Luận án Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN BÉ HAI NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG GIẢI TRÍ TẠI CÁC QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN BÉ HAI NGHIÊN CỨU SỰ PHÁ

pdf175 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T TRIỂN THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG GIẢI TRÍ TẠI CÁC QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: CBHD1: PGS.TS HUỲNH TRỌNG KHẢI CBHD2: PGS.TS LÊ THIẾT CAN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Lê Văn Bé Hai MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các đơn vị đo lường Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ. 5 1.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ. 5 1.1.2. năng về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ. 8 1.2. Các khái niệm, quan điểm và học thuyết liên quan đến vấn đề giải trí vận động. 11 1.2.1. Một số khái niệm, quan điểm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 11 1.2.2. Lý thuyết cổ điển về hoạt động chơi của trẻ. 13 1.2.3. Lý thuyết đương đại về hoạt động chơi của trẻ. 13 1.2.4. Tác động của hoạt đông vui chơi giải trí đối với trẻ. 15 1.3. Đặc điểm phát triển thể chất lứa tuổi học sinh tiểu học. 19 1.3.1. Đặc điểm phát triển hình thái của học sinh tiểu học. 19 1.3.2. Đặc điểm phát triển chức năng của học sinh tiểu học. 20 1.3.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của học sinh tiểu học. 22 1.3.4. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh tiểu học. 26 1.4. Tổ chức hoạt động vận động giải trí và các công trình đã nghiên cứu có liên quan. 29 1.4.1. Ở một số nước trên thế giới. 29 1.4.2. Tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh. 31 40 2.1. . 40 2.1.1. 40 2.1.2. . 40 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 41 2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học. 41 2.1.5. Phương pháp nhân trắc học 43 2.1.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 44 2.1.7. Phương pháp phân tích SWOT. 50 2.1.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 51 2.1.9. Phương pháp toán học thống kê. 51 2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 53 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu. 53 2.2.2. Khách thể nghiên cứu. 53 2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu. 54 2.2.4. Địa điểm nghiên cứu. 54 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 56 3.1. Nhu cầu và thực trạng hoạt động vận động giải trí của học sinh tiểu học tại các quận nội thành thành phố HCM. 56 3.1.1. Nhu cầu vui chơi vận động của học sinh tiểu học nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 57 3.1.2. Thời lượng vui chơi vận động hàng ngày của học sinh tiểu học các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 58 3.1.3. Giờ học thêm hàng ngày của học sinh tiểu học các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 59 3.1.4. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh. 60 3.1.4.1. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh ở một số quốc gia. 60 3.1.4.2. Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh. 62 3.1.5. động giải trí tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 63 3.1.5.1. quản lý. 66 3.1.5.2. chức quản lý. 74 3.2. Thực trạng thể chất của học 75 3.2.1. 75 3.2.1.1. Thực trạng thể chất của học sinh lớp 1. 76 3.2.1.2. Thực trạng thể chất của học sinh lớp 2. 78 3.2.1.3. Thực trạng thể chất của học sinh lớp 3. 80 3.2.1.4. Thực trạng thể chất của học sinh lớp 4. 83 3.2.2. Các giải pháp tăng cường hoạt độ 92 3.2.2.1. Phỏng vấn chuyên gia để lựa chọn nhóm yếu tố mạnh; nhóm yếu tố yếu; nhóm yếu tố cơ hội và nhóm yếu tố thách thức. 93 3.2.2.2. Vận dụng phương pháp phân tích SWOT để 95 3.2.2.3. 96 3.3. 99 3.3.1. 99 3.3.2. Tổ chức thực nghiệm. 107 3.3.2.1. Mục đích thực nghiệm. 107 3.3.2.2. Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm. 108 3.3.3. Minh. 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125 KẾT LUẬN 125 KIẾN NGHỊ 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN GDTC - Giáo dục thể chất TDTT - Thể dục thể thao TP.HCM - Thành phố Hồ Chí Minh BVCSGD - Bảo vệ chăm sóc giáo dục HĐND - Hội đồng nhân dân TĐ BKVN - Từ điển bách khoa Việt Nam NXB TĐBK - Nhà xuất bản từ điển bách khoa CQG - Chuẩn quốc gia NTN - Nhà thiếu nhi CP DV TM - Cổ phần dịch vụ thương mại DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG TRONG LUẬN ÁN cm - centimét kg - kilogam m - mét s - giây DANH MỤC CÁC BẢNG TT bảng Tên bảng Số trang 3.1 Nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM. 57 3.2 Giờ giải trí mỗi ngày của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM. 59 3.3 Giờ học thêm của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM. 59 3.4 Hình thức, nội dung vận động vui chơi giải trí của học sinh ở một số quốc gia. 61 3.5 Hình thức, nội dung vui chơi giải trí của họ ọc nội thành TP.HCM. 62 3.6 ơ sở phục vụ cho hoạt động vận động giải trí tại nội thành TP.HCM. 66 3.7 Số lượng học sinh tiểu học được khảo sát 76 3.8 Thực trạng thể chất của học sinh nam lớp 1 76 3.9 Thực trạng thể chất của học sinh nữ lớp 1 77 3.10 Thực trạng thể chất của học sinh nam lớp 2 78 3.11 Thực trạng thể chất của học sinh nữ lớp 2 79 3.12 Thực trạng thể chất của học sinh nam lớp 3 81 3.13 Thực trạng thể chất của học sinh nữ lớp 3 82 3.14 Thực trạng thể chất của học sinh nam lớp 4 83 3.15 Thực trạng thể chất của học sinh nữ lớp 4 84 3.16 Kết quả lựa chọn nhóm yếu tố mạnh; nhóm yếu tố yếu; nhóm yếu tố cơ hội và nhóm yếu tố thách thức Sau Tr 93 3.17 thành TP.HCM. Sau Tr 96 3.18 Thể chất của học sinh nam lớp 1 trước thực nghiệm 99 3.19 Thể chất của học sinh nữ lớp 1 trước thực nghiệm 100 3.20 Thể chất của học sinh nam lớp 2 trước thực nghiệm 101 3.21 Thể chất của học sinh nữ lớp 2 trước thực nghiệm 102 3.22 Thể chất của học sinh nam lớp 3 trước thực nghiệm 103 3.23 Thể chất của học sinh nữ lớp 3 trước thực nghiệm 104 3.24 Thể chất của học sinh nam lớp 4 trước thực nghiệm 105 3.25 Thể chất của học sinh nữ lớp 4 trước thực nghiệm 106 3.26 Tăng trưởng thể chất của học sinh nam lớp 1 sau thực nghiệm 110 3.27 Tăng trưởng thể chất của học sinh nữ lớp 1 sau thực nghiệm 112 3.28 Tăng trưởng thể chất của học sinh nam lớp 2 sau thực nghiệm 113 3.29 Tăng trưởng thể chất của học sinh nữ lớp 2 sau thực nghiệm 115 3.30 Tăng trưởng thể chất của học sinh nam lớp 3 sau thực nghiệm 116 3.31 Tăng trưởng thể chất của học sinh nữ lớp 3 sau thực nghiệm 118 3.32 Tăng trưởng thể chất của học sinh nam lớp 4 sau thực nghiệm 119 3.33 Tăng trưởng thể chất của học sinh nữ lớp 4 sau thực nghiệm 121 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM. 58 3.2 So sánh chiều cao (cm) của nam học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 85 3.3 So sánh chiều cao (cm) của nữ học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 85 3.4 So sánh Công năng tim của nam học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 86 3.5 So sánh Công năng tim của nữ học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 86 3.6 So sánh thành tích chạy 30m XPC (s) của nam học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 87 3.7 So sánh thành tích chạy 30m XPC (s) của nữ học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 87 3.8 So sánh thành tích Lực bóp tay thuận (kg) của nam học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 88 3.9 So sánh thành tích Lực bóp tay thuận (kg) của nữ học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 88 3.10 So sánh thành tích Bật xa tại chỗ (cm) của nam học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 89 3.11 So sánh thành tích Bật xa tại chỗ (cm) của nữ học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 89 3.12 So sánh thành tích Chạy con thoi 4 x 10m (s) của nam học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 90 3.13 So sánh thành tích Chạy con thoi 4 x 10m (s) của nữ học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 90 3.14 So sánh thành tích Chạy tùy sức 5 phút (m) của nam học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 91 3.15 So sánh thành tích Chạy tùy sức 5 phút (m) của nữ học sinh nội thành TP.HCM và trẻ em Việt Nam cùng lứa tuổi. 91 3.16 Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nam lớp 1 nội thành TP.HCM sau thực nghiệm. 111 3.17 Biểu đTăng trưởng (%) thể chất của học sinh nữ lớp 1 nội thành TP.HCM sau thực nghiệm. 112 3.18 Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nam lớp 2 nội thành TP.HCM sau thực nghiệm. 114 3.19 Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nữ lớp 2 nội thành TP.HCM sau thực nghiệm. 115 3.20 Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nam lớp 3 nội thành TP.HCM sau thực nghiệm. 117 3.21 Tăng trưởng (%) thể chất của học sinh nữ lớp 3 nội thành TP.HCM sau thực nghiệm. 118 3.22 Tăng trưởng (W %) thể chất của học sinh nam lớp 4 nội thành TP.HCM sau thực nghiệm. 120 3.23 Tăng trưởng (W %) thể chất của học sinh nữ lớp 4 nội thành TP.HCM sau thực nghiệm. 121 DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01 Phiếu phỏng vấn phụ huynh học sinh PHỤ LỤC 02 Phiếu khảo sát học sinh tiểu học PHỤ LỤC 03 Tiến trình và nội dung thực nghiệm PHỤ LỤC 04 Mô tả một số hoạt động vui chơi giải trí PHỤ LỤC 05 Một số hình ảnh về trò chơi vận động 1 PHẦN MỞ ĐẦU Cơ sở bền vững để tồn tại lâu dài của mỗi đất nước, mỗi dân tộc bắt nguồn từ sự không ngừng chăm sóc đầu tư cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó việc đầu tư, nâng cao thể chất, sức khoẻ cho học sinh nói chung là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người. Chính vì lẽ đó, từ lâu trong chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn đề cập đến vấn đề phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển thể chất nói riêng cho học sinh ở các cấp học. Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì thế, giáo dục phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ những năng lực, thể chất và trí tuệ cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trong những điều kiện giáo dục thể chất (GDTC) có tổ chức, có khoa học và phù hợp thì những khả năng tiềm tàng to lớn của học sinh về thể chất lẫn tinh thần sẽ được bộc lộ và phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, GDTC trường học ở TP.HCM còn nhiều điểm bất cập: chất lượng chưa đạt yêu cầu, thời lượng dành cho GDTC nội khóa còn ít, hoạt động GDTC ngoại khóa còn nghèo nàn. Thời lượng dành cho vận động của học sinh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển theo lứa tuổi. Do vậy các em tìm đến những hình thức vận động khác ngoài GDTC học đường để giải trí là một nhu cầu có thật. Đối với tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, vui chơi giải trí là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tinh thần và thể chất. Các em tích lũy tri thức, kỹ năng sống, hình thành nhân cách và giải trí thông qua hoạt động vui chơi. Sự nhận thức không đầy đủ về vấn đề này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quá tải trong hoạt động học tập của học sinh. Các em thiếu thời gian, điều kiện để vui chơi giải trí. 2 Mặt khác, hoạt động giải trí dưới hình thức vận động còn rất hạn chế. Học sinh tốn nhiều thời gian vào trò chơi điện tử, giải trí trên mạng internet, xem truyền hình, phim ảnhNếu không bị lạm dụng thì những hoạt động giải trí này cũng có tác dụng tích cực nhất định. Quan sát trên thực tế ta dễ nhận thấy, ngoài chương trình GDTC học đường học sinh ở lứa tuổi tiểu học còn tham gia vào hoạt động vận động giải trí. Ngoài các lớp, nhóm các môn thể thao hiện đại như các môn võ thuật, bơi, bóng bàn, cầu lông, đá cầu...các em còn tham gia vào các trò chơi dân gian hoặc đường phố như: Rồng rắn lên mây; cướp cờ; bịt mắt bắt dê; nhảy cù; ô ăn quan Thậm chí bắn bi, chọi đáo...Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn các em, giúp các em phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, rèn luyện sức khoẻ, tạo phản ứng nhanh nhạy, khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình đồng đội, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề khác nhau của GDTC học đường (bao gồm cả nội, ngoại khóa), trò chơi dân gian, trò chơi vận động [4], [40], [41], [42], [53], [61]. Tuy nhiên, vấn đề vận dụng các hình thức vận động giải trí vào việc phát triển thể chất có định hướng của học sinh tiểu học thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Hiểu được nhu cầu của các em, đánh giá đúng vai trò, tác động của hoạt động vận động giải trí để có những định hướng đúng đắn và hơn thế nữa, hướng dẫn tạo điều kiện để các em tham gia nhiều hơn các hoạt động giải trí dưới hình thức vận động góp phần vào việc phát triển lành mạnh về thể chất của các em là niềm trăn trở của chúng tôi. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành Thành phố 3 Hồ Chí Minh”. Hoạt động vận động giải trí ở đây được hiểu là một trong những loại hình của “hoạt động vận động ngoài trời”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát nhu cầu và thực trạng các hoạt động vui chơi giải trí nói chung, vận động giải trí nói riêng, đánh giá đúng tác động của vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM làm cơ sở cho những kiến nghị đề xuất trong việc định hướng và phát triển hoạt động vận động giải trí góp phần phát triển thể chất, nâng cao tầm vóc thể trạng của các em. Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án đã thực hiện 03 mục tiêu nghiên cứu sau đây:  Nhu cầu và thực trạng hoạt động vận động giải trí của học sinh tiểu học tại các quận nội thành thành phố . Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau: - Nhu cầu vui chơi vận động của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM. - Thời lượng vui chơi vận động hàng ngày của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM. - Giờ học thêm hàng ngày của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM. - Hình thức, nội dung hoạt động vận động giải trí của học sinh. - Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vận động giải trí (sân bãi, trang thiết bị, chi phí...).  Thực trạng thể chất của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM TP.HCM. Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau: - Thực trạng thể chất của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM. 4 - Các giải pháp tăng cường hoạt động giải trí vận động cho học sinh tiểu học nội thành TP.HCM.  Đánh giá tác động của hoạt động vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM. Để thực hiện mục tiêu này, luận án đã nghiên cứu các nội dung sau: - Thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM trước thực nghiệm. - Tác động của hoạt động vận động giải trí đối với sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM. Giả thiết khoa học của đề tài: Nếu học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện hoạt động vận động giải trí ngoài trời (vận động ngoài trời), chắc chắn thể chất của họ sẽ tăng trưởng mạnh, chưa kể đến tăng trưởng về sức khỏe tinh thần và nhân cách. Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ gợi mở để tiếp cận môn học mới “vận động ngoài trời” như các nước tiên tiến. Đây chính là giả thiết khoa học mà luận án đã tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ thông qua kết quả nghiên cứu và bàn luận của luận án. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và các ngành chức năng về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ. 1.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó càng được giữ gìn và phát huy, trở thành vấn đề có tính chiến lược, là mục tiêu quan trọng, nhất quán trong đường lối Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là từ sau ngày thành lập nước 1945. Ngày 1/6/1950 Hồ Chủ Tịch viết: “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành,được vui sướng[47]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề chăm sóc thiếu nhi thật giản dị, thật gần gũi và hết sức thiết thực. Quan điểm của Người thể hiện tính nhân văn sâu sắc, là mệnh lệnh từ trái tim, là kim chỉ nam cho hành động của các cấp chính quyền và mở rộng ra toàn xã hội. Từ quan điểm xuyên suốt đó, nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em [27]. Có thể nói, đến nay trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi đã là trách nhiệm quan trọng hàng đầu của toàn xã hội.Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh, trong đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời từng bước làm hài hoà với pháp luật quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập 6 khu vực và quốc tế. Đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo cơ hội cho thiếu nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, tinh thần, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định như: Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 củ - cơ sở đối với công tác BVCSGD trẻ em; Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2001-2010; Chỉ thị số 13/2001/CT- TTg ngày 31/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 10 năm thi hành luật BVCSGD trẻ em; Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi; Quyết định 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ thiếu nhi giai đoạn 2011 – 2015 và Nghị định Số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi Đặc biệt là chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chỉ thị số 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí cho thiếu nhi và việc triển khai thực hiện Nghị định Số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ đã tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp chính quyền đoàn thể đối với hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em. Nghị định Số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi nói chung, 7 chăm sóc đời sống văn hoá, vui chơi, giải trí cho thiếu nhi nói riêng. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Bộ trực tiếp có trách nhiệm chăm lo việc vui chơi giải trí hoạt động TDTT cho trẻ em: “Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch ưu tiên và khuyến khích đầu tư đáp ứng nhu cầu văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tăng cường thể lực, vui chơi, giải trí, du lịch phù hợp với sự phát triển của thiếu nhi và tình hình phát triển kinh tế - xã hội” [32]. Nghị định cũng chỉ rõ:” Trường hợp chưa có điều kiện xây dựng công trình dành riêng cho thiếu nhi trên địa bàn thì quy định phải dành ít nhất 20% thời gian sử dụng các công trình chung để phục vụ nhu cầu phù hợp của thiếu nhi hoặc có khu vực dành riêng cho thiếu nhi với trang thiết bị phù hợp. Trong kinh phí hoạt động thể thao quần chúng, dành một phần kinh phí cho hoạt động thể thao quần chúng của trẻ em”. Nhằm bảo vệ và chăm sóc thế hệ trẻ, từ năm 2010, Chính phủ đã có Quyết định số 37 quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Theo đó, để đạt chuẩn, mỗi xã, phường phải đạt 25 tiêu chí, trong đó có tiêu chí xây dựng sân chơi cho trẻ em. Còn theo chương trình hành động quốc gia vì thiếu nhi giai đoạn 2011-2020 thì mục tiêu đã được đặt ra: Đến năm 2020, có 45% xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em; 40% huyện và 100% tỉnh có nhà văn hóa thiếu nhi; quy hoạch mạng lưới các trung tâm vui chơi, giải trí, các nhà thiếu nhi cấp tỉnh và cấp huyện, điểm vui chơi giải trí cấp xã hoặc liên xã dành cho trẻ em Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thiếu nhi trong tình hình mới đã chỉ những hạn chế trong công tác chăm sóc, giáo dục và vảo vệ thiếu nhi như:.. “Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo 8 dục và bảo vệ thiếu nhi chưa hoàn thiện. Nhiều mục tiêu cụ thể quan trọng trong chương trình hành động quốc gia vì thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 thực hiện chưa đạt. Các điểm vui chơi và các hình thức giải trí phù hợp với thiếu nhi còn thiếu” [1]. Chỉ thị cũng đặt ra yêu cầu các cấp Ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em: “ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, cần xác định các mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thiếu nhi là một trong những nội dung trọng tâm của mục tiêu xã hội. Khi lập các dự án xây dựng khu dân cư, khu nhà ở phải dành diện tích thích hợp để xây dựng trường học, công trình vui chơi, giải trí cho trẻ em. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thiếu nhi theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội. Khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động và công trình dành cho trẻ em” [1]. ủa thành phố HCM và các ngành chức năng về vấn đề giáo dục thể chất và vận động giải trí của trẻ. Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em như: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP.HCM về đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở vui chơi giải trí cho thiếu nhi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 4794/KH- UBND ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân thành phố về triển khai Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; Kế hoạch số 1476/KH-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân thành phố về triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động quốc gia vì thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 4759/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân thành phố về phê duyệt chương trình bảo vệ thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 267/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị 06 - CT/TU ngày 03/8/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy; Kế hoạch 2118/KH-UBND ngày 08/5/2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố về “Tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong TP.HCM”. [57] Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các Sở ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban Nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi của thành phố đã đạt được những kết quả tích cực. Một trong những mục tiêu của kế hoạch của UBND TP.HCM nhằm triển khai chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thiếu nhi trong tình hình mới và Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong TP.HCM là 100% quận - huyện; phường - xã, thị trấn có xây dựng các sân chơi miễn phí phục vụ thiếu nhi [18] [29]. Thực hiện quyền vui chơi, giải trí lành mạnh của thiếu nhi đòi hỏi phải thay đổi quan niệm cũ coi “vui, chơi, giải trí” là hoạt động của những kẻ “vô công r nghề”, những trẻ “hư”, sang quan niệm mới coi vui chơi, giải trí lành mạnh là một 10 yếu tố để thiếu nhi khôn lớn, phát triển tốt hơn về thể chất và tinh thần. Các quốc gia trên thế giới xác định rằng, trong thời đại văn minh trí tuệ thì mọi người, kể cả thiếu nhi sẽ phải làm việc nhiều hơn bằng trí óc, làm việc bằng nội lực nhiều hơn lao động chân tay, nên con người sẽ mỏi mệt hơn, căng thẳng hơn, dễ dẫn đến stress hơn thì việc vui chơi, giải trí là liều thuốc bổ tạo nên sự thoải mái về tinh thần, cân bằng về sức khoẻ. Vì vậy, thực hiện quyền vui chơi, giải trí của thiếu nhi chính là chuẩn bị tâm lý, sự năng động, sự thích nghi trong một xã hội công nghiệp với hoạt động trí óc là chủ yếu. Vấn đề quan trọng để thực hiện quyền thiếu nhi về vui chơi, giải trí là việc tổ chức vui chơi, giải trí một cách khoa học, có văn hoá để mọi thiếu nhi đều được "chơi mà học, học mà chơi" để trẻ phát triển nhân cách toàn diện. Vui chơi, giải trí gắn liền trong học tập, trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ em. Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của thiếu nhi và thực hiện quyền thiếu nhi được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao là mục tiêu, biện pháp quan trọng của chiến lược con người. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phải hướng vào mục tiêu bồi dưỡng về trí tuệ, thể lực, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, hướng tới chân, thiện, mỹ. Phát huy những giá trị di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc, đồng thời giáo dục thiếu nhi chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các năng khiếu, tài năng của thiếu nhi về văn hoá, văn nghệ, thể thao. Tóm lại: Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, mà bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học..., trong đó giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Hệ thống chỉ thị, nghị quyết, quyết định và các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, từ Trung ương đến Cơ sở về cơ bản đã hoàn 11 chỉnh và cho phép chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý triển khai trong thực tiễn. Tuy nhiên, đây lại là khâu yếu nhất trong cả quy trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đây là vấn đề đề tài luận án sẽ góp phần giải quyết một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường tiểu học tại TP.HCM hiện nay. 1.2. Các khái niệm, quan điểm và học thuyết liên quan đến vấn đề giải trí vận động. 1.2.1. Một số khái niệm, quan điểm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trước hết, cần tìm hiểu khái niệm về giải trí. Theo định nghĩa được ghi trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giải trí là làm cho trí óc thảnh thơi, tâm hồn thanh thản bằng một hoạt động gây được hứng thú”. [54]. Theo Đoàn Văn Chúc: “giải trí là hoạt động của con người tạo hứng thú, giúp con người sảng khoái, lấy lại tinh thần, bù đắp sự mệt mỏi và căng thẳng của trí não. Đồng thời giải trí là nguồn động lực thúc đẩy tái tạo sức lao động, để con người phát triển toàn diện về lực - trí - mỹ”. Theo Wikipedia: “Giải trí: là dạng hoạt động mang tính chất tự do hơn các hoạt động khác, nó không hề mang tính cưỡng bức; con người có quyền lựa chọn theo sở thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang hoạt động tự nguyện”. [67] Theo Bùi Trọng Toại: “Thể thao giải trí: là một dạng thể thao đặc thù nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của bản thân, ít tính toán đến thắng bại, có sức hút đặc biệt, nhất là giới trẻ, không chỉ mang lại niềm vui chiến thắng đối phương trong các cuộc thi đấu hay khắc phục khó khăn mà còn tốt cho sức khỏe v thể chất, vừa tốt cho sức khỏe về tinh thần. [48] TDTT giải trí: là một loại hình hoạt động vận động theo sở thích như tham quan, du lịch, đi bộ, xe đạp, leo núi, chèo thuyềnvới lượng vận động không quá nặng và quy định không quá chặt chẽ. Đây thực sự là một hình thức giải trí ...c. Tư duy lý luận cũng bắt đầu phát triển, là dấu hiệu để phát triển tư duy logic [7]. Tưởng tượng. Trẻ ở giai đoạn này có điều kiện thuận lợi để phát triển trí tưởng tượng vì hầu hết những tri thức ở sách giáo khoa, các em được Thầy Cô mô tả bẳng lời, bằng hình vẽ, mô hình Trí tưởng tượng của các em được chia làm 2 thời kỳ [13], [24], [30], [34], [72]: Từ 6 đến 8 tuổi: Trẻ ít xử lý những biểu tượng đã có, tưởng tượng của trẻ chủ yếu là tưởng tượng tái tạo. Ban đầu, tưởng tượng tái tạo của các em còn nghèo nàn và chưa được phù hợp với đối tượng, các em thường chỉ hình dung được trạng thái ban đầu và cuối cùng của sự vật hiện tượng, dần dần các em mới có thể hình dung được đối tượng một cách đầy đủ, trọn vẹn trạng thái trung gian của sự vật hiện tượng. Từ 9 đến 12 tuổi: Trẻ xử lý sáng tạo những biểu tượng, tưởng tượng sáng tạo phát triển. Trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ sẽ có điều kiện phát triển thông qua các môn học, đặc biệt khi trẻ được vẽ, nặn tượng, cắt dán hoặc viết một đoạn văn. Trí nhớ. Sự phát triển trí nhớ của các em ở lứa tuổi này cũng có những bước phát triển vượt bậc so với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt trí nhớ trực quan 28 hình ảnh của các em phát triển mạnh nhất. Hình thức ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đến khoảng giữa lứa tuổi tiểu học thì khả năng ghi nhớ có chủ định của các em mới được hình thành một cách rõ nét. Trẻ trong độ tuổi từ lớp một đến lớp ba thì ghi nhớ máy móc chiếm ưu thế, các em chưa biết tổ chức việc ghi nhớ ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ, đến lớp bốn thì ghi nhớ có ý nghĩa bắt đầu phát triển. Trẻ thường tái hiện sự vật hiện tượng bằng cách học thuộc lòng, nặng tái hiện hình thức hơn là nội dung [55], [60], [74]. Chú ý. Đầu lứa tuổi học sinh tiểu học, sự chú ý của các em đã trở nên có chủ định nhưng còn yếu. Mặc dù sự tập trung chú ý của các em còn yếu, thiếu bền vững, dễ bị phân tán trong quá trình chú ý nhưng nhiều em cũng đã biết tập trung chú ý vào các tài liệu học tập, vào lời giảng, dặn dò của giáo viên. Khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh, sự chú ý của các em đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy. Sự phát triển chú ý có chủ định của các em được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập mang tính chất xã hội cao cùng với sự trưởng thành về ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập. Dần dần, các em có khả năng mở rộng khối lượng chú ý và có kỹ năng phân phối chú ý đối với những dạng hành động khác nhau. Sự hình thành tự ý thức. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Việc tổ chức những giờ học chính khóa theo hệ thống nhất định, theo một qui định nghiêm túc đòi hỏi các em phải tập dần với việc tự điều khiển bản thân tuân theo những qui định đó chứ không thực hiện một cách tùy tiện theo mong muốn chủ quan của mình. Nhờ tính chủ định trong các quá trình nhận thức phát triển nên trẻ dần nắm được những chuẩn mực đạo đức và những qui tắc hành vi thông qua hoạt động học tập. Những chuẩn mực và qui tắc đó được tập trung và cô đọng ở 29 bản nội qui của trường, lớp một cách rõ ràng, cụ thể và được kiểm tra thường xuyên hàng ngày bởi hệ thống cán bộ lớp, cán bộ đội dưới hình thức thi đua. Khi thường xuyên tuân thủ những chuẩn mực, qui tắc đó, trẻ dần dần điều chỉnh hành vi của mình giúp cho nhân cách của trẻ phát triển. Hầu hết những trẻ ở lứa tuổi này rất ngoan, biết nghe lời và thực hiện tốt các chuẩn mực, nội qui của nhà trường [20]. Tóm lại: Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh tiểu học là cơ sở khoa học hết sức quan trọng trong việc xây dựng chương trình giáo dục thể chất, lựa chọn các nội dung, hình thức, phương tiện tập luyện, vui chơi, giải trí vừa đảm bảo quan điểm giáo dục phát triển thể chất ở lứa tuổi này, vừa nâng cao tính giải trí, tự nguyện, có hứng thú cao trong việc nâng cao hiệu quả GDTC trong trường tiểu học. 1.4. Tổ chức hoạt động vận động giải trí và các công trình đã nghiên cứu có liên quan. 1.4.1. Ở một số nước trên thế giới [23], [25], [77]. Tại các trường tiểu học ở Úc, giáo dục thể chất và thể thao trường học rất được coi trọng. Các trường đều được đầu tư kinh phí để mua sắm các loại thiết bị, dụng cụ đồ chơi để vui chơi giải trí, rèn luyện thể lực và phát triển các môn thể ổ, crike, điền kinh và bơi lội. Những thiết bị này được thiết kế nhằm giúp phát triển thể lực cho thiếu nhi cũng như tạo hứng thú cho các em khi tham gia những hoạt động này. Việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm dụng cụ đồ chơi, thiết bị vận động dành cho nhà trường, hầu hết được chế tạo tại Úc với mạng lưới phân phối được trải rộng trên toàn lãnh thổ. Giáo dục thể chất ở Trung Quốc nói chung và ở giáo dục tiểu học nói riêng rất được coi trọng và luôn được đặt trên hàng đầu. Mỗi trường tiểu học Trung Quốc đều có khu vui chơi rộng rãi với các trang bị đồ chơi, tổ hợp vận động, đặt ngay trong sân trường và được học sinh rất ưa chuộng. Giờ nghỉ giữa buổi học, những thiết bị này được sử dụng hết công suất. Một số môn thể thao 30 phổ thông, dân tộc, hiện đại được đầu tư khá đồng bộ như môn bóng rổ (giúp phát triển chiều cao, tính linh hoạt và phát triển cơ thể), môn cầu lông (giúp tổ chức vui chơi tập thể, tính tổ chức và phản xạ nhanh)..vv. Học sinh tiểu học Trung Quốc nhanh nhẹn, sôi nổi, khỏe mạnh, thông minh, khi được tiếp xúc đều tỏ ra linh hoạt, khả năng phản xạ nhanh, giao tiếp tốt. Thái Lan là một trong nhiều nước rất quan tâm đến đồ chơi cho trẻ em, hầu hết các trường tiểu học đó đầu tư nhiều đồ chơi, thiết bị vận động đa năng cho sân chơi của trường, số học sinh tham gia chơi với những dụng cụ này chiếm tỷ lệ khá cao (79,8%). Nhìn chung các loại đồ chơi, thiết bị vận động đa năng, cũng như hiệu quả và mật độ sử dụng những loại thiết bị này tại các trường tiểu học Thái Lan là rất tốt. Tại một số nước phát triển, do môi trường giáo dục được đầu tư đầy đủ, nên trình độ chung là rất tốt, tạo đà cho các cấp học cao hơn. Riêng lĩnh vực giáo dục thể chất được nhiều nước rất coi trọng và đặt thành một chế độ, chính sách cụ thể để đầu tư mua sắm đồ chơi, thiết bị, đặc biệt là đầu tư thiết bị vận động đa năng cho sân chơi trường tiểu học. Hầu như những nơi này đều tổ chức tốt sân chơi, với những thiết bị đồ chơi thích hợp nhằ ứng nhu cầu vận động của học sinh tiểu học. Đa phần là các tổ hợp vận động, đồ chơi với kích cỡ phù hợp, mẫu mã đẹp và giá trị cũng rất cao. Các trường học của nước Cộng hòa Liên bang Nga đều chú trọng phát triển khá toàn diện giữa giáo dục trí lực và giáo dục thể lực. Mỗi trường tiểu học đều có hệ thống thiết bị vận động giúp học sinh có cơ hội và điều kiện để hoạt động trong sân trường. Thiết kế kỹ thuật dành cho sân chơi trường tiểu học ở Cộng hòa Liên bang Nga thường là các tổ hợp vận động với kích thước lớn và một số dụng cụ đồ chơi mang tính chất hoạt động tập thể như: nhà tổng hợp, thang thể dục, cầu trượt, xích đu, vòng xoay, bập bênh, chui ống..vv. Màu sắc của những thiết bị - đồ chơi trong các trường tiểu học được lựa chọn thường là các gam màu tươi trẻ, mạnh mẽ, tạo cho sân trường luôn vui tươi thu hút hàng 31 trăm, hàng ngàn lượt trẻ vui chơi, luyện tập hàng ngày cả trước, trong và sau giờ học. Song hành với các thiết bị đồ chơi vận động này là hệ thống các dụng cụ phục vụ tập luyện cho các môn thể thao học đường như điền kinh, thể dục, bóng rổ ất được chú trọng, nên học sinh phát triển tốt về thể chất, do đó chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, tạo tiền đề cho các cấp học, bậc học cao hơn. Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển vào loại bậc nhất trên thế giới. Các thiết bị, dụng cụ, đồ chơi dành cho học sinh tiểu học Nhật Bản không chỉ phong phú về kích thước, chủng loại mà còn phổ cập trên phạm vi toàn quốc nên chất lượng giáo dục thể chất phát triển đồng đều. Hệ thống các thiết bị, dụng cụ, đồ chơi tiểu học được thiết kế hoàn hảo, tiện dụng cho học sinh, với kỹ thuật cao nên có độ bền và đảm bảo chất lượng, thu hút sự quan tâm, ứng dụng đại trà của hệ thống trường tiểu học trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống đồ chơi này rất chú trọng phát triển thể chất và trí sáng tạo, tính tập thể, cùng các phẩm chất cá nhân khác. Mỗi thiết bị, dụng cụ đồ chơi đều có tính mục đích cao, khuyến khích trẻ vận động, tìm tòi sáng tạo cách chơi và phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học. Như vậy, có thể nói việc tổ chức hoạt động vui chơi, giáo dục và phát triển thể chất cho học sinh tiểu học đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một nền giáo dục toàn diện nhất thiết phải hài hòa giữa giáo dục trí lực và phát triển thể chất. 1.4.2. Tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh [9], [10], [11], [41]. Các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí rằng, thiếu nhi phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách... một cách toàn diện một phần là nhờ tham gia các hoạt động vui chơi - giải trí phù hợp. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề vui chơi giải trí nói chung và vấn đề đầu tư xây dựng hệ thống địa điểm vui chơi cho trẻ nói riêng rất rõ ràng và xuyên suốt. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau câu hỏi: 32 “Bao giờ có đủ sân chơi cho thiếu nhi nói chung và thiếu nhi tuổi tiểu học nói riêng” vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải. Có thể nói địa điểm để trẻ có thể vui chơi dưới các hình thức vận động thiếu về số lượng, kém về chất lượng và yếu về tổ chức [1], [18], [27], [31], [46], [57]. Sân chơi ngoài trời luôn là địa điểm cần thiết để trẻ vận động thể chất, vui chơi và giao lưu cùng bè bạn. Tại TP.HCM, số lượng điểm vui chơi dành cho trẻ vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Tình trạng thiếu hụt sân chơi cho thiếu nhi ở nội thành đang là vấn đề cấp thiết của xã hội. Tại hội thảo về “Thực trạng và giải pháp đầu tư, xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em” do HĐND TP.HCM tổ chức (10/2010), các đại biểu đều thừa nhận khu vui chơi ngoài trời cho trẻ hiện còn thiếu và cần phải được đầu tư nâng cấp. Nói về thực trạng khu vui chơi cho thiếu nhi hiện nay, TS. Nguyễn Thị Hậu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, cho rằng sân chơi thiếu nhi hiện nay cung không đủ cầu. Bởi hiện toàn có khoảng 1,7 triệu thiếu nhi có độ tuổi từ 16 trở xuống, chiếm 23% dân số. Trong khi đó, những khu vui chơi ngoài trời xây dựng còn lạc hậu so với sự hiểu biết của trẻ. Theo đánh giá của bà Phạm Phương Thảo (Chủ tịch HĐND T TP.HCM) tại hội thảo về “Thực trạng và giải pháp đầu tư, xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em” (tháng 10/2010), khi kiểm điểm chương trình hành động quốc gia về thiếu nhi 10 năm 2001 - 2010, việc xây dựng cơ sở vui chơi giải trí cho thiếu nhi của TP.HCM không đạt, cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi hiện có ít so với nhu cầu của xã hội. Mục tiêu của chương trình quốc gia nói rằng 100% xã, phường phải có cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em, trong đó có 50% đạt chuẩn nhưng đến bây giờ mới có 38% đạt chuẩn. Ở cấp quận, huyện phải có 100% cơ sở vui chơi, nhưng thực tế chỉ đạt 47%. T cũng nằm trong tình trạng đó, quy hoạch đất đai, đầu tư cho cơ sở vui chơi chưa được quan tâm đ ng mức. 33 Tính đến tháng 9/2014, TP.HCM đã ưu tiên bố trí vốn xây dựng và đưa vào hoạt động 10 khu vui chơi; hoàn thành kế hoạch đầu tư 3 nhà thiếu nhi tại quận Tân Phú, huyện Hóc Môn và Bình Chánh. Ngoài ra, các địa phương, đơn vị đã xây dựng thêm 67 điểm vui chơi khác từ việc tận dụng các mặt bằng, khuôn viên. Hai huyện ngoại thành gồm Cần Giờ và Củ Chi cũng được đầu tư thêm 02 điểm vui chơi. Dự kiến đến cuối năm 2015, sẽ xây dựng hơn 5.700 điểm vui chơi mới cho trẻ tại các xã nông thôn mới. Tuy nhiên, diện tích các khu vui chơi rất nhỏ hẹp, dưới 100m² chiếm đến 80%; từ 100 - 1.000m² chiếm 13%; trên 1.000m² chiếm 7%. Do diện tích khu vui chơi nhỏ hẹp nên không đáp ứng được nhu cầu của các em, nhiều khu vui chơi tồn tại tệ nạn xã hội; môi trường bị ô nhiễm; có khu vui chơi xây dựng xa nơi ở của người dân; nhiều thiết bị vui chơi đã xuống cấp, hoen gỉ Cho đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, trường tiểu học dường như chưa đặt yêu cầu trường phải có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh tiểu học. Do đó khi học sinh vừa ở trường Mầm non lên chúng bị hụt hẫng bởi sân trường trống vắng xích đu, bập bênh, cầu trượt..vv. Thay vào đó là một chương trình học tập mới mẻ, khá căng thẳng và không hề có một thiết bị, đồ chơi nào trong sân trường. Dường như học sinh lớp 1, lớp 2 bị cuốn vào vòng quay của một chương trình giảng dạy và học tập năng nề, nên sự phát triển trí lực, thể lực, sức khoẻ của học sinh đã bộc lộ sự không tương xứng giữa yêu cầu đào tạo và khả năng tiếp thu của đại bộ phận học sinh. Học sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học rất cần sân chơi, đây là giai đoạn cho trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ vì các em đã học cả ngày trong trường nên rất cần vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Tuy nhiên nhiều trường học, sân chơi còn nghèo nàn, thiếu các trang thiết bị cần thiết; còn những điểm vui chơi giải trí bên ngoài trường học, khu vui chơi giải trí miễn phí dành cho trẻ cũng rất ít Hầu hết là những khu vui chơi mang tính chất dịch vụ, thương mại mà không phải thiếu nhi nào cũng có điều kiện để được tham gia. 34 Nhà văn hóa, nhà thiếu nhi các quận là nơi có trách nhiệm tổ chức các hoạt động vui chơi, phát triển năng khiếu cho thiếu nhi cũng gặp không ít khó khăn. Dù rất muốn tổ chức những sân chơi đa dạng hơn, phong phú hơn, nhưng để nhà thiếu nhi trở thành sân chơi mỗi ngày cho thiếu nhi nhất là trong dịp hè thì còn nhiều việc phải làm, chưa tìm được hướng ra, giải pháp cụ thể. Theo đánh giá của Thành đoàn TP.HCM: “Việc đầu tư xây dựng các công trình, sân chơi cho thiếu nhi còn chậm và chưa đáp ứng được nhu cầu của thiếu nhi... Một số nhà thiếu nhi mặc dù được trang bị cơ sở vật chất tốt nhưng không phát huy hết công năng sẵn có để phục vụ tối đa nhu cầu của thiếu nhi hoặc không thực hiện công tác xã hội hóa để nâng cao chất lượng phục vụ thiếu nhi....”. Nhiều gia đình chọn công viên làm điểm vui chơi hè cho con để trẻ vừa có không gian chạy nhảy, vừa không phải tốn tiền. Một số nơi hiện cũng có trang bị khu trò chơi miễn phí cho thiếu nhi như cầu tuột, nhà banh, bập bênh, xích đu, thú nhúnNhiều thiết bị đã xuống cấp, gây mất vệ sinh và mất an toàn. Đồng thời, các trò chơi kém đa dạng nên trẻ chơi vài lần là chán. Tại một vài công viên như công viên Gia Định, Gò Vấp thì các trò chơi miễn phí cho trẻ đa dạng hơn, đặc biệt có những trò chơi đu, leo trèo có tính vận động cao nhưng chỉ dành cho trẻ từ 12 – 15 tuổi. Nhiều cơ sở chưa sâu sát trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc dành quỹ đất, cơ sở vật chất đầu tư các điểm vui chơi cho thiếu nhi. Có một số nơi, diện tích đất vốn dành xây dựng sân chơi cho thiếu nhi nhưng đã bị sử dụng vào những mục đích khác, nhất là kinh doanh, thương mại... Từ nhiều năm qua, TP.HCM đã không còn lạ gì chuyện nhiều thiếu nhi phải đá banh, đá cầu trên vỉa hè, dưới lòng đường, hoặc nguy hiểm hơn là nhảy cầu tắm sông do thiếu sân chơi. Và khi vào hè, nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh là rất lớn, do đó xuất hiện nhiều các sân chơi tự phát. Tuy nhiên, tại các sân chơi này, cũng bị cấm, đuổi. 35 Ngoài việc thiếu sân chơi, nhất là sân chơi ngoài trời, một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ làm hạn chế hoạt động vận động giải trí của trẻ là nhận thức của các bậc cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ tin rằng khi chơi ở ngoài đường trẻ dễ gặp các mối nguy hiểm và chơi trong nhà sẽ an toàn hơn. Cha mẹ tìm đủ biện pháp để bảo vệ trẻ khỏi những mối nguy hiểm từ việc vui chơi ở ngoài đường như hạn chế giờ chơi, tháp tùng với trẻ hoặc hạn chế tối đa hoạt động vui chơi của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng tỏ ra không tin tưởng khi cho trẻ tiếp xúc với hàng xóm hoặc người lạ vì lý do an toàn. Mặc dù theo kết quả nghiên cứu toàn cầu từ chương trình “Hãy để trẻ tự do vui chơi” của hai giáo sư, tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer thuộc khoa Tâm lý của trường Đại học Yale (Công trình đã được thực hiện tại 11 quốc gia bao gồm Mỹ, Argentina, Brazil, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi và Việt Nam dưới sự bảo trợ của quỹ Unilever) có tới 80% bà mẹ Việt Nam cũng chia sẻ: khi thiếu các hoạt động thể chất, vui chơi, trẻ sẽ khó lòng thấy hạnh phúc, vui tươi với nhịp sống của mình [30], [31]. Theo Tim Gill, nỗi lo lắng của cha mẹ về những mối nguy hiểm từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ hạn chế thời gian vui chơi của trẻ, ngăn không cho trẻ khám phá và học hỏi thế giới xung quanh chúng [80]. Một số cha mẹ cũng nghĩ rằng giải trí thông qua vận động ngoài trời không đem lại giá trị cao hoặc an toàn bằng các hoạt động khác như học tập, xem tivi và chơi game. Cũng theo kết quả của công trình nghiên cứu của hai giáo sư, tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer thì thiếu nhi trong độ tuổi từ 6-12 tại Việt Nam cũng như 10 quốc gia khác trên thế giới đang chịu sức ép rất lớn. Đến 91% bà mẹ được phỏng vấn cho biết hoạt động vui chơi chủ yếu của con họ là xem tivi (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên thế giới là 71%). Chỉ có 4% bà mẹ 36 Việt Nam cho biết con mình thường xuyên tham gia các trò chơi vận động (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên toàn thế giới là 22%). Như vậy, hoạt động vận động giải trí ngoài trời cho trẻ em ở TP.HCM bước đầu đã hình thành, đã có những cơ sở vật chất nhất định phục vụ cho nhu cầu vận động giải trí của con em mình, song cũng còn rất nhiều việc phải làm, nhiều giải pháp cần phải triển khai để hoạt động giải trí vận động thực sự phát huy hết vai trò và ý nghĩa thực tiễn của nó. Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh nhỏ được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học: PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Trò chơi của trẻ em" đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Nghiên cứu vận dụng trò chơi vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường tiểu học được các nhà khoa học trong nước tập trung nghiên cứu với tư cách là phương pháp và hình thức d và Nguyễn Hữu Hợp đề cập đến trò chơi với tư cách là một trong các phương pháp dạy học môn Đạo đức trong nhà trường tiểu học được thể hiện trong cuốn "Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức" [45], [53]. Tác giả Lê Anh Thơ trong công trình nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi"[42] đã đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi vận động dân gian như là phương tiện phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm một số trò chơi dân gian (TCDG) vận động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo giai đoạn 3 – 5 tuổi; Tác giả Nguyễn Thị Vân Hương với bài viết "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học" đã đề cập tới công tác giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức, sử dụng các trò chơi dân gian; ở khía cạnh tiếp cận văn hoá dân gian tác 37 giả Đỗ Thị Hoà đã mạnh dạn đưa ra một cách nhìn về vai trò của trò chơi dân gian và việc bảo tồn loại hình trò chơi này trong giai đoạn hiện nay "Một vài kiến nghị về việc bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu toàn cầu từ chương trình “ Hãy để trẻ tự do vui chơi” của hai giáo sư, tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer thuộc khoa Tâm lý của trường Đại học Yale [68] (Công trình đã được thực hiện tại 11 quốc gia bao gồm Mỹ, Argentina, Brazil, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi và Việt Nam dưới sự bảo trợ của quỹ Unilever) có tới 80% bà mẹ Việt Nam cũng chia sẻ: khi thiếu các hoạt động thể chất, vui chơi, trẻ sẽ khó lòng thấy hạnh phúc, vui tươi với nhịp sống của mình.Theo Tim Gill [79], nỗi lo lắng của cha mẹ về những mối nguy hiểm từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ hạn chế thời gian vui chơi của trẻ, ngăn không cho trẻ khám phá và học hỏi thế giới xung quanh chúng. Một số cha mẹ cũng nghĩ rằng giải trí thông qua vận động không đem lại giá trị cao hoặc an toàn bằng các hoạt động khác như học tập, xem tivi và chơi game. Cũng theo kết quả của công trình nghiên cứu của hai giáo sư, tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer [68] thì thiếu nhi trong độ tuổi từ 6-12 tại Việt Nam cũng như 10 quốc gia khác trên thế giới đang chịu sức ép rất lớn. Đến 91% bà mẹ được phỏng vấn cho biết hoạt động vui chơi chủ yếu của con họ là xem tivi (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên thế giới là 71%). Chỉ có 4% bà mẹ Việt Nam cho biết con mình thường xuyên tham gia các trò chơi vận động (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên toàn thế giới là 22%). Tóm lại: Vấn đề vận động giải trí, hoạt động vui chơi giải trí đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động thể lực nói riêng và giáo dục thể chất nói chung. Tổ chức hoạt động vận động giải trí được nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất quan tâm. Như vậy, có thể nói việc tổ chức hoạt động vui chơi, giáo dục và phát triển thể chất cho học sinh tiểu học đã trở nên phổ 38 biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một nền giáo dục toàn diện nhất thiết phải hài hòa giữa giáo dục trí lực và phát triển thể chất. Trên thế giới và ở nước ta đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về công tác giáo dục thể chất, trò chơi vận động, trò chơi dân gian... ở lứa tuổi mầm non và tiểu học, song chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tác động và hiệu quả của các hoạt động vận động giải trí ngoài trời đến sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học. Kết luận chƣơng: Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, mà bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học..., trong đó giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề vui chơi giải trí nói chung và vấn đề đầu tư xây dựng hệ thống địa điểm vui chơi cho trẻ nói riêng rất rõ ràng và xuyên suốt. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau câu hỏi: “Bao giờ có đủ sân chơi cho thiếu nhi nói chung và thiếu nhi tuổi tiểu học nói riêng” vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải. Có thể nói địa điểm để trẻ có thể vui chơi dưới các hình thức vận động thiếu về số lượng, kém về chất lượng và yếu về tổ chức. Qua tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan, đề tài đã hệ thống được các khái niệm về giải trí, thể thao giải trí, thể chất, giáo dục thể chất, trò chơi vận độngtuy nhiên, đề tài không tìm được khái niệm vận động giải trí một cách hoàn chỉnh. Do vậy, theo quan điểm của đề tài luận án, vận động giải trí, có thể hiểu là loại hình vận động vừa có tính giải trí cao, vừa mang tính định hướng trong công tác giáo dục và phát triển thể chất, phù hợp đặc điểm hình thái, tâm sinh lý, thể lực lứa tuổi của đối tượng tham gia. Vận động giải trí, chính là một phương tiện hữu hiệu và quan trọng để phát triển nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh tiểu học là cơ sở khoa học hết 39 sức quan trọng trong việc xây dựng chương trình giáo dục thể chất, lựa chọn các nội dung, hình thức, phương tiện tập luyện, vui chơi, giải trí vừa đảm bảo quan điểm giáo dục phát triển thể chất ở lứa tuổi này, vừa nâng cao tính giải trí, tự nguyện, có hứng thú cao trong việc nâng cao hiệu quả GDTC trong trường tiểu học. Vấn đề vận động giải trí, hoạt động vui chơi giải trí đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động thể lực nói riêng và giáo dục thể chất nói chung. Như vậy, có thể nói việc tổ chức hoạt động vui chơi, giáo dục và phát triển thể chất cho học sinh tiểu học đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một nền giáo dục toàn diện nhất thiết phải hài hòa giữa giáo dục trí lực và phát triển thể chất. Trên thế giới và ở nước ta đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về công tác giáo dục thể chất, trò chơi vận động, trò chơi dân gian... ở lứa tuổi mầm non và tiểu học; tuy có đề cập với mức độ khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tác động và hiệu quả của các hoạt động vận động giải trí đến sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học. 40 CHƢƠNG 2 2.1. 2.1.1. Phương pháp này giúp chúng tôi thu thập hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục thể chất của đối tượng nghiên cứu trong và ngoài nước, tìm hiểu xu thế, thực trạng cùng động thái của vấn đề rút ra các luận cứ khoa học về đặc điểm thể chất học sinh (6 – 10 tuổi), thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục thể chất. Phương pháp này giúp xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; lựa chọn các nội dung đánh giá thể chất cho học sinh và bàn luận kết quả nghiên cứu. Nguồn tài liệu nghiên cứu bao gồm tài liệu, được ban hành bởi các nhà xuất bản (NXB), tạp chí khoa học TDTT, kỷ yếu Hội nghị khoa học uy tín như: NXB TDTT, NXB Khoa học và Kỹ thuật, NXB Y học, thông tin khoa học TDTT. Tài liệu trên là công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học.v.v. của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến thể chất, công tác giáo dục thể chất cho học sinh và các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu. Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong "Danh mục tài liệu tham khảo". 2.1.2. [2] Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm tìm hiểu nhu cầu, thực trạng vui chơi giải trí nói chung, vận động giải trí nói riêng của học sinh tiểu học các quận nội thành TP.HCM. Khách thể phỏng vấn là học sinh tiểu học, các nhà quản lý, các chuyên gia TDTT và phụ huynh học sinh. Hình thức phỏng vấn chủ yếu phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp nhằm thu thập 41 những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn là 1945 học sinh, 968 phụ huynh học sinh, 74 lượt thầy cô giáo thể dục và Thầy Cô quản lý thuộc các trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Quận 1), Nguyễn Thái Sơn (Quận 3), Võ Trường Toản (Quận 10), Hùng Vương (Quận 5), Võ Văn Tần (Quận 6). 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm [39]. Phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan thực trạng cơ sở vật chất, hình thức vận động giải trí. Phương pháp này được dùng để khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng, tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm quan sát khả năng hoạt động vận động để tìm ra giải pháp phù hợp nhằm thu hút sự tham gia tập luyện một cách tự giác, tích cực của các em, các điều kiện về cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập và các loại hình vui chơi của các em. Việc sử dụng phương pháp này còn giúp đề tài có căn cứ để xác định tính hiệu quả của các loại hình vui chơi giải trí vận động ngoài trời. 2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học [71]. - Công năng tim (HW): Công năng tim là chỉ số thể hiện sự phản ứng của hệ tim mạch và đặc biệt là năng lực hoạt động của tim đối với lượng vận động chuẩn. Đây là bài test có hoạt động định lượng, là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị, cho ta lượng thông tin về chức năng tim mạch của học sinh. - Trong và ngay sau khi thực hiện một lượng vận động định lượng, học sinh nào có quá trình rèn luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn. Nghĩa là sau 1 đến 2 phút nhịp tim nhanh chóng trở lại sát với nhịp tim lúc nghỉ. - Do test công năng tim thực hiện trên đối tượng điều tra mất rất nhiều thời gian cho nên chỉ tiến hành ở khoảng 20% đến 30% số lượng đối tượng điều tra trong mẫu bao gồm đầy đủ các độ tuổi và các đối tượng điều tra (chọn ngẫu nhiên số người mỗi độ tuổi, nằm trong tất cả các mẫu). - Phương pháp tiến hành thử nghiệm. 42 - Hướng dẫn trước cho tất cả học sinh các bước sẽ phải tiến hành. Từ bước lấy mạch lúc nghỉ đến động tác đứng lên, ngồi xuống sao cho đúng nhịp đếm, khi ngồi hai gót chân phải chạm mông và gối khi đứng phải thẳng không chùng. - Trước khi lấy mạch lúc nghỉ, học sinh cần được ngồi nghỉ ngơi thoải mái từ 15 phút trở lên. Sau đó bắt mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy 3 lần liền. Nếu cả 3 lần bắt mạch có số mạch trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ và ký hiệu là P1. Nếu trong 3 lần bắt mạch đó có sự chênh lệch nhau một nhịp trở lên thì học sinh phải ngồi nghỉ tiếp để lấy mạch lại. - Cho học sinh đứng lên – ngồi xuống theo máy đếm nhịp 30 lần trong 30 giây. Nếu làm sai nhịp phải ngồi nghỉ, sau 15 phút làm lại. - Bắt mạch trong 15 giây sau vận động ký hiệu là P2 - Bắt mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút ký hiệu là P3. - Sau đó kết thúc kiểm tra. - Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả. - Chỉ số công năng tim được tính theo công thức sau: (f1 + f2 + f3) - 200 10 Trong đó: HW (Heart Work) là chỉ số công năng tim F1: là mạch đập lúc nghỉ trong 1 phút f1 = P1 x 4 F2: là mạch đập ngay sau vận động 1 phút f2 = P2 x 4 F3: là mạch đập của phút hồi phục thứ 2 f3 = P3 x 4 - Đánh giá kết quả dựa bảng phân loại của Ruffier HW = 43 Bảng 2.1: Đánh giá chỉ số công năng tim HW Xếp loại Dưới 1 Rất tốt Từ 1 đến 5 Tốt Từ 6 đến 10 Trung bình Từ 11 đến 15 Kém Từ 16 trở lên Rất kém 2.1.5. Phương pháp nhân trắc học. Chiều cao đứng (cm): là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt sàn để đứng đến đỉnh đầu. - Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo đứng thẳng ở tư thế đứng nghiêm, ... chỉ số "chiều cao"; "cân nặng" và "lực bóp tay" tăng cao hơn nhóm thực nghiệm, trong đó "chiều cao đứng" không khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05. + Học sinh nữ lớp 3: Sự biến đổi về thể chất của học sinh nữ lớp 3 được thể hiện qua bảng 3.31 và biều đồ 3.21: 118 Bảng 3.31: Tăng trƣởng thể chất của học sinh nữ lớp 3 sau thực nghiệm Chỉ tiêu Nhóm đối chứng (n=45) Nhóm thực nghiệm (n=63) P 1X 2X W 1X 2X W Chiều cao đứng (cm) 133.38 136.07 2.0 135.27 138.61 2.4 >0.05 Cân nặng (kg) 33.0 35.5 7.3 36.84 39.23 6.3 <0.05 Công năng tim 12.49 12.15 2.76 12.76 12.3 3.67 <0.05 Chạy 30m XPC (s) 6.43 6.10 5.2 7.0 6.62 5.4 >0.05 Bật xa tại chỗ (cm) 124.78 129.47 3.7 212.03 128.67 6.2 <0.05 Dẻo gập thân (cm) 7.11 7.69 8.1 7.38 8.44 10.4 <0.05 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 8.22 11.13 32.7 9.67 13.02 32.5 >0.05 Lực bóp tay thuận (kg) 12.3 13.57 10.1 14.01 17.05 21.5 <0.05 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.84 12.20 5.0 13.64 12.82 6.0 <0.05 Chạy tùy sức 5 phút(m) 677.51 708.56 4.5 651.08 696.49 6.9 <0.05 Biểu đồ 3.21: Tăng trƣởng (W ) thể chất của học sinh nữ lớp 3 nội thành Thành phố Minh sau thực nghiệm 119 Bảng 3.31 và biều đồ 3.21 cho ta thấy học sinh nữ lớp ba sau khi thực nghiệm có kết quả: - Tất cả các chỉ tiêu về thể chất của hai nhóm nghiên cứu đều tăng trưởng. Trong đó, nhóm thực nghiệm tăng cao và rõ rệt hơn. - 7/10 chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05. Trong đó chỉ tiêu "nằm ngửa gập bụng" tăng cao nhất = 32.5%; 3/10 chỉ tiêu “chiều cao đứng”, "chạy 30m" và "nằm ngửa gâp bụng" cả hai nhóm đều tăng, nhưng không khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05. Nhìn chung, thể chất của học sinh lớp 3 ở cả nam và nữ sau thực nghiệm đều có sự tăng trưởng đáng kể ở đa số các chỉ tiêu kiểm tra.  Học sinh lớp 4: + Học sinh nam lớp 4: Sự biến đổi về thể chất của học sinh nam lớp 4 được thể hiện qua bảng 3.32 và biều đồ 3.22: Bảng 3.32: Tăng trƣởng thể chất của học sinh nam lớp 4 sau thực nghiệm Chỉ tiêu Nhóm đối chứng (n=50) Nhóm thực nghiệm (n=62) P 1X 2X W 1X 2X W Chiều cao đứng (cm) 139.52 145.8 2.1 139.67 143.63 2.8 >0.05 Cân nặng (kg) 39.52 41.55 5 41.98 44.27 5.3 >0.05 Công năng tim 11.83 11.26 4.94 14.64 14.01 4.40 >0.05 Chạy 30m XPC (s) 6.06 5.83 3.8 6.61 6.17 6.8 <0.05 Bật xa tại chỗ (cm) 147.84 151.06 2.2 132.68 137.54 3.6 <0.05 Dẻo gập thân (cm) 4.82 5.51 13.9 5.01 6.38 26.6 <0.05 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 10.5 12.86 21.3 10.81 14.13 29.0 <0.05 Lực bóp tay thuận (kg) 14.49 15.24 5.2 16.34 18.17 11.1 <0.05 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.91 12.33 4.5 13.24 12.27 7.4 <0.05 Chạy tùy sức 5 phút (m) 742.92 765.0 2.9 701.16 744.37 6.0 <0.05 120 Biểu đồ 3.22: Tăng trƣởng (W ) thể chất của học sinh nam lớp 4 nội thành Thành phố Qua bảng 3.32 và biểu đồ 3.22 cho thấy học sinh nam lớp 4 sau khi thực nghiệm có kết quả: - Tất cả các chỉ tiêu về thể chất của hai nhóm nghiên cứu đều tăng trưởng. Trong đó, nhóm thực nghiệm có nhiều chỉ số tăng cao hơn. - 7/10 chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05. Trong đó chỉ tiêu "nằm ngửa gập bụng" tăng cao nhất = 29.0%. - Học sinh lớp 4 nhóm đối chứng có chỉ số "công năng tim" tăng cao hơn nhóm thực nghiệm, nhưng không rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05. + Học sinh nữ lớp 4: Sự biến đổi về thể chất của học sinh nữ lớp 4 được thể hiện qua bảng 3.33 và biểu đồ 3.23: 121 Bảng 3.33: Tăng trƣởng thể chất của học sinh nữ lớp 4 sau thực nghiệm Chỉ tiêu Nhóm đối chứng (n=44) Nhóm thực nghiệm (n=60) P 1X 2X W 1X 2X W Chiều cao đứng (cm) 140.48 142.97 1.8 140.37 143.97 2.5 >0.05 Cân nặng (kg) 36.52 38.97 6.5 38.87 41.26 6.0 >0.05 Công năng tim 13.82 13.70 0.87 13.94 13.69 1.81 <0.05 Chạy 30m XPC (s) 6.37 6.11 4.0 6.62 6.22 6.2 <0.05 Bật xa tại chỗ (cm) 143.45 146.64 2.2 130.17 135.15 3.8 <0.05 Dẻo gập thân (cm) 6.52 7.64 16.8 8.78 9.69 10.2 <0.05 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 10.23 13.55 30.4 11.67 14.32 21.8 <0.05 Lực bóp tay thuận (kg) 14.39 15.40 6.9 15.78 17.94 13.5 <0.05 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.72 12.15 4.6 13.28 12.56 5.5 <0.05 Chạy tùy sức 5 phút (m) 654.5 710.57 8.3 692.03 732.58 5.8 <0.05 Biểu đồ 3.23: Tăng trƣởng (%) thể chất của học sinh nữ lớp 4 nội thành Thành phố 122 Bảng 3.33 và biểu đồ 3.23 cho ta thấy học sinh nữ lớp bốn sau khi thực nghiệm có kết quả: - Tất cả các chỉ tiêu về thể chất của hai nhóm nghiên cứu đều tăng trưởng. Trong đó, nhóm thực nghiệm tăng cao và rõ rệt hơn. - 6/10 chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05; - 4/10 chỉ tiêu thể chất của nhóm đối chứng tăng cao hơn nhóm thực nghiệm, trong đó chỉ tiêu “dẻo gập thân” và “nằm ngửa gập bụng” tăng cao hơn một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P=0.05; - 2/10 chỉ tiêu “chiều cao đứng”, "cân nặng" cả hai nhóm đều tăng, nhưng không khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05. Nhìn chung, thể chất của học sinh lớp 4 ở cả nam và nữ sau thực nghiệm đều có sự tăng trưởng đáng kể ở đa số các chỉ tiêu kiểm tra. Tóm lại Đối với nam học sinh tiểu học sau thực nghiệm: - Tất cả các chỉ tiêu về thể chất của hai nhóm nghiên cứu đều tăng trưởng. Trong đó, nhóm thực nghiệm có nhiều chỉ tiêu tăng cao rõ rệt hơn; - Các chỉ tiêu tăng cao nhất (trên 20%) của hai nhóm đó là chỉ tiêu Nằm ngửa gập bụng và dẻo gập thân; - Số lượng các chỉ tiêu thể chất tăng không khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm ở ngưỡng xác suất P = 0.05, lần lượt là: lớp 1 và lớp 2 có 2/10; lớp 3 có 1/10 và lớp 4 có 3/10; - Số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05, đối với lớp 1 là 8/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10. 123 Đối với nữ học sinh tiểu học sau thực nghiệm: - Tất cả các chỉ tiêu về thể chất của hai nhóm nghiên cứu đều tăng trưởng. Trong đó, nhóm thực nghiệm có nhiều chỉ tiêu tăng cao rõ rệt hơn. - Các chỉ tiêu tăng cao nhất (trên 20%) của hai nhóm đó là chỉ tiêu "nằm ngửa gập bụng" và dẻo gập thân; - Số lượng các chỉ tiêu thể chất tăng không khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm ở ngưỡng xác suất P = 0.05, lần lượt là: lớp 1 có 0/10; lớp hai có 1/10; lớp 3 có 3/10 và lớp 4 có 2/10; - Số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05, đối với lớp 1 là 10/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10.  Kết luận mục tiêu thứ 3: Như vậy, từ kết quả phân tích ở trên, luận án có thể tổng hợp kết quả về phát triển thể chất của học sinh tiểu học nội thành TP.HCM, sau khi thực nghiệm bằng các hoạt động vui chơi vận động giải trí, như sau: - Tất cả các chỉ tiêu về thể chất của hai nhóm nghiên cứu các nam và nữ đều tăng trưởng. Trong đó, nhóm thực nghiệm có nhiều chỉ tiêu tăng cao rõ rệt hơn; - Cả nam và nữ học sinh đều có hai chỉ tiêu tăng cao nhất (trên 20%) của hai nhóm đó là chỉ tiêu "nằm ngửa gập bụng" và dẻo gập thân; - Đối với nam học sinh, số lượng các chỉ tiêu thể chất tăng không khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm ở ngưỡng xác suất P = 0.05, lần lượt là: lớp 1 và lớp 2 có 2/10; lớp 3 có 1/10 và lớp 4 có 3/10; - Đối với nữ học sinh, Số lượng các chỉ tiêu thể chất tăng không khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm ở ngưỡng xác suất P = 0.05, lần lượt là: lớp 1 có 2/10; lớp hai có 3/10; lớp 3 có 3/10 và lớp 4 có 2/10; 124 - Đối với nam học sinh, số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05, đối với lớp 1 là 8/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10 - Đối với nữ học sinh, Số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P = 0.05, đối với lớp 1 là 10/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10. 125 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Căn cứ vào mục đích, mục tiêu và kết quả nghiên cứu, luận án kết luận : 1. Hầu hết học sinh tiểu học nội thành TP.HCM đều có nhu cầu vui chơi giải trí. Tuy nhiên, nhu cầu này của học sinh tiểu họ ợc đáp ứng đầy đủ, có đến 44.68 % số họ ọc hoàn toàn không có thời gian giải trí trong ngày và chỉ có 20,62% số học sinh có thời lượng giải trí từ 02 giờ/ ngày trở lên, bỡi vì Có đến 100% học sinh đều phải học thêm mỗi ngày từ 1 giờ trở lên, trong đó có đến 56.20% học sinh phải học thêm 2 giờ/ ngày. Có đến 82,11% học sinh tiểu học nội thành TP.HCM thường chọn hình thức giải trí không vận động, trong đó có đến 66,48% tiếp cận với các hình thức giải trí bằng công nghệ điện tử, chỉ có 17,89% chọn các hình thức vui chơi giải trí bằng vận động, như đá cầu, cầu lông. đá bóng, đạp xe, trượt ván, patin điều này rất đáng báo động! Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp để thỏa mãn nhu cầu giải trí của trẻ đồng thời lôi cuốn, hấp dẫn các em ham thích các hình thức vận động giải trí. 2. Quá trình phát triển thể chất của học sinh tiểu học về cơ bản hợp với quy luật chung (theo tuổi, giới tính và thế tục). Thể hình của học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh vượt trội; chức năng (công năng tim) của học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh kém hơn (HW: 11 - 15); thể lực học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh vượt trội ở những chỉ tiêu dẻo gập thân, lực bóp tay, kém hơn ở các chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút, so với trẻ em Việt Nam cùng tuổi. Trên cơ sở đó luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp với 22 giải pháp nhỏ để tăng cường hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học nội thành TP.HCM như đã trình bày ở phần 3.2.1.3 (trang 102) 126 3. Sau thời gian thực nghiệm, học sinh tiểu học nhóm thực nghiệm vui chơi vận động giải trí thường xuyên 2 lần trong tuần, mỗi lần 90 phút, trong một năm học thì có từ 6/10 đến 10/10 chỉ tiêu thể chất đạt sự tăng trưởng cao hơn một cách rõ rệt, đặc biệt chức năng và thể lực của học sinh thực nghiệm ở tất cả các cấp lớp tăng cao hơn rõ rệt so với học sinh nhóm đối chứng. Cụ thể : - Ở học sinh nữ: số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P=0.05: lớp một là 10/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10; - Ở học sinh nam: số lượng chỉ tiêu thể chất của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng một cách rất rõ rệt ở ngưỡng xác suất P=0.05, đối với lớp một là 8/10; lớp hai là 9/10; lớp ba 7/10; lớp 4 là 6/10. Điều này chứng tỏ tác dụng của hoạt động vui chơi vận động giải trí có tác dụng tích cực, góp phần làm tăng trưởng thể chất cho học sinh tiểu học nội thành thành phố KIẾN NGHỊ: Căn cứ vào các kết luận, luận án kiến nghị: 1. Các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư hệ thống vui chơi vận động đa năng tại các sân trường tiểu học nội thành TP.HCM; 2. Ban Giám hiệu phối hợp với Hội phụ huynh học sinh các trường tiểu học nội thành TP.HCM thường xuyên tổ chức tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng của hoạt động vui chơi vận động, cùng với những hệ lụy của tình trạng “đói vận động” ở học sinh tiểu học; 3. Ban Giám hiệu phối hợp với Hội phụ huynh học sinh các trường tiểu học nội thành TP.HCM thường xuyên tổ chức cho học sinh vui chơi vận động trong và ngoài trường, đồng thời định kỳ tổ chức các hội thi trò chơi vận động hoặc trò chơi dân gian vào mỗi học kỳ. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Văn Bé Hai, Huỳnh Trọng Khải (2015) – “Nhu cầu vận động giải trí của học sinh tiểu học tại TP.HCM” - Tạp chí khoa học và đào tạo TDTT số 2 (trang 30 - 33) của trường Đại học TDTT TP.HCM. 2. Lê Văn Bé Hai, Huỳnh Trọng Khải (2015) – “Thực trạng các loại hình tổ chức hoạt động vận động giải trí cho học sinh tiểu học tại các quận nội thành TP.HCM” - Tạp chí khoa học và đào tạo TDTT số 2 (trang 46 - 50) của trường Đại học TDTT TP.HCM. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: 1. Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thiếu nhi trong tình hình mới”. 2. 3. Dương Nghiệp Chí, Lê Thiết Can, Lương Kim Chung, Vũ Thái Hồng (2014), Giáo trình xã hội học TDTT TP.HCM 2014. 4. Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung (2009), Thể thao giải trí là nhu cầu tất yếu của xã hội hiện đại, Tạp chí khoa học thể thao số 2/2009, tr 5. 5. Dương Nghiệp Chí (2000), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội, tr.88 - 89. 6. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái và cộng sự (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 – 45 tuổi (Thời điểm 2001), NXB TDTT, Hà Nội. 7. N.V. Cudơmina (1976), Sơ thảo tâm lý của người giáo viên 8. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Lê Tấn Đạt (2011), Nghiên cứu sự phát triển thể dục thể thao giải trí ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội 10. Lê Văn Bé Hai, Đặng Hà Việt, Huỳnh Thụy Thủy Chynh (2014), Nghiên cứu thực trạng hoạt động leo núi nhân tạo tại Thành phố Minh, Tạp chí khoa học và đào tạo TDTT số 4 (trang 6 - 16) của trường Đại học TDTT TP.HCM. 11. Lê Văn Bé Hai, Đặng Hà Việt, Huỳnh Thụy Thủy Chynh (2015) – “Nghiên cứu sự hài lòng của người tham gia hoạt động leo núi nhân tạo tại TP.HCM” - Tạp chí khoa học và đào tạo TDTT số 1 (trang 14- 23) của trường Đại học TDTT TP.HCM. 12. Lê Văn Bé Hai, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Hoàng Việt, Lương Thị Ánh Ngọc, Trần Văn Lam, Lương Quốc Hùng, Nguyễn Lê Hương (2015), Sách Dạy kỹ năng sống trong giờ thể dục lớp 1, NXB TP.HCM. 13. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Thu Mai (2007), Tâm lý học tiểu học và tâm lí học sư phạm tiểu học, Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án phát triển giáo viên tiểu học. 14. Lê Văn Hồng (1999), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB 15. Huỳnh Trọng Khải (2000), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh nữ tiểu học (từ 7-11 tuổi) ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 16. Kenhman A.V., Khukholaiepva D.V. (1985), Lý luận và phương pháp giáo dục cho trẻ trước tuổi học, NXB Giáo dục, Matxcơva. 17. Kế hoạch 2118/KH-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2013 của UBND TP.HCM về “Tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong TP.HCM”. 18. Nguyễn Kế Hào (2008), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 19. Nguyễn Hiệp, Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao. 20. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 21. Trịnh Trung Hiếu, Vũ Mai Chi (1995), Thể dục cơ bản, NXB TDTT, Hà Nội. 22. Trịnh Trung Hiếu (2001), Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao trong nhà trường, NXB TDTT, Hà Nội. 23. Vũ Đào Hùng (1993), Vấn đề giáo dục thể chất ở bậc tiểu học, tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ, thể chất trong nhà trường phổ thông các cấp, NXB TDTT. 24. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, (1997) Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 25. Lê Văn Lẫm (2004), Giáo dục thể chất ở Việt nam và một số nước trên thế giới, NXB TDTT, Hà Nội. 26. Lê văn Lẫm (2000), 27. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam số 25/2004/QH11 được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004. 28. A.N.Lêontiev (1989), –Ý thức – Nhân cách 29. Nguyễn Văn Minh, “Lắng nghe và trao đổi” tại chương trình tọa đàm TP.HCM thực hiện. 30. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 31. Niên giám thống kê 2010. 32. Nghị định Số 71/2011/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em”. 33. Lương thị Ánh Ngọc (2011), Sự phát triển thể lực, thành phần cơ thể của học sinh 11-14 tuổi dưới tác động của TDTT trường học tại quận Thủ Đức, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 34. Bùi Ngọc Oánh, Triệu Xuân Quýnh, Nguyễn Hữu Nghĩa (1993), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM. 35. Lê Quý Phượng, Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh(1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao I, II, III; Viện khoa học TDTT 1997. 36. Philiin V.P. (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội. 37. J.Piagiê. (1986), Tâm lý học và Giáo dục học, N 38. Robert S. Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lý học. NXB Thống kê. 39. Rudich P.A. (1986), Tâm lý học Thể dục thể thao, NXB Mir, Matxcơva và NXB TDTT, Hà Nội. 40. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình nghiên cứu khoa học Thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 41. Tạp chí văn hoá dân gian, số 6, năm 2004. 42. Lê Anh Thơ (1996), Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong GDTC cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 43. Lê Anh Thơ (2000), Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 44. Lê Anh Thơ, Đồng Văn Triệu (2000), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, NXB TDTT, Hà Nội, 45. Lâm Thị Tuyết Thúy (2008), Phát triển thể lực của trẻ em mẫu giáo ở một số tỉnh miền Trung, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 46. Lưu Thu Thủy và Nguyễn Hữu Hợp (2001), Đạo đức và phương pháp giáo dục Đạo đức, 47. Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 sửa đổi, bổ sung điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học. 48. Thư Hồ Chủ Tịch gửi Thiếu niên nhi đồng nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950). 49. Bùi Trọng Toại (2011), Thực trạng và giải pháp phát triển thể thao giải trí tại thành phố Hồ Chí Minh 50. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 51. Nguyễn Toán (1995), Trò chơi vận động cho trẻ trước tuổi đi học và cấp I, NXB TDTT, Hà Nội, tr. 76, 282. 52. Nguyễn Toán (2013), Khảo luận về Thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội, tr. 20, 47. 53. Nguyễn Anh Tuấn (1999), Nghiên cứu hiệu quả GDTC đối với sự phát triển tố chất thể lực của học sinh phổ thông TP.HCM 8-17 tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội 54. Nguyễn Ánh Tuyết, 2000, Trò chơi của trẻ em. Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. 55. Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, Tập 2, tr.109, 125-126. 56. Nguyễn Quan Uẩn, Võ Kim Thanh, Nguyễn Kim Quý (2005), Giáo trình tâm lý học, Đại học Sư phạm 1, Hà Nội. 57. K.D. Usinki (1948), Toàn tập, NXB Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục, CHLB Nga. 58. Ủy Ban Nhân dân TP.HCM (2010), Thực trạng và giải pháp đầu tư, xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em, UBND TP.HCM, 15/10/2010. 59. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong Thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 60. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991), Tâm lý học Thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 61. Nguyễn Ngọc Việt (2011), - miền Trung, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. 62. Đỗ Vĩnh (2010), “Tâm lý học thể dục thể thao”, NXB TDTT, 2010. 63. Vưgôtxki L.X (1929),Vấn đề của sự phát triển văn hóa của trẻ em. 64. Vưgôtxki L.X (1933), Chơi và vai trò của nó trong sự phát triển tâm thần của trẻ em. 65. Xamakurova P.G. 91986), Trò chơi trẻ em, NXB Sở Giáo dục TP.HCM. 66. www.sggp.org.vn/kinhte/tugioithieu 67. giaitri TIẾNG ANH: 68. Alicia F. Lieberman (2008), “Psychotherapy with young children: Repairing the effects of stress and trauma on early attachment, Guilford Press”. 69. Astrand P.O., Rodahl (1997), Textbook of work physiology, MC Graw Hill, New York. 70. Brian Sutto- Smith (1979), “Play and Learning”. 71. E. Erikson, J. Erikson (1989), The Life Cycle Completed, Norton & Company. 72. 73. Growing Up in a Risk-Averse Society, 2007, Publ. H. Calouste Gulbenkian Foundation 74. Maria Montessori (1972),“Discovery of the Child”,p.46, Publ. allantine Books 75. McCabe, A. (2006), “Developmental psychology, McGraw-Hill concise encyclopedia of science and technology”, from doreference.com.proxy.wexler.hunter.cuny.edu/. 76. National Association of Toys and Leisure Libraries (2007), “Toy Libraries their benefits for children, families and communities”, London, p. 4. 77. Pellegrini, A. & K. Smith, P. (1998), Physical activity play: The nature and function of a neglected aspect of play”, Child Development. 78. J. Piaget (1990), Congnitive Development theory. Publ. H. Ballantine Books 79. Tim Gill, 2007No Fear: Growing Up in a Risk-Averse Society, Publ. House Calouste Gulbenkian Foundation. PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01 PHIẾU PHỎNG VẤN Kính gửi: Quý vị Phụ huynh Nhằm làm cơ sở để đề xuất những giải pháp tăng cường các họat động vận động vui chơi giải trí cho học sinh tiểu học, góp phần vào quá trình nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất cho các em học sinh. Chúng tôi rất mong quý vị Phụ huynh dành chút ít thời gian trả lời theo các nội dung sau, bằng cách đánh dấu (x) vào đầu đáp án phù hợp hoặc trả lời vào vị trí tương ứng. Ngoài ra, quý vị có thể bổ sung thêm các ý kiến khác (nếu có). Chân thành cám ơn quý vị! 1. Theo cách đánh giá đổi mới hiện nay (xếp loại, không đanh giá bằng điểm), quý vị suy nghĩ thế nào:  Giảm áp lực học tập văn hóa cho học sinh  Tăng áp lực học tập văn hóa cho học sinh 2. Nếu đƣợc so sánh, thì quý vị đánh giá thế nào giữa việc học tập với vận động vui chơi giải trí của con em mình:  Quan trọng như nhau  Học tập quan trọng hơn  Vận động vui chơi giải trí quan trọng hơn  Ý kiến khác:. 3. Ngoài giờ học nội khóa tại trƣờng, quý vị cho con em mình học thêm văn hóa mấy giờ trong ngày:  2 giờ  3 giờ  4 giờ  5 giờ 8. Vào cuối tuần quý vị có đƣa con em mình vui chơi giải trí không:  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hoàn toàn không  Ý kiến khác:.. 9. Quý vị thích cho con em mình đi chơi ở đâu:  Các trung tâm có những trò chơi vận động  Công viên  Câu lạc bộ thể dục thể thao  Siêu thị, nhà hát 10. Hàng tuần, Quý vị cho con em mình tập thể dục thể thao mấy buổi:  1 buổi  2 buổi  3 buổi  Không 4. Mỗi ngày, con em của quý vị đƣợc vận động vui chơi vào lúc nào:  Vừa học vừa chơi  Sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập. 5. Quý vị cho con em mình vui chơi giải trí mấy giờ trong ngày:  1 giờ  2 giờ  3 giờ  4 giờ 6. Hàng ngày, ở nhà ngoài giờ học, con em của quý vị thích vui chơi giải trí bằng hình thức gì:  Chơi games  Xem tivi  Xem truyện tranh  Vào mạng xã hội (facebook, chat) 7. Vào cuối tuần quý vị có đƣa con em mình vui chơi giải trí không:  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hoàn toàn không  Ý kiến khác: 11. Quý vị thích cho con em mình tập những môn thể dục thể thao nào (đánh số thứ tự yêu thích tối đa 3 môn sau):  Thể dục nhịp điệu  Bóng đá  Bóng rổ  Võ  Bơi lội  Đi bộ hoặc chạy  Môn thể thao khác, ví dụ: 12. Nếu đƣợc đến vui chơi ở các trung tâm vui chơi vận động, thì con em quý vị thịch chơi các loại hình nào nhất (đánh số thứ tự 1,2,3 của 3 loại hình thích nhất, nhì, ba):  Vận động liên hoàn  Nhảy theo điệu nhạc  Đập bóng  Nhà banh  Thảm nhún  Nhà cát  Ném phi tiêu  Đập thú 13. Nếu đƣợc lựa chọn, quý vị thích cho con em mình vui chơi vận động bằng loại hình nào nhất:  Chơi một môn thể dục thể thao (bóng rổ, bóng đá, bơi lội..)  Chơi các trò chơi vận động đơn giản Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý vị. PHỤ LỤC 02 PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho học sinh tiểu học) I. Phần thông tin chung 1. Họ tên:.. 2. Giới tính: Nam ; Nữ  3. Tuổi: .. 4. Lớp: II. Phần Câu hỏi 1. Thời gian em được vui chơi giải trí hiện này là: Nhiều ; Tương đối nhiều ; Vừa phải ; Ít ; Rất ít  2. Ngoài giờ học nội khóa tại trường, em học thêm văn hóa mấy giờ trong ngày: Không học thêm ; 1 giờ ; 2 giờ ; 3 giờ ; 4 giờ ; 5 giờ  3. Em vui chơi giải trí mấy giờ trong ngày: Không có thời gian giải trí ; 1 giờ ; 2 giờ ; 3 giờ ; 4 giờ  4. Hàng ngày, ở nhà ngoài giờ học, em thường vui chơi giải trí bằng hình thức gì? - Chơi games điện tử  - Xem tivi  - Chơi máy tính bảng  - Nghe nhạc  - Đọc truyện  - Vào mạng xã hội (facebook, chat)  - Chơi các trò chơi vận động ngoài trời: + Đạp xe  + Trượt ván, trượt patin  + Đá Bóng  + Đá cầu  + Đánh cầu lông  + Chơi tự do cùng nhóm bạn (trốn tìm, bịt mắt bắt dê....)  + Các trò chơi khác:............................................................................................. 5. Nếu được vui chơi giải trí thì em thích vui chơi giải trí bằng hình thức gì? (chọn 03 hình thức thích nhất) - Chơi games điện tử  - Xem tivi  - Chơi máy tính bảng  - Nghe nhạc  - Đọc truyện  - Vào mạng xã hội (facebook, chat)  - Chơi các trò chơi vận động ngoài trời: + Đạp xe,  + Trượt ván, trượt patin  + Đá Bóng  + Đá cầu  + Đánh cầu lông  + Chơi tự do cùng nhóm bạn (trốn tìm, bịt mắt bắt dê....)  + Các trò chơi khác:............................................................................................. ............................................................................................................................. 6. Cha mẹ cho em vui chơi giải trí vào cuối tuần? - Hàng tuần ; Thỉnh thoảng ; Hoàn toàn không  7. Những nơi em thích đi chơi? - Các trung tâm có trò chơi vận động - Công viên - Câu lạc bộ thể dục thể thao, - Nhà văn hóa, nhà thiếu nhi - Chơi tự do ngoài đường phố, khu dân cư - Siêu thị, nhà hát Phụ lục 03 * Vận động liên hoàn gồm các nội dung: leo, trèo, tuột, nhún thảm, trượt cầu tuột vào nhà banh, đi cầu khỉ, chui qua đường ống, chạy vượt dốc và chướng ngại vật, bắn banh THỜI LƢỢNG THAM GIA VẬN ĐỘNG - Thời lượng chơi trung bình: từ 60 - 90 phút - Thời lượng trung bình từ môn chơi được cụ thể như sau: STT Nội dung chơi Thời gian tham gia trò chơi 1 Ném bóng vào rổ 7 phút 2 Bắn thú 3 phút 3 Cầu thăng bằng nhựa 4 Lắp ráp mô hình 5 Đua xe Hotwheel 4 phút 6 Đồ chơi thông minh 7 Hockey 4 phút 8 Xúc cát 7 phút 9 Lắp ráp khối hình lớn 10 Đua xe tốc độ 3 phút 11 Lái các phương tiện giao thông 3 phút 12 Ngôi nhà trên cát 13 Câu cá 5 phút 14 Phóng phi tiêu 5 phút 15 Đường đua Hotwheel 16 Tô tượng 8 phút 17 Tập làm công chúa 8 phút 18 Xe điện đụng 5 phút 19 Games 3 phút 20 Đập cóc 5 phút 21 Vận động liên hoàn 20 phút PHỤ LỤC 04 MÔ TẢ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ 1. Trò chơi ném bóng vào rổ: đây là một trò chơi trong nhà, phần kết thúc của môn bóng rổ - Dụng cụ chơi: một rổ ném bóng vào và một quả bóng. - Cách chơi: Cự ly đứng cách rổ khoảng 2 mét, có hai vách chắn hai bên, khi ném bóng vào rổ hoặc không vào rổ sẽ rơi xuống lăn theo độ dốc từ trong ra ngoài ngay người chơi. - Thời gian Ném bóng: 180 giây. - Thành tích: số lần bóng vào rổ nhiều nhất. - Một hoặc hai người chơi: sau khi kết thúc 180 giây, bên nào ném bóng vào rổ nhiều nhất bên đó sẽ chiến thắng. 2. Trò chơi Hockey: tương tự như bóng đá (đá banh bàn) - Dụng cụ chơi: một sân bóng hình chữ nhật, ngang 1 mét, dài 1 mét 6, có hai cầu gôn (là lổ trống của mỗi bên) và một quả bóng dẹp và hai vật cản bóng dẹp có tay cầm để truy cản bóng vào khung thành. - Cách chơi: 2 người chơi, chia thành 2 bên, bóng được chuyền vào sân để tấn công khung thành mỗi bên, tấn công trực tiếp hoặc theo cạnh tấn công đa dạng vào khung thành mỗi bên. - Thời gian: Hiệp đấu 180 giây, kết thúc là bóng sẽ dừng lại. - Kết quả: bên nào bóng để bị vào khung thành nhiều sẽ thua cuộc. 3. Trò chơi đập cóc: như tên của trò chơi - Có tất cả 18 lỗ, hàng dọc 3 lỗ, hàng ngang 6 lỗ, có một khối u nhô lên và hụp xuống như chú cóc nhỏ nhô đầu lên và rút vào hang. - Dụng cụ chơi: một búa đập cóc, khi người chơi cầm búa đập mạnh vào chú cóc nhô đầu lên - Thời gian chơi: 180 giây - Yêu cầu trò chơi: Chơi từng người, quan sát và phản xạ nhanh, dùng sức mạnh để đập búa vào đầu cóc, Kết quả: ai đập trúng càng nhiều thì sẽ chiến thắng 4. Trò chơi câu cá: - Dụng cụ chơi: một cần câu, dây và lưỡi câu bằng thỏi nam châm nhỏ, hồ chứa nước có nhiều cá vận hành duy chuyển liên tục, mỗi miệng cá có thỏi nam châm nhỏ. - Cách chơi: người điều khiển cần câu uyển chuyển, khéo léo để đưa lưỡi câu gần miệng cá, khi hai thỏi nam châm tiếp cận, lưỡi câu mắc vào miệng cá người chơi sẽ giật lên và bắt cá ra bỏ vào giỏ. - Thời gian chơi: 10 hoặc 20 phút. Bên nào câu được nhiều cá sẽ chiến thắng 5. Trò chơi vận động liên hoàn: khu tổng hợp liên hoàn - Chiều ngang khoảng 15 mét, chiều sâu khoảng 12 mét, có hai và ba tầng chơi (ba tầng dành cho leo trèo từ trên cao tuột xuống từng tầng). - Khu vực trò chơi tâng cao tạo cảm giác trên không, rèn luyện tính dũng cảm, mềm dẻo, chính xác động tác. - Khu vực bằng phẳng: leo lên độ dốc, chướng ngại vật là những mô hình và vật cản trên không, đi qua cầu khỉ và tuột xuống ống tuột xuống nhà banh - Trò chơi này vận động tự do, ở nhiều trạng thái khác nhau, chơi theo bản năng, không bắt buộc và gò bó vào luật lệ chơi. - Các em tham gia trò chơi này rất đông và nhiều em tham gia cùng lúc tạo sự hấp dẫn vì nhiều bạn, leo trèo và biến đổi vị trí khác nhau. - Thời gian chơi trung bình: 15 đến 30 phút hoặc hơn nữa, rất tốt và rất có lợi khi tham gia tự giác tích cực trong vận động. PHỤ LỤC 05 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ 1. Hình ảnh vận động từng môn 2. Hình ảnh vận động liên hoàn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_su_phat_trien_the_chat_cua_hoc_sinh_tieu.pdf
  • docTom tat luan an Le Van Be Hai.doc
  • docTrang thong tin ve Luan an cua NCS Le Van Be Hai (chinh).doc
Tài liệu liên quan