, quy chuẩn chung. Các nghiên cứu theo trường phái kiến tạo, tiêu biểu như cuốn sách “Multilateralism Matters - The theory and Praxis of an institutional form” (Colombia University Press năm 1999) của James Gerard Ruggie, nêu đậm yếu tố bản sắc, vai trò của cá nhân, nhận thức của giới lãnh đạo Mỹ, mong muốn truyền bá hệ thống giá trị, chuẩn mực của Mỹ ra phạm vi toàn cầu thông qua các cơ chế đa phương. 5 Ở Việt Nam, cuốn sách “Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại” của tác giả Lưu Thúy Hồng (Nxb Chính trị Quốc gia năm 2015) và bài viết“Tìm hiểu về ngoại giao đa phương” của tác giả Vũ Dương Huân trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế (2013) đưa ra bức tranh tổng thể về ngoại giao đa phương, thực tiễn ngoại giao đa phương của Việt Nam. Một số bài viết có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ như bài viết của tác giả Vũ Lê Thái Hoàng, Lê Linh Lan về “Vai trò của ngoại giao đa phương trong chính sách đối ngoại của quốc gia tầm trung: Trường hợp của In-đô-nê-xi-a”, trong tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (2014), nhận định rằng các quốc gia tầm trung ưu tiên ngoại giao đa phương nhằm khắc phục sự bất cân xứng về sức mạnh và giảm thiểu rủi ro trong chính sách với các nước lớn. Cũng có nhiều nghiên cứu đánh giá về sự phát triển của các cơ chế đa phương toàn cầu và ở châu Á – Thái Bình Dương, từ đó liên hệ với đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế, hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam, tiêu biểu như cuốn sách của tác giả Bùi Thanh Sơn (chủ biên) về “Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia năm 2015) hay cuốn “Hướng tới cộng đồng kinh tế Đông Á” của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Nxb Thế giới năm 2005), cuốn “Liên kết kinh tế ASEAN: Vấn đề và triển vọng” của Trần Đình Thiên (Nxb Thế giới năm 2005). 2.2 Về chính sách đối ngoại của Mỹ Có nhiều cuốn sách phân tích về chính sách đối ngoại của Mỹ qua các thời kỳ, trong đó có cuốn “American Foreign Policy, The dynamics of choice in the 21st Century” của Bruce W. Jentleson (Nxb W Norton năm 2013). Tác giả giải thích chính sách đối ngoại của Mỹ xoay quanh bốn chữ: hòa bình, sức mạnh, sự thịnh vượng và nguyên tắc, trong đó tùy từng Tổng thống có thể có thái độ khác nhau với các cơ chế đa phương. Bên cạnh đó, cuốn sách “From Colony to Superpower, US Foreign Relations since 1776” của George Herring (Oxford 6 University Press năm 2008), “American Exceptionalism and the Legacy of Vietnam US Foreign Policy since 1974” của Trevor B. McCrisken (Nxb Palgrave năm 2003) làm rõ các trụ cột và các nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời giúp hiểu rõ những bước chuyển trong cách tiếp cận của Mỹ, từ chỗ mang nặng tư tưởng biệt lập, đến việc đề xuất, thúc đẩy hàng loạt các cơ chế đa phương sau Chiến tranh thế giới thứ II. Đặc biệt, cuốn“U.S. Foreign Policy since 1945” của Alan P. Dobson và Steve Marsh (Nxb Routledge năm 2006) chỉ ra rằng thế giới đã thay đổi sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ phải thích ứng, điều chỉnh chính sách theo hướng ngày càng coi trọng các cơ chế đa phương hơn. Nếu muốn duy trì vị trí lãnh đạo, Mỹ không thể quay trở lại chủ nghĩa biệt lập, mà phải tận dụng vai trò của các cơ chế đa phương. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, tiêu biểu có cuốn “US foreign policy after the Cold War: Global Hegemon or Reluctant Sheriff” của Fraser Cameron (Nxb Routledge năm 2003), “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh” do Randall Ripley và J. Lindsay chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia năm 2002). Các tác phẩm trên đều dành một phần nhất định để phân tích về chính sách của Mỹ đối với với các cơ chế đa phương như LHQ, các cơ chế thuộc hệ thống Bretton Woods, NATO, đến các cơ chế ở châu Á – Thái Bình Dương. Các tác giả Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ. Tiêu biểu là cuốn sách “Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” (Nxb Giáo dục Việt Nam năm 2011) do tác giả Nguyễn Thái Yên Hương và Tạ Minh Tuấn (đồng chủ biên), cung cấp đánh giá tổng thể về lịch sử, văn hóa Mỹ cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ. Phân tích ở một góc độ hẹp hơn có bài viết“Chính sách đối ngoại của Mỹ và hệ lụy đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Các góc nhìn từ giới học giả khu vực” của tác giả Nguyễn Vũ Tùng, Khổng Thị Bình, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (2009). 7 2.3 Về ngoại giao đa phương của Mỹ Cuốn sách “The United States and multilateral Institutions: Patterns of Changing Instrumentality and Influence” do Margaret P. Karns và Karen A. Mingst đồng chủ biên (Nxb Routledge năm 1992) tập hợp nhiều bài viết về sự tham gia của Mỹ trong các cơ chế đa phương. Cuốn sách chỉ ra những điều chỉnh về chính sách của Mỹ với các cơ chế đa phương từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Mỹ đã dẫn dắt sự ra đời của hàng loạt thể chế đa phương, song từ những năm 1960, Mỹ giảm quan tâm và đã rút ra khỏi một số cơ chế (ILO, IAEA), cho đến nay Mỹ vẫn chưa phê chuẩn nhiều công ước của LHQ. Tác giả cho rằng tuy sức mạnh suy yếu tương đối, Mỹ vẫn có thể duy trì vai trò lãnh đạo tại các thể chế đa phương nếu nỗ lực thích ứng với những thay đổi trong hệ thống quan hệ quốc tế. Cuốn sách “The US Hegemonie and International Organizations” do Rosemary Foot, MacFarlane, M. Mastanduno đồng chủ biên (Nxb Oxford University Press năm 2003) đánh giá tổng thể về ngoại giao đa phương của Mỹ, từ sự tham gia trong các thể chế toàn cầu như LHQ, WB, IMF, cho đến các thể chế khu vực ở châu Phi, châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ. Các tác giả chứng minh rằng Mỹ sử dụng các cơ chế đa phương để đưa các quốc gia khác vào một trật tự ổn định do Mỹ chi phối. Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng các cơ chế đa phương để phục vụ các mục tiêu kinh tế, an ninh và để truyền bá các giá trị của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ không có cách tiếp cận chung cho tất cả các cơ chế đa phương mà tùy thuộc vào những phân tích chi phí - lợi ích của các vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, chủ nghĩa biệt lập vẫn có ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến thái độ của Mỹ với các cơ chế đa phương. Đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả Ralph Cossa, với bài viết “US Approach to Multilateral Security and Economic Organizations in Asia- Pacific”, cho rằng Mỹ ngày càng coi trọng các cơ chế đa phương ở châu Á – Thái Bình Dương, nhưng đây là công cụ bổ sung, không thay thế các mối quan hệ song phương. Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ không thể xây dựng ở khu vực một cơ chế an 8 ninh toàn diện như NATO, nhưng Mỹ có thể đóng vai trò tích cực trong các cơ chế đa phương chủ yếu nhằm xây dựng niềm tin. Một số tác giả khác chỉ trích cách tiếp cận của Mỹ với các cơ chế đa phương, như trong cuốn sách “Multilateralism and U.S. Foreign Policy: Ambivalent Engagement” do Steward Patrick và Shepart Forman chủ biên (Nxb Lynne Rienner năm 2002), bài viết "Assertive Multilateralism: Rhetoric vs. Reality” của William H. Lewis (National Defense University, tháng 11/1993). Các tác giả cho rằng tình hình thế giới đang thay đổi, Mỹ không thể tồn tại một mình mà cần có sự hợp tác của các quốc gia khác, nhất là trong việc ứng phó với các thách thức toàn cầu. Các học giả chỉ trích việc Mỹ tham gia vào các cơ chế đa phương nhưng chủ yếu chạy theo lợi ích vị kỷ, đáp ứng các yêu cầu nội bộ. Khi cần, Mỹ sẵn sàng bỏ qua các cơ chế đa phương và hành động đơn phương. Các ưu tiên của Mỹ với các cơ chế đa phương cũng thay đổi qua từng thời kỳ, phụ thuộc vào lợi ích của Mỹ đối với từng nội dung cũng như các yếu tố chính trị nội bộ của Mỹ. Đối với Mỹ, hợp tác đa phương không phải là “chủ nghĩa đa phương” với tư cách là một tư tưởng hay giá trị mà là một chính sách nằm trong tổng thể chính sách đối ngoại. 2.4 Về chính sách của Mỹ với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Trong số các công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ với khu vực, tiêu biểu có cuốn sách “By more than Providence – Grand Strategy and American Power in the Asia Pacific Since 1783” của Michael J. Green (Columbia University Press năm 2017), phân tích chính sách của Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương qua các giai đoạn lịch sử: từ sự nổi lên của Mỹ với Đại Chiến lược của Roosevelt; sự nổi lên của Nhật Bản đầu thế kỷ XX và cuộc chiến chống Nhật Bản; sự nổi lên của Liên Xô, chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và cuộc chiến ở Việt Nam; cho đến sự nổi lên của Trung Quốc và chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực. Cuốn sách chỉ ra rằng, trải qua 200 năm, Mỹ đã xây dựng một chiến lược với khu vực và có khả năng triển khai Đại chiến lược châu Á. 9 Với vai trò ngày càng tăng của mình, châu Á xứng đáng nhận được đầu tư lớn hơn cả về ngoại giao, quân sự, kinh tế và Mỹ cần thúc đẩy một hệ thống dựa trên luật lệ ở châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, cuốn “The Pivot: The Future of American Statecraft in Asia” (Nxb Twelve năm 2016) của cựu Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell, công trình sư của chiến lược “xoay trục”, cung cấp những đánh giá cụ thể về chính sách của Mỹ với khu vực dưới thời chính quyền Tổng thống Obama và những yêu cầu của “xoay trục” trong tương lai. Tác giả phân tích nguyên nhân và lý giải các tầng nấc của chiến lược xoay trục, trong đó gia tăng can dự với các cơ chế khu vực được xem là một trong những trụ cột chính. Nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về quan hệ Mỹ – Trung Quốc, đánh giá đây sẽ là quan hệ chi phối khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tiêu biểu có cuốn sách “Easternisation: Asia's Rise and America's Decline From Obama to Trump and Beyond” của Gideon Rachman (Nxb Other Press năm 2017), cuốn “The Hundred-Year Marathon: China's Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower” của Micheal Phillsbury (Nxb Henry Holt năm 2016), cuốn sách “Destined for War – Can America and China escape from Thucydides’s Trap” của Graham Allison (Nxb Houghton Mifflin Harcourt năm 2017). Các cuốn sách này phân tích về sự suy yếu tương đối của Mỹ trong khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ và có khả năng thách thức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các học giả cảnh báo về sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc và các nguy cơ xung đột có thể xuất hiện ở khu vực, nhất là khi nh...ức xem có thể đóng góp như thế nào trong xử lý các vấn đề toàn cầu, giữ vị trí dẫn dắt trong các nỗ lực quốc tế, Mỹ có thể bảo đảm lợi ích quốc gia của mình” [93, tr.341]. Như vậy, các thể chế đa phương được nhìn nhận từ lợi ích thực tế các cơ chế mang lại để Mỹ có thể duy trì quyền lực. Nhưng khái niệm quyền lực, sức mạnh ngày nay đã được mở rộng. Các thể chế đa phương có thể giúp Mỹ tạo ra “sức mạnh mềm”, “sức mạnh thông minh”. Bản thân việc Mỹ áp dụng “sức mạnh thông minh” cũng là một sự lựa chọn thực tế, chứ không phải là sự lựa chọn mang tính chất ý thức hệ [238, tr.293]. 1.1.3 Một số cách tiếp cận khác về ngoại giao đa phương 1.1.3.1 Chủ nghĩa tự do Các nhà tân tự do như Robert Keohane định nghĩa chủ nghĩa đa phương là “hoạt động phối hợp chính sách quốc gia của một nhóm ba hay nhiều nước với 25 nhau” thông qua những dàn xếp mang tính thời vụ hoặc các công cụ mang tính thể chế [162, tr.731,733]. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng hợp tác quốc tế là kênh hiệu quả trong xử lý các vấn đề quốc tế và dùng “lý thuyết trò chơi”6 để lý giải nhu cầu hợp tác quốc tế. Để bảo đảm các quốc gia cùng tham gia hợp tác, cần hình thành các thể chế đa phương để khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng, giúp các bên hiểu nhau, giảm chi phí giao dịch, tạo ra một khuôn khổ mang tính pháp lý chung. Một điểm khá tương đồng với trường phái hiện thực là việc Robert Keohane khẳng định các thể chế đa phương không thể vượt trên các quốc gia; các quốc gia tạo ra và kiểm soát tiến trình ra quyết sách của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, ông đề cao khía cạnh hợp tác hơn các nhà hiện thực. Ông cho rằng các tổ chức toàn cầu như LHQ, WTO và các cơ chế đa phương khác có tác dụng tích cực vì có “thể giảm chi phí xây dựng và triển khai các thỏa thuận, giúp cung cấp thông tin về chính sách các quốc gia, và làm tăng chi phí của việc không thực hiện các cam kết, do đó nâng cao uy tín của các lời hứa” [163, tr. 57]. Các học giả James Caporaso và Lisa Martin cũng chia sẻ quan điểm trên và nhấn mạnh các cơ chế đa phương, với sự tham gia của nhiều “người chơi”, giúp giảm chi phí giao dịch vì thông tin cung cấp hiệu quả hơn, khả năng đánh lừa lẫn nhau cũng giảm. Các cơ chế đa phương tăng cơ hội trao đổi, thảo luận và thuyết phục lẫn nhau giữa các quốc gia, do đó cũng tăng khả năng hợp tác. Không chỉ là nguồn cung cấp thông tin, các cơ chế đa phương còn giúp chuẩn mực hóa, thể chế hóa dữ liệu, tiêu chí, luật lệ [87]. Các học giả theo chủ nghĩa tự do giải thích việc Mỹ ủng hộ sự hình thành các thể chế đa phương từ sau Chiến tranh thế giới thứ II do nhiều lý do. Trước 6 Lý thuyết trò chơi hiện đại được cho là “con đẻ” của nhà toán học John von Neumann và nhà kinh tế học Oskar Morgenstern. Đây là hai đồng tác giả của cuốn sách có tựa đề "Theory of Games and Economic Behaviour", xuất bản năm 1944. Lý thuyết trò chơi hiện nay được áp dụng rộng rãi trong tâm lý học, kinh tế học và khoa học chính trị để phân tích hành vi hợp tác, xung đột của các chủ thể, dựa trên giả thuyết mỗi chủ thể đều hành động lý tính. 26 hết, đó là các thể chế đa phương giúp giảm chi phí giao dịch vì có một chuẩn mực chung sẽ tiết kiệm hơn là việc Mỹ phải đi thương lượng với nhiều quốc gia. Hơn thế, khi các xung đột lợi ích nảy sinh thì chủ nghĩa đa phương có nhiều ưu thế. Trong khuôn khổ cơ chế đa phương do Mỹ dẫn dắt, sẽ có ít thách thức hơn từ các quốc gia nhỏ vì cơ chế đa phương bảo đảm sự phân chia quyền lợi một cách tương đối công bằng. Như vậy, ngoại giao đa phương giúp Mỹ hạn chế được thách thức cũng như giảm chi phí giao dịch [178]. Robert Keohane và nhiều người theo trường phái tự do cho rằng LHQ vẫn là có thể là sự lựa chọn hợp lý cho các vấn đề toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, Robert Keohane cũng cho rằng cần cải tổ LHQ. Những ưu điểm về tính toàn diện của chương trình nghị sự, tính đa dạng về thành viên, khả năng khai thác nguồn thông tin của LHQ hiện nay chưa đủ để đáp ứng với kỳ vọng của các thể chế đa phương trong thế kỷ XXI. Ông khuyến nghị LHQ và các thể chế đa phương cải tổ theo hướng tập trung xây dựng các nguyên tắc dân chủ, hơn là chủ quyền quốc gia. Như vậy, so với chủ nghĩa hiện thực, lý thuyết tự do cũng dựa trên cách tiếp cận lý tính, cũng giải thích chính sách ngoại giao đa phương từ góc độ làm tối đa lợi ích của quốc gia. Tuy nhiên, lý thuyết tự do chú trọng khía cạnh hợp tác trong ngoại giao đa phương hơn, coi trọng các chuẩn mực, luật lệ hơn so với lý thuyết hiện thực. Trong khi đó, các nhà hiện thực tập trung vào vai trò của ngoại giao đa phương như một công cụ trong việc tăng cường quyền lực của quốc gia và kiểm soát quyền lực của các đối thủ cạnh tranh. Cách tiếp cận hiện thực giải thích hợp lý hơn thái độ của Mỹ với nhiều cơ chế đa phương từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. 1.1.3.2 Chủ nghĩa kiến tạo Từ việc đề cao vấn đề giá trị, bản sắc, các nhà kiến tạo chủ nghĩa cũng có cách nhìn khác đối với sự phát triển của chủ nghĩa đa phương nói chung và ngoại 27 giao đa phương của Mỹ nói riêng. Miles Kahler định nghĩa chủ nghĩa đa phương là việc “số nhiều” tham gia vào công việc quản trị quốc tế với nguyên tắc cơ bản là nhằm chống lại những dàn xếp song phương mang tính chất phân biệt đối xử, vốn được xem là công cụ tăng cường quyền lực của nước mạnh đối với nước yếu và là nguyên nhân làm gia tăng xung đột quốc tế [150, tr.681]. Ở đây, ông nhấn mạnh các mục tiêu thúc đẩy dân chủ và công bằng trong quan hệ quốc tế. John Ruggie định nghĩa chủ nghĩa đa phương là mối quan hệ phối hợp giữa ba hay nhiều quốc gia nhưng phải theo các nguyên tắc nhất định điều phối cách thức quan hệ giữa họ, đó là nguyên tắc quy định cách ứng xử phù hợp với hành động, không tính đến lợi ích đặc thù của các bên hay các đòi hỏi chiến lược trong các hoàn cảnh cụ thể [233, tr.11]. Ruggie cho rằng, các cơ chế đa phương có thể tạo dựng các hệ thống luật lệ, quy chuẩn chung được các nước chấp nhận, có thể tự tạo nên lý do tồn tại. Trong bối cảnh hiện nay, các thể chế đa phương đóng vai trò ngày càng quan trọng và chúng tồn tại không phải chỉ “theo yêu cầu” của các cường quốc. Các cơ chế đa phương, với sự đóng góp của nhiều quốc gia, đã tạo nên những đặc tính giúp chúng tồn tại lâu dài, có khả năng thay đổi và thích ứng với hoàn cảnh mới. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II xem chủ nghĩa đa phương như là nguyên tắc kiến trúc cơ bản để tái thiết thế giới hậu chiến, bởi vì Mỹ mong muốn truyền bá hệ thống giá trị, chuẩn mực của mình đối với thế giới. Về mặt kinh tế, Mỹ muốn đưa các chuẩn mực của Chính sách kinh tế mới (New Deal) ra phạm vi toàn cầu. Về mặt an ninh, các liên minh song phương không đủ để trung hòa với xu hướng biệt lập của Mỹ nên Mỹ cần tham gia vào các thể chế đa phương. Trong bối cảnh các thể chế đa phương phát triển mạnh về số lượng và hình thức, cách giải thích của các nhà kiến tạo chủ nghĩa gây được sự chú ý. Thứ nhất, một trong những ưu điểm của các nhà kiến tạo chủ nghĩa là họ đề cập được các yếu tố ngoài những tính toán lý tính trong chính sách của các quốc gia, trong đó đặc biệt là nhận thức của giới lãnh đạo. Với chính sách đa phương của Mỹ 28 cũng vậy, các nhà kiến tạo chủ nghĩa nhấn mạnh đến sự thay đổi nhận thức trong giới lãnh đạo Mỹ, nhất là từ “chủ nghĩa biệt lệ” đến việc can dự nhiều hơn vào các vấn đề quốc tế và tham gia vào các cơ chế đa phương. Thứ hai, các nhà kiến tạo chủ nghĩa nêu được vai trò của các chủ thể phi nhà nước trong việc hoạch định chính sách của Mỹ. Điều này là hợp lý vì trên thực tế, quan hệ quốc tế ngày nay không chỉ diễn ra giữa các quốc gia. Chính sách đối ngoại của Mỹ cũng không phải do chính quyền Mỹ quyết định mà còn sự tham gia của giới học giả, các nhóm lợi ích, giới doanh nghiệp... Thứ ba, các nhà kiến tạo giúp lý giải được vai trò của giá trị văn hóa, lịch sử, yếu tố cá nhân, vai trò của Đảng phái trong quá trình xây dựng các chính sách đa phương của Mỹ. Họ chứng minh bằng dẫn chứng sinh động trong lịch sử Mỹ về cách tiếp cận khác nhau của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đối với ngoại giao đa phương; hay sự khác nhau trong cách tiếp cận giữa các Tổng thống kể cả trong cùng một Đảng. Các nhà kiến tạo chủ nghĩa cũng có xu hướng cho rằng Mỹ tham gia các cơ chế đa phương không phải chỉ vì vấn đề lợi ích mà còn vì vấn đề giá trị, vì niềm tin của Mỹ vào những chuẩn mực chung. Cũng chính vì vậy, Mỹ luôn tìm cách thúc đẩy các giá trị của Mỹ tại các thể chế đa phương, cũng như muốn xây dựng các khuôn khổ hợp tác với các nước ủng hộ hệ thống giá trị của Mỹ và trừng phạt những nước đi ngược lại giá trị của Mỹ. Các nhà kiến tạo chủ nghĩa nhấn mạnh lịch sử đấu tranh tìm kiếm tự do của người dân Mỹ, địa lý của nước Mỹ đã tạo nên những bản sắc riêng biệt của nước Mỹ, và chính bản sắc đó là cơ sở để nước Mỹ quyết định đâu là lợi ích quốc gia của mình, chứ không phải lợi ích quyết định bản sắc, giá trị của nước Mỹ. So với chủ nghĩa hiện thực, lý thuyết kiến tạo có ưu thế hơn trong việc giải thích vấn đề giá trị của Mỹ, yếu tố cá nhân, Đảng phái trong việc xây dựng chính sách ngoại giao đa phương của Mỹ, nhất là trong bối cảnh các cơ chế đa phương chằng chịt và đan xen lẫn nhau như hiện nay. Tuy nhiên, các nhà kiến tạo chủ nghĩa bỏ qua một thực tế là nhận thức của giới lãnh đạo phải phù hợp với sức 29 mạnh và lợi ích quốc gia. Những thay đổi về sức mạnh quốc gia sẽ dẫn đến những thay đổi trong cách đánh giá của nước Mỹ, chính giới Mỹ về lợi ích của nước Mỹ và các biện pháp để bảo đảm lợi ích của Mỹ. Rõ ràng chủ nghĩa hiện thực lại cung cấp cách giải thích hợp lý và logic hơn về những tính toán của Mỹ khi thúc đẩy ngoại giao đa phương, bởi vì quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, các đảng phái của Mỹ cũng chính là cách họ nhìn về lợi ích của nước Mỹ và phương pháp để có thể duy trì sức mạnh Mỹ, lợi ích của Mỹ ở khu vực và toàn cầu. Với những ưu điểm này, cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực có thể phù hợp để tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của ngoại giao đa phương của Mỹ và việc ngoại giao đa phương được sử dụng như một công cụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính sách với châu Á – Thái Bình Dương nói riêng. 1.2 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ TRONG LỊCH SỬ 1.2.1 Giai đoạn trước năm 1945 Cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ II, tư tưởng “biệt lệ”, “biệt lập” vẫn rất phổ biến ở Mỹ. Người Mỹ tin rằng nước Mỹ là “Thành phố ở trên đồi”7 để cả thế giới chiêm ngưỡng về mô hình đạo đức, tự do, mô hình tổ chức chính phủ, điều khiến họ trở nên biệt lệ so với bất cứ nơi nào trên thế giới [105, tr.4]. Chính vì vậy, trong suốt một thời gian dài, chính sách đối ngoại của Mỹ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Học thuyết Monroe, với nội dung chủ yếu là Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của châu Âu nhưng sẽ chống lại hành động “mở rộng hệ thống” của châu Âu ở Tâu Bán cầu [127, tr.156-159]. Đây có lẽ là một trong những nhân tố dẫn đến việc Mỹ ngần ngại tham gia các liên minh đa phương trong Chiến tranh thế giới thứ I và duy trì trung lập cho đến gần hết Chiến tranh. 7 City Upon a Hill - Bài giảng trên núi “Muối và ánh sáng” của đạo Thiên Chúa 30 Tuy nhiên, đằng sau những biểu hiện biệt lập, biệt lệ chính là sự hạn chế về sức mạnh của Mỹ và việc xác định ưu tiên lợi ích khi đó. Thứ nhất, vào thời điểm diễn ra chiến tranh ở châu Âu, Mỹ vẫn có lợi khi duy trì quan hệ thương mại với Đức và phe Trung tâm. Mỹ lo ngại việc áp dụng trừng phạt thương mại với Đức sẽ gây ra những tổn thất lớn với nền kinh tế Mỹ [127, tr.422]. Thứ hai, nước Mỹ, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuy đã vươn lên như một thế lực mới về kinh tế, với thu nhập quốc gia nhiều hơn cả bốn nền kinh tế tiếp theo cộng lại, nhưng chỉ đứng thứ 17 về sức mạnh quân sự [297]. Với tương quan lực lượng đó, Mỹ chưa sẵn sàng cho việc can dự vào cuộc chiến ở châu Âu và tham gia các liên minh đa phương. Trong chính giới Mỹ, một số nhóm muốn tiếp tục trung lập, thương lượng với Đức để các tàu buôn không bị tấn công. Trong khi đó, Phong trào Preparedness của Theodore Roosevelt và Leonard Wood ủng hộ can dự vào chiến tranh, với điều kiện phải tăng cường sức mạnh quân sự. Mỹ chỉ tuyên chiến với Đức vào năm 1917 và gửi quân sang Châu Âu vào năm 1918 khi lợi ích trực tiếp bị ảnh hưởng, đó là khi thương mại với Đức giảm 90% do lệnh trừng phạt của Anh; tàu ngầm Đức tấn công tàu buôn của Mỹ và Đức cam kết giúp Mexico dành lại phần lãnh thổ bị mất trong chiến tranh Mỹ - Mexico. Ngay cả khi đã tuyên chiến với Đức, Mỹ cung cấp vũ khí và tiền cho phe Hiệp ước nhưng vẫn không chính thức tham gia phe Hiệp ước [127, tr.412-415] Ảnh hưởng của chủ nghĩa biệt lập trên thực tế chỉ mang tính tương đối. Cùng với việc vươn lên thành một cường quốc mới nổi, Mỹ đã bước đầu có tham vọng vươn ra bên ngoài. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Mỹ đã tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha ở Cuba và thậm chí với Philippines vì “tương lai thương mại to lớn của Phương Đông” [160, tr.14]. Cho đến năm 1918, Mỹ nhiều lần can thiệp quân sự vào Cuba, Haiti Nicaragoa, Panama, Mexico, Cộng hòa Dominican [127, tr.378-396] . Với tham vọng đó, Mỹ ngày càng quan tâm đến các thể chế đa phương. Tổng thống Theodore Roosevelt là người đưa ra ý tưởng Hội nghị Hague lần thứ 31 hai năm 1907 với sự tham gia của 44 quốc gia. Mỹ tham gia một số công ước của Hội nghị, trong đó có Công ước về đất đai trong chiến tranh, Công ước áp dụng các nguyên tắc Geneva trong chiến tranh trên biển, Công ước về các bên trung lập trong hải chiến, Công ước về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (thành lập Tòa trọng tài thường trực) [297]. Đến thời Tổng thống Wilson, Mỹ thể hiện mong muốn xây dựng một trật tự thế giới mới, thông qua các cơ chế đa phương. Tổng thống Wilson, trong tuyên bố 14 điểm (8/1/1918), đã đề xuất thành lập một tổ chức toàn cầu nhằm tạo ra một hệ thống an ninh tập thể. Ông cũng rất nỗ lực để Mỹ tham gia Hiệp ước Versailles và Hội quốc liên. Tuy nhiên, đề xuất của Tổng thống đã không được Thượng viện thông qua. Thượng viện, do đảng Cộng hòa Lãnh đạo, cho rằng việc tham gia một tổ chức đa phương sẽ khiến Mỹ phải hy sinh quyền tự chủ của mình và do đó làm giảm khả năng bảo vệ các lợi ích quốc gia [93]. Sau Chiến tranh thế giới thứ I, kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, sức mạnh tổng hợp của Mỹ dần vượt xa các cường quốc Châu Âu như Anh, Pháp. Với tương quan lực lượng mới, Mỹ ngày càng có nhu cầu xây dựng một trật tự mới có lợi cho mình, trong đó có việc đề xuất các cơ chế đa phương. Không tham gia Hiệp ước Versailles, nhưng đến thời Tổng thống Harding, năm 1921, Mỹ triệu tập Hội nghị Washington giữa các cường quốc hải quân và thúc đẩy thông qua Hiệp ước 4 nước về việc không xâm phạm thuộc địa ở Thái Bình Dương (1921), Hiệp ước 9 nước về “mở cửa Trung Quốc” (1922) và Hiệp ước 5 nước về phân chia tỷ lệ hải quân (1922) [43, tr.73-75]. Cuộc Đại suy thoái đầu những năm 1930 đã khiến cho ngoại giao đa phương gặp trở ngại trong nội bộ Mỹ. Liên tục trong nhiều năm, Quốc hội Mỹ thông qua các Dự luật trung lập và lựa chọn đứng ngoài những gì xảy ra ở châu Âu, châu Á, kể cả khi Hitler tiến hành không kích Anh và chiếm Pháp năm 1940. Mỹ chỉ bước đầu viện trợ cho phe đồng minh từ năm 1940 và chính thức tham gia phe đồng minh sau trận Trân Châu Cảng tháng 12/1941 [144, tr.97]. Tuy nhiên, với tương quan lực lượng mới, ngay từ trong 32 Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã đẩy mạnh việc thành lập các cơ chế đa phương toàn cầu. Dưới thời Roosevelt, Mỹ đã chủ động cùng Anh xây dựng Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941, dự thảo Tuyên bố của LHQ năm 1942, tạo tiền đề cho sự ra đời của LHQ vào năm 1945 [144, tr.98]. Như vậy, về thực chất, sự ngần ngại của Mỹ trước các cơ chế đa phương giai đoạn này chủ yếu vẫn là do sức mạnh hạn chế của Mỹ vào thời điểm đó. Cùng với sự gia tăng sức mạnh, Mỹ cũng dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của chủ nghĩa biệt lập, bước đầu chủ trì và thúc đẩy ý tưởng xây dựng các thể chế đa phương toàn cầu. 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 - 1991 Ngoại giao đa phương đã được sử dụng triệt để nhằm phục vụ mục tiêu của chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II, đó là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và củng cố vị trí siêu cường. Công cụ đa phương đã được sử dụng cả ở cấp độ toàn cầu và khu vực, đặc biệt là khu vực châu Âu. 1.2.2.1 Mỹ và các thể chế đa phương toàn cầu Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đưa tới sự xuất hiện của hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô. Với tương quan lực lượng lúc bấy giờ, Mỹ có nhu cầu xây dựng một hệ thống các thể chế toàn cầu nhằm phát huy sức mạnh vượt trội đồng thời kiềm chế Liên Xô. Hai trường hợp tiêu biểu là việc Mỹ thúc đẩy sự ra đời của LHQ và hệ thống Bretton Woods. a. Mỹ và Liên hợp quốc Việc Mỹ thúc đẩy sự ra đời của LHQ cũng như các hoạt động của Mỹ ở LHQ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh thể hiện những tính toán thực tế, dựa trên thực lực và lợi ích quốc gia của Mỹ, hơn là vì những giá trị, chuẩn mực. Từ những năm cuối Chiến tranh thế giới thứ II, Tổng thống Roosevelt đã khởi xướng ý tưởng về một tổ chức đa phương nhằm bảo đảm an ninh, hòa bình 33 quốc tế. Tổng thống Roosevelt đã trao đổi với Thủ tướng Anh Churchill và sau đó là Stalin. Tên gọi LHQ lần đầu tiên chính thức được sử dụng trong “Tuyên ngôn LHQ” ngày 1/1/1942, với sự tham gia của 26 quốc gia. Mỹ đóng vai trò then chốt trong các cuộc thảo luận về hình thức tổ chức, chức năng, quyền hạn của các cơ chế trong LHQ, và ngay từ đầu đã thống nhất với Anh và Liên Xô rằng các nước có vai trò lớn trong đánh bại phe Trục cần được trao trách nhiệm và giữ vai trò lãnh đạo mà không bị ý chí tập thể của nhiều quốc gia nhỏ ngăn trở. Qua các Hội nghị tại Moscow tháng 10/1943, Hội nghị Tehran tháng 11/1943, Hội nghị ở Dumbarton Oaks tháng 9-10/1944, Mỹ đã thống nhất được với các nước phần lớn các nội dung của Hiến chương LHQ, cơ cấu tổ chức của LHQ, thành phần Hội đồng Bảo an. Đến Hội nghị Yalta tháng 2/1945, Mỹ, Anh, Liên Xô đã thống nhất về cơ chế bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an, trong đó dành “quyền phủ quyết” cho các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an [270]. Mỹ luôn thể hiện thái độ cứng rắn trong đàm phán về vấn đề “quyền phủ quyết”, thậm chí đe dọa sẽ chỉ đăng cai Hội nghị San Francisco (4/1945) nếu được bảo đảm “quyền phủ quyết”. Tại Hội nghị, Mỹ cương quyết bác bỏ đề xuất của các nước nhỏ về việc hạn chế áp dụng “quyền phủ quyết” [258]. Dưới sức ép của Mỹ và các cường quốc, Hiến chương LHQ được thông qua với những đặc quyền riêng cho Hội đồng Bảo an, đặc biệt là “quyền phủ quyết” của 5 thành viên thường trực. Hội đồng Bảo an trở thành cơ quan có quyền lực cao nhất của LHQ trong các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế, có quyền đưa ra các quyết định mang tính ràng buộc với các thành viên khi giải quyết tranh chấp, cũng là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt và có các cơ chế để theo dõi việc thực thi lệnh trừng phạt [304]. Việc Mỹ xây dựng quyền lực bao trùm của Hội đồng Bảo an cho thấy mục tiêu thực sự của Mỹ là muốn khống chế hoạt động của LHQ, đặc biệt là kiểm soát được quyền lực của Liên Xô. Nhìn tổng thể, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ tận dụng LHQ như một công cụ để kiềm chế Liên Xô. LHQ chứng kiến sự đối đầu, cọ xát kéo dài giữa 34 Liên Xô và Mỹ, cũng như giữa khối TBCN và XHCN. Mỹ và Liên Xô là hai nước sử dụng “quyền phủ quyết” nhiều nhất trong các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an [268]. Trong giai đoạn từ 1945-1959, Mỹ và các nước phương Tây gần như thao túng chương trình nghị sự của LHQ do nắm phần lớn nguồn lực của LHQ. Đúng như Bruce Jentlesson nhận xét, “phần lớn giai đoạn này, LHQ đã thiên về ủng hộ Mỹ hơn là ủng hộ Liên Xô” [26, tr.133]. Năm 1950, Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an để phản đối việc cho phép Tưởng Giới Thạch tiếp tục giữ ghế ở LHQ. Mỹ đã tận dụng cơ hội này để thúc đẩy một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép thành lập lực lượng quân sự do LHQ hỗ trợ bảo vệ Nam Triều Tiên. Đầu những năm 1960, Mỹ giảm cam kết đối với LHQ trên một số lĩnh vực được xem là không phục vụ trực tiếp lợi ích của mình, rút khỏi một số cơ quan chuyên môn như ILO, UNESCO để phản đối các tổ chức này về các quyết định liên quan đến Israel và Trung Đông [139, tr.30, 34]. Từ đó cho đến những năm 1980, Mỹ vẫn không tham gia nhiều công ước của LHQ, trong đó có Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (1966), Công ước chống các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (1979), Công ước Luật biển (1982), Công ước quyền trẻ em (1989) và nhiều công ước cơ bản của ILO [156, tr.1]. Với một số trường hợp, Mỹ ký kết các điều ước quốc tế dưới thời Tổng thống Dân chủ, nhưng lại bị Thượng viện, do đảng Cộng hòa kiểm soát, không phê chuẩn. Hoặc một Tổng thống Dân chủ ký kết nhưng đến thời Tổng thống Cộng hòa thì không tiếp tục thúc đẩy việc đưa ra Thượng viện nữa [78]. Tuy nhiên, Mỹ không bỏ qua vai trò của LHQ. Trên thực tế, Mỹ vẫn thể hiện vai trò tích cực tại Hội đồng Bảo an và các cơ chế về an ninh. Tiêu biểu là việc Mỹ đề xuất sáng kiến “Hạt nhân vì hòa bình” ra Đại hội đồng LHQ năm 1953, đặt nền móng cho sự ra đời của IAEA năm 1957. Mỹ cũng đi đầu ủng hộ và ký Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968. 35 Bảng 1.1 – Tổng đóng góp của Mỹ cho các tổ chức quốc tế 1946-1991 (Nguồn: 40th Annual Report – United States Contributions to International Organizations, Report to Congress for Fiscal Year 1991) Đóng góp của Mỹ Đơn vị (nghìn USD) LHQ (ngân sách thường xuyên) 3.282.580 FAO 658.495 IAEA 405.778 Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế 181.537 ILO 523.361 IMO, UPU, WIPO, ITU 97.455 UNESCO 503.752 UNIDO 79.182 WHO 1.174.409 WMO 79.521 Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ 1.682.301 Các tổ chức liên châu Mỹ 1.715.469 Một số tổ chức khu vực 797.438 Các tổ chức quốc tế khác 245.954 Đóng góp tự nguyện (bao gồm UNDP, UNICEF và các quỹ khác của LHQ) 15.021.769 Tổng cộng 26.449.609 Đánh giá tổng thể sự tham gia của Mỹ vào hoạt động của LHQ thời Chiến tranh Lạnh, có thể thấy rằng các chính quyền Mỹ, cả Dân chủ và Cộng hòa, dù có các ưu tiên có thể khác nhau trên một số nội dung cụ thể, song không bỏ qua vai trò của LHQ mà vẫn tận dụng LHQ như một công cụ để phát huy sức mạnh của Mỹ, kiềm chế Liên Xô và phe XHCN. Chính vì vậy, Mỹ đã duy trì là quốc gia đóng góp tài chính lớn nhất cho LHQ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Từ năm 1945 – 1991, đóng góp tài chính của Mỹ cho LHQ liên tục tăng, kể cả đóng góp ngân sách thường xuyên và đóng góp tự nguyện. Năm 1991, đóng góp của Mỹ vào ngân sách thường xuyên của LHQ là 233,65 triệu USD, chiếm 25% tổng ngân sách thường xuyên của LHQ. Bên cạnh đó, Mỹ còn đóng góp 28% cho lực lượng gìn giữ hòa bình và là nước đóng góp tự nguyện chủ chốt cho 36 nhiều cơ quan của LHQ, ví dụ như đóng góp 18,9% ngân sách của UNICEF, 10,57% của UNDP, 25% của UNEP, 22,45% của UNHCR, 25% của FAO, 25,89% của WFP [261, tr.1-7, 164-172]. Phần lớn hoạt động của các quỹ, chương trình này đều phụ thuộc vào sự tài trợ của Mỹ. Xuất phát từ việc coi trọng trụ cột an ninh, các chính quyền Mỹ luôn quan tâm và bảo đảm đủ ngân sách cho các hoạt động liên quan đến trụ cột an ninh, chính trị của LHQ. Trong khi đó, không ít lần, các chính quyền Mỹ đã giảm cam kết, thậm chí rút khỏi các cơ chế của LHQ mà họ cho rằng không trực tiếp liên quan đến lợi ích của Mỹ. b. Mỹ và hệ thống Bretton Woods Sau Chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc, thậm chí được ví như “một trong 7 kỳ quan của thế kỷ XX” khi tổng thu nhập quốc nội của Mỹ năm 1945 tăng gần gấp đôi so với năm 1939, nắm đến 20/33 tỷ USD dự trữ của thế giới, sản xuất và vận chuyển hơn nửa lượng hàng hóa toàn cầu [105, tr.55]. Để phát huy sức mạnh kinh tế, Mỹ thúc đẩy sự hình thành một hệ thống thương mại, tài chính quốc tế do Mỹ lãnh đạo. Tháng 7/1944, Mỹ đã đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về tài chính và tiền tệ với sự tham gia của 44 nước tại Bretton Wood, bang New Hamshire. Kết quả của Hội nghị là sự ra đời của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), tiền thân của Ngân hàng thế giới. Theo thỏa thuận Bretton Woods, các quốc gia thành viên chấp nhận hệ thống tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng nội tệ so với đồng đô la Mỹ 1 USD = 35 ounce vàng [140]. IMF có chức năng điều tiết tỷ giá giữa các nước và giám sát các nước về việc thực thi các quy định tài chính, cấp tín dụng cho các thành viên gặp khó khăn về tiền tệ. Trong khi đó, IBRD tập trung cung cấp vốn cho các dự án phát triển sau chiến tranh. Tại lễ ký kết các thỏa thuận Bretton Woods tháng 12/1945, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã phát biểu “Sứ mạng hòa bình của chúng ta, không phải chỉ là tuân theo các ý tưởng hòa bình, mà bằng hành động cụ thể, tạo nền tảng kinh tế vững 37 chắc của hòa bình trên cơ sở hợp tác quốc tế thực thụ” [305]. Thực chất, Mỹ muốn xây dựng một hệ thống kinh tế, tài chính có lợi cho Mỹ và hoàn toàn do Mỹ chi phối. Đồng USD đã trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch thương mại, thanh toán và dự trữ quốc tế. Hệ thống Bretton Woods đã lập ra một hệ thống quy định về thương mại, tài chính toàn cầu do Mỹ dẫn dắt, giúp Mỹ củng cố quyền lực kinh tế, tài chính số một ở phạm vi toàn cầu. Hệ thống quy định này vẫn tồn tại và chi phối các hoạt động kinh tế, tài chính toàn cầu, kể cả khi chế độ tỷ giá cố định sụp đổ vào những năm 1970. Sự chi phối của Mỹ đối với IMF và IBRD (WB sau này) còn thể hiện ở sức mạnh lá phiếu của Mỹ ở hai tổ chức này. Theo thỏa thuận thành lập, Mỹ là nước có hạn mức đóng góp nhiều nhất cho IMF (2.750 triệu USD, chiếm 31.25% tổng vốn của IMF), do đó cũng là nước có và cũng là nước có tỷ lệ phiếu lớn nhất [140]. Vào thời điểm thành lập IBRD, Mỹ có 35.07% lá phiếu, đến năm 1966 mới giảm xuống còn 25.5% [305]. Hơn thế, Chủ tịch IBRD, WB luôn là người Mỹ (trong khi Tổng Giám đốc IMF là người châu Âu). Như vậy, trên thực tế, Mỹ có quyền quyết định các khoản vay dành cho nước nào, lộ trình và điều kiện gì. Điều đó tạo thành một công cụ kinh tế quyền lực, thường xuyên được sử dụng vì mục tiêu chính trị. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã nhiều lần sử dụng các thể chế tài chính phục vụ chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Mỹ không đồng ý các khoản vay của IBRD cho các nước Đông Âu thuộc phe XHCN, thể hiện rõ nhất là việc từ chối cho Ba Lan và Tiệp Khắc vay tiền vào năm 1948. Trong khi cùng thời điểm đó, Mỹ ủng hộ IBRD cho Nam Tư vay tiền nhằm lôi kéo Nam Tư tách ra khỏi Liên Xô và khối XHCN [122, tr.253-254]. Trong những năm 1950, Mỹ ủng hộ IBRD cấp 7 khoản vay cho Kế hoạch phát triển kinh tế miền Nam của Italia; “khoản vay được thúc đẩy nhờ sự khẩn cấp về chính trị, được tạo ra do sự sự hãi thời hậu chiến về chiến thắng của đảng cộng sản ở Italia” [154, tr.134]. 38 Với khu vực Mỹ La tinh và Caribe, Mỹ cũng dùng các thể chế Bretton Woods để ủng hộ các lực lượng thân Mỹ. Từ năm 1951-1956, với sự ủng hộ của Mỹ, Nicaragoa đã nhận vay vốn của IBRD chín lần, đổi lấy việc cho phép Mỹ lập căn cứ quân sự trên đất Nicaragoa vào năm 1953, chống lại Cuba và phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh. Trong khi đó, Goatemala, do cho phép Đảng Cộng sản được hoạt động hợp pháp đã không được Mỹ chấp thuận vay tiền từ IBRD [154, tr.103]. Tương tự với trường hợp của Chile, sau khi Salvador Allende trúng cử năm 1969 và quyết định quốc hữu hóa các mỏ đồng, Mỹ đã cương quyết không để WB cho Chile vay tiền. Cho đến khi Pinochet đảo chính giành chính quyền vào năm 1973, đề nghị vay vốn mới được xem xét [155, tr.256]. Rõ ràng hơn cả là trường hợp với Việt Nam. Từ những năm 1960 cho đến năm 1975, Mỹ thúc đẩy WB, thông qua Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), liên tục cấp tiền cho Việt Nam Cộng hòa. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, mặc dù WB có hai đoàn đến Việt Nam và kết luận là Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện để vay, Mỹ vẫn cương quyết bác việc cho Việt Nam vay tiền [122, tr.257]. Cùng với IMF và WB, Mỹ còn muốn thành lập một hệ thống thương mại toàn cầu do Mỹ chi phối và đã thúc đẩy các đồng minh thương lượng về việc thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO). Tháng 3/1948, các bên đã hoàn tất thương lượng Hiến chương của ITO, tuy nhiên Quốc hội Mỹ đã không phê chuẩn việc Mỹ tham gia ITO, do dó Hiến chương đã không thể có hiệu lực. Song song với tiến trình này, Mỹ đi đầu trong việc thương lượng Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại (GATT) với mục tiêu chính giảm các hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho hàng hóa của Mỹ xâm nhập các thị trường đang bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã xây dựng và lãnh đạo cả hệ thống các thể chế đa phương trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại. Các thể chế này không chỉ là công cụ để củng cố sức mạnh kinh tế của Mỹ mà 39 còn được Mỹ sử dụng trực tiếp cho mục tiêu ngăn chặn “chủ nghĩa cộng sản”, hỗ trợ cho việc tập hơp các lực lượng thân Mỹ ở nhiều khu vực trên thế giới. 1.2.2.2 Mỹ và một số cơ chế đa phương ở Bắc Đại Tây Dương Dù là đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ II nhưng Mỹ và Liên Xô đã không thể duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài. George Kennan, đại biện lâm thời của Mỹ tại Moscow, trong “Bức điện dài” về Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/2/1946, đánh giá rằng Liên Xô, với tư tưởng “chủ nghĩa cộng sản”, sẽ bằng mọi giá làm suy yếu quyền lực và ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây đối với các nước thuộc địa, trung lập; sự bành trướng của Liên Xô cần được ngăn chặn bằng biện pháp mạnh mẽ [127, tr. 604-605]. Bức điện nổi tiếng này sau này được xem như nền tảng của chiến lược ngăn chặn của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt, khu vực châu Âu đã trở thành địa bạn cạnh tranh chiế...ng of the Contemporary World, Routledge, 2nd Edition, New York. 106. Donilon, Tom (2011), “America is back in the Pacific and will uphold the rules”, Financial Times, 27/11/2011, https://www.ft.com/content/4f3febac- 1761-11e1-b00e-00144feabdc0?mhq5j=e1, accessed on 10/12/2017. 161 107. East West Center (2006), Report “Challenges for US- Asia Pacific Policy in the Second Bush Administration”, Hawaii. 108. Eckart, Jonathan (2016), 8 things you need to know about China’s economy, WEF, https://www.weforum.org/agenda/2016/06/8-facts-about- chinas-economy, accessed on 10/12/2017. 109. Ellwood, David W. (2006), “The Marshall Plan, A Strategy that Worked”, EJournal USA, Foreign Policy Agenda – Significant Event in U.S. Foreign Relations 1900-2001, Vol 11, No 1, 4/2006, pp 17-25. 110. Foot, Rosemary, S. Neil MacFarlane and Michael Mastanduno (editors) (2003), US Hegemony and International Organizations, Oxford University Press, New York. 111. Frankel, Jeffrey (2000), “Globalization of the Economy”, Governance in a Globalizing World, Brookings Institution Press, pp. 45-69. 112. Friedman, Thomas (2006), The World Is Flat 3.0: The globalized world in the twenty-first century, Penguin Books, London. 113. Friedman, Thomas (2008), Hot, Flat, and Crowded, Why We Need a Green Revolution and How It Can Renew America, Farrar, Straus and Giroux, New York. 114. Friedman, Thomas (2011), That Used to Be Us: How America Fell Behind in the World It Invented and How We Can Come Back, Farrar, Straus and Giroux, New York. 115. Fukuyama, Francis (2006), The End of History and the Last Man, The Free Press, New York. 116. Gaddis, Lewis (1992), “International Relations Theory and the End of the Cold War”, International Security, Vol. 17, No. 3, MIT Press, pp. 5-58. 117. Gertz Bill (2002), The China Threat: How the People’s Republic Targets America, Regnery Publishing Inc., Washington D.C., (ebook). 118. Ghemawat, Pankaj (2007), “Why the world isn’t flat”, Foreign Policy, Issue 159, Marh/April 2007, pp. 54-60. 119. Green, Michael J. (2008), “The United States and Asia After Bush”, The Pacific Review, Vol.21, No.5, December 2008, pp.583-594. 162 120. Green, Michael J. (2017), By More than Providence, Grand Strategy and American Power in the Asia-Pacific since 1783, Columbia University Press, New York. 121. Guzzini, Stefano (2006), “From (alleged) unipolarity to the decline of multilateralism? A power-theoretical critique”, Multilateralism Under Challenge? Power, International Order, and Structural Change, UN University Press, New York, pp. 119-138. 122. Gwin, Catherine (1977), “U.S. Relations with World Bank 1945-1992”, The World Bank, Its First Half Century, Vol 2, Brooking Institution Press, Washington DC. 123. Hatheway, Robert M. and Wilson Lee (2005), George Bush and East Asia, the first term assessment, Woodrow Wilson International Center for Scholars, Washington DC. 124. Heilbrunn, Jacob (editor) (2015), “Symposium: What is America’s purpose?”, The National Interest, September/October 2015, pp. 18-37. 125. Hellmann, Gunther and Reinhard Wolf (1993), “Neorealism, Neoliberal Institutionalism, and the future NATO”, Security Studies, No 1 Autumn 1993, Frank Cass, London, pp. 3-43. 126. Hemmer, Christopher và Peter J. Katzenstein (2002), “Why is There No NATO in Asia? Collective Identity, Regionalism, and the Origins of Multilateralism”, International Organization volume 56, No 3, the MIT Press, pp. 575–607. 127. Herring, George C. (2008), From Colony to Superpower, US Foreign Relations since 1776, Oxford University Press, New York. 128. Heywood, Andrew (2002), Politics, 2nd Edition, Palgrave, New York. 129. Hirsh, Michael (2013), “The Clinton Legacy, How will history Judge the Soft-Power Secretary of State?”, Foreign Affairs, 5-6/2013, pp. 82-91. 130. Huntington , Samuel (2002), The Clash of Civilization and the remaking of World Order, The Free Press, Simon and Schuster, UK. 163 131. Ikenberry G. John (2009) “Liberal Internationalism 3.0: America and the Dilemma of Liberal World Order,” Perspectives on Politics, Vol 7, No1, March 2009, pp. 71-87. 132. Ikenberry G. John (2009), “Liberalism in a Realist World: International Relations as an American Scholarly Tradition,” International Studies, Volume 46, No 1, January & April 2009, pp. 203-219. 133. Ikenberry G. John, “Is American Multilateralism in Decline?”, Perspectives on Politics, Volume 1, No.3, pp. 533-550. 134. Ikenberry, G. John (2004), "American Hegemony and East Asian order," Australian Journal of International Affairs, Volume 58, No 3 (September 2004), pp. 353-367. 135. Ikenberry, G. John (2015), “The Future of Liberal World Order,” Japanese Journal of Political Science Volume 16, issue 3, pp. 450-455. 136. Ikenberry, G. John (2015), “The Future of Multilateralism: Governing the World in a Post-Hegemonic Era”, Japanese Journal of Political Science, Volume 16, issue 3, pp. 399-413. 137. Ikenberry, G. John (2017), “The Plot Against American Foreign Policy: Can the Liberal Order Survive?”, Foreign Affairs, Volume 96, Number 3, May/June 2017, pp. 1-7. 138. Ikenberry, G. John and Thomas Wright (2008), Rising Powers and Global Institutions, The Century Foundation, Inc., Washington DC. 139. Imber, Mark F. (1989), USA, ILO, UNESCO and IAEA, Politicization and Withdrawal in Specialized Agencies, Palgrave Macmillan, New York. 140. IMF (1945), Articles of Agreement of the International Monetary Fund, accessed on 10/12/2017 141. IMF (2016), Regional Economic Outlook, Asia and Pacific, Building on Asia’s strengths during turbulent times, 4/2016, Washington DC. 142. International Institute for Strategic Studies (2017), The Military Balance, The Annual Assessment of Global Military Capabilities and Defense Economics, Routledge, UK. 164 143. Jacques, Martin (2009), When China rules the world, the Rise of Middle Kingdom and the End of Western World, Allen Lane, Penguin Group, London. 144. Jentleson, Bruce W. (2013), American Foreign Policy, The dynamics of choice in the 21st Century, 5 edition, W. Norton & Company, New York. 145. Jervis, Art and Robert Jervis (editors) (2009), International Politics, Enduring Concept and Comtemporary issues, 9th Edition, Pearson Longman, USA. 146. Jervis, Robert (1999), “Realism, Neoliberalism, and Cooperation: Understanding the Debate”, International Security, Vol. 24, No. 1 (Summer, 1999), The MIT Press, pp. 42-63. 147. Jervis, Robert (2002), “Theories of War in an Era of Leading-Power Peace: Presidential Address, American Political Science Association, 2001”, American Political Science Review, Vol 96, No 1, March 2002, pp. 1-14. 148. Johnson Lyndon B. (1964), Special Message to Congress on U.S. Policy in Southeast Asia, 5/8/1964, accessed on 17/11/2017 149. Kagan, Robert (2013), The world America made, Vintage, London. 150. Kahler, Miles (1992), “Multilateralism with Small and Large Numbers”, International Organization, Vol 46, issue 3, pp. 681-708. 151. Kane, Thomas M. (2006), Theoretical Roots of US Foreign Policy – Machiavelli and American Unilateralism, Roudlege, New York. 152. Kaplan, Robert D. (2002), “The Coming Anarchy: Shattering the Dream of the Post Cold War”, Vintage, London. 153. Kaplan, Robert D. (2014), Asia Cauldron, The South China Sea and the end of a stable Pacific, Random House, New York 154. Kapur, Devesh and John Lewis, Richard Webb (1997), The World Bank, Its First Half Century, Volume 1: History, Brooking Institution Press, Washington DC. 165 155. Kapur, Devesh and John Lewis, Richard Webb (1997), The World Bank, Its First Half Century, Volume 2: Perspective, Brooking Institution Press, Washington DC. 156. Karns, Margaret P. and Karen A Mingst (editors) (1992), The United States and multilateral Institutions: Patterns of Changing Instrumentality and Influence, Routledge, New York. 157. Kegley, Charles W. and Engene R. Wittkopt (1996), American Foreign Policy, Pattern and Process, Fifth Edition, St Martin Press, New York. 158. Kelly, James (2005), “George W. Bush and Asia: An Assessment”, George W. Bush and East Asia, First Term Assessment, Washington DC, pp. 15-30. 159. Kennan, George F. (1948), “Memorandum to the Secretary of State, Review of Current Trends – US Foreign Policy” on 24/2/1948, Foreign Policy of the United States, 1948, Volume I, Part 2 General: The United Nations, US Government Printing Office, Washington DC, page 509-529. 160. Kennan, George F. (2012), American Diplomacy – 60th Anniversary Extended Edition (new introduction by John J. Mearsheimer), The University of Chicago Press, Chicago. 161. Kennedy, Paul (1988), The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflicts from 1500 to 2000, Unwin Hyman Ltd, London. 162. Keohane, Robert O. (1990), “Multilateralism: An Agenda for Research,” International Journal, Vol.45, Issue 4, Autumn 1990, pp. 731-764. 163. Keohane, Robert O. (2006), “The contingent legitimacy of Multilateralism”, “Multilateralism under challenge? Power, international order, and structural change”, UN University Press, New York, pp. 56-76. 164. Keohane, Robert O. and Joseph S. Nye (2012), Power and Interdependence, Fourth Edition, Longman, London. 165. Kerry, John (2014), Remarks at APEC CEO Reception, Beijing, 8/11/2014, https://2009-2017.state.gov/secretary/remarks/2014/11/233873.htm, accessed on 10/12/2017 166. Kissinger, Henry (1994), Diplomacy, Simon and Schuster, New York. 166 167. Kissinger, Henry (2011), On China, The Penguin Press, New York. 168. Kissinger, Henry (2014), The World Order, Penguin Books, New York. 169. Krauthammer, Charles (1990), “The Unipolar Moment”, Foreign Affairs, Vol. 70, No. 1, America and the World 1990/91 (1990/1991), pp. 23-33. 170. Leaders of the Belt and Road Forum (2017), Joint Communiqué of the Leaders Rountable, 15/5/2017, Beijing. 171. Lee Hsien Loong (2016), Remarks, 2/8/2016, Washington DC, https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2016/08/02/remarks- president-obama-and-prime-minister-lee-singapore-arrival, updated on 10/12/2017 172. Lewis, William H. (editor) (1993), “Assertive Multilateralism: Rhetoric vs. Reality”, Peacekeeping a way ahead, National Defense University, Washington D.C. 173. Liff, Adam and G. John Ikenberry (2014), “Racing toward Tragedy? China's Rise, Military Competition in the Asia Pacific, and the Security Dilemma”, International Security, Volume 39, No 2, Fall 2014, pp 52-91. 174. Lobell, S. E., Norrin Ripsman, J. Taliaferro (2009), Neoclassical Realism, the State, and Foreign Policy, Cambridge University Press, New York 175. Lord, Winston (1993), Statement before the Senate Foreign Relations Committee, 31/3/1993, Washington DC, https://1997- 2001.state.gov/www/regions/eap/930331.html, accessed on 10/12/2017. 176. Luck, Edward C. (2003), “False Choice: Unilateralism, Multilateralism, and US Foreign Policy”, Uncertain superpower, Domestic Dimenssions of U.S. Foreign Policy after the Cold War, Springer Fachmedien Wiesbaden, Germany, pp.161-183. 177. Marshall, George C. (1947), Remarks at Havard University, 5/6/1947, speech, accessed on 10/12/2017. 178. Martin, Lisa (1993), “The rational state choice of multilateralism”, Multilateralism Matters - The theory and Praxis of an institutional form, Columbia University Press, pp. 91-121. 167 179. Mastanduno, Michael (1997), “Preserving the Unipolar Moment: Realist Theories and U.S. Grand Strategy after the Cold War”, International Security, Vol. 21, No. 4 (Spring, 1997), MIT Press, pp. 49-88. 180. Mattis, Jim (2017), Remarks at Shangri-La Dialogue, Singapore, 3/6/2017, accessed on 17/11/2017 181. May, Bernhard and Michaela Honicke Moore (2003), The Uncertain Power: Domestic Dimensions of US Foreign Policy after the Cold War, Springer Fachmedien Wiesbaden, Germany. 182. Mazarr, Michael J. (2017),“The Once and Future Order, What Come After Hegemony?”, Foreign Affairs, Vol 96, No 1, Jan/Feb 2017, pp. 25-32. 183. McCrisken, Trevor B. (2003), American Exceptionalism and the Legacy of Vietnam US Foreign Policy since 1974, Palgrave Macmillan, New York. 184. Mearsheimer, John (1994), “The false promise of international institutions”, International Security, Winter 1994/1995 (Vol 19, số 3), page 5-49 185. Mearsheimer, John (2001), The Tragedy of Great Power Politics, W.W. Norton & Company, New York. 186. Mearsheimer, John (2006), “China’s Unpeaceful Rise”, Current History, Volume 105, Issue 690, April 2006, pp.160-162. 187. Mearsheimer, John (2006), “Interview with John J. Mearsheimer (Part II), International Relations, Vol 20, No. 2, pp. 231–243. 188. Mearsheimer, John (2006), “Interview with John J. Mearsheimer” (Part I), International Relations, Vol 20, No. 1, pp. 105–123. 189. Mearsheimer, John (2009), “Reckless States and Realism”, International Relations, Vol.23, No.2, pp. 241–256. 190. Mearsheimer, John (2010), “The Gathering Storm: China’s Challenge to US Power in Asia”, The Chinese Journal of International Politics, Vol. 3, 2010, pp. 381–396. 191. Mearsheimer, John (2011), “Imperial by Design”, The National Interest, No.111, January/February 2011, pp.16-34. 168 192. Mearsheimer, John (2014), “America Unhinged”, The National Interest, No.129, pp. 9-30. 193. Mearsheimer, John (2014), “Can China Rise Peacefully?”, The National Interests, 25/10/2014, rise-peacefully-10204, accessed on 17/11/2017 194. Micklethwait, John and Adrian Wooldridge (2001), “The Globalization Blacklash”, Foreign Policy, issue 126, September/October 2001, pp.16-28. 195. Miller, Tom (2017), China’s Asian Dream: Empire Building Along the New Silk Road, Zed Books Ltd, London (ebook). 196. Minasians, Christopher (2017), “Where are Apple products made? How much does the iPhone cost to make?”, MacWorld of IDG, 12/2/2017, accessed on 17/11/2017 197. Mingst Karen A. and Margaret P. Karns (1995), The United Nations in the Post Cold War Era, Westview Press, London. 198. Modelski, George (1962), SEATO: Six Studies, F. W. Cheshire, London. 199. Morgenthaus, Hans (1949), Politics among nations, the struggle for power and peace, Alfred A Knopf Inc., New York. 200. Muldoon, James and JoAnn F. Aviel, R. Reitano, Earl Sullivan (editors) (2010), The New Dynamics of Multilateralism: Diplomacy, International Organizations, and Global Governance, Westview Press, Colorado. 201. Murphy, Patrick (2017), Special Briefing on the relations with Southeast Asia, 20/4/2017, https://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2017/04/270373.htm, accessed on 17/11/2017 202. Murphy, W. Patrick (2017), Press briefing on Secretary’s trip to ARF, 11/8/2017, https://fpc.state.gov/273394.htm, accessed on 17/11/2017 203. Nanto, Dick K. (2008), East Asia Regional Architecture: New Economic and Security Arrangements and US Policy, CRS Report for Congress, 4/1/2008, Washington DC. 204. Nathan, Andrew J. and Andrew Scobell (2012), “How China sees America”, Foreign Affairs, Vol 91, No 5, Sep/Oct 2012, pp. 32-47. 169 205. National Institute for Defense Studies, Japan Defense Agency (2001), “US Security Policy for East Asia: the Eight Years under Clinton Administration”, East Asia Strategic Review 2001, Tokyo, pp. 257-293. 206. National Intelligence Council (2012), Global Trend 2030: Alternative Worlds, Washington DC. 207. NATO Public Diplomacy Division (2012), A Short history of NATO, Belgium 208. Newman, Edward, and Ramesh Thakur, John Tirman (editors) (2006), Multilateralism under challenge? Power, international order, and structural change, the United Nations University, New York. 209. Nossel, Suzanne (2004), Smart Power, Foreign Affairs, Vol 83, No 2, March-April 2004, pp. 131-142. 210. Nye, Joseph S. (2003), The Paradox of American power: why the world’s only superpower can’t go it alone, Oxford University Press, New York. 211. Nye, Joseph S. (2010), “The future of American Power, Dominance and Decline in Perspective”, Foreign Affairs, Vol. 89, Issue 6, pp.2-14. 212. Nye, Joseph S. (2011), The future of Power, Public Affairs, New York. 213. Obama, Barack (2006), Remarks at the National University of Singapore, https://2001-2009.state.gov/p/eap/rls/76318.htm, accessed on 10/12/2017 214. Obama, Barack (2011), Remarks to the Australian Parliament, Australia, https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2011/11/17/remarks- president-obama-australian-parliament, accessed on 10/12/2017 215. Obama, Barack (2015), Remarks in ASEAN-US Summit, Malaysia, https://www.youtube.com/watch?v=PSI8XehiSrM, accessed on 10/12/2017 216. Obama, Barack (2015), Remarks on TPP, Philippines, 18/11/2015, https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2015/11/18/remarks- president-obama-meeting-trans-pacific-partnership, accessed on 10/12/2017 217. Obama, Barack (2016), “The TPP would let America, not China, lead the way on global trade”, Washington Post, 2/5/2016. 218. Obama, Barack (2016), Press Conference after ASEAN Summit, Laos, https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2016/09/08/press- conference-president-obama-after-asean-summit, accessed on 10/12/2017 170 219. OECD, GDP Long-term Forecast, https://data.oecd.org/gdp/gdp-long-term- forecast.htm#indicator-chart, accessed on 17/11/2017 220. Olson, James Stuart (1991), Historical dictionary of European imperialism, Greenwood Press, London. 221. Parameswaran, Prashanth (2013), “Thye Power of Balance: Advancing US- ASEAN Relations under the Second Obama Administration”, The Fletcher Forum of World Affairs, vol 37:I, Winter 2013, pp. 123-134. 222. Patrick, Steward and S. Forman (editors) (2002), Multilateralism and U.S. Foreign Policy: Ambivalent Engagement, Lynne Rienner Publisher, London. 223. Patrick, Stewart (2014), “The Unruled World, the Case for Good Enough Global Governance”, Foreign Affairs, Vol 93, No 1, pp.58-73. 224. Paul, V., J. Wirtz, M. Fortmann (editors) (2004), Balance of Power, Theories and Practice in the 21st Century, Stanford University Press, California. 225. Pence, Michael (2017), Remarks at ASEAN Secretariat, Indonesia, https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2017/04/20/remarks-vice- president-asean, accessed on 10/12/2017 226. Phillsbury, Micheal (2015), The Hundred - Year Marathon: China's Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower, Henry Holt & Co., New York 227. Power, Samatha (2017), Cabinet Exit Memo by Ambassador Samatha Power, 5/1/2017, https://geneva.usmission.gov/2017/01/05/cabinet-exit- memo-by-ambassador-samantha-power, accessed on 10/12/2017 228. Prabhakar, Lawrence, J. Ho, S. Bateman (editors) (2006), The Evolving Maritime Balance of Power in the Asia-Pacific, Maritime Doctrines and Nuclear Weapons at Sea, World Scientific Publishing Co., Singapore. 229. Rachman, Gideon (2017), Easternisation: Asia’s Rise and America’s Decline, From Obama to Trump and beyond, Other Press, New York. 230. Rice, Condoleezza (2003), “Our Asia Strategy”, Wall Street Journal, 24/10/2003, https://2001-2009.state.gov/p/eap/rls/rm/2003/25606.htm, accessed on 10/12/2017 171 231. Roberts, Adam (1993), “The United Nations and International Security”, Survival: The IISS Quarterly, Vol 35, No 2, Summer 1993, Taylor & Francis Ltd, Abingdon, UK, pp. 3-30. 232. Rose, Gideon (1998), “Review Article: Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy”, World Politics, Vol. 51, No. 1 (October 1998), Cambridge University Press, pp. 144-172. 233. Ruggie, John G. (1993), “The United Nations: Stuck in a Fog between Peacekeeping and Enforcement”, Peacekeeping a way ahead, National Defense University, Washington D.C., pp. 1-12. 234. Ruggie, John G. (1993), Multilateralism Matters - The theory and Praxis of an institutional form, Columbia University Press, New York. 235. Sanford, William (1982), The Marshall Plan, Origin and Implementation, Department of State, June 1982, Washington DC. 236. Schechter, Michael G. (editor) (1988), Innovation in Multilateralism, the United Nations University Press, New York. 237. Strange, Susan (1996), Retreat of the State – The diffusion of power in the world economy, Cambridge University, London. 238. Sullivan, Earl (2010), “A Realist’s Argument for Multilateral Diplomacy”, The new dymanics of multilateralism, West View Press, Colorado, pp.285-295 239. Tan, See Seng, Amitav Acharya (2003), Asia-Pacific Security Cooperation National Interests and Regional Order, M.E. Sharpe Inc., New York 240. Tarnoff, Curt (1997), The Marshall Plan: Design, Accomplishments, and Relevance to the Present, CRS Report, 6/1/1997, Washington DC. 241. Thakur, Ramesh and Andrew F.Cooper, John English (editors) (2008), International Commissions and the Power of Ideas, The United Nations Univerisity Press, Tokyo. 242. Thornton, Susan A. (2017), Statement before the House, 27/7/2017, https://www.state.gov/p/eap/rls/rm/2017/07/272898.htm, updated on 10/12/2017 243. Thornton, Susan A. (2017), Press Briefing, 2/8/2017, https://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2017/08/272998.htm, accessed on 10/12/2017 172 244. Tong, Kurt (2009), Testimony Before the House, 14/10/2009, https://2009- 2017.state.gov/p/eap/rls/rm/2009/10/130556.htm, accessed on 10/12/2017 245. Tow, William T. (2009), Security Politics in the Asia-Pacific, A Regional– Global Nexus?, Cambridge University Press, New York. 246. Trump, Donald (2017), Remarks at 5th US – ASEAN Summit, 13/11/2017, Manila, https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2017/11/13/remarks- president-trump-5th-us-asean-summit, accessed on 10/12/2017 247. U.S. - Indonesia (2015), Joint Statement, 26/10/2015, Washington DC, https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2015/10/26/joint- statement-united-states-america-and-republic-indonesia, accessed on 10/12/2017 248. U.S. Department of Defense (1992), A Strategic Framework for Asian Pacific Rim, Washington DC. 249. U.S. Department of Defense (1995), United States Security Strategy for East Asia-Pacific Region, 2/1995, Washington DC. 250. U.S. Department of Defense (2015), Annual Report to Congress, Military and Security Developments involving the People’s Republic of China 2015, released on 7/4/2015, Washington DC. 251. U.S. Department of Defense (2015), Asia-Pacific Maritime Security Strategy, Washington DC. 252. U.S. Department of Defense (2015), Base Structure Report, Fiscal Year 2015 Baseline, Washington DC. 253. U.S. Department of Defense (2016), Annual Report to Congress, Military and Security Developments involving the People’s Republic of China 2016, released on 26/4/2016, Washington DC. 254. U.S. Department of Defense (2017), Annual Report to Congress, Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2017. Released on 15/ 5/2017, Washington DC. 255. U.S. Department of Defense (2017), Defense Budget Overview, Fiscal Year 2018 Budget Request, 12/5/2017, Washington DC. 256. U.S. Department of Defense, Quadrennial Defense Review (1997, 2001, 2006, 2010, 2014), Washington DC. 173 257. U.S. Department of State (1955), Foreign Relations of the United States, Diplomatic Papers, Conference at Malta and Yalta 1945, United States Government Printing Office, Washington DC. 258. U.S. Department of State (1960), Foreign Relations of the United States, 1945 Volume I, The Conference of Berlin (The Postdam Conference), United States Government Printing Office, Washington DC. 259. U.S. Department of State (1974), “Statement of Secretary of State before the Senate, 27/4/1949”, Foreign Relations of United States, 1949 Volume IV, Western Europe, Government Printing Office, Washington DC. 260. U.S. Department of State (1976), Foreign Relations of the United States, 1948 Volume I, Part 2 General: The United Nations, United States Government Printing Office, Washington DC. 261. U.S. Department of State (1993), 40th Annual Report – United States Contributions to International Organizations, Report to Congress for Fiscal Year 1991, Washington DC. 262. U.S. Department of State (1995), Daily Press Briefing, 10/5/1995, .html, accessed on 10/12/2017 263. U.S. Department of State (2011), Foreign Relations of the United States, 1969-1976 Volume E-12, Documents on East and Southeast Asia, 1973- 1976, United States Government Printing Office, Washington DC. 264. U.S. Department of State (2012), Foreign Relations of the United States, 1969-1976 Volume XLI, Western Europe; NATO 1969-1972, United States Government Printing Office, Washington DC. 265. U.S. Senate (1954), The Southeast Asia Collective Defense Treaty: Hearing Before the Committee on Foreign Relations, 83d Congress, 2nd Session, U.S. Government Printing Office, Washington DC. 266. U.S. Trade Representative (2017), Statement of Robert Lighthizer, https://ustr.gov/about-us/policy-offices/press-office/press-releases/2017/may/ustr- robert-lighthizer-statement-apec, accessed on 10/12/2017 174 267. U.S. Trade Representative (2017), US-APEC Trade Facts, https://ustr.gov/trade-agreements/other-initiatives/asia-pacific-economic- cooperation-apec/us-apec-trade-facts, accessed on 10/12/2017 268. United Nations (1947), The Yearbook of the United Nations 1946-1947, Part 1: The United Nations: Origin and Evolution, Department of Public Information, Washington DC. 269. United Nations (2004), Report of the Open-ended Working Group on the Question of Equitable Representation on and Increase in the Membership of the Security Council and Other Matters related to the Security Council, document A/58/47, New York, pp. 13-20. 270. United Nations, History of United Nations Charter, 271. US – India (2015), Joint Statement “Shared Effort; Progress for All”, 25/1/2015, Washington DC, https://obamawhitehouse.archives.gov/the- press-office/2015/01/25/us-india-joint-statement-shared-effort-progress-all 272. USAID (2015), Indo-Pacific Economic Corridor, Phase I: Coordinated Regional Trade Analysis, 4/2015, Washington DC. 273. Victor, David G. (2006), “Toward Effective International Cooperation on Climate Change: Numbers, Interests and Institutions”, Global Environmental Politics, August 2006, the MIT Press, pp. 90-103. 274. Vinson, Fred (1945), Remarks by Secretary of the Treasury at the formal signing of the Bretton Woods Agreements, 27/12/1945, woods-monetary-conference, accessed on 10/12/2017 275. Waltz, Kenneth N. (1979), Theories of International Politics, Addison Wesley Publising Company, Boston. 276. Waltz, Kenneth N. (1993), “The Emerging Structure of International Politics”, International Security, Vol. 18, No. 2, pp. 44-79. 277. Waltz, Kenneth N. (1999), “Globalization and Governance”, Political Science and Politics, Vol 32, No 4, 12/1999, pp 693-700. 175 278. Waltz, Kenneth N. (2000), “Structural Realism after the Cold War”, International Security, Vol. 25, the MIT Press, pp. 5-41. 279. White House (1987), The National Security Strategy of the United States, 1/1987, Washington DC. 280. White House (1991), The National Security Strategy of the United States, 1/8/1991, Washington DC. 281. White House (1993), The National Security Strategy of the United States, 1/1/1993, Washington DC. 282. White House (1994), The National Security Strategy of the United States, 7/1994, Washington DC. 283. White House (1995), The National Security Strategy of the United States, 2/1995, Washington DC. 284. White House (1996), The National Security Strategy of the United States, 2/1996, Washington DC. 285. White House (1997), The National Security Strategy of the United States, 5/1997, Washington DC. 286. White House (1998), The National Security Strategy of the United States, 10/1998, Washington DC. 287. White House (1999), The National Security Strategy of the United States, 12/1999, Washington DC. 288. White House (2002), The National Security Strategy of the United States, 9/2002, Washington DC. 289. White House (2006), The National Security Strategy of the United States, 3/2006, Washington DC. 290. White House (2010), The National Security Strategy of the United States, 5/2010, Washington DC. 291. White House (2015), The National Security Strategy of the United States, 2/2015, Washington DC. 292. WIPO (2017), the Global Innovation Index 2017, https://www.globalinnovationindex.org, accessed on 10/12/2017 176 293. World Bank (2016), East Asia and Pacific Economic Update: Ruducing Vulnerability, 10/2016, Washington DC. 294. WTO (2016), World Trade Statistical Review 2016, Geneva. 295. Zartman, I. William and Saadia Touval (editors) (2010), International Cooperation: The Extents and Limits of Multilateralism, Cambridge University Press, New York. 296. Zoellick, Robert B. (2005), Remarks “Whither China: From Membership to Responsibility?”, National Committee on US-China Relations, 21/9/2005, New York, https://2001-2009.state.gov/s/d/former/zoellick/rem/53682.htm C. Các trang web 297. Bách khoa toàn thư Britanica, https://www.britannica.com 298. Ban Thư ký ASEAN, www.aseansec.org 299. Bộ Ngoại giao Mỹ, www.state.gov; chuyên trang về lịch sử đối ngoại https://history.state.gov/ 300. Bộ Quốc phòng Mỹ, www.defense.gov 301. Cục Thống kê Mỹ, www2.census.gov 302. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, https://apec.org 303. Hãng thông tấn Reuter, reuters.com 304. Liên hợp quốc, 305. Ngân hàng Thế giới, 306. Nhà Trắng, www.whitehouse.gov

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ngoai_giao_da_phuong_trong_chinh_sach_chau_a_thai_bi.pdf
Tài liệu liên quan