Luận án Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM ******************* DƢƠNG VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP.HỒ CHÍ MINH - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM ******************* DƢƠNG VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP

pdf240 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Dƣơng Nghiệp Chí 2. PGS.TS Lê Thiết Can TP.HỒ CHÍ MINH - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Dƣơng Văn Hiền MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, các hình và biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 4 1.1. Cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách về phát triển thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp hoá thể thao. .................................................................... 4 1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. ..... 7 1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý phụ nữ ............................................ 10 1.3.1. Cơ quan vận động ...................................................................... 10 1.3.2. Hệ tuần hoàn - Hô hấp ............................................................... 11 1.3.3. Lượng mỡ và thân nhiệt ............................................................. 12 1.3.4. Các yếu tố tâm lý đặc thù của nữ với tập luyện bóng đá ........... 13 1.3.5.Huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt ........................................ 17 1.4. Cơ sở lý luận về bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho vận động viên nữ. ....................................................................................................... 21 1.4.1. Đặc điểm huấn luyện sức bền (VO2max) cho các cầu thủ nữ: .. 21 1.4.2. Bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho VĐV nữ ................ 23 1.5. Cơ sở lý luận huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá [93] ................ 36 1.5.1. Huấn luyện sức bền ưa khí cho VĐV bóng đá .......................... 36 1.5.2. Huấn luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá ....................... 39 1.5.3. Tập luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá .......................... 40 1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan .................................................. 43 1.6.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................... 43 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................. 46 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 52 2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 52 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 52 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. ............................. 52 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................ 53 2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh ..................................................... 53 2.2.4. Phương pháp kiểm tra huyết học: .............................................. 58 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ................................................. 59 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................... 65 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê................................................. 66 2.3.Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 67 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................. 67 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 68 Chƣơng 3 .................................................................................................... 69 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................... 69 3.1. Đánh giá thực trạng sức bền vận động viên đội tuyển bóng đá nữ Thành phố Hồ Chí Minh. ........................................................................... 69 3.1.1. Xác định những yếu tố cần thiết đánh giá sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM: ................................................................ 70 3.1.2. Hệ thống hoá các test đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá . 73 3.1.3. Phỏng vấn bằng phiếu các chuyên gia về lựa chọn chỉ số, test đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá: .............................................. 78 3.1.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy các test sư phạm đánh giá sức bền nữ VĐV bóng đá TP.HCM. ...................................................................... 81 3.1.5. Thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh. ....................................................................................... 83 3.1.6. Thực trạng sử dụng phương pháp và phương tiện huấn luyện sức bền cho Nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. .................................. 88 3.1.7. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM ................................................................................. 90 3.1.8. Bàn luận thực trạng sức bền VĐV đội tuyển bóng đá nữ Thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................................ 93 3.2. Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho Nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. ...................................................................... 99 3.2.1. Quan điểm huấn luyện sức bền cho VĐV đội tuyển bóng đá nữ. .............................................................................................................. 99 3.2.2. Lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức bền cho VĐV Đội bóng đá nữ TP.HCM ........................................................................................ 106 3.2.3. Xây dựng chương trình nâng cao sức bền cho VĐV đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM .......................................................................... 119 3.2.4. Ứng dụng thực nghiệm hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho nữ VĐV bóng đá sau một năm tập luyện .......................................... 129 3.2.5. Kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho nữ VĐV bóng đá sau một năm tập luyện. ..................... 130 3.2.6. Kiểm nghiệm đánh giá phân loại sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau một năm tập luyện.......................................... 135 3.2.7. Bàn luận ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện. ................... 137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 145 Kết luận: ................................................................................................... 145 Kiến nghị: ................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT CĐT Cường độ thấp HCB Huy chương bạc HCV Huy chương vàng HL Huấn luyện HLTT Huấn luyện thể thao HLV Huấn luyện viên LVĐ Lượng vận động PPHL Phương pháp huấn luyện SBCM Sức bền chuyên môn TĐTL Trình độ tập luyện TL Tập luyện TDTT Thể dục thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTHLTT Trung tâm huấn luyện thể thao VĐV Vận động viên XPC Xuất phát cao DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung tên bảng Trang Sự biểu hiện khả năng vận động và sức mạnh tuyệt đối Bảng 1.1 10 của cơ bắp VĐV nam-nữ Bảng 1.2 Sự biểu hiện chức năng của máu-tim-phổi 12 Năng lực vận động của nữ vận động viên trong thời kỳ Bảng 1.3 17 kinh nguyệt Bảng 1.4 Phân loại sức bền 32 Các nguyên tắc tập luyện ưa khí cường độ trung bình Bảng 1.5 38 cho VĐV bóng đá Các nguyên tắc tập luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng Bảng 1.6 41 đá. Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper 61 Kết quả khảo sát về yếu tố cần thiết đánh giá sức bền Bảng 3.1 73 nữ vận động viên Đội tuyển bóng đá TP.HCM (n = 25) Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số vàtest đánh giá Bảng 3.2 79 sức bềnnữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=23) Bảng 3.3 Hệ số tương quan cặp (r) các test qua 2 lần kiểm tra 82 Kết quả kiểm tra thực trạng sức bền của nữ VĐV đội Bảng 3.4 83 tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh. Bảng thang điểm 10 các test thể lực của nữ VĐVđội Sau Bảng 3.5 tuyển bóng đá TP.HCM 91 Bảng phân loại tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá sức bền Bảng 3.6 92 nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM Kết quả vào điểm đánh giá sức bền nữ VĐV đội tuyển Sau Bảng 3.7 bóng đá TP.HCM. 92 Kết quả tổng hợp tỷ lệ % phân loại thực trạng sức bền Bảng 3.8 93 nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM Kết quả phóng vấn về vai trò và thời điểm huấn luyện Bảng 3.9 105 sức bền cho nữ VĐV bóng đá (n=30) Hệ thống hoá bài tập phát triển sức bền nữ VĐV đội Sau Bảng 3.10 tuyển bóng đá TP.HCM 116 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền Bảng 3.11 117 cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=30) Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương pháp huấn luyện Sau Bảng 3.12 sức bền bóng đá nữ ở các giai đoạn trong chu kỳ huấn 122 luyện năm (n=30) Kết quả phỏng vấn lựa chọn tỷ lệ tổ hợp sử dụng Bảng 3.13 phương pháp huấn luyện sức bền ở các giai đoạn trong 123 chu kỳ huấn luyện năm (n=30) Kết quả xác định số buổi tập/tuần trong huấn luyện sức Bảng 3.14 126 bền theo các giai đoạn huấn luyện (n = 30) Kết quả xác định thời gian huấn luyện sức bền trong Bảng 3.15 127 một buổi tập qua phỏng vấn (n = 30) Phân bổ bài tập phát triển sức bền trong chu kỳ huấn Sau Bảng 3.16 luyện năm của đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM (2016) 128 Hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền Sau Bảng 3.17 cho VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện 130 Kết quả vào điểm sức bền nữ VĐV đội tuyển bóng đá Sau Bảng 3.18 TP.HCM sau 1 năm tập luyện. 135 Kết quả tổng hợp tỷ lệ % phân loại sức bền nữ VĐV Bảng 3.19 136 đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Nội dung tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Thông tin về trình độ chuyên gia được khảo sát 71 Biểu đồ 3.2 Thông tin về thâm niên công tác 71 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ % về trình độ chuyên môn đối tượng phỏng vấn. 104 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ % về trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn. 104 Phân bổ tỷ lệ nội dung phát triển sức bền trong chương Sau Biểu đồ 3.5 trình huấn luyện của chu kỳ I và II năm 2016 của đội 128 tuyển bóng đá nữ TP.HCM Nhịp tăng trưởng W% về chức năng sinh lý của nữ Biểu đồ 3.6 131 VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện Nhịp tăng trưởng W% về chức năng sinh hóa của nữ Biểu đồ 3.7 132 VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện Nhịp tăng trưởng W% về sức bền của nữ VĐV đội Biểu đồ 3.8 134 tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Nội dung tên sơ đồ Trang Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ hợp PPHL 125 DANH MỤC HÌNH VẼ TT Nội dung tên hình vẽ Trang Khả năng hấp thụ oxy tối đa (theo giá trị ml/ph/kg) Hình 1.1 22 của các cầu thủ nam đỉnh cao của Đan Mạch Khả năng hấp thụ oxy tối đa (theo giá trị ml/ph/kg) Hình 1.2 22 của các cầu thủ nữ đỉnh cao của Đan Mạch Hình 1.3 Tập luyện ưa khí cường độ cao 39 Hình 1.4 Các thành phần huấn luyện yếm khí trong bóng đá 40 Nhịp tim và nồng độ lactat trong máu của cầu thủ Hình 1.5 trong và sau thờ gian tập trong buổi tập luyện sức 43 bền tốc độ duy trì Hình 2.1 Minh họa hệ thống MetaMax 3B 57 Hình 2.2 Hình minh họa Yo-Yo IR1 test 60 Hình 2.3 Hình minh họa test chạy gập khúc 7 x 30m (s) 64 Hình 2.4 Hình minh họa Dẫn bóng luồn cọc 64 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng đá nữ bắt đầu phát triển ở Pháp từ thế kỷ XIX, nhưng mãi tới giữa thế kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Những năm gần đây, bóng đá nữ đã phát triển mạnh ở Châu Á, với 19 câu lạc bộ bóng đá nữ trong đó có, 400 – 460 cầu thủ bóng đá nữ tham gia các giải vô địch bóng đá nữ thế giới và Châu Á. Bóng đá nữ được tổ chức thi đấu và giành cúp vô địch thế giới vào năm 1991, được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội thể thao Olympic từ năm 1996. [1] Bóng đá là một trong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể thao phổ cập và đón nhận sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Người dân Việt Nam rất yêu thích bóng đá, luôn nhiệt thành cổ vũ và giành sự quan tâm đặc biệt đối với bóng đá. Thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, đồng thời góp phần thực hiện “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành kèm theo Quyết định số 419/QĐ- TTg, ngày 8/3/3013 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì thế, việc xây dựng một nền bóng đá phát triển, có thứ hạng ở châu lục không chỉ là mục tiêu của ngành Thể dục thể thao mà còn là kỳ vọng chung của toàn xã hội, trong đó có bóng đá nữ. [63] Riêng ở nước ta, bóng đá nữ phát triển mạnh trong những năm gần đây, hàng năm có giải vô địch bóng đá nữ quốc gia, tham gia thi đấu giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, Châu Á. Bóng đá nữ nước ta xếp loại đứng đầu Đông Nam Á và loại khá của Châu Á. Theo “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam 2 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” bóng đá nữ đặt chỉ tiêu đứng thứ 6 Châu Á vào năm 2020. [63] Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương góp phần quan trọng phát triển bóng đá nữ nước nhà; Luôn đóng góp tích cực và cũng là “cái nôi” của bóng đá nữ nước nhà. Đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM nhiều lần nằm trong top 3 và đoạt vô địch vào các năm 2002 và 2010. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM không giữ được vị trí nhất, nhì toàn quốc mà rớt xuống hạng ba. Hiện nay điểm yếu nhất của đội bóng đá nữ TP.HCM về thể lực đặc biệt là về sức bền. Theo thống kê của các nhà chuyên môn, Đội tuyển bóng đá nữ của Thành phố thường thua đối thủ trong thời gian nửa cuối hiệp 2. Điều đó chứng tỏ sức bền của đội tuyển kém, không đảm bảo duy trì suốt trận đấu. Đây cũng là một điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới. Huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ so với Đông Nam Á, Châu Á, thế giới là nhiệm vụ tất yếu của thể thao thành tích cao Việt Nam. Huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu của bóng đá nữ không thể không chú trọng phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là phát triển sức bền chuyên môn, nếu sức bền yếu sẽ không thể thực hiện kỹ- chiến thuật trong suốt 90 phút thi đấu chính, hiệu quả thi đấu đương nhiên bị giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, phát triển sức bền đối với nữ vận động viên (VĐV) đội tuyển bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề mang tính cấp thiết cần được nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ TP.HCM là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết triển khai đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ phát triển sức bền của vận động viên đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM, xây dựng và ứng dụng các bài tập sức bền 3 cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm thể chất, nhằm nâng thành tích thi đấu cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức bền TP.HCM VĐV đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM. Lựa chọn hệ thống test đánh giá sức bền của VĐV bóng đá nữ; Ứng dụng các test đánh giá thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM năm 2016. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM; Mục tiêu 2: Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. Cơ sở ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền cho vận động viên Đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM; Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM; Xây dựng chương trình huấn luyện sức bền theo chu kỳ giai đoạn huấn luyện; Ứng dụng thực nghiệm hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện; Kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện. Giả thuyết khoa học của đề tài: Sức bền là tố chất vận động cơ sở, là nền tảng của mọi hoạt động sống và hoạt động thể lực, vì vậy trong quá trình huấn luyện nếu chú trọng phát triển sức bền, sẽ góp phần nâng cao trình độ tập luyện và kết quả thi đấu cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách về phát triển thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp hoá thể thao Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp: Đổi mới cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo tài năng thể thao thành tích cao; Đào tạo khoảng 2000 – 2500 huấn luyện viên (giai đoạn 2011 - 2015) và 2500 – 3000 huấn luyện viên (giai đoạn 2016 - 2020); kết hợp sử dụng số lượng hợp lý huấn luyện viên nước ngoài đối với các môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2. Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 200 – 250 trọng tài quốc tế và 2500 – 3000 trọng tài quốc gia. Tuyển chọn và đào tạo khoảng 30.000 vận động viên; Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao tham dự các kỳ Đại hội thể thao Olympic (2012, 2016, 2020), ASIAD (2011, 2015, 2019), Đại hội thể thao Olympic trẻ (2010, 2014, 2018), Đại hội thể thao Đông Nam Á (2011, 2013, 2015, 2017, 2019) [62]. Quy hoạch vùng, ngành trọng điểm tuyển chọn, đào tạo tài năng cho các môn thể thao trọng điểm (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Trường Đại học Thể 5 dục thể thao Bắc Ninh, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng). Các môn thể thao trọng điểm bao gồm: 10 môn thể thao trọng điểm loại I (điền kinh, bơi, cử tạ, Taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, Karatedo, boxing (nữ), cầu lông, bóng bàn; 22 môn thể thao trọng điểm loại 2 (bóng đá, bóng chuyền, Judo, Wushu, cầu mây, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, Pencak Silat, bắn cung, xe đạp, cờ vua và cờ tướng, bi sắt, lặn, bóng ném, Dance Sport, Sport Aerobic, quần vợt, thể hình, Canoe-Kayak, Rowing, Billiard-Snooker và Vovinam); Các môn thể thao cần tiếp tục khuyến khích phát triển ở các tỉnh, thành phố, ngành và các tổ chức xã hội về thể dục, thể thao bao gồm: bóng rổ, golf, bowling, bóng nước, bóng ném, võ cổ truyền, bơi nghệ thuật, đá cầu, đua thuyền truyền thống và một số môn trong nội dung thi đấu của Đại hội thể thao bãi biển, Đại hội thể thao giải trí và Đại hội võ thuật trong nhà như: E-sport, Muay, Kick- boxing, thể thao mạo hiểm, Kurash, B-boy, Jujitsu và Belt Wrestling Quy hoạch các Trung tâm trọng điểm huấn luyện nâng cao thành tích thể thao bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể thao (TTHLTT) quốc gia Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các Trung tâm phụ trợ: TTHLTT thành phố Hà Nội, TTHLTT thành phố Đà Nẵng, TTHLTT thành phố Hồ Chí Minh, TTHLTT thành phố Hải Phòng, TTHLTT thành phố Cần Thơ, các Trường đại học thể dục, thể thao TTHLTT Quân đội nhân dân, TTHLTT Công an nhân dân. Tăng cường giáo dục đạo đức thể thao đối với vận động viên thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp. Ưu tiên đầu tư cho các môn thể thao, vận động viên thể thao trọng điểm, xây dựng trường năng khiếu thể thao ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khuyến khích phát triển các môn thể thao có kết hợp với hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao. 6 Tiến hành chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế, tập huấn đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia, đào tạo vận động viên cấp cao, vận động viên trẻ cấp tỉnh và ngành. Ưu tiên ứng dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao cho công tác huấn luyện, ứng dụng công nghệ cao trong công tác huấn luyện kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu về vận động viên thể thao thành tích cao và vận động viên trẻ kế cận; tăng cường năng lực chữa trị chấn thương và phòng chống Doping; thực hiện giám định khoa học đối với quá trình huấn luyện 40- 50 vận động viên trọng điểm loại 1; ban hành chế độ dinh dưỡng và áp dụng biện pháp hồi phục sức khỏe đối với 50-60 vận động viên trọng điểm. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thông tin, khoa học, công nghệ và huấn luyện thể thao đối với các môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2. Củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao: Bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách đãi ngộ đối với vận động viên thể thao thành tích cao, các vận động viên trọng điểm loại 1 (lương, thưởng, bảo hiểm, các danh hiệu vinh dự, chế độ ưu đãi về học tập, việc làm, chữa trị chấn thương và bệnh tật trong và sau quá trình tập luyện, thi đấu, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp); Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và y học thể thao trong tuyển chọn tài năng bóng đá và bóng đá thành tích cao; Ban hành các quy định về việc chuyển giao một số hoạt động sự nghiệp về thể thao thành tích cao cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao; ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo, huấn luyện và thi đấu; Ban hành chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp; ban hành các quy định khuyến khích hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao chuyên nghiệp; tiến hành thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp đối với các môn: bóng chuyền, quần vợt, Golf; Củng cố và phát triển bóng đá nam chuyên nghiệp và bóng đá nữ theo 7 hướng phát triển ổn định, lành mạnh; khắc phục tình trạng bạo lực, tiêu cực trong thi đấu bóng đá; tăng cường đầu tư xây dựng bóng đá nữ trẻ. Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục tư tưởng, đạo đức chuyên nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên; Ban hành các quy định khuyến khích hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao chuyên nghiệp phù hợp với quy định hiện hành; phát triển kinh doanh dịch vụ thi đấu bóng đá nam chuyên nghiệp. Chấn chỉnh ý thức và đưa vào nề nếp đối với hoạt động cổ động của cổ động viên bóng đá [62], [63]. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao: Đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện chuyển giao từng bước các hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực thể dục, thể thao cho các Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao; Tiếp tục phát triển hệ thống Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao; Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này để phát huy vai trò tích cực của hệ thống Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao trong sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam giai đoạn 10 năm tới [63]. 1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trình độ thể lực: là mức độ phát triển về sức mạnh, sức nhanh, sức bền mềm dẻo và các tố chất thể lực khác của VĐV [69]. Trình độ thể lực là nền móng để VĐV nắm vững kỹ thuật và chiến thuật phức tạp. Trình độ phát triển thể lực có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình huấn luyện và đạt thành tích thể thao. Trình độ tập luyện: Trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV được xác định thông qua các phương pháp sư phạm, tâm lý, y sinh học. Tuy nhiên, TĐTL là một khái niệm tổng hợp đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể. Đặc điểm cơ bản của TĐTL là thời gian tập luyện càng lâu dài, liên tục thì TĐTL càng cao. Ngược lại, nếu gián đoạn tập luyện thì TĐTL bị giảm sút. Mỗi môn thể thao khác nhau, cấu trúc của TĐTL sẽ khác nhau. 8 Từ các quan điểm về TĐTL của VĐV được trình bày ở trên, cho thấy các nhà khoa học đã nhìn nhận dựa trên các luận điểm chính sau: TĐTL được xem xét trong trạng thái động; TĐTL chủ yếu là những biến đổi thích nghi về hình thái và chức năng sinh lý diễn ra trong cơ thể dưới tác động của lượng vận động tập luyện và thi đấu mà biều hiện là sự nâng cao khả năng chức phận và năng lực vận động của VĐV; TĐTL là thước đo hiệu quả các quá trình huấn luyện phụ thuộc vào quá trình huấn luyện; TĐTL gồm nhiều mặt, nhiều thành phần, trong đó yếu tố đặc trưng cơ bản nhất của nó là thành tích thể thao; TĐTL được thông qua con đường tập luyện và thi đấu thể thao [2],[9],[73]. Đánh giá trình độ tập luyện:Đánh giá TĐTL được xác định bởi các yếu tố đặc trưng: hình thái, chức năng sinh lý, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý. Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể được xác định bởi sự tăng trưởng, những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó. Thông qua sự biến đổi về hình thái trong quá trình giáo dục thể chất và HLTT để đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực. Các yếu tố chức năng sinh lý quy định hoạt động thể lực của cơ thể. Khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn của mỗi người được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện và bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực, năng lực vận động của cơ thể. Trong quy trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc đánh giá TĐTL của các VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV. Về kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện, các học giả nước ngoài có một số khái niệm khái quát sau [9],[73]: Đánh giá là một quy trình gồm hai công đoạn kiểm tra và đánh giá. Trong đó kiểm tra là việc sử dụng phương pháp chuẩn mực để thu thập được các số liệu đủ độ tin cậy. Sau đó tiến hành so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá nhằm xác định mức độ phân loại kết quả kiểm tra. 9 Kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện là quá trình kiểm tra nhằm thu thập số liệu đánh giá và sau đó là quá trình so sánh với tiêu chuẩn đánh giá đã được xây dựng một cách khoa học để xác định mức độ phân loại kết quả kiểm tra từng chỉ tiêu và cuối cùng là đánh giá tổng hợp chung quá trình đánh giá TĐTL Kiểm tra chức năng sinh lý nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể VĐV, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá TĐTL và năng lực hoạt động thể lực của VĐV. Bởi vì, quá trình phát triển TĐTL có liên quan chặt chẽ với sự phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Ví dụ như tần số hô hấp, dung tích sống, tấn số mạch đập là những chỉ tiêu sử dụng đánh giá chức năng hô hấp, tuần hoàn. Những chỉ số này được biến đổi dưới tác động của quá trình tập luyện TDTT và nó là chỉ số quan trọng không những để đánh giá TĐTL mà còn có giá trị trong tuyển chọn VĐV. Phát triển tố chất thể lực: Phát triển tố chất thể lực là một bộ phận hợp thành của quá trình huấn luyện thể thao. Ngoài trình độ kỹ chiến thuật, tâm lý, phẩm chất đạo đức, ý chí thì thể lực là một trong những yếu tố quyết định tới thành tích thể thao. Thể lực của mỗi người phụ thuộc vào năng lực vận động và tố chất thể lực, gọi chung là năng lực vận động. Năng lực thể lực càng cao thì hoạt động vận động càng hoàn thiện và thành tích thể thao càng cao. Tố chất cơ thể là tên gọi chung của các năng lực sức mạnh, sức bền, tốc độ, mềm dẻo, linh hoạt, biểu hiện trong quá trình hoạt động của con người. Tố chất cơ thể có thể chia thành tố chất cơ thể toàn diện và tố chất chuyên môn.Nếu như mức độ căng thẳng về thể lực ưu tiên phát triển của cơ kéo dài khi thực hiện một hoạt động vận động thì gọi sức bền như là một tố chất hoạt động vận động của con người [89],[98]. 10 1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý phụ nữ 1.3.1. Cơ quan vận động Cơ bắp của nữ nhỏ hơn so với nam, trọng lượng của cơ chỉ chiếm 35% so với trọng lượng cơ thể, còn ở nam giới tỷ lệ này chiếm tới 70-90% trọng lượng cơ thể. Sức mạnh tuyệt đối của cơ nữ chỉ chiếm tỷ lệ từ 60-90% so với nam giới[23],[60],[101]. Chính do đặc trưng này của phụ nữ nên khi chị em thực hiện những động tác yêu cầu các tố chất thể lực sức mạnh thì phái nữ tỏ ra yếu hẳn. Qua tình hình thi đấu bóng đá của chị em ngày nay ta thấy rằng, khi thực hiện các động tác không có bóng như: xuất phát đột ngột, dừng đột ngột, chuyển thân, thay đổi hướng di động, góc độ chuyển thân và thực hiện các kỹ thuật có bóng, như độ vững chắc của chân trụ khi đá bóng, động tác nhảy lên đánh đầu, động tác đá bóng, động tác khống chế bóng ngoài ra còn tốc độ xô đẩy sức mạnh va chạmTrình bày ở bảng 1.1. Bản...p lặp lại, phương pháp giãn cách và các phương pháp tập luyện tổng hợp, phương pháp thi đấu. Tuy nhiên, trong một tài liệu khác lại đưa ra kết quả rằng giá trị VO2max giữa VĐV nam và VĐV nữ là giống nhau (trong khoảng từ 58-68ml/kg/ph). Tuy rằng trong số VĐV nữ huấn luyện sức bền, tỷ lệ mỡ trong cơ thể nhiều thường đi đôi với công suất ưa khí thấp, giá trị VO2max tương đối sau khi dùng thể trọng tĩnh để hiệu chỉnh thường không thể loại bỏ được những khác biệt này. Một số 27 nhân tố khác có liên quan đến quá trình giải phóng oxy cũng có tác dụng nhất định như: nồng độ hemoglobin và dung lượng máu của nữ giới [3],[41]. Qua nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy giá trị hemoglobin của nữ thường thấp hơn so với nam, và độ khác biệt khoảng 10%. Qua quan sát cũng cho thấy giữa giá trị hemoglobin và chỉ số thể trọng có tồn tại mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, nhận định này vẫn mang tính chủ quan, chưa sáng tỏ, cần có sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học để có thể chứng thực được các kết quả khác nhau giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá trị hemoglobin khá thấp của các VĐV nữ đối với VO2max cũng như thành tích sức bền có khả năng không quan trọng như trước đây người ta vẫn thừa nhận. Trong nghiên cứu về môn chạy cự ly dài, đã phát hiện hàm lượng 2,3- diphotpho- glycerate (một loại muối phosphate có khả năng tăng cường giải phóng oxy) khá cao, điều này có thể bù đắp lượng hemoglobin tương đối thấp ở nữ VĐV. Nghiên cứu về các VĐV nam, nữ chạy 42,2 km cũng đưa ra kết luận tương tự. Hàm lượng chất thúc đẩy hình thành hồng cầu trong huyết thanh (một loại kích tố điều tiết sự hình thành hồng cầu) ở các VĐV nam và nữ là không có sự khác biệt [39],[45]. Tổng dung lượng máu ở nữ giới thông thường ít hơn nam giới 30% [6], sau khi điều chỉnh thể trọng, dung lượng máu và dung lượng huyết tương của các VĐV sức bền trong huấn luyện sức bền có thể làm gia tăng dung lượng máu[45]. So với nam giới, dung lượng tim của phụ nữ nhỏ hơn dẫn đến lượng máu bơm khỏi tim tối đa và lượng tim co bóp cũng giảm hơn. Đồng thời, kết quả của việc huấn luyện thể thao khiến lượng máu đẩy ra khỏi tim tối đa tăng lên, điều này có thể giải thích do lượng tim co bóp gia tăng. Thông thường mọi người đều dễ dàng tiếp nhận quan điểm và cho rằng sự thích ứng với huấn luyện thể thao của hệ thống tim mạch của nam và nữ là như nhau (tức là lượng co bóp tim gia tăng)[45]. 28 Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của sự biến đổi trong hệ thống tim mạch với VO2max có sự khác biệt giới tính. Họ cho rằng, so với nữ giới huấn luyện có ảnh hưởng nhiều hơn tới lượng máu đẩy ra khỏi tim và lượng tim co bóp của nam giới, trong khi lại ảnh hưởng ít hơn tới độ chênh lệch oxy tối đa trong động mạch và tĩnh mạch. Sự khác biệt giới tính này còn rõ rệt hơn khi khoảng cách về độ tuổi gia tăng. Điều này đã dẫn đến suy luận rằng, kích tố sinh dục có khả năng đã tham gia quá trình thích ứng với huấn luyện thể thao của hệ thống tim mạch [45],[105],[106]. Ngưỡng axitlactic: Tuy VO2max là một nhân tố quan trọng của trình độ sức bền, nhưng nếu giá trị VO2max tương đồng, giữa ngưỡng axitlactic (biểu thị bằng -1 tỷ lệ phần trăm VO2max tương ứng với mỗi 1mmol.l axitlactic gia tăng) và thành tích sức bền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhóm nam nữ VĐV các nội dung sức bền, giá trị ngưỡng axitlactic là tương tự nhau. Ngưỡng axitlactic luôn gắn liền với hoạt tính của men trao đổi ưa khí. Các VĐV nữ điền kinh khi so sánh với các nam VĐV cùng huấn luyện cũng có khả năng thích ứng của men tương tự. Trong công trình nghiên cứu về đặc tính của một nữ VĐV marathon xuất sắc cho thấy, ngưỡng axitlactic của nữ VĐV là có khả năng biến đổi nhờ huấn luyện. Sau khi nữ VĐV này nghỉ thi đấu một thời gian, bắt đầu tiến hành huấn luyện, thời gian là 16 tuần. Tuy VO2 max chỉ quan sát thấy sự biến đổi nhỏ, nhưng ngưỡng axitlactic từ 68% VO2max ở tuần thứ 4 đã tăng lên 82% VO2max ở tuần thứ 8 và tiếp tục duy trì trong cả quá trình huấn luyện. Ngưỡng axitlactic này cũng tương tự với kết quả kiểm tra ở VĐV chạy dài. Tiết kiệm hóa/hiệu suất của động tác: Định nghĩa về tiết kiệm hóa (hay còn gọi là hiệu suất) của động tác là sự duy trì lượng hấp thụ oxy (VO2) cần thiết cho một tốc độ di chuyển nhất định, cùng với VO2max và ngưỡng axitlactic đều có ảnh hưởng như nhau tới thành tích sức bền. Trong một công trình nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề về sự khác biệt giới tính trong khả năng tiết kiệm hóa. Như trong chạy bộ, các công trình nghiên cứu trước nay đều đưa ra kết quả không rõ 29 rệt. Điều này chứng tỏ khả năng tiết kiệm hóa trong chạy bộ của nam, nữ VĐV trình độ cao là như nhau. Tuy nhiên, số liệu của các công trình nghiên cứu lại không thống nhất. Có nghiên cứu cho rằng khả năng tiết kiệm hóa chạy bộ của nam, nữ VĐV có điều kiện huấn luyện giống nhau không có sự khác biệt giới tính. Nhưng có nghiên cứu khác lại cho rằng khả năng này ở nam VĐV tốt hơn ở nữ VĐV hoặc ngược lại. Có người cho rằng giới tính có ảnh hưởng tới các chỉ số sinh cơ trong môn chạy nên có khả năng ảnh hưởng tới năng lực tiết kiệm hóa động tác. Đơn cử, có tác giả cho rằng, trong quá trình đạp xe đường trường hiệu suất (so sánh giữa công suất đã hoàn thành và năng lượng đã tiêu hao) có khả năng ảnh hưởng tới năng lực tiết kiệm hóa. Tuy phần lớn các nghiên cứu về hiệu suất đua xe đều tiến hành trong nhóm nam VĐV, nhưng một số nhà khoa học lại đưa ra kết quả, hiệu suất đạp xe của nữ VĐV đua xe đạp có liên quan tới cân nặng, vận tốc và tần số guồng xe. Tận dụng năng lượng cơ bản: Tầm quan trọng glycogen cơ và đường huyết đối với thành tích sức bền đã được nhiều công trình chứng thực. Do kích tố sinh dục nữ có khả năng phân giải mỡ, nên khá nhiều nghiên cứu đã tập trung tới ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và sử dụng năng lượng. Sự khác biệt giới tính trong sử dụng năng lượng có dẫn tới khác biệt trong thành tích sức bền hay không cũng là một tâm điểm của nhiều nghiên cứu. Một phần nguyên nhân là do ở nữ giới khi phản ứng oxy lipit càng tăng sẽ giúp họ tiết kiệm được càng nhiều glycogen. Khi tiến hành vận động thời gian dài với cường độ 75% VO2max, nữ giới sử dụng lipit nhiều hơn nam giới. Nhưng ngược lại khi các VĐV nam, nữ sức bền tiến hành chạy 14 km và 17 km với cường độ 80% VO2max về phương diện trao đổi lipit hoặc điều tiết kích tố sinh dục (kích tố tăng trưởng, insulin, kích tố tuyến thượng thận, cortisol) không có sự khác biệt về giới tính. 30 Khi quan sát quá trình bổ sung và không bổ sung hợp chất carbonhydrate (CHO) thấy rằng trong các môn sức bền sự khác biệt về giới tính về khả năng tận dụng glycogen có tiềm tàng sự ảnh hưởng với quá trình trao đổi năng lượng cơ bản. Trái ngược với công trình nghiên cứu trước đây, sau khi vận động 1,5 giờ với cường độ 65%VO2max,lượng glycogen của nữ VĐV sức bền tiêu hao khá ít, trong điều kiện VĐV hấp thụ thực phẩm có 55-60% CHO và vận động một giờ với 75%VO2max, người ta không tìm thấy sự khác biệt về giới tính trong quá trình chuyển hóa glycogen cơ. Khi tiến hành bổ sung thực phẩm có hàm lượng CHO cao (75%, 4 ngày trở nên), các nam VĐV sử dụng khá nhiều glycogen [23],[41]. Về phương diện thành tích khi vận động với cường độ 85% các nữ VĐV sử dụng 2 loại thực phẩm đều có thời gian vận động đến mệt mỏi như nhau. Trong khi các nam VĐV khi sử dụng thực phẩm 75% CHO, thành tích nâng cao 6%. Điều thú vị là, khi sử dụng thực phẩm 55-60% CHO thành tích giữa nam và nữ VĐV là như nhau. Do nữ giới khi vận động trong thời gian dài (trên 21km) duy trì cường độ tương đối thấp hơn 80% VO2max . Nếu tham chiếu thành tích sức bền thì kết quả này là có vấn đề [32],[94],[95]. Khi vận động với thời gian dài, sự khác biệt giới tính ngoài các ảnh hưởng tiềm tàng đối với quá trình chuyển hóa lipit và carbonhydrate một số nhà khoa học đã chứng minh rằng, so với các nam VĐV sức bền có cùng điều kiện huấn luyện, các nữ VĐV oxy hóa protein ít hơn. Tuy rằng đóng góp của protein ít hơn trong quá trình trao đổi năng lượng khi vận động với thời gian dài tương đối ít, nhưng có nhà khoa học cho rằng, trong quá trình vận động với thời gian dài mối quan hệ giữa protein, lipit và carbonhydrate có ảnh hưởng đến sự phát sinh mệt mỏi thông qua hệ thống trung khu thần kinh. Vấn đề mà các nhà khoa học quan tâm là, tỷ lệ nồng độ tryptophan tự do (T-TRP) và branched chain aminoacid (BCAA), làm thế nào để thông qua việc điều tiết sự hình thành 5- 31 hydroxytryptamine gây ảnh hưởng đến quá trình mệt mỏi ở hệ thống trung khu thần kinh [41]. Như vậy, có thể thấy tính phức tạp của các nhân tố sinh học ảnh hưởng tới sức bền là một thách thức trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên, thực tế sức bền của nữ VĐV tốt hơn nam VĐV có cùng trình độ huấn luyện đã chứng minh rằng rất nhiều ưu điểm về mặt sinh học của nữ VĐV đã vượt qua tầm quan trọng của VO2max trong sức bền. Song đối với nam VĐV sức bền, ngưỡng axitlactic và hiệu suất bước chạy lại có tác dụng tương hỗ với giá trị VO2max. Một điều vẫn chưa được làm rõ là các nhân tố này phối hợp với nhau như thế nào để tạo ảnh hưởng tới sức bền của các VĐV. Thực tế đòi hỏi cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các men và kích tố điều tiết ức chế quá trình trao đổi năng lượng của các VĐV. Điều quan trọng là trong các nghiên cứu về lĩnh vực này cần xét ảnh hưởng của các nhân tố đó tới quá trình phản ứng vận động, bao gồm (nhưng không hạn chế) kích tố sinh dục, trạng thái huấn luyện, lịch sử huấn luyện, tình trạng dinh dưỡng, thể trọng, thành phần cơ thể cũng như cường độ và thời gian kích thích vận động. Ngoài ra, còn nhiều nhân tố chung ảnh hưởng tới sức bền của VĐV nữ như: mức độ chịu đựng về tâm lý đối với thời gian hoạt động kéo dài; năng lực hoạt động liên tục của các cơ quan cơ thể; số lượng sợi cơ hồng trong cơ thể, tính ổn định của quá trình thần kinh; giới tính và lứa tuổi; tình trạng dự trữ năng lượng vật chất; năng lực trao đổi chất trong quá trình hoạt động; mức độ thành thục kỹ thuật động tác tới mức tiết kiệm hóa năng lượng[23],[34],[39]. Sự mệt mỏi trong quá trình vận động kéo dài do nguyên nhân chủ yếu là năng lực hoạt động của cơ thể tạm thời suy giảm. Tố chất sức bền tốt, năng lực chống mệt mỏi càng tốt, đảm bảo thời gian kéo dài sự vận động với cường độ và chất lượng nhất định. 32 Các nguyên tắc cơ bản phát triển tố chất sức bền: Lấy phát triển sức bền ưa khí làm cơ sở và lấy mục đích là nâng cao sức bền hỗn hợp (ưa khí và yếm khí) và sức bền yếm khí. Trọng điểm huấn luyện sức bền dựa vào đặc điểm môn thể thao và kế hoạch huấn luyện; cần phân tích cụ thể, nhận thức đúng về kế hoạch và sắp xếp lượng vận động thích hợp với từng môn thể thao; đối với những môn thể thao không mang tính chu kỳ, chú ý tới huấn luyện sức bền kết hợp với huấn luyện kỹ - chiến thuật; trong thi đấu, tố chất sức bền khác nhau. Do căn cứ và nhận thức khác nhau nên người ta phân loại sức bền cũng khác nhau[65] [69] Trình bày ở bảng 1.4. Bảng 1.4. Phân loại sức bền [69] Căn cứ phân loại Loại sức bền Sức bền ưa khí Hình thức cung ứng năng Sức bền yếm khí lượng Sức bền hỗn hợp Sức bền chung Chuyên môn vận động Sức bền chuyên môn Sức bền ngắn Trong 1 phút Sức bên trung bình Từ 1-8 phút Thời gian, cường độ chịu Cấp 1: 8- 15 phút tải lượng vận động Sức bền dài Cấp 2: 15- 30 phút Cấp 3: 30- 90 phút Sức bền cơ bắp Sức bền ưa khí Hệ thống sinh lý Sức bền tim mạch Sức bền yếm khí Sức bền hỗn hợp Sức bền bền Chức năng vận động Sức bền tốc độ Sức bền động lực Theo ý nghĩa vật lý Sức bền tĩnh lực (Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, 2001) Các phương pháp phát triển sức bền của VĐV bóng đá: Huấn luyện sức bền phục vụ trực tiếp cho việc hình thành và thể hiện thành tích thể thao. Riêng đặc trưng của huấn luyện sức bền chuyên môn (SBCM) là tất cả các chỉ số của LVĐ gần giống các điều kiện thi đấu riêng biệt 33 của từng môn. Phương pháp phát triển sức bền chủ yếu sử dụng bài tập sức bền chung và sức bền chuyên môn, được thực hiện với cường độ gần với cường độ thi đấu. Nguyên tắc chủ đạo, trước khi huấn luyện sức bền chuyên môn phải xây dựng cơ sở vững chắc là sức bền chung. Môn bóng đá là môn có cấu trúc hỗn hợp. Cường độ hoạt động và hình thức di chuyển luôn luôn thay đổi. Vì vậy, nâng cao năng lực ưa khí bằng các bài tập có chu kỳ là rất cần thiết để nâng cao SBCM, vì để đảm bảo được khả năng phục hồi nhanh chóng những lúc không phải di chuyển với cường độ cao. Để thích ứng với tính chất hoạt động thay đổi cần áp dụng nhiều loại bài tập chạy tăng tốc có cường độ và độ dài khác nhau, các bài tập bật nhảy kết hợp với chạy đổi hướng, vượt vật cản. Áp dụng rộng rãi các hình thức biến dạng của phương pháp đồng đều và giãn cách. Theo một số tác giả, các phương pháp huấn luyện (PPHL) phát triển sức bền của VĐV bóng đá gồm: PPHL đồng đều, phương pháp lặp lại và biến đổi, phương pháp vòng tròn, phương pháp thi đấu [29], [36], [37], [43]. Tóm lại:Mỗi phương pháp và mỗi dạng đều có những phản ứng sinh lý, sinh hóa và tâm lý riêng nhưng chỉ mỗi một phương pháp không đủ để phát triển tối ưu sức bền, nên nguyên tắc là phải thông qua phối hợp linh hoạt các PPHL chính và các dạng khác nhau của chúng mới đạt được sự thích nghi phức tạp và toàn diện cần thiết. Sự áp dụng các phương pháp và các tỷ lệ của chúng được xác định theo yêu cầu thi đấu cũng như mục đích của huấn luyện sức bền. Ngoài ra phải chú ý năng lực chịu đựng LVĐ của từng cá nhân và nhiệm vụ chuyên môn cần giải quyết của từng giai đoạn huấn luyện. Phương tiện huấn luyện sức bền trong bóng đá: Để đạt được thành tích thể thao cao ta phải sử dụng các phương tiện khác nhau như vệ sinh, điều kiện tự nhiên... nhưng bài tập thể chất là phương tiện quan trọng chủ yếu để nâng cao thành tích thể thao và các bài tập thể chất phải phù hợp mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện. Tính mục đích của bài 34 tập trong HLTT thể hiện ở chỗ chúng được sử dụng phát triển thành tích của môn thể thao lựa chọn. Qua việc lựa chọn một cách hợp lý bài tập thể chất qua phân chia tối ưu khối lượng vận động của từng bài tập bảo đảm cho VĐV phát triển tốt năng lực của họ ở lứa tuổi đạt thành tích thể thao cao nhất [52], [67]. Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn “Một tổ hợp các động tác liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định được gọi là bài tập” [69]. Về góc độ sinh lý học, nội dung bài tập TDTT là những biến đổi trong hoạt động chức năng cơ thể khi thực hiện bài tập làm cơ thể chuyển sang một mức độ hoạt động cao hơn, hoàn thiện khả năng chức phận của cơ thể. Ngoài ra, người ta còn tính tới cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập. Tuỳ đặc điểm bài tập, những biến đổi sinh lý cơ thể đạt mức khá hơn. Những biến đổi sinh lý kích thích quá trình hồi phục và thích nghi của cơ thể trong và sau khi thực hiện bài tập, vì vậy được coi là nhân tố có tác dụng mạnh, làm tăng các khả năng chức phận và hoàn thiện những đặc điểm cấu trúc cơ thể [45]. Như các môn thể thao khác, các bài tập thể lực là phương tiện chủ yếu huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá. Theo tầm quan trọng của quá trình huấn luyện người ta phân loại các bài tập thể lực ra các hình thức nhất định. Việc phân loại các bài tập chỉ mang tính quy ước, song cách làm như vậy tạo ra khả năng xây dựng quá trình huấn luyện tốt hơn, vì từ sự đa dạng của các bài tập có thể lựa chọn đúng được chính bài tập ở mức độ lớn để tác động giải quyết nhiệm vụ trong giai đoạn huấn luyện nhất định. Xuất phát điểm để phân nhóm các bài tập là cấu trúc hoạt động thi đấu của VĐV bóng đá và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của nó. Harre.D cho việc phân loại không những phải chú ý đến sự khác nhau về hình thức quá trình vận động mà phải chú ý đến sự khác nhau các đặc điểm về LVĐ. Bài tập thể chất có 3 loại chính [21]: 35 Bài tập phát triển chung: các bài tập được rút ra từ các môn thể thao khác nhau và các bài tập thuộc loại hình thể dục cơ bản có hoặc không có dụng cụ. Các bài tập phát triển chung không chứa đựng các yếu tố của hoạt động thi đấu. Bài tập chuyên môn được chia thành 2 nhóm: Bài tập chuyên môn 1: gồm các bài tập có quá trình chuyển động gần giống bài tập thi đấu nhưng đặc điểm về LVĐ lại khác bài tập thi đấu hoặc chỉ chứa các yếu tố riêng lẻ, hay các nhóm thuộc dạng tổng hợp các bài tập thi đấu. Bài tập chuyên môn 2: các bài tập chứa các chuyển động bộ phận của quá trình chuyển động riêng biệt của kỹ thuật thể thao trong đó có yêu cầu một hoặc nhiều nhóm cơ có phương thức hoạt động (phương thức hoạt động, quá trình dùng sức, thời gian) giống hoặc gần giống như khi thực hiện động tác thi đấu. Các bài tập phát triển SBCM cho VĐV bóng đá chia thành các bài tập thi đấu và bài tập huấn luyện. Các bài tập thi đấu gồm những cuộc thi đấu (theo lịch, kiểm tra, học tập), các bài tập chiến thuật và kỹ thuật trong phòng thủ và tấn công. Các bài tập huấn luyện gồm các bài tập phát triển SBCM và các bài tập phát triển sức bền chung. Việc phân loại các phương tiện có cả sự phân loại thứ bậc các phương tiện đó. Việc phân loại thứ bậc này quan trọng với lựa chọn các bài tập khi giải quyết các nhiệm vụ nhất định [34], [71]. Tính hiệu quả của phương tiện trong huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá phần nhiều phụ thuộc vào các phương pháp vận dụng chúng. Việc lựa chọn các phương pháp cần được tiến hành có tính tới các nhiệm vụ, trình độ được chuẩn bị và lứa tuổi của VĐV, các điều kiện cụ thể, cùng một phương tiện có thể sử dụng khác nhau khi áp dụng phương pháp khác nhau. 36 1.5. Cơ sở lý luận huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá [93] 1.5.1. Huấn luyện sức bền ưa khí cho VĐV bóng đá Mục tiêu: Nhằm tăng khả năng của hệ thống vận chuyển oxy. Tăng khả năng sử dụng oxy của cơ bắp trong quá trình tập luyện kéo dài. Tăng khả năng hồi phục nhanh của cơ thể sau khi tập ở cường độ cao và kéo dài. Theo tác giả Bangbo (2006) thì sự thích nghi chủ yếu về mặt sinh lý của tập luyện ưa khí diễn ra ở các mặt sau: Lượng máu tăng và tim trở nên to và mạnh hơn để bơm nhiều máu hơn trong mỗi quãng thời gian. Nhiều máu được vận chuyển hơn dẫn đến khả năng sản sinh năng lượng ưa khí tăng lên trong khi tập luyện với cường độ cao. Tăng khả năng sử dụng oxy và khả năng oxy hóa chất béo trong cơ. Những ích lợi của tập luyện ưa khí đối với bóng đá: Tỉ lệ năng lượng đáp ứng cho bài tập từ hệ thống ưa khí cao hơn, có nghĩa là cầu thủ có thể tập luyện, thi đấu trong quãng thời gian dài hơn ở cường độ cao hơn. Sức bền tăng lên cho phép cầu thủ tập luyện với cường độ cao hơn trong suốt trận đấu. Thời gian hồi phục nhanh hơn sau khi thực hiện nhiều hoạt động với cường độ cao trong trận đấu. Tập luyện ưa khí còn giúp giảm thiểu các sai sót về kỹ thuật, giảm sự mất tập trung do mệt mỏi xuất hiện vào cuối trận đấu. Nguyên tắc tập luyện ưa khí cường độ thấp cho VĐV bóng đá: Khi tập luyện ưa khí có cường độ thấp, cường độ bài tập cần duy trì tương ứng với nhịp tim của cầu thủ như sau: Trung bình tương đương 65% nhịp tim tối đa. Biên độ từ 50 đến 80% nhịp tim tối đa. Nếu 1 cầu thủ có nhịp tim tối đa là 190l/p thì các thông số này là: Trung bình tương đương 120l/p 37 Biên độ từ 95 đến 150l/p. Áp dụng tập luyện ưa khí cường độ thấp trong bóng đá: Những tổn thương hay rách các mô, bó cơ có thể xảy ra trong một trận đấu hay tập luyện cường độ cao, những tổn thương này có thể kéo dài trong vài ngày từ khi xuất hiện có thể khiến cho các cơ xơ cứng đi; phong độ sút giảm và khả năng tái tạo nguồn dự trữ glycogen trong cơ cũng đi xuống.Triệu chứng mà cầu thủ hay gặp là đau cơ cục bộ. Trong quá trình tập luyện ưa khí cường độ thấp, cầu thủ tham gia hoạt động thể lực nhẹ nhàng như chạy chậm hoặc trò chơi cường độ thấp. Các dạng hoạt động này giúp cho cơ bắp hồi phục hiệu quả hơn và giảm đau. Tập luyện (TL) ưa khí cường độ thấp (CĐT) cũng giúp tránh được tình trạng tập luyện quá sức. Trong suốt mùa bóng với những buổi tập và thi đấu liên tục, sẽ có những lúc cơ thể cầu thủ không được hồi phục hoàn toàn. Trong những lúc như vậy thì TL ưa khí CĐT cần được áp dụng thay thế các buổi tập đòi hỏi cao về thể lực. Vì lý do này mà TL ưa khí CĐT còn được gọi là tập luyện hồi phục. TL ưa khí CĐT cũng có những lợi ích về mặt tâm lý. Nhu cầu hồi phục về thể lực thường đi kèm với nhu cầu thư giãn về tinh thần. Điều này có thể đạt được bằng cách tập ở cường độ thấp hoặc các dạng hoạt động khác với những bài tập sử dụng hàng ngày.[93] Nguyên tắc tập luyện ưa khí cường độ trung bình cho VĐV bóng đá. Bài tập trong khi tập luyện ưa khí cường độ trung bình cần duy trì ở cường độ tương ứng với nhịp tim như sau: Trung bình tương đương 80% nhịp tim tối đa Biên độ từ 70 đến 90% nhịp tim tối đa Đối với 1 cầu thủ có nhịp tim tối đa là 190l/p thì các thông số này là Trung bình tương đương 150l/p Biên độ từ 133 đến 170l/p. Áp dụng tập luyện ưa khí cường độ trung bình trong bóng đá: 38 Một cầu thủ bóng đá đỉnh cao hoàn tất một quãng đường khoảng 11km trong một trận đấu, đồng thời thực hiện nhiều động tác tiêu tốn năng lượng khác. Do vậy cầu thủ cần phải có khả năng sức bền tốt. Khả năng sức bền này có thể được nâng lên thông qua việc tập luyện sức bền ưa khí cường độ trung bình trong chương trình tập sức bền ưa khí. Hiệu quả đạt được là sự cải thiện khả năng duy trì hoạt động ở cường độ cao liên tục, duy trì chất lượng kỹ thuật động tác trong suất trận đấu [93], trình bày ở bảng 1.5. Bảng 1.5. Các nguyên tắc tập luyện ƣa khí cƣờng độ trung bình cho VĐV bóng đá [94] Nhịp tim Trên % nhịp tim tối đa Nhịp tim/phút Trung bình Biên độ Trung bình Biên độ Tập luyện cường độ thấp 65% 50- 80% 130 100- 160 Tập luyện cường độ TB 80% 65- 90% 160 130- 180 Tập luyện cường độ cao 90% 80- 100% 180 160- 200 (Brian Makenzie, 2005) Nguyên tắc tập luyện ưa khí cường độ cao cho VĐV bóng đá: Khi tập luyện ưa khí cường độ cao, nhịp tim cần đạt được như sau: Trung bình tương đương với 90% nhịp tim tối đa. Biên độ từ 80 đến 100% nhịp tim tối đa. Nếu một cầu thủ có nhịp tim tối đa là 190l/p thì các thông số này là: Trung bình tương đương 170l/p Biên độ dao động từ 150 đến 190l/p. Áp dụng tập luyện ưa khí cường độ cao trong bóng đá: Thực tế cho thấy rằng tổng cự ly hoạt động với cường độ cao trong một trận đấu bóng đá có liên quan đến trình độ cầu thủ. Như vậy là các cầu thủ đỉnh cao chạy nhiều nhất. Do đó họ phải có khả năng hoạt động với cường cao liên tục trong quãng thời gian dài. Cơ sở của khả năng này là khả năng ưa khí được phát triển vững chắc thông quá trình tập luyện ưa khí cường độ cao trình bày ở hình 1.3 [93] 39 Hình 1.3.Tập luyện ƣa khí cƣờng độ cao (Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) 1.5.2. Huấn luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá Mục tiêu: Nhằm tăng khả năng phản ứng nhanh và sản sinh năng lượng nhanh chóng trong khi tập luyện, thi đấu với cường độ cao. Tăng khả năng sản sinh năng lượng liên tục thông qua hệ thống yếm khí. Tăng khả năng hồi phục nhanh chóng sau một quãng thời gian hoạt động với cường độ cao. Sự thích nghi về mặt sinh lý của việc tập luyện yếm khí thể hiện ở những điểm như sau: Giúp cho sự đồng bộ hóa giữa hệ thần kinh và các nhóm cơ được hiệu quả hơn. Hàm lượng các men sinh hóa tham gia vào quá trình sản sinh năng lượng trong cơ tăng lên. Khả năng sản sinh và đào thải lactat tăng lên. Những lợi ích đối với bóng đá gồm có: Khả năng thực hiện các hoạt động với cường độ cao trong thi đấu tăng lên. Ví dụ: khả năng tăng tốc, chạy nước rút, xoạc tranh chấp và sút bóng. Cầu thủ cải thiện được khả thực hiện các hoạt động với cường độ cao trong thi đấu trong thời gian dài hơn. 40 Số lần thực hiện các hoạt động với cường độ cao trong thi đấu được lặp lại thường xuyên hơn.[93] Nguyên tắc huấn luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá Trong khi tập luyện nâng cao sức nhanh, cầu thủ phải thực hiện động tác với cường độ tối đa trong quãng thời gian ngắn (dưới 10 giây), Quãng thời gian giữa các lần thực hiện bài tập cần đủ dài để cơ bắp hồi phục gần đến trạng thái nghỉ, điều này cho phép cầu thủ tập với cường độ tối đa trong một chuỗi bài tập kế tiếp nhau. Ví dụ, các test kiểm tra trên cầu thủ Đan Mạch cho thấy rằng 25 giây là không đủ để hồi phục hoàn toàn sau đoạn chạy nước rút 7 giây, trình bày ở hình 1.4. t Hình 1.4. Các thành phần huấn luyện yếm khí trong bóng đá (Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) 1.5.3. Tập luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá Mục tiêu: Tăng khả năng sản sinh sức mạnh và năng lượng nhanh chóng thông qua hệ thống sản sinh năng lượng yếm khí. Tăng khả năng phát huy sức mạnh và sản sinh năng lượng liên tục nhờ hệ thống sản sinh năng lượng yếm khí. Nâng cao khả năng hồi phục sau một quãng thời gian hoạt động với cường độ cao. 41 Áp dụng tập luyện sức bền yếm khí trong bóng đá: Những phát hiện về nồng độ lactat trong máu cao nơi các cầu thủ đỉnh cao trong quá trình thi đấu bóng đá cho ta thấy rằng hệ thống sản sinh lactat bị kích thích mạnh mẽ trong quá trình thi đấu. Bên cạnh đó, trình độ cầu thủ càng cao thì trong thi đấu họ thực hiện càng nhiều các đoạn chạy tốc độ cao. Do đó, cầu thủ cần tập luyện nâng cao khả năng sản sinh lactat và khả năng thực hiện các hoạt động ở cường độ cao lặp lại nhiều lần một cách chuyên biệt. Điều này có thể đạt được thông qua quá trình tập luyện sức bền yếm khí. Nhằm xem xét ảnh hưởng của việc tập luyện sức bền yếm khí đối với thành tích, một công trình nghiên cứu được tiến hành trên các cầu thủ đỉnh cao Đan Mạch. Một nửa số cầu thủ tập luyện sức bền yếm khí chuyên biệt trong sáu tuần, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 30 phút bên cạnh các chương trình tập thông thường hàng ngày. Nhóm còn lại không thay đổi chương trình tập. Tất cả các cầu thủ đều được kiểm tra trước và sau sáu tuần đó với test trên sân bóng đá. Kết quả cho thấy các cầu thủ có tập luyện sức bền tốc độ có thành tích kiểm tra tốt hơn trong khi thành tích kiểm tra của nhóm kia không thay đổi. Cả những phân tích và nghiên cứu quá trình tập luyện đều cho thấy việc tập luyện sức bền yếm khí mang lại nhiều lợi ích cho cầu thủ. Tuy nhiên, việc tập luyện này chỉ nên tiến hành với các cầu thủ đỉnh cao vì nó đòi hỏi rất cao cả về khả năng thể lực lẫn tinh thần. Khi không có nhiều thời gian cho việc tập luyện, HLV nên dành cho các dạng tập luyện khác, trình bày ở bảng 1.6. Bảng 1.6. Nguyên tắc tập luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá I.Tập luyện duy trì Bài tập (giây) Quãng nghỉ Cường độ Số lần lặp lại Cao- Rất cao 1a 10- 90 Bằng thời gian tập 2- 10 (90- 100%) Trò chơi ưa khí cường độ Cao- Rất cao 1b 10- 90 thấp với thời gian gấp 3 2- 10 (90 - 100%) lần thời gian tập II.Tập luyện nâng cao 42 Bài tập (giây) Quãng nghỉ Cường độ Số lần lặp lại Rất cao 1a 10- 40 Trên 5 lần thời gian tập 2- 10 (90 - 100%) Trò chơi ưa khí cường độ Rất cao 1b 10- 40 thấp với thời gian ít nhất 2- 10 (90 - 100%) gấp 5 lần thời gian tập (Brian Makenzie, 2005) Nói tóm lại: Việc tập luyện sức bền yếm khí có thể áp dụng một cách hiệu quả đối với các cầu thủ đỉnh cao; Không dành ưu tiên cho tập luyện sức bền yếm khí và không áp dụng cho cầu thủ nghiệp dư; Không nên tập sức bền yếm khí cho các cầu thủ dưới 16 tuổi.[93] Một số điểm cần chú ý khi tập luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá: Tập luyện sức bền tốc độ có thể chia thành tập luyện nâng cao và tập luyện duy trì. Mục đích của việc tập luyện nâng cao là cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động ở cường độ tối đa trong thời gian tương đối ngắn. Trong khi mục đích của tập luyện duy trì là giúp cầu thủ thực hiện hoạt động cường độ cao kéo dài. Cường độ bài tập trong khi tập sức bền tốc độ là gần tối đa, có nghĩa là bài tập được thực hiện theo nguyên tắc giãn cách. Khi áp dụng trò chơi thi đấu với thời gian tập 10- 10 giây thì cường độ trên sẽ khó đạt được nên có thể áp dụng thời gian tập cho bài tập trò chơi thi đấu là từ 20 giây trở lên. Trong tập luyện nâng cao, thời gian tập nên kéo dài từ 10-40 giây và quãng nghỉ giữa cũng nên kéo dài từ 1- 4 phút để đảm bảo cường độ rất cao của bài tập trong suốt buổi tập. Trong tập luyện duy trì, thời gian bài tập cần kéo dài từ 10- 90 giây và quãng nghỉ bằng thời gian tập để cầu thủ tiến dần đến sự mệt mỏi. Nếu thời gian bài tập sức bền yếm khí kéo dài từ 1 phút trở lên, cần theo dõi nhịp tim xem cầu thủ có đạt được cường độ mong muốn không. Ở thời điểm cuối bài tập này, nhịp tim phải đạt gần tối đa, trình bày ở hình 1.5; Cho thấy nhịp tim và nồng độ lactat trong máu của cầu thủ trong và sau thời gian tập trong buổi tập luyện sức bền yếm khí duy trì. Buổi tập tiến hành trên 1/3 sân bóng đá, 43 với bài tập thi đấu 2 với 2 kèm người 1 với 1. Thời gian tập là 1 phút và xen với quãng nghỉ là 1 phút.[93] Hình 1.5. Nhịp tim và nồng độ lactat trong máu của cầu thủ trong và sau thời gian tập trong buổi tập luyện sức bền yếm khí duy trì (Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) 1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan 1.6.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước Liên Xô trước đây (nay là CHLB Nga) là một trong những quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu về đánh giá TĐTL của VĐV các môn thể thao từ khá sớm. Đặc biệt trong những năm gần đây, các nhà khoa học của Trung Quốc tiến hành nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV nhiều môn thể thao. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc đã hình thành nên hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho VĐV nhiều môn thể thao của Trung Quốc tiến kịp trình độ tiên tiến của thế giới, đơn cử: Ngải Khang Vĩ, Vương Tân Lạc, Lưu Đan, Triệu Cương [...trong các buổi tập, các đấu pháp chiến thuật trong tập luyện. Tỷ trọng huấn luyện thể lực và kỹ chiến thuật, tâm lý là 20/70/10, tỷ lệ giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn 20/80. Ngày tập 02 buổi: sáng tập 180 phút, chiều tập 120 phút. Thi đấu 7-8 trận 5.3. Chu kỳ 3: từ 23/09 – 31/12/2016 thi đấu giải quốc tế TP.HCM mở rộng Thời kỳ chu n bị: từ 23/09 – 31/10/2016, chia làm 2 giai đoạn: - Mục đích: chuẩn bị thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý tốt, nâng cao lượng vận động chuẩn bị huấn luyện chuyên môn trước khi vào thi đấu. - Nhiệm vụ: chuẩn bị và tham gia thi đấu lượt đi giải vô địch quốc gia đạt kết quả tốt. - Yêu cầu: đảm bảo kỷ luật tập luyện, ngày công và giờ công tập luyện. VĐV phải tuân thủ chặt chẽ các nội dung huấn luyện trong các buổi tập, các đấu pháp chiến thuật trong tập luyện. c. Giai đoạn chu n bị chung từ ngày 23/09 - 12/10/2016 * Mục đích: nhằm hồi phục và chuẩn bị thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý tốt, làm cơ sở nền tảng nâng cao lượng vận động chuẩn bị huấn luyện chuyên môn trước khi vào thi đấu. * Nhiệm vụ: huấn luyện thể lực toàn diện, có chủ trọng về sức bền chung, tốc độ, sức mạnh tốc độ, đồng thời củng cố kỹ chiến thuật, rèn luyện tâm lý cho VĐV, tinh thần khổ luyện, tích cực tự giác tập luyện. * Yêu cầu: đảm bảo kỷ luật ngày công và giờ công tập luyện. VĐV phải tuân thủ chặt chẽ các nội dung huấn luyện trong các buổi tập, các đấu pháp chiến thuật trong tập luyện. Tỷ trọng huấn luyện giữa thể lực và kỹ chiến thuật, tâm lý là 70/25/5, tỷ lệ giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn đầu giai đoạn 70/30, cuối giai đoạn 60/40. Ngày tập 02 buổi: sáng tập 150 phút, chiều tập 120 phút. Nội dung huấn luyện: - Tổng kết giai đoạn thi đấu lượt đi - Hồi phục thể lực - Khắc phục nhược điểm ở lượt đi - Xác định mục tiêu lượt về b. Giai đoạn chu n bị chuyên môn từ ngày 13/10 – 31/10/2016 * Mục đích: nhằm chuẩn bị thể lực chuyên môn lên một mức mới, ổn định kỹ chiến thuật và tâm lý ở mức cao hơn, tiếp tục nâng cao lượng vận động chuẩn bị huấn luyện trước thi đấu. * Nhiệm vụ: huấn luyện thể lực toàn diện, có chủ trọng thể lực chuyên môn, đồng thời tiếp tục củng cố kỹ chiến thuật, rèn luyện tâm lý cho VĐV, tinh thần khổ luyện, tích cực tự giác tập luyện. * Yêu cầu: đảm bảo kỷ luật ngày công và giờ công tập luyện. VĐV phải tuân thủ chặt chẽ các nội dung huấn luyện trong các buổi tập, các đấu pháp chiến thuật trong tập luyện. Tỷ trọng huấn luyện thể lực và kỹ chiến thuật, tâm lý là 40/55/5, tỷ lệ giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn đầu giai đoạn 55/45, cuối giai đoạn 40/60. Ngày tập 02 buổi: sáng tập 180 phút, chiều tập 120 phút. Nội dung huấn luyện: - Nâng cao thể lực chuyên môn - Ôn định lối chơi - Huấn luyện và nâng cao các tình huống cố định - Chuẩn bị chiến thuật cho từng đối thủ khác nhau - Tạo điểm rơi phong độ cho giải đấu Thời kỳ thi đấu: từ 01/11 – 30/11/2016, chia làm 2 giai đoạn: - Mục đích: nhằm tạo cho VĐV đạt trạng thái sung sức thể thao cao nhất bước vào thi đấu đạt kết quả. - Nhiệm vụ: chuẩn bị cho VĐV về mọi mặt để tham gia thi đấu lượt đi giải vô địch quốc gia đạt kết quả tốt. - Yêu cầu: đảm bảo kỷ luật tập luyện, ngày công và giờ công tập luyện. VĐV phải tuân thủ chặt chẽ các nội dung huấn luyện trong các buổi tập, các đấu pháp chiến thuật trong tập luyện. c. Giai đoạn chu n bị thi đấu từ ngày 01/11 - 14/11/2016 * Mục đích: nhằm chuẩn bị thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý tốt, nâng cao lượng vận động chuẩn bị cho VĐV bước vào thi đấu. * Nhiệm vụ: huấn luyện thể lực toàn diện, có chủ trọng thể lực chuyên môn, nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật, rèn luyện tâm lý thi đấu cho VĐV, tinh thần khổ luyện, tích cực tự giác tập luyện. * Yêu cầu: đảm bảo kỷ luật ngày công và giờ công tập luyện. VĐV phải tuân thủ chặt chẽ các nội dung huấn luyện trong các buổi tập, các đấu pháp chiến thuật trong tập luyện. Tỷ trọng huấn luyện giữa thể lực và kỹ chiến thuật, tâm lý đầu giai đoạn là 30/60/10, cuối giai đoạn 20/70/10. Tỷ lệ giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn đầu giai đoạn 30/70, cuối giai đoạn 20/80. Ngày tập 02 buổi: sáng tập 180 phút, chiều tập 120 phút. Nội dung huấn luyện: - Huấn luyện sơ đồ chiến thuật: 4-5-1; 3-4-1-2 - Huấn luyện phòng thủ: xây dựng phòng thủ phản công và ngược lại - Huấn luyện tấn công: xây dựng lối chơi tập thể, phối hợp nhỏ, cơ động và biến hóa - Các bài tập phối hợp nhóm, cá nhân. b. Giai đoạn thi đấu từ ngày 15/11 – 30/11/2016 * Mục đích: nhằm chuẩn bị cho VĐV đạt trọng thái sung sức thể thao tốt bước vào thi đấu đạt kết quả tốt nhất. * Nhiệm vụ: huấn luyện thể lực toàn diện, có chủ trọng phát triển thể lực chuyên môn, huy động mọi khả năng về kỹ, chiến thuật, tâm lý của VĐV đảm bảo thi đấu đạt kết quả cao nhất. * Yêu cầu: đảm bảo kỷ luật ngày công và giờ công tập luyện. VĐV phải tuân thủ chặt chẽ các nội dung huấn luyện trong các buổi tập, các đấu pháp chiến thuật trong tập luyện. Tỷ trọng huấn luyện thể lực và kỹ chiến thuật, tâm lý là 20/70/10, tỷ lệ giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn 20/80. Ngày tập 02 buổi: sáng tập 180 phút, chiều tập 120 phút. Thi đấu 7-8 trận Thời kỳ hồi phục: Từ 01/12 – 31/12/2016 - Tổng kết mùa giải 2016 - Hồi phục thể lực 6. KIẾN NGHỊ - Đối với sân bãi:vì sân Tao Đàn là sân cỏ nhân tạo nên xin đề nghị được hỗ trợ sân cỏ tự nhiên nhất là sân Thống Nhất - Đối tượng thi đấu tập:thi đấu tập với các đội bóng nam U13, U15 của các đội trường Năng khiếu nghiệp vụ,Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF - Đi tập huấn: + 2 lượt ở Vũng Tàu (tập huấn Vũng Tàu từ 15/01-26/01/2016) (08/6- 18/6/2016) + Tập huấn tại Long An. (từ 27/01-14/02/2016) - Xe di chuyển tập luyện, thi đấu - Chế độ dinh dưỡng: đề nghị được bổ sung chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong thời kỳ tập huấn và thi đấu - Hỗ trợ trọng tài có buổi sinh hoạt luật bóng đá để các VĐV được cập nhật những luật mới - Trang thiết bị tập luyện cho huấn luyện viên,vận động viên. Đội dự tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh rất mong được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Qúy lãnh đạo các cấp,nhằm giúp đội bóng đang trong quá trình trẻ hóa có đủ điều kiện cũng như động lực,sự tự tin để phát triển tốt và giành thành tíchcao. BAN GIÁM ĐÔC HUẤN LUYỆN VIÊN TRƢỞNG ĐTKC PHỤ LỤC 8: Cách thức thực hiện các bài tập phát triển sức bền Bóng đá nữ I. Nhóm các bài tập phát triển sức bền ƣa khí: Bài tập 1: Ch y lặp l i 60m  5 lần  6 tổ nghỉ giữa các lần 2’ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ. Yêu cầu: Chạy với tốc độ gần tối đa V = 95%max ≈ mạch 180 lần/phút. Cách thức thực hiện: Người tập chạy theo hàng dọc, mỗi người cách nhau 3m, chạy tốc độ tối đa khi thực hiện bài tập. Số lần lặp lại: 06 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 5 phút; Bài tập 2: Ch y đổi hướng theo hiệu lệnh Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ, phản ứng vận động và tăng cường khả năng duy trì tốc độ trong khoảng thời gian tương đối dài 2’-3’ Yêu cầu: Chạy với tốc độ gầntối đa ≈ mạch 180 lần/phút. Cách thực hiện: Người tập chạy tốc độ, khi nghe thấy hiệu lệnh thì đổi hướng. Số lần lặp lại: 03 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: từ 5 phút Bài tập 3: Ch y tốc độ bứt lên đầu hàng Mục đích: Phát triển và duy trì sức bền tốc độ. Yêu cầu: Chạy với tốc độ tối đa 100%. Cách thức thực hiện: Người tập chạy theo hàng dọc, mỗi người cách nhau 5m. Người chạy cuối hàng dùng tốc độ bứt lên đầu hàng, cứ như thế mỗi người lặp lại từ 5 lần. Số lần lặp lại: 03 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: từ 3 phút Bài tập 4: Ch y biến tốc 30m nhanh, 30m chậm x 5 lần; Mục đích: phát triển sức bền tốc độ. Yêu cầu: thực hiện theo đúng yêu cầu bài tập và điều khiển chỉ đạo của HLV Cách thức thực hiện: Chạy theo hàng dọc, mỗi người cách nhau 3m, 30m đầu chạy tốc độ tối đa, 30m sau chạy với tốc độ với 70% tốc độ tối đa≈ mạch 170 lần/phút x 5 lần. Số lần lặp lại: 03 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: từ 3 phút. Bài tập 5: Ch y 3000m, tốc độ 4 phút 20/km Mục đích: Phát triển sức bền, tăng khả năng duy trì tốc độ. Yêu cầu: Chạy với tốc độ dưới tối đa ≈ mạch 170 - 180 lần/phút. Cách thực hiện: Người tập chạy tốc độ dưới tối đa, Số lần lặp lại: 01 tổ Bài tập 6: Đưa bóng qua cổng(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Chia các cầu thủ ra thành các nhóm 2 người. Mỗi nhóm bắt đầu với 1 bóng ở chướng ngại vật bất kỳ. Tất cả bắt đầu cùng lúc. Cầu thủ trong mỗi nhóm thay phiên nhau chạm bóng và vượt qua một chướng ngại vật bằng cách chuyền bóng cho nhau 1 lần. Yêu cầu và cách đánh giá: thời gian từ 10-15’ do HLV quy định đảm bảo để thực hiện trọn một vòng và cầu thủ cố gắng hoàn thành càng gần với thời gian qui định càng tốt. Trong quá trình làm bài cầu thủ không được thông báo về tiến trình thời gian. Bài tập 7: Golf bóng đá(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Một số cột mốc được đặt trên sân ngẫu nhiên. Mỗi cầu thủ 1 bóng và thi đua với 1 cầu thủ của đội kia. Cầu thủ đưa bóng chạm cột mốc với số lần chạm bóng càng ít càng tốt. Sau khi chạm cọc này, cầu thủ cố gắng chạm cọc tiếp theo. Trò chơi bắt đầu ở khoảng 5m cách cột mốc cuối. Yêu cầu và cách đánh giá: thời gian từ 15-20’ do HLV quy định. Cầu thủ nào có số lần chạm bóng ít nhất để tấn công tất cả các cột sẽ thắng và ghi 2 điểm cho toàn đội. Mỗi đội được cộng 1 điểm nếu cặp đấu hòa. Đội có nhiều điểm hơn khi kết thúc trò chơi sẽ thắng chung cuộc. Bài tập 8: Ghi bàn vào các cọc(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Mỗi đội bảo vệ một dãy cọc (năm cọc hoặc hơn) cách nhau ít nhất 1m xếp thẳng hàng, trên phần sân của mình. Mỗi đội cố gắng tấn công các cột của đội kia với quả bóng. Khi một đội thành công, họ đặt cọc vào vị trí trong dãy của đối phương và mang một cọc của mình sang đặt vào hàng của đối phương; việc này do cầu thủ đá trúng cọc thực hiện. Các cầu thủ khác tiếp tục trò chơi. Lưu ý: có thể tấn công hàng cọc từ phía trước và phía sau. Yêu cầu và cách đánh giá: Đội thắng là đội có số cọc ít hơn sau một quãng thời gian cho phép, thời gian thực hiện 30’. Bài tập 9: Trò chơi 2 bóng(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Mỗi đội có 1 quả bóng. Mỗi đội phải cố gắng giữ quả bóng của mình đồng thời tìm cách cướp bóng của đối phương. Yêu cầu và cách đánh giá: Đội nào giữ 2 quả bóng cùng lúc sẽ ghi được 1 điểm. Đội bị mất bóng khi đó sẽ nhận lại bóng và trò chơi bắt đầu lại. Đội ghi nhiều điểm hơn ghi trận đấu kết thúc là đội thắng cuộc, thời gian thực hiện 30’. Bài tập 10: Chơi có chiều sâu(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Số lượng cầu thủ 5v5 (3v3- 10-10). Tất cả bắt đầu bài tập trong cùng 1 khu vực 1 hoặc 3. Cầu thủ chuyền bóng cho nhau trong một khu vực và chuyền vượt qua khu vực 2 nhưng không được bóng chạm bóng trong khu vực 2. Yêu cầu và cách đánh giá: Một bàn thắng được ghi khi đội có bóng chuyền từ khu vực 1 sang khu vực 3 rồi trở về lại khu vực 1 mà vẫn giữ được bóng. Giãn cách. Quãng nghỉ và tập cố định. 3 phút tập 1 phút, nghỉthời gian thực hiện 15-20’. Bài tập 11: Dồn bóng(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Số lượng cầu thủ 5v5 (3v3- 8-8). Dùng ít nhất 8 quả bóng chia đều cho 4 ô trên sân. Mỗi đội tấn công 2 ô và bảo vệ 2 ô (1+2 và 3+4). Khi bắt đầu bài tập không có cầu thủ nào đứng trong các ô. Các cầu thủ lấy bóng từ ô của mình dẫn sang đặt vào ô của đối phương. Nếu một đối phương chạm được vào bóng thì cầu thủ có bóng phải mang quả bóng đó về ô mình vừa lấy bóng đi. Từ đó mới bắt đầu tấn công tiếp. Yêu cầu và cách đánh giá: Mỗi đội chỉ được giữ 2 bóng trong cùng thời điểm. Đội nào có nhiều bóng trong ô của đối phương hơn sau khi có hiệu kết thúc bài tập là đội thắng. Giãn cách. Thời gian tập và nghỉ cố định. Tập 4p nghỉ 1p. II. Nhóm các bài tập phát triển sức bền yếm khí: Bài tập 12: Ch y (60m x 5 lần, 120m x 3 lần) nghỉ giữa các lần 3’. Mục đích: Phát triển và duy trì sức bền tốc độ. Yêu cầu: thực hiện theo yêu cầu bài tập và điều khiển chỉ đạo của HLV. Cách thức thực hiện: Người tập chạy theo hàng dọc, mỗi người cách nhau 3m, chạy tốc độ tối đa khi thực hiện bài tập. Số lần lặp lại: 03 – 05 tổ, Vmax. Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 5 phút; Bài tập 13: Ch y 20m với quãng nghỉ thu ngắn dầnx 5L Mục đích: phát triển sức bền tốc độ. Yêu cầu: chạy nhanh nhất có thể theo yêu cầu bài tập và điều khiển chỉ đạo của HLV Cách thức thực hiện: Chạy theo hàng dọc, mỗi người cách nhau 3m, 20m chạy tốc độ tối đa. Số lần lặp lại: 5 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 2’, 1’45”, 1’30”, 1’15”. Bài tập 14:Ch y đi và về cự ly 25m/1 phút; Mục đích: phát triển và duy trì sức bền tốc độ Yêu cầu: chạy nhanh nhất có thể và theo điều khiển chỉ đạo của HLV Cách thức thực hiện: Chạy theo hàng dọc, mỗi người cách nhau 5m. Số lần lặp lại: 5 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 3 phút. Bài tập 15: Ch y cự ly trung bình 1500m. Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ, tăng khả năng duy trì tốc độ. Yêu cầu: Chạy với tốc độ dưới tối đa ≈ mạch 170 - 180 lần/phút. Cách thực hiện: Người tập chạy tốc độ dưới tối đa, Số lần lặp lại: 01 tổ. Bài tập 16: Ch y con thoi 4 x 30m; Mục đích: phát triển khả năng linh hoạt và duy trì sức bền tốc độ Yêu cầu: chạy nhanh nhất có thể và theo điều khiển chỉ đạo của HLV Cách thức thực hiện: HLV chia thành 2 hàng dọc cách nhau 4m (cự ly giữa các marke trên mỗi hàng dọc là 5m), khi nghe hiệu lệnh của HLV, 2 cầu thủ xuất phát với tốc độ cao đồng thời chạy chéo nhau tạo thành hình con thoi. Số lần lặp lại: 3 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 3 phút Bài tập 17: Đuổi theo bóng(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Số lượng cầu thủ 10 (6 - 15). Một người phục vụ bóng đứng giữa hai hàng cọc cách nhau 40m. Các cầu thủ xếp thành 1 hàng dọc. Từng cầu thủ chạy tốc độ thực hiện bài tập. Người phục vụ S chuyền bóng cho cầu thủ để anh này chuyền trở lại cho S. S đá bóng sang 1 trong 2 hàng cọc. Cầu thủ chạy thật nhanh lấy bóng không để bóng kịp chạm vào hàng cọc (20m). Yêu cầu và cách đánh giá: Đếm số lần lấy được bóng trước khi bóng chạm vạch, thời gian thực hiện 20’. Bài tập18: Tranh bóng ghi bàn(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Số lượng cầu thủ 16 (4- 22) + 1TM. Các cầu thủ tập theo cặp. Có thể bắt đầu từ các vị trí khác nhau trên sân. Hai cầu thủ đứng trước người phục vụ S. S đá 1 quả bóng về hướng cầu môn, 2 cầu thủ này chạy ngay khi bóng vừa được đá đi. Ai chạm được quả bóng trước sẽ tìm cách sút ghi bàn, người còn lại làm người phòng ngự. Yêu cầu và cách đánh giá: Ghi bàn theo cách thông thường, thời gian thực hiện 15’, tốc độ cao. Bài tập 19: Tấn công (Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Số lượng cầu thủ 2+2v2+2 (1+1v1+1) + 1TM. Mỗi đội có 2x2 cầu thủ thay phiên nhau thi đấu. Đá bóng thông thường trong đó 2 đội thay nhau tấn công 1 cầu môn. Người phục vụ S đưa 1 quả bóng vào để bắt đầu bài tập. Nếu một đội mất bóng vào tay TM hoặc bóng ra ngoài sân, đội kia sẽ được bóng để tiếp tục thi đấu. Đội ghi được bàn sẽ được nhận bóng từ S và tiếp tục chơi. Yêu cầu và cách đánh giá: Ghi bàn bình thường, thời gian thực hiện 15’, tốc độ cao. Bài tập 20: Ghi bàn từ trước và sau cầu môn(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Số lượng cầu thủ 3+3v3+3 (2+2v2+2- 4+4v4+4). Mỗi đội có 2x3 cầu thủ thay phiên nhau thi đấu. Mỗi đội tấn công 2 cầu môn và bảo vệ 2 cầu môn, và 1 cầu môn chung ở giữa sân. Đá bóng thông thường. Đội nào có bóng sau khi một bàn thắng được ghi sẽ tiếp tục trận đấu, nhưng lần ghi bàn sau sẽ phải vào cầu môn khác. Các cầu thủ không thi đấu trợ giúp bạn bằng các quả bật tường. Yêu cầu và cách đánh giá: Ghi bàn từ cả 2 hướng vào cầu môn. Giãn cách với thời gian tập và quãng nghỉ cố định, thời gian thực hiện 10’x 3 tổ nghỉ giữa 3’. Bài tập 21: Phối hợp(Nguồn, Jens Bangsbo, 2006) Phương pháp tổ chức: Số lượng cầu thủ 2x4 v4 (2x3v3- 2x5v5). Ở mỗi khu vực giữa sân có 4 cầu thủ của mỗi đội. Trận đấu gồm 2 phần và bắt đầu bằng phần 1. Khi có hiệu lệnh, các cầu thủ thay đổi giữa hai phần như hướng dẫn bằng các mũi tên hoặc dấu hiệu như trong hình AN11. Bài tập gồm 2 phần. Phần 1: Chơi 8v8 trong khu vực giữa sân với 1 bóng; 4v4 trên mỗi ô, các đội cố gắng phối hợp giữ bóng. Phần 2: Chơi 4v4 trong hai khu vực ngoài. Các cầu thủ cố gắng đá bóng xuyên qua cầu môn nhỏ cho đồng đội. Yêu cầu và cách đánh giá: Các cầu thủ chỉ ở trong khu vực của mình trong từng phần. Trong phần mô tả 2, các cầu thủ không được chạy xuyên qua cầu môn. Giãn cách với thời gian tập và quãng nghỉ cố định thời gian thực hiện 10’ tốc độ cao x 2 tổ nghỉ giữa 3 phút. Bài tập 22: Dẫn bóng 20m nhanh, 20m chậm Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ. Yêu cầu: theo yêu cầu bài tập và điều khiển chỉ đạo của HLV Cách thực hiện: Chạy theo hàng dọc, mỗi người cách nhau 5m, 20m đầu chạy tốc độ tối đa, 20m sau chạy với vận tốc 70% tốc độ ≈ mạch 170 - 180 lần/phút, thời gian thực hiện 1phút. Số lần lặp lại: 3 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 2 phút Bài tập 23: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 5 quả liên tục. Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ, hoàn thiện kỹ thuật dẫn bóng và sút bóng. Yêu cầu: Dẫn bóng tốc độ tối đa và sút cầu môn chính xác Cách thực hiện: Đặt 5 quả bóng ở vạch xuất phát người tập dẫn bóng tốc độ trong khoảng cự ly 25m - 30m và sút bóng vào cầu môn ngoài vạch 12m. Sau đó chạy nhẹ nhàng về vạch xuất phát để thực hiện các lần tiếp theo. Số lần lặp lại: 03 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 2phút Bài tập 24: Di chuyển đánh đầu 2 bên liên tục 30 lần/2 phút Mục đích: duy trì sức bền tốc độ, kỹ thuật chuyên môn Yêu cầu: theo yêu cầu bài tập và điều khiển chỉ đạo của HLV Cách thực hiện: HLV chia 1 hàng dọc có 3 người (A,B người ném bóng cách nhau 10m, C cầu thủ thực hiện). Cầu thủ C chạy di chuyển đến nhận bóng bên A và chuyền bóng trả lại, sau đó lại di chuyển đến chiều ngược lại nhận và trả bóng cho bên B, tốc độ 30 lần/2 phút. Số lần lặp lại:3 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 3 phút Bài tập 25: Dẫn bóng theo hiệu lệnh. Mục đích: Phát triển sức bền chuyên môn Yêu cầu: Mỗi nhóm 03 người, tốc độ dưới tối đa ≈ mạch 180 lần/phút. Cách thực hiện: Thực hiện lần lượt mỗi người thực hiện 03 lần liên tục. Số lần lặp lại:3 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 02 phút Bài tập 26: Tranh cướp bóng sút cầu môn Mục đích: Phát triển sức bền chuyên môn Yêu cầu: 2 người 1 bóng, , tốc độ dưới tối đa ≈ mạch 180 lần/phút. Cách thực hiện: Tranh cướp bóng sút cầu môn10 lần liên tục. Số lần lặp lại:3 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 1 phút Bài tập 27: Sút bóng liên tục theo vị trí bằng 2 chân Mục đích: Phát triển sức bền chuyên môn Yêu cầu: Sút bóng theo từng vị trí, tốc độ dưới tối đa ≈ mạch 180 lần/phút. Cách thực hiện: Thực hiện lần lượt từng vị trí, mỗi vị trí thực hiện bằng chân thuận và chân không thuận mỗi chân 5 lần. Số lần lặp lại: 3 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 1 phút Bài tập 28: Dẫn bóng bật tường sút cầu môn 5 quả liên tục Mục đích: phát triển sức bền chuyên môn hoàn thiện kỹ thuật sút bóng Yêu cầu: lớp đứng theo hàng chia nhóm, tốc độ tối đa mạch 180-190 lần/phút. Cách thực hiện: Thực hiện lần lượt từng người một5 lần liên tục. Số lần lặp lại: 5 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 1 phút Bài tập 29: Dẫn bóng tốc độ dọc biên t t vào trung lộ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ Yêu cầu: Dẫn bóng từ giữa sân xuống trung lộ, tốc độ tối đa ≈ mạch 180 -190 lần/phút. Cách thực hiện: Thực hiện lần lượt từng người một 5 lần liên tục. Số lần lặp lại: 5 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 1 phút Bài tập 30: Dẫn bóng động tác giả qua người sút cầu môn 5 quả liên tục Mục đích: phát triển kỹ thuật và sức bền chuyên môn Yêu cầu: lớp đứng theo hàng dọc và điều khiển chỉ đạo của HLV, tốc độ tối đa ≈ mạch 180 -190 lần/phút. Cách thực hiện: Thực hiện lần lượt từng người một dẫn bóng qua 5 người với động tác giả 15m và sút cầu môn 5 lần liên tục. Số lần lặp lại:5 tổ Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 2 phút. III. Nhóm các bài tập phát triển sức bền hỗn hợp: Bài tập 31: Thi đấu chuyền bóng ghi bàn bằng đầu Mục đích: duy trì sức bền tốc độ chuyên môn. Yêu cầu: theo yêu cầu bài tập và điều khiển chỉ đạo của HLV, tốc độ dưới tối đa ≈ mạch 170 - 180 lần/phút. Cách thực hiện: HLV chia thành 2 đội, sân 15mx20m,cầu môn mini mỗi đội 5 người. Các cầu thủ di chuyển liên tục và chuyền bóng với nhau bằng tay (không được ôm bóng chạy), khi tạo cơ hội thì chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn thắng đầu. Số lần lặp lại:tổng số 2 hiệp,10 phút /1 hiệp. Quãng nghỉ giữa 2 hiệp là: 5 phút. Bài tập 32: Thi đấu cầu môn nhỏ. Mục đích: Phát triển sức bền chuyên môn Yêu cầu: Thi đấu tích cực, tốc độ dưới tối đa ≈ mạch 170 - 180 lần/phút. Cách thực hiện: Lớp chia 2 đội thi đấu với câu môn nhỏ. Số lần lặp lại: 2 hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Quãng nghỉ giữa mỗi hiệp là: 5 phút Bài tập 33: Thi đấu cầu môn với điều kiện khác nhau theo yêu cầu của HLV. Mục đích: duy trì sức bền tốc độ, kỹ - chiến thuật thi đấu chuyên môn Yêu cầu: theo yêu cầu bài tập và điều khiển chỉ đạo của HLV, tốc độ dưới tối đa ≈ mạch 170 - 180 lần/phút. Cách thực hiện: Chia 2 đội tập chiến thuật tăng “độ khó” tùy theo mục đích của HLV như hai chống ba, hoặc hạn chế một đội trong di chuyển khu vực... Số lần lặp lại: 2 hiệp,mỗi hiệp 15 phút. Quãng nghỉ giữa mỗi tổ là: 5 phút. Phụ lục 9: Các giáo án mẫu Mẫu số 1: Giáo án mẫu giai đoạn chuẩn bị chung Trung tâm Tao Đàn Quận I TP.HCM Đội tuyển Bóng đá nữ TP.HCM GIÁO ÁN SỐ: ....... Buổi: Sáng ngày / / 2016 Thời gian: 8h/10h (120 phút) Nhiệm vụ: 1. Phát triển sức bền chung 2. Căng cơ, ép déo Yêu cầu: Nội dung giáo án: LVĐ TT Nội dung huấn luyện Thời Khối Phƣơng pháp tổ chức gian lượng - Điểm danh A - Phố biến nhiệm vụ buổi tập x x x x x x Khởi động: Đứng vòng tròn cách x x x x x x nhau 2m. I. + tại chổ xoay các khớp cổ, hông, gối, cổ chân. Phần x x x x x 20’ + Bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp chu n x x sau, đá tạt lòng bàn chân vào bị trong và ra 2 bên. x A x + Căng cơ, ép dẻo x x + Chạy khới động 2 vòng sân x x x x x x x x x  x 30m x x x x  x 30m Tập kỹ thuật: 15’ x x 1. Tâng bóng: theo tam giác chuyền cho nhau. x x x x 2. Chuyền bóng và khống chế bòng: Nhóm 2 người cách nhau x x x x x 25-30m chuyền bóng. 15’ 3. Chuyền bóng 1 chạm: x x x x x Toàn đội đứng vòng tròn chuyền bóng 1 chạm cho nhau, 2 người ở II. trong cản phá, mỗi pha cản phá Phần thành công, người cản phá vào cơ bản thể chổ người chuyền hỏng x x x x x 4. Dẫn bóng luồn 5 cọc, mỗi cọc 20’ x B x cách 2 m sút cầu môn khu vực x x 16m50, mỗi người lặp lại 5 lần x 3 tổ. x B x 5. Thể lực: x x x x x a. Chạy con thoi 4 x 30m x 3 tổ, nghỉ giữa 3’; Thực hiện: 4 người chạy 1 lần. b. Chạy tốc độ bứt lên đầu hàng. Chia 2 hàng dọc, cách nhau 3m, 20’ chạy lặp lại 5 lần x 3 tổ, nghỉ giữa xp 5m    16m50 5’ A x 30m x x x 20’ x x x x x x x x x x x x x x x x x x III. A Phần - Thả lỏng, hồi tĩnh 10’ x x x x x x x kết - Nhận xét đánh giá buổi tập thúc x x x x x x x HUẤN LUYỆN VIÊN TRƢỞNG Đ T K C Mẫu số 2: Giáo án mẫu giai đoạn chuẩn bị chuyên môn Trung tâm Tao Đàn Quận I TP.HCM Đội tuyển Bóng đá nữ TP.HCM GIÁO ÁN SỐ: ...... Buổi: Chiều ngày / / 2016 Thời gian: 15h/17h (120 phút) Nhiệm vụ: 1. Phát triển sức bền chung 2. Căng cơ, ép déo Yêu cầu: Nội dung giáo án: LVĐ TT Nội dung huấn luyện Thời Khối Phƣơng pháp tổ chức gian lượng - Điểm danh A - Phố biến nhiệm vụ buổi tập x x x x x x I. Phần chu n Khởi động: Đứng vòng tròn cách 15’ x x x x x x bị nhau 2m. + Tại chổ xoay các khớp cổ, hông, gối, cổ chân. + Bài tập phát triển chung 8 động x x x x x tác 4 lần x 8 nhịp. x x + Căng cơ, ép dẻo + Bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp x A x sau, đá tạt lòng bàn chân vào trong và ra 2 bên. x x + Chạy khới động 2 vòng sân x x x x x Tập kỹ thuật: 1. Di chuyển chuyền bóng 1 chạm x x x x  x 30m liên tục cự ly 30m x 5 lần, nghỉ giữa 3’, hai hàng các nhau 10m. 20’ x x x x  x 30m II. Phần cơ bản x x x x x 10m 2. Toàn đội đứng vòng tròn, tâng x x x x x x bóng 12 bộ phận, chuyền bóng. 3. Dẫn bóng luồn cọc cách nhau x x x x x 2m dọc biên, chuyền bóng vào x x trung lộ cho đồng đội đánh đầu (có đối kháng). x x x x 4. Thi đấu ½ sân tập chiến thuật x x x x x phòng thủ: chia thành 2 nhóm, 1 nhóm phòng thủ và 1 nhóm thấn công (4 chống 4 và 4 chống 5) 20’ 5. Thể lực: a. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh: 4 VĐV đứng hàng ngang cách nhau 2m, chạy tốc độ về trước, khi có hiệu lệnh thì đổi hướng theo quy định trong thời gian 1’ x 3 tổ. b. Dẫn bóng tốc độ dọc biên tạt vào trung lộ: Dẫn bóng động tác giả qua 5 người sút cầu môn, 5 20’ quá cách nhau 15m liên tục x 5 lần, nghỉ giữa 3’ 15’ 20” III. A Phần - Thả lỏng, hồi tĩnh 10’ x x x x x x x kết - Nhận xét đánh giá buổi tập thúc x x x x x x x HUẤN LUYỆN VIÊN TRƢỞNG Đ T K C Mẫu số 3: Giáo án mẫu giai đoạn chuẩn bị thi đấu Trung tâm Tao Đàn Quận I TP.HCM Đội tuyển Bóng đá nữ TP.HCM GIÁO ÁN SỐ: ........ Buổi: Chiều ngày / / 2016 Thời gian: 15h/17h (120 phút) Nhiệm vụ: 1. Phát triển sức bền chung 2. Căng cơ, ép déo Yêu cầu: Nội dung giáo án: LVĐ TT Nội dung huấn luyện Thời Khối Phƣơng pháp tổ chức gian lượng - Điểm danh A - Phố biến nhiệm vụ buổi tập x x x x x x I. Phần chu n Khởi động: Đứng vòng tròn cách 15’ x x x x x x bị nhau 2m. + tại chổ xoay các khớp cổ, hông, gối, cổ chân. x x x x x + Bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau, x x đá tạt lòng bàn chân vào trong và ra 2 bên. x A x + Căng cơ, ép dẻo x x + Chạy khới động 2 vòng sân x x x x x x x x x  x 30m x x x x  x 30m Tập kỹ thuật: x x x x x 1. Chuyền và khống chế bóng. 10’ x x x x x x x x x x 2. Đá ma với 3 đối thủ trong vòng 15’ x B x tròn, thực hiện đá 1 chạm. x B x II. Phần x B x cơ bản x x x x x 3. Dẫn bóng luồn 3 cọc (cách nhau 20’ 2m), chuyền bóng ra biên, chạy xuống nhận bóng, lừa bóng qua 1 đối thủ sút cầu môn x 7 lần. 4. Tập chiến thuật 2 chống 3 và 3 20’ chống 3 nửa sân. 5. Thể lực: a. Dẫn bóng dọc biêng 5 cọc (cách nhau 2m), chuyền vào trung lộ cho 30” đồng đội đánh đầu hoặc sút cầu môn 5 lần x 3 tổ, nghỉ giữa các tổ 5’. b. Sút bóng liên tục theo vị trí trái, phải, giữa bằng 2 chân x 5 lần III. A Phần - Thả lỏng, hồi tĩnh 10’ x x x x x x x kết - Nhận xét đánh giá buổi tập thúc x x x x x x x HUẤN LUYỆN VIÊN TRƢỞNG Đ T K C Mẫu số 4: Giáo án mẫu giai đoạn thi đấu Trung tâm Tao Đàn Quận I TP.HCM Đội tuyển Bóng đá nữ TP.HCM GIÁO ÁN SỐ: ........ Buổi: Sáng ngày / / 2016 Thời gian: 8h/10h (120 phút) Nhiệm vụ: 1. Phát triển sức bền chung 2. Căng cơ, ép déo Yêu cầu: Nội dung giáo án: LVĐ TT Nội dung huấn luyện Thời Khối Phƣơng pháp tổ chức gian lượng - Điểm danh A I. - Phố biến nhiệm vụ buổi tập x x x x x x Phần Khởi động: Đứng vòng tròn cách 15’ x x x x x x chu n nhau 2m. bị + tại chổ xoay các khớp cổ, hông, gối, cổ chân. + Bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau, x x x x x đá tạt lòng bàn chân vào trong và ra 2 x x bên. x A x + Căng cơ, ép dẻo + Chạy khới động 2 vòng sân x x x x x x x x x x x  x 30m x x x x  x 30m Tập kỹ thuật: 1. Dẫn bóng dọc biêng qua 3 đối thủ chuyền bỏng vào trung lộ để đồng đội 20’ sút cầu môn. 2. Tập chiến thuật tấn công, chia đội thành 2 nhóm, 1 nhóm phòng thủ II. theo vị trí, 1 nhóm phối hợp nhỏ tấn Phần công ghi bàn. cơ bản 20’ 3. Tập 3 chống 2 và 2 chống 3. 4. Thể lực a. Tranh cướp bóng sút cầu môn 10 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 3’. b. Chạy 1500m tốc độ trên trung bình 60 – 75% sức. 20’ 20’ 15’ III. A Phần - Thả lỏng, hồi tĩnh 10’ x x x x x x x kết - Nhận xét đánh giá buổi tập thúc x x x x x x x HUẤN LUYỆN VIÊN TRƢỞNG Đ T K C Mẫu số 5: Giáo án mẫu giai đoạn hồi phục Trung tâm Tao Đàn Quận I TP.HCM Đội tuyển Bóng đá nữ TP.HCM GIÁO ÁN SỐ: ......... Buổi: Sáng ngày / / 2016 Thời gian: 8h/10h (120 phút) Nhiệm vụ: 1. Phát triển sức bền chung 2. Căng cơ, ép déo Yêu cầu: Nội dung giáo án: LVĐ TT Nội dung huấn luyện Thời Khối Phƣơng pháp tổ chức gian lượng - Điểm danh A - Phố biến nhiệm vụ buổi tập x x x x x x Khởi động: Đứng vòng tròn cách I. x x x x x x nhau 2m. Phần 15’ chu n + tại chổ xoay các khớp cổ, hông, gối, cổ chân. x x x x x bị + Bước nhỏ, nâng cao đùi, đạp sau, x x đá tạt lòng bàn chân vào trong và ra 2 bên. x A x + Căng cơ, ép dẻo + Chạy khới động 2 vòng sân x x x x x x x x x x x  x 30m x x x x  x 30m Tập kỹ thuật: x 1. Tập tâng bóng: Chia nhóm 5 người 20’ x đứng vòng tròn đường kính 20m, x tâng bóng. x x 2. Chuyền và khống chế bóng từ 30 – 35m, tập theo nhóm tam giác 3 người. II. 15’ Phần cơ bản 3. Dẫn bóng luồn cọc cách nhau 2m dọc biên, chuyền bóng vào trung lộ cho đồng đội đánh đầu (có đối kháng). 4. Thể lực: a. Chạy 60m x 5 lần x 3 tổ nghỉ giữa 3’; 120m x 3 lần x 3 tổ nghỉ giữa 5’. 20” A x 60m x x x b. Chạy đi và về cự ly 200m/1 phút x x tốc độ tối đa, nghỉ giữa mỗi tổ là: 3 x x phút. A 20” x 120m x x x x x x x 20” III. A Phần - Thả lỏng, hồi tĩnh 10’ x x x x x x x kết - Nhận xét đánh giá buổi tập thúc x x x x x x x HUẤN LUYỆN VIÊN TRƢỞNG Đ T K C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_va_ung_dung_cac_bai_tap_phat_trien_suc_be.pdf
  • pdfToan van LATS DUONG VAN HIEN.pdf
  • docxTom tat LATS Duong Van Hien.docx
  • docxTrang thong tin LATS Duong Van Hien.docx
Tài liệu liên quan