Luận án Nghiên cứu văn bản tác phẩm chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ MAI HƢƠNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ MAI HƢƠNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh 2. TS. Vƣơ

pdf275 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản tác phẩm chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Thị Hƣờng Hà Nội, 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Hán Nôm, Học viện Khoa học Xã hội và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Trân trọng cám ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Hải Phòng, Khoa Ngữ văn - Địa lý cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập NCS và viết luận án. Đặc biệt, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh và TS. Vương Thị Hường, đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên NCS. Tác giả LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Mai Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................................................................... 5 1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 5 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. .......................................... 30 1.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 31 1.4. Các thuật ngữ sử dụng trong luận án ........................................................................ 32 Chƣơng 2 LÝ VĂN PHỨC VÀ CHUYẾN ĐI SỨ YÊN KINH (TRUNG QUỐC) NĂM 1841 ......................................................................................................................................... 37 2.1. Tình hình xã hội, quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XIX ................................................................................................................................................. 37 2.2. Giới thiệu chung về cuộc đời và tác phẩm của Lý Văn Phức ........................ 41 2.3. Chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841 ............................................................................... 50 Chƣơng 3 KHẢO SÁT VĂN BẢN CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC ..................................................................................................................................... 60 3.1. Tình hình văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo 周原襍咏草 ............................. 60 3.2. Khảo sát dị văn trong 14 bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo ................................. 75 3.3. Tổng hợp tình hình văn bản và sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các bản sao của văn bản CNTVT .......................................................................................... 95 Chƣơng 4 GIÁ TRỊ CỦA CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO ................................. 103 4.1. Giá trị nội dung ................................................................................................................... 103 4.2. Giá trị nghệ thuật .............................................................................................................. 128 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT A Bản A.1188 (hoặc A.1188) B Bản VHv.111 (hoặc VHv.111) C Bản VHv.1146 (hoặc VHv.1146) D Bản A.304 (hoặc A.304) E Bản A.2992 (hoặc A.2992) F Bản A.2805 (hoặc A.2805) G Bản A.2497 (hoặc A.2497) H Bản VHv.110 (hoặc VHv.110) I Bản R.240 (hoặc R.240) K Bản HN.660 (hoặc HN.660) L Bản A.1250 (hoặc A.1250) M Bản A.2636 (hoặc A.2636) N Bản A.1308 (hoặc A.1308) O Bản A.1757 (hoặc A.1757) CNTVT Chu Nguyên tạp vịnh thảo DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Tổng hợp các văn bản hiện tồn có sao chép CNTVT được khảo sát trong luận án. ...................................................................................................................... 60 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát và mô tả 14 bản CNTVT. ......................... 74 Bảng 3.3 : Số lượng, tình hình xuất nhập và trật tự sao chép các bài thơ, văn trong 14 dị bản CNTVT. .................................................................................................. 80 Bảng 3.4: Danh mục 17 bài thơ xuất hiện trong cả 14 bản CNTVT ............................. 82 Bảng 3.5: Khảo sát từ ngữ sai khác trong nhan đề các bài thơ, văn .............................. 86 Bảng 3.6 : Tổng hợp số lượng sai khác ở nhan đề các bài thơ, văn .............................. 89 Bảng 3.7: Bảng số lượng và tỉ lệ các loại sai khác trong nội dung 17 bài thơ được khảo sát ..................................................................................................................... 91 Bảng 3.8: Tình hình phân bố các loại sai khác trong 17 bài thơ được khảo sát......... 92 Bàng 3.9: Số lượng sai khác ở thi tự của 17 bài thơ được khảo sát .............................. 93 Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả khảo dị trong 14 bản CNTVT ......................................... 94 Bảng 3.11: Tình hình viết húy trong 14 bản CNTVT ....................................................... 95 Bảng 4.1: Bảng thống kê thể loại ......................................................................................... 128 Biểu đồ 3.1: Tình hình phân bố, số lượng sai khác ở 13 bản CNTVT ..................... 94 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các dị bản của văn bản CNTVT ............ 99 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong lịch sử bang giao, Việt Nam và Trung Hoa đã xây dựng một mối quan hệ lâu dài. Tùy từng giai đoạn mà vị thế bang giao có những thay đổi nhất định, song một điều có thể khẳng định rằng quan hệ bang giao với các triều đại Trung Quốc ở thời nào cũng nắm giữ vị trí quan trọng trong kế sách của các vị vua Việt Nam. Nghiên cứu các tư liệu Hán Nôm để hiểu thêm các vấn đề như triều cống, sách phong, sự nhu cương khôn khéo trong mối quan hệ ngoại giao, sự giao lưu văn hóa, kinh tế với Trung Hoa là việc làm cần thiết. 1.2. Lý Văn Phức 李文馥 (1785-1849) là một vị quan ngoại giao xuất sắc của triều Nguyễn. Bên cạnh đó, ông cũng là một tác gia văn học nổi tiếng của nhà Nguyễn với một di sản thơ văn đồ sộ cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, nổi bật là các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi nước ngoài, được sáng tác trong mười năm hải ngoại từ tây sang đông (1831-1841). Các tác phẩm của Lý Văn Phức được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các nghiên cứu đã đề cập đến cuộc đời, hành trạng làm quan, đi sứ, hệ thống các tác phẩm gắn với những chuyến đi trong nghiên cứu mối quan hệ bang giao Việt Nam và Trung Hoa thế kỉ XIX; và hình ảnh đất nước, con người Trung Hoa qua góc nhìn của Lý Văn Phức. Tuy nhiên đóng góp này so với số lượng thơ văn sứ trình của ông để lại hiện quả là chưa tương xứng. 1.3. Chu Nguyên tạp vịnh thảo (CNTVT) 周原雜詠 tuy không đề là “Hoa trình” hay “Sứ trình” nhưng là tập thơ được sáng tác trong chuyến đi sứ tới Yên Kinh, cũng là chuyến đi ngoại giao cuối cùng trong cuộc đời Lý Văn Phức. Tác phẩm vừa là sự nối tiếp mạch thơ con đường đi sứ đến Yên Kinh (Bắc Kinh) của các sứ thần ta từ buổi đầu dựng nước, vừa có tính chất kết thúc sự nghiệp thơ ca sứ trình của Lý Văn Phức. Thông qua nghiên cứu văn bản tác phẩm này, các nhà nghiên cứu có thể định hình được diện mạo và tài năng thơ văn của tác giả một cách đầy đủ hơn. Nhưng đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ 2 thống về tình hình văn bản, cũng như về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu để khỏa lấp phần nào mảng còn thiếu đó. 1.4. Trong thời đại hội nhập, đối thoại và giao lưu quốc tế rộng mở như hiện nay, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm càng trở nên cấp thiết. Thời cuộc mới yêu cầu những người nghiên cứu và giảng dạy Hán Nôm tiếp tục nghiên cứu văn bản, dịch thuật và công bố những phần còn lại của di sản này. Trong quá trình nghiên cứu về văn bản tác phẩm CNTVT, luận án cố gắng góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành Hán Nôm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án hướng đến cái nhìn toàn diện về chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841 của Lý Văn Phức và nghiên cứu văn bản học văn bản tác phẩm CNTVT. Trên cơ sở đó, tiến hành xác lập thế hệ bản sao, xác định bản đáng tin cậy (thiện bản) và nghiên cứu giá trị tác phẩm CNTVT trên các phương diện nội dung và nghệ thuật. 2.2. Nhiệm vụ Luận án xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp trước tác của Lý Văn Phức; đặc biệt là những nghiên cứu về tác phẩm CNTVT của các nhà nghiên cứu đi trước. - Sưu tầm tư liệu liên quan đến chuyến đi sứ năm 1841 của Lý Văn Phức làm sáng rõ hơn về chuyến đi ngoại giao cuối cùng của ông. Đây cũng là lần duy nhất ông xuất ngoại trên cương vị Chánh sứ triều Nguyễn sang triều Thanh (Trung Quốc). - Sưu tầm, khảo sát, hệ thống hóa các văn bản tác phẩm CNTVT hiện còn. Từ đó tiến hành đối chiếu so sánh và xác lập thế hệ bản sao, xác định bản tin cậy (thiện bản) của tác phẩm. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá giá trị thơ văn của Lý Văn Phức qua tác phẩm CNTVT trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. - Phiên dịch thơ, văn tác phẩm CNTVT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 - Các văn bản của tác phẩm CNTVT hiện còn lưu giữ được gồm 14 văn bản; trong đó ở kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 12 bản, Thư viện Viện Văn học có 1 bản và Thư viện Quốc gia Việt Nam có 1 bản. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bao quát tình hình bang giao triều Nguyễn và triều Thanh, trong đó có những chuyến đi sứ, đi công cán của Lý Văn Phức, đặc biệt là chuyến đi sứ năm 1841 của ông. Tập trung khảo sát những vấn đề văn bản học của 14 văn bản tác phẩm CNTVT hiện lưu giữ tại Hà Nội và xác định bản tin cậy để phiên dịch và công bố. Từ đó, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và nêu lên những giá trị tác phẩm CNTVT trong dòng thơ đi sứ thế kỷ XIX và thơ đi sứ trung đại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp văn bản học Hán Nôm là phương pháp chủ đạo được vận dụng nhằm xác lập hệ văn bản CNTVT, giám định niên đại, tác giả, quá trình truyền bản, từ đó xác định văn bản tốt nhất để giới thiệu và công bố. - Phương pháp định lượng thống kê số lượng bài, số lượng các dị văn trong các bài thơ; từ đó đưa ra những phân tích biện luận về các dị văn và đưa ra những nhận định tin cậy cho các dị văn. - Phương pháp thông diễn học (thuyên thích học), được sử dụng để giải mã, biên dịch ... làm nổi bật các thông tin từ tác phẩm một cách tối đa và có chiều sâu. Theo phương pháp này, vấn đề minh giải văn bản được xem xét trong các mối quan hệ của văn bản và liên văn bản, giúp người đọc hiểu được tác phẩm. - Phương pháp nghiên cứu văn học sử với định hướng khai thác giá trị thi ca, giá trị sử liệu của tác phẩm CNTVT. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, văn hóa, văn học, phong tục tập quán, v.v được thể hiện trong tác phẩm CNTVT. Luận án có sử dụng các thao tác phân tích tổng hợp, với mục tiêu tổng thuật tình hình nghiên cứu về tác giả Lý Văn Phức và nhóm văn bản CNTVT, đưa ra 4 những nhận xét của người đi trước đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, từ đó định hướng nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Lần đầu tiên chuyến đi sứ năm 1841 của Lý Văn Phức được nghiên cứu trong mối quan hệ bang giao triều Nguyễn và triều Thanh. Đây cũng là cơ sở cho việc tìm hiểu bối cảnh ra đời tác phẩm CNTVT. - Lần đầu tiên các dị bản CNTVT ở kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Văn học được mô tả, khảo sát và đánh giá kĩ lưỡng về văn bản học. - Từ những kết quả khảo sát văn bản, luận án nêu lên vấn đề thế hệ cho 14 văn bản CNTVT hiện tồn. Tiến hành biện ngụy cho từng trường hợp dị văn đối với các dị bản tác phẩm CNTVT. Từ đó xác định bản tin cậy cho tác phẩm CNTVT. - Nghiên cứu đánh giá, nêu lên những giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của tác phẩm CNTVT. - Biên dịch 1 bài tựa và 62 bài thơ trong tác phẩm CNTVT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Tìm hiểu tác phẩm đi sứ của một sứ thần nổi tiếng triều Nguyễn có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác ngoại giao ngày nay, việc làm này đưa ra những bài học bổ ích như sự kết hợp nhu cương, ý thức tinh thần dân tộc... được thể hiện trong chính sách ngoại giao từng thời kỳ . - Nghiên cứu văn bản và tác phẩm một tập thơ văn đi sứ viết bằng chữ Hán, có ý nghĩa xã hội hóa tư liệu Hán Nôm trong đời sống văn hóa hiện nay. Hơn nữa trong việc cung cấp tư liệu và giảng dạy thơ văn đi sứ thời trung đại ở trường phổ thông hay bậc đại học hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có cơ cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Lý Văn Phức và chuyến đi sứ Yên Kinh (Trung Quốc) năm 1841 Chương 3: Khảo sát văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo Chương 4: Giá trị của tác phẩm Chu Nguyên tạp vịnh thảo 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong chương tổng quan, luận án tổng kết lại những nghiên cứu có liên quan đến đề tài, cụ thể là: nghiên cứu về tác giả Lý Văn Phức trên các phương diện thân thế, sự nghiệp của ông; các nghiên cứu về văn bản và tác phẩm CNTVT cả trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá những nghiên cứu đi trước, luận án nêu ra những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiến hành nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài. Trong chương này, luận án tiến hành giới thuyết một số khái niệm được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và trước tác của Lý Văn Phức Lý Văn Phức là một nhân vật tương đối đặc biệt của triều Nguyễn ở giai đoạn đầu thế kỉ XIX. Ông vừa một vị quan ngoại giao, vừa là một tác gia văn học và con đường hoạn lộ có nhiều thăng giáng. Vậy nên các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến ông như: thân thế, sự nghiệp và trước tác. Trong phần tư liệu mà chúng tôi khảo sát, các công trình nghiên cứu đã tập trung vào những vấn đề như sau: 1.1.1.1. Các công trình biên mục, thư mục Các bộ sử triều Nguyễn đều ghi chép những sự kiện trong cuộc đời làm quan ngoại giao của Lý Văn Phức. Chi tiết, đầy đủ nhất phải kể đến Đại Nam thực lục chính biên do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Bộ sách ghi chép theo lối biên niên những thông tin liên quan đến Lý Văn Phức từ khi thi đỗ, làm quan đến khi mất (từ năm 1819 đến 1849) [111] [112]. Trong bộ sử Đại Nam chính biên liệt truyện, phần Truyện các quan, ở mục XV do Viện Sử học phiên dịch, có chép về Lý Văn Phức [113]. Phần này, tóm tắt những thông tin về cuộc đời, quê quán, và sự nghiệp làm quan. Những thông tin này đều thống nhất với Đại Nam thực lục. Ở đây, có nhận xét Lý Văn Phức là người nổi tiếng văn học, với những trước tác: Tây hành 6 kiến văn lục, Mân hành thi thảo, Việt hành thi thảo, Việt hành tục ngâm, Kính hải tục ngâm, Chu nguyên tập vịnh. Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Văn Phức, Đại Nam liệt truyện có bình luận rằng: “Văn Phức có tiếng là văn học, làm quan thường bị vấp, rồi lại được khôi phục. Trước sau hơn 30 năm. Phần nhiều phải làm việc khó nhọc ở đường biển, sóng gió kinh khủng, mây khói mịt mờ, kinh lịch không chỉ một chỗ nào, thường thấy biểu hiện ở thơ vậy” [113, tr. 501]. Cao Xuân Dục trong Quốc triều Hương khoa lục chép rằng Lý Văn Phức và hai em trai ông là Lý Văn Loát và Lý Văn Hảo đỗ Hương cống các khoa Kỷ Mão năm 1819 và Tân Tỵ năm 1821 [22]. Sách sử Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực biên soạn cũng ghi chép theo lối biên niên, có nội dung về Lý Văn Phức. Sách này không ghi chép thông tin về quê quán, cuộc đời, sự nghiệp. Nội dung này do những người biên dịch chú bổ sung, và không có gì khác so với hai bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn. Tuy nhiên, sách có bổ sung thêm một số chi tiết mà chính sử không nhắc đến. Năm 1827, khi Lý Văn Phức đang làm Hộ bộ Thị lang bị cách chức, sách có nói đến nguyên nhân là do “do tiết lộ chiếu chỉ, cho nên mắc tội”, sách còn chép thêm “Phức đỗ Hương cống trong Ân khoa, cùng với Phạm Đình Trạc ở Liêu Trung làm Hành tẩu. Phức được cất nhắc trước, Trạc nhiều năm vẫn chưa được điều động, Phức khuyên Trạc hối lộ để được thăng tiến, Trạc không chịu. Người đời nhân đó mà biết được ai là kẻ tốt, ai là kẻ xấu.” [110, tr. 322]. Đặc biệt, Quốc sử di biên nhắc đến sự việc Lý Văn Phức đi sứ và làm bài Di biện luận. Tuy nhiên, sách chép rằng sự việc này xảy ra vào năm 1841 khi Lý Văn Phức đi sứ Yên Kinh. Điều này có lẽ do nhầm lẫn, vì thực tế sự kiện này xảy ra năm 1831 khi Lý Văn Phức đi công cán đến Phúc Kiến. Sách chép năm 1841, trong chuyến đi sứ Yên Kinh, khi đến công quán ở Trung Quốc, Lý Văn Phức thấy biển hiệu do quan địa phương ở đó đề bốn chữ “Việt Di hội quán”. Ông đã giận dữ, “chê trách quan nước bạn, giọng nói và sắc mặt đều rất nghiêm nghị, không chịu vào trong quán. Quan bạn sai người xóa chữ Di đi mới chịu vào quán.” [110, tr. 506] Lý Văn Phức làm bài Di biện luận (biện luận về Di) để tỏ rõ thái độ. Lời lẽ sắc sảo có đoạn viết “Việt Nam vốn dòng Thánh đế họ Thần Nông, là tộc Hoa Hạ, không phải Di vậy. Đạo học theo thầy 7 Khổng, Mạnh, Trình, Chu. Pháp độ theo đời Chu, Hán, Đường, Tống. Chưa từng kết tóc, khép vạt áo trái như phong tục của người Di Sao lại coi ta là Di được đây”. Người Thanh “thẹn mà xin lỗi” [110, tr. 506]. Những bộ quốc sử đều là những tài liệu đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp làm quan nhiều thăng giáng mà không ít thành tựu của Lý Văn Phức. Trong Lược truyện các tác gia Việt Nam tập 1 xuất bản năm 1971, ở mục Lý Văn Phức, tác giả Trần Văn Giáp giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác. Cụ thể Trần Văn Giáp đã đưa ra danh mục 12 trước tác của Lý Văn Phức và có chú thích ngắn gọn về lĩnh vực nội dung (văn – sử - địa) hoặc văn tự (Hán - Nôm). 12 tác phẩm đó là: Tây hành kiến văn kỉ lược (sử, văn, địa); Việt hành ngâm (văn); Kính hải tục ngâm (văn); Chu Nguyên tạp vịnh thảo (văn); Sứ trình chí lược thảo (văn, sử); Xuyết thập tạp ký (văn); Sứ trình tiện lãm khúc (Nôm); Nhị thập tứ hiếu diễn ca (Nôm); Bản quốc ký sự lược biên (sử); Ngọc Kiều Lê tân truyện (văn, Nôm); Mân hành thi thảo (văn). So với khối lượng trước tác của Lý Văn Phức thì danh mục 12 tác phẩm này chưa thật đầy đủ, mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu ngắn gọn về Lý Văn Phức [21, tr. 391]. Về mặt giá trị của các tác phẩm của Lý Văn Phức, Trần Văn Giáp đã chỉ ra giá trị cốt lõi của hàng loạt các tác phẩm văn chương được sáng tác trong các chuyến đi hiệu lực, công cán và đi sứ và ông cho rằng: “chúng ta có nhiều phái đoàn đi ra nước ngoài, những cuộc sống của nhân dân ở các nơi đi qua ấy thường được ghi lại trong các tập hành trình hay sách ký lược; đó là những tài liệu quý không những cần cho ta mà còn giúp cho các nhà nghiên cứu nước bạn ” [25, tr. 392]. Thư mục sách Hán Nôm - Mục lục tác giả (1972) [47] của Dương Thái Minh, bản in Ronêo, giới thiệu khá ngắn gọn về tiểu sử Lý Văn Phức và cũng đưa ra danh mục gồm 20 tác phẩm cùng một số bài thơ, văn trong các tác phẩm khác của ông. Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu (1993) [56] đã hệ thống lại 50 văn bản của 21 tác phẩm bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm được cho là của Lý Văn Phức. Đây danh mục tương đối đầy đủ, chi tiết về các trước tác của ông. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia (2002) [101] giới thiệu một số 8 tác phẩm của Lý Văn Phức hiện được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia. Đó là các văn bản: Xuyết thập tạp ký 掇拾雜記 AB.132 (gồm các tác phẩm Vịnh Nhị thập tứ hiếu thi 詠二十四孝詩, Quốc âm tạp ký 國音雜記,Tự thuật ký 自述記,Bất Phong Lưu truyện 不風流傳,Phụ châm tiện lãm 婦箴便覽, Chu hồi trở phong thán 舟回阻 風嘆 và Chu Nguyên tạp vịnh thảo R.240. Trong Sứ thần Việt Nam (1996), mục Lý Văn Phức, các tác giả đã nhầm lẫn tên họ của ông là Lê Văn Phức. Mục này có nói đến quê quán, sự nghiệp làm quan, đi sứ, và hệ thống lại 12 tác phẩm của Lý Văn Phức cả bằng các chữ Hán, chữ Nôm. Trong đó có CNTVT, và đánh giá “đây đều là những tác phẩm quý trong kho tàng văn học dân tộc” [94, tr. 87]. Từ điển văn học bộ mới (2004) ở mục Lý Văn Phức, Trần Hải Yến đã tổng thuật ngắn gọn về tên tuổi, quê quán, thân thế sự nghiệp. Về sự nghiệp văn chương, Lý Văn Phức để lại một di sản văn thơ đồ sộ gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Tác giả tiến hành khái quát đặc điểm 16 tác phẩm trên các phương diện: đặc điểm văn bản (ý nghĩa nhan đề, kí hiệu văn bản, tình hình biên chép), chú thích hoàn cảnh sáng tác cụ thể, năm sáng tác hoặc nội dung cơ bản. Trần Hải Yến cho rằng, những sáng tác bằng chữ Nôm của Lý Văn Phức gồm 2 mảng: một là những tập thơ hoặc ghi chép bằng chữ Nôm, song song với với các tác phẩm chữ Hán (Sứ trình tiện lãm khúc, Chu hồi trở phong thán, Hồi kinh nhật trình); hai là thơ ca với mục đích gia huấn (Tự thuật phú, Bất phong lưu truyện, Phụ châm tiện lãm, Nhị thập tứ hiếu diễn ca); diễn âm một số tác phẩm Trung Hoa thành truyện thơ Nôm (Tây Sương, Ngọc Kiều Lê, Nhị Độ mai diễn ca, Cừu Đại Nương Trương Văn Thành diễn nghĩa). Tính đến nay, đây là công trình từ điển biên soạn về các trước tác của Lý Văn Phức chi tiết và đầy đủ hơn cả. Những thông tin rất có giá trị, cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng thể về danh mục sáng tác, tình hình văn bản và nội dung cơ bản của mỗi tác phẩm. Về thơ văn chữ Hán, Trần Hải Yến khẳng định: chúng “giúp cho người đọc hiểu được cảm xúc và suy nghĩa của tác giả trên con đường sứ trình những cảnh ngộ gian truân giữa biển cả và những điều mới mẻ mà ông tận mắt nhìn thấy bên ngoài cương giới nước nhà”[126, tr. 927]. Vì vậy, đây là những cứ liệu quý để tìm 9 hiểu tâm thế của tầng lớp nhà nho trong hoàn cảnh xuất ngoại ngoại giao. Ở những tác phẩm Nôm, “tuy phần sáng tạo của ông không nhiều nhưng sự xuất hiện của một loạt truyện thơ Nôm như vậy đã làm rõ thêm xu hướng sáng tác, làm phong phú thêm diện mạo một thể loại văn chương dân tộc trong thời đại bấy giờ” [120, tr. 928]. Tổng kết lại, Trần Hải Yến đánh giá: Lý Văn Phức là một tác gia lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Đặc điểm nổi bật trong thơ văn của ông là “nhiều nét đời thường cả trong tả và cảm xúc”. Xét về đóng góp, những tác phẩm của ông trên từng thể loại không có đóng góp kiệt xuất, những bước phát triển có tính bước ngoặc trong lịch sử phát triển văn học trung đại, nhưng “sự tài hoa, bút lực dồi dào và đa dạng” ở ông đã minh chứng rõ nét hơn cho diện mạo văn học giai đoạn này. Năm 2010, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam hợp tác với Viện Nghiên cứu văn sử thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải (Trung Quốc) tiến hành sưu tập, chỉnh lý, biên tập và xuất bản các tư liệu thư tịch Hán Nôm dưới dạng tùng thư với tên gọi Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành 越南漢文燕行文献集成 [123]. Các tư liệu thư tịch này bao gồm các tác phẩm được viết bằng chữ Hán trong các chuyến đi sứ của sứ thần Việt Nam sang Trung Hoa trên đoạn đường đi từ Mục Nam Quan đến Yên Kinh, hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bộ sách này có giới thiệu 4 tập sáng tác của Lý Văn Phức đó là: Kính hải tục ngâm 鏡海續吟 A.303, Sứ trình di lục 使程遺錄 A.2636, Sứ trình quát yếu biên 使程括要編 VHv.1732 và CNTVT A.1757. Trong cuốn Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam (2012) [43], Trịnh Khắc Mạnh có một mục viết ngắn gọn về thân thế, sự nghiệp của Lý Văn Phức. Cụ thể, Lý Văn Phức hiệu là Khắc Trai vàTô Xuyên, tự là Lân Chi. Sự nghiệp làm quan gắn liền với các chuyến đi nước ngoài thực hiện nhiệm vụ bang giao. Trong hơn 10 năm (1830 - 1841), ông đã thực hiện 11 chuyến đi công cán nước ngoài. Về sự nghiệp sáng tác, Trịnh Khắc Mạnh đưa ra một danh mục với 32 tác phẩm, tham gia biên soạn 2 tác phẩm, và có thơ văn còn lưu chép trong nhiều tập thơ, tập sách khác. Đây là số lượng tương đối đầy đủ về tác phẩm của Lý Văn Phức. 10 Những con số đó chứng tỏ khối lượng sáng tác đồ sộ, phong phú của vị quan ngoại giao giỏi văn chương này. 1.1.1.2. Sách chuyên khảo, luận án Tính đến nay số lượng sách chuyên khảo, luận án nghiên cứu về Lý Văn Phức cả trong nước và ở nước ngoài đều khá nhiều. Trong nước, sớm nhất là cuốn sách Lý Văn Phức: Tiểu sử - Văn chương của Dương Quảng Hàm xuất bản năm 1945. Tác giả Dương Quảng Hàm đã giới thiệu về bối cảnh xã hội lúc sinh thời của Lý Văn Phức. Đó là thời kì Lê mạt Nguyễn sơ. Thời kì này, nước ta “có nhiều việc”, trong nước có những cuộc biến loạn, ngoài nước mối quan hệ với các nước phương tây, đặc biệt là Pháp. Còn về cuộc đời và sự nghiệp làm quan của Lý Văn Phức, Dương Quảng Hàm kết luận là “Là một người không những có tài văn học, mà lại có tài ngoại giao nên mấy lần được phái đi công cán ở các lân bang. Còn về việc thăng giáng trong họa đồ của ông, chúng ta không lấy làm lạ, hầu hết các bậc tài lỗi lạc làm quan trong thời kỳ ấy đều ngộLý Văn Phức tuy bận về công vụ mà vẫn không quên cái trách nhiệm tối cao của nhà Nho” [30, tr. 15 - 16]. Như vậy là Lý Văn Phức trong sự đánh giá của Dương Quảng Hàm là nhà danh nho sinh thời loạn lạc, có tài văn chương, và ngoại giao. Công trình Lý Văn Phức [5], Hoa Bằng biên soạn năm 1953, là chuyên khảo công phu, chi tiết, toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp Lý Văn Phức. 70 trang sách trình bày 9 chương, cụ thể là: Tiểu sử, Cá tính, Thời đại, Tác phẩm tiếng Việt, Tư tưởng, Nghệ thuật, Nhị thập tứ hiếu diễn âm, Trích giảng, Tổng kết. Chương I, Tiểu sử giới thiệu nhiều thông tin: tên tự, tên hiệu, ngày tháng năm sinh, quê quán, lược thuật nhiều sự nghiệp quan trường, các chức quan Lý Văn Phức đã giữ, những thăng giáng ông đã trải qua. Những thông tin này đều thống nhất với tài liệu mà chúng tôi đã khảo sát được. Đặc biệt ở đây có những chi tiết tác giả Hoa Bằng chú thích thêm về Lý Văn Phức rất thú vị: Tên tự của ông là Lân Chi “láng giềng với cây chi”, một giống thuộc loài lan, vì tên ông có nghĩa là thơm “Phức”, nên mới đặt tự cho hợp với danh như vậy” [5, tr. 7]. Hay về ngày sinh của ông, ngày mồng 1 tháng 10 “Theo bài Thập nguyệt, sóc, tiện đản, cảm thành ở tập Kính hải tục ngâm” 11 [5, tr. 7]. Chương này có chi tiết về ngoại hình của Lý Văn Phức do chính ông tự miêu tả trong bài tự ông viết cho tập Chu Nguyên tạp vịnh thảo:“ Nghĩ mình chưa đầy 60, thế mà râu tóc đã bạc phơ, cặp mắt đã mờ yếu, như thể ông lão 70 vậy!” [5, tr. 8]. Những chi tiết này đều rất giá trị, giúp người đọc hiểu thêm về con người, tiểu sử Lý Văn Phức, thêm cơ sở để giải mã những sáng tác văn chương của ông. Chương II trình bày 5 nét tính cách mà tác giả Hoa Bằng đánh giá là nổi bật ở con người Lý Văn Phức: thanh đạm, khiêm tốn, tín ngưỡng, tình bạn, đấu tranh. Mỗi nét cá tính đều được minh chứng qua những sáng tác của Lý Văn Phức hoặc những sự kiện, câu chuyện cụ thể. Về tình bạn, Lý Văn Phức “cư xử rất tốt với bạn hữu. Khi đi sứ ra ngoại quốc, ông cùng hai bạn, là Đỗ Tuấn Đại và Trần Tú Dĩnh, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, hàng hơn nửa năm trong chỗ đồng sự, trước sau không có một lời nào tồn thương hòa khí” [5, tr. 15]. Các ông vừa là đồng sự cùng nhau công cán ở Áo Môn, vừa là bạn văn cùng nhau xướng họa, ngâm vịnh thơ ca rồi biên chép thành tập. Lý Văn Phức là quan chuyên ngoại giao, cá tính đấu tranh cũng thể hiện ở những câu chuyện ngoại giao. Đó là câu chuyện ngày 20 tháng 8 năm Tân Mão (1831), khi Lý Văn Phức cương quyết phản đối việc quan nước bạn đề ở công quán dòng chữ “Việt Nam Di sứ công quán” và làm bài Di biện luận để giải thích, lập luận cho ý chí của mình. Bản lĩnh của nhà nho chân chính ở Lý Văn Phức cùng đức tính cương trực chính là yếu tố làm nên phẩm chất của vị quan ngoại giao xuất sắc, khẳng định và bảo vệ được vị thế của nước Việt Nam trước phong kiến Trung Quốc. Hoa Bằng dẫn câu chuyện cũng trong chuyến đi công cán Áo Môn năm 1831. Ngày 23 tháng 8, Tôn Nhĩ Chuẩn, tổng đốc Thanh ở Phúc Kiến hỏi về tên húy của vua nhà Nguyễn để làm tờ tấu lên vua Thanh. Năm lần bảy lược, dùng đủ mọi cách thuyết phục, gặn hỏi Lý Văn Phức nhưng Tôn Nhĩ Chuẩn đều thất bại. Lý Văn Phức thì trả lời rằng: “Xưa, trước mặt con mà gọi tên tự của cha, dẫu đứa trẻ cũng không chịu phục thay, huống chi bây giờ, trước mặt thần tử mà hỏi tên cái của quân phụ thì ai chịu trả lời?” [5, tr. 13]. Những câu chuyện như vậy phác họa phần nào hình ảnh con người một nhà nho chân chính, có tài năng, có bản lĩnh ở Lý Văn Phức. Tuy nhiên, những chi tiết như vậy chỉ nên có tính chất tham khảo, không 12 thể xuất phát từ những đặc điểm cá tính con người Lý Văn Phức để đánh giá giá trị văn thơ ông. Chương III Thời đại đã tổng lược lại tình hình xã hội, chính trị thời đại Lý Văn Phức sống và sáng tác. Những sự kiện lịch sử trong giai đoạn cuối Lê đến đầu triều Nguyễn: chiến tranh, thiên tai địch hạn (1787) ảnh hưởng đến tư tưởng của ông, và xu hướng chuộng quốc văn ở thời kì này có lẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Phức. Ngoài tác phẩm chữ Hán những sáng tác bằng chữ Nôm của ông không ít và đạt thành tựu đáng kể. Hoa Bằng rất coi trọng nh... để nghiên cứu, khảo sát, dịch và giới thiệu. Tình hình nghiên cứu mới dừng lại ở những nội dung sau : 1.1.2.1. Khảo cứu về văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo Trong Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, tình hình văn bản của tác phẩm được nói vắn tắt: đây là tập thơ, văn Lý Văn Phức làm trong dịp đi sứ Yên Kinh Trung Quốc năm Thiệu Trị Tân Sửu (1841), tác phẩm này hiện còn tồn tại 08 bản, chép tay, còn được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 1 Hiệu đính và bổ sung từ bản dịch Tây hành thi kỷ, ký hiệu DH.671, Thư viện Viện Văn học. 26 Trong bài viết “Sự nghiệp trước thuật của Lý Văn Phức” [3], Phạm Văn Ánh đã sơ bộ khảo sát tình hình văn bản của CNTVT. Khảo sát bản A.304, một bản viết tay theo lối Khải thư, có dấu của Viễn đông Bác cổ Pháp, gồm 67 tờ. Tập này mở đầu bằng bài CTNTVT tự, bài tựa do Lê Văn Đức viết trước ngày Đông chí năm ngày, tháng giữa mùa đông năm 1842. Tiếp đến là bài tựa do Lý Văn Phức tự viết thể hiện niềm vui mừng vì được đi sứ Yên Kinh, đặt chân tới mảnh đất của các bậc thánh nhân, “được thấy nhiều điều chưa thấy, được nghe những điều chưa nghe. ” Tác giả khảo sát văn bản và chỉ ra bản này gồm 80 bài thơ và một số bài kí do Lý Văn Phức sáng tác. Con số này là chưa đầy đủ. Đặc biệt, qua khảo sát văn bản, tác giả Phạm Văn Ánh mô tả tình hình văn bản của bản Hoàng Hoa tạp vịnh kí hiệu A.1308. Tập sách này gồm 26 tờ, không tựa, không bạt, không ghi tác giả, chép khoảng 85 bài thơ đi, mở đầu là bài Đắc chỉ như Yên, từ hành cung kí (Được chiếu chỉ sai đi sứ Yên Kinh, lúc từ biệt lên đường, kính cẩn làm thơ ghi lại). Qua đối chiếu những bài thơ trong thi tập này gần như trùng khít với các bài chép trong CNTVT. Lời dẫn ở bài Để Yên Kinh viết đến Yên Kinh vào ngày 24 tháng bảy. Điều này hoàn toàn thống nhất với lịch trình đi sứ của sứ bộ chép trong Sứ trình chí lược thảo. Từ đó tác giả bài viết khẳng định “Hoàng Hoa tạp vịnh có phần chắc là một bản được sao chép từ CNTVT, rồi gán cho nó một cái tên khác mà thôi” [3, tr 47]. Như vậy, về tình hình văn bản, khảo sát của Phạm Văn Ánh đã phát hiện thêm 1 dị bản Hoàng Hoa tạp vịnh kí hiệu A.1308 của văn bản CNTVT. 1.1.2.2. Tình hình biên dịch Chu Nguyên tạp vịnh thảo Chưa có công trình biên dịch trọn vẹn, tập trung vào tác phẩm CNTVT, tuy nhiên xuất hiện trong các bài nghiên cứu hoặc công trình tuyển tập có bài thơ văn, hoặc bộ phận bài thơ văn được dịch. Trong cuốn chuyên luận Lý Văn Phức, Hoa Bằng Hai dịch giới thiệu một phần bài tựa CNTVT do Lý Văn Phức tự viết để khai thác các thông tin về cuộc đời Lý Văn Phức. Nói về chuyến đi sứ năm 1841 bài tự có viết rằng “Tôi quê ở Hà Nội. Chuyến đi sứ này, sứ quán cũng ở ngay Hà Nội.” [5, tr. 7] hay “Nghĩ mình chưa đầy 60, thế mà râu tóc đã bạc phơ, cặp mắt đã mờ yếu, như thể ông lão 70 vậy!” [5, tr. 27 8]. Bài tựa do Lê Văn Đức viết cho tập CNTVT được Hoa Bằng trích dịch để minh chứng cho đặc điểm nghệ thuật văn chương Lý Văn Phức “bình nhật, làm từ, phú, ca, hành, lối gì cũng thảo, mà riêng về thơ, lại là món sở trưởng. Đó là vì tiên sinh học vấn rộng, nghiên cứu tinh vi, dốc chí dụng công về thơ lắm lắm. Lại vì, trong vòng mười năm trời, hai lần được phái đi tuyệt vực là nơi mà người ta ít tới thì chính tiên sinh lại đặt gót tận chỗ, từng trải tận nơi” [5, tr. 38]. Cũng trong chuyên luận này, để minh chứng cho quan niệm về đạo hiếu của Lý Văn Phức, Hoa Bằng dịch thơ trong CNTVT làm dẫn chứng: Hai câu kết trong bài thơ Nguyên đán, nhị nhật, bi thuật 元旦二日悲术 (Mồng hai tết xót xa buồn kể nỗi lòng) : Phiên âm: Dịch: 塵刼極知春景好, Kiếp trần, vẫn biết bao xuân đẹp 春来遊子每潸然. Xuân đến riêng ai, lệ ướt đầm! Bài Bi thuật2 (Xót xa buồn kể nỗi lòng) Chữ Hán: Phiên âm: 客地何年空詠孝, Khách địa hà niên không vịnh hiếu, 終天此日不成哀. Chung thiên thử nhật bất thành ai. 三更入夢西湖月, Tam canh nhập mộng Tây hồ nguyệt, 萬里傷心北嶺梅. Vạn lí thương tâm Bắc lĩnh mai! Ý nói: “Từ mùa đông năm Ất mùi (1835), hồi đi sứ làm khách tại Quảng Đông, ta có cùng bạn đồng sự vịnh thơ Nhị thập tứ hiếu. Nhưng rút cục cũng chỉ là chuyện hão, vì chính ngày ấy, tháng ấy, mẹ ta qua đời còn đâu mà báo đáp để mong thực hiện chữ hiếu? Thôi, suốt đời từ đấy, hễ gặp ngày mồng 4 tháng 10 này thì ta vô cùng đau buồn, đến nỗi không thể tự kìm hãm nỗi để cho lòng thương xót ấy có tiết độ 2 Trong cả 14 bản hiện sưu tầm được của văn bản CNTVT, tên của bài thơ này đều có thông tin thời gian Thập nguyệt tứ nhật 十月四日. Tên của bài thơ là Thập nguyệt tứ nhật bi (thuật) 十月 四日悲(述) . 28 được nữa! Đêm đến, vào khoảng canh ba, vì muốn về nước, dự lễ giỗ mẹ, ta mơ màng thấy ánh trăng Tây hồ là phong cảnh quê nhà” [5, tr. 35]. Bài Nhục thực, hí thành (Nhân chuyện ăn thịt mà làm chơi được bài thơ): Phiên âm: Dịch: Vạn lý quan thân tồn thể diện, Muôn dặm cân đai vì thể diện, Bán sinh lê hoắc dịch can trường. Nửa đời lê hoắc đổi can trường. Ý muốn nói: Mình nay đóng vai trò sứ giả, muôn dặm ra nước ngoài, dù bấy lâu mình có sống quen cái cảnh muối dưa đi nữa, cũng phải giữ lấy thể diện là bậc “sang cả biết ăn thịt” đây, âu thì hãy thay đổi bộ “lòng ruột đã quen ăn rau hàng nửa đời nay” mà nếm mùi cao lương vậy [5, tr. 11]. Cùng bài thơ này, trong bài viết “Văn hóa ẩm thực châu Á đầu thế kỷ XIX dưới ngòi bút Lý Văn Phức Việt Nam” cũng dịch, giới thiệu. Tên bài thơ là Nhục thực hí trình chư đồng sự3 肉食戱成呈諸 同事 (Ăn thịt, đùa trình các đồng sự) [59, tr. 287 – tr. 288]. Phiên âm: Tạm dịch: 讀書非是志膏梁, Học hành chẳng để chí ở chuyện ăn uống, 濃淡何妨世味嘗. Đậm nhạt không trở ngại việc nếm vị đời. 萬里冠紳存体面, Mũ áo từ vạn dặm đến đây giữ được thể diện, 半生藜藿易肝腸. Nửa đời rau cỏ dễ dàng cho gan ruột. 坐常対燭能消鄙, Ngồi thường ngắm đuốc có thể trừ bỏ được tính thô lậu, 交到如蘭更覺香. Kết giao thường đến với hoa lan để có mùi hương thanh khiết. 迂拙獨慚尸素分, Vụng về riêng thẹn vì làm quan ăn lộc mà không làm hết chức trách, 漫誇酬應老文章. Trong lúc thù ứng đành phải khoe văn chương cũ tích của mình. Sau này, bài tựa do Lê Văn Đức viết mở đầu tập CNTVT được Nguyễn Thanh Tùng dịch giới thiệu toàn văn trong Tuyển tập thi luận Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX [104]. 3 Trần Ích Nguyên dẫn bài thơ này từ Hoàng Hoa tạp vịnh, kí hiệu A.1308, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tên bài thơ này ở 14 dị bản CNTVT đều là Nhục thực hí thành trình chư đồng sự 肉食戱 成呈諸同事. 29 Như vậy, xét về mặt văn bản, văn bản CNTVT của Lý Văn Phức chỉ được khảo sát trong bài nghiên cứu của Phạm Văn Ánh với những kết luận sơ bộ: CNTVT có 8 kí hiệu ở Việt Nghiên cứu Hán Nôm. Bước đầu mô tả tình hình văn bản bản CNTVT A.304 tuy nhiên số lượng bài thơ của Lý Văn Phức chưa đầy đủ. Tác giả chứng minh được bản Hoàng Hoa tạp vịnh 皇華雜詠 là một bản sao của CNTVT. Dựa trên kết luận ban đầu, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát toàn diện văn bản tác phẩm này. Một bộ phận nhỏ nhưng bài thơ, văn trong CNTVT được dịch, giới thiệu lẻ tẻ trong một số bài nghiên cứu. Tất nhiên, phần dịch thuật này chưa thể phản ánh đầy đủ được diện mạo, đặc điểm của nội dung tư tưởng tác phẩm này. Nhìn chung, những công trình học thuật trước đây tập trung vào góc độ tác giả, thiên về biên soạn thân thế, sự nghiệp, giới thiệu tác phẩm; hoặc giới thiệu, phiên âm, dịch chú một số tác phẩm; hoặc nghiên cứu một phần nào đó về con người, sự nghiệp Lý Văn Phức và tác phẩm tiêu biểu của ông. Các tác giả mới chỉ khái quát hoá mà chưa hệ thống đầy đủ tư liệu, hoặc chưa căn cứ vào văn bản tác phẩm cụ thể, hoặc chưa đặt ra vấn đề nghiên văn bản gắn với nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn thể loại... Bởi vậy kết quả biên soạn cũng như nghiên cứu chủ yếu có tính chất gợi mở và phác thảo. Luận án trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của người đi trước, tiếp tục nghiên cứu về tác gia Lý Văn Phức và tác phẩm CNTVT ở mức độ sâu, hệ thống hơn. 30 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua quá trình tìm hiểu những vấn đề nghiên cứu liên quan Lý Văn Phứcvà tác phẩm CNTVT, tôi rút ra một số nhận xét như sau: - Lý Văn Phức là nhân vật lịch sử tương đối đặc biệt của triều Nguyễn. Tác giả nhận được sự quan tâm cả trong nước và nước ngoài. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở nội dung về thân thế sự nghiệp, quê quán, hành trạng của Lý Văn Phức. Thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông trong khoảng từ năm 1830 đến năm 1841. Đây là giai đoạn Lý Văn Phức thực hiện và hoàn thành 11 chuyến đi ngoại giao đến các nước trong khu vực từ Đông sang Tây. Cũng trong thời kì này, ông đã sáng nhiều các tác phẩm văn học bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây vừa là thành tựu vừa là sự khác biệt giữa Lý Văn Phức với các bậc danh nho khác thời bấy giờ. - Sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Phức đồ sộ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, thuộc nhiều thể loại khác nhau. Điều này cho thấy bút lực dồi dào và đa dạng của ông. Chính sự đồ sộ đó dẫn đến tình hình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của ông còn nhiều bộn bề. Tính đến hiện nay bảng danh mục các tác phẩm và sơ bộ tình hình văn bản của Lý Văn Phức do Phạm Văn Ánh cung cấp là đầy đủ và chi tiết hơn cả. Thành tựu nghiên cứu chưa tương xứng với sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Lý Văn Phức. Những công trình chuyên khảo trước đây như Lý Văn Phức của Hoa Bằng, hay Tổng tập văn học Việt Nam chú ý khẳng định giá trị của các sáng tác chữ Nôm mà chưa có sự quan tâm xác đáng đến những sáng tác bằng chữ Hán. Trong 20 năm trở lại đây, những tác phẩm đi sứ của ông được chú ý nghiên cứu, biên dịch, giới thiệu. Thành tựu nghiên cứu về các tác phẩm đi sứ chủ yếu tập trung ở một số tác phẩm cụ thể như Tây hành kiến văn kỷ lược, Sứ trình chí lược thảo. Ngoài ra, tác giả người nước ngoài như Trần Ích Nguyên và Dương Đại Vệ thông qua các sáng tác thơ văn đi sứ của Lý Văn Phức tiến hành nghiên cứu một số vấn đề: mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam - Trung Hoa ở đầu thế kỉ XIX. Những nghiên cứu về sự nghiệp, hành trạng tác giả Lý Văn Phức cũng như những vấn đề thơ văn đi sứ của ông là cơ sở để tác giả luận án tiến hành đề tài nghiên cứu của mình. - Tình hình nghiên cứu văn bản tác phẩm CNTVT chưa nhận được sự nghiên 31 cứu đầy đủ. Về văn bản, các bản CNTVT hiện tồn chưa được khảo sát chi tiết. Chưa có công trình nghiên cứu nào coi CNTVT là đối tượng nghiên cứu trực tiếp. 14 dị bản chưa được khảo sát định lượng số bài, đối chiếu dị văn, so sách các dị bản, quá trình truyền bản giữa chúng. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc trích dịch giới thiệu một bài tựa, một số bài thơ. Về tác phẩm, đương nhiên do chưa được dịch, công bố cho nên chưa có công trình nào đánh giá giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm đi sứ cuối cùng này trong sự nghiệp đi sứ của tác giả Lý Văn Phức. 1.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài Dựa trên những đánh giá về tình hình nghiên cứu như trên, tôi nhận thấy một tác phẩm có giá trị mà một số khoảng trống còn chưa được khai thác. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu của đề tài: 1.3.1. Bổ sung những thông tin về chuyến đi sứ năm 1841 của Lý Văn Phức đến Yên Kinh (Trung Quốc). Chuyến đi này chính là cơ sở sáng tác CNTVT. Thêm nữa, chuyến đi này Lý Văn Phức được đặc cách bổ làm Chánh sứ, khác với những chuyến đi hiệu lực, đi công cán hoặc trước đây. 1.3.2. Khảo sát mô tả chi tiết tình trạng của 14 văn bản CNTVT hiện tồn. Xác lập danh mục bài thơ văn trong tập CNTVT, phân loại sáng tác của Lý Văn Phức và của các tác giả khác. Đối chiếu so sánh dị văn giữa các dị bản, biện giải những trường hợp cần thiết. Đối chiếu quá trình sao chép và thông tin chữ húy để chỉ ra quá trình truyền bản của dị bản CNTVT. Xác định bản đáng tin cậy để dịch thuật, công bố. 1.3.3. Như đã trình bày, những nghiên cứu về thơ văn của Lý Văn Phức trước đó tập trung vào làm rõ một số vấn đề: giá trị lịch sử, mối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Trung Hoa CNTVT, mặc dù là tác phẩm có vai trò kết thúc sự nghiệp đi sứ làm thơ của tác giả, nhưng chưa được đánh giá chi tiết thấu đáo về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật. Luận án sẽ chỉ ra đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm CNTVT, so sánh để thấy giá trị của một tác phẩm thơ văn đi sứ vừa mang đặc trưng của thơ văn đi sứ trung đại Việt Nam vừa mang đặc điểm thơ văn của Lý Văn Phức. 32 1.4. Các thuật ngữ sử dụng trong luận án 1.4.1. Đi sứ, đi công cán, đi hiệu lực Đi sứ: Chỉ những phái đoàn được cử sang nước khác thực hiện sứ mệnh bang giao như: tiến cống, cầu phong, tạ ơn, báo tang, chúc mừng Những hoạt động này được cụ thể hóa bằng các hành động: cử sứ bộ sang chầu (mang vật đi triều cống nhà Thanh); mỗi khi có hoàng đế băng hà (để phúng viếng) và mỗi khi có hoàng đế mới đăng quang để chúc mừng; báo tang một vị vua Việt Nam vừa mất, xin phong vương cho vị vua mới lên ngôi và sau đó phải có sứ bộ sang cám ơn về việc được nhà Thanh phong vương Các sứ bộ này thường đến Bắc Kinh. Những sứ thần (người được cử đi sứ) đều là những người giỏi văn thơ, thạo ứng đối. Đi công cán: Là những chuyến đi mang tính chất sự vụ như: đi mua sắm vật dụng cho triều đình, đi truy bắt tội phạm trong nước chạy sang nước bạn, trao trả tội phạm, hộ tống người bị bão giạt, mua hàng hóa Những chuyến đi này thường không lên đến Bắc Kinh mà có thể đến các địa phương khác của Trung Quốc, như: Quảng Đông, Quảng Tây, Hương Cảng Đi hiệu lực: tức là đi phục dịch để lấy công chuộc tội. Trường hợp của Cao Bá Quát do phạm sai lầm trong việc tổ chức chấm thi năm 1841, năm 1842 ông bị cử đi “dương trình hiệu lựu” đến Indoesia và Singapore. Đây được xem như chuyến đi công cán nhưng dưới hình thức bị đi đày. Hiểu như vậy, trong sự nghiệp bang giao hơn mười năm của Lý Văn Phức ông từng tham gia hết các sự kiện từ đi hiệu lực, công cán cho tới đi sứ. Lần duy nhất ông đi sứ chính là chuyến đi năm 1841 đến Yên Kinh. Đây là chuyên đi cuối cùng trong sự nghiệp ngoại giao nhưng là chuyến đi sứ đầu tiên của Lý Văn Phức. 1.4.2. Thơ bang giao, thơ đi sứ Thơ bang giao là khái niệm chỉ những bài thơ được sáng tác trong các hoạt động bang giao giữa sứ thần các nước. Theo Nguyễn Thanh Tùng, thơ bang giao “ là tuyên bố không chính thức thể hiện quan điểm, thái độ đối ngoại lẫn tư thế, nội lực của không chỉ người viết mà còn của cả dân tộc do cá nhân đó làm đại sứ, đại diện” [106, tr. 369]. Hoạt động bang giao giữa hai nước là chỉ chung tất cả các hoạt 33 động ngoai giao giữa hai quốc gia. Đó có thể là: triều cống – sách phong, đi sứ, tiếp sứ, đi công cán, hiệu lực Những bài thơ bang giao này có vai trò đặc biệt, vừa phải thể hiện tài năng văn chương, vị thế cá nhân đại diện cho dân tộc vừa phải khẳng định vị thế của quốc gia trong quan hệ ngoại giao. Thơ đi sứ là một bộ phận của thơ bang giao. Chúng tôi đồng quan điểm của nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân, “thơ đi sứ là những tác phẩm của các sứ thần viết ra, để bày tỏ tâm sự và miêu tả hành trình đi sứ của mình” [80, tr. 302]. Như vậy, thơ đi sứ là những tác phẩm miêu tả về chuyến đi sứ của tác giả. Tác phẩm ở đây có nhiều thể loại khác nhau trong đó có thơ, chiếm ưu thế nhất trong các sáng tác đi sứ. Những sáng tác đi sứ của các tác giả thường đa dạng về mặt thể loại: thơ, từ, ca, hành, ký, phú Các sáng tác này góp nhặt thành một tập, trong nhan đề của mỗi tập sách đó có chữ “tạp”. Tạp để biểu thị ý nghĩa nhiều thứ khác nhau xếp vào cùng một chỗ, trong luận án chúng tôi sử dụng khái niệm tác phẩm đi sứ để chỉ những sáng tác này. 1.4.3. Văn bản, tác phẩm Văn bản là đối tượng nghiên cứu của ngành Văn bản học. Theo nhà nghiên cứu người Nga I.R.Galperin: “Văn bản theo quan niệm của chúng tôi, là sự phản ánh bằng chữ “một mảng thực tế”. Nó là sự sản sinh biến thể viết của ngôn ngữ ”4. Đồng tình với quan niệm này, nhà nghiên cứu Likhachev. D.X. cũng coi: “Văn bản là một bản tin biểu đạt bằng ngôn ngữ ý đồ của người sáng tạo ra nó” 5. Như vậy văn bản là một sự mã hóa bằng các kí hiệu ý đồ sáng tác của người tạo ra nó. Khi độc giả bằng năng lực tiếp nhận của bản thân, giải mã các kí hiệu tiếp nhận văn bản, thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng Nói đến văn bản là nói đến tập hợp các kí hiệu (văn tự), nói đến quá trình ghi chép, sao lưu. Còn nói đến tác phẩm là nói đến sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm. Đó là giá trị của văn bản được người đọc giải mã và tiếp nhận. Trịnh Khắc Mạnh cũng nhấn mạnh: “Tác phẩm: được hiểu là phải có sự thống nhất về nội dung và hình thức, thể hiện ý 4 Dẫn theo Trịnh Khắc Mạnh trong Văn bản học Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 19. 5 Dẫn theo Trịnh Khắc Mạnh, sđd, tr. 19. 34 đồ sáng tác nhất định. Văn bản được sáng tạo một cách tùy tiện không được gọi là tác phẩm” [46, tr. 20]. CNTVT là một tập thơ văn đi sứ. Đây chính là một tác phẩm văn học gồm nhiều đơn vị bài thơ, văn. Văn bản tác giả ghi chép nội dung của CNTVT hiện nay không xác định được, và những dị bản ghi chép tác phẩm này hiện nay còn tìm được 14 bản. Trên cơ sở xác định được văn bản đáng tin cậy nhất, hơn cả trong 14 bản hiện tồn, luận án tiếp cận đánh giá giá trị của tác phẩm CNTVT. Trong luận án, do yêu cầu diễn đạt của đề tài và nội dung cụ thể ở các chương mục, chúng tôi sử dụng khá nhiều thuật ngữ văn bản, tác phẩm. Những thuật ngữ này có khi được hiểu với hàm nghĩa tương đương chỉ một đơn vị văn bản tác phẩm (một bộ sách, tập thơ văn), hoặc biểu thị một ý nhấn mạnh nào đó. Khái niệm văn bản có khi dùng chỉ một tập thơ văn CNTVT trên phương diện sao chép, lưu truyền, tác phẩm có khi dùng để chỉ tập CNTVT cũng có khi dùng để chỉ một hoặc các bài thơ cụ thể trong CNTVT. 1.4.4. Bản nền, dị bản Bản nền Bản nền là thuật ngữ chuyên dùng trong công tác nghiên cứu văn bản học, Ở Việt Nam, giới nghiên cứu Hán Nôm còn sử dụng khái niệm “bản trục”, “bản cơ sở” để gọi bản nền. Việc lựa chọn bản nền rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới công tác nghiên cứu văn bản và giá trị sử dụng của văn bản khi được công bố. Trịnh Khắc Mạnh đưa ra nhiều lựa chọn cho người chỉnh lí thư tịch “Có ý kiến cho rằng chọn bản nền là bản cổ nhất, nhưng khi chúng ta chưa thực hiện việc phân tích văn bản thì biết bản nào là bản cổ nhất mà chọn”. Tác giả cho rằng “trên thực tế để tiến hành so sánh đối chiếu các dị bản, cũng có thể chọn bản đầy đủ làm bản nền, còn bản nền có trùng với bản cổ, hay trùng với bản tin cậy hay không thì chỉ được xác định sau nghiên cứu phân tích văn bản.”[46, tr. 32] Luận án cùng quan điểm với quan niệm này trong việc xác định bản nền/ bản cơ sở khi nghiên cứu văn bản tác phẩm CNTVT. Dị bản 35 Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “dị bản là các văn bản khác nhau về một tác phẩm văn học được truyền lại. Dị bản có những chỗ khác với văn bản gốc được phổ biến rộng rãi từ trước. Một công tác trọng yếu của bộ môn văn bản học là sưu tầm các dị bản, đối chiếu với nhau nhằm khôi phục lại bản gần nhất với nguyên bản đã mất. Sở dĩ có nhiều dị bản là vì mỗi lần sao chép, người chép có thể chép sai, hoặc tự ý sửa chữa (“tam sao thất bản” - ba lần sao là sai với bản gốc)” [35, tr. 835]. Chẳng hạn, Truyện Kiều của Nguyễn Du có khoảng 100 dị bản Nôm và Quốc ngữ, bao gồm bản in và chép tay; bài thơ Nam quốc sơn hà có 35 dị bảnVí dụ trường hợp Truyện Kiều, trong sách này đã dẫn: “tình hình văn bản rất phức tạp. Chưa kể những bản in sau năm 1945 đã có 40 bản Kiều Nôm và Quốc ngữ của các nhà xuất bản khác nhau. Bản Kiều khắc ván đầu tiên do Phạm Quý Thích nhuận sắc trước năm 1825, nay không còn. Bản chép tay tìm được ở Tiên Điền quê hương nhà thơ cũng không thể coi là bản thảo hay nguyên bản. Cuối cùng các nhà nghiên cứu đành căn cứ vào một bảo gốc nào đó, rồi ghi lại những chỗ dị đồng ở các bản khác vào phần khảo dị để làm tài liệu tham khảo”[35, tr. 835]. Các văn bản được coi là dị bản của nhau khi giữa chúng có sự khác biệt về câu chữ. Tuy nhiên, đối với văn bản Hán Nôm, các chữ khác nhau đó không phải chỉ thuần túy một mặt chữ viết hoặc âm đọc mà phải xem xét trên ba mặt chữ viết, âm đọc và ý nghĩa. Việc xác định dị bản của văn bản chữ Hán chữ Nôm còn phải căn cứ vào hình thể văn tự, bởi vì có khi chữ viết khác nhau (dị văn) nhưng âm đọc thì giống nhau thì không tạo ra dị bản, có khi chữ viết giống nhau nhưng âm đọc khác nhau thì mới có dị bản. Trịnh Khắc Mạnh cho rằng: “Dị bản: chỉ những văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm” [46, tr. 19]. 36 Tiểu kết Trong chương này, luận án đã điểm lại những nghiên cứu liên quan tới đề tài, cụ thể là những nghiên cứu về tác giả Lý Văn Phức và tác phẩm CNTVT của ông. Trên cơ sở những nghiên cứu đi trước, luận án đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo và giới thuyết một số khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài. Nhìn chung, những nghiên cứu liên quan đến đề tài hiện nay tập trung những vấn đề sau. Thứ nhất, các nhà nghiên cứu đều thống nhất và có nhiều thành tựu nghiên cứu về cuộc đời, hành trạng tác giả Lý Văn Phức đặc biệt nhấn mạnh vào sự nghiệp đi sứ của ông trong hơn 10 năm (1831-1841). Thứ hai, Lý Văn Phức là một tác gia văn học với di sản tác phẩm để lại đồ sộ cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xây dựng danh mục tương đối đầy đủ những tác phẩm của ông, giới thiệu một vài tác phẩm bằng chữ Nôm. Một số công trình có thực hiện việc sơ khảo, trích dịch, giới thiệu tác phẩm của Lý Văn Phức. Tuy nhiên những vấn đề đặt ra trong văn bản như việc khảo sát, mô tả văn bản, đối chiếu, so sánh, chữ húy thì các công trình đó hầu như chưa đạt được đích đến cuối cùng. Đây chính là nội dung còn để ngỏ cho những nghiên cứu sau. Luận án đề xuất ba nội dung nghiên cứu bổ sung. Thứ nhất, hoàn thiện những thông tin liên quan đến chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841 của tác giả. Thứ hai, bằng phương pháp văn bản học, luận án mô tả 14 dị bản hiện tồn của CNTVT , đối chiếu đưa ra danh mục thơ văn, xác lập văn bản khả tín để dịch thuật và công bố. Cuối cùng, luận án chỉ ra đặc điểm nội dung và nghệ thuật tác phẩm CNTVT, bước đầu có sự so sánh với tác phẩm đi sứ khác của Lý Văn Phức cũng như sáng tác của các tác giả cùng thời. 37 Chƣơng 2 LÝ VĂN PHỨC VÀ CHUYẾN ĐI SỨ YÊN KINH (TRUNG QUỐC) NĂM 1841 Chương 2 nghiên cứu hai nội dung có tính chất bản lề. Thứ nhất, luận án phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan đã tác động và góp phần hình thành nên nhân cách và tài năng văn chương ở Lý Văn Phức, đặc biệt những sáng tác đi sứ. Thứ hai, chuyến đi sứ tới Yên Kinh năm 1841 được khai thác qua các tư liệu lịch sử và tư liệu văn chương của chính tác giả. Những nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm thông tin, là cơ sở đánh giá tác phẩm CNTVT. 2.1. Tình hình xã hội, quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XIX 2.1.1. Tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX Lý Văn Phức sinh năm 1785 mất năm 1849. Ông là sinh ra vào giai đoạn cuối thời Lê Trung Hưng, qua triều Tây Sơn (1788 - 1802) đến đầu triều Nguyễn (1802 - 1849). Tuổi thơ của ông là thời kì đất nước nhiều biến động, chiến tranh, nội chiến. Ở vào thời kì đất nước loạn lạc, gia đình và bản thân Lý Văn Phức khó khăn, con đường học hành của ông đứt đoạn vì vất vả kiếm sống. Khi nhà Nguyễn nắm quyền, tiến hành xây dựng, củng cố đất nước là lúc Lý Văn Phức đi thi, đỗ đạt và bắt đầu con đường hoạn lộ. Tình hình xã hội Việt Nam lúc này có nhiều điều mới, được tổ chức lại, chặt chẽ, hệ thống. Về mặt hành chính quốc gia, vua Gia Long lần đầu tiên quản lý một đất nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau, chia cả nước làm 23 trấn và 4 doanh. Năm Tân Mão 1831, vua Minh Mệnh đổi trấn làm tỉnh, đặt các chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát và Lãnh binh. Về bộ máy quản lý nhà nước, vua Gia Long không đặt chức Tể tướng mà chỉ đặt 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, dưới Thượng thư có Tả, Hữu Tham tri và Tả, Hữu Thị lang giúp việc. Vua Minh Mệnh tiếp tục củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước - đặt Nội các năm Kỷ Sửu 1829; đặt Viện Cơ mật năm Giáp Ngọ 1834. Dưới triều vua Minh Mệnh tuy có 38 những cải cách, nhưng nhiều cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra, như khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định (1826-1827); Lê Duy Lương (cựu thần nhà Lê) ở Ninh Bình (1833); tù trưởng thiểu số Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833-1835); Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833-1835). Về mặt văn hóa, xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVIII, bên cạnh Nho giáo là Đạo giáo, Phật giáo và cả Thiên Chúa giáo đều ít nhiều phát triển. Tuy nhiên, ở triều Nguyễn, Nho giáo được đề cao đến mức cực đoan. Thời vua Minh Mệnh, thời vua Thiệu Trị cho đến thời vua Tự Đức, song hành với việc cấm đạo Thiên Chúa là quan hệ có tính chất thụ động với các nước phương Tây. Vua Thánh Tổ khi lên ngôi đã không muốn cho người ngoại quốc vào giảng đạo ở nước ta vì nhà vua cho rằng “Đạo phương Tây là tả đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cho nên phải ngăn cấm để khiến người ta phải tin theo chính đạo” [36, tr.464]. Khi vua Thiệu Trị lên trị vì đất nước, sự cấm đạo có giảm đi nhưng triều đình bài xích. Chính vì sự cấm đạo mà việc buôn bán giao thương của người phương Tây ở nước ta cũng bị ngăn trở, phần nào làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Về mặt an ninh quốc phòng, từ vua Gia Long đến vua Minh Mệnh đều chú trọng phòng bị trên biển. Vua Gia Long đã cho chọn thợ giỏi ở Bắc Thành vào kinh để đóng chiến thuyền; lại cho làm loại thuyền bọc đồng lớn để đi lại tuần phòng miền biển. Vua Minh Mệnh thường xuyên cho binh thuyền luyện tập thủy quân theo đường biển. Về ngoại giao, bên cạnh mối bang giao lâu đời vẫn được duy trì với phong kiến Trung Quốc, thời kì này phát triển quan hệ bang giao với các nước láng giềng trong phu vực Đông Nam Á. Đó là sự thay đổi về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, đặc biệt là ngoại giao ở triều Nguyễn mà triều Lê chưa làm được. 2.1.2. Quan hệ bang giao Việt Nam - Trung Quốc khoảng giữa thế kỉ XIX Năm 1802, sau khi lật đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long thống nhất bờ cõi Việt Nam sau nhiều thế kỉ nội chiến, mở ra vương triều nhà Nguyễn với lịch sử gần 150 năm (1802 - 1884). Nguyễn Ánh rất coi trọng quan hệ bang giao với nhà Thanh. Ngay khi lên 39 ngôi, ông đã cho xây dựng hệ thống dịch trạm từ Nhị Hà đến Lạng Sơn để đón, tiếp sứ. Đồng thời sai hai đoàn sứ bộ liên tiếp sang nhà Thanh. Đoàn sứ do Trịnh Hoài Đức làm Chánh sứ, đi sứ vào tháng 5, có nhiệm vụ dâng quốc thư, phẩm vật và trả ấn sách nhà Thanh đã ban cho triều Tây Sơn trước đây. Đoàn thứ 2 do Lê Quang Định làm Chánh sứ lên đường vào tháng 11, nhiệm vụ cầu phong cho Gia Long và xin đổi quốc hiệu thành Nam Việt. Sau đó quan hệ bang giao giữa hai nước được duy trì đều đặn đến khi vụ loạn Thái Bình thiên quốc nổ ra (1851-1864), nhà Thanh đã yêu cầu ngừng triều cống và trong vòng mười sáu năm. Nhà Nguyễn vẫn cử sứ bộ lên đường vào năm 1852. Việc triều cống dừng lại cho đến năm 1868 thì được tiếp tục vào các năm: 1870, 1872, 1876 và 1880. Năm 1884 khi chính quyền Thanh kí bản “Hòa ước Thiên Tân” công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam thì quan hệ bang giao triều cống Việt Nam - Trung Hoa chấm dứt. Như vậy, quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn giữa thế kỉ XIX chính là thời gian việc triều cống diễn ra bình thường, không bị gián đoạn. Trong bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và bộ Đại Nam thực lục ghi chép đầy đủ về những nhân vật, sự kiện, điển lệ liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa hai triều đại như: thể thức sai sứ, tiếp sứ; ngày tháng cử sứ thần sang Thanh và đón sứ thần nhà Thanh sang ta; danh mục phẩm vật sứ bộ mang đi và mang về; danh tính các sứ thần và số lượng thành viên trong mỗi sứ bộ; lộ trình và diễn tiến đi sứ Theo bài nghiên cứu của Trần Đức Anh Sơn: “Vào năm 1792 vua Càn Long ban cho triều đình Tây Sơn một chỉ dụ khác về thời hạn tuế cống và nhắc lại thời hạn này trong một chỉ dụ ban hành vào năm 1803 sau khi vua Gia Long lập ra triều Nguyễn. Các chỉ dụ mới này quy định như sau: - Triều đình An Nam, sau này là Việt Nam (từ 1804 đến 1838), rồi Đại Nam (từ 1838 đến 1945) phải gửi đồ tuế cống cho Trung Hoa hai năm một lần và cứ bốn năm phải có một sứ bộ sang chầu. - Ngoài ra, phải có sứ bộ đến Bắc Kinh, mỗi khi có hoàng đế Trung Hoa băng hà (để phúng điếu) và mỗi khi có hoàng đế mới đăng quang (để chúc mừng). - Phía Việt Nam cũng cử sứ bộ sang Thanh trong các trường hợp sau: Báo 40 tang một vị vua Việt Nam vừa mất; xin phong vương cho vị vua mới lên ngôi và sau đó phải có sứ bộ sang cám ơn về việc được nhà Thanh phong vương; để chúc mừng sinh nhật vua và hoàng gia nhà Thanh; đi mua sắm vật dụng cho triều đình; đi truy bắt tội phạm trong nước chạy sang Trung Quốc” [73]. Các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nhận việc triều cống – sách phong của phong kiến Trung Quốc, cụ thể giai đoạn này nhà Nguyễn và nhà Thanh là một chính sách ngoại giao khôn khéo, chỉ có lợi trên nhiều phương diện. Về chính trị, giữ mối quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc, quốc gia luôn có tư tưởng bá chủ, triều Nguyễn nhằm tránh mối đe dọa xâm lăng, vừa xác lập quyền uy về mặt đối nội. Về kinh tế, các sứ thần đi sứ còn kết hợp với giao thương mua hàng nhưng ở đây chúng tôi chỉ bàn đến vấn đề văn hóa. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra phát triển của bộ phận nhà thơ - sứ thần và các sự phát triển của dòng thơ văn đi sứ trung đại. GS Yu Insu, Đại học Seul, Hàn Quốc: “Về mặt văn hóa, nhiệm vụ chính khác của sứ thần đi sứ nhà Thanh là truyền bá nước mình là một nước văn hóa. Vì vậy khi tuyển chọn sứ thần đi sứ nhà Thanh, nhà Nguyễn đề cao tài ngoại giao cũng như tri thức về văn hóa. Chúng ta có thể thấy điều này qua một sắc lệnh mà vua Minh Mệnh ban năm 1840. Theo vua Minh Mệnh, sứ thần đi sứ nhà Thanh phải là người giỏi văn học và ngôn ngữ, nếu là người kém cỏi thì chỉ chuốc lấy sự khinh miệt của nước khác. Bởi vì, những người này không chỉ phải đối đáp thơ văn một cách bình đẳng với các quan lại nhà Thanh mà họ còn phải thi thố văn chương với các sứ thần đến từ Triều Tiên. Việc cân nhắc tài văn chương của sứ giả đi sứ Trung Quốc không chỉ ở tr...ất Tinh nhuốm màu ánh trăng từ tòa thành trên núi, Bát Quế hương truyền thủy hạm phong. Hương thơm lan từ núi Bát Quế theo gió đưa tới lan can trên mặt nước. Khải Kích môn khan yên thụ hợp, Cổng Khải Kích, xem nơi cây và khói hợp lại, Trục Lô kiều hứa Hán sà thông. Cầu Trục Lô cho phép bè thông đến sông Ngân. 81 Nguyên chú: “Tỉnh lị ở phủ Quế Lâm, trong thiên Vũ Cống (Kinh Thư) chép là ở khu vực Kinh Châu, đất Việt xưa vậy. Thành ba mặt dựa núi, một mặt hướng ra sông. Núi non trùng điệp, xanh biếc um tùm, trong đó các ngọn Thất Tinh, Độc Tú, Bát Quế, Tượng Tị càng đẹp. Bến sông có mấy nơi tuần tra thuyền bè, nối liền vắt ngang, dùng tấm ván bắc lên trê, dùng dây sắt nối vào nhau. Thuyền đi qua đều kiểm tra kĩ lưỡng, rồi mới tháo dây cho đi, chỉ có thuyền sứ là không phải theo lệ đó. Tiến đến đền Phục Ba, đậu lại ở dưới úi. Bấy giờ là 23 tháng Tư.” Vãn du bất tín đầu thiêm bạch, Du ngoạn lúc chiều tà không tin đầu thêm bạc, Do bái nham tiền quắc thước ông. Còn vái ông lão quắc thước82 trước vách núi. 33. 伏波試劍石 終古岩腰一石懸, 可能孤柱獨擎天。 將軍聲價風霜在, 不記雄心試劍年。 Phiên âm Dịch nghĩa Phục Ba thí kiếm thạch Đá Phục Ba thử kiếm83 Chung cổ nham yêu nhất thạch huyền, Từ xa xưa, một cột đá treo ở lưng trời, Khả năng cô trụ độc kình thiên. Một cột đơn độc mà có thể chống trời. Tướng quân thanh giá phong sương tại, Danh giá của tướng quân còn với sương gió, Bất kí hùng tâm thí kiếm niên. Không còn hùng tâm khi thử kiếm năm nào. 34. 不寐 日暮一維舟, 寒渠靜如練. 水風吹客衣, 夏雲散遥巘. 夜深獨倚窓, 茶歇復開卷. 起看天宇濶, 清輝半隐見. Phiên âm Dịch nghĩa Bất mị Không ngủ Nhật mộ nhất duy chu, Chiều tối buộc con thuyền, 82 Ông lão quắc thước: tức Mã Viện. 83 Nguyên chú: “Vách núi có chỗ đá dựng, như cột, mặt trong giáp núi, vết đá như bị đao kiềm chém lìa ra, tương truyền là đá Phục Ba thử kiếm”. Hàn cừ tĩnh như luyện. Đầm lạnh lặng tờ như tấm lụa. Thủy phong xuy khách y, Gió trên mặt nước thổi lên áo khách, Hạ vân tán dao hiến. Mây mùa hè rải phủ còn đảo xa. Dạ thâm độc ỷ song, Canh thâu một mình tựa bên song, Trà yết phục khai quyển. Trà hết lại mở quyển sách. Khởi khán thiên vũ khoát, Dậy ngắm trời bao la, Thanh huy bán ẩn hiện. Ánh trăng trong lúc ẩn lúc hiện. 35. 湘江順泛喜成 灕源風雨溯行舟, 路歷靈渠嘆阻修. 一嶺天敎分水去, 重湾江轉入湘流. 人家半住松陰裡, 村牧斜眠麥隴頭. 境遇從今看順適, 桑蓬差意满程遊. Phiên âm Dịch nghĩa Tƣơng Giang thuận phiếm hỉ thành Xuôi dòng Tương Giang, vui làm thơ84 Ly nguyên phong vũ tố hành chu, Mưa gió trên sông Ly, thuyền đi ngược dòng, Lộ lịch Linh Cừ thán trở tu. Đường đi qua Linh Cừ, than rằng trở ngại mãi. Nhất lĩnh thiên giao phân thủy khứ, Một ngọn núi được trời giao phân chia dòng nước chảy, Trùng loan giang chuyển nhập Tương lưu. Các vụng sông chuyển nhập vào dòng Tương. Nhân gia bán trụ tùng âm lí, Phần nửa nhà dân nằm trong bóng tùng, Thôn mục tà miên mạch lũng đầu. Mục đồng trong thôn ngủ ở đầu lũng lúa mạch. Cảnh ngộ tòng kim khan thuận thích, Từ nay những chỗ gặp phải xem ra đều thuận lợi, Tang bồng sai ý mãn trình du. Đầy trên hành trình du ngoạn, chỉ đôi chút 84 Nguyên chú: “Từ Ly Giang đến Linh Cừ, thuyền ngược dòng ra cửa Đinh Cừ rồi đến núi Phân Thủy, chính là chỗ giao nhau của sông Tương và sông Ly. Chuyển sang đi theo sông Tương, thuyền đi xuôi dòng. Xét, sông Tương phát nguyên từ núi Hải Dương của huyện Hưng An, đến chỗ chia dòng là 90 dặm, từ chỗ chia dòng đến Hành Châu là Thượng Tương, tự Hành Châu đến Tương Đàm là Trung Tương, từ Tương Đàm đến Tương Âm là Hạ Tương, gọi là Tam Tương, gọi chung là sông Tương. Thuyền vào sông Tương vào ngày 16 tháng Năm”. không đúng với chí tang bồng. 36. 湘江坐月口號 河渠盡日雨陰陰, 也爲行舟送水深. 已向晴流開夢眼, 故留明月照牕心. Phiên âm Dịch nghĩa Tƣơng Giang tọa nguyệt khẩu hiệu Ngồi trên sông Tương cùng trăng, buột miệng làm thơ Hà cừ tận nhật vũ âm âm, Sông ngòi suốt ngày mưa mịt mù, Dã vị hành chu tống thủy thâm. Cũng vì thuyền đi nên đưa nước sâu đến. Dĩ hướng tình lưu khai mộng nhãn, Đã hướng đến dòng sông trong tạnh mà mở con mắt mộng, Cố lưu minh nguyệt chiếu song tâm. Cho nên còn giữ lại hình ảnh trăng sáng chiếu nơi song cửa. 37. 夜聞水車聲戲占 隔岸村家無趙女, 遶江何處到秦箏. 開牕倚月低垂耳, 機轉風前水籟鳴. Phiên âm Dịch nghĩa Dạ văn thủy xa thanh hí chiếm Ban đêm nghe tiếng guồng nước, ngâm đùa Cách ngạn thôn gia vô Triệu nữ, Các gia đình ở làng bên kia bờ không có các cô gái đẹp như mỹ nữ nước Triệu85, Nhiễu giang hà xứ đáo Tần tranh. Quanh sông nơi nào vẳng tới tiếng đàn Tần tranh86. 85 Nguyên tác là Triệu nữ. Đây là chỉ khu vực đất Triệu nhiều mỹ nữ. 86 Tần tranh: tên một loại nhạc khí, hình dạng giống như đàn, tương truyền là do người nước Tần là Mông Điền tạo ra. Khai song ỷ nguyệt đê thùy nhĩ, Mở cửa sổ tựa trăng lắng tai nghe, Cơ chuyển phong tiền thủy lại minh. Guồng máy nước chuyển động trước gió như tiếng sáo reo. 38. 讀韋廬詩集 熱膓早把夢中看, 獨爱吾庐片石寒. 彭澤一樽清似菊, 蘇州五字馥如蘭. 即君已報南宮捷, 堂上猶陪春酒歡. 風韻百年人不見, 滿園桃李舊衣冠. Phiên âm Dịch nghĩa Độc Vi Lƣ thi tập Đọc tập thơ Vi Lư87 Nhiệt trường tảo bả mộng trung khan, Tấm lòng nhiệt huyết hãy sớm xem trong giấc mộng, Độc ái ngô lư phiến thạch hàn. Một mình yêu ngôi nhà của mình88, phiến đá còn lạnh. Bành Trạch nhất tôn thanh tự cúc, Một chén rượu của Bành Trạch89, thanh bạch tựa hoa cúc, Tô Châu ngũ tự phức như lan. Năm chữ ở Tô Châu thơm như hoa lan. Tức quân dĩ báo Nam Cung tiệp, Ngay khi ông đã báo tin thắng trận về Nam Cung, Đường thượng do bồi xuân tửu hoan. Trên nhà bồi tiếp chén rượu xuân hân hoan. Phong vận bách niên nhân bất kiến, Trăm năm phong vận người không thấy, Mãn viên đào lý cựu y quan. Đào mận đầy vườn tựa thấy mũ áo khi xưa. 39. 湘山寺 87 Vi Lư thi tập là tập thơ của Lý Bỉnh Lễ (1748 - 1830), tên hiệu là Ngô Lư. Ông là nhà thơ nổi tiếng ở Quảng Tây, sống vào đời nhà Thanh. Lý Bỉnh Lễ là người ở huyện Lâm Xuyên, tỉnh Quảng Tây. 88 Lý Bỉnh Lễ lấy tên ngôi nhà mình ở làm tên hiệu. 89 Bành Trạch: Chỉ Đào Bành Trạch- Đào Tiềm, nhà thơ ẩn dật thời Tấn, nổi tiếng là người phong cách thanh cao, thích sống ẩn dật. 何年飛錫此眞身, 別占禅林一景新. 宝塔未埋無量佛, 慈航應度有緣人. 香從八桂拈心篆, 水引三湘洗刮塵. 客思低徊初倚棹, 松風吟到滿船春. Phiên âm Dịch nghĩa Tƣơng Sơn tự Chùa Tương Sơn90 Hà niên phi tích thử chân thân? Năm nào tích trượng bay đến, chân thân vẫn đây. Biệt chiếm thiền lâm nhất cảnh tân. Chiếm riêng một cảnh sắc mới mẻ trong rừng thiền. Bảo tháp vị mai Vô Lượng Phật, Bảo tháp chưa chôn vùi vị Phật Vô Lượng, Từ hàng ưng độ hữu duyên nhân. Thuyền từ cần độ cho người có duyên. Hương tòng Bát Quế niêm tâm triện, Hương thơm từ núi Bát Quế như thắp nén hương lòng, Thủy dẫn Tam Tương tẩy quát trần. Dẫn nước dòng Tam Tương rửa (sạch) bụi trần. Khách tứ đê hồi sơ ỷ trạo, Niềm khách vẩn vơ mới dựa bên mái chèo, Tùng phong ngâm đáo mãn thuyền xuân. Tiếng gió qua cội tùng như tiếng ngâm vọng đến, thuyền đầy ý xuân. 40. 永州江次得興 景色繽紛到眼開, 隄松岸柳許攀陪. 数程已過三千里, 得句還敲四五囬. 水順船如飛鳥去, 牕疎風自遠山來. 吟身垂老情逾適, 90 Nguyên chú: “Ở thành Kim Châu, cảnh trí thanh u, rất đẹp, biển đề là “Sở Nam đệ nhất thiền lâm” (Ngôi chùa đứng đầu đất Sở phương Nam); Thời Đường, Chu Toàn Chân cắm tích trượng ở đây (tu hành), thọ 166 tuổi, chân thân chẳng nát, gọi là Vô đượng Thọ Phật, an trí trong tháp 7 tầng.” 佇月辰添些旧醅. Phiên âm Dịch nghĩa Vĩnh Châu giang thứ đắc hứng Đậu thuyền lại ở sông Vĩnh Châu được hứng (làm thơ)91 Cảnh sắc tân phân đáo nhãn khai, Cảnh sắc bề bộn mở ra trước mắt, Đê tùng ngạn liễu hứa phan bồi. Đê tùng, bờ liễu có thể vin mà lên. Sổ trình dĩ quá tam thiên lý, Tính hành trình đã qua ba nghìn dặm, Đắc cú hoàn xao tứ ngũ hồi. Được câu thơ lại chuốt lựa bốn, năm lần. Thủy thuận thuyền như phi điểu khứ, Thuyền xuôi dòng đi như chim bay, Song sơ phong tự viễn sơn lai. Ngoài song thưa gió từ núi xa thổi tới. Ngâm thân thùy lão tình du thích, Ngâm thơ nỗi lòng của người già trên đường càng thích ý, Trữ nguyệt thời thiêm tá cựu phôi. Lúc đợt trăng lên, uống thêm chút rượu ủ từ trước. 41. 冷水灘 一船赤日滿疎欄, 卓午遄臨冷水灘. 岫遠松風吹未到, 江間早已湧輕寒. Phiên âm Dịch nghĩa Lãnh Thủy than Ghềnh Lãnh Thủy Nhất thuyền xích nhật mãn sơ lan, Mặt trời đỏ chiếu đầy song thưa trên thuyền, Trác ngọ thuyên lâm Lãnh Thủy than. Giữa trưa thuyền nhanh chóng tới ghềnh Lãnh Thủy. Tụ viễn tùng phong xuy vị đáo, Hang núi xa, gió từ cây tùng chưa thổi tới, Giang gian tảo dĩ dũng khinh hàn. Giữa khoảng sông nước đã sớm vọt lên chút hơi lạnh. 42. 豋三吾山 91 Nguyên chú: “Thuộc tỉnh Hồ Nam, liền với hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc, đều là đất Sở thời xưa vậy. Lại tiếp giáp với phủ thành Vĩnh Châu ở thượng lưu sông Tiêu. Từ đây đến Trường Sa thường gọi là Tiêu Tương.” 一峰儘占三吾勝, 萬古同流二絕傳. 何處挿來岩底鏡, 寒光照徹水中天. 碑間苔鎖疑無字, 劔跡鐏斜不見仙. 老態喜看松與石, 風風雨雨自蒼然. Phiên âm Dịch nghĩa Đăng Tam Ngô Sơn Lên núi Tam Ngô92 Nhất phong tẫn chiếm Tam Ngô thắng, Một ngọn núi chiếm trọn cảnh đẹp Tam Ngô, Vạn cổ đồng lưu nhị tuyệt truyền. Vạn cổ cùng lưu truyền hai thứ kì tuyệt. Hà xứ sáp lai nham để kính, Đá từ nơi nào len vào chân núi như gương, Hàn quang chiếu triệt thủy trung thiên. Ánh sáng lạnh chiếu bầu trời in đáy nước. Bi gian đài tỏa nghi vô tự, Trên mặt bia đá rêu phủ kín như không có chữ, Kiếm tích tỗn tà bất kiến tiên. Dấu tích chuôi kiếm xiên xiên mà không thấy người tiên đâu. Lão thái hỉ khan tùng dữ thạch, Phong thái già nua nên thích ngắm tùng và đá, Phong phong vũ vũ tự thương nhiên. Mưa mưa, gió gió tự có màu xanh biếc. 43. 苦熱 篷下火風吹满牀, 相随坐臥到斜陽. 郤看山色臨江岸, 開盡重牕納遠涼. Phiên âm Dịch nghĩa Khổ nhiệt Khổ vì nóng 92 Nguyên chú: “Núi đá, ở bờ bên phải, ngọn núi trơ vơ sát dòng sông, trong núi có khe suối tuôn dài. Thời Đường, khi Nguyên Kết làm Thứ sử đặt tên là Ngô Khê, lại dựng đình bát giác, một tên là Ngô đình phương đài, một tên là Ngô đài. Đá khắc “Tam Ngô thắng lãm”, làm văn bia ghi lại, chữ khắc là chữ của Nam Chân Khanh”(danh gia thư pháp thời Đường), truyền là hai điều kì tuyệt. Trên vách núi có chỗ mặt đã lõm xuống độ thước, chu vi dăm sáu tấc, giống như miệng chén nhưng không tròn lắm, gọi là “Dũ tôn”, nước không đầy không cạn, tương truyền là chỗ Lã Tiên (Lã Động Tân) ngồi dự chuôi kiếm. Dưới núi có phiến đá xanh, dài hơn 2 thước, cao độ thước, nhẵn bóng, có thể soi gương được, khắc ngang hai chữ “Kính thạch”, cảnh trí thực là u nhã, người xưa nay đề vịnh khắc vào đá khắp núi đều có”. Bồng hạ hỏa phong xuy mãn sàng, Dưới mui thuyền gió nóng thổi đầy giường, Tương tùy tọa ngọa đáo tà dương. Theo nhau đến chỗ bóng tà, kẻ nằm, người ngồi. Khước khan sơn sắc lâm giang ngạn, Lại ngắm sắc núi sát bên bờ sông, Khai tận trùng song nạp viễn lương. Mở toang các lớp cửa sổ để hóng hơi mát từ xa. 44. 暮江閒眺 相將牧纜繫寒汀, 曠望雲邊迥杳冥. 晚鳥数行穿樹没, 殘霞一抹落山青. 吟翁眼倦忙停筆, 舟子情多猛扣舲. 清興此辰嫌易盡, 松濤遠韻隔江聽. Phiên âm Dịch nghĩa Mộ giang nhàn thiếu Thảnh thơi ngắm cảnh sông lúc chiều tối Tương tương mục lãm hệ hàn đinh, Sắp cùng nhau buộc dây neo thuyền vào bãi sông lạnh, Khoáng vọng vân biên quýnh diểu minh. Trông với chân mây, nơi xa mờ. Vãn điểu sổ hàng xuyên thụ một, Vài hàng chim buổi tối bay xuyên qua cây rồi mất hút, Tàn hà nhất mạt lạc sơn thanh. Ráng chiều sót lại bị quét xuống núi xanh. Ngâm ông nhãn quyện mang đình bút, Ông lão ngâm thơ mắt mệt mỏi vội dừng bút, Chu tử tình đa mãnh khấu linh. Nhà thuyền nhiều tình cảm gõ mạnh vào mui thuyền. Thanh hứng thử thời hiềm dị tận, Cảm hứng trong trẻo lúc này e dễ hết, Tùng đào viễn vận cách giang thinh. Tiếng sóng tùng bên kia sông vẫn còn nghe thấy. 45. 聞鳥行 江水悠悠路幾迴? 南風颼颼辰相陪. 46. 石皷山懷古 七十二峯中一峰, 江流環滞樹陰濃. 遙山尽處驚迴鴈, 千里萬里北水上, 南風本自南山來. 何處聲聲呌格磔, 依約鷓鴣聲戀別. 鷓鴣亦是南山鳥, 江天垂暮聲未歇. 風聲嘈雜鳥聲多, 鳥語風前不當歌. 離客誰無鄉國夢, 南人北去情如何? Phiên âm Dịch nghĩa Văn điểu hành Bài hành khi nghe tiếng chim Giang thủy du du lộ kỷ hồi? Đường sông dằng dặc bao giờ trở về? Nam phong sưu sưu thời tương bồi Gió nam thổi vù vù, lúc này đã được bồi tiếp nhau. Thiên lý vạn lý bắc thượng thủy, Nghìn dặm, vạn dặm trên sông nước phương bắc, Nam phong bản tự nam sơn lai. Gió nam vốn từ núi nam thổi đến. Hà xứ thanh thanh khiếu cách trách, Chốn nào từng tiếng giá ô kêu réo rắt, Y ước giá cô thanh luyến biệt. Loang loáng tiếng giá cô như lưu luyến khi từ biệt. Giá cô diệc thị nam sơn điểu, Chim giá cô cũng là loài chim ở núi nam, Giang thiên thùy mộ thanh vị yết. Trời ngả về chiều mà tiếng kêu chưa thôi, Phong thanh tào tạp điểu thanh đa, Tiếng gió xem lẫn nhiều tiếng chim, Điểu ngữ phong tiền bất đương ca. Nghe tiếng chim trước gió thì không nên hát. Ly khách thùy vô hương quốc mộng, Ly khách ai không mơ về quê hương, đất nước, Nam nhân bắc khứ tình như hà? Người nam trên đường đi lên phương bắc nỗi lòng như thế nào? 故宅誰人起卧龍? 書院晴開三水月, 文林秀結萬年松. 悠悠遠道虔瞻仰, 斗北雲高隔幾重? Phiên âm Dịch nghĩa Thạch Cổ Sơn hoài cổ Núi Thạch Cổ hoài cổ93 Thất thập nhị phong trung nhất phong, Một ngọn núi trong bảy mươi hai ngọn núi, Giang lưu hoàn trệ thụ âm nùng. Sông chảy rồi ngừng, bóng cây um tùm. Dao sơn tận xứ kinh hồi nhạn, Hút tận núi xa, làm đàn nhạn trở về kinh sợ94, Cố trạch thùy nhân khởi ngọa long? Nhà cũ, ai là người đánh thức con rồng đang nằm95? Thư viện tình khai tam thủy nguyệt, Thư viện buổi trời trong khai mở vầng trăng trên ba dòng sông, Văn lâm tú kết vạn niên tùng. Rừng văn nét đẹp kết lại nơi cây tùng vạn năm. Du du viễn đạo kiền chiêm ngưỡng, Đường xa đằng đẵng ngửa kính cẩn trông, Đẩu Bắc vân cao cách kỉ trùng? Sao Bắc Đẩu trên tầng mây cao cách biệt bao trùng? 47. 漂母廟 難得婦人如漂母, 獨於釣叟識王孫. 憐才自具英雄眼, 進飯非關兒女恩. 不許世間知姓字, 且看大漢拓乾坤. 千金一報猶爲小, 遺廟千秋血食存。 93 Nguyên chú: “Ở phủ thành Hành Châu. Núi có 72 ngọn, Hồi Nhạn là ngọn đầu, Nhạn Lộc là chân, núi Thạch Cổ thì gần phía bên trái núi Hồi Nhạn, là nơi ở của Gia Cát Lượng. Đến thời Đường – Tống làm thư viện, Chu tử có làm bài ký. Nay trong thư viện thờ các tiên hiên Chu tử (Chu Công), Chu tử (Chu Hi), Hàn Xương Lê (Hàn Dũ), Hoàng Cán. Phía sau có đình Tam Giang, cảnh trí u nhã. Lại xét, Tương giang đến đây có một nhánh sông từ Bảo Khánh đến, hợp lưu, tên là sông Chưng Thủy. Núi Thạch Cổ ở cửa sông, cho nên bài ký của Chu tử (Chu Hi) có viết: “Núi là nơi đẹp nhất trong cả quận””. 94Đàn nhạn trở về: Nguyên là “Hồi Nhạn”, cũng là tên núi. 95 Rồng đang nằm: Nguyên là “Ngọa Long”, cũng là hiệu của Gia Cát Lượng. Phiên âm Dịch nghĩa Phiếu Mẫu miếu Miếu Phiếu Mẫu96 Nan đắc phụ nhân như Phiếu Mẫu, Khó có được người phụ nữ như Phiếu Mẫu, Độc ư điếu tẩu thức vương tôn. Một mình như ông lão câu cá biết vương tôn. Lân tài tự cụ anh hùng nhãn, Xót tài tự có mắt anh hùng, Tiến phạn phi quan nhi nữ ân. Cho cơm, không can hệ gì đến trả ơn như thói nhi nữ. Bất hứa thế gian tri tính tự, Không cho thế gian biết đến tên họ, Thả khan đại Hán thác càn khôn. Hãy xem nhà đại Hán khai mở càn khôn. Thiên kim nhất báo do vị tiểu, Nghìn vàng báo ơn vẫn còn ít, Di miếu thiên thu huyết thực tồn. Để miếu nghìn năm còn được hưởng huyết thực. 48. 衡山書院懷古 仙人只合住山家, 底事非關賦摘瓜? 交重兩京扶日月, 情癡一院梦烟霞. 碁枰声斷雲邊葉, 書架香存雨後花. 便擬豋臨尋佚韻, 寒江落照半峯斜. Phiên âm Dịch nghĩa Hành Sơn thƣ viện hoài cổ Thư viện Hành Sơn hoài cổ 97 Tiên nhân chỉ hợp trụ sơn gia, Người tiên chỉ hợp ở nhà trên núi, Để sự phi quan phú trích qua? Chuyện đó không liên quan đến làm thơ về việc hái dưa. Giao trọng lưỡng kinh phù nhật nguyệt Giao tình được coi trọng ở hai kinh, nâng đỡ mặt trời mặt trăng, Tình si nhất viện mộng yên hà. Tình si một viện, mơ về chốn khói này. Kì bình thanh đoạn vân biên diệp, Âm thanh ván cờ đã dứt, lá bên mây trời, 96 Nguyên chú: “Ở phủ thành Hành Châu, tương truyền là chỗ Hàn Tín tặng vàng, biển đề “Nhất phạm thiên kim”(Một bữa ăn, trả ơn ngàn vàng).” 97 Nguyên chú: “Nền cũ ở ngọn Yên Hà, huyện Hành Sơn. Ngọn núi này là một trong số 72 ngọn núi ở Hành Sơn. Hành Sơn là Nam Nhạc, tức một trong Ngũ Ngạc. Huyện đại để đặt theo tên núi.” Thư giá hương tồn vũ hậu hoa, Giá sách còn mùi hương vì hoa nở sau cơn mưa. Tiện nghĩ đăng lâm tầm dật vận, Liền muốn trèo lên tìm nét phog vận đã mất, Hàn giang lạc chiếu bán phong tà. Ánh tà nửa ngọn núi chiếu xuống dòng sông lạnh. 49. 中湘閒眺 兩楚近来称勝地, 三湘此獨占中流. 山容過雨丹如抹, 樹影衝波翠欲浮. 村落平分南北岸, 帆檣更迭去来舟. 不劳蠟屐穷摉討, 已在清風座下收。 Phiên âm Dịch nghĩa Trung Tƣơng nhàn thiếu Ở Trung Tương nhàn nhã, ngắm xa Lưỡng Sở cận lai xưng thắng địa, Gần đây khen là nơi cảnh đẹp ở hai vùng nước Sở, Tam Tương thử độc chiếm trung lưu. Tam Tương riêng nơi này chiếm vị trí trung lưu. Sơn dung quá vũ đan như mạt, Dáng núi khi mưa qua đỏ như bôi son, Thụ ảnh xung ba thúy dục phù. Bóng cây xung động làn sóng màu xanh biếc như nổi bồng bềnh. Thôn lạc bình phân nam bắc ngạn, Xóm làng chia đều cả hai bờ nam bắc, Phàm tường canh điệt khứ lai chu. Cánh buồn nối nhau, thuyền đến lại đi. Bất lao lạp kịch cùng sưu thảo, Không làm guốc sáp (để du ngoạn), hay vất vả tìm kiếm, Dĩ tại thanh phong tọa hạ thu. Đã thu sãn gió mát ở dưới chỗ ngồi. 50. 晚坐有懷 悠悠征緒片帆邊, 舉目關河起暝烟. 深院一鐘聲著水, 寒山萬樹色連天. 倘来景是無情物, 多累心如未定禅. 人到索居生感易, 徘徊良友檢陳編. Phiên âm Dịch nghĩa Vãn tọa hữu hoài Ngồi trong buổi chiều tối, có nỗi niềm Du du chinh tự phiến phàm biên, Nỗi niềm của người đi xa vời vời bên cánh buồm, Cử mục quan hà khởi mính yên. Đưa mắt nhìn núi sông khói mờ chiều bay lên. Thâm viện nhất chung thanh trước thủy, Trong thâm viện một tiếng chuông rõ mặt nước, Hàn sơn vạn thụ sắc liên thiên. Muôn cây ở núi lạnh màu sắc liền với bầu trời. Thảng lai cảnh thị vô tình vật, Nếu như cảnh là vật vô tình, Đa lụy tâm như vị định thiền. Lòng nhiều phiền lụy tâm như chưa thiền định. Nhân đáo tác cư sinh cảm dị, Người đến khi chia lia mới dễ nảy sinh cảm xúc, Bồi hồi lương hữu kiểm trần biên. Bạn tốt bồi hồi kiểm lại sách cổ. 51. 食鮮鱠口占 洛鯉河魴不易得, 秖湏週口一開懷. 食魚可悟看詩法, 細嚼自知風味佳. Phiên âm Dịch nghĩa Thực tiên khoái khẩu chiếm Ăn gỏi tươi, buột miệng thành thơ Lạc lí Hà phường bất dị đắc, Cá chép sông Lạc, cá mè sông Hoàng Hà, không dễ có được, Chỉ tu thích khẩu nhất khai hoài. Chỉ cần ngon miệng là cởi mở nỗi lòng. Thực ngư khả ngộ khan thi pháp, Ăn cá có thể ngộ ra cách xem thơ, Tế tước tự tri phong vị giai. Nhâm nhi từng miếng nhỏ, tự cảm nhận phong vị đẹp. 52. 長沙懷古 满天星斗落潇湘, 似有寒芒閃閃光. 楚客忠魂招不醒, 賈君辞賦死猶傷. 千秋韻咽聽流水, 萬里帆来弔夕陽. 自信逢辰無磈礨, 遥憐舊事一飛觴. Phiên âm Dịch nghĩa Trƣờng Sa hoài cổ Trường Sa hoài cổ98 Mãn thiên tinh đẩu lạc Tiêu Tương, Sao đầy trời rơi xuống dòng Tiêu Tương, Tự hữu hàn mang thiểm thiểm quang. Tựa như có tia lạnh sáng lấp lóa. Sở khách trung hồn chiêu bất tỉnh, Hồn trung khách nước Sở gọi không tỉnh, Giả quân từ phú tử do thương. Từ phú của chàng họ Giả99, chết còn bi thương. Thiên thu vận yết thinh lưu thủy, Ngàn thu âm vận tắt ghẹn, nghe tiếng nước chảy, Vạn lí phàm lai điếu tịch dương. Vạn dặm buồm tới điếu viếng trong chiều tà. Tự tín phùng thời vô ủy lỗi, Tự tin rằng gặp thời sẽ không gặp gian nan, Dao lân cựu sự nhất phi thương. Xa thương chuyện cũ, bèn nâng chén. 53. 舟發湖南漫興 南楚關河曙色開, 江天入望思悠哉? 水連岳麓波逾綠, 雲限衡陽鴈未来. 擁節人閒吟古渡, 訪僧翁去認高臺. 無端吹得風帆健, 日暮湘陰一把杯. Phiên âm Dịch nghĩa Chu phát Hồ Nam mạn hứng Thuyền xuất phát từ Hồ Nam, mạn hứng100 98 Nguyên chú: “Phủ thành có miếu Giả Nghị, chính là chỗ nhà cũ , biển đề là “Trung mưu viễn lược”, phía sau thờ tượng Khuất Nguyên, biển đề là “Độc tỉnh đường”. Sông Tương đến đây chia thành hai nhánh , một nhánh chảy xuống chính là sông Mịch La”. 99 Giả quân: chàng họ Giả, làm thái phó cho Trường Sa vương đời Hán, qua sông Tương, gieo thư xuống để viếng Khuất Nguyên. Nam Sở quan hà thự sắc khai, Quan hà phía Nam Sở sắc rạng đông đã bừng, Giang thiên nhập vọng tư du tai? Ngắm nhìn dòng sông, bầu trời, suy nghĩ xa xôi thay. Thủy liên Nhạc Lộc ba du lục, Mặt nước liền với núi Nhạc Lộc, sóng cùng xanh, Vân hạn Hành Dương nhạn vị lai. Mây ngăn Hành Dương, nhạn chưa tới. Ủng tiết nhân nhàn ngâm cổ độ, Mang sứ tiết, người nhàn nhã ngâm thơ về bến cổ, Phỏng tăng ông khứ nhận cao đài. Thăm nhà sư, ông ra đi nhận ra đài cao. Vô đoan xuy đắc phong phàm kiện, Không dưng gió thổi buồm căng cánh, Nhật mộ Tương âm nhất bả bôi. Chiều tối ở phía nam sông Tương, cầm một chén rượu. 54. 赤壁懷古 孫曹曾此鏖兵處, 陣勢依稀水面開. 一夜已完公瑾火, 千秋独峙孔明臺. 英雄往事何優劣, 天地空江自去来. 還有東風方便好, 至今猶為使帆推. Phiên âm Dịch nghĩa Xích Bích hoài cổ Xích Bích hoài cổ101 Tôn Tào tằng thử ao binh xứ, Tôn Tào từng có trận đánh quyết liệt ở nơi này 102 , Trận thế y hi thủy diện quan. Thế trận còn lờ mờ mở ra trên mặt nước. 100 Nguyên chú: “Tỉnh thành Hồ Nam chính là phủ Trường Sa. Bờ bên trái có núi Nhạc Lộc, là chỗ chấm dứt của 72 ngọn Nam Nhạc, là chỗ gọi là chân của Hành Sơn.” 101 Nguyên chú: “Thuộc núi Nam Bình bên bờ sông ở huyện Gia Ngư, phủ Vũ Xương, Hồ Bắc, có đài nơi Gia Cát Lượng cầu gió. Đài có 28 ụ đất, là nền cũ nơi cắm cờ khi xưa, nay có miếu ở đó.” 102 Tôn Tào: Tôn Quyền và Tào Tháo. Đây chỉ việc Tào Tháo mang đại quân đánh Ngô vào năm Kiến An 13, hai bên quyết chiến ở Xích Bích. Nhất dạ dĩ hoàn Công Cẩn hỏa, Trong một đêm đã xong trận hỏa công của Công Cẩn, Thiên thu độc trĩ Khổng Minh đài. Nghìn năm sừng sững đài (cầu gió đông) của Khổng Minh . Anh hùng vãng sự hà ưu liệt, Anh hùng là chuyện đã qua, cớ sao so bì ai hơn kém, Thiên địa không giang tự khứ lai. Sông vắng giữa trời đất, tự ý lại, qua. Hoàn hữu đông phong phương tiện hảo, Còn có làn gió đông rất thuận tiện, Chí kim do vị sứ phàm thôi. Đến nay vẫn vì sứ giả mà đẩy cánh buồm. 55. 抵燕京 博望還劳問女牛, 星槎今已達神州. 九門宮闕重霄邃 八景山河一色秋. 譜入皇華頻媿影, 夢纏南斗每擡頭. 天章拜罷依深院, 諏度公餘又應酬. Phiên âm Dịch nghĩa Để Yên Kinh Đến Yên Kinh103 Bác Vọng hoàn lao vấn Nữ Ngưu, Bác Vọng hầu còn phải vất vả hỏi sao Nữ sao Ngưu104, Tinh sà kim dĩ đạt Thần châu. Bè sứ nay đã đến Thần châu105. 103 Nguyên chú: “Ngày 20 tháng Bẩy, đến nơi liền đến Lễ bộ đường, kính trình quốc thư, rồi đến công quán Tứ Dịch nghỉ ngơi.” 104 Bác Vọng hầu: chỉ Trương Khiên thời Hán. Tương truyền ông từng đi bè ra biển, đến tận vùng sao Ngưu, sao Nữ trên Ngân Hà. 105 Thần châu: Đây chỉ Yên Kinh – Bắc Kinh. Cửu thiên cung khuyết trùng tiêu thúy, Cung khuyết chín cổng, hun hút chín tầng. Bát cảnh sơn hà nhất sắc thu. Non sông tám cảnh đẹp, một vẻ thú106. Phổ nhập Hoàng hoa tần quý ảnh, Được liệt vào khách Hoàng hoa107, nhiều lần sợ với bóng mình, Mộng triền Nam đẩu mỗi đài đầu. Mộng quanh ngôi Nam đẩu108, thường ngẩng đầu trông. Thiên chương bái bãi y thâm viện, Vái lạy văn chương của trời xong109, ở lại nơi thâm viện, Tưu độ công dư hựu ứng thù. Bàn bạc việc công xong lại lo việc ứng đáp, thù tiếp. 56. 譯舘秋夜 盈途車徹莽凌兢, 獨夜令人思不勝. 萬里關河書作友, 一牀風雨舍如僧. 鬢毛蕭颯頻歌枕, 情致纒綿只對燈. 何處秋聲催旅梦, 舉頭紅日看朝升. Phiên âm Dịch nghĩa Dịch quán thu dạ Đêm thu ở dịch quán Doanh đồ xa triệu mãng lăng căng, Vết xe đi đầy đường, cây cỏ lạnh lẽo, Độc dạ linh nhân tư bất thắng. Riêng ban đêm khiến người không kìm được nỗi niềm. Vạn lí quan hà thư tác hữu, Muôn dặm quan hà có sách làm bạn, 106 Nguyên chú: “Kinh thành có 9 cổng, cảnh đẹp nổi tiếng có 8”. 107 Khách Hoàng hoa: dùng chữ Kinh Thi, chỉ sứ giả. 108 Ý nói luôn nghĩ về nhà vua. 109 Chỉ việc triều kiến vua nhà Thanh . Nhất sàng phong vũ xá như tằng. Một giường mưa gió, nhà ở như phòng tăng. Mấn mao tiêu táp tần ca chẩm, Tóc lông sơ xác hiều lần ca bên gối, Tình trí triền miên chỉ đối đăng. Tình cảm vương vấn chỉ biết đối diện với ngọn đèn. Hà xứ thu thanh thôi lữ mộng, Chốn naò tiếng mùa thu thôi thúc giấc mộng lữ khách? Cử đầu hồng nhật khán triêu thăng? Ngẩng đầu ngắm mặt trời hồng buổi sáng đang lên. 57. 圓明園譫仰 五城燈燭九門開, 車馬聫翩趂夜催. 北極雲邊瞻日月, 西園花裡認楼臺. 晴溪綠遶霓旌仗, 曉露清衘玊液杯. 悚媿交深還顧影, 衣冠曾染御書來. Phiên âm Dịch nghĩa Viên Minh Viên chiêm ngƣỡng Chiêm ngưỡng (nhà vua) ở vườn Viên Minh 110 Ngũ thành đăng chúc cửu môn khai, Năm thành thắp đèn nến, mở rộng chính cửa, Xa mã liên phiên sấn dạ thôi. Ngựa xe nối nhau vùn vụt thúc giục cất bước trong đêm. Bắc cực vân biên chiêm nhật nguyệt, Xem vầng nhật nguyệt bên mây Bắc cực, 110 Nguyên chú: “vườn ở 30 dặm về phía tây, Kinh thành. Đêm 27, trống canh tư, từ dịch quán đi xe đến, sáng tờ mờ thì đến vườn, đứng đợt ở cầu Đại Hồng. Xa giá đến, quỳ bên đường chiêm ngưỡng xe đi qua khi khấu lạy rồi đứng lên. Phụng truyền chỉ thăm hỏi, tâu lại đầy đủ các việc, xong ngồi xe về dịch quán. Hôm ấy xa giá đi đến cung Thái hậu để vấn an.” Tây viên hoa lí nhận lâu đài. Trong hoa ở vườn phía tây nhận thấy có lâu đài. Tình khê lục nhiễu nghê tinh sứ, Con suối trong sáng, màu lá xanh bao quan nghi trượng của bậc tiên, Hiểu lộ thanh hàm ngọc dịch bôi. Hạt sương sớm ngậm nét trong trẻo của chén rượu quý. Tủng quý giao thâm hoàn cố ảnh. Sợ rằng giao du thân mật trở về lại phải ngoải nhìn bóng mình, Y quan tằng nhiễm ngự thư lai. Mũ áo từng quen, thư vua ban đến. 58. 大紅橋候駕請安囬國 曉漏宮籤五度傳, 大紅橋畔肅班聫. 舉頭不覺天顏近, 垂盻親承玉諭宣. 問訊人圜雙闕外, 徘徊身在五雲邊. 歸來重認庭磗午, 僚友相看已隔年. Phiên âm Dịch nghĩa Đại Hồng kiều hầu giá thỉnh an hồi quốc Tại cầu Đại Hồng hầu giá thỉnh an (vua) rồi về nước Hiểu lậu cung thiêm ngũ độ truyền, Buổi sáng, thọ tiêm trong cung phát ra, truyền đủ năm lần, Đại Hồng kiều bạn túc ban liên. Bên cầu Đại Hồng các ban nghiêm cẩn xếp liền nhang. Cử đầu bất giác thiên nhan cận, Ngẩng đầu bất giác thiêm nhan ở gần kề, Thùy hễ thân thừa Vương dụ tuyên. Cúi xem, đích thân được nhận tuyên ngọc dụ. Vấn tấn nhân hoàn song khuyết ngoại, Hỏi han xong, người đứng bao quanh ngoài hai cửa khuyết, Bồi hồi thân tại ngũ vân biên. Bồi hồi vì thân mình đang ở bên mây ngũ sắc. Quy lai trùng nhận đình chuyên ngọ, Trở về, lại nhận ra viên gạch ở sân phía Ngọ môn, Liêu hữu tương khan dĩ cách niên. Bạn bè trong nhau, đã xa cách một năm rồi. 59. 周文王演易處敬題 岐西日月正揚明, 遮莫浮雲一點橫. 命到愈知天即聖, 道存方喜困還亨. 臣心未白昌黎操, 上帝先臨羑里城 1. 至德儀型欽陟降, 遺經誦讀慰生平. Phiên âm Dịch nghĩa Chu Văn Vƣơng diễn Dịch xứ kính đề Kính cẩn đề thơ tại nơi Chu Văn Vương diễn giải Kinh dịch111 Kỳ tây nhật nguyệt chính dương minh, Nhật nguyệt ở đất Kỳ phía tây đang lên, rạng sáng, Già mạc phù vân nhất điểm hoành. Một chòm mây nổi che ngang. Mệnh đáo dũ tri thiên tức thánh, Mệnh đến càng biết rõ trời cũng tức là thánh, Đạo tồn phương hỉ khốn hoàn hanh. Đạo còn bèn mừng vì nguy khốn rồi 111 Nguyên chú: “Ở phía bắc huyện thành Thang Âm. Cổng bên phải miếu khắc 6 chữ, bên cạnh có bia đá thành Dữu Lí. Nền thành cũ vẫn còn”. hanh thông. Thần tâm vị bạch Xương Lê tháo, Tấm lòng bề tôi chưa tỏ rõ tiết tháo của Xương Lê112, Thượng đế tiên lâm Dữu Lí thành. Thượng đế đã đến thành Dữu Lí trước. Chí đức nghi hình khâm trắc giáng, Khuôn phép của bậc chí đức, kính cẩn lên xuống113, Di kinh tụng độc úy sinh bình. Để lại cuốn kinh114 để tụng đọc, an ủi chí bình sinh. 60. 裴晋公墓碑懷古 四朝隻手整乾坤, 元碩名臣世所尊. 春老閒堂餘綠野, 秋深古塚傍黄昏. 推移事往身仍重, 憑弔人来碣獨存. 憬憬停車一惆悵, 西風樹上鳥聲喧. Phiên âm Dịch nghĩa Bùi Tấn công mộ bi hoài cổ (Trước) bia mộ Bùi Tấn công, hoài cổ115 Tứ triều chích thủ chỉnh càn khôn, Trải bốn triều vua (Đường), một tay chỉnh lí trời đất, 112 Xương Lê: tức Hàm Dũ thời Đường, là người tài năng, khí tiết và sùng Nho. 113 Lấy ý từ bài “Văn Vương” trong Kinh Thi: “Văn Vương trắc giáng, tại đế tả hữu” (Văn Vương lúc lên lúc xuống, ở bên phải bên trái Thượng đế)”. 114 Tức Kinh Dịch. 115 Nguyên chú: “Ở phía nam thành Ngạc Châu”. Bùi Tấn công: Tức Bùi Độ, danh thần đời Đường, là trọng thần 4 triều: Hiến Tông, Mục Tông, Kính Tông và Văn Tông. Nguyên thạc danh thần thế sở tôn. Là bậc danh thần hàng đầu được người đời suy tôn. Xuân lão nhàn đường dư lục dã, Cuối xuân có ngôi nhà thanh nhàn có thừa cảnh đồng xanh116, Thu thâm cổ trủng bạng hoàng hôn. Cuối thu, mộ cổ bên cạnh bóng chiều. Thôi di sự vãng thân nhưng trọng, Trải biến thiên, việc đã qua mà thân vẫn luôn được trọng, Bằng điếu nhân lai kiệt độc tồn. Người đến điếu viếng, chỉ thấy còn tấm bia đá. Cảnh cảnh đình xa nhất trù trướng, Dừng xe từ xa mà một phen rầu rĩ, Tây phong thụ thượng, điểu thanh huyên. Gió tây thổi trên cây, tiếng chim rộn rã. 61. 落髯 一副疎髯落又生, 辰常燈月白分明. 關山更爲寒吟斷, 鏡裡新疎四五莖. Phiên âm Dịch nghĩa Lạc nhiêm Rụng râu Nhất phó sơ nhiêm lạc hựu sinh, Một bộ râu lưa thưa, rụng rồi lại mọc, Thời thường đăng nguyệt bạch phân minh. Lúc thường dưới trăng hay dưới đèn, rõ ràng đã bạc trắng. Quan sơn cánh vị hàn ngâm đoạn, Quan san lại vì lời ngâm lạnh mà đứt đoạn, Kính lí tân sơ tứ ngũ hành. Trong gương, thấy mới nên lơ thơ bốn năm sợi. 62. 元旦二日悲述 116 Cảnh đồng xanh: Nguyên là “lục dã”, cũng là tên ngôi biệt thự của Bùi Độ, là chỗ an dưỡng khi nghỉ việc. 愁城已矣築終天, 謦咳依稀易簀邊. 曲諒兒情容愛日, 強看堂下拜添年. 關山竟把離腸斷, 紳珮如存舊淚懸. 塵刼極知春景好, 春来遊子每潸然. Phiên âm Dịch nghĩa Nguyên Đán nhị nhật bi thuật Thuật lại nỗi buồn ngày mồng 2 Tết Nguyên đán117 Sầu thành dĩ hĩ trúc chung thiên, Ngôi thành của nỗi sầu được xây suốt cả ngày, Khánh khái y hi dịch trách biên. Ho hắng khe khẽ, đến lúc sắp mất. Khúc lượng nhi tình dung ái nhật, Thấu hiểu tình cảm của con cái nên vẻ mặt tỏ ra quý tiếc ngày tháng, Cưỡng khan đường hạ bái thiêm niên. Gượng xem dưới nhà (con cháu) lạy mừng thêm tuổi. Quan sơn cánh bả li trường đoạn, Quan san lại làm đứt từng khúc ruột chia li, Thân bội như tồn cựu lệ huyền. Dải dai và ngọc bội như còn treo giọt lệ cũ. Trần kiếp cực tri xuân cảnh hảo, Kiếp trần vốn rất biết cảnh xuân tươi đẹp, Xuân lai du tử mỗi san nhiên. Mùa xuân đến, kẻ du tử mỗi lần đều đẫm lệ. 117 Nguyên chú: “Ngày 28 tháng Chạp năm Quý mùi, cha già (gia lão) hơi thở nhẹ nhẹ, quay lại hỏi: “Hôm nay ngày mấy?” Các con đáp. Lại nói: “Ta sẽ cố gắng ở lại thêm một năm”. Đến ngày mồng 2 Tết Nguyên đán thì mất.” PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VĂN BẢN CỦA CÁC DỊ BẢN CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO HIỆN CÒN Bản A.1188 Bản A.304 Bản A.2497 Bản VHv.110

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_van_ban_tac_pham_chu_nguyen_tap_vinh_thao.pdf
  • pdfTrichyeu_DoThiMaiHuong.pdf
Tài liệu liên quan