BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
LÂM QUANG HẢI
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ
THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ PHỨC
CHẤT Pt(II), Pd(II) VỚI PHỐI TỬ BAZƠ SCHIFF
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
HÀ NỘI 2017
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
...***
LÂM QUANG HẢI
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ
THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌ
175 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu tổng hợp, xác định cấu trúc và thăm dò hoạt tính sinh học của một số phức chất pt(ii), pd(ii) với phối tử bazơ schiff, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C CỦA MỘT SỐ PHỨC
CHẤT Pt(II), Pd(II) VỚI PHỐI TỬ BAZƠ SCHIFF
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số: 62.44.01.14
Người Hưóng dẫn Khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN
2. TS. NGUYỄN QUANG TRUNG
HÀ NỘI 2017
b
LỜI CAM ĐOAN
Các kết quả trình bày trong luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kì công trình nào khác. Toàn bộ các thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ
nguồn gốc xuất xứ.
Tôi xin chịu trách nhiệm với những lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án
NCS. Lâm Quang Hải
c
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học &
Công nghệ Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự cảm phục, kính trọng
đến thầy hướng dẫn khoa học là GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến, TS. Nguyễn Quang
Trung, người thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ, chỉ đạo, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện, hoàn thành luận
án cũng như các thủ tục để tôi bảo vệ luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
- GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến–Viện trưởng, GS.TSKH. Trần Văn Sung -
Tổng biên tập tạp chí Hóa học, ThS. Đặng Vũ Lương, Hội đồng Khoa học, Phòng
Quản lý Tổng hợp, Phòng Hóa dược, Phòng Tổng hợp Hữu cơ, Trung tâm phân tích
phổ cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học của Viện Hóa học đã giúp đỡ tôi thực
hiện và hoàn thành luận án;
- Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học của Học viện Khoa
học và Công nghệ, đã đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành các
thủ tục trong suốt thời gian bảo vệ luận án các cấp;
- Tôi xin cám ơn đến 50 thầy/cô giáo, nhà khoa học của các trường Đại học,
Viện nghiên cứu trong cả nước đã đọc và viết bản nhận xét tóm tắt luận án gửi về
Học Viện;
- Th.S Nghiêm Thùy Lan – Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Dầu khí QG Việt
Nam đã quyết định hỗ trợ tôi một phần nhỏ kinh phí;
- TS. Từ Thành Nghĩa–Tổng giám đốc, TSKH. Lâm Quang Chiến–Nguyên
Phó Tổng giám đốc, ông Lê Quang Mẫn–Trưởng phòng Nhân sự, Xí nghiệp Liên
doanh Việt Nga–Vietsovpetro; ông Trần Văn Thường–Giám đốc, ông Nguyễn
Trọng Dương–Trưởng phòng Nhân sự, Xí nghiệp Khai thác Dầu khí – OPGE;
Trong quá trình nghiên cứu tại Hà Nội, tôi đã nhận được nhiều sự động viên,
giúp đỡ quý báu của thầy cô, các nhà khoa học cũng như các anh chị Nghiên cứu
sinh, bạn bè gần xa và gia đình.
Luận án này là món quà tinh thần, tôi xin kính dâng đến cha mẹ già, gia đình
bé nhỏ của mình với tất cả lòng biết ơn, yêu thương và trân trọng.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án
NCS. LÂM QUANG HẢI
d
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ----------------------------------------------------------------------------- b
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ----------------------------------------- f
DANH MỤC BẢNG -------------------------------------------------------------------------- k
DANH MỤC SƠ ĐỒ------------------------------------------------------------------------- m
DANH MỤC HÌNH --------------------------------------------------------------------------- n
MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ----------------------------------------------------------------- 3
1.1. Phối tử hữu cơ bazơ Schiff, phức chất kim loại M(II) và ứng dụng --------------- 3
1.2. Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và hoạt tính sinh học của phức chất kim loại
M(II) với phối tử bazơ Schiff dạng 4 càng N2O2 ------------------------------------------ 4
1.3. Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và hoạt tính sinh học của phức chất M(II) với
phối tử bazơ Schiff dạng 2 càng NO ------------------------------------------------------ 11
1.4. Tổng quan phức chất Pt(II) ứng dụng điều trị bệnh ung thư --------------------- 21
1.5. Tổng quan nghiên cứu phức chất ở Việt Nam -------------------------------------- 23
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ------------------------------------------------------------ 26
2.1. Các phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------- 26
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và tinh chế sản phẩm ------------------------------------ 26
2.1.2. Phương pháp xác định cấu trúc ---------------------------------------------------- 26
2.1.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học----------------------------------------------- 26
2.2. Kỹ thuật thực nghiệm ------------------------------------------------------------------ 29
2.3. Tổng hợp salicylaldehyde có các nhóm thế tại R3, R5 (phản ứng Reimer–
Tiemann) -------------------------------------------------------------------------------------- 30
2.4. Tổng hợp phối tử bazơ Schiff 4 càng và phối tử 2 càng -------------------------- 33
2.4.1. Tổng hợp dãy phối tử 4 càng H2L1, H2L2, H2L3 ---------------------------------- 33
2.4.2. Tổng hợp dãy phối tử 2 càng HL4 -------------------------------------------------- 39
2.5. Tổng hợp các phức chất Pt(II) và Pd(II) với phối tử bazơ Schiff ---------------- 45
2.5.1. Tổng hợp phức chất với dãy phối tử 4 càng H2L1, H2L2, H2L3 ----------------- 46
2.5.2. Tổng hợp phức chất với dãy phối tử 2 càng HL4 -------------------------------- 56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN -------------------------------------------- 65
3.1. Nghiên cứu tổng hợp các salicylaldehyde, phối tử và phức chất ---------------- 65
3.1.1. Nghiên cứu tổng hợp các salicylaldehyde có các nhóm thế tại R3, R5 -------- 65
e
3.1.2. Nghiên cứu tổng hợp phối tử 4 càng và phối tử 2 càng ------------------------- 65
3.1.3. Nghiên cứu tổng hợp phức chất với phối tử 4 càng và phối tử 2 càng ------- 66
3.2. Nghiên cứu cấu trúc phối tử và phức chất bằng phương pháp phổ hồng ngoại 68
3.2.1. Phổ hồng ngoại của dãy phối tử 4 càng và phức chất -------------------------- 68
3.2.2. Phổ hồng ngoại của dãy phối tử 2 càng và phức chất -------------------------- 70
3.3. Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp phổ khối lượng ----------------------- 72
3.4. Nghiên cứu cấu trúc phức chất bằng phương pháp phổ NMR ------------------- 75
3.4.1. Nghiên cứu cấu trúc phức chất Pt(II), Pd(II) với dãy phối tử 4 càng H2L1 -- 75
3.4.2. Nghiên cứu cấu trúc phức chất Pt(II), Pd(II với dãy phối tử 4 càng H2L2 --- 82
3.4.3. Nghiên cứu cấu trúc phức chất Pt(II), Pd(II) với dãy phối tử 4 càng H2L3 -- 92
3.4.4. Nghiên cứu cấu trúc phức chất Pt(II), Pd(II) với dãy phối tử 2 càng HL4 -- 101
3.5. Nghiên cứu hoạt tính sinh học của phối tử và phức chất ------------------------- 127
3.5.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật của phối tử và phức chất -------------------------- 127
3.5.2. Khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư của phức chất----------------- 127
3.6. Nghiên cứu mối tương quan cấu trúc - hoạt tính sinh học của phức chất ------ 130
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 139
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ----------------------------------------- 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------- 142
f
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
A549 Dòng ung thư biểu mô tế bào phổi (human lung adenocarcinoma
epithelial cells line)
CC Sắc kí cột (Columm Chromatography)
CDCl3 Chloroform đã deuteri hóa
DNA Deoxyribo Nucleic Acid
DCM Dichlorometan
DMSO Dung môi dimethyl sulfoxide
ESI-MS Phổ khối lượng phun mù điện tử (Electrospray Ionization Mass
Spectrometry)
EtOH Ethanol
EtOAc Ethyl acetate
H(%) Hiệu suất phản ứng (%)
HCT-116 Dòng ung thư đại tràng (human colon carcinoma cell line)
H2L Dãy phối tử 4 càng dạng diimine N2O2, trong đó 2 H của 2 nhóm OH
HL Dãy phối tử 2 càng dạng monoimine NO, trong đó 1 H của 1 nhóm
OH
HL-60 Dòng ung thư tuyến tiền liệt (human leukemia cell line)
HeLa Dòng tế bào ung thư biểu mô (human epithelial carcinoma cell line)
Hep-G2 Dòng tế bào ung thư gan (Human hepatocellular carcinoma cell line)
HMBC Tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết (Heteronuclear Multiple
Bond Coherence)
HSQC Tương tác dị hạt nhân qua một liên kết (Heteronuclear Single
Quantum Coherance)
IR Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy)
IC50 Nồng độ chất thử ức chế 50% sự phát triển của tế bào (Compound
concentrations that produce 50% of cell growth inhibition)
K562 Dòng tế bào ung thư máu cấp (Chronic myelogenous leukemic cell
line)
KB
Dòng tế bào ung thư biểu mô (Human epidemoid carcinoma cell
line)
Lu Dòng tế bào ung thư phổi (Lung carcinoma cell line)
g
L Phối tử (Ligand)
M Kim loại chuyển tiếp hóa trị 2 M(II) (Transition Metal)
MCF-7 Dòng tế bào ung thư vú (Human breast adenocarcinoma cell line)
MeOH Metanol
MIC Giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration
values)
MTT 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium
N2O2 Phối tử bazơ Schiff dạng 4 càng (diimine)
NO Phối tử bazơ Schiff dạng 2 càng (monoimine)
P Phức chất (complex)
PC3 Dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt (human prostate cancer cell line)
Ph Nhóm phenyl
rt Nhiệt độ phòng
R Cấu hình (R)
S Cấu hình (S)
Salen Salicylaldehyde-ethylendiamine
TLC Sắc kí lớp mỏng (Thin Layer Chromatography)
TLTK Tài liệu tham khảo
t-bu Nhóm tert-butyl
br Broad
d Mũi đôi (Doublet)
dd Mũi đôi của mũi đôi (Doublet of doublets)
dm Nhiều mũi đôi (Doublet of multiplets)
dt Doublet triplet
m Nhiều mũi (Multiplet)
ppm Phần triệu (Parts per million)
q Mũi bốn (Quartet)
s Mũi đơn (Singlet)
t Mũi ba (Triplet)
1H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton proton 1H (Proton Nuclear
Magnetic Resonance spectroscopy)
13C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (Carbon-13 Nuclear
h
Magnetic Resonance spectroscopy)
J Hằng số tương tác spin-spin (Hz)
઼ Độ dịch chuyển hóa học (ppm).
Ký hiệu Tên hóa học Công thức cấu tạo
5ms 5-methoxy-salicylaldehyde
3tbs 3-t-butyl-salicylaldehyde
5tbs 5-t-butyl-salicylaldehyde
3,5tbs 3,5-di-tert-butyl-salicylaldehyde
5Cls 5-chloro-salicylaldehyde
5Brs 5-bromo-salicylaldehyde
5Is 5-iodo-salicylaldehyde
5Fs 5-fluoro-salicylaldehyde
H2spd N,N'-bis(salicylidene)-1,2-
phenylendiamine
cis-H2scd N,N'-bis(salicylidene)- cis-1,2-
cyclohexanediamine.
trans-H2scd N,N'-bis(salicylidene)- trans -1,2-
cyclohexanediamine.
i
H2sed N,N'-bis(salicylidene)-1,2-
ethylenediamine
H25msed N,N'-bis(5-methoxy-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
H23tbsed N,N'-bis(3-tert-butyl-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
H25tbsed N,N'-bis(5-tert-butyl-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
H23,5tbsed N,N'-bis(3,5-di-tert-butyl-
salicylidene)-1,2-ethylenediamine
H25Clsed N,N'-bis(5-chloro-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
H25Brsed N,N'-bis(5-bromo-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
H25Ised N,N'-bis(5-iodo-salicylidene)-1,2-
ethylenediamine
H25Fsed N,N'-bis(5-fluoro-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
(R)-Hspa (R)-N-salicylidene-1-
phenylethylamine
(S)-Hspa (S)-N-salicylidene-1-
phenylethylamine
(S)-H5mspa (S)-N-5-methoxy-salicylidene-1-
phenylethylamine
j
(R)-H5tbspa (R)-N-5-tert-butyl-salicylidene-1-
phenylethylamine
(S)-H5tbspa (S)-N-5-tert-butyl-salicylidene-1-
phenylethylamine
(R)-H5Clspa (R)-N-5-chloro-salicylidene-1-
phenylethylamine
(S)-H5Clspa (S)-N-5-chloro-salicylidene-1-
phenylethylamine
(R)-H5Brspa (R)-N-5-bromo-salicylidene-1-
phenylethylamine
(S)-H5Brspa (S)-N-5-bromo-salicylidene-1-
phenylethylamine
(R)-H5Ispa (R)-N-5-iodo-salicylidene-1-
phenylethylamine
(S)-H 5Ispa (S)-N-5-iodo-salicylidene-1-
phenylethylamine
(R)-H5Fspa (R)-N-5-fluoro-salicylidene-1-
phenylethylamine
(S)-H5Fspa (S)-N-5-fluoro-salicylidene-1-
phenylethylamine
H2L1 Dãy phối tử dạng 4 càng diimine N2O2: H2spd, cis-H2scd, trans-
H2scd
H2L2 Dãy phối tử 4 càng N2O2: H2sed; H25msed, H23tbsed, H25tbsed,
H23,5tbsed.
H2L3 Dãy phối tử 4 càng N2O2: H25Clsed, H25Brsed, H25Ised; H25Fsed
HL4 Dãy phối tử 2 càng NO: (R)- và (S)-Hspa, (S)-H5mspa, (R)- và (S)-
H5tbspa, (R)- và (S)-H5Clspa, (R)- và (S)-H5Brspa, (R)- và (S)-
H5Ispa, (R)- và (S)-H5Fspa.
k
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phức chất kim loại M(II) với phối tử đi từ dẫn xuất salicylaldehyde với
1,3-propanediamine ................................................................................................. 5
Bảng 1.2. Phức chất kim loại M(II) với phối tử đi từ dẫn xuất salicylaldehyde và
dẫn xuất 1,2-ethylenediamine .................................................................................. 5
Bảng 1.3. Phức chất kim loại M(II) với phối tử đi từ dẫn xuất salicylaldehyde với
dẫn xuất 1,2-phenylenediamine ............................................................................... 8
Bảng 1.4. Phức chất Cu(II) với phối tử 3,5-di-tert-butyl salicylaldehyde ............... 19
Bảng 1.5. Phức chất Cu(II) với phối tử đi từ dẫn xuất salicylaldehyde [105] ......... 19
Bảng 2.1. Hóa chất và dung môi ............................................................................ 29
Bảng 2.2. Hiệu suất tổng hợp và màu sắc của dẫn xuất salicylaldehyde ................. 31
Bảng 2.3. Hiệu suất và màu sắc của các phối tử bazơ Schiff dạng 4 càng ............. 34
Bảng 2.4. Hiệu suất tổng hợp và màu sắc của các phối tử bazơ Schiff 2 càng NO. 40
Bảng 2.5. Hiệu suất tổng hợp và màu sắc của các phức chất với phối tử 4 càng ..... 48
Bảng 2.6. Hiệu suất tổng hợp và màu sắc của các phức chất với phối tử 2 càng ..... 57
Bảng 3.1. Các dải dao động đặc trung trong phổ IR của phối tử và phức chất dạng 4
càng N2O2 dãy H2L1; H2L2; H2L3 (ν, cm-1) ............................................................. 68
Bảng 3.2. Các dải dao động đặc trung trong phổ IR của phối tử và phức chất dạng 2
càng dãy HL4 (ν, cm-1) ........................................................................................... 70
Bảng 3.3. Mảnh ion phân tử trong phổ khối lượng của các phối tử và phức chất .... 72
Bảng 3.4. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 110 và phức chất 121a, 121b.................. 77
Bảng 3.5. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 111a và phức chất 122a, 122b ................ 79
Bảng 3.6. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 111b và phức chất 122c, 122d ................ 80
Bảng 3.7. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112a và phức chất 123a, 123b ................ 83
Bảng 3.8. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112b và phức chất 124a, 124b ............... 85
Bảng 3.9. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112d phức chất 126a, 126b .................... 85
Bảng 3.10. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112c và phức chất 125a, 125b .............. 88
Bảng 3.11. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112e và phức chất 127 .......................... 89
Bảng 3.12. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112i và phức chất 131 .......................... 96
Bảng 3.13. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112f và phức chất 128a, 128b .............. 97
Bảng 3.14. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112g và phức chất 129a, 129b .............. 98
Bảng 3.15. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 112f và phức chất 130a, 130b .............. 99
l
Bảng 3.16. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 114a và phức chất 132a, 132b ............ 105
Bảng 3.17. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 115 và phức chất 132c và 133 ............ 107
Bảng 3.18. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 116a và phức chất 134a, 134b ............ 112
Bảng 3.20. Dữ liệu phổ NMR của phức chất 138b, 138c ..................................... 119
Bảng 3.21. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 118a và phức chất 136b ..................... 120
Bảng 3.22. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 118b và phức chất 136a, 136c ............ 121
Bảng 3.23. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 117a phức chất 135a, 135b ................. 125
Bảng 3.24. Dữ liệu phổ NMR của phối tử 119a phức chất 137a, 137b ................ 125
Bảng 3.25. Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật của phối tử và phức chất ............. 127
Bảng 3.26. Kết quả nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào của phức chất ............... 128
Bảng 3.27. Bảng tổng kết các phức chất Pt(II), Pd(II) với phối tử bazơ Schiff 4 càng
và 2 càng ............................................................................................................. 133
m
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phản ứng tạo thành phối tử bazơ Schiff [12].................................. 3
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ chung tổng hợp phức chất M(II) với phối tử đi từ dẫn xuất salicyl-
aldehyde và 1,3-propanediamine [61], [62], [63], [64], [65] .................................... 4
Sơ đồ 1.3. Tổng hợp phức chất M(II) với phối tử đi từ dẫn xuất salicylaldehyde và
dẫn xuất 1,2-phenylenediamine [73], [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80], [81] ..... 8
Sơ đồ 1.4. Phối tử bazơ Schiff đi từ salicylaldehyde với các dẫn xuất amine [86] . 11
Sơ đồ 1.5. Tổng hợp phối tử từ 5-chloro-salicylaldehyde với các amine [87] ......... 12
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ tổng hợp phức chất với phối tử di từ salicylaldehyde/ 5-methoxy-
salicylaldehyde và dẫn xuất amine [85], [90] ......................................................... 13
Sơ đồ 1.7. Phức Pt(II) với phối tử đi từ salicylaldehyde và dẫn xuất amine [92] .... 14
Sơ đồ 1.8. Phức chất với phối tử đi từ dẫn xuất amine [93], [94], [95] ................... 15
Sơ đồ 1.9. Tổng hợp phức chất với phối tử từ dẫn xuất salicylaldehyde và dẫn xuất
monoamine [100], [101], [102] .............................................................................. 17
Sơ đồ 1.10. Phức chất Cu(II) với 3,5-di-tert-butyl-salicylaldehyde [103] .............. 18
Sơ đồ 1.11. Phức chất Cu(II) với phối tử đi từ 3,5-dibromo-salicylaldehyde hoặc
3,5-dichloro-salicylaldehyde và các amine [105] ................................................... 20
Sơ đồ 1.12. Tổng hợp phức chất với phối tử đi từ 5-bromo-salicylaldehyde và dẫn
xuất monoamine [108] ........................................................................................... 20
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng hợp các salicylaldehyde có các nhóm thế R3, R5 khác nhau . 30
Sơ đồ 2.2. Tổng hợp dãy phối tử bazơ Schiff H2L2, H2L2, H2L3 ............................ 33
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ chung tổng hợp các phối tử bazơ Schiff dạng 2 càng NO ............ 40
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổng hợp các phức chất với phối tử dạng 4 càng diimine N2O2 .... 47
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ chung tổng hợp các phức chất với phối tử dạng 2 càng NO ......... 57
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng hợp các phức chất 121a, 121b ............................................. 75
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổng hợp các phức chất 122a, 122b, 122c, 122d.......................... 78
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tổng hợp 9 phức chất 123a,b; 124a,b; 125a,b; 126a,b; 127 ....... 82
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ tổng hợp 7 phức chất dạng 4 càng 128a,b, 129a,b, 130a,b, 131 .. 92
Sơ đồ 3.5. Sơ đồ tổng hợp 6 phức chất 132a, 132b, 132c, 133, 134a, 134b ......... 102
Sơ đồ 3.6. Sơ đồ tổng hợp 10 phức chất 135a,b, 136a,b,c, 137a,b, 138a,b, 138c 113
n
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo của phức chất M(II) với phối tử đi từ dẫn xuất salicylaldehyde và
dẫn xuất 1,2-ethylenediamine .................................................................................. 5
Hình 1.2. Cấu trúc X-ray của phức chất 4a .............................................................. 6
Hình 1.3. Cấu trúc X-ray của phức chất 14 .............................................................. 7
Hình 1.4. Cấu trúc X-ray của phức 29a.................................................................... 9
Hình 1.5. Cấu tạo các phức chất M(II) với phối tử đi từ dẫn xuất diamine ............. 10
Hình 1.7. Cấu tạo phức chất 81, 82 ........................................................................ 15
Hình 1.8. Cấu trúc X-ray phức chất 81 .................................................................. 16
Hình 1.9. Cấu trúc phức chất 82 ............................................................................ 16
Hình 1.10. Cấu trúc X-ray phức chất 83a............................................................... 16
Hình 1.11. Cấu trúc X-ray phức chất 83b .............................................................. 16
Hình 1.12. Cấu trúc của phức chất 80 .................................................................... 17
Hình 1.13. Cấu trúc của phức chất 86 .................................................................... 17
Hình 1.14. Cấu trúc X-ray phức [Cu(L5)2] 88e ....................................................... 19
Hình 1.16. Các phức chất platin(II) đã được chấp nhận sử dụng trên thế giới ........ 22
Hình 1.17. Các phức platin(II) đã chấp nhận ở một số nước .................................. 23
Hình 2.1. Chất 5ms 108b ....................................................................................... 31
Hình 2.2. Chất 3tbsa 108c...................................................................................... 31
Hình 2.3. Chất 5tbs 108d ....................................................................................... 32
Hình 2.4. Chất 3,5tbsa 108e ................................................................................... 32
Hình 2.5. Chất 5Clsa 108f ..................................................................................... 32
Hình 2.6. Chất 5Brsa 108g .................................................................................... 32
Hình 2.7. Chất 5Isa 108h ....................................................................................... 32
Hình 2.8. Chất 5Fsa 108i ....................................................................................... 32
Hình 2.9. Phối tử H2spd 110 .................................................................................. 35
Hình 2.10. Phối tử cis-H2scd 111a ......................................................................... 36
Hình 2.11. Phối tử trans-H2scd 111b ..................................................................... 36
Hình 2.12. Phối tử H2sed 112a .............................................................................. 36
Hình 3.1. Phổ hấp thụ IR của phối tử H23tbsed 112c .............................................. 68
Hình 3.2. Phổ hấp thụ IR của phức [Pd(3tbsed)] 125b ........................................... 70
Hình 3.3. Phổ IR của phối tử 2 càng (S)-H5tbspa 116b.......................................... 72
o
Hình 3.4. Phổ IR của phức chất [Pd(S-5tbspa)2] 134b............................................ 72
Hình 3.5. Phổ ESI-MS của phức [Pt(3tbsed)] 125a ................................................ 73
Hình 3.6. Phổ ESI-MS của phức [Pd(5Clsed)] 128b .............................................. 74
Hình 3.7. Phổ ESI-MS của phức chất [Pd((R)5tbspa)2] 134a ................................. 74
Hình 3.8. Phổ ESI-MS của phức chất [Pt(R-5Fspa)2] 138a .................................... 74
Hình 3.9. Phổ 1H-NMR của phối tử 4 càng H2spd 110g ......................................... 76
Hình 3.10. Phổ 1H-NMR giãn rộng vùng carbon thơm của phức [Pd(spd)] 121b ... 77
Hình 3.11. Phổ 13C-NMR giãn rộng của phức chất [Pd(spd)] 121b ........................ 77
Hình 3.12. Phổ 1H-NMR của phối tử cis-H2scd 111a ............................................. 79
Hình 3.13. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pt(cis-scd)] 122a .................................... 79
Hình 3.14. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pt(trans-scd)] 122c ................................. 79
Hình 3.15. Phổ 13C-NMR giãn của phức chất [Pt(cis-scd)] 122a............................ 81
Hình 3.16. Phổ 1H-NMR của phối tử H23,5tbsed 112e........................................... 83
Hình 3.17. Phổ 1H-NMR giãn của phức chất [Pt(sed)] 123a .................................. 84
Hình 3.18. Phổ 1H-NMR giãn của phức chất [Pd(5msed)] 124b ............................ 84
Hình 3.19. Phổ 1H-NMR giãn của phức chất [Pd(5tbsed)] 126b ............................ 84
Hình 3.20. Phổ 13C-NMR giãn của phức chất [Pd(5tbsed)] 126b ........................... 86
Hình 3.21. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(3tbsed)] 125b .................................... 87
Hình 3.22. Phổ HSQC giãn của phức chất [Pd(3tbsed)] 125b ................................ 87
Hình 3.23. Phổ HMBC của phức chất [Pd(3tbsed)] 125b....................................... 87
Hình 3.24. Phổ HSQC của phức chất [Pd(3,5tbsed)] 127 ....................................... 89
Hình 3.25. Phổ HMBC của phức chất [Pd(3,5tbsed)] 127 ...................................... 90
Hình 3.26. Phổ 13C-NMR giãn của phức chất [Pd(3,5tbsed)] 127 .......................... 90
Hình 3.27. Phổ 1H-NMR của phối tử H2Clsed 112f ............................................... 93
Hình 3.28. Phổ 1H-NMR giãn vùng thơm của phức chất [Pd(5Fsed)] 131 ............. 94
Hình 3.29. Phổ HSQC của phức chất [Pd(5Fsed)] 131 ........................................... 94
Hình 3.30. Phổ HMBC của phức chất [Pd(5Fsed)] 131.......................................... 95
Hình 3.31. Phổ 13C-NMR giãn vùng thơm của phức chất [Pd(5Fsed)] 131 ............ 95
Hình 3.32. Phổ HSQC giãn của phức chất [Pd(5Clsed)] 128b ............................... 96
Hình 3.33. Phổ HMBC giãn của phức chất [Pd(5Clsed)] 128b .............................. 97
Hình 3.34. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(5Clsed)] 128b ................................... 98
Hình 3.35. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(5Clsed)] 128b .................................. 98
p
Hình 3.36. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pt(5Brsed)] 129a .................................... 99
Hình 3.37. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(5Ised)] 130b...................................... 99
Hình 3.38. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pt(5Brsed)] 129° ................................. 100
Hình 3.39. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(5Ised)] 130b .................................. 100
Hình 3.40. Phổ 1H-NMR của phôi tử (R)-H5tbspa 116° ....................................... 103
Hình 3.41. Phổ 1H-NMR giãn của phức chất [Pt(R-spa)2] 132a ........................... 104
Hình 3.42. Phổ HMBC của phức chất [Pt(R-spa)2] 132a ...................................... 104
Hình 3.43. Phổ HMBC của phức chất [Pt(R-spa)2] 132a ...................................... 104
Hình 3.44. Phổ 13C-NMR giãn của phức chất [Pt(R-spa)2] 132a .......................... 106
Hình 3.45. Phổ HMBC giãn của phức chất [Pd(S)5mspa)2] 133 ........................... 107
Hình 3.46. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(S)5mspa)2] 133 ............................... 108
Hình 3.47. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(S)5mspa)2] 133 .............................. 109
Hình 3.48. Phổ 1H-NMR phức của chất [Pd(R-5tbspa)2] 134a ............................. 109
Hình 3.49. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(R-5tbspa)2] 134a ............................ 109
Hình 3.50. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(S-5tbspa)2] 134b ............................. 110
Hình 3.51. Phổ HSQC của phức chất [Pd(S-5tbspa)2] 134b ................................. 110
Hình 3.52. Phổ HMBC của phức chất [Pd(S-5tbspa)2] 134b ................................ 111
Hình 3.53. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(S-5tbspa)2] 134b ............................ 111
Hình 3.54. Phổ 1H-NMR của phối tử (R)-H5Clspa 117a ...................................... 114
Hình 3.55. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pt(R-5Fspa)2] 138a ............................... 115
Hình 3.56. Phổ HMBC giãn của phức chất [Pt(R-5Fspa)2] 138a .......................... 116
Hình 3.57. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pt(R-5Fspa)2] 138a .............................. 116
Hình 3.58. Phổ HSQC giãn của phức chất [Pd(R-5Fspa)2] 138b .......................... 118
Hình 3.59. Phổ HMBC giãn của phức chất [Pd(R-5Fspa)2] 138b ......................... 118
Hình 3.60. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(R-5Fspa)2] 138b .............................. 119
Hình 3.61. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(R-5Fspa)2] 138b ............................. 119
Hình 3.62. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(R-5Brspa)2] 136b ............................ 120
Hình 3.63. Phổ HSQC giãn của phức chất [Pd(R-5Brspa)2] 136b ........................ 121
Hình 3.64. Phổ HMBC giãn của phức chất 136b ................................................. 121
Hình 3.65. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(R-5Brspa)2] 136b ........................... 122
Hình 3.66. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(S-5Clspa)2] 135b ............................. 124
Hình 3.67. Phổ 1H-NMR của phức chất [Pd(S-5Ispa)2] 137b ............................... 124
q
Hình 3.68. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(S-5Ispa)2] 137b .............................. 125
Hình 3.69. Phổ 13C-NMR của phức chất [Pd(S-5Clspa)2] 135b ............................ 126
Hình 3.70. Một số phức chất có hoạt tính kháng ung thư ..................................... 130
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay ung thư là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế
giới và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng
năm có khoảng 7,6 triệu người chết vì bệnh ung thư. Ở Việt Nam, theo số liệu thống
kê mỗi năm có khoảng 200 nghìn bệnh nhân mắc bệnh ung thư và 75 nghìn người
chết mỗi năm. Chi phí chữa bệnh rất tốn kém nhưng cũng chỉ ức chế sự phát triển
của bệnh và kéo dài thời gian sống. Chính vì vậy, nhiều nước có rất nhiều chương
trình nghiên cứu, đầu tư công nghệ, chiết tách các hợp chất thiên nhiên... để nghiên
cứu tổng hợp các hợp chất mới có hoạt tính sinh học làm co sở cho việc bào chế
thuốc mới dang là vấn dề thu hút duợc rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan
tâm.
Phức chất của kim loại chuyển tiếp với các phối tử bazơ Schiff đã thể hiện
hoạt tính sinh học cao, đa dạng như kháng nấm, kháng khuẩn, các hoạt chất diệt cỏ,
chống co giật, chống oxy hóa, chống viêm, chống sốt rét....và có nhiều triển vọng
trong điều trị bệnh ung thư nên đã thu hút các nhà khoa học trong nước và thế giới.
Thuốc thế hệ đầu tiên điều trị bệnh ung thư là cis-platin (cis-[Pt(NH3)2Cl2])
đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng nó có nhược điểm là độc tính cao,
độ tan kém. Do đó, việc nghiên cứu tổng hợp các phức chất mới nhằm khắc phục
các nhược điểm trên là một trong những mục tiêu...3 88c không có hoạt tính. So sánh các giá trị IC50 của các phối
tử cho thấy, khi tăng số lượng nguyên tử F trong vòng anilin thì hiệu quả gây độc tế
bào của các phối tử tăng. Nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là 2,4-
F2Ph-3-tert-butylsalicylaldimine và các hợp chất 2,4-F2Ph-5-tert-butylsalicylaldi-
19
imine, chỉ chứa một nhóm thế tert-butyl trên salicylaldiimine, giá trị IC50 khoảng 16
µM. Mặt khác, các phối tử 3,5-di-tert-butylsalicylaldi imine không có F, có nhiều
nhóm đẩy điện tử như di-CH3 (2,3-, 3,4-, 2,5- và 3,5-di-CH3)2 -CH3, 4-CH3 và nhóm
thế 4-OCH3 trên vòng anilin có tác dụng gây độc tế bào không đáng kể (IC50 = 568-
2078 µM) trong cùng điều kiện.
Những kết quả này chứng minh rằng tác dụng gây độc tế bào của bazơ Schiff
HLx có liên quan với số lượng và vị trí của nguyên tử F trên vòng anilin. Hoạt tính
gây độc tế bào của phức chất 89a-f có giá trị IC50 là 1,27; >100; 90; 2,8; 1,12 và
3,21 µM tương ứng. Những dữ liệu này cho thấy phức chất Cu(II) của phối tử HL1,
HL4, HL5 hoạt tính mạnh gây độc dòng tế bào ung thư bạch cầu mãn tính K562.
Bảng 1.4. Phức chất Cu(II) với phối tử 3,5-di-tert-butyl salicylaldehyde
X1 X2 X3 X4 X5 L P IC50 (µM)
F H F H H HL1 88a [Cu(L1)2] 89a 1,27
F H H F H HL2 88b [Cu(L2)2] 89b >100
F H H H F HL3 88c [Cu(L3)2] 89c 90
F F F H H HL4 88d [Cu(L4)2] 89d 2,8
F F H F F HL5 88e [Cu(L5)2] 89e 1,12
F F F F F HL6 88f [Cu(L6)2] 89f 3,21
H H F H H HL7 88g [Cu(L7)2] 89g 105
F H H H H HL8 88h [Cu(L8)2] 89h 75
CH3 H H CH3 H HL9 88i 89i 745
H H CH3 H H HL10 88j 89j 703
Hình 1.14. Cấu trúc X-ray phức [Cu(L5)2] 88e
Bảng 1.5. Phức chất Cu(II) với phối tử đi từ dẫn xuất salicylaldehyde [105]
HL1 HL2 HL3 HL4 HL5 HL6
R1 H H H H CH3 CH3
R2 CH2CH2CH3 CH(CH3)2 CH2CH3 CH2CH2Br CH3 CH3
X Br Br Br Br Br Cl
20
M Cu 90, Ni 91 Cu 92, Ni 93 Cu 94, Ni 95, Zn 96 Cu 97
Zn 98a,
Co 98b
Cu
99
M Cu 90, Ni 91 Cu 92, Ni 93 Cu 94, Ni 95, Zn 96 Cu 97
Zn 98a,
Co 98b
Cu
99
OH
N
X
X
R2
R1
HL1-5 (X = Br); HL6 (X = Cl)
O
N
X
X
R1
R2
M
O
N
X
X
R1
R2
M(NO3)2.xH2O
Sơ đồ 1.11. Phức chất Cu(II) với phối tử đi từ 3,5-dibromo-salicylaldehyde hoặc
3,5-dichloro-salicylaldehyde và các amine [105]
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm thế
hút điện tử trong vòng thơm tác giả
Yongming Cui và cộng sự đã tổng
hợp phối tử và phức chất từ phản ứng
ngưng tụ giữa 3,5-dibromo-
salicylaldehyde hoặc 3,5-dichloro-
salicylaldehyde với amine và các
muối kim loại tương ứng (Sơ đồ
1.11). Nghiên cứu hoạt tính sinh học
cho kết quả là kháng lại enzym jack urease type III. Kết quả cho thấy phức chất
Cu(II) 90, 92, 94, 97, 99 (Bảng 1.5) có hoạt tính ức chế enzym urease mạnh (IC50 =
1,51–3,52 µM) so với chất chuẩn acetohydroxamic (IC50 = 62,52 µM) [105].
Hình 1.15. Cấu trúc X-ray phức 97
O
N
M
N
O
X
X
Br
BrOH
N
X
Br
X= Cl, HL1 100a
Br, HL2 100b
methanol
Sơ đồ 1.12. Tổng hợp phức chất với phối tử đi từ 5-bromo-salicylaldehyde và dẫn
xuất monoamine [108]
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng nhóm hút điện tử, tác giả S. Jone Kiruba-
vathy và cộng sự [106], Lei Shi [107], Ahmed Nuri Kursunlu [108] tổng hợp 2 phối
21
tử (E)-4-bromo-2-((2-chloroethylimino)-methyl)phenol (HL1: R5 = Br, X = Cl) 100a
và (E)-4-bromo-2-((2-bromoethylimino)-methyl)phenol (HL2: X = Br) 100b. Các
phức chất kim loại [M(L1)2], [M(L2)2] 101a-b (Sơ đồ 1.12) tổng hợp với muối kim
loại M lần lượt: Cu(II), Zn(II), Ni(II). Trong số các phối tử bazơ Schiff tổng hợp
được (HL1 và HL2) với nhóm thế Cl, Br và OH có hoạt tính ức chế, kháng lại một
số vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Các phức chất Zn(II) và Ni(II) với phối tử
101a-b có hoạt tính kháng khuẩn mạnh.
Một số nhận xét về nghiên cứu tổng quan
Như phần tổng quan đã nghiên cứu trên đây, phức chất với phối tử bazơ
Schiff đi từ salicylaldehyde và 1,2-phenylendiamine hoặc dẫn xuất 1,2-
phenylendiamine không thể hiện hoạt tính như mong muốn phù hợp với các công
trình đã công bô [73], [74], [75], [76], [78], [79], [80], [81].
Kết quả nghiên cứu lại chỉ ra rằng, các phức chất với dãy phối tử của dẫn
xuất salicylaldehyde với 1,3-propanediamine không thể hiện hoạt tính sinh học như
mong muốn [61], [62], [63], [64], [65].
Các công trình đã công bô [66], [67], [68], [69], [72], [78] của phức chất với
phối tử đi từ dẫn xuất của salicylaldehyde có các nhóm thế -F, -OCH3, OC2H5 ở các
vị trí khác nhau, phản ứng với 1,2-ethylenediamine hoặc dẫn xuất 1,2-
ethylenediamine (ví dụ nhóm -C=N-) có hoạt tính sinh học tốt.
Mối quan hệ giữa hoạt tính sinh học và cấu trúc của phức chất dạng 2 càng
monoamine NO, được tiếp tục nghiên cứu và đi đến những khẳng định xác đáng bởi
các nhà khoa học như phối tử có cấu hình bất đối xứng đồng phân đối quang R và S
cho hoạt tính sinh học khác nhau [85], [139].
Phức chất có nhóm thế hút điện tử trong vòng thơm hay trên dẫn xuất amine
có hoạt tính tốt hơn nhóm đẩy điện tử [93], [105]. Tiếp tục nghiên cứu phức chất
dạng 2 càng NO khi thay thế phối tử có nhóm hút điện tử Cl, Br, I trong vòng thơm
bằng nguyên tử F hút điện tử mạnh nhất trong nhóm halogene hoặc nhóm thế F trên
dẫn xuất amine cho kết quả hoạt tính kháng ung thư tốt nhất [91], [103], [106],
[107], [108], [143] hoạt tính tốt nhất là các phối tử có nhóm hydroxyl –OH, –F hoặc
nhóm sulfhydryl –SH trong dẫn xuất amine.
1.4. Tổng quan phức chất Pt(II) ứng dụng điều trị bệnh ung thư
Cho đến nay, các nhà hóa học đã tổng hợp phức chất platin với số lượng lớn,
22
đã thử nghiệm lâm sàng trên người. Trong số đó cis-platin, carboplatin, oxaliplatin
đã được chấp nhận và sử dụng điều trị bệnh ung thư trên toàn thế giới. Nedaplatin,
heptaplatin và lobaplatin được chấp nhận ở một số nước như Nhật Bản, Trung
Quốc và Hàn Quốc. Các loại thuốc khác có tác dụng phụ và có hoạt tính kém trong
giai đoạn thử nghiệm I hoặc II nên đã dừng phát triển thành thuốc, gần đây như
thuốc satraplatin và picoplatin [109].
cis-platin 102 được tổng hợp đầu tiên vào năm 1845 (Hình 1.16). Năm 1969,
Rosenberg và nhóm nghiên cứu đã chứng minh cis-platin có hoạt tính gây độc tế
bào ung thư, mở ra con đường mới cho các ứng dụng của phức chất kim loại chuyển
tiếp trong điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, cis-platin gây ảnh hưởng xấu đến các
mô bình thường, giảm hiệu quả điều trị bệnh, tác dụng phụ nghiêm trọng và hoạt
tính tương đối nghèo để kháng một số loại ung thư phổ biến (ví dụ ung thư đại trực
tràng và ung thư tế bào phổi).
Hình 1.16. Các phức chất platin(II) đã được chấp nhận sử dụng trên thế giới
Những hạn chế này đã đặt ra một thử thách cho các nhà hóa dược là thay đổi
cấu trúc của cis-platin. Trong nhiều năm qua, hàng ngàn các dẫn xuất phức chất
platin đã được nghiên cứu và tổng hợp. Trong số này, các hợp chất chứa phối tử
DACH được ghi nhận. Phối tử DACH đầy hứa hẹn vì không gây độc thận như cis-
platin và suy tủy như carboplatin, có hoạt tính kháng u [110].
Carboplatin 103 là dẫn xuất cis-platin (Hình 1.16) là thuốc điều trị ung thư
thế hệ thứ hai, được đưa vào điều trị năm 1989 ở Mỹ và Pháp. Carboplatin được thử
nghiệm lâm sàng trên ung thư buồng trứng. Carboplatin còn điều trị ung thư tế bào
phổi nhỏ và ung thư biểu bì của đầu và cổ. Tác dụng phụ giảm, đặc biệt là không có
độc tính thận, thần kinh và trên tai. Tuy nhiên, nhược điểm chính là hiệu quả ức chế
tủy của nó, đặc biệt là làm giảm bạch cầu nên tăng nguy cơ nhiễm trùng do viêm
nhiễm [111].
23
Oxaliplatin 104 là thuốc điều trị ung thư thế hệ thứ ba (Hình 1.16), phức
chất tạo thành khi các ion kim loại phối trí với phối tử DACH (1,2-
diaminocyclohexane) và oxalate. Oxaliplatin là tác nhân có hoạt tính tốt nhất trong
số các hợp chất chứa phối tử DACH của kim loại platin. Nó đã được chứng minh có
hiệu quả trong điều trị ung thư đại trực tràng và tiền ung thư buồng trứng [112].
Lobaplatin 105 (Hình 1.16) có hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư
như phức chất cis-platin và carboplatin. Lobaplatin điều trị ung thư vú di căn, thực
quản, phổi, và buồng trứng, và bệnh bạch cầu tủy mãn tính [113].
Các thuốc trên cơ sở phức chất platin(II) khác đang được thử nghiệm lâm
sàng như Nedaplatin 106a (Hình 1.17). Thuốc được đăng ký tại Nhật Bản từ năm
1995 để điều trị ung thư đầu, cổ, tinh hoàn, phổi, buồng trứng, cổ tử cung [113].
Hình 1.17. Các phức platin(II) đã chấp nhận ở một số nước
Heptaplatin 106b điều trị các bệnh ung thư dạ dày và phổi đã được chấp thuận để
điều trị lâm sàng ở Hàn Quốc [114]. Enloplatin 106c có nhóm thay thế trùng với
carboplatin nhưng không gây độc cho thận. Enloplatin đã bước vào giai đoạn thử
nghiệm lâm sàng ở Bỉ (Hình 1.17).
1.5. Tổng quan nghiên cứu phức chất ở Việt Nam
Nhóm nghiên cứu [4] đã tổng hợp và xác định cấu trúc 20 phức cis-diamin
hỗn tạp của platin(II) trong đó có một amin là quinolin còn amin khác là amin béo
mạch hở, mạch vòng và các amin thơm. Thử hoạt tính sinh học trên chuột nhắt
trắng Swiss cho thấy phức dihydrocisplatin có công thức hóa học
[Pt(NH3Cl)2(OH)2] làm giảm thể tích trung bình mỗi u, giảm tổng số và mật độ tế
bào ung thư đạt chỉ số ức chế phát triển u tới 85,3%.
Nhóm tác giả [5] đã tổng hợp phức platin(II) chứa phối tử amin gồm P1: cis-
diclorodi(p-phenetidine)platin(II) [Pt(p-phenetidine)2Cl2], P2: cis-diclorodi(4-metyl
piperidin)platin(II) [Pt(4-metylpiperidin)2Cl2], P3 chứa amin có phối trí hai càng là
cis-dicloro(o-phenetylenamine)platin(II) [Pt(o-phenetylenamine)Cl2]. Kết quả thăm
dò hoạt tính gây độc tế bào cho thấy phức P3 thể hiện hoạt tính tốt đối với tế bào
24
ung thư vú MCF-7 (87,13%). Giá trị IC50 của phức này 14,41 µg/ml.
Tác giả [6] đã tổng hợp, xác định cấu trúc của 14 phức cis-dicloroanilinamin
platin(II) và thăm dò hoạt tính trên 4 dòng tế bào ung thư (ung thư màng tử cung,
gan, màng tim và tiền thận khỉ). Kết quả thử nghiệm cho thấy có 5 phức có hoạt tính
ung thư tốt. Phức P13 (dicloroanilin cyclohexylaminplatin(II)) và P14 (dicloroanilin
morpholin platin(II)) có hoạt tính kháng mạnh trên 4 dòng ung thư với IC50 3,2–5,08
µg/ml. Phức chất P15 (dicloroanilin piperidinplatin(II)) có hoạt tính trên 3 dòng tế
bào ung thư (FI, RD, VR) với IC50 từ 3,5–5,08 µg/ml. Phức P2 (dicloroanilin
quinolinplatin(II)) hoạt tính trên dòng tế bào ung thư VR với IC50 = 4,8 µg/ml.
Tác giả [7] đã tổng hợp 10 phức platin(II) với dẫn xuất thiosemicacbazon.
Phức platin [Pt(L3)L4] ( L3: 4-phenylthiosemicacbazon diaxetylmonoxim, L4: 2,4-
dimetylpyridin) và phức platin [Pt(L3)L5] (L5: 2-aminopyridin) có IC50 (0,8–1,9)
µg/ml đối với tế bào ung thư ở người; (0,4–2,4) µg/ml đối với tế bào ung thư màng
tử cung ở người tương ứng hai phức. Sự kết hợp hai loại phối tử đã làm tăng hoạt
tính kháng u. Phối tử L6 (L6: 4-metylthiosemicacbazon salicylaldehyde) có IC50 1,9
µg/ml; [Pt(L7)Cl2] (L7: 4-metyl thiocacbazon isatin) có IC50 3,8 µg/ml; Phức platin
[Pt(L1)Cl] (L1: 4-metylthiosemicacbazondiaxetylmonoxim) IC50 1,8 µg/ml;
[Pt(L2)Cl2] (L2: 4-metylthiocacba zon furaldehyde) có IC50 3,1µg/ml đối với tế bào
ung thư ở người.
Tác giả [8] đã tổng hợp 6 phối tử dẫn xuất thiosemicacbazon và 14 phức Cu,
Ni, Co của chúng. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư trong đó có phức
chất [Cu(thiomen)2] (thiomen: thiosemicacbazn menton) có IC50 4,3; 3,8 µg/ml lần
lượt trên 2 dòng tế bào Hep-G2 và Lu.
Tác giả [9] đã tổng hợp được 24 phức chất của 12 thiosemicacbazon với
Pd(II) và Ni(II). Trong đó, phức chất Pd(thbz)2 (với thbz: thiosemicacbazon
benzandehyde) có hoạt tính mạnh nhất với chỉ số IC50 bằng 0,05 µM đối với tế bào
ung thư biểu mô (KB), bằng 0,082 µM đối với tế bào ung thư gan (Hep-G2), bằng
0,383 µM đối với tế bào ung thư phổi (Lu) và bằng 0,169 µM đối với tế bào ung thư
vú (MCF-7). Các giá trị này đều thấp hơn so với các giá trị chất chuẩn cis-platin
một phức chất của kim loại chuyển tiếp đang được sử dụng làm thuốc chữa bệnh
ung thư hiện nay.
Tác giả [10] đã tổng hợp 10 phức chất platin với các phối tử thiocacbazon và
25
thử hoạt tính cho kết quả hoạt tính ung thư đối với tế bào ung thư gan, ung thư
màng tử cung, ung thư màng tim, tiền ung thư thận khỉ của các phức
[Pt(H4phthis)Cl], [Pt(H4phthsa)Cl], [Pt(thfu)2] (trong đó H4phthis: 4-phenylthio
semicacbazon isatin; H4phthsa: 4-phenylthiosemicacbazon salicylaldehyde; thfu:
thiosemicacbazon furandehyde).
Tác giả [11] đã tổng hợp 33 phức chất platin và nghiên cứu cấu trúc, kết quả
thử độc tính tế bào ung thư đại tràng SW620 của phức [PtCl(Saf)(8-Oqui)] và
[Pt(Saf-1H)(8-Oqui)] (trong đó Saf: Safrole C10H10O2; Qui: Quinolin) cho kết quả
hoạt tính rất mạnh với giá trị < 1 µg/ml.
Một số nhận xét về nghiên cứu phức chất ở Việt Nam
Hầu hết các tác giả tổng hợp phức chất dạng hai càng: Tác giả [6] tổng hợp
phức chất Pt(II) đi từ các phối tử có nguyên tử cho điện tử là N và có hoạt tính trung
bình. Tác giả [7], [8], [9] đã tổng hợp phức chất hai càng của ion kim loại M(II)
phối trí với 2 nguyên tử cho là N và S của phối tử là dẫn xuất thiosemicacbazon,
cho kết quả hoạt tính kháng ung thư có chỉ số IC50 khá tốt, thậm chí phức chất thấp
hơn chất chuẩn là cis-platin.
Từ thực tế nghiên cứu phức chất ở Việt Nam, chúng tôi định hướng nghiên
cứu mới là tổng hợp phối tử 4 càng và hai càng đi từ dẫn xuất salicylaldehyde với
các amine bậc 1 nhằm tìm ra các hợp chất có tìm năng kháng tế bào ung thư cao
hơn và nghiên cứu có hệ thống tìm ra mối liên hệ giữa cấu trúc và hoạt tính..
26
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Các phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và tinh chế sản phẩm
Các phản ứng được thực hiện bằng các phương pháp tổng hợp hữu cơ cơ bản
như phản ứng Reimer–Tiemann, phản ứng ngưng tụ.
Phương pháp sắc ký lớp mỏng được sử dụng để giám sát tiến trình xảy ra của
các phản ứng hóa học. Các hợp chất sau phản ứng được phân lập và tinh chế bằng
các phương pháp chiết, phương pháp sắc ký cột, phương pháp kết tinh...
Sắc ký lớp mỏng: Sắc ký lớp mỏng dùng để khảo sát thành phần thực hiện
trên bản mỏng tráng sẵn Silica gel 60 F254 của hãng Merck có độ dày 0,25 mm.
Dung môi triển khai là một hoặc hỗn hợp một số dung môi thông dụng như n-
hexane, CH2Cl2, EtOAc, MeOH, EtOH.
Sắc ký cột: Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là Silica gel pha
thường. Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240-430 mesh). Phát
hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại bước sóng 254 nm.
2.1.2. Phương pháp xác định cấu trúc
Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng sự kết hợp các phương pháp
phổ hiện đại như phổ hồng ngoại IR, phổ khối ESI-MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân
một chiều 1H-NMR, 13C-NMR và hai chiều HSQC, HMBC, đo αD (phức chất 2
càng).
Các dữ liệu phổ để xác định cấu trúc của các phức chất được tiến hành tại
Viện Hóa học. Phổ IR của các phức chất được đo dưới dạng viên nén KBr, ghi trên
máy Máy IMPACT-410, Nicolet-Carl Zeiss Jena (Đức). phổ cộng hưởng từ hạt
nhân ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz một chiều (1H-NMR, 13C-NMR và hai
chiều HSQC, HMBC). Phổ khối lượng của các phức chất được ghi trên máy 5989B
MS Engine (Hewlett Packard). Đo alpha D tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.1.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học
2.1.3.1. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in-vitro [115], [116],
[117].
- Các dòng tế bào: Các dòng tế bào có nguồn gốc từ Bảo tàng giống chuẩn
Hoa kỳ (ATCC) gồm: ung thư biểu mô biểu bì miệng KB (CCL -17TM), ung thư
27
gan Hep G2 (HB - 8065TM), ung thư phổi LU-1 (HTB - 57TM), ung thư vú MCF-7
(HTB - 22TM).
- Nguyên lí: Hoạt tính gây độc tế bào được thực hiện dựa trên phương pháp
MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium) được mô tả lần đầu
tiên bởi tác giả Tim Mosman, 1983. Đây là phương pháp đánh giá khả năng sống
sót của tế bào qua khả năng khử MTT (màu vàng) thành một phức chất formazan
(màu tím đen) bởi hoạt động của enzym dehydrogenase trong ty thể. Sản phẩm
formazan được hòa tan bằng DMSO và đo mật độ quang (OD) ở bước sóng 540 nm.
Giá trị OD phản ánh số lượng tế bào sống. Nếu chất thử có hoạt tính gây độc tế bào
thì số lượng tế bào sống giảm và giá trị OD giảm. Giá trị hoạt tính là IC50 (nồng độ
chất thử ức chế 50% sự phát triển của tế bào).
- Chuẩn bị thí nghiệm: Dòng tế bào được lưu giữ trong nitơ lỏng, hoạt hóa
và duy trì trong các môi trường dinh dưỡng như DMEM (Dulbeccos Modified Eagle
Medium) hoặc MEME (Minimum Esental Medium with Eagle salt) có bổ sung 7-
10% FBS (Fetal Bovine Serum) và một số thành phần thiết yếu khác. Tế bào được
nuôi trong các điều kiện tiêu chuẩn (5% CO2, độ ẩm 98%, nhiệt độ 370C, vô trùng
tuyệt đối) và được cấy chuyển 1-2 lần trước khi thí nghiệm. Tế bào phát triển ở pha
log sẽ được sử dụng để thử độc tính.
Mẫu thử được hòa tan bằng dung môi DMSO với nồng độ ban đầu là 20
mg/ml. Tiến hành pha loãng 2 bước trên đĩa 96 giếng thành 5 dãy nồng độ từ cao
xuống thấp lần lượt là 2564, 640, 160, 40 và 10 µg/ml. Nồng độ chất thử trong đĩa
thử nghiệm tương ứng là 128, 32, 8, 2 và 0.5 µg/ml. Chất tham chiếu Ellipticine pha
trong DMSO với nồng độ 0.01mM.
- Tiến hành thí nghiệm: Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và
đếm trong buồng đếm tế bào. Tiếp đó, pha tế bào bằng môi trường sạch và điều
chỉnh mật độ cho phù hợp với thí nghiệm (khoảng 3-5x104 tế bào/ml tùy theo từng
dòng tế bào). Lấy vào mỗi giếng 10 µl chất thử đã chuẩn bị ở trên và 190 µl dung
dịch tế bào. Đối chứng dương của thí nghiệm là môi trường có chứa tế bào, đối chứng
âm chỉ có môi trường nuôi cấy. Đĩa thí nghiệm được ủ ở điều kiện tiêu chuẩn trong
72 giờ. Mỗi giếng thí nghiệm được tiếp tục ủ với 10 µl MTT (5 mg/ml) trong 4h.
Sau khi loại bỏ môi trường, tinh thể formaran được hòa tan bằng 100 µl DMSO
100%.
28
Kết quả thí nghiệm được xác định bằng giá trị OD đo ở bước sóng 540 nm
trên máy quang phổ Genios Tecan. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
- Xử lý kết quả thực nghiệm: Giá trị IC50 được xác định thông qua giá trị %
ức chế tế bào phát triển và phần mềm máy tính Rawdata.
% ức chế tế bào = (ODchứng (+) – ODmẫu thử)/( ODchứng (+)– ODchứng (-)) x 100%
Trong đó, HighConc/LowConc: Chất thử ở nồng độ cao/chất thử thấp ở nồng độ
thấp; HighInh%/LowInh%: % ức chế ở nồng độ cao/ức chế ở nồng độ thấp.
Giá trị IC50 ≤ 20 µg/ml (với dịch chiết thô) và IC50 ≤ 20 µM (với chất sạch)
được đánh giá là có hoạt tính gây độc tế bào đáng quan tâm, có khả năng ức chế
hoặc diệt tế bào ung thư. Kết quả thí nghiệm là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại thí
nghiệm ± độ lệch chuẩn (SD).
Hoạt tính gây độc tế bào được thử nghiệm tại Phòng thử hoạt tính sinh học-
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.1.3.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng sinh
- Các chủng vi sinh vật và nấm kiểm định: Các chủng vi sinh vật và nấm
đại diện gây bệnh ở người: Vi khuẩn: Gram (-) Pseudomonas aeruginosa (Pa)
ATCC 15442, E. Coli (Ec) ATCC 25922 ; Gram (+) Staphylococcus aureus (Sa)
ATCC 13709, Bacillus subtilis (Bs) ATCC 6633, Lactobasillus fermentum N4,
Enterococus faecium B650. Nấm: Candida albicans (Ca) ATCC 10231.
- Môi trường nuôi cấy: MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller-
Hinton Agar), TSB (Tryptic Soy Broth), TSA (Tryptic Soy Agar) cho vi sinh vật;
SAB, SA cho nấm [118], [119].
- Phương pháp pha loãng đa nồng độ
Pha loãng mẫu thử: Mẫu ban đầu được pha trong DMSO với nồng độ thích
hợp theo yêu cầu và mục đích thử. Các mẫu được pha thành dãy các nồng độ khác
nhau có thể dãy 5 nồng độ hoặc 10 nồng độ. Mẫu ban đầu có nồng độ 40mg/ml
được pha loãng thành các nồng độ khác nhau để thử hoạt tính với các chủng từ nồng
độ 256g/ml; 64g/ml, 16g/ml; 4g/ml; 1g/ml.
Thử hoạt tính: Chuẩn bị dung dịch vi sinh vật hoặc nấm với nồng độ 5.105
g/ml khi tiến hành thử. Lấy 10 l dung dịch mẫu thử theo các nồng độ đã được
29
pha loãng, thêm 200 l dung dịch vi sinh vật và nấm, ủ 370C. Sau 24 giờ, bổ sung
50 l MTT (1mg/ml) vào các giếng thử và đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị
MIC được xác định tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất không chuyển hoá MTT
thành MTT formazan cho màu tím đậm. Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu
đo độ đục tế bào bằng máy Tecan (Genios) và phần mềm raw data.
Chất tham khảo: Kháng sinh Ampicilin cho các chủng vi khuẩn gram (+) và
chủng vi khuẩn Ec gram (-) với giá trị IC50 trong khoảng 0,05-2 g/ml. Hỗn hợp
kháng sinh Pen/Step cho chủng vi khuẩn Pa gram (-) với giá trị IC50 trong khoảng 4-
5 g/ml. Amphotericin B cho nấm với giá trị IC50 trong khoảng 0,5-1 g/ml.
2.2. Kỹ thuật thực nghiệm
Hóa chất, dung môi: Hóa chất tinh khiết và dung môi CH3Cl, DMSO tinh
khiết 99% do hãng Merck (Đức) và Aldrich (Mỹ) điều chế như trên Bảng 2.1. Dung
môi công nghiệp CH3OH, C2H5OH, CH2Cl2, n-hexan, ethylacetate chưng cất trước
khi sử dụng.
Bảng 2.1. Hóa chất và dung môi
TT Tên chất Công thức cấu tạo TT Tên chất
Công thức
cấu tạo
1 salicylaldehyde
11 1,2-phenylendiamine
2 4-methoxyphenol
12
cis-1,2-
cyclohexanediamine
3 2-(tert-butyl)phenol
13
(±)trans-1,2-
cyclohexanediamine
4
4-(tert-
butyl)phenol 14
(R)-(+)-1-
phenylethylamine
5
2,4-di-tert-
butylphenol
15 (S)-(+)-1-phenylethylamine
6 4-chlorophenol
16 Potassium tetrachloro platinate(II) 46-47%Pt K2PtCl4
7 4-bromophenol
17 Potassium tetrachloro Palladium(II) 32% Pd K2PdCl4
8 4-iodophenol
18 Chloroform 99% CHCl3
9 4-flouro-phenol
19 Trietylamine 99% N(CH2CH3)3
30
10 1,2-ethylenediamine 20 Sodium hydroxide NaOH
2.3. Tổng hợp salicylaldehyde có các nhóm thế tại R3, R5 (phản ứng Reimer–
Tiemann)
R3 R5 Chất R3 R5 Chất
H OCH3 5ms 108b H Cl 5Cls 108f
t-Bu H 3tbs 108c H Br 5Brs 108g
H t-Bu 5tbs 108d H I 5Is 108h
t-Bu t-Bu 3,5tbs 108e H F 5Fs 108i
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng hợp các salicylaldehyde có các nhóm thế R3, R5 khác nhau
Cho vào bình cầu 500 ml lần lượt các chất sau: Dung dịch của phenol có
nhóm thế R2, R4 khác nhau sau khi đã hòa tan dung môi C2H5OH; dung dịch NaOH
sau khi đã hòa tan trong nước cất và CHCl3.
Lượng các chất được lấy như sau: 10 g phenol có nhóm thế R2, R4 khác nhau
97 % (ứng với: 78,1 mmol 4-methoxyphenol 107b; 64,5 mmol 2-tert-butylphenol
107c; 64,5 mmol 4-tert-butylphenol 107d; 47,0 mmol 2,4-di-tert-butylphenol 107e;
75,4 mmol 4-chloro phenol 107f; 56,1 mmol 4-bromophenol 107g; 44,1mmol 4-
iodo-phenol 107h; 86,5 mmol 4-flouro-phenol 107i) hòa tan trong C2H5OH ; Vml
CHCl3 tinh khiết 99 % lần lượt 107b, c, d, e, f, g, h, i: 128 ml; 106 ml; 106 ml; 77
ml; 123 ml; 92 ml; 72 ml; 141 ml; m gam NaOH 99 % (m = 46 g; 39 g; 39g; 28 g;
45 g; 34 g; 26 g; 52 g tương ứng chất 107b, c, d, e, f, g, h, i) hòa tan hoàn toàn
trong nước cất.
Như vậy tỉ lệ mol của phenol có nhóm thế R2, R4 khác nhau (107b-i): NaOH:
CHCl3 = (1:15:20). Lượng dung môi được lấy theo tỷ lệ thể tích C2H5OH: H2O =
(85:15).
Siêu âm bình cầu chứa hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng trong thời gian
5h. Theo dõi phản ứng bằng sắc ký bản mỏng (TLC). Sau khi kết thúc phản ứng,
trung hòa dung dịch phản ứng bằng dung dịch HCl 35 % đến pH = 7. Chiết dung
dịch trong CH2Cl2 và nước. Thu phần dịch tan trong dung môi CH2Cl2, cô quay
31
chân không để thu hồi dung môi và thu hỗn hợp sản phẩm, chạy cột bằng hệ dung
môi n-hexan:EtOAc (9:1). Cô quay chân không để thu sản phẩm tinh khiết. Hiệu
suất phản ứng đạt 15÷24 %.
Hiệu suất tổng hợp và màu sắc của các sản phẩm được đưa ra ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Hiệu suất tổng hợp và màu sắc của dẫn xuất salicylaldehyde
TT Hợp chất aldehyde
Ký
hiệu
Màu sắc
Hiệu suất
(H %)
1 5-methoxy salicylaldehyde 5ms Chất lỏng màu nâu 23
2 3-t-butyl salicylaldehyde 3tbs Chất lỏng màu nâu 21
3 5-t-butylsalicylaldehyde 5tbs Chất lỏng màu nâu 23
4 3,5-di-t-butyl-salicylaldehyde 3,5tbs Chất lỏng màu nâu 24
5 5-chloro-salicylaldehyde 5Cls Chất rắn, màu trắng 18
6 5-bromo-salicylaldehyde 5Brs Chất rắn, màu trắng 18
7 5-iodo-salicylaldehyde 5Is Chất rắn, màu trắng 17
8 5-flouro-salicylaldehyde 5Fs Chất rắn, màu trắng 15
Các sản phẩm tan tốt trong n-hexan, EtOAc, CH3OH , CH2Cl2, C2H5OH.
2.3.1. Tổng hợp 5-methoxy-salicylaldehyde 108b
1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), δH (ppm), J (Hz): 10,64 (1H, s, -OH); 9,85 (H,
s, H-7); 7,15 (1H, dd, J = 3,0; 9,0, H-4); 7,00 (1H, d, J = 3,0, H-6); 6,93 (1H, d, J =
9,0, H-3); 3,82 (3H, s, H-8).
Hình 2.1. Chất 5ms 108b
(H = 23%)
Hình 2.2. Chất 3tbsa 108c
(H = 21%)
2.3.2. Tổng hợp 3-tert-butyl-salicylaldehyde 108c
1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), δH (ppm), J (Hz): 11,78 (H, s, -OH); 9,87 (1H,
s, H-7); 6,94 (1H, t, J = 7,5, H-5); 7,51 (1H, dd, J = 1,5; 7,5, H-6); 6,94 (1H, dd, J
= 1,5; 7,5, H-4); 1,42 (9H, s, H-9, H-10, H-11).
2.3.3. Tổng hợp 5-tert-butyl-salicylaldehyde 108d
1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), δH (ppm), J (Hz): 10,85 (1H, s, -OH); 9,89
(1H, s, H-7); 7,58 (1H, dd, J = 2,5; 8,5, H-4); 7,51 (1H, d, J = 2,5, H-6); 6,93 (1H,
d, J = 8,5, H-3); 1,32 (9H, s, H-9, H-10, H-11).
32
2.3.4. Tổng hợp 3,5-di-tert-butyl-salicylaldehyde 108e
Hình 2.3. Chất 5tbs 108d
(H = 23%)
Hình 2.4. Chất 3,5tbsa 108e
(H = 24%)
1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), δH (ppm), J (Hz): 11,63 (1H, s, -OH); 9,86
(1H, s, H-7); 7,59 (1H, d, J = 2,5, H-4); 7,34 (1H, d, J = 2,5, H-6); 1,42 (9H, s, H-9,
H-10, H-11); 1,32 (9H, s, H-13, H-14, H-15).
2.3.5. Tổng hợp 5-chloro-salicylaldehyde 108f
1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), δH (ppm), J (Hz): 10,91 (1H, s, -OH); 9,85
(1H, s, H-7); 7,54 (1H, d, J = 2,5, H-6); 7,48 (1H, dd, J = 2,5; 9,0, H-4); 6,96 (1H,
d, J = 8,5, H-3).
Hình 2.5. Chất 5Clsa 108f
(H = 18%)
Hình 2.6. Chất 5Brsa 108g
(H = 18%)
2.3.6. Tổng hợp 5-bromo-salicylaldehyde 108g
1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), δH (ppm), J (Hz): 10,93 (1H, s, -OH); 9,83
(1H, s, H-7); 7,84 (1H, d, J = 2,5, H-6); 7,75 (1H, dd, J = 2,0; 8,5, H-4); 6,79 (1H,
d, J = 8,5, H-3).
2.3.7. Tổng hợp 5-iodo-salicylaldehyde 108h
Hình 2.7. Chất 5Isa 108h
(H = 17%)
Hình 2.8. Chất 5Fsa 108i
(H = 15%)
1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), δH (ppm), J (Hz): 10,92 (1H, s, -OH); 9,84
(1H, s, H-7); 7,68 (1H, d, J = 2,5, H-6); 7,59 (1H, dd, J = 2,5; 9,0, H-4); 6,90 (1H,
33
d, J = 8,5, H-3).
2.3.8. Tổng hợp 5-fluoro-salicylaldehyde 108i
1H-NMR (CDCl3, 500 MHz), δH (ppm), J (Hz): 10,77 (1H, s, -OH); 9,85
(1H, s, H-7); 7,28-7,23 (2H, m, H-6; H-3); 6,96 (1H, q, J = 4,5, H-4).
2.4. Tổng hợp phối tử bazơ Schiff 4 càng và phối tử 2 càng
2.4.1. Tổng hợp dãy phối tử 4 càng H2L1, H2L2, H2L3
Các phối tử bazơ Schiff bốn càng được tổng hợp theo sơ đồ 2.2.
Tổng hợp phối tử bazơ Schiff từ salicylaldehyde với 1,2-phenylendiamine
Tổng hợp phối tử bazơ Schiff từ salicylaldehyde với cis-1,2-cyclohexanediamine
109b và trans-1,2-cyclohexanediamine 109c
Tổng hợp dãy phối tử bazơ Schiff H2L2, H2L3 đi từ dẫn xuất salicylaldehyde có
các nhóm thế R3, R5 với 1,2-ethylenediamine
R3 R5 Phối tử R3 R5 Phối tử
H H H2sed 112a H Cl H25Clsed 112f
H OCH3 H25msed 112b H Br H25Brsed 112g
t-Bu H H23tbsed 112c H I H25Ised 112h
H t-Bu H25tbsed 112d H F H25Fsed 112i
t-Bu t-Bu H23,5tbsed 112e
Sơ đồ 2.2. Tổng hợp dãy phối tử bazơ Schiff H2L2, H2L2, H2L3
34
a. Quy trình tổng hợp các phối tử bazơ Schiff do chúng tôi nghiên cứu như sau:
Dãy H2L1: H2spd 110, cis-H2scd 111a, trans-H2scd 111b
Cho vào bình cầu (dung tích 100 ml) 1mmol (111,5 mg 1,2-phenylene-
diamine 109a; hoặc 117,7 mg cis-1,2-cyclohexanediamine 109b; hoặc 117,7 mg
trans-1,2-cyclohexanediamine 109c), hòa tan bằng 25 ml dung môi C2H5OH. Thêm
từ từ vào bình cầu 252,8 mg (2 mmol) salicylaldehyde 97% (108a) và khuấy ở nhiệt
độ phòng. Theo dõi phản ứng bằng sắc ký bản mỏng (TLC). Thời gian thực hiện
phản ứng khoảng 3h. Cho vào hỗn hợp phản ứng 0,142g Na2SO4 khan 99% để hấp
thụ vừa đủ lượng nước sinh ra trong phản ứng. Lọc phần dịch sau khi làm khan, cô
quay chân không để thu hồi dung môi và thu sản phẩm. Rửa sản phẩm bằng n-hexan
lạnh và C2H5OH.
b. Tổng hợp các phối tử bazơ Schiff:
H2L2: H2sed 112a, H2msed 112b, H23tbsed 112c, H25tbsed 112d, H23,5tbsed
112e;
H2L3: H25Clsed 112f, H25Brsed 112g, H25Ised 112h, H25Fsed 112i
Các phối tử H2L2 được tổng hợp theo qui trình giống như qui trình tổng hợp
phối tử H2L1 ở mục (a) thay các chất phản ứng là 1,2-ethylenediamine 109d và các
dẫn xuất salicylaldehyde 97%.
Lượng các chất đầu được lấy như sau: 61,9 mg (1 mmol) 1,2-ethylene
diamine 109c và 2 mmol dẫn xuất salicylaldehyde 97% (251,8 mg salicylal dehyde
108a, 313,3 mg 5-methoxy-salicylaldehyde 108b, 366,8 mg 3-t-butyl-salicyl
aldehyde 108c, 366,8 mg 5-t-butyl-salicylaldehyde 108d, 482,3 mg 3,5-di-t-butyl-
salicylaldehyde 108e, 321,6 mg 5-chloro-salicylaldehyde 108f; 405,2 mg 5-bromo-
salicylaldehyde 108g, 511,2 mg 5-iodo-salicylaldehyde 108h, 288,7 mg 5-fluoro-
salicylaldehyde 108i). Hiệu suất tổng hợp và màu sắc của các sản phẩm được đưa ra
ở Bảng 2.3. Các sản phẩm tan tốt trong n-hexan, EtOAc, CH3OH, CH2Cl2, C2H5OH.
Bảng 2.3. Hiệu suất và màu sắc của các phối tử bazơ Schiff dạng 4 càng
TT Phối tử bazơ Schiff Ký hiệu Màu sắc H(%)
1
N,N'-bis(salicylidene)-1,2-
phenylendiamine
H2spd
110
Vàng cam 85%
2
cis-N,N'-bis(salicylidene)-1,2-
cyclohexanediamine
cis-H2scd
111a
Màu vàng 93%
3 trans-N,N'-bis(salicylidene)-1,2- trans-H2scd Màu vàng 94%
35
cyclohexanediamine 111b
4
N,N'-bis(salicylidene)-1,2-
ethylenediamine
H2sed
112a
Màu vàng 96%
5
N,N'-bis(5-methoxy-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
H25msed
112b
Màu vàng 95%
6
N,N'-bis(3-tert-butyl-
salicylidene)-1,2-ethylenediamine
H23tbsed
112c
Màu vàng 89%
7
N,N'-bis(5-tert-butyl-
salicylidene)-1,2-ethylenediamine
H25tbsed
112d
Màu vàng 92%
8
N,N'-bis(3,5-di-tert-butyl-
salicylidene)-1,2-ethylenediamine
H23,5tbsed
112e
Màu vàng 86%
9
N,N'-bis(5-chloro-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
H25Clsed
112f
Màu vàng 96%
10
N,N'-bis(5-bromo-salicylidene)-
1,2-ethylenediamine
H25Brsed
... with oxygen, nitrogen and
oxygen (ONO) donor Schiff base ligand derived from thiazole and 2-hydroxy-
1-naphthaldehyde, Journal of Molecular Structure, 2015, 1085, 198–206.
[40] Nour T. Abdel Ghani, Palladium(II) and platinum(II) complexes containing
benzimidazole ligand: Molecular structures, vibrational frequencies and
cytotoxicity, Journal of Molecular Structure, 2011, 991, 108–126.
[41] Dimitra Kovala-Demertzi, Mavroudis A. Demertzis, J.R. Miller , Cryshanthi,
Papadopoulou, Catherine Dodorou, Giorge Filousis, Platinum(II) complexes
with 2-acetyl pyridine thiosemicarbazone Synthesis, crystal structure,
spectral properties, antimicrobial and antitumour activity, Journal of
Inorganic Biochemistry, 2001, 86, 555–563.
146
[42] Wael Hussein Hegazy, Spectroscopic, thermal characterization and cytotoxic
activity of bi-, tri- and tetra-nuclear Pd(II) and Pt(II) complexes with di Schiff
base ligand, Journal of Molecular Structure, 2014, 1075, 103–112.
[43] William M. Motswainyana, Martin O. Onani, Abram M. Madiehe, Morounke
Saibu, Ntevheleni Thovhogi, Roger A. Lalancette, Imino-phosphine
palladium(II) and platinum(II) complexes: Synthesis, molecular structures
and evaluation as antitumor agents, Journal of Inorganic Biochemistry, 2013,
129, 112–118.
[44] Gehad G. Mohamed, M.M. Omar, Amr A. Ibrahim, Biological activity of
palladium(II) and platinum(II) complexes of the acetone Schiff bases of S-
methyl- and S-benzyldithiocarbazate and the X-ray crystal structure of the
[Pd(asme)2] (asme=anionic form of the acetone Schiff base of S-
methyldithiocarbazate) complex, Journal of Inorganic Biochemistry, 2002,
92, 141–148.
[45] S.A. Sadeek, M.S. El-Attar, S.M. Abd El-Hamid. Preparation and
characterization of new tetradentate Schiff base metal complexes and
biological activity evaluation. Journal of Molecular Structure, 2013, 1051,
30–40.
[46] V. Selvarani, B. Annaraj, M.A. Neelakantan, S. Sundaramoorthy, D.
Velmurugan, Synthesis, characterization and crystal structures of copper(II)
and nickel(II) complexes of propargyl arm containing N2O2 ligands:
Antimicrobial activity and DNA binding, Polyhedron, 2013, 54, 74–83.
[47] Tudor Rosu, Elena Pahontu, Catalin Maxim, Rodica Georgescu, Nicolae
Stanica, Aurelian Gulea, Some new Cu(II) complexes containing an ON
donor Schiff base: Synthesis,characterization and antibacterial activity,
Polyhedron, 2011, 30, 154–162.
[48] Cemal Şenol, Zeliha Hayvali, Hakan Dal, Tuncer Hökelek, Syntheses,
characterizations and structures of NO donor Schiff base ligands and
nickel(II) and copper(II) complexes, Journal of Molecular Structure, 2011,
997, 53–59.
[49] Xiongwei Dong, Yuguang Li, Zuowen Li, Yongming Cui, Hailiang Zhu,
Synthesis, structures and urease inhibition studies of copper(II) and nickel(II)
complexes with bidentate N,O-donor Schiff base ligands, Journal of Inorganic
Biochemistry, 2012, 108, 22–29.
[50] Tingting Li, Yong Chen, Wen-Fu Fua, Photocatalytic H2 production from
water based on platinum(II) Schiff base sensitizers and a molecular cobalt
catalyst, Catalysis Communications, 2014, 45, 91–94.
[51] Mahmut Ulusoy, Özgül Birel, Onur Sahin, Orhan Büyükgüngör, Bekir
Cetinkaya, Structural, spectral, electrochemical and catalytic reactivity
studies of a series of N2O2 chelated palladium(II) complexes, Polyhedron,
147
2012, 38, 141–148.
[52] Daver M. Boghaei and Sajjad Mohebi, Non-symmetrical tetradentate
vanadyl Schiff base complexes derived from 1,2-phenylenediamine and 1,3-
naphthalene diamine as catalysts for the oxidation of cyclohexene,
Tetrahedron, 2002, 58, 5357–5366.
[53] S. Sujarani, A. Ramu, Docking of ethanamine Schiff base imines & metal (II)
complexes,cytotoxicity & DNA interaction studies, Journal of Molecular
Structure, 2015, 1079, 353–362
[54] M.R. Bermejo, A.M. Gonzalez, M. Fondo, M. Maneiro, M. Rey, M. Vazquez,
O.L. Hoyos, J.C. Garcıa-Monteagudo, Electrochemical synthesis of neutral
Mn(III) complexes with asymmetrical N2O2 Schiff base ligands, Inorganica
Chimica Acta, 2000, 307, 106–114.
[55] Alparslan Atahan, Sefa Durmus, 1-Amino-2-hydroxy-4-naphthalenesulfonic
acid based Schiff bases or naphtho[1,2-d]oxazoles: Selective synthesis and
photophysical Properties, Spectrochimica Acta Part A: Molecular and
Biomolecular Spectroscopy, 2015, 144, 61–67.
[56] D.M. Kweeke et al., Pharmacology of oxaliplatin and the use pharmacoge
nomics to individualize therapy. Cancer Treatment Reviews, 2005, 31, 90–
105.
[57] B. Rosenberg, L. Van Camp, J. E. Trosko and V.H. Mansour, Platinum
Compounds: a New Class of Potent Antitumour Agents, Nature, 1969, 222,
385–386.
[58] Bernard Desoize, Claudie Madoulet, Particular aspects of platinum compounds
used at present in cancer treatmen, critical reviews in oncology/hematology,
2002, 42, 317–325.
[59] Shaloam Dasari, Paul Bernard Tchounwou, Review cis-platin in cancer
therapy: Molecular mechanisms of action. European Journal of
Pharmacology, 2014, 740, 364–378
[60] Mehmet Sönmez, Metin Çelebi, Yavuz Yardım, Zühre Şentürk, Palladium(II)
and platinum(II) complexes of a symmetric Schiff base derived from
2,6,diformyl-4-methylphenol with N-aminopyrimidine: Synthesis, characteri-
zation and detection of DNA interaction by voltammetry, European Journal of
MedicinalChemistry, 2010, 45, 4215–4220.
[61] V. Selvarani, B. Annaraj, M.A. Neelakantan, S. Sundaramoorthy, D.
Velmurugan, Synthesis and crystal structure of hydroxyacetophenone Schiff
bases containing propargyl moiety: Solvent effects on UV-visible spectra,
Spectrochimica Acta Part A, 2012, 91, 329–337.
[62] S. S. Sreejith, S.S. Sreejith, Nithya Mohan, N. Aiswarya, M.R.
Prathapachandra Kurup, Inclusion, pseudo-inclusion compounds and
coordination polymer of Pd(II), Zn(II) and Cd(II) from salen-type Schiff base
148
ligand with a 1,3-diimino spacer group: Crystal structures, spectroscopic and
thermal studies, Polyhedron, 2016, 115, 180–192.
[63] Beata Cristóvão, Barbara Miroslaw, Julia Kłak, New mononuclear CuII and
tetranuclear CuII2–LaIII2 Schiff base complexes – Physicochemical properties,
Polyhedron, 2013, 62, 218–226.
[64] Seema Yadav, Musheer Ahmad, K.S. Siddiqi. Metal-ion directed synthesis of
N2O2 type chelate complexes of Ni(II), Cu(II) and Zn(II): Spectral, thermal
and single crystal studies, Spectrochimica Acta Part A, 2012, 98, 240–246.
[65] Monami Maiti, Dipali Sadhukhan, Santarupa Thakurta, Ennio Zangrando,
Antonio Bauzá, Antonio Frontera, Bülent Dede, Samiran Mitra, Guillaume
Pilet, Synthesis, structural characterization, theoretical calculations and
catecholase mimetic activity of manganese-Schiff base complexes,
Polyhedron, 2014, 75, 40–49.
[66] Hiroto Achira, Yuki Hoga, Isao Yoshikawa, Toshiki Mutai, Kazunari
Matsumura, Hirohiko Houjou, Effects of a semiflexible linker on the
mechanochromic photoluminescence of bis(Pt-salen) complex, Polyhedron,
2016, 113, 123–131.
[67] Ali Ourari, Djouhra Aggoun, Lahcène Ouahab, A novel copper(II)-Schiff base
complex containing pyrrole ring: Synthesis, characterization and its modified
electrodes applied in oxidation of aliphatic alcohols, Inorganic Chemistry
Communications, 2013, 33, 118–124.
[68] Leon Dyers Jr., Steven Y. Que, Donald Van Derveer, Xiu R. Bu, Synthesis
and structures of new salen complexes with bulky groups, Inorganica Chimica
Acta, 2006, 359, 197–203.
[69] Abdel-Nasser M.A. Alaghaz, Yousry A. Ammar, Hoda A. Bayoumi, Sharah
A. Aldhlmani, Synthesis, spectral characterization, thermal analysis,
molecular modeling and antimicrobial activity of new potentially N2O2 azo-
dye Schiff base complexes, Journal of Molecular Structure, 2014, 1074, 359–
375.
[70] D. Tomczyk, L. Nowak, W. Bukowski, K. Bester, P. Urbaniak, G.
Andrijewski, B. Olejniczak, Reductive and oxidative electrochemical study
and spectroscopic properties of nickel(II) complexes with N2O2 Schiff bases
derived from (±)-trans-N,N-2-bis(salicylidene)-1,2-cyclohexanediamine,
Electrochimica Acta, 2014, 121, 64– 77.
[71] W. Schilf, B. Kamienski, Z. Rozwadowski, K. Ambroziak, B. Bieg, T.
Dziembowska, Solid state 15N and 13C NMR study of dioxomolybdenum (VI)
complexes of Schiff bases derived from trans-1,2-cyclohexanediamine,
Journal of Molecular Structure, 2004, 700, 61–65.
[72] Maria Proetto, Wukun Liu, Adelheid Hagenbach, Ulrich Abram, Ronald
Gust, Synthesis, characterization and in vitro antitumour activity of a series
149
of novel platinum(II) complexes bearing Schiff base ligands, European
Journal of Medicinal Chemistry, 2012, 53, 168–175.
[73] Akmal S. Gaballa, Mohsen S. Asker, Atiat S. Barakat, Said M. Teleb,
Synthesis, characterization and biological activity of some platinum(II)
complexes with Schiff bases derived from salicylaldehyde, 2-furaldehyde and
phenylenediamine, Spectrochimica Acta Part A, 2007, 67, 114–121.
[74] Mohamed I. Ayad, Synthesis, characterization and catechol oxidase
biomimetic catalytic activity of cobalt(II) and copper(II) complexes
containing N2O2 donor sets of imine ligands, King Saud University Arabian
Journal of Chemistry, 2016, 9 (2), S1297–S1306.
[75] Ali Hossein Kianfar, Liala Keramat, Morteza Dostani, Mojtaba Shamsipur,
Mahmoud Roushani, Farzad Nikpour, Synthesis, spectroscopy, electro-
chemistry and thermal study of Ni(II) and Cu(II) unsymmetrical N2O2 Schiff
base complexes, Spectrochimica Acta Part A, 2010, 77, 424–429.
[76] Khosro Mohammadi, Mahmood Niad, Tahereh Jafari, New 3,4-diaminobenz-
oic acid Schiff base compounds and their complexes: Synthesis, characteri-
zation and thermodynamics, Spectrochimica Acta Part A, 2014, 122, 179–
185.
[77] Ying-Zhong Shen, Yi Pan, Le-Yong Wang, Gang Dong, Xiao-Ping Jin, Xiao-
Ying Huang, Hongwen Hu, Synthesis and characterisation of alkyl-N,N’-
bis(salicylidene)ethylenediamino- and alkyl-N,N’-bis(salicylidene)-1,2-phenyl
enediaminogallium or indium complexes: crystal structure of methyl-N,N’-
bis(salicylidene)-1,2-phenylenediaminoindium, Journal of Organo- metallic
Chemistry, 1999, 590, 242–247.
[78] Yan Chen, YaojuLiu, Xingmei Zhang, Zhao Zhang, Lin Liu, Daidi Fan,
LiqinDing, Xingqiang Lü, Stereo-regulated methyl methacrylate (MMA)
polymerization catalyzed by asymmetric Salen-type Schiff-base Cu(II)
complexes, Inorganic Chemistry Communications, 2015, 53, 1–3.
[79] Christopher T. Lyons, T. Daniel P. Stack. Recent advances in phenoxyl
radical complexes of salen-type ligands as mixed-valent galactose oxidase
models, Coordination Chemistry Reviews, 2013, 257, 528–540.
[80] Liqin Ding, Zeng Chu, Leilei Chen, Xingqiang Lü, Biao Yan, Jirong Song,
Daidi Fan, Feng Bao, Pd-Salen and Pd-Salan complexes: Characterization
and application instyrene polymerization, Inorganic Chemistry
Communications, 2011, 14, 573–577.
[81] Jie Zhang, Guoliang Dai, Fengshou Wu, Dan Li, Dongchun Gao, Haiwei Jin,
Song Chen, Xunjin Zhu, Chenxiu Huang, Deman Han, Efficient and tunable
phosphorescence of new platinum(II) complexes based on the donor–π–
acceptor Schiff bases, Journal of Photochemistry and Photobiology A:
Chemistry, 2016, 316, 12–18.
150
[82] Joana Fonseca, Javier Martinez, Luís Cunha-Silva, Alexandre L. Magalhães,
M. Teresa Duarte, Cristina Freire, Insights into electronic and structural
properties of novel Pd(II) salen-type complexes, Inorganica Chimica Acta,
2010, 363, 4096–4107.
[83] Mozaffar Asadi, Zahra Asadi, Leila Zarei, Somaye Barzegar Sadi, Zahra
Amirghofran, Affinity to bovine serum albumin and anticancer activity of
some new water-soluble metal Schiff base complexes, Spectrochimica Acta
Part A, 2014, 133, 697–706.
[84] Elham S. Aazam, Waleed Ahmed El-Said. Synthesis of copper/nickel
nanoparticles using newly synthesized Schiff-base metals complexes and their
cytotoxicity/catalytic activities, Bioorganic Chemistry, 2014, 57, 5–12.
[85] Noor-ul Hasan Khan, Nirali Pandya, K. Jeya Prathap, Rukhsana Ilays
Kureshy, Sayed Hasan Razi Abdi, Sandhya Mishra, Hari Chandra Bajaj,
Chiral discrimination asserted by enantiomers of Ni(II), Cu(II) and Zn(II)
Schiff base complexes in DNA binding, antioxidant and antibacterial
activities, Spectrochimica Acta Part A, 2011, 81, 199–208.
[86] Soleiman Hisaindee, Rabah Iratni, Leena Al-Kaabi, Na’il Saleh, Suad Ajeb,
Synan F. AbuQamar, Yaser Torky, Antipathogenic effects of structurally-
related Schiff base derivatives: Structure–activity relationship, Arabian
Journal of Chemistry, 2015, 8, 828–836.
[87] Cleiton M. da Silva, Daniel L. da Silva, Luzia V. Modolo, Rosemeire B.
Alves, Maria A. de Resende, Cleide V.B. Martins, Angelo de Fatima, Schiff
bases: A short review of their antimicrobial activities, Journal of Advanced
Research, 2011, 2, 1–8.
[88] Muhammad Shabbir, Zareen Akhter, Iqbal Ahmad, Safeer Ahmed, Hammad
Ismail, Bushra Mirza, Vickie McKee, Copper (II) complexes bearing ether
based ON donor bidentate Schiff bases: Synthesis, characterization,
biological and electrochemical investigations, Polyhedron, 2017, 124, 117–
124.
[89] Zahra Kazemi, Hadi Amiri Rudbari, Mehdi Sahihi, Valiollah Mirkhani, Majid
Moghadam, Sharam Tangestaninejad, Iraj Mohammadpoor-Baltork,
Gholamhassan Azimi, Sajjad Gharaghani, Abolghasem Abbasi Kajani.
Synthesis, characterization and separation of chiral and achiral diastereo-
mers of Schiff base Pd(II) complex: A comparative study of their DNA- and
HSA-binding, Journal of Photo chemistry & Photobiology, B: Biology 2016,
163, 246–260.
[90] Zhen Li, Hui Yan, Guoliang Chang, Min Hong, Jianmin Dou, Meiju Niu,
Cu(II), Ni(II) complexes derived from chiral Schiff-base ligands: Synthesis,
characterization, cytotoxicity, protein and DNA–binding properties, Journal
of Photochemistry & Photobiology, B: Biology, 2016, 163, 403–412.
151
[91] Eliene Leandro de Araújo, Hellen Franciane Gonc¸ alves Barbosa, Edward
Ralph Dockal, Éder Tadeu Gomes Cavalheiro, Synthesis, characterization
and biological activity of Cu(II), Ni(II) and Zn(II) complexes of
biopolymeric Schiff bases of salicylaldehydes and chitosan, International
Journal of Biological Macromolecules, 2017, 95, 168–176.
[92] Alyssa E. Patterson, Jessica J. Miller, Brittany A. Miles, Erin L. Stewart,
Josée-Marie E.J. Melanson, Christopher M. Vogels, Amanda M. Cockshutt,
Andreas Decken, Pier Morin Jr., Stephen A. Westcott, Synthesis,
characterization and anticancer properties of (salicylaldiminato)platinum(II)
complexes, Inorgani fca Chimica Acta, 2014, 415, 88–94.
[93] Mohamed Ramadan El Sayed Aly, Hamadah Hamadah Abd El Razek Fodah,
Sherif Yousef Saleh, Antiobesity, antioxidant and cytotoxicity activities of
newly synthesized chalcone derivatives and their metal complexes, European
Journal of Medicinal Chemistry, 2014, 76, 517–530.
[94] Halime Güzin Aslan, Servet Özcan, Nurcan Karacan, Synthesis, characteri-
zation and antimicrobial activity of salicylaldehyde benzenesulfonylhyd-
razone (Hsalbsmh) and its Nickel(II), Palladium(II), Platinum(II),
Copper(II), Cobalt(II) complexes, Inorganic Chemistry Communications,
2011, 14, 1550–1553.
[95] Meiju Niu, Min Hong, Guoliang Chang, Xiao Li, Zhen Li, A comparative
study of cytotoxicity and interaction with DNA/protein offive transition metal
complexes with Schiff base ligands, Journal of Photochemistry and
Photobiology B: Biology, 2015, 148, 232–241.
[96] C.E. Satheesh, P. Raghavendra Kumar, P. Sharma, K. Lingaraju, B.S.
Palakshamurthy, H. Raja Naika, Synthesis, characterisation and antimi-
crobial activity of new palladium and nickel complexes containing Schiff
bases, Inorganica Chimica Acta, 2016, 442, 1–9.
[97] Reyhan Kag it, Osman Dayan, Namik Özdemir, Palladium(II) and
Ruthenium(II complexes bearing arylsulfonate based ligands: synthesis,
structural characterization and catalytic properties, Polyhedron, 2016, 117,
504–512.
[98] Hadi Amiri Rudbari, Mohammad Reza Iravani, Vahid Moazam, Banafshe
Askari, Mahsa Khorshidifard, Neda Habibi, Giuseppe Bruno, Synthesis,
characterization, X-ray crystal structures and antibacterial activities of
Schiff base ligands derived from allylamine and their vanadium(IV),
cobalt(III), nickel(II), copper(II), zinc(II) and palladium(II) complexes,
Journal of Molecular Structure, 2016, 1125, 113–120.
[99] Mahsa Khorshidifard, Hadi Amiri Rudbari, Zahra Kazemi-Delikani, Valiollah
Mirkhani, Reza Azadbakht. Synthesis, characterization and X-ray crystal
structures of Vanadium(IV), Cobalt(III), Copper(II) and Zinc(II) complexes
152
derived from an asymmetric bidentate Schiff-base ligand at ambient
temperature, Journal of Molecular Structure, 2015, 1081, 494–505.
[100] S.M. Pradeepa, H.S. Bhojya Naik , B. Vinay Kumar, K. Indira Priyadarsini,
Atanu Barik, M.C. Prabhakara, DNA binding, photoactivated DNA cleavage
and cytotoxic activity of Cu(II) and Co(II) based Schiff-base azo
photosensitizers, Spectrochimica Acta Part A, 2015, 141, 34–42.
[101] Mukul Kalita, Kashyap Jyoti Tamuli, Pranjit Barman, Bipul Sarma, Reshita
Baruah, Hari Prasanna Deka Boruah, Synthesis, crystal structure,
bioactivities of Ni(II), Cu(II), Co(II) and Pd(II) complexes with
unsymmetrical thioether donor Schiff base: Phosphinefree Pd(II) complex
catalyzed Suzuki reaction, Polyhedron, 2015, 97, 140–147.
[102] Emad Yousif, Jumat Salimon, Ahmed Majeed, Bashar Abdullah, Khulood
Al-Sammarrae, Nadia Salih, Metal complexes of Schiff base: Preparation,
characterization and antibacterial activity, Arabian Journal of Chemistry,
2017, 10, S1639–S1644.
[103] V.T. Kasumov, F. Suzergoz, E. Sahin, O. Celik, M. Aslanoglu, Synthesis,
characterization and effect of the fluorine substitution on the redox reactivity
and in vitro anticancer behaviors of N-polyfluorophenyl-3,5-di-tert
butylsalicylaldimines and their Cu(II) complexes, Journal of Fluorine
Chemistry, 2014, 162, 78–89.
[104] Veli T. Kasumov, Seniz Ozalp-Yaman, Esref Tas¸ Synthesis, spectroscopy
and electrochemical behaviors of nickel(II) complexes with tetradentate shiff
bases derived from 3,5-But2-salicylaldehyde, Spectrochimica Acta Part A,
2005 62, 716–720.
[105] Yongming Cui, Xiongwei Dong, Yuguang Li, Zuowen Li, Wu Chen,
Synthesis, structures and urease inhibition studies of Schiff base metal
complexes derived from 3,5-dibromosalicylaldehyde, European Journal of
Medicinal Chemistry, 2012, 58, 323–331.
[106] S. Jone Kirubavathy, R. Velmurugan, R. Karvembu, N.S.P. Bhuvanesh, Israel
V.M.V. Enoch, P. Mosae Selvakumar, D. Premnath, S. Chitra, Structural and
molecular docking studies of biologically active mercaptopyrimidine Schiff
bases, Journal of Molecular Structure, 2017, 1127, 345–354.
[107] Lei Shi, Hui-Ming Ge, Shu-Hua Tan, Huan-Qiu Li, Yong-Chun Song, Hai-
Liang Zhu, Ren-Xiang Tan, Synthesis and antimicrobial activities of Schiff
bases derived from 5-chloro-salicylaldehyde, European Journal of Medicinal
Chemistry, 2007, 42, 558–564.
[108] Ahmed Nuri Kursunlu, Ersin Guler, Fatih Sevgi, Birol Ozkalp, Synthesis,
spectroscopic characterization and antimicrobial studies of Co(II), Ni(II),
Cu(II) and Zn(II) complexes with Schiff bases derived from 5-bromo-
salicylaldehyde, Journal of Molecular Structure, 2013, 1048, 476–481.
153
[109] Serenella Medici, Massimiliano Peana, Valeria Marina Nurchi, Joanna I.
Lachowicz, Guido Crisponi, Maria Antonietta Zoroddu, Noble metals in
medicine: Latest advances, Coordination Chemistry Reviews, 2015, 284,
329–350.
[110] Runting Yin, Shaohua Gou, Xia Liu, Liguang Lou. Antitumor activities and
interaction with DNA of oxaliplatin-type platinum complexes with linear or
branched alkoxyacetates as leaving groups, Inorganic Biochemistry, 2011,
105, 1095–1101.
[111] C. Monneret, General Review Platinum anticancer drugs. From serendipity
to rational design, Annales Pharmaceutiques Françaises, 2011, 69, 286–295.
[112] A. M. Di Francesco, A. Ruggiero and R. Riccardi, Drugs of the Future:
Review Cellular and molecular aspects of drugs of the future: Oxaliplatin.
CMLS Cellular and Molecular Life Sciences, 2002, 59, 1914–1927.
[113] Lloyd R. Kelland. New platinum antitumor complexes, Critical Reviews in
Oncology/Hematology, 1993, 15, 191–219.
[114] Federica Trudu, Filippo Amato, Petr Vanhara, Tiziana Pivetta, E.M. Peña-ra
Méndez, Josef Havel, Coordination compounds in cancer: Past, present and
perspectives, Journal of applied biomedicine, 2015 , 13, 79–103.
[115] Tim Mosmann. Rapid colorimetric assay for cellular growth and survival:
Application to proliferation and cytotoxicity assay. Journal of immunological
methods, 1983, 65, 55–63.
[116] Scudiero D.A., Evaluation of a soluable tetrazolium/formazan assay for cell
growth and drug sensitivity in culture using human and other tumor cell
lines. Cancer Reseach. 1988, 48: 4827–4833.
[117] Cos P, Vlietinck AJ, Vanden BD, Maes L. Anti-infective potential of nature
products: How to develop a stronger in vitro ‘proof-of-concept’. Journal of
Ethnopharmacology, 2006, 106 (3), 290–302.
[118] Pual Cos, et al., Bioassay for antibacterial and antifungal activities,
Laboratory for Microbiology, Parasitology and Hygien, Faculty of
Pharmaceutical, Biomedical and Veterinary Sciences, University of Antwerp,
Belgium, 2005, 1–13.
[119] Franz Hadacek, Harald Greger. Testing of Antifungal Natural Products:
Methodologies, Comparability of Results and Assay Choice, Phytochemical
analysis, 2000, 11, 137–147.
[120] G. Tweedy, Possible mechanism for reduction of elemental sulfur by
monilinia fructicola, Phytopathology, 1964, 55, 910–914.
[121] Yu-Xing Tan, Zhi-Jian Zhang, Yang Liu, Jiang-Xi Yu, Xiao-Ming Zhu, Dai-
Zhi Kuang, Wu-Jiu Jiang, Synthesis, crystal structure and biological activity
of the Schiff base organotin(IV) complexes based on salicylaldehyde-o-
aminophenol, Journal of Molecular Structure, 2017, 1149, 874–881
154
[122] MohammadMehdi Haghdoost, Golara Golbaghi, Myriam Letourneau,
Shunmoogum A. Patten, Annie Castonguay, Lipophilicity-antiproliferative
activity relationship study leads to the preparation of a ruthenium(II) arene
complex with considerable in vitro cytotoxicity against cancer cells and a
lower in vivo toxicity in zebrafish embryos than clinically approved cis-platin,
European Journal of Medicinal Chemistry, 2017, 132, 282–293
[123] Jee-Young Lee, Min-Cheol Jeong, Dasom Jeon, Yeongjun Lee, Woo Cheol
Lee, Yangmee Kim, Structure-activity relationship-based screening of
antibiotics agains Gram-negative Acinetobacter baumannii, Bioorganic &
Medicinal Chemistry, 2017, 25, 372–380
[124] Chandravadivelu Gopi, Vedula Girija Sastry, Magharla Dasaratha Dhanaraju,
Synthesis, spectroscopic characterization, X-ray crystallography, structural
activity relationship and antimicrobial activity of some novel 4-(5-(10-(3-N,
N-dimethylamino)propyl)-10H-phenothiazine3-yl)-1,3,4-thiadiazole-2-yl) Azo
dye/Schiff base derivatives, Future Journal of Pharmaceutical Sciences, 2017,
3, 79–89.
[125] Chandravadivelu Gopi, Vedula Girija Sastry, Magharla Dasaratha Dhanaraju,
Microwave-assisted synthesis, structural activity relationship and biological
activity of some new quinoxaline Schiff base derivatives as highly potent
spirochete bactericidal agents, Beni-Suef University Journal of Basic and
Applied Sciences 2017. 6, 39–47
[126] Sayan Dutta Gupta, B. Revathi, Gisela I. Mazaira, Mario D. Galigniana,
C.V.S. Subrahmanyam, N.L. Gowrishankar, N.M. Raghavendra, 2,4-
dihydroxy benzaldehyde derived Schiff bases as small molecule Hsp90
inhibitors: Rational identification of a new anticancer lead, Bioorganic
Chemistry 2015, 59, 97–105.
[127] Krzysztof Sztanke, Agata Maziarka, Anna Osinka, Malgorzata Sztanke, An
insight into synthetic Schiff bases revealing antiproliferative activities in
vitro, Bioorganic & Medicinal Chemistry, 2013, 21, 3648–3666.
[128] Kannan Balan, Periyasamy Ratha, Govindan Prakash, Periyasamy
Viswanathamurthi, Thayumanavan Palvannan, Sirichai Adisakwattana,
Evaluation of invitro α-amylase and α-glucosidase inhibitory potential of
N2O2 schiff base Zn complex, Arabian Journal of Chemistry, 2017, 10, 732-
738 .
[129] Gholamhossein Grivani, Sara Husseinzadeh Baghan, Mohammad Vakili,
Aliakbar Dehno Khalaji, Vida Tahmasebi, Václav Eigner, Michal Dušek, A
new copper(II) Schiff base complex containing asymmetrical tetradentate
N2O2 Schiff base ligand: Synthesis, characterization, crystal structure and
DFT study, Journal of Molecular Structure, 2015, 1082, 91–96.
[130] Ali Hossein Kianfar, Roghayeh Hashemi Fath, Theoretical study of the
155
structures of Schiff base compounds and thermodynamic study of the
tautomerism reactions byab initio calculations, Egyptian Journal of
Petroleum, 2016.
[131] Omima M.I. Adly, Ali Taha, Shery A. Fahmy, Spectroscopic and structural
studies of new mononucleating tetradentate Schiff base metal chelates
derived from 5-acetyl-4-hydroxy-2H-1,3-thiazine-2,6(3H)-dione and 1,3-
diaminopropane, Journal of Molecular Structure, 2015, 1093, 228–238.
[132] S. Sobha, R. Mahalakshmi, N. Raman, Studies on DNA binding behaviour of
biologically active transition metal complexes of new tetradentate N2O2
donor Schiff bases: Inhibitory activity against bacteria, Spectrochimica Acta
Part A, 2012, 92, 175–183.
[133] Kamel Ouari, Sabrina Bendia, Jean Weiss, Corinne Bailly, Spectroscopic,
crystal structural and electrochemical studies of zinc(II)-Schiff base complex
obtained from 2,3-diaminobenzene and 2-hydroxynaphthaldehyde, Spectro-
chimica Acta Part A, 2015, 135, 624–631.
[134] T. Arun, S. Packianathan, M. Malarvizhi, R. Antony, N. Raman, Bio-relevant
complexes of novel N2O2 type heterocyclic ligand: Synthesis, structural
elucidation, biological evaluation and docking studies, Journal of Photo-
chemistry and Photobiology B: Biology, 2015, 149, 93–102.
[135] Soraia Meghdadi, Mehdi Amirnasr, Mona Majedi, Maryam Bagheri, Ahmad
Amiri, Soheila Abbasi, Kurt Mereiter, Template synthesis, and X-ray crystal
structures of copper(II) and nickel(II) complexes of new unsymmetrical
tetradentate Schiff base ligands. Electrochemistry, antibacterial properties,
and metal ion effect on hydrolysis recondensation of the ligand, Inorganica
Chimica Acta, 2015, 437, 64–69.
[136] Neslihan Beyazit, Berna Catıkkas, Sahin Bayraktar, Cahit Demetgül,
Synthesis, characterization and catecholase-like activity of new Schiff base
metal complexes derived from visnagin: Theoretical and experimental study,
Journal of Molecular Structure, 2016, 1119, 124–132.
[137] E. Akila, M. Usharani, S. Ramachandran, P. Jayaseelan, G. Velraj, R.
Rajavel, Tetradentate-arm Schiff base derived from the condensation reaction
of 3,3’-dihydroxybenzidine, glyoxal/diacetyl and 2-aminophenol: Designing,
structural elucidation and properties of their binuclear metal(II) complexes,
Arabian Journal of Chemistry, 2017, 10, S2950–S2960
[138] Arun Kumar, Monika Agarwal, Ajai K. Singh, R.J. Butcher, Palladium(II),
platinum(II), ruthenium(II) and mercury(II) complexes of potentially
tridentate Schiff base ligands of (E, N, O) type (E=S, Se, Te): Synthesis,
crystal structures and applications in Heck and Suzuki coupling reactions.
Inorganica Chimica Acta. 2009, 362, 3208–3218.
[139] Takashi Tsuno, Haruka Iwabe, Henri Brunner, Synthesis and structural
156
characterization of isomeric palladium(II) complexes with chiral N,O-
bidentate ligands, Inorganica Chimica Acta, 2013, 400, 262–266.
[140] Amalina Mohd Tajuddin, Bohari M. Yamin, El Hassane Anouar,
Abdulrahman I. Alharthi, Kalavathy Ramasamy, Hadariah Bahron, DFT
analysis and bioactivity of 2-((E)-(4methoxybenzylimino)methyl)phenol and
its Ni(II) and Pd(II) complexes, Arabian Journal of Chemistry, 2017, 10,
769–780.
[141] Chetan T. Prabhakara, Sangamesh A. Patil, Shivakumar S. Toragalmath,
Synthesis, characterization and biological approach of metal chelates of
some first row transition metal ions with halogenated bidentate coumarin
Schiff bases containing N and O donor atoms, Journal of Photochemistry &
Photobiology, B: Biology, 2016, 157, 1–14
[142] H. Saleem, S. Subashchandrabose, Y. Erdogdu, V. Thanikachalam, J.
Jayabharathi, FT-IR, FT-Raman spectral and conformational studies on (E)-
2-(2-hydroxybenzylidenamino)-3-(1H-indol-3yl) propionic acid, Spectro
chimica Acta Part A, 2013, 101, 91–99.
[143] Mukesh Choudhary, R.N. Patel, S.P. Rawat, Synthesis, electrochemical,
structural, spectroscopic and biological activities of mixed ligand copper (II)
complexes with 2-{[(Z)-(5-bromo-2 hydroxyphenyl)methylidene]amino}ben-
zoic acid and nitrogenous base, Journal of Molecular Structure, 2014, 1060,
197–207.
[144] I. Mohamed Mustafa, M.A. Hapipah, Mahmood Ameen Abdulla, T.
Robinson Ward, Synthesis, structural characterization, and anti-ulcerogenic
activity of schiff base ligands derived from tryptamine and 5-chloro, 5-nitro,
3,5-ditertiarybutyl salicylaldehyde and their nickel(II), copper(II), and
zinc(II) complexes, Polyhedron 28, 2009, 3993–3998.
[145] Ganesh More, Darshana Raut, K. Aruna, Sakina Bootwala, Synthesis,
spectroscopic characterization and antimicrobial activity evaluation of new
tridentate Schiff bases and their Co(II) complexes, Journal of Saudi
Chemical Society 2017.
[146] Md. Azharul Arafath , Farook Adam , Mohd. R. Razali , Loiy E. Ahmed
Hassan , Mohamed B. Khadeer Ahamed , Amin Malik S.A. Majid, Synthesis,
characterization and anticancer studies of Ni(II), Pd(II) and Pt(II) complexes
with Schiff base derived from N-methylhydrazinecarbothioamide and 2-
hydroxy-5-methoxy-3-nitrobenzaldehyde, 2017, 1130, 791–798.
157
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_tong_hop_xac_dinh_cau_truc_va_tham_do_hoa.pdf