BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
-----------------------------
TRẦN ĐỨC TÙNG
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN
LỚP TỰ CHỌN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
-----------------------------
TRẦN ĐỨC TÙNG
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬ
243 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu bóng đá trường đại học bách khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN
LỚP TỰ CHỌN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS.Lê Qúy Phượng
2. TS. Nguyễn Kim Lan
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án
Trần Đức Tùng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSBĐ: Chuyên sâu Bóng đá
ĐHBKHN: Đại học Bách khoa Hà Nội
GDTC: Giáo dục thể chất
HLV: Huấn luyện viên
KHTDTT: Khoa học Thể dục thể thao
LVĐ: Lượng vận động
SBCM: Sức bền chuyên môn
SV: Sinh viên
TW: Trung ương
TDTT: Thể dục thể thao
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
VĐV: Vận động viên
XFC: Xuất phát cao
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
cm : Centimet
kg : kilogam (trọng lượng)
l : lít
m : mét
ms : miligiây
MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
Danh mực các đơn vị đo lường
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. Vai trò và đặc điểm của môn Bóng đá ................................................ 4
1.1.1. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao ....................................... 4
1.1.2. Sự đa dạng về kỹ - chiến thuật ............................................................. 4
1.1.3. Bóng đá là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao ............................ 5
1.1.4. Sự gắng sức về thể chất ....................................................................... 5
1.1.5. Sự tác động đa dạng về tâm lý ............................................................. 6
1.2. Nhiệm vụ Giáo dục thể chất trong trường Đại học và mục tiêu đào
tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ......................................................... 7
1.2.1. Nhiệm vụ Giáo dục thể chất trong các trường Đại học ...................... 7
1.2.2. Mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ................. 8
1.2.3. Mục tiêu môn học chuyên sâu Bóng đá của Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội .............................................................................................................. 9
1.2.4. Nội dung môn học chuyên sâu Bóng đá của Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội ............................................................................................................. 10
1.3. Cơ sở lý luận của việc huấn luyện sức bền chuyên môn .............11
1.3.1. Cơ sở phương pháp giáo dục sức bền ........................................... 11
1.3.2. Các thành phần lượng vận động và quãng nghỉ trong giáo dục sức
bền. ........................................................................................................................... 12
1.3.3. Phương pháp giáo dục sức bền ưa khí và yếm khí .............................. 16
1.4. Các quan điểm về huấn luyện sức bền chuyên môn trong thể
thao. .............................................................................................................18
1.5. Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong môn bóng đá ..... 22
1.5.1. Khái niệm bài tập thể dục thể thao ..................................................... 22
1.5.2. Phân loại bài tập trong huấn luyện môn Bóng đá............................... 23
1.5.3. Bài tập huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp
tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .......................... 25
1.6. Đặc điểm giải phẫu sinh lý, tâm lý lứa tuổi 18 – 22 ........................... 27
1.6.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý lứa tuổi 18 – 22 ........................................ 27
1.6.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 22 ........................................................ 28
1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................. 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................... 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ....................................... 37
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm: ..................................................... 38
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm: ......................................................... 39
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................... 39
2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh ............................................................... 41
2.2.6. Phương pháp kiểm tra thần kinh tâm lý .............................................. 43
2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................... 45
2.2.8. Phương pháp toán học thống kê .......................................................... 46
2.3. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 50
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy, sức bền chuyên môn của
sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội ........................................................................................................................... 50
3.1.1. Thực trạng phương tiện và phương pháp phát triển sức bền chuyên
môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội. ..................................................................................................................... 50
3.1.2. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ phát triển sức bền chuyên
môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội ............................................................................................................................ 54
3.1.3. Lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp tự
chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ............................... 55
3.1.4. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn
chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ........................................ 65
3.1.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy, sức bền
chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội .............................................................................................................. 69
3.2. Lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn của sinh viên
lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội............... 76
3.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội. ............................................................................................................. 76
3.2.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn để lựa chọn bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội .............................................................................................................. 77
3.2.3. Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp tự
chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .............................. 80
3.2.4. Bàn luận về lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh
viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ............. 86
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn của sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội ................................................................................................... 91
3.3.1. Ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên lớp
tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ........................... 91
3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh
viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ............. 93
3.3.3. Bàn luận về hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
................................................................................................................................ 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Đánh giá V02max theo test Cooper 40
3.1
Thực trạng các phương tiện (bài tập) phát triển SBCM cho SV
lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
Sau
tr.50
3.2
Phỏng vấn đánh giá các phương tiện trong chương trình môn học
CSBĐ phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
(n=12)
Sau
tr.50
3.3
Phỏng vấn các phương pháp giảng dạy phát triển SBCM cho
SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (n=7)
51
3.4
Phỏng vấn đánh giá phương pháp giảng dạy phát triển SBCM
cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (n=45)
Sau
tr.52
3.5
Đánh giá thực trạng CSVC, trang thiết bị phục vụ tập luyện
phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
Sau
tr.54
3.6
Kết quả phỏng vấn sinh viên đánh giá về mức độ đáp ứng của
CSVC và trang thiết bị tập luyện môn bóng đá tại Trường
ĐHBKHN (n=135)
55
3.7
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá SBCM cho SV lớp tự
chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (n=27)
Sau
tr.57
3.8
Xác định độ tin cậy các chỉ tiêu đánh giá SBCM cho SV lớp tự
chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (n=60)
Sau
tr.59
3.9
Xác định tính thông báo của 2 lần kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá
SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (n=60)
60
3.10
Xác định tính thông báo các chỉ tiêu đánh giá SBCMvới kết quả
học tập môn CSBĐ cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
(n=60)
Sau
tr.60
3.11
Xác định tính thông báo các chỉ tiêu đánh giá SBCMvới chỉ số
tham chiếu V02max cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
(n=60)
Sau
tr.60
3.12
Bảng điểm đánh giá SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường
ĐHBKHN
Sau
tr.62
3.13 Bảng phân loại đánh giá SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Sau
Trường ĐHBKHN tr.62
3.14
Bảng tổng điểm tối đa đánh giá SBCM cho SV lớp tự chọn
CSBĐ Trường ĐHBKHN
63
3.15
Kết quả phỏng vấn về sự ảnh hưởng của trạng thái cảm xúc tới
phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
63
3.16
Kết quả phỏng vấn lựa chọn thể loại đánh giá trạng thái cảm
xúc sức bền tâm lý cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
(n=8)
65
3.17
Đánh giá thực trạng SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
(n=225)
Sau
tr.66
3.18
Đánh giá thực trạng SBCM của SVlớp tự chọn CSBĐ Trường
ĐHBKHN
Sau
tr.67
3.19
So sánh điều kiện CSVC trang thiết bị TDTT của Trường
ĐHBKHN với một số trường Đại học khác
71
3.20
Thực trạng bài tập phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ
Trường ĐHBKHN Hà Nội.
Sau
tr.78
3.21
Phỏng vấn đánh giá thực trạng bài tập phát triển SBCM cho SV
lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (n=12)
79
3.22
Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển SBCM của lớp tự
chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (n=30)
Sau
tr.81
3.23
Kết quả kiểm định độ tin cậy của bài tập phát triển SBCM cho
SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
Sau
tr.81
3.24
Kết quả kiểm định độ tin cậy sau khi loại biến của bài tập phát
triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
Sau
tr.81
3.25
Kế hoạch thực hiện bài tập phát triển SBCM cho SV lớp tự
chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
86
3.26
Số lần lặp lại bài tập phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn
CSBĐ Trường ĐHBKHN
Sau
tr.91
3.27
Kết quả phỏng vấn đánh giá ứng dụng bài tập phát triển SBCM
cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN (n=12)
Sau
tr.92
3.28
Kết quả kiểm tra SBCM của SV lớp tự chọn CSBĐ Trường
ĐHBKH – thời điểm trước thực nghiệm
Sau
tr.95
3.29 Kết quả phân loại SBCM nhóm thực nghiệm và nhóm đối Sau
chứng –thời điểm trước thực nghiệm tr.95
3.30
Kết quả đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm trước thực nghiệm
Sau
tr.95
3.31
Kết quả đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm–thời điểm sau 01 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.95
3.32
Kết quả kiểm tra SBCM nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng–thời điểm sau 02 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.98
3.33
Kết quả phân loại SBCM nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng–thời điểm sau 02 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.98
3.34
Kết quả đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm sau 02 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.98
3.35
Kết quả đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm sau 03 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.98
3.36
Kết quả kiểm tra SBCM nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng–thời điểm sau 04 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.37
Kết quả phân loại SBCM nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng–thời điểm sau 04 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.38
Kết quả đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm sau 04 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.39
Kết quả kiểm tra SBCM nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng–thời điểm sau 05 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.40
Kết quả phân loại SBCM nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng–thời điểm sau 05 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.41
Kết quả đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm sau 05 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.42
Tổng hợp kết quả học sau 5 học kỳ học môn CSBĐ của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng 1
104
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1 Thành phần phỏng vấn lựa chọn test đánh giá SBCM cho
SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN
57
3.2 Phân loại thực trạng SBCM của SVlớp tự chọn CSBĐ
(K59) Trường ĐHBKHN
Sau
tr.67
3.3 Tỷ lệ trung bình phân loại SBCM nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng –thời điểm trước thực nghiệm
Sau
tr.95
3.4 Tỷ lệ đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm trước thực nghiệm
Sau
tr.95
3.5 Tỷ lệ đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN-
TEST của nhóm thực nghiệm–thời điểm sau 01 học kỳ thực
nghiệm
Sau
tr.95
3.6 So sánh song song nhịp tăng trưởng SBCM của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng– thời điểm sau 02 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.98
3.7 So sánh theo dõi dọc nhịp tăng trưởng SBCM của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứn – thời điểm sau 02 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.98
3.8 Tỷ lệ trung bình phân loại SBCM nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng –thời điểm sau 02 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.98
3.9 Tỷ lệ đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN-
TEST của nhóm thực nghiệm–thời điểm sau 02 học kỳ thực
nghiệm
Sau
tr.98
3.10 Tỷ lệ đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm sau 03 học kỳ thực
nghiệm
Sau
tr.98
3.11 So sánh song song nhịp tăng trưởng SBCM nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng–thời điểm sau 04 học kỳ thực
nghiệm
Sau
tr.101
3.12 So sánh song song nhịp tăng trưởng SBCM nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng–thời điểm sau 04 học kỳ thực
nghiệm
Sau
tr.101
3.13 Tỷ lệ trung bình phân loại SBCM nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng–thời điểm sau 04 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.14 Tỷ lệ đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN-
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm sau 04 học kỳ thực
nghiệm
Sau
tr.101
3.15 So sánh song song nhịp tăng trưởng SBCM nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng–thời điểm sau 05 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.16 So sánh theo dõi dọc nhịp tăng trưởng SBCM nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng–thời điểm sau 05 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.17 Tỷ lệ trung bình phân loại SBCM nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng–thời điểm sau 05 học kỳ thực nghiệm
Sau
tr.101
3.18 Tỷ lệ đánh giá trạng thái cảm xúc bằng Phương pháp XAN -
TEST của nhóm thực nghiệm –thời điểm sau 05 học kỳ thực
nghiệm
Sau
tr.101
3.19 Tỷ lệ kết quả học sau 5 học kỳ học môn CSBĐ của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng 1
104
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Mục tiêu hàng đầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là tạo ra
con người mới phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của xã hội đó là những con
người có trí thức khoa học, có đạo đức, có khả năng thẩm mỹ và có sức khỏe.
Ngày nay, khi cả nước đang tập trung sức lực, trí tuệ vào công cuộc phát
triển kinh tế, xây dựng đất nước với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Tại nghị quyết Trung ương 4 khóa VII về đổi
mới công tác giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu đó là nhằm giáo dục,
hình thành nhân cách và tăng cường thể lực cho những người chủ tương lai của
đất nước, những người trí thức, lao động trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [7].
Trong nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng đã
khẳng định: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của
con người Việt Nam. Phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ
sở rộng khắp”. Phát triển TDTT cả về quy mô và chất lượng, góp phần nâng
cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của người Việt Nam” [27],[28].
Rèn luyện thể chất là một yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ một trường học
nào từ bậc tiểu học đến Đại học, ở bậc tiểu học và phổ thông, giáo dục thể chất
(GDTC) cho học sinh chủ yếu sử dụng các bài tập thể dục phát triển chung, ở
bậc Cao đẳng, Đại học việc sử dụng các bài tập đa dạng hơn với những môn thể
thao khác nhau như: Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Thể dục, Điền kinh...
đều đã góp phần nâng cao thể lực cho sinh viên [6],[8],[10].
Từ khi đất nước đổi mới và hội nhập cho đến nay đã có nhiều môn thể
thao phát triển mạnh mẽ và đạt được thành tích cao trong khu vực và trên thế
giới trong đó có bóng đá. Có thể nói bóng đá là môn thể thao “vua” bởi tính
hấp dẫn, lôi cuốn và đầy bất ngờ của nó, nên bóng đá đã thu hút đông đảo quần
chúng tham gia tập luyện và thi đấu, ngoài việc nâng cao sức khỏe còn rèn
luyện những đức tính: kiên trì, lòng dũng cảm... Đặc điểm của môn bóng đá là
2
mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuật cùng
với thể lực dồi dào, các cầu thủ thường xuyên phải di chuyển, va chạm quyết
liệt trong các tình huống tranh chấp bóng [1].
Là một trường đại học khoa học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam, trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của mình nhằm phục
vụ cho mục tiêu chung của đất nước. Mặt khác nhà trường luôn quan tâm đến
phong trào thể dục thể thao của sinh viên.
Qua thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng đá sinh
viên của trường, tôi nhận thấy thể lực chuyên môn đặc biệt là sức bền chuyên
môn của sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu bóng đá (CSBĐ) là yếu nhất, được
thể hiện qua những động tác chạy tốc độ, nước rút, dẫn bóng, tranh cướp bóng.
Trong các trận đấu của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội và giải
bóng đá sinh viên toàn quốc tổ chức hàng năm. Trong quá trình giảng dạy và
huấn luyện chúng tôi đã tiến hành nhiều phương pháp, bài tập nhằm phát triển
sức bền chuyên môn cho sinh viên (SV) các lớp học bóng đá, song các bài tập
(BT) chúng tôi tiến hành chưa đồng bộ, chưa khoa học, và chưa được kiểm
nghiệm đánh giá cho nên hiệu quả đạt được chưa cao. Xuất phát từ những vấn
đề trên, nhằm phát mục đích phát triển sức bền chuyên môn (SBCM) cho SV
lớp tự chọn CSBĐ trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN), tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên
môn cho sinh viên lớp tự chọn chuyên sâu bóng đá Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn được các BT phát triển
SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ và đánh giá được hiệu quả các BT trên đối
tượng nghiên cứu. Qua đó nâng cao được SBCM nói riêng và chất lượng giảng
dạy cho SV CSBĐ trong nhà trường nói chung.
3
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy, SBCM của SV lớp
tự chọn CSBĐ trường ĐHBKHN
Mục tiêu 2. Lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho sinh
viên lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN.
Mục tiêu 3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho sinh viên lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN.
Giả thuyết khoa học:
Giả thuyết rằng, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển
SBCM của SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN song nguyên nhân chủ
yếu là: Nội dung huấn luyện, phương pháp, và phương tiện huấn luyện thể
lực... cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN. Tuy nhiên, nếu lựa chọn
được bài tập phát triển SBCM hợp lý, khoa học tác động hợp lý đến quá trình
giảng dạy GDTC, huấn luyện cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN thì
SBCM sẽ được nâng lên đáp ứng được mục tiêu môn học đề ra, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy GDTC của Nhà trường.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò và đặc điểm của môn Bóng đá.
1.1.1. Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao:
Thi đấu Bóng đá (BĐ) gồm hai đội, tiến hành trên một sân có diện tích
rộng. Mỗi đội là một tập thể gồm nhiều cá nhân, có vai trò vị trí khác nhau, với
những đặc điểm riêng biệt của mỗi người, được kết dính với nhau bằng những
ý đồ chiến thuật rõ ràng, có cùng chung một mục đích là giành chiến thắng
trước đội bóng của đối phương. Chính vì điều đó, BĐ luôn phải thể hiện tính
đồng đội, tinh thần đoàn kết, sự khát khao chiến thắng, nỗ lực hết mình trong
mỗi cá nhân, thì mới có thể hình thành nên một đội bóng mạnh.
BĐ là môn thể thao mang tính chiến đấu và tính đối kháng cao. Trong thi
đấu, hai đội đều tranh giành quyết liệt, làm sao đưa bóng vào cầu môn đối
phương, đồng thời cũng tranh cướp quyết liệt, giành giật quả bóng không cho
đối phương đá bóng vào cầu môn của mình. Vì lẽ đó, VĐV hai đội quyết chiến
đấu, triển khai giành giật và tấn công nhau. Nhất là ở khu vực trước cầu môn
của mỗi đội, cuộc tranh giành bóng rất quyết liệt, một bên cố giành bóng sút
vào cầu môn đối phương để ghi bàn, còn một bên quyết chiến đấu bảo vệ cầu
môn không bị thủng lưới.
Tập thể đội bóng đông người, nên khả năng hợp đồng phối hợp phải cao,
phải biết phát huy điểm mạnh và khắc phục những chỗ yếu của đội. Mấu chốt
của sự tập luyện trong môn BĐ, chính là nhằm nâng cao khả năng tổ chức, hợp
đồng phối hợp trong thi đấu, mà điều này đòi hỏi tính tập thể cao [13],[44].
1.1.2. Sự đa dạng về kỹ - chiến thuật:
BĐ là một trong những môn thể thao có các loại kỹ thuật cơ bản rất
phong phú, đa dạng với độ khó khác nhau. Nhưng điều đáng nói hơn là sự
phong phú này được nhân gấp bội lần trong thi đấu. Các tình huống thi đấu đa
dạng và quyết liệt, các điều kiện khách quan để thực hiện kỹ thuật cũng biến
đổi rất phức tạp như: ý đồ và sự thực hiện kỹ- chiến thuật, sự chống trả của đối
5
phương, khả năng quan sát vị trí cá nhân và đồng đội, khả năng nhận định tình
huống trận đấu dẫn đến sự biến thể của kỹ- chiến thuật. Để phù hợp với các
điều kiện hoàn cảnh của tình huống, người chơi không thể áp dụng máy móc
những yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản đã được tập luyện, mà còn phải sáng tạo những
thao tác kỹ thuật mới, hình thành kỹ năng kỹ xảo cho mỗi cá nhân, mà thực
chất là những biến thể của các kỹ thuật cơ bản. Bản chất của những biến thể có
tính sáng tạo này là sự thích nghi của hệ thống chức năng vận động. Đó chính
là sự tác động cần thiết lên người tập trong quá trình tập luyện, để nâng cao
chức năng vận động của cơ thể [13], [37].
1.1.3. Bóng đá là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao:
Bóng đá là một trong những môn thể thao có ảnh hưởng lớn nhất và phát
triển rộng rãi nhất trên thế giới. Là môn thể thao đối kháng trực tiếp giữa hai
đội bóng thay phiên nhau tấn công và phòng thủ. BĐ là môn thể thao người
chơi không được dùng tay, mà chủ yếu là dùng chân để điều khiển bóng. Từ đó,
đôi chân không chỉ giữ chức năng di chuyển cơ thể như các môn thể thao khác,
mà còn nhận một nhiệm vụ rất quan trọng, phức tạp là thực hiện các động tác
điều khiển bóng. Đôi chân phải thực hiện các động tác như giữ bóng, dẫn bóng,
chuyền bóng, sút bóng, động tác giả vô cùng đa dạng và linh hoạt.
BĐ còn hấp dẫn ở tính quyết liệt trong thi đấu, với lượng vận động nặng
và độ khó cao. Trong thi đấu BĐ, luôn thể hiện rõ sự quyết tâm, tinh thần ý chí
và sự nỗ lực hết mình của người chơi để giành thắng lợi.
BĐ luôn đòi hỏi sự kết hợp giữa các yếu tố: thể lực, chiến thuật, kỹ thuật,
tư duy và phong cách trong thi đấu. Kết quả trận đấu phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố khách quan, cũng như chủ quan, nên rất khó dự đoán trước. Tính đối
kháng quyết liệt, sự cạnh tranh về tỉ số, sự đa dạng về tình huống và cả những
bàn thắng đẹp, luôn làm nên sự hấp dẫn không giống với bất cứ môn thể thao
nào khác. Đó chính là vẻ đẹp nghệ thuật của môn BĐ [11],[63],[64].
1.1.4. Sự gắng sức về thể chất:
6
Các trận thi đấu BĐ thường kéo dài từ 90 -120 phút. Trong suốt thời gian
đó, người chơi tại nhiều thời điểm phải nỗ lực tối đa để tranh cướp bóng, để
vượt qua đối phương, để thực hiện những pha tấn công mang tính quyết định.
Càng về cuối trận, sự mệt mỏi càng tăng lên. Sau mỗi trận đấu, trọng lượng cơ
thể của người chơi có thể giảm sút đáng kể. Trong những lúc gắng sức tối đa,
mạch đập của họ có thể tăng lên 180-200 lần/ phút. Hoàn cảnh đó, đòi hỏi
người chơi phải có nỗ lực ý chí rất lớn.
Do những đặc điểm hoạt động đó, BĐ đòi hỏi người chơi phải có đầy đủ
những yếu tố thuộc về thể chất như:
Cần có sự phát triển tốt về các tố chất thể lực như sức nhanh ‟ mạnh ‟
bền, năng lực vận động như mềm dẻo khéo léo, khả năng quan sát, phối hợp
vận động trong không gian rộng
Cần có sự thích nghi của hệ thống chức năng trao đổi chất, cung cấp
năng lượng cho những hoạt động đa dạng trong môn BĐ.
Cần có khí chất thuộc các loại linh hoạt, sôi nổi, điềm tĩnh. Điều này,
liên quan đến tính linh hoạt, cường độ mạnh và tính thăng bằng của hệ thần
kinh.
Cần có sự phát triển tốt của chức năng thần kinh vận động như các loại
phản xạ (đơn giản, lựa chọn, di động), cảm giác dùng lực, cảm giác không gian,
thời gian, tính nhịp điệu[11],[13],[34].
1.1.5. Sự tác động đa dạng về tâm lý:
Môn BĐ là môn thể thao đầy sự căng thẳng về cảm xúc và ý chí. Trong
quá trình thi đấu, để đạt mục đích và nhiệm vụ đã được đề ra, người chơi BĐ
phải khắc phục nhiều khó khăn trở ngại với những căng thẳng nhiều khi đến tối
đa về thể lực và tâm lý. Thi đấu trong môn BĐ, là sự tranh đấu quyết liệt về sức
mạnh thể chất và tinh thần. Để chiến thắng đối phương, người chơi phải nỗ lực
vượt lên trên đối phương. Một sai lầm nhỏ, cũng có thể dẫn đến thất bại của
bản thân và đồng đội. Đó là áp lực luôn đè nặng lên tâm lý của người chơi. Mặt
khác, trong tiến trình thi đấu sự thất bại tạm thời có thể gây cảm xúc xấu, như
7
lo sợ, giảm sự tự tin, thậm chí đánh mất niềm tin tại những thời điểm quyết
định trong thi đấu. Áp lực về tâm lý vốn đã căng lại càng thêm căng thẳng. Áp
lực từ phía khán giả và trọng tài cũng là một yếu tố làm căng thẳng tâm lý. Số
lượng lớn khán giả theo dõi và phản ứng cuồng nhiệt đối với từng diễn biến của
trận đấu, hay việc hành xử đôi khi thiếu chính xác, thiếu sự vô tư của trọng tài,
là những yếu tố tác động rất mạnh đến tâm lý của người chơi.
Trong những hoàn cảnh đó, rất cần ở người chơi khả năng kiểm soát
được trạng thái tâm lý, ổn định được cảm xúc, phải có ý chí mạnh mẽ đễ kiên
trì theo đuổi mục đích, duy trì lòng tự tin, tinh thần chiến đấu ngoan cường.
Điều đó, rất cần ở người chơi một hệ thần kinh mạnh mẽ và thăng bằng cho
phép chịu đựng được sự căng thẳng, cảm xúc cao độ, làm chủ trạng thái tâm lý
và duy trì được hưng phấn tối ưu [22],[14].
1.2. Nhiệm vụ Giáo dục thể chất trong trường Đại học và mục tiêu
đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Sinh viên ĐHBK Hà Nội có nhiều sự lựa chọn về ngành học và hướng
phát triển nghề nghiệp theo nguyện vọng và năng lực của sinh viên. Mô hình
đào tạo của nhà trường luôn thay đổi theo hướng thích hợp , linh hoạt và hội
nhập quốc tế, hỗ trợ tốt nhất cho người học.
Bên cạnh việc trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành,
ĐHBK Hà Nội còn đặc biệt chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa , mô hình
hoạt động các câu lạc bộ thể thao giúp sinh viên phát triển toàn diện, với khuân
viên 20.000m2 dành cho thể thao, SV đã tự thành lập các CLB với nhiều hoạt
động thú vị và bổ ích; như CLB tiếng anh , các CLB thể thao , CLB sinh viên
NCKH .
Sinh viên ĐHBK Hà Nội luôn ý thức việc rèn luyện thể chất và NCKH.
1.2.1. Nhiệm vụ GDTC trong các trường Đại học.
Đảng và nhà nước luôn luôn nhất quán về mục tiêu công tác GDTC và
thể thao trường học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hoá xã hội, phát triển hài hoà, có
8
thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả
năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa [10],[12],[59].
Căn cứ vào mục tiêu trên, GDTC và thể dục thể thao trường học p...g động tác kỹ thuật sẽ tiêu hao năng lượng ít hơn người thực hiện sai
kỹ thuật [60],[62].
Trong quá trình lựa chọn BT phải đảm bảo 3 yêu cầu nhằm mục đích phù
hợp với đặc điểm chuyên môn:
Lựa chọn BT phải đảm bảo chỉ tiêu đánh giá cụ thể và hình thức tập
luyện phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn;
Lựa chọn BT phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết
với đối tượng nghiên cứu;
Lựa chọn BT phải đảm bảo tính định hướng toàn diện để hình thành và
phát triển thể lực và kỹ chiến thuật.
1.5.2. Phân loại BT trong huấn luyện môn BĐ.
BT huấn luyện thể thao có thể chia làm 2 loại cơ bản: loại BT mục đích
có tính lựa chọn và loại BT mang tính tổng hợp.
BT lựa chọn: Nội dung loại BT này là thông qua BT mang tính chất
giống nhau để đảm bảo giải quyết 1 nhiệm vụ nào đó: để cải thiện tính kinh tế
trong hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực chức năng của hệ thống chủ yếu
có tác dụng trong thi đấu và khắc phục mệt mỏi. Ví dụ, BT tâng bóng với số lần
tối đa.
BT tổng hợp: Là sử dụng các biện pháp huấn luyện để giải quyết nhiều
nhiệm vụ trong một BT phát triển các loại tố chất và năng lực, ví dụ BT dẫn
bóng luồn cọc sút cầu môn. Loại BT này chia làm 2 loại: Theo tuần tự lần lượt
giải quyết từng nhiệm vụ khác nhau và đồng thời cùng giải quyết các nhiệm vụ
khác nhau [30].
Đối với môn BĐ, BT BĐ rất đa dạng và phong phú như BT có tính chất
trò chơi, BT có bóng, BT sử dụng các thiết bị chuyên dụng, BT có tính chất thi
25
đấu, v.v, theo tính chất cũng như mục đích huấn luyện có thể chia BT theo
nhóm như: BT thi đấu, BT phát triển chung, BT phát triển chuyên môn. BT
phát triển các tố chất thể lực thì có những bài tập phát triển sức bền, sức mạnh,
tốc độ, mạnh bền, bền tốc độ, BT phát triển sức bền ưa khí, BT phát triển sức
bền yếm khí, v.v và các BT phát triển sự phối hợp động tác, BT phát triển
khéo léo, mềm dẻo, v.v
Hiệu quả của điều khiển quá trình huấn luyện phụ thuộc vào xác định
tiêu chuẩn và mối quan hệ giữa những chỉ số quan trọng như khối lượng, cường
độ, tỷ lệ giữa chúng và ảnh hưởng của các phương tiện, phương pháp huấn
luyện.
Như vậy, tính chất BT, cường độ thực hiện BT, thời gian thực hiện BT,
thời gian quãng nghỉ giữa các BT, số lần lặp lại các động tác. Đồng thời việc
lựa chọn BT phụ thuộc vào khả năng chuẩn bị của người tập và tính chất của
từng giai đoạn huấn luyện.
1.5.3. Bài tập huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn cho sinh viên
lớp tự chọn chuyên sâu Bóng đá Trường Đại học Bách khoa Hà nội.
Với đặc thù hoạt động động tác của môn BĐ, các BT trong huấn luyện
BĐ rất đa dạng, từ các BT huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật đến các BT huấn
luyện các tố chất thể lực và tâm lý. Mỗi loại BT có hàng chục BT với mức độ
của LVĐ khác nhau, diễn ra trong quá trình ưa khí, yếm khí khác nhau, v.v,
phụ thuộc vào mục đích, giai đoạn, thời kỳ huấn luyện.
BT phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHNcũng
được phân chia cụ thể để phát triển từng loại tố chất. Đối với người tập bóng đá
BT cần đa dạng và phong phú và hấp dẫn, BT có tính chất trò chơi, kể cả thi
đấu khác nhau. Cần phải theo dõi khi các em thực hiện BT và lưu ý thời gian
được nghỉ ngơi thích đáng, nghĩa là sự phân chia LVĐ có xen kẻ những khoảng
nghỉ ngơi phù hợp. Trong quá trình thực hiện các cần phải tuân thủ nguyên tắc
sư phạm trong việc giảng dạy. Một trong những nguyên tắc đó là sự phức tạp
26
hóa dần dần của những BT, việc cho phép nghỉ ngơi và giải lao thích đáng đã
loại bỏ sự nặng nhọc quá mức về thể chất cũng như tinh thần.
BT huấn luyện phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường
ĐHBKHN có các loại: BT chạy, BT thể dục, BT có bóng, BT trò chơi có tính
thi đấu, v.v bảo đảm khả năng chịu đựng trong một thời gian dài hơn hoặc
ngắn hơn sự mệt mỏi tâm – sinh lý và thực hiện được những hành động kỹ
thuật đặc biệt và tiếp thu những quyết định chiến thuật.
Các loại BT phát triển sức bền gồm:
BT huấn luyện với các động tác chạy: Đối với cầu thủ BĐ, chạy là một
trong số những hoạt động động tác chủ yếu, chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng
các hoạt động tác khác.
Theo Antal Tgoman, các cự ly chạy của cầu thủ BĐ trẻ trong thời kỳ
chuẩn bị [4].
Các BT thể dục: Trong thời gian thực hiện loại BT này, khi huấn luyện
cần chú ý cho các em làm một động tác hồi tĩnh nào đó chẳng hạn như các BT
thở, chạy tại chỗ, chạy lúp súp thẻ lỏng). BT thể dục tổng hợp thường được sử
dụng trong huấn luyện cầu thủ BĐ trẻ: Nhảy khép hai chân trong ba nhịp, đến
nhịp thứ tư nhảy hai chân dang ra (làm 4 lần); chạy tại chỗ nâng cao đùi, 4 nhịp
sau chạy tại chỗ gót chạm mông; nằm ngửa đưa hai tay lên phía đầu, nâng cẳng
tay lên khỏi mặt đất, xoay người quay một trục sao cho cả tay và chân đều
không chạm đất (hai lần xoay hướng phải, hai lần xoay hướng trái); nằm ngữa
chân duỗi thẳng, tay duối thẳng lên đầu, sau đó ngồi dậy đưa tay chạm dầu bàn
chân, sau đó lại nằm ngữa như tư thể ban đầu (lặp lại 4 lần), v.vTất cả các
BT này và những BT tương tự khi được lặp lại nhiều lần sẽ tạo nên SB.
Các BT có bóng: Đối với huấn luyện SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ
Trường ĐHBKHN, ngoài những BT có bóng, các BT về kỹ thuật là thích hợp
nhất. Người tập phải thực hiện những BT với một sự cố gắng nhất định trong
một khoảng thời gian dài, có ngắt ra từng quãng.
27
Những BT có bóng tổng hợp nên sắp xếp sao cho về căn bản ở tất cả mọi
giai đoạn, các BT ấy đều được thực hiện cùng một lúc. Các BT này được thực
hiện từ 3 – 6 phút, sau khi thực hiện các em nên nghỉ từ 30 – 40 giây.
Các BT có tính trò chơi thi đấu: Trò chơi và các BT có tính chất thi đấu
là một trong những phương pháp thường dúng nhất để phát triển SBCM cho
các cầu thủ BĐ trẻ.
Trong lúc chơi và thi đấu, các em không cảm thấy sự mệt mỏi, không
nhận ra những LVĐ to lớn tác động và không mệt mỏi về tâm lý. Trong một số
trò chơi và thi đấu, phát triển sức bền được thực hiện ở mức độ thấp, chủ yếu là
dạng SB ưa khí.
Tóm lại, BT phát triển sức bền cho SV lớp tự chọn CSBĐ rất phong phú
và đa dạng. Cơ bản là sở dụng hợp lý cho từng đối tượng, từng thời kỳ huấn
luyện để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Đối với lứa tuổi sinh viên (từ 18-22
tuổi) chú ý khi sử dụng các BT cần lựa chọn phù hợp với đặc điểm tâm – sinh
lý và đối với phát triển SBCM chủ yếu là sử dụng các BT phát triển sức bền ưa
khí là chính.
1.6. Đặc điểm giải phẫu sinh lý, tâm lý lứa tuổi 18 – 22.
1.6.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý lứa tuổi 18 – 22.
Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng thường có độ tuổi 18 -22, việc
lựa chọn các bài tập phát triên SBCM phù hợp với lứa tuổi là rất quan trọng. Vì
vậy, đòi hỏi người giảng viên cần nắm vững đặc điểm sinh lý và tâm lý lứa tuổi
này [35].
Hệ thần kinh: Kích thước não và hành tủy đạt đến mức người trưởng
thành. Hành động phân tích và tổng của vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng đã
hình thành tốt. Hoạt động và các hành vi khác đều chịu sự điều khiển của hệ
thàn kinh và thể dịch. Trong đó, điều khiển thần kinh chiếm vai trò chủ đạo,
khả năng định hướng trong không gian đạt đến mức người trưởng thành, khả
năng điều chỉnh về lực của động tác đạt đến mức hoàn chỉnh.
28
Hệ cơ xương: Ở lứa tuổi này, cơ thân mình phát triển nhanh nhất. Sau
khi kết thúc thời kỳ tăng trưởng cơ thể, chiều cao cơ thể phát triển chậm lại, độ
dày cơ bắp bắt đầu phát triển nhanh, sợi cơ dày lên rõ rệt, trọng lượng cơ thể
tăng lên. Do đó, có sự thay đổi về bản chất của cơ, sức mạnh cơ bắp phát triển
đáng kể, sức mạnh tối đa của các nhóm cơ khác tăng từ 9 -14 lần. Xương khớp
bắt đầu ổn định, chiều cao cơ thể có thể tăng lên vài cm, do sự phát triển của
các tổ chức sụn, đệm giữa các khớp xương. Các tổ chức sụn này dần dần xẹp
lại vào sau tuổi 40, làm cho chiều cao cơ thể giảm đi vài cm.
Trao đổi chất và năng lượng: Chu kỳ hô hấp và độ sâu hô hấp tăng lên,
sức bền ưa khí tăng mạnh. Sức bền được đánh giá qua khả năng hấp thụ oxy tối
đa, tăng 3,5 lần/phút ở tuổi 18-22.
Hệ tuần hoàn: Trong quãng đời con người, tần số mạch đập không
giống nhau: ở lứa tuổi nhỏ mạch đập tương đối nhanh, đến tuổi 20 mạch bắt
đầu ổn định khoảng 70 - 80 lần/ phút.
Huyết áp: Phụ thuộc vào trương lực thành mạch. Ở lứa tuổi nhỏ huyết áp
chưa ổn định, sau 18 tuổi, huyết áp bắt đầu ổn định. Huyết áp tối đa do vận
động với công suất lớn tăng khoảng 50mmHg.
1.6.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 22
Theo B.G.Ananhep và các nhà tâm lý học khác, tuổi SV là thời kỳ phát
triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp. Những tình cảm này biểu
hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống sinh viên. Đặc điểm của
nó là tính có hệ thống và bền vững so với thời kỳ trước đó. Hầu hết SV biểu lộ
sự chăm chỉ, say mê của mình với chuyên ngành và nghề nghiệp đã chọn [39].
Tri giác: Ở lứa tuổi 18 - 22 tri giác chính xác. Vì vậy, khi thực hiện động
tác đơn giản thì chính xác. Những động tác phức tạp kết hợp với phân tích và
tranh minh họa được thực hiện tương đối đúng, đặc biệt là động tác với nhịp
điệu. Khi làm sai động tác, sinh viên có thể tự nhận thấy và tìm cách hoàn thiện
nó.
29
Khả năng tập trung chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý có chủ định chiếm ưu
thế, sự tập trung chú ý cao, sự di chuyển chú ý linh hoạt. Khối lượng chú ý lớn,
sự phân phối chú ý đúng mức. Do vậy, khi giảng dạy kỹ thuật động tác cần kết
hợp, dẫn dắt để tập trung sự chú ý của sinh viên.
Trí nhớ: Đặc biệt ở lứa tuổi này trí nhớ phát triển cao. Từ những khái
niệm, vận dụng những hình ảnh cụ thể thông qua động tác mẫu của giảng viên.
Tính chủ động chiếm ưu thế, trí nhớ chủ động hoàn thiện chính xác, tiếp thu
động tác có phê phán và tự biết so sánh các động tác gần giống nhau.
Tư duy: Tư duy trừu tượng là chủ yếu. Vì vậy, khi giảng dạy động tác
nên sử dụng lời nói sinh động, có hình ảnh mô tả động tác, lời nói phân tích
ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, sinh viên sẽ tiếp thu kỹ thuật động tác nhanh hơn.
Tưởng tượng: Quá trình tưởng tượng sinh động, phản ánh cả khách
quan, chủ quan. Trong quá trình tập luyện và vui chơi, trí tưởng tượng ngày
càng được phát triển.
Cảm xúc: Lứa tuổi sinh viên có tình cảm phong phú và đa dạng. Có thái
độ cảm xúc với các mặt khác nhau của đời sống, cảm xúc luôn xuất hiện trong
học tập cũng như vui chơi. Trạng thái cảm xúc của lứa tuổi này sâu hơn so với
tuổi thiếu niên, đôi khi thanh niên nam nữ cũng có cảm xúc mâu thuẫn trong
những lĩnh vực tế nhị này. Vì vậy, giáo viên cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ về
đạo đức, lối sống của những người có kinh nghiệm hơn.
Nhân cách: Ý thức nhân cách ở lứa tuổi này biểu hiện trước hết ở sự tự
ý thức. Sự tự ý thức không tăng tiến một cách đơn giản mà mang tính đặc thù
riêng với từng hoài bão cụ thể. Chính điều đó, khiến cho sinh viên quan tâm
đến phẩm chất nhân cách và năng lực của mình. Vì vậy, xuất hiện nhu cầu xem
xét hành vi của mình, xem xét những tình cảm và sự cảm nhận của mình. Đôi
khi quá trình tự nhận thức này là thiếu khách quan. Trong quá trình tập luyện,
sự giúp đỡ một cách phù hợp, khéo léo của giảng viên đối với từng sinh viên,
để hình thành ở họ một biểu tượng khách quan, đúng đắn về mình là cần thiết.
30
Sự đánh giá của giáo viên ở đây là chân tình, không thành kiến, kể cả
những phê bình gay gắt cũng phải được nói tế nhị, thể hiện sự tôn trọng nhân
cách sinh viên, thì mới mang lại kết quả tốt trong giảng dạy và tập luyện
TDTT.
Tóm lại, các đặc tính giải phẫu, sinh lý, tâm lý của lứa tuổi 18-22 nói
chung là các đặc tính của người trưởng thành. Do vậy, ở trường cao đẳng, đại
học cần chú ý:
Phải được tiếp tục GDTC một cách khoa học để nâng cao thể lực cho
sinh viên, góp phần hoàn thiện các chức năng và các hệ thống cơ quan trong cơ
thể.
Phát triển các tố chất thể lực làm tiền đề phát triển thể lực chung rộng
rãi và phát triển thể lực chuyên môn cần thiết sau này cho sinh viên.
Trong trường sư phạm TDTT cần trang bị đầy đủ tri thức khoa học
TDTT để sinh viên khi ra trường, có đủ năng lực giảng dạy trong các trường
phổ thông.
1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan.
Đến nay, có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu
về phát triển tố chất sức bền cũng như SBCM của các môn thể thao, trên nhiều
đối tượng lứa tuổi.
Nghiên cứu về sức bền ở nước ngoài:
Ozolin N.G, Philin V.P, Zimkin N.V, đã nhận định huấn luyện sức bền là
một bộ phận then chốt của huấn luyện thể lực toàn diện, trong đó huấn luyện
nâng cao năng lực ưa khí [49].
Nghiên cứu phương pháp phát triển SB môn chạy việt dã kết luận: cần
tiến hành tối thiểu với những quãng tập dài để nâng cao năng lực ưa khí. Linets
M.M áp dụng khối lượng BT thể lực đa dạng cho VĐV chạy cự ly trung bình:
70% thời gian rèn luyện sức bền chung, 10% rèn luyện sức nhanh, còn lại rèn
luyện khéo léo và khả năng phối hợp vận động.
31
Theo tài liệu của FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) hướng dẫn về xây
dựng chương trình nâng cao thể lực đã nêu: sức bền là đặc tính quan trọng nhất
đối với một cầu thủ bóng đá, các cầu thủ phải giữ được sức trong suốt thời gian
thi đấu. Thời gian rèn luyện có thể là một năm hoặc hơn nếu thấy cần thiết, với
một chương trình rèn luyện sức bền thuần túy, tức là họ không được cố gắng
gia tăng tốc độ [29],[30],[88].
Volcov N.I nhấn mạnh năng lực vận động trong chạy cự ly ngắn, chỉ gia
tăng trên cơ sở đã rèn luyện tốt trong điều kiện ưa khí. Nghiên cứu sức bền
VĐV bóng chuyền và chạy cự ly trung bình, tác giả đã quan tâm rất nhiều đến
LVĐ ưa khí, hỗn hợp ưa – yếm khí, yếm khí. Phân chia cụ thể là: ưa khí 67%,
hỗn hợp ưa – yếm khí 20%, yếm khí 13% [79].
Kuzvenkov V.V cho rằng SB liên quan chặt với việc cung cấp oxy cho tổ
chức tế bào. Để phát triển sức bền chung có thể dùng bất cứ BT nào trong một
thời gian dài với sự tham gia của nhiều nhóm cơ, theo tác giả khi chọn BT cần
dựa cơ sở có hiệu quả không, hoàn thiện SB có gây ảnh hưởng xấu đến các tố
chất khác không [88]
Theo Diên Phong (1999), xét trên bình diện quá trình phát dục thì giai
đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ban đầu đối với môn bóng đá là ở độ tuổi 12-
17 [46].
Novicop A.D, Matveep L.S, thành phần chi phối sức bền là 5 yếu tố của
LVĐ: cường độ tối đa BT, thời gian tập luyện, thời gian nghỉ giữa quãng, tính
chất nghỉ, số lần lặp lại, tác giả còn nhấn mạnh công suất vận động để phát
triển sức bền chuyên môn cần phải đạt tới ngưỡng [48]. Misiulin X.X,
Gurevich I.A đã nghiên cứu hiệu quả tập luyện vòng tròn trong giừ giáo dục thể
chất của học sinh trung học kỹ thuật Minsk, nhận thấy có tác dụng hoàn thiện
chức năng hệ thống vận chuyển oxy, nâng cao khả năng hấp thu oxy tối đa,
năng lực chuyển hóa năng lượng ưa khí. Mikelsen F, Serafimova B, đều cho
rằng phát triển SB chung (sức bền ưa khí) tạo cơ sở tốt cho phát triển SB
chuyên môn (sức bền yếm khí). Karlov F, đưa ra huấn luyện SB có ảnh hưởng
32
tốt tới cả 2 loại cơ nhanh và cơ chậm. Tác giả cho rằng SB phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó có chức năng vận chuyển oxy, tính ổn định nội môi, hệ thần
kinh trung ương. SB chỉ được phát triển khi thực hiện LVĐ BT lớn hơn tập
quán cũ [18].
Theo quan điểm của Richard Alagich (1998), “đối với huấn luyện
bóng đá hiện đại nên huấn luyện có hệ thống từ 9 đến 10 tuổi. Ở lứa tuổi này
những chức năng tâm lý vận động và trí thức đã cân bằng. Nói cách khác các
em đã phát triển tốt, cân bằng về mặt thể lực và trí lực để khởi đầu việc tập
luyện bóng đá.” [51]
Nghiên cứu về sức bền và SBCM ở trong nước:
Tác giả Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004),"Nghiên cứu lựa chọn và ứng
dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động
viên bóng bàn lứa tuổi 12-14" , sau quá trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận: hệ
thống 24 bài tập do tác giả lựa chọn sau 01 năm thực nghiệm đã phát huy hiệu
quả về thành tích thi đấu, tiến bộ về tố chất thể lực chung, tiến bộ về thời gian
thực hiện các test di chuyển đánh bóng, đặc biệt tăng trưởng nhiều sức bền hỗn
hợp ưa khí và yếm khí. Trong sự tăng trưởng này, sức bền ưa khí tăng trưởng ít
(5.46%), sức bền yếm khí tăng trưởng đáng kể (14.33%) [73].
Nguyễn Đương Bắc (2006), “Nghiên cứu các BT phát triển sức bền đối với
VĐV nam 15 - 17 tuổi (dẫn chứng ở môn Karate-do)”. Sau quá trình nghiên cứu,
tác giả đưa ra kết luận: 52 BT đảm bảo khách quan và khoa học nhằm phát triển
sức bền cho nam VĐV Karate-do lứa tuổi 15 - 17 gồm 3 nhóm: Nhóm BT chuẩn
bị chung 11 bài; Nhóm BT chuyên môn 37bài; Nhóm BT thi đấu 4 bài. Sau hai
năm ứng dụng các BT phát triển sức bền đã chọn trên đối tượng nghiên cứu thấy
hiệu quả rõ rệt về thành tích lập test ở các chỉ tiêu tâm lý, y sinh và sư phạm, trong
đó tố chất sức bền của nhóm thực nghiệm đều phát triển tốt và tăng trưởng cao
hơn nhóm đối chứng, đảm bảo độ tin cậy cao ở ngưỡng xác suất với p<0.05 [9].
Phan Thanh Hài (2011), “Phương pháp phát triển sức bền của vận động
viên bơi nữ lứa tuổi 11-12”. Sau quá trình nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn được
33
3 tổ hợp phương pháp huấn luyện phát triển sức bền và đưa ra kết luận: "3 tổ
hợp phương pháp huấn luyện đều tỏ rõ tính hiệu quả trong huấn luyện góp phần
làm thay đổi diện mạo sức bền của nữ VĐV bơi 11-12 tuổi, với 36% loại tốt,
31% loại khá và 33% loại trung bình (P<0,001). Đồng thời, trong quá trình phát
triển sức bền, các tổ hợp phương pháp huấn luyện cũng đã ảnh hưởng tích cực
đến các yếu tố liên quan với sức bền, như cải thiện các tố chất thể lực, năng lực
chịu đựng lượng vận động và khả năng hồi phục. Trong các tổ hợp phương
pháp huấn luyện, tổ hợp 1 là tổ hợp phương pháp huấn luyện đã thể hiện tính
hiệu quả cao nhất, kế đó là tổ hợp 2 và cuối cùng là tổ hợp 3 [32],[33].
Tương ứng với các phương pháp huấn luyện quá trình nghiên cứu đã xác
định được 828 bài tập đặc thù làm phương tiện huấn luyện phát triển SB cho VĐV
bơi nữ lứa tuổi 11-12 ở 4 kiểu bơi thuộc 3 vùng cường độ End-1, End-2 và End-3"
[34].
Lê Tiến Dũng (2014), Phát triển sức bền cho học sinh trung học phổ
thông”. Tác giả lựa chọn được 28 BT phát triển sức bền để đưa vào thực
nghiệm. Kết quả trình độ sức bền của học sinh THPT nhóm thực nghiệm và đối
chứng có khác biệt ý nghĩa thống kê ở tất cả các test (P<0.05 – P<0.001) [23].
Lê Trí Trường (2014), "Xác định tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp
phát triển SBCM của VĐV bóng chuyền nữ cấp cao Việt Nam". Sau quá trình
nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn được 4 phương pháp huấn luyện phát triển
SBCM (a- Phương pháp lặp lại và biến đổi, b- Phương pháp thi đấu, c- Phương
pháp đồng đều, c- Phương pháp vòng tròn). Trong đó, thời kỳ chuần bị I có 2
phương pháp huấn luyện (lặp lại và biến đổi, vòng tròn), thời kỳ chuẩn bị II, III
và thời kỳ thi đấu có 2 phương pháp huấn luyện (lặp lại và biến đổi, thi đấu),
thời kỳ chuyển tiếp có 2 phương pháp huấn luyện (đồng đều, vòng tròn). Đồng
thời xác định được mức độ ưu tiên của mỗi phương pháp huấn luyện ở mỗi thời
kỳ huấn luyện và 03 tổ hợp phương pháp huấn luyện trong chu kỳ huấn luyện.
Sau đó, tác giả kết luận: "Cả 03 tổ hợp phương pháp huấn luyện đều tỏ rõ tính
hiệu quả để huấn luyện SBCM, không ảnh hưởng nghịch đến các chương trình
34
huấn luyện khác. Trong đó, tổ hợp phương pháp huấn luyện 1 là tổ hợp phương
pháp huấn luyện đã thể hiện tính hiệu quả cao nhất" [66].
Phạm Văn Diện (2014), “Nghiên cứu Bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam”.Sau quá trình thực
nghiệm sư phạm 24 tháng với 17 BT chuyên môn cơ bản thuộc 03 nhóm BT:
BT chuyên môn: 15 BT; BT trò chơi vận động: 01 nhóm BT; BT thi đấu: 01
BT. Tác giả đã xác định rõ được hiệu quả của hệ thống các BT đã lực chọn và
ứng dụng trong huấn luyện để phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV
bắn cung cấp cao Việt Nam với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các test
với ttính> tbảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05 và xếp loại tổng hợp đánh giá sức bền
chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu 2tính = 6.176 >2bảng = 5.991 với P <
0.05 cũng như khác biệt về các chỉ số y sinh và tâm lý [25].
Nguyễn Văn Long (2014), “Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi
15-16”. Tác giả đã "Đánh giá được hiệu quả các bài tập đã lựa chọn sau 18 tháng
thực nghiệm nhịp tăng trưởng của NTN đã tăng gấp 2,5 lần so với NĐC với
P<0.05. Không những vậy, phân loại tổng hợp trình độ SBCM của NTN cũng
chiếm ưu thế trước NĐC với 05 VĐV đạt loại tốt và rất tốt chiếm 71.4% và 02
VĐV đạt loại khá chiếm 28.5%, không có loại trung bình, trong khi đó NĐC chỉ
có 01 VĐV đạt loại tốt chiếm 12.5% và 04 VĐV đạt loại khá chiếm 50.0% và 03
VĐV đạt loại trung bình chiếm 37.5%" [41].
Đỗ Xuân Duyệt (2017), “Nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho nữ vận động viên bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt
Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu”. Tác giả xác định được 35 BT phát triển
SBCM trong tổng số 71 BT đãlựa chọn được. Trong đó, các BT phát triển
SBCM đã góp phần phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng
chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu [26].
Võ Lê Minh và đồng sự, nghiên cứu đề tài cấp trường: "Đánh giá hiệu
quả của việc ứng dụng chương trình giảng dạy môn bóng đá Futsal trong học
35
phần tự chọn nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Sài
Gòn". Tác giả đã chứng minh được hiệu quả của chương trình giảng dạy môn
bóng đá Futsal là phát triển thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Sài Gòn,
cụ thể: "Có sự biến đổi, phát triển về hình thái và các tố chát thể lực ở các lứa
tuổi từ 18 đến 20 của nữ SV trong quá trình học tập tại trường. Sự khác biệt rõ
rệt, có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số thể lực và hình thái, đạt độ tin cậy từ
mức cấn thiết (P<0.05) và mức rất cao (P<0.001)" [43].
Như vậy, tố chất sức bền và SBCM được nhiều tác giả trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu ở các môn thể thao khác nhau, nhóm tuổi khác nhau và
nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều có quan điểm đánh giá và làm rõ thêm tầm
quan trọng của SBCM trong hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao cũng như làm
rõ thêm mối liên quan giữa sức bền chuyên môn với các tố chất thể lực khác.
Tiểu kết chương 1: BĐ là một thể thao tập hợp nhiều đặc điểm riêng biệt
mà những môn thể thao khác không có như: là môn thể thao có tính tập thể cao, là
môn thể thao có sự đa dạng về kỹ - chiến thuật; là môn thể thao mang tính nghệ
thuật cao; là môn thể thao gắng sức về thể chất và đặc biệt BĐ là môn thể thao có
sự đa dạng về tâm lý.
Trường ĐHBKHN là một trong số ít trường Đại học có chương trình đào
tạo GDTC đa dạng, phong phú. Ngoài 2 môn thể thao bắt buộc, SV có thể lựa
chọn tập luyện học tập nhiều môn thể thao khác nhau làm môn thể thao tập
luyện chuyên sâu.
Phân loại BT phát triển SBCM trong môn bóng đá rất đa dạng như: BT
chạy, BT thể dục, BT có bóng, BT trò chơi có tính thi đấu có sự phân chia
thực hiện BT đảm bảo khả năng chịu đựng sự mệt mỏi của tâm – sinh lý lứa
tuổi và thực hiện, cùng với sự phối hợp của các kỹ - chiến thuật.
Ở lứa tuổi sinh viên (18-22 tuổi) các đặc tính giải phẫu, sinh lý, tâm lý
nói chung là của người trưởng thành. Giai đoạn này các hệ chức năng trong cơ
thể đang dần phát triển hoàn thiện, đồng thời đây cũng là thời kỳ các đặc điểm
tâm lý phát triển tích cực nhất về cảm xúc, tư duy, trí nhớ, sự tập trung...
36
Phải khẳng định trong hoạt động tập luyện và thi đấu môn bóng đá nói
chung, thì SBCM thể hiện khá rõ nét và có tác động rất lớn đến thành tích thi
đấu, cũng như hiệu quả tập luyện. Tố chất sức bền được nhiều tác giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Các tác giả đều có
quan điểm đánh giá cao tầm quan trọng của tố chất SBCM trong hoạt động tập
luyện và thi đấu thể thao cũng như mối quan hệ giữa sức bền với các tố chất
khác như yếu tố tâm - sinh lý của VĐV. Các nhà khoa học đều cho rằng, sức
bền là tố chất quan trọng, là nền tảng cho phát triển các tố chất thể lực khác, là
cơ sở để nâng cao hiệu suất thi đấu.
37
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập phát triển SBCM cho SV lớp tự
chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN.
Đối tượng quan trắc: Lớp tự chọn CSBĐ khóa 57, khóa 58 và khóa 59;
Lớp tự chọn chuyên sâu bóng chuyền khóa 59 thuộc Trường ĐHBKHN. Số
lượng điều tra thực trạng là 225 SV. Số lượng đánh giá thực trạng SBCM là 155
SV.
Đối tượng thực nghiệm: chia làm 3 nhóm nghiên cứu đối chứng và thực
nghiệm, cụ thể:
Nhóm thực nghiệm: 40 nam SV CSBĐ mã lớp 85655
Nhóm đối chứng 1: 40 nam SVCSBĐ mã lớp 85226
Nhóm đối chứng 2: 30 nam SV chuyên sâu bóng chuyền mã lớp
81076.
Đối tượng khảo sát:
Thực trạng học GDTC nói chung và môn tự chọn CSBĐ nói riêng của
SV Trường ĐHBKHN.
Chương trình môn học CSBĐ của SV Trường ĐHBKHN.
Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy môn GDTC nói chung và giáo viên
dạy môn CSBĐ nói riêng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu [58]:
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu, để phục vụ cho việc giải quyết chủ yếu mục
tiêu 1 và 2 của luận án. Đây là cơ sở lý luận quan trọng bổ sung các luận cứ
khoa học và thực tiễn nhằm phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ
Trường ĐHBKHN. Đồng thời sử dụng phương pháp này cũng nhằm bổ sung
cho việc nghiên cứu những vấn đề tâm-sinh lý và sư phạm có liên quan đến
38
phát triển phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN.
Ngoài ra thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu từ đó có cơ sở tiến
hành xây dựng các bảng tiêu chuẩn đánh giá cũng như lựa chọn các test đánh
giá và quan trọng hơn còn là cơ sở khoa học để lựa chọn được các bài tập cho
quá trình tổ chức thực nghiệm.
Luận án đã sử dụng 96 tài liệu tham khảo khác nhau, nguồn tài liệu tham
khảo bao gồm trong nước và nước ngoài, các tạp chí khoa học, kỷ yếu các hội
nghị, hội thảo khoa học. Ngoài ra còn tham khảo các thông tin có liên quan
đăng tải trên mạng Internet về các công trình nghiên cứu khoa học của các
chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực huấn luyện nội dung chạy cự ly trung
bình và dài. Các tài liệu tham khảo được tác giả trích dẫn trong danh mục tài
liệu tham khảo của luận án.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm [54]:
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong quá trình tham khảo ý
kiến từ các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên và HLV hiện đang làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy và huấn luyện môn thể thao nói chung và môn
BĐ nói riêng. Đây là cơ sở, căn cứ khách quan khoa học quan trọng trong việc
triển khai nghiên cứu luận án.
Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn chuyên gia, giảng viên là 27 (03
chuyên gia TDTT trường học, 4 chuyên gia bóng đá, 02 chuyên gia y học thể
thao, 02 chuyên gia tâm lý thể thao, 16 giảng viên dạy môn bóng đá tại các
trường đại học). Phỏng vấn SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN là: 225
SV.
Những vấn đề luận án quan tâm khi sử dụng phương pháp này là: phỏng
vấn lựa chọn test đánh giá SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường
ĐHBKHN; Phỏng vấn đánh giá thực trạng SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ
Trường ĐHBKHN; Phỏng vấn lựa chọn phương pháp đánh giá trạng thái cảm
xúc của SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN; Phỏng vấn đánh giá thực
trạng SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN; Phỏng vấn lựa
39
chọn lựa chọn BT phát triển SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường
ĐHBKHN.Các nội dung dung phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm [16]:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát những giờ giảng dạy
của giảng viên bộ môn GDTC Trường ĐHBKHN. Đồng thời quan sát các buổi
học của SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN đểthu thập những thông tin
cần thiết về các đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, quan sát nắm bắt những
diễn biến, tâm tư, nguyện vọng của các em trong quá trình học. Quan sát các
điều kiện giảng dạy về cơ sở vật chất dụng cụ tập luyện, phương pháp, phương
tiện và giáo án tập luyện. Từ đó, làm cơ sở căn cứ để lựa chọn BT phát triển
SBCM cho SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm [16],[54]:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm
kiểm tra đánh giá SV lớp tự chọn CSBĐ Trường ĐHBKHN một cách khoa học,
chính xác, khách quan, đồng thời tiến hành đánh giá mức độ phát triển SBCM của
SV lớp tự chọn CSBĐsau khi sử dụng những BT mới trong quá trình thực
nghiệm sư phạm. Chúng tôi sử dụng 6 test kiểm tra như sau:
Test Chạy dẫn bóng tốc độ 50m x 3 lần (giây):
Mục đích: Kiểm tra sức bền tốc độ của SV
Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây.
Phương pháp tiến hành: chạy tốc độ 50m xuất phát đứng.
Thực hiện: Sau mỗi lần chạy hết cự ly, chạy chậm quay trở về vạch
xuất phát để đảm bảo quản nghỉ giữa các lần chạy là 30 giây.
Lấy kết quả: Tính tổng kết quả 3 lần chạy tốc độ 50m.
Test Chạy 30 m x 5 lần (giây)
Mục đích: Kiểm tra sức bền tốc độ của SV
Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây.
Phương pháp tiến hành: chạy tốc độ 30m xuất phát đứng.
40
Thực hiện: Sau mỗi lần chạy hết cự ly, chạy chậm quay trở về vạch
xuất phát để đảm bảo quản nghỉ giữa các lần chạy là 30 giây.
Lấy kết quả: Tính tổng kết quả 5 lần chạy tốc độ 30m.
Test Chạy con thoi 50m x 7 lần (giây)
Mục đích: Kiểm tra sức bền tốc độ của VĐV
Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây.
Phương pháp tiến hành: chạy tốc độ 50m xuất phát đứng.
Thực hiện: Sau mỗi lần chạy hết cự ly, chạy chậm quay trở về vạch
xuất phát để đảm bảo quản nghỉ giữa các lần chạy là 60 giây.
Lấy kết quả: Tính tổng kết quả 7 lần chạy tốc độ 50m.
Test Chạy sút bóng 10 quả liên tiếp vào cầu môn (quả) :
Mục đích: Kiểm tra sức bền mạnh của SV
Dụng cụ: Bóng, đồng hồ bấm giây.
Phương pháp tiến hành: thực hiện để bóng trước cầu môn, vạch 1...ọc (Dẫn bóng ít nhất 3 chạm khi tới cọc
và bóng phải trở về đích trước người) (5 tổ x nghỉ giữa tổ 30p)
Phương pháp và yêu cầu:
Dẫn bóng tốc độ 30m, luồn qua ít nhất 8 cọc.
BT 25 Bài tập dẫn bóng tốc độ sút cầu môn (1p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Dẫn bóng 15m luồn qua 4 cọc cách nhau 2m, tiếp tục dẫn bóng 10m vào trong hàng
làm 2m trên khu 16m50 sút cầu môn.
BT 26 Bài tập dẫn bóng theo hình vòng cung (1p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
- A Dẫn bóng theo hình vòng cung qua các marker
BT 27 Bài tậpdẫn bóng theo đường gấp khúc(1p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
- Dẫn bóng theo hình gấp khúc qua các marker
BT 28 Bài tập dẫn bóng tự do trong khu vực nhất định (1/4 sân) (1p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ
30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Trong vòng tròn giữa sân cho 10 đến 15 người dùng tất cả các kỹ thuật dẫn bóng tự
do trong vòng tròn.
BT 29 Bài tập đặt bóng chết cách tường khoảng 15m - 20m, đá vào các điểm cố định trên
tường (2p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 1p)
Phương pháp và yêu cầu:
Cầu thủ đứng ngoài vạnh cách từng 15-20 m, đã bóng liên tục bằng 2 lòng bàn chân
vào tường trong 1 phút. Bóng bật ra ngoài khỏi vạch mới thực hiện đá tiếp.
BT 30 Bài tập hai người đứng cách nhau 15m - 25m đá bóng chuyền cho nhau (1p x 3 tổ x
nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Cầu thủ đứng cách nhau khoảng 15-25 m, đá chuyền bóng cho nhau trong 1 phút.
BT 31 Bài tập dẫn bóng lăn sệt từ các cự ly và góc độ khác nhau tập sút cầu môn (1p x 3 tổ x
nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 32 Bài tập phối hợp với đồng đội tập sút cầu môn (1p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Chia làm 3 hướng: 2 ở biên và 1 ở giữa, mỗi khu có 4 cọc cách nhau 2m, cọc cuối
cách cầu môn 25m. Cầu môn nhóm A dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn xong di chuyền
sang nhóm B, B sang C, C sang A. Liên tục sút cầu môn theo thứ tự A, B ,C.
Nhóm các bài tập huấn luyện sức bền mạnh
BT 33 Bài tập gánh tạ bật nhảy 15- 20 kg (30 lần x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Gánh tạ nhảy đổi chân hết 30 lần.
BT 34 Bài tập bật nhảy trên hố cát (50 lần x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 35 Bài tập nhảy một chân di chuyển về trước (chân phải và chân trái xen kẽ) (30 lần x 3
tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
BT 36 Bài tập tâng bóng, bật nhảy, nhảy qua vật cản liên tục (30 lần x 3 tổ x nghỉ giữa tổ
30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Chạy đà tâng bóng lên bật nhảy, qua các vật cản marker
BT 37 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật cao đánh đầu liên tục (30 lần x 3 tổ x nghỉ giữa tổ
30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 38 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật nhảy dang hai chân dọc ngang liên tục (30 lần x 3 tổ
x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 39 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật nhảy ưỡn thân gập thân liên tục (30 lần x 3 tổ x nghỉ
giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 40 Bài tập chạy xen kẽ động tác bật cóc 100m liên tục (2 tổ x nghỉ giữa tổ 1p)
Phương pháp và yêu cầu:
Chạy chậm 4m làm lặp lại động tác bật cóc đến hết cự ly.
BT 41 Bài tập trò chơi “Cõng bạn tiếp sức” 100m (5 lần x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 42 Bài tập dẫn bóng vòng qua chướng ngại vật hoặc qua cọc 200m (3 tổ x nghỉ giữa tổ
30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 43 Bài tập phối hợp với đồng đội tập sút cầu môn (2p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Các cầu thủ cùng phối hợp với các đồng đội dẫn dắt bóng vượt qua vật cản để làm sao
đưa bóng được vào cầu môn.
BT 44 Bài tập dẫn bóng dọc biên chuyền vào khu 5m50 (2p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Chạy dẫn bóng tốc độ từ đường biên ngang nhận bóng ở đường biên chuyền bào dẫn
bóng lên giữa sân và luồn qua các cọc, dẫn bóng vào khu 5m50 và sút vào cầu môn.
BT 45 Bài tập di chuyển bật nhảy đánh đầu (2p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 46 Bài tập di chuyển sút cầu môn 10 quả liên tục (5 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 47 Bài tập di chuyển đổi chỗ (2p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
A, B cách nhau 5m, B tung bóng để D thực hiện đánh đầu trả về, A tung bóng tầm gối
để C thực hiện đá bóng bằng lòng bàn chân trả về; C, D di chuyển ngang đổi chỗ, sau
đó đổi phục vụ.
BT 48 Bài tập vòng tròn (2p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
BT 49 Bài tập hai người tranh cướp bóng (2p x 3 tổ x nghỉ giữa tổ 30s)
Phương pháp và yêu cầu:
Hai cầu thủ sử dụng các kỹ thuật cướp bóng chính diện, cướp bóng từ 2 bên, xoạc
nghiêng từ phía sau, phía bên
Phụ lục 4:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tên chương trình: chương trình giáo dục thể chất dành cho các chương trình đào tạo
Cử nhân và Kỹ sư chính quy
1 Mục tiêu
Mục tiêu của chương trình đào tạo Giáo dục thể chất(GDTC) là góp phần đào tạo các
Cử nhân có:
1. Kiến thức khoa học cơ bản về GDTC, hiểu tầm quan trọng của việc luyện tập thể
dục thể thao (TDTT)
2. Kỹ năng tập luyện để nâng cao sức khỏe và kỹ năng phòng chống tai nạn, chấn
thương trong quá trình tập luyện thể dục thể thao.
3. Kỹ năng tập luyện của một số môn thể thao đại chúng
2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi
Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân và Kỹ sưcủa Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:
1. Hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của việc luyện tập TDTT và ý thức luyện tập
TDTT suốt đời
2. Khả năng luyện tập TDTT đúng phương pháp, phù hợp với tình trạng sức khỏe
3. Khả năng phòng chống các tai nạn, chấn thương trong quá trình luyện tập TDTT
4. Khả năng tự tìm hiểu và luyện tập một số môn thể thao
3 Thang điểm
Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá
kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm
tiện ích) của học phần.
Thang điểm 10
(điểm thành phần)
Thang điểm 4
Điểm chữ Điểm số
Điểm đạt*
từ 9,5 đến 10 A+ 4,0
từ 8,5 đến 9,4 A 4,0
từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5
từ 7,0 đến 7,9 B 3,0
từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5
từ 5,5 đến 6,4 C 2,0
từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5
từ 4,0 đến 4,9 D 1.0
Không đạt Dưới 4,0 F 0
4 Nội dung chương trình
Sinh viên cần học 5 học phần, gồm có 2 học phần bắt buộc và 3 học phần tự chọn.
Học phần bắt buộc: Lý luận TDTT và Bơi lội. Riêng với học phần bơi lội, nếu sinh viên
đã biết bơi, có thể tham gia đăng ký kiểm tra, nếu sinh viên có khả năng bơi 50m liên
tục không nghỉ thì sẽ đạt và được miễn học phần bơi
Học phần tự chọn: gồm có 3 học phần. Sinh viên có thể chọn 3 học phần bất kỳ (không
trùng nhau) từ các học phần tự chọn.
4.1 Cấu trúc chương trình đào tạo (tự chọn môn CSBĐ)
5 TT PHẦN CHƯƠNG TRÌNH
KHỐI LƯỢNG
(Tín chỉ, TC)
1 Học phần bắt buộc 2
1.1 Lý luận TDTT 1
1.2 Bơi lội 1
2 Học phần tự chọn 3
2.13 Chuyên sâu Bóng đá1 1
Chuyên sâu Bóng đá2 1
Chuyên sâu Bóng đá3 1
Chuyên sâu Bóng đá4 1
Chuyên sâu Bóng đá5 1
Tổng cộng 5
4.2 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo Giáo dục thể chất
Danh mục học phần Giáo dục thể chất
TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN
KHỐI
LƯỢNG
KỲ HỌC THEO KẾ
HOẠCH CHUẨN
1 2 3 4 5 6 7 8
Môn bắt buộc
1 PE1010 Lý luận TDTT 1(0-0-2-0) x
2 PE1020 Bơi lội 1(0-0-2-0) x
Môn tự chọn
31 PE3201 Chuyên sâu Bóng đá1 1(0-0-2-0) x
32 PE3202 Chuyên sâu Bóng đá2 1(0-0-2-0) x
33 PE3203 Chuyên sâu Bóng đá3 1(0-0-2-0) x
34 PE3204 Chuyên sâu Bóng đá4 1(0-0-2-0) x
35 PE3205 Chuyên sâu Bóng đá5 1(0-0-2-0) x
Mô tả tóm tắt nội dung học phần
PE3201 (Chuyên sâu bóng đá)
1(0-0-2-0)
Mục tiêu:
+Thông qua môn học giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho sinh
viên, trang bị cho học sinh nắm được những kiễn thức cơ bản về môn bóng đá cũng như
tác dụng lợi ích của việc tập luyện bóng đá đối với sự phát triển sức khỏe của người tập.
+ Giúp học sinh có kỹ năng chơi bóng, hiểu và áp dụng kiến thức được học vào
quá trình sống học tập và làm việc trong cuộc sống, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận
động, góp phần rèn luyện phát triển tính cách tốt như rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm,
gan dạ, tính quyết đoán, các phẩm chất nhân cách, xây dựng lối sống lành mạnh, xây
dựng tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm tập thể, vui chơi lành mạnhcho sinh viên.
+ Các lớp chuyên sâu bóng đá là hạt nhân chủ yếu cho đội tuyển bóng chuyền
của trường tham gia các giải thể thao phong trào, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong
trào TDTT của nhà trường.
+ Trang bị cho sinh viên năm được những điều luật cơ bản và phương pháp tổ
chức thi đấu, trọng tài. Giúp cho sinh viên có khả năng tổ chức, tự tổ chức các hoạt
động thể thao bóng đá, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè, người thân tham gia vào tập luyện.
+Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cho sinh viên, giúp
cho sinh viên hiểu và có được ý thức rèn luyện, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản
thân, cho người thân, gia đình, cho cộng đồng xã hội trong quá trình sống, học tập và
lao động của mình.
Nội dung:
Học phần 1 trang bị cho sinh viên các kiến thức và các cách thức thực hiện các
bài tập cơ bản ban đầu về môn bóng đá như: các kỹ thuật cơ bản về khống chế bóng,
dẫn bóng, các kỹ thuật cơ bản về sút bóng, ném biên ... Trang bị cho sinh viên hiểu biết
và vận các nguyên lý trong quá trình tập luyện và thi đấu cũng như nắm vững và vận
dụng linh hoạt luật thi đấu của môn bóng đá vào quá trình tập luyện và thi đấu.
PE3202 (Chuyên sâu bóng đá)
1(0-0-2-0)
Mục tiêu:
+Thông qua môn học giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho sinh
viên, trang bị cho học sinh nắm được những kiễn thức cơ bản về môn bóng đá cũng như
tác dụng lợi ích của việc tập luyện bóng đá đối với sự phát triển sức khỏe của người tập.
+ Giúp học sinh có kỹ năng chơi bóng, hiểu và áp dụng kiến thức được học vào
quá trình sống học tập và làm việc trong cuộc sống, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận
động, góp phần rèn luyện phát triển tính cách tốt như rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm,
gan dạ, tính quyết đoán, các phẩm chất nhân cách, xây dựng lối sống lành mạnh, xây
dựng tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm tập thể, vui chơi lành mạnhcho sinh viên.
+ Các lớp chuyên sâu bóng đá là hạt nhân chủ yếu cho đội tuyển bóng đá của trường
tham gia các giải thể thao phong trào, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào TDTT của
nha trường.
+ Trang bị cho sinh viên năm được những điều luật cơ bản và phương pháp tổ
chức thi đấu, trọng tài. Giúp cho sinh viên có khả năng tổ chức, tự tổ chức các hoạt
động thể thao bóng đá, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè, người thân tham gia vào tập luyện.
+Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cho sinh viên, giúp
cho sinh viên hiểu và có được ý thức rèn luyện, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản
thân, cho người thân, gia đình, cho cộng đồng xã hội trong quá trình sống, học tập và
lao động của mình.
Nội dung:
Học phần 2 trang bị nâng cao cho sinh viên kỹ năng thực hiện các kỹ thuật đá
bóng, trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về đội hình chiến thuật trong tập
luyện và thi đấu .
PE3203 (Chuyên sâu bóng đá)
1(0-0-2-0)
Mục tiêu:
+Thông qua môn học giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho sinh
viên, trang bị cho học sinh nắm được những kiễn thức cơ bản về môn bóng đá cũng như
tác dụng lợi ích của việc tập luyện bóng đá đối với sự phát triển sức khỏe của người tập.
+ Giúp học sinh có kỹ năng chơi bóng, hiểu và áp dụng kiến thức được học vào
quá trình sống học tập và làm việc trong cuộc sống, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận
động, góp phần rèn luyện phát triển tính cách tốt như rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm,
gan dạ, tính quyết đoán, các phẩm chất nhân cách, xây dựng lối sống lành mạnh, xây
dựng tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm tập thể, vui chơi lành mạnhcho sinh viên.
+ Các lớp chuyên sâu bóng đá là hạt nhân chủ yếu cho đội tuyển bóng đá của
trường tham gia các giải thể thao phong trào, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào
TDTT của nhà trường.
+ Trang bị cho sinh viên năm được những điều luật cơ bản và phương pháp tổ
chức thi đấu, trọng tài. Giúp cho sinh viên có khả năng tổ chức, tự tổ chức các hoạt
động thể thao bóng đá, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè, người thân tham gia vào tập luyện.
+Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cho sinh viên, giúp
cho sinh viên hiểu và có được ý thức rèn luyện, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản
thân, cho người thân, gia đình, cho cộng đồng xã hội trong quá trình sống, học tập và
lao động của mình.
Nội dung:
Học phần 3 trang bị nâng cao cho sinh viên các bài tập kỹ thuật, chiến thuật
cũng như nâng cao năng lực đá bóng trong tập luyện và thi đấu của sinh viên.
PE3204 (Chuyên sâu bóng đá)
1(0-0-2-0)
Mục tiêu:
+Thông qua môn học giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho sinh
viên, trang bị cho học sinh nắm được những kiễn thức cơ bản về môn bóng đá cũng như
tác dụng lợi ích của việc tập luyện bóng đá đối với sự phát triển sức khỏe của người tập.
+ Giúp học sinh có kỹ năng chơi bóng, hiểu và áp dụng kiến thức được học vào
quá trình sống học tập và làm việc trong cuộc sống, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận
động, góp phần rèn luyện phát triển tính cách tốt như rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm,
gan dạ, tính quyết đoán, các phẩm chất nhân cách, xây dựng lối sống lành mạnh, xây
dựng tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm tập thể, vui chơi lành mạnhcho sinh viên.
+ Các lớp chuyên sâu bóng đá là hạt nhân chủ yếu cho đội tuyển bóng đá của trường
tham gia các giải thể thao phong trào, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào TDTT của
nhà trường.
+ Trang bị cho sinh viên năm được những điều luật cơ bản và phương pháp tổ
chức thi đấu, trọng tài. Giúp cho sinh viên có khả năng tổ chức, tự tổ chức các hoạt
động thể thao bóng đá, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè, người thân tham gia vào tập luyện.
+Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cho sinh viên, giúp
cho sinh viên hiểu và có được ý thức rèn luyện, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản
thân, cho người thân, gia đình, cho cộng đồng xã hội trong quá trình sống, học tập và
lao động của mình.
Nội dung:
Học phần 4 trang bị nâng cao cho sinh viên các bài tập kỹ thuật, chiến thuật
cũng như nâng cao năng lực đá bóng trong tập luyện và thi đấu của sinh viên.
PE3205 (Chuyên sâu bóng đá)
1(0-0-2-0)
Mục tiêu:
+Thông qua môn học giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho sinh
viên, trang bị cho học sinh nắm được những kiễn thức cơ bản về môn bóng đá cũng như
tác dụng lợi ích của việc tập luyện bóng chuyền đối với sự phát triển sức khỏe của
người tập.
+ Giúp học sinh có kỹ năng chơi bóng, hiểu và áp dụng kiến thức được học vào
quá trình sống học tập và làm việc trong cuộc sống, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận
động, góp phần rèn luyện phát triển tính cách tốt như rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm,
gan dạ, tính quyết đoán, các phẩm chất nhân cách, xây dựng lối sống lành mạnh, xây
dựng tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm tập thể, vui chơi lành mạnhcho sinh viên.
+ Các lớp chuyên sâu bóng đá góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào TDTT
của nhà trường.
+ Trang bị cho sinh viên năm được những điều luật cơ bản và phương pháp tổ
chức thi đấu, trọng tài. Giúp cho sinh viên có khả năng tổ chức, tự tổ chức các hoạt
động thể thao bóng đá, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè, người thân tham gia vào tập luyện.
+Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cho sinh viên, giúp
cho sinh viên hiểu và có được ý thức rèn luyện, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản
thân, cho người thân, gia đình, cho cộng đồng xã hội trong quá trình sống, học tập và
lao động của mình.
Nội dung:
Học phần 5 trang bị nâng cao cho sinh viên các bài tập kỹ thuật, chiến thuật
cũng như nâng cao năng lực đá bóng trong tập luyện và thi đấu của sinh viên.
5. KẾ HOẠCH HỌC TẬP LỚP TỰ CHỌN CHUYÊN SÂU BÓNG ĐÁ
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN BÓNG ĐÁ CHUYÊN SÂU CHO SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
I. Giới thiệu chung.
Bóng đá là một môn thể thao mà người chơi dùng các bộ phận của cơ thể (trừ
thủ môn) một cách hợp lý để điều khiển bóng, đưa bóng vào cầu môn đối phương và
tiến hành ngăn cản đối phương tấn công cầu môn bên mình. Sau một thời gian qui định,
đội nào đá bóng vào cầu môn đối phương nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
- Năm 1866 Luật Bóng đá ra đời. Năm 1871 ở Anh đã có tổ chức thi đấu lấy giải
vô địch đầu tiên , cũng thời gian này đã có các cuộc thi đấu quốc tế giữa các nước Đức,
Tiệp khắc
- Năm 1904 Liên đoàn Bóng đá Thế giới được thành lập, gọi tắt là FIFA ngày
càng lớn mạnh vì có nhiều thành viên tham gia.
- Năm 1930 Giải vô địch bóng đá thế giới được tổ chức tại Anh và đội vô địch là
urugoay đoạt “Cúp thế giới FIFA” cúp này do nhà nghệ thuật người Ý chế tạo bằng vàng
nguyên chất, nặng 5kg. Cúp thế giới mang tính luân lưu, nhưng đội nào giành vô địch 3 lần
sẽ được nhận vĩnh viễn chiếc cúp vàng, đội đầu tiên đã đạt cúp vĩnh viễn là đội Braxin vào
năm 1970. Cúp bóng đá thế giới được tổ chức 4 năm một lần, các nước thay phiên nhau
đăng cai tổ chức giải bóng đá này.
Dân tộc Việt nam vốn có tinh thần và truyền thống thượng võ từ ngàn xưa.
Những trò chơi mang nguồn gốc của môn bóng đá đã có ở Việt nam như môn Đá cầu có
từ thế kỷ 14 được nhân dân ham thích tập luyện.
- Liên đoàn bóng đá Việt nam được thành lập vào tháng 8 năm 1989 nhằm tổ
chức và chỉ đạo phong trào bóng đá Việt nam phát triển về chiều sâu lẫn chiều rộng.
Hiện nay ở nước ta các giải thường xuyên được tổ chức như: giải vô địch quốc gia, giải
hạng nhất quốc gia, hạng 2, hạng 3 Ngoài những giải tổ chức tuyển chọn lên hạng và
xuống hạng, chúng ta còn có các giải trẻ, các Giải U Và đặc biệt là sự tăng cường
giao lưu với các nước trong khu vực và trên Thế giới.
II. Mục đích, ý nghĩa, tác dụng của môn bóng đá với sự phát triển thể lực.
1. Mục đích:
- Tuyển chọn những sinh viên ham thích môn bóng đá, có chiều cao, thể lực tốt
vào lớp chuyên sâu bóng đá.
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của môn bóng đá như: kỹ thuật,
chiến thuật, những điều luật thi đấu của môn bóng đá.
2. Ý nghĩa:
Bóng đá là môn thể thao vận động liên tục không ngừng và không dứt quãng,
lượng vận động lớn, có yêu cầu cao về thể lực đòi hỏi người tập phải vận động trong
thời gian dài cho nên khi tham gia tập luyện môn bóng đá mức độ biến đổi sinh lý diễn
ra cao hơn so với các môn thể thao khác, hệ hô hấp biến đổi mạnh, thông khí phổi,
lượng khí lưu thông cao, hệ tuần hoàn có nhiều biến đổi tần số mạch diễn ra lớn, ngoài
ra còn phát triển khả năng của thị giác, cơ quan tiền đình và tính linh hoạt của hệ thần
kinh Trung ương cũng phát triển . Do vậy khi tham gia tập luyện môn bóng đá còn có
những tác dụng sau:
+ Bồi dưỡng con người về mặt ý chí, phẩm chất.
+ Phát triển các tố chất thể lực.
+ Nâng cao chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể con người.
+ Tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa các tập thể, các dân tộc và các
quốc gia.
III. Nội dung, yêu cầu của môn học.
1. Nội dung.
Chủ yếu trong giờ lên lớp môn bóng đá là giảng dạy các kỹ thuật vận động theo
nội dung đề ra, các giáo án được xắp xếp theo trình tự khoa học có lôgic, có thực tiễn
phù hợp với lứa tuổi và giới tính từ dễ đến khó, từ thấp lên cao Đây là một trong
những nội dung giảng dạy bắt buộc trong hệ thống giáo dục ở các trường Đại học.
2. Yêu cầu của môn học.
- Sinh viên tập luyện có trình tự, tuân thủ theo hướng dẫn của Giáo viên, không
tập những động tác thừa ngoài nội dung giảng dạy, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong
học tập và rèn luyện, sân bãi bằng phẳng và dụng cụ tập luyện phải đầy đủ.
- Có nhận thức đúng đắn về môn học, hăng hái tập luyện và phấn đấu đạt khá,
giỏi những nội dung chỉ tiêu thi của môn học.
- Biết thi đấu môn bóng đá và nắm vững luật thi đấu môn bóng đá.
- Sinh viên phải đi học đầy đủ, trang phục thể thao phù hợp, nghỉ quá 1/3 số giờ
lên lớp không được thi kiểm tra kết thúc học kỳ.
IV. Cấu trúc chương trình.
Chương trình chuyên sâu bóng đá cho đối tượng là sinh viên trường Đại học
Bách khoa Hà nội, các em sẽ học tập và rèn luyện diễn ra trong 5 kỳ đầu (2,5 năm đầu),
mỗi kỳ là 30 tiết tương đương 15 tuần học. Để tham gia được vào lớp học các sinh viên
phải trải qua thi tuyển mới được lựa chọn vào lớp học. Cấu trúc chương trình chung:
Bảng 1. Cấu trúc chương trình môn chuyên sâu bóng đá
TT Nội dung Số giờ
Năm học
1 2 3 4
1 Lý luận chung 4 2 2
2 Lý luận chuyên môn 8 4 4
3 Thực hành 128 48 52 28
4 Kiểm tra 10 4 4 2
Tổng 150
5 Ngoại khóa 320 60 60 100 100
Bảng 2. Cấu trúc chương trình môn chuyên sâu bóng đá
TT Nội dung Học phần
1 2 3 4 5
1 Lý luận chung 2 2
2 Lý luận chuyên môn 2 2 2 2
3 Thực hành 24 24 26 26 28
4 Kiểm tra 2 2 2 2 2
Tổng 30 30 30 30 30
Bảng 3. Nội dung chương trình môn chuyên sâu bóng đá
TT Nội dung cụ thể
Thời gian
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Phương pháp tự tập luyện nâng cao trình độ thể
thao
2
2 Nguyên lý kỹ thuật các động tác vận động
trong bóng đá
2
3 Luật thi đấu và phương pháp trọng tài, tổ chức
thi đấu
4
4 Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân 6
5 Kỹ thuật đá bóng bằng mu chính diện bàn chân 8
6 Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn bàn chân 6
7 Dừng bóng bằng các phần bàn chân và đùi 6
8 Kỹ thuật dẫn bóng 6
9 Kỹ thuật đánh đầu 6
10 Kỹ thuật động tác tranh cướp bóng 6
11 Kỹ thuật động tác giả 8
12 Phối hợp động tác kỹ thuật: đá bóng, dừng
bóng và dẫn bóng
16
13 Phối hợp các kỹ thuật dẫn bóng, đánh đầu và đá
bóng vào cầu môn
22
14 Chiến thuật tấn công 20
15 Chiến thuật phòng thủ 22
16 Kiểm tra 10
Tổng 8 132 10
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
HỌC PHẦN 1
Bài 1: - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của môn học
- Nguồn gốc sự phát triển bóng đá Thế giới và bóng đá Việt nam.
- Lý thuyết về giáo dục thể chất chung
Bài 2:
- Học kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng, mu ngoài, mu trong và mu giữa bàn chân.
- Học kỹ thuật đá lòng bàn chân.
- Học kỹ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân.
Bài 3:
- Học kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân.
- Ôn các kỹ thuật dẫn bóng.
- Học kỹ thuật ném biên.
Bài 4:
- Ôn như bài 3.
- Học kỹ thuật dừng bóng bằng đùi.
- Giới thiệu một số điều luật bóng đá.
Bài 5: - Ôn kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng, mu giữa bàn chân.
- Học kỹ thuật đánh đầu tại chỗ bằng chán giữa.
Bài 6: - Giới thiệu nội dung thi giữa kỳ.
Bài 7: - Thi giữa kỳ.
Bài 8:
- Ôn kỹ thuật đánh đầu tại chỗ bằng chán giữa.
- Ôn kỹ thuật ném biên.
- Thi đấu
Bài 9: - Ôn kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân
- Giới thiệu động tác giả.
- Thi đấu.
Bài 10:- Ôn kỹ thuật động tác giả.
- Ôn kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân kết hợp đỡ bóng bằng lòng.
- Thi đấu tập.
Bài 11: - Giới thiệu nội dung thi học kỳ.
- Thi đấu tập.
Bài 12: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
Bài 13: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
- Phổ biến nội dung thi kết thúc học kỳ.
Bài 14: - Thi học phần 1.
Bài 15: - Dự trữ.
Nội dung thi học phần 1:
1. Nội dung thi giữa kỳ:Ném biên trong hành lang rộng 3m (2 lần lấy thành tích tốt
nhất).
2. Nội dung thi cuối kỳ:Đá bóng bằng Lòng bàn chân vào cầu môn trung bình (đá 5
quả cự ly 12m đặt bóng tại chỗ) 3/5 quả (tính bóng bổng trực tiếp vào cầu môn).
HỌC PHẦN 2
Bài 1: - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu và kế hoạch học tập của học kỳ
Bài 2: - Ôn kỹ thuật đá lòng bàn chân.
- Học kỹ thuật đỡ bóng bằng đùi, mu và lòng bàn chân (đỡ bóng bổng, sệt).
Bài 3:
- Học kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân.
- Ôn kỹ thuật đánh đầu chán giữa.
- Thi đấu tập.
Bài 4:
- Ôn kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân .
- Thi đấu tập.
Bài 5:
- Ôn kỹ thuật dẫn bóng (đổi hướng: mu trong, má ngoài).
- Thi đấu tập.
Bài 6:
- Học lý thuyết
- Thi đấu.
Bài 7:
- Thi lý thuyết (giữ học kỳ)
- Thi đấu.
Bài 8:
- Ôn kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân.
- Thi đấu tập.
Bài 9:
- Ôn kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân (đặt bóng tại chỗ sút cầu môn)
- Thi đấu tập.
Bài 10:
- Giới thiệu nội dung thi kết thúc học kỳ
- Thi đấu tập.
Bài 11: - Ôn luyện nội dung thi.
- Thi đấu tập.
Bài 12: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
- Thi đấu tập
Bài 13: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
- Phổ biến nội dung thi cuối kỳ.
Bài 14: - Thi kết thúc học phần 2.
Bài 15: - Dự trữ.
Nội dung thi học phần 2:
1. Nội dung thi giữa kỳ:thi lý thuyết bóng đá.
2. Nội dung thi cuối kỳ:Đá bóng bằng mu giữa bàn chân vào cầu môn trung bình (đá 5
quả cự ly 15m đặt bóng tại chỗ) 3/5 quả.
HỌC PHẦN 3
Bài 1: - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu và kế hoạch học tập của học kỳ
Bài 2: - Ôn kỹ thuật đỡ bóng bằng đùi, mu và lòng bàn chân (đỡ bóng bổng, sệt).
- Dẫn bóng tốc độ 2 lần x 30m.
- Phối hợp nhóm (2 người): lật bóng biên dứt điểm bằng đầu và lòng bàn chân.
Bài 3: - Ôn kỹ thuật đá mu trong (cự ly 30m)
- Phối hợp nhóm (3 người) tấn công biên (2 biên và trung lộ).
- Đập tường trung lộ sút cầu môn.
- Thi đấu tập.
Bài 4: - Bài tập nhóm: xoay trở đá lòng (5 người xoay vòng)
- Phối hợp nhóm (3 người) tấn công trung lộ (chuyền chéo, chạy chéo).
- Thi đấu tập.
Bài 5: - Giới thiệu đội hình cơ bản trong thi đấu (4-5-1, 4-1-4-1, 4-4-2, 4-3-3).
- Bài tập nhóm: 3 người chuyền vượt tuyến (đá lòng, mu trong).
- Thi đấu tập.
Bài 6: - Giới thiệu nội dung thi giữa kỳ
Bài 7: - Thi giữa kỳ
Bài 8:
- Tập tấn công trung lộ: nhóm 3 người (di chuyển chuyển bóng vào chỗ trống)
- Sút cầu môn (sút bóng mu trong ở 2 đầu 16m50).
- Thi đấu tập.
Bài 9:
- Tập dẫn bóng đổi hướng (1 chạy 1 dẫn theo, dẫn theo chỉ tay)
- Bài tập nhóm tấn công đổi biên (3 người 1HV và 2 TĐ).
- Thi đấu tập
Bài 10:- Bài tập nhóm phòng thủ (nhóm 3 người lướt lên cắt bóng, cự ly chuyền 15m)
- Thi đấu tập.
Bài 11:
- Giới thiệu nội dung thi học kỳ.
- Thi đấu tập.
Bài 12: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
Bài 13: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
- Phổ biến nội dung thi kết thúc học kỳ.
Bài 14: - Thi học phần 3.
Bài 15: - Dự trữ.
Nội dung thi học phần 3:
1. Nội dung thi giữa kỳ:Đánh đầu chán giữa trong hành lang rộng 3m (2 lần lấy lần có
thành tích tốt nhất).
2. Nội dung thi cuối kỳ: Dẫn bóng luồn cọc sút vào cầu môn lớn, thực hiện 2 lần tính
lần có thành tích cao nhất (dẫn luồn qua 3 cọc, cọc 1 ở 19m tính từ 16m50, các cọc còn
lại cách nhau 2m, sút bóng trước vạch 16m50 bóng vào cầu môn mới được tính, bóng
rời chân bấm giờ).
HỌC PHẦN 4
Bài 1: - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu và kế hoạch học tập của học kỳ
Bài 2: - Ôn kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân (cự ly 35m).
- Ôn phối hợp nhóm (3 người) tấn công trung lộ (chuyền chéo, chạy chéo).
- Thi đấu tập.
Bài 3:
- Bài tập nhóm: 3 người chuyền vượt tuyến (đá lòng, mu trong).
- Ôn Phối hợp nhóm (3 người) tấn công biên.
- Đập tường trung lộ sút cầu môn.
- Thi đấu tập.
Bài 4:
- Bài tập nhóm: xoay trở đá lòng (5 người xoay vòng)
- Sút cầu môn bóng nửa nảy.
- Thi đấu tập.
Bài 5: - Giới thiệu phương pháp làm trọng tài và trợ lý trọng tài.
- Thi đấu tập.
Bài 6: - Giới thiệu nội dung thi giữa kỳ.
Bài 7: - Thi giữa kỳ.
Bài 8:
- Bài tập nhóm phòng thủ (nhóm 3 người lướt lên cắt bóng, cự ly chuyền 15m)
- Tập tấn công trung lộ: nhóm 3 người (di chuyển chuyển bóng vào chỗ trống)
- Thi đấu tập.
Bài 9: - Phối hợp nhóm (3 người) tấn công biên (2 biên và trung lộ).
- Thi đấu tập
Bài 10:- Tập bắt và phá bẫy việt vị
- Thi đấu tập.
Bài 11:
- Giới thiệu nội dung thi học kỳ.
- Thi đấu tập.
Bài 12: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
Bài 13: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
- Phổ biến nội dung thi kết thúc học kỳ.
Bài 14: - Thi học phần 4.
Bài 15: - Dự trữ.
Nội dung thi học phần 4:
1. Nội dung thi giữa kỳ: Dẫn bóng tốc độ 30m (s) vòng qua cọc, thực hiện 2 lần lấy lần
có thành tích cao nhất (khi dẫn đi phải chạm bóng 3 lần, khi dẫn về phải chạm bóng 2
lần).2. Nội dung thi cuối kỳ: Di chuyển sút cầu môn:xoay trở liên tục 5 lần trong hành
lang 3mx3m ở bán kính 16m50, rồi sút 3 quả vào cầu môn (đặt sẵn 3 quả bóng ở giữa
và ngay vạch 16m50, sút xong lần 1 tiếp tục lại xoay trở để sút lần 2,3), lần 3 kết thúc
bấm thời gian.
HỌC PHẦN 5
Bài 1: - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu và kế hoạch học tập của học kỳ
Bài 2: - Ôn các kỹ thuật đá bóng bằng lòng, mu giữa và mu trong bàn chân.
- Ôn phối hợp nhóm (4 người) tấn công (2 HV biên, 2 trung lộ).
- Thi đấu tập.
Bài 3: - Bài tập đối kháng trực tiếp: 1-1; 2-2; 3-2.
- Đập tường trung lộ sút cầu môn ( ở giữa sân chuyền bóng bằng mu trong).
- Thi đấu tập.
Bài 4:
- Lật bóng biên dứt điểm bằng đầu và lòng bàn chân
- Sút cầu môn bóng nửa nảy.
- Thi đấu tập.
Bài 5:
- Tập tỳ vai sút cầu môn.
- Dẫn nhả bóng sút cầu môn.
- Thi đấu tập.
Bài 6: - Giới thiệu nội dung thi giữa kỳ
Bài 7: - Thi giữa kỳ
Bài 8:
- Bài tập đối kháng 7:5
- Tập đột phá dẫn bóng qua người (tập đối mặt với thủ môn)
- Thi đấu tập.
Bài 9: - Phối hợp nhóm (3 người) tấn công biên (2 biên và trung lộ).
- Thi đấu tập
Bài 10:
- Giới thiệu phương pháp tổ chức, điều hành giải Bóng đá
- Thi đấu tập.
Bài 11: - Giới thiệu nội dung thi học kỳ.
- Thi đấu tập.
Bài 12: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
Bài 13: - Ôn tập nội dung thi thực hành.
- Phổ biến nội dung thi kết thúc học kỳ.
Bài 14: - Thi học phần 5.
Bài 15: - Dự trữ.
Nội dung thi học phần 5:
1. Nội dung thi giữa kỳ: Dẫn bóng sút cầu môn lớn 16m50. Điểm dẫn bóng từ đáy
vòng tròn giữa sân dẫn chéo đến điểm cạnh bán kính 9m15 ở 16m50, sút trong ô qui
đinh 3mx3m, 3/5 quả đạt.
2. Nội dung thi cuối kỳ:Đá bóng mu trong điểm rơi vào vòng tròn (có 5 vòng: vòng 1:
1m50, vòng còn lại + 50cm), cự ly thực hiện cách vòng tròn 25m, thực hiện 2 lần, lấy
lần có thành tích cao nhất).