Luận án Nghiên cứu sự biến đổi chức năng tâm sinh lý và thể lực của nam vận động viên pencak silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG TÂM SINH LÝ VÀ THỂ LỰC CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP SỨC BỀN CHUYÊN MÔN TRONG CHU KỲ HUẤN LUYỆN NĂM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG TÂM SINH LÝ VÀ

doc156 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu sự biến đổi chức năng tâm sinh lý và thể lực của nam vận động viên pencak silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỂ LỰC CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP SỨC BỀN CHUYÊN MÔN TRONG CHU KỲ HUẤN LUYỆN NĂM Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao Mã số: 62.14.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS NGUYỄN DANH THÁI 2. GS.TS LÊ QUÝ PHƯỢNG HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Anh DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN HLV Huấn luyện viên HLTT Huấn luyện thể thao LVĐ Lượng vận động SB Sức bền SBC Sức bền chung SBCM Sức bền chuyên môn TCTL Tố chất thể lực TĐ Thi đấu TT Thể thao TDTT Thể dục thể thao VĐV Vận động viên DANH MỤC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN cm centimet kg kilogam m Met s Giây sl Số lần V Vận tốc VE chỉ số thông khí phổi thở ra trong 1 phút HR max Nhịp tim tối đa VO2/HR Chỉ số oxy – mạch ∂ Độ lệch chuẩn X Số trung bình cộng W% mức tăng trưởng VO2max (ml/min/kg) VO2max tương đối VO2max (ml/min) VO2max tuyệt đối BLA max Hàm lượng acid lactic tối đa trong máu DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Bảng Nội dung Trang 2.1 Đánh giá trạng thái VĐV 56 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số kiểm tra hình thái và chức năng tâm, sinh lý, thể lực của cơ thể nam VĐV Pencak Silat Quốc gia (n = 50) 60 3.2 Các chỉ số về hình thái của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia lứa ở giai đoạn I (n=13) 62 3.3 Kết quả phân loại sức khỏe của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia (n=13). 63 3.4 Các chỉ số tim mạch trong quá trình thực hiện bài tập chuyên môn ở giai đoạn I (n=13) 64 3.5 Các chỉ số chuyển hóa năng lượng trong quá trình thực hiện bài tập chuyên môn ở giai đoạn I (n=13) 65 3.6 Các chỉ số hô hấp trong quá trình thực hiện bài tập chuyên môn ở giai đoạn I (n=13) 66 3.7 Các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia giai đoạn I (n=13) 67 3.8 Các chỉ số tâm lý giai đoạn I của nam Vận động viên Pencak Silat Quốc Gia (n=13) 67 3.9 Các chỉ số thể lực trong quá trình thực hiện bài tập chuyên môn ở giai đoạn I (n=13) 68 3.10 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia (n=50) 82 3.11 Tính thông báo và độ tin cậy của các test lựa chọn với thành tích thi đấu của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia 84 3.12 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập sức bền chuyên môn đặc trưng trong môn Pencak Silat (n=50) S 86 3.13 Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên của các bài tập sức bền chuyên môn cho nam VĐV pencak Silat đội tuyển Quốc gia (n=50) S 87 3.14 Kết quả phỏng vấn tỷ lệ sắp xếp nội dung huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV Pencak Silat Quốc gia (n=30) S 89 3.15 Giáo án mẫu bài tập sức bền chuyên môn giai đoạn I của nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia 90 3.16 Giáo án mẫu bài tập sức bền chuyên môn giai đoạn II của nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia 91 3.17 Giáo án mẫu bài tập sức bền chuyên môn giai đoạn III của nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia 92 3.18 Phân bổ khối lượng theo thời gian 96 3.19 Các chỉ số tim mạch trong quá trình thực hiện bài tập chuyên môn ở giai đoạn II (n=13) 102 3.20 Các chỉ số chuyển hóa năng lượng trong quá trình thực hiện bài tập chuyên môn ở giai đoạn II (n=13) 103 3.21 Các chỉ số hô hấp trong quá trình thực hiện bài tập chuyên môn ở giai đoạn II (n=13) 103 3.22 Các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia giai đoạn II (n=13) 104 3.23 Các chỉ số tâm lý giai đoạn II của nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia (n=13) 104 3.24 Các chỉ số thể lực trong quá trình thực hiện bài tập sức bền chuyên môn ở giai đoạn II (n=13) 104 3.25 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn II. S 105 3.26 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn II. S 105 3.27 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn II. S 105 3.28 Diễn biến phát triển các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.29 Diễn biến tâm lý của VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn giai đoạn I đến giai đoạn II 106 3.30 Diễn biễn các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc giai đoạn I và giai đoạn II 107 3.31 Các chỉ số về hình thái của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia ở giai đoạn III (n=13). 108 3.32 Các chỉ số tim mạch trong quá trình thực hiện bài tập sức bền chuyên môn ở giai đoạn III (n=13) S 109 3.33 Các chỉ số hô hấp trong quá trình thực hiện bài tập ở giai đoạn III (n=13) S 109 3.34 Kết quả kiểm tra các chỉ số về chuyển hóa năng lượng trong quá trình thực hiện các bài tập chuyên môn ở giai đoạn III (n=13) S 109 3.35 Các chỉ số về huyết học của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn ở giai đoạn III (n= 13). 110 3.36 Các chỉ số tâm lý giai đoạn III của nam VĐV đội tuyểnPencak Silat Quốc gia (n=13) 110 3.37 Kết quả kiểm tra các chỉ số thể lực trong quá trình thực hiện các bài tập chuyên môn ở giai đoạn III (n=13) 110 3.38 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn II đến giai đoạn III. S 111 3.39 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn II đến giai đoạn III. S 111 3.40 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn II đến giai đoạn III. S 111 3.41 Diễn biến các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia lứa dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn II đến giai đoạn III. S 111 3.42 Diễn biến tâm lý của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập SBCM giai đoạn II và giai đoạn III. S 111 3.43 Diễn biến các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia giai đoạn II và giai đoạn III S 111 3.44 Diễn biến các chỉ số về hình thái của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia giai đoạn I và giai đoạn III (n=13). S 113 3.45 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.46 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.47 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.48 Diễn biến phát triển các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.49 Diễn biến tâm lý của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác đông của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn giai đoạn I và giai đoạn III S 113 3.50 Diễn biến các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn giai đoạn I và giai đoạn III S 113 Sơ đồ 1.1 Tóm tắt đặc tính và tư tưởng của Pencak Silat. 11 1.2 Hệ thống tấn pháp của Pencak Silat 12 Biểu đồ 3.1 Lượng vận động trong chu kỳ huấn luyện tuần và tháng 97 3.2 Diễn biến phát triển các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.3 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn TAY từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.4 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn CHÂN từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.5 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.6 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.7 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn TAY từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.8 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn CHÂN từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.9 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.10 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.11 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn TAY từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.12 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượngcủa nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn CHÂN từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.13 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.14 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượngcủa nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn I đến giai đoạn II S 105 3.15 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn TAY từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.16 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn CHÂN từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.17 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.18 Diễn biến phát triển các chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn IIđến giai đoạn III S 111 3.19 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn TAY từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.20 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn CHÂN từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.21 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.22 Diễn biến phát triển các chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn IIđến giai đoạn III S 111 3.23 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn TAY từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.24 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn CHÂN từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.25 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.26 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.27 Diễn biến các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia lứa dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn II đến giai đoạn III. S 111 3.28 Diễn biến các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn TAY từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.29 Diễn biến các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn CHÂN từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 111 3.30 Diễn biến các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn II đến giai đoạn III S 110 3.31 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn TAY từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.32 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn CHÂN từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.33 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.34 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng tim mạch của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.35 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn TAY từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.36 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn CHÂN từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.37 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.38 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng hô hấp của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.39 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn TAY từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.40 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn CHÂN từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.41 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.42 Diễn biến phát triển các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập GẮNG SỨC TỐI ĐA từ giai đoạn I đến giai đoạn III S 113 3.43 Diễn biến phát triển các chỉ số huyết học của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.44 Diễn biến tâm lý của VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác đông của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn giai đoạn I và giai đoạn III S 113 3.45 Diễn biến các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn TAY từ giai đoạn I đến giai đoạn III. S 113 3.46 Diễn biến các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn CHÂN từ giai đoạn I đến giai đoạn III S 113 3.47 Diễn biến các chỉ số thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn HỖN HỢP từ giai đoạn I đến giai đoạn III S 113 PHẦN MỞ ĐẦU Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động gắn liền với đời sống của con người, trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền văn minh nhân loại TDTT đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và trình độ, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội loài người. Đặc biệt TDTT còn được coi là sứ giả của hòa bình, mang trong mình một sứ mệnh cao đẹp đó là nối vòng tay bằng hữu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới [2], [4]. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thượng võ, lịch sử TDTT gắn liền với truyền thống hơn 4000 năm dựng nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nền TDTT nước ta đang có những bước tiến vững chắc vì sự nghiệp nâng cao sức khỏe cho nhân dân, vì thành tích thể thao đỉnh cao. Và Pencak Silat là một trong những môn thể thao mũi nhọn trong chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của nền thể thao nước nhà. Pencak Silat là một môn võ thuật cổ xưa ra đời ở vùng quần đảo Nam Dương (Indonesia, Malaysia, Singapore) và có bề dày lịch sử hàng trăm năm môn võ này lúc đầu chỉ được dùng để biểu diễn trong các lễ hội, cầu khấn thần linh trải qua năm tháng nó đã trở thành môn võ được đưa vào thi đấu chính thức tại các kỳ Đại hội TDTT trong khu vực và quốc tế. Ngay từ những ngày đầu mới du nhập vào Việt Nam (năm 1989 sau Seagames 15 tại Malaysia), môn võ này đã thu hút mạnh mẽ lực lượng thanh thiếu niên tham gia tập luyện. Trong những năm gần đây, trên các võ đài quốc tế và khu vực các VĐV Pencak Silat đã giành được những chiến thắng vẻ vang đem lại vinh quang cho nền thể thao nước nhà. Cho đến nay Pencak Silat Việt Nam đã có nhiều nhà vô địch thế giới, vô địch Seagames như: Nguyễn Thị Hồng Hải, Trịnh Thị Mùi, Nguyễn Văn Hùng, Đặng Thị Thúy, Huỳnh Thị Thu Hồng., góp phần nâng cao thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam. Được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Đảng, Nhà nước và ngành TDTT môn Pencak Silat đang ngày một phát triển để tiến tới giành được những thứ hạng cao hơn tại các giải thi đấu trong khu vực, quốc tế và trên thế giới. Tuy nhiên TDTT, đặc biệt là thể thao thành tích cao là một lĩnh vực luôn phát triển không ngừng. Điều này đòi hỏi những chuyên gia, huấn luyện viên (HLV) phải không ngừng học tập và nghiên cứu nâng cao trình độ trong công tác chuyên môn nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thể thao thành tích cao. Để nâng cao được thành tích thể thao cần phải tuân theo những quy luật sinh học và quy luật giáo dục thể chất (GDTC) trong quá trình huấn luyện thể thao (HLTT), mọi sự tác động của bài tập lên cơ thể vận động viên (VĐV) đều dẫn đến những biến đổi về mặt hình thái, chức năng, chuyển hóa năng lượng [6], [[9]. Đã có rất nhiều chuyên gia, HLV và các sinh viên Pencak Silat đã nghiên cứu về vấn đề này như: Trần Kim Tuyến (2003; 2009), Nguyễn Hồng Hải (2009), Nguyễn Xuân Hải (2010), Mai Thế Lâm (2009), Lê Thị Hường (2012). Tuy nhiên chưa tác giả nào đề cập đến mức độ biến đổi hình thái, chức năng tâm, sinh lý trong mối tương quan giữa cường độ và khối lượng vận động của từng bài tập sức bền chuyên môn của nam vận động vên (VĐV) Pencak Silat. Đối với tất cả các môn thể thao nói chung và môn Pencak Silat nói riêng việc giải quyết được vấn đề trên có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao thành tích cho các VĐV. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn, nhận thấy sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm". Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp những cơ sở lý luận, những cơ sở y sinh học và qua quan sát thực tiễn đề tài được thực hiện với mục đích lựa chọn, hệ thống hóa và sắp xếp hợp lý các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia, sao cho đem lại sự biến đổi tốt nhất đối với cơ thể VĐV để đạt được thành tích cao nhất trong thi đấu. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng các chỉ số về hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia Mục tiêu 2: Nghiên cứu xác định hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quốc gia trong chu kỳ huấn luyện năm. Mục tiêu 3: Đánh giá sự biến đổi về hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển quôc gia. Giả thuyết khoa học: Trình độ tập luyện của VĐV vừa ảnh hưởng tới thành tích thi đấu. Nó bao gồm các nhân tố nội sinh và một số nhân tố ngoại sinh. Các nhân tố nội sinh là hình thái cơ thể, chức năng sinh lý, phẩm chất tâm lý, tố chất thể lực, trình độ kỹ chiến thuật. Từ lý luận và thực tiễn đào tạo VĐV Pencak silat cho thấy, trình độ tập luyện của VĐV Quốc gia môn Pencak Silat trong những năm gần đây có nhiều khiếm khuyết, dẫn tới thành tích thi đấu bị hạn chế. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản là sức bền chuyên môn yếu. Nếu lựa chọn được các bài tập chuyên môn phù hợp và ưu tiên sắp xếp phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Pencak Silat một cách hợp lý và khoa học, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt tới hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của VĐV, vì vậy thành tích thi đấu sẽ khả quan hơn. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm môn Pencak Silat. 1.1.1. Tính thực dụng của môn võ Pencak Silat. Các đặc tính của môn Pencak Silat bao gồm: Tính dân tộc, tính chiến đấu, tính Nghệ thuật và tính thể thao. Kết hợp bốn đặc tính của Pencak Silat là các hình thức tinh thần võ đạo, tự vệ chiến đấu, biểu diễn nghệ thuật võ và thi đấu thể thao đã tạo nên cơ sở cho việc hình thành phát triển Pencak Silat thành bốn nội dung, mỗi nội dung có tính chất và mục tiêu riêng đó là: Tinh thần võ đạo Pencak Silat, tự vệ và chiến đấu Pencak Silat, biểu diễn nghệ thuật võ Pencak Silat và thi đấu thể thao Pencak Silat. [15], [39]. Như vậy, trên cơ sở các hình thức và đặc tính cấu thành nội dung môn Pencak Silat, môn võ này đã được chia thành bốn nội dung nhỏ, mỗi nội dung này có mục tiêu riêng và căn cứ vào mục tiêu đó mà mỗi nội dung sẽ đi sâu vào hình thức cụ thể nhưng vẫn có sự kết hợp liên quan đến các hình thức còn lại. Như đã đề cập, nội dung thực chất của Pencak Silat chính là những đòn thế, kỹ thuật tự vệ chiến đấu dưới dạng hình ảnh tư duy và dưới dạng động tác hoạt động của cơ thể, bao gồm các tổ hợp đòn thế kỹ thuật được thực hiện một cách chủ động, có kiểm soát (có nghĩa là mang tinh thần võ đạo trong đó), có hiệu quả chiến thuật đẹp mắt, có tác dụng phát triển thể chất con người và mỗi tổ hợp bao giờ cũng có các tiêu chí thống nhất như sau: Tăng cường khả năng tự chủ và phát triển sức mạnh lý trí của người võ sĩ; Phát triển khả năng tự vệ trước sự tấn công của người khác; Thể hiện nét đẹp và sự hoà hợp trong các động tác; Phát triển kỹ năng thân thể và thể chất con người. Các kỹ thuật và tổ hợp đòn trong nội dung tự vệ chiến đấu là Pencak Silat nguyên bản và tương đối hoàn chỉnh, là khởi thuỷ cho các nội dung khác của Pencak Silat có nghĩa là: các kỹ thuật và tổ hợp trong các nội dung khác của Pencak Silat là các kỹ thuật và tổ hợp được phát sinh và biến đổi từ các kỹ thuật và các tổ hợp của nội dung tự vệ chiến đấu. Tập Pencak Silat là hình thức rèn luyện thân thể và thi đấu, với mục tiêu là phát triển sức khoẻ và thi đấu thể thao, trong đó bao hàm bốn hình thức: Tinh thần võ đạo, tự vệ, nghệ thuật và thể thao [6], [16]; Thi đấu Pencak Silat là một lĩnh vực có thể tập trung phát triển mở rộng, về phương diện kỹ thuật thực chất là Pencak Silat tự vệ chiến đấu được tổ chức theo luật thi đấu thể thao. Do đó, các kỹ thuật thi đấu Pencak Silat ngoài tác dụng rèn luyện thân thể còn có tác dụng tự vệ chiến đấu, biểu diễn nghệ thuật võ và rèn luyện sự tự chủ, kiểm soát bản thân [15], [39]. Pencak Silat có thể là một môn võ với các động tác được rút ra và biến đổi từ các kỹ thuật, tổ hợp kỹ thuật, Pencak Silat cũng có thể chia làm hai cấp độ đó là Pencak Silat vận động nhẹ dùng để rèn luyện thân thể và phát triển sức khoẻ cho tất cả các lứa tuổi và Pencak Silat vận động nặng dành cho các vận động viên thành tích cao. Pencak Silat thi đấu thể thao sử dụng sức mạnh, tốc độ, sự khéo léo, kỹ thuật phòng thủ, tấn công, bộ pháp để chiến thắng đối phương và gần gũi với nội dung tự vệ chiến đấu. Pencak Silat là môn thể thao, là một môn giáo dục thể chất rèn luyện sức khoẻ con người, là môn thể thao phù hợp với quần chúng, loại hình tập luyện đơn giản, tiện lợi, bổ ích và dễ đầu tư. 1.1.2. Đặc điểm thi đấu môn Pencak Silat. Pencak Silat là sản phẩm văn hoá, các loại tổ hợp đòn, kỹ thuật được thể hiện đa dạng tuỳ vào bản sắc văn hoá riêng của mỗi Dân tộc. Một phong cách thể hiện tổ hợp đòn, kỹ thuật nhất định có các đặc điểm riêng khác biệt hẳn so với các phong cách khác thì được gọi là một trường phái võ Pencak Silat [15], [39]. Việc hình thành nên nhiều trường phái (phong cách) riêng xuất phát từ những lý do sau: Điều kiện địa lý và tự nhiên của từng vùng, Ví dụ: ở những vùng núi, địa hình gồ ghề mấp mô, vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng nên việc sử dụng các kỹ thuật chiến đấu, các tổ hợp đòn cũng phải khác nhau. Những loài động vật được quan sát để sáng tạo ra kỹ thuật có rất nhiều loại: Hổ, Báo, Rắn, Sư tử, Chim ưng, Khỉ do vậy các kỹ thuật, tổ hợp đòn sáng tạo ra cũng rất khác nhau. Cách thức chọn cự ly trong chiến đấu khác nhau tuỳ theo cấu tạo cơ thể khác nhau của con người, Ví dụ: Chiến đấu tầm xa, tầm trung, tầm gần. Tính chất tự vệ chiến đấu khác nhau, tự vệ chủ động hay tự vệ bị động. Nhưng tất cả các trường phái đều phải hội tụ bốn đặc tính của Pencak Silat: Tính võ đạo, Tính tự vệ chiến đấu, Tính nghệ thuật và tính thể thao thượng võ. Kỹ thuật Pencak Silat có thể thu nhận những kỹ thuật của Karatedo, Taekwondo, Jujitsu và các môn võ thuật khác để ngày càng trở lên phong phú, đa dạng và đặc sắc hơn. Điều thiết yếu để có thể hợp các kỹ thuật của các môn võ khác vào Pencak Silat là phải đảm bảo được các quy chuẩn kỹ thuật của Pencak Silat. Mặc dù kỹ thuật chiến đấu khác nhau nhưng trong lĩnh vực tinh thần võ đạo và tư tưởng triết lý xuyên suốt thì không được khác. Nhờ vậy, Pencak Silat phát huy được tính đa dạng, phong phú nhưng không mất đi những đặc tính truyền thống của mình [15], [39]. Do đặc điểm của môn Pencak Silat nên hiện nay các quốc gia trên thế giới có môn Pencak Silat thì việc thể hiện các kỹ thuật thi đấu cũng như tổ hợp đòn rất đa dạng và phong phú, ngay ở vùng Đông Nam Á là cái nôi của Pencak Silat, các quốc gia dựa trên quy chuẩn của Pencak Silat và bên cạnh đó cũng đã tận dụng hết những tinh hoa võ thuật của mình để đưa vào tập luyện và thi đấu Pencak Silat và làm cho môn này ngày càng đa dạng và hấp dẫn hơn. Thông qua các giải thi đấu quốc tế cho thấy rõ rệt nhất có 2 phong cách thi đấu ở vùng Đông Nam Á đó là lối đánh va chạm và lối đánh kỹ thuật. Phong cách thứ nhất là lối đánh va chạm theo kiểu võ tự do, các Quốc gia đánh theo phong cách này là Thái Lan, Lào, Myanma, các tổ hợp đòn và kỹ thuật mang tính chất thực dụng ít hoa mỹ, khả năng va chạm và lối đánh áp đảo, dùng sức. Phong cách thứ hai là lối đánh kỹ thuật được các Quốc gia là Inđônêsia, Malaisia, Singapo, Philippin, Brunei sử dụng và tổ hợp đòn được sử dụng khéo léo, phối hợp đòn linh hoạt và đa dạng. Quy chuẩn thi đấu Pencak Silat. Trong thi đấu Pencak Silat các kỹ thuật của Pencak Silat còn được gọi là quy định kỹ thuật của thi đấu hay quy định kỹ thuật trận đấu. Đây là những quy định cơ bản về thi đấu đối kháng Pencak Silat được áp dụng trong các trận đấu và được chia thành 4 nhóm quy tắc như sau: Tuân thủ luật thi đấu Pencak Silat. Bắt đầu bằng cách lập thế và di chuyển theo các bộ pháp, thế tấn của Pencak Silat. Ra đòn tấn công, phòng thủ, đánh ngã. Trở về vị trí lập tấn ban đầu và bắt đầu di chuyển. Tuân thủ luật thi đấu Pencak Silat: Bất kỳ trận đấu đối kháng nào cũng phải tuân thủ luật thi đấu Pencak Silat. Bắt đầu thi đấu: Trận đấu bắt đầu bằng cách lập thế và di chuyển theo các bộ pháp, thế tấn của Pencak Silat. Thế lập tấn là tư thế đầu tiên trước khi di chuyển tiếp cận hay tránh né để tấn công hay phòng thủ, tư thế lập tấn là sự tổng hợp của các phần sau: Thế tấn: Có 8 thế tấn đó là: Tấn trọng tâm trước (Tấn trước), Tấn trọng tâm trước xoay người (Tấn xoay), Tấn trọng tâm trước chéo (Tấn chéo), Tấn trung bình ngang (Tấn ngang), Tấn trọng tâm sau (Tấn sau), Tấn trung bình bên (Tấn bên), Tấn trọng tâm trước mở (Tấn mở) và Tấn co chân. Hướng thân người: Đối diện, đổi bên xoay người. Thế tay thủ: Những tư thế lập thế bị cấm là: Tư thế lập tấn không có tay thủ (hai tay buông thõng). Thế tấn không thuộc 8 thế tấn quy định nói trên. Tư thế và phong cách không phải của Pencak Silat. Di chuyển tiếp cận hay tránh né: Được thực hiện theo các bộ pháp, thế tấn đồ hình di chuyển của Pencak Silat. Các bộ pháp, thế đồ hình di chuyển phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đẹp mắt. Thế tấn di chuyển chuẩn xác: là 8 thế tấn nói trên. Bộ pháp di chuyển chuẩn xác: bao gồm các bước di chuyển : Bước thường, bước nhấc chân, bước di chân và bước dích chân. Đồ hình di ch...và hô hấp hoạt động khẩn trương để đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động. Dưới góc độ tâm lý, Phạm Ngọc Viễn cho rằng: Tri giác chuyên môn của tố chất sức bền thể hiện dưới dạng cảm giác sức bền tốc độ, sức bền mạnh và sức bền - mạnh - tốc độ. Vì cấu trúc tâm lý của tố chất sức bền không biểu hiện rõ nét, vì thế sự phân chia sức bền chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên trong mỗi môn thể thao tri giác chuyên môn tố chất sức bền lại có cấu trúc tâm lý riêng và khác nhau. Với các môn thể thao cá nhân thì cảm giác độ lớn và thời gian của sự nỗ lực trong điều kiện giới hạn thời gian để chống lại đối phương có ý nghĩa quan trọng [81], [82]. Tổng hợp các quan điểm về phân loại sức bền trên cho thấy: Dưới góc độ khác nhau có các cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào thì sức bền đều có liên quan tới LVĐ và cơ chế mệt mỏi. Vì thế sự phân chia sức bền chỉ mang tính chất tương đối. 1.3.2. Các phương pháp phát triển sức bền chuyên môn. Phương pháp phát triển sức bền chuyên môn có hai đặc điểm chung: Một là, nếu sức bền chung được phát triển chủ yếu thông qua các bài tập có chu kỳ, thì trong phát triển sức bền chuyên môn người ta sử dụng bài tập chuyên môn hóa VĐV là chính. Hai là, các bài tập để phát triển sức bền chuyên môn được thực hiện với cường độ gần giống với cường độ lúc thi đấu, nếu thấp hơn sẽ không có hiệu quả. Nếu trong huấn luyện nâng cao sức bền chung mà thời gian kéo dài và khối lượng bài tập có ý nghĩa quyết định, thì điều quan trọng đối với sức bền chuyên môn là xác định tương quan tối ưu giữa cường độ và khối lượng bài tập, căn cứ vào nội dung chuyên môn hóa, trình độ tập luyện của VĐV, thời kỳ tập luyện Tuy nhiên, mặc dù nội dung chuyên môn hóa của VĐV như thế nào thì trước khi huấn luyện sức bền chuyên môn cần phải xây dựng nền vững chắc của nó là sức bền chung [10], [11], [93], [101]. Huấn luyện sức bền chuyên môn: Huấn luyện sức bền chuyên môn phục vụ trực tiếp cho việc hình thành và thể hiện thành tích thể thao. Điều này, cần phải nói tới các yêu cầu trong tập luyện và thi đấu. Những yêu cầu này trong mối tác động tổng hợp của chúng hướng vào việc hình thành các phẩm chất chuyên môn của cá nhân và các kỹ thuật thể thao tương xứng với thi đấu, các kỹ năng kỹ xảo, chiến thuật cũng như các tố chất thể lực và các cách điều khiển, thích nghi với tính chất sinh vật học tương ứng. Do đó, đặc trưng cho huấn luyện sức bền chuyên môn là tất cả các chỉ số của LVĐ gần giống các điều kiện thi đấu riêng biệt của từng môn và ít nhất cũng phù hợp với các điều kiện thi đấu này ở một vài nhân tố bên ngoài. Các chỉ số của LVĐ trước hết là tốc độ và thông số động tác, thời gian vận động và cả các nhân tố bên ngoài [17], [21], [30], [35]. 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức bền và đặc điểm của sức bền chuyên môn trong nội dung thi đấu đối kháng Pencak Silat. Những nhân tố ảnh hưởng đến trình độ năng lực sức bền sinh lý chính là ảnh hưởng đến trình độ năng lực ưa khí và yếm khí trong quá trình huấn luyện thể thao, do vậy khi nghiên cứu về những yếu tố này, đề tài tiến hành nghiên cứu về các nhân tố về sinh lý ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực ưa khí và yếm khí. 1.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức bền chuyên môn của VĐV Pencak Silat 1.4.1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến trình độ năng lực yếm khí Khả năng hấp thụ ô xy tối đa(VO2 max) quyết định bởi ATP (Adinozin Triphôtphat) và CP (Creatin Phôtphat) và tốc độ sử dụng của các muối này. Với sự ảnh hưởng của huấn luyện thể thao, các bài tập có đặc trưng thời ngắn cường độ cao (như chạy ngắn, bơi ngắn) chỉ tiêu cường độ yếm khí sẽ có thể được nâng cao, một số môn thể thao đặc biệt thường sẽ lưu lại dấu ấn rõ rệt về cường độ hệ thống năng lượng yếm khí tạo ra... Rõ rệt nhất là sự phản ánh trên các chỉ tiêu của VĐV chạy ngắn, ném đẩy, các môn nhảy, môn bơi... Trong hoạt động của các môn sức mạnh tốc độ thì phụ thuộc rất nhiều bởi năng lực động viên huy động nhanh chóng nguồn năng lượng dựa vào trao đổi yếm khí láctát. J.Hirvoren và các cộng sự đã nghiên cứu và đưa ra kết luận chứng minh rằng: khi VĐV hoàn thành bài tập với cường độ nhất định, so sánh giữa VĐV có trình độ và VĐV nói chung thì VĐV có trình độ cao có sự phân giải các chất giầu năng lượng với tốc độ tương đối cao. Trong hoạt động với cường độ cao khi lượng oxy đòi hỏi không quá 60% VO2 max thì hàm lượng ATP và CP trong cơ bắp giảm xuống không rõ rệt, chỉ khi vượt quá 75 - 80% VO2 max thì hàm lượng ATP và CP trong cơ bắp mới giảm xuống rõ rệt. Dưới tác động và ảnh hưởng của huấn luyện thể thao, chỉ tiêu đảm bảo năng lượng của hệ thống yếm khí sẽ có sự tăng trưởng về thực chất. Năng lượng lớn nhất được giải phóng từ ATP và CP của người chưa từng trải qua huấn luyện ước khoảng 420 cal/kg hoặc mỗi phút tiêu hao khoảng 1.5 - 2 lit ôxy. Do huấn luyện có đặc điểm sức mạnh tốc độ, năng lực của quá trình phi lactát có thể tăng trưởng 1.5 - 2 lần. Năng lượng gluco phân yếm khí của người chưa qua huấn luyện thông thường không vượt quá 840 cal/kg. Nồng độ axit lactic trong máu thường có thể vượt qua 25 - 30 mol/lit, chỉ tiêu năng lực lactát yếm khi ước khoảng 1760 - 2090 cal/kg. Cũng nên chú ý rằng: do kết quả huấn luyện sự biến đổi mang tính thích ứng về mặt yếm khí chủ yếu có quan hệ với sự co cơ nhanh, bao gồm sự xuất hiện việc tăng năng lực glucô phân của VĐV dựa trên đánh giá hoạt tính của ATP và CP. Hoạt động với lượng vận động có đặc trưng yếm khí sự thích ứng thời gian của cơ bắp sẽ dẫn tới hàm lượng glucogen trong cơ nâng lên rất lớn. Điều này cũng dẫn đến sự tăng lên của năng lực hệ thống gluco phân. Huấn luyện ưa khí căng thẳng có ảnh hưởng không lớn tới hoạt tính men phân giải đường. VĐV tham gia hoạt động các môn sức bền ( như chạy cự ly dài, trượt tuyết, đua xe đạp, bơi) có tiềm lực gluco phân tương đối thấp. Khi có 70% cơ bắp tham gia vào các hoạt động với lượng vận động lớn nhất liên tục trong thời gian vài phút sẽ dẫn tới chỉ số nồng độ axit lactíc quyết định bởi trình độ tập luyện cao hay thấp. Phạm vi dao động của nó cũng rất rộng. Trị số axit lactích của VĐV cấp cao ở những môn đòi hỏi năng lực glucophân cực hạn có thể đạt tới 16 - 22 mmol/l, cá biệt VĐV đạt tới 25 mmol/l trở lên. Những số liệu này ghi lại được sau 5 - 7 phút ngừng vận động. Người chưa tham gia huấn luyện thể thao và những VĐV trình độ cao ở các môn thể thao đòi hỏi năng lực ưa khí mức độ cao, chỉ số axit lactic tương đối thấp hơn ước khoảng 6 - 12 mmol/l. Cần phải chỉ ra rằng trị số cực hạn của axit lactíc trong máu động mạch có quan hệ với đặc điểm của huấn luyện thể thao và ở mức độ lớn được quyết định bởi số lượng sợi cơ màu sáng trong tổ chức cơ bắp tham gia co duỗi cơ. Có số lượng lớn người chưa qua huấn luyện nhưng có loại hình cơ màu sáng tham gia co duỗi cơ nhiều, khi chịu lượng vận động cực đại có thể đạt được chỉ tiêu axit lactíc tương đối cao. 1.4.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến trình độ năng lực ưa khí Trình độ năng lực ưa khí được quyết định bởi năng lực của hệ thống vận chuyển đến cơ làm việc và các thể hoạt tính khác trong cơ thể, bao gồm các tổ chức của cơ thể, tổ chức hệ thống sử dụng oxy tức là hệ thống cơ bắp cung cấp và lợi dụng oxy do máu vận chuyển đến. Mỗi một hệ thống nhỏ trong hệ thống nói trên đều có các khâu có mối quan hệ không chặt chẽ với trình độ năng lực ưa khí, các khâu trên thực tế không làm hạn chế đến sức bền khi hoạt động trong thời gian kéo dài và các khâu vẫn là nhân tố quan trọng nhất để đạt được năng lực ưa khí tương đối cao. Ví dụ: rất nhiều tham số hô hấp ngoài đều không hạn chế đến trình độ năng lực ưa khí. Đồng thời giống như các chỉ tiêu làm việc của tim như tần số co bóp tim, lưu luợng phút đều có tác dụng quan trọng để đạt được khả năng hấp thụ oxy cao. Nâng kỳ co bóp của tim và lưu lượng phút sẽ là 50% nguyên nhân dẫn tới việc nâng cao lượng hấp thu oxy. Các nguyên nhân còn lại sẽ là kết qủa của việc hấp thu oxy của một số tế bào cơ bắp nào đó được nâng cao. Điều này được phản ánh ở việc nâng cao sự chênh lệch oxy ở động mạch và tĩnh mạch. Những vấn đề trình bày ở trên có thể của VĐV xuất sắc ở các môn có yêu cầu về sức bền, có thể quan sát thấy chỉ tiêu ở VO2 max phản ánh cường độ hệ thống đảm bảo năng lượng ưa khí có trị số lớn nhất. Thông thường trị số tuyệt đối của VO2max ở nam đạt tới 6.000 - 7.000ml/ phút, trị số tương đối đạt 85 - 95 ml/phút/kg còn ở nữ đạt tới 4.500 - 4.800ml/phút trị số tương đối đạt từ 65 - 72 ml/phút/kg. Trong trị số VO2 max tương đối xuất hiện trên cơ thể VĐV cấp cao ở các môn đua xe đạp, chèo thuyền, chạy dài, bơi dài trị số bình quân xuất hiện từ 70 - 80 ml/phút/kg. Trong khi đó ở VĐV các môn thể dục dụng cụ, nhảy cầu, trị số VO2 max tương đối chỉ khoảng 35 - 40ml/phút/kg. Tức không vượt quá chỉ tiêu của người bình thường chưa qua huấn luyện. Những người chưa từng trải qua huấn luyện nói chung chỉ làm việc được 30 phút ở mức độ 70% lượng đòi hỏi oxy tối đa (tức 32000 ml/phút) lúc này tiêu hao khoảng 1320 kcal năng lượng. Trong khi đó ở VĐV có trình độ ở các môn thể thao sức bền có thể làm việc 2 giờ ở mức độ 70% lượng đòi hỏi oxy tối đa (tức khoảng 6000ml/phút). Còn đối với VĐV cao cấp của môn có tính chu kỳ (như VĐV chạy dài) lại có thể làm việc từ 3 - 4 giờ ở mức độ 70% lượng oxy đòi hỏi tối đa. Trong các môn thể thao đòi hỏi trình độ năng lực ưa khí cao thì ngay cả VĐV có trình độ cấp thế giới cũng chỉ làm việc được 10 phút ở mức độ 100% lượng đòi hỏi ô xy tối đa và 30 phút ở mức độ 95% lượng đòi hỏi ôxy tối đa; 60 phút ở mức độ 95% lượng đòi hỏi ôxy tối đa; trên 2 h ở mức độ 80% lượng oxy tối đa. Vì vậy có thể chỉ ra rằng: hoạt động liên tục ở mức độ 90 - 95% lượng đòi hỏi ôxy tối đa sẽ không xuất hiện hiện tượng tích tụ lượng lớn axít lactíc luôn giữ ở mức 20 - 40mg. Kết quả nghiên cứu trên VĐV bơi qua eo biển Măng sơ (giữa Anh và Pháp) có thể thấy rất rõ là: trong kế hoạch nâng cao năng lượng của hệ thống bảo đảm năng lượng ưa khí hệ thống này đã hiện rõ năng lực thích ứng rất cao. Bơi qua eo biển Măng Sơ thông thường phải dùng thời gian khoảng 15h, đồng thời phải tiêu tốn 50244 kcalo năng lượng (chính xác là khoản 37680 - 61805 kcalo) chỉ tiêu này vượt hơn 12.5 -13.5 lần của hoạt động trao đổi chất cơ bản. Lượng hấp thụ oxy mỗi phút đạt tới 50ml/kg điều này cũng có nghĩa là so với lượng oxy đòi hỏi lớn nhất của VĐV chạy dài cấp cao còn cao hơn khoảng 50%. Sự tích luỹ glucophân là để dùng trong lượng vận động ưa khí thời gian tương đối dài. Nên chú ý đến việc VĐV hoạt động số lượng gluco trong cơ bắp làm việc không nhiều. Nhìn chung chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng glucogen được động viên. Glucogen trong cơ bắp tăng lên 50 - 60% là một thời điểm quan trọng quyết định năng lượng của hệ thống ưa khí. Khi hoạt động căng thẳng thời gian dài với đặc điểm ưa khí và cơ bắp làm việc thời kỳ bắt đầu lượng gluco được cung cấp giữa chúng có mối quan hệ tương đối chặt chẽ. Sự tích luỹ glucogen trong cơ thể sau khi cạn kiệt đòi hỏi phải tiêu hao mỡ và glucogen trong máu để thực hiện việc bù đắp. Khi hoạt động với lượng vận động có cường độ chiếm khoảng 60 - 70% mức độ oxy tối đa đòi hỏi, 50 - 85 % năng lượng thu được là thông qua sử dụng glucogen tích luỹ trong cơ bị cạn kiệt. Cơ bắp sẽ liên tục hấp thu glucogen trong máu chảy qua, lượng hấp thu glucogen này khoảng 10 - 15% ở thời gian bắt đầu hoạt động và đạt tới mức 50% trong tình trạng cơ thể ở vào trạng thái mệt mỏi trầm trọng. Điều này cũng có nghĩa là glucogen tích luỹ trong gan bắt đầu có tác dụng quan trọng ở điều kiện mệt mỏi. Trong nhiều yếu tố khi xác định trình độ trao đổi chất ưa khí nên phân biệt năng lực của hệ thống hô hấp ngoài, khi trong máu động mạch tập trung duy trì oxy, với vai trò là một khâu đầu tiên quan trọng của hệ thống vận chuyển oxy, hô hấp ngoài bảo đảm quyết định cho lượng oxy thâm nhập cơ thể từ lượng thông khí phổi và sự khuyếch tán oxy thông qua màng tế bào trong máu. Thông qua tác dụng ảnh hưởng của huấn luyện dung tích sống sẽ được tăng lên, việc tiết kiệm hoá và cường độ của hô hấp ngoài được nâng cao năng lực mở căng của phổi cũng được tăng cường. Mặc dầu chỉ tiêu dung tích sống của VĐV có trình độ hoạt động sức bền ưa khí tương đối cao, có thể đạt tới 6 - 9 lần nếu so với người chưa tham gia tập luyện thể thao, dung tích sống lớn gấp 2 - 2.5 lần. Song người ta lại chưa phát hiện thấy giữa dung tích sống với VO2 max có mối quan hệ chặt chẽ và mặc dù khi huấn luyện căng thẳng chỉ số dung tích sống trong một phạm vi nhất định có thể xác định trình độ năng lực hô hấp và trình độ thông khí phổi. Nhưng những chỉ tiêu này lại không thể hạn chế năng lực ưa khí của VĐV và không phải là trình độ chuẩn bị song song để hoàn thành các nhiệm vụ huấn luyện khác. Trị số tối đa của dung tích sống làm thành năng lực duy trì mức thông khí phổi trình độ cao trong thời gian dài ở chừng mực lớn có thể quyết định mức độ đòi hỏi oxy lớn. VĐV có trình độ huấn luyện cao có thể duy trì hoạt động được từ 10 - 15 phút với mức độ 80% lượng thông khí phổ lớn nhất, duy trì hoạt động 20 - 30 phút với mức độ 70% lượng thông khí phổi lớn nhất. Còn với người tham gia hoạt động chỉ có thể duy trì hoạt động TDTT trong vòng khoảng 3 - 5 phút ở mức độ 70 - 80% lượng thông khí phổi lớn nhất. Hiệu quả hô hấp tăng cực đại sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các sức bền, điều này thể hiện ở việc giảm thiểu lượng thông khí phổi của mỗi lít oxy đòi hỏi. Vì vậy, khi hoàn thành một hoạt động có cường độ nhất định sẽ xuất hiện sự khác biệt rất lớn. Khi hoạt động cường độ trong trạng thái yên tĩnh, đương lượng oxy của thông khí phổ giữa người chưa tham gia luyện tâp thể thao với VĐV có trình độ cao trên thực tế là như nhau. Trình độ năng lực trao đổi chất ưa khí ở chừng mực lớn được xác định từ chỉ tiêu động lực học của máu, tần số nhịp tim của VĐV có trình độ cao của các môn thể thao liên quan tới sức bền khi lượng vận động cực hạn có thể tăng 3 - 6 lần, còn người chưa tham gia tập luyện cũng trong tình huống như vậy chỉ có thể tăng lên được 2,5 đến 3 lần. Lượng vận động trong thời gian ngắn, đặc biệt căng thẳng cũng sẽ xuất hiện tần số mạch rất nhanh, đạt được 200 lần/phút trở lên. Song ở đây cũng cần chỉ ra rằng trị số cung lượng tim chỉ quan sát được ở trong một phạm vi tần số nhất định. Trị số cung lượng tim giới hạn thống nhất ở tần số mạnh ở 100 - 110 lần/phút, giới hạn cao ở tần số 170 - 180 lần/phút đối với người chưa qua tập luyện, còn VĐV cấp cao giới hạn thấp nhất là 110 - 130 lần/phút, giới hạn cao ở 190 - 220 lần/phút. Nếu vượt quá trị số này sẽ suất hiện giảm thiểu cung lượng tim. Do kết quả của huấn luyện cũng phát sinh sự biến đổi rất lớn, trước hết là sự tăng trưởng rất lớn của tuần hoàn máu và chỉ số này ở VĐV cấp cao các môn sức bền có thể được nâng cao 12 - 25%. Lượng tuần hoàn máu được nâng cao dẫn đến tự nâng cao số lượng Prôtít hồng cầu vận chuyển oxy. Sự tăng thêm Prôtít hồng cầu có quan hệ chặt với việc tăng thêm tổng lượng máu, bởi vì khi yêu cầu phần lớn cơ bắp phát huy tác dụng trong làm việc thời gian dài, năng lực của trung tâm tuần hoàn máu là nhân tố quan trọng hạn chế năng lực làm việc. Sự biến đổi của hệ thống máu không bị hạn chế việc tăng thêm số lượng máu tuần hoàn. Lượng huyết tương tuần hoàn về thực chất tăng lên 15 - 20%, số lượng hồng cầu máu tuần hoàn chỉ tăng trưởng 12 - 15%. Đồng thời hàm lượng prôtít nói chung trong tuần hoàn máu cũng sẽ tăng lên. Việc nâng cao này đã phản ánh huấn luyện sức bền đã thúc đẩy sự hợp thành Prôtít trong gan tăng nhanh (chủ yếu chỉ Prôtít bạch cầu). Nồng độ Prôtít trong huyết tương tăng lên có thể nâng cao áp suất thẩm thấu của chất keo. Điều này sẽ thúc đẩy chuyển đổi mang tính bổ sung các dịch thể vào máu qua khe hở giữa các tế bào và giữa các tổ chức. Vì vậy, lượng huyết tương tuần hoàn tăng lên, còn nồng độ Prôtít trong huyết tương vẫn giữ ở mức độ bình thường. Khi hoạt động TDTT, giữa nhiều nhân tố xác định trình độ sức bền, hệ thống sử dụng ô xy chiếm vị trí to lớn, sự tăng trưởng của năng lực hệ thống này có quan hệ chặt với sự biến đổi của động lực học máu và sự trao đổi chất của máu. Biến đổi động lực học của máu thể hiện ở sự hoàn thiện của mao mạch, sự phát triển của bộ phận bên ngoài, sự cải thiện về phân bố máu trong cơ thể bao gồm cả sự cải thiện máu trong cơ bắp. Việc hoàn thiện của mao mạch có quan hệ với việc mở rộng và kéo dài của mao mạch chưa có tác dụng và mao mạch Như vậy, sẽ hình thành mao mạch mới. Khi hoạt động căng thẳng, nội bộ cơ bắp của VĐV có sự phân bố lại lượng máu chảy về cơ làm việc, lưu lượng máu chảy về cơ bắp khi chịu lượng vận động có thể vượt quá 80% tổng lưu lượng. Trong khi đó ở điều kiện yên tĩnh lưu lượng chỉ đạt 20%, lưu lượng máu cục bộ trong khi cơ bắp làm việc thường có thể nâng cao từ 15 - 20 lần trở lên, số luợng mao mạch tham gia vận chuyển máu được tăng thêm nhanh chóng. Nếu như trong trạng thái yên tĩnh chỉ có 5 - 7% số lượng mao mạch phát huy tác dụng thì khi hoạt động với lượng vận động căng thẳng thời gian dài thì hầu như tất cả các mao mạch đều phát huy tác dụng. Đồng thời còn mở rộng và bổ xung thêm mao mạch mới. Sự tăng thêm lưới mao mạch có tác dụng và sự mở rộng bề mặt của lưới này có thể dẫn đến tăng thêm nhiều lần các đường thông nhau của mao mạch. Đây là sự kích thích mạnh mẽ, việc kéo dài và mở rộng mao mạch mới được hình thành tới mức cực đại. Sự cải tạo của trao đổi chất bao gồm: sự tăng thêm trị số và số lượng mitochonpdria. Sự nâng cao hoạt tính men oxy hoá, sự tăng trưởng Prôtít hồng cầu máu và Prôtít hồng cầu cơ, hàm lượng glucôgen trong cơ tăng nhiều lên. Dung lượng và mật độ trong cơ của những VĐV đã trải qua huấn luyện có thể tăng lên mạnh mẽ. Điều này quyết định bởi sự phát hiện thấy, so với người bình thường chưa trải qua tập luyện thì người đã trải qua tập luyện thường xuyên với các lượng vận động sức bền trên cơ thể của họ nhanh chóng tăng lên 15 - 22% diện tích bề mặt của Mitochondria trong tổ chức cơ tăng lên đến 65 - 75%. Sự tăng trưởng về lượng của Mitochondria và sự tăng thêm nồng độ thể kết tinh dẫn đến sự nâng cao năng lực oxy hoá của tế bào cơ bắp ,điều kiện mở rộng của vật bị tác dụng cũng được cải thiện. Vì vậy năng lực dung lượng oxy của tế bào và năng lực tăng tốc độ sử dụng năng lượng cũng được tăng trưởng. Sự tăng trưởng mật độ Mitochondria có ý nghĩa tương đối quan trọng bởi vì khi cường độ của hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống hô hấp ngoài cùng lúc tăng lên, sự tăng lên của thể hạt dây có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng của cường độ ưa khí của cơ thể. Là sự tăng trưởng của năng lực sử dụng ô xy bảo đảm cho việc tái hợp thành ATP, nguồn năng lượng yêu cầu để các cơ quan vận động hoàn thành công năng cường độ cùng lúc với sự tăng trưởng của cường độ ưa khí, năng lực lợi dụng một lượng lớn mincalaminketo, axít được hình thành trong khi chịu đựng lượng vận động do tác dụng hoá glucô phân của cơ bắp cũng được tăng lên, đây cũng là sự báo trước nồng độ axít lactíc trong máu sẽ nâng cao. Mọi người đều biết, sự nâng cao nồng độ axít lactíc là một nhân tố hạn chế sức bền. Trong số rất nhiều nhân tố quyết định sức bền hoạt động ưa khí của VĐV. Cần đặc biệt chỉ ra là sự cải tạo cấu trúc và chức năng của các loại hình sợi cơ. Huấn luyện căng thẳng sẽ dẫn đến việc nâng cao gấp đôi năng lực trao đổi chất ưa khí của sợi cơ chậm và sợi cơ nhanh II A cũng như sợi cơ nhanh II B. Song tỷ lệ về năng lực giữa chúng trên thực tế vẫn không có sự biến đổi, tức là năng lực ôxy hoá ưa khí của cơ chậm sẽ cao gấp vài lần cơ nhanh. Sự cải tạo của cơ chậm thể hiện trong việc tăng thể tích bó cơ trong việc tăng thêm mật độ và số lượng của Mitochondria trong việc tăng trưởng phân tử nhỏ của mỡ trung tính. Đồng thời bất kể sử dụng phương pháp huấn luyện chuyên môn nào để phát triển sức bền đều không thể biến đổi đặc trưng của cơ chậm, khi nào cho cơ nhanh đạt được sự huấn luyện tốt. Trong tình huống các điều kiện khác như nhau, những VĐV có số lượng sợi cơ nhanh nhiều trong thi đấu cự ly dài luôn có ưu thế hơn những VĐV có số lượng sợi cơ nhanh ít. 1.4.2. Đặc điểm của sức bền chuyên môn trong nội dung thi đấu đối kháng Pencak Silat. Các môn đối kháng cá nhân nói chung và Pencak Silat nói riêng có cấu trúc hỗn hợp: vừa có hoạt động có chu kỳ vừa có hoạt động không có chu kỳ. Đặc trưng của môn Pencak Silat là cường độ hoạt động và hình thức di chuyển luôn thay đổi. Vì vậy, nâng cao sức bền ưa khí hoặc yếm khí thông qua các bài tập chuyên môn là rất cần thiết vì nhờ đó có thể đảm bảo được khả năng hồi phục nhanh chóng những lúc nghỉ giữa các hiệp trong thi đấu hay thậm chí trong khi di chuyển ngoài tầm ra đòn của đối phương. Ngoài ra để thích ứng với tính chất thi đấu chuyên môn luôn thay đổi, cần áp dụng những loại bài tập chuyên môn bên cạnh những bài tập đòn tay hay đòn chân đơn thuần. Các hình thức biến dạng của phương pháp tập đồng đều và giãn cách cũng được áp dụng rộng rãi. Cụ thể là kéo dài thêm thời gian của các hiệp đấu trong tập luyện, mặt khác có thể tăng số hiệp đấu với điều kiện rút ngắn thời gian và cường độ (giữa các hiệp đó có thời gian nghỉ ngắn dần). Việc phát triển sức bền chuyên môn trong Pencak Silat bên cạnh việc phát triển sức bền ưa khí và yếm khí, cần phải chú trọng tới việc phát triển sức mạnh bền và sức bền tốc độ. Theo luật thi đấu đối kháng (Tanding) của Pencak Silat được thi đấu trong 3 hiệp (mỗi hiệp 2 phút với giải vô địch và 1.5 phút với giải trẻ), nghỉ giữa hiệp là 1 phút. Là môn thi đấu đối kháng trực tiếp có sự tiếp xúc thể chất mạnh, ngoài những tố chất thể lực cơ bản như sức nhanh, sức mạnh, khả năng phối hợp vận động, mềm dẻo, và vốn kỹ thuật chiến thuật phong phú, đa dạng thì VĐV Pencak Silat còn phải có năng lực sức bền chuyên môn tốt mới có thể giành được những chiến thắng trong sự nghiệp thi đấu. Trong thực tế thì đấu nhiều VĐV có kỹ, chiến thuật tốt và đa dạng, liên tiếp ghi điểm và thắng điểm trong hai hiệp thi đấu đầu nhưng chung cuộc lại phải chịu thất bại bởi một lý do duy nhất là trình độ sức bền chuyên môn không tốt. Do vậy có thể khẳng định sức bền chung và đặc biệt là sức bền chuyên môn trong thi đấu đối kháng Pencak Silat có một vai trò rất quan trọng trong thực tiễn tập luyện và thi đấu. Sự thành công của Pencak Silat Việt Nam trên đấu trường khu vực và thế giới là trước tiên là chúng ta có một dàn VĐV có nền tảng thể lực tốt nổi bật là sức mạnh bền và sức bền tốc độ cùng với một trình độ kỹ, chiến thuật phong phú và đa dạng. 1.5. Phân loại các hệ thống bài tập trong Pencak Silat. 1.5.1. Khái niệm bài tập thể dục thể thao Bài tập thể dục thể thao (TDTT) là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với qui luật giáo dục thể chất. Người ta dùng chúng để giải quyết những nhiệm vụ giáo dục thể chất, đáp ứng những yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần của con người [8, tr.109]. Bài tập TDTT là phương tiện huấn luyện chủ yếu trong các môn thể thao. Trong chừng mực nhất định, các bài tập đó được chuyên môn hóa phù hợp với những đặc điểm của môn thể thao đã lựa chọn để tập luyện chuyên sâu [9, tr. 11,12]. Theo Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên, bài tập là một tổ hợp các tác động có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định [7, tr.109]. Nội dung bài tập TDTT bao gồm các thành phần tạo nên bài tập đó và các quá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể do việc thực hiện các bài tập đó tạo nên. Các quá trình này quyết định tác dụng của bài tập đối với bài tập. Các quá trình xảy ra trong cơ thể rất phức tạp, đa dạng và có thể xem xét từ các góc độ khác nhau: tâm lý, sinh lý, sinh hóa, v.v Về mặt sinh hóa học, nội dung bài tập TDTT là những biến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập, làm cho cơ thể chuyển sang một mức độ hoạt động cao hơn so với mức yên tĩnh, nhờ vậy mà có thể hoàn thiện được những khả năng chức phận của cơ thể. Ngoài ra người ta còn tính tới cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập. Tùy theo đặc điểm bài tập, những biến đổi sinh lý có thể đạt mức khá lớn. Ví dụ: thông khí phổi có thể tăng lên 30 lần, lượng hấp thụ oxy tăng đến 20 lần, lưu lượng phút của máu tăng đến 10 lần, kềm theo các quá trình mệt mỏi, tích lũy các sản phẩm oxy hóa. Những biến đổi sinh lý đó kích thích quá trình hồi phục và thích nghi của cơ thể trong và sau lúc thực hiện bài tập, vì vậy được coi là nhân tố có tác dụng mạnh mẽ, làm tăng khả năng chức phận và hoàn thiện những đặc điểm cấu trúc của cơ thể. Khi xem xét nội dung bài tập TDTT từ góc độ sư phạm, đều quan trọng là xem xét tác dụng tổng hợp của các bài tập đó đối với việc phát triển các năng lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động, cũng như sự tác động đến hành vi, nhân cách người tập. Để nắm được nội dung của bài tập TDTT nào đó, nhà sư phạm không những cần hiểu những biến đổi sinh lý, sinh hóa và những biến đổi khác xảy ra trong cơ thể do ảnh hưởng của bài tập mà điều chủ yếu là hiểu được phương hướng tác dụng của bài tập đối với việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đặt ra. Một đặc trưng quan trọng của bài tập TDTT là nó được xây dựng trên cơ sở những hoạt động, vận động có ý thức, tức là được điều khiển từ các trung khu thần kinh ở vỏ não. Đó là những hành vi vận động có chủ đích, liên quan đến nhiều quá trình tâm lý: sự biểu hiện về động tác, hoạt động tư duy, cảm xúc, v.v có ảnh hưởng mạnh đối với sự biểu hiện ý chí, tình cảm, tính cách. Bài tập TDTT có thể dược coi là những hành vi vận động có ý thức, trong đó thể hiện sự thống nhất giữa hoạt động thân thể và tâm lý. Nó không chỉ tác động đến cơ thể, mà cả đối với nhân cách và tâm lý người tập. Hình thức của bài tập là cấu trúc (hay tổ chức) bên trong và bên ngoài của nó. Hình thức của bài tập phụ thuộc vào các đặc điểm nội dung của nó. Cấu trúc bên trong của bài tập TDTT thể hiện ở mối quan hệ và sự phối hợp, tác động lẫn nhau giữa các quá trình khác nhau của hoạt động chức năng của cơ thể trong lúc thực hiện bài tập. Các quá trình phối hợp thần kinh cơ, sự phối hợp động tác lẫn nhau giữa hoạt động của hệ vận động và hệ thực vật, cấu trúc của quá trình chuyển hóa năng lượng (tương quan giữa các quá trình có oxy và không có oxy). Cấu trúc bên ngoài của bài tập TDTT là hình dáng có thể nhìn thấy của nó, thể hiện đặc trưng ở quan hệ giữa các thông số không gian, thời gian và lực của các động tác tạo thành bài tập. Hình thức và nội dung của bài tập TDTT liên quan hữu cơ với nhau, trong đó nội dung là mặt quyết định và động hơn. Điều đó có nghĩa là, để thực hiện được một hoạt động vận động quy định nào đó cao hơn khả năng hiện có, trước hết phải thay đổi một cách tương ứng mặt nội dung của nó. Tức là phải nâng cao khả năng chức phận của cơ thể các năng lực vận động đó đòi hỏi. Nội dung thay đổi thì hình thức bài tập cũng thay đổi. Ví dụ, sức mạnh hoặc sức bền thay đổi thì biên độ, tần số động tác cũng có thể thay đổi. Hình thức cũng có ảnh hưởng đến nội dung. Hình thức chưa hoàn thiện của bài tập sẽ cản trở sự biểu hiện tối đa các khả năng của cơ thể. Ngược lại hình thức hoàn thiện sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả các năng lực thể chất. Ví dụ, cùng một động tác chuyền bóng bằng mu trong bàn chân, người nào thực hiện đúng động tác kỹ thuật sẽ tiêu hao năng lượng ít hơn người thực hiện sai kỹ thuật [8, tr.111-116]. 1.5.2. Phân loại bài tập huấn luyện thể thao Để đạt được thành tích thể thao cao phải sử dụng các phương tiện khác nhau như: vệ sinh, điều kiện tự nhiên... nhất là các bài tập huấn luyện quan trọng nhất để nâng cao thành tích thể thao phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện. Tính mục đích của bài tập huấn luyện thể thao thành tích cao thể hiện ở chỗ được sử dụng để phát triển thành tích trong môn thi đấu lựa chọn. [4], [39] Theo Lưu Quang Hiệp, một tổ hợp các động tác có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định được gọi là bài tập. [28], [29] Như vậy cơ chế chính để phân loại Bài tập thể dục thể thao là những biến đổi xảy ra trong cơ thể do hoạt động cơ bắp gây nên, đồng thời tính đến cả công suất, thời gian, tính chất gắng sức, đặc điểm co cơ, đặc thù điều khiển và các yếu tố khác. Về sinh lý học, nội dung bài tập TDTT là những biến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập để cơ thể vận động cao hơn lúc tĩnh, khả năng chức phận của cơ thể được hoàn thiện, ngoài ra còn cả những biến đổi trước và sau khi thực hiện bài tập. Tuỳ theo đặc điểm bài tập mà biến đổi sinh lý có thể lớn. Những biến đổi sinh lý đó kích thích quá trình thích nghi của cơ thể và hồi phục trong và sau khi thực hiện bài tập, được coi là nhân tố tác dụng mạnh, làm tăng các năng lực chức phận và hoàn thiện những đặc điểm cấu trúc cơ thể. [30], [49] Theo Harre.D, việc phân loại không những phải chú ý đến sự khác nhau về hình thức quá trình vận động mà còn phải chú ý đến sự khác nhau các đặc điểm về LVĐ. Bài tập thể dục thể thao có 3 loại chính: [27] Bài tập thi đấu: Là loại hình động tác có quá trình vận động và đặc điểm riêng về lượng vận động phù hợp yêu cầu thi đấu chuyên môn của môn thể thao mà VĐV đã chuyên môn hoá. Bài tập chuyên môn được chia ra thành 2 nhóm: Bài tập chuyên môn 1: Gồm các bài tập có quá trình vận động gần giống các bài thi đấu nhưng đặc điểm lượng vận động khác bài tập thi đấu hoặc chỉ chứa các yếu tố riêng lẻ hay các nhóm thuộc tổ hợp các bài tập thi đấu. Các hình thức về lượng vận động của bài tập ...uần hoàn, hô hấp. Các chỉ số về chức năng sinh lý của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia như: chức năng hô hấp, chức năng chuyển hóa năng lượng, chức năng tim mạch, các chỉ số huyết học , đều có sự biến đổi dưới tác động của các bài tập sức bền chuyên môn phù hợp với thực tế của quá trình huấn luyện. Nhưng sự biến đổi không đồng đều với một số chỉ số tăng cao nhưng một số chỉ số vẫn không thay đổi và sự thay đổi chỉ diễn ra ở một số VĐV. Điều này có ý nghĩa sau khi đã nâng cao khối lượng và cường độ vận động của các bài tập sức bền chuyên môn lên khoảng 80 – 90% các chỉ số đều tăng lên dẫn đến thành tích thi đấu của các nam VĐV Pencak Silat Quốc gia được nâng lên. Sau 6 tháng tập luyện dưới tác động của hệ thống bài tập sức bề chuyên môn đã được lựa chọn thì các chỉ số chức năng đã có sự tăng lên nhưng chưa đáng kể, một số VĐV không tăng hoặc tăng rất ít có thể do cường độ và khối lượng của các bài tập mới đạt khoảng 60% (giáo án tập luyện năm 2009 chỉ có 48 giáo án tập sức bền với tổng số thời gian tập luyện sức bền trong một tuần là 120 phút – Nguồn cung cấp: Ban huấn luyện đội tuyển Pencak Silat Quốc gia). Do đó cần tăng khối lượng và cường độ tập luyện của các bài tập sức bền chuyên môn lên khoảng 80 – 90% (giáo án tập luyện sức bền năm 2010 được tăng lên 60 giáo án tập sức bền với tổng số thời gian thực hiện bài tập sức bền trong một tuần là 180 phút – Nguồn cung cấp: Ban huấn luyện đội tuyển Pencak Silat Quốc gia). Sau hơn 1 năm tập luyện dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn khi đã nâng cao khối lượng và cường độ tập luyện thì các chỉ số hình thái, chức năng đều tăng lên phù hợp với quy luật huấn luyện và trình độ tập luyện của các nam VĐV Pencak Silat Quốc gia, điều đó chứng tỏ các bài tập sức bền chuyên môn được lựa chọn là có khoa học. Điều đó được thể hiện rõ thông qua các giải thi đấu thì thành tích của các VĐV đều được nâng cao, các giải trong hệ thống Quốc gia 2/3 số VĐV tham gia luận án đều đạt huy chương vàng, số VĐV còn lại đạt huy chương bạc và đồng, không có VĐV nào không đạt huy chương. Đặc biệt sức bền mạnh và sức bền của VĐV được cải thiện rõ rệt khi tham gia giải Vô địch Đông Nam Á tại Malaysia. Thông qua nghiên cứu mục tiêu 3 cho phép đi đến các nhận xét sau: Dưới sự tác động của các bài tập sức bền chuyên môn Pencak Silat, các chỉ số về hình thái, chức năng tâm, sinh lý và sư phạm của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia đều được tăng lên, thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau thời gian thực nghiệm là 12 tháng. Qua phân tích diễn biến của các chỉ số chức năng, tâm, sinh lý và sư phạm khi ứng dụng các bài tập chuyên môn qua các giai đoạn huấn luyện của chu kỳ huấn luyện năm tại đội tuyển quốc gia cho thấy hệ thống bài tập mà đề tài lựa chọn có sự tác động tích cực vào việc phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Pencak silat đội tuyển quốc gia, đặc biệt đối với các chỉ số về hình thái, chức năng tâm, sinh lý của đối tượng thực nghiệm. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN. Từ kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi có những kết luận sau: 1. Qua quá trình kiểm tra đánh giá thực trạng hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV đội tuyển Pencak Silat Quốc gia cho thấy các chỉ số về hình thái đều cao hơn so với các chỉ số của người Việt Nam bình thường và đều đặt loại tốt. Hàm lượng axit lactic trước vận động trong giai đoạn kiểm tra ban đầu của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia có tỷ lệ là 1.29 nằm trong giới hạn cho phép của người Việt Nam từ 0.45 – 1.30 mmol/l. Nhưng sau LVĐ hàm lượng axit lactic của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia tăng lên 15.22 (mmol/l), chứng tỏ cơ thể nam VĐV đội tuyển giai đoạn đầu kiểm tra đã thấy chưa có sự thích nghi với các bài tập sức bền trước đó. Còn Creatiline máu và ure máu đều nằm trong giới hạn cho phép của người Việt Nam; Các chỉ số về chức năng các chỉ số chức năng đều tốt hơn nhiều so với người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi và giới tính. Song nhận thấy các chỉ số ở các test thể lực vẫn còn khiêm tốn, tương đương với VĐV trẻ của môn Silat, khả năng hồi phục chưa thực sự tốt, điều đó chứng tỏ rằng, sự sắp xếp các bài tập sức bền chuyên môn trong quá trình huấn luyện cho nam VĐV đội tuyển Quốc gia môn Pencak Silat chưa hợp lý. 2. Luận án đã lựa chọn 18 bài tập sức bền chuyên môn cho nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia, đó là: Dạng bài tập sức bền ưa khí: Đấm lăm pơ liên tục vào lăm pơ 30 giây x 3 lần, nghỉ 1 phút V = 80 - 85% Vmax ; Đá vòng cầu 1 chân chạy dọc thảm (10 VĐV) x 3 lần/3 tổ, nghỉ giữa 1 phút V = 80% Vmax; Đá thẳng hết số người trong hàng 3 lần/tổ x 5 tổ, nghỉ giữa các tổ 2 phút V= 90%Vmax; Đánh gió tổ hợp 60 giây x 3 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 5 phút V= 85 % Vmax; Quét sau có người phục vụ 20 giây x3 lần nghỉ giữa 1 phút V = 80%Vmax. Dạng bài tập sức bền yếm khí và hỗn hợp: Sức mạnh bền: Đá bao 10 lần chạm 3 tổ x 5 lần nghỉ giữa 1 phút V= 85% Vmax; Đá đối vòng cầu 10 - 8 - 6 tại chỗ mỗi chân 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 75% Vmax; Đá đối vòng cầu 10 - 8 - 6 tiến lùi mỗi chân 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 80% Vmax; Đá đối vòng cầu 10 - 8 - 6 xoay tròn mỗi chân 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 85% Vmax; Đá vòng cầu - quét sau 30 giây x5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 80% Vmax; Đá vòng cầu - quét sau 60 giây x5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 5 phút V = 70% Vmax; Cắt kéo có người phục vụ 30 giây x 3 lần/tổ x 3 tổ nghỉ giữa 1 phút V = 85% Vmax. Sức bền tốc độ: Đá vòng cầu 20 giây x 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 75% Vmax ; Đá bao 30 giây x 5 lần/tổ x 3 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 65 - 70% Vmax; Đánh ngã tốc độ vòng tròn 10 người x 3 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 80% Vmax; Đánh ngã tốc độ vòng tròn 10 người có chống ngã x 3 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 90% Vmax; Bán đấu 2 phút x 3 hiệp nghỉ giữa 1 phút V= 80% Vmax; Bài tập phản vòng cầu có lăm pơ 30 giây x 5 lần/tổ x 3 tổ nghỉ giữa 2 phút. 3. Dưới sự tác động của các bài tập sức bền chuyên môn Pencak Silat, các chỉ số về hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV Pencak Silat Quốc gia đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể như sau: Ở các chỉ số về huyết học mặc dù có sự gia tăng về các nồng độ axitlactic cũng như creatinine nhưng các chỉ số trong giai đoạn hồi phục lại tăng lên so với trước giai đoạn thực nghiệm. Độ tăng trưởng về các chỉ số hồi phục ở chức năng tim mạch khi ứng dụng các bài tập sức bền chuyên môn tăng từ 1,46% đến 24,6%; ở chức năng hô hấp là 2,15% đến 17%; các chỉ số hồi phục ở chức năng chuyển hóa năng lượng cho thấy độ tăng trưởng đạt từ 6,19% đến 33,16% và hầu hết tập trung ở các bài tập gắng sức tối đa; Ở các chỉ số về chức năng hô hấp độ tăng trưởng đạt được từ 5,47% đến 31,3%; Các chỉ số về chức năng chuyển hóa năng lượng có độ tăng trưởng từ 4,45% đến 27,02%; Về các test tâm lý và sư phạm cho thấy độ tăng trưởng rất đồng đều qua từng giai đoạn thực nghiệm. Mặc dù độ tăng trưởng không cao, độ tăng trưởng chỉ từ 4,7% đến 12,6% và tập trung chủ yếu ở các bài tập chuyên môn hỗn hợp. KIẾN NGHỊ. Từ những kết luận trên, luận án có những kiến nghị sau: Ứng dụng các bài tập sức bền chuyên môn đã được lựa chọn trong luận án để phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV Pencak Silat. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn lớn trong công tác huấn luyện Pencak Silat. Do vậy cần mở rộng công trình nghiên cứu ở các nhóm lứa tuổi, giới tính khác nhau cũng như các bài tập chuyên môn khác để góp phần hoàn thiên hệ thống huấn luyện Pencak Silat tại Việt Nam. CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. ThS. Nguyễn Ngọc Anh, TS. Trần Kim Tuyến (2014), “Nguyên cứu các chỉ số sinh lý giai đoạn đầu của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia trong chu kỳ huấn luyện năm”, Tạp chí Khoa học Thể thao (1), Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội, tr.20-24. 2. ThS. Nguyễn Ngọc Anh (2015), “Tác động của bài tập sức bền đến một vài chỉ số hô hấp và chuyển hóa năng lượng của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia”, Tạp chí Khoa học Thể thao (3), Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội, tr.77-80. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Aulic V.I (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 2 Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh. 3 Dương nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 4 Dương Nghiệp Chí, Phan Hồng Minh (2000), “Khoa học hoá HLTT”, Bản tin KHKT TDTT, 12 , tr11 – 18. 5 Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Cừ (2000), “Mệt mỏi, hồi phục và dinh dưỡng của VĐV”, Tài liệu viện KHTDTT, Hà Nội. 6 Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo VĐV trình độ cao, Nxb TDTT, Hà Nội. 7 Nguyễn Đăng Chiêu (2004), Nghiên cứu lượng vận động của các VĐV Bóng đá các lứa tuổi 15 – 16 và 16 – 18 khi thực hiện các bài tập chuyên môn, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện KHTDTT, Hà Nội 9 Đàm quốc Chính (2000), Nghiên cứu khả năng phù hợp tập luyện (dưới góc độ sư phạm) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tuyển chọn và dự báo thành tích của VĐV trẻ chạy 100m ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện KHTDTT, Hà Nội 9 Nguyễn Ngọc Cừ (1999), Cơ sở sinh hoá học ứng dụng và thể thao thành tích cao, Viện KH TDTT, Hà Nội 10 Nguyễn Ngọc Cừ (1998), “ Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao”, Tài liệu giảng dạy cao học và NCS, Hà Nội 11 Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh (1999), Các phương pháp y sinh học kiểm tra đánh giá lượng vận động của bài tập, Viện KHTDTT, Hà Nội 12 Nguyễn Ngọc Cừ (1997), “Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao”, tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao, Hà Nội 13 Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000), Huấn luyện thể thao với trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể, Viện KHTDTT, Hà Nội 14 Daoxki V. M (1978), Các tố chất thể lực cho VĐV, Nxb TDTT, dịch Bùi Từ Liêm, Phạm Xuân Lâm 15 Trần Đức Dũng, Lý Đức Trường (2003), Giáo trình Pencak Silat, Nxb TDTT, Hà Nội 16 Denslegen.G, Legơ.K (1985), Bốn nhân tố nâng cao thành tích tập luyện, Nxb TDTT, Hà Nội 17 Dr. Harre (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội 18 F.A. Iordanskaya (2001), “ Chẩn đoán và điều chỉnh có phân biệt các triệu chứng không thích nghi đối với LVĐ trong thể thao hiện đại và hệ thống các biện pháp phòng ngừa chúng”, Bản tin KHKT TDTT, 2, tr 64- 72 19 F.Klim (1995), “Một số vấn đề về sinh lý ở trẻ em tập luyện thể thao”, Thông tin KHKT TDTT, 95 (4) 20 Đặng Văn Giáp (1997), Phân tích giữ liệu khoa học bằng chương trình MS – Excel, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 21 G.Macximenco (1980), “Tố chất thể lực và thành tích”, dịch: Nguyến Kim Minh, bản tin KHKT TDTT, 9, tr20 – 23 22 Đinh Hải Hà (1997), “Một số chỉ tiêu sinh hoá đánh giá khả năng hồi phục và chế độ dinh dưỡng cho VĐV’’, Thông tin TDTT, CĐ (40, 28 -33) 23 Bùi Thế Hiển (1986), “Những công trình nghiên cứu về đề tài tuyển chọn VĐV trẻ”, Thông tin KHKT TDTT, 86 (4), tr 8 – 13 24 Bùi Thế Hiển (1987), “Những công trình nghiên cứu về đề tài tuyển chọn VĐV trẻ”, Thông tin KHKT TDTT, 87 (1), tr 8 – 15 25 Lê Quí Phượng và cộng sự (2007), “Bài giảng Y học TDTT”, Nxb TDTT, Hà Nội 26 Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội 27 Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thuỷ, Lê Đức Chương, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội 28 Bùi Thị Hiếu (1977), “Những thử nghiệm y học thể thao đơn giản”, Bản tin KH TDTT,(1), tr 20 – 25 29 Bùi Thị Hiếu (1982), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý của VĐV một số môn thể thao”, Bản tin KHKT TDTT, (5), tr4 30 Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà (1984), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 31 Hebbellnck. M. (1992), “Nhận biết và phát hiện các tài năng trong thể thao”, Thông tin KHKT TDTT, 92 (4), tr 10 – 17 32 Iodanoskaia, Zúabuski (1985), “Khả năng thể lực của thiếu niên tập luyện các môn thể thao khác nhau”, dịch: Phương Uyên, Thông tin KHTT TDTT, 85 (4), 33 Ivannôp V. X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội. 34 Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tứ Dương (1999), Xét nghiệm sinh hoá sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội 35 Knnoct. P (1997), “Sức bền và lượng vận động tâm lý” thông tin KHKT TDT, 6, tr12, - 16 36 Nguyễn Kim Lan (2005), Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV thể dục nghệ thuật trẻ 8 – 10 tuổi, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện KHTDTT, Hà Nội 37 Lê Văn Lẫm (1992), “Diện mạo các trường và trung tâm đào tạo VĐV ở một số tỉnh thành phố”, Thông tin KHKT TDTT, 92 ( 5 ), tr 7 – 10 38 Lê Văn Lẫm (1992), “Lượng vận động trong tập luyện thể thao”, Tạp chí GDTC, Bộ GD và ĐT, Hà Nội 39 Luật thi đấu Pencak Silat (2012), Nxb TDTT, Hà Nội Hoàng Minh (1998), “Protein niệu và huyết niệu sau vận động”, Thông tin TDTT, số 7 (236), Tr. 22 - 26 40 Phan Hồng Minh (1994), “Một số vấn đề về thể thao hiện đại”, Thông tin KHKT TDTT, 6, tr 11 41 Phan Hồng Minh, Lê Quí Phượng, Nguyễn Kim Minh (1996), “Về tuyển chọn VĐV thể thao (tổng hợp ứng dụng và thực tiễn)”, Thông tin KHKT TDTT, 3, tr6 42 Phan Hồng Minh (2002), “Mệt mỏi hồi phục trong huấn luyện thể thao”, Thông tin khoa học TDTT, Tài liệu dịch (2), 27 - 32 43 Nguyễn Kim Minh (1984), Nghiên cứu năng lực thể chất của người Việt Nam từ 5- 18 tuổi, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội 44 Nguyễn Kim Minh (1994), “Tài liệu đo lường và hình thái thể thao” 45 Matveep.L.P (1964), Những vấn đề phân chia thời kỳ tập luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 46 M.A. Zogug (1992), Kiểm tra lượng vận động tập luyện và thi đấu. Matxcơva 1980. 47 Phạm Xuân Ngà, Phan Hồng Minh, Nguyễn Kim Minh (1996), Một số vấn đề đào tạo và tuyển chọn VĐV trẻ, Nxb TDTT, Hà Nội 48 Đặng Văn Ngữ (1971), Sinh học và qui luật sinh học trong sự phát triển của con người, Nxb Y học, hà Nội 49 Nabatnhicova M. Ia (1985), Quản lí và đào tạo VĐV trẻ, Nxb TDTT, Ha Nội, Dịch: Phạm Trọng Thanh 50 Nadori (1985), “Tìm kiếm những tài năng thể thao”, Bản tin KHKT TDTT,4, tr12 51 Novicop A.D, MatveepL.P (1980), Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất, Tập 1, dịch: Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Thanh, Đoàn Thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 52 Novicop A.D, MatveepL.P (1980), Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất, Tập 2, dịch: Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Thanh, Đoàn Thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 53 Novicop A.D, Matveep L.P (1980), Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất, Tập 2, Nxb TDTT, Hà Nội 54 Diên Phong (1999), 130 câu hỏi và trả lời về HLTT hiện đại, dịch: Nguyễn Thiệt Tình, Nguyễn Văn Trạch, Nxb TDTT, Hà Nội 55 Lê Quí Phượng (1991), “Phương pháp đánh giá LVĐ của VĐV nhờ các chỉ số của tim mạch và protein niệu”, Tuyển tập nghiên cứu KHTDTT, Trường Đại học TDTT I. 56 Phạm Tuấn Phượng (1985) , Đo đạc thể hình, Nxb TDTT, Hà Nội 57 Philin V.P (1991), “Những vấn đề cấp thiết của lý luận và phương pháp thể thao trẻ”, Thông tin KHKT TDTT, 91 ( 5 ), tr.1 – 7 58 Philin V.P (1996), Lí luận và phương pháp thể thao trẻ, dich: Nguyễn Quang Hưng, Nxb TDTT, Hà Nội, tr57 59 Ozolin M.G (1980), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 60 Nguyễn Xuân Sinh (1999), Phương pháp nghiên cứu KHTDTT, Nxb TDTT, Hà Nội 61 Suzalnitsky R.S – Mensnicop modera.E.A (2000), “Những biến đổi đặc thù trong cơ thể của VĐV tập luyện theo cơ chế năng lượng sinh học khác nhau để đáp lại LVĐ thể lực chuẩn”, Bản tin KHTDTT, 7, tr23 – 29 62 Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga (1993), Cơ sở phát triển tài năng thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 63 Trịnh Hùng Thanh (1999), Đặc điểm sinh lí các môn Thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 64 Trịnh Hùng Thanh (2002), Hình thái học thể thao, Nxb TDTT Hà nội, tr5 – 34, 155 65 Yến Thoa (1979), “Gia tốc phát triển thể chất và lợng vận động”, dịch từ phyz CulVscole, 11/1978, Bản tin KHTDTT, 6, tr8 – 12 66 Đào Duy Thư (1985), Nghiên cứu lượng vận động trong tập luyện và thi đấu Bóng bàn, Kết quả nghiên cứu cấp ngành, Viện KHTDTT, Hà Nội 67 Vũ Chung Thuỷ (2000), “Nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực tối đa của VĐV Bơi lội trẻ 12 – 16 tuổi ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Giáo dục học. 68 Lý văn Tỉnh (1997), Tiêu chuẩn đánh giá và tuyển chọn về hình thái chức năng, tố chất thể lực, Tập bài giảng dành cho các lớp cao học 69 Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lí luận và phương pháp đào tạo VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội 70 Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lí luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 71 Trường ĐH TDTT (2000), Y sinh học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội 72 Nguyễn Thế Truyền (1997), “Qui trình đào tạo VĐV nhiều năm và những giải pháp trước mắt”, Tài liệu Viện KHTDTT, Hà Nội 73 Nguyễn Thế Truyền (1999), Các phương pháp sư phạm kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện VĐV trẻ, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao, Viện KH TDTT, Hà Nội 74 Nguyễn Thế Truyền (2001), “Test đánh giá sức bền chuyên môn trong thể thao chu kỳ trên cơ sở tính toán cường độ và dung lượng các cơ chế năng lượng”, Thông tin KHTDTT, 2,tr 6 75 Trương Anh Tuấn (1987), “Cần tiếp tục đổi mới đào tạo VĐV theo chương trình mục tiêu”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học Trường Đại học TDTT I, tr 21 - 24 77 Trương Anh Tuấn (1989), “Tố chất thể lực trong quá trình tuyển chọn và xác định năng khiếu VĐV trẻ, Thông tin KHKT TDTT, 4, tr 11 – 13 78 Utkin.Y.L (1996), Sinh cơ học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội 79 Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 80 Tạ Văn Vinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Trọng (1990), Tổng quan về vấn đề lí luận, phương pháp và thực tiễn thể thao trẻ, Viện KHTDTT, Hà Nội 81 Phạm Ngọc Viễn (1990), Bước đầu dự báo mô hình huấn luyện tâm lý của VĐV một số môn thể thao, Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp ngành, Viện KHTDTT, Hà Nội 82 Phạm Ngọc Viễn và cộng sự (1991), Tâm lí học thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội 83 Viện KH TDTT (1984), “Chiều cao và trọng lượng cơ thể của các VĐV tham gia hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần I, Bản tin KHKT TDTT, 2, tr29 84 Viện KH TDTT (1985), “Di truyền và tuyển chọn thể thao”, Bản tin KHKT TDTT, 11, tr16 85 Viện KHTDTT (1990), “Độ tuổi và những Năng lực thể thao”, Thông tin KHKT TDTT, 3, tr20 86 Viện KHTDTT (2000), “Khả năng chịu đựng lượng vận động và sự biến đổi sinh hoá trong cơ thể”, Tài liệu Viện KHTDTT, Hà Nội 87 Viện KHTDTT (2000), Nghiên cứu tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam 6 – 20 tuổi, khu vực phía Bắc năm 2001, Nghiên cứu dự án. 88 Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 12 – 14, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện KHTDTT 89 V. Diatstowcop (1963), Rèn luyện thể lực của VĐV, dịch: Nguyễn Trình, Nxb TDTT, Hà Nội 90 V.X. Pharphen (1961), Tim và vận động, Nxb TDTT, Hà Nội 91 Nguyễn Kim Xuân (2001), Nghiên cứu đánh giá TĐTL của nữ VĐV TĐC ở giai đoạn HL ban đầu (6 – 8 tuổi), Luận án tiến sĩ giáo dục học. 92 Xiroti O.A (2001), “Chuyên mục tổng quan – phương pháp luận và lý luận về năng lực thể thao”, Thông tin KHKT TDTT, ( 5 ) tr22 Tiếng Anh: 93 Angela.C. (2000), Recoverry training, Australian Sports Commission 94 Bompa.T.O (1995), Theory and methodology of training,Kendan/hunt publishing company, Canada 95 Bompa.T.O (1999), Periodization theory and methodology of training, Human kinetic, American 96 Choi.D. Cole.K.J. Goodpaster. B.H (1994), “Effect of passive and active recovery on the resynthesis of muscle glycogen”, Medicine and science in sports and exercise, pp 992 – 996 97 Faina.M, Billat.V.et al. (1997), “Anerobic contribution to the time to exhaustion at the minimal exercise intensity at which maximal oxygen uptake occurs in elite cylists, kayakists and swimmers” Eur J Appl Physiol, 76 (1) 98 Foran. B.Lawson. E. (2001),” Incorporating sport – specific skills into conditioning”, High – performance sport conditioning, pp. 215 - 293 99 Murrey.B.Gaudet.P. (1999), Practice Planning, Coaches Choice, American. 100 Rivera. M. A. et al. (1998), “Health physican fitness characteristisc ò elite Puerto Rican athletes” J of strength and conditioning research,12(3), 199 – 203 101 William. J. S. et al. Sport coditioning and weight training, programs for athletc competition, Wm. C. Brown Publishers 102 William. D. Katch.F. I.,Katch. V. L (2000). Essential Physiology.Human Kinetics, American PHỤ LỤC Phụ lục 1 : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày, thángnăm 2010 PHIẾU PHỎNG VẤN SỐ 1 Kính gửi: Ông (bà).. Nghề nghiệp:. Đơn vị công tác. Để tìm hiểu thực thực trạng hình thái, chức năng của nam VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia lứa tuổi 18 – 20 đồng thời giúp giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng, tâm, sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm  Luận án rất mong được sự giúp đỡ của ông(bà). Bằng những kinh nghiệm hiểu biết trong quản lý, thi đấu và trong huấn luyện của mình. Mong ông (bà) vui lòng trả lời câu hỏi của đề tài thông qua phiếu phỏng vấn này. Xin chân thành cảm ơn! Xin ông (bà) vui lòng đánh dấu (x) vào các ô nếu đồng ý bất kỳ chỉ tiêu nào được đề tài trình bày dưới đây: Các chỉ số Đồng ý Không đồng ý I Hình thái 1 - Chiều cao đứng (cm) 2 - Chiều cao ngồi (cm) 3 - Cân nặng (kg) 4 - Dài xải tay (cm) 5 - Vòng cánh tay co (cm) 6 - Dài chi dưới (cm) 7 - Vòng đùi (cm) 8 - Vòng cẳng chân (cm) 9 - Rộng ngực (cm) 10 - Vòng ngực max (cm) 11 - Vòng ngực min (cm) 12 - Vòng ngực trung bình (cm) II Tâm Lý 13 Ánh sáng 14 Âm Thanh 15 Lực cơ 16 Phản xạ đơn 17 Phản xạ kép III Sinh lý III/1 Chức năng chuyển hóa năng lượng 18 - Thể tích oxy nợ (nợ dưỡng). 19 - Khả năng hấp thụ oxy tối đa ( VO2MAXml/ph). 20 - Năng lượng tiêu thụ tính theo đơn vị Kcal/ph. 21 - Thể tích oxy tương đối trên trọng lượng cơ thể ( VO2/Kg ml/ph/kg). 22 - Năng lượng tiêu thụ tính theo đơn vị Kcal/ Gìơ III/2 Chức năng hô hấp 23 - VT(lit) 24 - VE (lit/phút) 25 - PETO2(áp suất 02 cuối thì thở ra)mmHg III/3 Chức năng tim mạch 26 - HR(lít/phút) 27 - VO2/HR(ml/mđ) 28 -VE/VCO2( Đương lượng không khí đối với CO2) 29 - EE/kg (tiêu thụ năng lượng tương đối/trọng lượng cơ thể) kcal/kg IV Các tố chất thể lực 30 - Sức nhanh 31 - Sức nhanh linh hoạt 32 - Sức mạnh 33 - Sức mạnh - tốc độ 34 - Sức mạnh bền 35 - Sức bền 36 - Khả năng phối hợp vận động 37 - Mềm dẻo PHỤ LỤC Phụ lục 2 : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày, thángnăm 2010 PHIẾU PHỎNG VẤN SỐ 2 Kính gửi: Ông (bà).. Nghề nghiệp:. Đơn vị công tác. Để lựa chọn được các Test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài: ““Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng, tâm, sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm”, Kính mong ông (bà) trả lời giúp cho các câu hỏi dưới đây: Cách trả lời đánh dấu "x" vào các cột tương ứng theo mức độ. TT Các Test phỏng vấn thể lực chung Mức độ ưu tiên rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 DC đấm 2 bao khoảng cách 2m 2 Đánh ngã vòng tròn - DC chữ V đấm 90s (sl) 3 DC đá 2 bao khoảng cách 2m các KT chân 30s (sl) 4 Đá vòng cầu thu chân về quét sau 60s (sl) 5 Đấm – đá lăm pơ theo tổ hợp đòn 60s (sl) 6 Phản vòng cầu - đánh ngã 30s (sl) Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! Người được phỏng vấn (Ký tên, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC Phụ lục 3 : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày, thángnăm 2010 PHIẾU PHỎNG VẤN SỐ 3 Kính gửi: Ông (bà).. Nghề nghiệp:. Đơn vị công tác. Để lựa chọn được những bài tập có hiệu quả và phù hợp nhất phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài: ““Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng, tâm, sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm”, Kính mong ông (bà) trả lời giúp cho các câu hỏi dưới đây: * Đánh dấu "x" vào các cột tương ứng. * Nhóm bài tập tay Đồng ý Không đồng ý Di chuyển chữ V đấm gió Chạy tốc độ 10m đấm Đấm lăm pơ tốc độ Chống đẩy đổ người từ trên cao xuống Đánh ngã sở trường Đi xe bò Đấm với tạ tay 2kg Bê vác chạy Đấm dây chun (dài3m) Đấm bao Đòn đánh ngã bắt ngoài cài giữa Dây chun - đấm gió Dây chun - đấm bao Nhảy dây DC đấm 2 bao khoảng cách 2m Đánh ngã vòng tròn - DC chữ V đấm Xà đơn Di chuyển zichzac gạt đỡ đấm Nằm đẩy tạ ngang ngực Đấm - tạt trụ Chống đẩy Đá đối bắt chân đánh ngã Đánh ngã vòng tròn - - * Nhóm bài tập chân: Đá gió tại chỗ Đá trao đổi đòn hai chân lăm pơ vợt Bật cóc Cắt kéo thấp Quét trước Đá lăm pơ 1 chân Bật xa Đá chun bổ trợ - Đá lăm pơ to Đá bao theo tổ các kỹ thuật chân Cắt kéo cao Di chuyển ngang với hai vật cách 3m Đá lăm pơ di chuyển theo đôi Dây chun - đá bao DC đá 2 bao khoảng cách 2m các KT chân Quét trước - Quét sau Ghép đôi đá trao đổi đòn (tiến lùi - tại chỗ - xoay tròn) Chạy tốc độ: 30m, 60m, 100m Đá vòng cầu thu chân về quét sau Bật tổ hợp 3 động tác Đánh ngã - Cắt kéo cao Chạy di chuyển zích zắc Đá ngang - Cắt kéo cao * Nhóm bài tập phối hợp Đấm đá gió tại chỗ Cơ bụng Đá trao đổi đòn một chân lăm pơ vợt Phản vòng cầu - đánh ngã Đá vòng cầu hai chân -Quét sau Đá lăm pơ 1 chân Ghép đôi chạy lách người Đấm - đá chun - đá lăm pơ to Đấm - đá bao theo tổ Lộn xuôi - lộn ngược Cắt kéo cao - đứng lên đánh ngã Đá lăm pơ di chuyển theo đôi Chạy - đấm - lộn xuôi Đấm - đá bao - nhảy dây Đấm lăm pơ - đá thẳng - đá bao Di chuyển kết hợp ra tổ hợp đòn Bài tập 9 trạm Đấm đá phối hợp - đánh ngã theo tín hiệu Đá vòng cầu thu chân về quét sau Gánh tạ bật cổ chân Đánh ngã - Cắt kéo cao Chạy bền biến tốc nghe hiệu lệnh 800m Bài tập 5 trạm Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! Người được phỏng vấn (Ký tên, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 4 Phụ lục 4 : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày, thángnăm 2010 PHIẾU PHỎNG VẤN SỐ 4 Kính gửi: Ông (bà).. Nghề nghiệp:. Đơn vị công tác Để lựa tìm hiểu mức độ ưu tiên của bài tập sức bền chuyên môn cho nam VĐV pencak Silat đội tuyển Quốc gia, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài: ““Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng, tâm, sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm”, Kính mong ông (bà) trả lời giúp cho các câu hỏi dưới đây: Cách trả lời đánh dấu "x" vào các cột tương ứng theo mức độ. TT Các Test phỏng vấn thể lực chung Mức độ ưu tiên Ưu tiên 1 (3đ) Ưu tiên 2 (2đ) Ưu tiên 3 ( 1đ) Sức bền ưa khí 1 Đấm lăm pơ liên tục vào lăm pơ 30 giây x 3 lần, nghỉ 1 phút V = 80 - 85% Vmax 2 Đấm lăm pơ liên tục vào lăm pơ 30 giây x 5 lần, nghỉ 30 giây V= 70% Vmax 3 Đá vòng cầu 1 chân chạy dọc thảm (10 VĐV) x 3 lần/3 tổ, nghỉ giữa 1 phút V = 80% Vmax 4 Kỹ thuật căn bản 30 phút nghỉ giữa 3 phút V = 70% Vmax 5 Đá vòng cầu hai chân theo đồ hình zích zắc 3 lần/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa các tổ 2 phút V = 85% Vmax 6 Đá thẳng hết số người trong hàng 3 lần/tổ x 5 tổ, nghỉ giữa các tổ 2 phút V= 90%Vmax 7 Quét trước có đích 30 giây x 5 lần nghỉ giữa 1 phút V = 85%Vmax 8 Di chuyển đồ hình ra tổ hợp đòn 2 phút x 5 tổ nghỉ giữa 30 giây V= 70% Vmax 9 Đánh gió tổ hợp 60 giây x 3 lần/ tổ x 5 tổ nghỉ giữa 5 phút V= 85 % Vmax 10 Quét sau có người phục vụ 20 giây x3 lần nghỉ giữa 1 phút V = 80%Vmax Sức bền yếm khí và sức bền hỗn hợp 11 Đá bao 10 lần chạm 3 tổ x 5 lần nghỉ giữa 1 phút V= 85% Vmax 12 Nhảy dây - đá bao 5 lần chạm x 3 tổ nghỉ giữa 3 phút V =70% Vmax 13 Đấm lăm pơ theo đôi tấn công 3lần tiến lùi/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 70% Vmax 14 Đá đối vòng cầu 10 - 8 - 6 tại chỗ mỗi chân 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 75% Vmax 15 Đá đối kỹ thuật 8 - 6- 4 tiến lùi mỗi chân 3 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 70% Vmax 16 Đá đối vòng cầu 10 - 8 - 6 tiến lùi mỗi chân 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 80% Vmax 17 Đá đối vòng cầu 10 - 8 - 6 xoay tròn mỗi chân 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 85% Vmax 18 Đá vòng cầu - quét trước 30 giây x5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V - 80% Vmax 19 Đá vòng cầu - quét sau 30 giây x5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V - 80% Vmax 20 Đá vòng cầu - quét sau 60 giây x5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 5 phút V - 70% Vmax 21 Nhảy dây - đá bao 3 lần chạm x 2 tổ nghỉ giữa 3 phút V =70% Vmax 22 Đá vòng cầu - quét trước 60 giây x5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 5 phút V = 70% Vmax 23 Cắt kéo có người phục vụ 30 giây x 3 lần/tổ x 3 tổ nghỉ giữa 1 phút V = 85% Vmax 24 Bán đấu 3 phút x 3 hiệp nghỉ giữa 1 phút V= 80% Vmax Sức bền tốc độ 25 Đá vòng cầu 15 giây x 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa V = 70% Vmax 26 Đá vòng cầu 20 giây x 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 75% Vmax 27 Đá bao 30 giây x 5 lần/tổ x 3 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 65 - 70% Vmax 28 Đá lăm pơ đòn thẳng 15 giây x 5 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 1 phút V = 65% Vmax 29 Đánh ngã tốc độ vòng tròn 10 người x 3 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 80% Vmax 30 Đánh ngã tốc độ vòng tròn 10 người có chống ngã x 3 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 90% Vmax 31 Bán đấu 2 phút x 3 hiệp nghỉ giữa 1 phút V= 80% Vmax 32 Đánh gió tổ hợp 60 giây x 3 lần/ tổ x 5 tổ nghỉ giữa 3 phút V= 75 % Vmax 33 Cắt kéo có người phục vụ 30 giây x 3 lần/tổ x 5 tổ nghỉ giữa 1 phút V = 75% Vmax 34 Bài tập phản vòng cầu có lăm pơ 30 giây x 5 lần/tổ x 3 tổ nghỉ giữa 2 phút 35 Đánh ngã theo đôi x 5 lần/tổ x 10 tổ nghỉ giữa 2 phút V = 80% Vmax Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! Người được phỏng vấn (Ký tên, ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_su_bien_doi_chuc_nang_tam_sinh_ly_va_the.doc
Tài liệu liên quan