BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO & DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
- - - - - & - - - - -
ĐẶNG MINH THẮNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO NAM SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO & DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
- - - - - & - - - - -
ĐẶNG MINH THẮNG
NGHIÊN CỨU XÂY
279 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình thể dục thể thao ngoại khóa cho nam sinh viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰNG NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO NAM SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS Đặng Hà Việt
2. PGS. TS Vũ Đức Khiển
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Đặng Minh Thắng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1. Các chữ viết tắt
BGH Ban Giám hiệu
BXTC Bật xa tại chỗ
BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo
CT Chỉ thị
CP Chính phủ
CĐ Cao đẳng
CLB Câu lạc bộ
CNH Công nghiệp hóa
CTĐT Chương trình đào tạo
CSND Cảnh sát nhân dân
ĐT Đào tạo
ĐH Đại học
ĐC Đối chứng
GD Giáo dục
GV Giảng viên
GS.TS Giáo sư, tiến sĩ
GDTC Giáo dục thể chất
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GDQP-AN Giáo dục quốc phòng an ninh
HĐH Hiện đại hóa
HSSV Học sinh, sinh viên
LVĐ Lượng vận động
NK Ngoại khóa
NĐ Nghị định
NQ Nghị quyết
NXB Nhà xuất bản
PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ
QĐ Quyết định
SV Sinh viên
SL Số lượng
TB Trung bình
TC Tín chỉ
TN Thực nghiệm
TS Tiến sĩ
TT Thông tư
TW Trung ương
ThS Thạc sỹ
TTg Thủ tướng
T.TN Trước thực nghiệm
S.TN Sau thực nghiệm
TCTL Tố chất thể lực
TDTT Thể dục thể thao
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân nhân dân
XPC Xuất phát cao
XHCN Xã hội chủ nghĩa.
T.TN Nhóm thực nghiệm
N.ĐC Nhóm đối chứng
TTNK Thể thao ngoại khóa
2. Đơn vị đo lường
cm Centimét
g Gam
kg Kilôgam
m Mét
s Giây
p Phút.
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 2.1
Tiêu chuẩn rèn luyện thể lực Bộ Công An đối với Nam
50
Bảng 3.1
Các tiêu chí đánh giá đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa theo đề xuất của chuyên gia
56
Bảng 3.2
Kết quả mô tả thống kê về các tiêu chí được phỏng vấn
57
Bảng 3.3
Hệ số tin cậy tổng thể của các tiêu chí
57
Bảng 3.4
Mối tương quan đa bội giữa các tiêu chí đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa
58
Bảng 3.5
Mối tương quan với biến tổng và hệ số tin cậy của từng tiêu chí
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6
Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo liên quan đến công tác GDTC của nhà trường hiện nay
60
Bảng 3.7
Số lượng và trình độ giảng viên Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
62
Bảng 3.8
Chuyên môn đào tạo giảng viên Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
64
Bảng 3.9
Mức độ quan tâm giảng viên đối với hoạt động TDTT ngoại khóa
65
Bảng 3.10
Cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo dục thể chất và hoạt động TDTT ngoại khóa tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
66
Bảng 3.11
Kinh phí đành cho hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên
68
Bảng 3.12
Sự đáp ứng của nội dung TDTT ngoại khóa đối với yêu cầu của Nhà trường
69
Bảng 3.13
Sự đảm bảo và phù hợp của nội dung TDTT ngoại khóa đối với sự phát triển lực của nam sinh viên
70
Bảng 3.14
Tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho sinh viên thông qua nội dung TDTT ngoại khóa
72
Bảng 3.15
Môn TDTT ngoại khóa nào phù hợp với điều kiện của nhà trường
72
Bảng 3.15
Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa
74
Bảng 3.16
Đánh giá tính chuyên cần trong lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
75
Bảng 3.17
Công tác hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoại khóa của giảng viên GDTC
76
Bảng 3.18
Thực trạng về tình hình tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
77
Bảng 3.19
Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
79
Bảng 3.20
Sự hứng thú tập luyện chương trình TDTT ngoại khóa
81
Bảng 3.21
Thực trạng thể lực của nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
83
Bảng 3.22
Thực trạng phân loại thể lực ở nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II (n = 480)
83
Bảng 3.23
Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình TDTT ngoại khóa
85
Bảng 3.24
Phân loại kết quả học tập môn GDTC của sinh viên nam Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
86
Bảng 3.25
Nhận thức của sinh viên về tập luyện TDTT ngoại khóa
87
Bảng 3.26
Đánh giá về nhận thức của sinh viên đối với hoạt động TDTT ngoại khóa (n = 480)
89
Bảng 3.27
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa
90
Bảng 3.28
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tập luyện TDTT ngoại khóa của Sinh viên
91
Bảng 3.29
Đánh giá điều kiện giảng dạy TDTT của Giảng viên
91
Bảng 3.30
Kết quả phỏng vấn nội dung môn Bóng đá ngoại khóa
Sau 100
Bảng 3.31
Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình môn học Bóng chuyền ngoại khóa
102
Bảng 3.32
Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình môn học Bơi lội ngoại khóa
106
Bảng 3.33
Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình môn học Cầu lông ngoại khóa
Sau 107
Bảng 3.34
Phân phối thời lượng cho từng nội dung giảng dạy môn Bóng đá ngoại khóa
109
Bảng 3.35
Phân phối thời lượng cho từng nội dung giảng dạy môn Bóng chuyền ngoại khóa
111
Bảng 3.36
Phân phối thời lượng cho từng nội dung giảng dạy môn Bơi lội ngoại khóa
113
Bảng 3.37
Bảng phân phối thời lượng cho từng nội dung giảng dạy môn Cuầ lông ngoại khóa
Sau 114
Bảng 3.38
Kết quả kiểm tra thể lực các nhóm trước thực nghiệm chương trình TDTT ngoại khóa
Sau 118
Bảng 3.39
Các hệ số Phân tích phương sai ANOVA
120
Bảng 3.40
Kết quả so sánh thể lực của các nhóm trước thực nghiệm
Sau 120
Bảng 3.41
Kết quả kiểm tra thể lực các nhóm sau thực nghiệm chương trình TDTT ngoại khóa
121
Bảng 3.42
Kết quả phân tích ANOVA sau thực nghiệm chương trình TDTT ngoại khóa
124
Bảng 3.43
Kết quả so sánh các chỉ tiêu thể lực của các nhóm sau thực nghiệm
Sau 124
Bảng 3.44
Thống kê mô tả so sánh thể lực trước và sau thực nghiệm của các nhóm
Sau 126
Bảng 3.45
Hệ số tương quan của các chỉ tiêu thể lực trước và sau thực nghiệm ở các nhóm
131
Bảng 3.46
Kiểm nghiệm sự khác biệt của các nhóm trước và sau thực nghiệm
132
Bảng 3.47
Sự hứng thú tập luyện chương trình TDTT ngoại khóa
133
Bảng 3.48
Sự hứng thú tập luyện chương trình TDTT ngoại khóa
133
Bảng 3.50
Sự hứng thú tập luyện chương trình TDTT ngoại khóa giữa các nhóm
136
Bảng 3.51
Số sinh viên hài lòng với chương trình TDTT ngoại khóa
137
Bảng 3.52
Thông kê mô tả trị trung bình về Sự hài lòng với chương trình TDTT ngoại khóa
138
Bảng 3.53
Kiểm nghiệm Chi-Square Tests giữa các nhóm
140
Bảng 3.54
Sự hài lòng về chương trình TDTT ngoại khóa giữa các nhóm
140
Bảng 3.55
Sự đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình TDTT ngoại khóa theo đánh giá của giảng viên và CBQL
141
Bảng 3.56
Sự đảm bảo của nội dung chương trình TDTT ngoại khóa đối với sự phát triển lực của nam sinh viên
142
Bảng 3.57
Mức độ phù hợp của chương trình TDTT ngoại khóa đối với điều kiện hiện tại của Nhà trường theo đánh giá của giảng viên và CBQL
143
Bảng 3.58
Mức độ phù hợp của chương trình thể thao ngoại khóa với điều kiện của Nhà Trường theo đánh giá của các nhóm sinh viên
Sau 143
Bảng 3.59
Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square Tests
144
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
Biểu đồ 3.1
Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường
61
Biểu đồ 3.2
Thâm niên công tác cán bộ giảng viên GDTC
63
Biểu đồ 3.3
Độ tuổi cán bộ giảng viên GDTC
63
Biểu đồ 3.4
Chuyên môn đào tạo giảng viên Giáo dục thể chất
64
Biểu đồ 3.5
Mức độ quan tâm của giảng viên đối với hoạt động TDTT ngoại khóa
65
Biểu đồ 3.6
Kinh phí dành cho hoạt động TDTT ngoại khóa
68
Biểu đồ 3.7
Sự đáp ứng yêu cầu của nội dung TDTT ngoại khóa
70
Biểu đồ 3.8
Sự đảm bảo và phù hợp của nội dung TDTT ngoại khóa
71
Biểu đồ 3.9
Tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho sinh viên thông qua nội dung TDTT ngoại khóa
72
Biểu đồ 3.10
Môn TDTT ngoại khóa nào phù hợp với điều kiện của nhà trường
73
Biểu đồ 3.11
Hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoại khóa của giảng viên GDTC
76
Biểu đồ 3.12
Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
80
Biểu đồ 3.13
Tỷ lệ % sinh viên hứng thú tập luyện TDTT ngoại khóa
82
Biểu đồ 3.14
Thực trạng thể lực chung ở nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
84
Biểu đồ 3.15
Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình TDTT ngoại khóa
85
Biểu đồ 3.16
Tỷ lệ % phân loại kết quả học tập GDTC của nam sinh viên
86
Biểu đồ 3.17
Nhận thức của sinh viên về tập luyện TDTT ngoại khóa
88
Biểu đồ 3.18
Các yếu tố ảnh hưởng đến tập luyện TDTT ngoại khóa
90
Biểu đồ 3.19
Đánh giá điều kiện giảng dạy TDTT của Giảng viên
92
Biểu đồ 3.20
Thể lực của sinh viên các nhóm trước thực nghiệm
Sau 118
Biểu đồ 3.21
Thể lực của sinh viên các nhóm sau thực nghiệm
Sau 122
Biểu đồ 3.22
Kết quả kiểm tra thể lực trước và sau thực nghiệm của các nhóm
129
Biểu đồ 3.23
Nhịp tăng trưởng W% của các nhóm sau thực nghiệm
130
Biểu đồ 3.24
Tần số trả lời về Sự hứng thú tập luyện TDTT ngoại khóa ở các nhóm
134
Biểu đồ 3.25
Sự hứng thú tập luyện TDTT ngoại khóa ở các nhóm
135
Biểu đồ 3.26
Tần số sinh viên các nhóm hài lòng về chương trình TDTT ngoại khóa
139
Biểu đồ 3.27
Giá trị trung bình chung về sư hài lòng của sinh viên đối với chương trình TDTT ngoại khóa
139
Biểu đồ 3.28
Sự đáp ứng yêu cầu, sự đảm bảo và sự phù hợp của chượng trình TDTT ngoại khóa
142
Biểu đồ 3.29
Kết quả đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp tổng thể của môn thể thao ngoại khóa
Sau 143
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, lực lượng Cảnh sát Nhân dân được Đảng, nhà nước và nhân dân giao nhiệm vụ phòng chống các thế lực thù địch và các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy điều tất yếu cần phải xây dựng lực lượng Cảnh sát Nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, có kỷ luật nghiêm minh, bản lĩnh vững vàng, có sức mạnh và năng lực chiến đấu cao. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho mỗi người cán bộ chiến sĩ Cảnh sát Nhân dân hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đường hội nhập quốc tế một cách đa phương và toàn diện, lực lượng Cảnh sát Nhân dân không chỉ được trang bị bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức pháp luật, giỏi về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, mà phải thường xuyên được tham gia tập luyện nhằm hoàn thiện kỹ năng quân sự, nâng cao trình độ võ thuật và tăng cường phát triển thể chất, đủ năng lực, thích nghi với mọi điều kiện công tác chiến đấu.
Vì vậy, công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát Nhân dân trong giai đoạn mới. Được Bộ Công an chú trọng nhiều mặt, trong đó đặt biệt quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về huấn luyện quân sự, luyện tập võ thuật và công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao, nội khoá và ngoại khoá của học sinh, sinh viên. Giáo dục thể chất trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Điều 4 và Điều 20 (Luật Thể dục thể thao) ghi rõ. Chính sách nhà nước về giáo dục thể chất và thể dục thể thao trong nhà trường. Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học. Thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể dục thể thao, ngoại khoá giúp cho sinh viên tăng cường sức khoẻ để học tập và công tác sau này. Thực hiện mục tiêu đào tạo, giáo dục bồi dưỡng toàn diện đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát Nhân dân nói chung và nam sinh viên các Trường Cảnh sát nói riêng là một nội dung cơ bản để xây dựng lực lượng Cảnh sát chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo chung, công tác giáo dục thể chất trong trường Cao đẳng Cảnh sát phải hoàn thành được các mục tiêu cụ thể, rèn luyện nâng cao sức khoẻ và phát triển thể chất cho sinh viên, phục vụ cho học tập các học phần, môn học khác, đáp ứng sân chơi, nhu cầu giải trí cho sinh viên.
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Công an, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Công an. Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II là trường đào tạo ra những sĩ quan cảnh sát tương lai. Có chức năng, nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Hiện nay, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đang tổ chức đào tạo sĩ quan cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, cảnh sát kinh tế, cảnh sát điều tra về ma tuý, cảnh sát điều tra về tội phạm môi trường, cảnh sát về quản lý hành chánh và trật tự xã hội. Với số lượng 600 sinh viên cho mỗi khoá, chủ yếu là nam sinh viên. Trường có bộ môn Quân sự võ thuật-thể dục thể thao trực thuộc Ban giám hiệu. Về công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao thao còn nhiều hạn chế. Chương trình đào tạo theo hình thức niên chế. Chương trình giảng dạy giáo dục thể chất, nội dung còn tương đối nghèo nàn, thời gian học tập quá ngắn, chương trình môn GDTC dành cho sinh viên học tập là 75 tiết, như vậy chưa đủ thời gian để sinh viên tập luyện hình thành kỹ xảo vận động, mà có chăng chỉ dừng lại ở mức độ hình thành kỹ năng vận động. Về nội dung, bao gồm kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m, kỹ thuật chạy cự ly trung bình 1500m, kỹ thuật nhảy xa kiêu ngồi, kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng, kỹ thuật bơi ếch, kỹ thuật co tay xà đơn. Vì vậy, sinh viên dễ nhàm chán, chưa tạo sự hứng thú trong học tập. Trong khi đó, nhà trường lại không có môn học tự chọn cho sinh viên.
Về hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá của sinh viên chỉ mang tính tự phát, các sinh viên thường tự tìm nhóm với nhau để tập luyện và vui chơi các môn mình ưa thích, hàng năm nhà trường chỉ tổ chức thi đấu một số môn thể thao một lần trong năm, sự quan tâm của nhà trường về phong trào thể dục thể thao trong sinh viên chưa thực sự cao. Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Sảnh sát Nhân dân II.
Quá trình đào tạo đòi hỏi mỗi sinh viên khi ra trường phải có sức khoẻ tốt, đặc biệt là sự phát triển về thể lực mới đáp ứng được nhiệm vụ công tác chiến đấu của lực lượng Cảnh sát Nhân dân.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II”.
Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên. Từ đó, góp phần làm phong phú chương trình các môn TDTT ngoại khóa hiện nay của Trường, đồng thời nâng cao chất lượng học tập GDTC và rèn luyện thân thể thường xuyên của sinh viên ngành Công an càng ngày tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của nam sinh viên trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa của nam sinh viên trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Phân tích thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của nam sinh viên trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa TDTT của sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
2. Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Nguyên tắc xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Các căn cứ xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Xác định nội dung của chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Phân phối thời lượng cho từng nội dung chương trình TDTT ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Xây dựng tiến trình giảng dạy chương trình TDTT ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
3. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Tổ chức thực nghiệm nội dung chương trình TDTT ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm nội dung chương trình TDTT ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm nội dung chương trình TDTT ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Đánh giá sự phù hợp của nội dung chương trình TDTT ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II sau thời gian thực nghiệm.
Giả thuyết nghiên cứu:
Xây dựng nội dung chương trình TDTT NK cho sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đưa vào tập luyện phù hợp với nhu cầu điều kiện thực tế hiện nay sẽ là nhân tố thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện, nhằm phát triển thể lực, từ đó đáp ứng với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của ngành công an.
Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học
Bộ Giáo dục và đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao đã ra Thông tư Liên bộ số 04/04/GDĐT – TDTT về việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong sinh viên, học sinh và đưa hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao vào trường học để phát động phong trào luyện tập rộng khắp trong nhà trường các cấp với mục tiêu mỗi sinh viên, học sinh biết chơi một môn thể thao[18]. Chỉ thị 36/CT – TW ra ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng [3] nhấn mạnh “ phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng với khẩu hiệu: “khoẻ để xây dựng bảo vệ tổ quốc”. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020. Ngày 01/12/2011 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng đã ra Nghị quyết số 08 – NQ/ TW [4]. Trong Nghị quyết đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học. Thể dục thể thao trường học là một bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức, xây dựng và thực hiện: “ Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học”. Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khoá, phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển toàn diện góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao, xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh thiếu niên. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trường học, đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh, sinh viên Việt Nam và tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt.
Trong luật Thể dục thể thao, năm 2006 được Quốc hội thông qua và ban hành theo quyết định số 77/2006/ QH 11. Điều 20 có nêu hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao. Điều 22, về trách nhiệm của nhà trường. Tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy định của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, tổ chức cho người học tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa. Điều 23, đối với giảng viên thể dục thể thao có quyền và nghĩa vụ, giảng dạy môn học giáo dục thể chất theo đúng chương trình, tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao. Điều 24, quyền và nghĩa vụ của sinh viên, thực hiện nhiệm vụ môn học giáo dục thể chất, được tham gia hoạt động thể dục thể thao theo sở thích, được sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giáo dục thể chất và thể dục thể thao trong nhà trường.
Đối với lực lượng công an nhân dân nói chung và lực lượng cảnh sát nhân dân nói riêng là một trong những lực lượng vũ trang trọng yếu của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và chế độ xã hội và chăm lo cuộc sống bình yên của nhân dân. Điều 47, Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi rõ: “ Nhà nước xây dựng Công an nhân dân Cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân” Và Điều 9, Luật Công an Nhân dân năm 2005, đã xác định: “ Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an Nhân dân, xây dựng Công an Nhân dân Cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.” Trong các Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X và XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đều xác định mục tiêu: “ xây dựng Công an nhân dân Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại...” Quyết định số 53/2008, Ngày 18/9/2008 Bộ trưởng bộ GDĐT ký ban hành quyết định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.trong đó nêu rõ đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của người học trong nhà trường,điều chỉnh nội dung, phương pháp GDTC phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo, đẩy mạnh thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh sinh viên phải phù hợp lứa tuổi gới tính của học sinh, sinh viên trong nhà trường ở các cấp và trình độ đào tạo. [9]
Thông tư số 24/2013/TT-BCA, Ngày 24/3/2013, Bộ trưởng bộ Công an ký ban hành Thông tư qui định tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng Công an nhân dân.[8]
Để tăng cường thể lực cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong lực lượng Công an nhân dân.
Nội dung kiểm tra: chạy cự ly ngắn 100m, chạy cự ly trung bình 1500m, tại chỗ bật xa, nằm sấp chống đẩy hoặc co tay xà đơn (áp dụng cho nam); đối với nữ, chạy 100m, chạy 800m, tại chỗ bật xa.
Thông tư nêu rõ rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn là quyền và trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an. Bộ yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ tích cực, tự giác, tự mình luyện tập thể dục thể thao, mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút để tập luyện và biết chơi một môn thể thao. Các học viên trường Công an kết hợp đưa nội dung rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn vào chương trình giảng dạy môn học thể dục thể thao cho học sinh, sinh viên.
Kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần, có thể chia làm nhiều đợt để tất cả cán bộ, chiến sĩ được tham gia kiểm tra. Đánh giá về tiêu chuẩn thể lực học sinh sinh viên, Ngày 19/08/2008, Bộ trưởng bộ GD&ĐT ký ban hành quyết định về việc đánh giá, xếp loại tể lực học sinh sinh viên. Mục đích đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của người học trong nhà trường, điều chỉnh nội dung, phương pháp GDTC phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo,đẩy mạnh thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ để học tập xây dựng và bảo vệ tổ quố, trong quá trình hội nhâp quốc tế.Việc đánh giá xếp loại thể lực phải phù hợp lứa tuổi giới tính của học sinh sinh viên trong nhà trường ở các cấp và trinh độ đào tạo.
1.2. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Thể dục thể thao: là một một bộ phận của nền văn hóa – xã hội, TDTT là sự tổng hợp của những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp sang tạo nên và sử dụng hợp lý những phương tiện, phương pháp vá các biện pháp chuyên môn để nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng thể lực, trí lực của nhân dân góp phần giáo dục và phát triển con người toàn diện TDTT là một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực.[41]
Thể chất là chất lượng cơ thể con người, đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái, chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống bao gồm cả giáo dục và rèn luyện.[41]
Thể lực là một loại năng lực hoạt động vận động của thân thể người (đây là nội hàm cơ bản). Chỉ năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, mềm dẻo và năng lực khác của con người biểu hiện trong vận động, lao động và đời sống. Thể lực chung gọi tắt của tố chất thân thể hay tố chất thể lực chung, đáp ứng cho các hoạt động chung trong vận động, lao động và đời sống; thể lực chuyên môn gọi tắt của tố chất thân thể hay tố chất thể lực chuyên môn phù hợp cho một môn thể thao nhất định. Thể lực trong một số trường hợp có thể hiểu theo nghĩa rộng, ngoài năng lực hoạt động, vận động của thân thể người còn bao hàm kết cấu hình thái bên ngoài của con người (quy cách cơ thể như Chiều cao hoặc tầm vóc, thể trọng, chu vi, kích thước, mỡ dưới da...) [40]
Theo Nguyễn Quang Quyền, “Phát triển thể chất là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của cá thể. Những biến đổi hình thái, chức năng sinh lý và tố chất vận động là những yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát triển thể chất. Phát triển thể chất là một quá trình chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên- xã hội. Trong đó, các yếu tố xã hội đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp và quyết định sự phát triển thể chất của cơ thể con người” [53].
Theo A.M. Macximenko, “Phát triển thể chất là quá trình và kết quả của sự biến đổi về hình thái và khả năng chức phận của cơ thể con nguời, đạt được dưới ảnh hưởng của di truyền, môi trường sống và mức độ tích cực vận động của cá nhân”. [1]
Đánh giá sự phát triển thể chất, dùng các chỉ số nhân trắc như cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ thể (BMI), dung tích sống
Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm nhằm giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện thể chất và nhân cách nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ, trong quá trình giáo dục thể chất, hình thái và chức năng các cơ quan trong cơ thể được từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống chi thức chuyên môn. Giáo dục thể chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện năng lực vận động của con người, giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục, mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người.[41]
Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục, nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, từ thế hệ này cho thế thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là, giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh, sinh viên, với nguyên tắc sư phạm, ).[53]
Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục, nhằm trang bị kỹ năng, kỹ xảo vận động và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng), phát triển tố chất thể lực, tăng cường sức khoẻ.
Như vậy, Giáo dục thể chất có thể chia thành hai mặt tương đối độc lập: dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực. Dạy học động tác là nội dung cơ bản của giáo dưỡng thể chất. Đó là quá trình trang bị những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn.
Bản chất của thành phần thứ hai trong Giáo dục thể chất là tác động hợp lý tới sự phát triển tố chất vận động, đảm bảo phát triển các năng lực vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, ).
Như vậy, Giáo dục thể chất là một loại giáo dục có nội dung đặc trưng là dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động của con người. Việc dạy học động tác và phát triển các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau, thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau. Nhưng chúng không bao giờ đồng nhất, giữa chúng có quan hệ khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và Giáo dục thể chất khác nhau.
Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của Giáo dục thể chất được gắn liền với trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất trong nhà trường là quá trình hoạt động thống nhất và đồng thời giữa hai mặt: giảng dạy, học tập và rèn luyện.
Giảng dạy là thông qua giáo viên truyền thụ những kiến thức kỹ thuật, phương pháp vận động cơ bản cần thiết, để người học sinh có khả năng tự vận động, tự rèn luyện.
Học tập rèn luyện là quá trình mỗi học sinh tự chủ động, tích cực vận động những kiến thức đã học, đã tiếp thu được để rèn luyện, biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự rèn luyện một cách sáng tạo có hiệu quả.
Giáo dục thể chất có tính đặc thù rõ rệt, nó có tính độc lập riêng, song nó lại gắn bó hữu cơ với các mặt hoạt động, rèn luyện, giáo dục những con người phát triển toàn diện.
Các hình thức Giáo dục thể chất: Giáo dục thể chất trong các trường học phải được tiến hành bằng các hình thức sau đây: Giờ học chính khoá thể dục thể thao; Giờ học ngoại khoá: luyện tập trong các câu lạc bộ, tham gia các cuộc thi đấu thể thao ở trong và ngoài trường.
Theo P.Ph. Lexgaphơtơ (1837- 1909), Nhà bác học Nga nổi tiếng, nhà sư phạm, nhà hoạt động xã hội, người sáng lập học thuyết về giáo dưỡng thể chất, bản chất của giáo dưỡng thể chất là làm sao để học, tách riêng các cử động ra và so sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và thích nghi với các trở ngại, đồng thời khắc phục các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì.
Hoàn thiện thể chất là mức độ quy định có tính chu kỳ và thời gian về sức khỏe, phát triển toàn diện về năng lực thể chất, để phù h...i thể dục giữa giờ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Cần chú ý chọn nội dung bài tập thích hợp, hạn chế lượng vận động, không nên tập quá nhiều làm ảnh hưởng đến giờ học kế tiếp, chỉ cần đạt mục tiêu nghỉ ngơi tích cực là đủ.
Tự tập thể lực cá nhân có cấu trúc tương đối phức tạp hơn bao gồm: tập thể lực chung, thể lực cho thể thao, thể lực thực dụng. Loại hình tập này đòi hỏi khá cao ý chí người tập cùng một sự am hiểu tối thiểu về nguyên tắc, phương pháp tập luyện, tính hệ thống chặt chẽ trong xác định nhiệm vụ và lựa chọn bài tập, đòi hỏi nhiều thời gian, tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống đặc biệt.
1.4.7.2. Các buổi tập theo đội nhóm tự nguyện
Các buổi tập theo đội nhóm tự nguyện gồm: trò chơi, lữ hành, du lịch, thi đấu. Thường thì mỗi đội nhóm thường cử ra người đội trưởng, nhóm trưởng có khả năng quản trò, phân công, sắp xếp, điều hành các buổi tập loại này. Phổ biến nhất của loại hình này là các trò chơi vận động (trò chơi học tập, huấn luyện, trò chơi sức khỏe, trò chơi giải trí, trò chơi thi đấu). Trong trường đại học, sinh viên thường hình thành các buổi tập các đội nhóm tự nguyện theo đơn vị lớp, khối, khoa, ngành,... Chẳng hạn, để chuẩn bị dự thi các giải đấu hội thao hàng năm của trường, để có thể thi đấu tốt và đạt giải, sinh viên thường tự tổ chức các buổi tâp tự túc, tự nguyện. Các sinh viên có kinh nghiệm và chuyên môn khá sẽ hướng dẫn cho các sinh viên mới, các thành viên đội bóng nam sẽ tích cực “huấn luyện” cho các đội nữ,...
Hình thức du lịch tích cực như tham quan, dạo chơi, giã ngoại, lữ hành được phát triển rộng rãi ở các nước giàu có. Ở nước ta, hình thức này dù không thường xuyên nhưng cũng đã được giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên phát động vào các ngày nghỉ lễ, ngày hè, nhưng do điều kiện kinh tế chưa dồi dào nên quy mô (thời gian, quãng đường) các hình thức này, du lịch này thường không lớn và lẻ tẻ. Du lịch tích cực có tác dụng làm phong phú tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thực dụng, tôi luyện cơ thể và giáo dục tố chất thể lực trong điều kiện khí hậu và địa hình thay đổi cũng như giáo dục ý thức cộng đồng và tinh thần tập thể.
1.4.7.3. Các buổi tập theo đội, nhóm có người tổ chức, hướng dẫn
Các buổi tập dạng này được tiến hành dưới sự điều khiển của những người làm công tác chuyên môn, như các giảng viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao. Tập luyện theo tổ chức đội, nhóm thường là các buổi tập luyện theo phong trào các khóa ngắn hạn tại các tụ điểm, nhà văn hóa, trung tâm, câu lạc bộ thể dục thể thao, các cuộc thi đấu, các buổi tập nâng cao sức khỏe trong các cơ quan, xí nghiệp, các ngày hội thể dục thể thao. Hình thức này rất cần được khuyến khích phát triển sâu rộng trong trường học, vì khi hội nhập vào nền kinh tế thị trường, xã hội sẽ phát sinh các “khuyết tật”, lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, đất đai, môi trường vui chơi, rèn luyện sức khỏe bị thu hẹp. Hiện nay, nhiều trường đã tổ chức được các hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá với các tên gọi Câu lạc bộ Văn hoá – Thể dục thể thao, Câu lạc bộ thể dục thể thao trường học với nhiều môn phổ biến, hấp dẫn thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.
Xét về góc độ xã hội, hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá có người hướng dẫn còn có ý nghĩa tích cực như là một sân chơi bổ ích, một môi trường sinh hoạt lành mạnh, giúp giới trẻ sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, tránh xa tệ nạn xã hội như các khẩu hiệu thường gặp khắp nơi: “thể thao đẩy lùi ma túy”, “thể thao là mùa xuân của tuổi trẻ” đang trở thành một nhu cầu bức xúc hơn bao giờ hết của sinh viên, cũng như các tổ chức ở các trường đại học.
1.4.7.4. Hệ thống thi đấu giải thể dục thể thao ngoại khoá trong nhà trường
Trong hệ thống giáo dục thể chất của học sinh, sinh viên, các cuộc thi đấu thể thao có vị trí quan trọng và được tổ chức trải dài từ cơ sở với đơn vị nhỏ nhất là nhóm, lớp đến khoa, trường. Nếu có năng khiếu thể thao nổi bật, học sinh, sinh viên sẽ được tuyển chọn, vượt qua cả khuôn khổ trường học để đại diện cho tỉnh, thành, khu vực để tranh tài ở cấp toàn quốc. Hoặc tài năng hơn, có thể thay mặt quốc gia để tranh tài ở các đấu trường khu vực Đông Nam Á, châu lục, quốc tế.[33]
Hệ thống thi đấu giải thể thao trong nhà trường các cấp thể hiện nền tảng thể dục thể thao của mỗi quốc gia, vì trường học chính là cái nôi để phát hiện, bồi dưỡng và cung cấp nguồn tài năng thể thao cho đất nước.
1.5. Đặc điểm về thể chất của nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II được thành lập năm 2012, tiền thân là trường trung cấp Cảnh sát Nhân dân II, trong những năm qua nhà trường được Bộ công an giao chỉ tiêu đào tạo mỗi năm 400 sinh viên, điều kiện để sinh viên được tham gia học tập tại trường là những học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và thông qua kỳ thi tuyển sinh. Về thể chất đối với nam, phải có sức khỏe tốt chiều cao tối thiểu là 1m62. Và cân nặng tối thiểu là 50kg, tối đa là 75kg như vậy tất cả sinh viên nam đều phải kiểm tra về sức khỏe cũng như thể chất trước khi được tuyển sinh học tập tại trường. Đây cũng là những ưu điểm để nhà trường xây dựng nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất và một số môn học khác được thuận lợi, vì đa số sinh viên đều có sức khỏe tốt khả năng hoạt động được nhiều môn thể thao, nhất là những môn đòi hỏi phải có chiều cao tốt như bóng chuyền, bóng rổ, hoặc các môn điền kinh như chạy, nhảy quá trình đào tạo của nhà trường là sau khi sinh viên tốt nghiệp được phân công đảm trách nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội vì vậy mỗi sinh viên đều phải có được một nền tảng thể lực tốt mới đảm trách được những nhiệm vụ được giao trong công tác phòng ngừa và đấu tranh các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
1.6. Tình hình thực tế về hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II hiện nay
Hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí nhằm phát triển năng khiếu thể thao. Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II luôn xác định hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá với vai trò của mình sẽ thúc đẩy sự phát triển của phong trào thể dục thể thao trong toàn trường nhằm góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển môi trường giáo dục đào tạo, nhiệm vụ chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, công tác quản lý sinh viên...sẽ tác động mang lại hiệu quả cho phát triển của hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá trong nhà Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II. Việc phân bố thời gian học tập, tập luyện và sinh hoạt của sinh viên trong ngày là qui định bắt buộc của Bộ Công an dựa theo tình hình thực tế của nhà trường. Vì vậy, sinh viên trong nhà trường phải học tập rèn luyện tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ bắt buộc như : tập các bài tập thể dục, tập võ thuật ngoài giờ chính khoá (Taekwondo, Karatedo, Vovinam...) và tham gia luyện tập các nội dung hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá tự chọn khác như : ( bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh...). Ngoài ra, các hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao khác cũng được diễn ra. Khi Bộ Công an tổ chức các hội thao trong khối các trường công an hay nhân dịp kỷ niệm một số ngày lễ. Những dịp này nhà trường và các cơ quan đoàn thể phát động các phong trào luyện tập, tổ chức và thành lập các đội tuyển thi đấu. Hiện nay Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đã cố gắng thực hiện việc phân bố thời gian học tập, tập luyện và sinh hoạt của sinh viên trong ngày nhằm tạo điều kiện cho thuận lợi cho sinh viên và rèn luyện tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá. Việc các sinh viên, các đơn vị trong nhà trường thành lập hay tự lập các nhóm, câu lạc bộ thể thao để tạo điều kiện thu hút sinh viên tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá nhằm thực hiện công tác tuyển chọn năng khiếu thể dục thể thao trong số sinh viên để có kế hoạch tập luyện thường xuyên và tham gia thi đấu giải thể thao trong ngành cũng như của địa phương tổ chức đang được từng bước các cấp, tổ chức đoàn thể trong trường quan tâm đúng mức.
17. Các công trình nghiên cứu có liên quan
1.7.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thể thao ngoại khóa trong trường học trên thế giới
Vấn đề TTNK trong trường học các cấp từ lâu đã được nhiều nước trong thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Sau đây là đơn cử một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Với đề tài “Thúc đẩy lối sống năng động trong trường học” (1998) WHO nhận định: Tham gia các hoạt động thể chất sớm là cần thiết cho việc đạt được sự sẵn sàng, các kỹ năng cần thiết và các kinh nghiệm thuận lợi để duy trì một thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt cuộc đời hoặc để áp dụng nó trong cuộc sống sau đó. Hơn nữa, việc tham gia này giúp duy trì vốn sức khỏe đạt được thông qua những năm tháng trưởng thành và góp phần lão hóa lành mạnh. Ngoài ra, WHO cũng khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, cơ hội cho hoạt này phải là trách nhiệm của cha mẹ, các cộng đồng địa phương, các hệ thống giáo dục và toàn xã hội [68].
Với chuyên mục nghiên cứu “Sức khỏe và sự phát triển thể chất thông qua hoạt động thể thao” (2008), WHO đưa ra kết luận: Với nhiều lợi ích về nhiều mặt của hoạt động thể chất cùng với các hậu quả phải trả cho việc kém hoạt động, đã đến lúc chính phủ, cơ quan chức năng các nước hành động khẩn cấp để đưa việc đẩy mạnh hoạt động thể chất vào trong các chính sách, chiến lược phát triển y tế, xã hội và các chương trình mang tính toàn cầu. Ngoài ra, thành tựu đạt được ở cấp độ cao hơn của hoạt động thể chất trong cộng đồng là gián tiếp góp phần đến lợi nhuận trong các lĩnh vực quan trọng khác để phát triển con người và tiến bộ kinh tế [66]
Với đề tài “Sự tham gia của SV vào các hoạt động thể thao” (2009), các tác giả Don J. Webber v Andrew Mearman ở ĐH West of England đã đi đến kết luận: Các trường ĐH nên có nhiều chính sách để khuyến khích SV tham gia TDTT. Các chính sách này bao gồm việc tổ chức nhiều hơn các hoạt động thể thao và cố gắng thay đổi nhận thức của SV về TDTT, đặc biệt nên tập trung vào việc cung cấp các môn thể thao mang tính xã hội, tranh đua và được tổ chức chặt chẽ .
Qua đề tài “Các hoạt động ngoại khóa trong trường đại học - Tác động đến sinh viên” (2008) Amy M.Tenhouse đ đưa ra các loại hình hoạt động ngoại khóa phổ biến và hiệu quả trong các trường ĐH ở Mỹ như: Tổ chức SV - Các tổ chức TDTT - Các tổ chức học tập và nghề nghiệp - Các hoạt động tình nguyện và dịch vụ liên quan - Các hoạt động đa văn hóa - Hoạt động nghệ thuật và Các hoạt động khác... Thông qua sự tham gia ngoại khóa, SV xuyên tương tác với các bạn bè cùng sở thích, đưa hội nhập xã hội vào môi trường ĐH. Kết quả là những SV này xem những năm tháng học tập của họ như là một trải nghiệm tích cực và cảm thấy mình là một phần quan trọng của trường ĐH và duy trì gắn bó lâu dài hơn với nhà trường ...[62].
Với nghiên cứu “Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đối với thành tích học tập học sinh trung học” (2005), Kimiko Fujita đi đến kết luận: Sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có tác động tích cực đến thành tích học tập giữa các mẫu HS trung học tại Walnut Creek Christian Academy. Tham gia vào thể thao, xem truyền hình, và hoạt động xã hội cải thiện thành tích học tập, trong khi tham gia biểu diễn âm nhạc không cải thiện thành tích học tập giữa các đối tượng này [68].
1.7.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thể thao ngoại khóa trong trường học trong nước
Hoạt động TTNK có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân cách cho HSSV. Thể thao ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia. Ngoài ra, TTNK còn có ý nghĩa quan trọng về mặt cộng đồng, hướng thế hệ trẻ vào các hoạt động thể thao là nh mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội. Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động TTNK cho HSSV của các tác giả trong nước. Sau đây là đơn cử một số đề tài tiêu biểu như sau:
Tác giả Lê Hồng Cường (2002) với đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp phát triển phong trào tập luyện TDTTNK nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên các trường CĐ Thành phố Nam Định” đã đưa ra 5 giải pháp để phát triển phong trào tập luyện TDTT NK nhằm nâng cao hiệu quả GDTC.
Tác giả Trần Thị Xoan (2006) qua đề tài “Nghiên cứu phát triển các hình thức thể thao ngoại khóa phù hợp với nữ sinh viên” đã đi đến kết luận: Thực trạng các môn được SV nữ ĐH Cần Thơ tập luyện ngoại khóa là : điền kinh (29.31%), phối hợp nhiều môn (26.72%), thể dục (16.68%), bóng đá (4.2%), bóng chuyền (6.7%), bóng bàn (6.51%) và cầu lông (8.05%). Sinh viên có nhu cầu tập luyện TTNK có tổ chức (có người hướng dẫn, có kế hoạch, có quy định), theo các hình thức (tự tập, theo nhóm tổ, CLB, thể dục sáng và phối hợp nhiều hình thức dựa trên nguyện vọng của nữ SV). Thời gian tập luyện TTNK 3 buổi/tuần, mỗi buổi 60 - 90 phút [63].
Tác giả Trần Kim Cương (2008) với đề tài “Thực trạng tập luyện thể thao ngoại khóa trong các trường học tỉnh Ninh Bình” đã đưa ra nhận định: Hình thức tổ chức CLB trong trường học là loại hình phù hợp để tập luyện ngoại khóa cho HS. Kết quả nghiên cứu của tác giả: Những môn thể thao các trường có nhu cầu tổ chức tập luyện ngoại khóa ở CLB TDTT trường học là : cầu lông 80% trường có nhu cầu, tiếp theo là bóng đá 38%, cờ vua 30% và đá cầu 26%. Số trường có nhu cầu tổ chức CLB TDTT để tổ chức hướng dẫn tập các môn thể thao Khối tiểu học chiếm 79%, khối THCS chiếm 77%, khối THPT 89%, khối cao đẳng dạy nghề là 80%, trung bình là 79%. Như vậy nhu cầu tổ chức loại hình TDTT trong trường học là rất lớn [22].
Tác giả Nguyễn Đức Thành (2013), với đề tài: “Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TTNK của SV ở một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu của tác giả: Đã xây dựng được các giải pháp tổ chức các hoạt động TTNK trong đó về nội dung tập luyện gồm các môn thể thao phổ biến, dễ tập phù hợp với sở thích của SV và điều kiện sân bãi, CSVC các trường ở TP HCM là : Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông và võ thuật. Các hình thức tập luyện cơ bản cho cả SV nam và nữ là CLB, nhóm lớp, đội tuyển trường. Các hình thức tổ chức tập luyện: có tổ chức, hướng dẫn theo chương trình cụ thể của giảng viên. Số buổi tập luyện từ 2-3 buổi/tuần, thời lượng mỗi buổi tập là 60-90 phút, thời điểm tập luyện chủ yếu vào buổi chiều và tối [45].
Tác giả Nguyễn Gắng (2015), Với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết TDTT giữa Đại học Huế và các tổ chức TDTT trên địa bàn thành phố Huế”. Kết quả nghiên cứu của tác giả: Có 7 môn thể thao cần quan tâm để chọn lựa liên kết với các tổ chức TDTT bên ngoài, đó là : Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, karatedo, võ cổ truyền, thể hình và thể dục thẩm mỹ và môn bóng bàn được chọn lựa đặc biệt cho SV chuyên ngành. Xây dựng được mô hình CLB TDTT Liên kết, là một dạng thiết chế mới của CLB TDTT cơ sở trường học được tổ chức phối hợp giữa trường học và các tổ chức TDTT bên ngoài. Ưu thế của mô hình CLB liên kết đã khắc phục được những nhược điểm nội tại, huy động được tiềm năng xã hội, tăng cường, đảm bảo được các điều kiện thuận lợi để tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV theo quy trình khoa học [26].
Tác giả Trần Hữu Hùng (2015), với đề tài: “Nghiên cứu cải tiến hình thức và nội dung tập luyện TDTT cho HS trung học cơ sở khu vực cao nguyên Gia Lai – Kon Tum”. Kết quả nghiên cứu của tác giả: Nội dung hoạt động TTNK: Các môn thể thao yêu thích, các môn thể thao tự chọn (đá cầu mini, bóng đá, Võ Vovinam, bóng chuyền mini ), các trò chơi vận động dân gian (Kéo co, nhảy dây, nhảy bao bố ...). Hình thức tổ chức TTNK chọn là: Hình thức tập luyện CLB TDTT ở trường học; Tổ chức các giải thi đấu thể thao nội bộ v tham gia thi đấu thể thao ngoài trường; Hoạt động thể thao trong các sinh hoạt đội, sao và tập luyện ngoại khóa có người hướng dẫn 1à buổi/tuần (60 phút), tự tập tại các CLB thể thao, theo nhóm 01 buổi/tuần (60 phút) [31].
Tác giả Phạm Duy Khánh (2015), với đề tài: “Nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá nâng cao thể lực cho sinh viên trường đại học Tây Bắc”. Kết quả nghiên cứu của tác giả: Phần lớn SV chọn môn cầu lông v bóng chuyền l m nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa. Sinh viên của trường đa phần có nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa theo các hình thức chủ yếu như CLB, nhóm - lớp v mong mu n có người hướng dẫn thực hiện tuần 2 buổi, mỗi buổi 90 phút v tập sau giờ học buổi chiều [32].
Tác giả Phùng Xuân Dũng (2017), với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu của tác giả: Đổi mới nội dung tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa gồm: Bóng đá, tenis, cầu lông, điền kinh, bơi lội, khiêu vũ thể thao, bóng chuyền. Đổi mới hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa cho SV trường ĐHSP TDTT Hà Nội, trong đó với 02 hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa là đội tuyển và CLB, đồng thời lựa chọn được hình thức tổ chức tập luyện có người hướng dẫn thường xuyên [25].
Tác giả Trần Văn Lam (2017), với đề tài: “Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao sinh viên trong các trường đại học khu vực Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu của tác giả: Về nội dung: Trong các cuộc thi đấu thể thao SV tùy quy mô cuộc thi có thể lựa chọn một hoặc cả 3 nội dung sau: Nội dung thi đấu các môn thể thao trong chương trình GDTC; Nội dung thi đấu các TCVĐ, các nội dung RLTT; Thi đấu các môn thể thao trong các CLB thể thao SV. Về hình thức đổi mới tổ chức các hoạt động thi đấu: Đổi mới quy mô, thời gian v tần xuất thi đấu trong năm ở các trường đại học; Đổi mới về quy trình chuẩn bị cho các cuộc thi đấu như: soạn thảo điều lệ sớm, công tác tuyên truyền cổ động trước thi, xây dựng nội dung chương trình ngày thi đấu v.v..; Đổi mới nghi thức khai mạc, bế mạc và cơ cấu loại giải thưởng trong thi đấu [33].
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng (2017), với đề tài: “Xây dựng chương trình giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên Đại học Quy Nhơn”. Kết quả nghiên cứu của tác giả: Về nội dung TTNK SV có nhu cầu tập luyện các môn thể thao chủ yếu là bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn và võ cổ truyền Việt Nam. Về hình thức tổ chức TTNK chọn là: Tổ chức các CLB từng môn thể thao, thi đấu trong nội bộ Khoa do Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức, Hình thành đội tuyển theo từng môn thể thao từng Khoa, Trường. Tập luyện thể thao ngoại khóa nên thực hiện theo hình thức có người hướng dẫn.Thời điểm tập luyện là buổi chiều và tối (sau buổi học chiều). Về thời lượng tập luyện trong một buổi là khoảng 60 phút, số buổi tập luyện trong tuần là dưới 3 buổi/tuần [30].
Tác giả Nguyễn Hữu Vũ (2016), với đề tài: “Ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen”. Kết quả nghi n cứu của tác giả: Luận án đ xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công tác GDTC gồm 38 tiêu chí. Trong đó giải pháp 4 của nhóm giải pháp dành cho Bộ môn GDTC có đề cập đến hình thức tổ chức TTNK là : Tổ chức và đa dạng hoá các hoạt động TDTT ngoại khoá, thành lập các CLB từng môn, nhiều môn, tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong nh trường; Có chế độ ưu tiên, khen thưởng xứng đáng cho SV tích cực tham gia tập luyện, thi đấu đạt thành tích cao và giải pháp 5 thì đề cập đến nội dung hoạt động ngoại khóa là : Thay đổi chương trình GDTC nội khóa và ngoại khóa [60].
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu có liên như “Vai trò của thể dục thể thao ngoại khoá, các biện pháp nâng cao hiệu quả tại các trường đại học, kỷ yếu hội nghị khoa học thể dục thể thao Đà Nẵng” của tác giả Trịnh Ngọc Trung (12/2012); “Nghiên cứu cải tiến tổ chức và quản lý các hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá để nâng cao thể lực của sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất” của Tác giả Phạm Khánh Minh (2001); “Tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá các môn thể thao như một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Tác giả Lê Trường Sơn Chấn Hải (2003); “Nghiên cứu về hiệu quả chương trình giảng dạy bóng đá nội khoá, ngoại khoá cho nam sinh viên trường Đại học Cần Thơ” của Tác giả Phan Việt Thái (2003); “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá đến thể chất và chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Cần Thơ” của Tác giả Nguyễn Văn Hoà (2004)...
Qua một số công trình nghiên cứu, tài liệu về các giải pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa mà luận án đã trình bày khái quát trên đây, luận án nhận thấy các công trình nghiên cứu, tài liệu tập trung vào nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác GDTC ở các bậc học với các quan điểm lý luận, lý thuyết về xây dựng các nội dung, hình thức, các phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa đều có những điểm mạnh riêng. Các quan điểm lý luận này có thể sử dụng vào giải quyết các nội dung của luận án, tuy nhiên các tài nghiên cứu theo hướng đổi mới nội dung và PPTC hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV các trường CĐ còn rất ít, chủ yếu các đề tài tập trung các giải pháp nâng cao hoạt đông TDTT ngoại khóa cho SV các trường ĐH hoặc HS phổ thông.
Tiểu kết chương 1:
Qua nghiên cứu cứu phân tích những nội dung phần tổng quan nêu trên cho thấy, công tác GDTC và thể thao trường học được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và được xác định là một bộ phận không thể thiếu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề GDTC và hoạt động thể thao cho cho SV là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người toàn diện, đó là nhiệm vụ của Đảng, Nh nước và toàn xãhội.
Quán triệt quan điểm về GDTC và thể thao trường học trong nhà trường của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT tạo đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều văn bản liên quan quy định về mục tiêu, vai trò, chương trình nội khóa, ngoại khóa GDTC cũng như việc kiểm tra, đánh giá và xếp loại thể lực HSSV các cấp, ...Mục tiêu GDTC và thể thao trường học là nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực to n diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên cho HSSV; gắn GDTC, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho HSSV; đồng toàn diện cho con người. Chủ nghĩa nhân văn thời hiện đại đề cao những giá trị về sức khoẻ và vẻ đẹp của thể chất, tinh thần con người. Trong đó tiến trình phát triển TDTT trường học đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hoạt động thể thao ngoại khóa có mục đích là động viên, khuyến khích HSSV tự giác tham gia tập luyện thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho HSSV nhằm củng cố kiến thức cho SV, tạo môi trường học tập hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động TDTT ngoại khóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân cách cho HSSV. Thể dục thể thao ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia.
Các nghiên cứu cho thấy để đánh giá hiệu quả hoạt động TTNK có thể thực hiện một cách định lượng thông qua quá trình thu thập thông tin về phong trào tập luyện, số người tham gia tập luyện, số lượng đội nhóm, CLB, đội nhóm và đội tuyển thể thao, ngoài ra TTNK là yếu tố cấu thành nên thể thao trường học chính vì thế khi đánh giá về trình độ của người tập nó còn được đánh giá thông qua kết quả rèn luyện thể lực của SV, đó là mức độ thành tích đạt được, học lực đạt được xem xét với mối quan hệ với công sức, thời gian bỏ ra với mục đích đã xác định.
Trong quá trình giáo dục và phát triển các tố chất thể lực, ngoài công tác giáo dục thể chất thì công tác hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa rất quan trọng vì thế đi sâu vào lĩnh vực ngoại khóa của sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II cần nghiên cứu về sự phát triển thể lực, đặc biệt cần khảo sát, thăm dò về nhận thức, nhu cầu thực tế về TDTT của đối tượng này. Từ đó xây dựng những nội dung, chương trình thể dục thể thao phù hợp, kích thích sự say mê tập luyện.TDTT ngoại khóa có ý nghĩa tích cực góp phần trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất. chức năng rèn luyện sức khỏe của thể dục thể thao đó là thông qua các hoạt động vận động khoa học, hợp lý, thông qua cơ chế sinh vật học, y học để cải thiện và nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất, năng lực tổng hợp và phân giải các chất dinh dưỡng trong cơ thể, làm cho cơ thể có được sự phát triển có hiệu quả. Qua nghiên cứu TDTT ngoại khóa sẽ giúp cho công tác phát triển TDTT trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II phát triển đúng hướng, phù hợp với đặc trưng của đối tượng và điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi trong nhà trường hiện nay.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Chủ thể nghiên cứu
Nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể phỏng vấn:
+ Lượng mẫu thu thập thông tin: 10 giảng viên và chuyên gia
+ Lượng mẫu phỏng vấn tiêu chí đánh giá: 30 giảng viên, chuyên gia và cán bộ quản lý.
+ Lượng mẫu phỏng vấn thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa: 45 giảng viên, chuyên gia và cán bộ quản lý.
+ Lượng mẫu phỏng vấn xác định nội dung TDTT ngoại khóa: 30 giảng viên, chuyên gia. (chương trình của từng môn TT ngoại khóa có trên 25/30 người có chuyên môn sâu)
+ Lượng mẫu phỏng vấn thực trạng: 480 sinh viên (Năm nhất là 260 SV, Năm hai là 220 SV).
Khách thể kiểm tra sư phạm: 480 nam sinh viên
Khách thể thực nghiệm sư phạm:
+ Lượng mẫu phỏng vấn Giảng viên và CBQL: 30 người
+ Lượng mẫu kiểm tra sư phạm và phỏng vấn đối với sinh viên:
Nhóm 1: 70 SV nam tập nội dung Bóng đá.
Nhóm 2: 69 SV nam tập nội dung Cầu lông.
Nhóm 3: 66 SV nam tập nội dung Bơi lội.
Nhóm 4: 70 SV nam tập nội dung Bóng chuyền.
Nhóm đối chứng: 61 SV nam tự tập luyện các nội dung chương trình TDTT NK khác như môn Bóng rổ và Teakwondo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết nhiệm vụ trên đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này sử dụng phổ biến, nghiên cứu sinh tiến hành thu thập,chọn lọc các tài liệu có liên quan bao gồm các văn kiện, văn bản của Đảng và Nhà nước, tài liệu khoa học, sách báo, tạp chí của các nhà khoa học về công tác GDTC,TDTT trường học để làm cơ sở cho việc nghiên cứu phân tích tổng hợp các dữ liệu, đưa ra các giả thuyết, định hướng và dự đoán khoa học, đồng thời xác định các nhiệm vụ nghiên cứu làm cơ sở tiến hành thực hiện nghiên cứu. [39]
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.
Mục đích – ý nghĩa: Đây là phương pháp hỏi và trả lời gián tiếp thông qua phiếu phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến các nội dung nghiên cứu trọng yếu của Luận án.
Nội dung phỏng vấn: xác định tiêu chí đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa; Phỏng vấn thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II; Xác định các nội dung chương trình các môn thể thao ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II; Phỏng vấn sự hứng thú và hài lòng của sinh viên trong quá trình hotap65 luyện nội dung chương trình TDTT ngoại khóa.
Công cụ đo:
Phiếu thu thập thông tin (P1) để xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa dành cho giảng viên, chuyên gia GDTC.
Phiếu phỏng vấn (P2) xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động tdtt ngoại khóa (dành cho giảng viên, chuyên gia gdtc, cán bộ quản lý)
Phiếu phỏng vấn (P3) thực trạng hoạt động tdtt ngoại khóa (dành cho giảng viên, chuyên gia gdtc, cán bộ quản lý)
Phiếu phỏng vấn (P4) thực trạng hoạt động tdtt ngoại khóa (dành cho nam sinh viên)
Phiếu phỏng vấn (P5) giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý, cộng tác viên môn bóng đá)
Phiếu phỏng vấn (P6) giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý, cộng tác viên môn bóng chuyền
Phiếu phỏng vấn (P7) giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý, cộng tác viên môn bơi lội)
Phiếu phỏng vấn (P8) giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý, cộng tác viên môn cầu lông
Phiếu phỏng vấn (P10) đánh giá sự phù hợp của chương trình tdtt ngoại khóa (dành cho giảng viên, chuyên gia gdtc, cán bộ quản lý)
Phiếu phỏng vấn (P11) kháo sát sinh viên các nhóm sau thực nghiệm(dành cho nam sinh viên)
Lượng mẫu phỏng vấn:
+ Lượng mẫu thu thập thông tin: 10 giảng viên và chuyên gia
+ Lượng mẫu phỏng vấn tiêu chí đánh giá: 30 giảng viên, chuyên gia và cán bộ quản lý.
+ Lượng mẫu phỏng vấn thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa: 45 giảng viên, chuyên gia và cán bộ quản lý.
+ Lượng mẫu phỏng vấn xác định nội dung TDTT ngoại khóa: 30 giảng viên, chuyên gia. (chương trình của từng môn TT ngoại khóa có trên 25/30 người có chuyên môn sâu)
+ Lượng mẫu phỏng vấn thực trạng: 480 sinh viên (Năm nhất 260, Năm hai 260 sinh viên).
Cách đánh giá kết quả phỏng vấn: Luận án thiết kế các biến quan sát trong các phiếu phỏng vấn từ 2 đến 5 mức, luận án căn cứ vào các mức này đển quy đổi ra mức đánh giá theo ý nghĩa tương ứng.
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Mục đích của phương pháp này là thông qua các test để kiểm tra tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển thể lực của sinh viên các nhóm đối tương nghiên cứu nam sinh viên dưới tác động của nội dung chương trình thể dục thể thao ngoại khoá. Các test sư phạm đề tài nghiên cứu theo Thông tư 24/2012 của Bộ Công an. Quy định về tiêu chuẩn rèn luyện chiến sĩ Công an khoẻ trong lực lượng Công an Nhân dân. [8]
+ Bật xa tại chỗ (cm): chủ yếu kiểm tra sức mạnh bột phát tổng hợp của nhóm cơ chi dưới, cơ lưng. Đối tượng kiểm tra đứng tự nhiên sau vạch kẻ trên ván dậm nhảy của hố nhảy xa, giữa hai chân có khoảng cách nhất định, không lấy đà, co khớp gối, vung tay nhảy hết sức về trước càng xa càng tốt, hai bàn chân cùng tiếp đất. Thành tích được xác định bằng khoảng cách từ mũi chân lúc đứng chuẩn bị cho đến gót chân gần nhất khi kết thúc bật xa. Mỗi đối tượng thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất.
+ Co tay xà đơn (lần): kiểm tra sức mạnh bền nhóm cơ vai, cánh tay, cơ ngực. Đối tượng được kiểm t...hiệm môn Cầu lông; Nhóm 3: Nhóm thực nghiệm môn Bơi lội; Nhóm 4: Nhóm thực nghiệm môn Bóng chuyền; Nhóm 5: Nhóm đối chứng
Phụ luc 19: Kết quả kiểm tra thể lực của các nhóm Sau thực nghiệm
Nhóm
Họ Tên
Bật xa tại chổ (cm)
Co tay xà đơn (lần)
Chạy 100m (s)
Chạy 1500m (s)
Nằm sấp chống đẩy (lần)
1
No01
220
11
13.8
407
35
1
No02
220
13
13.2
400
28
1
No03
230
10
13.1
396
37
1
No04
220
14
13.8
368
30
1
No05
235
12
14.7
425
27
1
No06
220
15
13.1
445
28
1
No07
225
12
14.3
422
33
1
No08
225
15
14.8
377
30
1
No09
245
11
13.1
369
32
1
No10
240
12
13.4
426
33
1
No11
220
12
13.5
400
34
1
No12
225
11
14.6
356
30
1
No13
220
11
14.3
375
31
1
No14
220
12
13.8
382
27
1
No15
220
12
13.1
393
27
1
No16
240
13
14.1
418
26
1
No17
220
13
15.2
431
30
1
No18
250
14
14.2
363
32
1
No19
235
12
15.5
341
34
1
No20
220
14
14.4
347
28
1
No21
230
13
13.3
355
34
1
No22
235
13
13.8
433
27
1
No23
220
12
14.2
422
28
1
No24
235
10
12.9
385
30
1
No25
240
12
13.6
442
30
1
No26
220
12
14.9
400
27
1
No27
240
14
13.1
383
30
1
No28
220
15
13.7
372
35
1
No29
215
15
12.8
355
28
1
No30
220
10
13.5
350
30
1
No31
225
11
14.7
361
31
1
No32
230
14
13.1
375
35
1
No33
220
15
15.4
366
32
1
No34
230
13
13.3
429
29
1
No35
235
14
14.1
355
30
1
No36
235
15
13.2
330
28
1
No37
245
13
13.7
356
29
1
No38
230
11
14.4
375
28
1
No39
220
12
12.7
383
29
1
No40
220
12
13.2
358
28
1
No41
220
12
14.1
350
30
1
No42
220
13
13.8
362
32
1
No43
250
12
13.2
356
34
1
No44
235
14
14.7
345
33
1
No45
225
11
13.6
367
30
1
No46
220
14
13.1
366
33
1
No47
225
12
14.8
367
28
1
No48
230
14
14.4
375
30
1
No49
235
12
14.1
380
28
1
No50
225
13
13.2
405
27
1
No51
220
14
14.3
365
31
1
No52
220
12
14.8
355
30
1
No53
250
11
15.3
349
32
1
No54
245
15
14.1
372
35
1
No55
240
15
12.8
377
35
1
No56
220
12
12.9
350
36
1
No57
230
12
14.6
342
33
1
No58
235
11
13.5
348
33
1
No59
230
14
13.1
379
28
1
No60
235
13
15.1
380
30
1
No61
220
12
13.8
378
30
1
No62
220
12
12.8
366
31
1
No63
230
10
14.7
370
29
1
No64
245
12
13.4
368
31
1
No65
230
14
15.6
380
28
1
No66
230
14
13.5
375
35
1
No67
235
15
12.8
370
32
1
No68
230
12
15.8
355
32
1
No69
230
11
13.5
348
27
1
No70
245
12
13.7
355
31
2
No101
235
15
12.7
360
38
2
No102
220
12
14.6
405
30
2
No103
220
12
14.3
380
33
2
No104
225
13
14.1
375
31
2
No105
250
15
12.8
368
32
2
No106
220
12
14.5
400
34
2
No107
220
11
14.4
402
30
2
No108
230
14
14.8
376
29
2
No109
225
13
14.2
387
30
2
No110
220
13
15.1
400
31
2
No111
240
14
13.5
364
27
2
No112
240
15
13.1
365
30
2
No113
240
14
13.2
371
33
2
No114
225
13
13.8
393
32
2
No115
220
12
15.7
404
30
2
No116
220
10
15.5
406
32
2
No117
240
12
13.8
370
36
2
No118
235
15
12.8
363
36
2
No119
245
14
13.5
366
35
2
No120
235
13
13.5
376
33
2
No121
240
10
13.7
362
34
2
No122
220
10
15.4
409
30
2
No123
220
11
15.2
417
30
2
No124
230
12
14.4
358
28
2
No125
220
12
15.8
388
28
2
No126
220
11
15.1
401
30
2
No127
225
13
14.2
388
33
2
No128
220
10
15.5
405
30
2
No129
220
12
13.7
395
32
2
No130
235
15
13.1
368
32
2
No131
250
16
12.8
344
29
2
No132
235
13
13.6
350
27
2
No133
240
14
13.3
355
31
2
No134
225
15
14.1
376
31
2
No135
225
15
15.3
385
28
2
No136
225
14
14.5
405
28
2
No137
240
15
13.2
373
32
2
No138
245
15
14.1
355
28
2
No139
220
12
15.3
402
32
2
No140
230
12
13.4
393
30
2
No141
225
11
14.2
427
27
2
No142
225
10
15.7
376
28
2
No143
225
10
14.5
363
30
2
No160
220
14
14.3
382
32
2
No161
225
12
15.1
412
27
2
No162
225
11
14.2
388
30
2
No163
240
15
13.3
375
32
2
No164
230
15
13.1
352
32
2
No165
235
13
13.05
355
33
2
No166
225
13
13.1
387
31
2
No167
220
14
14.2
411
30
2
No168
220
13
14.6
402
27
2
No169
225
11
13.1
390
32
2
No170
225
10
13.9
356
29
2
No171
220
12
14.6
426
27
2
No172
220
13
13.2
362
28
2
No173
230
14
12.7
354
28
2
No174
230
14
13.1
375
30
2
No175
240
15
13.3
351
30
2
No176
225
15
14.3
382
33
2
No177
220
13
14.6
393
28
2
No178
220
12
15.3
427
27
2
No179
225
12
14.5
409
30
2
No180
235
15
13.1
368
31
2
No181
235
16
13.5
346
35
2
No182
225
14
13.2
376
30
2
No183
225
14
14.8
377
32
2
No184
220
11
14.6
402
31
2
No185
220
11
14.4
392
30
3
No201
225
12
14.1
376
30
3
No202
230
12
14.3
390
31
3
No203
230
13
13.5
375
30
3
No204
220
11
15.9
390
28
3
No205
225
11
14.5
396
27
3
No206
240
14
13.6
365
33
3
No207
220
10
15.5
400
30
3
No208
240
14
12.9
342
35
3
No209
240
15
13.5
366
34
3
No210
220
12
14.4
415
26
3
No211
225
10
14.7
391
29
3
No212
220
12
14.8
412
27
3
No213
220
11
14.6
405
26
3
No214
235
13
13.5
379
30
3
No215
225
13
13.2
382
29
3
No216
230
14
13.4
370
30
3
No217
235
12
13.5
365
32
3
No218
220
12
14.7
420
26
3
No219
225
10
15.6
387
28
3
No220
220
10
16.1
385
28
3
No221
235
14
13.2
370
34
3
No222
240
13
12.8
366
33
3
No223
225
14
13.2
370
28
3
No224
215
12
15.5
405
27
3
No225
220
10
14.4
420
26
3
No226
225
11
13.7
415
27
3
No227
235
14
13.8
397
27
3
No228
235
14
13.5
383
28
3
No229
225
10
14.2
380
27
3
No230
230
11
13.6
385
34
3
No231
210
10
16.1
435
28
3
No232
235
13
13.4
376
29
3
No233
250
15
12.8
360
30
3
No234
225
11
13.8
370
30
3
No235
230
10
13.8
385
28
3
No236
240
14
14.1
360
27
3
No237
220
12
15.2
385
28
3
No238
220
11
13.8
400
26
3
No239
220
11
14.7
410
27
3
No240
245
15
12.9
372
30
3
No241
240
14
14.2
363
30
3
No263
220
11
14.9
430
28
3
No264
220
11
14.5
386
31
3
No265
230
13
13.2
376
30
3
No266
235
13
13.9
375
35
3
No267
245
15
12.9
360
36
3
No268
230
12
13.4
369
33
3
No269
240
12
13.8
383
36
3
No270
240
13
13.7
389
31
3
No271
245
15
13.5
355
36
3
No272
220
11
14.8
385
30
3
No273
225
12
14.4
377
26
3
No274
210
12
14.8
407
28
3
No275
210
11
15.8
402
27
3
No276
245
14
13.4
371
34
3
No277
240
12
12.9
366
33
3
No278
230
12
13.4
383
31
3
No279
220
15
13.7
377
27
3
No280
245
15
13.1
355
30
3
No281
230
13
13.2
367
29
3
No282
230
12
13.5
377
33
3
No283
225
12
15.8
422
27
3
No284
220
10
15.5
433
28
3
No285
215
11
14.5
435
28
3
No286
220
10
13.9
406
29
3
No287
220
11
14.8
442
27
4
No401
235
16
14.8
372
30
4
No402
245
13
13.2
370
32
4
No403
240
12
13.5
432
34
4
No404
220
13
13.7
405
31
4
No405
230
12
14.5
360
32
4
No406
220
11
15.5
375
32
4
No407
220
12
13.8
378
27
4
No408
220
13
13.5
400
27
4
No409
250
11
14.6
420
28
4
No410
225
12
14.9
436
31
4
No411
255
11
13.8
370
32
4
No412
240
14
15.5
362
33
4
No413
220
14
15.2
360
29
4
No414
230
13
13.3
355
36
4
No415
230
12
13.8
455
27
4
No416
220
12
14.5
417
28
4
No417
240
12
13.3
380
30
4
No418
245
13
14.1
428
31
4
No419
240
15
14.5
366
33
4
No420
250
16
13.2
325
32
4
No421
235
12
13.4
385
32
4
No422
245
16
13.1
372
35
4
No423
235
16
13.5
350
33
4
No424
220
12
14.1
385
32
4
No425
225
13
14.7
388
30
4
No426
220
12
14.5
390
27
4
No427
235
12
13.1
379
32
4
No428
240
12
13.3
366
29
4
No429
250
11
13.6
355
32
4
No430
230
15
14.04
345
37
4
No431
225
13
14.2
375
32
4
No432
220
12
15.1
410
28
4
No433
230
12
14.4
382
30
4
No434
255
16
12.8
373
32
4
No435
245
16
13.1
350
35
4
No436
240
15
12.9
348
34
4
No437
230
12
12.8
380
32
4
No438
220
13
14.2
405
30
4
No439
225
12
15.6
400
28
4
No440
230
10
13.2
385
32
4
No441
230
12
13.8
340
28
4
No442
245
16
12.8
355
34
4
No443
230
12
13.5
378
32
4
No444
225
14
14.2
367
28
4
No445
250
16
13.1
350
32
4
No446
240
12
13.2
365
30
4
No447
235
12
13.2
375
34
4
No448
220
13
15.3
425
29
4
No449
220
12
14.8
425
30
4
No450
220
10
14.5
436
28
4
No451
225
12
13.5
402
30
4
No452
220
11
14.3
422
28
4
No453
225
12
13.2
384
30
4
No454
235
14
13.1
360
36
4
No455
220
12
14.2
385
28
4
No456
220
11
14.4
385
28
4
No457
220
12
14.5
390
28
4
No458
235
12
13.3
390
27
4
No459
220
11
13.9
385
32
4
No460
225
13
13.5
373
30
4
No461
220
12
14.6
405
28
4
No462
235
13
12.9
366
35
4
No463
220
13
14.4
368
29
4
No464
220
12
14.3
385
28
4
No465
235
14
13.8
367
31
4
No466
250
14
13.2
355
35
4
No467
235
14
13.8
366
32
4
No468
230
14
14.1
374
32
4
No469
225
12
14.6
390
30
4
No486
240
15
13.8
350
35
5
No418
230
14
15.9
373
29
5
No419
225
13
13.5
408
30
5
No420
230
12
14.1
396
30
5
No421
225
11
13.9
390
31
5
No422
245
15
13.3
374
36
5
No423
240
14
13.1
366
35
5
No424
220
11
13.8
393
31
5
No425
230
10
13.7
393
30
5
No426
205
9
13.2
405
28
5
No427
225
11
14.5
395
28
5
No428
205
10
14.8
390
28
5
No429
200
10
14.3
395
26
5
No430
230
13
13.6
401
34
5
No431
220
14
14.5
389
31
5
No432
205
10
14.7
425
26
5
No433
230
15
13.6
368
36
5
No434
220
11
14.1
399
32
5
No435
225
11
14.3
391
31
5
No436
220
12
14.6
428
27
5
No437
220
10
14.1
435
30
5
No438
205
10
15.1
442
27
5
No439
230
11
14.6
386
29
5
No440
240
12
12.9
368
35
5
No441
205
11
14.4
411
28
5
No442
220
8
14.2
387
30
5
No443
215
10
14.8
399
27
5
No444
230
11
13.5
392
26
5
No445
210
10
14.1
388
29
5
No446
220
12
13.7
375
30
5
No447
205
9
14.4
400
27
5
No448
235
12
13.1
367
34
5
No449
230
11
13.9
375
36
5
No450
225
10
13.4
366
34
5
No451
225
10
13.3
379
31
5
No452
220
15
15.3
380
30
5
No453
235
12
13.3
374
31
5
No454
240
11
13.6
443
33
5
No455
220
12
14.1
412
31
5
No456
225
10
15.1
350
29
5
No457
200
10
14.7
374
30
5
No458
220
11
14.1
385
25
5
No459
205
13
13.6
381
26
5
No460
245
13
13.7
442
25
5
No461
210
11
15.5
433
30
5
No462
250
13
14.4
373
31
5
No463
240
10
15.9
349
34
5
No464
210
13
15.1
357
26
5
No465
225
12
13.7
340
34
5
No466
230
11
14.3
455
26
5
No467
215
10
14.5
435
27
5
No468
235
11
13.5
387
29
5
No469
240
10
13.5
430
30
5
No470
240
14
14.3
362
30
5
No471
245
15
13.7
343
32
5
No472
230
13
13.6
387
31
5
No473
235
16
13.1
374
34
5
No474
230
16
13.5
340
32
5
No475
220
14
13.3
369
30
5
No476
210
12
15.6
411
26
5
No477
215
10
14.6
408
26
5
No478
225
10
13.7
419
27
Ghi chú: Nhóm 1: Nhóm thực nghiệm môn Bóng đá;Nhóm: 2 Nhóm thực nghiệm môn Cầu lông; Nhóm 3: Nhóm thực nghiệm môn Bơi lội; Nhóm 4: Nhóm thực nghiệm môn Bóng chuyền; Nhóm 5: Nhóm đối chứng
PHỤ LỤC 20
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN (P10)
Đánh giá sự phù hợp của chương trình TDTT ngoại khóa
(Dành cho giảng viên, chuyên gia GDTC, cán bộ quản lý)
Kính gởi:......................................................................................
Để đánh giá hiệu quả của chương trình TDTT ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, chúng tôi thiết kế phiếu phỏng vấn này để xin ý kiến đánh giá của quí vị. Kính mong quí giảng viên, chuyên gia GDTC, cán bộ quản lý hợp tác và tạo điều kiện giúp đỡ!
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự hợp tác và giúp đỡ tận tình của quí vị!
PHẦN 1: NỘI DUNG CHÍNH
Câu 1: Xin quý Thầy/ Cô cho biết chương trình TDTT ngoại khóa ở Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II có đáp ứng yêu cầu của Nhà trường không?
Đáp ứng yêu cầu của Nhà trường o
Đáp ứng từng phần yêu cầu o
Chưa đáp ứng o
Câu 2: Xin quý Thầy/Cô cho biết Nội dung giảng dạy TDTT ngoại khóa hiện nay có đảm bảo và phù hợp với sự phát triển lực của nam sinh viên của Trường không?
Hoàn toàn đảm bảo và phù hợp o
Đảm bảo và phù hợp o
Bình thường o
Không phù hợp o
Hoàn toàn không đảm bảo và phù hợp o
Ý kiến khác:
Câu 3: Xin quý Thầy/Cô cho biết mức độ phù hợp của chương trình TDTT ngoại khóa đối với điều kiện hiện nay của Nhà trường?
Mã hóa
Biến lượng
Mức đo
Phù hợp
Không phù hợp
TN1
Nội dung giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa
o
o
TN2
Thời lượng giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa
o
o
TN3
Tiến trình giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa
o
o
TN4
Nội dung và hình thức đề cương chi tiến các môn thể thao ngoại khóa
o
o
TN5
Hệ thống giáo án giảng dạy các môn thể thao ngoại khóa
o
o
TN6
Hình thức tổ chức dạy thề thao ngoại khóa
o
o
TN7
Đánh giá tổng thể chương trình TDTT ngoại khóa
o
o
PHẨN 2: PHẦN BỔ SUNG
(Trả lời bằng cách viết tay)
Trân trọng cám ơn Quý Giảng viên, Chuyên gia, cán bộ quản lý!
Tp.HCM, ngày tháng năm 201
Giảng viên/Chuyên gia/cán bộ quản lý
(Ký và ghi rõ họ, tên)
PHỤ LỤC 21
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN (P11)
Kháo sát sinh viên các nhóm sau thực nghiệm
(Dành cho nam sinh viên)
Các bạn sinh viên thân mến!
Nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện và mức độ phù hợp của chương trình TDTT ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, chúng tôi mong các bạn sinh viên hợp tác cung cấp thông tin chính xác ở từng câu hỏi của phiếu phỏng vấn này. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn!
PHẦN 1:NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Câu 1: Sự hứng thú tập luyện môn TDTT ngoại khóa như thế nào? (CH 1 lựa chọn)
Rất hứng thú o
Hứng thú o
Bình thường o
Không hứng thú o
Rất không hứng thú o
Câu 2: Bạn có hài lòng về chương trình TDTT ngoại khóa mà bạn đã học trong suốt quá trình thực nghiệm như thế nào? (CH 1 lựa chọn)
Rất hài lòng o
Hài lòng o
Bình thường o
Không hài lòng o
Rất không hài lòng o
Câu 3: Bạn cho biết mức độ phù hợp của nội dung môn thể thao ngoại khóa mà bạn tập luyện trong suốt quá trình thực nghiệm đối với điều kiện hiện nay của Nhà trường như thế nào? (CH 1 lựa chọn)
Phù hợp o
Không phù hợp o
Trân trọng cám ơn !
Tp.HCM, ngày tháng năm 201
Sinh viên
PHỤ LỤC 22
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIÁO ÁN: 20
Nội dung: Kỷ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân, giữ bóng bằng mu chính diện.
Học kỳ : Bóng đá NK1
Năm học: 20.......- 20..........
Ngày thực hiện :......./........./20........
Khóa :...................... Lớp : ngoại khóa
Giảng viên :..........................................
I. Mục tiêu của buổi học :
1. Kiến thức:
- Sinh viên thực hiện được khả năng giữ bóng bằng lòng bàn chân, mu chính diện.
2. Kỹ năng:
- Nắm vững kỹ năng từng động tác theo hệ thống, biết sữa chữa sai lầm để điều chỉnh tốt hành vi vận động.
3. Thái độ:
- Giáo dục sinh viên ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần tập luyện, tự giác, ý chí vương lên trong mọi hoạt động.
II. Dụng cụ, sân bãi :
- Giáo án, sân bãi, bóng, lưới, chóp, cầu môn.
III. Nội dung của buổi học :
Nội dung và yêu câu của buổi học
Khối lượng
Phương pháp tổ chức giảng dạy
Số lần
Thời gian
I. Mở đầu :
1. Tập trung lớp, điểm danh.
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu buổi học.
3. Tổ chức các bước khởi động:
+ Khởi động các khớp
+ Khởi động chung. ( Bài tập phát triển chung )
+ Khởi động chuyên môn ( BT bổ trợ trong đá bóng )
Căng cơ ( các bài tập căng cơ ) trước khi tập luyện
1 lần
20p
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
X x x x x x x x x
GV
Phương pháp tổng hợp
x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x
GV
Phương pháp đồng loạt
I –Cơ bản:
1 -Ôn kỷ thuật đá bóng bằng má ngngoài.
BBai tập:
-Hai người một bóng cự ly 6-7m thực hiện đá má ngoài sệch.
-Hai người mmootj bóng cự ly 5-7m tự thả bóng xuống thực hiện đá má ngoài nửa nảy.
2- Học kỷ thuật giữ bóng bằng lòng bàbàn chân
+ GV phân tích :
-Đặc điểm kỷ thuật.
- Nguyên lý kỷ thuật.
- Làm mẫu kỷ thuật.
+Khống chế bóng sệch.
+Khống chế bóng bổng.
Những sai lầm thường mắc.
-Xác định sai thời gian bóng đến.
-Không thả lỏng khớp cổ chân để hoãn xung lực.
-Chân không nâng cao đúng với bóng bổng nên bóng trúng vào ống chân.
Bài tập:
-Tập nhiều lần động tác dừng bóng nhưng không có bóng.
- Hai người một bóng,một người đứng tại chỗ đưa chân về trước đợi đồng đội lăng bóng sệch đến bóng chạm vào bàn chân cầu thủ nhanh chóng kéo chân về sau (hoãn xung lực).
- Dừng bóng lăn sệch có đà.
- Hai người môt bóng mọt người đá lòng sệch người kia tập giũ bóng.
- Tập theo từng cặp một người tung bóng bong người kia thực hiên giữ bóng bổng cự ly khoang 3-5m.
- Hai người một bóng cự ly 7-8m một người dồng bóng xuống đất bóng nảy lên người kia tập dứng trên không bằng lòng bàn chân.
3- Học giữ bóng bằng mu chính diệdiện.
GV phân tích .
+ Đặc điểm kỷ thuật.
+ Nguyên lý kỷ thuật giư bóng mu chính diện trên không.
+ GV thị phạm.
Nêu những sai lầm thường mắc.
-Phán đón bóng đến không chính xác, sẽ phải vương người và dũi mu chân về hướng bóng hoặc bị bóng chậm vào ống chân.
-Động tác hạ chân quá chậm hoặc quá nhanh làm cho bóng bật nảy xa tầm kiểm soát.
-Không thả lỏng khớp cổ chân.
Bài tập:
+Tập không bóng đứng từng hàng nâng chân lên cao ngang tầm hông và giữ nguyên ở tư thế đó. Theo hiệu lệnh của GV cầu thủ hạ nhanh chân xuống.
+Tự tung bóng rồi đưa chân tập dừng bóng khi bóng chưa chạm đất.
+Tự tung bóng lên và để bóng rơi xuống đất nảy lên sau đó dừng bóng khi bóng trên không.
+Hai người một bóng cự ly 6-8m một người dồng bóng xuống đất nảy lên người kia di chuyển tập dừng bóng khi bóng ở trên không.
Thể lực: Bài tập thể lực chung.
20p
20p
20p
20p
10p
x x x x x x x x
GV
x x x x x x x x
Phương pháp phân nhóm
x x x x x x x x
GV
x x x x x x x x
Phương pháp phân nhóm
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
GV
Phương pháp tổng hợp
Bài tập:
x x x x x x x x
GV
x x x x x x x x
Phương pháp phân nhóm
III. Kết thúc :
1. Tập trung xuống lớp
+ Nhận xét buổi tập
+ Bài tập thả lỏng
+ Giao bài tập về nhà
2. Thủ tục xuống lớp
1 lần
10 p
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
X x x x x x x x x
GV
Phương pháp tổng hợp
Tp.HCM, ngày...... tháng..... năm 20......
Duyệt của Trưởng khoa Giảng viên
PHỤ LỤC 23
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIÁO ÁN: 20
Nội dung chính:
- Kỹ thuật:
+ Các tư thế chuẩn bị và các bước di động trong Bóng chuyền.
+ Kỹ thuật phát bóng cao tay đối với nam; phát bóng thấp tay đối với nữ
+ Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (đệm bóng)
- Chiến thuật và thể lực: Phát triển thể lực chung và chuyên môn.
- Kỹ năng: Phối hợp nhịp nhàng từng động tác.
Học kỳ : Bóng đá NK1
Năm học: 20.......- 20..........
Ngày thực hiện :......./........./20........
Khóa :...................... Lớp : ngoại khóa
Giảng viên :..........................................
I. Mục tiêu của buổi học :
1. Kiến thức:
- Sinh viên nắm được lý thuyết và nguyên lý của các tư thế chuẩn bị và các bước di động trong Bóng chuyền; Kỹ thuật phát bóng cao tay đối với nam; phát bóng thấp tay đối với nữ; Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (đệm bóng).
2. Kỹ năng:
- Thực hiện tốt các tư thế chuẩn bị và các bước di động trong Bóng chuyền; Kỹ thuật phát bóng cao tay đối với nam; phát bóng thấp tay đối với nữ; Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (đệm bóng).
3. Thái độ:
- Giáo dục sinh viên ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần tập luyện, tự giác, ý chí vương lên trong mọi hoạt động.
II. Dụng cụ, sân bãi :
- Giáo án, sân bãi bóng chuyền, bóng, lưới.
III. Nội dung của buổi học :
PHẦN BÀI
NỘI DUNG YÊU CẦU
BUỔI HỌC
Khối lượng
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
SL
TG
Chuẩn bị:
1. Nhận lớp:
- Điểm danh, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu buổi tập luyện.
2. Khởi động chung:
- Chạy nhẹ nhàng một vòng quanh sân.
- Trực ban hướng dẫn khởi động bài khởi động chung: cổ tay, cổ chân, vai, gối, hông,.
- Căng các nhóm cơ
3. Khởi động chuyên môn:
a. Khởi động không bóng:
- Chạy các bước cơ bản: bước nhỏ, nâng cao đùi, di chuyên 2 bước ngang , Chạy tốc độ cao 18m về cuối sân.
- Di chuyển 9-3-6-3-9
b. Khởi động với bóng:
- Hai người một bóng thực hiện:
+ Ném bóng qua lại trên không bằng hai tay, một tay.
+ Vụt bóng xuống đất bằng 2 tay, một tay.
+ Đập bóng xuống đất.
5’
5’
10’
x x x x x
x x x x x
x®
x®
x®
x®
D
x x
x x
x 8-9m x
D
Cơ bản
1. Ôn tập tư thế chuẩn bị và các bước di chuyển
- Tư thế chuẩn bị: cao, trung bình, thấp.
- Các bước di động: Đi, chạy, nhảy, bước, ngã.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Yêu cầu:
- Tự giác, tập trung chú ý cao.
- Tư thế chuẩn bị hợp lý, thoải mái, tránh gò bó, căng thẳng. Đặc biệt là cơ bắp. GV sửa sai.
2. Ôn tập kỹ thuật phát bóng cao tay đối với nam; phát bóng thấp tay đối với nữ
- Ôn tập kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt.
+ Lợp thực hiện tại chổ tập mô phỏng từng giai đoạn của kỹ thuật động tác phát bóng cao tay trước mặt.
+ Tại chổ thực hiện toàn bộ kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt.
- Phát bóng vào tường.
- Phát bóng qua lưới từ cự ly gần rồi tăng dần khoảng cách đến cuối sân
3. Kỹ thuật đệm bóng thấp tay bằng hai tay cơ bản.
- Tại chổ mô phỏng động tác đệm bóng.
- Một người tung, một người đệm sau đó đổi phục vụ cho nhau.
- Đệm bóng vào tường.
- Chia nhóm thực hiện kỹ thuật.
- Giáo viên sửa chữa kỹ thuật.
Yêu cầu : Phối hợp tư thế thân người, chân, tay nhịp nhàng tránh gò bó. Thẳng tay, nâng tay và thân người khi tiếp xúc bóng
30’
20’
40’
x x x x x
x x x x x
x 2-3m x
Kết thúc
- Nhận xét buổi học, giao nhiệm vụ về nhà.
- Xuống lớp.
10’
x x x x x
x x x x x
Tp.HCM, ngày...... tháng..... năm 20......
Duyệt của Trưởng khoa Giảng viên
PHỤ LỤC 24
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIÁO ÁN: 20
Nội dung chính: Ôn kĩ thuật động tác chân 2 kiểu bơi: trườn sấp và ếch.
Học kỳ : Bơi lội NK1
Năm học: 20.......- 20..........
Ngày thực hiện :......./........./20........
Khóa :...................... Lớp : ngoại khóa
Giảng viên :..........................................
I. Mục tiêu của buổi học :
1. Kiến thức:
- Nắm vững nguyên lý kỹ thuật động tác chân 2 kiểu bơi trườn sấp và ếch .
- Hiểu và biết về cách bơi trường sấp và ếch.
2. Kỹ năng :
- Thực hành tốt kỹ năng về kỹ thuật của 2 kiểu bơi truồn sấp và ếch.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc và tự giác trong tập luyện.
II. Dụng cụ, sân bãi :
- Hồ bơi, còi
- Một số dụng cụ hỗ trợ khác.
III. Nội dung của buổi học:
NỘI DUNG, YÊU CẦU BUỔI HỌC
ĐLVĐ
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
Số lần
Thời gian
I. Mở đầu:
1. Điểm danh lớp học.
2. Phổ biến nhiệm vụ buổi học, yêu cầu buổi học
3. Khởi động chung, khởi động dưới nước
II. Cơ bản:
1. Ôn kĩ thuật động tác chân 2 kiểu bơi: trườn sấp và ếch.
2. Tập kĩ thuật động tác tay cho 2 kiểu bơi: trườn sấp và ếch.
3. Tập kĩ thuật phối hợp
Động tác chân & tay cho 2 kiểu bơi ếch và trườn sấp.
III. Kết thúc:
- Thả lỏng
- Nhận xét lớp học
- Giao nhiệm vụ về nhà
20’
30’
30’
30’
10’
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
Thị phạm, phân tích kỹ thuật, phân tích động tác sai
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
Tp.HCM, ngày...... tháng ..... năm 20
Duyệt của Trưởng Khoa Giảng viên
PHỤ LỤC 25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIÁO ÁN: 20
Nội dung: Giao cầu ngắn thuận tay.
Học kỳ : Cầu lông NK1
Năm học: 20.......- 20..........
Ngày thực hiện :......./........./20........
Khóa :...................... Lớp : ngoại khóa
Giảng viên :..........................................
I. Mục tiêu của buổi học :
1. Kiến thức:
- Nắm vững kỹ thuật động tác giao cầu ngắn thuận tay .
- Hiểu và biết về cách cầm cầu.
2. Kỹ năng :
- Thực hành tốt kỹ năng về kỹ thuật.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc và tự giác trong tập luyện.
II. Dụng cụ, sân bãi :
- Sân cầu lông, vợt và cầu
- Một số dụng cụ hỗ trợ khác.
III. Nội dung của buổi học :
NỘI DUNG, YÊU CẦU BUỔI HỌC
ĐLVĐ
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
Số lần
Thời gian
I. Mở đầu :
1. Tập trung lớp học và phổ biến nội dung.
2. Khởi động:
Khởi động chuyên môn
1 lần
20'
10'
10'
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
GV
Phương pháp đồng loạt
II. Cơ bản :
Ôn Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay không càu.
Kỹ thuật động tác giao cầu ngắn thuận tay
- Phổ biến nội dung kỹ thuật động tác giao cầu ngắn thuận tay.
+ GV phân tích:
Đặc điểm kỹ thuật.
Nguyên lý kỹ thuật.
Làm mẫu động tác.
Những sai lầm thường mắc:
Chưa xác định đúng được vị trí đứng cách vạch giao cầu khoảng 2-3 bước chân.
Cơ thể chưa thả lỏng và đầu gối chưa hướng về phía trước.
Đặt sai chân, chân phía không cầm vợt phía sau, chân phía tay cầm vợt đặt phía trước.
Chưa đưa vợt về phía sau ngang hông và bắt đầu vung vợt về phía trước.
Bài tập:
- Hai người đứng đối diện nhau thực hiện động tác giao cầu thuận tay qua lại.
- Từng người thực hiện động tác giao cầu vào vị trí đã được xác định trước.
Lặp lại
70'
10'
20'
40'
20'
20'
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
GV
Phương pháp đồng loạt
x x x x x x
x x x x x x
Phương pháp phân nhóm
III. Kết thúc :
- Tập trung xuống lớp
- Nhận xét đánh giá buổi học
10'
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
GV
Phương pháp tổng hợp
Tp.HCM, ngày...... tháng..... năm 20
Duyệt của Trưởng Khoa Giảng viên
PHỤ LỤC 26
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIÁO ÁN: 20
Nội dung chính: Kỹ thuật di chuyển ném rổ.
Học kỳ : Bóng rổ NK1
Năm học: 20.......- 20..........
Ngày thực hiện :......./........./20........
Khóa :...................... Lớp : ngoại khóa
Giảng viên :..........................................
I. Mục tiêu của buổi học :
1. Kiến thức:
- Nắm vững kỹ thuật chi chuyển ném trổ .
- Hiểu và biết về cách di chuyển ném rô hiệu quả và chính xác.
2. Kỹ năng :
- Thực hành tốt kỹ năng về kỹ thuật.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc và tự giác trong tập luyện.
II. Dụng cụ, sân bãi :
- Sân bóng rổ, bóng, còi
- Một số dụng cụ hỗ trợ khác.
III. Nội dung của buổi học:
NỘI DUNG, YÊU CẦU BUỔI HỌC
ĐLVĐ
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
Số lần
Thời gian
I. Mở đầu:
1. Điểm danh lớp học.
2. Phổ biến nhiệm vụ buổi học, yêu cầu buổi học
3. Khởi động chung, khởi động bóng
II. Cơ bản:
1. Dẫn bóng:
- Dẫn bóng 3x28m đổi tay x 4 tổ
- 2 người tại chỗ chuyền bắt bóng: 1 bóng, 2 bóng
2. Tại chỗ ném rổ
3. Giới thiệu kỹ thuật di chuyển ném rổ:
- Tập động tác bổ trợ tại chỗ 2 bước lên rổ
- Tại chỗ 2 bước lên rổ góc 45°
- Tại chỗ dẫn bóng bắt bóng thực hiên 2 bước lên rổ
III. Kết thúc:
- Thả lỏng
- Nhận xét lớp học
- Giao nhiệm vụ về nhà
20’
30’
30’
30’
10’
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
Thị phạm, phân tích kỹ thuật; bước bổ trợ, phân tích động tác sai
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
Tp.HCM, ngày...... tháng ..... năm 20
Duyệt của Trưởng Khoa Giảng viên
PHỤ LỤC 27
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIÁO ÁN: 20
Nội dung chính: Học kỹ thuật đỡ bằng cạnh tay; Kỹ thuật đá tống trước bằng
chân trước kết hợp với chân sau; Thuật đá tống ngang bằng chân trước;
Học kỳ : Teakwondo NK1
Năm học: 20.......- 20..........
Ngày thực hiện :......./........./20........
Khóa :...................... Lớp : ngoại khóa
Giảng viên :..........................................
I. Mục tiêu của buổi học :
1. Kiến thức:
- Nắm vững đỡ bằng cạnh bàn tay; kỹ thuật đá tống trước; kỹ thuật đá tống ngang và đá vòng cầu .
- Hiểu và biết về cách vận dụng các kỹ thuật tấn công đối phương.
2. Kỹ năng :
- Thực hành tốt kỹ năng về kỹ thuật.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc và tự giác trong tập luyện.
II. Dụng cụ, sân bãi :
- Sân tập võ, còi
- Một số dụng cụ hỗ trợ khác.
III. Nội dung của buổi học:
NỘI DUNG, YÊU CẦU BUỔI HỌC
ĐLVĐ
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
Số lần
Thời gian
I. Mở đầu:
1. Điểm danh lớp học.
2. Phổ biến nhiệm vụ buổi học, yêu cầu buổi học
3. Khởi động chung, khởi động chuyên môn về môn võ Taekwondo
II. Cơ bản:
1. Học kỹ thuật đỡ bằng cạnh tay
Đỡ cạnh tay từ trong ra ngoài
Đỡ cạnh tay từ ngoài vào trong
Đỡ cạnh tay bằng hai tay
2. Kỹ thuật đá tống trước bằng
chân trước kết hợp với chân sau.
3. Thuật đá tống ngang bằng chân
trước.
4. Bài tập phát triển các tố chất
thể lực.
III. Kết thúc:
- Thả lỏng
- Nhận xét lớp học
- Giao nhiệm vụ về nhà
20’
30’
30’
30’
10’
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
- GV làm mẫu và sửa động tác
sai.
- Phân nhóm SV trong tập luyện.
- SV tích cực luyện tập trên lớp và rèn luyện thêm ở nhà.
- Nhóm phương pháp giảng dạy:
phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập và phương pháp trò
chơi.
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
Tp.HCM, ngày...... tháng ..... năm 20
Duyệt của Trưởng Khoa Giảng viên