VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ KIỀU TRANG
NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Tâm lí học chuyên ngành
Mã số: 60. 31. 04. 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thu Hương
Hà Nội, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu
và kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng có a
283 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu sự thích ứng của trẻ 5 - 6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào
Tác giả của luận án
Vũ Thị Kiều Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯ NG 1: TỔNG QUAN T NH H NH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THÍCH
ỨNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................................. 8
1.1. Những nghiên cứu về thích ứng của con người nói chung ...................................... 8
1.2. Những nghiên cứu về hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông 15
CHƯ NG 2: C SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THÍCH ỨNG CỦA
TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN TRƯỜNG
PHỔ THÔNG .............................................................................................................. 23
2.1. Lý luận về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến
trường phổ thông ........................................................................................................... 23
2.2. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông ................................... 33
2.3. Thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông .. 50
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông ..................................................................................... 58
CHƯ NG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 63
3.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................ 63
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 68
CHƯ NG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ THÍCH ỨNG
CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG ........................................................................................... 89
4.1. Thực trạng thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường
phổ thông ....................................................................................................................... 89
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông .................................................................................. 121
4.3. Các biện pháp tác động ....................................................................................... 130
4.4. Phân tích trường hợp điển hình ............................................................................ 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TR NH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 151
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá sự thích ứng ................................................................ 53
Bảng 3.1. Phân bố khách thể và địa bàn nghiên cứu .................................................... 63
Bảng 3.2. Trình độ nghề nghiệp của cha mẹ và hoàn cảnh gia đình của trẻ 5-6 tuổi .................. 66
Bảng 3.3. Các giai đoạn nghiên cứu luận án ................................................................. 67
Bảng 3.4. Độ tin cậy của bảng hỏi 1B dành cho giáo viên mầm non ........................... 70
Bảng 3.5. Đánh giá các biểu hiện thích ứng ở trẻ 5-6 tuổi của giáo viên ..................... 71
Bảng 3.6. Độ tin cậy của bảng hỏi 1B dành cho giáo viên ........................................... 79
Bảng 3.7. Độ tin cậy của bảng hỏi dành cho phụ huynh............................................... 82
Bảng 4.1. Mức độ thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến
trường PT ...................................................................................................................... 89
Bảng 4.2. Đánh giá của giáo viên về biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các
hoạt động chuẩn bị đến trường PT ............................................................................... 94
Bảng 4.3. Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường PT ................................................................................................. 96
Bảng 4.4. Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
chơi ................................................................................................................................ 97
Bảng 4.5. Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động học
....................................................................................................................................... 99
Bảng 4.6. Biểu hiện thích ứng về nhận thức của trẻ 5-6 tuổi trong sinh hoạt hàng
ngày ............................................................................................................................. 101
Bảng 4.7. Biểu hiện thích ứng về mặt cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường PT .............................................................................................. 103
Bảng 4.8. Biểu hiện thích ứng về cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động chơi ...... 103
Bảng 4.9. Biểu hiện thích ứng về cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động học ....... 105
Bảng 4.10. Biểu hiện thích ứng về cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong sinh hoạt hàng
ngày ............................................................................................................................. 107
Bảng 4.11. Biểu hiện thích ứng về mặt hành vi của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường PT .............................................................................................. 108
Bảng 4.12. Biểu hiện thích ứng về hành vi của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động chơi ..... 109
Bảng 4.13. Biểu hiện thích ứng về hành vi của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động học ...... 110
Bảng 4.14. Biểu hiện thích ứng về hành vi của trẻ 5-6 tuổi trong sinh hoạt hàng
ngày ............................................................................................................................. 112
Bảng 4.16. So sánh sự khác biệt về các biểu hiện thích ứng giữa trẻ ở thành thị và
nông thôn .................................................................................................................... 115
Bảng 4.17. Biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến
trường phô thông thời điểm đầu năm học ................................................................... 117
Bảng 4.18. Tương quan giữa 4 yếu tố ảnh hưởng và các biểu hiện thích ứng ........... 123
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của các yếu tố đơn nhất và hỗn hợp đến sự thích ứng chung 125
Bảng: 4.20. Ảnh hưởng của các yếu tố độc lập và hỗn hợp đến từng biểu hiện thích
ứng .............................................................................................................................. 128
Bảng 4.21. Danh mục các bài tập tác động cho N.H.P. .............................................. 135
Bảng 4.22. Danh mục các bài tập tác động cho H.V.T. .............................................. 139
Bảng 4.23. Danh mục các bài tập tác động cho H.B.N. ......................................................... 143
DANH MỤC S ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Sự phân bố điểm thích ứng chung của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông ................................................................................. 72
Đồ thị 4.1. Kết quả đánh giá của giáo viên và phụ huynh về các biểu hiện thích ứng
của trẻ 5-6 tuổi .......................................................................................................... 95
Đồ thị 4.2. Sự biến đổi các biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông thời điểm đầu năm học .......................................... 118
Sơ đồ 4.1: Mối tương quan giữa các biểu hiện thích ứng của trẻ ........................... 120
Sơ đồ 4.2: Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ .. 121
Đồ thị 4.3. So sánh điểm số trên từng biểu hiện thích ứng của 3 trường hợp ........ 145
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
MĐ Mức độ
PT Phổ thông
TB Trung bình
TĐ Tổng điểm
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trước cuộc sống xã hội đang vận động và biến đổi không ngừng như
hiện nay, để tồn tại và phát triển được, mỗi con người cần phải có sự thích ứng tốt.
Ở mọi cá nhân, mọi lứa tuổi khác nhau, có khả năng thâm nhập vào các điều kiện
hoạt động, biết nắm bắt, thay đổi cho phù hợp với những quy tắc và yêu cầu của
hoạt động nghĩa là phải có sự thích ứng với hoạt động. Như vậy, thích ứng là một
trong những điều kiện để con người tham gia vào đời sống xã hội đầy biến động một
cách có hiệu quả. Do vậy, việc nghiên cứu sự thích ứng là một trong những vấn đề
mà tâm lý học ứng dụng rất quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý học
trước đây đã cho thấy, sự thích ứng, ngoài việc giúp cho mọi công việc đạt hiệu quả
cao hơn, tăng năng suất lao động xã hội còn giúp giảm stress và góp phần tích cực
vào quá trình phát triển nhân cách con người.
Sự thích ứng chỉ xuất hiện khi con người gặp phải môi trường, hoàn cảnh
sống mới hoặc xuất hiện những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống đòi hỏi con
người phải vượt qua. Khi các cá nhân có được sự thích ứng với môi trường sống
mới họ sẽ tồn tại và phát triển trong môi trường đó.
Theo nghiên cứu của J.Piaget [53], đặc trưng của cả hoạt động sinh học và
hoạt động tâm lý là tổ chức kinh nghiệm nhằm tạo ra sự thích nghi giữa cơ thể với
môi trường. Ông cũng định nghĩa “thích nghi là sự thay đổi hoặc sửa lại cho hợp
với một sơ đồ, một ý tưởng hay một quan niệm hiện có để theo một kiến thức mới”
và ông tin rằng trẻ em học bằng cách tự sửa cho hợp với hoàn cảnh, để tồn tại và
phát triển bao gồm đồng hoá và điều ứng [11, tr. 93].
Thật vậy, trẻ em nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng là một thành phần trong
nhóm xã hội yếu thế. Trẻ non nớt về thể chất, yếu đuối về tinh thần và dễ dàng gặp
phải những khó khăn, trở ngại, những nguy hiểm trong cuộc sống. Trong khi đó, trẻ
càng nhỏ thì tốc độ phát triển cả về thể chất, tâm lý càng rõ rệt và nhanh chóng. Đặc
biệt, 6 tuổi là thời điểm trẻ chuyển qua một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời
đó là việc vào học ở trường phổ thông. Trẻ bước vào một môi trường xã hội mới,
với những hoạt động mới. Chính vì vậy, việc trẻ 5-6 tuổi có được sự thích ứng
1
nhằm vượt qua những khó khăn, sự yếu thế của bản thân để hòa nhập, tồn tại và
phát triển trong môi trường xã hội mới là một điều hết sức quan trọng.
1.2. Chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào học ở trường phổ thông được các bậc cha
mẹ và nhà trường hết sức quan tâm. Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mầm
non 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành và đi vào
thực tiễn với mục tiêu: chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng
Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1 [60]. Tuy
nhiên, trong thực tế hiện nay, vẫn còn có bậc cha mẹ quan niệm rằng chuẩn bị cho
trẻ vào lớp 1 chủ yếu là dạy cho các cháu biết đọc, biết viết, biết làm vài phép
tính[82], [83]. Quan niệm đó dẫn đến tình trạng “nhồi nhét” kiến thức, cho trẻ 5
tuổi học trước kiến thức lớp 1, gây ra áp lực học tập khiến trẻ sợ đi học.
Bên cạnh đó, nhiều trẻ em do không được chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần
thiết cho hoạt động học tập, nên khi bước vào lớp 1 trẻ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ,
khó thích ứng với cuộc sống và hoạt động mới ở trường phổ thông [1]. Những khó
khăn tâm lý mà trẻ đầu lớp 1 thường gặp phải đó là: khó khăn trong việc thực hiện
nề nếp sinh hoạt và học tập, sự tự chủ khi chuyển trạng thái từ học sang chơi và
ngược lại [21]. Do đó, giúp trẻ có được một tâm thế sẵn sàng, một hành trang đầy
đủ về mặt kiến thức để có thể thích ứng nhanh nhất với hành trình mới này cần đến
sự chuẩn bị công phu, tỷ mỷ của cha mẹ, cô giáo và những nhà nghiên cứu.
Trong thực tế, có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về sự thích ứng của trẻ
khi bước vào học lớp 1 [45], hay những khó khăn tâm lý của trẻ khi học ở lớp 1 [21],
những nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 [64]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
1.3. Việc nghiên cứu và tìm ra các phương pháp khác nhau để làm thước đo
mức độ thích ứng của trẻ, đồng thời, đề ra những biện pháp tác động nhằm hình thành
và phát triển sự thích ứng của trẻ trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông
là việc làm cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu được đặt ra cả về lý luận và thực
tiễn, tôi lựa chọn vấn đề: “Nghiên cứu sự thích ứng của trẻ 5 - 6 tuổi trong các hoạt
động chuẩn bị đến trường phổ thông” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
Với nghiên cứu này, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
2
- Sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT có các
biểu hiện gì và ở mức độ nào? Liệu có sự khác nhau về mức độ giữa các biểu hiện đó?
- Liệu có những yếu tố nào tác động đến các biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6
tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT không?
- Liệu có thể có những biện pháp tác động nào giúp trẻ 5-6 tuổi thích ứng tốt
hơn với các hoạt động chuẩn bị đến trường PT không?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài làm rõ thực trạng và những
yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi; từ đó đề xuất các biện pháp tâm
lý giáo dục nhằm thúc đẩy sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn
bị đến trường phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và thích ứng của trẻ 5-6 tuổi
trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông; làm rõ hệ thống khái niệm công cụ,
biểu hiện thích ứng, tiêu chí đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ.
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện, mức độ thích ứng và những yếu tố ảnh
hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
2.2.3. Nghiên cứu trường hợp trên 03 trẻ có biểu hiện khó thích ứng, xây
dựng các bài tập can thiệp và đề xuất các biện pháp tâm lý giáo dục nhằm thúc đẩy
sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị
đến trường phổ thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Trong phạm vi về nội dung, luận án chỉ nghiên cứu sự thích ứng của trẻ 5-6
tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông qua kết quả đạt được của
trẻ ở hoạt động chơi, hoạt động học, sinh hoạt hàng ngày và được biểu hiện qua ba
mặt đó là: (1) Nhận thức, (2) Cảm xúc, (3) Hành vi.
3
3.2.2. Phạm vi về khách thể
Luận án được tiến hành nghiên cứu trên 370 khách thể gồm:
- 120 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- 110 giáo viên mầm non đang dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
- 120 phụ huynh của 120 trẻ được nghiên cứu.
- 20 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
3.2.3. Phạm vi về địa bàn khảo sát
Chúng tôi tiên hành khảo sát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, phạm vi khảo
sát là 15 trường mầm non gồm: 6 trường tại Thành phố Tuyên Quang và 9 trường
tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá - Tỉnh Tuyên Quang.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên ba phương pháp tiếp cận sau:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính
khách quan và toàn diện về sự thích ứng của trẻ trong các hoạt động chuẩn bị đến
trường phổ thông, đề tài cần có sự tiếp cận dưới góc độ của nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau như: giáo dục mầm non, sinh lý học, xã hội học trong đó, tiếp cận tâm lý
học là chủ đạo.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt
động chuẩn bị đến trường phổ thông cần được xem xét, đánh giá trong mối quan hệ
biện chứng, tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động: vui chơi, học tập,
sinh hoạt hàng ngày và các yếu tố ảnh hưởng như: bản thân, gia đình, nhà trường
một cách toàn diện.
- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Hoạt động và sự phát triển của con người
có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đặc biệt là với trẻ em, trẻ chỉ có thể phát triển
tốt về mọi mặt khi được trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Do đó, để đảm bảo
tính khoa học của các kết quả nghiên cứu, việc tìm hiểu sự thích ứng của trẻ 5-6
tuổi phải được tiến hành trên cơ sở các hoạt động cụ thể của trẻ như: hoạt động
chơi, hoạt động học và sinh hoạt hàng ngày.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
4
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Về mặt lý luận
- Luận án góp phần bổ sung thêm một số vấn đề lí luận về sự thích ứng của
trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT vào tâm lý học xã hội, tâm
lý học sư phạm như: khái niệm thích ứng; khái niệm các hoạt động chuẩn bị cho trẻ
đến trường PT; khái niệm thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị
đến trường PT.
- Luận án xác định được những biểu hiện của thích ứng bao gồm: thích ứng
về mặt nhận thức; thích ứng về mặt cảm xúc; thích ứng về mặt hành vi và các tiêu chí
đánh giá sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
- Luận án xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-
6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT, đó là: sự phát triển thể chất của
trẻ; tính tích cực của bản thân; quan hệ giữa cô giáo với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong
lớp mẫu giáo; sự quan tâm của gia đình.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu thực trạng của luận án đã chỉ ra các mức độ và biểu
hiện thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trên 3 khía cạnh nhận thức, cảm xúc, hành vi. Trong
đó, mức độ biểu hiện thích ứng cao hơn là khía cạnh cảm xúc và hành vi, mức độ
biểu hiện thấp hơn là khía cạnh nhận thức.
- Luận án đưa ra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như: sự phát
triển thể chất của trẻ; tính tích cực của bản thân; mối quan hệ giữa cô giáo với trẻ,
giữa trẻ với trẻ trong lớp mẫu giáo; sự quan tâm của gia đình đến sự thích ứng của
trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT. Trong đó, yếu tố "mối
5
quan hệ giữa cô giáo với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong lớp mẫu giáo" có ảnh hưởng
mạnh nhất đến sự thích ứng của trẻ.
- Luận án xây dựng được hệ thống bài tập can thiệp và đề xuất các biện pháp
tâm lý giáo dục nhằm thúc đẩy sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường phổ thông.
- Kết quả nghiên cứu thực trạng dựa trên sự kết hợp của các phương pháp
định lượng và định tính giúp đưa ra một cách nhìn rõ ràng hơn về hệ thống các hoạt
động, các tri thức, các kĩ năng và thái độ mà gia đình và trường mầm non cần trang
bị cho trẻ trước khi tới trường PT. Các hoạt động, tri thức, kĩ năng và thái độ này
được xem là mục đích để nhà trường kết hợp với gia đình xây dựng các hoạt động
chơi, hoạt động học, chế độ sinh hoạt phù hợp với trình độ phát triển của trẻ ở độ
tuổi mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án hệ thống hoá một số tri thức, bổ sung nguồn tài liệu cho nghiên
cứu, đào tạo về sự thích ứng của trẻ trước tuổi học. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao
hiểu biết của xã hội về khả năng thích ứng của trẻ 5-6 tuổi.
- Luận án góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở khoa học để
xây dựng tiêu chí đánh giá về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động
chuẩn bị đến trường PT.
- Dựa trên các tiêu chí đánh giá của luận án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu,
các nhà giáo dục xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6
tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án xác định được thực trạng mức độ thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong
các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
- Qua các phương pháp định lượng và định tính, luận án xác định chính xác
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến sự thích ứng của trẻ 5-
6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
6
- Luận án cũng xác định được hệ thống bài tập can thiệp, các biện pháp tâm
lý giáo dục giúp cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ có thể vận dụng nhằm thúc
đẩy sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường PT.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích giúp cho những
nhà quản lý giáo dục mầm non, giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh có thể áp
dụng để quản lý giáo dục tốt hơn; chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. Đồng thời, tăng
cường các biện pháp can thiệp sớm cho nhóm trẻ chuẩn bị tới trường.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu; kết luận và kiến nghị; danh mục công trình công bố; tài
liệu tham khảo; phụ lục. Luận án bao gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi
trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong
các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi
trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông.
7
CHƯ NG 1
TỔNG QUAN T NH H NH NGHIÊN CỨU
VỀ SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
CHUẨN BỊ ĐẾN TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Những nghiên cứu về thích ứng của con người nói chung
Thích ứng là một yếu tố tâm lý xã hội quan trọng giúp con người tồn tại và phát
triển trong môi trường sống. Nếu con người càng dễ dàng thích ứng với sự biến đổi của
môi trường sống bao nhiêu thì có nghĩa là họ sẽ càng gặt hái được nhiều thành công
bấy nhiêu. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra những phương thức tác động giúp cho con
người dễ dàng có được sự thích ứng trong cuộc sống là vô cùng cần thiết. Đã có rất
nhiều nhà nghiên cứu tâm lý nước ngoài quan tâm, tìm hiểu vấn đề này.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
* Nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa, xã hội
Nhà tâm lý học người Anh Spencer H. (1820-1903) là người đầu tiên đề cập
đến vấn đề thích ứng, các nghiên cứu của ông chịu nhiều ảnh hưởng của thuyết tiến
hoá. Ông cho rằng, con người sống trong xã hội cũng giống như động vật sống
trong tự nhiên, phải đấu tranh để tồn tại, chỉ người nào thích hợp nhất với môi
trường thì mới sống sót [25]. Như vậy, môi trường xã hội là điều kiện mang tính
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Với khái niệm “sốc văn hóa”, Oberg K. nhà nhân chủng học người Mỹ, đã
đưa ra những vấn đề về sức khỏe tinh thần, những cảm xúc tiêu cực như: cảm giác
đánh mất bạn bè, địa vị, không thoải mái, sự khó khăn trong định hướng giá trị và
mâu thuẫn nội tâm, sẽ xuất hiện khi con người gia nhập vào một nền văn hóa mới
[105]. Những khó khăn về điều kiện văn hoá xã hội mới sẽ khiến cho con người rơi
vào trạng thái mất thăng bằng trong cuộc sống, khó thích ứng với cuộc sống. Để có
thể lấy lại thăng bằng và thích ứng với cuộc sống mới, đòi hỏi con người phải tự
khẳng định bản thân, chủ động hoà nhập vào cuộc sống xã hội.
Các tác giả khác như: Adler P.S. (1974), Jacobson E.H. (1963) quan tâm nghiên
cứu những khó khăn trong thích ứng với nền văn hóa mới của người dân nhập cư và
cũng xem sốc văn hóa như: sự bất an thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước
8
uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người khác, mất ngủ, thiếu tự tin [96], [102].
Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, sốc văn hóa cũng có tính tích cực nhất định, nó
giúp cho con người nỗ lực tiếp nhận các giá trị văn hóa mới, hành vi mới phù hợp với
điều kiện văn hóa mới. Có thể coi đây là sự thích ứng với nền văn hóa mới. Do vậy,
Berry J.W. đề xuất thay khái niệm sốc văn hóa (cultural shock) bằng khái niệm tiếp
biến văn hóa - tiếp nhận và biến đổi văn hóa (acculturation) [100].
Một số nhà tâm lý khác nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên nước ngoài
khi học tập trong môi trường văn hóa mới. Chẳng hạn, A. Anumonye nghiên cứu
các nguyên nhân gây hẫng hụt của sinh viên châu Phi khi học tập và nghiên cứu ở
nước ngoài. Theo tác giả, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến
sinh viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập [95].
Singh K.A. nghiên cứu về sự thích ứng của sinh viên Ấn Độ học tập tại Anh và
nhận thấy rằng có sự thích ứng khác nhau giữa các nhóm sinh viên phụ thuộc vào địa vị
xã hội, lứa tuổi, phẩm chất tâm lý cá nhân, loại trường và thời hạn cư trú của họ [106].
Still R. khi khảo sát sức khỏe tinh thần ở sinh viên Anh và sinh viên nước
ngoài tại Hồng Kông đã nhận thấy, tỉ lệ sinh viên Anh có vấn đề về tâm lý là 14%,
trong khi tỉ lệ này ở sinh viên nước ngoài luôn cao hơn: sinh viên Ai Cập là 22,5%; sinh
viên Nigiêria là 28,1%; sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ là 21%; sinh viên Ấn Độ là 17,6% ...
[107]. Nghiên cứu cho thấy, khi chuyển sang một môi trường xã hội mới, nền văn
hoá mới thì sức khoẻ tinh thần của con người bị thay đổi.
Trong điều kiện hội nhập, văn hoá và thích ứng biến đổi theo các xu hướng
khác nhau. Mead M. cho rằng có ba xu hướng thích ứng với các biến đổi văn hoá:
(1) Nền văn hoá hướng tới tổ tiên; (2) Nền văn hoá hiện đại; (3) Nền văn hoá tự do.
Tác giả Berry (1970) lại chia ra bốn xu hướng thích ứng văn hoá trong hội nhập: (1)
Xu hướng đồng nhất hóa; (2) Xu hướng kết hợp; (3) Xu hướng bảo thủ, giữ gìn; (4)
Xu hướng tự do [dẫn theo14].
Nghiên cứu về sự thích ứng xã họ i, tác giả Pêto rốpxky A. V (1986) cho rằng, sự
thích ứng xã họ i là quá trình thích nghi tích cực với các điều kiẹ n vạ t chất, các tiêu
chuẩn và giá trị xã họ i của cá nhân hoạ c tạ p thể. Ở đó, cá nhân hoặc tạ p thể phải nắm
đu ợc các tiêu chuẩn và giá trị của môi tru ờng, thay đổi, cải tạo môi trường trong quá
trình xã họ i hoá cho phù hợp với điều kiẹ n và mục đích mới của hoạt động [115].
9
Tác giả Vunphốp B. D. (1993) cho rằng, quá trình thích ứng là sự hoà hợp các
mối quan hẹ , sự giảm mâu thuẫn giữa con ngu ời với xung quanh. Thích ứng chính là
viẹ c con ngu ời có sự cân bằng xã họ i, khẳng định bản thân trong cuọ c sống [114].
Như vậy, qua những nghiên cứu trên, có thể thấy rõ các bình diện khác nhau
ở sự thích ứng của con người khi chuyển sang một môi trường văn hoá - xã hội mới.
Việc con người thích ứng tốt với sự biến đổi của nền văn hoá, với những chuẩn mực
mới trong nền văn hoá sẽ là động lực cho họ phát triển, ngược lại việc không thích ứng
với những thay đổi văn hoá sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và hoạt động
của con người. Sự thích ứng này được đánh giá và đo lường thông qua tính tích cực, chủ
động của bản thân cá nhân đối với nền văn hoá mới, chuẩn mực xã hội mới.
* Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập
Trong các công trình nghiên cứu về thích ứng, những nghiên cứu về thích
ứng với hoạt động học tập được các tác giả nước ngoài đề cập đến tương đối nhiều.
Có thể kể đến các công trình sau:
Trong tác phẩm Psychology of learning and teaching (Tâm lý học học tập và
giảng dạy) (1954), Bernard H.W cho rằng, người học và người dạy cần có sự phối
hợp chặt chẽ với nhau; trong đó người học phải hình thành tính tích cực học tập,
kiên nhẫn, chấp hành chuẩn mựcđể thích ứng với việc học tập ở trường [98].
Nghiên cứu của Wendy S. Grolnick và Richard M. Ryan năm 1989 cho thấy:
phong cách của bố mẹ có ảnh hưởng tới tính tự chủ, năng lực và sự thích ứng của
con cái. Trong đó người mẹ có tác động đến thành tựu, năng lực và hành vi thích
ứng của con nhiều hơn là bố [111].
Năm 1996, Thomas J.Dishion và Robert J.McMahon nghiên cứu về sự kiểm
soát của cha mẹ ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy sự kiểm
soát của cha mẹ phù hợp là cần thiết, nhưng chưa phải là điều kiện đủ cho cha mẹ
hỗ trợ sự thích ứng của trẻ em. Những trẻ em có cả bố và mẹ kiểm soát đạt điểm cao
hơn so với những trẻ chỉ có bố hoặc mẹ kiểm soát [108].
Nghiên cứu của Yao-Ming WU (Đại học Quốc gia Đài Loan) năm 2000 về
ảnh hưởng của việc quản lý lớp học tới sự thích ứng học tập của học sinh cho thấy:
có mối quan hệ tích cực giữa việc quản lý lớp học của giáo viên với sự thích ứng
học tập của học sinh [113].
10
Các tác giả Matthew J.Cook và Ming-Kung, Wei-Chin, Đại học Quốc gia Đài
Loan đề cập đến ảnh hưởng của phong cách học tập tới sự thích ứng học tập của
sinh viên [104].
Tác giả Xinyin Chen và Bo-shu Li (2000) nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm
trạng thất vọng tới sự thích ứng ở trường học của trẻ em Trung Quốc. Kết quả cho
thấy, sự thất vọng tác động âm tính tới các thành tựu học tập và tác động dương tính
tới việc tăng các khó khăn thích ứng của trẻ em. Kết quả này giúp cho các bậc cha
mẹ và thầy, cô giáo lưu ý hơn trong việc giáo dục con em mình [112].
Đối với hoạt động học tập, ở các bậc học, lứa tuổi khác nhau, mức độ và khả
năng thích ứng là khác nhau. Theo nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy sự
thích ứng của người học chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: sự phối hợp giữa
thầy và trò trong quá trình học tập; độn...hức năng, hành vi của bản thân nên mọi sinh vật
có thể đáp ứng các điều kiện sống, thích nghi với các môi trường khác nhau.
Tóm lại, thích ứng theo quan điểm sinh học là sự biến đổi cấu tạo, chức năng
của cơ thể, biến đổi hành vi để con người tồn tại và phát triển.
24
b. Từ góc độ tâm lý học
* Sự thích ứng theo phân tâm học
Đầu thế kỷ XX, một trường phái tâm lý mới xuất hiện bắt nguồn từ việc thực
hành lâm sàng, đó là phân tâm học do S.Freud (1856-1939) sáng lập, các đại diện
khác đó là Carl Jung (1875-1961) và Alfred Adler (1870-1937). Cơ sở của sự thích
ứng theo quan điểm phân tâm học của S.Freud lý giải về sự vận hành của 3 hệ thống
(cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi) trong nhân cách con người, chỉ ra quá trình thích ứng
của con người trước những khó khăn của hiện thực [53]. Hiện thực không phải khi
nào cũng thống nhất với bản thân con người. Trong tình huống như vậy, cái ấy phải
lùi bước, nhường chỗ cho cái tôi, đến khi đã có sự thích ứng nhất định thì cái siêu tôi
xuất hiện và tự động điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, để đạt được điều này
thì bản thân 3 hệ thống này đặc biệt là cái ấy và cái siêu tôi cũng có lúc xảy ra mâu thuẫn
với nhau. Chính sự xung đột bên trong giữa chúng đã khiến cá nhân mất cân bằng và để
thiết lập lại sự cân bằng về mặt tâm lý cá nhân cần tự hình thành nên các cơ chế phòng vệ
nhằm giải quyết những xung đột ấy. Cơ chế phòng vệ chính là quá trình con người (cái tôi)
tự dồn nén cảm xúc, ham muốn (cái ấy) tạo ra sự thăng bằng, điều chỉnh hành vi của bản
thân để tuân thủ theo các chuẩn mực, các đòi hỏi của tác động xung quanh (cái siêu tôi).
Theo S.Freud, trẻ em thường xuyên tìm cách giải tỏa những ấm ức, vướng
mắc, nhưng không phải lúc nào cũng giải tỏa được trong thực tế mà có lúc phải tìm
sự giải tỏa trong thế giới mơ tưởng, nơi mà không có quy tắc xã hội ràng buộc. Nhờ đó,
con người giải tỏa được ấm ức dồn nén trong vô thức, giúp cho tinh thần ổn định để học
tập và thích ứng với những đòi hỏi của xã hội [dẫn theo [13], [53], [87]. Như vậy, thích
ứng theo quan niệm của phân tâm học đó là việc con người tự điều chỉnh cảm xúc.
* Sự thích ứng theo tâm lý học hành vi
Tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới
đầu thế kỷ XX với những đại diện như: Thorndike E.L.(1874-1949), Watson J.B.J
(1878-1958), Tolman E.C (1886-1959), Hull K.L. (1884-1952), Skinner B.F (1904-
1990). Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng, làm thay đổi cơ bản hệ
thống quan niệm về tâm lý học đương thời [dẫn theo 53, tr.21].
Thorndike E.L. trong cuốn “Trí tuệ động vật” cho rằng hành động trí tuệ là giải
quyết vấn đề và việc giải quyết này đạt được không phải bằng suy tưởng mà bằng những
25
hành động tích cực của cá thể, nhờ đó mà thiết lập được vị thế có lợi đối với môi trường
và nhằm mục đích thích ứng với môi trường [dẫn theo 53, tr. 43].
Watson J.B.J. (1878-1958) quan điểm về sự thích ứng: một là, sự kiện quan sát
được mà các cơ thể con người và động vật thực sự thích ứng được với môi trường
xung quanh, nhờ sự trợ giúp của các phương tiện cấp cho chúng theo đường di truyền
hay tiếp thu chúng một cách độc lập. Sự thích ứng đó có thể thích hợp, hoặc không
thích hợp làm cho cơ thể khó duy trì được sự tồn tại của mình; hai là, một vài tác
nhân kích thích buộc cơ thể phải có phản ứng trả lời [dẫn theo 53, tr. 65].
Theo thuyết hành vi nhận thức của Tolman E.C (1886-1959), hành vi là có
mục đích. Chỉ khi có nhận thức tâm lý, mục đích hoạt động cụ thể thì con người
mới có thể thích ứng được với sự thay đổi của môi trường [dẫn theo 53].
Skinner B.F (1904-1990) cho rằng hành vi tạo tác là hành vi chủ động, tích
cực trước sự thay đổi của môi trường. Hành vi giúp cho con người chủ động thích
ứng với môi trường xung quanh. Con người trước mỗi sự biến đổi của môi trường
đều phải cố gắng để tự điều chỉnh mình, củng cố hành vi, hoạt động của mình thông
qua những hành động lặp đi lặp lại với tần số và cường độ mạnh dần thì mới có thể
thích ứng và hòa nhập với khó khăn [dẫn theo 53].
A. Bandura (1925) chứng minh rằng con người cũng có thể tiếp thu tất cả các
dạng hành vi mà không trực tiếp nhận được một sự củng cố nào. Bằng cách học và
phát triển thông qua quan sát những người có kinh nghiệm hơn với các hoạt động
quan trọng về văn hóa, người lớn có thể giúp trẻ em thích ứng với mọi hoàn cảnh
mới, giúp chúng trong những cố gắng giải quyết vấn đề, hướng dẫn trẻ nhận trách
nhiệm về những hành vi của mình. Với khái niệm “tự tin” (self-efficacy), Bandura,
(1997), coi tự tin là niềm tin của đứa trẻ vào khả năng của bản thân nó làm tốt và
thành công trong những hoàn cảnh nhất định, là khả năng kiểm soát đối với những
hoạt động của chính nó để thành công. Những trẻ em kém tự tin, trong nhiều tình
huống xã hội thường tự thể hiện là những đứa trẻ kém cỏi và có khả năng thích kém
hơn so với trẻ tự tin [dẫn theo 11].
Như vậy, sự thích ứng theo tâm lý học hành vi là hành động tích cực, là sự
quan sát, những phản ứng của mỗi cá thể đối với những tác động từ môi trường
nhằm giúp con người chủ động thích ứng với môi trường xung quanh.
26
* Sự thích ứng theo tâm lý học nhân văn
Trong tâm lý học nhân văn, Maslow A. (1908-1970) và Rogers C. (1902-
1987) đề cao cái tôi và những giá trị của nó trong sự phát triển người nói chung, trong
tương tác nói riêng. Maslow A. đã đưa ra khái niệm về một hệ thống thứ bậc của các nhu
cầu [dẫn theo 62]. Để đạt được sự thỏa mãn ở thứ bậc các nhu cầu, con người đều cần
thiết phải phấn đấu liên tục, quá trình phấn đấu đòi hỏi con người phải nỗ lực, thích ứng
và tìm cách tối ưu nhất. Từ đó, giúp cho con người thỏa mãn từng nhu cầu, từ bậc thấp
cho tới bậc cao để đạt được sự tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của bản thân.
C.Rogers nghiên cứu về cái tôi - hình ảnh mà mọi người có về chính mình.
Mỗi người được xem là đang phấn đấu không ngừng để duy trì và nâng cao toàn bộ
hữu thể của mình. Do đó, phấn đấu để đạt được sự hiện thực hóa là mức độ thúc đẩy
cơ bản nhất, được gọi là sự phấn đấu của tổ chức cơ thể [dẫn theo 62].
Với tâm lý học nhân văn, thích ứng là quá trình con người cố gắng nỗ lực,
vượt qua mọi khó khăn để thoả mãn nhu cầu của bản thân, để đáp ứng được những
thay đổi của hoàn cảnh sống và để hoàn thiện mình.
* Sự thích ứng theo tâm lý học hoạt động
Tâm lý học hoạt động xuất hiện đầu thế kỷ XX, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin
làm nền tảng thế giới quan. Đại diện cho trường phái tâm lý này là các tên tuổi như:
Vugotxki L.X. (1896-1934), Leonchiev A.N. (1903- 1979)
Quan điểm của tâm lý học hoạt động cho rằng chỉ có trong hoạt động thì các
phẩm chất tâm lý của con người mới được hình thành, phát triển và biểu hiện rõ.
Hoạt động bao gồm cả hoạt động vật chất và tinh thần [75], [86]. Tuy nhiên, không
phải cứ tham gia hoạt động là con người có thể thích ứng và tham gia hoạt động
giống nhau là con người có mức độ thích ứng như nhau. Theo các nhà tâm lý học,
mức độ thích ứng của con người còn phụ thuộc vào chính tính tích cực của chủ thể.
Thích ứng chính là quá trình con người tác động một cách tích cực vào môi trường,
qua đó con người lĩnh hội kinh nghiệm, hình thành những phương thức hành vi mới.
Theo J.Berry, thích ứng dẫn đến hai vấn đề là: duy trì thói quen hành vi, chuẩn mực
của mình và biến đổi, tham gia vào các mối quan hệ, xâm nhập vào môi trường mới.
Từ đó, xuất hiện các kiểu thích ứng khác nhau [99].
27
L.X Vugotxki đưa ra quan điểm mới về bản chất sự thích nghi của con
người. Ông cho rằng: con người có một hình thức thích nghi mới và đây là cơ chế
cân bằng chủ yếu của cơ thể với môi trường, dạng thức hành vi này nảy sinh trên cơ
sở các tiền đề sinh vật nhất định, nhưng đã vượt ra ngoài phạm trù sinh vật, tạo nên
một hệ thống hành vi có chất lượng khác và theo một tổ chức mới. L.X Vugotxki
gọi dạng thức hành vi này là “hành vi cao cấp” [dẫn theo 23, tr.130]. Đây là hành vi
khác biệt hẳn so với hành vi của động vật.
Tâm lý học hoạt động nghiên cứu sự thích ứng trên cơ sở của hoạt động của con
người, đánh giá cao vai trò của tương tác giữa con người với môi trường, tạo nên những
hành vi mới, hành vi mang tính xã hội, hành vi cao cấp chỉ có ở con người. Qua đó, giúp
con người thích ứng với những điều kiện thay đổi của môi trường sống.
* Sự thích ứng theo tâm lý học xã hội
Các nhà tâm lý như: F.Haider, L.Festings đều cho rằng, các yếu tố cơ bản
thúc đẩy hành vi của cá nhân là nhu cầu tạo lập sự thích ứng, sự cân bằng trong cơ
cấu nhận thức của con người. Việc sử dụng sự thích ứng về nhận thức như là cách
giải thích cơ bản, mặc nhiên công nhận bản chất của con người là hướng đến trạng
thái cân bằng [dẫn theo 85, tr.10].
Phân tích của Alfred Adler, Karen Horney, Eric Fromm, Harry Stack Sullivan
cho rằng cả xã hội và con người là các nhân tố quan trọng quyết định hành vi. Các nhân
tố tâm lý và sinh học bên trong cũng có tầm quan trọng nhưng nó lại được cân bằng bởi
ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài (các nhân tố xã hội) [dẫn theo 62].
Theo Karen Horney (1885-1952) “con người có thể thay đổi và tiếp tục thay đổi
chừng nào con người còn sống” [dẫn theo 62, tr. 223]. Bà đề cao vai trò của cha mẹ với
sự phát triển và thích nghi của mỗi con người. Theo bà, nếu đứa trẻ thiếu tình yêu và sự
hiểu biết từ cha mẹ thì sẽ bị “dập tắt khả năng thích nghi và đương đầu với thế giới”
[dẫn theo 62, tr. 225]. Điều này hạn chế khả năng thay đổi và hợp nhất các kinh nghiệm
mới của đứa trẻ, khiến đứa trẻ không phát triển, có thể dẫn tới chứng nhiễu tâm.
Nghiên cứu của U.Tomax và F.Znahecki đã chứng minh sự thích ứng phụ
thuộc vào hai yếu tố: sự phụ thuộc vào cá nhân với tổ chức xã hội và sự phụ thuộc
vào tổ chức xã hội đối với cá nhân. Sự phụ thuộc này thể hiện tác động qua lại giữa
nhân cách và xã hội. Sự tương tác giữa con người - xã hội là hai chiều: con người
28
ảnh hưởng và thay đổi xã hội trong khi xã hội định hình và thay đổi hành vi của cá
nhân. Do đó, cả xã hội và con người đều linh hoạt và có thể được thay đổi. Các nhà
tâm lý học này cũng nêu quan niệm bản thân tiêu biểu cho cá tính duy nhất của con
người với tư cách là một thực thể. Sự hiện diện của bản thân, có nghĩa là cá nhân sẽ
không đầu hàng các áp lực, họ sẽ thích nghi được và vẫn có khả năng thay đổi thế
giới một cách sáng tạo để đáp ứng các nhu cầu của riêng mình [dẫn theo 62, tr.212]
Tâm lý học xã hội cho rằng, sự thích ứng của con người là do tương tác hai
chiều giữa con người và xã hội. Sự tương tác này dẫn đến những thay đổi hành vi
khiến cho con người có thể thích ứng tốt với môi trường xung quanh.
Trong những nghiên cứu về tâm lý xã hội ở Việt Nam, chúng tôi quan tâm tới
nghiên cứu của tác giả Vũ Dũng về thích ứng xã hội của các nhóm yếu thế ở nước ta hiện
nay, tác giả đã đưa ra khái niệm: thích ứng là sự biến đổi tâm lý của chủ thể nhằm vượt
qua những khó khăn, trở ngại để tồn tại và phát triển trong môi trường sống.
Từ khái niệm trên, cần chú ý một số điểm:
- Sự biến đổi tâm lý của chủ thể. Đó là sự biến đổi về nhận thức, thái độ và
hành vi của chủ thể cho phù hợp với đối tượng, phương tiện, điều kiện hoạt động mới
- Thích ứng chỉ xuất hiện khi con người gặp phải môi trường, hoàn cảnh
sống mới. Khi môi trường đó xuất hiện những trở ngại, khó khăn đòi hỏi con người
phải vượt qua.
- Khi con người thích ứng được với môi trường sống mới có nghĩa là con
người có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường đó [14, tr.57-58]
Căn cứ vào những quan điểm trên về sự thích ứng, chúng tôi lựa chọn đưa ra
khái niệm thích ứng với tư cách là khái niệm công cụ của đề tài như sau: Thích ứng
là một quá trình biến đổi tâm lý ở chủ thể cho phù hợp với đối tượng, phương tiện,
điều kiện hoạt động, giúp chủ thể dễ dàng hoà nhập với bối cảnh mới và được biểu
hiện ở nhận thức, cảm xúc và hành vi.
2.1.1.2. Biểu hiện của sự thích ứng tâm lý
a. Thích ứng về mặt nhận thức
Nhận thức là một hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống và
hoạt động, con người nhận thức - phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của
bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung
29
quanh và đối với chính bản thân mình. Nhờ nhận thức mà con người làm chủ được tự
nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được chính bản thân mình [86, tr. 88].
Thích ứng về mặt nhận thức là quá trình biến đổi các quá trình nhận thức cảm
tính, nhận thức lý tính ở chủ thể cho phù hợp với đối tượng, phương tiện, điều kiện hoạt
động, biểu hiện qua sự tự tin, chủ định và hiệu quả của hoạt động nhận thức.
Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức đó là việc con người có thể thay đổi cách
suy nghĩ, hiểu biết về chính bản thân mình, về các vấn đề xung quanh.
Thứ nhất là sự thay đổi suy nghĩ và hiểu biết của con người về khả năng của
chính bản thân mình; con người hiểu được mình có những mặt mạnh nào, còn hạn
chế ở những mặt nào để có thể tự tin lựa chọn và thực hiện các hoạt động một cách
có chủ định, phù hợp với khả năng của mình.
Thứ hai là sự thay đổi nhận thức để tìm hiểu các vấn đề tự nhiên, xã hội xung
quanh được đầy đủ và chính xác hơn.
Thích ứng về mặt nhận thức rất quan trọng vì sự thích ứng này là cơ sở định
hướng cho sự thích về mặt tình cảm (nhận thức là cơ sở của cảm xúc, chi phối cảm
xúc) và thích ứng về mặt hành vi của mỗi cá nhân. Bởi nếu con người không thích
ứng về nhận thức tức là khó khăn trong việc hiểu biết về thế giới xung quanh thì sẽ
gặp khó khăn trong hoà nhập với cuộc sống.
b. Thích ứng về mặt cảm xúc
Cảm xúc là những thái độ rung cảm của con người với sự vật hiện tượng có
liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu cá nhân. Nói cách
khác, cảm xúc là những rung động của con người đối với hiện thực, trong quá trình
tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và trong quá trình thoả mãn nhu cầu.
Cảm xúc là phản ứng của con người, gắn liền với hoạt động có định hướng và sự
thích nghi. Cảm xúc của con người chính là xúc cảm được ý thức hoá [16].
Cảm xúc thể hiện qua cử chỉ, hành vi, điệu bộ và những phản ứng về mặt sinh
lý nên có thể dễ dàng nhận biết như cảm xúc: vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên,
thích thú...
Căn cứ vào tính chất cảm xúc có thể chia thành 2 loại: cảm xúc tích cực và
cảm xúc tiêu cực. Căn cứ vào biểu hiện và nội dung, có thể chia cảm xúc thành 6
loại cơ bản: vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên và ghê tởm [16].
30
Xúc động và tâm trạng là hai mặt phản ánh của cảm xúc. Hai mặt này xác
định cường độ, tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp của cảm xúc. Xúc động là
một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn và
khi xảy ra con người thường không làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu
quả hành động của mình. Tâm trạng là một dạng cảm xúc có cường độ vừa phải và
tương đối yếu, tồn tại trong khoảng thời gian tương đối lâu dài [86].
Thích ứng về mặt cảm xúc là một quá trình biến đổi trạng thái tâm lý theo
chiều hướng tích cực, thể hiện rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện
tượng cho phù hợp với đối tượng, phương tiện, điều kiện hoạt động và được thể
hiện qua sự tự tin, chủ định và hiệu quả của hoạt động.
Biểu hiện thích ứng về mặt cảm xúc là sự biển đổi trạng thái tâm lý, sự rung
cảm, những tâm trạng của chủ thể đối với con người, sự vật, hiện tượng xung
quanh; thể hiện qua sự tự tin, vui vẻ, thích thú, hăng hái, cởi mở trong giao tiếp; tích
cực và có chủ định trong tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh.
c. Thích ứng về mặt hành vi
Hành vi bao gồm một chuỗi các thao tác nối tiếp nhau một cách tương đối
được thực hiện nhằm đạt mục đích thoả mãn nhu cầu của con người.
Nói đến hành vi của con người là nói đến hành vi bậc cao, hành vi xã hội.
Những hành vi xã hội bao gồm: hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ (cử chỉ,
điệu bộ, ánh mắt), những thói quen hành vi. Về bản chất, đó là những hành động
có ý thức, có mục đích và có chủ tâm của con người.
Thích ứng về hành vi là thích ứng quan trọng nhất của con người. Vì hành vi
là kết quả của quá trình nhận thức, xúc cảm và thái độ của con người. Thích ứng về
hành vi thể hiện việc con người vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoà nhập với
hoàn cảnh sống [14]. Mỗi con người đều có hoàn cảnh sống khác nhau như: điều
kiện tình thần; điều kiện vật chất; môi trường làm việc, học tập; tham gia các hoạt
động khác nhau: như lao động, học tập, vui chơi, sinh hoạt Trước những thay đổi
của điều kiện, của những hoạt động trong của cuộc sống như vậy mỗi con người cần
thay đổi hành vi của bản thân để hoà nhập, tồn tại và phát triển.
Biểu hiện thích ứng về hành vi là sự thay đổi về các thao tác hành động của
con người, đó là việc chuyển từ hành động bột phát sang những hành động mang
31
tính xã hội, mang tính nhân cách phù hợp với hoàn cảnh trong sinh hoạt, trong giao
tiếp. Khi con người tự điều chỉnh, thay đổi hành vi để hoà nhập với những biến
động của cuộc sống là bản thân mỗi con người đã có thể thích ứng được với cuộc
sống ấy. Biểu hiện thích ứng về mặt hành vi cũng được xác định qua sư tự tin, tính
chủ định và hiệu quả hoạt động.
Sự thích ứng về mặt hành vi là biểu hiện cuối cùng trong chuỗi thích ứng
nhận thức, cảm xúc, hành vi. Đó là kết quả của quá trình nhận thức, hình thành cảm
xúc và biểu hiện qua hành vi. Do đó, thích ứng về mặt hành vi vô cùng quan trọng,
bởi nó là biểu hiện ra bên ngoài để có thể đánh giá về một cá nhân.
2.1.1.3. Tiêu chí đánh giá sự thích ứng
Dựa trên cơ sở phân tích khái niệm thích ứng, chúng tôi xây dựng hệ thống các tiêu
chí đánh giá sự thích ứng của con người. Các tiêu chí đánh giá căn cứ vào sự biến đổi và
tạo mới các chức năng tâm lý con người đó là: sự tự tin, tính chủ định. Đồng thời đánh giá
ở hiệu quả hoạt động của con người trong nhận thức, cảm xúc và hành vi.
- Sự tự tin: Khi con người có một nền tảng vững vàng về các kĩ năng như:
nhận biết; ứng dụng; phân tích; tổng hợp; đánh giá; có sự hiểu biết, quý trọng chính
bản thân và hành động của bản thân mình thì con người sẽ hoàn toàn tự tin [20].
Trái lại với sự tự tin đó là sự sợ hãi, điều này thể hiện sự thiếu lòng tự tin đối với
bản thân, quá phụ thuộc vào người khác, không tự lập [47].
- Tính chủ định: là sự chú ý, chủ tâm, làm chủ các quá trình tâm lý như cảm
xúc, hành vi cá nhân. Tính chủ định biểu hiện ở sự tập trung chú ý, chủ tâm như:
chú ý có chủ định, trí nhớ có chủ định, tri giác có chủ định, hành động có chủ định;
bớt đi tính bột phát, ngẫu nhiên của hành động, khiến cho hành động dần dần có
tính mục đích hơn. Khi hành động có mục đích thì con người sẽ tự lập, tự giác trong
tư duy, trí nhớ, ý chícủa mình nhằm tìm tòi, khám phá những kiến thức về tự
nhiên, xã hội và giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong học tập, vui chơi
- Hiệu quả hoạt động: Khi con người mạnh dạn, tự tin vào khả năng của bản
thân, tự giác, có tính chủ định trong hoạt động thì sẽ nhận được hiệu quả hoạt động tích
cực. Đối với nhận thức, hiệu quả hoạt động chính là kết quả của sự tích cực tìm tòi, khám
phá, trải nghiệm thông qua các quá trình tâm lý như: tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy
32
Các tiêu chí này đánh giá sự thích ứng của con người ở 3 khía cạnh nhận
thức, cảm xúc, hành vi, được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá sự thích ứng
Tiêu chí Tự tin Chủ định Hiệu quả
Biểu hiện hoạt động
Nhận thức Là việc cá nhân hoàn Là hành động có mục Là những kiến thức,
toàn tin tưởng vào năng đích, có chủ ý, được thể hiểu biết một cách
lực, sự hiểu biết của hiện ở ý thức tự giác chính xác, khoa học
chính bản thân mình. Có trong tư duy, suy nghĩ, của con người về tự
tác phong nhanh nhẹn, tìm tòi, khám phá. Tự nhiên và xã hội
mạnh dạn; nói năng rõ lập trong mọi hoạt động
ràng, lưu loát. nhận thức mà không ỷ
lại, không phụ thuộc
vào người khác. Có thái
độ tích cực, tập trung
chú ý vào nhiệm vụ
nhận thức
Cảm xúc Là sự làm chủ tình cảm Là ý thức làm chủ cảm Là sự thân thiện, sẵn
của cá nhân, có thái độ xúc của mình, thể hiện sàng chia sẻ, quan
hăng hái, vui vẻ, thích ở thái độ hào hứng, tâm và giúp đỡ
thú trong mọi hoạt nhiệt tình trong mọi người khác, được
động, việc làm hành động, việc làm mọi người tin yêu,
của con người quý mến.
Hành vi Là khả năng ngôn ngữ Là ý thức làm chủ hành Là khả năng nhận
mạch lạc, rõ ràng; cử vi, hành động có chủ biết hành vi đúng,
chỉ, điệu bộ, tác phong định biểu hiện ở sự tự sai của con người;
chững chạc, mạnh dạn giác, nghiêm túc tuân có thể thay đổi hành
thủ những nội quy, quy vi phù hợp với hoàn
định trong xã hội cảnh sống; có những
thói quen hành vi
tốt.
2.2. Hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông
2.2.1. Khái niệm
Vào trường PT là một bước ngoặt trong đời sống của đứa trẻ. Đó là việc chuyển
qua lối sống mới với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một đơn vị mới trong
xã hội, với những mối quan hệ mới. Do đó bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng,
cần phải được quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển
33
tâm lí trong suốt thời kì mẫu giáo, mặt khác là để tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều
kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường PT.
Việc đổi mới giáo dục mầm non và chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng, tự tin
bước vào học tập ở trường PT là việc làm quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm. Do đó, chương trình giáo dục mầm non đã được cập nhật, đổi mới để đáp
ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội Việt Nam và hòa nhập quốc tế. Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã ra Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục mầm non với “Mục tiêu của giáo
dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình
thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất
mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và
phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học
tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [71]. Ngày 09/2/2010, Thủ tướng Chính phủ
ra Quyết định số 239/QĐ-TTG Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em năm tuổi giai đoạn 2010-2015. Đề án nêu rõ quan điểm: “Phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non
nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả
nước”. Với mục tiêu “Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến
lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị
tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo
đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1” [60].
Có thể nói, việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đến trường phổ thông là rất quan trọng.
Tuy nhiên, tất cả các nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 cần được tiến hành trong
suốt thời kỳ mẫu giáo, nhưng chuẩn bị tích cực hơn cả là ở trẻ 5 tuổi và được tiến hành
thường xuyên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp trong các trò chơi hay trong các
hoạt động hấp dẫn mà trẻ yêu thích: vẽ, nặn, kể chuyện, múa hát...[64].
Xác định được nhiệm vụ quan trọng của việc cho trẻ đến trường PT. Từ năm
1998, Bộ giáo dục đã ban hành cuốn sách “Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ
thông” (sách bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non) do tác giả Nguyễn
Ánh Tuyết (chủ biên). Trong đó nêu rõ: Chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông
34
được tiến hành thông qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ gồm: (1) Duy trì vai trò chủ đạo
của hoạt động vui chơi, (2) Thông qua một số hoạt động khác mà trẻ yêu thích, (3) Tổ
chức một số hoạt động có cấu trúc gần giống với tiết học ở lớp 1 [82]. Bên cạnh đó, Giáo
trình giáo dục học mầm non, của tác giả Nguyễn Thị Hoà cũng nhấn mạnh: Các nội dung
chuẩn bị cho trẻ vào lớp một sẽ được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục trẻ ở
trường mầm non ngay từ khi trẻ mới vào trường, đặc biệt ở mẫu giáo lớn được quan tâm
hơn cả. Việc chuẩn bị này được tổ chức thông qua hoạt động vui chơi, hoạt động học
theo chủ đề, chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non [28].
Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức
giáo dục mầm non đã có chương trình và cách tổ chức thực hiện chương trình giáo
dục trẻ mẫu giáo một cách linh hoạt hơn, giúp giáo viên mầm non chủ động trong
việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các hoạt động giáo dục cho phù
hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế ở từng địa phương. Trong chương
trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi nêu rõ, các hoạt động giáo dục
cho trẻ mẫu giáo bao gồm: (1) Hoạt động chơi, (2) Hoạt động học, (3) Hoạt động
lao động, (4) Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân [9]. Để cụ thể hoá chương trình
này, cuốn tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi” và “Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo
dục trong trường mầm non theo chủ đề (5-6 tuổi)” chỉ rõ: khi thực hiện chương
trình giáo dục mầm non “cho phép giáo viên linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn
và tổ chức các hình thức hoạt động phong phú, giúp trẻ tìm hiểu, khám phá theo
nhiều cách khác nhau. Lồng ghép, đan cài các hoạt động, chuyển tải nội dung giáo
dục đến trẻ một cách đồng bộ và thống nhất. Trong đó, chơi là hoạt động chủ đạo
tác động đến sự phát triển của trẻ một cách toàn diện, phù hợp với điều kiện cụ thể
của lớp, theo một chế độ sinh hoạt thích hợp” [38], [77].
Trong hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cũng xác định, giáo
viên có thể lựa chọn, thiết kế hoạt động phù hợp với chủ đề để tổ chức cho trẻ hoạt
động phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ, với điều kiện vật chất sẵn có. Các hoạt
động được tổ chức thực hiện vào các thời điểm phù hợp trong ngày [10], [54]
Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, chúng tôi đã khảo sát giáo viên một số
trường mầm non mầm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi nhận thấy có 100%
35
giáo viên được hỏi khẳng định các nội dung chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông
được họ tiến hành thông qua việc tổ chức hoạt động chơi, hoạt động học và chế độ
sinh hoạt hàng ngày. Đây là những hoạt động thường ngày gần gũi, quen thuộc, phù
hợp với khả năng của trẻ, trẻ có thể tham gia ở trường và ở nhà.
Với những chủ trương, quan điểm, những hướng dẫn trên cùng với việc quan sát, tìm
hiểu thực tiễn giáo dục cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang, chúng tôi xác định các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường PT bao gồm:
hoạt động vui chơi, hoạt động học và sinh hoạt hàng ngày. Có thể định nghĩa như sau:
Hoạt động chuẩn bị cho trẻ đến trường PT là hoạt động chơi, hoạt động học
và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày được người lớn tổ chức một cách khoa
học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi.
2.2.2. Các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi đến trường phổ thông
Các hoạt động được tổ chức ở trường mầm non để chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi
đến trường PT bao gồm:
2.2.2.1. Hoạt động chơi
Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, chơi gây ra những biến đổi về
chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách của trẻ mẫu giáo, chơi
còn là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Hoạt động chơi giúp trẻ
mẫu giáo phát triển một cách toàn diện vì chơi ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức,
trí tuệ, tâm tư tình cảm, hành vi đạo đức của trẻ [1].
Tham gia hoạt động chơi, trẻ 5-6 tuổi có thể lựa chọn các trò chơi khác nhau,
bao gồm: (1) Trò chơi không có luật: trò chơi đóng vai theo chủ đề; trò chơi lắp
ghép xây dựng; trò chơi đóng kịch. (2) Trò chơi có luật: trò chơi học tập, trò chơi
vận động, trò chơi dân gian, trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại [9]. Trong
đó trung tâm của hoạt động chơi là trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Trong hoạt động chơi, các trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn
diện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Nội dung chơi, ý nghĩa của các trò chơi có ảnh
hưởng trực tiếp đến nhận thức, tâm tư tình cảm, hành vi đạo đức của trẻ.
Hoạt động chơi phát triển khả năng nhận thức, trí tuệ của trẻ mẫu giáo nói
chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Khi chơi, trẻ có thể cụ thể hoá những tri thức đã có
của mình thành hành động chơi. Chẳng hạn, trẻ tự tin thực hiện đúng quy trình “pha
36
nước chanh” trong trò chơi đóng vai theo chủ đề với bạn, điều mà người lớn không
cho trẻ thực hiện trong cuộc sống thực. Bên cạnh đó, thông qua trò chơi, năng lực,
nhận thức, trí tưởng tượng, sự chú ý đều được phát triển tích cực. Trẻ có thể tự
tạo ra hoàn cảnh chơi, đồ chơi, sử dụng vật thay thế, sử dụng kí hiệu tượng trưng
giúp cho trí tưởng tượng phát triển. Trẻ chủ định, tích cực giao tiếp, trao đổi, thoả
thuận, thương lượng với bạn chơi nhằm phát triển ngôn ngữ. Trẻ suy nghĩ, thiết lập
mối quan hệ, giải quyết các nhiệm vụ, tìm kiếm phương tiện thích hợp giúp trí tuệ,
nhận thức phát triển mạnh mẽ. I.A.Cômenxki (1592-1670) cho rằng: Chơi là hoạt
động hết sức cần thiết của trẻ, là phương tiện giáo dục và phát triển năng lực trí tuệ
(phát triển ngôn ngữ, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh) [dẫn theo 1, tr.73]
Hoạt động chơi phát triển đời sống tình cảm cho trẻ. Theo E.U. Chikhiepva
(1806 -1944) các trò chơi tập thể giúp trẻ liên kết với nhau làm nảy nở tình cảm bạn
bè và tình cảm xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè. Khi chơi trẻ biết kết hợp quyền
lợi của cá nhân với lợi ích của cả nhóm, đôi khi trẻ biết hy sinh cả ý muốn của mình
vì lợi ích chung của nhóm chơi [dẫn theo 1, tr.75].
Những trò chơi với nội dung lành mạnh sẽ hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ
tích cự...120 120 120 120
Pearson Correlation ,507** 1 ,781** ,647**
Tich cuc Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120
Pearson Correlation ,661** ,781** 1 ,720**
Quan he Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120
Pearson Correlation ,521** ,647** ,720** 1
Quan tam Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 240
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
83
3. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với biểu hiện thích ứng chung
Correlations
The chat Tich cuc Quan he Quan tam TU chung
Pearson Correlation 1 ,507** ,661** ,521** ,791**
The chat Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,507** 1 ,781** ,647** ,808**
Tich cuc Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,661** ,781** 1 ,720** ,869**
Quan he Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,521** ,647** ,720** 1 ,782**
Quan tam Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 240 120
Pearson Correlation ,791** ,808** ,869** ,782** 1
TU chung Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120 120
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
84
4. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với từng mặt biểu hiện thích ứng
Correlations
The Tich Quan Quan TU ve TU ve TU ve TU
chat cuc he tam mat mat mat chung
nhan xuc hanh
thuc cam vi
Pearson Correlation 1 ,507** ,661** ,521** ,868** ,736** ,696** ,791**
The chat Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,507** 1 ,781** ,647** ,656** ,810** ,866** ,808**
Tich cuc Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,661** ,781** 1 ,720** ,779** ,894** ,842** ,869**
Quan he Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,521** ,647** ,720** 1 ,722** ,816** ,726** ,782**
Quan tam Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 240 120 120 120 120
Pearson Correlation ,868** ,656** ,779** ,722** 1 ,888** ,841** ,939**
TU ve mat
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
nhan thuc
N 120 120 120 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,736** ,810** ,894** ,816** ,888** 1 ,964** ,986**
TU ve mat
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
xuc cam
N 120 120 120 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,696** ,866** ,842** ,726** ,841** ,964** 1 ,971**
TU ve mat
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
hanh vi
N 120 120 120 120 120 120 120 120
Pearson Correlation ,791** ,808** ,869** ,782** ,939** ,986** ,971** 1
TU chung Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 120 120 120 120 120 120 120 120
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
85
PHỤ LỤC 23
CÁC NHÂN TỐ DỰ BÁO MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG
1. Biến phụ thuộc: Mức độ thích ứng chung
1.1. Các yếu tố độc lập (đơn nhất)
1.1.1. Sự phát triển thể chất của trẻ
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 The chatb . Enter
a. Dependent Variable: TU chung
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,791a ,626 ,623 ,37480
a. Predictors: (Constant), The chat
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 27,754 1 27,754 197,571 ,000b
1 Residual 16,576 118 ,140
Total 44,330 119
a. Dependent Variable: TU chung
b. Predictors: (Constant), The chat
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) ,587 ,145 4,048 ,000
1
The chat ,824 ,059 ,791 14,056 ,000 1,000 1,000
86
a. Dependent Variable: TU chung
1.1.2. Tính tích cực bản thân
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Tich cucb . Enter
a. Dependent Variable: TU chung
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,808a ,653 ,650 ,36110
a. Predictors: (Constant), Tich cuc
ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 28,944 1 28,944 221,967 ,000b
1 Residual 15,387 118 ,130
Total 44,330 119
a. Dependent Variable: TU chung
b. Predictors: (Constant), Tich cuc
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,697 ,130 5,370 ,000
1
Tich cuc ,682 ,046 ,808 14,899 ,000
a. Dependent Variable: TU chung
87
1.1.3. Mối quan hệ giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ trong lớp mẫu giáo
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Quan heb . Enter
a. Dependent Variable: TU chung
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,869a ,756 ,753 ,30303
a. Predictors: (Constant), Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 33,494 1 33,494 364,744 ,000b
1 Residual 10,836 118 ,092
Total 44,330 119
a. Dependent Variable: TU chung
b. Predictors: (Constant), Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,498 ,112 4,448 ,000
1
Quan he ,792 ,041 ,869 19,098 ,000
a. Dependent Variable: TU chung
88
1.1.4. Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Quan tamb . Enter
a. Dependent Variable: TU chung
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,782a ,612 ,608 ,38196
a. Predictors: (Constant), Quan tam
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 27,115 1 27,115 185,862 ,000b
1 Residual 17,215 118 ,146
Total 44,330 119
a. Dependent Variable: TU chung
b. Predictors: (Constant), Quan tam
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 1,052 ,117 9,027 ,000
1
Quan tam ,563 ,041 ,782 13,633 ,000
a. Dependent Variable: TU chung
89
1.2. Các yếu tố độc lập (Hỗn hợp)
1.2.1. Sự phát triển thể chất + Tính tích cực bản thân
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Tich cuc, The
1 . Enter
chatb
a. Dependent Variable: TU chung
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,921a ,849 ,846 ,23948
a. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 37,620 2 18,810 327,980 ,000b
1 Residual 6,710 117 ,057
Total 44,330 119
a. Dependent Variable: TU chung
b. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,015 ,102 ,146 ,884
1 The chat ,534 ,043 ,513 12,300 ,000
Tich cuc ,462 ,035 ,547 13,116 ,000
a. Dependent Variable: TU chung
90
1.2.2. Quan hệ giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong lớp mẫu giáo + Sự quan
tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Quan he, Quan
1 . Enter
tamb
a. Dependent Variable: TU chung
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,898a ,806 ,803 ,27104
a. Predictors: (Constant), Quan he, Quan tam
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 35,735 2 17,868 243,224 ,000b
1 Residual 8,595 117 ,073
Total 44,330 119
a. Dependent Variable: TU chung
b. Predictors: (Constant), Quan he, Quan tam
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,425 ,101 4,216 ,000
1 Quan tam ,233 ,042 ,324 5,523 ,000
Quan he ,579 ,053 ,636 10,832 ,000
a. Dependent Variable: TU chung
91
1.2.3. Sự phát triển thể chất + Tính tích cực bản thân + Quan hệ giữa cô với
trẻ, giữa trẻ với trẻ trong lớp mẫu giáo + Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Quan tam, The
1 chat, Tich cuc, . Enter
Quan heb
a. Dependent Variable: TU chung
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,954a ,910 ,907 ,18607
a. Predictors: (Constant), Quan tam, The chat, Tich cuc, Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 40,349 4 10,087 291,342 ,000b
1 Residual 3,982 115 ,035
Total 44,330 119
a. Dependent Variable: TU chung
b. Predictors: (Constant), Quan tam, The chat, Tich cuc, Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) -,030 ,080 -,381 ,704
The chat ,386 ,039 ,370 9,896 ,000
1 Tich cuc ,243 ,039 ,288 6,305 ,000
Quan he ,207 ,050 ,227 4,100 ,000
Quan tam ,172 ,030 ,239 5,805 ,000
92
a. Dependent Variable: TU chung
2. Biến phụ thuộc: Biểu hiện mức độ thích ứng về mặt nhận thức
2.1. Các yếu tố độc lập (đơn nhất)
2.1.1. Sự phát triển thể chất của trẻ
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 The chatb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,868a ,754 ,751 ,30019
a. Predictors: (Constant), The chat
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 32,514 1 32,514 360,796 ,000b
1 Residual 10,634 118 ,090
Total 43,148 119
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. Predictors: (Constant), The chat
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,368 ,116 3,165 ,002
1
The chat ,891 ,047 ,868 18,995 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
93
2.1.2. Tính tích cực của bản thân
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Tich cucb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,656a ,430 ,425 ,45666
a. Predictors: (Constant), Tich cuc
ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 18,540 1 18,540 88,908 ,000b
1 Residual 24,607 118 ,209
Total 43,148 119
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. Predictors: (Constant), Tich cuc
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 1,014 ,164 6,179 ,000
1
Tich cuc ,546 ,058 ,656 9,429 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
94
2.1.3. Mối quan hệ giữa cô giáo với trẻ, giữa trẻ với trẻ
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Quan heb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,779a ,607 ,604 ,37913
a. Predictors: (Constant), Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 26,186 1 26,186 182,172 ,000b
1 Residual 16,962 118 ,144
Total 43,148 119
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. Predictors: (Constant), Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,681 ,140 4,867 ,000
1
Quan he ,700 ,052 ,779 13,497 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
95
2.1.4. Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Quan tamb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,722a ,522 ,518 ,41813
a. Predictors: (Constant), Quan tam
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 22,517 1 22,517 128,793 ,000b
1 Residual 20,630 118 ,175
Total 43,148 119
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. Predictors: (Constant), Quan tam
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 1,130 ,128 8,860 ,000
1
Quan tam ,513 ,045 ,722 11,349 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
96
2.2. Các yếu tố độc lập (hỗn hợp)
2.2.1. Sự phát triển thể chất + Tính tích cực của bản thân
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Tich cuc, The
1 . Enter
chatb
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,903a ,816 ,813 ,26063
a. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 35,200 2 17,600 259,110 ,000b
1 Residual 7,947 117 ,068
Total 43,148 119
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,069 ,111 ,621 ,536
1 The chat ,741 ,047 ,721 15,661 ,000
Tich cuc ,241 ,038 ,290 6,289 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
97
2.2.2. Mối quan hệ giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ + Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Quan tam, Quan
1 . Enter
heb
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,813a ,661 ,655 ,35362
a. Predictors: (Constant), Quan tam, Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 28,517 2 14,259 114,030 ,000b
1 Residual 14,630 117 ,125
Total 43,148 119
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. Predictors: (Constant), Quan tam, Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,608 ,132 4,615 ,000
1 Quan he ,483 ,070 ,538 6,927 ,000
Quan tam ,238 ,055 ,335 4,318 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
98
2.2.3. Sự phát triển thể chất + Tính tích cực của bản thân + Mối quan hệ giữa
cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ + Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Tich cuc, The
1 chat, Quan tam, . Enter
Quan heb
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,931a ,868 ,863 ,22284
a. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat, Quan tam, Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 37,437 4 9,359 188,479 ,000b
1 Residual 5,711 115 ,050
Total 43,148 119
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
b. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat, Quan tam, Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,032 ,096 ,333 ,739
Quan he ,113 ,060 ,126 1,870 ,064
1 Quan tam ,188 ,036 ,265 5,300 ,000
The chat ,624 ,047 ,607 13,372 ,000
Tich cuc ,064 ,046 ,077 1,396 ,165
99
a. Dependent Variable: TU ve mat nhan thuc
3. Biến phụ thuộc: Biểu hiện mức độ thích ứng về mặt cảm xúc
3.1. Các yếu tố độc lập (đơn nhất)
3.1.1. Sự phát triển thể chất của trẻ
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 The chatb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,736a ,542 ,538 ,43198
a. Predictors: (Constant), The chat
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 26,043 1 26,043 139,562 ,000b
1 Residual 22,019 118 ,187
Total 48,062 119
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. Predictors: (Constant), The chat
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,680 ,167 4,070 ,000
1
The chat ,798 ,068 ,736 11,814 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
100
3.1.2. Tính tích cực của bản thân
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Tich cucb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat cam xuc
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,810a ,656 ,653 ,37411
a. Predictors: (Constant), Tich cuc
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 31,547 1 31,547 225,396 ,000b
1 Residual 16,515 118 ,140
Total 48,062 119
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. Predictors: (Constant), Tich cuc
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,646 ,134 4,804 ,000
1
Tich cuc ,712 ,047 ,810 15,013 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
101
3.1.3. Quan hệ giữa cô giáo với trẻ, giữa trẻ với trẻ
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Quan heb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,894a ,799 ,797 ,28604
a. Predictors: (Constant), Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 38,408 1 38,408 469,431 ,000b
1 Residual 9,654 118 ,082
Total 48,062 119
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. Predictors: (Constant), Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,382 ,106 3,620 ,000
1
Quan he ,848 ,039 ,894 21,666 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
102
3.1.4. Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Quan tamb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,816a ,667 ,664 ,36853
a. Predictors: (Constant), Quan tam
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 32,036 1 32,036 235,874 ,000b
1 Residual 16,026 118 ,136
Total 48,062 119
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. Predictors: (Constant), Quan tam
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,951 ,112 8,462 ,000
1
Quan tam ,611 ,040 ,816 15,358 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
103
3.2. Các yếu tố độc lập (hỗn hợp)
3.2.1. Sự phát triển thể chất + Tính tích cực của bản thân
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Tich cuc, The
1 . Enter
chatb
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,894a ,799 ,795 ,28762
a. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 38,384 2 19,192 231,998 ,000b
1 Residual 9,679 117 ,083
Total 48,062 119
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,041 ,123 ,330 ,742
1 The chat ,474 ,052 ,438 9,091 ,000
Tich cuc ,517 ,042 ,588 12,214 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
104
3.2.2. Quan hệ giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ + Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Quan he, Quan
1 . Enter
tamb
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,928a ,861 ,859 ,23899
a. Predictors: (Constant), Quan he, Quan tam
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 41,380 2 20,690 362,257 ,000b
1 Residual 6,682 117 ,057
Total 48,062 119
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. Predictors: (Constant), Quan he, Quan tam
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,299 ,089 3,362 ,001
1 Quan tam ,269 ,037 ,359 7,214 ,000
Quan he ,603 ,047 ,636 12,791 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
105
3.2.3. Sự phát triển thể chất + Tính tích cực của bản thân + Quan hệ giữa cô với trẻ,
giữa trẻ với trẻ + Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Tich cuc, The
1 chat, Quan tam, . Enter
Quan heb
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,954a ,910 ,907 ,19365
a. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat, Quan tam, Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 43,750 4 10,937 291,673 ,000b
1 Residual 4,312 115 ,037
Total 48,062 119
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
b. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat, Quan tam, Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) -,025 ,083 -,295 ,768
1 Quan he ,327 ,052 ,345 6,230 ,000
Quan tam ,222 ,031 ,296 7,192 ,000
106
The chat ,258 ,041 ,238 6,358 ,000
Tich cuc ,201 ,040 ,228 5,005 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat xuc cam
4. Biến phụ thuộc: Biểu hiện mức độ thích ứng về mặt hành vi
4.1. Các yếu tố độc lập (đơn nhất)
4.1.1. Sự phát triển thể chất của trẻ
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 The chatb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,696a ,485 ,480 ,47458
a. Predictors: (Constant), The chat
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 24,993 1 24,993 110,969 ,000b
1 Residual 26,577 118 ,225
Total 51,571 119
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. Predictors: (Constant), The chat
Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.
Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,713 ,184 3,883 ,000
1
The chat ,782 ,074 ,696 10,534 ,000
107
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
4.1.2. Tính tích cực của bản thân
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Tich cucb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,866a ,750 ,747 ,33085
a. Predictors: (Constant), Tich cuc
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 38,654 1 38,654 353,139 ,000b
1 Residual 12,916 118 ,109
Total 51,571 119
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. Predictors: (Constant), Tich cuc
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,431 ,119 3,622 ,000
1
Tich cuc ,788 ,042 ,866 18,792 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
108
4.1.3. Quan hệ giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Quan heb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,842a ,709 ,707 ,35649
a. Predictors: (Constant), Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 36,575 1 36,575 287,796 ,000b
1 Residual 14,996 118 ,127
Total 51,571 119
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. Predictors: (Constant), Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,429 ,132 3,263 ,001
1
Quan he ,827 ,049 ,842 16,965 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
109
4.1.4. Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
1 Quan tamb . Enter
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,726a ,528 ,524 ,45435
a. Predictors: (Constant), Quan tam
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 27,211 1 27,211 131,817 ,000b
1 Residual 24,359 118 ,206
Total 51,571 119
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. Predictors: (Constant), Quan tam
Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig.
Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) 1,074 ,139 7,749 ,000
1
Quan tam ,564 ,049 ,726 11,481 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
110
4.2. Các yếu tố độc lập (hỗn hợp)
4.2.1. Sự phát triển thể chất của trẻ + Tính tích cực của bản thân
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Tich cuc, The
1 . Enter
chatb
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,916a ,838 ,836 ,26690
a. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat
ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 43,236 2 21,618 303,470 ,000b
1 Residual 8,335 117 ,071
Total 51,571 119
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) -,065 ,114 -,568 ,571
1 The chat ,388 ,048 ,346 8,020 ,000
Tich cuc ,628 ,039 ,690 16,003 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
111
4.2.2. Quan hệ giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ + Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Quan he, Quan
1 . Enter
tamb
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,860a ,739 ,735 ,33916
a. Predictors: (Constant), Quan he, Quan tam
ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 38,112 2 19,056 165,662 ,000b
1 Residual 13,458 117 ,115
Total 51,571 119
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. Predictors: (Constant), Quan he, Quan tam
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) ,370 ,126 2,928 ,004
1 Quan tam ,193 ,053 ,249 3,656 ,000
Quan he ,651 ,067 ,663 9,735 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
112
4.2.3. Sự phát triển thể chất của trẻ + Tính tích cực của bản thân + Quan hệ
giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ + Sự quan tâm của gia đình
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
Tich cuc, The
1 chat, Quan tam, . Enter
Quan heb
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. All requested variables entered.
Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
1 ,930a ,866 ,861 ,24546
a. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat, Quan tam, Quan he
ANOVAa
Model Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Regression 44,642 4 11,160 185,235 ,000b
1 Residual 6,929 115 ,060
Total 51,571 119
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
b. Predictors: (Constant), Tich cuc, The chat, Quan tam, Quan he
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig.
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta
(Constant) -,099 ,105 -,937 ,351
Quan tam ,106 ,039 ,137 2,716 ,008
1 Quan he ,180 ,066 ,183 2,711 ,008
The chat ,275 ,051 ,245 5,351 ,000
Tich cuc ,464 ,051 ,510 9,123 ,000
a. Dependent Variable: TU ve mat hanh vi
113
PHỤ LỤC 24
MỘT SỐ H NH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ảnh 1: Giờ ăn của trẻ trường mầm non Hoa Sen
Ảnh 2: Giờ ăn của trẻ trường mầm non Sao Mai
114
Ảnh 3: Giờ ăn của trẻ trường mầm non Ngọc Hội
Ảnh 4: Hoạt động học của trẻ ở trường mầm non Sao Mai
115
Ảnh 5: Hoạt động học của trẻ ở trường mầm non Phúc Thịnh
Ảnh 6: Hoạt động chơi của trẻ ở trường mầm non Phúc Thịnh
116
Ảnh 7: Hoạt động chơi của trẻ ở trường mầm non Hoa Sen
117
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_su_thich_ung_cua_tre_5_6_tuoi_trong_cac_h.pdf